• Âm nhạc,  Việt Hải

    DÒNG NHẠC CHICANO HAY NHẠC LATIN POP

    RITCHIE VALENS-LA BAMBA

    Nhạc pop Latin (tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha: Pop latino) là một nhánh nhạc pop là sự kết hợp giữa sản xuất âm nhạc theo phong cách Hoa Kỳ với các thể loại nhạc Latin từ mọi nơi ở Châu Mỹ Latinh và Tây Ban Nha. Bắt nguồn từ các nhạc sĩ nói tiếng Tây Ban Nha, [Nhạc pop Latinh cũng có thể được tạo ra bởi các nhạc sĩ bằng tiếng Bồ Đào Nha (chủ yếu bằng tiếng Bồ Đào Nha Brazil) và các ngôn ngữ Creole Lãng mạn khác nhau. Nhạc pop Latin thường kết hợp nhạc Latin sôi động với nhạc pop Mỹ. Nhạc pop Latin thường gắn liền với nhạc pop, rock và dance nói tiếng Tây Ban Nha.

    Lịch sử

    Nhạc pop Latin là một trong những thể loại nhạc Latin phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, trước sự xuất hiện của các nghệ sĩ như Alejandro Sanz, Thalía, Luis Miguel, Selena, Paulina Rubio, Shakira, Carlos Vives, Ricky Martin, Gloria Trevi và Enrique Iglesias, nhạc pop Latin lần đầu tiên đến với khán giả toàn cầu thông qua tác phẩm của thủ lĩnh ban nhạc Sergio Mendes vào năm vào giữa những năm 1960,[5] mặc dù các nghệ sĩ như Carmen Miranda đã phổ biến nhạc samba Latin ở Hollywood nhiều thập kỷ trước đó. Trong những thập kỷ sau đó, nó được định nghĩa bởi những bản ballad lãng mạn mà các nghệ sĩ huyền thoại như Julio Iglesias hay Roberto Carlos sản xuất vào những năm 1970.

    Linda Ronstadt – Blue Bayouhttps://www.youtube.com/watch?v=_qqvdOwoN-Y

    Ảnh hưởng và sự phát triển

    Ricky Martin là một ca sĩ quốc tế người Puerto Rico. Ông được coi là Vua nhạc Pop Latin.

    Nhạc pop Latin đã trở thành hình thức âm nhạc Latin phổ biến nhất ở Hoa Kỳ trong những năm 1980 và 1990, với các nghệ sĩ như nhóm nhạc nam Puerto Rico Menudo, thậm chí còn đạt được thành công vang dội đối với những người nghe không phải người Latinh vào cuối những năm 1990. Mặc dù không bị giới hạn ở Mỹ dưới bất kỳ hình thức nào, nhạc pop Latin bị ảnh hưởng sâu sắc bởi kỹ thuật sản xuất và các phong cách âm nhạc khác – cả tiếng Latin và các phong cách khác – có nguồn gốc chủ yếu ở Hoa Kỳ. Âm nhạc Tejano, tập trung ở Texas và khu vực biên giới Hoa Kỳ/Mexico, đã bắt đầu giới thiệu các bộ tổng hợp, sản xuất mượt mà và khả năng cảm nhận thành thị hơn đối với các phong cách gốc trước đây như norteño và liên hợp.

    NEW * You’re No Good – Linda Ronstadt {Stereo} 1974https://www.youtube.com/watch?v=XxgwjC3Rxi4

    Thalía là ca sĩ người Mexico được mệnh danh là “Nữ hoàng nhạc Pop Latin”.

    Hơn nữa, New York và Miami là nơi có các câu lạc bộ Latinh phát triển mạnh, trong những năm 1980 đã dẫn đến sự nổi lên của phong cách tự do Latinh, một loại nhạc khiêu vũ hướng đến câu lạc bộ bắt nguồn từ nhịp điệu Latinh nhưng lại dựa vào bộ tổng hợp và máy đánh trống trong hầu hết các cách sắp xếp của nó. . Cả hai âm thanh này đều ảnh hưởng đến sự trỗi dậy của nhạc pop Latin, loại nhạc vẫn giữ nhịp điệu Latin ở những con số có tiết tấu nhanh nhưng dựa nhiều hơn vào nhạc pop chính thống vì cảm giác du dương của nó.

    Ngôi sao lớn đầu tiên của nhạc pop Latin là Gloria Estefan, người đã ghi liên tiếp các bản hit dance-pop không dành cho câu lạc bộ trong suốt từ giữa đến cuối những năm 1980, nhưng cuối cùng được biết đến nhiều hơn với tư cách là một diva đương đại trưởng thành với niềm đam mê với những bản ballad sâu rộng. Sự pha trộn giữa dance-pop Latin hóa và ballade đương đại dành cho người lớn đã thống trị nhạc pop Latin trong suốt những năm 1990. Hầu hết các nghệ sĩ của họ hát bằng tiếng Tây Ban Nha cho khán giả Latinh, mặc dù sự giống nhau của nhạc pop Latinh với dòng nhạc chính thống đã giúp một số nghệ sĩ biểu diễn đạt được nhiều bản hit khi họ chọn thu âm bằng tiếng Anh. Jon Secada đã đạt được một số bản hit nhạc pop vào giữa những năm 1990, và album Dreaming of You của ngôi sao nhạc pop Tejano Selena thực sự đã ra mắt ở vị trí số một trên bảng xếp hạng album khi phát hành năm 1995.

    Cuối những năm 90 và đầu những năm 2000 chứng kiến các nghệ sĩ Latin như Ricky Martin, Enrique Iglesias, Shakira, Jennifer Lopez và chồng cũ Marc Anthony, Paulina Rubio, Jade Esteban Estrada, Thalía, cùng những người khác, đạt được thành công chung. Các nghệ sĩ nhạc pop truyền thống khác cũng lấn sân sang nhạc pop Latin hoặc đạt được thành công khi thử nghiệm âm thanh, chẳng hạn như Debelah Morgan và 98 Degrees, hoặc thu âm phiên bản tiếng Tây Ban Nha của các bài hát hoặc album của họ, chẳng hạn như Christina Aguilera và Jessica Simpson, cùng một số nghệ sĩ khác. ..

    Sự trỗi dậy của nhạc Pop Latin

    Nhạc Pop Latin là thể loại con cần thiết của Nhạc Pop mang đến hương vị và nhịp điệu cho một thể loại đôi khi có thể tổng hợp quá mức các giai điệu và thiếu tính đa dạng trong âm nhạc. Lịch sử của phong cách âm nhạc này có thể được phân loại thành một thể loại phụ kết hợp nhạc Pop cổ điển với nguồn gốc Mỹ Latinh và Caribe.

    Nó thường được liên kết với các quốc gia như ‘Mexico, Colombia, Brazil, Cuba, Puerto Rico và Argentina’1. Có thể khó xác định được thể loại phụ này sẽ tiếp quản nền âm nhạc Mỹ nhưng một khi đã đến – nó sẽ tồn tại ở đây. Nhịp điệu cao của nhạc Pop kết hợp tốt với các yếu tố nhịp nhàng thường thấy trong âm nhạc có nguồn gốc từ Châu Mỹ Latinh và có thể cho phép các bài hát duy trì nhịp điệu cơ bản ổn định mà không trở nên quá lặp lại. Một số người có thể coi các nghệ sĩ như Ricky Martin và Enrique Iglesias là những người đi đầu cho sự nổi lên của Nhạc Pop Latin trong thế giới phương Tây, mặc dù mặc dù họ là những người đóng góp chính nhưng chúng ta có thể sớm đi sâu vào các cuốn sách lịch sử âm nhạc.

    Nhạc Pop Latin bắt đầu như thế nào:

    Nghệ sĩ đa tài đầy nhiệt năng, Gloria Estefan, có thể được coi là người đẵ lót đường cho những tên tuổi lớn của nhạc Pop Latin, như Jennifer Lopez và Luis Fontes, đi theo. Ca sĩ/nhạc sĩ người Mỹ gốc Cuba bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là ca sĩ chính của ‘Miami Sound Mârachi, nhiều ca nhạc trẻ vươn lên vờin nhạc latin pọp Nhìn về Việt Nam, thì dõng nhạc Việt Pop, đã nảy sinh do ban nhạc Hải Âu, rồi Ban Nhạc Phượng Hoàngvo71i những thành viên những người trụ cột (đã mất): Lê Hựu Hà (đầu hàng, trái qua) và Nguyễn Trung Cang xem hình kèm từ thứ hai, phải qua), sau này có thêm Đức Huy, Trịnh Nam Sơn, Phạm Vĩnh,…


    Kỷ niệm nhạc Rock Việt Nam và Phượng Hoàng – Việt Hải Los Angeles

    Kỷ niệm nhạc Rock Việt Nam và Phượng Hoàng – Việt Hải

    Ban Nhạc Phượng Hoàng
    (Những người trụ cột (đã mất): Lê Hựu Hà (đầu hàng,
    trái qua) và Nguyễn Trung Cang (thứ hai, phải qua)

    Thế hệ chúng tôi lớn lên trong các thập niên 60s và 70s khi mà ảnh hưởng người Pháp bắt đầu nhường chỗ cho người Mỹ bước vào Nam Việt Nam. Trong sự chuyển tiếp như vậy nhạc Pháp và nhạc Anh Mỹ đã góp mặt vào sở thích nghe nhạc của người dân trong xứ là lẽ đương nhiên. Âm nhạc là ngôn ngữ quốc tế, bỏ ra phần lời vì ngôn ngữ thì nếu thính giả cảm nhận được cái hay của nó, nên có sự thông cảm.

    Tôi có anh bạn mê nhạc pop/rock, anh thích nghe nhạc của Beatles, Rolling Stones, Elvis Presley, Birds, Yardbirds, Monkees, Santana, Neil Diamond, CCR,… ngặt một nỗi ông ngoại của anh Giang là mẫu người mô phạm nho giáo. Cụ mang quan điểm siêu thủ cựu, super-conservative, cụ đả phá quan niệm tóc dài, âm nhạc lắc lư cơ thể, nhúng nhẩy như con “múa rối”, tiếng đàn trống in ỏi,… khiến cụ rất khó chịu, cụ chê trách là nhạc vong bản, chả ra thể thống gì cả. Ở chung nhà với ông cụ vốn bảo thủ, nên bạn tôi phải vác đàn ghi-ta điện sang nhà bạn bè dợt nhạc. Chúng ta có thể hiểu ở buổi giao thời giữa các nền văn hóa va chạm nhau, khi mà văn hóa Việt, văn hóa nho giáo gặp gỡ văn hóa Gaulois, văn hóa Anglo-Saxon, khó lòng lắm khi mà quý ngài Khổng Mạnh cho ngồi cùng chiếu với quý ngài yé yé như Johnny Halliday, Elvis Presley, George Harrison, John Lennon, Paul McCartney, Mick Jagger,… sẽ hỏng bét.

    Với tuổi trẻ chúng tôi nó như là một làn gió mát, những dòng nhạc xao xuyến tâm hồn khi tôi nghe thanh âm của Never my love, Rhythm of the rain, The sound of silence, Deborah, Oh Carol, It’s now or never,… Tôi học Anh văn tại Hội Việt Mỹ, bà giáo dạy tôi gốc từ Louisville, Kentucky, rất yêu âm nhạc, bà đàn ghi-ta rất giỏi, bà đàn những bài như Ghé bến Sài Gòn, Nắng chiều, Diễm xưa, Lệ đá, Tôi muốn,… đưa midi music sheets bà đàn nhuyễn nhừ như cháo, bà bảo bà cảm nhận và rung động với dòng nhạc Việt, nhạc hay lắm. Giờ đây cụ ngoại của anh Giang chắc không còn nữa, tôi nhớ những lời xưa gắt gỏng mà cụ nói, nhưng nếu có sự ái mộ bà giáo Judy cảm nhận nhạc mình, đàn nhạc mình tuyệt vời có lẽ cụ ngoại sẽ vui thích và dễ dãi hơn với con cháu. Cháu cụ đàn nhạc xứ người, bà Judy đàn lại nhạc mình, thế là một đều, huề tiền rồi.

    Bây giờ thì xét xem phong trào nhạc pop/rock du nhập vào Việt Nam ra sao, như thế nào nhé. Khi quân đội đồng minh Hoa Kỳ viễn chinh tham chiến tại Việt Nam, các club nhạc mở ra để cho họ có nguồn giải trí. Thời bấy giờ ở Sài Gòn, tầng lớp học sinh sinh viên ảnh hưởng văn hóa Pháp tiếp tục nghe nhạc Pháp như là hiện tượng để chống trả lại sự thâm nhập văn hóa Mỹ đang ngày càng bành trướng. Nhưng dần dần những người chơi nhạc nhận ra nét độc đáo của nhạc pop/rock của Anh và Mỹ. Và rồi từ thủ dô Sài Gòn đến các thành phố lớn Đà Nẵng, Qui Nhơn, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ cùng nhiều nơi khác chấp nhận loại nhạc rock dù nguyên gốc hay được Việt hóa trong đời sống văn hóa của lớp người trẻ thời bấy giờ.

    Những ban nhạc góp mặt như Fanatiques, Blue Stars, Spotlights, Pénitents, Vampires/Rocking Stars, Uptight, Hammers, Enterprise, Hard Stones, CBC, Crazy Dogs, Magic Stones, Dreamers, Peanut Company, Apple Three, Cat Trio, Strawberry Four,… Thời kỳ này các ban nhạc thường cộng tác ở các câu lạc bộ dành cho quân nhân Hoa Kỳ.

    Bài viết này chú trọng vào sự góp mặt đặc biệt của ban nhạc Phượng Hoàng, mà sự xuất hiện của nó tạo nên sắc thái nhạc rock Việt thật độc đáo, air nhạc mang làn hơi hướm rock Tây phương, nhưng do những nhạc sĩ người Việt viết nhạc. Tiền thân của Phượng Hoàng là ban nhạc Hải Âu. Phượng Hoàng được thành lập năm 1963 với 2 thành viên chủ yếu là hai nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà. Ngày Hồ Trầm Tuấn Phương, trưởng ban văn nghệ trường đại học Kinh Thương Minh Đức mời nhạc sĩ Lê Hựu Hà vào giúp vui cho buổi liên hoan văn nghệ Giáng sinh của trường, tôi chứng kiến anh Lê Hựu Hà trình bày hai nhạc phẩm Yêu em, Tôi muốn. Tôi vốn mê 2 bài này. Bài Yêu em trong phần điệp khúc anh Hà thổi đệm harmonica thật réo rắt, lả lướt. Tác phẩm gợi cảm qua nhịp điệu slow rock, tiết tấu quyện vào lời tỉ tê, ý lãng mạn vô song khi yêu là yêu thôi. Tuổi vừa biết yêu tí ti, khi tôi nghe nhạc yêu em bất cần đời, yêu em cũng bất cần trời thì hồn phải phê rồi chứ còn gì nữa. Tôi có kỷ niệm nhiều với bài hát khi cô bạn tôi ngồi bên cạnh hỏi tôi nghĩ sao về “Yêu em”. Giời ơi bài ca có chủ âm D major yêu em tình tứ, yêu em chậm buồn thướt tha như vậy mà còn hỏi. Ông nhạc sĩ đã nói rõ ràng cho ta, mà người ta vẫn chưa hiểu nữa, khổ đời, khổ chưa giời ơi có thấu?

    “Yêu em vì ta ghét buồn, yêu em vì ta ghét hờn

    Yêu em vì ta khinh khi dối gian.

    Yêu em vì ta chán người, yêu em vì ta chán đời

    Yêu em vì ta không tin ở trờị

    Ta không thèm mái tóc huyền, ta không thèm đôi mắt đẹp

    Ta không màng lời khen chê thế gian.

    Ta không cần ai hiểu mình, khi ta ngợi ca ái tình

    Khi ta dìu em đi trong ý thơ

    Em ơi, anh muốn nói rằng, sao em còn mãi hững hờ.

    Khi anh trọn lòng yêu em thiết tha

    Xin em đừng luôn dối lòng, khi tim làm đôi má hồng.

    Cho ta được gần nhau trong giấc mộng.”

    Người nhạc sĩ sáng tác có thể tạo sắc thái riêng biệt cho dòng nhạc mình, và do sự rung động từ tâm thức nói lên ý nghĩ sâu kín nhất của mình ra với thế gian, dù là những ý tưởng chuyên chở nội dung hiện sinh, tác giả kêu gọi thế giới hãy yêu thương nhau khi “Tôi muốn” hay nói với người thương khi “Yêu em” bằng những ý tưởng chán chường, yếm thế. Những nhạc phẩm khác của anh như: Hãy ngước mặt nhìn đời, Hãy nhìn xuống chân, Hãy vui lên bạn ơi, Huyền thoại người con gái, Lời người điên, Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào, Yêu người và yêu đời,… Anh sáng tác khoảng 50 bài. Điểm quý báu là anh chủ trương Việt Nam mình có nhạc rock riêng. Thật vậy, âm thanh của Phượng Hoàng đã vang dội, đã bay bỗng tuyệt diệu với những: Tôi muốn, Yêu em, Yêu người và yêu đời, Thương nhau ngày mưa, Phiên khúc mùa đông, Còn yêu em mãi,…

    Sau đây tôi xin chôm “nguyên con” bài viết chi tiết hơn về nhạc sĩ Lê Hựu Hà (1946-2003) từ website của nhạc sĩ Trần Quang Hải:

    “Nhạc sĩ Lê Hựu Hà – tác giả của một loạt ca khúc: Vào hạ, Hãy yêu như chưa yêu lần nào, Yêu em, Hãy vui lên bạn ơi… đột ngột ra đi vào lúc 8 giờ ngày 11/5/2003 tại căn nhà của mình nằm trong hẻm 98 Hồ Hảo Hớn, Q.1, Sài Gòn.

    Nhạc sĩ Lê Hựu Hà sinh tại Sài Gòn ngày 5 tháng 6 năm 1946, được nhiều nhạc sĩ đi trước đánh giá là một trong những người Việt hoá nhạc trẻ Âu Mỹ đầu tiên. Anh bắt đầu hoạt động âm nhạc có thể tính từ năm 1965 với ban nhạc Hải Âu tại Đại hội nhạc trẻ ở trường Taberd. Đến đầu thập niên 1970 anh nổi lên cùng với ban nhạc Phượng Hoàng. Các ca khúc do anh sáng tác được phổ biến lúc này là: Tôi muốn, Lời người điên, Hãy nhìn xuống chân…

    Sau khi Phượng Hoàng tan rã, anh thành lập ban Mây Trắng và tung ra ca khúc mới như: Hãy ngước mặt nhìn đời, Đôi khi ta muốn khóc. Sau năm 1975, ban Hy Vọng (gồm Mạnh Tuấn, Huỳnh Hiệp, Bảo Chân, Lý Được, Minh Hải, Quốc Dũng và các ca sĩ Sĩ Thanh, Tuyết Loan, Trang Kim Yến) của Lê Hựu Hà là lực lượng hùng hậu nhất so với các ban nhạc đương thời. Phiêu Bồng là địa chỉ cuối cùng của Lê Hựu Hà hoạt động dưới hình thức ban nhạc.

    Không chỉ sáng tác các ca khúc có giai điệu, tiết tấu hiện đại của nhạc trẻ Phương Tây, nhạc sĩ Lê Hựu Hà còn là một trong những nhạc sĩ khá chuyên tâm trong việc dịch chuyển, biên soạn lời Việt cho các ca khúc quốc tế, anh đã viết lời Việt khoảng gần 100 ca khúc, nổi tiếng có bản: Đồng xanh, Những lời dối gian, Ngày hôm qua, Không có em…

    Một Chốn Riêng Của Lê Hựu Hà

    Ở Sài Gòn, vào năm 1958, những cuộc trò chuyện về âm nhạc say mê đến hàng giờ của ba gã học sinh Trường Kỳ, Nam Lộc và Lê Hựu Hà có thể coi là trang mở đầu của cuốn lịch sử pop – rock Việt Nam về sau này.

    Tại sao có một loại nhạc mà tiết điệu của nó lại trẻ trung đến thế? Tại sao nó có những lối trình bày ca khúc lại phóng khoáng và tự do đến thế? Tại sao âm nhạc Việt Nam cứ mãi bám với lối hát, với ca khúc chậm rãi và đều đều như vậy? Tạo sao…? Những câu hỏi như thế cứ vây quanh cậu học sinh Lê Hựu Hà nhưng dường như không có ai có thể trả lời vào lúc ấy. Hơn bao giờ hết, những câu chuyện về Paul Anka với album Diana hay Brenda Lee với Sweet nothing, I’m in mood for love… đã bán được một triệu đĩa ở tuổi 15 đã theo vào giấc mộng của Lê Hựu Hà hằng đêm. Âm thầm từ đó, những ca khúc nhạc trẻ đầu tay của Hựu Hà đã ra đời vào năm 17 tuổi. Nhưng dĩ nhiên, anh chỉ dám hát riêng cho mình cho đến khi lập ban nhạc sinh viên mang tên Hải Âu, thì một vài ca khúc ấy mới được thể nghiệm với dàn nhạc điện tử. Đây cũng là một ban nhạc trẻ có khuynh hướng Việt hóa pop – rock (lúc đó còn đang học lớp 11), sau này cũng đã trở thành một trong những ca sĩ rất nổi tiếng của Việt Nam – đó là Thanh Lan.

    Mãi cho đến năm 1966, ban Hải Âu của Lê Hựu Hà mới có dịp trình làng với công chúng trẻ qua đại nhạc hội học sinh – sinh viên ở trường Taberd. Tuy không gây tiếng vang như các ban Les Fanatiques của Công Thành, Spotlights của Tuấn Ngọc, Les Vampires của Đức Huy… nhưng Lê Hựu Hà đã làm giới trẻ Sài Gòn lúc đó bất ngờ về một khái niệm còn rất mới: người Việt vẫn có thể tạo ra cho một lối chơi pop – rock của riêng mình. Năm 1970, Lê Hựu Hà lập ban Phượng Hoàng cũng với phong cách đó, mà lúc bắt đầu được mọi người hào hứng đón nhận. Phong cách này như được chắp cánh với sự tham gia của Nguyễn Trung Cang và Elvis Phương.

    Sau năm 1975, nhạc sĩ Lê Hựu Hà tiếp tục niềm say mê của mình, tuy có chựng lại ít nhiều. Các tác phẩm của anh vẫn thầm lặng ra đời. Và dù thời gian đã đi qua suốt các chặng đường nhiều đổi thay của nhạc trẻ với rock’n ‘roll rồi swingin pop… cho đến heavy rock, grunge…, nhạc sĩ Lê Hựu Hà vẫn trung thành với phong cách mà anh đã chọn. Vì vậy, trong thế giới âm nhạc riêng của người Việt, vẫn có đâu đó một góc nhỏ rất riêng của nhạc sĩ Lê Hựu Hà.

    (Chú thích: Một chốn riêng của Lê Hựu Hà, đây là một trong những bài hát hiếm hoi viết về nhạc sĩ Lê Hựu Hà trên báo chí VN sau 1975. Bài viết này do NSTuấn Khanh viết trên báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, số 2-96, ra ngày 14-1-1996, trong thời gian NS Tuấn Khanh được giao quyền hạn biên tập trang âm nhạc. Sau đó, NS Tuấn Khanh trở thành thành viên nhóm Du ca Phiêu Bồng của NS Lê Hựu Hà. Nhóm nhạc unplugged cuối cùng này trong sự nghiệp của nhạc sĩ Lê Hựu Hà đã biểu diễn thành công ở nhiều nơi với hình thức Lê Hựu Hà (guitar, harmonica, hát), Hoàng Triều (guitar, hát) và Tuấn Khanh (flute, guitar, hát). Giai đoạn này cũng đánh dấu khoảng thời gian vô cùng thân thiết giữa NS Lê Hựu Hà và NS Tuấn Khanh.

    Trong suốt giai đoạn nhạc sĩ Lê Hựu Hà còn sống, anh im lặng và chấp nhận sự quên lãng của hệ thống thông tin đại chúng. Bản thân NS Tuấn Khanh khi đi nhiều nơi để xin làm album của NS Lê Hựu Hà lúc đó, đều gặp những khó khăn về “nhân thân”, “tư tưởng thể hiện ca khúc”… của nhạc sĩ Lê Hựu Hà nên cho đến lúc anh mất đi, vẫn không có một album trọn vẹn nào của anh do các công ty sản xuất tại VN thực hiện, ngoài bản cassette duy nhất mang tên Đồng Xanh do chính anh hợp tác với nhạc sĩ Bảo Thu thực hiện và phát hành bán chính thức tại Saigon (tương tự như trường hợp phát hành bản cassette Chiều Hạ Vàng của ca sĩ Bảo Yến và nhạc sĩ Quốc Dũng)”.

    Nói về Phượng Hoàng nếu không thể thiếu nhạc sĩ Lê Hựu Hà thì tương tự không thể thiếu nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang. Anh Cang đánh tây ban cầm điện chính (lead guitar), và soạn các nhạc phẩm trình diễn cho ban nhạc, vào thời cuối thập niên 60, đầu 70, nhạc anh làm ảnh hưởng tích cực đến phong trào nhạc trẻ pop/rock.

    Bài Còn yêu em mãi là tác phẩm cuối cùng của anh, vì vài tháng sau khi anh soạn bài hát gửi về tặng vợ từ trong rừng sâu ngục tù CS, anh đã chết vì kiệt lực.

    Xét về phần lời ca của Phượng Hoàng, hai con chim đầu đàn Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang nghiêng nhiều về những đề tài có tính cách bi quan, yếm thế, nét hiện sinh ẩn chứa. Chi tiết về năm tháng và nguyên nhân đưa đến cái chết của anh cho đến nay vẫn còn mù mờ nên không có tài liệu nào xác định rõ ràng.

    Trong khoảng 26 tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang, tôi xin đan cử một số bài tiêu biểu như: Phiên khúc mùa đông, Bâng khuâng chiều nội trú, Bước tình hồng, Còn yêu em mãi, Cúi xuống, Tình nhân loại, Tình như sương khói, Về với yêu thương, Đời bỗng giăng mưa, Mặt trời đen, Một giấc mơ, Nắng hạ, Như giọt cà phê, Thương nhau ngày mưa,… Như nhạc sĩ Lê Hựu Hà, nhạc mang khuynh hướng hiện sinh của Nguyễn Trung Cang như tiêu biểu qua các bài Mặt trời đen, Tình nhân loại,…

    Để kết thúc bài viết, khi nhìn lại dĩ vãng với hai thập niên 60s và 70s mà âm nhạc Pháp Anh Mỹ ảnh hưởng đến nhiều anh chị em thế hệ chúng tôi, chúng tôi học sinh ngữ, nghe nhạc xứ người, nhìn nhận cái hay của tiết tấu, âm điệu của âm nhạc, dù rock hay blue hay jazz, thì âm nhạc chỉ là sự cảm nhận nội tâm, hãy chấp nhận ý tưởng âm nhạc là ngôn ngữ quốc tế, bởi vì ít ra những nhận xét khắt nghiệt như vong bản hay vọng ngoại đã làm tâm tư anh em chúng tôi ray rứt.

    Phải chăng từ đó có phong trào Việt hóa âm nhạc bùng dậy, công của quý anh khai phong như Trường Kỳ, Nam Lộc, Kỳ Phát, Vũ Xuân Hùng,…, và Lê Hựu Hà. Để rồi từ đó, Phượng Hoàng cất cánh với những Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang đã tung ra nhiều nhạc phẩm đại diện cho rock Việt Nam, pop Việt Nam chính hiệu bà lang trọc, để giới trẻ nghe trong sự thích thú, không mặc cảm vì âm nhạc vong bản, hay âm nhạc chôm chỉa. Chỉ tiếc là hai anh Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang đã vắn số, không có may mắn hay hoàn cảnh thuận lợi để tung hết nội công sáng tác âm nhạc, dốc toàn bộ trí tuệ cho thêm nhiều tác phẩm âm nhạc cho niềm hãnh diện rock Việt Nam, hay pop Việt Nam.

    Viết cho các bạn KTMĐ xưa Phó Đức Trường, Nguyễn Ngọc Bảo, Hoàng Trí Dũng, Hồ Trầm Tuấn Phương,… cho các anh Trần Quang Hải, Jo Marcel, Nguyễn Nam Lộc, Huỳnh Kỳ Phát,… và cho các em trong CLBTNS như Cao Minh Hưng, Bùi Minh Tuấn, Phạm Khải Tuấn, Fatima Ysa Moug, Trang Hoa Sơn, Eric Phúc Lê, Đỗ Quang Màu,… với niềm tin và sự thủy chung với âm nhạc vì âm nhạc.

  • Khánh Lan,  KIẾN THỨC TỔNG QUÁT,  LỊCH SỬ,  Việt Hải

    HÁT QUAN HỌ BẮC NINH-ÂM NHẠC DÂN GIAN-CA TRÙ BẮC PHẦN

    Trước tiên khi nói về nghệ thuật ca trù thì ca trù có nhiều tên gọi, tùy từng địa phương, từng thời điểm mà hát ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát cô đầu, hát nhà tơ, hát nhà trò và hát ca công. Đây là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng, triết lý sống của người Việt.

    Ca trù là một hình thức “ca nhạc thính phòng”, thịnh hành từ thế kỷ 15, vốn là một loại ca nhạc trong cung đình, được sử dụng cho các buổi hát chúc thọ vua chúa và các buổi lễ trong triều đình, qua thời gian, ca trù dần dần phát triển rộng ra dân gian qua giới quan lại, đại gia, một số tầng lớp sĩ phu nho học giàu sang… và trở nên thông dụng. Tuy vậy ca trù khác với các loại hình dân ca khác ở chỗ nó có yêu cầu rất nghiêm ngặt quy định về số câu, số chữ, lời văn, quy định về đối ngẫu … có lẽ vì vậy mà ca trù vẫn được thưởng thức tập trung phần lớn ở tầng lớp có học thức cao rộng trong xã hội xưa.

    Chữ trù có nghĩa là thẻ tre. Những người đào hát thường dùng các thanh tre làm phách khi hát và người nghe dùng “trù” (cái thẻ tre) để thưởng cho những chỗ hát hay, cuối cùng đếm thẻ để bình giá và thưởng tiền, vì thế mà có tên gọi là Ca trù. Tư liệu sớm nhất có nói đến những chữ Ca Trù và Ả Đào là vào thế kỷ XV, căn cứ vào bài thơ  Nghĩ hộ tám giáp bài văn thưởng cho cô đào được giải  sáng tác trước năm 1500 của Tiến sĩ Lê Đức Mao, người làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Bài thơ này chép trong Lê tộc gia phả (A.1855) có hai lần nhắc đến 2 chữ ca trù, cho biết: hát cửa đình là hát để thờ thần trong dịp đầu xuân và việc hát ca trù đã có dùng thẻ để thưởng cho đào nương (ả đào). Như vậy, đình Đông Ngạc, Hà Nội là nơi diễn ra lệ hát Cửa đình từ rất sớm. Và đây cũng là nơi gìn giữ được tục lệ thưởng đào rất đặc sắc.

    Nghệ thuật ca trù được quốc tế công nhận:

    Ca trù đã được Hội đồng thẩm định di sản của UNESCO đánh giá như sau:

    Ca trù đã trải qua một quá trình phát triển ít nhất từ thế kỷ 15 đến nay, được biểu diễn trong không gian văn hóa đa dạng gắn liền, ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Ca trù thể hiện một ý thức về bản sắc và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn, có tính sáng tạo, được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các tổ chức giáo phường. Những giáo phường này đã duy trì các cộng đồng có quan hệ mật thiết, tạo nên nét đặc trưng cho ca trù. Mặc dù trải qua nhiều biến động lịch sử, xã hội nhưng ca trù vẫn có một sức sống riêng bởi giá trị nghệ thuật của nó đối với văn hóa Việt Nam.

    Ca trù độc đáo ở không gian nghệ thuật riêng, nhạc cụ và thể thơ riêng biệt. Theo các nghệ nhân dân gian, ca trù có 56 thể thức hoặc giai điệu khác nhau, mỗi loại này được gọi là thể cách. Kỹ thuật hát rất tinh tế, công phu như thể ca sĩ nắn nót, trau chuốt từng chữ. Nhạc cụ được tinh giản với sự tương phản âm sắc đã làm tôn vẻ đẹp của từng thành phần tham gia hoà tấu.

    Tham gia biểu diễn ca trù có ít nhất 3 người:

    Một ca sĩ luôn là nữ (gọi là “đào” hay “ca nương”) hát theo lối nói và gõ phách lấy nhịp (phách là một nhạc cụ làm bằng gỗ hoặc tre, được gõ bằng 2 que).

    Một nhạc công nam giới (gọi là “kép”) đệm đàn đáy cho người hát. Đán đáy là một loại đàn cổ, dài, với 3 sợi dây tơ và 10 phím đàn.

    Ngoài ra, còn có một người chơi trống hoặc đánh trống chầu (gọi là “quan viên”, thường là tác giả bài hát). Sự tán thưởng mà “quan viên” dành cho người hát, hoặc bài hát được biểu lộ qua cách đánh trống. “Quan viên” đánh vào thành trống nhiều lần biểu lộ chỗ đắc ý. Nếu không hài lòng với người hát, “quan viên” đánh hai nhịp trống.

    Đào hát ngồi trên chiếu ở giữa. Kép và quan viên ngồi chếch sang hai bên. Không gian trình diễn ca trù có phạm vi tương đối nhỏ và sự tham gia từ phía khán giả là rất cần thiết. Hát ca trù là nghệ thuật hát thơ, có một hệ bài bản phong phú quy định cho từng lối hát thờ, hát chơi và hát thi. Lời lẽ, ca từ của ca trù mang tính uyên bác, ít lời mà nhiều nghĩa, giàu chất thơ, mang nhiều cảm xúc, trầm ngâm, sâu lắng. Ca trù có đủ các thể loại từ trữ tình lãng mạn đến sử thi anh hùng, triết lý giáo huấn… đã thu hút sự tham gia sáng tác, thể nghiệm tài năng của nhiều văn sĩ và trí thức. Có hiểu thấu nội dung và nghệ thuật ngôn từ trong các bài ca cùng sự biểu hiện tinh tế của các ca nữ trong sự phối hợp nhịp nhàng với ngón đàn, khổ phách… mới thấy hết vẻ đẹp và giá trị của loại hình nghệ thuật này.

    Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, đến giữa năm 2009 có 63 câu lạc bộ với khoảng 769 người (bao gồm 513 đào nương và 256 kép đàn và người đánh trống chầu) ở 14 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Ðịnh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, TP. Sài Gòn) trên cả nước có hoạt động thường xuyên và có kế hoạch luyện tập truyền nghề ca trù. Tuy nhiên, số nghệ nhân có thể hát được từ 10 làn điệu trở lên là rất hiếm. Tại Viện Âm nhạc hiện đã lưu trữ được 7 điệu múa ca trù và 42 bài bản ca trù. Các văn bản Hán Nôm về ca trù là 26 bản và khoảng 25 cuốn sách về ca trù.

    Ca trù được công nhận là đã có đóng góp lớn vào văn hóa Việt Nam. Từ ca trù, một thể thơ độc đáo ra đời và trở nên có vị trí sáng giá trong dòng văn học chữ Nôm của dân tộc. Đó là thể thơ hát nói, được ưa chuộng qua nhiều thế kỷ. Ngoài ra, đàn Đáy và Phách đã trở thành những nhạc khí đặc trưng của ca trù, góp phần đưa ca trù trở nên một thể loại thanh nhạc kinh điển của Việt Nam. Với chiều dài về lịch sử, chiều sâu của nghệ thuật và mang bản sắc dân tộc rõ rệt ca trù đã khẳng định được vị trí quan trọng không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới.

    Lối hát Ca Trù được công nhận là Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể: (L’opéra de Ca Tru est un patrimoine culturel immatériel):

    Ca trù là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng, triết lý sống của người Việt. Theo các nhà nghiên cứu khảo cổ, lịch sử, mỹ thuật, âm nhạc, vào thế kỷ XV, Ca trù đã có mặt trong văn hóa Việt Nam. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, Ca trù đã ngày càng thẩm nhập vào hầu hết các cuộc diện của đời sống từ quá khứ và hẳn đã khẳng định tư cách độc lập và độc đáo của nó trong bức tranh chung của văn hóa dân tộc. Nghệ thuật Ca trù diễn ra trong các không gian ở đình làng, đền thờ thần, nhà thờ tổ nghề, dinh thự và ca quán thính phòng. Cùng với đó là các hình thức hát thờ, hát thi, hát cúng tế lễ lạc, hát ca tài tử, không những đóng góp vào sinh hoạt của cộng đồng làng xã, của giới trí thức mà còn góp phần vào các hoạt động lễ tiết của quốc gia trong khuôn khổ của văn nghệ đón tiếp ngoại giao.

    Ca trù được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể (intangible cultural heritage) cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại năm 2009. Phú Thọ nằm trong 17 tỉnh, thành vùng lan tỏa của Ca trù. Phú Thọ là một trong những vùng sớm được tiếp nhận và sử dụng lối hát Ca Trù trong các dịp lễ hội, đình đám, vui chơi giải trí và nó cũng là một sản phẩm tinh thần trong đời sống sinh hoạt văn nghệ dân gian của công chúng, tồn tại song hành với các làn điệu Hát Xoan, Hát Ghẹo ở vùng trung du đất Tổ. Trong 2 năm (năm 2013 – 2015), địa bàn tỉnh Phú Thọ thực hiện việc kiểm tra di sản văn hóa trong phạm vi tỉnh, trong đó có sự kiểm nhận đối với di sản Ca trù. Kết quả kiểm tra này cho thấy di sản văn hóa phi vật thể Ca trù đang được lưu giữ, thực hành ở thôn Trinh Nữ, xã Bình Bộ, huyện Phù Ninh và một số Câu lạc bộ hát dân ca địa phương.

    Về Lịch Sử Và Nghệ Thuật Ca Trù…

    Lịch sử và Nghệ thuật ca trù là công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Diện, ca trù được trình bày khá rõ nét, nhiều chi tiết quan trọng cần biết về ca trù, được ghi nhận trong luận án tiến sĩ của ông, in lần đầu năm 2007. Quyển sách này đã được tái bản ra mắt bạn đọc toàn quốc nhân kỷ niệm tròn 1 năm ngày nghệ thuật ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại (vào 01/10/2009). Thư tác này của nhà biên khảo Nguyễn Xuân Diện đã cho biết thêm rất nhiều chi tiết về loại hát Ca trù trong thư mục mà tác giả đã cho biết thêm bảy quyển sách khác có nội dung về nghệ thuật ca trù theo những thể thức khác, và lại còn liệt kê ra trên bảy chục văn bia viết bằng chữ Nôm đang được tàng trữ tại Viện Hán Nôm.

    Nhờ đó, có nhiều khám phá mới mà từ trước đến nay chúng ta chưa được biết. Có những nghi vấn về Ông Tổ của Ca trù, về lúc nào danh từ “Ca trù” được dùng lần đầu tiên thì luận án văn hóa âm nhạc này đã đưa ra những bằng chứng đáng tin cậy. Mặc dầu đề tài luận án đặt trọng tâm vào nguồn tư liệu Hán Nôm về việc nghiên cứu ca trù,  có lẽ tác giả sách nên ghi thêm một phụ lục vào những bài viết đáng kể về ca trù của các tác giả ngoại quốc như Samuel Baron vốn am tường về nghệ thuật ca trù, và cũng nên có một bảng ngữ vựng về những thuật ngữ chuyên môn trong nghệ thuật ca trù.

    Ca trù chỉ một lối hát cổ truyền của người Việt. Tên gọi ca trù cũng đã được tài liệu cổ ghi nhận. Trên các tài liệu Hán Nôm chữ “trù” trong “ca trù” 歌 籌đều dùng chữ “trù” 籌. Theo đó Trù籌là thẻ làm bằng tre, trên thẻ có ghi số tiền (hoặc quy định ngầm với nhau là mỗi thẻ tương ứng với một khoản tiền), dùng để thưởng cho đào và kép ngay trong khi biểu diễn thay cho việc thưởng bằng tiền mặt; cuối chầu hát sẽ căn cứ vào số thẻ mà tính tiền trả cho đào và kép hoặc giáo phường. Người quyết định việc thưởng này chính là vị quan viên (khách nghe hát), sử dụng trống chầu (gọi là cầm chầu). Đó là nguồn gốc của tên gọi ca trù; cũng là thuật ngữ sử dụng trong chuyên khảo này. Tuy nhiên ca trù, với ý nghĩa là một lối hát có dùng thẻ để thưởng như đã nói ở trên thì chỉ có ở hát ca trù ở đình đền, tức là hát thờ.

    Ca trù sử dụng ba nhạc khí đặc biệt (không chỉ về cấu tạo mà còn về cách thức diễn tấu) là đàn đáy, phách và trống chầu. Về mặt văn học ca trù làm nảy sinh một thể loại văn học độc đáo là hát nói. Đây là một bộ môn nghệ thuật ca nhạc “thính phòng” được hình thành trên nền tảng âm nhạc dân gian Bắc phần, người nghe cũng tham gia vào cuộc hát bằng việc cầm chầu. Ca trù còn có những cái tên khác như: hát cửa đình, hát nhà trò (hát ở đình, đền, miếu), hát cửa quyền (trong cung phủ), hát nhà tơ (hát ở dinh quan, tư gia các gia đình quyền quý), hát ả đào, hát cô đầu (hát ở các ca quán)…

    Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định ca trù là một bộ môn nghệ thuật lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng ca nhạc của người Việt Nam. Ca trù gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng, triết lý sống của người Việt. Do vậy nghiên cứu ca trù cũng là góp phần vào việc nghiên cứu các giá trị truyền thống trong văn hóa Việt Nam. Thật vậy, nghệ thuật ca trù là một di sản văn hóa đặc trưng của Việt Nam. Đặc sắc ở sự phong phú làn điệu, thể cách, cả không gian, thời gian biểu diễn và phương thức thưởng thức; đặc sắc còn vì từ cội nguồn nó gắn bó mật thiết với lễ nghi, phong tục, với những sinh hoạt dân gian, với công chúng. Ca trù làm người ta nhớ tới những tao nhân mặc khách với lối chơi ngông, chơi sang, rất tinh tế và giàu cá tính sáng tạo của những danh nhân như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Tản Đà…Và cùng với đó là mối quan hệ giữa văn nhân (nhà thơ, nhà báo, họa sĩ) với Ả đào – mối quan hệ quan trọng nhất của lối thưởng thức ca trù. Bởi quá trình tham gia sinh hoạt ca trù là quá trình văn nhân sáng tạo, thể nghiệm và thưởng thức các tác phẩm của mình.

    Cũng theo TS. Nguyễn Xuân Diện trong tác phẩm khảo cứu Vị Trí Của Hát Nói (hay Ca Trù) Trong Dòng Văn Học Chữ Nôm, do Viện Nghiên cứu Hán-Nôm/ Hội thảo Quốc tế về chữ Nôm, Huế, 2006, các chi tiết quan trọng vê ca trù được ghi nhận như sau…

    Nguồn gốc Hát nói:

    Hát nói là một thể thi ca dân tộc được sinh ra từ nhu cầu của bộ môn nghệ thuật ca trù và trở nên một thể thơ độc đáo trong nền văn học Việt Nam nói chung, văn học chữ Nôm nói riêng. Trước nay cũng đã có một số công trình bài viết nghiên cứu về thơ hát nói ca trù và cũng đã có nhiều vấn đề của hát nói được làm sáng tỏ và khẳng định. Tuy nhiên vị trí và tầm vóc của hát nói trong văn học sử nói chung và trong dòng văn học chữ Nôm nói riêng thì vẫn chưa được khẳng định một cách mạnh mẽ.

    Tên gọi, gốc gác, đặc điểm của thể hát nói

    Trước đây, học giả Nguyễn Văn Ngọc trong Ðào nương ca nhắc rằng có người cho là hát nói là lối nói sử. Trương Tửu trong Văn nghệ bình dân Việt Nam cũng viết rằng điệu hát nói là những điệu nói sử. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ðức Mậu cho biết năm 1900 đã có tài liệu nói về ca trù và gọi hát nói là nói Nôm. Tuy nhiên, về vấn đề này, các tài liệu Hán Nôm cũng vẫn còn cho những thông tin đáng chú ý, góp phần làm sáng tỏ hơn nữa về tên gọi, gốc gác, đặc điểm của thể loại này. Sách Ca trù thể cách viết về hát nói như sau:

    “Tiếng đàn của hát nói thuộc cung Nam. Nếu nữ hát thì gọi là hát nói, nam hát thì gọi là Hà nam. Lối văn này, xưa và nay đều có. Lối văn

    này, mối bài chỉ có 11 câu mà thôi. Câu 1 và 2 gọi là tổng mạo. Câu 3 và 4 gọi là Thừa đề. Câu 5 và 6 thì dùng lối thất ngôn, hoặc cổ thi,

    hoặc quốc âm; như là treo cái ý của toàn bài vào giữa bài thơ, để nói hết cái đại ý của toàn bài. Các câu 7, 8, 9 đều nối theo cái ý của câu 5

    và 6 mà phô diễn thêm ra, để làm rõ ý nghĩa. Câu 11 là tổng kết ý nghĩa trong cả bài, mà cũng là một câu kết thúc. Cũng có khi đến đây,

    lại thêm hai câu hoặc 4 câu nữa, liền sau đó nói dông dài thêm cái dư ý của bài thơ, ấy là muốn dẫn cho dài thêm. Người trong làng ca gọi là

    Hát nối.” (trang 12b)…”

    Theo sách trên thì thể thơ lục bát là một thể thơ được sử dụng phổ biến trong ca trù. Và thể thơ này lại được sử dụng chủ yếu trong làn điệu hát của ca trù. Các điệu hát được các nhà nghiên cứu ghi nhận là các điệu ca trù cổ đều có ca từ là thơ lục bát. Ðó là các làn điệu: Bắc phản, Chừ khi, Cung bắc, Dịp ba cung bắc, Ðại thạch, Hãm, Hồng hạnh, Non mai, Thư phòng, Mưỡu, Ngâm vọng và Thổng.

    Trong các lối hát truyền thống như chèo, quan họ cũng sử dụng thơ lục bát trong nhiều làn điệu. Ðiều này càng cho thấy sự gần gũi của ca trù với các lối hát chèo và quan họ, nếu xét dưới góc độ thanh điệu ca từ. Tuy vậy cùng sử dụng thể thơ lục bát, nhưng các lối hát truyền thống này cũng đã tạo nên những vẻ đẹp khác nhau trong nhạc điệu làm phong phú cho vốn âm nhạc cổ truyền Việt Nam, và càng khẳng định sức sống của thơ lục bát trong văn học và văn hóa Việt Nam. Trong số các thể thơ được dùng trong ca trù, thể hát nói để lại số lượng tác phẩm lớn nhất, được ưa chuộng nhất. Hát nói đã gắn với những tên tuổi lớn trong lịch sử văn học Việt Nam như: Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Tản Ðà, Phan Bội Châu, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, …

    Nói thêm về thi nhân Dương Khuê là người văn hay, chữ tốt. Năm 1864, ông đỗ Cử nhân (cùng khoa này có Nguyễn Khuyến đỗ Giải nguyên). Năm Mậu Thìn (1868), thời vua Tự Đức, ông dự thi Đình đỗ Tiến sĩ. Đường hoạn lộ, thuở ban đầu, Dương Khuê được bổ làm Tri phủ Bình Giang (Hải Dương), rồi thăng làm Bố chính. Vào đầu thập niên bảy mươi của thế kỷ 19, tay lái buôn Jean Dupuis uy hiếp các quan chức người Việt ở Bắc Kỳ để tự do sử dụng sông Hồng, ông ở trong nhóm những sĩ phu cương quyết chống lại. Ông dâng sớ về triều xin có thái độ quyết liệt với người Pháp, bị vua Tự Đức phê là “bất thức thời vụ” (không biết thời cuộc), rồi bị giáng xuống chức Chính sứ sơn phòng lo việc khai hoang. Năm 1873, quân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất. Sau khi thương thuyết, họ chịu trả lại bốn thành cho triều đình Huế, thì Dương Khuê được điều động làm Án sát Hải Phòng. Năm 1878, nhân lễ “ngũ tuần khánh thọ ” của mình, vua Tự Đức xuống chỉ cho ông làm Đốc học Nam Định. Sau đó, ông lần lượt trải các chức vụ quan hành chính như: Bố chính, Tham tá Nha kinh lược Bắc Kỳ, Tổng đốc Nam Định-Ninh Bình. Năm 1897, Toàn quyền Paul Doumer xóa bỏ điều 7 của Hòa ước Giáp Thân 1884, đặt cơ sở cho guồng máy cai trị của Chính phủ bảo hộ, thì Dương Khuê xin cáo quan, lúc 58 tuổi, được tặng hàm Thượng thư bộ Binh.

    Khi ông mất (ngày 6 tháng 3 năm Nhâm Dần, 1902), nghe tin buồn bạn thân ra đi, Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ bất hủ Khóc Bạn (Khóc Dương Khuê) khi tang viếng. Bài thơ được vào văn học sử. Bài thơ có thể xem đây cũng là một bài văn tế được viết bằng thể thơ song thất lục bát, giọng thơ réo rắt thấm đầy lệ lòng, gồm có 38 câu thơ. Mở đầu bài thơ là một tiếng than thở xót xa bùi ngùi:

    Bác Dương thôi đã thôi rồi,

    Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

    Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) khóc bạn cũng là tự khóc mình, giọng thơ u uẩn thiết tha. Ông trách bạn “vội đi xa” để mình lẻ loi, cô đơn. Cuộc sống trở nên chán chường, vô nghĩa:, nhất là 2 câu sau rất phổ thông ở các bàn tiệc sau này:

    Ai chẳng biết chán đời là phải,

    Sao vội vàng đã mải lên tiên;

    Rượu ngon không có bạn hiền,

    Không mua không phải không tiền không mua.

    Khóc Dương Khuê (1839-1902) cho thấy một tình bạn đẹp và cảm động của giới nho gia thuở trước. Sau hơn một thế kỷ, chúng ta vẫn thấy nỗi bùi ngùi xúc động khi đọc bài thơ này. Nguyễn Khuyến khóc bạn cũng là khóc cho một thế hệ nhà nho và cũng là tự khóc cho minh: “Ai chẳng biết chán đời là phải”…

    Tác phẩm của Dương Khuê để lại có một số bài ca trù, bài văn, câu đối, trướng… Có lẽ nên đề cập bài Hồng Hồng Tuyết Tuyết,… bài ca trù nghe thanh thoát, bông đùa, dí dỏm và hóm hỉnh. Giới thiệu một bài ca trù dưới đây là bài ca trù tiêu biểu và nổi tiếng của nhà thơ Dương Khuê:

    Gặp Lại Cô Đầu Cũ

    Hồng Hồng Tuyết Tuyết,

    Mới ngày nào chửa biết cái chi chi.

    Mười lăm năm thấm thoắt có xa gì!

    Ngoảnh mặt lại, đã tới kỳ tơ liễu.

    Ngã lãng du thời, quân thượng thiếu,

    Kim quân hứa giá, ngã thành ông

    Cười cười nói nói thẹn thùng,

    Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại.

    Riêng một thú Thanh Sơn đi lại,

    Khéo ngây ngây dại dại với tình.

    Đàn ai một tiếng dương tranh…

    Hà Nội tức cảnh

    Phất phơ ngọn trúc trăng tà

    Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

    Mịt mù khói tỏa ngàn sương

    Tiếng chày An Thái, mặt gương Tây Hồ.

    (bài thơ này nằm trong cuốn Vân Trì thi thảo).

    Tham khảo một số sách báo và tiếp xúc với các nghệ nhân ca trù chúng ta được biết, trên thực tế ngoài hát nói đủ khổ (11 câu thơ) thì thể hát nói còn có một số biến thể khác như: Hát nói thiếu khổ (bài hát chỉ có 6 câu thơ); Hát nói dôi khổ tức là dôi thêm một hoặc nhiều khổ (mỗi khổ 4 câu thơ), Hát nói gối hạc (một vài câu thơ kéo dài ra, số chữ trong một câu thơ có thể lên tới 12, 18 hoặc thậm chí 24 chữ). Và hát nói thường hay đi kèm với hát mưỡu. Hát mưỡu ít khi được hát riêng rẽ với tư cách một bài hát trọn vẹn, mà thường được hát mở đầu hoặc kết thúc cho một bài hát nói. Do vậy khi hát mưỡu kết hợp với hát nói lại có các dạng Hát nói mưỡu tiền (hát mưỡu mở đầu rồi vào hát nói), Hát nói mưỡu hậu (hát mưỡu kết thúc sau khi hát nói); Hát nói mưỡu đơn (hát mưỡu bằng một câu thơ lục bát), Hát nói mưỡu kép (hát mưỡu bằng hai câu thơ lục bát).

    Thể hát nói trong thơ ca trù

    Trong nghệ thuật ca trù, thơ là một thành tố quan trọng. Ca trù có nhiều làn điệu, nhiều thể ca trù sử dụng các thể thơ quen thuộc và thuần Việt như lục bát, song thất lục bát. Trong số 34 thể ca trù mà thư tịch Hán Nôm có ghi nhận về lời thơ, thì các thể thơ được dùng là:

    – Thể lục bát: dùng trong 17 thể ca trù

    – Thể song thất lục bát: dùng trong 1 thể ca trù

    – Thể hát nói là thể riêng của ca trù

    – Thể thơ 7 chữ và một câu lục cuối bài: dùng trong 3 thể ca trù

    – Thể thơ 7 chữ và một câu lục bát cuối bài: dùng trong 1 thể ca trù

    – Thể thơ Ðường luật (thất ngôn, tứ tuyệt): dùng trong 8 thể ca trù

    – Thể phú: dùng trong 1 thể ca trù

    – Thơ Ðường luật trường thiên: dùng trong 2 thể ca trù (trong đó có bài Tỳ

    bà hành của Bạch Cư Dị).

    Nhắc lại, về thành phần trình diễn ca trù, với một chầu hát cần có ba thành phần chính:

    Một nữ ca sĩ (gọi là “đào” hay “ca nương”) sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp,

    Một nhạc công nam giới (gọi là “kép”) chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát

    Người thưởng ngoạn (gọi là “quan viên”, thường là tác giả bài hát) đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống. Vì là nghệ thuật âm nhạc thính phòng, không gian trình diễn ca trù có phạm vi tương đối nhỏ. Đào hát ngồi trên chiếu ở giữa. Kép và quan viên ngồi chếch sang hai bên. Khi bài hát được sáng tác và trình diễn ngay tại chỗ thì gọi là “tức tịch,” nghĩa là “ngay ở chiếu.”

    Âm nhạc ca trù hay hát nói thì ca trù vừa là loại thanh nhạc (vocal music), vừa là loại khí nhạc (instrumental music). Có một ngôn ngữ âm nhạc tế nhị, khá độc đáo và tinh vi. Vì là yếu tố thanh nhạc nên ca nương phải có giọng ca thanh thoắt, cao vút và âm vực rộng để ngân vang xa, khi hát phải biết ém hơi, nhả chữ và hát tròn vành rõ chữ, biết nảy hạt (đổ hột), đổ con kiến. Ca nương vừa hát, vừa gõ phách. Phải biết rành 5 khổ phách cơ bản, đánh lưu không, tiếng phách phải chắc và giòn, lời ca và tiếng phách phải ăn khớp với nhau.

    Và vì sử dụng âm khí nhạc nên kép đàn dùng đàn đáy phụ họa. Bản đàn không nhất thiết phải đi theo bài hát, vì phải theo khổ đàn, nhưng khổ đàn – khổ phách – tiếng ca hợp nhau, hài hòa nhuần nhuyễn. Có những cách đàn ca chân phương- theo lề lối hay hàng hoa- sáng tạo và bay bướm. Quan viên là người cầm chầu, tiếng trống chầu vừa chấm câu khi tham gia vào cuộc diễn tấu, nhưng có tính chất phê phán, khen chê đúng chỗ, để khích lệ ca nương – kép đàn, giúp cho thính giả biết được đoạn nào hay – thật hay và như thế được giáo dục âm nhạc trong cách nghe.

    Xét về một số tác phẩm nổi tiếng như sau…

    Bài bản ca trù có nhiều loại. Phổ thông nhất là hát nói, một thể văn vần có tính cách văn học cao. Những bài hát nói nổi tiếng phải kể đến:

    – Cao Bá Quát với “Tự tình”, “Hơn nhau một chữ thì”, “Phận hồng nhan có mong manh”, “Nhân sinh thấm thoắt”…

    – Nguyễn Công Trứ với “Ngày tháng thanh nhàn”, “Kiếp nhân sinh”, “Chơi xuân kẻo hết xuân đi”, “Trần ai ai dễ biết ai”…

    – Dương Khuê với “Hồng hồng, tuyết tuyết” tức “Gặp đào Hồng đào Tuyết”.

    – Chu Mạnh Trinh với Hương Sơn phong cảnh.

    – Tản Đà với “Gặp xuân”,”Xuân tình”, “Chưa say”

    – Nguyễn Khuyến với “Hỏi phỗng đá”, “Duyên nợ”

    – Nguyễn Thượng Hiền với “Chơi chùa Thầy”;

    – Trần Tế Xương với “Hát cô đầu”.

    Ngoài ra còn có những làn điệu cổ điển khác như “Tỳ bà hành” (bản diễn Nôm của Phan Huy Vịnh theo cổ bản của Bạch Cư Dị). Những điệu huê tình, gửi thư, bắc phản, hát giai… cũng thuộc thể ca trù.

    Theo như đã trình bày trên, thể thơ lục bát là một thể thơ được sử dụng phổ biến trong ca trù. Và thể thơ này lại được sử dụng chủ yếu trong làn điệu hát của ca trù. Các điệu hát được các nhà nghiên cứu ghi nhận là các điệu ca trù cổ đều có ca từ là thơ lục bát. Ðó là các làn điệu: Bắc phản, Chừ khi, Cung bắc, Dịp ba cung bắc, Ðại thạch, Hãm, Hồng hạnh, Non mai, Thư phòng, Mưỡu, Ngâm vọng, Thổng.

    Trong các lối hát truyền thống như chèo, quan họ cũng sử dụng thơ lục bát trong nhiều làn điệu. Ðiều này càng cho thấy sự gần gũi của ca trù với các lối hát… Xét tiếp về lối hát Ca trù – Hát  dân ca Bắc Ninh. Ca trù hay Hát nói là biến thể của song thất lục bát. Các nhà viết sách thời xưa cho rằng Hát nói là một hình thức biến đổi của thể ngâm Song thất lục bát: Trong hát nói có Mưỡu là những câu thơ lục bát, nhiều câu 7 chữ có vần bằng, vần trắc, có cước vận, yêu vận. Nhưng khi đã phát triển, Hát nói là một thể tài hỗn hợp gồm: thơ, phú, lục bát, song thất, tứ tự, nói lối,… Trong lối Hát ca trù có nhiều loại như: Dâng hương, Giáo trống, Gửi thư, Thét nhạc thì Hát nói là lối thông dụng và có tính văn chương lý thú nhất.

    Hát kể trong ca trù thường được mô tả là hát kể chuyện về một chuyện tình cảm trong thi ca văn học dân gian Việt Nam. Nói đến hát kể chuyện trong ca trù ví dụ như là bài Bèo Dạt Mây Trôi.  Cốt truyện được kể lại bằng lối hát của ca trù trong bài Dân Ca Quan Họ tiêu biểu này như sau:

    Bèo dạt mây trôi, chốn xa xôi,

    Anh ơi, em vẫn đợi… í i ì… bèo dạt

    Mây í i ì… trôi,

    chim sa, tang tính tình… í i ì…, cao vời

    Ngậm một tin trông, hai tin đợi, ba bốn tin chờ

    sao chẳng thấy anh…

    Một mảnh trăng treo, suốt năm canh,

    Anh ơi, trăng đã ngã… a á à… ngang đầu

    Thương nhớ… ờ ơ… ai, sao rơi… đêm sắp tàn… í i ì…

    trăng tà,

    Người ra đi có nhớ, (hay người xa có nhớ)

    là nhớ ai ngồi trông cánh chim trời,

    sao chẳng thấy anh…

    Mòn mỏi thâu đêm, suốt năm canh

    Anh ơi, em vẫn đợi… í i ì… mỏi mòn

    Thương nhớ… ờ ơ… ai

    Sao rơi, trăng sắp tàn .. í i ì… trăng tà

    Cành tre đu trước ngõ

    Là gió la đà em vẫn mong chờ, sao chẳng thấy anh…

    Thương nhớ.. ờ ơ… ai

    Sao rơi, trăng sắp tàn .. í i ì… trăng tà

    Cành tre đu trước ngõ

    Là gió la đà em vẫn mong chờ, sao chẳng thấy anh.

    Hát dân ca Quan Họ vốn thịnh hành trong những ngày lễ Tết, vì cứ vào dịp trung tuần tháng giêng, khoảng từ 12 đến 14, ngay sau Tết Nguyên Đán, người dân vùng đất Quan Họ Bắc Ninh lại tổ chức lễ hội vui xuân đầu năm, là dịp để các liền anh, liền chị gặp mặt chúc tụng, hội hè và cũng là lúc để tiếng hát Quan Họ ở vùng đất kinh Bắc được ca vang khi du khách từ khắp nơi thưởng ngoạn văn nghệ  qua âm thanh Quan Họ vào mùa Xuân về, mùa Xuân cũng bao hàm ý nghĩa là mùa lễ hội Quan Họ, là không gian vui tươi của Quan Họ; môi trường trẩy hội tưng bừng Quan Họ là vào mùa Xuân. Nhân dịp Xuân 2020, Tết Nguyên đán Canh Tý, bài viết này chúng tôi xin kính gửi Hội Bắc Ninh tại Nam California, Hoa Kỳ. Việt Hải và Khánh Lan đại diện Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian xin kính chúc quý đồng hương Một Năm Mới nhiều hạnh phúc, an lành và thịnh vượng.

    Việt Hải & Khánh Lan

  • Khánh Lan,  KIẾN THỨC TỔNG QUÁT,  LỊCH SỬ,  Việt Hải

    Nhìn Lại Văn Hóa Kinh Bắc.

    (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

    Nhận thức được vai trò trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản Dân ca Quan họ, Ca trù trong những năm qua, được bảo tồn khá tốt. Bài viết này xoay quanh chủ đề âm nhạc truyền thống của vùng Việt Yên – Kinh Bắc. Xin vào đề.

    Xét về địa lý, Việt Yên nằm ở vị trí trung tâm trên con đường chiến lược của tỉnh Bắc Giang nối Lạng Sơn với Bắc Ninh và Thủ đô Hà Nội, vùng đất giàu tài nguyên ở nơi địa đầu cửa ải mà phía Đông Bắc đất nước, tọa lạc có sông Cầu là tuyến giao thông đường thủy huyết mạch cắt ngang địa hình, phân cách với tỉnh Bắc Ninh, nơi nối liền vùng hạ các tỉnh như Hải Dương, Hải Phòng với Bắc Ninh, Bắc Giang, và Thái Nguyên.

    Tóm lại, Việt Yên là huyện trung du nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 10 km. Diện tích tự nhiên 17.135 ha, gồm 19 xã, thị trấn. Cũng nên ghi nhận Việt Yên còn là vùng đất địa linh nhận kiệt, nơi sinh ra danh nhân văn hóa Thân Nhân Trung; Hán Quận công Thân Công Tài, nơi đang lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tiêu biểu, nổi tiếng. Toàn huyện có trên 331 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 02 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 20 di tích cấp quốc gia và 71 di tích cấp tỉnh. Tiêu biểu như di tích cấp quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà – Nơi sở hữu và bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc: Bộ Mộc bản kinh Phật là bảo vật quốc gia, Lễ hội chùa Bổ Đà làdi sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vườn tháp chùa Bổ Đà là vườn tháp lớn và đẹp nhất Việt Nam.

    Việt Yên còn sở hữu nhiều di sản văn hóa phi vật thể như hát Chèo, Tuồng cổ, đặc biệt là Dân ca Quan họ, Ca trù đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 30/9/2009. Đây là niềm vinh dự, tự hào vô cùng to lớn đối với người dân Việt Yên nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung.

    Một trong những thành tựu nổi bật là hàng năm đã tổ chức liên hoan hát Quan họ của Việt Yên tại Lễ hội Chùa Bổ Đà. Tính từ năm 2000 – 2019, liên hoan hát Quan họ của huyện đã tổ chức được 19 lần. Thành quả ghi nhận như điều nghiên, ghi chép thu thanh 19 bài Quan họ dị bản tại làng Quan họ Trung Đồng. Đây là tư liệu đặc biệt quý cần phải lưu giữ và bảo tồn, phát huy, truyền dạy cho các thế hệ về sau.

    Đề án Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Ca trù cần được bảo vệ tại  huyện Việt Yên giai đoạn 2014-2020. Huyện đã tổ chức và triển khai Đề án “Khôi phục lối hát đối đáp Quan họ” tới 100% các làng Quan họ ven sông Cầu thuộc các xã Tiên Sơn, Vân Hà, Ninh Sơn, Quảng Minh, Quang Châu, Vân Trung, thị trấn Nếnh.

    Về thành tựu bảo tồn và phát huy giá trị di sản Dân ca Quan họ, Ca trù, sau khi được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại: 10 năm qua, môi trường thiên nhiên và xã hội của sinh hoạt văn hóa Quan họ là các thôn làng Quan họ được bảo tồn và phát triển. Các di tích lịch sử văn hóa và lễ hội truyền thống gắn với sinh hoạt văn hóa Quan họ được cơ quan liên hệ xếp hạng bảo tồn.

    Phong trào quần chúng tham gia vào việc bảo tồn, phát huy Dân ca Quan họ, Ca trù đã tập hợp các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện chung tay góp sức tham gia. Đến nay toàn huyện có 18 làng Quan họ cổ. Nhắc đến quan họ, nhiều người chỉ nghĩ đến Bắc Ninh như một chỉ dẫn địa lý. Thế nhưng, ngay bên kia bờ bắc sông Cầu, mảnh đất Việt Yên cũng được coi là một trong những cái nôi khai sinh ra những câu giao duyên đằm thắm, mặn mà.

    Việt Yên cũng là huyện duy nhất của tỉnh Bắc Giang có 5 làng quan họ cổ thuộc danh sách 49 làng quan họ Kinh Bắc được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh vào năm 2009.

    Tại Việt Yên người dân nơi đây vẫn truyền nhau câu nói: “Trọng nhau vì nghĩa, mến nhau vì tài.” Đó chính là cái tình của người Quan Họ. Cái tình ấy được nâng niu, gìn giữ, đúc kết thành lời ăn nết ở của người dân Kinh Bắc; góp phần quan trọng làm nên sức sống, sức lan tỏa của quan họ trong đời sống đương đại, bà Đoàn Thị Mùi, một chị cho biết như thế.

    Người Kinh Bắc nói chung và người Việt Yên nói riêng vốn trọng chữ “tình.” Bởi vậy, mọi cử chỉ, lời nói đều rất cẩn trọng, ý nhị. Điều này được biểu hiện một cách tinh tế qua từng câu hát trong tổng số hơn 200 làn điệu Quan Họ cổ (với hàng ngàn dị bản) đang được lưu giữ, bảo tồn trong đời sống cộng đồng.

    Ngoài ra, các bậc cao niên cũng chỉ biết rằng, từ hàng trăm năm nay, trải qua bao biến thiên của thời cuộc, lịch sử, quan họ vẫn tồn tại, ngấm sâu trong đời sống người Kinh Bắc.

    Từ hàng trăm năm nay, trải qua bao biến thiên của thời cuộc, lịch sử, quan họ vẫn tồn tại, ngấm sâu trong đời sống người Kinh Bắc. Trong một số giai đoạn cụ thể (thập niên 1950s-1960s), do điều kiện lịch sử, nhiều sinh hoạt văn hóa truyền thống thu hút đông người tham gia (trong đó có Quan Họ) không diễn ra phổ biến, thường xuyên.

    Các nghệ nhân Quan Họ ở Việt Yên cho biết: “Trước đây, cổ nhân không gọi là “hát Quan Họ” như hiện nay mà gọi là “chơi Quan Họ.” “Hát Quan Họ” thì nhiều người thực hành được, nhưng “chơi” Quan Họ cho đúng bài bản, lề lối cổ thì không phải ai cũng làm được. Bởi lẽ, “chơi” quan họ mang sắc thái thanh tao, nền nã, lời ca vang ngân vừa phóng khoáng, vui thú vừa đắm đuối, nền nã”, liền chị Đàm Thị Mùi chia sẻ. Bà Mùi là Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Quan Họ Nội Ninh.

    Một canh hát Quan Họ cổ thường có ba chặng. Ở chặng đầu tiên, các liền anh, liền chị thường hát theo đúng niêm luật, lề lối cổ. Chặng thứ hai là chặng vặt, người hát sử dụng các làn điệu phổ biến trong đời sống sinh hoạt. Chặng thứ ba được gọi là chặng giã, đòi hỏi cách hát lưu luyến, luyến láy trữ tình.

    Hơn nữa, người xưa cũng không gọi là “bài” Quan Họ như hiện nay. Thay vào đó, người Quan Họ gọi là “câu.” Thông thường, mỗi liền anh, liền chị thuộc từ 50 đến 70 “câu,” mỗi nghệ nhân “nằm lòng” hàng trăm “câu” Quan Họ.

    Một trong những không gian sinh hoạt truyền thống của quan họ cổ là “nhà chứa” (nơi truyền dạy, tiếp đón các anh hai, chị hai từ những nơi xa đến). Trong quá trình bảo tồn và phát triển, toàn huyện đã có hơn 15 “Nghệ sĩ xuất sắc“, hay “Nghệ nhân” hạng tài ba, ưu tú. Đây là những người có tài năng và thành tích xuất sắc trong việc nắm giữ và truyền dạy di sản Quan Họ, hay Ca Trù cho các lớpkế cận. Thực hiện sự hướng dẫn của Huyện, ngành Giáo dục tổ chức triển khai lồng ghép chương trình giảng dạy Dân ca Quan Họ vào trong trong hệ thống các trường Tiểu học và Trung học cơ sở trong toàn huyện. Với các kết quả hoạt động trên, Dân ca Quan Họ được bảo tồn bền vững và phát triển sâu rộng trong mọi thành phần xã hội, đặc biệt là gIớI thanh thiếu niên.

    Văn hóa phi vật thể, là gÌ?

    Di sản văn hóa phi vật thể (tiếng Anh: Intangible cultural heritage, tiếng Pháp: Patrimoine culturel immatériel) là sản phẩm tinh thần gắn liền với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa có liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng thế giới, không ngừng bỏ mà được tái tạo và được bảo tồn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

    Vào năm 2019 thì với việc “Kỷ niệm 10 năm Dân ca Quan Họ, Ca Trù” được UNESCO từ 2009 vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và những thành tựu khả quan trong việc bảo tồn và phát huy Dân ca Quan Họ, Ca Trù trong thời gian qua không chỉ là minh chứng cụ thể và sinh động sự cam kết của ngườI dân Việt Yên nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản của ngườI  loại, mà còn làm cho Dân ca Quan Họ, Ca Trù trở thành nguồn văn hóa xã hội quý báu của Việt Nam nói chung, hay Bắc Ninh nói riêng.

    Quan Họ là một loại hình dân ca phong phú về giai điệu. Quan Họ được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác qua phương thức truyền khẩu. Phương thức này là một yếu tố giúp cho Quan Họ trở thành một loại hình dân ca có số lượng lớn bài hát với giai điệu khác nhau. Tuy nhiên, cũng chính phương thức này đã làm cho các bài Quan Họ lưu truyền trong dân gian bị biến đổi nhiều, thậm chí khác hẳn sẽ với ban đầu. Nhiều giai điệu cổ đã mất hẳn. Mặc dù sự thay đổi này cũng làm cho Quan Họ phát triển, nhưng ở trong bối cảnh văn hóa Phương Tây đang xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, vấn đề bảo tồn nguyên trạng Quan Họ trong từng giai đoạn phát triển là việc làm cấp thiết.

    Những bài hát nhắc về Quan Họ phỏ thông như:

    Những bài hát Quan Họ phổ thông như: Năm liệu bảy lo, Trẩy Hội Xuân, Bèo dạt mây trôi, Xe chỉ luồn kim, Trống cơm, Cò lả, Lý giao duyên, Bạn tình ơi, Mười nhớ, Tìm em trong chiều Hội Lim, Gửi về Quan Họ, Cây trúc xinh, Dân ca Quan Họ, Nhớ về Hội Lim, Trầu cau Quan Họ, Lý tình tang, Người ơi người ở đừng về, Qua cầu gió bay, Ngồi tựa mạn thuyền, Song đào, Đêm qua nhớ bạn, Để nhện giăng mùng, Tương phùng tương ngộ, Hồng Hồng Tuyết Tuyết…

    Trích doạn bài ca trù Hồng Hồng Tuyết Tuyết

    Tuyết muốn lấy ông…

    Xưa …ngày xưa Tuyết muốn lấy ông

    Ông chê. Ông chê Tuyết bé Tuyết không biết gì

    Đến thì. Bây giờ Tuyết đã đến thì

    Ông muốn lấy Tuyết.

    Tuyết – Tuyết chê ông già

    Hồng Hồng Tuyết Tuyết

    Mới ngày nào còn chưa biết chi chi

    Mười lăm năm thấm thoát có xa gì

    Ngoảnh mặt lại đã tới kỳ tơ liễu

    Ngã lãng du thời khanh thượng thiếu

    Khanh kim hứa giá, ngã thành ông

    Cười cười nói nói sượng sùng,

    Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại

    Riêng một thú Thanh Sơn đi lại

    Khéo ngây ngây

    Khéo ngây ngây dại dại với tình…

    Ví dụ bài ca Quan Họ phổ thông khác, xin trích đoạn lời bài hát: Người ở đừng về:

    Nữ:

    Em về em vẫn í ì i í i

    Nay có ó o mấy khóc ơ nay ở ớ khóc thầm là

    Đôi í ơ bên là đôi bên vạt áo

    Mà này cũng có a ướt đầm

    Ướt đầm như mưa

    Người ơi ngươi ở em về

    Nam:

    Người về tôi dặn í ì i í i

    Nay có ó o mấy lời này ở ớ nhời này là

    Sông í ơ sâu là sâu song bên chớ lội.

    Mà này cũng có a đo đầy.

    Đò đầy người chớ qua.

    Người ơi ngươi ở đừng về….

    Có khuynh hướng mới là nên cải tiến, đổi mới những bài ca Quan Họ cũ. Nhạc sĩ Đức Miêng đã có số “vốn liếng” đồ sộ với hơn 200 tác phẩm bao gồm ca cảnh, hoạt cảnh, Quan Họ lời mới và âm hưởng dân gian Quan Họ. Ông cho ra những sáng tác với ca từ mới cho Quan Họ.

    Nhạc sĩ Đức Miêng trình bày: “Chuyện này thì anh em nhà hát nói quá rồi. Thực ra tôi không phải là người đi đầu trong việc soạn ca từ mới cho Quan Họ. Việc này, các cụ đã làm từ rất lâu rồi, nói đúng hơn đó là một đặc tính cụ thể trong sáng tạo các làn điệu Quan Họ cổ… Người hát là người nghe nhưng đồng thời cũng là người sáng tác các làn điệu mới để đối lại bài bên kia ra. Cứ qua một mùa lễ hội, lại có thêm vài làn điệu mới đóng góp vào vốn Quan Họ cổ của dân tộc.”

    Thật vậy, người nhạc sĩ chủ trương với ngôn ngữ tiếng Việt trong sáng, giữ hồn bài ca, và biểu hiện nét tình tự dân tộc tronng bài ca Quan Họ mới, giúp chuyển tải những bài học nhân sinh sâu sắc cho thế hệ trẻ về sau này.

    Viết đến đây, tôi chạnh nhớ đến Nhạc sĩ Anh Bằng, có lần tôi tâm sự cùng ông, tôi vốn thích âm nhạc Quan Họ Kinh Bắc, những bài như Người ơi người ở đừng về, hay Hồng Hồng Tuyết Tuyết, tôi đề nghị ông “hóa phép” ra phiên bản nhạc mới.

    Ông chọn bài “Người ơi người ở đừng về“, bởi vì ông đọc qua lời thơ, ông có nguồn cảm tác ngay. Xin trích doạn bài viết của Nhạc sĩ Anh Bằng như sau…

    “Mới đây anh bạn Việt Hải ngỏ ý là tôi hãy phổ nhạc một bài dân ca Quan Họ, tôi bảo tôi chỉ phổ theo lối dân ca quê hương mà thôi. Vì dân ca Quan Họ cần những quy tắc về điệu hát và nhạc cụ chuyên môn, nó không phải phạm trù chuyên môn của tôi. Bài hát Quan Họ mà Việt Hải bàn luậnbài hát nổi tiếng mà nhiều người biết đến là Người Ở Đừng Về, đây là tên một bài hát dân ca Quan Họ Bắc Ninh do Xuân Tứ cãi biên từ bài Quan Họ cổ điển Chuông Vàng Gác Cửa Tam Quan và bài hát được viết xuất xứ từ một bài thơ dân gian. Bài hát thường được cất lên vào lúc hội tàn, nhất là khi từ giã nhau. Trong ý thơ chan chứa lời hò hẹn, nhằn nhủ khi ta nghe câu ca “Người ơi! Người ở đừng về”.

    (Hình minh họa Ngọc Khánh)

    Người ơi người ở đừng về

    Người về em vẫn khóc thầm

    Đôi bên vạt áo ướt đầm như mưa

    Người ơi người ở đừng về

    Người về em vẫn trông theo,

    Trông nước nước chảy, trông bèo bèo trôi

    Người ơi người ở đừng về

    Người về em nhắn tái hồi

    Yêu em xin chớ đứng ngồi với ai

    Việt Nam là quốc gia mà nền kinh tế và xã hội được phát triển từ nông thôn, do đó nếp dân sinh ở các xóm làng miền quê, tình yêu trai gái được ghi nhận qua nhiều trong vần thơ hay các câu đồng dao. Sự lãng mạn của trai gái bị nếp lễ giáo nho phong ràng buộc, hãy nghe tiếp đoạn cuối:

    Mình về, ta chẳng cho về,

    Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ

    Câu thơ ba chữ rành rành:

    Chữ Trung, chữ Hiếu, chữ Tình là ba.

    Chữ Trung thì để phần cha,

    Chữ Hiếu phần mẹ, đôi ta chữ Tình.

    Những bài dân ca Quan họ khác thịnh hành là: Ngồi tựa song đào, Tương phùng tương ngộ, Bèo dạt mây trôi, Ngồi tựa mạn thuyền, Đêm qua nhớ bạn…

    Sau đây xin đính kèm bản nhạc mà bài Người Ở Đừng Về mà tôi phổ thành nhạc như sau, dẫn ý lời trìch từ bài thơ nêu trên.

    Mình Ơi Em Chẳng Cho Về

    Người ơi người ở đừng về

    Người về em vẫn tỉ tê (mà) khóc thầm

    Người về em đứng em nằm

    Đôi bên vạt áo ướt đầm (mà) như mưa

    Người ơi nười ở đừng về

    Người về em vẫn kè kè (mà) trông theo

    Người ơi em vẫn trông theo

    Trong nước nước chảy trông bèo (mà) bèo trôi

    Mình ơi!

    Mình ơi đừng ở đừng có về nghe

    Mình về em nhắc lời thề (mà) nhớ thương

    Nhớ thương nhớ thương em vẫn nhớ thương

    Yêu em xin chớ chung giường (mà) với ai

    Mình ơi em chẳng cho về

    Em níu vạt áo em đề (mà) bài thơ

    Chữ Trung xin để phần cha

    Chữ Hiếu phần mẹ, đôi ta (là) chữ Tình

    Tình tình tình ơi hỡi tình ơi

    Tình tình tình ơi hỡi là tình

    Tình tình tình ơi hỡi tình ơi

    Tình tình tình ơi hỡi là tình

     (Anh Bằng).” Bài hát này được côNghệ sĩ Dân ca ba miền” Thúy Anh trình bày trong nét chút nũng nịu, chút làm dáng khiến các liền anh, liền ông lên cơn sốt tâm can thì phải? Nghe Thúy Anh ca xong anh Bằng và tôi tâm đắc rất vui. Phiên bản “Mình Ơi Em Chẳng Cho Về” của Nhạc sĩ Anh Bằng, với tôi có sự dễ thương nào đó, nó mang hồn tôi đến vùng trời Việt Yên- Kinh Bắc trong mộng tưởng, bởi vì tôi, trai nam kỳ chưa hề bước chân qua khỏi vĩ tuyến 17. Nhưng quê hương quá nhiều nơi đẹp đẽ, và văn hóa quê hương dường như đã ăn sâu vào dòng huyết quản của tôi tự thuở nào.

    (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

    Bài viết dựa vào nhiều nguồn tài liệu internet. Bài viết đăng trên báo Xuân cũa Hội Đồng Hương Bắc Ninh Nam California nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024

    Việt Hải và Khánh Lan, 19/01/2024.

  • Kiều My,  KÝ SỰ,  NGHIÊN CỨU,  Sinh Hoạt,  TẠP GHI,  Việt Hải,  Vương Trùng Dương

    NIỀM VUI MÙA GIÁNG SINH

    NHÂN VĂN NGHỆ THUẬT VÀ TIẾNG THỜI GIAN: MERRY CHRISTMAS 2023 AND HAPPY NEW YEAR 2024 DO CHỊ TÂM AN THU HÌNH.

    Trước giờ khai mạc, Xướng Ngôn Viên Pham Khanh phỏng vấn GS Trần Mạnh Chi, NV Khánh Lan và chủ nhân công ty dược thảo Princess Lifestyle, Ông John Tạ và Xướng Ngôn Viên Lưu Mỹ Linh. Mời quý quan khách vào xem.

    Ngày lễ Giáng Sinh thật tưng bừng, hoa đèn đủ màu sắc rợp trời lung linh huyền ảo. Giáng Sinh là một niềm vui lớn lao của biết bao gặp gỡ thân tình, thương mến. Hòa cùng niềm vui trên khắp hành tinh trong mùa Giáng Sinh, Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian đã có một buổi tiệc tưng bừng chào đón mùa yêu thương, mùa an lành… đến với mọi tạo vật trên khắp địa cầu. Vì, Thiên Sứ trên các tầng trời cũng đã đồng thanh ca hát trong đêm thánh, đêm con Thiên Chúa giáng trần:

    “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm”

    Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian mừng Lễ Giáng Sinh

    KHÁNH LAN KHUI “APPLE CIDER” ĐÃI KHÁCH

    Trời Nam California thật êm ả, dịu dàng… như trong lòng mọi người đến với nhau, cho nhau những nụ cười hân hoan, ấm áp, cho nhau niềm vui của mùa Giáng sinh, trong bầu không khí thân thiện và thật bình an!  Lời cầu chúc  Merry Christmas âm vang trong hội trường, luôn là lời chúc thật đẹp mỗi mùa Giáng sinh. Suốt một năm dài vật lộn với cuộc sống, tháng mười hai là thời gian mà mọi người mong đợi mùa lễ lớn, để được thư giản và vui chơi. Đây cũng là dịp thân nhân, bạn bè đoàn tụ, gặp gỡ để cùng chung vui trong ngày hội lớn cuối năm.

    Tiếng đàn, tiếng hát đã vang lên! Giờ đây cả hội trường rất sống động và niềm vui của mọi người đang chắp cánh bay cao. Trong buổi tiệc hôm nay, quy tụ giới tinh hoa của người Việt hải ngoại, mà một vài vị quan khách từ xa đến tham dự đã nhận xét và ca ngợi. Từ những bậc trưởng thượng như các vị giáo sư khả kính: Dương Ngọc Sum, Trần Huy Bích, nhạc sĩ Lê Văn Khoa và phu nhân ca sĩ Ngọc Hà; các nhà văn như Nguyễn Quang, nhà văn Người Việt Phạm Quốc Bảo; ký giả nhà văn Du Miên và phu nhân Ngọc Hà; nhà báo nhà văn Vương Trùng Dương; nữ sĩ Dương Hồng Anh, nhà thơ Lê Trọng Nguyễn Nga.

    Hành ngồi: NV Phạm Quốc Bảo, NV Việt Hải, KS Nguyễn Văn Viễn, GS Dương Ngọc Sum, GS Trần Huy Bích, NV Nguyễn Quang. Hàng đứng: Lệ Hoa, NV Khánh Lan, NS Dương Hồng Anh, NT Lê Trọng Nguyễn Nga, Thụy Lan, Katherine Minh Thư, Micheal Jean.

    Quan khách tham dự tiệc

    Đặc biệt có cựu đại tá Lê Thương, bình luận gia kiêm nhà văn Phạm Gia Đại, giáo sư Phạm Hồng Thái, thi sĩ John Tạ kiêm giám đốc Cty Princess Lifestyle cùng phu nhân Susan Xuân Tạ, nhà văn Hạo Nhiên Trần Thế Ngữ, thi sĩ Trần Quốc Thái, hiền tài Ngô Thiện Đức, nhà văn Kiều My cùng các em Minh Phượng, Đình Khôi; nhà văn Khánh Lan và phu quân Mạnh Bổng, ca sĩ Thụy Lan và phu quân Michael Jean François,… Ông bà Trần Chính San Diego; ông bà Nguyễn Mạnh Kính. Ca nhạc sĩ Lâm Dung, Ái Liên, ca sĩ Trần Hào Hiệp, các ca sĩ Lisa Trần, Quỳnh Thúy, Mỹ Linh, Tony Hiếu và Thanh Mai, Hùng Ngọc, Ngọc Châu và Khắc Đức, xướng ngôn viên Phạm Thanh…

    TS John Tạ, Michael Jean François, cựu đại tá Lê Thương, Thụy Lan

    Cựu võ bị Đà Lạt khóa 16 ông Hoàng Đình Khuê, hải quân khóa 17 ông Bùi văn Tẩu và phu nhân, anh Nguyễn văn Viễn chủ nhân công ty xây cất Vincent Construction,  cựu trung tá không quân Phạm Đăng Khải và phu nhân Thanh Mỹ, ca sĩ Dương Viết Đang, ông bà Phan Cảnh Cho, anh Vĩnh Than và phu nhân là cựu đại úy cảnh sát biệt đội Thiên Nga, ký giả Thanh Huy của Việt báo, cựu tù nhân chính trị Vũ Hoàng Hải trong Mạng Lưới Nhân Quyền, cùng nhà truyền thông Tâm An, nhạc ca sĩ Nguyễn Văn Thành (phong trào Dân Chủ Ca và phu nhân; chị Minh Khai (em nhạc sĩ Lam Phương) và anh Khanh, nhiếp ảnh gia Paul Lê văn Phú, nhạc sĩ Phạm Vĩnh, ca sĩ Katherine Lê (ái nữ nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn) và nhà thơ Lê Trọng Nguyễn Nga.

    Hàng ngồi: NS Phạm Vĩnh, CS Quỳnh Thúy, XNV Lưu Mỹ Linh, Ông John Tạ. Hàng đứng: Michael Jean François, Susan Tạ, Khánh Lan, Thụy Lan

    Hàng ngồi: Minh Khai, Minh Châu, Tuyết Mai, Tony Hiếu. Hàng đứng: Lệ Hoa, Ngọc Châu, Kim Hương, Katherine Minh Thư, NV Phạm Gia Đại.

    Đặc biệt, lần đầu tiên nhạc sĩ keyboardist Đinh Trung Chính, người bạn văn nghệ của anh Trần Mạnh Chi, là người bảo trợ và phụ trách phần âm nhạc và âm thanh cho chương trình. Người nhạc sĩ tài ba đầy nhiệt huyết này đã mang đến tiếng nhạc rộn ràng và niềm phấn khởi trong lòng mọi người, như lân gặp pháo…trong bầu không khí sống động vui tươi. Xin chân thành cảm tạ nhạc sĩ Đinh Trung Chính và kỷ thuật viên,…

    Nhạc sĩ keyboardist Đinh Trung Chính

    Hai MC tài ba của nhóm là cô Mộng Thủy và anh Trần Mạnh Chi, đã điều khiển chương trình khá xuất sắc. Những tiếc mục đã được giới thiệu và thực hiện trôi chảy.

    MC khả ái Mộng Thủy và MC tài ba, anh Trần Mạnh Chi

    Trong buổi tiệc đình đám này, dưới sự chủ tọa của nhà văn Trần Việt Hải, bên cạnh là phu nhân ca sĩ Lệ Hoa khả ái. Nhà văn đã bày tỏ: Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian thành lập cách đây 8 năm gồm 5 người: Lý Tòng Tôn đã ra đi, họa sĩ Lưu Anh Tuấn  vì sức khỏe không thể tham dự, giáo sư Trần Mạnh Chi, hiền tài Ngô Thiện Đức và nhà văn Việt Hải.

    GS Trần Mạnh Chi là một trong 5 vị đã thành lập nhóm NVNT năm 2015 và NV Việt Hải

    Nhà văn Việt Hải và Anh Ngô Thiện Đức, một trong 5 vị đã sáng lập ra nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật

    Sau đó, Ngô Thiện Đức tiếp lời: Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian sinh hoạt về văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc. Ngoài ra còn tổ chức những buổi vinh danh các vị giáo sư, giúp ra mắt sách cho những thi sĩ,  nhà văn trẻ, là thế hệ tiếp nối cho những thế hệ sau này để duy trì nền văn hóa Việt Nam ở hải ngoại. Giúp giới trẻ nối bước các bậc cha anh về văn hóa theo truyền thống” uống nước nhớ nguồn” vậy.

    Và tiếp theo là phần trình bày của nhà văn duyên dáng của Khánh Lan tường trình tổng kết về các sinh hoạt trong năm 2023 và những dự định cho năm 2024. Mở đầu với lời chào trân trọng đến quý Giáo sư, Văn thi sĩ, các anh chị em thành viên và thân hữu, Khánh Lan kính chúc quý vị hiện diện trong buổi tiệc một mùa Giáng Sinh an lành, hạnh phúc và một năm mới 2024 với vạn sự như ý, an khang thịnh vượng và sức khỏe vẹn toàn.

    Tiếp theo, Khánh Lan mở đầu bài tường trình bằng bốn câu thơ do cô sáng tác, qua  giọng ngâm thật truyền cảm:

    “Chào mừng quan khách gần xa

    Hàn huyên phút chốc thì là người thân

    Chúng ta mới cũ quây quần

    Hôm nay lễ hội ân cần xin thưa”

    Trước khi trình bày về những thành tích hoạt động của năm 2023, NV Khánh Lan nói: “Kính thưa quý vị, LN NVNT & TTG sau 8 năm thành lập, đây là lần thứ 6 mà chúng ta họp mặt mừng chúa Giáng Sinh và cùng nâng ly mừng năm mới 2024. Theo truyền thống của hội, chúng ta có 3 buổi họp mặt quan trọng gồm: Tiệc mừng Chúa Giáng Sinh, Mừng Tết Nguyên Đán và kỷ niệm ngày thành lập của nhóm“.

    Xong nhà văn Khánh Lan nói tiếp: “Cũng như mọi năm, Khánh Lan xin được tường trình về những sinh hoạt của nhóm trong năm 2023 và những dự định cho các chương trình của năm 2024“.

    Trong năm 2023:

     1/ Tưởng niệm NS Minh Đức Hoài Trinh và mừng sinh nhật NV Nguyễn Quang.

     2/ RMS 3 tác phẩm: TLVD Hậu Duệ và Thân Hữu tập 2 do Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian bảo trợ Tam Giáo Đồng Nguyên và Phân Tâm Học và Đời Sống của Khánh Lan

    3/ Tiệc kỷ niệm 8 năm thành lập của NVNT& TTG

    4/ Du lịch Âu Châu và tham dự “Chiều Thu Paris, Văn Học Nghệ Thuật” do các văn nghệ sĩ Câu Lạc Bộ văn hóa Paris Việt Nam tổ chức.

    Những sinh hoạt dự định cho năm 2024:

    • Mừng Xuân Giáp Thìn
    • Mừng sinh nhật của các thành viên LN NVNT & TTG
    • NV Nguyễn Quang : The Manifest Destiny ( Anh ngữ )
    • NS Dương Hồng Anh: tập thơ Những Gì Để Nhớ
    • Tưởng nhớ Nhà Văn Hóa Khai Trí Nguyễn Hùng Trương
    • GS/NS Lê Văn Khoa: Hồn Việt và Ước Mơ
    • Tập nhạc: do các thành viên NVNT & TTG sáng tác
    • Dự định ra ebook, youtube các sách: Khái Hưng, Thạch Lam, Võ Phiến, Nguyễn Xuân Vinh…
    • Du lịch mùa thu Nhật Bản và Đại Hàn.
    • RMS của nhà văn Kiều My: Thi phẩm Như Lá Cỏ Tàn Phai  và Tuyển tập: Thêm Ngày Nữa Để Yêu Thương.
    • Kỷ niệm 9 năm thành lập của Liên Nhóm NVNT & TTG

    Sau phần tường trình của NV Khánh Lan là phần Văn nghệ Giáng Sinh. Từ trên sân khấu, tiếng nhạc tưng bừng trổi lên khai mạc chương trình ca nhạc Giáng Sinh.  Mở đầu với nhạc phẩm Jingel Bells – Tiếng chuông rộn rã của Jingle Bells cất lên qua tiếng hát của toàn ban ca sĩ NVNT & TTG đã âm vang trong hội trường. Mang đến bầu không khí đầy hương vị của mùa Giáng Sinh. Là một trong những bản nhạc Giáng Sinh được hát nhiều nhất trên khắp thế giới.

    Mở đầu với nhạc phẩm Jingel Bells

    Tiếp theo với Ban tam ca Cherry Three Lệ Hoa, Thụy Lan và Minh Thư trong áo dạ hội màu đỏ rực rỡ, đã mang khán giả trở về với niềm vui Giáng sinh,  qua những ca khúc đầy hương vị của Christmas bằng Anh ngữ. Giai điệu vui tươi nhưng thật thánh thiêng đã mạng lại cảm giác ấm áp trong không khí se lạnh của đêm đông lạnh giá. Đồng thời cũng chuyển tải niềm vui và tình yêu, khỏa lấp những buồn đau trong mùa Noel.

    Lệ Hoa, Thụy Lan, Katherine Minh Thư với liên khúc:

    • Joy to the World – niềm hoan ca bất tận

    Joy to the world nguyên là một khúc thơ trích từ bản tụng ca The Psalms of David do nhà thơ Issac Watts viết năm 1719, sau được nhạc sỹ Dr. Lowell Mason phổ nhạc và trở thành một trong những bài hát Giáng sinh nổi tiếng nhất, luôn vang lên khắp thế giới mỗi mùa Noel. Bài hát ca ngợi niềm vui sướng hạnh phúc khi con người sống với đức tin chân thành, và cao hơn nữa, có được niềm tin vào chính bản thân, vào mọi người xung quanh, vào cuộc sống tươi đẹp này.

    Có thể nói Joy to the World là ca khúc gắn liền với bất kỳ một album Giáng sinh nào. Hầu hết các ca sỹ mọi dòng nhạc đều đã hơn một lần ngân nga điệp khúc “Joy to the world. The Lord has come. Let earth receive her King. Let every heart prepare him room…”. Từ Natalie Cole đến Charlotte Church, từ Dolly Parton tới Whitney Houston, Boy II men v.v. với nhiều thể loại Christian, Pop, R&B, Jazz, hòa tấu …chuyển tải những cảm xúc đặc biệt tới người nghe dịp lễ Giáng Sinh. Bài ca Joy to the World phổ thông từ khi ra đời năm 1719. Và vào  cuối thế kỷ 20, “Joy to the world” là bài thánh ca Giáng sinh được hát nhiều nhất tại Bắc Mỹ.

    • Feliz Navidad.

    Theo tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa như Merry Christmastiếng Anh, Joyeux Noel tiếng Pháp.  Là ca khúc rất vui ca, là một trong những ca khúc tiêu biểu của mùa Giáng Sinh. Với câu điệp khúc đơn giản và lặp đi lặp lại, một ballad hoan ca rộn ràng, điệp khúc sôi dộng, như: I wanna wish you a Merry Christmas, I wanna wish you a Merry Christmas, I wanna wish you a Merry Christmas, From the bottom of my heart.

    “Feliz Navidad” là bài hát thịnh hành vào dịp lễ Giáng sinh do ca nhạc sĩ người Puerto Rico José Feliciano sáng tác năm 1970. Bằng những đoạn tiếng Tây Ban Nha đơn giản, với lời chúc mừng Giáng sinh/Năm mới truyền thống, “Feliz Navidad, próspero año y felicidad” hay “Merry Christmas, and a happy New Year” và lời chúc chân thành từ đáy lòng vui ca lễ cuối năm. Feliciano cho điệp khúc mang thanh âm pop, cùng lời chúc lành trong tiết điệu vui nhộn “Feliz Navidad” dược viết với đoạn điệp khúc đơn giản: “I wanna wish you a Merry Christmas from the bottom of my heart”. Thông điệp ca khúc đơn giản nhưng lại quá đỗi ngọt ngào. Đã đưa Feliz Navidad trở thành bài hát mà mỗi khi giai điệu của nó ngân lên trong đêm Christmas, tất cả mọi người đều muốn nhảy múa xung quanh cây thông Noel trong bầu không khí se lạnh ngày cuối đông.

    • Mary’ Boy Child.

    Lời ca khúc kể một câu chuyện cổ tích – về ngày Chúa Hài Đồng giáng sinh đến với nhân loại. Ca khúc này vẫn luôn là bản nhạc Giáng Sinh được yêu thích vượt thời gian, mỗi mùa Giáng Sinh đến. Mary’s Boy Child được viết năm 1956 và lời ca kể về ngày Thiên chúa Giáng sinh đến với con người. Tên gốc của ca khúc này là “Mary’s Little Boy Child” nhưng khi nhóm nhạc disco lừng danh người Jamaica Boney M. cover lại vào năm 1978, họ đã đổi thành “Mary’s Boy Child / Oh My Lord”.

    Đôi dòng về bài hát… Bài hát có nguồn gốc khi Jester Hairston đang ở cùng với một người bạn. Người bạn yêu cầu anh ấy viết một bài hát cho một bữa tiệc sinh nhật.  Hairston đã viết bài hát với một nhịp điệu calypso vì những người trong buổi tiệc sẽ chủ yếu là người Tây Ấn. Tiêu đề ban đầu của bài hát là “He Pone and Chocolate Chai“, pone là một loại bánh mì ngô và Nó chưa bao giờ được ghi lại dưới hình thức này. Một thời gian sau, Walter Schumann, tại thời điểm tiến hành Choir của Hollywood Schumann, yêu cầu Hairston viết một bài hát Giáng sinh mới cho dàn hợp xướng của mình. Hairston nhớ lại nhịp điệu calypso từ bài hát cũ của mình và đã viết lời cho nó. Harry Belafonte nghe bài hát được biểu diễn bởi dàn hợp xướng và xin phép ghi lại nó.  Nó đã được ghi lại vào năm 1956 cho album An Evening with Belafonte. Một phiên bản đã được chỉnh sửa sau đó đã được phát hành dưới dạng đĩa đơn, đạt vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Anh trong tháng 11 năm 1957. Đây là đĩa đơn đầu tiên bán được hơn một triệu bản chỉ riêng ở Anh.  Cho đến nay, phiên bản của Belafonte đã bán được hơn 1,19 triệu copes.  Năm 1962, Phiên bản đầy đủ đã được bổ sung vào một vấn đề tái phát hành album đầu tiên của Belafonte cho Wish You a Merry Christmas.

    Bài hát này cũng được ghi lại bởi Mahalia Jackson vào năm 1956 nhưng có tựa đề “Mary’s Little Boy Child“. Một trong những phiên bản cover nổi tiếng nhất của bài hát là từ nhóm nhạc disney Boney M. Đức, từ năm 1978, “Baby Boy của Mary – Chúa ơi“. Phiên bản này đã đưa bài hát này lên đỉnh cao của các nước thuộc liên hiệp Vương Quốc Anh. Đây là một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại ở Anh và đã bán được 1,87 triệu bản vào tháng 11 năm 2015.

    Sau những âm thanh rộn ràng vui nhộn, tâm hồn mọi người bỗng trở nên lắng đọng qua giai điệu thánh thiêng du dương, êm ái bay bỗng… trong một ca khúc Giáng Sinh tuyệt vời và nổi tiếng khắp hoàn vũ, mà không thể thiếu trong mùa Giáng Sinh. Ca khúc này do ban tam ca Kiều My, Minh Phượng và Đình Khôi trình bày, đó là:

    • Silent Night – Đêm Thánh Vô cùng

    Tiếng Việt từ tiếng Anh (Silent Night) mà nguồn gốc từ Stille Natcht tiếng Áo.Mang một âm điệu kỳ diệu, êm đềm…như gửi đến thông điệp tình yêu và hòa bình… khiến cho người nghe cảm nhận được sự bình an và ấm áp trong cõi lòng giữa mùa đông lạnh giá của đêm Giáng Sinh. Mọi cảnh vật xung quanh bỗng trầm lắng để họp thành một nhạc khúc rung cảm êm dịu, mọi âu lo biến thành những giây phút thanh thản, để tận hưởng niềm hạnh phúc đang đến…Thật tuyệt vời!

        Kiều My, Đình Khôi, Minh Phương

    Blue Christmas Qua hai giọng ca truyền cảm của Lâm Dung và Ái Liên.  Mùa lễ đầu tiên, sau khi mất người thân yêu, thật vô cùng khó khăn để vượt qua. Ngay cả dựng lên cây thông Noel hay nướng những chiếc bánh ngọt thơm ngon…

    Lâm Dung và Ái Liên với Blue Christmas

    Thật ngoạn mục! Nhà văn nhà báo Vương Trùng Dương kiêm thêm chức phó nhòm, luôn bận rộn với máy ảnh, hầu mang đến cho NVNT&TTG những hình ảnh quý giá thật đẹp, màu sắc rực rỡ, để lưu niệm những hình ảnh đáng ghi nhớ trong những sự kiện. Bên cạnh đó, còn có Tâm An trong Mạng Lưới Nhân Quyền, quay video những khoảnh khắc đầy ý nghĩa của những buổi tiệc họp mặt, thật đẹp.

    Nhà truyền thông Tâm An trong Mạng Lưới Nhân Quyền

    Ngoài ra, có một phó nhòm thứ hai là anh Paul Lê Văn, đã chụp những bức ảnh đầy nghệ thuật, như những hình ảnh lưu niệm mãi mãi. Thay mặt NVNT&TTG, KM chân thành cảm tạ sự nhiệt tình của các vị: Vương Trùng Dương, Tâm An và Paul Lê Văn.

    Nhà văn, Ký giả, Nhiếp Ảnh Gia, Chủ nhân, Chủ nhiệm, chủ bút Nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hòa Vương Trùng Dương

    Nhiếp Ảnh Gia Paul Levan

    Seven Lonely Days, một tiếc mục khá thú vị, ca sĩ Katherine Minh Thư gây ấn tượng cho mọi người khi cô ôm đàn guitar, vừa đàn vừa hát ca khúc Seven Lonely Days. Thật “ Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh!”, vì thân phụ cô là cố nhạc sĩ Lê trọng Nguyễn, nổi tiếng qua nhạc phẩm Nắng Chiều.

    Katherine Minh Thư, ái nữ của NS Lê Trọng Nguyễn

    La Vie En Rose – Bản nhạc nổi tiếng vượt thời gian của Édith Piaf, qua giọng hát điêu luyện của ca sĩ Ngọc Hà, phu nhân của Gs, Ns Lê Văn Khoa. Tiếng hát cao vút của cô khiến lòng người phơi phới, cảm thấy cuộc đời đẹp như những hoa hồng tươi thắm.

    Ca sĩ Ngọc Hà, phu nhân của GS, NS Lê Văn Khoa

    Ha Long Bay’s By Night – Thơ của thi sĩ John Tạ, do GS. Phạm Vĩnh phổ nhạc. Ca sĩ Thụy Lan trình bày nhạc phẩm này bằng Anh ngữ, đã chạm đến trái tim người nghe. Cô kể về một chuyện tình đẹp tuyệt vời bên vịnh Hạ Long vào đêm trăng thơ mộng. Cảnh đẹp trữ tình của vịnh Hạ Long, đã khiến trái tim đôi tình nhân say đắm như đang khiêu vũ.

    …..”Khi màn đêm buông xuống và những vì sao mờ dần

    Tình yêu chúng ta vẫn là dạ khúc Vĩnh Cửu

    Vịnh Hạ Long đêm mãi trong tim ta     

    Một minh chứng cho tình yêu không bao giờ rời xa”

    Thụy Lan with Ha Long Bay’s By Night

    Li thơ thật trữ tình của thi sĩ John Tạ, phối hợp với dòng nhạc thật đẹp của nhạc sĩ giáo sư Phạm Vĩnh, qua tiếng hát điêu luyện truyền cảm của Thụy Lan, khiến mọi người phải vỗ tay khen ngợi. Chúc mừng thi sĩ John Tạ và Gs Ns Phạm Vĩnh đã mang đến cho người thưởng lãm âm nhạc một tác phẩm xuất sắc.

    Phần cắt bánh:  mọi thành viên NVNT&TTG quây quần bên chiếc bánh Buche De Noel để chụp bức ảnh kỷ niệm Giáng Sinh 2023, kèm theo những nụ cười rạng rỡ trên môi.

    Cờ Bay Trên Thành Phố Quảng Trị Thân Yêu & Đoàn Quân Chiến Thắng Trở Về. Với sự hiện diện của cựu đại tá Lê Thương, thân phụ của ca sĩ Thụy Lan, dịp này, toàn ban họp xướng hai bài Cờ Bay Trên Thành Phố Quảng Trị Thân Yêu và Đoàn Quân Chiến Thắng Trở Về. Không ngoài mục đích gợi nhớ về những trang sử oai hùng đến cựu đại tá, mà ông đã phần nào đóng góp xương máu. Đưa ông trở về dĩ vãng một thời oanh liệt của quân lực Việt Nam Cộng Hòa trước 1975. Đây là sự ưu ái mà NV Việt Hải có nhã ý dành cho cựu đại tá Lê Thương. Thật là một mỹ ý đầy ý nghĩa!

    Tiết mục xổ số: tiết mục này rất hấp dẫn nhưng cũng không ít hồi hộp. Những phần quà thưởng đầy ắp trên bàn do các mạnh thường quân bảo trợ như: Ông John Tạ, giám đốc Cty Princess Lifestyle, nhà văn Khánh Lan, ca sĩ Minh Thư v.v…

    MC Mộng Thủy quảng cáo quà tặng cho Tiết mục xổ sốgồm: hai bao gạo (25 pounds mỗi bao) & một thùng nước mắm (6 chai) do Katherine Minh Thư tặng, một 5 gói thuốc bổ (mỗi bịch 2 lọ) do anh John Tạ gởi tặng và một bình succulents plants & một cái White Hammock (võng màu trắng) do Khánh Lan gởi tặng.

    MC Mộng Thủy & MC GS Trần Mạnh Chi vớiTiết mục xổ số

    Và lô độc đắc: Một thùng nước mắm Phú Quốc, 6 chai do Katherine Minh Thư tặng

    Chị Kính đã trúng lô độc đắc

    Chương trình dạ vũ – Được mở đầu với bản Đoàn Lữ Nhạc điệu Psaodoble qua hai giọng ca gạo cội của nhóm: Lâm Dung và Ái Liên. Từng cặp dìu nhau ra sàn nhảy trong vũ điệu quân hành hào hứng.

    Somewhere My Love  – Một bản nhạc nổi tiếng của điệu luân vũ trong phim Doctor Jhivago, qua giọng hát trầm ấm lả lướt của ca sĩ Mạnh Bỗng .

    Tiếp theo là những ca khúc qua điệu Rumba, Cha cha cha, Tango, Slow Rock, Twist, Techno…qua những tiếng hát Tony Hiếu, Thanh Mai và Thụy Lan, Dương Viết Đang, Ngọc Châu, Khắc Đức, Phạm Gia Đại, Ngọc mai, Trần Hào Hiệp, Lisa Trần, Quỳnh Thúy, Ngô Thiện Đức…

    Bế mạc chương trình –

    Tiệc đã tàn, mọi người chia tay mang trong tim niềm vui còn đọng lại. Trên đường về, nhà nhà đã thắp sáng lên những ngôi sao rực rỡ, những hoa tuyết sáng ngời, cùng những chú nai vàng xinh xắn và những cây thông xanh lập lòe ánh đèn màu… trước sân nhà trong khu xóm. Niềm vui Giáng Sinh tràn dâng trong lòng người và lan tỏa khắp nơi nơi, chắc chắn sẽ còn lặp lại mãi mỗi mùa Giáng Sinh về…

                                                                            Cảm tạ

    Nhà văn Trần Việt Hải cùng toàn ban Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian chân thành cảm tạ tất cả quý vị quan khách tham dự buổi tiệc Giáng Sinh 2023. Kính chúc quý vị một mùa Giáng Sinh an lành.

    12/18/2023. Kiều My.

    Kim Hương & Khánh Lan

    Khánh Lan & Mạnh Bổng

    Khắc Đức & Ngọc Châu

    Tuyết Nga & Khánh Lan

    KHG Lâm Quốc Dân & phu nhân Kim Hương

    CS Thanh Mỹ & chị Ngọc Châu

    Kiều My, Việt Hải, Lê Trọng Nguyễn Nga, Khánh Lan

    GS Phạm Hồng Thái, NV Việt Hải, NT Lê Trọng Nguyễn Nga, GS Trần Mạnh Chi, KTS Mạnh Bổng

    Phạm Thái, Kiều My, Việt Hải, Lê Trọng Nguyễn Nga, Khánh Lan, Mạnh Bổng

    ÁI LIÊN, LỆ HOA, KIỀU MY, NS HỒNG ANH, THỤY LAN, NT LÊ TRỌNG NGUYỄN NGA, MỘNG THỦY, KATHERINE MINH THƯ, LÂM DUNG, SUSAN XUÂN TẠ

    MẠNH BỔNG, KHÁNH LAN, TUYẾT NGA, NGỌC CHÂU, KHẮC ĐỨC

    GS Trần Mạnh Chi và gia đình

    Minh Châu, Quốc Dân, Kim Hương, Ngọc Châu

    Ông John Tạ & Phu Nhân, Susan Tạ, Thụy Lan, Michael Jean François, Mộng Thủy

    Cô Lisa và Ông Trần Hào Hiệp

    Tuyết Nga, Khánh Lan, NV Nguyễn Quang, Ngọc Châu, Minh Khai

    Lâm Dung, Tuyết Nga, Quốc Dân, Kim Hương, Ngọc Châu, Ái Liên

    TÌM HIỂU THÊM:

    Hơn 50 năm qua, vào đúng đêm vọng Giáng sinh, khắp nơi luôn vang vọng một ca khúc rạng ngời niềm hân hoan của con người chào mừng Chúa Giáng trần với niềm tin năm mới sẽ bình an, tốt đẹp. Và đó lại là sáng tác của một người không được sáng mắt từ nhỏ và không bao giờ trông thấy cảnh tượng tươi đẹp của lễ Giáng sinh. Những bài nhạc Giáng sinh ca ngợi Thiên Chúa Giáng Trần đã được sáng tác bởi nhiều nhạc sĩ nổi tiếng trong vườn âm nhạc như:

    It’s beginning to look a lot like Christmas; Last Christmas; Driving home for Christmas; Run Rudolph Run; Winter Wonderland; Santa Claus is Coming to Town; Jingle Bell Rock; Dancing around the Christmas tree; Little Drummer Boy; Silent Night; Mary’s Boy Child; We wish you a Merry Christmas; Please Come Home for Christmas; A Merry Little Christmas và kết thúc bằng niềm hân hoan vô vàn với bài… Feliz Navidad.

    Feliz Navidad

    Cuối cùng là bài hát ấn tượng với đoạn điệp khúc đơn giản: “I wanna wish you a Merry Christmas from the bottom of my heart”. Thông điệp ca khúc đơn giản nhưng lại quá đỗi ngọt ngào. Đã đưa Feliz Navidad trở thành bài hát mà mỗi khi giai điệu của nó ngân lên trong đêm Christmas, tất cả mọi người đều muốn nhảy múa xung quanh cây thông Noel trong không khí se lạnh ngày cuối đông.

    Mary’s Boy Child

    Lời ca khúc được viết giống như một câu chuyện cổ tích, kể về ngày Chúa Giáng Sinh đến với nhân loại. Được nhóm Boney M thể hiện vào năm 1978 và đã nhanh chóng leo lên đứng đầu bảng xếp hạng âm nhạc tại Anh. Từ đó cho đến nay, ca khúc Mary’s Boy Child vẫn luôn là bản nhạc Giáng Sinh được yêu thích vượt thời gian mỗi khi mùa Christmas sắp cận kề.

    Last Christmas

    Do ban nhạc Wham biểu diễn và được phát hành vào năm 1984. Đây là một bài hát Noel bất hủ được nhiều nghệ sĩ cover nhất, mang lại nhiều cảm xúc, đặc biệt là với những người Châu Á. Bài hát kể về câu chuyện của một chàng trai cuồng si, hết mình vì tình yêu trong mùa Giáng Sinh. Nhưng người con gái anh yêu lại rời bỏ ra đi, khiến anh ấy cô đơn, tuyệt vọng trong mùa Noel lạnh giá.

    We Wish You A Merry Christmas

    Nếu nói đến những giai điệu về dịp Noel thì không thể bỏ qua ca khúc We Wish You A Merry Christmas chân phương, quen thuộc với biết bao thế hệ trong hơn 500 năm qua. Bài hát được dành cho tất cả mọi người và bất cứ ai cũng có thể cất cao giọng hát của mình trong đêm Giáng Sinh. Mang giai điệu nhẹ nhàng, câu từ đơn giản nhưng ca khúc này lại được đóng nhận nồng nhiệt trên toàn thế giới.

    Joy To The World

    Bài thánh ca này nổi bật vì được phổ biến rộng khắp trong các giáo hội Cơ Đốc, chuyền tải thông điệp niểm vui và tình yêu thế chỗ cho tội lỗi và buồn đau trong đêm Noel. Bản nhạc Giáng Sinh này có gia điệu rộn ràng, mang lại không khí đêm mùa đông se lạnh nhưng đầy hân hoan và luôn khiến cho người nghe có cảm giác ấm áp khi thưởng thức trong nhà thờ cùng một dàn đồng ca lớn

    Silent Night

    Silent Night là bài hát Giáng sinh nổi tiếng nhất thế giới. Bài hát mang giai điệu du dương, ca từ nhẹ nhàng, theo thông điệp về tình yêu, hòa bình khiến bạn cảm nhận được sự bình yên và ấm áp của đêm Giáng sinh. 

    Theo tiếng Tây Ban Nha, Feliz Navidad có nghĩa như Merry Christmas (tiếng Anh); Joyeux Noel (tiếng Pháp); Buon Natale (tiếng Ý) và Mừng Giáng sinh trong tiếng Việt. Năm 1970, có một nghệ sĩ 25 tuổi, có tài sáng tác và đàn ca rất hay tên là José Feliciano chuẩn bị phát hành album nhạc Giáng sinh.

    Đĩa nhạc có bao bì tuyệt đẹp, trông như một gói quà giấy màu vàng đồng thắt nơ xanh lá cây và đỏ, đúng màu truyền thống Noel rất quen thuộc với nhãn quan người Âu Mỹ. Đĩa nhạc mang chính tên của chàng nghệ sĩ tác giả José Feliciano. Mọi việc sáng tác, thiết kế, ghi âm đã gần hoàn tất thì nhà sản xuất Rick Jarrard nêu ý kiến rằng José nên có một ca khúc Giáng sinh mới hoàn toàn, hát tiếng Tây Ban Nha để thêm lực hút cho album.

    Suy nghĩ mãi không ra ý, một buổi chiều gần đến thời hạn phải kết thúc dự án, José cảm thấy nhớ thời mình còn là chú nhóc con nhà nghèo sống ở Puerto Rico rồi lại là những ngày nghèo túng khác ở New York. Nhớ âm thanh cuộc sống là chính, vì anh nào có thấy chi đâu.

    José Monserrate Feliciano Garcia chào đời ngày 10 Tháng Chín 1945 tại Lares, Puerto Rico, con trai thứ tư trong gia đình có đến 10 người con trai. José sinh ra đã bị mù. Bù lại, thính giác của anh phát triển hơn mức bình thường nên khi ba tuổi đã biết gõ nhịp trên lon thiếc khi nghe chú của mình khảy đàn cuatro (đàn giây, nhỏ hơn guitar bình thường).

    Theo bố mẹ và các anh, em trai qua Mỹ định cư khi năm tuổi, chú nhóc José không cảm thấy lạc lõng nhiều lắm nhờ gia đình có thuê căn hộ trong khu Spanish Harlem ở New York City. Tự mày mò tập chơi accordion khi lên bảy, có cây guitar đầu đời khi lên chín, mỗi ngày tập chơi 14 tiếng và để rồi cũng năm chín tuổi ấy đã lần đầu xuất hiện trước công chúng, trong nhà hát Teatro Puerto Rico, khu phố Bronx.

    Đó là những năm 1950 khi mà nhạc rock đang trỗi dậy nhưng jazz vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm trong cuộc sống người dân Mỹ. José thích nghe cả Ray Charles lẫn Sam Cooke. Nhưng ở nhà trường thì anh học guitar classic. Năm 17 tuổi, José nghỉ học, đi làm để phụ bố mẹ nuôi các em.

    Đàn hát bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha ở ven đường lẫn trong các quán rượu ở khu Greenwich Village rồi chìa cái nón ra để ai muốn cho bao nhiều thì cho. Vậy mà từng bước, anh trở thành nghệ sĩ có danh thơm biểu diễn các loại nhạc Latin, jazz, pop, rock. Và rồi José đã có những lúc đồng sáng tác và biểu diễn cùng những siêu sao như Johnny Cash, Jimi Hendrix, Diana Ross, Quincy Jones…

    Và cảm hứng đã đến, ca khúc Feliz Navidad ra đời, trở thành một trong những “bài tủ” nổi tiếng nhất của José Feliciano cùng với những bài do anh cover của các nghệ sĩ/ban nhạc khác (điển hình thành công nhất là Light my fire của nhóm The Doors và California Dreamin’; Che Sera…). Lời ca ngắn gọn bằng hai thứ tiếng Anh và Tây Ban Nha, dễ hiểu, gợi lên những hình ảnh vui tươi, lạc quan trong bối cảnh Giáng sinh và năm mới, bám vào lòng người nghe và cứ ở lại trong đó mỗi khi mùa Giáng sinh về.

    Từ đầu thập niên 1970 đến nay, Feliz Navidad đã được ghi âm bởi vô số nam nữ nghệ sĩ tài hoa, riêng bài do chính José Feliciano trình bày thì được yêu thích và yêu cầu streaming, download nhiều nhất. ASCAP công nhận Feliz Navidad là một trong 25 ca khúc Giáng sinh được nghe nhiều nhất mọi thời trên thế giới. Năm 2020, kỷ niệm 50 năm bài này ra đời, người ta tổng kết rằng nó đã được trình bày ở gần 90 nước, từ Argentina, Ấn Độ, Canada, Israel, Na Uy, Nam Phi, New Zealand đến Nhật… Và nó cũng được khắc ghi vào Grammy Hall of Fame.

    Tháng Mười Một 2021, José Feliciano tung album Behind This Guitar để kỷ niệm 50 năm phát hành Feliz Navidad, rồi tiếp thêm album Behind this guitar deluxe với bản ghi âm Feliz Navidad đặc biệt, quy tụ tiếng đàn tiếng hát của 30 nghệ sĩ đến từ khắp thế giới, từ Lin-Manuel Miranda đến anh em nhà Jonas Brothers. Ngoài ra ông còn hát tuyệt tác Eagle when she flies với nữ hoàng nhạc country Dolly Parton!

    ——————————————————————–

    Nguồn Gốc Ca Khúc Silent night Nổi Tiếng (Đêm thánh vô cùng)

    Silent night bản nhạc giáng sinh sâu lắng và ý nghĩa đã được dịch thành hàng trăm thứ tiếng và đã được cất lên hàng triệu triệu lần vào những dịp cuối năm, vang vọng từ những ngôi nhà thờ nhỏ bé ở Andes cho đến những thánh đường hoành tráng ở Antwerp hay La Mã. Ít ai biết được “Silent Night” lôi cuốn bao người có một nguồn gốc kỳ lạ…

    Bài Thánh Ca Kỳ Diệu. Việt Hải Los Angeles

    (Dedicated to the one I admire and respect. Xmas 2010)

    http://chimviet.free.fr/…/vhan100_LmTranCapTuong%20.htm

    Nguồn Gốc Ca Khúc Silent night (Đêm thánh vô cùng)

    “Silent night” đã được dịch thành hàng trăm thứ tiếng và được cất lên hàng triệu triệu lần vào những dịp cuối năm.

    Bài hát này vang vọng từ những ngôi nhà thờ nhỏ bé ở Andes cho đến những thánh đường hoành tráng ở Antwerp hay La Mã. Ít ai biết được “Silent Night” lôi cuốn bao người có một nguồn gốc kỳ lạ. ..

    Câu chuyện bắt đầu từ 11-12-1792, tại Salzburg, Áo. Cậu bé Joseph Mohr sinh ra trong gia đình một thợ đan nghèo, cha bỏ đi. Đến ở với bà ngoại nghèo khổ túng thiếu, mỗi khi đói rét, Joseph thường lang thang đâu đó để quên đi. Chính những lần cuốc bộ đó đã làm thay đổi cuộc đời cậu và cả cách thức chào đón Noel trên thế giới.

    Một lần, Joseph ghé vào một nhà thờ trong làng và gặp ông Johann Hiernle, người chỉ huy dàn hợp xướng. Joseph bắt đầu tham gia sinh hoạt cộng đồng. Nhận thấy tài năng thơ ca, âm nhạc của Joseph, khi cậu đủ tuổi, Hiernle cho cậu vào học tại một trường ngữ văn nổi tiếng tại Kremsmnster. Rồi Joseph tốt nghiệp trường dòng, được phong linh mục khi vừa 23 tuổi. Về một nhà thờ ở miền núi xinh đẹp, Joseph sáng tác rất nhiều bài thơ. Xúc cảm từ một mùa Noel tuyết trắng phủ không khí yên ắng của đất trời trong một buổi sáng nọ,

    Joseph ngồi xuống chiếc bàn gỗ và viết một mạch bài thơ ngắn mang tên “Stille Nacht! Heilige Nacht!” (tiếng Anh có nghĩa là “Silent Night! Holy Night!”; tạm dịch “Đêm thinh không! Đêm linh thiêng!).

    Rồi Joseph chuyển đến nhà thờ Thánh Nicholas. Đêm trước Noel 1818, cây đàn dương cầm bị hỏng. Không thể để ngày Noel thiếu lễ nhạc, cha Joseph nảy ra ý định cho ca đoàn hát cùng với tiếng đệm guitar. Thời gian cấp bách, ông nhớ lại bài thơ ngắn “Stille Nacht! Heilige Nacht!” và đề nghị Franz Gruber (người chơi đàn cho nhà thờ) lo phần nhạc, Joseph đệm guitar và hát giọng nam cao, Franz hát giọng trầm và cứ sau mỗi đoạn thì ca đoàn của nhà thờ sẽ hòa chung phần điệp khúc. Vào gần nửa đêm, giáo dân trong vùng tưởng như thường lệ người chơi đàn đại phong cầm tấu lên những bài ca mừng Noel hùng tráng… Nhưng không, chỉ nghe thánh thót luyến láy tiếng đàn guitar nhẹ nhàng nâng giai điệu Silent Night phảng phất âm hưởng dân ca vùng nông thôn nước Áo chầm chậm lan tỏa ra trong tĩnh lặng thinh không của một thời khắc thiêng liêng…. Một Noel thật đáng nhớ.

    Sau đó Joseph Mohr được thuyên chuyển đến nơi khác và trong suốt 7 năm sau đó Silent Night đã chẳng bao giờ được cất lên.

    Tình cờ một người thợ tên Karl Mauracher đến sửa đàn cho nhà thờ Thánh Nicholas. Sửa xong, Mauracher mời ông Gruber thử đàn. Khi Gruber lướt phím xướng cho đoạn nhạc mở đầu của Silent Night, Mauracher cảm ngay vẻ đẹp bài hát nên xin đem cả nhạc và lời của “Silent Night” về làng Kapfing. Hai gia đình ban nhạc nổi tiếng Rainers và Strassers được mời thưởng thức và liền bị cuốn hút, quyết định đưa bài hát mới vào các lễ hội âm nhạc mừng Noel. Sau đó nhà Strasser đã đưa Silent Night vòng quanh Bắc Âu. Đến năm 1834, họ biểu diễn cho Đức vua Frederick William đệ IV của nước Phổ, quá ấn tượng, vua truyền lệnh ca đoàn của cung đình phải xướng bài hát này vào mỗi dịp Noel.

    Gia đình Rainers thì lại sang Mỹ vào năm 1839 và đã biểu diễn Silent Night bằng tiếng Đức ngay tại Đài tưởng niệm Alexander Hamilton ở bên ngoài khuôn viên nhà thờ Trinity của New York. Năm 1863, Silent Night được Jane Campbell và John Young dịch sang tiếng Anh. ..

    Silent Night vẫn được cho là của các thiên tài âm nhạc như Haydn, Mozart, Beethoven. Mãi đến 1995, cuộc tranh luận mới chấm dứt khi người ta tìm lại được bản viết tay của Joseph Mohr. Ngay trên góc trên bên phải của bài nhạc, Joseph viết “Soạn nhạc: Fr. Xav. Gruber”.

    GIÁNG SINH VÀ NHỮNG BẤT NGỜ KỲ DIỆU TỪ MỘT CA KHÚC.

    Giáng sinh tưng bừng. Giáng sinh rợp trời hoa đèn dủ sắc mầu lung linh huyền ảo.

    Giáng sinh nếu chưa mang lại niềm vui thánh thiện, thì ít nhất, Giáng Sinh cũng là một niềm vui lớn lao của biết bao gặp gỡ thân tình thương mến.

    Từ rất lâu, Giáng sinh không chỉ là ngày Đại lễ của người Công giáo, nhưng đã trở thành một lễ hội lớn của mọi người thuộc nhiều xã hội và tôn giáo khác nhau.

    Tính phổ cập của Kitô giáo được thể hiện rất rõ qua Đại lễ Giáng sinh, đặc biệt, Giáng sinh còn gắn liền với một bài Thánh ca, tuy là Thánh ca của nhà đạo, nhưng đã được mọi giới qua mọi thời đại nhiệt tình đón nhận và thiết tha yêu mến. Đó là ca khúc : “Đêm thánh vô cùng”, ca khúc này có một lịch sử rất thú vị.

    Bất ngờ và kỳ diệu

    “Stille Nacht” Tiếng Áo, “Silent night”, tiếng Anh hoặc “Đêm thánh vô cùng”

    Thật là thú vị, khi được biết ca khúc vô cùng danh tiếng ấy lại được sáng tác bởi người không phải là nhạc sĩ, trong một hoàn cảnh bất đắc dĩ, buộc phải sáng tác.

    Đêm vọng Giáng Sinh, tức đêm 24/12 năm 1818, cây đàn Organ của Nhà thờ Thánh Nicholas (Nicola-Kirche) ở Obendorf thuộc nước Áo đột nhiên bị hỏng.

    Cha xứ là Linh mục Josef Mohr rất bối rối không biết tính sao, đang lúng túng thì Ngài chợt nhớ tới một bài thơ ngắn mà Ngài đã sáng tác từ 2 năm trước đó (1816). Bài thơ rất đơn sơ này có tựa là “Đêm Thánh”. Một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu, cha xứ muốn có một ca khúc mới dành cho lễ nửa đêm, nhưng làm sao bây giờ, vì Ngài không phải là nhạc sĩ để có thể phổ nhạc bài thơ này ?

    Làm sao bây giờ, khi gần hết hạn và Thánh lễ nửa đêm sắp bắt đầu ?

    Một ý nghĩ lại sáng lên, còn ai khác trong lúc này, ngoài Frank Gruber, là người vẫn thường chơi đàn Organ cho nhà thờ, ông là giáo viên và cũng là bạn thân của Cha. Thế là, Ngài đã tìm gặp ngay F. Gruber để nhờ soạn phần giai điệu và phối âm bài thơ “Đêm thánh”, nhưng …bằng đàn Guitar.

    Lúc đầu, F. Gruber không đồng ý với đề nghị của J. Mohr, vì e rằng giáo dân đến dự lễ sẽ không thích loại âm nhạc được trình bày với đàn guitar vì vốn vẫn quen với đàn Organ xưa nay. Nhưng vì không còn sự lựa chọn nào khác, F. Gruber đành phải chấp nhận và bắt tay vào việc. Hết sức bất ngờ, chỉ trong vài giờ đồng hồ, phần nhạc của ca khúc được hoàn tất.

    Thoạt tiên, những người dự lễ tỏ ra kinh ngạc khi nghe ca khúc được trình bày với đàn guitar, nhưng chẳng bao lâu mọi người bị mê hoặc bởi giai điệu ngọt ngào của bài hát.

    Kể từ đó bài thánh ca Đêm Thánh Vô Cùng đã trở thành một bài hát gây ấn tượng nhất cho đêm thánh giáng sinh hài nhi Ki-tô.

    Dẫu cùng niềm tin hay không, người ta cũng không thể không rung động trước những vẻ đẹp, và đặc biệt, là nét đơn sơ nhưng rất sâu sắc của bài hát, chính vì thế đã lan rộng khắp địa cầu như một điều tự nhiên.

    Bài Đêm Thánh Vô Cùng đã được chuyển ngữ sang nhiều thứ tiếng trên hoàn vũ. Người ta còn hát với tiếng Et-ki-mô và với thổ ngữ Ban-tu ở Phi Châu. Không có một âm hưởng nào, đời hay đạo, được quốc tế biết tới nhiều như bài thánh ca Giáng sinh khiêm nhu này của Áo quốc.

    Ca khúc Giáng sinh này đã được dịch ra hơn 300 thứ tiếng trên khắp thế giới, và là một trong những bài hát được yêu thích nhất trong mọi thời đại. Ca khúc vẫn thường được trình diễn không cần nhạc đệm. Mặc dù được sáng tác bởi hai tín hữu Công giáo, nhưng bài hát này đã có một vị trí đặc biệt trong các nhà thờ thuộc Giáo hội Luther.

    Xuyên qua lịch sử Ki-tô giáo, bài thánh ca Đêm Thánh Vô Cùng đã trở thành một biểu tượng chân thực cho mầu nhiệm sâu kín, đêm Thiên Chúa giáng trần của người tín hữu Ki-tô.

    Thực tế, có chăng một đêm nào êm dịu hơn, thánh thiêng hơn, cái đêm được nhìn thấy một hài nhi, vị Sứ giả của Trời cao, sinh ra trong một máng cỏ nơi chuồng súc vật, trong khi đó, các gia súc quen thuộc như bò và lừa lại thổi hơi cho ấm hài nhi? Chuyện hoang đường hay sự thật? Thật không quan trọng về điều này, vì niềm tin không thể áp đặt cho ai, nhưng trọng điểm dễ nhận biết là, ca khúc đã khơi động niềm xúc cảm cho nhân loại.

    Thật khá lý thú, khi mà hầu hết các âm hưởng nhạc Giáng sinh truyền thống đều bị mai một hoặc thay đổi, trong khi âm hưởng của bản Stille Nacht vẫn lưu giữ được nguyên vẻ trong sáng về hình thức và cách cấu trúc ban đầu.

    Sự kiện đáng chú ý và cảm động hơn nữa, là bài Đêm Thánh Vô Cùng có từ nguồn gốc Ki-tô giáo đã được các tôn giáo khác đón nhận. Có nơi tại Á Châu còn hát bài này ngay cả trong những đền Chùa Phật giáo…

    Mọi người đều biết rằng trong thế chiến thứ hai, Đức và Mỹ đã đồng ý với nhau có một cuộc hưu chiến trong đêm Giáng Sinh để binh sĩ cùng tham dự thánh lễ nửa đêm, hôm đó mọi người đã cùng nhau hát lên bài “Đêm Thánh Vô Cùng”.

    Từ đầu thập niên 1900, Nhà thờ Thánh Nicholas đã không còn nữa do sự tàn phá của lũ lụt. Một ngôi nhà thờ mới đã được xây dựng bên cạnh một chiếc cầu. Một nhà nguyện nhỏ gọi là “Stille-Nacht-Gedachtniskapelle” (Nhà nguyện Tưởng nhớ Ca khúc Đêm Yên lặng), được dựng lên ngay tại địa điểm của ngôi nhà thờ đã bị phá hủy, và ngôi nhà kế cận được biến thành Nhà bảo tàng.

    Nơi đây, quanh năm thu hút du khách đến từ khắp nơi trên thế giới, nhưng đông nhất vẫn là trong tháng 12.

    Hiện nay, trong Bảo Tàng Đêm Yên lặng và Nhà nguyện kỷ niệm tại Oberndorf, mọi người còn được thấy bản viết tay bài thơ “Đêm thánh”của Cha J. Mohr. Cả bản giai điệu viết tay của F. Gruber, giai điệu chịu ảnh hưởng của âm nhạc truyền thống tại các vùng nông thôn, phảng phất những nét đặc trưng của dân ca Áo.

    Cả bài thơ và giai điệu của bài ca đều rất đơn sơ giản dị, nhưng lại gây xúc động vô cùng nên đã chinh phục được toàn thế giới. Điểm nổi bật hơn hết là so với âm điệu của các bài thánh ca Noel khác, bài “Đêm Thánh Vô Cùng” tiêu biểu cho đêm hạ sinh một hài nhi – Thiên Chúa, đến với trần gian và sống với con người. Chính nhờ thế, bài Thánh ca ấy đã giúp cho Đại lễ Giáng sinh thêm rất nhiều ý nghĩa. Thật khó hình dung, lễ Giáng sinh mà lại thiếu bài Thánh ca “Đêm thánh vô cùng”.

    Nhưng ngày lễ không chỉ là dịp để cho ta kỷ niệm, nhớ tới hoặc nghĩ về, vì như thế sẽ chẳng sinh ích lợi bao nhiêu, vì lễ nào rồi cũng qua, như bao nhiêu Thánh lễ đã qua và từng được dự trong đời, nhưng phải là những nhắc nhở và đòi buộc ta phải sống với mầu nhiệm Giáng sinh, nghĩa là Chúa cũng phải được sinh ra, phải lớn lên ở ngay trong lòng mình. Nghĩa là, ta cũng phải đổi thay, phải tự điều chỉnh để nên giống Chúa hơn qua từng ngày. Nghĩa là, ta phải thực sự ý thức, để không thể tự hài lòng và an tâm với lối sống hời hợt, nặng phần trình diễn của các hình thức ồn ào ở bên ngoài.

    Lạy Chúa !

    Xin luôn nâng đỡ và nhắc nhở, để con biết vâng theo ý Chúa, hơn là bắt Chúa phải chiều theo ý con, nhờ thế, con sẽ có được niềm vui và sự bình an mà Thiên thần đã ngợi ca chúc tụng khi hài nhi Giêsu sinh ra năm nào :

    “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Ước gì Đêm Giáng Sinh Mừng Ngôi Hai Con Chúa xuống thế làm Người là Đêm Thánh mà Chúa đang hiện diện trong tâm hồn nơi sâu thẳm của từng người, của lòng tin luôn tràn đầy nguồn ân sủng và Bình An của Chúa.

    ———————————————————————–

    Hoàn cảnh ra đời Silent Night (Đêm Thánh Vô Cùng)

    200 năm qua, cứ vào mỗi đêm Giáng sinh, giai điệu bài thánh ca kinh điển Silent Night – vốn quen thuộc với người Việt Nam với cái tên Đêm Thánh Vô Cùng – đều mang lại những khoảnh khắc thiêng liêng, ấm áp, đưa con người xích lại gần nhau hơn. Đã có nhiều phiên bản dịch lời Việt ca khúc này, nhưng nổi tiếng nhất là bản của Nguyễn Văn Đông, đặc biệt là phiên bản đầu tiên của nhạc sĩ Hùng Lân. Click để nghe Thái Thanh hát Đêm Thánh Vô Cùng (lời Hùng Lân) Click để nàng Hoàng Oanh hát Đêm Thánh Vô Cùng (lời Nguyễn Văn Đông) Bài thánh ca Silent Night được ra đời vào mùa Giáng Sinh năm 1818 tại nhà thờ nhỏ bé thuộc làng Obendorf vùng Salzburg của nước Áo. Bài hát được Franz Xaver Gruber soạn nhạc, còn phần lời là của “thầy Sáu” trong nhà thờ tên là Joseph Mohr. Chuyện kể rằng trước khi về nhà thờ Thánh Nicholas ở Salzburg, Joseph Mohr đã về một nhà thờ ở miền núi xinh đẹp và sáng tác rất nhiều bài thơ. Một mùa đông đầu thế kỷ 19, với niềm xúc cảm khi nhìn miền tuyết trắng phủ và không khí yên ắng của đất trời nơi đây, Joseph đã viết 1 bài thơ ngắn mang tên “Stille Nacht! Heilige Nacht!” (tiếng Anh có nghĩa là “Silent Night! Holy Night!”; tạm dịch “Đêm thinh không! Đêm linh thiêng!). Xem bài khác Hoàn cảnh sáng tác “Xập Xám Chướng” của nghệ sĩ Tùng Lâm Ca khúc Đêm Xuân (Dạ Khúc) và chuyện tình Phạm Duy – Thái Hằng Click để nghe 1 phiên bản Silent Night của 1 cô bé 4 tuổi hát Sau đó Joseph chuyển đến nhà thờ Thánh Nicholas. Vào đêm trước Noel 1818, cây đàn dương cầm của nhà thờ bị hư, mà ngày lễ thì không thể thiếu nhạc nên cha Sở là Joseph Kessler có ý định cho ca đoàn hát cùng tiếng đàn guitar. Khi đó Joseph Mohr nhớ lại bài thơ ngắn năm xưa và đề nghị người chơi đàn cho nhà thờ là Franz Gruber soạn giai điệu dựa theo bài thơ. Vào gần nửa đêm, giáo dân trong vùng tưởng như thường lệ người chơi đàn đại phong cầm trong nhà thờ sẽ tấu lên những bài ca mừng Noel hùng tráng… Nhưng không, chỉ nghe thánh thót luyến láy tiếng đàn guitar nhẹ nhàng nâng giai điệu của Silent Night phảng phất âm hưởng dân ca vùng nông thôn nước Áo chầm chậm lan tỏa ra trong tĩnh lặng thinh không của một thời khắc thiêng liêng… Một Noel thật đáng nhớ. Tuy nhiên sau đó Joseph Mohr được thuyên chuyển đến nơi khác và Silent Night bị rơi vào quên lãng suốt 7 năm. Một ngày kia, tình cờ có một người thợ tên Karl Mauracher đến sửa đàn cho nhà thờ Thánh Nicholas. Sửa xong, Mauracher mời ông Gruber thử đàn. Khi Gruber lướt phím xướng cho đoạn nhạc mở đầu của Silent Night, Mauracher cảm ngay vẻ đẹp bài hát nên xin đem cả nhạc và lời của “Silent Night” về làng Kapfing để trình diễn. Hai gia đình ban nhạc nổi tiếng Rainers và Strassers được mời thưởng thức và liền bị cuốn hút, họ quyết định đưa bài hát mới này vào các lễ hội âm nhạc mừng Noel. Sau đó nhà Strasser còn đưa Silent Night đi trình diễn vòng quanh Bắc Âu. Đến năm 1834, họ biểu diễn cho vua Frederick William đệ IV của nước Phổ. Vì quá ấn tượng, vua truyền lệnh ca đoàn của cung đình phải xướng bài hát này vào mỗi dịp Noel. Gia đình Rainers thì lại sang Mỹ vào năm 1839 và đã biểu diễn Silent Night bằng tiếng Đức ngay tại Đài tưởng niệm Alexander Hamilton ở bên ngoài khuôn viên nhà thờ Trinity của New York. Năm 1859, Silent Night được linh mục John Freeman Young ở giáo phận Floria dịch sang tiếng Anh và nhanh chóng trở thành một nhạc phẩm Giáng sinh được yêu thích ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ca khúc có những quãng nhạc bình dị, những ý nhạc ngắn gọn, nhấc lên hạ xuống nhịp nhàng như hơi thở nên rất dễ hát. Silent Night có thể được biểu diễn trên những sân khấu lớn bởi các ngôi sao nổi tiếng hoặc theo chân các em nhỏ đến từng ngôi nhà theo phong tục của phương Tây. Giai điệu của bài hát như một sự nín thở chờ đón một sự kiện vĩ đại sắp xảy ra: Sự ra đời của Chúa Jesus. “… Silent night! Holy night! All is calm, all is bright ‘Round yon Virgin Mother and Child, Holy infant so tender and mild, Sleep in Heavenly peace! Sleep in Heavenly peace!” “… Đêm yên tĩnh! Đêm linh thiêng! Tất cả thật êm đềm, tất cả thật rạng rỡ Quanh Đức mẹ Đồng Trinh và Con của Người Chúa hài đồng thật hiền dịu và tốt lành Ngủ say trong sự yên bình tuyệt vời! Ngủ say trong sự yên bình tuyệt vời!” Click để nghe Silent Night vẫn được cho là của các thiên tài âm nhạc như Haydn, Mozart, Beethoven. Mãi đến 1995, cuộc tranh luận mới chấm dứt khi người ta tìm lại được bản viết tay của Joseph Mohr. Ngay trên góc trên bên phải của bài nhạc, Joseph viết “Soạn nhạc: Fr. Xav. Gruber”. Bài Silent Night được dịch ra 140 ngôn ngữ trên khắp thế giới, nhưng dù được hát với ngôn ngữ nào, thì giai điệu bài hát đều gợi lên một khung cảnh quen thuộc của đêm Giáng sinh xứ lạnh: Khi đó đường phố rất yên tĩnh, vắng lặng, những ngôi nhà ngủ yên, ngập trong tuyết trắng. Khung cảnh ấy đẹp đẽ mơ màng như trong chuyện cổ tích. Đúng 12 giờ đêm, chuông nhà thờ đổ vang và Silent Night được cất vang từ dàn đồng ca, nghe như tiếng vọng từ thiên đường. Đó là một khoảng khắc thiêng liêng, lòng người tràn đầy sự thành kính và biết ơn. Tưởng như trong giây phút, mọi cái xấu, cái ác đều được xóa sạch khỏi mặt đất. Lịch sử vẫn còn ghi lại câu chuyện về đêm hưu chiến Giáng sinh huyền thoại trong Thế chιến thứ nhất tại Mặt trận phía Tây năm 1914. Bất chấp sự phản đối từ chỉ huy, các binh sĩ Đức và Anh đã tự động ngừng giao tranh. Các binh sĩ Đức vừa trang trí khu vực xung quanh chιến hào của họ trong vùng Ypres thuộc Bỉ, vừa ca vang những ca khúc Giáng sinh, trong đó quen thuộc nhất là bài Silent Night bằng tiếng Đức. Khi đó các binh sĩ Anh cũng bắt đầu ra khỏi hào sâu ở bên kia chιến tuyến và đáp lời bằng chính bài hát đó ở phiên bản tiếng Anh. Đó là giây phút diệu kỳ khi hai bên bặt tiếng sung và thay vào đó là tiếng hát ca ngợi Thiên Chúa. Suốt đêm ấy, họ cùng hét vang: “Chúc mừng Giáng sinh” với nhau. Họ thậm chí còn tặng nhau quà lưu niệm cho nhau. Đấy là đêm hoàn toàn không có máu đổ, không có ai phải ngã xuống, đúng nghĩa “Đêm yên tĩnh” như tên gọi của bài hát. Hơn cả vị trí của một bài thánh ca nổi tiếng, Silent Night đã trở thành một biểu tượng của hòa bình. Vào mỗi dịp Giáng sinh, người ta lại lắng nghe với Silent Night như một sự thanh lọc tâm hồn, tìm về với cái Thiện. Ca khúc đem lại cho người nghe một viễn cảnh tốt đẹp về một thế giới hòa bình, không có hận thù, không thiên tai, địch họa, không có tiếng khóc hay sự chia ly, chỉ còn là “đêm yên tĩnh” với những đứa trẻ say ngủ trong vòng tay cha mẹ. Bài Silent Night đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại hồi tháng 3/2011. Năm 2013, tạp chí Time, sau một thời gian khảo sát tại Văn phòng bản quyền Mỹ (U.S. Copyright Office) cũng tuyên bố Silent Night là ca khúc Giáng sinh được yêu thích nhất trên thế giới với 733 lần được thu âm, tính riêng từ 1978 trở lại đây.

    -Mary’s Boy Child

    Lời ca khúc được viết giống như một câu chuyện cổ tích, kể về ngày Chúa Giáng Sinh đến với nhân loại. Được nhóm Boney M thể hiện vào năm 1978 và đã nhanh chóng leo lên đứng đầu bảng xếp hạng âm nhạc tại Anh. Từ đó cho đến nay, ca khúc Mary’s Boy Child vẫn luôn là bản nhạc Giáng Sinh được yêu thích vượt thời gian mỗi khi mùa Christmas sắp cận kề.

    Last Christmas

    Do ban nhạc Wham biểu diễn và được phát hành vào năm 1984. Đây là một bài hát Noel bất hủ được nhiều nghệ sĩ cover nhất, mang lại nhiều cảm xúc, đặc biệt là với những người Châu Á. Bài hát kể về câu chuyện của một chàng trai cuồng si, hết mình vì tình yêu trong mùa Giáng Sinh. Nhưng người con gái anh yêu lại rời bỏ ra đi, khiến anh ấy cô đơn, tuyệt vọng trong mùa Noel lạnh giá.

    We Wish You A Merry Christmas

    Nếu nói đến những giai điệu về dịp Noel thì không thể bỏ qua ca khúc We Wish You A Merry Christmas chân phương, quen thuộc với biết bao thế hệ trong hơn 500 năm qua. Bài hát được dành cho tất cả mọi người và bất cứ ai cũng có thể cất cao giọng hát của mình trong đêm Giáng Sinh. Mang giai điệu nhẹ nhàng, câu từ đơn giản nhưng ca khúc này lại được đóng nhận nồng nhiệt trên toàn thế giới.

    Joy To The World

    Bài thánh ca này nổi bật vì được phổ biến rộng khắp trong các giáo hội Cơ Đốc, chuyền tải thông điệp niểm vui và tình yêu thế chỗ cho tội lỗi và buồn đau trong đêm Noel. Bản nhạc Giáng Sinh này có gia điệu rộn ràng, mang lại không khí đêm mùa đông se lạnh nhưng đầy hân hoan và luôn khiến cho người nghe có cảm giác ấm áp khi thưởng thức trong nhà thờ cùng một dàn đồng ca lớn

    Feliz Navidad

    Cuối cùng là bài hát ấn tượng với đoạn điệp khúc đơn giản: “I wanna wish you a Merry Christmas from the bottom of my heart”. Thông điệp ca khúc đơn giản nhưng lại quá đỗi ngọt ngào. Đã đưa Feliz Navidad trở thành bài hát mà mỗi khi giai điệu của nó ngân lên trong đêm Christmas, tất cả mọi người đều muốn nhảy múa xung quanh cây thông Noel trong không khí se lạnh ngày cuối đông.

    Silent Night

    Silent Night là bài hát Giáng sinh nổi tiếng nhất thế giới. Bài hát mang giai điệu du dương, ca từ nhẹ nhàng, theo thông điệp về tình yêu, hòa bình khiến bạn cảm nhận được sự bình yên và ấm áp của đêm Giáng sinh.

    Nếu bạn thích nghe nhạc Giáng sinh theo đúng từng thời điểm thì thứ tự bấm máy chọn bài chắc sẽ như thế này: 1.It’s beginning to look a lot like Christmas; 2.Last Christmas; 3.Driving home for Christmas; 4.Run Rudolph Run; 5.Winter Wonderland; 6.Santa Claus is Coming to Town; 7.Jingle Bell Rock; 8.Dancing around the Christmas tree; 9.Little Drummer Boy; 10.Silent Night; 11.Mary’s Boy Child; 12.We wish you a Merry Christmas; 13.Please Come Home for Christmas; 14.A Merry Little Christmas và kết thúc bằng niềm hân hoan vô vàn với bài… Feliz Navidad.

    Theo tiếng Tây Ban Nha, Feliz Navidad có nghĩa như Merry Christmas (tiếng Anh); Joyeux Noel (tiếng Pháp); Buon Natale (tiếng Ý) và Mừng Giáng sinh trong tiếng Việt. Năm 1970, có một nghệ sĩ 25 tuổi, có tài sáng tác và đàn ca rất hay tên là José Feliciano chuẩn bị phát hành album nhạc Giáng sinh.

    Đĩa nhạc có bao bì tuyệt đẹp, trông như một gói quà giấy màu vàng đồng thắt nơ xanh lá cây và đỏ, đúng màu truyền thống Noel rất quen thuộc với nhãn quan người Âu Mỹ. Đĩa nhạc mang chính tên của chàng nghệ sĩ tác giả José Feliciano. Mọi việc sáng tác, thiết kế, ghi âm đã gần hoàn tất thì nhà sản xuất Rick Jarrard nêu ý kiến rằng José nên có một ca khúc Giáng sinh mới hoàn toàn, hát tiếng Tây Ban Nha để thêm lực hút cho album.

    Suy nghĩ mãi không ra ý, một buổi chiều gần đến thời hạn phải kết thúc dự án, José cảm thấy nhớ thời mình còn là chú nhóc con nhà nghèo sống ở Puerto Rico rồi lại là những ngày nghèo túng khác ở New York. Nhớ âm thanh cuộc sống là chính, vì anh nào có thấy chi đâu.

    José Monserrate Feliciano Garcia chào đời ngày 10 Tháng Chín 1945 tại Lares, Puerto Rico, con trai thứ tư trong gia đình có đến 10 người con trai. José sinh ra đã bị mù. Bù lại, thính giác của anh phát triển hơn mức bình thường nên khi ba tuổi đã biết gõ nhịp trên lon thiếc khi nghe chú của mình khảy đàn cuatro (đàn giây, nhỏ hơn guitar bình thường).

    Theo bố mẹ và các anh, em trai qua Mỹ định cư khi năm tuổi, chú nhóc José không cảm thấy lạc lõng nhiều lắm nhờ gia đình có thuê căn hộ trong khu Spanish Harlem ở New York City. Tự mày mò tập chơi accordion khi lên bảy, có cây guitar đầu đời khi lên chín, mỗi ngày tập chơi 14 tiếng và để rồi cũng năm chín tuổi ấy đã lần đầu xuất hiện trước công chúng, trong nhà hát Teatro Puerto Rico, khu phố Bronx.

    Đó là những năm 1950 khi mà nhạc rock đang trỗi dậy nhưng jazz vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm trong cuộc sống người dân Mỹ. José thích nghe cả Ray Charles lẫn Sam Cooke. Nhưng ở nhà trường thì anh học guitar classic. Năm 17 tuổi, José nghỉ học, đi làm để phụ bố mẹ nuôi các em.

    Đàn hát bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha ở ven đường lẫn trong các quán rượu ở khu Greenwich Village rồi chìa cái nón ra để ai muốn cho bao nhiều thì cho. Vậy mà từng bước, anh trở thành nghệ sĩ có danh thơm biểu diễn các loại nhạc Latin, jazz, pop, rock. Và rồi José đã có những lúc đồng sáng tác và biểu diễn cùng những siêu sao như Johnny Cash, Jimi Hendrix, Diana Ross, Quincy Jones…

    Và cảm hứng đã đến, ca khúc Feliz Navidad ra đời, trở thành một trong những “bài tủ” nổi tiếng nhất của José Feliciano cùng với những bài do anh cover của các nghệ sĩ/ban nhạc khác (điển hình thành công nhất là Light my fire của nhóm The Doors và California Dreamin’; Che Sera…). Lời ca ngắn gọn bằng hai thứ tiếng Anh và Tây Ban Nha, dễ hiểu, gợi lên những hình ảnh vui tươi, lạc quan trong bối cảnh Giáng sinh và năm mới, bám vào lòng người nghe và cứ ở lại trong đó mỗi khi mùa Giáng sinh về.

    Từ đầu thập niên 1970 đến nay, Feliz Navidad đã được ghi âm bởi vô số nam nữ nghệ sĩ tài hoa, riêng bài do chính José Feliciano trình bày thì được yêu thích và yêu cầu streaming, download nhiều nhất. ASCAP công nhận Feliz Navidad là một trong 25 ca khúc Giáng sinh được nghe nhiều nhất mọi thời trên thế giới. Năm 2020, kỷ niệm 50 năm bài này ra đời, người ta tổng kết rằng nó đã được trình bày ở gần 90 nước, từ Argentina, Ấn Độ, Canada, Israel, Na Uy, Nam Phi, New Zealand đến Nhật… Và nó cũng được khắc ghi vào Grammy Hall of Fame.

    Tháng Mười Một 2021, José Feliciano tung album Behind This Guitar để kỷ niệm 50 năm phát hành Feliz Navidad, rồi tiếp thêm album Behind this guitar deluxe với bản ghi âm Feliz Navidad đặc biệt, quy tụ tiếng đàn tiếng hát của 30 nghệ sĩ đến từ khắp thế giới, từ Lin-Manuel Miranda đến anh em nhà Jonas Brothers. Ngoài ra ông còn hát tuyệt tác Eagle when she flies với nữ hoàng nhạc country Dolly Parton!

    ——————————————————————–

    Feliz Navidad, Feliz Navidad. Feliz Navidad, prospero ano y felicidad

    I want to wish you a Merry Christmas, I want to wish you a Merry Christmas

    I want to wish you a Merry Christmas from the bottom of my heart….

    Thánh ca là nhạc hát trong nhà thờ; tình ca là nhạc có tình yêu, thường là tình yêu nam nữ. Có một loại nhạc Giáng Sinh nói về Giáng Sinh chỉ trong khía cạnh văn hóa thuần túy, không sâu vào tâm linh như thánh ca. Đây là loại nhạc Giáng Sinh thế tục, ta có thể gọi như thế, hay ta tạm gọi là dân ca, một loại nhạc truyền thống dân tộc, không tôn giáo, về Giáng Sinh.

    Hôm nay chúng ta nghe qua các dân ca Giáng Sinh quốc tế rất phổ thông, và chúng ta đều đã nghe trước đây, vì chúng quá phổ thông tại mọi nơi trên thế giới. Các video clips dưới đây đều có lời nhạc tiếng Anh để các bạn tiện theo dõi và hát theo. Trước mối bài hát chúng ta sẽ có một giới thiệu ngắn cho bài.

    Và chúng ta có các bài sau đây:

    1. Deck The Halls

    2. Carol of the Bells

    3. It’s the Most Wonderdful Time of the Year

    4. Let It Snow

    5. The Little Drummer Boy

    6. O Christmas Tree

    7. The Most Wonderful Day of the Year

    8. We Need A Little Christmas

    9. Rudolph the Red-Nosed Reindeer

    10. Jingel Bells

    11. Jengel Bell Rock

    12. Santa Claus Is Coming To Town

    13. We Wish You A Merry Christmas

    14. 12 Days Of Christmas

    15. Rockin’ Around The Christmas Tree

    16. Feliz Navidad

    Mời các bạn !

    1. Deck the halls

    “Deck the Halls” (đầu đề nguyên thủy là “Deck the Hall”) là một bài hát Giáng Sinh / Năm Mới truyền thống của dân Welsh, ở vùng Wales, là một nước thuộc, Liên Hiệp Hoàng Gia Anh (United Kingdom of England) ở phía tây nước Anh. Điệp khúc fa-la-la có lẽ vao thời nguyên thủy là nhạc mở đầu của đàn harp. Bản nhạc này có từ thời thế kỷ 16, và là một phần của một bản nhạc mùa đông, Nos Galan.

    Điệp khúc Fa-la-la có từ một bản nhạc luân vũ thời trung cổ và dùng trong bài Nos Galan. Các phần còn lại của lời nhạc là đo người Mỹ sáng tác khoảng đầu thê kỷ 19.

    2. Carol of the Bells

    “Carol of the Bells” là bài nhạc Giáng Sinh do nhà soan nhạc người Ukraine tên Mykola Leontovych soạn nhạc, với lời nhạc tiếng Anh do Peter J. Wilhousky viết sau đó. Ngoài tên Carol of the Bells, bản nhạc này còn được biết đến trong thế giới tiếng Anh với tên “Ukrainian Bell Carol”. Âm diệu của bản nhạc là một âm điệu Ukraine gọi là “Shchedryk”, với các nhóm 4 bốn gọi là “ostinato motif” rất được ưa chuộng và làm bản nhạc rất nổi tiếng trong thế giới tiếng Anh.

    3. It’s the Most Wonderful Time of The Year – Andy Williams

    “It’s the Most Wonderful Time of the Year” được viết năm 1963 bởi Edward Pola và George Wyle, được thu âm năm đó và làm nổi tiếng bởi Andy Williams trong album Giáng Sinh tên “The Andy Williams Christmas Album”.

    4. Let It Snow – Dean Martin

    “Let It Snow! Let It Snow! Let It Snow!”, còn có tên “Let It Snow”, là bài hát do Sammy Cahn viết lời và nhạc sĩ Jule Styne viết nhạc năm 1945. Bản nhạc được viết vào tháng 7 năm 1945 trong thời gian trời nóng kỷ lục ở California! Được ghi âm lần đầu bởi Vaughn Monroe, bản nhạc trở thành nổi tiếng, lên đến số 1 trên bảng âm nhạc Billboard. Và mặc dù được xem là nhạc Giáng Sinh, nhưng từ Giáng Sinh không hề có trong bài.

    5. The Little Drummer Boy

    “The Little Drummer Boy,” có tên nguyên thủy là “Carol of the Drum,” do nữ nhạc giá cổ điển người Mỹ tên Katherine Kennicott Davis viết năm 1941. Đến năm 1955 bài hát được Trapp Family Singers thu âm và năm 1958 được ban hợp xướng Harry Simeone Chorale thu âm và làm nổi tiếng từ đó.

    Lời nhạc là lời kể chuyện của một câu bé nghèo kể lại chuyện cậu được Ba Vua gọi đến máng cỏ của Thánh Gia, và vì không có quà cho Chúa Hài Đồng, cậu bé đánh trống với sự đồng ý của Mẹ Maria, “Tôi chơi thật tốt cho Chúa” và “Chúa mỉm cười với tôi”.

    6. O Christmas Tree

    “O Tannenbaum” trong tiếng Đức và “O Christmas Tree” trong tiếng Anh là bài hát Giáng Sinh của Đức.

    A Tannenbaum là một loài thông ở Đức, thường gợi hứng cho các nhạc sĩ Đức soạn nhạc về “Tannenbaum”. Bản Tannenbaum đầu tiên có lẽ viết từ thế kỷ 15. Bài Tannenbaum nổi tiếng nhất là bài viết lời năm 1824 bởi nhạc sĩ organ Leipzig và nhà soạn nhạc Ernst Anschütz. Nhạc là nhạc của một bài dân ca cổ tên (Lauriger Horatius).

    7. The Most Wonderful Day of The Year

    “The Most Wonderful Day of The Year” do Johnny Marks viết năm 1964. Johnny Marks là nhạc sĩ chuyên viết nhạc Giáng Sinh và có một số bài nổi tiếng khắp thế giới như “Rudolph, the Red-Nosed Reindeer,” viết nhac với lời là một bài thơ do người anh rể viết.

    8. We Need A Little Christmas

    “We Need a Little Christmas” là môt bản nhạc Giáng Sinh trong nhạc kịch Broadway của Jerry Herman tên Mame, hát lần đầu tiên bởi Angela Lansbury trong nhạc kịch đó năm 1966.

    Trong nhạc kicnh, Mame hát bản nhạc này sau khi cô bị mất hết tài sản vì thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1929, và Mame quyết định là cô, cậu cháu trai Patrick, và hai người làm trong nhà “cần một chút Giáng Sinh” cho vui một chút.

    9. Rudolph the Red Nosed Reindeer

    “Rudolph the Red-nosed Reindeer” laf một chú nai tưởng tượng với đầu mũi đỏ chói. Là chú nai thứ chín của Ông Già Noel, dẫn đầu đoàn nai kéo xe của Ông Già Noel. Vì thế cậu còn có tên “Nai Thứ Chín Của Ông Noel”. Chính đầu mũi sáng chói của Rudolph soi sáng đường đi cho đoàn nai kéo xe đưa Ông Già Noel đi trong đêm.

    Rudolph xuất hiện lần đầu tiên trong tập sách mỏng của Robert L. May năm 1939 do công ty Montgomery Ward phát hành. Bản nhạc Rudoff the Red-nosed Reindeer do Johnny Marks viết năm 1964.

    10. Jingle Bells

    “Jingle Bells” là một trong những bản nhạc Giáng Sinh được hát nhiều nhất trong thế giới tiếng Anh. Bản nhạc được James Lord Pierpont (1822–1893) viết năm 1857 và phát hành với tên “One Horse Open Sleigh”.

    11. Jingel Bell Rock

    “Jingle Bell Rock” do Joseph Carleton Beal (1900–1967) và James Ross Boothe (1917–1976) viết. Beal là một người làm nghề Pulbic relations ở New Jersey và Boothe là một nhà văn ở tiểu bang Texas. Bản nhạc được Bobby Helms ghi âm và làm nổi tiếng năm 1957.

    12. Santa Claus Is Coming To Town

    “Santa Claus is Coming to Town” do John Frederick Coots và Haven Gillespie viết, và hát lần đầu tiên bởi Eddie Cantor trên radio tháng November 1934. Bản nhạc thành công tức thì với 100 nghin tờ nhạc bán ngày hôm sau và hơn 400 nghìn bản bán trong dịp Giáng Sinh.

    13. We wish you a Merry Christmas

    “We Wish You a Merry Christmas” là một bài hát Giáng Sinh của Anh từ vùng miền tây nước Anh thế kỷ 16. Vào thời đó những người giàu có truyền thống phát kẹo, nhất là kẹo Sôcola, cho những đoàn hát nhạc Giáng Sinh trên đường phố. Đây là một trong ít bản nhạc Giáng Sinh có nhắc đến Năm Mới trong đó.

    14. 12 Days of Christmas

    “The Twelve Days of Christmas” là 12 ngày lễ hội bắt đầu từ ngày 25 tháng 12 đến ngày 5 tháng 1. 12 ngày này có tên là Christmastide hay Twelvetide. Ngày 6 tháng 1, là ngày Lễ Ba Vua, chứng tỏ qiuyeen lực của Giêsu là Con Thượng Đế đối với Ba Vua đến từ phương Đông.

    “The Twelve Days of Christmas” là bài hát Giáng Sinh kể hàng loạt quà tặng quý tặng nhau trong 12 ngày đó. Dù là phát hành lần đầu tiên ở Anh năm 1780, có bằng chứng cho rằng bài nhạc có nguồn gốc từ Pháp trước đó.

    15. Rockin’ Around The Christmas Tree

    “Rockin’ Around the Christmas Tree” do nhạc sĩ nhạc Giáng Sinh Johnny Marks viết và ca sĩ Brenda Lee ghi ăm 1958, nhưng phải đến 1960 khi Brenda Lee nổi tiếng bản nhạc mới nổi tiếng theo.

    16. Feliz Navidad

    “Feliz Navidad” là bài nhạc Giáng Sinh / Năm Mới do ca nhạc sĩ người Puerto Ric0 tên José Feliciano viết năm 1970. Với điệp khúc Tây Ban Nha giản dị, câu chào Giáng Sinh và Năm Mới truyền thống–“Feliz Navidad, próspero año y felicidad” hay “Merry Christmas, and a happy New Year”–và câu tiếng Anh đơn giản–“I wanna wish you a Merry Christmas from the bottom of my hear–bài nhạc nhanh chóng trở thành bản nhạc Giáng Sinh kinh điển trong thế giới tiếng Anh.

    Vương Trùng Dương.

    ——————————————————————————————————————————————————————-

    Xmas Song: ‘Feliz Navidad’

    José Feliciano‘s “Feliz Navidad,” originally released in 1970, celebrates the most wonderful time of the year in both English and Spanish. The repeating chorus, “Feliz Navidad / Próspero año y felicidad,” means “Merry Christmas, a prosperous year and happiness.”

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Próspero año y felicidad

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Próspero año y felicidad

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    From the bottom of my heart

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    From the bottom of my heart

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Próspero año y felicidad

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Próspero año y felicidad

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    From the bottom of my heart

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    From the bottom of my heart

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Próspero año y felicidad

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Próspero año y felicidad

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    From the bottom of my heart

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    From the bottom of my heart…. 

    VIỆT HẢI

  • Âm nhạc,  Kiều My,  Sinh Hoạt,  Việt Hải

    GIỚI THIỆU BAN NHẠC TRẺ  ANGEL BAND

    Nhạc sĩ Huy Phước cùng ban nhạc Angel Band tổ chức buổi lễ mừng Labor Day 2023. Bước vào music studio trang trí hệ thống đèn màu (multicolor helicopter lighting) đẹp mắt. Angel Band mở đầu party với nhạc phẩm “Oye Como Va”. Đây là ca khúc do nhạc sĩ Latin jazz và mambo Tito Puente sáng tác vào năm 1962. Bản hát lại của ban nhạc rock Santana đã đưa ca khúc này trở nên nổi tiếng với vị trí số 13 tại Billboard Hot 100, số 11 tại Billboard Easy Listening và số 32 tại Hot R&B/Hip-Hop Songs. Nhan đề ca khúc được lấy từ câu hát chủ đề “Oye Como Va”, có nghĩa là “Có khỏe không?”, tuy nhiên khi đứng cùng cả câu hát “Oye como va, ma ritmo” thì lại có nghĩa “Giai điệu của tôi có hay không?”

    Phu nhân của anh Huy Sinh (Lead Guitar), Huy Sinh (Guitar), Huy Tùng (Keyboard), Huy Đồng (Bass), Mạnh Bổng, Huy Dũng (Drum), Huy Phước (Accord) & Drum)

    Ca khúc được sáng tác theo nhịp cha-cha-cha với nhiều nét  tương đồng với “Chanchullo” của Israel “Cachao” López. Tạp chí Latin Beat từng viết vào năm 1967: “Ca khúc kinh điển “Rareza de Melitón” (sau này đổi tên thành “Chanchullo”) do Cachao sáng tác vào năm 1937 đã là nguồn cảm hứng cho Tito Puente viết nên ‘Oye Como Va’ “. Ấn bản gốc do ca sĩ Santitos Colon trong ban nhạc của Puente thời điểm đó trình bày. Cachao cũng chơi violoncelle trong một số lần trình diễn trực tiếp của “Oye Como Va”. Bài ca Oye Como Va điệu cha-cha-cha thường được chơi trong những dịp bal des amis hay matinée boom.

    Angel Band là ban nhạc trẻ, dĩ nhiên sở trường chơi nhạc trẻ rất khá, dưới sự điều khiển của nhạc sĩ Huy Phước. Tay trống xuất sắc là Huy Vũ, Huy Sinh lead guitar, Huy Tùng keyboard, Huy Đồng bass, Huy Dũng trống và Huy Phước đảm nhiệm cả hai vai trò lead solo (hay accord) và vocalist. Đây là một professional fullband mà chúng tôi được thưởng thức suốt một đêm dài của Labor Day 2023.

    Trần Việt Hải

    ÂM NHẠC TRONG ĐỜI SỐNG

    Bài Viết Của Kiều My

    Mừng lễ Labor Day 2023 vừa qua, gia đình chị Tâm An đã tổ chức một buổi văn nghệ hầu chiêu đãi bạn bè. Với lòng hiếu khách và hào hiệp, chị đã mời bạn bè và nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian tham dự buổi ca nhạc tại tư gia…vô cùng ấn tượng. Đặc biệt, mọi người được thưởng thức một đêm văn nghệ độc đáo với ban nhạc sống của nhạc sĩ Huy Phước, phu quân của chị Tâm An. Đây là khoảnh khắc chắc chắn sẽ ghi lại dấu ấn như một kỷ niệm khó quên trong lòng người.

    Hình trên cùng: Minh Thư (Mặc áo & đội mũ đỏ) Hình giữa: Phạm Gia Đại, Vương Trùng Dương, Lê Nguyễn Nga, Mạnh Bổng, Lệ Hoa, Việt Hải, Khánh Lan, Ngọc Châu. Hình dưới cùng: Bà xã của anh Huy Sinh (Lead Guitar), Huy Sinh (Guitar), Huy Tùng (Keyboard), Huy Đồng (Bass), Mạnh Bổng, Huy Dũng (Drum) & Bà Xã, Huy Phước (Accord) & Drum) và phu nhân Tâm An, Lệ Hoa, Chị….và Anh…

    Âm nhạc là một môn nghệ thuật mà Kiều My yêu thích từ tấm bé. Có thể nói: âm nhạc là một loại thần dược vô hình, mang đến nhiều lợi ích cho tinh thần và sức khỏe của con người. Hầu hết mọi người chúng ta đều thích âm nhạc, vì tính chất kỳ diệu của nó là nối kết con người lại với nhau một cách tự nhiên. Mang đến sự giao thoa thật tốt đẹp giữa tình đồng loại; giúp mọi người hòa đồng và cởi mở trong tình bạn hữu.

    Âm nhạc có nhiều thể loại và chuyên chở nhiều ngôn ngữ khác nhau. Riêng người Việt Nam, ngoài nhạc Việt mà ta yêu thích đã đành, chúng ta còn thích cả nhạc Pháp, nhạc Anh, Mỹ v.v…

    Kho tàng âm nhạc Việt Nam cũng rất phong phú. Nhiều nhạc sĩ tài ba đã sáng tác những nhạc phẩm từ thời tiền chiến, đến thời chiến…thật trữ tình, đầy tình người, đi sâu vào lòng người và mãi không phôi pha theo thời gian. Chẳng hạn như nhạc sĩ Văn Cao (Suối Mơ), Đoàn Chuẩn (Lá Đổ Muôn Chiều), Dương Thiệu Tước ( Tiếng Xưa), Phạm Duy (Bên Cầu Biên Giới), Lam Phương (Tình Anh Lính Chiến), Trần Thiện Thanh (Người Ở Lại Charlie) Ngô Thụy Miên (Mùa Thu Cho Em), Từ Công Phụng (Bây Giờ Tháng Mấy) Nguyễn Ánh 9 (Cô Đơn) v.v… Còn rất nhiều ca khúc có giá trị do nhiều nhạc sĩ sáng tác, đã đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam.

    Nói đến nhạc Pháp, người Việt rất say mê vì âm điệu lãng mạn, nhẹ nhàng, sang trọng…rất gần gũi bản chất người Việt. Ngoài ra, người Việt có vẻ rất quen thuộc với nhạc Pháp vì đất nước chúng ta chịu ảnh hưởng nền văn hóa Pháp, thời Pháp thuộc gần 100 năm. Trong những bản nhạc Pháp ( La Chanson Francaise ) rất nổi tiếng vào những thập niên 1940, 50, 60, 70…qua tiếng hát của những danh ca Pháp thời bấy giờ như:

    Edith Piaf – La Vie En Rose, Sous Les Ciel De Paris, Non Je Ne Regrette Rien…

    Dalida – Bambino, Histoire d’un Amour, Bang Bang….

    Sylvie Vartan – La Plus Belle Pour Aller Dancer, Quand Le Film Est Triste…

    Mireille Mathieu – La Paloma, Une Femme Amoureuse, La Derniere Valse.

    Vicky Leandros – Apres Toi, L’ Amour Est Bleu…

    Christophe – Aline, Oh Mon Amour, Main Dans La Main….

    Còn rất nhiều những bản tình ca Pháp rất hay đã đốt cháy lòng người, mà chúng ta được thưởng lãm qua nhiều thập kỷ.

    Vào những năm đầu của thập niên 1970, giới yêu nhạc Pháp ở Saigon vô cùng thích thú khi được nghe bản nhạc PAROLES, qua hai tiếng hát hàng đầu của Pháp là Dalida và Alain Delon.

    Những bản nhạc Pháp tiêu biểu này đã đi sâu vào lòng người và thật khó quên. Giới yêu nhạc Pháp rất say mê những bản nhạc tình lãng mạn từ  ngày ấy cho đến bây giờ. Đặc biệt, những bản nhạc tình cảm Pháp vẫn tồn tại mãi với thời gian và ảnh hưởng sâu rộng khắp thế giới. Người Việt biết thưởng thức nhạc Pháp có thể nói: đây là sự lựa chọn những tinh hoa bậc nhất của âm nhạc vậy.

    Kiều My nhớ và viết lại phần nào về phong trào nhạc rock du nhập vào Việt Nam ra sao, như thế nào nhé. Khi quân đội Hoa Kỳ sang chiến đấu tại Việt Nam vào cuối thập niên 1960 và đồng thời mang nhạc rock Mỹ vào nước ta. Vì các club nhạc mở ra để cho người Mỹ có nguồn giải trí. Thời bấy giờ ở Sài Gòn, tầng lớp học sinh, sinh viên ảnh hưởng văn hóa Pháp tiếp tục nghe nhạc Pháp, như là hiện tượng để chống trả lại sự thâm nhập văn hóa Mỹ đang ngày càng bành trướng. Nhưng dần dần những người chơi nhạc nhận ra nét độc đáo của nhạc pop/rock của Anh và Mỹ. Và rồi từ thủ đô Sài Gòn đến các thành phố lớn như: Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ… cùng nhiều nơi khác chấp nhận loại nhạc rock, dù nguyên gốc hay được Việt hóa trong đời sống văn hóa của lớp người trẻ thời bấy giờ.

    Cũng vào đầu thập niên 1970, giới yêu nhạc lại có dịp thưởng thức một sắc thái mới của âm nhạc nổi lên rầm rộ, đó là nhạc Anh , Mỹ…do những ban nhạc đang làm mưa gió trong những buổi ca nhạc trên thế giới. Chẳng hạn như:

    Ban nhạc The Beatles nổi tiếng về nhạc Pop – Rock, đã lôi cuốn người nghe trong những buổi trình diễn như:  Let It Be, Hey Juge, Imagine v.v…

    Ban nhạc ABBA nổi tiếng với bản: Dancing Queen, Mamma Mia, I have A Dream, Fernando, Chiquitita,…

    Ban nhạc Boney M. Lừng danh trong ca khúc “Rivers of Babylon”, “Bahama Mama”, Daddy Cool, “Rasputin”…

    Carpenters – Một giọng hát rất đặc biệt qua những ca khúc như: Yesterday Once More, Top OF The World, Please Mister Postman…

    Elvis Presley – Người ca sĩ rất nổi tiếng qua nhiều ca khúc như : Can’t Help Falling In Love, It’s Now or Never, Are You Lonesome Tonight v.v…

    Celine Dion – Cô ca sĩ có giọng hát cao vút người Quebec, Canada đã đưa tên tuổi cô lên hàng danh ca qua những bài hát:  My Hearth Will Go On, The Power of Love, Because You  Love me v.v…

    Whitney Houston – Nổi tiếng qua những ca khúc I Will Always Love You trong phim The Bod Guard; Greatest Love of All, I Have Nothing v.v….

    Suốt nhiều thập kỷ qua, nhạc Anh Mỹ đã tràn ngập thế giới, mang đến cho người yêu âm nhạc cả rừng nhạc. Trong số đó, có nhiều ca khúc đã chiếm giải Oscar, Hoa Kỳ.

    Nói đến nhạc Mỹ, Kiều My cũng có một kỷ niệm khó quên trong lớp Anh văn bậc trung học, ngày còn ở trong nước. Giáo sư Anh văn của lớp hát cho chúng tôi nghe bản nhạc Release Me, do nhạc sĩ Eddie Miller viết 1949; một bản nhạc tình mà ông thầy rất thích khi đi du học ở London. Âm điệu bản nhạc  Release Me tha thiết du dương, rất truyền cảm…khiến chúng tôi ngồi thinh lặng nghe thầy hát. Và bản này đã trở thành bản nhạc Mỹ mà KM  thích nhất trong số những bài hát hay Anh Mỹ, cũng không thua kém nhạc Pháp.

    Trong những bài hát bất hủ của thế giới âm nhạc, chúng ta không thể không nói tới bản La Paloma, được dịch qua lời Pháp từ  gốc Tây Ban Nha do nhạc sĩ Sebastián Iradier sáng tác vào khoảng năm 1860. Giai điệu của bản La Paloma rất tuyệt vời, đã chạm đến trái tim của hàng triệu người trên thế giới, trong đó có KM. Bản nhạc này trải qua trên một thế kỷ, nhưng nó vẫn sống mãi với thời gian.

    Ca khúc bất hủ Le Beau Danube Bleu ( Dòng Sông Xanh) sáng tác bởi nhạc sĩ trứ danh người Áo Johann Strauss II (1825-1899). Bản nhạc này nổi tiếng vào năm 1867, khi điệu luân vũ của bản nhạc nổi lên do chính tác giả điều khiển tại một hí trường ở Paris, khán giả đã “bis” đến 20 lần. Kể từ đêm đó, Le Beau Danube Bleu không chỉ là tài sản nghệ thuật của nước Áo, mà đã bay đi khắp thế giới, được giới yêu nhạc hâm mộ và thưởng thức cuồng nhiệt. Ca khúc luân vũ này cũng là biểu tượng của “ Hy Vọng và Hòa Bình”, và cũng là tiêu biểu của thủ đô Vienne, Áo quốc. Bản nhạc lừng danh thế giới này được sáng tác trong tình yêu tuyệt vời của người tình dành cho tác giả… đã khiến những nốt nhạc được thăng hoa đỉnh điểm…

    Le Beau Danube Bleu cũng đã được ban đại hòa tấu André Rieu, một tay vĩ cầm lừng danh người Dutch trình diễn khắp thế giới. Khán giả hoan hô nhiệt liệt trong tiếng réo rắc của vỹ cầm, lả lướt theo điệu nhạc luân vũ như dòng chảy của con sông thơ mộng Danube, giữa thủ đô Vienne Áo quốc.

    Bản Le Beau Danube Bleu cũng đã được cố nhạc sĩ Phạm Duy soạn lời Việt với tên Dòng Sông Xanh. Đã được nhiều ca sĩ Việt hát rất xuất sắc qua giọng ca Thái Thanh, Ngọc Mai, Ngọc Hạ vv…

    Bên cạnh đó, bản nhạc với giai điệu Boston du dương qua những buổi hòa nhạc, đó là ca khúc tuyệt vời Sérénade do nhạc sĩ lừng danh Frank Schubert người Áo (1797- 1828) sáng tác. Bản này cũng được liệt kê vào hàng nhạc bất hủ thế giới, sẽ sống mãi với thời gian vì giá trị cao của nó.

    Trong cuộc sống hàng ngày, âm nhạc được ví như món ăn tinh thần không thể thiếu đối với đời sống con người, là ngôn ngữ đại đồng chung cho nhân loại. Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời, thiếu không khí trên mặt đất này. Bởi thế cho nên triết gia Friedrich Nietzsche đánh giá cao về âm nhạc: “Không có âm nhạc thì cuộc sống sẽ là một điều sai lầm”. Hay như sự cần thiết mà thi hào William Shakespeare quan niệm: “Nếu ta yêu âm nhạc thì hãy vặn nó lên”… Còn cố ca sĩ Sony Bono đã từng nói: “Âm nhạc có thể thay đổi thế giới bởi vì nó có thể thay đổi được con người”.

    Vai trò âm nhạc ảnh hưởng đối với đời sống của chúng ta rất nhiều, chính nó tạo ra những cung bậc cảm xúc trong tâm hồn chúng ta. Âm nhạc làm cho cuộc sống chúng ta thăng hoa, trở nên tốt hơn. Điều đó được hiểu qua ý tưởng của người xưa, như quan điểm của triết gia Plato người Hy Lạp, học trò của đại triết gia lừng danh Socrates: “Âm nhạc là sự chuyển động của âm thanh, để linh hồn con người đạt đến sự giáo dục đạo đức của chính nó”.

     Phải chăng nhạc thánh ca, nhạc đạo, nhạc về lòng yêu thương quê hương, nhạc về lòng mẹ hay tình cha… linh nghiệm đúng như vậy. Do đó, âm nhạc ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người, con người là loài vật duy nhất có thể cảm nhận thông suốt, hiểu biết bởi trí tuệ và thưởng thức với tâm hồn say mê yêu thích âm nhạc. Chung quy, thì phạm vi âm nhạc có hai loại chính khi biểu hiện: bằng giọng người tức thanh nhạc; nếu trình bày bằng các loại nhạc cụ là khí nhạc.

    Ngoài ra, âm nhạc là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người chúng ta sống trên trái đất. Không có âm nhạc thế giới thực sự sẽ rất buồn tẻ. Chính vì có âm nhạc trong sự chuyển động âm thanh của thiên nhiên như: gió, sóng biển, thác, suối, mưa, bão… cũng như sự chuyển động của cây cối; âm nhạc trong tiếng hót của các loài chim muông… Âm nhạc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hạnh phúc của con người. Âm nhạc xua tan đi nỗi sầu khổ của con người và rót đầy tâm tưởng chúng ta niềm vui sướng hân hoan. Bật lên những bài nhạc yêu thích và lắng nghe mà không cần làm điều gì khác, lắng nghe và lắng nghe trong sự thích thú. Chúng ta cảm thấy cuộc đời này có giá trị và đáng sống biết bao! Sự thật là như thế!. Ngẫm nghĩ về câu nói “La musique fait écho aux sentiments humains”, quả thật âm nhạc có thể xoa dịu những nỗi lo âu, khắc khoải trong cuộc sống. Âm nhạc là phương tiện chuyển tải cảm xúc trọn vẹn nhất của tâm hồn. Nhạc sĩ đại tài Beethoven cho rằng: “Âm nhạc làm trái tim của người nam sôi sục và khóe mắt của người nữ đẫm lệ”. Âm nhạc cũng có thể là ngôn ngữ của tâm hồn xao xuyến bớt đi cô đơn, hay khiến cho con tim ta khao khát yêu thương.

    Âm nhạc có thể đưa tâm hồn ta cất cánh bay cao như cánh diều gặp gió; hay chìm lắng như trăng lặn dưới đáy hồ… theo dòng nhạc. Quả thật! Âm nhạc là một trong những nghệ thuật kỳ diệu của nhân loại!

    Kiều My

  • Sinh Hoạt,  Tin tức,  Việt Hải

    Đại Hội Trần Lục 65 Năm Kỷ Niệm Niên Khóa 1958.

    VHLA tường trình

    Đại Hội Trần Lục 65 Năm Kỷ Niệm Niên Khóa 1958 được tổ chức vào sáng Chủ Nhật 20 Tháng 8 năm 2023 vừa qua tại nhà hàng Golden Sea, thành phố Anaheim, Quận Cam, Nam California. Anh “Đại Gia”, nói trại của ông “ngục sĩ cuối bảng” Người Tù Cuối Cùng Phạm Gia Đại. Theo tin báo Cali Weekly Vương Trùng Dương cho tin rush ngục sĩ Gulag Papillon Gia Đại xơi cơm thố veecees chán quá ông đóng bè vượt biên sông Thái Bình Dương được tàu dầu Mỹ đưa vào Sing-Ga-Po. Papillon Gia Đại vốn là chuyên viên dịch tin highly classified mà quý ông Graham Martin hay Ellsworth Bunker đọc sau ông ngục sĩ Gulag Papillon 17 niên. Papillon Gia Đại được Tướng quân trùm HO program John William Vessey Jr. hối hả đưa ngay Papillon sang xứ Bolsaland, đất lành chim đậu. Nhỡ để ông Gulag Papillon 17 niên lêu bêu bên Sing-Ga-Po, mí cha Đỗ Mười hay Mai Chí Thọ cho bọn biệt động truy sát tình báo của Tổng cục Tình báo (Tổng cục II), cum Papillon 17 phe ta quy nguyên về cố cuốc như cas cha Trịnh Xuân Thanh cho xơi cơm thố gulag tiếp, bỏ mẹ trời đất.

    Hàng đứng, từ trái: Lâm Dung, Ngọc Quỳnh, CS Vân Khanh, Minh Khai, Minh Châu, Thụy Lan. Hàng ngồi, từ trái: Lệ Hoa, NV Việt Hải, NS Dương Hồng Anh.

    Ba ngày trước Đại Hội Trần Lục 65 Năm Kỷ Niệm Niên Khóa 1958 được bọn báo chí, truyền thông cánh tả chơi Gulag Papillon 17 niên, vì Gulag Papillon 17 niên là thành viên cực hữu VACA MAGA của bác Đô-nan Trump (thay mặt BTC, uncle Phạm Gia Đại’s Signatures. Phạm Gia Ðại – Liên Minh Bảo Thủ Mỹ Gốc Việt… (Vietnamese American Conservative Alliance).

    Từ trái: Minh Khai, Ái Liên, Lâm Dung, Ngọc Quỳnh

    Từ trái: Thụy Lan, Lâm Dung, Ngọc Quỳnh, Lệ Hoa

    Bão Hilary hù doạ thổi bay show hát Gulag Papillon 17 niên, ngục sĩ ta teo teo, bèn cầu cứu sừ Giời, ngục sĩ ta cúng vái ông Địa con vịt quay hiệu Bolsa BBQ, 2 nải chuối cau nhãn Chiquita. Sừ Giời xơi no nê xong text ngay urgent command cho sừ Thiên Lôi, God of Thunder ra tay ngưng ngay Hilary Storm, chận luôn những hậu bão Obama Storm, Kamala storm, Pelosi storm, Joey storm, … Sừ Giời ban cho phe ta clear sky, quan khách vô chật rạp Golden Sea. Viva Sừ Giời!!! Bravo God of Thunder!!!

    Người ta mục kích ban tam ca Omega 3 chơi bài “cabinet song” Ô Mê Ly, ngục sĩ Papillon 17 niên ca “bài tủ ca” đã ca suốt 2 thế kỷ La Chanson d’Orphée (aka Manhã de Carnaval, tức A Day In The Life Of A Fool, tên Anglais). Ca sĩ Phạm Bảo Ngọc, Trần Lục San Jose chơi liền tù tì double songs Tiếng Hát Nửa Vời (Nhạc Trần Trịnh) và Dạ khúc Serenade (Composer Frank Schubert – Lời việt Pham Duy). Đôi song ca chị em sinh đôi Thuỵ Lan và Lệ Hoa cất giọng ca bài Bên Nhau Ngày Vui (Quốc Dũng) mà hai cô hát nhão bao John Tạ’s CDs. Cô Thụỵ Lan bonus song bài “Million Scarlet Roses” (Mільйон червоних троянд, Milʹyon Chervonykh troyand, Миллион алых роз, Million alykh roz, written by composer Andrei Voznesensky), Thụỵ Lan ca xong 3 sừ Chris Trần Mạnh Chi, Vladimir Putin và Volodymyr Zelenskyy đồng thanh cho cảm nghĩ: “Tụi moa mà hiểu cho chết liền đi thôi!!!”…

    Cô Thụỵ Lan bonus song bài “Million Scarlet Roses”

     http://www.ninh-hoa.com/VietHai-TiecLienHoanCountDownCuoiNam.htm

    Sáng hôm sau, 08/21/23, cụ bà U92 Dương Hồng Anh gọi phôn cho cảm nghĩ:

    “Tôi thành thực cám ơn anh Việt Hải và quý anh chị em tốt với tôi quá, lo cho tôi các thứ. Đi tiệc anh Đại tôi vui lắm. “Cô Minh Châu kéo tôi ra nhảy, tôi biết gì đâu, chỉ nhún nhún cho vui thôi”.

    NV Việt Hải và Nữ Sĩ Dương Hồng Anh

    Quả thực, ACE Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian “cưng” cụ bà U92 Dương Hồng Anh như cưng trứng mỏng. Minh Châu chạy uber đưa rước cụ bà U92 round trip, Thuỵ Lan dìu cụ bà U92 đi restroom round trip, babysit suốt buổi, sừ Trần Mạnh Chi và bà Lệ Hoa lo gắp thức ăn liên miên. Bà Khánh Lan và sừ Phạm Hồng Thái soạn thi tập mới cho cụ bà U92 khá đẹp. Cụ bà U92 cho biết song: “Từ ngày vô nhóm tôi vui, tôi yêu đời nên có những hôm tôi làm 3, 4 bài thơ, ý thơ cứ ra hoài.”

    Còn gặp nhau thì hãy cứ vui

    Tôi góp ý cụ bà U92: “Khi nào cô vui hãy cứ vui như nhạc của ông Võ Tá Hân…  Còn Gặp Nhau…  Thơ Tôn Nữ Hỷ Khương”:

    Còn gặp nhau thì hãy cứ vui

    Chuyện đời như nước chảy hoa trôi,

    Lợi danh như bóng mây chìm nổi

    Chỉ có tình thương để lại đời.

    Còn gặp nhau thì hãy cứ thương

    Tình người muôn thuở vẫn còn vương,

    Chắt chiu một chút tình thương ấy

    Gửi khắp muôn phương vạn nẻo đường.

    Còn gặp nhau thì hãy cứ chơi

    Bao nhiêu thú vị ở trên đời,

    Vui chơi trong ý tình cao nhã

    Cuộc sống càng thêm nét tuyệt vời.

    Còn gặp nhau thì hãy cứ cười

    Cho tình thêm thắm, ý thêm tươi

    Cho hương thêm ngát, đời thêm vị

    Cho đẹp thêm tất cả mọi người.

    Còn gặp nhau thì hãy cứ chào

    Giữa miền đất rộng với trời cao,

    Vui câu nhân nghĩa, tròn sau trước

    Lấy chữ chân tình gửi tặng nhau.

    Còn gặp nhau thì hãy cứ say

    Say tình, say nghĩa bấy lâu nay

    Say thơ, say bạn nhạc, say bè

    Quên cả không gian lẫn tháng ngày.

    Còn gặp nhau thì hãy cứ đi

    Đi tìm chân lý – lẽ huyền vi

    An nhiên tự tại – lòng thanh thản

    Đời sống tâm linh thật diệu kỳ.

    Link: https://www.youtube.com/watch?v=16SRQdtFtNY

    Tôi nhớ hôm Trần Lục 65, sừ divo Trần Mạnh Chi đốt sân khấu với bài techno “Dancing all night” …

    Cụ bà U92 vui tươi vui, cụ 92 yêu đời, sẽ sống dai nhách như chewing gum Wrigley’s, cụ U92 tiễn đưa bọn trẻ như VHLA, Jean Michael Jackson, Hùng Ngọc, Đặng Mão, Dương Việt Điền, Trần Mạnh Chi… về chốn an bình “nine springs”, cụ U92 marathon vượt mức milestone U100 plus plus… Cụ U92 hãy cứ vui, chuyện đời như bước nhảy techno… Cụ U92 hãy cứ say, say tình, say xỉn bấy lâu nay.

    Say người, say nhạc Chachacha Havana… quên cả không gian lẫn tháng ngày… Santana – Oye Como Va…https://www.youtube.com/watch?v=DoIqXz2AIFs

    Và Cụ U92 hãy lắc twist, an vui tự tại – let’s twist again, twist twist again like we did last summer…. yeah, let’s twist again.https://www.youtube.com/watch?v=MG7cummRirs

    Gần 3PM máu nhót quan kháqch dâng trào tsunamis, ngục sĩ Papillon 17 niên mời ca sĩ Chris Chi của sân khấu Feu Saigon Pearl at Irvine Spectrum Center lên ca kết thúc chương trình, Chris Chi đốt cháy sân khấu như wildfires Lahaina, bên Maui. Ba con túa ra

    Bên Nhau Đêm Nay (Dancing All Night) – Techno dance:

    Cụ bà Dương Hồng Anh U92 niên kỷ cùng 3 bạn tam ca Omega 3 Quỳnh Liên Dung và 2 chị em sinh đôi Thuỵ Lan và Lệ Hoa nhót techno…

    Bên Nhau Đêm Nay – Lưu Ánh Loan- Techno dance:

    Ngục sĩ Papillon 17 niên nhót bebop cùng cô 7 Minh Khai, Chris Chi cùng Minh Châu nhót Chachacha fast-paced in tempo. Chris Chi và Minh Châu fantasized bước nhảy trong thao tác kung fu như Bruce Lee và Jackie Chan trong cinema Enter the Dragon hay Kung Fu Hustle, khi đôi chân đá song phi 4 hướng, tôi nhìn Cụ bà Dương Hồng Anh U92 nhịp nhàng uyển chuyển bước nhảy Chachacha Havana. Tôi ước ao phải chi Sừ Giời không cho Hilary wild storm, để Trần Lục Party có thêm Kiều My, Mộng Thuỷ, Khánh Lan, Minh Thư, Ngoại Gina Nga, Thầy Sum, Thầy Bích,… tất cả vui enjoy “bal de famille” hay say bước rong đêm dài “boum des copains” cho những pha ngoạn mục Dancing All Night, với tempo Chachacha Havana, swing xoay người, rồi đá kung fu techno…. Merci bien Chris Chi, Ngục sĩ Papillon 17 niên et al… Enfin, merci à tous !!!

    VHLA

    ———————————————————————

    Đại Hội Trần Lục May Mắn Thành Công Ngoài Dự Tính

    Phạm Gia Đại

    Đại Hội trường Trung Học Công Lập Trần Lục và Kỷ Niệm 65 Năm Niên Khóa 1958 đã may mắn thành công ngoài mong ước của ban tổ chức (BTC) vào sáng Chủ Nhật 20 Tháng 8 năm 2023 vừa qua tại nhà hàng Golden Sea, thành phố Anaheim, Quận Cam, nam California, Hoa Kỳ. 

    Năm năm trước đại hội lần thứ nhất cũng được tổ chức tại nhà hàng Golden Sea này vào năm 2018 kỷ niệm 60 năm của niên khóa 1958, và đã để lại nhiều lưu luyến cho nên BTC đã được các bạn đồng môn thương mến yêu cầu tiếp tục tổ chức nữa để có dịp gặp nhau- kẻo chiều hôm tối rồi.

    Năm nay đại hội lần thứ nhì ngày 20-8-2023 bị đe dọa nghiêm trọng bởi cơn bão Hillary với sức tàn phá lên tới cấp 4 được loan báo vào ngày Thứ Bảy và đang ở ngoài khơi sắp đổ bộ vào miền nam California. BTC quyết định vẫn tổ chức và cầu nguyện cho Trời quang mây tạnh để buổi họp mặt lần này cũng là buổi họp mặt cuối cùng của niên khóa 1958 được như ý nguyện, vì tất cả các bạn đồng môn nay đều đã luống tuổi và sức khỏe hao mòn.

    Thế rồi như một phép lạ, chiều tối ngày Thứ Bảy 19-20-2023 đột nhiên cơn bão chuyển hướng và cường độ hạ xuống thấp chỉ còn cấp 2 và cấp 1, và sáng Chủ Nhật 20-8-2023 tuy trời vẫn còn mưa nhưng cơn bão đã đi qua. Đến 10:30am, BTC không khỏi lo lắng vì chỉ lác đác vài bàn đã đến, và BTC quyết định dời giờ khai mạc lại nửa tiếng, và quả Trời không phụ lòng người đến 11:30 am khi khai mạc đại hội thì quan khách đã đến đông đủ. Anh Việt Hải, con chim đầu đàn của nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian (NVNT & TTG) cho biết chị Lệ Hoa đã lái xe chở anh đi trong trời mưa trắng xóa đường phố từ Los Angeles xuống, khi đến Quận Cam, trời mới ngớt mưa, nhưng vẫn xông mưa gió mà đến.

    Năm nay thầy Doãn Quốc Sỹ vừa tròn 100 tuổi vào tháng Giêng, đã yếu nhiều nên cô con gái cho biết rất tiếc thầy không đến tham dự được như 5 năm trước. Một số thầy cô cũng không đến được hay không liên lạc được, nhưng thầy cô Đỗ Kim Bảng đã đến đại diện cho thầy cô trường Trần Lục năm xưa.

    Tiết mục đặc biệt của chương trình là thầy Đỗ Kim Bảng được mời lên sân khấu với các học trò cũ ngày xưa, với các thân hữu các trường Trưng Vương, Gia Long, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Bá Tòng, Petrus Ký, nhóm NVNT & TTG, và quý anh chị trong Hội Sư Đoàn 5 Bộ Binh VNCH, v.v… đồng ca bài hát nổi tiếng một thời tại Sài Gòn trước năm 1975 là bài hát “Mùa Thi” sáng tác của chính thầy Đỗ Kim Bảng. Một bài đồng ca nữa cũng nổi tiếng tại Sài Gòn năm xưa cũng được khán giả tán thưởng là “Con Đường Vui” do Trần Lục nam Cali và thân hữu trình diễn.

    Một đặc điểm của chương trình đại hội kỳ 2 lần này là quan khách đã được thưởng thức những món ăn ngon nhất của nhà hàng, và chương trình văn nghệ thật đặc sắc với những giọng hát được chọn lọc trong các hội đoàn bạn và trong các đồng môn Trần Lục ngày trước. Ca sĩ Bảo Ngọc và các bạn từ San Jose xuống, Tam ca ngọc Quỳnh-Lâm Dung-Ái Liên, song ca Thụy Lan-Lệ Hoa, đơn ca Chris Trần của nhóm NVNT & TTG; Tường Vân, Tường Vy, Đồng Sĩ Ba, Thái Hùng, Định của SĐ 5 BB VNCH; Kim Loan của Lê Văn Duyệt; Đỗ Trọng Thái của Petrus Ký; Diệp Trần của Văn Hóa Quân Đội, Trần Ngọc Đắc, PGĐ của Trần Lục nam Cali; đã đưa khán giả về những khung trời thật thơ mộng đầy kỷ niệm của Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông năm nào này không còn nữa.

    Hai MC của chương trình là Vũ Quốc Phong và Phạm Gia Đại đã điều hợp thành công đại hội kỳ hai này. Chương trình kết thúc đúng 3 giờ chiều cùng ngày, nhưng mọi người còn lưu luyến ở lại chụp thêm vài tấm hình. Chị Thy Dung bà xã Trần Lục Cao Sinh Cường cười nói BTC nên tổ chức mỗi năm đi cho vui. 

    Chúng tôi đưa tiễn thầy cô Đỗ Kim Bảng ra về, và bắt tay cám ơn người bạn đồng môn Trần Lục ở xa nhất từ Úc Châu đã lặn lội bay qua tận đây để tham dự Đại Hội. Thật tiếc lần này một số thầy cô, một số Trần Lục cũng vì sức khỏe đã không đến được vào phút cuối. Trong lần họp mặt kỷ niệm của niên khóa 1958 lần này cũng vắng bóng một số Trần Lục đã không còn ở với chúng ta nữa. Nhìn lại những hình ảnh 5 năm trước thật nhớ những người bạn hiền nay đã khuất bóng.

    Tôi ở lại cùng thủ quỹ Thái Đại thanh toán tiền chi phí với nhà hàng, và sau khi kết toàn, điều không ngờ là BTC đã không bị thua lỗ mà còn dư ra được một chút đỉnh. Tôi nói với Thái Đại hôm nào BTC sẽ đi ăn mừng thoát nạn giông bão, và cám ơn Trời Phật và Ơn Trên. Tôi xách các banner vật dụng ra xe, trời vẫn còn mưa nhưng nhẹ hạt, những hạt nước mưa mát lạnh bay bay trong gió nhẹ như giúp cho tôi tỉnh lại sau gần bốn giờ đứng trên sân khấu. Quả là vất vả và nhiều lo âu sau những tháng ngày tổ chức, nhưng những nụ cười, những khuôn mặt rạng rỡ gặp lại nhau, những lời cám ơn từ quan khách, bạn bè, như đã xóa tan đi những âu lo mệt mỏi. Chiều đang xuống dần trên con đường Katella, trời vẫn còn mưa rải rác trong không gian se se lạnh của cuối Hè sắp sang Thu. Tôi kéo cao cổ áo Jacket, ừ thì xong việc rồi mình lái xe về nhà thôi./.

    ———————————————————————–

    Bão Hilary lướt qua, Orange County trở lại bình thường

    August 21, 2023.

    SANTA ANA, California (NV) – Các thành phố ở Orange County đã chuẩn bị tốt khi đối phó với bão Hilary tràn qua Nam California vào hôm Chủ Nhật, và hầu như tất cả mọi hoạt động đều trở lại bình thường vào sáng Thứ Hai, 21 Tháng Tám, theo nhật báo Orange County Register.

    Ở Irvine, chỉ còn sót lại một số cành và cây đổ do hậu quả của cơn bão nhiệt đới. Các đội bảo trì của thành phố sẽ dọn sạch lá và mảnh vụn trên đường trong vài ngày tới và bảo đảm các khu vực xung quanh cống thoát nước mưa thông thoáng.

    Vào hôm Thứ Hai, các trường học của Học Khu Irvine vẫn mở cửa.

    Thị Trưởng Farrah Khan cho biết thành phố Irvine ngay từ đầu đã tích cực chuẩn bị đối phó bão: “Các đội an toàn công cộng thành phố đã đi khắp nơi trong thành phố để bảo đảm rằng các trung tâm điều hành khẩn cấp trong tình trạng sẵn sàng.”

    Thành phố Anaheim cũng không bị thiệt hại nặng nề khi bão Hilary đi qua và đổ mưa khoảng 2 inch.

    Các đội an toàn thành phố đã dọn sạch 15 cây đổ và một số trường hợp mất điện đã được báo cáo. Việc quét dọn đường phố vào Thứ Hai chủ yếu tập trung vào khu vực trung tâm thành phố và sẽ bắt đầu việc ghi phạt những vi phạm trên đường phố từ Thứ Ba. Các mảnh vụn trên đường sẽ được dọn sạch trong vài ngày tới.

    Học Khu Trung Học Anaheim và Học Khu Tiểu Học Anaheim vì lý do thận trọng đều đóng cửa các trường học vào Thứ Hai.

    Ông Michael Matsuda, giám đốc học khu trung học, cho biết giới chức “hy vọng” sẽ mở cửa các lớp học vào Thứ Ba.

    Thành phố Mission Viejo đã phân phát khoảng 3,500 bao cát cho người dân để ngăn chặn lũ lụt có thể xảy ra, theo lời bà Kelly Tokarski cho biết trước cơn bão.

    Ở Newport Beach, các giới chức thành phố đã chuẩn bị cho cơn bão nhiệt đới Hilary như thể đó là một cơn bão mùa đông. Vào Chủ Nhật, thành phố chứng kiến nhiều khu vực nước ngập và một số nơi có mảnh vụn cây cối rớt trên đường phố nhưng mọi thứ đã được dọn dẹp vào Thứ Hai.

    Ở Dana Point, câu chuyện cũng tương tự, nhân viên thành phố đã chuẩn bị và để mắt đến các khu vực như vách đá ở bãi biển Capistrano Beach, nơi thường xuyên xảy ra lũ lụt và một số khu vực bề mặt ở vùng Lantern District, nơi lũ lụt từng xảy ra. Ông Matthew Sinacori, giám đốc công trình công cộng và kỹ sư thành phố cho biết.

    “Khi gặp một cơn bão lớn, chúng tôi đã sẵn sàng. Chuẩn bị sẵn xe tải để đóng đường Pacific Coast Highway và theo dõi các điểm dễ xảy ra lụt. Khi gió ập đến, mọi người đều có mặt ở đây để giải quyết các cành cây bị đổ. Chúng tôi chuẩn bị hơi quá mức nhưng thà chuẩn bị quá kỹ lưỡng còn hơn.”

    Phi trường John Wayne hoạt động trở lại bình thường, sau khi có 89 chuyến bay bị huỷ trong ngày Chủ Nhật, theo lời ông Don Wagner, chủ tịch Hội Đồng Giám Sát Orange County, cho biết.

    “Tất nhiên, những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, như thường lệ, sẽ là những khu hẻm núi. Nhưng ngay cả ở đó, chúng tôi không có báo cáo nào về việc đường bị đóng, không có báo cáo nào về bất kỳ thiệt hại đáng kể nào. Tạ ơn Chúa là không ai bị thương hay tệ hơn là thiệt mạng,” ông Wagner nói.

    “Có một vài nơi mất điện theo Southern California Edison báo cáo, nhưng ngoài ra không có tác động nào đến nước, khí đốt hoặc đường xá.”

    Các điểm mưa nhiều nhất vào cuối tuần qua là ở chân đồi của Orange County, theo dữ liệu do OC Public Works thu thập tại 58 địa điểm trên toàn địa hạt vào lúc 8 giờ sáng Thứ Hai. Ba điểm mưa nhiều nhất là Upper Harding Canyon ( 4.65 inch), Santiago Peak Standpipe (4.49 inch) và Upper Silverado Canyon (4.17 inch).

    Ngoài ra, Chủ Tịch Wagner tỏ ý rất tự hào về phản ứng nhanh chóng các đội ứng phó khẩn cấp khi thực hiện các nhiệm vụ chuẩn bị được thực hiện trước khi cơn bão đến Orange County.

    “Đội công tác công cộng của Orange County đã kiểm soát các kênh thoát lũ và ra ngoài các hẻm núi, lạch và suối để đảm bảo không tắc nghẽn.”

    Ông Wagner nói thêm: “Chúng tôi có cơ quan dịch vụ xã hội và cơ quan chăm sóc người vô gia cư thông báo cho tất cả những người sống trên đường phố nơi nào họ có thể đến tìm nơi trú ẩn trong trường hợp bão tàn phá nguy hiểm.” (MPL)

    ———————————————————————–

    Bão Hilary vào Nam California: Mưa lớn, lũ lụt, thống đốc tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

    August 20, 2023. Mai Phi Long/Người Việt (tổng hợp)

    SAN DIEGO, California (NV) – Bão nhiệt đới Hilary từ bán đảo Baja California, Mexico, đổ vào San Diego County hôm Chủ Nhật, 20 Tháng Tám, gây mưa mưa lớn và lũ lụt ở các vùng trũng thấp trên khắp miền Nam California, ngay cả ở các khu vực Los Angeles County và Orange County cũng bị ảnh hưởng nặng, theo nhật báo Orange County Register. Giới thẩm quyền đưa ra cảnh báo lũ có hiệu lực từ trưa Chủ Nhật cho đến 7 giờ 45 phút tối trên các khu vực Long Beach, Malibu, Hollywood, Beverly Hills, Universal City, trung tâm thành phố Los Angeles, Griffith Park, Culver City, Inglewood, Burbank, North Hollywood, Venice, Santa Monica, Van Nuys, Encino, Manhattan Beach, Alhambra và Hermosa Beach.

    Cơ quan thời tiết dự báo tình trạng lũ lụt có thể xảy ra riêng rẻ ở nhiều khu vực, mưa rải rác và giông bão tiếp tục diễn ra trong ngày Chủ Nhật trước khi có mưa nhẹ hơn vào sáng Thứ Hai. Mưa khoảng 1.5 inch đến 3 inch và gió với tốc độ 15 đến 30 dặm/giờ được dự báo sẽ đến các khu vực ven biển và thung lũng ở Los Angeles County. Diễn biến bão Hilary trong ngày Chủ Nhật

    Bão nhiệt đới Hilary từ phía bán đảo Baja California ở Mexico tiến vào San Diego County, miền Nam California, miền Tây Nam nước Mỹ, khiến chính quyền đưa ra cảnh báo tình trạng thời tiết khắc nghiệt. Trung Tâm Bão Quốc Gia (National Hurricane Center) đưa ra cảnh báo về khả năng xảy ra “lũ lụt dữ dội và đe dọa tính mạng con người.”

    Tính đến 11 giờ sáng, giờ California, bão Hilary có tốc độ gió 65 dặm/giờ, di chuyển theo hướng Bắc-Tây Bắc với vận tốc khoảng 25 dặm/giờ.

    Cơn bão Hilary đã suy yếu từ bão cấp 1 thành mưa giông nhiệt đới, nhưng tác động vẫn còn đáng kể. Một người ở Mexico thiệt mạng vì cơn bão khi chiếc xe của nạn nhân bị cuốn trôi gần Santa Rosalía dọc theo bán đảo Baja California. Các tác động dự đoán của bão Hilary, được đánh dấu bằng lượng mưa lớn và gió mạnh, đã đạt đỉnh điểm vào chiều Chủ Nhật và kéo dài sang Thứ Hai.

    Các cảnh báo đề phòng: Hơn chín triệu người, bao gồm cả dân số ở trung tâm thành phố Los Angeles, được đặt trong tình trạng cảnh báo lũ quét, vì các vùng cao ở miền Nam California chứng kiến lượng mưa hơn 2 inch. Trung Tâm Bão Quốc Gia cảnh báo lượng mưa lịch sử có thể xảy ra khiến gây ra lũ lụt đe dọa đến tính mạng, với lượng mưa dự kiến từ 3 đến 6 inch và thậm chí lên đến 10 inch ở một số khu vực nhất định. Cư dân những khu vực bị cháy rừng trong thời gian qua đặc biệt được cảnh báo tình trạng lũ dữ tràn qua các sườn đồi và vùng cao, không còn cây để giữ nước, gây thiệt hại nhân mạng và tài sản.

    Chuẩn bị của chính quyền: Thống Đốc Gavin Newsom tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại Nam California để tăng cường các nỗ lực phục hồi và ứng phó với bão. Bà Nancy Ward, giám đốc phòng Quản Trị Dịch Vụ Khẩn Cấp trực thuộc thống đốc California, bày tỏ lo ngại rằng cơn bão Hilary có thể là một trong những cơn bão nghiêm trọng nhất tấn công California trong hơn một thập niên. Lực lượng cấp cứu được lệnh túc trực để phản ứng nhanh chóng và thực hiện giải cứu từ các khu vực bị ngập lụt, thông cáo từ văn phòng của Thống Đốc Newsom cho biết, với sự điều động “hơn 7,500 nhân viên cấp cứu” trong tình trạng sẵn sàng. Ông Grace Garner, thị trưởng Palm Springs, trên đài CBS hôm Chủ Nhật kêu gọi cư dân nên ở trong nhà, và cho biết chính quyền đã đóng cửa trước ba trong số những con đường chính thường xuyên bị ngập lụt.

    “Bên ngoài trời đang mưa phùn và nếu trời chỉ mưa phùn rất nhẹ thế này, chúng ta chắc chắn sẽ ổn. Nhưng chúng ta biết rằng sẽ có lũ lụt, bởi vì như tôi đã nói, ngay cả một hoặc hai inch mưa trên sa mạc cũng có thể gây ra thiệt hại,” thị trưởng Garner nhấn mạnh. Bà Karen Bass, thị trưởng Los Angeles, xuất hiện trên đài truyền hình CBS, nhắc nhở người dân nên ở trong nhà và nếu ở bên ngoài vì bất kỳ lý do gì và nhìn thấy cây đổ hoặc đường dây điện, phải nên tránh xa và gọi cho chính quyền thành phố. Sở Điện Lực và Thuỷ Cục Los Angeles chuẩn bị đầy đủ nhân viên sẵn sàng làm việc để khôi phục lại nguồn điện và dọn sạch cây hoặc đường dây điện bị đổ. Các hồ chứa của thành phố có “đủ công suất” để giải quyết bất kỳ lưu lượng gia tăng do lũ lụt. Công ty điện lực Southern California Edison, hôm Thứ Năm, cho biết cơn bão Hilary có thể tác động đến phần lớn cư dân trong khu vực mà họ cung cấp cho khoảng 15 triệu cư dân.

    Cơn bão Hilary dẫn đến sự gián đoạn nhiều hoạt động trên khắp tiểu bang California. Tất cả các bãi biển của tiểu bang ở các địa hạt Orange County và San Diego County bị đóng cửa; Hải Quân Mỹ đang tạm thời di dời các tàu và tàu ngầm có trụ sở tại San Diego; Los Angeles County đóng cửa các công viên, bãi biển, sân chơi, nhà vệ sinh và đường mòn leo núi; Giải bóng chày Major League đã thay đổi lịch trình cuối tuần; và nhiều buổi hòa nhạc bị hoãn…

    ————————————————————————

    Động đất 5.1 độ phía Bắc Los Angeles, Little Saigon rung chuyển nhẹ. August 20, 2023

    OJAI, Calif. (KABC) – Người dân khu vực Little Saigon, miền Nam California, đều cảm nhận được sự rung chuyển nhẹ từ trận động đất vào lúc 2 giờ 41 phút chiều ngày Chủ Nhật, 20 Tháng Tám.

    Trận động đất mạnh 5.1 độ Richter làm rung chuyển khu vực Ojai, thuộc Ventura County, cách thủ đô của người Việt tị nan khoảng 110 dặm về phía Bắc, theo đài CBS Los Angeles. Theo Cơ Quan Địa Chấn Quốc Gia (USGS) tâm chấn nằm cách thành phố Ojai khoảng bốn dặm về phía Nam, dưới độ sâu khoảng 9 dặm. Tiếp sau trận động đất 5.1 độ Richter là một loạt hậu chấn, trận lớn nhất có cường độ 3.6 độ Richter. Không có báo cáo ngay lập tức về thương tích hoặc thiệt hại, nhưng trên truyền thông mạng xã hội, vụ động đất được cảm nhận trên khắp Los Angeles County, Orange County và Riverside County. (MPL).

    ———————————————————————

    Đại Hội Trần Lục Kỷ Niệm 65 Năm Niên Khóa 1958 vẫn Tổ Chức 11am sáng mai Chủ Nhật 20-8-2023 tại Golden Sea.

    From Dai Pham

    To: Dai Pham, Hoai Huong,

    Sat, Aug 19 at 9:30 AM

    Đại Hội Trần Lục Kỷ Niệm 65 Năm Niên Khóa 1958 vẫn Tổ Chức 11am sáng mai Chủ Nhật 20-8-2023 tại Golden Sea

    Xin thông báo với quý thầy cô, quý bạn đồng môn, quý thân hữu các trường bạn, và quan khách, Đại Hội Trần Lục Kỷ Niệm 65 Năm Niên Khóa 1958 vẫn được Tổ Chức vào lúc 11am sáng mai Chủ Nhật 20-8-2023 tại nhà hàng Golden Sea, nam California theo chương trình đã định. Xin mời quý vị đến sớm để chương trình sẽ được bắt đầu lúc 11 giờ.

    Với tấm lòng quý mến quý vị, BTC đã chọn thực đơn ngon nhất của nhà hàng để quý vị sẽ có được một buổi họp mặt vui tươi, và thưởng thức một chương trình văn nghệ đặc sắc trong không khí thân mật tình thân hữu ấm cúng.

    From: Dai Pham

    To: VietHai Tran

    Cc: Doris Thuy Lan, Melinda Luu, Jacqueline Le, Christina Lam, NQ Nguyen, and 5 more…

    Sat, Aug 19 at 11:03 PM

    Cám ơn anh Việt Hải,

    Đã gửi những tấm ảnh kỷ niệm Trần Lục 5 năm trước.

    Nhìn lại thấy nhớ quá.

    Phạm Gia Đại

    Cám ơn anh Việt Hải và các ACE trong nhóm NVNT & TTG rất nhiều,

    Tôi vừa gửi Thông Báo vẫn tiếp tục tổ chức như dự định vào 11am sáng mai Chủ Nhật 20-8-2023 tại nhà hàng Golden Sea. Các bài hát của nhóm như đơn ca của Kiều My, song ca Thụy Lan-Lệ Hoa, tam ca Ngọc Quỳnh-Lâm Dung-Ái Liên, đơn ca Chris Trần đã được đưa vào chương trình hội đoàn. Bản đơn ca của Thụy Lan sẽ được bỏ vào phần sau. Không biết có thiếu ca sĩ nào không, xin cho biết.

    Trân Trọng,

    Phạm Gia Đại

    Hide original message

    On Sat, Aug 19, 2023 at 12:07 AM VietHai Tran wrote:

    It will be heavily raining and strongly windy on 08/20. So folks, be preparing of the harsh weather. We’ll be there as planned. But it’s kind of teo-teo pour moa….

    Sun 20 | Day

    82°

    100%

    NNE20 mph

    Showery rains will be accompanied by very heavy downpours and strong gusty winds at times, especially in the afternoon. Potential for flooding rains. High 82F. NNE winds at 5 to 10 mph, increasing to 20 to 30 mph. Chance of rain 100%.

    Humidity

    73%

    UV Index

    4 of 11

    Sunrise

    6:16 am

    Sunset

    7:32 pm

    Sun 20 | Night

    70°

    100%

    SSE16 mph

    Periods of rain. Potential for flooding rains. Low around 70F. Winds SSE at 10 to 20 mph. Chance of rain 100%. Rainfall may reach one inch.

    Humidity

    84%

    Thân Mời Tham Dự Đại Hội Trần Lục August 20th, 2023 tại Nam California, Hoa Kỳ

    Kính mời quý giáo sư,

    Thân mời quý bạn đồng môn trường Trung Học Trần Lục,

    Thân mời quý thân hữu các Trường Trung Học Việt Nam Cộng Hòa,

    *Đến tham dự Đại Hội Trần Lục họp mặt tất cả các niên khóa, và nhân dịp kỷ niệm 65 năm của

    niên khóa 1958 (1958-2023) được tổ chức tại:

    Nhà Hàng Golden Sea, thành phố Anaheim, CA

    Từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều ngày Chủ Nhật 20 Tháng 8, năm 2023

    Bích Chương Đại Hội Trần Lục 20-8-2023

    Đây là buổi họp mặt trường Trần Lục và niên khóa 1958 lần thứ nhì, và cũng có thể là lần chót.

    Lần trước cũng tổ chức tại nhà hàng Golden Sea vào năm 2018, nhân kỷ niệm 60 năm của niên khóa 1958.

    BTC và đại diện Nam Bắc California tham dự Đại Hội kỳ 1 năm 2018

    CHƯƠNG TRÌNH Đại Hội kỳ 2 Chủ Nhật 20-8-2023:

    *Sau nghi lễ Chào Cờ và Phút Mặc Niệm là phần hàn huyên tâm sự của các cựu học sinh Trần Lục.

    *Văn Nghệ: Bắc Cali, Nam Cali, và các trường Trung Học VNCH. Thân mời các trường Trung Học VNCH tham gia chương trình văn nghệ này với đơn ca, song ca, tam ca, hay hợp ca các bài hát thời học trò hay các bài về quê hương, về người lính VNCH…Mỗi trường sẽ trình diễn ít nhất một tiết mục. Được biết Bắc Cali với bạn Phạm Bảo Ngọc sẽ trình diễn 5 tiết mục.

    *Xen kẽ là chương trình Đố Vui Có Thưởng.

    -Trân trọng kính mời quý giáo sư, quý bạn cựu học sinh Trần Lục và Nguyễn Du, và các trường bạn đến tham dự cho đông vui.

    -Xin quý bạn Trần Lục phổ biến Thư Mời này của BTC đến các bạn Trần Lục và thân hữu xa gần.

    *Ghi Chú: Mua vé ủng hộ xin text, Zelle cho bạn Nguyễn Thái Đại (thủ quỹ) số cell: (310) 349-6597

    Và vé sẽ được gửi ngay qua bưu điện đến nhà quý vị.

    Trân trọng cám ơn,

    T/M BTC

    Phạm Gia Đại

    Phạm Gia Ðại – Liên Minh Bảo Thủ Mỹ Gốc Việt

    (Vietnamese American Conservative Alliance)

    Trang chủ: https://freedom-vaca.org/

    Trang của PGD: https://freedom-vaca.org/pham-gia-dai-video/

    From: Dai Pham

    To: Chris Tran

    Cc: Viet Hai Tran; Doris Thuy Lan, Jacqueline Le; Do Mong Thuy; NQ Nguyen; Christina Lam; Ailien Nguyen; Hoa Tang; Bay MinhKhTong;

    Sent: Thursday, August 17, 2023 at 08:05:20 AM PDT

    Subject: Re: Các Bài hát trong Chương Trình Trần Lục August 20th, 2023 tại Golden Sea.

    OK anh Chris Tran,

    Phạm Gia Đại

    On Thu, Aug 17, 2023 at 5:04 AM Chris Tran wrote:

    Hi anh Đại,

    Nếu chương trình văn nghệ còn chỗ và để nhớ lại những kỷ niệm của một thời cắp sách đến trường thì TMChi sẽ hát bài “Hoa Học Trò” (điệu Rumba, tone Cm, nhịp 79.) nhé.

    Trần Mạnh Chi

    On Wed, Aug 16, 2023 at 10:48 PM, VietHai Tran wrote:

    Cám ơn anh Đại

    Ban tam ca Dung Quỳnh Liên ca bài ????

    Anh Chris Chi … ???

    Ban tứ ca Lan Hoa Minh Châu (bài Ngày Hạnh Phúc – Lam Phương)

    On Wednesday, August 16, 2023 at 09:37:09 PM PDT, Dai Pham wrote:

    Thân gửi anh Việt Hải,

    Xin các anh chị em trong nhóm tham gia vào văn nghệ của Đại Hội Trần Lục, xin cho biết các bài hát đơn ca, song ca, tam ca, hợp ca để tôi đưa vào chương trình.

    Nói chung nhóm NVNT & TTG sẽ có ba tiết mục (hình như Kiều My đã ghi bài hát Besame Mucho)

    Nếu còn thời gian sẽ mời lên thêm nhe.

    Cám ơn nhiều, bàn của nhóm NVNT & TTG là bàn số 4 (10 người) và một người sẽ ngồi qua bàn số 5., 2023 nhe.

    Hẹn gặp quý ACE trước 11am Chủ Nhật August 20th

    Phạm Gia Đại

    Đã chơi thì không ngại, nếu ngại thì đừng ham chơi… VHLA

    Link: https://www.nguoi-viet.com/…/bao-hilary-ca-mien-nam…/

    Subject: Thư Cảm Tạ.

    Thay mặt BTC chúng tôi chân thành cám ơn quý hội đoàn Lê Văn Duyệt, Trưng Vương, Gia Long, Nguyễn Bá Tòng, Trường Văn Hóa Quân Đội, Petrus Ký, Bưởi-CVANC, cám ơn Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian, Hội Sư Đoàn 5 BB VNCH, quý bạn đồng môn Trần Lục các niên khóa, các bạn thân hữu xa gần, v.v… bất chấp mưa gió, đã từ khắp nơi đổ về Nam California để tham dự Đại Hội Trần Lục- Kỷ Niệm 65 Năm Niên Khóa 1958 ngày Chủ Nhật 20-8-2023 vừa qua tại nhà hàng Golden Sea. Nhờ vậy mà Đại Hội Trần Lục đã thành công thật may mắn, và thật đông vui. 

    *Tấm chân tình đó chúng tôi không bao giờ quên được.

    *Xin gửi quý bạn, nhất là ở xa không về tham dự được, vài tấm ảnh kỷ niệm.

    *Nếu có thiếu tên ai, xin quý anh trong BTC và quý vị FW dùm vì không có hết đầy đủ email address. Cám ơn.

    Trân Trọng,

    Phạm Gia Đại Trưởng BTC

    Đồng ca bài “Mùa Thi” với Thầy Đỗ Kim Bảng

  • KIẾN THỨC TỔNG QUÁT,  LỊCH SỬ,  NGHIÊN CỨU,  Tin tức,  Việt Hải

    Đọc Việt Eden –   Địa Đàng Hạ Giới

    Trần Việt Hải

    Cầm trên tay sách mới còn thơm mùi giấy, giấy dầy, in đẹp, 330 trang, bìa trước họa sĩ vẽ ký giả Du Miiên cầm bút “chạy show” săn tin tên phố Bolsa, bìa sau là hình và tiểu sử của 2 tác giả, đôi uyên ương đồng nghiêp lâu năm trong làng báo giới hải ngoại. Tôi lẩm bẩm về tựa đề “Việt Eden”, tức “Địa Đàng Hạ Giới”. “Hạ Giới” nghĩa là “thế giới ta bà chúng sinh”, đôi khi theo cụ Tố Như – Thanh Hiên ngôn thơ “Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”, sách mới tác giả đề cập về sự hình thành Sài Gòn Nhỏ theo cái nhìn tích cực, khía cạnh “stink wind, bloody rain” là phạm vi tiêu cực. Tôi đồng ý.

    Suy nghĩ về 2 chữ “địa đàng”, theo tôn giáo ý nghĩa như “Địa Đàng theo Thiên Chúa”.

    Theo Thiên Chúa trong vườn địa đàng, người phụ nữ được Adam yêu thương, cưng chiều hết mực. Người phụ nữ ấy hẳn là hạnh phúc nhất khi bên cạnh có một người chồng tử tế. Ông luôn dành cho người vợ những lời yêu thương ngọt ngào. Ngày ngày Thiên Chúa thấy hai người tay trong tay dạo quanh vườn địa đàng. Họ kể cho nhau những kế hoạch tốt đẹp. Họ mơ ước về căn nhà đẹp và những đứa trẻ xinh. Bầu không khí bên ngoài, khung cảnh thơ mộng của vườn địa đàng cũng muốn tô điểm thêm nét đẹp mối tình giữa hai người. Đó là một đôi uyên ương được Thiên Chúa se duyên nên nghĩa vợ chồng. Đấy lá ý nghĩa tôn giáo, ươc mơ tâm linh.

    Còn xét về 2 chữ “địa đàng”, theo văn học ý nghĩa như “Địa Đàng ở Phương Đông”

    Một luận điểm văn học khác theo tác phẩm nổi tiếng của nhà văn kiêm bác sĩ người Anh là Stephen Oppenheimer và sách Eden in the East (Địa Đàng ở Phương Đông). Sách Địa Đàng của Oppenheimer cho ta tìm hiểu cội nguồn văn minh và văn hóa dân tộc hiện đang là một đề tài thời sự nóng trên thế giới, bởi vì trong xã hội hiện đại và thế kỷ 21, văn hóa sẽ là một yếu tố nhận dạng của một dân tộc. Ở nước Việt, sách vở và các công trình nghiên cứu khoa học về văn hóa dù đã có đấy, nhưng nói chung vẫn còn khiêm tốn. Trong bối cảnh đó, bạn đọc nên xem qua cuốn sách này vốn quan trọng về lịch sử văn minh và văn hóa Đông Nam Á. Cuốn sách thực chất là một công trình nghiên cứu văn minh và văn hóa thời tiền sử, và liên quan mật thiết đến Việt Nam. Oppenheimer chọn đề tài bao la về địa lý Đông Nam Á là một vùng nước đọng quan trọng của lịch sử nhân loại, nơi mà các cơn lốc văn minh và văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, hay văn hóa Đông Nam Á chỉ là một sự pha trộn văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa, và văn minh đặc thù Đông Nam Á.

    Như vậy “Địa Đàng” theo Thiên Chúa hay theo Oppenheimer vẫn khác với Địa Đàng Hạ Giới của Ngọc Hà – Du Miên, vì bên tâm linh là Địa Đàng thiêng  liêng, hay bên sách văn học Anh là vùng địa dư phương Đông bao la. Sách Việt ta giới hạn ở Quận Cam Nam Cali mà thôi.

    Theo nhà văn Vương Trùng Dương:

    Với tựa đề “Việt Eden, Địa Đàng Hạ Giới”, nội dung trong quyển sách nầy là tài liệu quý báu về Little Saigon, trở thành “thủ đô tị nạn” từ ngày được hình thành đến “cái nôi” của cộng đồng người Việt tị nạn trong mọi sinh hoạt. Tác phẩm dày 330 trang, hình màu gồm 3 Chương: Chương I (trang 13 đến trang 81), khái quát về Bolsa Ngày Ấy đến Chợ Xuân Chiến Sĩ Cộng Hòa. Chương II (trang 83 đến trang 170) sự phát triển của Little Saigon từ năm 1980 đến năm 1999. Chương III: (trang 171 đến trang 224) tiếp nối sự phát triển của Little Saigon từ năm 1999 đến nay. Phần Phụ Lục (trang 225 đến trang 330).

    Trong số những người biết rõ nhất về nguồn gốc và sự ra đời của Little Saigon phải nói đến nhà báo Du Miên, ông Khanh Nguyễn, ông Phùng Minh Tiến, anh Ba Thành Mỹ, anh chị Thạnh – Hoàng Yến (chủ nhân nhà sách Tú Quỳnh) và nhiều người khác nữa. Theo những người hiểu lai lịch khu phố Việt này đều công nhận người có công khai sinh ra tên “Little Saigon” chính là nhà báo Du Miên.

    Tôi nhớ vào năm 1979 khu thương mại Mini Mall trên đường Bolsa chỉ có vài ba cửa tiệm. Ðối diện Tú Quỳnh là nhà hàng Thiên Cung sau đổi là Thành Mỹ cho tới nay. Sau đó lần lượt các cửa tiệm khác ra đời như: tiệm bán băng nhạc của nhạc sĩ Trường Hải, nhà in của Du Miên, văn phòng bán bảo hiểm của Luật sư Nguyễn Xuân Phước, dịch vụ gửi hàng của ông Thuận, bán vé máy bay của ông Vượng, bán hàng nội thất của ông Ðề và chợ Ái Hoa của ông Bói. Quán cà phê Lục Huyền Cầm của cặp nghệ sĩ Lê Uyên Phương sau này cũng có mặt, khiến nơi này trở nên một chốn kinh doanh đa dạng. Xem hình sách Việt Eden, các trang 20-21, 54-55, 59, và 104-105.

    Đặt tên Little Saigon

    Năm 1980, ký giả Du Miên và một số thân hữu trong đó có ông Khanh Nguyễn, (Chủ tịch Little Saigon Foundation), khởi xướng cuộc vận động thành lập khu phố Việt Nam tại Quận Cam. Sau khi bỏ thì giờ đi đến tất cả các cơ sở thương mại, tôn giáo trong vùng, ký giả Du Miên vẽ tấm bản đồ ghi rõ địa chỉ từng cơ sở thương mại do người Việt làm chủ và đặt tên là “Phố Saigon” trên đất Mỹ, để nhớ về một thủ đô Saigon của Việt Nam Cộng Hòa đã không còn nữa. Tấm bản đồ này đã được đăng nhiều lần trên tuần báo Saigon suốt năm 1980. Theo một buổi phỏng vấn ký giả Du Miên, ký giả nhật báo Register Rosa Kwong đã dịch “Phố Sàigòn” thành “Little bit of Sàigòn” và đăng lại tấm bản đồ của ký giả Du Miên. Bắt đầu từ đó, danh xưng Little Sàigòn đã được báo chí Hoa Kỳ dùng để gọi khu thương mại Việt Nam trên đại lộ Bolsa. Từ năm 1985 đến 1988, qua nhiều vận động của cộng đồng, danh xưng Little Sàigòn được chính thức công nhận bởi thành phố Westminster và tiểu bang California (ngày 17 tháng 6 năm 1988). Xem hình sách Việt Eden, các trang 72-73, 88-89. Hình bản đồ “Phố Sàigòn” nguyên thủy trên tuần báo Sàigòn. Bản đồ “Phố Sàigòn” được đăng lại trên nhật báo Register số ngày 1 tháng 2 năm 1981. Danh xưng “Little Sàigòn” lần đầu tiên xuất hiện trong bài viết của nữ ký giả Rosa Kwong. Đính kèm bài viết này là phóng ảnh của bản đồ Little Sàigòn lúc khởi thủy và báo Register nhân dịp Tết nguyên đán 1981 nói trên. Để tìm hiểu thêm về danh xưng này, Rosa Kwong đã trực tiếp phỏng vấn ký giả Du Miên, khi ấy vốn là chủ nhiệm, chủ bút tuần báo Thời Báo, xuất bản tại Little Sàigòn. Rosa hỏi xin ông cho biết sơ lược về giai đoạn hình thành tấm bản đồ Little Sàigòn này.

    Ký giả Du Miên trả lời vào năm 1980, sau khi hỏi ý tất cả mọi chủ tiệm (khoảng vài ba chục tiệm), ai nấy cũng muốn hình thành một cái gì đó để nương tựa, bênh vực nhau, tôi bàn với các anh chị trong tòa soạn báo Sàigòn gồm các anh Vũ Tài Lục, Tống Hoằng, Lê Khắc Thuận, Trần Đức Tuấn  và cô Dạ Yến, mở chiến dịch vận động hình thành khu phố Việt Nam. Tôi khởi sự vẽ bản đồ khu phố và gọi đó là “Phố Sàigòn”. Bản đồ này đăng nhiều lần trên tuần báo Sàigòn vào cuối năm 1980.

    Danh Xưng Little Saigon được chính thức công nhận

    Ngày 9-2-1988, qua sự vận động ráo riết của Ủy Ban Phát Triển Little Saigon, dân Biểu Longshore, và nghị viên Frank Fry, Hội Đồng Thành Phố Westminster đã biểu quyết với đa số tuyệt đối thông qua Quyết Nghị số 58, công nhận khu phố của người Việt trên đại lộ Bolsa là “Little Saigon,” và thành phố cũng thành lập ủy ban với tên là “Little Saigon Community Development Advisory Committee” để giúp đẩy mạnh việc phát triển khu này thành một khu thương mại và du lịch sầm uất.

    Xem hình sách Việt Eden, các trang 143 và 145.            

    Đọc Việt Eden trang 154-161 cùng bài viết về “Hội Ký Giả Việt Nam Hải Ngoại & Đại Hội Truyền Thông”, bài Vương Trùng Dương:

    Danh xưng Hội Ký Giả Việt Nam Hải Ngoại (HKGVNHN) do Du Miên và các đồng nghiệp hình thành từ năm 1994 trong tinh thần tương thân tương trợ với nhau trong công việc. Nhiệm Kỳ 2002-2004, Chủ Tịch: Đỗ Sơn, Tổng thư Ký: Du Miên & 12 thành viên. Văn phòng tại Câu Lạc Bộ Báo Chí, 15351 Euclid St # 1H, Garden Grove, (trong khu business đường Euclid, giữa Westminster & Bolsa). Đây là bước ngoặc của nhiệm kỳ này vì tổ chức được Đại Hội Truyền Thông Việt Nam Hải Ngoại (ĐHTTVNHN) đã từ lâu HKGVNHN mong ước.

    Nói  đến tác giả biên khảo Du Miên Lê Thanh Hoa phải nói đến công trình nghiên cứu để hình thành tác phẩm “Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Ðông”. Sách kể rõ sự việc kiến trúc sư Việt Nam là người vẽ kiểu và chỉ huy hơn 100 ngàn nhân công xây dựng thành Bắc Kinh nổi tiếng khắp năm châu với Tử Cấm Thành, Thiên An Môn vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Sách quý Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Ðông được đánh giá là cuốn sách đã ấn hành đúng thời điểm vì nội dung của cuốn sách đưa ra nhiều chứng liệu để củng cố niềm tin và tự hào dân tộc. Du Miên Lê Thanh Hoa phải sưu khảo để chứng minh “niềm tự hào dân tộc” và “hãnh diện là người Việt Nam” qua tác phẩm Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Ðông…Nhà văn Du Miên và cũng là nhà nghiên cứu cổ sử Lê Thanh Hoa đã làm một chuyện vô cùng hữu ích về sử liệu cho ngàn sau. Trong tác phẩm Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Ðông, hai chữ “suối nguồn” như cội nguồn sự kiện. Suối nguồn là tác giả muốn nói rằng văn minh phương Ðông bắt nguồn từ Việt và cái nguồn ấy mạnh mẽ tuôn trào và tuôn trào mãi. Đây là tác phẩm trưng dẫn bằng chứng, sử liệu Việt, Tàu và Âu Mỹ liên quan đến việc đức Khổng Tử dùng văn hóa Việt dạy cho người Tàu, tổ của nhà Chu (trị vì Tàu 800 năm) cho 2 hoàng tử lớn qua đất Việt để du học. Đặc biệt tài liệu liên quan đến kiến trúc sư Việt Nam vẽ kiểu và xây thành Bắc Kinh từ thời nhà Minh cũng như tài liệu Mỹ xác nhận dân Việt là tổ trồng lúa đầu tiên trên thế giới.

    Thư Viện/Bảo Tàng Viện Việt Nam do tác giả văn học Du Miên, một nhà văn hóa yêu sách vở và bằng hữu của ông thành lập và điều hành. (Xem Việt Eden trang 172-175)

    Xem Việt Eden trang 183-184 … như sau:

    Tượng Đài Chiến sĩ Việt Mỹ ở TP Westminter là hình ảnh biểu tượng, tượng trưng  quân nhân Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh Hoa kỳ trong Chiến tranh Việt Nam.

    Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, được dựng tại số 14180 đường All American Way, Westminster, CA 92684, trong công viên Sid Goldstein Freedom Park, rộng 1.4 acre (gần 61,000 sqft), được bao quanh bởi một đài phun nước bằng đá cẩm thạch đen và những lá cờ Hoa Kỳ và cờ VNCH. Dưới lá cờ Hoa Kỳ là lá cờ đen tượng trưng cho những quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Chiếc lư hương lớn có lửa cháy suốt ngày đêm, như một ngọn đuốc, được đặt chính giữa công viên của tượng đài, trên một hồ nước nhỏ. Ngọn lửa này không bao giờ tắt, vì được thiết kế công tắc mồi tự động, nên dù giông bão, mưa to gió lớn, mồi lửa tự động cũng sẽ thắp sáng trở lại. Công tác đúc tượng khởi sự năm 1998 cho đến năm 2002 thì hoàn tất với bức tượng đồng hai chiến sĩ, một Việt Nam một Hoa Kỳ vai kề vai cao khỏang ba mét, đứng trên bệ đài làm bằng đá cẩm thạch cao một mét rưỡi. Tượng đài được chính thức đặt tên là Việt nam War Memorial in Westminster.

    Xem Việt Eden trang 209-211 như sau:

    Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam như Tượng đài Nạn Nhân CS cũng chỉ là hình ảnh biểu tượng, trượng trưng cho hăm mấy sắc dân nạn nhân của chủ nghĩa CS trên thế giới. Những nơi này trở thành danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhưng không phải là chứng tích lịch sử như Bia Đá Đen ở Washington DC có khắc ghi ghi họ tên của quân nhân Mỹ tử trận ở VN, như những bia mồ mà người Việt hải ngoại đã trùng tu trên các hải đảo của Nam Dương và Mã Lai…. Nhà Thơ Thái Tú Hạp, người sáng lập Đài Tưởng Niệm thay mặt Ủy Ban Thực Hiện Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam, trong bài diễn văn khai mạc, sau khi ngỏ lời chia sẻ khi nhấn mạnh đến dự án mang tính cách Tâm Linh và Lịch Sử nầy mà ước mơ của ông và nhiều người khác từ hơn 10 năm, nay mới đạt ước mơ đó. Sau hơn 30 năm nhìn lại, để Tưởng Niệm và Tri Ân đến những Thuyền Nhân, Bộ Nhân vì không có sự hy sinh cao quý đó chắc chắn những Thuyền Nhân như chúng ta sẽ không hiện diện ngày hôm nay, và để lưu truyền những chứng tích cụ thể cho các thế hệ mai sau hiểu biết nguyên nhân người Việt đến định cư tại xứ sở Hiệp Chủng Quốc này..Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân hôm nay đánh dấu sự thành công và nơi này cũng là vị trí lý tưởng đặt Đài tưởng Niệm tại khuôn viên Westminster Memorial Park, gần khu Tiểu Saigon, nơi có đông đảo người Việt định cư, buôn bán tạo nên sự phồn vinh cho Thành Phố Westminster. Tin thêm, Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân VN (Viêtnamese Boat People Meomrial) mà tượng đồng đúc ở ngoài nước Mỹ đã đưa về Little Saigon (Quận Cam). Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân ngoài  việc có  thể  trở thành một danh lam thắng cảnh mới cho Little Saigon, chắc chắn sẽ là một chứng tích lịch sử như Bia Đá Đen ở Washington, như bia mộ của những người vượt biên đã chết trên đường tìm tự do, trên các hải đảo. Bia mộ ở đảo CS Hà nội có thể áp lực hai nước Nam Dương và Mã Lai phá dẹp bỏ, nhưng ở Little Saigon của Mỹ thì không vì có người Mỹ gốc Việt của một cộng đồng người Việt hải ngoại đông nhất thế giới bảo vệ.

    Lời cuối, Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian cùng thân hữu xin chúc mừng nhị vị tác giả Ngọc Hà và Du Miên. Chúc mừng buổi ra mắt sách thành công viên mãn.

    Xin mượn lời trong bài viết của ký giả Thanh Phong điểm sách “Việt Eden – Địa Đàng Hạ Giới” để chấm dứt nơi đây.

    Trần Việt Hải, Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian

    “Người viết đã đọc từ trang đầu đến trang cuối và cảm nhận cả một công trình, vừa moi óc vừa tìm tòi nhiều tư liệu, hình ảnh để hoàn thành sách Việt Eden – Địa Đàng Hạ Giới mà từ trước đến nay chưa ai viết đầy đủ hơn về Little Saigon. Đây sẽ là một trang sử oai hùng của người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại hải ngoại; một cuốn sách đáng để cho cư dân Little Saigon hãnh diện và làm món quà tặng cho bạn bè, người thân ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt qua câu trả lời của ký giả Du Miên, Chủ Bút tuần báo Saigon cũng là người vẽ bản đồ khu phố Saigon đăng trên báo Saigon, ông trả lời nữ ký giả Rosa Kwong, gốc Hồng Kông khi cô hỏi: Tại sao ông gọi là Phố Mới, Phố Saigon? Chủ bút Du Miên trả lời, “Ở quê nhà Việt Nam, Cộng Sản đổi tên thủ đô Saigon của chúng tôi rồi. Chúng tôi lập khu phố nhỏ, phố mới gọi là Phố Saigon. Saigon thủ đô của nước tôi lớn và hoa lệ, là “Hòn Ngọc Viễn Đông”… Còn ở Westminster đây, bất quá chúng tôi gom nhau lại thành một khu phố nhỏ, một góc chút xíu của Saigon hoa lệ ngày xưa”. Cô ký giả gốc Hồng Kông lặng yên một lúc khi thấy Chủ Bút báo Saigon rơm rớm nước mắt khi nhắc đến Saigon. Cô gật đầu chào mọi người, lặng lẽ bước đi. Vài ngày sau, trong bài tường thuật ngày 1 tháng 2 năm 1981, cô gọi khu phố bé tí, phố Saigon của tuần báo Saigon nói trên là “Little bit of Saigon”. Sau này người ta lần lượt bỏ bớt hai chữ “bit of còn lại Little Saigon. Và danh xưng Little Saigon có từ đó, từ ngày 1 tháng 2 năm 1981.”

  • Âm nhạc,  Khánh Lan,  Kiều My,  Việt Hải

    MỜI VÀO NGHE NHẠC CỦA LIÊN NHÓM NVNT & TTG

    Mưa Chiều Nhớ Ai

    Thơ: Trần Việt Hải

    Nhạc: Phan Đình Minh

    Hòa âm: Phạm Hồng Thái

    Như Lá Cỏ Tàn

    Thơ: Kiều My

    Nhạc: Phan Đình Minh

    Hòa âm: Phạm Hồng Thái

    Giọt Tình Sầu

    Thơ: Khánh Lan

    Nhạc: Phan Đình Minh

    Hòa âm: Phạm Hồng Thái

    Tình Tuyệt Vọng

    Thơ: Khái Hưng

    Nhạc: Phan Đình Minh

    Hòa âm: Phạm Hồng Thái

  • Văn Thơ,  Việt Hải

    Khai Bút Đầu Xuân Quý Mão:

    Kính quý giáo sư, quý niên trưởng và anh chị em Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian,

    Năm Nhâm Dần đã đi qua để chúng ta cùng đón mừng năm mới QUÝ MÃO trước cổng nhà. Mùng Một Tết Nguyên Đán, khai bút và đón lộc đầu năm, ôn lại chuyện xưa kể từ năm 2015, khi tôi từ bỏ một nơi sinh hoạt cũ, để thành lập Liên nhóm gồm 2 phạm vi văn học và  âm nhạc, sinh hoạt mang tính sáng tạo như sáng tác văn học và âm nhạc. 5 người đồng sáng lập tiên khởi bỏ tôi ra đi như “những dòng sông nhỏ… 

    Anh Lý Tòng Tôn đã mất, Lưu Anh Tuấn có vấn đề sức khoẻ, Trần Mạnh Chi cần lo việc gia dình, Ngô Thiện Đức bận phát triển công việc kinh doanh. Vì thế, có nhiều bạn bè từ các nơi cùng chung tay gây dựng, duy trì Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian, để được vững chãi như ngày hôm nay, một tổ chức nhỏ (khoảng 40 hội viên sinh hoạt thường trực).

    Thời gian sẽ qua đi và nhiều hội viên cao niên cũng như trung niên đương dầu với vấn đề sức khoẻ. Tôi cầu mong sao mọi người chúng ta bình yên. Các bạn bè trong nhóm như Kiều My, Khánh Lan, Thuỵ Lan, Lâm Dung, Ngọc Quỳnh, John Tạ, Ngọc Cường, Bích Điệp, Kiều Mỹ Duyên, Dương Viết Điền, Nguyển Quang, Minh Trí, Phan Đình Minh, Phạm Thái, Hồng Anh,… thường lo về vấn đề sức khoẻ của tôi như hôm tôi bị chứng “điếc tai” và “điếc tay“, nên không bắt phone. 

    Anh Phan Đình Minh, gọi 2 số phone nhà và cell để bàn về việc soạn nhạc mới, tôi không nghe được tiếng reo của phone nên không bắt máy. Anh text sang, nhưng tôi lại ít khi xài text, Phan Đình Minh tưởng tôi bị hospitalized rồi. Cô Hồng Anh gọi tôi cũng không được, bèn gọi my darling landlord, bà chủ nhà cục cưng cho cô biết tôi bị điếc tai. Cô bảo “Anh VH nếu có bị gì thì nhóm sẽ ra sao?”, tôi thưa là một khi nhóm đã vào quy cũ (thu xếp như thộng lệ) bạn bè cứ tiếp tục. Cô mong nhóm có những buổi họp thêm (nhiều buổi reunions). Tôi muốn mời cô đi Caribbean cruise chơi vào tháng 7, 2023. Thật tâm, tôi rất quý các vị cao niên và bạn bè nhất là khi đau yếu, bạn bè cần sự hỗ trợ tinh thần trong niềm vui giữa bạn bè.

       Trong những buội hội ý, có rất nhiều thân hữu chia sẻ và góp ý rằng Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian nên tiếp tục đường hướng phát huy văn học, âm nhạc, và hãy cùng nhau chung vui tham dự những chuyến du ngoạn lành mạnh do nhóm tổ chức. Hôm qua, Ngọc Quỳnh kể chuyện và tỏ ý tiếc là đã không tham gia chuyến cruise sang Cabo San Lucas, Mazatlan và Puerto Vallarta (Mexico). Mặc dù, Ngọc Quỳnh rất muốn đi, nhưng kẹt chuyện gia đình.

    Ngọc Quỳnh hy vọng rằng cô có thể thu xếp để tham dự chuyến nghĩ mát mùa hè này tại Florida (Tampa, Fort Myers, Miami) và Caribbean Cruise (Bahamas). Kiều My và Khánh Lan sẽ cố gắng thu xếp để tham gia. Nếu chuyến du lịch Florida suôn sẻ, trôi chảy vui vẻ. Chúng ta cùng đi Âu châu, rồi kế nữa chuyến New Zealand + Australia.  Có đi chơi chung với nhau bạn bè tạo ra nhiều kỷ niệm trong cuộc sống..

    Đầu Năm Quý Mão 2023 và Tiệc Tân-Niên chung vui Xuân Đoàn-Kết, Tết Thịnh-Vượng, Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian, sẽ họp mặt vào ngày thứ Bảy, ngày 04 tháng 02 tại Dianond Seafood I. Địa chỉ: 8058 Lampson Ave., Garden Grove, Ca 92841. Điện thoại: 714-891-5347.

    Thân hữu, hội viên tham dự xin liên lạc với Mộng Thủy: (714) 417-7472 hay Thụy Lan: (626) 371- 6843.

    Mừng xuân Quý Mão, xin kính chúc quý cụ cao niên trưởng thượng và mến chúc quý anh chị em Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian Một năm mới Quý Mão an khang thịnh vượng, sức khỏe dồi dào và muôn sự sở cầu như ý, hành thông tốt đẹp.

    Việt Hải

  • NGHIÊN CỨU,  Việt Hải

    Thiền Tông Võ Đạo và Văn Hoá Việt Tộc

    Thiền Tông Võ Đạo (GS. Vũ Đức (Âu Vĩnh Hiền):

    Về Võ Lâm Việt Nam Chính Tông và Võ sư Đoàn Tâm Ảnh, pháp danh Thiện Tâm Thiền Sư:

    – Năm 1900 – 2008: Võ sư Đoàn Tâm Ảnh, pháp danh Thiện Tâm Thiền Sư, phương danh Nguyễn Văn Sáu (Sáu Nhỏ) hiện nay 2008 ông dã qua đời tại Việt Nam. Ông sanh tại Bạc Liêu, nam Việt Nam. Năm 1911, ôn theo thầy Mộc Đức Thiền Sư học đạo Thiền Tông và võ lâm cổ truyền, tại chùa Phi Lai Tự (miền Bắc Trung Hoa). Năm 1930, trở về Việt Nam, ông sáng lập môn phái võ lâm Việt Nam Chính Tông. Lần lượt, mở các võ đường tại các tỉnh miền Nam Việt Nam như: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Cần Thơ, Bến Tre, Long Xuyên, Vĩnh Long, Rạch Giá… Rồi, bí mật thành lập đảng Sao Trắng, kết nạp các nghĩa sĩ để chống Pháp, và đã một thời oanh liệt, đảng Sao Trắng của ông đã làm điên đảo, bối rối cho các tay cường hào ác bá cùng chính quyền Pháp ở miền lục tỉnh (Hậu Giang, miền Nam). Về sau ông lên Sài Gòn mở các lớp dạy võ lâm. Trong suốt cuộc đời truyền dạy võ lâm, ông đã đào tạo rất đông đảo huấn luyện viên và võ sư rải rác từ Sài Gòn đến các tình miền nam, Việt Nam. Trong số các cao đồ đắc ý nhất của ông, và đã làm rạng rỡ cho môn phái võ lâm đáng kể đến như: Giáo sư Hàng Thanh (Phan Chấn Thanh), giáo sư Vũ Đức (Âu Vĩnh Hiền), giáo sư Hùng Phong (Huỳnh Ninh Sơn), giáo sư Nam Phong (Nguyễn Thiên Tài), giáo sư Lạc Hà (Nguyễn Văn Bé), giáo sư Từ Võ Hạnh, giáo sư Lư Công Khanh, võ sư Long và võ sư Châu (ở Cần Thơ) …

    – Đến năm 1970, ông chánh thức chấm định giáo sư Vũ Đức (Âu Vĩnh Hiền) là người được ủy nhiệm thừa kế chức vụ Chưởng Môn võ phái, để thay thế ông trong việc phát triển môn phái Võ Lâm Việt Nam Chính Tông. Sau đó, để tìm nguồn an lạc tại chốn thiền môn, ông đã trụ trì tại chùa Pháp Hoa (Sài Gòn).

    – Từ năm 1970 đến 4/1975, giáo sư Vũ Đức (Âu Vĩnh Hiền) đã thành lập Trung Tâm Huấn Luyện Võ Lâm Việt Nam Chính Tông tại địa điểm: Chi Thanh Niên Quận Sáu, Chợ Lớn (140 Lê Quang Hiền, Chợ Lớn). Trong thời gian tại Việt Nam, giáo sư Vũ Đức đã đào tạo được một số đông đảo võ sinh. Những Đai Đen Huấn Luyện Viên đáng kể như: Hồng Long, Châu Việt Hùng, Trần Văn Quang, Lê Văn Phước, Lê Kiến Sanh, Trần Văn Hoàng, Nguyễn Văn Bình, Trương Sắc Hào…

    – Sau 4/1975, môn phái Võ Lâm Việt Nam Chính Tông đã được chánh thức sửa tên gọi là Võ Lâm Đạo Việt Nam, với sự chuẩn nhận của sáng tổ Thiện Tâm Đoàn Tâm Ảnh và Chưởng Môn giáo sư Vũ Đức (Âu Vĩnh Hiền).

    – Để thống nhất đường lối hoạt động của các võ đường chi nhánh Võ Lân Đạo ở trong nước Việt Nam và hải ngoại, võ phái còn được sự chỉ đạo trung ương của Tổng Hội Thế giới Võ Lâm Đạo Việt Nam (VoLamDao Vietnam Kungfu World Federation), chủ tịch hội đồng do Chưởng Môn Giáo Sư Vũ Đức phụ trách, trụ sở đặt tại miền nam California, Hoa Kỳ (hộp thư liên lạc: PO Box 6204, Rosemead, CALIF. 91770 – 1634, USA). Tổng Hội Thế Giới Võ Lâm Đạo Việt Nam đã được giáo sư Vũ Đức chánh thức thành lập, với giấy phép của chính quyền tiểu bang California, USA, cấp ngày 07/07/1982.

    Xem tiếp link sau:

    Lịch sử Võ học Việt Nam, Giáo Sư Vũ Đức :http://vietsciences.free.fr/lichsu/lichsuvohocvn.htm

    Bồ Đề Đạt Ma chu du càn khôn thiên hạ.

    Sách Thiền Tông Võ Đạo đưa dẫn người đọc đi từ cội nguồn Phật giáo Thiền Tông Thiếu Lâm Trung Hoa với Bồ Đề Đạt Ma qua đến Võ Lâm Việt Nam Chính Tông và Võ sư Đoàn Tâm Ảnh, pháp danh Thiện Tâm Thiền Sư. Theo truyền thuyết của Phật giáo Thiền Tông Thiếu Lâm Trung Hoa, sau khi từ biệt Lương Vũ Đế, Bồ Đề Đạt Ma đã vượt sông Trường Giang (Dương Tử Giang) trên một ngọn cỏ lau (cước đạp lô diệp quá giang) đi đến chùa Thiếu Lâm và trụ trì ở đó. Ngày nay ở Thiếu Lâm tự vẫn còn bức tượng “cước đạp lô diệp quá giang” miêu tả tích này. Tại ngôi chùa này, ông đã thực hành thiền định trong chín năm liền quay mặt vào vách núi (cửu niên diện bích).Thiếu Lâm Võ Phái được khai sáng bởi Đạt Ma Sư Tổ đến từ Tây Trúc được xem là đại diện cho “Võ Lâm Chính phái”.

    Đại Tôn Sư Thiếu Lâm Đoàn Tâm Ảnh.

    Thiền sư – Đại Tôn Sư Đoàn Tâm Ảnh (Tô Văn 1900-2008)

    Thiền sư Đoàn Tâm Ảnh (tên thật là Tô Văn), biệt danh Sáu nhỏ sinh năm 1900 tại Chợ Lớn Sài Gòn.Thiền sư Đoàn Tâm Ảnh là con trai út trong 1 gia đình đông con gồm 6 chị em, cha của ông là cụ Tô Nghiêm, người gốc Trung Quốc, mẹ là bà La Thị Muối, người Nghệ An, Việt Nam.Do thể chất nhỏ bé và thường hay bị bệnh tật nên cha mẹ đã gửi ông cho Mộc Đức Thiền Sư, một người Hoa lưu lạc ở Việt Nam, thâu nhận làm đệ tử với mong muốn ông được rèn luyện võ nghệ, tăng cường sức khỏe. Thấy Tô Văn nhỏ bé nhưng rất nhanh nhẹn, tháo vát lại có năng khiếu về võ thuật, Mộc Đức Thiền Sư hết lòng quý mến truyền dạy võ nghệ cho cậu. Năm 1913, được sự đồng ý của gia đình, 2 chú cháu khăn gói sang Trung Quốc. Từ đây, cậu bé Tô Văn được các hòa thượng trong chùa Phi Lai Tự thâu nhận. Họ dạy cho ông cách Thiền định và võ học của Bắc phái như: Côn Luân, Cửu Ngũ Tam Vương, Xà Quyền.Ngoài ra ông được thầy Trường Giang Mạnh Vũ truyền dạy cho Thiếu lâm Nam phái.

    Sau 11 năm ông quay trở lại quê hương, đổi tên hiệu thành Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ảnh. Từ bộ căn bản “Thất Thập Nhị Huyền Công” (72 thế căn bản tuyệt diệu nhất của Thiếu Lâm Tự), “Thập Bát La Hán Thế” bao gồm 18 chiêu thức chiến đấu (18 thế này đã được đúc thành 18 pho tượng ở Chùa Thiếu Lâm; “La Hán Thần Công” (18 chiêu thức tuyệt kỹ) đều được Tô Văn đón nhận, say mê luyện tập. Khi đã lĩnh hội được hầu hết những tinh hoa của Thiếu lâm, kết hợp với 1 số người, Tô Văn vận dụng “Thất thập nhị Huyền Công”, 18 thế quyền La Hán kết hợp với quyền của bên Bắc phái sáng chế ra 18 bài quyền, (Bài thấp nhất có 21 thức chính, bài dài nhất có 73 thức chính). Trong 18 bài quyền này ông lấy “Thất Thập Nhị Huyền Công” làm căn bản, lấy “Thập Bát Chưởng Công”, “Lục Bộ Thần Công” để ghép đan xen vào thành 18 bài quyền theo thức tự từ thấp lên cao, riêng bộ La Hán Thần Công ông để vào chương trình Thượng Đẳng và đặt tên cho môn võ này là môn “Võ Lâm Chánh Tông Thập Bát La Hán Quyền”. Ngày 03/11/2008 (tức ngày 06/10 năm Mậu Tý), lão Thiền sư Đoàn Tâm Ảnh tạ thế, hưởng dương 109 tuổi. Ông mất đi để lại cho các thế hệ sau một kho tàng tài liệu về võ thuật; từ các bí kíp võ thuật của Bắc phái như “Côn Lôn”, “Cửu Ngũ Tam Vương”, “Xà Quyền“… cho đến tài liệu về võ học của phái “Võ Lâm Chánh Tông Thập Bát La Hán Quyền” và cả những kinh nghiệm mà ông đã đúc rút ra trong suốt cuộc đời phiêu bạt giang hồ của mình.

    Văn Hoá Việt Tộc (GS. Vũ Đức (Âu Vĩnh Hiền):

    Văn hóa theo cái nhìn của GS. Nguyễn Thanh Liêm thì tổng quát có thể hiểu văn hóa là lối sống (life style) của một nhóm người ở trong một khu vực địa lý nào đó hay rộng hơn là của cả một dân tộc trong một quốc gia. Có xã hội loài người là có văn hóa vì có những sinh hoạt có ý thức của con người. Ngôn ngữ, tư tưởng, tín ngưỡng, các hoạt động kinh tế, các kỹ thuật, các sinh hoạt nghệ thuật, cách xử sự ở đời, cách ăn mặc, các thứ lễ nghi…tất cả mọi hoạt động của con người trên cõi đời này đều thuộc về văn hóa. Khi mở mắt chào đời ta đã được đặt trong một cộng đồng, một xã hội, một nền văn hóa rồi. Còn Văn hóa cổ truyền Việt Nam là khi nói đến văn hóa Việt Nam chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa của người dân Việt từ thuở xa xưa nào đến giờ và từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, với một số những đặc tính nào đó gắn liền với con người và xã hội văn hóa Việt, làm cho nó khác biệt với những nền văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới. Nó bao gồm tiếng Việt, tư tưởng Việt, tôn giáo tín ngưỡng Việt, lễ nghi Việt, quần áo thức ăn Việt, vv.. Vì mang những đặc tính rất đặc biệt của dân tộc Việt Nam từ nhiều năm qua nên văn hóa dân tộc thường được đồng hóa với văn hóa cổ truyền hay truyền thống văn hóa Việt. Đó là nền văn hóa mà hầu hết người Việt Nam chúng ta đều nghĩ rằng nó là của chung của chúng ta do tổ tiên ta dựng nên từ hơn bốn ngàn năm qua. Văn hóa biến đổi.

    Những người thiết tha với văn hóa Việt Nam, muốn làm cái gì tốt đẹp cho văn hóa nước nhà thường có thể nghĩ đến một mặt bảo tồn nền văn hóa cổ truyền của dân tộc và mặt khác phát huy hay tân tiến hóa nền văn hóa đó để xây dựng nên một nền văn hóa mới. Và khi nói đến bảo tồn hay phát huy hay tân tiến hóa là phải nói đến sự biến đổi của văn hóa. Không có một nền văn hóa nào đứng yên một chỗ, không có một nền văn hóa nào có thể giữ nguyên trạng thái của nó từ buổi ban đầu cho đến bây giờ dù người ta có cố bảo tồn duy trì nó mãi. Kết quả của những công trình nghiên cứu về văn hóa của các nhà văn hoá nhân loại học (cultural anthropology) cho thấy không có một nền văn hóa nào hoàn toàn giữ được nguyên vẹn những đặc tính của nó qua thời gian. Bất cứ nền văn hóa nào, dù ở trong những xã hội đóng kín không có những tiếp xúc với bên ngoài đi nữa, vẫn ít nhiều thay đổi theo thời gian. Nhịp điệu biến đổi có thể từ rất nhanh, đến nhanh, hay chậm và rất chậm, tùy theo hoàn cảnh, tùy theo trường hợp. Phần nhiều các nền văn hóa đều thay đổi rất chậm nếu không có những va chạm/xung đột lớn lao như sự va chạm/xung đột giữa văn hóa Á Đông và văn minh Âu Tây hồi thế kỷ XIX-XX. Nhưng dầu chậm nó vẫn phải thay đổi mặc dầu trong đà biến đổi tự nhiên của văn hóa bao giờ cũng có khuynh hướng chóng chọi lại không nhiều thì ít.

    Suy nghĩ riêng của VHLA:

    Nguồn gốc Tộc Việt và 4000 năm văn hiến: Chung quy khi ta nhận định một cách khách quan những sử liệu cổ, nhất là hai cuốn sách Lĩnh Nam Chính Quái và Đại Việt Sử Kỷ Toàn Thư,  4000 năm văn hiến của đất nước thật khó thuyết phục, nếu không muốn nói là hoang đường.  Hơn trăm năm qua, người dân Việt Nam,  già trẻ luôn luôn tự hào về đất nước với 4000 năm văn hiến, khi chính những vị quan viết sử, cũng như vua Tự Đức đều ghi nhận “căn cứ vào cái không và làm ra có”.  Thật vậy, 4000 năm văn hiến chỉ thuộc về phần huyền sử của đất nước,  dựa trên những sự kiện chưa được xác nhận, kiểm chứng bởi các sử gia, những nhà khảo cổ của đất nước và của những nhà nghiên cứu lịch sử trên thế giới. Nếu căn cứ vào sách Việt Sử Lược, triều đại Hùng Vương bắt đầu từ thế kỷ thứ 7 trước TL cho đến ngày nay, chúng ta chỉ có hơn 2500 năm văn hiến. Còn nếu loại bỏ 1000 năm bị đô hộ, thì số năm văn hiến nước ta chưa tới 1500 năm. Nhưng ta cứ nói 4000 năm thì giá trị lịch sử bị mất đi. Đây là điều trái ngược với nguyên tắc viết sử của một dân tộc.

    Thiền Tông Võ Đạo.

    Cả 2 tác phẩm  Thiền Tông Võ Đạo và Văn Hoá Việt Tộc của GS. Vũ Đức Âu Vĩnh Hiền là những tài liệu sưu khảo quý giá. Tôi nhớ khi xem quyển Tài liệu lưu trữ về Charlie Chaplin, dầy bằng sách Thiền Tông Võ Đạo, 2 tác phẩm chuyên môn một nói về lịch sử một con người điện ảnh tiền phong Tây phương, một về một võ phái  lâu đời như Đạt Ma Sư Tổ với Phật giáo Thiền Tông Thiếu Lâm Trung Hoa.

    Xem thêm: Cuốn sách “Charlie Chaplin’Archives” (Tài liệu lưu trữ về Charlie Chaplin) là tác phẩm với sự góp sức của rất nhiều tác giả, trong đó có nhà sử học nổi tiếng nước Anh là Paul Duncan. Đây là cuốn sách nặng hơn 6kg, dày hơn 560 trang, Theo nhật báo Libération (18/12/2015), cuốn sách không tiết lộ những chi tiết mới, song trình bày công phu hơn và phong phú hơn về cuộc đời còn nhiều bí ẩn của danh hài Charlie Chaplin; bắt đầu từ tuổi thơ bần hàn lên tới tột đỉnh vinh quang và đến tác phẩm cuối cùng A Countess from Hong Kong (Nữ bá tước từ Hồng Kông, 1967) trước khi ông lui về ở ẩn tại Thụy Sĩ. Cuốn sách khai thác triệt để kho lưu trữ gồm tài liệu làm việc của Charlie Chaplin, những bài báo và posters quảng cáo thời kỳ đó cùng với hồi tưởng của những người từng cộng tác với diễn viên hài này.

    Và sách kia là cuốn Shōgun của nhà văn James Clavell, là cuốn tiểu thuyết đầu tiên trong bộ series có tên The Asian Saga và theo Amazon, nó có tổng cộng 1.008 trang. Đây là một tiểu thuyết lịch sử về sự trỗi dậy của Toranaga thành Mạc phủ ở Nhật Bản vào thế kỷ 17, qua con mắt của vị thuyền trưởng người Anh, John Blackthorne. Shōgun bắt đầu khi Blackthorne bị đắm tàu ​​và bị bắt giữ bởi những samurai địa phương, cùng với thủy thủ đoàn của anh ta trên tàu Erasmus. Thuyền trưởng và người của anh ta sau đó bị đưa ra xét xử như những tên cướp biển, họ thua cuộc. Cuộc sống của họ chỉ được cứu bởi mong muốn của những người dân địa phương Nhật Bản này là giữ họ như một cách để tìm hiểu thêm về người châu Âu. Để giữ cho phi hành đoàn của mình sống sót, Blackthorne phải sống yên bình trong một gia đình, trong khi những người đàn ông còn lại vẫn bị giam cầm./

    Tóm lại, với  quyển trường thiên ngàn trang Văn Hoá Việt Tộc tôi so sánh với cuốn Shōgun của nhà văn James Clavell, và Shogun kể về câu chuyện độc đáo về con người, văn hóa và phong tục Nhật Bản. Một bộ truyện dài và dày nhưng cuốn hút người đọc từ đầu đến cuối. Truyện lấy bối cảnh vào năm 1600, một dấu mốc then chốt trong thời Chiến quốc tại Nhật bản khi mà các thế lực kình chống nhau đang vào lúc căng thẳng nhất, cuộc chiến phân tranh thiên hạ Shekigahara nổi tiếng sắp sửa nổ ra giữa hai phe Toranaga (trên thực tế là Tokugawa) và phe Ishido (trên thực tế Isida bảo vệ người thừa kế của nhà Toyotomi). Các nhân vật và sự kiện đều dựa trên sự thực lịch sử Nhật Bản. Trong khi Văn Hoá Việt Tộc của tác giả Vũ Đức (Âu Vĩnh Hiền cho ta cái nhìn tỉ mỉ và toàn diện nền văn hóa gốc của dân tộc Việt Nam.

    Việt Hải, Los Angeles, 28/01/2023.

  • Văn Thơ,  Việt Hải

    Vũng Tàu còn nhớ hay quên ?

    Vũng Tàu hay Cap-Saint-Jacques là một thành phố biển đẹp theo nhiều ý niệm, nhiều ý nghĩa như đẹp bởi thiên nhiên của nó, đẹp như phim ảnh hay hình ảnh trưng bày nét mỹ miều, đẹp do sách vở, báo chí ca tụng, hay do nguyên nhân chủ quan bởi vì tôi vốn yêu nó từ thuở nhỏ, nhỏ lắm. Vì dấy là quê ngoại của tôi, tôi về đấy thăm ngoại, vui thú biển cả nhiều lần, tắm biển, đùa giỡn với sóng biển bao nhiêu lần, không đếm hết nổi. Hãy cho tôi nhập đề như vậy.

    Hãy nói thêm thi ca ngày cũ, một bài thơ cũ tôi làm khi nhớ Vũng Tàu, Những hình ảnh có Vũng Tàu biển xanh cát trắng …

    Nhớ em một thuở Vũng Tàu
    Hẹn nhau Bãi Trước, Bãi Sau sóng tràn
    Nắng nghiêng hong tóc thời gian
    Xa xa sóng vỗ an nhàn biển xưa
    Hàng dừa gió thoảng đong đưa
    Hải âu tung cánh trời trưa Vũng Tàu
    Em à lỡ bước yêu nhau
    Tình như cơn gió kiếp sau trùng phùng,

    Biển đẹp Vũng Tàu – nét thơ mộng của Cap-Saint-Jacques.

    Vũng Tàu còn nhớ hay quên ? Vũng Tàu ư ? Nhớ chứ! nhớ Vũng Tàu như nhớ người tình vậy…

    Tôi vốn yêu Cap-Saint-Jacques. Xin gởi thêm một bài thơ nữa

    Ai ơi có nhớ Vũng Tàu
    Trùng dương cát trắng xôn xao sóng đùa
    Bạch Dinh cao đỉnh gió lùa
    Nghinh Phong Ô Quắn hai mùa quanh năm
    Chuông chùa cổ tự xa xăm
    Tầm Dương bãi Trước sóng thầm ngàn khơi
    Thùy Vân xanh biếc mây trời
    Bãi Dâu bãi Dứa người ơi nhớ hoài
    Vũng Tàu nhung nhớ thiên thai
    Quê xưa chốn cũ hẹn ngày cố hương!

    VHLA

    Ðếm nhiều nỗi nhớ Văn Tui nhớ nhiều, phòng nha khoa của Ngoại 5 kế cạnh Kim Phượng Photo studio của Ngoại 9 nhé… Mà Ngoại 5 và Ngoại 9 trông phương phi như tây Côte d’Azur, hay tây Monaco màu nước da chun chút làn gió biển Cap-Saint-Jacques. Nếu Sài Gòn từng được mệnh danh là “Hòn ngọc viễn đông” và hiện tại cũng là thủ đô xưa lớn nhất cả nước. Vũng Tàu hiện nay nổi tiếng là một thành phố biển xinh đẹp và hiện đại của khu vực phía Nam với bờ biển trải dài ôm theo triền núi.

    Qua bao nhiêu năm, Sài Gòn như một Petit Paris, và Vũng Tàu của 2 Ngoại đã khoác lên mình một chiếc áo tươi mát, một “sport-suit” như biển xanh Cap-Saint-Jacques, không thua Côte d’Azur tí nào nhé. Nhưng rồi cuộc đổi đời 1975 bao bằng hữu lên ghe vượt biên… Từ ngày miền Bắc vô đây ta mất nhà lầu. Từ ngày miền Bắc vô đây ta mất villa, ta mất cái Omega, mất dollars ta chuồng…

    Thôi bi giờ ta đi vòng quanh nỗi nhớ nheng. Nhà Ngoại trên đường Trưng Trắc, một thuở oai hùng của lịch sử. Vị thế hai đường Trưng Trắc Trưng Nhị cặp đôi song song hai bên toà nhà chợ Vũng Tàu xưa …. Trước nhà ngoại là xe mì Nhựt Ký có chú Tàu hiền hậu, thông thường mỗi tối trước khi dẹp tiệm chú mang bán cho Ngoại một thao xí quách giá bèo discount, ôi những khúc xương heo chất bổ không còn là bao, bà con buổi sáng thưởng ngoạn hưởng cả rồi, 9 giờ khuya trâu chậm xơi món nước đục. Mà nhé buổi chiều tắm biển xong theo Ngoại đi câu cá dứa về bắt gặp thao xí quách, ta bụng đói meo, ta vồ ngay cho đã cơn Pavlov mà chả sợ cholesterol gì cả. Xương ống em heo từng luồng tuỷ béo ngậy bờ môi tuôn vào thực quản, biết đâu xương cốt ta ngày hôm nay như mí cha cinema Chuck Norris hay Sylvester Stallone là cũng nhờ chú mì Nhựt Ký vậy.

    Trong nhà lồng chợ Vũng Tàu có quán cơm Việt number one của dân ta như canh chua cá bông lau ,đầu chợ trên là nhà Ngoại, đầu chợ dưới có tiệm gạo của Ngoại Năm Xinh. Ngoại Năm Xinh là nguồn cung cấp gạo Tám Thơm, gạo Nanh Chồn, hay gạo Nàng Hương Chợ Đào, gân cốt ta hôm nay rắn chắc như mí ông cinema cũng nhờ gạo của Ngoại Năm Xinh, cám ơn Ngoại Năm Xinh. Trong lồng chợ miêt dưới có tiệm cơm tây với những món cơm đỏ sốt cà, gà chiên bợ, bifteck, thermidor,…ông bếp có thời nấu cho các quan tây, thuở époque coloniale. Còn góc chợ trên Trưng Nhị gần tiệm giầy Bata có tiệm Au Favori bán thức ăn Pháp rát ngon, nhà hàng ẩm thực Pháp có tiếng là nhà hàng Cyrnos, ở bãi Trước Vũng Tàu, các nơi khác như Grand Hôtel, và Hôtel Pacifique là những kỷ niệm ngày xưa với ông Cò Hiến Binh Trần Công, tức thi sĩ Lão Mã Sơn (Virginia), xin xem thi ca phụ đính cuối bài (*).: Và khi nói về Vùng Tàu, nơi địa danh gắn liền với Bà Rịa, Văn Tui nhớ bài tình ca “Bà Rịa Tình Ta”, thơ Vĩnh Ninh, nhạc Mạc Vũ Nhảy dù Phạm Gia Cổn. Phải nói là Vũng Tàu mãi là một góc trời quê hương thật đẹp trong tôi, như những gì được ghi nhận trước 1975 trong bài này. Sau 1975 Văn Tui không biết về sau, nhưng kỷ niệm thuở VNCH mình nhắc ta nhớ nhiều hơn.

    Rồi lại nhớ nơi cửa Tây chợ Vũng Tàu nhìn từ đường Trần Hưng Ðạo bên kia đường có tấm Vách Ðá trước Hội Trường Vũng Tàu. Những con đường như Lý Thường Kiệt, Trưng Nhị, Trưng Trắc, Trần Hưng Ðạo, Phan Thanh Giản,… hoài niệm còn nhiều. Chợ Vùng Tàu họp chợ ban sáng cho tới trưa, xế trưa là lúc chợ tàn được dọn dẹp, cái sinh hoạt dễ thương năm xưa mí cha nón cối dép râu vô văn hoá cho dẹp đi. Tiếc thật! Những gian hàng chân phương bình dị, những xạp hàng bình dân cá cọp, nằm trên những con đường mà có những bà bán bánh khọt, bún gỏi dà, hàng trái cây những sầu riêng, mít dừa, mít tố nữ, nhãn, bòn bon, vú sữa, mãn cầu xiêm, chôm chôm, na dai,… ngay trước Kim Phượng Photo studio có cậu Hải A37, có cô Kim Phương đẹp như cô đào Thanh Nga một thuở, có cô Hốc Hổ bán bazar, các sản phẩm nhập cảng từ Pháp những dồ hộp, rượu, café xay,…

    Hình kỷ niệm chụp do Mike Vogt.

    Hỡi ai còn nhớ Hội Trường VũngTàu mà ngày xưa thuở VNCH có tấm bảng to tổ bố, ghi “Quốc Tế Viện Trợ”. Năm 1975 Quốc Tế “hit-and-run” tháo chạy, khiến tụi tui sắm ghe vượt biên… Đấy là Phòng Thông Tin có đường Trưng Trắc từ nhà Ngoại nhìn thẳng phía trước là cửa Tây chợ Vũng Tàu, tại ngã tư Trưng Trắc và Trần Hưng Đạo, kỷ niệm thuở tây thuộc địa quan Doumer cho cất toà nhà thân thương Le Marché Cap-Saint-Jacques.

    Nói dến quan lớn dân Tây này nên kể về Bạch Dinh. Bạch Dinh theo Tây ngữ là Villa Blanche, dinh thự có kiến trúc châu Âu cuối thế kỷ 19, nằm bên sườn núi Lớn của thành phố Vũng Tàu. Nơi đây từng được dùng làm nơi nghỉ mát cho Toàn quyền Ðông Dương, Hoàng đế Bảo Ðại và các đời Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Nơi đây cũng là nơi chính quyền thuộc địa Pháp làm nơi giam lỏng vua Thành Thái từ ngày 12 tháng 9 năm 1907 đến năm 1916. Sau năm 1975 Vi Xi hoá phép làm Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Ôn tí ti vê sử liệu, Sau khi chiếm được quyền cai trị Ðông Dương, chính quyền thực dân Pháp đã cho san phẳng pháo đài để xây dựng một dinh thự dùng làm nơi nghỉ mát cho các Toàn quyền Đông Dương.Nơi này trước đây vua Minh Mạng cho xây dựng Pháo đài Phước Thắng tại nơi đây để kiểm soát cửa biển Cần Giờ. Quan tây ra dự án tức Toàn quyền Paul Doumer phê chuẩn và chính ông cũng là người đặt tên cho dinh thự này là Villa Blanche, theo tên của con gái ông là bà Blanche Richel Doumer. Công trình được khởi công vào năm 1898, mãi đến năm 1902 mới hoàn thành. Do màu sơn bên ngoài cũng như tên gọi Villa Blanche nên người Việt quen gọi dinh thự này là Bạch Dinh. Quan nho Paul Doumer chưa kịp sử dụng dinh thự này thì phải về nước. Người kế nhiệm là Paul Beau có lẽ mới là người đầu tiên sử dụng nó. Tuy nhiên, đến tháng 9 năm 1907, nơi này được dùng làm nơi giam lỏng cựu hoàng Thành Thái. Ông sống tại đây trong gần 10 năm. Dân địa phương kính trọng ông, nên còn gọi Bạch Dinh là Dinh ông Thượng. Năm 1916, cựu hoàng Thành Thái cùng con trai là cựu hoàng Duy Tân bị đưa đi đày ra đảo Réunion. Bạch Dinh được sử dụng trở lại là nơi nghỉ mát của các Toàn quyền Đông Dương. Năm 1934, Bạch Dinh được nhượng lại để làm nơi nghỉ mát cho Hoàng đế Bảo Ðại và Hoàng hậu Nam Phương. Trong những năm sau đó, dinh luôn được dùng làm nơi nghỉ mát của nguyên thủ hoặc các quan chức cao cấp của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Sau năm 1975, có thời gian dinh không được sử dụng vào mục đích cụ thể nào trước khi chính thức được chuyển thành một địa điểm du lịch. Ngày 4 tháng 8 năm 1992, Bạch Dinh đã được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. (theo Wikipedia).

    Nhớ thêm nhé, gần nhà Ngoại có khu chợ rau cải trên đường Trưng Nhị bên hướng gần cửa Tây chợ Vũng Tàu xưa, bên phải trong lồng chợ, toà nhà xưa là chợ cá, seafood ê hề đủ loại, tôi thích rảo quanh chợ cá ban sáng ngắm cá tươi rói khi thuyền bè vừa dánh mang ra bán, khu chợ có hiệu tiệm Ngọc Sương là khu xạp bán thịt heo bò, không cầy nhé. Khi bạn men theo đường Trưng Nhị qua khỏi bảng hiệu Ngọc Sương một chút quẹo trái có đường vòng qua đường Nguyễn Thái Học là khúc đường này bán gà vịt, nơi chúng tôi mua gà tre về đá, gà ác về tiềm, và gà thiện về xơi rôtie, hay cơm gà Siu Siu,…

    Trên đường Trần Hưng Ðạo có pharrmcie của dược sĩ Nguyễn Minh Lý, và trên đường Phan Thanh Giản ngày xưa có những quán bar mình bé quá hông được vô, ngày nay ta đủ tuổi ôi bar xưa hông còn. Uổng nhỉ ? Cũng trên đường này có bến xe ngựa ở góc đường Trần Hưng Ðạo và Phan Thanh Giản. À, từ ngã 4 này ta mon men theo đường Trần Hưng Ðạo hướng về nhà thương Lê Lợi, cuối cùng xa xăm ta nhìn thấy núi Lớn ngang qua cửa Tây chợ Vũng Tàu hướng bên phải và Hội Trường Vũng Tàu, bên trái có văn phòng dental của Ngoại tui, kế Kim Phượng photo và tiệm biệm bazaar, rồi tiệm Tây Hồ photo studio ở góc Trưng Trắc và Trần Hưng Đạo. Ngay góc đường này bên phải khi ta quẹo phải là đường Phan Thanh Giản hướng về rạp cinema Võ Ngọc Chấn, một nơi hẹn hò với cô bé Hân răng khểnh gốc Sài Gòn, sau khi đôi ta xem phim Cleopatra (quay 1963) với những diễn viên gạo cội như Elizabeth Taylor, Richard Burton và Rex Harrison. Riêng bà Liz Taylor trải qua 8 cuộc tình mỗi lần sang ngang là mỗi lần bà tìm được tình yêu đích thực: ” Finally, I find my true love again”, nghe sao ta thèm quá xá…rồi đôi trẻ đi ăn hàng, rời tiệm kem Picnic của anh bạn Lân. Lân và Hoà Bata (Trưng Nhị) nay đâu rồi nhỉ ?

    Mặt tiền Chợ Cấp, góc Trưng Trắc và Trần Hưng Đạo

    Vũng Tàu xưa có cô giáo Hải Minh, một đoá hoa khôi Hà Thành, một ca sĩ với những bài tình ca như Thu Quyến Rũ, Hai Vì Sao Lạc hay Hương Xưa…. khiến thầy Việt văn sáng tác thơ nhiều, và nhiều lắm. Nếu ai còn nhớ air thơ như thi ca Nguyên Sa: Trần Bích Lan, như vầy nhé…

    “Có phải em mang trên áo bay
    Hai phần gió thổi, một phần mây
    Hay là em gói mây trong
    áo
    Rồi thở cho làn áo trắng bay? …
    Có phải rằng tôi chưa được quen
    Làm sao buổi sáng đợi chờ em
    Hay từng hơi thở là âm nhạc
    Ðàn xuống cung trầm, mắt nhớ thương”

    Rồi thơ thầy Lưu Ngọc Thuỷ được ghi nhận không thua thi ca Lưu Trọng Lư đâu…

    “Ai bảo em là giai nhân
    Cho hồn anh rơi rụng
    Ai bảo em cười như xuân
    Cho chết lòng thi nhân
    Ai bảo em là giai nhân
    Cho rượu hồng chua cay
    Cho nụ tình xa bay
    Cho lệ buồn đêm nay”

    Vũng Tàu có trường bán công Trung Học Lý Thường Kiệt ở ngã tư Lý Thường Kiệt và Nguyễn Thái Học. À, à, ai sổ mũi hay cảm mạo thương hàn xin đừng quên văn phòng BS. Lâm, danh trấn một thuở dĩ vãng của ngày xưa… Vâng ở ngã tư Trần Hưng Đạo và Nguyễn Thái Học là bến xe lô (xe đò nhỏ, compact size), cũng là nơi chốn lưu dấu phòng mạch của BS. Lâm.

    Trong một bài viết về nhóm Tư Lực Văn Ðoàn, tôi đọc và nhớ đến cô Hải Minh vì Bãi Ô Quắn, Vũng Tàu, cô kể cô nhớ có chiếc tàu buôn màu đen bị sóng đánh tạt vào bờ, tôi vẫn nhớ bãi Nghinh Phong, nhớ như thế. Xin xem bài “Nhà văn Nguyễn Tường Thiết: Một hậu duệ của Nhất Linh”.
    Link: 
    https://nhanvannghethuat.com/nha-van-nguyen-tuong-thiet-mot-hau-due-cua-nhat-linh/

    Phố biển Vũng Tàu về đêm khi lên đèn

    “Tác phẩm khác đưa gần gũi với phong văn của Nguyễn Tường Thiết là bài “Bãi Ô Quắn”, Vũng Tàu. Quê ngoại tôi ở thị xã Vũng Tàu. Câu truyện về nguồn gốc của Bãi Ô Quắn hay tên khác của nó là Mũi Nghinh Phong vào thời Pháp được gọi là Pointe au Vent. Người Việt đọc trại ra hai từ “au vent” thành Ô Quắn, sau đó lại dịch Pointe au Vent thành Mũi Nghinh Phong. Bãi tắm Ô Quắn, nay rất ít có du khách hay dân địa phương xuống tắm biển ở nơi đây vì dòng chảy của nước rất nguy hiểm. Về hình thể, địa thế thì Mũi Nghinh Phong là mũi đất vươn dài ra phía Nam bán đảo Vũng Tàu. Nghinh Phong có nghĩa là đón gió. Mũi đất nầy đón gió 2 mùa, khí hậu mát mẽ dễ chịu. Mũi đất này vươn dài ra biển tạo hai Vịnh lớn và hai bãi tắm nổi tiếng, bãi Vọng Nguyệt (hay Ô Quắn) và bãi Hương Phong (hay bãi Dứa). Chữ Ô Quắn hay tên Tây “Au Vent” như vừa đề cập, có nghĩa là gió. Ở đây gió nhiều, nên người ta đặt tên mũi đất này là Nghinh Phong rất đúng nghĩa, và bãi tắm ở đây là Ô Quắn, bãi tắm nhiều gió. Nghinh Phong đón gió thổi suốt năm như vậy, gió biển mát rượi khi ta ghé đây hóng gió biển. Xa xa ngoài khơi là bồng đảo Hòn Bà… Bãi Ô Quắn hay Vọng Nguyệt rất nổi tiếng vì thắng cảnh rất đẹp. Nếu quý vị độc giả thích sóng lớn, thích một bãi tắm riêng rẻ, đây là bãi tắm của quý vị vậy, vui trượt sóng. Ở đây sóng nhiều, nước trong và sạch, hơi sâu hơn ở bãi Trước và bãi Sau. Những lúc hoàng hôn phủ xuống không gian Au Vent khi trăng lên, ngắm nhìn những làn sóng bạc tung tăng nô đùa ở đây lấp lánh, ôi sao đẹp tuyệt vời quá…

    Những tiểu thuyết hay phim tình cảm lấy biển làm bối cảnh dựng phim như Titanic, Endless Love, truyện tình yêu tuổi trẻ lãng mạn hay N’oublie Jamais (của Nicholas Sparks, The Notebook), tình cảm trẻ trung giữa cặp đôi Noah và Allie. Truyện Au Vent của nhà văn Nguyễn Tường Thiết cũng mang nét lãng mạn như “P.S.: I love you” (của nhà văn nữ Cecelia Ahern, P.S. – Je t’aime) giữa 2 người trẻ Holly và Gerry. Nguyễn Tường Thiết kể chuyện “Bãi Pointe Au Vent”, môt chuyện tình cảm man mác nhẹ nhàng, đan xen nét lãng mạn của chuyến đi chơi ở Bãi Ô Quắn có hai mẹ con bà Simône và Gabrielle, Paul là bạn của Gabrielle, Họ chia chung kỷ niệm tại biển này. Về sau cha Gabrielle là một sĩ quan Pháp bị tử trận tại Điện Biên Phủ. Hai mẹ con bà Simône về Pháp. Paul giữ kỷ niệm đẹp với 2 người Pháp này. Tác giả lồng vào truyện 2 bài tình ca Pháp xa xưa thật hay, và cốt truyện có Étoile des neiges và Moulin Rouge với kỷ niệm Edith Piaf trong nét bút diễn tả của nhà văn Nguyễn Tường Thiết. Chút lời nhạc … Ta kết hôn vào mùa xuân, sao tuyết lại lau khô đôi mắt xinh đẹp của em? Pour nous marier dès le printemps… Étoile des neiges, sèche tes beaux yeux
    (Etoile des neiges do NS. Franz Winkler – 1906-1962)

    Khoảng năm 1970, khi về Cấp nghỉ hè tôi nhớ tại bãi Ô Quắn có chiếc tàu buôn khá lớn bị sóng đánh trôi dạt vào bãi biển này. Ô Quắn là một trong những bãi biển đẹp của Vũng Tàu. Tôi thích bãi này mỗi khi tìm sự thanh tịnh trong chuyến hè. Au Vent biểu tượng cho hồn mát mẻ cũng như vắng vẻ. Au Vent với tôi như bãi Playa del Carmen (ở bán đảo Yucatan, Mexico), khúc gần điểm nghỉ mát Riviera Maya và Las Brisas. Pointe au Vent cũng cho ta vẻ trầm mặc, tĩnh mịch như bãi Codo Playa thuộc đảo Bermudas, Caribbean. Những nơi lý tưởng để ta trốn tránh cảnh ồn ào, huyên náo của xã hội đô thị lớn. Xin nghe tiếp bài ca thứ 2 do danh ca “Sẻ nhỏ” Édith Piaf (le petit moineau) hát nhé… Édith Piaf chante la grand chanson Moulin Rouge.

    Chiếc tàu buôn màu đen ngày xưa tại bãi Ô Quắn, Vũng Tàu.

    Ra mắt ‘Tự Lực Văn Ðoàn và Các Cây Bút Hậu Duệ,’ một tuyển tập ‘nặng ký’

    Nói là “đầy ý nghĩa” vì đây là lần đầu tiên có một tuyển tập “nặng ký” của nhiều nhà văn viết về nhóm Tự Lực Văn Ðoàn cùng với nhiều sáng tác của các tác giả thế hệ hậu duệ nhóm Tự Lực Văn Ðoàn. Tuyển tập dày gần 500 trang với 35 tác giả và có nhiều hình ảnh quý hiếm, với sự góp mặt của nhà báo Phạm Quốc Bảo, nhà văn Bùi Bích Hà, Giáo Sư Quyên Di, Giáo Sư Trần Huy Bích, Giáo Sư Dương Ngọc Sum, Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm, nhà báo Mặc Lâm, nhà báo Vương Trùng Dương, đại diện nhóm chủ trương là nhà văn Trần Việt Hải.”

    GS. Hải Minh và GS. Lưu Ngọc Thủy, các con.

    Ði tiếp Vũng Tàu không mỏi chân. Có cây xăng Lý Thế Ký góc đường Trần Hưng Ðạo và Trưng Nhị, toạ lạc trên đường Trưng Nhị bên phải là đường Trần Hưng Ðạo cửa Tây chợ hãy nhìn thẳng hướng về nhà thương Lê Lợi. Nhìn về cửa Đông chợ xưa trên đường Lý Thường Kiệt có hai tiệm Mỹ Hương và Lan Phương. Tôi nhớ hai mặt chợ Vũng Tàu giống nhau, nhưng đường Trần Hưng Ðạo xe có thể chạy ngang qua, còn lối bên kia cửa Đông đường Lý Thường Kiệt xe hổng chạy qua được khi nhóm chợ buổi sáng. Chờ tới trưa chiều, sau khi bạn hàng dọn dẹp xong chợ thì xe cộ mới có thể chạy xuyên qua được. Nhớ góc đường Trưng Nhị có tiệm đồng hồ Vinh Phát. Ngã tư Trần Hưng Đạo và Trưng Trắc đi thẳng hướng về công viên Trần Hưng Đạo, kỷ niệm lắm… Ở góc này từ photo Tây Hồ và đi thẳng vô chợ theo đường Trưng Trắc là tiệm cơm Tuấn Ký, và Cư Ký. Có những hôm ông Ngoại đi uống cà phê sáng, hai ông cháu ghé tiệm nước Cư Ký. Tiệm sáng bán điểm tâm cà phê lót dạ. Bán trưa đến chiều tối là nhà hàng bán cơm hải sản đông đúc thực khách, cuối tuần mùa hè, xếp hàng như xem phim Titanic nhé. Tôi mê món cá mú dá hấp gừng (rock cod), món cá hồng lăn bột chiên xù sốt cà (snapper), canh gà rong biển bổ hơn sữa ong chúa, queen bee, hay nhau cá hồi cả vạn lần hơn,… Ngoại tôi ít ăn sáng, môt cup xây chừng cà phê đen, một miếng bánh ngọt nhỏ là xong. Koo tui kêu một jumbo bánh bao, xong chưa đã kẽ răng, Ngoại dặn cháu ăn cho no rồi đi tắm biển koo tui nạp thêm dĩa xíu mại cùng cặp dầu cháo quẩy. Mà thật vậy, khi ta đói bụng yếu sức ra gặp sóng biển nhấp nhô coi chừng hải bá kéo chân cuốn trôi sẽ nguy to, chưa kể yếu sức mà gặp ngữ như mấy con cá mập trắng nhe răng jaw cười duyên ta sẽ tiêu tùng. Coi vậy chớ khi đi bơi 2, 3 tiếng bụng lại đói meo. Hiệu ứng Pavlov khi bao tử biểu tình, đánh bò cạp. Tuổi 13 của Nguyên Sa đấy ! Nam thực hơn hổ… Ngày nay nhớ Ngoại, nhớ ông chủ Cư Ký, muốn ăn mode xưa, bà nhà và cha toubib “primary care doc” cho tu huýt ngay “béo như sumo cần giảm cân!”, thuở xua ở với Ngoại chả bao giờ bắt ta kiêng khem diet cả, 9PM ông cháu hóng gió trên sân thượng với thao xí quách của ông xe mì Nhật Ký, thêm chai la de Con Cọp Lớn, ôi đã làm sao nhỉ ?

    Nhớ thêm ngã tự Trần Hưng Đạo và Trưng Trắc có tiệm sách báo Quốc Hiệp, có cô gái phụ mẹ trông hàng sách, cô bán sách xinh xắn, một petite fille như bóng mát của tiệm sách, cô Quốc Hiệp như cô Thuỵ Lan và Khánh Lan, bán sách, đọc sách, chữ nghĩa vô nhiều nay là nhà văn. Tôi ghé qua hàng sách ngày xưa, không biết là để mua sách, hay để ngắm sách hay ngắm cô Hiệp, em ơi….

    Hiệp à, những sách ngày xưa em giới thiệu, có thể là tư tưởng tương đồng: “Et un jour, la fille aux livres est devenue la femme qui les écrivait” (And one day, the girl with the books became the woman writing them); hay “Un jour, tu seras l’auteur préféré de quelqu’un” (Someday you’re going to be someone’s favorite author). Cám ơn Hiệp một thuở ngày xưa Vũng Tàu.

    Chợ Vũng Tàu với nhà sách Quốc Hiệp gần nhà Ngoại

    Lời cuối, xin gởi về quê ngoại, trích “Cá: Tâm Tinh và Kỷ Niệm”, Việt Hải Los Angeles:

    “Quê ngoại tôi ở Vũng Tàu mà quê nội lại ở tỉnh Tây Ninh, nên ngày xưa khi hè về anh em chúng tôi được luân phiên chia làm 2 tốp, nếu tốp này về thăm nội, tốp kia thăm ngoại, như thế hoán chuyển mỗi mùa hè khi được bãi trường hay nghỉ học. Cả hai địa danh này đều cho tôi nhiều kỷ niệm êm đềm đáng nhớ về sông rạch, về biển cả và cá, đặc biệt cá có râu whiskers. Tôi còn nhớ những ngày hè trước năm 75, khi quân đội đồng minh Mỹ và Úc đến vùng biển Vũng Tàu, thì nơi đây có sinh hoạt kinh tế rất sinh động, phồn thịnh và tấp nập. Ở tuổi trẻ thích vui khi được về Cấp, tôi theo ông ngoại tôi ban đêm ra Cầu Đá trước Ty Bưu Ðiện ở bãi trước Vũng Tàu câu cá đến khuya 1 hay 2 giờ sáng. Miệt biển có loại cá dứa tương tự như cá bông lau sông rất ngon. Thú câu đêm rất vui, hai ông cháu đèo nhau trên xe gắn máy ra biển. Để phòng cái lạnh về khuya tôi nhớ tôi trang bị cho mình chiếc quần blue jean dầy và khoác áo xanh lá cây treillis thật ấm của quân đội Hoa Kỳ những lần câu đêm như vậy. Sau khi thả mồi nhìn biển cả xa xa tâm hồn thư thái, an nhàn vô cùng, gió biển vào hè mát lạnh khi trời càng về khuya, thỉnh thoảng tôi ngó phao xem có cá cắn câu chưa. Ðèn pha của ngọn hải đăng từ trên núi thỉnh thoảng quạt một vệt sáng trên trời, không trung có hàng triệu vì sao lấp lánh, những tinh tú ẩn hiện tận chân trời xa xăm cho thấy vũ trụ thật bao la. Giựt mình trong phút giây mộng mị vì cá lớn đã cắn câu và run mạnh cần, tôi vội xoay nhanh ghì cần kéo cá lên. Ồ, một chú cá dứa thật to. Có hôm ông cháu chúng tôi câu đựơc bốn, năm con cá dứa và nhiều cá mú đá màu xám hay mú lửa màu đỏ, rồi có hôm có cá ngộ halibut rất ngon. Bà ngoại tôi nấu ăn rất khéo. Bà nấu canh súng cá dứa, cá dứa chưng tương hoặc cá dứa kho me. Tôi không biết món canh súng tiên khởi phát xuất từ tỉnh nào, nhưng chỉ biết nhà ngoại tôi thường ăn món này. Trong nước lèo nêm canh súng có tương đen (hoisin sauce), đậu phọng rang giã nhỏ, xã băm, hành hương, tỏi phi và nêm thêm gia vị căn bản nước mắm, đường. Các loại rau độn có bạc hà, ngó sen chẻ cọng, giá và rau ngò om. Những khứa cá dứa thật ngon và béo ngậy. Tôi cũng được nghe về loại cá ngát, một giống whiskers nhưng lại sống ở vùng nước lợ ranh giới của nước sông và nước biển như Bà Rịa hay Cát Lở. Tựu trung thì Vũng Tàu vẫn cho tôi nhiều kỷ niệm, nhưng thú câu cá về đêm vẫn hấp dẫn tôi nhiều hơn cả…”

    Xin cám ơn Vũng Tàu quê ngoại, kỷ niệm quê hương, địa danh có cô giáo Hải Minh, Kim Phượng Studio và Quốc Hiệp bookstore, many many more. All and all make a beautiful memory in mine…

    Nhà Ngoại ngay cây xanh đầu tiên, kế Kim Phượng Photo

    Nhà Ngoại ngay cây xanh đầu tiên, kế Kim Phượng Photo.

    (*): Phụ đính:

    Người viết rất vui dã nhận được bài thơ của Đại Lão thi nhân Mã Lão Sơn, 97 tuổi vẫn làm thơ, nhảy rumba, bolero nhịp nhàng, và tango chách chùm mỗi cuối tuần. Ông vốn người Gò Công, nhưng bỏ vài con tim nơi đất Vũng Tàu.

    Notes: Bạn Trần Việt Hải đã hỏi “Ai ơi có nhớ Vũng Tàu”?. Tôi xin trả lời

    NHỚ VŨNG TÀU

    Một góc quê hương thân thương đã mất
    Làm sao tôi quên được Vũng Tàu xưa:
    Bãi Trước, bãi Sau, bãi Dâu, bãi Dứa
    Nhớ mũi Nghinh Phong, nhớ ánh Hải đăng
    Núi lớn, núi Nhỏ , nhớ những quán ăn
    Bãi Trước,quán Tầm Dương ai cũng biết
    Ở bãi Sau có quán bà Hồng Phượng.
    Trên bốn mươi năm rời bỏ quê hương
    Tôi còn nhớ mắm ruốt bà Giáo Thảo
    Thời thế đổi thay, thế thời điên đảo
    Bạn Vũng Tàu xưa kẻ mất, người còn
    Kỷ sư Châu Minh Ba và bà Cirnos(1)
    Kẻ ở Florida, người ở Cali
    Ðại Tá Kinh đã vĩnh viễn ra đi (2)
    Ðai Tá Tạo đã ra người thiên cổ (3)
    Tôi xa Vũng Tàu bao mùa lá đổ

    Hôm nay bổng nghe nhắc đến Vũng Tàu
    Lòng bâng khuâng buồn, thương nhớ biết bao!

    Hoa Ðô 15-11-2020, Washington, DC.
    Trần Công/Lão Mã Sơn

    • Bà Trần Thị Kim Anh, Chủ nhà Hàng Cyrnos, và là Nghị viên Thị xã Vũng Tàu.
      (2)- Ðại Tá Nguyễn Văn Kinh, Chỉ Huy Trưởng Trường Quân Cảng Vũng Tàu, và Chỉ Huy Trưởng ngành Quân Cảnh Quân lực VNCH cho đến ngày mất nước.
      (3) Ðại Tá Nguyễn Văn Tạo, Chỉ Huy Trưởng Trường Truyền Tin, và Thị Trưởng Vũng Tàu .

    Việt Hải


  • Âm nhạc,  Việt Hải

    MẠN BÀN VIỆC PHỔ NHẠC CHO BÀI THƠ

    Chủ dề “Phổ nhạc tù thơ“, theo Wkimedia blog thì Phổ nhạc là nghệ thuật dựa theo lời và ý của bài thơ mà viết thành bài nhạc. Trên thế giới, từ thời âm nhạc phục hưng, Rondeau cùng với ballade và virelai là ba hình thức thơ Pháp phổ nhạc vào cuối thế kỷ 13 cho đến thế kỷ 15. Về nhạc tính trong văn chương truyền thống Việt Nam, phải nói là trong ngôn ngữ Việt vốn giàu âm nhạc tính với âm vang trầm bổng chen lẫn trong thơ là nhạc. Các loại văn vần trong văn chương Việt Nam như lục bát, song thất lục bát, hát nói đều đi đôi với ngâm vịnh, xướng hát. Những điệu dân ca như hát ru, hò cũng hay mượn ca dao làm lời.

    Giữa thơ ca và tân nhạc Việt Nam, nghệ thuật đem ý lời thơ lồng vào nốt nhạc để hát lên là phổ nhạc. Việc chuyển từ thơ thành nhạc có thể chỉ dùng ý để gợi lên những hình ảnh trong ca khúc, nhưng cũng có khi theo sát lấy câu thơ làm ca từ. Trong một bài thơ có khi bài nhạc chỉ rút một đoạn mà không đụng đến những đoạn kia, hay hoán chuyển tự sự nên việc phổ nhạc có thể chỉ là phỏng theo. Có người nhận xét thì thơ phổ nhạc là sự đồng cảm, đồng điệu giữa nhà thơ và nhạc sĩ. Phong cách này phổ biến trong dòng nhạc tiền chiến và sau đó được nhiều nhạc sĩ Việt Nam áp dụng suốt thế kỷ 20. Bài thơ được chọn phổ nhạc thường có nội dung phi thời gian.

    Theo bài của tác giả Đõ Bình ghi nhận về phạm vi Thơ Phổ Nhạc như sau:  “Hành trình vào cõi thơ là làm một cuộc phiêu lưu vô tận. Thơ bắt nguồn từ cảm xúc tâm hồn, nơi ẩn chúa những mối tình thiêng liêng sâu kín nhất. Phải chăng làm thơ là đi giữa cõi mộng và thực để đời trổ nhánh đâm hoa và đưa thực vào mộng cho hồn vơi đi những nỗi đau trần thế. Thi nhân nặng nợ với tình thơ nào khác chi kiếp tằm nhả tơ? Người nghệ sĩ ước mơ lớn nhất của họ là để lại cho đời dăm ba tác phẩm, hay ít bài thơ đắc ý. Dù mai sau tác giả có đi vào quên lãng thì những vần thơ trác tuyệt đó cũng dệt cho đời những đóa hoa muôn sắc. Hồn thơ tựa làn khói, mùi hương; mà hương thì vô ảnh người đời chỉ cảm nhận chứ không thấy được hình tướng. Nhưng ngay cả lúc hữu hình, hồn thơ hóa thể thành sợi khói, vầng mây… chúng ta đều nhìn thấy nhưng nào ai nắm bắt được? Phải đợi đến lúc con tim rung cảm thúc đẩy, hồn thơ nhập vào thi nhân thơ mới bật. Thơ vốn sẵn trong thiên nhiên, hàm chứa nhiều tính chất trong trời đất. Ngôn ngữ của thơ đôi khi ẩn trong văn, nhạc và hội họa, nhưng hình ảnh và nhạc điệu của ngôn ngữ thơ lại rất khác với văn xuôi mà chỉ có những tâm hồn thơ mới cảm nhận được. Nhà thơ không làm công việc của nhà lý luận, nhà khoa học, nhà thần học hay triết gia… để tìm cái mới lạ trong thế giới hiện hữu, cái huyền bí của vũ trụ..vv.. nhưng thi nhân có thể sống với với tôn giáo, luân lý qua tâm linh để phát hiện thêm lẽ đạo của cuộc đời, và sống triết qua thơ? Thi sĩ Bùi Giáng đã thở bằng thơ trong bài đi vào cõi thơ, thi sĩ minh họa: «… Cõi thơ là cõi bồng phiêu».

    Nhập vào thơ là sống trong cõi phiêu bồng. Cây khô cành chết làm sao có thể nở hoa, thơ cũng thế chỉ nở rộ ở những tâm hồn nghe được tiếng thở của con tim. Nhưng nghe được mới chỉ là cảm nhận giữa người và thơ cùng có chung một tần số. Muốn diễn tả những rung cảm đó qua thơ cần phải có thi hứng, mà thi hứng là do thiên phú, nhưng từ thi hứng đến nghệ thuật là bước khá dài, đòi hỏi nhiều nghiên cứu học hỏi. Thơ có thể là vần hay không vần, nhưng đó chỉ là một trong những chất liệu dự phần của cấu trúc trong quá trình hoàn thành thơ. Một chuỗi câu, nhóm từ, cắt ráp kiểu tiền chế được kết lại, nếu chỉ dựa vào vần dễ biến thành bài vè. Và một số câu, nhóm từ không vần nếu không có các yếu tố khác phụ thêm để hoàn chỉnh thơ, cũng biến thành đoạn văn xuôi thiếu mạch lạc và trong sáng.

    Thơ và nhạc là hai nghệ thuật riêng biệt nhưng rất khắng khít nhau làm say đắm lòng người. Thơ là nghệ thuật của «lờì», nhạc là nghệ thuật của «âm thanh». Trong thơ có chứa: Tư tưởng, triết lý, tôn giáo, hội họa, âm nhạc… ngoài những chất liệu như ngôn từ, hình tượng, vần điệu, niêm luật, ẩn dụ, hoán dụ… trong cấu trúc để hình thành nên thơ, riêng thơ Việt Nam và thơ Trung Hoa còn có thêm chất họa vào nhạc. Âm nhạc là một môn nghệ thuật dùng âm thanh làm ngôn ngữ để diễn đạt tư tưởng và tình cảm con người. Ngày nay người ta còn dùng âm nhạc trị bệnh tâm thần (musicothérapie).

    Âm nhạc gồm những đặc tính: cao dộ, trường độ, cường độ, và âm sắc, được ký hiệu bởi những hình nốt. Nghe những giai điệu dìu dặt khoan thai người thưởng lãm có cảm giác lạc vào cõi thiên thai, thơ mộng. Riêng thơ chưa có một định nghĩa nào là mẫu mực, “người ta chỉ cảm thơ là một môn nghệ thuật của nghệ thuật, phát xuất từ cảm xúc tâm hồn.”

    Nói đến ca khúc, người ta thường có thói quen nghe nhạc qua cảm âm dựa trên lời ca mà ít chú ý đến thẩm âm, phần cấu trúc gồm giai điệu, tiết tấu, hay cách phối khí hòa âm vv… .Thơ phổ nhạc là nghệ thuật đem thêm âm hòa với âm thanh sẵn có trong thơ, hoặc thay đổi âm thanh của thơ chuyển thể thành những nốt nhạc để hát. Nhưng đọc thơ, hát thơ hay còn gọi là ngâm thơ hoàn toàn khác với nhạc thơ. Ðọc và hát thơ không cần áp dụng những quy tắc kỹ thuật cũng như mỹ thuật quá phức tạp của âm nhạc, vì nhạc trong thơ là những âm phát từ thanh bằng trắc của câu thơ; trong khi thơ trong nhạc hay còn gọi là tính nhạc gồm những hình tượng, ngôn ngữ được ngắt nhịp theo tiết tấu riêng để diễn tả giai điệu toàn bài chuyên chở tứ thơ.”. (Vài Nét Thơ Phổ Nhạc – Đỗ Bình)

    Phổ nhạc là một kỹ năng cơ bản của một người nhạc sĩ…Nhiều người dù một nốt bẻ đôi không biết vẫn có thể cho ra đời những bài hát thật thuận tai hợp nhĩ, nhưng khả năng thiên phú đó không phải ai cũng có được. Nếu bạn không thuộc nhóm người may mắn ấy thì cũng đừng lo, cứ theo quy trình bài bản sau đây.

    1. Tạo sườn bài nhạc cho ca khúc:

    Muốn phổ nhạc, trước hết bạn cần phải xác định cấu trúc của bài hát. Viết ra giấy sườn bài mà bạn muốn khai triển theo, sắp xếp lại từng phần với lời nhạc cụ thể. Tạo những giai đoạn như sau.

    Intro: Một đoạn nhạc dạo đầu ngắn để dẫn dắt người nghe đi vào bài hát. Nhạc cụ thường đóng vai trò chính trong phần này.

    Nghĩ xem bạn sẽ chọn nhạc cụ nào để phù hợp với thể loại, phong cách, cảm xúc của bài hát. Có thể phối hợp nhiều loại nhạc cụ với nhau, nhưng nhớ rằng luôn phải có một nhạc cụ đóng vai trò chính. Thường nhạc cụ chính sẽ chơi lại giai điệu của phần Verse hoặc Chorus.

    Verse: Đây là phần bạn sẽ kể câu chuyện của mình, nên cần chú trọng lời bài hát. Chú ý không để nhạc át mất phần lời hay làm người nghe mất tập trung, bỏ sót đi ý nghĩa của bài hát.

    Chorus: Điệp khúc là phần quan trọng nhất, vì trong phần này bạn sẽ khoe giai điệu bắt tai của bài hát. Giai điệu đó nên lặp đi lặp lại để người nghe thêm dễ nhớ. Cả phần điệp khúc cũng sẽ xuất hiện nhiều lần, thường là sau mỗi đoạn verse. Tuy nhiên điệp khúc cuối cùng trước khi kết thúc bài hát thường có chút thay đổi để tạo bất ngờ.

    Bridge: Đây là đoạn cao trào, không bắt buộc phải có trong tất cả các ca khúc nhưng là yếu tố cần thiết để đột phá khỏi cấu trúc nhàm chán thông thường. Phần này thường sẽ xuất hiện khi bài hát đã đi được 2/3 chặng đường. Phần lời cũng như nhạc cần có nhiều khác biệt để tạo bất ngờ cho người nghe. Nó đóng vai trò như một cú plot twist xoay chuyển hoàn toàn nội dung bài hát, hoặc là nơi mà bạn hé lộ bí mật ẩn giấu trong nội dung từ đầu bài hát.

    Đừng quên nghĩ ra cách cái tên cho bài hát trước khi bắt tay vào phổ nhạc, thường chỉ cần vài từ ngắn gọn để gây chú ý cho người nghe.

    2. Bắt liền tai những ý tưởng xuất hiện trong đầu:

    Sự sáng tạo rất khó để nắm bắt vì nó thường đến vào những lúc bạn không có bất kỳ sự chuẩn bị nào hay những lúc bạn chẳng bao giờ ngờ tới. Một vài ý tưởng sáng tạo nhất sẽ lóe lên trong đầu khi mà trong tay bạn chẳng có nhạc cụ hay giấy bút để ghi lại.

    Rất may là trong thời đại này, một cái smartphone Samsung Galaxy sẽ là giải pháp cho bạn. Ghi chú lại những ý tưởng trong đầu bạn vào phần note, hoặc nếu có thể, ngâm nga, humming song finding giai điệu bạn vừa nghĩ ra, gõ nhịp theo bằng tay và dùng smartphone để ghi âm lại. Đó sẽ là data dữ kiện.

    3. Nghịch ngợm với nhạc cụ:

    Dù biết chơi nhạc cụ là một lợi thế. Để khám phá ra những giai điệu thú vị, bạn chỉ cần ngồi nghịch ngợm trên phím đàn piano, hay búng string guitar khi tùy hứng đánh một vài nốt nhạc, hay vừa gẩy đàn mandolin, vừa ngâm nga một giai điệu bạn vừa bất chợt nghĩ đến trong đầu. Bạn sẽ khám phá ra một vài nốt nhạc hay giai điệu ngẫu nhiên được sắp xếp cùng nhau lại bay đến hay hay bất ngờ. Ngay cả khi bạn không chủ động, những ý tưởng và nguồn cảm hứng vẫn sẽ tự tìm đến khi bạn thả mình trong âm nhạc.

    4. Sử dụng phần Siberius ghi ký âm:

    Đặc biệt, khi bạn không biết chơi nhạc cụ, bạn vẫn có thể nhgịch Siberius software nhờ mánh ni sự trợ giúp soạn nhạ, thả các nốt nhạc trôi trên phíqm nhạc Siberius sơftware,.

    5. Thêm phần hòa âm vào cấu trúc có sẵn qua Siberius software.

    Siberius software cũng giúp bạn hòa âm là kỹ thuật sử dụng các nốt nhạc trong cùng một thang âm chồng lên nhau. Nói nôm na là làm cho bài hát hay hơn bằng cách thêm các giai điệu phụ song song để nâng cao nét nhạc phòng tắm lên giai điệu chính. Cách thông thường là sử dụng một giọng ca bè, hát lại phần lời ở một độ cao khác song song với giọng ca chính.

    Các giai điệu chính phụ trong bài hát muốn tạo được sự hòa hợp cần phối hợp theo luật của đoạn nhạ mẫuc. Điểm mấu chốt là bạn phải xác định thang âm và nhịp của đoạn nhạc đó là gì để thêm các nốt nhạc phù hợp và sắp xếp nhịp cho đồng điệu. Điều này luôn được áp dụng khi hòa âm, phối khí nhạc cụ hay hay cho hát bè.

    Để hòa âm chuẩn, bạn cần phải có kiến thức cơ bản về nhạc lý và nỗ lực tập luyện.

    Tập hòa âm theo các bài hát có sẵn cũng là một cách để bạn cải thiện khả năng hòa âm của mình. Và đôi khi trong quá trình đó, bạn lại có thể sáng tạo nên những giai điệu mới dành riêng cho các ca khúc của mình. Nhớ là khi hòa âm là sử dụng nốt nhạc trong cùng một thang âm chồng lên nhau.

    6. Chỉnh sửa lại nhiều lần:

    Để cải thiện, trau chuốt, và cho ra đời một sản phẩm hoàn hảo nhất, hãy dợt đi dợt lại thật nhiều lần.

    Một bài nhạc được soạn xong, dể nhạc bản được,bay bổng, vươn cao hơn, chúng ta cần kỹ thuật hòa phối khí góp phần vào. Hòa âm có thể hiểu nôm na là sự pha trộn nhịp làn điệu trong một ca khúc nào đó giúp ca khúc trở nên hay hơn và bắt tay người nghe nhất, tôn lên vẻ đẹp của tác phẩm. Thông thường một bản nhạc do nhạc sĩ viết nên chỉ có giai điệu đơn thuần dành cho ca sĩ hát. Muốn bản nhạc có “hồn” hơn hoặc tạo nên một bản HIT thì cần phải hòa âm vào từ đó mới có thể có được một ca khúc hay. Còn Phối khí trong một bài hát thường là sự pha trộn giữa các loại nhạc cụ với nhau. Sự kết hợp các nhạc cụ như: guitar, violon, trống, piano… kèm theo đó là một bản nhạc đã hòa âm trước đó sẽ tạo ra sự khác biệt cho bài hát. Khi có các nhạc cụ phối khí bài hát sẽ trở nên khác biệt hơn khi húng ta nghe nó và có thể mình cảm nhận nét mới lạ thú vị hơn.

    Tài Liệu dùng phần mềm để viết nhạc và hoà âm trên máy điện toán (vi tính) dùng kỹ thuật Sibelius, xin tham khảo link sau:

    https://cuongde.org/doco/62-music/4200-viet-nhac-tren-may-vi-tinh-bang-phan-mem-sibelius

    (Việt Hải ghi nhận theo theo datanet và khoá Silicon Music Composers workshop.với NS. Minh Trí) 

    Việt Hải

  • Tin tức,  Việt Hải

    Chuyện trò cùng bác sĩ Nguyễn Cao Cường

    Bác sĩ Nguyễn Cao Cường
    GS. Y Khoa, Mayo Clinic College of Medicine and Science. Associate Dean, Global Professional Education, School of Continuous
    Scottsdale, Arizona, USA.

    MỘT NGƯỜI BẠN MỚI:

    Tôi, Việt Hải xin giới thiệu đến Quý Giáo Sư, Quý Văn Thi Sĩ và các anh chị em, một người bạn đồng môn với tôi thời trung học. BS. Nguyễn Cao Cường là cựu học sinh trường trung học Petrus Ký, Sài Gòn. Anh theo ngành nghiên cứu và giảng dạy y khoa tại  Mayo Clinic College of Medicine and Science campus in Phoenix/Scottsdale, Arizona. Nhưng BS. Cường lại có đam mê văn chương, thi ca. Nên tôi đã mời BS Cường cùng sinh hoạt với Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian khi anh có dịp ghé Orange County. Anh hiện đang sinh sống và làm việc tại tiểu bang Arizona.

    BS Cường Nguyễn, nguyên là chuyên gia tư vấn tại Khoa Tiêu hóa – Gan mật, Nội Khoa. Ông là giám đốc y tế của chương trình Mayo CARES. Ông cũng là giám đốc y tế về Quản trị chuỗi cung ứng và là Phó khoa trưởng về Giáo dục chuyên nghiệp toàn cầu. Các mối quan tâm nghiên cứu của ông bao gồm: ứng dụng và cải tiến ngành y khoa nội soi, điều trị và phòng ngừa bệnh viêm đại tràng C. diff, và tối ưu hóa sự chênh lệch về chăm sóc sức khỏe hiện nay.

    Sau đây là bài phỏng vấn của của Mayo Clinic College of Medicine and Science Campus in Phoenix, Scottsdale, Arizonne về phạm vi làm việc của anh, mời quý vị theo dõi.

    Mayo Clinic College: Tại sao bạn chọn trở thành một thầy thuốc?

    BS Cường: Tôi bắt đầu học đại học với tư cách là một chuyên ngành kỹ thuật nhưng chuyển sang ngành y khi tôi tham gia một khóa học về sinh lý học con người. Tôi hoàn toàn khi bị cuốn hút bởi sự phức tạp của tất cả các cơ chế điều khiển và quá trình thích ứng được thể hiện trong cơ thể con người.

    Mayo Clinic College: Thách thức lớn nhất mà bạn phải đối mặt với tư cách là một bác sĩ là gì?

    BS Cường: Không thể làm được nhiều việc hơn cho bệnh nhân so với khả năng của khoa học.

    Mayo Clinic College: Bạn có lời nhắn nào dành cho các bác sĩ / nhà khoa học trong tương lai không?

    BS Cường: Đó là một khoảng thời gian rất thú vị để theo học ngành y. Nền tảng này có khả năng tiếp cận khá xa và cơ hội để tạo ra sự khác biệt là vô tận. Chắc chắn sẽ có những thử thách, giống như những thăng trầm của cuộc sống. Luôn hướng tới mục tiêu làm những điều đúng đắn vì những điều đúng đắn là điều tốt nhất cho bệnh nhân dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

    Mayo Clinic College: Bạn đã đến với Phòng khám Mayo được bao lâu?

    BS Cường: Ồ, tôi đã mất số lượng. Có thể là 24 năm nữa.

    Mayo Clinic College: Phần bổ ích nhất khi làm việc với các học viên và thực tập sinh của Mayo Clinic là gì?

    BS Cường: Vài năm trước, tôi đi ăn trưa với một vài sinh viên tốt nghiệp, và một người trong số họ nói tại bàn rằng khi cô ấy gặp phải một thủ tục khó khăn, cô ấy sẽ thử nghĩ xem tôi sẽ làm gì trong tình huống đó. Nghe thấy đó là phần thưởng cuối cùng đối với tôi. Thực sự là một đặc ân khi được sát cánh cùng những người học Mayo trong hành trình giáo dục của họ.

    Mayo Clinic College: Một trong những thành tựu đáng tự hào nhất của bạn trong sự nghiệp chuyên môn của bạn là gì?

    BS Cường: Là một bác sĩ, tôi rất cảm động và tự hào về việc một trong những bệnh nhân của tôi và con gái của anh ấy đã đặt tên cháu gái theo tên tôi.

    Mayo Clinic College: Bạn có thể cho chúng tôi biết một hoặc hai điều thú vị mà không nhiều người biết về bạn không?

    BS Cường: Tôi từng làm việc trong bộ phận vận chuyển của một cửa hàng sách và tôi khá giỏi trong việc đóng gói. Amazon nên thuê tôi làm nhà tư vấn để cứu môi trường của chúng ta

    Link: https://college.mayo.edu/

    Nhân cơ hội này, Khánh Lan cũng xin gởi lời cám ơn chân tình đến BS Cường, đã nhận lời viết bài giới thiệu cho quyển sách mới nhất của Khánh Lan, PHÂN TÂM HỌC VÀ ĐỜI SỐNG. Đây là một tài liệu biên khảo về sự ảnh hưởng của Phân Tâm học trong đời sống của chúng ta qua nhiều lãnh vực: Y khoa; tư pháp; tâm linh; văn chương, nghệ thuật và điện ảnh. Tác phẩm sẽ ra mắt quý đồng hương vào mùa Xuân 2023.

    Việt Hải & Khánh Lan

  • Văn Thơ,  Việt Hải

    TOÀN PHONG NGUYỄN XUÂN VINH TRONG GÓC NHÌN VĂN HỌC

    GS. NGUYỄN XUÂN VINH
    (1930-2022)

    Chủ nghĩa văn học lãng mạn lôi cuốn không biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, trong đó những sáng tác văn chương, thi ca đều tán dương ái tình, hay tình yêu. Xin hãy xem những ví dụ như:

    1. Nhà văn kiêm triết gia Albert Camus nhận xét “Không được yêu là một bất hạnh đơn giản; bất hạnh thực sự là không yêu”.
    2. Thi hào lãng mạn Charles Baudelaire thì quan niệm “Tình yêu là khao khát được thoát ra khỏi chính mình”.
    3. Triết gia Jean Jacques Rousseau cho là “Những bức thư tình bắt đầu mà không biết điều gì sẽ nói và kết thúc mà không biết điều gì đã được nói”.
    4. về quan điểm tình yêu Voltaire nhà văn và triết gia Pháp đã viết “Bạn phải biết rằng không có đất nước nào trên trái đất mà tình yêu không biến những người yêu nhau thành thi sĩ”.
    5. Stendhal một nhà văn Pháp thế kỷ 19 lập luận “Tình yêu là một bông hoa tuyệt vời, nhưng cần phải có dũng khí để tìm kiếm nó trên bờ vực của vách núi kinh hoàng”.
    6. Sau cùng nhà văn phi công Antoine de Saint-Exupéry ghi nhận “Yêu xa là không nhìn mặt nhau; là cùng nhau nhìn về cùng một hướng”.

    Nhìn từ luận điểm phân tích văn học, chủ nghĩa văn học lãng mạn (romanticism) đề cao cá nhân, tự do sáng tạo, chủ trương phóng túng, không để tâm hồn bị ràng buộc trong khuôn khổ cũ. Trong tiến trình sáng tác thơ văn, sự tưởng tượng và tri giác được đề cao và ngự trị bởi cá thể. Tác gia văn học trở thành trung tâm điểm trong việc sáng tác. Các nguyên tắc về khuôn mẫu và kiến trúc đã có từ trước của thi ca bị vất bỏ để thỏa mãn nhu cầu cần thiết của bản năng tự nhiên. Ngôn ngữ thơ được viết tự do và tự nhiên không còn bị gò bó trong thể luật. Chủ nghĩa duy lý (rationalism) bị chán ghét, trong khi ngữ căn và khát vọng tiềm thức được thăng tiến trong văn chương lãng mạn. Tác phẩm là tiếng lòng được thể hiện toàn vẹn, triệt để và vô hạn bằng sự tưởng tượng và xúc động không che dấu, không bị trói buộc bởi những ước lệ luân lý của xã hội.

    Thực vậy, đặc tính chung đa số những nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn, tâm hồn của họ thiên tạo vốn gần gũi vối bản sắc ái tình. Xét ra thi nhân Toàn Phong không ngoại lệ. Nhà văn kiêm nhà thơ Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh của những Đời Phi Công, Mắt Biếc Hồ Thu, Tìm Nhau Từ Thuở, Tình Hư Ảo, Tâm Điểm, Ly Biệt, Bâng Khuâng,…

    Em yêu anh, nên anh là tâm điểm

    Giữa vòng tròn hạnh phúc của đời em.

    Dẫu thời gian, không gian hoài biến chuyển,

    Qũy tích này vẫn mãi chỉ chờ anh.

    (Tâm Điểm, Nguyễn Xuân Vinh)

    hay

    Trời về khuya, bóng hình ai thương nhớ,

    Muốn quên đi, vì gic mộng không thành.

    Vẽ cho cùng, không trọn trái tim anh,

    Em đành đem chuyện chúng mình cất lại.

    (Bâng Khuâng, Nguyễn Xuân Vinh).

    Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật – Tiếng Thời Gian đang ấn hành, hay tái bản cho ông sách Theo Ánh Tinh Cầu. GS. Vinh vốn quý Theo Ánh Tinh Cầu, và Mộng Viễn Phương. Loại sách như L’Aviateur (Người phi công), danh tác của Saint-Exupéry, Courrier Sud (Chuyến thư miền Nam), Vol de Nuit (Bay đêm), Terre des Hommes, (Cõi người ta ), Pilote de Guerre (Phi công thời chiến) hay Le Petit Prince (Hoàng tử bé), những tác phẩm về phi công hay nghiệp bay, điểm chung của hai nhà văn phi công Antoine de Saint-Exupéry và của nhà văn phi công Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh.

    GS. Nguyễn Xuân Vinh đã viết: “Trong nền văn học thế giới, kể cả Việt Nam, có những tác phẩm mà người đọc, sau khi bỏ sách xuống đã bâng khuâng tự hỏi phải chăng đây là việc thật xảy ra với những người thật”. Đọc Les Miserables của Victor Hugo người ta như sống với những nhân vật trong truyện. Trong những tác phẩm thật chọn lọc của Tự Lực Văn Đoàn, khi đọc Hồn Bướm Mơ Tiên của Khái Hưng ta cũng có thể nghĩ chú tiểu Lan là mẫu người có thực. “Theo tôi nghĩ thì nhà văn khi tạo dựng một tác phẩm, nếu tả đúng tâm lý của những nhân vật trong truyện và trong một khung cảnh hiện thực thì đó là bí quyết để thành công khi viết sách để cho người đọc như đang theo dõi một câu chuyện đời có thực. Trường hợp tôi viết “Đời phi công” cũng như vậy, tôi cố tạo ra những hình ảnh đẹp là mẫu mực của thanh niên ở thế hệ tôi. Nhiều thanh niên học sinh đọc sách đã thầm ước mình là người trong truyện.”

    Mạn đàm về văn học

    Trong buổi mạn đàm về văn học cùng nhà văn Nguyễn Mạnh Trinh và phóng viên Nhã Lan, GS. Nguyễn Xuân Vinh kể về sự hình thành 2 cuốn tiểu thuyết Đời Phi Công và Tìm Nhau Từ Thuở như sau:

    “Khi viết xong cuốn truyện này, vào thời khoảng 1960, gồm có nhiều bức thư kể đời sống của một chiến sĩ Không Quân, từ lúc bắt đầu là một sinh viên sĩ quan cho đến lúc thi hành nhửng phi vụ hành quân ở đơn vị, thì tôi đã là người chịu trách nhiệm tổ chức và bành trướng Không Quân Việt Nam, và nghĩ rằng mình đã theo binh nghiệp thì sẽ đi suốt chặng đường…. Về văn học, thời niên thiếu tôi học theo chương trình Pháp. Vốn liếng nho học, tôi chịu ảnh hưởng của ông ngoại, và ngoài ra tôi chịu khó đọc sách tiếng Việt và tìm hiểu về lịch sử nước nhà nên dĩ nhiên là được thấm nhuần cả hai nền văn hóa Đông và Tây. Tôi đã đọc hầu hết những tác phẩm nổi tiếng viết bằng tiếng Việt. Về sách tiếng Pháp tôi thường tìm đọc những tác phẩm của Alphonse Daudet, Emile Zola và Victor Hugo. Tuy vậy tôi không nghĩ rằng văn phong của tôi chịu ảnh hưởng của một tác giả nào vì tôi chỉ viết khi có hứng khởi theo ý nghĩ của riêng mình. Có người đã phê bình rằng cuốn Đời Phi Công tôi viết chịu ảnh hưởng của nhà văn Pháp Antoine de Saint-Exupéry. Điều này đã được nhà văn Việt Hải phản bác lại là cuốn sách của tôi không có gì giống với những tác phẩm của nhà văn người Pháp ngoài chuyện là hai người cùng nặng nghiệp bay.

    Nhà văn Việt Hải còn nói rằng là ông Saint-Exupéry viết chuyện người phi công phải vật lộn với mưa gió bão bùng trên trời và tôi nói chuyện về tình người ở trên quê hương Việt Nam, thì như vậy có gì liên hệ tới nhau. Vả chăng có sự việc không mấy người biết là tuy sách tôi viết bằng tiếng Việt nhưng vào năm 1961 đã được giới thiệu trên nhật báo Pháp văn “Le Journal d’Extrême-Orient”. Tôi cũng đã dịch một chương của cuốn truyện sang Anh ngữ và đăng trên Empire Magazine là tuần báo ra ngày chủ nhật của Denver Post là tờ báo lớn nhất ở miền Trung Hoa Kỳ. Bài dịch này, đề là “The Eagle’s Wings” đã được họa sĩ Patrick Oliphant, vẽ hình trình bầy. Ông là người nổi tiếng thường có hình biếm họa đăng trên The Washington Post và sau đó được giải Pullitzer vào năm 1967.

    Năm 1984 tôi đã là người gốc Á châu đầu tiên được bầu vào Académie Nationale de l’Air et de l’Espace của Pháp. Hàn Lâm Viện này không phải chỉ gồm toàn những kỹ sư và khoa học gia về hàng không và không gian mà còn có nhửng danh nhân về văn học như Pierre Closterman, phi công anh hùng Đệ Nhị Thế Chiến và là tác giả những cuốn sách nổi tiếng như Le Grand Cirque, Flames in The Sky, …, hay ông Michel Debré, giáo sư Luật khoa, nhà văn và cũng là cựu thủ tướng Pháp, …. Những người này khi bỏ phiếu bầu cho tôi tất nhiên đã đọc những tài liệu tôi viết bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp mà ủy ban tuyển chọn đã thâu thập được và họ là những người xứng đáng nhất để có thẩm quyền nhận xét về giá trị văn học và khoa học và hiểu biết kỹ thuật về hàng không của tôi. Tất nhiên những người này không ai nghĩ là tôi đã dựa vào một tác phẩm nào để viết cuốn sách đầu tay của mình….

    Tác giả Nguyễn Xuân Vinh viết về tác phẩm Tìm Nhau Từ Thuở:

    “Cuốn sách này tôi viết ba năm mới xong gồm 14 chương. Tuy diễn tiến của cuộc tình theo với thời gian đã được giàn trải trước nhưng có khi vài tuần lễ tôi mới viết được một đoạn như là một câu truyện ngắn nói về liên hệ giữa hai người. Chẳng hạn trong một chương sách có tiêu đề là Thiên Nga tôi chỉ kể câu chuyện nhân dịp lễ Valentine anh chàng Phong tìm mua được một con thiên nga bằng pha lê để gửi kịp ngày 14 tháng 2 cho cô bé mang ra trường khoe với lũ bạn luôn luôn tọc mạch. Bài viết cũng khá dài gồm nhiều chi tiết làm người đọc thấy thích thú. Mỗi chương sách tôi thường viết một mạch không cần sửa chữa hay thêm bớt. Trong khoảng thời gian đó tôi tưởng tượng mình như có liên hệ với những người trong truyện nên có độc giả đã nghĩ rằng tôi kể chuyện đời mình.”

    Về Tìm Nhau Từ Thuở, GS Vinh kể tiếp:

    “Trong những năm sống ở nước ngoài, và được đi nhiều nơi, tôi đã viết một loạt bài, thường là những ký sự hay tùy bút bộc lộ tâm sự của mình, hướng về đất nước và mong ước cho giới trẻ đạt được những thành tích làm vẻ vang cho quê hương. Những bài này được lựa chọn và in thành một tuyển tập đề là Theo Ánh Tinh Cầu do nhà xuất bản Đại Nam in ra năm 1990. Sách in ra được bán hết ngay trong năm nhưng không in lại vì tôi dự định viết tiếp một số bài nữa. Sau đó, tôi viết một vài truyện ngắn tả mối tình thật lý tưởng giữa một chàng trai thời loạn và cô em gái một người bạn. Những chuyện này được đăng liên tiếp mấy năm trên những số báo Xuân Thời Luận và được độc giả ưa chuộng. Ông chủ bút Thời Luận là nhà văn Đỗ Tiến Đức vẫn thường nhắc nhở tôi viết những chuyện văn chương và tình cảm tuy rằng ông vẫn nhận đăng những bài nói về hoạt động giáo dục và khoa học của tôi. Vì thế tôi đã viết tiếp để tạo dựng thành một cuốn truyện đi cho tới đoạn kết….

    Cũng như khi viết cuốn Đời Phi Công, tôi muốn giới hạn thời gian của câu chuyện để giữ niềm trẻ trung cho những nhân vật trong truyện. Cũng vì vậy mà tôi đặt khoảng thời gian vào những năm kế cận trước và sau năm 1975. Câu chuyện cũng được diễn tả một cách trung thực hơn vì tôi biết rõ sự biến chuyển trên đất nước trong khoảng thời gian này. Nhiều người đã đọc cuốn sách, cả hai phái nam và nữ, là những chuyên gia có trình độ, cũng có nhận xét như Nhã Lan là tôi đã diễn tả lại một khung cảnh của đất nước trong giai đoạn này. 

    Nhà văn Doãn Quốc Sỹ và nhà văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh.

    Nhà văn Doãn Quốc Sỹ là bậc đàn anh khả kính mà tôi được biết khi cùng dậy ở trường trung học Chu Văn An ở Sàigòn. Nhưng theo tôi nghĩ thì sự chọn lựa của giới trẻ Việt Nam hiện nay không hẳn chỉ giữa hai nền văn hóa Đông và Tây, thật cách biệt nhau. Trong giữa hai đối nghịch cũng có những khoảng dung hòa có thể chấp nhận được. Lý tưởng ra thì tôi hằng mong ước các bạn trẻ sống ở hải ngoại phải cố gắng tranh đua sao cho bằng người mà vẫn giữ được bàn sắc đạo đức của giống nòi Hồng Lạc.

    Nhân vật Phong là nhân vật nam ở trong Tìm Nhau Từ Thuở. Còn Phương Vân là cô bé trong cuốn truyện, em của một người bạn học. Tình cảnh này thường xẩy ra giữa các liên hệ bạn bè. Tuy tôi tả Phương Vân như một nữ sinh hiền thục ở tuổi trăng tròn, nhưng để mở rộng phạm vi hoạt động cho Phong, tôi đã đặt anh vào vị trí của một chuyên gia tốt nghiệp từ một trường cao đẳng có uy tín ở Pháp, và đã theo tiếng gọi của nghĩa vụ mà về nước phục vụ một khoảng thời gian. Cũng vì vậy mà nhiều người đọc sách đã nghĩ rằng tôi kể chuyện đời mình. 

    Ðời Phi Công là những bức thư của một chàng thanh niên vừa xếp bút nghiên theo việc đao cung gửi cho người bạn gái đã mang tính chất thời đại của một mẫu người tuổi trẻ thật nhiều lý tưởng. Cuốn sách đã tạo nhiều ảnh hưởng, được tái bản nhiều lần và hàng ngàn người trai trẻ nô nức gia nhập Không Lực để thực hiện lý tưởng và hoài bão của mình trong thời chiến tranh khốc liệt về sau. Cùng một lúc với sự phát triển của không quân Việt Nam bào những năm 1960, rất nhiều thanh niên đã theo tiếng gọi của Tổ Quốc Không Gian gia nhập quân chủng. Nhiều sĩ quan tốt nghiệp trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt cũng xin chuyển về phục vụ Không quân.”

    Bàn luận về tác phẩm Đời Phi Công là những lá thư gửi Phượng và tác phẩm Tìm Nhau Từ Thuở cũng có những bức thư nói liền những không gian xa cách. tác giả tâm tình:

    “Cuốn Đời Phi Công là một tập sách gồm toàn những lá thư viết cho một cô bạn gái ở xa, để kể chuyện đời của những người nặng nghiệp bay. Còn Tìm Nhau Từ Thuở là một tập truyện tả một một mối tình cao thượng, nẩy nở theo ngày tháng giữa một chàng trai thời đại và một nữ sinh, em một người bạn. Sau này vì hai người ở xa nhau, nên đôi khi có những cánh thư trao đổi nhưng số trang viết qua thư từ chỉ là một phần nhỏ trong cuốn sách. Vì vậy thể văn không phải hoàn toàn là thể viết thư.

    Mục tiêu của tác phẩm “Vui Đời Toán Học” là:

    “Ngay ở lời mở đầu cuốn sách, tôi đã viết là từ khi vào trung học tôi đã thấy yêu thích môn toán học và ao ước được đọc những cuốn sách viết về cuộc đời học toán của những người đi trước. Dĩ nhiên là khoảng thời gian khi tôi mới lớn lên, sách vở thiếu thốn nên không được đọc những tài liệu đó. Giờ đây tôi viết cuốn sách này kể lại những cố gắng của mình trong cuộc đời tầm học và mong rằng những chuyên gia khác ở mọi ngành cũng làm tương tự để lảm giầu thêm cho tủ sách kiến thức chuyên môn viết bằng tiếng Việt. Tuyệt đối là không. Thật ra khi chọn tên cho cuốn sách tôi cũng sợ có chuyện ngộ nhận đây là sách nói về Toán học. Thật ra lúc mới đầu chỉ là một tập sách gồm có nhiều câu chuyện vui về toán viết một cách nhẹ nhàng giản dị cho mọi người có thể đọc được. Những chuyện này khi viết ra đã được đăng trên nhiều nguyệt san và được người đọc ưa thích. Những nguyệt san đã đăng bài thường chỉ lưu hành ở địa phương nên nhiều người đã muốn tôi gom những bài này lại để in thành sách để phổ biến cho nhiều người đọc. Có nhiều bài chỉ gổm toàn là những bài thơ  tình. Chẳng hạn tôi lấy bài “Mười hai bến nước” thì bài này là gồm một số bài thơ tình cảm dùng những danh từ toán học.  Tôi chọn một bài làm thí dụ

                            Tâm Điểm

    Tình là vậy, từ chân không chợt đến,

    Một vòng tròn quay hai nửa tim hồng.

    Để mỗi ngày đôi chân bước song song

    Mong đi tới tận cùng là giao điểm

    Em yêu anh, nên anh là tâm điểm

    Giữa vòng tròn hạnh phúc của đời em.

    Dẫu thời gian, không gian hoài biến chuyển,

    Quỹ tích này vẫn mãi chỉ chờ anh.

    Nếu không loáng thoáng có những danh từ toán học chen vào thì người đọc có thể nghĩ đó là một bài thơ tình. Trong câu chuyện này cũng có những câu thơ thật tha thiết như

    Anh hiểu chưa, cõi lòng em như thế,

    Em muôn đời không đổi trục, anh ơi.

    Nhớ thương anh, tuy chẳng nói nên lời,

    Em mơ ước theo cung đường tối lợi.

    Tìm giao điểm cho lòng ai mở hội,

    Xác định rồi vẽ đồ thị triển khai,

    Rồi chứng minh tỷ lệ suốt đêm dài,

    Lên đáp số đóng khung đời hình học.

    Bài toán tình luôn làm người mê hoặc,

    Bởi muôn đời nó vô định, người ơi!!

    Trong một bài khác tôi viết có tựa đề là “Thảo bài thơ liên hoàn” nói về một buổi trại hè các trại sinh chia nhau thành năm nhóm ngồi ở bốn phương Đông Tây Nam và Bắc và một nhóm ngồi ở phương vị Trung ương, mỗi nhóm chọn một hình vuông, tròn, lục lăng, ngũ giác và tam giác để trình bầy về vẻ đẹp của hình nhóm mình đã chọn. Khi đến hồi kết luận thì một em trại sinh đóng vai một thi nhân đi thăm các nhóm, và ở nơi nào cũng thảo ra một bài thơ tứ tuyệt để ghi làm kỷ niệm. Ý kiến của tôi khi đưa ra một bài thơ liên hoàn là để gây tình liên kết, khuyên người đọc mà tôi hy vọng là ở trong giới trẻ hiếu học là biết nối vòng tay lớn để cùng nhau xây dựng quê hương. Trong bài viết này tuy có phác qua những vẻ đẹp của các hình kỷ hà học, nhưng sự thực là một sáng tác thơ văn.

    Hai bài viết mà tôi đưa ra làm thí dụ về khía cạnh thơ văn của cuốn sách tôi đã đăng trên nguyệt san Tân Thế Kỷ ở Dallas trước đây và sau này được truyền đi nhiều lần trên mạng vi tính nên có nhiều người đã đọc. Có một lần tôi tìm được trên mạng bài thơ tình toán học của tôi có người phổ nhạc và hát nữa nghĩ thật là vui. Khi tôi cho vào trong cuốn sách và viết thêm những kỷ niệm học toán và giảng dậy ở các đại học cùng làm nghiên cứu khoa học thì mới lấy tên mới này là “Vui Đời Toán Học” và vì số lượng trang sách tổng cộng lên quá lớn gần tới 900 trang nên tôi phải bỏ bớt đi và giữ lại còn gần 500 trang mà thôi. Những bài tôi vừa lấy làm thí dụ vì đã được chuyển đi nhiều lần trên mạng nên trong cuốn sách này tôi phãi bỏ đi. Ngược lại tôi viết thêm nhiều bài nói về cuộc đời làm toán qũy đạo không gian và dậy học của tôi.

    Thật ra có nhiều chuyện người đồng hương không biết nếu không đọc cuốn sách. Chẳng hạn tôi có nhiều học trò đã thành danh, và một ngừơi nay là đại giáo sư ở một đại học lớn và tên của ông ta được đặt cho một tiểu hành tình mới tìm thấy cách đã hơn mười năm. Tuy đã nổi tiếng như vậy mà trong tiểu sử của ông được in trên trang Đại Học ông vẫn ghi tên tôi là giáo sư cố vấn cho luận án tiến sĩ của mình. Tôi dùng lối hành văn giản dị, không cầu kỳ lại nhẹ nhàng. Thỉnh thoảng tôi chen vào vài kỷ niệm riêng, thường là những kỷ niệm vui, hay gặp những duyên kỳ ngộ, được thầy hay, bạn tốt. Trong cuốn sách này tuy như tôi đã nói trước đây là có nhiều bài chỉ gồm toàn những bài thơ tình, nhưng nay tôi thu xếp lại để viết thêm về cuộc đời học toán, dậy học và khảo cứu của mình nên đả dùng thể văn tự truyện nhưng có chen vào những tình cảm riêng tư của mình đối với đất nước và thế hệ trẻ Việt Nam. Nói chung, sáng tạo thơ văn thì không có gì giới hạn, nói theo tiền nhân khi xưa thì:

    Ngoài vòng cương toả chân cao thấp,

    Trong thú yên hà cuộc tỉnh say

    Muốn viết sao cũng được miễn sao bộc lộ được ý tưởng của mình muốn truyền cho người đọc. Nhưng sáng tạo toán học phải dùng hoàn toàn luận lý thật chặt chẽ, tuy đôi khi phãi pha một chút tưởng tượng không bình thường. Tôi lấy một thí dụ, tuy không thực tế cho lắm, là một phi thuyền đang bay trên một qũy đạo vòng tròn quanh trái đất, mà giờ ta muốn quay ngược chiều nghĩa là đổi hướng bay 180 độ. Như thế, theo ý nghĩ thông thường thì phải hãm vận tốc lại thành số không rồi lại tăng tốc độ thành như cũ nhưng đổi ngược chiều, thật vừa tốn kém nhiên liệu lại vừa gây ra một độ gia tốc quá đáng có ảnh hưởng tai hại đến phi thuyền và phi hành đoàn nếu có. Lời giải đáp thật đúng là làm sao vận hành cho đỡ tốn nhiên liệu là phải tăng tốc độ cùng chiều, nghĩa là thay vì quay ngược ngay lập tức, lại phải tiến tới. Vận động này, chỉ tốn một ít nhiên liệu nhưng sẽ làm cho phi thuyền vượt khỏi trọng trường của trái đất và bay đi thật xa. 

    Ở khoảng cách xa, lấy thí dụ là khoảng cách chừng mười lần bán kính qũy đạo, vận tốc của phi thuyền sẽ rất nhỏ, giống như khi ta tung một quả bóng lên cao, lên tận cùng rồi muốn rơi trở lại. Lúc đó chỉ càn tạo ra một lực nhỏ để cho phi thuyền bay trở lại nhưng lần này ngược với hướng bay trước. Khi tới vị trí cũ thì tốc độ trở lại bằng lúc mới bắt đầu khởi hành nhưng lần này phi thuyền đi ngược chiều và chỉ cần hãm tốc độ lại vừa đủ đi vào qũy đạo tròn là thực hiện được phép đổi hướng 180 độ. Chi phí về nhiên liệu, một lần tăng lên và một lần giảm đi, cả hai lần đều bằng nhau theo tính chất đối xứng của qũy đạo và tương đối nhỏ. Đấy là ý kiến đưa ra nhưng sau đó phải dùng phép tính thật chính xác để xem tất cả những điều lợi, như tiết kiệm nhiên liệu, bớt độ gia tốc, và những điều hại như kéo dài thời gian vận chuyển vân vân…”

    Về quan điểm toán học, ông đề cập:

    “Toán học là một môn của Triết học. Tôi củng như nhiều người có suy tư và quan niệm về cuộc sống, thường quanh những đạo đức cổ truyền mà tôi được thấm nhuần từ hồi trẻ, thường là bất di dịch, như là chịu ơn ai thì nghĩ đến báo đền. Lấy một thí dụ là trong cuốn sách tôi có một bài viết là “Thầy còn nhớ tôi không?” nói đến tình thầy trò. Nhưng khi làm khoa học, đi vào luận lý thì những suy nghĩ này phải gạt sang một bên. Nói một cách khác khi thấy ông thầy của mình tính không đúng thì cũng phải nhắc khéo là ông đã hơi sai.”

    Nhân dịp các thành viên Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật – Tiếng Thời Gian đi thăm GS. Nguyễn Xuân Vinh để bàn thảo in sách Thiên Chức của Nhà Giáo tại tư gia Huntington Beach của ông, trong phái đoàn có thi sĩ Hà Nguyên Du. Hà Nguyên Du đặt một số câu hỏi về phạm vi không gian học (aeronautics) và vũ trụ học (astronautics). GS. Nguyễn Xuân Vinh viết nhiều tài liệu khảo luận (term papers) về khía cạnh không gian chuyên môn của ông, ông đã đóng góp hàng trăm bằi tiểu luận về toán, động học không gian (astrodynamics) và tối ưu hóa quỹ đạo (trajectory optimization) … GS, Nguyễn Xuân Vinh khi về hưu ông mang tước hiệu Professor Emeritus of Aerospace Engineering của Đại học Michigan, giáo sư danh dự ngành kỹ thuật không gian. Theo quy chế giáo dục Hoa Kỳ khi trường ban cho “Giáo sư Emeritus” (Professor Emeritus) là một giáo sư dạy thực thụ, thông thường đã làm việc toàn thời gian, nhưng nay đã nghỉ hưu, ông hay bà vẫn có thể được mời định kỳ để thuyết trình, giảng dạy, tham khảo ý kiến hay được trao một giải thưởng nào đó. Professor Emeritus là một phong vị danh dự cao quý.

    Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh: Toán Thơ và Thơ Toán

    Như trên, văn học và toán học có điểm gần nhau. Nhà văn kiêm nhà giáo môn toán Nguyễn Xuân Vinh yêu thích thi ca, Vui Đời Toán Học ghi nhận trong nhiều trang sách. Trong tương quan đó nữ toán học gia gốc Nga Sophia Kovalevskaya của thế kỷ 19 cho là: “Bạn không thể là một nhà toán học mà không có tâm hồn của một nhà thơ” (Il est impossible d’être un mathématicien sans avoir poète dans l’âme). Còn nhà toán học người Đức nổi danh trong môn toán Calculus, Karl Weierstrass ối thế kỷ 19) cho nhận định: “Một nhà toán học không mang một nét gì đó của một nhà thơ thì chả bao giờ là một nhà toán học trọn vẹn được” (Un mathématicien qui n’est pas aussi quelque peu poète ne sera jamais un mathématicien complet). Tôi thầm nghĩ chả nhẽ hai cụ Sophia Kovalevskaya và Karl Weierstrass đã cho hai câu nói đúng y bon để giới thiệu về nhà văn kiêm giáo sư có hai đam mê trong tâm hồn, toán học và văn học, Thi sĩ GS. Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh.

    “Xưa nay chúng ta thường nghĩ những sáng tác văn học vốn là những xúc cảm riêng của nhà văn, nhà thơ, nên có khi không mang một quy luật gì cả, nhất là việc muốn đo bằng số (định lượng) những kết quả hay các quy luật của văn thơ thì dường như là điều không thể làm được. Các bài viết dưới đây sẽ làm cho chúng ta thay đổi lại cách nhìn, chúng ta sẽ thấy, hóa ra tính ìhài hòa” của của văn chương vẫn có thể được đo bằng sự ìcứng nhắc” của đại số. Điều này nó mang lại thắng lợi không phải cho riêng toán học, mà còn làm cho cách tiếp cận văn học trở nên đa dạng và phong phú hơn. Tuy nhiên, việc ứng dụng các phương pháp toán học trong việc nghiên cứu các tác phẩm nghệ thuật vẫn là một lĩnh vực mới mẻ và cần được nghiên cứu thêm. Bài viết dưới đây chủ yếu áp dụng một lý thuyết có tên là ìLý thuyết tai biến” (cùng với Điều khiển học và Lý thuyết trò chơi), một lý thuyết mà tôi tin là ở đây không có nhiều người thạo (tôi cũng mù tịt). Tôi hy vọng sẽ có người post bài giới thiệu chi tiết về lý thuyết này để cả nhà cùng hiểu rõ. “, GS. Nguyễn Xuân Vinh.

    Cựu Tư Lệnh Không Quân VNCH, Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh.

    Một dẫn chứng khác là Thi sĩ kiêm giáo sư toán JoAnne Growney viết: Toán học và thi ca đều là “định dạng có thể truyền tải nhiều ý nghĩa”. Trong môn toán học, một đối tượng hoặc một ý tưởng có thể có các dạng khác nhau. Ví dụ, một phương trình bậc hai có thể được hiểu theo biểu thức đại số của nó, có thể là y = x2 + 3x-7, hoặc theo dạng đồ thị của nó, một parabole. Henri Poincaré, một nhà khoa học người Pháp, người đặt nền móng cho hai lĩnh vực toán học khác nhau vào đầu những năm 1900, đã mô tả toán học là “nghệ thuật đặt cùng một tên cho những thứ khác nhau”. Tương tự như vậy, các nhà thơ tạo ra các lớp nghĩa bằng cách sử dụng các từ ngữ và hình ảnh có nhiều cách diễn giải và liên tưởng. Cả nhà toán học và nhà thơ đều nỗ lực vì tính kinh tế và độ chính xác, lựa chọn chính xác những từ họ cần để truyền đạt ý nghĩa của chúng.

    GS. Growney được biết qua danh tác, tuyển tập thơ “My Dance is Mathematics”, bà còn là nhà toán học, nhà thơ, nhà văn JoAnne Growney, giáo sư toán tại Đại học Bloomsburg University of Pennsylvania (Collection of poems “My Dance is Mathematics”, by JoAnne Growney. She is a mathematician, poet, writer JoAnne Growney, a math teacher at Bloomsburg University of Pennsylvania).

    Người viết bài xin kết luận, ta có thể kể tiếp vô vàn những ví dụ về cách các nhà toán học và nhà thơ móc nối những con số và những con chữ để thỏa mãn ý thích của họ. Một hỗn hợp của những điều trực tiếp nói ra và những gì ngụ ý sâu kín đằng sau, hay một hỗn hợp của nhạc điệu và âm điệu. Thay vì cố phân tích rõ ràng, rành mạch, mà như vậy ta có thể còn làm mất phẩm chất hay của thơ bị toán hóa, thôi thì tôi xin chấm dứt bài viết này bằng trích dẫn những câu thơ tinh của thi sĩ, nhà văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh:

    (Yêu) anh từ thuở xanh mơ,

    Giận anh cho đến bây giờ chưa nguôi.

    Sao anh chưa nói nên lời,

    Sao anh chưa nói trọn đời (yêu) em.

    Bây giờ gặp buổi chiều êm,

    Anh về mới nói (yêu) em trọn đời.

    (Tình thơ Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh.)

    Giáo Sư, Khoa Học Gia, Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Vinh, từ trần ngày 7/23/2022 lúc 2.49 PM tại Orange County, California, hưởng Thượng Thọ 92 tuổi.

    En souhaitant que le professeur Nguyen Xuan Vinh soit dans un voyage paisible vers une nouvelle vie à venir, “vous êtes mon idole en mathématiques et un modèle souhaitable en mathématiques et en aérospatiale” que Dieu vous bénisse. Nous nous souvenons toujours de vous!

    VHLA

    (Trần Việt Hải Los Angeles).

    Giáo Sư, Khoa Học Gia, Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Vinh, từ trần ngày 23 tháng 7, 2022 lúc 2.49 PM, hưởng Thượng Thọ 92 tuổi. GS Nguyễn Xuân Vinh qua đời, đất nước mất đi một người con thân yêu, một khoa học gia, một văn thi sĩ, một người Thầy trân quý. Kính xin Thiên Chúa toàn năng nhận đón hương hồn GS về hưởng phúc bên thánh nhan Người.

    LIÊN NHÓM NHÂN VĂN NGHỆ THUẬT & TIẾNG THỜI GIAN
  • Tin tức,  Việt Hải

    Viết về một người sắp ra đi, Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh

    GS. Nguyễn Xuân Vinh

    Theo tin từ BS Nguyễn Thượng Vũ ngày 11 tháng 07, 2022 cho biết là sức khỏe của GS Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh đã suy sụp rất nhiều. Bệnh viện đồng ý là với tình trạng sức khỏe của GS Vinh, ở tuổi 92 của GS Vinh thì không thể nào  có hy vọng hồi phục được. Bác sĩ điều trị sẽ áp dụng Hospice Care cho anh GS Vinh. (Hospice Care có nghĩa là bác sĩ điều trị sẽ dùng mọi phương tiện để GS Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh sẽ  thoải mái, không bị đau đớn trong thời gian sắp tới).

    Sáng nay khi tôi (Việt Hải) đuợc tin về GS. Nguyễn Xuân Vinh đã vào tình trạng hospice care unit, tôi buồn lắm. Tôi còn nhớ khi ông dọn từ San Jose về Huntington Beach (Orange County), 12 anh chị em nhóm chúng tôi đến thăm thầy, lý do riêng GS. Phạm Hồng Thái bàn về sách Thiên Chức Của Nhà Giáo với GS. Vinh sẽ khởi sự: Nguyen X Vinh (Vietnamese Edition) Paperback – June 20, 2018, do NXB Amazon. Vietnamese Edition  by Nhân Văn Nghệ Thuật (Author), GS Đào Đức Nhuận (Editor), GS Phạm Hồng Thái (Editor, Designer). 

    Những năm khi NASA thám hiểm cung  trăng, Apollo 11 là chuyến bay không gian đã hạ cánh cùng người đầu tiên đáp xuống Mặt Trăng, hai phi hành gia Hoa Kỳ là Neil Armstrong và Buzz Aldrin, vào ngày 20 tháng 7, năm 1969, lúc 20:18 UTC. Armstrong trở thành người đầu tiên bước chân lên bề mặt của Mặt Trăng sáu giờ sau vào ngày 21 tháng 7, lúc 02:56 UTC. Armstrong dành hai tiếng rưỡi bên ngoài con tàu không gian, trong khi Aldrin có ít thời gian hơn một chút và cùng nhau, họ thu thập 47.5 pounds (21.5 kg) Đá Mặt Trăng cho chuyến trở về Trái Đất. Thành viên thứ ba của Phi hành đoàn, Michael Collins, lái Module (space lab unit) Điều Khiển một mình quanh quỹ đạo của Mặt Trăng cho đến khi Armstrong và Aldrin quay về Module Điều Khiển chỉ một ngày trước khi họ phải bắt đầu hành trình quay về Trái Đất. Vê sau KHG David Scott chỉ huy tàu Apollo 15 đáp xuống Mặt trăng vào tháng 7, 1971. Trong chuyến thám hiểm này, ông cùng cộng sự đã điều khiển 3 chiếc xe điện chuyên dụng để thu thập các mẫu đất đá và mang về nghiên cứu. James Irwin bên cạnh lá quốc kỳ Mỹ trong chuyến thám hiểm Mặt trăng.

    Những năm này thế giới khoa học gia không gian chú ý đến GS. Nguyễn Xuân Vinh, người đã lead team dùng toán học tính quỹ đạo bay ra ngoài không gian và về trái đất (During this expedition, he and his colleagues drove 3 specialized electric vehicles to collect soil and rock samples and bring them back for research. James Irwin next to the American flag during his exploration of the Moon. In these years, the world of space scientists paid attention to Prof. Nguyen Xuan Vinh, who led the team to apply math to calculate the orbiter flight path by space vehicles, fly to space and back to earth).

    Tôi viết về thầy Vinh: “Tưởng cũng nên ghi nhận tác giả là một vị giáo sư toán giảng dạy bậc cấp cao (advanced mathematics), và cũng là một khoa học gia ngành không gian, mà đề tủ của ông là Optimal Trajectories, ông viết sách về Quỹ Đạo Tối Ưu, sách toán hay không gian học của Mỹ, Pháp, Nga, Nhật,… đều có đăng những bài do ông viết. Do vậy tác giả Nguyễn Xuân Vinh là người của thế giới, họ biết ông qua những kiến thức chuyên môn của ông, mà toán học và không gian học là hai yếu tố then chốt tạo nên tên tuổi của tác giả. Nói như vậy không có nghĩa là Vui Đời Toán Học được ươm mầm bởi những lý thuyết toán học cao siêu của những Joseph Lagrange, Laplace, Euler, Fourier, Boole, Cauchy, Leibniz, Isaac Newton, Jacob Bernoulli, Johann Bernoulli, Bourbaki, Neumann, Niels Abel, Plato, Blaise Pascal, Pythagore, René Descartes,… “.

    GS. Vinh đi bên toán học, không gian học và văn học thì đã có nhiều nhiều campus fans vốn hâm mộ. Khi làm về ngành R&D, Weapon Innovation Development, tính đường bay của phi đạn, tôi quý môn toán học (missile systems flight path). GS. Vinh là một sharp scientist như những Johannes Kepler hay Katherine Johnson, Dr. Katherine Johnson đã góp công lớn cho những thành tựu về toán học, nhà toán học Mỹ, tính toán và phân tích đường bay của nhiều con tàu vũ trụ. 

    Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, Một Tấm Gương Kiên Nhẫn Cho Giới Trẻ, bài viết của ông Nguyễn Tường Tâm, 4/10/2005

    Cựu Tư Lệnh Không Quân VNCH, Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh

    Trong môt bài viết bằng tiếng Anh để gửi tới giới trẻ trong buổi hoàng hôn của cuộc đời mình, nhà văn, nhà khoa học và cũng là một vị cựu Tư Lệnh Không Quân VNCH, Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh đã tâm sự:

    Our journey across life can be compared to the flight of an aircraft across a vast ocean. Sometimes we are favored by a tail wind which gives us a faster ground speed. But sometimes on other occasions, we may face a head wind with adverse effects. As the first generation of immigrants, we are the pioneers, and we may run into obstacles. Just as the aircraft has to get to the other side of the ocean because it has passed the point of no return, when facing the head wind in our life, such as in the case of social injustice, we should keep our heads high, our chins up, and then with physical endurance, technical expertise, and with spiritual strength, by dedication and dignity, we shall join force together to overcome adversity and fulfill our dream of equal opportunity, equal rights and equal responsibility, and in so doing, make it a reality.

    Đoạn văn có ý khuyên người đọc rằng trong cuộc đời nếu muốn thực hiện một điều gì cho riêng mình hay cùng nhau chiến đấu cho một lý tưởng quốc gia mà gặp khó khăn trở ngại thì cứ nên giữ vững lòng tin vào chính nghĩa, để với quyết tâm và tự trọng và cùng nhau liên kết thì cũng như một chiếc phi cơ phải bay qua đại dương, sẽ có lúc sang được phía bờ bên kia. Câu viết này có thể dùng cho những đoạn đời đã qua của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh. Con người ông đã là một kết hợp của một loạt những ước mơ thường là tương phản nhau mà ông đã hoá giải được để cùng thực hiện. Ông mơ những giấc mơ mâu thuẫn nhau và ông thường làm ngược với những người cùng hoàn cảnh. Nhưng cuối cùng ông đã thực hiện được tất cả những ước mơ tưởng chừng như không thể nào kết hợp được trong cùng một con người và trong thời gian hạn hẹp của đời người .

    Trước tiên, thấm nhuần nho học gia đình nhưng chàng tuổi trẻ Nguyễn Xuân Vinh lại ham mê tây học và khoa học và có ước mơ canh tân đất nước. Trong một xã hội Việt nam thời đó, khi mà người ta thường nói “phi cao đẳng bất thành phu phụ!” nghĩa là nếu không có bằng Bác sĩ , Luật sư thì không được người đời qúy trọng, tuy ông có khả năng để đạt được những mảnh bằng đó một cách dễ dàng, mà ông lại không theo con đường chung của mọi người. Ông chọn môn Toán học mà ông mê thích và đi theo con đường này thì vừa khó khăn gấp bội mà lại chẳng có danh, cũng không có lợi. Người sinh viên theo ngành này, nếu không phát minh được một lý thuyết nào và đạt được trình độ tiến sĩ thì sẽ chỉ trở thành một ông giáo bình thường mà thôi . Ông mê học toán tới độ khi kháng chiến bùng nổ, ông theo gia đình tản cư nhưng vẫn tiếp tục học để lấy chứng chỉ Toán đại cương trong hoàn cảnh thiếu thầy, thiếu lớp và thiếu cả sách vở. Giữa năm 1950, vừa theo gia đình hồi cư về Hà Nội, ông tiếp tục ghi tên theo học ngay hai trường đại học dược khoa và đại học khoa học để học lại lần thứ nhì lớp Toán đại cương mà ông chưa hoàn tất ở khu kháng chiến. Tại đại học Hà Nội, ngoài giờ trong lớp ông còn làm phụ tá cho giáo sư để lấy tiền theo đuổi việc học. Và ông đã đỗ đầu kỳ thi chứng chỉ Toán đại cương vào đầu hè năm 1951 và được tuyển làm giáo sư trường Trung học Nguyễn Trãi Hà Nội .

    Năm 1951, bất ngờ ông nhận được giấy gọi nhập ngũ theo học khoá I Sĩ quan Trừ bị Nam Định và được chuyển theo học chuyên môn về công binh ở Thủ Đức. Ông là một trong số chỉ chừng vài chục người có thể tự nhận rằng đã được theo học tại cả hai quân trường Võ khoa Nam Định và Võ khoa Thủ Đức. Ra trường ông là một sĩ quan công binh và nơi đồn trú đầu tiên của ông là tỉnh Thái Bình .

    Khoảng thời gian này, một lần nữa ông lại phải lấy một trong hai chọn lưạ mâu thuẫn nhau. Là một người ham học, đáng lẽ ông có thể vừa ở nhiệm sở vừa ghi tên theo học toán tại Đại học Hà Nội, nhưng vì ôm mộng hải hồ nên trước khi đi nhận nhiệm sở sĩ quan công binh, ông đã nạp đơn dự thi vào trường Không Quân Pháp. Vào thời điểm đó, Không Quân Việt Nam chưa được thành lập. Một đại uý không quân được cử từ Pháp sang Saigon để phát bài thi cho thí sinh đồng thời ông ta cũng sẽ là giám khảo phần thi vấn đáp. Có chừng 20 người dự thi . Nhưng có lẽ bài thi viết cuả ông quá xuất sắc nên vị sĩ quan giám khảo thay vì khảo hạch ông trước bảng đen cuả lớp học thì lại mời ông ra đứng ở lan can phòng thi kể cho ông nghe viễn tượng đang chờ đợi ông ở quân trường không quân ở miền Nam nước Pháp . Nghe thấy vậy ông đã tin gần chắc là ông sẽ đỗ. Quả nhiên mấy ngày sau, trong số 5 thí sinh trúng tuyển, ông đã được chọn đỗ đầu, trong khi lúc chính thức vào phòng vấn đáp ông không phải nói một câu nào ngoài câu chào lúc bắt đầu và câu cám ơn lúc kết thúc .

    Sau mấy tháng làm sĩ quan công binh tại Thái Bình ông nhận được giấy vào Saigon đi học trường không quân Ecole de l’Air cuả Pháp nằm ở tỉnh Salon de Provence. Trước đó điều kiện để được nhập học trường này rất khó, vì phải vừa là dân Tây vừa phải theo học một lớp toán học cao cấp sau tú tài 2. Cho nên trước đó mới chỉ có 2 người Việt quốc tịch Pháp được theo học, trong đó có trung tướng Nguyễn văn Hinh. Trước ông 2 năm cũng có một sĩ quan người Việt là ông Lê Trung Trực, sau này là chuẩn tướng không quân, được nhận như là một sinh viên ngoại quốc. Như vậy ông Nguyễn Xuân Vinh là một trong 5 khóa sinh Việt nam đầu tiên học trường này qua một kỳ thi tuyển lựa như thí sinh Pháp và cũng là một trong 3 người Việt nam đầu tiên được trúng tuyển theo học ngành phi hành với 2 người nữa theo học ngành kỹ thuật.

    Sang Pháp , trước tiên ông được gửi tới trường phi hành (École de pilotage) ở Marrakech. Sau chín tháng được huấn luyện bay ông nhận được giấy tới Salon de Provence để nhập học Khoá sĩ quan không quân 1953. Tại thời điểm này, Nguyễn Xuân Vinh lại kết hợp 2 con người mâu thuẫn trong ông, một con người quân sự, vẫy vùng, ngang tàng, và con người sinh viên chăm chỉ nơi giảng đường đại học. Trước ngày khai trường, được nghỉ hai tháng hè, lợi dụng thời gian này ông tới Nice để học thi chứng chỉ Toán Vi Phân và Tích Phân mà ông đã ghi tên học từ đầu năm ở Đại Học Marseille. Ông đã từng viết lên tâm sự rằng, trong khoảng thời gian những năm cuối cùng sống trên đất Pháp, ông cố thu thập những lý thuyết quân sự, tổ chức hành chánh, kỹ thuật và hành quân trong Không Quân, và đồng thời cũng nhân dịp còn ở nước người, học thêm về toán học, về những môn chưa được giảng dậy tại quê nhà để sau này có dịp đưa kiến thức và sở học ra phục vụ quê hương một cách đắc lực hơn. Với suy nghĩ như vậy cho nên , sau đó, cùng với việc tốt nghiệp một trường sĩ quan phi công nổi tiếng cuả Pháp, ông cũng đã lấy được bằng cao học Toán tại đại học Marseille. Trong một lần tâm sự, tôi có hỏi ông rằng, trong thời gian học phi công quân sự tại Pháp, nhất là tại kinh thành Ánh Sáng, cuối tuần các sinh viên sĩ quan thường đưa đào đi chơi, uống rượu, nhẩy đầm, thì làm sao GS lấy được bằng cử nhân rồi cao học toán . Ông nhìn tôi bằng đôi mắt to và lúc nào trông cũng có vẻ hiền lành, thản nhiên cho biết: “cuối tuần, trong lúc các sinh viên sĩ quan khác đi chơi thì tôi đi học .” Thật không thể tưởng tượng được ! Ông đã kết hợp được trong ông, hai con người có hai thái cực khác nhau.

    Sự thể là sau ba năm du học, vào năm 1955 từ Pháp trở về, ngoài bằng phi công quân sự, thiếu uý phi công NXV còn mang theo về nước một bằng kỹ sư hàng không và một bằng cử nhân cộng thêm cao học toán .
    Khi mới về nước, đồn trú tại căn cứ không quân Nha Trang, nơi có biển đẹp và những người con gái có làn da ngăm ngăm, săn chắc, xinh đẹp, và quyến rũ, thay vì theo đuổi một bóng hồng nơi miền thuỳ dương cát trắng để có những buổi chiều mơ mộng sau giờ bay đưa người đẹp đi uống nước bên bãi biển như những chàng phi công khác, ngoài giờ công tác và đi bay, theo lời yêu cầu của bộ Quốc Gia Giáo Dục, và với giấy phép đặc biệt của bộ Quốc Phòng, chàng sĩ quan không quân trẻ Nguyễn Xuân Vinh, cũng để mỗi tuần vài giờ tới trường trung học Võ Tánh ở Nha Trang, để truyền đạt kiến thức toán học của ông cho thế hệ sau.

    Ông gắn bó với nghề giáo từ đây. Lại một lần nữa ông kết hợp trong ông hai con ngươì hoàn toàn mâu thuẫn nhau: một con người không quân trẻ tuổi, hào hùng và hào hoa, và một con người nhà giáo, mô phạm, nghiêm túc . Với khả năng văn võ của ông, ông đươcï cả Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Quốc Gia lẫn Bộ Quốc Phòng xử dụng trong nhiều chức vụ mà một sĩ quan cấp úy trung bình không thể đảm đương nổi. Trong vòng 2 năm từ một trung úy phi công ở Phi Đoàn Liên Lạc và Tác chiến ở Nha Trang, ông được chuyển về Phòng Tổng Nghiên cứu và Kế hoạch ở Bộ Tổng Tham Mưu, rồi được Bộ Tham Mưu Không Quân xin về để giữ chức vụ Trưởng Phòng Tư, sau đó lại được Bộ Quốc Phòng cử sang Sứ Quán Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn như là một vị đại úy Phụ Tá Tùy Viên Quân Lực. Chưa đầy một năm sau, vì nhu cầu quân vụ khẩn thiết nhà văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh được Bộ Quốc Phòng gọi về để giữ chức vụ Trưởng Phòng Báo Chí Nha Chiến Tranh Tâm Lý. Thật ra trong chúng ta ít ngưòi biết là trong chức vụ này đã có môt thời ông là chủ bút của hai tờ báo Quân Đội và Phụng Sự của Quân Đội Quốc Gia với một ban biên tập có những nhà văn nhà thơ và nhà báo nổi danh đương thời như Thanh Nam, Tô Kiều Ngân, Huy Sơn, Huy Quang, Tường Linh, Nguyễn Ang Ca, …. Nhưng nghiệp bay vẫn trở lại với ông và cuối năm 1957 Thiếu tá Nguyễn Xuân Vinh được bổ nhiệm vào chức vụ Tham Mưu Trưởng Không Quân Việt Nam và năm tiếp theo, khi mới 28 tuổi, Trung tá phi công Nguyễn xuân Vinh, qua những nhiệm vụ liên tiếp, đã chứng tỏ được khả năng tham mưu và chỉ huy để được Tổng Thống VNCH giao cho đảm nhận chức vụ Phụ tá Không quân cho Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia Viêït Nam. Trong cương vị này, với tổ chức buổi đầu của Không quân Việt Nam vẫn còn sơ sài, ông Nguyễn Xuân Vinh là người đầu tiên chịu trách nhiệm hoạch định tất cả các chương trình phát triển để Không Quân thành một quân chủng riêng biệt, có một Bộ Tư Lệnh Không Quân, có khả năng kỹ thuật và hành quân, tạo được sự kính nể của các Không Quân bạn trong vùng Thái Bình Dương.

    Nguyễn Xuân Vinh tiếp đón Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson năm 1961
    với cương vị Tư Lệnh KQVNCH

    Trong thời điểm này, một bí mật quân sự quốc gia được thực hiện, và nay đã giải mật, đó là chương trình thả “Biệt kích nhẩy Bắc.” Lại chính con người có bề ngoài hiền lành này, với tư cách là tư lệnh quân chủng không quân, là một trong những người đầu tiên tham gia cùng với các vị tư lệnh quân binh chủng và đại đơn vị khác hoạch định kế hoạch. Trong những phi vụ thả “Biệt kích Nhẩy Bắc” đầu tiên, Tư lệnh không quân Nguyễn Xuân Vinh, không những là người tham gia hoạch định kế hoạch mà còn là người tiễn chân các “Kinh Kha” tại ngay phi đạo .

    Tiếp kiến Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan (1961)

    Nhưng tư lệnh không quân Nguyễn Xuân Vinh không từ bỏ được nghề giáo, môi trường duy nhất lúc đó có thể giúp ông sống với toán học. Với giấy phép của Bộ Quốc Phòng vẫn còn hiệu lực, ông xắp xếp công việc để có thể dậy thêm ít giờ tại hai trường trung học Chu Văn An và Petrus Ký về hai môn Hình học Không gian và Thiên Văn học. Trong khoảng thời gian này, con người mê thơ văn từ thuả thiếu thời trong ông lại trỗi dậy. Ông đã từng nhắc lại một câu của toán học gia lừng danh Đức quốc là ông Karl Weierstrass (1815-1897) rằng, “một toán gia, nếu không là một thi sĩ thì không thể nào là một toán gia toàn vẹn được!”. Cho nên, vừa chỉ huy đại đơn vị, vừa nghiên cứu toán học, vừa dậy học, ông vừa làm thơ. Và có lẽ chính ông đã mở đường cho một trào lưu thơ, mà nhiều người đã gọi một cách vui là “Thơ Tình Toán Học .” Tôi xin nhắc lại vài câu mở đầu trong bài “Tình Hư Ảo” cuả Toàn Phong sau đây: 

    Tình Hư Ảo

    Anh tìm em trên vòng tròn lượng giác,
    Nét diễm kiều trong tọa độ không gian.
    Đôi trái tim theo nhịp độ tuần hoàn,
    Còn tất cả chỉ theo chiều hư ảo.
    Bao ước mơ , phải chi là nghịch đảo,

    Bóng thời gian, qui chiếu xuống giản đồ .

    Nghiệm số tìm, giờ chỉ có hư vô,
    Đường hội tụ, hay phân kỳ giải tích.

    Cũng chính trong thời gian này, cuốn “Đời phi công” ra đời làm nô nức mọi thanh niên thiếu nữ, đang mơ mộng hải hồ hay mơ có ngừơi yêu là một chàng không quân hào hoa cưỡi gió, đè mây. Cuốn tiểu thuyết này đã đoạt giải Văn Chương Toàn Quốc năm 1961. Định mệnh đã làm cho hoạt động của người không quân Nguyễn Xuân Vinh vượt khỏi tầm vóc quốc gia để sau này tên ông được thế giới biết đến. Cho nên , sau khi đã tạo ra được cái khung để lực lượng không quân non trẻ của VNCH dưạ theo đó mà phát triển, tư lệnh Nguyễ Xuân Vinh, có lẽ một phần cũng do bản chất lớn lên trong một gia đình thấm nhuần nho giáo, nên ông đã xuất xử theo phong cách cuả kẻ sĩ đông phương, là “gác kiếm từ quan!” Ông đệ đơn xin từ chức tư lệnh không quân để đi du học. Năm 1962, ông lên đường đi du học nhưng vẫn còn là một quân nhân. Có lần tôi hỏi ông thế không phải ông bị tổng thống Diệm cho bãi chức tư lệnh và đẩy ông đi du học vì vụ hai phi công Quốc và Cử ném bom dinh Độc Lập à? Ông ngạc nhiên, không biết rằng bên ngoài dân chúng người ta tưởng và tin như thế. Như thường lệ, ông nhỏ nhẹ cho biết việc ông nghỉ chức tư lệnh không quân không liên quan gì tới vụ ném bom của hai phi công Quốc, và Cử. Ông đã làm tư lệnh không quân gần 5 năm trong khi ở các nước tân tiến nhiệm kỳ của các tư lệnh quân chủng thường chỉ là 4 năm mà thôi. Ông cho biết tiếp lúc vụ ném bom xảy ra ông đang ở nước ngoài. Và sau khi xẩy ra biến cố này phải 6 tháng sau ông mới lên đường du học. Ông có vẻ tin ở số mạng. Ông cho biết thêm trong đời ông có nhiều may mắn, và thường trong công việc bao giờ cũng được trên thuận dưới hoà. Ông tâm tình cho biết, các cấp chỉ huy trong Không Quân Hoa Kỳ rất nể trọng ông và họ đã đặc biệt dành trong ngân sách viện trợ một học bổng cho ông được đưa theo cả gia đình theo học chương trình tiến sĩ khoa học hàng không và không gian tại University of Colorado . Ở nơi đó họ cũng mời ông tới thuyết giảng hai lần ở trường Võ Bị Không Quân ở Colorado Springs.

    Chỉ ba năm sau, vào năm 1965, vị cựu tư lệnh Không Quân VNCH đã được ghi tên vào lịch sử của tiểu bang Colorado như là người đầu tiên được cấp bằng tiến sĩ (Ph.D) về ngành Aerospace Engineering Sciences tại trường Đại học Colorado. Ông được mời ở lại dậy học và xin được bộ Quốc Phòng Việt Nam cho từ dịch và được cấp thẻ thường trú của Hoa Kỳ để nhận chức giảng sư của Đại học Colorado . Năm 1968, Ông được mời tới dậy ở Đại học Michigan và năm 1972 ông được thăng chức giáo sư thực thụ (tenured full professor). Tới khi về hưu năm 1998, ông được phong chức “Giáo sư vĩnh viễn” (Professor emeritus) tại trường đại học này.

    Cũng năm 1972 ông dành được thêm bằng tiến sĩ quốc gia toán học tại Đại học Paris . Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh đã là thày dậy cho vào khoảng gần hai ngàn kỹ sư hàng không và không gian cho nhiều trường đại học ở Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới. Học trò của ông nhiều người đã trở thành giáo sư đại học và nhà nghiên cứu xuất sắc. Ông đã xuất bản 3 cuốn sách và gần 100 bài khảo luận về toán học, về chuyển động của các thiên thể và phi thuyền không gian và về quĩ đạo tối ưu. Nhiều bài viết của ông đã được chuyển dịch sang Pháp, Nga và Hoa ngữ. Nhiều công thức ông tìm ra đã được dùng trong những sách giáo khoa ở các nước Pháp, Nga và Nhật Bản mà những tác giả đã căn cứ lên những tài liệu và sách ông viết ở Hoa Kỳ.

    Thành quả về nghiên cứu khoa học và giáo dục khoa học không gian tại các trường đại học trên thế giới cuả ông được liệt kê khá nhiều trong những tài liệu để ở những thư viện chuyên khoa. Ông cũng nhận được nhiều giải thưởng trên nhiều lãnh vực, chưa kể trong lãnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học không gian là lãnh vực chuyên môn của ông. Tôi thấy thật là khó viết cho đầy đủ hay nói cho trọn vẹn trong một khuôn khổ hạn hẹp những thành quả của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh. Tôi nhớ là nhà thơ và triết gia Võ Thạnh Văn đã có lần nói ông muốn có dịp để nói trong ba giờ liền sự nghiệp của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh. Suốt năm qua, có dịp cùng với bác sĩ Phạm Đức Vượng làm việc chung với ông, tôi được biết thêm nhiều điều mà người ngoài không biết.

    Giáo sư Toàn Phong Nguyễn xuân Vinh không chỉ là một khoa học gia không gian “đầu tiên” và “hàng đầu” của Việt Nam , mà ông còn có vị trí rất lớn trong ngành không gian thế giới. Điều này ngày xưa ở Việt nam tôi chỉ nghe nói nhưng cũng không hiểu thấu đáo nhất là Việt nam ta hay “nói quá” về những thành tích cuả người mình. Nhưng có lần cùng bác sĩ Vượng đứng với ông trong căn phòng làm việc nhỏ bé tràn đầy sách vở dưới sàn, bít cả lối đi, tôi giật mình rung động trước những tấm plaques và bằng khen ngợi của các cơ quan quốc tế và Hoa Kỳ dành cho những đóng góp cuả ông cho khoa học không gian thế giới. Đặc biệt tôi chú ý tới cái bằng và huy chương của American Institute of Aeronautics and Astronautics (viết tắt là AIAA) là Hiệp Hội của tất cả các kỹ sư và khoa học gia Hoa Kỳ trong ngành Hàng không và Không gian mới khen ngợi các đóng góp cuả ông trong cả 2 lãnh vực vừa trong bầu khí quyển (atmosphere) vừa trong không gian ngoại từng khí quyển (space). Huy chương này, mỗi năm AIAA chỉ tặng cho một khoa học gia không gian duy nhất. Gần ông và được thấy những chồng sách trong phòng làm việc của ông tôi mới được biết ông là người Á châu đầu tiên và là người Việt nam độc nhất được bầu vào Hàn Lâm Viện Hàng không và Không gian Pháp quốc, một Hàn Lâm Viện mà số hội viên hạn chế, đã có những danh nhân như nhà kiến trúc hàng không Marcel Dassault, như cựu thủ tướng Michel Debré, một trong 40 ông viện sĩ bất tử trong Hàn Lâm Viện Pháp . Sau GS Vinh, người Á châu thứ nhì được bầu vào Hàn Lâm Viện này là kỹ sư hàng không Bacharuddin Habibie, cựu tổng thống của Nam Dương. Trong những bảng lưu niệm tặng cho những thuyết trình viên danh dự ở các hội nghị, tôi thấy ông được mời tới nói chuyện ở Hội Nghị Thường Niên của Ủy Ban Điều Hợp Nguyên Tử Lực Hoa Kỳ ở Maryland và ở Hội Nghị Lưỡng Niên Toàn Cầu của Công ty Hoá chất Dupont ở Delaware. Tôi không ngờ là ông cũng nổi tiếng trong hai lãnh vực Nguyên Tử Lực và Hoá Học nên hỏi ông về điều này. Ông lắc đầu trả lời: “Kiến thức về Vật Lý và Hoá Học của tôi chỉ ở mức trung bình như một người thường. Họ không mời tôi đến nói về những môn khoa học chuyên môn mà về một đề tài tôi tự lựa chọn. Như ở Hội Nghị Nguyên Tử Lực tôi nói về đề tài “Exploration of Inner Space” có ý nghĩa là con người đã có những thám hiểm ở ngoài không gian (outer space) thì cũng nên có lúc tìm hiểu về nội tâm (inner space) của chính mình.

    Câu nói trên của ông có thể dùng để biểu hiện con người và thành tích của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh. Ông là một kết hợp của những mâu thuẫn; nhưng đó là một sự kết hợp hài hoà khiến ông trở thành một con người tài hoa, đa dạng. Vừa là một quân nhân, vừa là một phi công, vừa là một tư lệnh, vừa là một nhà giáo, vừa là một nhà văn, vừa là một nhà thơ, vừa là một nhà hoạt động quần chúng, nhưng thành quả to lớn nhất trong cuộc đời ông theo tôi nghĩ đã vượt biên giới quốc gia, và vượt thời gian là những đóng góp cuả ông trong ngành hàng không không gian thế giới . Với công trình to lớn đó, mà tôi nghĩ là ông đã thành tựu với ý nguyện góp phần của một người Việt vào sự tiến hoá của nhân loại, ông thực đã mang lại sự hãnh diện chung cho dân tộc.

    Nguyễn Tường Tâm, 4/10/2005

    GS NGUYỄN XUÂN VINH

    Tác phẩm Vui đời toán học ra mắt cộng đồng người Việt tai Orange County lúc 11:00 SÁNG, NGÀY CHỦ NHẬT, NGÀY 13 THÁNG 1 NĂM 2013, tại HỘI TRƯỜNG VĂN LANG, 14861 Moran Street, Westminster, CA 92683.

    Trong cuộc sống thường nhật của chúng ta, rất nhiều vật dụng, đồ đạc, phương tiện chúng ta cần dùng, ít nhiều liên quan đến toán, ví dụ như hệ thống định vị toàn cầu (GPS, Global Positioning Systems) dùng trong các xe ô tô, máy computer, Ipod, cell phone,… to lớn hơn có phi cơ, tàu thùy, freeways, cầu cống,… Các thứ này do con người thiết kế dùng toán học tính ra. Do vậy toán học thực sự quan trọng đối với con người. Và con người đam mê, gần gủi với toán học, và gần gủi trong đề tài này, tôi nghĩ đến tác giả sách Vui Đời Toán Học, của GS Nguyễn Xuân Vinh. Tựa đề như vậy nghe có vẻ như tác phẩm này quá chuyên về toán chăng? Thưa rằng theo tôi đúng và không đúng. Đúng đối với những độc giả ít va chạm đến môn toán, ví dụ các trang như trang 53 đến 85 phần Đường trời muôn vạn nẻo, tính Đạn đạo tầm xa của phi đạn khai hỏa đến bài theo ánh tinh cầu, tác giả ôn qua đề tủ Lý Thuyết Phương Sách Tối Ưu (Theory of Optimal Process). Những trang từ 95 đến 118, phần Địa cầu trong không gian có những công thức cơ bản tính toán trong môn Thiên văn học. Có những chương tác giả chỉ đi phớt qua ý niệm toán ứng dụng nhập môn, không đào sâu vào tận gốc rễ của vấn đề như sách giáo khoa hay những bài tham luận chuyên ngành (technical term papers). Phần tác phẩm không đúng là sách toán vì có những trang lại thuần văn chương thi ca, một khía cạnh mà tác giả mê say.

    Nhân Văn Nghệ Thuật phát hành năm 2018, ảnh từ GS Trần Huy Bích

    Tưởng cũng nên ghi nhận tác giả là một vị giáo sư toán giảng dạy bậc cấp cao (advanced mathematics), và cũng là một khoa học gia ngành không gian, mà đề tủ của ông là Optimal Trajectories, ông viết sách về Quỹ Đạo Tối Ưu, sách toán hay không gian học của Mỹ, Pháp, Nga, Nhật,… đều có đăng những bài do ông viết. Do vậy tác giả Nguyễn Xuân Vinh là người của thế giới, họ biết ông qua những kiến thức chuyên môn của ông, mà toán học và không gian học là hai yếu tố then chốt tạo nên tên tuổi của tác giả. Nói như vậy không có nghĩa là Vui Đời Toán Học được ươm mầm bởi những lý thuyết toán học cao siêu của những Joseph Lagrange, Laplace, Euler, Fourier, Boole, Cauchy, Leibniz, Isaac Newton, Jacob Bernoulli, Johann Bernoulli, Bourbaki, Neumann, Niels Abel, Plato, Blaise Pascal, Pythagore, René Descartes,… Nhưng theo ý tôi như trên đã đề cập tác giả chỉ dùng những khía cạnh toán học để chia sẻ sang những đề mục khác như: cuộc sống, văn chương, xã hội, kỷ niệm khi dạy học,… ví dụ như chương về Đường Trời Muôn Vạn Nẻo (trang 29 qua các bài viết như Tâm sự qua một bài thơ, Mấy nhịp cầu treo, Lời tiên tri của Voltaire, Theo ánh tinh cầu,…), Nguyễn Du với dòng thời gian (trang 285 trích thơ Nguyễn Du đầy ắp, đây là chương hoàn toàn mang nét Toàn Phong, bút hiệu viết văn, chương này tác giả bình luận về thơ của thi hào Nguyễn Du qua cái nhìn của mình trong cuộc sống, rồi sau cụ Nguyễn Du lại đến Nhớ về Thăng Long (trang 313 tác giả dùng thơ của nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan làm đề tài diễn giải), Cây Tháp ở Hà Nội, Nhớ về Hà Nội,…, phần kế là Tình toán học (chương sách kể sự liên hệ giữa tác giả và sự đam mê toán học, trang 365 như Thuở ban đầu, Chuyên khoa toán học, Chương trình tiến sĩ,…), Trở về trường xưa (trang 405),…

    GS NGUYỄN XUÂN VINH nhà khoa học cự phách của cơ quan Quản Trị
    Hàng Không-Không Gian Quốc Gia Hoa Kỳ (NASA)

    Tham khảo:
    http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=279&ia=5992

    Các chủ đề hay các bài viết của Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh mà tôi vốn thích là Theo Ánh Tinh Cầu, Mộng Viễn Phương, và Tình Toán Học. Toàn Phong viết về quê hương trong hoài niệm thuở nhỏ như trong bài “Một Thuở Học Trò” đề cập về buổi khai trường lần đi học đầu tiên, nghe như thư tác của nhà văn Edmondo de Amicis, hoặc là của Thanh Tịnh của “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường….

    Tôi mê thuở đi học từ Việt Nam sang Huê Kỳ, những buổi học xưa sẽ lý tưởng khi mà rảo bước trong campus mùa thu lá maple vàng úa rụng nhiều, chạnh lòng đến văn chương của Thanh Tịnh, của Amicis hay của Toàn Phong. Theo Ánh Tinh Cầu cho tôi nghĩ ngợi lan man về văn học mà khoa học viễn tưởng của những chuyến du hành vào vũ trụ tiên khởi của Jules Verne, hay Hoàng Tử Bé (danh tác của Pháp là Le Petit Prince) của nhà văn kiêm phi công gốc Pháp Antoine de Saint-Exupéry. Với Mộng Viễn Phương, nhà văn Toàn Phong hoài niệm về giấc mộng tung hoành xé không trung qua tổ quốc không gian hay tác phẩm bestseller Đời Phi Công, mà tôi đọc nhiều lần nó có những địa danh như Marrakech, hoặc école de pilotage à Aix-en-Provence,…

    Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh : Từ Chiến Sĩ Đến Khoa Học Gia do Văn Đàn Đồng Tâm ấn hành năm 2008, ành từ GS Trần Huy Bích

    Nhà văn kiêm nhà giáo môn toán Nguyễn Xuân Vinh yêu thích thi ca, Vui Đời Toán Học ghi nhận trong nhiều trang sách. Trong tương quan đó nữ toán học gia gốc Nga Sophia Kovalevskaya của thế kỷ 19 cho là: Bạn  không thể là một nhà toán học mà không có tâm hồn của một nhà thơ (Il est impossible d’être un mathématicien sans avoir poète dans l’âme). Còn nhà toán học người Đức nổi danh trong môn toán Calculus, Karl Weierstrass (cuối thế kỷ 19) cho nhận định: Một nhà toán học không mang một nét gì đó của một nhà thơ thì chả bao giờ là một nhà toán học trọn vẹn được (Un mathématicien qui n’est pas aussi quelque peu poète ne sera jamais un mathématicien complet). Tôi thầm nghĩ chả nhẽ hai cụ Sophia Kovalevskaya và Karl Weierstrass đã cho hai câu nói đúng y bong để giới thiệu về nhà văn kiêm giáo sư có hai đam mê trong tâm hồn, toán học và văn học, GS. Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh.

    Như phần mở đầu đề cập mối liên hệ giữa toán học và cuộc sống, tôi xin đúc kết bài giới thiệu qua ý tưởng của toán học gia John von Neumann (Mỹ gốc Hung, thế kỷ 20), nôm na cho ý là: Nếu mọi người không tin rằng toán học là đơn giản, cũng bởi vì họ không nhận chân ra là cuộc sống phức tạp như thế nào (Si les gens ne croient pas que les mathématiques sont simples, c’est uniquement parce qu’ils ne réalisent pas combien la vie est compliquée.)                            

    Thật vậy nhờ môn học toán được phổ thông hóa giảng dạy ở trường học ở các cấp, và rồi nó được đem vào ứng dụng trong đời sống, các phát minh khoa học kỹ thuật tân tiến, cuộc sống con người tiện nghi hơn, thoải mái hơn, GS. Nguyễn Xuân Vinh cho nhiều cảm nghĩ trong tác phẩm mới của ông, tôi đơn cử một bài viết khác như dưới đây. 

    Theo website Nguồn Cội đăng bài giới thiệu về sách Vui Đời Toán Học, qua bài viết Vẻ Tuyệt Mỹ của Hình Tròn của GS. Nguyễn Xuân Vinh. Xin mời đọc.

    NHỮNG TÁC PHẨM CỦA GS NGUYỄN XUÂN VINH

    VUI ĐỜI TOÁN HỌC của Giáo Sư Tiến sĩ Nguyễn Xuân Vinh, dựa theo như lời của GS Vinh thì tập truyền này dài khoảng 350 trang, bao gồm nhiều chương xoay quanh TOÁN HỌC, cũng như Văn Hóa, Tình Yêu, kỷ Niệm trong Toán Học như: Địa Cầu Trong Không Gian; Galois, Thiên Tài và Bất Hạnh; Nguyễn Du Với Dòng Thời Gian; Nhớ Về Thăng Long; Con Ong Giỏi Toán; Một Bài Toán Thần Sầu; Một Thuở Học Trò; Tình Toán Học; Mười Hai Bến Nước; Trải Hương Theo Gió; Trở Về Trường Xưa; The 3 D’s of Nguyen Xuan Vinh …vân vân…và trong mỗi chương lại có thêm nhiều tiểu đề nhỏ nữa .
    Trích theo lời giới thiệu của Nguồn Cội, đăng tiểu đề Vẻ Tuyệt Mỹ của Hình Tròn, tiểu đề này gồm có 5 tiểu đề nhỏ như sau:
    1) Những tiên đề của Euclid và hình tam giác của phương Đông 
    2) Hình lục lăng của phương Tây và những cây cầu của thành phố Konigsberg
    3) Hình ngũ giác của phương Nam và điện Parthenon của Hy Lạp
    4) Hình vuông của phương Bắc và định lý của Pythagoras
    5) Hình tròn và tính chất siêu việt của số Pi

    Giáo Sư Tiến sĩ Nguyễn Xuân Vinh

    Trong câu chuyện này, tôi sẽ nói về những vẻ đẹp tuyệt vời của hình tròn. Từ khi loài người biết suy nghĩ, ban đêm nhìn thấy sao hiện ra rồi lấp ló có ánh trăng. Chờ đợi từng ngày, cho đến ngày rằm, lúc trăng tròn, hiện ra suốt đêm từ hoàng hôn cho đến rạng đông, hình thể mặt trăng lúc đó được coi là tuyệt mỹ. Ðứng bên một mặt hồ phẳng lặng, ta có thể bỗng nhiên nghe tiếng cá đớp và nhìn ra sẽ thấy những ngấn nước loang dần dần theo những vòng tròn đồng tâm. Hay có thể một buổi sáng, sau cơn mưa nhìn về phía Tây, con người nhìn thấy một cầu vồng mầu sắc vẽ một vành cung lớn trên nền trời. Ðó là những hình tròn thiên nhiên con người nhìn thấy từ thời thạch động. Khi con người nghĩ ra được bánh xe tròn là lúc đó phương tiện chuyển vận đã được một bước nhẩy vọt không khác gì khi chế ra được chiếc thuyền để đi trên mặt nước hay khi dùng được máy hơi nước để chuyển vận những toa tầu trên đường sắt. Thi nhân đã không tiếc lời ca tụng mặt trăng, cho đến nỗi khi tả sắc đẹp của mỹ nhân cũng nghĩ rằng mặt người nếu tròn như mặt trăng đêm rằm là mặt đẹp như đoạn Nguyễn Du tả Thúy Vân:

    “Vân xem trang trọng khác vời
    Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”

    Nhưng bạn đọc có thể hỏi tại sao lại chọn hình tròn và cho hình này là hình đặc sắc nhất. Trước đây ta đã có dịp gặp những hình Cycloid, đã được gọi là nàng tiên đẹp Helen của thành Troy, ta đã thấy hình Catenary tức là hình nếp áo treo của tiên nữ, ngoài ra còn biết bao nhiêu hình khác các nhà toán học đã tìm ra trải qua ba nghìn năm nghiên cứu. Vì vậy để hiểu được vị trí của hình tròn trong toán học, chúng ta trước hết hãy duyệt qua một số hình đặc sắc khác trước khi đi đến kết luận hình nào là hình đẹp tuyệt vời.

    Chúng ta chắc nhiều người đã đọc những chuyện võ hiệp và đã được biết có một thời trong võ lâm có năm bậc tài năng tới mức thượng thừa. Năm vị lãnh tụ võ lâm ấy là Hoàng Dược Sư, Âu Dương Phong, Ðoàn Nam Ðế, Hồng Thất Công và Vương Trùng Dương mỗi vị trấn một phương, uy thế ngất trời. Một lần họ họp với nhau suốt bẩy ngày và bẩy đêm trên đỉnh núi Hoa Sơn để bàn luận võ công, tuy không thực sự quần thảo nhưng dùng lý thuyết và biểu diễn tranh tài cao thấp. Chung cuộc họ đi đến kết luận là người nào cũng đã đến tuyệt đỉnh môn phái võ của mình. Âu Dương Phong có môn Hàm Mô Công thật là ác độc, Hoàng Dược Sư là một nhà thông thái võ công huyền ảo, kỳ bí, có phần chính, có phần tà, vị Ðế Vương miền Vân Nam họ Ðoàn được thừa hưởng môn võ Nhất Dương Chỉ truyền đời, chỉ dùng ngón tay mà tạo ra những đường kiếm linh hoạt, ảo diệu. Ngoài ra Hồng Thất Công là vị bang chủ Cái bang, tính tình hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, môn Giáng Long có mười tám thế đánh bằng tay sức mạnh ví như có thể di sơn, đảo hải, lại thêm môn võ đánh gậy trúc gọi nôm na là Ðả Cẩu Bổng Pháp tuy nhẹ nhàng nhưng lại huyền diệu lợi hại khôn lường. Tuy không tôn một ai làm minh chủ của võ lâm nhưng các vị lãnh tụ đều phải nhận là giáo chủ Vương Trùng Dương, xưa nay vẫn ẩn cư ở núi Chung Nam, võ nghệ, kiến thức tuyệt luân, tính tình lại từ hòa nhân ái đáng giữ ngôi vị ở trung ương. Từ đó truyền bá ra Võ Lâm theo phương vị là Ðông Tà, Tây Ðộc, Nam Ðế, Bắc Cái, Trung Thần Thông, ý nói là Hoàng Dược Sư giữ ngôi vị chúa đảo ngoài Ðông Hải, trong khi đó Âu Dương Phong hùng cứ miền Tây Nguyên, Ðoàn Vương Gia là thủ lãnh suốt miền Nam và Hồng bang chủ trấn ngự toàn phía Bắc. Ở trung ương thì ngôi vị phải nhường cho con người võ nghệ siêu phàm là Vương Trùng Dương chân nhân.

    Tôi nghĩ rằng trong hình học, lựa chọn ra một hình có tính chất tuyệt luân huyền diệu cũng khó như cuộc luận kiếm trên đỉnh Hoa Sơn. Vì vậy tôi tưởng tượng ra đây một trại Hè tôi và một số bạn trẻ đã qua mấy ngày đêm thảo luận về những nét hay đẹp của một số hình trong toán học và giờ đây duyệt lại xem hình nào đáng giữ ngôi vị trung ương. Ðể buổi hội thảo có trật tự, ta tạm chia nhiệm vụ là đã có bốn nhóm trại sinh, mỗi nhóm đã nghiên cứu và chọn ra được một hình như là cao thủ võ lâm để dự cuộc tuyển chọn và hiện nay 4 nhóm này đã ngồi chung quanh theo bốn phương vị Ðông, Tây, Nam và Bắc. Số người còn lại, hoặc chưa có ý kiến, hoặc chưa đưa ra hình dự cuộc vì còn muốn giữ bí mật nay ngồi ở phần giữa của hội trường.

    MỘT VÀI TÁC PHẨM VIẾT BẰNG TIẾNG ANH, HÌNH ẢNH DO GS TRẦN HUY BÍCH CUNG CẤP

    Những Tiên Ðề của Euclid và Hình
    Tam Giác của Phương Ðông

    Ngồi ở Ðông vị là một nhóm trông có vẻ hăng hái hơn cả vì muốn được xuất quân trước nhất. Một bạn đại diện đứng lên và đưa đề nghị thật giản dị: 

    “Hình đẹp nhất phải là hình tam giác được tạo ra bởi ba điểm A, B và C không thẳng hàng nối với nhau bằng những đoạn thẳng và trong tất cả các hình tam giác vẽ được trong thế gian, hình tuyệt mỹ là hình tam giác có ba cạnh đều nhau.”

    đó có nhiều bạn trong nhóm Ðông mỗi người đứng lên nói một câu biện minh cho sự chọn lựa của nhóm này. Tôi ghi lại đây những ý chính:
    Nếu chỉ có hai điểm thì không vẽ ra được một hình. Phải có ít nhất là ba điểm. Vậy tam giác là hình giản dị nhất, thiên nhiên nhất và dĩ nhiên là đẹp nhất.
    Làm một cái bàn chỉ có hai chân thì không thành cái bàn. Phải cần có ba chân, thành ra ba điểm đặt, và ba điểm là vững vàng nhất. Dùng bốn điểm có thể thành khập khễnh.
    Tam giác ba cạnh đều là tam giác cân xứng nhất vì có ba cạnh bằng nhau và ba góc đỉnh cũng bằng nhau. Ngoài ra, trên một mặt phẳng, muốn ghép những hình đều cạnh mà không để chừa ra khoảng trống, như lát sàn bằng gạch hoa, thì chỉ có thể dùng hình tam giác đều, hình vuông và hình lục lăng đều như Hình 1. Trong ba kiểu hình này thì tam giác đều có ít cạnh nhất, như vậy giản tiện mà lại thỏa mãn điều kiện lát gạch. 

    HÌNH 1

    Ðến đây với tính cách là người điều khiển buổi hội thảo đầy hứng thú này, tôi muốn có ít lời nhận xét vì lời đề nghị của nhóm Ðông có liên quan đến những tiên đề của hình học. 
    Trước hết tiên đề là gì? Ở thế kỷ này và trong tương lai, ở những thế kỷ tiếp nối, hay cả ở những hành tinh khác trong vũ trụ, nếu có những người thông minh xây dựng được môn toán học riêng của họ, thì môn nào cũng phải dựa vào luận lý. Lấy thí dụ trong hình học là môn toán học ta tìm ra được những tính chất gọi là a, b và c mà những tính chất này được suy đoán một cách minh bạch, không ai chỉ trích nổi, từ những tính chất mà ta gọi là d, e và f thì những tính chất sau này được coi là những tính chất khởi thủy để dùng luận lý mà xây dựng ra môn hình học. Nay ta lại xét đến những tính chất d, e và f khi những tính chất này không phải dùng những lý luận loanh quanh mà suy ra lẫn nhau mà lại được suy ra một cách rất rõ ràng từ những tính chất khác mà ta gọi là g và h, thì những tính chất sau này mới gọi là tính chất khởi thủy vì tự nhóm này mà ta đã dùng luận lý để suy ra những tính chất d, e và f, và tiếp theo đó suy ra những tính chất a, b và c. Mỗi lần suy luận một cách minh bạch, dựa vào những gì đã được công nhận để tìm ra những tính chất tiếp theo ta nói là đã chứng minh được một định lý. Nếu ta đi ngược lại về nguồn thì sẽ tới được những tính chất nguyên thủy không có thể dựa lên những tính chất nào khác nữa để chứng minh những tính chất nguyên thủy này mà ta gọi là tiên đề. 
    Vậy tiên đề là những khái niệm gì ta phải công nhận, không cách gì chứng minh được, và căn cứ vào đó ta xây dựng nên cả môn toán học.

    Người đầu tiên đã đặt thành hệ thống môn hình học dựa vào những tiên đề là nhà giáo Euclid, viết sách và mở trường dậy vào khoảng những năm 330-275 trước Công nguyên ở Alexandria bên Ai Cập, tuy ông lại là người Hy Lạp. Ông đúng là nhà soạn sách thành công nhất tự cổ xưa tới nay vì hơn hai ngàn năm qua, môn hình học đã được khai triển dựa vào những tiên đề và những căn bản viết trong bộ sách 13 cuốn của ông được đặt tên là “Các Cơ Sở” 
    Ðúng ra thì Euclid viết 10 tiên đề, áp dụng chung cho toán học, nhưng riêng cho môn hình học, sau nhiều thế kỷ tranh luận, sửa đổi, người ta lấy 5 tiên đề, mà 4 tiên đề đầu được lập theo từ chương mới trong những sách giáo khoa hình học như sau:
    1. Qua hai điểm có thể xác định được một đường thẳng và chỉ một mà thôi.
    2. Qua ba điểm không thẳng hàng có thể xác định được một mặt phẳng và chỉ một mà thôi.
    3. Nếu đường thẳng có hai điểm nằm trong mặt phẳng thì đường thẳng đó hoàn toàn nằm trong mặt phẳng này.
    4. Nếu hai mặt phẳng có một điểm chung thì chúng sẽ có thêm một điểm chung thứ hai nữa.
    5. Tiên đề thứ năm là tiên đề được tranh luận nhiều nhất, tôi sẽ nói ở phần cuối của mục này. Tới đây ta cần nhận định rằng, theo định nghĩa thì tiên đề là những mệnh đề toán học phải công nhận vì không còn mệnh đề nào khác để chứng minh được. Vì vậy ta phí mất công sức để chẳng hạn dùng tiên đề 1, 2 và 3 để chứng minh tiên đề 4 vì nếu chứng minh được thì mệnh đề 4 không còn được gọi là tiên đề nữa. Phần khác ta sẽ thấy là không thể nào thêm được một tiên đề nào khác nữa Chẳng hạn, ta tự nghĩ rằng mình là một thiên tài toán học mà đặt thêm tiên đề thứ sáu.
    6. Hai mặt phẳng cắt nhau theo một đường thẳng. 
    Ðọc lên nghe có vẻ ngon lành như khi vào một tiệm ăn cầm thực đơn mở đôi ra thì sẽ như hiển hiện ra tiên đề thư sáu. Vả chăng, nếu ta đọc lại những tiên đề 1, 2 và 3 thì thấy cũng như là thể hiện những gì hữu hình thường nhật, chẳng hạn một sợi chỉ căng giữa hai điểm (tiên đề 1), một tấm bìa cứng đặt trên ba mũi nhọn (tiên đề 2) và đặt cái thước trên một mặt bàn (tiên đề 3). Vậy tại sao mệnh đề 6 không được gọi là tiên đề nhỉ ?
    Ta phải lý luận như sau. Nếu hai mặt phẳng cắt nhau thì chúng phải có một điểm chung và theo tiên đề 4 chúng sẽ có thêm một điểm chung thứ hai nữa. Theo tiên đề 1, ta thấy chỉ có một đường thẳng qua hai điểm này và, theo tiên đề 3 đường thẳng nằm trong mỗi mặt phẳng. Vậy là ta đã dùng tiên đề 1, 3 và 4 để chứng minh mệnh đề 6, và mệnh đề này là một định lý chứ không được gọi là một tiên đề.
    Một nhận xét khác nữa là ta đã hình dung ra những điểm, đường thẳng hay mặt phẳng theo định nghĩa hình thể được lý tưởng hóa. Chính vị tổ sư Euclid cũng nhầm lẫn về vấn đề này. Ông tưởng tượng điểm là cái gì không thể thu nhỏ được nữa cũng như một đường là chỉ có chiều dài chứ không có chiều rộng, một mặt thì chỉ có chiều dài, chiều rộng chứ không có bề dầy. Hay đôi khi dùng những cuốn sách nhập môn về Hình Học, để khỏi lúng túng, khi đọc tiên đề 1, học sinh hỏi vặn lại là đường thẳng là gì, hay khi đọc tiên đề 2 có người thắc mắc muốn được biết định nghĩa về mặt phẳng, một nhà giáo khi chỉ có trình độ trung cấp về toán học có thể trả lời là nhìn một sợi chỉ căng là có ý niệm về đường thẳng, hay nhìn một mặt hồ không gợn sóng là có thể hình dung ra được một mặt phẳng. Sự thực ra thì ta có thể công nhận các tiên đề như đã nêu ở trên và không cần phải có định nghĩa về điểm, đường thẳng và mặt phẳng. Thật vậy, nếu bạn đọc có cách nào để quên được những ý niệm hình thể về đường thẳng và mặt phẳng hay tạm cho là đường thẳng có hình hơi cong cong, và mặt phẳng hơi vềnh vồng thì những tiên đề kể trên vẫn đúng như thường vì ta đã mặc nhiên công nhận những tiên đề này. Nếu vì lấy đường thẳng cong cong mà không thích hợp với tiên đề 1 chẳng hạn thì tức là ta đã dùng ý niệm “đường thẳng là cái gì rất thẳng” để chứng minh tiên đề 1 là đúng. Như thế mệnh đề 1 đâu đáng được gọi là tiên đề. Phần khác bạn đọc có thể coi lại đoạn chứng minh mệnh đề 6 khi dùng những tiên đề 1, 3 và 4 sẽ thấy là trong lý luận này chúng ta có dùng ý niệm “đường thẳng là cái gì rất thẳng” và “mặt phẳng là cái gì rất phẳng” để làm hậu thuẫn đâu!
    Nay trở lại phát biểu của nhóm Ðông thì ta thấy hình tam giác nằm trong một mặt phẳng và ba cạnh của hình hoàn toàn nằm trong mặt phẳng này. Nhóm Ðông được dành nửa giờ để trình bầy những tính chất đặc biệt của hình tam giác. Dĩ nhiên là có nói nửa ngày trời cũng không hết. Vì vậy các bạn đã nhấn mạnh tính chất hội tụ như sau. 

    HÌNH 2

    Dựa theo Hình 2: Ba đường trung tuyến vẽ từ 3 đỉnh A, B và C như là đường AM, vẽ từ đỉnh A đến trung điểm M của cạnh đối diện BC, ba đường này gặp nhau ở điểm G là trọng tâm của tam giác và ở 2/3 các trung tuyến kể từ đỉnh.
    – Ba đường trung trực tức là những đường thẳng góc với các cạnh như BC vẽ từ trung điểm M, ba đường này cũng gặp nhau ở điểm O là một điểm cách đều ba đỉnh A, B và C. Như vậy, O là tâm điểm cuả vòng tròn ngoại tiếp với tam giác ABC.
    – Ba đường cao là là những đường như AH vẽ từ đỉnh A thẳng góc với cạnh đối diện BC, ba đường này cũng gặp nhau ở một điểm I gọi là trực tâm của tam giác.
    – Ðặc biệt ba điểm O, G và I lại thẳng hàng với nhau và điểm G ở 2/3 đoạn IO kể từ điểm I. Ðường thẳng này gọi là đường thẳng của Euler. 
    Nhóm Ðông có vẻ thích thú về những tính chất hội tụ của những đường đặc biệt vẽ trên hình tam giác và các bạn trẻ cho rằng những tính chất này không có ở các hình khác. Một thành viên của nhóm Ðông còn thêm tính chất rằng:
    – Nếu vẽ những đường phân giác nghĩa là những đường chia những góc A, B và C, mỗi góc làm hai phần đều nhau thì ba đường này cũng gặp nhau tại một điểm J và điểm này lại đặc biệt ở một vị trí cách đều ba cạnh BC, CA và AB. Như vậy J là tâm điểm của vòng tròn nội tiếp với tam giác ABC.
    Sau phần trình bầy của nhóm Ðông tới phần đặt câu hỏi. Câu khó trả lời nhất là:

    “Tại sao lại chọn hình tam giác có ba cạnh đều? Ngoài tính chất cốt dùng để lót gạch hoa không có khoảng trống như trên Hình 1, hình tam giác có ba cạnh đều còn có gì đặc biệt? Vả chăng muốn lát kín thì cần gì phải chọn hình có cạnh đều. Chẳng hạn trên Hình 1, thay vì chọn hình vuông, dùng hình chữ nhật có sao đâu ? Những viên gạch xây tường có hình chữ nhật cũng vẫn xếp kín được như thường. Vậy ta cũng vẫn có thể thay hình tam giác ba cạnh đều bằng những hình tam giác cân, chỉ có hai cạnh bằng nhau vẫn xếp kín được như thường chứ ?”

    Nghe câu hỏi hóc búa này, thay vì lúng túng, tất cả các bạn trong nhóm Ðông lại vỗ tay reo mừng. Lúc đó họ mới đưa ra môn võ bí hiểm bằng cách trưng ra những Hình 3 và Hình 4. Theo nhóm này thì Hình 3 biểu diễn một định lý tìm ra bởi Hoàng Ðế Napoléon Bonaparte (1769-1821).

    HÌNH 3

    Theo Hình 3: lấy một hình tam giác ABC bất kỳ nào và sau đó, trên những cạnh, kiến trúc ba hình tam giác đều. Trên mỗi tam giác đều, vẽ những điểm gặp nhau của những đường trung trực như điểm O đã cắt nghĩa trên hình 2. Ba tâm điểm này là ba đỉnh của một tam giác ba cạnh đều. Tính chất đặc biệt của định lý này là bất kỳ hình tam giác ABC nào cũng tạo được ra một hình tam giác ba cạnh đều. Ðịnh lý này đã làm cho nhóm ngồi phía Tây là nhóm sắp sửa ra thuyết trình có vẻ nao núng. Tuy vậy, họ cũng có lời phê bình là: “Ðịnh lý của Napoléon phải dùng đến ba hình tam giác đều để kiến trúc ra hình tam giác đều thứ tư. Vậy có gì là bất kỳ đâu ?” Câu hỏi này đi vào bẫy sập của nhóm Ðông vì họ trả lời rằng: “Hãy thử coi Hình 4 sẽ thấy hình tam giác nào cũng đưa đến hình tam giác đều, hay nói văn vẻ hơn, đường nào cũng dẫn đến kinh thành La Mã.

    HÌNH 4

    vậy theo Hình 4: bạn thử vẽ một tam giác bất kỳ nghĩa là không có cạnh nào bằng cạnh nào, và như thế cũng có nghĩa là không có góc nào bằng góc nào. Sau đó ở mỗi góc vẽ hai nửa đường thẳng để chia góc làm ba phần đều nhau. Những đường thẳng này cắt nhau tại những điểm là đỉnh của những hình tam giác có ba cạnh đều. Hình vẽ nét đậm trên Hình 4 là một trong những hình tam giác đều được tạo ra.
    Sau phần trình bày rất ngoạn mục này, nhóm Ðông đã nhận được một tràng pháo tay cổ võ rất nồng nhiệt. Trước khi giới thiệu phần trình bày của nhóm Tây, chắc cũng không kém phần hào hứng, tôi có chút nhận xét sau đây:
    Trở lại lời phát biểu là dùng một cái bàn ba chân là vững vàng nhất, ta thấy là nhóm Ðông đã đi vào phạm vi Cơ học, hay đúng hơn là phần Tĩnh học của Toán áp dụng này. Một cái bàn hay một cái ghế đẩu có ba chân chỉ có thể đứng vững ở vị thế tĩnh khi trọng lực của cố thể này đi qua tam giác hợp thành bởi những điểm đặt. Bạn đọc thử hình dung một mặt bàn đá, nghĩa là khá nặng, có ba chân song song và khá dài. Sau đó, cắt ngắn một chân bàn chút ít sẽ nhận thấy ngay rằng tuy vẫn có ba điểm đặt vững chãi nhưng đường trọng lực, phát xuất tự trọng tâm ở khá cao sẽ đi ra ngoài tam giác đế của chân bàn và chiếc bàn chắc chắn sẽ bị lật nghiêng.

    Tiên đề thứ năm của Euclid là: Từ một điểm A ở ngoài đường thẳng b bao giờ ta cũng kéo được một và chỉ một đường thẳng a song song với b. Như đã nói ở trên, trong tập “Các Cơ Sở”, Euclid mở đầu bằng cách phát biểu 10 tiên đề mà trong môn Hình Học dùng 5 tiên đề viết lại theo lối mới như trên. Trải qua hơn hai ngàn năm, nhiều nhà toán học, có những vị là những thiên tài, cho rằng tiên đề 5 chỉ là một định lý hình học có thể suy ra được bằng cách dựa trên các tiên đề khác.
    Sau nhiều lần thất bại, phải tới thế kỷ thứ 19, ba nhà toán học lỗi lạc là Carl Friedrich Gauss (1777-1855) người Ðức, Nicolai Ivanovitsch Lobatschewsky (1793-1856) người Nga và Johann Bolyai (1802-1860) người Hung, mới sáng suốt nhận chân rằng tiên đề thứ năm này quả thật là một tiên đề, không chứng minh được vì không suy ra được từ những tiên đề khác. Vị thủy tổ Euclid giữ toàn vẹn chiếc ngai Hình Học, được gọi là Hình Học Euclid. Nhưng mặt khác, các nhà toán học nói trên nghĩ rằng nếu thay thế tiên đề 5 bằng một tiên đề thật trái ngược mà dùng suy luận để đi đến một nghịch lý thì tức là đã chứng minh được tiên đề này, đó là điều đã không ai làm được. Vậy thì có thể dùng một tiên đề khác thay thế cho tiên đề 5 để xây dựng nên một môn hình học mới tức là Hình Học Phi Euclid. Lobatschewsky và Bolyai dựng nên môn hình học mới bằng cách thay tiên đề 5 bằng tiên đề

    LB. Từ một điểm A, ở ngoài đường thẳng b, có thể kéo nhiều đường song song với b.

    Dùng tiên đề này có thể làm thành một môn hình học trong đó không có gì nghịch lý cả và môn này được gọi là Hình Học Hy-pe-bol. Một môn hình học thứ ba nữa có thể được dựng ra bằng cách dùng một tiên đề trái ngược với tiên đề 5, do nhà toán học Bernhard Riemann (1826-1866) phát biểu là:

    R. Từ một điểm A ngoài đường thẳng b không thể kéo đường thẳng nào song song với b.
    Môn hình học phi Euclid này được gọi là Hình Học Ellip. 

    Một nhận xét sau cùng nữa là nhóm Ðông không thể nào chỉ dùng thước kẻ thẳng và com-pa để vẽ nên Hình 4 được. Ðó là vì trong Hình Học có ba bài toán đố không thể nào dùng thước kẻ thẳng và com-pa để tìm lời giải được là các bài sau đây:
    1. Chia một góc phẳng bất kỳ làm ba góc bằng nhau.
    2. Kiến tạo một hình lập phương có thể tích gấp hai lần thể tích một hình lập phương cho sẵn.
    3. Vẽ một hình vuông có diện tích bằng một hình tròn cho sẵn.

    Đó là những lời trích từ Vui Đời Toán Học của GS Nguyễn Xuân Vinh.

    Việt Hải sưu tầm và nghiên cứu
    California 2013

  • Sinh Hoạt,  Văn Thơ,  Việt Hải

    Dư âm dịp ra mắt sách Mùa hè 2022.

    Mùa hè vẫn còn, trời Nam Cali lan tỏa những tia nắng ấm hình như thiên nhiên báo hiệu những buổi hội ngộ gặp gỡ bạn bè. Để chúng tôi, những văn nghệ sĩ đến với nhau trong dịp ra mắt sách, mà kết quả được xem nhiều thành công “Viên mãn thành công“. Trong khung cảnh văn học đậm chất tao nhã văn chương thi vị, nêu cao tinh thần yêu thi ca qua hai tác phẩm thơ, Màu Thời GianLật Trang Sách Cũ. Buổi họp mặt thi ca được diễn ra trong không khí thân mật nhưng không kém phần long trọng. Ba diễn giả của Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian gồm nhà văn Quyên Di, Khánh Lan và Mộng Thủy. Chương trình văn nghệ do Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật – Tiếng Thời Gian tổ chức, buổi lễ cùng với phần văn nghệ đặc sắc qua những nhạc phẩm nổi tiếng của các nhạc sĩ: Dương Thiệu Tước và Lê Trọng Nguyễn, vì 2 nhạc sĩ này có liện hệ gia đình với 2 thi sĩ ra mắt sách, Dương Hồng Anh và Lê Nguyễn Nga.

    Thành phần khách tham dự buổi ra mắt hai tập thơ đa số là khách văn học nên khi các diễn giả thuyết trình căn phòng hội chìm trong yên lặng, khiến không khí trở nên trang trọng và sự kính nể đối với hai vị Nữ sĩ. Mặc dù ngày 26 tháng 06 có đến 4 buổi hội họp văn học ở 4 nơi khách nhau, nhưng số khách tham dự buổi ra mắt 2 tập thơ đã vượt qua con số 80 người và số sách đã được sự ủng hộ nhiệt tình của các độc giả yêu thơ và bán gần hết. Thật là “Giới hàn lâm tao nhân mặc khách chiếu cố…”

    Hôm sau trong dư âm vui vẻ nữ sĩ Dương Hồng Anhcho ra ngay bài thơ mói toanh như sau riêng thân quý mến tặng Nhà Văn Trần Việt Hải cùng toàn thể quý hội viên trong Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian..

    Thêm Một Nụ Hồng

    Nhân Văn Nghệ Thuật – Tiếng Thời Gian

    Là những vần thơ, những phím đàn

    Cho tôi thấy hương đời nồng ấm

    Tình văn chương tha thiết muôn vàn

    Nôn nao chờ đón ngày ra sách

    “Mầu Thời Gian” xanh mát trên tay

    Nắng Ca li chiều nay vàng thắm

    Nhìn hội trường rạng rỡ trời mây

    Bạn bè tôi vui tươi đàn hát

    Ánh đèn mầu lấp lánh đỏ xanh

    Tình cảm thân thương cùng chia sẻ

    Vườn hoa văn nghệ đẹp như tranh

    Chim đầu đàn anh Trần Việt Hải

    Cùng bạn bè thân mến chung quanh

    Đem tim óc cùng nhau tô điểm

    Văn hóa muôn đời rạng sử xanh

    Đường dài văn nghệ còn đây đó

    Mong gửi vào thơ một tấc lòng

    Xin cảm ơn bạn bè trân quý

    Đã cho tôi thêm một nụ hồng

    Nụ hồng còn đó, thơ còn đó

    Nghĩa tình bè bạn thước nào đo

    Chúc mừng Hội Nhân Văn Nghệ Thuật

    Vun trồng văn hóa đẹp như mơ…

    Dương Hồng Anh, ngày 29 tháng 6, 2022

    Thi sĩ Lê Nguyễn Nga cũng đã kể cái duyên gặp gỡ giữa hai bà như sau.

    Cái Duyên với Con Cháu Của Cụ Nghè Dương Khuê.

    Nhà thơ Lê Nguyễn Nga và nữ sĩ Dương Hồng Ánh

    “Vào dịp Tết Nhâm Dần, tháng hai năm 2022, Nhà Văn Việt Hải báo tin là cuốn sách “Lật Trang Sách Cũ” của tôi sẽ được ra mắt vào tháng 6 năm 2022, cùng với nữ sĩ Dương Hồng Ánh (DHA).  Tôi thấy áy náy, có lẽ mình tự thấy hơi khác nhau, bởi vì về tuổi đời thôi, nữ sĩ DHA đã trên tôi 15 năm, còn về năm tháng sáng tác thơ văn, nữ sĩ đi trước tôi quá xa.

    Vào tháng 3 năm 2022, chị vui vẻ hỏi tôi là Nhà Văn Việt Hải nói rằng sẽ ra mắt sách chung cho hai người, “Nga đã biết ngày nào chưa?”  Tôi trả lời là tôi chỉ biết vào tháng 6 thôi, chưa biết ngày chính xác.   Anh Việt Hải tiếp thêm là ngày ra mắt sách sẽ hát nhạc của Dương Thiệu Tước và Lê Trọng Nguyễn.  Trong vài buổi họp, tôi lại được nghe về nữ sĩ DHA là cháu nội của cụ nghè Dương Khuê. 

    Cả một bầu trời dĩ vãng lại quay về…

    Sau năm 75.  Hôm đó là một ngày đẹp trời.  Tôi đi làm về thấy có một người đến thăm vợ chồng tôi.  Anh Lê Trọng Nguyễn giới thiệu đây là một người bạn cũ đã tham dự đám cưới chúng tôi vào năm 1970.  Tôi nhớ lại là nhạc sĩ Dương Thiệu Tước.  Cả hai vợ chồng, Ca sĩ Minh Trang và nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, đều là bạn thân của NS LTN từ đài phát thanh Huế vào Sài Gòn vào những năm 1960.  Trong bữa cơm thân tình tôi được biết thêm NS DTT là cháu nội cụ Dương Khuê.  

    Qua Mỹ, chúng tôi gặp lại Ca Sĩ Quỳnh Giao, ái nữ của bà Minh Trang.  Qua vài lần trao đổi, tôi biết thêm Quỳnh Giao và tôi có một thời học chung trường, lấy chung vài cua Pháp Văn ở trường Trường Sơn.  Trong vài lần tâm tình, cô Quỳnh Giao nói về cuộc đời âm nhạc, bắt đầu học nhạc lý từ kế phụ Dương Thiệu Tước, Cuộc sống trên vùng đất mới luôn quay cuồng.  Thỉnh thoảng chúng tôi gặp lại vợ chồng Quỳnh Giao-Nguyễn Xuân Nghĩa. Có một hôm anh chị báo tin NS Dương Thiệu Tước đã qua đời từ năm (1995).  Một vài lần chúng tôi gặp lại các bạn ca sĩ Mai Hương, Kim Tước, Quỳnh Giao.

    Cái thân tình đó tôi nhớ mãi như món quà của cuộc đời.  Cái DUYÊN được quen biết với NS Dương Thiệu Tước-Minh Trang rồi quen luôn đến thế hệ thứ hai là CS Quỳnh Giao và CS Dương Vân Quỳnh… Đã bao mùa lá rụng.  Đã bao mùa tuyết rơi.  Đã bao lần vật đổi sao dời.  Cái buồn chợt đến khi tôi nghe tin người ca sĩ trẻ Quỳnh Giao qua đời sau một cơn bịnh nặng ngắn ngủi. Tôi ngậm ngùi nhớ về những người thân thương đã bỏ ra đi:  NS Dương Thiệu Tước, NS Lê Trọng Nguyễn, ông  Hà Thức Cần, CS Minh Trang, CS Quỳnh Giao.

    Tôi xin mượn vài  câu trong bài thơ “Khóc Bạn Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến để kết thúc bài viết này:

    Bác Dương thôi đã thôi rồi,

    Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

    ……………………

    Rượu ngon không có bạn hiền,

    Không mua không phải không tiền không mua.

    …………………………………

    Cầu thơ nghĩ đắn đo muốn viết                                 

    Viết đưa ai, ai biết mà đưa 

    Tôi mong muốn vào dịp ra mắt sách kỳ này lại có dịp gặp lại bạn bè xưa để ôn chuyện vui buồn cuộc đời. Và Lê Nguyễn Nga đã mãn nguyện.

    Bài thuyết trình của diễn giả Quyên Di được cử toạ vỗ tay nồng hậu.

    VÀI NHẬN XÉT VỀ THI TẬP “MẦU THỜI GIAN” CỦA NỮ SĨ DƯƠNG HỒNG ANH VÀ HAI DÒNG NHẠC “DƯƠNG THIỆU TƯỚC,” LÊ TRỌNG NGUYỄN

    ( do GS. QUYÊN DI)

    Ông kể chuyên văn thơ hóm hĩnh, pha bao dí dõm ý nhị…

    Nghe ba tiếng “MẦU THỜI GIAN,” thường chúng ta sẽ có cảm giác buồn bã, hay ít ra thì cũng bùi ngùi, luyến tiếc. Màu thời gian thường là màu vàng đậm của chiếc lá cuối thu, héo úa và tàn tạ. Nhưng nhìn vào màu bìa của thi tập, chúng ta đều thấy đó màu màu xanh của lá cây non, rất tươi mát và tràn đầy sức sống. Trong khi đó, nếu xét về niên tuế thì nữ sĩ Dương Hồng Anh năm nay đã hơn chín mươi. Điều này nói lên rằng, với nữ sĩ, thời gian không có ảnh hưởng gì. Lúc nào nữ sĩ cũng tươi trẻ. Đúng là:

    “Chín mươi đâu phải là già,

    Tám mươi thì mới chỉ là thanh xuân.”

    Thi tập gồm 102 bài thơ. Hãy nói trước về bài thơ MẦU THỜI GIAN, tên được chọn làm tựa đề của thi tập.

    Bài thơ gồm 4 khổ, mỗi khổ có 4 câu. Khổ đầu, tác giả gieo vần theo lối gián cách, câu 1 vần với câu 3, câu 2 vần với câu 4. Này nhé:

    Thời gian lờ lững trôi vô tận 

    Vui buồn thế sự nắng mưa rơi 

    Còn đây một mảnh tình non nước 

    Xin gửi vào thơ giấc mộng đời.

    Nhưng ba khổ sau, tác giả lại gieo vần theo lối ba vần bằng, lối gieo vần tựa như trong thể thơ Đường luật cổ kính:

    Thơ theo ngày tháng vẫn Đi – Về 

    Những chiều những sớm những đêm khuya 

    Bao nhiêu thi tứ theo nhau bước 

    Phòng vắng canh dài viết mải mê.

    Tôi vẫn làm thơ dưới nắng chiều 

    Mây ngàn gió núi dệt thương yêu 

    Câu thơ nho nhỏ say hồn mộng 

    Ký ức vàng son gợi nhớ nhiều.

    Mái tóc sương pha đã mấy mùa 

    Ngày dư còn lại chút hương xưa 

    Mầu thời gian trải dài tâm sự 

    Vạt nắng hoàng hôn, gió nhẹ đưa.

    Sao lại như thế? Tôi có cảm tưởng rằng ban đầu tác giả nhìn dòng thời gian dù có liên tục trôi, nhưng thật ra có nhiều đoạn đời có thể tách rời ra được. Nhưng một khi đã đạt được cái lẽ đời, tác giả nối tất cả các đoạn đời ấy lại thành một dòng trôi liên tục: dòng đời.

    Tôi tạm kết thúc phần giới thiệu thi phẩm MẦU THỜI GIAN của nữ sĩ Dương Hồng Anh để chuyển qua phần giới thiệu một vài nhạc phẩm của hai nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và Lê Trọng Nguyễn. Tại sao lại có phần giới thiệu này. Thưa, vì hôm nay chúng ta giới thiệu hai tập sách, MẦU THỜI GIAN của nữ sĩ Dương Hồng Anh và LẬT TRANG SÁCH CŨ của nhà thơ Lê Nguyễn Nga. Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước là anh họ của nữ sĩ Dương Hồng Anh và nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn là phu quân thi sĩ Lê Nguyễn Nga. Hôm nay chúng ta trình bày và thưởng thức những ca khúc của hai nhạc sĩ này, tưởng cũng nên biết một chút về hai vị như một cách tri ân.

    Nếu đã táo bạo giới thiệu thi tập MẦU THỜI GIAN thì khi nhận lời nhận định về vài nhạc phẩm của Dương Thiệu Tước và Lê Trọng Nguyễn, phải nói là tôi liều lĩnh. Chung quy vì vì lời xúi dại của nhà văn Việt Hải, ổng xúi tôi nói. Tôi nhận lời vì cả nể. Nhận lời rồi mới biết là mình quá liều lĩnh. Cái tính cả nể này nguy hại vô cùng. May, mẹ tôi sinh tôi ra, tôi là con trai, chứ nếu là con gái thì đời tôi không biết đã “hoảng chưa” bao nhiêu lần rồi! Nhưng đã nhận lời thì phải nói thôi, biết làm sao bây giờ. Thật, không cái dại nào bằng cái dại này.

    Tôi nói gì về nhạc phẩm “Chiều,” thơ Hồ Dzếnh, nhạc Dương Thiệu Tước nhỉ? Bài thơ gồm những câu ngắn, mỗi câu 5 chữ:

    Trên đường về nhớ đầy

    Chiều chậm đưa chân ngày

    Tiếng buồn vang trong mây

    Chim rừng quên cất cánh

    Gió say tình ngây ngây

    Có phải sầu vạn cổ

    Chết trong hồn chiều nay?

    Tôi là người lữ khách

    Mây chiều khó làm khuây

    Ngỡ lòng mình là rừng

    Ngỡ hồn mình là mây

    Nhớ nhà châm điếu thuốc

    Khói huyền bay lên cây.

    Nhưng đây là thơ năm chữ! Thế mà Dương Thiệu Tước phổ thành một bản nhạc rất du dương. Ông viết bản nhạc theo điệu tango với cung “rê trưởng.” Thường cung “rê trưởng” hợp với những bài hát vui tươi, nhịp nhàng. Viết “rê trưởng” cho điệu tango quả là thíich hợp. Nhưng cái khéo của Dương Thiệu Tước là khi ta hát hay ta nghe bài “Chiều,” vẫn thấy có cái gì bâng khuâng, bùi ngùi trong cung điệu nhịp nhàng ấy. Mình cứ hát đi, hát với giọng vịt đực của tôi cũng được, sẽ cảm nhận được điều ấy.

    Riêng về nhạc Lê Trọng Nguyễn, tôi chỉ xin đưa ra một vài hình ảnh trong nhạc phẩm Nắng Chiều, một nhạc phẩm không những nổi tiếng ở Việt Nam mà còn rất được yêu thích ờ nhiều nước khác, như Nhật Bản, Đài Loan, Hong Kong. Tôi có dịp đọc lời Nhật, lời Hoa của nhạc khúc này, không thấy hình ảnh trong đó đẹp bằng những hình ảnh trong nguyên bản tiếng Việt.

    Vì là “Nắng Chiều,” xin nói về nắng. Có 5 thứ nắng được diễn tả trong bài hát: nắng lưa thưa, nắng vương thềm, sân nắng, nắng vương đồi, nắng ngừng trôi. Ồ, nắng mà “lưa thưa.” Tại sao nắng “lưa thưa” được? Vì có “lá hoa về chiều” lưa thưa nên nắng mới thưa thưa theo được. (Cũng như phụ nữ đẹp vì có nam giới chúng tôi khiến cho phụ nữ thích làm đẹp.) 

    Lại còn “nắng vương.” Vương là bám nhẹ, loang nhẹ, rơi nhẹ vào.  Hình ảnh “nắng vương thềm” đẹp và thơ mộng quá. Thềm ở bên ngoài, nhưng là nơi sát với nhà, chỉ một bước nữa thôi là bước vào trong nhà. Tâm hồn cô thiếu nữ là ngôi nhà kín đáo và thân mật. Chàng trai yêu cô gái, nhưng còn đứng đợi bên thềm chờ cô mở cửa cho vào nhà. Thềm nhà xuất hiện trong nhiều bài thơ hay nhạc phẩm. Chúng ta vẫn thường hát: “Hôm qua đến tìm em, anh thấy hoa xuân rơi đầy trước thềm.” (Đẹp Giấc Mơ Hoa, Hoàng Trọng)… Cho đến “nắng vương đồi” thì là một hình ảnh quá đẹp, và thật gợi cảm đối với những ai hơi giàu tưởng tượng và có óc liên tưởng. 

    Nắng ngừng trôi”! Cái này mới thật là lạ. Nắng trôi được vì có sự chuyển động trong không gian lúc chiều về. Đó như là một định luật; mặt trời mọc, mặt trời lặn nên có bình minh và hoàng hôn. Thế mà bây giờ “nắng ngừng trôi,” nắng dừng lại, không trôi nữa vì nắng “nhớ em dịu hiền.” Đã đẹp chưa, đã thơ chưa nào? Chịu! Tả nắng như thế thì khó có nhà thơ, nhà văn nào tả khéo hơn!

    Thôi, tôi xin phép chấm dứt bài nói chuyện thô thiển ở đây, vì sợ làm rác tai người nghe vì những suy nghĩ lẩm cẩm. Xin vui lòng bỏ qua những gì tôi nói “lảm nhảm” về những tuyệt phẩm nghệ thuật. Nói nữa, e rằng tôi phạm tội làm kém đi, xấu đi những gì quá hay, quá đẹp.

    GS. Quyên Di là một trong các cố vấn văn chương của Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật – Tiếng Thời Gian.

    ——————————–

    ĐÔI NÉT VỀ NỮ SĨ DƯƠNG HỒNG ANH

    June 28, 2022

    NỮ SĨ DƯƠNG HỒNG ANH

    Vốn thừa kế truyền thống văn học của dòng họ Dương. Ngôn ngữ trong thi ca của Nữ Sĩ Dương Hồng Anh, phản ảnh sự phong phú của ngôn ngữ, bà đã khéo léo chắt lọc tinh túy những ngôn từ, khám phá những nét bóng bẩy của thi ca, nhưng không kém phần vui tươi, nhẹ nhàng, êm ái của những áng thơ viết cho bạn bè và thân hữu. Thật thế, Nữ Sĩ Dương Hồng Anh đã góp phần làm giầu ngôn ngữ, trong văn học và đời sống của chúng ta.

    Là một nhà thơ với bản tính hiền hòa, nhận hậu, khiêm nhường và vị tha. Bà đặt gia đình, bạn bè, thân hữu lên trên quyền lợi của chính mình. Đối với Liên Nhóm NVNT & TTG, Nữ Sĩ đã ưu ái dành cho mọi người “muôn ngàn thân ái”. Đây là ngôn ngữ mà Nữ Sĩ thường dùng để biểu lộ cảm tình của bà đối với bạn hữu. Bà đã sáng tác nhiều bài thơ dành riêng cho hội trong đó có bài “Bạn Bè Của Tôi”

    “Bạn bè tôi, những nghệ sĩ yêu đời

    Gặp gỡ nhau chuyện trò thân mật quá…

    … Bạn bè của tôi chung lời hẹn ước

    Đem tâm tình chia sẻ tiếng thời gian….

    Bài thơ này đã được Nhạc sĩ Lâm Dung phổ nhạc và đã trở thành NVNT & TTG hành khúc cũng như được trình diễn trong hầu hết các buổi sinh hoạt của nhóm.

    Cũng trong bài viết của Khánh Lan

    DƯƠNG HỒNG ANH NỮ SĨ 

    Khánh Lan Biên soạn.

    Tôi còn nhớ như in trong tâm trí, tháng 01 ngày 28, 2020, tôi đã được nữ sĩ DHA tặng cho tập thơ số 10 của bà, xuất bản tại California, năm 2019 với tựa đề “NGUỒN CỘI” trong dịp họp mặt đầu xuân Canh Tý.   Tôi vốn mê đọc thơ từ thuở nhỏ, nên khi nhận được tập thơ từ bà, tôi mừng lắm và say mê đọc những bài thơ bà sáng tác, với những vần thơ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu, đong đầy trìu mến, khiến người được đọc thơ có cảm giác như đang cùng bà sánh bước hoặc cùng bà chia sẻ niềm tâm sự. 

     “Bốn bốn mùa xuân trên đất Mỹ, 

              Bao nhiêu kỷ niệm trở về đây, 

              Đất lành chim đậu – Ca-li ấm 

              Sợi nắng vàng say mộng ước đầy”.

                                       (Xuân Trên Đất Mỹ-2019)

    … quả thật, thi sĩ DHA đúng là một người tài hoa với một bộ óc tràn ngập những lời hay ý đẹp của một nhà thơ.  Phải, thi sĩ DHA với những áng thơ dịu dàng lưu loát, hồn thơ say đắm làm mê hoặc lòng người, ý thơ trẻ trung nhẹ nhàng, mềm mại, e ấp và đáng yêu như con người của bà, nhưng lại không kém phần ưu tư, thương nhớ, khắc khoải khi nhắc đến quê hương sau bao năm lưu lạc.  Những cảm xúc sâu đậm ấy đã bộc lộ qua lời thơ của thi sĩ DHA và điều này đã được thể hiện rõ rệt qua bốn câu thơ sau đây:  

        “Chiều về nhớ phố Bolsa,

             Đi tìm chút nắng quê nhà năm xưa”.

    Hoặc: 

            “Xin gửi quê hương một tấm lòng, 

            Ca li nhớ mãi nắng Sài Gòn”.

    Thật đúng như nhà thơ Alfred De Musset đã cho rằng, thơ là nỗi cảm xúc của lòng mình, là nhịp đập của trái tim, là hơi thở của trí tuệ và…”Hãy đập vào trái tim, thiên tài là ở đó“.  Hay nhà văn Việt Hải đã viết trong lời mở đầu cho thi tập Nguồn Cội:  “Trong ngôn ngữ của đời sống, thơ là những dòng chữ đi từ con tim tìm đến khối óc.   Nếu con tim rung động thì trí óc sắp xếp sự sáng tạo chữ nghĩa, đó là ý tưởng của nhà thơ”.  Trong thi tập Chiều Bến Đợi, thi sĩ DHA đã nhận định:  “Tôi đã dành từ bao giờ một góc trái tim cho Thơ”.

    “Mỗi bước chân đi nghĩ ngợi gì 

               Thềm hoa rực rỡ đọng trên mi

               Nắng vàng phơ phất lùa khung cửa 

               Chở những vần thơ lãng đãng về”….

    (“Nắng Ca Li Nhớ Nắng Sài Gòn)

    Khi được hỏi, cơ duyên nào đã là nguồn cảm hứng giúp thi sĩ DHA trở lại sinh hoạt trong thế giới thi ca?  Thi sĩ DHA trả lời:  “Sau khi nhà tôi qua đời, thì những dòng thơ tuyệt diệu ngày xưa đã sống lại trong tôi và tôi bắt đầu làm thơ…..phải tôi… trở về với thế giới thơ văn mà tôi hằng yêu quý“.  Như để giúp tôi hiểu rõ hơn, thi sĩ DHA tiếp tục, “Sau lần tôi về thăm Hà Nội, tôi sáng tác bài Thu Cảm, bài thơ hay lắm cô KL ạ, bài này nhà văn Nhật Thịnh đăng trong tờ báo Đất Đứng năm 2012 và ông nói là thơ của bà “Có hồn“.

             “Thu đến từ đâu thu hỡi thu,

                Cùng thơ đang trở gót sông hồ”…..

                                                   (Chiều Bến Đợi)

    Năm nay, thi sĩ DHA vừa tròn 90 và với hơn 70 năm sinh hoạt trong thế giới thi ca (1947-2020), tuy tuổi đã cao, nhưng bà rất minh mẫn và sáng suốt, bà vẫn làm thơ và hầu như bà đã thuộc lòng từng bài thơ trong 10 thi tập mà bà đã sáng tác và xuất bản.  Không những thế bà còn có tài xuất khẩu thành thơ, thể hiện trong ngày 23 tháng 2, 2020, nữ sĩ DHA đã làm sáu câu thơ ngay tại buổi tiệc vinh danh & chúc thọ 90 kỷ niên của bà.

             “Chín mươi tuổi trên tay còn ngọn bút, 

               Nhìn đất trời cao rộng giữa bao la,

               Cho tôi viết những gì tôi muốn viết, 

               Thổi hồn thơ lãng đãng nhớ quê nhà, 

               Cho tôi thấy mùa xuân đầy nắng ấm 

               Nắng hồng tươi, tình gửi nước non xa”.

                          (Trên Tay Ngọn Bút, 2/23/2020)

    Bài tạp ghi tường thuật buổi lễ trình làng  thi tập của 2 thi sĩ Dương Hồng Ah và Lê Nguyễn Nga, do Kiều My ghi nhận, xin trich đoạnh như sau”

    Vị thi sĩ mà chúng tôi muốn nói đến là Lê Trọng Nguyễn Nga, là tác giả của tập thơ LẬT TRANG SÁCH CŨ mà cũng là phu nhân của cố nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và là mẹ của bốn người con. MC Mộng Thủy cho biết thêm: bà là cựu học sinh trường Trưng Vương. Sau đó, bà làm việc cho Hàng Không Việt Nam rồi lập gia đình với nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn. Khi sang Hoa Kỳ, bà học trường Cal State Los Angeles và tốt nghiệp về kế toán. Sau cùng trước khi về hưu, bà là cán sự xả hội tại thành phố Los Angeles trong một thời gian dài.

    Sau giờ văn học, mọi người có vẻ lao xao và vui hẵn lên với hoa hồng tươi và bánh sinh nhật được bày trên chiếc bàn giữa hội trường. Nhân dịp này mọi người tề tựu chúc mừng sinh nhật thứ 92 của nữ sĩ Dương Hồng Anh chung quanh chiếc bánh giữa những hoa hồng vàng, hồng đỏ tươi thắm tròn lẵn như những thiếu nữ tuổi xuân thì. Các bậc trưởng thượng như G.S. Dương Ngọc Sum, NV Nguyễn Quang, NV Việt Hải lần lượt gửi đến nữ sĩ những lời chúc đầy ý nghĩa. Một cách đặc biệt và bất ngờ, GS. Quyên Di đã đọc bài thơ của NV Kiều My, như những lời ca tụng và cầu chúc tốt đẹp nhất mà KM dành cho nữ sĩ Dương Hồng Anh và Lê Trọng Nguyễn Nga trong một ngày đáng ghi nhớ.

      TUỔI VÀNG

    Dâng đời bao ý thơ huyền dịu

    Theo gió thoảng…ru hồn thi nhân

    Thời gian sương rơi trên mái tóc

    Tuổi vàng tô thắm mấy cung tơ

    Ngây ngất hồn thơ vương nắng úa

    Chiều về hoa khép nhẹ bờ mi

    Lặng nghe giòng đời hồn thổn thức

    Mênh mang nét đẹp… tuổi hoàng hôn

      *****

    Hồn lạc về đâu? Thi nhân hỡi!

    Vần thơ mềm như khúc nhạc êm

    Nhạc và thơ như mây với gió

    Gió cuốn mây trôi trong nắng vàng

    Nắng có phai màu hồn thi sĩ?

    hay…

    Nắng vẫn lung linh cùng gió mây…

    Việt Hải, California June 2022

  • Dương Hồng Anh,  Khánh Lan,  Lê Nguyễn Nga,  Sinh Hoạt,  Việt Hải

    ĐÔI DÒNG TƯỜNG THUẬT VỀ BUỔI RMS CỦA  NS DƯƠNG HỒNG ANH & TS LÊ NGUYỄN NGA

    Nhà thơ Lê Nguyễn Nga & Nữ Sĩ Dương Hồng Anh
    Giáo Sư Quyên Di và Nhóm Văn Thi Đàn Thời Đại
    Từ trái sang phải: Hàng ngồi: NV Nguyễn Thị Mắt Nâu, NT Lê Nguyễn Nga, NS Dương Hồng Anh, Bà Thành Nguyễn (Con dâu của NS Hồng Anh)
    Hàng đứng: Mạnh Bổng, Mộng Thủy, Lâm Dung, Lệ Hoa, Khánh Lan, Minh Thư (Con gái của NS Lê Trọng Nguyễn & NT Lê Nguyễn Nga)

    Buổi ra mắt sách đã viên mãn thành công trong khung cảnh nêu cao tinh thần yêu thi ca qua hai tác phẩm thơ, Màu Thời GianLật Trang Sách Cũ. Buổi họp mặt thi ca được diễn ra trong không khí thân mật nhưng không kém phần long trọng. Ba diễn giả của Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian gồm ba nhà văn Quyên Di, Khánh Lan và Mộng Thủy. Chương trình văn nghệ do Liên Nhóm NVNT & TTG đảm nhiệm với những nhạc phẩm nổi tiếng của các nhạc sĩ: Dương Thiệu Tước, Lê Trọng Nguyễn và Lê Nguyễn Nga.

    Ban văn nghệ Tiếng Thời Gian
    Từ trái sang phải: Khánh Lan, NT Lam Triều,
    Bà Jacqueline Nguyễn Văn Bông, NT Nguyễn Thị Việt Nam
    Từ trái sang phải: Vương Đức Hậu, Khánh Lan, Ngọc Quỳnh, Trần Thạch,
    Lâm Dung, Ái Liên, Kiều My, Thụy Lan, Mộng Thủy, NAG Lê Hùng

    Thành phần khách tham dự buổi ra mắt hai tập thơ đa số là khách văn học nên khi các diễn giả thuyết trình căn phòng hội chìm trong yên lặng, khiến không khí trở nên trang trọng và sự kín nể đối với hai vị Nữ sĩ. Mặc dù ngày 26 tháng 06 có đến 4 buổi hội họp văn học ở 4 nơi khách nhau, nhưng số khách tham dự buổi ra mắt 2 tập thơ đã vượt qua con số 80 người và số sách đã được sự ủng hộ nhiệt tình của các độc giả yêu thơ và bán gần hết. Thật là “Giới hàn lâm tao nhân mặc khách chiếu cố…”

    Hai nhà thơ cắt bánh mừng ngày Ra Mắt hai tập thơ
    Mầu Thời Gian & Lật Trang Sách Cũ

    Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian xin cám ơn quý vị văn nghệ sĩ, quý nhiếp ảnh gia, quý phóng viên ký giả, quý đồng hương thân thương, Bác Sĩ Vương Đức Hậu, Nhà văn Nguyễn Thị Mắt Nâu, đăc biệt quý thân hữu thuộc các nhóm Hoàng Hạc Phạm Gia Cổn, Nhóm Văn Nghệ Dân Tộc Lạc Hồng, Nhóm Văn Thi Đàn Thời Đại, và Văn Bút Tây Nam Hoa Kỳ đã đến chung vui cùng chúng tôi. Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian gởi lời cám ơn chân tình đến Nhiếp Ảnh Gia: Lê Hùng, ông là người đã chụp cho Liên Nhóm những tấm ảnh đẹp và có giá trị trong ngày RMS.

    Liên Nhóm NVNT & TTG
    California June 26, 2022

    MỜI VÀO XEM HÌNH ẢNH CỦA BUỔI RMS:

    Buổi RMS của 2 TS : Lê Trọng Nguyễn Nga& Dương Hồng Anh , do Nhóm “ NVNT& TTG “ tổ chức tại NT Studio , OC, CA , ngày 26 -6-2022….( Phần . 1 )….60 Pics….! By Hung Le .

    VÀI NHẬN XÉT VỀ THI TẬP “MẦU THỜI GIAN” CỦA NỮ SĨ DƯƠNG HỒNG ANH
    VÀ HAI DÒNG NHẠC “DƯƠNG THIỆU TƯỚC,” LÊ TRỌNG NGUYỄN TỪ GIÁO SƯ QUYÊN DI

    Hôm nay là một ngày vui và đẹp, gian phòng chúng ta đang ngồi lại ấm cúng. Từ đâu mà có cái vui, đẹp, ấm cúng này? Theo tôi là do lòng yêu của chúng ta đối với văn chương nghệ thuật và tình cảm của chúng ta đối với anh chị em văn thi hữu. Ai trong chúng ta cũng vui, cũng đẹp trong bầu không khí ấm cúng này.

    Ban Tổ Chức giao cho tôi nhiệm vụ giới thiệu thi tập thứ 11 của nữ sĩ Dương Hồng Anh, tựa đề là MẦU THỜI GIAN. Tôi cám ơn nhà văn Khánh Lan, khi nói về tiểu sử nữ sĩ Dương Hồng Anh, đã phần nào điểm qua những thi phẩm trong thi tập này. Những gì nhà văn Khánh Lan trình bày đã làm nhẹ trách nhiệm của tôi rất nhiều.

    Nghe ba tiếng “MẦU THỜI GIAN,” thường chúng ta sẽ có cảm giác buồn bã, hay ít ra thì cũng bùi ngùi, luyến tiếc. Màu thời gian thường là màu vàng đậm của chiếc lá cuối thu, héo úa và tàn tạ. Nhưng nhìn vào màu bìa của thi tập, chúng ta đều thấy đó màu màu xanh của lá cây non, rất tươi mát và tràn đầy sức sống. Trong khi đó, nếu xét về niên tuế thì nữ sĩ Dương Hồng Anh năm nay đã hơn chín mươi. Điều này nói lên rằng, với nữ sĩ, thời gian không có ảnh hưởng gì. Lúc nào nữ sĩ cũng tươi trẻ. Đúng là:

    “Chín mươi đâu phải là già,
    Tám mươi thì mới chỉ là thanh xuân.”

    Theo tiêu chuẩn ấy thì tôi mới chỉ là một chú “nhi đồng đá dế.” Nhi đồng mà dám nói những gì về một thiếu nữ tuổi thanh xuân thì quả là táo bạo. Nhưng vì nhiệm vụ, tôi cứ nói. Mong “thiếu nữ thanh xuân” tha thứ cho tôi.

    Cũng trên bìa thi tập, chúng ta thấy ba chữ “MẦU THỜI GIAN” chứ không phải là “MÀU THỜI GIAN.” Điều này cho tôi biết đích xác tác giả là người miền Bắc chứ không phải miền Nam. Trong cách phát âm, người miền Nam ưa âm A mà người miền Bắc chuộng âm Ớ (viết là Â.) Người Nam phát âm là MÀU còn người Bắc phát âm là MẦU. Đây không phải là trường hợp đơn lẻ. Người Nam phát âm là màu sắc, trình bày, số bảy mà người Bắc phát âm là mầu sắc, trình bầy, số bẩy… Như thế, người Bắc đội nón cho chữ, còn người Nam lột nón của chữ đi. Ấy thế mà là có trường hợp ngược lại: người Bắc lột nón ông giáo, gọi là ÔNG THÀY và người Nam lại trịnh trọng đội nón cho ông giáo, gọi là ÔNG THẦY. Giáo sư Dương Ngọc Sum người miền Nam, chúng ta gọi là THẦY Dương Ngọc Sum. Chớ phải người Bắc gọi ông, sẽ gọi là THÀY Dương Ngọc Sum.

    Quả nhiên, nữ sĩ Dương Hồng Anh được sinh ra tại Hà Nội, là cháu nội trực hệ của cụ nghè Vân Đình Dương Khuê, tỉnh Hà Đông; thân phụ là cụ Dương Tự Tám, hiệu trưởng trường tiểu học Nhật Tiến, Hà Nội, trước năm 1945. Tôi nhắc đến điều này vì trong thi tập MẦU THỜI GIAN, nữ sĩ có những bài thơ nặng tình với Hà Nội mà lát nữa chúng ta có dịp bàn đến.

    Thi tập gồm 102 bài thơ. Hãy nói trước về bài thơ MẦU THỜI GIAN, tên được chọn làm tựa đề của thi tập. Bài thơ gồm 4 khổ, mỗi khổ có 4 câu. Khổ đầu, tác giả gieo vần theo lối gián cách, câu 1 vần với câu 3, câu 2 vần với câu 4. Này nhé:

    Thời gian lờ lững trôi vô tận
    Vui buồn thế sự nắng mưa rơi
    Còn đây một mảnh tình non nước
    Xin gửi vào thơ giấc mộng đời.

    Nhưng ba khổ sau, tác giả lại gieo vần theo lối ba vần bằng, lối gieo vần tựa như trong thể thơ Đường luật cổ kính:

    Thơ theo ngày tháng vẫn Đi – Về
    Những chiều những sớm những đêm khuya
    Bao nhiêu thi tứ theo nhau bước
    Phòng vắng canh dài viết mải mê.

    Tôi vẫn làm thơ dưới nắng chiều
    Mây ngàn gió núi dệt thương yêu
    Câu thơ nho nhỏ say hồn mộng
    Ký ức vàng son gợi nhớ nhiều.

    Mái tóc sương pha đã mấy mùa
    Ngày dư còn lại chút hương xưa
    Mầu thời gian trải dài tâm sự
    Vạt nắng hoàng hôn, gió nhẹ đưa.

    Sao lại như thế? Tôi có cảm tưởng rằng ban đầu tác giả nhìn dòng thời gian dù có liên tục trôi, nhưng thật ra có nhiều đoạn đời có thể tách rời ra được. Nhưng một khi đã đạt được cái lẽ đời, tác giả nối tất cả các đoạn đời ấy lại thành một dòng trôi liên tục: dòng đời.

    Thật khéo!

    Tác giả cũng làm thơ lục bát, lối thơ đậm hồn tính Việt Nam. Ai cũng có thể làm đôi dòng lục bát, vì dễ. Nhưng cái gì càng dễ mà đạt đến cái vi diệu của nó lại càng khó. Lục bát mà làm không khéo sẽ thành bài vè. Hãy thưởng thức lục bát của nữ sĩ Dương Hồng Anh qua bài thơ NẮNG TÀ:

    Nắng tà đổ bóng xiêu xiêu
    Nắng tà vẫn sáng đường chiều gió bay
    Tóc sương nhuộm trắng trời mây
    Đếm thời gian trải bao ngày nắng mưa
    Nhìn về nẻo cũ thềm xưa
    Sợi dây dĩ vãng níu bờ vai thon
    Chiều nao nhón gót chân son
    Sóng lòng hay sóng biển đông dạt dào
    Vườn đời đẹp mãi muôn sao
    Ngàn phương gió lộng dâng cao suối hồn
    Nắng còn vui đón hoàng hôn
    Con tầm nhả kén vẫn còn se tơ
    Nắng ơi! dù đã xế tà
    Bốn phương mây nước bao la ngập trời
    Thơ ai dệt nắng thêm tươi
    Tâm tư lắng đọng nụ cười thời gian
    Ước mơ trải dưới nắng vàng
    Có người thơ vẫn lang thang Đi – Về.

    Bài thơ viết về nắng. Nhưng nắng gợi cho tác giả nghĩ đến những nhịp tương phản hay tương giao của dòng đời: nắng-mưa, sóng lòng-sóng biển, mây-nước, Đi-Về. Đặc biệt là cặp tương phản Đi-Về được tác giả nhắc đến trong nhiều bài thơ. Trên đường đời, ta Đi đâu, ta Về đâu? Đó là một câu hỏi lớn của kiếp nhân sinh.

    Tôi thích nhất đoạn thơ này:

    Sợi dây dĩ vãng níu bờ vai thon
    Chiều nao nhón gót chân son
    Sóng lòng hay sóng biển đông dạt dào
    Vườn đời đẹp mãi muôn sao
    Ngàn phương gió lộng dâng cao suối hồn.

    Đoạn thơ tả vẻ đẹp ngoại diện của tuổi thanh xuân: bờ vai thon, gót chân son mà lại nói lên được cả nội tâm dạt dào của nhà thơ: sóng lòng, suối hồn.

    Hãy thử điểm qua các động từ trong bài thơ: đổ (bóng,) nhuộm, trải, nhìn, níu, nhón (gót,) lộng. Những động từ này có gợi gì trong tâm hồn ta trong môt buổi chiều nắng tà không?

    Ơi, sao mà đẹp và sâu lắng!

    Tôi, một người Hà Nội, xin được phép nhắc đến một bài thơ nữa trong thi tập MẦU THỜI GIAN của nữ sĩ Dương Hồng Anh: bài thơ NHỚ VỀ HÀ NỘI, tác giả viết để thương tặng cô em gái là nữ sĩ Dương Tuyết Lan, ở Hà Nội. Tấm lòng thi nhân rất dạt dào tình cảm, trong đó có tình anh chị em trong cùng một gia đình. Tình cảm này cũng nồng nàn, sâu đậm chẳng kém gì tình yêu nam nữ, lứa đôi, bằng hữu hay tình yêu đối với đất nước, quê hương, dân tộc.

    Hai chị em, chị ở đất Cam-ly (California) Mỹ quốc; em ở Hà Nội, miền đất nghìn năm văn vật. Một ngày kia chị nhận được thư em từ Hà Nội gửi sang. Đọc thư mà lòng chị bồi hồi, nước mắt chị rưng rưng. Thế rồi chị viết cho em những câu thơ chứa chan tình cảm:

    Bên hiên ngồi đọc thơ Hà Nội
    Kỷ niệm năm xưa bỗng sáng ngời
    Nhớ mãi bao nhiêu hình ảnh đẹp
    Một thời xuân thắm tuổi hai mươi.

    Tay run run mở lòng xao xuyến
    Đọc từng nét chữ của em tôi
    Ấp ủ những vần thơ gợi nhớ
    Chập chờn mây nước mộng ngàn khơi.

    Dâu bể thời gian đã đổi rời
    Qua bao năm tháng nắng mưa rơi
    Những vần tâm sự lăn trên giấy
    Vẫn khắc trong tim một góc trời.

    Ta đã xa nhau từ độ ấy
    Kinh thành Hà Nội một chiều thu
    Chiều thu nhạt nắng hoen mầu áo
    Tay nắm tay nhau phút giã từ.

    Em ơi! ngày tháng trôi mau quá
    Đếm bước thời gian tóc điểm sương
    Vẫn hẹn ngày về vui tổ ấm
    Đường chiều êm ả dệt yêu thương.

    Mơ về dĩ vãng, mơ sông núi
    Tìm dấu chân xưa luống ngậm ngùi
    Em nhỉ! Bao giờ ta gặp lại
    Câu thơ xướng họa những vần vui.

    Sông núi đôi bờ xa cách quá
    Buồn len song cửa nhuốm cô liêu
    Lắng nghe hơi thở ngàn hoa lá
    Dào dạt hương xưa gợi nhớ nhiều.

    Nhìn thu lãng đãng trên đường vắng
    Nhắc lại bao nhiêu chuyện chúng mình
    Áo lụa Hà Đông đi dạo phố
    Chiều thu dệt mộng nắng vàng xinh.

    Hàng liễu rung rinh chiều lá đổ
    Bên hồ Hoàn Kiếm đẹp như thơ
    Khăn voan hồng thả trên vai áo

    Êm ả hoàng hôn thỏa ước mơ.

    Dâu bể thời gian đã đổi rời
    Qua bao năm tháng nắng mưa rơi
    Những vần tâm sự lăn trên giấy
    Vẫn khắc trong tim một góc trời.

    Tác giả gieo vần theo lối gián cách, nhưng thỉnh thoảng chẹn vào một khổ gieo ba vần bằng, thí dụ:

    Dâu bể thời gian đã đổi rời
    Qua bao năm tháng nắng mưa rơi
    Những vần tâm sự lăn trên giấy
    Vẫn khắc trong tim một góc trời.

    Và nhất là khổ thơ cuối:

    Dâu bể thời gian đã đổi rời
    Qua bao năm tháng nắng mưa rơi
    Những vần tâm sự lăn trên giấy
    Vẫn khắc trong tim một góc trời.

    Không biết vô tình hay cố ý (mà tôi tin là cố ý,) tác giả đã diễn tả tình trạng thực tế là sự ngăn cách về không gian của hai chị em, nhưng về tình cảm thì hai tâm hồn ấy không bao giờ ngăn cách.

    Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp của đất và người Hà Nội, dù đó là hình ảnh vui hay buồn: kinh thành Hà Nội một chiều thu, chiều thu nhạt nắng, áo lụa Hà Đông đi dạo phố, Hàng liễu rung rinh chiều lá đổ bên hồ Hoàn Kiếm, khăn voan hồng thả trên vai áo… Hỡi những người Hà Nội xa xứ, như nhà thơ Hà Phương đang có mặt ở đây, một ngày sương mù khói toả, một chiều nắng ối xây thành, hồn viễn du có thấy nhớ thương da diết miền cố lý khi đọc những câu thơ này? Người Hà Nội “chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” dù lưu lạc đến tận chân trời góc biển vẫn giữ ở một chỗ trang trọng nhất, thâm sâu nhất trong trái tim mình nỗi niềm thương nhớ đất Thăng Long.

    Trong bài thơ có nhiều chữ rất đắt, nghĩa là hay quá, khó có chữ nào khác thay thế được, như hai động từ “lăn” và “khắc”:

    Những vần tâm sự lăn trên giấy
    Vẫn khắc trong tim một góc trời.

    Đã “lăn” tức là chuyển động trên một đường dài hay một mặt rộng thì không thể “khắc” tức là đục sâu xuống những đường nét ở một chỗ. Ấy thế mà dòng tâm sự là những vần thơ lăn trên giấy nhưng lại khắc sâu vào tâm hồn mình. Khắc gì? Khắc một góc trời Hà Nội.

    Ôi, tuyệt!

    Tôi táo bạo đưa ra mấy nhận xét thô thiển. Xin “bà chị” đừng chê, trách “em.” Tôi gọi nữ sĩ Dương Hồng Anh là “bà chị” vì bà thông gia với ông anh kết nghĩa của tôi là nhà thơ Huy Trâm. Học Đức, con gái ông Huy Trâm, là con dâu nữ sĩ Dương Anh Anh, cùng với cô em gái Học Đường đang có mặt ở đây trong thành phần tiếp tân. Mấy cô này gọi tôi bằng chú. Vậy, nữ sĩ Dương Hồng Anh là bà chị dâu của tôi vậy.

    Tôi tạm kết thúc phần giới thiệu thi phẩm MẦU THỜI GIAN của nữ sĩ Dương Hồng Anh để chuyển qua phần giới thiệu một vài nhạc phẩm của hai nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và Lê Trọng Nguyễn. Tại sao lại có phần giới thiệu này. Thưa, vì hôm nay chúng ta giới thiệu hai tập sách, MẦU THỜI GIAN của nữ sĩ Dương Hồng Anh và LẬT TRANG SÁCH CŨ của nhà thơ Lê Nguyễn Nga. Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước là anh họ của nữ sĩ Dương Hồng Anh và nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn là phu quân thi sĩ Lê Nguyễn Nga. Hôm nay chúng ta trình bày và thưởng thức những ca khúc của hai nhạc sĩ này, tưởng cũng nên biết một chút về hai vị như một cách tri ân.

    Nếu đã táo bạo giới thiệu thi tập MẦU THỜI GIAN thì khi nhận lời nhận định về vài nhạc phẩm của Dương Thiệu Tước và Lê Trọng Nguyễn, phải nói là tôi liều lĩnh. Chung quy vì vì lời xúi dại của nhà văn Việt Hải, ổng xúi tôi nói. Tôi nhận lời vì cả nể. Nhận lời rồi mới biết là mình quá liều lĩnh. Cái tính cả nể này nguy hại vô cùng. May, mẹ tôi sinh tôi ra, tôi là con trai, chứ nếu là con gái thì đời tôi không biết đã “hoảng chưa” bao nhiêu lần rồi! Nhưng đã nhận lời thì phải nói thôi, biết làm sao bây giờ. Thật, không cái dại nào bằng cái dại này.

    Nhạc Sĩ Dương Thiệu Tước

    Tôi nói gì về nhạc phẩm “Chiều,” thơ Hồ Dzếnh, nhạc Dương Thiệu Tước nhỉ? Bài thơ gồm những câu ngắn, mỗi câu 5 chữ:

    Trên đường về nhớ đầy

    Chiều chậm đưa chân ngày

    Tiếng buồn vang trong mây

    Chim rừng quên cất cánh

    Gió say tình ngây ngây

    Có phải sầu vạn cổ

    Chết trong hồn chiều nay?

    Tôi là người lữ khách

    Mây chiều khó làm khuây

    Ngỡ lòng mình là rừng

    Ngỡ hồn mình là mây

    Nhớ nhà châm điếu thuốc

    Khói huyền bay lên cây.

    Tôi “” nhạc, nhưng có cảm tưởng rằng những câu ngắn này khó phổ thành nhạc, không như những câu lục bát, chẳng hạn lục bát trong bài “Vần Thơ Sầu Rụng” của Lưu Trọng Lư:

    Vừng trăng từ độ lên ngôi,

    Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ…

    Năm năm tiếng lụa xe đều…

    Những ngày lạnh rớt, gió vèo trong cây.

    Nhẹ bàn tay, nhẹ bàn tay,

    Mùi hương hàng xóm bay đầy mái đông.

    Nghiêng nghiêng mái tóc hương nồng,

    Thời gian lặng rót một dòng buồn tênh.

    Phạm Duy phổ nhạc bài thơ này rất khéo, rất tự nhiên, nhất là những chỗ láy của “độ,” “ngồi,” “nhẹ,” “đầy,” “dòng” … nghe mà mường tượng nhìn thấy khung dệt quay đều, quay đều.

    Nhưng đây là thơ năm chữ! Thế mà Dương Thiệu Tước phổ thành một bản nhạc rất du dương. Ông viết bản nhạc theo điệu tango với cung “rê trưởng.” Thường cung “rê trưởng” hợp với những bài hát vui tươi, nhịp nhàng. Viết “rê trưởng” cho điệu tango quả là thích hợp. Nhưng cái khéo của Dương Thiệu Tước là khi ta hát hay ta nghe bài “Chiều,” vẫn thấy có cái gì bâng khuâng, bùi ngùi trong cung điệu nhịp nhàng ấy. Mình cứ hát đi, hát với giọng vịt đực của tôi cũng được, sẽ cảm nhận được điều ấy.

    Cho đến nhạc phẩm “Đêm Tàn Bến Ngự” thì phải gọi là “tuyệt phẩm.” Nên nhớ, Dương Thiệu Tước là “người Hà Nội chúng tôi” nhé. Thế mà công tử Hà Thành viết về đêm trên bên Ngự, đố nghệ sĩ đất thần kinh nào xô lệch được nó.

    Chung quy chỉ vì thứ nhất, công tử Hà Thành mê người đẹp đất thần kinh Minh Trang. Minh Trang là nữ danh ca một thời của miền Nam Việt Nam. Thời chúng tôi, thập niên 60, có một câu hát được loan truyền, nhại theo cung điệu bài hát Gạo Trắng Trăng Thanh của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, trong đó nêu đủ nghệ danh của những nhạc sĩ, ca sĩ thời danh thuở ấy:

    Ông Canh Thân, ông Phạm Duy, cô Thuý Nga với ông Hoàng Thi Thơ,
    Cô MINH TRANG, bạn Mạnh Phát với cô Minh Diệu… Mê người đẹp xứ Huế nên Dương Thiệu Tước viết “Đêm Tàn Bến Ngự” với nỗi niềm say mê không kém.

    Thứ hai, Dương Thiệu Tước nắm vững hổn nhạc Việt. Ông đã từng phát biểu: “Theo tôi tân nhạc Việt Nam phải thể hiện rõ cá tính Việt Nam. Để đạt được điều này, người sáng tác phải hiểu rõ nhạc Việt qua cách học nhạc cụ cổ truyền cũng như hát được các điệu hát cổ truyền.

    Nhạc Việt là nhạc ngũ cung, tương đương với nhạc bình ca (Gregorian) La-tinh, âm vực trung bình. Tuy nhiên, xét về độ luyến láy thì nhạc ngũ cung giàu hơn. Lại nữa, Đêm Tàn Bến Ngự mang chút âm hưởng điệu Nam Bình, một thể loại của nhạc xứ Huế, buồn man mác và sâu lắng.

    Tôi không dám nói thêm, sợ các nhạc sĩ, nhất là các nhạc sĩ có mặt hôm nay cười và mắng cho.

    Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn

    Riêng về nhạc Lê Trọng Nguyễn, tôi chỉ xin đưa ra một vài hình ảnh trong nhạc phẩm Nắng Chiều, một nhạc phẩm không những nổi tiếng ở Việt Nam mà còn rất được yêu thích ờ nhiều nước khác, như Nhật Bản, Đài Loan, Hong Kong. Tôi có dịp đọc lời Nhật, lời Hoa của nhạc khúc này, không thấy hình ảnh trong đó đẹp bằng những hình ảnh trong nguyên bản tiếng Việt. Vì là “Nắng Chiều,” xin nói về nắng. Có 5 thứ nắng được diễn tả trong bài hát: nắng lưa thưa, nắng vương thềm, sân nắng, nắng vương đồi, nắng ngừng trôi. Ồ, nắng mà “lưa thưa.” Tại sao nắng “lưa thưa” được? Vì có “lá hoa về chiều” lưa thưa nên nắng mới thưa thưa theo được. (Cũng như phụ nữ đẹp vì có nam giới chúng tôi khiến cho phụ nữ thích làm đẹp.)

    Lại còn “nắng vương.” Vương là bám nhẹ, loang nhẹ, rơi nhẹ vào.  Hình ảnh “nắng vương thềm” đẹp và thơ mộng quá. Thềm ở bên ngoài, nhưng là nơi sát với nhà, chỉ một bước nữa thôi là bước vào trong nhà. Tâm hồn cô thiếu nữ là ngôi nhà kín đáo và thân mật. Chàng trai yêu cô gái, nhưng còn đứng đợi bên thềm chờ cô mở cửa cho vào nhà. Thềm nhà xuất hiện trong nhiều bài thơ hay nhạc phẩm. Chúng ta vẫn thường hát: “Hôm qua đến tìm em, anh thấy hoa xuân rơi đầy trước thềm.” (Đẹp Giấc Mơ Hoa, Hoàng Trọng) … Cho đến “nắng vương đồi” thì là một hình ảnh quá đẹp, và thật gợi cảm đối với những ai hơi giàu tưởng tượng và có óc liên tưởng.

    Nắng ngừng trôi”! Cái này mới thật là lạ. Nắng trôi được vì có sự chuyển động trong không gian lúc chiều về. Đó như là một định luật; mặt trời mọc, mặt trời lặn nên có bình minh và hoàng hôn. Thế mà bây giờ “nắng ngừng trôi,” nắng dừng lại, không trôi nữa vì nắng “nhớ em dịu hiền.” Đã đẹp chưa, đã thơ chưa nào? Chịu! Tả nắng như thế thì khó có nhà thơ, nhà văn nào tả khéo hơn!

    Thôi, tôi xin phép chấm dứt bài nói chuyện thô thiển ở đây, vì sợ làm rác tai người nghe vì những suy nghĩ lẩm cẩm. Xin vui lòng bỏ qua những gì tôi nói “lảm nhảm” về những tuyệt phẩm nghệ thuật. Nói nữa, e rằng tôi phạm tội làm kém đi, xấu đi những gì quá hay, quá đẹp.

    QUYÊN DI

    California, July 2022

    GIÁO SƯ QUYÊN DI

    BUỔI RA MẮT HAI TẬP THƠ MÀU THỜI GIAN của nữ sĩ DƯƠNG HỒNG ANH và LẬT TRANG SÁCH CŨ của nhà thơ LÊ TRỌNG NGUYỄN NGA

    TẠP GHI CỦA NHÀ VĂN KIỀU MY

    Dưới nắng vàng rực rỡ của ngày Chủ nhật trong thành phố Westminster thuộc quận Orange, California, Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian đã tổ chức một buổi ra mắt hai tập thơ của nhị vị thi sĩ DƯƠNG HỒNG ANH và LÊ TRỌNG NGUYỄN NGA, có thể nói đã đạt được thành công tốt đẹp.

    Những cành lá màu xanh của mạ non đong đưa được phô trương ngoài trang bìa tập thơ MÀU THỜI GIAN của nữ sĩ Dương Hồng Anh, gợi lên trong ta nhiều cảm nghĩ. Tuy bà đã 92 tuổi đời…nhưng cũng tạo cho ta cảm tưởng bà vẫn luôn mang một tâm hồn thi sĩ, trẻ trung yêu đời và tinh tinh thần lạc quan hiếm có của một người từng trải qua nhiều cảnh đời. Trong những áng thơ của nữ sĩ chan chứa đầy tình người, tình  gia đình và chắc hẳnn không thiếu tình bạn hữu mà bà đã thể hiện qua bài thơ “ Bạn Bè Của Tôi”. Bài thơ này đã được ca nhạc sĩ khả ái Lâm Dung phổ nhạc và trở thành NVNT&TTG hành khúc…đã nói lên tấm lòng nhân hậu của nữ sĩ Dương Hồng Anh đáng kính này.

    Nhìn qua bàn bên cạnh, khung cảnh một rừng thu mang đầy những chiếc lá đủ màu sắc trên trang bìa tập thơ LẬT TRANG SÁCH CŨ của thi sĩ LÊ TRỌNG NGUYỄN NGA…Mùa thu rất đẹp nhưng mang những nét buồn lãng mạn với những chiếc lá úa màu, như mảnh đời của kiếp người trãi qua cuộc sống thăng trầm, có lẽ cũng là chính cuộc đời của thi sĩ. Trong thơ mang đậm tình quê hương, lòng yêu nước đậm đà và đặc biệt là tình yêu chung thủy dành cho người chồng quá cố qua bài thơ “Nhớ Anh Mùa Phượng Tím” khiến chúng ta phải kính phục…Bài thơ này cũng được giọng ngâm phong phú của Ngọc Quỳnh diễn đạt xuất sắc…ngân nga theo cùng với những kỷ niệm buồn vui, những thương tiếc nhớ nhung người bạn đời mà luôn in sâu trong ký ức của thi sĩ.

    Quan khách lần lượt đến khá đông, mọi người thật vui vẻ và nhâm nhi thức ăn nhẹ được ân cần khoản đãi. Có người phát biểu rằng: “ Không khí ở đây thật ấm cúng và thân thiện!” Thật không sai! Vì nhà văn Trần Việt Hải, là trưởng nhóm của  NVNT & TTG, với chủ trương mọi thành viên thương yêu nhau, giúp đỡ nhau trong tình văn học như một gia đình. Mọi người trong nhóm luôn ý thức và tuân giữ những điều tốt đẹp hầu duy trì NVNT & TTG được lâu bền để bảo tồn văn hóa Việt Nam nơi hải ngoại.

    Giờ khai mạc chương trình bắt đầu! Cô MC Mộng Thủy bước lên sân khấu chào mừng quý quan khách hiện diện trong buổi ra mắt hai tập thơ hôm nay gồm có: quý giáo sư: Dương Ngọc Sum, Trần Huy Bích, Quyên Di…Các nhà văn: Nguyễn Quang, Việt Hải, Khánh Lan, Kiều My v.v…Những nhà thơ: Lê thị Việt Nam, Hà Phương, Mắt Nâu v.v… và rất nhiều thân hữu đã đến như một sự khích lệ cho những nhà văn, nhà thơ hoạt động trong lãnh vực văn học, hầu bảo tồn và lưu truyền nền văn hóa Việt cho những thế hệ mai sau.

    Từ trái sang phải: Ngọc Quỳnh, Thụy Lan, Lệ Hoa, Ái Liên, Lâm Dung, Khánh Lan, Minh Thư, Mộng Thủy.

    Nhạc quốc ca Việt Nam Cộng Hòa trổi lên rất hùng hồn, mọi người đứng thật trang nghiêm, kính cẩn chào quốc kỳ. Các ca sĩ của TTG trong trang phục áo dài truyền thống cùng hát vang bài quốc ca của hồn dân tộc. Trong khoảnh khắc, người dân Việt dù ở nơi nào trên địa cầu này vẫn luôn tưởng nhớ về quê hương thân yêu đã xa cách ngàn trùng mà không khỏi ngậm ngùi. Bài quốc ca Hoa Kỳ được cất lên sau đó qua tiếng hát của ca sĩ Minh Thư… Hoa Kỳ là quê hương thứ hai mà đã cưu mang người dân tị nạn Cộng sản của chúng ta. Vì thế mọi người hết sức kính cẩn và tri ân lá quốc kỳ với bàn tay phải úp lên ngực thật chân thành. Tiếp đến là phút mặc niệm…Để tưởng nhớ đến những anh hùng Việt Nam cũng như Hoa Kỳ đã hy sinh mạng sống mình cho TỰ DO…vô cùng cảm động! Trong giây phút linh thiêng, tất cả mọi người trong khán phòng im lặng cúi đầu với những lời nguyện cầu trong tâm tư.

    Không khí  trở nên sinh động vui tươi khi màn trình diễn của sáu ca sĩ: Thụy Lan, Lệ Hoa, Lâm Dung, Ái Liên, Ngọc Quỳnh và Minh Thư họp ca bản Nắng Chiều của Lê Trọng Nguyễn thật đặc sắc. Có thể nói ca khúc Nắng Chiều là đứa con tinh thần mà nhạc sĩ đắc ý nhất đã tạo nên tên tuổi của tác giả và được hầu hết giới yêu nhạc yêu thích và đón nhận nồng nhiệt.

    Phần 1/ Giờ văn học:

    Giờ văn học được bắt đầu với nhà văn Khánh Lan nói về tiểu sử của nữ sĩ Dương Hồng Anh. Hôm nay là ngày song hỷ của nữ sĩ, vừa ra mắt tập thơ MÀU THỜI GIAN đồng thời mừng sinh nhật thứ 92 của bà. Bà vốn sinh trưởng trong dòng tộc quan Thượng Thư – Thi sĩ Dương Khuê, nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, và đương thời là khoa học gia Dương Nguyệt Ánh…Chịu ảnh hưởng gia tộc thơ văn, vì thế chúng ta không làm lạ khi đến tuổi này bà vẫn còn hăng say sáng tác thành những vần thơ thật đẹp xuất phát từ chiều sâu trong tâm hồn, với mong mỏi được cống hiến cho những ai yêu thơ văn được thưởng lãm. Được biết, bà làm thơ từ khi 16 tuổi trước khi lập gia đình. Sau khi thành hôn với thẩm phán Nguyễn Sĩ Hiệp, bà tạm ngưng làm thơ để dồn mọi nổ lực chăm sóc cho phu quân và các con. Sau khi người bạn đời quy tiên, bà rất buồn và trở về con đường thơ văn cho đến hôm nay như gửi gấm nỗi niềm qua văn chương thi phú.

    Giáo sư Quyên Di vốn là G.S trường trung học Nguyễn Bá Tòng nổi tiếng trước 1975 ở Sài gòn, ông luôn thể hiện là một người thầy lịch lãm trong văn chương và phong cách. Từ những kiến thức sâu rộng, ông cho chúng ta biết thêm về hai cố nhạc sĩ nổi tiếng của nền âm nhạc Việt Nam là Dương Thiệu Tước (DTT) và Lê Trọng Nguyễn (LTN). Cả hai nhạc sĩ trên đều có liên hệ gia đình với hai thi sĩ, là hai ngôi sao sáng hôm nay. Nói về sự nghiệp âm nhạc, hai nhạc sĩ DTT và LTN đã cống hiến cho chúng ta những ca khúc thật trữ tình, thật tuyệt vời…mà đã đi sâu vào lòng người và sẽ còn sống mãi với thời gian. Những ca khúc đã tạo nên tên tuổi cho nhạc sĩ Dương Thiệu Tước như: Ngọc Lan, Bóng Chiều Xưa, Đêm Tàn Bến Ngự, Chiều v.v…Bên cạnh đó, nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn là tác giả của những bản nhạc nổi tiếng như: Nắng Chiều, Lá Rơi Bên Thềm, Cát Biển, Chiều Bên Giáo Đường v.v… Với những dòng nhạc tuyệt vời này sẽ lần lượt được các ca sĩ của TTG trình diễn trong chương trình văn nghệ sau giờ văn học; như những lời tri ân dành cho nhị vị nhạc sĩ tài ba đã đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam thêm phong phú.

    Vị thi sĩ mà chúng tôi muốn nói đến là Lê Trọng Nguyễn Nga, là tác giả của tập thơ LẬT TRANG SÁCH CŨ mà cũng là phu nhân của cố nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và là mẹ của bốn người con. MC Mộng Thủy cho biết thêm: bà là cựu học sinh trường Trưng Vương. Sau đó, bà làm việc cho Hàng Không Việt Nam rồi lập gia đình với nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn. Khi sang Hoa Kỳ, bà học trường Cal State Los Angeles và tốt nghiệp về kế toán. Sau cùng trước khi về hưu, bà là cán sự xả hội tại thành phố Los Angeles trong một thời gian dài.

    Sau giờ văn học, mọi người có vẻ lao xao và vui hẵn lên với hoa hồng tươi và bánh sinh nhật được bày trên chiếc bàn giữa hội trường. Nhân dịp này mọi người tề tựu chúc mừng sinh nhật thứ 92 của nữ sĩ Dương Hồng Anh chung quanh chiếc bánh giữa những hoa hồng vàng, hồng đỏ tươi thắm tròn lẵn như những thiếu nữ tuổi xuân thì. Các bậc trưởng thượng như G.S. Dương Ngọc Sum, NV Nguyễn Quang, NV Việt Hải lần lượt gửi đến nữ sĩ những lời chúc đầy ý nghĩa. Một cách đặc biệt và bất ngờ, GS. Quyên Di đã đọc bài thơ của NV Kiều My (KM), như những lời ca tụng và cầu chúc tốt đẹp nhất mà KM dành cho nữ sĩ Dương Hồng Anh và Lê Trọng Nguyễn Nga trong một ngày đáng ghi nhớ.

                                                                  TUỔI VÀNG

    Dâng đời bao ý thơ huyền dịu

                                          Theo gió thoảng…ru hồn thi nhân

                                          Thời gian sương rơi trên mái tóc

                                          Tuổi vàng tô thắm mấy cung tơ

                                          Ngây ngất hồn thơ vương nắng úa

                                          Chiều về hoa khép nhẹ bờ mi

                                          Lặng nghe giòng đời hồn thổn thức

                                          Mênh mang nét đẹp… tuổi hoàng hôn

                                                                *****

                                          Hồn lạc về đâu? Thi nhân hỡi!

                                          Vần thơ mềm như khúc nhạc êm

                                          Nhạc và thơ như mây với gió

                                          Gió cuốn mây trôi trong nắng vàng

                                          Nắng có phai màu hồn thi sĩ?

                                          Hay…

                                          Nắng vẫn lung linh cùng gió mây…

    Qua bài thơ trên, NV Kiều My đã ca tụng tuổi hoàng hôn của hai vị thi sĩ như thời gian của “tuổi vàng”; một lứa tuổi hạnh phúc bên con cháu đầy đàn, tận hưởng cuộc sống an nhàn thảnh thơi, không còn vật vả với mưu sinh nữa. Hơn thế nữa, hai vị còn hăng say sáng tác những vần thơ đầy tình người hầu làm đẹp cho đời, và cũng để đóng góp những bông hoa cho vườn văn chương nghệ thuật thêm phong phú. Tuổi vàng của hai vị…thật đẹp! Thật cao quý!

    Phần 2/ Văn nghệ:

    TAM CA TIẾNG THỜI GIAN: Lâm Dung, Ngọc Quỳnh, Ái Liên

    Chủ đề trong chương trình văn nghệ hôm nay, các ca sĩ trình diễn những nhạc phẩm của Dương hiệu Tước và Lê Trọng Nguyễn như:

    Dương Thiệu Tước:  Đêm Tàn Bến Ngự – Trần Thạch

                                    Ngọc Lan – Thụy Lan

                                    Chiều – Lưu Mạnh Bổng

                                    Bóng Chiều Xưa – Kiều My

                                    Thuyền Mơ – Lâm Dung & Ái Liên

    Lê Trọng Nguyễn:      Nắng Chiều – Ban họp ca

                                    Cát Biển – Ban tam ca: Thụy Lan, Lệ Hoa, Minh Thư

                                    Lá Rơi Bên Thềm – Kiều My

                                    Bến Giang Đầu – Lâm Dung

    Lệ Hoa, Minh Thư, Thụy Lan

    Kết thúc chương trình với bản nhạc NVNT & TTG hành khúc “Bạn Bè Của Tôi” trong điệu luân vũ nhẹ nhàng vui tươi, thơ của nữ sĩ Dương Hồng Anh do ca nhạc sĩ Lâm Dung phổ nhạc, đã là ấm áp lòng người trước khi ra về.

    Mọi người lưu luyến chia tay nhau trong tình thân ái và hẹn gặp lại một buổi ra mắt sách kế tiếp.

    KIỀU MY

    California July 4, 2022

    NHÀ VÃN KIỀU MY
    Buổi RMS của 2 TS : Lê Trọng Nguyễn Nga& Dương Hồng Anh , do Nhóm “ NVNT…60 new items · Album by Hung Le
  • Khánh Lan,  Thụy Lan,  Văn Thơ,  Việt Hải

    Đọc sách mới của nhà văn Lưu Nguyễn Từ Thức.

    Tuyển Tập Khảo Luận Văn Học

    Nhìn tác phẩm của tác giả Nguyễn Minh Triết, hay nhà văn Lưu Nguyễn Từ Thức mang tựa đề Tuyển Tập Khảo Luận Văn Học, chúng tôi bị lôi cuốn bởi tên quyển sách. Tuyển Tập là một tập hợp các tác phẩm văn học được lựa chọn bởi tác giả biên soạn. Còn 4 chữ Khảo Luận Văn Học hàm nghĩa tác phẩm về việc nghiên cứu văn học, mà nội dung những bài viết xoay quanh phạm vi văn học biên khảo hay tham luận văn học. Khảo Luận Văn Học vốn là nền tảng của thể văn chất chứa cái nhìn mang tính duy bản luận (foundationalism), dựa trên hai tiền đề chính: Thứ nhất, văn học là cái gì đã có sẵn, xuất hiện trước rồi cho ta tham khảo, nên sách dẫn chúng ta thấu hiểu để nhận diện bản chất và những đặc trưng đề tài được trình bày. Ví dụ chương đầu tiên đề cập về “NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HOÁ VIỆT “.

    Lưu Nguyễn Từ Thức. diễn giải: “Văn hoá là sự kết tinh của tư tưỏng bằng kinh nghiệm sống thực của một dân tộc. Dân tộc Việt Nam trải qua hơn 4000 năm mở nước và dựng nước đã có một nền văn hoá thâm sâu với một cơ sở tư tưng triết học vững chắc nhờ đó mà dân tộc Việt đã vượt qua được mọi cuộc thử thách của lịch sử để trường tồn cho đến ngày nay. Nền văn hoá đó đã được hình thành qua những bước tiến của lịch sử dân tộc cũng như đã được kết tụ và lưu truyền qua huyền sử. Trong giai đoạn khởi nguyên của lịch sử, con người còn chưa có chữ viết nên huyền sử đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ghi lại và lưu truyền sử liệu từ quá khứ xa thẳm cho đến khi có chữ viết. Lịch sử của các dân tộc“… qua 1000 năm đô hộ bởi giặc Tàu, 100 đô hộ bởi giặc Tây, 20 năm nội chiến từng ngày và gần 45 năm ly hương.

    Đọc Tuyển Tập Khảo Luận Văn Học, tác giả bàn về những yếu tố của văn học và nghệ thuật như Văn bản và Mỹ học.

    Văn bản trong việc khảo luận những đề tài văn học là sản phẩm của những sinh hoạt trong ngôn ngữ dùng để giao tiếp, được diễn đạt bằng hình thức chữ viết. Các đặc điểm của văn bản là có sự thống nhất về chủ đề, các câu văn kết cấu mạch lạc, có trình tự, và văn bản nhằm một mục đích giao tiếp nhất định. Văn bản được sáng tạo bởi một hay nhiều người được gọi là tác giả và người đọc là người tiếp nhận văn bản. Tác giả và người đọc có mối tương tác với nhau. Không có người đọc, văn bản chỉ tồn tại như một vật thể mà thôi…

    Tác giả Lưu Nguyễn Từ Thức đề cập về quan niệm Mỹ Học cổ bên Ðông phương, trường hợp của Việt Nam, như về việc đọc để hiểu tác phẩm văn học cũng là việc tìm sự cảm thông giữa những tâm hồn đồng điệu, là việc tìm giao cảm giữa những tâm hồn tri kỷ, tri âm. Ví dụ trong niềm ưu tư đó mà Nguyễn Du khi kết thúc Truyện Kiều đã tự hỏi: 

    Bất tri tam bách dư niên hậu

    Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

    Không biết ba trăm năm sau có ai trong thiên hạ thấu hiểu được tâm sự và cái chí của Nguyễn Du khi đọc Truyện Kiều. Cho nên muốn đọc hiểu văn bản văn học một cách đứng đắn thì phải hiểu rằng mọi yếu tố của văn bản đều có nghĩa, các yếu tố đó lại kết thành hệ thống, và cái nghĩa có sức thuyết phục nhất là phải phù hợp, không mâu thuẫn với bất cứ yếu tố biểu hiện nào. Mỹ học là bộ môn khoa học có tính lý thuyết về sự nhận thức và thưởng thức cái đẹp trong thiên nhiên, trong nghệ thuật và trong xã hội. Thuật ngữ này là một phát kiến của triết gia người Đức Alexander Baumgarten, dùng để đặt tên cho tác phẩm Aestheticä (Mỹ học) của ông (1750-1758). Trong quá trình sử dụng và nghiên cứu, định nghĩa từ “mỹ học“, người ta ví mỹ học như cái cây có nhiều cành và luôn luôn phát triển vì mỹ học luôn tồn tại trong xã hội, trong thiên nhiên và nghệ thuật. Người ta đã tranh luận nhiều về phạm vi và sự hữu ích của từ này. Trong thế kỷ 20, từ ngữ này có nghĩa rộng hơn lý thuyết mỹ thuật bởi nó bao hàm cả lý thuyết về cái đẹp cụ thể trong tự nhiên và cái đẹp trừu tượng, ví dụ vẻ đẹp tinh thần hay trí tuệ – tuy nhiên cái đẹp đó phải là đối tượng cho sự nghiên cứu triết học hay khoa học. Những người đi đầu trong ngành Mỹ học: phương Tây có Aristotle, Platon, Hegel, Kant, Mỹ học dân chủ Nga,… Phương Đông có Lão Tử, Khổng Tử,…

    Sách nói về chủ đề HỌC THUYẾT VĂN CHƯƠNG NỮ QUYỀN. Vì phong trào đòi quyền bình đẳng cho nữ giới hay phong trào nữ quyền là những vận động đòi hỏi bình đẳng cho phụ nữ trong các lãnh vực chánh trị, xã hội, giáo dục, và văn học. Sở dĩ có phong trào nữ quyền là vì từ lâu người phụ nữ trong xã hội thường hay bị xem khinh về phương diện thể lực cũng như tinh thần. Do đó, tại Mỹ sau nhiều năm vận động, một đại hội phụ nữ đã được tổ chức tại Seneca Falls thuộc bang New York vào năm 1848 và một Tuyên ngôn độc lập cho phụ nữ đã ra đời. Phong trào này sau đó đã lan ra mau chóng cùng khắp nước Mỹ rồi vượt đại dương tràn sang Âu châu. Tựu trung thì theo tác giả, thì phong trào nữ quyền sẽ còn tiếp diễn cho đến bao giờ có một nửa nhân số của nhân loại này thỏa mãn mới thôi, mà ngày đó chắc là còn xa lắm. Như vậy thì các học thuyết văn chương nữ quyền cũng sẽ không thôi phát triển và chắc chắn là mỗi ngày mỗi phong phú và uyên bác hơn.  

    Một chương khác khá độc đáo nói về vai trò của người nữ quyền trong văn học như ĐỌC LẠI THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG VỚI CÁI NHÌN NỮ QUYỀN LUẬN.

    Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, (1772–1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu thấm hậu thi ca của nữ sĩ.  Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nôm nổi tiếng của văn học Việt Nam thời trung đại, bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ nôm”. Theo sách “Giai nhân dị mặc” của học giả Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến 1916, thì bà là một gương độc đáo của nền văn học Việt Nam. Bao nhiêu giấy mực đã nói về bà. Hồ Xuân Hương một nhà thơ dâm tục thấp hèn, một xúc phạm đến phẩm giá người phụ nữ, một thất vọng cho văn chương Việt Nam. Hồ Xuân Hương một nữ sĩ tài ba đã tiên phong và táo bạo làm những bài thơ vừa thanh vừa tục, những bài thơ dám đề cập đến một vấn đề cấm kỵ là tình yêu nhục thể. Bà đi trước nhiều thế hệ về nữ quyền. Theo Lưu Nguyễn Từ Thức, đọc thơ của Hồ Xuân Hương xin hãy đọc như những văn bản thuần túy. Và trong lãnh vực văn bản thuần túy không có vấn đề luân lý.

    Theo quan điểm của các học thuyết phê bình hậu cấu trúc mà đặc biệt là thuyết hủy tạo (deconstruction) của Derrida thì trong ngôn ngữ không có sự phân biệt giữa nghĩa đen và nghĩa bóng hay nghĩa thanh và nghĩa tục. Derrida nhìn thế giới chỉ gồm toàn văn bản được cấu tạo bởi những cặp biểu hiệu hệ cấp đối kháng như văn hóa và thiên nhiên, hành động và thụ động, mặt trời và mặt trăng, ngày và đêm, nói và viết, cha và mẹ…  Tại phương tây mãi đến giữa thế kỷ 20, Virginia Woolf một nhà tranh đấu nữ quyền Mỹ mới bắt đầu cổ võ phụ nữ hãy nói lên tiếng nói chống lại sự bất bình đẳng giữa nam và nữ. Và tại Pháp, một tác giả nữ quyền khác là Helene Cixous cũng cổ võ phụ nữ hãy viết văn, không những chỉ viết mà còn phải viết thật nhiều về phụ nữ, viết để đưa người phụ nữ bị xa cách, bị quên lãng, bị đứng ngoài rìa văn học trở lại với văn chương. Trong tiểu luận “Le Rire de la Meduse” Cixous đã nồng nàn tha thiết mời gọi phụ nữ “phải viết để đặt người nữ vào văn bản, đồng thời cũng đề đặt người nữ vào thế giới và lịch sử”.  Nói tóm lại, Hồ Xuân Hương là một nữ lưu tiền phong, là một thiên tài có cá tánh độc đáo có một không hai trong nền văn học Việt Nam. 

    Sách bàn về MỸ HỌC VÀ PHÊ BÌNH NGHỆ THUẬT. Các nhà tư tưởng thường cho lý tưởng cuộc sống mà con người muốn đạt tới là Chân, Thiện, Mỹ. Ba lý tưởng này là đối tượng cho ba môn học khác nhau. Luận lý học hướng về đối tượng là cái Chân. Thật vậy, luận lý học được định nghĩa là “khoa học có mục đích xác định trong những động tác trí tuệ hướng đến sự nhận thức chân lý, động tác nào là đúng, động tác nào là không đúng”. Dù các triết gia hay trường phái có quan niệm khác nhau về chi tiết của đối tượng, bất cứ phân ngành nào của Luận lý học, đều trực tiếp hay gián tiếp hướng đến mục tiêu chính yếu là phải đạt được chân lý, tức phạm vi khảo cứu của Luận lý học là những động tác trí tuệ hướng đến sự nhận thức chân lý. Theo Platon, nhà triết học và mỹ học duy tâm nổi tiếng của Hy lạp cổ đại thì thực tại gồm có hai thế giới: thế giới ý niệm là cái ta có thể biết nên gọi là thế giới khả niệm; và thế giới vật thể là cái ta có thể thấy nên gọi là thế giới khả thị. Trong đó, theo ông, chỉ có thế giới ý niệm mới “tồn tại chân thực, nó có trước và sản sinh ra các vật thể cảm tính”. Từ quan niệm triết học đó, khi đi vào mỹ học, ông cho rằng mặc dù có cái đẹp vật chất và cái đẹp tinh thần, nhưng chỉ có cái đẹp tinh thần, cái đẹp của ý niệm mới là cái đẹp vĩnh hằng, tuyệt đối. Khi đề cập đến cái đẹp của nghệ thuật, ông chủ trương thuyết “bắt chước”.  Âm nhạc là sự “bắt chước” âm thanh tự nhiên của chim chóc, sông suối… Hội họa thì là sự “bắt chước” sắc màu và đường nét của cây cối, động vật…Nói chung theo ông, nghệ thuật là sự bắt chước, mô phỏng, trước hết mô phỏng tự nhiên, sau đó mô phỏng các tác phẩm nghệ thuật mẫu mực. Aristote là học trò xuất sắc của Platon, nhưng về mặt tư tưởng, cơ bản ông đi ngược lại quan niệm của thầy mình. Các công trình của ông bao trùm lên nhiều lãnh vực khác nhau, và ở lãnh vực nào ông cũng vươn tới những đỉnh cao mà thời đại cho phép. Chung quy điều chúng ta có thể coi như toàn bộ đời sống thẩm mỹ và nghệ thuật là đối tượng nghiên cứu của mỹ học. Toàn bộ thế giới cùng toàn bộ quá trình diễn ra trong thế giới, con người cùng tất cả nền văn hóa của con người, ở một phương diện và trong một mức độ nào đó đều là môi trường của các nhu cầu thẩm mỹ, là đối tượng nghiên cứu của mỹ học.  

     Xét sang chương MỸ HỌC VÀ SỰ THẨM THỨC NGHỆ PHẨM ta nghe câu thơ quen thuộc mà tác giả ghi nhận:

    “Lời quê góp nhặt dông dài

    mua vui cũng được một vài trống canh”.

    Đó là câu kết của văn hào Nguyễn Du khi chấm dứt truyện thơ nổi tiếng là Đoạn Trường Tân Thanh.  Những câu thơ trác tuyệt mà Nguyễn Du gọi là “lời quê” thực ra không “quê” chút nào như mọi người đã biết. Nhưng điểm mà người viết muốn nêu ra ở đây là truyện Kiều nói riêng và một tác phẩm nghệ thuật nói chung có phải chỉ đáng để “mua vui”, chỉ đáng được coi như một thứ giải trí cho mọi người hay phải coi tác phẩm nghệ thuật có một giá trị cao hơn và có một chỗ đứng xứng đáng trong cuộc sống của con người?  Ai cũng cho truyện Kiều là hay nhưng hỏi hay thế nào thì được bao nhiêu người có thể trả lời rành rọt, hoặc nếu trả lời được thì mỗi người trả lời mỗi cách khác nhau.  Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì quan niệm về cái hay, về cái đẹp là một quan niệm có tánh cách tương đối và chủ quan. Tuy nhiên, một cách tổng quát khi nói về cái “Đẹp” cũng có một số chuẩn mực được mỗi xã hội chấp nhận như là một hệ quy chiếu cho cái “Đẹp”, và cho Chân – Thiện – Mỹ.

    Để thưởng thức cái đẹp, văn hóa phương Tây lại chú trọng nghiên cứu các chuẩn mực của cái đẹp rồi căn cứ vào đó thẩm định giá trị của một tác phẩm nghệ thuật. Ngành học nghiên cứu về các chuẩn mực của cái đẹp này được gọi là môn Mỹ học (aesthetics). Theo giáo sư triết học Ed Miller của đại học Colorado Boulder, ông cho là triết học gồm sáu bộ môn như: Siêu hình học (metaphysics), kiến thức học (epistemology), luân lý học (ethics), thẩm mỹ học (aesthetics), luận lý học (logic), và lý thuyết về giá trị (value theory).  Hai giáo sư triết học Mỹ khác là Brooke Moore và Kenneth Bruder cũng xác nhận triết học có bảy bộ môn trong đó năm bộ môn giống như sự phân chia của giáo sư Ed Miller, ngoại trừ bộ môn lý thuyết về giá trị và thay vào đó bằng môn triết học xã hội (social philosophy) và triết học chánh trị (political philosophy).  Nhìn chung thì Mỹ học (aesthetics) ngày nay đã được giới hàn lâm thừa nhận là một bộ môn của triết học, và môn học này chú trọng đến vấn đề tìm hiểu cái đẹp và cái xấu, và nghiên cứu xem những đặc tính về cái đẹp cái xấu đó có thực sự hiện hữu trong tác phẩm nghệ thuật hay chỉ có trong suy tưởng của cá nhân người thưởng ngoạn. 

    Mỹ học cũng có nhiệm vụ nghiên cứu các triết thuyết liên quan đến nghệ thuật, các phê bình có tính cách triết lý của các nghệ phẩm, và thẩm định đặc tính triết học của các hành động nghệ thuật. Các phản ứng tình cảm và tâm lý của con người đối với các yếu tố của nghệ thuật như màu sắc, âm thanh, đường nét, hình tượng, và ngôn ngữ.   

              Về phương diện lịch sử, quan niệm về nghệ thuật và mỹ học đã được các triết gia như Plato và Aristotle đề cập đến từ lâu.  Hai triết gia này cho nghệ thuật như là sự bắt chước (imitation) sự vật và hình tượng trong thiên nhiên.  Riêng Aristotle còn đi xa hơn khi cho rằng nghệ thuật có ảnh hưởng đến cá tánh của con người, do đó có ảnh hưởng đến trật tự của xã hội.  Và vì cho rằng mục tiêu của cuộc đời là đạt đến hạnh phúc nên Aristotle cho chức năng chính của nghệ thuật là đem lại cho con người sự thỏa mãn. Muốn nắm bắt được giá trị mỹ học của một nghệ phẩm, người thưởng ngoạn cũng cần có một số điều kiện.  Sự thưởng ngoạn có tính cách mỹ học là kết quả của một sự kết hợp nhuần nhuyễn và phức tạp giữa những thái độ chủ quan và khả năng thẩm thức nghệ thuật của người thưởng ngoạn.  Sự phản ứng đối với nghệ phẩm này của người thưởng ngoạn được gọi là kinh nghiệm mỹ học (the aesthetic experience).  Tác giả sách Tuyển Tập Khảo Luận Văn Học đề nghị nền văn học Việt Nam hãy sớm nhận thức để vượt ra khỏi các lũy tre để nhìn xem thế giới bên ngoài đang tiến bước hướng về phía trước và bỏ xa chúng ta, hãy khai phá các khu rừng thâm u kỳ bí của nền văn học thế giới.  Nếu không mau thức tỉnh hầu sánh vai cùng người để cải tiến và nâng cao các chuẩn mực cho giá trị của mỹ học thì văn học Việt Nam sẽ khó thoát ra khỏi các vòng rào nhỏ hẹp của các thôn làng hoặc các bức tường rào của các ghetto văn học.

    QUAN NIỆM MỸ HỌC CỔ ĐẠI TRUNG HOA VÀ QUAN NIỆM MỸ HỌC VIỆT NAM.

              Con người là một sản phẩm tinh túy nhất của tạo hóa nên con người luôn mong muốn hoàn thiện bản thân mình để đạt tới Chân – Thiện – Mỹ. Cái chân, cái thiện, cái mỹ là tổ hợp giá trị cao quý mà loài người thời đại nào cũng mơ ước. Và mỹ học là khoa học mở rộng tầm hiểu biết về phương diện thẩm mỹ của con người và giúp mỗi người tự hoàn thiện nhân cách của mình. Cho nên không lạ gì từ xa xưa các triết gia phương Tây cũng như phương Đông đều đã đề cập đến những kinh nghiệm về cái Đẹp và cái Xấu.  Các học thuyết về mỹ học đã nảy sinh rất sớm ở phương Tây cũng như phương Đông. Tuy nhiên, mỹ học với tư cách là một ngành khoa học độc lập lại phải chờ tới thời cận đại. Một trong những yếu tố quan trọng giúp mỹ học tách dần ra khỏi triết học là việc xác lập được đối tượng đặc thù của ngành khoa học này. Lúc này, nó được coi như là một bộ phận của triết học – môn khoa học tìm hiểu những quy luật chung nhứt của tự nhiên, xã hội và tư duy. 

    Tái giả Lưu Nguyễn Từ Thức trình bày khá rõ về ngành mỹ học trong văn học và nghệ thuật, từ Tây phương sang Đông phương. Ngoài ra sách còn bàn về những chủ đề như: DERRIDA VÀ HỌC THUYẾT HỦY TẠO, NHỮNG BỆNH TRẠNG CỦA HỒN – TRƯỜNG HỢP HÀN MẶC TỬ VÀ BÙI GIÁNG, ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI TRONG VĂN CHƯƠNG PHÁP, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN CHƯƠNG LƯU VONG, …

    Với chương TÌM HIỂU DIỄN NGÔN VĂN CHƯƠNG HẬU THUỘC ĐỊA, một đề tài mà chúng tôi nghĩ văn chương Âu châu vốn đã có thuộc địa, nên nhiều tác phẩm văn chương phản ảnh thuở thuộc địa như những danh tác: L’Amant (Nguời Tình) của nhà văn Marguerite Duras, The Quiet American của Graham Greene, La Voie Royale của André Malraux (Về vương triều Cao Miên), Between Tears and Laughter của Lin Yutang (Lâm Ngữ Đường), The Good Earth (Đất lành) của Pearl S. Buck, The Jungle Book của Rudyard Kipling…

    Lưu Nguyễn Từ Thức ghi nhận là chủ nghĩa thực dân là một hình thức khai thác thuộc địa được phát triển theo với sự bành trướng của châu Âu trong thời gian 400 năm qua. Từ xa xưa nhiều nền văn minh Âu châu đã có thuộc địa và từ lâu chánh quyền đế quốc trung ương luôn luôn có uy quyền tuyệt đối trên các tỉnh thành ngoại biên và các nền văn hoá sơ khai. Sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân tại Âu châu đồng nghĩa với sự phát triển của hệ thống kinh tế tư bản trong đó các vùng đất thuộc địa được thiết lập để cung cấp nguyên liệu cho sự phát triển và củng cố các nền kinh tế tại chánh quốc. Sự liên hệ giữa quốc gia đô hộ và các nước thuộc địa hoàn toàn bất bình đẳng trên mọi phương diện kinh tế, chánh trị, văn hoá cũng như xã hội. Các sắc dân tại các quốc gia thuộc địa thường là những chủng tộc khác với sắc dân chánh quốc và bị xem thuộc loại chủng tộc thấp kém.    

    Chế độ thực dân đã mang theo nó ngôn ngữ của kẻ thống trị đến với các vùng đất thuộc địa và tạo nên một va chạm mạnh giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói, đặc biệt là tại vùng đất thuộc địa ở Phi châu, đa số không có chữ viết hoặc nếu có cũng không là một hệ thống chữ viết rõ ràng và phổ quát. Văn hoá và ngôn ngữ viết của kẻ thống trị đã được áp đặt lên dân thuộc địa và đã tạo được những ảnh hưởng đồng nhứt hoá lên dân thuộc địa. Các thổ âm biến mất dần, các giọng nói giữa các địa phương dần dần không còn quá khác biệt, và chữ viết cũng được cô động thành tiêu chuẩn. Những biến chuyển về ngôn ngữ đó giúp cho dân chúng có cùng một di sản văn hoá cố kết với nhau hơn, và giúp phân biệt một nhóm chủng tộc này với một nhóm chủng tộc khác. Vì vậy có thể nói ngôn ngữ viết đã giúp hình thành tinh thần dân tộc cho các dân thuộc địa. Tuy nhiên, ngôn ngữ viết đã gặp một số trở ngại tại châu Phi vì truyền thống của ngôn ngữ nói của châu Phi là đối thoại trong khi ngôn ngữ viết là độc thoại. Do đó, cộng thêm với sự thù ghét kẻ xâm lăng, một số người dân thuộc địa đã thu mình vào trong lối sống cổ truyền và sống tách biệt hẳn với mọi thứ do phương tây mang đến trong đó có ngôn ngữ viết. Nhìn lại lịch sử Việt Nam trải dài hơn hai ngàn năm trong đó có hơn một ngàn năm bị lệ thuộc Trung Hoa, và hơn một trăm năm là đất thuộc địa của Pháp, nhiều người sẽ tự hỏi văn học Việt Nam đã phản ứng thế nào đối với những giai đoạn bị làm thuộc địa đó. Một cách chung có thể nói là nền văn học Việt Nam còn nặng tinh thần thuộc địa đối với văn hoá Trung hoa cũng như văn hoá Pháp dù đã được độc lập với Tàu hơn một ngàn năm và độc lập với Pháp hơn bảy mươi năm. 

    Về phương diện văn chương phản ảnh thuở thuộc địa, và trong bài viết nhận đinh của 3 chúng tôi, Khánh Lan, Thuỵ Lan, Việt Hải về nhà văn giải Nobel văn chương 2021 Abdulrazak Gurnah, một tiểu thuyết gia sinh ra ở Tanzania và đã có một sự nghiệp 35 năm, được giới phê bình đánh giá cao bắt nguồn từ chủ nghĩa thực dân và nhập cư sau khi đến Anh tị nạn. Ông sinh ra trên hòn đảo Zanzibar của Ấn Độ Dương, ngoài khơi bờ biển phía đông châu Phi, vào năm 1948, và bắt đầu viết văn sau khi di chuyển đến Anh lưu vong, nơi ông hiện đang sống ở thành phố Canterbury, Vương quốc Anh. Theo chủ đề tác giả Lưu Nguyễn Từ Thức về Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN CHƯƠNG LƯU VONG.

    Văn chương của Abdulrazak Gurnah là theo thể tác văn học ly hương hay lưu vong. Rất nhiều cây bút lưu vong đã tạo nên tên tuổi cho mình, văn chương lưu vong là một ý niệm trong tổng thể về sự lưu động của con người xuyên qua các không gian địa lý và không gian chính trị. Điều này hàm chứa ý nghĩa là tình trạng lưu vong phải bao gồm bị cưỡng bách chuyển chỗ (displacement) vì lý do chánh trị hay tôn giáo chớ không phải vì lý do kinh tế. Trong những thế kỷ gần đây, tình trạng lưu vong thường xảy ra trên bình diện cá nhân hơn là tập thể.  Tuy nhiên, có ba cuộc chuyển chỗ tập thể quan trọng được ghi nhận là sự đào thoát ra khỏi quê hương của hơn ba ngàn trí thức Đức trong thời gian từ 1933 đến 1938 khi Đức quốc xã lên cầm quyền ở Đức, các trí thức và cuộc đi tìm tự do của gần nửa triệu thuyền nhân Việt Nam sau năm 1975 khi Cộng sản xâm chiếm miền Nam Việt Nam. Yếu tố chuyển chỗ cũng làm cho những văn nghê sĩ lưu vong thay đổi chính mình như thay đổi bản ngã, thay đổi các thói quen tập quán trong lâu năm, sống hội nhập vào trong khung cảnh xã hội mới, khám phá ra những cách diễn đạt phong văn mới…

    Nói chung, tuy có vài điều cần khắc phục, nền văn chương lưu vong Việt Nam ở hải ngoại đã hình thành và lớn mạnh, đóng trọn vẹn vai trò bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc ở hải ngoại cũng như nối tiếp dòng văn học miền Nam Tự Do như trước năm 1975. Từ văn chương lưu vong tổng thể trên thế giới ngày nay, hay nhìn theo văn chương lưu vong cá thể lưu vong Việt Nam. Xét cho cùng cũng là điều khích lệ theo phần trình bày trong sách. Chia chung hoàn cảnh chung lưu vong vì tị nạn chính trị như nhà văn thành đạt Abdulrazak Gurnah, mong sao những người Việt của chúng ta cũng sẽ sánh vai như trong chương này của sách. Hãy mang niềm tin, nếu có sau này thì sẽ là tin vui, là sự tự hào cho việc phát huy văn chương đa dạng cho vườn hóa văn học thế giới.

    Sau cùng, ba chúng tôi, Khánh Lan, Thụy Lan và Việt Hải rất vui được đọc tác phẩm mới với những sưu khảo công phu của Tiến sĩ Nguyễn Minh Triết và được góp mặt qua những trang bạt tóm lược cùng tác giả, Lưu Nguyễn Từ Thức.

    Xin chúc mừng tác giả.

     Việt Hải & Song Lan. 19/02/2022.