• Khánh Lan,  KIẾN THỨC TỔNG QUÁT,  LỊCH SỬ,  Việt Hải

    HÁT QUAN HỌ BẮC NINH-ÂM NHẠC DÂN GIAN-CA TRÙ BẮC PHẦN

    Trước tiên khi nói về nghệ thuật ca trù thì ca trù có nhiều tên gọi, tùy từng địa phương, từng thời điểm mà hát ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát cô đầu, hát nhà tơ, hát nhà trò và hát ca công. Đây là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng, triết lý sống của người Việt.

    Ca trù là một hình thức “ca nhạc thính phòng”, thịnh hành từ thế kỷ 15, vốn là một loại ca nhạc trong cung đình, được sử dụng cho các buổi hát chúc thọ vua chúa và các buổi lễ trong triều đình, qua thời gian, ca trù dần dần phát triển rộng ra dân gian qua giới quan lại, đại gia, một số tầng lớp sĩ phu nho học giàu sang… và trở nên thông dụng. Tuy vậy ca trù khác với các loại hình dân ca khác ở chỗ nó có yêu cầu rất nghiêm ngặt quy định về số câu, số chữ, lời văn, quy định về đối ngẫu … có lẽ vì vậy mà ca trù vẫn được thưởng thức tập trung phần lớn ở tầng lớp có học thức cao rộng trong xã hội xưa.

    Chữ trù có nghĩa là thẻ tre. Những người đào hát thường dùng các thanh tre làm phách khi hát và người nghe dùng “trù” (cái thẻ tre) để thưởng cho những chỗ hát hay, cuối cùng đếm thẻ để bình giá và thưởng tiền, vì thế mà có tên gọi là Ca trù. Tư liệu sớm nhất có nói đến những chữ Ca Trù và Ả Đào là vào thế kỷ XV, căn cứ vào bài thơ  Nghĩ hộ tám giáp bài văn thưởng cho cô đào được giải  sáng tác trước năm 1500 của Tiến sĩ Lê Đức Mao, người làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Bài thơ này chép trong Lê tộc gia phả (A.1855) có hai lần nhắc đến 2 chữ ca trù, cho biết: hát cửa đình là hát để thờ thần trong dịp đầu xuân và việc hát ca trù đã có dùng thẻ để thưởng cho đào nương (ả đào). Như vậy, đình Đông Ngạc, Hà Nội là nơi diễn ra lệ hát Cửa đình từ rất sớm. Và đây cũng là nơi gìn giữ được tục lệ thưởng đào rất đặc sắc.

    Nghệ thuật ca trù được quốc tế công nhận:

    Ca trù đã được Hội đồng thẩm định di sản của UNESCO đánh giá như sau:

    Ca trù đã trải qua một quá trình phát triển ít nhất từ thế kỷ 15 đến nay, được biểu diễn trong không gian văn hóa đa dạng gắn liền, ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Ca trù thể hiện một ý thức về bản sắc và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn, có tính sáng tạo, được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các tổ chức giáo phường. Những giáo phường này đã duy trì các cộng đồng có quan hệ mật thiết, tạo nên nét đặc trưng cho ca trù. Mặc dù trải qua nhiều biến động lịch sử, xã hội nhưng ca trù vẫn có một sức sống riêng bởi giá trị nghệ thuật của nó đối với văn hóa Việt Nam.

    Ca trù độc đáo ở không gian nghệ thuật riêng, nhạc cụ và thể thơ riêng biệt. Theo các nghệ nhân dân gian, ca trù có 56 thể thức hoặc giai điệu khác nhau, mỗi loại này được gọi là thể cách. Kỹ thuật hát rất tinh tế, công phu như thể ca sĩ nắn nót, trau chuốt từng chữ. Nhạc cụ được tinh giản với sự tương phản âm sắc đã làm tôn vẻ đẹp của từng thành phần tham gia hoà tấu.

    Tham gia biểu diễn ca trù có ít nhất 3 người:

    Một ca sĩ luôn là nữ (gọi là “đào” hay “ca nương”) hát theo lối nói và gõ phách lấy nhịp (phách là một nhạc cụ làm bằng gỗ hoặc tre, được gõ bằng 2 que).

    Một nhạc công nam giới (gọi là “kép”) đệm đàn đáy cho người hát. Đán đáy là một loại đàn cổ, dài, với 3 sợi dây tơ và 10 phím đàn.

    Ngoài ra, còn có một người chơi trống hoặc đánh trống chầu (gọi là “quan viên”, thường là tác giả bài hát). Sự tán thưởng mà “quan viên” dành cho người hát, hoặc bài hát được biểu lộ qua cách đánh trống. “Quan viên” đánh vào thành trống nhiều lần biểu lộ chỗ đắc ý. Nếu không hài lòng với người hát, “quan viên” đánh hai nhịp trống.

    Đào hát ngồi trên chiếu ở giữa. Kép và quan viên ngồi chếch sang hai bên. Không gian trình diễn ca trù có phạm vi tương đối nhỏ và sự tham gia từ phía khán giả là rất cần thiết. Hát ca trù là nghệ thuật hát thơ, có một hệ bài bản phong phú quy định cho từng lối hát thờ, hát chơi và hát thi. Lời lẽ, ca từ của ca trù mang tính uyên bác, ít lời mà nhiều nghĩa, giàu chất thơ, mang nhiều cảm xúc, trầm ngâm, sâu lắng. Ca trù có đủ các thể loại từ trữ tình lãng mạn đến sử thi anh hùng, triết lý giáo huấn… đã thu hút sự tham gia sáng tác, thể nghiệm tài năng của nhiều văn sĩ và trí thức. Có hiểu thấu nội dung và nghệ thuật ngôn từ trong các bài ca cùng sự biểu hiện tinh tế của các ca nữ trong sự phối hợp nhịp nhàng với ngón đàn, khổ phách… mới thấy hết vẻ đẹp và giá trị của loại hình nghệ thuật này.

    Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, đến giữa năm 2009 có 63 câu lạc bộ với khoảng 769 người (bao gồm 513 đào nương và 256 kép đàn và người đánh trống chầu) ở 14 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Ðịnh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, TP. Sài Gòn) trên cả nước có hoạt động thường xuyên và có kế hoạch luyện tập truyền nghề ca trù. Tuy nhiên, số nghệ nhân có thể hát được từ 10 làn điệu trở lên là rất hiếm. Tại Viện Âm nhạc hiện đã lưu trữ được 7 điệu múa ca trù và 42 bài bản ca trù. Các văn bản Hán Nôm về ca trù là 26 bản và khoảng 25 cuốn sách về ca trù.

    Ca trù được công nhận là đã có đóng góp lớn vào văn hóa Việt Nam. Từ ca trù, một thể thơ độc đáo ra đời và trở nên có vị trí sáng giá trong dòng văn học chữ Nôm của dân tộc. Đó là thể thơ hát nói, được ưa chuộng qua nhiều thế kỷ. Ngoài ra, đàn Đáy và Phách đã trở thành những nhạc khí đặc trưng của ca trù, góp phần đưa ca trù trở nên một thể loại thanh nhạc kinh điển của Việt Nam. Với chiều dài về lịch sử, chiều sâu của nghệ thuật và mang bản sắc dân tộc rõ rệt ca trù đã khẳng định được vị trí quan trọng không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới.

    Lối hát Ca Trù được công nhận là Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể: (L’opéra de Ca Tru est un patrimoine culturel immatériel):

    Ca trù là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng, triết lý sống của người Việt. Theo các nhà nghiên cứu khảo cổ, lịch sử, mỹ thuật, âm nhạc, vào thế kỷ XV, Ca trù đã có mặt trong văn hóa Việt Nam. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, Ca trù đã ngày càng thẩm nhập vào hầu hết các cuộc diện của đời sống từ quá khứ và hẳn đã khẳng định tư cách độc lập và độc đáo của nó trong bức tranh chung của văn hóa dân tộc. Nghệ thuật Ca trù diễn ra trong các không gian ở đình làng, đền thờ thần, nhà thờ tổ nghề, dinh thự và ca quán thính phòng. Cùng với đó là các hình thức hát thờ, hát thi, hát cúng tế lễ lạc, hát ca tài tử, không những đóng góp vào sinh hoạt của cộng đồng làng xã, của giới trí thức mà còn góp phần vào các hoạt động lễ tiết của quốc gia trong khuôn khổ của văn nghệ đón tiếp ngoại giao.

    Ca trù được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể (intangible cultural heritage) cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại năm 2009. Phú Thọ nằm trong 17 tỉnh, thành vùng lan tỏa của Ca trù. Phú Thọ là một trong những vùng sớm được tiếp nhận và sử dụng lối hát Ca Trù trong các dịp lễ hội, đình đám, vui chơi giải trí và nó cũng là một sản phẩm tinh thần trong đời sống sinh hoạt văn nghệ dân gian của công chúng, tồn tại song hành với các làn điệu Hát Xoan, Hát Ghẹo ở vùng trung du đất Tổ. Trong 2 năm (năm 2013 – 2015), địa bàn tỉnh Phú Thọ thực hiện việc kiểm tra di sản văn hóa trong phạm vi tỉnh, trong đó có sự kiểm nhận đối với di sản Ca trù. Kết quả kiểm tra này cho thấy di sản văn hóa phi vật thể Ca trù đang được lưu giữ, thực hành ở thôn Trinh Nữ, xã Bình Bộ, huyện Phù Ninh và một số Câu lạc bộ hát dân ca địa phương.

    Về Lịch Sử Và Nghệ Thuật Ca Trù…

    Lịch sử và Nghệ thuật ca trù là công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Diện, ca trù được trình bày khá rõ nét, nhiều chi tiết quan trọng cần biết về ca trù, được ghi nhận trong luận án tiến sĩ của ông, in lần đầu năm 2007. Quyển sách này đã được tái bản ra mắt bạn đọc toàn quốc nhân kỷ niệm tròn 1 năm ngày nghệ thuật ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại (vào 01/10/2009). Thư tác này của nhà biên khảo Nguyễn Xuân Diện đã cho biết thêm rất nhiều chi tiết về loại hát Ca trù trong thư mục mà tác giả đã cho biết thêm bảy quyển sách khác có nội dung về nghệ thuật ca trù theo những thể thức khác, và lại còn liệt kê ra trên bảy chục văn bia viết bằng chữ Nôm đang được tàng trữ tại Viện Hán Nôm.

    Nhờ đó, có nhiều khám phá mới mà từ trước đến nay chúng ta chưa được biết. Có những nghi vấn về Ông Tổ của Ca trù, về lúc nào danh từ “Ca trù” được dùng lần đầu tiên thì luận án văn hóa âm nhạc này đã đưa ra những bằng chứng đáng tin cậy. Mặc dầu đề tài luận án đặt trọng tâm vào nguồn tư liệu Hán Nôm về việc nghiên cứu ca trù,  có lẽ tác giả sách nên ghi thêm một phụ lục vào những bài viết đáng kể về ca trù của các tác giả ngoại quốc như Samuel Baron vốn am tường về nghệ thuật ca trù, và cũng nên có một bảng ngữ vựng về những thuật ngữ chuyên môn trong nghệ thuật ca trù.

    Ca trù chỉ một lối hát cổ truyền của người Việt. Tên gọi ca trù cũng đã được tài liệu cổ ghi nhận. Trên các tài liệu Hán Nôm chữ “trù” trong “ca trù” 歌 籌đều dùng chữ “trù” 籌. Theo đó Trù籌là thẻ làm bằng tre, trên thẻ có ghi số tiền (hoặc quy định ngầm với nhau là mỗi thẻ tương ứng với một khoản tiền), dùng để thưởng cho đào và kép ngay trong khi biểu diễn thay cho việc thưởng bằng tiền mặt; cuối chầu hát sẽ căn cứ vào số thẻ mà tính tiền trả cho đào và kép hoặc giáo phường. Người quyết định việc thưởng này chính là vị quan viên (khách nghe hát), sử dụng trống chầu (gọi là cầm chầu). Đó là nguồn gốc của tên gọi ca trù; cũng là thuật ngữ sử dụng trong chuyên khảo này. Tuy nhiên ca trù, với ý nghĩa là một lối hát có dùng thẻ để thưởng như đã nói ở trên thì chỉ có ở hát ca trù ở đình đền, tức là hát thờ.

    Ca trù sử dụng ba nhạc khí đặc biệt (không chỉ về cấu tạo mà còn về cách thức diễn tấu) là đàn đáy, phách và trống chầu. Về mặt văn học ca trù làm nảy sinh một thể loại văn học độc đáo là hát nói. Đây là một bộ môn nghệ thuật ca nhạc “thính phòng” được hình thành trên nền tảng âm nhạc dân gian Bắc phần, người nghe cũng tham gia vào cuộc hát bằng việc cầm chầu. Ca trù còn có những cái tên khác như: hát cửa đình, hát nhà trò (hát ở đình, đền, miếu), hát cửa quyền (trong cung phủ), hát nhà tơ (hát ở dinh quan, tư gia các gia đình quyền quý), hát ả đào, hát cô đầu (hát ở các ca quán)…

    Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định ca trù là một bộ môn nghệ thuật lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng ca nhạc của người Việt Nam. Ca trù gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng, triết lý sống của người Việt. Do vậy nghiên cứu ca trù cũng là góp phần vào việc nghiên cứu các giá trị truyền thống trong văn hóa Việt Nam. Thật vậy, nghệ thuật ca trù là một di sản văn hóa đặc trưng của Việt Nam. Đặc sắc ở sự phong phú làn điệu, thể cách, cả không gian, thời gian biểu diễn và phương thức thưởng thức; đặc sắc còn vì từ cội nguồn nó gắn bó mật thiết với lễ nghi, phong tục, với những sinh hoạt dân gian, với công chúng. Ca trù làm người ta nhớ tới những tao nhân mặc khách với lối chơi ngông, chơi sang, rất tinh tế và giàu cá tính sáng tạo của những danh nhân như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Tản Đà…Và cùng với đó là mối quan hệ giữa văn nhân (nhà thơ, nhà báo, họa sĩ) với Ả đào – mối quan hệ quan trọng nhất của lối thưởng thức ca trù. Bởi quá trình tham gia sinh hoạt ca trù là quá trình văn nhân sáng tạo, thể nghiệm và thưởng thức các tác phẩm của mình.

    Cũng theo TS. Nguyễn Xuân Diện trong tác phẩm khảo cứu Vị Trí Của Hát Nói (hay Ca Trù) Trong Dòng Văn Học Chữ Nôm, do Viện Nghiên cứu Hán-Nôm/ Hội thảo Quốc tế về chữ Nôm, Huế, 2006, các chi tiết quan trọng vê ca trù được ghi nhận như sau…

    Nguồn gốc Hát nói:

    Hát nói là một thể thi ca dân tộc được sinh ra từ nhu cầu của bộ môn nghệ thuật ca trù và trở nên một thể thơ độc đáo trong nền văn học Việt Nam nói chung, văn học chữ Nôm nói riêng. Trước nay cũng đã có một số công trình bài viết nghiên cứu về thơ hát nói ca trù và cũng đã có nhiều vấn đề của hát nói được làm sáng tỏ và khẳng định. Tuy nhiên vị trí và tầm vóc của hát nói trong văn học sử nói chung và trong dòng văn học chữ Nôm nói riêng thì vẫn chưa được khẳng định một cách mạnh mẽ.

    Tên gọi, gốc gác, đặc điểm của thể hát nói

    Trước đây, học giả Nguyễn Văn Ngọc trong Ðào nương ca nhắc rằng có người cho là hát nói là lối nói sử. Trương Tửu trong Văn nghệ bình dân Việt Nam cũng viết rằng điệu hát nói là những điệu nói sử. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ðức Mậu cho biết năm 1900 đã có tài liệu nói về ca trù và gọi hát nói là nói Nôm. Tuy nhiên, về vấn đề này, các tài liệu Hán Nôm cũng vẫn còn cho những thông tin đáng chú ý, góp phần làm sáng tỏ hơn nữa về tên gọi, gốc gác, đặc điểm của thể loại này. Sách Ca trù thể cách viết về hát nói như sau:

    “Tiếng đàn của hát nói thuộc cung Nam. Nếu nữ hát thì gọi là hát nói, nam hát thì gọi là Hà nam. Lối văn này, xưa và nay đều có. Lối văn

    này, mối bài chỉ có 11 câu mà thôi. Câu 1 và 2 gọi là tổng mạo. Câu 3 và 4 gọi là Thừa đề. Câu 5 và 6 thì dùng lối thất ngôn, hoặc cổ thi,

    hoặc quốc âm; như là treo cái ý của toàn bài vào giữa bài thơ, để nói hết cái đại ý của toàn bài. Các câu 7, 8, 9 đều nối theo cái ý của câu 5

    và 6 mà phô diễn thêm ra, để làm rõ ý nghĩa. Câu 11 là tổng kết ý nghĩa trong cả bài, mà cũng là một câu kết thúc. Cũng có khi đến đây,

    lại thêm hai câu hoặc 4 câu nữa, liền sau đó nói dông dài thêm cái dư ý của bài thơ, ấy là muốn dẫn cho dài thêm. Người trong làng ca gọi là

    Hát nối.” (trang 12b)…”

    Theo sách trên thì thể thơ lục bát là một thể thơ được sử dụng phổ biến trong ca trù. Và thể thơ này lại được sử dụng chủ yếu trong làn điệu hát của ca trù. Các điệu hát được các nhà nghiên cứu ghi nhận là các điệu ca trù cổ đều có ca từ là thơ lục bát. Ðó là các làn điệu: Bắc phản, Chừ khi, Cung bắc, Dịp ba cung bắc, Ðại thạch, Hãm, Hồng hạnh, Non mai, Thư phòng, Mưỡu, Ngâm vọng và Thổng.

    Trong các lối hát truyền thống như chèo, quan họ cũng sử dụng thơ lục bát trong nhiều làn điệu. Ðiều này càng cho thấy sự gần gũi của ca trù với các lối hát chèo và quan họ, nếu xét dưới góc độ thanh điệu ca từ. Tuy vậy cùng sử dụng thể thơ lục bát, nhưng các lối hát truyền thống này cũng đã tạo nên những vẻ đẹp khác nhau trong nhạc điệu làm phong phú cho vốn âm nhạc cổ truyền Việt Nam, và càng khẳng định sức sống của thơ lục bát trong văn học và văn hóa Việt Nam. Trong số các thể thơ được dùng trong ca trù, thể hát nói để lại số lượng tác phẩm lớn nhất, được ưa chuộng nhất. Hát nói đã gắn với những tên tuổi lớn trong lịch sử văn học Việt Nam như: Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Tản Ðà, Phan Bội Châu, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, …

    Nói thêm về thi nhân Dương Khuê là người văn hay, chữ tốt. Năm 1864, ông đỗ Cử nhân (cùng khoa này có Nguyễn Khuyến đỗ Giải nguyên). Năm Mậu Thìn (1868), thời vua Tự Đức, ông dự thi Đình đỗ Tiến sĩ. Đường hoạn lộ, thuở ban đầu, Dương Khuê được bổ làm Tri phủ Bình Giang (Hải Dương), rồi thăng làm Bố chính. Vào đầu thập niên bảy mươi của thế kỷ 19, tay lái buôn Jean Dupuis uy hiếp các quan chức người Việt ở Bắc Kỳ để tự do sử dụng sông Hồng, ông ở trong nhóm những sĩ phu cương quyết chống lại. Ông dâng sớ về triều xin có thái độ quyết liệt với người Pháp, bị vua Tự Đức phê là “bất thức thời vụ” (không biết thời cuộc), rồi bị giáng xuống chức Chính sứ sơn phòng lo việc khai hoang. Năm 1873, quân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất. Sau khi thương thuyết, họ chịu trả lại bốn thành cho triều đình Huế, thì Dương Khuê được điều động làm Án sát Hải Phòng. Năm 1878, nhân lễ “ngũ tuần khánh thọ ” của mình, vua Tự Đức xuống chỉ cho ông làm Đốc học Nam Định. Sau đó, ông lần lượt trải các chức vụ quan hành chính như: Bố chính, Tham tá Nha kinh lược Bắc Kỳ, Tổng đốc Nam Định-Ninh Bình. Năm 1897, Toàn quyền Paul Doumer xóa bỏ điều 7 của Hòa ước Giáp Thân 1884, đặt cơ sở cho guồng máy cai trị của Chính phủ bảo hộ, thì Dương Khuê xin cáo quan, lúc 58 tuổi, được tặng hàm Thượng thư bộ Binh.

    Khi ông mất (ngày 6 tháng 3 năm Nhâm Dần, 1902), nghe tin buồn bạn thân ra đi, Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ bất hủ Khóc Bạn (Khóc Dương Khuê) khi tang viếng. Bài thơ được vào văn học sử. Bài thơ có thể xem đây cũng là một bài văn tế được viết bằng thể thơ song thất lục bát, giọng thơ réo rắt thấm đầy lệ lòng, gồm có 38 câu thơ. Mở đầu bài thơ là một tiếng than thở xót xa bùi ngùi:

    Bác Dương thôi đã thôi rồi,

    Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

    Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) khóc bạn cũng là tự khóc mình, giọng thơ u uẩn thiết tha. Ông trách bạn “vội đi xa” để mình lẻ loi, cô đơn. Cuộc sống trở nên chán chường, vô nghĩa:, nhất là 2 câu sau rất phổ thông ở các bàn tiệc sau này:

    Ai chẳng biết chán đời là phải,

    Sao vội vàng đã mải lên tiên;

    Rượu ngon không có bạn hiền,

    Không mua không phải không tiền không mua.

    Khóc Dương Khuê (1839-1902) cho thấy một tình bạn đẹp và cảm động của giới nho gia thuở trước. Sau hơn một thế kỷ, chúng ta vẫn thấy nỗi bùi ngùi xúc động khi đọc bài thơ này. Nguyễn Khuyến khóc bạn cũng là khóc cho một thế hệ nhà nho và cũng là tự khóc cho minh: “Ai chẳng biết chán đời là phải”…

    Tác phẩm của Dương Khuê để lại có một số bài ca trù, bài văn, câu đối, trướng… Có lẽ nên đề cập bài Hồng Hồng Tuyết Tuyết,… bài ca trù nghe thanh thoát, bông đùa, dí dỏm và hóm hỉnh. Giới thiệu một bài ca trù dưới đây là bài ca trù tiêu biểu và nổi tiếng của nhà thơ Dương Khuê:

    Gặp Lại Cô Đầu Cũ

    Hồng Hồng Tuyết Tuyết,

    Mới ngày nào chửa biết cái chi chi.

    Mười lăm năm thấm thoắt có xa gì!

    Ngoảnh mặt lại, đã tới kỳ tơ liễu.

    Ngã lãng du thời, quân thượng thiếu,

    Kim quân hứa giá, ngã thành ông

    Cười cười nói nói thẹn thùng,

    Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại.

    Riêng một thú Thanh Sơn đi lại,

    Khéo ngây ngây dại dại với tình.

    Đàn ai một tiếng dương tranh…

    Hà Nội tức cảnh

    Phất phơ ngọn trúc trăng tà

    Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

    Mịt mù khói tỏa ngàn sương

    Tiếng chày An Thái, mặt gương Tây Hồ.

    (bài thơ này nằm trong cuốn Vân Trì thi thảo).

    Tham khảo một số sách báo và tiếp xúc với các nghệ nhân ca trù chúng ta được biết, trên thực tế ngoài hát nói đủ khổ (11 câu thơ) thì thể hát nói còn có một số biến thể khác như: Hát nói thiếu khổ (bài hát chỉ có 6 câu thơ); Hát nói dôi khổ tức là dôi thêm một hoặc nhiều khổ (mỗi khổ 4 câu thơ), Hát nói gối hạc (một vài câu thơ kéo dài ra, số chữ trong một câu thơ có thể lên tới 12, 18 hoặc thậm chí 24 chữ). Và hát nói thường hay đi kèm với hát mưỡu. Hát mưỡu ít khi được hát riêng rẽ với tư cách một bài hát trọn vẹn, mà thường được hát mở đầu hoặc kết thúc cho một bài hát nói. Do vậy khi hát mưỡu kết hợp với hát nói lại có các dạng Hát nói mưỡu tiền (hát mưỡu mở đầu rồi vào hát nói), Hát nói mưỡu hậu (hát mưỡu kết thúc sau khi hát nói); Hát nói mưỡu đơn (hát mưỡu bằng một câu thơ lục bát), Hát nói mưỡu kép (hát mưỡu bằng hai câu thơ lục bát).

    Thể hát nói trong thơ ca trù

    Trong nghệ thuật ca trù, thơ là một thành tố quan trọng. Ca trù có nhiều làn điệu, nhiều thể ca trù sử dụng các thể thơ quen thuộc và thuần Việt như lục bát, song thất lục bát. Trong số 34 thể ca trù mà thư tịch Hán Nôm có ghi nhận về lời thơ, thì các thể thơ được dùng là:

    – Thể lục bát: dùng trong 17 thể ca trù

    – Thể song thất lục bát: dùng trong 1 thể ca trù

    – Thể hát nói là thể riêng của ca trù

    – Thể thơ 7 chữ và một câu lục cuối bài: dùng trong 3 thể ca trù

    – Thể thơ 7 chữ và một câu lục bát cuối bài: dùng trong 1 thể ca trù

    – Thể thơ Ðường luật (thất ngôn, tứ tuyệt): dùng trong 8 thể ca trù

    – Thể phú: dùng trong 1 thể ca trù

    – Thơ Ðường luật trường thiên: dùng trong 2 thể ca trù (trong đó có bài Tỳ

    bà hành của Bạch Cư Dị).

    Nhắc lại, về thành phần trình diễn ca trù, với một chầu hát cần có ba thành phần chính:

    Một nữ ca sĩ (gọi là “đào” hay “ca nương”) sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp,

    Một nhạc công nam giới (gọi là “kép”) chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát

    Người thưởng ngoạn (gọi là “quan viên”, thường là tác giả bài hát) đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống. Vì là nghệ thuật âm nhạc thính phòng, không gian trình diễn ca trù có phạm vi tương đối nhỏ. Đào hát ngồi trên chiếu ở giữa. Kép và quan viên ngồi chếch sang hai bên. Khi bài hát được sáng tác và trình diễn ngay tại chỗ thì gọi là “tức tịch,” nghĩa là “ngay ở chiếu.”

    Âm nhạc ca trù hay hát nói thì ca trù vừa là loại thanh nhạc (vocal music), vừa là loại khí nhạc (instrumental music). Có một ngôn ngữ âm nhạc tế nhị, khá độc đáo và tinh vi. Vì là yếu tố thanh nhạc nên ca nương phải có giọng ca thanh thoắt, cao vút và âm vực rộng để ngân vang xa, khi hát phải biết ém hơi, nhả chữ và hát tròn vành rõ chữ, biết nảy hạt (đổ hột), đổ con kiến. Ca nương vừa hát, vừa gõ phách. Phải biết rành 5 khổ phách cơ bản, đánh lưu không, tiếng phách phải chắc và giòn, lời ca và tiếng phách phải ăn khớp với nhau.

    Và vì sử dụng âm khí nhạc nên kép đàn dùng đàn đáy phụ họa. Bản đàn không nhất thiết phải đi theo bài hát, vì phải theo khổ đàn, nhưng khổ đàn – khổ phách – tiếng ca hợp nhau, hài hòa nhuần nhuyễn. Có những cách đàn ca chân phương- theo lề lối hay hàng hoa- sáng tạo và bay bướm. Quan viên là người cầm chầu, tiếng trống chầu vừa chấm câu khi tham gia vào cuộc diễn tấu, nhưng có tính chất phê phán, khen chê đúng chỗ, để khích lệ ca nương – kép đàn, giúp cho thính giả biết được đoạn nào hay – thật hay và như thế được giáo dục âm nhạc trong cách nghe.

    Xét về một số tác phẩm nổi tiếng như sau…

    Bài bản ca trù có nhiều loại. Phổ thông nhất là hát nói, một thể văn vần có tính cách văn học cao. Những bài hát nói nổi tiếng phải kể đến:

    – Cao Bá Quát với “Tự tình”, “Hơn nhau một chữ thì”, “Phận hồng nhan có mong manh”, “Nhân sinh thấm thoắt”…

    – Nguyễn Công Trứ với “Ngày tháng thanh nhàn”, “Kiếp nhân sinh”, “Chơi xuân kẻo hết xuân đi”, “Trần ai ai dễ biết ai”…

    – Dương Khuê với “Hồng hồng, tuyết tuyết” tức “Gặp đào Hồng đào Tuyết”.

    – Chu Mạnh Trinh với Hương Sơn phong cảnh.

    – Tản Đà với “Gặp xuân”,”Xuân tình”, “Chưa say”

    – Nguyễn Khuyến với “Hỏi phỗng đá”, “Duyên nợ”

    – Nguyễn Thượng Hiền với “Chơi chùa Thầy”;

    – Trần Tế Xương với “Hát cô đầu”.

    Ngoài ra còn có những làn điệu cổ điển khác như “Tỳ bà hành” (bản diễn Nôm của Phan Huy Vịnh theo cổ bản của Bạch Cư Dị). Những điệu huê tình, gửi thư, bắc phản, hát giai… cũng thuộc thể ca trù.

    Theo như đã trình bày trên, thể thơ lục bát là một thể thơ được sử dụng phổ biến trong ca trù. Và thể thơ này lại được sử dụng chủ yếu trong làn điệu hát của ca trù. Các điệu hát được các nhà nghiên cứu ghi nhận là các điệu ca trù cổ đều có ca từ là thơ lục bát. Ðó là các làn điệu: Bắc phản, Chừ khi, Cung bắc, Dịp ba cung bắc, Ðại thạch, Hãm, Hồng hạnh, Non mai, Thư phòng, Mưỡu, Ngâm vọng, Thổng.

    Trong các lối hát truyền thống như chèo, quan họ cũng sử dụng thơ lục bát trong nhiều làn điệu. Ðiều này càng cho thấy sự gần gũi của ca trù với các lối hát… Xét tiếp về lối hát Ca trù – Hát  dân ca Bắc Ninh. Ca trù hay Hát nói là biến thể của song thất lục bát. Các nhà viết sách thời xưa cho rằng Hát nói là một hình thức biến đổi của thể ngâm Song thất lục bát: Trong hát nói có Mưỡu là những câu thơ lục bát, nhiều câu 7 chữ có vần bằng, vần trắc, có cước vận, yêu vận. Nhưng khi đã phát triển, Hát nói là một thể tài hỗn hợp gồm: thơ, phú, lục bát, song thất, tứ tự, nói lối,… Trong lối Hát ca trù có nhiều loại như: Dâng hương, Giáo trống, Gửi thư, Thét nhạc thì Hát nói là lối thông dụng và có tính văn chương lý thú nhất.

    Hát kể trong ca trù thường được mô tả là hát kể chuyện về một chuyện tình cảm trong thi ca văn học dân gian Việt Nam. Nói đến hát kể chuyện trong ca trù ví dụ như là bài Bèo Dạt Mây Trôi.  Cốt truyện được kể lại bằng lối hát của ca trù trong bài Dân Ca Quan Họ tiêu biểu này như sau:

    Bèo dạt mây trôi, chốn xa xôi,

    Anh ơi, em vẫn đợi… í i ì… bèo dạt

    Mây í i ì… trôi,

    chim sa, tang tính tình… í i ì…, cao vời

    Ngậm một tin trông, hai tin đợi, ba bốn tin chờ

    sao chẳng thấy anh…

    Một mảnh trăng treo, suốt năm canh,

    Anh ơi, trăng đã ngã… a á à… ngang đầu

    Thương nhớ… ờ ơ… ai, sao rơi… đêm sắp tàn… í i ì…

    trăng tà,

    Người ra đi có nhớ, (hay người xa có nhớ)

    là nhớ ai ngồi trông cánh chim trời,

    sao chẳng thấy anh…

    Mòn mỏi thâu đêm, suốt năm canh

    Anh ơi, em vẫn đợi… í i ì… mỏi mòn

    Thương nhớ… ờ ơ… ai

    Sao rơi, trăng sắp tàn .. í i ì… trăng tà

    Cành tre đu trước ngõ

    Là gió la đà em vẫn mong chờ, sao chẳng thấy anh…

    Thương nhớ.. ờ ơ… ai

    Sao rơi, trăng sắp tàn .. í i ì… trăng tà

    Cành tre đu trước ngõ

    Là gió la đà em vẫn mong chờ, sao chẳng thấy anh.

    Hát dân ca Quan Họ vốn thịnh hành trong những ngày lễ Tết, vì cứ vào dịp trung tuần tháng giêng, khoảng từ 12 đến 14, ngay sau Tết Nguyên Đán, người dân vùng đất Quan Họ Bắc Ninh lại tổ chức lễ hội vui xuân đầu năm, là dịp để các liền anh, liền chị gặp mặt chúc tụng, hội hè và cũng là lúc để tiếng hát Quan Họ ở vùng đất kinh Bắc được ca vang khi du khách từ khắp nơi thưởng ngoạn văn nghệ  qua âm thanh Quan Họ vào mùa Xuân về, mùa Xuân cũng bao hàm ý nghĩa là mùa lễ hội Quan Họ, là không gian vui tươi của Quan Họ; môi trường trẩy hội tưng bừng Quan Họ là vào mùa Xuân. Nhân dịp Xuân 2020, Tết Nguyên đán Canh Tý, bài viết này chúng tôi xin kính gửi Hội Bắc Ninh tại Nam California, Hoa Kỳ. Việt Hải và Khánh Lan đại diện Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian xin kính chúc quý đồng hương Một Năm Mới nhiều hạnh phúc, an lành và thịnh vượng.

    Việt Hải & Khánh Lan

  • KIẾN THỨC TỔNG QUÁT,  LỊCH SỬ,  TRẦN MẠNH CHI,  Viet-Hải

    Mùa xuân với Lễ hội Bắc Ninh vui ca Quan Họ

    Tập tục “Ăn Tết” theo người Việt chúng ta, là dịp những ngày Tết rơi vào thời điểm nông dân nghỉ ngơi nhàn hạ, mà nó được tính theo theo ngày âm lịch, và thi sĩ Nguyễn Bính trong bài thơ “Xuân Về”, ông ghi nhận:

    Thong thả nhân gian nghỉ việc đồng

    Lúa thì con gái mượt như nhung

    Ðầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng

    Ngào ngạt hương bay bướm vẽ vòng

    Dòng đầu “Thong thả nhân gian nghỉ việc đồng”, theo như vậy là người ta chờ đón cái Tết cùng với mùa màng đang là dịp nông dân nhàn hạ. Và mỗi một năm khởi đầu từ Mùa Xuân, sau ngày Mùng Một Tết Nguyên Đán, nhiều làng bắt đầu mở hội, và những hội Xuân đó kéo dài suốt trong 3 tháng Tết ở khắp cả các nơi, ví dụ như ở Miền Bắc Việt Nam. Dịp trẩy hội mùa xuân trên quê hương quan họ. Du khách lữ thứ có thể thăm viếng những mái đình cổ kính, hay ngao du lênh đênh trên dòng sông Cầu, sông Đuống thơ mộng và để nghe những làn điệu dân ca mượt mà, hay đắm say lòng người mộ điệu trên vùng đất Bắc Ninh.

    Viếng thăm Làng Lim Trẩy Hội Mùa Xuân:

    Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc Ninh và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc Việt, tiêu biểu cho loại hình thức dân ca trữ tình Bắc phần.

    Thơ rằng:

     Về làng Lim trẩy hội xuân

    Du xuân Bắc Ninh bao lần mãi nhớ.

    Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá – nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc Việt, tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ.

    Đôi nét về Hội Lim

    Hội Lim được cho là lễ hội đáng chú ý nhất tại Bắc Ninh nhân dịp đầu năm, đây là niềm vui của người dân địa phương. Lễ hội chính thức được tổ chức vào ngày 13/1 Âm lịch tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Hội Lim bao gồm những nghi lễ trang nghiêm, nhằm nhắc nhở lại  những làn điệu dân ca độc đáo quan họ, cùng các hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh truyền thống. Nhiều trò chơi dân gian diễn ra sôi nổi như đấu vật, đấu cờ, đánh đu, thi dệt cửi, ca thuyền…

    Hoạt động nổi bật nhất trong lễ hội vẫn là hát quan họ. Các liền anh, liền chị có dịp trình diễn những làn điệu quan họ trữ tình, âm vang trên chiếc thuyền hình rồng tại hồ nước sát bên cánh đồng làng Lim. Người tới trẩy hội thường là các nam thanh nữ tú, bởi đây được coi là dịp tìm bạn, tìm duyên.

    Vào mỗi dịp đầu xuân, người dân chào đón những lễ hội diễn ra hàng năm tại nhiều nơi, cùng một trong số những lễ hội truyền thống nổi bật mà ai cũng biết chính là Hội Lim Bắc Ninh. Hội Lim là hội của những làng xã cổ nằm quanh núi Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương, đấy là lễ hội lớn trong vùng, có thể nói sự sâu đậm nét văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của người dân xứ Kinh Bắc.

    Về nguồn gốc của Hội Lim, theo lịch sử Hội Lim được truyền khẩu qua rất nhiều phiên bản khác nhau. Có quan niệm cho rằng: Hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi mà dấu xưa để lại là hình vết dòng sông Tiêu Tương khá rõ ở các làng quê vùng Lim. Giả thuyết này căn cứ vào truyền thuyết Trương Chi – Mỵ Nương.

    Hội Lim có truyền thống lâu đời, nó phát triển tới quy mô hội hàng tổng (tổng Nội Duệ). Trên căn bạn lễ hội truyền thống của các làng xã trong tổng Nội Duệ (bao gồm 6 xã phường: Nội Duệ (Đình Cả và Lộ Bao), Nội Duệ Khánh, Nội Duệ Nam, Lũng Giang, Xuân Ổ và phường hát cửa đình Tiên Du (sau là Duệ Đông) với nhiều nghi lễ rước, tế lễ và các hoạt động nghệ thuật dân gian khá phong phú. Như hát trống quân, hát chèo, ca trù, hát tuồng và hát quan họ…, viên quận công Đỗ Nguyên Thụy – người thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục. Ông đã quy định lễ nhập tịch cầu phúc vào dịp tháng Giêng hàng năm, theo truyền thống “xuân thu nhị kỳ”. Như vậy, quận công Đỗ Nguyên Thụy là người có công phát triển từ lễ hội đình tế thần cầu phúc của các làng xã vùng Lim lên lễ hội hàng tổng Nội Duệ vào dịp mùa thu, tháng Tám, với những quy định chung, đồng thời ông cũng chính là người xây dựng bước đầu những lệ tục của lễ hội vào mùa xuân, tháng Giêng.

    Sau đấy 40 năm, túc vào nửa sau thế kỷ XVIII, cũng chính người làng Đình Cả, tướng công Nguyễn Đình Diễn lại tiếp tục phát triển và đổi mới hội Lim. Ông đã cấp ruộng và tiền cho hàng tổng để chuyển hội hàng tổng từ mùa thu tháng Tám sang hẳn mùa xuân tháng Giêng. Ông cũng bỏ tiền mua nửa quả núi Hồng Vân (tức núi Lim) để xây lăng mộ của mình trên đỉnh núi. Hội Lim được duy trì trong suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX. Ngày nay, hội Lim được mở vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Do được mở rộng cả về diện tích lẫn quy mô không gian nên phải nói rằng hội Lim là một lễ hội lớn và được tổ chức công phu hằng năm.

    Hội Lim Bắc Ninh thờ ai?

    Không gian lễ hội lấy đồi Lim làm trung tâm, có chùa Lim – nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu – người sáng lập tục hát Quan họ và diễn ra tại 3 địa phương bao quanh là: xã Nội Duệ, xã Liên Bão và thị trấn Lim. Hội Lim thường được kéo dài trong khoảng 3 ngày (từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm), trong đó ngày 13 là chính hội với nhiều hoạt động tập trung. Bởi vậy mà du khách cũng tập trung du lịch Bắc Ninh vào ngày 13 để có mặt tại hội Lim trong ngày chính hội.

    Lễ rước ở Hội Lim: Hội Lim bắt đầu bằng một lễ rước. Thành phần đoàn rước là những người dân được mặc bộ lễ phục thời xưa với màu sắc sặc sỡ. Trong ngày lễ chính (ngày 13 tháng Giêng) với các nghi thức rước, tế lễ các thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, dâng hương cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng Ân. Ngoài phần lễ, hội còn có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm… và đặc sắc hơn cả là phần hát hội.

    Đầu xuân về làng Quan họ hòa mình vào hội Lim xứ Kinh Bắc

    Lễ hội này là nhằm vào sự tưởng nhớ nguồn cội, cầu chúc may mắn hay còn là nơi gặp gỡ giao duyên của bạn hữu gần xa. Và hội Lim chính là một hội xuân như thế. Người xưa có câu tháng Giêng là tháng ăn chơi, chắc vì thế cho nên mỗi độ tết đến xuân về cũng là lúc những lễ hội trên khắp cả nước diễn ra nhộn nhịp. Đi Hội xuân dường như là thú vui, là nét đẹp văn hóa còn được lưu truyền từ ngày xưa đến tận bây giờ. Nói về di sản quan họ trên quê hương Kinh Bắc được tiếp nối và trao truyền một cách liên tục là minh chứng rõ nét cho thấy tình yêu, sự trân quý dân ca quan họ của cộng đồng nơi đây. Mỗi vùng có cách làm khác nhau để gìn giữ vốn văn hóa cao quý, nếu bắc sông Cầu (Bắc Giang) có những lớp truyền dạy và liên hoan quan họ cho thiếu nhi, hỗ trợ trang phục cho liền anh, liền chị thì bờ nam sông Cầu (Bắc Ninh) có những cuộc thi hát quan họ trên truyền hình thu hút nhiều đối tượng tham gia. Hội Lim nay đã trở thành nổi tiếng, được người dân khắp các vùng ca ngợi, cũng như truyền tụng:

        Ba năm hai cái hội chùa,

        Nào ai có lỡ bỏ bùa cho ai.

        Già già, trẻ trẻ, gái trai,

        Đua nhau ăn mặc, hán hài đi xem.

        Hội Lim ai thấy chẳng thèm,

        Tổ tôm, bài điếm, giò nem thiếu gì.

        Đồn sắp có dệt cửi thi,

        Cao lâu trăm thức thiếu gì thức ngon.

    Về với đất Kinh Bắc chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng chừng 30km, bạn có thể về bất kỳ mùa nào trong năm nhưng để vào mùa du lịch đẹp nhất thì đó chính là mùa xuân và vào dịp lễ hội thì bạn có thể được thưởng thức những làn điệu dân ca mượt mà và độc đáo của đất Bắc Ninh. Về với Lễ Hội Lim là về với một bầu trời âm thanh, một khung cảnh bao gồm thơ và nhạc náo nức không gian đến xao xuyến lòng người. với những lời ca, tiếng hát hay nghe điệu hò câu thơ, còn nhớ những câu thơ ngày còn đi học nói về ngày hội Lim đầy ngẫu hứng. Hội Lim chính là hội chùa làng lim và đôi bờ sông Tiêu Tương. Một lễ hội không những mang lại vẻ đẹp của vùng đất thơ ca, trù phú mà còn là điểm đến tâm linh cho dịp đầu năm này. Mọi người có thể cùng nhau cầu chúc cho một năm ăn lên làm ra, phát tài, phát lộc,…

    Những lễ hội đầu xuân nhộn nhịp ở Bắc Ninh, vì Bắc Ninh vốn là trung tâm của vùng văn hóa Kinh Bắc trước kia, cái nôi của dân ca quan họ, đồng thời lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời, những lễ hội, phong tục truyền thống. Giữa xã hội ngày càng hiện đại và phát triển, Bắc Ninh vẫn giữ được nét cổ kính, giản dị, mang đậm màu sắc dân gian. Quê hương quan họ là điểm đến lý tưởng trong ngày tết cổ truyền để du khách có dịp ôn lại những nét văn hóa truyền thống.

    Hát quan họ trên thuyền ở Hội Lim, người ta nghe những làn điệu được gìn giữ từ bao đời nay và đã trở nên quen thuộc với những người yêu quan họ, yêu vùng giàu truyền thống. Kinh Bắc xưa nổi tiếng là vùng đất của những câu truyện cổ, những sự tích văn hoá. Vì truyền thống này mà nơi đây sở hữu nhiều lễ hội dân gian, trong đó lễ hội được nhiều người quan tâm nhất là Hội Lim tại thị trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh. Những làn điệu Quan họ được truyền giữ từ bao đời, qua bao kỳ hội luôn làm say lòng người bởi vẻ mặn nồng, nghĩa tình, e ấp từ lời từ điệu và càng đằm thắm hơn qua chất giọng đặc trưng của liền anh, liền chị xứ này. Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, quai thao, dải yếm lụa sồi, những ô lục soạn, khăn đóng, áo cặp the hoa gấm… cũng là một nét đẹp của quan họ Kinh Bắc…

    Về Kinh Bắc đón xuân cùng người quan họ

    Mỗi độ Tết đến, xuân về, trên vùng quê Kinh Bắc – Bắc Ninh lại ngập tràn sắc màu của lễ hội dân gian, cùng những làn điệu dân ca quan họ mượt mà, đằm thắm. Ai đã từng đến với vùng quê này vào những ngày xuân, sẽ cảm nhận rõ hơn sự đằm thắm, đậm đà của sắc xuân trên miền quan họ. Thời gian của quan họ là suốt bốn mùa xuân – hạ – thu – đông. Nhưng mùa xuân mới thực sự là mùa của quan họ. Mùa xuân, trên vùng quê Kinh Bắc mà như người xưa đã có câu “tháng giêng là tháng ăn chơi”, thời điểm này các làng vào đám (hội), nam thanh nữ tú đua nhau trẩy hội tưng bừng. Những “hội hề, đình đám” kéo dài trong suốt 3 tháng xuân, từ làng này, qua làng khác:

    “Mồng bốn là hội Kéo Co

    Mùng năm hội Ó chẳng cho nhau về

    Mồng sáu đi hội Bồ Ðề

    Mùng bảy trở về đi hội Ðống Cao”

    Người quan họ thường có câu nói cửa miệng rằng “Yêu nhau cái nết, trọng nhau cái tình và say nhau ở giọng hát câu ca”. Quan họ không chỉ để nghe, mà quan họ có tinh mới tường – tức là có chơi thì mới hiểu được người quan họ. Mỗi câu hát đều cho thấy ý tứ của người hát, mỗi ánh mắt, nụ cười không chỉ là sự làm duyên mà còn ẩn ý bao điều muốn nói. Các liền anh ngồi một bên, liền chị ngồi một bên, qua lời hát và cử chỉ người ta hiểu được tấm lòng của nhau.

    Khi Tết về hay Xuân sang khi nhắc đến những di sản truyền thống văn hóa Quan Họ Bắc Ninh lâu đời như Trẩy Hội Lim mùa xuân qua những bài hát câu thơ về quan họ, vào đầu xuân về làng Quan họ hòa mình vào hội Lim ở xứ Kinh Bắc, hãy nhớ bài thơ lãng mạn sau đây phổ biến trong dân trong dân gian. Hội Lim là lễ hội văn hoá nghệ thuật đặc sắc của những làng quê quan họ, hình thành từ xa xưa. Ngày hội đã thu hút nhiều thành phần, lứa tuổi từ khắp nơi về trẩy hội vui xuân, trong đó phần đông là trai thanh gái lịch. Đến hẹn lại lên, họ đến với nhau để ca hát, với người lớn tuổi thì đến hội là dịp tìm về tuổi xuân, với nam thanh nữ tú thì hội là dịp tìm bạn, tìm duyên. Sự kiện văn hoá độc đáo này trở thành tài sản vô giá trong kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam.  Với người Quan họ, ngày xưa khách đến phải là:

    Mấy khi khách đến chơi nhà,

    Lấy than, quạt nước tiễn trà người xơi.

    Trà này ngon lắm người ơi,

    Người xơi một chén cho tôi bằng lòng.

    Và đến lúc phải về, cuộc chia tay thật khó dứt, vì lời ca bao giờ cũng như níu chân khách lại qua cân nhắn nhủ: “Người ơi, người ở đừng về…”

    Bài dân ca Quan họ nổi tiếng này mà nhiều người biết đến qua tên là “Người ơi! Người ởi đừng về”, đây là tên một bài hát dân ca Quan họ Bắc Ninh do Xuân Tứ cãi biên từ bài Quan họ cổ điển Chuông Vàng Gác Cửa Tam Quan và bài hát được viết xuất xứ từ một bài thơ dân gian. Bài hát thường được cất lên vào lúc lễ hội tàn cuộc, nhất là khi từ giã nhau. Trong ý thơ chan chứa chan lời hò hẹn, nhắn nhủ khi ta nghe câu ca “Người ơi người ở đừng về”, xin dẫn lời trích toàn bài thơ Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh này như sau.

    Người ơi! Người ởi đừng về,

    Người ơi! Người ởi đừng về,

    Người về em vần (í i ì i), (Có mấy) khóc i thầm

    Đôi bên (là bên song như) vạt áo

    (Mà này cũng có a ướt đầm), Ướt đầm như mưa.

    Người ơi! Người ởi đừng về,

    Người về em vẫn (í i ì i có mấy) trông theo,

    Trông (ư ư) nước (tình chung là như) nước chảy,

    (Mà này cũng có trông a bèo.

    Trông bèo (là) bèo trôi.

    Người ơi! Người ởi đừng về.

    Người về, em vẫn (í i ì i)

    (Có mấy) tái (i) hồi yêu (a),

    (Em là) em (mong anh)

    Xin chớ (mà này cũng có a), đứng ngồi (đứng ngồi) với ai.

    Người ơi! Người ởi đừng về.

    Người ơi! Người ởi đừng về.

    Bài hát quan họ trên đây cũng là phần kết luận của bài viết này. Chúng tôi xin kính chúc quý độc giả bốn phương được An Khang và May Mắn nhân dịp đầu năm Xuân về.

    Trần Việt Hải & Trần Mạnh Chi.

    (Hình ảnh tham khảo internet).

  • Khánh Lan,  KIẾN THỨC TỔNG QUÁT,  LỊCH SỬ,  Việt Hải

    Nhìn Lại Văn Hóa Kinh Bắc.

    (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

    Nhận thức được vai trò trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản Dân ca Quan họ, Ca trù trong những năm qua, được bảo tồn khá tốt. Bài viết này xoay quanh chủ đề âm nhạc truyền thống của vùng Việt Yên – Kinh Bắc. Xin vào đề.

    Xét về địa lý, Việt Yên nằm ở vị trí trung tâm trên con đường chiến lược của tỉnh Bắc Giang nối Lạng Sơn với Bắc Ninh và Thủ đô Hà Nội, vùng đất giàu tài nguyên ở nơi địa đầu cửa ải mà phía Đông Bắc đất nước, tọa lạc có sông Cầu là tuyến giao thông đường thủy huyết mạch cắt ngang địa hình, phân cách với tỉnh Bắc Ninh, nơi nối liền vùng hạ các tỉnh như Hải Dương, Hải Phòng với Bắc Ninh, Bắc Giang, và Thái Nguyên.

    Tóm lại, Việt Yên là huyện trung du nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 10 km. Diện tích tự nhiên 17.135 ha, gồm 19 xã, thị trấn. Cũng nên ghi nhận Việt Yên còn là vùng đất địa linh nhận kiệt, nơi sinh ra danh nhân văn hóa Thân Nhân Trung; Hán Quận công Thân Công Tài, nơi đang lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tiêu biểu, nổi tiếng. Toàn huyện có trên 331 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 02 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 20 di tích cấp quốc gia và 71 di tích cấp tỉnh. Tiêu biểu như di tích cấp quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà – Nơi sở hữu và bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc: Bộ Mộc bản kinh Phật là bảo vật quốc gia, Lễ hội chùa Bổ Đà làdi sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vườn tháp chùa Bổ Đà là vườn tháp lớn và đẹp nhất Việt Nam.

    Việt Yên còn sở hữu nhiều di sản văn hóa phi vật thể như hát Chèo, Tuồng cổ, đặc biệt là Dân ca Quan họ, Ca trù đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 30/9/2009. Đây là niềm vinh dự, tự hào vô cùng to lớn đối với người dân Việt Yên nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung.

    Một trong những thành tựu nổi bật là hàng năm đã tổ chức liên hoan hát Quan họ của Việt Yên tại Lễ hội Chùa Bổ Đà. Tính từ năm 2000 – 2019, liên hoan hát Quan họ của huyện đã tổ chức được 19 lần. Thành quả ghi nhận như điều nghiên, ghi chép thu thanh 19 bài Quan họ dị bản tại làng Quan họ Trung Đồng. Đây là tư liệu đặc biệt quý cần phải lưu giữ và bảo tồn, phát huy, truyền dạy cho các thế hệ về sau.

    Đề án Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Ca trù cần được bảo vệ tại  huyện Việt Yên giai đoạn 2014-2020. Huyện đã tổ chức và triển khai Đề án “Khôi phục lối hát đối đáp Quan họ” tới 100% các làng Quan họ ven sông Cầu thuộc các xã Tiên Sơn, Vân Hà, Ninh Sơn, Quảng Minh, Quang Châu, Vân Trung, thị trấn Nếnh.

    Về thành tựu bảo tồn và phát huy giá trị di sản Dân ca Quan họ, Ca trù, sau khi được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại: 10 năm qua, môi trường thiên nhiên và xã hội của sinh hoạt văn hóa Quan họ là các thôn làng Quan họ được bảo tồn và phát triển. Các di tích lịch sử văn hóa và lễ hội truyền thống gắn với sinh hoạt văn hóa Quan họ được cơ quan liên hệ xếp hạng bảo tồn.

    Phong trào quần chúng tham gia vào việc bảo tồn, phát huy Dân ca Quan họ, Ca trù đã tập hợp các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện chung tay góp sức tham gia. Đến nay toàn huyện có 18 làng Quan họ cổ. Nhắc đến quan họ, nhiều người chỉ nghĩ đến Bắc Ninh như một chỉ dẫn địa lý. Thế nhưng, ngay bên kia bờ bắc sông Cầu, mảnh đất Việt Yên cũng được coi là một trong những cái nôi khai sinh ra những câu giao duyên đằm thắm, mặn mà.

    Việt Yên cũng là huyện duy nhất của tỉnh Bắc Giang có 5 làng quan họ cổ thuộc danh sách 49 làng quan họ Kinh Bắc được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh vào năm 2009.

    Tại Việt Yên người dân nơi đây vẫn truyền nhau câu nói: “Trọng nhau vì nghĩa, mến nhau vì tài.” Đó chính là cái tình của người Quan Họ. Cái tình ấy được nâng niu, gìn giữ, đúc kết thành lời ăn nết ở của người dân Kinh Bắc; góp phần quan trọng làm nên sức sống, sức lan tỏa của quan họ trong đời sống đương đại, bà Đoàn Thị Mùi, một chị cho biết như thế.

    Người Kinh Bắc nói chung và người Việt Yên nói riêng vốn trọng chữ “tình.” Bởi vậy, mọi cử chỉ, lời nói đều rất cẩn trọng, ý nhị. Điều này được biểu hiện một cách tinh tế qua từng câu hát trong tổng số hơn 200 làn điệu Quan Họ cổ (với hàng ngàn dị bản) đang được lưu giữ, bảo tồn trong đời sống cộng đồng.

    Ngoài ra, các bậc cao niên cũng chỉ biết rằng, từ hàng trăm năm nay, trải qua bao biến thiên của thời cuộc, lịch sử, quan họ vẫn tồn tại, ngấm sâu trong đời sống người Kinh Bắc.

    Từ hàng trăm năm nay, trải qua bao biến thiên của thời cuộc, lịch sử, quan họ vẫn tồn tại, ngấm sâu trong đời sống người Kinh Bắc. Trong một số giai đoạn cụ thể (thập niên 1950s-1960s), do điều kiện lịch sử, nhiều sinh hoạt văn hóa truyền thống thu hút đông người tham gia (trong đó có Quan Họ) không diễn ra phổ biến, thường xuyên.

    Các nghệ nhân Quan Họ ở Việt Yên cho biết: “Trước đây, cổ nhân không gọi là “hát Quan Họ” như hiện nay mà gọi là “chơi Quan Họ.” “Hát Quan Họ” thì nhiều người thực hành được, nhưng “chơi” Quan Họ cho đúng bài bản, lề lối cổ thì không phải ai cũng làm được. Bởi lẽ, “chơi” quan họ mang sắc thái thanh tao, nền nã, lời ca vang ngân vừa phóng khoáng, vui thú vừa đắm đuối, nền nã”, liền chị Đàm Thị Mùi chia sẻ. Bà Mùi là Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Quan Họ Nội Ninh.

    Một canh hát Quan Họ cổ thường có ba chặng. Ở chặng đầu tiên, các liền anh, liền chị thường hát theo đúng niêm luật, lề lối cổ. Chặng thứ hai là chặng vặt, người hát sử dụng các làn điệu phổ biến trong đời sống sinh hoạt. Chặng thứ ba được gọi là chặng giã, đòi hỏi cách hát lưu luyến, luyến láy trữ tình.

    Hơn nữa, người xưa cũng không gọi là “bài” Quan Họ như hiện nay. Thay vào đó, người Quan Họ gọi là “câu.” Thông thường, mỗi liền anh, liền chị thuộc từ 50 đến 70 “câu,” mỗi nghệ nhân “nằm lòng” hàng trăm “câu” Quan Họ.

    Một trong những không gian sinh hoạt truyền thống của quan họ cổ là “nhà chứa” (nơi truyền dạy, tiếp đón các anh hai, chị hai từ những nơi xa đến). Trong quá trình bảo tồn và phát triển, toàn huyện đã có hơn 15 “Nghệ sĩ xuất sắc“, hay “Nghệ nhân” hạng tài ba, ưu tú. Đây là những người có tài năng và thành tích xuất sắc trong việc nắm giữ và truyền dạy di sản Quan Họ, hay Ca Trù cho các lớpkế cận. Thực hiện sự hướng dẫn của Huyện, ngành Giáo dục tổ chức triển khai lồng ghép chương trình giảng dạy Dân ca Quan Họ vào trong trong hệ thống các trường Tiểu học và Trung học cơ sở trong toàn huyện. Với các kết quả hoạt động trên, Dân ca Quan Họ được bảo tồn bền vững và phát triển sâu rộng trong mọi thành phần xã hội, đặc biệt là gIớI thanh thiếu niên.

    Văn hóa phi vật thể, là gÌ?

    Di sản văn hóa phi vật thể (tiếng Anh: Intangible cultural heritage, tiếng Pháp: Patrimoine culturel immatériel) là sản phẩm tinh thần gắn liền với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa có liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng thế giới, không ngừng bỏ mà được tái tạo và được bảo tồn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

    Vào năm 2019 thì với việc “Kỷ niệm 10 năm Dân ca Quan Họ, Ca Trù” được UNESCO từ 2009 vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và những thành tựu khả quan trong việc bảo tồn và phát huy Dân ca Quan Họ, Ca Trù trong thời gian qua không chỉ là minh chứng cụ thể và sinh động sự cam kết của ngườI dân Việt Yên nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản của ngườI  loại, mà còn làm cho Dân ca Quan Họ, Ca Trù trở thành nguồn văn hóa xã hội quý báu của Việt Nam nói chung, hay Bắc Ninh nói riêng.

    Quan Họ là một loại hình dân ca phong phú về giai điệu. Quan Họ được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác qua phương thức truyền khẩu. Phương thức này là một yếu tố giúp cho Quan Họ trở thành một loại hình dân ca có số lượng lớn bài hát với giai điệu khác nhau. Tuy nhiên, cũng chính phương thức này đã làm cho các bài Quan Họ lưu truyền trong dân gian bị biến đổi nhiều, thậm chí khác hẳn sẽ với ban đầu. Nhiều giai điệu cổ đã mất hẳn. Mặc dù sự thay đổi này cũng làm cho Quan Họ phát triển, nhưng ở trong bối cảnh văn hóa Phương Tây đang xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, vấn đề bảo tồn nguyên trạng Quan Họ trong từng giai đoạn phát triển là việc làm cấp thiết.

    Những bài hát nhắc về Quan Họ phỏ thông như:

    Những bài hát Quan Họ phổ thông như: Năm liệu bảy lo, Trẩy Hội Xuân, Bèo dạt mây trôi, Xe chỉ luồn kim, Trống cơm, Cò lả, Lý giao duyên, Bạn tình ơi, Mười nhớ, Tìm em trong chiều Hội Lim, Gửi về Quan Họ, Cây trúc xinh, Dân ca Quan Họ, Nhớ về Hội Lim, Trầu cau Quan Họ, Lý tình tang, Người ơi người ở đừng về, Qua cầu gió bay, Ngồi tựa mạn thuyền, Song đào, Đêm qua nhớ bạn, Để nhện giăng mùng, Tương phùng tương ngộ, Hồng Hồng Tuyết Tuyết…

    Trích doạn bài ca trù Hồng Hồng Tuyết Tuyết

    Tuyết muốn lấy ông…

    Xưa …ngày xưa Tuyết muốn lấy ông

    Ông chê. Ông chê Tuyết bé Tuyết không biết gì

    Đến thì. Bây giờ Tuyết đã đến thì

    Ông muốn lấy Tuyết.

    Tuyết – Tuyết chê ông già

    Hồng Hồng Tuyết Tuyết

    Mới ngày nào còn chưa biết chi chi

    Mười lăm năm thấm thoát có xa gì

    Ngoảnh mặt lại đã tới kỳ tơ liễu

    Ngã lãng du thời khanh thượng thiếu

    Khanh kim hứa giá, ngã thành ông

    Cười cười nói nói sượng sùng,

    Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại

    Riêng một thú Thanh Sơn đi lại

    Khéo ngây ngây

    Khéo ngây ngây dại dại với tình…

    Ví dụ bài ca Quan Họ phổ thông khác, xin trích đoạn lời bài hát: Người ở đừng về:

    Nữ:

    Em về em vẫn í ì i í i

    Nay có ó o mấy khóc ơ nay ở ớ khóc thầm là

    Đôi í ơ bên là đôi bên vạt áo

    Mà này cũng có a ướt đầm

    Ướt đầm như mưa

    Người ơi ngươi ở em về

    Nam:

    Người về tôi dặn í ì i í i

    Nay có ó o mấy lời này ở ớ nhời này là

    Sông í ơ sâu là sâu song bên chớ lội.

    Mà này cũng có a đo đầy.

    Đò đầy người chớ qua.

    Người ơi ngươi ở đừng về….

    Có khuynh hướng mới là nên cải tiến, đổi mới những bài ca Quan Họ cũ. Nhạc sĩ Đức Miêng đã có số “vốn liếng” đồ sộ với hơn 200 tác phẩm bao gồm ca cảnh, hoạt cảnh, Quan Họ lời mới và âm hưởng dân gian Quan Họ. Ông cho ra những sáng tác với ca từ mới cho Quan Họ.

    Nhạc sĩ Đức Miêng trình bày: “Chuyện này thì anh em nhà hát nói quá rồi. Thực ra tôi không phải là người đi đầu trong việc soạn ca từ mới cho Quan Họ. Việc này, các cụ đã làm từ rất lâu rồi, nói đúng hơn đó là một đặc tính cụ thể trong sáng tạo các làn điệu Quan Họ cổ… Người hát là người nghe nhưng đồng thời cũng là người sáng tác các làn điệu mới để đối lại bài bên kia ra. Cứ qua một mùa lễ hội, lại có thêm vài làn điệu mới đóng góp vào vốn Quan Họ cổ của dân tộc.”

    Thật vậy, người nhạc sĩ chủ trương với ngôn ngữ tiếng Việt trong sáng, giữ hồn bài ca, và biểu hiện nét tình tự dân tộc tronng bài ca Quan Họ mới, giúp chuyển tải những bài học nhân sinh sâu sắc cho thế hệ trẻ về sau này.

    Viết đến đây, tôi chạnh nhớ đến Nhạc sĩ Anh Bằng, có lần tôi tâm sự cùng ông, tôi vốn thích âm nhạc Quan Họ Kinh Bắc, những bài như Người ơi người ở đừng về, hay Hồng Hồng Tuyết Tuyết, tôi đề nghị ông “hóa phép” ra phiên bản nhạc mới.

    Ông chọn bài “Người ơi người ở đừng về“, bởi vì ông đọc qua lời thơ, ông có nguồn cảm tác ngay. Xin trích doạn bài viết của Nhạc sĩ Anh Bằng như sau…

    “Mới đây anh bạn Việt Hải ngỏ ý là tôi hãy phổ nhạc một bài dân ca Quan Họ, tôi bảo tôi chỉ phổ theo lối dân ca quê hương mà thôi. Vì dân ca Quan Họ cần những quy tắc về điệu hát và nhạc cụ chuyên môn, nó không phải phạm trù chuyên môn của tôi. Bài hát Quan Họ mà Việt Hải bàn luậnbài hát nổi tiếng mà nhiều người biết đến là Người Ở Đừng Về, đây là tên một bài hát dân ca Quan Họ Bắc Ninh do Xuân Tứ cãi biên từ bài Quan Họ cổ điển Chuông Vàng Gác Cửa Tam Quan và bài hát được viết xuất xứ từ một bài thơ dân gian. Bài hát thường được cất lên vào lúc hội tàn, nhất là khi từ giã nhau. Trong ý thơ chan chứa lời hò hẹn, nhằn nhủ khi ta nghe câu ca “Người ơi! Người ở đừng về”.

    (Hình minh họa Ngọc Khánh)

    Người ơi người ở đừng về

    Người về em vẫn khóc thầm

    Đôi bên vạt áo ướt đầm như mưa

    Người ơi người ở đừng về

    Người về em vẫn trông theo,

    Trông nước nước chảy, trông bèo bèo trôi

    Người ơi người ở đừng về

    Người về em nhắn tái hồi

    Yêu em xin chớ đứng ngồi với ai

    Việt Nam là quốc gia mà nền kinh tế và xã hội được phát triển từ nông thôn, do đó nếp dân sinh ở các xóm làng miền quê, tình yêu trai gái được ghi nhận qua nhiều trong vần thơ hay các câu đồng dao. Sự lãng mạn của trai gái bị nếp lễ giáo nho phong ràng buộc, hãy nghe tiếp đoạn cuối:

    Mình về, ta chẳng cho về,

    Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ

    Câu thơ ba chữ rành rành:

    Chữ Trung, chữ Hiếu, chữ Tình là ba.

    Chữ Trung thì để phần cha,

    Chữ Hiếu phần mẹ, đôi ta chữ Tình.

    Những bài dân ca Quan họ khác thịnh hành là: Ngồi tựa song đào, Tương phùng tương ngộ, Bèo dạt mây trôi, Ngồi tựa mạn thuyền, Đêm qua nhớ bạn…

    Sau đây xin đính kèm bản nhạc mà bài Người Ở Đừng Về mà tôi phổ thành nhạc như sau, dẫn ý lời trìch từ bài thơ nêu trên.

    Mình Ơi Em Chẳng Cho Về

    Người ơi người ở đừng về

    Người về em vẫn tỉ tê (mà) khóc thầm

    Người về em đứng em nằm

    Đôi bên vạt áo ướt đầm (mà) như mưa

    Người ơi nười ở đừng về

    Người về em vẫn kè kè (mà) trông theo

    Người ơi em vẫn trông theo

    Trong nước nước chảy trông bèo (mà) bèo trôi

    Mình ơi!

    Mình ơi đừng ở đừng có về nghe

    Mình về em nhắc lời thề (mà) nhớ thương

    Nhớ thương nhớ thương em vẫn nhớ thương

    Yêu em xin chớ chung giường (mà) với ai

    Mình ơi em chẳng cho về

    Em níu vạt áo em đề (mà) bài thơ

    Chữ Trung xin để phần cha

    Chữ Hiếu phần mẹ, đôi ta (là) chữ Tình

    Tình tình tình ơi hỡi tình ơi

    Tình tình tình ơi hỡi là tình

    Tình tình tình ơi hỡi tình ơi

    Tình tình tình ơi hỡi là tình

     (Anh Bằng).” Bài hát này được côNghệ sĩ Dân ca ba miền” Thúy Anh trình bày trong nét chút nũng nịu, chút làm dáng khiến các liền anh, liền ông lên cơn sốt tâm can thì phải? Nghe Thúy Anh ca xong anh Bằng và tôi tâm đắc rất vui. Phiên bản “Mình Ơi Em Chẳng Cho Về” của Nhạc sĩ Anh Bằng, với tôi có sự dễ thương nào đó, nó mang hồn tôi đến vùng trời Việt Yên- Kinh Bắc trong mộng tưởng, bởi vì tôi, trai nam kỳ chưa hề bước chân qua khỏi vĩ tuyến 17. Nhưng quê hương quá nhiều nơi đẹp đẽ, và văn hóa quê hương dường như đã ăn sâu vào dòng huyết quản của tôi tự thuở nào.

    (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

    Bài viết dựa vào nhiều nguồn tài liệu internet. Bài viết đăng trên báo Xuân cũa Hội Đồng Hương Bắc Ninh Nam California nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024

    Việt Hải và Khánh Lan, 19/01/2024.

  • Khánh Lan,  KÝ SỰ,  LỊCH SỬ,  Sinh Hoạt,  Trần Huy Bích

    BUỔI THUYẾT TRÌNH VỀ “BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO”TẠI VIỆN VIỆT HỌC NGÀY 16 THÁNG 12-2023

    Hai hôm trước buổi nói chuyện của Giáo Sư Trần Huy Bích về buổi thuyết trình với đề tài: BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO và HAI BÀI THƠ CHỮ HÁN QUAN TRỌNG CỦA NGUYỄN TRÃI, Khánh Lan nhận được email của Giáo Sư Trần Huy Bích cho biết Cô Phạm Từ Ái, giáo viên trường tiểu học DeMille tại thành phố Midway City đã khởi xướng và mời Giáo Sư làm diễn giả cho buổi nói chuyện tại Viện Việt Học ngày 16 tháng 12, 2023 vừa qua.

    Với lời viết khiêm tốn, GS Trần Huy Bích viết: “Năm nay tôi 87 sắp lên 88. Ở tuổi ấy người ta có khuynh hướng … lười”. Điều nay thể hiện qua hai câu thơ của cụ Nguyễn Khuyến như sau: “….Thôi cũng đừng chấp chuyện đâu đâu.Túi vũ trụ mặc đàn sau gánh vác…”Hay ham hoạt động như Nguyễn Công Trứ cũng viết: “…… đến tuần lão đại.Cuộc đời trăm việc đã vâng nhường….” Và chỉ nên: “….Đem thân thế nương miền toàn (tuyền) thạch.Trốn đường danh mua lấy cuộc nhàn….”Rồi sau đó, Giáo Sư Trần Huy Bích kết luận rằng ông rất thích mấy câu dưới đây của Vương Duy:“…Vãn niên duy hiếu tĩnh.Vạn sự bất quan tâm…”Và đã dịch thành: a) Tuổi già riêng thích tĩnh. Mọi chuyện chẳng quan tâm. b) Tuổi già riêng thích yên thôiNgổn ngang muôn chuyện gạt ngoài chân tâm.Tuy nhiên, với BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO, Giáo sư Bích cho biết ông không khỏi giật mình khi thấy một cuốn sách do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội phát hành ở trong nước gần đây giảng “Luống đăm đăm con mắt dục đông” là … “muốn đi về phía đông, hướng có mặt trời, có vượng khí” (Sic)Ngay sau đó, cuốn ấy giảng “Vẫn mịt mù như kẻ vọng dươnglà “trông về phía mặt trời, ý nói mong một vị cứu tinh” (Sic), tuy trong nguyên tác, Nguyễn Trãi dùng chữ “dương (với nghĩa là biển).

    Giáo sư tiếp: “Vị tác giả giảng BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO như thế đã viết và in tới trên 10 cuốn sách về văn học VN. Bên cạnh cuốn Thơ Văn Bùi Kỷ tôi vừa nhắc tới, ông ta cũng viết về Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Phạm Văn Nghị (thầy dạy của Tam nguyên Vị Xuyên Trần Bích San và Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến) … Tôi không có những cuốn ấy, nên không biết ông ta viết và giảng ra sao.”

    Đó chính là lý do thúc đẩy Giáo Sư Trần Huy Bích nhận lời yêu cầu của nhóm các thầy cô giáo trẻ như cô giáo Phạm Từ Ái và cô Đặng Quỳnh Hương, lớp người trẻ đang vững bước tiến tới để dần dần thay chỗ cho các vị giáo học tiền bối.

    Giáo sư Trần Huy Bích cho biết thêm: Những người khởi xướng buổi thuyết trình này là một số thầy cô giáo đang dạy tiếng Việt cho các học sinh gốc Việt tại Orange County. Các thầy cô muốn giới thiêu áng văn chương lịch sử hào hùng ấy tới các em học sinh, nhưng nhiều câu chính các vị cũng không hiểu rõ. Họ đã cử cô Phạm Từ Ái, giáo viên tại Warner Middle School thuộc thành phố Westminster tới liên lạc với Giáo sư Trần Huy Bích, để xin giáo sư giảng rõ cho các thầy cô, và Giáo sư Bích đã nhận lời.

    Khi biết tin ấy, cô Nguyễn Kim Ngân, Giám đốc điều hành Viện Việt Học, đề nghị Giáo sư Bích dùng phòng hội của Viện làm nơi thuyết giảng. (dựa theo bài viết của Giáo Sư Bích)

    Trên thực tế, sau buổi thuyết trình về Bình Ngô Đại Cáo tại Viện Việt Học, Khánh Lan đảm trách nhiệm viết bài tường thuật về buổi thuyết trình. Khánh Lan thiết tưởng, một bài tường thuật lịch sử cần phải chỉnh chu và đúng với sự thật, chính vì thế Khánh Lan xin mạn phép dùng những chi tiết được ghi nhận rất đầy đủ cũng như am hiểu tường tận về Bình Ngô Đại Cáo của ba vị tiền bối gồm: Giáo Sư Trần Huy Bích; Chủ tịch đảng Tân Đại Việt, Hoàng Đình Khuê và Ký Giả Thanh Phong thuộc tòa báo Viễn Đông.

    Khai mạc buổi thuyết trình về Bình Ngô Đại Cáo, Cô Nguyễn Kim Ngân, Giám Đốc Điều Hành Viện Việt Học, giới thiệu tiểu sử, hành trình cũng như những thành quả của diễn giả Giáo Sư Trần Huy Bích trong lãnh vực giáo dục.

    Nguyễn Kim Ngân, Giám Đốc Điều Hành Viện Việt Học, giới thiệu diễn giả Trần Huy Bích. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

    Trước khi vào phần chi tiết của buổi thuyết giảng về BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO, khánh Lan xin trình bày sơ lược về Nguyễn Trãi:

    Nguyễn Trãi sinh năm 1380 và mất năm 1442, hiệu là Ức Trai,
    quê tại làng Chi Ngại (Chí Linh-Hải Dương). Ông là một nhà Nho yêu nước, một quân sư cho Vua và là người có công rất lớn trong chiến thắng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nhắc đến Ông là nhắc đến một Danh nhân Văn hóa Thế giới, đã để lại cho đời một kho tàng văn học vĩ đại, một áng thiên cổ hùng vănđiển hình là “Bình Ngô Đại Cáo”.

    Bình Ngô Đại Cáo” được xem là bản Tuyên Ngôn Độc Lập thứ hai của dân tộc Đại Việt sau bản Tuyên Ngôn Độc Lập là bài “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt. Do đó năm 1980 nhân dịp kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, ông được UNESCO vinh danh là “Danh nhân Văn hóa Thế giới”. Ông cũng là người đầu tiên của Việt Nam được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc công nhận danh hiệu này.

    Nói về “Bình Ngô Đại Cáo”, khi chúng ta tách Đại Cáo ra, là tên một Thiên trong Thượng Thư, trích từ điển tích trong Thời nhà Chu Triều (周朝) (Tây Chu: 1122- 771 TCN)

    Khi Cao Tụng-Chu Thành Vương (1042-1021 TCN) lên thay Chu Vũ Vương thì bị loạn Tam Giác gồm Vũ Canh, Quản Thúc Tiên và Sái Thúc Độ làm phản.

    Chu Công Đán là chú của Chu Thành Vương đã dẹp đám phản lọan và Chu Thành Vương truyền Đại Cáo. Đây là Đại Đạo Dĩ Cáo để trình bày và sau đó báo cáo với thiên hạ là đã dẹp Loạn Tam Giám, đất nước độc lập và lấy tên “Đại Cáo” là tên của một Thiên trong Kinh Thư.

    Giáo sư Trần Huy Bích thuyết giảng về Bình Ngô Đại Cáo tại Viện Việt Học ngày 16.12.2023. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

    Theo giáo sư Trần Huy Bích, bài dịch của Bùi Kỷ hay và hào hùng hơn cả, nhưng bản dịch của Ngô Tất Tố rõ ràng dễ hiểu hơn. Mở đầu Bình Ngô Đại Cáo, bản Ngô Tất Tố dịch như sau:

    Thay Trời lời hành hóa, Hoàng Thượng truyền rằng: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân / Quân điếu phạt trước lo trừ bạo / Như nước Đại Việt ta từ trước / Vốn xưng nền văn hiến đã lâu / Núi sông bờ cõi đã chia / Phong tục Bắc, Nam cũng khác / Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập / Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương / Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau / Song hào kiệt thời nào cũng có…

    Tiếp theo là đọan khá dài trình bày về việc dẹp xong giặc Ngô ngoại xâm đem lại thái bình thịnh trị cho đất nước. Và câu cuối cùng của bài Bình Ngô Đại Cáo viết:

    “Than ôi! Vẫy vùng một mảnh nhung y, nên công đại định – Phẳng lặng bốn bề thái vũ, mở hội vĩnh thanh – Bá cáo xa gần – Ngỏ cùng nghe biết.

    Đoạn dưới đây là lời giải thích của Giáo Sư Trần Huy Bích:

    Giáo Sư Trần Huy Bích, ông đề nghị dùng bản dịch của cụ Bùi Kỷ (được in trong Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim) làm bản chính trong việc trình bày. Đó là một bản dịch có nhiều câu văn đẹp và hào hùng. Nhưng bản dịch ấy cũng có một số câu quá cô đọng và dùng từ Hán Việt thuộc loại khó nên nhiều chỗ có phần tối nghĩa. (Dịch khoảng năm 1919 để in vào Việt Nam Sử Lược năm 1920, vị Phó bảng họ Bùi đã dùng loại tiếng Việt của trên 100 năm trước).

    Nhận thấy nhiều câu trong bản dịch của cụ Ngô Tất Tố ý nghĩa rõ hơn, Giáo Sư Bích đề nghị dùng bản này làm bản hỗ trợ và bổ túc. (Cụ Ngô Tất Tố dịch sau cụ Bùi Kỷ, và đã có ý muốn chữa lại phần nào những chỗ khó hiểu trong bản dịch trước). Giáo Sư Bích cũng muốn giới thiệu thêm hai bản dịch nữa: bản của nhà văn/học giả Nhượng Tống (dưới bút hiệu Mạc Bảo Thần) và bản của nhà biên khảo Bùi Văn Nguyên (1918-2013), sống ở miền Bắc trước năm 1975. Ông Nguyên có hoàn cảnh gặp cụ Bùi Kỷ nhiều lần trước khi cụ qua đời, nên đã có dịp hỏi cụ khá nhiều về bản Bình Ngô Đại Cáo do cụ dịch.

    Trong buổi thuyết trình tại Viện Việt Học, mỗi tham dự viên được phát một tập tài liệu gồm:

    • Đoạn mở đầu của nguyên tác Bình Ngô đại cáo bằng chữ Hán như được in trong Hoàng Việt Văn Tuyển
    • Phần phiên âm của đoạn mở đầu ấy
    • Bản dịch của Bùi Kỷ
    • Bản dịch của Ngô Tất Tố
    • Bản dịch của Nhượng Tống

    Giáo Sư Trần Huy Bích cho biết ông không in thêm bản dịch của Bùi Văn Nguyên vào xấp tài liệu trên vì như thế sẽ dày quá.  Bản ấy được in trong Tập 4 của bộ Tổng Tập Văn Học Việt Nam, đã có tại Viện Việt Học. Đồng thời, bộ sách này cũng đã có bản PDF trên Net. Theo Giáo Sư Bích, chỉ cần vào Net, đánh “Tổng tập Văn học Việt Nam tập 4” là có thể tìm ra.

    Các tham dự viên ngồi kín hội trường Viện Việt Học, Westminster, chiều thứ Bảy, ngày 16 tháng 12, 2023. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

    Tại phòng hội của Viện Việt Học chiều Thứ Bảy 16 tháng 12 vừa qua, chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của:

    • Một số nhà giáo dục: Các giáo sư Phạm Lệ Hương, Vũ Ngọc Mai, Bùi Mỹ Dương, Nguyễn Kim Dung, Nguyễn Ngọc Tuyết… Đáng chú ý nhất là sự có mặt của giáo sư Nguyễn Thị Thanh Tâm (cựu giáo sư trường nữ Trung học Đồng Khánh, Huế, hiền nội của giáo sư Đoàn Khoách), tới từ San Diego. Giáo sư Đỗ Quý Toàn, nguyên giáo sư Sử trường Trung học Chu Văn An, Sài Gòn, đến hơi trễ vì phải dự tang lễ một người bạn thân trước đó. Ông đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong phần 2 của buổi thuyết trình.
    • Một số vị trong văn giới và học giới: Các nhà văn Ngự Thuyết, Nguyễn Quang (phu quân của cố nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh), Tràm Cà Mau, Phạm Quốc Bảo, Võ Ý, Trương Huy Văn, nhà biên khảo Đỗ Thái Nhiên, học giả Nguyễn Duy Chính …
    • Nhân vật trong cộng đồng: Đại tá Trần Minh Công, Hạm trưởng Phạm Đình San, bà Ngô Tuyết Mai (Hội trưởng Hội Đồng hương Bắc Ninh), bác sĩ Đinh Thái Sơn (Phó Chủ tịch CLB Hùng Sử Việt), ông Hoàng Đình Khuê (Chủ tịch đảng Tân Đại Việt), ông Phan Thanh Tâm (hậu duệ của đại thần Phan Thanh Giản) …
    • Một số cựu sinh viên trường Chiến tranh Chính trị VNCH, nơi Nguyễn Trãi được tôn là Thánh tổ: nhà văn Vương Trùng Dương, ông Nguyễn Huy Hiền …
    • Một số thầy cô giáo ở thế hệ trẻ: Cô Phạm Từ Ái, cô Đặng Quỳnh Hương, thầy Trần Chí Hồng Tiên …
    • Đáng cảm động nhất là sự có mặt của Nhà Văn Trần Việt Hải, con chim đầu đàn của Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian, và người bạn đời của anh là chị Lệ Hoa. Bị stroke từ nhiều năm trước, anh bước đi khó khăn. Phòng hội của Viện Việt Học không có thang máy, chị phải dìu anh leo lên bằng thang thường. Lúc đầu hai vị lên nhầm cầu thang phía sau nhưng cửa khóa, không vào được. Anh chị phải leo xuống để lên trở lại bằng cầu thang phía trước, vất vả vô cùng. Khi thấy anh trong phòng hội, Gs Trần Huy Bích giật mình. Ông bước tới ôm lấy anh, nghẹn lời.

    Từ trái: Ông Phạm Đình Hưng, KG Vương Trùng Dương, NV Khánh Lan, GS Trần Huy Bích, NV Việt Hải & phu nhân Lệ Hoa

    Giáo Sư Trần Huy Bích cho biết một số bản dịch Bình Ngô Đại Cáo được in ở trong nước, kể cả bản của ông Văn Tân trong Nguyễn Trãi Toàn Tập (1976), bản của các ông Ngô Linh Ngọc & Mai Quốc Liên trong Nguyễn Trãi Toàn Tập Tân Biên (2000), bản được in trong bộ Lịch Sử Việt Nam 15 tập (do Viện Sử Học ở Hà Nội biên soạn, tái bản năm 2017), đã làm một việc không nên làm là cắt bỏ hẳn một câu của Nguyễn Trãi. Theo ông, như thế là “kiểm duyệt văn của tiền nhân, không trung thành với lịch sử.” Câu của Nguyễn Trãi bị các vị cắt bỏ là: “Thị do thiên địa tổ tông chi linh, hữu dĩ mặc tương âm hựu, nhi trí nhiên dã” (Cũng do sự linh thiêng của Trời Đất Tổ tông đã âm thầm phù trợ mà được như thế).

    Cũng theo Giáo Sư Bích, trong cuốn Thơ văn Bùi Kỷ do NXB Khoa Học Xã Hội ấn hành ở trong nước năm 1994, tác giả Nguyễn Văn Huyền đã giảng sai một số chữ trong Bình Ngô Đại Cáo. Một trong những chữ ấy là “vọng dương.” Nguyên Nguyễn Trãi dùng chữ “dương” 洋 ở bộ Thủy với nghĩa là “biển” (như trong “đại dương, trùng dương”), và cụ Ngô Tất Tố đã dịch là “mịt mù như nhìn chốn biển khơi,” nhưng trong cuốn sách trên, ông Nguyễn Văn Huyền lại giảng là “vọng dương là trông về phía mặt trời.”

    Trong cuốn Nguyễn Trãi Toàn Tập, bản do Viện Sử Học ở Hà Nội phát hành năm 1976, ông Văn Tân cũng hiểu sai ý Nguyễn Trãi trong câu ông dịch, “Quân Mộc Thạnh bị bại ở Cần Trạm.” Theo Giáo Sư Bích, điều ấy không đúng với sự thật lịch sử, và bản dịch của cụ Ngô Tất Tố trước đó đúng hơn:

    “Nghe [Liễu] Thăng thua ở Cần Trạm, quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân.”

    Trong buổi thuyết trình, Giáo Sư Trần Huy Bích đọc từ câu đầu tiên đến câu cuối bản dịch của Bùi Kỷ để trình bày ý nghĩa. Với những câu tối nghĩa, ông đối chiếu với nguyên tác để có thể hiểu ý Nguyễn Trãi. Khi có câu tương ứng và dễ hiểu hơn trong bản dịch của Ngô Tất Tố hay Nhượng Tống, ông đọc những câu ấy trước cử tọa. Sau khi ông giảng xong, mọi người đều vui vì đã hiểu Bình Ngô Đại Cáo rõ hơn. Tới đoạn trình bày các trận đánh (Bồ Đằng, Trà Lân, Ninh Kiều, Tụy Động/Tốt Động, Chi Lăng, Xương Giang, Lê Hoa ….) ông phát một tấm bản đồ màu về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, và giúp mọi người hiểu các diễn tiến của cuộc khởi nghĩa cho tới khi chiến thắng.  

    Sau đây là một số trường hợp Giáo Sư Trần Huy Bích đối chiếu những câu quá cô đọng trong bản dịch của cụ Bùi Kỷ với những câu rõ nghĩa hơn trong các bản dịch của Ngô Tất Tố và Nhượng Tống:

    Bản Bùi Kỷ: vẫn đăm đăm con mắt dục đông.

    Bản Ngô Tất Tố: vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông

    Bản Nhượng Tống: thường bồn chồn muốn đánh sang Đông.

    Bản BK: luống đằng đẵng cỗ xe hư tả

    Bản NTT: cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả

    Bản NhT: nên sắp xe đợi bậc hiền tài, vẫn thành kính bỏ không phía tả.

    Bản BK: vẫn mịt mù như kẻ vọng dương

    Bản NTT: mịt mù như nhìn chốn biển khơi

    Bản NhT: mờ mịt như trông ra bể

    Bản BK: thêm vội vã như khi chửng nịch

    Bản NTT: vội vã hơn cứu người chết đuối

    Bản NhT: vội vàng hơn vớt đắm đò.

    Và nhiều trường hợp tương tự.

    Sau khi trình bày xong, Giáo Sư Trần Huy Bích mời hai thầy cô giáo trẻ, thầy Trần Chí Hồng Tiên và cô Đặng Quỳnh Hương, tiếp sức nhau đọc lại bản dịch của cụ Bùi Kỷ, để xem còn ai thấy chỗ nào chưa rõ nghĩa nữa không. Cả hội trường đều vui, vì ai nấy đều đã hiểu bản dịch có giá trị văn chương ấy.

    Sau 10 phút giải lao, phần 2 của buổi hội thảo để giải đáp thắc mắc. Giáo sư Đỗ Quý Toàn và ông Hoàng Đình Khuê đã đóng góp nhiều ý kiến giá trị trong phần này.

    Theo chương trình, Giáo Sư Trần Huy Bích sẽ trình bày thêm hai bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, nhưng thấy nhiều người tỏ ra mệt và cũng gần hết giờ, ông chỉ nói về bài “Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác.” Khi mới đọc, bài thơ có điểm mâu thuẫn. Tuy tiêu đề là “Cảm xúc làm ra khi về lại Côn Sơn sau cơn loạn” (Côn Sơn, thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, là nơi Nguyễn Trãi sống trong thời thơ ấu), trong bài lại có câu:

    Can qua vị tức hạnh thân tuyền

    (Chiến tranh chưa chấm dứt, may mắn thân mình còn nguyên vẹn).

    Theo Giáo Sư Bích, bài thơ được làm ra khoảng cuối năm Bính Ngọ 1426 hay đầu năm Đinh Mùi 1427. Sau khi làm chủ vùng đất từ Thanh Hóa tới Thuận Hóa, tháng 8 năm Bính Ngọ 1426, quân ta tiến ra Bắc. Sau khi thắng một trận lớn ở Tụy Động/Tốt Động, quân ta vây Thăng Long (Đông Đô). Tuy có nhiệm vụ chính ở cạnh Bình Định vương trong đạo quân vây Đông Đô, có thể Nguyễn Trãi được cử đi với đạo quân thu phục vùng Hải Dương là nơi ông được nhiều người biết trong ít ngày, để hiệu triệu các phụ lão ở vùng ấy ủng hộ nghĩa quân Lam Sơn. Với vùng Hải Dương, Côn Sơn, hai tiếng “loạn hậu” kể như chính xác vì đã do quân ta làm chủ, nhưng can qua vẫn chưa hết (“vị tức”) trong toàn cuộc kháng Minh.

    Giáo Sư Trần Huy Bích nhắc mọi người lưu ý đến hai câu cuối để nhận ra cốt cách thanh cao, làm việc vì nhiệm vụ chứ không ham danh lợi của Nguyễn Trãi:

              Hà thời kết ốc vân phong hạ?

    Cấp giản phanh trà, chẩm thạch miên.

    (Bao giờ được làm nhà ở dưới mây và núi?

    Múc nước dưới khe suối nấu trà, gối đầu vào đá ngủ)

    Sau phần thuyết giảng là phần hỏi đáp do Giáo Sư Đỗ Quý Toàn và Giáo Sư Trần Huy Bích đảm trách. Trong bài viết này Khánh Lan xin ghi lại dưới đây bài viết của ông Hoàng Đình Khuê, Chủ tịch đảng Tân Đại Việt.

    Câu hỏi 1: Tại sao Nguyễn Trãi không lấy tên “Bình Minh Đại Cáo” mà lại là “Bình Ngô Đại Cáo”?

    Đáp: Ta biết Chu Nguyên Chương, người sáng lập ra nhà Minh là người Hào Châu, xưa thuộc đất NGÔ là đất tổ của nhà Minh. Năm 1356 Chu Nguyên Chương xưng là Ngô Quốc Công và sau đó cải xưng là      
    Ngô Vương. Do đó NGÔ ở đây là tước hiệu của Chu Nguyên Chương mà cũng là nguồn gốc đất tổ của Chu Nguyên Chương, Ngô cũng là Minh mà  
    nhà Minh cũng là Ngô. Nếu lấy tên Bình Minh Đại Cáo thì không rõ nghĩa và có thể mới nghe qua Bình Minh là buổi sáng. Cho nên Nguyễn Trãi đã sắc bén dùng từ Bình Ngô là diệt tận gốc dòng dõi nhà Minh.

    Câu hỏi 2Tại sao Nguyễn Trãi lại dùng Bình Ngô Đại Cáo mà không dùng một văn kiện hay một Tuyên ngôn khác?

    Đáp: Như ta thấy trong phần trên hai chữ Đại Cáo rất quan trọng trong mệnh đề Đại Đạo Dĩ Cáo được đặt tên trong một Thiên của Kinh Thư.
    Từ đó Nguyễn Trãi cho thấy ý của Đại Đạo là Đạo lý lớn nhất của Đại Việt đã đem “Đại nghĩa thắng hung tàn, lấy Chí nhân thay cường bạo”. Đồng thời Nguyễn Trãi cũng muốn thiên hạ thấy rằng Đại Cáo là một văn kiện mang tính pháp luật, có nghĩa trọng đại ngang với văn kiện pháp lý mà Chu Thành Vương (Cơ Tụng- 1042-1021 TCN) đã ban hành. Cho nên Nguyễn Trãi thay lời vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) để Cáo nền Độc Lập của Đại Việt, ngoài ra còn khẳng định sự bình đẳng ngang hàng của Đại Việt với nhà Minh.


            Trong lịch sử từ trước đến nay và xét về tâm lý dân tộc, bất kỳ nước nào mạnh lớn đều coi các nước khác là rừng rú dã man. Cho nên người Trung Hoa coi mình là trung tâm vũ trụ, là nền văn minh của nhân loại.       Họ coi các nước chung quanh là man di mọi rợ:

    • Phương Bắc gọi Mông Cổ, Liêu, Kim là Bắc dịch.
    • Phía Nam gọi Việt Nam và Xiêm La (Lào) là Nam man.
    • Phía Đông gọi Cao Ly (Triều Tiên-Nam Hàn), Nhật Bản là Đông di.
    • Phía Tây coi Thổ Phồn, Hồi Hột là Tây nhung hay Khuyển nhung.
    • Còn gọi các nước ở xa như Pháp, Anh, Bồ Đào Nha …là Bạch quỷ.   

    Cho nên ta thấy mở đầu của Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi đã dùng lý lẽ đanh thép, một triết lý nhân sinh đã được tích lũy từ bao đời:

    • Từng nghe việc Nhân Nghĩa cốt ở yên dân.
    • Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
    • v.v…

    Sau đó Nguyễn Trãi đã khẳng định về tánh cách độc lập, bình đẳng của dân tộc. Nguyễn Trãi đã đi xa hơn nữa trong việc tìm kiếm khái niệm Dân tộc, đó là cơ sở cho cuộc đấu tranh chống xâm lược. Quan niệm này đã được hình thành trong quá trình tranh đấu dựng nước và giữ nước.
    Nguyễn Trãi đã thuyết phục cho thấy chiến thắng được xuất phát từ truyền thống yêu nước của toàn dân phù hợp với tính nhân bản và chân lý về chủ quyền độc lập và bình đẳng của dân tộc Đại Việt. Nguyễn Trãi muốn nhấn mạnh về tính chính danh của cuộc Chiến thắng giành Độc lập và phải Bình đẳng giữa Lê Vương và Ngô Vương, do đó phải sử dụng Đại Đạo Dĩ Cáo tức “Bình Ngô Đại Cáo”.

    Và sau cùng, Khánh Lan xin trích bài tường thuật của Ký giả Thanh Phong thuộc tòa báo Viễn Đông.

    Ký giả Thanh Phong đã dành thời gian để phỏng vấn hai vi giáo viên trẻ Phạm Từ Ái (cô giáo dạy tiếng Việt từ đầu tại trường De Mille, nay cô đang dạy lớp 8 tại Warner Middle School) và giáo viên Cô Đặng Quỳnh Hương (giáo viên dạy tiếng Việt lớp Mẫu Giáo đầu tiên ở trường De Mille, nay cô đang dạy lớp 6 cũng tại trường này). Để trả lời câu hỏi của ký giả Thanh Phong, cô Phạm Từ Ái cho biết hầu hết các thầy, cô giáo trẻ đang dạy ở chương trình công lập rất ít có cơ hội để học các bài về lịch sử hoặc các bài về Đinh, Lê, Lý, Trần, tiền Lê, hậu Lê nên họ rất mong muốn được học thêm về các chi tiết lịch sử oai hùng của nước Việt Nam. Và từ đó, các thày cô trẻ có thể truyền lại cho học sinh của mình về tinh thần yêu nước của tổ tiên, tự hào mình là người Việt Nam, và để bảo tồn tiếng Việt dấu yêu.

    Trả lời một câu hỏi khác, cô giáo Từ Ái cho biết, “Giáo sư Trần Huy Bích, một nhà giáo lão thành thông thạo nhiều ngôn ngữ, là người đã thuyết trình nhiều đề tài rất hay, rất độc đáo và giáo sư cũng sẵn sàng giúp cho các thầy cô khi chúng em nêu ra, không chỉ Bình Ngô Đại Cáo mà nhiều đề tài khác, Truyện Kiều chẳng hạn thì giáo sư Bích gần như là một bậc hiền triết vậy. Giáo sư có thể giảng giải rất sâu, rất chi tiết tất cả những thơ, văn về Truyện Kiều giáo sư đều nắm rõ hết, thành ra tụi em không những xin Thầy nói về Bình Ngô Đại Cáo, sau này có thể còn xin Thầy giảng thêm, đi sâu về những áng văn chương khác của Việt Nam mình.”

    Cô Đặng Quỳnh Hương cũng bay tỏ cảm nghĩ của mình khi tham dự buổi thuyết trình về Bình Ngô Đại Cáo, “Thật ra chúng em đang muốn học hỏi thêm, nhất là Bình Ngô Đại Cáo là một trong những áng văn chương mà cần phải có người giảng dạy chi tiết mới hiểu thấu đáo được, nhất là trong môi trường đặc biệt ở bên Mỹ này khi chúng em đang dạy tiếng Việt cho học sinh, nếu không hiểu sâu thì là đáng tiếc, cho nên đây là dịp để chúng em học hỏi, nhất là được các người đi trước dạy dỗ để hiều về văn chương, lịch sử và ngôn ngữ Việt Nam thì thật là điều may mắn và hạnh phúc.”

    Hai cô giáo Đặng Quỳnh Hương (trái) và cô Phạm Từ Ái (Trường De Mille) là những người đề xướng xin Giáo sư Trần Huy Bích giảng giải về bài Bình Ngô Đại Cáo hai cô đang cầm trên tay. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

    Bình Ngô Đại Cáo được viết vào năm 1428, cách nay 595 năm; đó là Bài Cáo do Nguyễn Trãi viết thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để Tuyên Cáo trước toàn dân việc kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Minh, giành độc lập cho nước Đại Việt (Việt Nam bây giờ). Vậy Bình Ngô là gì? Vào thời đó, Chu Nguyên Chương, người sáng lập ra nhà Minh là người Hảo Châu, xưa thuộc đất Ngô, là đất tổ của nhà Minh. Năm 1356 Chu Nguyên Vương xưng là Ngô Quốc Công; 8 năm sau ông cải xưng Ngô Vương. Bởi vậy Ngô ở đây vừa là tước hiệu của Chu Nguyên Vương, vừa là nguồn gốc quê cha đất tổ của Chu Nguyên Vương. Bình Ngô nghĩa là dẹp tận gốc gác, giống nòi của giòng họ Chu – Thái Tổ nhà Minh.

    Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán được các ông Ngô Tất Tố, Trần Trọng Kim, Mạc Bảo Thần và Bùi Kỷ dịch sang tiếng Việt. Bản chính bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi và các bản dịch giáo sư Trần Huy Bích đều phóng to ra để tại phòng họp của Viện Việt Học và in ra cho người tham dự.

    Buổi hội thảo chấm dứt trong sự vui vẻ của mọi người. Hai cô giáo Phạm Từ Ái và Đặng Quỳnh Hương hài lòng với buổi thuyết trình, các cô cho biết còn nhiều tác phẩm quan trọng khác trong văn học Việt Nam các cô và bạn hữu muốn biết rõ thêm, và sẽ còn muốn Giáo Sư Trần Huy Bích thuyết trình nhiều lần nữa.

    Khánh Lan tường trình và trích dẫn phần lớn diễn tiến trong buổi hội thảo qua các bài viết của: Giáo Sư Trần Huy Bích; Ông Hoàng Đình Khuê, Chủ tịch đảng Tân Đại Việt và Ký Giả Thanh Phong của nhật báo Viễn Đông.

    California December 2023

  • LỊCH SỬ,  Trần Huy Bích

    MỘT SỐ ĐIỀU NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT VỀ TRUNG TÁ BÙI QUYỀN

    Dựa theo lời của GS Trần Huy Bích, Cố Trung tá Bùi Quyền là một sĩ quan của QLVNCH chứ không phải một văn nhân, bài viết của GS Trần Huy Bích nhằm đưa ra mối liên quan đến văn học của gia đình ông. Ông là chắt (cháu cố) một người bạn thân của hai cụ Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, và là cháu gọi cụ Bùi Kỷ và cụ bà Trần Trọng Kim là bác ruột. Nhân chúng ta vừa nói chuyện về “Bình Ngô đại cáo,” cố Trung tá Bùi Quyền là người đã giúp GS Trần Huy Bích giải đáp mối thắc mắc: Cụ Bùi Kỷ và cụ Trần Trọng Kim, vị nào đã dịch bản “Bình Ngô đại cáo” được in trong Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim?

    Bùi Quyền thời đi học

    Trung tá Bùi Quyền, khi là sĩ quan Nhảy Dù

    Trung tá Bùi Quyền, khi tới Hoa Kỳ với những dấu hiệu của lao khổ và thời gian

    Trung Tá Bùi Quyền thuộc binh chủng Nhảy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tạ thế chiều Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020 vừa qua.  Hầu như ai cũng biết ông là một trong những sĩ quan lỗi lạc của QLVNCH. Tốt nghiệp Thủ khoa khóa 16 trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt cuối tháng 12 năm 1962, ông đã chọn binh chủng Nhảy Dù khi ra trường. Từ đó cho tới khi miền Nam sụp đổ cuối tháng 4-1975, ông được coi là “một quân nhân dũng cảm, luôn có mặt ở tuyến đầu trong những trận chiến ác liệt nhất.” Mới ở cấp Đại Úy đã được Bảo Quốc Huân Chương. Còn Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu, với sao vàng, sao bạc … cùng nhiều loại huân chương khác thì … đếm không xuể. Ông có mặt trong nhiều trận chiến ác liệt: DakTo – Tân Cảnh, giải vây An Lộc, lấy lại Quảng Trị, bảo vệ đèo Khánh Dương, và từ 4 tháng 4 năm 1975, bảo vệ Sàigòn. Ông không bỏ binh sĩ, chiến đấu tới phút chót, và sau lệnh phải buông súng ngày 30-4-1975, bị những người ở “bên thắng cuộc” nhốt vào “trại cải tạo” 13 năm với nhiều tháng biệt giam. Khi sang Mỹ năm 1991, ông được vị Tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ (Tổng thống George H.W. Bush), và Học Viện Không Quân của Hoa Kỳ (U.S. Air Force Academy) ở Colorado Springs, tiểu bang Colorado, đón tiếp một cách trang trọng.

    Nhưng một khía cạnh khác cũng khá đặc biệt về ông có lẽ nhiều người chưa biết. Một người bạn từ thuở còn đi học, gặp nhau từ 1954 (66 năm trước đây), xin được nói ít lời về khía cạnh ấy. Để thuật lại một số chuyện mang tính cách bạn hữu, từ đây trở đi xin được theo cách nói của bè bạn, dùng tiếng “anh” mỗi khi nhắc đến ông.

    Anh Quyền xuất thân từ một gia đình khoa bảng và văn học có danh tiếng từ nhiều đời. Từ nửa sau của thế kỷ 19, họ Bùi làng Châu Cầu của gia đình anh cùng họ Dương làng Vân Đình của các cụ Dương Khuê, Dương Lâm đã nổi tiếng với nhiều nhân vật xuất sắc.

    Năm Ất Sửu 1865 đời vua Tự Đức, ở làng Châu Cầu (nay thuộc tỉnh Hà Nam) có hai cụ Bùi Dị và Bùi Quế (anh em họ) cùng đậu Phó bảng. Khi vinh quy, được mừng đôi câu đối như sau:

    Bùi tộc đồng khoa song hội bảng

    Châu Cầu nhất nhật lưỡng vinh quy.

    (Họ Bùi đậu cùng khoa, hai người trên bảng thi hội

    Làng Châu Cầu trong một ngày hai đám rước vinh quy).

    Cụ Bùi Dị, thường được sử chép bằng tên tự Bùi Ân Niên, nổi tiếng văn thơ hay, làm quan trải các chức Hàn lâm, Nội các, Chánh sứ sang Trung Hoa, Thượng thư bộ Lễ, Thượng thư bộ Lại, Hiệp biện Đại học sĩ, Phụ chánh đại thần, Phó Tổng tài Quốc sử quán kiêm quản Quốc tử giám. Sau khi Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai khiến Tổng đốc Hoàng Diệu phải thắt cổ tự tử năm Nhâm Ngọ 1882, cụ giữ chức Kinh lược sứ, cùng Tiết chế Quân vụ Hoàng Kế Viêm điều động binh sĩ chống lại quân Pháp.

    Cụ Bùi Quế làm quan trải các chức Tham tri bộ Hộ, Tuần phủ Quảng Nam, Tuần phủ Thuận Khánh (Bình Thuận & Khánh Hòa). Quốc Triều Khoa Bảng Lục của Cao Xuân Dục cho biết cụ “cáo bệnh về hưu” và ghi lời nhận xét rằng “ông điềm đạm, tự lấy thế làm vui.” Theo tài liệu trong gia đình, cụ cáo quan lui về khi thấy đất nước đã mất chủ quyền, giống trường hợp hai người bạn thân là Nguyễn Khuyến và Dương Khuê, “Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là.” Nguyễn Khuyến, Bùi Quế, và Dương Khuê là ba người “bạn đồng khoa”: cùng đậu Cử nhân năm Giáp Tý 1864  tại trường Hà Nội. Khoa ấy Nguyễn Khuyến đậu đầu (Giải nguyên). Thêm vào đó, các vị hợp tâm tính và có nhiều kỷ niệm chung với nhau.

    Cụ Bùi Quế sinh ra cụ Bùi Thức, tuy đậu Tiến sĩ năm 1898 đời vua Thành Thái nhưng không ra làm quan, chỉ ở nhà dạy học và viết sách.

    Cụ Bùi Thức sinh ra cụ Bùi Kỷ (đậu Phó bảng năm 1910 đời vua Duy Tân), hai cụ Bùi Khải và Bùi Lương (cùng đậu Cử nhân). Cụ bà Trần Trọng Kim và cụ Bùi Nam, thân phụ của anh Bùi Quyền, là em của các vị ấy. Cụ Bùi Nam còn một người em trai là Bùi Nhung, làm Giám đốc Đài Phát thanh Hà Nội, sau dời xuống Hải Phòng cho tới năm 1955. Người vợ đầu tiên của ông là bà Thụy An, một nhà văn nữ nổi danh, ở lại miền Bắc, sau bị nhà cầm quyền CS xử tới 15 năm tù vì có liên quan với nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm. Nói cách khác, anh Quyền là cháu, gọi các cụ Bùi Kỷ, Bùi Khải, Bùi Lương là bác ruột, gọi học giả Trần Trọng Kim là bác rể, gọi ông bà Bùi Nhung – Thụy An là chú thím. Anh là cháu nội của Tiến sĩ Bùi Thức, và chắt nội của Phó bảng Bùi Quế, một trong những người bạn thân nhất của Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến và Tiến sĩ Vân Đình Dương Khuê.

    Sau khi đậu Phó bảng, cụ Bùi Kỷ cũng không ra làm quan. Sau vài năm thử kinh doanh, cụ chuyên tâm dạy học và viết sách. Cụ thông thạo chữ quốc ngữ, học tiếng Pháp một cách nghiêm túc, từng sang Pháp hai năm, là một trí thức tham bác cựu học và tân học. Cụ Bùi Lương từng dạy ở Đại học Văn khoa Sàigòn trong thập niên 1950.

    Trong một bài thơ gửi cụ Bùi Quế, cụ Nguyễn Khuyến từng viết như sau:

    Kim lan từ thuở nhỏ chơi bời

    Đôi lứa như ta được mấy người

    Trời hẹn ngày cho ba vạn sáu

    Ta chung tuổi mới một trăm hai …

    Khi Nguyễn Khuyến làm bài thơ ấy, cả hai người cộng lại mới được 120 tuổi. Nguyễn Khuyến sinh năm Ất Mùi 1835, Bùi Quế sinh năm Đinh Dậu 1837, trẻ hơn 2 tuổi. Nhiều phần bài này làm năm Nguyễn Khuyến 61 và Bùi Quế 59. Chắc Nguyễn Khuyến nói theo tuổi ta, nhiều hơn tuổi thật một năm. Như vậy bài này được làm năm (1835 + 60) 1895, sau khi Nguyễn Khuyến cáo quan về hưu năm 1884. Cụ Bùi Quế cũng về hưu trong hoàn cảnh tương tự, dùng kiến thức về Đông y để giúp dân quanh vùng:

    Kẻ già nét bút chăm cùng trẻ

    Người khỏe tay đao hộ lấy đời

    (Trong từ “đao” ở đây, Nguyễn Khuyến muốn nói tới dao cầu, vật dụng để thái thuốc dùng trong Đông y).

    Nguyễn Khuyến quan tâm đến đời sống của bạn cho đến những chi tiết nhỏ. Khi vùng Châu Cầu bị lụt trong nhiều tháng, cụ viết:

    Ai lên nhắn hỏi bác Châu Cầu

    Lụt lội năm nay bác ở đâu?

    Mấy ổ lợn con rày lớn bé?

    Vài gian nếp cái ngập nông sâu?

    Đó là những bài thơ được đem ra bình giảng trong chương trình Trung học của Việt Nam Cộng Hòa. Bài “Nước lụt hỏi thăm bạn” Nguyễn Khuyến làm để gửi Bùi Quế được in trong Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển của Dương Quảng Hàm (Sàigòn : Trung Tâm Học Liệu Bộ Giáo Dục, 1968, trang 171-72). Anh Quyền là hậu duệ của một gia đình có liên quan đến văn học.

    Khi còn trẻ, sinh làm con trai và rất giỏi võ (cả Judo lẫn Jujitsu), anh không thể không chịu ảnh hưởng của câu ca dao:

    Làm trai cho đáng nên trai

    Xuống đông, đông tĩnh, lên đoài, đoài tan

    Hay những câu của Nguyễn Công Trứ, cũng được ghi vào chương trình Quốc văn bậc Trung học:

    Chí làm trai nam bắc đông tây

    Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.

    Đó là lý do anh đã chọn binh nghiệp. Sau khi vào quân trường, anh nhất quyết “đậu cho được Thủ khoa,” để có thể trong lễ mãn khóa, nhận cái vinh dự đại diện anh em, giương cung bắn đi bốn phương.

    Sinh viên Thủ khoa bắn tên đi bốn phương trong lễ mãn khóa tại trường Võ Bị Quốc Gia Viêt Nam, Đà Lạt

    Một khi đã bắn tên đi, trong tâm thức trọng trách nhiệm của một sĩ quan QLVNCH, được huấn luyện để tôn thờ Tổ quốc trong Danh dự với tinh thần Trách nhiệm, anh đã hết lòng với nhiệm vụ từ khi tốt nghiệp, ra trường:

    … Trót đem thân thế hẹn tang bồng
    Xếp bút nghiên theo việc kiếm cung
    Hết
    bốn chữ “trinh trung báo quốc”

    Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm và Trung Tá Trần Ngọc Huyến, Chỉ huy trưởng trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt gắn cấp hiệu cho Thiếu Úy Bùi Quyền trong lễ mãn khóa Khóa 16, ngày 22-12-1962.

    Đó là lý do trong hơn 12 năm, từ 1963 đến tháng 4-1975, gần trọn tuổi thanh xuân, anh xông pha khắp bốn vùng chiến thuật để thi hành nhiệm vụ: giữ cuộc sống an bình cho dân miền Nam.

    Miền Nam bị sụp đổ. Tuy bị giam hãm và đày đọa, gian khổ đến cùng độ, anh vẫn vững tinh thần, không nản chí, không bỏ phí thời giờ. Gặp cơ duyên, anh tìm cách học tiếng Thái, tiếng Hoa, phòng cần tới khi vượt thoát khỏi trại giam. Vì học tiếng Hoa, anh có dịp ôn lại và học thêm một số chữ Hán căn bản. Kết quả là khi ra khỏi trường Chu Văn An năm 1957, số chữ Hán của anh chỉ ở mức sơ đẳng như hầu hết học sinh đã xong bậc Trung học. Nhưng sau 13 năm trong nhà tù CS, khi sang tới Hoa Kỳ đầu thập niên 1990, trình độ chữ Hán của anh đủ để nói chuyện một cách tương đắc với một người bạn có Cử nhân Văn chương Việt Hán của Đại học Văn khoa Sàigòn. Một người anh họ, hơn anh 14 tuổi và là con một vị Phó bảng, đã trông cậy ở anh trong việc đọc những tài liệu bằng chữ Hán về gia phả họ Bùi, để dựa vào đó soạn ra cuốn gia phả bằng chữ quốc ngữ cho các thế hệ sau. Nhưng vì đã bỏ ra gần trọn tuổi thanh xuân cho một cuộc chiến tranh khốc liệt, mỗi khi nghĩ đến những bạn hữu thân thiết đã nằm xuống, mối quan tâm lớn nhất của anh là tìm tài liệu để hiểu thêm rồi viết về cuộc chiến tranh ấy. Cũng do cơ duyên, một bạn thân của anh từ 1954, được coi là “ham học, chịu đọc,” đã sưu tầm được nhiều sách về văn học cũng như về cuộc chiến Việt Nam.

    Năm 2010, nhà tôi qua đời. Ở lại căn nhà cũ thì quá rộng, không thể trông coi xuể. Nhân đã về hưu, không còn phải đi làm, tôi có ý dời xuống Orange County, mua một căn mobile home nhỏ quanh Little Sàigòn để sống gần mấy người bạn cũ ở quanh đó. Vừa chọn xong một căn thì nhận được điện thoại từ anh Quyền, gọi từ San Jose, “Nghe nói Bích đang lựa mua mobile home. Chịu khó mua một căn hơi rộng, có dư ra một buồng, để thỉnh thoảng Quyền về ở. Quyền đang viết sách. Ở với Bích là tốt nhất.” Lúc ấy anh đang ở San Jose, thỉnh thoảng về Quận Cam khi có sinh hoạt với bạn hữu, nhất là bạn đồng ngũ trước. Đem niềm vui đến cho bạn, nhất là bạn từ mấy chục năm và có cốt cách đáng quý như anh, là điều chắc ai cũng muốn làm. Tôi bỏ chuyện mua một căn hai phòng ngủ, coi cũng tạm được, để đổi mua một căn rộng rãi, khang trang hơn với ba buồng ngủ. Căn này, ngoài phòng cho chủ nhân, có một phòng làm việc với một số kệ sách, và một buồng dành cho khách,  mà người tới đầu tiên, cũng là người hiện diện thường xuyên nhất, là anh Quyền.

    Mỗi khi từ San Jose xuống, anh thường ở với tôi 3, 4 ngày, trước khi gọi điện thoại để chị Quyền tới đón. Quan tâm chính của anh là những tài liệu về cuộc chiến Việt Nam. Tùy theo câu anh hỏi liên quan đến khía cạnh nào, tôi đưa ra một ít cuốn, tóm lược những nét chính,  anh ghi nhận rồi cho biết sẽ đọc kỹ hơn. Có mấy lần tôi đưa anh tới thư viện của Đại học UCLA. Họ có một số sách từ phía C.S.  Anh cho biết khi tìm hiểu lại về một trận đánh trong quá khứ, ngoài những tài liệu của VNCH, của người Mỹ, anh cũng muốn đọc tài liệu của CS để có một cái nhìn thật đầy đủ trước khi đặt bút viết. Tôi thấy anh rất nghiêm túc trong công việc. Anh chú trọng tới khía cạnh quân sự của mỗi trận đánh, và muốn viết với tư cách một người nghiên cứu quân sử (lịch sử chiến tranh) hơn là người nghiên cứu lịch sử một cách tổng quát. Tuy đã về hưu, tôi được trường cho tiếp tục giữ thẻ thư viện với quy chế cựu nhân viên giảng huấn (faculty status), những cuốn sách đem về được giữ 6 tháng (thay vì 2 tuần như những độc giả thông thường). Điều ấy cũng hữu ích với anh Quyền. Có nhiều cuốn không thể mua, chúng tôi tương đối rộng thời giờ trong việc chụp lại toàn thể  hay một phần trước khi trả lại cho thư viện. Anh cũng được một người bạn Mỹ tặng một bộ bản đồ quân sự với những thông tin về địa hình khá chi tiết và rất rõ cho toàn cõi Việt Nam.

    Có những hôm anh yêu cầu tôi chở tới thăm một vài nhân vật quen biết cũ, có vai trò đáng kể  trong những trận đánh anh muốn viết để phân tích. Một lần đến thăm một vị cựu Chuẩn tướng, từng làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Bình Long – An Lộc. Một số lần khác, thăm một vài người bạn ở cấp từ Đại úy tới Trung tá, chỉ huy những đơn vị yểm trợ trong một số trận đánh anh tham dự. Anh đặt những câu hỏi khá cặn kẽ để biết thêm về một số điều chưa nắm vững, đúng phong cách của một người làm công việc nghiên cứu đối chiếu trước khi viết. Sau một lần đi thăm để hỏi thêm sự kiện như thế về, anh áy náy nói với tôi, “Mất gần trọn ngày của Bích.” Tôi cười trả lời ngay, “Không nên nghĩ như thế. Những trao đổi giữa Quyền và các bạn ấy cũng rất có ích đối với mình. Đó cũng là những điều mình nên biết.”  Chúng tôi sung sướng khi quan tâm tới nhau và đem niềm vui đến cho nhau.

    Theo thiển ý, những bài viết để phân tích các trận đánh của anh Quyền rất hữu ích. Trong PC của tôi còn một bài của anh về “Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù tại Ngok Wan,” trong đó anh viết rất tường tận về một trận đánh quan trọng trong vùng núi Ngok Wan, phía Đông Bắc Dak To (gần biên giới Việt Lào) từ 18/11/1967 tới 22/11/1967.  Trận đánh ấy có sự tham dự của Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù trong đó — năm 1967 — anh mới là một Đại Úy Đại đội trưởng (Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam còn là Trung Tá, Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn 3 Nhảy Dù). Bài viết rất công phu (28 trang) với bản đồ địa hình rất chi tiết, chứa đựng nhiều nhận xét tinh tế. Anh đã viết nhiều bài như thế về những trận đánh anh từng tham dự trong quá khứ, để lưu lại chút kinh nghiệm về quân sự cho những người muốn nghiên cứu một cách nghiêm túc cuộc chiến ở Việt Nam.

    Chúng tôi cũng trao đổi, chuyện trò về văn học. Anh rất vui thấy tôi lưu tâm đến cuộc đời của hai cụ Bùi Dị, Bùi Quế, và thuộc khá nhiều thơ của các cụ Bùi Dị, Bùi Kỷ. Có một kỷ niệm vui. Có lần anh cho biết tương truyền rằng nhà thơ Cao Bá Quát từng có một cặp câu đối mừng khi hai cụ Bùi Dị, Bùi Quế đậu Phó bảng đồng khoa. Chúng tôi lật từng trang những sách về thơ văn Cao Bá Quát có tại nhà, cộng thêm một quyển mượn được từ UCLA, nhưng không thấy. Mãi sau, đến khi tôi nhớ ra rằng hai cụ đậu Phó bảng năm Ất Sửu 1865 trong khi Cao Bá Quát, dù bị bắn tại trận (theo sử nhà Nguyễn) hay bị chém (theo các giai thoại được truyền tụng) thì cũng đã mất năm 10 năm trước đó từ 1855,  khi cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương bị thất bại, làm sao có câu đối mừng được, cả hai mới nhìn nhau cười. Các giai thoại văn chương đời trước để lại nhiều khi không chính xác, cần được kiểm chứng. Cũng nhờ anh, tôi trả lời được một cách tự tín trước câu hỏi, “Bản dịch bài ‘Bình Ngô đại cáo’ in trong Việt Nam Sử Lược là của cụ Bùi Kỷ hay cụ Trần Trọng Kim?” Nếu không có sự giúp ý của một người cháu gọi hai cụ bằng bác và sống gần hai cụ hồi nhỏ, câu hỏi ấy thật cũng khó trả lời.

    Cựu Trung Tá Bùi Quyền, một người cháu của học giả Trần Trọng Kim nói chuyện về bác mình tại Little Sàigòn, Nam California, nhân dịp tái xuất bản cuốn Một Cơn Gió Bụi tại Hoa Kỳ năm 2015

    Hôm được mời làm diễn giả nói về cụ Trần Trọng Kim nhân dịp cuốn Một Cơn Gió Bụi được tái bản tại Mỹ, anh đang ở với tôi. Hôm ấy, “tài xế của TrT Bùi Quyền” được vinh dự mời lên hàng ghế đầu, ngồi cạnh “cháu của cụ Trần,” một trong hai diễn giả chính trong buổi giới thiệu sách. Câu anh nói, “Quyền muốn thỉnh thoảng về ở với Bích” đã khiến tôi cảm động, và đã giúp chúng tôi có những giờ phút vui, ngày tháng đẹp, và nhiều kỷ niệm khó quên với nhau.

    Từ cuối năm 2019, sức khỏe có dấu hiệu suy kém, anh về ở hẳn với chị Quyền và cũng để gần các cháu hơn. Trước khi đại dịch bùng phát mạnh ở Mỹ, anh Trần Minh Công và tôi thỉnh thoảng còn đến đón anh ra gặp các bạn học cũ, cùng uống cà phê, ăn trưa, rồi lại đưa anh về. Có lần chị Quyền đích thân chở anh ra gặp chúng tôi. Từ giữa tháng 3 năm nay, đại dịch khiến chúng tôi khó gặp nhau nhưng vẫn liên lạc qua điện thoại hay email. Anh yếu nặng từ giữa tháng 5, được sự chăm sóc rất chu đáo của chị Quyền và các cháu, với sự hỗ trợ của bác sĩ và một dàn y tá tận tâm. Tin anh ra đi khiến tất cả chúng tôi bàng hoàng.

    Chúng ta đúng khi nhận thức rằng anh Quyền là một sĩ quan Nhảy Dù can trường và anh dũng, một nhà chỉ huy quân sự xuất sắc. Do cơ duyên, và chắc cũng do “gene” từ gia đình, tôi thấy thêm ở anh một trí thức có phong thái, cốt cách, với kiến thức vững chắc về lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới, yêu văn học Việt Nam, cổ văn học Trung Hoa. Trong một bài báo loan tin anh tới Mỹ, đăng trên New York Times số ra ngày 30 tháng 5, 1991, ký giả Dick Johnson đã cho biết anh nói thạo 5 ngôn ngữ. Điều ấy đúng. Bên cạnh tiếng mẹ đẻ, anh nói thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Thái, tiếng Hoa. Anh cũng đọc và viết được chữ Hán, chữ Thái. Trong việc viết biên khảo, nhất là loại biên khảo quân sự, anh nghiêm túc, cẩn trọng, rành mạch, chu đáo. Nếu mục tiêu của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam tại Đà Lạt là đào luyện những sĩ quan hết lòng với đất nước, trọng danh dự, giàu tinh thần trách nhiệm, và văn võ kiêm toàn, Trung Tá Bùi Quyền của chúng ta rất xứng đáng với danh hiệu ấy.

    Trần Huy Bích


  • KIẾN THỨC TỔNG QUÁT,  LỊCH SỬ,  NGHIÊN CỨU,  Tin tức,  Việt Hải

    Đọc Việt Eden –   Địa Đàng Hạ Giới

    Trần Việt Hải

    Cầm trên tay sách mới còn thơm mùi giấy, giấy dầy, in đẹp, 330 trang, bìa trước họa sĩ vẽ ký giả Du Miiên cầm bút “chạy show” săn tin tên phố Bolsa, bìa sau là hình và tiểu sử của 2 tác giả, đôi uyên ương đồng nghiêp lâu năm trong làng báo giới hải ngoại. Tôi lẩm bẩm về tựa đề “Việt Eden”, tức “Địa Đàng Hạ Giới”. “Hạ Giới” nghĩa là “thế giới ta bà chúng sinh”, đôi khi theo cụ Tố Như – Thanh Hiên ngôn thơ “Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”, sách mới tác giả đề cập về sự hình thành Sài Gòn Nhỏ theo cái nhìn tích cực, khía cạnh “stink wind, bloody rain” là phạm vi tiêu cực. Tôi đồng ý.

    Suy nghĩ về 2 chữ “địa đàng”, theo tôn giáo ý nghĩa như “Địa Đàng theo Thiên Chúa”.

    Theo Thiên Chúa trong vườn địa đàng, người phụ nữ được Adam yêu thương, cưng chiều hết mực. Người phụ nữ ấy hẳn là hạnh phúc nhất khi bên cạnh có một người chồng tử tế. Ông luôn dành cho người vợ những lời yêu thương ngọt ngào. Ngày ngày Thiên Chúa thấy hai người tay trong tay dạo quanh vườn địa đàng. Họ kể cho nhau những kế hoạch tốt đẹp. Họ mơ ước về căn nhà đẹp và những đứa trẻ xinh. Bầu không khí bên ngoài, khung cảnh thơ mộng của vườn địa đàng cũng muốn tô điểm thêm nét đẹp mối tình giữa hai người. Đó là một đôi uyên ương được Thiên Chúa se duyên nên nghĩa vợ chồng. Đấy lá ý nghĩa tôn giáo, ươc mơ tâm linh.

    Còn xét về 2 chữ “địa đàng”, theo văn học ý nghĩa như “Địa Đàng ở Phương Đông”

    Một luận điểm văn học khác theo tác phẩm nổi tiếng của nhà văn kiêm bác sĩ người Anh là Stephen Oppenheimer và sách Eden in the East (Địa Đàng ở Phương Đông). Sách Địa Đàng của Oppenheimer cho ta tìm hiểu cội nguồn văn minh và văn hóa dân tộc hiện đang là một đề tài thời sự nóng trên thế giới, bởi vì trong xã hội hiện đại và thế kỷ 21, văn hóa sẽ là một yếu tố nhận dạng của một dân tộc. Ở nước Việt, sách vở và các công trình nghiên cứu khoa học về văn hóa dù đã có đấy, nhưng nói chung vẫn còn khiêm tốn. Trong bối cảnh đó, bạn đọc nên xem qua cuốn sách này vốn quan trọng về lịch sử văn minh và văn hóa Đông Nam Á. Cuốn sách thực chất là một công trình nghiên cứu văn minh và văn hóa thời tiền sử, và liên quan mật thiết đến Việt Nam. Oppenheimer chọn đề tài bao la về địa lý Đông Nam Á là một vùng nước đọng quan trọng của lịch sử nhân loại, nơi mà các cơn lốc văn minh và văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, hay văn hóa Đông Nam Á chỉ là một sự pha trộn văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa, và văn minh đặc thù Đông Nam Á.

    Như vậy “Địa Đàng” theo Thiên Chúa hay theo Oppenheimer vẫn khác với Địa Đàng Hạ Giới của Ngọc Hà – Du Miên, vì bên tâm linh là Địa Đàng thiêng  liêng, hay bên sách văn học Anh là vùng địa dư phương Đông bao la. Sách Việt ta giới hạn ở Quận Cam Nam Cali mà thôi.

    Theo nhà văn Vương Trùng Dương:

    Với tựa đề “Việt Eden, Địa Đàng Hạ Giới”, nội dung trong quyển sách nầy là tài liệu quý báu về Little Saigon, trở thành “thủ đô tị nạn” từ ngày được hình thành đến “cái nôi” của cộng đồng người Việt tị nạn trong mọi sinh hoạt. Tác phẩm dày 330 trang, hình màu gồm 3 Chương: Chương I (trang 13 đến trang 81), khái quát về Bolsa Ngày Ấy đến Chợ Xuân Chiến Sĩ Cộng Hòa. Chương II (trang 83 đến trang 170) sự phát triển của Little Saigon từ năm 1980 đến năm 1999. Chương III: (trang 171 đến trang 224) tiếp nối sự phát triển của Little Saigon từ năm 1999 đến nay. Phần Phụ Lục (trang 225 đến trang 330).

    Trong số những người biết rõ nhất về nguồn gốc và sự ra đời của Little Saigon phải nói đến nhà báo Du Miên, ông Khanh Nguyễn, ông Phùng Minh Tiến, anh Ba Thành Mỹ, anh chị Thạnh – Hoàng Yến (chủ nhân nhà sách Tú Quỳnh) và nhiều người khác nữa. Theo những người hiểu lai lịch khu phố Việt này đều công nhận người có công khai sinh ra tên “Little Saigon” chính là nhà báo Du Miên.

    Tôi nhớ vào năm 1979 khu thương mại Mini Mall trên đường Bolsa chỉ có vài ba cửa tiệm. Ðối diện Tú Quỳnh là nhà hàng Thiên Cung sau đổi là Thành Mỹ cho tới nay. Sau đó lần lượt các cửa tiệm khác ra đời như: tiệm bán băng nhạc của nhạc sĩ Trường Hải, nhà in của Du Miên, văn phòng bán bảo hiểm của Luật sư Nguyễn Xuân Phước, dịch vụ gửi hàng của ông Thuận, bán vé máy bay của ông Vượng, bán hàng nội thất của ông Ðề và chợ Ái Hoa của ông Bói. Quán cà phê Lục Huyền Cầm của cặp nghệ sĩ Lê Uyên Phương sau này cũng có mặt, khiến nơi này trở nên một chốn kinh doanh đa dạng. Xem hình sách Việt Eden, các trang 20-21, 54-55, 59, và 104-105.

    Đặt tên Little Saigon

    Năm 1980, ký giả Du Miên và một số thân hữu trong đó có ông Khanh Nguyễn, (Chủ tịch Little Saigon Foundation), khởi xướng cuộc vận động thành lập khu phố Việt Nam tại Quận Cam. Sau khi bỏ thì giờ đi đến tất cả các cơ sở thương mại, tôn giáo trong vùng, ký giả Du Miên vẽ tấm bản đồ ghi rõ địa chỉ từng cơ sở thương mại do người Việt làm chủ và đặt tên là “Phố Saigon” trên đất Mỹ, để nhớ về một thủ đô Saigon của Việt Nam Cộng Hòa đã không còn nữa. Tấm bản đồ này đã được đăng nhiều lần trên tuần báo Saigon suốt năm 1980. Theo một buổi phỏng vấn ký giả Du Miên, ký giả nhật báo Register Rosa Kwong đã dịch “Phố Sàigòn” thành “Little bit of Sàigòn” và đăng lại tấm bản đồ của ký giả Du Miên. Bắt đầu từ đó, danh xưng Little Sàigòn đã được báo chí Hoa Kỳ dùng để gọi khu thương mại Việt Nam trên đại lộ Bolsa. Từ năm 1985 đến 1988, qua nhiều vận động của cộng đồng, danh xưng Little Sàigòn được chính thức công nhận bởi thành phố Westminster và tiểu bang California (ngày 17 tháng 6 năm 1988). Xem hình sách Việt Eden, các trang 72-73, 88-89. Hình bản đồ “Phố Sàigòn” nguyên thủy trên tuần báo Sàigòn. Bản đồ “Phố Sàigòn” được đăng lại trên nhật báo Register số ngày 1 tháng 2 năm 1981. Danh xưng “Little Sàigòn” lần đầu tiên xuất hiện trong bài viết của nữ ký giả Rosa Kwong. Đính kèm bài viết này là phóng ảnh của bản đồ Little Sàigòn lúc khởi thủy và báo Register nhân dịp Tết nguyên đán 1981 nói trên. Để tìm hiểu thêm về danh xưng này, Rosa Kwong đã trực tiếp phỏng vấn ký giả Du Miên, khi ấy vốn là chủ nhiệm, chủ bút tuần báo Thời Báo, xuất bản tại Little Sàigòn. Rosa hỏi xin ông cho biết sơ lược về giai đoạn hình thành tấm bản đồ Little Sàigòn này.

    Ký giả Du Miên trả lời vào năm 1980, sau khi hỏi ý tất cả mọi chủ tiệm (khoảng vài ba chục tiệm), ai nấy cũng muốn hình thành một cái gì đó để nương tựa, bênh vực nhau, tôi bàn với các anh chị trong tòa soạn báo Sàigòn gồm các anh Vũ Tài Lục, Tống Hoằng, Lê Khắc Thuận, Trần Đức Tuấn  và cô Dạ Yến, mở chiến dịch vận động hình thành khu phố Việt Nam. Tôi khởi sự vẽ bản đồ khu phố và gọi đó là “Phố Sàigòn”. Bản đồ này đăng nhiều lần trên tuần báo Sàigòn vào cuối năm 1980.

    Danh Xưng Little Saigon được chính thức công nhận

    Ngày 9-2-1988, qua sự vận động ráo riết của Ủy Ban Phát Triển Little Saigon, dân Biểu Longshore, và nghị viên Frank Fry, Hội Đồng Thành Phố Westminster đã biểu quyết với đa số tuyệt đối thông qua Quyết Nghị số 58, công nhận khu phố của người Việt trên đại lộ Bolsa là “Little Saigon,” và thành phố cũng thành lập ủy ban với tên là “Little Saigon Community Development Advisory Committee” để giúp đẩy mạnh việc phát triển khu này thành một khu thương mại và du lịch sầm uất.

    Xem hình sách Việt Eden, các trang 143 và 145.            

    Đọc Việt Eden trang 154-161 cùng bài viết về “Hội Ký Giả Việt Nam Hải Ngoại & Đại Hội Truyền Thông”, bài Vương Trùng Dương:

    Danh xưng Hội Ký Giả Việt Nam Hải Ngoại (HKGVNHN) do Du Miên và các đồng nghiệp hình thành từ năm 1994 trong tinh thần tương thân tương trợ với nhau trong công việc. Nhiệm Kỳ 2002-2004, Chủ Tịch: Đỗ Sơn, Tổng thư Ký: Du Miên & 12 thành viên. Văn phòng tại Câu Lạc Bộ Báo Chí, 15351 Euclid St # 1H, Garden Grove, (trong khu business đường Euclid, giữa Westminster & Bolsa). Đây là bước ngoặc của nhiệm kỳ này vì tổ chức được Đại Hội Truyền Thông Việt Nam Hải Ngoại (ĐHTTVNHN) đã từ lâu HKGVNHN mong ước.

    Nói  đến tác giả biên khảo Du Miên Lê Thanh Hoa phải nói đến công trình nghiên cứu để hình thành tác phẩm “Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Ðông”. Sách kể rõ sự việc kiến trúc sư Việt Nam là người vẽ kiểu và chỉ huy hơn 100 ngàn nhân công xây dựng thành Bắc Kinh nổi tiếng khắp năm châu với Tử Cấm Thành, Thiên An Môn vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Sách quý Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Ðông được đánh giá là cuốn sách đã ấn hành đúng thời điểm vì nội dung của cuốn sách đưa ra nhiều chứng liệu để củng cố niềm tin và tự hào dân tộc. Du Miên Lê Thanh Hoa phải sưu khảo để chứng minh “niềm tự hào dân tộc” và “hãnh diện là người Việt Nam” qua tác phẩm Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Ðông…Nhà văn Du Miên và cũng là nhà nghiên cứu cổ sử Lê Thanh Hoa đã làm một chuyện vô cùng hữu ích về sử liệu cho ngàn sau. Trong tác phẩm Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Ðông, hai chữ “suối nguồn” như cội nguồn sự kiện. Suối nguồn là tác giả muốn nói rằng văn minh phương Ðông bắt nguồn từ Việt và cái nguồn ấy mạnh mẽ tuôn trào và tuôn trào mãi. Đây là tác phẩm trưng dẫn bằng chứng, sử liệu Việt, Tàu và Âu Mỹ liên quan đến việc đức Khổng Tử dùng văn hóa Việt dạy cho người Tàu, tổ của nhà Chu (trị vì Tàu 800 năm) cho 2 hoàng tử lớn qua đất Việt để du học. Đặc biệt tài liệu liên quan đến kiến trúc sư Việt Nam vẽ kiểu và xây thành Bắc Kinh từ thời nhà Minh cũng như tài liệu Mỹ xác nhận dân Việt là tổ trồng lúa đầu tiên trên thế giới.

    Thư Viện/Bảo Tàng Viện Việt Nam do tác giả văn học Du Miên, một nhà văn hóa yêu sách vở và bằng hữu của ông thành lập và điều hành. (Xem Việt Eden trang 172-175)

    Xem Việt Eden trang 183-184 … như sau:

    Tượng Đài Chiến sĩ Việt Mỹ ở TP Westminter là hình ảnh biểu tượng, tượng trưng  quân nhân Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh Hoa kỳ trong Chiến tranh Việt Nam.

    Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, được dựng tại số 14180 đường All American Way, Westminster, CA 92684, trong công viên Sid Goldstein Freedom Park, rộng 1.4 acre (gần 61,000 sqft), được bao quanh bởi một đài phun nước bằng đá cẩm thạch đen và những lá cờ Hoa Kỳ và cờ VNCH. Dưới lá cờ Hoa Kỳ là lá cờ đen tượng trưng cho những quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Chiếc lư hương lớn có lửa cháy suốt ngày đêm, như một ngọn đuốc, được đặt chính giữa công viên của tượng đài, trên một hồ nước nhỏ. Ngọn lửa này không bao giờ tắt, vì được thiết kế công tắc mồi tự động, nên dù giông bão, mưa to gió lớn, mồi lửa tự động cũng sẽ thắp sáng trở lại. Công tác đúc tượng khởi sự năm 1998 cho đến năm 2002 thì hoàn tất với bức tượng đồng hai chiến sĩ, một Việt Nam một Hoa Kỳ vai kề vai cao khỏang ba mét, đứng trên bệ đài làm bằng đá cẩm thạch cao một mét rưỡi. Tượng đài được chính thức đặt tên là Việt nam War Memorial in Westminster.

    Xem Việt Eden trang 209-211 như sau:

    Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam như Tượng đài Nạn Nhân CS cũng chỉ là hình ảnh biểu tượng, trượng trưng cho hăm mấy sắc dân nạn nhân của chủ nghĩa CS trên thế giới. Những nơi này trở thành danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhưng không phải là chứng tích lịch sử như Bia Đá Đen ở Washington DC có khắc ghi ghi họ tên của quân nhân Mỹ tử trận ở VN, như những bia mồ mà người Việt hải ngoại đã trùng tu trên các hải đảo của Nam Dương và Mã Lai…. Nhà Thơ Thái Tú Hạp, người sáng lập Đài Tưởng Niệm thay mặt Ủy Ban Thực Hiện Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam, trong bài diễn văn khai mạc, sau khi ngỏ lời chia sẻ khi nhấn mạnh đến dự án mang tính cách Tâm Linh và Lịch Sử nầy mà ước mơ của ông và nhiều người khác từ hơn 10 năm, nay mới đạt ước mơ đó. Sau hơn 30 năm nhìn lại, để Tưởng Niệm và Tri Ân đến những Thuyền Nhân, Bộ Nhân vì không có sự hy sinh cao quý đó chắc chắn những Thuyền Nhân như chúng ta sẽ không hiện diện ngày hôm nay, và để lưu truyền những chứng tích cụ thể cho các thế hệ mai sau hiểu biết nguyên nhân người Việt đến định cư tại xứ sở Hiệp Chủng Quốc này..Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân hôm nay đánh dấu sự thành công và nơi này cũng là vị trí lý tưởng đặt Đài tưởng Niệm tại khuôn viên Westminster Memorial Park, gần khu Tiểu Saigon, nơi có đông đảo người Việt định cư, buôn bán tạo nên sự phồn vinh cho Thành Phố Westminster. Tin thêm, Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân VN (Viêtnamese Boat People Meomrial) mà tượng đồng đúc ở ngoài nước Mỹ đã đưa về Little Saigon (Quận Cam). Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân ngoài  việc có  thể  trở thành một danh lam thắng cảnh mới cho Little Saigon, chắc chắn sẽ là một chứng tích lịch sử như Bia Đá Đen ở Washington, như bia mộ của những người vượt biên đã chết trên đường tìm tự do, trên các hải đảo. Bia mộ ở đảo CS Hà nội có thể áp lực hai nước Nam Dương và Mã Lai phá dẹp bỏ, nhưng ở Little Saigon của Mỹ thì không vì có người Mỹ gốc Việt của một cộng đồng người Việt hải ngoại đông nhất thế giới bảo vệ.

    Lời cuối, Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian cùng thân hữu xin chúc mừng nhị vị tác giả Ngọc Hà và Du Miên. Chúc mừng buổi ra mắt sách thành công viên mãn.

    Xin mượn lời trong bài viết của ký giả Thanh Phong điểm sách “Việt Eden – Địa Đàng Hạ Giới” để chấm dứt nơi đây.

    Trần Việt Hải, Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian

    “Người viết đã đọc từ trang đầu đến trang cuối và cảm nhận cả một công trình, vừa moi óc vừa tìm tòi nhiều tư liệu, hình ảnh để hoàn thành sách Việt Eden – Địa Đàng Hạ Giới mà từ trước đến nay chưa ai viết đầy đủ hơn về Little Saigon. Đây sẽ là một trang sử oai hùng của người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại hải ngoại; một cuốn sách đáng để cho cư dân Little Saigon hãnh diện và làm món quà tặng cho bạn bè, người thân ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt qua câu trả lời của ký giả Du Miên, Chủ Bút tuần báo Saigon cũng là người vẽ bản đồ khu phố Saigon đăng trên báo Saigon, ông trả lời nữ ký giả Rosa Kwong, gốc Hồng Kông khi cô hỏi: Tại sao ông gọi là Phố Mới, Phố Saigon? Chủ bút Du Miên trả lời, “Ở quê nhà Việt Nam, Cộng Sản đổi tên thủ đô Saigon của chúng tôi rồi. Chúng tôi lập khu phố nhỏ, phố mới gọi là Phố Saigon. Saigon thủ đô của nước tôi lớn và hoa lệ, là “Hòn Ngọc Viễn Đông”… Còn ở Westminster đây, bất quá chúng tôi gom nhau lại thành một khu phố nhỏ, một góc chút xíu của Saigon hoa lệ ngày xưa”. Cô ký giả gốc Hồng Kông lặng yên một lúc khi thấy Chủ Bút báo Saigon rơm rớm nước mắt khi nhắc đến Saigon. Cô gật đầu chào mọi người, lặng lẽ bước đi. Vài ngày sau, trong bài tường thuật ngày 1 tháng 2 năm 1981, cô gọi khu phố bé tí, phố Saigon của tuần báo Saigon nói trên là “Little bit of Saigon”. Sau này người ta lần lượt bỏ bớt hai chữ “bit of còn lại Little Saigon. Và danh xưng Little Saigon có từ đó, từ ngày 1 tháng 2 năm 1981.”

  • Khánh Lan,  KIẾN THỨC TỔNG QUÁT,  LỊCH SỬ

    TẾT, NÓI CHUYỆN TẾT

    LTS. Những tài liệu dưới đây của các tác giả đã đăng bài nghiên cứu của họ trong Giai Phẩm Xuân Quý Mão 2023 của VIETNAMESE MAGAZINE với chủ đề TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI. Đó là những tài liệu có giá trị mà Khánh Lan nghĩ cần được lưu lại cho hậu thế, bởi đây những dữ kiện hữu ích cho giới trẻ học hỏi về những phong tục tập quán của con dân Việt. Khánh Lan xin phép được tóm lược nội dung của các bài viết này.

    Duyệt qua 176 trang báo, Khánh Lan nhận thấy có một số bài vở đang trong sách thật hay, ghi lại những tài liệu có giá trị nói về lịch sử cũng như tập tục của ngày TẾT của người Việt. Trước hết Khánh Lan xin lần lượt tóm lược về từng tiêu đề. Theo Lý Thành Phương, sau một thời gian làm việc cực nhọc, người ta chọn mùa Xuân để nghỉ ngơi và ăn mừng khi cây cây cối bắt đầu đơm bông kết nụ. Người Việt Nam chúng ta cũng như thế giới không tránh khỏi sự chi phối của ba nền văn minh chính gồm: Văn minh La Mã, văn minh Ấn Độ và văn minh Hoàng Hà (Trung Quốc). Hầu như cả ba nền văn minh trên đều chọn ngày đầu năm để đánh dấu những biến cố quan trọng mà người Việt Nam chúng ta gọi là ngày TẾT.

    • Văn minh La Mã: Dựa theo dương lịch và ăn mừng TẾT từ ngày Chúa Giáng Sinh, 25 tháng 12 cho đến hết ngày 1 tháng 1.
    • Văn minh Ấn Độ: Như Sri-Lanka, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Cam Bốt thì TẾT sẽ vào khoảng tháng Ba dương lịch.
    • Văn minh Hoàng Hà (Trung Quốc): Như Hồng Kông, Singapore, Đài Loank Hàn Quốc và Việt Nam thì theo âm lịch của Trung Hoa và ngày TẾT thường trễ hơn TẾT dương lịch từ một đến hai tháng.

    Nước Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc do thời kỳ bị thế lực phương Bắc đô hộ cả ngàn năm. Tuy nhiên, những sinh hoạt trong ngày TẾT của người Trung Hoa và người Việt có nhiều điểm khác biệt. Theo Lý Thành Phương, Nước Việt Nam bắt đầu lập quốc từ thời kỳ Lạc Việt với một tập tục nhuộn răng đen, ăn trầu, xâm mình (để đối phó với Thủy quái), trồng lúa dưới nước và dùng trống đồng (Trống đồng Đông Sơn, Ngọc Lũ) trong các sinh hoạt cộng đồng, dùng sản phẩm lúa gạo để gói bánh chưng, bánh tét (ăn mừng trong những ngày Tết). Những tập tục này bắt nguồn từ những  phong tục và văn hóa đặc trưng của người Lạc Việt. Văn minh Lạc Việt có tính truyền bá, chia sẻ và phát triển qua nhiều sóng gió của thời thực dân đế quốc, nhưng vẫn tồn tại bởi người dân Việt có tinh thần cầu tiến, kiên nhẫn và chịu khó học hỏi những cái hay, cái tốt của người.

    Bánh tét: Hương vị Tết quê nhà, bài viết của VT.

    “…Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

    Nêu cao pháo nổ bánh chưng xanh…”

              Nếu bánh chưng là loại bánh nếp truyền thống của miền Bắc thì tại miền Nam, bánh Tét không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên và đãi khách trong ba ngày Tết. Bánh chưng hay bánh tét luôn được ăn kèm với củ kiệu, củ hành, tôm khô thì mới đủ bộ. Nguyên liệu gói bánh chưng đều giống nhau, cái khác biệt chỉ là hình dạng bên ngoài của nó mà thôi. Gói hai loại bánh này cần phải có gạo nếp, đậu xanh không có vỏ, thịt ba chỉ hay thịt nạc, mỡ. Nhưng nếu gói bánh tét chay thì nguyên liệu làm nhân bánh lại khác như đậu đò, dừa nạo. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải có lá chuối, lạt để buộc bánh (từ tre). Phần lớn, người ta nấu bánh khoảng vài ngày trước Tết.

              Nếp phải được ngâm trước khi gói bánh khoảng 8 tiếng xong đổ ra rổ và để cho ráo nước, trộn vào gạo chút muối giúp cho nếp dễ thấm gia vị. Đậu xanh thì ngâm trước khoảng 4 tiếng rồi đổ ra rổ cho ráo nước. Bánh chay thì cắt dừa cắt mỏng và trộn vào nếp. Thịt và mỡ cắt thành miếng dài khoảng 10cm. Lá chuối rửa và lau sạch. Dây lạt để buộc bánh cần ngâm nước cho mềm.

              Gói bánh chưng hay bánh tét đòi hỏi sự khéo tay, nhưng nếu có khuôn thì gói sẽ dễ hơn. Gói bánh tét thì khó hơn vì không có khuôn làm bánh tét. Bánh chưng hay bánh tét phải nấu từ 8 tới 12 tiếng nếu là nồi thường, ngày nay người ta dùng presure cooker, nên chỉ cần nấu khoảng 3 tiếng, bằng nước đã được đun xôi là bánh chín.

    Tập quán ăn Tết Việt Nam, bài viết của Lý Thành Phương.  

    Tục lệ “ĂN TẾT” đã trở thành một tập quán lâu đời của người Việt Nam, những tập tục này bao gồm:

    Đưa ông Táo về trời: (Ngày 23 tháng Chạp âm lịch).

    Dựa theo lịch sử, sự phát triển và sinh tồn của con người là nhờ vào sự phát minh ra “LỬA”. Chính vì thế mà hầu hết xã hội nào cung có tập tục thờ “Thần Lửa”. Tuy nhiên hình thức thờ Thần Lửa có sự biết đổi theo thời gian tùy theo phong tục của từng quốc gia. Người Việt Nam dù hai chữ “Ông Táo” hay “Táo Quân” để ám chỉ Thần Lửa và theo sự tưởng tượng phong phú của dân gian, họ cho rằng Táo Quân là người nghe hết mọi chuyện trong thiên hạ, rồi chờ đến cuối năm sẽ cưỡi cá chép, bay về Thiên Đình báo cáo lại với Ngọc Hoàng đế người thưởng hay phạt bàng dân thiên hạ.

    Tiệc Tất Niên: 

    Đó là bữa họp mặt mà hầu hết các cơ quan, xí nghiệp, trường học, bạn bè đều tổ chức vào dịp cuối năm trước khi chia tay về nhà nghỉ ngơi ăn Tết cùng với gia đình. Trong bữa tiệc, mọi người chia sẻ những món ăn đặc sắc của từng miền hay cùng nhau tham gia văn nghệ, đàn ca hát xướng.

    Dọn dẹp nhà cửa:

    Đây là lúc mà mọi người dù bận đến đâu cũng dùng chút ít thời gian để dọn dẹp nhà cửa, đánh bóng bộ lư hương, sơn nhà, v.v… với mục đích xóa bỏ những điều xúi quẩy của năm cũ để chuẩn bị đón cái may của năm mới.

    Mua, Xắm, may quần áo mới:

    Già được bát canh, trẻ được manh áo mới” là câu ca dao rất quen thuộc đối với người Việt Nam. Vì thế, dù có khó khăn đến đâu đi nữa, bậc làm cha mẹ cũng cố gắng mua xắm cho con cái một bộ quần áo mới để mặc trong ba ngày Tết. Đặc biệt là sáng ngày mồng một Tết, các em được cha mẹ mặc cho bộ quần áo mới và được ông bà, cha mẹ lì-xì sau khi các em chúc tuổi đến các bậc trưởng thượng, ông bà, cha mẹ, v.v…và được cho đi chúc Tết họ hàng.

    Viếng mộ và quét dọn mồ mả tổ tiên:

    Thông thường, trong những ngày Tết, các con cháu từ khắp nơi đều về thăm quê hương, xứ sở và cùng gia đình đi thăm viếng mộ phần của tổ tiên cũng như có trách nhiệm lau chùi, quét dọn quanh mộ để thể hiện lòng kính trọng, hiếu đạo với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất bóng.

    Đi chợ Tết:

    Đi chợ Tết là một thú vui không thể bỏ qua và dĩ nhiên mọi người đều thích đi chợ Tết, dù có khi chẳng mua bán gì cả. Sở dĩ người ta thích đi chợ Tết vì nó hoàn toàn khác với những buổi họp chợ thường ngày trong năm. Phải, chợ Tết họp rất sớm, từ buổi sáng tinh mơ, chợ đã chật đầy người, chen chúc nhau, kẻ mua người bán. Hàng quán, hoa quả bầy đầy vỉa hè; hẻm này thì bày hoa cúc hoa lan; góc kia tràn đầy mai, đào, vạn thọ…Chợ Tết nhộn nhịp nhất là tuần lễ cuối cùng của một năm, đây là phiên chợ đông người nhất, bởi có nhiều người cho rằng mọi thứ như bánh, mứt, hoa quả và thức ăn sẽ rẻ hơn vì là phiên chợ cuối năm.

    Gói bánh chưng:

    Nhiều gia đình có tập tục gói bánh chưng ngày Tết vì lý do là vừa ngon, vừa sạch và vừa rẻ. Nhưng còn một lý do nữa là ngày mà các con cháu cùng quay quần và tụ họp bên nhau, thăm hỏi và chia sẻ những buồn vui trong năm. Thiết tưởng chúng ta cũng nên tìm hiểu nguồn gốc của bánh giầy, bánh chưng. Cũng theo ông Lý Thành Phương thì bánh giầy và bánh chưng có từ thời vua Hùng. Chuyện kể rằng: Dưới thời Hùng Vương thứ 18. Một hôm, hoàng tử Tiết Liệu nằm mộng thấy có vị Thần hiện ra và bảo: “Này Con, vật trong trời đất không có gì quý ban82ng gạo, vì nó là thức ăn nuôi sống con người, con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn tương trưng cho Trời và hình vuông tượng trưng cho Đất. Hay lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh để tượng hình cho cha mẹ sinh thành”

    Chưng hoa trong dịp Tết:

    Người Việt Nam thường thích chưng hoa trong những ngày Tết, hoa đem lại sự tươi mát và không khí trong lành trong ngày đầu xuân. Các loại hoa  như đào, mai, lan, cúc, thủy tiên và cây quất là những loại hoa quả thường thấy trong mọi gia đình. Hoa còn tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng.

    Mâm ngũ quả:

    Trong những gia đình theo đạo Phật hay thờ ông bà thì mâm ngũ quả không thể thiếu trên bàn thơ tổ tiên nhất là trong những ngày Tết. Mâm ngũ quả gồm có 5 loại quả khác nhau tùy theo từng miền. Mâm ngũ quả với ý niệm là mong năm mới đem lại sự thịnh vương, yên bình. Mâm ngũ quả của những gia đình bình dân là “Cầu (Mãng cầu xiêm) – Sung (trái sung) – Dừa (trái dừa xiêm) – Đủ (trái đu đủ) – Xoài (Trái Xoài). Điều trên ngụ ý: “Cầu vừa đủ sài”.

    Rước Ông Bà:

    30 Tết là ngày “Rước ông bà” về chung vui Tết với gia đình. Một mâm cỗ sẽ được bày trên bàn thờ tổ tiên vào buổi trưa hay buổi chiều tùy theo từng gia đình. Thông thường một mâm cỗ gồm: Thịt kho trứng, tôm khô củ kiệu, một món canh, bánh chưng, v.v… Sau 3 ngày Tết, đến ngày mồng 4, một mâm cúng đơn giản hơn, được đặt trên bàn thờ tổ tiên để tiễn ông bà.

    Đón giao thừa:

    Giao thừa là thời diểm chuyển giao giữa năm mới và năm cũ. Lễ cúng giao thừa còn được gọi là lễ trừ tịch và được diễn ra vào phút cuối cùng của năm cũ với ý nghĩ là loại bỏ mọi điều xấu của năm cũ và đón những điều may mắn, tốt đẹp cho năm mới. Lễ cúng giao thừa thường được thể hiện ngoài trời với chung trà và bánh mứt. Những tràng tiểu pháo được đốt nổ vang xen kẽ với đại pháo để xua đuổi tà ma ác quỷ và mở đường cho vạn sự tốt lành.

    Chúc Tết – Mừng tuổi -Lì Xì:

    Tập tục lì diễn ra vào sáng mồng một Tết, các con cháu dậy sớm, thay quần áo mới, xong đứng xếp hàng và chúc tuổi ông bà cha me để được thưởng tiền lì xì trong một phong bì nhò, màu đỏ với hình vẽ rất đẹp trên mặt phong bì. Những câu chúc Tết thường là: “Năm mới, con xin chúc ông bà (cha mẹ, cô dì, chú bác…) sức khỏe vẹn toàn, sống lâu trăm tuổi, (làm ăn phát đạt, an khang thịnh vượng) vạn sự như ý, v.v…

    Đi chùa – Hái lộc:

    Đi chùa – hái lộc đầu năm là truyền thống của người Việt Nam. Vào chùa đốt nhang cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, gia đình hạnh phúc, ăn nên làm ra, sức khỏe và con cái học hành tấn tới.

    Thăm mộ tổ tiên:

    Sau ngày mồng một Tết, các con cháu cùng nhau đến thăm viếng mộ phần của tổ tiên. Đây cũng là dịp mà mọi người trong gia đình hội ngộ, thăm hỏi và ngồi quanh mâm cỗ cúng ngày Tết.

    Đánh bài ngày Tết:

    Đánh bài trong ba ngày Tết trong phạm vi gia đình được coi là một cách giải trí, mua vui và thư giãn vì số tiền ăn thua cho mỗi ván bài chỉ là trên dưới chục bạc. Có những màn Bầu cua cá cọp chỉ thu nhỏ từ .25 cents đến $1.00 cho mọi người có thể tham gia. Ngoài Bầu cua cá cọp người ta còn chơi bài cào ba lá, lô tô, cá ngựa, tam cúc hay tứ sắc.

    Tóm lại, MỪNG TẾT – VUI XUÂN là một phong tục tốt, nên được duy trì, bởi ngoài việc nghỉ ngơi, thăm viếng họ hàng, bạn bè, nó còn mang một tinh thần giáo dục và bảo tồn văn hóa. TẾT là thời điểm để các con cháu nhớ đến và báo hiếu tổ tiên. Có nhiều địa phương cũng nhân dịp ngày TẾT để cám ơn những ân nhân của gia đình hay cá vị lãnh đạo tinh thần và các Thày Cô trong trường học đã dày công dậy giỗ các học sinh nên người.

    Ngày Tết nói chuyện trà, bài viết của Đỗ Duy Ngọc.

    “Khách đến nhà không trà thì rượu”

    Uống trà vào ngày Tết là một truyền thống và mang những món quà ý nghĩa tới cho người than, bạn bè trong dịp tết cổ truyền dân tộckhông thể thiếu trong trong dịp Tết ở mỗi gia đình Việt. Sự hiện diện của chén trà góp phần làm cho những câu chuyện thêm ý nghĩa và là món quà mà con cháu biếu ông bà, cha mẹ để tỏ lòng hiếu kính, biết ơn đấng sinh thành. Uống trà đã trở thành việc không thể thiếu trong những câu chuyện đầu năm, khách đến chơi nhà thưởng trà, trò chuyện trong không khí rộn ràng của mùa xuân mới.

    Trà không chỉ là thói quen hàng ngày mà nó còn là một trong những nét đẹp truyền thống trong ngày Tết, một nét văn hóa đẹp của người Việt. Ngày xưa, “miếng trầu là đầu câu chuyện” nhưng ngày nay, chén trà đã thay cho “miếng trầu”, để mở đầu cho mỗi câu chuyện, đặc biệt là những câu chuyện ngày Tết. Một ấm trà thơm ngon sẽ làm cho mọi người gần nhau hơn, ấm áp hơn trong tiết trời se se lạnh vì thế mà trà được các gia đình đặc biệt quan tâm trong ngày Tết.

    Vị đắng của trà, vị ngọc của bánh mứt đã trở thành hình ảnh quen thuộc và không thể thiếu trong những ngày Tết. Ngày Tết. Thưởng trà là một trong những nét đẹp truyền thống trong ngày Tết, một nét văn hóa đẹp của người Việt. Uống trà trở thành việc không thể thiếu vào mỗi dịp Tết bởi nó có lợi cho sức khỏe như phòng chống được một số bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường… làm đẹp như chống lão hóa, đẹp da… và vì thưởng trà đã trở thành một nét văn hóa trong nền văn hóa đa dạng của người Việt.

    Người Nhật cũng như người Trung Hoa tôn trà thành đạo: Đạo Trà. Từ ngàn xưa, người Việt đã có nghệ thuật uống trà và là một trong những nước trong cây trà sớm nhất thế giới. Người Việt uống trà theo kiểu cách riêng của họ và cũng có quy tắc riêng nhưng không quá ngặt như Đạo Trà. Trà có tác dụng giải độc và kích thích sự hoạt động của trí não, giảm mỡ trong máu.

    Thống kê trên thế giới ghi nhận có hơn 3,000 giống trà khách nhau. Tuy nhiên có 6 loại trà cơ bản: Trà xanh, trà trắng, trà vàng, trà đen, trà Ô long và trà phổ nhĩ.

    • Trà Xanh là loại trà vừa hái xong, làm héo và diệt men. Trà xanh là một loại trà tươi như giống trà Thái Nguyên là một loại trà nổi tiếng tại Việt Nam bởi trà Thái Nguyên không để lên men nên vẫn giữ được chất diệp và phẩm chất của lá trà tươi.
    • Trà Trắng còn được gọi là Bạch Trà trông ở vùng cao độ. Bạch trà được hái từ lúc còn là búp non, và vì trong trong vùng có nhiệt độ thấp nên búp trà có màu trắng. Hái xong sẽ được phơi ngoài nắng nên có độ lên men cao. Trà trắng có nguồn gốc từ Phúc Kiến, nhưng ngày nay, có nhiều nước cũng sản xuất loại trà này. Tại các tỉnh miền Tây Bắc Việt Nam ghi nhận là có loại trà này.
    • Trà Vàng cũng giống như trà xanh, chỉ khác là sau khi diệp men, là trà được hấp ở nhiệt độ nhẹ khiến cho chất diệp lục tố (Chlorophyll) mất đi từ từ khiến cho chất xanthophylls (màu vàng) hiện ra rõ hơn.
    • Trà Ô Long là loại trà có các công đoạn chế biến da dạng và mất thời gian. Trà ô long xanh có độ lên men là 12-20% nhưng trà ô long đen có độ lên men là 40-80%. Trà ô long được trồng nhiều ở Trung Quốc, Đài Loan. Lâm Đồng cũng trồng loại trà này lấy giống từ Đài Loan.
    • Trà Đen còn được gọi là Hồng Trà vì nước trà có màu cam hoặc màu đỏ, xuất phát tử khu vực núi Vũ Di ở Trung Quốc với tên là Chánh Sơn Tiểu Chủng. Không qua giai đoạn diệt men. Loại trà này được người Âu Châu ưa chuộng.
    • Trà Phổ Nhĩ được đặt theo tên của thành phố Phổ Nhĩ bên Trung Quốc. Loại trà này trồng tại vùng Tây Bắc Việt Nam. Sự chế biến giống như loại trà Xanh và Bạch Trà. Lá trà khô đóng thành bánh gọi là trà Phổ Nhĩ sống và nếu làm khô và ủ từ 30 đến 50 ngày thì gọi là trà Phổ Nhĩ chín.

    Tùy theo từng loại trà mà người ta dùng độ nước sôi để pha. Thường là 85-100 độ C. Ấm pha trà củng tùy loại trà mà dùng ấm mỏng (Chu Nê) hay dày (Tử Sa). Ở Trung Quốc có thập loại danh trà, đứng đầu là:

    • Trà Long Tĩnh của thôn Long Tĩnh, Hàng Châu, Triết Giang. Vì thời tiết mát mẻ nên trà Long Tĩnh ngon, chất lượng tốt và là một loại trà Xanh nổi tiếng được chế biến theo phương thức thủ công truyền thống nên lá trà có kích thước đều và giữ được màu xanh non đẹp mắt. Đặc trưng của loại trà này mang hương vị trà Xanh tươi mát, đậm đà, khi pha trà các búp trà đứng thẳng trong nước, nhìn rất đẹp.
    • Bích Loa Xuân hay Hách Sát Hương Nhân được mệnh danh là đệ nhất trà Xanh có hương vị dịu ngọt, có nhiều chất dinh dưỡng, nước trà màu xanh ngọc.
    • Thiết Quan Âm là loại trà khó trồng, búp trà ra quanh năm nhất là mùa Xuân nhưng vị trà lại thơm nhiều vào mùa Thu. Trà có nguồn gốc tại huyện An Khê. Lá trà hơi cong, đỉnh trà trong giống như đầu con chuồn chuồn, thân xoán, đuôi trông giống như chân con ếch, trên bề mặc của lá có một lớp sương mỏng gọi là “Sa lục”. Trà có 30 loại kháng chất khách nhau, có khả năng miễn dịch, trị bệnh mạch vành. Hương vị thơm, ngọt, xanh giúp trí óc thanh thản, sảng khoái, thư giãn.
    • Hoàng Sơn Mao Phong tên trà được đặt theo quê hương “Mao Phong” và dãy núi “Hoàng Sơn”. Lá trà có lông tơ, nước trà thơm, vị đậm, nước màu vàng, tốt cho bệnh tim mạch.
    • Trà Ngân Châm hay Trà Vàng xuất phát từ đảo Quân Sơn, tỉnh Hồ Nam. Hoa trà thường nở vào tháng 6 và có chất lương tốt nhất trong năm. Trà có hai loại là trà búp mọc ở phía Đông đảo Quân Sơn, đón nắng sớm nên ngon hơn và trà tơ mọc ở phía Tây đón ánh nắng muộn hơn, ban đêm lại có nhiều sương nên lá có nhiều tơ.
    • Kỳ Môn Hồng Trà nổi tiếng tại huyện Kỳ Môn, tỉnh An Huy. Trà được lên men trong quá trinh hái, ủ và sấy. Các chế biến làm theo phương thức thủ công nghệ. Trà chứa nhiều chất Flavonoid rết tốt cho sức khỏe, giảm thiếu nguy cơ béo phì.
    • Trà Đại Hồng Bào hay Nham Trà Đại Hồng Bào hay Đại Hồng bào Vũ Nhi vì trồng ở núi Vũ Di, Phúc Kiến, Trung Quốc. Trà thuộc dòng trà Ô Long. Trà có vị ngọt, hương thơm như hoa lan. Đây là loại trà mắc tiền nhất thế giới, có lúc lên đến $1000 USD/gr. Nên được nhà nước canh gác rất cẩn thận. Trà có thể thu hoạch quanh năm nhưng sản lượng và chất lượng thì mỗi mùa khác nhau. Trà có tác dụng chống ung thư, hạ huyết áp, cải thiện tim ma5chk giảm căng thẳng, tăng cường trí nhớ.
    • Trà Lục An Qua Phiến hay Trà Qua Phiến là loại trà xanh trồng trên đỉnh Đại Sơn, Lục An, tỉnh An Huy. Chỉ dùng búp trà, bỏ phần mầm, gân rồi phơi khô. Trà có màu xanh ngọc, trong, hương thơm, vị nồng có chút chất ngọt.
    • Bạch Hào Ngân Châm là trà Trắng búp non hay Baihao Yinzhen. Thuộc dòng họ trà Trắng, sản suất tại tỉnh Phúc Kiến. Thu hái là những búp non, mịn và có lớp lông tơ trắng bao quanh búp trà. Phương pháp là phơi trong bóng râm, nổi tiếng về hương, sắc và vị, từng là Hoàng gia Cống Phẩm và được Vua Chúa dùng trong các buổi Ngự Trà.
    • Trà  Phổ Nhĩ (Bửu Lị, Pu-erh) có nguồn gốc từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, thường dủng trong các nhà hàng Trung Hoa, nhất là sau bữa ăn Dim Sum. Trà được diệt men, vò nát, phơi nắng. Nuốc trà có màu đỏ đậm, vị hơi chát nhưng sau lại ngọt.

    Các nước Á Châu ăn Tết Nguyên Đán ra sao? của tác giả THG (Dựa theo bài viết của THG).

    “…Chiều ba mươi nợ réo tít mù

    Co cảng đạp thằng bần ra cửa

    Sáng mồng một rượu say túy húy

    Giơ tay bồng ông phúc vào nhà…”

    Tết Nguyên Đán còn được gọi là Tết Âm Lịch hay Lunar New Year. Đây là dịp lễ lớn được nhiều quốc gia Á Châu long trọng đón mừng. Phần lớn cá quốc gia Á Châu dưa trên chu kỳ của mặt trăng quay quanh trái đất, đó là ngày đầu tiên của chu kỳ của mặt trăng. Theo giáo sư Yeomin Yoon, thuộc đại học South Carolina thì Tết Nguyên Đán bắt đầu từ thời cổ đại. Tết Nguyên Đán không phải là Chinese New Year bởi Tết Nguyên Đán của người Trung Quốc gọi là “Chũ Jié” có nghĩa là “Lễ Hội Mùa Xuân”, kéo dài cả tuần.

    Phần trên chúng ta đã nói về phong cách đón TẾT tại Việt Nam, sau đây chung ta tìm hiểu thêm về nghi thức đón Tết Nguyên Đán ở một số quốc gia Á Châu như: Trung Quốc, Đại Hàn, Singapore, Mã Lai Á, Đài Loan và Phi Luật tân.

    • Tại Trung Quốc:

    Tương tự như người Việt, Tết là dịp để gia đình quây quần bên nhau. Người Trung Hoa cũng tin rằng, mặc quần áo mới với màu tươi sáng (đỏ, vàng) để thu hút thần tài và mang lại sự giầu có trong năm. Cũng giống như người Việt, người Trung Hoa đặt têm cho mỗi năm tương ứng với một con vật trong 12 con giáp gồm các con: Chuột (Tý); Trâu (Sửu); Cọp (Dần); Thỏ/Mèo (Mẹo); Rồng (Thìn); Rắn (Tỵ); Ngựa (Ngọ); Dê (Mùi); Khỉ (Thân); Gà (Dậu); Chó (Tuất) và Heo (Hợi) và đến Chùa dâng hương cầu mong cho một năm mới tốt lành thịnh vượng. Nhưng người Trung Hoa thường kiêng không ăn thịt con vật tương ứng với con giáp của năm đó.

    Trong ngày Tết, các món ăn cổ truyền được dùng là: Bánh bao, bánh nếp, mì, sủi cảo. Một phong tục khác là khi làm bánh bao, người Trung hoa giấu vào trong lòng bánh một đồng xu nhỏ, để các em nhỏ nếu nhận được bánh bao có giấu đồng xu ấy thì nên ăn hết cái bánh bao đó để lấy hên suốt cả năm. sủi cảo thường được ăn chung với cá tượng trưng cho sừ sung túc. Đêm giao thừa, mọi người quay quân bên nhau trong bữa cơm cuối năm, mồng một Tết cũng có đi chúc Tết và nhận tiền lì xì trong một phong bao màu đỏ. Người Trung Hoa có tục lệ không mua giầy mới, quét nhà ngày mồng một, không cắt tóc, gội đầu vào dịp Tết.

    • Tại Đại Hàn:

    Tại Đại Hàn Tết Nguyên Đán kéo dài 3 ngảy, theo phong tục của người Đại Hàn mọi người đều nhận thêm một tuổi vào ngày Tết. Y phục đón Tết là trang phục cổ truyền Hanbok và trẻ em phải cúi rạp người, cung kính chào người lớn tuổi, chúc thọ và nhận tiền lì xì cũng như nhận lời khuyên bảo, kinh nghiệm sống, v.v… của các vị niên trưởng.

    Thức ăn trong dịp Tết gồm các món mandu (bánh bao), dduk-guk (súp bánh làm bằng bột gạo thái mỏng), mandu-guk (súp bánh bao), galbijjim (sườn om), japchae (miến) và ddeok (bánh gạo). Trò chơi truyền thống là Yut Nori (cờ chơi bằng que gỗ) và Yeonnalligi (thả diều để cầu may).

    • Tại Singapore:

    Da số người Trung Hoa sống ở Singapore (75%) nên họ ăn Tết rất lớn. Thức ăn là bánh nếp (nian gao), Yushering (gỏi cá sống truyền thống) và bánh dứa. Bao lì xì được trao tặng cho những người trẻ tuồi với chữ “” trên phong bao màu đỏ. Người Singapore tỏ lòng kính trọng tổ tiến bằng cách đi chùa, thắp nhang vào dịp đầu năm.

    Cuộc diễn hành Chingay với xe hoa rất long trọng, lộng lẫy được tổ chức hàng năm vào dịp Tết Nguyên Đán, cũng có múa lân. Ngoài ra trong dịp này, Lễ hội Tết River Hongbao cũng được tổ chức ở nhiều địa điễm khác nhau tại Singapore.

    • Tại Mã Lai Á:

    Cũng như Việt Nam, Trung Quốc, Đại Hàn và Singapore, Tết Nguyên Đán là dịp mừng Xuân và để mọi người trong gia đình quây quần bên nhau trong bữa cơm cuối năm. Tết tại Mã Lai kéo dài 15 ngày và ngày thứ 15 sẽ có lễ hội Chap Goh Mei dành riêng cho các phụ nữ độc thân, trong buổi lễ, các cô gái sẽ ném quả quýt có ghi ước mơ thầm kín của mình xuống biển.

    Món sald Yee Sang là món được dùng trong bàn tiệc vì nó tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng. Nian gao, quả quýt (tượng trưng cho sự may mắn) và phong bì đỏ (pow) được trao tặng cho các em nhỏ và những người chưa lập gia đình. Có những gia đình mời đoàn múa lân đến múa trước bàn thờ để xua đuổi tà ma. Khi ra đường các thiếu nữ mặc trang phục truyền thống, qipao (áo sường xám) màu đỏ vì họ tin rằng màu đỏ mang đến sự may mắn.

    • Tại Đài Loan:

    Người Đài Loan có tục lệ dù bận rộn đến đâu đi nữa, họ đều về hay về quê đón mừng năm mới cùng với gia đình. Những món ăn Tết gồm: Nian gao, bánh dứa, cá. Người Đài Loan cũng tin rằng khi dùng thức ăn hết món cá, mà để lại một ít thì sẽ mang đến sự may mắn cho gia đình. Trong dịp Tết, nhiều người Đài Loan không đi ra đường, mà ở nhà, nhất là có cha mẹ già. Phong tục lì xì và đốt pháo cũng phổ biến tại đây.

    • Tại Phi Luật Tân:

    Người Phi Luật Tân tin tưởng rằng trong đêm giao thừa, khi đồng hồ điểm 12 giờ đêm thì mọi người đều thi nhau nhẩy cho thật cao, vì họ cho rằng giờ phút ấy, nếu ai nhẩy càng cao thì chiều cao của họ sẻ tăng cao thêm lên.

    Bữa ăn truyền thống trong ngày Tết gọi là Media Noche, một bữa ăn thịnh soạn để ăn mừng cho một năm thịnh vượng gồm các loại trái cây hình tròn tượng trưng cho sự may mắn. Phong tục này bắt nguồn từ Trung Quốc. Món ăn trong ngày Tết gồm xôi Biko, Bibingka và Nian gao vì họ tin rằng chất dính của nếp giúp gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau. Mì dài Pancit với niềm tin là đem lại sự khỏe mạnh, trường thọ, may mắn.

    Trang phục có hình chấm bi tròn tượng trưng cho thịnh vượng, tiền bạc, may mắn. Pháo nổ vang để xua đuổi những linh hồn xấu. Đèn bật sáng, cửa sổ và cửa ra vào được mở rộng, không tiêu tiền vào ngày đầu năm.

    Hơn trăm năm trước người Sài Gòn ăn Tết ra sao? Và ngôn ngữ được dùng như thế nào? Bài viết của TNV.

    Sự nghiên cứu của TNV dựa theo tờ Tân Đợi Thởi Báo, số 36, ra ngày 2 tháng 3 năm 1915 mô tả về ngôn ngữ được dùng và những sinh hoạt Tết tại chợ Sài Gòn năm 1915. Vậy, hơn trăm năm trước, phong cách ăn Tết cũng như ngôn ngữ được dùng như thế nào?

    Những danh từ nghe lạ tai như Ý cựu lệ, chờ bữa 27, 28 và 29 Annam: chỗ gia tăng bằng hai đặng trừ bì (giảm bớt) ba bữa 30, thắp đèn điển khí (đèn điện) sáng trưng. Bước chân vào chợ ngống (cố gắng tìm kiếm) ngống lại…vì lòng đã mất thửa (mất đi bớt) sự mong vọng. Tả tự (viết chữ) rất xảo lại sãn thuộc làu. Khách Trú (người Hoa), Thí (miễn phí). Khán (khám), Langsa (chỉ người Pháp, Y phục Langsa là âu phục). Á xúc (chú), ván (bộ ngựa, bộ ván), Trếu (lạ ùng, kỳ cục). Bối(ăn trộm dưới ghe) và còn rất nhiều những từ ngữ khác mà ngày nay không còn lưu truyền trong dân gian.

    Năm 1914, chợ Sài Gòn Mới nay được đổi tên thành chợ Bến Thành khánh thành sau hai năm xây dựng chưa được thịnh vượng và rầm rộ như ngày nay bởi có khi chợ được cất quá lớn và còn xa lạ với sự xắp xếp hàng bán. Thí dụ: Trước kia, hàng ăn, hàng vải (còn gọi là Chà và bán vải), thực phẩm, cây trái xen kẽ vào nhau. Nay, sự xắp xếp hàng quán có vẻ ngăn nắp hơn. Phía trong chợ bày bán hoa quả, thức ăn, hàng quán, bên ngoài chợ có nhiều hàng bông hoa đủ loại. Phía bên hữu thì thấy bày viết liễn, thiệp, v.v…Liễn (Câu đối) viết theo kiểu “Rồng bay Phượng múa”, màu xanh đỏ. Người dân mua liễn về dán trong nhà vào ba ngày Tết.

    Người Trung Hoa ăn Tết sớm, khoảng 28 là họ đã treo cờ Ngũ Hành, cờ Tam Giác của Đại Pháp. Đêm 30 và trọn ngày mồng một Tết, pháo nổ liên hồi, đó là phong tục mà người Annam trừ năm cũ và ăn mừng năm mới, gọi là “Bộc trúc nhứt thinh trừ cựu”. Mồng hai, pháo đốt thưa dần và mồng ba thì im bặt. Trong ba ngày Tết, mọi người đều vui vẻ, trẻ em được cha mẹ cho ăn cam, ăn hồng, đốt pháo, lãnh tiền lì xì, người lớn thì đi thăm họ hàng, chúc cho bà con cô bác, bạn bè vạn sự hạnh tường. Trong ba ngày Tết, người ta nấu thịt hầm dưa giá, thịt kho, cá kho, nem, bì, tỏi, ớt, kiệu, bánh tét, bánh chưng.

    Qua mồng bốn Tết, các cụ già rủ nhau đi khám bệnh miễn phí. Ngoài đường chật cứng xe, nào là xe lửa Mỹ Tho, Biên Hòa, Chợ Lớn đều đông khách, kẻ lên người xuống không ngớt. Nhất là khách Trung Hoa, họ mặc y phục tốt, áo dài kiểu xưa hay áo dài châu xá, che dù đi cung hỉ. Trên những chuyến xe lửa Biên Hòa, Gò Vấp thường chạy qua những khu nhà có chưng lồng đèn giấy, cành dừa kết thành hoa, v.v… có nhà thì lại thấy từng đám người, chụm năm chụm ba ngồi chật vào nhau trên một bộ ván mà chơi đánh bài. Xe cộ trong ba ngày Tết vừa mắc gấp đôi vừa đông người. Có khi còn thiếu cả xe chở khách.

    Ly Rượu Mừng: 70 năm một khúc Xuân ca, bài viết của Trần Hữu Ngư.

    Ban hợp ca Thăng Long với nhạc phẩm bất hủ: Mưa Sài Gòn – Mưa Hà Nội và Ly Rượu Mừng mang đậm dấu ấn văn hóa, nhân văn và nhân bản của nhạc sĩ Phạm Đình Chương như đã in sâu vào tâm khảm và sống mãi trong lòng người Việt. Ra mắt công chúng vào mùa Xuân 1953, ban hợp ca Thăng Long trước 1975 gồm: Phạm Duy, Hoài Bắc (Phạm Đình Chương), Hoài Trung/Phạm Đình Viêm (người anh cùng cha khác mẹ của Phạm Đình Chương), Thái Hằng/Phạm Thị Quang Thái (vợ nhạc sĩ Phạm Duy, chị gái ruột của Phạm Đình Chương, thân mẫu ca sĩ Thái Hiền, Duy Quang, Thái Thảo), Khánh Ngọc (vợ cũ của Phạm Đình Chương) và Thái Thanh/Phạm Thị Băng Thanh (em gái út của gia đình, thân mẫu ca sĩ Ý Lan). Sau 1975 có thêm Mai HươngQuỳnh Giao.

    Hàng trên từ trái qua: Phạm Duy, Hoài Bắc, Hoài Trung.

     Hàng dưới từ trái qua: Thái Hằng, Khánh Ngọc, Thái Thanh.

    BAN HỢP CA THĂNG LONG

    Quỳnh Giao và Mai Hương

              Sau năm 1975, nhạc phẩm Ly Rượu Mừng không được phép hát tại Việt Nam vì có liên quan đến “Lính” qua câu:

    “…Chúc người binh sĩ lên đàng.

    Chiến đấu công thành.

    Sáng cuộc đời lành.

    Mừng người vì nước quên thân mình…”

     Nhưng đến năm 2016, khi xét qua lý lịch của nhạc phẩm thì nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác nhạc phẩm này năm 1953, trước ngày đình chiến 1954. Ly Rượu Mừng mang giai điệu Valse êm dịu, một bài ca chúc mừng năm mới, phác họa nên nét đẹp của mọi giới trong xã hội gồm sĩ, nông, công, thương, binh.

    “…Ngày Xuân nâng chén ta chúc nơi nơi

    Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi

    Người thương gia lợi tức

    Người công nhâng ấm no

    Thoát ly đời gian lao nghèo khó…”

              Mừng Xuân mà không nghe tiếng nhạc, lời ca thì hẳn là một điều thiếu sót và thú vị nhất là hát theo cô ca sĩ hay bạn bè, cùng cất tiếng hát ca những bài nhạc ca ngợi mùa Xuân. Khắp nơi trên thế giới và bất cứ nơi nào có cộng đồng người Việt mà không nghe nhạc phẩm Ly Rượu Mừng. Tuy rằng nhạc phẩm Ly Rượu Mừng không khó hát, nhưng phải hát cho rõ lời, dứt tiếng thì mới hay…Phải công nhận cái biệt tài sáng tác nhạc phẩm này của Phạm Đình Chương, trong ấy, ông đã không quên nhắc đến mọi tầng lớp trong xã hội, qua lời nhạc, ông đã đem đến nụ cười nở trên môi mọi người.

    “…Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương

    Xây tổ ấm trên cành yêu đương

    Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ

    Tiếng thi ca nét chấm phá tô nên đời mới…”

              Chúc Mẹ quê ngày đêm trông ngóng con trai trở về từ chiến trường, mang lại món quà Xuân tinh thần mà hằng đêm bà khấn nguyện.

    “…Kìa nơi xa xa có bà mẹ già

    Từ lâu trông con mắt vương lệ nhòa

    Chúc bà một sớm quê hương

    Bước con về hòa nỗi yêu thương…”

              Và hay cùng nâng ly:

    “…Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do

    Nước non thanh bình

    Muôn người hạnh phúc chan hòa…”

    Thơ ca ngày Xuân trong văn học Việt, bài viết của Ban Biên Tập Giai Phẩm Xuân Quý Mão 2023.

    Trong thưở ban đầu, người Việt chưa có chữ viết nên các thơ ca ngày Xuân không được ghi chép lại trong lịch sử văn học Việt, Tuy nhiên nếu căn cứ theo các văn hoa ghi khắc lại trên Trống Đồng mà các nhà khảo cổ đào được trong thời kỳ cận đại thì dân tộc Việt đã mừng lễ hội từ xa xưa, đi song song với những sinh hoạt có sự phụ họa của kèn, trống, v.v…Theo dòng lịch sử và trải qua nhiều năm tiến hóa, con người càng ngày càng văn minh, tiến bộ, chính vì vậy mà các sinh hoạt hội hè, lễ lạc được ghi chép lại theo từng thời kỳ.

    Thời kỳ lập quốc:

    Theo sách Lĩnh Nam Chích Quái và tu chỉnh bời sử gia Ngô Sĩ Liên dưới thời vua Lê Thánh Tông (1442-1497) ghi lại trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư thì sự tích bánh dầy bánh chưng xuất hiện vào đời vua Hùng Vương thứ 6 (1712-1632 TCN) khi vua dẹp xong giặc Ân, ngài có ý định truyền ngôi lại cho các con, nhưng không  biết phải truyền ngôi cho hoàng tử nào. Trong dịp đầu Xuân, vua cha họp các con lại và phán rằng: “Trong các con, hoàng tử nào tìm được lễ vật dâng lên ta mà có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi cho.

    Trong số các vị hoàng tử ấy thì người con trai thứ 18 của vua Hùng Vương là Tiết Liêu, tính tình hiền hậu, đạo đức, hiếu thảo. Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị thần đến bảo: “Này con, trong trời đất không có gì quý bằng gạo, con hãy lấy gạo nếp làm một chiếc bánh hình tròn tượng trưng cho Trời và một cái bánh hình vuông tượng trưng cho Đất. Hay bọc lá bên ngoài, đặt nhân trong ruột bánh để làm hình tượng cho Cha Mẹ sinh thành.”

    Đến ngày hẹn, Tiết Liêu đem lễ vật của mình dâng lên cho vua Hùng Vương, ngài lấy làm lạ, nhưng Tiết Liêu đã mau nắm kể cho vua cha nghe về giấc mộng của mình và ý nghĩa của sự tích bánh dầy và bánh chưng. Vua Hùng Vương nếm bánh và khen ngon, có ý nghĩa nên ngài đã truyên ngôi cho Tiết Liêu. Và từ đó người Việt có tục lệ gói bánh chưng để cúng tổ tiên trong những ngày đầu Xuân. Trong văn chương Việt Nam cũng có những câu ca dao và được truyền bá trong dân gian như:

    Lạt này gói bánh chưng xanh

    Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng

    Bánh chưng xanh bên dưa hấu đỏ

    Cành mai vàng ben nhánh đào tươi.

    Thời kỳ 1000 Bắc thuộc (179 TCN – 905):

    Trong giai đoạn này, giới thống trị phương Bắc dùng mọi nỗ lực để đồng hóa người Lạc Việt, nhưng truyền thống văn hóa như lễ hội, bánh chưng ngày Tết vẫn đứng vững.

    Thời nhà Đinh – nhà Lê (968 – 980 & 980 – 1009):

    Là giai đoạn đầu của thời kỳ tự chủ nhưng sách sử không ghi chép lại nhiều những phong tục Tết, có lẽ vì thời gian trị vì của hai vị vua này quá ngắn. Trong thời gian này người Việt cũng chưa có chữ quốc ngữ và vẫn phài dùng chữ Hán.

    Thời Lý – Trần (1009- 1225 & 1226 – 1400):

    Trong thời kỳ này, nước Việt trở thành một quốc gia độc lập và trên đà phát triển về mọi lãnh vực nhất là văn hóa. Một loại chữ viết gọi là chữ Môm được các nhà trí thức sáng tạo cho riêng người dân Việt. Chính vì thế mà các quá trình diễn tiến trong xã hội được ghi chép rõ ràng trong lịch sử. Qua các tư liệu lịch sử, lễ nghi truyền thống văn hóa của dân tộc được coi là trọng. Trong triều đình có tổ chức nghiêm trang về việc đón Tết theo quy luật của cung đình. Thiền sư Mãn Giác dưới thời Lý đã để lại bài thơ bất hủ, “Cáo Tật Thị Chúng”.

    Xuân khứ bách hoa lạc

    Xuân đáo bách hoa khai

    Sự trục nhãn tiền quá

    Lão tòng đầu thượng lai

    Mạc vị Xuan tàn hoa lạc tận

    Dình Tiền tạc dạ nhất chi mai

    Dịch

    (Xuân đi trăn hoa rụng

    Xuân đến trăm hoa cười

    Trước mắt việc đi mãi

    Trên đầu già đến rồi

    Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết

    Đêm qua – sân trước – một cành mai.)

              Vua Trần Nhân Tông cũng có rất nhiều bài thơ ca tụng mùa Xuân, trong đó có bài “Buổi sớm mùa Xuân”.

    Ngủ dậy tung song cửa

    Nòa hay Xuân đã sang

    Một đôi bươm bướm trắng

    Gặp hoa, cánh vội vàng.

              Ngoài ra, Vua Trần Nhân Tông còn sáng tác những vần thơ rất thoát tục như:

    Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

    Dói đến thì ăn mệt ngủ liền

    Trong nhà có báu thôi tìm kiếm

    Dối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.

    Thời Hậu Lê:

    Sau 20 năm văn hóa của dân tộc Việt bị hủy diệt bởi chính sách đồng hóa của nhà Minh phương Bắc. Vua Lê Thánh Tông và Nguyễn Trãi là hai nhà thơ nổi tiếng trong giai đoạn này. Về thơ Xuân, Nguyễn Trãi có bài thơ sau.

    Có Xuân đầu bếp xanh như khói

    Thêm lại mưa Xuân trời nước đầy

    Đường nội vắng teo hành khách ít

    Thuyền côi gác bãi ngủ thâu đêm.

    Thời vua Lê – Chúa Trịnh (1545 – 1787):

    Trong giai đoạn này, người nắm quyền hành trong nước là chúa Trịnh và thế tử; tuy nhiên, trong những ngày Tết, vua Lê là người trụ trì các nghi thức quan trong trong triều đình. Trong thời kỳ này, chữ Nôm được phổ biến và xuất hiện nhiều nhà thơ Nôm như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, v.v…

    Một năm Xuân đẹp chín mươi ngày

    Vùn vụt thiều quang ngẫm xót thay

    Cõi thế công danh chim cánh lướt

    Sân nhàn thời tiết bóng oanh bay

                                   (Nguyễn Du)

    Ấy bao nhiêu tuổi hỡi cô mình

    Chị cũng xinh mà em cũng rất xinh

    Trăm vẻ như in tờ giấy trắng

    Ngàn năm còn mãi cái Xuân xanh.

    (Hồ Xuân Hương)

    Triều Nguyễn (1802 – 1945).

    Bởi chịu ảnh hưởng sâu đậm của nho giáo, nên việt tổ chức đón Tết trong cung đình trở nên trịnh trọng hơn. Trong dịp Tết, triều đình ra lệnh giảm thuế cho người dân tại những vùng có thiên tai, bão lụt, mất mùa. Ân xá cho tù nhân có hạnh kiểm tốt, cho phép đánh bài trong những ngày Tết vui Xuân.

    Trong triều đại này có rất nhiều nhà thơ nổi tiếng như Tản Đà, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Công Trứ, v.v…

    “…Gặp Xuân ta giữ Xuân chơi

    Câu thơ chén rượu là nơi đi về

    Hết Xuân, cạn chén, vui Xuân

    Nghìn thu nét mực Xuân đề vẫn Xuân….”

                                 (Tản Đà)

    Năm ngoái năm kia đói muốn chết

    Năm nay phong lưu đã ra  phết!

    Thóc mùa, thóc chiêm hãy còn nhiều

    Tiền nợ, tiền công chưa trả hết

    Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng

    Ngoài ngõ bi bô rủ chung thịt

    Ta ước gì được mãi như thế

    Hễ hết Tết rồi, thời lại Tết!

                       (Nguyễn Khuyến)

    “Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau

    Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu

    Phen này ông quyết đi bôn cối

    Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu…

    …Bắt chước ai ta chúc mấy lời:

    Chúc cho khắp hết ở trong đời.

    Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,

    Sao được cho ra cái giống người.”

                       (Tú Xương)

    Thời Cận đại:

    Đây là thời đại mà chữ quốc ngữ bắt đầu thịnh hành và phát triển, khởi đầu cho một nền văn học mới và cho ra đời nhiều tác phẩm văn chương cũng như văn vần. Những bài thơ Xuân xuất hiện bởi một số thi sĩ như Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử, Vũ Đình Liêm, v.v…

    “…Buổi đầu Xuân – đi giữa buổi đầu tiên

    Như sáng nay cuộc đời vừa mới nở

    Và ban đầu cây với gió cười duyên

    Thiếu nữ bâng khuâng đợi một người

    Chưa từng hẹn đến – giữa Xuân tươi

    Cùng chàng trai trẻ xa xôi ấy

    Thiếu nữ làm duyên, đứng mỉm cười.”

                       (Xuân Diệu)

    “Đã thấy Xuân về với gió đông

    Với trên màu má gái chưa chồng

    Bên hiên hàng xóm, cô em nhỏ

    Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong….”

    (Nguyễn Bính)

    Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời

    Bao cô thôn nữ hát trên đồi

    Ngày mai trong đám Xuân xanh ấy

    Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi.

    (Hàn Mạc Tử)

    “Mỗi năm hoa đào nở

    Lại thấy ông đồ già

    Bày mực tàu, giấy đỏ

    Bên phố dông người qua…

    …Năm nay đào lại nở

    Không thấy ông đồ xưa

    Những người muôn năm cũ

    Hồn ở đâu bây giờ?”

                                 (Vũ Đình Liêm)

    Khánh Lan

  • LỊCH SỬ,  Viet-Hải

    VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN

    Đăng trong 13 Tháng Bảy, 2009 bởi thiền sư lạc việt

    Văn minh Atlantic.


    Cách đây hơn 10. 000 năm – hơn 8000 năm trc CN – trên trái đất đã tồn tại một nền văn minh toàn cầu – tôi đặt tên là nền văn minh Atlantic. Nền văn minh này đã khám phá ra những thực tại vũ trụ mà tri thức hiện đại của nhân loại hiện nay so với họ thật là nhỏ bé. Từ nền văn minh này, họ đã tìm ra một lý thuyết thống nhất vũ trụ, mà nhân loại ngày nay đang mơ ước – Sự mơ ước này cũng chỉ xuất hiện một cách hoài nghi ở những nhà khoa học hàng đầu của nhân loại – Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nền văn minh này bị xóa sổ bởi một trận Đại Hồng Thủy. Phần lớn nhân loại bị tiêu diết. Chỉ còn rất ít bộ phận sống sót, rải rác trên mặt địa cầu, trong đó có tổ tiên người Việt hiện nay. Chứng minh: Xin xem “Định mệnh có thật hay không?”.

    4000 năm sau Đại Hồng Thủy.

    Tất cả những bộ phận sống sót của nhân loại đều làm lại từ đầu với những ký ức và kiến thức của một nền văn minh Atlantic ngày bị mai một vì nó không còn thích ứng vơi cuộc sống thực tế. Một cộng đồng còn sống sót của nền văn minh này đã xuống định cư ban đầu ở Thượng nguồn sống Hoàng Hà. Lưu vực sông Lạc Thủy – Tây Bắc Trung Quốc ngày này. Họ đã tồn tại và phát triển ở đây. Đây chính là nguồn gốc của danh xưng Lạc Việt. Hàng ngàn năm sau đó, họ dần dần phát triển địa bàn lan tỏa khắp vùng Bắc Dương Tử – Nam Hoàng Hà. Một bộ phận ưu tú của tộc Lạc Việt tách ra và di cư xuống Nam Dương Tử. Họ tồn tại và phát triển chủ yếu ở vùng Động Đình Hồ kéo dài ra biển và ven biển Đông.

    Cùng thời gian 4000 năm này, các bộ phận còn sống sót và phát triển khác cũng xuất hiện. Một cuộc chiến tranh đã xảy ra giữa những tộc người phi Lạc Việt và người Việt ở Bắc Dương Tử. Đây chính là cuộc chiến nổi tiếng Hoàng Đế – Xuy Vưu ghi nhận trong truyền thuyết. Người Lạc Việt ở Bắc Dương tử thất bại. Những bộ phân ưu tú di tản xuống Nam Dương Tử. Ở đây, họ đã cùng nhau lập thành một quốc gia đầu tiên. Nguyên âm chính quốc hiệu của quốc gia này là Xích Quí (Yêu quí) – chứ không phải là Xích Quỷ. Quí là Thiên can Âm trong trung cung Hà Đồ. Xích màu đó thuộc phương Nam. Sau đó đổi tên là Văn Lang.

    Tất cả những giá trị huyền vĩ của nền văn minh Phương Đông được phục hồi và phát triển ở đất nước Văn Lang này trải gần 2622 năm: Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp hồ tôn, Tây gíap Ba thục và Đông giáp Đông Hải. Đây là nơi hội tụ lần thứ nhất của người Lạc Việt – còn gọi là bách Việt vì theo tên gọi của các cộng đồng ở vùng miến khác nhau. Nơi đây, những gia 1trị của văn minh At lantic được phát huy . Đó chính là sự ứng dụng của lý thuyết thống nhất vũ trụ của nền văn minh Atlantic. Nền văn minh Phương Đông. Tuy nhiên, những nguyên lý lý thuyết nền tảng thì chỉ giới tri thức ưu tú nắm rõ.

    Một câu nói nổi tiếng của Hoàng Đế được lưu truyền đến ngày nay, khi dừng vó ngựa bên bờ Bắc Dương Tử – câu nói này được hiểu theo nhiều cách vì thất truyền. Nhưng có vài nghĩa chính như sau:

    • Phương Nam khó đánh.
    • Không được đánh phương Nam.
    • Phương Nam không thể đánh.

    Nhưng dù hiểu theo cách nào thì chính Hoàng Đế – mà người Hán ngày nay xác nhận là Thủy tổ của họ – cũng thừa nhận sự hùng mạnh của người Lạc Việt ở Nam Dươngv Tử – hoặc do những yếu tố khác mà tôi chưa cần diễn đạt tại đây liên quan đến những bí ẩn của vũ trụ.

    Vậy mà ngày nay, một bọn người dốt nát, tầm nhìn xa không qua 10 m – lải nhải nói rằng: Làm gì dân tộc Việt lại ở một khoảng đất rộng thế? Bon dốt nát đó mang hàm giáo sư, tiến sĩ. Thâm chí có kẻ còn được chính phủ Pháp tặng huân chương vì dốt như Lê Thành Khôi…

    Nếu Nam Dương Tử chỉ là đám dân dốt nát và lạc hậu với những bộ lạc “ở trần đóng khố” – như bọn dốt nát liên hệ với hình ảnh cha ông nó mà nghĩ ra – thì Hoàng Đế Hán chẳng ngại ngần gì xua quân xuống chiếm từ lâu rồi.

    Lược sử Văn Lang.

    Địa giới Văn Lang:

    Đất nước Văn Lang hùng vĩ có địa giới Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tấy giáp Ba Thục và Đông giáp Đông Hải. Sự nhất quán về văn hóa qua những di sản vật thể và phi vật thể còn lại minh chứng điều này.

    Tổ chức hành chính. 

    Nước Văn Lang chia làm nhiều khu vực gần như tự trị có luật pháp riêng và chịu sực chi phối, điều động của chính quyền Trung ương – tương tự như các tiểu bang Hoa Kỳ và chính quyền liên bang, nhưng tính tự trị nhiều hơn. Đứng đầu các khu vực tự trị này là Lạc Hầu, có Lạc Tướng cầm đầu về quân sự. Đứng đầu chính quyền trung ương là Hùng Vương. Lãnh đạo những khu vực tự tri này đều thuộc dòng dõi Lạc Việt, nhưng dân chúng có thể là các dân tộc phi Lạc Việt. Chính quyền Trung Ương là một trong nhưng chi tộc Lạc Việt lãnh đạo địa phương, được hội đồng các Lạc Hầu, Lạc tướng bầu lên và lãnh đạo cha truyền con nối, cho đến khi có biến cố quốc gia, sẽ bầu một chi khác có khả năng lãnh đạo.

    Trong truyền thuyết Việt thì chính quyền trung ương được gọi là “cha” – Dương, và chính quyền địa phương được gọi là “con” – Âm, theo nguyên lý Dương trước Âm sau, Dương sinh Âm – Âm thuận tùng Dương. Mỗi khi có biến cố mang tính quốc gia, chính quyền trung ương có trách nhiệm tập hợp các vùng cùng giải quyết. Đây chính là sự giải thích khi nhà Ân tấn công Văn Lang, vua Hùng Vương thứ VI sai sứ giả khần cấp tập hợp lực lượng cả nước chống giặc và đã xuất hiện Phù Đổng Thiên Vương giúp nước.

    Văn hóa và chữ viết:

    • Chữ viết chính thức của người Việt chính là chữ Khoa Đẩu. Những bản văn chữ Khoa Đẩu hiện còmnn lưu giữ rất nhiều ở Đài Loan và còn tồn tại ở Việt Nam đến ngày nay.
    • Văn hóa: Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch chính là sản phẩm của nền văn minh này. Trầu cau, tục xâm mình. lệ hội…thuộc về văn minh Lạc Việt với những gia trị nhân bản.

    Những sự kiện chính trong lịch sử Văn Lang.

    • Dân tộc Việt lập quốc vào năm thứ 8 vận VII Hội Ngọ – Năm Nhâm Tuất – 2789 BC với lãnh thổ đã trình bày ở trên. Bằng chứng:
    • Sự thống nhất về văn hóa qua di sản còn lại ở khắp miến nam sông Dương Tử.
      – Vào thế kỷ XV BC, nhà Ân do vua Ân Bàn Canh kéo quân bất ngờ tấn công Văn Lang. Vị vua cuối thời Hùng Vương thứ VI phải dời đô sang đất Mân (Phúc Kiến ngày nay) và kêu gọi kháng chiến. Bằng chứng:

    Xem Kinh Dịch.

    • Do sơ xuất để tai họa cho dân tộc, Chi tộc lên thay thế là thời Hùng Vương thứ VII. Bằng chứng:
    • Di sản văn hóa phi vật thể: Bánh chưng bánh dầy.
    • Vào đầu thế kỷ thứ VII BC, trước sự bảnh trướng và nguy cơ xâm lược của Hán tộc, vua Hùng Vương thứ XVI dời đô xuống Phong Châu – vùng Tây Nam Trung Quốc ngày này – có khả năng là Vân Nam, hoặc Tây Quảng Tây . Phong – gió – Tốn theo Hậu Thiên Lạc Việt thì ở Tây Nam. Nhưng chắc chắn không phải Phú Thọ Việt Trì ngày nay. Nếu trước đây tôi có nói điều này thì bây giờ là sự chỉnh sửa. Tôi chưa có thời gian suy ngẫm sâu về điều này.
    • Việt Vương Câu Tiên có mưu đồ lật đổ nhà Chu và thống nhất Trung Hoa đã đề nghi Hùng Vương liên minh. Nhưng vua Hùng từ chối. Tất nhiên, Vua Câu Tiễn bá chủ Trung Nguyên đủ thông minh – và không ngu như cái “hầu hết” và “cộng đồng” – để không liên minh với “15 bộ lạc” ở tận Bắc Việt Nam, cách nước Việt Cấu Tiễn hơn 3000 km và lạc hậu tới mức những người dân “ở trần đóng khố” là “y phục truyền thống” – như Nguyễn Tiến Đoàn công bố trước quốc tế và được báo chí lên tiếng ca ngợi.
    • Thể Kỷ thứ V BC. Xã hội Văn Lang cực kỳ phát triển – Giả thiết “Con đường tơ lụa từ Hàng Châu chính là thuộc về Văn Lang xưa” – Những mối quan hệ giữa các vùng đất và các quốc gia khác trên Lục địa Á Âu đá phát triển. Đây chính là thời điểm của câu truyện “Sự tích dưa hấu”. Nhưng, khi kinh tế phát triển thì những ới quan hệ xã hội mới cũng hình thành và những mâu thuẫn xã hội mới cũng xuất hiện. Nhưng tư tưởng minh triết ra đời là một phản ứng tự nhiên để giải quyết các vấn nạn này sinh trong các mối quan hệ xã hội. Đạo Đức Kinh ra đời bởi Chử Đồng Tử – Tức Lão Tử – là một sản phẩm tư duy độc đáo của thời kỳ này. Bằng chứng: Liên hệ những gía trị của Đạo Đức kinh với thuyết Âm Dương Ngũ hành và cổ sử Việt.Bên cạnh một Văn Lang hùng mạnh và phát triển là một quốc gia đồi bại và suy thoái đó chính là triều đình nhà Chu với những cuộc chiến liên miên giữa các quốc gia – Điều này sử Trung Quốc đã ghi nhân. Đó là thời kỳ Xuân Thu Chiến quốc. Việt Vương Câu Tiễn đề nghị Văn Lang liên kết để cùng chiếm Trung Nguyên – Hùng Vương từ chối (Việt sử lược). Bởi vì trong thời kỳ này, do sự phát triển kinh tế nên các địa phương ngày càng có nội lực va 2ảnnhh hưởng của chính quyền trung ương đã giảm sút.
    • Thế kỷ thứ III BC. Nhà Tần tấn công Ba Thục là quốc gia láng giếng của Văn Lang và chiếm nước này. Đầu thế kỷ thứ III BC, tướng Tần là Đồ Thư từ Ba Thục tấn công Văn Lang. Lãnh đạo địa phương là Thục Phán chống Tần thành công và trở thành một lãnh đạo có uy tín ở một vùng lãnh thổ hùng mạnh trong các nhà cầm quyền thuộc lãnh thổ Văn Lang. Một cuộc tranh chấp quyền lực đã xảy ra giữa Thục Phán và vua Hùng.
    • Nhận thấy dù có thắng trong cuộc chiến thì sẽ làm nội lực của dân tộc trở nên suy yếu. Vua Hùng nghe lời Đức Thánh Tản Viên – Một trong Tứ trụ Thiên Vương hộ quốc của Bách Thần Lạc Việt – nhường ngôi cho Thực Phán để lui về với trách nhiệm chính là bảo toàn Văn hóa dân tộc Việt.
      Thời đại Hùng Vương kết thúc vào năm 258 BC.

    Thưa quí vị và anh chị em quan tâm.

    Toàn bộ vùng lãnh thổ Bắc Việt Nam ngày nay chính là nơi rút lui cuối cùng của giòng giống Lạc Việt. Tại nơi đây, tổ tiên đã khôi phục lại một số địa danh non nước cũ – một thời ở Nam Dương Tử – trong cổ sử và các sự tích lịch sử văn hóa liên quan. Khi đất nước Việt bị xâm lược lần thứ hai – 43 AC – với sự tàn khốc của đội quân Mã Viện, người Việt đã di tản đi khắp nơi: Nhiều nhất là Nhật Bản, Đài Loan, một bộ phận nhỏ xuống Nam Triều Tiên, Thái Lan, Philipppin và In do. Điều này giải thích dấu ấn của văn hiến Việt để lại ở nới này.


    Hàng ngàn năm trôi qua. Nhưng tư duy thuộc dạng: Trực quan sinh động và thấp kém về tính trừu tượng đã ngộ nhận rằng: Dân tộc Việt chỉ ở Bắc Việt Nam và “Thời hùng vương chỉ là “liên minh Bộ lạc” với những người dân “Ở trần đóng khố”. Đây là một nhận thức phản khoa học và hoàn toàn phi lý.

    Một đế chế thống nhất tất yếu phải thống nhất về ngôn ngữ và chữ viết. Chữ viết chính thống của đế chế Hán, tất yếu phải là tiếng Hán và chữ Hán. Đó là lý do mà Sĩ Nhiếp phải mở trường Thông Ngôn cho đám trung gian Việt của thế lực cai trị Tàu với dân Việt. Tương tự như người Pháp mở trường dạy tiếng Pháp cho dân Việt vậy. Hàng ngàn năm trôi qua, chữ Việt ngày càng mai một và các sản phẩm trí tuệ của người Việt dần dần chuyển qua chữ Hán để lưu truyền vì tính ứng dụng có hiệu quả của nó. Đó là lý do – “Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông” trong lịch sử thuyết Âm Dương Ngũ hành của các bản cvăn chữ Hán mà Thiên Sứ tôi nhân danh quan điểm : Dân tộc Việt trải gần 5000 năm lịch sử, lập quốc vào năm 2879 trước công nguyên với quốc gia Văn Lang, Bắc giáp Động Đình hồ, Nam giáp hồ Tôn ; Đông giáp Đông Hài và Tây giáp Ba Thục.
    Trên đây cghỉ là sự tóm lược Việt sử thời Hùng Vương với quốc gia Văn Lang – mà người Tàu gọi là nước Ba – Tôi kêu gọi – nhân danh cá nhân – các nhà nghiên cứu cổ sử Việt hãy lấy bài viết này làm xương sống cho các công trình nghiên cứu của mình – nếu như tôi không thể tiếp tục được vì nhiều lý do.

    Cũng nhân danh cá nhân: Thiên Sứ tôi khẳng định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ, trong tương lai nhân loại sẽ phải ứng dụng và là yếu tố cần cho sự phát triển của nhân loại trong tương lai. Để phục hồi học thuyết này chỉ có nền văn hóa duy nhất thực hiện được – đó chính là nền văn hiến Việt với lịch sử trải gần 5000 năm.

    Người ta có thể chưa cần đến lý thuyết thống nhất vì trình độ phát triển hiện nay chưa cần đến nó. Cũng như ở thế kỷ XV AC, người ta chưa cần đến trái đất tròn. Trái đất vuông cũng được rồi. Nhưng một lời tiên tri đã nhắc nhở điều này:
    Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay lại với nhân loại.

    Cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em. Thiên Sứ – Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
    PS: Phát biểu nhân danh cá nhân: 

    Quốc gia nào tôn trọng và thừa nhận lịch sử văn hóa Việt trải gần 5000 năm, Thiên Sứ tôi sẽ hợp tác để phục hồi đầy đủ những bí ẩn của vũ trụ qua thuyết Âm Dương Ngũ hành – kể cả Trung Quốc. Tất nhiên lãnh đạo của quốc gia đó phải nhận thức được tầm quan trọng của việc nắm được những bí ẩn này.

    Bài này đã được đăng trong Lý Học Đông Phương. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

    Bốn Ngàn Năm Văn Hiến

    03/17/2021 Hoàng Hiếu Thơ Văn Nhạc Họa 0

    Từ ngày bước vào ngưỡng cửa trung học, chúng ta ai cũng được học về lịch sử cội nguồn dân tộc, với truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, sinh trăm người con, sau đó 50 người con theo cha xuống biển và 50 người con theo mẹ lên núi.  Theo truyền thuyết, chúng ta là dòng dõi con rồng cháu tiên và có một nền văn hiến lâu đời hơn 4000 năm.

    Theo sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, nền văn hiến Việt Nam hơn 4000 năm được đánh dấu bắt đầu từ năm Nhâm Tuất, tức vào năm 2879 trước Tây Lịch (TL), năm Kinh Dương Vương lên ngôi nước Xích Quỷ.

    Trong khuôn khổ bài viết ngắn, chúng ta thử tìm hiểu thực hư như thế nào về mốc thời gian 2879 trước TL, là năm đầu của nền văn hiến đất nước.  Đâu là những mâu thuẫn lịch sử và trong hoàn cảnh đất nước như thế nào, sử gia ta đã ghi chép ngày tháng về những nhân vật truyền thuyết, tổ tiên dân tộc Việt Nam.

    Tài liệu về 4000 năm văn hiến

    Sử gia nước ta ngày xưa phần lớn không có nhiều tài liệu để nghiên cứu.  Đọc sách của người trước, thường ghi chép lại nguyên bản, đôi lúc sửa đổi vì áp lực của vua chúa hay đạo đức luân lý xã hội thời đó,  nhưng thường không ghi chú thêm cho đầy đủ mọi góc cạnh sự kiện lịch sử.  Như trong sách Lĩnh Nam Chích Quái ghi Âu Cơ là vợ của Đế Lai, nhưng sau này, khi Ngô Sĩ Liên viết Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đã sửa lại Âu Cơ là con gái của Đế Lai.  Do đó, nếu nguồn sử liệu không đúng, sai từ ban đầu, thì những cuốn sử sau, các sử gia vẫn tiếp tục ghi chép lại những sai lầm đó, may ra có ghi thêm vài cảm nghĩ của mình.

    Trong sách Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim, do bộ giáo dục Trung Tâm Học Liệu xuất bản lần thứ nhất, năm 1971, cụ viết Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào năm 2879 trước TL, lấy Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm.  Sùng Lãm nối ngôi vua, xưng là Lạc Long Quân, lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ, sinh một lần được một trăm người con.

    Cụ Trần Trọng Kim tiếp tục mắc cái lỗi ghi chép lại, không tra cứu thêm, khi chính cụ trong mục Đề Tựa cuốn sách, đã viết “những nhà chép sử đời trước cũng theo tục truyền mà chép lại chứ không có di tích gì mà khảo cứu cho đích xác.  Tuy vậy, soạn giả cũng theo sử cũ mà chép lại….”.

    Sách Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim về Kinh Dương Vương đã dựa theo cuốn sử Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên.  Sử gia Ngô Sĩ Liên, đỗ tiến sĩ trong khoa thi đời vua Lê Thái Tông (1442), một học giả Nho gia thời Hậu Lê,  được vua Lê Thánh Tông giao nhiệm vụ biên soạn quốc sử.  Trong mục lục kỷ niên, chương Kỷ Hồng Bàng Thị cho phần Ngoại Kỷ của bộ sử Đại Việt Sử Ký Toàn Thư,  sử gia Ngô Sĩ Liên đã ghi như sau:

    “… Trở lên là kỷ Hồng Bàng thị, từ Kinh Dương Vương được phong năm Nhâm Tuất, cùng thời với Đế Nghi, truyền đến cuối đời vua Hùng Vương, ngang với đời Noãn Vương nhà Chu năm thứ 57, tức năm Quý Mão (258 trước Công Nguyên) thì hết.  Tất cả là 2622 năm (2879 – 258 trước TL).

    Ngô Sĩ Liên đã không ghi “nguồn” sử liệu nào đã dùng để khẳng định Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ bắt đầu năm 2879 trước Tây lịch. Sau 1000 năm bị đô hộ, gần 300 năm độc lập sau đó,  đất nước mới ra mắt bộ chính sử Đại Việt Sử Ký do Lê văn Hưu biên soạn lần đầu tiên, hoàn tất vào năm 1272 dưới đời vua Trần Thánh Tông.  Sách Đại Việt Sử Ký ghi chép bắt đầu từ thời Triệu Đà nước Nam Việt cho đến Lý Chiêu Hoàng. Sách không có viết về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ, cũng như về vua Hùng Vương.

    Sau đó, một cuốn sử khác có tên là Việt Sử Lược của một tác giả khuyết danh, ra đời vào thế kỷ 14, cuối triều đại nhà Trần (khoảng từ 1377–1388 theo dịch giả Nguyễn Gia Tường, 1972).  Đây là bộ sách sử đầu tiên ghi chép về vua Hùng Vương và nước Văn Lang, nhưng cũng tuyệt nhiên không có đề cập đến nhân vật Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân.

    Hai bộ sử nói trên, Đại Việt Sử Ký và Việt Sử Lược bị thất lạc khi nhà Minh xâm chiếm Đại Việt (1418 – 1427), nhưng sau này may mắn được tìm thấy trong kho lưu trử nhà Thanh và được vua Càn Long cho in khắc lại.

    Khoảng đầu thế kỷ 15, trong một cuốn sách tên là Lĩnh Nam Chích Quái, nhân vật Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, và truyền thuyết trăm trứng lần đầu tiên xuất hiện.  Lĩnh Nam Chích Quái cũng có ghi chép những truyền thuyết khác như là truyện Phù Đổng Thiên Vương, Nhất Dạ Trạch, bánh chưng, dưa hấu, truyện núi Tản Viên, Sơn Tinh – Thủy Tinh v.v… Vì là tập truyện viết về những truyền thuyết có nhiều tính chất tưởng tượng hoang đường, Lĩnh Nam Chích Quái không được các vua và sử gia xem là chính sử của nước ta.  Tương truyền Trần Thế Pháp, một danh sĩ cuối đời nhà Trần là tác giả sách Lĩnh Nam Chích Quái.

    Trích một đoạn viết về Lạc Long Quân và Âu Cơ trong Lĩnh Nam Chích Quái, để chúng ta thấy tính cách hoang đường của câu chuyện. “…Âu Cơ ở với Lạc Long Quân giáp một năm sinh ra một bọc trứng cho là điềm không may nên đem bỏ ra ngoài đồng nội, hơn bảy ngày trong bọc nở ra trăm trứng, mỗi trứng là một con trai, bà đem về nuôi nấng, không cho ăn cho bú mà tự nhiên trường đại, trí dũng song toàn, ai cũng uy phục, bảo nhau đó là những anh em phi thường…”

    Sách Lĩnh Nam Chích Quái không có ghi chép ngày tháng liên quan đến những nhân vật Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ. Đến thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), Ngô Sĩ Liên hoàn tất bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư vào năm 1479.  Khi viết Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, sử gia Ngô Sĩ Liên không biết về hai bộ sử viết trước ông đó là Đại Việt Sử Ký và Việt Sử Lược vì đã bị giặc Minh mang về Tàu.  Ngô Sĩ Liên chỉ có thể dựa vào Lĩnh Nam Chích Quái để viết thêm về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ.  Như đã nói ở trên, vì Lĩnh Nam Chích Quái không có ghi ngày tháng, Ngô Sĩ Liên đã phải tự ý chọn năm 2879 trước TL, để đưa Kinh Dương Vương vào sách sử, đó là năm Kinh Dương Vương lên ngôi làm vua nước Xích Quỷ, mở màn cho nền văn hiến đất nước.

    Kế đến,  sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục,  bộ chính sử nhà Nguyễn do Quốc Sử quán triều Nguyễn soạn thảo (1856 – 1884), được đánh giá là bộ sử lớn thứ hai của đất nước sau Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, đã có quan điểm về Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân như sau: “… danh xưng Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân trong Hồng Bàng thị kỷ, vốn từ thời thượng cổ, thuộc thuở hồng hoang, tác giả căn cứ vào cái không và làm ra có, sợ rằng không đủ độ tin cậy… ”.

    Vua Tự Đức, theo chuẩn tấu của các sử quan, đã nhận định đây là những “câu truyện đến ma trâu, thần rắn, hoang đường không có chuẩn tắc” và quyết định loại truyền thuyết Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân ra khỏi chính sử bằng cách đưa xuống phần phụ chú trong mục lục niên kỷ Hùng Vương, để “cho hợp với nghĩa lấy nghi truyền nghi”.

    Giả thuyết về năm 2879 trước Tây lịch

    Ngày xưa nhà làm sử cũng là người làm quan, vua sai coi việc viết sử, cho nên việc ghi chép sử sách không được tự do thường phải theo ý vua.  Hơn nữa, cách ghi chép sự kiện lịch sử thường theo lối biên niên của Tàu, nghĩa là năm tháng nào có chuyện gì quan trọng thì nhà làm sử chép vào sách.  Chép vắn tắt chứ thường không giải thích cái gốc ngọn và sự tương quan, liên hệ việc này với việc kia như thế nào.  Nhà viết sử Ngô Sĩ Liên, ghi năm 2879 trước TL, năm Kinh Dương Vương lên làm vua nước Xích Quỷ quá vắn tắt, không một lời giải thích, để lại cho hậu thế một “bí ẩn” lịch sử về 18 đời vua Hùng Vương kéo dài 2622 năm (2879 – 258 trước TL), rồi từ đó, con cháu đều tự hào đất nước Việt Nam với 4000 năm văn hiến.

    Ngô Sĩ Liên hoàn tất bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư vào hậu bán thế kỷ 15 dưới đời vua Lê Thánh Tông, một minh quân của nhà Hậu Lê.  Sau 10 năm kháng chiến chống giặc Minh, Lê Lợi dành lại độc lập cho Đại Việt lên ngôi lập nhà Hậu Lệ, tức vua Lê Thái Tổ, mở đầu thời kỳ cực thịnh cho đất nước.  Dưới thời vua Lê Thánh Tông, Đại Việt phát triển mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự. Thời kỳ này được gọi là Hồng Đức Thịnh Thế.

    Để có một vị trí văn minh ngang hàng với người Tàu (nhà Minh lúc này bắt đầu yếu thế và đã dời kinh thành từ Nam Kinh trở về lại Bắc Kinh, xa Thăng Long), có thể do mặc cảm tự tôn sau khi đại thắng quân Minh, và cũng vì tự ái dân tộc,  Ngô Sĩ Liên có lẽ đã vâng mệnh vua Lê Thánh Tông, định năm 2879 trước TL là năm Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỹ, có bờ cõi mênh mông từ Động Đình Hồ phía bắc cho đến giáp bể Nam Hải phía đông. Lại ghi Thần Nông là ông tổ của Lạc Long Quân, tức bà con xa gần với người Tàu. Theo Ngô Sĩ Liên, năm 2879 trước TL, năm đánh dấu hai anh em, Đế Nghi, là anh lên làm vua phương bắc và Kinh Dương Vương làm vua phương nam.

    Phải chăng, trong lúc đất nước thịnh vượng, vua Lê Thánh Tông muốn con dân Đại Việt hãnh diện có nền văn minh lâu đời không thua kém gì người Tàu ở phương bắc?

    Như chúng ta thấy, năm 2879 trước TL chỉ là một mốc thời gian tự ý lựa chọn, không có căn cứ của Ngô Sĩ Liên theo mệnh lệnh vua Lê Thánh Tôn.  Do đó, 4000 năm văn hiến của đất nước Việt Nam bắt đầu từ năm 2879 trước TL cũng là chuyện “hoang đường không có chuẩn tắc”, như vua Tự Đức đã nhận định và đã quyết định không cho vào chính sử. Tuy nhiên, nếu Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân là chuyện hoang đường, không có thật, vậy thì 18 đời vua Hùng Vương có thật hay không, hay cũng là chuyện hoang đường?

    Hùng Vương và Nước Văn Lang

    Như đã đề cập ở trên, cuốn sách Việt Sử Lược ra đời vào thế kỷ 14 cuối triều đại nhà Trần bị thất lạc (nhà Minh mang về Tàu), có ghi chép về nước Văn Lang.  Trong Quyển I của Việt Sử Lược viết “… đến đời Trang Vương nhà Chu (696-682) trước TL ở bộ Gia Ninh (phần đất Mê Linh), có người lạ dùng ảo thuật qui phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, đặc quốc hiệu là Văn Lang, phong tục thuần lương chơn chất, chính sự dùng lối thắt gút. Truyền được 18 đời đều xưng là Hùng Vương”.

    Theo sử sách, đời thứ 18 vua Hùng Vương của nước Văn Lang chấm dứt vào năm Giáp Thìn, tức là năm 257 trước TL, sau khi bị Thục Phán An Dương Vương xâm chiếm, rồi đổi quốc hiệu là Âu Lạc.

    Trong sách Việt Sử Lược, nước Văn Lang với 18 đời vua Hùng Vương trong thời gian là 400 năm, có vẻ hợp lý và thuyết phục hơn là sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, kéo dài tới 2622 năm.  Hiện nay nhiều người vẫn tìm cách giải thích loanh quanh về 18 đời vua Hùng Vương trong thời gian dài 2622 năm.  Cho rằng 18 đời vua thật ra là 18 chi (nhánh hay ngành), mỗi chi có nhiều vị vua thay phiên nhau trị vì và dùng chung vương hiệu.  Tức là, mỗi chi trung bình trị vì khoảng 145 năm.  Không thấy sử liệu nào của đất nước ghi chép về 18 chi thời vua Hùng Vương.

    Hàng năm, vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, lễ giỗ tổ Hùng Vương đều được tổ chức trọng thể,  vì vua Hùng Vương và nước Văn Lang có ghi rõ trong sử sách.  Tuy nhiên, trong nghi lễ giỗ tổ Hùng Vương, thường không nhắc đến Kinh Dương Vương cũng như Lạc Long Quân và Âu Cơ trong ngày lễ hội.  Những nhân vật trên chỉ được nhắc nhở trên sách vở, trong phần huyền sử của đất nước.

    Phần Nhận Định và Kết

    Quả thật, khi đọc và nhận định một cách khách quan những sử liệu cổ, nhất là hai cuốn sách Lĩnh Nam Chính Quái và Đại Việt Sử Kỷ Toàn Thư,  4000 năm văn hiến của đất nước thật khó thuyết phục, nếu không muốn nói là hoang đường.  Hơn trăm năm qua, người dân Việt Nam, già trẻ luôn luôn tự hào về đất nước với 4000 năm văn hiến, khi chính những vị quan viết sử, cũng như vua Tự Đức đều ghi nhận “căn cứ vào cái không và làm ra có”.  Thật vậy, 4000 năm văn hiến chỉ thuộc về phần huyền sử của đất nước, dựa trên những sự kiện chưa được xác nhận, kiểm chứng bởi các sử gia, những nhà khảo cổ của đất nước và của những nhà nghiên cứu lịch sử trên thế giới.

    Nếu căn cứ vào sách Việt Sử Lược, triều đại Hùng Vương bắt đầu từ thế kỷ thứ 7 trước TL cho đến ngày nay, chúng ta chỉ có hơn 2500 năm văn hiến.   Còn nếu loại bỏ 1000 năm bị đô hộ, thì số năm văn hiến nước ta chưa tới 1500 năm.

    Giáo sư Liam C. Kelley, nhà sử gia chuyên về lịch sử cổ đại Á Châu và Việt Nam đã nhận xét như sau “dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc, những truyền thuyết được sáng tạo đã và đang trở thành những sự thực khó thay đổi”.

    Trong tinh thần tôn trọng lịch sử, khi chúng ta viết hay nói chuyện trước quần chúng về 4000 năm văn hiến, đừng quên rằng 4000 năm văn hiến thuộc phần huyền sử của đất nước.  Đề cập đến 4000 văn hiến trong tinh thần đã được vua Tự Đức viết “cho hợp với nghĩa lấy nghi truyền nghi”.

    Trần Phước Đạt


    Tháng 6, 2020, Florida

    Tài Liệu Tham Khảo

    1. Việt Sử Lược cũng có tên là Đại Việt Sử Lược của một tác giả khuyết danh, ra đời vào khoảng thời nhà Trần (theo dịch giả Nguyễn Gia Tường, 1972. Bộ sử này và Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu bị thất lạc khi nhà Minh xâm chiếm nước ta, nhưng sau này được tìm thấy trong kho lưu trử nhà Thanh và đã được vua Càn Long cho in khắc lại.
    2. Lĩnh Nam Chích Quái (những chuyện quái dị ở đất Lĩnh Nam) là tập truyện ghi chép lại những truyền thuyết và cổ tích nước Văn Lang bắt đầu từ chuyện Kinh Dương Vương, đến Lạc Long Quân và Âu Cơ, tiếp đó là truyện Phù Đổng Thiên Vương, Nhất Dạ Trạch, bánh chưng, dưa hấu, truyện núi Tản Viên: Sơn Tinh – Thủy Tinh”.
    3. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên ra đời sau Việt Sử Lược và Lĩnh Nam Chích Quái. Năm 2879 trước TL là năm Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ?
    4. Khâm Định Việt sử Thông giám cương mục là bộ chính sử nhà Nguyễn, do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn thảo (1856 – 1884)

    Huyền thoại, minh triết và 4000 năm văn hiến

    23/08/2019 ~ Lược Sử Tộc Việt

    Trích sách: Văn hiến nền tảng của minh triết Việt – Nguyễn Đăng Trúc
    (Nằm trong các bài: 417, 422, 423, 424)


    Tiếp theo bài số 423

    I – Bốn nghìn năm văn hiến

    Đây là một câu nói phổ biến trong dân gian và trở thành một đề tài tranh luận của các nhà chuyên môn về các ngành khoa học nhân văn khi bàn về văn minh, văn hoá dân tộc Việt Nam.

    Nhưng khi nêu lên câu nói nầy, mỗi người đã tiền kiến một số tiêu chuẩn để đánh giá: hoặc tiêu chuẩn tình cảm như một lối biểu lộ về niềm tự hào thuộc về một dân tộc có truyền thống văn hoá lâu đời, hoặc tiêu chuẩn của kiến thức khách quan về các sự kiện lịch sử. Và cũng tùy phán đoán của mỗi người, câu nói “bốn nghìn năm văn hiến” nầy có lúc được đánh giá là một chỉ dẫn tích cực, có lúc lại là một lối quảng cáo phô trương hay một nhận thức hồ đồ, không có giá trị khách quan dựa trên các dữ kiện của lịch sử.

    Chúng ta đang ở vào một thời đại của lịch sử nhân loại, một thời đại lấy sự hiểu biết khách quan về sự vật làm tiêu chuẩn cho chân lý để điều hành cuộc sống con người và phê phán giá trị của thần thánh. Thời đại đồng hoá minh triết với khoa học. Và chúng ta cũng đang có ưu tư về văn hoá, tư tưởng và ý nghĩa của thân phận làm người. Trong bối cảnh đặc biệt đó, Martin Heidegger phát biểu như sau:

    “Điều thúc đẩy chúng ta suy tư hơn cả trong thời đại chúng ta, thời đại thúc bách chúng ta phải suy tư, đó là chúng ta chưa từng suy tư” 113.

    Chúng ta chưa suy tư, vì đã lâu chúng ta tiền kiến rằng chúng ta đã bước chân vững chắc vào một thế giới mà mọi sự vật trên trời, dưới đất đều nằm trong quyền lực sự hiểu biết của ta. Năm 1918, Schopenhauer đã mô tả thế giới đó qua tựa đề kỳ lạ của tác phẩm triết học quan trọng nhất của ông: “Thế giới như là ý chí và biểu tượng”. Ý muốn của người là ý trời, và nếu con người không tạo ra được vũ trụ bao la thì con người làm lại vũ trụ của mình, gọi là thế giới nhờ khả năng biểu tượng, tức là kiến thức về sự vật. Nói tóm lại văn hoá, suy tư ngày nay là làm nên thế giới của con người bằng chính ý muốn và sự hiểu biết sự vật một cách khách quan. Suy tư có ý nghĩa là làm nên chính ta, do ý của ta qua tài năng hiểu biết cũng của ta về sự vật.

    Khoa học là một chiều kích con người mở ra với thế giới bên ngoài (chiều kích Đất), tự nó là một thành tố cấu tạo nên nhân tính. Nhưng khi chiều kích nầy trở thành độc tôn, thì mọi chiều kích đảo lộn, thế giới sẽ là những Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh ma quái. Và trong nội dung độc tôn nầy của khoa học, Martin Heidegger diễn tả như sau:’

    Khoa học không suy tư gì cả. Đấy là một câu nói làm ta khó chịu. Hãy cứ giữ âm hưởng khó chịu nầy trong câu nói đó, dù chúng ta phải bổ túc ngay với câu nầy: Tuy vậy khoa học có một cái gì đó – theo cách thái riêng của nó – liên hệ với tư duy. Mối liên hệ nầy còn giữ được hình thức chân thật của mình, và vì thế còn có giá trị hữu ích nếu ta biết nhận ra hố thẳm phân cách tư tưởng và các ngành khoa học, phân cách đến độ không thể bắc cầu nối kết. Ở đây không thể bắc cầu, nhưng cần phải thực hiện một bước nhảy vọt. Vì thế tất cả những loại cầu tạm bợ, tất cả những cầu treo mà ngày nay người ta muốn dùng để nối kết một cách tùy tiện giữa suy tư và các ngành khoa học đều hoàn toàn sai trật” 114.

    Đây cũng là nội dung của truyện Bạch Trĩ trong lời đối đáp của nhà khoa học Chu Công và nhà tư tưởng sứ giả Vua Hùng.

    Bề ngoài, sứ giả trả lời câu hỏi của Chu Công về mục đích của việc triều cống. Nhưng câu trả lời của sứ giả nằm ở một lãnh vực khác với hậu ý của người hỏi. Hai cảnh vực bất tương hợp, không còn ở trong mức độ đối kháng, nhưng gợi lên một bước nhảy vọt vào một chân trời khác.

    Sở dĩ có sự ngăn cách vì đã lâu tư duy được xem là nỗ lực làm của con người: Biểu tượng làm nầy đều được nêu lên một cách rõ nét trong tất cả các nền văn hoá:

    – Evà đã lấy tay trái hái trái cấm, để tự mình phân định chân lý.

    – Nhà Phật gọi là Karma, nghiệp nghĩa là làm mà tượng trưng là bàn tay tạo nghiệp.

    – Lão gọi là vi trong nhân vi.

    – Nho dùng chữ bá đạo, đạo do mỗi người quên Tâm Duy Vi mà tự làm ra.

    – Kịch phẩm Faust của Goethe đã mô tả con người tân thời là tráo câu nói của Thánh Kinh: “Từ khởi thủy là Lời “thành “Từ khởi thủy là hành động “.

    – Trong nội dung đó triết gia Jean Brun cho thấy có sự ngăn cách giữa tư duy và hành động như sau: “Hoặc hành động dấy lên để Lời phải ngưng lại, hoặc Lời xuất hiện để chấm dứt hành động” 115.

    – MartinHeidegger thì cho rằng: “Có lẽ con người truyền thống đã hành động quá nhiều từ lâu rồi, và đã suy tư quá ít từ nhiều thế kỷ”116.

    Lĩnh Nam Chích Quái trong truyện Bánh Chưng diễn tả nỗ lực làm của 21 công tử, trái với thái độ lắng nghe của Lang Liệu.

    Tư tưởng không phải phát xuất từ hành động (làm) dựa vào cái Tài theo ý nghĩa mà Nguyễn Du đã diễn tả trong truyện Kiều, nhưng tư tưởng được nêu lên như hữu thể của con người, điều mà ngôn ngữ Tây phương gọi là “hữu thể có lý trí”, và ngôn ngữ của Á đông chúng ta gọi là “linh ư vạn vật” đó chính là sự sống, hơi thở của nhân tính.

    Sống làm người được hiểu là thực hiện các mối tương quan.

    Và hình ảnh của các mối tương quan tạo nên phẩm tính cao cả, thiết yếu của con người, được gọi là lời uyên nguyên (= Lý uyên nguyên = mối tương giao liên kết = Logos).

    – Có lời nói để diễn tả tương quan giữa người với thiên nhiên, cây cỏ.

    – Có lời nói để chào hỏi, để diễn tả những mối tương quan phong phú với tha nhân.

    – Có lời để van xin, cầu khẩn như Âu Cơ kêu đến Lạc Long Quân.

    Nhưng bên trên chiều kích Đất của Lời như sự biểu lộ bên ngoài, còn có Lời của chiều kích người và trời. Lời còn mang hình thức im lặng và lắng nghe. Lời là tượng trưng của tương quan; nhưng với chiều sâu của lòng mình, đối diện với cái nhìn và khuôn mặt của người, cận kề với Một Bao Dung Thể kỳ bí làm hụt hỏng tất cả tài sức của mình…, bấy giờ Lời, là tương quan tạo thành nhân tính, sẽ mặc lấy những hình thức phong phú vô tận và luôn mới mẻ.

    Nhưng từ khi suy tư được hiểu là làm, thì lời nói chỉ còn là dụng cụ của thế giới nhân vi nầy. Và triết học vốn là sinh hoạt cao độ của tư tưởng thì nay chỉ còn được xem là lý thuyết về tri thức sự vật; và khi khoa học đã đáp ứng được nhu cầu nầy thì triết học dường như cũng không còn lý do gì để tồn tại.

    Trong khung cảnh của thời đại khoa học đó, Martin Heidegger cho rằng ấn tích nhân tính được ghi khắc trong lòng người sẽ lên tiếng nói. Và lời nói đó nói rằng: Thời đại nầy chưa từng suy tư, nghĩa là chưa biết được sự hiện diện của Lời Chân Thật.

    Chúng ta đã đến với câu nói “bốn ngàn năm văn hiến” theo tiền kiến của thế giới làm của chúng ta; chúng ta chưa suy tư, chưa ở trong chân trời của lời nói uyên nguyên chân thật, vì chúng ta không muốn thinh lặng để đón nghe lời đó nói gì với ta.

    Mẫu mực của minh triết trong truyện Bánh Chưng là Lang Liệu. Và Minh Triết trong truyện nầy là quên đi điểm tựa của cái đã có sẵn, tức là tiền kiến để tiếp nhận một ánh sáng mới lạ trong đêm. Đêm là huyền sử với ngôn ngữ tượng trưng.

    Bốn ngàn, hay là bốn nhân lên một nghìn lần… Bốn là số chỉ đất, địa phương, là cuộc đời con người trong thời gian hữu hạn. Bốn là tượng trưng cho lịch sử nhân loại. Nhân lên 1.000 lần là nói đến sự triệt để, phổ quát của thời gian. Bốn ngàn năm đó có cùng âm hưởng với chữ “tu du” trong Sách Trung Dung; “tu du” tức là bất cứ giây phút nào của đời người nơi dương thế và bất cứ ở đâu.

    Văn hiến là nền tảng cao đẹp.

    Khi nói đến bốn ngàn năm văn hiến là diễn tả yêu sách của điều mà Vũ Quỳnh đã nhấn mạnh trong phần Dẫn nhập, lời tựa cho cuốn Lĩnh Nam Chích Quái“Những điều kỳ trọng… ghi khắc nơi lòng người làm cương thường cho sinh hoạt con người”.

    Văn hiến là nền tảng của sinh hoạt, của lịch sử, và nền đó thiết yếu không phải là trống đồng, nhà ở, tập quán, vì đây là sản phẩm, là phần dụng. Văn hiến là nền cao đẹp, và nền đó là lòng người, tức là hữu thể cao cả của nhân tính, điểm giao hoà giữa Đất-Trời-Người. Nhà của Minh Triết, tức là tư tưởng xây dựng trên nền nầy.

    Qua lịch sử văn học, chúng ta đã khai thác nhiều khía cạnh của Văn hiến dựa vào các bộ môn khoa học; chúng ta khai thác quá nhiều, nhưng chúng ta quên lãng phần chính yếu. Văn hiến được Lĩnh Nam Chích Quái gọi tên là lòng người hay Chân tính của hữu thể con người, nhưng gọi tên nó không có nghĩa là diễn tả một vật chết, thấy được, mổ xẻ quan sát được như hòn sỏi, viên bi. Gọi tên để chỉ cho thấy điều phải ưu tư, như một kho tàng ẩn giấu, đem lại sự sống cho con người nhưng chưa từng có ai biết rõ đó là gì. Nó xuất hiện rồi lại rút lui như Lạc Long Quân, nên lời để gọi tên nó như âm vọng của Thực Tại mang lại nguồn sống ẩn kín, âm vọng của bờ bên kia, mà Khổng Tử dạy con là Bá Ngư phải học để có thể có lời nói. Martin Heidegger gọi lời nầy là thi ca và tư tưởng.

    Lĩnh Nam Chích Quái lại diễn tả âm vọng đó qua khung cảnh quái dị của huyền sử. Hình thức huyền sử không có giá trị tự nó, nhưng giá trị nơi tác động cảnh giác và nhắc nhở một Thực Tại ẩn giấu; trong tương quan Đất-Trời, hiện sinh bên ngoài và tư tưởng nền tảng bên trong nầy, huyền sử là một loại siêu lịch sử nghĩa là dấu tích Trời đến với người; và sử cũng là một loại huyền sử vì mọi sinh hoạt con người là dấu tích của sự có mặt hay vắng mặt của đất-trời trong cõi nhân sinh.

    II – Trực giác về hữu thể con người

    II.1- Tâm Đạo

    Học giả Phùng Hữu Lan trong tác phẩm Đại Cương Triết Học Sử Trung Quốc, dùng việc đối chứng tư tưởng Trung hoa với truyền thống triết học Tây phương để định nghĩa minh triết như sau:

    “Phần tôi, điều gọi là triết học, đó chính là suy tư có hệ thống và phản tỉnh về cuộc sống… Theo một số triết gia Tây phương, muốn suy tư, trước hết phải khám phá điều mình có thể suy tư, có nghĩa rằng trước hết chúng ta phải “Suy tư chính hành vi suy tư của chúng ta” trước khi bắt đầu suy tư về cuộc sống” 117.

    Qua nhận xét này, ta tưởng chừng như học giả Phùng Hữu Lan muốn nói rằng triết học Tây phương truyền thống đã hạn chế suy tư vào môn tri thức luận có đối tượng hạn hẹp là khả năng hiểu biết sự vật, còn tư tưởng Trung hoa có đối tượng rộng rãi, bao quát hơn, tức là toàn bộ cuộc sống vũ trụ bao la và con người là một phần trong đó. Bằng chứng là mấy câu tiếp theo đó tác giả viết rằng:

    “Nhưng, điều mà triết các gia gọi là vũ trụ không phải là nội dung mà các nhà vật lý học hiểu về từ ngữ nầy. Các triết gia gọi vũ trụ là toàn thể những gì hiện hữu. Vũ trụ là “Đại nhất” của Huệ Thi, một trong những triết gia của Trung Quốc cổ đại; nó được định nghĩa như một “Cái gì không có một lãnh vực nào cao hơn nữa”. Như thế mọi hữu thể và mọi vật được xem là thành phần của vũ trụ. Khi người ta suy tư về vũ trụ, thì người ta suy tư một cách phản tỉnh” 118

    Thực ra triết học Tây phương và cả tư tưởng Trung hoa cũng không xây dựng trên những nội dung bao quát hay hạn chế theo nếp “suy tư về vật thể” nầy.

    Bên dưới hay đàng sau hình thức diễn tả qua các ngôn ngữ, có những tiền đề tiên thiên hay trực giác hữu thể học. Khi nói Tây phương “suy tư về chính sự suy tư”, trước đó đã có trực giác rằng “điều thiết yếu gọi là sự sống của nhân tính có tên là suy tư” 119. Và điều gọi là “Đại nhất” hay “Đạo” trong triết học Trung hoa cũng không có nghĩa là sự tổng hợp của tất cả mọi vật thể hiện hữu. Chỉ cần đọc chương đầu cuối Đạo Đức Kinh, ta sẽ thấy, một mặt không những vấn đề “khả tính của suy tư” được đặt ra, mà đều gọi là “Đạo” hay sự sống (và thiết yếu là sự sống của nhân tính) không hề có nghĩa là toàn thể muôn vật:

    Đạo mà người có thể làm ra được không phải là Đạo thường hằng.
    Danh mà người nói lên được, không phải là Danh thường hằng.
    Cái mà không gọi tên được là Gốc trời đất.
    Cái mà con người có thể gọi tên là Mẹ muôn vật
    120.

    Đây là một phương thức diễn tả tiêu biểu của các trực giác nguyên khởi trong tư tưởng Trung hoa.

    Ý thức được nhân tính “trước mắt do con người tự làm ra” chưa phải, hay không phải là thật.

    Về phần dụng, Tây phương đã nhấn mạnh đến một nhân tính như là khả năng hiểu biết sự vật, có và không, sai và đúng; còn Đông phương lại nhấn mạnh đến nhân tính đó qua khả năng luân lý, tương quan xã hội dựa trên tập quán và các hình thức tập quán khắt khe bên ngoài. Nếu có sự khác biệt Đông – Tây ở đây, thì đó là việc nhấn mạnh một chiều kích ứng dụng nầy mà thôi. Nhưng từ uyên nguyên, dù ở nền minh triết hay văn hoá nào, ta cũng thấy có ngộ nhận về thực tại nhân tính, và rồi kèm theo đó có cám dỗ dừng lại nơi nhân tính không thật nầy: Tây phương tiếp tục triển khai tri thức luận tưởng chừng như suy tư có nghĩa là khai thác khả năng của lý trí, tiền kiến rằng mọi sự đã nằm trọn trong bàn tay con người; còn Đông phương cũng quên lãng Đạo thường là Đạo vượt trên luân lý, xã hội do con người làm ra và tiếp tục xây dựng một lối tổ chức xã hội hình thức, xơ cứng.

    Trực giác kế tiếp là sự nhớ lại ấn tích nơi lòng người, là tiếng nói của Đại Ký Ức.

    Đây là một lối diễn tả về niềm tin vào chân tính của hữu thể con người, tức là những mối tương quan hay sự sống chân thật của mình. Lão gọi là Thường Đạo vượt qua thực tại của nhân tính gắn liền với những hạn chế của tài năng, của thời gian – không gian hữu hạn nơi thân phận con người. Tây phương gọi là Logossức tập hợp, nối kết hay là sự sống uyên nguyên của nhân tính, nhưng không trí năng hữu hạn nào của con người với đến được, dù rằng trí năng con người phát xuất từ nó 121.

    – Trực giác thứ ba là nhân tính như là một cuộc chiến, một đấu trường tương tranh giữa hai mối tương quan hay hai cảnh vực nầy của nhân tính; giữa “Đạo khả đạo” và “Đạo thường”, giữa lý trí hữu hạn và Nguồn tư tưởng.

    Nói tóm đằng sau những khác biệt về cách diễn tả, phần ứng dụng Đạo vào một sinh hoạt nào đó của cuộc sống con người, Minh Triết và tư tưởng, nói theo Martin Heidegger, là một thể duy nhất, đó là sự chất vấn về chân tính của hữu thể con người.

    Lĩnh Nam Chích Quái diễn tả trực giác về nhân tính nầy qua nhiều câu truyện, với những hoàn cảnh, nhiều tượng trưng khác nhau, nhưng tất cả những lối diễn tả nầy được tác giả Vũ Quỳnh tóm kết trong bài tựa là Lòng người.

    – Trực giác về nhân tính nguyên sơ ghi khắc trong Đại Ký Ức được nhận ra nơi các tượng trưng Viêm Đế, Đế Minh, Vụ Tiên, Lộc Tục, Kinh Dương Vương, lời dạy của thần nhân nói với Lang Liệu, cuộc sống hài hoà, hạnh phúc của Tiên Dung – Chử Đồng Tử tại Hà Loã…

    – Trực giác về thực tại mê lầm, quên Đạo thường nơi Đế Nghi, Đế Lai, Hồ Tinh, Ngư Tinh, Mộc Tinh, Vua Hùng Vương thứ 4 trong truyện Đầm Nhất Dạ, Ân Vương, 21 công tử trong truyện Bánh Chưng…

    – Trực giác về nhân tính như một đấu trường căm go qua biểu tượng của Âu Cơ; Tân, Lang và Lưu Thị trong truyện Trầu Cau; Lang Liệu; Mai An Tiêm; Tiên Dung và Chử Đồng Tử trước thử thách của nhà thương gia và duyên gặp gỡ với nhà sư Phật Quang.

    Lòng người hay Đạo Tâm, đó chính là hữu thể của con người được diễn tả qua hình ảnh rất đẹp trong cuộc hành trình sát cánh bên nhau của Tiên Dung và Chử Đồng Tử, trên đầu đội nón “Trời” và tay cầm gậy để bước trên “Đất”.

    II.2– Hữu thể tính của con người

    Muốn khởi đầu một câu hỏi, hay nói cách khác muốn bước chân vào một địa hạt nghiên cứu, kể cả Minh Triết, chúng ta có phản ứng được xem là hồn nhiên khi đặt ngay vấn đề tiên quyết:

    “Cái đó là cái gì?

    Chúng ta muốn nói cái gì đây?”

    Cách đặt vấn đề xem ra tự nhiên và khởi thủy đó thực ra không hồn nhiên và khởi thủy như ta có thói quen lầm tưởng. Kinh nghiệm cuộc sống của chúng ta không phải luôn xếp nếp theo cách đặt vấn đề nầy: Chúng ta đã không nhìn khuôn mặt của cha, mẹ chúng ta để lên tiếng đây là cái gì như ta thắc mắc về một vật lạ lượm ngoài đường. Thế mà đã từ lâu thần học đến triết học và qua các bộ môn nhân văn, mọi tra vấn về con người, về chân tính của nó, kể cả tra vấn về thần thánh linh thiêng, khởi thủy tất cả các đối tượng của suy tư đều được khởi đầu từ câu hỏi cái gì? Trong tiếng Việt chúng ta ngay cả các con vật chúng ta cũng không gọi là cái gì vì hàm ngụ nơi chữ con có một sự sống. Chữ cái gì diễn tả tiên thiên một sự định giá, một nhận thức về một sự vật chết, (và có lẽ không nên dùng chữ chết vì chết là tiên liệu có sự sống), hay đúng hơn là không là gì cả trong tương quan với sự sống.

    ‘Cái gì nầy tiên liệu quyền năng khai phá, chặt, chẻ để phân tích và hiểu biết, để dùng và hướng theo ý muốn của mình…Phùng Hữu Lan khi cho rằng vũ trụ là Đại Nhất mà con người là thành phần trong đó thì hẳn cũng nghĩ rằng Đại Nhất đó là một cái gì có tính cách toàn thể, mà mỗi con người chúng ta là một cái gì thuộc thành phần tập họp thành toàn thể đó. Sách Đạo Đức Kinh nói rằng Đạo không gọi tên được, thì hẳn Đạo đó không thể gọi là một cái gì; và khi gượng gọi là  hay Hữu thì Đạo đó lại là nguyên thủy trời đất và mẹ muôn vật: đó là một cách nói để gọi lên rằng Đạo vượt lên trên thời gian-không gian, sự hiểu biết của ta về muôn vật, hay nói cách khác nhau là không phải nằm trong lối đặt vấn đề về kiến thức sự vật.

    Toàn bộ kinh sách Trung hoa và các tác phẩm văn hoá cổ truyền của nhân loại không hề có ưu tư truy tìm các đối tượng hiểu biết qua câu hỏi cái gì nầy, nghĩa là truy tìm về sự vật bên ngoài. Ưu tư đáng gọi là Minh Triết khi chuyển câu hỏi về lòng người tức hữu thể của nhân tính.

    Nếu câu hỏi (question) được hiểu là tra vấn về sự vật và tiên liệu một câu trả lời về đối tượng đó dựa trên tiền kiến nó là một sự vật, một cái gì, thì vấn nạn về hữu thể con người không phải là câu hỏi. Vấn nạn về hữu thể được dấy lên gọi là một trực giác, một cuộc gặp gỡ bất ngờ dường như ta không tiên liệu trước được. Trong truyện Bánh Chưng, 21 công tử đã nghĩ rằng chỉ cần truy tìm các vật quí theo tài sức sẵn có nơi mình và dựa vào tài nguyên phong phú của thiên nhiên trước mắt, thì họ sẽ có thể đạt được giải ưu hạng và chiếm được ngôi vua, tượng trưng cho Đạo hay hữu thể trọn vẹn của con người. Họ chỉ cần tìm, nghĩa là đặt câu hỏi, tìm cách giải đáp, là sẽ có giải pháp. Lang Liệu có một con đường khác để trực giác hay ngộ (gặp) nhân tính. Trước hết là trực giác thấy một bước hụt chân, một sự trống rỗng nơi con người hữu hạn của mình. Ở đây có thể liên tưởng tới vô vi của Lão hay không của nhà Phật, sự từ chối dứt khoát các luận chứng cổ truyền của các bạn bè Gióp cũng như lối nói phủ định của một số nhà thần học Kitô giáo. Không phải Lang Liệu có sức làm cho hoàn cảnh dư đầy tiên kiến của mình thành trống rỗng, hư không. Lang Liệu không có chủ định tìm một cái gì mới theo ý mình và hy sinh cái cũ đi để được. Trái lại, Lang Liệu đã nghe được lệnh của Vua cha như 21 công tử khác đều nghe. Lang Liệu nóng lòng ham muốn thực hiện được ý cha, cũng như các công tử ham muốn. Nhưng cái khác của đôi bên ở điều nầy:

    – 21 công tử đã đồng hoá ý cha với ý mình, nghĩ rằng điều mình đánh giá là tốt thì cũng ăn khớp với sự đánh giá của ý cha mình. Thứ đến, các vị dựa vào sức mình, sức tả hữu và giá trị của các phẩm vật để thiết định cuộc tìm kiếm. Nếu phẩm vật là tượng trưng nhân tính, thì ở đây ta có thể gọi là ý hệ, nghĩa là một dự kiến được thiết định theo sức riêng của con người. Ta cũng có thể gọi đó là Trời, Đất, Thiên Đàng hay giải thoát, Nhân loại, Tự do…bất cứ từ ngữ nào hay hình ảnh nào ta muốn, nhưng đó cũng chỉ là những thần tượng của ước mơ ta vẽ ra.

    – Lang Liệu nghe được lệnh hay lời chất vấn (interrogation) của cha, nhưng, nói theo Héraclite, nghe mà không hiểu hết; Martin Heidegger gọi là sự khai mở rồi lại rút lui của Hữu thể; Thánh Augustinô mô tả kinh nghiệm nầy trong cuốn I của tác phẩm Confessiones của Ngài như sau:

    “Nhưng làm thế nào gọi Ngài khi không biết Ngài? Không biết, thì người ta e rằng sẽ lẫn lộn người nầy với người kia khi kêu cầu. Như thế phải chăng nên kêu đến Ngài để biết Ngài…?” 122

    Và cũng như Lang Liệu, Augustinô chỉ thấy hiện sinh của nhân tính là khắc khoải, bất an.

    “Con khắc khoải hướng về Ngài, đêm cũng như ngày” 123

    Lang Liệu nghe được âm vọng nầy, thèm được hiểu, được biết; nhưng vì ý cha không phải là ý mình, và chân nhận sự xa cách, khác biệt đó làm cho Lang Liệu hụt chân. Ý của người cha sẽ mở ra sau nầy cho Lang Liệu là hữu thể con người, là Vương Đạo, là thế giới của ai, của người nào người nào chứ không phải cái gì. Lang Liệu có thể làm như các công tử khác là tìm một cái gì, dù cấp độ có thể kém hơn, nhưng Lang Liệu không làm như thế. Vì ý Vua cha, tức là thế giới của những con người, của “ai” lại ở một chân trời khác mà không một phẩm vật nào, hay toàn thể các phẩm vật cộng lại tương hợp được.

    Như thế Lĩnh Nam Chích Quái, khi đặt nền tảng cho Minh Triết hay gọi là Văn hiến, thì có cảm hứng nguyên sơ như đây không phải là một câu hỏi bình thường về sự vật, nhưng như là một sự giật mình nghe được một âm vọng kỳ lạ từ đáy lòng mình lên tiếng chất vấn lại mình. Âm vọng đó đến với con người như một lời phủ định: không phải thế, không phải chỉ có thế… Cái không căn nguyên mở ra sự cảm nghiệm chân trời của hữu thể con người không phải là cái không dựa vào cái có sẵn trước mắt và lối nhận thức có – không nầy. Vô, không thường được các thánh hiền Đông phương cũng như Tây phương nêu lên là nguồn sinh lực của Đạo ẩn giấu đến với con người trong Lời phủ định căn nguyên: Hữu thể không phải là vật thể.

    Nhà Phật gọi không tức là phá chấp, giúp con người nhảy vọt từ cái gì qua thế giới của ai. Trong cách trình bày của Lĩnh Nam Chích Quái, ta thường đọc được những trạng từ “hốt nhiên, bất ngờ” trong mỗi câu truyện. Lang Liệu hốt nhiên đi vào một cảnh vực khác để nghe được thế giới của hữu thể con người trong tương giao Đất – Trời -Người, như nhảy vào một giấc mộng của ban đêm. An Tiêm bỗng thấy một con bạch hạc từ phương Tây bay lại. Chử Đồng Tử “nào ngờ thuyền của Tiên Dung bổng đến đó…”

    Và chân trời hữu thể mở ra thì cũng bỗng nhiên đóng lại. Martin Heidegger nhấn mạnh đến sự rút lui nầy của hữu thể. Mở ra rồi lại rút về là tượng trưng cho một thực tại ẩn giấu, còn được gọi là Đại Ký Ức ghi tận đáy lòng con người.

    Âu Cơ là hữu thể tại thế của con người, tượng trưng cho sự nối kết giữa các con người với nhau, tượng trưng cho tương quan con người với thời gian – không gian, nhưng hữu thể hay toàn sự sống của Âu Cơ là ngày đêm mong nhớ Lạc Long Quân đang ẩn giấu không biết ở phương nào. Cuộc sống, niềm vui, tất cả nhân tính của Âu Cơ chỉ là sự chờ đợi gặp gỡ để kết hợp với Lạc Long Quân, mong chàng xuất hiện. Heidegger gọi đây là nỗi nhớ nhà (nostalgia), nỗi khổ đau của nhân sinh tiếp cận với một thực thể rất gần và cũng rất xa. Và mỗi lần cảm được nỗi khao khát, cái khổ căn nguyên nầy thì Long Quân lại đến, và nơi gặp gỡ của nhân tính trọn vẹn là Tương Dạ: tức là lòng người, nơi ẩn kín mở ra với Ai Khác, là chỗ giao thoa của các tương quan Trời – Đất – Người.

    Sách Trung Dung gợi lên rằng Tương Dạ nầy hay Đạo Nhân là cái thật gần đến nỗi người “phu phụ chi ngu” cũng có thể thấy gần, nhưng cả đến bực Thánh nhân cũng thấy rất xa.

    “Quân tử chi đạo, phí nhi ẩn, phu phụ chi ngu, khả dĩ dữ tri yên. Cập kỳ chí dã, tuy Thánh nhân dư hữu sơ bất chi yên” 124.

    Chúng ta sẽ ngỡ ngàng khi tiếp cận hữu thể, vì khi chúng ta muốn tìm một điểm, một ý niệm, một cái gì đó khởi nguyên để trụ trước khi đặt vấn đề hữu thể, thì như chúng ta đang ở trên bờ hố thẳm. Thật thế, trên đường tìm về hữu thể, Lĩnh Nam Chích Quái muốn ta khởi đầu bằng sự phủ định các điểm tựa. Lang Liệu chỉ nghe được Lời của hữu thể khi các nơi nương tựa của chàng đều lung lay, chỉ còn có khắc khoải chờ đợi. Con đường đi vào hữu thể hứa hẹn nhiều ngạc nhiên, dành cho tâm hồn khiêm tốn chờ đợi. Trong cuộc sống thực tế, hãy nhìn vào khuôn mặt của người đối diện, bất kỳ ai…, mỗi cái nhìn không làm cho ta giật mình hay sao! Một cuộc gặp gỡ trong chiều sâu của hữu thể, chân nhận kẻ đối diện là một ai đều làm cho ta hụt chân vì ta không có quyền lực nào trước người đó. Một ai đó buộc chúng ta phải chân nhận sự hiện diện khác mà ta phải tôn trọng. Ta có trách nhiệm về sự toàn vẹn hữu thể của kẻ khác, là một ai, đang đối diện với ta; nói khác là đã “sát nhân” một cách nào đó khi buộc họ phải từ chối quyền làm người nơi hữu thể của họ. Tương quan mà ta tự mình thiết lập ra khi nhìn họ là “Đạo khả đạo” chứ không phải “Đạo thường”. Hữu thể của con người, Tương Dạ, tiên liệu một tương quan ẩn giấu khác, đó là sự tiếp nhận một ai, một kẻ khác đến với mình; kẻ khác đó là người trước mặt và cũng còn là Thực tại ẩn giấu mà lòng mình có thể nghe được âm vọng vang lên. Muốn mở ra được để tiếp nhận, Âu Cơ hay Lang Liệu phải đón chờ và quên đi các điểm tựa mà mình đang có. Thánh Phanxicô Assisi gọi là chết mình đi để được sống lại, nhà Nho gọi là lòng trống rỗng để đón nhận nguồn sống mới của nhân tính, nhà Phật nói rõ là diệt ngã. Hữu thế tại thế chân thực là một cuộc chết đi sống lại liên lĩ: mỗi lần chết đi thiên kiến của mình, thì hốt nhiên hữu thể lại trào vọt lên và một thế giới mới mở ra với những tương quan chân thật của nhân tính. Và cuộc sống đó của nhân tính chỉ linh hoạt được, vì trước đó, nơi đáy lòng đã chất chứa điều mà con người tự mình không làm ra được, đó là niềm tin và hy vọng.

    Lĩnh Nam Chích Quái không giải thích tại sao nhân tính lại chất chứa nguồn sinh lực tin và hy vọng nầy. Lĩnh Nam Chích Quái như đã chân nhận nguồn sinh lực đó như cái gì tiên thiên, một điểm khởi đầu, nhưng kỳ thực như là sự nhớ lại một cái gì thật đã quá xa xưa nơi tâm hồn của mỗi người. Diệt ngã thì ngộ được Đạo, nơi khổ đau Âu Cơ lên tiếng kêu thì Lạc Long Quân lại đến, đây không phải là thế giới của định luật nhân quả nữa, đây là niềm tin và hy vọng.

    II.3 – Hữu thể con người xuất như hiện thế nào?

    Lĩnh Nam Chích Quái diễn tả đạo xuất hiện nơi một tượng trưng gọi là Hồng Bàng Thị: Dân tộc lớn lao và tràn đầy. Lộc Tục là biểu tượng gốc nguyên sơ của dân nầy. Toàn bộ câu truyện (10 truyện trong cuốn I Lĩnh Nam Chích Quái) đều diễn tả hữu thể con người trong khung cảnh của một dân, một cộng đồng. Nếu Lang Liệu là một người, thì Lang Liệu cũng tiên liệu là vị vua của dân. Trong cuộc hành trình tìm đạo, gặp đạo, Chử Đồng Tử sát cánh với Tiên Dung; Mai An Tiêm đem theo vợ; Lang, Tân và Lưu Thị cùng sống và cùng chết…

    Đạo đến với dân và ban cho toàn dân. Người mẹ của Đổng Thiên Vương thấy được ân lộc của trời đến với con mình, thì vui mừng báo tin cho hàng xóm và triều đình. Hữu thể của con người, một con người cô đơn, là một mâu thuẫn tự căn. Không ai đạt chân lý và sự sống toàn vẹn cho riêng mình vì chân lý và sự sống vốn là tương quan. Nói một cách tượng trưng là thần thánh và sự thật chỉ cư ngụ nơi nào có hai người.

    Nhưng Lĩnh Nam Chích Quái còn nói rõ dân nầy không phải là dân theo nghĩa dân tộc riêng biệt. Họ Hồng Bàng tượng trưng cho chiều sâu, lớn, cao của nhân tính trọn vẹn trong chữ Hồng, và chiều phổ quát qui tụ toàn nhân loại qua chữ Bàng. Hơn thế nữa, Họ nầy như gồm cả kẻ sống và kẻ đã khuất trong câu truyện năm mươi con ở trên đất với Âu Cơ liên lạc với năm mươi con đi theo Lạc Long Quân. Sự kiện đó còn nhắc đến trong việc Vua Hùng dùng Bánh Dày – Bánh Chưng dâng lên tổ tiên, ông bà ở bên kia thế giới. Văn hiến và Minh Triết được diễn tả trong ngôn ngữ, tâm thức của một dân tộc, cũng như được diễn tả bằng nhiều lối khác qua các thời đại, địa phương khác nhau. Nhưng phần Thể tức là nội dung uyên nguyên của Văn hiến luôn là lòng người, là nền chung của tất cả những con người đang sống, đã chết làm nên nhân loại phổ quát. Văn hiến không tách một dân tộc xa cách các dân tộc khác, nhưng gợi lên cho thấy mọi ánh dọi tiếp nhận được đều là những tia sáng phát ra từ mặt trời chung đang ẩn khuất. Nên những ý định đề cao Văn hiến nhằm xây dựng một chủ nghĩa dân tộc đóng kín, tự tôn, quá khích, tự chúng là mâu thuẫn. Bài học nổi bật được Lĩnh Nam Chích Quái nêu lên một cách mặc nhiên, đó là việc thâu hoá không mặc cảm, không tiền kiến những nét tinh hoa của các nền văn hoá đến với cộng đồng người Việt; và một cách minh nhiên trong việc sứ giả vua Hùng không ngại đi tìm thánh nhân ở xứ người. Thánh nhân là tượng trưng của con người tiếp nhận Đạo, làm chứng Đạo của muôn người và cho muôn dân.

    Điểm thứ hai được mô tả rõ nét về điều kiện xuất hiện của trực giác về hữu thể con người là cảm thức về nguy cơ, về tình trạng thiếu, nghèo, cần sự giúp đỡ. Ta có thể gọi là lòng khiêm tốn, vô chấp hay một cách tích cực là lắng nghe. Không cần phải nhắc lại từng chi tiết, vì trong bất cứ truyện nào tác giả cũng gợi lên một lời kêu cầu, van xin: Lạc Long Quân hãy đến! Nhưng tâm tình nầy, lối diễn tả nầy, ngôn ngữ nầy khó lòng chen vào được trong những kho tàng triết học của văn chương truyền thống. Chúng ta tiếp nhận cái cũ nầy trong Lĩnh Nam Chích Quái, nhưng đồng thời cũng hy vọng cống hiến cái  đó như một nét mới cho sinh hoạt tương lai của văn hoá nhân loại. Phải chăng sự vắng mặt đó là một dấu chỉ mà F. Nietzsche đang tìm khi ông khắc khoải nhắc lại nỗi nhớ Quê Hương, và khi thấy truyền thống tư tưởng của thời đại ngày nay đang đi vào con đường thiếu sinh lực với một cảnh tượng tiêu điều của một sa mạc đang lớn dần!

    Câu hỏi cuối cùng đặt ra cho chúng ta sau khi đọc lại Lĩnh Nam Chích Quái là: Dân tộc Việt Nam có Minh Triết, có tư tưởng văn hoá không?

    Chúng ta tiếp nhận các bài học nơi Lĩnh Nam Chích Quái để suy tư về chính câu hỏi nầy: chúng ta sẽ dựa vào đâu để gọi là Minh Triết và để có trả lời cho thích đáng đây?

    Trước khi vội biện minh dựa vào thiên kiến đã có sẵn, có lẽ nên biết quên như Lang Liệu, để lắng nghe một vài âm vọng từ nơi huyền sử mà cha ông chúng ta có lần đã nghe và trao lại cho chúng ta làm gia sản. Có lẽ như Lang Liệu chúng ta hốt hoảng vì bước vào một cảnh giới xa lạ. Nhưng không lắng nghe lời thi ca, như lời Khổng Tử đã dạy con, ta lấy nguồn sống nào đây để nói điều mới lạ. Không tiếp nhận được hồn của Văn hiến, thì đào bới truy tìm cái xác đã chôn dưới đất hay bị mục mối gặm mòn để làm gì?

    Nguyễn Đăng Trúc


    Bản gốc: Tranh minh họa: Vạn Tích.


    Sách tham khảo và trích dẫn

    Tài liệu Việt ngữ

    1. Bùi Văn Nguyên- Việt Nam Thần-Thoại Và Truyền-Thuyết ,TP. HCM 1993
    2. Dương Quảng Hàm- Việt Nam Văn-Học Sử-Yếu, Bộ Giáo dục, in lần thứ 10, Sg 1968
    3. Đào Duy Anh- Việt Nam Văn-Hoá Sử-Cương, Quan Hải Tùng-thư, Huế 1938
    4. Đào Duy Anh Đất Nước Việt Nam Qua Các Đời, tái bản 1994
    5. Đinh Gia Khánh – Trên Đường Tìm Hiểu Văn Học Dân Gian, 1989
    6. Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê- Đại Cương Triết Học Trung Quốc, Tp. Hồ Chí Minh, tái bản 1992
    7. Hoàng Trọng Miên- Việt Nam Văn Học Toàn Thư, xb. Quốc Hoa, Sài-gòn 1960
    8. Khuyết danh Đại Việt Sử-Lược, bản dịch Nguyễn Gia Tường,xb. 1993.
    9. Kim Định Căn-Bản Triết-Lý Trong Văn-Hoá Việt, Ra Khơi Nam, Sài-gòn 1967
    10. Kim Định Chữ Thời, xb. Văn Liệu, Sài gòn 1967
    11. Lê Quí Đôn Đại Việt Thông Sử, Tp. HCM, xb. 1993
    12. Lê Tôn Nghiêm Lich Sử Triết Học Tây Phương , Thời Khai Nguyên Triết Lạp Hy Lap , Lá Bối, Sài Gòn 1971.
    13. Lê Văn Hảo- Hành Trình Về Thời Đại Hùng Vương Dựng Nước, xb. Thanh Niên, Hà Nội 1982
    14. Lê Văn Siêu Văn-Minh Việt Nam, Đông Nam Á, Paris tái bản 1985
    15. Lê Văn Siêu, Việt Nam Văn-Minh Sử-Cương, Khởi Hành tái bản, München 1990
    16. Lý Tế Xuyên Việt-Điện U-Linh-Tập, bản dịch Lê Hữu Mục, Sài-gòn 1962
    17. Ngô Sỹ Liên Đại Việt Sử-Ký Toàn-Thư, Phần Ngoại Kỷ, bản dịch Mạc Bảo Thần Nhượng Tống, 1944
    18. Ngô Thời Sỹ Việt-Sử Tiêu-Án, Xb. Văn Hoá Á Châu, Sài-gòn 1960
    19. Nguyễn Du Truyện Thúy Kiều, dẫn nhập của Bùi Kỷ và Trân Trọng Kim, Sg tái bản 1995
    20. Nguyễn Đổng Chi Việt Nam Cổ-Văn Học-Sử – 1993
    21. Nguyễn Trãi Toàn Tập Khoa Học, Hà Nội, xb. 1976
    22. Nhiều tác giả Lịch-Sử Văn-Học Việt Namtập I, Khoa-học Xã-hội, xb. 1980
    23. Nông Quốc Chấn Dân-Tộc Và Văn-Hoá, 199
    24. Phạm Văn Sơn Việt Sử Toàn Thư, Sud-Assie, tái bản Paris
    25. Phan Huy Chú Lịch-Triều Hiến-Chương Loại-Chí, tái bản 1992.
    26. Quốc Sử Quán Khâm Định Việt-Sử Thông Giám-Cương- Mục , 1859
    27. Thích Mãn Giác Lịch Sử Triết Học Ấn Độ, Đại-hoc Vạn-Hạnh, Sài-gòn 1967
    28. Trần Trọng Kim Việt Nam Sử Lược, I.A.S.E tái bản, Paris 1987
    29. Trần Trọng Kim Nho Giáo – Bộ Giáo-dục, Sg 1971
    30. Trần Thế Pháp Lĩnh Nam Chích Quái Vũ Quỳnh hiệu-chính , bản dịch Lê Hữu Mục, 1962
    31. Trương Sỹ Hùng Thần-Thoại Việt Nam ,1975
    32. Vũ Đình Trác Triết-Lý Nhân-Bản, Hội-hữu, California,xb. 1993.
    33. Tư Mã Thiên Sử-ký , Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê và Giản Chi, 1994
    34. Lão Tử Đạo Đức Kinh Quốc-Văn Chú Giải, bản dịch của Hạo Nhiên Nghiêm Toản, xb Khai-Tri, Sai gon, 1970.
    35. Trang Tử Nam Hoa Kinh Bản dịch Thu Giang Nguyễn Duy Cần, xb Khai Trí, Sàigon
    36. Chu Dịch Bản dịch của Phan Bội Châu, xb Khai Trí, Sài-gòn 1969
    37. Kinh Thư Bộ Văn-hoá Giáo-dục, Sài Gòn 1965
    38. Trung Dung Bộ Văn-hoá Giáo-dục, Sài-gòn 1972
    39. Đại Học Bộ Văn-hoá Giáo-dục, Sài-gòn 1972
    40. Luận Ngữ Bộ Văn-hoá Giáo-dục và Thanh-niên, Sài-gòn 1975.

    Tài liệu ngoại ngữ

    1. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant, Dictionnaire des symboles. Ed. Robert – Laffont, Paris 1982.
    2. Bulletin de L’Ecole Française d’Extrême – Orient, Tome XXXIV.
    3. Cérémonial – trad. Séraphin Couvreur, Ed Cathasia, Paris 1951.
    4. Ferdinand Alquié, Le nostalgie de l’être, PUF, Paris 1973.
    5. Aristote– Oeuvres, Coll. es Belles Lettres.
    6. St. Augustin, Confessions, Ed Pierre Honey et Seuil, Paris.
    7. Jean Brun, Les conquêtes de l’homme et la séparation ontologique, PUF, Paris 1961.
    8. Burnet, L’aurore de la philosophie grecque, Payot, Paris
    9. CadièreCroyances et Pratiques religieuses des VN, EFEO, Paris 1992.
    10. Descartes, Oeuvres, Ed. Adam Tannery.
    11. Will Durant, The Story of philosophy, Wa-Square Press, New York 1960.
    12. Mircea Eliade, Traité d’histoire des religions, Payot, Paris 1949.
    13. Mircea Eliade, Le mythe de l‘éternel retour, ed. Gallimard, Paris 1969
    14. Eschyle, Prométhée enchaîné – Théâtre complet, GF Flammarion, Paris 1964.
    15. Eugen Fink, Le jeu comme symbole du monde, Ed. de Minuit, Paris 1966.
    16. Fong-Yeou-Lan, Précis d’histoire de la philosophie chinoise, Payot, Paris 1981.
    17. Goethe, Faust, Trad. Gérard de Nerval, Flammarion, Paris 1964.
    18. René Girard, Des choses cachées depuis la fondation du monde, Ed. Grasset, Paris 1987.
    19. René Grousset, G. Deniker, La face de l’Asie, Payot, Paris 1955.
    20. Georges GusdorfMythe et Métaphysique, Flammarion, Paris 1984.
    21. Georges GusdorfLes Origines des sciences humainesPayot, Paris 1985.
    22. GWF Hegel, La phénoménologie de l’espritTrad. de J.Hyppolite, Ed. Montaigne, Paris 1941
    23. Martin Heidegger, l’Être et le Temps, Gallimard, Paris 1986.
    24. Martin HeideggerQu’appelle-t-on penser?, PUF, Paris, 1959.
    25. Martin HeideggerLettre sur l’humanismeEd. Montaigne, Paris 1964
    26. HölderlinHymnes, Elégies et Autres Poèmes, Flammarion, Paris 1983.
    27. Karl Jaspers, Les grands philosophesPlon, Paris 1989
    28. KantOeuvres philosophiques, Gallimard, Paris 1980.
    29. Emmanuel LévinasDifficile LibertéEd. Albin Michel, Paris 1963.
    30. Emmanuel Lévinas, Le Temps et l’Autre, PUF, Paris 1962.
    31. Nietzsche, Oeuvres, Robert/Laffont, Paris 1993.
    32. Parménide, Le PoèmePUF, Paris 1955.
    33. Blaise PascalPensées et OpusculesPetites éditions- Léon Brunschwicg.
    34. Platon, Oeuvres, Coll. Les Belles-Belles.
    35. Paul Ricoeur, Finitude et CulpabilitéEd. Montaigne, Paris1960.
    36. R.M.Rilke, Les Elégies de Duino – Les sonnets à Orphée, Trad. JF Angelloz, Paris 1943.
    37. Max Scheler, La situation de l’homme dans le mondeEd. Montaigne, Paris 1951.
    38. Schopenhauer, Le monde comme volonté et comme représentation, Trad. A. Burdeau,PUF, Paris1966.
    39. SophocleOedipe Roi – Théâtre complet, GF Flammarion, Paris 1964.
    40. Arnold Toynbee, A Study of HistoryOUP Thames and Hudson, London 1972.
    41. Walpola RahulaL’enseignement du BouddhaEd. Seuil, Paris 1961.

    Chú thích:

    112 Martin HeideggerWas heißt Denken? trd. Aloys Becker và Gérard Granel, P.U.F Paris, 1983, tr. 48.

    113 Martin HeideggerWas heißt Denken?, trd. Aloys Becker và Gérard Granel, P.U.F Paris, 1983, tr. 24.

    114 Sđd, tr. 26.

    115 Jean Brun, Les Conquêtes de l’homme et la séparation ontologique, P.U.F, Paris, 1961, tr. 10.

    116 Sđd, tr. 23.

    117 Fong Yeou-LanPrécis d’histoire de la philosophie chinoise – trd. par G. Dunstheimer, Ed. Le Mail, 1985, tr. 23-24.

    118 Sđd, tr. 24

    119 Xem bài ca hữu thể của Parménide.

     120 Đạo đức Kinh, chương I.

    “Đạo khả đạo, phi thường Đạo;

    Danh khả danh, phi thường danh.

    Vô danh thiên địa chi thỉ;

    Hữu danh vạn vật chi mẫu”

    121 Xem Héraclite câu 1.

    122 Xem Confessiones I, 1-(1)

    123 Sđd, VII, 10-(16)

    124 Trung Dung XII: ‘Đạo của người quân tử tràn ra mà lại ẩn giấu, hạng trai gái ngu si cũng có thể biết được nhưng đến chỗ tột độ của Đạo, thì tuy là bực Thánh cũng còn có điều không hiểu’.

    Có liên quan

    Bốn Ngàn Năm VĂN HIẾN

    ĐÔNG BIÊN

    Người Việt Nam vẫn tự hào có “bốn ngàn năm Văn Hiến”. Trong Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi cáo tri: “Như nước Việt Nam ta từ trước – Vốn xưng Văn Hiến đã lâu..” Đến vua Thái Tổ nhà Minh, nước Tàu cũng gọi Việt Nam là “Văn Hiến chi bang”. Bản Đăng Đàn Cung, quốc ca thời nhà Nguyễn tấu mỗi khi có đại lễ với lời ca: “ Bốn ngàn năm Văn Hiến nước Nam khang cường là nhờ công đức người xưa…”

        Có người căn cứ vào 4 chữ “Văn Hiến Chi Bang” do vua Thái Tổ nhà Minh viết tặng cho sứ thần nhà Trần khi đi sứ sang Tàu là Doãn Thuấn Thuần mà cho rằng danh xưng nước Việt Nam Văn Hiến có từ đấy. Nhưng chính Nguyễn Trãi đã viết rõ trong Bình Ngô Đại Cáo “Như nước Việt ta từ trước, vốn xưng Văn Hiến đã lâu…”, chứng tỏ dân ta tự xưng Văn Hiến đã lâu chứ không phải ai tặng cho, ban cho và vua Thái Tổ nhà Minh tặng 4 chữ Văn Hiến chi bang chỉ là công nhận một cách công khai danh xưng vốn đã được dân ta tự xưng từ lâu. Vả lại, nếu tên Việt Nam Văn Hiến chỉ mới bắt đầu từ khi Minh Thái Tổ viết tặng 4 chữ “Văn Hiến chi bang” vào năm 1368 thì quả là quá mới, tính đến nay, năm 2006, chỉ mới có 638 năm. Mà dân ta thì đã tự xưng bốn ngàn năm Văn Hiến từ lâu. Tính từ thời lập quốc với họ Hồng Bàng của Kinh Dương Vương, tên nước là Xích Quỷ  vào năm 2879 trước Công Nguyên đến thời nhà Lý vào năm 1010-1225 là được khoảng 4000 năm. Vậy thì cụm từ “Bốn ngàn năm Văn Hiến” được truyền tụng có từ thời nhà Lý hoặc trước đó khi dân ta dành được chủ quyền. Đến nay, năm 2006, tính từ thời Kinh Dương Vương lập quốc đã gần 5000 năm, đúng ra là 4885 năm.

        Vậy thì căn cứ vào đâu mà dân ta tự nhận là dân tộc có Bốn Ngàn Năm Văn Hiến? Tổ tiên, cha ông ta đã có thành tích gì đễ đáng được gọi là Văn Hiến?

         Kể từ thời lập quốc ở vùng Trường Giang, Bắc giáp Động Đình Hồ, Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Đông Hải, Nam giáp Hồ Tôn, rồi cứ lần lần “co rút lại như miếng da trâu” (Kim Định), mất đất cho Hoa tộc. Từ thời Xuy Vưu mất Hoa Bắc cho Hiên Viên, đến thời Hùng Vương thứ 6, Hoa tộc do Ân Cao Tông cầm đầu lại xâm lăng Văn Lang, rồi từ đó cho đến đời Hùng Vương thứ 18, nước Văn Lang chỉ còn lại vùng Bắc Việt và Bắc Trung Việt ngày nay.

        Vậy thì có gì hãnh diện để tự nhận có Bốn Ngàn Năm Văn Hiến? Chúng ta truy nguyên để tìm xem Tổ Tiên đã làm gì cho con cháu được tự hào có Bốn Ngàn Năm Văn Hiến. Một xã hội được gọi là Văn Hiến là một xã hội quy tụ được tiến bộ của nền văn minh thực dụng và nền văn hóa trừu tượng cùng sánh đôi thực hiện có lợi ích cho xã hội. Về văn minh thực dụng xã hội ta từ thời tối cổ đã biết trồng lúa nước, thuần hóa súc vật, đóng ghe thuyền vượt sông vượt biển đánh cá, nung đất làm những đồ sành sứ, khai thác mỏ đồng tạo tác trống đồng tuyệt vời v.v… Chúng ta sẽ không đi vào chi tiết các công trình sáng tạo đó.

          Chúng ta sẽ tìm hiểu nền văn hóa trừu tượng như thuyết Âm Dương, Ngũ Hành, Lạc Thư, Hà Đồ, Kinh Dịch, Lịch Pháp, Hồng Phạm Cửu Trù, mà người Trung Hoa tự nhận là của dân tộc họ sáng tạo. Có thực như thế không ? Nhưng trước hết hãy tìm về nguồn để xem tộc Hoa và tộc Việt ai là chủ đất Trung Hoa ngày nay và xem ai là chủ của nền văn hóa gọi là Lý Số đó.

         THỜI LẬP QUỐC

        Dân tộc Việt Nam phát tích từ Hồ Động Đình (tỉnh Hồ Nam) do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh trăm con, gốc tích Bách Việt. Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương và Long Nữ. Kinh Dương Vương là con của Đế Minh và Vụ Tiên. Đế Minh là cháu 3 đời của Thần Nông. Thần Nông là một trong Tam Hoàng thời thượng cổ. (Toại Nhân, Phục Hy, Thần Nông). Kinh Dương Vương, họ Hồng Bàng, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ vào năm 2879 trước Công nguyên. Kinh Dương Vương truyền ngôi cho con là Lạc Long Quân, Lạc Long Quân truyền ngôi cho con là Hùng Vương, đổi tên nước là Văn Lang.

        Thần Nông là một trong Tam Hoàng, có hiệu là Viêm Đế. Thần Nông sanh Đế Khôi, Đế Khôi sanh Đế Thừa, Đế Thừa sanh Đế Minh. Họ Thần Nông truyền đến Đế Minh là cháu 3 đời thì chia làm hai ngành vì Đế Minh đi xuống phương Nam lấy Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục trong khi đó đã có con lớn là Đế Nghi. Đế Minh truyền cho Đế Nghi làm vua phương Bắc và Lôc Tục làm vua phương Nam, hiệu Kinh Dương Vương.

    1-THẦN NÔNG BẮC: Đế Minh truyền ngôi cho Đế Nghi.

    Đế Nghi (2889-2844 TCN)


    Đế Lai (2843-2794 TCN)


    Đế Ly (2795-2751 TCN)


    Đế Du Võng (2752-2696 TCN)

           Ngành Thần Nông Bắc đến đây chấm dứt vì bị Hiên Viên xâm lăng cướp ngôi, lấy hiệu Hoàng Đế (2697 TCN). Đó là ông vua khởi thủy cùa dòng Hoa tộc.

    2- THẦN NÔNG NAM: Đế Minh truyền ngôi cho Lộc Tục.

    Lộc Tục hiệu Kinh Dương Vương (2879 TCN). Lập ra họ Hồng Bàng. Tên nước là Xích Quỷ. Dân Việt lấy năm này làm kỷ nguyên lập quốc. Tính đến nay, (2006) được 4885 năm.
    Lạc Long Quân, sinh trăm con (2794 TCN)


    Hùng Vương (2745-258 TCN), 18 đời, tên nước là Văn Lang.

           Lĩnh Nam Trích Quái viết về việc Hiên Viên cướp ngôi của Đế Du Võng như sau : “Đế Nghi (2889-2844) truyền ngôi cho Đế Lai cai trị phương Bắc. Nhân khi thiên hạ vô sự bèn sai quân thần là bọn Xuy Vưu thay mình coi quốc sự rồi đi tuần xuống nước Xích Quỷ ở phía Nam…Truyền đến đời Du Võng thì Xuy Vưu làm loạn. Vua nước Hữu Hùng là Hiên Viên đem chư hầu tới đánh không được. Xuy Vưu mình thú mà nói tiếng người, có sức khỏe dũng mãnh. Có người dạy Hiên Viên dùng trống da thú làm lệnh. Xuy Vưu sợ hãi chạy về đất Trác Lộc. Đế Du Võng xâm lăng chư hầu cùng Hiên Viên giao binh ở Phàn Tuyền, đánh ba trận đều thua, bị giáng chức ở đất Lạc ấp rồi chết ở đó. Giòng họ Thần Nông tới đây thì hết.”

     Theo đó thì:

    1. Họ Thần Nông đến đời Đế Minh truyền ngôi cho 2 con:
    2. Đế Nghi cai trị phương Bắc,
    3. Lộc Tục cai trị phương Nam.

            Phương Bắc ở vùng sông Hoàng Hà, nơi Hiên Viên (Hoa tộc) xâm lăng đánh Xuy Vưu (Việt tộc) để chiếm đất đai. Phương Nam ở vùng sông Dương Tử tức là vùng đất châu Kinh châu Dương, Lộc Tục dùng để đặt đế hiệu là Kinh Dương Vương.. Như thế, vào thời thượng cổ toàn thể nước Tàu đều thuộc về họ Thần Nông Viêm Đế, tổ của dòng Việt tộc.

            2- Mãi đến đời Đế Du Võng (2696 TCN) Xuy Vưu làm tướng quốc thì Hoa tộc cầm đầu bởi Hiên Viên mới từ sa mạc tràn vào đánh chiếm phần đất của dòng Thần Nông phương Bắc, tức là vùng sông Hoàng Hà. Những từ Xuy Vưu làm loạn hay Đế Du Võng xâm lăng chư hầu chỉ là danh từ của kẻ chiến thắng (Hoa tộc) gán cho người thua (Việt tộc) kiểu được làm vua thua làm giặc! Sau này các nhà viết sử của ta nhiều khi cũng bị ảnh hưởng mà dùng lối nói của Hoa tộc. 

             3- Về dòng Thần Nông, đến đời Đế Minh thì chia làm hai ngành, một ở phương Bắc, một ở phương Nam. Từ lâu, dân ta thường nói phương Bắc để chỉ nước Tàu do tộc Hoa cai trị và phương Nam để chỉ nước Việt. Vì vậy mà có sự hiểu lầm về Thần Nông và Phục Hy, cho rằng Phục Hy và Thần Nông là người Tàu gốc Hoa. Xét ra như vậy không đúng vi mãi đến đời Du Võng là cháu 7 đời Thần Nông thì tộc Hoa mới từ vùng sa mạc Tây Bắc tràn vào đánh chiếm vùng đất Hoàng Hà của dòng Thần Nông Bắc. Vậy thì có lẽ nào Phục Hy và Thần Nông là tổ tiên của Hoa tộc được?

            Về nguồn gốc Hoa tộc, theo ông Bình Nguyên Lộc trong cuốn “Nguốn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam” thì Hoa tộc là thứ người lai căn của giống người Trung Á Tokarien (Tocharian, Nhục Chi) và Mông Cổ, vì không có đất sống nên mới tràn vào miền bắc nước Tàu đánh chiếm đất cùa Việt tộc, Theo sử Tàu thì khoảng 3000 năm tr.CN. dân du mục Mông Cổ vượt sông Hoàng Hà đánh Bách Việt từ sông Hoàng Hà đến sông Dương Tử của Đế Du Võng…

             Khi Hoa tộc chiếm trọn nước Tàu rồi thì đồng hóa dân Việt còn ở lại thành người Hoa hay Hán. Họ cũng đồng hóa các nhân vật huyền sử của Việt tộc, các kinh điển, sử sách Việt tộc làm của họ. Ngay cả đến ông Bàn Cổ của tộc Miêu họ cũng nhận là tổ tiên của Hoa tộc. Vì sự mạo nhận đó mà bao nhiêu sách vở, kinh điển, đã trở thành của tộc Hoa hết mà họ gọi là Thiên Thư do thần tiên truyền cho. Sau ngàn năm bị đô hộ, khi dành lại được tự chủ thì Việt tộc trắng tay, phải đi học lại với kẻ thống trị những vốn liếng của Tổ Tiên bị chiếm đoạt. Nhưng rất may, có những truyền thuyết, những di vật được lưu lại để con cháu ngày sau nhận được di sản của tổ tiên cao quý xứng đáng với danh xưng Văn Hiến ngàn đời. Chúng ta lần tìm từng chứng tích. Nhưng ở đây sẽ không
    bàn đến các chứng tích cụ thể như Trống Đồng, như Lúa Nước v.v..hay những di chỉ các nền văn minh Hòa Bình, Đồng Đậu, Đông Sơn v.v.. mà chỉ chú trọng đến các lý thuyết về sáng tạo vũ trụ có ảnh hưởng đến con người, đó là phần Lý Số đang chi phối xã hội Á Châu và hiện ảnh hưởng tới Tây phương.

           Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết: “Vua Kinh Dương Vương nối nghiệp con cháu Thần Nông, lấy con gái vua Động Đình Quân, tỏ rõ đạo vợ chồng, nắm ngay gốc văn hóa, lấy đức mà cảm hóa dân…đó chẳng là phong tục thái cổ từ Viêm Đế ư?”  Theo đó nền tảng Văn Hiến Việt tộc đã có từ thời thái cổ.

             ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH.

             Đời Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh đuổi giặc Ân xâm lăng, vua Hùng tính việc truyền ngôi, mới bảo các con tìm món ngon vật lạ mà có ý nghĩa nhất để dâng lên Tổ Tiên thì sẽ được truyền ngôi cho. Các hoàng tử, Quan Lang, đổ xô đi tìm trân châu hải sản của ngon vật lạ dâng lên vua. Trong khi đó, hoàng tử Lang Liêu đã dùng một thứ ngũ cốc bình thường để làm một thứ bánh có ý nghiã nhất dâng lên vua cha. Lang Liêu dùng gạo nếp giã nhuyễn nắn thành hình tròn gọi là Bánh Dầy để tượng hình trời, lại lấy gạo nếp gói hình vuông để tượng đất, gọi là Bánh Chưng. Bánh Dầy Bánh Chưng tượng trưng cho Âm Dương. Bánh chưng ở trong có nhân thịt, đậu xanh, gạo nếp, gói bằng lá dong, nấu trong nước tượng trưng cho Ngũ Hành.

          Lĩnh Nam Chích Quái viết về bánh dầy bánh chưng: “Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo vì gạo là của để nuôi dân, người ta ăn mãi không chán, không có vật gì đứng trước được, nếu lấy gạo nếp hoặc gói hình tròn để tượng trời, hoặc gói làm hình vuông để tượng đất, ở trong làm nhân cho thật ngon, bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý ơn trời đất phát dục vạn vật”.

    Bánh dầy tròn tượng trời chỉ Dương.


    Bánh chưng vuông tượng đất chí Âm.

           Câu tục ngữ dân ta hằng nói, nhất là để chúc sản phụ khi sanh : “Mẹ Tròn Con Vuông”  là để nhắc nhở nguyên lý Âm Dương của trời đất.

         Bánh chưng giữa có thịt, kế đến đậu xanh, rồi gạo nếp, bọc bằng lá, nấu trong nước.

          Thịt màu đỏ chỉ Hỏa. Đậu xanh màu vàng chỉ Thổ. Gạo nếp trắng chỉ Kim, Bánh luộc tiết ra dịch chất (nhựa) hợp với diệp lục tố tạo ra màu xanh dính trên mặt bánh chỉ Thủy. Lá dong màu xanh gói ở ngoài chỉ Mộc, năm thứ đó tượing trưng cho Ngũ Hành.

            Dây lạt buộc ngoài nhuộm đỏ gồm 4 sợi buộc từng cặp song song và vuông góc chia bánh thành 9 ô vuông, chỉ cửu cung của Lạc Thư Hà Đồ.

          Chiếc bánh theo thứ tự từ trong ra ngoài, ta thấy ở giữa có thịt màu đỏ chỉ Hỏa. Hỏa sanh Thổ, đậu xanh màu vàng chỉ Thổ. Thổ sinh Kim, gạo nếp trắng là Kim. Kim sinh Thủy, dịch chất do nước nấu gạo sinh ra chỉ Thủy. Thủy dưỡng Mộc, lá dong bọc ngoài chỉ Mộc.

           Ta có Ngũ Hành Tương Sinh : Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy dưỡng Mộc.

           Bánh chưng được sắp xếp ngũ hành tương sinh theo hướng tương sinh của trái đất.

          Lòng trái đất là một lò lửa đỏ rực, theo đó nhân bánh là thịt màu đỏ tượng cho Hỏa.

          Vỏ trái đất là đất (thổ), tương ứng với lớp đậu xanh của bánh màu vàng tượng cho Thổ.


    Đất sinh ra kim loại nên bánh theo đó mà có gạo nếp trắng tượng cho Kim.

           Từ lòng đất nước chảy qua kim khí mà ra ngoài, bánh cũng được nấu trong nước tượng cho Thủy.

           Các giòng suối, giòng sông nước nuôi cây cối, lớp lá bọc ngoài của bánh tượng cho Mộc.

           Theo đó thì ngay từ thời thái cổ, cha ông chúng ta đã biết cấu trúc của trái đất và theo đó đặt ra luật Ngũ Hành.

            Thuyết Âm Dương Ngũ Hành hẵn là đã có từ lâu nhưng đến đời Hùng Vương thứ 6 thì được cụ thể hóa bằng Bánh Chưng Bánh Dầy. Thật là tuyệt vời, với thứ ăn đơn giản ngon miệng mà thể hiện được ý niệm cao siêu của một thuyết bao trùm vũ trụ, trời đất vạn vật.

           Dân ta mỗi năm đến ngày tết lại nấu bánh chưng bánh dầy để dâng lên Tổ Tiên, cũng như dâng lên bàn thờ Quốc Tổ vào dịp Giỗ Tổ. Tập tục đó được truyền từ đời này qua đời khác cho đến tận ngày nay. Nhờ đó qua các cuộc thăng trầm của đất nước với hàng ngàn năm bị đô hộ, vẫn với cắp bánh chưng bánh dầy đó làm chứng tích để nhận ra nguồn gốc Âm Dương Ngũ Hành là của các bậc tiền nhân từ thời thượng cổ lập thuyết truyền lại. Dù Bắc phương có dùng võ lực để cướp đất, để đoạt thành tích trí óc thì vật sở hữu vẫn là đích thực của Việt tộc.

           Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có từ bao giờ?

           Cổ thư Trung Hoa viết vua Đại Vũ đi trị thủy đến sông Lạc gặp con rùa thần nổi lên, trên lưng rùa có những chấm đen trắng gọi là Lạc thư, nhân đó mà làm ra 9 trù lớn (Hồng Phạm cửu trù) mà trù thứ nhất là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

           Theo Kinh Thư thì thuyết Âm Dương Ngũ Hành được nói đến trong thiên Hồng Phạm Cửu Trù do ông Cơ Tử nói với vua Vũ nhà Chu. Hồng Phạm Cửu Trù có 9 Trù mà trù thứ nhất nói về Ngũ Hành: một là Thủy, hai là Hỏa, ba là Mộc, bốn là Kim, năm là Thổ. Cơ Tử là một hiền thần cùa nhà Thương/Ân  bị vua Trụ bỏ tù được Vũ vương nhà Chu diệt nhà Thương/Ân cứu ra.

           Theo sách Chu Dịch thì khái niệm Âm Dương do Khổng Tử (500 TCN) viết ở Thập Dực khi diễn giải Chu Dịch. Hệ từ Thượng, chương V – tiết thứ nhất, có đoạn viết : “Nhất Âm Nhất Dương chi vị đạo” . Hệ từ Thượng, chương thứ XI viết : “Thị cố Dich hữu Thái Cực, Thị sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái”.

           Lại có người nói (theo Sử Ký và Lã Thị Xuân Thu) thì thuyết Âm Dương Ngũ Hành do Trâu Diễn sống thời Chiến Quốc (350-270 TCN) là người hoàn chỉnh và lập ra phái Âm Dương gia.

          Thuyết Âm Dương Ngũ Hành được phổ biến ở Trung Hoa vào thời Hán Vũ Đế (156-87 TCN) do ông vua này truyền các nhà chiêm tinh, lý học đến để hỏi xem ngày đó tháng đó cưới vợ tốt không? Người theo thuyết “Ngũ Hành” nói được, người theo thuyết “Kham Dư” nói không được, người theo thuyết “Kiến Trừ “bảo là xấu, người theo thuyết” Tùng Thời” bảo rất xấu, người theo thuyết “Lịch Gia” nói hơi xấu, người theo thuyết “Thiên Nhân” nói tốt vừa, lại người theo thuyết “Thái Nhất” nói đại cát. Các ông tranh nhau cãi đến đỏ mặt tía tai không ai chịu ai. Sau cùng Hán Vũ Đế bảo : “mọi điều nên hay kiêng, phải lấy thuyết Ngũ Hành là chính. Kể từ đó, thuyết Ngũ Hành được phát triễn”. (Sử Ký, Nhật Giả Liệt Truyện)

          Xem như thế thì truyền thuyết, sách vở Trung Hoa nói về xuất xứ Âm Dương Ngũ Hành rất lộn xộn. Thuyết lâu đời nhất do Cơ Tử đời vua Vũ nhà Chu (1122 TCN) trong thiên Hồng Phạm Cửu Trù.

           Truyền thuyết của ta nói đời Hùng Vương thứ 6, Lang Liêu đã làm ra Bánh Dầy Bánh Chưng để tượng cho Âm Dương Ngũ Hành. Đời Hùng Vương thứ 6 tương đương với đời Ân Cao Tông (1740 TCN) khi ông vua này đem binh xâm lấn đất Văn Lang bị  Phù Đổng Thiên Vương đánh đuổi. Như vậy thuyết Âm Dương Ngũ Hành đã có trước nhà Chu lâu đời khoảng 600 năm. Hơn nữa, Hồng Phạm Cửu Trù là sách của họ Hồng Bàng, dẫn chứng ở sau.

          (Chu Dịch trong quẻ Ký Tế, phần tượng truyện, hào 3 có nói:” Cửu Tam: Cao Tông phạt Quỉ phương tam niên, khắc chi, tiểu nhân vật dụng” (Cao Tông đánh nước Quỷ phương, ba năm mới được, chớ dùng tiểu nhân).

           Thuyết Âm Dương Ngũ Hành hẳn là đã được lưu truyền lâu đời trước Hùng Vương thứ 6. Lang Liêu thấm nhuần, thấu hiểu nên mới cụ thể hóa trong chiếc Bánh Dầy Bánh Chưng. Nhờ Bánh Dầy Bánh Chưng được lưu truyền từ đời này qua đời khác cho đến tận bây giờ mà thuyết Âm Dương Ngũ Hành chứng tỏ là xuất xứ của dân Việt, do các bậc thánh nhân Lạc Việt lập thuyết.

           ÂM DƯƠNG và KINH DỊCH.

            Thiên Hệ Từ thượng truyện, chương II của Kinh Dịch viết: “Thi cố thiên sinh thần vật, thánh nhân tắc chi, thiên địa biến hóa, thánh nhân địa chi, thiên thủy tương, hiện cát hung, thánh nhân tượng chi. Hà Đồ xuất, Lạc Thư xuất, thánh nhân tắc chi.”
           (cho nên trời sinh ra thần vật, thánh nhân áp dụng theo, trời đất biến hóa thánh nhân bắt chước. Trời bày ra hình tượng, hiện ra sự tốt xấu, thánh nhân phỏng theo ý tượng. Bức đồ hiện ra ở sông Hoàng Hà, hình chứ hiện ra ở sông Lạc, thánh nhân áp dụng theo).
    Hai chữ thánh nhân ở đây mọi người cho là Phục Hy phỏng theo Hà Đồ, Lạc Thư mà vẽ bát quái.

    Hạ từ truyện, chương II chép rõ hơn : “Ngày xưa họ Bào Hy (tức Phục Hy) cai trị thiên hạ, ngửng đấu lên thì xem hình tượng trên trời, cúi xuống thì xem phép tắc ờ dưới đất. Xem các văn vẻ của chim muông cùng những thích nghi với trời đất (của từng miền) gần thì lấy thân mình, xa thì lấy ở vật, rồi làm ra bát quái để thông suốt cái đức thần minh và điều hòa cái tình của vạn vật.”

    Chu Dịch toàn bộ của Ngô Tất Tố viết: “…Kinh Dịch bắt đầu từ vua Phục Hy, một ông vua về đời thần thoại, cũng gọi là Bào Hy, không biết cách đây mấy nghìn năm hay mấy vạn năm. Lúc ấy Hòang Hà có con Long Mã hiện hình, lưng nó có khoáy thành đám, từ 1 đến 9, vua coi những khoáy đó mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch ra từng nét. Đầu tiên vạch một nét liền, tức là “vạch lẽ” để làm phù hiệu cho khí Dương và một nét đứt, tức là “vạch chẵn” để làm phù hiệu cho khí Âm. Hai cái vạch đó gọi là Lưỡng Nghi, Trên mỗi Nghi thêm một nét nữa, thành ra bốn cái “hai vạch” gọi là Tứ Tượng, Trên mỗi tượng lại thêm một vạch nữa thành ra tám cái “ba vạch” gọi là Bát Quái (8 quẻ). Sau cùng vua ấy lại đem Quẻ nọ chồng lên Quẻ kia điên đảo khắp lượt thành ra 64 cái “sáu vạch” gọi là 64 Quẻ.”

           Các nhà nghiên cứu về nguồn gốc của hai ký hiệu Âm _ _ Dương __ đưa ra ý kiến như sau:

           1- Thời kỳ sùng bái bộ phận sinh dục dùng gạch dài __ tượng trưng cho bộ phận sinh dục nam chỉ Dương và gạch đứt _ _ tượng trưng cho bộ phận sinh dục nữ chỉ Âm.

           2- Lúc đầu dùng ống trúc 1 đốt  __ để tượng trưng cho dương tínhvà loại ống trúc 2 đốt _ _ tượng trưng cho âm tính.

           3- Tập tục kết giây thừng, sợi giây thừng giữa thắt nút tượng cho Âm sau biến thành _ _ , một loại giây thừng không kết nút tượng cho Dương sau biến thành __ .
    .
    4-  Nguồn gốc Dịch Quái là ở Quy bốc (bói mai rùa). Mai rùa gồm có 2 lớp. Lớp ngoài vỏ cứng, lớp trong mềm. Lớp vỏ cứng ngoài có hoa văn phân thành 9 vảy. Lớp trong mềm chia thành 12 vảy, lại có đường chỉ nhỏ phân đều mỗi bên 6 vảy. Lớp ngoài cứng số lẻ 9. Lớp trong mềm số chẵn 6. Số 9 đại diện cho Dương. Số 6 đại diện cho Âm. (Lưu Bá Ôn, Dịch Học Toàn Tập, Nguyễn Viết Dần dịch, Nguyễn Bích Hằng hiệu đính, nxb Thông Tin Văn Hóa, Hà Nội)

    Các lối giải thích nguồn gốc Dịch như trên đều cho thấy Dịch bắt nguồn ở nền Văn Hiến Văn Lang :

           1- Sùng bái bộ phận sinh dục là tập quán của dân Nam Á (AustroAsian) tức Việt Tộc. Tại nhiều vùng ở Miền Bắc và Trung Việt Nam còn có tục lệ cúng bái, rước sách bộ phận sinh dục (Ông Đùng Bà Đà, Nõn Nường).

          2- Vùng đất nhiều tre nứa thuộc vùng sinh sống của Việt tộc, từ phía nam sông Dương Tử đổ xuống vì thế chỉ có người Việt mới có hứng khởi dùng tre nứa để tượng cho Âm Dương.

          3- Sử cổ viết về người Lạc Việt : “Chính sự dùng lối kết nút”. Kết nút để phân biệt Âm Dương, sợi giây thừng giữa thắt nút là Âm, sợi không thắt nút là Dương. Điều này chứng tỏ vạch định ra Âm Dương là của nền Văn Hiến Văn Lang.

          4- Qui bốc là của dân Việt. Sách Tàu viết bộ Việt Thường đem biếu vua Nghiêu con rùa trên lưng có ghi lịch pháp gọi là Qui Lịch. Bói mai rùa cần phải có rùa lớn. Rùa lớn chỉ ở vùng sông Dương Tử mới có. Sông Dương Tử có Động Đình Hồ. Động Đình Hồ là cái nôi của Việt tộc. Âm Dương Ngũ Hành, Dịch số, Lịch pháp, Lạc Thư Hà Đồ, Hồng Phạm Cửu Trù đều phát xuất từ Động Đình Hồ, từ Châu Kinh Châu Dương. Lý số là sản phẩm trí óc của những bậc thánh nhân Việt tôc.

           Theo cổ thư thì Phục Hy là người lập ra Kinh Dịch căn cứ vào Âm Dương mà vạch ra Quẻ Lưỡng Nghi, Bát Quái. Phục Hy là một trong Tam Hoàng. Tam Hoàng là thủy tổ cùa Việt tộc như triết gia Kim Định đã phân chất : “Phục Hy làm ra Kinh Dịch. Oa Hoàng làm ra phép linh phối. Thần Nông làm ra nông nghiệp. Hữu Sào làm ra nhà sàn. Bàn Cổ xếp đặt trời đất….Xưa rày người ta vẫn nghĩ rằng bấy nhiêu vị là người Tàu cả. Nhưng đến nay khoa học khám phá ra rằng các ngài không phải là Tàu. Hỏi vậy là ai ? Các học giả chưa nói ra ngã ngũ… Xin đem các vị đi thử máu, xem là máu Tàu hay máu Việt….Đến lúc thử xong thì ra toàn loại máu T.R. (Tiên Rồng).
    “Phục Hy có tên là Thanh Tinh : Rồng Xanh, đúng là máu R đã thế lại giao chỉ với bà Nữ Oa tức hai vị quấn đuôi nhau làm sao không lây máu nhau được. Vì thế xin bà tí huyết để phân tích, mới rút ra thì đã thấy là máu T (chim) vì khi bà chết thì hóa ra chim Tinh Vệ (tức máu T : chim) tha đá lấp bể.”

    Giáo sĩ người Pháp tên là Bai-Chin (1656-1730) trong thư từ với Lép-Nít (1646-1716) cho rằng Phục Hy và Te-li-chít trong thần thoại Hy Lạp chỉ là một người. Chu Bá Ôn trong Dịch Học Toàn Tập viết : “…Từ trong bức thư của Lép-Nít (Leibniz) trả lời Bai-Chin (Bouvet) có thể thấy rõ, điều quan tâm hơn cả là làm thế nào để vận dụng các ký hiệu trong Kinh Dịch để phát triển hai vấn đề ngôn ngữ phổ thông và thần học. Trong thư của Bai-Chin trả lời ông có nói, Phục Hy và Te-li-chít trong thần thoại Hy Lạp có thể chỉ là một người, vì thế ngôn ngữ trong Kinh Dịch có thể là ngôn ngữ trong Kinh Thánh được các học giả sử dụng chung trong thời đại mông muội…”  (Chu Bá Ôn, Dịch Học Toàn Tập, Nguyễn Viết Dần biên dịch, Nguyễn Bích Hằng hiệu đính, Nhà xuất bản Văn Hóa –Thông Tin, Hà Nội, 2003)

        Theo Nguyễn Xuân Quang trong Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt thì thần thoại Hy Lạp có tới 2 vị là hình bóng của Phục Hy. Đó là thần Hermes và thần Cecrops. Thần Hermes là người nho nhả dáng dấp nhanh nhẹn giống hệt con người văn vẻ Phục Hy. Hermes có cây gậy thần caduceus có con rắn quấn biểu tượng cho y học Tây phương. Còn Phục Hy được mô tả đầu quấn vòng kết bằng lá tượng trưng cho y học Đông phương.

          Còn thần Cecrops được coi như người đã lập ra hôn phối như Phục Hy với Nữ Oa lập ra linh phối. Cecrops lập ra chữ viết giống như Phục hy vạch ra các hào âm dương được xem như là người lập ra chữ viết. Cecrops thường được vẽ hình phần trên là người phần dưới là giống rồng rắn, giống như linh vật rồng của dòng giống Việt tộc.

           Ông Nguyễn Xuân Quang còn cho Phục Hy cũng liên hệ với Thần Cò  Ibis Thoth của Ai Cập. Thần Cò Thoth phát minh ra chữ viết giống Phục Hy lập ra hào âm dương được coi như chữ viết thời sơ khai. Thần Cò Thoth còn gọi là thần Khôn Ngoan giống Phục Hy là người văn vẻ thông minh. Thần cò Thoth là Kẻ Đo Thời Gian giống Phục Hy Thắt Nút Kết Thằng và làm Lịch Rùa. Thần Cò Thoth là một chiêm tinh gia giống với Phục Hy vạch ra Bát Quái của Kinh Dịch, nguyên thủy là một thứ bói toán. Phục Hy được coi như thánh nhân áp  dụng Hà Đồ tìm hiểu tinh tú.

           HÀ ĐỒ LẠC THƯ

           ‘Theo truyền thuyết Trung Hoa thì Hà Đồ do vua Phục Hy (4480-4369 TCN) phát hiện khi đi tuần thú ở sông Hoàng Hà thấy con Long Mã từ dưới sông hiện lên trên lưng có Hà Đố ghi chép việc trời đất mở mang.
          Còn Lạc Thư do vua Đại Vũ (2205 TCN) đi trị thủy thấy con rùa thần nổi lên trên mình vẽ Lạc Thư.’

           Theo đó thì vua Phục Hy thấy long mã mà làm ra Hà Đồ rồi mãi đến một ngàn năm sau vua Đại Vũ mới thấy rùa thần ở sông Lạc mà làm ra Lạc Thư. Tại sao lại có sự cách biệt một thời gian cả ngàn năm mà cái đáng lẽ có trước là Lạc Thư rồi mới dựa theo đó để phác họa ra Hà Đồ thì lại cho Hà Đồ có trước và Lạc Thư có sau? Sự gán ghép cho ông vua này tìm ra Hà Đồ ông vua kia tìm ra Lạc Thư một cách lúng túng chứng tỏ Lạc Thư Hà Đồ không phải của Hoa tộc.

          Âm Dương Ngũ Hành là sự giải thích về việc hình thành trời đất và từ đó ứng dụng vào việc ảnh hưởng đến con người. Còn Lạc Thư Hà Đồ là tìm hiểu sự vận hành của những ngôi sao trong thiên hà và giải thích các hiện tượng vũ trụ.

          Tại sao lại gọi là Lạc Thư ? Truyền thuyết nói về thời Hùng Vương, tướng văn gọi là Lạc hầu, tướng võ gọi là Lạc tướng, dân gọi là Lạc dân, ruộng gọi là Lạc điền. Như thế Lạc Thư hẳn là sách của dân Lạc Việt.

           Còn Hà Đồ là đồ hình miêu tả sự vận động của giải ngân hà hay thiên hà.

           Cụm từ Lạc Thư Hà Đồ có nghĩa là sách của dân Lạc Việt nói về những sự hiểu biết về các liên quan đến giải ngân hà, vũ trụ.

        Ngày xưa người Lạc Việt thường viết chữ Khoa đẩu (chữ con nòng nọc hay con quăng) vào lưng rùa, có lần đem biếu cho Đế Nghiêu làm lịch  gọi là Quy Lịch, điều đó chứng tỏ người Lạc Việt đã có chữ viết. Triết gia Kim Định nói về việc đó như sau  “Có lưu truyền kể rằng, vào đời Đường nước Việt Thường biếu vua Nghiêu rùa thần trên mu có chữ con quăng ghi việc từ khai thiên lập địa về sau. Đế Nghiêu ra lệnh ghi chép và gọi là “Quy Lịch” Quy Lịch cũng gọi là Lac Thư, tức sách của Lạc dân thành bởi 9 bộ số,  nhưng 9 cũng quy vào hai là số 2 đất và 3 trời, trong truyện nói bóng là ghi truyện tự khai thiên lập địa… Sự thực đó là đạo trời, đạo đất, đạo người. Lý do nền tảng tại sao tìm hiểu về nguồn gốc văn hóa Việt mà phải nghiên cứu các phó sản của nó là Âm Dương, Tam Tài, Ngũ Hành, Hồng Phạm Cửu Trù, Lạc Thư, Sách ước. Vì tất cả đều do Việt tộc chính, về sau Tàu có lẽ thêm vào được ít chút bằng sự tô chuốt trang hoàng bề ngoài mà thôi, chứ cái nõn thì đã có sẵn rồi.”  (Kim Định, Việt Lý Tố Nguyên)

          HÀ ĐỒ LẠC THƯ và THUYẾT CON RỒNG CHÁU TIÊN

           Truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt Nam nói Lạc Long Quân lấy Âu Cơ đẻ ra một bọc có một trăm trứng nở ra trăm con. Hùng Vương được truyền ngôi chia nước ra làm 15 bộ, đặt tên nước là Văn Lang, truyền được 18 đời.

           Lạc Long Quân tên húy Sùng Lãm là con của Lộc Tục Kinh Dương Vương và Long Nữ. Lộc Tục là con của Đế Minh và Vụ Tiên. Vì gốc tích Tiên và Rồng nên dân Việt được gọi là “Con Rồng cháu Tiên”. Rồng biểu tượng cho sức mạnh vũ trụ vật chất. Tiên biểu tượng cho trí óc, sự sáng suốt, thông thái, tâm linh.

            Lộc Tục Kinh Dương Vương họ Hồng Bàng. Lạc Long Quân gốc Lạc nên dân Việt cũng được gọi là “Con  Hồng cháu Lạc” cũng gọi là Lạc Việt.

           Âu Cơ đẻ ra một bọc 100 trứng, nở ra 100 con. Cái Bọc trứng của mẹ Âu Cơ tượng trưng cho Trứng vũ trụ trong quá trình tạo sinh là nguyên thủy Thái Cực. Tượng của Thái Cực hình tròn phân cực thành Âm và Dương.

           Từ bọc Thái Cực Âm Dương nở ra 100 con. Tại sao lại 100 ? Vì tổng số của Lạc Thư Hà Đồ là 100. Độ số Lạc Thư cộng là 45. Độ số Hà Đồ là 55. Cộng chung là 100.

           Trong Lạc Thư Hà Đồ có 50 vòng đen thuộc Âm tương ứng với 50 con theo Tổ Mẩu Âu Cơ lên núi và 50 vòng trắng thuộc Dương tương ứng với 50 con theo Tổ Phụ Lạc Long Quân xuống biển.

           Lạc Thư có độ số ma phương cộng dọc công ngang cộng xéo đều ra số 15. Đó là số 15 bộ của nước Văn Lang. Số 15 bộ có lẽ chỉ là con số tượng trưng cho sự vận dụng quy luật vủ trụ Âm Dương, Ngũ Hành, Lạc Thư, Hà Đồ trong việc điều hành đất nước.

      Bánh chưng lễ có 4 sợi giây lạt nhuộm đỏ buộc từng cặp song song nhau và vuông góc chia chiếc bánh thành 9 ô vuông. 9 ô vuông này có liên quan đến cửu cung và độ số của Lạc Thư Hà Đồ. Bánh chưng buộc bằng giây lạt (cũng đọc là lạc) nhuộm đó (hồng) nhắc nhở ta nhớ đến nguồn gốc dòng giống Lạc Hồng. (giây Lạc (lạt) màu Hồng)

                    Hình vẽ Củu cung Lạc Thư Hà Đồ và độ số ma phương 15 và 100

     ĐỘ SỐ LẠC THƯ = 45

    Số Ma Phương =15

     4 9 2
     3 5 7
     8 1 6

                                                  
    Các số cộng ngang cộng dọc cộng xéo đều ra 15 gọi là số ma phương
    Số ma phương 15 tương ứng với 15 bộ của nước Văn Lang
    Độ số Lạc Thư : 15 x 3 = 45

    ĐỘ SỐ HÀ ĐỒ = 55

     2 7 4
     35-10 9
     8 1 6

    Tổng độ số Lạc Thư 45 + Hà Đồ 55 = 100 

    Lạc Thư có các số 9+3+7+5+1 = 25 thuộc Dương
    Lạc Thư có các số    4+2+6+8  = 20 thuộc Âm
    Hà Đồ có các số   7+9+5+1+3  = 25 thuộc Dương 
    Hà Đồ có các số   2+4+10+6+8 = 30 thuộc Âm
    Tổng số Dương của Lạc Thư và Hà Đồ = 50
    Tổng số Âm của Lạc Thư và Hà Đồ      = 50
    50 thuộc Dương tương ứng với 50 con theo Cha Lạc Long Quân xuống biển
    50 thuộc Âm tương ứng với 50 con theo Mẹ Âu Cơ lên núi.
    Tổng độ số 100 tương ứng với 100 con của Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long Quân.
    ( Lưu ý : Các số lẻ thuộc Dương, các số chẳn thuộc Âm)

            Huyền thoại Con Rồng Cháu Tiên và Một Bọc nở Trăm Con là do Tiền Nhân muốn nhắn gởi con cháu biết rằng Thái Cực, Âm Dương Ngũ Hành, Lạc Thư Hà Đồ là sản phẩm của Việt Tộc do Tổ Phụ thời thượng cổ lập ra với độ số chính xác sự vận hành của vũ trụ và các sao trong giải Thiên Hà.

             HỒNG PHẠM CỬU TRÙ

           Theo các nhà lý học Trung Hoa cho Hồng Phạm Cửu Trù là của vua Đại Vũ (nhà Hạ) đi trị thủy đến sông Lạc gặp một con rùa thần nổi lên, trên mai có vòng tròn đen trắng gọi là Lạc Thư, ông dựa vào đó mà làm ra 9 trù lớn, gọi là Hồng Phạm Cửu Trù rồi diễn giải và truyền lại cho đời sau. Đoạn văn này phải hiểu là vua Đại Vũ (Hoa Hạ) đã lấy được sách hay học được với dân Lạc Việt về cách xem thiên văn nên gọi là Lạc Thư và cùng lúc học được Hồng Phạm Cửu Trù của họ Hồng Bàng.

           Lại một thuyết nữa theo Kinh Thư nói Vũ Vương nhà Chu đánh thắng nhà Thương mới mời ông Cơ Tử là một tội phạm của Trụ vương để hỏi đạo trời. Cơ Tử bèn đem đạo đó là Hồng Phạm Cửu Trù mà báo lên cho Vũ Vương. Ông Cơ Tử này cũng chỉ là người đã học được Hồng Phạm Cửu Trù từ đời trước nay đem truyền lại cho Vũ Vương mà thôi. (Kinh Thư nói là của Khổng Tử nhưng chính thực là của cháu 12 đời của Khổng Tử là Khổng An Quốc đời Hán Cảnh Đế viết dựa vào cổ thư lấy được trong vách nhà Khổng Tử.)
    Trong Kinh Thư thiên quan trọng nhất là Hồng Phạm Cửu Trù lại mang nội dung của người Lạc Việt. Triết gia Kim Định nhận định như sau : Trong mấy thiên đầu Kinh Thư chữ “Viết” cũng đọc và viết là “Việt”. “Viết nhược kê cổ” cũng đọc là “Việt nhược kê cổ” (      ). Các nhà chú giải lâu đời nhất như Mã Dung và Khổng An Quốc cũng chỉ giải nghĩa rằng đó là câu nói giáo đầu (phát ngữ từ) nhưng không đưa ra lý do tại sao lại dùng câu đó, tại sao chữ viết với Việt lại dùng lẫn lộn…vì vậy mà có câu lập lờ mở đầu “Việt nhược kê cổ”. Cả Mã Dung lẫn Khổng An Quốc đều cho chữ “nhược” là thuận, chữ “kê” là khảo. Vì thế câu trên có nghiã rằng : “Người Việt thuận theo ý vua xin kê cứu việc cổ xưa”. Nếu nói viết nhược kê cổ thì câu văn thiếu chủ từ. Còn khi thay vào bằng chữ Việt thì có chủ từ là người Việt, nhưng phải cái phiền là ghi công người Việt vào đầu Kinh Thư thì không tiện, nên cho rằng chữ “Việt” với viết” như nhau…”

          Như chúng ta đã biết Âm Dương Ngũ Hành, Lạc Thư Hà Đồ là của dân Việt thì Hồng Phạm Cửu Trù cũng là của dân Việt. Hồng Phạm Cửu Trù là 9 trù của họ Hồng Bàng làm ra để theo đó mà điều hành việc nước. Hồng Phạm Cửu Trù là bản Hiến Pháp cổ nhất của dân Việt do họ Hồng Bàng lập ra cho việc trị nước.

          Hồng Phạm Cửu Trù có 9 trù tức 9 loại, 9 mục :

    Trù 1 : Ngũ Hành : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ
    Trù 2 : Ngũ Sự : Mạo (dung mạo), Ngôn, (nói năng) Thị (nhìn xem), Tư (suy nghĩ), Thính (nghe).
    Trù 3 : Bát Chính : Thực (ăn), Hóa (tiền bạc), Tự (tế tự), Tư không (canh tác),                       Tư Đồ (giáo dục), Tư khấu (hình phạt), Tân (ngoại giao), Sự (binh bị).
    Trù 4 : Ngũ Kỷ : Năm, Tháng, Ngày, Tinh Tú, Lịch pháp.
    Trù 5 : Hoàng Cực : (Hoàng là vua, ở ngôi cao nhất gọi là cực). Người làm vua phải dựng nên mực thước cho dân theo. Tóm lại là lẽ công bằng chính trực mà vua phải theo và cũng là người lãnh đạo phải làm, mà như thế là theo lẽ trời.
    Trù 6 :Tam Đức : Ngay Thẳng, Cứng rắn, Ôn Hòa.
    Trù 7 : Kê Nghi : Tra cứu nghi ngờ. Khi có sự hồ nghi do dự thì dùng bói toán để biết ý trời.
    Trù 8 : Thứ Trung : Các “điềm trời”.
    Mưa nhiều : vua làm việc rồ dại.
    Đại hạn : vua sai lầm.
    Nóng nhiều : lười biếng, bê trễ chính sự.
    Rét nhiều : Làm việc tính cách nóng nảy.
    Gió nhiếu : ngu tối, mờ ám.
    Trù 9 : Phú Cực : Ngũ Phúc và Lục Cực :
    Ngũ Phúc : Thọ, Giàu, Khỏe mạnh, Đức tốt, Sống trọn đời, Không rủi ro.
    Lục Cực : Chết do tai nạn, chết non. Đau ốm tật  bệnh. Lo buồn. Nghèo
    đói. Ác nghiệt. Nhu nhược.

           Câu truyện Sơn Tinh Thủy Tinh mà Hùng Vương thứ 18 ra điều kiện ai muốn cưới công chúa Mỵ Nương thì sính lễ phải có là :

          “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”  (Nam Hải Dị Nhân, Phan Kế Bính)

    Đây là những giá trị tinh túy nhất của nền văn hiến Văn Lang mà họ Hồng Bàng tạo lập được từ thời thượng cổ cho đến thời bấy giờ, vua Hùng Vương đòi hỏi người con rể và cũng có thể là người kế vị phải thông suốt và có trách nhiệm gìn giữ.

             * Voi chín ngà : Trù thứ nhất: đó là trạng thái ban đầu của vũ trụ theo quan   niệm của thuyết Âm Dương Ngũ Hành là : Kim, Môc, Thủy, Hỏa, Thổ và 4 trạng thái tương tác của nó  là Tứ Tượng : Tương sinh, Tương khắc, Tương thân ,Tương cụ, tổng cộng là 9. Đây là căn bản của hệ tư tưởng, chủ thuyết của nền Văn Hiến Văn Lang được mở đầu trong Hồng Phạm Cửu Trù : Bản Hiến Pháp của họ Hồng Bàng.

            * Gà chín cựa : (Kê Nghi) trù thứ 7 của Hồng Phạm Cửu Trù. Khi nhà vua có điều gì nghi ngờ thì trước hết mưu tính trong lòng rồi mưu với các khanh sĩ, khi cần thì mưu vớii thứ dân, mưu với bói toán. Đó là hình thức dân chủ ngày nay, không độc đoán mà lấy ý kiến dân chúng.

            * Ngựa chín Hồng Ma : Ngựa ngày xưa tượng trưng cho sức mạnh, chiến tranh và quyền bính. Ngựa chín hồng mao là hình ảnh của Hồng Phạm Cửu Trù, là những giá trị mà  người lãnh đạo phải noi theo trong việc điều hành quốc gia, giữ vững biên cương.

             Truyền thuyết kể rằng: Sơn Tinh là Tản Viên Sơn Thần đã giải đúng và cưới được Mỵ Nương nhưng không màng ngôi vua mà quyết chí theo Chử Đồng Tử ngao du sơn thủy tu tiên nên nhường ngôi vua cho Thủy Tinh Thục Phán. An Dương Vương đã không giữ được cơ nghiệp của họ Hồng Bàng truyền lại mà để mất trong tay Triệu Đà (Hoa tộc). Thời kỳ rực rỡ của nền Văn Hiến Văn Lang đã khép lại khi An Dương Vương trên lưng thần Kim Quy đi xuống biển.

     Quy Lịch

            Sách Thông Chí của Trịnh Tiều chép: “Đời Đào Đường (Vua Nghiêu 2253 TCN) Phương Nam có bộ Việt Thường cử sứ bộ qua lại hai lần phiên dịch sang chầu, dâng con rùa thần có lẽ đã sống trên 1000 năm, mình dài hơn 3 thước, trên lưng có khắc văn khoa đẩu ghi việc trời đất mở mang. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy Lịch”.

    Đoạn văn ngắn đó cho ta nhiều điểm đáng lưu ý:

           Bộ Việt Thường : đây là một bộ của nước Văn Lang 15 bộ.

           Trên lưng rùa có khắc chữ khoa đẩu: chữ khoa đẩu cũng gọi là chữ nòng nọc hay chữ con quăng. Điều này chứng tỏ tộc Việt đã có chữ viết ghi các sự việc. Chữ viết khắc trên lưng rùa nên cần phải có rùa to lớn. Rùa lớn chỉ ở vùng sông Dương Tử là nơi tộc Việt sinh sống mới có. Tộc Hoa ở vùng Hoàng Hà không có rùa lớn. Những mu rùa người ta tìm thấy sau này ở kinh đô nhà Thương có khắc chữ khoa đẩu hẳn là của dân Lạc Việt, có thể do dân Lạc Việt đem tặng, có thể là do tộc Hoa xâm lăng đánh cướp được ( nhà Thương/Ân xâm lăng Văn Lang thời Hùng Vương thứ 6). Rùa lại đến với dân Việt khi thần Kim Quy giúp vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa và cho móng vuốt làm lẫy nỏ để giữ nước nhưng đã bị Trọng Thủy của tộc Hoa ăn trộm tức đoạt mất tinh hoa của nền văn hiến Việt tộc. Do đó Hoa tộc đã học được thuyết Âm Dương Ngũ Hành cũng như Lạc Thư, Hà Đồ, Kinh Dịch, Lịch pháp cùa tôc Việt

           –  Ghi việc trời đất mở mang : là việc tạo thành trời đất từ Thái cực đến Âm Dương Ngũ Hành, Kinh Dịch và Lạc Thư Hà Đồ.

     

           –  Sai chép lấy gọi là Quy Lịch : chứng tỏ Việt tộc đã biết coi thiên văn địa lý để làm ra lịch. Dân Việt sống bằng nghề trồng lúa nước (Lạc dân, Lạc điền) cần biết thời tiết để canh tác trong năm nên cần có lịch. Hoa tộc đã học làm lịch với Việt tộc.

            Kinh Thư viết là vua Nghiêu sai hai ông Hy Hòa làm ra lịch. Như đọan văn trên nói rõ là khi được rùa thần trên lưng có khắc chữ khoa đẩu nói về việc trời đất mở mang do bô Việt Thường đem tặng nên mới sao chép lấy gọi là Quy Lịch chứ không phải do vua Nghiêu sai hai ông Hy Hòa làm ra lịch.



    Lại nữa, dân ta có câu ca dao độc đáo nói về việc hai ông Hy Hòa làm lịch:

     Ai về nhắn họ Hy Hòa


    Nhuận năm sao chẳng nhuận và (vài) trống canh.

     Nó chứng tỏ hai ông Hy Hòa Làm lịch này là người Lạc Việt trong thời nước Văn Lang đang rực rỡ với nền Văn Hiến dựa trên nền tảng Âm Dương, Ngũ Hành, Lạc Thư, Hà Đồ và Hồng Phạm Cửu Trù cũng như Kinh Dịch.

          Các sách Tàu như Giao Châu Ký, Tam Đô Phủ, Ngô Lục Địa lý, PhươngThảo Mộc Trang xác nhận 12 con giáp của lịch pháp là của Việt tộc như sau : ..họ (Lạc Việt) đem tính tình các con vật mà so sánh với người rồi họ truyền tụng rằng ngày thứ nhất trời sinh con chuột, ngày thứ hai sinh con trâu, ngày thứ ba sinh con cọp v.v..” … “Dân Lạc Việt trồng lúa mà ăn, dùng trà mà uống”… “dùng đá màu làm men gốm”…”Họ biết tìm hiểu các thức ăn nóng mát (tức thuyết âm dương) để trị bệnh, dùng kim đâm vào da thịt lấy máu để trị bệnh (lể giác bầu) lấy đá hơ nóng áp vào da thịt để trị bệnh…”  chứng tỏ dân Lạc Việt đã làm ra lịch, đã áp dung âm dương trị bệnh, căn bản của nền y học.

    Sách Cổ Kim Đồ Thư, Thảo Mộc Điếm viết : “Mã Viện tâu vua Tàu: Giao chỉ ép mía làm đường…Giao Chỉ làm giấy mật hương. Giấy mật hương làm bằng lá và vỏ cây mật hương trồng ở Giao Chỉ, giấy mềm. giai và thơm, ngâm nước không bở không nát.” Điều đó chứng tỏ từ đời Hùng Vương chúng ta đã có chử viết vì làm giấy không để viết chữ hay vẽ thì để làm gì?

          TÌM LẠI BẢN GỐC.

    Kể từ thời thượng cổ các Tổ Phụ dân Lạc Việt đã biết ngửng lên nhìn trời xem sự vận chuyển của tinh tú trên giải thiên hà, lại nhìn xuống đất xem xét sự vật mà hình thành thuyết Âm Dương Ngũ Hành, Lạc Thư Hà Đồ. Từ đó làm ra Kinh Dịch, Lịch Pháp rồi Hồng Phạm Cửu Trù để điều hành việc nước và các sản phẩm của Âm Dương Ngũ Hành như Y Học, Thái Ất Thần Kinh, Tử Vi, Phong Thủy…

          Để lưu truyền hậu thế các ngài đã cụ thể hóa các lý thuyết cao siêu trong các huyền thoại, ca dao hay sự vật khi nước mất chủ quyền.

          Về thuyết Âm Dương Ngũ Hành, Kinh Dịch các ngài đã làm ra Bánh Dầy Bánh Chưng cùng với câu tục ngữ tuyệt vời “Mẹ Tròn Con Vuông”

          Với Lạc Thư Hà Đồ, các ngài đã lưu truyền huyền thoại “Con Rồng Cháu Tiên”. với 100 con, 50 theo Mẹ lên núi, 50 con theo Cha xuống biển, đất nươc chia làm 15 bộ.

          Về việc điều hành đất nước và các đức tính người lãnh đạo phải noi theo là Hồng Phạm Cửu Trù thì đã có câu truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” với lời thiệu: Voi Chín Ngà, Gà Chín Cựa, Ngựa Chín Hồng Mao.

          Các ngài đã làm ra lịch để dân ta biết năm tháng mùa màng mưa nắng cho việc cày cấy lúa nước với câu ca dao bất hủ : Ai về nhắn họ Hy Hòa – Nhuận năm sao chẳng nhuận và trống canh”.

           Về chữ viết thì chính người Tàu đã công nhận dân Lạc Việt có chữ khoa đẩu (con quăng, nòng nọc) và dùng lối thắt nút để cai trị dân.

           Kể từ khi bộ Việt Thường đem Rùa Thần có khắc chử khoa đẩu ghi việc mở mang trời đất (Âm Dương Ngũ Hành Lạc Thư Hà Đồ, Lịch Pháp) tặng cho vua Nghiêu để xiền dương nền Văn Hiến tuyệt vời của dân Việt cho đến thời An Dương Vương bị Hoa tộc (Triệu Đà) đánh bại, đã giáng nhát gươm oan nghiệt xuống đầu Mỵ Châu rồi cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Thần (Kim Quy) đi xuống biển thì trang sử hào hùng chói lọi Văn Hiến Lạc Việt đã khép lại. Kẻ thống trị đã cưỡng đoạt các giá trị văn hóa của Việt tộc làm của mình. Hàng ngàn năm bị đô hộ, nền văn hóa dân tộc bị kẻ xâm lăng tước đọat. Chỉ trong vỏng 14 năm thời nhà Minh xâm lăng cai trị mà tất cả sách vở đều bị tịch thu, bắt nhân tài qua phục vụ mẫu quốc, bắt dân chúng theo phong tục tập quán Tàu, thì hàng ngàn năm bị đô hộ nền tảng văn hóa dân tộc còn gì nữa. Sĩ Nhiếp được tiếng là giáo hóa dân Việt, thực ra đã bắt dân ta học chữ Tàu, bỏ chữ khoa đẩu, bắt cưới hỏi theo lề lối Tàu, bỏ chế độ mẫu hệ, bắt ăn mặc theo Tàu cài vạt áo bên phải nghĩa là bắt theo phong tục của Hoa tộc.

    May mắn dân ta còn lưu truyền truyện tích mang tính chất huyền sử, còn ca dao tục ngữ, còn bánh dầy bánh chưng để chứng nhận di sản văn hóa của Tổ Tiên mà ngày nay tưởng như là của Tàu. Những chiếc chìa khóa để mở cửa vào nền Văn Hiến bất diệt của dân tộc còn nằm rải rác trong dân gian, cần nhiều khai thác.

         Nền Văn Hiến Việt tộc khởi đi từ thượng cổ, ít ra là từ Kinh Dương Vương, sánh ngang với các nền văn minh nhân loại như Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn Độ… Bởi vậy khi dành được tự chủ, chậm nhất từ thời nhà Lý, ông cha ta đã hân hoan hãnh diện công bố đất nước “Bốn Ngàn Năm Văn Hiến”. Đến nay trải qua ngàn năm tự chủ, đất nước Việt Nam, dân tộc Lạc Việt đã có “Năm Ngàn Năm Văn Hiến”. Chúng ta hãnh diện là con dân của nước Việt Nam Văn Hiến.*

    Đông Biên

    Nguồn:  http//www.taphopdongtam.org

    Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc và để
     phục hồi nền An Lạc & Tự Chủ