Âm nhạc,  Khánh Lan,  KIẾN THỨC TỔNG QUÁT,  Kiều My,  Viet-Hải

TƯỞNG NHỚ NHẠC SĨ Đỗ Lễ.

Cô đơn không phải thứ cảm xúc dành riêng cho những người độc thân, sống một mình. Cả khi đang ở trong một mối tương quan tình cảm nghiêm túc, dài hạn, vẫn sẽ có những lúc ta thấy mình sao lẻ loi, cảm giác đơn độc. Cảm xúc cô đơn trong tình yêu có thể là dấu hiệu cảnh báo điều gì bất ổn đang xảy ra với mối quan hệ của hai người. Hoặc, nó cho thấy bạn đang mong mỏi người ấy giúp mình khỏa lấp một khoảng trống trong tâm hồn bấy lâu nay, nhưng đối phương vẫn chẳng nhận ra.

Theo nhiều ý kiến cho là tình yêu là ngôn ngữ của trái tim, ngôn ngữ dại dồng của những tâm hồn yêu nhau. Có lẽ bởi thế, phải chăng lý lẽ là thế, lập luận đến đâu, những vấn đề trong tình yêu vẫn sẽ là nỗi trăn trở, day dứt, sầu muộn, như những tình khúc dang dở, hay chia phôi.

Sau đây là trích đoạn của 2 nhà văn Kiều My và Khánh Lan, góp ý nghĩ cho Văn Học Mới.

Vào năm 1931 thuở cổ xưa ấy, khi bài tình ca Besame Mucho ra đời, ngay lập tức nó đã trở thành một quả bom, tán dương nụ hôn tưởng tượng lãng mạn dắm say, người thiếu nữ như van xin người tình khi thầm van nài ”hãy hôn em thật nhiều”. Giai điệu bolero cùng với những lời ca nồng cháy cứ len lỏi, chầm chậm nhưng thấm sâu vào tâm gan người nghe, làm nên một nỗi buồn man mác. Đấy là tình yêu là ngôn ngữ của trái tim, và rồi một bài tình ca van nài tình yêu khác của chàng ca sĩ Michel Polnareff, (nhạc Frank Gérald), lời của bài Love Me Please Love Me như sau:

Nhạc phẩm “Love Me, Please Love Me” (Tác giả: Michel Polnareff, Frank Gérald)

Love me, please love me
Je suis fou de vous
Pourquoi vous moquez-vous chaque jour
De mon pauvre amour ?

Love me, please love me
Je suis fou de vous
Vraiment prenez-vous tant de plaisir
A me voir souffrir.

Si j’en crois votre silence
Vos yeux pleins d’ennui
Nul espoir n’est permis
Pourtant je veux jouer ma chance
Même si, même si…
Je devais why brûler ma vie.

Love me, please love me
Je suis fou de vous
Mais vous moquerez-vous toujours
De mon pauvre amour ?

Devant tant d’indifférence
Parfois j’ai envie
De me fondre dans la nuit
Au matin, je reprends confiance
Je me dis, je me dis…
Tout pourrait changer aujourd’hui.

Love me, please love me
Je suis fou de vous
Pourtant votre lointaine froideur
Déchire mon coeur.

Love me, please love me
Je suis fou de vous
Mais vous moquerez-vous toujours
De mes larmes d’amour ?

Bài trích dẫn của Khánh Lan về Ca Nhạc Sĩ Lê Toàn viết lời việt.

Theo Trần Chí Phúc / SBTN, CNS Lê Toàn với 40 năm cống hiến cho nền âm nhạc hài ngoải và với ngón đàn ghi ta ông đã nghe những đĩa nhạc ngọai quốc để tập, để đàn hát lúc còn trẻ và với năng khiếu trời cho ông có đôi tai thính về âm nhạc. Ông kể rằng khi đi xem một cuốn phim, nghe nhạc nền và ông có thể guitar và đàn theo giống gần hết. Chính vì thế, ông là đã giúp ban nhạc của ông mang đến cho khán giả Việt Nam một trào lưu ca nhạc quốc tế.

Lê Toàn học trường Tabert Sài Gòn nên rất giỏi về tiếng Pháp, bài hát đầu tiên ông tự đàn guitar với Et Pourtant làm cho bạn bè kinh ngạc và tán thưởng trong buổi lễ phát thưởng cuối năm tại trường. Năm đệ tam, ông gia nhập một ban nhạc của trường chơi đàn Organ và đi trình diễn tại các trường trung học khác ở Sài Gòn. Năm 1971, Lê Trí trưởng ban nhạc The Family Love chính thức mời Lê Toàn gia nhập ban nhạc và giữ phần đệm guitar cùng với Minh Hải (ghi ta solo), Lê Trí (Organ), Tường Vân (Trống), Tường Nga (Bass), ca sĩ là Tami Lê và Christian Lê; chơi nhạc cho các câu lạc bộ Mỹ tại Sài Gòn. Từ lúc này Lê Tòan bắt đầu hát những bản tiếng Anh ngoài những bản nhạc Pháp. Năm 1974 ban nhạc Family Love chính thức chơi cho một vũ trường tại Sài Gòn. Lê Tòan cùng bằng hữu chơi cho những đám cưới tại các nhà hàng ở Sài Gòn sau khi trinh diễn tại một buổi hội chợ, ông đã hát bản Oh Darling ( Beatles) và được mọi người tán thưởng nhiệt liệt.

Biến cố tháng 4 năm 1975, ban nhạc Family Love di tản sang Hawaii và tiếp tục chơi nhạc mỗi đêm cho một vũ trường do người Nam Hàn làm chủ suốt 5 năm. Ban nhạc lúc này gồm Lê Trí, Lê Tòan, Lê Thanh, Christian Lê, Quốc Hùng (bass) và Hùng Thuận (trống). Trong năm 1977-1978, ban nhạc Family Love lưu diễn các tiểu bang miền Trung Tây Hoa Kỳ gồm North Dakota, Chicago, Minesota, Ohio..trong một năm. Sau nhiều năm trình diễn quanh khói thuốc, thức đêm, Lê Tòan mắc bệnh suyễn và ông phải nghỉ ca hát trong vòng 3 năm, ông chuyển về sống tại Quận Cam năm 1980. Ở đây ông tham gia vào ban nhạc Dreamer và chính ca sĩ Duy Quang đã hướng dẫn ông hát nhạc Việt Nam và ông bắt đầu sáng tác nhiều ca khúc Việt Nam.

Ông cũng đã thực hiện cuốn băng nhạc cassette với tiếng hát của Lê Tòan và Thái Hiền. Cuốn băng cassette Tình Vàng phát hành năm 1980 với một số sáng tác của Lê Tòan như Tình Vàng (Thái Hiền ca), Đường Tìm Tình Yêu, Chờ Trăng, Tiếng Ai Kêu, Cho Tâm Hồn Mộng Mơ… và được đón nhận nồng nhiệt.

Năm 1981, ban nhạc Family Love dọn về San Jose và Lê Tòan trở lại sum họp với các anh chị em trong ban nhạc. Ban nhạc Family Love tái lập và trình diễn ở Bắc Cali và các tiểu bang khác. Năm 1984, tại San Jose Convention Center, Family Love tổ chức một buổi ca nhạc thành công với mấy ngàn khán giả tham dự. Lúc này Lê Tòan là solo guitar và hát.

Năm 1985, vũ trường Lido khai trương trên đường số 2 trung tâm thành phố San Jose và ban Family Love đóng đô tại đây trong 5 năm, là nơi giải trí nghe nhạc và khiêu vũ của đồng hương San Jose đặc biệt trong sinh họat ca nhạc hải ngọai. Năm 1988, hai anh em Lê Trí và Lê Tòan có phòng thu âm riêng, thu băng cho một số ca nhạc sĩ như cuốn Mười Năm Tình Cũ (Trần Quảng Nam), cuốn tiếng hát Tuấn Anh, cuốn tíếng hát Diễm Châu…. Họ thực hiện những cuốn băng Cassette, mặt A có nhạc đệm và tiếng hát; mặt B chỉ tòan nhạc đệm để khán giả có thể hát theo; gọi là U Sing Along. Họ cũng ký hợp đồng với trung tâm Hải Âu để làm nhạc đệm cho cuốn nhiều cuốn Cassette U Sing Along. Phong trào hát U Sing Along sau một thời gian thì chuyển sang phong trào Karaoke.

Năm 1990, ban Family Love ngưng cộng tác vũ trường Lido và họ chuyển sang thực hiện nhạc đệm cho các đĩa Laser Disc do công ty Bruce Đòan sản xuất, sự cộng tác kéo dài trong vòng 5 năm. Cần nói thêm rằng Bruce Đòan là công ty đầu tiên thực hiện Laser Disc cho đồng hương Việt Nam hát Karaoke và với phần nhạc đệm của hai anh em Lê Trí và Lê Tòan, rất thành công vào thời điểm 1990 – 1995. Năm 1995 Family Love tự sản xuất đĩa Laser Disc Karaoke nhưng không thành công trong việc phát hảnh. Cũng năm 1995, sinh họat ca nhạc của Lê Tòan rực sáng với sự xuất hiện lần đầu trên băng hình Thúy Nga, ra mắt cuốn băng nhạc Si Mê Tình Em tại hai miền Nam Bắc Cali rất thành công. Lúc ở San Jose, từ 1992 đên1997, Lê Tòan được mời làm MC cho các chương trình văn nghệ thi Hoa hậu Bắc Cali hàng năm. Cuối năm 1997, Lê Tòan từ giã San Jose và dọn xuống Quận Cam. Hiện nay anh có công việc kỹ sư điện tóan ở hãng và cuối tuần tham gia sinh họat ca nhạc. Từ năm 1997 cho đến nay, Lê Tòan vẫn lưu diễn ở một số tiểu bang vừa hát vừa làm MC, anh hát nhạc ngọai quốc và nhạc Việt Nam.

Những cuốn Cassette gồm Tình Vàng 1980, Nhạc Trẻ Hiện Đại 1982, Mơ Ước Người Yêu 1983, Hey với 12 bài nhạc Pháp (Julio Iglesias hát) do Lê Tòan viết lời Việt, cuốn Ngày Ấy Nay Còn Đâu với các tiếng hát Family Love.

Lê Toàn đã sáng tác khỏang 50 bản có Bên Bóng Dừa, Tình Vàng…. Nhiều chương trình như Lê Tòan 30 Năm Âm Nhạc, Lê Tòan 40 Năm Âm Nhạc và Lê Tòan 60 Tuổi đã được tổ chức tại Quận Cam. Anh cũng phát hành CD Tình Mơ năm 2013. Tháng 9 năm 2013 Lê Tòan và Vân Quỳnh thực hiện đêm nhạc thính phòng tại quán Lạc Cầm với chủ đề nhạc ngọai quốc rất thành công.

Hiện nay Lê Toàn vẫn sáng tác , vẫn thu âm với một máy điện tóan cầm tay Laptop và Keyboard những bài hát cho riêng mình. Tuy đã lớn tuổi, nhưng ca nhạc sĩ Lê Tòan vẫn còn giữ nét sinh động của một nghệ sĩ với nhiều năm đàn hát trong dòng ca nhạc của cộng đồng người Việt Nam hải ngọai. Và niềm đam mê nghệ thuật trong anh vẫn còn nồng nàn.

Ca nhạc sĩ Lê Toàn.

Nhạc phẩm “Love Me, Please Love Me” (Lời Việt: Lê Toàn)

Love me, please love me
Lòng cuồng say với em
Cớ sao mà em cứ trêu ghẹo tình tôi
Cho trái tim này héo mòn

Love me, please love me
Lòng cuồng say với em
Hỡi em, một khi biết tôi mang niềm cay đắng
Em có thấy lòng sướng vui?

Tuy tôi chưa nghe em trao duyên
Nhưng bao lần trong mắt em
Vẫn lóe lên nỗi u hoài
Cho nên đôi khi tôi mong sao
Dẫu mai sau đời tôi dở dang
Mong cho được sánh đôi bên em

Love me, please love me
Lòng cuồng say với em
Cớ sao mà em mãi trêu ghẹo tình tôi
Cho trái tim này héo mòn…

Không mong chi nơi tin yêu
Tôi âm thầm trong bóng đêm
Cứ ấp ôm một mối si tình
Nhưng hôm sau con tim như vui hơn
Vẫn yên tâm rằng khi nắng lên
May ra đời đổi thay… hôm nay

Love me, please love me
Lòng cuồng say với em
Cớ sao mà em vẫn như là băng giá
để trái tim này nát tan

Love me, please love me
Lòng cuồng say với em
Hỡi em, nhìn tôi đắng cay mong tình yêu tới
Em cớ sao đành sướng vui

Lòng cuồng say yêu ẹm. Cớ sao mà em cứ dang dở tình tôi. Cho trái tim này héo mò. Love me, please love me. Lòng cuồng say yêu em. Hỡi em, một khi biết tôi mang niềm cay đắng. Em có thấy lòng mình yên vui? Và tình yêu là ngôn ngữ dại dồng của những tâm hồn yêu nhau. Có lẽ bởi thế, phải chăng lý lẽ yêu yên vui, yêu trong sầu bi, tình lụy như bài tình ca sau đây:

Mr. Lonely thuộc đề mục đau đầu vì tình yêu trắc trở, lời ca van lơn, xót xa tê tái cõi lòng. Mr. Lonely, hay “Người Cô Đơn” là một ca khúc đồng sáng tác và thu âm bởi . Bài hát ra đời trong năm 1962, nó vang dội được vào bảng xếp hạng Billboard Hot 100 trong tháng Mười cùng năm. Khi ca sĩ Bobby Vinton cho ra dĩa nhạc Greatest Hits của mình vào mùa thu năm 1964, bài nhạc leo thang tột đỉnh là hạng Top # 1 trên bảng xếp hạng Billboard trong tháng mười hai năm 1964. Hãy nghe người đàn ông cô đơn lạc hướng, tình si dương phương khổ lụy như thế nào nhé:

Hỡi cô đơn…

Tôi vốn mãi cô đơn,

Tôi không còn ai cả,

Nỗi niềm riêng tôi

Tôi là người cô đơn

Tôi không còn ai cả,

Nỗi niềm riêng tôi.

Này, bài hát này đã đi vào những đêm cô đơn của người cô dơn. Tuyệt tình làm làm saoo, khi người con gái ấy đã ra đi,..

Việt Hải ghi nhận sau đây:

Những tình khúc do yếu tố cô dơn, lẽ loi trong tình trường như trên. Tôi cũng xin dẫn nhập vào chủ dề nhạc sĩ Dỗ Lễ và những tình khúc do ông sáng tác. Trong chủ dề Tưởng Nhớ Nhạc Sĩ Đỗ Lễ, theo bài viết “Nhạc sĩ Đỗ Lễ và 3 ca khúc thất tình nổi tiếng: Sang Ngang, Chia Ly và Tình Phụ“, xin trích doạn như dưới đây:

“Bài hát Sang Ngang ra đời vào năm tác giả được 24 tuổi thì công chúng mới biết đến tên của ông. Trong giới văn nghệ Sài Gòn trước 1975, hầu như ai cũng biết mối tình si mà Đỗ Lễ dành cho ca sĩ Lệ Thanh vào khoảng đầu thập niên 1960. Khi đó Lệ Thanh đã là một trong những nữ danh ca nổi tiếng nhất của phòng trà Sài Gòn, còn Đỗ Lễ chỉ là một anh sinh viên đa tình, đêm nào cũng đến trồng cây si ở các phòng trà Anh Vũ tới Bồng Lai, Hòa Bình… hoặc bất kỳ nơi nào có Lệ Thanh trình diễn. Đỗ Lễ rất yêu tiếng hát của Lệ Thanh, là một ca sĩ được nhận xét là chỉ có sắc vóc trung bình nhưng sở hữu giọng ca nồng nàn với những nốt vuốt độc đáo mà cho tới bây giờ chưa có người thay thế.

Người ca sĩ trình diễn trên sân khấu, ánh mắt nhìn bâng quơ xuống hàng ghế khán giả, không chủ ý nhìn ai, nhưng nhạc sĩ Đỗ Lễ luôn tin rằng nàng ca sĩ đang nhìn mình, hát cho mình nghe, rồi ôm lòng tương tư. Rồi đến một ngày Lệ Thanh giã từ ca hát để đi lấy chồng, bỏ lại tất cả hào quang sân khấu và sự tiếc nuối của khán giả, và người hụt hẫng nhất chính là Đỗ Lễ. Dù chỉ là mối tình đơn phương, nhưng ông đã tưởng tượng rằng hai người đã yêu nhau thắm thiết, rồi người con gái ngoảnh mặt để sang ngang, để rồi sáng tác nên ca khúc gắn liền với sự nghiệp của ông với tựa đề là Sang Ngang: “Thôi nín đi em, lệ đẫm vai rồi, buồn thương nhớ ơi… Mai bước sang ngang, lòng thêm nát tan, tình đã dở dang… Thôi khóc làm gì, đã lỡ duyên thề, thương nhau làm chi. Nỗi buồn ai hay, khi mình chia tay. Xa cách nhau rồi…”.

Click để nghe Thái Thanh hát Sang Ngang trước 1975 Nữ danh ca Thanh Lan nhận xét về ca khúc này như sau: “Đỗ Lễ đã đến với khán thính giả yêu nhạc bằng đôi hia bảy dặm, chỉ cần đặt bút viết xuống đôi lời thủ thỉ “Thôi nín đi em, lệ đẫm vai rồi, buồn thương nhớ ơi…”, anh đã trọn vẹn nắm được con tim của tất cả những ai đã từng nếm được hạnh phúc cũng như đau thương của tình yêu đích thực”.

Ngay sau đó, nhạc sĩ Đỗ Lễ còn sáng tác một ca khúc khác, có nội dung gần giống với Sang Ngang, đó là Chia Ly, cũng với tâm trạng của một người phải tiễn người yêu sang ngang: “Mai lên xe hoa em sầu trong áo cưới Em lên xe hoa còn thương nhớ một người Ai gieo đau thương đếm từng đêm ướt gối Em đã đi rồi, em đã quên người tình xưa” Tuy nhiên, do một sự nhầm lẫn nào đó mà thời gian sau này, bài hát bị ghi nhầm tên thành Chuyện Buồn Tình Yêu…

Khi Nữ ca sĩ Lệ Thanh theo chồng và mai danh ẩn tích, hoàn toàn không trở lại với ánh đèn sân khấu lần nào nữa, và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Đỗ Lễ cũng dần nguôi ngoai theo thời gian. Đỗ Lễ lập gia đình với ca sĩ ít tên tuổi là Hoài Xuân, được xem là người đầu tiên hát ca khúc Sang Ngang. Tuy nhiên cuộc hôn nhân đó chỉ kéo dài 6 năm thì kết thúc. Đó là thời gian mà nhạc sĩ Đỗ Lễ bị lâm vào nỗi buồn đau một lần nữa vì tình yêu, nên đã sáng tác bài Tình Phụ: Thôi nhé em còn hận tình này, Bao nhiêu đắng cay, hãy cố quên đi Đem chôn vùi vào ngày thật buồn cho anh cô đơn mãi mãi mà thôi… Click để nghe Lệ Thu hát Tình Phụ trước 1975 Nhạc sĩ Đỗ Lễ còn sáng tác rất nhiều ca khúc khác nữa, được ông đưa vào trong 4 băng nhạc tuyển Đỗ Lễ, tuy nhiên 3 bài nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của ông là Sang Ngang, Chia Ly và Tình Phụ, đều là những bài nhạc thất tình nổi tiếng nhất của nhạc vàng. Ba bài hát này rất buồn, và nỗi buồn đó như là đã vẫn vào cuộc đời của người sáng tác, bởi vì nhạc sĩ Đỗ Lễ đã vĩnh viễn ra đi vào năm 1997 ở tuổi 56, khi ông đã tự kết liễu đời mình vì những nỗi buồn riêng không thể giải tỏa được.

Người tình ở bên cạnh Đỗ Lễ những năm cuối đời là Vương Thị Lam Phương đã nhận xét về ông như sau: “Đỗ Lễ là một người rất ủy mị, con người anh ấy cũng rất yếu đuối, cứ gặp chuyện gì buồn là trở nên suy sụp, rất chán nản và không còn thiết hoạt động gì nữa, theo tôi nghĩ đó chính là điều đưa đến cái ᴄhếƭ của anh ấy!”.”

Nguồn: Nhạc vàng Bolero.

Sau dây là trích đoạn của nhà văn Kiều My, và chi tiết như sau:

Đỗ Lễ, người nhạc sĩ tài ba, đã kết liễu cuộc đời vì chữ “tình”! Người nhạc sĩ bạc mệnh này được giới yêu nhạc biết đến qua những bản tình sầu thảm như: Sang Ngang, Tình phụ, Chia Ly v.v…Những lời ca đau thương, ray rứt đã chiếm trọn trái tim của những ai từng trải qua đau khổ thất vọng trong tình yêu. Nhạc của Đỗ Lễ cưu mang một tình yêu tuyệt vọng, chứa đựng sự đau thương, âm thầm lặng lẽ… trong những tình khúc reo hờn từ trái tim rướm máu. Vì thất tình ca sĩ Lệ Thanh, ông quá đau khổ đã trải lòng mình qua ca khúc SANG NGANG:

“Thôi nín đi em lệ đẫm vai rồi, buồn thương nhớ ơi!

Em hỡi đôi mình, mộng nay đã tan, tình đã dở dang

Em khóc những chiều, anh xót xa nhiều, thương cho tình yêu…

Lời bài hát “Sang Ngang” mang nỗi niềm của tác giả quá nặng tình, lưu luyến, sắt son và thủy chung với mối tình tuyệt vọng. Ông đã say trong nỗi đau với men rượu và sáng tác ca khúc TÌNH PHỤ:

Chuyện tình mười mấy năm qua

Nay bỗng xót xa mỗi khi sầu dâng

Còn đâu ngày quen biết nhau

Đã yêu em rồi, yêu cả một đời…

Còn nỗi đau nào hơn trong cảnh “CHIA LY” với người mình yêu thương? Còn lời chua xót nào hơn bằng những giọt nước mắt chia xa?

Nói đi em câu chuyện buồn tình yêu

Nói đi em vì mình thương quá nhiều

Khóc làm chi cho hoen úa rèm mi…

Nhạc sĩ Đỗ Lễ đã từ giả cõi đời đầy đau khổ trong tình trường của ông. Nhờ thế, mà ông đã để lại cho đời “sự nghiệp âm nhạc Đỗ Lễ” bằng những tình khúc buồn…thật buồn!

oOo

Trong bài viết “Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ” của tác giả Anh Nhi, chi tiết dược trích đoạn như sau:

“Nhạc sĩ Đỗ Lễ tên thật là Đỗ Hữu Lễ, ông sinh ngày 12/10/1941 tại Hà Nội. Từ nhỏ, ông đã là một người thông minh, có nhiều tài năng, được gia đình đầu tư cho học ở các ngôi trường nổi tiếng. Ông từng học tại Trường Hàng Vôi, sau đó là Trường Chu Văn An vào những năm trung học. Đến khi gia đình chuyển vào Sài Gòn (TP HCM) sinh sống, ông lại tiếp tục theo học những ngôi trường danh tiếng lúc bấy giờ là Trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn (1953 – 1954), Đại học Khoa học Sài Gòn (1959), Đại học Luật Khoa Sài Gòn (1963).

Không những có nền tảng học vấn tốt, nhạc sĩ Đỗ Lễ còn có tài năng sáng tác âm nhạc từ bé. Từ năm 10 tuổi, ông đã tự học nhạc, đến năm 15 tuổi bắt đầu sáng tác những ca khúc đầu tiên. Tuy nhiên, trong giai đoạn thiếu thời, ông không gây được tiếng vang bằng tài năng âm nhạc của mình. Phải đến lúc ngoài hai mươi tuổi, trải qua mối tình day dứt với nữ ca sĩ Lệ Thanh, ông mới có những sáng tác để đời là chùm ba ca khúc “Sang ngang”, “Chia ly” và “Tình phụ”.

Câu chuyện tình của Đỗ Lễ với Lệ Thanh bắt đầu khoảng những năm 50 của thế kỷ trước. Lúc bấy giờ, Lệ Thanh đã là một ca sĩ có tiếng. Bà nổi bật nhờ vẻ đẹp nhẹ nhàng, trong trẻo, giọng ca dịu dàng, ấm áp. Các nhà văn thời đó ca tụng bà giống như một nữ sinh e ấp, ngọt ngào trong những bộ váy, áo dài màu thiên thanh, màu trắng, xám bạc,… khiến biết bao người đàn ông say mê trồng “cây si”. Nhạc sĩ Đỗ Lễ cũng như vậy, ông yêu tha thiết nàng kiều nữ Sài Gòn.

Nữ danh ca Thanh Lan từng viết về nhạc sĩ Đỗ Lễ và ca khúc “Sang ngang” như sau: “Anh đến với khán thính giả yêu nhạc bằng đôi hia bảy dặm, chỉ cần đặt bút viết xuống đôi lời thủ thỉ “Thôi nín đi em, lệ đẫm vai rồi, buồn thương nhớ ơi…”, anh đã trọn vẹn nắm được con tim của tất cả những ai đã từng nếm được hạnh phúc cũng như đau thương của tình yêu đích thực”…

Lâm Tường Dũ viết: “Khoảng cuối năm 1964, ở tại một phòng trà nhỏ nằm gần đường Đinh Tiên Hoàng, Dakao, Tân Định có cái tên rất là Nhựt Bổn Kontiki. Nhạc khúc “Sang ngang” được một ca sĩ hạng B tên Hoài Xuân trình bày. Cô ca sĩ khoảng 17, 18 tuổi rất xinh, rất đẹp có đôi mắt buồn não nuột. Nàng cất giọng ca thê lương băng giá cả màn đêm. Bản nhạc này được giới thưởng ngoạn buổi đó khen ngợi nhiệt tình…”.

Theo nhiều người kể lại, lần đầu chứng kiến ca sĩ Hoài Xuân hát ca khúc “Sang ngang”, Đỗ Lễ ngồi ở dưới không rời mắt khỏi vẻ đẹp u buồn, thoáng nét sầu mơ của cô. Từ đó về sau, dù cô đi diễn ở bất cứ phòng trà nào, ông cũng tham gia ngồi nghe. Đỗ Lễ ân cần đưa đón nữ ca sĩ trẻ về nhà, trở thành một điểm tựa cho cô. Tuy nhiên, một số người thân thiết với Đỗ Lễ cho rằng, ông tìm thấy những nét tương đồng của Hoài Xuân với Lệ Thanh khi cô trình diễn trong các phòng trà.

Vì vậy, cuộc hôn nhân của Đỗ Lễ và nữ ca sĩ Hoài Xuân diễn ra rất ngắn ngủi, hai người chóng vánh kết hôn, nhanh chóng ly hôn sau 6 năm chung sống. Cặp đôi có với nhau ba người con. Khi chia tay, đời tư của họ không còn được nhắc đến nhiều nữa. Thời gian đau khổ này ông sáng tác bài “Tình phụ”. Bài hát cũng đã được tuyển chọn vào vòng chung kết những nhạc phim hay tại Đại hội Điện ảnh Á châu tổ chức tại Tokyo vào đầu thập niên 1970 và cũng là bài hát trong phim “Sóng tình” với diễn viên chính là Thẩm Thúy Hằng.

Lời ca vận vào số phận

Đỗ Lễ được mệnh danh là “cha đẻ của những bản tình ca dang dở”, nhạc của ông mang cái lặng lẽ, âm thầm, sự đau thương trong tình khúc reo hờn trầm buồn đi thẳng vào cuộc đời. Từ muôn trùng, mỗi lần nghe tiếng nhạc trỗi vang là mỗi lần cảm thấy lòng bùi ngùi, se sắt lại, tình bâng khuâng với dòng nước, hồn lơ lửng theo mây gió. Trong những phút tuyệt vời ấy, người ta lại thầm nghĩ tới người nghệ sĩ đã soạn thành những tình khúc dang dở của tình yêu, hình dung đến cái đẹp hào hoa, tao nhã của con người nhiều lãng mạn và mộng mơ, để lòng thổn thức với thế nhân. Và có lẽ lời ca đã “tiên đoán” trước số phận buồn của Đỗ Lễ.

Chia Ly (Chuyện Buồn Tình Yêu)

(Tác giả: Đỗ Lễ).

Nói đi em câu chuyện buồn tình yêu

Nói đi em vì mình thương quá nhiều

Khóc làm chi cho hoen úa rèm mi

Cho héo úa xuân thì

Nhớ thương nhau rồi đi

Nói đi em khi chuyện mình dở dang

Nói đi em vì tình duyên lỡ làng

Khóc làm chi cho chua xót tình yêu

Cho cay đắng thêm nhiều

Yêu chẳng được bao nhiêu

Mai lên xe hoa em sầu trong áo cưới

Mai lên xe hoa còn thương nhớ một người

Ai gieo đau thương đếm từng đêm tiếc nuối

Em đã đi rồi, em đã quên người tình rồi

Nói đi em, cho vơi niềm thương đau

Nói đi em, để lòng nguôi nỗi sầu

Khóc làm chi, cho đau đớn người đi

Cho héo úa xuân thì, ta âm thầm chia ly”.

Về đường học vấn, ông học tiểu học ở trường Hàng Vôi, đến năm 11 tuổi được học trung học ở ngôi trường danh tiếng Chu Văn An (thường được gọi là trường Bưởi). Năm 1953, ông theo gia đình di cư vào Sài Gòn và từng theo học các trường Mỹ Thuật ở Sài Gòn và Gia Đình. Năm 1959, ông vào Đại học Khoa học Sài Gòn, sau đó học tiếp trường Đại học Luật khoa Sài Gòn vào năm 1963. Năm 1965, ông từng giành được huy chương vàng trong một cuộc thi Lực sĩ đẹp. Có thể nhận thấy nhạc sĩ Đỗ Lễ là một trí thức được đào tạo chính quy ở các trường học tiếng tăm nhất ở cả Hà Nội lần Sài Gòn. Ngoài ra, ông vốn có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ, từ năm 10 tuổi đã tự học nhạc, sau đó tập sáng tác năm 15 tuổi, với những bài hát đầu tay là Tình Mẹ Hiền, Tan Vỡ…, tuy nhiên phải đến năm 24 tuổi thì nhạc sĩ Đỗ Lễ mới được công chúng biết đến rộng rãi với ca khúc Sang Ngang, sáng tác cho mối tình đơn phương của tác giả với nữ danh ca Lệ Thanh.

“Sang ngang”

Thôi nín đi em!

Lệ đẫm vai rồi

Buồn thương nhớ ơi!

Anh hỡi đôi mình

Mộng nay đã tan

Tình đã dở dang

Em khóc những chiều

Anh xót xa nhiều

Thương cho tình yêu

Nỗi buồn chua cay

Khi lòng đổi thay

Thôi hết sum vầy

Điệp khúc:

Nếu biết răng…tình là giây oan

Nếu biết rằng… hợp rồi sẽ tan

Nếu biết răng.. yêu là đau khổ

Thà dương gian…đừng có chúng mình

Lau mắt đi em

Gần hết đêm rồi

Buồn thêm nữa sao

Mai bước sang ngang

Lòng thêm nát tan

Tình đã dở dang

Thôi khóc làm gì

Đã lỡ duyên thề

Thương nhau làm chi?

Nỗi buồn ai hay

Khi mình chia tay

Xa cách nhau rồi”

Đỗ Lễ cha đẻ của những bài ca dang dở…như: Ai từng yêu nhạc mà không âm thầm nghĩ đến Đỗ Lễ, cái lặng lẽ âm thầm ấy… là sự đau thương trong tình khúc reo hờn trầm buồn đi thẳng vào cuộc đời. Từ muôn trùng, mỗi lần nghe tiếng nhạc trỗi vang là mỗi lần cảm thấy lòng bùi ngùi se sắt lại, tình bâng khuâng với giòng nước, hồn lơ lửng theo mây gió. Trong những phút tuyệt vời ấy, người ta lại thầm nghĩ tới người nghệ sĩ đã soạn thành những tình khúc dang dở của tình yêu, hình dung đến cái đẹp hào hoa tao nhã của con người nhiều lãng mạn và mộng mơ, để lòng thổn thức với thế nhân.

Những hình ảnh đẹp rực rỡ huy hoàng của chàng nhạc sĩ Đỗ Lễ là người mang đầy những thơ mộng dày đặc những đau thương và sầu khổ đã phủ kín đời anh. Đỗ Lễ ra đời năm 1941 tại Hà nội, Trời đã phú cho Đỗ Lễ từ thuở nhỏ, năm 14 tuổi đã sáng tác, đến năm 18 tuổi nổi tiếng nhạc phẩm đầu tiên Tan Vỡ & Sang Ngang, tiếng nhạc trở nên réo rắt và tâm hồn trở nên tha thiết trong mối tình đầu dang dở ấy… Những tiếng nhạc buồn như mời mọc, van xin và sự sầu khổ man mác tạo thành những ca khúc tuyệt vời là tiếng lòng thổn thức của Đỗ Lễ. Tôi yêu nét nhạc đậm đà của Đỗ Lễ và Đỗ Lễ tiếp tục hát, nghe em!

Tan Vỡ (Tác giả : Đỗ Lễ).

“Bao nguồn vui đã mất, lòng chết theo ngàn tiếng ca

Nghe niềm đau day dứt hoa lá nức nở xót xa

Ôi làn da thơm hương trinh dâng lên tuyệt vời

Ôi bờ môi thắm thơ ngây in trong nụ cười

Khi tình yeu đã đến lòng đắm say ngàn ước mơ

Ôi mộng tình đôi lứa êm ái như ngàn ý thơ

Khi tình tan vỡ tan theo mơ uớc mot đời

Trong niềm băng giá con tim thổn thức không nguôi

Em ơi, nếu biet thế thà đừng quen nhau

Đừng mơ phút ban đầu cho tình ta thêm lâu

Em ơi, nếu biết thế thà dừng yêu nhau

Đừng yêu phút ban đầu cho tình ta thêm sầu

Phấn son chưa nhạt môi hồng

Xa xôi em còn nhớ không

Một chiều mưa bay giăng giăng

Anh gửi màu hoa tím

Như màu máu con tim đang tàn lửa hương duyên

Một mai mang xuống tuyền đài

Bóng hình em muôn kiếp không pha”

Ôn về tiểu sử…

Nhạc sĩ Đỗ Lễ tên thật là Đỗ Hữu Lễ, sinh ngày 12 tháng 10 năm 1941 tại Hà Nội. Ông từng học trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn (1953), Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định (1954), Đại học Khoa Học Sài Gòn (1959), Đại học Luật Khoa Sài Gòn (1963). Năm 1951, Đỗ Lễ tự học nhạc và bắt đầu sáng tác khi 15 tuổi. Bài Sang Ngang được ông viết trong tình cảnh tuyệt vọng khi người ông yêu (ca sĩ Lệ Thanh.) lên xe hoa. Sau đó ông kết hôn với nữ ca sĩ Hoài Xuân (người đầu tiên trình bày bài Sang Ngang), tuy nhiên cuộc tình này chỉ kéo dài 6 năm khi có với nhau 3 mặt con. Thời gian đau khổ này ông sáng tác bài Tình Phụ. Nhạc phẩm này cũng đã được tuyển chọn vào vòng chung kết những nhạc phim hay tại Đại hội Điện ảnh Á Châu tổ chức tại Tokyo vào đầu thập niên 70 và cũng là nhạc phẩm chính trong phim Sóng Tình với diễn viên chính là Thẩm Thúy Hằng. Nhạc sĩ Đỗ Lễ cũng từng phụ trách một chương trình ca nhạc hàng tuần trên Đài Truyền hình Sài Gòn mang tên là Thời Trang Nhạc Tuyển. Chương trình này quy tụ các ca sĩ như Hoàng Oanh, Khánh Ly, Thanh Lan, Phương Hồng Hạnh, Ngọc Minh, Thanh Tuyền, Giao Linh, Hương Lan, Caroll Kim, Hoài Xuân, Xuân Đào, tam ca Sao Băng, 3 Con Mèo, 3 Trái Táo…

Sau năm 1975, nhạc sĩ Đỗ Lễ sinh sống bằng cách mở lớp dạy nhạc, đến năm 1994 thì được thân nhân bảo lãnh qua Mỹ định cư tại thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania. Tháng 10 năm 1996, ông trở về thăm quê hương và đến ngày 24 tháng 3 năm 1997 thì đột ngột kết liễu đời mình bằng một liều Quinine cực mạnh trong căn nhà đang thuê trên đường Trần Đình Xu, Q1, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông để lại 2 lá thư tuyệt mệnh, một cho vợ và một cho một người bạn thân.

Theo bà Vương Thị Lam Phương thì Đỗ Lễ rất chán nản với cuộc sống tại Hoa Kỳ và ông “là một người rất ủy mị, con người anh ấy cũng rất yếu đuối, cứ gặp chuyện gì buồn là trở nên rất suy sụp, trở nên rất chán nản và không còn thiết hoạt động gì…theo tôi nghĩ đó chính là điều đưa đến cái chết của anh ấy…”

Về tác phẩm, ông sáng tác khoảng 700 bài.Điển hình như các bài ca sau:

Anh không muốn em buồn

Bốn mùa yêu nhau

Cay đắng

Chia ly

Khóc

Lệ sầu

Lụy tình

Ly tan

Niềm thương

Nỗi niềm

Nuối tiếc

Oan trái

Theo bài viết “Chuyện cuối đời về Nhạc Sĩ Đỗ Lễ” của tac giả Xuân Hòa xin trích doạn như sau:

“Có lần ngồi hàn thuyên tâm sự. Tôi có chút thắc mắc về ”Chuyện tình Sang Ngang” của Anh . Có một chút ngại ngần nào đó.

– Anh biết Xuân Hòa muốn hỏi gì rồi ! Đây không phải là chuyện tình “đơn phương” như người đời bạn bè đồn thổi đâu – Anh trả lời.

Thôi thì cứ tin như vậy để cuộc đời thêm vui Ca sĩ Lệ thanh cũng ” Yêu ” anh, nhưng vì Anh nghèo quá và Lệ Thanh gia đình danh giá, vì nghe lời gia đình nên phải bỏ anh để lấy chồng. Đó là lý luận của chàng Nhạc sĩ si tình. Với mối tình đớn đau này chàng nhạc sĩ họ Đổ đã biện minh cho mối tình đơn phương này nhạc phẩm Sang Ngang:

Thôi nín đi em! Lệ đẫm vai rồi Buồn thương nhớ ơi! Anh hỡi đôi mình Mộng nay đã tan Tình đã dở dang. Em khóc những chiều Anh xót xa nhiều Thương cho tình yêu Nỗi buồn chua cay Khi lòng đổi thay Thôi hết sum vầy.

Tôi và mấy cô em thỉnh thoảng vẫn đến để xem anh làm việc, Người Nhạc sỉ hiền lành đến tội nghiệp. Anh quên hết sự đời khi trên tay có cây đàn Guitar. Đây là niềm an ủi vô tận của nhạc sĩ Đổ Lễ. Và Cô ca sĩ hát bài hát Sang Ngang hay nhất ( theo nhận xét của tác giả ):Ca sĩ Hoài Xuân đã trở thành người vợ của chàng nhạc sĩ lãng đãng, đa tình .

Định mệnh một một lần nửa lại đùa cợt với chàng Nhạc Sĩ hiền lành đến ngơ ngác trong tình trường. Qua thời gian hạnh phúc với ba người con. Hoài Xuân cũng ôm cầm sang thuyền khác Và Người Nhạc Sĩ này lại một lần nửa chấp nhận với những đắng cay mà Định mệnh đã dành cho Anh. Không một lời oán trách Nhạc phẩm tình phụ đã xuất hiện trong thời điểm này không một lời trách móc oán hận:

Chuyện tình mười mấy năm qua nay bỗng xót xa những khi sầu dâng. Còn đâu ngày quen biết nhau đã yêu em rồi, yêu cả cuộc đời. Khi em đã phụ lòng anh, nỡ phụ lòng anh, đau thương để lại xót xa vô vàn. Chỉ là bội ước những lời hẹn thề mà lòng tái tê.

Thôi nhé em còn hận tình này, Bao nhiêu đắng cay, hãy cố quên đi Đem chôn vùi vào ngày thật buồn cho anh cô đơn mãi mãi mà thôi. Thôi nhé em! người nào phụ tình! Lòng buồn một mình, ray rứt không thôi Khi phụ lòng, thì ngờ tình người Mang theo thương đau khi giã từ nhau! Chuyện mình tàn với năm qua mang thêm xót xa mỗi khi lệ rơi.

Sầu dâng ngày tháng đớn đau trách ai phụ mình, trách ai bạc tình. Cho em vẫn phụ lòng anh, vẫn phụ lòng anh Cho anh vạn sầu đắng cay tình đầu. Còn lại màu trắng xóa mờ cuộc tình đời còn dở dang. Thôi nhé em còn hận tình này, Bao nhiêu đắng cay, hãy cố quên đi Đem chôn vùi vào ngày thật buồn cho anh cô đơn mãi mà thôi. Thôi nhé em! người nào phụ tình! Lòng buồn một mình, ray rứt khi phụ lòng Thì ngờ tình người mang theo thương đau khi giã từ nhau!”

Tình Phụ

(Tác giả: Đỗ Lễ).

Chuyện tình mười mấy năm qua nay bỗng xót xa những khi sầu dâng.

Còn đâu ngày quen biết nhau đã yêu em rồi, yêu cả cuộc đời.

Khi em đã phụ lòng anh, nỡ phụ lòng anh,

đau thương để lại xót xa vô vàn.

Chỉ là bội ước những lời hẹn thề mà lòng tái tê.

Điệp khúc:

Thôi nhé em còn hận tình này,

Bao nhiêu đắng cay, hãy cố quên đi

Đem chôn vùi vào ngày thật buồn

cho anh cô đơn mãi mãi mà thôi.

Thôi nhé em! người nào phụ tình!

Lòng buồn một mình, ray rứt không thôi

Khi phụ lòng, thì ngờ tình người

Mang theo thương đau khi giã từ nhau!

Chuyện mình tàn với năm qua mang thêm xót xa mỗi khi lệ rơi.

Sầu dâng ngày tháng đớn đau trách ai phụ mình, trách ai bạc tình.

Cho em vẫn phụ lòng anh, vẫn phụ lòng anh

Cho anh vạn sầu đắng cay tình đầu.

Còn lại màu trắng xóa mờ cuộc tình đời còn dở dang.

Thôi nhé em còn hận tình này,

Bao nhiêu đắng cay, hãy cố quên đi

Đem chôn vùi vào ngày thật buồn cho anh cô đơn mãi mà thôi.

Thôi nhé em! người nào phụ tình!

Lòng buồn một mình, ray rứt khi phụ lòng

Thì ngờ tình người mang theo thương đau khi giã từ nhau!”.

***

Phần kết luận tôi xin đem thơ Nguyễn Bính, một nhà thơ lãng mạn trong thi ca, như trong âm nhạc có nhạc sĩ Đỗ Lễ vậy. Nguyễn Bính sáng tác thơ tương tu, thất tình trong bài “Vì em”, nhà thơ bảo rằng vì em mà ông làm thơ, để rồi nhớ mong, để rồi mơ được ôm em vào lòng, và để rồi hôn em bằng sự thơ ngây trong tâm hồn:

“Tôi xin ôm lấy vào lòng

Tôi xin giữ lấy trọn vòng thời gian

Tôi xin sung sướng vô vàn

Để ca ngợi, để mơ màng em luôn

Tôi xin dành một chiếc hôn

Đặt lên tất cả tâm hồn thơ ngây”

Cũng là “Vì Em” mà nhà thơ muốn kính cẩn “tôn thờ EM” sống mãi bên bờ sông yêu đương. Và bù lại chàng chỉ cần nàng ban cho nụ cười hay những lời ngọt ngào ái ân:

“Tôi xin kính cẩn vọng thờ

Thắp hương cầu nguyện bên bờ sông yêu

Nhưng đau lòng biết bao nhiêu !

Người tôi yêu chỉ biết yêu như người

Chỉ cho tôi những nụ cười

Chỉ cho được những lời ái ân…”

Xin cảm ơn tạp chí Văn Học Mới và nhà thơ Hà Nguyên Du khi cho tôi góp bài Tưởng Nhớ NS. Đỗ Lễ là đây.  Hoàng Nam (VHLA)

Việt Hải, Khánh Lan, Kiều My. (20/05/2024).