• KIẾN THỨC TỔNG QUÁT,  LỊCH SỬ,  TRẦN MẠNH CHI,  Viet-Hải

    Mùa xuân với Lễ hội Bắc Ninh vui ca Quan Họ

    Tập tục “Ăn Tết” theo người Việt chúng ta, là dịp những ngày Tết rơi vào thời điểm nông dân nghỉ ngơi nhàn hạ, mà nó được tính theo theo ngày âm lịch, và thi sĩ Nguyễn Bính trong bài thơ “Xuân Về”, ông ghi nhận:

    Thong thả nhân gian nghỉ việc đồng

    Lúa thì con gái mượt như nhung

    Ðầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng

    Ngào ngạt hương bay bướm vẽ vòng

    Dòng đầu “Thong thả nhân gian nghỉ việc đồng”, theo như vậy là người ta chờ đón cái Tết cùng với mùa màng đang là dịp nông dân nhàn hạ. Và mỗi một năm khởi đầu từ Mùa Xuân, sau ngày Mùng Một Tết Nguyên Đán, nhiều làng bắt đầu mở hội, và những hội Xuân đó kéo dài suốt trong 3 tháng Tết ở khắp cả các nơi, ví dụ như ở Miền Bắc Việt Nam. Dịp trẩy hội mùa xuân trên quê hương quan họ. Du khách lữ thứ có thể thăm viếng những mái đình cổ kính, hay ngao du lênh đênh trên dòng sông Cầu, sông Đuống thơ mộng và để nghe những làn điệu dân ca mượt mà, hay đắm say lòng người mộ điệu trên vùng đất Bắc Ninh.

    Viếng thăm Làng Lim Trẩy Hội Mùa Xuân:

    Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc Ninh và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc Việt, tiêu biểu cho loại hình thức dân ca trữ tình Bắc phần.

    Thơ rằng:

     Về làng Lim trẩy hội xuân

    Du xuân Bắc Ninh bao lần mãi nhớ.

    Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá – nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc Việt, tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ.

    Đôi nét về Hội Lim

    Hội Lim được cho là lễ hội đáng chú ý nhất tại Bắc Ninh nhân dịp đầu năm, đây là niềm vui của người dân địa phương. Lễ hội chính thức được tổ chức vào ngày 13/1 Âm lịch tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Hội Lim bao gồm những nghi lễ trang nghiêm, nhằm nhắc nhở lại  những làn điệu dân ca độc đáo quan họ, cùng các hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh truyền thống. Nhiều trò chơi dân gian diễn ra sôi nổi như đấu vật, đấu cờ, đánh đu, thi dệt cửi, ca thuyền…

    Hoạt động nổi bật nhất trong lễ hội vẫn là hát quan họ. Các liền anh, liền chị có dịp trình diễn những làn điệu quan họ trữ tình, âm vang trên chiếc thuyền hình rồng tại hồ nước sát bên cánh đồng làng Lim. Người tới trẩy hội thường là các nam thanh nữ tú, bởi đây được coi là dịp tìm bạn, tìm duyên.

    Vào mỗi dịp đầu xuân, người dân chào đón những lễ hội diễn ra hàng năm tại nhiều nơi, cùng một trong số những lễ hội truyền thống nổi bật mà ai cũng biết chính là Hội Lim Bắc Ninh. Hội Lim là hội của những làng xã cổ nằm quanh núi Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương, đấy là lễ hội lớn trong vùng, có thể nói sự sâu đậm nét văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của người dân xứ Kinh Bắc.

    Về nguồn gốc của Hội Lim, theo lịch sử Hội Lim được truyền khẩu qua rất nhiều phiên bản khác nhau. Có quan niệm cho rằng: Hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi mà dấu xưa để lại là hình vết dòng sông Tiêu Tương khá rõ ở các làng quê vùng Lim. Giả thuyết này căn cứ vào truyền thuyết Trương Chi – Mỵ Nương.

    Hội Lim có truyền thống lâu đời, nó phát triển tới quy mô hội hàng tổng (tổng Nội Duệ). Trên căn bạn lễ hội truyền thống của các làng xã trong tổng Nội Duệ (bao gồm 6 xã phường: Nội Duệ (Đình Cả và Lộ Bao), Nội Duệ Khánh, Nội Duệ Nam, Lũng Giang, Xuân Ổ và phường hát cửa đình Tiên Du (sau là Duệ Đông) với nhiều nghi lễ rước, tế lễ và các hoạt động nghệ thuật dân gian khá phong phú. Như hát trống quân, hát chèo, ca trù, hát tuồng và hát quan họ…, viên quận công Đỗ Nguyên Thụy – người thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục. Ông đã quy định lễ nhập tịch cầu phúc vào dịp tháng Giêng hàng năm, theo truyền thống “xuân thu nhị kỳ”. Như vậy, quận công Đỗ Nguyên Thụy là người có công phát triển từ lễ hội đình tế thần cầu phúc của các làng xã vùng Lim lên lễ hội hàng tổng Nội Duệ vào dịp mùa thu, tháng Tám, với những quy định chung, đồng thời ông cũng chính là người xây dựng bước đầu những lệ tục của lễ hội vào mùa xuân, tháng Giêng.

    Sau đấy 40 năm, túc vào nửa sau thế kỷ XVIII, cũng chính người làng Đình Cả, tướng công Nguyễn Đình Diễn lại tiếp tục phát triển và đổi mới hội Lim. Ông đã cấp ruộng và tiền cho hàng tổng để chuyển hội hàng tổng từ mùa thu tháng Tám sang hẳn mùa xuân tháng Giêng. Ông cũng bỏ tiền mua nửa quả núi Hồng Vân (tức núi Lim) để xây lăng mộ của mình trên đỉnh núi. Hội Lim được duy trì trong suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX. Ngày nay, hội Lim được mở vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Do được mở rộng cả về diện tích lẫn quy mô không gian nên phải nói rằng hội Lim là một lễ hội lớn và được tổ chức công phu hằng năm.

    Hội Lim Bắc Ninh thờ ai?

    Không gian lễ hội lấy đồi Lim làm trung tâm, có chùa Lim – nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu – người sáng lập tục hát Quan họ và diễn ra tại 3 địa phương bao quanh là: xã Nội Duệ, xã Liên Bão và thị trấn Lim. Hội Lim thường được kéo dài trong khoảng 3 ngày (từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm), trong đó ngày 13 là chính hội với nhiều hoạt động tập trung. Bởi vậy mà du khách cũng tập trung du lịch Bắc Ninh vào ngày 13 để có mặt tại hội Lim trong ngày chính hội.

    Lễ rước ở Hội Lim: Hội Lim bắt đầu bằng một lễ rước. Thành phần đoàn rước là những người dân được mặc bộ lễ phục thời xưa với màu sắc sặc sỡ. Trong ngày lễ chính (ngày 13 tháng Giêng) với các nghi thức rước, tế lễ các thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, dâng hương cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng Ân. Ngoài phần lễ, hội còn có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm… và đặc sắc hơn cả là phần hát hội.

    Đầu xuân về làng Quan họ hòa mình vào hội Lim xứ Kinh Bắc

    Lễ hội này là nhằm vào sự tưởng nhớ nguồn cội, cầu chúc may mắn hay còn là nơi gặp gỡ giao duyên của bạn hữu gần xa. Và hội Lim chính là một hội xuân như thế. Người xưa có câu tháng Giêng là tháng ăn chơi, chắc vì thế cho nên mỗi độ tết đến xuân về cũng là lúc những lễ hội trên khắp cả nước diễn ra nhộn nhịp. Đi Hội xuân dường như là thú vui, là nét đẹp văn hóa còn được lưu truyền từ ngày xưa đến tận bây giờ. Nói về di sản quan họ trên quê hương Kinh Bắc được tiếp nối và trao truyền một cách liên tục là minh chứng rõ nét cho thấy tình yêu, sự trân quý dân ca quan họ của cộng đồng nơi đây. Mỗi vùng có cách làm khác nhau để gìn giữ vốn văn hóa cao quý, nếu bắc sông Cầu (Bắc Giang) có những lớp truyền dạy và liên hoan quan họ cho thiếu nhi, hỗ trợ trang phục cho liền anh, liền chị thì bờ nam sông Cầu (Bắc Ninh) có những cuộc thi hát quan họ trên truyền hình thu hút nhiều đối tượng tham gia. Hội Lim nay đã trở thành nổi tiếng, được người dân khắp các vùng ca ngợi, cũng như truyền tụng:

        Ba năm hai cái hội chùa,

        Nào ai có lỡ bỏ bùa cho ai.

        Già già, trẻ trẻ, gái trai,

        Đua nhau ăn mặc, hán hài đi xem.

        Hội Lim ai thấy chẳng thèm,

        Tổ tôm, bài điếm, giò nem thiếu gì.

        Đồn sắp có dệt cửi thi,

        Cao lâu trăm thức thiếu gì thức ngon.

    Về với đất Kinh Bắc chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng chừng 30km, bạn có thể về bất kỳ mùa nào trong năm nhưng để vào mùa du lịch đẹp nhất thì đó chính là mùa xuân và vào dịp lễ hội thì bạn có thể được thưởng thức những làn điệu dân ca mượt mà và độc đáo của đất Bắc Ninh. Về với Lễ Hội Lim là về với một bầu trời âm thanh, một khung cảnh bao gồm thơ và nhạc náo nức không gian đến xao xuyến lòng người. với những lời ca, tiếng hát hay nghe điệu hò câu thơ, còn nhớ những câu thơ ngày còn đi học nói về ngày hội Lim đầy ngẫu hứng. Hội Lim chính là hội chùa làng lim và đôi bờ sông Tiêu Tương. Một lễ hội không những mang lại vẻ đẹp của vùng đất thơ ca, trù phú mà còn là điểm đến tâm linh cho dịp đầu năm này. Mọi người có thể cùng nhau cầu chúc cho một năm ăn lên làm ra, phát tài, phát lộc,…

    Những lễ hội đầu xuân nhộn nhịp ở Bắc Ninh, vì Bắc Ninh vốn là trung tâm của vùng văn hóa Kinh Bắc trước kia, cái nôi của dân ca quan họ, đồng thời lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời, những lễ hội, phong tục truyền thống. Giữa xã hội ngày càng hiện đại và phát triển, Bắc Ninh vẫn giữ được nét cổ kính, giản dị, mang đậm màu sắc dân gian. Quê hương quan họ là điểm đến lý tưởng trong ngày tết cổ truyền để du khách có dịp ôn lại những nét văn hóa truyền thống.

    Hát quan họ trên thuyền ở Hội Lim, người ta nghe những làn điệu được gìn giữ từ bao đời nay và đã trở nên quen thuộc với những người yêu quan họ, yêu vùng giàu truyền thống. Kinh Bắc xưa nổi tiếng là vùng đất của những câu truyện cổ, những sự tích văn hoá. Vì truyền thống này mà nơi đây sở hữu nhiều lễ hội dân gian, trong đó lễ hội được nhiều người quan tâm nhất là Hội Lim tại thị trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh. Những làn điệu Quan họ được truyền giữ từ bao đời, qua bao kỳ hội luôn làm say lòng người bởi vẻ mặn nồng, nghĩa tình, e ấp từ lời từ điệu và càng đằm thắm hơn qua chất giọng đặc trưng của liền anh, liền chị xứ này. Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, quai thao, dải yếm lụa sồi, những ô lục soạn, khăn đóng, áo cặp the hoa gấm… cũng là một nét đẹp của quan họ Kinh Bắc…

    Về Kinh Bắc đón xuân cùng người quan họ

    Mỗi độ Tết đến, xuân về, trên vùng quê Kinh Bắc – Bắc Ninh lại ngập tràn sắc màu của lễ hội dân gian, cùng những làn điệu dân ca quan họ mượt mà, đằm thắm. Ai đã từng đến với vùng quê này vào những ngày xuân, sẽ cảm nhận rõ hơn sự đằm thắm, đậm đà của sắc xuân trên miền quan họ. Thời gian của quan họ là suốt bốn mùa xuân – hạ – thu – đông. Nhưng mùa xuân mới thực sự là mùa của quan họ. Mùa xuân, trên vùng quê Kinh Bắc mà như người xưa đã có câu “tháng giêng là tháng ăn chơi”, thời điểm này các làng vào đám (hội), nam thanh nữ tú đua nhau trẩy hội tưng bừng. Những “hội hề, đình đám” kéo dài trong suốt 3 tháng xuân, từ làng này, qua làng khác:

    “Mồng bốn là hội Kéo Co

    Mùng năm hội Ó chẳng cho nhau về

    Mồng sáu đi hội Bồ Ðề

    Mùng bảy trở về đi hội Ðống Cao”

    Người quan họ thường có câu nói cửa miệng rằng “Yêu nhau cái nết, trọng nhau cái tình và say nhau ở giọng hát câu ca”. Quan họ không chỉ để nghe, mà quan họ có tinh mới tường – tức là có chơi thì mới hiểu được người quan họ. Mỗi câu hát đều cho thấy ý tứ của người hát, mỗi ánh mắt, nụ cười không chỉ là sự làm duyên mà còn ẩn ý bao điều muốn nói. Các liền anh ngồi một bên, liền chị ngồi một bên, qua lời hát và cử chỉ người ta hiểu được tấm lòng của nhau.

    Khi Tết về hay Xuân sang khi nhắc đến những di sản truyền thống văn hóa Quan Họ Bắc Ninh lâu đời như Trẩy Hội Lim mùa xuân qua những bài hát câu thơ về quan họ, vào đầu xuân về làng Quan họ hòa mình vào hội Lim ở xứ Kinh Bắc, hãy nhớ bài thơ lãng mạn sau đây phổ biến trong dân trong dân gian. Hội Lim là lễ hội văn hoá nghệ thuật đặc sắc của những làng quê quan họ, hình thành từ xa xưa. Ngày hội đã thu hút nhiều thành phần, lứa tuổi từ khắp nơi về trẩy hội vui xuân, trong đó phần đông là trai thanh gái lịch. Đến hẹn lại lên, họ đến với nhau để ca hát, với người lớn tuổi thì đến hội là dịp tìm về tuổi xuân, với nam thanh nữ tú thì hội là dịp tìm bạn, tìm duyên. Sự kiện văn hoá độc đáo này trở thành tài sản vô giá trong kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam.  Với người Quan họ, ngày xưa khách đến phải là:

    Mấy khi khách đến chơi nhà,

    Lấy than, quạt nước tiễn trà người xơi.

    Trà này ngon lắm người ơi,

    Người xơi một chén cho tôi bằng lòng.

    Và đến lúc phải về, cuộc chia tay thật khó dứt, vì lời ca bao giờ cũng như níu chân khách lại qua cân nhắn nhủ: “Người ơi, người ở đừng về…”

    Bài dân ca Quan họ nổi tiếng này mà nhiều người biết đến qua tên là “Người ơi! Người ởi đừng về”, đây là tên một bài hát dân ca Quan họ Bắc Ninh do Xuân Tứ cãi biên từ bài Quan họ cổ điển Chuông Vàng Gác Cửa Tam Quan và bài hát được viết xuất xứ từ một bài thơ dân gian. Bài hát thường được cất lên vào lúc lễ hội tàn cuộc, nhất là khi từ giã nhau. Trong ý thơ chan chứa chan lời hò hẹn, nhắn nhủ khi ta nghe câu ca “Người ơi người ở đừng về”, xin dẫn lời trích toàn bài thơ Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh này như sau.

    Người ơi! Người ởi đừng về,

    Người ơi! Người ởi đừng về,

    Người về em vần (í i ì i), (Có mấy) khóc i thầm

    Đôi bên (là bên song như) vạt áo

    (Mà này cũng có a ướt đầm), Ướt đầm như mưa.

    Người ơi! Người ởi đừng về,

    Người về em vẫn (í i ì i có mấy) trông theo,

    Trông (ư ư) nước (tình chung là như) nước chảy,

    (Mà này cũng có trông a bèo.

    Trông bèo (là) bèo trôi.

    Người ơi! Người ởi đừng về.

    Người về, em vẫn (í i ì i)

    (Có mấy) tái (i) hồi yêu (a),

    (Em là) em (mong anh)

    Xin chớ (mà này cũng có a), đứng ngồi (đứng ngồi) với ai.

    Người ơi! Người ởi đừng về.

    Người ơi! Người ởi đừng về.

    Bài hát quan họ trên đây cũng là phần kết luận của bài viết này. Chúng tôi xin kính chúc quý độc giả bốn phương được An Khang và May Mắn nhân dịp đầu năm Xuân về.

    Trần Việt Hải & Trần Mạnh Chi.

    (Hình ảnh tham khảo internet).

  • KÝ SỰ,  Viet-Hải

    Đỗ Bình: Nhà thơ và nhân cách đáng quý.

    Tôi biết anh từ lâu: nhà thơ Đỗ Bình, một nghệ sĩ đa tài về văn, thơ và nhạc; tính tình đôn hậu, hòa nhã, khiêm cung, ba dặc diểm khiến tôi quý trọng anh.

    Là chiến sĩ quốc gia thuộc ngành chiến tranh chính trị, vào tù gulag, CS hành hạ anh dã man, hậu quả nay anh mang bệnh. Đỗ Binh thẳng thắn, cương trực, nhưng không sinh sự với bạn bè, anh chọn phong thái đứng ngoài những tranh châp, bút chiến, những chuyện đời thường vốn đau đớn lòng như thi ca của cụ Tố Như-Thanh Hiên.

    Sau đây, tôi xin giới thiệu về anh đối với bạn bè trong ngoài Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian qua những ý tưởng anh viết hay nói chuyện, mà hôm Hội ngộ bạn bè từ Pháp Mỹ tại nhà hàng Sài Gòn (Paris) chị Teresa Thanh Vân không tiếc lời khen tài nói chuyện văn thơ của anh.

    Thơ thăm hỏi của nhà thơ Đỗ Bình Paris, xin theo dõi sau đây…

    Một số bạn bè Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian trong chuyến Âu châu du.

    “Subject: Re: THƯ PAIRS

    Qúy Anh Chị mến

    Do sức khỏe hôm nay tôi mới hồi âm đến các bạn.

    Các bạn Paris rất vui khi đọc đưọc bản bút ký của nhà văn Khánh Lan, nhà văn Trần Việt Hải. Ngày 20 tháng 9 vừa qua, các bạn đã mang cho chúng tôi một món quà tinh thần trong buổi hội ngộ qua sự thân thiện chân tình. Những lời phát biểu về sinh hoạt văn học nghệ thuật của Nhóm Nhân Ảnh Nghệ Thuật& Tiếng Thời Gian, Nhóm Hậu Duệ của Tự Lực Văn Đoàn, cũng như cảm nghĩ của các anh chị. Chúng tôi được thưởng thức những giọng ca truyền cảm, độc đáo  của Lệ Hoa, Thụy Lan, Mạnh Bổng đã trình bày những ca khúc giá trị làm tăng giá trị buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật Thu Paris. Hình ảnh của nhà văn Nguyễn Ngọc Cường chúng tôi cảm thấy bồi hồi khi nhớ lại người bạn cùng sinh hoạt chung vừa ra đi là KTS, TS Nguyễn Tường Hùng , một nhà đạo diễn có tài của Pháp. Ông là anh cả của nhà văn Nguyễn Ngọc Cường. Chúng tôi thấy nhà văn Trần Việt Hải ngồi xe lăn xuất hiện, hình ảnh đó làm xúc động các bạn Paris vì gợi nhớ hình ảnh ngồi xe lăn đi sinh hoạt văn hóa của các nhà văn đã tận tụy với văn chương chữ nghĩa như: Duyên Anh, nhà văn Hồ Trường An, nữ sĩ Minh Châu Thái Hạc Oanh (là một trong hai vị nữ giáo sư phái nữ duy nhấtt của trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn năm xưa: GS Thái Hạc Oanh Paris, GS Nguyễn Thị Thịnh ở San Jose), nhà văn Trần Tam Tiệp, nhạc sĩ Lê Trạch Lựu, nhà thơ, nhà biên khảo Phương Du (Một trong 10 vị bác sĩ đầu tiên của QLVNCH).

    Sự mê say văn chuuơng, hăng say và tận tụy trong những sinh hoạt văn học nghệ thuật, cũng như tấm lòng trọng Thày, qúy các bậc trưởng thượng của nhà văn Trần Việt Hải ở Cali  khiến các bạn Paris ngưỡng mộ. Tôi thường ra vào nhà thương, thêm bệnh mới của tuổi đời về cột sống, nhưng gặp các bạn tôi thấy tâm hồn vui, lên tinh thần  bỗng dưng sau hôm đó đi đứng trở lại khá hơn. Nghe lời ca khúc Triệu Đóa Hoa Hồng của Vương Trùng Dương tôi lòng lâng lâng theo giai điệu lời ca.

    Cuộc du lịch của các bạn thăm xứ Pháp và một số nước Âu Châu thật đáng giá, vì đó là những nới rất giá trị, không những đẹp mà còn mang tính văn hóa ịch sử.

    Các anh chị Paris nhờ tôi chuyển lời thăm và cảm ơn những tình cảm của các anh chị đối với các bạn.

    Chúc các anh chị nhiều sức khỏe. 

    Thân mến

    Đỗ Bình  “


    Tôi giữ nguyên nội dung thơ Đỗ Bình gửi ra như sau:

    “Objet : Re: Bản Chương Trình Thu Paris Văn Học Nghệ Thuật 20 tháng 9

    Thưa các Anh Chị

    Xin gởi các Anh Chị bản chương trình ngày 20 tháng 9 năm 2023, mong gặp các anh chị. Xin các anh chị tìm nghe lại giai điệu hai ca khúc Lối Về Xóm Nhỏ của nhạc sĩ Trịnh Hưng và Trăng Mờ Bên Suối của nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên để hôm đó chúng cùng đồng ca.    Lời của những ca khúc Trăng Mờ Bên Suối, và Lối Về Xóm Nhỏ sẽ được in ra nhiều bản để chúng ta cùng hát.

    Thân mến,

    Đỗ Bình”

    Sujet: Chiều Văn Học & Nghệ Thuật

    MC: NhS Thẩm Thái Hà, BS Nguyễn Bá Linh.

    Quay Phim: KS Trần Đình Quốc.

    Âm Thanh KS Lê Minh Triết.

    CHƯƠNG TRÌNH

    Phần I

    12h00 Tiếp Tân

    12h10 Khai Mạc :

    Nhà văn Đỗ Bình giới thiệu các văn nghệ sĩ từ Mỹ sang (15’).

    TS Nguyễn Thị Phượng Anh và BS Nguyễn Tối Thiện phát biểu cảm tưởng (5’).

    Luật gia  Đoàn Trần Thiều : phát biểu cảm tưởng.(2’)

    Nhà văn Nguyễn Ngọc Cường: Vài Nét Vê Nhóm Tự Lực Văn Đoàn. (7’)

    Nhà văn Khánh Lan Vài Nét Về Nhóm Nhân Ảnh Nghệ Thuật &Tiếng Thời Gian( 7’).

    Nhà văn Trần Việt Hải phát biểu Cảm Tưởng. (3’)

    GS Hoàng Đức Phương: Vài Nét Về Văn Hóa Thuần Việt.(7’)

    Phần II

    13h10 Dùng Cơm.

    Phần III

     14h00 Nhạc Thính Phòng : Tình Thơ Trong Ý Nhạc

    Nhà văn Đỗ Bình : Vài nét về guồn cảm hứng sáng tác những ca khúc trữ tình của một số nhạc sĩ vang bóng một thời: Dương Thiệu Tước, Phạm Duy, Lê Mộng Nguyên, Lê Trạch Lựu, Trịnh Hưng, Phạm Trọng Cầu, Quốc Dũng, Vũ Đức Sao Biển.(3’)

    Bên Nhau Ngày Vui, nhạc Quốc Dũng, Lê Hoa trình bày.

    Hai ca khúc: Trăng Mờ Bên Suối của Lê Mộng Nguyên và Lối Về Xóm Nhỏ, sẽ do tất cả những người hiện diện cùng hát.

    Ngọc Lan, nhạc & lời Dương Thiệu Tước, Hồng Loan trình bày.

    Em Tôi của Lê Trạch Lựu Đỗ Bình trình bày.

    Thu Hát Cho Người: nhạc&lời Vũ Đức Sao Biển, Tuyết Dung trình bày.

    Mùa Thu Paris qua Âm nhạc:

    GS Nguyễn Bảo Hưng : Vài nét độc đáo trong văn hóa Paris. Thái Hà trình bày ca khúc minh họa Les Feuilles Mortes , thơ Jacques Prévert, nhạc Joseph Kosma.

    Mùa Thu Paris, thơ Cung Trầm Tưỏng, nhạc Phạm Duy, Mạnh Bổng trình bày.

    Chiều Trên Sông Seine, thơ &nhạc Đỗ Bình, Thúy Hằng trình bày.

    Mùa Thu Không Trở Lại, nhạc &Lời Phạm Trọng Cầu, Kim Thu trình bày.

    Phần IV

    15h50 Mạn đàm với văn nghệ sĩ.

    17h00       Chấm dứt.


    Sau dây tôi xin tóm lược nội dung Đỗ Bình kể chuyện, mà nhà văn Vương Trùng Dương vì kẹt babysit giữ cháu ngoại như nhà văn Dương Việt Điền phải ở Nam Cali, nên không biết Đỗ Binh nói gì mà madame Teresa Thanh Văn Virginia khen nồng nàn, mà ông Vương Trùng Dương (aka tên cúng cơm Trần Văn Dưỡng) nóng lòng biên email “sao 2 bạn Khánh Lan và Việt Hải lại im lìm vậy cả”. Thôi thì hôm nay xin gởi bài cho sư huynh Dương Trần dây nhé…

    Trong buổi lễ Chiều Văn Học & Nghệ Thuật tại nhà hàng Sài Gòn, Paris.

    Nhà văn Đỗ Bình nhắc đến bài viết của Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian “Nhìn về phương diện văn hoá tại Nam California”, được dăng trong ấn phẩm biên khảo công phu của Câu Lạc Bộ Văn Hóa Paris,… tóm lược như sau:

    Ban Biên Tập chúng tôi, Vương Trùng Dương, Trần Mạnh Chi, Trần Việt Hải và Lưu Khánh Lan xin gởi đến Câu Lạc Bộ Văn Hóa Paris bài “Nhìn Về Văn Hóa Tại Nam California”.  Bài được đúc kết gồm ba phần sau đây:

    • Phần 1:  Về Văn Hóa VN Nam Cali.

    (Bài của Khánh Lan, Trần Việt Hải ) 

    • Phần 2:  Về Nền Báo Chí Tại Miền Nam California.

    (Bài của Vương Trùng Dương)

    • Phần 3:  Bảo Tồn Việt ngữ Tại Miền Nam California.

    (Bài của Trần Mạnh Chi)

    Phần 1:  Về văn hóa tại miền Nam California:

    Khánh Lan và Việt Hải   

    Định nghĩa văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh, báo chí, truyền thông, giáo dục, v.v…Riêng vùng Nam California của nước Mỹ, từ mùa thu năm 1975 là thời điểm bắt đầu cho những hứa hẹn một “Trung tâm văn hóa” của người Việt ở hải ngoại, bởi vì chính quyền Mỹ thiết lập một trại tiếp cư Pendleton, đón nhận người tị nạn Việt Nam lớn nhất nhất tại Hoa Kỳ.   Camp Pendleton tọa lạc ở vùng Oceanside, cách San Diego độ 38 miles (hay 62 kilometers) và cách thành phố Wewstminster khoảng 58 miles (hay 93 km).  Camp Pendleton là một căn cứ của Thủy quân Lục Chiến Mỹ, ngay từ đầu tháng ba năm 1975, trại tị nạn Pendleton đã tiếp nhân 20,000 người Việt, trong số này rất nhiều người tài hoa về phạm vi văn hóa của Việt Nam Cộng Hòa qua trại này, rồi phân tán ra các nơi khác trên nước Mỹ, đặc biệt là một số đông văn nghệ sĩ đã định cư và sinh hoạt văn hóa tại miền Nam California.

    Nói về văn hóa, chúng tôi thiết nghĩ văn hóa lấy yếu tố nhân bản con người làm gốc:  Đó là yếu tố dân tộc sinh tồn, lấy yếu tố cội nguồn lưu truyền làm nền và yếu tồ khai phóng giáo dục để xã hội được tự do, thăng hoa, mở mang và phát triển.  Để lưu truyên văn hóa gốc thì vấn đề giảng dậy tiếng Việt vô cùng hệ trọng.  Tại miền Nam California từ hạt Santa Barbara hướng Bắc xuống tới hạt San Diego ở tận cuối hướng Nam của hoa kỳ, có rất nhiều trường dạy Việt ngữ. …

     Bài viết khá dài, xin xem đính kèm.

    —————————————————

    Đỗ Bình kể chuyện về nhạc sĩ Trịnh Hưng Paris khiến madame Teresa Thanh Vân nghe mùi tai nên vỗ tay lốp bốp…

    Lối về xóm nhỏ & Tôi yêu (với NS. Trịnh Hưng)

    Cuộc đời, nhạc sĩ Trịnh Hưng tên thật là Trịnh Hưng (sau này đổi tên thành Nguyễn Văn Hưng) sinh năm 1930 tại Hà Nội. Cha ông là một quan huyện, còn mẹ là thứ thiếp. Ông mồ côi mẹ lúc mới ba tuổi nên sống với một người bà con ở Hà Nội.

    Từ năm 1945 đến 1953, ông tham gia kháng chiến chống Pháp với chức vụ Đội phó văn công Trung đoàn Thăng Long.

    Năm 1954, ông hồi thành rồi theo đoàn người di cư vào miền Nam. Tại đây, ông mở lớp nhạc dạy đàn, sáng tác và luyện giọng tại đường Cao Thắng – Sài Gòn. Học trò của ông có nhiều người thành danh như Ánh Tuyết, Bạch Yến, Thanh Thúy, Đỗ Lễ, Phạm Thế Mỹ và đặc biệt là nhạc sĩ Trúc Phương. Ông bắt đầu sáng tác nhạc vào những năm 1950 nhưng khoảng sáu năm sau mới được chú ý. Nhạc của ông lời ca mộc mạc, trong sáng, vui tươi, chan chứa tin yêu, gợi cho người nghe một cảm giác thanh bình, an lành nơi thôn dã.

    Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông ở lại Việt Nam. Năm 1980, con trai cả của ông bị bắt đi lính sang Campuchia chống Khmer Đỏ, chịu không nổi nên đã bỏ trốn. Hai năm sau bị công an bắt được và hành hung đến chết. Trịnh Hưng phẫn uất nên đã viết bài “Ta quyết tâm giết lũ Hồ”[1], cũng vì bài này nên Trịnh Hưng bị đi tù 8 năm ở Hàm Tân. Năm 1990, sau khi ra tù, ông được con gái bảo lãnh sang Pháp. Tại đây, ông theo đạo Tin Lành và cộng tác với các tạp chí văn học.

    Ông mất ngày 10 tháng 5 năm 2008 tại Paris, Pháp. Sáng tác hơn 25 bái ca về quê hương và tình ca. NS. Trịnh Hưng và các nhạc bản đượm tình quê hương

    ——————————————————

    Kế tiếp Đỗ Bình kể về Nhà văn Duyên Anh thời xưa và thời ở Paris…

    Duyên Anh, Đắng cay của một người tù do Đỗ Bình ghi nhận như sau.

    Nhà văn Duyên Anh tên thật là Vũ Mộng Long, những bút hiệu khác là Thương Sinh, Mõ Báo. Ông sinh ngày 16 tháng 8 năm 1935 tại làng Tường An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Xuất thân trong một gia đình nghèo. Di cư vào Nam năm 1954, một thời gian lại về Mỹ Tho mở lớp trường dạy đàn guitare tại gia, rồi lại bỏ trở về Sài Gòn, ở đây ông được nhà văn Nguyễn Mạnh Côn thương mến nâng đỡ hướng dẫn vào con đường văn chương, tác phẩm đầu tay Hoa Thiên Lý đã nổi tiếng, tiếp theo là những tác phẩm Thằng Côn,Thằng Vũ, Con Thúy được độc gỉa yêu thích, nhất là đối với những độc giả di cư, văn của ông rất lãng mạn đầy hoài niệm về thời kỳ ấu thơ tại quê hương miền Bắc. Tên tuổi của Duyên Anh sáng chói trong lòng giới mộ điệu và từ đó sự nghiệp văn chương của ông thăng tiến. Ngoài nghề viết văn, ông còn làm ký giả, chủ bút, chủ báo, giám đốc nhà xuất bản. Duyên Anh đã cộng tác với hầu hết những tờ báo lớn ở miền Nam trước năm 1975 như: Xây Dựng, Sống, Chính Luận, Công Luận, Con Ong, Tuổi Ngọc…Những tác phẩm của Duyên Anh trước năm 1975 thường mang tính hiện thực xã hội diễn tả những mảnh đời sống trong một góc khuất ở những con hẻm, những ngõ cùng nơi đô thị. Ngoài ra, ông cũng viết nhiều truyện ngắn và truyện dài cho thiếu nhi. Sau biến cố 30 tháng 4.1975, Duyên Anh, Doãn Quốc Sĩ, Dương Nghiễm Mậu, Nhã Ca, Mai Thảo, Võ Phiến, Vũ Khắc Khoan, Nhất Hạnh, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn bị nêu danh là “Những Tên Biệt Kích của Chủ Nghĩa Thực Dân Mới Trên Mặt Trận Văn Hóa – Tư Tưởng” và tác phẩm bị cấm lưu hành.Trong Chiến dịch bắt văn nghệ sĩ miền Nam tháng 4.1976 của nhà cầm quyền CS ban hành, Duyên Anh cùng chung số phận với các văn nghệ sĩ khác đều bị bắt vào tù. Ông được ra tù tháng 11 năm 1981, sau đó ông vượt biên. Tháng 10 năm 1983 Duyên Anh sang định cư tại Pháp. Một số tác phẩm ông viết ở Hải ngoại mang tính phê phán chế độ độc tài Cộng sản VN, sách ông được dịch ra tiếng nước ngoài và dựng thành phim, như Đồi FanTa, Một Người Nga ở Sài Gòn Thời gian này, ông còn làm thơ và soạn nhạc. Năm 1985, ông bắt đầu cộng tác với tờ Ngày Nay và trở thành một trong những cây bút trụ cột của báo này. Ngày 6 tháng 2 năm 1997, Duyên Anh mất vì bệnh xơ gan tại Paris, Pháp, để lại hơn 100 tác phẩm.

    Tôi qúy nhà văn Duyên Anh ngoài tài năng còn ở một nghị lực phi thường. Bản tính nghệ sĩ trong anh quá mãnh liệt, tâm hồn anh là một khoảng rộng chứa sự bao dung và tha thứ. Anh chọn cho mình một con đường riêng để đi, những điều anh nói phát ra từ con tim mà người đời chưa quen hay không muốn nghe về triết lý sống. Đó là quyền sống và sự tự do, nên anh đã dung nạp cả thiên đường lẫn địa ngục mà trên đời chưa có người nào đặt chân đến!Đỗ Bình, Paris 05.12.2016.

    Madame Teresa Thanh Vân tiếp tục vỗ tay, về sau madame cho biết madame là độc giả của những Mơ Thành Người Quang Trung, Nắng Chiều Quê Nội, Ngày Xưa Còn Bé, Tuổi Học Trò,  Hoa Thiên Lý, Nhà Tôi, Điệu Ru Nước Mắt,…

    ———————————————

    Khi Đỗ Bình kể vể NS. Lê Trạch Lựu Paris, tôi chạnh nhớ ông bạn Cỏ Thơm Phan Anh Dũng và tác phẩm “Văn Nhân & Tình Sử” của nhà văn Vương Trùng Dương, sách có bài viết về một chuyện tình đẹp về kỷ niệm và thơ mộng như: “Lê Trạch Lựu và Tình Khúc Em tôi”, ở trang 167, đây là một mối tình mang theo mãi một đời người. Nhạc phẩm Em Tôi ra đời đầu năm 1953 đến nay vẫn tiếp tục đem đến cho người nghe những xúc cảm như gần, như xa của một thời tưởng như đã thuộc về dĩ vãng nhưng vẫn tiếp tục làm rung động trái tim những thính giả trẻ tuổi ở thế hệ bây giờ. Đằng sau ca khúc lãng mạn này là một cuộc tình mang theo từ thuở vừa biết yêu cho đến tuổi xế chiều khi nhạc sĩ sáng tác liên lạc lại người xưa qua đường dây điện thoại viễn liên. Nay chuyện ấy đã chìm vào danh sách những thiên tình sử đẹp trong lãng mạn và lưu luyến kèm theo bạn tình ca Em Tôi bất hủ.

    ———————————————

    Em tôi: Lê Trạch Lựu và mối tình theo mãi một đời.

    “Em tôi” ra đời đầu năm 1953 đến nay vẫn tiếp tục đem đến cho người nghe những xúc cảm như gần, như xa của một thời tưởng như đã thuộc về dĩ vãng nhưng vẫn tiếp tục làm rung động trái tim những thính giả trẻ tuổi ở thế hệ bây giờ. Đằng sau ca khúc lãng mạn này là một cuộc tình mang theo từ thuở vừa biết yêu cho đến tuổi xế chiều khi nhạc sỹ sáng tác “gặp” lại người xưa qua đường dây điện thoại viễn liên. Hôm nay nhạc sĩ Lê Trạch Lựu nói về câu chuyện tình đã đưa chúng ta đến với “Em Tôi”, mời quí vị cùng theo dõi với Lan Phương sau đây.

    Lê Trạch Lựu rời Việt nam thời loạn ly năm 1951, bỏ lại sau lưng một mối tình, không hiểu người yêu của mình ở phương nao khi mà khói lửa, chiến tranh, tản cư, ly tán đã đẩy mọi người vào tình huống chẳng biết những người thân của mình còn sống hay đã chết.

    (theo Phưong Lan, VOA)

    ————————————————-

    Chính nhạc sĩ Lê Trạch Lựu đã tâm sự rằng: Cái bóng của “Em Tôi” che mờ những tác phẩm khác của ông…

    “Nhạc của tôi người ta không biết nhiều, người ta chỉ biết đến ‘Em Tôi’ thôi. Ở Hà Nội, ông Thẩm Oánh có ra một bài của tôi là bài ‘Thôn Chiều’, ông ấy quí bài đó lắm. Sang Pháp, nhớ quê hương, tôi làm bài ‘Nhớ’ được trình bày trên đài phát thanh Hà Nội, và Sài Gòn sau này. Bài thứ ba là bài ‘Em tôi’. Bài ‘Em Tôi’ được người ta quí trọng nó quá nên thên hạ quên mất ‘Nhớ’ và ‘Thôn Chiều’.”

    Khoảng 20 năm sau khi “Em Tôi” ra đời, vẫn nỗi nhớ người xưa, nhạc sĩ họ Lê đã sáng tác “Cành Mai Tóc Ngắn”.

    —————————————

    Madame Teresa Thanh Vân say sưa nghe thuyết giảng và không quên vỗ tay tiếp…

    Đỗ Binh và ông Dương Trần đều có bài về NS Lê Mộng Nguyên Paris

    Tin tức cho biết: “Lê Mộng Nguyên đã qua đời ngày 19 tháng 5 vừa qua, đã  hỏa thiêu 9 ngày sau”. Về tiểu sử của nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên đã được phổ biến trước đây. Năm 1950, sau khi tốt nghiệp Tú Tài toàn phần tại Việt Nam, Lê Mộng Nguyên sang Pháp du học. Năm 1949, ông sáng tác nhạc phẩm Trăng Mờ Bên Suối được thành danh nên ban đầu ông muốn theo học hòa âm tại Trường Âm Nhạc Paris nhưng sau đó sang học Luật và Kinh Tế tại Đại Học Paris 1 Panthéon Sorbonne (Faculté de Droit et de Sciences Economiques).Năm 1954, Lê Mộng Nguyên tốt nghiệp cử nhân Luật. Từ năm 1955 tới năm 1958, ông được mời làm tùy viên kinh tế và xã hội cạnh Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Paris (Attaché économique et social près l’Ambassade du Vietnam à Paris) dưới quyền của Đại Sứ Việt Nam Phạm Duy Khiêm. Sau đó ông thi đậu cuộc thi để được hành nghề luật sư. Năm 1962, ông đậu Tiến Sĩ Quốc Gia (Doctorat d’État) về Droit Public, Droit Privé và Sciences Politiques. Sau khi thôi hành nghề luật sư, năm 1967, ông dạy Luật Hiến Pháp (Droit Constitutionnel) và Khoa Học Chính Trị (Sciences Politiques) tại Đại Học Franche-Comté Besançon, miền Đông nước Pháp.  Năm 1985 ông quay lại Paris và giảng dạy tại Đại Học Paris 8 Saint Denis đến khi về hưu năm 1997.

        Lê Mộng Nguyên thành hôn với Nicole Moulin, một phụ nữ người Pháp vào ngày 8 tháng 1 năm 1959. Hai người không có con. Ông cũng chưa từng về lại Việt Nam từ khi đi du học năm 1950. Ngày 5 tháng 12 năm 1997, Lê Mộng Nguyên được bầu vào Hàn Lâm Viện Khoa Học Hải Ngoại (Académie des Sciences d’Outre-Mer) của Pháp. Lê Mộng Nguyên là người Pháp gốc Việt đầu tiên được bầu làm Hội Viên Chính Thức (Membre Titulaire), trước đó, đã có một số người Việt làm Hội Viên Liên Lạc (Membre

    Correspondant) như Phạm Quỳnh, Phạm Duy Khiêm…

        Về lãnh vực âm nhạc, ông tự học nhạc từ khi còn nhỏ ở Huế, đàn mandoline, guitar và violon. Ca khúc đầu tay Xuân Tươi vào năm 15 tuổi ký tên Lan Đào. Bài nhạc Mừng Khánh Đản sáng tác vào năm 1948 nhân dịp khánh thành Chùa Từ Đàm. Kế tiếp với nhạc phẩm Trăng Mờ Bên Suối, tháng 11, năm 1949 khi ông mới 19 tuổi. Và từ đó, ông tiếp tục sáng tác rất nhiều ca khúc…

    ————————–

    Mới đây Đỗ Bình gởi tôi xem bài viết của anh, ôội đọc và hiểu anh cũng như đồng tình về những tranh cãi trong văn học như về những chuyện, về tổ chức Văn Bút hay về thi sĩ Nguyễn Chí Thiện,… là những chuyện buồn Nguyễn Du, “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.”

    Trong bài viết về Nhà báo Đặng Văn Nhâm, Đỗ Bình bộc bạch như sau:

    “….Riêng Văn Bút Việt Nam Âu Châu được thành lập ngày 27 tháng 6 năm 1987 gồm các văn sĩ ở nước Anh ,Pháp, Bỉ, Hòa Lan tạm thời do các vị LS Trần Thành Hiệp làm chủ tịch, GS Phạm Việt Tuyền làm phó chủ tịch, Nhà báo Đặng Văn Nhâm làm Tổng thư ký. Đến 30 tháng 1 năm 1988 Văn Bút Âu Châu được hợp thức hóa trở thành Trung Tâm Văn Bút Âu Châu, do Nhà báo Trần Văn Ngô làm chủ tịch, Nhà báo Đặng Văn Nhâm làm phó. Đến năm 1992 nhà báo Đặng Văn Nhâm rút khỏi Văn Bút Âu Châu. GS Phạm Việt Tuyền làm chủ tịch, Từ Nguyên phó chủ tịch, Nguyễn Hòa Tổng thư ký. Kể từ nhiệm kỳ sau nhà báo Từ Nguyên được tín nhiệm trở lại chức chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Âu Châu đến sau này. Nhà báo Từ Nguyên rất hăng say trong việc điều hành Văn Bút, hàng năm vẫn tổ chức những buổi ra mắt sách. Tập Thơ Buồn Viễn Xứ của tôi cũng do ông tổ chức. Kể từ khi Văn Bút xảy ra cuộc tranh chấp tôi đứng bên ngoài, nhưng vẫn giữ tình bạn với các văn hữu khắp nơi.”

    ” Để giải thích sự việc ông viết cuốn: Trận Giặc Văn Bút, nhà văn Hải Triều viết cuốn Vũng Lầy Văn Bút. Sau đó ông khởi xướng, cùng một ít nhà văn nhà báo ở Mỹ thành lập Hội Ái Hữu Văn Nghệ Sĩ Việt Nam, nhưng thất bại! Những văn nghệ sĩ ở Paris không hưởng ứng. Riêng tôi để giữ tình bạn và tính độc lập, kể từ đó tôi ra khỏi Văn Bút, và cũng ra khỏi HĐVNTD lui về sinh hoạt thuần túy văn hóa cho đến hôm nay.”

    Đỗ Bình viết tiếp:

    “Tôi nói:

    “Vì thế, tôi thích làm thơ thả hồn trong cõi riêng chẳng đụng chạm ai hơn viết báo,…Ngày đó trên báo chí có một số ý kiến, nhận xét trái ngược nhau về nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, tôi muốn viết về ông nhưng ngại có thêm ý kiến làm tăng sự mâu thuẫn nên thôi. Tôi đứng bên ngoài những quan niệm, phán xét, tranh chấp của bằng hữu nên tôn trọng những suy nghĩ riêng của mỗi người.” 

    Đoạn kết: “tôi chợt nhớ đến nhà thơ Nguyễn Chí thiện mà bùi ngùi, ông Thiện là nạn nhân của cộng sản, bị tù 27 năm tù ngục tối mất hết đời trai trẻ chỉ vì hai chữ Tự do mà lại bị nghi ngờ làm gián điệp cộng sản!

    Tôi ngao ngán và chán ghét sự ganh đua vì cảm thấy cuộc đời quá ngắn ngủi. Được thua tất cả rồi cũng xuôi tay chẳng mang theo được gì, do đó tôi chọn một thái độ im lặng để đừng mất thêm bạn ! Để tránh gây thêm sự mâu thuẫn nhau, tôi dừng bài viết, và cũng từ ngày đó cho đến ngày nhà báo Đặng Văn Nhâm qua đời năm 2017 dù chúng tôi không còn liên lạc nhau nữa, nhưng tôi vẫn quý mến ông.

    Paris 26.11.2022

    (Con Đường Văn Nghệ )Đỗ Bình

    Sau hết xin ghi nhận vài Nét Sinh Hoạt Tác giả Đỗ Bình:

    Đỗ Bình sinh quán Bắc Việt, theo gia đình di cư vào Nam 54. Bút hiệu khác: Lữ Bằng.

    Cựu SV Luật Khoa Sài Gòn.

    Tốt nghiệp trường Thương Mại Paris.

     Cựu SQ Chiến Tranh Chính Trị VNCH. 

    Chủ nhiệm  tuyển tập Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Paris.

    Sáng lập viên Thư Viện Cergy. 

      Nhóm chủ trương những tạp chí Văn học nghệ Thuật: Việt Điển, Hương Xa

     Nhóm chủ trương tuyển tập Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca VN Hải Ngoại:

    Hội viên Hội Les Poètes Du Dimanche.

     Thành viên Hội thơ Pháp Jouy Le Moutier. 

    Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris. Thành Viên Hội Ba Lê Thi Xã.

      Đã Xuất Bản nhiều tập thơ và CD Nhạc. 

    Ngoài ra còn có những: Biên Khảo, Tiểu Luận, Nhận Định Văn Học, Âm Nhạc, Truyện ngắn, Bút ký, Tản Văn, sáng tác nhiều ca khúc.

    Góp mặt các tuyển tập :  Esquisses de L’Âme (La Bibliothèque Internationale de Poésie)  Les Poètes Du Dimanche 1,2,3,4  La Plume de L’Ecritoire 1…10 

    The Silence of Yesterday (Cội Nguồn)

    Thơ Việt Hải Ngoại (Hội Văn Học Nghệ Thuật Thi Đàn Lạc Việt) Vườn Thơ Hải Ngoại (Tủ Sách Phụ Nữ Thời Nay)

      Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca VN Hải Ngoại (Văn Hóa Pháp Việt)

     Bút Luận 25 năm Thơ Hải Ngoại (Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn).  Thi Văn Viễn Xứ (Tình Thơ). Thập Thúy Tầm Phương (Hoa Ô Môi., Khung Trời Hướng Vọng( Nắng Mới)

    Cộng tác với nhiều Tạp chí Văn Học Nghệ Thuật Hải Ngoại.

    Và tiểu sử của nhà văn Vương Trùng Dương như sau:

    Nhà văn/nhà báo Vương Trùng Dương là một tên tuổi quen thuộc trong sinh hoạt báo chí & văn học nghệ thuật hải ngoại từ gần 30 năm qua. Ông là Sĩ Quan QLVNCH xuất thân Khoá I Đại Học Chiến Tranh Chính Trị (Dalat). Từ dạo định cư ở California ông viết cho nhiều báo/đài.

    Vương Trùng Dương nguyên là Tổng Thư Ký Hội Ký Giả Việt Nam Hải Ngoại & Trưởng Khối Báo Chí của Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California (1998-2008). Hiện cây bút chuyên nghiệp Vương Trùng Dương là Chủ Bút nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hoà.

    Tác phẩm của Vương Trùng Dương:

    – Đã xuất bản: Ngẫm truyện nhân sinh (2004) + Văn nhân & Tình Sử (2015).

    – Sẽ xuất bản: Người Lính & Chiến Hữu Văn Nghệ + Vó Ngựa Trường Chinh & Nỗi Nhục Thiên Triều (lịch sử & dã sử).

    * Nhà văn/nhà báo Vương Trùng Dương (Cựu SVSQ Đại Học CTCT Khoá I).

    https://longhovinhlong.blogspot.com/2021/09/thu-paris-hoi-thao-van-hoc-nghe-thuat.html

    Cám ơn bạn bè Câu Lạc Bộ Văn Hóa Paris và Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian nhiều lắm.

    Trần Việt Hải, Los Angeles.

    ——————————————————————

    Chút ghi nhận sau cùng.

    Văn hào Maxim Gorky cho là cái mỹ học của văn chương vốn đem con người về với chân thiện mỹ. Thật vậy, nhà phê bình văn học Charles Du Bos ngôn là: “Văn học tức là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng”.

    Maxim Gorky

    Cũng như nhà văn Maxim Gorky đã cho cảm nghĩ là nhà văn cần phải vượt lên trên những cái tầm thường, vụn vặt để viết về những điều cao thượng đáng viết hơn và đừng biến văn chương thành những thứ tầm thường, đừng làm cuộc đời xấu hơn vì những điều gì mình viết ra.

    Hãy tận tuỵ với bút pháp, trau đồi kỹ năng văn phẩm của mình. Văn chương vốn dĩ được coi như một loại sinh hoạt mang nét thanh tao về tinh thần, một phạm vi cao quý.

  • Khánh Lan,  Sinh Hoạt,  Viet-Hải

    Book Preface Nữ Sĩ Dương Hồng Anh & Khánh Lan *** Thi tập thứ 12, tên tựa “Những Gì Để Nhớ” của Nữ sĩ Dương Hồng Anh. Khánh Lan viết giới thiệu.

    Khánh Lan gởi lời cám ơn NV Việt Hải đã dành những mỹ từ thân quý khi kể những kỷ niệm về Khánh Lan.

    Quý anh chị thân mến,

    Với Khánh Lan, ai hướng dẫn cô thường khen cô siêng năng và thông minh. Anh Phạm Hồng Thái đã chỉ dẫn cô về layout sách, graphic design, học nhạc, soạn lyrics… cô học khá nhanh. Tôi chỉ dẫn Khánh Lan về văn biên khảo, văn phê bình tác phẩm thi ca hay văn xuôi, cô năng động, nhanh lẹ lãnh hội. Bố chồng Khánh Lan (nhà thơ Việt Cường) và chú chồng Khánh Lan (nhà thơ Tráng Hạc) qua đời để lại cho cô cả ngàn bài thơ. Hai cụ say mê thi ca một thuở Hà Nội xa xưa 1940s-50s, vào Sài-Gòn thi ca thuở Nghệ thuật Tao Đàn của Đinh Hùng, Nguyễn Đình Toàn. Khánh Lan thừa hưởng máu thi ca gia đình, rồi nay Khánh Lan được nhà thơ vong niên Dương Hồng Anh nhận làm bạn thơ.

    Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian hiện soạn và in tập thơ thứ 12, với tên tựa “Những Gì Để Nhớ” của Nữ sĩ Dương Hồng Anh. Khánh Lan viết giới thiệu và những kỷ niệm với tác giả của thi tập mới.

    Tôi đề nghị Khánh Lan nên nghiên cứu thêm thơ Limestone của người Anh, thơ Nga như Ivan Turgenev, Anna Akhmatova, Alexander Pushkin. Ngoài thơ Pháp, Anh, Việt, nên tìm hiểu thêm về thơ Sijo (Đại Hàn) và Haiku (Nhật Bản).

    Thể thơ Sijo (Hàn Quốc) và Haiku (Nhật Bản) vốn là di sản văn học quí giá trong nền thi ca nói riêng và văn học nói chung của hai nước góp phần tạo nên cốt cách và tâm hồn dân tộc. Nhìn trong mối tương quan về mặt thể loại xét trên cách nhìn bình diện, dưới những ảnh hưởng và tác động của các ỵếu tố khách quan cùng với những vấn đề khác, chúng tôi thấy thể thơ Sijo và Haiku có những nét tương đồng và dị biệt. Khảo sát hai thể thơ trên từ nhiều góc độ chúng tôi cho rằng, giữa chúng có những điểm gần gũi gặp gỡ nhau nhưng chúng có những nét khác biệt.

    Thi ca vốn nằm trong phạm trù Mỹ học. Khái quát khi nhìn chung thì Mỹ học (Aesthetics) ngày nay đã được giới học giả hàn lâm thừa nhận nó là một bộ môn của triết học, và môn học này chú trọng đến vấn đề tìm hiểu cái đẹp và cái xấu, nghiên cứu xem những đặc tính về cái đẹp và cái kém đẹp đó có thực sự hiện hữu trong tác phẩm nghệ thuật như thi ca hay chỉ có trong suy tưởng của cá nhân người thưởng ngoạn.

    Mỹ học cũng có nhiệm vụ nghiên cứu các triết thuyết liên quan đến nghệ thuật, các phê bình có tính cách triết lý của các nghệ phẩm, và thẩm định đặc tính triết học của các hành động nghệ thuật. Các phản ứng tình cảm và tâm lý của con người đối với các yếu tố của nghệ thuật như màu sắc, âm thanh, đường nét, hình tượng, và ngôn ngữ.

    Nhìn lại lịch sử Việt Nam trải dài hơn hai ngàn năm trong đó có hơn một ngàn năm bị lệ thuộc Trung Hoa, và hơn một trăm năm là đất thuộc địa của Pháp, nhiều người sẽ tự hỏi văn học Việt Nam đã phản ứng thế nào đối với những giai đoạn bị làm thuộc địa đó. Một cách chung có thể nói là nền văn học Việt Nam còn nặng tinh thần thuộc địa đối với văn hóa Trung Hoa cũng như văn hóa Pháp dù đã được độc lập với Tàu hơn một ngàn năm và độc lập với Pháp hơn bảy mươi năm. Dùng cái hay của người biến thể Việt hóa ra cái hay của ta. Thơ tự do (Vers libre do người Pháp), thơ Đường (Hoa thi, Tang poems). Haiku hay Sijo thơ cổ ảnh hưởng Hoa thi nét thiền triết thiên nhiên (Taoism hay Daoism)

    Sự thưởng ngoạn thi ca có tính cách mỹ học là kết quả của một sự kết hợp nhuần nhuyễn và phức tạp giữa những thái độ chủ quan và khả năng thẩm định nghệ thuật của người thưởng ngoạn. Sự phản ứng đối với những nghệ phẩm thơ của người thưởng ngoạn được gọi là kinh nghiệm thi ca mỹ học (the aesthetic poetry experience). 

    Tác giả Lưu Nguyễn Từ Thức của sách Tuyển Tập Khảo Luận Văn Học đề nghị nền văn học Việt Nam hãy sớm nhận thức để vượt ra khỏi các lũy tre để nhìn xem thế giới bên ngoài đang tiến bước hướng về phía trước và bỏ xa chúng ta, hãy khai phá các khu rừng thâm u kỳ bí của nền văn học thế giới.  Nếu không mau thức tỉnh hầu sánh vai cùng người để cải tiến và nâng cao các chuẩn mực cho giá trị của mỹ học, thì văn học Việt Nam sẽ khó thoát ra khỏi các vòng rào nhỏ hẹp của các thôn làng, hoặc các bức tường rào của các ghetto văn học.  Tôi đồng ý với Lưu Nguyễn Từ Thức, hãy mở rộng tầm nhìn với cái hay, với nét đẹp của văn chương xứ người.

    Trần Việt Hải, Los Angeles 7/2023

    Dưới đây là lời mở đầu của Nhà Văn Khánh Lan cho tập thơ mới nhất của Nữ Sĩ Dương Hồng Anh, “Những Gì Để Nhớ”. Và Nhà Văn Việt Hải sẽ viết bạt cho sách. Tập thơ Những Gì Để Nhớsẽ ra mắt quý đồng hương năm 2024.

    Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ

    Nhân duyên đối diện kiến tương phùng.

    Hai câu thơ mở đầu cho bài viết này có chữ “Hữu duyên” và “Nhân duyên”, vì sự thể như duyên tiền định, mà định mệnh là do Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian đã tạo cơ hội cho tôi gặp được Nữ Sĩ Dương Hồng Anh, và từ ngày ấy, chúng tôi làm thơ tặng nhau. Những mỹ từ mà một thi nhân cao tuổi hạc vàng vong niên như Nữ Sĩ đã ưu ái dành cho một người bạn thơ tâm giao như tôi, hẳn là “tri ngộ thi ca”. Xin trích một vài bài thơ sau đây:

    THÂN TẶNG CÔ KHÁNH LAN

    Cùng thuyền cùng hội văn chương

    Khánh Lan thùy mị dễ thương tuyệt vời

    Tiếng ca bay bổng lưng trời

    Thơ văn lưu loát cho đời nở hoa

    Suối nguồn thân ái bao la

    Trời quê đất khách chan hòa mến thương

    Nhạc thơ rung động ngàn phương

    Vườn hoa văn nghệ thơm hương tao đàn

    Con đò chở chữ thênh thang

    Chở thơ tôi tặng Khánh Lan ân cần

    Lung linh dưới nắng xuân vàng

    Tình thơ tình bạn chứa chan mộng lòng

    (Dương Hồng Anh, 4/2020)

    CHÚC MỪNG NỮ SĨ KHÁNH LAN

    (Hồng Anh mến gởi Khánh Lan)

    Hạ trắng chiều nay hoa nở rộ

    Đẹp giòng thơ nhạc dưới trời xanh

    Của người bạn quý, thương và mến

    Nhu mì hiền hậu dáng thanh thanh

    Nữ sĩ Khánh Lan thật tuyệt vời

    Giao duyên thơ nhạc hiến dâng đời

    Nhân Văn Nghệ Thuật hồn tao nhã

    Nụ cười xinh xắn nở trên môi

    Tao đàn vẫn hẹn ngày vui mới

    Họp mặt văn chương buổi đẹp trời

    Mừng đón Khánh Lan ra tác phẩm

    Một chiều thơ nhạc nắng hồng tươi…

                    Dương Hồng Anh (9/2021)

    THÁNG CHÍN MÙA THU

    (Tặng bạn tôi, Khánh Lan)

    Đường chiều thơ nhạc một niềm vui

    Tình nghĩa văn chương mãi sáng ngời

    Phone đến mang theo niềm cảm mến

    Nụ cười thân ái nở trên môi

    Như đã quen nhau tự thuở nào

    Văn thơ tình bạn quý làm sao

    Khánh Lan ơi! Nhạc thơ còn đấy

    Hương sắc thời gian vẫn đẹp màu

    Ta vẫn bên nhau để hẹn hò

    Tao đàn nhóm họp đọc văn thơ

    Chúc mừng nữ sĩ ngày ra sách

    Tháng chín mùa thu thỏa ước mơ.

                                 Dương Hồng Anh (9/2021)

    MỘT PHƯƠNG TRỜI MỘNG

    (Hồng Anh mến gởi Khánh Lan & Mạnh Bổng)

    “Mạnh Bổng Khánh Lan viên ngọc quý

    Tài hoa thơ nhạc rất thân thương

    Nhân Văn Nghệ Thuật cùng chung bước

    Hai trái tim vàng mộng một phương.”

                     Dương Hồng Anh (11/2022)

    Đáp lại tình bạn thơ tâm giao, tôi có ý định thảo một bài thơ lục bát lấy ý thơ của Jeannette Le Fèvre, bài thơ Tu es dans mes pensées, gửi tặng lại người bạn thơ vong niên, Hồng Anh. 

    BÀI THƠ CẢM TÁC VỀ NỮ SĨ DƯƠNG HỒNG ANH

    (Khánh Lan kính gửi thi nhân Dương Hồng Anh)

    Thi nhân ở tuổi vong niên

    Hạc vàng thần tượng giỏi miền thi ca

    Thơ văn mắc nối hai ta

    Tâm đầu ý hợp vẫn là văn chương

    Tình bạn chất chứa tình thương

    Sáng ngời tinh tú bốn phương tuyệt vời

    Thi ca tâm đắc cho đời

    Ân sâu châu báu bao lời khuyên lơn.

    Tâm tình tri kỷ chịu ơn

    Khánh Lan kính gởi thi Anh Dương Hồng

    Khánh Lan (7/2023)

    DUYÊN TIỀN ĐỊNH

    Nữ Sĩ Dương Hồng Anh & Khánh Lan

    (Theo lời yêu cầu của NS Dương Hồng Anh tôi sẽ dùng chữ thay cho chữ Nữ Sĩ trong bài viết này.  Nhưng để tỏ lòng kính quý tôi xin được phép dùng chữ C hoa chữ”).

    Thấm thoát thế mà đã 5 năm (2019-2023) trôi qua kể từ ngày tôi gặp Nữ Sĩ Dương Hồng Anh, có lẽ chỉ độ chưa tròn một năm sau ngày tôi gia nhập Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian. Có thể nói đây là “Duyên kỳ ngộ” cho tôi gặp được Nữ Sĩ, bởi “” cũng mới gia nhập hội sau tôi vài tháng. Hôm ấy là ngày 26 tháng 10 năm 2019, và là ngày tưởng niệm của ông Kiến Trúc Sư (KTS) Nguyễn Tường Quý, một hậu duệ trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn (TLVĐ). KTS Nguyễn Tường Quý là cháu gọi bằng chú của 3 nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, và là anh của Nhà Văn (NV) Ngọc Cường.

    Ngày ấy, tôi thay mặt NV Việt Hải và Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian (NVNT & TTG) để chia sẻ những kỷ niệm của tôi với KTS Nguyễn Tường Quý trong buổi ra mắt tác phẩm “Hệ Lụy” của em trai ông, NV Ngọc Cường, tại tòa soạn nhật báo Người Việt, năm 2016. Tôi vẫn nhớ là ngay sau khi buổi lễ tưởng niệm chấm dứt, NV Việt Hải giới thiệu tôi với NS Dương Hồng Anh, một nhà thơ với dáng dấp nhỏ bé, mái tóc bạc trắng, khuôn mặt nhân hậu. Trước mắt tôi, một Dương Hồng Anh với nụ cười luôn nở trên môi khiến cho người đối diện cảm thấy dễ gần với Cô. Nhưng vì mới gặp Cô lần đầu, tôi hơi e dè và cân nhắc lời nói trong lúc thưa chuyện cùng Cô. Thật là trái với những suy nghĩ và sự dè dặt không cần thiết của tôi, Cô đã cầm lấy tay tôi, ánh mắt trìu mến, giọng nói dịu dàng, Cô ân cần ngỏ lời thăn hỏi trước khiến tôi cảm thấy gần gũi và quý Cô ngay.  

    Từ ngày ấy đến nay, hai cô cháu chúng tôi liên lạc thường xuyên để trao đổi văn thơ, để chia sẻ vui buồn và để cùng cất tiếng cười vui bên nhau và với nhau. Thế rồi, một tình bạn thơ tâm giao đã nảy sinh giữa hai thế hệ cách nhau gần 30 năm, nhưng cái lạ là cả hai chúng tôi đều chẳng tìm thấy một khoảng cách nào giữa chúng tôi. Cô Hồng Anh đã ngoài 90, nhưng trí óc rất minh mẫn, hồn thơ trong sáng, ý thơ lai láng và vẫn sáng tác hầu như mỗi ngày. Còn tôi, mới chập chững bước vào lãnh vực thơ phú nên tôi vẫn hay hỏi ý kiến của Cô luôn, nhờ Cô sửa lại vần thơ cho gọn, ý thơ cho ngọt…

    Viết đến đây tôi chợt nhớ đến François Charles Mauriac (1885-1970), ông là một tiểu thuyết gia, triết gia, nhà viết kịch, nhà phê bình, nhà thơ và nhà báo. Là thành viên của Académie française từ năm 1933, ông đoạt giải Nobel Văn học năm 1952 và đã được trao tặng Grand Cross of the Légion d’honneur vào năm 1958. Nói về tình bạn, François Mauriac nhận định:

    “Không tình yêu nào, không tình bạn nào đi qua con đường định mệnh

    của chúng ta mà không để lại trên ấy mãi mãi những dấu ấn.”

    NV Pháp Francois Mauriac cho là trong tình bạn mà chúng ta có những dấu ấn, những tâm đắc, sẽ nhớ nhau mãi mãi bởi đó là do “duyên tiền định”.

    Cuộc đời có gặp bạn hiền

    Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời.

    Ngoài những buổi “mạn đàm thơ văn”, Cô kể cho tôi nghe về thời son trẻ của Cô, về bài thơ đầu tiên ở tuồi 13, về gia phong và cuộc sống “khuôn phép” khi Cô còn sống dưới mái gia đình cho đến khi theo chồng vào Nam, từ giã niềm vui riêng (làm thơ) để chu toàn bổn phận “làm vợ và làm mẹ”. Từ Cô, tôi đã học được bao điều quý giá, học cung cách thưa gởi, kính trên nhường dưới trọng người già, nhất là sự khiêm nhường, cung kính và hòa nhã của “quy luật trọng cổ”. “Khổ nỗi tôi vốn trọng cổ ”… Đó là câu nói mà Cô hay dùng để giải thích cung cách nho nhã khi Cô gọi tôi “Vâng, thưa Cô Khánh Lan”, để từ dạo đó tôi cũng đáp lễ với “Vâng, thưa Cô Hồng Anh” thay vì “Cô Hồng Anh ơi” mà tôi vẫn quen dùng cho có vẻ thân mật.

    Trong thi ca, có những nhà thơ (NT) mà tôi tôn làm thần tượng với lòng kính phục, trong đó có TS Cung Trầm Tưởng, NS Dương Hồng Anh, NS Minh Đức Hoài Trinh, TS Nguyên Sa, NV Việt Hải và TS Việt Cường (Bố chồng tôi). Có những vị tôi đã gặp và thụ huấn nơi họ những kiến thức quý giá qua sự hướng dẫn và khích lệ như với TS Cung Trầm Tưởng, ông đã khuyến khích tôi nên tìm hiểu và viết về Siêu hình học (Meta Physics) và triết học Hiện Sinh (Existentialism). Trong khi NS Minh Đức Hoài Trinh thì khuyên tôi nên nghiên cứu về Hán tự, Phong Thủy. Còn NV Việt Hải hướng dẫn tôi về văn hóa phương Tây cũng như nghiên cứu về Trống Đồng, Tam Giáo, thi ca và âm nhạc, v.v…

    Riêng TS Việt Cường và NS Dương Hồng Anh, là hai vị đã ưu ái dành cho tôi một vị trí đặc biệt trong cuộc sống của họ như tôi  đã vô cùng kính trọng và yêu quý họ. Làm thơ từ khi ông mới lên 10, “Bố Việt Cường” đã dạy cho tôi thế nào là vần thơ hay và tìm đâu ra ý thơ tuyệt mỹ. Còn “Cô Hồng Anh” thì hướng dẫn tôi về các thể thơ khác nhau trong lãnh vực thi ca. Cô luôn dành cho tôi những cảm tình đặc biệt, Cô thường hay nói với tôi: “Cô Khánh Lan ạ, chẳng lúc nào đặt bút xuống trang giấy mà tôi không nghĩ đến cô, bởi tôi rất quý cô. Đã có biết bao bài thơ tôi viết tặng cô, cho cô, về cô hay nhắc đến tên cô… Có những lúc tôi tránh viết xuống hai chữ “Khánh Lan” trong thơ của tôi, vì tôi sợ sự phê phán của mọi người…”.

                Nhưng chẳng riêng gì làm thơ cho tôi, Cô đã làm thơ cho tất cả mọi người trong trong Liên Nhóm NVNT & TTG ở những dịp Giáng Sinh, Tân Niên, Ra Mắt Sách (RMS), Sinh Nhật, v.v… Trong bài viết này, tôi chỉ xin đề cập đến một vài bài thơ điển hình mà Cô đã sáng tác riêng tặng các thành viên trong nhóm mà tôi nhớ.

                Mừng sinh nhật thứ 70 của NV Việt Hải, NS Dương Hồng Anh đã sáng tác bài thơ:

    KÍNH MỪNG SINH NHẬT NHÀ VĂN TRẦN VIỆT HẢI

    Ca-li gió dịu mây hiền

    Đón mừng sinh nhật cánh chim đầu đàn

    Mừng anh Việt Hải Nhà Văn

    Say mê văn học lo gần lo xa

    Từ trong tim óc tài hoa

    Nhân Văn Nghệ Thuật chan hòa niềm vui

    Đàn ca múa hát tuyệt vời

    Thời gian đẹp mãi nụ cười mến thương

    Tao đàn quẩy gánh văn chương

    Nhạc thơ bừng sáng muôn phương đất trời

    Mừng anh Hạnh phúc vui tươi

    70 sinh nhật yêu đời hơn xưa.

    (Dương Hồng Anh, 7/2023)

    Cô sáng tác bài thơ Bạn Bè Của Tôi. Bài thơ đã được CNS Lâm Dung phổ Nhạc và trở thành NVNT & TTG hành khúc.

    BẠN BÈ CỦA TÔI

    Trời đẹp lắm, Ca li trời đẹp lắm

    Nắng vàng bay phơ phất cánh hoa tươi

    Bạn bè tôi, những nghệ sĩ yêu đời

    Gặp gỡ nhau chuyện trò thân mật quá

    Vì chúng ta không bao giờ xa lạ

    Những vần thơ ý nhạc kết nên duyên

    Đời có gì hơn được gặp bạn hiền

    Trên đất khách quê người tình tri kỷ

    Cùng vun sới mảnh vườn đầy thi vị

    Một vườn hoa văn nghệ đẹp như tranh

    Nắm tay nhau ca hát dười trời xanh

    Nhạc thơ đã sẵn sàng cùng cất bước

    Bạn bè của tôi chung lời nguyện ước

    Đem tâm tình chia sẻ tiếng thời gian

    Tình nghĩa văn chương tha thiết muôn vàn

    Là tiếng hát của cung đàn réo rắt

    Là nguồn thơ sáng ngời trên ánh mắt

    Các bạn ơi! thơ nhạc vẫn tràn đầy

    Khung trời xanh nắng tỏa mộng hồn say…

    (Dương Hồng Anh, 7/2020)

                Tháng 06 ngày 25, 2023 là ngày RMS ba tác phẩm: TLVD Hậu Duệ & Thân Hữu do Liên Nhóm NVNT & TTG thực hiện, và 2 tác phẩm của tôi là Tam Giáo Đồng Nguyên, Phân Tâm Học & Đời Sống. Cô đã viết tặng chúng tôi bài thơ:

    THÊM MỘT NIỀM VUI

    Thêm một niềm vui đến nữa rồi

    Đường chiều thơ nhạc níu hồn tôi

    Thành Cam hoa lá bừng hương sắc

    Đón khách văn chương một bến đời.

    Nghe khúc ca rung dưới nắng chiều

    Âm thanh trầm bổng ngát thương yêu

    Tơ lòng trải nhẹ như hơi thở

    Lấp lánh đèn hoa ôi diễm kiều

    Ngày ra mắt sách tưng bừng quá

    Rộn rã vui tươi đẹp suối hồn

    Quanh hội trường – sách đi lững thững

    Trong vòng tay độc giả thân thương

    Những ngày ra sách những ngày vui

    Bạn bè cùng chia ngọt, sẻ bùi

    Nhìn phía trước, thênh thang ta bước

    Mầu trời xanh hy vọng – nắng hồng tươi

    (Dương Hồng Anh, 6/ 2023)

                Trong bữa tiệc mừng sinh nhật của GS Dương Ngọc Sum, Cô đã sáng tác bài thơ:

    KÍNH MỪNG SINH NHẬT THÀY SUM

    Kính mừng sinh nhật Thày Sum

    Nhà văn nhà giáo họ Dương song toàn

    Tám tám tuổi hạc trời ban

    Vẫn còn minh mẫn luận bàn văn chương

    Cộng đồng bè bạn mến thương

    Môn sinh lui tới đón mừng tôn vinh

    Văn chương chung một hành trình

    Những chiều thơ nhạc ấm tình quê hương

    Mấy vần lục bát kính mừng

    Chúc Thày mạnh khỏe thọ trường an khang

    Vườn hoa văn nghệ thênh thang

    Thêm bông hồng thắm, một làn hương bay.

    (Dương Hồng Anh, 7/2020)

                Và để tỏ lòng mến phục NV, NT, GS Quyên Di, Cô đã sáng tác bài thơ:

    CHÚC MỪNG NHÀ THƠ QUYÊN DI

    Tài đức như ông được mấy người

    Khiêm nhường lịch sự rất vui tươi

    Nhà giáo, nhà văn, thi, nhạc sĩ

    Giúp đỡ cộng đồng khắp mọi nơi

    Cùng với phu nhân lo gánh vác

    Dìu dắt mầm non giữ cội nguồn

    Yêu tiếng Việt, lưu trang sử Việt

    Quê người đất khách ấm lòng son.

    (Dương Hồng Anh, 12/2022)

    Tối qua, tháng 07 ngày 11, 2023 tôi nhận được điện thoại của NS Dương Hồng Anh bàn về một bài viết của tôi với tựa đề: Bách Niên Kỷ Của Một Nhà Văn, GS NV Doãn Quốc Sỹ, đăng trong tuyển tập TLVD Hậu Duệ & Thân Hữu, tập 2. Cô nhắc đến câu thơ mà GS Phạm Thị Huê dùng để kết thúc phần nói chuyện của bà. Đó là câu thơ của Đại Văn Hào Nguyễn Du:

    “Trời còn để có hôm nay….

    GS Huê nói tiếp:

    Câu thơ tiếp theo tôi xin để trống để mọi người tự điền vào.”

    Sau khi nghe Giáo Sư Tiến Sĩ Phạm Thị Huê đọc câu thơ của thi hào Thanh Hiên Tố Như tôi đã liên tưởng:

    “Trời còn để có hôm nay,

    Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời.

    Hoa tàn mà lại thêm tươi,

    Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa.”

    (Truyện Kiều, Nguyễn Du)

    Ngẫm nghĩ về câu “Trời còn để có hôm nay”,… Trời ở đây có nghĩa như không gian (sky, le ciel) hay khung trời cho chúng ta hôm nay được gặp lại nhau, nhìn nhau, và người đối diện vẫn mạnh khoẻ để chuyện trò, hàn huyên  với nhau. Sau bao năm vật đổi sao dời, “Hoa tàn mà lại thêm tươi, Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa.”… và rồi không gian, thời gian đã chuyển hóa để chúng ta quán được, ngộ được, và nhận chân ra rằng “Trời còn để có hôm nay“, vì nay chúng ta đã không có gì mất cả, mà ngược lại, hoa cũ vẫn còn tươi, trăng cũ còn sáng hơn xưa.

    Sau khi đọc đoạn văn này, NS Dương Hồng Anh đã họa tiếp theo 3 câu thơ như sau:

    ĐẸP GIÒNG THỜI GIAN

    Trời còn để có hôm nay

    Cho thơ cất cánh hồn say ngàn trùng

    Hoàng hôn ươm sợi nắng hồng

    Tình thơ nghĩa bạn đẹp giòng thời gian

    (Dương Hồng Anh, 7/2023)

                Ngẫm về câu thơ trên thì quả thật đầy ý nghĩa. Đúng vậy, “Trời còn để có hôm nay” để chúng ta còn gặp nhau, để cùng nhau trao thơ chuyển nhạc. “Hoàng hôn ươm sợi nắng hồng. Tình thơ nghĩa bạn đẹp giòng thời gian.” Hai câu thơ này có nghĩa là bạn bè cùng ngắm cảnh hoàng hôn nắng ấm, và khi ý thơ còn nồng, tình bạn còn tươi, còn bền, còn bao la theo giòng thời gian, tựa như thuở ban đầu mới gặp.

                Còn TS Tha Nhân, ông đã tiếp lời GS Phạm Thị Huê và NS Dương Hồng Anh qua hai đoạn bài thơ sau đây:

    Trời còn để có hôm nay

    Câu thơ nét nhạc cùng say bến tình

    Chiều tàn trăng vội lung linh

    Văn chương duyên thắm đẹp xinh với người

    Hay:

    Trời còn để có hôm nay

    Chim Hồng lạc xứ đẹp ngày bên nhau

    Lời thơ ý nhạc tô màu

    Thắm duyên văn nghệ đẹp câu ân tình.

    (Tha Nhân, 7/2923)

                Trong thi ca, danh ngôn, ca dao, v.v… đã có nhiều người nói, viết về tình bạn, đặc biệt là tình bạn trong thi ca, khi các bạn thơ đã hợp ý nhau thì tình bạn ấy trở nên gắn bó và bền chắc.

    Bạn bè là nghĩa tương tri,

    Sao cho sau trước là thì mới nên.

    Một câu ca dao khác về duyên bạn tiền định như sau:

    Tâm đắc tri kỷ tâm giao

    Cùng chung chí hướng cùng nhau kết tình.

    Nhà hiền triết học giả Alcuin thuở xa xưa cho cảm nghĩ về tình bạn tri kỷ:

    Tình bạn là sự đồng điệu về tâm hồn

    (L’amitié est la similitude des âmes).

    (Savant Alcuin, 735-804)

    Tôi xin dùng câu nói của nhà văn, nhà triết học, bác sĩ Albert Schweitzer (khôi nguyên Nobel 1953) để cảm ơn hạc vàng vong niên Nữ Sĩ Dương Hồng Anh. Suốt cuộc đời của Albert Schweitzer, đã đóng góp những công ích về văn hóa cho nhân loại. Là một nhân vật đa năng, ông tham gia vào âm nhạc, khoa học, thần học. ông là kho tàng dữ liệu đầy đủ các sự kiện thú vị. Câu chân ngôn dưới đây của Schweitzer mà tôi trích dẫn từ cuốn sách “Schweitzer bài học và cách ngôn” thật là thích hợp với tình bạn văn thơ của chúng tôi và tôi xin mượn để trao đến Nữ Sĩ Dương Hồng Ạnh.

    “Hãy cố gắng gieo những hạt giống của tâm hồn bạn,

    vào những người đi cùng bạn trên đường đời,

    hãy chấp nhận những điều quý giá mà họ dành tặng lại cho bạn.

    Khánh Lan

    California July 14, 2023

  • Văn Thơ,  Viet-Hải

    Dạ Khúc Yêu Em (Đêm Khuya Nhớ Người Yêu).

    Tình Yêu Cho Em hay Người Yêu Trong Nỗi Nhớ là yếu tố chính trong bài tình ca Dạ Khúc Yêu Em. Yêu Em để rồi nhớ nhung, như đêm khuya là lúc nỗi nhớ người yêu dâng tràn, là lúc để ta khiến tâm hồn mình lãng mạn hơn. Nhìn đồng hồ đêm khuya lặng lẽ cảm xúc gọi tên ai đó… hình như thời gian và không gian quá tĩnh lặng chỉ có em trong tiềm thức. Thôi rồi người ở phương xa gọi hồn nhớ nhung qua màn đêm yên bình, bao cảm nghĩ miên man, thôi rồi người ở phương xa ăn cắp cả trái tim ta đi xa rồi, xa mãi. She really stole my heart. Rõ khổ.

    Đêm khuya rồi… Chúc ai đó ngủ ngon. Màn đêm sâu thẳm, ánh đèn khuya mờ nhạt, len qua khung cửa nhỏ, Bon Rêve!… Sleep well!

    Bây giờ xét đến từ ngữ “Dạ khúc” nhé…

    Dạ khúc (夜曲) mang ý Nghĩa trong tiếng Trung Hoa là bài ca về đêm, 乐夜曲。

    Dạ khúc, với nghĩa khúc nhạc đêm, là: loại nhạc nocturne. Dạ khúc. Sérénade, Dạ khúc ( do Phạm Duy chuyển ngữ). Sérénade la ca khúc bất hủ của nhạc sĩ thiên tài Franz Schubert sáng tác khi rất trẻ.. Franz Schubert chỉ sống một cuộc đời rất ngắn ngủi 31 năm…nhưng đã để lại cho đời một khối lượng kiệt tác đồ sộ ở nhiều thể loại. Và trung tâm của khối kiệt tác ấy, nổi bật nhất chính là bản Sérénade.

    Một bài ca nổi danh khác là thể loại Dạ khúc khác của nhạc sĩ Enrico Torricelli (cũng do Phạm Duy chuyển ngữ là Chiều Tà). Dạ khúc nằm trong câu chuyện kể về âm nhạc và khi màn đêm buông xuống, hay đêm trăng trút xuống mà lâm tư đầy vơi, để em êm đềm trong bóng tối cho gối mộng nhớ nhung, cho em yên lành.

    Thể loại Nocturne

    Nocturne: Dạ khúc:  (theo tiếng Ý notturno): thế kỷ 18, một tác phẩm dành cho một vài nhạc cụ thường gồm nhiều chương; hay một tiểu phẩm trữ tình nhỏ thường dành cho piano độc tấu do nhà soạn nhạc người Ái Nhỉ Lan (Ireland ) John Field sáng tạo ra vào đầu thế kỷ 19 và được Frederic Chopin kế thừa và đưa lên đỉnh cao âm nhạc. Cái tên Nocturne lần đầu xuất hiện vào thế kỷ 18 để chỉ một tác phẩm viết cho dàn nhạc thính phòng gồm nhiều chương, thường xuyên được trình tấu trong các bữa yến tiệc về đêm và chủ yếu lấy cảm hứng ban đêm hoặc gợi lên không khí của màn đêm. Tác phẩm nổi tiếng nhất là Notturno cho đàn dây và kèn horn giọng Rê trưởng K. 286 và Serenata Notturna, K. 239 của danh tài Wolfgang Amadeus Mozart trình tấu. Tuy nhiên Nocturne được dùng với ý nghĩa phổ thông hơn là để chỉ tác phẩm có 1 chương duy nhất, chủ yếu dành cho đàn piano độc tấu vào đầu thế kỷ 19. Người sáng tác nên những bản Nocturne đầu tiên theo khái niệm này là nhạc sĩ người Ái Nhỉ Lan John Field; Ông được coi là cha đẻ của Nocturne lãng mạn. Đặc điểm riêng biệt của những bản nocturne của Field là giai điệu có thể hát lên được (cantabile) và sử dụng nhiều hợp âm rải. Tuy nhiên nhân vật tiêu biểu cho thể loại này là nhà soạn nhạc vĩ đại người Ba Lan Frederic Chopin. Ông đã viết tất cả 21 nocturne và hầu hết đều là những bản nhạc tuyệt vời. Những nhạc sĩ sau này cũng viết nocturne có thể kể đến Gabriel Fauré, Alexander Scriabin và Erik Satie,… Ta còn bắt gặp nocturne như là một chương ở trong những tác phẩm lớn dành cho dàn nhạc. Ví dụ như nocturne trích trong Giấc mộng đêm hè A Midsummer Night’s Dream ( của Felix Mendelssohn), hay chương 1 trong Violin Concerto số 1 của Dmitri Shostakovich cũng có tên là nocturne. Nhạc sĩ Claude Debussy cũng có một tác phẩm tên là Nocturne gồm 3 chương viết cho dàn nhạc và hợp xướng nữ. Phần lớn những bài Dạ Khúc (Seranade) thường được viết trên nhịp 3/4 như Dạ Khúc của Franz Schubert, hay của Enrico Toselli.

    Serenata hay Sérénade là một bản nhạc ngắn, nhẹ nhàng, tĩnh lặng, viết riêng cho một người chơi đàn nào đó. Serenata mang gốc từ chữ sereno, có nghĩa là tĩnh lặng. Về sau này, serenata thường là một bản nhạc của một chàng hát riêng cho một nàng, vào buổi chiều tối, chàng đứng ngay dưới lan căn phòng nàng (và nàng có thể ra cửa sổ nhìn xuống đường, hay trốn biệt trong phòng vì e thẹn), thường với chỉ một nhạc cụ giản dị như mandolin hay guitar. Vì vậy người ta thường nghĩ đến từ serenata như là một loại nhạc chiều lãng mạn, và tiếng Việt gọi là Dạ Khúc (khúc nhạc đêm).

    Trong truyền thống nhạc cổ điển, có lẽ hai bản dạ khúc ngày nay chúng ta biết nhiều nhất là bản của Franz Schubert (1797-1828) và bản của Enrico Toselli (1883-1926).

    Dạ Khúc

    (Schubert)

    Lời nhạc của anh cầu xin em

    Cả đêm

    Hãy vào khu rừng yên lặng

    Em yêu, đến với anh!

    Hàng cây thì thầm

    Dưới ánh trăng

    Đừng sợ em ơi

    Chẳng ai thấy ta cả

    Em có nghe tiếng sơn ca?

    Ô, chúng van nài ta

    Tiếng than ngọt ngào của chúng

    Cầu xin em cho anh

    Chúng hiểu nhung nhớ của anh

    Chúng biết những hành hạ của tình yêu

    Những nốt nhạc lóng lánh của chúng

    Rung động mọi quả tim hiền dịu

    Hãy để chúng rung động tim em

    Em yêu dịu ngot của anh, hãy nghe anh cầu khẩn

    Anh run rẩy đợi em

    Hãy đến, mang cho anh hạnh phúc

    (TĐH dịch từ Anh ngữ)

    Serenade

    (Schubert)

    My songs quietly implore you

    through the night;

    down to the silent wood

    my love, come to me!

    The tree tops whisper

    in the light of the moon;

    Don’t be afraid, my love,

    no-one will observe us.

    Can you hear the nightingales?

    Oh! They implore you,

    their sweet lament

    pleads with you on my behalf.

    They understand the yearning I feel,

    they know love’s torture,

    with their silvery notes

    they touch every soft heart.

    Let them touch yours, too,

    sweet love: hear my plea!

    Trembling I await you,

    come, bring me bliss!

    Dạ khúc – Franz Schubert (lời Việt Phạm Duy)

    Sérénade

    (Enrico Toselli)

    Đến đây, chiều đang xuống

    Thời gian đẹp hơn

    Đến đây, em thấm lạnh

    Đêm đã trải ra như chiếc áo choàng

    Đến đây, tất cả đều rất dịu dàng

    Đầy hứa hẹn

    Ta có thể thấy những vuốt ve

    Của những lời yêu ái ta nghe khi qùy trên đất

    Nụ cười trong đôi mắt to tròn của em

    Hé lộ cho anh cả một góc trời

    Anh phải bình tâm lại

    Tim anh đang đập đến vỡ

    Anh yêu em mãi mãi

    Không sợ hối hận

    Hạnh phúc cám dỗ đời đời

    Với những đắm say điên dại

    Những rung động thiết tha trong tim em dấu ái

    Anh yêu em mãi mãi

    Không sợ hối hận

    Hạnh phúc cám dỗ đời đời

    Với những đắm say điên dại

    Những rung động thiết tha trong tim em dấu ái

    Ngày đang chết

    Thời gian quý hóa

    Hãy say đắm trong tình yêu

    Mãi mãi, mãi mãi

    (TĐH dịch từ Pháp ngữ)

    Serenade

    (Enrico Toselli)

    Viens, le soir descend

    Et l’heure est charmeuse

    Viens, toi si frileuse

    La nuit déjà comme un manteau s’étend.

    Viens, tout est si doux

    Si plein de promesses

    On sent la caresse

    Des mots d’amour qu’on écoute à genoux.

    Un sourire en tes grands yeux

    Me révèle un coin des cieux

    Reviens apaiser

    Mon coeur battant à se briser

    Je t’aime à jamais

    Sans crainte des regrets

    Que le bonheur berce infiniment

    Par son fol enchantement

    Le cher émoi de ton coeur aimant.

    Je t’aime à jamais

    Sans crainte des regrets

    Que le bonheur berce infiniment

    Par son fol enchantement

    Le cher émoi de ton coeur aimant.

    Le jour agonise

    L’heure est exquise

    Enivrons-nous d’amour

    Toujours, toujours !

    Những bản tinh ca Dạ Khúc của Nguyễn Văn Quỳ viết trên nhịp 4/4 và điệp khúc chuyển đổi qua nhịp 3/4 dồn dập, giai điệu dồn dập, tiết tấu nhanh, vui tươi và mang phong thái bohemian lãng tử, hay gypsy style.

    Đêm về trên bến cô liêu mờ xóa chiều tà

    Lan thầm xơ xác run nghe sương chìm băng giá

    Hồn ai về rền tiếng than như chập chờn

    Hòa tan cùng nhịp sóng nước reo mịt mùng vẳng xa

    Còn với  Dạ Khúc của nhạc sĩ Nguyễn Mỹ Ca soạn nhạc theo nhịp 3/4, trên âm giai Do trưởng, uyển chuyển và nhẹ nhàng. Bài hát dạo đầu như một nỗi bâng khuâng sâu lắng: Thanh nhạc gợi cảm qua tiếng vĩ cầm réo rắt, tiếng tơ chạm nhẹ như gió lướt qua, rồi hoà quyện với tiếng dương cầm thánh thót gõ nhịp…

    Gió gây hương nhớ

    Nâng tiếng đàn xa đưa

    Sầu vương vấn

    Gây mơ khóc trên dây tơ

    Trong sầu nhớ bóng ai thoáng về cô phòng

    Nào đâu thấy tình xưa mơ mộng.

    Dạ khúc hoặc Sérénade (hay còn gọi là Serenata, Ý ngữ), nghĩa là khúc ban chiều – nhạc theo phong cách lãng mạn. Bản Sérénade thường chơi vào buổi chiều tà, ở ngoài trời, và ngày xưa thường ngay dưới cửa sổ nhà người yêu. Cho đến bây giờ, có hai bài viết theo thể Serenade nổi tiếng nhất mà chưa có bài nào vượt qua được hai bài bất hủ này. Đó là Sérénade của Schubert và Serenata của Enrico Toselli.

    Theo những nhà bình luận đã tôn vinh vẻ đẹp của những bản Sérénade: ”Những lời nỉ non, thổn thức của ca từ quyện với một giai điệu lãng mạn, quyến rũ, các bản Dạ Khúc là một thông điệp tình yêu chuyển tải bẳng âm nhạc tuyệt vời. Nhưng hơn thế, “Dạ Khúc” còn là một bức tranh toàn bích, sâu lắng… mang dáng dấp hơi thở không chỉ của thời đại đó mà của muôn mọi thời đại. Các nhạc sĩ thiên tài đã nói lên tiếng lòng mình trong thời khắc đêm về, ngoài niềm khắc khoải thường tình về tình yêu đôi lứa, còn như thân phận con người nhỏ nhoi đầy bất trắc trước mênh mông vũ trụ…

    Câu chuyện về sự ra đời của bản Sonate Ánh Trăng là một câu chuyện có thể khiến người ta hiểu được trọn vẹn thế nào là “cảm hứng sáng tác” của một thiên tài âm nhạc, như lời bộc bạch bên trên của chính nhà soạn nhạc thiên tài Ludwig van Beethoven.

    Sérénade hay Khúc Ban Chiều; Dạ Khúc hay Nocturne…

    Nhưng hơn thế, Dạ Khúc còn là một bức tranh toàn bích, sâu lắng… mang dáng dấp hơi thở không chỉ của thời đại đó mà của muôn mọi thời đại. Các nhạc sĩ thiên tài đã nói lên tiếng lòng mình trong thời khắc đêm về, ngoài niềm khắc khoải thường tình về tình yêu đôi lứa, còn như thân phận con người nhỏ nhoi đầy bất trắc trước mênh mông vũ trụ.

    Chiều tà (Sérénade), tác giả: Enrico Toselli. Lời Việt: Phạm Duy

    Trich đoạn:

    Chiều êm êm đưa duyên về người

    Đàn triền miên nắn tiếng sầu đời

    Người hỡi!

    Đến bên tôi nghe lời xao xuyến

    Như chuyện thần tiên.

    Niềm mơ xưa là đó

    Cho ta nâng niu lời ca

    Chiều mơ không gian

    Hờ hững cõi Thiên Đàng

    Xin hãy lắng nghe bao lời thơ chiều tà

    Nhạc chiều của chúng ta

    Là câu ân ái muôn đời

    Bóng đã xế rồi

    Hãy nép trong lòng cõi đời.

    Tình Yêu mãi mãi…

    Câu chuyện về sự ra đời của bản Sonate Ánh Trăng là một câu chuyện có thể khiến người ta hiểu được trọn vẹn thế nào là “cảm hứng sáng tác” của một thiên tài âm nhạc, như lời bộc bạch bên trên của chính nhà soạn nhạc thiên tài Ludwig van Beethoven.

    Một bản sonata gần như là ngẫu hứng…

    Đó là những cảm xúc bỗng tràn ngập trong tim, những điều thôi thúc bức bách muốn bật ra khỏi lồng ngực, không thể giữ lại thêm vì đã quá tràn đầy, để rồi cuối cùng bật ra, lưu lại hình hài trên những khuông nhạc và phím đàn, để có thể kể lại, không cần lời ca, về cả một cuộc đời, để có thể kể lại về ánh trăng, về màn đêm, về sóng trên dòng sông, về những đôi tình nhân bên bờ sông, về những xúc cảm trong trái tim, và muôn vàn điều kỳ diệu khác nữa trong cuộc sống… Đó chính là điều kỳ diệu của âm nhạc cổ điển mà người ta vẫn hay gọi là âm nhạc “hàn lâm”.

    Nếu như âm nhạc hiện đại đa phần chỉ mô tả được một vài cung bậc cảm xúc, lại còn cần lời hát để thể hiện ý tứ ra, thì âm nhạc cổ điển là cả một câu chuyện dài oanh liệt, một ngôn ngữ không cần đến lời, một sự trau chuốt đầy công phu và mỹ lệ… Beethoven đã đặt tên cho nó là Sonata quasi una Fantasia, ý nghĩa là một bản sonata gần như là ngẫu hứng…

    Bản sonate có phần cuối cùng (chương 3) đặc biệt ít thấy ở các bản sonate khác, và rất khó sáng tác, và đây cũng là một bản sonate có kiểu nhịp độ và định thể không chính thống (vào thời điểm bấy giờ các bản sonate thường bắt đầu với tiết điệu nhanh). Nhưng bản Sonate Ánh Trăng lại bắt đầu với thể chậm Adagio, phần giữa với vận hơi chậm Allegretto, phân đoạn cuối chơi rất nhanh:

    Chương 1: Adagio sostenuto (cung Đô thăng thứ):  Nhẹ nhàng, tình cảm

    Chương 2: Allegretto (cung Rê giáng trưởng): Vui tươi

    Chương 3: Presto agitato (cung Đô thăng thứ): Nồng nhiệt, mạnh mẽ như bão tố.

    Chỉ với 3 chương nhưng âm nhạc của sonate Ánh Trăng đã diễn tả được hết những chuyển biến mãnh liệt trong các cung bậc tình cảm của con người. Bản sonate này là một trong những bản sonate của Beethoven được nhiều người yêu thích nhất qua tất cả các thời đại, và câu chuyện về sự ra đời của tác phẩm cũng đẹp tựa như một huyền thoại…

    Nàng thơ của Beethoven…

    Nàng thơ của Beethoven, người được tác giả sonate Ánh Trăng viết đề tặng

    Giulietta Guicciardi – Nàng thơ của Beethoven, người được tác giả bản sonate Ánh Trăng viết lời đề tặng.

    Giulietta Guicciardi và Beethoven.

    Ánh trăng bên hồ

    Đã rất khuya, lúc này Beethoven đang đứng cô đơn một mình trên chiếc cầu bắc qua dòng sông Danube xinh đẹp, hiền hòa (Vẻ đẹp của dòng sông Danube sau này tạo cảm hứng cho Johann Strauss sáng tác bản Valse nổi tiếng Sông Danube xanh – The blue Danube). Gió và nước sông Danube lấp lánh ánh vàng làm Beethoven chợt thoát khỏi dòng suy nghĩ và nhận ra đêm nay là một đêm trăng rất sáng. Cả thành Vienna cổ kính đang chìm sâu vào giấc ngủ, tĩnh lặng dưới ánh trăng dịu dàng huyền ảo. Bất chợt ông nghe thấy đâu đó tiếng đàn Piano vang lên thánh thót nhưng buồn bã, xa vắng. Đi theo âm thanh xúc cảm của Beethoven đàn bên phím ngà.

    Bản sonate Ánh Trăng bất hủ ra đời từ ấy, sau này Beethoven đã viết lời đề tặng bản sonate này cho nữ bá tước Giulietta Guicciardi để kỷ niệm mối tình đầu của mình. Bài Dạ khúc được Phạm Duy đặt khi làm lời Việt cho bản nhạc bán cổ điển Nächtliches Ständchen của Franz Schubert, Schubert là nhạc sĩ đầu tiên của trường phái Lãng mạn sau này đã lan ra khắp châu Âu. Âm nhạc của Schubert “chất trữ tình đầy đậm đà như mặt nước của con sông Rhein trôi êm đềm”. Người nhạc sĩ, với cuộc đời mong manh, mang theo vết thương không thể chữa lành trong trái tim, vẫn khát khao sống, khát khao yêu thương. Trong chiều hôm muộn, ánh sáng ngày vừa tắt, đối mặt với đêm dài và nỗi cô đơn vô hạn, bài ca tình yêu cất tiếng – Nỗi buồn và niềm tuyệt vọng vẫn trong sáng như ánh trăng thâu. Trong cái thinh lặng của đất trời, sự thẳm sâu đến lạnh người của nỗi cô đơn, bài ca vẫn theo gió ngân dài. Tình yêu và nỗi đau chỉ là hai mặt của cùng một tình cảm. Tiếng than ấy, thiên nhiên, và cả đất trời đều vang vọng. Ngoài ra, các nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Trung Cang, Lê Trọng Nguyễn, Phú Quang, Thanh Trang, Quốc Bảo cũng có các sáng tác mang tên Dạ khúc. Tác phẩm âm nhạc, có nội dung u buồn hay mơ màng, hợp với đêm khuya. Các dạ khúc của Chopin…  Bản Dạ Khúc Bí Ẩn của Chopin Nocturne – Night Butterfly. Điệu nhạc có vẻ u buồn hợp với đêm khuya: Những dạ khúc của Chopin.

    Nói về loại nhạc “Dạ Khúc” “Mộ Khúc” hay “Khúc Ban Chiều”, Sérénade, Nocturne, trội nôi vẫn là Sérénade của Schubert, hay Nocturne của Toselli (hay Nightingale Sérénade hoặc Toselli Sérénade). Nhưng hãy nói thêm Dạ khúc một danh từ phổ thông… Nocturne như Beethoven Nocturne (Moonlight Sonata), Nocturnes (Chopin) hay Nocturnes (Clair de Lune Debussy).

    Trong “Clair de lune” của Debussy, một bầu không khí huyền ảo được vẽ ra bằng những nốt nhạc phảng phất. Như thể có đôi cánh chim chấp chới trong một luồng không khí hòa trộn những ấn tượng lạc điệu. Nhân vật chính ở đây không phải là những người tham gia lễ hội mà là ánh sáng – thứ luôn là nhân vật chính trong tác phẩm của những nhà Ấn tượng. Trong tác phẩm của Debussy có đến hai thứ ánh sáng. Ánh sáng ngoại cảnh là ánh trăng mờ mờ ẩn hiện qua làn sương mù bảng lảng. Ánh sáng nội tâm quan trọng hơn nhưng vẫn chịu tác động mạnh mẽ của ánh sáng ngoại cảnh.

    Đó dường như là nỗi luyến nhớ thứ ánh sáng vằng vặc trong quá khứ của những tâm hồn đang chìm trong bóng mờ. Đó dường như là nỗi buồn khi nhận thức được rằng những ngày ta đang sống chỉ là phản chiếu mờ nhạt và đứt đoạn của một đời sống lý tưởng cao siêu như trong thời đại hoàng kim của Louis 14 – Đức vua Mặt trời.

    Dạ khúc… Mộ đêm (từ tiếng Pháp là nocturne, từ tiếng La tinh nocturnus ) là một sáng tác âm nhạc được lấy cảm hứng từ hoặc gợi lên về đêm. Nocturne lần đầu tiên được áp dụng cho các tác phẩm âm nhạc vào thế kỷ 18, khi nó chỉ ra một đoạn hòa tấu trong một số chuyển động, thường được chơi cho một bữa tiệc buổi tối và sau đó được đặt sang một bên. Đôi khi nó mang những ký hiệu tương đương của tiếng Ý, notturno, chẳng hạn như Notturno của Wolfgang Amadeus Mozart trong D, K.286, được viết cho bốn bản hòa tấu tách biệt vang nhẹ của cặp sừng kết hợp với dây, và Serenata Notturna của ông, K. 239. Vào thời điểm này, tác phẩm không nhất thiết phải gợi về đêm, mà có thể chỉ nhằm mục đích biểu diễn vào ban đêm, giống như một cuộc dạo chơi . Sự khác biệt chính giữa serenade và notturno là thời gian buổi tối mà chúng thường được biểu diễn: buổi trước khoảng 9 giờ tối, lần sau gần 11 giờ đêm.

    Với hình thức quen thuộc hơn là một bản nhạc ký tự chuyển động đơn lẻ thường được viết cho piano solo, nocturne được trồng chủ yếu vào thế kỷ 19. Những bản nocturne đầu tiên được viết với tiêu đề cụ thể là của nhà soạn nhạc người Ireland John Field , [3] thường được coi là cha đẻ của lãng mạn nocturne có đặc điểm là giai điệu cantabile trên phần đệm arpeggiated , thậm chí giống như guitar. Tuy nhiên, số mũ nổi tiếng nhất của dạng này là Frédéric Chopin , người đã viết 21 trong số đó . Một trong những bản nhạc salon nổi tiếng nhất của thế kỷ 19 là “Bản Nocturne thứ năm” của Ignace Leybach , người mà bây giờ hầu như đã bị lãng quên. Các nhà soạn nhạc sau này viết nhạc cho piano bao gồm Gabriel Fauré , Alexander Scriabin , Erik Satie (1919), Francis Poulenc (1929), cũng như Peter Sculthorpe . Trong phong trào mang tên ‘The Night’s Music’ (‘Musiques nocturnes’ trong tiếng Pháp) của Out of Doors cho piano solo (1926), Béla Bartók đã bắt chước âm thanh của thiên nhiên. Nó chứa các hợp âm cụm yên tĩnh, kỳ ảo, mờ ảo và mô phỏng tiếng chim kêu và tiếng kêu râm ran của các sinh vật sống về đêm, với những giai điệu cô đơn trong các phần tương phản. Nhà soạn nhạc người Mỹ Lowell Liebermann đã viết 11 bản Nocturne cho piano, trong đó số 6 được nhà soạn nhạc sắp xếp thành Nocturne cho dàn nhạc orchestre. Những người về đêm đáng chú ý khác từ thế kỷ 20 bao gồm những người của Michael Glenn Williams , Samuel Barber và Robert Help .

    Các ví dụ khác về ban đêm bao gồm bản dành cho dàn nhạc từ bản nhạc ngẫu nhiên của Felix Mendelssohn trong A Midsummer Night’s Dream (1848), bộ ba dành cho dàn nhạc và dàn hợp xướng nữ của Claude Debussy (người cũng đã viết một bản cho piano solo) và bộ chuyển động đầu tiên của Bản hòa tấu vĩ cầm số 1 (1948) của Dmitri Shostakovich . Nhà soạn nhạc người Pháp Erik Satie đã sáng tác một loạt năm tiểu thuyết về đêm. Tuy nhiên, chúng khác xa so với Field và Chopin. Năm 1958, Benjamin Britten đã viết một bản Nocturne cho giọng nam cao, bảy nhạc cụ và dây obbligato, và phong trào thứ ba trong bản Serenade của ông cho Tenor, Horn và Strings (1943) cũng có tên là “Nocturne”.

    Nocturne thường được coi là yên tĩnh, thường biểu cảm và trữ tình, và đôi khi khá u ám, nhưng trong thực tế, các tác phẩm với tên gọi nocturne đã chuyển tải nhiều tâm trạng khác nhau: bản thứ hai trong bản Nocturnes của dàn nhạc Debussy, chẳng hạn như “Fêtes”, rất sống động, như là một phần của Karol Szymanowski ‘s Nocturne và Tarantella (1915) và Kaikhosru Shapurji Sorabji ‘ s Symphonic Nocturne cho Piano Alone (1977-1978). Đây cũng là tác phẩm âm nhạc cho piano, có nội dung u buồn hay mơ màng, thích hợp cho đêm khuya. Bản dạ khúc của nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven…. Dạ khúc số 20 của Chopin, sau 4 ô nhịp đầu trầm và buồn, gia điệu chính ở tay phải xuất hiện ở âm vực cao, thánh thót, trong trẻo và tinh khiết, các nốt được láy và rải tạo thành một chuỗi ngọc trai lấp lánh. Trong khi đó phần đệm ở tay trái ở âm vực thấp hơn vẫn dập dìu hòa theo làm nền, nâng đỡ cho giai điệu chính ở tay phải. Nếu nhắm mặt lại và thả hồn trong tiếng đàn, người nghe sẽ thấy tâm mình thánh thiện,

    Có những bản nhạc đặc biệt, với những giai điệu sâu lắng, phù hợp với tiếng lòng đêm khuya, khi những tất bật, náo nhiệt của một ngày qua đi. Đêm về khi chúng ta lắng đọng và trở về chính mình, trong giấc mơ lãng mạn, những nét đẹp dần được tô điểm và hiện lên trên sự tĩnh lặng của màn đêm huyền ảo. Đó là hơi thở của tình yêu, là tiếng nói của các tâm hồn nghệ sĩ dành tặng cho những trái tim trần tục luôn thổn thức trước những phồn tạp cuộc sống. Những cảm xúc đọng lại thành những viên ngọc lấp lánh trong các nhạc phẩm, tạo nên những cảm giác dịu dàng cho những trái tim thổn thức, yếu đuối .

    Dạ khúc (Nocturne) của Chopin.

    Có thể nói Dạ khúc (Nocturne) của Chopin, là những âm thanh nâng đỡ cho những trái tim đang chơi vơi, hụt hẫng trong cô đơn sầu muộn. Nocturne thường được định nghĩa là khúc nhạc đêm mượt mềm như một giấc mơ, như những vầng thơ lưu luyến, xuất hiện khoảng thế kỷ 17, thường được viết cho độc tấu piano, rất biểu cảm và trữ tình, đôi khi hơi…bi thiết. Fryderyk Franciszek Chopin là nhạc sĩ sáng tác rất nhiều Nocturne (21 bài), đó là những sáng tác nổi bật nhất của ông và cũng là những tác phẩm nổi tiếng nhất của thế loại dạ khúc. Hình thức chung của những bản dạ khúc này là một phần phát triển kịch tính được xen giữa những giai điệu mở đầu và kết thúc.

    Chopin sáng tác Nocturne năm 1830 và được công bố năm 1870, là một trong những Nocturne hay nhất của ông, nhà soạn nhạc kiêm nghệ sĩ dương cầm vĩ đại Franz Liszt từng viết: “Chỉ duy nhất một thiên tài như Chopin mới đem lại cho thể loại dạ khúc tính chất nhạy cảm tinh tế và tình yêu mãnh liệt nồng cháy đến thế. Các Nocturne thơ mộng của Chopin không chỉ hát lên những bài ca du dương lòng người với những hoài niệm thanh cao dịu ngọt, mà còn lay động đến tâm trí con người những nỗi day dứt hoang mang đến ngộp thở.”

    Claude Debussy – Clair de Lune.

    Dạ khúc – những điều chẳng dễ nói ra. Người con gái trong bài hát dường như đã bị sự cô đơn chất chứa ám ảnh, đau đáu một nỗi niềm. Nỗi niềm lo sợ một ngày hạnh phúc sẽ rời xa, người mình yêu thương sẽ không ở bên mình.

    Serenata có từ thời trung cổ, và được định nghĩa là thể loại ca khúc êm dịu, được một anh chàng si tình nào đó, đứng trước nhà người đẹp, hướng lên cửa sổ, hay ban-công của phòng nàng mà hát để tỏ tình – như chàng Romeo đã tỏ tình với nàng Juliet trong kịch cổ điển của Shakespeare. Về sau, tới thời kỳ lãng mạn của nhạc cổ điển, đa số các nhà soạn nhạc đã sử dụng chữ “sérénade” của Pháp thay vì “serenata” của Ý, đồng thời nội dung cũng như hình thức của “sérénade” đã được nới rộng. Về nội dung, “sérénade” có thể để tặng người yêu, bạn thân, hay một người nào đó ngang hàng, hoặc vai vế thấp hơn, mà mình quý mến. Về hình thức, “sérénade” có thể là một ca khúc êm đềm, một nhạc khúc đơn giản – như trường hợp bản Sérénade của Schubert, cũng có thể là một bản giao hưởng ngắn – như trường hợp bản Sérénade của Mozart có tựa đề “Eine Kleine Nachtmusik” (Tiểu dạ khúc) mà chúng tôi đã nhắc tới trong bài trước. Với ý nghĩa, nội dung ấy, sérénade thường được trình diễn lúc chiều tối.

    Bản Dạ Khúc Sérénade

    Bản Sérénade (tiếng Đức: Ständchen) là nhạc khúc thứ tư trong quyển 1 của bộ Schwanengesang (Bài ca thiên nga) của Franz Schubert. Tuyển tập bài hát này được tìm thấy sau khi tác giả đã qua đời. Chiếu theo danh sách tác phẩm của nhà soạn nhạc thì bản nhạc này mang số thứ tự D 957. Franz Liszt là người sau này đã chuyển toàn tác phẩm trong tập Schwanengesang để độc tấu piano. Ludwig Rellstab là người soạn lời.

    Li bài hát

    Li gc tiếng Đc

    Leise flehen meine Lieder

    Durch die Nacht zu Dir;

    In den stillen Hain hernieder,

    Liebchen, komm’ zu mir!

    Flüsternd schlanke Wipfel rauschen

    In des Mondes Licht;

    Des Verräthers feindlich Lauschen

    Fürchte, Holde, nicht.

    Hörst die Nachtigallen schlagen?

    Ach! sie flehen Dich,

    Mit der Töne süßen Klagen

    Flehen sie für mich.

    Sie verstehn des Busens Sehnen,

    Kennen Liebesschmerz,

    Rühren mit den Silbertönen

    Jedes weiche Herz.

    Laß auch Dir die Brust bewegen,

    Liebchen, höre mich!

    Bebend harr’ ich Dir entgegen;

    Komm’, beglücke mich!

    Dịch ý: ‘Đêm khuya vẳng tiếng Anh hát thầm thì, dưới chòm cây tĩnh lặng. Đến đây hỡi người! Gió đùa lá xào xạc dưới trăng; đừng sợ chi kẻ phản trắc rình rập đâu đó. Em nghe chăng tiếng họa mi vang rền. Chúng gọi em đấy, chúng chuyển lời của anh cho em, vì chúng hiểu nỗi khắc khoải con tim, nỗi đau tình si. Giọng hót vang của chúng làm mỗi trái tim nồng nàn bớt thổn thức. Người yêu hỡi, em hãy để cho tiếng chim ca trong tim… Anh đang run rẫy, bồi hồi chờ em nơi đây. Đến đây chúc mừng anh! Chim sơn ca chỉ hót ban ngày, chỉ họa mi mới hót ban đêm, sơn ca hót vang lừng khi đang bay, họa mi hót vang cả cánh rừng. Tình yêu là một khái niệm vừa gần mà cũng vừa xa. Cũng có nhiều định nghĩa về nó, nhưng tôi không hiểu sao mỗi khi nhắc đến nó, không chỉ riêng tôi mà ai cũng cảm thấy bồi hồi. Giống như người ta nhớ đến một kỷ niệm của một thời đã qua.

    oOo

    Dạ Khúc Cho Tình Nhân (nhạc sĩ Lê Uyên Phương).

    Bài nhạc dạ khúc tôi vốn thích của nhạc sĩ Lê Uyên Phương là  Dạ Khúc Cho Tình Nhân (Sérénade pour l’amant). Dạ Khúc Cho Tình Nhân là một trong những ca khúc nổi tiếng của NS. Lê Uyên Phương, bài hát chất chứa nhiều nỗi niềm yêu thương cùng nỗi niềm nhung nhớ khôn nguôi. Sự lưu luyến và nỗi mong đợi hoài trong vô vọng khiến con người đã rơi vào những hoàn cảnh như cơn mộng ảo không lối thoát, như để vỗ về, tự an ủi, như tự xoa dịu nỗi đaυ của bản than; Nhạc phẩm Dạ Khúc Cho Tình Nhân được viết vào năm 1968, khi LUP vẫn còn ở Đà Lạt trong khi người thương của ông là Lê Uyên đang bị gia đình “giam lỏng”,  “cách ly”, lockdown tại Sài Gòn vì muốn chia cắt tình yêu của đôi tình nhân. Tình cảnh trớ trêu đã khiến Lê Uyên Phương cảm nhận, ta thán cho cuộc tình của mình sao thật mong manh, nỗi buồn như muốn giết chết tâm hồn ông. Không ngăn được nỗi nhớ thương ngưởi yêu trong long ,Lê Uyên Phương đã bật thốt nên những câu hát của ca khúc Dạ Khúc Cho Tình Nhân.

    Ngày em thắp sao trời

    Chờ trăиg gió lên khơi

    DẠ KHÚC

    Trở lại chuyện tình yêu khác, bài Sérénade bất hủ mà Franz Schubert sáng tác là để tặng sinh nhật cho một thiếu nữ mà ông thầm yêu trộm nhớ. Ở châu Âu ngay từ thời trung cổ các chàng trai thường có lối tỏ tình bằng cách mượn âm nhạc, ban đêm đến đứng dưới cửa lầu “người đẹp” tự “cua” bằng tiếng đàn và giọng hát của chính mình. Những bài nhạc lãng mạn này gọi là “sérénade”.. Sérénade thời Trung cổ và Phục hưng được trình diễn không theo một hình thức đặc biệt nào, ngoại trừ nó được một người hát tự đệm bằng nhạc cụ có thể mang theo được, như chàng gypsy lãng tử đàn “cua nàng” (bằng guitar, mandolin…).

    Để làm cho nàng bất ngờ, Schubert nhờ một bạn thân là ca sĩ, trình bày ngay dưới cửa sổ nhà nàng. Tối đó, người ta bí mật khiêng cây đàn piano vào trong vườn, tất cả đã sẵn sàng cho buổi trình diễn lãng mạn và độc đáo. Thế nhưng, Schubert lại quên không đến. Trớ trêu thay, cô gái lại đem lòng yêu chính chàng ca sĩ, chứ không dành trái tim cho Schubert. huhuhu…

    Cho dù là trong hoàn cảnh nào thì bài Serenade của Schubert cũng thuộc loại bất tử! Những bài ca về chiều tà ta nêu ra như….

    @ “Nhà ai vương khói khi chiều tà, đàn tim tung cách bay xa xa …”(Trên Đường Về của NS. Nguyễn Thiện Tơ (*),…

    Trầm vương trong khói lam chiều xuống

    một bóng chìm sâu trong màn sương

    Chập chờn lang thang trong u tối

    mờ khuất sau ngàn dâu, lặng ngẩn ngơ vì đâu

    Người ơi lòng vương chi u sầu, *.

    @ Chiều buồn nhớ người yêu như mối sầu tương tư, lặng lòng im nghe thoảng tơ chùng từ chốn xa xăm, vì “Có phải sầu vạn cổ, chất trong hồn chiều nay” thì trong ta đã ngập hồn thơ khi “Nhớ nhà châm điếu thuốc để khói huyền bay lên cây”. Trong vũ trụ gió mây nhè nhẹ bay bay như khói và bay đi thời gian “Chiều chậm đưa chân ngày”, chênh vênh trong không gian “lòng là rừng, hồn là mây, khói huyền bay lên cây…”, ngập ngừng giữa quê hương mà như xa xứ, giữa thực tại mà nghe gót phiêu du hồn lữ thứ, mênh mang chất ngất “Tiếng buồn vang trong mây”. Màu chiều ngập ngừng mà xôn xao tiếng lòng mà lời thơ, ca từ mang thanh âm vần bằng khiến thơ giàu nhạc tính. Những câu thơ nghiêng về thanh bằng tăng cường yếu tố âm nhạc và nghệ thuật luyến láy trong bài Chiều cho ta nhớ đến kỹ thuật tạo nhạc trong “Hòa Vang Chiều Tà” (Harmonie du Soir) như thi ca Pháp, *…

    Hòa Vang Chiều Tà – thơ Charles Baudelaire

    “Trời chiều ngàn hoa lung lay theo gió;

    Hương hoa nhẹ bay thơm ngát khung trời;

    Lùa theo gió thanh âm cùng hương đêm;

    Hồn lâng lâng say đắm điệu valse buồn!”

    (VHLA chuyển ngữ)

    *: Voici venir les temps où vibrant sur sa tige;

    Chaque fleur s’évapore ainsi qu’un encensoir;

    Les sons et les parfums tournent dans l’air du soir;

    Valse mélancolique et langoureux vertige!…

    Harmonie du Soir – Charles Beaudelaire.

    Giai điệu Chiều là những nốt rơi vang vang ngập ngừng đầy nét quyến rũ, vừa đượm nét u hoài buồn man mác, vừa nhè nhẹ để dừng lại ở “màu cây trong khói” ở hai câu cuối để rồi “Nhớ nhà châm điếu thuốc” mà rất đỗi chơi vơi “Khói huyền bay lên cây”.

    “Chiều chậm đưa chân ngày, Tiếng buồn vang trong mây… “, câu thơ mô tả thời gian đi chầm chậm như bài thơ Le Lac của thi sĩ Alphonse de Lamatine (1790-1869),**…

    “Ô, thời gian ơi xin dừng lại!

    Xin đừng bay đi xa nhau:

    Hãy vui bên phút giây ngắn ngủi này

    Đẹp nhất ngày hôm nay!”

    (VHLA chuyển ngữ)

    **: Oh temps ! suspends ton vol, et vous, heures propices !

    Suspendez votre cours :

    Laissez-nous savourer les rapides délices

    Des plus beaux de nos jours !

    Tình thơ Lamartine.

    Nocturne và Serenade

    Giống như Nocturne, Serenade thường được định nghĩakhúc nhạc đêm, là một thể loại ca khúc để hát vào buổi tối, đặc biệt cho giọng nữ. Ở phương Tây thể loại ca khúc này gọi là “Serenade” và nó rất được nhiều nhạc sĩ ưa chuộng, sáng tác… cho nên Dạ khúc không chỉ riêng một tác phẩm riêng biệt của một nhạc sĩ nào cả. Nhiều nhạc sĩ đã sáng tác trên chủ đề này, nhưng có lẽ được biết đến và ưa chuộng nhiều nhất (cho mãi đến ngày hôm nay) vẫn là Serenade của nhạc sĩ thiên tài Schubert.

    Franz Peter Schubert (1797 – 1828) là một nhà soạn nhạc người Áo, được biết đến với các nhạc phẩm có giai điệu nhẹ nhàng và du dương. Các tác phẩm của ông mới khẳng định được tên tuổi của mình, một phần nhờ công lao phổ biến của các nhạc sĩ cùng thời như Franz Liszt, Robert Schumann, Felix Mendelssohn. Một trong những bản Serenade phổ biến, được biết đến nhiều nhất là bản Serenade của Franz Schubert, viết vào năm 1826. Bản Dạ khúc nầy còn được gọi là Khúc Nhạc Chiều (tiếng Đức: Ständchen) được viết lời bởi Ludwig Rellstab. Bản này có số thứ tự 4, nằm trong quyển 1 của tập Schwanengesang, bài hát Thiên Nga (Nhạc cổ điển).  Đây là tuyển tập bài hát được sưu tầm sau khi tác giả Schubert qua đời, trong danh sách tác phẩm của nhà soạn nhạc nó có số thứ tự D 957. Nguyên bản của bài nhạc này được viết trên bè hai, với giọng nam hợp xướng, sau đó được sắp xếp lại dành riêng cho giọng nữ. Franz Liszt là người sau này đã chuyển thể các tác phẩm trong tập Schwanengesang cho độc tấu piano.

    Dạ Khúc Yêu Em – Nguyễn Minh Châu, Trần Việt Hải – Pia Nguyễn:

    Nguồn:

    Wikipedia, DotChuoiNon, Dongnhacxua, Britannica, ClassicalMusic, AllMusic NPR.org, PBS.org.

    NS. Nguyễn Minh Châu, Paris.

    Dạ Khúc Yêu Em – Nguyễn Minh Châu, Trần Việt Hải – Pia Nguyễn:

    VIỆT HẢI TRẦN

    https://www.youtube.com/watch?v=CzbsrxpfySk

    Tình Yêu Khác Chủng Tộc, Việt Hải Los Angeles:

    http://www.ninh-hoa.com/VietHai-TinhYeuKhacChungToc.htm

    Je t’attendais, Frank Michael 

    FRANK MICHAEL ¸.•°*♥♥♥❤️❤️JE T’ATTENDAIS❤️❤️♥¸.•°*♥♥♥ (HD)

    FRANK MICHAEL ¸.•°*♥♥♥❤️❤️JE T’ATTENDAIS❤️❤️♥¸.•°*♥♥♥ (HD)

    Chúc vui,

    VHLA

    —– Forwarded Message —–

    From: Andy N. Triet

    To: VietHai Tran

    Sent: Thursday, May 19, 2022, 07:43:56 PM PDT

    Subject: Re: Da Khuc Yeu Em

    Anh Hải,

    Thật cám ơn và xúc động được anh cho nghe lại bản nhạc Dạ Khúc Yêu Em có tiếng hát của ca sĩ như tôi yêu cầu.

    Điệu đàn du dương trầm bổng như tiếng nấc trong đêm, nay thêm tiếng ca dịu mềm như mê hoặc thật sự đã “làm tan chảy trái tim tôi”.

    Nhân tiện xin báo anh rõ là anh Hà Nguyên Du đã hoàn thành việc in ấn cho quyển TUYỂN TẬP KHẢO LUẬN VĂN HỌC trong đó có in bài LỜI GIỚI THIỆU SÁCH CỦA NHÀ VĂN TRẦN VIỆT HẢI. Cám ơn anh thật nhiều đã mất nhiều thì giờ đọc và viết lời giới thiệu sách rất công phu. Đồng thời cũng có lời xin anh tha thứ cho tôi, vì tôi đã chỉnh sửa cũng như thay đổi thứ thứ một số đoạn để phù hợp với mục lục.

    Tôi đã nhờ anh Hà gởi anh 1 quyển TUYỂN TẬP bìa cứng tặng anh, hi vọng anh sẽ hài lòng khi nhận được sách.

    Thân chúc anh mọi sự an lành.

    Thân kính,

    NMTriet

    ————————————————————————-

    From: Tung Cao Pham

    To: VietHai Tran

    Thu, May 19 at 3:51 PM

    Anh Việt Hải thân mến,

    Bài “Dạ Khúc Yêu Em” – ca sĩ và các nhạc sĩ trình diễn xuất sắc quá – xin gửi lời chúc mừng đến anh và chị Minh Châu cùng các nghệ sĩ trong nhạc phẩm phẩm này

    Phạm Cao Tùng

    On Thursday, May 19, 2022, 05:14:17 PM CDT, VietHai Tran wrote:

    Merci anh MC, la chanteuse interprète notre chanson mélodieusement. C’est une chanson triste qui sanglote à l’heure de minuit, bat lento, solitaire et solitaire, pleine d’âme, pour faire fondre notre cœur. J’aime beaucoup le rythme du piano. Peut-on ajouter le son du violon au tempo du piano ? VH.

    —– Forwarded Message —–

    From: Minh Chau Nguyen

    To: Tran Viet Hai

    Sent: Thursday, May 19, 2022, 11:15:53 AM PDT

    Subject:  Dạ Khúc Yêu Em.

    Nhạc Ngoại Quốc Lời Việt – Vol.1

    Nhạc Ngoai Quốc Lời Việt – Vol.2

    NS. Phạm Duy – Những Tình Khúc Quốc Tế Chuyển Ngữ:

    —————————————————————-

    My Girl, Just For You!

    My heart has only one person of love

    Smiling love, smiling day, and smiling of life

    yours as beautiful pearl ivory

    I love you how dearly, so dearly

    Your scent of lips is sweet, smooth and dreamy

    I vow to love only you as my soul of poetry

    Sincere feeling, do not doubt it in my spirit

    Gathering all fresh dreams, day and night

    My heart is forever dedicated to you

    Sweet, sweet darling, as lily blooms at night

    Sweet, sweet, how sweet its scent

    Love you, love you forever, love you

    How much love does in my flower verses

    Give me a peace of mind, a comfort of love

    Give me a wonderful life, the scent of spring flowers.

    Give me an immense love, and an innocent love

    Like the silvery waves of flashing ocean

    that float for thousands of years!

    VHLA, 05/25/2022.

    —————————————————————

    Ma fille, juste pour toi !

    Mon coeur n’a qu’une seule personne d’amour

    Sourire d’amour, sourire de jour et sourire de vie

    vôtre comme belle perle ivoire

    Je t’aime si chèrement, si chèrement

    Ton parfum de lèvres est doux, doux et rêveur

    Je jure de n’aimer que toi comme dans mon âme de poésie

    Sentiment sincère, n’en doutez pas dans mon esprit

    Rassembler tous les rêves frais, jour et nuit

    Mon coeur t’est à jamais dédié

    Douce, douce chérie, comme le lys fleurit la nuit

    Doux, doux, comme son parfum est doux

    Je t’aime, je t’aime pour toujours, je t’aime

    Combien d’amour fait dans mes vers de fleurs

    Donne-moi une tranquillité d’esprit, un confort d’amour

    Donne-moi une vie merveilleuse, le parfum des fleurs printanières.

    Donne-moi un amour immense, et un amour innocent

    Comme les vagues argentées de l’océan clignotant

    qui flottent depuis des milliers d’années !

    VHLA, 25/05/2022.

  • LỊCH SỬ,  Viet-Hải

    VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN

    Đăng trong 13 Tháng Bảy, 2009 bởi thiền sư lạc việt

    Văn minh Atlantic.


    Cách đây hơn 10. 000 năm – hơn 8000 năm trc CN – trên trái đất đã tồn tại một nền văn minh toàn cầu – tôi đặt tên là nền văn minh Atlantic. Nền văn minh này đã khám phá ra những thực tại vũ trụ mà tri thức hiện đại của nhân loại hiện nay so với họ thật là nhỏ bé. Từ nền văn minh này, họ đã tìm ra một lý thuyết thống nhất vũ trụ, mà nhân loại ngày nay đang mơ ước – Sự mơ ước này cũng chỉ xuất hiện một cách hoài nghi ở những nhà khoa học hàng đầu của nhân loại – Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nền văn minh này bị xóa sổ bởi một trận Đại Hồng Thủy. Phần lớn nhân loại bị tiêu diết. Chỉ còn rất ít bộ phận sống sót, rải rác trên mặt địa cầu, trong đó có tổ tiên người Việt hiện nay. Chứng minh: Xin xem “Định mệnh có thật hay không?”.

    4000 năm sau Đại Hồng Thủy.

    Tất cả những bộ phận sống sót của nhân loại đều làm lại từ đầu với những ký ức và kiến thức của một nền văn minh Atlantic ngày bị mai một vì nó không còn thích ứng vơi cuộc sống thực tế. Một cộng đồng còn sống sót của nền văn minh này đã xuống định cư ban đầu ở Thượng nguồn sống Hoàng Hà. Lưu vực sông Lạc Thủy – Tây Bắc Trung Quốc ngày này. Họ đã tồn tại và phát triển ở đây. Đây chính là nguồn gốc của danh xưng Lạc Việt. Hàng ngàn năm sau đó, họ dần dần phát triển địa bàn lan tỏa khắp vùng Bắc Dương Tử – Nam Hoàng Hà. Một bộ phận ưu tú của tộc Lạc Việt tách ra và di cư xuống Nam Dương Tử. Họ tồn tại và phát triển chủ yếu ở vùng Động Đình Hồ kéo dài ra biển và ven biển Đông.

    Cùng thời gian 4000 năm này, các bộ phận còn sống sót và phát triển khác cũng xuất hiện. Một cuộc chiến tranh đã xảy ra giữa những tộc người phi Lạc Việt và người Việt ở Bắc Dương Tử. Đây chính là cuộc chiến nổi tiếng Hoàng Đế – Xuy Vưu ghi nhận trong truyền thuyết. Người Lạc Việt ở Bắc Dương tử thất bại. Những bộ phân ưu tú di tản xuống Nam Dương Tử. Ở đây, họ đã cùng nhau lập thành một quốc gia đầu tiên. Nguyên âm chính quốc hiệu của quốc gia này là Xích Quí (Yêu quí) – chứ không phải là Xích Quỷ. Quí là Thiên can Âm trong trung cung Hà Đồ. Xích màu đó thuộc phương Nam. Sau đó đổi tên là Văn Lang.

    Tất cả những giá trị huyền vĩ của nền văn minh Phương Đông được phục hồi và phát triển ở đất nước Văn Lang này trải gần 2622 năm: Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp hồ tôn, Tây gíap Ba thục và Đông giáp Đông Hải. Đây là nơi hội tụ lần thứ nhất của người Lạc Việt – còn gọi là bách Việt vì theo tên gọi của các cộng đồng ở vùng miến khác nhau. Nơi đây, những gia 1trị của văn minh At lantic được phát huy . Đó chính là sự ứng dụng của lý thuyết thống nhất vũ trụ của nền văn minh Atlantic. Nền văn minh Phương Đông. Tuy nhiên, những nguyên lý lý thuyết nền tảng thì chỉ giới tri thức ưu tú nắm rõ.

    Một câu nói nổi tiếng của Hoàng Đế được lưu truyền đến ngày nay, khi dừng vó ngựa bên bờ Bắc Dương Tử – câu nói này được hiểu theo nhiều cách vì thất truyền. Nhưng có vài nghĩa chính như sau:

    • Phương Nam khó đánh.
    • Không được đánh phương Nam.
    • Phương Nam không thể đánh.

    Nhưng dù hiểu theo cách nào thì chính Hoàng Đế – mà người Hán ngày nay xác nhận là Thủy tổ của họ – cũng thừa nhận sự hùng mạnh của người Lạc Việt ở Nam Dươngv Tử – hoặc do những yếu tố khác mà tôi chưa cần diễn đạt tại đây liên quan đến những bí ẩn của vũ trụ.

    Vậy mà ngày nay, một bọn người dốt nát, tầm nhìn xa không qua 10 m – lải nhải nói rằng: Làm gì dân tộc Việt lại ở một khoảng đất rộng thế? Bon dốt nát đó mang hàm giáo sư, tiến sĩ. Thâm chí có kẻ còn được chính phủ Pháp tặng huân chương vì dốt như Lê Thành Khôi…

    Nếu Nam Dương Tử chỉ là đám dân dốt nát và lạc hậu với những bộ lạc “ở trần đóng khố” – như bọn dốt nát liên hệ với hình ảnh cha ông nó mà nghĩ ra – thì Hoàng Đế Hán chẳng ngại ngần gì xua quân xuống chiếm từ lâu rồi.

    Lược sử Văn Lang.

    Địa giới Văn Lang:

    Đất nước Văn Lang hùng vĩ có địa giới Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tấy giáp Ba Thục và Đông giáp Đông Hải. Sự nhất quán về văn hóa qua những di sản vật thể và phi vật thể còn lại minh chứng điều này.

    Tổ chức hành chính. 

    Nước Văn Lang chia làm nhiều khu vực gần như tự trị có luật pháp riêng và chịu sực chi phối, điều động của chính quyền Trung ương – tương tự như các tiểu bang Hoa Kỳ và chính quyền liên bang, nhưng tính tự trị nhiều hơn. Đứng đầu các khu vực tự trị này là Lạc Hầu, có Lạc Tướng cầm đầu về quân sự. Đứng đầu chính quyền trung ương là Hùng Vương. Lãnh đạo những khu vực tự tri này đều thuộc dòng dõi Lạc Việt, nhưng dân chúng có thể là các dân tộc phi Lạc Việt. Chính quyền Trung Ương là một trong nhưng chi tộc Lạc Việt lãnh đạo địa phương, được hội đồng các Lạc Hầu, Lạc tướng bầu lên và lãnh đạo cha truyền con nối, cho đến khi có biến cố quốc gia, sẽ bầu một chi khác có khả năng lãnh đạo.

    Trong truyền thuyết Việt thì chính quyền trung ương được gọi là “cha” – Dương, và chính quyền địa phương được gọi là “con” – Âm, theo nguyên lý Dương trước Âm sau, Dương sinh Âm – Âm thuận tùng Dương. Mỗi khi có biến cố mang tính quốc gia, chính quyền trung ương có trách nhiệm tập hợp các vùng cùng giải quyết. Đây chính là sự giải thích khi nhà Ân tấn công Văn Lang, vua Hùng Vương thứ VI sai sứ giả khần cấp tập hợp lực lượng cả nước chống giặc và đã xuất hiện Phù Đổng Thiên Vương giúp nước.

    Văn hóa và chữ viết:

    • Chữ viết chính thức của người Việt chính là chữ Khoa Đẩu. Những bản văn chữ Khoa Đẩu hiện còmnn lưu giữ rất nhiều ở Đài Loan và còn tồn tại ở Việt Nam đến ngày nay.
    • Văn hóa: Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch chính là sản phẩm của nền văn minh này. Trầu cau, tục xâm mình. lệ hội…thuộc về văn minh Lạc Việt với những gia trị nhân bản.

    Những sự kiện chính trong lịch sử Văn Lang.

    • Dân tộc Việt lập quốc vào năm thứ 8 vận VII Hội Ngọ – Năm Nhâm Tuất – 2789 BC với lãnh thổ đã trình bày ở trên. Bằng chứng:
    • Sự thống nhất về văn hóa qua di sản còn lại ở khắp miến nam sông Dương Tử.
      – Vào thế kỷ XV BC, nhà Ân do vua Ân Bàn Canh kéo quân bất ngờ tấn công Văn Lang. Vị vua cuối thời Hùng Vương thứ VI phải dời đô sang đất Mân (Phúc Kiến ngày nay) và kêu gọi kháng chiến. Bằng chứng:

    Xem Kinh Dịch.

    • Do sơ xuất để tai họa cho dân tộc, Chi tộc lên thay thế là thời Hùng Vương thứ VII. Bằng chứng:
    • Di sản văn hóa phi vật thể: Bánh chưng bánh dầy.
    • Vào đầu thế kỷ thứ VII BC, trước sự bảnh trướng và nguy cơ xâm lược của Hán tộc, vua Hùng Vương thứ XVI dời đô xuống Phong Châu – vùng Tây Nam Trung Quốc ngày này – có khả năng là Vân Nam, hoặc Tây Quảng Tây . Phong – gió – Tốn theo Hậu Thiên Lạc Việt thì ở Tây Nam. Nhưng chắc chắn không phải Phú Thọ Việt Trì ngày nay. Nếu trước đây tôi có nói điều này thì bây giờ là sự chỉnh sửa. Tôi chưa có thời gian suy ngẫm sâu về điều này.
    • Việt Vương Câu Tiên có mưu đồ lật đổ nhà Chu và thống nhất Trung Hoa đã đề nghi Hùng Vương liên minh. Nhưng vua Hùng từ chối. Tất nhiên, Vua Câu Tiễn bá chủ Trung Nguyên đủ thông minh – và không ngu như cái “hầu hết” và “cộng đồng” – để không liên minh với “15 bộ lạc” ở tận Bắc Việt Nam, cách nước Việt Cấu Tiễn hơn 3000 km và lạc hậu tới mức những người dân “ở trần đóng khố” là “y phục truyền thống” – như Nguyễn Tiến Đoàn công bố trước quốc tế và được báo chí lên tiếng ca ngợi.
    • Thể Kỷ thứ V BC. Xã hội Văn Lang cực kỳ phát triển – Giả thiết “Con đường tơ lụa từ Hàng Châu chính là thuộc về Văn Lang xưa” – Những mối quan hệ giữa các vùng đất và các quốc gia khác trên Lục địa Á Âu đá phát triển. Đây chính là thời điểm của câu truyện “Sự tích dưa hấu”. Nhưng, khi kinh tế phát triển thì những ới quan hệ xã hội mới cũng hình thành và những mâu thuẫn xã hội mới cũng xuất hiện. Nhưng tư tưởng minh triết ra đời là một phản ứng tự nhiên để giải quyết các vấn nạn này sinh trong các mối quan hệ xã hội. Đạo Đức Kinh ra đời bởi Chử Đồng Tử – Tức Lão Tử – là một sản phẩm tư duy độc đáo của thời kỳ này. Bằng chứng: Liên hệ những gía trị của Đạo Đức kinh với thuyết Âm Dương Ngũ hành và cổ sử Việt.Bên cạnh một Văn Lang hùng mạnh và phát triển là một quốc gia đồi bại và suy thoái đó chính là triều đình nhà Chu với những cuộc chiến liên miên giữa các quốc gia – Điều này sử Trung Quốc đã ghi nhân. Đó là thời kỳ Xuân Thu Chiến quốc. Việt Vương Câu Tiễn đề nghị Văn Lang liên kết để cùng chiếm Trung Nguyên – Hùng Vương từ chối (Việt sử lược). Bởi vì trong thời kỳ này, do sự phát triển kinh tế nên các địa phương ngày càng có nội lực va 2ảnnhh hưởng của chính quyền trung ương đã giảm sút.
    • Thế kỷ thứ III BC. Nhà Tần tấn công Ba Thục là quốc gia láng giếng của Văn Lang và chiếm nước này. Đầu thế kỷ thứ III BC, tướng Tần là Đồ Thư từ Ba Thục tấn công Văn Lang. Lãnh đạo địa phương là Thục Phán chống Tần thành công và trở thành một lãnh đạo có uy tín ở một vùng lãnh thổ hùng mạnh trong các nhà cầm quyền thuộc lãnh thổ Văn Lang. Một cuộc tranh chấp quyền lực đã xảy ra giữa Thục Phán và vua Hùng.
    • Nhận thấy dù có thắng trong cuộc chiến thì sẽ làm nội lực của dân tộc trở nên suy yếu. Vua Hùng nghe lời Đức Thánh Tản Viên – Một trong Tứ trụ Thiên Vương hộ quốc của Bách Thần Lạc Việt – nhường ngôi cho Thực Phán để lui về với trách nhiệm chính là bảo toàn Văn hóa dân tộc Việt.
      Thời đại Hùng Vương kết thúc vào năm 258 BC.

    Thưa quí vị và anh chị em quan tâm.

    Toàn bộ vùng lãnh thổ Bắc Việt Nam ngày nay chính là nơi rút lui cuối cùng của giòng giống Lạc Việt. Tại nơi đây, tổ tiên đã khôi phục lại một số địa danh non nước cũ – một thời ở Nam Dương Tử – trong cổ sử và các sự tích lịch sử văn hóa liên quan. Khi đất nước Việt bị xâm lược lần thứ hai – 43 AC – với sự tàn khốc của đội quân Mã Viện, người Việt đã di tản đi khắp nơi: Nhiều nhất là Nhật Bản, Đài Loan, một bộ phận nhỏ xuống Nam Triều Tiên, Thái Lan, Philipppin và In do. Điều này giải thích dấu ấn của văn hiến Việt để lại ở nới này.


    Hàng ngàn năm trôi qua. Nhưng tư duy thuộc dạng: Trực quan sinh động và thấp kém về tính trừu tượng đã ngộ nhận rằng: Dân tộc Việt chỉ ở Bắc Việt Nam và “Thời hùng vương chỉ là “liên minh Bộ lạc” với những người dân “Ở trần đóng khố”. Đây là một nhận thức phản khoa học và hoàn toàn phi lý.

    Một đế chế thống nhất tất yếu phải thống nhất về ngôn ngữ và chữ viết. Chữ viết chính thống của đế chế Hán, tất yếu phải là tiếng Hán và chữ Hán. Đó là lý do mà Sĩ Nhiếp phải mở trường Thông Ngôn cho đám trung gian Việt của thế lực cai trị Tàu với dân Việt. Tương tự như người Pháp mở trường dạy tiếng Pháp cho dân Việt vậy. Hàng ngàn năm trôi qua, chữ Việt ngày càng mai một và các sản phẩm trí tuệ của người Việt dần dần chuyển qua chữ Hán để lưu truyền vì tính ứng dụng có hiệu quả của nó. Đó là lý do – “Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông” trong lịch sử thuyết Âm Dương Ngũ hành của các bản cvăn chữ Hán mà Thiên Sứ tôi nhân danh quan điểm : Dân tộc Việt trải gần 5000 năm lịch sử, lập quốc vào năm 2879 trước công nguyên với quốc gia Văn Lang, Bắc giáp Động Đình hồ, Nam giáp hồ Tôn ; Đông giáp Đông Hài và Tây giáp Ba Thục.
    Trên đây cghỉ là sự tóm lược Việt sử thời Hùng Vương với quốc gia Văn Lang – mà người Tàu gọi là nước Ba – Tôi kêu gọi – nhân danh cá nhân – các nhà nghiên cứu cổ sử Việt hãy lấy bài viết này làm xương sống cho các công trình nghiên cứu của mình – nếu như tôi không thể tiếp tục được vì nhiều lý do.

    Cũng nhân danh cá nhân: Thiên Sứ tôi khẳng định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ, trong tương lai nhân loại sẽ phải ứng dụng và là yếu tố cần cho sự phát triển của nhân loại trong tương lai. Để phục hồi học thuyết này chỉ có nền văn hóa duy nhất thực hiện được – đó chính là nền văn hiến Việt với lịch sử trải gần 5000 năm.

    Người ta có thể chưa cần đến lý thuyết thống nhất vì trình độ phát triển hiện nay chưa cần đến nó. Cũng như ở thế kỷ XV AC, người ta chưa cần đến trái đất tròn. Trái đất vuông cũng được rồi. Nhưng một lời tiên tri đã nhắc nhở điều này:
    Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay lại với nhân loại.

    Cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em. Thiên Sứ – Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
    PS: Phát biểu nhân danh cá nhân: 

    Quốc gia nào tôn trọng và thừa nhận lịch sử văn hóa Việt trải gần 5000 năm, Thiên Sứ tôi sẽ hợp tác để phục hồi đầy đủ những bí ẩn của vũ trụ qua thuyết Âm Dương Ngũ hành – kể cả Trung Quốc. Tất nhiên lãnh đạo của quốc gia đó phải nhận thức được tầm quan trọng của việc nắm được những bí ẩn này.

    Bài này đã được đăng trong Lý Học Đông Phương. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

    Bốn Ngàn Năm Văn Hiến

    03/17/2021 Hoàng Hiếu Thơ Văn Nhạc Họa 0

    Từ ngày bước vào ngưỡng cửa trung học, chúng ta ai cũng được học về lịch sử cội nguồn dân tộc, với truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, sinh trăm người con, sau đó 50 người con theo cha xuống biển và 50 người con theo mẹ lên núi.  Theo truyền thuyết, chúng ta là dòng dõi con rồng cháu tiên và có một nền văn hiến lâu đời hơn 4000 năm.

    Theo sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, nền văn hiến Việt Nam hơn 4000 năm được đánh dấu bắt đầu từ năm Nhâm Tuất, tức vào năm 2879 trước Tây Lịch (TL), năm Kinh Dương Vương lên ngôi nước Xích Quỷ.

    Trong khuôn khổ bài viết ngắn, chúng ta thử tìm hiểu thực hư như thế nào về mốc thời gian 2879 trước TL, là năm đầu của nền văn hiến đất nước.  Đâu là những mâu thuẫn lịch sử và trong hoàn cảnh đất nước như thế nào, sử gia ta đã ghi chép ngày tháng về những nhân vật truyền thuyết, tổ tiên dân tộc Việt Nam.

    Tài liệu về 4000 năm văn hiến

    Sử gia nước ta ngày xưa phần lớn không có nhiều tài liệu để nghiên cứu.  Đọc sách của người trước, thường ghi chép lại nguyên bản, đôi lúc sửa đổi vì áp lực của vua chúa hay đạo đức luân lý xã hội thời đó,  nhưng thường không ghi chú thêm cho đầy đủ mọi góc cạnh sự kiện lịch sử.  Như trong sách Lĩnh Nam Chích Quái ghi Âu Cơ là vợ của Đế Lai, nhưng sau này, khi Ngô Sĩ Liên viết Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đã sửa lại Âu Cơ là con gái của Đế Lai.  Do đó, nếu nguồn sử liệu không đúng, sai từ ban đầu, thì những cuốn sử sau, các sử gia vẫn tiếp tục ghi chép lại những sai lầm đó, may ra có ghi thêm vài cảm nghĩ của mình.

    Trong sách Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim, do bộ giáo dục Trung Tâm Học Liệu xuất bản lần thứ nhất, năm 1971, cụ viết Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào năm 2879 trước TL, lấy Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm.  Sùng Lãm nối ngôi vua, xưng là Lạc Long Quân, lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ, sinh một lần được một trăm người con.

    Cụ Trần Trọng Kim tiếp tục mắc cái lỗi ghi chép lại, không tra cứu thêm, khi chính cụ trong mục Đề Tựa cuốn sách, đã viết “những nhà chép sử đời trước cũng theo tục truyền mà chép lại chứ không có di tích gì mà khảo cứu cho đích xác.  Tuy vậy, soạn giả cũng theo sử cũ mà chép lại….”.

    Sách Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim về Kinh Dương Vương đã dựa theo cuốn sử Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên.  Sử gia Ngô Sĩ Liên, đỗ tiến sĩ trong khoa thi đời vua Lê Thái Tông (1442), một học giả Nho gia thời Hậu Lê,  được vua Lê Thánh Tông giao nhiệm vụ biên soạn quốc sử.  Trong mục lục kỷ niên, chương Kỷ Hồng Bàng Thị cho phần Ngoại Kỷ của bộ sử Đại Việt Sử Ký Toàn Thư,  sử gia Ngô Sĩ Liên đã ghi như sau:

    “… Trở lên là kỷ Hồng Bàng thị, từ Kinh Dương Vương được phong năm Nhâm Tuất, cùng thời với Đế Nghi, truyền đến cuối đời vua Hùng Vương, ngang với đời Noãn Vương nhà Chu năm thứ 57, tức năm Quý Mão (258 trước Công Nguyên) thì hết.  Tất cả là 2622 năm (2879 – 258 trước TL).

    Ngô Sĩ Liên đã không ghi “nguồn” sử liệu nào đã dùng để khẳng định Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ bắt đầu năm 2879 trước Tây lịch. Sau 1000 năm bị đô hộ, gần 300 năm độc lập sau đó,  đất nước mới ra mắt bộ chính sử Đại Việt Sử Ký do Lê văn Hưu biên soạn lần đầu tiên, hoàn tất vào năm 1272 dưới đời vua Trần Thánh Tông.  Sách Đại Việt Sử Ký ghi chép bắt đầu từ thời Triệu Đà nước Nam Việt cho đến Lý Chiêu Hoàng. Sách không có viết về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ, cũng như về vua Hùng Vương.

    Sau đó, một cuốn sử khác có tên là Việt Sử Lược của một tác giả khuyết danh, ra đời vào thế kỷ 14, cuối triều đại nhà Trần (khoảng từ 1377–1388 theo dịch giả Nguyễn Gia Tường, 1972).  Đây là bộ sách sử đầu tiên ghi chép về vua Hùng Vương và nước Văn Lang, nhưng cũng tuyệt nhiên không có đề cập đến nhân vật Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân.

    Hai bộ sử nói trên, Đại Việt Sử Ký và Việt Sử Lược bị thất lạc khi nhà Minh xâm chiếm Đại Việt (1418 – 1427), nhưng sau này may mắn được tìm thấy trong kho lưu trử nhà Thanh và được vua Càn Long cho in khắc lại.

    Khoảng đầu thế kỷ 15, trong một cuốn sách tên là Lĩnh Nam Chích Quái, nhân vật Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, và truyền thuyết trăm trứng lần đầu tiên xuất hiện.  Lĩnh Nam Chích Quái cũng có ghi chép những truyền thuyết khác như là truyện Phù Đổng Thiên Vương, Nhất Dạ Trạch, bánh chưng, dưa hấu, truyện núi Tản Viên, Sơn Tinh – Thủy Tinh v.v… Vì là tập truyện viết về những truyền thuyết có nhiều tính chất tưởng tượng hoang đường, Lĩnh Nam Chích Quái không được các vua và sử gia xem là chính sử của nước ta.  Tương truyền Trần Thế Pháp, một danh sĩ cuối đời nhà Trần là tác giả sách Lĩnh Nam Chích Quái.

    Trích một đoạn viết về Lạc Long Quân và Âu Cơ trong Lĩnh Nam Chích Quái, để chúng ta thấy tính cách hoang đường của câu chuyện. “…Âu Cơ ở với Lạc Long Quân giáp một năm sinh ra một bọc trứng cho là điềm không may nên đem bỏ ra ngoài đồng nội, hơn bảy ngày trong bọc nở ra trăm trứng, mỗi trứng là một con trai, bà đem về nuôi nấng, không cho ăn cho bú mà tự nhiên trường đại, trí dũng song toàn, ai cũng uy phục, bảo nhau đó là những anh em phi thường…”

    Sách Lĩnh Nam Chích Quái không có ghi chép ngày tháng liên quan đến những nhân vật Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ. Đến thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), Ngô Sĩ Liên hoàn tất bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư vào năm 1479.  Khi viết Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, sử gia Ngô Sĩ Liên không biết về hai bộ sử viết trước ông đó là Đại Việt Sử Ký và Việt Sử Lược vì đã bị giặc Minh mang về Tàu.  Ngô Sĩ Liên chỉ có thể dựa vào Lĩnh Nam Chích Quái để viết thêm về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ.  Như đã nói ở trên, vì Lĩnh Nam Chích Quái không có ghi ngày tháng, Ngô Sĩ Liên đã phải tự ý chọn năm 2879 trước TL, để đưa Kinh Dương Vương vào sách sử, đó là năm Kinh Dương Vương lên ngôi làm vua nước Xích Quỷ, mở màn cho nền văn hiến đất nước.

    Kế đến,  sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục,  bộ chính sử nhà Nguyễn do Quốc Sử quán triều Nguyễn soạn thảo (1856 – 1884), được đánh giá là bộ sử lớn thứ hai của đất nước sau Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, đã có quan điểm về Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân như sau: “… danh xưng Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân trong Hồng Bàng thị kỷ, vốn từ thời thượng cổ, thuộc thuở hồng hoang, tác giả căn cứ vào cái không và làm ra có, sợ rằng không đủ độ tin cậy… ”.

    Vua Tự Đức, theo chuẩn tấu của các sử quan, đã nhận định đây là những “câu truyện đến ma trâu, thần rắn, hoang đường không có chuẩn tắc” và quyết định loại truyền thuyết Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân ra khỏi chính sử bằng cách đưa xuống phần phụ chú trong mục lục niên kỷ Hùng Vương, để “cho hợp với nghĩa lấy nghi truyền nghi”.

    Giả thuyết về năm 2879 trước Tây lịch

    Ngày xưa nhà làm sử cũng là người làm quan, vua sai coi việc viết sử, cho nên việc ghi chép sử sách không được tự do thường phải theo ý vua.  Hơn nữa, cách ghi chép sự kiện lịch sử thường theo lối biên niên của Tàu, nghĩa là năm tháng nào có chuyện gì quan trọng thì nhà làm sử chép vào sách.  Chép vắn tắt chứ thường không giải thích cái gốc ngọn và sự tương quan, liên hệ việc này với việc kia như thế nào.  Nhà viết sử Ngô Sĩ Liên, ghi năm 2879 trước TL, năm Kinh Dương Vương lên làm vua nước Xích Quỷ quá vắn tắt, không một lời giải thích, để lại cho hậu thế một “bí ẩn” lịch sử về 18 đời vua Hùng Vương kéo dài 2622 năm (2879 – 258 trước TL), rồi từ đó, con cháu đều tự hào đất nước Việt Nam với 4000 năm văn hiến.

    Ngô Sĩ Liên hoàn tất bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư vào hậu bán thế kỷ 15 dưới đời vua Lê Thánh Tông, một minh quân của nhà Hậu Lê.  Sau 10 năm kháng chiến chống giặc Minh, Lê Lợi dành lại độc lập cho Đại Việt lên ngôi lập nhà Hậu Lệ, tức vua Lê Thái Tổ, mở đầu thời kỳ cực thịnh cho đất nước.  Dưới thời vua Lê Thánh Tông, Đại Việt phát triển mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự. Thời kỳ này được gọi là Hồng Đức Thịnh Thế.

    Để có một vị trí văn minh ngang hàng với người Tàu (nhà Minh lúc này bắt đầu yếu thế và đã dời kinh thành từ Nam Kinh trở về lại Bắc Kinh, xa Thăng Long), có thể do mặc cảm tự tôn sau khi đại thắng quân Minh, và cũng vì tự ái dân tộc,  Ngô Sĩ Liên có lẽ đã vâng mệnh vua Lê Thánh Tông, định năm 2879 trước TL là năm Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỹ, có bờ cõi mênh mông từ Động Đình Hồ phía bắc cho đến giáp bể Nam Hải phía đông. Lại ghi Thần Nông là ông tổ của Lạc Long Quân, tức bà con xa gần với người Tàu. Theo Ngô Sĩ Liên, năm 2879 trước TL, năm đánh dấu hai anh em, Đế Nghi, là anh lên làm vua phương bắc và Kinh Dương Vương làm vua phương nam.

    Phải chăng, trong lúc đất nước thịnh vượng, vua Lê Thánh Tông muốn con dân Đại Việt hãnh diện có nền văn minh lâu đời không thua kém gì người Tàu ở phương bắc?

    Như chúng ta thấy, năm 2879 trước TL chỉ là một mốc thời gian tự ý lựa chọn, không có căn cứ của Ngô Sĩ Liên theo mệnh lệnh vua Lê Thánh Tôn.  Do đó, 4000 năm văn hiến của đất nước Việt Nam bắt đầu từ năm 2879 trước TL cũng là chuyện “hoang đường không có chuẩn tắc”, như vua Tự Đức đã nhận định và đã quyết định không cho vào chính sử. Tuy nhiên, nếu Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân là chuyện hoang đường, không có thật, vậy thì 18 đời vua Hùng Vương có thật hay không, hay cũng là chuyện hoang đường?

    Hùng Vương và Nước Văn Lang

    Như đã đề cập ở trên, cuốn sách Việt Sử Lược ra đời vào thế kỷ 14 cuối triều đại nhà Trần bị thất lạc (nhà Minh mang về Tàu), có ghi chép về nước Văn Lang.  Trong Quyển I của Việt Sử Lược viết “… đến đời Trang Vương nhà Chu (696-682) trước TL ở bộ Gia Ninh (phần đất Mê Linh), có người lạ dùng ảo thuật qui phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, đặc quốc hiệu là Văn Lang, phong tục thuần lương chơn chất, chính sự dùng lối thắt gút. Truyền được 18 đời đều xưng là Hùng Vương”.

    Theo sử sách, đời thứ 18 vua Hùng Vương của nước Văn Lang chấm dứt vào năm Giáp Thìn, tức là năm 257 trước TL, sau khi bị Thục Phán An Dương Vương xâm chiếm, rồi đổi quốc hiệu là Âu Lạc.

    Trong sách Việt Sử Lược, nước Văn Lang với 18 đời vua Hùng Vương trong thời gian là 400 năm, có vẻ hợp lý và thuyết phục hơn là sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, kéo dài tới 2622 năm.  Hiện nay nhiều người vẫn tìm cách giải thích loanh quanh về 18 đời vua Hùng Vương trong thời gian dài 2622 năm.  Cho rằng 18 đời vua thật ra là 18 chi (nhánh hay ngành), mỗi chi có nhiều vị vua thay phiên nhau trị vì và dùng chung vương hiệu.  Tức là, mỗi chi trung bình trị vì khoảng 145 năm.  Không thấy sử liệu nào của đất nước ghi chép về 18 chi thời vua Hùng Vương.

    Hàng năm, vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, lễ giỗ tổ Hùng Vương đều được tổ chức trọng thể,  vì vua Hùng Vương và nước Văn Lang có ghi rõ trong sử sách.  Tuy nhiên, trong nghi lễ giỗ tổ Hùng Vương, thường không nhắc đến Kinh Dương Vương cũng như Lạc Long Quân và Âu Cơ trong ngày lễ hội.  Những nhân vật trên chỉ được nhắc nhở trên sách vở, trong phần huyền sử của đất nước.

    Phần Nhận Định và Kết

    Quả thật, khi đọc và nhận định một cách khách quan những sử liệu cổ, nhất là hai cuốn sách Lĩnh Nam Chính Quái và Đại Việt Sử Kỷ Toàn Thư,  4000 năm văn hiến của đất nước thật khó thuyết phục, nếu không muốn nói là hoang đường.  Hơn trăm năm qua, người dân Việt Nam, già trẻ luôn luôn tự hào về đất nước với 4000 năm văn hiến, khi chính những vị quan viết sử, cũng như vua Tự Đức đều ghi nhận “căn cứ vào cái không và làm ra có”.  Thật vậy, 4000 năm văn hiến chỉ thuộc về phần huyền sử của đất nước, dựa trên những sự kiện chưa được xác nhận, kiểm chứng bởi các sử gia, những nhà khảo cổ của đất nước và của những nhà nghiên cứu lịch sử trên thế giới.

    Nếu căn cứ vào sách Việt Sử Lược, triều đại Hùng Vương bắt đầu từ thế kỷ thứ 7 trước TL cho đến ngày nay, chúng ta chỉ có hơn 2500 năm văn hiến.   Còn nếu loại bỏ 1000 năm bị đô hộ, thì số năm văn hiến nước ta chưa tới 1500 năm.

    Giáo sư Liam C. Kelley, nhà sử gia chuyên về lịch sử cổ đại Á Châu và Việt Nam đã nhận xét như sau “dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc, những truyền thuyết được sáng tạo đã và đang trở thành những sự thực khó thay đổi”.

    Trong tinh thần tôn trọng lịch sử, khi chúng ta viết hay nói chuyện trước quần chúng về 4000 năm văn hiến, đừng quên rằng 4000 năm văn hiến thuộc phần huyền sử của đất nước.  Đề cập đến 4000 văn hiến trong tinh thần đã được vua Tự Đức viết “cho hợp với nghĩa lấy nghi truyền nghi”.

    Trần Phước Đạt


    Tháng 6, 2020, Florida

    Tài Liệu Tham Khảo

    1. Việt Sử Lược cũng có tên là Đại Việt Sử Lược của một tác giả khuyết danh, ra đời vào khoảng thời nhà Trần (theo dịch giả Nguyễn Gia Tường, 1972. Bộ sử này và Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu bị thất lạc khi nhà Minh xâm chiếm nước ta, nhưng sau này được tìm thấy trong kho lưu trử nhà Thanh và đã được vua Càn Long cho in khắc lại.
    2. Lĩnh Nam Chích Quái (những chuyện quái dị ở đất Lĩnh Nam) là tập truyện ghi chép lại những truyền thuyết và cổ tích nước Văn Lang bắt đầu từ chuyện Kinh Dương Vương, đến Lạc Long Quân và Âu Cơ, tiếp đó là truyện Phù Đổng Thiên Vương, Nhất Dạ Trạch, bánh chưng, dưa hấu, truyện núi Tản Viên: Sơn Tinh – Thủy Tinh”.
    3. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên ra đời sau Việt Sử Lược và Lĩnh Nam Chích Quái. Năm 2879 trước TL là năm Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ?
    4. Khâm Định Việt sử Thông giám cương mục là bộ chính sử nhà Nguyễn, do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn thảo (1856 – 1884)

    Huyền thoại, minh triết và 4000 năm văn hiến

    23/08/2019 ~ Lược Sử Tộc Việt

    Trích sách: Văn hiến nền tảng của minh triết Việt – Nguyễn Đăng Trúc
    (Nằm trong các bài: 417, 422, 423, 424)


    Tiếp theo bài số 423

    I – Bốn nghìn năm văn hiến

    Đây là một câu nói phổ biến trong dân gian và trở thành một đề tài tranh luận của các nhà chuyên môn về các ngành khoa học nhân văn khi bàn về văn minh, văn hoá dân tộc Việt Nam.

    Nhưng khi nêu lên câu nói nầy, mỗi người đã tiền kiến một số tiêu chuẩn để đánh giá: hoặc tiêu chuẩn tình cảm như một lối biểu lộ về niềm tự hào thuộc về một dân tộc có truyền thống văn hoá lâu đời, hoặc tiêu chuẩn của kiến thức khách quan về các sự kiện lịch sử. Và cũng tùy phán đoán của mỗi người, câu nói “bốn nghìn năm văn hiến” nầy có lúc được đánh giá là một chỉ dẫn tích cực, có lúc lại là một lối quảng cáo phô trương hay một nhận thức hồ đồ, không có giá trị khách quan dựa trên các dữ kiện của lịch sử.

    Chúng ta đang ở vào một thời đại của lịch sử nhân loại, một thời đại lấy sự hiểu biết khách quan về sự vật làm tiêu chuẩn cho chân lý để điều hành cuộc sống con người và phê phán giá trị của thần thánh. Thời đại đồng hoá minh triết với khoa học. Và chúng ta cũng đang có ưu tư về văn hoá, tư tưởng và ý nghĩa của thân phận làm người. Trong bối cảnh đặc biệt đó, Martin Heidegger phát biểu như sau:

    “Điều thúc đẩy chúng ta suy tư hơn cả trong thời đại chúng ta, thời đại thúc bách chúng ta phải suy tư, đó là chúng ta chưa từng suy tư” 113.

    Chúng ta chưa suy tư, vì đã lâu chúng ta tiền kiến rằng chúng ta đã bước chân vững chắc vào một thế giới mà mọi sự vật trên trời, dưới đất đều nằm trong quyền lực sự hiểu biết của ta. Năm 1918, Schopenhauer đã mô tả thế giới đó qua tựa đề kỳ lạ của tác phẩm triết học quan trọng nhất của ông: “Thế giới như là ý chí và biểu tượng”. Ý muốn của người là ý trời, và nếu con người không tạo ra được vũ trụ bao la thì con người làm lại vũ trụ của mình, gọi là thế giới nhờ khả năng biểu tượng, tức là kiến thức về sự vật. Nói tóm lại văn hoá, suy tư ngày nay là làm nên thế giới của con người bằng chính ý muốn và sự hiểu biết sự vật một cách khách quan. Suy tư có ý nghĩa là làm nên chính ta, do ý của ta qua tài năng hiểu biết cũng của ta về sự vật.

    Khoa học là một chiều kích con người mở ra với thế giới bên ngoài (chiều kích Đất), tự nó là một thành tố cấu tạo nên nhân tính. Nhưng khi chiều kích nầy trở thành độc tôn, thì mọi chiều kích đảo lộn, thế giới sẽ là những Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh ma quái. Và trong nội dung độc tôn nầy của khoa học, Martin Heidegger diễn tả như sau:’

    Khoa học không suy tư gì cả. Đấy là một câu nói làm ta khó chịu. Hãy cứ giữ âm hưởng khó chịu nầy trong câu nói đó, dù chúng ta phải bổ túc ngay với câu nầy: Tuy vậy khoa học có một cái gì đó – theo cách thái riêng của nó – liên hệ với tư duy. Mối liên hệ nầy còn giữ được hình thức chân thật của mình, và vì thế còn có giá trị hữu ích nếu ta biết nhận ra hố thẳm phân cách tư tưởng và các ngành khoa học, phân cách đến độ không thể bắc cầu nối kết. Ở đây không thể bắc cầu, nhưng cần phải thực hiện một bước nhảy vọt. Vì thế tất cả những loại cầu tạm bợ, tất cả những cầu treo mà ngày nay người ta muốn dùng để nối kết một cách tùy tiện giữa suy tư và các ngành khoa học đều hoàn toàn sai trật” 114.

    Đây cũng là nội dung của truyện Bạch Trĩ trong lời đối đáp của nhà khoa học Chu Công và nhà tư tưởng sứ giả Vua Hùng.

    Bề ngoài, sứ giả trả lời câu hỏi của Chu Công về mục đích của việc triều cống. Nhưng câu trả lời của sứ giả nằm ở một lãnh vực khác với hậu ý của người hỏi. Hai cảnh vực bất tương hợp, không còn ở trong mức độ đối kháng, nhưng gợi lên một bước nhảy vọt vào một chân trời khác.

    Sở dĩ có sự ngăn cách vì đã lâu tư duy được xem là nỗ lực làm của con người: Biểu tượng làm nầy đều được nêu lên một cách rõ nét trong tất cả các nền văn hoá:

    – Evà đã lấy tay trái hái trái cấm, để tự mình phân định chân lý.

    – Nhà Phật gọi là Karma, nghiệp nghĩa là làm mà tượng trưng là bàn tay tạo nghiệp.

    – Lão gọi là vi trong nhân vi.

    – Nho dùng chữ bá đạo, đạo do mỗi người quên Tâm Duy Vi mà tự làm ra.

    – Kịch phẩm Faust của Goethe đã mô tả con người tân thời là tráo câu nói của Thánh Kinh: “Từ khởi thủy là Lời “thành “Từ khởi thủy là hành động “.

    – Trong nội dung đó triết gia Jean Brun cho thấy có sự ngăn cách giữa tư duy và hành động như sau: “Hoặc hành động dấy lên để Lời phải ngưng lại, hoặc Lời xuất hiện để chấm dứt hành động” 115.

    – MartinHeidegger thì cho rằng: “Có lẽ con người truyền thống đã hành động quá nhiều từ lâu rồi, và đã suy tư quá ít từ nhiều thế kỷ”116.

    Lĩnh Nam Chích Quái trong truyện Bánh Chưng diễn tả nỗ lực làm của 21 công tử, trái với thái độ lắng nghe của Lang Liệu.

    Tư tưởng không phải phát xuất từ hành động (làm) dựa vào cái Tài theo ý nghĩa mà Nguyễn Du đã diễn tả trong truyện Kiều, nhưng tư tưởng được nêu lên như hữu thể của con người, điều mà ngôn ngữ Tây phương gọi là “hữu thể có lý trí”, và ngôn ngữ của Á đông chúng ta gọi là “linh ư vạn vật” đó chính là sự sống, hơi thở của nhân tính.

    Sống làm người được hiểu là thực hiện các mối tương quan.

    Và hình ảnh của các mối tương quan tạo nên phẩm tính cao cả, thiết yếu của con người, được gọi là lời uyên nguyên (= Lý uyên nguyên = mối tương giao liên kết = Logos).

    – Có lời nói để diễn tả tương quan giữa người với thiên nhiên, cây cỏ.

    – Có lời nói để chào hỏi, để diễn tả những mối tương quan phong phú với tha nhân.

    – Có lời để van xin, cầu khẩn như Âu Cơ kêu đến Lạc Long Quân.

    Nhưng bên trên chiều kích Đất của Lời như sự biểu lộ bên ngoài, còn có Lời của chiều kích người và trời. Lời còn mang hình thức im lặng và lắng nghe. Lời là tượng trưng của tương quan; nhưng với chiều sâu của lòng mình, đối diện với cái nhìn và khuôn mặt của người, cận kề với Một Bao Dung Thể kỳ bí làm hụt hỏng tất cả tài sức của mình…, bấy giờ Lời, là tương quan tạo thành nhân tính, sẽ mặc lấy những hình thức phong phú vô tận và luôn mới mẻ.

    Nhưng từ khi suy tư được hiểu là làm, thì lời nói chỉ còn là dụng cụ của thế giới nhân vi nầy. Và triết học vốn là sinh hoạt cao độ của tư tưởng thì nay chỉ còn được xem là lý thuyết về tri thức sự vật; và khi khoa học đã đáp ứng được nhu cầu nầy thì triết học dường như cũng không còn lý do gì để tồn tại.

    Trong khung cảnh của thời đại khoa học đó, Martin Heidegger cho rằng ấn tích nhân tính được ghi khắc trong lòng người sẽ lên tiếng nói. Và lời nói đó nói rằng: Thời đại nầy chưa từng suy tư, nghĩa là chưa biết được sự hiện diện của Lời Chân Thật.

    Chúng ta đã đến với câu nói “bốn ngàn năm văn hiến” theo tiền kiến của thế giới làm của chúng ta; chúng ta chưa suy tư, chưa ở trong chân trời của lời nói uyên nguyên chân thật, vì chúng ta không muốn thinh lặng để đón nghe lời đó nói gì với ta.

    Mẫu mực của minh triết trong truyện Bánh Chưng là Lang Liệu. Và Minh Triết trong truyện nầy là quên đi điểm tựa của cái đã có sẵn, tức là tiền kiến để tiếp nhận một ánh sáng mới lạ trong đêm. Đêm là huyền sử với ngôn ngữ tượng trưng.

    Bốn ngàn, hay là bốn nhân lên một nghìn lần… Bốn là số chỉ đất, địa phương, là cuộc đời con người trong thời gian hữu hạn. Bốn là tượng trưng cho lịch sử nhân loại. Nhân lên 1.000 lần là nói đến sự triệt để, phổ quát của thời gian. Bốn ngàn năm đó có cùng âm hưởng với chữ “tu du” trong Sách Trung Dung; “tu du” tức là bất cứ giây phút nào của đời người nơi dương thế và bất cứ ở đâu.

    Văn hiến là nền tảng cao đẹp.

    Khi nói đến bốn ngàn năm văn hiến là diễn tả yêu sách của điều mà Vũ Quỳnh đã nhấn mạnh trong phần Dẫn nhập, lời tựa cho cuốn Lĩnh Nam Chích Quái“Những điều kỳ trọng… ghi khắc nơi lòng người làm cương thường cho sinh hoạt con người”.

    Văn hiến là nền tảng của sinh hoạt, của lịch sử, và nền đó thiết yếu không phải là trống đồng, nhà ở, tập quán, vì đây là sản phẩm, là phần dụng. Văn hiến là nền cao đẹp, và nền đó là lòng người, tức là hữu thể cao cả của nhân tính, điểm giao hoà giữa Đất-Trời-Người. Nhà của Minh Triết, tức là tư tưởng xây dựng trên nền nầy.

    Qua lịch sử văn học, chúng ta đã khai thác nhiều khía cạnh của Văn hiến dựa vào các bộ môn khoa học; chúng ta khai thác quá nhiều, nhưng chúng ta quên lãng phần chính yếu. Văn hiến được Lĩnh Nam Chích Quái gọi tên là lòng người hay Chân tính của hữu thể con người, nhưng gọi tên nó không có nghĩa là diễn tả một vật chết, thấy được, mổ xẻ quan sát được như hòn sỏi, viên bi. Gọi tên để chỉ cho thấy điều phải ưu tư, như một kho tàng ẩn giấu, đem lại sự sống cho con người nhưng chưa từng có ai biết rõ đó là gì. Nó xuất hiện rồi lại rút lui như Lạc Long Quân, nên lời để gọi tên nó như âm vọng của Thực Tại mang lại nguồn sống ẩn kín, âm vọng của bờ bên kia, mà Khổng Tử dạy con là Bá Ngư phải học để có thể có lời nói. Martin Heidegger gọi lời nầy là thi ca và tư tưởng.

    Lĩnh Nam Chích Quái lại diễn tả âm vọng đó qua khung cảnh quái dị của huyền sử. Hình thức huyền sử không có giá trị tự nó, nhưng giá trị nơi tác động cảnh giác và nhắc nhở một Thực Tại ẩn giấu; trong tương quan Đất-Trời, hiện sinh bên ngoài và tư tưởng nền tảng bên trong nầy, huyền sử là một loại siêu lịch sử nghĩa là dấu tích Trời đến với người; và sử cũng là một loại huyền sử vì mọi sinh hoạt con người là dấu tích của sự có mặt hay vắng mặt của đất-trời trong cõi nhân sinh.

    II – Trực giác về hữu thể con người

    II.1- Tâm Đạo

    Học giả Phùng Hữu Lan trong tác phẩm Đại Cương Triết Học Sử Trung Quốc, dùng việc đối chứng tư tưởng Trung hoa với truyền thống triết học Tây phương để định nghĩa minh triết như sau:

    “Phần tôi, điều gọi là triết học, đó chính là suy tư có hệ thống và phản tỉnh về cuộc sống… Theo một số triết gia Tây phương, muốn suy tư, trước hết phải khám phá điều mình có thể suy tư, có nghĩa rằng trước hết chúng ta phải “Suy tư chính hành vi suy tư của chúng ta” trước khi bắt đầu suy tư về cuộc sống” 117.

    Qua nhận xét này, ta tưởng chừng như học giả Phùng Hữu Lan muốn nói rằng triết học Tây phương truyền thống đã hạn chế suy tư vào môn tri thức luận có đối tượng hạn hẹp là khả năng hiểu biết sự vật, còn tư tưởng Trung hoa có đối tượng rộng rãi, bao quát hơn, tức là toàn bộ cuộc sống vũ trụ bao la và con người là một phần trong đó. Bằng chứng là mấy câu tiếp theo đó tác giả viết rằng:

    “Nhưng, điều mà triết các gia gọi là vũ trụ không phải là nội dung mà các nhà vật lý học hiểu về từ ngữ nầy. Các triết gia gọi vũ trụ là toàn thể những gì hiện hữu. Vũ trụ là “Đại nhất” của Huệ Thi, một trong những triết gia của Trung Quốc cổ đại; nó được định nghĩa như một “Cái gì không có một lãnh vực nào cao hơn nữa”. Như thế mọi hữu thể và mọi vật được xem là thành phần của vũ trụ. Khi người ta suy tư về vũ trụ, thì người ta suy tư một cách phản tỉnh” 118

    Thực ra triết học Tây phương và cả tư tưởng Trung hoa cũng không xây dựng trên những nội dung bao quát hay hạn chế theo nếp “suy tư về vật thể” nầy.

    Bên dưới hay đàng sau hình thức diễn tả qua các ngôn ngữ, có những tiền đề tiên thiên hay trực giác hữu thể học. Khi nói Tây phương “suy tư về chính sự suy tư”, trước đó đã có trực giác rằng “điều thiết yếu gọi là sự sống của nhân tính có tên là suy tư” 119. Và điều gọi là “Đại nhất” hay “Đạo” trong triết học Trung hoa cũng không có nghĩa là sự tổng hợp của tất cả mọi vật thể hiện hữu. Chỉ cần đọc chương đầu cuối Đạo Đức Kinh, ta sẽ thấy, một mặt không những vấn đề “khả tính của suy tư” được đặt ra, mà đều gọi là “Đạo” hay sự sống (và thiết yếu là sự sống của nhân tính) không hề có nghĩa là toàn thể muôn vật:

    Đạo mà người có thể làm ra được không phải là Đạo thường hằng.
    Danh mà người nói lên được, không phải là Danh thường hằng.
    Cái mà không gọi tên được là Gốc trời đất.
    Cái mà con người có thể gọi tên là Mẹ muôn vật
    120.

    Đây là một phương thức diễn tả tiêu biểu của các trực giác nguyên khởi trong tư tưởng Trung hoa.

    Ý thức được nhân tính “trước mắt do con người tự làm ra” chưa phải, hay không phải là thật.

    Về phần dụng, Tây phương đã nhấn mạnh đến một nhân tính như là khả năng hiểu biết sự vật, có và không, sai và đúng; còn Đông phương lại nhấn mạnh đến nhân tính đó qua khả năng luân lý, tương quan xã hội dựa trên tập quán và các hình thức tập quán khắt khe bên ngoài. Nếu có sự khác biệt Đông – Tây ở đây, thì đó là việc nhấn mạnh một chiều kích ứng dụng nầy mà thôi. Nhưng từ uyên nguyên, dù ở nền minh triết hay văn hoá nào, ta cũng thấy có ngộ nhận về thực tại nhân tính, và rồi kèm theo đó có cám dỗ dừng lại nơi nhân tính không thật nầy: Tây phương tiếp tục triển khai tri thức luận tưởng chừng như suy tư có nghĩa là khai thác khả năng của lý trí, tiền kiến rằng mọi sự đã nằm trọn trong bàn tay con người; còn Đông phương cũng quên lãng Đạo thường là Đạo vượt trên luân lý, xã hội do con người làm ra và tiếp tục xây dựng một lối tổ chức xã hội hình thức, xơ cứng.

    Trực giác kế tiếp là sự nhớ lại ấn tích nơi lòng người, là tiếng nói của Đại Ký Ức.

    Đây là một lối diễn tả về niềm tin vào chân tính của hữu thể con người, tức là những mối tương quan hay sự sống chân thật của mình. Lão gọi là Thường Đạo vượt qua thực tại của nhân tính gắn liền với những hạn chế của tài năng, của thời gian – không gian hữu hạn nơi thân phận con người. Tây phương gọi là Logossức tập hợp, nối kết hay là sự sống uyên nguyên của nhân tính, nhưng không trí năng hữu hạn nào của con người với đến được, dù rằng trí năng con người phát xuất từ nó 121.

    – Trực giác thứ ba là nhân tính như là một cuộc chiến, một đấu trường tương tranh giữa hai mối tương quan hay hai cảnh vực nầy của nhân tính; giữa “Đạo khả đạo” và “Đạo thường”, giữa lý trí hữu hạn và Nguồn tư tưởng.

    Nói tóm đằng sau những khác biệt về cách diễn tả, phần ứng dụng Đạo vào một sinh hoạt nào đó của cuộc sống con người, Minh Triết và tư tưởng, nói theo Martin Heidegger, là một thể duy nhất, đó là sự chất vấn về chân tính của hữu thể con người.

    Lĩnh Nam Chích Quái diễn tả trực giác về nhân tính nầy qua nhiều câu truyện, với những hoàn cảnh, nhiều tượng trưng khác nhau, nhưng tất cả những lối diễn tả nầy được tác giả Vũ Quỳnh tóm kết trong bài tựa là Lòng người.

    – Trực giác về nhân tính nguyên sơ ghi khắc trong Đại Ký Ức được nhận ra nơi các tượng trưng Viêm Đế, Đế Minh, Vụ Tiên, Lộc Tục, Kinh Dương Vương, lời dạy của thần nhân nói với Lang Liệu, cuộc sống hài hoà, hạnh phúc của Tiên Dung – Chử Đồng Tử tại Hà Loã…

    – Trực giác về thực tại mê lầm, quên Đạo thường nơi Đế Nghi, Đế Lai, Hồ Tinh, Ngư Tinh, Mộc Tinh, Vua Hùng Vương thứ 4 trong truyện Đầm Nhất Dạ, Ân Vương, 21 công tử trong truyện Bánh Chưng…

    – Trực giác về nhân tính như một đấu trường căm go qua biểu tượng của Âu Cơ; Tân, Lang và Lưu Thị trong truyện Trầu Cau; Lang Liệu; Mai An Tiêm; Tiên Dung và Chử Đồng Tử trước thử thách của nhà thương gia và duyên gặp gỡ với nhà sư Phật Quang.

    Lòng người hay Đạo Tâm, đó chính là hữu thể của con người được diễn tả qua hình ảnh rất đẹp trong cuộc hành trình sát cánh bên nhau của Tiên Dung và Chử Đồng Tử, trên đầu đội nón “Trời” và tay cầm gậy để bước trên “Đất”.

    II.2– Hữu thể tính của con người

    Muốn khởi đầu một câu hỏi, hay nói cách khác muốn bước chân vào một địa hạt nghiên cứu, kể cả Minh Triết, chúng ta có phản ứng được xem là hồn nhiên khi đặt ngay vấn đề tiên quyết:

    “Cái đó là cái gì?

    Chúng ta muốn nói cái gì đây?”

    Cách đặt vấn đề xem ra tự nhiên và khởi thủy đó thực ra không hồn nhiên và khởi thủy như ta có thói quen lầm tưởng. Kinh nghiệm cuộc sống của chúng ta không phải luôn xếp nếp theo cách đặt vấn đề nầy: Chúng ta đã không nhìn khuôn mặt của cha, mẹ chúng ta để lên tiếng đây là cái gì như ta thắc mắc về một vật lạ lượm ngoài đường. Thế mà đã từ lâu thần học đến triết học và qua các bộ môn nhân văn, mọi tra vấn về con người, về chân tính của nó, kể cả tra vấn về thần thánh linh thiêng, khởi thủy tất cả các đối tượng của suy tư đều được khởi đầu từ câu hỏi cái gì? Trong tiếng Việt chúng ta ngay cả các con vật chúng ta cũng không gọi là cái gì vì hàm ngụ nơi chữ con có một sự sống. Chữ cái gì diễn tả tiên thiên một sự định giá, một nhận thức về một sự vật chết, (và có lẽ không nên dùng chữ chết vì chết là tiên liệu có sự sống), hay đúng hơn là không là gì cả trong tương quan với sự sống.

    ‘Cái gì nầy tiên liệu quyền năng khai phá, chặt, chẻ để phân tích và hiểu biết, để dùng và hướng theo ý muốn của mình…Phùng Hữu Lan khi cho rằng vũ trụ là Đại Nhất mà con người là thành phần trong đó thì hẳn cũng nghĩ rằng Đại Nhất đó là một cái gì có tính cách toàn thể, mà mỗi con người chúng ta là một cái gì thuộc thành phần tập họp thành toàn thể đó. Sách Đạo Đức Kinh nói rằng Đạo không gọi tên được, thì hẳn Đạo đó không thể gọi là một cái gì; và khi gượng gọi là  hay Hữu thì Đạo đó lại là nguyên thủy trời đất và mẹ muôn vật: đó là một cách nói để gọi lên rằng Đạo vượt lên trên thời gian-không gian, sự hiểu biết của ta về muôn vật, hay nói cách khác nhau là không phải nằm trong lối đặt vấn đề về kiến thức sự vật.

    Toàn bộ kinh sách Trung hoa và các tác phẩm văn hoá cổ truyền của nhân loại không hề có ưu tư truy tìm các đối tượng hiểu biết qua câu hỏi cái gì nầy, nghĩa là truy tìm về sự vật bên ngoài. Ưu tư đáng gọi là Minh Triết khi chuyển câu hỏi về lòng người tức hữu thể của nhân tính.

    Nếu câu hỏi (question) được hiểu là tra vấn về sự vật và tiên liệu một câu trả lời về đối tượng đó dựa trên tiền kiến nó là một sự vật, một cái gì, thì vấn nạn về hữu thể con người không phải là câu hỏi. Vấn nạn về hữu thể được dấy lên gọi là một trực giác, một cuộc gặp gỡ bất ngờ dường như ta không tiên liệu trước được. Trong truyện Bánh Chưng, 21 công tử đã nghĩ rằng chỉ cần truy tìm các vật quí theo tài sức sẵn có nơi mình và dựa vào tài nguyên phong phú của thiên nhiên trước mắt, thì họ sẽ có thể đạt được giải ưu hạng và chiếm được ngôi vua, tượng trưng cho Đạo hay hữu thể trọn vẹn của con người. Họ chỉ cần tìm, nghĩa là đặt câu hỏi, tìm cách giải đáp, là sẽ có giải pháp. Lang Liệu có một con đường khác để trực giác hay ngộ (gặp) nhân tính. Trước hết là trực giác thấy một bước hụt chân, một sự trống rỗng nơi con người hữu hạn của mình. Ở đây có thể liên tưởng tới vô vi của Lão hay không của nhà Phật, sự từ chối dứt khoát các luận chứng cổ truyền của các bạn bè Gióp cũng như lối nói phủ định của một số nhà thần học Kitô giáo. Không phải Lang Liệu có sức làm cho hoàn cảnh dư đầy tiên kiến của mình thành trống rỗng, hư không. Lang Liệu không có chủ định tìm một cái gì mới theo ý mình và hy sinh cái cũ đi để được. Trái lại, Lang Liệu đã nghe được lệnh của Vua cha như 21 công tử khác đều nghe. Lang Liệu nóng lòng ham muốn thực hiện được ý cha, cũng như các công tử ham muốn. Nhưng cái khác của đôi bên ở điều nầy:

    – 21 công tử đã đồng hoá ý cha với ý mình, nghĩ rằng điều mình đánh giá là tốt thì cũng ăn khớp với sự đánh giá của ý cha mình. Thứ đến, các vị dựa vào sức mình, sức tả hữu và giá trị của các phẩm vật để thiết định cuộc tìm kiếm. Nếu phẩm vật là tượng trưng nhân tính, thì ở đây ta có thể gọi là ý hệ, nghĩa là một dự kiến được thiết định theo sức riêng của con người. Ta cũng có thể gọi đó là Trời, Đất, Thiên Đàng hay giải thoát, Nhân loại, Tự do…bất cứ từ ngữ nào hay hình ảnh nào ta muốn, nhưng đó cũng chỉ là những thần tượng của ước mơ ta vẽ ra.

    – Lang Liệu nghe được lệnh hay lời chất vấn (interrogation) của cha, nhưng, nói theo Héraclite, nghe mà không hiểu hết; Martin Heidegger gọi là sự khai mở rồi lại rút lui của Hữu thể; Thánh Augustinô mô tả kinh nghiệm nầy trong cuốn I của tác phẩm Confessiones của Ngài như sau:

    “Nhưng làm thế nào gọi Ngài khi không biết Ngài? Không biết, thì người ta e rằng sẽ lẫn lộn người nầy với người kia khi kêu cầu. Như thế phải chăng nên kêu đến Ngài để biết Ngài…?” 122

    Và cũng như Lang Liệu, Augustinô chỉ thấy hiện sinh của nhân tính là khắc khoải, bất an.

    “Con khắc khoải hướng về Ngài, đêm cũng như ngày” 123

    Lang Liệu nghe được âm vọng nầy, thèm được hiểu, được biết; nhưng vì ý cha không phải là ý mình, và chân nhận sự xa cách, khác biệt đó làm cho Lang Liệu hụt chân. Ý của người cha sẽ mở ra sau nầy cho Lang Liệu là hữu thể con người, là Vương Đạo, là thế giới của ai, của người nào người nào chứ không phải cái gì. Lang Liệu có thể làm như các công tử khác là tìm một cái gì, dù cấp độ có thể kém hơn, nhưng Lang Liệu không làm như thế. Vì ý Vua cha, tức là thế giới của những con người, của “ai” lại ở một chân trời khác mà không một phẩm vật nào, hay toàn thể các phẩm vật cộng lại tương hợp được.

    Như thế Lĩnh Nam Chích Quái, khi đặt nền tảng cho Minh Triết hay gọi là Văn hiến, thì có cảm hứng nguyên sơ như đây không phải là một câu hỏi bình thường về sự vật, nhưng như là một sự giật mình nghe được một âm vọng kỳ lạ từ đáy lòng mình lên tiếng chất vấn lại mình. Âm vọng đó đến với con người như một lời phủ định: không phải thế, không phải chỉ có thế… Cái không căn nguyên mở ra sự cảm nghiệm chân trời của hữu thể con người không phải là cái không dựa vào cái có sẵn trước mắt và lối nhận thức có – không nầy. Vô, không thường được các thánh hiền Đông phương cũng như Tây phương nêu lên là nguồn sinh lực của Đạo ẩn giấu đến với con người trong Lời phủ định căn nguyên: Hữu thể không phải là vật thể.

    Nhà Phật gọi không tức là phá chấp, giúp con người nhảy vọt từ cái gì qua thế giới của ai. Trong cách trình bày của Lĩnh Nam Chích Quái, ta thường đọc được những trạng từ “hốt nhiên, bất ngờ” trong mỗi câu truyện. Lang Liệu hốt nhiên đi vào một cảnh vực khác để nghe được thế giới của hữu thể con người trong tương giao Đất – Trời -Người, như nhảy vào một giấc mộng của ban đêm. An Tiêm bỗng thấy một con bạch hạc từ phương Tây bay lại. Chử Đồng Tử “nào ngờ thuyền của Tiên Dung bổng đến đó…”

    Và chân trời hữu thể mở ra thì cũng bỗng nhiên đóng lại. Martin Heidegger nhấn mạnh đến sự rút lui nầy của hữu thể. Mở ra rồi lại rút về là tượng trưng cho một thực tại ẩn giấu, còn được gọi là Đại Ký Ức ghi tận đáy lòng con người.

    Âu Cơ là hữu thể tại thế của con người, tượng trưng cho sự nối kết giữa các con người với nhau, tượng trưng cho tương quan con người với thời gian – không gian, nhưng hữu thể hay toàn sự sống của Âu Cơ là ngày đêm mong nhớ Lạc Long Quân đang ẩn giấu không biết ở phương nào. Cuộc sống, niềm vui, tất cả nhân tính của Âu Cơ chỉ là sự chờ đợi gặp gỡ để kết hợp với Lạc Long Quân, mong chàng xuất hiện. Heidegger gọi đây là nỗi nhớ nhà (nostalgia), nỗi khổ đau của nhân sinh tiếp cận với một thực thể rất gần và cũng rất xa. Và mỗi lần cảm được nỗi khao khát, cái khổ căn nguyên nầy thì Long Quân lại đến, và nơi gặp gỡ của nhân tính trọn vẹn là Tương Dạ: tức là lòng người, nơi ẩn kín mở ra với Ai Khác, là chỗ giao thoa của các tương quan Trời – Đất – Người.

    Sách Trung Dung gợi lên rằng Tương Dạ nầy hay Đạo Nhân là cái thật gần đến nỗi người “phu phụ chi ngu” cũng có thể thấy gần, nhưng cả đến bực Thánh nhân cũng thấy rất xa.

    “Quân tử chi đạo, phí nhi ẩn, phu phụ chi ngu, khả dĩ dữ tri yên. Cập kỳ chí dã, tuy Thánh nhân dư hữu sơ bất chi yên” 124.

    Chúng ta sẽ ngỡ ngàng khi tiếp cận hữu thể, vì khi chúng ta muốn tìm một điểm, một ý niệm, một cái gì đó khởi nguyên để trụ trước khi đặt vấn đề hữu thể, thì như chúng ta đang ở trên bờ hố thẳm. Thật thế, trên đường tìm về hữu thể, Lĩnh Nam Chích Quái muốn ta khởi đầu bằng sự phủ định các điểm tựa. Lang Liệu chỉ nghe được Lời của hữu thể khi các nơi nương tựa của chàng đều lung lay, chỉ còn có khắc khoải chờ đợi. Con đường đi vào hữu thể hứa hẹn nhiều ngạc nhiên, dành cho tâm hồn khiêm tốn chờ đợi. Trong cuộc sống thực tế, hãy nhìn vào khuôn mặt của người đối diện, bất kỳ ai…, mỗi cái nhìn không làm cho ta giật mình hay sao! Một cuộc gặp gỡ trong chiều sâu của hữu thể, chân nhận kẻ đối diện là một ai đều làm cho ta hụt chân vì ta không có quyền lực nào trước người đó. Một ai đó buộc chúng ta phải chân nhận sự hiện diện khác mà ta phải tôn trọng. Ta có trách nhiệm về sự toàn vẹn hữu thể của kẻ khác, là một ai, đang đối diện với ta; nói khác là đã “sát nhân” một cách nào đó khi buộc họ phải từ chối quyền làm người nơi hữu thể của họ. Tương quan mà ta tự mình thiết lập ra khi nhìn họ là “Đạo khả đạo” chứ không phải “Đạo thường”. Hữu thể của con người, Tương Dạ, tiên liệu một tương quan ẩn giấu khác, đó là sự tiếp nhận một ai, một kẻ khác đến với mình; kẻ khác đó là người trước mặt và cũng còn là Thực tại ẩn giấu mà lòng mình có thể nghe được âm vọng vang lên. Muốn mở ra được để tiếp nhận, Âu Cơ hay Lang Liệu phải đón chờ và quên đi các điểm tựa mà mình đang có. Thánh Phanxicô Assisi gọi là chết mình đi để được sống lại, nhà Nho gọi là lòng trống rỗng để đón nhận nguồn sống mới của nhân tính, nhà Phật nói rõ là diệt ngã. Hữu thế tại thế chân thực là một cuộc chết đi sống lại liên lĩ: mỗi lần chết đi thiên kiến của mình, thì hốt nhiên hữu thể lại trào vọt lên và một thế giới mới mở ra với những tương quan chân thật của nhân tính. Và cuộc sống đó của nhân tính chỉ linh hoạt được, vì trước đó, nơi đáy lòng đã chất chứa điều mà con người tự mình không làm ra được, đó là niềm tin và hy vọng.

    Lĩnh Nam Chích Quái không giải thích tại sao nhân tính lại chất chứa nguồn sinh lực tin và hy vọng nầy. Lĩnh Nam Chích Quái như đã chân nhận nguồn sinh lực đó như cái gì tiên thiên, một điểm khởi đầu, nhưng kỳ thực như là sự nhớ lại một cái gì thật đã quá xa xưa nơi tâm hồn của mỗi người. Diệt ngã thì ngộ được Đạo, nơi khổ đau Âu Cơ lên tiếng kêu thì Lạc Long Quân lại đến, đây không phải là thế giới của định luật nhân quả nữa, đây là niềm tin và hy vọng.

    II.3 – Hữu thể con người xuất như hiện thế nào?

    Lĩnh Nam Chích Quái diễn tả đạo xuất hiện nơi một tượng trưng gọi là Hồng Bàng Thị: Dân tộc lớn lao và tràn đầy. Lộc Tục là biểu tượng gốc nguyên sơ của dân nầy. Toàn bộ câu truyện (10 truyện trong cuốn I Lĩnh Nam Chích Quái) đều diễn tả hữu thể con người trong khung cảnh của một dân, một cộng đồng. Nếu Lang Liệu là một người, thì Lang Liệu cũng tiên liệu là vị vua của dân. Trong cuộc hành trình tìm đạo, gặp đạo, Chử Đồng Tử sát cánh với Tiên Dung; Mai An Tiêm đem theo vợ; Lang, Tân và Lưu Thị cùng sống và cùng chết…

    Đạo đến với dân và ban cho toàn dân. Người mẹ của Đổng Thiên Vương thấy được ân lộc của trời đến với con mình, thì vui mừng báo tin cho hàng xóm và triều đình. Hữu thể của con người, một con người cô đơn, là một mâu thuẫn tự căn. Không ai đạt chân lý và sự sống toàn vẹn cho riêng mình vì chân lý và sự sống vốn là tương quan. Nói một cách tượng trưng là thần thánh và sự thật chỉ cư ngụ nơi nào có hai người.

    Nhưng Lĩnh Nam Chích Quái còn nói rõ dân nầy không phải là dân theo nghĩa dân tộc riêng biệt. Họ Hồng Bàng tượng trưng cho chiều sâu, lớn, cao của nhân tính trọn vẹn trong chữ Hồng, và chiều phổ quát qui tụ toàn nhân loại qua chữ Bàng. Hơn thế nữa, Họ nầy như gồm cả kẻ sống và kẻ đã khuất trong câu truyện năm mươi con ở trên đất với Âu Cơ liên lạc với năm mươi con đi theo Lạc Long Quân. Sự kiện đó còn nhắc đến trong việc Vua Hùng dùng Bánh Dày – Bánh Chưng dâng lên tổ tiên, ông bà ở bên kia thế giới. Văn hiến và Minh Triết được diễn tả trong ngôn ngữ, tâm thức của một dân tộc, cũng như được diễn tả bằng nhiều lối khác qua các thời đại, địa phương khác nhau. Nhưng phần Thể tức là nội dung uyên nguyên của Văn hiến luôn là lòng người, là nền chung của tất cả những con người đang sống, đã chết làm nên nhân loại phổ quát. Văn hiến không tách một dân tộc xa cách các dân tộc khác, nhưng gợi lên cho thấy mọi ánh dọi tiếp nhận được đều là những tia sáng phát ra từ mặt trời chung đang ẩn khuất. Nên những ý định đề cao Văn hiến nhằm xây dựng một chủ nghĩa dân tộc đóng kín, tự tôn, quá khích, tự chúng là mâu thuẫn. Bài học nổi bật được Lĩnh Nam Chích Quái nêu lên một cách mặc nhiên, đó là việc thâu hoá không mặc cảm, không tiền kiến những nét tinh hoa của các nền văn hoá đến với cộng đồng người Việt; và một cách minh nhiên trong việc sứ giả vua Hùng không ngại đi tìm thánh nhân ở xứ người. Thánh nhân là tượng trưng của con người tiếp nhận Đạo, làm chứng Đạo của muôn người và cho muôn dân.

    Điểm thứ hai được mô tả rõ nét về điều kiện xuất hiện của trực giác về hữu thể con người là cảm thức về nguy cơ, về tình trạng thiếu, nghèo, cần sự giúp đỡ. Ta có thể gọi là lòng khiêm tốn, vô chấp hay một cách tích cực là lắng nghe. Không cần phải nhắc lại từng chi tiết, vì trong bất cứ truyện nào tác giả cũng gợi lên một lời kêu cầu, van xin: Lạc Long Quân hãy đến! Nhưng tâm tình nầy, lối diễn tả nầy, ngôn ngữ nầy khó lòng chen vào được trong những kho tàng triết học của văn chương truyền thống. Chúng ta tiếp nhận cái cũ nầy trong Lĩnh Nam Chích Quái, nhưng đồng thời cũng hy vọng cống hiến cái  đó như một nét mới cho sinh hoạt tương lai của văn hoá nhân loại. Phải chăng sự vắng mặt đó là một dấu chỉ mà F. Nietzsche đang tìm khi ông khắc khoải nhắc lại nỗi nhớ Quê Hương, và khi thấy truyền thống tư tưởng của thời đại ngày nay đang đi vào con đường thiếu sinh lực với một cảnh tượng tiêu điều của một sa mạc đang lớn dần!

    Câu hỏi cuối cùng đặt ra cho chúng ta sau khi đọc lại Lĩnh Nam Chích Quái là: Dân tộc Việt Nam có Minh Triết, có tư tưởng văn hoá không?

    Chúng ta tiếp nhận các bài học nơi Lĩnh Nam Chích Quái để suy tư về chính câu hỏi nầy: chúng ta sẽ dựa vào đâu để gọi là Minh Triết và để có trả lời cho thích đáng đây?

    Trước khi vội biện minh dựa vào thiên kiến đã có sẵn, có lẽ nên biết quên như Lang Liệu, để lắng nghe một vài âm vọng từ nơi huyền sử mà cha ông chúng ta có lần đã nghe và trao lại cho chúng ta làm gia sản. Có lẽ như Lang Liệu chúng ta hốt hoảng vì bước vào một cảnh giới xa lạ. Nhưng không lắng nghe lời thi ca, như lời Khổng Tử đã dạy con, ta lấy nguồn sống nào đây để nói điều mới lạ. Không tiếp nhận được hồn của Văn hiến, thì đào bới truy tìm cái xác đã chôn dưới đất hay bị mục mối gặm mòn để làm gì?

    Nguyễn Đăng Trúc


    Bản gốc: Tranh minh họa: Vạn Tích.


    Sách tham khảo và trích dẫn

    Tài liệu Việt ngữ

    1. Bùi Văn Nguyên- Việt Nam Thần-Thoại Và Truyền-Thuyết ,TP. HCM 1993
    2. Dương Quảng Hàm- Việt Nam Văn-Học Sử-Yếu, Bộ Giáo dục, in lần thứ 10, Sg 1968
    3. Đào Duy Anh- Việt Nam Văn-Hoá Sử-Cương, Quan Hải Tùng-thư, Huế 1938
    4. Đào Duy Anh Đất Nước Việt Nam Qua Các Đời, tái bản 1994
    5. Đinh Gia Khánh – Trên Đường Tìm Hiểu Văn Học Dân Gian, 1989
    6. Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê- Đại Cương Triết Học Trung Quốc, Tp. Hồ Chí Minh, tái bản 1992
    7. Hoàng Trọng Miên- Việt Nam Văn Học Toàn Thư, xb. Quốc Hoa, Sài-gòn 1960
    8. Khuyết danh Đại Việt Sử-Lược, bản dịch Nguyễn Gia Tường,xb. 1993.
    9. Kim Định Căn-Bản Triết-Lý Trong Văn-Hoá Việt, Ra Khơi Nam, Sài-gòn 1967
    10. Kim Định Chữ Thời, xb. Văn Liệu, Sài gòn 1967
    11. Lê Quí Đôn Đại Việt Thông Sử, Tp. HCM, xb. 1993
    12. Lê Tôn Nghiêm Lich Sử Triết Học Tây Phương , Thời Khai Nguyên Triết Lạp Hy Lap , Lá Bối, Sài Gòn 1971.
    13. Lê Văn Hảo- Hành Trình Về Thời Đại Hùng Vương Dựng Nước, xb. Thanh Niên, Hà Nội 1982
    14. Lê Văn Siêu Văn-Minh Việt Nam, Đông Nam Á, Paris tái bản 1985
    15. Lê Văn Siêu, Việt Nam Văn-Minh Sử-Cương, Khởi Hành tái bản, München 1990
    16. Lý Tế Xuyên Việt-Điện U-Linh-Tập, bản dịch Lê Hữu Mục, Sài-gòn 1962
    17. Ngô Sỹ Liên Đại Việt Sử-Ký Toàn-Thư, Phần Ngoại Kỷ, bản dịch Mạc Bảo Thần Nhượng Tống, 1944
    18. Ngô Thời Sỹ Việt-Sử Tiêu-Án, Xb. Văn Hoá Á Châu, Sài-gòn 1960
    19. Nguyễn Du Truyện Thúy Kiều, dẫn nhập của Bùi Kỷ và Trân Trọng Kim, Sg tái bản 1995
    20. Nguyễn Đổng Chi Việt Nam Cổ-Văn Học-Sử – 1993
    21. Nguyễn Trãi Toàn Tập Khoa Học, Hà Nội, xb. 1976
    22. Nhiều tác giả Lịch-Sử Văn-Học Việt Namtập I, Khoa-học Xã-hội, xb. 1980
    23. Nông Quốc Chấn Dân-Tộc Và Văn-Hoá, 199
    24. Phạm Văn Sơn Việt Sử Toàn Thư, Sud-Assie, tái bản Paris
    25. Phan Huy Chú Lịch-Triều Hiến-Chương Loại-Chí, tái bản 1992.
    26. Quốc Sử Quán Khâm Định Việt-Sử Thông Giám-Cương- Mục , 1859
    27. Thích Mãn Giác Lịch Sử Triết Học Ấn Độ, Đại-hoc Vạn-Hạnh, Sài-gòn 1967
    28. Trần Trọng Kim Việt Nam Sử Lược, I.A.S.E tái bản, Paris 1987
    29. Trần Trọng Kim Nho Giáo – Bộ Giáo-dục, Sg 1971
    30. Trần Thế Pháp Lĩnh Nam Chích Quái Vũ Quỳnh hiệu-chính , bản dịch Lê Hữu Mục, 1962
    31. Trương Sỹ Hùng Thần-Thoại Việt Nam ,1975
    32. Vũ Đình Trác Triết-Lý Nhân-Bản, Hội-hữu, California,xb. 1993.
    33. Tư Mã Thiên Sử-ký , Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê và Giản Chi, 1994
    34. Lão Tử Đạo Đức Kinh Quốc-Văn Chú Giải, bản dịch của Hạo Nhiên Nghiêm Toản, xb Khai-Tri, Sai gon, 1970.
    35. Trang Tử Nam Hoa Kinh Bản dịch Thu Giang Nguyễn Duy Cần, xb Khai Trí, Sàigon
    36. Chu Dịch Bản dịch của Phan Bội Châu, xb Khai Trí, Sài-gòn 1969
    37. Kinh Thư Bộ Văn-hoá Giáo-dục, Sài Gòn 1965
    38. Trung Dung Bộ Văn-hoá Giáo-dục, Sài-gòn 1972
    39. Đại Học Bộ Văn-hoá Giáo-dục, Sài-gòn 1972
    40. Luận Ngữ Bộ Văn-hoá Giáo-dục và Thanh-niên, Sài-gòn 1975.

    Tài liệu ngoại ngữ

    1. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant, Dictionnaire des symboles. Ed. Robert – Laffont, Paris 1982.
    2. Bulletin de L’Ecole Française d’Extrême – Orient, Tome XXXIV.
    3. Cérémonial – trad. Séraphin Couvreur, Ed Cathasia, Paris 1951.
    4. Ferdinand Alquié, Le nostalgie de l’être, PUF, Paris 1973.
    5. Aristote– Oeuvres, Coll. es Belles Lettres.
    6. St. Augustin, Confessions, Ed Pierre Honey et Seuil, Paris.
    7. Jean Brun, Les conquêtes de l’homme et la séparation ontologique, PUF, Paris 1961.
    8. Burnet, L’aurore de la philosophie grecque, Payot, Paris
    9. CadièreCroyances et Pratiques religieuses des VN, EFEO, Paris 1992.
    10. Descartes, Oeuvres, Ed. Adam Tannery.
    11. Will Durant, The Story of philosophy, Wa-Square Press, New York 1960.
    12. Mircea Eliade, Traité d’histoire des religions, Payot, Paris 1949.
    13. Mircea Eliade, Le mythe de l‘éternel retour, ed. Gallimard, Paris 1969
    14. Eschyle, Prométhée enchaîné – Théâtre complet, GF Flammarion, Paris 1964.
    15. Eugen Fink, Le jeu comme symbole du monde, Ed. de Minuit, Paris 1966.
    16. Fong-Yeou-Lan, Précis d’histoire de la philosophie chinoise, Payot, Paris 1981.
    17. Goethe, Faust, Trad. Gérard de Nerval, Flammarion, Paris 1964.
    18. René Girard, Des choses cachées depuis la fondation du monde, Ed. Grasset, Paris 1987.
    19. René Grousset, G. Deniker, La face de l’Asie, Payot, Paris 1955.
    20. Georges GusdorfMythe et Métaphysique, Flammarion, Paris 1984.
    21. Georges GusdorfLes Origines des sciences humainesPayot, Paris 1985.
    22. GWF Hegel, La phénoménologie de l’espritTrad. de J.Hyppolite, Ed. Montaigne, Paris 1941
    23. Martin Heidegger, l’Être et le Temps, Gallimard, Paris 1986.
    24. Martin HeideggerQu’appelle-t-on penser?, PUF, Paris, 1959.
    25. Martin HeideggerLettre sur l’humanismeEd. Montaigne, Paris 1964
    26. HölderlinHymnes, Elégies et Autres Poèmes, Flammarion, Paris 1983.
    27. Karl Jaspers, Les grands philosophesPlon, Paris 1989
    28. KantOeuvres philosophiques, Gallimard, Paris 1980.
    29. Emmanuel LévinasDifficile LibertéEd. Albin Michel, Paris 1963.
    30. Emmanuel Lévinas, Le Temps et l’Autre, PUF, Paris 1962.
    31. Nietzsche, Oeuvres, Robert/Laffont, Paris 1993.
    32. Parménide, Le PoèmePUF, Paris 1955.
    33. Blaise PascalPensées et OpusculesPetites éditions- Léon Brunschwicg.
    34. Platon, Oeuvres, Coll. Les Belles-Belles.
    35. Paul Ricoeur, Finitude et CulpabilitéEd. Montaigne, Paris1960.
    36. R.M.Rilke, Les Elégies de Duino – Les sonnets à Orphée, Trad. JF Angelloz, Paris 1943.
    37. Max Scheler, La situation de l’homme dans le mondeEd. Montaigne, Paris 1951.
    38. Schopenhauer, Le monde comme volonté et comme représentation, Trad. A. Burdeau,PUF, Paris1966.
    39. SophocleOedipe Roi – Théâtre complet, GF Flammarion, Paris 1964.
    40. Arnold Toynbee, A Study of HistoryOUP Thames and Hudson, London 1972.
    41. Walpola RahulaL’enseignement du BouddhaEd. Seuil, Paris 1961.

    Chú thích:

    112 Martin HeideggerWas heißt Denken? trd. Aloys Becker và Gérard Granel, P.U.F Paris, 1983, tr. 48.

    113 Martin HeideggerWas heißt Denken?, trd. Aloys Becker và Gérard Granel, P.U.F Paris, 1983, tr. 24.

    114 Sđd, tr. 26.

    115 Jean Brun, Les Conquêtes de l’homme et la séparation ontologique, P.U.F, Paris, 1961, tr. 10.

    116 Sđd, tr. 23.

    117 Fong Yeou-LanPrécis d’histoire de la philosophie chinoise – trd. par G. Dunstheimer, Ed. Le Mail, 1985, tr. 23-24.

    118 Sđd, tr. 24

    119 Xem bài ca hữu thể của Parménide.

     120 Đạo đức Kinh, chương I.

    “Đạo khả đạo, phi thường Đạo;

    Danh khả danh, phi thường danh.

    Vô danh thiên địa chi thỉ;

    Hữu danh vạn vật chi mẫu”

    121 Xem Héraclite câu 1.

    122 Xem Confessiones I, 1-(1)

    123 Sđd, VII, 10-(16)

    124 Trung Dung XII: ‘Đạo của người quân tử tràn ra mà lại ẩn giấu, hạng trai gái ngu si cũng có thể biết được nhưng đến chỗ tột độ của Đạo, thì tuy là bực Thánh cũng còn có điều không hiểu’.

    Có liên quan

    Bốn Ngàn Năm VĂN HIẾN

    ĐÔNG BIÊN

    Người Việt Nam vẫn tự hào có “bốn ngàn năm Văn Hiến”. Trong Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi cáo tri: “Như nước Việt Nam ta từ trước – Vốn xưng Văn Hiến đã lâu..” Đến vua Thái Tổ nhà Minh, nước Tàu cũng gọi Việt Nam là “Văn Hiến chi bang”. Bản Đăng Đàn Cung, quốc ca thời nhà Nguyễn tấu mỗi khi có đại lễ với lời ca: “ Bốn ngàn năm Văn Hiến nước Nam khang cường là nhờ công đức người xưa…”

        Có người căn cứ vào 4 chữ “Văn Hiến Chi Bang” do vua Thái Tổ nhà Minh viết tặng cho sứ thần nhà Trần khi đi sứ sang Tàu là Doãn Thuấn Thuần mà cho rằng danh xưng nước Việt Nam Văn Hiến có từ đấy. Nhưng chính Nguyễn Trãi đã viết rõ trong Bình Ngô Đại Cáo “Như nước Việt ta từ trước, vốn xưng Văn Hiến đã lâu…”, chứng tỏ dân ta tự xưng Văn Hiến đã lâu chứ không phải ai tặng cho, ban cho và vua Thái Tổ nhà Minh tặng 4 chữ Văn Hiến chi bang chỉ là công nhận một cách công khai danh xưng vốn đã được dân ta tự xưng từ lâu. Vả lại, nếu tên Việt Nam Văn Hiến chỉ mới bắt đầu từ khi Minh Thái Tổ viết tặng 4 chữ “Văn Hiến chi bang” vào năm 1368 thì quả là quá mới, tính đến nay, năm 2006, chỉ mới có 638 năm. Mà dân ta thì đã tự xưng bốn ngàn năm Văn Hiến từ lâu. Tính từ thời lập quốc với họ Hồng Bàng của Kinh Dương Vương, tên nước là Xích Quỷ  vào năm 2879 trước Công Nguyên đến thời nhà Lý vào năm 1010-1225 là được khoảng 4000 năm. Vậy thì cụm từ “Bốn ngàn năm Văn Hiến” được truyền tụng có từ thời nhà Lý hoặc trước đó khi dân ta dành được chủ quyền. Đến nay, năm 2006, tính từ thời Kinh Dương Vương lập quốc đã gần 5000 năm, đúng ra là 4885 năm.

        Vậy thì căn cứ vào đâu mà dân ta tự nhận là dân tộc có Bốn Ngàn Năm Văn Hiến? Tổ tiên, cha ông ta đã có thành tích gì đễ đáng được gọi là Văn Hiến?

         Kể từ thời lập quốc ở vùng Trường Giang, Bắc giáp Động Đình Hồ, Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Đông Hải, Nam giáp Hồ Tôn, rồi cứ lần lần “co rút lại như miếng da trâu” (Kim Định), mất đất cho Hoa tộc. Từ thời Xuy Vưu mất Hoa Bắc cho Hiên Viên, đến thời Hùng Vương thứ 6, Hoa tộc do Ân Cao Tông cầm đầu lại xâm lăng Văn Lang, rồi từ đó cho đến đời Hùng Vương thứ 18, nước Văn Lang chỉ còn lại vùng Bắc Việt và Bắc Trung Việt ngày nay.

        Vậy thì có gì hãnh diện để tự nhận có Bốn Ngàn Năm Văn Hiến? Chúng ta truy nguyên để tìm xem Tổ Tiên đã làm gì cho con cháu được tự hào có Bốn Ngàn Năm Văn Hiến. Một xã hội được gọi là Văn Hiến là một xã hội quy tụ được tiến bộ của nền văn minh thực dụng và nền văn hóa trừu tượng cùng sánh đôi thực hiện có lợi ích cho xã hội. Về văn minh thực dụng xã hội ta từ thời tối cổ đã biết trồng lúa nước, thuần hóa súc vật, đóng ghe thuyền vượt sông vượt biển đánh cá, nung đất làm những đồ sành sứ, khai thác mỏ đồng tạo tác trống đồng tuyệt vời v.v… Chúng ta sẽ không đi vào chi tiết các công trình sáng tạo đó.

          Chúng ta sẽ tìm hiểu nền văn hóa trừu tượng như thuyết Âm Dương, Ngũ Hành, Lạc Thư, Hà Đồ, Kinh Dịch, Lịch Pháp, Hồng Phạm Cửu Trù, mà người Trung Hoa tự nhận là của dân tộc họ sáng tạo. Có thực như thế không ? Nhưng trước hết hãy tìm về nguồn để xem tộc Hoa và tộc Việt ai là chủ đất Trung Hoa ngày nay và xem ai là chủ của nền văn hóa gọi là Lý Số đó.

         THỜI LẬP QUỐC

        Dân tộc Việt Nam phát tích từ Hồ Động Đình (tỉnh Hồ Nam) do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh trăm con, gốc tích Bách Việt. Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương và Long Nữ. Kinh Dương Vương là con của Đế Minh và Vụ Tiên. Đế Minh là cháu 3 đời của Thần Nông. Thần Nông là một trong Tam Hoàng thời thượng cổ. (Toại Nhân, Phục Hy, Thần Nông). Kinh Dương Vương, họ Hồng Bàng, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ vào năm 2879 trước Công nguyên. Kinh Dương Vương truyền ngôi cho con là Lạc Long Quân, Lạc Long Quân truyền ngôi cho con là Hùng Vương, đổi tên nước là Văn Lang.

        Thần Nông là một trong Tam Hoàng, có hiệu là Viêm Đế. Thần Nông sanh Đế Khôi, Đế Khôi sanh Đế Thừa, Đế Thừa sanh Đế Minh. Họ Thần Nông truyền đến Đế Minh là cháu 3 đời thì chia làm hai ngành vì Đế Minh đi xuống phương Nam lấy Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục trong khi đó đã có con lớn là Đế Nghi. Đế Minh truyền cho Đế Nghi làm vua phương Bắc và Lôc Tục làm vua phương Nam, hiệu Kinh Dương Vương.

    1-THẦN NÔNG BẮC: Đế Minh truyền ngôi cho Đế Nghi.

    Đế Nghi (2889-2844 TCN)


    Đế Lai (2843-2794 TCN)


    Đế Ly (2795-2751 TCN)


    Đế Du Võng (2752-2696 TCN)

           Ngành Thần Nông Bắc đến đây chấm dứt vì bị Hiên Viên xâm lăng cướp ngôi, lấy hiệu Hoàng Đế (2697 TCN). Đó là ông vua khởi thủy cùa dòng Hoa tộc.

    2- THẦN NÔNG NAM: Đế Minh truyền ngôi cho Lộc Tục.

    Lộc Tục hiệu Kinh Dương Vương (2879 TCN). Lập ra họ Hồng Bàng. Tên nước là Xích Quỷ. Dân Việt lấy năm này làm kỷ nguyên lập quốc. Tính đến nay, (2006) được 4885 năm.
    Lạc Long Quân, sinh trăm con (2794 TCN)


    Hùng Vương (2745-258 TCN), 18 đời, tên nước là Văn Lang.

           Lĩnh Nam Trích Quái viết về việc Hiên Viên cướp ngôi của Đế Du Võng như sau : “Đế Nghi (2889-2844) truyền ngôi cho Đế Lai cai trị phương Bắc. Nhân khi thiên hạ vô sự bèn sai quân thần là bọn Xuy Vưu thay mình coi quốc sự rồi đi tuần xuống nước Xích Quỷ ở phía Nam…Truyền đến đời Du Võng thì Xuy Vưu làm loạn. Vua nước Hữu Hùng là Hiên Viên đem chư hầu tới đánh không được. Xuy Vưu mình thú mà nói tiếng người, có sức khỏe dũng mãnh. Có người dạy Hiên Viên dùng trống da thú làm lệnh. Xuy Vưu sợ hãi chạy về đất Trác Lộc. Đế Du Võng xâm lăng chư hầu cùng Hiên Viên giao binh ở Phàn Tuyền, đánh ba trận đều thua, bị giáng chức ở đất Lạc ấp rồi chết ở đó. Giòng họ Thần Nông tới đây thì hết.”

     Theo đó thì:

    1. Họ Thần Nông đến đời Đế Minh truyền ngôi cho 2 con:
    2. Đế Nghi cai trị phương Bắc,
    3. Lộc Tục cai trị phương Nam.

            Phương Bắc ở vùng sông Hoàng Hà, nơi Hiên Viên (Hoa tộc) xâm lăng đánh Xuy Vưu (Việt tộc) để chiếm đất đai. Phương Nam ở vùng sông Dương Tử tức là vùng đất châu Kinh châu Dương, Lộc Tục dùng để đặt đế hiệu là Kinh Dương Vương.. Như thế, vào thời thượng cổ toàn thể nước Tàu đều thuộc về họ Thần Nông Viêm Đế, tổ của dòng Việt tộc.

            2- Mãi đến đời Đế Du Võng (2696 TCN) Xuy Vưu làm tướng quốc thì Hoa tộc cầm đầu bởi Hiên Viên mới từ sa mạc tràn vào đánh chiếm phần đất của dòng Thần Nông phương Bắc, tức là vùng sông Hoàng Hà. Những từ Xuy Vưu làm loạn hay Đế Du Võng xâm lăng chư hầu chỉ là danh từ của kẻ chiến thắng (Hoa tộc) gán cho người thua (Việt tộc) kiểu được làm vua thua làm giặc! Sau này các nhà viết sử của ta nhiều khi cũng bị ảnh hưởng mà dùng lối nói của Hoa tộc. 

             3- Về dòng Thần Nông, đến đời Đế Minh thì chia làm hai ngành, một ở phương Bắc, một ở phương Nam. Từ lâu, dân ta thường nói phương Bắc để chỉ nước Tàu do tộc Hoa cai trị và phương Nam để chỉ nước Việt. Vì vậy mà có sự hiểu lầm về Thần Nông và Phục Hy, cho rằng Phục Hy và Thần Nông là người Tàu gốc Hoa. Xét ra như vậy không đúng vi mãi đến đời Du Võng là cháu 7 đời Thần Nông thì tộc Hoa mới từ vùng sa mạc Tây Bắc tràn vào đánh chiếm vùng đất Hoàng Hà của dòng Thần Nông Bắc. Vậy thì có lẽ nào Phục Hy và Thần Nông là tổ tiên của Hoa tộc được?

            Về nguồn gốc Hoa tộc, theo ông Bình Nguyên Lộc trong cuốn “Nguốn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam” thì Hoa tộc là thứ người lai căn của giống người Trung Á Tokarien (Tocharian, Nhục Chi) và Mông Cổ, vì không có đất sống nên mới tràn vào miền bắc nước Tàu đánh chiếm đất cùa Việt tộc, Theo sử Tàu thì khoảng 3000 năm tr.CN. dân du mục Mông Cổ vượt sông Hoàng Hà đánh Bách Việt từ sông Hoàng Hà đến sông Dương Tử của Đế Du Võng…

             Khi Hoa tộc chiếm trọn nước Tàu rồi thì đồng hóa dân Việt còn ở lại thành người Hoa hay Hán. Họ cũng đồng hóa các nhân vật huyền sử của Việt tộc, các kinh điển, sử sách Việt tộc làm của họ. Ngay cả đến ông Bàn Cổ của tộc Miêu họ cũng nhận là tổ tiên của Hoa tộc. Vì sự mạo nhận đó mà bao nhiêu sách vở, kinh điển, đã trở thành của tộc Hoa hết mà họ gọi là Thiên Thư do thần tiên truyền cho. Sau ngàn năm bị đô hộ, khi dành lại được tự chủ thì Việt tộc trắng tay, phải đi học lại với kẻ thống trị những vốn liếng của Tổ Tiên bị chiếm đoạt. Nhưng rất may, có những truyền thuyết, những di vật được lưu lại để con cháu ngày sau nhận được di sản của tổ tiên cao quý xứng đáng với danh xưng Văn Hiến ngàn đời. Chúng ta lần tìm từng chứng tích. Nhưng ở đây sẽ không
    bàn đến các chứng tích cụ thể như Trống Đồng, như Lúa Nước v.v..hay những di chỉ các nền văn minh Hòa Bình, Đồng Đậu, Đông Sơn v.v.. mà chỉ chú trọng đến các lý thuyết về sáng tạo vũ trụ có ảnh hưởng đến con người, đó là phần Lý Số đang chi phối xã hội Á Châu và hiện ảnh hưởng tới Tây phương.

           Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết: “Vua Kinh Dương Vương nối nghiệp con cháu Thần Nông, lấy con gái vua Động Đình Quân, tỏ rõ đạo vợ chồng, nắm ngay gốc văn hóa, lấy đức mà cảm hóa dân…đó chẳng là phong tục thái cổ từ Viêm Đế ư?”  Theo đó nền tảng Văn Hiến Việt tộc đã có từ thời thái cổ.

             ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH.

             Đời Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh đuổi giặc Ân xâm lăng, vua Hùng tính việc truyền ngôi, mới bảo các con tìm món ngon vật lạ mà có ý nghĩa nhất để dâng lên Tổ Tiên thì sẽ được truyền ngôi cho. Các hoàng tử, Quan Lang, đổ xô đi tìm trân châu hải sản của ngon vật lạ dâng lên vua. Trong khi đó, hoàng tử Lang Liêu đã dùng một thứ ngũ cốc bình thường để làm một thứ bánh có ý nghiã nhất dâng lên vua cha. Lang Liêu dùng gạo nếp giã nhuyễn nắn thành hình tròn gọi là Bánh Dầy để tượng hình trời, lại lấy gạo nếp gói hình vuông để tượng đất, gọi là Bánh Chưng. Bánh Dầy Bánh Chưng tượng trưng cho Âm Dương. Bánh chưng ở trong có nhân thịt, đậu xanh, gạo nếp, gói bằng lá dong, nấu trong nước tượng trưng cho Ngũ Hành.

          Lĩnh Nam Chích Quái viết về bánh dầy bánh chưng: “Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo vì gạo là của để nuôi dân, người ta ăn mãi không chán, không có vật gì đứng trước được, nếu lấy gạo nếp hoặc gói hình tròn để tượng trời, hoặc gói làm hình vuông để tượng đất, ở trong làm nhân cho thật ngon, bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý ơn trời đất phát dục vạn vật”.

    Bánh dầy tròn tượng trời chỉ Dương.


    Bánh chưng vuông tượng đất chí Âm.

           Câu tục ngữ dân ta hằng nói, nhất là để chúc sản phụ khi sanh : “Mẹ Tròn Con Vuông”  là để nhắc nhở nguyên lý Âm Dương của trời đất.

         Bánh chưng giữa có thịt, kế đến đậu xanh, rồi gạo nếp, bọc bằng lá, nấu trong nước.

          Thịt màu đỏ chỉ Hỏa. Đậu xanh màu vàng chỉ Thổ. Gạo nếp trắng chỉ Kim, Bánh luộc tiết ra dịch chất (nhựa) hợp với diệp lục tố tạo ra màu xanh dính trên mặt bánh chỉ Thủy. Lá dong màu xanh gói ở ngoài chỉ Mộc, năm thứ đó tượing trưng cho Ngũ Hành.

            Dây lạt buộc ngoài nhuộm đỏ gồm 4 sợi buộc từng cặp song song và vuông góc chia bánh thành 9 ô vuông, chỉ cửu cung của Lạc Thư Hà Đồ.

          Chiếc bánh theo thứ tự từ trong ra ngoài, ta thấy ở giữa có thịt màu đỏ chỉ Hỏa. Hỏa sanh Thổ, đậu xanh màu vàng chỉ Thổ. Thổ sinh Kim, gạo nếp trắng là Kim. Kim sinh Thủy, dịch chất do nước nấu gạo sinh ra chỉ Thủy. Thủy dưỡng Mộc, lá dong bọc ngoài chỉ Mộc.

           Ta có Ngũ Hành Tương Sinh : Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy dưỡng Mộc.

           Bánh chưng được sắp xếp ngũ hành tương sinh theo hướng tương sinh của trái đất.

          Lòng trái đất là một lò lửa đỏ rực, theo đó nhân bánh là thịt màu đỏ tượng cho Hỏa.

          Vỏ trái đất là đất (thổ), tương ứng với lớp đậu xanh của bánh màu vàng tượng cho Thổ.


    Đất sinh ra kim loại nên bánh theo đó mà có gạo nếp trắng tượng cho Kim.

           Từ lòng đất nước chảy qua kim khí mà ra ngoài, bánh cũng được nấu trong nước tượng cho Thủy.

           Các giòng suối, giòng sông nước nuôi cây cối, lớp lá bọc ngoài của bánh tượng cho Mộc.

           Theo đó thì ngay từ thời thái cổ, cha ông chúng ta đã biết cấu trúc của trái đất và theo đó đặt ra luật Ngũ Hành.

            Thuyết Âm Dương Ngũ Hành hẵn là đã có từ lâu nhưng đến đời Hùng Vương thứ 6 thì được cụ thể hóa bằng Bánh Chưng Bánh Dầy. Thật là tuyệt vời, với thứ ăn đơn giản ngon miệng mà thể hiện được ý niệm cao siêu của một thuyết bao trùm vũ trụ, trời đất vạn vật.

           Dân ta mỗi năm đến ngày tết lại nấu bánh chưng bánh dầy để dâng lên Tổ Tiên, cũng như dâng lên bàn thờ Quốc Tổ vào dịp Giỗ Tổ. Tập tục đó được truyền từ đời này qua đời khác cho đến tận ngày nay. Nhờ đó qua các cuộc thăng trầm của đất nước với hàng ngàn năm bị đô hộ, vẫn với cắp bánh chưng bánh dầy đó làm chứng tích để nhận ra nguồn gốc Âm Dương Ngũ Hành là của các bậc tiền nhân từ thời thượng cổ lập thuyết truyền lại. Dù Bắc phương có dùng võ lực để cướp đất, để đoạt thành tích trí óc thì vật sở hữu vẫn là đích thực của Việt tộc.

           Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có từ bao giờ?

           Cổ thư Trung Hoa viết vua Đại Vũ đi trị thủy đến sông Lạc gặp con rùa thần nổi lên, trên lưng rùa có những chấm đen trắng gọi là Lạc thư, nhân đó mà làm ra 9 trù lớn (Hồng Phạm cửu trù) mà trù thứ nhất là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

           Theo Kinh Thư thì thuyết Âm Dương Ngũ Hành được nói đến trong thiên Hồng Phạm Cửu Trù do ông Cơ Tử nói với vua Vũ nhà Chu. Hồng Phạm Cửu Trù có 9 Trù mà trù thứ nhất nói về Ngũ Hành: một là Thủy, hai là Hỏa, ba là Mộc, bốn là Kim, năm là Thổ. Cơ Tử là một hiền thần cùa nhà Thương/Ân  bị vua Trụ bỏ tù được Vũ vương nhà Chu diệt nhà Thương/Ân cứu ra.

           Theo sách Chu Dịch thì khái niệm Âm Dương do Khổng Tử (500 TCN) viết ở Thập Dực khi diễn giải Chu Dịch. Hệ từ Thượng, chương V – tiết thứ nhất, có đoạn viết : “Nhất Âm Nhất Dương chi vị đạo” . Hệ từ Thượng, chương thứ XI viết : “Thị cố Dich hữu Thái Cực, Thị sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái”.

           Lại có người nói (theo Sử Ký và Lã Thị Xuân Thu) thì thuyết Âm Dương Ngũ Hành do Trâu Diễn sống thời Chiến Quốc (350-270 TCN) là người hoàn chỉnh và lập ra phái Âm Dương gia.

          Thuyết Âm Dương Ngũ Hành được phổ biến ở Trung Hoa vào thời Hán Vũ Đế (156-87 TCN) do ông vua này truyền các nhà chiêm tinh, lý học đến để hỏi xem ngày đó tháng đó cưới vợ tốt không? Người theo thuyết “Ngũ Hành” nói được, người theo thuyết “Kham Dư” nói không được, người theo thuyết “Kiến Trừ “bảo là xấu, người theo thuyết” Tùng Thời” bảo rất xấu, người theo thuyết “Lịch Gia” nói hơi xấu, người theo thuyết “Thiên Nhân” nói tốt vừa, lại người theo thuyết “Thái Nhất” nói đại cát. Các ông tranh nhau cãi đến đỏ mặt tía tai không ai chịu ai. Sau cùng Hán Vũ Đế bảo : “mọi điều nên hay kiêng, phải lấy thuyết Ngũ Hành là chính. Kể từ đó, thuyết Ngũ Hành được phát triễn”. (Sử Ký, Nhật Giả Liệt Truyện)

          Xem như thế thì truyền thuyết, sách vở Trung Hoa nói về xuất xứ Âm Dương Ngũ Hành rất lộn xộn. Thuyết lâu đời nhất do Cơ Tử đời vua Vũ nhà Chu (1122 TCN) trong thiên Hồng Phạm Cửu Trù.

           Truyền thuyết của ta nói đời Hùng Vương thứ 6, Lang Liêu đã làm ra Bánh Dầy Bánh Chưng để tượng cho Âm Dương Ngũ Hành. Đời Hùng Vương thứ 6 tương đương với đời Ân Cao Tông (1740 TCN) khi ông vua này đem binh xâm lấn đất Văn Lang bị  Phù Đổng Thiên Vương đánh đuổi. Như vậy thuyết Âm Dương Ngũ Hành đã có trước nhà Chu lâu đời khoảng 600 năm. Hơn nữa, Hồng Phạm Cửu Trù là sách của họ Hồng Bàng, dẫn chứng ở sau.

          (Chu Dịch trong quẻ Ký Tế, phần tượng truyện, hào 3 có nói:” Cửu Tam: Cao Tông phạt Quỉ phương tam niên, khắc chi, tiểu nhân vật dụng” (Cao Tông đánh nước Quỷ phương, ba năm mới được, chớ dùng tiểu nhân).

           Thuyết Âm Dương Ngũ Hành hẳn là đã được lưu truyền lâu đời trước Hùng Vương thứ 6. Lang Liêu thấm nhuần, thấu hiểu nên mới cụ thể hóa trong chiếc Bánh Dầy Bánh Chưng. Nhờ Bánh Dầy Bánh Chưng được lưu truyền từ đời này qua đời khác cho đến tận bây giờ mà thuyết Âm Dương Ngũ Hành chứng tỏ là xuất xứ của dân Việt, do các bậc thánh nhân Lạc Việt lập thuyết.

           ÂM DƯƠNG và KINH DỊCH.

            Thiên Hệ Từ thượng truyện, chương II của Kinh Dịch viết: “Thi cố thiên sinh thần vật, thánh nhân tắc chi, thiên địa biến hóa, thánh nhân địa chi, thiên thủy tương, hiện cát hung, thánh nhân tượng chi. Hà Đồ xuất, Lạc Thư xuất, thánh nhân tắc chi.”
           (cho nên trời sinh ra thần vật, thánh nhân áp dụng theo, trời đất biến hóa thánh nhân bắt chước. Trời bày ra hình tượng, hiện ra sự tốt xấu, thánh nhân phỏng theo ý tượng. Bức đồ hiện ra ở sông Hoàng Hà, hình chứ hiện ra ở sông Lạc, thánh nhân áp dụng theo).
    Hai chữ thánh nhân ở đây mọi người cho là Phục Hy phỏng theo Hà Đồ, Lạc Thư mà vẽ bát quái.

    Hạ từ truyện, chương II chép rõ hơn : “Ngày xưa họ Bào Hy (tức Phục Hy) cai trị thiên hạ, ngửng đấu lên thì xem hình tượng trên trời, cúi xuống thì xem phép tắc ờ dưới đất. Xem các văn vẻ của chim muông cùng những thích nghi với trời đất (của từng miền) gần thì lấy thân mình, xa thì lấy ở vật, rồi làm ra bát quái để thông suốt cái đức thần minh và điều hòa cái tình của vạn vật.”

    Chu Dịch toàn bộ của Ngô Tất Tố viết: “…Kinh Dịch bắt đầu từ vua Phục Hy, một ông vua về đời thần thoại, cũng gọi là Bào Hy, không biết cách đây mấy nghìn năm hay mấy vạn năm. Lúc ấy Hòang Hà có con Long Mã hiện hình, lưng nó có khoáy thành đám, từ 1 đến 9, vua coi những khoáy đó mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch ra từng nét. Đầu tiên vạch một nét liền, tức là “vạch lẽ” để làm phù hiệu cho khí Dương và một nét đứt, tức là “vạch chẵn” để làm phù hiệu cho khí Âm. Hai cái vạch đó gọi là Lưỡng Nghi, Trên mỗi Nghi thêm một nét nữa, thành ra bốn cái “hai vạch” gọi là Tứ Tượng, Trên mỗi tượng lại thêm một vạch nữa thành ra tám cái “ba vạch” gọi là Bát Quái (8 quẻ). Sau cùng vua ấy lại đem Quẻ nọ chồng lên Quẻ kia điên đảo khắp lượt thành ra 64 cái “sáu vạch” gọi là 64 Quẻ.”

           Các nhà nghiên cứu về nguồn gốc của hai ký hiệu Âm _ _ Dương __ đưa ra ý kiến như sau:

           1- Thời kỳ sùng bái bộ phận sinh dục dùng gạch dài __ tượng trưng cho bộ phận sinh dục nam chỉ Dương và gạch đứt _ _ tượng trưng cho bộ phận sinh dục nữ chỉ Âm.

           2- Lúc đầu dùng ống trúc 1 đốt  __ để tượng trưng cho dương tínhvà loại ống trúc 2 đốt _ _ tượng trưng cho âm tính.

           3- Tập tục kết giây thừng, sợi giây thừng giữa thắt nút tượng cho Âm sau biến thành _ _ , một loại giây thừng không kết nút tượng cho Dương sau biến thành __ .
    .
    4-  Nguồn gốc Dịch Quái là ở Quy bốc (bói mai rùa). Mai rùa gồm có 2 lớp. Lớp ngoài vỏ cứng, lớp trong mềm. Lớp vỏ cứng ngoài có hoa văn phân thành 9 vảy. Lớp trong mềm chia thành 12 vảy, lại có đường chỉ nhỏ phân đều mỗi bên 6 vảy. Lớp ngoài cứng số lẻ 9. Lớp trong mềm số chẵn 6. Số 9 đại diện cho Dương. Số 6 đại diện cho Âm. (Lưu Bá Ôn, Dịch Học Toàn Tập, Nguyễn Viết Dần dịch, Nguyễn Bích Hằng hiệu đính, nxb Thông Tin Văn Hóa, Hà Nội)

    Các lối giải thích nguồn gốc Dịch như trên đều cho thấy Dịch bắt nguồn ở nền Văn Hiến Văn Lang :

           1- Sùng bái bộ phận sinh dục là tập quán của dân Nam Á (AustroAsian) tức Việt Tộc. Tại nhiều vùng ở Miền Bắc và Trung Việt Nam còn có tục lệ cúng bái, rước sách bộ phận sinh dục (Ông Đùng Bà Đà, Nõn Nường).

          2- Vùng đất nhiều tre nứa thuộc vùng sinh sống của Việt tộc, từ phía nam sông Dương Tử đổ xuống vì thế chỉ có người Việt mới có hứng khởi dùng tre nứa để tượng cho Âm Dương.

          3- Sử cổ viết về người Lạc Việt : “Chính sự dùng lối kết nút”. Kết nút để phân biệt Âm Dương, sợi giây thừng giữa thắt nút là Âm, sợi không thắt nút là Dương. Điều này chứng tỏ vạch định ra Âm Dương là của nền Văn Hiến Văn Lang.

          4- Qui bốc là của dân Việt. Sách Tàu viết bộ Việt Thường đem biếu vua Nghiêu con rùa trên lưng có ghi lịch pháp gọi là Qui Lịch. Bói mai rùa cần phải có rùa lớn. Rùa lớn chỉ ở vùng sông Dương Tử mới có. Sông Dương Tử có Động Đình Hồ. Động Đình Hồ là cái nôi của Việt tộc. Âm Dương Ngũ Hành, Dịch số, Lịch pháp, Lạc Thư Hà Đồ, Hồng Phạm Cửu Trù đều phát xuất từ Động Đình Hồ, từ Châu Kinh Châu Dương. Lý số là sản phẩm trí óc của những bậc thánh nhân Việt tôc.

           Theo cổ thư thì Phục Hy là người lập ra Kinh Dịch căn cứ vào Âm Dương mà vạch ra Quẻ Lưỡng Nghi, Bát Quái. Phục Hy là một trong Tam Hoàng. Tam Hoàng là thủy tổ cùa Việt tộc như triết gia Kim Định đã phân chất : “Phục Hy làm ra Kinh Dịch. Oa Hoàng làm ra phép linh phối. Thần Nông làm ra nông nghiệp. Hữu Sào làm ra nhà sàn. Bàn Cổ xếp đặt trời đất….Xưa rày người ta vẫn nghĩ rằng bấy nhiêu vị là người Tàu cả. Nhưng đến nay khoa học khám phá ra rằng các ngài không phải là Tàu. Hỏi vậy là ai ? Các học giả chưa nói ra ngã ngũ… Xin đem các vị đi thử máu, xem là máu Tàu hay máu Việt….Đến lúc thử xong thì ra toàn loại máu T.R. (Tiên Rồng).
    “Phục Hy có tên là Thanh Tinh : Rồng Xanh, đúng là máu R đã thế lại giao chỉ với bà Nữ Oa tức hai vị quấn đuôi nhau làm sao không lây máu nhau được. Vì thế xin bà tí huyết để phân tích, mới rút ra thì đã thấy là máu T (chim) vì khi bà chết thì hóa ra chim Tinh Vệ (tức máu T : chim) tha đá lấp bể.”

    Giáo sĩ người Pháp tên là Bai-Chin (1656-1730) trong thư từ với Lép-Nít (1646-1716) cho rằng Phục Hy và Te-li-chít trong thần thoại Hy Lạp chỉ là một người. Chu Bá Ôn trong Dịch Học Toàn Tập viết : “…Từ trong bức thư của Lép-Nít (Leibniz) trả lời Bai-Chin (Bouvet) có thể thấy rõ, điều quan tâm hơn cả là làm thế nào để vận dụng các ký hiệu trong Kinh Dịch để phát triển hai vấn đề ngôn ngữ phổ thông và thần học. Trong thư của Bai-Chin trả lời ông có nói, Phục Hy và Te-li-chít trong thần thoại Hy Lạp có thể chỉ là một người, vì thế ngôn ngữ trong Kinh Dịch có thể là ngôn ngữ trong Kinh Thánh được các học giả sử dụng chung trong thời đại mông muội…”  (Chu Bá Ôn, Dịch Học Toàn Tập, Nguyễn Viết Dần biên dịch, Nguyễn Bích Hằng hiệu đính, Nhà xuất bản Văn Hóa –Thông Tin, Hà Nội, 2003)

        Theo Nguyễn Xuân Quang trong Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt thì thần thoại Hy Lạp có tới 2 vị là hình bóng của Phục Hy. Đó là thần Hermes và thần Cecrops. Thần Hermes là người nho nhả dáng dấp nhanh nhẹn giống hệt con người văn vẻ Phục Hy. Hermes có cây gậy thần caduceus có con rắn quấn biểu tượng cho y học Tây phương. Còn Phục Hy được mô tả đầu quấn vòng kết bằng lá tượng trưng cho y học Đông phương.

          Còn thần Cecrops được coi như người đã lập ra hôn phối như Phục Hy với Nữ Oa lập ra linh phối. Cecrops lập ra chữ viết giống như Phục hy vạch ra các hào âm dương được xem như là người lập ra chữ viết. Cecrops thường được vẽ hình phần trên là người phần dưới là giống rồng rắn, giống như linh vật rồng của dòng giống Việt tộc.

           Ông Nguyễn Xuân Quang còn cho Phục Hy cũng liên hệ với Thần Cò  Ibis Thoth của Ai Cập. Thần Cò Thoth phát minh ra chữ viết giống Phục Hy lập ra hào âm dương được coi như chữ viết thời sơ khai. Thần Cò Thoth còn gọi là thần Khôn Ngoan giống Phục Hy là người văn vẻ thông minh. Thần cò Thoth là Kẻ Đo Thời Gian giống Phục Hy Thắt Nút Kết Thằng và làm Lịch Rùa. Thần Cò Thoth là một chiêm tinh gia giống với Phục Hy vạch ra Bát Quái của Kinh Dịch, nguyên thủy là một thứ bói toán. Phục Hy được coi như thánh nhân áp  dụng Hà Đồ tìm hiểu tinh tú.

           HÀ ĐỒ LẠC THƯ

           ‘Theo truyền thuyết Trung Hoa thì Hà Đồ do vua Phục Hy (4480-4369 TCN) phát hiện khi đi tuần thú ở sông Hoàng Hà thấy con Long Mã từ dưới sông hiện lên trên lưng có Hà Đố ghi chép việc trời đất mở mang.
          Còn Lạc Thư do vua Đại Vũ (2205 TCN) đi trị thủy thấy con rùa thần nổi lên trên mình vẽ Lạc Thư.’

           Theo đó thì vua Phục Hy thấy long mã mà làm ra Hà Đồ rồi mãi đến một ngàn năm sau vua Đại Vũ mới thấy rùa thần ở sông Lạc mà làm ra Lạc Thư. Tại sao lại có sự cách biệt một thời gian cả ngàn năm mà cái đáng lẽ có trước là Lạc Thư rồi mới dựa theo đó để phác họa ra Hà Đồ thì lại cho Hà Đồ có trước và Lạc Thư có sau? Sự gán ghép cho ông vua này tìm ra Hà Đồ ông vua kia tìm ra Lạc Thư một cách lúng túng chứng tỏ Lạc Thư Hà Đồ không phải của Hoa tộc.

          Âm Dương Ngũ Hành là sự giải thích về việc hình thành trời đất và từ đó ứng dụng vào việc ảnh hưởng đến con người. Còn Lạc Thư Hà Đồ là tìm hiểu sự vận hành của những ngôi sao trong thiên hà và giải thích các hiện tượng vũ trụ.

          Tại sao lại gọi là Lạc Thư ? Truyền thuyết nói về thời Hùng Vương, tướng văn gọi là Lạc hầu, tướng võ gọi là Lạc tướng, dân gọi là Lạc dân, ruộng gọi là Lạc điền. Như thế Lạc Thư hẳn là sách của dân Lạc Việt.

           Còn Hà Đồ là đồ hình miêu tả sự vận động của giải ngân hà hay thiên hà.

           Cụm từ Lạc Thư Hà Đồ có nghĩa là sách của dân Lạc Việt nói về những sự hiểu biết về các liên quan đến giải ngân hà, vũ trụ.

        Ngày xưa người Lạc Việt thường viết chữ Khoa đẩu (chữ con nòng nọc hay con quăng) vào lưng rùa, có lần đem biếu cho Đế Nghiêu làm lịch  gọi là Quy Lịch, điều đó chứng tỏ người Lạc Việt đã có chữ viết. Triết gia Kim Định nói về việc đó như sau  “Có lưu truyền kể rằng, vào đời Đường nước Việt Thường biếu vua Nghiêu rùa thần trên mu có chữ con quăng ghi việc từ khai thiên lập địa về sau. Đế Nghiêu ra lệnh ghi chép và gọi là “Quy Lịch” Quy Lịch cũng gọi là Lac Thư, tức sách của Lạc dân thành bởi 9 bộ số,  nhưng 9 cũng quy vào hai là số 2 đất và 3 trời, trong truyện nói bóng là ghi truyện tự khai thiên lập địa… Sự thực đó là đạo trời, đạo đất, đạo người. Lý do nền tảng tại sao tìm hiểu về nguồn gốc văn hóa Việt mà phải nghiên cứu các phó sản của nó là Âm Dương, Tam Tài, Ngũ Hành, Hồng Phạm Cửu Trù, Lạc Thư, Sách ước. Vì tất cả đều do Việt tộc chính, về sau Tàu có lẽ thêm vào được ít chút bằng sự tô chuốt trang hoàng bề ngoài mà thôi, chứ cái nõn thì đã có sẵn rồi.”  (Kim Định, Việt Lý Tố Nguyên)

          HÀ ĐỒ LẠC THƯ và THUYẾT CON RỒNG CHÁU TIÊN

           Truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt Nam nói Lạc Long Quân lấy Âu Cơ đẻ ra một bọc có một trăm trứng nở ra trăm con. Hùng Vương được truyền ngôi chia nước ra làm 15 bộ, đặt tên nước là Văn Lang, truyền được 18 đời.

           Lạc Long Quân tên húy Sùng Lãm là con của Lộc Tục Kinh Dương Vương và Long Nữ. Lộc Tục là con của Đế Minh và Vụ Tiên. Vì gốc tích Tiên và Rồng nên dân Việt được gọi là “Con Rồng cháu Tiên”. Rồng biểu tượng cho sức mạnh vũ trụ vật chất. Tiên biểu tượng cho trí óc, sự sáng suốt, thông thái, tâm linh.

            Lộc Tục Kinh Dương Vương họ Hồng Bàng. Lạc Long Quân gốc Lạc nên dân Việt cũng được gọi là “Con  Hồng cháu Lạc” cũng gọi là Lạc Việt.

           Âu Cơ đẻ ra một bọc 100 trứng, nở ra 100 con. Cái Bọc trứng của mẹ Âu Cơ tượng trưng cho Trứng vũ trụ trong quá trình tạo sinh là nguyên thủy Thái Cực. Tượng của Thái Cực hình tròn phân cực thành Âm và Dương.

           Từ bọc Thái Cực Âm Dương nở ra 100 con. Tại sao lại 100 ? Vì tổng số của Lạc Thư Hà Đồ là 100. Độ số Lạc Thư cộng là 45. Độ số Hà Đồ là 55. Cộng chung là 100.

           Trong Lạc Thư Hà Đồ có 50 vòng đen thuộc Âm tương ứng với 50 con theo Tổ Mẩu Âu Cơ lên núi và 50 vòng trắng thuộc Dương tương ứng với 50 con theo Tổ Phụ Lạc Long Quân xuống biển.

           Lạc Thư có độ số ma phương cộng dọc công ngang cộng xéo đều ra số 15. Đó là số 15 bộ của nước Văn Lang. Số 15 bộ có lẽ chỉ là con số tượng trưng cho sự vận dụng quy luật vủ trụ Âm Dương, Ngũ Hành, Lạc Thư, Hà Đồ trong việc điều hành đất nước.

      Bánh chưng lễ có 4 sợi giây lạt nhuộm đỏ buộc từng cặp song song nhau và vuông góc chia chiếc bánh thành 9 ô vuông. 9 ô vuông này có liên quan đến cửu cung và độ số của Lạc Thư Hà Đồ. Bánh chưng buộc bằng giây lạt (cũng đọc là lạc) nhuộm đó (hồng) nhắc nhở ta nhớ đến nguồn gốc dòng giống Lạc Hồng. (giây Lạc (lạt) màu Hồng)

                    Hình vẽ Củu cung Lạc Thư Hà Đồ và độ số ma phương 15 và 100

     ĐỘ SỐ LẠC THƯ = 45

    Số Ma Phương =15

     4 9 2
     3 5 7
     8 1 6

                                                  
    Các số cộng ngang cộng dọc cộng xéo đều ra 15 gọi là số ma phương
    Số ma phương 15 tương ứng với 15 bộ của nước Văn Lang
    Độ số Lạc Thư : 15 x 3 = 45

    ĐỘ SỐ HÀ ĐỒ = 55

     2 7 4
     35-10 9
     8 1 6

    Tổng độ số Lạc Thư 45 + Hà Đồ 55 = 100 

    Lạc Thư có các số 9+3+7+5+1 = 25 thuộc Dương
    Lạc Thư có các số    4+2+6+8  = 20 thuộc Âm
    Hà Đồ có các số   7+9+5+1+3  = 25 thuộc Dương 
    Hà Đồ có các số   2+4+10+6+8 = 30 thuộc Âm
    Tổng số Dương của Lạc Thư và Hà Đồ = 50
    Tổng số Âm của Lạc Thư và Hà Đồ      = 50
    50 thuộc Dương tương ứng với 50 con theo Cha Lạc Long Quân xuống biển
    50 thuộc Âm tương ứng với 50 con theo Mẹ Âu Cơ lên núi.
    Tổng độ số 100 tương ứng với 100 con của Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long Quân.
    ( Lưu ý : Các số lẻ thuộc Dương, các số chẳn thuộc Âm)

            Huyền thoại Con Rồng Cháu Tiên và Một Bọc nở Trăm Con là do Tiền Nhân muốn nhắn gởi con cháu biết rằng Thái Cực, Âm Dương Ngũ Hành, Lạc Thư Hà Đồ là sản phẩm của Việt Tộc do Tổ Phụ thời thượng cổ lập ra với độ số chính xác sự vận hành của vũ trụ và các sao trong giải Thiên Hà.

             HỒNG PHẠM CỬU TRÙ

           Theo các nhà lý học Trung Hoa cho Hồng Phạm Cửu Trù là của vua Đại Vũ (nhà Hạ) đi trị thủy đến sông Lạc gặp một con rùa thần nổi lên, trên mai có vòng tròn đen trắng gọi là Lạc Thư, ông dựa vào đó mà làm ra 9 trù lớn, gọi là Hồng Phạm Cửu Trù rồi diễn giải và truyền lại cho đời sau. Đoạn văn này phải hiểu là vua Đại Vũ (Hoa Hạ) đã lấy được sách hay học được với dân Lạc Việt về cách xem thiên văn nên gọi là Lạc Thư và cùng lúc học được Hồng Phạm Cửu Trù của họ Hồng Bàng.

           Lại một thuyết nữa theo Kinh Thư nói Vũ Vương nhà Chu đánh thắng nhà Thương mới mời ông Cơ Tử là một tội phạm của Trụ vương để hỏi đạo trời. Cơ Tử bèn đem đạo đó là Hồng Phạm Cửu Trù mà báo lên cho Vũ Vương. Ông Cơ Tử này cũng chỉ là người đã học được Hồng Phạm Cửu Trù từ đời trước nay đem truyền lại cho Vũ Vương mà thôi. (Kinh Thư nói là của Khổng Tử nhưng chính thực là của cháu 12 đời của Khổng Tử là Khổng An Quốc đời Hán Cảnh Đế viết dựa vào cổ thư lấy được trong vách nhà Khổng Tử.)
    Trong Kinh Thư thiên quan trọng nhất là Hồng Phạm Cửu Trù lại mang nội dung của người Lạc Việt. Triết gia Kim Định nhận định như sau : Trong mấy thiên đầu Kinh Thư chữ “Viết” cũng đọc và viết là “Việt”. “Viết nhược kê cổ” cũng đọc là “Việt nhược kê cổ” (      ). Các nhà chú giải lâu đời nhất như Mã Dung và Khổng An Quốc cũng chỉ giải nghĩa rằng đó là câu nói giáo đầu (phát ngữ từ) nhưng không đưa ra lý do tại sao lại dùng câu đó, tại sao chữ viết với Việt lại dùng lẫn lộn…vì vậy mà có câu lập lờ mở đầu “Việt nhược kê cổ”. Cả Mã Dung lẫn Khổng An Quốc đều cho chữ “nhược” là thuận, chữ “kê” là khảo. Vì thế câu trên có nghiã rằng : “Người Việt thuận theo ý vua xin kê cứu việc cổ xưa”. Nếu nói viết nhược kê cổ thì câu văn thiếu chủ từ. Còn khi thay vào bằng chữ Việt thì có chủ từ là người Việt, nhưng phải cái phiền là ghi công người Việt vào đầu Kinh Thư thì không tiện, nên cho rằng chữ “Việt” với viết” như nhau…”

          Như chúng ta đã biết Âm Dương Ngũ Hành, Lạc Thư Hà Đồ là của dân Việt thì Hồng Phạm Cửu Trù cũng là của dân Việt. Hồng Phạm Cửu Trù là 9 trù của họ Hồng Bàng làm ra để theo đó mà điều hành việc nước. Hồng Phạm Cửu Trù là bản Hiến Pháp cổ nhất của dân Việt do họ Hồng Bàng lập ra cho việc trị nước.

          Hồng Phạm Cửu Trù có 9 trù tức 9 loại, 9 mục :

    Trù 1 : Ngũ Hành : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ
    Trù 2 : Ngũ Sự : Mạo (dung mạo), Ngôn, (nói năng) Thị (nhìn xem), Tư (suy nghĩ), Thính (nghe).
    Trù 3 : Bát Chính : Thực (ăn), Hóa (tiền bạc), Tự (tế tự), Tư không (canh tác),                       Tư Đồ (giáo dục), Tư khấu (hình phạt), Tân (ngoại giao), Sự (binh bị).
    Trù 4 : Ngũ Kỷ : Năm, Tháng, Ngày, Tinh Tú, Lịch pháp.
    Trù 5 : Hoàng Cực : (Hoàng là vua, ở ngôi cao nhất gọi là cực). Người làm vua phải dựng nên mực thước cho dân theo. Tóm lại là lẽ công bằng chính trực mà vua phải theo và cũng là người lãnh đạo phải làm, mà như thế là theo lẽ trời.
    Trù 6 :Tam Đức : Ngay Thẳng, Cứng rắn, Ôn Hòa.
    Trù 7 : Kê Nghi : Tra cứu nghi ngờ. Khi có sự hồ nghi do dự thì dùng bói toán để biết ý trời.
    Trù 8 : Thứ Trung : Các “điềm trời”.
    Mưa nhiều : vua làm việc rồ dại.
    Đại hạn : vua sai lầm.
    Nóng nhiều : lười biếng, bê trễ chính sự.
    Rét nhiều : Làm việc tính cách nóng nảy.
    Gió nhiếu : ngu tối, mờ ám.
    Trù 9 : Phú Cực : Ngũ Phúc và Lục Cực :
    Ngũ Phúc : Thọ, Giàu, Khỏe mạnh, Đức tốt, Sống trọn đời, Không rủi ro.
    Lục Cực : Chết do tai nạn, chết non. Đau ốm tật  bệnh. Lo buồn. Nghèo
    đói. Ác nghiệt. Nhu nhược.

           Câu truyện Sơn Tinh Thủy Tinh mà Hùng Vương thứ 18 ra điều kiện ai muốn cưới công chúa Mỵ Nương thì sính lễ phải có là :

          “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”  (Nam Hải Dị Nhân, Phan Kế Bính)

    Đây là những giá trị tinh túy nhất của nền văn hiến Văn Lang mà họ Hồng Bàng tạo lập được từ thời thượng cổ cho đến thời bấy giờ, vua Hùng Vương đòi hỏi người con rể và cũng có thể là người kế vị phải thông suốt và có trách nhiệm gìn giữ.

             * Voi chín ngà : Trù thứ nhất: đó là trạng thái ban đầu của vũ trụ theo quan   niệm của thuyết Âm Dương Ngũ Hành là : Kim, Môc, Thủy, Hỏa, Thổ và 4 trạng thái tương tác của nó  là Tứ Tượng : Tương sinh, Tương khắc, Tương thân ,Tương cụ, tổng cộng là 9. Đây là căn bản của hệ tư tưởng, chủ thuyết của nền Văn Hiến Văn Lang được mở đầu trong Hồng Phạm Cửu Trù : Bản Hiến Pháp của họ Hồng Bàng.

            * Gà chín cựa : (Kê Nghi) trù thứ 7 của Hồng Phạm Cửu Trù. Khi nhà vua có điều gì nghi ngờ thì trước hết mưu tính trong lòng rồi mưu với các khanh sĩ, khi cần thì mưu vớii thứ dân, mưu với bói toán. Đó là hình thức dân chủ ngày nay, không độc đoán mà lấy ý kiến dân chúng.

            * Ngựa chín Hồng Ma : Ngựa ngày xưa tượng trưng cho sức mạnh, chiến tranh và quyền bính. Ngựa chín hồng mao là hình ảnh của Hồng Phạm Cửu Trù, là những giá trị mà  người lãnh đạo phải noi theo trong việc điều hành quốc gia, giữ vững biên cương.

             Truyền thuyết kể rằng: Sơn Tinh là Tản Viên Sơn Thần đã giải đúng và cưới được Mỵ Nương nhưng không màng ngôi vua mà quyết chí theo Chử Đồng Tử ngao du sơn thủy tu tiên nên nhường ngôi vua cho Thủy Tinh Thục Phán. An Dương Vương đã không giữ được cơ nghiệp của họ Hồng Bàng truyền lại mà để mất trong tay Triệu Đà (Hoa tộc). Thời kỳ rực rỡ của nền Văn Hiến Văn Lang đã khép lại khi An Dương Vương trên lưng thần Kim Quy đi xuống biển.

     Quy Lịch

            Sách Thông Chí của Trịnh Tiều chép: “Đời Đào Đường (Vua Nghiêu 2253 TCN) Phương Nam có bộ Việt Thường cử sứ bộ qua lại hai lần phiên dịch sang chầu, dâng con rùa thần có lẽ đã sống trên 1000 năm, mình dài hơn 3 thước, trên lưng có khắc văn khoa đẩu ghi việc trời đất mở mang. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy Lịch”.

    Đoạn văn ngắn đó cho ta nhiều điểm đáng lưu ý:

           Bộ Việt Thường : đây là một bộ của nước Văn Lang 15 bộ.

           Trên lưng rùa có khắc chữ khoa đẩu: chữ khoa đẩu cũng gọi là chữ nòng nọc hay chữ con quăng. Điều này chứng tỏ tộc Việt đã có chữ viết ghi các sự việc. Chữ viết khắc trên lưng rùa nên cần phải có rùa to lớn. Rùa lớn chỉ ở vùng sông Dương Tử là nơi tộc Việt sinh sống mới có. Tộc Hoa ở vùng Hoàng Hà không có rùa lớn. Những mu rùa người ta tìm thấy sau này ở kinh đô nhà Thương có khắc chữ khoa đẩu hẳn là của dân Lạc Việt, có thể do dân Lạc Việt đem tặng, có thể là do tộc Hoa xâm lăng đánh cướp được ( nhà Thương/Ân xâm lăng Văn Lang thời Hùng Vương thứ 6). Rùa lại đến với dân Việt khi thần Kim Quy giúp vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa và cho móng vuốt làm lẫy nỏ để giữ nước nhưng đã bị Trọng Thủy của tộc Hoa ăn trộm tức đoạt mất tinh hoa của nền văn hiến Việt tộc. Do đó Hoa tộc đã học được thuyết Âm Dương Ngũ Hành cũng như Lạc Thư, Hà Đồ, Kinh Dịch, Lịch pháp cùa tôc Việt

           –  Ghi việc trời đất mở mang : là việc tạo thành trời đất từ Thái cực đến Âm Dương Ngũ Hành, Kinh Dịch và Lạc Thư Hà Đồ.

     

           –  Sai chép lấy gọi là Quy Lịch : chứng tỏ Việt tộc đã biết coi thiên văn địa lý để làm ra lịch. Dân Việt sống bằng nghề trồng lúa nước (Lạc dân, Lạc điền) cần biết thời tiết để canh tác trong năm nên cần có lịch. Hoa tộc đã học làm lịch với Việt tộc.

            Kinh Thư viết là vua Nghiêu sai hai ông Hy Hòa làm ra lịch. Như đọan văn trên nói rõ là khi được rùa thần trên lưng có khắc chữ khoa đẩu nói về việc trời đất mở mang do bô Việt Thường đem tặng nên mới sao chép lấy gọi là Quy Lịch chứ không phải do vua Nghiêu sai hai ông Hy Hòa làm ra lịch.



    Lại nữa, dân ta có câu ca dao độc đáo nói về việc hai ông Hy Hòa làm lịch:

     Ai về nhắn họ Hy Hòa


    Nhuận năm sao chẳng nhuận và (vài) trống canh.

     Nó chứng tỏ hai ông Hy Hòa Làm lịch này là người Lạc Việt trong thời nước Văn Lang đang rực rỡ với nền Văn Hiến dựa trên nền tảng Âm Dương, Ngũ Hành, Lạc Thư, Hà Đồ và Hồng Phạm Cửu Trù cũng như Kinh Dịch.

          Các sách Tàu như Giao Châu Ký, Tam Đô Phủ, Ngô Lục Địa lý, PhươngThảo Mộc Trang xác nhận 12 con giáp của lịch pháp là của Việt tộc như sau : ..họ (Lạc Việt) đem tính tình các con vật mà so sánh với người rồi họ truyền tụng rằng ngày thứ nhất trời sinh con chuột, ngày thứ hai sinh con trâu, ngày thứ ba sinh con cọp v.v..” … “Dân Lạc Việt trồng lúa mà ăn, dùng trà mà uống”… “dùng đá màu làm men gốm”…”Họ biết tìm hiểu các thức ăn nóng mát (tức thuyết âm dương) để trị bệnh, dùng kim đâm vào da thịt lấy máu để trị bệnh (lể giác bầu) lấy đá hơ nóng áp vào da thịt để trị bệnh…”  chứng tỏ dân Lạc Việt đã làm ra lịch, đã áp dung âm dương trị bệnh, căn bản của nền y học.

    Sách Cổ Kim Đồ Thư, Thảo Mộc Điếm viết : “Mã Viện tâu vua Tàu: Giao chỉ ép mía làm đường…Giao Chỉ làm giấy mật hương. Giấy mật hương làm bằng lá và vỏ cây mật hương trồng ở Giao Chỉ, giấy mềm. giai và thơm, ngâm nước không bở không nát.” Điều đó chứng tỏ từ đời Hùng Vương chúng ta đã có chử viết vì làm giấy không để viết chữ hay vẽ thì để làm gì?

          TÌM LẠI BẢN GỐC.

    Kể từ thời thượng cổ các Tổ Phụ dân Lạc Việt đã biết ngửng lên nhìn trời xem sự vận chuyển của tinh tú trên giải thiên hà, lại nhìn xuống đất xem xét sự vật mà hình thành thuyết Âm Dương Ngũ Hành, Lạc Thư Hà Đồ. Từ đó làm ra Kinh Dịch, Lịch Pháp rồi Hồng Phạm Cửu Trù để điều hành việc nước và các sản phẩm của Âm Dương Ngũ Hành như Y Học, Thái Ất Thần Kinh, Tử Vi, Phong Thủy…

          Để lưu truyền hậu thế các ngài đã cụ thể hóa các lý thuyết cao siêu trong các huyền thoại, ca dao hay sự vật khi nước mất chủ quyền.

          Về thuyết Âm Dương Ngũ Hành, Kinh Dịch các ngài đã làm ra Bánh Dầy Bánh Chưng cùng với câu tục ngữ tuyệt vời “Mẹ Tròn Con Vuông”

          Với Lạc Thư Hà Đồ, các ngài đã lưu truyền huyền thoại “Con Rồng Cháu Tiên”. với 100 con, 50 theo Mẹ lên núi, 50 con theo Cha xuống biển, đất nươc chia làm 15 bộ.

          Về việc điều hành đất nước và các đức tính người lãnh đạo phải noi theo là Hồng Phạm Cửu Trù thì đã có câu truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” với lời thiệu: Voi Chín Ngà, Gà Chín Cựa, Ngựa Chín Hồng Mao.

          Các ngài đã làm ra lịch để dân ta biết năm tháng mùa màng mưa nắng cho việc cày cấy lúa nước với câu ca dao bất hủ : Ai về nhắn họ Hy Hòa – Nhuận năm sao chẳng nhuận và trống canh”.

           Về chữ viết thì chính người Tàu đã công nhận dân Lạc Việt có chữ khoa đẩu (con quăng, nòng nọc) và dùng lối thắt nút để cai trị dân.

           Kể từ khi bộ Việt Thường đem Rùa Thần có khắc chử khoa đẩu ghi việc mở mang trời đất (Âm Dương Ngũ Hành Lạc Thư Hà Đồ, Lịch Pháp) tặng cho vua Nghiêu để xiền dương nền Văn Hiến tuyệt vời của dân Việt cho đến thời An Dương Vương bị Hoa tộc (Triệu Đà) đánh bại, đã giáng nhát gươm oan nghiệt xuống đầu Mỵ Châu rồi cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Thần (Kim Quy) đi xuống biển thì trang sử hào hùng chói lọi Văn Hiến Lạc Việt đã khép lại. Kẻ thống trị đã cưỡng đoạt các giá trị văn hóa của Việt tộc làm của mình. Hàng ngàn năm bị đô hộ, nền văn hóa dân tộc bị kẻ xâm lăng tước đọat. Chỉ trong vỏng 14 năm thời nhà Minh xâm lăng cai trị mà tất cả sách vở đều bị tịch thu, bắt nhân tài qua phục vụ mẫu quốc, bắt dân chúng theo phong tục tập quán Tàu, thì hàng ngàn năm bị đô hộ nền tảng văn hóa dân tộc còn gì nữa. Sĩ Nhiếp được tiếng là giáo hóa dân Việt, thực ra đã bắt dân ta học chữ Tàu, bỏ chữ khoa đẩu, bắt cưới hỏi theo lề lối Tàu, bỏ chế độ mẫu hệ, bắt ăn mặc theo Tàu cài vạt áo bên phải nghĩa là bắt theo phong tục của Hoa tộc.

    May mắn dân ta còn lưu truyền truyện tích mang tính chất huyền sử, còn ca dao tục ngữ, còn bánh dầy bánh chưng để chứng nhận di sản văn hóa của Tổ Tiên mà ngày nay tưởng như là của Tàu. Những chiếc chìa khóa để mở cửa vào nền Văn Hiến bất diệt của dân tộc còn nằm rải rác trong dân gian, cần nhiều khai thác.

         Nền Văn Hiến Việt tộc khởi đi từ thượng cổ, ít ra là từ Kinh Dương Vương, sánh ngang với các nền văn minh nhân loại như Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn Độ… Bởi vậy khi dành được tự chủ, chậm nhất từ thời nhà Lý, ông cha ta đã hân hoan hãnh diện công bố đất nước “Bốn Ngàn Năm Văn Hiến”. Đến nay trải qua ngàn năm tự chủ, đất nước Việt Nam, dân tộc Lạc Việt đã có “Năm Ngàn Năm Văn Hiến”. Chúng ta hãnh diện là con dân của nước Việt Nam Văn Hiến.*

    Đông Biên

    Nguồn:  http//www.taphopdongtam.org

    Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc và để
     phục hồi nền An Lạc & Tự Chủ

  • Văn Thơ,  Viet-Hải

    LÊ ÁNH: Đọc Truyện KIỀU của NGUYỄN DU

    Bàn về khái quát về truyện Kiều, cũng là ấn bản mang tên Đoạn trường tân thanh, thường được biết đến với cái tên phổ thông, đơn giản là Truyện Kiều, là một tập truyện thơ của đại thi hào Nguyễn Du. Đây được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong văn học Việt Nam, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát, gồm 3254 câu. Câu chuyện dựa theo tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, một thi sĩ thời nhà Minh, bên Tàu. Tác phẩm kể lại cuộc đời, những thử thách và đau khổ của Thúy Kiều, một phụ nữ trẻ xinh đẹp và có tài năng, phải hy sinh thân mình để cứu gia đình. Để cứu cha và em trai khỏi tù, cô bán mình kết hôn với một người đàn ông trung niên, không biết rằng anh ta là một kẻ sở khanh buôn người, và Kiều bị ép làm kỹ nữ trong lầu xanh.

    Tác phẩm Truyện Kiều về hoàn cảnh sáng tác thì Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỷ 19 (khoảng 1805 – 1809). Tác giả Nguyễn Du (1766-1820) tên tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ, là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê mạt,

    Nguyễn Du sáng tác “Truyện Kiều” dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Tàu, Tuy nhiên, điều độc dáo là phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng đặc sắc, mang đến sự thành công và sức hấp dẫn cho tác phẩm.như theo thể loại Truyện thơ Nôm, gồm 3254 câu trường thi lục bát. Xét về bố cục gồm 3 phân đoạn như phần thứ nhất là duyên gặp gỡ và đính ước; Phần thứ hai là nội tình rắc rối gia biến và lưu lạc. Phần thứ ba là xum vầy đoàn tụ.

    Nhìn về giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều, ta thấy giá trị hiện thực của Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo và coi trọng đồng tiền. Đặc biệt tác phẩm còn phô bày số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thuở xưa. Con người trong xã hội dù có tài năng nhưng không được làm chủ cuộc đời của mình, phải chịu nhiều thiệt thòi, bất công, cay đắng. Quà trầm luân, khổ lụỵ. Cái giá trị nhân đạo của tác phẩm là tiếng nói thương tâm trước số phận bi kịch của con người. Tiếng nói khẳng định về hiện sinh, đề cao tài năng, nhân phẩm và khát vọng chân chính của con người: khát vọng muốn sống nhân bản, và khát vọng được sống hạnh phúc. Cốt truyện đề cập về tình yêu phải được tự do, thủy chung cũng như ước mơ về một xã hội công bằng.

    Nét quan trọng của Truyện Kiều là cái giá trị nghệ thuật, như về ngôn ngữ, truyện sử dụng nhiều điển tích điển cố.qua thi nôm ở thể thơ lục bát..Điểm hay là ngôn ngữ đối thoại, độc thoại giúp bộc lộ tính cách diễn đạt tâm lý, và tâm trạng nhân vật.. Hay về nghệ thuật thể cách gthi ca tự sự có bước phát triển dột phá cao. Kế là nghệ thuật dẫn truyện đến miêu tả thiên nhiên, tình tiết và mô tả tâm lý nhân vật, tả cảnh, tả tình, hoạt cảnh cốt truyện linh hoạt.

    Nhìn qua cách phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện để lại nhiều giá trị như đứng về mặt nghệ thuật, cho đến nay ”Truyện Kiều” vẫn là tác phẩm sáng giá nhất và là sự kết hợp tinh hoa của cả quá trình mấy trăm năm hình thành và phát triển nền văn học cổ điển của Việt Nam, nên ”Truyện Kiều” được xem là biểu tượng đặc sắc khi thi nhân đã khai thác triệt để các hình thức tương xứng nhằm tô đậm nỗi thương thân xót phận của nhân vật Thúy Kiều. Đối xứng ở mỗi giai doạn bi kịch mà nàng trải qua. Trong Truyện Kiều, xét về  sự sáng tạo từ ngữ tuyệt vời của Nguyễn Du. Căn cứ vào đặc điểm về  thanh âm và thi ca ngữ điệu, nhiều khi nhà thơ đã dịch những từ ghép gốc Hán và những thành ngữ gốc Hán ra thành ra những từ ngữ Hán Việt.

    Đấy là những nét đại cương khi xem qua tác phẩm LÊ ÁNH: Đọc Truyện KIỀU của NGUYỄN DU. Giờ đây xem qua những trang dặc sắc tiêu biểu như đoạn Lời Tựa NGUYỄN VĂN THÀNH. Nhà văn này viết: “Nếu “Kim Vân Kiều Truyện” là một tác phẩm mờ nhạt dưới nền văn học cổ của Trung Hoa thì “Truyện Kiều” lại trở nên rực rỡ qua ngòi bút của Nguyễn Du. Người viết “Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du” chỉ muốn có thêm nhiều người cùng thưởng thức cái tài tình của Nguyễn Du khi vẽ lại bằng thơ bức tranh mô tả những hiện thực bất công, tàn bạo, đau đớn khốn cùng của xã hội phong kiến thời bấy giờ mà chính ông cũng phải gánh chịu.”. Xem từ trang 4-11 về yếu tố chính khi đọc vào Truyện Kiều của Nguyễn Du gồm : Hoàn Cảnh Ra Đời Truyện Kiều, và Các Nhân Vật Trong Truyện Kiều, đoạn  Các Địa Danh Trong Truyện Kiều.

    Xem từ trang 12— 42, là phần Tìm hiểu các Thành ngữ và Điển tích trong TRUYỆN KIỀU để dộc giả hiểu thấu suốt cốt truyện. Đoạn kế từ trang 43– 348, tác giả Lê Ánh cho phần Lược Truyện. Truyện Kiều bao gồm 3246 câu thơ lục bát và bắt đầu từ:

    “Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh,

    Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng….”,

    Ở trang 382, 2 câu thơ quen thuộc về “Chữ Tâm và chữ Tài”:

    “Thiện căn ở tại lòng ta,

    Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài.”

    Xét cho cùng, tất cả chúng ta sống trong cuộc đời này đều do nghiệp quả biểu hiện từ kiếp trước. Mọi hậu quả của chúng ta đang mang đều chính do bản thân chúng ta tạo ra từ tiền kiếp.

    Sang đoạn từ trang 385 – 399. về Vài nhận Xét Những Hình Ảnh Pháp Luật Sau Khi Đọc Qua Truyện Kiều. Đoạn tác giả Lê Ánh đưa yếu tố luật pháp Truyện Kiều qua cốt truyện như  Nàng Kiều Đóng Vai Bị Cáo. Trong phần xuất xứ Truyện Kiều, độc giả cũng đã biết câu truyện ra đời vào thời phong kiến, đời Lê đầu nhà Tây Sơn (1804-1809). Theo Phạm Quỳnh, trong bài ”Phụ mẫu dân hay công bộc dân”, độc giả nhận thấy trong thời phong kiến, vua quan là phụ mẫu dân, quyền hành rộng lớn, vua quan phán ra sao thì dân phải nghe theo. Trước hết phải kể đến vụ xử án khá đặc biệt mà nàng Thúy Kiều phải đóng vai bị cáo. Yếu tố khác.như Nàng Kiều Đóng Vai Quan Tòa. Thêm một vụ án nữa là kể từ khi nàng Thúy Kiều về làm vợ của tướng Từ Hải thời mỗi ngày vợ chồng lại càng yêu nhau thêm. ”Trong quân có lúc vui vầy” nàng Kiều ”Thong dong mới kể sự ngày hàn vi.” Từ Hải nghe chuyện cũ trong cuộc đời gian truân của vợ thì nổi giận đùng đùng như sấm như sét liền ra lệnh nghiêm quân tuyển tướng sẵn sàng để đi tóm cổ những kẻ đã lừa đảo hãm hại đời nàng Kiều trước kia và lôi về trừng phạt… Yếu tố thứ ba xét dến như sau: Hoạn Thư Và Quyền Bào Chữa. Nhìn về điểm riêng trường hợp Hoạn Thư được lên tiếng giải bày tâm can kể lể chuyện xưa tích cũ để tự bênh vực cho mình. Chính danh thủ phạm còn được quyền bào chữa cho mình thì tại sao trong vụ xử án này cả đám bị can còn lại chẳng ai được phân trần câu nào, không được lên tiếng cãi một tiếng nào và đều bị hình phạt… tử hình mà không phân biệt tình tiết nặng nhẹ khác nhau..Yếu tố thứ tư là Thúy Kiều Đệ Tử Lưu Linh.. Truyện Kiều là vấn đề số phận con người bị áp bức trong xã hội đồng thời là tiếng nói nhân đạo chủ nghĩa cất lên tha thiết từ xã hội cũ. Đó là tiếng nói của tầng lớp người dân bị dè nén, chịu nhiều đau khổ, con người vùng lên “đòi tự do yêu đương, đòi công lý”.  Cho nên quan điểm Lê Ánh xét về Giá trị nhân đạo được thể hiện trước hết là sự trân trọng đề cao con người từ ngoại hình, phẩm chất, tài năng khát vọng đến ước mơ và tình yêu chân chính, Bên cạnh đó Truyện Kiều còn lên án, tố cáo những áp lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người, đề cao tự do và công bằng. Thuý Kiều điển hình cho người phụ nữ trong xã hội xưa, mười lăm năm lưu lạc của nàng là một chuỗi dài bi kịch. Truyện Kiều còn bày tỏ rõ nỗi thương tâm sâu sắc trước những đau khổ của con người đặc biệt là người phụ nữ. Nguyễn Du như khóc cùng tiếng đàn và cuộc đời của Thuý Kiều, ông cũng bày tỏ thái độ trân trọng vì Kiều cho dù có lúc nàng đã là hạng người ở dưới đáy nhơ nhớp của xã hội.

    Xét sang doạn: Vài Khía Cạnh Lịch Sử Về Truyện Kiều, từ trang 400- 402. Truyện Kiều là một huyền thoại xây dựng trên hai nhân vật có thật vào đời vua Gia Tĩnh nhà Minh (1522-1566).

    Theo tác giả Lê Ánh cho cảm nhận về tác phẩm đồ sộ này như sau: “Nhiều người cho rằng Thanh Tâm Tài Nhân đã căn cứ vào huyền thoại nêu trên để viết Kim Vân Kiều Truyện. Khi dựa vào Kim Vân Kiều Truyện để viết Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã sử dụng văn tài của mình để tô điểm cho huyền thoại, biến tác phẩm thành một kiệt tác của dân tộc Việt Nam;  Truyện Kiều của nước Nam…. Hơn nửa thế kỷ trước, nhiều người đã chỉ trích nhân sĩ Phạm Quỳnh quá cường điệu khi phát biểu rằng “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn “. Có lẽ khi nói câu này, ông chỉ muốn ám chỉ đã là người Việt, thì dù ở thế hệ nào, cũng sẽ yêu Truyện Kiều, vì đó là một tác phẩm vừa đẹp, vừa hay, vừa hợp với cá tính của dân tộc. Trong ý nghĩa ấy, ai đủ can đảm để phê phán lời nói nêu trên của ông là một lời quá đáng?”

    Sang đoạn Nhận Xét Tổng Quát, từ trang 403-405. Tựu trung, về phương diện văn chương thì ai cũng công nhận Truyện Kiều là hay, nhưng về đường luân lý, theo các cụ là một quyển không nên cho đàn bà con gái xem. Bởi vậy trong dân gian đã có câu:

    “Đàn ông chớ kể Phan Trần

    Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều.”

    Ngày nay, việc phân tích và đánh giá về nhiều góc cạnh của Truyện Kiều có nhiều và về phương diện luân lý, việc đánh giá đã không còn khe khắt như trước. Và có nhận xét tích cực và khách quan thì mặt ưu và mặt khuyết của tác phẩm, có thể đúc kết khái quát lại như sau: “… Truyện Kiều đã phản ảnh sinh động xã hội thời đại của tác giả, khi mà chế độ phong kiến đang suy thoái đã bộc lộ đầy đủ tính chất mục nát, vô nhân, và các tầng lớp nhân dân đã bị dồn đến bước đường cùng… Khi viết, tuy có dựa vào Kim Vân Kiều truyện, nhưng với kỳ công tái tạo, Truyện Kiều của nhà thơ đã trở thành viên ngọc vô giá của thể loại truyện thơ nói riêng và của nền văn học dân tộc Việt nói chung…”.

    Phần kết thúc là đoạn Tầm ảnh hưởng, trang kết luận ở trang 406 như sau:

    “Hàng trăm năm qua, Truyện Kiều vẫn luôn tồn tại trong đời sống của dân tộc Việt. Từ đó, lẩy Kiều, trò Kiều, vịnh Kiều, tranh Kiều, bói Kiều… đã phát sinh trong cộng đồng người Việt.

    Truyện Kiều là câu chuyện đời thê lương, bất hạnh về số mệnh của người con gái nhà lành có tài, có sắc trong xã hội phong kiến. Dưới ngòi bút Nguyễn Du, số mệnh của người con gái bất hạnh có sức lan toả và tạo xúc động sâu sắc. Qua nhân vật Thuý Kiều, Nguyễn Du chung quy nói lên số mệnh của con người nói chung trong xã hội phong kiến bất công, tàn nhẫn. Hoài Thanh, nhà nghiên cứu và phê bình văn học đã từng cho rằng vấn đề đặt ra trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là vấn đề về quyền sống của con người trong xã hội phong kiến. Nhà thơ Chế Lan Viên cũng đã từng kết nối cuộc đời nàng Kiều với “cuộc đời dân tộc”: câu thơ dẫn chứng…

    “Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc

    Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên…”

    Truyện Kiều của Nguyễn Du đã diễn giải những bất hạnh của hồng nhan truân chuyên của Thuý Kiều bằng thuyết tài mệnh tương đố của Nho học truyền thống. Cho nên tác phẩm trường thi mang giá trị của một tuyệt tác về nghệ thuật ngôn ngữ và thi ca.

    Lê Ánh cho ý tiếp: “Cuộc đời Thuý Kiều là một bài thơ trữ tình về tình yêu nhưng cũng là khái quát của những trầm luân dâu bể trong số phận con người mà Nguyễn Du là người chứng kiến và phản ánh. Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du đã khái quát cả một hành trình dài như một sự dự đoán, tiên nghiệm về thiên mệnh:

    “Trăm năm trong cõi người ta

    Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.”

    Hai câu thơ như gói trọn cả không gian – thời gian trong vũ trụ, dồn nén trong sự vĩnh cửu của loài người. Xã hội mà Thuý Kiều sống, tài và sắc lại chính là căn nguyên cho toàn bộ cuộc đời trầm luân, bảy nổi ba chìm suốt 15 năm lưu lạc giang hồ. Nguyễn Du thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ và viết ra lời than đau xót:

    “Trải qua một cuộc bể dâu

    Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.”

    Tóm lại, những dòng nhận định cuối của bài Bạt này, khi xét qua tác phẩm mới của nhà văn Lê Ánh, đi từ khởi đầu sách, ở trang 001 Lời Tựa và Hoàn Cảnh Ra Đời Truyện Kiều trang 004, tác giả đã dẫn chúng ta qua 450 trang giấy và qua nhiều sự kiện cấu tạo thành Truyện Kiều gồm 3246 câu thơ lục bát, với nhiều tình tiết. Phong văn Lê Ánh dùng dễ hiểu, bình dị dù đây lâ tác phẩm mang tính triết lý, Nguyễn Du dùng nhiều điển tích và ẩn dụ. Bố cục văn bản truyện được trình bày về đề tài mạch lạc, chặt chẽ, tác giả diễn đạt cốt chuyện rõ ràng và khúc chiết, ví dụ ở những phân đoạn Lược Truyện, Khía cạnh Lịch sử về Truyện Kiều và Nhận xét Tổng quát là điển hình.

    Điểm đáng khen của sách khi cho 3 phân đoạn sau đây để dễ dàng cho độc giả hiểu khi xem sách như sau: Các Nhân Vật Trong Truyện Kiều, Các Địa Danh Trong Truyện Kiều, Tìm hiểu các Thành ngữ và Điển tích trong TRUYỆN KIỀU để hiểu rõ cốt truyện.

    Lời kết tạm: Như vậy, sách mới LÊ ÁNH: Đọc Truyện KIỀU của NGUYỄN DU như nhà văn Nguyễn Văn Thành cho cảm nghĩ : “Nếu “Kim Vân Kiều Truyện” là một tác phẩm mờ nhạt dưới nền văn học cổ của Trung Hoa thì “Truyện Kiều” lại trở nên rực rỡ qua ngòi bút của Nguyễn Du. Người viết “Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du” chỉ muốn có thêm nhiều người cùng thưởng thức cái tài tình của Nguyễn Du khi vẽ lại bằng thơ bức tranh mô tả những hiện thực bất công, tàn bạo, đau đớn khốn cùng của xã hội phong kiến”, ở thuở xa xưa. 

    Suy tâm từ những kinh nghiệm sâu xa về cuộc sống, Nguyễn Du, là một nhà Nho hoài Lê, dù sống trong rất nhiều ràng buộc bởi xã hội mà tư tưởng phong kiến bất công hiển hiện thuở đương thời, nhưng bằng tâm huyết, trí tuệ giữ quan điểm văn hóa của mình ông đã dám từ bỏ những định kiến khắc nghiệt đến phi lý về người phụ nữ trong xã hội đương thời để sáng tạo nên một biểu tượng Thúy Kiều độc đáo như một gương can đảm vượt bao thử thách vì nữ quyền, về quyền sống và quyền làm người của phụ nữ. Vì vậy có thể nói với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế một di sản văn hóa vô cùng quý báu, hầu góp tiếng nói không nhỏ đòi quyền tranh dấu cho phụ nữ, một vấn đề cho đến mãi hôm nay vẫn còn nguyên giá trị thời sự đối với nhân loại. Nhất là ở quê nhà Việt Nam chúng ta

    Xin trân trọng giới thiệu: “LÊ ÁNH: Đọc Truyện KIỀU của NGUYỄN DU”.

    Trần Việt Hải Los Angeles. 14/11/2022.

  • Văn Thơ,  Viet-Hải

    Tết bước đi lại quê hương trong nỗi nhớ.

    Mỗi dịp Tết đến, tôi lại thèm được đắm mình trong nắng ng rực rỡ nơi quê nhà. Bởi cái lạnh nơi đất khách càng lạnh lẽo hơn khi mỗi độ tiết xuân về. Xa quê xưa rồi, tôi mới thấm thía nỗi nhớ quê, mới thấm nỗi nhung nhớ quê mình, vì sự thiếu vắng vùng đất phải được tự do bởi bẩm sinh, không van nài, xin xỏ ai cả.

    Bên thềm mùa xuân

    Xa quê hay ly hương là điều ít ai muốn vì vấn đề nào đó như chính kiến, vào kỷ niệm xưa vào dịp Tết là điều buồn vơi, và là điều ta phải chấp nhận. Với những người con xa quê, tất cả những gì có trong ngày Tết, những gì thuộc về cảnh cũ người xưa đã trở thành nỗi thầm mong, nỗi khao khát mà thôi. Với tôi, quê hương là nơi của cha và quê hương là nơi của mẹ. Quê hương cũng là nơi của vợ. Trong bài này nhà thơ Thái Tú Hạp nhắc tôi ở vị trí ngã ba đường đời, nơi có Tây Ninh, có Vũng Tàu và có Bến Tre, những vùng đất mỹ miều trong tâm khảm tôi và những vùng đất yêu thương luôn tươi cười chào đón tôi.

    Trong một tâm thức của riêng mình tôi chạnh nghĩ quê hương cũng là khoảng trời xanh bao la, xa xăm mà tôi ngước nhìn về bên kia bờ đại dương từ California. Quê hương đã là tiếng ru êm ấm của mẹ đưa tôi vào những giấc ngủ thiên thần tuổi nhỏ.

    Như vậy, quê hương có thể được xem như nơi ta mở mắt chào đời, nơi nuôi ta khôn lớn, quê hương tiềm ẩn trong ký ức, rất khó quên. Lòng yêu mến quê hương mà quyển sách xưa của văn hào người Ý, Edmondo de Amicis, tác giả của danh tác “Tâm Hồn Cao Thượng” (Les Grands Coeurs, coeuo [Heart] 1886), kể về lòng yêu nước của cậu bé Thành Padova yêu thương quê hương, một dấu ấn cho nhiều chúng ta của một thuở đã qua. Một chế độ chính trị, một thể chế cầm quyền có thể vi phạm sai lầm bởi yếu tố nhân tai, nhưng quê hương bởi bản sắc không bao giờ sai trái cả. Hãy ca tụng nơi bạn sinh ra, dù quê làng thôn xóm có nghèo khổ, nhưng đó là quê hương bởi định nghĩa, bởi tình yêu cho quê hương, quê hương là nôi sưởi ấm trong góc nhớ trong tâm hồn của mỗi chúng ta.

    Tôi khởi sự bước đi từ quê cha… tỉnh Tây Ninh với sơ lược như sau:

    Về địa lý, Tây Ninh cách Sài Gòn 99km về hướng bắc, chu vi dài 214km. Phía bắc Tây Ninh tiếp giáp với tỉnh Kampong Cham của Cao Miên, phía nam giáp tỉnh Hậu Nghĩa, phía đông giáp tỉnh Bình Dương và phía tây giáp 2 tỉnh Prey Veng và Svay Rieng của Cao Miên. Do đó, khi nhìn vào bản đồ địa lý thì Tây Ninh có biên giới chia chung với xứ láng giềng Cao Miên khá nhiều. Về diện tích thì Tây Ninh choáng khoảng 3850km vuông. Địa thế Tây Ninh quan trọng là vì nằm ngay trên trục giao thông nối liền Sài Gòn sang Miên. Tây Ninh nằm trên địa thế khá cao là 15 mét trên độ cao của mặt biển. Về khí hậu thì Tây Ninh rất nóng, ẩm ướt vào mùa nóng bức, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.

    Ghé quê cha, có lẽ tôi nên đ cập về ngọn núi Bà. Núi Bà Tây Ninh nằm ở phía Đông Bắc thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, cách trung tâm thành phố 11km. Đây là ngọn núi cao nhất Nam phần (986m). Kể về sự tích núi Bà Đen Tây Ninh, theo lịch sử núi Bà Đen, vào thời nhà Nguyễn, Lý Thiên (quan trấn nhậm Trảng Bàng) và ái thê Ðặng Ngọc Phụng có một người con gái tên là Lý Thị Thiên Hương. Trong một lần lên núi vãng cảnh chùa. Nàng chẳng may bị côn đồ ức hiếp và được Lê Sĩ Triệt cứu giúp. Khâm phục tài đức hơn người của thiếu niên họ Lê, cha mẹ Thiên Hương đã hứa gả nàng cho Sĩ Triệt. Khi chờ đợi Sĩ Triệt tòng quân đánh Tây Sơn trở về. Thiên Hương lại bị kẻ xấu vây bắt toan hãm hiếp. Để giữ đức hạnh, Thiên Hương đã nhảy xuống khe núi tiết tử. Hương hồn Thiên Hương trở về báo mộng cho vị sư trụ trì của ngôi chùa trên núi trong diện mạo màu đen sẫm. Từ đó, người đời gọi nàng là Bà Đen và lập miếu thờ để an ủi vong linh nàng tiểu thư đẹp người, đẹp nết nhưng yểu mệnh. Trên núi có ngôi cổ tự, Linh Sơn Tiên Thạch. Tại nơi đây có thờ Bà Đen, vốn được mệnh danh ngôi chùa của sự linh thiêng. Trong tiềm thức của người dân địa phương nơi đây luôn tin rằng bà sẽ hiển linh phù hộ và giúp đỡ cho dân chúng. Ngôi chùa được xây dựng từ thế kỷ 18 và trải qua nhiều lần trùng tu hầu giữ sắc thái uy nghi của di tích.

    Về sử lược, sau khi Pháp chiếm Nam kỳ chúng thành lập tỉnh Tây Ninh để dễ bề kiểm soát với 2 thị trấn là Tây Ninh và Gò Dầu Hạ và 2 quận Thái Bình và Trảng Bàng. Thời đệ nhứt Cộng Hòa, Tây Ninh có 3 quận là Châu Thành, Gò Dầu Hạ và Trảng Bàng. Đến năm 1961, Tây Ninh có 4 quận là Phú Khương, Phước Ninh, Hiếu Thiện (Gò Dầu hạ) và Khiêm Hạnh. Về giao thông đường thủy, nhờ hai con sông Sài Gòn và Vàm Cỏ cũng như rất nhiều rạch lớn trong tỉnh, nên sự lưu thông đường thủy trong địa phận cũng như từ Tây Ninh đến các tỉnh thành lân cận rất thuận tiện.

    Tây Ninh có con sông lớn Vàm Cỏ Đông chảy từ biên giới Cao Miên tại xã Hòa Hội, Tân Biên rồi qua các địa danh Châu Thành, Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng, sông dài hơn 150 km. Tại Tây Ninh, Vàm Cỏ Đông chảy từ  phía tây bắc hướng Bến Cầu có cảng Bến Kéo qua Gò Dầu Hạ, rồi xuôi hướng đông nam chảy qua thị trấn Bến Lức của tỉnh Long An. Sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây hợp lưu vào cửa Soài Rạp đổ ra biển.

    Tôi nhớ từ Gò Dầu đi Tây Ninh, liên tỉnh lộ này trở thành liên tỉnh lộ 22B lên Tân Biên rồi chạy đến biên giới Việt Miên ở Xa Mát. Tại biên giới liên tỉnh lộ này qua Soài Riêng rồi nối liền với quốc lộ 1 đi Nam Vang. Tỉnh lộ nối liền Tây Ninh-Katum dài 36 cây số. Ngoài ra Tây Ninh còn có tỉnh lộ 787 đi Thủ Dầu Một (con đường này chạy qua Chợ Lớn, Trảng Bàng, rồi từ Trảng Bàng đi Thủ Dầu Một). Từ Trảng Bàng có tỉnh lộ 784 đi Tây Ninh (ngang qua Tòa Thánh Tây Ninh). Từ thị xã Tây Ninh có tỉnh lộ 785 đi Tân Châu, tỉnh lộ 788 đi Tua Hai đến tận biên giới Việt Miên, tỉnh lộ 781 đi Phước Tân, tỉnh lộ 786 đi Bến Cầu và biên giới Mộc Bài. Từ Tân Biên qua Tân Châu có tỉnh lộ 795. Biên giới Tây Ninh là vùng đất mà 2 dân tộc Việt Miên hãy còn tranh chấp cho đến bây giờ. Năm 1890, nhân danh là chủ nhân ông của Nam kỳ, thực dân Pháp ác ôn tự ý đã cắt phần đất dọc theo rạch Ngã Bát nhượng cho Cao Miên. Đây là phần đất rất quan trọng cho nền kinh tế của Tây Ninh.

    Bước tiếp ghé về Vũng Tàu quê ngoại

    Vũng Tàu nằm trên bán đảo cùng tên, là tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. Nằm nhô hẵn ra khỏi đất liền như một dải đất có chiều dài khoảng 14km và chiều rộng khoảng 6km. Từ nơi đây, người ta có thể nhìn biển Đông cả khi trời mọc lẫn lúc hoàng hôn. Vốn là một thành phố ven biển, có bờ biển trải dài 20km Vũng Tàu trở thành nơi du lịch nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó Vũng Tàu còn là miền đất có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời với những di tích mang đậm dấu ấn của những thời kỳ lịch sử. Hiện toàn tỉnh có 29 khu di tích lịch sử thu hút khách du lịch. .

    Vũng Tàu là một thành phố ven biển nên nơi đây có những bãi biển lý tưởng để du khách nghỉ mát và tắm biển. Bãi Sau là một trong những bãi biển đẹp của Việt Nam còn có tên gọi là Thùy Vân (Thùy Dương). Nằm phía Nam Vũng Tàu kéo dài từ chân Núi Nhỏ chạy dài gần 10km đến Cửa Lấp, bãi cát dài phẳng, nước biển sạch, trong xanh, sóng lớn. Mặt trước là biển Đông, phía sau là những đồi cát trắng và rừng phi lao ngút ngàn.

    Tôi nhớ bãi Trước còn gọi là bãi Tầm Dương, nước biển không sạch bằng bãi Sau vì thế mà hầu như du khách thường tập trung ở bãi Sau để tắm. Nhưng ở bãi Trước này du khách sẽ tìm được cái cảm giác khó quên và lãng mạn, đó là được ngắm hoàng hôn vào lúc xế chiều và bình minh vào buổi sớm mai đẹp thơ mộng tuyệt vời. Dọc theo bờ biển là những hàng dừa, chính vì vậy mà trước đây nơi này còn có tên gọi là vịnh Hàng Dừa. Bên dưới là khu công viên đầy hoa dành cho du khách bộ hành bên cạnh tiếng sóng vỗ dào dạt. Đêm đến, dọc bên đường chính rực sáng với hệ thống đèn cao áp, những quán café tỏa sáng muôn ánh đèn đủ màu sắc. Tả về bãi Sau với nét đẹp dịu dàng và rực rỡ, nếu so với bãi trước lộng lẫy, và Vũng Tàu còn có bãi Dâu yên bình, tĩnh lặng. Bãi này có nhiều ghềnh đá thơ mộng và kín gió, hai đầu bãi có nhiều mỏm đá lớn nhô ra biển, sau lưng bãi là địa hình lòng chảo được cây cối um tùm bao bọc tựa triền núi lớn, chân núi dốc đứng và ăn sát ra biển. Đến bãi Dâu, không khí ồn ào, náo nhiệt tách rời hẳn và mang lại cho du khách cái cảm giác thanh bình.

    Cuối Núi Nhỏ về phía Nam là ngọn núi Nghinh Phong ôm lấy bãi Vọng Nguyệt phía Đông và bãi Dứa hướng Tây, gió thổi quanh năm. Tiếp tục đi một khoảng không xa lắm từ bãi Nghinh Phong, hay Ô Quắn (Au Vent) ta bắt gặp Hòn Bà- một bãi đá lởm chởm làm cầu. Nằm song song với bãi biển chạy từ chân Núi Nhỏ đến Cửa Lấp dài khoảng 10km là dãy đồi cát cao từ 4m đến 12m. Cũng nhờ vào đồi cát này mà những luồng gió lớn từ biển Đông thổi vào không gây nhiều thiệt hại cho nơi đây. Vị trí thị xã Vũng Tàu nằm về phía Tây Nam tỉnh lỵ Phước Tuy và cách Sài Gòn khoảng 125 cây số. Đường vào thị xã Vũng Tàu chỉ có một con đường duy nhất là quốc lộ 15 đi từ tỉnh Phước Tuy, qua rạch Cây Khế rồi dẫn vào trung tâm thị xã. Liên tỉnh lộ 51 từ thành phố Biên Hòa đi Phú Mỹ, Suối Tiên, qua thị xã Bà Rịa, rồi đến thành phố Vũng Tàu. Liên tỉnh lộ 56 từ thị xã Long Khánh đi Bà Rịa. Liên tỉnh lộ 55 từ thị xã Bà Rịa đi Long Điền …

    Chung quy, Vũng Tàu là một thành phố biển có 42 km bờ biển bao quanh, có núi Lớn (núi Tương Kỳ) cao 245 m và núi Nhỏ (núi Tao Phùng) cao 170 m. Trên núi Nhỏ có ngọn hải đăng cao 18 m, chiếu xa tới 30 hải lý và có tuổi đời trên 100 năm, được coi là ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam. Trên núi lớn có Hồ Mây là một hồ nước ngọt lớn và rừng nguyên sinh. Thành phố được bao bọc bởi biển, các cánh rừng nguyên sinh, các ngọn núi cao, ngoài ra còn có sông và nhiều hồ nước lớn giúp khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ ôn hòa, trong thành phố có rất nhiều cây xanh và hoa được trồng ở mọi nơi.

    Như vậy, tính đến cuối tháng 4 năm 1975, thị xã Vũng Tàu có tổng cộng 6 phường: Vũng Tàu, Thắng Nhứt, Thắng Nhì, Thắng Tam, Phước Hải và Phước Thắng.

    Bến Tre, Quê Vợ Thương Nhớ.

    Bến Tre quê vợ về vị trí phía Nam của Định Tường và phía Đông của Vĩnh Long là tỉnh Bến Tre, một tỉnh nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp với Biển Đông. Còn về vị trí thì Bắc giáp Định Tường, phía Tây và Tây Nam giáp Vĩnh Long, và phía Nam giáp Trà Vinh, hướng Đông và Đông Nam giáp biển Đông. Hiện tại Bến Tre có 9 quận: Trúc Giang, Hàm Long, Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại, Đôn Nhơn, Mỏ Cày, Hương Mỹ và Thạnh Phú. Sau năm 1975, Chợ Lách được sáp nhập vào Bến Tre, tuy nhiên, quận Đôn Nhơn được sáp nhập vào Mỏ Cày, Hương Mỹ và Thạnh Phú, và Hàm Long được sáp nhập vào Ba Tri nên Bến Tre chỉ còn có 7 quận. Bến Tre là một vùng đất phù sa màu mỡ, gồm ba cù lao lớn là cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa. Tuy mang tên Bến Tre, nhưng đây chính là quê hương xứ dừa với những vườn dừa ngút ngàn. Ngoài ra, Bến Tre còn trồng lúa, mía, thuốc lá, dưa, bông vải và đủ loại trái cây. Vùng đất Cái Mơn còn là quê hương của cụ bác học Trương Vĩnh Ký, một người hiếu học thông minh, và nói được nhiều thứ tiếng. Cụ có công rất lớn với sự phát triển của chữ Quốc ngữ tại Việt Nam. Cụ chủ trương canh tân cải cách và mang văn Tây về truyền bá cho dân Việt.

    Trở lại địa lý tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, với các hệ thống kênh rạch chằng chịt. Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km. Bến Tre có bốn con sông lớn là Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bao bọc đồng thời chia Bến Tre thành ba phần là cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh phù sa màu mỡ, cây trái sum suê …Rễ tôi về quê vợ ăn trái cây thay cơm.

    Vì bà nhà của tôi có sanh quán gốc Ba Tri, nên tôi xin hiếu để thêm chuyện ông Già Ba Tri, ông tên thiệt là Thái Hữu Kiểm, sống ở Ba Tri, Bến Tre từ thế kỷ 18. Năm 1806, ông Kiểm dựng chợ Trong bên cạnh rạch Ba Tri, giύp cho dân cư ở khu này mần ăn. Dѐ đâu mấy cha ở chợ Ngoài đắp đập chặn không cho ghe thuyền từ sông Hàm Luông vô chợ Trong. Chợ ế ẩm quá, dân tình khόc rὸng !

    Ông Kiểm nổi quạu, kiện lên quan huyện. Hổng biết quan cό ăn hi lộ không, mà phán:“Sông bên làng xã nό đắp đập thây kệ cha nό !”. Ông Kiểm thua kiện ! Già mà gân, ông Kiểm nόi : “Kiện lên quan hổng được, lão kiện lên… vua !”. Kể tiếp về chuyện Ông Già Ba Tri, sau khi đσn khiếu nại được vua Minh Mng xem xе́t, thấu đáo tὶnh hὶnh, nhà vua đã bác bὀ cách xử cὐa quan phὐ Vῖnh Long và phán rằng : “Lὸng sông lὸng rạch là cὐa chung, không phải cὐa làng này, làng kia nên quan huyện, phὐ phải coi phá đập để dὸng chảy thông thưσng”. Điều đό cό nghῖa là ông Cả Kiệm đã thắng kiện và việc tự у́ đắp đập khi dὸng kênh Ba Tri chảy qua địa phận làng mὶnh cὐa ông xã Hạc là sai trái. Cό thể nόi, đây cῦng chίnh là vụ án đầu tiên được đίch thân vua Minh Mạng xét xử và ra phán quyết ngược với những “luật làng” truyền miệng từ trước đến nay. Bản án này (phép vua ăn luật làng), sau đό đã làm nức lὸng không chỉ người dân trong vὺng Ba Tri mà ngay cả những người dân miền Tây đi mở cōi khác, giύp cho hệ thống sông ngὸi kênh rạch được thông thưσng.

    Sau đây, người viết bài xin đề cập về quê hương đáng yêu của hai ông bà song thi sĩ Hạp Cầm, người của quê hương Đà Nẵng …

    Ta nghe Đà Nẵng tự tình

    Tiên Sa Sơn Trà địa hình ngàn năm

    Hội An quê quán Hạp Cầm

    Mỹ Khê sóng nước xa xăm trắng ngần

    Bạch vân lãng đãng Hải Vân

    Hàn giang uốn khúc nắng vàng vấn vương

    Ngũ Hành Sơn mãi nhớ thương

    Hòa Vang đất mẹ quê hương hữu tình.

    Trần Việt Hải.

    Địa danh Đà Nẵng (chữ Hán: 沱㶞 hoặc 陀㶞) được nói đến sớm nhất trong sách Ô Châu cận lục (in lần đầu năm 1555 của Dương Văn An), quyển 5, “Tự từ” (chữ Hán: 寺祠, chùa và đền), “Thần từ” (chữ Hán: 神祠, đền thờ thần), “Tùng Giang từ” (chữ Hán: 松江祠, đền Tùng Giang):

    Đà Nẵng ở vị trí chiến lược, khi thất thủ vùng đất này ngoi bang dễ bề chiếm đoạt Việt Nam. Đà Nẵng mang vai trò cửa ngõ phía đông của tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây. Hải cảng Đà Nẵng là điểm cuối phía đông của tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC, East West Economic Corridor route). Đóng vai trò là cửa ngõ ra Thái Bình Dương và là hải cảng xuất nhập hàng hóa của vùng nội địa giàu tiềm năng chưa được khai thác ở Lào, Đông bắc Thái Lan, Miến Điện và miền Trung Việt Nam. Đây là một lợi thế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho Đà Nẵng mở rộng giao thương kinh tế với các nước trong khu vực Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng (GMS, Greater Mekong Subregion) và các vùng kinh tế ở lưu vực sông Hằng (Ấn Độ).

    Địa lý chiến lược Đà Nẵng

    • Quân Pháp tấn công Đà Nẵng năm 1858
    • Hoa Kỳ đổ bộ vào Đà Nẵng năm 1965
    • Bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng: Bãi biển đẹp thiên đàng biển cả.

    Được bình chọn từ tạp chí Forbes, bãi biển Mỹ Khê được đánh giá là bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Đà Nẵng là nơi tập hợp nhiều bãi biển đẹp và nổi tiếng như Bãi biển Tiên Sa, hay Bãi biển Non Nước, nhưng bãi biển Mỹ Khê vẫn nổi lên như một viên ngọc thạch trong sáng, thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch trong và ngoài nước.

    Biển Mỹ Khê

    Bãi biển Mỹ Khê có đường bờ biển dài khoảng hơn 900 mét. Nổi tiếng với thảm cát trắng mịn, dòng nước ấm quanh năm, nhịp sóng biển ôn hoà và được bao phủ bởi rặng dừa trải dài bao quanh, bãi biển Mỹ Khê toát lên vẻ đẹp hấp dẫn khó cưỡng. Bởi vậy, đa số người dùng trên trang mạng du lịch Tripadvisor cũng đã nhận xét bãi biển Mỹ Khê là 1 trong 10 bãi biển châu Á được yêu thích nhất thế giới.

    Bãi biển Tiên Sa

    Bãi biển được ví như một dải lụa mềm. Tương truyền, các nàng tiên thường rủ nhau xuống đây dạo chơi, ngắm cảnh. Vì vậy, cái tên “Tiên Sa” đã được đặt cho nơi này. Vài năm trở lại đây, địa điểm nghỉ mát ở Đà Nẵng này đã trở thành “thỏi nam châm” thu hút, hấp dẫn du khách thăm viếng.

    Phố cổ Hội An

    Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam (Việt Nam), cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ XVII và XVIII. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ XIX, do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.

    Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 cuối năm 1999 (ngày 4 tháng 12), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới, dựa trên hai tiêu chuẩn. Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế, và Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo.

    Hội An còn được gọi là Hoài Phố, sau Hoài Phố biến thành Phai Phố, từ đó xuất hiện cái tên Faifo. Trong những thư từ, ghi chép của những giáo sĩ, học giả phương Tây, những cái tên Faifo, Faifoo, Fayfoo, Faiso, Facfo… từng xuất hiện nhiều lần. Alexandre de Rhodes trong bản đồ An Nam gồm Đàng Trong và Đàng Ngoài ấn hành năm 1651 có ghi rõ tên Haifo. Về sau, trên bản đồ chính thức của chính quyền Đông Dương, người Pháp đều sử dụng tên Faifo để chỉ Hội An.

    Mừng Tết Quý Mão 2023Chúc Mừng Năm Mới.

    Bài “Tết bước đi lại quê hương trong nỗi nhớ” khá dài, xin gởi tặng bạn bẻ, độc giả thân hữu những kỷ niệm quê hương khi xuân về.

    Sau đây là đoạn kết bài theo ý tưởng quê xưa, quê mình trong tiết xuân đón năm mới trở về. Xin cám ơn quý thi nhạc sĩ cho phép tôi chuỵển ý thơ của quý vị đượm sắc nét quê nhà, quê ta,… như sau:

    Ta về gợi nhớ Tiên Sa,

    Vui xuân Đà Nẵng quê nhà Hội An

    Quảng Đà xa biệt nghe ra giọng chào,

    (theo ý thơ cảm đề của Bùi Giáng).

    Có một chút Faifo

    Xuân về để anh làm thi sĩ

    Hay nửa đêm Hội An…

     Ôm em trong tay mà đã nhớ em

    ngày sắp tới.

    (“theo ý thơ Thanh Tâm Tuyền)

    ta về lặng lẽ nhìn Hải Vân đỉnh

    trên cao vút mây ngàn bỗng nhớ em.

    (theo ý thơ Thái Tú Hạp HBNBQ)

    Nắng Tiên Sa anh đi mà chợt mát

    Biển sóng chập chùng gió thoảng nhớ xuân sang

    (theo ý thi ca Nguyên Sa).

    Em về rũ dáng Tiên Sa

    Ru anh biển mộng Sơn Trà Mỹ Khê.

    (theo thi ca Việt Hải).

    Đầu năm tết đến, xin kính chúc quý độc giả một Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023:

     Năm mới phát tài và Vạn sự như ý.

    Trần  Việt Hải. Mừng Tết Quý Mão 2023Chúc Mừng Năm Mới. (12/28/2022).

  • Khánh Lan,  Thụy Lan,  Văn Thơ,  Viet-Hải

    Đọc sách mới của nhà văn Lưu Nguyễn Từ Thức.

    Tuyển Tập Khảo Luận Văn Học

    Nhìn tác phẩm của tác giả Nguyễn Minh Triết, hay nhà văn Lưu Nguyễn Từ Thức mang tựa đề Tuyển Tập Khảo Luận Văn Học, chúng tôi bị lôi cuốn bởi tên quyển sách. Tuyển Tập là một tập hợp các tác phẩm văn học được lựa chọn bởi tác giả biên soạn. Còn 4 chữ Khảo Luận Văn Học hàm nghĩa tác phẩm về việc nghiên cứu văn học, mà nội dung những bài viết xoay quanh phạm vi văn học biên khảo hay tham luận văn học. Khảo Luận Văn Học vốn là nền tảng của thể văn chất chứa cái nhìn mang tính duy bản luận (foundationalism), dựa trên hai tiền đề chính: Thứ nhất, văn học là cái gì đã có sẵn, xuất hiện trước rồi cho ta tham khảo, nên sách dẫn chúng ta thấu hiểu để nhận diện bản chất và những đặc trưng đề tài được trình bày. Ví dụ chương đầu tiên đề cập về “NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HOÁ VIỆT “.

    Lưu Nguyễn Từ Thức. diễn giải: “Văn hoá là sự kết tinh của tư tưỏng bằng kinh nghiệm sống thực của một dân tộc. Dân tộc Việt Nam trải qua hơn 4000 năm mở nước và dựng nước đã có một nền văn hoá thâm sâu với một cơ sở tư tưng triết học vững chắc nhờ đó mà dân tộc Việt đã vượt qua được mọi cuộc thử thách của lịch sử để trường tồn cho đến ngày nay. Nền văn hoá đó đã được hình thành qua những bước tiến của lịch sử dân tộc cũng như đã được kết tụ và lưu truyền qua huyền sử. Trong giai đoạn khởi nguyên của lịch sử, con người còn chưa có chữ viết nên huyền sử đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ghi lại và lưu truyền sử liệu từ quá khứ xa thẳm cho đến khi có chữ viết. Lịch sử của các dân tộc“… qua 1000 năm đô hộ bởi giặc Tàu, 100 đô hộ bởi giặc Tây, 20 năm nội chiến từng ngày và gần 45 năm ly hương.

    Đọc Tuyển Tập Khảo Luận Văn Học, tác giả bàn về những yếu tố của văn học và nghệ thuật như Văn bản và Mỹ học.

    Văn bản trong việc khảo luận những đề tài văn học là sản phẩm của những sinh hoạt trong ngôn ngữ dùng để giao tiếp, được diễn đạt bằng hình thức chữ viết. Các đặc điểm của văn bản là có sự thống nhất về chủ đề, các câu văn kết cấu mạch lạc, có trình tự, và văn bản nhằm một mục đích giao tiếp nhất định. Văn bản được sáng tạo bởi một hay nhiều người được gọi là tác giả và người đọc là người tiếp nhận văn bản. Tác giả và người đọc có mối tương tác với nhau. Không có người đọc, văn bản chỉ tồn tại như một vật thể mà thôi…

    Tác giả Lưu Nguyễn Từ Thức đề cập về quan niệm Mỹ Học cổ bên Ðông phương, trường hợp của Việt Nam, như về việc đọc để hiểu tác phẩm văn học cũng là việc tìm sự cảm thông giữa những tâm hồn đồng điệu, là việc tìm giao cảm giữa những tâm hồn tri kỷ, tri âm. Ví dụ trong niềm ưu tư đó mà Nguyễn Du khi kết thúc Truyện Kiều đã tự hỏi: 

    Bất tri tam bách dư niên hậu

    Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

    Không biết ba trăm năm sau có ai trong thiên hạ thấu hiểu được tâm sự và cái chí của Nguyễn Du khi đọc Truyện Kiều. Cho nên muốn đọc hiểu văn bản văn học một cách đứng đắn thì phải hiểu rằng mọi yếu tố của văn bản đều có nghĩa, các yếu tố đó lại kết thành hệ thống, và cái nghĩa có sức thuyết phục nhất là phải phù hợp, không mâu thuẫn với bất cứ yếu tố biểu hiện nào. Mỹ học là bộ môn khoa học có tính lý thuyết về sự nhận thức và thưởng thức cái đẹp trong thiên nhiên, trong nghệ thuật và trong xã hội. Thuật ngữ này là một phát kiến của triết gia người Đức Alexander Baumgarten, dùng để đặt tên cho tác phẩm Aestheticä (Mỹ học) của ông (1750-1758). Trong quá trình sử dụng và nghiên cứu, định nghĩa từ “mỹ học“, người ta ví mỹ học như cái cây có nhiều cành và luôn luôn phát triển vì mỹ học luôn tồn tại trong xã hội, trong thiên nhiên và nghệ thuật. Người ta đã tranh luận nhiều về phạm vi và sự hữu ích của từ này. Trong thế kỷ 20, từ ngữ này có nghĩa rộng hơn lý thuyết mỹ thuật bởi nó bao hàm cả lý thuyết về cái đẹp cụ thể trong tự nhiên và cái đẹp trừu tượng, ví dụ vẻ đẹp tinh thần hay trí tuệ – tuy nhiên cái đẹp đó phải là đối tượng cho sự nghiên cứu triết học hay khoa học. Những người đi đầu trong ngành Mỹ học: phương Tây có Aristotle, Platon, Hegel, Kant, Mỹ học dân chủ Nga,… Phương Đông có Lão Tử, Khổng Tử,…

    Sách nói về chủ đề HỌC THUYẾT VĂN CHƯƠNG NỮ QUYỀN. Vì phong trào đòi quyền bình đẳng cho nữ giới hay phong trào nữ quyền là những vận động đòi hỏi bình đẳng cho phụ nữ trong các lãnh vực chánh trị, xã hội, giáo dục, và văn học. Sở dĩ có phong trào nữ quyền là vì từ lâu người phụ nữ trong xã hội thường hay bị xem khinh về phương diện thể lực cũng như tinh thần. Do đó, tại Mỹ sau nhiều năm vận động, một đại hội phụ nữ đã được tổ chức tại Seneca Falls thuộc bang New York vào năm 1848 và một Tuyên ngôn độc lập cho phụ nữ đã ra đời. Phong trào này sau đó đã lan ra mau chóng cùng khắp nước Mỹ rồi vượt đại dương tràn sang Âu châu. Tựu trung thì theo tác giả, thì phong trào nữ quyền sẽ còn tiếp diễn cho đến bao giờ có một nửa nhân số của nhân loại này thỏa mãn mới thôi, mà ngày đó chắc là còn xa lắm. Như vậy thì các học thuyết văn chương nữ quyền cũng sẽ không thôi phát triển và chắc chắn là mỗi ngày mỗi phong phú và uyên bác hơn.  

    Một chương khác khá độc đáo nói về vai trò của người nữ quyền trong văn học như ĐỌC LẠI THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG VỚI CÁI NHÌN NỮ QUYỀN LUẬN.

    Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, (1772–1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu thấm hậu thi ca của nữ sĩ.  Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nôm nổi tiếng của văn học Việt Nam thời trung đại, bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ nôm”. Theo sách “Giai nhân dị mặc” của học giả Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến 1916, thì bà là một gương độc đáo của nền văn học Việt Nam. Bao nhiêu giấy mực đã nói về bà. Hồ Xuân Hương một nhà thơ dâm tục thấp hèn, một xúc phạm đến phẩm giá người phụ nữ, một thất vọng cho văn chương Việt Nam. Hồ Xuân Hương một nữ sĩ tài ba đã tiên phong và táo bạo làm những bài thơ vừa thanh vừa tục, những bài thơ dám đề cập đến một vấn đề cấm kỵ là tình yêu nhục thể. Bà đi trước nhiều thế hệ về nữ quyền. Theo Lưu Nguyễn Từ Thức, đọc thơ của Hồ Xuân Hương xin hãy đọc như những văn bản thuần túy. Và trong lãnh vực văn bản thuần túy không có vấn đề luân lý.

    Theo quan điểm của các học thuyết phê bình hậu cấu trúc mà đặc biệt là thuyết hủy tạo (deconstruction) của Derrida thì trong ngôn ngữ không có sự phân biệt giữa nghĩa đen và nghĩa bóng hay nghĩa thanh và nghĩa tục. Derrida nhìn thế giới chỉ gồm toàn văn bản được cấu tạo bởi những cặp biểu hiệu hệ cấp đối kháng như văn hóa và thiên nhiên, hành động và thụ động, mặt trời và mặt trăng, ngày và đêm, nói và viết, cha và mẹ…  Tại phương tây mãi đến giữa thế kỷ 20, Virginia Woolf một nhà tranh đấu nữ quyền Mỹ mới bắt đầu cổ võ phụ nữ hãy nói lên tiếng nói chống lại sự bất bình đẳng giữa nam và nữ. Và tại Pháp, một tác giả nữ quyền khác là Helene Cixous cũng cổ võ phụ nữ hãy viết văn, không những chỉ viết mà còn phải viết thật nhiều về phụ nữ, viết để đưa người phụ nữ bị xa cách, bị quên lãng, bị đứng ngoài rìa văn học trở lại với văn chương. Trong tiểu luận “Le Rire de la Meduse” Cixous đã nồng nàn tha thiết mời gọi phụ nữ “phải viết để đặt người nữ vào văn bản, đồng thời cũng đề đặt người nữ vào thế giới và lịch sử”.  Nói tóm lại, Hồ Xuân Hương là một nữ lưu tiền phong, là một thiên tài có cá tánh độc đáo có một không hai trong nền văn học Việt Nam. 

    Sách bàn về MỸ HỌC VÀ PHÊ BÌNH NGHỆ THUẬT. Các nhà tư tưởng thường cho lý tưởng cuộc sống mà con người muốn đạt tới là Chân, Thiện, Mỹ. Ba lý tưởng này là đối tượng cho ba môn học khác nhau. Luận lý học hướng về đối tượng là cái Chân. Thật vậy, luận lý học được định nghĩa là “khoa học có mục đích xác định trong những động tác trí tuệ hướng đến sự nhận thức chân lý, động tác nào là đúng, động tác nào là không đúng”. Dù các triết gia hay trường phái có quan niệm khác nhau về chi tiết của đối tượng, bất cứ phân ngành nào của Luận lý học, đều trực tiếp hay gián tiếp hướng đến mục tiêu chính yếu là phải đạt được chân lý, tức phạm vi khảo cứu của Luận lý học là những động tác trí tuệ hướng đến sự nhận thức chân lý. Theo Platon, nhà triết học và mỹ học duy tâm nổi tiếng của Hy lạp cổ đại thì thực tại gồm có hai thế giới: thế giới ý niệm là cái ta có thể biết nên gọi là thế giới khả niệm; và thế giới vật thể là cái ta có thể thấy nên gọi là thế giới khả thị. Trong đó, theo ông, chỉ có thế giới ý niệm mới “tồn tại chân thực, nó có trước và sản sinh ra các vật thể cảm tính”. Từ quan niệm triết học đó, khi đi vào mỹ học, ông cho rằng mặc dù có cái đẹp vật chất và cái đẹp tinh thần, nhưng chỉ có cái đẹp tinh thần, cái đẹp của ý niệm mới là cái đẹp vĩnh hằng, tuyệt đối. Khi đề cập đến cái đẹp của nghệ thuật, ông chủ trương thuyết “bắt chước”.  Âm nhạc là sự “bắt chước” âm thanh tự nhiên của chim chóc, sông suối… Hội họa thì là sự “bắt chước” sắc màu và đường nét của cây cối, động vật…Nói chung theo ông, nghệ thuật là sự bắt chước, mô phỏng, trước hết mô phỏng tự nhiên, sau đó mô phỏng các tác phẩm nghệ thuật mẫu mực. Aristote là học trò xuất sắc của Platon, nhưng về mặt tư tưởng, cơ bản ông đi ngược lại quan niệm của thầy mình. Các công trình của ông bao trùm lên nhiều lãnh vực khác nhau, và ở lãnh vực nào ông cũng vươn tới những đỉnh cao mà thời đại cho phép. Chung quy điều chúng ta có thể coi như toàn bộ đời sống thẩm mỹ và nghệ thuật là đối tượng nghiên cứu của mỹ học. Toàn bộ thế giới cùng toàn bộ quá trình diễn ra trong thế giới, con người cùng tất cả nền văn hóa của con người, ở một phương diện và trong một mức độ nào đó đều là môi trường của các nhu cầu thẩm mỹ, là đối tượng nghiên cứu của mỹ học.  

     Xét sang chương MỸ HỌC VÀ SỰ THẨM THỨC NGHỆ PHẨM ta nghe câu thơ quen thuộc mà tác giả ghi nhận:

    “Lời quê góp nhặt dông dài

    mua vui cũng được một vài trống canh”.

    Đó là câu kết của văn hào Nguyễn Du khi chấm dứt truyện thơ nổi tiếng là Đoạn Trường Tân Thanh.  Những câu thơ trác tuyệt mà Nguyễn Du gọi là “lời quê” thực ra không “quê” chút nào như mọi người đã biết. Nhưng điểm mà người viết muốn nêu ra ở đây là truyện Kiều nói riêng và một tác phẩm nghệ thuật nói chung có phải chỉ đáng để “mua vui”, chỉ đáng được coi như một thứ giải trí cho mọi người hay phải coi tác phẩm nghệ thuật có một giá trị cao hơn và có một chỗ đứng xứng đáng trong cuộc sống của con người?  Ai cũng cho truyện Kiều là hay nhưng hỏi hay thế nào thì được bao nhiêu người có thể trả lời rành rọt, hoặc nếu trả lời được thì mỗi người trả lời mỗi cách khác nhau.  Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì quan niệm về cái hay, về cái đẹp là một quan niệm có tánh cách tương đối và chủ quan. Tuy nhiên, một cách tổng quát khi nói về cái “Đẹp” cũng có một số chuẩn mực được mỗi xã hội chấp nhận như là một hệ quy chiếu cho cái “Đẹp”, và cho Chân – Thiện – Mỹ.

    Để thưởng thức cái đẹp, văn hóa phương Tây lại chú trọng nghiên cứu các chuẩn mực của cái đẹp rồi căn cứ vào đó thẩm định giá trị của một tác phẩm nghệ thuật. Ngành học nghiên cứu về các chuẩn mực của cái đẹp này được gọi là môn Mỹ học (aesthetics). Theo giáo sư triết học Ed Miller của đại học Colorado Boulder, ông cho là triết học gồm sáu bộ môn như: Siêu hình học (metaphysics), kiến thức học (epistemology), luân lý học (ethics), thẩm mỹ học (aesthetics), luận lý học (logic), và lý thuyết về giá trị (value theory).  Hai giáo sư triết học Mỹ khác là Brooke Moore và Kenneth Bruder cũng xác nhận triết học có bảy bộ môn trong đó năm bộ môn giống như sự phân chia của giáo sư Ed Miller, ngoại trừ bộ môn lý thuyết về giá trị và thay vào đó bằng môn triết học xã hội (social philosophy) và triết học chánh trị (political philosophy).  Nhìn chung thì Mỹ học (aesthetics) ngày nay đã được giới hàn lâm thừa nhận là một bộ môn của triết học, và môn học này chú trọng đến vấn đề tìm hiểu cái đẹp và cái xấu, và nghiên cứu xem những đặc tính về cái đẹp cái xấu đó có thực sự hiện hữu trong tác phẩm nghệ thuật hay chỉ có trong suy tưởng của cá nhân người thưởng ngoạn. 

    Mỹ học cũng có nhiệm vụ nghiên cứu các triết thuyết liên quan đến nghệ thuật, các phê bình có tính cách triết lý của các nghệ phẩm, và thẩm định đặc tính triết học của các hành động nghệ thuật. Các phản ứng tình cảm và tâm lý của con người đối với các yếu tố của nghệ thuật như màu sắc, âm thanh, đường nét, hình tượng, và ngôn ngữ.   

              Về phương diện lịch sử, quan niệm về nghệ thuật và mỹ học đã được các triết gia như Plato và Aristotle đề cập đến từ lâu.  Hai triết gia này cho nghệ thuật như là sự bắt chước (imitation) sự vật và hình tượng trong thiên nhiên.  Riêng Aristotle còn đi xa hơn khi cho rằng nghệ thuật có ảnh hưởng đến cá tánh của con người, do đó có ảnh hưởng đến trật tự của xã hội.  Và vì cho rằng mục tiêu của cuộc đời là đạt đến hạnh phúc nên Aristotle cho chức năng chính của nghệ thuật là đem lại cho con người sự thỏa mãn. Muốn nắm bắt được giá trị mỹ học của một nghệ phẩm, người thưởng ngoạn cũng cần có một số điều kiện.  Sự thưởng ngoạn có tính cách mỹ học là kết quả của một sự kết hợp nhuần nhuyễn và phức tạp giữa những thái độ chủ quan và khả năng thẩm thức nghệ thuật của người thưởng ngoạn.  Sự phản ứng đối với nghệ phẩm này của người thưởng ngoạn được gọi là kinh nghiệm mỹ học (the aesthetic experience).  Tác giả sách Tuyển Tập Khảo Luận Văn Học đề nghị nền văn học Việt Nam hãy sớm nhận thức để vượt ra khỏi các lũy tre để nhìn xem thế giới bên ngoài đang tiến bước hướng về phía trước và bỏ xa chúng ta, hãy khai phá các khu rừng thâm u kỳ bí của nền văn học thế giới.  Nếu không mau thức tỉnh hầu sánh vai cùng người để cải tiến và nâng cao các chuẩn mực cho giá trị của mỹ học thì văn học Việt Nam sẽ khó thoát ra khỏi các vòng rào nhỏ hẹp của các thôn làng hoặc các bức tường rào của các ghetto văn học.

    QUAN NIỆM MỸ HỌC CỔ ĐẠI TRUNG HOA VÀ QUAN NIỆM MỸ HỌC VIỆT NAM.

              Con người là một sản phẩm tinh túy nhất của tạo hóa nên con người luôn mong muốn hoàn thiện bản thân mình để đạt tới Chân – Thiện – Mỹ. Cái chân, cái thiện, cái mỹ là tổ hợp giá trị cao quý mà loài người thời đại nào cũng mơ ước. Và mỹ học là khoa học mở rộng tầm hiểu biết về phương diện thẩm mỹ của con người và giúp mỗi người tự hoàn thiện nhân cách của mình. Cho nên không lạ gì từ xa xưa các triết gia phương Tây cũng như phương Đông đều đã đề cập đến những kinh nghiệm về cái Đẹp và cái Xấu.  Các học thuyết về mỹ học đã nảy sinh rất sớm ở phương Tây cũng như phương Đông. Tuy nhiên, mỹ học với tư cách là một ngành khoa học độc lập lại phải chờ tới thời cận đại. Một trong những yếu tố quan trọng giúp mỹ học tách dần ra khỏi triết học là việc xác lập được đối tượng đặc thù của ngành khoa học này. Lúc này, nó được coi như là một bộ phận của triết học – môn khoa học tìm hiểu những quy luật chung của tự nhiên, xã hội và tư duy. 

    Tái giả Lưu Nguyễn Từ Thức trình bày khá rõ về ngành mỹ học trong văn học và nghệ thuật, từ Tây phương sang Đông phương. Ngoài ra sách còn bàn về những chủ đề như: DERRIDA VÀ HỌC THUYẾT HỦY TẠO, NHỮNG BỆNH TRẠNG CỦA HỒN – TRƯỜNG HỢP HÀN MẶC TỬ VÀ BÙI GIÁNG, ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI TRONG VĂN CHƯƠNG PHÁP, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN CHƯƠNG LƯU VONG, …

    Với chương TÌM HIỂU DIỄN NGÔN VĂN CHƯƠNG HẬU THUỘC ĐỊA, một đề tài mà chúng tôi nghĩ văn chương Âu châu vốn đã có thuộc địa, nên nhiều trước tác phẩm văn chương phản ảnh thuở thuộc địa như những danh tác: L’Amant (Nguời Tình) của nhà văn Marguerite Duras, The Quiet American của Graham Greene, La Voie Royale của André Malraux (về vương triều Cao Miên), Between Tears and Laughter của Lin Yutang (Lâm Ngữ Đường), The Good Earth (Đất lành) của Pearl S. Buck, The Jungle Book của Rudyard Kipling…

    Lưu Nguyễn Từ Thức ghi nhận là chủ nghĩa thực dân là một hình thức khai thác thuộc địa được phát triển theo với sự bành trướng của châu Âu trong thời gian 400 năm qua. Từ xa xưa nhiều nền văn minh Âu châu đã có thuộc địa và từ lâu chánh quyền đế quốc trung ương luôn luôn có uy quyền tuyệt đối trên các tỉnh thành ngoại biên và các nền văn hoá sơ khai. Sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân tại Âu châu đồng nghĩa với sự phát triển của hệ thống kinh tế tư bản trong đó các vùng đất thuộc địa được thiết lập để cung cấp nguyên liệu cho sự phát triển và củng cố các nền kinh tế tại chánh quốc. Sự liên hệ giữa quốc gia đô hộ và các nước thuộc địa hoàn toàn bất bình đẳng trên mọi phương diện kinh tế, chánh trị, văn hoá cũng như xã hội. Các sắc dân tại các quốc gia thuộc địa thường là những chủng tộc khác với sắc dân chánh quốc và bị xem thuộc loại chủng tộc thấp kém.    

    Chế độ thực dân đã mang theo nó ngôn ngữ của kẻ thống trị đến với các vùng đất thuộc địa và tạo nên một va chạm mạnh giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói, đặc biệt là lại tại vùng đất thuộc địa ở Phi châu, đa số không có chữ viết hoặc nếu có cũng không là một hệ thống chữ viết rõ ràng và phổ quát. Văn hoá và ngôn ngữ viết của kẻ thống trị đã được áp đặt lên dân thuộc địa và đã tạo được những ảnh hưởng đồng nhứt hoá lên dân thuộc địa. Các thổ âm biến mất dần, các giọng nói giữa các địa phương dần dần không còn quá khác biệt, và chữ viết cũng được cô động thành tiêu chuẩn. Những biến chuyển về ngôn ngữ đó giúp cho dân chúng có cùng một di sản văn hoá cố kết với nhau hơn, và giúp phân biệt một nhóm chủng tộc này với một nhóm chủng tộc khác. Vì vậy có thể nói ngôn ngữ viết đã giúp hình thành tinh thần dân tộc cho các dân thuộc địa. Tuy nhiên, ngôn ngữ viết đã gặp một số trở ngại tại châu Phi vì truyền thống của ngôn ngữ nói của châu Phi là đối thoại trong khi ngôn ngữ viết là độc thoại. Do đó, cộng thêm với sự thù ghét kẻ xâm lăng, một số người dân thuộc địa đã thu mình vào trong lối sống cổ truyền và sống tách biệt hẳn với mọi thứ do phương tây mang đến trong đó có ngôn ngữ viết. Nhìn lại lịch sử Việt Nam trải dài hơn hai ngàn năm trong đó có hơn một ngàn năm bị lệ thuộc Trung Hoa, và hơn một trăm năm là đất thuộc địa của Pháp, nhiều người sẽ tự hỏi văn học Việt Nam đã phản ứng thế nào đối với những giai đoạn bị làm thuộc địa đó. Một cách chung có thể nói là nền văn học Việt Nam còn nặng tinh thần thuộc địa đối với văn hoá Trung hoa cũng như văn hoá Pháp dù đã được độc lập với Tàu hơn một ngàn năm và độc lập với Pháp hơn bảy mươi năm. 

    Về phương diện văn chương phản ảnh thuở thuộc địa, và trong bài viết nhận đinh của 3 chúng tôi, Khánh Lan, Thuỵ Lan, Việt Hải về nhà văn giải Nobel văn chương 2021 Abdulrazak Gurnah, một tiểu thuyết gia sinh ra ở Tanzania và đã có một sự nghiệp 35 năm, được giới phê bình đánh giá cao bắt nguồn từ chủ nghĩa thực dân và nhập cư sau khi đến Anh tị nạn. Ông sinh ra trên hòn đảo Zanzibar của Ấn Độ Dương, ngoài khơi bờ biển phía đông châu Phi, vào năm 1948, và bắt đầu viết văn sau khi di chuyển đến Anh lưu vong, nơi ông hiện đang sống ở thành phố Canterbury, Vương quốc Anh. Theo chủ đề tác giả Lưu Nguyễn Từ Thức về Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN CHƯƠNG LƯU VONG.

    Văn chương của Abdulrazak Gurnah là theo thể tác văn học ly hương hay lưu vong. Rất nhiều cây bút lưu vong đã tạo nên tên tuổi cho mình, văn chương lưu vong là một ý niệm trong tổng thể về sự lưu động của con người xuyên qua các không gian địa lý và không gian chính trị. Điều này hàm chứa ý nghĩa là tình trạng lưu vong phải bao gồm bị cưỡng bách chuyển chỗ (displacement) vì lý do chánh trị hay tôn giáo chớ không phải vì lý do kinh tế. Trong những thế kỷ gần đây, tình trạng lưu vong thường xảy ra trên bình diện cá nhân hơn là tập thể.  Tuy nhiên, có ba cuộc chuyển chỗ tập thể quan trọng được ghi nhận là sự đào thoát ra khỏi quê hương của hơn ba ngàn trí thức Đức trong thời gian từ 1933 đến 1938 khi Đức quốc xã lên cầm quyền ở Đức, các trí thức và cuộc đi tìm tự do của gần nửa triệu thuyền nhân Việt Nam sau năm 1975 khi Cộng sản xâm chiếm miền Nam Việt Nam. Yếu tố chuyển chỗ cũng làm cho những văn nghê sĩ lưu vong thay đổi chính mình như thay đổi bản ngã, thay đổi các thói quen tập quán trong lâu năm, sống hội nhập vào trong khung cảnh xã hội mới, khám phá ra những cách diễn đạt phong văn mới…

    Nói chung, tuy có vài điều cần khắc phục, nền văn chương lưu vong Việt Nam ở hải ngoại đã hình thành và lớn mạnh, đóng trọn vẹn vai trò bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc ở hải ngoại cũng như nối tiếp dòng văn học miền Nam Tự Do như trước năm 1975. Từ văn chương lưu vong tổng thể trên thế giới ngày nay, hay nhìn theo văn chương lưu vong cá thể lưu vong Việt Nam. Xét cho cùng cũng là điều khích lệ theo phần trình bày trong sách. Chia chung hoàn cảnh chung lưu vong vì tị nạn chính trị như nhà văn thành đạt Abdulrazak Gurnah, mong sao những người Việt của chúng ta cũng sẽ sánh vai như trong chương này của sách. Hãy mang niềm tin, nếu có sau này thì sẽ là tin vui, là sự tự hào cho việc phát huy văn chương đa dạng cho vườn hóa văn học thế giới.

    Sau cùng, ba chúng tôi, Khánh Lan, Thụy Lan và Việt Hải rất vui được đọc tác phẩm mới với những sưu khảo công phu của Tiến sĩ Nguyễn Minh Triết và được góp mặt qua những trang bạt tóm lược cùng tác giả, Lưu Nguyễn Từ Thức.

    Xin chúc mừng tác giả.

     Việt Hải & Song Lan. 19/02/2022.

  • Khánh Lan,  Văn Thơ,  Viet-Hải

    Robot học và đời sống

    Robot học (tiếng Anh: Robotics) là một ngành kỹ thuật bao gồm thiết kế, chế tạo, vận hành, và ứng dụng robot, cũng như các hệ thống máy tính để điều khiển, phản hồi tín hiệu cảm biến, và chuyển tải thông tin của chúng. Những kỹ nghệ này liên quan đến máy móc tự động dùng để thay thế con người trong những môi trường độc hại hoặc trong các quá trình sản xuất, hoặc bắt chước con người về hình thức, hành vi, hoặc/và nhận thức. Nhiều robot ngày nay được lấy cảm hứng từ các loài vật, còn gọi là robot phỏng sinh học (biomimetic robot).

    Người máy da Vinci giải phẩu ung thư (theo The Guardian)

    Ai đặt ra chữ robot (rô bô)?

    Nhà viết kịch kiêm nhà báo và tiểu thuyết gia người Czech, ông Karelapek đã đặt ra chữ “robot” trong vở kịch “Rossum’s Universal Robots” xuất bản vào năm 1920. Trong vở kịch robot giống như một con người chỉ khác là không có linh hồn và được tạo ra để làm những việc mà con người không muốn làm. Trong hồi cuối thì robot nổi loạn và giết hết mọi người, nhưng trước khi hạ màn thì tác giả cho hai robot yêu nhau, tức là có linh hồn.

    Các thành phần của robot:

    Robot là một bộ máy có ý thức được môi trường chung quanh và có những hoạt động thích ứng với những sự việc đang xảy ra chung quanh nó. Thí dụ như robot bụi tự động Roomba khi chạm vào tường hay một chướng ngại vật thì tự tìm cách quay lại hay đi vòng qua. Ba đặc điểm của một robot là nhận thức, bộ óc và hành động.

    • Nhận thức: Muốn làm gì thì đầu tiên phải nhận thức được môi trường chung quanh mình. Tùy theo áp dụng robot có thể có máy ảnh để nhìn, hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để biết vị trí, bộ cảm biến (sensor) nhiệt độ để biết nhiệt độ và nhiều bộ cảm biến khác.
    •  Bộ óc (CPU): Sau khi có dữ liệu của môi trường chung quanh thì robot phải quyết định sẽ làm gì. Với con người thì đó là công việc của bộ óc. Bộ óc của robot là một hay nhiều máy tính. Máy tính này thường là có khả năng lập trình hay nhận thảo chương (programmable) và cũng có những mệnh lệnh gài sẵn để cho robot biết trong tình trạng nào thì phải làm gì.
    • Hành động: Robot phải có những bộ phận để thi hành những mệnh lệnh từ bộ óc. Thí dụ như phải có chân hay bánh xe để đi và máy phát âm để nói.

    Lịch sử ngành robot học (robotics):

    Trong năm 1927 “người máy” Maschinenmensch gynoid robot dạng người (còn gọi là “Parody”, “Futura”, “Robotrix”, hay “người thủ vai Maria”) là sự mô tả đầu tiên và có lẽ là đáng nhớ nhất của một robot từng xuất hiện trên phim ảnh, được diễn xuất bởi nữ diễn viên Đức Brigitte Helm trong một bộ phim của Fritz Lang Metropolis.

    • Năm 1942, nhà văn chuyên viết về đề tài khoa học viễn tưởng Isaac Asimov đưa ra 3 nguyên tắc của robot.
    • Năm 1948, Norbert Wiener đưa ra các nguyên lý của điều khiển robot học, làm nền tảng cho robot thực tế.
    • 1956 Robot thương mại (Người máy thương mại) đầu tiên, do công ty Unimation được thành lập bởi George Devol và Joseph Engelberger, dựa trên các phát minh của Devol Unimate George Devol.
    • 1961 Robot lắp kỹ nghệ (industrial robot) Unimate đầu tiên George Devol.
    • 1973 Robot kỹ nghệ đầu tiên với 6 bậc bậc do Nhóm Robot Famulus KUKA đầu tiên.
    • 1974 Robot kỹ thuật được điều khiển bởi vi máy tính ban đầu, IRB 6 do công ty ASEA sản xuất, được giao cho một công ty cơ khí nhỏ ở miền nam Thụy Điển. Thiết kế của robot này đã được cấp bằng chế độ sáng chế từ năm 1972, do IRB 6 ABB Robot Group.
    • Năm 1975 Cánh tay hoạt động đa năng lập trình được, sản phẩm của Unimation PUMA Victor Scheinman.

     Robot thay thế con người trong tương lai ở các nhiệm vụ y tế

    Không khó để nhận ra, mối liên kết giữa robot và con người đang ngày một được thắt chặt. Bởi nhu cầu robot thay thế con người trong tương lai ngày một tăng trong khi sự phát triển của công nghệ đã góp phần tăng số lượng những công việc robot có thể thay thế con người. Bước đầu, robot cộng tác tham gia sản xuất để cải thiện sức khỏe, kế đến đảm nhiệm những tác vụ đơn giản và cuối cùng thay thế con người ở các công đoạn nguy hiểm. Đây cũng chính là quá trình thế hệ robot thông minh UR thay đổi phương thức con người làm việc trong tương lai.

    Lịch sử của sự xuất hiện và phát triển

    Tác giả của chính ý tưởng về các thiết bị điều khiển từ xa, không có gì đáng ngạc nhiên, Nikola Tesla. Năm 1899, ông đã trình diễn một tàu được điều khiển do ông thiết kế. Ý tưởng của ông được tiếp tục vào năm 1910 bởi một người Mỹ trẻ tuổi, Charles Kettering, người dự định phát triển một chiếc máy bay sẽ làm việc với một chiếc đồng hồ. Thật không may, có thể nói rằng ông đã thất bại.

              Người ta tin rằng UAV (unmanned Aerial Vehicle) đầu tiên được phát triển ở Anh cho mục đích quân sự vào năm 1933. Đối với điều này, một biplane được khôi phục đã được sử dụng, tuy nhiên, trong ba thiết bị, chỉ có một thiết bị hoàn thành chuyến bay thành công. Trong tương lai, máy dần được cải tiến, có nhiều cách mới để kiểm soát và giám sát các hoạt động của họ. Nghiên cứu và phát triển tiếp tục tích cực trong và sau Thế chiến II. Kết quả thành công ít nhiều có thể được gọi là sự xuất hiện của “V-1” và “V-2” nổi tiếng. Ở Liên Xô, đã được tiến hành phát triển tương tự.

    Ngoài các mục tiêu quân sự thuần túy, UAV còn được sử dụng để huấn luyện các binh sĩ tương lai. Nhưng cuộc chạy đua vũ trang không đứng yên và các cường quốc hàng đầu tiếp tục phát triển vũ khí có thể ngăn chặn kẻ thù. Tại một số thời điểm, Liên Xô thậm chí đã trở thành người dẫn đầu về sản xuất UAV. Nhưng sau đó, Hoa Kỳ đã tiến lên phía trước, bởi vì trong cuộc chiến với Việt Nam, sự mất mát của máy bay là quá lớn – máy bay không người lái đã đến giải cứu.

    Trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ, thành quả triệt hạ kẻ thù của UVA đã được mục đích. Theo tin Bộ Quốc Phòng Mỹ điều hai máy bay không người lái MQ-9 Reaper để thực hiện đòn không kích bằng (hỏa tiển) nhằm tiêu diệt tướng Qassem Soleimani. “Thiếu tướng Qassem Soleimani thiệt mạng cùng nhiều thành viên lực lượng dân quân Iraq sau khi máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper phóng hỏa tiễn vào đoàn xe chở họ rời sân bay quốc tế Baghdad“, New York Times dẫn nguồn tin giấu tên tiết lộ tin như vậy.

    General Atomics MQ-9 Reaper (Military Aerospace Electronics)

    Trên tờ Times của Anh cũng cho biết quân đội Mỹ đã phát triển  hai loại UAV MQ-9 Reaper từ căn cứ không quân al-Udeid ở Qatar, nhưng chỉ sử dụng một máy bay cho đòn không kích chính xác này. Chúng được điều khiển từ căn cứ Creech ở tiểu bang Nevada, Mỹ và phóng hai tên lửa vào đoàn xe của tướng Iran cùng lực lượng hộ tống.

     NATO và Mỹ khám phá xe tăng robot cảm tử của Nga

    Quân đội Nga đã thử nghiệm loại robot cảm tử có thể tiến sát tiêu diệt mục tiêu, robot mang theo thuốc nổ, TNT và thực hiện công tác giao phó, công sự địch. Cuộc chạy đua người máy sát thủ tuy âm thầm nhưng mang tính chất toàn cầu. Nay có đến 50 quốc gia chế tạo, mua bán và sử dụng robot. Mỹ, Nga và Trung Cộng đang cạnh tranh ráo riết trong việc nghiên cứu và phát triển loại vũ khí nguy hiểm này.

    Theo một chuyên gia tình báo hàng đầu của Anh, quân đội Mỹ sẽ có robot trên chiến trường nhiều hơn binh sĩ vào năm 2025 – điều cho thấy, robot chiến đấu đang nhanh chóng trở thành hiện thực trong chiến tranh hiện đại. Trong nhiều năm, giới quân sự các nước đã đưa ra nhiều lý do biện minh sự cần thiết của các robot trên chiến trường. Robot có lợi thế quan trọng là có thể hoạt động trong điều kiện môi trường đặc biệt như thực thi các nhiệm vụ sâu dưới nước và tại các vùng bị nhiễm hóa xạ độc chất, hay rà phá bom mìn… nó giúp giảm thiểu thương vong cho con người. Các nước đang nghiên cứu các robot cho chiến trường ở các môi trường như trên không, trên bộ, hoặc dưới nước, trên biển hoặc trong vũ trụ. Trong thực tế, chúng chính là các máy bay không người lái UAV tiến công (Unmanned Combat Aerial Vehicle, UCAV); các loại robot công binh, chiến đấu, hậu cần và trinh sát, kể cả các xe tăng, xe bọc thép không người lái; các tàu ngầm và trực thăng… không người lái…

              “Sát thủ cảm tử” (suicide assassin) robot thật gọn nhẹ, có thể được điều khiển từ xa. Đây là kiểu drone rất gọn nhẹ, được phóng đi từ một chiếc ống tương tự như một khẩu súng cối, với thời gian chuẩn bị chỉ cần vài phút. Vì chỉ nặng khoảng 2,5 kg, vũ khí tự hành này có thể được chuyển vận dễ dàng trong ba lô của một người lính. Được trang bị hệ thống hướng dẫn GPS và camera riêng, như robot mang tên Switchblade có thể được lập trình để tự động đánh trúng mục tiêu cách xa hàng cây số, và di chuyển xung quanh mục tiêu cho đến khi đúng thời điểm để tấn công. Switchblade còn có tính năng quan trọng khác là bay rất nhanh, với vận tốc khoảng 100 cây số/giờ, tức là nhanh hơn rất nhiều so với máy bay không người lái Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ mà Ukraine đang sử dụng để gây sát thương đáng kể cho quân đội Nga.

    Switchblade (theo European Defence Review)

    Trước Ukraine, chỉ có quân đội Mỹ và Anh sở hữu Switchblade. Chỉ có Anh trong bảng danh mục này, lần đầu tiên xuất hiện 100 đơn vị của loại vũ khí gọi một cách bí hiểm là “hệ thống máy bay không người lái (UAV) chiến thuật”. Trả lời báo Mỹ Politico, dân biểu Mike McCaul, thành viên cao cấp thuộc đảng Cộng Hòa trong Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Mỹ tiết lộ rằng đó là loại máy bay tự hành nhẹ mang tên Switchblade (nghĩa là “dao bấm”), một loại vũ khí hiện đại mà Hoa Kỳ cho đến nay chỉ mới đồng ý bán cho quân đội Anh mà thôi. Một viên chức chính quyền Biden sau đó đã xác nhận tin từ dân biểu McCaul.

    Theo Politico, việc cung cấp loại máy bay không người lái “chiến thuật” hiện đại này cho Ukraine thể hiện một bước mới của Mỹ trong nỗ lực giúp Kiev chống lại cuộc tấn công xâm lược của quân Nga, vì cho đến nay, các phương tiện Mỹ giao cho Ukraine hầu hết là vũ khí chống tăng và phòng không loại “cổ điển”.

    Kết Luận:

    Với khả năng, lợi ích và sự an toàn mà robot cộng tác hiệu quả cho con người, nó mang lại những lợi ích thật sự, có thể nói là robot và con người nay đã trở thành những người bạn đồng hành tốt đẹp và đem lại hiệu quả đáng kinh ngạc trong nhiều công việc cần thiết. Với kỹ thuật mới này nay ngày càng càng được phát triển, sự cộng tác giữa robot và con người còn có thể đạt được nhiều bước tiến mới hơn nữa trong tương lai.

    Tóm lại, việc ứng dụng các giải pháp thông minh giúp robot có khả năng tự xả thân và tự giải quyết vấn đề, tạo nên tiền đề cho phạm vi ứng dụng mà robot không chỉ giới hạn trong các hệ thống vận hành dây chuyền trong kỹ nghệ chế tạo hàng loạt (mass production), mà ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lãnh vực của đời sống như trong kỹ nghệ, trong xí nghiệp, nông nghiệp, đóng tàu, xây cất, y học, an ninh quốc phòng và đặc biệt là trong đời sống dân dụng (private sector households).

    Việt Hải và Khánh Lan.

    California, March 30, 2022

    Nguồn:

    – Guardian, Reuters, CNN, Time

    – Jane’s Defence Weekly, Wikipedia

    – European Defence Review

    – Military Aerospace Electronics

  • Khánh Lan,  Thụy Lan,  Viet-Hải

    Nhà văn giải Nobel Abdulrazak Gurnah

    Theo tin Reuters giải Nobel văn chương 2021 đã được trao cho tiểu thuyết gia người Tanzania là Abdulrazak Gurnah, một tên tuổi mà hình như nằm ngoài sự dự đoán của nhiều người. Tiểu thuyết gia sinh ra ở Tanzania được trao giải Nobel Văn học, đã có một sự nghiệp 35 năm, được giới phê bình đánh giá cao bắt nguồn từ chủ nghĩa thực dân và nhập cư sau khi đến Anh tị nạn.Ông sinh ra trên hòn đảo Zanzibar của Ấn Độ Dương, ngoài khơi bờ biển phía đông châu Phi, vào năm 1948, và bắt đầu viết văn sau khi di chuyển đến Anh lưu vong, nơi ông hiện đang sống ở thành phố Canterbury, Vương quốc Anh. Canterbury nằm ở phía đông vùng Kent, cách London khoảng 55 dặm (89 km) về phía đông-đông nam.

    Giải Nobel văn học năm nay đã được trao cho nhà văn gốc Phi châu này, vì sự hội nhập dù khó hoà giải và nhân ái của ông đối với những hệ luỵ của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa trên thế giới. Khi quần đảo Zanzibar được Anh quốc trao trả độc lập vào năm 1963, và sáp nhập với lục địa để trở thành nước Tanzania. Vị lãnh tụ Abeid Karume, tổng thống Tanzania thời đó tiến hành một cuộc đàn áp khốc liệt và ra tay khủng bố những công dân Tanzania gốc Ả Rập. Nhà văn Gurnah thuộc nhóm chủng tộc này bị buộc phải bỏ học, trốn đi đến định cư ở Anh xin tị nạn vào cuối thập niên 1960, lúc đó ông mới 18 tuổi. Ông theo học tại trường Christ Church College ở Canterbury, về sau chuyển sang học ở University of Kent, tại đây ông lấy bằng tiến sĩ với luận án “Tiêu chuẩn về việc phê bình tiểu thuyết Tây Phi” (Criteria in the Criticism of West African Fiction) vào năm 1982. Từ 1980 đến 1983, ông giảng dạy ở trường Đại Học Kano tại xứ Nigeria. Sau đó, ông trở về làm giáo sư tại Đại Học Kent, thuộc Canterbury, ông dạy Anh Văn và Văn Chương Hậu-Thuộc-Địa (Postcolonial Literature) cho đến khi về hưu.

    Về số lượng sách thật ra không nhiều, ông đã xuất bản 10 tiểu thuyết cũng như một số truyện ngắn. Ông Anders Olsson, vị chủ tịch ủy ban Nobel cho rằng tiểu thuyết của Gurnah đi từ tác phẩm đầu tay “Hồi Ức Ngày Ra Đi” (Memory of Departure) kể về một cuộc nổi dậy thất bại, cho đến cuộc nổi dậy gần đây nhất của ông trong tác phẩm mới nhất, Những Mảnh Đời Lưu Lạc (Afterlives). Truyện kể về những tiểu tiết rập khuôn mẫu và mở rộng cái nhìn của chúng ta đến một Đông Phi đa dạng về nét văn hóa xa lạ đến nhiều nơi khác trên thế giới.

    Nội dung của những tác phẩm khác của Abdulrazak Gurnah như Pilgrims Way (1988) và Dottie (1990), ghi lại trải nghiệm của người nhập cư ở Anh từ những khía cạnh khác nhau. Năm 1994, quyển tiểu thuyết thứ tư của Abdulrazak Gurnah được xuất bản với tựa đề Paradise lấy bối cảnh ở Đông Phi thuộc địa trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Quyển này cũng nhận được đề cử cho giải Booker năm đó.

    Admiring Silence (1996) kể câu chuyện về một thanh niên rời Zanzibar di cư đến Anh, nơi anh kết hôn và trở thành một giáo viên. Một chuyến trở lại quê hương 20 năm sau ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ của anh đối với cả bản thân và cuộc hôn nhân của mình. By the Sea, quyển sách xuất bản năm 2001, là câu chuyện được kể lại bởi Saleh Omar, một người lớn tuổi xin tị nạn sống ở một thị trấn ven biển nước Anh.

    Tác phẩm Con Đường Hành Hương (Pilgrims Way) từ năm 1988, Gurnah khám phá thực tế nhiều mặt của cuộc sống lưu vong. Nhân vật chính tên là Daud, phải đối mặt với không khí phân biệt chủng tộc ở quê hương mới của anh, nước Anh. Sau khi cố gắng che giấu quá khứ của mình, tình yêu với một người phụ nữ đã lôi kéo Daud kể câu chuyện của mình. Sau đó, anh ta có thể kể lại những gì đã xảy ra trong quá trình bi thảm trưởng thành của mình và những ký ức đau buồn về cuộc chính biến hỗn loạn ở Tanzania đã buộc anh ta phải bỏ xứ trốn đi. Cuốn tiểu thuyết kết thúc với chuyến thăm của Daud đến nhà thờ Canterbury, nơi anh suy ngẫm về sự tương đồng giữa những người hành hương Cơ đốc giáo đã đến thăm nơi này trong quá khứ và cuộc hành trình đến nước Anh của chính anh ấy. Trước đây anh ta đã thách thức chống lại tất cả những gì mà quyền lực thuộc địa cũ đã gây ra, nhưng rồi tự nhiên dường như anh đã đạt được cuộc sống tốt.

    Cuốn tiểu thuyết định hình thành một phiên bản thế tục của một cuộc hành hương cổ điển, sử dụng các tiền thân lịch sử và văn học làm vai đối thoại trong các vấn đề về danh tính, ký ức và tương quan họ hàng,…

    Gurnah thường cho dựng những câu chuyện được cấu tạo cẩn thận của mình dẫn đến một cái nhìn sâu sắc khó đạt kết quả. Một ví dụ điển hình là cuốn tiểu thuyết thứ ba, Dottie (1990), chân dung của một phụ nữ da đen có nguồn gốc nhập cư lớn lên trong điều kiện khắc nghiệt ở nước Anh năm 1950 bị phân biệt chủng tộc, và vì sự im lặng của mẹ cô mà thiếu mối liên hệ với lịch sử gia đình của chính cô. Đồng thời cô cảm thấy không có nguồn gốc ở Anh, đất nước cô sinh ra và lớn lên. Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết cố gắng tạo ra không gian và bản sắc của riêng mình qua sách vở và truyện viết, những thứ cho cô ấy cơ hội để xây dựng lại bản thân. Không ít thì cái tên và những lần đổi tên đóng vai trò trung gian trong một cuốn tiểu thuyết biểu hiện lòng trắc ẩn sâu sắc và bản lãnh tâm lý của Gurnah, hoàn toàn lại không có tình cảm gì cả.

    Cuốn tiểu thuyết thứ tư của Gurnah là Paradise (1994), bước đột phá của anh với tư cách là một nhà văn, phát triển từ một chuyến đi nghiên cứu đến Đông Phi vào khoảng năm 1990. Cuốn tiểu thuyết có liên quan rõ ràng đến Joseph Conrad trong cuộc hành trình của anh hùng trẻ ngây thơ Yusuf như non dạ. Nhưng đó cũng là một câu chuyện về tuổi non nớt mới lớn và một câu chuyện tình buồn trong đó các thế giới và hệ thống tín ngưỡng khác nhau bị va chạm. Truyện kể lại câu chuyện về Joseph trong Kinh Qur’an, dựa trên bối cảnh mô tả chi tiết và bạo lực về quá trình thuộc địa của Đông Phi vào cuối thế kỷ 19. Trong phần đảo ngược lại ở phần kết thúc lạc quan của câu chuyện Kinh Qur’an, nơi Joseph được tưởng thưởng vì sức mạnh đức tin của mình. Rồi Yusuf cảm thấy buộc phải từ bỏ Amina, người phụ nữ anh yêu anh, để gia nhập quân đội Đức mà anh khinh thường trước đây. Đặc điểm của Yusuf Gurnah là làm thất vọng sự mong đợi của người đọc về một kết thúc có hậu ở phần chót của truyện phù hợp với thể loại văn.

    Trong cách ứng xử của Gurnah qua những trải nghiệm đời người tị nạn, trọng tâm là bản sắc và hình ảnh bản thân, đặc biệt rõ ràng là trong tác phẩm Admiring Silence (1996) và By the Sea (2001). Trong cả hai cuốn tiểu thuyết này thì góc nhìn thứ nhất là sự im lặng được bày tỏ như một cách thức chính của người tị nạn để bảo vệ danh tính của mình để tránh khỏi sự kỳ thị chủng tộc và định kiến, nhưng cũng là một phương tiện để tránh va chạm giữa quá khứ và hiện tại, tạo ra sự thất vọng và sự tự lừa dối lòng rất tai hại. Trong phần đầu tiên của hai cuốn tiểu thuyết này, người kể chuyện có thành kiến ​​chọn cách che giấu chuyện quá khứ của mình khỏi bị gia đình người Anh giúp mình dị nghị và tạo ra một câu chuyện cuộc đời phù hợp hơn với thế giới thường nhật của họ. Nhưng đó là một sự im lặng đồng nghĩa vì anh ta cũng đang che giấu cuộc sống lưu vong của mình xa gia đình ở Zanzibar, không ai biết rằng anh ta có một gia đình mới ở Anh và một cô con gái mười bảy tuổi.

    Trong quyển By the Sea mô tả một màn kịch thất vọng và tự lừa dối khác xảy ra ngay sau đó. Saleh, người kể chuyện của phần đầu tiên, vốn là một người Hồi giáo già từ Zanzibar xin tị nạn ở Anh với một chiếu khán giả mạo dưới danh nghĩa của một kẻ thù không đội trời chung. Khi anh ta gặp con trai của kẻ thù, Latif, người kể chuyện của phần thứ hai của cuốn sách, đó chỉ là vì tình cờ Latif được giao nhiệm vụ giúp Saleh thích nghi với quê hương mới của anh ta. Trong những cuộc cãi vã căng thẳng giữa họ với nhau, quá khứ bị đè nén của Saleh ở Zanzibar hiện lên trong anh, khi mà Saleh bất chấp tất cả cố gắng nhớ lại thì ngược lại Latif lại làm mọi cách để quên đi. Chính điều đó tạo ra một sự căng thẳng đặc biệt trong cuốn tiểu thuyết. Do vậy mà việc lựa chọn hai người kể chuyện giải toả ẩn khúc câu chuyện và cốt truyện của tiểu thuyết, cũng như vai trò và sự tự giác linh hoạt của người kể chuyện (tức tác giả). Các nhân vật linh động của Gurnah thấy mình bị chơi vơi gián đoạn giữa các nền văn hóa và lục địa, giữa một cuộc sống đang tồn tại và một cuộc sống đang trỗi dậy; nó là một trạng thái bất toàn mà không thể giải quyết được. Sự kiện kế đến qua một phiên bản mới của sự gián đoạn này trong cuốn tiểu thuyết thứ bảy đã đề cập ở trên của Gurnah, Desertion.

    Cuốn Desertion được chia làm 3 phần, trong đó tác giả viết chân dung chi tiết về con người, địa điểm và cuộc sống ở Zanzibar vào cuối thế kỷ 19 cho phần đầu tiên, vào những năm 1950 cho phần hai và nửa sau thế kỷ 20 vừa qua trong phần cuối. Tác giả đã tạo truyện rất hay khi đưa ra một bức tranh đầy đủ về những người khác nhau sống ở Zanzibar vào cuối thế kỷ 19. Hassanali một thương nhân địa phương bình thường với nhiều chủng tộc hỗn hợp, Rehana một phụ nữ địa phương, Frederick quản lý thuộc địa Anh và Pearce nhà thám hiểm người Anh. Tuy nhiên, những bức chân dung này có thể là do tác giả cho rập khuôn có chủ đích và những nhân vật đó không có điều gì thú vị hoặc có điều gì đó đặc biệt về họ. Trong Desertion, tác giả ấp ủ một niềm đam mê bi thảm được sử dụng để làm sáng tỏ sự khác biệt lớn về văn hóa ở Đông Phi thuộc địa. Cốt truyện mô tả cách người Anh Martin Pearce, bị té ngã bất tỉnh trên đường phố, được một thương gia địa phương giúp đỡ và đưa qua mê cung của thành phố (city’s labyrinth) vào một thế giới nơi văn hóa và tôn giáo xa lạ. Nhưng Pearce nói được tiếng Ả Rập, một trong những điều kiện tiên quyết để tiếp xúc gần gũi hơn với gia đình và để anh yêu người con gái Rehana của họ. Gurnah biết rõ rằng thời đại mà anh ta đang miêu tả không phải như đã nói trong cuốn tiểu thuyết, “thời đại của Pocahontas khi một cuộc tình lãng mạn với một công chúa man rợ có thể được mô tả như một cuộc phiêu lưu” (the age of Pocahontas when a romantic fling with a savage princess could be described as an adventure). Đây là câu truyện tình yêu và sự phản bội ở bối cảnh Châu Phi Thuộc địa. Cuốn sách thứ bảy của Abdulrazak Gurnah, Desertion, kể lại chủ đề lưu vong và mở rộng cốt truyện sang các mối tương quan như giữa những người yêu nhau, giữa các gia đình, giữa các quốc gia. Desertion cuối cùng tác giả cho hay câu chuyện không phải về mình: “Đó là về cách một câu chuyện chứa nhiều mẫu chuyện mà chúng không thuộc về chúng ta mà là là một phần của dòng đời ngẫu nhiên trong thời đại của chúng ta, và về cách kể lại những câu chuyện thu hút chúng ta và luôn lôi cuốn chúng ta. Theo nhà phê bình văn học Bruce King cho rằng, trong văn chương của Abdulrazak Gurnah, người châu Phi luôn là một phần của thế giới. Một thế giới rộng lớn hơn và đang thay đổi. Các nhân vật của ông phải từ bỏ gốc gác, lăn lộn ở nước ngoài, chịu nhiều miệt thị và chống chọi trong cô đơn.


    Trong tác phẩm The Last Gift (Món Quà Cuối Cùng, từ năm 2011, có chủ đề liên quan đến Con Đường Hành Hương và kết thúc bằng một thứ gì đó có cùng vị đắng khi người tị nạn đau yếu Abbas qua đời và để lại món quà tựa đề cuốn sách, bao gồm một đoạn băng ghi lại một lịch sử tàn khốc mà gia đình còn sống không biết đến. Còn trong Gravel Heart (2017), Gurnah tiếp tục phát triển chủ đề của mình về cuộc đối đầu của một người trẻ với những điều xấu xa, mà không thể hiểu nổi xung quanh cậu ta. Câu chuyện kể lại ở góc nhìn thứ nhất đầy thú vị và khắc khổ này mô tả số phận của chàng trai trẻ Salim cho đến khi kết thúc tiết lộ đáng sợ về một bí mật gia đình được giữ kín về cậu ấy, nhưng vấn dế có tính quyết định đối với toàn bộ cuộc sống của Salim như người sống lưu vong. Câu đầu tiên của cuốn sách là một tuyên bố thẳng thừng: “Cha tôi không muốn tôi.” Tiêu đề có liên quan đến bộ phim truyền hình Measure for Measure của Shakespeare và lời nói của Công tước trong cảnh thứ ba của màn thứ tư: “Sống chết mặc bay! Hỡi trái tim sỏi đá “. Chính sự bất lực kép này đã trở thành số phận của Salim. Một câu truyện cảm động, thương tâm rất hay.

    Như đã đề cập, cuốn tiểu thuyết mới nhất của Gurnah, Những Mảnh Đời Lưu Lạc (Afterlives) nơi tuyệt mỹ từ năm 2020, kể về nơi kết thúc của Paradise. Và như trong tác phẩm đó, bối cảnh là đầu thế kỷ 20, thời điểm trước khi người Đức kết thúc quá trình đô hộ Đông Phi vào năm 1919. Hamza, một thanh niên gợi nhớ đến Yusuf in Paradise, bị buộc phải tham chiến với quân Đức ‘ và phải lệ thuộc vào một viên sĩ quan bóc lột tình dục anh ta. Anh ta bị thương trong một cuộc đụng độ nội bộ giữa các binh sĩ Đức và được đưa vào bệnh viện dã chiến để chăm sóc. Nhưng khi trở về nơi sinh của mình trên bờ biển, anh không tìm thấy gia đình và bạn bè. Quy luật của những cơn gió thất thường trong lịch sử và như trong Desertion, chúng ta theo dõi cốt truyện qua nhiều thế hệ, cho đến khi kế hoạch tái lập Đông Phi của Đức Quốc xã chưa được thực hiện. Gurnah đã một lần nữa sử dụng cách đổi tên khi câu chuyện chuyển hướng và cho con trai của Hamza, Ilias trở thành Elias dưới sự cai trị của Đức. Sự kiện gây sốc bất ngờ cho người đọc. Cốt truyện nhà văn Abdulrazak Gurnah cho thấy trên thực tế tạo chúng ta suy nghĩ tương trùng, trùng lặp liên tục trong cuốn sách, vì khi cá nhân không thể tự vệ nếu ý thức tư tưởng bị thống trị, ở đây có nghĩa là sự phân biệt chủng tộc, đòi hỏi sự phục tùng và hy sinh của cá nhân.

    Loạt tiểu thuyết của Abdulrazak Gurnah là những suy ngẫm về sức mạnh đáng lo ngại trước những thách thức mà biểu lộ đối với các giả định về bối cảnh chủng tộc trong viễn cảnh thuộc địa, người dân bị trị bị thực dân Anh hóa, bị đồng hóa, phải hội nhập, chịu đựng những va chạm của văn hóa để giành được một lá cờ đất nước và một bài quốc ca. Khi được được độc lập, thế lực cầm quyền mới trỗi tên như lãnh tụ Abeid Karume, tổng thống Tanzania cai trị đất nước khắc nghiệt, hung bạo, khiến tác giả lưu vong sống ly hương. Theo trang mạng văn học Anh, British Council Literature, các nhân vật của truyện của Gurnah bị kẹt giữa các nền văn hóa và lục địa, và luôn sống trong trạng thái mất an toàn mà họ không bao giờ ra khỏi được nỗi thống khổ bị trị. Họ phải liên tục đổi mới bản thân để phù hợp với môi trường mới của họ. Họ không ngừng tìm cách hội nhập giữa cuộc sống mới và cũ trong quá khứ. Bản thân Gurnah, giống như các nhân vật của mình, đã phải rời xa quê hương Zanzibar và thoát sang nước Anh khi mới 17 tuổi, và danh tính là một vấn đề luôn thay đổi. Các nhân vật chính của ông, ông cho truyện như tìm cách để xáo trộn, khai giả mạo danh tính cố định khi nhân vật sang nơi định cư mới.

    Nhà phê bình văn học Paul Gilroy đã nhận xét: “Một khi bản sắc quốc gia và dân tộc được biểu hiện là thuần khiết, việc tiếp xúc với sự khác biệt sẽ đe dọa những bản sắc này, làm mờ loãng và ảnh hưởng đến sự thuần khiết quý báu của chúng, khiến chúng có khả năng bị ô nhiễm. Một điểm giao nhau như hỗn hợp và chuyển động cần được đề phòng.” Các nhân vật chính trong tiểu thuyết của Gurnah tỏ rõ nét ô nhiễm của sự nổi tiếng. Tính cách của những người khác xuyên qua sự khác biệt của họ”. Thật vậy, Abdulrazak Gurnah có ý thức phá vỡ quy ước, thay đổi quan điểm thuộc địa để làm nổi bật quan điểm của các cộng đồng bản địa. Ví dụ qua cuốn tiểu thuyết Desertion (2005) của ông về việc ngoại tình đã trở thành một sự mâu thuẫn thẳng thừng với cái mà ông gọi là “mối tình lãng mạn”.

    Đọc những câu chuyện về những người thuộc các chủng tộc, nền văn hóa và tôn giáo khác nhau đến với nhau do tình cảm mà họ dành cho nhau. Những mối tình bị ngăn cấm này chuẩn bị một bối cảnh trong đó các vấn đề quan trọng về lịch sử, văn hóa và chính trị trong thời gian được tác giả bày biện, giải quyết qua cốt truyện. Khi đọc Desertion, chúng tôi thích thú lối văn xuôi trôi chảy và bản chất tinh tế của tác giả, và mong đợi những tác động sâu rộng của tình yêu và sự dè chừng trong cuộc sống đối với những con người đơn thuần bị trị, đặt trong bối cảnh của chủ nghĩa thực dân.

    Nhà phê bình văn hóa Paul Gilroy đã nêu ra ý tưởng: “Khi bản sắc quốc gia và dân tộc được đại diện và thể hiện là thuần khiết, thì việc tiếp xúc với sự khác biệt sẽ đe dọa những bản sắc này, pha loãng và làm ảnh hưởng đến sự tinh khiết quý báu của chúng, khiến chúng có khả năng bị ô nhiễm. Phải đề phòng sự giao thoa như hỗn hợp và chuyển đổi”. Các nhân vật chính trong tiểu thuyết của Gurnah thể hiện sự ô nhiễm danh tính của người khác qua những khác biệt của họ.

    Nhìn chung, là một người nhập cư đến một đất nước xa lạ, Gurnah thố lộ rằng: “Đối với một số độc giả tiềm năng của tôi, có một cách nhìn nhận về tôi mà tôi phải nghĩ đến. Tôi nhận thức được rằng tôi sẽ đại diện cho bản thân mình trước những độc giả có lẽ coi bản thân là chuẩn mực, không có văn hóa hay sắc tộc, không có sự khác biệt theo tôi”. Abdulrazak Gurnah có ý thức phá vỡ quy ước, thay đổi quan điểm thuộc địa để làm nổi bật quan điểm của các cộng đồng bản địa. Vì vậy, cuốn tiểu thuyết Desertion (2005) của ông về việc ngoại tình đã trở thành một sự mâu thuẫn thẳng thừng với cái mà ông gọi là “mối tình lãng mạn”. Một ý tưởng độc đáo của Abdulrazak Gurnah cần nhắc lại.

    Với chúng ta lịch sử nước Việt Nam bị Pháp đô hộ hà khắc, bóc lột dã man, xong lại chịu nạn chủ nghĩa Cộng Sản chuyên chế tàn bạo. Chúng ta phải ly hương sống lưu vong. Đọc Abdulrazak Gurnah những cảm thông, những san sẻ và những ý nghĩ tương đồng cùng ông rất dễ. Nhà văn Christine Rose Elle, trong tác phẩm “The Happy Empath”, bà viết:

    “Chia sẻ sự đồng cảm là một trong những khía cạnh tuyệt vời nhất của trải nghiệm con người”. (Sharing empathy is one of the most wonderful aspects of the human experience. Christine Rose Elle, The Happy Empath). Thật như thế, giữa chúng ta và Abdulrazak Gurnah có nhiều mẫu số chung bởi sự đồng cảm.

    Việt Hải Song Lan (*), tháng 11, năm 2021.(*): Khánh Lan và Thuỵ Lan.

    Nguồn:

    • Trang văn học báo Anh The Guardian.
    • Các bản tin của Reuters, AP, NPR, CNN.
    • Trang mạng The Nobel Prize, Wikipedia, The Swedish Academy, France 24.
    • Desertion, Abdulrazak Gurnah, Bloomsbury Publishing.

    Theo British Council Literature. Lindau Nobel Laureate Meetings, Foundation.

  • Sinh Hoạt,  Viet-Hải

    Tiệc Hội Ngộ Giáng Sinh 2021 Của Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian.

    Tiệc Giáng Sinh của Liên Nhóm NVNT & TTG tại nhà hàng Dianond Seafood Palace 3, ngày 12 tháng 12, năm 2021

    “Silent night” đã được dịch thành hàng trăm thứ tiếng và được cất lên hàng triệu triệu lần vào những dịp cuối năm. Bài hát này vang vọng từ những ngôi nhà thờ nhỏ bé ở Andes cho đến những thánh đường hoành tráng ở Antwerp hay La Mã. Ít ai biết được “Silent Night” lôi cuốn bao người có một nguồn gốc kỳ lạ… Câu chuyện bắt đầu từ 11-12-1792, tại Salzburg, Áo. Cậu bé Joseph Mohr sinh ra trong gia đình một thợ đan nghèo, cha bỏ đi. Đến ở với bà ngoại nghèo khổ túng thiếu, mỗi khi đói rét, Joseph thường lang thang đâu đó để quên đi. Chính những lần cuốc bộ đó đã làm thay đổi cuộc đời cậu và cả cách thức chào đón Noel trên thế giới. Một lần, Joseph ghé vào một nhà thờ trong làng và gặp ông Johann Hiernle, người chỉ huy dàn hợp xướng. Joseph bắt đầu tham gia sinh hoạt cộng đồng. Nhận thấy tài năng thơ ca, âm nhạc của Joseph, khi cậu đủ tuổi, Hiernle cho cậu vào học tại một trường ngữ văn nổi tiếng tại Kremsmnster. Rồi Joseph tốt nghiệp trường dòng, được phong linh mục khi vừa 23 tuổi. Về một nhà thờ ở miền núi xinh đẹp, Joseph sáng tác rất nhiều bài thơ. Xúc cảm từ một mùa Noel tuyết trắng phủ không khí yên ắng của đất trời trong một buổi sáng nọ.
    Joseph ngồi xuống chiếc bàn gỗ và viết một mạch bài thơ ngắn mang tên “Stille Nacht! Heilige Nacht!” (tiếng Anh có nghĩa là “Silent Night! Holy Night!”; tạm dịch “Đêm thinh không! Đêm linh thiêng!). Rồi Joseph chuyển đến nhà thờ Thánh Nicholas. Đêm trước Noel 1818, cây đàn dương cầm bị hỏng. Không thể để ngày Noel thiếu lễ nhạc, cha Joseph nảy ra ý định cho ca đoàn hát cùng với tiếng đệm guitar. Thời gian cấp bách, ông nhớ lại bài thơ ngắn “Stille Nacht! Heilige Nacht!” và đề nghị Franz Gruber (người chơi đàn cho nhà thờ) lo phần nhạc, Joseph đệm guitar và hát giọng nam cao, Franz hát giọng trầm và cứ sau mỗi đoạn thì ca đoàn của nhà thờ sẽ hòa chung phần điệp khúc. Vào gần nửa đêm, giáo dân trong vùng tưởng như thường lệ người chơi đàn đại phong cầm tấu lên những bài ca mừng Noel hùng tráng… Nhưng không, chỉ nghe thánh thót luyến láy tiếng đàn guitar nhẹ nhàng nâng giai điệu Silent Night phảng phất âm hưởng dân ca vùng nông thôn nước Áo chầm chậm lan tỏa ra trong tĩnh lặng thinh không của một thời khắc thiêng liêng…. 

    Một Noel thật đáng nhớ. Sau đó Joseph Mohr được thuyên chuyển đến nơi khác và trong suốt 7 năm sau đó Silent Night đã chẳng bao giờ được cất lên. Tình cờ một người thợ tên Karl Mauracher đến sửa đàn cho nhà thờ Thánh Nicholas. Sửa xong, Mauracher mời ông Gruber thử đàn. Khi Gruber lướt phím xướng cho đoạn nhạc mở đầu của Silent Night, Mauracher cảm ngay vẻ đẹp bài hát nên xin đem cả nhạc và lời của “Silent Night” về làng Kapfing. Hai gia đình ban nhạc nổi tiếng Rainers và Strassers được mời thưởng thức và liền bị cuốn hút, quyết định đưa bài hát mới vào các lễ hội âm nhạc mừng Noel. Sau đó nhà Strasser đã đưa Silent Night vòng quanh Bắc Âu. Đến năm 1834, họ biểu diễn cho Đức vua Frederick William đệ IV của nước Phổ, quá ấn tượng, vua truyền lệnh ca đoàn của cung đình phải xướng bài hát này vào mỗi dịp Noel. Gia đình Rainers thì lại sang Mỹ vào năm 1839 và đã biểu diễn Silent Night bằng tiếng Đức ngay tại Đài tưởng niệm Alexander Hamilton ở bên ngoài khuôn viên nhà thờ Trinity của New York. Năm 1863, Silent Night được Jane Campbell và John Young dịch sang tiếng Anh… Mỗi đêm Giáng sinh, giai điệu bài thánh ca kinh điển lại tạo nên những khoảnh khắc thiêng liêng, ấm áp, đưa con người xích lại gần nhau hơn. Đêm Giáng sinh năm 1818, giáo dân tại một ngôi làng nhỏ ở Oberndorf thuộc Áo kinh ngạc khi lần đầu tiên lắng nghe một ca khúc lạ lẫm, được trình bày với đàn guitar thay cho đàn organ như thường lệ. Họ không ngờ rằng gần 200 năm sau, ca khúc đó đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới, được dịch ra ít nhất 140 thứ tiếng. Đó chính là khúc ca Silent Night kinh điển, được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại hồi tháng 3/2011.

    Hàng 1: Từ trái sang phảiÁnh Nhật, anh chị Hoài Phương, Tuyết Nga, Mạnh Bổng, Nina. Hàng 2: Từ trái sang phải: Tố Anh, Khánh Lan, Mai Hương, Thanh Châu.

    Sáng thứ hai ngủ nướng khét nghẹt, thức dậy trễ, bà chủ nhà, madam landlord đánh thức ăn cơm chiều 5PM, vì dêm hôm qua đi party Giáng sinh về nhà 12:30am, ngủ 5 giờ thôi, long thể như còn ngấy ngủ, ôi sao con bệnh ham vui nó bám hồn, nó hành hạ ta mãi oải tuổi già. Hình như niên kỷ ta sát mí cổ lai, đã ngữi mùi đất rồi…, Nghe như tri thiên mệnh thì cũng hơi hơi trừu tượng nhỉ, có lúc ta cười thi sĩ Việt Cường khi Mạnh Bổng đút chè cho bố Việt Cường 92 niên kỷ, Mạnh Bổng lau mồm cho Bố, Bố xơi chậm rãi trong tiếng nhạc techno chách chùm “I want to wish you a Merry Christmas, I want to wish you a Merry Christmas, I want to wish you a Merry Christmas, from the bottom of my heart…”. Chả bao lâu sau mama Ngọc Hà đút xmas cake cho bé Việt Hải, và mama Kiều My lau mồm babe của bé, bố Việt Cường 92 cười lại bé Vìệt Hải 69, Bố từng học trường tây tại Lycée Albert Sarraut; Hà Nội, bố Việt Cường bỏ nhỏ: “Tu n’es pas meilleur que moi, mon jeune ami, pas du tout, hihi… Riez des gens, ne riez pas longtemps, riez la veille, le lendemain, le lendemain !”, khiến bé VIệt Hải wê wá xá….hihi. Giời ơi “Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười.

    Mở dầu nhà văn Khánh Lan cũng đã lược sơ các hoạt động trong quá khứ 7 năm của liên nhóm như tổ chức các buổi ra mắt sách, những buổi chương trình âm nhạc, những hoạt sinh nội bộ liên nhóm. Ngoài phần tường trình sinh hoạt 7 năm là phần văn nghệ sinh động với những nhạc khúc mừng Giáng Sinh hợp ca và đơn ca do nhóm Tiếng Thời Gian và thân hữu cùng trình diễn. Phần dạ vũ vui tươi, sống động “leg exercise”,….

    Nhà Văn Việt Hải và Khánh Lan

    Trên sân khấu, emcee Bích Trâm intro chapeau bài ca: The Little Drummer Boy. “Một trong những ca khúc Giáng sinh kinh điển được mọi người yêu chuộng là bài Chú Bé Đánh Trống (The Little Drummer Boy), còn được biết đến với tên gọi “Carol of the Drum” được nữ nhạc sĩ Katherine K. Davis sáng tác vào năm 1941. Bài hát nổi tiếng không chỉ bởi giai điệu du dương trầm bổng mà còn vì ý nghĩa thâm sâu, thấm đẫm trong từng lời nhạc. Bài hát kể về câu chuyện của một cậu bé nghèo. Vào đêm Giáng sinh đầu tiên, khi ba nhà thông thái từ phương Đông đến mừng Chúa Jesus ra đời, họ gọi cậu theo. Các nhà thông thái kia ai cũng mang những món quà quý giá như trầm hương và vàng. Còn cậu chỉ là một đứa bé nghèo khó nên chẳng có gì để làm quà ngoài chiếc trống của mình. Sau khi được Mẹ Maria cho phép, cậu đã sử dụng chiếc trống của mình để tấu lên điệu nhạc trọng thể, làm quà kính dâng ngày Chúa giáng sinh. Tiếng trống của cậu, là bản nhạc cậu đã chơi với cả tấm lòng đơn sơ. Kỳ diệu thay, Chúa Jesus mặc dù chỉ vừa mới sinh ra, có vẻ như hiểu, ngừng khóc và mỉm cười với cậu bé đánh trống tỏ vẻ hài lòng. Câu chuyện cậu bé nghèo không có quà gì cho Chúa Jesus ngoài tấm lòng thành kính đã làm cho nhiều người cảm động và cảm thán. Đâu cứ phải có nhiều vàng bạc, của cải thì mới là quà cho Chúa, cũng chưa chắc Chúa đã mỉm cười và nhận những thứ đó. Chỉ cần một tấm lòng thành kính và một trái tim thuần khiết thôi cũng khiến Ngài mỉm cười rồi. Ca khúc được viết với giai điệu đơn giản nhưng vẫn quyện vào nhịp 4/4 với tiết tấu rộn ràng. Bài hát chỉ là một đoạn nhạc, câu nhạc lại ngắn gọn, nhưng được lặp đi lặp lại. Sau môi câu ngắn đều có tiếng “gõ” theo nhịp trống: Pa-rum-pum-pum-pum. Tuy đơn giản nhưng bài ca đã đi vào huyền thoại và được nhân loại biết đến như một lời cầu nguyện khi dịp Giáng sinh về.

    Từ trái sang phải: Lệ Hoa, Minh Thư, Thụy Lan

    Bộ ba Con Cá Vàng là mamas Ái Liên, Ngọc Quỳnh, Lâm Dung gõ trống mồm y chang như NS. Trần Quang Hải gõ muỗng mồm, 3 mamas đệm thêm trống soundtrack. Nghe nè nhé….
    “Come they told me, Pa rum pum pum pumA new born king to see, Pa rum pum pum pumOur finest gifts we bring, Pa rum pum pum pum
    To lay before the king, Pa rum pum pum pum,Rum pum pum pum, Rum pum pum pum
    So to honor him, Pa rum pum pum pumWhen we come, Pum pum pum pumPa rum pum pum, Pum pum pum pumPa rum pum pum, Pum pum pum pumPa rum pum pum, Pum pum pum pum pa rum
    Little baby, Pa rum pum pum pumI am a poor boy too, Pa rum pum pum pum….”
    GS. Sum qua sang tôi hỏi: ” Ai làm nhạc gì mà nghe “Pum pum pum pum Pa rum pum pum, Pum pum pum pum Pa rum pum pum, Pum pum pum pum Pa rum pum pum, Pum pum pum pum pa rum… hoài dzậy ? Uýnh trống mà hỏng thấy lân múa ông địa quạt gì hết trơn…!!!”Emcee Bích Trâm hồi đáp qua micro: “Thưa giáo sư: Pum pum pum pum Pa rum pum pum,… là bài hát do NS. Katherine Kennicott Davis năm 1941 khi em chưa thấy mặt trời ạ !”

    Ta nghe bộ ba Con Cá Vàng Ái Liên, Ngọc Quỳnh, Lâm Dung (The Gold Fish 3) cất giọng nhắc nhở không khí Noël về…Rồi sân khấu vang lên: “Mon histoire C’est l’histoire d’un amour Ma complainte C’est la plainte de deux cœurs Un roman comme tant d’autres Qui pourrait être le vôtre Gens d’ici ou bien d’ailleurs C’est la flamme Qui enflamme sans brûler C’est le rêve…” Người ta nhận ra đôi song ca như nhóm Brigitte duo (gồm 2 ca sĩ Sylvie Hoarau và Aurélie Saada) trong tình khúc Câu chuyện về một cuộc tìnhHistoire D’un Amour (Paroles Dalida) By Misso D’Egitto:Histoire D’un Amour (English Lyrics) By Misso D’Egitto

    Từ trái sang phải: GS Phạm Hồng Thái, GS Quyên Di, Nhà Văn Nguyễn Quang,
    Nhà văn Việt Hải, GS Dương Ngọc Sum

    Thầy Quang của MĐHT của tác phẩm Ốc Mượn Hồn (loại œuvres existentielles) nâng ly vang đỏ do ca sĩ Hùng Ngọc chôn ở sân sau nhà, 30 năm mới đào lên mừng Festive Xmas 2022. Emcee ThuỵVy đọc xướng âm brand name với chuẩn giọng accent italien: “Casanova di Neri Brunello di Montalcino Tenuta Nuova Casanova di Neri Brunello di Montalcino Tenuta Nuova 1992.da Montalcino, Toscana, Italia.”Kế đến Nhóm Ba Bà Sui (3 Mamas-in-law) nhún nhảy techno mừng giây phút Chúa Cha ra đời.
    “Mary’s boy child Jesus Christ was born on Christmas DayAnd man will live for evermore because of Christmas DayLong time ago in Bethlehem, so the Holy Bible saidMary’s boy child Jesus Christ was born on Christmas DayHark, now hear the angels sing, a king was born todayAnd man will live for evermore, because of Christmas DayMary’s boy child Jesus Christ was born on Christmas Day While shepherds watch their flocks by night They see a bright new shining star They hear a choir sing a song, the music seemed to come from afarHark, now hear the angels sing, a king was born todayAnd man will live for evermore, because of Christmas Day For a moment the world was aglow, all the bells rang outThere were tears of joy and laughter, people shouted”Let everyone know, there is hope for all to find peace”
    Oh my Lord You sent Your son to save us Oh my LordYour very self You gave usOh my Lord That sin may not enslave usAnd love may reign once moreOh my Lord When in the crib they found HimOh my Lord A golden halo crowned Him Oh my Lord They gathered all around HimTo see Him and adoreThis day will live forever…”

    Việt Hải, Dec. 2021

  • Văn Thơ,  Viet-Hải

    Thử bàn về khía cạnh Nghệ Thuậtqua bài của Ngọc Cường.

    Nhà Văn Ngọc Cường

    “Cali phố xá đông người

    Bolsa Brookhust một trời sao quên”

    Hình như đất Cali vốn mở ngõ cho nhiều thân hữu, bạn bè đến đây rồi ít nhiêu họ đã bỏ quên con tim đầy ắp kỷ niệm với chốn đất thiêng Bolsa, bằng chứng khi đọc văn của tác giả Hệ Luy tôi yên tâm ý nghĩ mình đúng. Mời xem link bài tham khảo đính kèm.

    https://nhanvannghethuat.com/index.php/2019/05/15/doi-dong-ve-nghe-thuat-%EF%BB%BF/

    Bài viết “Đôi dòng về nghệ thuật” của nhà văn Ngọc Cường đã cho tôi nguồn cảm hứng dâng ngòi bút góp ý cùng anh. Trong tác phẩm Bâng Khuâng mới nhất của anh, sau văn tập Hệ Luy, nơi trang 1 giáo đầu là đề tài mang tính bàn luận, những trang giấy mở hàng bắt mắt tôi nhiều lắm. Ngọc Cường viết:

    “Một điều căn bản khi nói đến nghệ thuật, là xem nó là gì, thường nghệ thuật gồm 6 bộ môn chính như văn học, múa, kiến trúc, hội họa, sân khấu và âm nhạc, và gần đây thêm nghệ thuật thứ 7: ngành điện ảnh . Theo các cuốn từ điển thông dụng, từ nghệ thuật được định nghĩa rất vắn tắt và giản dị là … thực hiện hay diễn tả vẻ đẹp, thực tế … là sản phẩm trí thức và không là khoa học…”

    Trong 7 đề muc của phạm vi nghệ thuật mà anh liệt kê bên trên thì 2 mục văn học và hội họa đươc tác giả ghi nhận qua sách mới Bâng Khuâng. Đây cũng là 2 tiêu đề tôi xin chú trọng trong bài này. Khi nói về nghệ thuật (art) ta sẽ hiểu nó ra sao. Và nghệ thuật thường đi song hành với vẻ đẹp (beauty), trong cung cách nào đó ta cho là nét đẹp của mỹ thuật. Thế thì nghệ thuật là gì ?

    Nghệ thuật theo quan điểm của triết gia J.J. Rousseau (1712-1778) cho là “Nghệ thuật không phải là sự mô tả hay sao chép thế giới ta nhìn thấy, mà là cả một sự trào dâng của nguồn cảm xúc và của niềm đam mê”. Những tư tưởng khác như họa sĩ trường phái lập thể Pablo Picasso ghi nhận: “Nghệ thuật là tất cả mọi thứ bạn có thể tưởng tượng ra là có thật”. Còn theo họa sĩ Edgar Degas thuộc trường phái ấn tượng đồng thời với những vị như Vincent Van Gogh và Edouard Manet thì cho là “Nghệ thuật không phải là những gì bạn nhìn thấy, mà là những gì bạn làm cho người khác thấy được”. Với thi sĩ Oscar Wilde cho là: “Nghệ thuật là điều nghiêm túc duy nhất trên thế giới. Và nghệ sĩ là người duy nhất không bao giờ nghiêm túc”. Trong quan điểm của nhạc sĩ Amy Lowe suy nghĩ như: “Nghệ thuật là ước muốn của con người nói lên bản ngã của mình, ghi lại những phản ứng của ý nghĩ mình với thế giới xung quanh.”

    Riêng với danh họa Ý Agostino Carracci thuộc thời kỳ phục hưng của thế kỷ 16 nhìn vấn đề nghệ thuật là: “Một cái bóng mờ của những gì người nghệ sĩ đang nghĩ về một cái góc nhỏ qua những gì ông ta giữ bên trong tâm hồn”. Chung quy thì quan điểm nghệ thuật xuất phát từ sự suy nghĩ từ tâm hồn khiến nảy sinh ra tác phẩm.

    Nói đến Ngọc Cường hẳn nhiên không thể bỏ qua phạm trù chữ nghĩa hay sách vở, tổng quát hơn thì là khía cạnh văn học. Anh viết về nét văn hóa quanh chữ nghĩa như sau:

    “Sách được bầy bán nhiều quá, đầy trên kệ, còn la liệt trên bàn nữa.Không biết lựa chọn cuốn nào, dở trang đầu, đọc lướt qua mục “Lời Tựa”, tôi nhận thấy ở nhiều tác giả (thường là họ mới có tác phẩm đầu tay), hay nói về lý do cầm bút. Họ giải thích “tôi viết để mà viết …” , hoặc“tôi không dám tự nhận là một nhà văn …”Những câu tâm sự như vậy trở nên như một thông lệ ở phần đầu cuốn sách. Có thể do sự khiêm nhường hay dè dặt của họ, như để “rào trước đón sau”, phòng trường hợp có bị chê thì… vì tôi đâu phải một nhà văn? …Điều này theo tôi đáng tiếc, vì lẽ ít ra họ phải có chút tự tin, và cần được khích lệ vì một khi tác phẩm được xuất bản, hiển nhiên họ là một nhà văn ( theo định nghĩa) ,không nên tự phủ nhận một tất yếu như vậy ; Và một khi bỏ công ra viết là cố gắng hơn nhiều người, là điều đáng được khuyến khích, nếu không nên được khen thưởng? Người cầm bút không nên có mặc cảm. Mong độc giả rộng lượng, lên tiếng khuyến khích. Còn nếu nói viết chỉ để viết thì cũng không trọn nghĩa, vì một khi đã ra mắt , sách là để người khác đọc , nếu không , nên bỏ ở xó nhà chỉ là đống giấy lộn . J. P. Sartre trong bài tiểu luận“Văn Học Là Gì” đã khẳng định là một tác giả chỉ thành một nhà văn khi có người đọc. Thật vậy , tác giả nào chả mong có nhiều độc giả, còn nếu không thì đừng mang tác phẩm ra xuất bản – Sách bầy ra tất sẽ có người mua đọc. Và như vậy , động lực cầm bút (của một nhà văn ) , đầu tiên có thể chỉ là viết để mà viết, nhưng thật ra nó đã chứa đựng tiềm ẩn nhiều nguyên nhân : giải bày một tâm sự, chia sẻ một kỷ niệm .v.v…, và lý do khác như muốn thỏa mãn tự ái, kiếm chút danh vị… Nên, không thể nói : viết chỉ để viết đơn thuần, mà phải là viết cho người khác thưởng thức. Tất nhiên, cũng có nhiều cuốn hồi ký chỉ nhằm vào số nhóm độc giả chọn lọc nào đó ….Một tác phẩm không xuất bản, để quên vùi một xó, không ai biết thì vốn không là một tác phẩm nghệ thuật. Theo Tolstoy: sự thông tin, giao cảm giữa tác giả và người đón nhận tạo thành tác phẩm nghệ thuật. Nhật ký Ann Frank nếu không được ông bố cô bé đem ra in sau khi cô qua đời, thì cũng sẽ chỉ là một sản phẩm riêng tư, nó trở thành tác phẩm nghệ thuật khi được chia sẻ, có người thưởng thức. Sở dĩ nêu lên khía cạnh này, vì tôi muốn nhấn mạnh đến vai trò của độc giả. Theo tôi, dù tác giả có công sáng tạo, nhưng chính người đọc mới là sở hữu chủ của tác phẩm, ít ra thì đó là dưới quan điểm kinh tế của một cuốn sách. Còn về giá trị, hay hoặc dở là do chủ quan thưởng thức của người đọc quyết định. Một khi cuốn sách được xuất bản, nhiệm vụ nhà văn chấm dứt, như đứa con ( tinh thần ) đã trưởng thành.”

    Đoãn văn trên dùng ý tưởng của JP Sartre. Thật vậy, Jean Paul Sartre viết trong tác phẩm “Văn học là gì?” (Qu’est-ce que la littérature ?) về vai trò của văn học hay của nhà văn cần hai yếu tố: Tự Do và Dấn Thân, đươc tự do viết, dấn thân yêu và trung thành với ngòi bút, đam mê với văn chương.

    Văn học vốn được hiểu như một loại hình thức sáng tạo để nói lên những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Cách thức sáng tác của văn học có thể được tạo thành do yếu tố thực sự hay hư cấu, cách thức trình bày nội dung của đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ. Khái niệm văn học đôi khi có nghĩa tương tự như khái niệm văn chương và thường bị dùng lẫn lộn. Tuy nhiên, về mặt tổng quát, khái niệm văn học thường có nghĩa rộng hơn khái niệm văn chương, văn chương thường chỉ nhấn mạnh về vẻ đẹp, hoặc tính thẩm mỹ, sự sáng tạo của văn học về phương diện ngôn ngữ, nghệ thuật ngôn từ. Văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng tác phẩm, sự hình thành kết quả qua sự biểu hiện cho đời sống thăng hoa hơn. Vĩ vậy văn học nói chung gồm có những thể loại khác nhau như: tiểu thuyết, truyện ngắn, thi ca, kịch bản, bình luận biên khảo.

    Chủ điểm quan trọng như nhà văn Ngọc Cường đề cập điều kiện để được gọi là nhà văn hay để được gọi là tác phẩm là vẫn theo Sartre thì tự do tư tưởng, hay như bên trên sự tự do trong văn học là những khái niệm chính của nhà văn, nhà văn phải có hai yếu tố tự do và dấn thân (cam kết, éléments fondamentaux comme la liberté et de l’engagement) cho mục tiêu sáng tạo của nhà văn. Trong sự tự do sáng tạo nhà văn có tinh thần chấp thuận sự lựa chọn và phải ý thức trách nhiệm đối với sự lựa chọn đó. Đây là ý nghĩa của việc chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tự do tức là dấn thân viết, hay dấn thân trong tự do viết,…. Và nếu nhà văn là người có tự do khi sáng tác, thì người đọc cũng phải là người tự do khi đọc tác phẩm. Và nhà văn là người tự do nói với những người tự do, mà phải có chính đề tự do cần thiết mà thôi. Thế thì tác phẩm nghệ thuật là do giá trị bởi nó là tiếng gọi của nhà văn. Ngọc Cường nói đến yếu tố phê bình văn phẩm. Tác giả rào đón trong bút pháp chân chất, khiêm nhu theo ý tôi…

    “Thường khi cầm bút viết về một đề tài gì, tác giả nếu không qua sự tìm tòi, nghiên cứu thì cũng phải được đào tạo chuyên môn về đề tài đó. Tác giả hẳn có đủ hiểu biết, nắm vững những gì viết ra. Đó là điều kiện tối thiểu, để tôn trọng chính mình và cả độc giả. Độc giả không dễ bị lừa: Bởi qua đôi giòng đầu sách, có thể họ tin vào tác giả mà không cần suy xét sâu xa; nhưng khi càng đọc họ càng thêm khám phá ra những điều sai hay phi lý của toàn bài… Như vậy điều kiện tiên khởi của một tác giả là biết về điều mình viết .

    Xét riêng về cá nhân, tôi đang viết về đề tài văn chương, cống hiến và mua vui quý vị mà tôi chẳng có khả năng chuyên môn gì về văn học nghệ thuật cả ! Tại sao tôi lại dám liều mạng, cả gan đến vậy? Câu trả lời thực sự nằm trong nội dung bài này. Hy vọng rằng khi đọc xong lời bạt , quý vị có được sự thông cảm … và đồng ý với tôi là : riêng nghệ thuật, điều kiện đó là một ngoại lệ , ai cũng có thẩm quyền nêu ý kiến, không riêng gì các nhà nghiên cứu hay văn nghệ sĩ mà thôi.”

    Đọc văn Ngọc Cường như trên, tôi suy nghĩ về tư tưởng sau để góp lời với anh. Lão Tử nói với nhà văn Ngọc Cường rằng: “Bởi vì một người tin vào chính mình, một người không cố gắng thuyết phục dược người khác. Bởi vì một người hạnh phúc với chính mình, một người không cần người khác. Bởi vì một người chấp nhận ra chính mình, cả thế giới chấp nhận anh hoặc cô ấy nhá. “, Lão Tử ngôn (“Because one believes in oneself, one doesn’t try to convince others. Because one is content with oneself, one doesn’t need others’ approval. Because one accepts oneself, the whole world accepts him or her.”, Lao Tzu).

    Nhà văn Katherine Mansfield góp ý với nhà văn Ngọc Cường: “Hãy liều mạng đi nhé! Đừng quan tâm đến ý kiến ​​của những ai khác,… Hãy làm điều khó nhất trên đời này vì ta. Hãy hành động vì chính mình. Hãy đối mặt với sự thật.” (Risk anything! Care no more for the opinion of others … Do the hardest thing on earth for you. Act for yourself. Face the truth.)

    Nhà văn kiêm bác sĩ giải phẫu mắt (eye surgeon) Dr. Roopleen cho lời thật lòng đến nhà văn Ngọc Cường: “Nếu bạn có một giấc mơ, đừng chỉ ngồi đó mà mơ. Hãy gồng hết can đảm để tin chắc rằng bạn có thể thành công và hãy vượt qua bất kỳ trở ngại nào để biến nó thành hiện thực!” (If you have a dream, don’t just sit there. Gather courage to believe that you can succeed and leave no stone unturned to make it a reality!), Dr. Roopleen.

    Thêm nữa nhé. Vị Tổng thống thứ 26 của nước Mỹ Theodore Roosevelt cho ý kiến đến với tác giả Bâng Khuâng: “Hãy tin tưởng rằng bạn có thể dư sức qua cầu và bạn đang ở giữa chừng rồi.” (Believe you can and you’re halfway there.), Theodore Roosevelt.

    Trong tác phẩm Bâng Khuâng tác giả nhà văn Ngọc Cường dùng cả hai lối văn đôc thoại (monologue) như bài “Đôi dòng về nghệ thuật”, và lối văn đối thoai (dialogue), anh dùng khá chuẩn và thành công, ví dụ nhưng trong các bài: Yêu và Hận, Long và Thủy, Dưới Ánh Đèm Màu, Anh em cột chèo,…

    Ngọc Cường nói về văn học, viết văn chương, rồi tản mạn bàn về lý luận và phê bình qua bài tham luân vế nghệ thuật. Anh nói văn học dùng phương pháp khoa học nghiên cứu văn chương, trong khi văn chương thuần túy là sáng tạo do diễn đạt xúc cảm, như định nghĩa của nó. Anh dùng lối hành văn đàm thoại. Khi vận dụng lý thuyết đối thoại, tức theo lý thuyết văn học của Bakhtin. Lý thuyết đối thoại theo Mikhail Bakhtin và những nhà nghiên cứu văn học hậu nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp như Julia Kristeva, Tzvetan Todorov, Roland Bathes, Michel Foucault, Jacques Derrida, … là đã dùng điểm tựa vào lý thuyết đối thoại, để rồi sau này đối thoại thực sự trở thành nguyên lý chi phối toàn bộ văn học ở các nơi, trong đó có chúng ta. Hành văn lối tiểu thuyết là thể loại in đậm dấu ấn của nguyên lý này. Nguyên lý của lý thuyết đối thoại Mikhail Bakhtin xuất phát từ những đặc điểm thi pháp học của thể loại tiểu thuyết. Ngoài ra, trong quá trình phát triển lọai văn này, các nhà phê bình văn học có dịp đào sâu nó trong cung cách sử dụng của các nhà văn hậu bối, cũng để vận dụng lý thuyết Bakhtin qua các trường học, các lớp hậu hiện đại để nghiên cứu về lịch sử văn học.

    Đối thoại là lối văn tiêu biểu những phong cách tân văn kể từ hậu phong trào tiểu thuyết Dostoievski. Vượt qua phạm vi tác giả tiên khởi Dostoievski, văn chương đã đổi mới. Trong ngôn ngữ đối thoại vốn mang tính đa thanh, đa âm giữa các nhân vật trong truyện, điều Bakhtin chú trọng nhất là lời nói. Chính lời nói là đặc trưng tạo nên tính đối thoại rõ nét nhất của tiểu thuyết. Tác phẩm dược tạo ra do công trình sáng tạo văn chương với tính đa thanh, đối thoại của nó diễn ra trong nội dung tư tưởng trong văn bản nói chung ở thể loại thơ (thi ca), hay truyện ngắn ví dụ ngày xưa của nhóm Tự Lực Văn Đoàn và nhiều tác giả khác, hoặc tiểu thuyết qua các phương diện: ngôn ngữ, giọng điệu, cách nhìn vào bố cục văn phong, tương ứng về thể loại văn chương. Ngày nay khi nhìn lại phong trào tiểu thuyết Dostoievski, hay lý thuyết đối thoại Bakhtin là cả một sự tiến bộ cho thế giới văn học nói chung.

    Nói về trường phái ngôn ngữ học xuyên qua lý thuyết Bakhtin được cấu trúc tân tiến như hiện nay, song song ta xét tiếp về văn học do Roland Barthes nói về văn bản, khi ta đi từ tác phẩm văn học sang văn bản (literal texts, literal works hay textes littéraux, œuvres littérales) có thể nói Barthes là người thành công nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ chính yếu nói trên. Xem xét lại khái niệm liên văn bản của nhà vặn Julia Kristeva, chính nhờ Barthes đã tạo cho nó một cái tên gọi mới ngắn gọn và mạnh mẽ hơn, đó là “Văn Bản”, mà ý muốn của Barthes cần nhấn mạnh về mặt thuật ngữ. Từ ngữ “văn bản” có nghĩa là “tấm dệt”, “mạng lưới”, “tấm vải”, và nếu vào những năm 1970, nguyên mẫu “văn bản” của Barthes thường là “Thiên Hà của Gutenberg” (Gutenberg’s Galaxy), hoặc dưới tên “Thư viện của Borges” (Borges’s Library) thì ngày nay, hình ảnh thích hợp nhất với nó là “siêu văn bản” qua hình thức các máy vi tính hay điện toán chứa dữ liệu (datafiles) như một “tấm dệt”, hay là “mạng lưới toàn cầu” (world wide web) truyền đi toàn thế giới”.

    Xem tiếp Ngọc Cường qua đoạn kế…

    “Văn học bao gồm cả văn chương nhưng cộng thêm về lý luận và phê bình.Có thể nói văn học dùng phương pháp khoa học nghiên cứu văn chương, trong khi văn chương thuần túy là sáng tạo do diễn đạt xúc cảm , như định nghĩa của nó.Văn chương (thơ và văn xuôi) là nghệ thuật dùng chữ để diễn tả tư tưởng và cảm xúc.Như vậy,trước khi nói đến văn chương, ta thử tìm hiểu rõ thêm xem nghệ thuật là gì?

    Từ lâu, cách đây trên hai ngàn năm, Plato đã tìm về ý nghĩa của nghệ thuật; và từ đó đến nay, nhiều người cũng đã làm công việc này nhưng vẫn chưa ai hoàn thành vì nó phức tạp và khó khăn cho định nghĩa nghệ thuật. Văn hào Tolstoy nước Nga đã viết một cuốn sách nhỏ (Nghệ Thuật Là Gì, Tolstoy,1896), chỉ nhằm định nghĩa hai từ nghệ thuật! Dù vậy, định nghĩa của Tolstoy vẫn chưa toàn hảo,chính xác. Một tiêu chuẩn Tolstoy nêu ra (ngoài rất nhiều chi tiết khác) là : nghệ thuật không phải để giải trí ,mua vui mà là phương tiện giao cảm giữa tác giả và người khác… Điều này ….có vẻ trái với ý của cụ Nguyễn Du nước ta , khi cụ viết :

    “Lời quê chắp nhặt dông dài ,

    Mua vui cũng đươc một vài trống canh.”(câu kết của Truyện Kiều )”.

    Ngọc Cường ghi nhận về văn học hay văn chương qua lăng kính lý luận và phê bình. Khi nói về ý niệm nghệ thuật ta có thể xét qua quan điểm của triết gia Kant cho là “Nghệ thuật vị nghệ thuật” (L’art pour L’art, Art for Art’s Sake, French slogan from the early 19th century, “l’art pour l’art”, and expresses a philosophy that the intrinsic value of art, and the only “true” art, is divorced from any didactic, moral, or utilitarian function), còn được gọi là nghệ thuật thuần túy. Đây là một nguyên lý mỹ học duy tâm, chủ trương nghệ thuật độc lập với đời sống xã hội và chính trị, khước từ sứ mệnh của nghệ sĩ trong sứ mạng đấu tranh xã hội, thường dùng nền tảng lý luận cho các trường phái và khuynh hướng văn học có thái độ bất hòa với những vấn đề hiện thực, tìm lối thoát qua hình thức chủ nghĩa (Formalism). Lý luận này bắt nguồn từ những luận điểm mỹ học của triết gia Immanuel Kant (1724 – 1804), nhà triết học duy tâm cổ điển Đức, cho rằng cái đẹp của nghệ thuật là tự nhiên phát sinh ra, không thể tính toán, vụ lợi trong bất cứ mục tiêu nào khác ngoài chính bản thân nghệ thuật mà thôi. Đến thế kỷ XIX, nhiều nhà lý luận, nhà văn, nhà thơ ở Đức và Pháp đã phát triển tư tưởng này nhằm tách rời văn học nghệ thuật ra khỏi đời sống xã hội, phủ nhận ý nghĩa nhận thức và giáo dục tư tưởng, phủ nhận sự phụ thuộc của nghệ thuật vào những yêu cầu thực tiễn của thời đại. Và từ đó, trước sau sẽ dẫn đến chỗ khẳng định nghệ sĩ phải đươc “tự do” khai phá, hay sáng tác, không có trách nhiệm với xã hội, tức là đến chủ nghĩa cực đoan. Đó là mầm mống của các trường phái văn học ở cuối thế kỷ XX như chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa ấn tượng, chủ nghĩa đa đa (Multiplism), chủ nghĩa số nhiều (Pluralism), chủ nghĩa vị lai (Futurism, Prospectivism),… Ta thấy có quan diểm của JP Sartre (Existentialism), Nhất Linh (Tự Lực Văn Đoàn) trong đề tài.

    Quan điểm “Nghệ thuật vị nghệ thuật” hay L’art pour L’art (Art for Art’s Sake) tương phản với chủ trương của trường phái “Sự tự chủ của nghệ thuật” (Sự tự chế của nghệ thuật, hay Pseudo-Autonomy of Art, Its frame distinguishes art from non-art, provides it with the appearance of autonomy and gives it entry into history. The frame changes the context of art. It removes the painting from the viewer’s world. The space between framed art and viewer is discontinuous). Vì những mâu thuẫn về sự suy nghĩ hay chủ trương nên có dạo lịch sử ghi nhận cả hai hê phái Nghệ thuật vị nhân sinh và Nghệ thuật vị nghệ thuật. Người viết bài hơi ba phải, vì đứng bên nào thấy cũng phải cả, tùy trường hợp nhé. Nếu duy tâm lãng mạn thì vị nghệ thuật. Nếu đương đầu với việc chính trị hay xã hội ta suy nghĩ mất ngủ luôn nhé. Thực ra thì sự phát triển cái nhìn duy tâm về nghệ thuật của những người chủ trương Nghệ thuật vị Nghệ thuật, đã đề cao nghệ thuật thuần túy đều công khai hoặc kín đáo đối với thực trạng xã hội và chính trị theo một cung cách nào đó. Khó nói lắm, uốn lưỡi 7 lần theo nhà hiền triết Socrates mà vẫn bâng khuâng tơ trời như ông Hệ Lụy vậy. Xem tiếp Ngọc Cường ở đoạn cuối qua những ghi nhận về nghệ thuật…

    “Nói chung, nghệ thuật phản ảnh cuộc sống nên cũng mơ hồ, phức tạp như thế; và giá trị của nghệ thuật mang tính chủ quan, không thể chỉ do các nhà phê bình đơn thuần cho là hay hoặc dở, đẹp hay xấu, mà chỉ có nhận định chủ quan của người thưởng ngoạn quyết định. Nếu khai triển thêm ra, nghệ thuật là sáng tạo có tính hấp dẫn: khen chê là do quyết định của người nhận, độc giả, thính giả hay người xem tranh …Trước kia, khi mới được khai sanh,trường phái họa “ấn tượng”ở Pháp đã bị chê bai gắt gao, ngay cả danh hiệu của họ (impressionism, môn phái ấn tượng ) xuất phát từ bức tranh “Ấn tượng, một buổi bình minh” của Claude Monet bị nhà phê bình Louis Leroy gắn cho cái tên “Bọn Ấn Tượng” một cách mỉa mai qua bài đăng trên báo Le Charivari. Không ngờ từ đó Ấn Tượng lại trở thành môn phái quan trọng trong nền hội họa: và gần đây, ở nước ta thấy xuất hiện một văn phái, họ viết rất hấp dẫn, dùng nhiều từ khó hiểu, ra vẻ cao siêu, đầy triết lý mà độc giả bình thường không hiểu nổi. Xin thí dụ một đoạn như sau “….tiểu thuyết Việt-Nam hiện nay, không phải là xác nhận một trở thành đã hoàn tất, mà là theo dõi những chặng đường của một vận động đang tuần tự hình thành. Vận động đó là một vận động của ý thức, một vận động của nghệ thuật…” ( Mai Thảo,1965) : Những luận điểm như trên khó hiểu và dễ làm lẫn lộn, hoang mang người đọc. Họ tự nhận là nhóm sáng tạo, gay gắt với trào lưu văn nghệ tiền chiến, nhưng hình như họ muốn đồng nghĩa khó hiểu với xâu sắc, tối nghĩa với triết lý. Sự thật, chuyện bình thường và giản dị trên đời như tình yêu, gia đình, vui, buồn … là những vấn đề sâu xa nhất của con người. Nhóm sáng tạo là môn phái lập dị thì đúng hơn (Lê Huy Oanh, Về thơ tự do, 1957 ). Dù sao, chỉ có thời gian mới là quan tòa, mới có lời phê phán cuối cùng cho nghệ thuật: Tác phẩm có giá trị khi nó vượt được thử thách của thời gian và không gian ( Nhất Linh,Viết và đọc tiểu thuyết,1958 ).

    Nếu đồng ý như vậy, ta có thể nói rằng không có tác phẩm nào tuyệt hảo cả: Nói cho cùng thì dù chỉ được một độc giả yêu thích cũng đem niềm vui cho tác giả. Nghệ thuật rõ rệt là chủ quan và phi thời trang nhưng lại mang tính dân chủ (số đông quyết định giá trị). Như trường hợp của Van Gogh, cả một đời vẽ tranh ( rất nghèo lại vắn số, chết sớm) chỉ bán lèo tèo vài bức (dù người em là môi giới hội họa đã cố gắng giúp anh). Thế mà ngày nay, bức“Hoa Diên Vỹ”( Irises,1889) được bán với giá mấy chục triệu đô! Cùng số phận hẩm hiu với Van Gogh là nữ văn hào Emily Bronte, tác giả cuốn “Đỉnh Gió Hú”( Wuthering Heights,1847) khi xuất bản đã không được độc giả hưởng ứng mà phải chờ đến cả trăm năm sau mới có lời khen. Ngày nay, tác phẩm duy nhất này của bà trở thành một tuyệt tác của thế giới, được mọi người, mọi nơi công nhận! Sự kiện tương tự sẽ là niềm an ủi cho nhiều nghệ sĩ không thành công ngày hôm nay ( trong đó có tôi, nói một cách tự an ủi),và hy vọng rằng có thể sau này, vài chục năm nữa, sẽ có người yêu thích? Phải chăng con người bao giờ cũng bám víu và sống với chút hy vọng vào ngày mai tươi sáng hơn hôm nay?

    Thẩm mỹ , hay cái đẹp, – đối tượng chính của nghệ thuật- hiển nhiên là do nhận định chủ quan mỗi người , nhưng liệu ta có thể tìm thấy một tiêu chuẩn, hay mẫu số chung , dựa vào đó , mọi người cùng đồng ý hoặc chấp nhận, dù họ ở đâu và sống ở bất cứ thời đại nào? Lúc trước , khi xem hình ảnh bên Phi Châu chụp mọi cà răng căng tai, ít ai coi đó là thẩm mỹ , mà còn cho là man di mọi rợ , nhưng đâu ngờ , gần đây, ngay ở Bolsa bên Mỹ , lại xuất hiện người đi căng tai , chà răng và đeo vòng ở lưỡi ! Theo tôi, vẻ đẹp (có lẽ) phát xuất từ ấn tượng người tiền sử cảm nhận qua thiên nhiên (tranh vẽ, khắc trên đá, mô tả thú vật ở hang Lascaux, Pháp, khoảng 20,000 ngàn năm trước) và sau này, khi lòai người đã hợp quần thành xã hội), thì từ tình yêu , trước tiên là tình mẫu tử , đôi lứa , vợ chồng …rồi nâng cao, biến dạng trở thành lòng trắc ẩn, thương yêu đồng loại. Không khác gì các giống vật hợp quần (con kiến, loài ong…) để duy trì giống nòi , con người phải hy sinh ; và khi sống cho tha nhân, cảm thấy thỏa mãn vì đó là bản tánh chân thật của mình (Nhân chi sơ tính bản thiện, Khổng Tử, 500 năm trước Công Nguyên).Thâm tâm con người , không một ai muốn gây đau đớn sầu khổ cho người khác. Phải chăng , tội ác do hoàn cảnh gây ra , vì mà có ai thực sự làm chủ được vận mệnh của mình đâu , nếu như vậy : ý chí tự do ( free-will ) chỉ là một ảo tưởng , như người ta thường ví : cuộc đời là một vở kịch hay canh bạc , trong đó , con người đóng một vai hay tùy thuộc vào may mắn ! Vậy tôi là ai ?

    Nếu một tác phẩm là đứa con tinh thần của người sáng tác, thì sự liên hệ giữa tác giả và tác phẩm rất mật thiết, như chuyện của một gia đình:Vì lẽ đó,muốn hiểu thấu đáo bức tranh, hoặc cuốn tiểu thuyết , sự hiểu biết về tác giả giúp ta tận hưởng rõ hơn tác phẩm của họ. Nhưng ta cũng tránh có quan điểm quá khích: như ghét tác giả ( vì lý do gì đó, chính trị chẳng hạn) rồi vơ đũa chê tác phẩm của họ luôn! Ngược lại, cũng đừng tôn thờ tác giả như là một fan của họ (nguyên ngữ từ fanatic ra, nghĩa quá khích).

    Nghệ thuật không là bản sao chép thiên nhiên mà là cách diễn tả cuộc đời qua nhận thức của tác giả- Phải chăng con người nhìn mọi thứ trên đời qua nhận thức chủ quan của mình- Nhưng chính nhờ đó mà tác phẩm trở nên sống động , như được tái sinh, có cuộc sống thứ hai, vì vậy đã đem lại sự thích thú cho người thưởng ngoạn: thu hút họ, làm như chính họ được sống như một nhân vật trong truyện dù câu chuyện đã xẩy ra cả trăm năm trước ; hay chính mình, như họa sĩ, đang đứng trước cảnh của bức tranh , dù ở một nơi ta chưa hề đặt chân tới .Đó là sự kỳ diệu của nghệ thuật,chứ không phải vấn đề triết lý cao siêu.Câu hỏi nên đặt ra, không phải là“con người,cuộc sống là gì?”mà trở thành“Cái gì có thật trên cõi đời này?”(Rainer Rilke,1912 );và đối với người nghệ sĩ thì cảm giác phải là thật (Bạn cứ thử đá chân vào hòn đá thì biết!).

    Để kết luận, có thể nói, nghệ thuật có rất nhiều mục đích, tùy quan niệm của tác giả: như giúp ta trở nên cao thượng, tận hưởng cuộc sống hơn( như nhận xét của Thạch Lam, Nhất Linh), giải bầy vấn đề triêt lý ( như Sartre, Camus) .v.v..nhưng theo tôi, tất cả những mục đích ấy chỉ là phụ, đến sau, không chủ tâm , nhưng xuất hiện như mấy phản ứng phụ của thuốc tây (side effect ) mà có thể lại mãnh liệt hơn cả mục đích chính là mua vui dù là một thú đau thương! Nghệ thuật phải có tính hấp dẫn trước nhất, để giải trí thiên hạ (Nguyễn Du), một món ăn tinh thần cho công chúng. Nếu không có tính hấp dẫn thì nghệ thuật không tồn tại và sẽ không truyền đạt các mục đích khác nữa được.

    Phải chăng,với chủ quan và hiểu biết hạn hẹp,tôi đã vừa liều lĩnh trả lời về điều kiện tối thiểu của người viết nêu ra ở phần đầu : đó là ai cũng có thẩm quyền bàn về nghề thuật cả ? Xin cảm tạ quý độc giả. Ngọc Cường.”.

    Hinh kèm hôm ra mắt sách Bâng Khuâng
    của nhà văn Ngọc Cường và nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật 
    và Tiếng Thời Gian.

    Sau cùng nhà văn Ngọc Cường còn có thú thưởng ngoạn bộ môn hội họa. Ở bìa sách Bâng Khuâng và phần Phu lục anh trình bày bức họa nổi danh “La Nuit Etoilée aux Carrières de Lumières” (à Saint-Remy-de-Provence) của họa sĩ Van Gogh. Với những vòng xoáy quyến rũ, bố cục tranh cho vẻ say đắm và màu sắc đầy mê hoặc, Đêm đầy sao (“La Nuit Etoilée”) của Vincent van Gogh là một trong những tác phẩm nghệ thuật được yêu thích và nổi tiếng nhất thế giới. Trong sự sáng tạo và thành công cuối cùng này như nội dung câu truyện có nhiều điều lý thú về Đêm đầy sao này mà khách thưởng ngoạn có thể biết.

    Ôn sơ qua về tiểu sử của Van Gogh, ông sinh ngày 30 tháng 3 năm 1853 – 29 tháng 7 năm 1890, là một danh hoạ Hòa Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng (Post-Impressionism). Nhiều bức tranh của ông nằm trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất, được yêu thích nhất và giá đắt nhất trên thế giới. Van Gogh là nghệ sĩ tiên phong của trường phái biểu hiện (Expressionism) và có ảnh hưởng rất lớn tới mỹ thuật hiện đại, đặc biệt là tới trường phái dã thú (Fauvism) và trường phái biểu hiện tại Đức.

    Tranh La Nuit Etoilée mô tả quan điểm của Van Gogh từ một trại tị nạn. Sau khi trải qua một lần ông bị suy sụp tinh thần vào mùa đông năm 1888, van Gogh đã tự mình đến nhà tị nạn Saint-Paul-de-Mausole gần Saint-Rémy-de-Provence. Quan điểm nghệ thuật đã trở thành nền tảng của tác phẩm mang tính biểu tượng nhất của ông. Từ cảm hứng của mình, van Gogh đã viết trong một trong nhiều lá thư của mình cho em trai Theo, “Sáng nay anh thấy đất nước mình từ cửa sổ rất lâu trước khi mặt trời mọc, không có gì ngoài ngôi sao buổi sáng, trông thật to lớn.”

    Các nhà sử học nghệ thuật đã xác định rằng van Gogh có một số quyền tự do với góc nhìn từ cửa sổ phòng ngủ tầng hai của ông, một lý thuyết được hỗ trợ bởi thực tế là studio vẽ mà ông vẽ ở tầng một của tòa nhà. Ông viết: “Qua cửa sổ có rào chắn bằng sắt. Tôi có thể thấy một quảng trường lúa mì kèm theo trên đó, vào buổi sáng, tôi nhìn thấy mặt trời mọc trong tất cả nét vinh quang của nó.”

    Ngôi làng từ hướng cửa sổ của mình, van Gogh sẽ không thể nhìn thấy vùng Saint-Rémy. Tuy nhiên, các nhà sử học nghệ thuật có những nhận xét khác nhau về việc ngôi làng được trình bày trong bức The Starry Night được lấy từ một trong những bản phác thảo than của thị trấn Pháp hay nếu nó thực sự thì có thể được lấy cảm hứng từ quê hương Hòa Lan. Đêm đầy sao cho thấy tỷ lệ tử vong, khi nhìn các ngọn tháp tối ở phía trước là cây bách, loại cây thường liên quan đến nghĩa trang và cái chết. Mối liên hệ này mang một ý nghĩa đặc biệt đối với câu nói của Van Gogh này, “Nhìn những ngôi sao luôn khiến tôi mơ ước. Tại sao, tôi tự hỏi mình, không nên cho những chấm sáng trên bầu trời có thể thêm vào như những chấm đen trên bản đồ nước Pháp? Ngay khi chúng tôi đi tàu để đến Tarascon hoặc Rouen, chúng tôi sẽ chết để đến được một ngôi sao.”, ông viết.

    Tranh Đêm đầy sao nổi tiếng thế giới được vẽ vào năm 1889. Nhưng năm trước, van Gogh đã tạo ra Đêm đầy sao ban đầu của mình, đôi khi được gọi là Starry Night Over The Rhone. Sau khi đến Arles, Pháp vào năm 1888, van Gogh đã bị ám ảnh một chút với việc chụp ánh sáng của bầu trời đêm. Ông đã tìm hiểu mô tả trong tranh Cafe Terrace trên Diễn đàn Place du, trước khi dám thực hiện bản phác thảo Starry Night đầu tiên của mình với tầm nhìn ra sông Rhone.

    Xem thêm các tác phẩm ta biết đến như là tranh Saint-Paul Asylum, loạt tranh vẽ ở Saint-Remy, ông viết cho người em Theo: “Tất cả trong tất cả những điều duy nhất anh xem là tốt mà trong đó là các bức Wheatfield, Mountain, the Orchard, the Olive những cái cây với những ngọn đồi xanh và Chân dung và Lối vào mỏ đá, và phần còn lại không nói gì theo ý anh.”

    Van Gogh vô tình vẽ Venus. Vào năm 1985, nhà sử học nghệ thuật thuộc trường UCLA Albert Boime đã so sánh Starry Night với một trò giải trí trên hành tinh về cách bầu trời đêm sẽ xuất hiện vào ngày 19 tháng 6 năm 1889. Sự tương đồng rất đáng chú ý và đã chứng minh rằng “ngôi sao buổi sáng” của Van Gogh như được đề cập trong bức thư của ông gửi em trai của ông, thực tế là hành tinh Venus.

    Buồn thay cho số nghềo Van Gogh chỉ bán một hoặc hai bức tranh trong cuộc đời của mình và cũng không phải là bức Đêm đầy sao. Một trong những người được biết chắc chắn đã được bán là bức The Red Vineyard tại Arles, ít được biết đến hơn, được hoàn thành vào tháng 11 năm 1888, trước khi sự cố khiến ông phải đi tị nạn. Nghệ sĩ và nhà sưu tập người Bỉ Anna Boch đã mua nó với giá 400 franc tại triển lãm Les XX năm 1890. Ngày nay, bức tranh lịch sử này được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Pushkin ở Moscow. Nhưng có bằng chứng cho thấy van Gogh đã bán bức tranh thứ hai. Trong tiểu sử của mình về nghệ sĩ, nhà sử học Marc Edo Tralbaut đã nói về một lá thư của Theo nói rằng một trong những bức chân dung tự họa của Van Gogh đã tìm đến một đại lý nghệ thuật ở London.

    Bức tranh Đêm đầy sao được hai lần sở hữu bởi góa phụ Theo. Sau cái chết của van Gogh năm 1890, Theo được thừa hưởng tất cả các tác phẩm của em trai của mình. Nhưng khi người em qua đời vào mùa thu năm 1891, vợ của ông là Johanna Gezina van Gogh-Bonger đã trở thành chủ nhân của Đêm đầy sao và những bức tranh khác. Đó là van Gogh-Bonger, người đã thu thập và chỉnh sửa thư từ của anh em ông để xuất bản, và bà được ghi nhận với việc xây dựng danh tiếng sau khi chết của Van Gogh, nhờ vào sự quảng bá rộng rãi của Johanna về thành quả của công việc triển lãm..

    Năm 1900, van Gogh-Bonger đã bán Starry Night cho nhà thơ người Pháp Julien Leclerq, người đã sớm bán nó cho nghệ sĩ hậu ấn tượng Émile Schuffenecker. Sáu năm sau, Johanna đã mua lại bức tranh từ Schuffenecker để bà có thể chuyển nó đến Phòng trưng bày Oldenzeel ở Rotterdam, Hòa Lan.

    Đó là bức tranh van Gogh. Còn ở trang 11 sách Bâng Khuâng, Ngọc Cường cho trưng bức tranh Bữa trưa trên cỏ của họa sĩ Édouard Manet.

    Édouard Manet (1832 – 1883) là một danh họa người Pháp, nổi tiếng với phương pháp vẽ hiện đại trong hội họa. Manet luôn tự nhận mình đi theo trường phái hiện thực. Tuy nhiên, vào năm 1868, sau buổi gặp gỡ với các họa sĩ theo trường phái ấn tượng, Manet quyết định sẽ kết hợp cả hai trường phái lại. Kể từ đó, ông trở thành bậc thầy khi kết hợp 2 trường phái này tưởng chừng chẳng ăn nhập gì với nhau.

    Bữa Trưa Trên Cỏ là một trong những tác phẩm thành công nhất của Édouard Manet và hiện được trưng bày tại viện bảo tàng Louvre nước Pháp. Bữa Trưa Trên Cỏ đáng giá vì nó khác biệt với những bức tranh đương đại cùng thời về bố cục, kích thước và nhân vật trong tranh.

    Về bố cục tranh Bữa Trưa Trên Cỏ được lấy cảm hứng từ hai bức vẽ Italy vào thế kỷ 16 là Buổi Hòa Nhạc Đồng Quê (The Pastoral Concert, Le Concert Pastoral) và Phán Xét Của Paris (The Judgment Of Paris, Le Jugement de Paris).

    Sau cùng, bài viết này được tản mạn lãng đãng từ những ý niệm trong đề tài “Đôi dòng về nghệ thuật” của nhà văn Ngọc Cường ghi nhận về nghệ thuật và những khía cạnh của nó.

    Nhà văn Ngọc Cường viết về những cảm nghĩ chung cuôc về nghệ thuật. Nghệ thuật dù bị áp lực chính trị chi phối hay bị trấn áp, khủng bố, nghệ thuật bị cám dỗ bởi duy tâm lãng mạn cũng hại chúng ta.. Phải chăng nghệ thuật là con dao hai lưỡi. Người nghệ sĩ hãy chọn khuynh hướng sao cho thích hơp cho mình. Đoạn văn dưới đây là phấn kết thúc bài viết chung của hai chúng tôi.

    “Có lẽ phải đợi một trăm năm sau vấn đề chính trị mới không còn ảnh hưởng đến nghệ thuật nữa chăng.. Mục đích của nghệ thuật là mua vui, và đôi khi sự hiểu biết nhiều về tác giả hay tác phẩm cũng chỉ làm giảm thú thưởng ngoạn: Như khi còn trẻ, tình yêu bao giờ cũng đẹp hơn người yêu, có nhạc sĩ than thở: “làm sao giết được người trong mộng!” Là một “fan” hay bị lung lạc bởi tác giả là quan niệm ấu trĩ về nghệ thuật vì, như đã nêu ở trên, chính kẻ thưởng ngoạn làm chủ tác phẩm.. Hãy trả lại chủ quyền cho khán thính giả, cho giới thưởng ngoạn.

    Bàn về nghệ thuật, có lẽ nếu đi sâu quá thì sẽ không cần thiết và lâm vào lãnh vực chuyên môn của mấy nhà khảo cứu triết học. Tuy nhiên, là một độc giả, khán thính giả bình thường, ta cũng nên có một xác định rõ rệt về sở thích của riêng mình. Cũng như khi cầm ly rượu lên uống, không cần biết nó đắt tiền, giá bao nhiêu mà chỉ cần biết là nó ngon với mình, như vậy là đủ rồi.”

    Việt Hải và Ngọc Cường
    6/2019