KÝ SỰ,  Viet-Hải

Đỗ Bình: Nhà thơ và nhân cách đáng quý.

Tôi biết anh từ lâu: nhà thơ Đỗ Bình, một nghệ sĩ đa tài về văn, thơ và nhạc; tính tình đôn hậu, hòa nhã, khiêm cung, ba dặc diểm khiến tôi quý trọng anh.

Là chiến sĩ quốc gia thuộc ngành chiến tranh chính trị, vào tù gulag, CS hành hạ anh dã man, hậu quả nay anh mang bệnh. Đỗ Binh thẳng thắn, cương trực, nhưng không sinh sự với bạn bè, anh chọn phong thái đứng ngoài những tranh châp, bút chiến, những chuyện đời thường vốn đau đớn lòng như thi ca của cụ Tố Như-Thanh Hiên.

Sau đây, tôi xin giới thiệu về anh đối với bạn bè trong ngoài Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian qua những ý tưởng anh viết hay nói chuyện, mà hôm Hội ngộ bạn bè từ Pháp Mỹ tại nhà hàng Sài Gòn (Paris) chị Teresa Thanh Vân không tiếc lời khen tài nói chuyện văn thơ của anh.

Thơ thăm hỏi của nhà thơ Đỗ Bình Paris, xin theo dõi sau đây…

Một số bạn bè Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian trong chuyến Âu châu du.

“Subject: Re: THƯ PAIRS

Qúy Anh Chị mến

Do sức khỏe hôm nay tôi mới hồi âm đến các bạn.

Các bạn Paris rất vui khi đọc đưọc bản bút ký của nhà văn Khánh Lan, nhà văn Trần Việt Hải. Ngày 20 tháng 9 vừa qua, các bạn đã mang cho chúng tôi một món quà tinh thần trong buổi hội ngộ qua sự thân thiện chân tình. Những lời phát biểu về sinh hoạt văn học nghệ thuật của Nhóm Nhân Ảnh Nghệ Thuật& Tiếng Thời Gian, Nhóm Hậu Duệ của Tự Lực Văn Đoàn, cũng như cảm nghĩ của các anh chị. Chúng tôi được thưởng thức những giọng ca truyền cảm, độc đáo  của Lệ Hoa, Thụy Lan, Mạnh Bổng đã trình bày những ca khúc giá trị làm tăng giá trị buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật Thu Paris. Hình ảnh của nhà văn Nguyễn Ngọc Cường chúng tôi cảm thấy bồi hồi khi nhớ lại người bạn cùng sinh hoạt chung vừa ra đi là KTS, TS Nguyễn Tường Hùng , một nhà đạo diễn có tài của Pháp. Ông là anh cả của nhà văn Nguyễn Ngọc Cường. Chúng tôi thấy nhà văn Trần Việt Hải ngồi xe lăn xuất hiện, hình ảnh đó làm xúc động các bạn Paris vì gợi nhớ hình ảnh ngồi xe lăn đi sinh hoạt văn hóa của các nhà văn đã tận tụy với văn chương chữ nghĩa như: Duyên Anh, nhà văn Hồ Trường An, nữ sĩ Minh Châu Thái Hạc Oanh (là một trong hai vị nữ giáo sư phái nữ duy nhấtt của trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn năm xưa: GS Thái Hạc Oanh Paris, GS Nguyễn Thị Thịnh ở San Jose), nhà văn Trần Tam Tiệp, nhạc sĩ Lê Trạch Lựu, nhà thơ, nhà biên khảo Phương Du (Một trong 10 vị bác sĩ đầu tiên của QLVNCH).

Sự mê say văn chuuơng, hăng say và tận tụy trong những sinh hoạt văn học nghệ thuật, cũng như tấm lòng trọng Thày, qúy các bậc trưởng thượng của nhà văn Trần Việt Hải ở Cali  khiến các bạn Paris ngưỡng mộ. Tôi thường ra vào nhà thương, thêm bệnh mới của tuổi đời về cột sống, nhưng gặp các bạn tôi thấy tâm hồn vui, lên tinh thần  bỗng dưng sau hôm đó đi đứng trở lại khá hơn. Nghe lời ca khúc Triệu Đóa Hoa Hồng của Vương Trùng Dương tôi lòng lâng lâng theo giai điệu lời ca.

Cuộc du lịch của các bạn thăm xứ Pháp và một số nước Âu Châu thật đáng giá, vì đó là những nới rất giá trị, không những đẹp mà còn mang tính văn hóa ịch sử.

Các anh chị Paris nhờ tôi chuyển lời thăm và cảm ơn những tình cảm của các anh chị đối với các bạn.

Chúc các anh chị nhiều sức khỏe. 

Thân mến

Đỗ Bình  “


Tôi giữ nguyên nội dung thơ Đỗ Bình gửi ra như sau:

“Objet : Re: Bản Chương Trình Thu Paris Văn Học Nghệ Thuật 20 tháng 9

Thưa các Anh Chị

Xin gởi các Anh Chị bản chương trình ngày 20 tháng 9 năm 2023, mong gặp các anh chị. Xin các anh chị tìm nghe lại giai điệu hai ca khúc Lối Về Xóm Nhỏ của nhạc sĩ Trịnh Hưng và Trăng Mờ Bên Suối của nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên để hôm đó chúng cùng đồng ca.    Lời của những ca khúc Trăng Mờ Bên Suối, và Lối Về Xóm Nhỏ sẽ được in ra nhiều bản để chúng ta cùng hát.

Thân mến,

Đỗ Bình”

Sujet: Chiều Văn Học & Nghệ Thuật

MC: NhS Thẩm Thái Hà, BS Nguyễn Bá Linh.

Quay Phim: KS Trần Đình Quốc.

Âm Thanh KS Lê Minh Triết.

CHƯƠNG TRÌNH

Phần I

12h00 Tiếp Tân

12h10 Khai Mạc :

Nhà văn Đỗ Bình giới thiệu các văn nghệ sĩ từ Mỹ sang (15’).

TS Nguyễn Thị Phượng Anh và BS Nguyễn Tối Thiện phát biểu cảm tưởng (5’).

Luật gia  Đoàn Trần Thiều : phát biểu cảm tưởng.(2’)

Nhà văn Nguyễn Ngọc Cường: Vài Nét Vê Nhóm Tự Lực Văn Đoàn. (7’)

Nhà văn Khánh Lan Vài Nét Về Nhóm Nhân Ảnh Nghệ Thuật &Tiếng Thời Gian( 7’).

Nhà văn Trần Việt Hải phát biểu Cảm Tưởng. (3’)

GS Hoàng Đức Phương: Vài Nét Về Văn Hóa Thuần Việt.(7’)

Phần II

13h10 Dùng Cơm.

Phần III

 14h00 Nhạc Thính Phòng : Tình Thơ Trong Ý Nhạc

Nhà văn Đỗ Bình : Vài nét về guồn cảm hứng sáng tác những ca khúc trữ tình của một số nhạc sĩ vang bóng một thời: Dương Thiệu Tước, Phạm Duy, Lê Mộng Nguyên, Lê Trạch Lựu, Trịnh Hưng, Phạm Trọng Cầu, Quốc Dũng, Vũ Đức Sao Biển.(3’)

Bên Nhau Ngày Vui, nhạc Quốc Dũng, Lê Hoa trình bày.

Hai ca khúc: Trăng Mờ Bên Suối của Lê Mộng Nguyên và Lối Về Xóm Nhỏ, sẽ do tất cả những người hiện diện cùng hát.

Ngọc Lan, nhạc & lời Dương Thiệu Tước, Hồng Loan trình bày.

Em Tôi của Lê Trạch Lựu Đỗ Bình trình bày.

Thu Hát Cho Người: nhạc&lời Vũ Đức Sao Biển, Tuyết Dung trình bày.

Mùa Thu Paris qua Âm nhạc:

GS Nguyễn Bảo Hưng : Vài nét độc đáo trong văn hóa Paris. Thái Hà trình bày ca khúc minh họa Les Feuilles Mortes , thơ Jacques Prévert, nhạc Joseph Kosma.

Mùa Thu Paris, thơ Cung Trầm Tưỏng, nhạc Phạm Duy, Mạnh Bổng trình bày.

Chiều Trên Sông Seine, thơ &nhạc Đỗ Bình, Thúy Hằng trình bày.

Mùa Thu Không Trở Lại, nhạc &Lời Phạm Trọng Cầu, Kim Thu trình bày.

Phần IV

15h50 Mạn đàm với văn nghệ sĩ.

17h00       Chấm dứt.


Sau dây tôi xin tóm lược nội dung Đỗ Bình kể chuyện, mà nhà văn Vương Trùng Dương vì kẹt babysit giữ cháu ngoại như nhà văn Dương Việt Điền phải ở Nam Cali, nên không biết Đỗ Binh nói gì mà madame Teresa Thanh Văn Virginia khen nồng nàn, mà ông Vương Trùng Dương (aka tên cúng cơm Trần Văn Dưỡng) nóng lòng biên email “sao 2 bạn Khánh Lan và Việt Hải lại im lìm vậy cả”. Thôi thì hôm nay xin gởi bài cho sư huynh Dương Trần dây nhé…

Trong buổi lễ Chiều Văn Học & Nghệ Thuật tại nhà hàng Sài Gòn, Paris.

Nhà văn Đỗ Bình nhắc đến bài viết của Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian “Nhìn về phương diện văn hoá tại Nam California”, được dăng trong ấn phẩm biên khảo công phu của Câu Lạc Bộ Văn Hóa Paris,… tóm lược như sau:

Ban Biên Tập chúng tôi, Vương Trùng Dương, Trần Mạnh Chi, Trần Việt Hải và Lưu Khánh Lan xin gởi đến Câu Lạc Bộ Văn Hóa Paris bài “Nhìn Về Văn Hóa Tại Nam California”.  Bài được đúc kết gồm ba phần sau đây:

• Phần 1:  Về Văn Hóa VN Nam Cali.

(Bài của Khánh Lan, Trần Việt Hải ) 

• Phần 2:  Về Nền Báo Chí Tại Miền Nam California.

(Bài của Vương Trùng Dương)

• Phần 3:  Bảo Tồn Việt ngữ Tại Miền Nam California.

(Bài của Trần Mạnh Chi)

Phần 1:  Về văn hóa tại miền Nam California:

Khánh Lan và Việt Hải   

Định nghĩa văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh, báo chí, truyền thông, giáo dục, v.v…Riêng vùng Nam California của nước Mỹ, từ mùa thu năm 1975 là thời điểm bắt đầu cho những hứa hẹn một “Trung tâm văn hóa” của người Việt ở hải ngoại, bởi vì chính quyền Mỹ thiết lập một trại tiếp cư Pendleton, đón nhận người tị nạn Việt Nam lớn nhất nhất tại Hoa Kỳ.   Camp Pendleton tọa lạc ở vùng Oceanside, cách San Diego độ 38 miles (hay 62 kilometers) và cách thành phố Wewstminster khoảng 58 miles (hay 93 km).  Camp Pendleton là một căn cứ của Thủy quân Lục Chiến Mỹ, ngay từ đầu tháng ba năm 1975, trại tị nạn Pendleton đã tiếp nhân 20,000 người Việt, trong số này rất nhiều người tài hoa về phạm vi văn hóa của Việt Nam Cộng Hòa qua trại này, rồi phân tán ra các nơi khác trên nước Mỹ, đặc biệt là một số đông văn nghệ sĩ đã định cư và sinh hoạt văn hóa tại miền Nam California.

Nói về văn hóa, chúng tôi thiết nghĩ văn hóa lấy yếu tố nhân bản con người làm gốc:  Đó là yếu tố dân tộc sinh tồn, lấy yếu tố cội nguồn lưu truyền làm nền và yếu tồ khai phóng giáo dục để xã hội được tự do, thăng hoa, mở mang và phát triển.  Để lưu truyên văn hóa gốc thì vấn đề giảng dậy tiếng Việt vô cùng hệ trọng.  Tại miền Nam California từ hạt Santa Barbara hướng Bắc xuống tới hạt San Diego ở tận cuối hướng Nam của hoa kỳ, có rất nhiều trường dạy Việt ngữ. …

 Bài viết khá dài, xin xem đính kèm.

—————————————————

Đỗ Bình kể chuyện về nhạc sĩ Trịnh Hưng Paris khiến madame Teresa Thanh Vân nghe mùi tai nên vỗ tay lốp bốp…

Lối về xóm nhỏ & Tôi yêu (với NS. Trịnh Hưng)

Cuộc đời, nhạc sĩ Trịnh Hưng tên thật là Trịnh Hưng (sau này đổi tên thành Nguyễn Văn Hưng) sinh năm 1930 tại Hà Nội. Cha ông là một quan huyện, còn mẹ là thứ thiếp. Ông mồ côi mẹ lúc mới ba tuổi nên sống với một người bà con ở Hà Nội.

Từ năm 1945 đến 1953, ông tham gia kháng chiến chống Pháp với chức vụ Đội phó văn công Trung đoàn Thăng Long.

Năm 1954, ông hồi thành rồi theo đoàn người di cư vào miền Nam. Tại đây, ông mở lớp nhạc dạy đàn, sáng tác và luyện giọng tại đường Cao Thắng – Sài Gòn. Học trò của ông có nhiều người thành danh như Ánh Tuyết, Bạch Yến, Thanh Thúy, Đỗ Lễ, Phạm Thế Mỹ và đặc biệt là nhạc sĩ Trúc Phương. Ông bắt đầu sáng tác nhạc vào những năm 1950 nhưng khoảng sáu năm sau mới được chú ý. Nhạc của ông lời ca mộc mạc, trong sáng, vui tươi, chan chứa tin yêu, gợi cho người nghe một cảm giác thanh bình, an lành nơi thôn dã.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông ở lại Việt Nam. Năm 1980, con trai cả của ông bị bắt đi lính sang Campuchia chống Khmer Đỏ, chịu không nổi nên đã bỏ trốn. Hai năm sau bị công an bắt được và hành hung đến chết. Trịnh Hưng phẫn uất nên đã viết bài “Ta quyết tâm giết lũ Hồ”[1], cũng vì bài này nên Trịnh Hưng bị đi tù 8 năm ở Hàm Tân. Năm 1990, sau khi ra tù, ông được con gái bảo lãnh sang Pháp. Tại đây, ông theo đạo Tin Lành và cộng tác với các tạp chí văn học.

Ông mất ngày 10 tháng 5 năm 2008 tại Paris, Pháp. Sáng tác hơn 25 bái ca về quê hương và tình ca. NS. Trịnh Hưng và các nhạc bản đượm tình quê hương

——————————————————

Kế tiếp Đỗ Bình kể về Nhà văn Duyên Anh thời xưa và thời ở Paris…

Duyên Anh, Đắng cay của một người tù do Đỗ Bình ghi nhận như sau.

Nhà văn Duyên Anh tên thật là Vũ Mộng Long, những bút hiệu khác là Thương Sinh, Mõ Báo. Ông sinh ngày 16 tháng 8 năm 1935 tại làng Tường An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Xuất thân trong một gia đình nghèo. Di cư vào Nam năm 1954, một thời gian lại về Mỹ Tho mở lớp trường dạy đàn guitare tại gia, rồi lại bỏ trở về Sài Gòn, ở đây ông được nhà văn Nguyễn Mạnh Côn thương mến nâng đỡ hướng dẫn vào con đường văn chương, tác phẩm đầu tay Hoa Thiên Lý đã nổi tiếng, tiếp theo là những tác phẩm Thằng Côn,Thằng Vũ, Con Thúy được độc gỉa yêu thích, nhất là đối với những độc giả di cư, văn của ông rất lãng mạn đầy hoài niệm về thời kỳ ấu thơ tại quê hương miền Bắc. Tên tuổi của Duyên Anh sáng chói trong lòng giới mộ điệu và từ đó sự nghiệp văn chương của ông thăng tiến. Ngoài nghề viết văn, ông còn làm ký giả, chủ bút, chủ báo, giám đốc nhà xuất bản. Duyên Anh đã cộng tác với hầu hết những tờ báo lớn ở miền Nam trước năm 1975 như: Xây Dựng, Sống, Chính Luận, Công Luận, Con Ong, Tuổi Ngọc…Những tác phẩm của Duyên Anh trước năm 1975 thường mang tính hiện thực xã hội diễn tả những mảnh đời sống trong một góc khuất ở những con hẻm, những ngõ cùng nơi đô thị. Ngoài ra, ông cũng viết nhiều truyện ngắn và truyện dài cho thiếu nhi. Sau biến cố 30 tháng 4.1975, Duyên Anh, Doãn Quốc Sĩ, Dương Nghiễm Mậu, Nhã Ca, Mai Thảo, Võ Phiến, Vũ Khắc Khoan, Nhất Hạnh, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn bị nêu danh là “Những Tên Biệt Kích của Chủ Nghĩa Thực Dân Mới Trên Mặt Trận Văn Hóa – Tư Tưởng” và tác phẩm bị cấm lưu hành.Trong Chiến dịch bắt văn nghệ sĩ miền Nam tháng 4.1976 của nhà cầm quyền CS ban hành, Duyên Anh cùng chung số phận với các văn nghệ sĩ khác đều bị bắt vào tù. Ông được ra tù tháng 11 năm 1981, sau đó ông vượt biên. Tháng 10 năm 1983 Duyên Anh sang định cư tại Pháp. Một số tác phẩm ông viết ở Hải ngoại mang tính phê phán chế độ độc tài Cộng sản VN, sách ông được dịch ra tiếng nước ngoài và dựng thành phim, như Đồi FanTa, Một Người Nga ở Sài Gòn Thời gian này, ông còn làm thơ và soạn nhạc. Năm 1985, ông bắt đầu cộng tác với tờ Ngày Nay và trở thành một trong những cây bút trụ cột của báo này. Ngày 6 tháng 2 năm 1997, Duyên Anh mất vì bệnh xơ gan tại Paris, Pháp, để lại hơn 100 tác phẩm.

Tôi qúy nhà văn Duyên Anh ngoài tài năng còn ở một nghị lực phi thường. Bản tính nghệ sĩ trong anh quá mãnh liệt, tâm hồn anh là một khoảng rộng chứa sự bao dung và tha thứ. Anh chọn cho mình một con đường riêng để đi, những điều anh nói phát ra từ con tim mà người đời chưa quen hay không muốn nghe về triết lý sống. Đó là quyền sống và sự tự do, nên anh đã dung nạp cả thiên đường lẫn địa ngục mà trên đời chưa có người nào đặt chân đến!Đỗ Bình, Paris 05.12.2016.

Madame Teresa Thanh Vân tiếp tục vỗ tay, về sau madame cho biết madame là độc giả của những Mơ Thành Người Quang Trung, Nắng Chiều Quê Nội, Ngày Xưa Còn Bé, Tuổi Học Trò,  Hoa Thiên Lý, Nhà Tôi, Điệu Ru Nước Mắt,…

———————————————

Khi Đỗ Bình kể vể NS. Lê Trạch Lựu Paris, tôi chạnh nhớ ông bạn Cỏ Thơm Phan Anh Dũng và tác phẩm “Văn Nhân & Tình Sử” của nhà văn Vương Trùng Dương, sách có bài viết về một chuyện tình đẹp về kỷ niệm và thơ mộng như: “Lê Trạch Lựu và Tình Khúc Em tôi”, ở trang 167, đây là một mối tình mang theo mãi một đời người. Nhạc phẩm Em Tôi ra đời đầu năm 1953 đến nay vẫn tiếp tục đem đến cho người nghe những xúc cảm như gần, như xa của một thời tưởng như đã thuộc về dĩ vãng nhưng vẫn tiếp tục làm rung động trái tim những thính giả trẻ tuổi ở thế hệ bây giờ. Đằng sau ca khúc lãng mạn này là một cuộc tình mang theo từ thuở vừa biết yêu cho đến tuổi xế chiều khi nhạc sĩ sáng tác liên lạc lại người xưa qua đường dây điện thoại viễn liên. Nay chuyện ấy đã chìm vào danh sách những thiên tình sử đẹp trong lãng mạn và lưu luyến kèm theo bạn tình ca Em Tôi bất hủ.

———————————————

Em tôi: Lê Trạch Lựu và mối tình theo mãi một đời.

“Em tôi” ra đời đầu năm 1953 đến nay vẫn tiếp tục đem đến cho người nghe những xúc cảm như gần, như xa của một thời tưởng như đã thuộc về dĩ vãng nhưng vẫn tiếp tục làm rung động trái tim những thính giả trẻ tuổi ở thế hệ bây giờ. Đằng sau ca khúc lãng mạn này là một cuộc tình mang theo từ thuở vừa biết yêu cho đến tuổi xế chiều khi nhạc sỹ sáng tác “gặp” lại người xưa qua đường dây điện thoại viễn liên. Hôm nay nhạc sĩ Lê Trạch Lựu nói về câu chuyện tình đã đưa chúng ta đến với “Em Tôi”, mời quí vị cùng theo dõi với Lan Phương sau đây.

Lê Trạch Lựu rời Việt nam thời loạn ly năm 1951, bỏ lại sau lưng một mối tình, không hiểu người yêu của mình ở phương nao khi mà khói lửa, chiến tranh, tản cư, ly tán đã đẩy mọi người vào tình huống chẳng biết những người thân của mình còn sống hay đã chết.

(theo Phưong Lan, VOA)

————————————————-

Chính nhạc sĩ Lê Trạch Lựu đã tâm sự rằng: Cái bóng của “Em Tôi” che mờ những tác phẩm khác của ông…

“Nhạc của tôi người ta không biết nhiều, người ta chỉ biết đến ‘Em Tôi’ thôi. Ở Hà Nội, ông Thẩm Oánh có ra một bài của tôi là bài ‘Thôn Chiều’, ông ấy quí bài đó lắm. Sang Pháp, nhớ quê hương, tôi làm bài ‘Nhớ’ được trình bày trên đài phát thanh Hà Nội, và Sài Gòn sau này. Bài thứ ba là bài ‘Em tôi’. Bài ‘Em Tôi’ được người ta quí trọng nó quá nên thên hạ quên mất ‘Nhớ’ và ‘Thôn Chiều’.”

Khoảng 20 năm sau khi “Em Tôi” ra đời, vẫn nỗi nhớ người xưa, nhạc sĩ họ Lê đã sáng tác “Cành Mai Tóc Ngắn”.

—————————————

Madame Teresa Thanh Vân say sưa nghe thuyết giảng và không quên vỗ tay tiếp…

Đỗ Binh và ông Dương Trần đều có bài về NS Lê Mộng Nguyên Paris

Tin tức cho biết: “Lê Mộng Nguyên đã qua đời ngày 19 tháng 5 vừa qua, đã  hỏa thiêu 9 ngày sau”. Về tiểu sử của nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên đã được phổ biến trước đây. Năm 1950, sau khi tốt nghiệp Tú Tài toàn phần tại Việt Nam, Lê Mộng Nguyên sang Pháp du học. Năm 1949, ông sáng tác nhạc phẩm Trăng Mờ Bên Suối được thành danh nên ban đầu ông muốn theo học hòa âm tại Trường Âm Nhạc Paris nhưng sau đó sang học Luật và Kinh Tế tại Đại Học Paris 1 Panthéon Sorbonne (Faculté de Droit et de Sciences Economiques).Năm 1954, Lê Mộng Nguyên tốt nghiệp cử nhân Luật. Từ năm 1955 tới năm 1958, ông được mời làm tùy viên kinh tế và xã hội cạnh Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Paris (Attaché économique et social près l’Ambassade du Vietnam à Paris) dưới quyền của Đại Sứ Việt Nam Phạm Duy Khiêm. Sau đó ông thi đậu cuộc thi để được hành nghề luật sư. Năm 1962, ông đậu Tiến Sĩ Quốc Gia (Doctorat d’État) về Droit Public, Droit Privé và Sciences Politiques. Sau khi thôi hành nghề luật sư, năm 1967, ông dạy Luật Hiến Pháp (Droit Constitutionnel) và Khoa Học Chính Trị (Sciences Politiques) tại Đại Học Franche-Comté Besançon, miền Đông nước Pháp.  Năm 1985 ông quay lại Paris và giảng dạy tại Đại Học Paris 8 Saint Denis đến khi về hưu năm 1997.

    Lê Mộng Nguyên thành hôn với Nicole Moulin, một phụ nữ người Pháp vào ngày 8 tháng 1 năm 1959. Hai người không có con. Ông cũng chưa từng về lại Việt Nam từ khi đi du học năm 1950. Ngày 5 tháng 12 năm 1997, Lê Mộng Nguyên được bầu vào Hàn Lâm Viện Khoa Học Hải Ngoại (Académie des Sciences d’Outre-Mer) của Pháp. Lê Mộng Nguyên là người Pháp gốc Việt đầu tiên được bầu làm Hội Viên Chính Thức (Membre Titulaire), trước đó, đã có một số người Việt làm Hội Viên Liên Lạc (Membre

Correspondant) như Phạm Quỳnh, Phạm Duy Khiêm…

    Về lãnh vực âm nhạc, ông tự học nhạc từ khi còn nhỏ ở Huế, đàn mandoline, guitar và violon. Ca khúc đầu tay Xuân Tươi vào năm 15 tuổi ký tên Lan Đào. Bài nhạc Mừng Khánh Đản sáng tác vào năm 1948 nhân dịp khánh thành Chùa Từ Đàm. Kế tiếp với nhạc phẩm Trăng Mờ Bên Suối, tháng 11, năm 1949 khi ông mới 19 tuổi. Và từ đó, ông tiếp tục sáng tác rất nhiều ca khúc…

————————–

Mới đây Đỗ Bình gởi tôi xem bài viết của anh, ôội đọc và hiểu anh cũng như đồng tình về những tranh cãi trong văn học như về những chuyện, về tổ chức Văn Bút hay về thi sĩ Nguyễn Chí Thiện,… là những chuyện buồn Nguyễn Du, “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.”

Trong bài viết về Nhà báo Đặng Văn Nhâm, Đỗ Bình bộc bạch như sau:

“….Riêng Văn Bút Việt Nam Âu Châu được thành lập ngày 27 tháng 6 năm 1987 gồm các văn sĩ ở nước Anh ,Pháp, Bỉ, Hòa Lan tạm thời do các vị LS Trần Thành Hiệp làm chủ tịch, GS Phạm Việt Tuyền làm phó chủ tịch, Nhà báo Đặng Văn Nhâm làm Tổng thư ký. Đến 30 tháng 1 năm 1988 Văn Bút Âu Châu được hợp thức hóa trở thành Trung Tâm Văn Bút Âu Châu, do Nhà báo Trần Văn Ngô làm chủ tịch, Nhà báo Đặng Văn Nhâm làm phó. Đến năm 1992 nhà báo Đặng Văn Nhâm rút khỏi Văn Bút Âu Châu. GS Phạm Việt Tuyền làm chủ tịch, Từ Nguyên phó chủ tịch, Nguyễn Hòa Tổng thư ký. Kể từ nhiệm kỳ sau nhà báo Từ Nguyên được tín nhiệm trở lại chức chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Âu Châu đến sau này. Nhà báo Từ Nguyên rất hăng say trong việc điều hành Văn Bút, hàng năm vẫn tổ chức những buổi ra mắt sách. Tập Thơ Buồn Viễn Xứ của tôi cũng do ông tổ chức. Kể từ khi Văn Bút xảy ra cuộc tranh chấp tôi đứng bên ngoài, nhưng vẫn giữ tình bạn với các văn hữu khắp nơi.”

” Để giải thích sự việc ông viết cuốn: Trận Giặc Văn Bút, nhà văn Hải Triều viết cuốn Vũng Lầy Văn Bút. Sau đó ông khởi xướng, cùng một ít nhà văn nhà báo ở Mỹ thành lập Hội Ái Hữu Văn Nghệ Sĩ Việt Nam, nhưng thất bại! Những văn nghệ sĩ ở Paris không hưởng ứng. Riêng tôi để giữ tình bạn và tính độc lập, kể từ đó tôi ra khỏi Văn Bút, và cũng ra khỏi HĐVNTD lui về sinh hoạt thuần túy văn hóa cho đến hôm nay.”

Đỗ Bình viết tiếp:

“Tôi nói:

“Vì thế, tôi thích làm thơ thả hồn trong cõi riêng chẳng đụng chạm ai hơn viết báo,…Ngày đó trên báo chí có một số ý kiến, nhận xét trái ngược nhau về nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, tôi muốn viết về ông nhưng ngại có thêm ý kiến làm tăng sự mâu thuẫn nên thôi. Tôi đứng bên ngoài những quan niệm, phán xét, tranh chấp của bằng hữu nên tôn trọng những suy nghĩ riêng của mỗi người.” 

Đoạn kết: “tôi chợt nhớ đến nhà thơ Nguyễn Chí thiện mà bùi ngùi, ông Thiện là nạn nhân của cộng sản, bị tù 27 năm tù ngục tối mất hết đời trai trẻ chỉ vì hai chữ Tự do mà lại bị nghi ngờ làm gián điệp cộng sản!

Tôi ngao ngán và chán ghét sự ganh đua vì cảm thấy cuộc đời quá ngắn ngủi. Được thua tất cả rồi cũng xuôi tay chẳng mang theo được gì, do đó tôi chọn một thái độ im lặng để đừng mất thêm bạn ! Để tránh gây thêm sự mâu thuẫn nhau, tôi dừng bài viết, và cũng từ ngày đó cho đến ngày nhà báo Đặng Văn Nhâm qua đời năm 2017 dù chúng tôi không còn liên lạc nhau nữa, nhưng tôi vẫn quý mến ông.

Paris 26.11.2022

(Con Đường Văn Nghệ )Đỗ Bình

Sau hết xin ghi nhận vài Nét Sinh Hoạt Tác giả Đỗ Bình:

Đỗ Bình sinh quán Bắc Việt, theo gia đình di cư vào Nam 54. Bút hiệu khác: Lữ Bằng.

Cựu SV Luật Khoa Sài Gòn.

Tốt nghiệp trường Thương Mại Paris.

 Cựu SQ Chiến Tranh Chính Trị VNCH. 

Chủ nhiệm  tuyển tập Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Paris.

Sáng lập viên Thư Viện Cergy. 

  Nhóm chủ trương những tạp chí Văn học nghệ Thuật: Việt Điển, Hương Xa

 Nhóm chủ trương tuyển tập Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca VN Hải Ngoại:

Hội viên Hội Les Poètes Du Dimanche.

 Thành viên Hội thơ Pháp Jouy Le Moutier. 

Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris. Thành Viên Hội Ba Lê Thi Xã.

  Đã Xuất Bản nhiều tập thơ và CD Nhạc. 

Ngoài ra còn có những: Biên Khảo, Tiểu Luận, Nhận Định Văn Học, Âm Nhạc, Truyện ngắn, Bút ký, Tản Văn, sáng tác nhiều ca khúc.

Góp mặt các tuyển tập :  Esquisses de L’Âme (La Bibliothèque Internationale de Poésie)  Les Poètes Du Dimanche 1,2,3,4  La Plume de L’Ecritoire 1…10 

The Silence of Yesterday (Cội Nguồn)

Thơ Việt Hải Ngoại (Hội Văn Học Nghệ Thuật Thi Đàn Lạc Việt) Vườn Thơ Hải Ngoại (Tủ Sách Phụ Nữ Thời Nay)

  Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca VN Hải Ngoại (Văn Hóa Pháp Việt)

 Bút Luận 25 năm Thơ Hải Ngoại (Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn).  Thi Văn Viễn Xứ (Tình Thơ). Thập Thúy Tầm Phương (Hoa Ô Môi., Khung Trời Hướng Vọng( Nắng Mới)

Cộng tác với nhiều Tạp chí Văn Học Nghệ Thuật Hải Ngoại.

Và tiểu sử của nhà văn Vương Trùng Dương như sau:

Nhà văn/nhà báo Vương Trùng Dương là một tên tuổi quen thuộc trong sinh hoạt báo chí & văn học nghệ thuật hải ngoại từ gần 30 năm qua. Ông là Sĩ Quan QLVNCH xuất thân Khoá I Đại Học Chiến Tranh Chính Trị (Dalat). Từ dạo định cư ở California ông viết cho nhiều báo/đài.

Vương Trùng Dương nguyên là Tổng Thư Ký Hội Ký Giả Việt Nam Hải Ngoại & Trưởng Khối Báo Chí của Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California (1998-2008). Hiện cây bút chuyên nghiệp Vương Trùng Dương là Chủ Bút nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hoà.

Tác phẩm của Vương Trùng Dương:

– Đã xuất bản: Ngẫm truyện nhân sinh (2004) + Văn nhân & Tình Sử (2015).

– Sẽ xuất bản: Người Lính & Chiến Hữu Văn Nghệ + Vó Ngựa Trường Chinh & Nỗi Nhục Thiên Triều (lịch sử & dã sử).

* Nhà văn/nhà báo Vương Trùng Dương (Cựu SVSQ Đại Học CTCT Khoá I).

https://longhovinhlong.blogspot.com/2021/09/thu-paris-hoi-thao-van-hoc-nghe-thuat.html

Cám ơn bạn bè Câu Lạc Bộ Văn Hóa Paris và Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian nhiều lắm.

Trần Việt Hải, Los Angeles.

——————————————————————

Chút ghi nhận sau cùng.

Văn hào Maxim Gorky cho là cái mỹ học của văn chương vốn đem con người về với chân thiện mỹ. Thật vậy, nhà phê bình văn học Charles Du Bos ngôn là: “Văn học tức là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng”.

Maxim Gorky

Cũng như nhà văn Maxim Gorky đã cho cảm nghĩ là nhà văn cần phải vượt lên trên những cái tầm thường, vụn vặt để viết về những điều cao thượng đáng viết hơn và đừng biến văn chương thành những thứ tầm thường, đừng làm cuộc đời xấu hơn vì những điều gì mình viết ra.

Hãy tận tuỵ với bút pháp, trau đồi kỹ năng văn phẩm của mình. Văn chương vốn dĩ được coi như một loại sinh hoạt mang nét thanh tao về tinh thần, một phạm vi cao quý.