Mười Năm – Nhớ Nguyễn Xuân Hoàng
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng thấm thoát ra đi được 10 năm (Sinh ngày 7 tháng 7, 1940 tại Nha Trang, Khánh Hòa, và Mát ngày 13 tháng 9, 2014 (74 tuổi) tại San Jose, California, Hoa Kỳ. Ông là cựu học sinh Võ Tánh Nha Trang và Pétrus Kỳ Sài Gòn, lên đại học có lúc ông học dự bị y khoa nhưng cuối cùng vào văn chương, triết học ở Đại học Đà Lạt. Ông kể kỷ niệm dạy học ở trường Ngô Quyền, Biên Hòa, rồi một năm sau đó về dạy tại trường Petrus Ký ở Sài Gòn, nơi ông gắn bó hơn một thập niên cho đến ngày Sài Gòn bị giặc pắc pó, bắc nô cưỡng chiếm.
Trong bài “Tháng Chín, nhớ Nguyễn Xuân Hoàng” của tác giả Trần Doãn Nho đăng trên báo online Người Việt. Kể về mục sổ tay của Nguyễn Xuân Hoàng, bài ghi nhận như sau:
“Sổ Tay trước hết là sự kiện: xã hội, văn học, chính trị, bóng đá, thời tiết, ra mắt sách, tác phẩm mới, tác giả mới, phim mới… Lan man. Tản mác. Rời rạc. Nhưng đầy hơi thở, đầy hiện thực: gặp bạn bè ở Paris, ở Houston, ở Sài Gòn, lụt ở miền Trung năm 1999, ra mắt sách người này người nọ, những người bạn đến thăm, những người bạn đau, những người bạn qua đời, những chuyến đi, Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Orange County, những tác phẩm vừa xuất bản, cảm giác về những ngày mưa, ngày nắng, ngày tuyết, về giải bóng đá thế giới, về chuyến đi của Clinton sang Tàu, vân vân…
Sổ Tay là những hồi ức sống động.
“Một buổi tối, trong căn phòng hẹp nằm sau ‘ngõ hẻm’ Song Long, chủ nhà Mai Thảo tiếp Thụy Khuê, Bùi Bảo Trúc, vợ chồng nhà báo Đỗ Ngọc Yến, vợ chồng luật sư Đỗ Xuân Hòa, Khánh Trường… Nhà có ba chiếc ghế. Khách ngồi bệt xuống sàn, xung quanh là những cuốn sách, những chai rượu. Mọi người nói đủ thứ chuyện: cuộc sống, văn chương, thời sự… nhưng tuyệt nhiên không ai nói về sức khỏe của Mai Thảo và Khánh Trường. Từ gần một năm nay, cả hai nhà văn này không khỏe. Khánh Trường luôn cười nói, lạc quan hơn một người có sức khỏe bình thường. Thế nhưng, người ta biết ông đang bị sa sút về thể lý. Trong một tháng, hơn ba lần Khánh Trường vào bệnh viện. Có đôi lúc, tiếng nói ông thấp xuống, không còn cái ‘ồn ào sang sảng’ mỗi khi trêu ghẹo bạn bè. Rõ ràng là Khánh Trường không muốn nói và cũng không muốn nghe ai nói về tình trạng sức khỏe của mình. Còn Mai Thảo, chuyện di chuyển của ông đã bắt đầu khó khăn. Ăn rất ít. Chỉ những giọt rượu là những thang thuốc bổ còn giữ được ông ở lại với chúng ta.” (Văn, Tháng Bảy, 1997). Sổ Tay là những nhận xét cô đọng về người, về văn.
Cái chết của một người bạn: “Tối thứ hai 24 tháng Năm, Phạm Phú Minh từ quận Cam gọi lên San Jose cho biết Lê Đình Điểu đã từ giã bạn bè ra đi. Giờ đó tôi vẫn còn ngồi trong tòa soạn. Đồng hồ chỉ 10 giờ hơn. (…) Điểu là người không hút xách, không rượu chè, không bài bạc, anh sống ngăn nắp và đàng hoàng. Sống ngăn nắp và đàng hoàng là một điều rất khó trong đời sống của chúng ta.” (Văn, Tháng Sáu, 1999)”.
Chữ nghĩa Nguyễn Văn Sâm: “Nguyễn Văn Sâm đã nhìn Sài Gòn từ cái phía trái của nó. Bóng tối và sự khốn khó. Sài Gòn của mồ hôi và nước mắt. (…) Nguyễn Văn Sâm là người kể chuyện hơi rề rà nhưng có duyên.” (Văn, Tháng Tư, 2000)
Một nhà thơ đã mất: “Cao Đông Khánh là một hiện tượng trong thi ca Việt Nam. Chữ nghĩa trong tác phẩm ông cũ một cách rất mới, nồng nàn và sôi nổi, say sưa và mê sảng. Ông có đôi mắt của một vị thần lưu linh, và có lối đọc thơ của một người đồng thiếp.” (Văn, Tháng Bảy, 1997),… Sổ Tay cũng là nơi của bạn bè văn nghệ, bạn cũ bạn mới bạn trong nước bạn ngoài nước bạn quen lâu bạn mới quen. Bạn, chao ôi là bạn. Ở đâu cũng có bạn, đi tới đâu cũng bạn. Đầy ắp bạn. Bạn, tự nó cũng là một thứ văn chương. Cái thế giới bạn bè của Nguyễn Xuân Hoàng cũng là thế giới của văn chương. Anh gặp bạn anh sống bạn anh uống bạn anh viết bạn…
Tôi đọc bài viết “Nguyễn Xuân Hoàng Trên Con Dốc Tử Sinh” của nhà văn Ngô Thế Vinh. Tác giả viết kỷ niệm với nhà văn bạn như sau:
“Quen được Nguyễn-Xuân Hoàng trong hoàn cảnh nào thì tôi không nhớ, nhưng đó là một tình bạn khá lâu năm. Khoảng giữa thập niên 1960-1970 Nguyễn-Xuân Hoàng đã cùng với Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Đình Toàn, Đặng Phùng Quân, Nguyễn Nhật Duật và Nguyễn Quốc Trụ chủ trương nhà xuất bản Đêm Trắng. Họ đều ở lứa tuổi trên dưới 30, với sức sáng tác đang sung mãn với phong cách riêng mỗi người, được coi như là nhóm “Tiểu Thuyết Mới”, với quán La Pagode như một điểm hẹn sinh hoạt. Và tên tuổi mỗi người trong nhóm, sau này đều trở thành nhân dáng những nhân vật tiểu thuyết của Nguyễn-Xuân Hoàng.
Giữa những năm giông bão của cuộc chiến tranh lúc đó, thỉnh thoảng tôi được đọc và cả quen biết họ trong những giai đoạn và các hoàn cảnh khác nhau, do rất khác về môi trường sinh hoạt và tôi thì cũng ít có thời gian ở Sài Gòn. Ra tới hải ngoại, hai người trong nhóm Đêm Trắng mà tôi còn giữ được mối liên lạc là Nguyễn-Xuân Hoàng và Nguyễn Đình Toàn….
Mấy dòng viết vội và muộn màng này chỉ là những hồi tưởng đứt đoạn để gửi tới một người bạn là Nguyễn-Xuân Hoàng. Xong bậc trung học 1959, khởi đầu Hoàng có ý định học Y khoa, là sinh viên PCB Đại học Khoa học Sài Gòn một năm, thấy ngành học không thích hợp, Hoàng chuyển sang học ban Triết, Đại học Đà Lạt, sau Hoàng Ngọc Biên một năm. Tốt nghiệp 1962, là giáo sư Triết trung học Ngô Quyền ở Biên Hoà một niên khoá và rồi được thuyên chuyển về trường Petrus Ký Sài Gòn cho tới 1975. Nhưng Nguyễn Xuân Hoàng lại được biết tới nhiều hơn như một nhà văn một nhà báo tên tuổi từ những năm 1970. Hoàng là tổng thư ký tạp chí Văn Sài Gòn từ 1972, tiếp nối Trần Phong Giao, cùng với những tác phẩm đã xuất bản gồm tuyển tập truyện ngắn: Mù Sương, Sinh Nhật; tuỳ bút: Bất Cứ Lúc Nào Bất Cứ Ở Đâu; tạp ghi: Ý Nghĩ Trên Cỏ; và hai truyện dài: Khu Rừng Hực Lửa, Kẻ Tà Đạo…
Thực ra không ai có thể chọn lựa một căn bệnh để được chết theo ý mình, ngoại trừ thứ tự do chọn lựa rất bạo động là tự sát cũng thường thấy ở các nhà văn như: Ernest Hemingway Ngư Ông và Biển Cả bằng súng (1961), Yukio Mishima Đền Vàng bằng gươm (1970), Yasunari Kawabata Ngàn Cánh Hạc bằng hơi ngạt (1972), Nhất Linh Đoạn Tuyệt bằng thạch tín (1963), Tam Ích Nghệ Thuật và Nhân Sinh treo cổ (1972)…
Hoàng thì đã và đang sống một cuộc sống tràn đầy, nên tôi cũng hiểu rằng “bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu”, bạn tôi cũng đã sẵn sàng chuẩn bị cho dặm cuối của một chặng đường cheo leo trên con dốc tử sinh. Mark Twain thì bao giờ cũng với một cái nhìn rất nhẹ nhàng về cái chết: “A man who lives fully is prepared to die at any time.” Và rồi ra, đến một lúc nào đó, ở một nơi nào đó chắc Nguyễn-Xuân Hoàng cũng sẽ ngoảnh lại rồi mỉm cười mà nhắn với bằng hữu rằng: “Tường thuật về cái chết của tôi có phần quá đáng/ The report of my death was an exaggeration. Mark Twain”.”
Với nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, hay nhạc sĩ Trần Quang Hải, cả hai tôi biết qua sân trường Petrus Ký. Hai ông bị dèm pha liên hệ vee cees. Một ông kẹt bên vợ, ông kia kẹt người cha về sinh sống bên Việt Nam. Tôi hiểu họ, đầu óc họ có sạn cả, những tiểu xảo marxisme socialisme, hay thế giới vô sản, thế giới đại đồng (le monde prolétarien, le monde universel, la fraternité universelle), là những trò bịp, bọn cee cees nắm giữ quyền bính, chúng tôi giơ ngón tay giữa ra thôi.
Hãy dọc Aleksandr Solzhenitsyn, với những ác mộng như One Day of Ivan Denisovich, Gulag Archipelago, First Floor of Hell, Cancer Ward, và The Gulag Archipelago, hay những Cry from the Abyss, Chants de Prison, Flowers from Hell (Nguyen Chi Thien).
Trong bài tôi viết cho Đặc San trường Petrus Ký, năm 2014 đề cập về GS. Nguyễn Xuân Hoàng, bài “Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, Văn Chương và Quê Hương” và bài “Văn Chương, Triết Học và Nguyễn Xuân Hoàng”, kỷ niệm thì tôi theo học lớp 12B4, thầy Hoàng dạy lớp 12B1, cách lớp tôi gần lắm, tôi gặp ông hàng tuần sang Mỹ thì kỷ niệm trao đổi văn học nhiều hơn. Tôi viết về Nguyễn Xuân Hoàng với những: Người Đi Trên Mây, Một Người Ngồi Trong Ghế Bành, Bụi Và Rác, Tự Truyện Một Người Vô Tích Sự, Căn Nhà Ngói Đỏ, Barbara,… Hãy hiểu chiều sâu nét bút của nhà văn như ông có những u buồn, hãy bao dung, hãy rộng mở, chiều sâu ngòi viết đó chất chứa phong văn lương thiện của bóng mây thoáng mát, Dĩ Văn Tải Đạo, hay Văn Dĩ Quán Đạo, hoặc “Le style, c’est l’homme”, nét bút của nhà văn trung thành với chữ nghĩa, trân quý với sách vở và yêu thương văn học.
Tôi ngẫm nghĩ sự lương thiện và thành thật trong nét bút của Nguyễn Xuân Hoàng, ông khai về gia đình mình, thân phụ rượu chè say sưa, là can phạm “hạ sát” ông tây Gaulois nào đó ở Marseille, xong kéo bà đầm Gauloise tình nhân bỏ trốn, hay thành tâm của nét bút kể về người anh cả theo CS trong khi người anh khác là trung tá Không quân của QLVNCH hy sinh đền nợ nước,… Ông chia chung cái khổ tâm của những nhà văn như những Yung Krall Đặng Mỹ Dung, Phan Nhật Nam,…
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng tâm sự lòng trong ngòi viết:
“Năm học sau cùng tôi vào Sài Gòn, được nhận vào trường Petrus Ký. Tôi học ban B, là ban Toán, như cách phân loại thời đó. Ở Petrus Ký hầu hết học sinh đều giỏi. Tôi chạy đua mệt nghỉ với các bạn cùng lớp. Ra trường, tôi ghi danh vào Đại học Khoa học, lớp PCB (viết tắt các môn học Physique, Chimie và Biologie). Tôi có ý định theo ngành y khoa… Đó là năm đầu tiên tôi bắt đầu đọc truyện. Tôi đọc Võ Phiến, Nguyên Sa, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thuỳ Yên, Doãn Quốc Sỹ, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc… Tôi cũng đọc Phạm Công Thiện và Nhất Hạnh. Rồi tôi đọc André Gide, St. Exupéry, Marcel Proust, Hermann Hesse, Francois Mauriac, André Maurois, Camus, Sartre, Dostoievsky, Tolstoi… Tôi đọc cả Hemingway, Faulkner, Tennessee Williams, Arthur Miller… Đọc bản dịch Việt ngữ lẫn bản tiếng Pháp… Gặp sách gì cũng đọc, ngấu nghiến. Có cuốn đọc hiểu. Có cuốn không hiểu gì cả. Tôi tìm kiếm mò mẫm để không bị lạc. Nhưng tôi bị lạc thật. Cuốn sách tôi thích lúc đó là Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền. Và tôi thấy các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học ở nhà trường sao mà buồn chán. Thế giới văn chương kỳ ảo và đầy hấp lực, mặc dù lúc đó tôi ao ước mình trở thành nhạc sĩ hơn là nhà văn….”
Hãy đọc tiếp Nguyễn Xuân Hoàng mô tả kỷ niệm xưa có những yếu tố ảnh hưởng đời ông: Đà Lạt, Văn Chương và Triết Học:
“Chưa hết niên học, tôi quyết định bỏ lớp, vì một lý do mà khi có dịp tôi sẽ viết lại dưới hình thức một truyện ngắn. Tôi ghi danh thi vào ban Triết, Đại Học Đà Lạt. Kỳ thi có khoảng 300 thí sinh, nhà trường tuyển 28 người. Và tôi là người đội sổ. Có hai đề thi để chọn. Tôi không nhớ đề kia, vì nó dính dáng đến một triết gia mà tôi chưa bao giờ nghe tên (vì có học hành gì đâu!), tôi chọn đề với câu nói của André Gide, tác giả La Porte Étroite. Bài luận văn của tôi phải là một bài dở nhất thế giới. Tôi nghĩ, mình thi chơi không đậu thì thôi, vì tôi cũng đã thi vào một trường khác và tôi đã được nhận. Buổi học đầu tiên Linh Mục giáo sư Alexis Cras sau khi chào mừng cả lớp, đã gọi tên tôi đứng dậy cho Cha biết mặt và Cha mỉm cười nói bài luận văn của tôi là một trường hợp đặc biệt. Cha không giải thích thế nào là đặc biệt, nhưng tôi biết đó là một bài viết được vớt vì người viết chẳng có chút kiến thức giáo khoa nào về triết cả.”
Nguyễn Xuân Hoàng, ông thầy điển trai qua làn da hoa bưởi, nhân dáng bảnh bao mà tôi bắt gặp trong khu hành lang đệ nhất B trên lầu 2 của trường Petrus Ký lắm lần. Ông sang Mỹ muộn màng để cắp sách lại đại học để thi thố cấp bằng cao như nhiều bạn bè của ông, hay như những học trò của ông tại đây, tôi muốn ám chỉ cái đất nước này, “American land, the Land of Opportunity”. Sự nhiêu khê, ác nghiệt của cuộc sống xung quanh khiến ông ở ẩn, sống trong im lặng với sự nuôi dưỡng của văn chương theo 2 nghĩa đen và bóng. Tôi hiểu ông, tôi ước gì Nguyễn Xuân Hoàng sống lại những ngày niên thiếu tại Nha Trang tĩnh lặng và hồn nhiên không có bóng mây mờ xung quanh ông. Nguyễn Xuân Hoàng hiền hòa tự bản chất, Nguyễn Xuân Hoàng cô đơn trong ý nghĩ sau:
“Mười năm sau, đặt chân lên đất nước này, tôi đã không còn tuổi trẻ. Trong văn chương ở đây tôi gặp lại một nền văn chương ở đó. Người ta dụng văn như một phương tiện. Những chiếc áo ngụy bán trong kia, và những chiếc nón cối bán bên này. Những người chống đối nhau nhưng sử dụng chữ nghĩa giống nhau như hệt. Phỉ báng, lăng mạ, chửi rủa, buộc tội… Giống nhau cho cả người thua kẻ thắng. Văn học nghệ thuật đích thực chỉ còn là một vùng đất nhỏ, bên này cũng như bên kia. Tôi học rất nhiều bằng sự câm lặng. Tôi khám phá ra chữ nghĩa của tôi đã không còn Chàng và Nàng, tôi lược bỏ không thương tiếc những tĩnh từ trong câu văn tôi. Tôi sợ những chữ mình viết ra chưa ráo mực đã cũ, như tấm ảnh rửa bằng thứ nước thuốc xấu, bị ố vàng dưới ánh sáng. Nhiều cuốn sách viết trước 1975 giờ đọc lại đã thấy cũ. Những đề tài thời thượng nhanh chóng bị đào thải. Tôi sợ những trang chữ của mình. Tôi cố đơn giản cùng cực trong cách dùng chữ. Tôi tránh cái sướt mướt. Tôi muốn những câu văn khô. Tôi “không ưa một nhà văn nói lý quá nhiều. Họ chỉ làm như vậy khi họ không còn tin vào cái lực của ngòi bút họ. Khi một người đàn bà đã qua thời nhan sắc vẫn thường bình luận nhiều về tình yêu, ghen tuông nhiều hơn và chẳng chịu thừa nhận bất cứ sắc đẹp của ai.” Ai đã nói câu đó vậy?”
Trích dẫn câu nói của một nhà văn bạn, ông cho phần kết thúc bài viết như sau:
“Nhà văn nào mà chẳng bất lực trước trang giấy trắng? Giá trị đến như Truyện Kiều mà Nguyễn Du thiên tài cũng chỉ mơ ước “mua vui được vài trống canh.” Giá trị văn học thường chỉ được người ta nhắc đến khi người viết không còn nữa… Ai lấp đầy những khoảng trống trong tư tưởng nhà văn? Ai? Người nào? May ra chỉ có thiên nhiên. Thiên nhiên sẽ lấp bằng đất, như đã từng lấp mộ các bậc đế vương hoặc bất kỳ một kẻ vô danh không tuổi không tên, không quê hương, không sự nghiệp.
Xin tha lỗi cho những suy nghĩ luộm thuộm đầu Ngô mình Sở của một người đang chuẩn bị chuyến hành hương.”
Nguyễn Xuân Hoàng xác định rõ trong phong cách viết: “chữ nghĩa của tôi đã không còn Chàng và Nàng”, bần bút xem trong tác phẩm “Một người ngồi trong ghế bành”, thú thật ông diễn tả đôi bạn tình nhân tỏ tình, lãng mạn mà theo tôi hình như có khoảng hư không ngăn cách, tôi viết văn yêu thì cho đôi tình nhân ấy được yêu nhau tới bến, gần gũi tình yêu “xáp lá cà”, yêu thương kiểu “alasso”, tapis tới tấp, nào những pha l’épaule sur l’épaule, main dans la main, hay lèvres scellées lèvres,… nhưng ông giữ biên cương nào đó, nên viết chuyện tình platonic, như tác phẩm của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, không như Mối tình nồng cháy chênh lệch quá mức tuổi tác của chú Đạt và cháu Diễm trong truyện “Yêu” của Chu Tử, hay Mối tình dị chủng giữa Martha và Chương mà hồn ái ân dâng trào, môi liền môi như trong “Dấu Chân Cát Xóa” của Doãn Quốc Sỹ, hoặc Tình yêu taboo như “Forbidden love” giữa cô giáo Trâm và cậu học trò nhỏ Minh trong truyện “Vòng Táy Học Trò” của Nguyễn Thị Hoàng,… Như vậy, truyện tình của Nguyễn Xuân Hoàng có biên cương ranh giới hẳn hòi, có hố sâu ngăn cách, có thắng hơi an toàn, một “roman” khá hiền hòa như các câu ái tình trong bài viết:
“Diệp thả tay tôi ra, nhưng mùi thơm của tóc nàng bay tận mũi tôi… Diệp ôm chặt cánh tay tôi bên hông nàng…”, rồi kế nữa cú văn hiền khô, “Tôi đẩy cửa kính và đứng qua một bên nhường Diệp vào trước. Nàng lột khăn xuống rũ nước mưa và chúng tôi chọn một chiếc bàn hơi khuất trong góc phòng… Nhưng liền ngay khi đó tiếng cười của nàng chợt tắt sau câu nói và mắt Diệp mở lớn ngạc nhiên hướng về chiếc ghế bằng da màu đỏ.
Dù sao, tôi phải công nhận là Diệp đẹp. Có lẽ vì cái dáng cao cao của nàng, bộ ngực khoẻ mạnh trên một thân thể khá mong manh, cái vẻ lạnh lẽo ở khuôn mặt cẩm thạch, cùng với mớ tóc rối đen khô làm tôi choáng váng.”
Hãy hỏi Nguyễn Xuân Hoàng có chân thật trong văn chương?
Như đã trình bày, những tác phẩm Nguyễn Xuân Hoàng cho nội dung lành mạnh, xây dựng theo phong thái tốt đẹp, những mơ ước thực sự của con người. Trong văn chương của Leo Tolstoy với “La Guerre et la Paix” (War and Peace), hay Boris Pasternak với “Doctor Zhivago”, con người là nạn nhân của chiến tranh. Cả Jean Jacques Rousseau, Khổng Tử hay Sigmund Freud minh định trong ý tưởng con người ban sơ vốn mang tính thiện, hiếu hòa, nhưng rồi cuộc sống ganh đua, tranh giành sinh ra ác tính, trong bình diện tiểu phẩm chia sẻ quan điểm nhìn cuộc đời, Nguyễn Xuân Hoàng viết lên “Bất Cứ Lúc Nào, Bất Cứ Ở Đâu”. Trong chiến cuộc con người ước mơ hòa bình. Tôi đọc như xem cuốn phim của Pasternak. “Có phải là một điều nhảm nhí không khi ta nói đến tình yêu trong một thời đại mà người ta chỉ đề cập đến sự chết. Tôi vẫn nghĩ rằng con người càng đến gần với tình yêu chính là tiến gần đến cái chết. Yêu là chết. Và trước cái chết, người ta bao giờ cũng ham muốn sự sống. Và sự sống là gì nếu không là tình yêu? Ngụy biện quá, phải không?”.
Nguyễn Xuân Hoàng thích bạn bè văn chương, sống nội tâm, nhưng cô đơn trong bài viết, nỗi trăn trở của ông khi mà cuộc chiến ông mất đi người anh, những bạn bè thân, Sài Gòn vẫn vui chơi, vẫn sinh hoạt dửng dưng. Chính sự cô đơn đã khiến ông thu mình trong vỏ ốc trầm mặc, nội tâm dằn co mâu thuẫn, và viết lên bài viết này. Đọc văn ông để hiểu tâm trạng ông hơn. Đọc tác phẩm, ta cố đi sâu vào từng ngõ ngách thầm kín của tâm hồn mà nội dung chuyên chở ý tưởng sâu xa của người viết đặt để cốt truyện được tạo ra vậy.
Trong bài “Nhà Văn và Thời Gian”, tác giả Nguyễn Xuân Hoàng viết:
“Ông đã cho tôi nhiều suy gẫm về những giá trị đạo đức tinh thần, những trăn trở của một chiều dài lịch sử, những khát vọng, những đớn đau của một thời tuổi trẻ, một thời đạn bom. Cảm ơn ông đã đưa triết lý vào đời sống văn chương thật tài tình, để những khô rốc của triết lý nở rộ trong đời sống hằng ngày. Tôi nghĩ là ông đã thành công trong sự nghiệp văn chương của ông không phải bằng số lượng mà bằng chất lượng ông đã cẩn thận chắt chiu. Tôi cũng xin nói thêm là những tác giả, những bài viết mà Văn đã chọn lựa đã xứng đáng đứng trong trời đất, của hôm qua, hôm nay và mãi mãi về sau.”
Nói đến Nguyễn Xuân Hoàng không nhắc đến tác phẩm “Người Đi Trên Mây” (NĐTM) e là thiếu sót. Tác giả mô tả nhân vật nam chính, tên Trần Lâm Thăng, là người ngoại giao rộng quen biết nhiều với giới văn nghệ sĩ thời 1970 tại một thuở Sài Gòn. Thăng có cơ hội tiếp xúc với một khuôn mặt chính trị sáng giá thuở ấy, nhân vật Phan thì là một người đam mê quyền lực vô cùng. Thăng có nhiều đàn bà đẹp theo đuổi bên cạnh anh. Từ Lan, con gái ông Lý, người giàu có có ảnh hưởng đến đời Thăng. Rồi người con gái tên Uyên, con gái của ông Phan, rồi người con gái khác là Quỳnh với nét quyến rũ trời cho, đã sống chung với Thăng giữa một Sài Gòn đầy rẫy những dèm pha, và những tiếng đồn dị nghị. Trong khi chuẩn bị chờ ra tòa ly dị với Lan, Thăng bước vào tá túc trong biệt thự của ông Phan để tránh những phiền nhiễu, phá rối gây ra từ phía Lan và ông Lý. Nhưng rồi lại bị gò bó trong sự giam hãm trong một khung cảnh lệ thuộc quá chu đáo của bà Phan và cô Uyên, Thăng quyết định rời bỏ ngôi biệt thự sang trọng, bay đi tìm không khí tự do. Thăng quen với Quỳnh, và về chung sống với nàng tại một khu ổ chuột tồi tàn của Sài Gòn.
Khi con người lý tưởng cuộc sống, ông vua có thể bỏ ngai vàng sống theo ý muốn riêng của mình. Đó là quan niệm của hiện sinh, existentialisme trong truyện NĐTM. Đọc tiếp Nguyễn Xuân Hoàng sáng tác tác phẩm “Bụi và Rác” sau biến cố đổi đời khi khúc phim Miền Nam bị đứt. Vào cuối những ngày cuối tháng tư 1975, khi thành phố Sài Gòn lao đao trong hỗn loạn trước nguy cơ đổi thay của lịch sử. Thăng và Quỳnh, như mọi người là chứng nhân mục kích những cảnh đổi đời phi lý và oan trái. Với giới cầm quyền mới thì lạm danh chính phủ cách mạng, đứng trước sự kiện trớ trêu này khiến cho một người như Trần Lâm Thăng vốn có tâm thức kinh điển về triết Tây phương ngao ngán. Cách mạng à ? Làm cách mạng có phải là để cướp bóc tài sản của người dân lành ư ? Cách mạng có phải là làm trống trải những căn nhà này cho đầy căn nhà kia. Làm cách mạng có phải là hạ thấp mức sống của một xã hội đang ngăn nắp bình yên xuống thành một xã hội thụt hậu, mà cuộc sống đã bị ngưng đọng như chìm vào đáy vực nghèo khổ.
Những ý tưởng mà Thăng cảm thấy buồn bã và sự sống của mình tựa như chung quanh những hạt bụi giữa những đống rác thối tha hay thứ rác rưỡi bẩn thỉu giữa cuộc đời đầy bụi bặm. Không thể sống với cái đổi thay mà người ta gọi là “cách mạng”, và không thể hòa nhập vào cái không gian đầy ngờ vực nhau, ám khí bao trùm lên cả đất nước, Thăng tìm cách ra đi như bao người khác. Sau lần bị bắt ở miền Tây, rồi về lại Sài Gòn, căn nhà Thăng trở nên trống rỗng, khi biết Quỳnh đã đem con lao ra biển đông vượt biên tìm Thăng, thế là anh mất hết điểm tựa, cuộc sống vất vưỡng trong nỗi lo âu phập phồng cho những dự định ra đi.
Trong hai cốt truyện “Người Đi Trên Mây” và “Bụi và Rác”, ta thấy ẩn ý của tác giả nói lên sự tự do bị mất đi hay bị tước đoạt, chút gì đó suy tư trong quan điểm existentilisme được ông ươm mầm. Còn đọc tự truyện Một người vô tích sự là kể chuyện gia đình, đọc nó để hiểu con người và nếp suy tư của nhà văn. Càng đọc văn Nguyễn Xuân Hoàng người đọc nghiệm ra rằng thuở ấu thơ của ông hình như không được như ý, ông cho biết người cha say sưa, anh cả ra đi biền biệt, mặt nội tâm thiếu vắng sự hồn nhiên của tuổi thơ, vốn cần sự thanh thản dễ chịu. Quá khứ là một nỗi buồn thơ ấu không bình yên luôn ám ảnh ông. Bãi biển Nha Trang quê nhà mà có những lúc ông ra ngồi một mình cô đơn đến độ dày vò tâm thức và cô độc lạnh lùng. Kỷ niệm mang theo vào văn chương, tôi nhận thấy khi viết về quê nhà Nha Trang ông tri ân vùng đất cũ cưu mang ông, dù nơi đó có những kỷ niệm buồn tênh, tuổi niên thiếu chôn vùi ngày tháng cũ man mác qua đi.
Có lúc tôi lang thang vào blogpage (website) VOA của Nguyễn Xuân Hoàng, bài vở nhiều lắm, thong thả đọc, có bài do ông giáo Petrus Ký dạy môn văn chương, GS. Nguyễn Văn Sâm, được GS. Nguyễn Xuân Hoàng cho đăng trên VOA, dĩ nhiên người trong xứ “truy cập” vào rất nhiều. Trong cái nhìn của tôi khi ai viết về những vị ân sư, những vị thầy mình hâm mộ, mến mộ là sự hãnh diện, GS. Nguyễn Văn Sâm viết về vị thầy toán học của ông, GS. Nguyễn Văn Phú. GS. Phú dạy môn toán học vốn khó nuốt, ôi những phương trình vi phân, những phương trình tích phân; những ngữ toán như équation différentielle, équation intégrale mà những năm đầu tiên ngành kỹ sư của anh em chúng tôi va chạm trong các campus Mỹ. GS. Nguyễn Văn Phú còn là nhà văn biên khảo rất uyên bác, đặc biệt về triết lý Phật học.
Tôi bắt gặp Nguyễn Xuân Hoàng viết về quê xưa, Nha Trang.
” Nhatrang, đó là một thành phố của tình yêu và chia biệt, thành phố của những mối tình mùa hè, của những con sóng biển vô tình, những con dã tràng trên cát, những dấu chân bị nước cuốn đi không để lại một vết tích nào như thể trước đó nó không hề tồn tại…
Tôi là người có hai quê: cha tôi ở bên Thành, mẹ tôi ở N.H. Nhatrang nằm ở giữa. Đường đi lên Thành-Citadelle gần, nhưng đường từ Nhatrang đi N.H. xa hơn, cách nhau tới hai ngọn đèo, đèo Rù Rì và đèo Rọ Tượng. Mẹ tôi người Minh Hương. Và N.H. có thể nói là thị trấn của những người Minh Hương. Tính chất Minh Hương ấy hiện lên rất rõ trong những ngày lễ lạc. Cả một thị trấn chiếm một khúc ngắn trên quốc lộ Một và tỉnh lộ Hai Mươi Mốt này gặp ngày lễ lớn người ta thấy bay rợp trời những lá cờ Trung Hoa, họa hoằn lắm mới thấy một vài lá cờ Việt Nam. Và ngay cả những người dân sống trên con lộ chính này cũng là những người Hoa. Bà dì tôi đúng là một người Hoa, Hoa một trăm phần trăm, Hoa từ mái tóc ngắn kiểu “bôm bê” đến giọng nói, từ cách sống đến lối nghĩ, từ quần áo của bà mặc đến lối trang trí nhà cửa … Thế nhưng mẹ tôi, lạ thay không có chút mảy may Tàu. Trái lại bà có cái vẻ bề ngoài của một phụ nữ tây phương hơn là một người Á đông. Chỉ có y phục, cách ăn uống, cách dạy con, sự xuề xòa, giọng nói của bà là Việt Nam mà thôi. Bà giống một phụ nữ Việt nghèo khổ hơn là một người Hoa giàu có….”
Văn phong của Nguyễn Xuân Hoàng nhắc nhớ tâm hồn tôi về chốn đẹp quê hương, văn chương của ông cho tôi chút xao xuyến, chút bâng khuâng, và chút bồi hồi khi moi góc nhớ quê hương từ tiềm thức cũ mà hinh như đã chìm sâu vào quên lãng. Bài ông ghi nhận tiếp:
“Tôi hiểu vì sao tôi yêu những khóm dương trên biển hơn ngôi nhà, yêu bãi cát trên biển hơn chiếc giường tôi nằm chung với một đứa khác mỗi đêm… Nhatrang, thành phố của biển xanh, và cát trắng, của rừng dương, rừng dừa, của Hòn Chồng, Cầu Đá, của cầu Hà Ra, Xóm Bống, của Tháp Bà, của Lương Sơn, Đồng Ðế, …Nhatrang, thành phố ấy bao giờ cũng dính chặt vào trí nhớ tôi…. Ngôi trường tiểu học là thiên đường của tuổi thơ, nơi đã cho tôi những tình bạn trong sáng mà giờ đây khi hồi tưởng lại tôi vẫn thấy ấm áp cả trái tim…”, hay
“Nhatrang, thành phố đó đã dạy cho tôi bài học đầu tiên về lòng nhân ái. Ông chú bà thiếm tôi là những người nhân ái như thế. Những người con của chú thiếm tôi cũng là những người nhân ái như thế. Nhưng tôi giống như một con vật bị săn đuổi vì thiếu cha, thiếu mẹ, chui rúc vào những hang động của tuổi thơ. Bãi biển đẹp nhất trên thế giới là nơi tôi tìm đến những ngày trốn học. Núp dưới bóng những gốc cây dừa, nằm giữa lùm cây trong rừng dương, hay ẩn mình trong hốc đá Hòn Chồng, tôi khám phá ra đời sống là một chuỗi những hạnh phúc và đớn đau, hay những đớn đau-hạnh phúc. Tôi thấy sự cô đơn trong đám đông và thấy cả nỗi ấm áp tình người trong sự cô độc…”
Tôi liên tưởng Nha Trong, nơi tôi ở khi bé xíu, noi bố tôi làm viêc. Đấy cũng là quê xưa. Một quê hương mang theo trong tâm tưởng. Quê hương có thể được xem như nơi ta mở mắt chào đời, nơi nuôi ta khôn lớn, quê hương tiềm ẩn trong ký ức, rất khó quên, lòng yêu mến quê hương mà quyển sách xưa của văn hào người Ý, Edmondo de Amicis, tác giả của danh tác “Tâm Hồn Cao Thượng” (Les Grands Coeurs, Cuore [Heart] 1886), kể về lòng yêu nước của cậu bé Thành Padova yêu thương quê hương, một dấu ấn cho nhiều chúng ta của một thuở đã qua. Một chế độ chính trị, một thể chế cầm quyền có thể vi phạm sai lầm bởi yếu tố nhân tai, nhưng quê hương bởi bản sắc không bao giờ sai trái cả. Hãy ca tụng nơi bạn sinh ra, dù quê làng thôn xóm có nghèo khổ, nhưng đó là quê hương bởi định nghĩa, bởi tình yêu cho quê hương, quê hương là nôi sưởi ấm trong góc nhớ trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Mỗi chúng ta ai mà chẳng có một quê hương. Khi bỏ nước ra đi, chúng ta mang theo trong lòng một [những] khuôn mặt, một giọng nói, một màu áo, một tiếng rao quà … mà chúng ta không hề ngờ tới. Chỉ khi nào trái tim ta đau buốt vì thương cảm, hoặc nổ tung ra vì hạnh phúc ta mới chợt nhớ ra quê hương đang ở trong lòng ta. Cũng có khi quê hương sống dậy vì một chút nắng, hay một giọt mưa, một bãi cát [vàng] hay một con sóng biển, một mầu trời hay một tiếng nói mang âm hưởng của vùng quê ta, … lúc đó ta biết rằng không có chi ngăn nổi trí nhớ nóng bỏng của ta làm hiện ra những hình ảnh cũ. Bởi vì thật bất ngờ, đôi khi chỉ thoảng một “mùi hương” cũng đủ khơi dậy trong ta biết bao kỷ niệm quê hương.
Nguyễn Xuân Hoàng tiếp:
“Đối với tôi, thời tiết giá buốt những ngày cuối đông đầu xuân ở California gợi lại trong tôi biết bao điều về thành phố quê hương, nơi đã nhìn tôi lớn lên, đã thêu dệt trong tôi biết bao mộng ảo, đã đày đọa tôi tới chín tầng địa ngục.
Nhatrang, đó là một thành phố của tình yêu và chia biệt, thành phố của những mối tình mùa hè, của những con sóng biển vô tình, những con dã tràng trên cát, những dấu chân bị nước cuốn đi không để lại một vết tích nào như thể trước đó nó không hề tồn tại…
Tôi là người có hai quê: cha tôi ở bên Thành, mẹ tôi ở N.H. Nhatrang nằm ở giữa. Đường đi lên Thành-Citadelle gần, nhưng đường từ Nhatrang đi N.H. xa hơn, cách nhau tới hai ngọn đèo, đèo Rù Rì và đèo Rọ Tượng. Mẹ tôi người Minh Hương. Và N.H. có thể nói là thị trấn của những người Minh Hương. Tính chất Minh Hương ấy hiện lên rất rõ trong những ngày lễ lạc. Cả một thị trấn chiếm một khúc ngắn trên quốc lộ Một và tỉnh lộ Hai Mươi Mốt này gặp ngày lễ lớn người ta thấy bay rợp trời những lá cờ Trung Hoa, họa hoằn lắm mới thấy một vài lá cờ Việt Nam . Và ngay cả những người dân sống trên con lộ chính này cũng là những người Hoa. Bà dì tôi đúng là một người Hoa, Hoa một trăm phần trăm, Hoa từ mái tóc ngắn kiểu “bôm bê” đến giọng nói, từ cách sống đến lối nghĩ, từ quần áo của bà mặc đến lối trang trí nhà cửa … Thế nhưng mẹ tôi, lạ thay không có chút mảy may Tàu. Trái lại bà có cái vẻ bề ngoài của một phụ nữ tây phương hơn là một người Á đông. Chỉ có y phục, cách ăn uống, cách dạy con, sự xuề xòa, giọng nói của bà là Việt Nam mà thôi. Bà giống một phụ nữ Việt nghèo khổ hơn là một người Hoa giàu có. [Những người Hoa trong thị trấn nhỏ này chỉ có người giàu chớ không có người nghèo]. Nhưng thời gian tôi ở với mẹ và cha tôi ít hơn là thời gian tôi ở với chú thiếm tôi ở thành phố Nhatrang. Và làng Quang Thạnh, quê của cha tôi, nơi tôi còn có những thân thích ruột thịt khác, những ông chú hiền lành, những ông bác khó tính, những bà cô khắc nghiệt, những người anh em họ hàng cùng lứa tuổi tôi gần gũi một cách nhạt nhẽo,… Tôi là một người khách lạ trong ngôi nhà trọ.
Gần như cả ngôi làng đó chỉ gồm toàn những người trong dòng họ nhà tôi. Cái bánh xe nước trong phim “Chúng Tôi Muốn Sống” do Lê Quỳnh đóng với Mai Trâm và Thu Trang thuộc vùng đất nhà từ đường phía cha tôi. Tôi không ở với cha tôi, mà cũng không ở với mẹ tôi. Tôi xa gia đtình từ nhỏ. Tôi ở nhà chú tôi vì cha tôi muốn tôi ở nhà quê, và vì mẹ tôi muốn tôi “phải đi học”. Chú tôi làm việc ở toà tỉnh Nhatrang, lúc đầu nhà ở đường Hoàng Tử Cảnh, sau dọn về đường Yersin. Ông chỉ là một công chức thường, lương ba cọc ba đồng, còn thiếm tôi thì vì sức khoẻ kém, gần như chỉ suốt ngày quanh quẩn trong nhà lo cho đàn con. Vậy mà chú thiếm tôi phải nuôi thêm một miệng ăn ngoài một đàn con gần mười đứa, không một lời than văn. Chú thiếm tôi rất thương tôi, những đứa em tôi, con của chú thiếm tôi, cũng tử tế với tôi như một người anh ruột. Nhưng tôi sớm nhận ra mình chỉ là một đứa bé lạc loài, một kẻ ăn nhờ ở đậu, một miệng ăn gây nhiều khó khăn cho một gia đình đông đúc. Và thế đó mà tôi lớn lên, lớn lên trong một đời sống tâm hồn khốn khổ, giữa một thành phố thơ mộng và đẹp đẽ là Nhatrang. Tôi không ở lâu trong một ngôi nhà nào. Mỗi nhà chứa tôi trong một thời gian ngắn.
Nhatrang, thành phố của biển xanh, và cát trắng, của rừng dương, rừng dừa, của Hòn Chồng, Cầu Đá, của cầu Hà Ra, Xóm Bống, của Tháp Bà, của Lương Sơn, Đồng Đế, …Nhatrang, thành phố ấy bao giờ cũng dính chặt vào trí nhớ tôi. Ngôi trường tiểu học là thiên đường của tuổi thơ, nơi đã cho tôi những tình bạn trong sáng mà giờ đây khi hồi tưởng lại tôi vẫn thấy ấm áp cả trái tim. Những Đoàn Lân, Lê Văn Quyền, Tôn Thất Lưu, Trần Lâm Cao, và Hà Thúc Nhơn, Duy Năng, Trần Ngọc Bích, Dương Hồng Ngọc, Trương Hồng Sơn, Nguyễn Đức Sơn, Huỳnh Tấn…những người bạn gái như Bích Ngô, Bích Hường, Hoàng Thị Ngọc Táo, Minh Nguyệt, …những ông anh bà chị như Như Phú, Tuý Hoa, Dạ Khê, Nguyễn Hữu Trí, …những đứa em Hoàng Bắc, Ngọc Trúc, Liên Châu, Chúc, …và cả những người “yêu” Odette, Bạch Mai, Bích nếu tôi được phép gọi như thế. Những bạn ấy có người vẫn còn ở thành phố này nơi tôi đang sống, cũng có người đang ở những tiểu bang khác, những quốc gia khác…. Có người còn sống có người đã chết, nhưng dù đang có mặt tại đây nơi xứ lạ quê người, hay vẫn còn ở quê nhà bao giờ gặp lại hay nhắc đến cũng đều gợi lại trong tôi những tình cảm tốt đẹp, trong sáng, và thơ dại, như thể chỉ có trong những chuyện cổ tích hơn là ngoài đời.
Nhatrang, tên gọi đó với tôi không phải chỉ một thành phố, đó là một gia đình. Không phải gia đình được định nghĩa là một tổ ấm gồm cha mẹ con cái và anh em. Gia đình tôi trong những ngày cắp sách đến trường là những ngôi nhà luôn luôn thay đổi. Có khi là nhà bà Dì trên Xóm Mã Lạng; có khi là nhà bà Cô ở Rạch Rau Muống. Có khi là nhà ông Chú ở Hoàng Tử Cảnh. Nếu những bữa cơm gia đình tôi đói tình thương thì chính những giờ học làm tôi no nê kiến thức và tình cảm. Những ông thầy bà cô tôi là những khuôn mẫu đẹp đẽ không bao giờ phai trong trí nhớ tôi. Cả một thành phố Nhatrang là gia đình tôi. Lớp học, bãi biển, rừng dương, bầu trời, ngọn gió, tình bạn,…. Đó mới chính là gia đình tôi…
Nhatrang, thành phố đó đã dạy cho tôi bài học đầu tiên về lòng nhân ái. Ông chú bà thiếm tôi là những người nhân ái như thế. Những người con của chú thiếm tôi cũng là những người nhân ái như thế. Nhưng tôi giống như một con vật bị săn đuổi vì thiếu cha, thiếu mẹ, chui rúc vào những hang động của tuổi thơ. Bãi biển đẹp nhất trên thế giới là nơi tôi tìm đến những ngày trốn học. Núp dưới bóng những gốc cây dừa, nằm giữa lùm cây trong rừng dương, hay ẩn mình trong hốc đá Hòn Chồng, tôi khám phá ra đời sống là một chuỗi những hạnh phúc và đớn đau, hay những đớn đau-hạnh phúc. Tôi thấy sự cô đơn trong đám đông và thấy cả nỗi ấm áp tình người trong sự cô độc. Tôi không phải là học sinh giỏi. Tôi càng không phải là một học sinh thông minh. Tôi chỉ là một đứa bé thấy thích thứ gì thì cố mà đi tìm hiểu cho ra thứ đó. Thủa đó tôi không tìm ra chữ nào phù hợp với suy nghĩ của tôi, nhưng gần đây tôi giật mình đọc được tựa đề một cuốn truyện dịch từ tác phẩm của Colleen McCullogh, The Thorn Birds, mà tôi rất “thích”: Tôi là một trong “Những con chim ẩn mình chờ chết”.
Tôi xa Nhatrang đã lâu. Lâu lắm. Tôi đã đi nhiều nơi, nhiều thành phố, nhiều nước. Tôi đã gặp gỡ nhiều người. Những người thông minh, khôn ngoan, đẹp đẽ, giàu có, sang trọng. Những người nghèo khó, vô gia cư, vô nghề nghiệp. Những người tha phương cầu thực. Tôi đã sống với họ, đã chia xẻ nỗi đau với họ. Tôi khám phá ra hình như tôi gần gũi hơn với những ngưòi cùng khổ. Tôi cũng là nạn nhân của bọn người hãnh tiến, bọn ăn xổi ở thì. Nhưng thật ra, họ giàu hay họ nghèo, họ có chức tước danh vọng hay họ chỉ là những người thường dân vô danh …bao giờ tôi cũng yêu thương họ. Yêu thương những con người bị đọa đày và tội nghiệp cho sự hãnh tiến của những kẻ số đỏ. Yêu thương sự chân thật lòng nhân ái của người này, và tha thứ những dối trá lọc lừa của người kia. Yêu thương cả những người trưóc đây từng chà đạp lên nỗi đau khổ của tôi. Cũng như tôi đã từng yêu thương những lằn roi xé thịt của cha tôi nhiều lần giáng xuống thân thể run rẩy của tôi, yêu thương những giọt nước mắt của mẹ tôi từng khóc vì tôi làm mẹ khổ.
Chính thành phố Nhatrang với biển khơi mênh mông của nó, rừng dương xanh đầy gai góc của nó, …đã trở lại với tôi. Nhatrang ở trong trái tim tôi. Nó nhắc tôi nhìn ra sự phù du và phù phiếm, nó chỉ cho tôi “ngoài trời có trời”, “ngoài biển có biển”. Chiều nay, tôi đi một mình đến Huntington Beach, một chút biển ở Cali để tìm ra một chút biển Nhatrang. Trên chiếc cầu bắc cao trên bờ cát một buổi tối tôi đã nhìn thấy biển đêm, nhìn thấy quê hương tôi mờ mịt. Tôi quên mất quá khứ, tôi không có tương lai. Và hiện tại? Tôi là “con chim ẩn mình chờ chết”…(Nguyễn Xuân Hoàng, California 1 tháng Ba, 1996).
Để kết thúc bài viết “Mười Năm – Nhớ Nguyễn Xuân Hoàng” cho tạp san Văn Học Mới, nhà thơ Hà Nguyên Du bảo “Nhớ ông Hoàng quá, ông phải viết cho thầy Hoàng Petrus Ký. Tôi nghe anh Hà Nguyên Du, khi thầy Hoàng ở tuổi mới lớn, ông lấy bút danh là Hoang Vu. Có thể Nguyễn Xuân Hoàng vẫn thao thức với bài thơ duy nhất của mình. Tựa bài thơ là Mang Mang… Rất triết tính và rất thiền tính mặc dù xa gần nói đến cái chết…
Mang Mang
Từ xa phố chợ đến giờ
chân quen bỏ lệ gõ bờ lộ quen
hoang vu chín đến độ thèm
lạnh tàn nhẫn rót vào đêm lên đường
mùa sương phố núi mù sương
nhịp buồn hút gió hồn nương sao rừng
chuyện linh hồn với bản thân
bàn tay thượng đế mộ phần chiêm bao
đồi thông xanh tóc nghẹn ngào
ngập ngừng lạnh xuống từ bao lâu rồi
còn tôi, còn chỉ mình tôi
mây bay đầu núi kéo trời lên xa
bàn tay thoáng nổi da gà
thẳm sâu lòng đất nhà ga luân hồi
Hoang Vu (Nguyễn Xuân Hoàng)
———————————————————————–
Kỷ niệm Mười năm Nguyễn Xuân Hoàng vãng sanh tiên giới và mây bay đầu núi kéo trời lên xa, thẳm sâu lòng đất nhà ga luân hồi,…
Việt Hải Los Angeles, lớp 12B4, Promo 1972, Mùa Hè Đỏ Lửa, Petrus Ký của nước VNCH (NEVER HỒ).