Văn Thơ,  Viet-Hải

Dạ Khúc Yêu Em (Đêm Khuya Nhớ Người Yêu).

Tình Yêu Cho Em hay Người Yêu Trong Nỗi Nhớ là yếu tố chính trong bài tình ca Dạ Khúc Yêu Em. Yêu Em để rồi nhớ nhung, như đêm khuya là lúc nỗi nhớ người yêu dâng tràn, là lúc để ta khiến tâm hồn mình lãng mạn hơn. Nhìn đồng hồ đêm khuya lặng lẽ cảm xúc gọi tên ai đó… hình như thời gian và không gian quá tĩnh lặng chỉ có em trong tiềm thức. Thôi rồi người ở phương xa gọi hồn nhớ nhung qua màn đêm yên bình, bao cảm nghĩ miên man, thôi rồi người ở phương xa ăn cắp cả trái tim ta đi xa rồi, xa mãi. She really stole my heart. Rõ khổ.

Đêm khuya rồi… Chúc ai đó ngủ ngon. Màn đêm sâu thẳm, ánh đèn khuya mờ nhạt, len qua khung cửa nhỏ, Bon Rêve!… Sleep well!

Bây giờ xét đến từ ngữ “Dạ khúc” nhé…

Dạ khúc (夜曲) mang ý Nghĩa trong tiếng Trung Hoa là bài ca về đêm, 乐夜曲。

Dạ khúc, với nghĩa khúc nhạc đêm, là: loại nhạc nocturne. Dạ khúc. Sérénade, Dạ khúc ( do Phạm Duy chuyển ngữ). Sérénade la ca khúc bất hủ của nhạc sĩ thiên tài Franz Schubert sáng tác khi rất trẻ.. Franz Schubert chỉ sống một cuộc đời rất ngắn ngủi 31 năm…nhưng đã để lại cho đời một khối lượng kiệt tác đồ sộ ở nhiều thể loại. Và trung tâm của khối kiệt tác ấy, nổi bật nhất chính là bản Sérénade.

Một bài ca nổi danh khác là thể loại Dạ khúc khác của nhạc sĩ Enrico Torricelli (cũng do Phạm Duy chuyển ngữ là Chiều Tà). Dạ khúc nằm trong câu chuyện kể về âm nhạc và khi màn đêm buông xuống, hay đêm trăng trút xuống mà lâm tư đầy vơi, để em êm đềm trong bóng tối cho gối mộng nhớ nhung, cho em yên lành.

Thể loại Nocturne

Nocturne: Dạ khúc:  (theo tiếng Ý notturno): thế kỷ 18, một tác phẩm dành cho một vài nhạc cụ thường gồm nhiều chương; hay một tiểu phẩm trữ tình nhỏ thường dành cho piano độc tấu do nhà soạn nhạc người Ái Nhỉ Lan (Ireland ) John Field sáng tạo ra vào đầu thế kỷ 19 và được Frederic Chopin kế thừa và đưa lên đỉnh cao âm nhạc. Cái tên Nocturne lần đầu xuất hiện vào thế kỷ 18 để chỉ một tác phẩm viết cho dàn nhạc thính phòng gồm nhiều chương, thường xuyên được trình tấu trong các bữa yến tiệc về đêm và chủ yếu lấy cảm hứng ban đêm hoặc gợi lên không khí của màn đêm. Tác phẩm nổi tiếng nhất là Notturno cho đàn dây và kèn horn giọng Rê trưởng K. 286 và Serenata Notturna, K. 239 của danh tài Wolfgang Amadeus Mozart trình tấu. Tuy nhiên Nocturne được dùng với ý nghĩa phổ thông hơn là để chỉ tác phẩm có 1 chương duy nhất, chủ yếu dành cho đàn piano độc tấu vào đầu thế kỷ 19. Người sáng tác nên những bản Nocturne đầu tiên theo khái niệm này là nhạc sĩ người Ái Nhỉ Lan John Field; Ông được coi là cha đẻ của Nocturne lãng mạn. Đặc điểm riêng biệt của những bản nocturne của Field là giai điệu có thể hát lên được (cantabile) và sử dụng nhiều hợp âm rải. Tuy nhiên nhân vật tiêu biểu cho thể loại này là nhà soạn nhạc vĩ đại người Ba Lan Frederic Chopin. Ông đã viết tất cả 21 nocturne và hầu hết đều là những bản nhạc tuyệt vời. Những nhạc sĩ sau này cũng viết nocturne có thể kể đến Gabriel Fauré, Alexander Scriabin và Erik Satie,… Ta còn bắt gặp nocturne như là một chương ở trong những tác phẩm lớn dành cho dàn nhạc. Ví dụ như nocturne trích trong Giấc mộng đêm hè A Midsummer Night’s Dream ( của Felix Mendelssohn), hay chương 1 trong Violin Concerto số 1 của Dmitri Shostakovich cũng có tên là nocturne. Nhạc sĩ Claude Debussy cũng có một tác phẩm tên là Nocturne gồm 3 chương viết cho dàn nhạc và hợp xướng nữ. Phần lớn những bài Dạ Khúc (Seranade) thường được viết trên nhịp 3/4 như Dạ Khúc của Franz Schubert, hay của Enrico Toselli.

Serenata hay Sérénade là một bản nhạc ngắn, nhẹ nhàng, tĩnh lặng, viết riêng cho một người chơi đàn nào đó. Serenata mang gốc từ chữ sereno, có nghĩa là tĩnh lặng. Về sau này, serenata thường là một bản nhạc của một chàng hát riêng cho một nàng, vào buổi chiều tối, chàng đứng ngay dưới lan căn phòng nàng (và nàng có thể ra cửa sổ nhìn xuống đường, hay trốn biệt trong phòng vì e thẹn), thường với chỉ một nhạc cụ giản dị như mandolin hay guitar. Vì vậy người ta thường nghĩ đến từ serenata như là một loại nhạc chiều lãng mạn, và tiếng Việt gọi là Dạ Khúc (khúc nhạc đêm).

Trong truyền thống nhạc cổ điển, có lẽ hai bản dạ khúc ngày nay chúng ta biết nhiều nhất là bản của Franz Schubert (1797-1828) và bản của Enrico Toselli (1883-1926).

Dạ Khúc

(Schubert)

Lời nhạc của anh cầu xin em

Cả đêm

Hãy vào khu rừng yên lặng

Em yêu, đến với anh!

Hàng cây thì thầm

Dưới ánh trăng

Đừng sợ em ơi

Chẳng ai thấy ta cả

Em có nghe tiếng sơn ca?

Ô, chúng van nài ta

Tiếng than ngọt ngào của chúng

Cầu xin em cho anh

Chúng hiểu nhung nhớ của anh

Chúng biết những hành hạ của tình yêu

Những nốt nhạc lóng lánh của chúng

Rung động mọi quả tim hiền dịu

Hãy để chúng rung động tim em

Em yêu dịu ngot của anh, hãy nghe anh cầu khẩn

Anh run rẩy đợi em

Hãy đến, mang cho anh hạnh phúc

(TĐH dịch từ Anh ngữ)

Serenade

(Schubert)

My songs quietly implore you

through the night;

down to the silent wood

my love, come to me!

The tree tops whisper

in the light of the moon;

Don’t be afraid, my love,

no-one will observe us.

Can you hear the nightingales?

Oh! They implore you,

their sweet lament

pleads with you on my behalf.

They understand the yearning I feel,

they know love’s torture,

with their silvery notes

they touch every soft heart.

Let them touch yours, too,

sweet love: hear my plea!

Trembling I await you,

come, bring me bliss!

Dạ khúc – Franz Schubert (lời Việt Phạm Duy)

Sérénade

(Enrico Toselli)

Đến đây, chiều đang xuống

Thời gian đẹp hơn

Đến đây, em thấm lạnh

Đêm đã trải ra như chiếc áo choàng

Đến đây, tất cả đều rất dịu dàng

Đầy hứa hẹn

Ta có thể thấy những vuốt ve

Của những lời yêu ái ta nghe khi qùy trên đất

Nụ cười trong đôi mắt to tròn của em

Hé lộ cho anh cả một góc trời

Anh phải bình tâm lại

Tim anh đang đập đến vỡ

Anh yêu em mãi mãi

Không sợ hối hận

Hạnh phúc cám dỗ đời đời

Với những đắm say điên dại

Những rung động thiết tha trong tim em dấu ái

Anh yêu em mãi mãi

Không sợ hối hận

Hạnh phúc cám dỗ đời đời

Với những đắm say điên dại

Những rung động thiết tha trong tim em dấu ái

Ngày đang chết

Thời gian quý hóa

Hãy say đắm trong tình yêu

Mãi mãi, mãi mãi

(TĐH dịch từ Pháp ngữ)

Serenade

(Enrico Toselli)

Viens, le soir descend

Et l’heure est charmeuse

Viens, toi si frileuse

La nuit déjà comme un manteau s’étend.

Viens, tout est si doux

Si plein de promesses

On sent la caresse

Des mots d’amour qu’on écoute à genoux.

Un sourire en tes grands yeux

Me révèle un coin des cieux

Reviens apaiser

Mon coeur battant à se briser

Je t’aime à jamais

Sans crainte des regrets

Que le bonheur berce infiniment

Par son fol enchantement

Le cher émoi de ton coeur aimant.

Je t’aime à jamais

Sans crainte des regrets

Que le bonheur berce infiniment

Par son fol enchantement

Le cher émoi de ton coeur aimant.

Le jour agonise

L’heure est exquise

Enivrons-nous d’amour

Toujours, toujours !

Những bản tinh ca Dạ Khúc của Nguyễn Văn Quỳ viết trên nhịp 4/4 và điệp khúc chuyển đổi qua nhịp 3/4 dồn dập, giai điệu dồn dập, tiết tấu nhanh, vui tươi và mang phong thái bohemian lãng tử, hay gypsy style.

Đêm về trên bến cô liêu mờ xóa chiều tà

Lan thầm xơ xác run nghe sương chìm băng giá

Hồn ai về rền tiếng than như chập chờn

Hòa tan cùng nhịp sóng nước reo mịt mùng vẳng xa

Còn với  Dạ Khúc của nhạc sĩ Nguyễn Mỹ Ca soạn nhạc theo nhịp 3/4, trên âm giai Do trưởng, uyển chuyển và nhẹ nhàng. Bài hát dạo đầu như một nỗi bâng khuâng sâu lắng: Thanh nhạc gợi cảm qua tiếng vĩ cầm réo rắt, tiếng tơ chạm nhẹ như gió lướt qua, rồi hoà quyện với tiếng dương cầm thánh thót gõ nhịp…

Gió gây hương nhớ

Nâng tiếng đàn xa đưa

Sầu vương vấn

Gây mơ khóc trên dây tơ

Trong sầu nhớ bóng ai thoáng về cô phòng

Nào đâu thấy tình xưa mơ mộng.

Dạ khúc hoặc Sérénade (hay còn gọi là Serenata, Ý ngữ), nghĩa là khúc ban chiều – nhạc theo phong cách lãng mạn. Bản Sérénade thường chơi vào buổi chiều tà, ở ngoài trời, và ngày xưa thường ngay dưới cửa sổ nhà người yêu. Cho đến bây giờ, có hai bài viết theo thể Serenade nổi tiếng nhất mà chưa có bài nào vượt qua được hai bài bất hủ này. Đó là Sérénade của Schubert và Serenata của Enrico Toselli.

Theo những nhà bình luận đã tôn vinh vẻ đẹp của những bản Sérénade: ”Những lời nỉ non, thổn thức của ca từ quyện với một giai điệu lãng mạn, quyến rũ, các bản Dạ Khúc là một thông điệp tình yêu chuyển tải bẳng âm nhạc tuyệt vời. Nhưng hơn thế, “Dạ Khúc” còn là một bức tranh toàn bích, sâu lắng… mang dáng dấp hơi thở không chỉ của thời đại đó mà của muôn mọi thời đại. Các nhạc sĩ thiên tài đã nói lên tiếng lòng mình trong thời khắc đêm về, ngoài niềm khắc khoải thường tình về tình yêu đôi lứa, còn như thân phận con người nhỏ nhoi đầy bất trắc trước mênh mông vũ trụ…

Câu chuyện về sự ra đời của bản Sonate Ánh Trăng là một câu chuyện có thể khiến người ta hiểu được trọn vẹn thế nào là “cảm hứng sáng tác” của một thiên tài âm nhạc, như lời bộc bạch bên trên của chính nhà soạn nhạc thiên tài Ludwig van Beethoven.

Sérénade hay Khúc Ban Chiều; Dạ Khúc hay Nocturne…

Nhưng hơn thế, Dạ Khúc còn là một bức tranh toàn bích, sâu lắng… mang dáng dấp hơi thở không chỉ của thời đại đó mà của muôn mọi thời đại. Các nhạc sĩ thiên tài đã nói lên tiếng lòng mình trong thời khắc đêm về, ngoài niềm khắc khoải thường tình về tình yêu đôi lứa, còn như thân phận con người nhỏ nhoi đầy bất trắc trước mênh mông vũ trụ.

Chiều tà (Sérénade), tác giả: Enrico Toselli. Lời Việt: Phạm Duy

Trich đoạn:

Chiều êm êm đưa duyên về người

Đàn triền miên nắn tiếng sầu đời

Người hỡi!

Đến bên tôi nghe lời xao xuyến

Như chuyện thần tiên.

Niềm mơ xưa là đó

Cho ta nâng niu lời ca

Chiều mơ không gian

Hờ hững cõi Thiên Đàng

Xin hãy lắng nghe bao lời thơ chiều tà

Nhạc chiều của chúng ta

Là câu ân ái muôn đời

Bóng đã xế rồi

Hãy nép trong lòng cõi đời.

Tình Yêu mãi mãi…

Câu chuyện về sự ra đời của bản Sonate Ánh Trăng là một câu chuyện có thể khiến người ta hiểu được trọn vẹn thế nào là “cảm hứng sáng tác” của một thiên tài âm nhạc, như lời bộc bạch bên trên của chính nhà soạn nhạc thiên tài Ludwig van Beethoven.

Một bản sonata gần như là ngẫu hứng…

Đó là những cảm xúc bỗng tràn ngập trong tim, những điều thôi thúc bức bách muốn bật ra khỏi lồng ngực, không thể giữ lại thêm vì đã quá tràn đầy, để rồi cuối cùng bật ra, lưu lại hình hài trên những khuông nhạc và phím đàn, để có thể kể lại, không cần lời ca, về cả một cuộc đời, để có thể kể lại về ánh trăng, về màn đêm, về sóng trên dòng sông, về những đôi tình nhân bên bờ sông, về những xúc cảm trong trái tim, và muôn vàn điều kỳ diệu khác nữa trong cuộc sống… Đó chính là điều kỳ diệu của âm nhạc cổ điển mà người ta vẫn hay gọi là âm nhạc “hàn lâm”.

Nếu như âm nhạc hiện đại đa phần chỉ mô tả được một vài cung bậc cảm xúc, lại còn cần lời hát để thể hiện ý tứ ra, thì âm nhạc cổ điển là cả một câu chuyện dài oanh liệt, một ngôn ngữ không cần đến lời, một sự trau chuốt đầy công phu và mỹ lệ… Beethoven đã đặt tên cho nó là Sonata quasi una Fantasia, ý nghĩa là một bản sonata gần như là ngẫu hứng…

Bản sonate có phần cuối cùng (chương 3) đặc biệt ít thấy ở các bản sonate khác, và rất khó sáng tác, và đây cũng là một bản sonate có kiểu nhịp độ và định thể không chính thống (vào thời điểm bấy giờ các bản sonate thường bắt đầu với tiết điệu nhanh). Nhưng bản Sonate Ánh Trăng lại bắt đầu với thể chậm Adagio, phần giữa với vận hơi chậm Allegretto, phân đoạn cuối chơi rất nhanh:

Chương 1: Adagio sostenuto (cung Đô thăng thứ):  Nhẹ nhàng, tình cảm

Chương 2: Allegretto (cung Rê giáng trưởng): Vui tươi

Chương 3: Presto agitato (cung Đô thăng thứ): Nồng nhiệt, mạnh mẽ như bão tố.

Chỉ với 3 chương nhưng âm nhạc của sonate Ánh Trăng đã diễn tả được hết những chuyển biến mãnh liệt trong các cung bậc tình cảm của con người. Bản sonate này là một trong những bản sonate của Beethoven được nhiều người yêu thích nhất qua tất cả các thời đại, và câu chuyện về sự ra đời của tác phẩm cũng đẹp tựa như một huyền thoại…

Nàng thơ của Beethoven…

Nàng thơ của Beethoven, người được tác giả sonate Ánh Trăng viết đề tặng

Giulietta Guicciardi – Nàng thơ của Beethoven, người được tác giả bản sonate Ánh Trăng viết lời đề tặng.

Giulietta Guicciardi và Beethoven.

Ánh trăng bên hồ

Đã rất khuya, lúc này Beethoven đang đứng cô đơn một mình trên chiếc cầu bắc qua dòng sông Danube xinh đẹp, hiền hòa (Vẻ đẹp của dòng sông Danube sau này tạo cảm hứng cho Johann Strauss sáng tác bản Valse nổi tiếng Sông Danube xanh – The blue Danube). Gió và nước sông Danube lấp lánh ánh vàng làm Beethoven chợt thoát khỏi dòng suy nghĩ và nhận ra đêm nay là một đêm trăng rất sáng. Cả thành Vienna cổ kính đang chìm sâu vào giấc ngủ, tĩnh lặng dưới ánh trăng dịu dàng huyền ảo. Bất chợt ông nghe thấy đâu đó tiếng đàn Piano vang lên thánh thót nhưng buồn bã, xa vắng. Đi theo âm thanh xúc cảm của Beethoven đàn bên phím ngà.

Bản sonate Ánh Trăng bất hủ ra đời từ ấy, sau này Beethoven đã viết lời đề tặng bản sonate này cho nữ bá tước Giulietta Guicciardi để kỷ niệm mối tình đầu của mình. Bài Dạ khúc được Phạm Duy đặt khi làm lời Việt cho bản nhạc bán cổ điển Nächtliches Ständchen của Franz Schubert, Schubert là nhạc sĩ đầu tiên của trường phái Lãng mạn sau này đã lan ra khắp châu Âu. Âm nhạc của Schubert “chất trữ tình đầy đậm đà như mặt nước của con sông Rhein trôi êm đềm”. Người nhạc sĩ, với cuộc đời mong manh, mang theo vết thương không thể chữa lành trong trái tim, vẫn khát khao sống, khát khao yêu thương. Trong chiều hôm muộn, ánh sáng ngày vừa tắt, đối mặt với đêm dài và nỗi cô đơn vô hạn, bài ca tình yêu cất tiếng – Nỗi buồn và niềm tuyệt vọng vẫn trong sáng như ánh trăng thâu. Trong cái thinh lặng của đất trời, sự thẳm sâu đến lạnh người của nỗi cô đơn, bài ca vẫn theo gió ngân dài. Tình yêu và nỗi đau chỉ là hai mặt của cùng một tình cảm. Tiếng than ấy, thiên nhiên, và cả đất trời đều vang vọng. Ngoài ra, các nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Trung Cang, Lê Trọng Nguyễn, Phú Quang, Thanh Trang, Quốc Bảo cũng có các sáng tác mang tên Dạ khúc. Tác phẩm âm nhạc, có nội dung u buồn hay mơ màng, hợp với đêm khuya. Các dạ khúc của Chopin…  Bản Dạ Khúc Bí Ẩn của Chopin Nocturne – Night Butterfly. Điệu nhạc có vẻ u buồn hợp với đêm khuya: Những dạ khúc của Chopin.

Nói về loại nhạc “Dạ Khúc” “Mộ Khúc” hay “Khúc Ban Chiều”, Sérénade, Nocturne, trội nôi vẫn là Sérénade của Schubert, hay Nocturne của Toselli (hay Nightingale Sérénade hoặc Toselli Sérénade). Nhưng hãy nói thêm Dạ khúc một danh từ phổ thông… Nocturne như Beethoven Nocturne (Moonlight Sonata), Nocturnes (Chopin) hay Nocturnes (Clair de Lune Debussy).

Trong “Clair de lune” của Debussy, một bầu không khí huyền ảo được vẽ ra bằng những nốt nhạc phảng phất. Như thể có đôi cánh chim chấp chới trong một luồng không khí hòa trộn những ấn tượng lạc điệu. Nhân vật chính ở đây không phải là những người tham gia lễ hội mà là ánh sáng – thứ luôn là nhân vật chính trong tác phẩm của những nhà Ấn tượng. Trong tác phẩm của Debussy có đến hai thứ ánh sáng. Ánh sáng ngoại cảnh là ánh trăng mờ mờ ẩn hiện qua làn sương mù bảng lảng. Ánh sáng nội tâm quan trọng hơn nhưng vẫn chịu tác động mạnh mẽ của ánh sáng ngoại cảnh.

Đó dường như là nỗi luyến nhớ thứ ánh sáng vằng vặc trong quá khứ của những tâm hồn đang chìm trong bóng mờ. Đó dường như là nỗi buồn khi nhận thức được rằng những ngày ta đang sống chỉ là phản chiếu mờ nhạt và đứt đoạn của một đời sống lý tưởng cao siêu như trong thời đại hoàng kim của Louis 14 – Đức vua Mặt trời.

Dạ khúc… Mộ đêm (từ tiếng Pháp là nocturne, từ tiếng La tinh nocturnus ) là một sáng tác âm nhạc được lấy cảm hứng từ hoặc gợi lên về đêm. Nocturne lần đầu tiên được áp dụng cho các tác phẩm âm nhạc vào thế kỷ 18, khi nó chỉ ra một đoạn hòa tấu trong một số chuyển động, thường được chơi cho một bữa tiệc buổi tối và sau đó được đặt sang một bên. Đôi khi nó mang những ký hiệu tương đương của tiếng Ý, notturno, chẳng hạn như Notturno của Wolfgang Amadeus Mozart trong D, K.286, được viết cho bốn bản hòa tấu tách biệt vang nhẹ của cặp sừng kết hợp với dây, và Serenata Notturna của ông, K. 239. Vào thời điểm này, tác phẩm không nhất thiết phải gợi về đêm, mà có thể chỉ nhằm mục đích biểu diễn vào ban đêm, giống như một cuộc dạo chơi . Sự khác biệt chính giữa serenade và notturno là thời gian buổi tối mà chúng thường được biểu diễn: buổi trước khoảng 9 giờ tối, lần sau gần 11 giờ đêm.

Với hình thức quen thuộc hơn là một bản nhạc ký tự chuyển động đơn lẻ thường được viết cho piano solo, nocturne được trồng chủ yếu vào thế kỷ 19. Những bản nocturne đầu tiên được viết với tiêu đề cụ thể là của nhà soạn nhạc người Ireland John Field , [3] thường được coi là cha đẻ của lãng mạn nocturne có đặc điểm là giai điệu cantabile trên phần đệm arpeggiated , thậm chí giống như guitar. Tuy nhiên, số mũ nổi tiếng nhất của dạng này là Frédéric Chopin , người đã viết 21 trong số đó . Một trong những bản nhạc salon nổi tiếng nhất của thế kỷ 19 là “Bản Nocturne thứ năm” của Ignace Leybach , người mà bây giờ hầu như đã bị lãng quên. Các nhà soạn nhạc sau này viết nhạc cho piano bao gồm Gabriel Fauré , Alexander Scriabin , Erik Satie (1919), Francis Poulenc (1929), cũng như Peter Sculthorpe . Trong phong trào mang tên ‘The Night’s Music’ (‘Musiques nocturnes’ trong tiếng Pháp) của Out of Doors cho piano solo (1926), Béla Bartók đã bắt chước âm thanh của thiên nhiên. Nó chứa các hợp âm cụm yên tĩnh, kỳ ảo, mờ ảo và mô phỏng tiếng chim kêu và tiếng kêu râm ran của các sinh vật sống về đêm, với những giai điệu cô đơn trong các phần tương phản. Nhà soạn nhạc người Mỹ Lowell Liebermann đã viết 11 bản Nocturne cho piano, trong đó số 6 được nhà soạn nhạc sắp xếp thành Nocturne cho dàn nhạc orchestre. Những người về đêm đáng chú ý khác từ thế kỷ 20 bao gồm những người của Michael Glenn Williams , Samuel Barber và Robert Help .

Các ví dụ khác về ban đêm bao gồm bản dành cho dàn nhạc từ bản nhạc ngẫu nhiên của Felix Mendelssohn trong A Midsummer Night’s Dream (1848), bộ ba dành cho dàn nhạc và dàn hợp xướng nữ của Claude Debussy (người cũng đã viết một bản cho piano solo) và bộ chuyển động đầu tiên của Bản hòa tấu vĩ cầm số 1 (1948) của Dmitri Shostakovich . Nhà soạn nhạc người Pháp Erik Satie đã sáng tác một loạt năm tiểu thuyết về đêm. Tuy nhiên, chúng khác xa so với Field và Chopin. Năm 1958, Benjamin Britten đã viết một bản Nocturne cho giọng nam cao, bảy nhạc cụ và dây obbligato, và phong trào thứ ba trong bản Serenade của ông cho Tenor, Horn và Strings (1943) cũng có tên là “Nocturne”.

Nocturne thường được coi là yên tĩnh, thường biểu cảm và trữ tình, và đôi khi khá u ám, nhưng trong thực tế, các tác phẩm với tên gọi nocturne đã chuyển tải nhiều tâm trạng khác nhau: bản thứ hai trong bản Nocturnes của dàn nhạc Debussy, chẳng hạn như “Fêtes”, rất sống động, như là một phần của Karol Szymanowski ‘s Nocturne và Tarantella (1915) và Kaikhosru Shapurji Sorabji ‘ s Symphonic Nocturne cho Piano Alone (1977-1978). Đây cũng là tác phẩm âm nhạc cho piano, có nội dung u buồn hay mơ màng, thích hợp cho đêm khuya. Bản dạ khúc của nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven…. Dạ khúc số 20 của Chopin, sau 4 ô nhịp đầu trầm và buồn, gia điệu chính ở tay phải xuất hiện ở âm vực cao, thánh thót, trong trẻo và tinh khiết, các nốt được láy và rải tạo thành một chuỗi ngọc trai lấp lánh. Trong khi đó phần đệm ở tay trái ở âm vực thấp hơn vẫn dập dìu hòa theo làm nền, nâng đỡ cho giai điệu chính ở tay phải. Nếu nhắm mặt lại và thả hồn trong tiếng đàn, người nghe sẽ thấy tâm mình thánh thiện,

Có những bản nhạc đặc biệt, với những giai điệu sâu lắng, phù hợp với tiếng lòng đêm khuya, khi những tất bật, náo nhiệt của một ngày qua đi. Đêm về khi chúng ta lắng đọng và trở về chính mình, trong giấc mơ lãng mạn, những nét đẹp dần được tô điểm và hiện lên trên sự tĩnh lặng của màn đêm huyền ảo. Đó là hơi thở của tình yêu, là tiếng nói của các tâm hồn nghệ sĩ dành tặng cho những trái tim trần tục luôn thổn thức trước những phồn tạp cuộc sống. Những cảm xúc đọng lại thành những viên ngọc lấp lánh trong các nhạc phẩm, tạo nên những cảm giác dịu dàng cho những trái tim thổn thức, yếu đuối .

Dạ khúc (Nocturne) của Chopin.

Có thể nói Dạ khúc (Nocturne) của Chopin, là những âm thanh nâng đỡ cho những trái tim đang chơi vơi, hụt hẫng trong cô đơn sầu muộn. Nocturne thường được định nghĩa là khúc nhạc đêm mượt mềm như một giấc mơ, như những vầng thơ lưu luyến, xuất hiện khoảng thế kỷ 17, thường được viết cho độc tấu piano, rất biểu cảm và trữ tình, đôi khi hơi…bi thiết. Fryderyk Franciszek Chopin là nhạc sĩ sáng tác rất nhiều Nocturne (21 bài), đó là những sáng tác nổi bật nhất của ông và cũng là những tác phẩm nổi tiếng nhất của thế loại dạ khúc. Hình thức chung của những bản dạ khúc này là một phần phát triển kịch tính được xen giữa những giai điệu mở đầu và kết thúc.

Chopin sáng tác Nocturne năm 1830 và được công bố năm 1870, là một trong những Nocturne hay nhất của ông, nhà soạn nhạc kiêm nghệ sĩ dương cầm vĩ đại Franz Liszt từng viết: “Chỉ duy nhất một thiên tài như Chopin mới đem lại cho thể loại dạ khúc tính chất nhạy cảm tinh tế và tình yêu mãnh liệt nồng cháy đến thế. Các Nocturne thơ mộng của Chopin không chỉ hát lên những bài ca du dương lòng người với những hoài niệm thanh cao dịu ngọt, mà còn lay động đến tâm trí con người những nỗi day dứt hoang mang đến ngộp thở.”

Claude Debussy – Clair de Lune.

Dạ khúc – những điều chẳng dễ nói ra. Người con gái trong bài hát dường như đã bị sự cô đơn chất chứa ám ảnh, đau đáu một nỗi niềm. Nỗi niềm lo sợ một ngày hạnh phúc sẽ rời xa, người mình yêu thương sẽ không ở bên mình.

Serenata có từ thời trung cổ, và được định nghĩa là thể loại ca khúc êm dịu, được một anh chàng si tình nào đó, đứng trước nhà người đẹp, hướng lên cửa sổ, hay ban-công của phòng nàng mà hát để tỏ tình – như chàng Romeo đã tỏ tình với nàng Juliet trong kịch cổ điển của Shakespeare. Về sau, tới thời kỳ lãng mạn của nhạc cổ điển, đa số các nhà soạn nhạc đã sử dụng chữ “sérénade” của Pháp thay vì “serenata” của Ý, đồng thời nội dung cũng như hình thức của “sérénade” đã được nới rộng. Về nội dung, “sérénade” có thể để tặng người yêu, bạn thân, hay một người nào đó ngang hàng, hoặc vai vế thấp hơn, mà mình quý mến. Về hình thức, “sérénade” có thể là một ca khúc êm đềm, một nhạc khúc đơn giản – như trường hợp bản Sérénade của Schubert, cũng có thể là một bản giao hưởng ngắn – như trường hợp bản Sérénade của Mozart có tựa đề “Eine Kleine Nachtmusik” (Tiểu dạ khúc) mà chúng tôi đã nhắc tới trong bài trước. Với ý nghĩa, nội dung ấy, sérénade thường được trình diễn lúc chiều tối.

Bản Dạ Khúc Sérénade

Bản Sérénade (tiếng Đức: Ständchen) là nhạc khúc thứ tư trong quyển 1 của bộ Schwanengesang (Bài ca thiên nga) của Franz Schubert. Tuyển tập bài hát này được tìm thấy sau khi tác giả đã qua đời. Chiếu theo danh sách tác phẩm của nhà soạn nhạc thì bản nhạc này mang số thứ tự D 957. Franz Liszt là người sau này đã chuyển toàn tác phẩm trong tập Schwanengesang để độc tấu piano. Ludwig Rellstab là người soạn lời.

Li bài hát

Li gc tiếng Đc

Leise flehen meine Lieder

Durch die Nacht zu Dir;

In den stillen Hain hernieder,

Liebchen, komm’ zu mir!

Flüsternd schlanke Wipfel rauschen

In des Mondes Licht;

Des Verräthers feindlich Lauschen

Fürchte, Holde, nicht.

Hörst die Nachtigallen schlagen?

Ach! sie flehen Dich,

Mit der Töne süßen Klagen

Flehen sie für mich.

Sie verstehn des Busens Sehnen,

Kennen Liebesschmerz,

Rühren mit den Silbertönen

Jedes weiche Herz.

Laß auch Dir die Brust bewegen,

Liebchen, höre mich!

Bebend harr’ ich Dir entgegen;

Komm’, beglücke mich!

Dịch ý: ‘Đêm khuya vẳng tiếng Anh hát thầm thì, dưới chòm cây tĩnh lặng. Đến đây hỡi người! Gió đùa lá xào xạc dưới trăng; đừng sợ chi kẻ phản trắc rình rập đâu đó. Em nghe chăng tiếng họa mi vang rền. Chúng gọi em đấy, chúng chuyển lời của anh cho em, vì chúng hiểu nỗi khắc khoải con tim, nỗi đau tình si. Giọng hót vang của chúng làm mỗi trái tim nồng nàn bớt thổn thức. Người yêu hỡi, em hãy để cho tiếng chim ca trong tim… Anh đang run rẫy, bồi hồi chờ em nơi đây. Đến đây chúc mừng anh! Chim sơn ca chỉ hót ban ngày, chỉ họa mi mới hót ban đêm, sơn ca hót vang lừng khi đang bay, họa mi hót vang cả cánh rừng. Tình yêu là một khái niệm vừa gần mà cũng vừa xa. Cũng có nhiều định nghĩa về nó, nhưng tôi không hiểu sao mỗi khi nhắc đến nó, không chỉ riêng tôi mà ai cũng cảm thấy bồi hồi. Giống như người ta nhớ đến một kỷ niệm của một thời đã qua.

oOo

Dạ Khúc Cho Tình Nhân (nhạc sĩ Lê Uyên Phương).

Bài nhạc dạ khúc tôi vốn thích của nhạc sĩ Lê Uyên Phương là  Dạ Khúc Cho Tình Nhân (Sérénade pour l’amant). Dạ Khúc Cho Tình Nhân là một trong những ca khúc nổi tiếng của NS. Lê Uyên Phương, bài hát chất chứa nhiều nỗi niềm yêu thương cùng nỗi niềm nhung nhớ khôn nguôi. Sự lưu luyến và nỗi mong đợi hoài trong vô vọng khiến con người đã rơi vào những hoàn cảnh như cơn mộng ảo không lối thoát, như để vỗ về, tự an ủi, như tự xoa dịu nỗi đaυ của bản than; Nhạc phẩm Dạ Khúc Cho Tình Nhân được viết vào năm 1968, khi LUP vẫn còn ở Đà Lạt trong khi người thương của ông là Lê Uyên đang bị gia đình “giam lỏng”,  “cách ly”, lockdown tại Sài Gòn vì muốn chia cắt tình yêu của đôi tình nhân. Tình cảnh trớ trêu đã khiến Lê Uyên Phương cảm nhận, ta thán cho cuộc tình của mình sao thật mong manh, nỗi buồn như muốn giết chết tâm hồn ông. Không ngăn được nỗi nhớ thương ngưởi yêu trong long ,Lê Uyên Phương đã bật thốt nên những câu hát của ca khúc Dạ Khúc Cho Tình Nhân.

Ngày em thắp sao trời

Chờ trăиg gió lên khơi

DẠ KHÚC

Trở lại chuyện tình yêu khác, bài Sérénade bất hủ mà Franz Schubert sáng tác là để tặng sinh nhật cho một thiếu nữ mà ông thầm yêu trộm nhớ. Ở châu Âu ngay từ thời trung cổ các chàng trai thường có lối tỏ tình bằng cách mượn âm nhạc, ban đêm đến đứng dưới cửa lầu “người đẹp” tự “cua” bằng tiếng đàn và giọng hát của chính mình. Những bài nhạc lãng mạn này gọi là “sérénade”.. Sérénade thời Trung cổ và Phục hưng được trình diễn không theo một hình thức đặc biệt nào, ngoại trừ nó được một người hát tự đệm bằng nhạc cụ có thể mang theo được, như chàng gypsy lãng tử đàn “cua nàng” (bằng guitar, mandolin…).

Để làm cho nàng bất ngờ, Schubert nhờ một bạn thân là ca sĩ, trình bày ngay dưới cửa sổ nhà nàng. Tối đó, người ta bí mật khiêng cây đàn piano vào trong vườn, tất cả đã sẵn sàng cho buổi trình diễn lãng mạn và độc đáo. Thế nhưng, Schubert lại quên không đến. Trớ trêu thay, cô gái lại đem lòng yêu chính chàng ca sĩ, chứ không dành trái tim cho Schubert. huhuhu…

Cho dù là trong hoàn cảnh nào thì bài Serenade của Schubert cũng thuộc loại bất tử! Những bài ca về chiều tà ta nêu ra như….

@ “Nhà ai vương khói khi chiều tà, đàn tim tung cách bay xa xa …”(Trên Đường Về của NS. Nguyễn Thiện Tơ (*),…

Trầm vương trong khói lam chiều xuống

một bóng chìm sâu trong màn sương

Chập chờn lang thang trong u tối

mờ khuất sau ngàn dâu, lặng ngẩn ngơ vì đâu

Người ơi lòng vương chi u sầu, *.

@ Chiều buồn nhớ người yêu như mối sầu tương tư, lặng lòng im nghe thoảng tơ chùng từ chốn xa xăm, vì “Có phải sầu vạn cổ, chất trong hồn chiều nay” thì trong ta đã ngập hồn thơ khi “Nhớ nhà châm điếu thuốc để khói huyền bay lên cây”. Trong vũ trụ gió mây nhè nhẹ bay bay như khói và bay đi thời gian “Chiều chậm đưa chân ngày”, chênh vênh trong không gian “lòng là rừng, hồn là mây, khói huyền bay lên cây…”, ngập ngừng giữa quê hương mà như xa xứ, giữa thực tại mà nghe gót phiêu du hồn lữ thứ, mênh mang chất ngất “Tiếng buồn vang trong mây”. Màu chiều ngập ngừng mà xôn xao tiếng lòng mà lời thơ, ca từ mang thanh âm vần bằng khiến thơ giàu nhạc tính. Những câu thơ nghiêng về thanh bằng tăng cường yếu tố âm nhạc và nghệ thuật luyến láy trong bài Chiều cho ta nhớ đến kỹ thuật tạo nhạc trong “Hòa Vang Chiều Tà” (Harmonie du Soir) như thi ca Pháp, *…

Hòa Vang Chiều Tà – thơ Charles Baudelaire

“Trời chiều ngàn hoa lung lay theo gió;

Hương hoa nhẹ bay thơm ngát khung trời;

Lùa theo gió thanh âm cùng hương đêm;

Hồn lâng lâng say đắm điệu valse buồn!”

(VHLA chuyển ngữ)

*: Voici venir les temps où vibrant sur sa tige;

Chaque fleur s’évapore ainsi qu’un encensoir;

Les sons et les parfums tournent dans l’air du soir;

Valse mélancolique et langoureux vertige!…

Harmonie du Soir – Charles Beaudelaire.

Giai điệu Chiều là những nốt rơi vang vang ngập ngừng đầy nét quyến rũ, vừa đượm nét u hoài buồn man mác, vừa nhè nhẹ để dừng lại ở “màu cây trong khói” ở hai câu cuối để rồi “Nhớ nhà châm điếu thuốc” mà rất đỗi chơi vơi “Khói huyền bay lên cây”.

“Chiều chậm đưa chân ngày, Tiếng buồn vang trong mây… “, câu thơ mô tả thời gian đi chầm chậm như bài thơ Le Lac của thi sĩ Alphonse de Lamatine (1790-1869),**…

“Ô, thời gian ơi xin dừng lại!

Xin đừng bay đi xa nhau:

Hãy vui bên phút giây ngắn ngủi này

Đẹp nhất ngày hôm nay!”

(VHLA chuyển ngữ)

**: Oh temps ! suspends ton vol, et vous, heures propices !

Suspendez votre cours :

Laissez-nous savourer les rapides délices

Des plus beaux de nos jours !

Tình thơ Lamartine.

Nocturne và Serenade

Giống như Nocturne, Serenade thường được định nghĩakhúc nhạc đêm, là một thể loại ca khúc để hát vào buổi tối, đặc biệt cho giọng nữ. Ở phương Tây thể loại ca khúc này gọi là “Serenade” và nó rất được nhiều nhạc sĩ ưa chuộng, sáng tác… cho nên Dạ khúc không chỉ riêng một tác phẩm riêng biệt của một nhạc sĩ nào cả. Nhiều nhạc sĩ đã sáng tác trên chủ đề này, nhưng có lẽ được biết đến và ưa chuộng nhiều nhất (cho mãi đến ngày hôm nay) vẫn là Serenade của nhạc sĩ thiên tài Schubert.

Franz Peter Schubert (1797 – 1828) là một nhà soạn nhạc người Áo, được biết đến với các nhạc phẩm có giai điệu nhẹ nhàng và du dương. Các tác phẩm của ông mới khẳng định được tên tuổi của mình, một phần nhờ công lao phổ biến của các nhạc sĩ cùng thời như Franz Liszt, Robert Schumann, Felix Mendelssohn. Một trong những bản Serenade phổ biến, được biết đến nhiều nhất là bản Serenade của Franz Schubert, viết vào năm 1826. Bản Dạ khúc nầy còn được gọi là Khúc Nhạc Chiều (tiếng Đức: Ständchen) được viết lời bởi Ludwig Rellstab. Bản này có số thứ tự 4, nằm trong quyển 1 của tập Schwanengesang, bài hát Thiên Nga (Nhạc cổ điển).  Đây là tuyển tập bài hát được sưu tầm sau khi tác giả Schubert qua đời, trong danh sách tác phẩm của nhà soạn nhạc nó có số thứ tự D 957. Nguyên bản của bài nhạc này được viết trên bè hai, với giọng nam hợp xướng, sau đó được sắp xếp lại dành riêng cho giọng nữ. Franz Liszt là người sau này đã chuyển thể các tác phẩm trong tập Schwanengesang cho độc tấu piano.

Dạ Khúc Yêu Em – Nguyễn Minh Châu, Trần Việt Hải – Pia Nguyễn:

Nguồn:

Wikipedia, DotChuoiNon, Dongnhacxua, Britannica, ClassicalMusic, AllMusic NPR.org, PBS.org.

NS. Nguyễn Minh Châu, Paris.

Dạ Khúc Yêu Em – Nguyễn Minh Châu, Trần Việt Hải – Pia Nguyễn:

VIỆT HẢI TRẦN

https://www.youtube.com/watch?v=CzbsrxpfySk

Tình Yêu Khác Chủng Tộc, Việt Hải Los Angeles:

http://www.ninh-hoa.com/VietHai-TinhYeuKhacChungToc.htm

Je t’attendais, Frank Michael 

FRANK MICHAEL ¸.•°*♥♥♥❤️❤️JE T’ATTENDAIS❤️❤️♥¸.•°*♥♥♥ (HD)

FRANK MICHAEL ¸.•°*♥♥♥❤️❤️JE T’ATTENDAIS❤️❤️♥¸.•°*♥♥♥ (HD)

Chúc vui,

VHLA

—– Forwarded Message —–

From: Andy N. Triet

To: VietHai Tran

Sent: Thursday, May 19, 2022, 07:43:56 PM PDT

Subject: Re: Da Khuc Yeu Em

Anh Hải,

Thật cám ơn và xúc động được anh cho nghe lại bản nhạc Dạ Khúc Yêu Em có tiếng hát của ca sĩ như tôi yêu cầu.

Điệu đàn du dương trầm bổng như tiếng nấc trong đêm, nay thêm tiếng ca dịu mềm như mê hoặc thật sự đã “làm tan chảy trái tim tôi”.

Nhân tiện xin báo anh rõ là anh Hà Nguyên Du đã hoàn thành việc in ấn cho quyển TUYỂN TẬP KHẢO LUẬN VĂN HỌC trong đó có in bài LỜI GIỚI THIỆU SÁCH CỦA NHÀ VĂN TRẦN VIỆT HẢI. Cám ơn anh thật nhiều đã mất nhiều thì giờ đọc và viết lời giới thiệu sách rất công phu. Đồng thời cũng có lời xin anh tha thứ cho tôi, vì tôi đã chỉnh sửa cũng như thay đổi thứ thứ một số đoạn để phù hợp với mục lục.

Tôi đã nhờ anh Hà gởi anh 1 quyển TUYỂN TẬP bìa cứng tặng anh, hi vọng anh sẽ hài lòng khi nhận được sách.

Thân chúc anh mọi sự an lành.

Thân kính,

NMTriet

————————————————————————-

From: Tung Cao Pham

To: VietHai Tran

Thu, May 19 at 3:51 PM

Anh Việt Hải thân mến,

Bài “Dạ Khúc Yêu Em” – ca sĩ và các nhạc sĩ trình diễn xuất sắc quá – xin gửi lời chúc mừng đến anh và chị Minh Châu cùng các nghệ sĩ trong nhạc phẩm phẩm này

Phạm Cao Tùng

On Thursday, May 19, 2022, 05:14:17 PM CDT, VietHai Tran wrote:

Merci anh MC, la chanteuse interprète notre chanson mélodieusement. C’est une chanson triste qui sanglote à l’heure de minuit, bat lento, solitaire et solitaire, pleine d’âme, pour faire fondre notre cœur. J’aime beaucoup le rythme du piano. Peut-on ajouter le son du violon au tempo du piano ? VH.

—– Forwarded Message —–

From: Minh Chau Nguyen

To: Tran Viet Hai

Sent: Thursday, May 19, 2022, 11:15:53 AM PDT

Subject:  Dạ Khúc Yêu Em.

Nhạc Ngoại Quốc Lời Việt – Vol.1

Nhạc Ngoai Quốc Lời Việt – Vol.2

NS. Phạm Duy – Những Tình Khúc Quốc Tế Chuyển Ngữ:

—————————————————————-

My Girl, Just For You!

My heart has only one person of love

Smiling love, smiling day, and smiling of life

yours as beautiful pearl ivory

I love you how dearly, so dearly

Your scent of lips is sweet, smooth and dreamy

I vow to love only you as my soul of poetry

Sincere feeling, do not doubt it in my spirit

Gathering all fresh dreams, day and night

My heart is forever dedicated to you

Sweet, sweet darling, as lily blooms at night

Sweet, sweet, how sweet its scent

Love you, love you forever, love you

How much love does in my flower verses

Give me a peace of mind, a comfort of love

Give me a wonderful life, the scent of spring flowers.

Give me an immense love, and an innocent love

Like the silvery waves of flashing ocean

that float for thousands of years!

VHLA, 05/25/2022.

—————————————————————

Ma fille, juste pour toi !

Mon coeur n’a qu’une seule personne d’amour

Sourire d’amour, sourire de jour et sourire de vie

vôtre comme belle perle ivoire

Je t’aime si chèrement, si chèrement

Ton parfum de lèvres est doux, doux et rêveur

Je jure de n’aimer que toi comme dans mon âme de poésie

Sentiment sincère, n’en doutez pas dans mon esprit

Rassembler tous les rêves frais, jour et nuit

Mon coeur t’est à jamais dédié

Douce, douce chérie, comme le lys fleurit la nuit

Doux, doux, comme son parfum est doux

Je t’aime, je t’aime pour toujours, je t’aime

Combien d’amour fait dans mes vers de fleurs

Donne-moi une tranquillité d’esprit, un confort d’amour

Donne-moi une vie merveilleuse, le parfum des fleurs printanières.

Donne-moi un amour immense, et un amour innocent

Comme les vagues argentées de l’océan clignotant

qui flottent depuis des milliers d’années !

VHLA, 25/05/2022.