LỊCH SỬ,  Viet-Hải

VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN

Đăng trong 13 Tháng Bảy, 2009 bởi thiền sư lạc việt

Văn minh Atlantic.


Cách đây hơn 10. 000 năm – hơn 8000 năm trc CN – trên trái đất đã tồn tại một nền văn minh toàn cầu – tôi đặt tên là nền văn minh Atlantic. Nền văn minh này đã khám phá ra những thực tại vũ trụ mà tri thức hiện đại của nhân loại hiện nay so với họ thật là nhỏ bé. Từ nền văn minh này, họ đã tìm ra một lý thuyết thống nhất vũ trụ, mà nhân loại ngày nay đang mơ ước – Sự mơ ước này cũng chỉ xuất hiện một cách hoài nghi ở những nhà khoa học hàng đầu của nhân loại – Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nền văn minh này bị xóa sổ bởi một trận Đại Hồng Thủy. Phần lớn nhân loại bị tiêu diết. Chỉ còn rất ít bộ phận sống sót, rải rác trên mặt địa cầu, trong đó có tổ tiên người Việt hiện nay. Chứng minh: Xin xem “Định mệnh có thật hay không?”.

4000 năm sau Đại Hồng Thủy.

Tất cả những bộ phận sống sót của nhân loại đều làm lại từ đầu với những ký ức và kiến thức của một nền văn minh Atlantic ngày bị mai một vì nó không còn thích ứng vơi cuộc sống thực tế. Một cộng đồng còn sống sót của nền văn minh này đã xuống định cư ban đầu ở Thượng nguồn sống Hoàng Hà. Lưu vực sông Lạc Thủy – Tây Bắc Trung Quốc ngày này. Họ đã tồn tại và phát triển ở đây. Đây chính là nguồn gốc của danh xưng Lạc Việt. Hàng ngàn năm sau đó, họ dần dần phát triển địa bàn lan tỏa khắp vùng Bắc Dương Tử – Nam Hoàng Hà. Một bộ phận ưu tú của tộc Lạc Việt tách ra và di cư xuống Nam Dương Tử. Họ tồn tại và phát triển chủ yếu ở vùng Động Đình Hồ kéo dài ra biển và ven biển Đông.

Cùng thời gian 4000 năm này, các bộ phận còn sống sót và phát triển khác cũng xuất hiện. Một cuộc chiến tranh đã xảy ra giữa những tộc người phi Lạc Việt và người Việt ở Bắc Dương Tử. Đây chính là cuộc chiến nổi tiếng Hoàng Đế – Xuy Vưu ghi nhận trong truyền thuyết. Người Lạc Việt ở Bắc Dương tử thất bại. Những bộ phân ưu tú di tản xuống Nam Dương Tử. Ở đây, họ đã cùng nhau lập thành một quốc gia đầu tiên. Nguyên âm chính quốc hiệu của quốc gia này là Xích Quí (Yêu quí) – chứ không phải là Xích Quỷ. Quí là Thiên can Âm trong trung cung Hà Đồ. Xích màu đó thuộc phương Nam. Sau đó đổi tên là Văn Lang.

Tất cả những giá trị huyền vĩ của nền văn minh Phương Đông được phục hồi và phát triển ở đất nước Văn Lang này trải gần 2622 năm: Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp hồ tôn, Tây gíap Ba thục và Đông giáp Đông Hải. Đây là nơi hội tụ lần thứ nhất của người Lạc Việt – còn gọi là bách Việt vì theo tên gọi của các cộng đồng ở vùng miến khác nhau. Nơi đây, những gia 1trị của văn minh At lantic được phát huy . Đó chính là sự ứng dụng của lý thuyết thống nhất vũ trụ của nền văn minh Atlantic. Nền văn minh Phương Đông. Tuy nhiên, những nguyên lý lý thuyết nền tảng thì chỉ giới tri thức ưu tú nắm rõ.

Một câu nói nổi tiếng của Hoàng Đế được lưu truyền đến ngày nay, khi dừng vó ngựa bên bờ Bắc Dương Tử – câu nói này được hiểu theo nhiều cách vì thất truyền. Nhưng có vài nghĩa chính như sau:

  • Phương Nam khó đánh.
  • Không được đánh phương Nam.
  • Phương Nam không thể đánh.

Nhưng dù hiểu theo cách nào thì chính Hoàng Đế – mà người Hán ngày nay xác nhận là Thủy tổ của họ – cũng thừa nhận sự hùng mạnh của người Lạc Việt ở Nam Dươngv Tử – hoặc do những yếu tố khác mà tôi chưa cần diễn đạt tại đây liên quan đến những bí ẩn của vũ trụ.

Vậy mà ngày nay, một bọn người dốt nát, tầm nhìn xa không qua 10 m – lải nhải nói rằng: Làm gì dân tộc Việt lại ở một khoảng đất rộng thế? Bon dốt nát đó mang hàm giáo sư, tiến sĩ. Thâm chí có kẻ còn được chính phủ Pháp tặng huân chương vì dốt như Lê Thành Khôi…

Nếu Nam Dương Tử chỉ là đám dân dốt nát và lạc hậu với những bộ lạc “ở trần đóng khố” – như bọn dốt nát liên hệ với hình ảnh cha ông nó mà nghĩ ra – thì Hoàng Đế Hán chẳng ngại ngần gì xua quân xuống chiếm từ lâu rồi.

Lược sử Văn Lang.

Địa giới Văn Lang:

Đất nước Văn Lang hùng vĩ có địa giới Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tấy giáp Ba Thục và Đông giáp Đông Hải. Sự nhất quán về văn hóa qua những di sản vật thể và phi vật thể còn lại minh chứng điều này.

Tổ chức hành chính. 

Nước Văn Lang chia làm nhiều khu vực gần như tự trị có luật pháp riêng và chịu sực chi phối, điều động của chính quyền Trung ương – tương tự như các tiểu bang Hoa Kỳ và chính quyền liên bang, nhưng tính tự trị nhiều hơn. Đứng đầu các khu vực tự trị này là Lạc Hầu, có Lạc Tướng cầm đầu về quân sự. Đứng đầu chính quyền trung ương là Hùng Vương. Lãnh đạo những khu vực tự tri này đều thuộc dòng dõi Lạc Việt, nhưng dân chúng có thể là các dân tộc phi Lạc Việt. Chính quyền Trung Ương là một trong nhưng chi tộc Lạc Việt lãnh đạo địa phương, được hội đồng các Lạc Hầu, Lạc tướng bầu lên và lãnh đạo cha truyền con nối, cho đến khi có biến cố quốc gia, sẽ bầu một chi khác có khả năng lãnh đạo.

Trong truyền thuyết Việt thì chính quyền trung ương được gọi là “cha” – Dương, và chính quyền địa phương được gọi là “con” – Âm, theo nguyên lý Dương trước Âm sau, Dương sinh Âm – Âm thuận tùng Dương. Mỗi khi có biến cố mang tính quốc gia, chính quyền trung ương có trách nhiệm tập hợp các vùng cùng giải quyết. Đây chính là sự giải thích khi nhà Ân tấn công Văn Lang, vua Hùng Vương thứ VI sai sứ giả khần cấp tập hợp lực lượng cả nước chống giặc và đã xuất hiện Phù Đổng Thiên Vương giúp nước.

Văn hóa và chữ viết:

  • Chữ viết chính thức của người Việt chính là chữ Khoa Đẩu. Những bản văn chữ Khoa Đẩu hiện còmnn lưu giữ rất nhiều ở Đài Loan và còn tồn tại ở Việt Nam đến ngày nay.
  • Văn hóa: Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch chính là sản phẩm của nền văn minh này. Trầu cau, tục xâm mình. lệ hội…thuộc về văn minh Lạc Việt với những gia trị nhân bản.

Những sự kiện chính trong lịch sử Văn Lang.

  • Dân tộc Việt lập quốc vào năm thứ 8 vận VII Hội Ngọ – Năm Nhâm Tuất – 2789 BC với lãnh thổ đã trình bày ở trên. Bằng chứng:
  • Sự thống nhất về văn hóa qua di sản còn lại ở khắp miến nam sông Dương Tử.
    – Vào thế kỷ XV BC, nhà Ân do vua Ân Bàn Canh kéo quân bất ngờ tấn công Văn Lang. Vị vua cuối thời Hùng Vương thứ VI phải dời đô sang đất Mân (Phúc Kiến ngày nay) và kêu gọi kháng chiến. Bằng chứng:

Xem Kinh Dịch.

  • Do sơ xuất để tai họa cho dân tộc, Chi tộc lên thay thế là thời Hùng Vương thứ VII. Bằng chứng:
  • Di sản văn hóa phi vật thể: Bánh chưng bánh dầy.
  • Vào đầu thế kỷ thứ VII BC, trước sự bảnh trướng và nguy cơ xâm lược của Hán tộc, vua Hùng Vương thứ XVI dời đô xuống Phong Châu – vùng Tây Nam Trung Quốc ngày này – có khả năng là Vân Nam, hoặc Tây Quảng Tây . Phong – gió – Tốn theo Hậu Thiên Lạc Việt thì ở Tây Nam. Nhưng chắc chắn không phải Phú Thọ Việt Trì ngày nay. Nếu trước đây tôi có nói điều này thì bây giờ là sự chỉnh sửa. Tôi chưa có thời gian suy ngẫm sâu về điều này.
  • Việt Vương Câu Tiên có mưu đồ lật đổ nhà Chu và thống nhất Trung Hoa đã đề nghi Hùng Vương liên minh. Nhưng vua Hùng từ chối. Tất nhiên, Vua Câu Tiễn bá chủ Trung Nguyên đủ thông minh – và không ngu như cái “hầu hết” và “cộng đồng” – để không liên minh với “15 bộ lạc” ở tận Bắc Việt Nam, cách nước Việt Cấu Tiễn hơn 3000 km và lạc hậu tới mức những người dân “ở trần đóng khố” là “y phục truyền thống” – như Nguyễn Tiến Đoàn công bố trước quốc tế và được báo chí lên tiếng ca ngợi.
  • Thể Kỷ thứ V BC. Xã hội Văn Lang cực kỳ phát triển – Giả thiết “Con đường tơ lụa từ Hàng Châu chính là thuộc về Văn Lang xưa” – Những mối quan hệ giữa các vùng đất và các quốc gia khác trên Lục địa Á Âu đá phát triển. Đây chính là thời điểm của câu truyện “Sự tích dưa hấu”. Nhưng, khi kinh tế phát triển thì những ới quan hệ xã hội mới cũng hình thành và những mâu thuẫn xã hội mới cũng xuất hiện. Nhưng tư tưởng minh triết ra đời là một phản ứng tự nhiên để giải quyết các vấn nạn này sinh trong các mối quan hệ xã hội. Đạo Đức Kinh ra đời bởi Chử Đồng Tử – Tức Lão Tử – là một sản phẩm tư duy độc đáo của thời kỳ này. Bằng chứng: Liên hệ những gía trị của Đạo Đức kinh với thuyết Âm Dương Ngũ hành và cổ sử Việt.Bên cạnh một Văn Lang hùng mạnh và phát triển là một quốc gia đồi bại và suy thoái đó chính là triều đình nhà Chu với những cuộc chiến liên miên giữa các quốc gia – Điều này sử Trung Quốc đã ghi nhân. Đó là thời kỳ Xuân Thu Chiến quốc. Việt Vương Câu Tiễn đề nghị Văn Lang liên kết để cùng chiếm Trung Nguyên – Hùng Vương từ chối (Việt sử lược). Bởi vì trong thời kỳ này, do sự phát triển kinh tế nên các địa phương ngày càng có nội lực va 2ảnnhh hưởng của chính quyền trung ương đã giảm sút.
  • Thế kỷ thứ III BC. Nhà Tần tấn công Ba Thục là quốc gia láng giếng của Văn Lang và chiếm nước này. Đầu thế kỷ thứ III BC, tướng Tần là Đồ Thư từ Ba Thục tấn công Văn Lang. Lãnh đạo địa phương là Thục Phán chống Tần thành công và trở thành một lãnh đạo có uy tín ở một vùng lãnh thổ hùng mạnh trong các nhà cầm quyền thuộc lãnh thổ Văn Lang. Một cuộc tranh chấp quyền lực đã xảy ra giữa Thục Phán và vua Hùng.
  • Nhận thấy dù có thắng trong cuộc chiến thì sẽ làm nội lực của dân tộc trở nên suy yếu. Vua Hùng nghe lời Đức Thánh Tản Viên – Một trong Tứ trụ Thiên Vương hộ quốc của Bách Thần Lạc Việt – nhường ngôi cho Thực Phán để lui về với trách nhiệm chính là bảo toàn Văn hóa dân tộc Việt.
    Thời đại Hùng Vương kết thúc vào năm 258 BC.

Thưa quí vị và anh chị em quan tâm.

Toàn bộ vùng lãnh thổ Bắc Việt Nam ngày nay chính là nơi rút lui cuối cùng của giòng giống Lạc Việt. Tại nơi đây, tổ tiên đã khôi phục lại một số địa danh non nước cũ – một thời ở Nam Dương Tử – trong cổ sử và các sự tích lịch sử văn hóa liên quan. Khi đất nước Việt bị xâm lược lần thứ hai – 43 AC – với sự tàn khốc của đội quân Mã Viện, người Việt đã di tản đi khắp nơi: Nhiều nhất là Nhật Bản, Đài Loan, một bộ phận nhỏ xuống Nam Triều Tiên, Thái Lan, Philipppin và In do. Điều này giải thích dấu ấn của văn hiến Việt để lại ở nới này.


Hàng ngàn năm trôi qua. Nhưng tư duy thuộc dạng: Trực quan sinh động và thấp kém về tính trừu tượng đã ngộ nhận rằng: Dân tộc Việt chỉ ở Bắc Việt Nam và “Thời hùng vương chỉ là “liên minh Bộ lạc” với những người dân “Ở trần đóng khố”. Đây là một nhận thức phản khoa học và hoàn toàn phi lý.

Một đế chế thống nhất tất yếu phải thống nhất về ngôn ngữ và chữ viết. Chữ viết chính thống của đế chế Hán, tất yếu phải là tiếng Hán và chữ Hán. Đó là lý do mà Sĩ Nhiếp phải mở trường Thông Ngôn cho đám trung gian Việt của thế lực cai trị Tàu với dân Việt. Tương tự như người Pháp mở trường dạy tiếng Pháp cho dân Việt vậy. Hàng ngàn năm trôi qua, chữ Việt ngày càng mai một và các sản phẩm trí tuệ của người Việt dần dần chuyển qua chữ Hán để lưu truyền vì tính ứng dụng có hiệu quả của nó. Đó là lý do – “Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông” trong lịch sử thuyết Âm Dương Ngũ hành của các bản cvăn chữ Hán mà Thiên Sứ tôi nhân danh quan điểm : Dân tộc Việt trải gần 5000 năm lịch sử, lập quốc vào năm 2879 trước công nguyên với quốc gia Văn Lang, Bắc giáp Động Đình hồ, Nam giáp hồ Tôn ; Đông giáp Đông Hài và Tây giáp Ba Thục.
Trên đây cghỉ là sự tóm lược Việt sử thời Hùng Vương với quốc gia Văn Lang – mà người Tàu gọi là nước Ba – Tôi kêu gọi – nhân danh cá nhân – các nhà nghiên cứu cổ sử Việt hãy lấy bài viết này làm xương sống cho các công trình nghiên cứu của mình – nếu như tôi không thể tiếp tục được vì nhiều lý do.

Cũng nhân danh cá nhân: Thiên Sứ tôi khẳng định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ, trong tương lai nhân loại sẽ phải ứng dụng và là yếu tố cần cho sự phát triển của nhân loại trong tương lai. Để phục hồi học thuyết này chỉ có nền văn hóa duy nhất thực hiện được – đó chính là nền văn hiến Việt với lịch sử trải gần 5000 năm.

Người ta có thể chưa cần đến lý thuyết thống nhất vì trình độ phát triển hiện nay chưa cần đến nó. Cũng như ở thế kỷ XV AC, người ta chưa cần đến trái đất tròn. Trái đất vuông cũng được rồi. Nhưng một lời tiên tri đã nhắc nhở điều này:
Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay lại với nhân loại.

Cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em. Thiên Sứ – Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
PS: Phát biểu nhân danh cá nhân: 

Quốc gia nào tôn trọng và thừa nhận lịch sử văn hóa Việt trải gần 5000 năm, Thiên Sứ tôi sẽ hợp tác để phục hồi đầy đủ những bí ẩn của vũ trụ qua thuyết Âm Dương Ngũ hành – kể cả Trung Quốc. Tất nhiên lãnh đạo của quốc gia đó phải nhận thức được tầm quan trọng của việc nắm được những bí ẩn này.

Bài này đã được đăng trong Lý Học Đông Phương. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Bốn Ngàn Năm Văn Hiến

03/17/2021 Hoàng Hiếu Thơ Văn Nhạc Họa 0

Từ ngày bước vào ngưỡng cửa trung học, chúng ta ai cũng được học về lịch sử cội nguồn dân tộc, với truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, sinh trăm người con, sau đó 50 người con theo cha xuống biển và 50 người con theo mẹ lên núi.  Theo truyền thuyết, chúng ta là dòng dõi con rồng cháu tiên và có một nền văn hiến lâu đời hơn 4000 năm.

Theo sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, nền văn hiến Việt Nam hơn 4000 năm được đánh dấu bắt đầu từ năm Nhâm Tuất, tức vào năm 2879 trước Tây Lịch (TL), năm Kinh Dương Vương lên ngôi nước Xích Quỷ.

Trong khuôn khổ bài viết ngắn, chúng ta thử tìm hiểu thực hư như thế nào về mốc thời gian 2879 trước TL, là năm đầu của nền văn hiến đất nước.  Đâu là những mâu thuẫn lịch sử và trong hoàn cảnh đất nước như thế nào, sử gia ta đã ghi chép ngày tháng về những nhân vật truyền thuyết, tổ tiên dân tộc Việt Nam.

Tài liệu về 4000 năm văn hiến

Sử gia nước ta ngày xưa phần lớn không có nhiều tài liệu để nghiên cứu.  Đọc sách của người trước, thường ghi chép lại nguyên bản, đôi lúc sửa đổi vì áp lực của vua chúa hay đạo đức luân lý xã hội thời đó,  nhưng thường không ghi chú thêm cho đầy đủ mọi góc cạnh sự kiện lịch sử.  Như trong sách Lĩnh Nam Chích Quái ghi Âu Cơ là vợ của Đế Lai, nhưng sau này, khi Ngô Sĩ Liên viết Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đã sửa lại Âu Cơ là con gái của Đế Lai.  Do đó, nếu nguồn sử liệu không đúng, sai từ ban đầu, thì những cuốn sử sau, các sử gia vẫn tiếp tục ghi chép lại những sai lầm đó, may ra có ghi thêm vài cảm nghĩ của mình.

Trong sách Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim, do bộ giáo dục Trung Tâm Học Liệu xuất bản lần thứ nhất, năm 1971, cụ viết Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào năm 2879 trước TL, lấy Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm.  Sùng Lãm nối ngôi vua, xưng là Lạc Long Quân, lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ, sinh một lần được một trăm người con.

Cụ Trần Trọng Kim tiếp tục mắc cái lỗi ghi chép lại, không tra cứu thêm, khi chính cụ trong mục Đề Tựa cuốn sách, đã viết “những nhà chép sử đời trước cũng theo tục truyền mà chép lại chứ không có di tích gì mà khảo cứu cho đích xác.  Tuy vậy, soạn giả cũng theo sử cũ mà chép lại….”.

Sách Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim về Kinh Dương Vương đã dựa theo cuốn sử Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên.  Sử gia Ngô Sĩ Liên, đỗ tiến sĩ trong khoa thi đời vua Lê Thái Tông (1442), một học giả Nho gia thời Hậu Lê,  được vua Lê Thánh Tông giao nhiệm vụ biên soạn quốc sử.  Trong mục lục kỷ niên, chương Kỷ Hồng Bàng Thị cho phần Ngoại Kỷ của bộ sử Đại Việt Sử Ký Toàn Thư,  sử gia Ngô Sĩ Liên đã ghi như sau:

“… Trở lên là kỷ Hồng Bàng thị, từ Kinh Dương Vương được phong năm Nhâm Tuất, cùng thời với Đế Nghi, truyền đến cuối đời vua Hùng Vương, ngang với đời Noãn Vương nhà Chu năm thứ 57, tức năm Quý Mão (258 trước Công Nguyên) thì hết.  Tất cả là 2622 năm (2879 – 258 trước TL).

Ngô Sĩ Liên đã không ghi “nguồn” sử liệu nào đã dùng để khẳng định Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ bắt đầu năm 2879 trước Tây lịch. Sau 1000 năm bị đô hộ, gần 300 năm độc lập sau đó,  đất nước mới ra mắt bộ chính sử Đại Việt Sử Ký do Lê văn Hưu biên soạn lần đầu tiên, hoàn tất vào năm 1272 dưới đời vua Trần Thánh Tông.  Sách Đại Việt Sử Ký ghi chép bắt đầu từ thời Triệu Đà nước Nam Việt cho đến Lý Chiêu Hoàng. Sách không có viết về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ, cũng như về vua Hùng Vương.

Sau đó, một cuốn sử khác có tên là Việt Sử Lược của một tác giả khuyết danh, ra đời vào thế kỷ 14, cuối triều đại nhà Trần (khoảng từ 1377–1388 theo dịch giả Nguyễn Gia Tường, 1972).  Đây là bộ sách sử đầu tiên ghi chép về vua Hùng Vương và nước Văn Lang, nhưng cũng tuyệt nhiên không có đề cập đến nhân vật Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân.

Hai bộ sử nói trên, Đại Việt Sử Ký và Việt Sử Lược bị thất lạc khi nhà Minh xâm chiếm Đại Việt (1418 – 1427), nhưng sau này may mắn được tìm thấy trong kho lưu trử nhà Thanh và được vua Càn Long cho in khắc lại.

Khoảng đầu thế kỷ 15, trong một cuốn sách tên là Lĩnh Nam Chích Quái, nhân vật Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, và truyền thuyết trăm trứng lần đầu tiên xuất hiện.  Lĩnh Nam Chích Quái cũng có ghi chép những truyền thuyết khác như là truyện Phù Đổng Thiên Vương, Nhất Dạ Trạch, bánh chưng, dưa hấu, truyện núi Tản Viên, Sơn Tinh – Thủy Tinh v.v… Vì là tập truyện viết về những truyền thuyết có nhiều tính chất tưởng tượng hoang đường, Lĩnh Nam Chích Quái không được các vua và sử gia xem là chính sử của nước ta.  Tương truyền Trần Thế Pháp, một danh sĩ cuối đời nhà Trần là tác giả sách Lĩnh Nam Chích Quái.

Trích một đoạn viết về Lạc Long Quân và Âu Cơ trong Lĩnh Nam Chích Quái, để chúng ta thấy tính cách hoang đường của câu chuyện. “…Âu Cơ ở với Lạc Long Quân giáp một năm sinh ra một bọc trứng cho là điềm không may nên đem bỏ ra ngoài đồng nội, hơn bảy ngày trong bọc nở ra trăm trứng, mỗi trứng là một con trai, bà đem về nuôi nấng, không cho ăn cho bú mà tự nhiên trường đại, trí dũng song toàn, ai cũng uy phục, bảo nhau đó là những anh em phi thường…”

Sách Lĩnh Nam Chích Quái không có ghi chép ngày tháng liên quan đến những nhân vật Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ. Đến thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), Ngô Sĩ Liên hoàn tất bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư vào năm 1479.  Khi viết Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, sử gia Ngô Sĩ Liên không biết về hai bộ sử viết trước ông đó là Đại Việt Sử Ký và Việt Sử Lược vì đã bị giặc Minh mang về Tàu.  Ngô Sĩ Liên chỉ có thể dựa vào Lĩnh Nam Chích Quái để viết thêm về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ.  Như đã nói ở trên, vì Lĩnh Nam Chích Quái không có ghi ngày tháng, Ngô Sĩ Liên đã phải tự ý chọn năm 2879 trước TL, để đưa Kinh Dương Vương vào sách sử, đó là năm Kinh Dương Vương lên ngôi làm vua nước Xích Quỷ, mở màn cho nền văn hiến đất nước.

Kế đến,  sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục,  bộ chính sử nhà Nguyễn do Quốc Sử quán triều Nguyễn soạn thảo (1856 – 1884), được đánh giá là bộ sử lớn thứ hai của đất nước sau Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, đã có quan điểm về Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân như sau: “… danh xưng Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân trong Hồng Bàng thị kỷ, vốn từ thời thượng cổ, thuộc thuở hồng hoang, tác giả căn cứ vào cái không và làm ra có, sợ rằng không đủ độ tin cậy… ”.

Vua Tự Đức, theo chuẩn tấu của các sử quan, đã nhận định đây là những “câu truyện đến ma trâu, thần rắn, hoang đường không có chuẩn tắc” và quyết định loại truyền thuyết Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân ra khỏi chính sử bằng cách đưa xuống phần phụ chú trong mục lục niên kỷ Hùng Vương, để “cho hợp với nghĩa lấy nghi truyền nghi”.

Giả thuyết về năm 2879 trước Tây lịch

Ngày xưa nhà làm sử cũng là người làm quan, vua sai coi việc viết sử, cho nên việc ghi chép sử sách không được tự do thường phải theo ý vua.  Hơn nữa, cách ghi chép sự kiện lịch sử thường theo lối biên niên của Tàu, nghĩa là năm tháng nào có chuyện gì quan trọng thì nhà làm sử chép vào sách.  Chép vắn tắt chứ thường không giải thích cái gốc ngọn và sự tương quan, liên hệ việc này với việc kia như thế nào.  Nhà viết sử Ngô Sĩ Liên, ghi năm 2879 trước TL, năm Kinh Dương Vương lên làm vua nước Xích Quỷ quá vắn tắt, không một lời giải thích, để lại cho hậu thế một “bí ẩn” lịch sử về 18 đời vua Hùng Vương kéo dài 2622 năm (2879 – 258 trước TL), rồi từ đó, con cháu đều tự hào đất nước Việt Nam với 4000 năm văn hiến.

Ngô Sĩ Liên hoàn tất bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư vào hậu bán thế kỷ 15 dưới đời vua Lê Thánh Tông, một minh quân của nhà Hậu Lê.  Sau 10 năm kháng chiến chống giặc Minh, Lê Lợi dành lại độc lập cho Đại Việt lên ngôi lập nhà Hậu Lệ, tức vua Lê Thái Tổ, mở đầu thời kỳ cực thịnh cho đất nước.  Dưới thời vua Lê Thánh Tông, Đại Việt phát triển mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự. Thời kỳ này được gọi là Hồng Đức Thịnh Thế.

Để có một vị trí văn minh ngang hàng với người Tàu (nhà Minh lúc này bắt đầu yếu thế và đã dời kinh thành từ Nam Kinh trở về lại Bắc Kinh, xa Thăng Long), có thể do mặc cảm tự tôn sau khi đại thắng quân Minh, và cũng vì tự ái dân tộc,  Ngô Sĩ Liên có lẽ đã vâng mệnh vua Lê Thánh Tông, định năm 2879 trước TL là năm Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỹ, có bờ cõi mênh mông từ Động Đình Hồ phía bắc cho đến giáp bể Nam Hải phía đông. Lại ghi Thần Nông là ông tổ của Lạc Long Quân, tức bà con xa gần với người Tàu. Theo Ngô Sĩ Liên, năm 2879 trước TL, năm đánh dấu hai anh em, Đế Nghi, là anh lên làm vua phương bắc và Kinh Dương Vương làm vua phương nam.

Phải chăng, trong lúc đất nước thịnh vượng, vua Lê Thánh Tông muốn con dân Đại Việt hãnh diện có nền văn minh lâu đời không thua kém gì người Tàu ở phương bắc?

Như chúng ta thấy, năm 2879 trước TL chỉ là một mốc thời gian tự ý lựa chọn, không có căn cứ của Ngô Sĩ Liên theo mệnh lệnh vua Lê Thánh Tôn.  Do đó, 4000 năm văn hiến của đất nước Việt Nam bắt đầu từ năm 2879 trước TL cũng là chuyện “hoang đường không có chuẩn tắc”, như vua Tự Đức đã nhận định và đã quyết định không cho vào chính sử. Tuy nhiên, nếu Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân là chuyện hoang đường, không có thật, vậy thì 18 đời vua Hùng Vương có thật hay không, hay cũng là chuyện hoang đường?

Hùng Vương và Nước Văn Lang

Như đã đề cập ở trên, cuốn sách Việt Sử Lược ra đời vào thế kỷ 14 cuối triều đại nhà Trần bị thất lạc (nhà Minh mang về Tàu), có ghi chép về nước Văn Lang.  Trong Quyển I của Việt Sử Lược viết “… đến đời Trang Vương nhà Chu (696-682) trước TL ở bộ Gia Ninh (phần đất Mê Linh), có người lạ dùng ảo thuật qui phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, đặc quốc hiệu là Văn Lang, phong tục thuần lương chơn chất, chính sự dùng lối thắt gút. Truyền được 18 đời đều xưng là Hùng Vương”.

Theo sử sách, đời thứ 18 vua Hùng Vương của nước Văn Lang chấm dứt vào năm Giáp Thìn, tức là năm 257 trước TL, sau khi bị Thục Phán An Dương Vương xâm chiếm, rồi đổi quốc hiệu là Âu Lạc.

Trong sách Việt Sử Lược, nước Văn Lang với 18 đời vua Hùng Vương trong thời gian là 400 năm, có vẻ hợp lý và thuyết phục hơn là sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, kéo dài tới 2622 năm.  Hiện nay nhiều người vẫn tìm cách giải thích loanh quanh về 18 đời vua Hùng Vương trong thời gian dài 2622 năm.  Cho rằng 18 đời vua thật ra là 18 chi (nhánh hay ngành), mỗi chi có nhiều vị vua thay phiên nhau trị vì và dùng chung vương hiệu.  Tức là, mỗi chi trung bình trị vì khoảng 145 năm.  Không thấy sử liệu nào của đất nước ghi chép về 18 chi thời vua Hùng Vương.

Hàng năm, vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, lễ giỗ tổ Hùng Vương đều được tổ chức trọng thể,  vì vua Hùng Vương và nước Văn Lang có ghi rõ trong sử sách.  Tuy nhiên, trong nghi lễ giỗ tổ Hùng Vương, thường không nhắc đến Kinh Dương Vương cũng như Lạc Long Quân và Âu Cơ trong ngày lễ hội.  Những nhân vật trên chỉ được nhắc nhở trên sách vở, trong phần huyền sử của đất nước.

Phần Nhận Định và Kết

Quả thật, khi đọc và nhận định một cách khách quan những sử liệu cổ, nhất là hai cuốn sách Lĩnh Nam Chính Quái và Đại Việt Sử Kỷ Toàn Thư,  4000 năm văn hiến của đất nước thật khó thuyết phục, nếu không muốn nói là hoang đường.  Hơn trăm năm qua, người dân Việt Nam, già trẻ luôn luôn tự hào về đất nước với 4000 năm văn hiến, khi chính những vị quan viết sử, cũng như vua Tự Đức đều ghi nhận “căn cứ vào cái không và làm ra có”.  Thật vậy, 4000 năm văn hiến chỉ thuộc về phần huyền sử của đất nước, dựa trên những sự kiện chưa được xác nhận, kiểm chứng bởi các sử gia, những nhà khảo cổ của đất nước và của những nhà nghiên cứu lịch sử trên thế giới.

Nếu căn cứ vào sách Việt Sử Lược, triều đại Hùng Vương bắt đầu từ thế kỷ thứ 7 trước TL cho đến ngày nay, chúng ta chỉ có hơn 2500 năm văn hiến.   Còn nếu loại bỏ 1000 năm bị đô hộ, thì số năm văn hiến nước ta chưa tới 1500 năm.

Giáo sư Liam C. Kelley, nhà sử gia chuyên về lịch sử cổ đại Á Châu và Việt Nam đã nhận xét như sau “dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc, những truyền thuyết được sáng tạo đã và đang trở thành những sự thực khó thay đổi”.

Trong tinh thần tôn trọng lịch sử, khi chúng ta viết hay nói chuyện trước quần chúng về 4000 năm văn hiến, đừng quên rằng 4000 năm văn hiến thuộc phần huyền sử của đất nước.  Đề cập đến 4000 văn hiến trong tinh thần đã được vua Tự Đức viết “cho hợp với nghĩa lấy nghi truyền nghi”.

Trần Phước Đạt


Tháng 6, 2020, Florida

Tài Liệu Tham Khảo

  1. Việt Sử Lược cũng có tên là Đại Việt Sử Lược của một tác giả khuyết danh, ra đời vào khoảng thời nhà Trần (theo dịch giả Nguyễn Gia Tường, 1972. Bộ sử này và Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu bị thất lạc khi nhà Minh xâm chiếm nước ta, nhưng sau này được tìm thấy trong kho lưu trử nhà Thanh và đã được vua Càn Long cho in khắc lại.
  2. Lĩnh Nam Chích Quái (những chuyện quái dị ở đất Lĩnh Nam) là tập truyện ghi chép lại những truyền thuyết và cổ tích nước Văn Lang bắt đầu từ chuyện Kinh Dương Vương, đến Lạc Long Quân và Âu Cơ, tiếp đó là truyện Phù Đổng Thiên Vương, Nhất Dạ Trạch, bánh chưng, dưa hấu, truyện núi Tản Viên: Sơn Tinh – Thủy Tinh”.
  3. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên ra đời sau Việt Sử Lược và Lĩnh Nam Chích Quái. Năm 2879 trước TL là năm Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ?
  4. Khâm Định Việt sử Thông giám cương mục là bộ chính sử nhà Nguyễn, do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn thảo (1856 – 1884)

Huyền thoại, minh triết và 4000 năm văn hiến

23/08/2019 ~ Lược Sử Tộc Việt

Trích sách: Văn hiến nền tảng của minh triết Việt – Nguyễn Đăng Trúc
(Nằm trong các bài: 417, 422, 423, 424)


Tiếp theo bài số 423

I – Bốn nghìn năm văn hiến

Đây là một câu nói phổ biến trong dân gian và trở thành một đề tài tranh luận của các nhà chuyên môn về các ngành khoa học nhân văn khi bàn về văn minh, văn hoá dân tộc Việt Nam.

Nhưng khi nêu lên câu nói nầy, mỗi người đã tiền kiến một số tiêu chuẩn để đánh giá: hoặc tiêu chuẩn tình cảm như một lối biểu lộ về niềm tự hào thuộc về một dân tộc có truyền thống văn hoá lâu đời, hoặc tiêu chuẩn của kiến thức khách quan về các sự kiện lịch sử. Và cũng tùy phán đoán của mỗi người, câu nói “bốn nghìn năm văn hiến” nầy có lúc được đánh giá là một chỉ dẫn tích cực, có lúc lại là một lối quảng cáo phô trương hay một nhận thức hồ đồ, không có giá trị khách quan dựa trên các dữ kiện của lịch sử.

Chúng ta đang ở vào một thời đại của lịch sử nhân loại, một thời đại lấy sự hiểu biết khách quan về sự vật làm tiêu chuẩn cho chân lý để điều hành cuộc sống con người và phê phán giá trị của thần thánh. Thời đại đồng hoá minh triết với khoa học. Và chúng ta cũng đang có ưu tư về văn hoá, tư tưởng và ý nghĩa của thân phận làm người. Trong bối cảnh đặc biệt đó, Martin Heidegger phát biểu như sau:

“Điều thúc đẩy chúng ta suy tư hơn cả trong thời đại chúng ta, thời đại thúc bách chúng ta phải suy tư, đó là chúng ta chưa từng suy tư” 113.

Chúng ta chưa suy tư, vì đã lâu chúng ta tiền kiến rằng chúng ta đã bước chân vững chắc vào một thế giới mà mọi sự vật trên trời, dưới đất đều nằm trong quyền lực sự hiểu biết của ta. Năm 1918, Schopenhauer đã mô tả thế giới đó qua tựa đề kỳ lạ của tác phẩm triết học quan trọng nhất của ông: “Thế giới như là ý chí và biểu tượng”. Ý muốn của người là ý trời, và nếu con người không tạo ra được vũ trụ bao la thì con người làm lại vũ trụ của mình, gọi là thế giới nhờ khả năng biểu tượng, tức là kiến thức về sự vật. Nói tóm lại văn hoá, suy tư ngày nay là làm nên thế giới của con người bằng chính ý muốn và sự hiểu biết sự vật một cách khách quan. Suy tư có ý nghĩa là làm nên chính ta, do ý của ta qua tài năng hiểu biết cũng của ta về sự vật.

Khoa học là một chiều kích con người mở ra với thế giới bên ngoài (chiều kích Đất), tự nó là một thành tố cấu tạo nên nhân tính. Nhưng khi chiều kích nầy trở thành độc tôn, thì mọi chiều kích đảo lộn, thế giới sẽ là những Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh ma quái. Và trong nội dung độc tôn nầy của khoa học, Martin Heidegger diễn tả như sau:’

Khoa học không suy tư gì cả. Đấy là một câu nói làm ta khó chịu. Hãy cứ giữ âm hưởng khó chịu nầy trong câu nói đó, dù chúng ta phải bổ túc ngay với câu nầy: Tuy vậy khoa học có một cái gì đó – theo cách thái riêng của nó – liên hệ với tư duy. Mối liên hệ nầy còn giữ được hình thức chân thật của mình, và vì thế còn có giá trị hữu ích nếu ta biết nhận ra hố thẳm phân cách tư tưởng và các ngành khoa học, phân cách đến độ không thể bắc cầu nối kết. Ở đây không thể bắc cầu, nhưng cần phải thực hiện một bước nhảy vọt. Vì thế tất cả những loại cầu tạm bợ, tất cả những cầu treo mà ngày nay người ta muốn dùng để nối kết một cách tùy tiện giữa suy tư và các ngành khoa học đều hoàn toàn sai trật” 114.

Đây cũng là nội dung của truyện Bạch Trĩ trong lời đối đáp của nhà khoa học Chu Công và nhà tư tưởng sứ giả Vua Hùng.

Bề ngoài, sứ giả trả lời câu hỏi của Chu Công về mục đích của việc triều cống. Nhưng câu trả lời của sứ giả nằm ở một lãnh vực khác với hậu ý của người hỏi. Hai cảnh vực bất tương hợp, không còn ở trong mức độ đối kháng, nhưng gợi lên một bước nhảy vọt vào một chân trời khác.

Sở dĩ có sự ngăn cách vì đã lâu tư duy được xem là nỗ lực làm của con người: Biểu tượng làm nầy đều được nêu lên một cách rõ nét trong tất cả các nền văn hoá:

– Evà đã lấy tay trái hái trái cấm, để tự mình phân định chân lý.

– Nhà Phật gọi là Karma, nghiệp nghĩa là làm mà tượng trưng là bàn tay tạo nghiệp.

– Lão gọi là vi trong nhân vi.

– Nho dùng chữ bá đạo, đạo do mỗi người quên Tâm Duy Vi mà tự làm ra.

– Kịch phẩm Faust của Goethe đã mô tả con người tân thời là tráo câu nói của Thánh Kinh: “Từ khởi thủy là Lời “thành “Từ khởi thủy là hành động “.

– Trong nội dung đó triết gia Jean Brun cho thấy có sự ngăn cách giữa tư duy và hành động như sau: “Hoặc hành động dấy lên để Lời phải ngưng lại, hoặc Lời xuất hiện để chấm dứt hành động” 115.

– MartinHeidegger thì cho rằng: “Có lẽ con người truyền thống đã hành động quá nhiều từ lâu rồi, và đã suy tư quá ít từ nhiều thế kỷ”116.

Lĩnh Nam Chích Quái trong truyện Bánh Chưng diễn tả nỗ lực làm của 21 công tử, trái với thái độ lắng nghe của Lang Liệu.

Tư tưởng không phải phát xuất từ hành động (làm) dựa vào cái Tài theo ý nghĩa mà Nguyễn Du đã diễn tả trong truyện Kiều, nhưng tư tưởng được nêu lên như hữu thể của con người, điều mà ngôn ngữ Tây phương gọi là “hữu thể có lý trí”, và ngôn ngữ của Á đông chúng ta gọi là “linh ư vạn vật” đó chính là sự sống, hơi thở của nhân tính.

Sống làm người được hiểu là thực hiện các mối tương quan.

Và hình ảnh của các mối tương quan tạo nên phẩm tính cao cả, thiết yếu của con người, được gọi là lời uyên nguyên (= Lý uyên nguyên = mối tương giao liên kết = Logos).

– Có lời nói để diễn tả tương quan giữa người với thiên nhiên, cây cỏ.

– Có lời nói để chào hỏi, để diễn tả những mối tương quan phong phú với tha nhân.

– Có lời để van xin, cầu khẩn như Âu Cơ kêu đến Lạc Long Quân.

Nhưng bên trên chiều kích Đất của Lời như sự biểu lộ bên ngoài, còn có Lời của chiều kích người và trời. Lời còn mang hình thức im lặng và lắng nghe. Lời là tượng trưng của tương quan; nhưng với chiều sâu của lòng mình, đối diện với cái nhìn và khuôn mặt của người, cận kề với Một Bao Dung Thể kỳ bí làm hụt hỏng tất cả tài sức của mình…, bấy giờ Lời, là tương quan tạo thành nhân tính, sẽ mặc lấy những hình thức phong phú vô tận và luôn mới mẻ.

Nhưng từ khi suy tư được hiểu là làm, thì lời nói chỉ còn là dụng cụ của thế giới nhân vi nầy. Và triết học vốn là sinh hoạt cao độ của tư tưởng thì nay chỉ còn được xem là lý thuyết về tri thức sự vật; và khi khoa học đã đáp ứng được nhu cầu nầy thì triết học dường như cũng không còn lý do gì để tồn tại.

Trong khung cảnh của thời đại khoa học đó, Martin Heidegger cho rằng ấn tích nhân tính được ghi khắc trong lòng người sẽ lên tiếng nói. Và lời nói đó nói rằng: Thời đại nầy chưa từng suy tư, nghĩa là chưa biết được sự hiện diện của Lời Chân Thật.

Chúng ta đã đến với câu nói “bốn ngàn năm văn hiến” theo tiền kiến của thế giới làm của chúng ta; chúng ta chưa suy tư, chưa ở trong chân trời của lời nói uyên nguyên chân thật, vì chúng ta không muốn thinh lặng để đón nghe lời đó nói gì với ta.

Mẫu mực của minh triết trong truyện Bánh Chưng là Lang Liệu. Và Minh Triết trong truyện nầy là quên đi điểm tựa của cái đã có sẵn, tức là tiền kiến để tiếp nhận một ánh sáng mới lạ trong đêm. Đêm là huyền sử với ngôn ngữ tượng trưng.

Bốn ngàn, hay là bốn nhân lên một nghìn lần… Bốn là số chỉ đất, địa phương, là cuộc đời con người trong thời gian hữu hạn. Bốn là tượng trưng cho lịch sử nhân loại. Nhân lên 1.000 lần là nói đến sự triệt để, phổ quát của thời gian. Bốn ngàn năm đó có cùng âm hưởng với chữ “tu du” trong Sách Trung Dung; “tu du” tức là bất cứ giây phút nào của đời người nơi dương thế và bất cứ ở đâu.

Văn hiến là nền tảng cao đẹp.

Khi nói đến bốn ngàn năm văn hiến là diễn tả yêu sách của điều mà Vũ Quỳnh đã nhấn mạnh trong phần Dẫn nhập, lời tựa cho cuốn Lĩnh Nam Chích Quái“Những điều kỳ trọng… ghi khắc nơi lòng người làm cương thường cho sinh hoạt con người”.

Văn hiến là nền tảng của sinh hoạt, của lịch sử, và nền đó thiết yếu không phải là trống đồng, nhà ở, tập quán, vì đây là sản phẩm, là phần dụng. Văn hiến là nền cao đẹp, và nền đó là lòng người, tức là hữu thể cao cả của nhân tính, điểm giao hoà giữa Đất-Trời-Người. Nhà của Minh Triết, tức là tư tưởng xây dựng trên nền nầy.

Qua lịch sử văn học, chúng ta đã khai thác nhiều khía cạnh của Văn hiến dựa vào các bộ môn khoa học; chúng ta khai thác quá nhiều, nhưng chúng ta quên lãng phần chính yếu. Văn hiến được Lĩnh Nam Chích Quái gọi tên là lòng người hay Chân tính của hữu thể con người, nhưng gọi tên nó không có nghĩa là diễn tả một vật chết, thấy được, mổ xẻ quan sát được như hòn sỏi, viên bi. Gọi tên để chỉ cho thấy điều phải ưu tư, như một kho tàng ẩn giấu, đem lại sự sống cho con người nhưng chưa từng có ai biết rõ đó là gì. Nó xuất hiện rồi lại rút lui như Lạc Long Quân, nên lời để gọi tên nó như âm vọng của Thực Tại mang lại nguồn sống ẩn kín, âm vọng của bờ bên kia, mà Khổng Tử dạy con là Bá Ngư phải học để có thể có lời nói. Martin Heidegger gọi lời nầy là thi ca và tư tưởng.

Lĩnh Nam Chích Quái lại diễn tả âm vọng đó qua khung cảnh quái dị của huyền sử. Hình thức huyền sử không có giá trị tự nó, nhưng giá trị nơi tác động cảnh giác và nhắc nhở một Thực Tại ẩn giấu; trong tương quan Đất-Trời, hiện sinh bên ngoài và tư tưởng nền tảng bên trong nầy, huyền sử là một loại siêu lịch sử nghĩa là dấu tích Trời đến với người; và sử cũng là một loại huyền sử vì mọi sinh hoạt con người là dấu tích của sự có mặt hay vắng mặt của đất-trời trong cõi nhân sinh.

II – Trực giác về hữu thể con người

II.1- Tâm Đạo

Học giả Phùng Hữu Lan trong tác phẩm Đại Cương Triết Học Sử Trung Quốc, dùng việc đối chứng tư tưởng Trung hoa với truyền thống triết học Tây phương để định nghĩa minh triết như sau:

“Phần tôi, điều gọi là triết học, đó chính là suy tư có hệ thống và phản tỉnh về cuộc sống… Theo một số triết gia Tây phương, muốn suy tư, trước hết phải khám phá điều mình có thể suy tư, có nghĩa rằng trước hết chúng ta phải “Suy tư chính hành vi suy tư của chúng ta” trước khi bắt đầu suy tư về cuộc sống” 117.

Qua nhận xét này, ta tưởng chừng như học giả Phùng Hữu Lan muốn nói rằng triết học Tây phương truyền thống đã hạn chế suy tư vào môn tri thức luận có đối tượng hạn hẹp là khả năng hiểu biết sự vật, còn tư tưởng Trung hoa có đối tượng rộng rãi, bao quát hơn, tức là toàn bộ cuộc sống vũ trụ bao la và con người là một phần trong đó. Bằng chứng là mấy câu tiếp theo đó tác giả viết rằng:

“Nhưng, điều mà triết các gia gọi là vũ trụ không phải là nội dung mà các nhà vật lý học hiểu về từ ngữ nầy. Các triết gia gọi vũ trụ là toàn thể những gì hiện hữu. Vũ trụ là “Đại nhất” của Huệ Thi, một trong những triết gia của Trung Quốc cổ đại; nó được định nghĩa như một “Cái gì không có một lãnh vực nào cao hơn nữa”. Như thế mọi hữu thể và mọi vật được xem là thành phần của vũ trụ. Khi người ta suy tư về vũ trụ, thì người ta suy tư một cách phản tỉnh” 118

Thực ra triết học Tây phương và cả tư tưởng Trung hoa cũng không xây dựng trên những nội dung bao quát hay hạn chế theo nếp “suy tư về vật thể” nầy.

Bên dưới hay đàng sau hình thức diễn tả qua các ngôn ngữ, có những tiền đề tiên thiên hay trực giác hữu thể học. Khi nói Tây phương “suy tư về chính sự suy tư”, trước đó đã có trực giác rằng “điều thiết yếu gọi là sự sống của nhân tính có tên là suy tư” 119. Và điều gọi là “Đại nhất” hay “Đạo” trong triết học Trung hoa cũng không có nghĩa là sự tổng hợp của tất cả mọi vật thể hiện hữu. Chỉ cần đọc chương đầu cuối Đạo Đức Kinh, ta sẽ thấy, một mặt không những vấn đề “khả tính của suy tư” được đặt ra, mà đều gọi là “Đạo” hay sự sống (và thiết yếu là sự sống của nhân tính) không hề có nghĩa là toàn thể muôn vật:

Đạo mà người có thể làm ra được không phải là Đạo thường hằng.
Danh mà người nói lên được, không phải là Danh thường hằng.
Cái mà không gọi tên được là Gốc trời đất.
Cái mà con người có thể gọi tên là Mẹ muôn vật
120.

Đây là một phương thức diễn tả tiêu biểu của các trực giác nguyên khởi trong tư tưởng Trung hoa.

Ý thức được nhân tính “trước mắt do con người tự làm ra” chưa phải, hay không phải là thật.

Về phần dụng, Tây phương đã nhấn mạnh đến một nhân tính như là khả năng hiểu biết sự vật, có và không, sai và đúng; còn Đông phương lại nhấn mạnh đến nhân tính đó qua khả năng luân lý, tương quan xã hội dựa trên tập quán và các hình thức tập quán khắt khe bên ngoài. Nếu có sự khác biệt Đông – Tây ở đây, thì đó là việc nhấn mạnh một chiều kích ứng dụng nầy mà thôi. Nhưng từ uyên nguyên, dù ở nền minh triết hay văn hoá nào, ta cũng thấy có ngộ nhận về thực tại nhân tính, và rồi kèm theo đó có cám dỗ dừng lại nơi nhân tính không thật nầy: Tây phương tiếp tục triển khai tri thức luận tưởng chừng như suy tư có nghĩa là khai thác khả năng của lý trí, tiền kiến rằng mọi sự đã nằm trọn trong bàn tay con người; còn Đông phương cũng quên lãng Đạo thường là Đạo vượt trên luân lý, xã hội do con người làm ra và tiếp tục xây dựng một lối tổ chức xã hội hình thức, xơ cứng.

Trực giác kế tiếp là sự nhớ lại ấn tích nơi lòng người, là tiếng nói của Đại Ký Ức.

Đây là một lối diễn tả về niềm tin vào chân tính của hữu thể con người, tức là những mối tương quan hay sự sống chân thật của mình. Lão gọi là Thường Đạo vượt qua thực tại của nhân tính gắn liền với những hạn chế của tài năng, của thời gian – không gian hữu hạn nơi thân phận con người. Tây phương gọi là Logossức tập hợp, nối kết hay là sự sống uyên nguyên của nhân tính, nhưng không trí năng hữu hạn nào của con người với đến được, dù rằng trí năng con người phát xuất từ nó 121.

– Trực giác thứ ba là nhân tính như là một cuộc chiến, một đấu trường tương tranh giữa hai mối tương quan hay hai cảnh vực nầy của nhân tính; giữa “Đạo khả đạo” và “Đạo thường”, giữa lý trí hữu hạn và Nguồn tư tưởng.

Nói tóm đằng sau những khác biệt về cách diễn tả, phần ứng dụng Đạo vào một sinh hoạt nào đó của cuộc sống con người, Minh Triết và tư tưởng, nói theo Martin Heidegger, là một thể duy nhất, đó là sự chất vấn về chân tính của hữu thể con người.

Lĩnh Nam Chích Quái diễn tả trực giác về nhân tính nầy qua nhiều câu truyện, với những hoàn cảnh, nhiều tượng trưng khác nhau, nhưng tất cả những lối diễn tả nầy được tác giả Vũ Quỳnh tóm kết trong bài tựa là Lòng người.

– Trực giác về nhân tính nguyên sơ ghi khắc trong Đại Ký Ức được nhận ra nơi các tượng trưng Viêm Đế, Đế Minh, Vụ Tiên, Lộc Tục, Kinh Dương Vương, lời dạy của thần nhân nói với Lang Liệu, cuộc sống hài hoà, hạnh phúc của Tiên Dung – Chử Đồng Tử tại Hà Loã…

– Trực giác về thực tại mê lầm, quên Đạo thường nơi Đế Nghi, Đế Lai, Hồ Tinh, Ngư Tinh, Mộc Tinh, Vua Hùng Vương thứ 4 trong truyện Đầm Nhất Dạ, Ân Vương, 21 công tử trong truyện Bánh Chưng…

– Trực giác về nhân tính như một đấu trường căm go qua biểu tượng của Âu Cơ; Tân, Lang và Lưu Thị trong truyện Trầu Cau; Lang Liệu; Mai An Tiêm; Tiên Dung và Chử Đồng Tử trước thử thách của nhà thương gia và duyên gặp gỡ với nhà sư Phật Quang.

Lòng người hay Đạo Tâm, đó chính là hữu thể của con người được diễn tả qua hình ảnh rất đẹp trong cuộc hành trình sát cánh bên nhau của Tiên Dung và Chử Đồng Tử, trên đầu đội nón “Trời” và tay cầm gậy để bước trên “Đất”.

II.2– Hữu thể tính của con người

Muốn khởi đầu một câu hỏi, hay nói cách khác muốn bước chân vào một địa hạt nghiên cứu, kể cả Minh Triết, chúng ta có phản ứng được xem là hồn nhiên khi đặt ngay vấn đề tiên quyết:

“Cái đó là cái gì?

Chúng ta muốn nói cái gì đây?”

Cách đặt vấn đề xem ra tự nhiên và khởi thủy đó thực ra không hồn nhiên và khởi thủy như ta có thói quen lầm tưởng. Kinh nghiệm cuộc sống của chúng ta không phải luôn xếp nếp theo cách đặt vấn đề nầy: Chúng ta đã không nhìn khuôn mặt của cha, mẹ chúng ta để lên tiếng đây là cái gì như ta thắc mắc về một vật lạ lượm ngoài đường. Thế mà đã từ lâu thần học đến triết học và qua các bộ môn nhân văn, mọi tra vấn về con người, về chân tính của nó, kể cả tra vấn về thần thánh linh thiêng, khởi thủy tất cả các đối tượng của suy tư đều được khởi đầu từ câu hỏi cái gì? Trong tiếng Việt chúng ta ngay cả các con vật chúng ta cũng không gọi là cái gì vì hàm ngụ nơi chữ con có một sự sống. Chữ cái gì diễn tả tiên thiên một sự định giá, một nhận thức về một sự vật chết, (và có lẽ không nên dùng chữ chết vì chết là tiên liệu có sự sống), hay đúng hơn là không là gì cả trong tương quan với sự sống.

‘Cái gì nầy tiên liệu quyền năng khai phá, chặt, chẻ để phân tích và hiểu biết, để dùng và hướng theo ý muốn của mình…Phùng Hữu Lan khi cho rằng vũ trụ là Đại Nhất mà con người là thành phần trong đó thì hẳn cũng nghĩ rằng Đại Nhất đó là một cái gì có tính cách toàn thể, mà mỗi con người chúng ta là một cái gì thuộc thành phần tập họp thành toàn thể đó. Sách Đạo Đức Kinh nói rằng Đạo không gọi tên được, thì hẳn Đạo đó không thể gọi là một cái gì; và khi gượng gọi là  hay Hữu thì Đạo đó lại là nguyên thủy trời đất và mẹ muôn vật: đó là một cách nói để gọi lên rằng Đạo vượt lên trên thời gian-không gian, sự hiểu biết của ta về muôn vật, hay nói cách khác nhau là không phải nằm trong lối đặt vấn đề về kiến thức sự vật.

Toàn bộ kinh sách Trung hoa và các tác phẩm văn hoá cổ truyền của nhân loại không hề có ưu tư truy tìm các đối tượng hiểu biết qua câu hỏi cái gì nầy, nghĩa là truy tìm về sự vật bên ngoài. Ưu tư đáng gọi là Minh Triết khi chuyển câu hỏi về lòng người tức hữu thể của nhân tính.

Nếu câu hỏi (question) được hiểu là tra vấn về sự vật và tiên liệu một câu trả lời về đối tượng đó dựa trên tiền kiến nó là một sự vật, một cái gì, thì vấn nạn về hữu thể con người không phải là câu hỏi. Vấn nạn về hữu thể được dấy lên gọi là một trực giác, một cuộc gặp gỡ bất ngờ dường như ta không tiên liệu trước được. Trong truyện Bánh Chưng, 21 công tử đã nghĩ rằng chỉ cần truy tìm các vật quí theo tài sức sẵn có nơi mình và dựa vào tài nguyên phong phú của thiên nhiên trước mắt, thì họ sẽ có thể đạt được giải ưu hạng và chiếm được ngôi vua, tượng trưng cho Đạo hay hữu thể trọn vẹn của con người. Họ chỉ cần tìm, nghĩa là đặt câu hỏi, tìm cách giải đáp, là sẽ có giải pháp. Lang Liệu có một con đường khác để trực giác hay ngộ (gặp) nhân tính. Trước hết là trực giác thấy một bước hụt chân, một sự trống rỗng nơi con người hữu hạn của mình. Ở đây có thể liên tưởng tới vô vi của Lão hay không của nhà Phật, sự từ chối dứt khoát các luận chứng cổ truyền của các bạn bè Gióp cũng như lối nói phủ định của một số nhà thần học Kitô giáo. Không phải Lang Liệu có sức làm cho hoàn cảnh dư đầy tiên kiến của mình thành trống rỗng, hư không. Lang Liệu không có chủ định tìm một cái gì mới theo ý mình và hy sinh cái cũ đi để được. Trái lại, Lang Liệu đã nghe được lệnh của Vua cha như 21 công tử khác đều nghe. Lang Liệu nóng lòng ham muốn thực hiện được ý cha, cũng như các công tử ham muốn. Nhưng cái khác của đôi bên ở điều nầy:

– 21 công tử đã đồng hoá ý cha với ý mình, nghĩ rằng điều mình đánh giá là tốt thì cũng ăn khớp với sự đánh giá của ý cha mình. Thứ đến, các vị dựa vào sức mình, sức tả hữu và giá trị của các phẩm vật để thiết định cuộc tìm kiếm. Nếu phẩm vật là tượng trưng nhân tính, thì ở đây ta có thể gọi là ý hệ, nghĩa là một dự kiến được thiết định theo sức riêng của con người. Ta cũng có thể gọi đó là Trời, Đất, Thiên Đàng hay giải thoát, Nhân loại, Tự do…bất cứ từ ngữ nào hay hình ảnh nào ta muốn, nhưng đó cũng chỉ là những thần tượng của ước mơ ta vẽ ra.

– Lang Liệu nghe được lệnh hay lời chất vấn (interrogation) của cha, nhưng, nói theo Héraclite, nghe mà không hiểu hết; Martin Heidegger gọi là sự khai mở rồi lại rút lui của Hữu thể; Thánh Augustinô mô tả kinh nghiệm nầy trong cuốn I của tác phẩm Confessiones của Ngài như sau:

“Nhưng làm thế nào gọi Ngài khi không biết Ngài? Không biết, thì người ta e rằng sẽ lẫn lộn người nầy với người kia khi kêu cầu. Như thế phải chăng nên kêu đến Ngài để biết Ngài…?” 122

Và cũng như Lang Liệu, Augustinô chỉ thấy hiện sinh của nhân tính là khắc khoải, bất an.

“Con khắc khoải hướng về Ngài, đêm cũng như ngày” 123

Lang Liệu nghe được âm vọng nầy, thèm được hiểu, được biết; nhưng vì ý cha không phải là ý mình, và chân nhận sự xa cách, khác biệt đó làm cho Lang Liệu hụt chân. Ý của người cha sẽ mở ra sau nầy cho Lang Liệu là hữu thể con người, là Vương Đạo, là thế giới của ai, của người nào người nào chứ không phải cái gì. Lang Liệu có thể làm như các công tử khác là tìm một cái gì, dù cấp độ có thể kém hơn, nhưng Lang Liệu không làm như thế. Vì ý Vua cha, tức là thế giới của những con người, của “ai” lại ở một chân trời khác mà không một phẩm vật nào, hay toàn thể các phẩm vật cộng lại tương hợp được.

Như thế Lĩnh Nam Chích Quái, khi đặt nền tảng cho Minh Triết hay gọi là Văn hiến, thì có cảm hứng nguyên sơ như đây không phải là một câu hỏi bình thường về sự vật, nhưng như là một sự giật mình nghe được một âm vọng kỳ lạ từ đáy lòng mình lên tiếng chất vấn lại mình. Âm vọng đó đến với con người như một lời phủ định: không phải thế, không phải chỉ có thế… Cái không căn nguyên mở ra sự cảm nghiệm chân trời của hữu thể con người không phải là cái không dựa vào cái có sẵn trước mắt và lối nhận thức có – không nầy. Vô, không thường được các thánh hiền Đông phương cũng như Tây phương nêu lên là nguồn sinh lực của Đạo ẩn giấu đến với con người trong Lời phủ định căn nguyên: Hữu thể không phải là vật thể.

Nhà Phật gọi không tức là phá chấp, giúp con người nhảy vọt từ cái gì qua thế giới của ai. Trong cách trình bày của Lĩnh Nam Chích Quái, ta thường đọc được những trạng từ “hốt nhiên, bất ngờ” trong mỗi câu truyện. Lang Liệu hốt nhiên đi vào một cảnh vực khác để nghe được thế giới của hữu thể con người trong tương giao Đất – Trời -Người, như nhảy vào một giấc mộng của ban đêm. An Tiêm bỗng thấy một con bạch hạc từ phương Tây bay lại. Chử Đồng Tử “nào ngờ thuyền của Tiên Dung bổng đến đó…”

Và chân trời hữu thể mở ra thì cũng bỗng nhiên đóng lại. Martin Heidegger nhấn mạnh đến sự rút lui nầy của hữu thể. Mở ra rồi lại rút về là tượng trưng cho một thực tại ẩn giấu, còn được gọi là Đại Ký Ức ghi tận đáy lòng con người.

Âu Cơ là hữu thể tại thế của con người, tượng trưng cho sự nối kết giữa các con người với nhau, tượng trưng cho tương quan con người với thời gian – không gian, nhưng hữu thể hay toàn sự sống của Âu Cơ là ngày đêm mong nhớ Lạc Long Quân đang ẩn giấu không biết ở phương nào. Cuộc sống, niềm vui, tất cả nhân tính của Âu Cơ chỉ là sự chờ đợi gặp gỡ để kết hợp với Lạc Long Quân, mong chàng xuất hiện. Heidegger gọi đây là nỗi nhớ nhà (nostalgia), nỗi khổ đau của nhân sinh tiếp cận với một thực thể rất gần và cũng rất xa. Và mỗi lần cảm được nỗi khao khát, cái khổ căn nguyên nầy thì Long Quân lại đến, và nơi gặp gỡ của nhân tính trọn vẹn là Tương Dạ: tức là lòng người, nơi ẩn kín mở ra với Ai Khác, là chỗ giao thoa của các tương quan Trời – Đất – Người.

Sách Trung Dung gợi lên rằng Tương Dạ nầy hay Đạo Nhân là cái thật gần đến nỗi người “phu phụ chi ngu” cũng có thể thấy gần, nhưng cả đến bực Thánh nhân cũng thấy rất xa.

“Quân tử chi đạo, phí nhi ẩn, phu phụ chi ngu, khả dĩ dữ tri yên. Cập kỳ chí dã, tuy Thánh nhân dư hữu sơ bất chi yên” 124.

Chúng ta sẽ ngỡ ngàng khi tiếp cận hữu thể, vì khi chúng ta muốn tìm một điểm, một ý niệm, một cái gì đó khởi nguyên để trụ trước khi đặt vấn đề hữu thể, thì như chúng ta đang ở trên bờ hố thẳm. Thật thế, trên đường tìm về hữu thể, Lĩnh Nam Chích Quái muốn ta khởi đầu bằng sự phủ định các điểm tựa. Lang Liệu chỉ nghe được Lời của hữu thể khi các nơi nương tựa của chàng đều lung lay, chỉ còn có khắc khoải chờ đợi. Con đường đi vào hữu thể hứa hẹn nhiều ngạc nhiên, dành cho tâm hồn khiêm tốn chờ đợi. Trong cuộc sống thực tế, hãy nhìn vào khuôn mặt của người đối diện, bất kỳ ai…, mỗi cái nhìn không làm cho ta giật mình hay sao! Một cuộc gặp gỡ trong chiều sâu của hữu thể, chân nhận kẻ đối diện là một ai đều làm cho ta hụt chân vì ta không có quyền lực nào trước người đó. Một ai đó buộc chúng ta phải chân nhận sự hiện diện khác mà ta phải tôn trọng. Ta có trách nhiệm về sự toàn vẹn hữu thể của kẻ khác, là một ai, đang đối diện với ta; nói khác là đã “sát nhân” một cách nào đó khi buộc họ phải từ chối quyền làm người nơi hữu thể của họ. Tương quan mà ta tự mình thiết lập ra khi nhìn họ là “Đạo khả đạo” chứ không phải “Đạo thường”. Hữu thể của con người, Tương Dạ, tiên liệu một tương quan ẩn giấu khác, đó là sự tiếp nhận một ai, một kẻ khác đến với mình; kẻ khác đó là người trước mặt và cũng còn là Thực tại ẩn giấu mà lòng mình có thể nghe được âm vọng vang lên. Muốn mở ra được để tiếp nhận, Âu Cơ hay Lang Liệu phải đón chờ và quên đi các điểm tựa mà mình đang có. Thánh Phanxicô Assisi gọi là chết mình đi để được sống lại, nhà Nho gọi là lòng trống rỗng để đón nhận nguồn sống mới của nhân tính, nhà Phật nói rõ là diệt ngã. Hữu thế tại thế chân thực là một cuộc chết đi sống lại liên lĩ: mỗi lần chết đi thiên kiến của mình, thì hốt nhiên hữu thể lại trào vọt lên và một thế giới mới mở ra với những tương quan chân thật của nhân tính. Và cuộc sống đó của nhân tính chỉ linh hoạt được, vì trước đó, nơi đáy lòng đã chất chứa điều mà con người tự mình không làm ra được, đó là niềm tin và hy vọng.

Lĩnh Nam Chích Quái không giải thích tại sao nhân tính lại chất chứa nguồn sinh lực tin và hy vọng nầy. Lĩnh Nam Chích Quái như đã chân nhận nguồn sinh lực đó như cái gì tiên thiên, một điểm khởi đầu, nhưng kỳ thực như là sự nhớ lại một cái gì thật đã quá xa xưa nơi tâm hồn của mỗi người. Diệt ngã thì ngộ được Đạo, nơi khổ đau Âu Cơ lên tiếng kêu thì Lạc Long Quân lại đến, đây không phải là thế giới của định luật nhân quả nữa, đây là niềm tin và hy vọng.

II.3 – Hữu thể con người xuất như hiện thế nào?

Lĩnh Nam Chích Quái diễn tả đạo xuất hiện nơi một tượng trưng gọi là Hồng Bàng Thị: Dân tộc lớn lao và tràn đầy. Lộc Tục là biểu tượng gốc nguyên sơ của dân nầy. Toàn bộ câu truyện (10 truyện trong cuốn I Lĩnh Nam Chích Quái) đều diễn tả hữu thể con người trong khung cảnh của một dân, một cộng đồng. Nếu Lang Liệu là một người, thì Lang Liệu cũng tiên liệu là vị vua của dân. Trong cuộc hành trình tìm đạo, gặp đạo, Chử Đồng Tử sát cánh với Tiên Dung; Mai An Tiêm đem theo vợ; Lang, Tân và Lưu Thị cùng sống và cùng chết…

Đạo đến với dân và ban cho toàn dân. Người mẹ của Đổng Thiên Vương thấy được ân lộc của trời đến với con mình, thì vui mừng báo tin cho hàng xóm và triều đình. Hữu thể của con người, một con người cô đơn, là một mâu thuẫn tự căn. Không ai đạt chân lý và sự sống toàn vẹn cho riêng mình vì chân lý và sự sống vốn là tương quan. Nói một cách tượng trưng là thần thánh và sự thật chỉ cư ngụ nơi nào có hai người.

Nhưng Lĩnh Nam Chích Quái còn nói rõ dân nầy không phải là dân theo nghĩa dân tộc riêng biệt. Họ Hồng Bàng tượng trưng cho chiều sâu, lớn, cao của nhân tính trọn vẹn trong chữ Hồng, và chiều phổ quát qui tụ toàn nhân loại qua chữ Bàng. Hơn thế nữa, Họ nầy như gồm cả kẻ sống và kẻ đã khuất trong câu truyện năm mươi con ở trên đất với Âu Cơ liên lạc với năm mươi con đi theo Lạc Long Quân. Sự kiện đó còn nhắc đến trong việc Vua Hùng dùng Bánh Dày – Bánh Chưng dâng lên tổ tiên, ông bà ở bên kia thế giới. Văn hiến và Minh Triết được diễn tả trong ngôn ngữ, tâm thức của một dân tộc, cũng như được diễn tả bằng nhiều lối khác qua các thời đại, địa phương khác nhau. Nhưng phần Thể tức là nội dung uyên nguyên của Văn hiến luôn là lòng người, là nền chung của tất cả những con người đang sống, đã chết làm nên nhân loại phổ quát. Văn hiến không tách một dân tộc xa cách các dân tộc khác, nhưng gợi lên cho thấy mọi ánh dọi tiếp nhận được đều là những tia sáng phát ra từ mặt trời chung đang ẩn khuất. Nên những ý định đề cao Văn hiến nhằm xây dựng một chủ nghĩa dân tộc đóng kín, tự tôn, quá khích, tự chúng là mâu thuẫn. Bài học nổi bật được Lĩnh Nam Chích Quái nêu lên một cách mặc nhiên, đó là việc thâu hoá không mặc cảm, không tiền kiến những nét tinh hoa của các nền văn hoá đến với cộng đồng người Việt; và một cách minh nhiên trong việc sứ giả vua Hùng không ngại đi tìm thánh nhân ở xứ người. Thánh nhân là tượng trưng của con người tiếp nhận Đạo, làm chứng Đạo của muôn người và cho muôn dân.

Điểm thứ hai được mô tả rõ nét về điều kiện xuất hiện của trực giác về hữu thể con người là cảm thức về nguy cơ, về tình trạng thiếu, nghèo, cần sự giúp đỡ. Ta có thể gọi là lòng khiêm tốn, vô chấp hay một cách tích cực là lắng nghe. Không cần phải nhắc lại từng chi tiết, vì trong bất cứ truyện nào tác giả cũng gợi lên một lời kêu cầu, van xin: Lạc Long Quân hãy đến! Nhưng tâm tình nầy, lối diễn tả nầy, ngôn ngữ nầy khó lòng chen vào được trong những kho tàng triết học của văn chương truyền thống. Chúng ta tiếp nhận cái cũ nầy trong Lĩnh Nam Chích Quái, nhưng đồng thời cũng hy vọng cống hiến cái  đó như một nét mới cho sinh hoạt tương lai của văn hoá nhân loại. Phải chăng sự vắng mặt đó là một dấu chỉ mà F. Nietzsche đang tìm khi ông khắc khoải nhắc lại nỗi nhớ Quê Hương, và khi thấy truyền thống tư tưởng của thời đại ngày nay đang đi vào con đường thiếu sinh lực với một cảnh tượng tiêu điều của một sa mạc đang lớn dần!

Câu hỏi cuối cùng đặt ra cho chúng ta sau khi đọc lại Lĩnh Nam Chích Quái là: Dân tộc Việt Nam có Minh Triết, có tư tưởng văn hoá không?

Chúng ta tiếp nhận các bài học nơi Lĩnh Nam Chích Quái để suy tư về chính câu hỏi nầy: chúng ta sẽ dựa vào đâu để gọi là Minh Triết và để có trả lời cho thích đáng đây?

Trước khi vội biện minh dựa vào thiên kiến đã có sẵn, có lẽ nên biết quên như Lang Liệu, để lắng nghe một vài âm vọng từ nơi huyền sử mà cha ông chúng ta có lần đã nghe và trao lại cho chúng ta làm gia sản. Có lẽ như Lang Liệu chúng ta hốt hoảng vì bước vào một cảnh giới xa lạ. Nhưng không lắng nghe lời thi ca, như lời Khổng Tử đã dạy con, ta lấy nguồn sống nào đây để nói điều mới lạ. Không tiếp nhận được hồn của Văn hiến, thì đào bới truy tìm cái xác đã chôn dưới đất hay bị mục mối gặm mòn để làm gì?

Nguyễn Đăng Trúc


Bản gốc: Tranh minh họa: Vạn Tích.


Sách tham khảo và trích dẫn

Tài liệu Việt ngữ

  1. Bùi Văn Nguyên- Việt Nam Thần-Thoại Và Truyền-Thuyết ,TP. HCM 1993
  2. Dương Quảng Hàm- Việt Nam Văn-Học Sử-Yếu, Bộ Giáo dục, in lần thứ 10, Sg 1968
  3. Đào Duy Anh- Việt Nam Văn-Hoá Sử-Cương, Quan Hải Tùng-thư, Huế 1938
  4. Đào Duy Anh Đất Nước Việt Nam Qua Các Đời, tái bản 1994
  5. Đinh Gia Khánh – Trên Đường Tìm Hiểu Văn Học Dân Gian, 1989
  6. Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê- Đại Cương Triết Học Trung Quốc, Tp. Hồ Chí Minh, tái bản 1992
  7. Hoàng Trọng Miên- Việt Nam Văn Học Toàn Thư, xb. Quốc Hoa, Sài-gòn 1960
  8. Khuyết danh Đại Việt Sử-Lược, bản dịch Nguyễn Gia Tường,xb. 1993.
  9. Kim Định Căn-Bản Triết-Lý Trong Văn-Hoá Việt, Ra Khơi Nam, Sài-gòn 1967
  10. Kim Định Chữ Thời, xb. Văn Liệu, Sài gòn 1967
  11. Lê Quí Đôn Đại Việt Thông Sử, Tp. HCM, xb. 1993
  12. Lê Tôn Nghiêm Lich Sử Triết Học Tây Phương , Thời Khai Nguyên Triết Lạp Hy Lap , Lá Bối, Sài Gòn 1971.
  13. Lê Văn Hảo- Hành Trình Về Thời Đại Hùng Vương Dựng Nước, xb. Thanh Niên, Hà Nội 1982
  14. Lê Văn Siêu Văn-Minh Việt Nam, Đông Nam Á, Paris tái bản 1985
  15. Lê Văn Siêu, Việt Nam Văn-Minh Sử-Cương, Khởi Hành tái bản, München 1990
  16. Lý Tế Xuyên Việt-Điện U-Linh-Tập, bản dịch Lê Hữu Mục, Sài-gòn 1962
  17. Ngô Sỹ Liên Đại Việt Sử-Ký Toàn-Thư, Phần Ngoại Kỷ, bản dịch Mạc Bảo Thần Nhượng Tống, 1944
  18. Ngô Thời Sỹ Việt-Sử Tiêu-Án, Xb. Văn Hoá Á Châu, Sài-gòn 1960
  19. Nguyễn Du Truyện Thúy Kiều, dẫn nhập của Bùi Kỷ và Trân Trọng Kim, Sg tái bản 1995
  20. Nguyễn Đổng Chi Việt Nam Cổ-Văn Học-Sử – 1993
  21. Nguyễn Trãi Toàn Tập Khoa Học, Hà Nội, xb. 1976
  22. Nhiều tác giả Lịch-Sử Văn-Học Việt Namtập I, Khoa-học Xã-hội, xb. 1980
  23. Nông Quốc Chấn Dân-Tộc Và Văn-Hoá, 199
  24. Phạm Văn Sơn Việt Sử Toàn Thư, Sud-Assie, tái bản Paris
  25. Phan Huy Chú Lịch-Triều Hiến-Chương Loại-Chí, tái bản 1992.
  26. Quốc Sử Quán Khâm Định Việt-Sử Thông Giám-Cương- Mục , 1859
  27. Thích Mãn Giác Lịch Sử Triết Học Ấn Độ, Đại-hoc Vạn-Hạnh, Sài-gòn 1967
  28. Trần Trọng Kim Việt Nam Sử Lược, I.A.S.E tái bản, Paris 1987
  29. Trần Trọng Kim Nho Giáo – Bộ Giáo-dục, Sg 1971
  30. Trần Thế Pháp Lĩnh Nam Chích Quái Vũ Quỳnh hiệu-chính , bản dịch Lê Hữu Mục, 1962
  31. Trương Sỹ Hùng Thần-Thoại Việt Nam ,1975
  32. Vũ Đình Trác Triết-Lý Nhân-Bản, Hội-hữu, California,xb. 1993.
  33. Tư Mã Thiên Sử-ký , Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê và Giản Chi, 1994
  34. Lão Tử Đạo Đức Kinh Quốc-Văn Chú Giải, bản dịch của Hạo Nhiên Nghiêm Toản, xb Khai-Tri, Sai gon, 1970.
  35. Trang Tử Nam Hoa Kinh Bản dịch Thu Giang Nguyễn Duy Cần, xb Khai Trí, Sàigon
  36. Chu Dịch Bản dịch của Phan Bội Châu, xb Khai Trí, Sài-gòn 1969
  37. Kinh Thư Bộ Văn-hoá Giáo-dục, Sài Gòn 1965
  38. Trung Dung Bộ Văn-hoá Giáo-dục, Sài-gòn 1972
  39. Đại Học Bộ Văn-hoá Giáo-dục, Sài-gòn 1972
  40. Luận Ngữ Bộ Văn-hoá Giáo-dục và Thanh-niên, Sài-gòn 1975.

Tài liệu ngoại ngữ

  1. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant, Dictionnaire des symboles. Ed. Robert – Laffont, Paris 1982.
  2. Bulletin de L’Ecole Française d’Extrême – Orient, Tome XXXIV.
  3. Cérémonial – trad. Séraphin Couvreur, Ed Cathasia, Paris 1951.
  4. Ferdinand Alquié, Le nostalgie de l’être, PUF, Paris 1973.
  5. Aristote– Oeuvres, Coll. es Belles Lettres.
  6. St. Augustin, Confessions, Ed Pierre Honey et Seuil, Paris.
  7. Jean Brun, Les conquêtes de l’homme et la séparation ontologique, PUF, Paris 1961.
  8. Burnet, L’aurore de la philosophie grecque, Payot, Paris
  9. CadièreCroyances et Pratiques religieuses des VN, EFEO, Paris 1992.
  10. Descartes, Oeuvres, Ed. Adam Tannery.
  11. Will Durant, The Story of philosophy, Wa-Square Press, New York 1960.
  12. Mircea Eliade, Traité d’histoire des religions, Payot, Paris 1949.
  13. Mircea Eliade, Le mythe de l‘éternel retour, ed. Gallimard, Paris 1969
  14. Eschyle, Prométhée enchaîné – Théâtre complet, GF Flammarion, Paris 1964.
  15. Eugen Fink, Le jeu comme symbole du monde, Ed. de Minuit, Paris 1966.
  16. Fong-Yeou-Lan, Précis d’histoire de la philosophie chinoise, Payot, Paris 1981.
  17. Goethe, Faust, Trad. Gérard de Nerval, Flammarion, Paris 1964.
  18. René Girard, Des choses cachées depuis la fondation du monde, Ed. Grasset, Paris 1987.
  19. René Grousset, G. Deniker, La face de l’Asie, Payot, Paris 1955.
  20. Georges GusdorfMythe et Métaphysique, Flammarion, Paris 1984.
  21. Georges GusdorfLes Origines des sciences humainesPayot, Paris 1985.
  22. GWF Hegel, La phénoménologie de l’espritTrad. de J.Hyppolite, Ed. Montaigne, Paris 1941
  23. Martin Heidegger, l’Être et le Temps, Gallimard, Paris 1986.
  24. Martin HeideggerQu’appelle-t-on penser?, PUF, Paris, 1959.
  25. Martin HeideggerLettre sur l’humanismeEd. Montaigne, Paris 1964
  26. HölderlinHymnes, Elégies et Autres Poèmes, Flammarion, Paris 1983.
  27. Karl Jaspers, Les grands philosophesPlon, Paris 1989
  28. KantOeuvres philosophiques, Gallimard, Paris 1980.
  29. Emmanuel LévinasDifficile LibertéEd. Albin Michel, Paris 1963.
  30. Emmanuel Lévinas, Le Temps et l’Autre, PUF, Paris 1962.
  31. Nietzsche, Oeuvres, Robert/Laffont, Paris 1993.
  32. Parménide, Le PoèmePUF, Paris 1955.
  33. Blaise PascalPensées et OpusculesPetites éditions- Léon Brunschwicg.
  34. Platon, Oeuvres, Coll. Les Belles-Belles.
  35. Paul Ricoeur, Finitude et CulpabilitéEd. Montaigne, Paris1960.
  36. R.M.Rilke, Les Elégies de Duino – Les sonnets à Orphée, Trad. JF Angelloz, Paris 1943.
  37. Max Scheler, La situation de l’homme dans le mondeEd. Montaigne, Paris 1951.
  38. Schopenhauer, Le monde comme volonté et comme représentation, Trad. A. Burdeau,PUF, Paris1966.
  39. SophocleOedipe Roi – Théâtre complet, GF Flammarion, Paris 1964.
  40. Arnold Toynbee, A Study of HistoryOUP Thames and Hudson, London 1972.
  41. Walpola RahulaL’enseignement du BouddhaEd. Seuil, Paris 1961.

Chú thích:

112 Martin HeideggerWas heißt Denken? trd. Aloys Becker và Gérard Granel, P.U.F Paris, 1983, tr. 48.

113 Martin HeideggerWas heißt Denken?, trd. Aloys Becker và Gérard Granel, P.U.F Paris, 1983, tr. 24.

114 Sđd, tr. 26.

115 Jean Brun, Les Conquêtes de l’homme et la séparation ontologique, P.U.F, Paris, 1961, tr. 10.

116 Sđd, tr. 23.

117 Fong Yeou-LanPrécis d’histoire de la philosophie chinoise – trd. par G. Dunstheimer, Ed. Le Mail, 1985, tr. 23-24.

118 Sđd, tr. 24

119 Xem bài ca hữu thể của Parménide.

 120 Đạo đức Kinh, chương I.

“Đạo khả đạo, phi thường Đạo;

Danh khả danh, phi thường danh.

Vô danh thiên địa chi thỉ;

Hữu danh vạn vật chi mẫu”

121 Xem Héraclite câu 1.

122 Xem Confessiones I, 1-(1)

123 Sđd, VII, 10-(16)

124 Trung Dung XII: ‘Đạo của người quân tử tràn ra mà lại ẩn giấu, hạng trai gái ngu si cũng có thể biết được nhưng đến chỗ tột độ của Đạo, thì tuy là bực Thánh cũng còn có điều không hiểu’.

Có liên quan

Bốn Ngàn Năm VĂN HIẾN

ĐÔNG BIÊN

Người Việt Nam vẫn tự hào có “bốn ngàn năm Văn Hiến”. Trong Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi cáo tri: “Như nước Việt Nam ta từ trước – Vốn xưng Văn Hiến đã lâu..” Đến vua Thái Tổ nhà Minh, nước Tàu cũng gọi Việt Nam là “Văn Hiến chi bang”. Bản Đăng Đàn Cung, quốc ca thời nhà Nguyễn tấu mỗi khi có đại lễ với lời ca: “ Bốn ngàn năm Văn Hiến nước Nam khang cường là nhờ công đức người xưa…”

    Có người căn cứ vào 4 chữ “Văn Hiến Chi Bang” do vua Thái Tổ nhà Minh viết tặng cho sứ thần nhà Trần khi đi sứ sang Tàu là Doãn Thuấn Thuần mà cho rằng danh xưng nước Việt Nam Văn Hiến có từ đấy. Nhưng chính Nguyễn Trãi đã viết rõ trong Bình Ngô Đại Cáo “Như nước Việt ta từ trước, vốn xưng Văn Hiến đã lâu…”, chứng tỏ dân ta tự xưng Văn Hiến đã lâu chứ không phải ai tặng cho, ban cho và vua Thái Tổ nhà Minh tặng 4 chữ Văn Hiến chi bang chỉ là công nhận một cách công khai danh xưng vốn đã được dân ta tự xưng từ lâu. Vả lại, nếu tên Việt Nam Văn Hiến chỉ mới bắt đầu từ khi Minh Thái Tổ viết tặng 4 chữ “Văn Hiến chi bang” vào năm 1368 thì quả là quá mới, tính đến nay, năm 2006, chỉ mới có 638 năm. Mà dân ta thì đã tự xưng bốn ngàn năm Văn Hiến từ lâu. Tính từ thời lập quốc với họ Hồng Bàng của Kinh Dương Vương, tên nước là Xích Quỷ  vào năm 2879 trước Công Nguyên đến thời nhà Lý vào năm 1010-1225 là được khoảng 4000 năm. Vậy thì cụm từ “Bốn ngàn năm Văn Hiến” được truyền tụng có từ thời nhà Lý hoặc trước đó khi dân ta dành được chủ quyền. Đến nay, năm 2006, tính từ thời Kinh Dương Vương lập quốc đã gần 5000 năm, đúng ra là 4885 năm.

    Vậy thì căn cứ vào đâu mà dân ta tự nhận là dân tộc có Bốn Ngàn Năm Văn Hiến? Tổ tiên, cha ông ta đã có thành tích gì đễ đáng được gọi là Văn Hiến?

     Kể từ thời lập quốc ở vùng Trường Giang, Bắc giáp Động Đình Hồ, Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Đông Hải, Nam giáp Hồ Tôn, rồi cứ lần lần “co rút lại như miếng da trâu” (Kim Định), mất đất cho Hoa tộc. Từ thời Xuy Vưu mất Hoa Bắc cho Hiên Viên, đến thời Hùng Vương thứ 6, Hoa tộc do Ân Cao Tông cầm đầu lại xâm lăng Văn Lang, rồi từ đó cho đến đời Hùng Vương thứ 18, nước Văn Lang chỉ còn lại vùng Bắc Việt và Bắc Trung Việt ngày nay.

    Vậy thì có gì hãnh diện để tự nhận có Bốn Ngàn Năm Văn Hiến? Chúng ta truy nguyên để tìm xem Tổ Tiên đã làm gì cho con cháu được tự hào có Bốn Ngàn Năm Văn Hiến. Một xã hội được gọi là Văn Hiến là một xã hội quy tụ được tiến bộ của nền văn minh thực dụng và nền văn hóa trừu tượng cùng sánh đôi thực hiện có lợi ích cho xã hội. Về văn minh thực dụng xã hội ta từ thời tối cổ đã biết trồng lúa nước, thuần hóa súc vật, đóng ghe thuyền vượt sông vượt biển đánh cá, nung đất làm những đồ sành sứ, khai thác mỏ đồng tạo tác trống đồng tuyệt vời v.v… Chúng ta sẽ không đi vào chi tiết các công trình sáng tạo đó.

      Chúng ta sẽ tìm hiểu nền văn hóa trừu tượng như thuyết Âm Dương, Ngũ Hành, Lạc Thư, Hà Đồ, Kinh Dịch, Lịch Pháp, Hồng Phạm Cửu Trù, mà người Trung Hoa tự nhận là của dân tộc họ sáng tạo. Có thực như thế không ? Nhưng trước hết hãy tìm về nguồn để xem tộc Hoa và tộc Việt ai là chủ đất Trung Hoa ngày nay và xem ai là chủ của nền văn hóa gọi là Lý Số đó.

     THỜI LẬP QUỐC

    Dân tộc Việt Nam phát tích từ Hồ Động Đình (tỉnh Hồ Nam) do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh trăm con, gốc tích Bách Việt. Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương và Long Nữ. Kinh Dương Vương là con của Đế Minh và Vụ Tiên. Đế Minh là cháu 3 đời của Thần Nông. Thần Nông là một trong Tam Hoàng thời thượng cổ. (Toại Nhân, Phục Hy, Thần Nông). Kinh Dương Vương, họ Hồng Bàng, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ vào năm 2879 trước Công nguyên. Kinh Dương Vương truyền ngôi cho con là Lạc Long Quân, Lạc Long Quân truyền ngôi cho con là Hùng Vương, đổi tên nước là Văn Lang.

    Thần Nông là một trong Tam Hoàng, có hiệu là Viêm Đế. Thần Nông sanh Đế Khôi, Đế Khôi sanh Đế Thừa, Đế Thừa sanh Đế Minh. Họ Thần Nông truyền đến Đế Minh là cháu 3 đời thì chia làm hai ngành vì Đế Minh đi xuống phương Nam lấy Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục trong khi đó đã có con lớn là Đế Nghi. Đế Minh truyền cho Đế Nghi làm vua phương Bắc và Lôc Tục làm vua phương Nam, hiệu Kinh Dương Vương.

1-THẦN NÔNG BẮC: Đế Minh truyền ngôi cho Đế Nghi.

Đế Nghi (2889-2844 TCN)


Đế Lai (2843-2794 TCN)


Đế Ly (2795-2751 TCN)


Đế Du Võng (2752-2696 TCN)

       Ngành Thần Nông Bắc đến đây chấm dứt vì bị Hiên Viên xâm lăng cướp ngôi, lấy hiệu Hoàng Đế (2697 TCN). Đó là ông vua khởi thủy cùa dòng Hoa tộc.

2- THẦN NÔNG NAM: Đế Minh truyền ngôi cho Lộc Tục.

Lộc Tục hiệu Kinh Dương Vương (2879 TCN). Lập ra họ Hồng Bàng. Tên nước là Xích Quỷ. Dân Việt lấy năm này làm kỷ nguyên lập quốc. Tính đến nay, (2006) được 4885 năm.
Lạc Long Quân, sinh trăm con (2794 TCN)


Hùng Vương (2745-258 TCN), 18 đời, tên nước là Văn Lang.

       Lĩnh Nam Trích Quái viết về việc Hiên Viên cướp ngôi của Đế Du Võng như sau : “Đế Nghi (2889-2844) truyền ngôi cho Đế Lai cai trị phương Bắc. Nhân khi thiên hạ vô sự bèn sai quân thần là bọn Xuy Vưu thay mình coi quốc sự rồi đi tuần xuống nước Xích Quỷ ở phía Nam…Truyền đến đời Du Võng thì Xuy Vưu làm loạn. Vua nước Hữu Hùng là Hiên Viên đem chư hầu tới đánh không được. Xuy Vưu mình thú mà nói tiếng người, có sức khỏe dũng mãnh. Có người dạy Hiên Viên dùng trống da thú làm lệnh. Xuy Vưu sợ hãi chạy về đất Trác Lộc. Đế Du Võng xâm lăng chư hầu cùng Hiên Viên giao binh ở Phàn Tuyền, đánh ba trận đều thua, bị giáng chức ở đất Lạc ấp rồi chết ở đó. Giòng họ Thần Nông tới đây thì hết.”

 Theo đó thì:

  1. Họ Thần Nông đến đời Đế Minh truyền ngôi cho 2 con:
  2. Đế Nghi cai trị phương Bắc,
  3. Lộc Tục cai trị phương Nam.

        Phương Bắc ở vùng sông Hoàng Hà, nơi Hiên Viên (Hoa tộc) xâm lăng đánh Xuy Vưu (Việt tộc) để chiếm đất đai. Phương Nam ở vùng sông Dương Tử tức là vùng đất châu Kinh châu Dương, Lộc Tục dùng để đặt đế hiệu là Kinh Dương Vương.. Như thế, vào thời thượng cổ toàn thể nước Tàu đều thuộc về họ Thần Nông Viêm Đế, tổ của dòng Việt tộc.

        2- Mãi đến đời Đế Du Võng (2696 TCN) Xuy Vưu làm tướng quốc thì Hoa tộc cầm đầu bởi Hiên Viên mới từ sa mạc tràn vào đánh chiếm phần đất của dòng Thần Nông phương Bắc, tức là vùng sông Hoàng Hà. Những từ Xuy Vưu làm loạn hay Đế Du Võng xâm lăng chư hầu chỉ là danh từ của kẻ chiến thắng (Hoa tộc) gán cho người thua (Việt tộc) kiểu được làm vua thua làm giặc! Sau này các nhà viết sử của ta nhiều khi cũng bị ảnh hưởng mà dùng lối nói của Hoa tộc. 

         3- Về dòng Thần Nông, đến đời Đế Minh thì chia làm hai ngành, một ở phương Bắc, một ở phương Nam. Từ lâu, dân ta thường nói phương Bắc để chỉ nước Tàu do tộc Hoa cai trị và phương Nam để chỉ nước Việt. Vì vậy mà có sự hiểu lầm về Thần Nông và Phục Hy, cho rằng Phục Hy và Thần Nông là người Tàu gốc Hoa. Xét ra như vậy không đúng vi mãi đến đời Du Võng là cháu 7 đời Thần Nông thì tộc Hoa mới từ vùng sa mạc Tây Bắc tràn vào đánh chiếm vùng đất Hoàng Hà của dòng Thần Nông Bắc. Vậy thì có lẽ nào Phục Hy và Thần Nông là tổ tiên của Hoa tộc được?

        Về nguồn gốc Hoa tộc, theo ông Bình Nguyên Lộc trong cuốn “Nguốn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam” thì Hoa tộc là thứ người lai căn của giống người Trung Á Tokarien (Tocharian, Nhục Chi) và Mông Cổ, vì không có đất sống nên mới tràn vào miền bắc nước Tàu đánh chiếm đất cùa Việt tộc, Theo sử Tàu thì khoảng 3000 năm tr.CN. dân du mục Mông Cổ vượt sông Hoàng Hà đánh Bách Việt từ sông Hoàng Hà đến sông Dương Tử của Đế Du Võng…

         Khi Hoa tộc chiếm trọn nước Tàu rồi thì đồng hóa dân Việt còn ở lại thành người Hoa hay Hán. Họ cũng đồng hóa các nhân vật huyền sử của Việt tộc, các kinh điển, sử sách Việt tộc làm của họ. Ngay cả đến ông Bàn Cổ của tộc Miêu họ cũng nhận là tổ tiên của Hoa tộc. Vì sự mạo nhận đó mà bao nhiêu sách vở, kinh điển, đã trở thành của tộc Hoa hết mà họ gọi là Thiên Thư do thần tiên truyền cho. Sau ngàn năm bị đô hộ, khi dành lại được tự chủ thì Việt tộc trắng tay, phải đi học lại với kẻ thống trị những vốn liếng của Tổ Tiên bị chiếm đoạt. Nhưng rất may, có những truyền thuyết, những di vật được lưu lại để con cháu ngày sau nhận được di sản của tổ tiên cao quý xứng đáng với danh xưng Văn Hiến ngàn đời. Chúng ta lần tìm từng chứng tích. Nhưng ở đây sẽ không
bàn đến các chứng tích cụ thể như Trống Đồng, như Lúa Nước v.v..hay những di chỉ các nền văn minh Hòa Bình, Đồng Đậu, Đông Sơn v.v.. mà chỉ chú trọng đến các lý thuyết về sáng tạo vũ trụ có ảnh hưởng đến con người, đó là phần Lý Số đang chi phối xã hội Á Châu và hiện ảnh hưởng tới Tây phương.

       Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết: “Vua Kinh Dương Vương nối nghiệp con cháu Thần Nông, lấy con gái vua Động Đình Quân, tỏ rõ đạo vợ chồng, nắm ngay gốc văn hóa, lấy đức mà cảm hóa dân…đó chẳng là phong tục thái cổ từ Viêm Đế ư?”  Theo đó nền tảng Văn Hiến Việt tộc đã có từ thời thái cổ.

         ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH.

         Đời Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh đuổi giặc Ân xâm lăng, vua Hùng tính việc truyền ngôi, mới bảo các con tìm món ngon vật lạ mà có ý nghĩa nhất để dâng lên Tổ Tiên thì sẽ được truyền ngôi cho. Các hoàng tử, Quan Lang, đổ xô đi tìm trân châu hải sản của ngon vật lạ dâng lên vua. Trong khi đó, hoàng tử Lang Liêu đã dùng một thứ ngũ cốc bình thường để làm một thứ bánh có ý nghiã nhất dâng lên vua cha. Lang Liêu dùng gạo nếp giã nhuyễn nắn thành hình tròn gọi là Bánh Dầy để tượng hình trời, lại lấy gạo nếp gói hình vuông để tượng đất, gọi là Bánh Chưng. Bánh Dầy Bánh Chưng tượng trưng cho Âm Dương. Bánh chưng ở trong có nhân thịt, đậu xanh, gạo nếp, gói bằng lá dong, nấu trong nước tượng trưng cho Ngũ Hành.

      Lĩnh Nam Chích Quái viết về bánh dầy bánh chưng: “Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo vì gạo là của để nuôi dân, người ta ăn mãi không chán, không có vật gì đứng trước được, nếu lấy gạo nếp hoặc gói hình tròn để tượng trời, hoặc gói làm hình vuông để tượng đất, ở trong làm nhân cho thật ngon, bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý ơn trời đất phát dục vạn vật”.

Bánh dầy tròn tượng trời chỉ Dương.


Bánh chưng vuông tượng đất chí Âm.

       Câu tục ngữ dân ta hằng nói, nhất là để chúc sản phụ khi sanh : “Mẹ Tròn Con Vuông”  là để nhắc nhở nguyên lý Âm Dương của trời đất.

     Bánh chưng giữa có thịt, kế đến đậu xanh, rồi gạo nếp, bọc bằng lá, nấu trong nước.

      Thịt màu đỏ chỉ Hỏa. Đậu xanh màu vàng chỉ Thổ. Gạo nếp trắng chỉ Kim, Bánh luộc tiết ra dịch chất (nhựa) hợp với diệp lục tố tạo ra màu xanh dính trên mặt bánh chỉ Thủy. Lá dong màu xanh gói ở ngoài chỉ Mộc, năm thứ đó tượing trưng cho Ngũ Hành.

        Dây lạt buộc ngoài nhuộm đỏ gồm 4 sợi buộc từng cặp song song và vuông góc chia bánh thành 9 ô vuông, chỉ cửu cung của Lạc Thư Hà Đồ.

      Chiếc bánh theo thứ tự từ trong ra ngoài, ta thấy ở giữa có thịt màu đỏ chỉ Hỏa. Hỏa sanh Thổ, đậu xanh màu vàng chỉ Thổ. Thổ sinh Kim, gạo nếp trắng là Kim. Kim sinh Thủy, dịch chất do nước nấu gạo sinh ra chỉ Thủy. Thủy dưỡng Mộc, lá dong bọc ngoài chỉ Mộc.

       Ta có Ngũ Hành Tương Sinh : Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy dưỡng Mộc.

       Bánh chưng được sắp xếp ngũ hành tương sinh theo hướng tương sinh của trái đất.

      Lòng trái đất là một lò lửa đỏ rực, theo đó nhân bánh là thịt màu đỏ tượng cho Hỏa.

      Vỏ trái đất là đất (thổ), tương ứng với lớp đậu xanh của bánh màu vàng tượng cho Thổ.


Đất sinh ra kim loại nên bánh theo đó mà có gạo nếp trắng tượng cho Kim.

       Từ lòng đất nước chảy qua kim khí mà ra ngoài, bánh cũng được nấu trong nước tượng cho Thủy.

       Các giòng suối, giòng sông nước nuôi cây cối, lớp lá bọc ngoài của bánh tượng cho Mộc.

       Theo đó thì ngay từ thời thái cổ, cha ông chúng ta đã biết cấu trúc của trái đất và theo đó đặt ra luật Ngũ Hành.

        Thuyết Âm Dương Ngũ Hành hẵn là đã có từ lâu nhưng đến đời Hùng Vương thứ 6 thì được cụ thể hóa bằng Bánh Chưng Bánh Dầy. Thật là tuyệt vời, với thứ ăn đơn giản ngon miệng mà thể hiện được ý niệm cao siêu của một thuyết bao trùm vũ trụ, trời đất vạn vật.

       Dân ta mỗi năm đến ngày tết lại nấu bánh chưng bánh dầy để dâng lên Tổ Tiên, cũng như dâng lên bàn thờ Quốc Tổ vào dịp Giỗ Tổ. Tập tục đó được truyền từ đời này qua đời khác cho đến tận ngày nay. Nhờ đó qua các cuộc thăng trầm của đất nước với hàng ngàn năm bị đô hộ, vẫn với cắp bánh chưng bánh dầy đó làm chứng tích để nhận ra nguồn gốc Âm Dương Ngũ Hành là của các bậc tiền nhân từ thời thượng cổ lập thuyết truyền lại. Dù Bắc phương có dùng võ lực để cướp đất, để đoạt thành tích trí óc thì vật sở hữu vẫn là đích thực của Việt tộc.

       Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có từ bao giờ?

       Cổ thư Trung Hoa viết vua Đại Vũ đi trị thủy đến sông Lạc gặp con rùa thần nổi lên, trên lưng rùa có những chấm đen trắng gọi là Lạc thư, nhân đó mà làm ra 9 trù lớn (Hồng Phạm cửu trù) mà trù thứ nhất là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

       Theo Kinh Thư thì thuyết Âm Dương Ngũ Hành được nói đến trong thiên Hồng Phạm Cửu Trù do ông Cơ Tử nói với vua Vũ nhà Chu. Hồng Phạm Cửu Trù có 9 Trù mà trù thứ nhất nói về Ngũ Hành: một là Thủy, hai là Hỏa, ba là Mộc, bốn là Kim, năm là Thổ. Cơ Tử là một hiền thần cùa nhà Thương/Ân  bị vua Trụ bỏ tù được Vũ vương nhà Chu diệt nhà Thương/Ân cứu ra.

       Theo sách Chu Dịch thì khái niệm Âm Dương do Khổng Tử (500 TCN) viết ở Thập Dực khi diễn giải Chu Dịch. Hệ từ Thượng, chương V – tiết thứ nhất, có đoạn viết : “Nhất Âm Nhất Dương chi vị đạo” . Hệ từ Thượng, chương thứ XI viết : “Thị cố Dich hữu Thái Cực, Thị sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái”.

       Lại có người nói (theo Sử Ký và Lã Thị Xuân Thu) thì thuyết Âm Dương Ngũ Hành do Trâu Diễn sống thời Chiến Quốc (350-270 TCN) là người hoàn chỉnh và lập ra phái Âm Dương gia.

      Thuyết Âm Dương Ngũ Hành được phổ biến ở Trung Hoa vào thời Hán Vũ Đế (156-87 TCN) do ông vua này truyền các nhà chiêm tinh, lý học đến để hỏi xem ngày đó tháng đó cưới vợ tốt không? Người theo thuyết “Ngũ Hành” nói được, người theo thuyết “Kham Dư” nói không được, người theo thuyết “Kiến Trừ “bảo là xấu, người theo thuyết” Tùng Thời” bảo rất xấu, người theo thuyết “Lịch Gia” nói hơi xấu, người theo thuyết “Thiên Nhân” nói tốt vừa, lại người theo thuyết “Thái Nhất” nói đại cát. Các ông tranh nhau cãi đến đỏ mặt tía tai không ai chịu ai. Sau cùng Hán Vũ Đế bảo : “mọi điều nên hay kiêng, phải lấy thuyết Ngũ Hành là chính. Kể từ đó, thuyết Ngũ Hành được phát triễn”. (Sử Ký, Nhật Giả Liệt Truyện)

      Xem như thế thì truyền thuyết, sách vở Trung Hoa nói về xuất xứ Âm Dương Ngũ Hành rất lộn xộn. Thuyết lâu đời nhất do Cơ Tử đời vua Vũ nhà Chu (1122 TCN) trong thiên Hồng Phạm Cửu Trù.

       Truyền thuyết của ta nói đời Hùng Vương thứ 6, Lang Liêu đã làm ra Bánh Dầy Bánh Chưng để tượng cho Âm Dương Ngũ Hành. Đời Hùng Vương thứ 6 tương đương với đời Ân Cao Tông (1740 TCN) khi ông vua này đem binh xâm lấn đất Văn Lang bị  Phù Đổng Thiên Vương đánh đuổi. Như vậy thuyết Âm Dương Ngũ Hành đã có trước nhà Chu lâu đời khoảng 600 năm. Hơn nữa, Hồng Phạm Cửu Trù là sách của họ Hồng Bàng, dẫn chứng ở sau.

      (Chu Dịch trong quẻ Ký Tế, phần tượng truyện, hào 3 có nói:” Cửu Tam: Cao Tông phạt Quỉ phương tam niên, khắc chi, tiểu nhân vật dụng” (Cao Tông đánh nước Quỷ phương, ba năm mới được, chớ dùng tiểu nhân).

       Thuyết Âm Dương Ngũ Hành hẳn là đã được lưu truyền lâu đời trước Hùng Vương thứ 6. Lang Liêu thấm nhuần, thấu hiểu nên mới cụ thể hóa trong chiếc Bánh Dầy Bánh Chưng. Nhờ Bánh Dầy Bánh Chưng được lưu truyền từ đời này qua đời khác cho đến tận bây giờ mà thuyết Âm Dương Ngũ Hành chứng tỏ là xuất xứ của dân Việt, do các bậc thánh nhân Lạc Việt lập thuyết.

       ÂM DƯƠNG và KINH DỊCH.

        Thiên Hệ Từ thượng truyện, chương II của Kinh Dịch viết: “Thi cố thiên sinh thần vật, thánh nhân tắc chi, thiên địa biến hóa, thánh nhân địa chi, thiên thủy tương, hiện cát hung, thánh nhân tượng chi. Hà Đồ xuất, Lạc Thư xuất, thánh nhân tắc chi.”
       (cho nên trời sinh ra thần vật, thánh nhân áp dụng theo, trời đất biến hóa thánh nhân bắt chước. Trời bày ra hình tượng, hiện ra sự tốt xấu, thánh nhân phỏng theo ý tượng. Bức đồ hiện ra ở sông Hoàng Hà, hình chứ hiện ra ở sông Lạc, thánh nhân áp dụng theo).
Hai chữ thánh nhân ở đây mọi người cho là Phục Hy phỏng theo Hà Đồ, Lạc Thư mà vẽ bát quái.

Hạ từ truyện, chương II chép rõ hơn : “Ngày xưa họ Bào Hy (tức Phục Hy) cai trị thiên hạ, ngửng đấu lên thì xem hình tượng trên trời, cúi xuống thì xem phép tắc ờ dưới đất. Xem các văn vẻ của chim muông cùng những thích nghi với trời đất (của từng miền) gần thì lấy thân mình, xa thì lấy ở vật, rồi làm ra bát quái để thông suốt cái đức thần minh và điều hòa cái tình của vạn vật.”

Chu Dịch toàn bộ của Ngô Tất Tố viết: “…Kinh Dịch bắt đầu từ vua Phục Hy, một ông vua về đời thần thoại, cũng gọi là Bào Hy, không biết cách đây mấy nghìn năm hay mấy vạn năm. Lúc ấy Hòang Hà có con Long Mã hiện hình, lưng nó có khoáy thành đám, từ 1 đến 9, vua coi những khoáy đó mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch ra từng nét. Đầu tiên vạch một nét liền, tức là “vạch lẽ” để làm phù hiệu cho khí Dương và một nét đứt, tức là “vạch chẵn” để làm phù hiệu cho khí Âm. Hai cái vạch đó gọi là Lưỡng Nghi, Trên mỗi Nghi thêm một nét nữa, thành ra bốn cái “hai vạch” gọi là Tứ Tượng, Trên mỗi tượng lại thêm một vạch nữa thành ra tám cái “ba vạch” gọi là Bát Quái (8 quẻ). Sau cùng vua ấy lại đem Quẻ nọ chồng lên Quẻ kia điên đảo khắp lượt thành ra 64 cái “sáu vạch” gọi là 64 Quẻ.”

       Các nhà nghiên cứu về nguồn gốc của hai ký hiệu Âm _ _ Dương __ đưa ra ý kiến như sau:

       1- Thời kỳ sùng bái bộ phận sinh dục dùng gạch dài __ tượng trưng cho bộ phận sinh dục nam chỉ Dương và gạch đứt _ _ tượng trưng cho bộ phận sinh dục nữ chỉ Âm.

       2- Lúc đầu dùng ống trúc 1 đốt  __ để tượng trưng cho dương tínhvà loại ống trúc 2 đốt _ _ tượng trưng cho âm tính.

       3- Tập tục kết giây thừng, sợi giây thừng giữa thắt nút tượng cho Âm sau biến thành _ _ , một loại giây thừng không kết nút tượng cho Dương sau biến thành __ .
.
4-  Nguồn gốc Dịch Quái là ở Quy bốc (bói mai rùa). Mai rùa gồm có 2 lớp. Lớp ngoài vỏ cứng, lớp trong mềm. Lớp vỏ cứng ngoài có hoa văn phân thành 9 vảy. Lớp trong mềm chia thành 12 vảy, lại có đường chỉ nhỏ phân đều mỗi bên 6 vảy. Lớp ngoài cứng số lẻ 9. Lớp trong mềm số chẵn 6. Số 9 đại diện cho Dương. Số 6 đại diện cho Âm. (Lưu Bá Ôn, Dịch Học Toàn Tập, Nguyễn Viết Dần dịch, Nguyễn Bích Hằng hiệu đính, nxb Thông Tin Văn Hóa, Hà Nội)

Các lối giải thích nguồn gốc Dịch như trên đều cho thấy Dịch bắt nguồn ở nền Văn Hiến Văn Lang :

       1- Sùng bái bộ phận sinh dục là tập quán của dân Nam Á (AustroAsian) tức Việt Tộc. Tại nhiều vùng ở Miền Bắc và Trung Việt Nam còn có tục lệ cúng bái, rước sách bộ phận sinh dục (Ông Đùng Bà Đà, Nõn Nường).

      2- Vùng đất nhiều tre nứa thuộc vùng sinh sống của Việt tộc, từ phía nam sông Dương Tử đổ xuống vì thế chỉ có người Việt mới có hứng khởi dùng tre nứa để tượng cho Âm Dương.

      3- Sử cổ viết về người Lạc Việt : “Chính sự dùng lối kết nút”. Kết nút để phân biệt Âm Dương, sợi giây thừng giữa thắt nút là Âm, sợi không thắt nút là Dương. Điều này chứng tỏ vạch định ra Âm Dương là của nền Văn Hiến Văn Lang.

      4- Qui bốc là của dân Việt. Sách Tàu viết bộ Việt Thường đem biếu vua Nghiêu con rùa trên lưng có ghi lịch pháp gọi là Qui Lịch. Bói mai rùa cần phải có rùa lớn. Rùa lớn chỉ ở vùng sông Dương Tử mới có. Sông Dương Tử có Động Đình Hồ. Động Đình Hồ là cái nôi của Việt tộc. Âm Dương Ngũ Hành, Dịch số, Lịch pháp, Lạc Thư Hà Đồ, Hồng Phạm Cửu Trù đều phát xuất từ Động Đình Hồ, từ Châu Kinh Châu Dương. Lý số là sản phẩm trí óc của những bậc thánh nhân Việt tôc.

       Theo cổ thư thì Phục Hy là người lập ra Kinh Dịch căn cứ vào Âm Dương mà vạch ra Quẻ Lưỡng Nghi, Bát Quái. Phục Hy là một trong Tam Hoàng. Tam Hoàng là thủy tổ cùa Việt tộc như triết gia Kim Định đã phân chất : “Phục Hy làm ra Kinh Dịch. Oa Hoàng làm ra phép linh phối. Thần Nông làm ra nông nghiệp. Hữu Sào làm ra nhà sàn. Bàn Cổ xếp đặt trời đất….Xưa rày người ta vẫn nghĩ rằng bấy nhiêu vị là người Tàu cả. Nhưng đến nay khoa học khám phá ra rằng các ngài không phải là Tàu. Hỏi vậy là ai ? Các học giả chưa nói ra ngã ngũ… Xin đem các vị đi thử máu, xem là máu Tàu hay máu Việt….Đến lúc thử xong thì ra toàn loại máu T.R. (Tiên Rồng).
“Phục Hy có tên là Thanh Tinh : Rồng Xanh, đúng là máu R đã thế lại giao chỉ với bà Nữ Oa tức hai vị quấn đuôi nhau làm sao không lây máu nhau được. Vì thế xin bà tí huyết để phân tích, mới rút ra thì đã thấy là máu T (chim) vì khi bà chết thì hóa ra chim Tinh Vệ (tức máu T : chim) tha đá lấp bể.”

Giáo sĩ người Pháp tên là Bai-Chin (1656-1730) trong thư từ với Lép-Nít (1646-1716) cho rằng Phục Hy và Te-li-chít trong thần thoại Hy Lạp chỉ là một người. Chu Bá Ôn trong Dịch Học Toàn Tập viết : “…Từ trong bức thư của Lép-Nít (Leibniz) trả lời Bai-Chin (Bouvet) có thể thấy rõ, điều quan tâm hơn cả là làm thế nào để vận dụng các ký hiệu trong Kinh Dịch để phát triển hai vấn đề ngôn ngữ phổ thông và thần học. Trong thư của Bai-Chin trả lời ông có nói, Phục Hy và Te-li-chít trong thần thoại Hy Lạp có thể chỉ là một người, vì thế ngôn ngữ trong Kinh Dịch có thể là ngôn ngữ trong Kinh Thánh được các học giả sử dụng chung trong thời đại mông muội…”  (Chu Bá Ôn, Dịch Học Toàn Tập, Nguyễn Viết Dần biên dịch, Nguyễn Bích Hằng hiệu đính, Nhà xuất bản Văn Hóa –Thông Tin, Hà Nội, 2003)

    Theo Nguyễn Xuân Quang trong Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt thì thần thoại Hy Lạp có tới 2 vị là hình bóng của Phục Hy. Đó là thần Hermes và thần Cecrops. Thần Hermes là người nho nhả dáng dấp nhanh nhẹn giống hệt con người văn vẻ Phục Hy. Hermes có cây gậy thần caduceus có con rắn quấn biểu tượng cho y học Tây phương. Còn Phục Hy được mô tả đầu quấn vòng kết bằng lá tượng trưng cho y học Đông phương.

      Còn thần Cecrops được coi như người đã lập ra hôn phối như Phục Hy với Nữ Oa lập ra linh phối. Cecrops lập ra chữ viết giống như Phục hy vạch ra các hào âm dương được xem như là người lập ra chữ viết. Cecrops thường được vẽ hình phần trên là người phần dưới là giống rồng rắn, giống như linh vật rồng của dòng giống Việt tộc.

       Ông Nguyễn Xuân Quang còn cho Phục Hy cũng liên hệ với Thần Cò  Ibis Thoth của Ai Cập. Thần Cò Thoth phát minh ra chữ viết giống Phục Hy lập ra hào âm dương được coi như chữ viết thời sơ khai. Thần Cò Thoth còn gọi là thần Khôn Ngoan giống Phục Hy là người văn vẻ thông minh. Thần cò Thoth là Kẻ Đo Thời Gian giống Phục Hy Thắt Nút Kết Thằng và làm Lịch Rùa. Thần Cò Thoth là một chiêm tinh gia giống với Phục Hy vạch ra Bát Quái của Kinh Dịch, nguyên thủy là một thứ bói toán. Phục Hy được coi như thánh nhân áp  dụng Hà Đồ tìm hiểu tinh tú.

       HÀ ĐỒ LẠC THƯ

       ‘Theo truyền thuyết Trung Hoa thì Hà Đồ do vua Phục Hy (4480-4369 TCN) phát hiện khi đi tuần thú ở sông Hoàng Hà thấy con Long Mã từ dưới sông hiện lên trên lưng có Hà Đố ghi chép việc trời đất mở mang.
      Còn Lạc Thư do vua Đại Vũ (2205 TCN) đi trị thủy thấy con rùa thần nổi lên trên mình vẽ Lạc Thư.’

       Theo đó thì vua Phục Hy thấy long mã mà làm ra Hà Đồ rồi mãi đến một ngàn năm sau vua Đại Vũ mới thấy rùa thần ở sông Lạc mà làm ra Lạc Thư. Tại sao lại có sự cách biệt một thời gian cả ngàn năm mà cái đáng lẽ có trước là Lạc Thư rồi mới dựa theo đó để phác họa ra Hà Đồ thì lại cho Hà Đồ có trước và Lạc Thư có sau? Sự gán ghép cho ông vua này tìm ra Hà Đồ ông vua kia tìm ra Lạc Thư một cách lúng túng chứng tỏ Lạc Thư Hà Đồ không phải của Hoa tộc.

      Âm Dương Ngũ Hành là sự giải thích về việc hình thành trời đất và từ đó ứng dụng vào việc ảnh hưởng đến con người. Còn Lạc Thư Hà Đồ là tìm hiểu sự vận hành của những ngôi sao trong thiên hà và giải thích các hiện tượng vũ trụ.

      Tại sao lại gọi là Lạc Thư ? Truyền thuyết nói về thời Hùng Vương, tướng văn gọi là Lạc hầu, tướng võ gọi là Lạc tướng, dân gọi là Lạc dân, ruộng gọi là Lạc điền. Như thế Lạc Thư hẳn là sách của dân Lạc Việt.

       Còn Hà Đồ là đồ hình miêu tả sự vận động của giải ngân hà hay thiên hà.

       Cụm từ Lạc Thư Hà Đồ có nghĩa là sách của dân Lạc Việt nói về những sự hiểu biết về các liên quan đến giải ngân hà, vũ trụ.

    Ngày xưa người Lạc Việt thường viết chữ Khoa đẩu (chữ con nòng nọc hay con quăng) vào lưng rùa, có lần đem biếu cho Đế Nghiêu làm lịch  gọi là Quy Lịch, điều đó chứng tỏ người Lạc Việt đã có chữ viết. Triết gia Kim Định nói về việc đó như sau  “Có lưu truyền kể rằng, vào đời Đường nước Việt Thường biếu vua Nghiêu rùa thần trên mu có chữ con quăng ghi việc từ khai thiên lập địa về sau. Đế Nghiêu ra lệnh ghi chép và gọi là “Quy Lịch” Quy Lịch cũng gọi là Lac Thư, tức sách của Lạc dân thành bởi 9 bộ số,  nhưng 9 cũng quy vào hai là số 2 đất và 3 trời, trong truyện nói bóng là ghi truyện tự khai thiên lập địa… Sự thực đó là đạo trời, đạo đất, đạo người. Lý do nền tảng tại sao tìm hiểu về nguồn gốc văn hóa Việt mà phải nghiên cứu các phó sản của nó là Âm Dương, Tam Tài, Ngũ Hành, Hồng Phạm Cửu Trù, Lạc Thư, Sách ước. Vì tất cả đều do Việt tộc chính, về sau Tàu có lẽ thêm vào được ít chút bằng sự tô chuốt trang hoàng bề ngoài mà thôi, chứ cái nõn thì đã có sẵn rồi.”  (Kim Định, Việt Lý Tố Nguyên)

      HÀ ĐỒ LẠC THƯ và THUYẾT CON RỒNG CHÁU TIÊN

       Truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt Nam nói Lạc Long Quân lấy Âu Cơ đẻ ra một bọc có một trăm trứng nở ra trăm con. Hùng Vương được truyền ngôi chia nước ra làm 15 bộ, đặt tên nước là Văn Lang, truyền được 18 đời.

       Lạc Long Quân tên húy Sùng Lãm là con của Lộc Tục Kinh Dương Vương và Long Nữ. Lộc Tục là con của Đế Minh và Vụ Tiên. Vì gốc tích Tiên và Rồng nên dân Việt được gọi là “Con Rồng cháu Tiên”. Rồng biểu tượng cho sức mạnh vũ trụ vật chất. Tiên biểu tượng cho trí óc, sự sáng suốt, thông thái, tâm linh.

        Lộc Tục Kinh Dương Vương họ Hồng Bàng. Lạc Long Quân gốc Lạc nên dân Việt cũng được gọi là “Con  Hồng cháu Lạc” cũng gọi là Lạc Việt.

       Âu Cơ đẻ ra một bọc 100 trứng, nở ra 100 con. Cái Bọc trứng của mẹ Âu Cơ tượng trưng cho Trứng vũ trụ trong quá trình tạo sinh là nguyên thủy Thái Cực. Tượng của Thái Cực hình tròn phân cực thành Âm và Dương.

       Từ bọc Thái Cực Âm Dương nở ra 100 con. Tại sao lại 100 ? Vì tổng số của Lạc Thư Hà Đồ là 100. Độ số Lạc Thư cộng là 45. Độ số Hà Đồ là 55. Cộng chung là 100.

       Trong Lạc Thư Hà Đồ có 50 vòng đen thuộc Âm tương ứng với 50 con theo Tổ Mẩu Âu Cơ lên núi và 50 vòng trắng thuộc Dương tương ứng với 50 con theo Tổ Phụ Lạc Long Quân xuống biển.

       Lạc Thư có độ số ma phương cộng dọc công ngang cộng xéo đều ra số 15. Đó là số 15 bộ của nước Văn Lang. Số 15 bộ có lẽ chỉ là con số tượng trưng cho sự vận dụng quy luật vủ trụ Âm Dương, Ngũ Hành, Lạc Thư, Hà Đồ trong việc điều hành đất nước.

  Bánh chưng lễ có 4 sợi giây lạt nhuộm đỏ buộc từng cặp song song nhau và vuông góc chia chiếc bánh thành 9 ô vuông. 9 ô vuông này có liên quan đến cửu cung và độ số của Lạc Thư Hà Đồ. Bánh chưng buộc bằng giây lạt (cũng đọc là lạc) nhuộm đó (hồng) nhắc nhở ta nhớ đến nguồn gốc dòng giống Lạc Hồng. (giây Lạc (lạt) màu Hồng)

                Hình vẽ Củu cung Lạc Thư Hà Đồ và độ số ma phương 15 và 100

 ĐỘ SỐ LẠC THƯ = 45

Số Ma Phương =15

 4 9 2
 3 5 7
 8 1 6

                                              
Các số cộng ngang cộng dọc cộng xéo đều ra 15 gọi là số ma phương
Số ma phương 15 tương ứng với 15 bộ của nước Văn Lang
Độ số Lạc Thư : 15 x 3 = 45

ĐỘ SỐ HÀ ĐỒ = 55

 2 7 4
 35-10 9
 8 1 6

Tổng độ số Lạc Thư 45 + Hà Đồ 55 = 100 

Lạc Thư có các số 9+3+7+5+1 = 25 thuộc Dương
Lạc Thư có các số    4+2+6+8  = 20 thuộc Âm
Hà Đồ có các số   7+9+5+1+3  = 25 thuộc Dương 
Hà Đồ có các số   2+4+10+6+8 = 30 thuộc Âm
Tổng số Dương của Lạc Thư và Hà Đồ = 50
Tổng số Âm của Lạc Thư và Hà Đồ      = 50
50 thuộc Dương tương ứng với 50 con theo Cha Lạc Long Quân xuống biển
50 thuộc Âm tương ứng với 50 con theo Mẹ Âu Cơ lên núi.
Tổng độ số 100 tương ứng với 100 con của Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long Quân.
( Lưu ý : Các số lẻ thuộc Dương, các số chẳn thuộc Âm)

        Huyền thoại Con Rồng Cháu Tiên và Một Bọc nở Trăm Con là do Tiền Nhân muốn nhắn gởi con cháu biết rằng Thái Cực, Âm Dương Ngũ Hành, Lạc Thư Hà Đồ là sản phẩm của Việt Tộc do Tổ Phụ thời thượng cổ lập ra với độ số chính xác sự vận hành của vũ trụ và các sao trong giải Thiên Hà.

         HỒNG PHẠM CỬU TRÙ

       Theo các nhà lý học Trung Hoa cho Hồng Phạm Cửu Trù là của vua Đại Vũ (nhà Hạ) đi trị thủy đến sông Lạc gặp một con rùa thần nổi lên, trên mai có vòng tròn đen trắng gọi là Lạc Thư, ông dựa vào đó mà làm ra 9 trù lớn, gọi là Hồng Phạm Cửu Trù rồi diễn giải và truyền lại cho đời sau. Đoạn văn này phải hiểu là vua Đại Vũ (Hoa Hạ) đã lấy được sách hay học được với dân Lạc Việt về cách xem thiên văn nên gọi là Lạc Thư và cùng lúc học được Hồng Phạm Cửu Trù của họ Hồng Bàng.

       Lại một thuyết nữa theo Kinh Thư nói Vũ Vương nhà Chu đánh thắng nhà Thương mới mời ông Cơ Tử là một tội phạm của Trụ vương để hỏi đạo trời. Cơ Tử bèn đem đạo đó là Hồng Phạm Cửu Trù mà báo lên cho Vũ Vương. Ông Cơ Tử này cũng chỉ là người đã học được Hồng Phạm Cửu Trù từ đời trước nay đem truyền lại cho Vũ Vương mà thôi. (Kinh Thư nói là của Khổng Tử nhưng chính thực là của cháu 12 đời của Khổng Tử là Khổng An Quốc đời Hán Cảnh Đế viết dựa vào cổ thư lấy được trong vách nhà Khổng Tử.)
Trong Kinh Thư thiên quan trọng nhất là Hồng Phạm Cửu Trù lại mang nội dung của người Lạc Việt. Triết gia Kim Định nhận định như sau : Trong mấy thiên đầu Kinh Thư chữ “Viết” cũng đọc và viết là “Việt”. “Viết nhược kê cổ” cũng đọc là “Việt nhược kê cổ” (      ). Các nhà chú giải lâu đời nhất như Mã Dung và Khổng An Quốc cũng chỉ giải nghĩa rằng đó là câu nói giáo đầu (phát ngữ từ) nhưng không đưa ra lý do tại sao lại dùng câu đó, tại sao chữ viết với Việt lại dùng lẫn lộn…vì vậy mà có câu lập lờ mở đầu “Việt nhược kê cổ”. Cả Mã Dung lẫn Khổng An Quốc đều cho chữ “nhược” là thuận, chữ “kê” là khảo. Vì thế câu trên có nghiã rằng : “Người Việt thuận theo ý vua xin kê cứu việc cổ xưa”. Nếu nói viết nhược kê cổ thì câu văn thiếu chủ từ. Còn khi thay vào bằng chữ Việt thì có chủ từ là người Việt, nhưng phải cái phiền là ghi công người Việt vào đầu Kinh Thư thì không tiện, nên cho rằng chữ “Việt” với viết” như nhau…”

      Như chúng ta đã biết Âm Dương Ngũ Hành, Lạc Thư Hà Đồ là của dân Việt thì Hồng Phạm Cửu Trù cũng là của dân Việt. Hồng Phạm Cửu Trù là 9 trù của họ Hồng Bàng làm ra để theo đó mà điều hành việc nước. Hồng Phạm Cửu Trù là bản Hiến Pháp cổ nhất của dân Việt do họ Hồng Bàng lập ra cho việc trị nước.

      Hồng Phạm Cửu Trù có 9 trù tức 9 loại, 9 mục :

Trù 1 : Ngũ Hành : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ
Trù 2 : Ngũ Sự : Mạo (dung mạo), Ngôn, (nói năng) Thị (nhìn xem), Tư (suy nghĩ), Thính (nghe).
Trù 3 : Bát Chính : Thực (ăn), Hóa (tiền bạc), Tự (tế tự), Tư không (canh tác),                       Tư Đồ (giáo dục), Tư khấu (hình phạt), Tân (ngoại giao), Sự (binh bị).
Trù 4 : Ngũ Kỷ : Năm, Tháng, Ngày, Tinh Tú, Lịch pháp.
Trù 5 : Hoàng Cực : (Hoàng là vua, ở ngôi cao nhất gọi là cực). Người làm vua phải dựng nên mực thước cho dân theo. Tóm lại là lẽ công bằng chính trực mà vua phải theo và cũng là người lãnh đạo phải làm, mà như thế là theo lẽ trời.
Trù 6 :Tam Đức : Ngay Thẳng, Cứng rắn, Ôn Hòa.
Trù 7 : Kê Nghi : Tra cứu nghi ngờ. Khi có sự hồ nghi do dự thì dùng bói toán để biết ý trời.
Trù 8 : Thứ Trung : Các “điềm trời”.
Mưa nhiều : vua làm việc rồ dại.
Đại hạn : vua sai lầm.
Nóng nhiều : lười biếng, bê trễ chính sự.
Rét nhiều : Làm việc tính cách nóng nảy.
Gió nhiếu : ngu tối, mờ ám.
Trù 9 : Phú Cực : Ngũ Phúc và Lục Cực :
Ngũ Phúc : Thọ, Giàu, Khỏe mạnh, Đức tốt, Sống trọn đời, Không rủi ro.
Lục Cực : Chết do tai nạn, chết non. Đau ốm tật  bệnh. Lo buồn. Nghèo
đói. Ác nghiệt. Nhu nhược.

       Câu truyện Sơn Tinh Thủy Tinh mà Hùng Vương thứ 18 ra điều kiện ai muốn cưới công chúa Mỵ Nương thì sính lễ phải có là :

      “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”  (Nam Hải Dị Nhân, Phan Kế Bính)

Đây là những giá trị tinh túy nhất của nền văn hiến Văn Lang mà họ Hồng Bàng tạo lập được từ thời thượng cổ cho đến thời bấy giờ, vua Hùng Vương đòi hỏi người con rể và cũng có thể là người kế vị phải thông suốt và có trách nhiệm gìn giữ.

         * Voi chín ngà : Trù thứ nhất: đó là trạng thái ban đầu của vũ trụ theo quan   niệm của thuyết Âm Dương Ngũ Hành là : Kim, Môc, Thủy, Hỏa, Thổ và 4 trạng thái tương tác của nó  là Tứ Tượng : Tương sinh, Tương khắc, Tương thân ,Tương cụ, tổng cộng là 9. Đây là căn bản của hệ tư tưởng, chủ thuyết của nền Văn Hiến Văn Lang được mở đầu trong Hồng Phạm Cửu Trù : Bản Hiến Pháp của họ Hồng Bàng.

        * Gà chín cựa : (Kê Nghi) trù thứ 7 của Hồng Phạm Cửu Trù. Khi nhà vua có điều gì nghi ngờ thì trước hết mưu tính trong lòng rồi mưu với các khanh sĩ, khi cần thì mưu vớii thứ dân, mưu với bói toán. Đó là hình thức dân chủ ngày nay, không độc đoán mà lấy ý kiến dân chúng.

        * Ngựa chín Hồng Ma : Ngựa ngày xưa tượng trưng cho sức mạnh, chiến tranh và quyền bính. Ngựa chín hồng mao là hình ảnh của Hồng Phạm Cửu Trù, là những giá trị mà  người lãnh đạo phải noi theo trong việc điều hành quốc gia, giữ vững biên cương.

         Truyền thuyết kể rằng: Sơn Tinh là Tản Viên Sơn Thần đã giải đúng và cưới được Mỵ Nương nhưng không màng ngôi vua mà quyết chí theo Chử Đồng Tử ngao du sơn thủy tu tiên nên nhường ngôi vua cho Thủy Tinh Thục Phán. An Dương Vương đã không giữ được cơ nghiệp của họ Hồng Bàng truyền lại mà để mất trong tay Triệu Đà (Hoa tộc). Thời kỳ rực rỡ của nền Văn Hiến Văn Lang đã khép lại khi An Dương Vương trên lưng thần Kim Quy đi xuống biển.

 Quy Lịch

        Sách Thông Chí của Trịnh Tiều chép: “Đời Đào Đường (Vua Nghiêu 2253 TCN) Phương Nam có bộ Việt Thường cử sứ bộ qua lại hai lần phiên dịch sang chầu, dâng con rùa thần có lẽ đã sống trên 1000 năm, mình dài hơn 3 thước, trên lưng có khắc văn khoa đẩu ghi việc trời đất mở mang. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy Lịch”.

Đoạn văn ngắn đó cho ta nhiều điểm đáng lưu ý:

       Bộ Việt Thường : đây là một bộ của nước Văn Lang 15 bộ.

       Trên lưng rùa có khắc chữ khoa đẩu: chữ khoa đẩu cũng gọi là chữ nòng nọc hay chữ con quăng. Điều này chứng tỏ tộc Việt đã có chữ viết ghi các sự việc. Chữ viết khắc trên lưng rùa nên cần phải có rùa to lớn. Rùa lớn chỉ ở vùng sông Dương Tử là nơi tộc Việt sinh sống mới có. Tộc Hoa ở vùng Hoàng Hà không có rùa lớn. Những mu rùa người ta tìm thấy sau này ở kinh đô nhà Thương có khắc chữ khoa đẩu hẳn là của dân Lạc Việt, có thể do dân Lạc Việt đem tặng, có thể là do tộc Hoa xâm lăng đánh cướp được ( nhà Thương/Ân xâm lăng Văn Lang thời Hùng Vương thứ 6). Rùa lại đến với dân Việt khi thần Kim Quy giúp vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa và cho móng vuốt làm lẫy nỏ để giữ nước nhưng đã bị Trọng Thủy của tộc Hoa ăn trộm tức đoạt mất tinh hoa của nền văn hiến Việt tộc. Do đó Hoa tộc đã học được thuyết Âm Dương Ngũ Hành cũng như Lạc Thư, Hà Đồ, Kinh Dịch, Lịch pháp cùa tôc Việt

       –  Ghi việc trời đất mở mang : là việc tạo thành trời đất từ Thái cực đến Âm Dương Ngũ Hành, Kinh Dịch và Lạc Thư Hà Đồ.

 

       –  Sai chép lấy gọi là Quy Lịch : chứng tỏ Việt tộc đã biết coi thiên văn địa lý để làm ra lịch. Dân Việt sống bằng nghề trồng lúa nước (Lạc dân, Lạc điền) cần biết thời tiết để canh tác trong năm nên cần có lịch. Hoa tộc đã học làm lịch với Việt tộc.

        Kinh Thư viết là vua Nghiêu sai hai ông Hy Hòa làm ra lịch. Như đọan văn trên nói rõ là khi được rùa thần trên lưng có khắc chữ khoa đẩu nói về việc trời đất mở mang do bô Việt Thường đem tặng nên mới sao chép lấy gọi là Quy Lịch chứ không phải do vua Nghiêu sai hai ông Hy Hòa làm ra lịch.



Lại nữa, dân ta có câu ca dao độc đáo nói về việc hai ông Hy Hòa làm lịch:

 Ai về nhắn họ Hy Hòa


Nhuận năm sao chẳng nhuận và (vài) trống canh.

 Nó chứng tỏ hai ông Hy Hòa Làm lịch này là người Lạc Việt trong thời nước Văn Lang đang rực rỡ với nền Văn Hiến dựa trên nền tảng Âm Dương, Ngũ Hành, Lạc Thư, Hà Đồ và Hồng Phạm Cửu Trù cũng như Kinh Dịch.

      Các sách Tàu như Giao Châu Ký, Tam Đô Phủ, Ngô Lục Địa lý, PhươngThảo Mộc Trang xác nhận 12 con giáp của lịch pháp là của Việt tộc như sau : ..họ (Lạc Việt) đem tính tình các con vật mà so sánh với người rồi họ truyền tụng rằng ngày thứ nhất trời sinh con chuột, ngày thứ hai sinh con trâu, ngày thứ ba sinh con cọp v.v..” … “Dân Lạc Việt trồng lúa mà ăn, dùng trà mà uống”… “dùng đá màu làm men gốm”…”Họ biết tìm hiểu các thức ăn nóng mát (tức thuyết âm dương) để trị bệnh, dùng kim đâm vào da thịt lấy máu để trị bệnh (lể giác bầu) lấy đá hơ nóng áp vào da thịt để trị bệnh…”  chứng tỏ dân Lạc Việt đã làm ra lịch, đã áp dung âm dương trị bệnh, căn bản của nền y học.

Sách Cổ Kim Đồ Thư, Thảo Mộc Điếm viết : “Mã Viện tâu vua Tàu: Giao chỉ ép mía làm đường…Giao Chỉ làm giấy mật hương. Giấy mật hương làm bằng lá và vỏ cây mật hương trồng ở Giao Chỉ, giấy mềm. giai và thơm, ngâm nước không bở không nát.” Điều đó chứng tỏ từ đời Hùng Vương chúng ta đã có chử viết vì làm giấy không để viết chữ hay vẽ thì để làm gì?

      TÌM LẠI BẢN GỐC.

Kể từ thời thượng cổ các Tổ Phụ dân Lạc Việt đã biết ngửng lên nhìn trời xem sự vận chuyển của tinh tú trên giải thiên hà, lại nhìn xuống đất xem xét sự vật mà hình thành thuyết Âm Dương Ngũ Hành, Lạc Thư Hà Đồ. Từ đó làm ra Kinh Dịch, Lịch Pháp rồi Hồng Phạm Cửu Trù để điều hành việc nước và các sản phẩm của Âm Dương Ngũ Hành như Y Học, Thái Ất Thần Kinh, Tử Vi, Phong Thủy…

      Để lưu truyền hậu thế các ngài đã cụ thể hóa các lý thuyết cao siêu trong các huyền thoại, ca dao hay sự vật khi nước mất chủ quyền.

      Về thuyết Âm Dương Ngũ Hành, Kinh Dịch các ngài đã làm ra Bánh Dầy Bánh Chưng cùng với câu tục ngữ tuyệt vời “Mẹ Tròn Con Vuông”

      Với Lạc Thư Hà Đồ, các ngài đã lưu truyền huyền thoại “Con Rồng Cháu Tiên”. với 100 con, 50 theo Mẹ lên núi, 50 con theo Cha xuống biển, đất nươc chia làm 15 bộ.

      Về việc điều hành đất nước và các đức tính người lãnh đạo phải noi theo là Hồng Phạm Cửu Trù thì đã có câu truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” với lời thiệu: Voi Chín Ngà, Gà Chín Cựa, Ngựa Chín Hồng Mao.

      Các ngài đã làm ra lịch để dân ta biết năm tháng mùa màng mưa nắng cho việc cày cấy lúa nước với câu ca dao bất hủ : Ai về nhắn họ Hy Hòa – Nhuận năm sao chẳng nhuận và trống canh”.

       Về chữ viết thì chính người Tàu đã công nhận dân Lạc Việt có chữ khoa đẩu (con quăng, nòng nọc) và dùng lối thắt nút để cai trị dân.

       Kể từ khi bộ Việt Thường đem Rùa Thần có khắc chử khoa đẩu ghi việc mở mang trời đất (Âm Dương Ngũ Hành Lạc Thư Hà Đồ, Lịch Pháp) tặng cho vua Nghiêu để xiền dương nền Văn Hiến tuyệt vời của dân Việt cho đến thời An Dương Vương bị Hoa tộc (Triệu Đà) đánh bại, đã giáng nhát gươm oan nghiệt xuống đầu Mỵ Châu rồi cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Thần (Kim Quy) đi xuống biển thì trang sử hào hùng chói lọi Văn Hiến Lạc Việt đã khép lại. Kẻ thống trị đã cưỡng đoạt các giá trị văn hóa của Việt tộc làm của mình. Hàng ngàn năm bị đô hộ, nền văn hóa dân tộc bị kẻ xâm lăng tước đọat. Chỉ trong vỏng 14 năm thời nhà Minh xâm lăng cai trị mà tất cả sách vở đều bị tịch thu, bắt nhân tài qua phục vụ mẫu quốc, bắt dân chúng theo phong tục tập quán Tàu, thì hàng ngàn năm bị đô hộ nền tảng văn hóa dân tộc còn gì nữa. Sĩ Nhiếp được tiếng là giáo hóa dân Việt, thực ra đã bắt dân ta học chữ Tàu, bỏ chữ khoa đẩu, bắt cưới hỏi theo lề lối Tàu, bỏ chế độ mẫu hệ, bắt ăn mặc theo Tàu cài vạt áo bên phải nghĩa là bắt theo phong tục của Hoa tộc.

May mắn dân ta còn lưu truyền truyện tích mang tính chất huyền sử, còn ca dao tục ngữ, còn bánh dầy bánh chưng để chứng nhận di sản văn hóa của Tổ Tiên mà ngày nay tưởng như là của Tàu. Những chiếc chìa khóa để mở cửa vào nền Văn Hiến bất diệt của dân tộc còn nằm rải rác trong dân gian, cần nhiều khai thác.

     Nền Văn Hiến Việt tộc khởi đi từ thượng cổ, ít ra là từ Kinh Dương Vương, sánh ngang với các nền văn minh nhân loại như Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn Độ… Bởi vậy khi dành được tự chủ, chậm nhất từ thời nhà Lý, ông cha ta đã hân hoan hãnh diện công bố đất nước “Bốn Ngàn Năm Văn Hiến”. Đến nay trải qua ngàn năm tự chủ, đất nước Việt Nam, dân tộc Lạc Việt đã có “Năm Ngàn Năm Văn Hiến”. Chúng ta hãnh diện là con dân của nước Việt Nam Văn Hiến.*

Đông Biên

Nguồn:  http//www.taphopdongtam.org

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc và để
 phục hồi nền An Lạc & Tự Chủ