NGHIÊN CỨU,  Việt Hải

Thiền Tông Võ Đạo và Văn Hoá Việt Tộc

Thiền Tông Võ Đạo (GS. Vũ Đức (Âu Vĩnh Hiền):

Về Võ Lâm Việt Nam Chính Tông và Võ sư Đoàn Tâm Ảnh, pháp danh Thiện Tâm Thiền Sư:

– Năm 1900 – 2008: Võ sư Đoàn Tâm Ảnh, pháp danh Thiện Tâm Thiền Sư, phương danh Nguyễn Văn Sáu (Sáu Nhỏ) hiện nay 2008 ông dã qua đời tại Việt Nam. Ông sanh tại Bạc Liêu, nam Việt Nam. Năm 1911, ôn theo thầy Mộc Đức Thiền Sư học đạo Thiền Tông và võ lâm cổ truyền, tại chùa Phi Lai Tự (miền Bắc Trung Hoa). Năm 1930, trở về Việt Nam, ông sáng lập môn phái võ lâm Việt Nam Chính Tông. Lần lượt, mở các võ đường tại các tỉnh miền Nam Việt Nam như: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Cần Thơ, Bến Tre, Long Xuyên, Vĩnh Long, Rạch Giá… Rồi, bí mật thành lập đảng Sao Trắng, kết nạp các nghĩa sĩ để chống Pháp, và đã một thời oanh liệt, đảng Sao Trắng của ông đã làm điên đảo, bối rối cho các tay cường hào ác bá cùng chính quyền Pháp ở miền lục tỉnh (Hậu Giang, miền Nam). Về sau ông lên Sài Gòn mở các lớp dạy võ lâm. Trong suốt cuộc đời truyền dạy võ lâm, ông đã đào tạo rất đông đảo huấn luyện viên và võ sư rải rác từ Sài Gòn đến các tình miền nam, Việt Nam. Trong số các cao đồ đắc ý nhất của ông, và đã làm rạng rỡ cho môn phái võ lâm đáng kể đến như: Giáo sư Hàng Thanh (Phan Chấn Thanh), giáo sư Vũ Đức (Âu Vĩnh Hiền), giáo sư Hùng Phong (Huỳnh Ninh Sơn), giáo sư Nam Phong (Nguyễn Thiên Tài), giáo sư Lạc Hà (Nguyễn Văn Bé), giáo sư Từ Võ Hạnh, giáo sư Lư Công Khanh, võ sư Long và võ sư Châu (ở Cần Thơ) …

– Đến năm 1970, ông chánh thức chấm định giáo sư Vũ Đức (Âu Vĩnh Hiền) là người được ủy nhiệm thừa kế chức vụ Chưởng Môn võ phái, để thay thế ông trong việc phát triển môn phái Võ Lâm Việt Nam Chính Tông. Sau đó, để tìm nguồn an lạc tại chốn thiền môn, ông đã trụ trì tại chùa Pháp Hoa (Sài Gòn).

– Từ năm 1970 đến 4/1975, giáo sư Vũ Đức (Âu Vĩnh Hiền) đã thành lập Trung Tâm Huấn Luyện Võ Lâm Việt Nam Chính Tông tại địa điểm: Chi Thanh Niên Quận Sáu, Chợ Lớn (140 Lê Quang Hiền, Chợ Lớn). Trong thời gian tại Việt Nam, giáo sư Vũ Đức đã đào tạo được một số đông đảo võ sinh. Những Đai Đen Huấn Luyện Viên đáng kể như: Hồng Long, Châu Việt Hùng, Trần Văn Quang, Lê Văn Phước, Lê Kiến Sanh, Trần Văn Hoàng, Nguyễn Văn Bình, Trương Sắc Hào…

– Sau 4/1975, môn phái Võ Lâm Việt Nam Chính Tông đã được chánh thức sửa tên gọi là Võ Lâm Đạo Việt Nam, với sự chuẩn nhận của sáng tổ Thiện Tâm Đoàn Tâm Ảnh và Chưởng Môn giáo sư Vũ Đức (Âu Vĩnh Hiền).

– Để thống nhất đường lối hoạt động của các võ đường chi nhánh Võ Lân Đạo ở trong nước Việt Nam và hải ngoại, võ phái còn được sự chỉ đạo trung ương của Tổng Hội Thế giới Võ Lâm Đạo Việt Nam (VoLamDao Vietnam Kungfu World Federation), chủ tịch hội đồng do Chưởng Môn Giáo Sư Vũ Đức phụ trách, trụ sở đặt tại miền nam California, Hoa Kỳ (hộp thư liên lạc: PO Box 6204, Rosemead, CALIF. 91770 – 1634, USA). Tổng Hội Thế Giới Võ Lâm Đạo Việt Nam đã được giáo sư Vũ Đức chánh thức thành lập, với giấy phép của chính quyền tiểu bang California, USA, cấp ngày 07/07/1982.

Xem tiếp link sau:

Lịch sử Võ học Việt Nam, Giáo Sư Vũ Đức :http://vietsciences.free.fr/lichsu/lichsuvohocvn.htm

Bồ Đề Đạt Ma chu du càn khôn thiên hạ.

Sách Thiền Tông Võ Đạo đưa dẫn người đọc đi từ cội nguồn Phật giáo Thiền Tông Thiếu Lâm Trung Hoa với Bồ Đề Đạt Ma qua đến Võ Lâm Việt Nam Chính Tông và Võ sư Đoàn Tâm Ảnh, pháp danh Thiện Tâm Thiền Sư. Theo truyền thuyết của Phật giáo Thiền Tông Thiếu Lâm Trung Hoa, sau khi từ biệt Lương Vũ Đế, Bồ Đề Đạt Ma đã vượt sông Trường Giang (Dương Tử Giang) trên một ngọn cỏ lau (cước đạp lô diệp quá giang) đi đến chùa Thiếu Lâm và trụ trì ở đó. Ngày nay ở Thiếu Lâm tự vẫn còn bức tượng “cước đạp lô diệp quá giang” miêu tả tích này. Tại ngôi chùa này, ông đã thực hành thiền định trong chín năm liền quay mặt vào vách núi (cửu niên diện bích).Thiếu Lâm Võ Phái được khai sáng bởi Đạt Ma Sư Tổ đến từ Tây Trúc được xem là đại diện cho “Võ Lâm Chính phái”.

Đại Tôn Sư Thiếu Lâm Đoàn Tâm Ảnh.

Thiền sư – Đại Tôn Sư Đoàn Tâm Ảnh (Tô Văn 1900-2008)

Thiền sư Đoàn Tâm Ảnh (tên thật là Tô Văn), biệt danh Sáu nhỏ sinh năm 1900 tại Chợ Lớn Sài Gòn.Thiền sư Đoàn Tâm Ảnh là con trai út trong 1 gia đình đông con gồm 6 chị em, cha của ông là cụ Tô Nghiêm, người gốc Trung Quốc, mẹ là bà La Thị Muối, người Nghệ An, Việt Nam.Do thể chất nhỏ bé và thường hay bị bệnh tật nên cha mẹ đã gửi ông cho Mộc Đức Thiền Sư, một người Hoa lưu lạc ở Việt Nam, thâu nhận làm đệ tử với mong muốn ông được rèn luyện võ nghệ, tăng cường sức khỏe. Thấy Tô Văn nhỏ bé nhưng rất nhanh nhẹn, tháo vát lại có năng khiếu về võ thuật, Mộc Đức Thiền Sư hết lòng quý mến truyền dạy võ nghệ cho cậu. Năm 1913, được sự đồng ý của gia đình, 2 chú cháu khăn gói sang Trung Quốc. Từ đây, cậu bé Tô Văn được các hòa thượng trong chùa Phi Lai Tự thâu nhận. Họ dạy cho ông cách Thiền định và võ học của Bắc phái như: Côn Luân, Cửu Ngũ Tam Vương, Xà Quyền.Ngoài ra ông được thầy Trường Giang Mạnh Vũ truyền dạy cho Thiếu lâm Nam phái.

Sau 11 năm ông quay trở lại quê hương, đổi tên hiệu thành Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ảnh. Từ bộ căn bản “Thất Thập Nhị Huyền Công” (72 thế căn bản tuyệt diệu nhất của Thiếu Lâm Tự), “Thập Bát La Hán Thế” bao gồm 18 chiêu thức chiến đấu (18 thế này đã được đúc thành 18 pho tượng ở Chùa Thiếu Lâm; “La Hán Thần Công” (18 chiêu thức tuyệt kỹ) đều được Tô Văn đón nhận, say mê luyện tập. Khi đã lĩnh hội được hầu hết những tinh hoa của Thiếu lâm, kết hợp với 1 số người, Tô Văn vận dụng “Thất thập nhị Huyền Công”, 18 thế quyền La Hán kết hợp với quyền của bên Bắc phái sáng chế ra 18 bài quyền, (Bài thấp nhất có 21 thức chính, bài dài nhất có 73 thức chính). Trong 18 bài quyền này ông lấy “Thất Thập Nhị Huyền Công” làm căn bản, lấy “Thập Bát Chưởng Công”, “Lục Bộ Thần Công” để ghép đan xen vào thành 18 bài quyền theo thức tự từ thấp lên cao, riêng bộ La Hán Thần Công ông để vào chương trình Thượng Đẳng và đặt tên cho môn võ này là môn “Võ Lâm Chánh Tông Thập Bát La Hán Quyền”. Ngày 03/11/2008 (tức ngày 06/10 năm Mậu Tý), lão Thiền sư Đoàn Tâm Ảnh tạ thế, hưởng dương 109 tuổi. Ông mất đi để lại cho các thế hệ sau một kho tàng tài liệu về võ thuật; từ các bí kíp võ thuật của Bắc phái như “Côn Lôn”, “Cửu Ngũ Tam Vương”, “Xà Quyền“… cho đến tài liệu về võ học của phái “Võ Lâm Chánh Tông Thập Bát La Hán Quyền” và cả những kinh nghiệm mà ông đã đúc rút ra trong suốt cuộc đời phiêu bạt giang hồ của mình.

Văn Hoá Việt Tộc (GS. Vũ Đức (Âu Vĩnh Hiền):

Văn hóa theo cái nhìn của GS. Nguyễn Thanh Liêm thì tổng quát có thể hiểu văn hóa là lối sống (life style) của một nhóm người ở trong một khu vực địa lý nào đó hay rộng hơn là của cả một dân tộc trong một quốc gia. Có xã hội loài người là có văn hóa vì có những sinh hoạt có ý thức của con người. Ngôn ngữ, tư tưởng, tín ngưỡng, các hoạt động kinh tế, các kỹ thuật, các sinh hoạt nghệ thuật, cách xử sự ở đời, cách ăn mặc, các thứ lễ nghi…tất cả mọi hoạt động của con người trên cõi đời này đều thuộc về văn hóa. Khi mở mắt chào đời ta đã được đặt trong một cộng đồng, một xã hội, một nền văn hóa rồi. Còn Văn hóa cổ truyền Việt Nam là khi nói đến văn hóa Việt Nam chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa của người dân Việt từ thuở xa xưa nào đến giờ và từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, với một số những đặc tính nào đó gắn liền với con người và xã hội văn hóa Việt, làm cho nó khác biệt với những nền văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới. Nó bao gồm tiếng Việt, tư tưởng Việt, tôn giáo tín ngưỡng Việt, lễ nghi Việt, quần áo thức ăn Việt, vv.. Vì mang những đặc tính rất đặc biệt của dân tộc Việt Nam từ nhiều năm qua nên văn hóa dân tộc thường được đồng hóa với văn hóa cổ truyền hay truyền thống văn hóa Việt. Đó là nền văn hóa mà hầu hết người Việt Nam chúng ta đều nghĩ rằng nó là của chung của chúng ta do tổ tiên ta dựng nên từ hơn bốn ngàn năm qua. Văn hóa biến đổi.

Những người thiết tha với văn hóa Việt Nam, muốn làm cái gì tốt đẹp cho văn hóa nước nhà thường có thể nghĩ đến một mặt bảo tồn nền văn hóa cổ truyền của dân tộc và mặt khác phát huy hay tân tiến hóa nền văn hóa đó để xây dựng nên một nền văn hóa mới. Và khi nói đến bảo tồn hay phát huy hay tân tiến hóa là phải nói đến sự biến đổi của văn hóa. Không có một nền văn hóa nào đứng yên một chỗ, không có một nền văn hóa nào có thể giữ nguyên trạng thái của nó từ buổi ban đầu cho đến bây giờ dù người ta có cố bảo tồn duy trì nó mãi. Kết quả của những công trình nghiên cứu về văn hóa của các nhà văn hoá nhân loại học (cultural anthropology) cho thấy không có một nền văn hóa nào hoàn toàn giữ được nguyên vẹn những đặc tính của nó qua thời gian. Bất cứ nền văn hóa nào, dù ở trong những xã hội đóng kín không có những tiếp xúc với bên ngoài đi nữa, vẫn ít nhiều thay đổi theo thời gian. Nhịp điệu biến đổi có thể từ rất nhanh, đến nhanh, hay chậm và rất chậm, tùy theo hoàn cảnh, tùy theo trường hợp. Phần nhiều các nền văn hóa đều thay đổi rất chậm nếu không có những va chạm/xung đột lớn lao như sự va chạm/xung đột giữa văn hóa Á Đông và văn minh Âu Tây hồi thế kỷ XIX-XX. Nhưng dầu chậm nó vẫn phải thay đổi mặc dầu trong đà biến đổi tự nhiên của văn hóa bao giờ cũng có khuynh hướng chóng chọi lại không nhiều thì ít.

Suy nghĩ riêng của VHLA:

Nguồn gốc Tộc Việt và 4000 năm văn hiến: Chung quy khi ta nhận định một cách khách quan những sử liệu cổ, nhất là hai cuốn sách Lĩnh Nam Chính Quái và Đại Việt Sử Kỷ Toàn Thư,  4000 năm văn hiến của đất nước thật khó thuyết phục, nếu không muốn nói là hoang đường.  Hơn trăm năm qua, người dân Việt Nam,  già trẻ luôn luôn tự hào về đất nước với 4000 năm văn hiến, khi chính những vị quan viết sử, cũng như vua Tự Đức đều ghi nhận “căn cứ vào cái không và làm ra có”.  Thật vậy, 4000 năm văn hiến chỉ thuộc về phần huyền sử của đất nước,  dựa trên những sự kiện chưa được xác nhận, kiểm chứng bởi các sử gia, những nhà khảo cổ của đất nước và của những nhà nghiên cứu lịch sử trên thế giới. Nếu căn cứ vào sách Việt Sử Lược, triều đại Hùng Vương bắt đầu từ thế kỷ thứ 7 trước TL cho đến ngày nay, chúng ta chỉ có hơn 2500 năm văn hiến. Còn nếu loại bỏ 1000 năm bị đô hộ, thì số năm văn hiến nước ta chưa tới 1500 năm. Nhưng ta cứ nói 4000 năm thì giá trị lịch sử bị mất đi. Đây là điều trái ngược với nguyên tắc viết sử của một dân tộc.

Thiền Tông Võ Đạo.

Cả 2 tác phẩm  Thiền Tông Võ Đạo và Văn Hoá Việt Tộc của GS. Vũ Đức Âu Vĩnh Hiền là những tài liệu sưu khảo quý giá. Tôi nhớ khi xem quyển Tài liệu lưu trữ về Charlie Chaplin, dầy bằng sách Thiền Tông Võ Đạo, 2 tác phẩm chuyên môn một nói về lịch sử một con người điện ảnh tiền phong Tây phương, một về một võ phái  lâu đời như Đạt Ma Sư Tổ với Phật giáo Thiền Tông Thiếu Lâm Trung Hoa.

Xem thêm: Cuốn sách “Charlie Chaplin’Archives” (Tài liệu lưu trữ về Charlie Chaplin) là tác phẩm với sự góp sức của rất nhiều tác giả, trong đó có nhà sử học nổi tiếng nước Anh là Paul Duncan. Đây là cuốn sách nặng hơn 6kg, dày hơn 560 trang, Theo nhật báo Libération (18/12/2015), cuốn sách không tiết lộ những chi tiết mới, song trình bày công phu hơn và phong phú hơn về cuộc đời còn nhiều bí ẩn của danh hài Charlie Chaplin; bắt đầu từ tuổi thơ bần hàn lên tới tột đỉnh vinh quang và đến tác phẩm cuối cùng A Countess from Hong Kong (Nữ bá tước từ Hồng Kông, 1967) trước khi ông lui về ở ẩn tại Thụy Sĩ. Cuốn sách khai thác triệt để kho lưu trữ gồm tài liệu làm việc của Charlie Chaplin, những bài báo và posters quảng cáo thời kỳ đó cùng với hồi tưởng của những người từng cộng tác với diễn viên hài này.

Và sách kia là cuốn Shōgun của nhà văn James Clavell, là cuốn tiểu thuyết đầu tiên trong bộ series có tên The Asian Saga và theo Amazon, nó có tổng cộng 1.008 trang. Đây là một tiểu thuyết lịch sử về sự trỗi dậy của Toranaga thành Mạc phủ ở Nhật Bản vào thế kỷ 17, qua con mắt của vị thuyền trưởng người Anh, John Blackthorne. Shōgun bắt đầu khi Blackthorne bị đắm tàu ​​và bị bắt giữ bởi những samurai địa phương, cùng với thủy thủ đoàn của anh ta trên tàu Erasmus. Thuyền trưởng và người của anh ta sau đó bị đưa ra xét xử như những tên cướp biển, họ thua cuộc. Cuộc sống của họ chỉ được cứu bởi mong muốn của những người dân địa phương Nhật Bản này là giữ họ như một cách để tìm hiểu thêm về người châu Âu. Để giữ cho phi hành đoàn của mình sống sót, Blackthorne phải sống yên bình trong một gia đình, trong khi những người đàn ông còn lại vẫn bị giam cầm./

Tóm lại, với  quyển trường thiên ngàn trang Văn Hoá Việt Tộc tôi so sánh với cuốn Shōgun của nhà văn James Clavell, và Shogun kể về câu chuyện độc đáo về con người, văn hóa và phong tục Nhật Bản. Một bộ truyện dài và dày nhưng cuốn hút người đọc từ đầu đến cuối. Truyện lấy bối cảnh vào năm 1600, một dấu mốc then chốt trong thời Chiến quốc tại Nhật bản khi mà các thế lực kình chống nhau đang vào lúc căng thẳng nhất, cuộc chiến phân tranh thiên hạ Shekigahara nổi tiếng sắp sửa nổ ra giữa hai phe Toranaga (trên thực tế là Tokugawa) và phe Ishido (trên thực tế Isida bảo vệ người thừa kế của nhà Toyotomi). Các nhân vật và sự kiện đều dựa trên sự thực lịch sử Nhật Bản. Trong khi Văn Hoá Việt Tộc của tác giả Vũ Đức (Âu Vĩnh Hiền cho ta cái nhìn tỉ mỉ và toàn diện nền văn hóa gốc của dân tộc Việt Nam.

Việt Hải, Los Angeles, 28/01/2023.