Khánh Lan,  NGHIÊN CỨU,  Văn Thơ

Tình bạn tri kỷ, tâm giao … dư âm hoài niệm tại Từ Mai Gia Trang (GS Trần Huy Bích)

Khánh Lan

Theo danh nhân thi ca Kahlil Gibran (1883-1931), thi sĩ và họa sĩ người gốc Lebanese (Li-băng), được xem như một trong các đạo sư vĩ đại của thế kỷ 20. Các tác phẩm của ông chứa đựng những thông điệp cao cả, nhất quán và vượt thời gian về một thế giới đại đồng, tôn giáo hòa đồng, tình huynh đệ, một tình thương vĩnh hằng nối kết con người với nhau trong tình yêu thương nhân loại từ Thượng đế giữa một trần gian hiệp nhất với không gian. Do vậy, Ngôn sứ (prophet), được hiểu như một sứ giả chuyển giao một thông điệp bằng ngôn từ…” Về Tình bạn.”

Một người tuổi trẻ thưa, Hãy nói cho chúng tôi về tình bạn và Gibran đáp lại rằng:”Người bạn là những cần thiết của các bạn được đáp ứng”.

Phải chăng,Giáo sư Từ Mai Trần Huy Bích chính là cánh đồng bao la với con tim vĩ đại và Từ Mai Trang là điểm hẹn để các bạn gieo hạt yêu thương và sẽ gặt hái tình bạn chân thật với lòng biết ơn người đã vun tưới nó …

Cánh đồng Từ Mai Trang là bàn ăn đầy ắp thực phẩm và cái lò sưỡi kia là nơi ấp áp trong mùa đông lạnh giá. Đến gia trang của Thày Từ Mai Huy Bích hẳn các bạn đã tìm đến nơi tràn ngập sự bình an. Các bạn ơi, bạn có biết, bạn đã tìm đến một nơi để nghe thông điệp ngôn sứ của Thày Từ Mai Huy Bích về thế nào là tình bạn thực sự. Xin thưa rằng khi bạn đến với Từ Mai Gia Trang là bạn đã nghe The Prophet, một danh tác về tình bạn của cụ Khalil Gibran, giáng cơ qua Thày Từ Mai Trần Huy Bích.

Tình Bạn và thi ca

Một thi tác, bài thơ “The Pleasures of Friendship“, của thi sĩ Stevie Smith về ý nghĩa sâu xa của tình bạn.

Stevie Smith [1902-1971]

Stevie Smith sinh ra ở miền Bắc nước Anh nhưng bà chuyển đến London rất sớm. Bà là một trong những nhà thơ được yêu thích nhất nước Anh, giành được Huy chương Vàng của Nữ hoàng về Thơ vào năm 1969. Bài thơ “Không vẫy tay chào chia tay nhưng chết đuối” của bà thường xuyên nằm trong số 10 bài thơ hay nhất ở Anh trong các cuộc bình chọn của đài phát thanh Vox Pop.

Những niềm vui của tình bạn (The Pleasures of Friendship):

Niềm vui của tình bạn thật tuyệt vời,

Thật thú vị biết bao khi được đi thăm một người bạn!

Tôi đến bên bạn tôi, chúng tôi đi dạo trên bãi cỏ,

Và những giờ phút như phút trôi qua.

Phân tích bài thơ The Pleasures of Friendship: Bài thơ này ca ngợi những niềm vui giản dị của tình bạn, sự hài lòng trong những trải nghiệm được sẻ chia và thời gian trôi qua. So với những tác phẩm u ám hơn của Smith, nó mang đến một khoảng thời gian nghỉ ngơi sảng khoái với giọng điệu vui vẻ và tập trung vào những khía cạnh tích cực của sự kết nối tình bạn giữa con người với nhau. Nó phản ảnh của sự mong muốn được an ủi bằng sự thoải mái của thời hậu Thế chiến thứ hai, nhấn mạnh tầm quan trọng của mối liên kết giữa con người với nhau trong một thế giới đang phục hồi tái thiết sau chiến tranh và chịu dựng những mất mát.

NV Việt Hải, GS Quyên Di, Chị Topaz, GS Trần Huy Bích, Minh Khai, GS Dương Ngọc Sum.

Nói về tình bạn, Khánh Lan cũng đã sáng tác một bài thơ về tình bạn như sau:

Tình Bạn Vô Biên

Thời gian trôi lặng lẽ

Thấm thoát bảy thập niên

Văn thuần, thơ hiệp ý

Tâm đắc bạn văn chương.

Ước giao tình Tri kỷ           

Xướng họa cùng ngâm nga

Thầm khen thơ ý lạ

Đáng yêu hạ bút thôi.

Nhớ mãi những buổi chiều

Cảm tác đôi vần thơ

Vô biên về tình bạn

Luôn đậm đà thiết tha.

Hỡi tâm hồn khoáng đạt

Mãi say đắm mộng mơ

Những dòng thơ hoa mỹ

Vằng vặc dưới trăng ngà.

Xuân về tại Từ Mai Gia Trang:

Trong bữa tiệc Tân Niên tại Gia Trang của Giáo Sư Từ Mai Trần Huy Bích, Nhà Văn Khánh Lan đã chúc Tết quý Thày Cô qua mấy câu thơ và gởi lời chân thành cám ơn Giáo Sư Trần Huy Bích cùng quý vị niên trưởng và quý anh chị em…

Xuân về kính chúc quý thầy cô.

An khang, thịnh vượng, bao niên kỷ.

Trường thọ, Thanh Nhàn, khoáng đạt tâm

Văn chương, lịch sử thời thông suốt

Rạng danh nhà giáo khắp bốn phương.

Nhân dịp xuân về Khánh Lan đã thảo một bài thi ca Hán Việt, tứ ngôn tứ tuyệt thể biền ngẫu cân đối:

Mai khai phú quý.

Đào tải an khang

Thọ sinh vạn phúc

Lộc cung thắng lợiPhúc cầu toàn gia.

Mùa xuân đến, thiên nhiên chuyển mùa, không gian bừng sinh, Khánh Lan đã họa bài thơ chúc mừng xuân mới như sau:

Xuân nay trở về 

Không gian tái sinh

May mắn vào cửa 

Hoan hỉ tràn dầy.

Khánh Lan cho rằng không hẳn chỉ có mùa Xuân ở Trung Hoa hay Việt Nam, mà mùa Xuân còn ở những nơi như Teipei (Đài Bắc Đài Loan), Seoul (Đại Hàn) …

Đôi Nét về Thi Ca Truyền Thống Nhật Bản (Haiku) và thi ca Truyền Thông Đại Hàn (Sijo)

Dựa theo bài viết trên trang nhà KBS-World-Âm Điệu Ngàn Xưa thì “khi ta đề cập đến thi ca truyền thống Nhật Bản, người ta thường nghĩ về thể thơ Haiku (句) bởi lẽ đây là một thể thơ thịnh hành ở Nhật Bản. Haiku là sự dung nạp và kết tinh của nhiều giá trị văn hóa tinh thần của người phương Đông như Hoa, Nhật, Hàn hay Việt tộc. Tương tự như thơ Haiku của người Nhật Bản, thơ Sijo (소지) của Đại Hàn. Xét về thơ cổ Sijo là thể thơ truyền thống của dân tộc Hàn, một bài thơ thuộc thể loại này thường có bố cục ba dòng truyền thống. Thơ cổ Sijo là thể thơ truyền thống của dân tộc Hàn. Một bài thơ thuộc thể loại này thường có bố cục ba dòng. Mỗi dòng có hai nhịp, mỗi nhịp có từ 3 đến 4 chữ. Vậy nên thơ cổ Sijo còn được gọi là thể thơ ba dòng sáu nhịp.

동짓달 기나긴 밤을 한 허리 둘에 내어
춘풍 이불 아래 서리서리 넣었다가
임 오는 밤이어들란 구비구비 펴리라.

Thơ cổ Sijo vừa là tác phẩm văn học vừa có thể trở thành lời của bài hát với những câu chữ ngắn gọn nhưng lại sâu sắc, có thể diễn tả mọi cung bậc của cảm quan, cảm xúc. Sau này bố cục truyền thống của thơ cổ Sijo dần biến đổi cách tân, thành thể loại có số âm tiết nhiều hơn được gọi là Saseolsijo. So với thơ cổ truyền Pyeongsijo, nhịp điệu và tiết tấu của thơ cổ Saseolsijo nhanh và sôi động hơn.

Thơ cổ phổ nhạc Pyeongsijo và Saseolsijo

Một bài thơ cổ Sijo thường có khoảng trên dưới 45 chữ. Đây là thể loại thơ cổ phổ biến và còn được gọi là Pyeongsijo. Sau này bố cục truyền thống của thơ cổ Sijo dần biến đổi thành thể loại có số âm tiết nhiều hơn được gọi là Saseolsijo. So với thơ cổ Pyeongsijo, nhịp điệu và tiết tấu của thơ cổ Saseolsijo nhanh và sôi động hơn.

Trong tên của thể loại thơ cổ phổ nhạc Saseoljireumsijo, từ “Saseol” có nghĩa là “ca từ nhiều chữ”, ám chỉ không theo quy tắc thơ ba bốn chữ mà sáng tác tự do. Còn “Jireum” có nghĩa là “hét lên”, ám chỉ là “phần đầu của khúc hát được hát với giọng cao”. Vốn dĩ thơ cổ Pyeongsijo được hát với giọng đều đều, không quá cao hay quá thấp. Nhưng trích đoạn “Sanjunghae” (Giữa rừng xanh) mà chúng ta vừa nghe lại có phần đầu được hát bằng giọng rất cao. Câu ca mượn lời thoại giữa người thợ săn và con ngỗng trời để ví von tâm trạng sầu thảm của những người yêu nhau khi chia tay. Ngỗng trời nói rằng:

Hỡi anh thợ săn vai đeo súng trong rừng xanh núi thẳm

Dù anh có vác súng bắn muôn thú

Thì cũng đừng bắn ngỗng trời đang khóc vì mất đôi

Nghe vậy, người thợ săn liền trả lời, rằng: “Dù có vô tình thế nào đi chăng nữa thì chúng tôi cũng đâu nỡ bắn những con vật đáng thương”.

Theo dòng chảy của thời gian, thơ cổ phổ nhạc chữ tình Pyeongsijo phát triển thành thể loại thơ cổ phổ nhạc tự do Saseolsijo trong sáng, đầy hứng khởi. Ví như “Saseol Nanbongga” (Lan phùng ca thể thơ tự do) có đoạn:

Cô gái trước nhà đi lấy chồng, chàng trai sau nhà đi treo cổ

Người chết thì không tiếc nhưng chẳng qua là không có dây thừng

Chàng bỏ thiếp đi, chưa đi được 10 dặm đã đổ bệnh

Chưa đi được 20 dặm đã gặp toán cướp

Chưa đi được 30 dặm đã phải quay về bên thiếp

Vài nét khác biệt giữa thơ cổ phổ nhạc Sijo và dân ca Minyo ở Hàn Quốc

Trước hết ta hay xem quá trình hình thành nên các khúc dân ca Minyo ở Hàn Quốc. Dân ca Minyo thường không phải là những khúc hát có người phổ nhạc và người soạn lời riêng. Dân ca Minyo vốn là dòng nhạc mà ai cũng có thể nói lên tâm tư tình cảm của mình theo nhịp điệu nhất định nào đó. Và theo dòng chảy của thời gian, nó được nhiều người đồng cảm, hát theo và định hình thành khúc hát dân gian. Rồi mỗi người lại chỉnh sửa chút ít cho hợp với phong cách và tâm tư tình cảm của mình. Gần đây nghệ sĩ Lee Hee-mun đã biến tấu khúc ca “Saseol Nanbongga” thành khúc hát đại chúng“Saseol Nanbong” có phong cách và sắc thái khác hẳn với khúc ca gốc và còn được giới trẻ ngày nay hưởng ứng hơn nữa. Thế nên những người có tuổi khi nghe khúc hát này còn nói rằng “Liệu có thể gọi đây là khúc hát truyền thống hay không?”. Tuy nhiên, “Saseol Nanbong” của nghệ sĩ Lee Hee-mun vẫn được coi là một khúc hát truyền thống”.

Nguồn:

* Khúc thơ phổ nhạc “Pureun Sanjunghae” (Giữa rừng xanh) theo thể loại Saseoljireumsijo / Lee Jun-ah

* Khúc thơ cổ phổ nhạc “Lan phùng ca” theo thể loại thơ tự do Saseolsijo / Kim Yeong-im 

* Khúc hát “Saseol Nanbong” mang âm hưởng hiện đại / Lee Hee-mun

Sau đây là bài đoãn thi chúc Tết theo thi ca Hàn ngữ: Bài “Vừa Đủ“. Bài “Vừa Đủ” là Thi Ca Biền Ngẫu Dạng Thức: 10-10-10-10. Ý tưởng khi Nếp sống vừa đủ là một triết lý hay nhân sinh quan của thi sĩ Nguyễn Công Trứ trong bài thơ nổi danh “Chữ nhàn “… trong chiều hướng tương đồng, bài thơ “Vừa Đủ” của Khánh Lan dưới đây như lời chúc đầu năm đến các mọi người: “Năm mới chúc mọi người vừa đủ, vừa đủ”

Bài thơ Vừa Đủ

Vừa đủ HẠNH PHÚC cho tâm hồn được bình an

Vừa đủ THÀNH CÔNG cho mình luôn mãi kiên cường

Vừa đủ HY VỌNG để thấy mình đủ hạnh phúc

Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ cho mình mãi nhiệt tâm.

Trích dẩn thơ của Nguyễn Công Trứ: Bài “Chữ Nhàn”.

Link: Tri túc tiện túc, đãi túc hà thời túc

Bài Thơ Chữ Nhàn của Thi Hào Nguyễn Công Trứ

Thị tại môn tiền náo,

Nguyệt lai môn hạ nhàn.

So lao tâm lao lực cũng một đàn,

Người trần thế muốn nhàn sao được?

Nên phải giữ lấy nhàn làm trước,

Dẫu trời cho có tiếc cũng xin nài.

Cuộc nhân sinh chừng bảy tám chín mười mươi,

Mười lăm trẻ, năm mươi già, không kể.

Thoắt sinh ra thì đà khóc choé,

Trần có vui sao chẳng cười khì?

Khi hỷ lạc, khi ái dục, lúc sầu bi,

Chứa chi lắm một bầu nhân dục.

Tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời túc,

Tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn?

Cầm kỳ thi tửu với giang san,

Dễ mấy kẻ xuất trần xuất thế.

Ngã kim nhật tại toạ chi địa,

Cổ chi nhân tằng tiên ngã toạ chi.

Ngàn muôn năm âu cũng thế ni,

Ai hay hát mà ai hay nghe hát?

Sông Xích Bích buông thuyền năm Nhâm Tuất,

Để ông Tô riêng một thú thanh tao.

Chữ nhàn là chữ làm sao?

Dẫn giải ý thơ “TRI TÚC TIỆN TÚC”

Tri túc tiện túc, đãi túc, hà thời túc

 (Biết đủ là đủ, đợi cho đủ thì bao giờ mới đủ).

Tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn”

 (biết nhàn là nhàn, đợi cho nhàn thì bao giờ mới nhàn)

Hai câu thơ trên có nghĩa là làm người phải biết thế nào là đủ thì mới có thể vui hưởng cuộc sống. Ai không biết thế nào là đủ sẽ luôn cố sức, lao tâm lao lực để có nhiều hơn, hay để thõa mãn tự ái và tham vọng của mình. Nhưng đời người không phải lúc nào cũng may mắn vì theo quy luật đời sống thì có nhiều biến thiên, thăng trầm như trăng tròn rồi lại khuyết, …không khéo, khi hết thời mà không biết dừng sẽ bị mất hết những cái mình đang có. Thật vậy, chỉ có những người sống phải đạo, có ân phước của thánh thần mới được che chở tránh được những cơn lốc bất ngờ của số mệnh. Người có tài mà ỷ tài, kiêu ngạo thì bao nhiêu nỗ lực để đạt tham vọng không đáy của cá nhân rốt cuộc cũng sẽ trở thành công dã tràng mà thôi.

Bài “Chữ Nhàn” được nhiều người coi là tuyệt tác trong các bài hát nói. Tác giả vạch rõ chữ nhàn rất dễ kiếm, ai cũng có thể có, dễ như thế mà các thi nhân từ xưa chưa ai tìm ra được. Những câu thơ cổ mà tác giả mượn dẫn vào thực là đắc cú, phân minh, chuyển đi láy lại tài tình. Vì thế, ngày xưa những khách phong lưu đi hát ưa nghe bài này, là có ý mượn tiếng giai nhân để kể lại áng văn chương danh cú.

Sự bình an là trạng thái tâm trí, tinh thần của một người khi cảm thấy yên tĩnh, thoải mái, không có lo lắng, căng thẳng hay áp lực. Nó thường được miêu tả như một cảm giác an tĩnh, yên bình và ổn định bên trong thân tâm ta. Sự bình an được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là trong thời đại ngày nay với nhịp sống nhanh, áp lực của công việc và sự bận rộn trong cuộc sống. Sự bình an giúp chúng ta có thể tập trung, đạt hiệu quả khi làm những việc tốt hơn, tăng cường sức khỏe và tạo ra cảm giác hạnh phúc. Bình an là khi ta cần để tâm trí mình được nghỉ ngơi, nhìn sâu bên trong bản thân mình và tìm hiểu về bình an nội tâm. Vậy, giá trị của an bình, yên ổn là gì?

Xét về ý tưởng “Đi tìm sự bình yên trong tâm hồn“, ai trong chúng ta cũng đều mong ước có được một cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Nếu không dành thời gian để nhìn nhận mọi việc một cách đầy đủ, chúng ta sẽ không thể cảm nhận được cảm giác yên bình. Muốn giữ được sự bình yên trong tâm, chúng ta biết giữ lấy sự tĩnh lặng của tâm hồn, sự buông lỏng những căng thẳng lo âu. Cố gắng trong công việc là điều cần thiết nhưng chúng ta cũng phải biết cho đi, sẵn sàng giúp đỡ người khác, thấy được những giá trị tốt đẹp của cuộc sống… Cho nên bình yên là cảm giác xuất phát từ nội tâm. Đó là khi chúng ta vui vẻ, thoải mái, cảm thấy hài lòng với những điều mình đang có; là khi ta sống lạc quan, tích cực; không tham lam, đấu đá, tranh giành; không suy nghĩ, ghen ghét, đố kỵ với những người xung quanh…

Bình yên giống như liều thuốc bổ giúp mỗi người thêm khỏe mạnh, hạnh phúc. Bình yên giúp mỗi người sẽ càng yêu và trân trọng hơn những điều bình dị quanh mình. Có được sự bình yên trong cuộc đời là vô cùng quý giá, là bởi vì dẫu cho chúng ta có công danh, sự nghiệp như ý nhưng trong lòng không có được sự bình yên thì cuộc đời cũng sẽ mất đi ý nghĩa đích thực. Trái lại, khi chúng ta luôn cảm thấy bình yên, tất thảy mọi điều tốt đẹp sẽ tới, cuộc đời mỗi người vì thế mới trọn vẹn, ý nghĩa. Khi cảm nhận vừa dủ là vừa đủ, hãy bình yên giúp mỗi người biết buông bỏ những thứ không cần thiết để có cuộc sống hạnh phúc. Có thể thấy là sự bình yên trở thành thứ tài sản vô giá mang đến cho con người cuộc sống viên mãn, từ đó sản sinh ra nhiều giá trị nhân sinh cao đẹp khác như: tình yêu thương, lòng vị tha, tính bao dung; loại bỏ những thói quen, giá trị tiêu cực mà không hề đắn đo, suy tính. Khi một cá nhân hạnh phúc thì xã hội sẽ hạnh phúc. Và khi xã hội hạnh phúc luôn là khát vọng luôn mơ ước của mỗi quốc gia và toàn thể nhân loại.

Bình yên là tấm gương phản chiếu của hạnh phúc. Muốn có được bình yên, bạn sẽ tự khắc biết cách đi tìm, bởi “không ai mang lại cho bạn sự bình yên ngoài chính bạn”. Dựa theo tư tưởng của Lão Tử trong Lão giáo; Hầu như toàn bộ Đạo Đức Kinh của Lão Tử nhằm nói đến sức mạnh của cái Nhu, của Vô Vi. Trong ý niệm đó, đặc biệt ở chương 8, Nước được coi như hình ảnh đặc thù để chuyển tải một triết lý sống và cũng chính là một nghệ thuật sống lý tưởng. Ông cho thấy đường lối sống Đạo tự nhiên như nước chảy xuôi: ở thì chuộng chỗ thấp, ân tình thì chuộng thâm sâu, xử sự chuộng lòng nhân, nói thì chuộng chân thật, cai trị thì làm cho cuộc sống an bình, làm việc thì hợp với tài năng, hành động thì hợp thời đúng lúc. Đức tính của nước là làm lợi cho tất cả thiên hạ mà không tranh công đoạt lợi, gặp chỗ thiếu thì chảy vào, chỗ thừa thì chảy ra, trên đời làm mưa, dưới đất thành sông lạch: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Lão Tử nhận ra ưu điểm của nước là tính vô kỷ, vị tha, “Nhu thắng cương“, như cung cách ứng xử: “Cường đại xử hạ, nhu nhược xử thượng”: cư xử mạnh bạo là hạng dưới, mềm dịu là hạng trên. Thực tế cho ta thấy thái độ khắt khe, cứng cỏi là tiêu biểu những tâm hồn cằn cỗi, thấp kém. Uyển chuyển, khéo léo, dịu dàng mới tiêu biểu những tâm hồn cao thượng. Bởi vậy có câu thơ:

Phàm phu mới cứng, mới cương,

Dịu dàng mới thực lối đường người trên

Bản chất của nước (l’eau, water) là như thế, không câu nệ vào một hình thức, khi tràn vào đủ nước ngưng lại trong trạng thái tĩnh lặng, bình yên. Đấy là nước, Nước lại còn có tính cách nén chịu, sự nén chịu của con đường Nhu: “Thọ quốc chi cấu”: nhận lấy cho mình bụi bặm của quốc gia. Đồng thời “Thọ quốc chi tường”: nhận lấy cho mình sự rủi ro của nước nhà. Đó cũng là tận cùng của vị tha, nhưng chính nhờ thế mới thực làm chủ được sơn hà, xã tắc. Nước nhà, xã hội cần thành công, gia dình cần hạnh phúc, với ý tưởng sao cho “vừa dủ“. Thi ca hạnh phúc, cho tâm hồn được bình an:

Tóm lại, thể thơ Haiku của người Nhật Bản, hay thơ Sijo của Đại Hàn là những loại thơ biền ngẫu, y như thơ Lục Bát của Việt Nam (6-8), chịu sự chi phối của quy luật sắp sẵn.

Khánh Lan, Kỷ niệm Từ Mai Gia Trang, Tháng 3 mùa Xuân Hội Ngộ 2024.