Âm nhạc,  Việt Hải

DÒNG NHẠC CHICANO HAY NHẠC LATIN POP

RITCHIE VALENS-LA BAMBA

Nhạc pop Latin (tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha: Pop latino) là một nhánh nhạc pop là sự kết hợp giữa sản xuất âm nhạc theo phong cách Hoa Kỳ với các thể loại nhạc Latin từ mọi nơi ở Châu Mỹ Latinh và Tây Ban Nha. Bắt nguồn từ các nhạc sĩ nói tiếng Tây Ban Nha, [Nhạc pop Latinh cũng có thể được tạo ra bởi các nhạc sĩ bằng tiếng Bồ Đào Nha (chủ yếu bằng tiếng Bồ Đào Nha Brazil) và các ngôn ngữ Creole Lãng mạn khác nhau. Nhạc pop Latin thường kết hợp nhạc Latin sôi động với nhạc pop Mỹ. Nhạc pop Latin thường gắn liền với nhạc pop, rock và dance nói tiếng Tây Ban Nha.

Lịch sử

Nhạc pop Latin là một trong những thể loại nhạc Latin phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, trước sự xuất hiện của các nghệ sĩ như Alejandro Sanz, Thalía, Luis Miguel, Selena, Paulina Rubio, Shakira, Carlos Vives, Ricky Martin, Gloria Trevi và Enrique Iglesias, nhạc pop Latin lần đầu tiên đến với khán giả toàn cầu thông qua tác phẩm của thủ lĩnh ban nhạc Sergio Mendes vào năm vào giữa những năm 1960,[5] mặc dù các nghệ sĩ như Carmen Miranda đã phổ biến nhạc samba Latin ở Hollywood nhiều thập kỷ trước đó. Trong những thập kỷ sau đó, nó được định nghĩa bởi những bản ballad lãng mạn mà các nghệ sĩ huyền thoại như Julio Iglesias hay Roberto Carlos sản xuất vào những năm 1970.

Linda Ronstadt – Blue Bayouhttps://www.youtube.com/watch?v=_qqvdOwoN-Y

Ảnh hưởng và sự phát triển

Ricky Martin là một ca sĩ quốc tế người Puerto Rico. Ông được coi là Vua nhạc Pop Latin.

Nhạc pop Latin đã trở thành hình thức âm nhạc Latin phổ biến nhất ở Hoa Kỳ trong những năm 1980 và 1990, với các nghệ sĩ như nhóm nhạc nam Puerto Rico Menudo, thậm chí còn đạt được thành công vang dội đối với những người nghe không phải người Latinh vào cuối những năm 1990. Mặc dù không bị giới hạn ở Mỹ dưới bất kỳ hình thức nào, nhạc pop Latin bị ảnh hưởng sâu sắc bởi kỹ thuật sản xuất và các phong cách âm nhạc khác – cả tiếng Latin và các phong cách khác – có nguồn gốc chủ yếu ở Hoa Kỳ. Âm nhạc Tejano, tập trung ở Texas và khu vực biên giới Hoa Kỳ/Mexico, đã bắt đầu giới thiệu các bộ tổng hợp, sản xuất mượt mà và khả năng cảm nhận thành thị hơn đối với các phong cách gốc trước đây như norteño và liên hợp.

NEW * You’re No Good – Linda Ronstadt {Stereo} 1974https://www.youtube.com/watch?v=XxgwjC3Rxi4

Thalía là ca sĩ người Mexico được mệnh danh là “Nữ hoàng nhạc Pop Latin”.

Hơn nữa, New York và Miami là nơi có các câu lạc bộ Latinh phát triển mạnh, trong những năm 1980 đã dẫn đến sự nổi lên của phong cách tự do Latinh, một loại nhạc khiêu vũ hướng đến câu lạc bộ bắt nguồn từ nhịp điệu Latinh nhưng lại dựa vào bộ tổng hợp và máy đánh trống trong hầu hết các cách sắp xếp của nó. . Cả hai âm thanh này đều ảnh hưởng đến sự trỗi dậy của nhạc pop Latin, loại nhạc vẫn giữ nhịp điệu Latin ở những con số có tiết tấu nhanh nhưng dựa nhiều hơn vào nhạc pop chính thống vì cảm giác du dương của nó.

Ngôi sao lớn đầu tiên của nhạc pop Latin là Gloria Estefan, người đã ghi liên tiếp các bản hit dance-pop không dành cho câu lạc bộ trong suốt từ giữa đến cuối những năm 1980, nhưng cuối cùng được biết đến nhiều hơn với tư cách là một diva đương đại trưởng thành với niềm đam mê với những bản ballad sâu rộng. Sự pha trộn giữa dance-pop Latin hóa và ballade đương đại dành cho người lớn đã thống trị nhạc pop Latin trong suốt những năm 1990. Hầu hết các nghệ sĩ của họ hát bằng tiếng Tây Ban Nha cho khán giả Latinh, mặc dù sự giống nhau của nhạc pop Latinh với dòng nhạc chính thống đã giúp một số nghệ sĩ biểu diễn đạt được nhiều bản hit khi họ chọn thu âm bằng tiếng Anh. Jon Secada đã đạt được một số bản hit nhạc pop vào giữa những năm 1990, và album Dreaming of You của ngôi sao nhạc pop Tejano Selena thực sự đã ra mắt ở vị trí số một trên bảng xếp hạng album khi phát hành năm 1995.

Cuối những năm 90 và đầu những năm 2000 chứng kiến các nghệ sĩ Latin như Ricky Martin, Enrique Iglesias, Shakira, Jennifer Lopez và chồng cũ Marc Anthony, Paulina Rubio, Jade Esteban Estrada, Thalía, cùng những người khác, đạt được thành công chung. Các nghệ sĩ nhạc pop truyền thống khác cũng lấn sân sang nhạc pop Latin hoặc đạt được thành công khi thử nghiệm âm thanh, chẳng hạn như Debelah Morgan và 98 Degrees, hoặc thu âm phiên bản tiếng Tây Ban Nha của các bài hát hoặc album của họ, chẳng hạn như Christina Aguilera và Jessica Simpson, cùng một số nghệ sĩ khác. ..

Sự trỗi dậy của nhạc Pop Latin

Nhạc Pop Latin là thể loại con cần thiết của Nhạc Pop mang đến hương vị và nhịp điệu cho một thể loại đôi khi có thể tổng hợp quá mức các giai điệu và thiếu tính đa dạng trong âm nhạc. Lịch sử của phong cách âm nhạc này có thể được phân loại thành một thể loại phụ kết hợp nhạc Pop cổ điển với nguồn gốc Mỹ Latinh và Caribe.

Nó thường được liên kết với các quốc gia như ‘Mexico, Colombia, Brazil, Cuba, Puerto Rico và Argentina’1. Có thể khó xác định được thể loại phụ này sẽ tiếp quản nền âm nhạc Mỹ nhưng một khi đã đến – nó sẽ tồn tại ở đây. Nhịp điệu cao của nhạc Pop kết hợp tốt với các yếu tố nhịp nhàng thường thấy trong âm nhạc có nguồn gốc từ Châu Mỹ Latinh và có thể cho phép các bài hát duy trì nhịp điệu cơ bản ổn định mà không trở nên quá lặp lại. Một số người có thể coi các nghệ sĩ như Ricky Martin và Enrique Iglesias là những người đi đầu cho sự nổi lên của Nhạc Pop Latin trong thế giới phương Tây, mặc dù mặc dù họ là những người đóng góp chính nhưng chúng ta có thể sớm đi sâu vào các cuốn sách lịch sử âm nhạc.

Nhạc Pop Latin bắt đầu như thế nào:

Nghệ sĩ đa tài đầy nhiệt năng, Gloria Estefan, có thể được coi là người đẵ lót đường cho những tên tuổi lớn của nhạc Pop Latin, như Jennifer Lopez và Luis Fontes, đi theo. Ca sĩ/nhạc sĩ người Mỹ gốc Cuba bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là ca sĩ chính của ‘Miami Sound Mârachi, nhiều ca nhạc trẻ vươn lên vờin nhạc latin pọp Nhìn về Việt Nam, thì dõng nhạc Việt Pop, đã nảy sinh do ban nhạc Hải Âu, rồi Ban Nhạc Phượng Hoàngvo71i những thành viên những người trụ cột (đã mất): Lê Hựu Hà (đầu hàng, trái qua) và Nguyễn Trung Cang xem hình kèm từ thứ hai, phải qua), sau này có thêm Đức Huy, Trịnh Nam Sơn, Phạm Vĩnh,…


Kỷ niệm nhạc Rock Việt Nam và Phượng Hoàng – Việt Hải Los Angeles

Kỷ niệm nhạc Rock Việt Nam và Phượng Hoàng – Việt Hải

Ban Nhạc Phượng Hoàng
(Những người trụ cột (đã mất): Lê Hựu Hà (đầu hàng,
trái qua) và Nguyễn Trung Cang (thứ hai, phải qua)

Thế hệ chúng tôi lớn lên trong các thập niên 60s và 70s khi mà ảnh hưởng người Pháp bắt đầu nhường chỗ cho người Mỹ bước vào Nam Việt Nam. Trong sự chuyển tiếp như vậy nhạc Pháp và nhạc Anh Mỹ đã góp mặt vào sở thích nghe nhạc của người dân trong xứ là lẽ đương nhiên. Âm nhạc là ngôn ngữ quốc tế, bỏ ra phần lời vì ngôn ngữ thì nếu thính giả cảm nhận được cái hay của nó, nên có sự thông cảm.

Tôi có anh bạn mê nhạc pop/rock, anh thích nghe nhạc của Beatles, Rolling Stones, Elvis Presley, Birds, Yardbirds, Monkees, Santana, Neil Diamond, CCR,… ngặt một nỗi ông ngoại của anh Giang là mẫu người mô phạm nho giáo. Cụ mang quan điểm siêu thủ cựu, super-conservative, cụ đả phá quan niệm tóc dài, âm nhạc lắc lư cơ thể, nhúng nhẩy như con “múa rối”, tiếng đàn trống in ỏi,… khiến cụ rất khó chịu, cụ chê trách là nhạc vong bản, chả ra thể thống gì cả. Ở chung nhà với ông cụ vốn bảo thủ, nên bạn tôi phải vác đàn ghi-ta điện sang nhà bạn bè dợt nhạc. Chúng ta có thể hiểu ở buổi giao thời giữa các nền văn hóa va chạm nhau, khi mà văn hóa Việt, văn hóa nho giáo gặp gỡ văn hóa Gaulois, văn hóa Anglo-Saxon, khó lòng lắm khi mà quý ngài Khổng Mạnh cho ngồi cùng chiếu với quý ngài yé yé như Johnny Halliday, Elvis Presley, George Harrison, John Lennon, Paul McCartney, Mick Jagger,… sẽ hỏng bét.

Với tuổi trẻ chúng tôi nó như là một làn gió mát, những dòng nhạc xao xuyến tâm hồn khi tôi nghe thanh âm của Never my love, Rhythm of the rain, The sound of silence, Deborah, Oh Carol, It’s now or never,… Tôi học Anh văn tại Hội Việt Mỹ, bà giáo dạy tôi gốc từ Louisville, Kentucky, rất yêu âm nhạc, bà đàn ghi-ta rất giỏi, bà đàn những bài như Ghé bến Sài Gòn, Nắng chiều, Diễm xưa, Lệ đá, Tôi muốn,… đưa midi music sheets bà đàn nhuyễn nhừ như cháo, bà bảo bà cảm nhận và rung động với dòng nhạc Việt, nhạc hay lắm. Giờ đây cụ ngoại của anh Giang chắc không còn nữa, tôi nhớ những lời xưa gắt gỏng mà cụ nói, nhưng nếu có sự ái mộ bà giáo Judy cảm nhận nhạc mình, đàn nhạc mình tuyệt vời có lẽ cụ ngoại sẽ vui thích và dễ dãi hơn với con cháu. Cháu cụ đàn nhạc xứ người, bà Judy đàn lại nhạc mình, thế là một đều, huề tiền rồi.

Bây giờ thì xét xem phong trào nhạc pop/rock du nhập vào Việt Nam ra sao, như thế nào nhé. Khi quân đội đồng minh Hoa Kỳ viễn chinh tham chiến tại Việt Nam, các club nhạc mở ra để cho họ có nguồn giải trí. Thời bấy giờ ở Sài Gòn, tầng lớp học sinh sinh viên ảnh hưởng văn hóa Pháp tiếp tục nghe nhạc Pháp như là hiện tượng để chống trả lại sự thâm nhập văn hóa Mỹ đang ngày càng bành trướng. Nhưng dần dần những người chơi nhạc nhận ra nét độc đáo của nhạc pop/rock của Anh và Mỹ. Và rồi từ thủ dô Sài Gòn đến các thành phố lớn Đà Nẵng, Qui Nhơn, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ cùng nhiều nơi khác chấp nhận loại nhạc rock dù nguyên gốc hay được Việt hóa trong đời sống văn hóa của lớp người trẻ thời bấy giờ.

Những ban nhạc góp mặt như Fanatiques, Blue Stars, Spotlights, Pénitents, Vampires/Rocking Stars, Uptight, Hammers, Enterprise, Hard Stones, CBC, Crazy Dogs, Magic Stones, Dreamers, Peanut Company, Apple Three, Cat Trio, Strawberry Four,… Thời kỳ này các ban nhạc thường cộng tác ở các câu lạc bộ dành cho quân nhân Hoa Kỳ.

Bài viết này chú trọng vào sự góp mặt đặc biệt của ban nhạc Phượng Hoàng, mà sự xuất hiện của nó tạo nên sắc thái nhạc rock Việt thật độc đáo, air nhạc mang làn hơi hướm rock Tây phương, nhưng do những nhạc sĩ người Việt viết nhạc. Tiền thân của Phượng Hoàng là ban nhạc Hải Âu. Phượng Hoàng được thành lập năm 1963 với 2 thành viên chủ yếu là hai nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà. Ngày Hồ Trầm Tuấn Phương, trưởng ban văn nghệ trường đại học Kinh Thương Minh Đức mời nhạc sĩ Lê Hựu Hà vào giúp vui cho buổi liên hoan văn nghệ Giáng sinh của trường, tôi chứng kiến anh Lê Hựu Hà trình bày hai nhạc phẩm Yêu em, Tôi muốn. Tôi vốn mê 2 bài này. Bài Yêu em trong phần điệp khúc anh Hà thổi đệm harmonica thật réo rắt, lả lướt. Tác phẩm gợi cảm qua nhịp điệu slow rock, tiết tấu quyện vào lời tỉ tê, ý lãng mạn vô song khi yêu là yêu thôi. Tuổi vừa biết yêu tí ti, khi tôi nghe nhạc yêu em bất cần đời, yêu em cũng bất cần trời thì hồn phải phê rồi chứ còn gì nữa. Tôi có kỷ niệm nhiều với bài hát khi cô bạn tôi ngồi bên cạnh hỏi tôi nghĩ sao về “Yêu em”. Giời ơi bài ca có chủ âm D major yêu em tình tứ, yêu em chậm buồn thướt tha như vậy mà còn hỏi. Ông nhạc sĩ đã nói rõ ràng cho ta, mà người ta vẫn chưa hiểu nữa, khổ đời, khổ chưa giời ơi có thấu?

“Yêu em vì ta ghét buồn, yêu em vì ta ghét hờn

Yêu em vì ta khinh khi dối gian.

Yêu em vì ta chán người, yêu em vì ta chán đời

Yêu em vì ta không tin ở trờị

Ta không thèm mái tóc huyền, ta không thèm đôi mắt đẹp

Ta không màng lời khen chê thế gian.

Ta không cần ai hiểu mình, khi ta ngợi ca ái tình

Khi ta dìu em đi trong ý thơ

Em ơi, anh muốn nói rằng, sao em còn mãi hững hờ.

Khi anh trọn lòng yêu em thiết tha

Xin em đừng luôn dối lòng, khi tim làm đôi má hồng.

Cho ta được gần nhau trong giấc mộng.”

Người nhạc sĩ sáng tác có thể tạo sắc thái riêng biệt cho dòng nhạc mình, và do sự rung động từ tâm thức nói lên ý nghĩ sâu kín nhất của mình ra với thế gian, dù là những ý tưởng chuyên chở nội dung hiện sinh, tác giả kêu gọi thế giới hãy yêu thương nhau khi “Tôi muốn” hay nói với người thương khi “Yêu em” bằng những ý tưởng chán chường, yếm thế. Những nhạc phẩm khác của anh như: Hãy ngước mặt nhìn đời, Hãy nhìn xuống chân, Hãy vui lên bạn ơi, Huyền thoại người con gái, Lời người điên, Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào, Yêu người và yêu đời,… Anh sáng tác khoảng 50 bài. Điểm quý báu là anh chủ trương Việt Nam mình có nhạc rock riêng. Thật vậy, âm thanh của Phượng Hoàng đã vang dội, đã bay bỗng tuyệt diệu với những: Tôi muốn, Yêu em, Yêu người và yêu đời, Thương nhau ngày mưa, Phiên khúc mùa đông, Còn yêu em mãi,…

Sau đây tôi xin chôm “nguyên con” bài viết chi tiết hơn về nhạc sĩ Lê Hựu Hà (1946-2003) từ website của nhạc sĩ Trần Quang Hải:

“Nhạc sĩ Lê Hựu Hà – tác giả của một loạt ca khúc: Vào hạ, Hãy yêu như chưa yêu lần nào, Yêu em, Hãy vui lên bạn ơi… đột ngột ra đi vào lúc 8 giờ ngày 11/5/2003 tại căn nhà của mình nằm trong hẻm 98 Hồ Hảo Hớn, Q.1, Sài Gòn.

Nhạc sĩ Lê Hựu Hà sinh tại Sài Gòn ngày 5 tháng 6 năm 1946, được nhiều nhạc sĩ đi trước đánh giá là một trong những người Việt hoá nhạc trẻ Âu Mỹ đầu tiên. Anh bắt đầu hoạt động âm nhạc có thể tính từ năm 1965 với ban nhạc Hải Âu tại Đại hội nhạc trẻ ở trường Taberd. Đến đầu thập niên 1970 anh nổi lên cùng với ban nhạc Phượng Hoàng. Các ca khúc do anh sáng tác được phổ biến lúc này là: Tôi muốn, Lời người điên, Hãy nhìn xuống chân…

Sau khi Phượng Hoàng tan rã, anh thành lập ban Mây Trắng và tung ra ca khúc mới như: Hãy ngước mặt nhìn đời, Đôi khi ta muốn khóc. Sau năm 1975, ban Hy Vọng (gồm Mạnh Tuấn, Huỳnh Hiệp, Bảo Chân, Lý Được, Minh Hải, Quốc Dũng và các ca sĩ Sĩ Thanh, Tuyết Loan, Trang Kim Yến) của Lê Hựu Hà là lực lượng hùng hậu nhất so với các ban nhạc đương thời. Phiêu Bồng là địa chỉ cuối cùng của Lê Hựu Hà hoạt động dưới hình thức ban nhạc.

Không chỉ sáng tác các ca khúc có giai điệu, tiết tấu hiện đại của nhạc trẻ Phương Tây, nhạc sĩ Lê Hựu Hà còn là một trong những nhạc sĩ khá chuyên tâm trong việc dịch chuyển, biên soạn lời Việt cho các ca khúc quốc tế, anh đã viết lời Việt khoảng gần 100 ca khúc, nổi tiếng có bản: Đồng xanh, Những lời dối gian, Ngày hôm qua, Không có em…

Một Chốn Riêng Của Lê Hựu Hà

Ở Sài Gòn, vào năm 1958, những cuộc trò chuyện về âm nhạc say mê đến hàng giờ của ba gã học sinh Trường Kỳ, Nam Lộc và Lê Hựu Hà có thể coi là trang mở đầu của cuốn lịch sử pop – rock Việt Nam về sau này.

Tại sao có một loại nhạc mà tiết điệu của nó lại trẻ trung đến thế? Tại sao nó có những lối trình bày ca khúc lại phóng khoáng và tự do đến thế? Tại sao âm nhạc Việt Nam cứ mãi bám với lối hát, với ca khúc chậm rãi và đều đều như vậy? Tạo sao…? Những câu hỏi như thế cứ vây quanh cậu học sinh Lê Hựu Hà nhưng dường như không có ai có thể trả lời vào lúc ấy. Hơn bao giờ hết, những câu chuyện về Paul Anka với album Diana hay Brenda Lee với Sweet nothing, I’m in mood for love… đã bán được một triệu đĩa ở tuổi 15 đã theo vào giấc mộng của Lê Hựu Hà hằng đêm. Âm thầm từ đó, những ca khúc nhạc trẻ đầu tay của Hựu Hà đã ra đời vào năm 17 tuổi. Nhưng dĩ nhiên, anh chỉ dám hát riêng cho mình cho đến khi lập ban nhạc sinh viên mang tên Hải Âu, thì một vài ca khúc ấy mới được thể nghiệm với dàn nhạc điện tử. Đây cũng là một ban nhạc trẻ có khuynh hướng Việt hóa pop – rock (lúc đó còn đang học lớp 11), sau này cũng đã trở thành một trong những ca sĩ rất nổi tiếng của Việt Nam – đó là Thanh Lan.

Mãi cho đến năm 1966, ban Hải Âu của Lê Hựu Hà mới có dịp trình làng với công chúng trẻ qua đại nhạc hội học sinh – sinh viên ở trường Taberd. Tuy không gây tiếng vang như các ban Les Fanatiques của Công Thành, Spotlights của Tuấn Ngọc, Les Vampires của Đức Huy… nhưng Lê Hựu Hà đã làm giới trẻ Sài Gòn lúc đó bất ngờ về một khái niệm còn rất mới: người Việt vẫn có thể tạo ra cho một lối chơi pop – rock của riêng mình. Năm 1970, Lê Hựu Hà lập ban Phượng Hoàng cũng với phong cách đó, mà lúc bắt đầu được mọi người hào hứng đón nhận. Phong cách này như được chắp cánh với sự tham gia của Nguyễn Trung Cang và Elvis Phương.

Sau năm 1975, nhạc sĩ Lê Hựu Hà tiếp tục niềm say mê của mình, tuy có chựng lại ít nhiều. Các tác phẩm của anh vẫn thầm lặng ra đời. Và dù thời gian đã đi qua suốt các chặng đường nhiều đổi thay của nhạc trẻ với rock’n ‘roll rồi swingin pop… cho đến heavy rock, grunge…, nhạc sĩ Lê Hựu Hà vẫn trung thành với phong cách mà anh đã chọn. Vì vậy, trong thế giới âm nhạc riêng của người Việt, vẫn có đâu đó một góc nhỏ rất riêng của nhạc sĩ Lê Hựu Hà.

(Chú thích: Một chốn riêng của Lê Hựu Hà, đây là một trong những bài hát hiếm hoi viết về nhạc sĩ Lê Hựu Hà trên báo chí VN sau 1975. Bài viết này do NSTuấn Khanh viết trên báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, số 2-96, ra ngày 14-1-1996, trong thời gian NS Tuấn Khanh được giao quyền hạn biên tập trang âm nhạc. Sau đó, NS Tuấn Khanh trở thành thành viên nhóm Du ca Phiêu Bồng của NS Lê Hựu Hà. Nhóm nhạc unplugged cuối cùng này trong sự nghiệp của nhạc sĩ Lê Hựu Hà đã biểu diễn thành công ở nhiều nơi với hình thức Lê Hựu Hà (guitar, harmonica, hát), Hoàng Triều (guitar, hát) và Tuấn Khanh (flute, guitar, hát). Giai đoạn này cũng đánh dấu khoảng thời gian vô cùng thân thiết giữa NS Lê Hựu Hà và NS Tuấn Khanh.

Trong suốt giai đoạn nhạc sĩ Lê Hựu Hà còn sống, anh im lặng và chấp nhận sự quên lãng của hệ thống thông tin đại chúng. Bản thân NS Tuấn Khanh khi đi nhiều nơi để xin làm album của NS Lê Hựu Hà lúc đó, đều gặp những khó khăn về “nhân thân”, “tư tưởng thể hiện ca khúc”… của nhạc sĩ Lê Hựu Hà nên cho đến lúc anh mất đi, vẫn không có một album trọn vẹn nào của anh do các công ty sản xuất tại VN thực hiện, ngoài bản cassette duy nhất mang tên Đồng Xanh do chính anh hợp tác với nhạc sĩ Bảo Thu thực hiện và phát hành bán chính thức tại Saigon (tương tự như trường hợp phát hành bản cassette Chiều Hạ Vàng của ca sĩ Bảo Yến và nhạc sĩ Quốc Dũng)”.

Nói về Phượng Hoàng nếu không thể thiếu nhạc sĩ Lê Hựu Hà thì tương tự không thể thiếu nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang. Anh Cang đánh tây ban cầm điện chính (lead guitar), và soạn các nhạc phẩm trình diễn cho ban nhạc, vào thời cuối thập niên 60, đầu 70, nhạc anh làm ảnh hưởng tích cực đến phong trào nhạc trẻ pop/rock.

Bài Còn yêu em mãi là tác phẩm cuối cùng của anh, vì vài tháng sau khi anh soạn bài hát gửi về tặng vợ từ trong rừng sâu ngục tù CS, anh đã chết vì kiệt lực.

Xét về phần lời ca của Phượng Hoàng, hai con chim đầu đàn Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang nghiêng nhiều về những đề tài có tính cách bi quan, yếm thế, nét hiện sinh ẩn chứa. Chi tiết về năm tháng và nguyên nhân đưa đến cái chết của anh cho đến nay vẫn còn mù mờ nên không có tài liệu nào xác định rõ ràng.

Trong khoảng 26 tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang, tôi xin đan cử một số bài tiêu biểu như: Phiên khúc mùa đông, Bâng khuâng chiều nội trú, Bước tình hồng, Còn yêu em mãi, Cúi xuống, Tình nhân loại, Tình như sương khói, Về với yêu thương, Đời bỗng giăng mưa, Mặt trời đen, Một giấc mơ, Nắng hạ, Như giọt cà phê, Thương nhau ngày mưa,… Như nhạc sĩ Lê Hựu Hà, nhạc mang khuynh hướng hiện sinh của Nguyễn Trung Cang như tiêu biểu qua các bài Mặt trời đen, Tình nhân loại,…

Để kết thúc bài viết, khi nhìn lại dĩ vãng với hai thập niên 60s và 70s mà âm nhạc Pháp Anh Mỹ ảnh hưởng đến nhiều anh chị em thế hệ chúng tôi, chúng tôi học sinh ngữ, nghe nhạc xứ người, nhìn nhận cái hay của tiết tấu, âm điệu của âm nhạc, dù rock hay blue hay jazz, thì âm nhạc chỉ là sự cảm nhận nội tâm, hãy chấp nhận ý tưởng âm nhạc là ngôn ngữ quốc tế, bởi vì ít ra những nhận xét khắt nghiệt như vong bản hay vọng ngoại đã làm tâm tư anh em chúng tôi ray rứt.

Phải chăng từ đó có phong trào Việt hóa âm nhạc bùng dậy, công của quý anh khai phong như Trường Kỳ, Nam Lộc, Kỳ Phát, Vũ Xuân Hùng,…, và Lê Hựu Hà. Để rồi từ đó, Phượng Hoàng cất cánh với những Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang đã tung ra nhiều nhạc phẩm đại diện cho rock Việt Nam, pop Việt Nam chính hiệu bà lang trọc, để giới trẻ nghe trong sự thích thú, không mặc cảm vì âm nhạc vong bản, hay âm nhạc chôm chỉa. Chỉ tiếc là hai anh Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang đã vắn số, không có may mắn hay hoàn cảnh thuận lợi để tung hết nội công sáng tác âm nhạc, dốc toàn bộ trí tuệ cho thêm nhiều tác phẩm âm nhạc cho niềm hãnh diện rock Việt Nam, hay pop Việt Nam.

Viết cho các bạn KTMĐ xưa Phó Đức Trường, Nguyễn Ngọc Bảo, Hoàng Trí Dũng, Hồ Trầm Tuấn Phương,… cho các anh Trần Quang Hải, Jo Marcel, Nguyễn Nam Lộc, Huỳnh Kỳ Phát,… và cho các em trong CLBTNS như Cao Minh Hưng, Bùi Minh Tuấn, Phạm Khải Tuấn, Fatima Ysa Moug, Trang Hoa Sơn, Eric Phúc Lê, Đỗ Quang Màu,… với niềm tin và sự thủy chung với âm nhạc vì âm nhạc.