DU LICH,  Khánh Lan

Du lịch ngắm hoa anh đào và thăm bạn

March 28, 2024: Cuộc thưởng ngoạn ngắm hoa anh đào vùng Washington D.C cuối tháng Ba đã đem đến cho chúng tôi nhiều ngạc nhiên và thích thú cũng như đã để lại trong chúng tôi nhiều kỷ niệm khó quên. Tuy khởi đầu cuộc du lịch gặp nhiều trắc trở vì chuyến bay từ phi trường LAX đến phi trường Dulles International, Virginia bị đình trệ, “Stand by” flights đến ba lần vì hãng máy bay American đã “booked” quá tải, phải ngủ lại khách sạn một đêm, hành lý bị thất lạc, v.v… Tuy đó là “chuyện lớn” nhưng vẫn không làm nản lòng sáu chúng tôi gồm: Chị Tố  Đoan,  Kiều Chi, Tuyết Nga, Đức Hạnh, Khánh Lan, và Mạnh Bổng.

Từ trái sang phải: Mạnh Bổng, Chị Hằng vợ anh Phạm Xuân Thái, Kiều Chi, Tố Đoan, Khánh Lan, Tuyết Nga, Đức Hạnh, Anh Phạm Xuân Thái. (Hình chụp tại Alexandia Harbor)

March 29, 2024: Sau cùng chúng tôi đã được lên máy bay nhưng đường bay hoàn toàn thay đổi. Nếu đúng như chương trình hoạch định thì chuyến bay “one stop” của chúng tôi sẽ ghé phi trường Dallas Fort Worth (DFW) International, Texas rồi bay thẳng qua phi trường Dulles International, Virginia. Nhưng cuối cùng lại trở thành chuyến bay “Two stops”, máy bay đã dừng lại ở phi trường DFW, Texas và Des Moines International (DSM), Iowa trước khi bay đến phi trường Ronald Reagan National, Washington DC, thay vì đi đến phi trường Dulles International, Virginia như theo chương trình đã ấn định lúc ban đầu. Chính vì sự đảo lộn đó mà hành lý của chúng tôi đã đi theo máy bay về phi trường Dulles International, Virginia thay vì phi trường Ronald Reagan, Washington DC.

Sau khi máy bay hạ cánh tại phi trường Ronald Reagan, Washington DC khoảng 11:30 tối, chúng tôi đã nhận thấy anh Phạm Xuân Thái đứng ở khu lấy hành lý từ bao giờ. Anh Phạm Xuân Thái là anh của Kiều Chi, anh là người đã sống tại tiểu bang Washington DC từ năm 1975 cho đến nay và cũng là bạn rất thân với gia đình NV Hồng Thủy. Từ đầu tháng Ba, Anh Thái đã rất chu đáo và tận tình trong việc hướng dẫn & hoạch định chương trình thăm viếng ba vùng Washington DC, Virginia, Maryland cho chúng tôi lần này. Trong khi Kiều Chi giới thiệu chúng tôi với anh Thái thì cũng là lúc chúng tôi được biết hành lý của chúng tôi hiện đang ở phi trường Duller International, Virgina.

Từ giã anh Phạm Xuân Thái và Kiều Chi, chúng tôi thuê Uber về phi trường Dulles International, Virginia để lấy hành lý, lúc đó đã gần nửa đêm nên kho chứa hành lý của hãng máy bay American sắp đóng cửa. Lấy hành lý xong, chúng tôi đi lấy xe tại Dollar Rent A Car và lái xe về tư gia của NV Hồng Thủy, đồng hồ điểm 1:30 sáng. Thế mà NV Hồng Thủy vẫn thức để chờ đón chúng tôi. (Cám ơn lòng hiếu khách của chị Hồng Thủy). Như vậy, chúng tôi đã mất 2 ngày để bay từ California đến Washington DC.

Khánh Lan, Ngân (bạn của Kiều Chi từ tiểu bang Kansas), Kiều Chi, Tuyết Nga, Đức Hạnh, Chị Tố Đoan.

March 30, 2024: Ngắm hoa anh đào tại bờ hồ Tidal Basin, Vì là Easter Spring Break nên du khách đến thưởng ngoạn hoa anh đào rất đông và chúng tôi không sao tìm được chỗ đậu xe. Anh Mạnh Bổng và anh Xuân Thái đành phải hy sinh lái xe lòng vòng quanh khu Tidal Basin sau khi “drop chúng tôi off“, chờ chúng tôi đi xem hoa và chụp hình. (Cám ơn sự kiên nhẫn đáng yêu của hai anh).

3,000 cây hoa anh đào Nhật Bản hơn 100 trăm năm tuổi đồng loạt nở rộ ở khu vực quanh bờ hồ Tidal Basin, thủ đô Washington D.C và đã thu hút hàng triệu người từ khắp nơi đến thưởng ngoạn. Quanh bờ hồ, những bông hoa đào đã nở rộ, rực rỡ. Những cánh hoa đào mong manh bay bay trong gió, những cành hoa đào nghiêng bóng xuống mặt hồ trong vắt tạo nên một khung cảnh thật thơ mộng và hữu tình.

Tuyết Nga, Khánh Lan, Chị Hằng, Ngân, Kiều Chi, Tố Đoan, Hồng Thủy, Đức Hạnh.

Hoa Anh Đào năm nay nở sớm do nhiệt độ bất thường tại Thủ đô Washington D.C., nhưng vẫn còn ưu ái để lại trên cành những chùm hoa màu trắng, màu Hồng xinh xắn. Du khách cũng như chúng tôi len lỏi, chen nhau ngắm hoa và chụp hình lưu niệm. Có lẽ để mừng lễ Phục Sinh nên khu Tidal Basin hôm nay vui quá, hàng ngàn cánh diều với nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau tung bay phất phới trên bầu trời trông thật vui mắt, thật đẹp và hay lạ. Chuyến du lịch ngắm hoa Anh Đào năm nay của chúng tôi thật đúng lúc, đúng thời gian và “lucky” vì NV Hồng Thủy cho biết qua năm 2025 sẽ có khoảng hơn 200 cây hoa anh đào quanh khu Tidal Basin bị chặt, đốn đi vì rễ cây đâm xuống làm nứt hồ nước.

NV Hồng Thủy & Khánh Lan

Lincoln Memorial và Thomas Jefferson Monument cũng không xa nên chúng tôi tản bộ qua để chụp những tấm hình lưu niệm trước khi ra về.

March 31, 2024: Ngắm hoa Anh Đào tại khu làng Kenwood: Theo lời chỉ dẫn của anh Phạm Hồng Thái, chúng tôi đi ngắm hoa anh đào tại khu làng Kenwood. theo tài liệu internet cho biết, Kenwood vào đầu những năm 1930 và 1940, một nhà phát triển địa phương đã trồng cây anh đào như một cách để thu hút những người mua nhà tại khu ngoại ô thành phố này. Hiện nay có hơn 1,200 cây hoa anh đào và những cây hoa Magnolia tại đây đã tô điểm cho khu làng Kenwood trở nên tuyệt vời với hàng trăm nghìn bông hoa nhỏ màu trắng xinh đẹp nở rộ trong mỗi mùa xuân. Làng hoa anh đào Kenwood là một trong những địa điểm ngắm hoa anh đào nổi tiếng tại thủ đô Washington D.C.

Hoa Magnolia và Khánh Lan

Khu làng Kenwood với những ngôi nhà trị giá hơn 1 triệu USD

Kenwood là một khu phố đẹp với những ngôi nhà trị giá hơn 1 triệu USD nằm giữa River Road và Little Falls Parkway ở Chevy Chase. Nó được phát triển bởi Edgar Kennedy – ông chủ tòa nhà chung cư Kennedy-Warren trong Quận – và cộng sự của ông là Donal Chamberlin. Ted Beverly, người đã sống ở Kenwood từ năm 1978 cho biết các cây hoa anh đào được bắt đầu trồng cây ngay cả trước khi những căn nhà được bắt đầu xây cất. Những ngôi nhà đầu tiên tại Kenwood được hoàn thành vào năm 1929.

Những con đường tràn ngập hoa anh đào

Khi những cây anh đào được trồng xung quanh Tidal Basin vào năm 1912 đã truyền cảm hứng cho Kennedy và Chamberlin. Nhưng thực ra chính một cư dân Quận Montgomery mới là người đầu tiên đề xuất trồng những cây có hoa cho khu vực này, David Fairchild là một “nhà thám hiểm thực vật” của Bộ Nông nghiệp sống ở Chevy Chase. Năm 1906, ông đã nhập cảng 100 cây hoa anh đào từ Công ty Yokohama và trồng chúng trên sườn đồi trong khu đất của mình và nhận thấy cây phát triển mạnh ở khu vực này và đến năm 1934, 2,000 cây anh đào Yoshino đã được trồng tài Washington D.C.

Vào mùa xuân, những cành hoa trĩu nặng uốn lượn trên các con phố Kenwood, che khuất bầu trời một màu trắng xáo tựa như một tấm màn phủ đầy tuyết và thu hút hàng ngàn du khách mỗi năm.

Phong cảnh đẹp trong khu làng Kenwood

Cũng trong ngày 31 tháng 3, chúng tôi tham dự buổi “Hội Ngộ Kinh Thương 2024” tại nhà Cô Vân Nga, giáo sư anh văn của trường Đại Học Kinh Thương Minh Đức, Saigon. Sau bao năm không gặp nhau, các anh chị Kinh Thương kẻ còn người mất, tay bắt mặt mừng.

Khánh Lan và Cô Vân Nga

Kinh Thương Hội Ngộ 2024

Aril 1, 2024:  The US Capital, Botanical Garden, Hirshhorn Sculpture Garden, Galery Of Art Museum, v.v…Thật là một cực hình để tìm được một chỗ đậu xe tại các địa điểm này, vì thế Anh Mạnh Bỗng thường bỏ chúng tôi trước cửa để đi tìm chỗ đậu xe hoặc chạy lòng vòng quanh phố để 5 đứa con gái như chúng tôi có cơ hội chụp những tấm hình đẹp. (Cảm ơn anh Mạnh Bổng).

The US Capital

Hirshhorn Sculpture Garden, Galery Of Art Museum

Botanical Garden, Khánh Lan, Tố Đoan, Đức Hạnh…cứ lội mưa mà đi…tỉnh bơ…

April 2, 2024: The White House: Sau khi lòng vòng bên ngoài của The White House và chụp hình phía ngoài cổng. Chúng tôi đi ăn trưa tại khu VN Eden Center, đây là trung tâm sinh hoạt thương mại của người Việt giống như khu Little Sài Gòn ở quận Cam của chúng ta. Khánh Lan đã gặp Ông Nam Lộc tại đây như theo lời dặn của NV Việt Hải và chụp một tấm hình lưu niệm với ông như NV Việt Hải giao phó. Hôm ấy Ông Nam Lộc làm MC cho chương trình đại nhạc hội của tiệm Teletron.

The White House

Chúng tôi đi ăn trưa tại khu VN Eden Center

Mạnh Bổng, Ngân, Hạnh, Khánh Lan, Kiều Chi, Xuân Thái, Tố Đoan, Tuyết Nga, Chị Hằng, Hồng Thủy, Mẫn

Buổi trưa, họp mặt tại nhà của anh Phạm Xuân Thái & Chị Hằng và cũng là buổi tiễn chân bạn hai bạn  Mẫn & Ngân về lại tiểu bang Kansas. Tại đây, chúng tôi đã gặp con trai thứ của nhạc sĩ Hoàng Trọng, Ca nhạc sĩ Hoàng Cung FA và em họ của khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, Dương Nguyệt Thu Lan. Cũng tại đây, chúng tôi đã gặp nhiều anh chị khác như anh chị Hiệp & Thư, anh chị Tiến & Thu Lan. Tất cả các anh chị này đều hát rất hay và hát các nhạc phẩm thuộc thể loại nhạc tiền chiến mà chúng tôi rất yêu thích.

Chị Hằng, Tuyết Nga, CNS Hoàng Cung Pha (Con của NS Hoàng Trọng), anh Xuân Thái, Mạnh Bổng, Đức Hạnh, Tố Đoan, Hồng Thủy, Khánh Lan

Hàng đứng: Các anh Tiến, Mẫn, Thái, Hiệp, Hoàng Cung Pha và chị Hằng. Hàng ngồi: Tố Đoan, Khánh Lan, Tuyết Nga, Chị Thư, Ngân, Hạnh, Kiều Chi, Chị Thu Lan, NV Hồng Thủy

Buổi tối, chúng tôi cùng NV Hồng Thủy đến dự buổi họp mặt văn nghệ tại tư gia của nhà văn tiến sĩ Lưu Nguyễn Đạt. Hôm ấy, ca sỹ Anh Dũng cũng đến giúp vui. Thật là thú vị được thưởng thức những tiếng hát rất hay và nghe những bản nhạc tiền chiến mà các anh chị đến giúp vui văn nghệ đã hát hôm ấy. Nhà văn tiếp sĩ Lưu Nguyễn Đạt đã tặng khánh Lan ba tác phẩm văn học của ông gồm: văn, thơ và biên khảo mà ông đã cho xuất bản cách đây vài năm trước. Ông cũng không quên gửi tặng NV Việt Hải một thi tập song ngữ: Heartfulness hay Hồn Nước.

Họp mặt tại nhà của NV TS Lưu Nguyễn Đạt. NV Lưu Nguyễn Đạt & Ca Sĩ Anh Dũng

Tại đây, chúng tôi cũng gặp được Thi sĩ Lê Thị Ý,  Bà là tác giả của bài thơ Tưởng Như Còn Người Yêu. Bài thơ này đã được Nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc. Chúng tôi cũng có cơ hội phỏng vấn Bà về nguồn cảm hứng gì đã khiến Bà sáng tác bài thơ này. Bà nói, Bà sống ở Ban Mê Thuật, nơi mà Bà đã nhìn thấy và là nhân chứng của nhiều chiến sĩ đã nằm xuống, cảnh những đám tang và những thiếu phụ đã khóc than trong đau khổ vì mất người yêu, v, v…nên vì thương cảm cho hoàn cảnh của họ, Bà đã viết nên bài thơ này.

NV Khánh Lan, TS Lê Thị Ý, NV Hồng Thủy

April 3, 2024: Thăm cô của Tuyết Nga ở Virginia cách Maryland khoảng hơn một tiếng lái xe và dùng cơm trưa với gia đình của cô.

Thăm gia dình Cô của Tuyết Nga

April 4, 2024: Thăm viếng “The Colonial Williamsburg” ở thành phố Virginia.  Williamsburg là một thành phố của bang Virginia ở Hoa Kỳ, trước kia là thủ đô của Thuộc địa Virginia từ năm 1699 đến năm 1780 và đóng một vai trò quan trọng trong Cách mạng Hoa Kỳ. Nó tạo thành “Tam giác lịch sử” cùng với Jamestown và Yorktown. Trung tâm của nó là Colonial Williamsburg, một khu làng lịch sử và bảo tàng lịch sử với những sinh hoạt sống động, các diễn viên hoặc người bán hàng tại Colonial Williamsburg mặc những trang phục cổ xưa mô tả cuộc sống thuộc địa hàng ngày trên đường phố, cửa hàng và công xưởng.

Colonial Williamsburg

April 5, 2024, Philadelphia, Pennsylvania và thăm Cô của Khánh Lan: Chúng tôi quyết định đi thăm thành phố Philadelphia thuộc tiểu bang Pennsylvania và tiện thể thăm cô của Khánh Lan sau khi chúng tôi ghé thăm The Liberty Bell, The Love Park, the Old City Hall và The Rading Terminal Market. Rất tiếc là chúng tôi không có đủ thời gian để ghé thăm The Old town of Philadelphia và The Amis town. Đã bao năm không trở về đây, thành phố đã thay đổi rất nhiều, đẹp hơn và đông du khách hơn. (Đây là lần thứ ba Khánh Lan trở lại nơi này).

Tại “Liberty Bell”

Tuyết Nga & Đức Hạnh ở “The Rading Terminal Market”

Ghé thăm gia đình Cô của Khánh Lan

April 6, 2024, ghé thăm nhà thờ The Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception và dạo phố Old town Alexandria, National Harbor:

The Basilica of the Nationa Shrine of the Immaculate Conception hay Vương cung thánh đường của đền thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội

Địa chỉ: 400 Michigan Ave NE, Washington, DC 20017 và mở cửa chính thức năm 1959. Architect: Charles Donagh Maginnis và Architectural styles: Romanesque Revival architecture, Neo-Byzantine architecture.

Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception là nhà thờ Công giáo La Mã lớn nhất ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ, và là một trong mười nhà thờ lớn nhất trên thế giới. Nhà thờ được Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ chỉ định là Thánh địa cầu nguyện và hành hương quốc gia. Vương cung thánh đường là đền thờ Đức Mẹ nổi tiếng của quốc gia, dành riêng cho bổn mạng của Hoa Kỳ; Đức Trinh Nữ Maria dưới danh hiệu là Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và thường được gọi là Nhà thờ Công giáo của Hoa Kỳ. Được viếng thăm bởi Giáo hoàng Phanxicô, Giáo hoàng Benedict XVI, Thánh John Paul II, và Thánh Teresa of Calcutta, Vương cung thánh đường, sánh ngang với các thánh địa lớn của châu Âu và thế giới.

Mang phong cách Byzantine-Romanesque, kiến ​​trúc thượng tầng đồ sộ là nơi có hơn 80 nhà nguyện và phòng thí nghiệm liên quan đến các dân tộc, nền văn hóa và truyền thống vốn là kết cấu của đức tin Công giáo. Vương cung thánh đường cũng là nơi lưu giữ bộ sưu tập nghệ thuật giáo hội đương đại lớn nhất trên trái đất. Mở cửa 365 ngày mỗi năm, Vương cung thánh đường đón gần một triệu du khách hàng năm, thu hút khách hành hương cũng như khách du lịch từ khắp nơi trên đất nước và trên thế giới.

Vương cung thánh đường Đền thờ Quốc gia Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội phải mất 39 năm để xây dựng kể từ khi bắt đầu xây dựng vào năm 1920 cho đến khi hoàn thành vào năm 1959, sau một thời gian gián đoạn trong Thế chiến thứ hai. Các kiến trúc sư Maginnis và Walsh ở Boston đã chọn phong cách La Mã-Byzantine cho tượng đài Công giáo quốc gia để tượng trưng cho đức tin và tình yêu của Hoa Kỳ đối với người bảo trợ của nó, Đức Trinh Nữ Maria. Đức Maria dưới danh hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Kiến trúc La Mã được xác định bởi kích thước đồ sộ, tường dày, mái vòm, trụ cầu, vòm háng, tháp và xe cứu thương được trang trí, trong khi kiến trúc Byzantine được chú ý nhờ đặc điểm đặc biệt nhất của nó, mái vòm. Trong kiến trúc Byzantine, một mái vòm hình tròn hoặc hình elip được đặt trên một căn phòng hình vuông hoặc hình chữ nhật bằng các mặt dây chuyền, kết cấu hình tam giác giúp tăng cường và hỗ trợ phần đế giữ mái vòm. Phong cách Romanesque-Byzantine đã được chọn cho Đền thờ Quốc gia để cho phép xây dựng bên ngoài cùng một lúc và bên trong, để hài hòa với kiến trúc của Washington, D.C., và để phân biệt với Nhà thờ Quốc gia Washington – kiểu Gothic Nhà thờ Tân giáo có công trình đang được tiến hành vào thời điểm đó.

Ngày nay, Vương cung thánh đường Đền thờ Quốc gia Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội là nhà thờ Công giáo La Mã lớn nhất ở Bắc Mỹ và nằm trong số mười nhà thờ lớn nhất thế giới và được xây dựng hoàn toàn bằng đá, gạch, ngói – không có khung hoặc cột thép kết cấu. Vương cung thánh đường chứa bộ sưu tập nghệ thuật giáo hội đương đại lớn nhất thế giới. Hơn nữa, sự trang trí nghệ thuật của Vương cung thánh đường, cả trong lẫn ngoài, đều phù hợp với phong cách kiến trúc La Mã-Byzantine. Bên ngoài của Vương cung thánh đường có hình tượng của các vị thánh cũng như các cổng vòm và cổng vòm được điêu khắc tinh xảo.

Tympana được điêu khắc phù điêu trang trí các lối vào phía đông và phía tây bên trong cũng như các hốc khác nhau ở khu vực gian giữa và thánh đường. Cửa sổ kính màu và kính mài trang trí cho cả khu vực Nhà thờ Thượng và Hạ. Nghệ thuật Byzantine đáng chú ý ở việc sử dụng khảm và đá cẩm thạch. Điều này bao gồm việc trang trí khảm bảy mái vòm chính cùng với nhiều nhà nguyện và nhà nguyện bên cạnh. Nhà thờ cũng được trang trí bằng những tấm đá cẩm thạch tuyệt đẹp. Những viên bi mịn hơn mở ra cho phép các đường vân của đá cẩm thạch tạo thành các mẫu đối xứng. (dựa theo tài liệu Wikipedia)

Old town Alexandria, National Harbor:
Rời nhà thờ The Basilica of the Nationa Shrine of the Immaculate Conception, anh Phạm Xuân Thái đưa chúng tôi đi dạo phố Old town Alexandria và dùng bữa cơm trưa tại nhà hàng Thái. Ăn xong, chúng tôi đi đến National Harbor, chụp hình cùng với các pho tượng của các binh chủng Hoa Kỳ, pho tượng Marilyn Monroe, v.v…Sau cùng là thử thời vận, đen đỏ tại Casino. Xui quá, mỗi chúng tôi thua $20.

Alexandria Harbor

Dạo phố Alaxandria Harbor

Dùng bữa cơm trưa tại nhà hàng Thái, Mai Restaurant

Và dạo phố tại National Harbor

The Famous Pictures

April 7, 2024 thăm bạn của Chị Tố Đoan, một người bạn cùng quê và cùng trại tỵ nạn mà chị Tố Đoan đã không gặp lại từ ngày đi định cư tại Mỹ. Con gái của chị bạn này đã bị lạc đạn trong một lần đi chơi cùng các bạn tại Las Vegas khi em mới 21 tuổi, năm nay em mới 28 tuỗi. Em là đứa con gái duy nhất của bạn chị Tố Đoan.

April 8, 2024: Đạo phố RIO, Buổi sáng, sau bữa ăn điểm tâm, Chị Hồng Thủy rủ chúng tôi đi mua sắm tại khu shopping Rio. Rio Shopping Center là khu mua sắm sang trọng của các khách hàng giầu có. Nơi đây có phong cảnh đẹp, hồ nước và các nhà hàng lịch sự. Sau khi mua sắm một vài món hàng và dạo phố, chúng tôi dùng bữa cơm trưa tại một nhà hàng Mexico.

Rio Shopping Center

Buổi chiều, chúng tôi cùng Chị Hồng Thủy chuẩn bị bữa cơm mời anh chị Thái & Hằng. Chị Hồng Thủy thật chu đáo và hiếu khách. Từ hôm trước, chị đã chuẩn bị thức ăn cho mọi người, nào là bún riêu cua, mì xào dòn. Đây là hai món ăn đặc biệt mà chị nấu rất ngon. Chiều nay, chúng tôi đã có một bữa tiệc gia đình thân mật và đầm ấm. Cám ơn Chị Hồng Thủy nhiều và nhiều lắm.

Bữa cơm thân tình

April 9, 2024: Ngày cuối ở Maryland và chuẩn bị về lại California. Chuyến bay non-stop lúc 5:30 chiều nay sẽ đưa chúng tôi trở về California. Hôm nay, chúng tôi không đi đâu cả và quyết định “spend some times” với Chị Hồng Thủy. Mười mấy ngày rong chơi, hôm nay là ngày đầu tiên chúng tôi “take it easy” và chị em ngồi nói chuyện với nhau như thể cùng sống chung trong một mái nhà từ lâu. Chúng tôi vừa ôn lại chuyện cũ và chia sẻ những chuyện mới. Có thể nói, đây là chuyến du lịch đầu tiên mà chúng tôi cảm nhận được cái không khí thân tình giữa tình bạn hữu, sự ân cần, chăm lo của một người chị (Hồng Thủy) khiến chúng tôi vô cùng cảm kích.

Trước cửa nhà của Chị Hồng Thủy

Chúng tôi cũng xin mượn giây phút này để gửi lời cảm ơn đến anh Phạm Xuân Thái và chị Hằng đã rất chu đáo và hướng dẫn rất tường tận các địa điểm du lịch cũng như thắng cảnh đẹp. Nhất là Chị Hồng Thủy đã tiếp đón chúng tôi rất nồng hậu, nhiệt tình và chu đáo từ miếng ăn đến giấc ngủ như một người chị cả. Chúng em cảm ơn Chị thật nhiều.

Khánh Lan, California 2024

Khánh Lan tại “The Love Park”