GIỚI THIỆU BAN NHẠC TRẺ ANGEL BAND
Nhạc sĩ Huy Phước cùng ban nhạc Angel Band tổ chức buổi lễ mừng Labor Day 2023. Bước vào music studio trang trí hệ thống đèn màu (multicolor helicopter lighting) đẹp mắt. Angel Band mở đầu party với nhạc phẩm “Oye Como Va”. Đây là ca khúc do nhạc sĩ Latin jazz và mambo Tito Puente sáng tác vào năm 1962. Bản hát lại của ban nhạc rock Santana đã đưa ca khúc này trở nên nổi tiếng với vị trí số 13 tại Billboard Hot 100, số 11 tại Billboard Easy Listening và số 32 tại Hot R&B/Hip-Hop Songs. Nhan đề ca khúc được lấy từ câu hát chủ đề “Oye Como Va”, có nghĩa là “Có khỏe không?”, tuy nhiên khi đứng cùng cả câu hát “Oye como va, ma ritmo” thì lại có nghĩa “Giai điệu của tôi có hay không?”
Phu nhân của anh Huy Sinh (Lead Guitar), Huy Sinh (Guitar), Huy Tùng (Keyboard), Huy Đồng (Bass), Mạnh Bổng, Huy Dũng (Drum), Huy Phước (Accord) & Drum)
Ca khúc được sáng tác theo nhịp cha-cha-cha với nhiều nét tương đồng với “Chanchullo” của Israel “Cachao” López. Tạp chí Latin Beat từng viết vào năm 1967: “Ca khúc kinh điển “Rareza de Melitón” (sau này đổi tên thành “Chanchullo”) do Cachao sáng tác vào năm 1937 đã là nguồn cảm hứng cho Tito Puente viết nên ‘Oye Como Va’ “. Ấn bản gốc do ca sĩ Santitos Colon trong ban nhạc của Puente thời điểm đó trình bày. Cachao cũng chơi violoncelle trong một số lần trình diễn trực tiếp của “Oye Como Va”. Bài ca Oye Como Va điệu cha-cha-cha thường được chơi trong những dịp bal des amis hay matinée boom.
Angel Band là ban nhạc trẻ, dĩ nhiên sở trường chơi nhạc trẻ rất khá, dưới sự điều khiển của nhạc sĩ Huy Phước. Tay trống xuất sắc là Huy Vũ, Huy Sinh lead guitar, Huy Tùng keyboard, Huy Đồng bass, Huy Dũng trống và Huy Phước đảm nhiệm cả hai vai trò lead solo (hay accord) và vocalist. Đây là một professional fullband mà chúng tôi được thưởng thức suốt một đêm dài của Labor Day 2023.
Trần Việt Hải
ÂM NHẠC TRONG ĐỜI SỐNG
Bài Viết Của Kiều My
Mừng lễ Labor Day 2023 vừa qua, gia đình chị Tâm An đã tổ chức một buổi văn nghệ hầu chiêu đãi bạn bè. Với lòng hiếu khách và hào hiệp, chị đã mời bạn bè và nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian tham dự buổi ca nhạc tại tư gia…vô cùng ấn tượng. Đặc biệt, mọi người được thưởng thức một đêm văn nghệ độc đáo với ban nhạc sống của nhạc sĩ Huy Phước, phu quân của chị Tâm An. Đây là khoảnh khắc chắc chắn sẽ ghi lại dấu ấn như một kỷ niệm khó quên trong lòng người.
Hình trên cùng: Minh Thư (Mặc áo & đội mũ đỏ) Hình giữa: Phạm Gia Đại, Vương Trùng Dương, Lê Nguyễn Nga, Mạnh Bổng, Lệ Hoa, Việt Hải, Khánh Lan, Ngọc Châu. Hình dưới cùng: Bà xã của anh Huy Sinh (Lead Guitar), Huy Sinh (Guitar), Huy Tùng (Keyboard), Huy Đồng (Bass), Mạnh Bổng, Huy Dũng (Drum) & Bà Xã, Huy Phước (Accord) & Drum) và phu nhân Tâm An, Lệ Hoa, Chị….và Anh…
Âm nhạc là một môn nghệ thuật mà Kiều My yêu thích từ tấm bé. Có thể nói: âm nhạc là một loại thần dược vô hình, mang đến nhiều lợi ích cho tinh thần và sức khỏe của con người. Hầu hết mọi người chúng ta đều thích âm nhạc, vì tính chất kỳ diệu của nó là nối kết con người lại với nhau một cách tự nhiên. Mang đến sự giao thoa thật tốt đẹp giữa tình đồng loại; giúp mọi người hòa đồng và cởi mở trong tình bạn hữu.
Âm nhạc có nhiều thể loại và chuyên chở nhiều ngôn ngữ khác nhau. Riêng người Việt Nam, ngoài nhạc Việt mà ta yêu thích đã đành, chúng ta còn thích cả nhạc Pháp, nhạc Anh, Mỹ v.v…
Kho tàng âm nhạc Việt Nam cũng rất phong phú. Nhiều nhạc sĩ tài ba đã sáng tác những nhạc phẩm từ thời tiền chiến, đến thời chiến…thật trữ tình, đầy tình người, đi sâu vào lòng người và mãi không phôi pha theo thời gian. Chẳng hạn như nhạc sĩ Văn Cao (Suối Mơ), Đoàn Chuẩn (Lá Đổ Muôn Chiều), Dương Thiệu Tước ( Tiếng Xưa), Phạm Duy (Bên Cầu Biên Giới), Lam Phương (Tình Anh Lính Chiến), Trần Thiện Thanh (Người Ở Lại Charlie) Ngô Thụy Miên (Mùa Thu Cho Em), Từ Công Phụng (Bây Giờ Tháng Mấy) Nguyễn Ánh 9 (Cô Đơn) v.v… Còn rất nhiều ca khúc có giá trị do nhiều nhạc sĩ sáng tác, đã đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam.
Nói đến nhạc Pháp, người Việt rất say mê vì âm điệu lãng mạn, nhẹ nhàng, sang trọng…rất gần gũi bản chất người Việt. Ngoài ra, người Việt có vẻ rất quen thuộc với nhạc Pháp vì đất nước chúng ta chịu ảnh hưởng nền văn hóa Pháp, thời Pháp thuộc gần 100 năm. Trong những bản nhạc Pháp ( La Chanson Francaise ) rất nổi tiếng vào những thập niên 1940, 50, 60, 70…qua tiếng hát của những danh ca Pháp thời bấy giờ như:
Edith Piaf – La Vie En Rose, Sous Les Ciel De Paris, Non Je Ne Regrette Rien…
Dalida – Bambino, Histoire d’un Amour, Bang Bang….
Sylvie Vartan – La Plus Belle Pour Aller Dancer, Quand Le Film Est Triste…
Mireille Mathieu – La Paloma, Une Femme Amoureuse, La Derniere Valse.
Vicky Leandros – Apres Toi, L’ Amour Est Bleu…
Christophe – Aline, Oh Mon Amour, Main Dans La Main….
Còn rất nhiều những bản tình ca Pháp rất hay đã đốt cháy lòng người, mà chúng ta được thưởng lãm qua nhiều thập kỷ.
Vào những năm đầu của thập niên 1970, giới yêu nhạc Pháp ở Saigon vô cùng thích thú khi được nghe bản nhạc PAROLES, qua hai tiếng hát hàng đầu của Pháp là Dalida và Alain Delon.
Những bản nhạc Pháp tiêu biểu này đã đi sâu vào lòng người và thật khó quên. Giới yêu nhạc Pháp rất say mê những bản nhạc tình lãng mạn từ ngày ấy cho đến bây giờ. Đặc biệt, những bản nhạc tình cảm Pháp vẫn tồn tại mãi với thời gian và ảnh hưởng sâu rộng khắp thế giới. Người Việt biết thưởng thức nhạc Pháp có thể nói: đây là sự lựa chọn những tinh hoa bậc nhất của âm nhạc vậy.
Kiều My nhớ và viết lại phần nào về phong trào nhạc rock du nhập vào Việt Nam ra sao, như thế nào nhé. Khi quân đội Hoa Kỳ sang chiến đấu tại Việt Nam vào cuối thập niên 1960 và đồng thời mang nhạc rock Mỹ vào nước ta. Vì các club nhạc mở ra để cho người Mỹ có nguồn giải trí. Thời bấy giờ ở Sài Gòn, tầng lớp học sinh, sinh viên ảnh hưởng văn hóa Pháp tiếp tục nghe nhạc Pháp, như là hiện tượng để chống trả lại sự thâm nhập văn hóa Mỹ đang ngày càng bành trướng. Nhưng dần dần những người chơi nhạc nhận ra nét độc đáo của nhạc pop/rock của Anh và Mỹ. Và rồi từ thủ đô Sài Gòn đến các thành phố lớn như: Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ… cùng nhiều nơi khác chấp nhận loại nhạc rock, dù nguyên gốc hay được Việt hóa trong đời sống văn hóa của lớp người trẻ thời bấy giờ.
Cũng vào đầu thập niên 1970, giới yêu nhạc lại có dịp thưởng thức một sắc thái mới của âm nhạc nổi lên rầm rộ, đó là nhạc Anh , Mỹ…do những ban nhạc đang làm mưa gió trong những buổi ca nhạc trên thế giới. Chẳng hạn như:
Ban nhạc The Beatles nổi tiếng về nhạc Pop – Rock, đã lôi cuốn người nghe trong những buổi trình diễn như: Let It Be, Hey Juge, Imagine v.v…
Ban nhạc ABBA nổi tiếng với bản: Dancing Queen, Mamma Mia, I have A Dream, Fernando, Chiquitita,…
Ban nhạc Boney M. Lừng danh trong ca khúc “Rivers of Babylon”, “Bahama Mama”, Daddy Cool, “Rasputin”…
Carpenters – Một giọng hát rất đặc biệt qua những ca khúc như: Yesterday Once More, Top OF The World, Please Mister Postman…
Elvis Presley – Người ca sĩ rất nổi tiếng qua nhiều ca khúc như : Can’t Help Falling In Love, It’s Now or Never, Are You Lonesome Tonight v.v…
Celine Dion – Cô ca sĩ có giọng hát cao vút người Quebec, Canada đã đưa tên tuổi cô lên hàng danh ca qua những bài hát: My Hearth Will Go On, The Power of Love, Because You Love me v.v…
Whitney Houston – Nổi tiếng qua những ca khúc I Will Always Love You trong phim The Bod Guard; Greatest Love of All, I Have Nothing v.v….
Suốt nhiều thập kỷ qua, nhạc Anh Mỹ đã tràn ngập thế giới, mang đến cho người yêu âm nhạc cả rừng nhạc. Trong số đó, có nhiều ca khúc đã chiếm giải Oscar, Hoa Kỳ.
Nói đến nhạc Mỹ, Kiều My cũng có một kỷ niệm khó quên trong lớp Anh văn bậc trung học, ngày còn ở trong nước. Giáo sư Anh văn của lớp hát cho chúng tôi nghe bản nhạc Release Me, do nhạc sĩ Eddie Miller viết 1949; một bản nhạc tình mà ông thầy rất thích khi đi du học ở London. Âm điệu bản nhạc Release Me tha thiết du dương, rất truyền cảm…khiến chúng tôi ngồi thinh lặng nghe thầy hát. Và bản này đã trở thành bản nhạc Mỹ mà KM thích nhất trong số những bài hát hay Anh Mỹ, cũng không thua kém nhạc Pháp.
Trong những bài hát bất hủ của thế giới âm nhạc, chúng ta không thể không nói tới bản La Paloma, được dịch qua lời Pháp từ gốc Tây Ban Nha do nhạc sĩ Sebastián Iradier sáng tác vào khoảng năm 1860. Giai điệu của bản La Paloma rất tuyệt vời, đã chạm đến trái tim của hàng triệu người trên thế giới, trong đó có KM. Bản nhạc này trải qua trên một thế kỷ, nhưng nó vẫn sống mãi với thời gian.
Ca khúc bất hủ Le Beau Danube Bleu ( Dòng Sông Xanh) sáng tác bởi nhạc sĩ trứ danh người Áo Johann Strauss II (1825-1899). Bản nhạc này nổi tiếng vào năm 1867, khi điệu luân vũ của bản nhạc nổi lên do chính tác giả điều khiển tại một hí trường ở Paris, khán giả đã “bis” đến 20 lần. Kể từ đêm đó, Le Beau Danube Bleu không chỉ là tài sản nghệ thuật của nước Áo, mà đã bay đi khắp thế giới, được giới yêu nhạc hâm mộ và thưởng thức cuồng nhiệt. Ca khúc luân vũ này cũng là biểu tượng của “ Hy Vọng và Hòa Bình”, và cũng là tiêu biểu của thủ đô Vienne, Áo quốc. Bản nhạc lừng danh thế giới này được sáng tác trong tình yêu tuyệt vời của người tình dành cho tác giả… đã khiến những nốt nhạc được thăng hoa đỉnh điểm…
Le Beau Danube Bleu cũng đã được ban đại hòa tấu André Rieu, một tay vĩ cầm lừng danh người Dutch trình diễn khắp thế giới. Khán giả hoan hô nhiệt liệt trong tiếng réo rắc của vỹ cầm, lả lướt theo điệu nhạc luân vũ như dòng chảy của con sông thơ mộng Danube, giữa thủ đô Vienne Áo quốc.
Bản Le Beau Danube Bleu cũng đã được cố nhạc sĩ Phạm Duy soạn lời Việt với tên Dòng Sông Xanh. Đã được nhiều ca sĩ Việt hát rất xuất sắc qua giọng ca Thái Thanh, Ngọc Mai, Ngọc Hạ vv…
Bên cạnh đó, bản nhạc với giai điệu Boston du dương qua những buổi hòa nhạc, đó là ca khúc tuyệt vời Sérénade do nhạc sĩ lừng danh Frank Schubert người Áo (1797- 1828) sáng tác. Bản này cũng được liệt kê vào hàng nhạc bất hủ thế giới, sẽ sống mãi với thời gian vì giá trị cao của nó.
Trong cuộc sống hàng ngày, âm nhạc được ví như món ăn tinh thần không thể thiếu đối với đời sống con người, là ngôn ngữ đại đồng chung cho nhân loại. Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời, thiếu không khí trên mặt đất này. Bởi thế cho nên triết gia Friedrich Nietzsche đánh giá cao về âm nhạc: “Không có âm nhạc thì cuộc sống sẽ là một điều sai lầm”. Hay như sự cần thiết mà thi hào William Shakespeare quan niệm: “Nếu ta yêu âm nhạc thì hãy vặn nó lên”… Còn cố ca sĩ Sony Bono đã từng nói: “Âm nhạc có thể thay đổi thế giới bởi vì nó có thể thay đổi được con người”.
Vai trò âm nhạc ảnh hưởng đối với đời sống của chúng ta rất nhiều, chính nó tạo ra những cung bậc cảm xúc trong tâm hồn chúng ta. Âm nhạc làm cho cuộc sống chúng ta thăng hoa, trở nên tốt hơn. Điều đó được hiểu qua ý tưởng của người xưa, như quan điểm của triết gia Plato người Hy Lạp, học trò của đại triết gia lừng danh Socrates: “Âm nhạc là sự chuyển động của âm thanh, để linh hồn con người đạt đến sự giáo dục đạo đức của chính nó”.
Phải chăng nhạc thánh ca, nhạc đạo, nhạc về lòng yêu thương quê hương, nhạc về lòng mẹ hay tình cha… linh nghiệm đúng như vậy. Do đó, âm nhạc ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người, con người là loài vật duy nhất có thể cảm nhận thông suốt, hiểu biết bởi trí tuệ và thưởng thức với tâm hồn say mê yêu thích âm nhạc. Chung quy, thì phạm vi âm nhạc có hai loại chính khi biểu hiện: bằng giọng người tức thanh nhạc; nếu trình bày bằng các loại nhạc cụ là khí nhạc.
Ngoài ra, âm nhạc là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người chúng ta sống trên trái đất. Không có âm nhạc thế giới thực sự sẽ rất buồn tẻ. Chính vì có âm nhạc trong sự chuyển động âm thanh của thiên nhiên như: gió, sóng biển, thác, suối, mưa, bão… cũng như sự chuyển động của cây cối; âm nhạc trong tiếng hót của các loài chim muông… Âm nhạc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hạnh phúc của con người. Âm nhạc xua tan đi nỗi sầu khổ của con người và rót đầy tâm tưởng chúng ta niềm vui sướng hân hoan. Bật lên những bài nhạc yêu thích và lắng nghe mà không cần làm điều gì khác, lắng nghe và lắng nghe trong sự thích thú. Chúng ta cảm thấy cuộc đời này có giá trị và đáng sống biết bao! Sự thật là như thế!. Ngẫm nghĩ về câu nói “La musique fait écho aux sentiments humains”, quả thật âm nhạc có thể xoa dịu những nỗi lo âu, khắc khoải trong cuộc sống. Âm nhạc là phương tiện chuyển tải cảm xúc trọn vẹn nhất của tâm hồn. Nhạc sĩ đại tài Beethoven cho rằng: “Âm nhạc làm trái tim của người nam sôi sục và khóe mắt của người nữ đẫm lệ”. Âm nhạc cũng có thể là ngôn ngữ của tâm hồn xao xuyến bớt đi cô đơn, hay khiến cho con tim ta khao khát yêu thương.
Âm nhạc có thể đưa tâm hồn ta cất cánh bay cao như cánh diều gặp gió; hay chìm lắng như trăng lặn dưới đáy hồ… theo dòng nhạc. Quả thật! Âm nhạc là một trong những nghệ thuật kỳ diệu của nhân loại!
Kiều My