Âm nhạc,  Việt Hải

MẠN BÀN VIỆC PHỔ NHẠC CHO BÀI THƠ

Chủ dề “Phổ nhạc tù thơ“, theo Wkimedia blog thì Phổ nhạc là nghệ thuật dựa theo lời và ý của bài thơ mà viết thành bài nhạc. Trên thế giới, từ thời âm nhạc phục hưng, Rondeau cùng với ballade và virelai là ba hình thức thơ Pháp phổ nhạc vào cuối thế kỷ 13 cho đến thế kỷ 15. Về nhạc tính trong văn chương truyền thống Việt Nam, phải nói là trong ngôn ngữ Việt vốn giàu âm nhạc tính với âm vang trầm bổng chen lẫn trong thơ là nhạc. Các loại văn vần trong văn chương Việt Nam như lục bát, song thất lục bát, hát nói đều đi đôi với ngâm vịnh, xướng hát. Những điệu dân ca như hát ru, hò cũng hay mượn ca dao làm lời.

Giữa thơ ca và tân nhạc Việt Nam, nghệ thuật đem ý lời thơ lồng vào nốt nhạc để hát lên là phổ nhạc. Việc chuyển từ thơ thành nhạc có thể chỉ dùng ý để gợi lên những hình ảnh trong ca khúc, nhưng cũng có khi theo sát lấy câu thơ làm ca từ. Trong một bài thơ có khi bài nhạc chỉ rút một đoạn mà không đụng đến những đoạn kia, hay hoán chuyển tự sự nên việc phổ nhạc có thể chỉ là phỏng theo. Có người nhận xét thì thơ phổ nhạc là sự đồng cảm, đồng điệu giữa nhà thơ và nhạc sĩ. Phong cách này phổ biến trong dòng nhạc tiền chiến và sau đó được nhiều nhạc sĩ Việt Nam áp dụng suốt thế kỷ 20. Bài thơ được chọn phổ nhạc thường có nội dung phi thời gian.

Theo bài của tác giả Đõ Bình ghi nhận về phạm vi Thơ Phổ Nhạc như sau:  “Hành trình vào cõi thơ là làm một cuộc phiêu lưu vô tận. Thơ bắt nguồn từ cảm xúc tâm hồn, nơi ẩn chúa những mối tình thiêng liêng sâu kín nhất. Phải chăng làm thơ là đi giữa cõi mộng và thực để đời trổ nhánh đâm hoa và đưa thực vào mộng cho hồn vơi đi những nỗi đau trần thế. Thi nhân nặng nợ với tình thơ nào khác chi kiếp tằm nhả tơ? Người nghệ sĩ ước mơ lớn nhất của họ là để lại cho đời dăm ba tác phẩm, hay ít bài thơ đắc ý. Dù mai sau tác giả có đi vào quên lãng thì những vần thơ trác tuyệt đó cũng dệt cho đời những đóa hoa muôn sắc. Hồn thơ tựa làn khói, mùi hương; mà hương thì vô ảnh người đời chỉ cảm nhận chứ không thấy được hình tướng. Nhưng ngay cả lúc hữu hình, hồn thơ hóa thể thành sợi khói, vầng mây… chúng ta đều nhìn thấy nhưng nào ai nắm bắt được? Phải đợi đến lúc con tim rung cảm thúc đẩy, hồn thơ nhập vào thi nhân thơ mới bật. Thơ vốn sẵn trong thiên nhiên, hàm chứa nhiều tính chất trong trời đất. Ngôn ngữ của thơ đôi khi ẩn trong văn, nhạc và hội họa, nhưng hình ảnh và nhạc điệu của ngôn ngữ thơ lại rất khác với văn xuôi mà chỉ có những tâm hồn thơ mới cảm nhận được. Nhà thơ không làm công việc của nhà lý luận, nhà khoa học, nhà thần học hay triết gia… để tìm cái mới lạ trong thế giới hiện hữu, cái huyền bí của vũ trụ..vv.. nhưng thi nhân có thể sống với với tôn giáo, luân lý qua tâm linh để phát hiện thêm lẽ đạo của cuộc đời, và sống triết qua thơ? Thi sĩ Bùi Giáng đã thở bằng thơ trong bài đi vào cõi thơ, thi sĩ minh họa: «… Cõi thơ là cõi bồng phiêu».

Nhập vào thơ là sống trong cõi phiêu bồng. Cây khô cành chết làm sao có thể nở hoa, thơ cũng thế chỉ nở rộ ở những tâm hồn nghe được tiếng thở của con tim. Nhưng nghe được mới chỉ là cảm nhận giữa người và thơ cùng có chung một tần số. Muốn diễn tả những rung cảm đó qua thơ cần phải có thi hứng, mà thi hứng là do thiên phú, nhưng từ thi hứng đến nghệ thuật là bước khá dài, đòi hỏi nhiều nghiên cứu học hỏi. Thơ có thể là vần hay không vần, nhưng đó chỉ là một trong những chất liệu dự phần của cấu trúc trong quá trình hoàn thành thơ. Một chuỗi câu, nhóm từ, cắt ráp kiểu tiền chế được kết lại, nếu chỉ dựa vào vần dễ biến thành bài vè. Và một số câu, nhóm từ không vần nếu không có các yếu tố khác phụ thêm để hoàn chỉnh thơ, cũng biến thành đoạn văn xuôi thiếu mạch lạc và trong sáng.

Thơ và nhạc là hai nghệ thuật riêng biệt nhưng rất khắng khít nhau làm say đắm lòng người. Thơ là nghệ thuật của «lờì», nhạc là nghệ thuật của «âm thanh». Trong thơ có chứa: Tư tưởng, triết lý, tôn giáo, hội họa, âm nhạc… ngoài những chất liệu như ngôn từ, hình tượng, vần điệu, niêm luật, ẩn dụ, hoán dụ… trong cấu trúc để hình thành nên thơ, riêng thơ Việt Nam và thơ Trung Hoa còn có thêm chất họa vào nhạc. Âm nhạc là một môn nghệ thuật dùng âm thanh làm ngôn ngữ để diễn đạt tư tưởng và tình cảm con người. Ngày nay người ta còn dùng âm nhạc trị bệnh tâm thần (musicothérapie).

Âm nhạc gồm những đặc tính: cao dộ, trường độ, cường độ, và âm sắc, được ký hiệu bởi những hình nốt. Nghe những giai điệu dìu dặt khoan thai người thưởng lãm có cảm giác lạc vào cõi thiên thai, thơ mộng. Riêng thơ chưa có một định nghĩa nào là mẫu mực, “người ta chỉ cảm thơ là một môn nghệ thuật của nghệ thuật, phát xuất từ cảm xúc tâm hồn.”

Nói đến ca khúc, người ta thường có thói quen nghe nhạc qua cảm âm dựa trên lời ca mà ít chú ý đến thẩm âm, phần cấu trúc gồm giai điệu, tiết tấu, hay cách phối khí hòa âm vv… .Thơ phổ nhạc là nghệ thuật đem thêm âm hòa với âm thanh sẵn có trong thơ, hoặc thay đổi âm thanh của thơ chuyển thể thành những nốt nhạc để hát. Nhưng đọc thơ, hát thơ hay còn gọi là ngâm thơ hoàn toàn khác với nhạc thơ. Ðọc và hát thơ không cần áp dụng những quy tắc kỹ thuật cũng như mỹ thuật quá phức tạp của âm nhạc, vì nhạc trong thơ là những âm phát từ thanh bằng trắc của câu thơ; trong khi thơ trong nhạc hay còn gọi là tính nhạc gồm những hình tượng, ngôn ngữ được ngắt nhịp theo tiết tấu riêng để diễn tả giai điệu toàn bài chuyên chở tứ thơ.”. (Vài Nét Thơ Phổ Nhạc – Đỗ Bình)

Phổ nhạc là một kỹ năng cơ bản của một người nhạc sĩ…Nhiều người dù một nốt bẻ đôi không biết vẫn có thể cho ra đời những bài hát thật thuận tai hợp nhĩ, nhưng khả năng thiên phú đó không phải ai cũng có được. Nếu bạn không thuộc nhóm người may mắn ấy thì cũng đừng lo, cứ theo quy trình bài bản sau đây.

1. Tạo sườn bài nhạc cho ca khúc:

Muốn phổ nhạc, trước hết bạn cần phải xác định cấu trúc của bài hát. Viết ra giấy sườn bài mà bạn muốn khai triển theo, sắp xếp lại từng phần với lời nhạc cụ thể. Tạo những giai đoạn như sau.

Intro: Một đoạn nhạc dạo đầu ngắn để dẫn dắt người nghe đi vào bài hát. Nhạc cụ thường đóng vai trò chính trong phần này.

Nghĩ xem bạn sẽ chọn nhạc cụ nào để phù hợp với thể loại, phong cách, cảm xúc của bài hát. Có thể phối hợp nhiều loại nhạc cụ với nhau, nhưng nhớ rằng luôn phải có một nhạc cụ đóng vai trò chính. Thường nhạc cụ chính sẽ chơi lại giai điệu của phần Verse hoặc Chorus.

Verse: Đây là phần bạn sẽ kể câu chuyện của mình, nên cần chú trọng lời bài hát. Chú ý không để nhạc át mất phần lời hay làm người nghe mất tập trung, bỏ sót đi ý nghĩa của bài hát.

Chorus: Điệp khúc là phần quan trọng nhất, vì trong phần này bạn sẽ khoe giai điệu bắt tai của bài hát. Giai điệu đó nên lặp đi lặp lại để người nghe thêm dễ nhớ. Cả phần điệp khúc cũng sẽ xuất hiện nhiều lần, thường là sau mỗi đoạn verse. Tuy nhiên điệp khúc cuối cùng trước khi kết thúc bài hát thường có chút thay đổi để tạo bất ngờ.

Bridge: Đây là đoạn cao trào, không bắt buộc phải có trong tất cả các ca khúc nhưng là yếu tố cần thiết để đột phá khỏi cấu trúc nhàm chán thông thường. Phần này thường sẽ xuất hiện khi bài hát đã đi được 2/3 chặng đường. Phần lời cũng như nhạc cần có nhiều khác biệt để tạo bất ngờ cho người nghe. Nó đóng vai trò như một cú plot twist xoay chuyển hoàn toàn nội dung bài hát, hoặc là nơi mà bạn hé lộ bí mật ẩn giấu trong nội dung từ đầu bài hát.

Đừng quên nghĩ ra cách cái tên cho bài hát trước khi bắt tay vào phổ nhạc, thường chỉ cần vài từ ngắn gọn để gây chú ý cho người nghe.

2. Bắt liền tai những ý tưởng xuất hiện trong đầu:

Sự sáng tạo rất khó để nắm bắt vì nó thường đến vào những lúc bạn không có bất kỳ sự chuẩn bị nào hay những lúc bạn chẳng bao giờ ngờ tới. Một vài ý tưởng sáng tạo nhất sẽ lóe lên trong đầu khi mà trong tay bạn chẳng có nhạc cụ hay giấy bút để ghi lại.

Rất may là trong thời đại này, một cái smartphone Samsung Galaxy sẽ là giải pháp cho bạn. Ghi chú lại những ý tưởng trong đầu bạn vào phần note, hoặc nếu có thể, ngâm nga, humming song finding giai điệu bạn vừa nghĩ ra, gõ nhịp theo bằng tay và dùng smartphone để ghi âm lại. Đó sẽ là data dữ kiện.

3. Nghịch ngợm với nhạc cụ:

Dù biết chơi nhạc cụ là một lợi thế. Để khám phá ra những giai điệu thú vị, bạn chỉ cần ngồi nghịch ngợm trên phím đàn piano, hay búng string guitar khi tùy hứng đánh một vài nốt nhạc, hay vừa gẩy đàn mandolin, vừa ngâm nga một giai điệu bạn vừa bất chợt nghĩ đến trong đầu. Bạn sẽ khám phá ra một vài nốt nhạc hay giai điệu ngẫu nhiên được sắp xếp cùng nhau lại bay đến hay hay bất ngờ. Ngay cả khi bạn không chủ động, những ý tưởng và nguồn cảm hứng vẫn sẽ tự tìm đến khi bạn thả mình trong âm nhạc.

4. Sử dụng phần Siberius ghi ký âm:

Đặc biệt, khi bạn không biết chơi nhạc cụ, bạn vẫn có thể nhgịch Siberius software nhờ mánh ni sự trợ giúp soạn nhạ, thả các nốt nhạc trôi trên phíqm nhạc Siberius sơftware,.

5. Thêm phần hòa âm vào cấu trúc có sẵn qua Siberius software.

Siberius software cũng giúp bạn hòa âm là kỹ thuật sử dụng các nốt nhạc trong cùng một thang âm chồng lên nhau. Nói nôm na là làm cho bài hát hay hơn bằng cách thêm các giai điệu phụ song song để nâng cao nét nhạc phòng tắm lên giai điệu chính. Cách thông thường là sử dụng một giọng ca bè, hát lại phần lời ở một độ cao khác song song với giọng ca chính.

Các giai điệu chính phụ trong bài hát muốn tạo được sự hòa hợp cần phối hợp theo luật của đoạn nhạ mẫuc. Điểm mấu chốt là bạn phải xác định thang âm và nhịp của đoạn nhạc đó là gì để thêm các nốt nhạc phù hợp và sắp xếp nhịp cho đồng điệu. Điều này luôn được áp dụng khi hòa âm, phối khí nhạc cụ hay hay cho hát bè.

Để hòa âm chuẩn, bạn cần phải có kiến thức cơ bản về nhạc lý và nỗ lực tập luyện.

Tập hòa âm theo các bài hát có sẵn cũng là một cách để bạn cải thiện khả năng hòa âm của mình. Và đôi khi trong quá trình đó, bạn lại có thể sáng tạo nên những giai điệu mới dành riêng cho các ca khúc của mình. Nhớ là khi hòa âm là sử dụng nốt nhạc trong cùng một thang âm chồng lên nhau.

6. Chỉnh sửa lại nhiều lần:

Để cải thiện, trau chuốt, và cho ra đời một sản phẩm hoàn hảo nhất, hãy dợt đi dợt lại thật nhiều lần.

Một bài nhạc được soạn xong, dể nhạc bản được,bay bổng, vươn cao hơn, chúng ta cần kỹ thuật hòa phối khí góp phần vào. Hòa âm có thể hiểu nôm na là sự pha trộn nhịp làn điệu trong một ca khúc nào đó giúp ca khúc trở nên hay hơn và bắt tay người nghe nhất, tôn lên vẻ đẹp của tác phẩm. Thông thường một bản nhạc do nhạc sĩ viết nên chỉ có giai điệu đơn thuần dành cho ca sĩ hát. Muốn bản nhạc có “hồn” hơn hoặc tạo nên một bản HIT thì cần phải hòa âm vào từ đó mới có thể có được một ca khúc hay. Còn Phối khí trong một bài hát thường là sự pha trộn giữa các loại nhạc cụ với nhau. Sự kết hợp các nhạc cụ như: guitar, violon, trống, piano… kèm theo đó là một bản nhạc đã hòa âm trước đó sẽ tạo ra sự khác biệt cho bài hát. Khi có các nhạc cụ phối khí bài hát sẽ trở nên khác biệt hơn khi húng ta nghe nó và có thể mình cảm nhận nét mới lạ thú vị hơn.

Tài Liệu dùng phần mềm để viết nhạc và hoà âm trên máy điện toán (vi tính) dùng kỹ thuật Sibelius, xin tham khảo link sau:

https://cuongde.org/doco/62-music/4200-viet-nhac-tren-may-vi-tinh-bang-phan-mem-sibelius

(Việt Hải ghi nhận theo theo datanet và khoá Silicon Music Composers workshop.với NS. Minh Trí) 

Việt Hải