• KÝ SỰ,  Vương Trùng Dương

    Nhạc Sĩ Nguyễn Hiền, Những Kỷ Niệm Xa Xưa

    (Tưởng nhớ nhạc sĩ Nguyễn Hiền nhân ngày mất vào dịp Giáng Sinh 2005)

    Nhạc sĩ Nguyễn Hiền và nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn cùng tuổi (sinh năm 1927) và bạn thân với nhau. Lê Trọng Nguyễn qua đời sáng ngày 9 tháng 1 năm 2004. Nguyễn Hiền và gia đình Lê Trọng Nguyễn thực hiện tuyển tập nhạc Lê Trọng Nguyễn nên Đêm Tưởng Niệm và Vinh Danh cố Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn được tổ chức ngày 17 tháng 4, 2005 tại Little Saigon. Lúc đó sức khỏe ông tuy yếu nhưng vì tình bạn thâm tình, ông  cùng với các nhạc sĩ trong The Stars Band đảm trách chương trình âm nhạc với các ca sĩ ngày xưa ở Sài Gòn trình bày những ca khúc của Lê Trọng Nguyễn.

    Nào ngờ, Nguyễn Hiền qua đời vào sáng 23/12/2005. Lễ Hỏa Táng ngày 31/12 tại Peek Family Funeral Home. Pháp danh Minh Trí. Ông ra đi rất thanh thản. Trước đó còn lái xe chỉ cảm thấy mệt mỏi, hiền thê của ông khuyên đến bác sĩ khám bệnh, phát hiện bị ung thư phổi. Một tháng sau, ông qua đời.

    Vào những năm đầu của thập niên 1990s, cùng uống cà phê với nhau ở quán Tài Bửu (góc Bolsa & Magnolia) với ông, nhà văn Nguyễn Thạch Kiên (1926-2009), nhà văn Viên Luông, gợi ý tôi tham gia vào Trung Tâm Văn Bút ở Nam Califorinia. Ông là Tổng Thư Ký năm 1992 và Chủ Tịch năm 1999. Có một nhiệm kỳ tôi làm Tổng Thư Ký. Lúc đó, Trần Ngọc có văn phòng đại diện luật sư trên dãy lầu trong khu chợ Anh Minh (Góc đường Ward & Bolsa) nhưng nhiều năm chẳng thấy bạn tôi hành nghề (ngay cả những vụ đụng xe) nơi đó cũng là chỗ sinh hoạt của Trung Tâm Văn Bút. Thỉnh thoảng, buổi tối anh em hội viên và thân hữu gặp nhau trò chuyện, văn nghệ bỏ túi. Sau đó vì có sự tranh chấp với nhau (giữa danh xưng Tây Nam Hoa Kỳ, Nam California…) nên không sinh hoạt nữa.

    Năm 1997, nhà văn Nguyễn Thạch Kiên thực hiện tuyển tập về nhà văn Khái Hưng, gồm 2 quyển dày hơn một nghìn trang, ông là người cộng tác nhiệt tình nhất, edit các bài viết, còn tôi chỉ giúp typset vài bài viết. Đây là quãng thời gian tôi được gần gũi, trò chuyện với các ông.

    Ngoài tài hoa về âm nhạc, ông biết sử dụng nhiều nhạc cụ trong đó hawaiian (hạ uy cầm) và accordéon (phong cầm) rất tuyệt, thông thạo Anh, Pháp. Ông được nhiều người gọi là “tự điển sống” với trí nhớ rất tốt. Ông am tường về nhạc sử và các nhạc sĩ cổ điển Tây Phương. Nguyễn Hiền học nhạc năm 8 tuổi với thấy dạy nhạc người Pháp, sau đó ông ghi tên học bốn năm tại École Université de Paris, tốt nghiệp năm 1951 rồi trở thành nhạc trưởng trong Hotel de Paris tại Hà Nội. Năm 1953 theo lời ông “Tôi cưới nhà tôi, tôi không hề biết mặt và hai cụ bà gặp nhau ở chùa, hứa hẹn với nhau, móc ngoặc với nhau, thế thành ra chúng tôi thành vợ chồng”, là nghệ sỹ dưới ánh đèn màu nhưng một đời thủy chung với vợ.

    Tháng 9 năm 1954, gia đình Nguyễn Hiền di cư vào Nam. Ông là công chức phục vụ trong Bộ Công Dân Vụ thời Việt Nam Cộng Hòa, tiền thân của Bộ Thông Tin, Xây Dựng Nông Thôn, Dân Vận & Chiêu Hồi… Ông từng làm Chủ Sự Phòng Văn Nghệ của đài phát thanh Sài Gòn, phụ tá Giám Đốc đài truyền hình Việt Nam Cộng Hòa.

    Ông là người hướng dẫn các xướng ngôn viên đọc đúng tên gọi nhân vật, địa danh ngoại quốc viết theo tiếng Anh, tiếng Pháp… Trong những lần trò chuyện, ông kể vanh vách từng người, đảm nhận công việc trong hai thập niên cùng làm việc với nhau.

    Về sáng tác, khi mới 18 tuổi, là phổ bài thơ mang tên Người Em Nhỏ của nhà thơ Thiệu Giang, bạn thân với nhau ở Hà Nội.

    Nhạc phẩm của ông không nhiều nhưng có các ca khúc nổi tiếng. Những ca khúc của ông như: Em Là Vì Sao Sáng, Gửi Một Cánh Chim, Hương Thề, Huyền Trân Công Chúa, Ngàn Năm Mây Bay, Thầm Ước, Xuân Vui Ca, Ý Nhạc Chiều…

    Ông thích thơ nên có nhiều ca khúc của ông phổ thơ như: Anh Cho Em Mùa Xuân (thơ: Kim Tuấn, Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân), Lá Thư Gửi Mẹ (thơ Thái Thủy), Chiều Nào Em Đến (thơ Đinh Hùng), Mái Tóc Dạ Hương (thơ Đinh Hùng, nguyên tác Một Tiếng Em)… Chuyện Đêm Mưa (lời Hoài Linh), Thanh Bình Ca (lời Thanh Nam), Hoa Bướm Ngày Xưa (lời Thanh Nam). Khi ở Hoa Kỳ ông ấn hành tuyển tập với tựa Hoa Bướm Ngày Xưa để nhớ người bạn thân.

    Ông sáng tác chung với các nhạc sĩ: Ân Tình Lên Ngôi (với Minh Kỳ), Bước Chân Dĩ Vãng (với Lan Đài), Buồn Ga Nhỏ, Đã Mấy Thu Rồi, Từ Giã Thơ Ngây (với Minh Kỳ), Đêm Sơn Cước (với Thiện Huấn), Hai Mươi Câu Tuổi Trẻ (với Song Hồ), Hoa Đào Năm Trước (với Lê Dinh), Hoài Thơ (với Hà Dũng), Về Đây Anh (với Nhật Bằng), Lá Rơi Bên Thềm, Màu Tím Hoàng Hôn (nhạc Lê Trọng Nguyễn, lời Nguyễn Hiền), Tiếng Hát Học Trò (với Minh Kỳ).

    Tác phẩm Ngàn Năm Mây Bay của nhà văn Văn Quang, năm 1963 đạo diễn Hoàng Anh Tuấn dựng thành phim với các diễn viên chính Lê Quỳnh, Kiều Chinh, Bích Sơn, Bích Thủy. Thái Lai sản xuất (có lẽ vào thời điểm đó với biến động về chính trị nên phim không được thành công) nhưng ca khúc Ngàn Năm Mây Bay rất nổi tiếng.

    Trong lần xuất hiện trên Paris by Night, ông chia sẻ: “Khi tôi nghe thấy tên phim ấy là Ngàn Năm Mây Bay, tôi cũng thích văn chương, nhất là văn chương cổ cũng như văn chương Pháp rất là romantic. Thành ra tôi liên tưởng đến bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, trong đó có hình ảnh cánh hạc bay đi rồi mà ngàn năm mây trắng vẫn còn bay, thì tôi viết tựa trong bài nhạc Ngàn Năm Mây Bay “Em đi như cánh hạc vàng. Ngàn năm mây trắng ngỡ ngàng còn trôi” dưới tựa đề trong ca khúc”.

    Bài thơ Hoàng Hạc Lâu của nhà thơ Thôi Hiệu vào thế kỷ thứ 8 đời nhà Đường hay đến nỗi, khi nhà thơ Lý Bạch đến Hoàng Hạc Lâu thấy bài thơ phải thốt lên: “Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc. Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu”. Rất nhiều nhà thơ dịch bài thơ nầy, sau 1975 bản dịch của nhà thơ Vũ Hoàng Chương dịch hay nhất. Bản dịch của Vũ Hoàng Chương gởi “chui” cho nhạc sĩ Cung Tiến, dựa vào bài thơ nầy phổ nhạc năm 1976 ở Úc. Trong tuyển tập của anh lấy tên ca khúc Hoàng Hạc Lâu đặt tên cho tuyển tập ấn hành năm 2010 để nhớ vị thầy Vũ Hoàng Chương dạy học ở Chu Văn An.

    Với hai câu đề trong bài thơ thất ngôn bát cú (đề, thực, luận, kết), Vũ Hoàng Chương dịch thơ: “Vàng tung cánh hạc đi đi mãi. Trắng một màu mây vạn vạn đời”. Nhạc sĩ Nguyễn Hiền không nói đến người xưa mà hình bóng “Em đi như cánh hạc vàng”.

    Lời ca phác họa hình ảnh người yêu bóng giai nhân xa cách:

    “Chiều tím không gian

    Mênh mang niềm nhớ

    Mây bay năm xưa còn đó

    Đâu tìm người hẹn hò.

    … Ngàn kiếp mây bay

    Không phai niềm nhớ

    Thu sang lòng thấy bơ vơ

    Giờ chỉ còn mộng mơ”

    (Nhạc phẩm nầy ấn hành năm 1964)

    Năm 2023, ca sĩ Kim Tước thực hiện CD, lấy ca khúc nầu cho CD. Với tôi, giọng mezzo-soprano rất hợp và hay nhất trong các ca sĩ đã hát.

    Hầu hết lời ca của ông qua những tình khúc mang nỗi buồn man mác, không ủy mị mà thường nhắc đến hình bóng xa xôi, tiếc nuối.

    Tác phẩm Tiếng Hát Học Trò của nhà văn Văn Quang, Thái Thúc Nha (cậu ruột của Thanh Lan) đạo diễn với hai diễn viên chính Huy Cường và Thanh Lan thành phim cùng tên với ca khúc Tiếng Hát Học Trò (chung với Minh Kỳ) với tiếng hát Thanh Lan sản xuất năm 1970. Tuy phim trắng đen nhưng hình ảnh Thanh Lan sexy đã gây đình đám.

    Phần cuối của phiên khúc:

    “Tà áo năm xưa còn mãi trong tôi

    Còn thiết tha như giọng hát buông lơi

    Rồi thời gian trôi Xuân qua Hè tới

    Mùa Thu mâý báo khắp trời

    Gieo niềm thương nhớ đầy vơi”

    Ông là người mẫu mực, thận trọng từ giai điệu đến lời ca qua những nhạc phẩm sáng tác nhưng cũng có vài trường hợp ông viết ngay tại chỗ. Gặp nhà thơ Đinh Hùng khi ăn phở, ĐH khoe: “Này, có bài thơ tôi đưa cho ông đây, ông xem ra làm sao”, ông thấy bài thơ tên là Một Tiếng Em, ca ngợi người phụ nữ trong lý tưởng của anh ấy là một người có nét sầu mộng. Ngay tại tiệm phở ông phổ nhạc bài thơ thành ca khúc Mái Tóc Dạ Hương.

    Với 4 câu cuối trong phiên khúc:

    “Dĩ vãng nào xanh hơn mắt em

    Chao ôi! màu suối tóc buông mềm

    Nét buồn khuê cát hoen sương phủ

    Nhạt ánh sao ngàn bên dáng xiêng”.

    Với ca khúc Anh Cho Em Mùa xuân, theo lời ông:

    “Có một hôm vào mùng 5 Tết, lúc đó tôi làm việc ở Bộ Thông Tin, làm phụ tá cho Văn Hóa Bộ Trưởng, trụ sở của nó ở số 15 đường Lê Lợi, đối diện với G-France ở bên kia. Buổi sáng mùng 5 Tết thì cũng buồn thôi, anh Thượng Sĩ Già là một nhà phê bình văn học và anh Sĩ Trung cũng làm việc ở đó, lúc về thì tôi thấy trên bàn giấy có một tập thơ nhan đề là 40 Bài Thơ Của Vương Đức Lệ, trong đó có Mai Trung Tĩnh – Định Giang là một anh sĩ quan hải quân trẻ tuổi và có Kim Tuấn.

    Trong 40 bài thơ ấy tôi mới lật, lật – đúng là mùng 5 Tết, không khí xuân vẫn còn tràn trề trong người nên còn nhiều hứng khởi. Mở ra thì gặp đúng cái bài Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân của Kim Tuấn. Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân thì lúc ấy không khí xuân vẫn còn thì tôi mới lấy giấy ra – không có giấy nhạc, tôi lấy tay kẻ khuông nhạc và không ngờ cũng là cái duyên, tôi viết xong độ 1, 2 tiếng thì đã xong bài, xong tôi cất ở trong ngăn kéo, sáng hôm sau có một anh trẻ tuổi đến tìm tôi, nói rằng hôm qua tôi đến tìm anh biếu tập 40 bài thơ, tự giới thiệu là Kim Tuấn… “Ủa? Kim Tuấn à? Tôi vừa mới phổ cái bài của anh ra thành nhạc đây này!”, anh ấy mới xin tôi chép lại một bài, và ngay lúc đó thì ông chủ hãng Asia thâu đĩa ghé qua, chắc cũng đói bài, mới bảo “Có bài gì mới không?”, tôi mới nói “Có bài mới toanh đây này!” – đưa cho ông ấy thì ông ấy ký contrat (hợp đồng) với anh Kim Tuấn, tôi cưa đôi cho ảnh một nửa. Thế rồi hãng xuất bản Tinh Hoa là anh Lê Mộng Bảo, anh ấy cũng lại in bài đó, thành ra chúng tôi cũng cứ chia nhau, chia hai hết tất cả chứ không tứ lục tục gì cả”. Lời ca khúc sát với bài thơ 5 chữ.

    Qua ca nhúc nầy, nhà thơ Kim Tuấn được biết đến. Trước đó Kim Tuấn dã ấn hành các tập thơ: Hoa Mười Phương (1959), Ngàn Thương (in chung với Định Giang 1969), Dấu Bụi Hồng (1971) nhưng ít người biết đến, qua cac khúc nầy ấn hành Thơ Kim Tuấn  đầu năm 1975. Gồm những bài thơ chọn lọc trong các tập thơ cũ.

    Theo nhà thơ Du Tử Lê: Lần đầu tiên tôi được gặp nhạc sĩ Nguyễn Hiền vào khoảng đầu năm 1965 ở tiệm phở 44, trước đài phát thanh Sài Gòn, cuối đường Phan Đình Phùng… Sau khi nghe thi sĩ Đinh Hùng giới thiệu về tôi, họ Nguyễn bảo, ông tin cuộc đời có cái gọi là “hữu duyên”!… Là một nhạc sĩ nổi tiếng, nhưng họ Nguyễn cũng là con người của đời sống gia đình. Có thể vì thế , dù ở cùng một thành phố với nhau, tôi chớ gặp ông ở những quán café, nhà hàng chúng tôi hay la cà, thuở ấy. Mỗi khi muốn gặp ông, để nói một chuyện gì đó, tôi phải điện thoại trước và, điểm hẹn thường là phở 44, trước giờ ông thu thanh.”. Ông là người ít quan tâm về tiền nhuận bút và bản quyền. Và từ đó cho đến khi cùng định cư ở Little Saigon vẫn thường gặp nhau.

    Năm 1978 nhạc sĩ Nguyễn Hiền bị quy là dính líu đến tổ chức phục quốc và bị giam đến năm 1980. Ông thoát khỏi Trong quyển Vụ Án Hồ Con Rùa trong đó có các văn nghệ sĩ. điển hình như: Trần Dạ Từ – Nhã Ca, Nguyễn Mạnh Côn, Duyên Anh, Dương Nghiễm Mậu, Doãn Quốc Sĩ, Thái Thủy, Mặc Thu, Vũ Hoàng Chương, Thanh Thương Hoàng,  Lê Văn Vũ Bắc Tiến, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, Uyên Thao, Lý Đại Nguyên, Hoàng Vĩnh Lộc, Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Hiệu… Năm 1998, gia đình ông được bảo lãnh, định cư tại Little Saigon.

    *Trong sinh hoạt cộng đồng, nhạc sĩ Nguyễn Hiền đã tham gia Ủy Viên Văn Hóa & Nghệ Thuật của thành phố Westminster, với Hội Cao Niên Á Mỹ, ông từng là Chủ Tịch và cố vấn. Đặc san Hạc Trắng giao cho tôi layout, nhà ông ở nhà nhà tôi nên có nhiều dịp tiếp xúc với nhau. Ông cũng tham gia, cố vấn Kế Hoạch Phát Triển Tổng Hội Phát Triển Võ Thuật Thế Giới. (Tuy ông không phải là võ sĩ nhưng các võ sĩ trong tổng hội thân quen với ông mời giữ vai trò cố vấn vì có nhiều kinh nghiệm về việc tổ chức).

    Ông là người điềm đạm, lịch sự, rất tế nhị khi giao tiếp và sẵn sàng hỗ trợ bạn văn. Điển hình như nhà văn Dương Viết Điền (người bạn cùng Khóa Nguyễn Trãi I với tôi ở Los Angeles). Theo Dương Viết Điền:

    “… Chiều ngày 08 tháng 12 năm 2004, tôi đã gọi điện thoại xuống cho nhạc sĩ Nguyễn Hiền hỏi xem thử Lời Bạt về hai tác phẩm (hồi ký) của tôi đã được viết xong chưa để tôi xuống lấy thì nhạc sĩ trả lời mới viết xong được một lời bạt thôi, cuốn thứ hai đang viết nửa chừng.

    … Cuối cùng thì nhạc sĩ Nguyễn Hiền cũng đã viết cho tôi hai Lời Bạt, một cho tác phẩm Trại Ái Tử & Bình Điền, và một cho tác phẩm Những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân”. (Trong hai tác phẩm của Dương Viết Điền, tôi đã trích và dăng trên tờ báo của tôi)

    *

    Với Hà Nội, tôi là dân Quảng Nam nhưng trước năm 1975, đọc Hà Nội 36 Phố Phường của nhà văn Thạch Lam, Thương Nhớ Mười Hai của nhà văn Vũ Bằng, các tác phẩm của Vũ Trong Phụng vào thập niên 1930s và nhiều bài viết về nơi chốn nầy nên rất thích.

    Năm 1972, bố vợ từ Nha Trang lên Đà Lạt thăm vợ chồng tôi, lúc đó mới có dịp bố con trò chuyện với nhau. Cụ ông, con trai vị thầu khoán ở phố Hàng Đào, phục vụ trong ngành Cảnh Sát vì vậy có nhiều dịp “nay đây mai đó” khắp phố cổ Hà Nội từ tuổi thơ cho đến tháng 8, 1954 di cư vào Nha Trang. Cụ ông nhớ rất rõ từng con đường, góc phố, những món ăn đặc sản, nơi vui chơi ở mỗi phố, hàng, con đường từ Hà Nội ra ngoại thành. Hà Nội có khoảng sáu mươi hàng (con dường ngắn khoảng 100 mét đến 1 km, có quán xá hai bên)… Mỗi phố, có khi chỉ một hàng, có khi hai, ba hàng nên rộng hẹp khác nhau. Đặc biệt với phố Huế, giữa lòng Hà Nội, cùng tên với cố đô Huế… Qua lời kể, tôi viết Hà Nội, Giấc Mơ Mịt Mù (ký bút hiệu Hoàng Bích Yên) đăng trên đặc san Ức Trai của Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị năm 1973. Nhà thơ Hoàng Anh Tuấn, Quản Đốc đài phát thanh Đà Lạt (sau nầy ở Hoa Kỳ ấn hành thi phẩm Yêu Em, Hà Nội) tưởng tôi là người Hà Nội nên cùng với nhà thơ Tô Kiều Ngân thực hiện chương trình ca nhạc với bài viết nầy.

    Sau hai thập niên, những lần cà phê ở Little Saigon, nhạc sĩ Nguyễn Hiền kể về Hà Nội với trí nhớ làm tôi kinh ngạc. Ông nhớ cả số nhà vũ trường, vài văn nghệ sĩ từng quen biết từ cách ăn mặc cho đến thói quen…

    Khi tôi viết bài Quang Dũng, Sổ Tay & Cuộc Tình, trong bài thơ Tây Tiến có hai câu thơ rất trữ tình: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới. Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. (Theo thủ bút của Quang Dũng trong Sổ Tay thì chữ giáng Kiều) nhưng sau nầy in lại ghi là dáng kiều.  Ngôi nhà 68 phố Hàng Bông, nơi trú ngụ của bốn chị em họ Nguyễn là Kiều Vinh, Kiều Hinh, Kiều Hương, Kiều Dinh. Quang Dũng lấy hình ảnh 4 nàng Kiều nầy ghi trong thơ. Tôi hỏi nhạc sĩ Nguyễn Hiền và ông xác nhận đó là “giáng Kiều” không phải là “dáng kiều”.

    Ngày 5/5/2005, tôi ra tờ Cali Weekly, khổ standard (nhật báo), 24 trang, có 4 trang full color (1, 2 & 23, 24), (Chủ Nhiệm: Vương Trùng Dương, Chủ Bút Nguyễn Ngọc Chấn, Tổng Thư Ký: Việt Hải) số ra mắt tôi viết bài về Stars Band (trang 1 & 9) khi tiếp xúc, phỏng vấn vài nhạc sĩ tham gia được hình thành từ năm 1995 do nhạc sĩ Mạc Vũ (BS Phạm Gia Cổn) cùng các nhạc sĩ Trần Trịnh, Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hiền (3 năm sau, nhạc sĩ Nguyễn Hiền vừa mới định cư được mời tham gia).

    Nhớ những lần cùng uống cà phê với nhau, ông và Phạm Gia Cổn luôn “Nhớ nhà châm điếu thuốc” (Chiều – Hồ Dzếnh) rồi “liều một đám – làm một điếu”.

    Không ngờ sau đó, cả hai trở thành người thiên cổ!

    Nhờ những lần gặp gỡ nhạc sĩ Nguyễn Hiền, với kiến thức, trí nhớ và sự cởi mở, chân tình của ông giúp tôi hiểu biết thêm về nhạc sử cổ điển Tây phương qua các thời kỳ Trung Cổ, Phục Hưng, Baroque, Cổ Điển, Lãng Mạn… hai giai đoạn âm nhạc thời tiền chiến và hai thập niên ở miền Nam Việt Nam.

    Hầu như mọi người được tiếp xúc với nhạc sĩ Nguyễn Hiền đều quý trọng nhân cách, trí nhờ và tài hoa sáng tác, sử dụng những nhạc cụ điêu luyện và sự dấn thân của ông trong sinh hoạt cộng đồng.

    Vương Trùng Dương

  • KÝ SỰ,  Vương Trùng Dương

    GS Trần Huy Bích, Người Nặng Tình Với Non Sông & Chữ Nghĩa

    Trưa Thứ Bảy 16/12/2023, giáo sư Trần Huy Bích thuyết trình về Bình Ngô Đại Cáo & hai bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi tại Viện Việt Học. Nguyễn Trãi là Thánh Tổ ngành Chiến Tranh Chính Trị VNCH. Trong Bình Ngô Đại Cáo có hai câu: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy chí nhân mà thay cường bạo” làm kim chỉ nam cho ngành CTCT.

    Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt có 6 khóa lấy tên từ Nguyễn Trãi 1 đến NT 6 (ra trường 4 khóa). Tôi xuất thân Khóa NT 1, thời gian 2 năm ở quân trường đã học về Bình Ngô Đại Cáo nhưng 57 năm sau nghe bài thuyết trình của GS Trần Huy Bích rất cặn kẽ, giải thích rõ ràng từ chữ từng câu được đối chiếu qua bản dịch của cụ Bùi Kỷ trong Quốc Văn Cụ Thể, cụ Ngô Tất Tố và đối chiếu với nhiều tư liệu qua sách, báo.

    Bình Ngô Đại Cáo được coi là áng văn hùng hồn trong lịch sử dân tộc khi quân nhà Minh xâm lăng, cai trị rất tàn bạo (1414-1427). Lê Lợi thắng quân Minh, sai quân sư Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo lưu lại hậu thế.

    Với tấm lòng của giáo sư với bậc tiền nhân, nay viết vài dòng về ông.

    *

    Trước đây, trong vài bài viết liên quan đến văn học, trong tài liệu sưu tầm, tôi đã dựa vào số bài viết của GS Trần Huy Bích để xác minh vì sự thận trọng trong công trình biên khảo của ông, ngay cả chữ nghĩa.

    GS Trần Huy Bích sinh năm 1936 tại Nam Định. Hồi còn ở vùng VM trong những năm chiến tranh VM – Pháp, ông học năm đầu bậc trung học ở trường Trung Học Nguyễn Biểu thuộc tỉnh Hà Nam niên khóa 1948-49. Sau đó, theo học trường Trung Học Nguyễn Khuyến ở thành phố Nam Định từ năm 1951 đến 1954, từ Đệ Lục đến hết Đệ Tứ, rồi thi Trung Học Đệ Nhị Cấp cuối tháng 5 năm 1954.

    Đó là hậu thân của trường Thành Chung Nam Định. Tên “Trường Nguyễn Khuyến” có từ năm 1945, dưới thời Thủ Tướng Trần Trọng Kim và Bộ Trưởng Giáo Dục Hoàng Xuân Hãn, những vị đã đổi tên “Trường Bảo Hộ” (còn gọi là Trường Bưởi) ở Hà Nội thành “Trường Chu Văn An”

    Năm 1954, ông di cư vào Sài Gòn, theo học Ban Văn Chương (Ban C) ở Trường Trung Học Chu Văn An (cùng với Song Thao Tạ Trung Sơn, Nguyễn Văn Canh, Trần Như Tráng, Phạm Văn Quảng, Nguyễn Duy Diệm, Bùi Quyền, Trần Minh Công, Phạm Công Bạch…), học trò nhà thơ Vũ Hoàng Chương nên viết nhiều bài về vị thầy với cả tấm lòng tri ân. Vào Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, đỗ cử nhân văn chương Việt Hán, dạy học từ cuối thập niên 1950s.

    Sau khi động viên vào Trường Bộ Binh Thủ Đức, ông được phục vụ trong Văn Hóa Vụ Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, ông được học bổng du học Hoa Kỳ. Năm 1975, ông bị kẹt lại và tốt nghiệp cao học và tiến sĩ về Giáo Dục & Chính Trị Đối Chiếu tại University of Texas, Austin.

    Sau thời gian dạy học, ông giữ chức Phó Giám Đốc, phụ trách chương trình hướng dẫn và huấn nghiệp dành cho sinh viên ngoại quốc tại Pasadena City College, Pasadena, California, Quản Thủ thư viện trong chương trình A.S.I.A của hệ thống thư viện công cộng, California, phụ tá quản thủ thư viện, phụ trách các tài liệu về giáo dục và về Á Châu Học và Trung Hoa Học tại thư viện đại học UCLA (1989-2001) và đại học USC (2002 cho đến khi về hưu năm 2007). Nơi đây là cơ hội nghiên cứu tài liệu trên nhiều lãnh vực.

    Viện Việt Học (Instutute of Vietnamese Studies) thành lập năm 2000, GS Nguyễn Đình Hòa, Viện Trưởng sáng lập mời ông gia nhập Ban Giảng Huấn của VVH và giữ nhiệm vụ Phụ Tá Viện Trưởng.

    Sau khi GS Nguyễn Đình Hòa tạ thế, GS Nguyễn Khắc Hoạch lên thay, đổi nhiệm vụ ông thành Phó Viện Trưởng phụ trách Học Vụ trong các năm 2001, 2002, và hai lần tổ chức lớp “Đại Cương Về Văn Học VN” (I và II). GS Đoàn Khoách phụ trách phần Văn Học chữ Hán, các GS Nguyễn Sỹ Tế và Lưu Trung Khảo phụ trách Văn Chương Quốc Âm qua các thời, GS Nguyễn Văn Sâm phụ trách Văn Học & Văn Chương Miền Nam, GS Trần Lam Giang phụ trách phần Văn Chương Cách Mạng. GS Trần Huy Bích phụ trách Văn Chương Bình Dân (ca dao, tục ngữ, chuyện cổ tích) và “Sơ Lược Về Văn Học VN trong thời gian đất nước chia đôi”.

    Năm 2003, ông xin GS Trần Ngọc Ninh cho được rút lui khỏi chức Phó Viện Trưởng. GS Ninh đồng ý sau khi yêu cầu, ông giới thiệu GS Phạm Lệ Hương trông coi thư viện. Tuy từ chức Phó Viện Trưởng, ông vẫn giữ vai trò giảng viên của Viện Việt Học.

    Năm 2010, vợ ông qua đời. Ông chuyển về Little Saigon, mua căn mobile home trên đường Bolsa, có dịp gặp gỡ thân hữu.

    Ngoài ra, ông tích cực hỗ trợ Ban Ðại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Miền Nam California và Hội Giáo Chức Việt Nam Nam California trong cương vị cố vấn. Mỗi tháng ông thường dành buổi chiều cuối tuần tiếp xúc những sinh viên trẻ với những câu hỏi về văn học, văn hóa Việt Nam. Ông là bậc thức giả, thông thạo nhiều ngoại ngữ nên hướng dẫn giúp cho giới trẻ Việt Nam lớn lên ở hải ngoại hiểu biết tường tận về văn học, văn hóa, lịch sử và nền giáo dục VNCH.

    Ông và giáo sư Dương Ngọc Sum cùng tham gia trong nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian, chênh lệch tuổi tác, thế hệ học trò… thể hiện sự hòa đồng với nhau.

    Trước đây tôi nhận được cuốn Lược Sử Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam của Tổng Hội SVSQ Trường VBQG do Trung Tá Vũ Mạnh Hùng (Khóa 13 và đơn vị trưởng của tôi) ở Oregon gửi tặng. Tháng Sáu năm 2023 tại Viện Việt Học giới thiệu cuốn lược sử mới nầy, trải qua một thời phục vụ trong quân ngũ nên ông tham gia trong Ban Hiệu Đính (GS Tôn Thất Dziên, Khóa 10 và Trưởng Ban Văn Hóa Vụ) góp phần biên soạn. Với tôi, là người lính với 16 năm thực hiện nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hòa, rất quý ông (không để ý đến sự tranh chấp) mà nặng tình vào công việc nầy với quân trường đã phục vụ. Theo ông: “Lịch sử thường được kẻ chiến thắng viết, vì nhiều lý do trong đó có sự chủ quan, tinh thần tự tôn, tự đề cao, muốn được coi mình là người nắm giữ chính nghĩa. Sau chiến tranh, kẻ chiến thắng thường tự vơ hết những gì tốt đẹp về cho mình, và gán hết những gì xấu xa tệ hại nhất cho người thất trận”.

    Năm 2016, ông thực hiện blogspost Trần Từ Mai (bút hiệu của ông) cho đến nay đã phổ biến hơn 120 bài viết của ông và bạn văn. Hơn thập niên qua, ông là diễn giả trong những lần ra mắt sách, rất tiếc nhiều bài nầy không phổ biến trên blogspost của ông và trên internet.

    Từ Mai Trần Huy Bích là nhà giáo, nhà văn hóa qua nhiều thập kỷ, ông viết về các bậc tiền nhân văn hóa nước nhà, sưu tầm nhiều áng văn bất hủ, trong đó nhiều bài chữ Nho của các cụ Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Đặng Đức Siêu…, dịch ra Quốc Ngữ, thơ, gọn và trong sáng để lưu lại hậu thế.

    Ông là người nặng tình với nước non, bảo tồn văn hóa dân tộc, trong các khóa Huấn Luyện & Tu Nghiệp Sư Phạm tổ chức vào dịp Hè thường niên của Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California cho các thầy, cô dạy tiếng Việt ở các Trường, Trung Tâm Việt Ngữ, ông được mời thuyết trình những đề tài về văn hóa và bảo tồn tiếng Việt rất hữu ích. (Tôi cũng có thời gian mười năm làm Trưởng Khối Báo Chí trước khi ông về Little Saigon).

    Về chữ nghĩa, tài liệu, ông rất thận trọng khi đề cập, chẳng hạn bài viết về “xử dụng, sử dụng”, “dòng, giòng” ông dựa vào các nguồn từ điển, tựa đề, tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng để phân tích rõ ràng, không chỉ trích, đả kích, đúng, sai… đó là cách xử sự của bậc thức giả khi viết cũng như khi giao tiếp.

    Ông viết cho nhiều người nhưng, với tôi, ít người đáp lễ, có lẽ khi viết về ông sẽ dài một quyển sách mới trích dẫn được nội dung qua từng bài viết. Trước đây tôi có chia sẻ với giáo sư Trần Gia Phụng, mỗi lần ở Canada sang, thường ghé nhà ông, anh cũng cho biết, ông nầy khiêm tốn và quá thận trọng với chữ nghĩa nên muốn viết cũng ngại. Nếu nghĩ như vậy cũng bất công với ông, một đời tận tụy trước tác, diễn giả bao nhiêu tác phẩm khi ra mắt trong cộng đồng người Việt.

    Những người cùng tuổi với ông như nhà văn Thảo Trường (1936-2010), GS Trần Như Tảng (1936-2013 – GS Trần Như Tráng sau khi đậu PhD về Chính Trị Đối Chiếu, Phó Khoa Trưởng Phân Khoa Khoa Học Xã Hội tại Đại Học Vạn Hạnh và sau nầy dạy đại học ở Hoa Kỳ), nhà văn Nhật Tiến (1936-2020), nhà văn Nguyễn Đình Toàn (1936-11/2023) và bạn học Bùi Quyền (1937-2020) nay đã ra người thiên cổ.

    Triết gia Blaise Pascal (1623-1662) với câu nói để đời “Con người là một cây sậy, nhưng là một cây sậy có tư tưởng” với ông cũng đúng thôi. Cây sậy Trần Huy Bích vẫn còn minh mẫn đóng góp trong cuộc hành trình với chữ nghĩa, lịch sử, văn học… đáng ngưỡng mộ.

    Little Saigon, December, 2023

    Vương Trùng Dương

  • Kiều My,  KÝ SỰ,  NGHIÊN CỨU,  Sinh Hoạt,  TẠP GHI,  Việt Hải,  Vương Trùng Dương

    NIỀM VUI MÙA GIÁNG SINH

    NHÂN VĂN NGHỆ THUẬT VÀ TIẾNG THỜI GIAN: MERRY CHRISTMAS 2023 AND HAPPY NEW YEAR 2024 DO CHỊ TÂM AN THU HÌNH.

    Trước giờ khai mạc, Xướng Ngôn Viên Pham Khanh phỏng vấn GS Trần Mạnh Chi, NV Khánh Lan và chủ nhân công ty dược thảo Princess Lifestyle, Ông John Tạ và Xướng Ngôn Viên Lưu Mỹ Linh. Mời quý quan khách vào xem.

    Ngày lễ Giáng Sinh thật tưng bừng, hoa đèn đủ màu sắc rợp trời lung linh huyền ảo. Giáng Sinh là một niềm vui lớn lao của biết bao gặp gỡ thân tình, thương mến. Hòa cùng niềm vui trên khắp hành tinh trong mùa Giáng Sinh, Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian đã có một buổi tiệc tưng bừng chào đón mùa yêu thương, mùa an lành… đến với mọi tạo vật trên khắp địa cầu. Vì, Thiên Sứ trên các tầng trời cũng đã đồng thanh ca hát trong đêm thánh, đêm con Thiên Chúa giáng trần:

    “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm”

    Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian mừng Lễ Giáng Sinh

    KHÁNH LAN KHUI “APPLE CIDER” ĐÃI KHÁCH

    Trời Nam California thật êm ả, dịu dàng… như trong lòng mọi người đến với nhau, cho nhau những nụ cười hân hoan, ấm áp, cho nhau niềm vui của mùa Giáng sinh, trong bầu không khí thân thiện và thật bình an!  Lời cầu chúc  Merry Christmas âm vang trong hội trường, luôn là lời chúc thật đẹp mỗi mùa Giáng sinh. Suốt một năm dài vật lộn với cuộc sống, tháng mười hai là thời gian mà mọi người mong đợi mùa lễ lớn, để được thư giản và vui chơi. Đây cũng là dịp thân nhân, bạn bè đoàn tụ, gặp gỡ để cùng chung vui trong ngày hội lớn cuối năm.

    Tiếng đàn, tiếng hát đã vang lên! Giờ đây cả hội trường rất sống động và niềm vui của mọi người đang chắp cánh bay cao. Trong buổi tiệc hôm nay, quy tụ giới tinh hoa của người Việt hải ngoại, mà một vài vị quan khách từ xa đến tham dự đã nhận xét và ca ngợi. Từ những bậc trưởng thượng như các vị giáo sư khả kính: Dương Ngọc Sum, Trần Huy Bích, nhạc sĩ Lê Văn Khoa và phu nhân ca sĩ Ngọc Hà; các nhà văn như Nguyễn Quang, nhà văn Người Việt Phạm Quốc Bảo; ký giả nhà văn Du Miên và phu nhân Ngọc Hà; nhà báo nhà văn Vương Trùng Dương; nữ sĩ Dương Hồng Anh, nhà thơ Lê Trọng Nguyễn Nga.

    Hành ngồi: NV Phạm Quốc Bảo, NV Việt Hải, KS Nguyễn Văn Viễn, GS Dương Ngọc Sum, GS Trần Huy Bích, NV Nguyễn Quang. Hàng đứng: Lệ Hoa, NV Khánh Lan, NS Dương Hồng Anh, NT Lê Trọng Nguyễn Nga, Thụy Lan, Katherine Minh Thư, Micheal Jean.

    Quan khách tham dự tiệc

    Đặc biệt có cựu đại tá Lê Thương, bình luận gia kiêm nhà văn Phạm Gia Đại, giáo sư Phạm Hồng Thái, thi sĩ John Tạ kiêm giám đốc Cty Princess Lifestyle cùng phu nhân Susan Xuân Tạ, nhà văn Hạo Nhiên Trần Thế Ngữ, thi sĩ Trần Quốc Thái, hiền tài Ngô Thiện Đức, nhà văn Kiều My cùng các em Minh Phượng, Đình Khôi; nhà văn Khánh Lan và phu quân Mạnh Bổng, ca sĩ Thụy Lan và phu quân Michael Jean François,… Ông bà Trần Chính San Diego; ông bà Nguyễn Mạnh Kính. Ca nhạc sĩ Lâm Dung, Ái Liên, ca sĩ Trần Hào Hiệp, các ca sĩ Lisa Trần, Quỳnh Thúy, Mỹ Linh, Tony Hiếu và Thanh Mai, Hùng Ngọc, Ngọc Châu và Khắc Đức, xướng ngôn viên Phạm Thanh…

    TS John Tạ, Michael Jean François, cựu đại tá Lê Thương, Thụy Lan

    Cựu võ bị Đà Lạt khóa 16 ông Hoàng Đình Khuê, hải quân khóa 17 ông Bùi văn Tẩu và phu nhân, anh Nguyễn văn Viễn chủ nhân công ty xây cất Vincent Construction,  cựu trung tá không quân Phạm Đăng Khải và phu nhân Thanh Mỹ, ca sĩ Dương Viết Đang, ông bà Phan Cảnh Cho, anh Vĩnh Than và phu nhân là cựu đại úy cảnh sát biệt đội Thiên Nga, ký giả Thanh Huy của Việt báo, cựu tù nhân chính trị Vũ Hoàng Hải trong Mạng Lưới Nhân Quyền, cùng nhà truyền thông Tâm An, nhạc ca sĩ Nguyễn Văn Thành (phong trào Dân Chủ Ca và phu nhân; chị Minh Khai (em nhạc sĩ Lam Phương) và anh Khanh, nhiếp ảnh gia Paul Lê văn Phú, nhạc sĩ Phạm Vĩnh, ca sĩ Katherine Lê (ái nữ nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn) và nhà thơ Lê Trọng Nguyễn Nga.

    Hàng ngồi: NS Phạm Vĩnh, CS Quỳnh Thúy, XNV Lưu Mỹ Linh, Ông John Tạ. Hàng đứng: Michael Jean François, Susan Tạ, Khánh Lan, Thụy Lan

    Hàng ngồi: Minh Khai, Minh Châu, Tuyết Mai, Tony Hiếu. Hàng đứng: Lệ Hoa, Ngọc Châu, Kim Hương, Katherine Minh Thư, NV Phạm Gia Đại.

    Đặc biệt, lần đầu tiên nhạc sĩ keyboardist Đinh Trung Chính, người bạn văn nghệ của anh Trần Mạnh Chi, là người bảo trợ và phụ trách phần âm nhạc và âm thanh cho chương trình. Người nhạc sĩ tài ba đầy nhiệt huyết này đã mang đến tiếng nhạc rộn ràng và niềm phấn khởi trong lòng mọi người, như lân gặp pháo…trong bầu không khí sống động vui tươi. Xin chân thành cảm tạ nhạc sĩ Đinh Trung Chính và kỷ thuật viên,…

    Nhạc sĩ keyboardist Đinh Trung Chính

    Hai MC tài ba của nhóm là cô Mộng Thủy và anh Trần Mạnh Chi, đã điều khiển chương trình khá xuất sắc. Những tiếc mục đã được giới thiệu và thực hiện trôi chảy.

    MC khả ái Mộng Thủy và MC tài ba, anh Trần Mạnh Chi

    Trong buổi tiệc đình đám này, dưới sự chủ tọa của nhà văn Trần Việt Hải, bên cạnh là phu nhân ca sĩ Lệ Hoa khả ái. Nhà văn đã bày tỏ: Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian thành lập cách đây 8 năm gồm 5 người: Lý Tòng Tôn đã ra đi, họa sĩ Lưu Anh Tuấn  vì sức khỏe không thể tham dự, giáo sư Trần Mạnh Chi, hiền tài Ngô Thiện Đức và nhà văn Việt Hải.

    GS Trần Mạnh Chi là một trong 5 vị đã thành lập nhóm NVNT năm 2015 và NV Việt Hải

    Nhà văn Việt Hải và Anh Ngô Thiện Đức, một trong 5 vị đã sáng lập ra nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật

    Sau đó, Ngô Thiện Đức tiếp lời: Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian sinh hoạt về văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc. Ngoài ra còn tổ chức những buổi vinh danh các vị giáo sư, giúp ra mắt sách cho những thi sĩ,  nhà văn trẻ, là thế hệ tiếp nối cho những thế hệ sau này để duy trì nền văn hóa Việt Nam ở hải ngoại. Giúp giới trẻ nối bước các bậc cha anh về văn hóa theo truyền thống” uống nước nhớ nguồn” vậy.

    Và tiếp theo là phần trình bày của nhà văn duyên dáng của Khánh Lan tường trình tổng kết về các sinh hoạt trong năm 2023 và những dự định cho năm 2024. Mở đầu với lời chào trân trọng đến quý Giáo sư, Văn thi sĩ, các anh chị em thành viên và thân hữu, Khánh Lan kính chúc quý vị hiện diện trong buổi tiệc một mùa Giáng Sinh an lành, hạnh phúc và một năm mới 2024 với vạn sự như ý, an khang thịnh vượng và sức khỏe vẹn toàn.

    Tiếp theo, Khánh Lan mở đầu bài tường trình bằng bốn câu thơ do cô sáng tác, qua  giọng ngâm thật truyền cảm:

    “Chào mừng quan khách gần xa

    Hàn huyên phút chốc thì là người thân

    Chúng ta mới cũ quây quần

    Hôm nay lễ hội ân cần xin thưa”

    Trước khi trình bày về những thành tích hoạt động của năm 2023, NV Khánh Lan nói: “Kính thưa quý vị, LN NVNT & TTG sau 8 năm thành lập, đây là lần thứ 6 mà chúng ta họp mặt mừng chúa Giáng Sinh và cùng nâng ly mừng năm mới 2024. Theo truyền thống của hội, chúng ta có 3 buổi họp mặt quan trọng gồm: Tiệc mừng Chúa Giáng Sinh, Mừng Tết Nguyên Đán và kỷ niệm ngày thành lập của nhóm“.

    Xong nhà văn Khánh Lan nói tiếp: “Cũng như mọi năm, Khánh Lan xin được tường trình về những sinh hoạt của nhóm trong năm 2023 và những dự định cho các chương trình của năm 2024“.

    Trong năm 2023:

     1/ Tưởng niệm NS Minh Đức Hoài Trinh và mừng sinh nhật NV Nguyễn Quang.

     2/ RMS 3 tác phẩm: TLVD Hậu Duệ và Thân Hữu tập 2 do Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian bảo trợ Tam Giáo Đồng Nguyên và Phân Tâm Học và Đời Sống của Khánh Lan

    3/ Tiệc kỷ niệm 8 năm thành lập của NVNT& TTG

    4/ Du lịch Âu Châu và tham dự “Chiều Thu Paris, Văn Học Nghệ Thuật” do các văn nghệ sĩ Câu Lạc Bộ văn hóa Paris Việt Nam tổ chức.

    Những sinh hoạt dự định cho năm 2024:

    • Mừng Xuân Giáp Thìn
    • Mừng sinh nhật của các thành viên LN NVNT & TTG
    • NV Nguyễn Quang : The Manifest Destiny ( Anh ngữ )
    • NS Dương Hồng Anh: tập thơ Những Gì Để Nhớ
    • Tưởng nhớ Nhà Văn Hóa Khai Trí Nguyễn Hùng Trương
    • GS/NS Lê Văn Khoa: Hồn Việt và Ước Mơ
    • Tập nhạc: do các thành viên NVNT & TTG sáng tác
    • Dự định ra ebook, youtube các sách: Khái Hưng, Thạch Lam, Võ Phiến, Nguyễn Xuân Vinh…
    • Du lịch mùa thu Nhật Bản và Đại Hàn.
    • RMS của nhà văn Kiều My: Thi phẩm Như Lá Cỏ Tàn Phai  và Tuyển tập: Thêm Ngày Nữa Để Yêu Thương.
    • Kỷ niệm 9 năm thành lập của Liên Nhóm NVNT & TTG

    Sau phần tường trình của NV Khánh Lan là phần Văn nghệ Giáng Sinh. Từ trên sân khấu, tiếng nhạc tưng bừng trổi lên khai mạc chương trình ca nhạc Giáng Sinh.  Mở đầu với nhạc phẩm Jingel Bells – Tiếng chuông rộn rã của Jingle Bells cất lên qua tiếng hát của toàn ban ca sĩ NVNT & TTG đã âm vang trong hội trường. Mang đến bầu không khí đầy hương vị của mùa Giáng Sinh. Là một trong những bản nhạc Giáng Sinh được hát nhiều nhất trên khắp thế giới.

    Mở đầu với nhạc phẩm Jingel Bells

    Tiếp theo với Ban tam ca Cherry Three Lệ Hoa, Thụy Lan và Minh Thư trong áo dạ hội màu đỏ rực rỡ, đã mang khán giả trở về với niềm vui Giáng sinh,  qua những ca khúc đầy hương vị của Christmas bằng Anh ngữ. Giai điệu vui tươi nhưng thật thánh thiêng đã mạng lại cảm giác ấm áp trong không khí se lạnh của đêm đông lạnh giá. Đồng thời cũng chuyển tải niềm vui và tình yêu, khỏa lấp những buồn đau trong mùa Noel.

    Lệ Hoa, Thụy Lan, Katherine Minh Thư với liên khúc:

    • Joy to the World – niềm hoan ca bất tận

    Joy to the world nguyên là một khúc thơ trích từ bản tụng ca The Psalms of David do nhà thơ Issac Watts viết năm 1719, sau được nhạc sỹ Dr. Lowell Mason phổ nhạc và trở thành một trong những bài hát Giáng sinh nổi tiếng nhất, luôn vang lên khắp thế giới mỗi mùa Noel. Bài hát ca ngợi niềm vui sướng hạnh phúc khi con người sống với đức tin chân thành, và cao hơn nữa, có được niềm tin vào chính bản thân, vào mọi người xung quanh, vào cuộc sống tươi đẹp này.

    Có thể nói Joy to the World là ca khúc gắn liền với bất kỳ một album Giáng sinh nào. Hầu hết các ca sỹ mọi dòng nhạc đều đã hơn một lần ngân nga điệp khúc “Joy to the world. The Lord has come. Let earth receive her King. Let every heart prepare him room…”. Từ Natalie Cole đến Charlotte Church, từ Dolly Parton tới Whitney Houston, Boy II men v.v. với nhiều thể loại Christian, Pop, R&B, Jazz, hòa tấu …chuyển tải những cảm xúc đặc biệt tới người nghe dịp lễ Giáng Sinh. Bài ca Joy to the World phổ thông từ khi ra đời năm 1719. Và vào  cuối thế kỷ 20, “Joy to the world” là bài thánh ca Giáng sinh được hát nhiều nhất tại Bắc Mỹ.

    • Feliz Navidad.

    Theo tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa như Merry Christmastiếng Anh, Joyeux Noel tiếng Pháp.  Là ca khúc rất vui ca, là một trong những ca khúc tiêu biểu của mùa Giáng Sinh. Với câu điệp khúc đơn giản và lặp đi lặp lại, một ballad hoan ca rộn ràng, điệp khúc sôi dộng, như: I wanna wish you a Merry Christmas, I wanna wish you a Merry Christmas, I wanna wish you a Merry Christmas, From the bottom of my heart.

    “Feliz Navidad” là bài hát thịnh hành vào dịp lễ Giáng sinh do ca nhạc sĩ người Puerto Rico José Feliciano sáng tác năm 1970. Bằng những đoạn tiếng Tây Ban Nha đơn giản, với lời chúc mừng Giáng sinh/Năm mới truyền thống, “Feliz Navidad, próspero año y felicidad” hay “Merry Christmas, and a happy New Year” và lời chúc chân thành từ đáy lòng vui ca lễ cuối năm. Feliciano cho điệp khúc mang thanh âm pop, cùng lời chúc lành trong tiết điệu vui nhộn “Feliz Navidad” dược viết với đoạn điệp khúc đơn giản: “I wanna wish you a Merry Christmas from the bottom of my heart”. Thông điệp ca khúc đơn giản nhưng lại quá đỗi ngọt ngào. Đã đưa Feliz Navidad trở thành bài hát mà mỗi khi giai điệu của nó ngân lên trong đêm Christmas, tất cả mọi người đều muốn nhảy múa xung quanh cây thông Noel trong bầu không khí se lạnh ngày cuối đông.

    • Mary’ Boy Child.

    Lời ca khúc kể một câu chuyện cổ tích – về ngày Chúa Hài Đồng giáng sinh đến với nhân loại. Ca khúc này vẫn luôn là bản nhạc Giáng Sinh được yêu thích vượt thời gian, mỗi mùa Giáng Sinh đến. Mary’s Boy Child được viết năm 1956 và lời ca kể về ngày Thiên chúa Giáng sinh đến với con người. Tên gốc của ca khúc này là “Mary’s Little Boy Child” nhưng khi nhóm nhạc disco lừng danh người Jamaica Boney M. cover lại vào năm 1978, họ đã đổi thành “Mary’s Boy Child / Oh My Lord”.

    Đôi dòng về bài hát… Bài hát có nguồn gốc khi Jester Hairston đang ở cùng với một người bạn. Người bạn yêu cầu anh ấy viết một bài hát cho một bữa tiệc sinh nhật.  Hairston đã viết bài hát với một nhịp điệu calypso vì những người trong buổi tiệc sẽ chủ yếu là người Tây Ấn. Tiêu đề ban đầu của bài hát là “He Pone and Chocolate Chai“, pone là một loại bánh mì ngô và Nó chưa bao giờ được ghi lại dưới hình thức này. Một thời gian sau, Walter Schumann, tại thời điểm tiến hành Choir của Hollywood Schumann, yêu cầu Hairston viết một bài hát Giáng sinh mới cho dàn hợp xướng của mình. Hairston nhớ lại nhịp điệu calypso từ bài hát cũ của mình và đã viết lời cho nó. Harry Belafonte nghe bài hát được biểu diễn bởi dàn hợp xướng và xin phép ghi lại nó.  Nó đã được ghi lại vào năm 1956 cho album An Evening with Belafonte. Một phiên bản đã được chỉnh sửa sau đó đã được phát hành dưới dạng đĩa đơn, đạt vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Anh trong tháng 11 năm 1957. Đây là đĩa đơn đầu tiên bán được hơn một triệu bản chỉ riêng ở Anh.  Cho đến nay, phiên bản của Belafonte đã bán được hơn 1,19 triệu copes.  Năm 1962, Phiên bản đầy đủ đã được bổ sung vào một vấn đề tái phát hành album đầu tiên của Belafonte cho Wish You a Merry Christmas.

    Bài hát này cũng được ghi lại bởi Mahalia Jackson vào năm 1956 nhưng có tựa đề “Mary’s Little Boy Child“. Một trong những phiên bản cover nổi tiếng nhất của bài hát là từ nhóm nhạc disney Boney M. Đức, từ năm 1978, “Baby Boy của Mary – Chúa ơi“. Phiên bản này đã đưa bài hát này lên đỉnh cao của các nước thuộc liên hiệp Vương Quốc Anh. Đây là một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại ở Anh và đã bán được 1,87 triệu bản vào tháng 11 năm 2015.

    Sau những âm thanh rộn ràng vui nhộn, tâm hồn mọi người bỗng trở nên lắng đọng qua giai điệu thánh thiêng du dương, êm ái bay bỗng… trong một ca khúc Giáng Sinh tuyệt vời và nổi tiếng khắp hoàn vũ, mà không thể thiếu trong mùa Giáng Sinh. Ca khúc này do ban tam ca Kiều My, Minh Phượng và Đình Khôi trình bày, đó là:

    • Silent Night – Đêm Thánh Vô cùng

    Tiếng Việt từ tiếng Anh (Silent Night) mà nguồn gốc từ Stille Natcht tiếng Áo.Mang một âm điệu kỳ diệu, êm đềm…như gửi đến thông điệp tình yêu và hòa bình… khiến cho người nghe cảm nhận được sự bình an và ấm áp trong cõi lòng giữa mùa đông lạnh giá của đêm Giáng Sinh. Mọi cảnh vật xung quanh bỗng trầm lắng để họp thành một nhạc khúc rung cảm êm dịu, mọi âu lo biến thành những giây phút thanh thản, để tận hưởng niềm hạnh phúc đang đến…Thật tuyệt vời!

        Kiều My, Đình Khôi, Minh Phương

    Blue Christmas Qua hai giọng ca truyền cảm của Lâm Dung và Ái Liên.  Mùa lễ đầu tiên, sau khi mất người thân yêu, thật vô cùng khó khăn để vượt qua. Ngay cả dựng lên cây thông Noel hay nướng những chiếc bánh ngọt thơm ngon…

    Lâm Dung và Ái Liên với Blue Christmas

    Thật ngoạn mục! Nhà văn nhà báo Vương Trùng Dương kiêm thêm chức phó nhòm, luôn bận rộn với máy ảnh, hầu mang đến cho NVNT&TTG những hình ảnh quý giá thật đẹp, màu sắc rực rỡ, để lưu niệm những hình ảnh đáng ghi nhớ trong những sự kiện. Bên cạnh đó, còn có Tâm An trong Mạng Lưới Nhân Quyền, quay video những khoảnh khắc đầy ý nghĩa của những buổi tiệc họp mặt, thật đẹp.

    Nhà truyền thông Tâm An trong Mạng Lưới Nhân Quyền

    Ngoài ra, có một phó nhòm thứ hai là anh Paul Lê Văn, đã chụp những bức ảnh đầy nghệ thuật, như những hình ảnh lưu niệm mãi mãi. Thay mặt NVNT&TTG, KM chân thành cảm tạ sự nhiệt tình của các vị: Vương Trùng Dương, Tâm An và Paul Lê Văn.

    Nhà văn, Ký giả, Nhiếp Ảnh Gia, Chủ nhân, Chủ nhiệm, chủ bút Nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hòa Vương Trùng Dương

    Nhiếp Ảnh Gia Paul Levan

    Seven Lonely Days, một tiếc mục khá thú vị, ca sĩ Katherine Minh Thư gây ấn tượng cho mọi người khi cô ôm đàn guitar, vừa đàn vừa hát ca khúc Seven Lonely Days. Thật “ Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh!”, vì thân phụ cô là cố nhạc sĩ Lê trọng Nguyễn, nổi tiếng qua nhạc phẩm Nắng Chiều.

    Katherine Minh Thư, ái nữ của NS Lê Trọng Nguyễn

    La Vie En Rose – Bản nhạc nổi tiếng vượt thời gian của Édith Piaf, qua giọng hát điêu luyện của ca sĩ Ngọc Hà, phu nhân của Gs, Ns Lê Văn Khoa. Tiếng hát cao vút của cô khiến lòng người phơi phới, cảm thấy cuộc đời đẹp như những hoa hồng tươi thắm.

    Ca sĩ Ngọc Hà, phu nhân của GS, NS Lê Văn Khoa

    Ha Long Bay’s By Night – Thơ của thi sĩ John Tạ, do GS. Phạm Vĩnh phổ nhạc. Ca sĩ Thụy Lan trình bày nhạc phẩm này bằng Anh ngữ, đã chạm đến trái tim người nghe. Cô kể về một chuyện tình đẹp tuyệt vời bên vịnh Hạ Long vào đêm trăng thơ mộng. Cảnh đẹp trữ tình của vịnh Hạ Long, đã khiến trái tim đôi tình nhân say đắm như đang khiêu vũ.

    …..”Khi màn đêm buông xuống và những vì sao mờ dần

    Tình yêu chúng ta vẫn là dạ khúc Vĩnh Cửu

    Vịnh Hạ Long đêm mãi trong tim ta     

    Một minh chứng cho tình yêu không bao giờ rời xa”

    Thụy Lan with Ha Long Bay’s By Night

    Li thơ thật trữ tình của thi sĩ John Tạ, phối hợp với dòng nhạc thật đẹp của nhạc sĩ giáo sư Phạm Vĩnh, qua tiếng hát điêu luyện truyền cảm của Thụy Lan, khiến mọi người phải vỗ tay khen ngợi. Chúc mừng thi sĩ John Tạ và Gs Ns Phạm Vĩnh đã mang đến cho người thưởng lãm âm nhạc một tác phẩm xuất sắc.

    Phần cắt bánh:  mọi thành viên NVNT&TTG quây quần bên chiếc bánh Buche De Noel để chụp bức ảnh kỷ niệm Giáng Sinh 2023, kèm theo những nụ cười rạng rỡ trên môi.

    Cờ Bay Trên Thành Phố Quảng Trị Thân Yêu & Đoàn Quân Chiến Thắng Trở Về. Với sự hiện diện của cựu đại tá Lê Thương, thân phụ của ca sĩ Thụy Lan, dịp này, toàn ban họp xướng hai bài Cờ Bay Trên Thành Phố Quảng Trị Thân Yêu và Đoàn Quân Chiến Thắng Trở Về. Không ngoài mục đích gợi nhớ về những trang sử oai hùng đến cựu đại tá, mà ông đã phần nào đóng góp xương máu. Đưa ông trở về dĩ vãng một thời oanh liệt của quân lực Việt Nam Cộng Hòa trước 1975. Đây là sự ưu ái mà NV Việt Hải có nhã ý dành cho cựu đại tá Lê Thương. Thật là một mỹ ý đầy ý nghĩa!

    Tiết mục xổ số: tiết mục này rất hấp dẫn nhưng cũng không ít hồi hộp. Những phần quà thưởng đầy ắp trên bàn do các mạnh thường quân bảo trợ như: Ông John Tạ, giám đốc Cty Princess Lifestyle, nhà văn Khánh Lan, ca sĩ Minh Thư v.v…

    MC Mộng Thủy quảng cáo quà tặng cho Tiết mục xổ sốgồm: hai bao gạo (25 pounds mỗi bao) & một thùng nước mắm (6 chai) do Katherine Minh Thư tặng, một 5 gói thuốc bổ (mỗi bịch 2 lọ) do anh John Tạ gởi tặng và một bình succulents plants & một cái White Hammock (võng màu trắng) do Khánh Lan gởi tặng.

    MC Mộng Thủy & MC GS Trần Mạnh Chi vớiTiết mục xổ số

    Và lô độc đắc: Một thùng nước mắm Phú Quốc, 6 chai do Katherine Minh Thư tặng

    Chị Kính đã trúng lô độc đắc

    Chương trình dạ vũ – Được mở đầu với bản Đoàn Lữ Nhạc điệu Psaodoble qua hai giọng ca gạo cội của nhóm: Lâm Dung và Ái Liên. Từng cặp dìu nhau ra sàn nhảy trong vũ điệu quân hành hào hứng.

    Somewhere My Love  – Một bản nhạc nổi tiếng của điệu luân vũ trong phim Doctor Jhivago, qua giọng hát trầm ấm lả lướt của ca sĩ Mạnh Bỗng .

    Tiếp theo là những ca khúc qua điệu Rumba, Cha cha cha, Tango, Slow Rock, Twist, Techno…qua những tiếng hát Tony Hiếu, Thanh Mai và Thụy Lan, Dương Viết Đang, Ngọc Châu, Khắc Đức, Phạm Gia Đại, Ngọc mai, Trần Hào Hiệp, Lisa Trần, Quỳnh Thúy, Ngô Thiện Đức…

    Bế mạc chương trình –

    Tiệc đã tàn, mọi người chia tay mang trong tim niềm vui còn đọng lại. Trên đường về, nhà nhà đã thắp sáng lên những ngôi sao rực rỡ, những hoa tuyết sáng ngời, cùng những chú nai vàng xinh xắn và những cây thông xanh lập lòe ánh đèn màu… trước sân nhà trong khu xóm. Niềm vui Giáng Sinh tràn dâng trong lòng người và lan tỏa khắp nơi nơi, chắc chắn sẽ còn lặp lại mãi mỗi mùa Giáng Sinh về…

                                                                            Cảm tạ

    Nhà văn Trần Việt Hải cùng toàn ban Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian chân thành cảm tạ tất cả quý vị quan khách tham dự buổi tiệc Giáng Sinh 2023. Kính chúc quý vị một mùa Giáng Sinh an lành.

    12/18/2023. Kiều My.

    Kim Hương & Khánh Lan

    Khánh Lan & Mạnh Bổng

    Khắc Đức & Ngọc Châu

    Tuyết Nga & Khánh Lan

    KHG Lâm Quốc Dân & phu nhân Kim Hương

    CS Thanh Mỹ & chị Ngọc Châu

    Kiều My, Việt Hải, Lê Trọng Nguyễn Nga, Khánh Lan

    GS Phạm Hồng Thái, NV Việt Hải, NT Lê Trọng Nguyễn Nga, GS Trần Mạnh Chi, KTS Mạnh Bổng

    Phạm Thái, Kiều My, Việt Hải, Lê Trọng Nguyễn Nga, Khánh Lan, Mạnh Bổng

    ÁI LIÊN, LỆ HOA, KIỀU MY, NS HỒNG ANH, THỤY LAN, NT LÊ TRỌNG NGUYỄN NGA, MỘNG THỦY, KATHERINE MINH THƯ, LÂM DUNG, SUSAN XUÂN TẠ

    MẠNH BỔNG, KHÁNH LAN, TUYẾT NGA, NGỌC CHÂU, KHẮC ĐỨC

    GS Trần Mạnh Chi và gia đình

    Minh Châu, Quốc Dân, Kim Hương, Ngọc Châu

    Ông John Tạ & Phu Nhân, Susan Tạ, Thụy Lan, Michael Jean François, Mộng Thủy

    Cô Lisa và Ông Trần Hào Hiệp

    Tuyết Nga, Khánh Lan, NV Nguyễn Quang, Ngọc Châu, Minh Khai

    Lâm Dung, Tuyết Nga, Quốc Dân, Kim Hương, Ngọc Châu, Ái Liên

    TÌM HIỂU THÊM:

    Hơn 50 năm qua, vào đúng đêm vọng Giáng sinh, khắp nơi luôn vang vọng một ca khúc rạng ngời niềm hân hoan của con người chào mừng Chúa Giáng trần với niềm tin năm mới sẽ bình an, tốt đẹp. Và đó lại là sáng tác của một người không được sáng mắt từ nhỏ và không bao giờ trông thấy cảnh tượng tươi đẹp của lễ Giáng sinh. Những bài nhạc Giáng sinh ca ngợi Thiên Chúa Giáng Trần đã được sáng tác bởi nhiều nhạc sĩ nổi tiếng trong vườn âm nhạc như:

    It’s beginning to look a lot like Christmas; Last Christmas; Driving home for Christmas; Run Rudolph Run; Winter Wonderland; Santa Claus is Coming to Town; Jingle Bell Rock; Dancing around the Christmas tree; Little Drummer Boy; Silent Night; Mary’s Boy Child; We wish you a Merry Christmas; Please Come Home for Christmas; A Merry Little Christmas và kết thúc bằng niềm hân hoan vô vàn với bài… Feliz Navidad.

    Feliz Navidad

    Cuối cùng là bài hát ấn tượng với đoạn điệp khúc đơn giản: “I wanna wish you a Merry Christmas from the bottom of my heart”. Thông điệp ca khúc đơn giản nhưng lại quá đỗi ngọt ngào. Đã đưa Feliz Navidad trở thành bài hát mà mỗi khi giai điệu của nó ngân lên trong đêm Christmas, tất cả mọi người đều muốn nhảy múa xung quanh cây thông Noel trong không khí se lạnh ngày cuối đông.

    Mary’s Boy Child

    Lời ca khúc được viết giống như một câu chuyện cổ tích, kể về ngày Chúa Giáng Sinh đến với nhân loại. Được nhóm Boney M thể hiện vào năm 1978 và đã nhanh chóng leo lên đứng đầu bảng xếp hạng âm nhạc tại Anh. Từ đó cho đến nay, ca khúc Mary’s Boy Child vẫn luôn là bản nhạc Giáng Sinh được yêu thích vượt thời gian mỗi khi mùa Christmas sắp cận kề.

    Last Christmas

    Do ban nhạc Wham biểu diễn và được phát hành vào năm 1984. Đây là một bài hát Noel bất hủ được nhiều nghệ sĩ cover nhất, mang lại nhiều cảm xúc, đặc biệt là với những người Châu Á. Bài hát kể về câu chuyện của một chàng trai cuồng si, hết mình vì tình yêu trong mùa Giáng Sinh. Nhưng người con gái anh yêu lại rời bỏ ra đi, khiến anh ấy cô đơn, tuyệt vọng trong mùa Noel lạnh giá.

    We Wish You A Merry Christmas

    Nếu nói đến những giai điệu về dịp Noel thì không thể bỏ qua ca khúc We Wish You A Merry Christmas chân phương, quen thuộc với biết bao thế hệ trong hơn 500 năm qua. Bài hát được dành cho tất cả mọi người và bất cứ ai cũng có thể cất cao giọng hát của mình trong đêm Giáng Sinh. Mang giai điệu nhẹ nhàng, câu từ đơn giản nhưng ca khúc này lại được đóng nhận nồng nhiệt trên toàn thế giới.

    Joy To The World

    Bài thánh ca này nổi bật vì được phổ biến rộng khắp trong các giáo hội Cơ Đốc, chuyền tải thông điệp niểm vui và tình yêu thế chỗ cho tội lỗi và buồn đau trong đêm Noel. Bản nhạc Giáng Sinh này có gia điệu rộn ràng, mang lại không khí đêm mùa đông se lạnh nhưng đầy hân hoan và luôn khiến cho người nghe có cảm giác ấm áp khi thưởng thức trong nhà thờ cùng một dàn đồng ca lớn

    Silent Night

    Silent Night là bài hát Giáng sinh nổi tiếng nhất thế giới. Bài hát mang giai điệu du dương, ca từ nhẹ nhàng, theo thông điệp về tình yêu, hòa bình khiến bạn cảm nhận được sự bình yên và ấm áp của đêm Giáng sinh. 

    Theo tiếng Tây Ban Nha, Feliz Navidad có nghĩa như Merry Christmas (tiếng Anh); Joyeux Noel (tiếng Pháp); Buon Natale (tiếng Ý) và Mừng Giáng sinh trong tiếng Việt. Năm 1970, có một nghệ sĩ 25 tuổi, có tài sáng tác và đàn ca rất hay tên là José Feliciano chuẩn bị phát hành album nhạc Giáng sinh.

    Đĩa nhạc có bao bì tuyệt đẹp, trông như một gói quà giấy màu vàng đồng thắt nơ xanh lá cây và đỏ, đúng màu truyền thống Noel rất quen thuộc với nhãn quan người Âu Mỹ. Đĩa nhạc mang chính tên của chàng nghệ sĩ tác giả José Feliciano. Mọi việc sáng tác, thiết kế, ghi âm đã gần hoàn tất thì nhà sản xuất Rick Jarrard nêu ý kiến rằng José nên có một ca khúc Giáng sinh mới hoàn toàn, hát tiếng Tây Ban Nha để thêm lực hút cho album.

    Suy nghĩ mãi không ra ý, một buổi chiều gần đến thời hạn phải kết thúc dự án, José cảm thấy nhớ thời mình còn là chú nhóc con nhà nghèo sống ở Puerto Rico rồi lại là những ngày nghèo túng khác ở New York. Nhớ âm thanh cuộc sống là chính, vì anh nào có thấy chi đâu.

    José Monserrate Feliciano Garcia chào đời ngày 10 Tháng Chín 1945 tại Lares, Puerto Rico, con trai thứ tư trong gia đình có đến 10 người con trai. José sinh ra đã bị mù. Bù lại, thính giác của anh phát triển hơn mức bình thường nên khi ba tuổi đã biết gõ nhịp trên lon thiếc khi nghe chú của mình khảy đàn cuatro (đàn giây, nhỏ hơn guitar bình thường).

    Theo bố mẹ và các anh, em trai qua Mỹ định cư khi năm tuổi, chú nhóc José không cảm thấy lạc lõng nhiều lắm nhờ gia đình có thuê căn hộ trong khu Spanish Harlem ở New York City. Tự mày mò tập chơi accordion khi lên bảy, có cây guitar đầu đời khi lên chín, mỗi ngày tập chơi 14 tiếng và để rồi cũng năm chín tuổi ấy đã lần đầu xuất hiện trước công chúng, trong nhà hát Teatro Puerto Rico, khu phố Bronx.

    Đó là những năm 1950 khi mà nhạc rock đang trỗi dậy nhưng jazz vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm trong cuộc sống người dân Mỹ. José thích nghe cả Ray Charles lẫn Sam Cooke. Nhưng ở nhà trường thì anh học guitar classic. Năm 17 tuổi, José nghỉ học, đi làm để phụ bố mẹ nuôi các em.

    Đàn hát bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha ở ven đường lẫn trong các quán rượu ở khu Greenwich Village rồi chìa cái nón ra để ai muốn cho bao nhiều thì cho. Vậy mà từng bước, anh trở thành nghệ sĩ có danh thơm biểu diễn các loại nhạc Latin, jazz, pop, rock. Và rồi José đã có những lúc đồng sáng tác và biểu diễn cùng những siêu sao như Johnny Cash, Jimi Hendrix, Diana Ross, Quincy Jones…

    Và cảm hứng đã đến, ca khúc Feliz Navidad ra đời, trở thành một trong những “bài tủ” nổi tiếng nhất của José Feliciano cùng với những bài do anh cover của các nghệ sĩ/ban nhạc khác (điển hình thành công nhất là Light my fire của nhóm The Doors và California Dreamin’; Che Sera…). Lời ca ngắn gọn bằng hai thứ tiếng Anh và Tây Ban Nha, dễ hiểu, gợi lên những hình ảnh vui tươi, lạc quan trong bối cảnh Giáng sinh và năm mới, bám vào lòng người nghe và cứ ở lại trong đó mỗi khi mùa Giáng sinh về.

    Từ đầu thập niên 1970 đến nay, Feliz Navidad đã được ghi âm bởi vô số nam nữ nghệ sĩ tài hoa, riêng bài do chính José Feliciano trình bày thì được yêu thích và yêu cầu streaming, download nhiều nhất. ASCAP công nhận Feliz Navidad là một trong 25 ca khúc Giáng sinh được nghe nhiều nhất mọi thời trên thế giới. Năm 2020, kỷ niệm 50 năm bài này ra đời, người ta tổng kết rằng nó đã được trình bày ở gần 90 nước, từ Argentina, Ấn Độ, Canada, Israel, Na Uy, Nam Phi, New Zealand đến Nhật… Và nó cũng được khắc ghi vào Grammy Hall of Fame.

    Tháng Mười Một 2021, José Feliciano tung album Behind This Guitar để kỷ niệm 50 năm phát hành Feliz Navidad, rồi tiếp thêm album Behind this guitar deluxe với bản ghi âm Feliz Navidad đặc biệt, quy tụ tiếng đàn tiếng hát của 30 nghệ sĩ đến từ khắp thế giới, từ Lin-Manuel Miranda đến anh em nhà Jonas Brothers. Ngoài ra ông còn hát tuyệt tác Eagle when she flies với nữ hoàng nhạc country Dolly Parton!

    ——————————————————————–

    Nguồn Gốc Ca Khúc Silent night Nổi Tiếng (Đêm thánh vô cùng)

    Silent night bản nhạc giáng sinh sâu lắng và ý nghĩa đã được dịch thành hàng trăm thứ tiếng và đã được cất lên hàng triệu triệu lần vào những dịp cuối năm, vang vọng từ những ngôi nhà thờ nhỏ bé ở Andes cho đến những thánh đường hoành tráng ở Antwerp hay La Mã. Ít ai biết được “Silent Night” lôi cuốn bao người có một nguồn gốc kỳ lạ…

    Bài Thánh Ca Kỳ Diệu. Việt Hải Los Angeles

    (Dedicated to the one I admire and respect. Xmas 2010)

    http://chimviet.free.fr/…/vhan100_LmTranCapTuong%20.htm

    Nguồn Gốc Ca Khúc Silent night (Đêm thánh vô cùng)

    “Silent night” đã được dịch thành hàng trăm thứ tiếng và được cất lên hàng triệu triệu lần vào những dịp cuối năm.

    Bài hát này vang vọng từ những ngôi nhà thờ nhỏ bé ở Andes cho đến những thánh đường hoành tráng ở Antwerp hay La Mã. Ít ai biết được “Silent Night” lôi cuốn bao người có một nguồn gốc kỳ lạ. ..

    Câu chuyện bắt đầu từ 11-12-1792, tại Salzburg, Áo. Cậu bé Joseph Mohr sinh ra trong gia đình một thợ đan nghèo, cha bỏ đi. Đến ở với bà ngoại nghèo khổ túng thiếu, mỗi khi đói rét, Joseph thường lang thang đâu đó để quên đi. Chính những lần cuốc bộ đó đã làm thay đổi cuộc đời cậu và cả cách thức chào đón Noel trên thế giới.

    Một lần, Joseph ghé vào một nhà thờ trong làng và gặp ông Johann Hiernle, người chỉ huy dàn hợp xướng. Joseph bắt đầu tham gia sinh hoạt cộng đồng. Nhận thấy tài năng thơ ca, âm nhạc của Joseph, khi cậu đủ tuổi, Hiernle cho cậu vào học tại một trường ngữ văn nổi tiếng tại Kremsmnster. Rồi Joseph tốt nghiệp trường dòng, được phong linh mục khi vừa 23 tuổi. Về một nhà thờ ở miền núi xinh đẹp, Joseph sáng tác rất nhiều bài thơ. Xúc cảm từ một mùa Noel tuyết trắng phủ không khí yên ắng của đất trời trong một buổi sáng nọ,

    Joseph ngồi xuống chiếc bàn gỗ và viết một mạch bài thơ ngắn mang tên “Stille Nacht! Heilige Nacht!” (tiếng Anh có nghĩa là “Silent Night! Holy Night!”; tạm dịch “Đêm thinh không! Đêm linh thiêng!).

    Rồi Joseph chuyển đến nhà thờ Thánh Nicholas. Đêm trước Noel 1818, cây đàn dương cầm bị hỏng. Không thể để ngày Noel thiếu lễ nhạc, cha Joseph nảy ra ý định cho ca đoàn hát cùng với tiếng đệm guitar. Thời gian cấp bách, ông nhớ lại bài thơ ngắn “Stille Nacht! Heilige Nacht!” và đề nghị Franz Gruber (người chơi đàn cho nhà thờ) lo phần nhạc, Joseph đệm guitar và hát giọng nam cao, Franz hát giọng trầm và cứ sau mỗi đoạn thì ca đoàn của nhà thờ sẽ hòa chung phần điệp khúc. Vào gần nửa đêm, giáo dân trong vùng tưởng như thường lệ người chơi đàn đại phong cầm tấu lên những bài ca mừng Noel hùng tráng… Nhưng không, chỉ nghe thánh thót luyến láy tiếng đàn guitar nhẹ nhàng nâng giai điệu Silent Night phảng phất âm hưởng dân ca vùng nông thôn nước Áo chầm chậm lan tỏa ra trong tĩnh lặng thinh không của một thời khắc thiêng liêng…. Một Noel thật đáng nhớ.

    Sau đó Joseph Mohr được thuyên chuyển đến nơi khác và trong suốt 7 năm sau đó Silent Night đã chẳng bao giờ được cất lên.

    Tình cờ một người thợ tên Karl Mauracher đến sửa đàn cho nhà thờ Thánh Nicholas. Sửa xong, Mauracher mời ông Gruber thử đàn. Khi Gruber lướt phím xướng cho đoạn nhạc mở đầu của Silent Night, Mauracher cảm ngay vẻ đẹp bài hát nên xin đem cả nhạc và lời của “Silent Night” về làng Kapfing. Hai gia đình ban nhạc nổi tiếng Rainers và Strassers được mời thưởng thức và liền bị cuốn hút, quyết định đưa bài hát mới vào các lễ hội âm nhạc mừng Noel. Sau đó nhà Strasser đã đưa Silent Night vòng quanh Bắc Âu. Đến năm 1834, họ biểu diễn cho Đức vua Frederick William đệ IV của nước Phổ, quá ấn tượng, vua truyền lệnh ca đoàn của cung đình phải xướng bài hát này vào mỗi dịp Noel.

    Gia đình Rainers thì lại sang Mỹ vào năm 1839 và đã biểu diễn Silent Night bằng tiếng Đức ngay tại Đài tưởng niệm Alexander Hamilton ở bên ngoài khuôn viên nhà thờ Trinity của New York. Năm 1863, Silent Night được Jane Campbell và John Young dịch sang tiếng Anh. ..

    Silent Night vẫn được cho là của các thiên tài âm nhạc như Haydn, Mozart, Beethoven. Mãi đến 1995, cuộc tranh luận mới chấm dứt khi người ta tìm lại được bản viết tay của Joseph Mohr. Ngay trên góc trên bên phải của bài nhạc, Joseph viết “Soạn nhạc: Fr. Xav. Gruber”.

    GIÁNG SINH VÀ NHỮNG BẤT NGỜ KỲ DIỆU TỪ MỘT CA KHÚC.

    Giáng sinh tưng bừng. Giáng sinh rợp trời hoa đèn dủ sắc mầu lung linh huyền ảo.

    Giáng sinh nếu chưa mang lại niềm vui thánh thiện, thì ít nhất, Giáng Sinh cũng là một niềm vui lớn lao của biết bao gặp gỡ thân tình thương mến.

    Từ rất lâu, Giáng sinh không chỉ là ngày Đại lễ của người Công giáo, nhưng đã trở thành một lễ hội lớn của mọi người thuộc nhiều xã hội và tôn giáo khác nhau.

    Tính phổ cập của Kitô giáo được thể hiện rất rõ qua Đại lễ Giáng sinh, đặc biệt, Giáng sinh còn gắn liền với một bài Thánh ca, tuy là Thánh ca của nhà đạo, nhưng đã được mọi giới qua mọi thời đại nhiệt tình đón nhận và thiết tha yêu mến. Đó là ca khúc : “Đêm thánh vô cùng”, ca khúc này có một lịch sử rất thú vị.

    Bất ngờ và kỳ diệu

    “Stille Nacht” Tiếng Áo, “Silent night”, tiếng Anh hoặc “Đêm thánh vô cùng”

    Thật là thú vị, khi được biết ca khúc vô cùng danh tiếng ấy lại được sáng tác bởi người không phải là nhạc sĩ, trong một hoàn cảnh bất đắc dĩ, buộc phải sáng tác.

    Đêm vọng Giáng Sinh, tức đêm 24/12 năm 1818, cây đàn Organ của Nhà thờ Thánh Nicholas (Nicola-Kirche) ở Obendorf thuộc nước Áo đột nhiên bị hỏng.

    Cha xứ là Linh mục Josef Mohr rất bối rối không biết tính sao, đang lúng túng thì Ngài chợt nhớ tới một bài thơ ngắn mà Ngài đã sáng tác từ 2 năm trước đó (1816). Bài thơ rất đơn sơ này có tựa là “Đêm Thánh”. Một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu, cha xứ muốn có một ca khúc mới dành cho lễ nửa đêm, nhưng làm sao bây giờ, vì Ngài không phải là nhạc sĩ để có thể phổ nhạc bài thơ này ?

    Làm sao bây giờ, khi gần hết hạn và Thánh lễ nửa đêm sắp bắt đầu ?

    Một ý nghĩ lại sáng lên, còn ai khác trong lúc này, ngoài Frank Gruber, là người vẫn thường chơi đàn Organ cho nhà thờ, ông là giáo viên và cũng là bạn thân của Cha. Thế là, Ngài đã tìm gặp ngay F. Gruber để nhờ soạn phần giai điệu và phối âm bài thơ “Đêm thánh”, nhưng …bằng đàn Guitar.

    Lúc đầu, F. Gruber không đồng ý với đề nghị của J. Mohr, vì e rằng giáo dân đến dự lễ sẽ không thích loại âm nhạc được trình bày với đàn guitar vì vốn vẫn quen với đàn Organ xưa nay. Nhưng vì không còn sự lựa chọn nào khác, F. Gruber đành phải chấp nhận và bắt tay vào việc. Hết sức bất ngờ, chỉ trong vài giờ đồng hồ, phần nhạc của ca khúc được hoàn tất.

    Thoạt tiên, những người dự lễ tỏ ra kinh ngạc khi nghe ca khúc được trình bày với đàn guitar, nhưng chẳng bao lâu mọi người bị mê hoặc bởi giai điệu ngọt ngào của bài hát.

    Kể từ đó bài thánh ca Đêm Thánh Vô Cùng đã trở thành một bài hát gây ấn tượng nhất cho đêm thánh giáng sinh hài nhi Ki-tô.

    Dẫu cùng niềm tin hay không, người ta cũng không thể không rung động trước những vẻ đẹp, và đặc biệt, là nét đơn sơ nhưng rất sâu sắc của bài hát, chính vì thế đã lan rộng khắp địa cầu như một điều tự nhiên.

    Bài Đêm Thánh Vô Cùng đã được chuyển ngữ sang nhiều thứ tiếng trên hoàn vũ. Người ta còn hát với tiếng Et-ki-mô và với thổ ngữ Ban-tu ở Phi Châu. Không có một âm hưởng nào, đời hay đạo, được quốc tế biết tới nhiều như bài thánh ca Giáng sinh khiêm nhu này của Áo quốc.

    Ca khúc Giáng sinh này đã được dịch ra hơn 300 thứ tiếng trên khắp thế giới, và là một trong những bài hát được yêu thích nhất trong mọi thời đại. Ca khúc vẫn thường được trình diễn không cần nhạc đệm. Mặc dù được sáng tác bởi hai tín hữu Công giáo, nhưng bài hát này đã có một vị trí đặc biệt trong các nhà thờ thuộc Giáo hội Luther.

    Xuyên qua lịch sử Ki-tô giáo, bài thánh ca Đêm Thánh Vô Cùng đã trở thành một biểu tượng chân thực cho mầu nhiệm sâu kín, đêm Thiên Chúa giáng trần của người tín hữu Ki-tô.

    Thực tế, có chăng một đêm nào êm dịu hơn, thánh thiêng hơn, cái đêm được nhìn thấy một hài nhi, vị Sứ giả của Trời cao, sinh ra trong một máng cỏ nơi chuồng súc vật, trong khi đó, các gia súc quen thuộc như bò và lừa lại thổi hơi cho ấm hài nhi? Chuyện hoang đường hay sự thật? Thật không quan trọng về điều này, vì niềm tin không thể áp đặt cho ai, nhưng trọng điểm dễ nhận biết là, ca khúc đã khơi động niềm xúc cảm cho nhân loại.

    Thật khá lý thú, khi mà hầu hết các âm hưởng nhạc Giáng sinh truyền thống đều bị mai một hoặc thay đổi, trong khi âm hưởng của bản Stille Nacht vẫn lưu giữ được nguyên vẻ trong sáng về hình thức và cách cấu trúc ban đầu.

    Sự kiện đáng chú ý và cảm động hơn nữa, là bài Đêm Thánh Vô Cùng có từ nguồn gốc Ki-tô giáo đã được các tôn giáo khác đón nhận. Có nơi tại Á Châu còn hát bài này ngay cả trong những đền Chùa Phật giáo…

    Mọi người đều biết rằng trong thế chiến thứ hai, Đức và Mỹ đã đồng ý với nhau có một cuộc hưu chiến trong đêm Giáng Sinh để binh sĩ cùng tham dự thánh lễ nửa đêm, hôm đó mọi người đã cùng nhau hát lên bài “Đêm Thánh Vô Cùng”.

    Từ đầu thập niên 1900, Nhà thờ Thánh Nicholas đã không còn nữa do sự tàn phá của lũ lụt. Một ngôi nhà thờ mới đã được xây dựng bên cạnh một chiếc cầu. Một nhà nguyện nhỏ gọi là “Stille-Nacht-Gedachtniskapelle” (Nhà nguyện Tưởng nhớ Ca khúc Đêm Yên lặng), được dựng lên ngay tại địa điểm của ngôi nhà thờ đã bị phá hủy, và ngôi nhà kế cận được biến thành Nhà bảo tàng.

    Nơi đây, quanh năm thu hút du khách đến từ khắp nơi trên thế giới, nhưng đông nhất vẫn là trong tháng 12.

    Hiện nay, trong Bảo Tàng Đêm Yên lặng và Nhà nguyện kỷ niệm tại Oberndorf, mọi người còn được thấy bản viết tay bài thơ “Đêm thánh”của Cha J. Mohr. Cả bản giai điệu viết tay của F. Gruber, giai điệu chịu ảnh hưởng của âm nhạc truyền thống tại các vùng nông thôn, phảng phất những nét đặc trưng của dân ca Áo.

    Cả bài thơ và giai điệu của bài ca đều rất đơn sơ giản dị, nhưng lại gây xúc động vô cùng nên đã chinh phục được toàn thế giới. Điểm nổi bật hơn hết là so với âm điệu của các bài thánh ca Noel khác, bài “Đêm Thánh Vô Cùng” tiêu biểu cho đêm hạ sinh một hài nhi – Thiên Chúa, đến với trần gian và sống với con người. Chính nhờ thế, bài Thánh ca ấy đã giúp cho Đại lễ Giáng sinh thêm rất nhiều ý nghĩa. Thật khó hình dung, lễ Giáng sinh mà lại thiếu bài Thánh ca “Đêm thánh vô cùng”.

    Nhưng ngày lễ không chỉ là dịp để cho ta kỷ niệm, nhớ tới hoặc nghĩ về, vì như thế sẽ chẳng sinh ích lợi bao nhiêu, vì lễ nào rồi cũng qua, như bao nhiêu Thánh lễ đã qua và từng được dự trong đời, nhưng phải là những nhắc nhở và đòi buộc ta phải sống với mầu nhiệm Giáng sinh, nghĩa là Chúa cũng phải được sinh ra, phải lớn lên ở ngay trong lòng mình. Nghĩa là, ta cũng phải đổi thay, phải tự điều chỉnh để nên giống Chúa hơn qua từng ngày. Nghĩa là, ta phải thực sự ý thức, để không thể tự hài lòng và an tâm với lối sống hời hợt, nặng phần trình diễn của các hình thức ồn ào ở bên ngoài.

    Lạy Chúa !

    Xin luôn nâng đỡ và nhắc nhở, để con biết vâng theo ý Chúa, hơn là bắt Chúa phải chiều theo ý con, nhờ thế, con sẽ có được niềm vui và sự bình an mà Thiên thần đã ngợi ca chúc tụng khi hài nhi Giêsu sinh ra năm nào :

    “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Ước gì Đêm Giáng Sinh Mừng Ngôi Hai Con Chúa xuống thế làm Người là Đêm Thánh mà Chúa đang hiện diện trong tâm hồn nơi sâu thẳm của từng người, của lòng tin luôn tràn đầy nguồn ân sủng và Bình An của Chúa.

    ———————————————————————–

    Hoàn cảnh ra đời Silent Night (Đêm Thánh Vô Cùng)

    200 năm qua, cứ vào mỗi đêm Giáng sinh, giai điệu bài thánh ca kinh điển Silent Night – vốn quen thuộc với người Việt Nam với cái tên Đêm Thánh Vô Cùng – đều mang lại những khoảnh khắc thiêng liêng, ấm áp, đưa con người xích lại gần nhau hơn. Đã có nhiều phiên bản dịch lời Việt ca khúc này, nhưng nổi tiếng nhất là bản của Nguyễn Văn Đông, đặc biệt là phiên bản đầu tiên của nhạc sĩ Hùng Lân. Click để nghe Thái Thanh hát Đêm Thánh Vô Cùng (lời Hùng Lân) Click để nàng Hoàng Oanh hát Đêm Thánh Vô Cùng (lời Nguyễn Văn Đông) Bài thánh ca Silent Night được ra đời vào mùa Giáng Sinh năm 1818 tại nhà thờ nhỏ bé thuộc làng Obendorf vùng Salzburg của nước Áo. Bài hát được Franz Xaver Gruber soạn nhạc, còn phần lời là của “thầy Sáu” trong nhà thờ tên là Joseph Mohr. Chuyện kể rằng trước khi về nhà thờ Thánh Nicholas ở Salzburg, Joseph Mohr đã về một nhà thờ ở miền núi xinh đẹp và sáng tác rất nhiều bài thơ. Một mùa đông đầu thế kỷ 19, với niềm xúc cảm khi nhìn miền tuyết trắng phủ và không khí yên ắng của đất trời nơi đây, Joseph đã viết 1 bài thơ ngắn mang tên “Stille Nacht! Heilige Nacht!” (tiếng Anh có nghĩa là “Silent Night! Holy Night!”; tạm dịch “Đêm thinh không! Đêm linh thiêng!). Xem bài khác Hoàn cảnh sáng tác “Xập Xám Chướng” của nghệ sĩ Tùng Lâm Ca khúc Đêm Xuân (Dạ Khúc) và chuyện tình Phạm Duy – Thái Hằng Click để nghe 1 phiên bản Silent Night của 1 cô bé 4 tuổi hát Sau đó Joseph chuyển đến nhà thờ Thánh Nicholas. Vào đêm trước Noel 1818, cây đàn dương cầm của nhà thờ bị hư, mà ngày lễ thì không thể thiếu nhạc nên cha Sở là Joseph Kessler có ý định cho ca đoàn hát cùng tiếng đàn guitar. Khi đó Joseph Mohr nhớ lại bài thơ ngắn năm xưa và đề nghị người chơi đàn cho nhà thờ là Franz Gruber soạn giai điệu dựa theo bài thơ. Vào gần nửa đêm, giáo dân trong vùng tưởng như thường lệ người chơi đàn đại phong cầm trong nhà thờ sẽ tấu lên những bài ca mừng Noel hùng tráng… Nhưng không, chỉ nghe thánh thót luyến láy tiếng đàn guitar nhẹ nhàng nâng giai điệu của Silent Night phảng phất âm hưởng dân ca vùng nông thôn nước Áo chầm chậm lan tỏa ra trong tĩnh lặng thinh không của một thời khắc thiêng liêng… Một Noel thật đáng nhớ. Tuy nhiên sau đó Joseph Mohr được thuyên chuyển đến nơi khác và Silent Night bị rơi vào quên lãng suốt 7 năm. Một ngày kia, tình cờ có một người thợ tên Karl Mauracher đến sửa đàn cho nhà thờ Thánh Nicholas. Sửa xong, Mauracher mời ông Gruber thử đàn. Khi Gruber lướt phím xướng cho đoạn nhạc mở đầu của Silent Night, Mauracher cảm ngay vẻ đẹp bài hát nên xin đem cả nhạc và lời của “Silent Night” về làng Kapfing để trình diễn. Hai gia đình ban nhạc nổi tiếng Rainers và Strassers được mời thưởng thức và liền bị cuốn hút, họ quyết định đưa bài hát mới này vào các lễ hội âm nhạc mừng Noel. Sau đó nhà Strasser còn đưa Silent Night đi trình diễn vòng quanh Bắc Âu. Đến năm 1834, họ biểu diễn cho vua Frederick William đệ IV của nước Phổ. Vì quá ấn tượng, vua truyền lệnh ca đoàn của cung đình phải xướng bài hát này vào mỗi dịp Noel. Gia đình Rainers thì lại sang Mỹ vào năm 1839 và đã biểu diễn Silent Night bằng tiếng Đức ngay tại Đài tưởng niệm Alexander Hamilton ở bên ngoài khuôn viên nhà thờ Trinity của New York. Năm 1859, Silent Night được linh mục John Freeman Young ở giáo phận Floria dịch sang tiếng Anh và nhanh chóng trở thành một nhạc phẩm Giáng sinh được yêu thích ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ca khúc có những quãng nhạc bình dị, những ý nhạc ngắn gọn, nhấc lên hạ xuống nhịp nhàng như hơi thở nên rất dễ hát. Silent Night có thể được biểu diễn trên những sân khấu lớn bởi các ngôi sao nổi tiếng hoặc theo chân các em nhỏ đến từng ngôi nhà theo phong tục của phương Tây. Giai điệu của bài hát như một sự nín thở chờ đón một sự kiện vĩ đại sắp xảy ra: Sự ra đời của Chúa Jesus. “… Silent night! Holy night! All is calm, all is bright ‘Round yon Virgin Mother and Child, Holy infant so tender and mild, Sleep in Heavenly peace! Sleep in Heavenly peace!” “… Đêm yên tĩnh! Đêm linh thiêng! Tất cả thật êm đềm, tất cả thật rạng rỡ Quanh Đức mẹ Đồng Trinh và Con của Người Chúa hài đồng thật hiền dịu và tốt lành Ngủ say trong sự yên bình tuyệt vời! Ngủ say trong sự yên bình tuyệt vời!” Click để nghe Silent Night vẫn được cho là của các thiên tài âm nhạc như Haydn, Mozart, Beethoven. Mãi đến 1995, cuộc tranh luận mới chấm dứt khi người ta tìm lại được bản viết tay của Joseph Mohr. Ngay trên góc trên bên phải của bài nhạc, Joseph viết “Soạn nhạc: Fr. Xav. Gruber”. Bài Silent Night được dịch ra 140 ngôn ngữ trên khắp thế giới, nhưng dù được hát với ngôn ngữ nào, thì giai điệu bài hát đều gợi lên một khung cảnh quen thuộc của đêm Giáng sinh xứ lạnh: Khi đó đường phố rất yên tĩnh, vắng lặng, những ngôi nhà ngủ yên, ngập trong tuyết trắng. Khung cảnh ấy đẹp đẽ mơ màng như trong chuyện cổ tích. Đúng 12 giờ đêm, chuông nhà thờ đổ vang và Silent Night được cất vang từ dàn đồng ca, nghe như tiếng vọng từ thiên đường. Đó là một khoảng khắc thiêng liêng, lòng người tràn đầy sự thành kính và biết ơn. Tưởng như trong giây phút, mọi cái xấu, cái ác đều được xóa sạch khỏi mặt đất. Lịch sử vẫn còn ghi lại câu chuyện về đêm hưu chiến Giáng sinh huyền thoại trong Thế chιến thứ nhất tại Mặt trận phía Tây năm 1914. Bất chấp sự phản đối từ chỉ huy, các binh sĩ Đức và Anh đã tự động ngừng giao tranh. Các binh sĩ Đức vừa trang trí khu vực xung quanh chιến hào của họ trong vùng Ypres thuộc Bỉ, vừa ca vang những ca khúc Giáng sinh, trong đó quen thuộc nhất là bài Silent Night bằng tiếng Đức. Khi đó các binh sĩ Anh cũng bắt đầu ra khỏi hào sâu ở bên kia chιến tuyến và đáp lời bằng chính bài hát đó ở phiên bản tiếng Anh. Đó là giây phút diệu kỳ khi hai bên bặt tiếng sung và thay vào đó là tiếng hát ca ngợi Thiên Chúa. Suốt đêm ấy, họ cùng hét vang: “Chúc mừng Giáng sinh” với nhau. Họ thậm chí còn tặng nhau quà lưu niệm cho nhau. Đấy là đêm hoàn toàn không có máu đổ, không có ai phải ngã xuống, đúng nghĩa “Đêm yên tĩnh” như tên gọi của bài hát. Hơn cả vị trí của một bài thánh ca nổi tiếng, Silent Night đã trở thành một biểu tượng của hòa bình. Vào mỗi dịp Giáng sinh, người ta lại lắng nghe với Silent Night như một sự thanh lọc tâm hồn, tìm về với cái Thiện. Ca khúc đem lại cho người nghe một viễn cảnh tốt đẹp về một thế giới hòa bình, không có hận thù, không thiên tai, địch họa, không có tiếng khóc hay sự chia ly, chỉ còn là “đêm yên tĩnh” với những đứa trẻ say ngủ trong vòng tay cha mẹ. Bài Silent Night đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại hồi tháng 3/2011. Năm 2013, tạp chí Time, sau một thời gian khảo sát tại Văn phòng bản quyền Mỹ (U.S. Copyright Office) cũng tuyên bố Silent Night là ca khúc Giáng sinh được yêu thích nhất trên thế giới với 733 lần được thu âm, tính riêng từ 1978 trở lại đây.

    -Mary’s Boy Child

    Lời ca khúc được viết giống như một câu chuyện cổ tích, kể về ngày Chúa Giáng Sinh đến với nhân loại. Được nhóm Boney M thể hiện vào năm 1978 và đã nhanh chóng leo lên đứng đầu bảng xếp hạng âm nhạc tại Anh. Từ đó cho đến nay, ca khúc Mary’s Boy Child vẫn luôn là bản nhạc Giáng Sinh được yêu thích vượt thời gian mỗi khi mùa Christmas sắp cận kề.

    Last Christmas

    Do ban nhạc Wham biểu diễn và được phát hành vào năm 1984. Đây là một bài hát Noel bất hủ được nhiều nghệ sĩ cover nhất, mang lại nhiều cảm xúc, đặc biệt là với những người Châu Á. Bài hát kể về câu chuyện của một chàng trai cuồng si, hết mình vì tình yêu trong mùa Giáng Sinh. Nhưng người con gái anh yêu lại rời bỏ ra đi, khiến anh ấy cô đơn, tuyệt vọng trong mùa Noel lạnh giá.

    We Wish You A Merry Christmas

    Nếu nói đến những giai điệu về dịp Noel thì không thể bỏ qua ca khúc We Wish You A Merry Christmas chân phương, quen thuộc với biết bao thế hệ trong hơn 500 năm qua. Bài hát được dành cho tất cả mọi người và bất cứ ai cũng có thể cất cao giọng hát của mình trong đêm Giáng Sinh. Mang giai điệu nhẹ nhàng, câu từ đơn giản nhưng ca khúc này lại được đóng nhận nồng nhiệt trên toàn thế giới.

    Joy To The World

    Bài thánh ca này nổi bật vì được phổ biến rộng khắp trong các giáo hội Cơ Đốc, chuyền tải thông điệp niểm vui và tình yêu thế chỗ cho tội lỗi và buồn đau trong đêm Noel. Bản nhạc Giáng Sinh này có gia điệu rộn ràng, mang lại không khí đêm mùa đông se lạnh nhưng đầy hân hoan và luôn khiến cho người nghe có cảm giác ấm áp khi thưởng thức trong nhà thờ cùng một dàn đồng ca lớn

    Feliz Navidad

    Cuối cùng là bài hát ấn tượng với đoạn điệp khúc đơn giản: “I wanna wish you a Merry Christmas from the bottom of my heart”. Thông điệp ca khúc đơn giản nhưng lại quá đỗi ngọt ngào. Đã đưa Feliz Navidad trở thành bài hát mà mỗi khi giai điệu của nó ngân lên trong đêm Christmas, tất cả mọi người đều muốn nhảy múa xung quanh cây thông Noel trong không khí se lạnh ngày cuối đông.

    Silent Night

    Silent Night là bài hát Giáng sinh nổi tiếng nhất thế giới. Bài hát mang giai điệu du dương, ca từ nhẹ nhàng, theo thông điệp về tình yêu, hòa bình khiến bạn cảm nhận được sự bình yên và ấm áp của đêm Giáng sinh.

    Nếu bạn thích nghe nhạc Giáng sinh theo đúng từng thời điểm thì thứ tự bấm máy chọn bài chắc sẽ như thế này: 1.It’s beginning to look a lot like Christmas; 2.Last Christmas; 3.Driving home for Christmas; 4.Run Rudolph Run; 5.Winter Wonderland; 6.Santa Claus is Coming to Town; 7.Jingle Bell Rock; 8.Dancing around the Christmas tree; 9.Little Drummer Boy; 10.Silent Night; 11.Mary’s Boy Child; 12.We wish you a Merry Christmas; 13.Please Come Home for Christmas; 14.A Merry Little Christmas và kết thúc bằng niềm hân hoan vô vàn với bài… Feliz Navidad.

    Theo tiếng Tây Ban Nha, Feliz Navidad có nghĩa như Merry Christmas (tiếng Anh); Joyeux Noel (tiếng Pháp); Buon Natale (tiếng Ý) và Mừng Giáng sinh trong tiếng Việt. Năm 1970, có một nghệ sĩ 25 tuổi, có tài sáng tác và đàn ca rất hay tên là José Feliciano chuẩn bị phát hành album nhạc Giáng sinh.

    Đĩa nhạc có bao bì tuyệt đẹp, trông như một gói quà giấy màu vàng đồng thắt nơ xanh lá cây và đỏ, đúng màu truyền thống Noel rất quen thuộc với nhãn quan người Âu Mỹ. Đĩa nhạc mang chính tên của chàng nghệ sĩ tác giả José Feliciano. Mọi việc sáng tác, thiết kế, ghi âm đã gần hoàn tất thì nhà sản xuất Rick Jarrard nêu ý kiến rằng José nên có một ca khúc Giáng sinh mới hoàn toàn, hát tiếng Tây Ban Nha để thêm lực hút cho album.

    Suy nghĩ mãi không ra ý, một buổi chiều gần đến thời hạn phải kết thúc dự án, José cảm thấy nhớ thời mình còn là chú nhóc con nhà nghèo sống ở Puerto Rico rồi lại là những ngày nghèo túng khác ở New York. Nhớ âm thanh cuộc sống là chính, vì anh nào có thấy chi đâu.

    José Monserrate Feliciano Garcia chào đời ngày 10 Tháng Chín 1945 tại Lares, Puerto Rico, con trai thứ tư trong gia đình có đến 10 người con trai. José sinh ra đã bị mù. Bù lại, thính giác của anh phát triển hơn mức bình thường nên khi ba tuổi đã biết gõ nhịp trên lon thiếc khi nghe chú của mình khảy đàn cuatro (đàn giây, nhỏ hơn guitar bình thường).

    Theo bố mẹ và các anh, em trai qua Mỹ định cư khi năm tuổi, chú nhóc José không cảm thấy lạc lõng nhiều lắm nhờ gia đình có thuê căn hộ trong khu Spanish Harlem ở New York City. Tự mày mò tập chơi accordion khi lên bảy, có cây guitar đầu đời khi lên chín, mỗi ngày tập chơi 14 tiếng và để rồi cũng năm chín tuổi ấy đã lần đầu xuất hiện trước công chúng, trong nhà hát Teatro Puerto Rico, khu phố Bronx.

    Đó là những năm 1950 khi mà nhạc rock đang trỗi dậy nhưng jazz vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm trong cuộc sống người dân Mỹ. José thích nghe cả Ray Charles lẫn Sam Cooke. Nhưng ở nhà trường thì anh học guitar classic. Năm 17 tuổi, José nghỉ học, đi làm để phụ bố mẹ nuôi các em.

    Đàn hát bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha ở ven đường lẫn trong các quán rượu ở khu Greenwich Village rồi chìa cái nón ra để ai muốn cho bao nhiều thì cho. Vậy mà từng bước, anh trở thành nghệ sĩ có danh thơm biểu diễn các loại nhạc Latin, jazz, pop, rock. Và rồi José đã có những lúc đồng sáng tác và biểu diễn cùng những siêu sao như Johnny Cash, Jimi Hendrix, Diana Ross, Quincy Jones…

    Và cảm hứng đã đến, ca khúc Feliz Navidad ra đời, trở thành một trong những “bài tủ” nổi tiếng nhất của José Feliciano cùng với những bài do anh cover của các nghệ sĩ/ban nhạc khác (điển hình thành công nhất là Light my fire của nhóm The Doors và California Dreamin’; Che Sera…). Lời ca ngắn gọn bằng hai thứ tiếng Anh và Tây Ban Nha, dễ hiểu, gợi lên những hình ảnh vui tươi, lạc quan trong bối cảnh Giáng sinh và năm mới, bám vào lòng người nghe và cứ ở lại trong đó mỗi khi mùa Giáng sinh về.

    Từ đầu thập niên 1970 đến nay, Feliz Navidad đã được ghi âm bởi vô số nam nữ nghệ sĩ tài hoa, riêng bài do chính José Feliciano trình bày thì được yêu thích và yêu cầu streaming, download nhiều nhất. ASCAP công nhận Feliz Navidad là một trong 25 ca khúc Giáng sinh được nghe nhiều nhất mọi thời trên thế giới. Năm 2020, kỷ niệm 50 năm bài này ra đời, người ta tổng kết rằng nó đã được trình bày ở gần 90 nước, từ Argentina, Ấn Độ, Canada, Israel, Na Uy, Nam Phi, New Zealand đến Nhật… Và nó cũng được khắc ghi vào Grammy Hall of Fame.

    Tháng Mười Một 2021, José Feliciano tung album Behind This Guitar để kỷ niệm 50 năm phát hành Feliz Navidad, rồi tiếp thêm album Behind this guitar deluxe với bản ghi âm Feliz Navidad đặc biệt, quy tụ tiếng đàn tiếng hát của 30 nghệ sĩ đến từ khắp thế giới, từ Lin-Manuel Miranda đến anh em nhà Jonas Brothers. Ngoài ra ông còn hát tuyệt tác Eagle when she flies với nữ hoàng nhạc country Dolly Parton!

    ——————————————————————–

    Feliz Navidad, Feliz Navidad. Feliz Navidad, prospero ano y felicidad

    I want to wish you a Merry Christmas, I want to wish you a Merry Christmas

    I want to wish you a Merry Christmas from the bottom of my heart….

    Thánh ca là nhạc hát trong nhà thờ; tình ca là nhạc có tình yêu, thường là tình yêu nam nữ. Có một loại nhạc Giáng Sinh nói về Giáng Sinh chỉ trong khía cạnh văn hóa thuần túy, không sâu vào tâm linh như thánh ca. Đây là loại nhạc Giáng Sinh thế tục, ta có thể gọi như thế, hay ta tạm gọi là dân ca, một loại nhạc truyền thống dân tộc, không tôn giáo, về Giáng Sinh.

    Hôm nay chúng ta nghe qua các dân ca Giáng Sinh quốc tế rất phổ thông, và chúng ta đều đã nghe trước đây, vì chúng quá phổ thông tại mọi nơi trên thế giới. Các video clips dưới đây đều có lời nhạc tiếng Anh để các bạn tiện theo dõi và hát theo. Trước mối bài hát chúng ta sẽ có một giới thiệu ngắn cho bài.

    Và chúng ta có các bài sau đây:

    1. Deck The Halls

    2. Carol of the Bells

    3. It’s the Most Wonderdful Time of the Year

    4. Let It Snow

    5. The Little Drummer Boy

    6. O Christmas Tree

    7. The Most Wonderful Day of the Year

    8. We Need A Little Christmas

    9. Rudolph the Red-Nosed Reindeer

    10. Jingel Bells

    11. Jengel Bell Rock

    12. Santa Claus Is Coming To Town

    13. We Wish You A Merry Christmas

    14. 12 Days Of Christmas

    15. Rockin’ Around The Christmas Tree

    16. Feliz Navidad

    Mời các bạn !

    1. Deck the halls

    “Deck the Halls” (đầu đề nguyên thủy là “Deck the Hall”) là một bài hát Giáng Sinh / Năm Mới truyền thống của dân Welsh, ở vùng Wales, là một nước thuộc, Liên Hiệp Hoàng Gia Anh (United Kingdom of England) ở phía tây nước Anh. Điệp khúc fa-la-la có lẽ vao thời nguyên thủy là nhạc mở đầu của đàn harp. Bản nhạc này có từ thời thế kỷ 16, và là một phần của một bản nhạc mùa đông, Nos Galan.

    Điệp khúc Fa-la-la có từ một bản nhạc luân vũ thời trung cổ và dùng trong bài Nos Galan. Các phần còn lại của lời nhạc là đo người Mỹ sáng tác khoảng đầu thê kỷ 19.

    2. Carol of the Bells

    “Carol of the Bells” là bài nhạc Giáng Sinh do nhà soan nhạc người Ukraine tên Mykola Leontovych soạn nhạc, với lời nhạc tiếng Anh do Peter J. Wilhousky viết sau đó. Ngoài tên Carol of the Bells, bản nhạc này còn được biết đến trong thế giới tiếng Anh với tên “Ukrainian Bell Carol”. Âm diệu của bản nhạc là một âm điệu Ukraine gọi là “Shchedryk”, với các nhóm 4 bốn gọi là “ostinato motif” rất được ưa chuộng và làm bản nhạc rất nổi tiếng trong thế giới tiếng Anh.

    3. It’s the Most Wonderful Time of The Year – Andy Williams

    “It’s the Most Wonderful Time of the Year” được viết năm 1963 bởi Edward Pola và George Wyle, được thu âm năm đó và làm nổi tiếng bởi Andy Williams trong album Giáng Sinh tên “The Andy Williams Christmas Album”.

    4. Let It Snow – Dean Martin

    “Let It Snow! Let It Snow! Let It Snow!”, còn có tên “Let It Snow”, là bài hát do Sammy Cahn viết lời và nhạc sĩ Jule Styne viết nhạc năm 1945. Bản nhạc được viết vào tháng 7 năm 1945 trong thời gian trời nóng kỷ lục ở California! Được ghi âm lần đầu bởi Vaughn Monroe, bản nhạc trở thành nổi tiếng, lên đến số 1 trên bảng âm nhạc Billboard. Và mặc dù được xem là nhạc Giáng Sinh, nhưng từ Giáng Sinh không hề có trong bài.

    5. The Little Drummer Boy

    “The Little Drummer Boy,” có tên nguyên thủy là “Carol of the Drum,” do nữ nhạc giá cổ điển người Mỹ tên Katherine Kennicott Davis viết năm 1941. Đến năm 1955 bài hát được Trapp Family Singers thu âm và năm 1958 được ban hợp xướng Harry Simeone Chorale thu âm và làm nổi tiếng từ đó.

    Lời nhạc là lời kể chuyện của một câu bé nghèo kể lại chuyện cậu được Ba Vua gọi đến máng cỏ của Thánh Gia, và vì không có quà cho Chúa Hài Đồng, cậu bé đánh trống với sự đồng ý của Mẹ Maria, “Tôi chơi thật tốt cho Chúa” và “Chúa mỉm cười với tôi”.

    6. O Christmas Tree

    “O Tannenbaum” trong tiếng Đức và “O Christmas Tree” trong tiếng Anh là bài hát Giáng Sinh của Đức.

    A Tannenbaum là một loài thông ở Đức, thường gợi hứng cho các nhạc sĩ Đức soạn nhạc về “Tannenbaum”. Bản Tannenbaum đầu tiên có lẽ viết từ thế kỷ 15. Bài Tannenbaum nổi tiếng nhất là bài viết lời năm 1824 bởi nhạc sĩ organ Leipzig và nhà soạn nhạc Ernst Anschütz. Nhạc là nhạc của một bài dân ca cổ tên (Lauriger Horatius).

    7. The Most Wonderful Day of The Year

    “The Most Wonderful Day of The Year” do Johnny Marks viết năm 1964. Johnny Marks là nhạc sĩ chuyên viết nhạc Giáng Sinh và có một số bài nổi tiếng khắp thế giới như “Rudolph, the Red-Nosed Reindeer,” viết nhac với lời là một bài thơ do người anh rể viết.

    8. We Need A Little Christmas

    “We Need a Little Christmas” là môt bản nhạc Giáng Sinh trong nhạc kịch Broadway của Jerry Herman tên Mame, hát lần đầu tiên bởi Angela Lansbury trong nhạc kịch đó năm 1966.

    Trong nhạc kicnh, Mame hát bản nhạc này sau khi cô bị mất hết tài sản vì thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1929, và Mame quyết định là cô, cậu cháu trai Patrick, và hai người làm trong nhà “cần một chút Giáng Sinh” cho vui một chút.

    9. Rudolph the Red Nosed Reindeer

    “Rudolph the Red-nosed Reindeer” laf một chú nai tưởng tượng với đầu mũi đỏ chói. Là chú nai thứ chín của Ông Già Noel, dẫn đầu đoàn nai kéo xe của Ông Già Noel. Vì thế cậu còn có tên “Nai Thứ Chín Của Ông Noel”. Chính đầu mũi sáng chói của Rudolph soi sáng đường đi cho đoàn nai kéo xe đưa Ông Già Noel đi trong đêm.

    Rudolph xuất hiện lần đầu tiên trong tập sách mỏng của Robert L. May năm 1939 do công ty Montgomery Ward phát hành. Bản nhạc Rudoff the Red-nosed Reindeer do Johnny Marks viết năm 1964.

    10. Jingle Bells

    “Jingle Bells” là một trong những bản nhạc Giáng Sinh được hát nhiều nhất trong thế giới tiếng Anh. Bản nhạc được James Lord Pierpont (1822–1893) viết năm 1857 và phát hành với tên “One Horse Open Sleigh”.

    11. Jingel Bell Rock

    “Jingle Bell Rock” do Joseph Carleton Beal (1900–1967) và James Ross Boothe (1917–1976) viết. Beal là một người làm nghề Pulbic relations ở New Jersey và Boothe là một nhà văn ở tiểu bang Texas. Bản nhạc được Bobby Helms ghi âm và làm nổi tiếng năm 1957.

    12. Santa Claus Is Coming To Town

    “Santa Claus is Coming to Town” do John Frederick Coots và Haven Gillespie viết, và hát lần đầu tiên bởi Eddie Cantor trên radio tháng November 1934. Bản nhạc thành công tức thì với 100 nghin tờ nhạc bán ngày hôm sau và hơn 400 nghìn bản bán trong dịp Giáng Sinh.

    13. We wish you a Merry Christmas

    “We Wish You a Merry Christmas” là một bài hát Giáng Sinh của Anh từ vùng miền tây nước Anh thế kỷ 16. Vào thời đó những người giàu có truyền thống phát kẹo, nhất là kẹo Sôcola, cho những đoàn hát nhạc Giáng Sinh trên đường phố. Đây là một trong ít bản nhạc Giáng Sinh có nhắc đến Năm Mới trong đó.

    14. 12 Days of Christmas

    “The Twelve Days of Christmas” là 12 ngày lễ hội bắt đầu từ ngày 25 tháng 12 đến ngày 5 tháng 1. 12 ngày này có tên là Christmastide hay Twelvetide. Ngày 6 tháng 1, là ngày Lễ Ba Vua, chứng tỏ qiuyeen lực của Giêsu là Con Thượng Đế đối với Ba Vua đến từ phương Đông.

    “The Twelve Days of Christmas” là bài hát Giáng Sinh kể hàng loạt quà tặng quý tặng nhau trong 12 ngày đó. Dù là phát hành lần đầu tiên ở Anh năm 1780, có bằng chứng cho rằng bài nhạc có nguồn gốc từ Pháp trước đó.

    15. Rockin’ Around The Christmas Tree

    “Rockin’ Around the Christmas Tree” do nhạc sĩ nhạc Giáng Sinh Johnny Marks viết và ca sĩ Brenda Lee ghi ăm 1958, nhưng phải đến 1960 khi Brenda Lee nổi tiếng bản nhạc mới nổi tiếng theo.

    16. Feliz Navidad

    “Feliz Navidad” là bài nhạc Giáng Sinh / Năm Mới do ca nhạc sĩ người Puerto Ric0 tên José Feliciano viết năm 1970. Với điệp khúc Tây Ban Nha giản dị, câu chào Giáng Sinh và Năm Mới truyền thống–“Feliz Navidad, próspero año y felicidad” hay “Merry Christmas, and a happy New Year”–và câu tiếng Anh đơn giản–“I wanna wish you a Merry Christmas from the bottom of my hear–bài nhạc nhanh chóng trở thành bản nhạc Giáng Sinh kinh điển trong thế giới tiếng Anh.

    Vương Trùng Dương.

    ——————————————————————————————————————————————————————-

    Xmas Song: ‘Feliz Navidad’

    José Feliciano‘s “Feliz Navidad,” originally released in 1970, celebrates the most wonderful time of the year in both English and Spanish. The repeating chorus, “Feliz Navidad / Próspero año y felicidad,” means “Merry Christmas, a prosperous year and happiness.”

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Próspero año y felicidad

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Próspero año y felicidad

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    From the bottom of my heart

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    From the bottom of my heart

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Próspero año y felicidad

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Próspero año y felicidad

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    From the bottom of my heart

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    From the bottom of my heart

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Próspero año y felicidad

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Próspero año y felicidad

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    From the bottom of my heart

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    From the bottom of my heart…. 

    VIỆT HẢI

  • Sinh Hoạt,  Vương Trùng Dương

    GS Trần Huy Bích, Người Nặng Tình Với Non Sông & Chữ Nghĩa

    Trưa Thứ Bảy 16/12/2023, giáo sư Trần Huy Bích thuyết trình về Bình Ngô Đại Cáo & hai bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi tại Viện Việt Học. Nguyễn Trãi là Thánh Tổ ngành Chiến Tranh Chính Trị VNCH. Trong Bình Ngô Đại Cáo có hai câu: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy chí nhân mà thay cường bạo” làm kim chỉ nam cho ngành Chiến Tranh Chính Trị.

    Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt có 6 khóa lấy tên từ Nguyễn Trãi 1 đến Nguyễn Trãi 6 (ra trường 4 khóa). Tôi xuất thân Khóa Nguyễn Trãi 1, thời gian 2 năm ở quân trường đã học về Bình Ngô Đại Cáo nhưng 57 năm sau nghe bài thuyết trình của GS Trần Huy Bích rất cặn kẽ, giải thích rõ ràng từ chữ từng câu được đối chiếu qua bản dịch của cụ Bùi Kỷ trong Quốc Văn Cụ Thể, cụ Ngô Tất Tố và đối chiếu với nhiều tư liệu qua sách, báo.

    Bình Ngô Đại Cáo được coi là áng văn hùng hồn trong lịch sử dân tộc khi quân nhà Minh xâm lăng, cai trị rất tàn bạo (1414-1427). Lê Lợi thắng quân Minh, sai quân sư Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo lưu lại hậu thế.

    Với tấm lòng của giáo sư với bậc tiền nhân, nay viết vài dòng về ông.

    Trước đây, trong vài bài viết liên quan đến văn học, trong tài liệu sưu tầm, tôi đã dựa vào số bài viết của GS Trần Huy Bích để xác minh vì sự thận trọng trong công trình biên khảo của ông, ngay cả chữ nghĩa.

    GS Trần Huy Bích sinh năm 1936 tại Nam Định. Hồi còn ở vùng VM trong những năm chiến tranh VM – Pháp, ông học năm đầu bậc trung học ở trường Trung Học Nguyễn Biểu thuộc tỉnh Hà Nam niên khóa 1948-49. Sau đó, theo học trường Trung Học Nguyễn Khuyến ở thành phố Nam Định từ năm 1951 đến 1954, từ Đệ Lục đến hết Đệ Tứ, rồi thi Trung Học Đệ Nhị Cấp cuối tháng 5 năm 1954.

    Đó là hậu thân của trường Thành Chung Nam Định. Tên “Trường Nguyễn Khuyến” có từ năm 1945, dưới thời Thủ Tướng Trần Trọng Kim và Bộ Trưởng Giáo Dục Hoàng Xuân Hãn, những vị đã đổi tên “Trường Bảo Hộ” (còn gọi là Trường Bưởi) ở Hà Nội thành “Trường Chu Văn An”

    Năm 1954, ông di cư vào Sài Gòn, theo học Ban Văn Chương (Ban C) ở Trường Trung Học Chu Văn An (cùng với Song Thao Tạ Trung Sơn, Nguyễn Văn Canh, Trần Như Tráng, Phạm Văn Quảng, Nguyễn Duy Diệm, Bùi Quyền, Trần Minh Công, Phạm Công Bạch…), học trò nhà thơ Vũ Hoàng Chương nên viết nhiều bài về vị thầy với cả tấm lòng tri ân. Vào Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, đỗ cử nhân văn chương Việt Hán, dạy học từ cuối thập niên 1950s.

    Sau khi động viên vào Trường Bộ Binh Thủ Đức, ông được phục vụ trong Văn Hóa Vụ Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, ông được học bổng du học Hoa Kỳ. Năm 1975, ông bị kẹt lại và tốt nghiệp cao học và tiến sĩ về Giáo Dục & Chính Trị Đối Chiếu tại University of Texas, Austin.

    Sau thời gian dạy học, ông giữ chức Phó Giám Đốc, phụ trách chương trình hướng dẫn và huấn nghiệp dành cho sinh viên ngoại quốc tại Pasadena City College, Pasadena, California, Quản Thủ thư viện trong chương trình A.S.I.A của hệ thống thư viện công cộng, California, phụ tá quản thủ thư viện, phụ trách các tài liệu về giáo dục và về Á Châu Học và Trung Hoa Học tại thư viện đại học UCLA (1989-2001) và đại học USC (2002 cho đến khi về hưu năm 2007). Nơi đây là cơ hội nghiên cứu tài liệu trên nhiều lãnh vực.

    Viện Việt Học (Institute of Vietnamese Studies) thành lập năm 2000, GS Nguyễn Đình Hòa, Viện Trưởng sáng lập mời ông gia nhập Ban Giảng Huấn của VVH và giữ nhiệm vụ Phụ Tá Viện Trưởng.

    Sau khi GS Nguyễn Đình Hòa tạ thế, GS Nguyễn Khắc Hoạch lên thay, đổi nhiệm vụ ông thành Phó Viện Trưởng phụ trách Học Vụ trong các năm 2001, 2002, và hai lần tổ chức lớp “Đại Cương Về Văn Học VN” (I và II). GS Đoàn Khoách phụ trách phần Văn Học chữ Hán, các GS Nguyễn Sỹ Tế và Lưu Trung Khảo phụ trách Văn Chương Quốc Âm qua các thời, GS Nguyễn Văn Sâm phụ trách Văn Học & Văn Chương Miền Nam, GS Trần Lam Giang phụ trách phần Văn Chương Cách Mạng. GS Trần Huy Bích phụ trách Văn Chương Bình Dân (ca dao, tục ngữ, chuyện cổ tích) và “Sơ Lược Về Văn Học VN trong thời gian đất nước chia đôi”.

    Năm 2003, ông xin GS Trần Ngọc Ninh cho được rút lui khỏi chức Phó Viện Trưởng. GS Ninh đồng ý sau khi yêu cầu, ông giới thiệu GS Phạm Lệ Hương trông coi thư viện. Tuy từ chức Phó Viện Trưởng, ông vẫn giữ vai trò giảng viên của Viện Việt Học.

    Năm 2010, vợ ông qua đời. Ông chuyển về Little Saigon, mua căn mobile home trên đường Bolsa, có dịp gặp gỡ thân hữu.

    Ngoài ra, ông tích cực hỗ trợ Ban Ðại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Miền Nam California và Hội Giáo Chức Việt Nam Nam California trong cương vị cố vấn. Mỗi tháng ông thường dành buổi chiều cuối tuần tiếp xúc những sinh viên trẻ với những câu hỏi về văn học, văn hóa Việt Nam. Ông là bậc thức giả, thông thạo nhiều ngoại ngữ nên hướng dẫn giúp cho giới trẻ Việt Nam lớn lên ở hải ngoại hiểu biết tường tận về văn học, văn hóa, lịch sử và nền giáo dục VNCH.

    Ông và giáo sư Dương Ngọc Sum cùng tham gia trong nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian, chênh lệch tuổi tác, thế hệ học trò… thể hiện sự hòa đồng với nhau.

    Trước đây tôi nhận được cuốn Lược Sử Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam của Tổng Hội SVSQ Trường VBQG do Trung Tá Vũ Mạnh Hùng (Khóa 13 và đơn vị trưởng của tôi) ở Oregon gửi tặng. Tháng Sáu năm 2023 tại Viện Việt Học giới thiệu cuốn lược sử mới nầy, trải qua một thời phục vụ trong quân ngũ nên ông tham gia trong Ban Hiệu Đính (GS Tôn Thất Dziên, Khóa 10 và Trưởng Ban Văn Hóa Vụ) góp phần biên soạn. Với tôi, là người lính với 16 năm thực hiện nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hòa, rất quý ông (không để ý đến sự tranh chấp) mà nặng tình vào công việc nầy với quân trường đã phục vụ. Theo ông: “Lịch sử thường được kẻ chiến thắng viết, vì nhiều lý do trong đó có sự chủ quan, tinh thần tự tôn, tự đề cao, muốn được coi mình là người nắm giữ chính nghĩa. Sau chiến tranh, kẻ chiến thắng thường tự vơ hết những gì tốt đẹp về cho mình, và gán hết những gì xấu xa tệ hại nhất cho người thất trận”.

    Năm 2016, ông thực hiện blogspost Trần Từ Mai (bút hiệu của ông) cho đến nay đã phổ biến hơn 120 bài viết của ông và bạn văn. Hơn thập niên qua, ông là diễn giả trong những lần ra mắt sách, rất tiếc nhiều bài nầy không phổ biến trên blogspost của ông và trên internet.

    Từ Mai Trần Huy Bích là nhà giáo, nhà văn hóa qua nhiều thập kỷ, ông viết về các bậc tiền nhân văn hóa nước nhà, sưu tầm nhiều áng văn bất hủ, trong đó nhiều bài chữ Nho của các cụ Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Đặng Đức Siêu…, dịch ra Quốc Ngữ, thơ, gọn và trong sáng để lưu lại hậu thế.

    Ông là người nặng tình với nước non, bảo tồn văn hóa dân tộc, trong các khóa Huấn Luyện & Tu Nghiệp Sư Phạm tổ chức vào dịp Hè thường niên của Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California cho các thầy, cô dạy tiếng Việt ở các Trường, Trung Tâm Việt Ngữ, ông được mời thuyết trình những đề tài về văn hóa và bảo tồn tiếng Việt rất hữu ích. (Tôi cũng có thời gian mười năm làm Trưởng Khối Báo Chí trước khi ông về Little Saigon).

    Về chữ nghĩa, tài liệu, ông rất thận trọng khi đề cập, chẳng hạn bài viết về “xử dụng, sử dụng”, “dòng, giòng” ông dựa vào các nguồn từ điển, tựa đề, tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng để phân tích rõ ràng, không chỉ trích, đả kích, đúng, sai… đó là cách xử sự của bậc thức giả khi viết cũng như khi giao tiếp.

    Ông viết cho nhiều người nhưng, với tôi, ít người đáp lễ, có lẽ khi viết về ông sẽ dài một quyển sách mới trích dẫn được nội dung qua từng bài viết. Trước đây tôi có chia sẻ với giáo sư Trần Gia Phụng, mỗi lần ở Canada sang, thường ghé nhà ông, anh cũng cho biết, ông nầy khiêm tốn và quá thận trọng với chữ nghĩa nên muốn viết cũng ngại. Nếu nghĩ như vậy cũng bất công với ông, một đời tận tụy trước tác, diễn giả bao nhiêu tác phẩm khi ra mắt trong cộng đồng người Việt.

    Những người cùng tuổi với ông như nhà văn Thảo Trường (1936-2010), GS Trần Như Tảng (1936-2013 – GS Trần Như Tráng sau khi đậu PhD về Chính Trị Đối Chiếu, Phó Khoa Trưởng Phân Khoa Khoa Học Xã Hội tại Đại Học Vạn Hạnh và sau nầy dạy đại học ở Hoa Kỳ), nhà văn Nhật Tiến (1936-2020), nhà văn Nguyễn Đình Toàn (1936-11/2023) và bạn học Bùi Quyền (1937-2020) nay đã ra người thiên cổ.

    Triết gia Blaise Pascal (1623-1662) với câu nói để đời “Con người là một cây sậy, nhưng là một cây sậy có tư tưởng” với ông cũng đúng thôi. Cây sậy Trần Huy Bích vẫn còn minh mẫn đóng góp trong cuộc hành trình với chữ nghĩa, lịch sử, văn học… đáng ngưỡng mộ.

    Vương Trùng Dương, Little Saigon, December, 2023

  • KIẾN THỨC TỔNG QUÁT,  Vương Trùng Dương

    Trầm Tử Thiêng – Đỗ Thái Tần: Mối Tình Xa Xưa

    Người bạn cố tri Nguyễn Ngọc Chấn nhắn tin cho tôi chị Đỗ Thái Tần bị cancer vào giai đoạn cuối, có lẽ từ giã cõi trần trong nay mai. Trước khi qua đời, chị muốn nói lời cảm ơn với tôi về bài viết nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng.

    Mấy hôm nay tôi bị cảm ho nên không liên lạc điện thoại. Thứ Tư (25/10) chị text cho tôi “Tôi phải vào Emergency 2 lần vì bị tắt tiếng, laryngitis nên đành phải text cho anh đây. Chỉ muốn nói lời cảm ơn anh đã viết bài về anh Lợi (Trầm Tử Thiêng)…”. Đọc những dòng text của chị vô cùng xúc động trước giờ tử sinh… Và không biết gì hơn chỉ cầu mong chị không bị đau đớn, ra đi thanh thản để gặp lại người xưa nơi cõi vĩnh hằng.

    Năm 1998, nhà in Westminster Press ra tờ Thế Giới Nghệ Thuật, khổ magazine, giấy láng, full color, chủ bút là Lâm Tường Dũ (cũng là chủ nhân tuần báo Tình Thương), và tôi làm tổng thư ký cả 2 tờ nầy. Với nội dung tờ TGNT thuần túy về lãnh vực nầy nên chọn đề tài cũng dễ để viết. Khi Lâm Tường Dũ đề nghị tôi viết về Trầm Tử Thiêng và nói ông nầy khó tính, đừng đề cập đến chuyện tình (dù chúng tôi cũng biết nhiều) chỉ viết về nhạc lính, quê hương và thân phận người Việt lưu vong, giữ bí mật không báo cho ông biết.

    Trầm Tử Thiêng (Nguyễn Văn Lợi), cùng quê hương với tôi ở Quảng Nam. Vào thời điểm cuối thập niên 50, anh có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp (thường gọi là bằng Diplôme) bằng nầy cũng có giá trị vì thi viết và vấn đáp khoảng 15 phần trăm trúng tuyển. Có mảnh bằng nầy cũng có cơ hội lập thân, nếu có chứng chỉ lớp Đệ Nhị, đủ điều kiện nộp đơn vào vài quân trường để được đào tạo thành sĩ quan QLVNCH. Trầm Tử Thiêng theo học trường Sư Phạm Thực Hành một năm ở Sài Gòn, ra trường dạy tiểu học nhưng với chuyên môn nên dạy nhạc ở trung học. Năm 1966 bị động viên vào trường hạ sĩ quan Đồng Đế Nha Trang, ra trường về phục vụ tại Phòng Văn Nghệ của Cục Tâm Lý Chiến, vì ngạch giáo chức nên cuối năm 1969 được biệt phái về Bộ Giáo Dục và làm việc tại Trung Tâm Học Liệu… Nơi đây có Nguyễn Ngọc Chấn, Trầm Tử Thiêng, chị Đỗ Thái Tần… Năm 1970, cuộc tình Lợi-Tần chớm nở… Thầy giáo, nhạc sĩ Nguyễn Văn Lợi – Trầm Tử Thiêng, nhà  nghèo, trong khi tiểu thơ họ Đỗ, con giám đốc mỏ than Nông Sơn, Quảng Nam và chủ tiệm kim hoàn ở Sài Gòn. Chữ “môn đăng hậu đối” đã ngăn cách mối tình đẹp, trong sáng của hai anh chị hồi trẻ.

    Trước ngày 30 tháng Tư, 1975, gia đình “nhạc phụ” ngỏ ý cho ghép tên anh Lợi vào gia đình di tản chính thức. Vì tự ái, anh từ chối, viện cớ còn mẹ già em dại, mà thực sự như vậy vì lòng hiếu thảo. Trầm Tử Thiêng lặng lẽ tiễn chân vợ và hai con (con của chị Tần nhưng anh thương như con ruột) chia phôi biền biệt. Cuộc tình của anh đi vào ngõ cụt, nhớ nhung dày vò tim não, tưởng chừng bị chìm đuối. Giai đoạn này anh sáng tác vài tình khúc cho hàng triệu người thưởng thức, nhưng, chỉ một người quặn thắt con tim…

    Những đắng cay, đói rét, tù đày không đau buốt bằng sự ngăn cách một đại dương với một nửa trái tim, Trầm Tử Thiêng viết ca khúc để đời “Mười Năm Yêu Em” khi gặp lại chị Tần tại Cali, chị vẫn còn thương yêu anh như thuở nào, trở thành tuyệt phẩm hay và chua xót nhất của tình người.

    … Trầm Tử Thiêng phải giấu tên, trốn tránh, tìm đường vượt biên nhiều lần nhưng bất thành, bị bắt ở tù hơn một năm, từ khám lớn Rạch Giá, Trầm Tử Thiêng viết bài “Tâm Ca Của Người Tù Vượt Biển,” sau đó anh bị đày xuống trại cải tạo lao động U Minh, sống chung với anh em công chức cao cấp và sĩ quan QLVNCH…

    Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng qua đời ngày 25 tháng 1 năm 2000 tại Quận Cam trong hoàn cảnh cô đơn trong khu apparment. Ca sĩ Quốc Việt (Mỹ lai) gọi Trầm Tử Thiêng bằng bố. Quốc Việt tận tình chăm sóc và lo cho “bố Thiêng” đến hơi thở cuối cùng… Buổi tưởng niệm Trầm Tử Thiêng vào trưa Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020, đặc biệt có sự hiện diện của người bạn đời duy nhất của ông, mối tình được giấu kín gần nửa thế kỷ mà vẫn chưa ngưng rung động…

    Tháng 7 năm 2021, tôi viết bài Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng & Những Dòng Chia Sẻ, tôi hỏi anh Nguyễn Ngọc Chấn cuộc tình nửa thế kỷ trước giữa Trầm Tử Thiêng và chị Đỗ Thái Tân có được không? Nghĩa tử nghĩa tận, chị đồng ý vì mối mối tình mang xuống tuyền đài… thầm kín suột cuộc đời không thể nào quên.

    Bài viết được phổ biến, còn lưu trữ trên các websites.

    Vương Trùng Dương

    Little Saigon, Oct 26, 2023

    Việt Báo

    https://vietbao.com/a308880/nhac-si-tram-tu-thieng-nhung-dong-chia-sehttps://vietbao.com/a308880/nhac-si-tram-tu-thieng-nhung-dong-chia-se Trang web Lê Dinh

    Trang web Lê Dinh

    http://www.ledinh.ca/2021%20Bai%20Vuong%20Trung%20Duong%20Tram%20Tu%20Thieng.html

    Long Hồ Vĩnh Long

    https://longhovinhlong.blogspot.com/2021/07/nhac-si-tram-tu-thieng-nhung-dong-chia.html

    Đặc San Lâm Viên

    http://www.dslamvien.com/2021/07/nhac-si-tram-tu-thieng-va-nhung-dong.html

    T.Vấn & Bạn Hữu

    Dòng Sông Cũ

    https://dongsongcu.wordpress.com/2021/07/25/nhac-si-tram-tu-thieng-nhung-dong-chia-se/
  • Văn Thơ,  Vương Trùng Dương

    Tình Khúc Mùa Thu Với Paris

    Mùa thu hình như là nguồn cảm hứng với thi nhân, nhạc sĩ… nên từ xưa đến nay có nhiều sáng tác qua thi ca và âm nhạc với nhiều bài thơ và ca khúc được ưa thích.

    Nhà văn Dương Viết Điền (bạn cùng khóa với tôi) viết về Mùa Thu Qua Thi Ca Việt Nam, mở đầu với bài thơ nổi tiếng Chansons D’automne của thi sĩ Pháp Paul Verlaine đều cảm thấy lòng mình bồi hồi và xúc động. Bài thơ này được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc Thu Ca Điệu Ru Đơn.

    Nhà văn Việt Hải & Phạm Chung trong bài viết Mùa Thu Trong Tình Ca Việt Nam, đề cập đến nhiều ca khúc trong những thập niên qua liên quan đế chủ đề… Từ thời tiền chiến đến hai thập niên ở miền Nam Việt Nam, có hàng trăm ca khúc trữ tình (sáng tác và phổ thơ) liên quan đến mùa thu.

    Với tôi, trong bài viết về nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, gọi ông là nhạc sĩ của mùa thu (lời Từ Linh), điển hình qua vài ca khúc Ánh Trăng Mùa Thu (1947), Thu Quyến Rũ (1950), Gởi Gió Cho Mây Ngàn Bay (1952), Lá Đổ Muôn Chiều (1954), Tà Áo Xanh (Dang Dở 1954)… Tập nhạc Tình Khúc Mùa Thu (Đoàn Chuẩn – Từ Linh) gồm 18 ca khúc do trưởng nam của ông là Đoàn Chính, ấn hành ở Canada năm 1990.

    Nhân chuyến thăm trời Tây và Paris của nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian vào mùa thu năm 2023, tôi viết về những ca khúc tiêu biểu với thu và Paris, và “Gửi Người Em Gái” thấp thoáng trong ca khúc trữ tình của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước trong chiều nhạc thính phòng vào  thu ở Paris.

    Nhạc sĩ Phạm Duy với những ca khúc phổ thơ về mùa thu như: Mùa Thu Chết (phổ thơ L’Adieu của thi sĩ Pháp Apolinaire theo bản dịch tiếng Việt của nhà thơ Bùi Giáng là Lời Vĩnh Biệt). Ca khúc Mùa Thu Paris (phổ thơ Cung Trầm Tưởng) “Mùa thu Paris, trời buốt ra đi… Chờ mong em chín đỏ trái sầu”. Ca khúc Tiễn Em (thơ Chưa Bao Giờ Buồn Thế của Cung Trầm Tưởng vào mùa đông Paris).

    Nhạc sĩ Lam Phương với những cuộc tình trở thành tình sử bi thương. Vào thập niên 1980s, sau khi chia tay nghệ sỹ Túy Hồng, ông dọn sang Paris để sống và gọi là “tị nạn ái tình”. Làm quản lý nhà hàng Như Ánh của cô em út. Về đêm, tổ chức ca nhạc cho vơi bớt nỗi buồn. Với cuộc tình định mệnh người đẹp Cẩm Hường, đang có chồng. Khi cuộc tình chớm nở ông đã sáng tác vài ca khúc Mùa Thu Yêu Đương “Mùa thu ơi Paris dệt mộng tình si… Đưa anh vượt khỏi cơn đau ngày nào”, ca khúc Mùa Thu Vào Mộng… Thế rồi sau mười năm chung sống, ông viết ca khúc Tan Vỡ! Cuối cùng với nhạc phẩm Thu Đến Bao Giờ với nỗi buồn chia ly trong mùa thu trước khi định cư ở Mỹ.

    Trước đây, tôi đã viết Nguyên Sa, Lời Thơ Ý Nhạc, là nhà thơ tình mang hình ảnh Paris về Sài Gòn giữa thập niên 1950s.

    Bài thơ Mai Tôi Đi với nỗi buồn xa xăm:

    “Mai tôi đi dù hôm nay đang vào thu

    Giòng sông Seine đang mặc áo sương mù

    Đang nhìn tôi mà khoe nước biếc

    Khoe lá vàng lộng lẫy lối đi xưa”.

    Bài thơ nầy Song Ngọc phổ thành ca khúc Tiễn Biệt khi còn học sinh vào năm 1961.

    Năm 1998, nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc cùng tựa bài thơ với các câu cuối:

    “Mai tôi đi, chắc rằng Paris nhớ

    Nhưng dù sao, nhớ nhung rồi sẽ mờ

    Muôn vạn ưu sầu rồi cũng sẽ xa nhau

    Mình cũng sẽ xa nhau”.

    Ca khúc Em Mùa Thu Của Tôi  của nhạc sĩ Vũ Hữu Toàn (thơ Phạm Ngọc):

    “Paris buồn giữa trời thu

    Cơn mưa ùa theo hối hả

    Tiếng đàn pha cùng tiếng gió

    Thở dài thành những cơn mưa”

    Nhân chuyến đi của nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian khi bước vào mùa thu ở Mỹ, sau những tháng nắng nóng ở California, thời tiết đã thay đổi, viết những dòng nầy để gợi nhớ lại bảy thập niên về trước ở thế kỷ XX khi những chàng trai trẻ du học ở Pháp, với khung cảnh hữu tình đó đã sáng tác các bài thơ được phổ thành ca khúc sau nầy đã hòa nhập vào trái tim của người thưởng ngoạn từ trong nước đến hải ngoại.

    Hy vọng chiều nhạc thính phòng ở Paris níu lại thời gian năm xưa qua bao biến thiên của cuộc đời.

    Vương Trùng Dương, Little Saigon, September 14, 2023

  • Văn Thơ,  Vương Trùng Dương

    Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm & Ca Khúc Gọi Người Yêu Dấu

    “Thương yêu dáng vai gầy thanh thanh

    … Thương em mong manh như một cành lan”

    (Vũ Đức Nghiêm)

    “Thương em đắm linh hồn mong manh.

    … Như sương pha lê trên một cành lan”.

    (Hoàng Anh Tuấn)

    “Em gầy như liễu trong thơ cổ

    Anh bỏ trường thi lúc thịnh Đường”

    (Nguyên Sa)

    Về tiểu sử nhạc sĩ Vũ Đức Nghiem đã được đề cập qua nhiều bài viết, nay chỉ tóm lược quãng thời gian liên quan ngắn gọn. Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm sinh năm 1930 tại làng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, trong gia đình theo đạo Tin Lành. Nhập học lớp Đệ Thất vào năm 1944 lúc 14 tuổi tại trường Bưởi (Trường Bưởi – trường Bảo Hộ (Lycée du Protectorat), được thành lập vào năm 1908. Tới ngày 9/3/1945, trường bị giải thể sau khi Nhật đảo chánh Pháp. Trường Bảo Hộ đổi tên thành trường Chu Văn An).

    Năm 1951, sau khi đậu Tú Tài I và đang học lớp Đệ Nhất C, động viên vào Khóa 1 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định. Tháng 6/1952, ra trường, cấp bậc Thiếu Úy, phục vụ tại đồn Trung Lăng, thuộc huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Kiến An. Tháng 7/1954, lập gia đình với bà Dương Thị Năng, con gái út của Mục Sư Dương Tự Ấp. Ông bà có 7 người con.

    Sau khi đất nước bị chia đôi năm 1954, gia đình di cư vào Nam, ông phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, ban đầu được bổ nhiệm đồn trú tại đơn vị thuộc đảo Phú Quốc. Tháng 3/1956, Vũ Đức Nghiêm được thuyên chuyển về Trung Đoàn 7, thuộc Sư Đoàn 3 Dã Chiến đóng tại Sông Mao, Bình Thuận. Ông sáng tác Sư Đoàn 3 Dã Chiến Hành Khúc (sau nầy là Sư Đoàn 5 Hành Khúc).

    Năm 1957, Trường Sinh Ngữ Quân Đội thành lập, ông là một trong những giảng viên Anh Ngữ đầu tiên tại trường này. Năm 1958, ông sang Hoa Kỳ, phục vụ tại trung tâm huấn luyện Fort Benning, tiểu bang Georgia. Nghiên cứu trước các tài liệu giảng dạy cho huấn luyện viên Hoa Kỳ cho các khóa tu nghiệp sĩ quan Quân Đội VNCH.

    Sau khi về nước, ông tiếp tục công việc giảng dạy tại Trường Sinh Ngữ Quân Đội. Tháng 1/1963, thăng cấp Đại Úy, phục vụ tại Sư Đoàn 22 Bộ Binh, ông viết Sư Đoàn 22 Hành Khúc, rồi Tòa Đại Biểu Chính Phủ tại Ban Mê Thuột, ở đây gần Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 BB, ông viết Sư Đoàn 23 Hành Khúc.  

    Giữa năm 1966, Đại Úy Vũ Đức Nghiêm được giao chức vụ Tỉnh Đoàn Trưởng Xây Dựng Nông Thôn, tỉnh Tuyên Đức, và sau đó giữ nhiệm vụ Trưởng Phòng Hành Quân, tiểu khu Tuyên Đức.

    Năm 1969, Thiếu Tá Vũ Đức Nghiêm làm phụ tá Quân Trấn Trưởng, thị xã Đà Lạt.

    Trong thời gian phục vụ quân ngũ, ông tiếp tục học, tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa, Viện Đại Học Đà Lạt.

    Cấp bậc cuối cùng của ông là Trung Tá, Huấn Luyện Viên Tiếp Vận, Trường Chỉ Huy & Tham Mưu Đà Lạt, năm 1971 chuyển về Long Bình, Biên Hòa.

    Sau tháng Tư năm 1975, ông bị tù tại Long Giao, Long Khánh, Suối Máu, Tân Hiệp, tháng 6/1976 bị đưa ra trại tù ở Hoàng Liên Sơn rồi Yên Bái, Lào Cai… Tháng 10/1978, chuyển về trại giam Nghệ Tĩnh (lúc nầy vợ ông mới nhận được tin để đi thăm nuôi). Tháng 1/1981 chuyển về trại tù Hàm Tân. Tháng 4/1982 chuyển về trại tù Xuân Phước (Phú Khánh – Phú Yên & Khánh Hòa) cho đến tháng 9/1988, được trả tự do.

    Trong thời gian ở trong lao tù, ông ở chung với nhiều nhạc sĩ, nhà thơ, ông đã sáng tác các rất nhiều ca khúc, điển hình như Tâm Tư Chiều, Muôn Trùng Xa Em Về, Như Mây Bay Về, Tâm Khúc Đêm Sao, Cờ Vàng Tung Bay, Giả Sử Mai Ta Về (thơ Nguyễn Xuân Thiệp), Xin Cho Tôi Hy Vọng (lời Thục Vũ), Mưa Buồn Long Giao (thơ Hà Thượng Nhân)… và Đoá Hồng Cho Ngươì Yêu Dấu (ca khúc nầy để tôn vinh người bạn đời của ông, sau nầy thực hiện thành CD cùng tên).

    Riêng ca khúc Trong Ngục Tù Bao La của ông khi đó có người bạn tù được thả ra, ông gởi về gia đình, để tránh rắc rối khi kiểm soát nên ông để là nhạc Liên Xô. Thế rồi ca khúc nầy được thu âm và phát hành vào năm 1977 vì họ đã hiểu lầm rằng Trong Ngục Tù Bao La là một ca khúc của Liên Xô.

    Trong đợt H.O 4, gia đình ông định cư tại Hoa Kỳ diện H.O 4, tại San Jose, tháng 11/1990. Ông tiếp tục sinh hoạt trong cộng đồng người Việt, nhiều Hội Thánh Việt Nam đã tổ chức các chương trình ca nhạc Vũ Đức Nghiêm để giới thiệu những Tôn Vinh Ca của ông. Năm 2015, Liên Hữu Tin Lành Việt Nam Thế Giới đã tổ chức chương trình nhạc Vũ Đức Nghiêm và trao bằng ghi nhận cống hiến của nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm cho nền thánh nhạc Việt Nam.

    Bà Dương Thị Năng là mẫu người vợ, người mẹ hiền thục, bao dung, cao đẹp  như bao người phụ nữ Việt Nam thời xa xưa. Với tấm lòng độ lượng bao dung của bà đã giữ được tình yêu thủy chung trọn đời, và sự hy sinh, lo cho con cái khi người chồng trong lao tù Cộng Sản. Chuyện Người Vợ Tù Cải Tạo của bà:

    “Ngày chồng tôi đi tù, anh đang ở Sài Gòn, gia đình ở Đà Lạt nhận tin anh sẽ đi trình diện ngày 15 tháng 6 và nhắn tôi về Sài Gòn, nhưng thư đi chậm, tôi về tới nơi thi đã quá muộn, anh đã đi trước một ngày… Cuối năm 1978, tôi được thư anh cho biết đã chuyển về trại tù Nghệ Tĩnh số 6 và trại cho tù được thăm gặp gia đình

    … Tôi nhận ra chồng tôi, xưa anh uy nghi mạnh mẽ bao nhiêu thì giờ đây xơ xác, tiều tụy bấy nhiêu. Ý nghĩ đó làm lòng tôi quặn thắt; anh đội chiếc nón lá rách rưới, chỉ còn chiếc chóp nhỏ như nón người lính thú đời xưa; đôi chân mốc meo khẳng khiu lê trên đôi dép râu buộc chằng chịt bằng giây thép. Nước da anh nhợt nhạt như người sốt rét kinh niên, đôi mắt lờ đờ, tròng trắng đã ngả vàng, không còn vẻ tinh anh như trước. Anh bước đi, lao đao như muốn ngã, tôi muốn chạy lại đỡ anh, nhưng tên V.C đã ngăn tôi lại. Tên cán bộ phụ trách thăm nuôi gọi từng tên người tù và thân nhân ngồi ở hai bên một chiếc bàn lớn, và hắn ngồi chính giữa. Tôi cho chồng tôi biết tin tức gia đình, anh lắng nghe, giọng xúc động, hỏi thăm tin tức cha mẹ, anh vui mừng khi biết cha mẹ ở California vẫn bình yên và hằng cầu nguyện cho anh sớm được trở về đoàn tụ.

    Nhìn mắt anh hướng về phiá tên V.C với cái nhìn căm hờn, tôi sợ hãi, xin anh nhịn nhục “nín thở qua sông’’ để còn có ngày về gặp lại vợ con…

    Hồi đó, phong trào vượt biên làm xôn xao Sài Gòn. Tôi suy nghĩ về tương lai các con. Phải đi tìm đường song cho các con vì nếu ở lại thì sợ có ngày con trai tôi đến tuổi phải đi nghĩa vụ rồi sẽ phải làm bia đỡ đạn cho giặc Cộng ở Campuchia thì khi gặp lại chồng tôi, tôi biết ăn nói làm sao?… Cho nên, tôi đã bán tất cả nữ trang và các đồ vàng bạc, đá quý, đã dành dụm được cho các con vượt biên… Lần thú nhất, con gái thứ tư, Giao Duyên, tới Malaysia bình yên, được ông bà nội bảo lãnh về Pasadena, California.

    Lần sau, ba đứa lớn, Quỳnh, Giao, Đức Dũng bị bắt giam mấy tháng, riêng Dũng bị giam hơn 2 năm. Trong thời gian ấy, tôi phải chuẩn bị nhiều bao bị khác nhau để đi thăm chồng và ba con. Tôi như lên cơn sốt vượt biên, có chút tiền để dành nào cũng gom góp cho con đi tìm tự do; sau hàng chục lần thất bại, nhưng không nản lòng. Rút cục, Dũng cũng đã ra tù, vượt biên qua ngả đường bộ đến Thái Lan và tới Mỹ năm 1983, riêng vợ chồng Quỳnh Giao và Dũng Tuấn, con trai út mãi tháng 9/88 mới đến Mỹ, đúng vào thời gian chồng tôi được trả tự do!”.

    (Trong bài viết, bà cho biết có 7 người con, đứa con lớn nhất 19 tuổi và con út mới 8 tuổi. Trong Cáo Phó có 6 người con: Vũ Ngọc Quỳnh, Vũ Ngọc Giao, Vũ Đức Dũng, Vũ Giao Duyên, Vũ Duyên Thơ, Vũ Thư Trinh, Vũ Đức Dũng Tuấn để biết rõ những người con khi ông ở trong lao tù, bà hy sinh tất cả để lo cho con vượt biên, ở lại đợi chồng).

    Năm 2003, nhật báo Viễn Đông tổ chức cuộc thi Chuyện Người Vợ Tù Cải Tạo, với 150 tác giả dự thi gởi bài viết. Tôi ở trong Ban Giám Khảo, vợ tôi cũng ở trong hoàn cảnh đó, thế mà khi đọc mỗi bài viết, mỗi câu chuyện qua bi thương, nghiệt ngã, có khi mắt nhòa đi trên từng trang giấy. Sau đó thực hiện 3 tuyển tập, tôi có viết giới thiệu còn lưu trên trang web Việt Báo.

    Ca khúc Muôn Trùng Xa Em Về nói lên nỗi đau khi người vợ lặn lội thăm nuôi chồng trong trại tù, chỉ trong phút giây ngắn ngủi rồi thẩn thờ chia tay trong với chiếc bóng lẽ loi trên đường về, với tôi là ngục tù ca hay nhất trong của các nhạc sĩ khi sáng tác ở trong lao tù. Với những người tù cùng rơi vào hoàn cảnh bi thương như ông, cảm ơn tác giả thay cho “bạn tù” vì âm nhạc dễ truyền đạt cho các thế hệ con cháu.

    Trải qua bao nhiêu sóng gió, nghịch cảnh trong cuộc biến thiên của thời thế. Gia đình nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm sống hạnh phúc bên nhau nơi xứ người cho đến khi ông ra người thiên cổ.

    *

    Trong dòng nhạc trữ tình, lãng mạn từ thập niên 1950s ở miền Nam VN đến nay đã bảy thập niên, nhiều ca khúc vẻ lên hình ảnh người tình còn in sâu trong lòng mọi người thưởng ngoạn. Những ca khúc đó, với nam giới, nhất là sinh viên, học sinh… với thuở ban đầu còn ngại ngùng không nói lên lời nên mượn lời ca để chia sẻ.

    Điển hình như vài tình khúc của các nhạc sĩ: Ngọc Lan của Dương Thiệu Tước “Ngọc Lan giòng suối tơ vương mắt thu hồ dịu ánh vàng. Ngọc Lan nhành liễu nghiêng nghiêng tà mấy cánh phong nắng thơm ngoài song… Bông hoa đời ngàn xưa tới nay. Rung nhạc đó đây cho đời ngất ngây”. Người Em Sầu Mộng của Y Vân, thơ Lưu Trọng Lư “Ai bảo em là giai nhân. Cho đời anh đau buồn… Cho tình giăng đầy trước ngõ. Cho mộng tràn gối chăn”. Mộng Dưới Hoa của Phạm Đình Chương, lời Đinh Hùng “Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng. Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại… Bóng hoa ngã xuống bàn tay mộng. Và mộng em cười như giấc mê”. Chiều Tím của Đan Thọ, lời Đinh Hùng “Chiều tím chiều nhớ thương ai. Người em tóc dài sầu trên phím đàn. Tình vương không gian. Mây bay quan san có hay?”. Tà Áo Tím của Hoàng Nguyên “Một chiều lang thang trên dòng sông Hương. Tôi gặp một tà áo tím. Nhẹ thấp thoáng trong nắng vương. Màu áo tím ôi luyến thương. Màu áo tím ôi vấn vương… Mơ một tà áo, một tà áo qua đường. Như mong một lời nói, một lời nói yêu thương”.

    Và, với tình si đó, trong ca khúc Phượng Yêu của Phạm Duy chấp nhận “Yêu người xong, chết được ngày mai” tương tự như câu thơ của Xuân Diệu “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt. Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”. Hay trong Gợi Giấc Mơ Xưa của Lê Hoàng Long “Thương em thì thương rất nhiều mà duyên kiếp lỡ làng rồi… Kiếp sau xin chắp lời thề cùng sống bước lang thang… Đêm đêm đèn le lói một mình ngồi ôm giấc mộng tình. Kiếp sau đôi tim hòa chào đón ánh bình minh”. Ngàn Thu Áo Tím  của Hoàng Trọng & Vĩnh Phúc “Ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tím. Ngàn thu đau thương vương áo em màu tím. Nhuộm tím những chuỗi ngày vắng nhau. Tháng năm càng lướt mau. Biết bao giờ thấy nhau”.

    Trường nữ trung học Đồng Khánh ở Huế, trong những thập niên đầu, nữ sinh mặc đồng phục màu tím, sau nầy mặc áo dài trắng. Trường nữ trung học Gia Long ở Sài Gòn mặc áo dài tím nên gọi là Trường Áo Tím.

    Bài thơ Cần Thiết của Nguyên Sa “Không có anh lấy ai đưa em đi học về. Lấy ai viết thư cho em mang vào lớp học. Ai lau mắt cho em ngồi khóc. Ai đưa em đi chơi trong chiều mưa… Không có anh nhỡ một mai em khóc. Ánh thu buồn trong mắt sẽ hao đi”. Ca khúc Nếu Vắng Anh của Anh Bằng đựa vào ý thơ “Nếu vắng anh ai dìu em đi chơi trong chiều lộng gió. Nếu vắng anh ai đợi chờ em khi sương mờ nẻo phố. Nếu vắng anh ai đón em khi tan trường về. Kề bóng em ven sông chiều chiều, gọi tên người yêu… Nếu vắng anh ai ngắm môi em tươi nụ cười. Làn tóc xanh buông lơi tuyệt vời, chan chứa mộng đời”.

    Màu tím (purple, violet) được kết hợp hài hoà từ màu đỏ và màu xanh dương đậm, nhạt tùy theo các sắc độ màu pha chế. Màu tím tượng trưng cho những ý nghĩa khác nhau cho sự sang trọng, quyền quý, lãng mạn, quyến rũ, bí ẩn. Trong tình yêu mang ý nghĩa bi thương, chia lìa. Trong thi ca và âm nhạc… gợi nguồn cảm hứng sáng tác trong tâm hồn nghệ sỹ.

    Không chỉ ở Huế, Sài Gòn với tà áo tím được đi vào thơ nhạc, ở Cần Thơ với tà áo tím trong bài thơ Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím của Kiên Giang, Huỳnh Anh phổ nhạc.

    “Mười năm trước em còn đi học

    Áo tím điểm tô đời nữ sinh

    Hoa trắng cài duyên trên áo tím

    Em còn nguyên vẹn tuổi băng trinh.

    … Hoa trắng thôi cài trên áo tím

    Mà cài trên nếp áo quan tài”

    Đây là thiên tình sử của cậu học trò mới 16 tuổi rời quê Kiên Giang lên Cần Thơ học ở trường tư thục Nam Hưng. Trong lớp có cô nữ sinh mặc áo tím cài hoa trắng khi đến giáo đường. Mối tình trong trắng thơ ngây đó chớm nở rồi bị chia xa theo thời cuộc. Mười năm sau trở lại, người tình đã ra người thiên cổ.

    Bài thơ Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan được phổ thành 5 ca khúc với Pham Duy, Song Ngọc, Duy Khánh, Anh Bằng, trong đó ca khúc Những Đồi Hoa Sim của Dzũng Chinh được thịnh hành nhất và số phận của người nhạc sĩ nầy hẫm hiu khi phục vụ ở Trung Đoàn 44, Sư Đoàn 23 BB ở Sông Mao bị “hứng trọn một tràng đạn AK của địch trong đêm” khi mới 28 tuổi.

    Với ca khúc trữ tình với các nhạc sĩ nổi danh một thời Sài Gòn như Tôi Vẫn Yêu Hoa Màu Tím của Hoàng Trọng, Áo Tím Ngày Xưa của Mạnh Phát & Lan Đài, Màu Tím Pensée của Ngọc Sơn & Đài Phương Trang, Căn Nhà Màu Tím của Hoài Linh, Tango Tím của Anh Bằng, Hoa Tím Người Xưa của Thanh Sơn, Màu Tím Tình Yêu, Chân Trời Tím của Trần Thiện Thanh (cũng là truyện dài của Văn Quang năm 1964 và phim cùng tên của đạo diễn Lê Hoàng Hoa năm 1971, nhạc phim là Nửa Hồn Thương Đau & Người Đi Qua đời Tôi của Phạm Đình Chương). Đây là cuốn phim lãnh mạn trong thời chiến, nổi tiếng nhất ở miền Nam VN, kinh phí sản xuất bộ phim này là 14 triệu đồng, thu về 94 triệu đồng (Theo tỉ giá năm 1971 thì 1 USD khoảng 280 đồng VNCH, vàng lúc đó là 35 USD/Oz). Cuốn phim được giải thưởng Văn Học nghệ Thuật và “đem chuông đi đấm nước ngoài”… Thuở còn đi học, tôi có chút kỷ niệm với tà áo tím rồi chia xa trước khi bước chân vào quân ngũ để rồi màu tím ngày nào xa xôi! Nơi cố hương, vào mỗi dịp nghỉ Hè, lên vùng quê ở Quế Sơn, Duy Xuyên có rừng sim thật đẹp, nhà thơ Bùi Giáng mang nỗi đau khi người vợ vĩnh biệt cõi trần nơi đó “Anh lùa bò vào đồi sim trái chín. Cho bò ăn cỏ giữa rừng sim”

    Trở lại với dòng nhạc trữ tình, lãng mạn ở trên với nỗi nhớ nhung khi chia xa, mang theo nỗi sầu đau, nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm sáng tác các thể loại trải qua bốn giai đoạn khác nhau: Quân hành ca, ngục tù ca, tôn vinh ca, trong đó với tình ca của ông có nhiều ca khúc, đặc biệt với Gọi Người Yêu Dấu.

    “PK: Gọi người yêu dấu bao lần

    Nhẹ nhàng như gió thì thầm

    Làn mây trôi gợi nhớ chơi vơi

    Thương người xa xôi

    Gọi người yêu dấu trong hồn

    Ngập ngừng, tha thiết, bồn chồn

    Kỷ niệm xưa mờ thoáng trong sương

    Cho lòng nhớ thương

    ĐK: Người yêu dấu ơi

    Sao lòng se sắt đầy vơi?

    Người yêu dấu ơi

    Thu về, tim vẫn đơn côi

    Người yêu dấu ơi

    Khi ngàn sao đêm lấp lánh

    Tâm hồn bâng khuâng

    Nhớ ngày vui đã qua nhanh

    Thương đôi mắt sao trời lung linh

    Thương yêu ngón tay ngà xinh xinh

    Thương yêu dáng vai gầy thanh thanh

    Thương yêu vòng tay ghì siết ân tình

    Thương yêu dáng em buồn bơ vơ

    Thương yêu nét môi cười ngây thơ

    Thương yêu tóc buông lơi dịu dàng

    Thương em mong manh như một cành lan

    ĐK: Gọi người yêu dấu xa vời

    Mà lòng lưu luyến, bồi hồi

    Ngày biệt ly đành nhớ nhau thôi

    Khi chiều nhẹ rơi

    Gọi người yêu dấu muôn đời

    Nghẹn ngào không nói thành lời

    Tình yêu xưa ngày tháng pha phôi

    Biết bao giờ nguôi!”.

    Về âm nhạc, ông cho biết: “Tôi không hề được đặt chân đến một trường âm nhạc nào, và cũng như chưa đựợc theo học một nhạc sĩ nào cả. Tôi tự học, và học hỏi qua bạn bè. Tôi có những người bạn thân rất giỏi về âm nhạc như Phạm Đình Chương, Nhật Bằng đã chỉ vẽ cho tôi”. Bài hát đầu tiên là tình ca Bến May (1947), và từ đó theo thời gian, ông vừa học hỏi thêm về lý thuyết và sáng tác, trở thành nhạc sĩ từ giữa thập niên 1950s. Ông tham dự cuộc thi sáng tác ca khúc do đài phát thanh quân đội tổ chức, trúng tuyển một số bài: Đoàn Quân Bắc Tiến 1956, Chào Mừng Quốc Khánh 26 tháng 10 1960, Chúng Ta Đi Xây Nền Cộng Hoà… Và từ đó, nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm được thành danh.

    Ông đã sáng tác nhiều thể loại: tình ca, quân hành ca, ngục tù ca, tôn vinh ca theo quãng đời trong suốt những thập niên.

    Với ca khúc Gọi Người Yêu Dấu, ca khúc nầy được đề cập với vài giai thoại như thiên tình sử, nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm cho biết: “Tôi viết Gọi Người Yêu Dấu vào năm 1969 trong một cuộc phiêu lưu tình cảm. Khi viết xong, ca sĩ Thanh Lan ghé nhà chơi. Tôi đưa cho cô và may mắn Thanh Lan đã đem về hát ở Đài Truyền Hình và các Đài Phát Thanh Sài Gòn. Từ đó nhạc phẩm đuợc giới trẻ biết đến”.

    Đây là một ca khúc theo vài giai thoại được khởi đầu bằng một chuyện tình lâm ly của chính nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm ở Đà Lạt. Nhà thơ Hoàng Anh Tuấn được bổ nhiệm làm Quản Đốc đài phát thanh Đà Lạt năm 1965 vì vậy thời gian ông phục vụ ở Đà Lạt trở thành đôi bạn tri kỷ.

    Theo nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm, “Ca khúc Gọi Người Yêu Dấu, lời 1 của ông viết năm 1969. Sau đó thi sĩ Hoàng Anh Tuấn có viết lời (*). Khi ở tù, ông cũng viết thêm lời 2. Ra tù, ông kết hợp lời của tôi và của Hoàng Anh Tuấn. Tóm lại, lời 2 gồm 3 phần, phần A và C là của ông, phần B là của Hoàng Anh Tuấn”

    Ca khúc ra đời tháng 11 năm 1969, lúc vừa chia tay; nhạc sĩ ngồi bên bờ hồ Xuân Hương viết và ca sĩ Thanh Lan lên Đà Lạt chơi gặp Vũ Đức Nghiêm hỏi có viết ca khúc nào mới và ông đưa bản này. Tháng 1 năm 1970, tiếng hát Thanh Lan lần đầu tiên giới thiệu bài tình ca ướt át này trên đài phát thanh và truyền hình Sài Gòn, được thính giả ưa thích.

    Cùng thời gian này, một người quen của Vũ Đức Nghiêm ở Sài Gòn đã gửi gắm cho ông một cô “bồ nhí” 21 tuổi, đang có mang được vài tháng. Người đẹp này phải đi “lánh nạn” một thời gian để chờ ngày sinh nở. Thông cảm cho hoàn cảnh oái oăm này, Vũ Đức Nghiêm đã đón cô gái về ở tại một ngôi biệt thự mà ông quản lý, nằm trên ngọn đồi nơi có ít người qua lại. Người đẹp kia đi lánh nạn chỉ mang theo một vali nhỏ, và Vũ Đức Nghiêm phải đích thân đi mua những vật dụng cần thiết cho chuyến “vượt cạn” của cô, và mang thức ăn đến cho cô hằng ngày.

    Ban đầu chỉ là muốn giúp bạn, cảm thương cảnh ngộ giai nhân phải đi trốn tránh thế gian. Nhưng với sự gặp gỡ, tiếp xúc hàng ngày, và hình dáng “mong manh như một cành lan” của người đẹp đã khiến nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm không cầm lòng được, dù cho lúc đó ông đã có vợ, con.

    Khung cảnh thơ mộng xinh đẹp của Đà Lạt hẳn là cũng góp phần vun vào cho cuộc tình ngang trái này. Hoàn cảnh này được anh Vũ Trung Hiền, em trai của nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm nói lại như sau: “… Từ biết ơn, dẫn đến cảm phục con người hào hiệp chăm lo cho nàng, một người chưa hề quen biết, còn hơn cha của đứa bé đang nằm trong bụng nàng! Và một ngày nọ, người phụ nữ trẻ tuổi đã gục đầu lên ngực gã đàn ông 39 tuổi, vợ và 7 con, khóc như mưa như gió!

    Rất có thể nàng khóc để trút hết nỗi đắng cay, tủi nhục vì bị tình nhân lừa dối. Có thể đó cũng là những giọt lệ vui mừng, cảm động vì nàng mơ hồ thấy dường như thuyền mình đã tìm được một bến đậu. Bến đậu, dù tạm bợ, vẫn còn hơn lênh đênh giữa dòng, trong cơn bão tố… Cuộc tình đã cuốn Vũ Đức Nghiêm vào trong, như một cơn lốc dữ dội…”.

    Bà Dương Thị Năng, hiền thê của ông, một hôm, bà nhẹ nhàng bước vào phòng “cô gái lầm lỡ” kia ngay lúc chồng đang ngồi xỏ vớ vào chân cho người yêu để giữ ấm, vì trời Đà Lạt rất lạnh. Không ồn ào to tiếng, bà chỉ nhỏ nhẹ với chồng: “Anh ơi, sếp gọi anh…”. Chàng nhạc sĩ đa tình luống cuống đứng dậy đi ra khỏi phòng, và hình như đó cũng là lần cuối họ gặp nhau. Sau đó thì cô gái mẹ tròn con vuông đã được cha mẹ đón về.

    Một thời gian sau, trong lần đi ngang ngôi biệt thự có nhiều kỷ niệm đó, nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm thấy mủi lòng nhớ người xưa và sáng tác Gọi Người Yêu Dấu, trở thành ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp âm nhạc của ông…

    Năm 2005, trong đêm nhạc “Vũ Đức Nghiêm – Nửa Thế Kỷ Viết Ca Khúc”, nhà báo Bùi Bảo Trúc đã bày tỏ: “Người ta nói đằng sau sự thành công của người đàn ông là bóng dáng một người phụ nữ. Còn ở đây chúng tôi xin sửa lại chút xíu, đằng sau mỗi ca khúc thành công là… sự bao dung của người phụ nữ. Thưa chị Vũ Đức Nghiêm, chúng tôi xin cảm ơn sự bao dung của chị vì nếu không có sự bao dung độ lượng ấy thì ca khúc Gọi Người Yêu Dấu đã không được chào đời và chúng tôi đã thiệt thòi biết bao vì không được nghe, được hát một nhạc phẩm dễ thương như thế”.

    Năm 2015, nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm cũng thừa nhận những lời mà nhà báo Bùi Bảo Trúc nói: “Phải nói bà xã tôi là người rất độ lượng. Tôi bay bướm nhưng vợ vẫn chung thủy. Bao năm tù cải tạo, vợ ở nhà nuôi con thay chồng và vẫn chờ đợi. Trong cơn lốc cuồng bạo của thời cuộc, khi người lính trở về, không gì quý báu bằng hình ảnh người vợ tựa cửa chờ mong”.

    Hoàn cảnh này được Vũ Trung Hiền, em trai của nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm nói lại như sau: “… Từ biết ơn, dẫn đến cảm phục con người hào hiệp chăm lo cho nàng, một người chưa hề quen biết, còn hơn cha của đứa bé đang nằm trong bụng nàng! Và một ngày nọ, người phụ nữ trẻ tuổi đã gục đầu lên ngực gã đàn ông 39 tuổi đã có vợ con, khóc như mưa như gió! Rất có thể nàng khóc để trút hết nỗi đắng cay, tủi nhục vì bị tình nhân lừa dối. Có thể đó cũng là những giọt lệ vui mừng, cảm động vì nàng mơ hồ thấy dường như thuyền mình đã tìm được một bến đậu. Bến đậu, dù tạm bợ, vẫn còn hơn lênh đênh giữa dòng, trong cơn bão tố… Cuộc tình đã cuốn Vũ Đức Nghiêm vào trong, như một cơn lốc dữ dội…”.

    Ngày xưa mỗi khi có cô gái trẻ nào bị lâm nạn kiểu như vậy thì thường phải đi thật xa, sau khi xong xuôi thì lại trở về để che giấu chuyện động trời kia, giữ lại chút thanh danh cho gia đình. Một thời gian sau, trong lần đi ngang ngôi biệt thự có nhiều kỷ niệm đó, nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm thấy mủi lòng nhớ người xưa và sáng tác Gọi Người Yêu Dấu, trở thành ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của ông.

    Khi ca khúc được mọi người ái mộ, nếu có bí ẩn của thiên tình sử thì càng gây nên sự tò mò. Và, chỉ có người trong cuộc “sống để đời, chết mang theo” với thiên tình sử. Trong vài lần phỏng vấn với nhạc sĩ, ông cũng không tiết lộ người quen gửi gắm là ai? Và tại sao ông viết “trong một cuộc phiêu lưu tình cảm”?. Thi hào Nguyễn Du trong hai câu “Nợ tình chưa trả cho ai. Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan” (Kiều, câu 709 và 710) nên chỉ cảm nhận giai điệu và lời ca với hình bóng cũ.

    Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm qua đời ngày 24/7/2017 tại tư gia ở San Jose, hưởng đại thọ 87 tuổi. Sinh thời, nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm tính tình hoà nhã, khiêm nhượng, thân thiện với mọi người nên được sự cảm mến, quý trọng nên khi ông lìa cõi đời, nhiều người bày tỏ sự cảm mến. Chủ Nhiệm tạp chí Cỏ Thơm (Phan Anh Dũng) đã dành số Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Vũ Đức Nghiêm với 86 trang với hình ảnh và bài viết còn lưu trữ.

    *

    Khi ca khúc Gọi Người Yêu Dấu phổ biến, tôi đã rời quân trường Đà Lạt về phục vụ ở Tiểu Đoàn 20 CTCT Pleiku, rất thích nghe ca khúc nầy để nhớ lại khung trời cũ. Cuối tháng 8/1990 tôi đến phi trường Utapao, Thái Lan (đợt đầu tiên của H.O 4), thời gian ở đó khoảng 10 ngày (tùy theo chuyến bay đến các nơi ở Mỹ), trước khi rời Thái Lan, có nhiều đợt H.O 4 tiếp theo nhưng rất tiếc không được gặp ông để biết thêm “tình sử” của ca khúc nầy. Khi đến phi trường Stockholm-Arlanda, Thụy Điển như từ địa ngục đến thiên đường, xuyên đại tây dương, tỵ nạn ở quê hương nhạc đồng quê nhưng tránh “vỏ dưa gặp vỏ dừa” tá túc trong khu da màu châu Phi, sợ quá nên đáp chuyến xe Bus Greyhound, từ Đông sang Tây đến Little Saigon cũng là lúc gia đình nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm đến San Jose.

    Với bảy thập niên sáng tác từ tình ca… đến tôn giáo ca, ông đã ra đi vĩnh viễn để lại cho đời nhiều nhạc phẩm, mỗi khi nghe, tưởng nhớ đến nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm.

    Gọi Người Yêu Dấu

    (*) Lời Hoàng Anh Tuấn, 1969

    PK: Gọi người yêu lúc thu về.

    Giận người quên lãng lời thề.

    Chiều năm nao nguyện sống bên nhau, nay đành quên sao?

    Gọi người yêu dưới trăng vàng.

    Gọi tình xưa cũ muộn màng.

    Từ ly tan, ngày tháng hoang mang, mây trời tóc tang.

    ĐK: Người yêu dấu ơi, sương chiều dâng xóa ngàn thông.

    Mình ta đứng đây nghe hồn thu lắng mênh mông.

    Hồ xưa vẫn xanh trong ngàn sao đêm thương nhớ.

    Nhưng còn tìm đâu dáng hình yêu dấu xa xưa.

    Thương em ngón tay dài mơn man.

    Dư âm tiếng dương cầm đi hoang.

    Thương em đắm linh hồn mong manh.

    Thương em nụ hôn nồng cháy ân tình.

    Đôi tay xiết thêm vòng đam mê.

    Thương em phút trao hồn qua đi.

    Buông lơi chút hương yêu dịu dàng.

    Như sương pha lê trên một cành lan.

    PK: Gọi tình xa vắng đôi bờ.

    Gọi thầm giây phút hẹn hò.

    Chiều thu mưa, đồi núi bơ vơ, mây trời ngẩn ngơ.

    Gọi người, nước mắt chan hòa.

    Gọi ngày vui cũ ngọc ngà.

    Tình dù xa, dù tháng năm qua, xót xa lòng ta”.

    Hình ảnh “Như sương pha lê trên một cành lan” quá tuyệt, tình yêu, người tình như viên ngọc quý trên cành lan (loài hoa được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa) biểu tượng sự cao quý, cho tình cảm sâu sắc, tình yêu son sắt, chân thành, thủy chung, viên mãn nhưng rất mong manh, hiện hữu trong thời gian ngắn ngủi!

    Vương Trùng Dương, Little Saigon, 10, 2023

  • Âm nhạc,  Vương Trùng Dương

    Lê Trạch Lựu, Tình Khúc Em Tôi

    Vương Trùng Dương

    Quan niệm nhạc tiền chiến đúng nghĩa là dòng nhạc đầu tiên của tân nhạc Việt Nam vào giữa thập niên 1930 & 40, mang âm hưởng khuynh hướng trữ tình lãng mạn theo âm luật của Tây Phương. Thế nhưng, một số ca khúc sáng tác trong giai đoạn 1945-1954 mang phong cách trữ tình lãng mạn từ giai điệu đến lời ca bày tỏ nỗi niềm rung động từ trái tim, được mọi người ái mộ qua tình khúc… nên được liệt kê vào nhạc tiền chiến. Nhạc phẩm Em Tôi của Lê Trạch Lựu ở trong thời kỳ đó.

    Theo quan niệm của Tuyền Linh: “Định nghĩa một cách nôm na, dựa trên hai chữ ca khúc (pièce chantée), ta thấy rõ danh từ nầy được chia làm hai phần: lời ca và khúc nhạc. Cũng dựa theo định nghĩa và phân tích trên, ta thấy giá trị một ca khúc cũng chia làm hai phần: một nửa cho giai điệu tiết tấu và một nửa cho lời ca. Vậy để có một ca khúc có giá trị đích thực thì người viết ca khúc phải hoàn thành tác phẩm của mình có đủ cả hai phẩm chất nêu trên… Một ca khúc có phần hòa âm nghèo nàn, giai điệu tiết tấu gập ghềnh trắc trở, khi được tấu lên, cùng lắm làm cho người nghe nhàm chán, và tất nhiên, sau đó họ sẽ quên ngay… Một ca khúc hay không bắt buộc phải có lời cao xa, siêu thực mà cần có nội dung rõ ràng để người nghe cảm nhận được tình, ý của tác giả muốn nói gì, gởi gắm gì trong tác phẩm của mình…”.

    Những ca khúc như Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa (1947) của Tô Vũ, Dư Âm (1950) của Nguyễn Văn Tý, Nỗi Lòng (1952) của Nguyễn Văn Khánh, Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay (1952), Tiếng Đàn Tôi (1947) của Phạm Duy… sau nẩy trở thành tình ca bất tử của nhạc tiền chiến.

    EM TÔI

    “PK: Em tôi ưa đứng nhìn trời xanh xanh.

    Mang theo đôi mắt buồn vương giấc mợ

    Vu vơ đắm đuối, vương ngàn áng mây

    Bao đêm thầm đếm trên trời đầy sao sáng.

    Buồn vương man mác theo lời gió reo lời thơ

    Trầm tư se sắt tơ lòng đắm theo đàn khóc

    bao nhiêu nước mắt chôn sầu đắng cho lời thơ,

    giờ này em hát câu chiều mơ…

    ĐK: Bao giờ tôi về gần em

    Cùng đếm này trăng này sao kia nhé em,

    Trăng sao dâng ý thơ, mây bay khắp trời,

    Thuyền tình lung linh trong khói sương lam,

    Ngày về xa quá người ơi!

    PK : Em mơ tiếng sáo, dập dìu bên trăng.

    Đêm đêm u tối về đây thắp saọ

    Dư âm tiếng hát, vương buồn mắt nhung,

    Tôi xin gió biếc ca ngợi mầu suối tóc.

    Đừng quên em nhé môi còn thắm duyên còn xanh,

    Đàn trăng phô sắc huy hoàng sáng hơn màu nắng.

    Cho anh rót thắm đem về nhớ nhung lời thơ,

    Đường đời anh muốn em còn mơ…”.

    Nguyễn Đình Toàn trong quyền Bông Hồng Tạ Ơn: “Thực ra, sau Em Tôi, Lê Trạch Lựu còn một sáng tác nữa đã được các ca sĩ đem hát trên các đài phát thanh, cũng rất hay, nhưng hình như nó đã bị cái bóng của Em Tôi che khuất, nên ít người biết, và cũng chưa thấy một ca sĩ nào tìm hát lại, đó là bài: Nhớ. Tình ca được viết nhiều nhất vào giai đoạn được gọi chung là nhạc tiền chiến của chúng ta”.

    Sau hai ca khúc Nhớ và Thôn Chiều, ca khúc Em Tôi là bài thứ ba nhưng gắn liền với tên tuổi tác giả trong khu vườn âm nhạc Việt Nam.

    Sau 20 năm, Lê Trạch Lựu mới sáng tác Cành Mai Tóc Ngắn để nhớ lại hình ảnh ngày xưa với cuộc tình vô vọng.

    “Cành mai năm ấy xuân xanh mười lăm

    Màu yêu thơm ngát tóc em cài hoa

    Cành mai hoa trắng áo em lả mây

    Theo em, theo em khi tan trường về…”.

    “Sau 53 năm, ở vào tuổi 78, Lê Trạch Lựu mới viết về tình sử qua nhạc phẩm Em Tôi:

    Năm 1946 là năm tôi đi trại hè Sầm Sơn, đi với đoàn Hướng Đạo, cùng nhiều đoàn khác, tập trung tại sân ga Hà nội. Tôi thoáng thấy một cô gái xinh xinh, dáng người phong nhã, có đôi mắt đẹp tuyệt vời. Không hiểu sao tôi thấy tôi như choáng váng, má tôi nóng bừng như lên cơn sốt; lần đầu tiên tôi thấy tôi có cái cảm giác lạ lùng này. Nhà đoàn tôi “đóng trại” to lớn, rộng rãi, đó là những biệt thự nghỉ mát của bọn Pháp thuộc điạ bỏ lại, trước nhà là bãi biển mênh mông, sau nhà có một cái giếng.

    Trưa nào tôi cũng thấy cô gái ấy, đội nón, dưới nắng chang chang rũ áo, tôi ngồi bên cửa sổ nhìn cô ta. Thỉnh thoảng cô nàng ngửng đầu lên, vành nón che đôi mắt, nhưng tôi biết là cô ta đang nhìn tôi. Thú thật, tim tôi đập thình thình. Chao ơi, yêu đương là như vậy hay sao? Đây là một rung động đầu tiên, nào đâu tôi có biết cảm giác này từ thuở ra đời.

    Về Hà nội tôi tìm nhà cô ta, vì có duyên nên tìm được ngay, cô ta ở gần nhà tôi. Bây giờ ta phải tìm biết tên cô ta nữa! Chiều nào tôi cũng đi qua nhà cô ta, để nhìn vào nhà, tìm lại đôi mắt đẹp. Tôi thấy có nhiều cậu trai cỡ bằng tuổi tôi đi qua đi lại trước cửa nhà, như tôi. Lúc đó tôi cũng thấy hơi hơi lo… sợ mất !

     Nhưng may cho tôi, hồi ấy có một chú bé đi theo tôi hoài, hỏi ra là chú Mỹ, em cô Phượng. Trời ơi là trời, đất ơi là đất! Chúng tôi đi chơi với nhau. Một hôm, tôi viết một lá thư và mạnh dạn tôi hăng hái ra đi, nhưng chiều hôm đó tôi không thấy cô ta ra đứng ngoài cửa hóng mát. Rồi chiều hôm sau, chiều sau nữa. Thế rồi một chiều nào đó, tôi lại thấy cô ta đứng rũ tóc bên thềm.

    Tìm đủ nghị lực, tôi sán gần cô ta, tay đưa lá thư, miệng lắp bắp một câu: “Phượng… Phượng  cầm… cầm lấy cho… cho… tôi… tôi… lá thư này…”. Rồi xong, tôi cắm đầu đi mất, không dám quay lại, sợ nhìn thấy hoặc cô ta xé lá thư, hoặc quẳng xuống lề đường… tôi sẽ mắc cỡ…

     Để đỡ cho cái nặng nề đó, tôi tìm cách nói khéo với chú Mỹ, chú bằng lòng ngay. Thế là chú thành con chim xanh của tôi. Chiều nào chú cũng để một lá thư lên bàn. Bẩy tháng trời tôi viết đều đều, gần bẩy chục lá thư mà vẫn không thấy trả lời.

     Tôi đau khổ quá không biết cô ta có yêu tôi không, tại sao cô ta không trả lời tôi, dù thuận dù không… Lúc bấy giờ tôi mới biết là tình yêu, thế nào là đợi chờ, là có nhiều đau khổ. Héo hon con người.

     Thế rồi một hôm chú Mỹ tất tưởi chạy đến nhà tôi, đưa cho tôi một lá thư, hôm đó là một tuần trước ngày kháng chiến toàn quốc, tôi bồi hồi cầm lá thư, ở một góc có đề : Xin Trạch Lựu đừng giận Kim Phượng mà xé lá thư này…, tôi mở ra, đọc từng hàng chữ đều đều, tròn tròn, vuông vắn. Phượng nói yêu tôi từ ngay lúc đầu… nhưng muốn thử lòng tôi để xem tôi có phải là người đứng đắn rồi nói rằng ngày mai Phượng đi tản cư… ở Hà Đông, cách làng tôi mấy làng… Tôi bàng hoàng như tỉnh một giấc mơ lâu dài chờ đợi từ bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút. Thế là hai hôm sau, tôi đi bộ từ Hà nội qua làng tôi tới làng tạm trú của gia đình nàng, chúng tôi đi chơi dọc dòng sông Nhuệ cùng chú Mỹ, mẹ của Phượng, bà cụ nhìn chúng tôi âu yếm từ đằng xa… đi chơi cùng nhau hết cả buổi chiều, tôi không dám cầm tay Phượng, tôi ân hận tới bây giờ.

    Tôi trở về thành, thế rồi chiến tranh, ba năm sau tôi sang Pháp. Không rõ Phượng ở đâu, tôi vẫn nhớ Phượng hoài. Một hôm trong trường cái nhớ nó làm tôi điên đầu… trong giờ Etude cuối lớp có anh chàng Trần Bích Lan Nguyên Sa đang đọc Socrate hay sao, bên phải gần cửa sổ Hoàng Anh Tuấn… không biết hắn làm gì, chắc đang làm thơ, tôi cầm cây đàn bấm bấm… hai ngày sau thành bài Em Tôi… cả nhạc lẫn lời.

    Chủ Nhật ra Paris, đường Volontaires, sau bữa cơm trưa, quây quần với nhau, trong đó có Anh Tuấn, Thi Liên, Thoa em gái Nguyên Sa về sau lấy Trần đình Hòa, Bội Liên đã nhận được bài tôi gửi tới trường, hồi đó cô ta có yêu tôi, nhưng tôi tránh vì cô ta con nhà giầu…, Bội Liên dạo nhac trên mấy phím ngà… Nhạc Em Tôi vang lên khắp cả căn phòng, tôi tê tái nghe nhạc tôi, tôi thấy là lạ, chưa quen… vì mỗi lần tôi đã nghe trong tôi hay nghe cây đàn bên tôi nói với tôi, bây giờ những ngón tay ngà chạy qua phím đàn đến với tôi, tôi như ngỡ ngàng đi vào cơn mê…

    Thế rồi tôi chép lại nhạc và lời trên trang giấy học trò, trên những giòng như đã kẻ nhạc, tôi gửi tới nhà xuất bản Tinh Hoa… (Tinh Hoa ấn hành năm 1953, Tinh Hoa số 445)

    Những tháng năm qua…

    Khi “Em Tôi” được nổi tiếng, tôi không được sống cùng với thời đại đó vì tôi ở xa , tôi không được nhìn nhận rõ ràng thế nào là một bản hát được người đời yêu chuộng… trai hay gái, ai ai cũng tưởng là mình có một người yêu , hay mình được yêu , hay mình tưởng tượng chính mình là cô gái ấy , còn  cậu trai được yêu cô gái dịu dàng, thơ ngây, âu yếm , mơ màng cho nên ai ai cũng hát… cũng tưởng là mình… cũng cầm lấy cây đàn…

    Rồi một hôm tôi tìm ra điạ chỉ của Kim Phượng, tôi viết về cho chú Mỹ, Mỹ trả lời tôi:

    “Em nhận được thư anh, thế là anh vẫn mạnh, chị Phượng đợi anh trong một năm dài, thấy anh không về, tưởng anh chết, rồi ba năm sau chị Phượng để tang anh. Nhiều người đến hỏi chị, chị chỉ lắc đầu. Chị vẫn đợi anh, nhưng hôm qua chị Phượng đi lấy chồng, chị đã 26 tuổi rồi, ngày ngày thầy me thúc dục.”

    Thế là tôi cắt đứt, để Phượng đi lấy chồng cho êm thấm, có bổn phận với chồng với con. Tôi không muốn ám ảnh Phượng nữa để cho nàng yên phận.

    Sáu chục năm rồi vẫn nhớ em,

    Nhớ ai rũ tóc đứng bên thềm,

    Nhớ người giặt áo bên bờ giếng,

    Nhớ nhiều, nhớ mãi, mãi không quên…

    Sáu chục năm sau, tôi được biết tin một người bạn cùng trường năm xưa, anh Nguyễn Thiệu Giang viết cùng một tờ báo với tôi hồi đó cùng Thanh Nam, tôi có nhờ anh ta đến căn nhà cũ, anh nói Phượng không còn ở đấy nữa. Nhưng có cho tôi số phone, tôi gọi Phượng, đầu giây Phượng trả lời, tôi nói là tôi, cô ta nhắc đi, nhắc lại ba lần, anh Lê Trạch Lựu hả, anh Lê Trạch Lựu hả, như không tin là có thật, khi tôi bảo là tôi thì cô ta òa ra khóc.

    Nói chuyện cùng nhau hơn nửa tiếng, sau những lúc ân cần hỏi han. Phượng có nói, anh ấy có theo đuổi Phượng trong bốn năm trời, Phượng bảo Phượng có người, anh ta cứ đeo đẳng, Phượng có nói với anh ấy chuyện Phượng và anh. Anh ta chịu là trong lòng Phượng có một người. Tôi xin thành thật cảm ơn Phượng, tình yêu Phượng cho tôi. những năm đợi chờ, đau khổ. Một lúc sau tôi hỏi Phượng: “Thế Phượng còn giữ mấy lá thư ấy không?” Tôi muốn tìm hiểu văn thời 16 tôi viết ra sao chắc là văn lủng củng lắm. Phượng trả lời tôi:

    “Em để vào trong một cái hộp, nó đi theo em tất cả mọi nơi, trong đó có cả tập ảnh chụp hồi đó, nhưng chồng em thấy lúc nào em cũng buồn, nói với em nên giấu nó đi một chỗ, khi nào vui thì hãy mở ra. Thế là ông ta bỏ vào đâu không rõ, mấy năm sau ông ta mất, tìm kiếm khắp nhà không ra. Em chỉ nhớ anh viết dài lắm… viết dài lắm… Hôm nọ em muốn tìm cái hình anh hồi đó, mà không thấy đâu. Tủi thân, em lại ngồi khóc, may rằng con, cháu em bữa đó tụi nó không có nhà…”

    Thu Tao Ngộ – Tháng Mười năm 2009 –  Lê Trạch Lựu

    *

    Sau khi Lê Trạch Lựu tâm sự mối tình để viết ca khúc Em Tôi mà trước đây có vài bài viết chưa nói rõ “bí ẩn cuộc tình” trước sự im lặng của người trong cuộc vì tế nhị và kín đáo. Tháng 1 năm 2011, Lan Phương của đài VOA phỏng vấn Lê Trạch Lựu và viết bài Lê Trạch Lựu & Mối Tình Theo Mãi Một Đời

    “… Lê Trạch Lựu rời Việt Nam thời loạn ly năm 1951, bỏ lại sau lưng một mối tình, không hiểu người yêu của mình ở phương nao khi mà khói lửa, chiến tranh, tản cư, ly tán đã đẩy mọi người vào tình huống chẳng biết những người thân của mình còn sống hay đã chết.

    Ở Pháp, theo học nốt bậc trung học rồi vào ngành điện ảnh và làm truyền thông, ông vẫn nhớ hình bóng cũ, cô thiếu nữ tên Phượng mà ông đã gặp lần đầu trong một chuyến đi cắm trại của đoàn hướng đạo ở Sầm Sơn…

    … Từ ngày rời Hà Nội năm 1951, nhạc sĩ họ Lê chưa một lần trở lại quê hương. Ông lập gia đình với một người vợ Pháp, gốc Ba Lan, mà theo lời ông thì bà là người rất đẹp, đoan trang, miệng cười tươi như hoa, và ông nhận là số ông may mắn, từ người yêu đến người vợ ai cũng đoan chính.

    Thời còn trẻ cũng có người bạn rủ ông về miền Nam làm việc, và hãng thông tấn Pháp cũng muốn ông về để lập một cột trụ ở bên đó, nhưng nhạc sĩ họ Lê tâm sự: Tôi nghĩ rằng hồi đó tôi có đứa con nhỏ nhất mới 3 tuổi, nếu tôi về Việt Nam tôi sẽ mê một cô Việt nam, tôi sẽ lấy cô Việt Nam, sống với cô Việt Nam thì tôi sẽ không trở lại Pháp nữa. Tôi tự nghĩ: mình sinh ra con, mình không nuôi con, mình bỏ nó, sung sướng với cuộc sống của mình, rồi sau này con mình nó nhìn mình bằng cách gì mình không thể sống được. Vì thế tôi không đi. Mà nếu tôi đi, thì cũng không thể trở về được, nghề của tôi là ra chiến trường quay phim. Tôi vui thích với nghề đó lắm, mà có thể chết được, nên về thì không thể nào trở lại được nữa…”.

    *

    Nhạc sĩ lê trạch lựu đã qua đời tại Paris ngày 6 tháng 2, 2015, hưởng thọ 84 tuổi. Với công việc phóng viên vì ông tốt nghiệp ngành điện ảnh và truyền thông. (Theo nguồn tin cho biết, dạo đó có người bạn rủ ông về miền Nam Việt Nam hành nghề. Một hãng thông tấn của Pháp cũng đề nghị ông làm phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhưng ông từ chối). Với nhạc sĩ tài hoa nhưng ông không sinh hoạt trong môi trường âm nhạc, có lẽ sáng tạo khởi nguồn từ trái tim và nguồn cảm hứng… nhưng không còn!

    Để tưởng nhớ nhạc sĩ gởi lại cho đời tình khúc tuyệt vời, xin trích những dòng trên để mỗi khi nghe tình khúc Em Tôi, nhớ lại hình bóng cũ.

    Vương Trùng Dương

    (Văn Nhân & Tình Sử, ấn hành 2015 trang 167-175)

  • Âm nhạc,  KIẾN THỨC TỔNG QUÁT,  Vương Trùng Dương

    Tưởng Nhớ Nhạc Sĩ Đan Thọ

    Vương Trùng Dương

    Nhạc Sĩ Đan Thọ (6/1924-9/2023)

    Nhạc sĩ Đan Thọ qua đời ngày 4 tháng Chín năm 2023, thành phố Houston, Texas, hưởng đại thọ 99 tuổi. An giấc nghìn thu ngày 18 tháng Chín, tại Nhà Quàn Vĩnh Cửu (Chapel of Eternal Peace at Forest Park), Houston, Texas. Với tuổi ta, nhạc sĩ được bách niên (100 tuổi) tuổi hạc đại thượng thọ trên cõi trần.

    Nhạc sĩ Đan Thọ tuy không sáng tác nhiều nhưng cả cuộc đời cho nghệ thuật với niềm đam mê âm nhạc và những đóng góp của ông trong lãnh vực nầy từ thời tiền chiến ở Hà Nội, hai thập niên ở Sài Gòn và thời gian ở hải ngoại.

    Những nhạc phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Đan Thọ như: Bóng Quê Xưa (1952), Vọng Cố Đô (chung với Nhật Bằng), Thú Ly Hương… Tình Quê Hương (thơ Phan Lạc Tuyên), Mimosa Thôi Nở (thơ Nhất Tuấn), Chiều (lời Đinh Hùng). Có lẽ nhạc phẩm Dương Cầm của ông (ý thơ Mùi Quý Bồng, con rể) là ca khúc cuối đời. Trong đó hai ca khúc Tình Quê Hương và Chiều Tím được giới thưởng ngoạn âm nhạc yêu thích nhất.

    Tài hoa của nhạc sĩ Đan Thọ điêu luyện với nhiều loại nhạc cụ khác nhau, ngón đàn violin điêu luyện và tiếng kèn saxophone rất tuyệt, ngoài ra với đàn hạc (harpe) loại đàn cổ nhất của Ai Cập thời xa xưa và đàn bandura của đất nước hoa hướng dương (Ukraine).

    Đan Thọ tên thật là Đan Đình Thọ, sinh ngày 21 tháng 6 năm 1924 tại Nam Định, Bắc phần, theo học tại trường Saint Thomas D’Aquin trong khoảng từ năm 1936 đến 1941 và thơi goan nầy học vỹ cầm. Từ năm 1942 đến 1945, ông học hòa âm và sáng tác với các giáo sư, nhạc sĩ Tạ Phước (vị hiệu trưởng đầu tiên của Nhạc Viện Hà Nội). Năm 1945, ông chơi đàn violin cho phòng trà Thiên Thai của nhạc sĩ Hoàng Trọng (1922-1998) ở Nam Định.

    Năm 1945, ông lập gia đình với cô thiếu nữ Hà Nội Nguyễn Thị K. Thanh mới 16 tuổi, (sinh năm 1929) gia đình có phần e dè khi biết con gái sắp thành thân với nhạc sĩ. Thế nhưng ông bà sống với nhau trọn đời, cùng nuôi dạy nên người một con trai và ba con gái (trưởng nam Đan Đình Thành, trưởng nữ Đan Kim Tâm, thứ nữ Đan Kim Trang (quá vãng), út nữ Đan Kim Thư.

    Năm 1948, nhạc sĩ Đan Thọ gia nhập Ban Quân Nhạc Đệ Tam Quân Khu Hà Nội cùng với các tên tuổi khác như Văn Phụng, Nguyễn Hiền, Nhật Bằng… Trong thời gian này, ông được nhạc trưởng quân nhạc Schmetzler hướng dẫn về kèn.

    Năm 1954, ban quân nhạc cùng gia đình ông di cư vào Nha Trang. Năm 1956 vào Sài Gòn, ông được mời cộng tác với vũ trường Đại Thế Giới, và ông tiếp tục trau giồi môn kèn với nhạc sĩ Mano Umali người Phi Luật Tân.

    Năm 1956, ông trưởng ban nhạc nhẹ của đài Ðài Phát Thanh Tiếng Nói Quân Ðội trong khoảng một thời gian mười năm, gồm các nhạc sĩ nổi tiếng như Xuân Tiên, Xuân Lôi, Canh Thân,… Năm 1965, Đan Thọ giải ngũ và sau đó tham gia vào ban nhạc Shotguns của nhạc sĩ Ngọc Chánh và tiếp tục chơi nhạc tại các phòng trà, vũ trường cho tới năm 1975.

    Gia đình Đan Thọ kẹt lại Việt Nam đến tháng 3/1985 mới tới Hoa Kỳ, theo diện đoàn tụ do sự bảo lãnh của người em vợ. Nhạc sĩ Đan Thọ không định cư ở Washington D.C. lấy lý do sợ cái lạnh của vùng đông bắc Hoa Kỳ nên xin với phái đoàn sắp xếp chuyến bay sang New Orleans để sống với gia đình người con gái. Đây là quê hương của nhạc Jazz, hợp với sở trường của ông nhưng ít người Việt sinh sống. Nhạc sĩ Đan Thọ đã một thời tự lập và vẫn còn đam mê với âm nhạc nên theo lời thân hữu, ông bà chuyển sang Little Saigon. Bà Đan Thọ là mẩu người mẹ Việt Nam hiền thục, tận tụy với con, chìu chồng (thời trước, nhạc sĩ Đan Thọ chơi nhạc ở vũ trường, đến khuya mới về nhà, bà vẫn đợi chồng về mới đi ngủ). Ông và vợ đi làm cho hãng General Ribbon ở Van Nuys, tây bắc TP Los Angeles. Mỗi ngày phải đi khá xa nhưng ông bà “đôi ta có nhau” trong những năm dài. Vẫn nhớ bầu không khí của một thời xa xưa nên cuối tuần, ông chơi vỹ cầm, kèn saxo trong vũ trường Ritz của nhạc sĩ Ngọc Chánh, người bạn thân với ông trong ban nhạc Shotguns ở Sài Gòn.

    Ngày 30 tháng 6 năm 1995, nhạc sĩ Đan Thọ mở đêm nhạc từ giã bạn bè California về Louisiana đoàn tụ với gia đình con gái Đan Tâm và rể là bác sĩ Mùi Quý Bồng.

    Những tưởng an hưởng tuổi già với con cháu, năm 2005, trận bão Katrina quét qua New Orleans, trong thiên tai này, nhạc sĩ lại mất sạch những nhạc cụ ông yêu quý, trong đó có cây vỹ cầm đến hơn 250 tuổi và cây kèn saxo mạ vàng, hai báu vật của ông. Ông bà dọn về Florida lánh nạn ở nhà trưởng nam Đan Thành. Và những năm cuối đời ông bà dọn về Houston, Texas, cùng nơi cư ngụ của các con gái cho đến ngày nay.

    Với nhạc sĩ cả cuộc đời sống với âm nhạc nên đã có nhiều bài viết. Nay trích dẫn vài hồi ức trong gia đình.

    Hồi Ức Về Nhạc Sĩ Đan Thọ của anh Đan Thành (trưởng nam, kiến trúc sư) viết về chiếc vỹ cầm vào năm 2017:

    “Bố tôi cũng thế, ông nâng niu và xem chiếc vỹ cầm như một người tình, lãng mạn và hay hờn giận qua những lần thay giây đàn. Ông thương yêu, gìn giữ như một báu vật. Sau những buổi trình diễn, tôi thấy ông cẩn thận lau chùi, nhẹ nhàng cất vào hộp đàn với tấm nhung mềm mại che chở bao quanh người tình trẻ. Mọi người nhắc đến tên ông nhạc sĩ Đan Thọ luôn đi theo với tiếng vỹ cầm réo rắt của ông.

    Chiếc vỹ cầm đã theo ông đi khắp miền đất nước, từ một góc quán Thiên Thai ở Nam Định, qua Hà Nội của những năm 40-45, xuống thôn Vĩ Dạ miền Trung, trong những hộp đêm tráng lệ Sài Gòn ngày nào… Tiếng đàn của ông cao vút bay xa, vượt qua khoảng không gian nhất định, chạm vào hơi thở của người đang thưởng thức, thật đúng như:

    Tiếng đàn đã gíúp ông nuôi sống gìa đình, che chở đàn con khờ dại trong mấy chục năm trời.

    … Bố tôi rửa tay gác kiếm, nói theo phong cách của nhà văn Kim Dung, hằng ngày vui cùng cỏ cây, thỉnh thoảng ông mang chiếc vỹ cầm xưa ra lau chùi và tấu lên giòng nhạc của dân du mục Gypsy xa xưa… âm thanh quyện với thời gian cùng tâm sự người xa xứ…

    Tháng 8 năm 2005, chúng tôi lo ngại và thường xuyên gọi điện thoại thăm hỏi nhắc chừng. Sự lo ngại trở thành sự thật, cơn bão Katrina lớn quá sức tràn qua những vùng Bắc Florida, Albama và đổ vào New Orleans, trung tâm bão nằm ngay trên hồ điều chỉnh nước Lake Pontchartrain. Nước tràn qua đê ngăn và đổ xuống vùng thấp, nơi Bố Mẹ và gia đình hai em gái tôi đang trú ngụ.

    Bố Mẹ tôi chỉ có 30 phút để chạy ra khỏi nhà, giòng nước mạnh bạo tràn xối xả vào khu dân cư tạo thành những giòng nước cao gần 15 feet… Từ ngày đó, Bố tôi thường nhắc đến chiếc đàn xưa của ông hãy còn chìm trong giòng nước lạnh”.

    Sau trận thiên tai, anh Đan Thành đưa thân phụ trở lại căn nhà xưa:

    “Tay Bố tôi run rẩy khi chạm vào chiếc vỹ cầm, hình như ông xúc động lắm khi nhìn những mảnh vỡ của chiếc vỹ cầm, như thấy đứa con trở về qua bao lần sóng gió. Ông cẩn thận gom từng mảnh vụn của chiếc đàn, lau chùi nhẹ nhàng đặt chúng theo thứ tự vào hộp, có lẽ trong đầu ông còn bàng hoàng không tin vào những gì đã xảy ra do cơn bão để lại”.

    Hồi Ức Về Nhạc Sĩ Đan Thọ về ca khúc Dương Cầm của con rể Mùi Quý Bồng (bác sĩ, nhà thơ với thi phẩm Mong Manh (1994) và với bút hiệu Chẩm Tá Nhân, tập thơ vui Tiếu Lâm Chân Kinh dày 632 trang, ra mắt ở Little Saigon, July, 2022).

    BS Bùi Quý Bồng lập gia đình với trưởng nữ nhạc sĩ Đan Thọ là Đan Kim Tâm năm 71. Du học ở Mỹ năm 1973, sau năm 1975 bị kẹt lại, nhớ vợ nên làm thơ tình cho đến khi vợ vợ con qua vào tháng 4 năm 1979. Sau thời gian làm Orientation ở Washington DC, anh xuống New Orleans từ tháng Giêng năm 1974 cho đến trận bão Katrina năm 2005, gây thiệt hại cho gai đình anh trắng tay nên sau đó dời về chuyển sang Houston, Taxas. Là bác sĩ với tâm hồn nghệ sĩ, anh viết:

    “Một buổi chiều Thu năm ấy, đã lâu lắm rồi. Ngồi trên chiếc phi cơ từ Orange County, California trở về New Orleans, Louisiana, tôi gắn ống nghe vào tai, ngả đầu trên ghế, mở nhạc nghe cho qua thì giờ. Đột nhiên những âm thanh thánh thót, trầm bổng qua tiếng dương cầm trong bản Piano Concerto No 21 của Mozart trong một thoáng chốc bỗng đem tôi rời khỏi khung cảnh chật hẹp trong lòng chiếc phi cơ đến một cõi mộng mơ xa vời nào đó khiến tôi quên hết thực tại. Tôi thấy mình như đang bay bổng giữa một không gian Liêu Trai xa vắng, mơ hồ, ngây ngất. Bản nhạc vừa dứt thì tôi cũng bừng tỉnh, thoát khỏi cơn mơ. Ý thơ từ đâu bỗng cuồn cuộn chẩy đến, và tôi đã viết bài thơ Dương Cầm ngay lúc đó, trên một tờ napkin cô tiếp viên tóc vàng xinh xắn vừa đưa cho tôi cùng với ly cà phê ít phút trước.

    … Bận rộn với công việc, thời gian sau đó tôi cũng quên đi, không nhớ đến nó. Cho đến một hôm nhạc sĩ Đan Thọ đưa tôi xem bản nhạc Dương Cầm ông vừa viết xong, dựa theo ý bài thơ của tôi. Ông nói ông đã có cảm hứng khi ngồi nhìn và nghe cô cháu ngoại, YLan, ngồi trước cây đàn dương cầm, tập dượt cho một buổi trình tấu của Đại Học Loyola ở New Orleans. YLan là cô con gái thứ hai của tôi và Đan Kim Tâm, trưởng nữ của nhạc sĩ Đan Thọ.

    … Một điểm thú vị là ít lâu sau đó nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm gửi cho tôi một phiên bản khác của Dương Cầm. Ông nói ông rắt thích bản Dương Cầm của Đan Thọ, nhưng ông muốn viết một phiên bản mới để giữ cho bản nhạc đi sát với lời thơ hơn.

    … Tôi có cái may mắn được gọi nhạc sĩ Đan Thọ là nhạc phụ, và sau này, khi ông từ Orange County về New Orleans, rồi sau trận bão thảm khốc Katrina, qua Houston sinh sống, trở thành y sĩ riêng, chăm sóc sức khỏe cho ông, giữ cho ông còn được vui sống với con cháu cho đến ngày nay dù đã trên 90 tuổi”.

    Cháu Mùi Quý Y Lan (Ylan Mui) ái nữ của anh chị Mùi Quý Bồng – Đan Tâm, cháu ngoại của nhạc sĩ Đan Thọ, Mùi Quý Y Lan từ nhỏ chơi dương cầm và hình ảnh cô ngồi đàn piano thuở bé đã tạo cảm hứng cho ông ngoại sáng tác bản nhạc cuối cùng tựa đề Dương Cầm với ý thơ Mùi Quý Bồng. Ylan Mui từng là giáo sư thỉnh giảng ngành báo chí tại đại học University of Maryland. Sau gần 15 năm làm phóng viên chuyên về giáo dục rồi tài chánh cho nhật báo The Washington Post, bước sang lãnh vực truyền hình và cộng tác với hệ thống CNBC, ký giả Y Lan thường xuyên được mời xuất hiện trên đài C-SPAN.

    Bài viết về Ông Ngoại với những kỷ niệm và tâm tình dành cho ông ngoại Đan Thọ, nguyên tác tiếng Anh (BS Mùi Quý Bồng dịch sang Việt ngữ) với tâm tình: 

    “Khi tôi còn nhỏ, Ông Bà Ngoại tôi sống trong một căn nhà bình thường, trên một con đường khiêm tốn trong khu Garden Grove. Đây là một căn nhà một tầng, với một hồ bơi, một mái hiên đằng sau, và một cái bếp nho nhỏ. Nhưng với một cô bé 10 tuổi, đó là một thế giới thần tiên, kỳ diệu.

    Chị em tôi và những người anh em họ đã có những ngày Hè dài vẫy vùng trong hồ bơi, tắm mát trong ánh nắng trường cửu của California…

    … Nhưng không có tiếng nhạc nào ngọt ngào hơn những âm thanh từ chiếc vỹ cầm của Ông Ngoại. Ông đã cho tôi được ôm chiếc vỹ cầm ấy một lần khi tôi đến thăm ông, trao phó bảo vật ông quý nhất vào bàn tay vụng về của tôi. Tôi cố gắng kéo được vài nốt nhạc, và lập tức hiểu rằng những âm thanh kỳ diệu ông tạo ra từ cây vỹ cầm của ông đòi hỏi cả một đời để tôi luyện.

    Ông Ngoại và âm nhạc, trong tâm trí tôi, là một. Lớn dần lên theo ngày tháng, nhưng tôi không hiểu rõ lắm hoàn cảnh và sự phấn đấu của gia đình. Chiến tranh và những chịu đựng là một khái niệm trừu tượng đối với cái tâm hồn Mỹ hóa của tôi. Nhưng tôi hiểu Ông Ngoại và âm nhạc của ông. Tôi vẫn biết rằng ông là một nhạc sĩ tài hoa, không những với vỹ cầm, mà còn với saxophone, và cả dương cầm. Khi ông đàn, ông gợi lên những dấu nét của một quốc gia mà tôi, thế hệ Việt Nam thứ hai, mới bắt đầu thấu hiểu. Cái hoa mỹ, cái lãng mạn, cái khổ tâm, hoà hợp làm một. Đến khi tôi đã lớn khôn, tôi mới nhận ra cái giá gia đình chúng tôi đã phải trả để Ông Ngoại có thể cho tôi thưởng thức âm nhạc trong căn nhà nho nhỏ, bình thường của ông ở khu Garden Grove.

    Ông Ngoại đã truyền cái khả năng âm nhạc ấy vào hệ DNA của tôi. Tôi cảm nhận được sự hãnh diện của ông khi ông theo dõi sự tiến bộ về dương cầm của tôi. Ông thường nở nụ cười thoả mãn và dìu tôi đến ngồi trên ghế để tập dượt. Ông, người nhạc sĩ chuyên nghiệp và người bảo trợ của tôi!

    Ông Ngoại là người tạo cảm hứng cho tôi là chuyện hiển nhiên. Nhưng tôi không ngờ tôi cũng đã là nguồn cảm hứng của ông! Một ngày nọ, sau khi nghe và nhìn tôi tập dượt, ông đã viết một bản nhạc mới mang hình ảnh tôi. Lời bài nhạc dựa theo ý một bài thơ do Bố tôi viết. Tựa bài nhạc là Dương Cầm. Một bản nhạc mới, viết trên một quê hương mới, một kết hợp phản ảnh ba thế hệ trong gia đình tôi! Đây là bản nhạc duy nhất Ông Ngoại viết trong những ngày sống tha hương, và là bản nhạc cuối cùng ông viết trong cuộc đời nghệ sĩ.

    Lần chót Ông Ngoại đàn cho tôi là trong lễ cưới của tôi. Ông đã trình bầy bản nhạc nổi tiếng nhất của ông: Chiều Tím. Dường như cặp mắt ông chỉ hướng về tôi trọn vẹn trong những giây phút ấy, mặc dù có rất nhiều bạn bè, và gia đình thân thuộc khắp chung quanh. Ông đã đàn để thương tặng tôi một lần nữa, làm tôi nhớ lại những tháng ngày kỳ diệu của tuổi thơ tôi, nguồn âm nhạc đã luôn gắn bó chúng tôi với nhau, và niềm yêu thương còn mãi tồn tại sau khi những nốt nhạc cuối cùng đã dần lịm tắt”.

    Nhạc sĩ Nguyên Bích, bác sĩ Quân Y, tác giả ca khúc Tâm Sự Kẻ Xa Quê và Tình Si (thơ Mùi Quý Bồng) chai sẻ về đàn hạc:

    “Một lần qua New Orleans chơi với Bồng, con rể bác Đan Thọ, tôi được bác cho xem một cây đàn lạ mà bác mới mua được của một người Mỹ gốc Nga. Bác có cho tôi biết tên của cây đàn này, một lọai đàn riêng của sắc dân một nước nhỏ vừa tách rời nước Nga thời đó. Đàn có nhiều dây, cũng tương tự như đàn dương cầm nhưng không bấm phím mà lại gẩy bằng ngón. Tiếng đàn nghe rất ấm có lẽ vì có thùng đàn lớn và có thể chơi nhiều âm một lúc chứ không phải đơn âm. Cây đàn to và cồng kềnh quá, không biết các nhạc sĩ nước này sử dụng nhạc khí này thế nào, riêng tôi thì thấy không đủ sức khỏe và tầm vóc để chơi cây đàn này rồi.

    Tháng 8 năm 2005, bão Katrina thổi ào vào New Orleans nhận chìm nhà bác và luôn cả cây đàn. Gặp bác ở Houston, hỏi thăm bác về cây đàn, bác với giọng rầu rầu bảo bác bị mất cây đàn ấy rồi. Cây violin mà bác quý hơn vàng Carlo Bergonzi làm từ năm 1741 cũng bị hư luôn. Bác Đan Thọ sở trường về violin và saxophone nhưng tài bác không dừng lại ở đó, mà bác đã viết hòa âm bài Dương Cầm cho violin và piano để hai ông cháu hòa tấu trong buổi tiệc sinh nhật của bác ở New Orleans. Bác thích thú phân tích với tôi từng khúc trong hòa âm bài này “làm sao cho cháu nó chơi được khúc này chứ”…

    Cây đàn Nga này có một sức quyến rũ với tôi một cách đặc biệt, và cũng từ đó tôi ưa để ý đến những nhạc cụ dân tộc của từng xứ, nhất là những xứ Bắc Âu.

    Cây đàn nhạc sĩ Đan Thọ bị mất trong trận bão Katrina là đàn bandura, một nhạc cụ dân tộc của Ukraine. Ngày xưa các nhạc sĩ hát dạo Ukraine dùng cây đàn này cùng với những bài ca và nhạc của họ làm công cụ truyền tải từ thế hệ này đến thế hệ khác những thiên hùng ca của dân tộc Ukraine chiến đấu chống Nga Hoàng và đảng Cộng Sản Nga. Các nhạc sĩ này, đa số khiếm thị, vì thế đã bị chính quyền Nga giết hại. Đàn bandura được coi như biểu tượng của Ukraine và có một âm sắc hết sức độc đáo. Cây đàn bandura ngày nay có 65 dây”.

    Nhạc sĩ Lê Văn Khoa được ra mắt công chúng vào năm 2005 với dàn nhạc giao hưởng Kyiv Symphony Orchestra và Chorus của Ukraine, viết về cây đàn bandura “Nếu người Việt coi đàn tranh là nhạc cụ cổ truyền thì người Ukraine hãnh diện với cây đàn truyền thống bandura có âm thanh du dương không kém đàn tranh nhưng âm vực rộng hơn  so với ngũ cung trong đàn tranh”.

    Nay nhạc sĩ Đan Thọ về với cát bụi cùng với những cây đàn đã một thời gắn liền với thú đam mê trong âm nhạc của ông nơi cõi vĩnh hằng. Ông đã ra đi để lại trong lòng mọi người hình ảnh đáng quý, trân trọng.

    Ca khúc Chiều Tím tạo nên tên tuổi, với tôi thì ca khúc Tình Quê Hương điệu Tango Habanera, Tinh Hoa ấn hành năm 1956 đã in sâu trong thời chinh chiến:

     “Anh về qua xóm nhỏ,

    Em chờ dưới bóng dừa.

    Nắng chiều lên mái tóc,

    Tình quê hương đơn sơ.

    Quê em nghèo, cát trắng,

    Tóc em lúa vừa xanh.

    Anh là người lính chiến,

    Áo bạc màu đấu tranh .

    … Ngõ buồn màu hoang loạn

    Quê nghèo thêm xác xơ…”.

    Trong ca khúc Bóng Quê Xưa (1952) với nỗi niềm:

    “Xa quê hương thân yêu

    Với bao nhiêu tình thương”

    Nhạc sĩ Đan Thọ không còn nữa nhưng tình cảm với mọi người và tình quê hương trong lòng người xa xứ khi nhớ về cố hương. Oliver Wendell Holmes, Sr nhà thơ, bác sĩ Mỹ vào tiền bán thế kỷ XIX nói: “Where we love is hometown, hometown that our feet may leave, but not our hearts” (Nơi chúng ta yêu là quê hương, quê hương là nơi đôi chân chúng ta có thể rời đi, nhưng trái tim thì không). Và, trái tim đó trong ca khúc của nhạc sĩ Đan Thọ cách nay bảy thập niên, sẽ mãi mãi.

    Vương Trùng Dương, Little Saigon, September 10, 2023

  • Văn Thơ,  Vương Trùng Dương

    Nhà Thơ Đỗ Bình & Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris

    Nhân dịp Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian ở Nam California chu du Âu Châu. Nhà thơ Đỗ Bình và các văn nghệ sĩ tổ chức bữa cơm thân mật với các anh chị văn nghệ sĩ ở Mỹ vào lúc trưa ngày 20 tháng 9 năm 2023 tại nhà hàng Sài Gòn số 104 Ave d’Ivry, Paris 13…. Viết bài nầy để gởi lời chia sẻ với nhà thơ Đỗ Bình và quý vị trong  Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris.

    Vương Trùng Dương

    NHÀ THƠ ĐỖ BÌNH, PARIS

    Năm 2006, tôi nhận được tuyển tập Nhà Văn Hải Ngoại của nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên (1930-2023). Ông là giáo sư, học giả, luật sư, nhà nghiên cứu, hội viên Hàn Lâm Viện Khoa Học Hải Ngoại (Académie des Sciences d’Outre-Mer) của Pháp năm 1997 nhưng ông chỉ thích với danh xưng nhạc sĩ.

    Trong tuyển tập này, nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên viết bài Bóng Quê Của Đỗ Bình (trang27-33). Những dòng chữ đầu tiên giới thiệu về nhà thơ Đỗ Bình: “Thi Sĩ Đỗ Bình, Cựu Tù Nhân Chính Trị… mến phục ngay con người đã từng chịu đựng nỗi đau khổ nhục tù cải tạo vì đã hiến thân mình cho nước nhà dân chủ tự do… sự gặp gỡ giữa tôi và anh chị Đỗ Bình trở thành một kỷ niệm đầy ý nghĩa”. Có lẽ thân phận người lính, người tù giữa nhà thơ Đỗ Bình và tôi như nhau nên đồng cảm và thiện cảm.

    Tập thơ Bóng Quê, gồm 82 bài thơ, dày 128 trang, được ra mắt ở Paris tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam năm 1998, lúc đó phương tiện internet chưa được phổ biến rộng rãi nên thi tập nầy không đến với thân hữu ở hải ngoại.

    Thi phẩm Bóng Quê với một phần tư thế kỷ trôi qua, nhân đây trích bài viết của nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên giới thiệu những dòng thơ của “nhà binh làm thơ” Đỗ Bình.

    “… Tôi xa nhà đã lâu, từ lúc từ giã quê quán, đất nước mặc dầu loạn lạc vẫn giữ tinh thần quốc gia dân tộc dân chủ tự do, cho nên cái buồn viễn xứ dù thấm thía đến đâu cũng không bằng nỗi đau thương cực độ của một người trai trẻ tỵ nạn tại Pháp từ 20 năm, sau khi nếm mùi gian khổ trong xà lim Cộng Sản, bị mất một nửa phần ánh sáng:

    “Anh phóng hồn qua lỗ khóa con

    Để còn trông thấy bóng trăng non

    … Chờ con mắt lạc sâu đêm tối

    Là lúc con trùng réo nỉ non”

    (Người Tù & Bóng Tối)

    Vì thế cho nên Đỗ Bình không bao giờ quên giúp đỡ những hội ái hữu chăm sóc cho Thương Binh VNCH… Như muốn nhắc nhở đồng bào hải ngoại chớ quên những người đã hy sinh cho tổ quốc, nay tàn tật, lê chân mệt mỏi trên đất người:

    “Ngày tháng trôi đi buồn vẫn đọng

    Trên dòng chinh chiến đã rêu phong

    Súng gươm lặng lẽ vào quên lãng

    Khấp khểnh đường chiều, chiếc nạng cong”

    (Nạng Gỗ)

    … Ở đất nước xa lạ, nhiều lúc nguồn thơ muốn quên lãng trong cốc rượu nồng, vì không cón biết mình còn đủ tàn lực tranh đấu cho tổ quốc:

    Đêm khua khoắt, gió heo may

    Hồn người lính trận nương mây trở về?!

    Ta say thật hay say mê

    Mà nghe chua xót lời thề năm xưa”

    (Xưa)

    Đọc thơ Đỗ Bình, tôi không thể nghĩ đến Phạm Ngọc trong Nỗi Đam Mê Muộn Màng “… Cánh chim dang dở đường bay. Ngồi trong đêm nuôi mộng cùng ngày” vì tác giả Bóng Quê:

    “Từ khi làm cánh chim buông

    Chân trời, góc bể như tuôn mạch sầu”

    (Cô Đơn)

    Hoặc để thoát ly nỗi cô quạnh của Người Tù & Bóng Tối:

    Anh muốn làm chim cất cánh bay

    Về miền xa thẳm tít trời mây

    Thả hồn lướ cánh say trong nắng

    Giải thoát đời qua kiếp đọa đày”

    Buồn ơi là buồn, nỗi buồn cô quạnh, nỗi buồn xót xa của nhà thơ một mình nơi xứ lạ:

    Lên đỉnh non ngàn vọng cố hương

    Mắt buồn chĩu năng mấy làn sương

    Nhìn quanh, chẳng thấy trời quê mẹ

    Chỉ có tuyết rơi… dốc đoạn trường”

    (Đỉnh Nhớ)

    Cái biệt tài của Đỗ Bình là một thi sĩ mà cũng là nhạc sĩ (phần đông những bài thơ trong Bóng Quê được tác giả tự phổ nhạc, và những bài khác với sự cộng tác của Việt Phương, Nguyễn Minh, Đào Tuấn Ngọc, Minh Sơn, Anh Việt Thanh, Trịnh Hưng, Lê Khắc Thanh Hoài) nằm ở sự khéo léo sắp đặt âm điệu của lời thơ…”

    Theo nhà thơ Đỗ Bình: “Bài thơ Tình Chỉ Là Mơ và bài thơ Cõi Tình, tôi chọn đưa vào in trong thi tập với lòng yêu thơ. Tôi thường làm thơ về quê hương, về thân phận con người, nay làm được những bài thơ về tình yêu lứa đôi lãng mạn của tha nhân tôi cảm thấy vui, tập thơ sẽ có thêm màu sắc…

    Khi tập thơ được in xong, các bạn văn vì cảm mến tôi nên đã cùng nhau tổ chức một buổi ra mắt sách rất trang trọng vào ngày 4 tháng 10 năm 1998 tại Hội Trường Quốc Tế Paris, quy tụ tất cả các văn nghệ sĩ ở Paris và khắp nơi đến. Đặc biệt những danh ca chỉ dành hát độc quyền cho các trung tâm nhạc cũng về Paris trình diễn cho buổi ra mắt sách”.

    Nhà thơ Đỗ Bình trong thời chiến tranh là người lính đơn vị tác chiến với hình ảnh trong Đêm Tiền Đồn:

    “Áo trận phong sương dốc núi mòn

    Rừng đêm cô quạnh mảnh trăng non.

    Sông dài uốn khúc dòng không chảy

    Vài mái tranh xiêu nóc chẳng còn!

    Nơi đây rừng núi mây sương phủ

    Ngày tháng vàng theo chiếc lá thu

    Mỗi bước bẫy mìn giăng khắp lối

    Đường đêm rờn rợn cõi âm u.

    … Không gian hờ hững, quen bom đạn

    Người lính nằm queo máu đã khan!

    Chiến địa hận thù mờ khóe mắt

    Một tràng tiếng nổ bóng đêm tan!”

    Rồi nỗi đau uất hận lại ập đến trong ngày 30 tháng Tư với tâm trạng bi thương khi Tàn Cuộc Chiến:

    “Người lính trẻ lên đường ra chiến trận

    Dù gian nguy nào có tiếc tuổi xuân

    Vì tự do, cho sông núi vẹn phần

    Tay ghìm súng lòng chưa mang oán hận.

    Ngày quốc biến khắp nơi thành chiến địa,

    Người cõng nhau chạy trốn đạn pháo kia

    Tiếng xung phong, tiếng nổ, xác thân lìa,

    Thịt người nóng đầu mình văng tứ phía

    … Tàn chiến cuộc nước non thành dâu bể

    Ôi hòa bình… khói ngút bay trần thế!”

    Sau ngày tàn cuộc chiến, cũng như bao người người lính VNCH bị sa cơ vào chốn lao tù, bị giam cầm, đọa đày được mô tả qua dòng thơ Kiếp Tù:

    “Môi khô nứt bụng đói cào rời rã

    Kiếp tù nhân thân gầy đét xương da.

    Con mắt mở đời gần như hóa đá

    Nhìn quanh đây toàn những nỗi xót xa.

    … Trong ngục tối ngày vẫn dài thăm thẳm

    Thiếu tiếng người ngoài tiếng gió xa xăm!

    Đời hiu quạnh hồn chết dần say đắm

    Thương bài thơ cũng mục rã âm thầm!

    Ta muốn thét cho đời vơi thê thẳm

    Vẫn làm thơ chờ về cõi trăm năm.

    Người ngoài đó con đường xưa mây xám

    Mất tự do thì nào khác trại giam!

    Ôi chủ nghĩa trời quê hương u ám

    Ta ngồi đây vọng tưởng những tháp Chàm!”

    Khi thoát khỏi quần đảo ngục tù, được định cư nới xứ người, nỗi niềm của anh trang trải qua bài Trăn Trở:

    “Tháng Tư buông súng nhục nhằn,

    Về đây thao thức… chùm chăn mấy lần

    Tha hương nghìn dặm gian truân,

    Đời như sóng rẽ cũng phần lanh quanh!

    … Tháng Tư đốt nén hương trầm

    Trong tim để khóc âm thầm cố hương”.

    Những ngày đầu sống trên xứ người, dù Paris được mệnh danh là “kinh đô ánh sáng” nhưng với anh vẫn trong tâm trạng kẻ lưu đày trong Một Lối Về:

    “Bóng quê mù tít xa khơi,

    Phố xưa mất dấu một thời đắm say?

    Quanh đây những kiếp qua ngày,

    Có người nhặt chiếc lá bay cuối bờ!

    Tàn đêm lịm ánh trăng mơ,

    Cớ sao giấc điệp… cũng hờ hững nhau!

    Buồn theo sợi tóc phai màu,

    Biển xanh chìm khuất niềm đau hôm nào?”

    Mang thân phận của người lính khi mất nước đành cam chịu cuộc sống  Kiếp Tha Hương trong nỗi ngậm ngùi:

    “Chiều lên nắng ngả vàng khu phố,

    Nghiêng xuống đời ta vạt lụa thơ.

    Hầm métro nhiều chân bước vội,

    Vẳng thanh âm khúc nhạc mơ hồ.

    Hỡi nàng mắt xanh môi sầu mộng,

    Tấu làm chi ca khúc não lòng?

    Lời hát vút cao như tiếng khóc,

    Chạnh buồn, ta tủi kiếp lưu vong!”

    Giữa thập niên 1960s, tôi trải qua hai năm quân trường, phục vụ ở Vùng I và Vùng II Chiến Thuật, trở lại trường cũ, sau những năm lao tù, về lại chốn xưa trong tháng ngày đen tối nên khi đọc thơ của anh viết về Đà Lạt, cùng thân phận và hoàn cảnh với nhau, tôi cảm thấy xót xa:

    … Dốc mòn đồi tím mênh mông,

    Em theo cánh bướm ngàn thông quên đường!

    Bóng chiều cỏ úa màu sương

    Em đi, còn thoảng mùi hương lối về”

    (Đồi Thông)

    Thời gian sống ở hải ngoại, có những lúc nhớ đến Đà Lạt, bắt gặp trong thơ anh với tâm trạng của tôi:

    “Trong giấc mơ xưa tìm dấu cũ

    Đồi thông vi vút lá vào thu.

    Phố chiều nắng ngả vàng khu chợ

    Trường cũ nhòa theo lốc bụi mù!

    … Đà Lạt ngàn hoa trên lối nhỏ

    Đường qua phố chợ dốc quanh co

    Đèo cù mây trắng bay lờ lững

    Lên thác Cam Ly, suối hẹn hò.

    … Nhớ quê ngày tháng thêm cô quạnh

    Non nước tuyệt vời như bức tranh

    Bàng bạc không gian đầy mộng  ảo!

    Mơ hồ, thấy phố núi, trời xanh.

    (Đêm Mơ Phố Núi)

    Mười hai thế kỷ về trước, bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Tĩnh Dạ Tư của Lý Bạch đã để lại hậu thế hai câu thơ trác tuyệt:

    “Cử đầu vọng minh nguyệt,

    Đê đầu tư cố hương”

    Năm 2007, trong một đêm trăng ở Little Saigon, ngồi chung với nhà thơ Du Tử Lê, nhắc đến bài thơ Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn được Phạm Đình Chương phổ nhạc, tối đó tôi viết bài cùng với tựa bài thơ và ca khúc. Dòng cuối “Trăng và cố hương trong thơ Du Tử Lê và dòng nhạc của Phạm Đình Chương cùng nỗi niềm và tâm trạng của người xa xứ có lẽ gắn liền với “giai đoạn lịch sử” của đất nước”. Bài thơ của anh Đỗ Bình khi nhớ về cố hương phảng phất khung trời ngày xưa:

    “Viễn xứ ngàn trùng thương xóm cũ

    Hạ về hoa đỏ rực quanh đây

    Chợi nhớ phượng xưa trăng phố nhỏ

    Áo em vàng lụa tưởng vần thơ

    … Lặng lẽ mùa đi nào có biết,

    Phố xưa phảng phất nỗi u hoài!

    Trăng muôn đời vẫn là trăng mộng

    Tỏa ánh tơ vàng thắm khoảng không”

    (Trăng Muôn Đời Vẫn Sáng)

    Nhân đây, đề cập thêm về nhà thơ Đỗ Bình đã dấn thân trong lãnh vực văn học nghệ thuật. Từ khi định cư tại Paris, nhà thơ Đỗ Bình là người trẻ tuổi nhất đã bỏ ra nhiều công sức giúp ích rất đắc lực cho Ba Lê Thi Xã, sáng lập vào năm 1981…  quy tụ những bậc thức giả, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ … Tuy gọi là “Ba Lê” nhưng đã quy tụ được trong giới học giả, văn nghệ sỹ ở hải ngoại. Và, với úy tín đó nên thành lập Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris năm 1994. Mỗi năm Câu Lạc Bộ tổ chức sinh hoạt 4 lần trên các lãnh vực… Nhà thơ Đỗ Bình chủ tịch CLBVHVN Paris, năm 2018, BS Phan Khắc Tường đảm nhận vai trò nầy.

    Với mục đích của CLBVHVN Paris đã góp phần xây dựng Văn Hóa Việt Nam và gìn giữ phát triển sự trong sáng tiếng Việt… Giới thiệu và phổ biến những tác phẩm về sáng tác, phê bình văn học, biên khảo, dịch thuật… trong cộng đồng người Việt hải ngoại.

    Có thể nói rằng CLBVHVN được quy tụ các thành viên đông nhất ở trời Âu và các nơi khác ở hải ngoại trong vài thập niên qua với tinh thần đoàn kết, xây dựng… đã đóng góp nhiều tài liệu biên khảo, sáng tác…

    Kỷ niệm 20 năm thành lập, tuyển tập Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Paris, 1995-2015. Sau hai năm chuẩn bị với Ban Điều Hành, Ban Biên Tập và Ban Thực Hiện, tác phẩm ra mắt vào tháng 9 năm 2016 với 26 tác giả đóng góp với nhiều đề tài và thể loại.

    Tiếp đến, tuyển tập NKMVHVN Hải Ngoại, bắt đầu từ 2018 hoàn tất vào tháng 5/2022. Việc chọn lọc bài viết do ban biên tập nhận xét, trao đổi với nhau theo chủ đề yêu cầu viết vì vậy có thể nói là tài liệu văn học hải ngoại giá trị.

    Tuyển tập nầy quy tụ các văn hữu ở khắp nơi gồm 5 Chương: Những Sinh Hoạt Văn Hóa Ở Hải Ngoại, Biên Khảo, Sáng Tác, Nhận Định Phê Bình và Tiểu Sử Tác Giả. (Ở Nam California, trong nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian có nhà văn Việt Hải và tôi với hai bài về nhà văn Nguyễn Thị Vinh và nhà thơ Hoàng Anh Tuấn).

    Ngoài ra, CLBVHVN Paris trong những cuộc hội thảo, sinh hoạt văn học nghệ thuật, giới thiệu tác phẩm cũng là nơi tiếp đón các văn hữu hải ngoại đến Paris. Sống nơi quê người, CLBVNVN Paris được vinh dự là “cái nôi” với tất cả văn hữu hải ngoại “tha hương ngộ cố tri” nơi kinh đô ánh sáng, ấm áp tình người.

    Nhân dịp nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian ở Nam California ghé Paris được CLBVNVN Paris ưu ái tiếp đón, nhớ lại đúng hai thập niên trước, buổi sinh hoạt văn học nghệ với nhà thơ Dương Huệ Anh (Phạm Ngọc Tường 1925-2022) từ miền Cali nắng ấm. Ông là người sáng lập và là chủ tịch Thi Đàn Lạc Việt miền Bắc California năm 1992, năm 1993 thành lập thêm Cơ Sở Văn Học Nghệ Thuật. Trong vài dòng cảm nghĩ của ông về cuộc hội ngộ rất cảm động. 

    Nay trong nhóm NVNT & TTG có nữ thi sĩ Dương Hồng Anh (Dương Nguyệt Anh) sinh năm 1931 tại Hà Nội, cháu nội nhà thơ Dương Khuê, tuy đã cao tuổi nhưng trong trong các buổi sinh hoạt của nhóm, nữ sĩ đều tham dự và sáng thơ tặng thân hữu. Rất tiếc vì tuổi cao nên không đi được để gặp lại “những người muôn năm cũ” từ Hà Nội và Sài Gòn năm xưa. Với tôi, rất mong có dịp cùng anh em trong chuyến đi trời Âu nầy để gặp lại vài thân hữu, chiến hữu đã xa cách gần nửa thế kỷ nhưng vì lý do gia đình, không thể xa nhiều ngày nên viết những dòng nầy đến quý vị “văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình”.

    Vương Trùng Dương, Little Saigon, September 06, 2023

  • Văn Thơ,  Vương Trùng Dương

    Lara, Người Tình Muôn Thuở Với “Somewhere, My Love”

    Trước đây tôi viết về tác phẩm Bác Sĩ Zhivago (tiếng Anh: Doctor Zhivago, tiếng Pháp: Docteur Jivago) được giải Nobel Văn Chương năm 1958 nhưng nhà văn Boris Pasternak (1890-1960) đang sống trong chế độ CS Liên Xô nên không được sang Thụy Điển nhận giải và còn bị Hội Các Nhà Văn Xô Viết (The Soviet Writers Union) kết tội là kẻ phản động, loại ra khỏi tổ chức!. (Sau khi Michail Gorbachev chủ trương chính sách “cởi mở” và “cải cách”, tháng 12 năm 1989, con trai của Boris Pasternak là nhà văn Evguenii đã được mời sang Thuỵ Điển nhận giải thưởng thay ông, với những nghi thức long trọng như lễ trao giải chính thức).

    Boris Pasternak là nhà thơ, nhà văn đã ấn hành nhiều thi phẩm và truyện ngắn, tự truyện… Doctor. Zhivago là tác phẩm đầu tay đưa tên tuổi ông trên đài danh vọng, là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất trên thế giới. Đây là tiểu thuyết lịch sử và xã hội nhưng chính cuộc tình lãng mạn, say đắm, ngang trái và bi thương là phấn cốt lõi trở thành tác phẩm nổi danh.

    Nhà thơ, nhà văn Boris Pasternak tuy đã có vợ và người tình nhưng khi gặp Olga Ivinskaya với cuộc tình thơ mộng và bi thương nên Olga trở thành nhân vật trong Dr, Zhivago. Tác giả dựa vào bản thân và cuộc tình trong cuộc sống để sáng tác nhân vật hư cấu nhưng rất sống động, tưởng như thật trong bối cảnh thời đó dưới chế độ CS Liên Xô. Và, Pasternak khởi đầu viết Dr. Zhivago vào năm 1948. Linh cảm của nhà văn khi sáng tác có những điểm tương đồng xảy ra trong tác phẩm.

    Olga Ivinskaya, người gốc Đức, Ba Lan, sinh năm 1912 ở Tambov. Năm 1915, gia đình chuyển đến Moscow. Sau khi tốt nghiệp Học Viện Công Nhân Biên Tập tại Moscow năm 1936, cô làm biên tập viên tại nhiều tạp chí văn học. Cô là một người ngưỡng mộ Pasternak từ khi còn ở tuổi thiếu niên, tham dự các buổi họp mặt văn học để nghe thơ của ông. Olga kết hôn hai lần: lần đầu tiên với Ivan Emelianov vào năm 1936, người đã treo cổ tự tử vào năm 1939, có được con gái là Irina Emelianova; lần thứ hai vào năm 1941, Alexander Vinogradov (sau này bị giết trong chiến tranh ), sinh ra một người con trai là Dmitry Vinogradov.

    Olga gặp Vladimir Pasternak vào tháng 10 năm 1946, trong tòa soạn của Novy Mir, nơi cô phụ trách trong công việc giới thiệu tác giả mới. Lúc đó Pasternak 56 tuổi và Olga 36 tuổi. OLga tích thi ca nên hợp tác với Pasternak trong việc dịch thơ từ tiếng Anh sang tiếng Nga như thơ của Rabindranath Tagore.

    Vào tháng 10 năm 1949, Olga bị bắt là “đồng phạm của điệp viên” và vào tháng 7 năm 1950 bị Hội Đồng Đặc Biệt của NKVD kết án 5 năm tại Gulag (nhà văn Solzhenitsyn với tác phẩm Gulag – Quần Đảo Ngục Tù). Vào thời điểm bị bắt giữ, Olga đang mang thai bởi Pasternak và bị sảy thai! Cô được thả ra vào năm 1953 sau cái chết của Stalin.

    Khôi  hài và trớ trêu, tác phẩm Dr. Zhivago của Pasternak bị coi như “tác phẩm phản động” nhưng khi được giải Nobel Văn Chương 1958 cả thế giới biết đến nên CS Liên Xô không kết án tù tác giả mà quy tội cho người tình của ông!

    Sau cái chết của Pasternak năm 1960, Olga Ivinskaya bị bắt lần thứ hai, cùng với con gái của cô, Irina Emelianova. Cô bị buộc tội là mối liên kết của Pasternak với các nhà xuất bản phương Tây. Năm 1962 Emelianova được thả đến năm 1964 Olga được ra khỏi nhà tù. Cô đã thụ án bốn năm trong bản án tám năm.

    Năm 1978, hồi ký của Olga viết lại thời gian lao tù được xuất bản tại Paris bằng tiếng Nga và được dịch sang tiếng Anh dưới tựa đề A Captive of Time. Irina Emelianova di cư sang Pháp năm 1985 xuất bản một cuốn hồi ký nầy kỷ niệm về mối tình của mẹ cô với Pasternak.

    Thư từ của Pasternak gửi cho Olga, các bản thảo và tài liệu khác đã bị KGB thu giữ trong lần bắt giữ cuối cùng. OLga đã phản kháng nhiều năm trong vụ kiện nhưng kết quả với phán quyết chống lại lý do “không có bằng chứng về quyền sở hữu” và “giấy tờ nên được lưu giữ trong kho lưu trữ của nhà nước”. Olga mất năm 1995 vì bệnh ung thư. Hưởng thọ 83 tuổi.

    Boris Pasternak hoàn thành tác phẩm Dr. Zhivago năm 1956, tác giả gởi bản thảo cho tờ tạp chí của Liên Xô, nhưng ban biên tập đã từ chối đăng cuốn tiểu thuyết của ông, viện lý do nó “mô tả một cách lệch lạc Cách Mạng Tháng Mười Nga và xuyên tạc những nỗ lực xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân Liên Xô”.

    Pasternak gởi chui tác phẩm vào cuối năm 1956, nhà xuất bản Feltrinelli của Ý xuất bản vào năm 1957 bằng nguyên tác tiếng Nga. Năm 1958 được dịch sang tiếng Ý, tiếng Anh (dịch giả Max Hayward và Manya Harari) và trong năm đó được dịch sang 18 ngôn ngữ, dần dà trở thành tác phẩm được phổ biến nhiều ngôn ngữ nhất trên thế giới. Thật đáng tiếc, Boris Pasternak không thấy được hào quang trên thế giới, qua đời vào tuổi 70 vì ung thư phổi. Cho đến 17 năm sau, tác phẩm Dr. Zhivago được xuất bản tại nước Nga vào năm 1987. Tác phẩm nầy dày gần gần tám trăm trang, gồm 16 chương. Tác giả dựa vào bản thân và cuộc tình để xây dựng hai nhân vật chính là Dr. Zhivago và Lara.

    Yuri Zhivago học y khoa, tốt nghiệp bác sĩ, có máu văn nghệ, làm thơ, viết văn và  đã có gia đình. Lara cũng vậy đã lập gia đình. Thế nhưng, chàng và nàng khi gặp nhau cả hai với “tiếng sét ái tình”.

    Lara khi mới 17 tuổi gặp gã quý tộc Komarovsky thô lỗ, cộc cằn, dựa vào thế lực đã hãm hiếp Lara. Trong cơn tủi nhục, Lara phẫn nộ, lấy súng bắn Komarovsky trong buổi tiệc Giáng Sinh nhưng không may lại bắn trúng một người khác. Sau đó, cô kết hôn với Pasha và có một cô con gái.

    Khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) nổ ra, Zhivago tòng quân với tư cách bác sĩ quân y. Chồng của Lara cũng nhập ngũ và bị mất tích. Lara tình nguyện làm y tá với hy vọng tìm kiếm tông tích chồng. Zhivago gặp Lara lần đầu tiên khi vào thăm vợ tại trạm quân y nơi Lara làm việc. Mối tình lãng mạn ngang trái đã âm thầm nẩy nở nhưng cả hai đều đã tự ngăn cản trái tim mình. Tuy nhiên hình bóng người tình đã in sâu vào tâm khảm.

    Chiến tranh bùng nổ khắp nơi, Zhivago và Lara được bổ nhiệm công tác chung tại nhà thương ở tỉnh nhỏ xa xôi. Chàng bị cuốn hút bởi hình ảnh dễ thương, quyến rũ nên cảm tình cho Lara. Và rồi họ đã yêu nhau tha thiết. Nhưng khi kết thúc nhiệm vụ, họ chia tay và trở về với con đường riêng của mình.

    Sau cuộc chiến, Zhivago trở về chức vị bác sĩ cũ tại nhà thương ở Mosocw (Mạc Tư Khoa). Tâm hồn lãng mạn của chàng thường bị đồng nghiệp bài bác và đả kích thiếu tinh thần cách mạng. Giữa cuộc xung đột chống chủ nghĩa Marx nổ ra, Zhivago cùng gia đình dời về Urals, vùng đất mới yên bình, tránh chiến tranh.

    Trên xe lửa của chuyến đi, Zhivago nhận thức được nỗi khổ của nông dân và tù binh, những nạn nhân của cuộc cách mạng. Vốn là người yêu chuộng tự do và nhân quyền nên chàng bất mãn với những hành động hay chính kiến quá cứng rắn và thiếu tình người của những người theo cách mạng.

    Tại Urals, Zhivago cùng gia đình khai đất làm ruộng và làm thơ. Nơi thư viện làng, gặp lại Lara và hai người bước vào thế giới yêu đương vụng trộm. Đó cũng là lúc Lara biết tin chồng còn sống và hiện là một tay Trùm Đỏ khét tiếng với tên mới Strelnikov.

    Tại đây, Zhivago và nàng Lara vô tình gặp lại nhau sau bao xa cách và ngọn lửa tình yêu trong tim họ lại một lần nữa bùng cháy bất chấp mọi ràng buộc và mặc cảm tội lỗi. Nhưng rồi, cuộc tình của họ cũng lại thêm một lần bị chia cắt bởi chiến tranh…

    Trong bối cảnh hỗn loạn của chiến tranh, mỗi cuộc chia ly là một sự biến mất. Trong thời điểm nhiễu nhương đó, không biết ngày mai sẽ ra sao, phó mặc cho số phận! Thế nhưng, Zhivago và Lara vượt lên mọi ngang trái, ràng buộc và bất an, họ lại đến với nhau, vẫn yêu nhau, cho nhau tình yêu chân thành nhất, say đắm nhất dù là trong tận cùng tuyệt vọng!

    Zhivago muốn trở về với vợ để thú nhận tội ngoại tình nhưng không may bị một nhóm quân cách mạng bắt cóc và phải phục vụ như bác sĩ của nhóm này. Sau vài năm, Zhivago trốn thoát và trở lại với Lara. Để tránh không bị điểm chỉ, cặp tình nhân lặng lẽ bỏ trốn sang một nông trại khi xưa gia đình Zhivago từng canh tác.

    Zhivago bày tỏ tâm sự của chàng về những thăng trầm của đời sống, những lo sợ và lòng can đảm trong chiến tranh và hơn hết là tình yêu dành cho Lara. Trong khi đó Zhivago có tin vợ là Tonya và con gái bị trục xuất khỏi Liên Xô.

    Hoàn cảnh thật trớ trêu, Zhivago gặp Pasha. Sau một đêm trò chuyện, cuối cùng hai người đàn ông cùng yêu một người đàn bà đã thân thiện bên nhau dưới một mái nhà. Người này kính trọng người kia và cùng biết mình được yêu. Tuy Pasha trở thành tên Trùm Đỏ Strelnikov nhưng bị thất sủng và quân cách mạng truy đuổi, cảm thấy bất lực trước mối tình của Lara và Zhivago. Sáng ra Pasha tự sát. Pasha tin rằng đó là con đường giải thoát để mẹ con Lara hạnh phúc. Pasha chết trong cô đơn trên bãi tuyết mênh mông. Điều mà Pasha cần là tình yêu nhưng trái tim đó đã dành trọn vẹn cho Zhivago.

    Thế rồi sau đó, Komarovsky xuất hiện. Hắn cho biết quân cách mạng đang truy lùng Pasternak và Lara và sẽ giết cả hai nếu bắt được. Hắn hứa giúp đưa Zhivago và Lara trốn ra nước ngoài.

    Trước sự hăm dọa đó, Zhivago đắn đo và vì vấn đề an toàn cho Lara, chàng quyết định để Lara ra đi một mình. Chàng ở lại Liên Xô trong nỗi đau nên say sưa uống rượu giải sầu! Sức mạnh của tình yêu mãnh liệt và cao đẹp vô cùng, dám hy sinh bản thân để người tình được bình yên. (Trong tác phẩm kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung có những mối tình mà nhân vật nữ, nam bất chấp nguy hiểm dám hy sinh mạng sống để bảo toàn sự an nguy của người tình. Tôi có viết Những Mối Tinh Ngang Trái Trong Tác Phẩm Kim Dung).

    Zhivago trở lại Mạc Tư Khoa và sống cùng một phụ nữ tên Marina và kiếm sống bằng cách viết sách. Chàng xin vào làm tại bệnh viện và rồi trên đường đi làm, chàng bị đột quỵ. Lara tình cờ đi tới nhà xác và… xác Zhivago vẫn còn nằm đó. Sau vài ngày, người ta không còn thấy Lara. Có người cho rằng nàng đã bị bắt vào trại tập trung cải tạo. Sau đó, Lara chết trong cô đơn, không có người đàn ông nào của nàng bên cạnh. Không ai ân hận, không ai trách cứ gì nhau! Mối tình mang xuống tuyền đài!

    Phim & Nhạc

    Năm 1965 tác phẩm Doctor Zhivago được đạo diễn David Lean dựng thành phim của Anh. Ca khúc chính của phim là Lara’s Theme hay Somewhere, My Love của Maurice Jarre. Tài tử Omar Sharif (Dr. Zhivago), minh tinh Julie Christie (Lara). Phim giành được năm giải Oscar, trong đó có nhạc phim. Đây là một trong những cuốn phim nổi tiếng nhất thế giới, trải qua nhiều thập niên vẫn được yêu thích. Lúc đầu dự tính minh tinh Audrey Hepburn đang nổi tiếng trong ngành điện ảnh nhưng sau cùng đạo diễn thay nhân vật. Năm 1967, nhạc phim với tên Lara’s Theme hay Somewhere, My Love đoạt giải “Grammy Award for Best Performance by a Chorus. Nhạc sĩ Maurice Jarre (1924-2009) nổi danh là soạn nhạc với 3 lần nhận được Oscar cho nhạc phim Lawrence of Arabia (1962), Doctor Zhivago (1965), A Passage to India (1984).

    Boris Pasternak đam mê về âm nhạc, theo học bộ môn sáng tác nhạc trong 6 năm, nhưng khi bước chân vào đại học Moscow, ông chọn ngành triết học, vì vậy trong các tác phẩm của ông có cái nhìn sâu sắc về tâm lý và nhân sinh quan.

    Tác phẩm Dr. Zhivago đã được Trường Văn và Song Tích phỏng dịch năm 1959, Bác Sĩ Zhivago, Bản dịch Bác Sĩ Zhivago, Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hóa xuất bản, 1969. Nguyễn Hữu Hiệu (dịch giả trẻ thời đó đã dịch nhiều tác phẩm nổi tiếng) với tựa ban đầu là Doctor Zhivago, sau đó với tựa đề với tựa đề Vĩnh Biệt Tình Em Đầu, NXB Hoàng Hạc năm 1975. Tác phẩm nầy đã edit lại còn 670 trang, được đánh gía là một trong những tác phẩm dịch thuật văn chương hay nhất.

    Độc giả ở Miền Nam VN đã biết qua tác phẩm và nhiều bài viết trên báo khi nhận tin Nobel Văn Chương năm 1958 vì vậy khi cuốn phim nầy được trình chiếu, trở thành hiện tượng, khán giả đợi chờ, sắp hàng mua vé.

    Năm 1972, phim Doctor Zhivago với tựa đề Việt ngữ Vĩnh Biệt Tình Em được chiếu tại rạp Rex ở Sài Gòn, sau đó được chiếu nhiều thành phố ở miền Nam Việt Nam, trở thành hiện tượng phim tình cảm hay nhất. Chỉ nghe Tình Khúc Lara (Lara’s Theme) trong phim Dr. Zhivago khán giả đã say đắm.

    Thời đó, mỗi cuốn phim được trình chiếu có tờ chương trình (program), cuốn phim nầy có ghi thêm quý bà, quý cô mang khăn theo để thấm nước mắt. Thời đó vào hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt nên mối tình nam nữ giữa người trai thời chiến với người tình hậu phương thường xảy ra “sinh ly tử biệt” nên cuốn phim nầy với bi kịch đau thương

    Nhạc phẩm Somewhere, My Love (moderately) trong phim không có lời, sau đó ban nhạc Ray Conniff trình bày với lời ca, trở thành ca khúc, không có chữ nào nhắc đến tên Lara, ca khúc tiếng Pháp là La Chanson de Lara. Phạm Duy dịch bài hát sang lời Việt dưới tên Hỡi Người Tình Lara (3/4, valse) sau khi cuốn phim được chiếu ở miền Nam VN. Lời đầu ca khúc “Người tình thương nhớ hãy lắng nghe lời mặn mà” và câu kết “Người em yêu hỡi nhớ thương đi đi chớ phai”. Trong lời Pháp, lời ca khúc La Chanson de Lara của Maurice Jarre, tên Lara được nhắc đến nhiều hơn nguyên bản tiếng Anh (chỉ gọi một lần) như: “Un jour Lara, quand le vent a tourné. Un jour Lara, ton amour t’a quitté. Tes yeux Lara revoient toujours ce train…  Un jour Lara, quand tournera le vent. Un jour Lara, ce sera comme avant”. Nhạc sĩ Xuân Vinh(làm tại Cục Tâm Lý Chiến, đài phát thanh quân đội) chuyển thành ca khúc Người Yêu Tôi Đâu. Sau đó, có thêm lời Việt của nhạc sĩ Trường Hải với tựa Người Yêu Tôi Đâu theo nguyên tác Somewhere, My Love “Người tôi yêu dấu. Nỡ để hồn tôi quạnh hiu…” và phần ĐK: “Bốn mắt nhìn nhau nào ai đâu nói gì. Em ngày xưa nét thời gian chẳng mờ. Dẫu gặp lại lòng vương thoáng bâng khuâng. Sao bờ tim niềm thổn thức xa vời” cũng được nhiều người ái mộ. Như vậy nghe La Chanson de Lara của Maurice Jarre với tiếng hát của John William cảm thấy tha thiết với bóng dáng người tình. Vì vậy, với các nhạc phẩm ngoại quốc với lời Việt (khác với thơ, dịch nguyên câu) chỉ dựa vào nội dung để viết lời ca tùy theo cảm xúc hợp với giai điệu thường hay hơn.

    Có nhiều đêm tôi chỉ nghe duy nhất một nhạc phẩm từ độc tấu dương cầm, vỹ cầm, tây ban cầm… tiếng kèn đến ban nhạc. Với ca khúc, ca sĩ nam, nữ để cảm nhận tiếng hát nào phù hợp với giai điệu. Có lẽ vì vậy tôi quen với sự tĩnh lặng vì trong không gian đó mới thực sự thả hồn trong thế giới âm thanh. Chẳng hạn ca khúc My Heart Will Go On của nhạc sĩ James Horner, lời Will Jennings, với tiếng hát Celine Dion trong phim Titanic thì không thích nghe tiếng hát nào nữa.

    Hiện Tượng Lara

    Tuy Lara không còn thơ ngây, trinh trắng nhưng vẻ đẹp trong tâm hồn, tình yêu nồng nàn, say đắm, bất chấp ngang trái, bất chấp sự đe dọa, kết tội của chế độ CS Liên Xô hà khắc, nàng dấn thân trong cuộc tình với tất cả trái tim và tâm hồn.

    Ca sĩ Quỳnh Giao ghi nhận “Ngày xưa, ở tại Sài Gòn, Lara đã mở ra cho chúng ta những khung trời thơ mộng và bi thương của một thế giới khác, trong một hoàn cảnh rất chung của tình yêu trong chiến tranh và hận thù. Những gì xảy ra sau đó tại Việt Nam còn vượt qua mọi sự bi thảm của tác giả Boris Pasternak và nhiều nàng Lara thật ở ngoài đời, ở trong thế giới của chúng ta, đã khiến mình có thể quên được người nghệ sĩ Julie Christie…”.

    Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng viết về Nhân Vật Lara của Boris Pasternak: “Lara – ngoài đời, người đã cho Pasternak hình tượng nhân vật Lara, tên thật là Olga Ivinskaya và đã qua đời vào ngày 8 tháng 9, 1995 tại Mạc Tư Khoa.

    Trong một lá thư gửi R. Schweizer đề ngày 7 tháng Năm, 1958, Pasternak đã viết về Olga Ivinskaya như sau: “Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tôi đã gặp một phụ nữ trẻ, tên là Olga Ivinskaya… Nàng chính là Lara trong cuốn tiểu thuyết mà tôi bắt đầu viết chính vào thời kỳ đó… Nàng là hiện thân của niềm yêu đời và đức hy sinh… Nàng biết rõ đời sống tinh thần của tôi và mọi công việc văn chương của tôi.”

    Khi trả lời phỏng vấn của nhà báo Anh, nhà văn Pasternak nói: “Nàng là người bạn lớn, rất lớn của tôi. Nàng đã giúp tôi trong thời gian tôi viết sách, trong cuộc đời tôi… Nàng đã bị tù 5 năm vì kết thân với tôi. Thời trẻ của tôi không có một nàng Lara độc nhất… Nàng Lara của tôi thời trẻ ấy là vốn sống chung. Còn nàng Lara của tôi thời về già thì đã được ghi khắc vào trái tim tôi bằng máu của nàng và bằng cảnh tù đày của nàng”…

    Pasternak kể lại buổi hẹn đầu tiên, ông gọi điện thoại đến toà soạn Novy Mir, nói với Olga: “Tôi muốn cô gọi tôi là ‘anh’, bởi vì gọi là ‘đồng chí’ nghe giả dối lắm”.

    Olga nhắc lại mối tình của bà và Pasternak: “… Cuốn tiểu thuyết ấy đã bắt đầu quyết định cả số phận của hai chúng tôi. Nó như một thứ bùa mê. Nó đem đến niềm hạnh phúc điên cuồng cùng nỗi đau khổ ghê gớm. Càng gần đến cái chết của nhân vật, đến dấu chấm cuối cùng, thì đoạn kết của cuộc đời chúng tôi càng gần lại.”

    … Olga Ivinskaia đã ra đi, nhưng nàng Lara vẫn còn ở lại mãi mãi với người đọc chúng ta. Hãy tưởng tượng “cánh tay phải” của ông đang lau cho ông những giọt nước mắt. Hãy tưởng tượng Pasternak là một người hạnh phúc…”. (NXH)

    Hình ảnh Lara được Anna Pasternak, cháu gái của nhà văn viết thành tác phẩm cũng như Dr. Zhivago trở thành chứng nhân của thời đại.

    Nếu (lỡ dại) vướng cái nghiệp đa cảm, lãng mạn thì hà cớ gì với “đoạn đường chiến binh”… nghịch cảnh, trớ trêu, cay đắng, chông gai!

    Với tôi, Lara trong tác phẩm, trong phim… hay ẩn hiện đâu đó, luôn luôn là hình ảnh đáng yêu, đáng quý của người tình muôn thuở.

    Trong bài thơ Autumn của Boris Pasternak ở đoạn cuối với hai câu thơ:

    “You are the blessing on my baneful way,

    When life has depths worse than disease can reach”

    (Em hạnh phúc trên đường anh khổ lụy

    Khi cuộc đời tồi hơn cả thương đau – Thân Trọng Sơn)

    Với kẻ tình si thì có khi nếm cái thú đau thương như bài thơ Thú Đau Thương của Lưu Trọng Lư với hai câu cuối “Giờ đây ta đốt nén hương. Trên tay ta buộc dải tang cho tình” khi Vĩnh Biệt Tình Em.

    Nhà văn Anh Oscar Wilde (người Ireland, 1854-1900) đa tình, đa cảm nên câu nói của ông: “Trái tim được tạo ra để tan vỡ” (The heart was made to be broken). Thật chí lý, với người thà có trái tim để chấp nhận tan vỡ còn hơn không có trái tim. Với tôi, từng sống chết với trái tim, còn bạn?.

    Vương Trùng Dương, Viết lại, Little Saigon, 9/2023

  • Âm nhạc,  Sinh Hoạt,  Vương Trùng Dương

    Từ Ca Khúc Million Scarlet Roses, Thơ & Nhạc Việt Nam Vương Trùng Dương

    “The rose speaks of love silently, in a language known only to the heart”

    Vào giữa thập niên 1980s, phổ biến trong nước Triệu Đóa Hoa Hồng, tuy là bản nhạc trữ tình với mối tình dang dở nhưng lời Việt, nhạc Liên Xô nên tôi bị “dị ứng” nên chẳng để ý, dù sau nầy với ca sĩ hải ngoại… Trong thời gian xảy ra dịch Covid-19 ở Mỹ, không được đi đâu, ở nhà viết lách, đọc sách và nghe nhạc, tình cờ nghe ca khúc Million Scarlet Roses, tìm hiểu thêm mới biết đây là nhạc phẩm nổi tiếng, được phổ biến khắp nơi. Và, thật không ngờ, ca khúc nầy được mọi người ái mộ nhiều như vây. Tình cờ, qua mẩu chuyện được biết, trong một lần được nghe ca khúc nầy… gợi ý tôi viết về loài hoa và bóng dáng vẫn còn lởn vởn trong đêm hè. Với tôi là người ghi chép cùng sự đồng cảm với nhau vì đôi khi nguồn cảm hứng chợt đến rồi đi trong khoảnh khắc nên viết để lưu niệm, mong rằng khỏi mai một theo thời gian trong cõi vô thường nầy. Và, nhân ca khúc Million Scarlet Roses từ thơ phổ nhạc, viết về thơ phổ nhạc trong nhiều thập niên qua.

    Giữa thi ca và âm nhạc có mối lương duyên với nhau, sự tương đồng trong ngôn từ và âm điệu, thơ Việt Nam được phổ nhạc rất nhiều, có lẽ ngôn ngữ đơn âm dễ phù hợp với nốt nhạc. Có ca khúc phổ thơ cùng tựa đề, có ca khúc khác tựa và ca khúc dựa vào ý thơ… Nhiều bài thơ nhờ phổ thành nhạc nên được phổ biến rộng rãi và sống mãi với thời gian. Với ca khúc đến với mọi người bất cứ lúc nào, trong mọi hoàn cảnh, lúc buồn khi vui và tùy theo tâm trạng thích nghi với nội dung của nó.

    Kể từ khi dòng nhạc Tây phương ảnh hưởng đến buổi bình minh của âm nhạc Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp sáng tác bài thơ Chùa Hương (Cô Gái Chùa Hương) năm 1934, nhạc sĩ Hoàng Quý phổ thành ca khúc Chùa Hương năm 1943, là một trong những ca khúc đầu tiên được phổ nhạc của nền tân nhạc. Nhạc sĩ Trần Văn Khê đã phổ nhạc Đi Chơi Chùa Hương năm 1946… nửa thế kỷ sau Trung Đức phổ thành ca khúc Em Đi Chùa Hương.

    Viết về thơ phổ nhạc, bài viết của tôi giữa thập niên 1990s đã phổ biến trên website Quán Gió ở Úc và Xứ Quảng của La Lương ở Mỹ… Trong phạm vi bài nầy chỉ đơn cử số nhạc phẩm tiêu biểu vì nều đề cập đến phải viết thành sách cả trăm trang. Nhạc sĩ Phạm Duy nổi tiếng về thơ phổ nhạc, điển hình như: Thuyền Viễn Xứ (bài thơ của Huyền Chi (cô gái tên Ngọc Bút mới 18 tuổi) sáng tác năm 1952, nhạc phẩm nầy ấn hành năm 1954. Hai bài thơ của Minh Đức Hoài Trinh với Kiếp Nào Có Yêu Nhau, Đừng Bỏ Em Một Mình, Phạm Duy phổ thành hai ca khúc nổi tiếng nhất. Ngoài ra còn có bài thơ Còn Chi Nữa của Lưu Trọng Lư, ca khúc Hoa Rụng Ven Sông, Chiều của Xuân Diệu với nhạc phẩm Mộ Khúc (bài thơ Chiều của Hồ Dzếnh, với ca khúc cùng tên của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước)… Các bài thơ phổ thành ca khúc cùng tên như: Bài thơ Ngậm Ngùi của Huy Cận, bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, bài thơ Tiếng Sáo Thiên Thai của Thế Lữ năm 1941, phổ nhạc năm 1952, bài thơ Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm, bài thơ Nếu Anh Còn Trẻ của Hoàng Cầm, bài thơ Kỷ Vật Cho Em của Linh Phương, bài thơ Cô Hái Mơ của Nguyễn Bính… Hai bài thơ của Cung Trầm Tưởng, Mùa Thu Paris phổ nhạc cùng tên và bài Chưa Bao Giờ Buồn Thế, phổ nhạc thành Tiễn Em… Bài thơ Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan được phổ thành những ca khúc Những Đồi Hoa Sim của Dzũng Chinh, sau đó là các nhạc sĩ Song Ngọc, Duy Khánh, Anh Bằng… Chᴜyện Nɡười Cᴏn Gái Hái Sim của Hồng Vân và Phạm Duy với ca khúc Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà. Các bài thơ của Vũ Hữu Định, Phạm Thiên Thư, Phạm Văn Bình… được phổ thành ca khúc quen thuộc.

    Nhạc sĩ Phạm Đình Chương nổi tiếng với những bài thơ phổ nhạc như Đôi Mắt Người Sơn Tây (bài thơ Đôi Bờ và Mắt Người Sơn Tây của Quang Dũng), bài thơ Tình Tự Dưới Hoa của Đinh Hùng với ca khúc Mộng Dưới Hoa, Người Đi Qua Đời Tôi (bài thơ Thơ Cũ Của Nàng của Trần Dạ Từ)… Các bài thơ của Thanh Tâm Tuyền được phổ thành ca khúc Nửa Hồn Thương Đau, Bài Ngợi Ca Tình Yêu, Dạ Tâm Khúc, Đêm Màu Hồng (ca khúc nầy thường mở đầu ở phòng trà Đêm Màu Hồng…Những bài thơ của Thanh Tâm Tuyền sáng tác khi ở trong lao tù được Cung Tiến phổ thành thơ trong tuyển tập Vang Vang Trời Vào Xuân. Nhạc sĩ Cung Tiến đã phổ thơ các ca khúc như Hoàng Hạc Lâu (Vũ Hoàng Chương dịch thơ Thôi Hiệu), Vết Chim Bay (thơ Phạm Thiên Thư), Đi Núi (thơ Xuân Diệu), Thuở Làm Thơ Yêu Em (thơ Trần Dạ Từ), Lệ Đá Xanh (ý thơ Thanh Tâm Tuyền), Nguyệt Cầm (ý thơ Xuân Điệu)…

    Nhạc sĩ Hoàng Trọng, ông hoàng của Tango, hai bài thơ của Vĩnh Phúc được phổ nhạc như Cánh Hoa Yêu, Tìm Một Ánh Sao, ca khúc tuyệt vời nhất Ngàn Thu Áo Tím, lời của Vĩnh Phúc.

    Nhạc sĩ Nguyễn Hiền đã phổ nhạc cũng rất nổi tiếng như: bài thơ Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân của Kim Tuấn qua ca khúc Anh Cho Em Mùa Xuân. Các nhạc phẩm Hoa Bướm Ngày Xưa, Mái Tóc Dạ Hương, Thu May Áo Cưới (thơ Đinh Hùng), Tiếng Hát Ru Tôi (thơ Du Tử Lê), Người Em Nhỏ (thơ Thiệu Giang), Lá Thư Gửi Mẹ (thơ Thái Thủy)… Ca khúc Lá Thư Gửi Mẹ, là một trong những bài hát nỗi tiếng nhất và cũng là tâm trạng, nỗi niềm của chúng tôi khi xa hình bóng thiêng liêng nhất của cuộc đời. Tôi có cơ hội cùng sinh hoạt với nhạc sĩ Nguyễn Hiền ở Trung Tâm Văn Bút và mỗi sáng cùng uống café với nhau, ông là bộ từ điển sống về âm nhạc Việt Nam từ thời ở Hà Nội.Nhạᴄ sĩ Anh Bằnɡ với số lượng sáng tác nhiều nhất từ trong nước, ở hải ngoại trên sáu trăm bài hát, trong đó đã phổ thơ thành ca khúc như: Cô Lái Đò của Nguyễn Đình Phúc (thơ Nguyễn Bính), Anh Biết Em Đi Chẳnɡ Tɾở Về (thơ Thái Can), Khúᴄ Thᴜỵ Du (thơ Du Tử Lê), Bướm Trắng (thơ Nguyễn Bính), Mai Tôi Đi (thơ Nguyên Sa, nhạc Tiễn Biệt, Song Ngọc phổ nhạc là Tiễn Đưa), Anh Cứ Hẹn, Anh Còn Nợ Em (thơ Phạm Thành Tài), Anh Cứ Hẹn (thơ Hồ Dzếnh), Cánh Phượng Hồng Thuở Xưa (thơ Trịnh Bửu Hoài), Cahi3 Tóc (thơ Hư Vô), Có Bao giờ Em Nhớ Ta (thơ Quang Dũng), Em Về (thơ Mùi Quý Bồng), Gọi Anh Mùa Xuân (thơ Trần Mộng Tú), Huế Nhớ O (thơ Giáng Thơ), Kỳ Diệu (thơ Nguyên Sa), Nếu Vắng Anh (Cần Thiết, thơ Nguyên Sa), Sợi Tóc (thơ Sương Mai), Tiếc Thương (thơ Cao Tần)…

    Những tình khúc về hoa phổ thơ: Hoa Mẫu Đơn (thơ Hồ Dzếnh), Tɾúᴄ Đàᴏ (thơ Nguyễn Tất Nhiên), Hᴏa Họᴄ Tɾò (thơ Nhất Tuấn), Chᴜyện Giàn Thiên Lý (bài thơ Nhà Tôi của Yên Thao), Bông Hoa Vườn Dị Thảo (thơ Hoàng Song Liêm)… nhạc của Anh Bằng. Chᴜyện Hᴏa Sim (thơ Hữu Loan, nhạc Anh Bằng), Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím (thơ Kiên Giang), Chᴜyện Tình Hᴏa Tɾắnɡ, Hồi Chuông Xóm Đạo, nhạc Anh Bằng), , Đưa Em Vào Động Hoa Vàng (thơ Phạm Thiên Thư, nhạc Phạm Duy), Mùa Thu Chết (thơ Guillaume Apollinaire) về hoa thạch thảo…    Năm 1937, trên đàn VN xuất hiện nhà thơ bí ẩn với tên T.T.Kh với 3 bài thơ Hai Sắc Hoa Ti-Gôn, Bài Thơ Thứ Nhất, Bài Thơ Cuối Cùng (Đan Áo Cho Chồng), nhạc sĩ Anh Bằng đã phổ thành ca khúc Chuyện Hoa Ti-Gôn, Dĩ Vãng Một Loài Hoa, Đan Áo Cho Chồng và nhạc phẩm Hai Sắc Hoa Ti-Gôn của nhạc sĩ Trần Trịnh. Bài thơ nầy cũng được phổ thành ca khúc Hai Sắc Hoa Ti-Gôn (Trần Thiện Thanh), Chuyện Tình TTKh (Song Ngọc)… Năm 2008, ở tᴜổi 82, sánɡ táᴄ bài hát Anh Còn Yêᴜ Em, Anh Còn Yêᴜ Em, ρhổ từ thơ Phạm Thành Tài.

    Nhạc sĩ Hoàng Trọng, ông hoàng của Tango, hai bài thơ của Vĩnh Phúc được phổ nhạc như Cánh Hoa Yêu, Tìm Một Ánh Sao, ca khúc tuyệt vời nhất Ngàn Thu Áo Tím, lời của Vĩnh Phúc.Với một bài thơ của các thi sĩ được các nhạc sĩ phổ nhạc cho đến nay vẫn sống với thời gian như: Chiều của Hồ Dzếnh với Chiều của Dương Thiệu Tước, bài thơ Tống Biệt Hành của Thâm Tâm do Trầm Tử Thiêng phổ nhạc cùng tên, bài thơ Chân Quê của Nguyễn Bính, nhạc sĩ Song Ngọc phổ nhạc thành Hương Đồng Gió Nội, Trăng Sáng Vườn Chè của Văn Phụng (thơ Nguyễn Bính), bài thơ Áo Lụa Hà Đông và Paris Có Gì Lạ Không Em của Nguyên Sa, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc thành bài hát cùng tên. Bài thơ Chiều Trên Phá Tam Giang của Tô Thùy Yên, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc cùng tên… Nếu tính từ thời tiền chiến, trong nhiều thập niên qua có vài trăm bài thơ được phổ nhạc.

    Với nhạc sĩ Song Ngọc, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, năm 2018 tôi viết bài Song Ngọc, Dòng Nhạc Của Một Thời Để Nhớ và Nhật Trường Trần Thiện Thanh, Người Viết Sử Thi Cho Nhạc Lính… Trong đó đã đề cập đến những ca khúc phổ thơ, ý thơ nên chỉ đơn cử ca khúc tiêu biểu mà thôi.

    Đề cập đến thơ phổ nhạc hay nhạc phổ thơ, từ vài câu thơ, một bài thơ đến nhiều bài thơ và từ một ca khúc đến nhiều ca khúc rất dạng và phong phú… trong đó có các ca khúc của Phạm Duy. Phạm Đình Chương, Nguyễn Hiền, Anh Bằng… được nhiều người biết đến.

    Hai câu thơ của Hồ Dzếnh năm 1943: “Ðời chỉ đẹp những khi còn dang dở… Cho nghìn sau… lơ lửng với nghìn xưa” tròn tám thập niên, và từ đó đến nay, những cuộc tình đơn phương, dang dở đó qua thơ, văn, nhạc… làm xúc động trong lòng mọi người.

    Riêng về âm nhạc, từ thời tiền chiến đến hai thập niên ở miền Nam VN, nhiều nhạc sĩ sáng tác, phổ thơ với cuộc tình bi thương, dang dở mang với đau thương được trang trải qua lời ca và giai điệu…

    Trở lại với nhạc phẩm Million Scarlet Roses thơ của Voznesensky, nhạc sĩ Voznesensky phổ nhạc. Nhạc phẩm rất đơn giản chỉ có 16 trường canh (ô nhịp). Phiên khúc I & II với nốt nhạc cuối cùng giống nhau (mi), thông thường thì nốt cuối cùng khác nhau để chuyển sang phần điệp khúc có sự thay đổi về giai điệu, chấm dứt bài hát. Có ca khúc chuyển âm giai như Suối Mơ của Văn Cao, phiên khúc viết bằng âm giai thứ, tới điệp khúc chuyển sang âm giai trưởng.Nhạc phẩm Million Scarlet Roses nầy với nhịp 4/4 (C) nên có thể chuyển sang vài thể điệu khác nhanh, chậm, dồn dập, nhẹ nhàng và thông dụng tương tự như Nhạc Đồng Quê (Country Music – Folk) của Mỹ…

    Nhà thơ Andrei Voznesensky (1933-2010) nổi tiếng vào thập niên 1960s ở Liên Xô, trở thành nhà thơ Nga nổi tiếng, ngay cả ở Mỹ, kết bạn với nhà thơ Allen Ginsberg, nhà viết kịch Athur Miller… Sau đó, ông cũng là bạn thân với của triết gia Martin Heidegger, Jean-Paul Sartre… Nhưng có lẽ với người Việt, ít ai biết về thơ Voznesensky (Hai nhà thơ của Nga A. Pushkin (1799-1837), Sergei Essenin (1895-1925) trong trào lưu lãng mạn được biết đến ở VN). Bài thơ Million Scarlet Roses của Andrei Voznesensky viết để tặng cho ca sĩ Alla Pugacheva vào năm 1984. Nhà thơ lấy cảm hứng từ chuyện tình đơn phương giữa chàng họa sĩ người Gruzia  N. A Pirosmanashvili (1862-1918), sống lang bạt, không nhà, không cửa, không gia đình, chỉ có một tình yêu đơn phương với nữ ca sĩ gốc Pháp Margarita. Voznesensky cũng đa tình, lãng mạn nên dựa vào hình ảnh  chàng họa sĩ để bày tỏ tình yêu với Pugacheva. Bài thơ nầy được phổ thành ca khúc của nhạc sĩ người Latvia là Raimond Voldemarovich Pauls, lời ca của kẻ tình si, giai điệu nhẹ nhàng.Nhạc sĩ Raymond Voldemarovich Pauls sinh ra ở thủ đô Riga, Latvia năm 1936. Ông là nhạc sĩ nổi tiếng với nhiều giải thưởng. Latvia, đất nước nhỏ với diện tích khoảng 63,600 km2, vùng đồng bằng, thiên nhiên hữu tình, nằm ở phía Đông vùng biển Baltic, phía Bắc giáp Estonia, phía Nam giáp Lithuania và phía Đông giáp nước Nga. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, 3 nước nầy thuộc vào Liên Xô, năm 1991 Liên Xô và 9 nước CS Đông Âu sụp đỗ, Litvia  độc lập, năm 2004 ở khối Liên Minh Bắc Đại tây Dương (NATO) và Liên hiệp Châu Âu (EU). Năm 1991 R.V. Pauls từng là từ Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa. Năm 1993 đến năm 1998, cố vấn văn hóa cho Tổng Thống Latvia Guntis Ulmanis. Ông cũng có tham vọng trên bước đường chính trị tranh cử tổng thống nhưng thất bại. Dân số khoảng 2 triệu người, ngôn ngữ chính là tiếng Latvia và tiếng Anh. Thời gian nầy R,V. Pauls là nhà ngoại giao, nhà văn hóa nên khi đến các nước lân cận hay trong nước được chào đón với ca khúc Million Scarlet Roses. Và đất nước của ông tuy nhỏ nhưng trở thành những địa danh du lịch nổi tiếng.Lời ca khúc nầy theo bài thơ của Voznesensky với câu chuyện tình của chàng họa sĩ nghèo người Gruzia tên Niko Pirosmani (1862-1918) và nàng ca sĩ người Pháp Magragita. Chuyện kể rằng có chàng họa sĩ yêu thầm một cô ca sĩ. Cô gái có điểm đặc biệt là rất yêu những bông hồng, yêu loài hoa tượng trưng cho tình yêu và hạnh phúc. Để làm đẹp lòng cô, chàng đã bán tất cả nhà cửa, những bức tranh để đổi lấy một triệu bông hoa hồng mang tặng nàng và hy vọng nàng sẽ vui lòng, nhưng sau đó cô ca sĩ này biết được người tặng những bông hoa hồng đó là một nhà họa sĩ nghèo nên chàng chỉ còn mối tình đơn phương!.

    Lời Việt với Diệp Minh Tuyền, Trung Kiên và có thêm vài lời ca khác… vì dựa theo chuyện tình để viết về mối tình đơn phương, thầm kín, dang dở. Là văn nhân thường được nhắc đến với cuộc tình si vì được đề cập qua thơ, văn, nhạc…Ở Việt Nam có vài giai thoại về nhạc sĩ đa tình, nhiều ca khúc trữ tình chạy theo cuộc tình với “tặng hoa”. Nhạc sỹ Đoàn Chuẩn qua đời năm 2001, tôi viết bài Đoàn Chuẩn & Gửi Người Em Gái (sau đó đăng trong quyển Văn Nhân & Tình Sử, ấn hành năm 2005, trang 63-78), ông là nhạc sĩ đa tình, lãng mạn… cũng là chất liệu để sáng tác nhiều ca khúc trữ tình với những bóng hồng dù chỉ là một thoáng mơ thôi.

    Đoàn Chuẩn lập gia đình khi còn học trung học vào năm 1942. Nhưng những ca khúc của ông Tà Áo Xanh, Thu Quyến Rũ… với bóng hồng ca sĩ Thanh Hằng… Tiếp đến với bóng hồng ca sĩ Mộc Lan (do nhạc sĩ Lê Thương đặt danh hiệu lần đầu tiên hát ca khúc Trên Sông Dương Tử của ông). Đoàn Chuẩn sau lần nghe Mộc Lan từ Sài Gòn ra Hà Nội hát bài Đi Chơi Chùa Hương của Trần Văn Khê phổ thơ Nguyễn Nhược Pháp ở nhà hát lớn Hà Nội, đã đem lòng thầm yêu trộm nhớ.

    Theo nhạc sĩ Lê Hoàng Long, tác giả Gợi Giấc Mơ Xưa, bạn của Đoàn Chuẩn tiết lộ thì sau khi tới Sài Gòn, họ Đoàn đã tìm được địa chỉ của Mộc Lan trên đường Espagne ở Tân Định nhưng không trực tiếp “yết kiến” mà chỉ nhờ chủ một tiệm bán hoa tươi mang hoa đến tặng Mộc Lan mỗi sáng sớm, và không tiết lộ tung tích người gửi hoa. Đoàn Chuẩn đặt trước tiền hoa và tiền công cả tháng cho chủ hàng hoa tươi rồi trở lại Hải Phòng, không quên để lại địa chỉ liên lạc của mình.

    Sau 3 tuần nhận được hoa đều đặn, ca sĩ Mộc Lan không cầm lòng được đã đề nghị người đưa hoa cho biết tên người tặng. Được sự đồng ý của Đoàn Chuẩn, chủ hàng hoa đã thông báo cho Mộc Lan biết người gửi tặng hoa cho nàng chính là nhạc sĩ Đoàn Chuẩn cùng với địa chỉ kèm theo. Sau đó, nhạc sĩ họ Đoàn nhận được lá thư của người đẹp với lời cảm ơn và hy vọng có ngày được hội ngộ. Thế là Đoàn Chuẩn lại gửi tiền để chủ hàng hoa tiếp tục tặng hoa cho người đẹp liền 2 tháng nữa.

    Mấy tuần sau đó, Đoàn Chuẩn rất xúc động khi nhận được lá thư tiếp theo của Mộc Lan và ông đã biến tình cảm dâng trào của mình thành bản nhạc Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay với lời đề tặng M.L.

    Ca khúc Gửi Người Em Gái Miền Nam, tuy không ghi tặng M.L khi phân chia hai miền Nam/Bắc nhưng đó là ca khúc dành cho Mộc Lan.

    Sau nầy có vài mẩu chuyện viết về cuộc tình nhưng cũng thuộc vào tình sử.

    Nhạc sĩ Robert Schumann cho rằng “Nhiệm vụ cao quý của âm nhạc là chiếu sáng vào những cõi sâu thẳm trong trái tim con người”, trong đó không những trong tâm hồn nhạc sĩ mà trong trái tim người thưởng ngoạn, có thể hình bóng nào đó khi cất tiếng hát đã in sâu vào tâm khảm. Có lẽ “Âm nhạc lấp đầy khoảng vô hạn giữa hai tâm hồn” (thi hào Rabindranath Tagore).

    Có những nhạc phẩm chỉ lấy ý từ thơ hoặc câu thơ nào đó, vì vậy như đã đề cập ở trên, trong lúc cảm hứng nên – theo sự gợi ý – lấy tựa đề của bài thơ và nhạc để cảm tác.

    Triệu Hoa Hồng Thắm

    Cảm tác:

    “PK I: Lòng anh thầm mơ hoa hồng thắm

    Em là tiên nữ với hoa hồng

    Nụ cười thật xinh như ngàn hoa

    Xao xuyến tim anh triệu đóa hồng

    PK II: Nầy người tình si anh thầm nhớ

    Em cười trong nắng ngát hương đời

    Hiện về trần gian mang tình yêu

    Trong cõi nhân gian đẹp nhất đời

    ĐK: Với tiếng hát như pha lê em như hoa khoe sắc thắm

    Tiếng hát đó ru tim anh trong cơn mê hồn say đắm

    Bao yêu thương trong tim anh đang lâng lâng niềm thương nhớ

    Trong âm vang qua câu ca như ru anh cuối cuộc đời”. Nếu nhà văn Pháp Edmond Jabès cho rằng “Chỉ một đóa hồng là đủ cho bình minh” nhưng triệu đóa hoa hồng trong thơ và nhạc của Voznesensky và Voldemarovich Pauls không thấy bình minh mà là bóng chiều tà vì mối tình si khi cô độc mới là mối tình “Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở” để viết vì đó phát xuất tận cùng của trái tim!

    Trong thi ca và âm nhạc Việt Nam có nhiều nhà thơ và nhạc sĩ đã thành danh từ thập niên 40, 50 và 60… riêng về thơ phổ nhạc với số lượng lớn từ trong nước đến gần nửa thế kỷ ở hải ngoại. Điển hình như nhạc sĩ Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Anh Bằng, Nguyễn Hiền, Cung Tiến… nhưng không có nhạc phẩm nào được dịch ra nhiều thứ tiếng để hòa nhập vào nền âm nhạc trên thế giới.

    Vương Trùng Dương, Little, August 2023

  • Âm nhạc,  Vương Trùng Dương

    Nhịp & Phách Trong Các Thể Điệu Khiêu Vũ

    VTrD Dance 04.jpg

    Âm Nhạc rất gần gũi với cuộc sống vì bất cứ nơi đâu, lúc nào cũng có thể thưởng thức được. Khi thưởng thức bản nhạc qua tiếng đàn, tiếng hát, ban nhạc… nếu hiểu khái quát về nhạc lý thì dễ cảm nhân hơn, và đôi khi hòa nhịp cùng bước chân như tập thể dục. Nay có đàn Keyboard (Electronic Keyboard), loại Synthesizer cài đặt sẵn tất cả Program về Điệu (Style, Rhythm) nên solo với tiếng hát, coi như ban nhạc nhẹ.

    Cấu trúc bản nhạc (Structure) thông thường gồm 3 Phiên Khúc (Verse) và 1 Điệp Khúc (Chorus).

    Dạo Nhạc (Intro) là đoạn dạo đầu của ca khúc. Chuyện Đoạn (Breakdown) là quá trình chuyển đổi từ cuối đoạn Chorus tới đầu phần Verse tiếp theo của ca khúc. Chuyển tiếp cuối bài (Bridge) là phần chuyển tiếp tùy chọn ở gần cuối ca khúc. Đoạn Bridge (nếu có) chỉ xuất hiện một lần trong ca khúc, nhạc cùng lời ca khác biệt với tất cả các phần còn lại trong ca khúc. Và phần Kết Thúc (Outro) thường có độ dài tương tự như Intro. Phần lời của ca khúc là Lyrics.

    Nhịp Độ (Tempo) là tốc độ của một bản nhạc, được ký hiệu bằng chữ, thường được viết trên khuông nhạc ở đầu bản nhạc hay đoạn nhạc, chương nhạc. Những ký hiệu chỉ nhịp độ thông dụng thường là tiếng Italia. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, người ta có thể dùng cả ngôn ngữ riêng của đất nước mình để ký hiệu nhịp độ. Tempo có thể thay đổi tùy theo thể loại nhạc, nhưng dù chơi nhanh hay chậm thì vẫn phải đều nhịp.

    Tempo cho biết từ Larghissimo (rất chậm), Lento (chậm)…  Adagio (chậm & khoan thai)…  Moderato (vừa, nhẹ nhàng)… Allegretto (nhanh vừa), Allegro (nhanh)… Vivace (sống động và nhanh)… đến Presto,  Prestissimo (cực nhanh). Trong nhạc phẩm có lời thì từ Lento đến Allegro. Ví Dụ: Ca khúc Tiếng Xưa (Lento Tristamente) của Dương Thiệu Tước. Ca khúc Dừng Bước Giang Hồ (Allegreto) của Hoàng Trọng với điệu Paso Doble, hát cũng hụt hơi thở.

    Thông thường, bản nhạc có từ 32 đến 40 Ô Nhạc (Trường Canh, Mesure). Ví Dụ: Ca khúc Làng Tôi của Chung Quân có 26 trường canh và phần dạo nhạc với 4 trường canh. Nhưng ca khúc Làng Tôi của Văn Cao chỉ có 16 trường canh, không có phần dạo nhạc. Nhưng ca khúc Thiên Thai của Văn Cao có 76 trường canh và 2 trường canh dạo nhạc. Ca khúc Thu Quyến Rũ của Đoàn Chuẩn & Từ Linh có 40 trường canh và phần dạo nhạc với 8 trường canh… Vì vậy không có giới hạn với từng ca khúc về trường canh.

    * Nói đến ca khúc với Giai Điệu & Tiết Tấu.

    Giai Điệu (Mélodie, Melody) là một chuỗi nối tiếp của các nốt nhạc, sự kết hợp của cao độ và nhịp. Các giai điệu cũng có thể được mô tả bởi sự chuyển động đều đặn của chúng hoặc các khoảng trống hoặc các khoảng giữa các khoảng trống. Như vậy, một bài hát, một bản nhạc chính là sự kết hợp của nhiều giai điệu lặp lại nhau một cách liên tục. Các giai điệu sẽ được chia nhỏ thành những trường canh và nối tiếp với nhau thành một bài hát hoàn chỉnh.

    Tiết Tấu (Rythme – Pháp) là sự chuyển động trong thời gian, có âm thanh trước, âm thanh sau nối tiếp nhau từ đầu bài cho đến cuối bài. Tiết tấu chính là sự sắp xếp các âm thanh ngắn dài khác nhau, thành từng nhóm nhỏ, nhóm lớn theo cảm hứng của người soạn nhạc. Nhạc sĩ Vincent d’Indy định nghĩa: “Tiết tấu là sự trật tự và cân xứng trong không gian và thời gian” (Le Rythme est l’ordre et la proportion dans le temps et l’espace).

    Vì vậy khi đề cập đến ca khúc thường nhận xét về Giai Điệu và Tiết Tấu cùng lời để đánh giá về ca khúc đó, giai điệu nhẹ nhàng, tiết tấu dồn dập…

    Khi tiết tấu gồm toàn những phách đều nhau và cùng loại, người ta có thể chia tiết tấu chung ra thành từng phần nhỏ đều nhau bằng các vạch nhịp, tạo thành những ô nhịp (trường canh). Phần tiết tấu được chia đều trong các ô nhịp là tiết nhịp. Để chỉ rõ mỗi tiết nhịp có bao nhiêu phách, mỗi phách trường độ ra sao, ghi ở đầu nhạc phẩm với phân số gọi là số tiết nhịp (hoặc số nhịp).

    Trong tiết tấu có hai phần: Tiết tấu bình thường có trường độ, phách đều nhau. Tiết tấu bất thường phách ngắn dài, có nghịch phách (đảo phách). Đảo phách (Syncope), Nghịch Phách (Contre-temps). Nên tiết tấu là sự liên kết giữa các trường độ với nhau, trường độ có thể giống hoặc khác nhau. Có thể nói sự kết hợp này của tiết tấu tạo nên các yếu tố đảo phách và nghịch phách. Ví Dụ: Ca khúc Lệ Đá Xanh của Cung Tiến, lúc 4/4, khi 3/4

    Thông thường, hấu hết các ca khúc (bản nhạc) rất phổ thông với các Thể Điệu (Điệu Nhạc) được phổ biến rộng rãi nhất. Trong Khiêu Vũ (Dance) cũng vậy, từ những vũ điệu đơn giản như Slow, Blues… đến Pasodoble, Tango, Valse. Có những người ít am tường về âm nhạc nhưng qua tiếng trống Nhịp & Phách lả lướt trên sàn nhảy.

    * Nhịp (Rythm), Phách (Beat) trong Tiết Tấu

    Cấu Trúc Về Nhịp (Rythmic Structure) với những nốt nhạc với trường độ giống nhau trong mỗi trường canh. Thông thường người ta hay ghép nhịp và trường canh vào một cho dễ hiểu.

    Nhịp

    Khi nghe bản nhạc hay bài hát, thường thấy cách một khoảng thời gian đều nhau nào đó có một tiếng đệm mạnh (hay một tiếng trống đệm theo). Khoảng thời gian đều nhau giữa tiếng mạnh trước với tiếng mạnh sau gọi là nhịp.

    Nhịp là phần trường độ gồm những nốt nhạc hay dấu lặng được phân chia đều nhau trong bản nhạc. Trường độ đó được thể hiện qua những nốt nhạc dài ngắn: Tròn (4 phách),  trắng (2 phách), đen (1 phách), móc đơn (1/2 phách)… Mỗi phách có giá trị bằng một giây. Số phách trong mỗi ô nhịp được quy định ngay từ đầu bản nhạc bởi tử số của số chỉ nhịp, còn mẫu số của số chỉ nhịp thì chỉ giá trị của một phách.

    Về hình thức, Trường Canh được phân định bởi các đoạn thẳng đứng vạch trong khuông nhạc, những vạch đó được gọi là vạch nhịp hoặc gạch nhịp (Barline). Có hai loại vạch nhịp là vạch nhịp đơn và vạch nhịp kép. Vạch nhịp đơn dùng để phân định từng ô nhịp trong nhạc phẩm; vạch nhịp kép dùng để kết đoạn, kết bài, đổi hóa biểu, đổi số nhịp, làm dấu tái đoạn và dấu hoàn…

    * Nhịp Điệu Tiêu Biểu

    Nhịp 2/4: Số 2 biểu thị cho số phách có trong ô nhịp là 2 (1 phách mạnh, 1 phách nhẹ); số 4 biểu thị cho độ dài của mỗi phách bằng một nốt đen (nốt tròn chia cho 4).

    Nhịp 3/4: Số 3 biểu thị cho số phách có trong ô nhịp là 3 (1 phách mạnh, 2 phách nhẹ); số 4 biểu thị cho độ dài của mỗi phách bằng một nốt đen.

    Nhịp 4/4 hay (C) là loại nhịp kép 4 phách: Phách đầu (mạnh), phách hai nhẹ, phách 3 mạnh vừa, phách 4 nhẹ.

    Nhịp 3/8 là nhịp đơn trong mỗi ô nhịp có 3 phách, mỗi phách bằng 1 hình nốt móc đơn (mỗi nhịp có 3 hình nốt móc đơn)

    Nhịp 6/8 là nhịp kép, gần như là 2 nhịp 3/8 cộng lại. Gồm 6 phách: Phách 1 mạnh, phách 2 & 3 nhẹ, phách 4 mạnh vừa, phách 5  & 6 nhẹ. Mỗi phách tương đương một móc đơn.

    Phách

    Trong mỗi ô nhịp (trường canh) có giá trị thời gian bằng nốt tròn trắng, lại chia ra nhiều quãng thời gian đều nhau nhỏ hơn gọi là phách. Mỗi nhịp đều có phách mạnh, phách nhẹ. Phách mạnh bao giờ cũng nằm ở đầu ô nhịp. Nhờ có phách mạnh, phách nhẹ nên mới phân biệt được các loại nhịp khác nhau.

    Dấu tròn (Whole note) lâu bằng 2 lần dấu trắng (Half note). Dấu trắng (Half note) lâu bằng 2 lần dấu đen (Quarter note). Dấu đen (Quarter note) lâu bằng 2 lần dấu móc đơn (Eighth note). Dấu móc đơn (Eighth note) lâu bằng 2 lần dấu móc đôi (Sixteenth note). Dấu móc đôi (Sixteenth note (x)) lâu bằng 2 lần dấu móc ba (Thirty-second note). Dấu móc ba (Thirty-second note) lâu bằng 2 lần dấu móc tư (Sixty-fourth note)… Về Dấu Lặng (Rest) cũng vậy (dấu lặng tròn, dấu lặng trắng, dấu lặng đen, dấu lặng đơn, dấu lặng kép, dấu lặng móc ba, dấu lặng móc tư với ký hiệu riêng của nó)

    Nhạc phẩm với nhiều nốt tròn trắng như Bến Cũ của Anh Việt. Tình Nghệ Sỹ của Đoàn Chuẩn & Từ Linh. Thường là điệu Slow ở cuối mỗi lời ca.

    Nhạc phẩm với nhiều nốt trắng như Đêm Tàn Bến Ngự của Dương Thiệu Tước. Thoi Tơ của Đức Quỳnh.

    Nhạc phẩm với nhiều nốt đen như Tiếng Thu của Phạm Duy. Nốt trắng và đen đều ngang nhau như Nắng Chiều của Lê Trọng Nguyễn.

    Nhạc phẩm với nhiều nốt móc đơn như La Musique de L’Amour của Paaul de Seneville & Oliver Tousaint. Móc đơn và móc kép như Tôi Đưa Em Sang Sông của Nhật Ngân. Hẹn Hò của Phạm Duy. Ngọc Lan của Dương Thiệu Tước. Đêm Đông của Nguyễn Văn Thương. Rất nhiều nhạc phẩm với móc đơn vì linh động uyển chuyển thêm, bớt với móc đôi để lời ca hợp với giai điệu.

    Nhạc phẩm với nhiều nốt móc kép như Lyphard Melody của Paaul de Seneville & Oliver Tousaint.

    Nhạc phẩm với nhiều nốt móc kép, ba và bốn như Nocturne Op.9, No.2 của Chopin.

    * Số lượng phách trong mỗi ô nhịp tùy thuộc vào số chỉ nhịp.

    Phách có thể chia ra làm nhiều phần nhỏ hơn một nốt nhạc hoặc có thể có nhiều phách trong một hình nốt nhạc. Ví Dụ: Như đề cập ở trên, trong nhịp 4/4, một phách có thể bằng một hình nốt đen hoặc 2 hình nốt đơn hoặc 4 hình nốt móc kép…

    Nếu nhạc phẩm được bắt đầu bằng một ô nhịp không đầy đủ, thì ô nhịp đó được gọi là ô nhịp lấy đà. Trong trường hợp này, ở cuối nhạc phẩm cũng sẽ có một ô nhịp không đầy đủ bổ sung cho nhịp lấy đà, nghĩa là tổng giá trị trường độ của hai ô nhịp này cộng lại vừa bằng giá trị trường độ của một ô nhịp bình thường.

    Nhân đây, đề cập tổng quát về các Nhịp thông dụng với các Thể Điệu của bản nhạc.

    * Nhịp 2/4:

    Slow: chậm rãi. Slow Rock

    Slow và Slow Rock đều được đánh ở nhịp 2/4 và 4/4 (Slow Foxtrot) nên dễ nhầm là 2 câu này đánh giống nhau nhưng thật chất điệu Slow được đánh là bùm bum chát bum: Bass 3-2-1-3. Có khi nhầm tưởng là điều Blues nhưng Blues được đánh là bum chát bùm bum: Bass 3-2-1 dây trầm.

    Slow Rock là điệu nhạc kết hợp giữa sự chậm rãi của điệu Slow và sự lôi cuốn của điệu Rock nó được rải điều đặn từ những chùm liên ba liên tiếp nhau bùm chát chát chát chát bùm: Bass 3-2-1-2-3. Ví Dụ: Sau Một Cuộc Tình của Song Ngọc.

    Slow Fox:  Tương tự như Slow nhưng đệm nhanh hơn

    Swing: Tương tự như Slow Fox nhưng nhanh và nhộn hơn. Ví Dụ: Ca khcu1 Đón Xuân của Phạm Đình Chương.

    Blues: Tương tự như Slow, nhưng có thể không cần ngắt ở phách hai, nghĩa là đánh trải 2 hợp âm đều đặn, chậm và đậm tính day dứt!  Thực sự nghe ra thì rất gần với Slow. Ví Dụ: Ca khúc Lụy Tình của Đỗ Lễ.

    Tango: Nhịp 2/4, (có khi nhịp 4/4) dứt khoát, giai điệu nhẹ nhàng nhưng không kém phần sôi động với nhịp điệu nhộn nhịp và tình cảm. Điệu Tango cũng có khá nhiều biến thể và nhịp điệu nhanh chậm khác nhau:

    Điệu Tango thường: “chát chát – chát bùm chát” với phần điệp khúc “chát chát chát chát”. Điệu Tango Hebanera: “bùm chát chát – chát bùm bum” với phần điệp khúc dồn dập theo điệu. Ví Dụ: Tango Dĩ Vãng của Anh Bằng. Con Đường Mang Tên Em (Tango Habanera) của Trúc Phương. Bóng Chiều Tà của Nhật Bằng.

    Bebop: Nhịp 2/4 (có khi 4/4). Ví Dụ: Gặp Nhau Làm Ngơ của Trần Thiện Thanh.

    Pasodoble: Nhịp 2/4 mang đặc trưng Flamengo Tây Ban Nha. Ví Dụ: Dừng Bước Giang Hò của Hoàng Trọng. Thưởng khởi đầu cho buổi khiêu vũ, phần dạo nhạc với 7 trường canh.

    * Nhịp 3/4:

    Boston: chậm (đầu bản nhạc thường ghi tempo 60 đến 80). Ví Dụ: Điệu Boston Buồn của Đỗ Lễ.

    Valse: nhanh (đầu bản nhạc thường ghi tempo 140 trở lên). Ví Dụ: Ly Rượu Mừng của Phạn Đình Chương rất phù hợp cho dịp đầu Xuân.

    Điệu Valse có một mẫu nhịp phổ biến là “bùm chát chát bùm chát chát” kèm theo các biến thể như “Bass 3-2-1-2-3” hay “Bass 321 321”.

    * Nhịp 4/4 (C)

    Boléro (có khi nhịp 2/4). Ví Dụ: Ai Lên Xứ Hoa Đào của Hoàng Nguyên, Cánh Thiệp Đầu Xuân của Lê Dinh & Minh Kỳ. Điệu Boléro với nhịp độ (tempo) từ 60-80.

    Rumba, nhanh hơn với nhịp độ (tempo 80-100, có Rumba Moderato (Ví Dụ ca khúc Tiếng Hát Cho Đời của Song Ngọc).

    Mambo như ca khúc Mambo Italiano của Bob Merrill.

    Chachacha: Các phách 1, 2, 3, 4 được đánh như nhau. 1 2 3 4 & 1. Khi nhận ra các phách đánh thì có thể nghe kiểu tượng thanh như sau: chát (2) chát (3) bùm (4) bùm (&) bùm (1).

    Twist là một điệu nhảy của Mỹ được truyền cảm hứng bởi dòng nhạc Rock and Roll.

    Nhảy Twist thì hai bàn chân thường chuyển động cùng chiều. Nhảy Twist thì chuyển động từ hông xuống chân là chính. Nhảy Twist có thể chuyển động trên phần mũi giày hay trên phần gót chân. Sự hoán chuyển giữa chuyển động mũi và chuyển động gót trong lúc nhảy sẽ tạo ra những di chuyển Twist đẹp hơn. Các bước nhảy thần kỳ của Michael Jackson thì sẽ hiểu được sự tinh tế của kỹ thuật này. Ví Dụ: 60 Năm Cuộc Đời của Y Vân. Ca sĩ Mai Lệ Huyền được thành danh cua ca khúc nầy.

    Nếu Twist không dở chân thì Rap sôi động với đôi chân. Đặc điểm ở điệu Rap khi khiêu vũ, nam nữ sánh vai nhau và cùng bước chân phải trước.

    Thông thường trong một bản nhạc không thay đổi giá trị nhịp và phách, tuy nhiên một số thể loại âm nhạc “phức tạp” có thể thay đổi chỉ số nhịp như Jazz, Fusion, Progressive Rock … (đoạn intro có chỉ số nhịp 4/4, sang đoạn điệp khúc thì thay đổi thành 5/8, kết bài với 2/4).

    Ví Dụ: Le Beau Danube Bleu) của Johann Strauss II tuy là Valse nhưng lúc khoan thai, khi đến Phiên Khúc dồn dập như sóng vỗ, nên sành nhảy phải quay liên tục cho đến khi trở lại Điệp Khúc.

    * Cách Nhận Biết Điệu Nhạc Khiêu Vũ

    Khi học khiêu vũ, đầu tiên với miệng đếm. Đếm ở đây có nghĩa là đếm nhạc, và cần đếm nhạc một cách chính xác theo nhịp của điệu nhảy trước khi học những bước nhảy.

    Có 2 cách đếm nhạc: Đếm cơ bản là cách học để quen với nhịp và phách, không đi sâu vào chi tiết kỹ thuật. Đếm thực tập khi đi sâu vào chi tiết kỹ thuật. Ví Dụ:  Điệu Chachacha, đếm cơ bản như sau: hai ba cha cha một, và khi các bạn học chi tiết hơn thì sẽ đếm hai và ba và bốn và một, vì chữ và chỉ bước chân lên xuống hay qua trái qua phải ở các con số hai ba bốn một.

    Miệng đếm, chân nhảy

    Khi nào miệng đếm nhuần nhuyễn theo nhạc được rồi áp dụng khi học cách bước chân. Miệng đếm chân nhảy theo tiếng nhạc, cứ miệng đếm chân nhảy liên tục, chỗ nào chưa thông thì ngừng lại và tập lại cho đến khi thông, và khi nào miệng đếm và chân nhảy đồng nhịp với nhau thì hoàn tất giai đoạn đầu. Nữ thì dễ dàng hơn nam vì nam có “bổn phận” phải dìu nữ.

    Ngày hai có vài thể điệu nhảy thông dụng, không những trong vũ trường mà còn trên các sân của đường phố.

    Nhạc Boléro thường chậm hơn nhạc Rumba. Nhạc Boléro viết theo nhịp 4/4, thông dụng nhất ở miền Nam VN trước đây với các ca khúc của Trúc Phương, Nhật Trường, Hoàng Thi Thơ, Châu Kỳ…

    Nhạc Boléro có cách đánh (trống hay đàn) khác với điệu Rumba vì sự nhanh, chậm như đề cập ở trên

    Tiếng đánh nghe to nhất chưa hẳn là của trọng âm (phách 1). Tiếng của trọng âm thường là tiếng trầm, mạnh và chắc. Thí Dụ: tiếng “chát” khi gõ vào mâm (cymbal) nghe kêu rất to và vang (nhưng không trầm và chắc) không phải là tiếng của trọng âm 1. Trong  Rumba tiếng đánh vào cymbal thường là ở phách 2 và 4. Chính tiếng trống đạp nghe “bùm bùm” mới chính là trọng âm, nghe mạnh, chắc và trầm.

    Tiếng trống đánh cho điệu Bolero:

    Người đánh trống có lúc tay phải đánh nhanh vào 3 trống: trống giữa, trống phải, trống trái: tiếng cuối cùng đánh vào trống bên trái là phách 1.

    Sau đó là khua trống: gõ 2 dùi rất nhanh lên trống trái, cùng lúc đạp chân trái để chập cymbal tạo ra 1 chuỗi âm thanh: đó là phách 2, gõ tiếp 2 dùi vào trống trái: phách 3, tay phải đánh liên tục vào 3 trống (giữa-phải-trái): lúc gõ vào trống giữa là phách 4, phải là 4, trái là phách 1.

    Đã một thời nhạc Boléro rất thịnh hành, dăm ba người về hậu phương, tụ nhau bên bàn nhậu, nghe nhạc Boléro, tay cầm đũa gõ vào ly, chén, bát và hát theo như tay trống “chuyên nghiệp”. Thế nhưng, đã một thời bị phê phán là “nhạc vàng ủy mị”… nhưng không chết.

    Nay thì nhạc Boléro  được thông dụng nhất, có nhiều nơi ở phố thị, nó trở thành điệu khiêu vũ cộng đồng, tập thể… từ đường phố đến công viên.

    Nhà soạn nhạc Pháp ở thế kỷ XIX Camille Saint Saens cho rằng: “Không có gì khó hơn là nói về âm nhạc” (There is nothing more difficult than talking about music”. Ông là thiên tài âm nhạc, thành viên sáng lập Hội Quốc Gia Âm Nhạc (Societe Nationale de la Musique) ở Paris. Với ông mà nhận định về bộ môn âm nhạc như vậy thì ít có ai tự hào nói về lãnh vực nầy.

    Tài hoa như thi hào Nguyễn Du với thi phẩm Kiều bất hủ mà hai câu thơ cuối cùng rất khiêm nhượng: “Lời quê chắp nhặt dông dài. Mua vui cũng được một vài trống canh” thì kẻ hậu sinh chỉ biết thưởng thức qua ca khúc, trong lúc cảm hứng viết về đề tài nầy cho vơi bớt cái nóng oi bức của mùa Hè.

    Vương Trùng Dương, Little Saigon, August 2023

  • Văn Thơ,  Vương Trùng Dương

    Love Story, Bản Tình Ca Bất Hủ & Chuyện Tình Muôn Thuở

    Trong bài thơ Ngập Ngừng của nhà thơ Hồ Dzếnh, in trong thi phẩm Quê Ngoại năm 1943, đến nay đã tròn 80 năm. Trong đó có mấy câu, nhiều người đã nhớ:

    “Tình mất vui khi đã vẹn câu thề

    Ðời chỉ đẹp những khi còn dang dở

    … Cho nghìn sau… lơ lửng với nghìn xưa”.

    Tập thơ nầy đã tái bản ở Sài Gòn năm 1969, và bài thơ được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc thành ca khúc Chuyện Hẹn Hò, nhạc sĩ Anh Bằng phổ thành bài hát Anh Cứ Hẹn… Ngoài ra, vài bài thơ của ông đã phổ nhạc: Hoa Mẫu Đơn (Anh Bằng) “Ước chi sống lại thời xưa ấy. Để ta trẻ mãi, để hẹn nhau”, Chiều (Dương Thiệu Tước) “Nhớ nhà châm điếu thuốc. Khói huyền bay lên cây”.

    Trong ca khúc Khi Đã Yêu của nhạc sĩ Phượng Linh (Nguyễn Văn Đông) có câu: “Bao ước mơ còn trong đợi chờ. Cho nghìn sau nối lại nghìn xưa”.

    Từ xưa đến nay và Đông, Tây có nhiều tác phẩm đề cập đến tình yêu ngang trái (diabolik lovers), đó cũng là lẽ thường tình trong cuộc sống. Trong các bộ tiểu thuyết kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung trong chốn võ lâm, thu hút độc giả không chỉ chuyện đấu chưởng, kiếm pháp, bí kiếp độc tôn thiên hạ… mà những mối tình ngang trái. Không có mối tình nào ngang trái trong đời sống đầy oan nghiệt như trong truyện kiếm hiệp. Nào là cuộc tình xảy ta giữa hai phái hắc/bạch, thù hận không đợi trời chung giữa các môn phái, hận thù chủng tộc, hiềm khích bởi là con, đệ tử của kẻ thù, cuộc tình tay ba ôm hận trong lòng… (Hai thập niên trước, tôi có viết về Những Mối Tình Ngang Tái Trong Tác Phẩm Kim Dung). Chính những cuộc tình ngang trái oái ăm nầy đã lôi cuốn độc giả từ chương nầy đến chương khác.

    Ngày 16/12/1970, phim Love Story (Chuyện Tình) với nhạc phẩm chủ đề của Francis Lai được trình chiếu đầu tiên ở Hoa Kỳ thu hút khán giả trong 4 tuần liên tục. Nhiều nhà phê bình cho rằng của Love Story là bản nhạc xuất sắc, xứng đáng được liệt vào hàng kiệt tác. Theo bình chọn của American Film Institute, nhạc phẩm Love Story của Francis Lai, nằm trong 100 bản nhạc phim hay nhất mọi thời đại. Nhạc phim Love Story đứng hạng thứ 9, chỉ thua các nhạc phim kinh điển như Casablanca, Cuốn Theo Chiều Gió, West Side Story, Bác Sĩ Zhivago… nhưng lại vượt qua mặt My Fair.

    Phim Love Story lần đầu tiên được chiếu tại rạp Rex ở Sài Gòn vào tháng 3/1971, khán giả đông nghẹt suốt 6 tuần lễ, hầu hết ở giới trẻ… tuy thời kỳ chinh chiến nhưng trào lưu lãng mạn từ phương Tây dã ảnh hưởng đến miền Nam VN vào thập niên 1960s.

    Tác phẩm Love Story, tiểu thuyết lãng mạn của nhà văn người Mỹ Erich Segal, nhà xuất bản Harper & Row, ra mắt đúng ngày Lễ Tình Yêu, 14 tháng 2 năm 1970. Tác phẩm gồm 22 chương, vừa ấn hành đã thuộc loại best seller, bán chạy nhất trong năm 1970 tại Mỹ và được dịch ra hơn 25 ngôn ngữ (Chuyện Tình qua bản dịch của Phan Lệ Thanh).

    Thông thường thì đạo diễn dựa vào tác phẩm ăn khách để dựng thành phim nhưng kịch bản của Erich Segal viết cho hãng phim Paramount Pictures về cuộc tình lãng mạn và bi thương giữa đôi tình nhân trẻ Oliver (tài tử Ryan O’Neal) và Jenny (minh tinh Ali MacGraw) thời còn sinh viên. Sau đó, hãng Paramount Pictures và đạo diễn Arthur Hiller đã yêu cầu Erich Segal viết thành tiểu thuyết để giới thiệu với độc giả, vì vậy tác phẩm xuất hiện cùng năm 1970, trước khi phim ra mắt.

    Nhạc sĩ người Pháp Francis Lai (1932-2010) theo học tại đại học Harvard, Yale ở Hoa Kỳ, giáo sư văn học ở đại học Princeton, Dartmouth… đại học Oxford ở Anh, đại học Munich ở Đức. Nhưng tên tuổi ông lừng lẫy với nhạc sĩ sáng tác, khoảng 600 nhạc phẩm và hơn 100 ca khúc cho phim.

    Phim Love Story được đề cử 7 giải Oscar năm 1970 nhưng chỉ đoạt được 1 giải cho nhạc phim. Lúc đó, nhạc phim không có lời, khi phim được trình chiếu, lời của Carl Sigman (dựa theo tình tiết trong phim để viết thành ca khúc) với tiếng hát của danh ca Andy Williams trở thành tình khúc bất hủ.

    Tại giải Trái Cầu Vàng 1971, phim Love Story được đề cử 7 giải (phim hay nhất, đạo diễn, kịch bản, nam nữ diễn viên vai chính, nam diễn viên vai phụ, nhạc phim) và đoạt 5 giải (phim hay nhất, đạo diễn, kịch bản, nữ diễn viên vai chính, và nhạc phim).

    Trong khi đó tác phẩm Love Story, chỉ là truyện vừa vì khoảng 130 trang, được bán chạy nhất ở Hoa Kỳ và qua các bản dịch cũng thuộc loại best seller nhưng không có nhà phê bình văn học nào ca ngợi đến nó.

    Điều trùng hợp giữa nhạc sĩ Francis Lai và nhà văn Erich Segal đều mất cùng năm 2010.

    Theo lời kể của nhạc sĩ Francis Lai, nguồn cảm hứng của ông tìm được khúc nhạc Love Story vào lúc nửa khuya. Ca khúc Love Story với giai điệu và tiết tấu nhẹ nhàng, khoan thai, lâm ly, réo rắt… hình dung được nỗi buồn man mác.

    Nhạc phẩm Love Story của Farncis Lai được Phạm Duy chuyển sang ca khúc Chuyện Tình, ấn hành trước năm 1975, in cả 3 tiếng Việt, Pháp và Anh.

    “PK: Biết dùng lời rất khó, để mà nói rõ

    Ôi biết nói gì, cuộc tình lớn quá

    Chuyện tình đáng nhớ, tuy cũ như là biển già trắng xoá

    Cuộc tình quý giá như những ngọc ngà nàng dành cho ta

    Ôi biết nói gì ?

    Với một lời quý mến, mà nàng nói đến

    Khi bước chân vào cuộc đời vắng ngắt

    Cuộc tình thứ nhất, muôn kiếp muôn đời là tình vĩnh viễn

    Vì nàng đã hiến đôi cánh tay mềm nghìn đời quyến luyến

    ĐK: Lòng ta đầy kín, lòng ta đầy kín

    Là muôn nghìn chuyện yêu đương, câu hát thần tiên

    Và những mộng huyền mênh mang, đầy kín hồn hoang

    Man mác tình duyên

    Thôi hết cuộc đời im tiếng

    Ðời lẻ loi đã tan, ta đã được nàng

    Làm gì còn tiếng than, nắm đôi tay thiên thần

    Ði suốt mùa Xuân…

    PK: Sẽ còn được biết mấy? Một đời luyến ái

    Yêu sẽ lâu dài hoặc là quá ngắn? Thật là khó đoán

    Nhưng vẫn cho rằng cuộc đời có hết, loài người có chết

    Sao sáng trên trời ngày nào sẽ tắt

    Em vẫn gần ta!”

    Với cuộc tình bi thương muôn thuở, tác phẩm Love Story của Erich Segal cũng na ná như những tác phẩm cổ điển với cuộc tình thơ mộng của giới trẻ nhưng gặp ngang trái bởi gia đình còn quan niệm lạc hậu “môn đăng hộ đối” (Oliver, con nhà quý tộc, Jenny giai cấp bình dân, gốc Italy, thân phụ là tù binh Italy, được đưa sang Mỹ và sau đó xin lưu trú) nhưng với sức mạnh của tình yêu đã vượt qua vòng cương tỏa đó. Cuối cùng khi Jenny sang Paris, tiếp tục theo học cao học về âm nhạc nhưng không may bị bệnh hoại huyết (leukemia) không có tiền chữa trị. Oliver ở Hoa Kỳ linh cảm điều gì không may xảy ra cho người yêu nên sang Paris, nhưng Jenny từ chối việc nhờ vả bên gia đình chồng và chỉ cần được sống những ngày cuối đời bên nhau.

    Khi ông Barett, cha của Ollier biết được hoàn cảnh bệnh tình của Jenny và con trai xin tiền chữa trị cho vợ, ông mang theo số tiền lớn cho con, nhưng đã muộn.

    Tại bệnh viện, Oliver gặp cha, cho biết “Jenny chết rồi!”. Ông Barett tỏ lời ân hận, nhưng đã muộn!. Bóng tối phủ kín!. (Nếu) Jenny được cứu sống thì không có 3 tác phẩm (truyện, phim và ca khúc) để lại cho đời. Trước đó chuyện tình Lan & Điệp trong tác phẩm Tắt Lửa Lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan (1933), với ca khúc của các nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng. Và, tuồng cải lương làm đẫm lệ. Hay chuyện tình Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài vào thế kỷ thứ tư đời Đông Tấn với tuồng cải lương buồn da diết.

    Thấm thoát đã gần sáu thập niên, lúc đó ở phố cổ Hội An, người bạn thân với tôi đang có mối tình rất đẹp với cô nữ sinh học dưới hai lớp, khi anh khoác áo chiến y thì gia đình ngăn cấm không muốn con gái sớm chít khăn tang, cuộc tình tan vỡ! Anh tình nguyện phục vụ trong đơn vị tác chiến ở núi rừng Tây nguyên, nơi đó sống chết với đồng đội cho bớt cô đơn “Nhưng không chết người trai khói lửa. Mà chết người em nhỏ hậu phương” (Chuyện Hoa Sim – Anh Bằng). Thời gian trôi qua với bao thăng trầm nhưng “cái thuở ban đầu” đó vẫn “Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên” (Thế Lữ). “Aimer c’est mourir un peu!.. C’est la vie”.

    Nay quý cụ, tuổi già thường mất ngủ, trằn trọc làm gì cho khổ tâm, lấy iPhone, vào YouTube, hoài cố nhân với Love Story “Cố nhân xa rồi, có ai về lối xưa” (Hoài Cảm – Cung Tiến) và cho giấc mơ “lơ lửng với nghìn xưa”.

    Vương Trùng Dương, Little Saigon Aug 202

    Nghe nhạc phẩm Love Story với tiếng violin & Piano

  • TẠP GHI,  Vương Trùng Dương

    Phở từ “Hà Nội 36 Phố Phường” đến Little Saigon

    Nói về món ăn thuần túy ở Việt Nam, mỗi miền nổi tiếng với đặc sản riêng, khi gọi tên món ăn đó gợi lên hình ảnh của nơi nào rồi. Với món phở, theo thời gian đã đi vào văn chương qua các ngòi bút nhà văn, nhà thơ từ đầu thận niên của thế kỷ XX trong các tác phẩm.

    Nhà văn Nguyễn Công Hoan ghi nhận: “Năm 1913… trọ số 8 hàng Hài… thỉnh thoảng tối được ăn phở (gánh phở rong). Mỗi bát 2 xu, có bát 3 xu, 5 xu”.

    Trong quyển Giòng Nước Ngược của Tú Mở (nhạc phụ của nhà văn Doãn Quốc Sỹ) ấn hành ở Hà Nội năm 1934, có bài thơ “Phở” Đức Tụng:

    “Trong các món ăn “quân tử vị”,

    Phở là quà đáng quý trên đời.

    Một vài xu, nào đắt đỏ mấy mươi,

    … Phở xơi no cũng đỡ nhọc nhằn.

    Khách làng thơ đêm thức viết văn,

    Được bát phở cũng đỡ băn khoăn óc bí

    … Phở bổ âm, dương, phế, thận, can, tì

    Bổ cả ngũ tạng, tứ chi, bát mạch

    … Ai ơi, nếm thử kẻo thèm”

    Trong cuốn tùy bút Hà Nội 36 Phố Phường của Thạch Lam, NXB Đời Nay, Hà Nội năm 1943. Chương 2: Phở Bò – Món Quà Căn Bản:

    “Phở là một thứ quà thật đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng ở Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon. Đó là thứ quà suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa, và ăn phở tối. Phở bán gánh có một vị riêng, không giống như phở bán ở hiệu. Các gánh phở có tiếng ở Hà Nội đều được người ta đặt tên và tưởng nhớ: phố Hàng Cót, phố ô Quan Chưởng, phố Cửa Bắc v.v…

    Kẻ viết bài này vẫn trung thành với lối phở cổ điển cũng như ưa nghe tuồng chèo giữ đúng điệu xưa”.

    Chương 3: Phở Gà: “Ở Hà Nội, có hai ngày trong tuần mà những người “chuyên môn ăn phở” bực mình: thứ Sáu và thứ Hai. Hai ngày đó là hai ngày không thịt bò. Anh nào nghiện thịt bò, nhớ phở bò hai hôm ấy như gái nhớ trai, như trai nhớ gái.

    Thật ra công việc so sánh phở bò và phở gà không thể thành được vấn đề, nhưng một buổi sáng mùa thu rỗi rãi, trời hơi lành lạnh, mà ngồi ăn một bát phở gà, có đủ rau mùi, hành sống, vừa ăn vừa nghĩ thì phở gà cũng có một phong vị riêng của nó, khác hẳn phở bò. Điều người ta nhận thấy trước nhất là phở gà thanh hơn phở bò: thịt dùng vừa đủ chứ không nhiều quá: ở giữa đám bánh phở nổi lên mấy miếng thịt gà thái nhỏ xen mấy sợi da gà vàng màu nhạt, điểm mấy cuộng hành sống xanh lưu ly, mấy cái rau thơm xanh nhàn nhạt, vài miếng ớt đỏ: tất cả những thứ đó tắm trong một thứ nước dùng thật trong đã làm cho bát phở gà có phong vị của một nàng con gái thanh tân – nếu ta so sánh bát phở bò với một chàng trai mà hào khí bốc lên ngùn ngụt.

    … Vì thế, những hàng phở gà ngon vẫn thường dùng gà mái, ăn thơm mà mềm. Về điểm này, có một hàng phở gánh, đỗ ở dưới một gốc si phố Huyền Trân Công Chúa đặc biệt lưu ý tới, mà cũng đặc biệt nữa là người hàng phở này quanh năm chỉ bán phở gà, nhất quyết làm khác hẳn phở Tráng, không bán phở bò, “dù có thể làm được phở bò ngon”.

    Nguyễn Tuân viết tùy bút Phở với nhiều phát hiện độc đáo. Nào là sự phân biệt giữa “xẩu” và “xương” trong nồi phở. Nhiều người cứ nghĩ “xẩu” cũng giống như “xương”, là một tiếng đệm mà thôi, nhưng thực ra “xẩu” có nghĩa là những đầu xương trong nồi phở có dính thịt và những cái xương chưa róc hết thịt… Nguyễn Tuân còn đề cập bát phở ngon nhất đối với ông luôn luôn là một “bát phở cổ truyền Hà Nội ăn ngay bên lò than quả bàng đỏ lửa giữa ngàn năm văn vật”.

    “Phở còn tài tình ở cái chỗ là mùa nào ăn cũng thấy có nghĩa thâm thúỵ Mùa nắng, ăn một bát, ra mồ hôi, gặp cơn gió nhẹ chạy qua mặt qua lưng, thấy như giời quạt cho mình. Mùa đông lạnh, ăn bát phở nóng, đôi môi tái nhợt chợt thắm tươi lại…”

    Trong bài viết của Tôn Thất Thành về nhà văn Nguyễn Tuân sau năm 1975 ở Sài Gòn được mời ăn phở:

    “Nói đến nhà văn Nguyễn Tuân thì ít ai không biết vài giai thoại độc đáo về chuyện ăn uống của ông. Ông vốn là người rất kỹ tính trong việc này. Ông kén từ cái ăn, đồ dùng để ăn đến cách ăn, chỗ ăn. Nhưng, kén nhất là kén người ăn cùng với ông… (khách mời có con gái trưởng và cháu ngoại Phạm Quỳnh).

    Tối hôm ấy, y lời hẹn, tôi đi xe đạp, chở mẹ tôi đến số nhà 125-E đường Nguyễn Đình Chiểu (mà anh Nguyễn Ngọc Lương còn cẩn thận nhắc tên cũ là đường Phan Đình Phùng, sợ đi xe xích lô nói tên mới có người không biết). Đến nơi thì ra nhà số 125 ấy là một cái hẻm nhỏ, rộng độ 2 mét, các nhà kế bên nhau bên tay phải đánh số từ 125-A đến 123-I. Nhà anh Nguyễn Ngọc Lương (nhà văn Nguyên Nguyễn) ở giữa.

    Trời tối, mẹ con tôi tìm đến nhà 125-E thì có tiếng một người đàn ông lớn tuổi đằng hắng, (nhà văn Nguyễn Tuân)

    … Chủ khách đang nhâm nhi rượu ngon và bàn phiếm ba câu chuyện về các loại rượu, thì vừa lúc mùi phở Hà Nội đặc trưng tỏa ra ngào ngạt: Chị Quyến (vợ anh Lương) bưng một mâm bốn tô khói thơm phưng phức. Chị chủ nhà mời mọi người cầm đũa, thìa và không quên nhấn mạnh là “Nước dùng này tôi ninh xương bò, lợn cả nửa ngày với các thứ củ chứ tuyệt không dùng chút bột ngọt (Chị sợ dân Bắc chưa quen, còn nói thêm “tức là mì chính ấy ạ”). Các bác xơi xem có đúng vị phở Hà Nội không”.

    Nhà văn Nguyễn Tuân chưa ăn ngay, mà xin cái bát nhỏ, cái thìa sứ và ít lát ớt. Sau đó, ông từ tốn như một nghi lễ đã quen: sớt một ít bánh phở và nước ra bát nhỏ, gắp vài miếng thịt bò chín, rồi lấy cái thìa sứ gắp vài sợi bánh phở vào, thêm một lát thịt và một lát ớt rồi giầm cả xuống nước phở nóng, sau đó lấy đũa và dần vào miệng từng chút một.

    Cứ vài thìa, lại nhâm nhi chút rượu vang, im lặng thưởng thức món quà của một phụ nữ Hà Nội gốc, như anh Lương đã giới thiệu về vợ.

    … Thấy khách mải nói chuyện văn chương, chẳng ai nhận xét gì về phở cả, bà chủ phải lên tiếng: “Các bác xơi phở em làm thấy có được không?” Nguyễn Tuân đã ăn xong hai chén nhỏ, vui vẻ nói với nét mặt rạng rỡ: “Ngon lắm, đúng vị phở Hà Nội”

    … Nhà văn Nguyễn Tuân đã vì quí mến Phạm Quỳnh mà để cả một buổi tối dùng phở, trò chuyện chân tình với mẹ con tôi, là con và cháu người”

    Có giai thoại kể rằng khi Nguyễn Tuân được mời ăn phở trên đường Paster (trước năm 1975 thường gọi là con đường phở), khi có tô phở trên bàn, nhà văn không ăn mà chỉ ngửi hương vị phở đã tắm tắc khen ngon vì trải qua những thập niên ở Hà Nội với “phở quốc doanh”!

    Trong quyển tùy bút Miếng Ngon Hà Nội của nhà văn Vũ Bằng, Sài Gòn năm 1960. Với 15 món trong Miếng Ngon Hà Nội, nhà văn coi như các món “quốc hồn, quốc túy”. Bài viết Phở Bò – Món Quà Căn Bản. Ông nhớ về từng hàng phở của Hà Nội xưa như: phở Sứt, phở Nhà thương Phủ Doãn, phở Đông Mỹ ở phố Mới, phở Cống Vọng kéo xe, phở Mũ Đỏ đằng sau miếu chợ Hôm, phở Tàu Bay ở ngã ba phố Hàm Long…

    Vũ Bằng mô tả về Phở Tráng ở phố Hàng Than, được mệnh danh là “vua phở 1952”. Ông gọi bát phở ấy là một “bài thơ phở”: “Cứ nhìn bát phở không thôi cũng thú. Một nhúm bánh phở, một ít hành hoa thái nhỏ, điểm mấy ngọn rau xanh thơm biêng biếc; mấy nhát gừng màu vàng thái mướt như tơ; mấy miếng ớt mỏng vừa đỏ màu hoa hiên vừa đỏ sẫm như hoa lựu… Nước dùng nóng lắm đấy, nóng bỏng rẫy lên, nhưng ăn phở có như thế mới ngon. Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cay cái cay của gừng, cay cái cay của hạt tiêu, cay cái cay của ớt; thỉnh thoảng lại thấy thơm nhè nhẹ cái thơm của hành hoa, thơm hăng hắc cái thơm của rau thơm, thơm dìu dịu cái thơm của thịt bò tươi và mềm… Rồi thì hòa hợp tất cả những vị đó lại, nước dùng ngọt cứ lừ đi, ngọt một cách hiền lành êm dịu, ngọt một cách thành thực thiên nhiên, không có chất gì là hóa học…”.

    Vũ Bằng ca ngợi món phở: “Ngay từ đằng xa, mùi phở cũng đã có một sức huyền bí, quyến rũ ta như mây khói chùa Hương, đẩy bước chân ta, thúc bách ta…

    Qua làn cửa kính đã thấy gì? Một bó hành hoa xanh như lá mạ, dăm quả ớt đỏ buộc vào một cái dây, vài miếng thịt bò tươi và mềm: chín có, tái có, sụn có, mỡ gàu có, vè cũng có…

    Người bán hàng thỉnh thoảng lại mở nắp cái thùng sắt ra để lấy nước dùng chan vào bát. Một làn khói tỏa ra khắp gian hàng, bao phủ những người ngồi ăn ở chung quanh trong một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ trong rừng mùa thu… Trông mà thèm quá!”.

    Theo ghi nhận, phở Tàu Bay (gốc Bắc) có mặt ở Sài Gòn năm 1954 và nhanh chóng trở thành tiệm phở quen thuộc, phở Thịnh đường Gia Long, Phở Turc đường Turc, phở Minh nằm trong hẻm nhỏ (hẻm 63), đường Pasteur và phở 79 ở đường Frère Louis (sau đó đường Võ Tánh). Phở Cao Vân, không nằm trên đường Trần Cao Vân (Larclause) mà trên đường Mạc Ðĩnh Chi (Massiges) chủ nhân từ Hà Nội vào bán xe phở rồi mở tiệm. Phở Hòa trên đường Pasteur năm 1960, khai trương mang tên Hòa Lộc chỉ có phở bò, thực khác chỉ gọi phờ Hòa. (Xuất xứ phở Hòa được đặt theo tên của một người đàn ông miền Nam tên Hòa làm nghề bán phở rong, với chiếc xe đẩy cà tàng, mỗi ngày ông Hòa thường đẩy xe đi bộ gần 20 cây số từ chợ Xóm Mới (quận Gò Vấp) tới đường Pasteur để bán. Nhờ cơ duyên nào đó, ông đã truyền lại những bí quyết nấu phở cho thân mẫu anh Nguyễn Trang ở đường Pasteur).

    Thích phở gà có Hương Bình trên đường Hiền Vương, phở gà Nam Phiên ở đường Trần Quang Diệu. Phở Quyền trên đường Võ Tánh gần cổng phụ của Bộ Tổng Tham Mưu nên thu hút giới quân nhân. Phở Lệ trên đường Nguyễn Trãi, quận 5. Bảng hiệu phở Lệ ghi (Tái Nạm – Gầu – Viên) kèm theo chữ Hán và tiếng Anh (Beef Noodle Soup Restaurant). Thời gian đầu phở Bắc không có rau, dần dà theo sở thích của người miền Nam nên có thêm loại rau thơm như rau húng quế, bạc hà, ngò gai, hành xanh và hành trắng, chén củ hành tây bào… và giá.

    Riêng phở không bảng hiệu có mặt từ năm 1958 trong hẻm 288 đường Công Lý (trước năm 1954 là Mac Mahon. Quán với mái tôn bên ngoài, bàn ghế thấp lè tè nhưng thu hút thực khách trong giới văn nghệ và quan chức… Tiệm không có bảng hiệu, có lẽ chủ nhân là bà Dậu nên gọi phở Dậu.

    Có nhiều bài viết, gần đây Phở Dậu của nhà văn Song Thao:

    “… Phở Dậu thời của chúng tôi. Thời đó, bàn ghế trong tiệm lỏng chỏng không đồng đều. Hình như chúng được gom dần trong nhiều thời gian khác nhau. Trông chúng cũ kỹ, đơn giản. Có lẽ chủ nhân chẳng cần để ý tới chúng. Cứ có chỗ ngồi và chỗ để tô phở là được. Khách cũng chẳng cần câu nệ. Miễn ăn được bát phở. Nếu những tiệm phở khác thời đó dùng cái có thể gọi là “tô” thì phở Dậu chỉ có “bát”. “Bát là tiếng Bắc, “tô” là tiếng Nam, chẳng phân biệt lớn nhỏ. Nhưng bát phở Dậu nhỏ hơn hẳn những tô phở của các tiệm phở khác. Người ăn khỏe, một bát vẫn thòm thèm. Phải hai bát. Cỡ tôi thì hai bát thì quá bụng nhưng một bát vẫn thiêu thiếu. Thường tôi gọi thêm một bát tái nước có tiết. Tiết là thứ chỉ có ở phở Dậu. Tiết tươi chan vào nước phở nóng tạo thành những màng màu nâu đục là thứ ngọt ơi là ngọt.

    … Không thể gọi phở Dậu là tiệm hay quán được. Nó không có được một cái tên. Dậu là tên mà hồi đó thực khách nghĩ là tên của bà chủ. Thực ra bà đứng bán tên là chi, chẳng ai biết. Dậu là tên bà chủ đầu tiên khi tiệm thành lập vào năm 1958. Sau vài năm bà nhường lại tiệm cho bà Uy là bà đang bán phở cho chúng tôi. Bà khoảng ngũ tuần, người nhỏ nhắn, phong thái Bắc kỳ rặt, bận tíu tít nhưng vẫn không bao giờ quên gu tô phở của từng thực khách quen. Những khách quen không cần phải order nhưng tô phở để trước mặt đúng là tô phở ưng ý nhất. Ngay những ý thích nhỏ nhặt của khách bà cũng thuộc nằm lòng.

    Ngày đó khi bát phở của tôi được bưng ra không bao giờ thiếu một chén hành tây bên cạnh. Vắt múi chanh, thêm vào chút ớt, chén hành tây ăn kèm với phở ngon tuyệt vời. Cái tên “phở Dậu” chỉ là tên… bán chính thức, thực khách còn đặt cho tiệm này nhiều tên khác. Tác giả Đỗ Duy Ngọc bàn như sau: “Sài Gòn có một quán phở bán suốt mấy chục năm mà chủ nhân không đặt tên quán. Trong suốt một thời gian dài, quán đều do khách đặt tên. Đầu tiên là “Phở Công Lý” vì tiệm nằm trong hẻm thuộc đường Công Lý. Thời gian sau, quán thường có đám khách thường xuyên là các sĩ quan Không Quân. Thành ra quán được gọi là “Phở Không Quân”. Thời gian mang tên này ngắn ngủi vì sự xuất hiện một thực khách đặc biệt. Đó là tướng Nguyễn Cao Kỳ. Từ đó người ta gọi là “Phở Ông Kỳ” hay “Phở Nguyễn Cao Kỳ”.

    … Ông Kỳ là thực khách đình đám của phở Dậu nhưng còn có những thực khách khác, cũng đình đám vậy. Như ông Trần Minh Công. Ông nầy là bạn học với tôi tại Chu Văn An. Ông đi du học bên Úc rồi về gia nhập ngành Cảnh Sát. Ông đóng tới lon Đại Tá và giữ chức Viện Trưởng Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia. Theo một ông dân cư xá Công Lý từ năm 1955 đến 1988, nơi có phở Dậu, thì “tôi thấy có ông Trần Minh Công tới ăn có ba bốn xe cảnh sát hộ tống”.

    … Nhà văn Phan Nghị, từng lê lết nơi phở Dậu, nhớ lại: “Phở Dậu có những đặc điểm không giống bất cứ một tiệm phở nào: không rau, không giá và rất sạch, và nhất là không có cái mùi phở kinh niên. Thịt thái mỏng và bánh phở to bản thích hợp với cái gu của người Hà Nội. Vì ở sâu trong hẻm, nên thoạt đầu khách tới ăn uống rất lơ thơ tơ liễu buông mành, chỉ có dăm bảy mống. Sau đó, nhờ sự cổ động của người Hà Nội, người ta mới bắt đầu chiếu cố tới hương vị không rau không giá đó”.

    Sau 1975, phở Dậu là ngã ba hẹn hò của giới ăn phở Dậu trước đó, khi thành phố chưa đổi tên. Ngày đó, bạn bè chúng tôi tan tác sau cơn bão dữ, ai còn, ai đi thoát, ai chưa “cải tạo” về, cứ tới phở Dậu là biết hết. Gọi là “ngã ba hẹn hò” cho thêm phần tình cảm chứ thật ra chúng tôi chẳng ai hẹn ai. Cứ thuận chân tới. Tới sẽ gặp. Gặp rồi đấu láo chửi thề. Thường chúng tôi mắng mỏ nhau sao chậm lụt thế. Trông thấy cái mặt nào còn trình diện là thêm một ngao ngán..”..

    Sau nầy bà Uy định cư tại San Jose, mở quán Phở Dậu Phở số 1939 đường Alum Rock Ave Suite H. Song Thao viết tiếp: “Ông bạn thân nhất của tôi ở San Jose là ông ký giả Hà Túc Đạo đã bị cô Vy rủ đi mất tiêu, tôi nắm áo ông bạn chung của ông Hà và tôi là ông Nguyễn Xuân Phác, một cây sành ăn. Ông cho tôi một số tin tức: “Vào thời gian sau 2010, tin Phở Dậu mở ở San Jose đã khiến cho dân ghiền phở nơi đây xôn xao và kéo đến thưởng thức hương vị Sài Gòn cũ khá đông đảo… Tôi có hỏi dò bà cụ thường ngồi khiêm nhường ở một góc quầy thì bà xác nhận chính là chủ Phở Dậu ở Sài Gòn trước đây, nay qua San Jose truyền nghề cho đứa con (hay cháu?), tên Dũng đứng ra mở tiệm. Cô vợ ở quầy tính tiền là con gái một ông chủ tiệm vàng nổi tiếng trong vùng. Tiệm đang kinh doanh phát đạt thì đột nhiên bị xé đôi. Nửa tiệm ở lại tại chỗ vẫn mang tên “Phở Bà Dậu” nhưng bấy giờ do cô vợ làm chủ. Nửa kia do ông chồng mang qua một tiệm ăn mới sang nhượng nhưng trước đó có tên là “Quán Nhà Tôi”. Sau khi sang nhượng, quán mang tên “Phở Công Lý”. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, cả hai tiệm đều đã “âm thầm đóng cửa” không biết lý do vì sao”.

    Trong khi Sài Gòn và miền Nam VN món phở “trăm hoa đua nở” thì Hà Nội và miền Bắc trong thời kỳ tem phiếu, bao cấp, thịt khan hiếm nên chỉ sống còn với “phở quốc doanh, phở mậu dịch” chỉ có nước lỏng bỏng, thực khách đến quầy mang ra bàn ăn!

    Bà Nguyễn Thị Hậu, tiến sĩ, chuyên gia khảo cổ và nghiên cứu văn hóa viết về phở ở Hà Nội viết: “Những quán phở mậu dịch như vậy thì nổi tiếng với món “phở không người lái”, tức là không có thịt gì cả chỉ có nước dùng trong veo và thậm chí rất nhạt cùng với bánh phở. Có một ít hành ngò và thịt bò, thịt gà thì không bao giờ thấy mà đôi khi chỉ có thịt heo, nếu có vài miếng thịt heo thì rất mỏng mà hồi đó bọn học sinh chúng tôi hay nói đùa là miếng thịt heo nó bay qua bát phở và biến đâu mất không kịp nhận ra cái mùi vị của miếng thịt như thế nào nữa.

    Đi kèm với bát phở mậu dịch không người lái như vậy chúng tôi nhớ rất rõ có đôi đũa và cái muỗng bị đục thủng, bị cái đinh đóng thủng vào để ngăn chặn tình trạng người ta lấy cái muỗng về nhà mất.

    Cái muỗng nó bị thủng nên khi múc một miếng nước phở lên để húp thì có khi nhiều khi nước nóng nó chưa đến miệng thì nước dùng trong cái thìa đã chảy xuống hết cái tô phở rồi… Cái muỗng bị đục lỗ để tránh bị ăn cắp vẽ nên diện mạo của nền kinh tế bao cấp kiệt quệ, tương quan một cách lý thú với khái niệm “phở gia truyền” của người Hà Nội trong tư duy giữ chặt bí quyết nấu phở nhưng cũng từ đó mất đi sự sáng tạo cần có mà sau này người miền Nam đã mạnh dạn bổ khuyết”.

    Bà Nguyễn Thị Hậu nổi tiếng trong giới khảo cổ ở VN, bà cũng là nhà văn và những dòng bà viết của thời sinh viên ở Hà Nội. Chao ôi! “Cái muỗng bị đục lỗ để tránh bị ăn cắp vẽ nên diện mạo của nền kinh tế bao cấp kiệt quệ” không thể nào ngờ nhân cách, phẩm giá con người bị khinh rẻ đến mức đề phòng “bần cùng sinh đạo tặc” như vậy! Có ai gọi phở mậu dịch là “quốc hồn quốc túy”.

    *

    Nói đến phở ở hải ngoại thì không có nơi nào bằng Little Saigon, Quân Cam, California được xem như “thủ phủ” của món phở. Càng nhiều thì càng cạnh tranh để sống còn nên vừa ngon vừa rẻ. Đồng hương có đến nơi nầy cũng hỏi thăm để thưởng thức món “quốc hồn quốc túy”, có vài tiệm bán thâu đêm.

    Với từ phở, các cuốn tự điển Việt như Tự Điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651 không có từ phở. Tự Điển Huỳnh Tịnh Của (1895), Tự Điển Genibrel (1898) cũng vậy.

    Cho đến khi Viêt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, Hà Nội năm 1930 ghi về phở “Món đồ ăn bằng bánh thái nhỏ nấu với thịt bò” (không có thịt gà). Theo Wikipedia “Phở or pho is a Vietnamese soup dish consisting of broth, rice noodles, herbs, and meat, sometimes chicken. Pho is a popular food in Vietnam where it is served in households, street stalls and restaurants countrywide. Pho is considered Vietnam’s national dish”.

    Chữ “rice noodle” không thuần túy là bánh phở nhưng cũng được giải thích chữ: “Banh Pho” is traditionally made from rice flour, coated in thin sheets and then cut into fibers.

    Loại gạo xoay nhuyển thành bột, tráng thành bánh mỏng rồi cắt ra thành sợi cũng dành cho các món như hủ tiếu, cao lầu, mì Quảng… Loại nầy sấy khô, đóng gói được bán ở supermarket có tên Việt/Mỹ rất thông dụng. Bún cũng làm bằng bột gạo nhưng chế biến khác nhau, món ăn nầy cũng thông dụng như phở ở trong nước và hải ngoại.

    Theo Wikipedia thì một trong những tài liệu đầu tiên nhắc đến phở là cuốn từ điển Hán-Việt Nhật Dụng Thường Đàm của Phạm Đình Hổ biên soạn vào năm 1827. Trong mục thực phẩm, cụm từ chữ Hán “ngọc tô bính” được chú thích bằng chữ Nôm là “bánh phở bò”.

    Và theo trang web nầy “Có người nói rằng phở bắt nguồn từ một món ăn Quảng Đông mang tên “ngưu nhục phấn”…  Cũng có giả thuyết khác cho rằng, phở có nguồn gốc từ phương pháp chế biến món thịt bò hầm của Pháp pot-au-feu (đọc như “pô tô phơ”) kết hợp với các loại gia vị và rau thơm trong ẩm thực Việt Nam.

    Cũng có ý kiến cho rằng phở vốn bắt nguồn từ món “xáo trâu” (dùng sợi bún) của Việt Nam, sau được biến tấu thành món “xáo bò” dùng bánh cuốn.

    P.Huard và M.Durand đã phân tích chữ phở tiếng Nôm gồm ba chữ Hán ghép lại: a/chữ mễ (lúa), b/chữ ngôn (lời nói), c/chữ phổ (phổ biến).

    Từ phở hiểu nôm là món ăn chế biến từ lúa gạo phổ biến trong đại chúng và phát âm là “phổ”. Tiếng rao của các hàng quà rong vốn dĩ nghe rất du dương có vần, có điệu, đôi khi còn luyến láy như hát biến âm đủ thanh sắc rót vào tai người nghe

    Nhà văn Nguyễn Công Hoan ghi nhận: “Năm 1913… trọ số 8 hàng Hài… thỉnh thoảng tối được ăn phở (gánh phở rong). Mỗi bát 2 xu, có bát 3 xu, 5 xu”.

    Tiếng rao món phở âm Nôm: “phố đây, phố ơ! Danh từ phở được chính thức ấn hành lần đầu trong cuốn Việt Nam tự điển (1930) do Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo: “Món đồ ăn bằng bánh thái nhỏ nấu với thịt bò”.

    Năm 1939, phở gà xuất hiện, bởi khi ấy một tuần có hai ngày: thứ hai và thứ sáu không có thịt bò bán. Chưa rõ vì sao có sự cố này, song có lẽ một nguyên nhân khó thể bỏ qua đó là việc giết mổ trâu bò luôn bị hạn chế suốt thời phong kiến, do trâu bò vẫn là sức kéo chính cho nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam. Bởi vậy, nhiều chủ quán phở bò đành phải đóng cửa vào hai ngày không có thịt bò trong tuần, tạo điều kiện cho phở gà phát triển. Từ sau năm 1939, hai món phở bò và phở gà đã chính thức ngự trị và song hành cùng nhau trong lòng ẩm thực Việt. Và từ đó, phở gánh đến tiệm phở dần dàn phát triển từ Bắc vô Nam.

    Ông Nguyễn Văn Cảnh (thường gọi là Cảnh Vịt) là một trong những người Việt tiên phong lập ra tiệm phở Nguyễn Huệ, phở Hòa (năm 2003 đổi thành phở Quang Trung), phở 79 ra đời năm 1979… từ đó đến nay có cả trăm tiệm phở ở Little Saigon và các vùng phụ cận. Không những người Việt mà người bản xứ, các sắc tộc khác cũng thích món phở. Nếu tính trên đầu người, người Việt cư ngụ ở Little Saigon, khoảng trên dưới 100.000 thì Little Saigon có nhiều tiệm phở nhất, kể cả trong nước.

    Về bảng hiệu với chữ 45, 54, 86, 79… và tên chỉ, một, hai chữ, nhạc sĩ Tuấn Khanh dùng tựa đề ca khúc Hoa Soan Bên Thềm Cũ làm tiệm phở ở TP Garden Grove. Ngày nay, nhiều tiệm phở tên tiếng Anh với chữ “pho” bên cạnh, thực khách nước ngoài cũng hiểu đó là món ăn thuần túy của người Việt, chứng tỏ nó đã trở thành món ăn thông dụng nơi xứ người.

    Little Saigon, April 2023

    Vương Trùng Dương

  • Âm nhạc,  Vương Trùng Dương

    Dạ Khúc (Sérénade)

    “Khi tôi muốn ca hát về tình yêu thì tình yêu lại biến thành đau khổ. nhưng khi tôi chỉ muốn hát về đau khổ thì đau khổ lại hoá thành tình yêu”. (Franz Schubert)

    Nhạc sĩ người Áo Franz Schubert (1797-1828) là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất vào Thời kỳ Cổ Điển (1730-1820) & Thời Kỳ Lãng Mạn (1800-1910) ở Âu Châu. Nhạc sĩ tài danh của nhân loại nhưng lúc sinh thời, ông gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống và tình yêu. Nhạc phẩm Sérénade của Franz Schubert được phổ biến khắp nơi trên thế giới trong hai trăm năm.

    Franz Schubert, Ludwig van Beethoven, Franz Liszt là học trò nổi tiếng của nhạc sĩ Ý Antonio Salieri (1750-1825) nhưng tên tuổi của Schubert không được nổi tiếng lúc sinh thời.

    Schubert sống lang bạt, nay đây mai đó “Gần như cả cuộc đời, Schubert không có được một mái nhà, lại cũng chẳng có được chiếc dương cầm để bầu bạn. Vì vậy có nhiều sáng tác của chính mình, Schubert chưa bao giờ được nghe qua. Thường xuyên trong cảnh bữa đói, bữa no, sáng tác trong giá rét, Schubert có thói quen soạn nhạc vào buổi sáng, thích đi xem kịch, uống bia với bạn bè…”. Schubert nghèo đến nỗi, hàng ngày ông thường đến nhà bạn mượn piano để sáng tác.

    Trong bài viết trước đây, tôi đã đề cập đến nhạc phẩm Sérénade (Khúc Nhạc Chiều, Dạ Khúc). Đây là một trong những tác phẩm âm nhạc cổ điển nổi tiếng nhất, được rất nhiều ca sĩ nổi danh trình bày, và rất nhiều người yêu thích từ xưa đến nay.

    Theo ghi nhận, Franz Schubert sáng tác Sérénade vào năm 1826 để tặng sinh nhật cho một thiếu nữ mà ông thầm yêu. Để làm cho nàng bất ngờ, Schubert nhờ bạn thân là ca sĩ, trình bày ngay dưới cửa sổ nhà nàng. Tối đó, người ta bí mật khiêng cây đàn piano vào trong vườn, tất cả đã sẵn sàng cho buổi biểu diễn lãng mạn và độc đáo. Thế nhưng, Schubert lại quên không đến. Trớ trêu thay, cô gái lại đem lòng yêu chính chàng ca sĩ, thay vì nhạc sĩ Schubert. (Có lẽ chỉ là giai thoại để đánh dấu hoàn ảnh sáng tác nhạc phẩm?).

    Gần đây, có tài liệu cho rằng, nhạc phẩm nầy sáng tác vào năm 1823 trong tâm trạng buồn chán, đổ vỡ với mối tình thầm kín trong nỗi bất hạnh của Franz Schubert!

    Lied tiếng Đức với nghĩa là bài hát. Lied thường được soạn cho ca sĩ hát solo và piano hoặc violon. Người Đức sử dụng thuật ngữ đặc biệt Kunstlied (Ca Khúc Nghệ Thuật) để chỉ thể loại này. Franz Schubert đã sáng tác khoảng 600 Lieder (số nhiều của Lied).

    “Schubert đã không lọt vào mắt xanh của nhà mạnh thường quân nào đó trong giới quý tộc của Áo hay Châu Âu thời bấy giờ. Cả sự nghiệp đồ sộ với trên dưới một ngàn tác phẩm, nhưng vì không có phương tiện, sinh thời chỉ có khoảng 10% những sáng tác của ông được in ấn”.

    Vì vậy nhạc phẩm Sérénade được coi như nằm trong Lieder của Schubert mà trong khoảng thời gian đó nhạc sĩ không có tiền để mua giấy bút để chép lại đầy đủ.

    Năm 1815 Franz Schubert mới 18 tuổi, gửi sáng tác của ông đến nhà thơ Đức Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832), nhưng buồn thay, chẳng màng đáp lại. Với 70 bài thơ của Goethe được Schubert phổ nhạc nhưng nhà thơ chẳng quan tâm. Có lẽ cây đại thụ của thi ca Đức cho rằng “chàng nhóc ngưới Áo” dựa vào tên tuổi của ông nên lấy thơ phổ nhạc (?).

    Mãi đến năm 1830, hai năm sau khi Schubert qua đời, lần đầu tiên nhà thơ Goethe mới thưởng thức bản lied Erlkonig qua tiếng hát của nữ ca sĩ Wilhelmine Schroider-Devrient. Thi nhân ân hận gởi những giọt lệ muộn màng đến một thiên tài đã âm thầm đem lại phép màu để văn thơ của Goethe thêm tỏa sáng.

    Trong 16 năm sáng tác, nhạc sĩ thiên tài đoản mệnh Franz Schubert để lại cho đời gần một ngàn tuyệt tác nhưng lúc sinh thời không được ca ngợi… cho đến khi lìa trần!

    Trở về với cát bụi, Franz Schubert yên nghỉ tại nghĩa trang Währing, cách không xa ngôi mộ của nhạc sĩ Beethoven (qua đời vào tháng 3/1827). Năm 1888 mộ phần của ông được đưa về nghĩa trang trung tâm của thành Vienne, trong khu vực dành cho các nhạc sĩ nổi tiếng của nước Áo như Gluck, Beethoven, Johannes Brahms, Hugo Wolf…

    Thiên tài âm nhạc, nhà soạn nhạc người Áo Wolfgang Mozart (1756-1791) mất ngày 5/2/1791, để lại di sản âm nhạc lừng danh trên thế giới. Nhưng khi lìa đời quá hẩm hiu, đi theo chiếc xe ngựa của đám tang ông, chỉ có một con chó!

    Ở đời, biết bao cảnh tượng đau lòng đã xảy ra như vậy với những nhân tài của nhân loại, trong cao dao của ta có câu: “Lúc sống, thời chẳng cho ăn. Đến khi thác xuống, làm văn tế ruồi”.

    Như đã đề cập trong bài viết trước đây của tôi: “Với bốn nhạc sĩ tài danh sáng tác bốn ca khúc Sérénade nổi tiếng nhất:

    1. Sérénade số 13 của Mozart, thường được gọi là “Eine Kleine Nachtmusik” (tiếng Đức, có nghĩa “Tiểu Dạ Khúc”

    2. Sérénade của Schubert thường được biết với tên  “Sérénade de Schubert”

    3. Sérénade của Tosti được gọi tắt là “La Serenata”

    4. Sérénata của E. Toselli được mang tên Serenata “Rimpianto” (tiếng Ý: Rimpianto có nghĩa là Luyến Tiếc).

    Ở Việt Nam hai ca khúc Sérénade của Shubert và Toselli được Phạm Duy chuyển sang lời Việt (Sérénade của Shubert với tựa Dạ Khúc) và (Sérénata của Toselli với tựa là Chiều Tà).

    Giống như Sérénade, Nocturne thường gọi là Dạ Khúc (khúc nhạc đêm) xuất hiện khoảng thế kỷ 18. Frédéric Chopin (1810-1849) là nhạc sĩ sáng tác rất nhiều Nocturne (21 bài).

    Nocturne in E minor, Op. posth. 72, No. 1 (Nocturne in E minor – Dạ Khúc cung Mi thứ) Chopin sáng tác vào năm 1827, đầu tiên của ông được công bố vào năm 1855.

    Nhạc sĩ Franz Liszt (1811-1886) nhận định: “Chỉ duy nhất một thiên tài như Chopin mới đem lại cho thể loại dạ khúc tính chất nhạy cảm tinh tế và tình yêu mãnh liệt nồng cháy đến thế. Các Nocturne thơ mộng của Chopin không chỉ hát lên những bài ca du dương lòng người với những hoài niệm thanh cao dịu ngọt, mà còn lay động đến tâm trí con người những nỗi day dứt hoang mang đến ngộp thở”.

    Giữa quãng thời gian Thời Kỳ Cổ Điển (1730-1820) & Thời Kỳ Lãng Mạn (1800-1910) ở Âu Châu đã xuất hiện nhiều thiên tài âm nhạc đã để lại kho táng âm nhạc phong phú nhất trên thế giới.

    Nocturne cung Đô thăng thứ (Nocturne in C-sharp minor) do Chopin sáng tác năm 1830 và được công bố năm 1870, là một trong những bản nocturne hay nhất của ông. Bản nhạc này được chọn làm nhạc chính cho phim The Pianist, một bộ phim rất xúc động với bối cảnh là các trại tập trung của Đức Quốc xã.

    Ở Việt Nam có các nhạc phẩm Dạ Khúc của Nguyễn My Ca (lời: Hoàng Mai Lưu), Dạ Khúc của Nguyễn Văn Quỳ vào thời tiền chiến. Ở hải ngoại có Dạ Khúc của Phạm Anh Dũng. Trước năm 1975 có Dạ Khúc Cho Tình Nhân của Lê Uyên Phương…

    Với Sérénade, Nocturne, Dạ Khúc… (dù không có lời) nhưng với giai điệu, tiết tấu cũng mường tượng hình ảnh cô đơn, mang nỗi buồn man mác xa xôi!

    Thông thường những nhạc phẩm với hình ảnh chiều tàn với Giai Điệu (Le Mélodie) nhẹ nhàng với cung bậc trầm/bổng, Tiết Tấu (Le Rythme) khoan thai dễ ru vào lòng người.

    Điển hình các khúc với hình ảnh liên quan đến chiều qua các nhạc phẩm của các nhạc sĩ từ thời tiền chiến và trước năm 1975 ở miền Nam VN:

    Chiều Vàng của Nguyễn Văn Khánh, Lá Đỗ Muôn Chiều của Đoàn Chuẩn & Từ Linh, Tiếng Chuông Chiều Thu  của Tô Vũ, Áng Mây Chiều của Dương Thiệu Tước, Chiều của Dương Thiệu Tước (thơ Hồ Dzếnh), Bóng Chiều  Xưa (Tango) của Dương Thiệu Tước, Nắng Chiều của Lê Trọng Nguyễn, Nương Chiều, Chiều Về Trên Sông của Phạm Duy, Chiều Thu Ấy, Chiều Hoang Vắng của Lam Phương, Đò Chiều của Trúc Phương, Chiều Thương Đô Thị của Song Ngọc & Hoài Linh, Ý Nhạc Chiều  của Nguyễn Hiền, Chiều Tím của Đan Thọ (lời Đinh Hùng), Hình Ảnh Một Buổi Chiều của Lâm Tuyền (lời Dạ Chung), Khúc Nhạc Chiều Mơ  của Ngọc Bích, Chiều Cố Đô của Hoàng Thi Thơ, Đà Lạt Hoàng Hôn của Minh Kỳ & Dạ Cầm, Chiều Làng Em (vui vẻ), Chiều Cuối Tuần của Trúc Phương, Tình Khúc Chiều Mưa  của Nguyễn Ánh 9, Nhớ Một Chiều Xuân  của Nguyễn Văn Đông, Sương Lạnh Chiều Đông  của Mạnh Phát, Một Chiều Đông  của Tuấn Khanh…

    Với hình ảnh đời lính vẫn thuần túy về nghệt thuật trong những ca khúc trữ tình: Chiều Mưa Biên Giới của Nguyễn Văn Đông, Chiều Trên Phá Tam Giang của Trần Thiện Thanh (thơ Tô Thuỳ Yên), Chiều Hành Quân của Lam Phương, Chiều Biên Khu của Tuấn Khanh, Chiều Trong Rừng Thẳm của Anh Việt…

    Nhưng có khi nhanh, dồn dập khi “Màn đêm xuống dần, muôn ánh đèn đột nhiên như ngời sáng…” như Đêm Đô Thị của Y Vân. Đây là ca khúc rất tiệt kiệm lời ca nhất vì trong 3 điệp khúc có 6 câu với “Lá lá lá lá la la, lá lá lá lá la”  cũng thật thú vị.

    Nếu so sánh với 4 ca khúc nhạc chiều với các nhạc sĩ lừng danh trên thế giới: Mozart, Schubert, Tosti và  E. Toselli như trên… thì nhạc chiều của các nhạc sĩ Việt Nam rất phong phú.

    Trở lại Sérénade của Franz Schubert, qua lời Việt: Dạ Khúc của Phạm Duy:

    “Chiều buồn nhẹ xuống đời

    Người tình tìm đến người

    Thấy run run trong chiều phai.

    Vẻ sầu của đoá cười

    Tình bền của lứa đôi

    Thoáng hương trong chiều rơi.

    Chiều nay hát cho xanh câu yêu đời

    Cho người thôi khóc thương ai

    Cho niềm yêu đến bên tôi.

    Chiều nay lỡ ghé môi trên mi sầu

    Ru người qua chốn thương đau

    Cho làn nước mắt chìm sâu.

    Tình đời toả mát màu

    Chiều nay là lúc đầu

    Nói cho nhau nghe đời sau.

    Nhẹ nhàng người đắm sầu

    Kể lể chuyện kiếp nao

    Có ai chia lìa nhau.

    Một ngày đó tóc mây đã phai mầu

    Có chờ ta oán trách đâu

    Có vì duyên kiếp không lâu.

    Ðời sẽ thấy chúng ta sống không cầu

    Cho tình cứ úa phai mau

    Cho người cứ mãi phụ nhau.

    Dù một ngày đời sẽ vỡ tan rồi

    Người về khuất chân trời

    Nhớ nuôi cho hương một chiều

    Vương vấn đời…!

    Cuộc tình vĩnh viễn xa vời

    Chỉ còn thương nhớ mà thôi!”

    Có nhiều ca sĩ trình bày, với tôi, tiếng hát Thái Thanh trước năm 1975 rất tuyệt, từ xưa đến nay.

    Mời nghe lại qua YouTube:

    Nếu dựa theo nguồn tin mới về thời điểm nhạc phẩm Sérénade của F. Schubert như vậy thì đến nay tròn hai trăm năm. Hai thế kỷ đã qua của nhạc sĩ tài danh nhưng mệnh bạc!

    Triết gia Kierkegaard  cho rằng “Tôi chỉ có một người bạn, và đó là tiếng vọng. Tại sao nó lại là bạn của tôi? Vì tôi yêu nỗi buồn của mình, và tiếng vọng không cướp mất nó. Tôi chỉ có một người bạn tâm tình, và đó là sự im lặng của trong đêm”. Và khi bóng đêm hiện về, trong im lặng, cô tịch thường gợi nhớ nỗi buồn của quá khứ.

    Vương Trùng Dương

    Little Saigon, April 2023

  • Văn Thơ,  Vương Trùng Dương

    Tổng Quan Về Sách Dịch Văn Chương Tây Phương Ở Miền Nam Việt Nam

    Dân số miền Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa) vào cuối thập niên 60 khoảng 17 triệu người, nông thôn chiếm 70% và thành thị chiếm 30%. Tuy ở trong hoàn cảnh chiến tranh nhưng với nền giáo dục khai phóng được mở rộng tạo cơ hội cho tuổi trẻ trên bước đường học vấn… Về lãnh vực văn chương đã phổ biến rất nhiều tác phẩm sáng tác, riêng về sách dịch rất phong phú để độc giả tìm hiểu thêm về văn chương ngoại quốc.Trong phạm vi bài nầy chỉ đề cập đến Sách Dịch Văn Chương Tây Phương Ở Miền Nam Việt Nam đã ảnh hưởng lớn với độc giả trong hai thập niên qua. Đây chỉ liệt kê phần nào trong toàn bộ sách dịch, vì tài liệu sưu tầm còn thiếu sót và không nhận định, phân tích nên chỉ ghi nhận tổng quát dịch giả, tác phẩm… – VTrD

    <!>

    Người đầu tiên đặt nền tảng chữ Quốc Ngữ (tiếng Việt) là giáo sĩ người Bồ Đào Nha thuộc Dòng Tên Francisco de Pina (1585-1625). Giáo Sĩ Alexandre de Rhodes (1591-1660) nối tiếp công việc hoàn thiện hơn việc dùng chữ Quốc Ngữ, hoàn thành cuốn tự điển Dictionarium Annamiticium – Lusitanium – Latinium (Tự Điển An Nam – Bồ Đào Nha – La Tinh) năm 1651.

    Cuốn sách Catechismus “Phép Giảng Tám Ngày” giáo sĩ Alexandre de Rhodes được in tại Roma năm 1651. Đây là cuốn sách chữ Quốc Ngữ đầu tiên của Việt Nam. (Cuốn sách nầy còn lưu trữ ở nhà thờ tại Tuy Hòa, Phú Yên).

    Vào cuối thế kỷ XIX, chữ Quốc Ngữ trở thành văn tự chính thức tại Nam Kỳ vào năm 1882, học giả Petrus Trương Vĩnh Ký (1837-1898) khi làm quản nhiệm (ngày 16/9/1869) Gia Định Báo, tờ báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ ở miền Nam. Gia Định Báo ra đời ngày 15/4/1865, do người Pháp Ernest Potteau làm tổng tài (quản nhiệm), đến năm 1869 Trương Vĩnh Ký (Petrus Ký – Tiếng Latin là Petrus, tiếng Pháp là Pétrus) thay thế Ernest Potteau. Gia Định Báo chủ trương: cổ động tân học, truyền bá quốc ngữ và giáo dục quốc âm. Trước đó, chữ Hán và chữ Nôm được phổ biến rộng rãi nên từ khi có chữ Quốc Ngữ được quảng bá nên các bậc tiền nhân muốn khai phóng qua sách, báo… cho nền văn học đất nước.

    Tại Sài Gòn, trường trung học Petrus Ký (Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký) được thành lập năm 1928, là một trong những ngôi trường nổi tiếng nhất ở miền Nam Việt Nam. Cổng trường Trung Học Petrus Ký có khắc hai câu đối của giáo sư Hán văn Ưng Thiều: “Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt. Tây Phương khoa học yếu minh tâm!”, có tượng đồng bán thân của cụ ở giữa sân trường.

    Vào đầu thế kỷ XX, học giả Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) nhà báo, nhà văn, dịch giả… có công đóng góp cho nền dịch thuật Việt Nam. Ông là chủ bút đầu tiên tờ Đăng Cổ Tùng Báo, ra đời ngày 28/3/1907, xuất bản bằng chữ quốc ngữ ở Bắc Kỳ.

    Lục Tỉnh Tân Văn (1910), Đông Dương tạp chí (1913), Trung Bắc Tân Văn (1915, nhật báo đầu tiên)… Người đầu tiên dịch Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa từ chữ Hán ra chữ Quốc Ngữ năm 1909. Người đầu tiên dịch các tác phẩm văn học cổ điển Pháp của Victor Hugo, Honoré de Balzac, Alexandre Dumas, Molière, La Fontaine … ra tiếng Việt đã đã đăng trên Đông Dương tạp chí và đã ấn hành, trong đó có Thơ Ngụ Ngôn La Fontaine Diễn Nôm (Les Fables de La Fontaine, 44 truyện) phổ biến rộng rãi, được trích đăng rất nhiều. Đặc biệt với Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du dịch ra tiếng Pháp. Người đầu tiên đưa kịch nói (các tác phẩm của Molière) lên sân khấu nhà hát lớn Hà Nội năm 1920 (*).

    (* Vương Trùng Dương: Bệnh Tưởng, Bi Kịch & Cuộc Sống trên trang web Đặc San Lâm Viên http://www.dslamvien.com/2022/02/benh-tuong-hai-kich-va-cuoc-song.html

    Học giả Nguyễn Văn Vĩnh cũng là người sáng lập ra Hội Trí Tri và Hội Dịch Sách. Ngày 26/6/1907 ở Hội Trí Tri Hà Nội, ông đã diễn thuyết về Hội Dịch Sách, và phổ biến trên Đăng Cổ Tùng Báo.

    Những tác phẩm Tây Phương qua dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh tiêu biểu vào tiền bán thế kỷ XX như: Thơ Ngụ Ngôn của La Fontaine (Fables de La Fontaine) Trẻ Con của Perrault (Les Contes de Charles Perrault), Mai-Nương Lệ-Cốt (Manon Lescaut) của Abbé Prévost, Ba Người Ngự Lâm Pháo Thủ (Les Trois Mouquetaires), của Alexandre Dumas, Những Người Khốn Khổ (Les Misérables) của Victor Hugo, Miếng Da Lừa (La Peau de chagrin) của Honoré de Balzac., Guy-li-ve Du Ký (Les Yoyages de Gulliver) của Jonathan Swift, Tê-lê-mặc Phiêu Lưu Ký (Les Aventures de Télémaque) của Fénélon, Sử Ký Thanh Hoa (Le Parfum des Humanités) của Emile Vayrac, Chàng Gil Blax Xứ Santillane (Gil Blas de Santillane) và Tục Ca Lệ (Turcaret) kịch của Lesage…

    Bốn vở kịch nói của Molière: Trưởng Giả Học Làm Sang (Le Bourgeois Gentilhomme), Giả Đạo Đức (Le Misanthrope), Bệnh Tưởng (Le Malade Imaginaire), Lão Hà Tiện (L’Avare).

    Và, từ đó những tác phẩm Tây Phương đã được các học giả, nhà văn, nhà báo từ Bắc đến Nam được dịch sang tiếng Việt.

    Trong quyển Nhà Văn Hiện Đại của Vũ Ngọc Phan, ấn hánh năm 1941, quyển I, mục Những Nhà Văn Hồi Mới Có Chữ Quốc Ngữ từ trang 35 đến trang 190, tiên phong với Trương Vĩnh Ký, nhóm Đông Dương Tạp Chí với Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục, nhóm Nam Phong Tạp Chí với Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Trọng Luật…

    Theo nhà văn Vũ Ngọc Phan “Trong số những học giả Việt Nam theo Tây học ấy, người ta phải kể đến hai người có tiếng nhất là Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Trai (tức Paulus Của). Hai ông đã dùng chữ Quốc Ngữ để truyền bá học thuật về tư tưởng Âu Tây và soạn tự điển Việt Pháp để người Nam có thể dùng mà học tiếng Pháp. Việt Pháp Tự Điển của Paulus Của là một bộ tự điển mà gần đây cả người Bắc lẫn người Nam vẫn còn dùng” (trang 37). Quan trọng nhất với Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, 2 cuốn, in tại Sài Gòn năm 1895 và 1896. Bộ sách nầy được in lại nhiều lần cho các thế hệ sau nầy tra cứu.

    *

    Trong phạm vi bài nầy, chỉ đề cập Tổng Quan Về Sách Dịch Văn Học Tây Phương Ở Miền Nam Việt Nam vì nói đến dịch thuật với tất cả tác phẩm từ Á sang Tây, Mỹ… bao quát, không thể tổng hợp trong bài viết. Gọi là Tây Phương nhưng thực ra chỉ vài nước ở Âu Châu… Nguyễn Văn Lục với bài viết 20 Năm Văn Học Dịch Thuật Miền Nam 1955-1975 trên tờ Hợp Lưu vào cuối năm 2004, giới thiệu tổng quát về sách dịch.

    Nhà văn Võ Phiến (1925- 2015) năm 1975 định cư tại Hoa Kỳ, là người làm sống lại nền Văn Học Miền Nam. Với bút hiệu Tràng Thiên đã ấn hành:

    Hăm Bốn Giờ Trong Đời Một Người Đàn Bà (của Stéfan Zweig) Sài Gòn, 1963), Các Trào Lưu Lớn Của Tư Tưởng Hiện Đại (của André Maurois) Sài Gòn, 1964), Truyện Hay Các Nước, tập 1 & II (cùng dịch với Nguyễn Minh Hoàng) Sài Gòn, 1965.

    Năm 1999, ông ấn hành bộ sách Văn Học Miền Nam gồm 6 cuốn về truyện (3 cuốn), ký, tùy bút và kịch, thơ.

    Cuốn sách Văn Học Miền Nam Tổng Quan, NXB Văn Nghệ năm 1988, vào thời điểm đó được đánh giá là tài liệu về Văn Học đáng tin cậy để sưu tầm.

    Theo Võ Phiến phần sách dịch chiếm đến 60% số đầu sách (tên sách, tựa đề tác phẩm dịch thuật) được xuất bản tại miền Nam đến năm 1973, nó đã lên đến 80%. Và theo Trần Trọng Đăng Đàn, trong bài viết Văn Hoá, Văn Nghệ Nam Việt Nam 1954-1975, số dịch phẩm tại miền Nam trong 20 năm đó có thể được chia ra thành: Pháp 499 cuốn, Đài Loan và Hương Cảng 358 cuốn, Mỹ 273 cuốn, Nga 120 cuốn, Anh 97 cuốn, Nhật 71 cuốn, Ý 58 cuốn, Đức 57 cuốn. Các nước khác chiếm 38 cuốn. Như thế, các sách được dịch, bao gồm cả sách nghiên cứu và các sáng tác, nhưng chủ yếu là tiểu thuyết, đến từ cả Tây Phương, Mỹ Châu và Á Châu…

    Những tác giả đã có công dịch thuật như Nguyễn Hiến Lê, Trương Bảo Sơn, Vũ Đình Lưu (Cô Liêu), Phạm Công Thiện (dịch các tác phẩm triết), Bùi Giáng, Phùng Khánh & Phùng Thăng, Nguyễn Hiến Lê, Tam Ích, Bửu Ý, Ngọc Thứ Lang, Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Hữu Hiệu, Đỗ Khánh Hoan, Mặc Đỗ, Trần Phong Giao, Hoài Khanh, Hoàng Hải Thủy (phóng tác)…

    Trong quyển Văn Học Miền Nam 1954-1975 của Nguyễn Vy Khanh năm 2019, Chương 6 đề cập đến Dịch Thuật & Văn Học nước ngoài, giới thiệu các dịch giả đóng góp.

    Ngoài ra, nhiều dịch giả với một, hai tác phẩm trên nhiều lãnh vực rất phong phú, mở rộng kiến thức để nghiên cứu và giải trí…

    Tư tưởng triết học Tây Phương được phổ biến ở miền Nam VN như Hiện Tượng Luận với Edmund Husserl khởi xướng, Merleau-Ponty, Gabriel Marcel, Heidegger, Karl Jaspers, Paul Ricoeur, Emmanuel Lévinas và Mikel Dufrenne… Nhà thơ Bùi Giáng (1926-1998) ấn hành 2 quyển về Martin Heidegger & Tư Tưởng Hiện Đại, Sài Gòn 1963, ông cho biết phải học thêm tiếng Đức để tra cứu tài liệu. Phạm Công Thiện dịch 2 tác phẩm của Martin Heidegger: Về Thể Tính Của Chân Lý, Sài Gòn, 1968); Triết Lý Là Gì?, Sài Gòn, 1969)…

    *

    A.- Nobel Văn Chương Tây Phương & Tác Phẩm Dịch Thuật

    Nobel Văn Chương (Văn Học) là một trong 6 bộ môn: Y Học & Sinh Học, Hóa Học, Vật Lý, Kinh Tế & Hòa Bình.

    Giải Nobel Văn Chương đã được trao 114 lần từ năm 1901 đến 2021 cho 118 người (nam giới: 101 và nữ giới: 17). Ngày 6/10/2022, Viện Hàn Lâm Thụy Điển thông báo giải Nobel Văn Chương 2022 với nhà văn Pháp, bà Annie Ernaux, 82 tuổi. Đây là lần thứ 16 nền văn học Pháp có tên trên bảng vàng, nhà văn Annie Ernaux là phụ nữ Pháp đầu tiên đoạt Nobel Văn Chương và một trong những người cao tuổi nhất được vinh dự nầy.

    1914 Không trao giải vì xảy ra Đệ Nhất Thế Chiến và 5 năm (1940-1944) không trao giải do xảy ra Đệ Nhị Thế Chiến.

    Với các nhà dịch thuật ở Việt Nam rất quan tâm về giá trị các nhà văn đoạt Giải Nobel Văn Chương nên vào tiền bán kỷ XX đã dịch và giới thiệu ở trong nước.

    Trong phạm vi bài nầy đề cập đến Nobel Văn Chương từ năm 1915 đến 1974, trong đó có những tác phẩm Tây Phương được sang tiếng Việt trong 20 năm (1954-1975) tại miền Nam VN. Hầu hết được dịch từ tiếng Anh, tiếng Pháp…

    Danh sách nầy trên dựa vào trang web Wikipedia và các websites khác để tóm lược. Điển hình với các tác giả:

    1915: Nhà văn Pháp Romain Rolland (1866-1940), ông viết về nhiều thể loại từ thi ca, âm nhạc đến kịch nghệ… biên khảo và phê bình. Musiciens d’Autrefois (Nhạc Sĩ Thời Xưa, 1908), Musiciens d’Aujourd’hui (Nhạc Sĩ Thời Nay, 1908), La Vie de Tolstoï (Cuộc Đời Tolstoy, 1911), Tác phẩm Jean – Christophe (1904-1912, 10 tập) và Au-Dessus De La Mêlée (Bên Trên Cuộc Chiến, 1915) đã góp phần chính trong Nobel Văn Chương. Tuy không có sách dịch nhưng nhiều bài viết trên các tạp chí văn học về nhà văn nầy.

    1921: Nhà văn Pháp Anatole France (1844-1924): L’Histoire Contemporaine (Chuyện Thời Nay, 1897-1901), Đảo Chim Cánh Cụt (L’île des Pingouins, 1908), La Vie Littéraire (Đời Sống Văn Học, 1888-1892). Đây là nhà văn với các đoản văn của ông được học trong chương trình Việt Văn (Ban C) vì cách hành văn gọn gàng dễ hiểu.

    1925: Nhà văn Anh George Bernard Shaw (1856-1950), ông coi là nhà viết kịch Anh lẫy lừng ngay sau Shakespeare. Và các tiểu thuyệt tiêu biểu như: Immaturity (Non Nớt, 1879), The Irrational Knot (Cuộc Hôn Nhân Không Hợp Lý, 1880), Love Among the Artists (Tình Nghệ Sĩ, 1881)… MỘt số bài thơ của ông đã được dịch trên các tạp chí văn học.

    1927: Nhà nghiên cứu văn học & triết học Pháp Henri Bergson (1859-1941) với các tác phẩm tiêu biểu như L’Evolution Créatrice (Tiến Hóa Sáng Tạo, 1907), Matière et Mémoire (Vật Chất & Ký Ức, 1896)… Linh Mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế đúc kết qua tác phẩm Henri Bergson, Năng Lực Tinh Thần.

    1929: Nhà văn Đức Thomas Mann (1875-1955) được đánh giá là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất của Đức. với các tác phẩm tiêu biểu: Der Zauberberg (Núi Thần, 1924), Buddenbrooks – Verfall Einer Familie (Gia Đình Buddenbrook, 1901), Der Tod in Venedig (Chết Ở Venice, 1913)… Có nhiều bài viết về ông trên các tạp chí văn học (*nt)

    1937: Nhà văn Pháp Roger Martin du Gard (1881-1958) với Jean Barois (1913), Les Thibault (Gia đình Thibault, 1922-1940) (*nt)

    1946: Nhà văn Đức Hermann Hesse (1877-1962) với các tác phẩm: Tuổi Trẻ Băn Khoăn (Demian, 1919), Câu Chuyện Dòng Sông (Siddartha, 1922), Sói Đồng Hoang (Der Steppenwolf, 1927), Hành Trình Về Phương Đông (Die Morgenlandfahrt, 1932) với những tác phẩm nổi tiếng của ông khi được giải Nobel Văn Chương năm 1946 nên được dịch ra tiếng Việt, quen thuộc với độc giả ở miền Nam VN. Ông là người uyên bác triết lý Đông Phương qua hai tác phẩm Siddartha (Câu Chuyện Dòng Sông, Phùng Thăng & Phùng Khánh dịch) và Die Morgenlandfahrt (Le Voyage du Matin, dịch sang tiếng Việt là Hành Trình Về Phương Đông), tác phẩm nầy trùng tên bộ sách của nhà văn Mỹ Baird Thomas Spalding, Nguyên Phong dịch Hành Trình Về Phương Đông. …

    1947: Nhà văn Pháp André Gide (1869-1951). Ông là nhà văn nổi tiếng nhất ở thế kỷ XX, tác phẩm của ông được dịch từ trước như La Porte Étroite (Tiếng Đoạn Trường) do Đình Thạch dịch, Trung Bắc Tân Văn ấn hành năm 1937; La Symphonie Pastorale (Khúc Nhạc Đồng Quê), Đào Đăng Vỹ dịch, ấn hành năm 1954…

    Các tác phẩm của ông như: Paludes, Les Nourritures Terrestres, Isabelle, L’École des Femmes, Robert, Œdipe… Đặc biệt với L’Immoraliste, 1902, La Porte Étroite, 1909, Les Faux-Monnayeurs, 1926… được nhiều dịch giả cùng dịch.

    1948: Nhà thơ Vương Quốc Anh Thomas Stearns Eliot (1888-1965) với các thi phẩm The Love Song of J. Alfred Prufrock (Bản Tình Ca Của J. Alfred Prufrock, 1917), The Waste Land (Đất Hoang, 1922), The Hollow Men (Những Kẻ Rỗng Tuếch, 1925), Ash Wednesday (Ngày Thứ Tư Tro Bụi, 1930), Four Quartets (Bốn Khúc Tứ Tấu, 1935-1945)… với thơ ít dịch nguyên thi phẩm mà chỉ dịch một số bài trên các tạp chí.

    1950: Triết gia Vương Quốc Anh Bertrand Russell (1872-1970) – (Đề cập ở phần Khuynh Hướng Triết Học & Văn Học)

    1952: Nhà văn Pháp François Mauriac (1885-1970). Tác phẩm Thérèse Desqueyroux (Người Vợ Cô Ðơn) do Mặc Đỗ dịch năm 1956, giới thiệu với độc giả sau khi được giải Nobel Văn Chương (Năm 2022 nhà văn T.Vấn, ở Texas, dịch từ tiếng Pháp và đối chiếu với bản tiếng Anh, giữ nguyên tựa đề Thérèse Desqueyroux). Các tác phẩm tiêu biểu của ông như: Le Nœud de Vipères (Ổ Rắn Độc), Le Mystère Frontenac (Bí Ẩn Nhà Frontenac), La Fin de la Nuit (Đêm Tàn), Les Chemins de la Mer (Những Con Đường Của Biển), La Pharisienne (Người Đàn Bà Đạo Đức Giả), Mémoires Intérieurs (Hồi Ký Nội Tâm) (*nt)…

    1957: Nhà văn Pháp Albert Camus (1913-1960). Ông là một trong những nhà văn ngoại quốc đã ảnh hưởng rất nhiều ở miền Nam VN.

    Tác phẩm đầu tay L’Étranger (Người Xa Lạ) ra đời năm 1942, trở thành “hiện tượng” trong văn chương Pháp với Chủ Nghĩa Hiện Sinh (Existentialisme), tác phẩm La Peste (Dịch Hạch) viết năm 1938 nhưng sau đó hiệu đính lại mới ấn hành năm 1947. Trong văn học, hai nhà văn Simone de Beauvoir (1908-1986) và J.P. Sartre (1905-1980) gặp nhau từ năm 1929 và yêu nhau, sáng lập tờ báo Thời Mới (Les Temps Modernes) để truyền bá Chủ Nghĩa Hiện Sinh trong trào lưu văn học. Kết thúc cuộc tình Simone de Beauvoir viết cuốn Adieux: Một Lời Chia Tay Với Sartre (1981).

    J.P Sartre mới là triết gia về Chủ Nghĩa Hiện Sinh, Albert Camus không phải là triết gia nhưng đem chủ nghĩa nầy vào văn học. Cùng cổ xúy cho Chủ Nghĩa Hiện Sinh, tình bạn giữa Albert Camus và J.B Sartre vào giữa thập niên 30, rạn nứt vào năm 1952… Và từ đó, ông viết những tác phẩm nói lên “phi lý” của con người trong cuộc sống.

    Những tác phẩm của Albert Camus vào thập niên 60 được dịch ra tiếng Việt và không xa lạ gì với độc giả ở miền Nam VN. Bùi Giáng dịch nhiều tác phẩm của Albert Camus như: Le Malentendu (Ngộ Nhận), Caligula (Bạo Chúa Caligula), L’Été (Mùa Hè, nhan đề Mùa Hè Sa Mạc, Le Mythe de Sisyphe (Huyền Thoại Sisyphe), nhan đề Biển Đông Xe Cát, L’Homme Révolté (Con Người Phản Kháng)…

    La Chute (Sa Đọa), Djémila (Gió Về), L’Envers et L’Endroit (Bề Trái & Bề Mặt), Noces (Giao Cảm), Trần Thiện Đạo dịch. La Femme Adultère (Người Đàn Bà Ngoại Tình), Nguyễn Văn Trung dịch, L’Exil et le Royaume (Lưu Đày & Quê Nhà), Trần Phong Giao và Vũ Đình Lưu dịch… Tác phẩm La Peste (Dịch Hạch), Hoàng Văn Đức dịch, 1966; Võ Văn Dung dịch, 1971…

    Có thể nói, sau hai cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Kẻ Xa Lạ (1942) và Dịch Hạch (1947), thì tiểu luận Thần Thoại Sisyphus (Le Mythe de Sisyphe, 1942) là tác phẩm quan trọng bậc nhất của Albert Camus.

    Thần thoại về Sisyphus, tiểu luận triết học của Albert Camus với lập luận của điều phi lý từ thời cổ đại xa xưa vẫn tồn đọng trong thời kỳ của Albert Camus. Tựa đề tiểu luận, vốn là tên trong chương sau cùng, được gợi dẫn từ câu chuyện của chàng Sisyphus trong thần thoại Hy Lạp. Theo đó, bắt đầu từ lập luận phi lý rằng đời sống của mỗi cá nhân, ngay cả những cá nhân tự xác định cho mình một lý tưởng, mục đích cao đẹp, thường bị vây bủa trong những hành động đôi khi rất hoài công và vô vọng. Vì vậy quan niệm về phi lý đã bàng bạc trong tác phẩm cùa Albert Camus (*)

    (* VTrD, trích trong bài viết Người Xa Lạ… Giữa Chúng Ta trên trang web https://t-van.net/vuong-trng-duong-tan-man-dau-nam-2022-nguoi-xa-la-giua-chng-ta/)

    1958: Nhà văn Nga Boris Pasternak (1890-1960), tác phẩm Dr. Zhivago, với niềm vinh dự bản thân ông nhưng nỗi đau ở trong nươc (đề cập phần sau)

    1961: Nhà văn Nam Tư Ivo Andrić (1892-1975). Tác phẩm The Bridge on the Drina (Chiếc Cầu Trên Sông Drina, 1945), Nguyễn Hiến Lê dịch

    1964: Triết gia, nhà văn Pháp Jean Paul Sartre (1905-1980) được trao giải Nobel Văn Chương nhưng ông từ chối và cho rằng “Một nhà văn không nên cho phép mình trở thành người của một tổ chức”. Ông là triết gia nên đem tư tưởng “xiển dương” vào văn chương để quảng bá. Những tác phẩm của ông đã được dịch: La Nausée (Buồn Nôn), Les Mouches (Những Ruồi) Phùng Thăng dịch, Huis Clos (Kín Cửa) Trần Thiện Đạo dịch, Les Jeux sont Faits (Sự Đã Rồi), Nguyễn Xuân Hoàng & Trần Phong Giao dịch; Le Mur (Bức Tường). Với tác phẩm L’Être et le Néant (Hiện Hữu & Hư Vô) có nhiều bài viết phân tích về quan điểm của ông sau Essay on Phenomenological Ontology (Tiểu Luận Về Hiện Tượng Thực Chất Hiện Hữu). Nhà văn Huỳnh Phan Anh trong tác phẩm Văn Chương & Kinh Nghiệm Hư Vô năm 1968 đã đề cập đến J.P Satre.

    1963: Nhà thơ Hy Lạp Giorgos Seferis (1900–1971) Hy Lạp, không có bản dịch tiếng Việt.

    1965: Nhà văn Liên Xô Mikhail Solokhov (1905-1984), tác phẩm Sông Đông Êm Đềm (đề cập phần sau). Trong 3 nhà văn của thời kỳ Liên Xô thì ông được trong nước ca ngợi là văn văn vô sản, khác với nhà văn Boris Pasternak bị cho là phản động và nhà văn Aleksander Solzhenitsyn bị Liên Xô trục xuất!

    1970: Nhà văn Liên Xô Aleksander Solzhenitsyn (1918–2008) với toàn bộ tác phẩm (đề cập ở phần sau).

    1972: Nhà văn Tây Đức Heinrich Böll (1917-1985) được đánh già là nhà văn phục hồi nền văn học Đức…

    (GS Phạm Văn Tuấn ở Úc ấn hành quyển sách ở Virginia (Hoa Kỳ) năm 2018: Nhà Văn, Nhà Thơ & Tác Phẩm, giới thiệu các văn thi sỹ đoạt gải Nobel và nổi danh trên thế giới).

    1974: Nhà văn Thụy Điển Eyvind Johnson (1900-1976), tác phẩm Strändernas Svall (Sóng Biển, 1946), Krilon Romanren (Tiểu Thuyết Của Krilon, 1941-1943), Romanen om Olof (Tiểu Thuyết Olof, 1934-1937). Không có bản dịch tiếng Việt.

    B.- Dịch Giả Miền Nam VN Với Các Tác Phẩm Văn Chương Tây Phương

    Nhân đây, đề cập khái quát đến vài dịch giả miền Nam VN với các tác phẩm về văn chương Tây Phương (Trong phần nầy có những tác phẩm dịch thuật đã đề cập ở phần A: Nobel Văn Chương Tây Phương & Tác Phẩm Dịch Thuật)

    – Nhà thơ Bùi Giáng (1926-1998). Ngoài tài hoa về thi ca, ông còn là dịch giả qua những tác phẩm:

    Cõi Người Ta của Saint-Exupéry, 1966; Trăng Tỳ Hải của Albert Camus, André Gide, Martin Heidegger, 1966; Khung Cửa Hẹp của A. Gide, 1966; Hoa Ngõ Hạnh của Shakespeare, 1966; Bạo Chúa Caligula của Albert Camus, 1967 – 1974; Kim Kiếm Ðiêu Linh của Ngọa Long Sinh, 1967; Ngộ Nhận của A. Camus, 1967; Con Người Phản Kháng của A. Camus, 1968; Mùa Hè Sa Mạc của A. Camus , 1968; Kẻ Vô Luân của A. Gide, 1968; Orphélia Hamlet của Shakespeare, 1969; Hòa Âm Ðiền Dã của A. Gide, 1969; Sương Bình Nguyên của các tác giả Âu Mỹ, 1969; Hoàng Tử Bé của Saint-Exupery, 1973; Mùi Hương Xuân Sắc của Gerald de Narval, 1974…

    Ông dịch rất thoáng, có khi không theo nguyên tác mà theo ý văn để diễn đạt. Còn sáng tác thơ tặng tác giả. Ông dịch Kim Kiếm Ðiêu Linh của Ngọa Long Sinh để học thêm chữ Hán. Tác phẩm Nhà Sư Vương Lụy của nhà văn Trung Hoa, nhà sư tên là Tô Mạn Thù (Su Manshu), Bùi Giáng dịch từ nguyên tác, Quế Sơn xuất bản năm 1969. (Có bản dịch sang tiếng Anh The Lone Swan của Geoege Kin Leung… (*)

    (* VTrD, bài viết Bùi Giáng, Ðại Lão Cái Bang cho Giai Phẩm Xuân Bính Tý (1996) kỷ niệm 70 sinh nhật của ông. Trang web Đặc San Lâm Viên: http://www.dslamvien.com/2021/05/bui-giang-dai-lao-cai-bang.html

    – Dịch giả Nguyễn Hiến Lê (1912–1984). Ông là nhà văn, dịch giả, nhà nghiên cứu văn học… Ông đã sáng tác, biên soạn và dịch thuật nhiều cuốn sách từ Đông sang Tây thuộc các lĩnh vực như giáo dục, văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký, gương danh nhân, chính trị, kinh tế… Ông đã ấn hành khoảng một trăm tác phẩm biên khảo, sáng tác, dịch thuật… về văn học, triết học, lịch sử, giáo dục, chính trị, kinh tế… đặc biết với guông danh nhân và sách học làm người. Nhiều tác phẩm của ông được coi là “sách gối đầu giường” cho giới trẻ.

    Với các tác giả Tây Phương, ông đã dịch: Sống 24 Giờ Một Ngày của Arnold Bennett, ấn hành ở Sài Gòn năm 1955; Kiếp Người của Somerset Maugham, năm 1962; Quê Hương Tan Rã của C. Acheba, năm 1970; Cầu Sông Drina của I. Andritch, 1972; Thư Ngỏ Tuổi Đôi Mươi của André Maurois, năm 1968; Thư Gởi Người Đàn Bà Không Quen của André Maurois, 1970; Chinh Phục Hạnh Phúc của Bertrand Russell, 1971…

    – Nhà văn Mặc Ðỗ (1917-2015). Ông tốt nghiệp luật song không hành nghề luật sư, làm báo ngay từ Hà Nội với tờ Phổ Thông. Năm 1954, ông di cư vào Sài Gòn chủ trương nhóm Quan Điểm và nhà xuất bản Quan Điểm

    Người Vợ Cô Đơn (Thérèse Desqueyroux) của Francois Mauriac, Cảo Thơm 1966, Đất Sống 1973); Tâm Cảnh của André Maurois, Văn 1967; Anh Môn (Alain-Fournier, Cảo Thơm 1968); Một Giấc Mơ của Vicki Baum, Văn 1972; Con Người Hào Hoa (The Great Gasby) của Francis Scott Fitzgerald; Vùng Đất Hoang Vu của Lev Tolstoy, Đất Sống 1973); Giờ Thứ 25 của C. Virgil Gheorghiu, Đất Sống 1973); Những Vinh Nhục Của César Birotteau của Honoré de Balzac, Sài Gòn 1968.

    – Tuy dịch vài tác phẩm nhưng được xem là tác phẩm dịch thuật có giá trị: Phùng Khành & Phùng Thăng.

    Dịch giả Phùng Khánh – Ni Sư Trí Hải (1938-2003) tên thật là Công Tằng Tôn Nữ Phùng Khánh và dịch giả Phùng Thăng (1943-1975) là hai chị em ruột. Gia đình hoàng tộc rất mộ đạo Phật. Thân phụ là cụ Nguyễn Phước Ứng Thiều, cháu nội của Tuy Lý Vương Nguyễn Phước Miên Trinh.

    Câu Chuyện Dòng Sông của Hermann Hesse (dịch chung với Phùng Khánh) năm 1965; Buồn Nôn của J.P Sartre (Phùng Thăng dịch) năm 1967; Những Ruồi của J.P Sartre (Phùng Thăng dịch) năm 1967; Sói Đồng Hoang của Hermann Hesse (Phùng Thăng dịch chung với Chơn Hạnh) năm 1969. Kẻ Lạ Ở Thiên Đường của Simone Weil (Phùng Thăng dịch). Tác phẩm nầy ấn hành năm 1973, trong phần giới thiệu, dịch giả bày tỏ tất cả nỗi lòng tiềm ẩn (*).

    (* Cùng tác gia trong bài viết Dịch Giả Phùng Thăng, Giáo Sư Triết Trung Học Trần Quý Cáp Hội An trên trang web Việt Báo: https://vietbao.com/a309899/dich-gia-phung-thang-1943-1975-co-giao-su-triet-trung-hoc-tran-quy-cap-hoi-an).

    – Dịch giả Trần Thiện Đạo (1933-2017) du học ở Pháp năm 1950 và định cư ở đây. Ông là dịch giả, nhà văn và nhà phê bình văn học.

    Ông đã dịch các tác phẩm: Cậu Hoàng Con (Le Petit Prince) của Saint Exupéry, Giao Cảm (Noces) của Albert Camus, Bề Trái và Bề Mặt (L’Envers Et L’Endroit) của Albert Camus, Tiểu Luận Của Albert Camus, Sa Đọa (La Chute) của Albert Camus, Kín Cửa (Huis Clos) của Jean Paul Sartre, Phấn Đấu Cho Một Nền Tiểu Thuyết Mới (Pour un Nouveau Roman) của Alain Robbe Grillet, Im Lặng Của Biển Cả (Le Silence De La Mer) của Jean Bruller Vercors, Zadig của Voltaire, Ao Quỷ (La Mare Au Diable) của George Sand,…

    Ông đã nhiều lần lên tiếng về bản dịch văn học, điển hình như 50 trang phê phán Những Ruồi (1967) của Phùng Thăng dịch Les Mouches của Jean-Paul Sartre. Ông phê phán những câu văn dịch quá nô lệ ngoại ngữ nguyên tác. Điều nầy thể hiện sự thật trọng với người dịch để có tác phẩm dịch thuật giá trị.

    – Giáo sư Đỗ Khánh Hoan tốt nghiệp đại học Sydney, Úc, tiến sĩ văn chương đại học Columbia, Mỹ. Giáo sư Anh Văn trường trung học Chu Văn An và trưởng ban Anh văn đại học Văn khoa Sài Gòn.

    Ông là người đầu tiên dịch và giới thiệu ba tập thơ của thi sĩ Ấn độ R. Tagore: Tâm Tình Hiến Dâng (The Gardener) NXB An Tiêm, 1969; Lời Dâng & Tặng Vật, An Tiêm, 1972 (Thi hào Tagore 1981-1941, người đầu tiên Á Châu được giải Nobel Văn Chương năm 1913).

    Dịch giả Đỗ Khánh Hoan biết nhiều ngoại ngũ nên đã dịch trường ca của Homer (Iliad và Odyssey) với hơn 30,000 câu thơ trực tiếp từ tiếng Hy Lạp, Don Quixote từ tiếng Tây Ban Nha, Yến Hội của Platon, Chân Dung Chàng Nghệ Sĩ Trẻ (J. Joyce), Bi Kịch Shakespeare, Khung Trời Nhỏ Hẹp (S. Maugham), Cây Đàn Miến Điện (T. Michio), Truyện Ngắn (A. Chekhov), Nông Trại Súc Vật (G. Orwell)…

    – Nhà thơ Hoài Khanh (1934-2016), tự học, tự trau dồi sinh ngữ trở thành dịch giả, chủ trương nhà xuất bản Ca Dao.

    Với các tác phẩm dịch thuật tiêu biểu với 3 tác phẩm của của Herman Hesse: Hành Trình Sang Đông Phương, 1967; Giáo Dục & Ý Nghĩa Cuộc Sống của Krishnamurti, 1969; Nghệ Thuật Truyền Thống & Chân Lý của Walter Kaufmann, 1967; Tuổi Trẻ Băn Khoăn, 1968; Quê Hương Tan Rã (Things Fall Apart của Chinua Achebe) Hoài Khanh và Nguyễn Hiến Lê dịch, năm 1970; Đâu Mái Nhà Xưa, 1973.

    Về âm nhạc với những tác phẩm Mozart: Cuộc Đời & Sự Nghiệp của Percy M.Young, 1972; Tchaikovsky: Cuộc Đời & Nghệ Thuật của Percy M.Young, 1972; Beethoven: Một Phiến Tài Tình Thiên Cổ Lụy của J.W.N. Sullivan, Ca Dao xuất bản 1972… Sau khi đọc và đem khắc ván in Kim Vân Kiều tân truyện ở phố Hàng Gai, Hà Nội, học giả Phạm Quý Thích (1760-1825) – bạn của nhà thơ Nguyễn Du – viết bài “Thính Đoạn Trường Tân Thanh Hữu Cảm”. Bài thơ có hai câu cuối:

    “… Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy

    Tân Thanh đáo để vị thùy thương”.

    Hoài Khanh lấy câu đối để làm tựa đề cho tác phẩm quá tuyệt. Tôi tích nhạc cổ điển Tây Phương nên cũng “nghiền ngẫm” các tác phẩm dịch thuật nầy.

    – Huỳnh Phan Anh (1940 – 2020), nhà văn, dạy triết ở các trường trung học. Các tác phẩm dịch thuât: Chuông Gọi Hồn Ai của Ernest Hemingway, 1972; Chuyến Viễn Hành Trong Đêm của Heinrich Böll, 1973); Tình Yêu & Tuổi Trẻ của Valery Larbaud, 1973), Tình Yêu & Lý Tưởng của Thomas Mann, 1974), Tình Yêu Bên Vực Thẳm của E. M. Remarque; Tình Cuồng của Raymond Radiguet, dịch chung với Nguyễn Nhật Duật, 1973)…

    Huỳnh Phan Anh chủ trương nhóm Đêm Trắng cùng với nhà xuất bản Đêm Trắng, ông công tác với tạp chí Văn, tạp chí Vấn Đề, Khởi Hành… và đóng góp nhiều tiểu luận phê bình cho các tạp chí này.

    Sau năm 1975, ông ở lại Sài Gòn, dịch các tác phẩm của André Maurois, Georges Simenon, Ernest Hemingway, Saint Exupéry, Erich Maria Remarque, Thomas Mann, Claude Simon, Jostein Gaarder, Jean-René Huguenin, Arthur Rimbaud, Anne Philipe…

    Năm 2002 Huỳnh Phan Anh định cư ở Mỹ, qua đời năm 2020 tại San Jose. Thọ 80 tuổi (1940-2020).

    – Nhà văn Hoàng Hải Thủy (1933-2020), năm 1952 được Giải Nhất Cuộc Thi Truyện Ngắn của nhật báo Tiếng Dội. Ông chuyên phóng tác các tác phẩm ngoại quốc, điển hình như Đỉnh Gió Hú (Wuthering Heights) của Emily Bronté; Chiếc Hôn Tử Biệt, (A Kiss Before Dying) của Ira Levin; Đi Tìm Người Yêu (The Citadel) của A.J Cronin; Bóng Người Áo Trắng (The Lady in White) của Wilkie Collins; Tìm Em Nơi Thiên Đường (My Cousin Rachel của Daphne du Maurier); Anh Gù Nhà Thờ Đức Bà (Le Bossu de Notre Dame) của Alexandre Dumas; Tiếng Ca Cá Sấu (Never Find Sanctuary); Yêu Mệt (Le Repos du Guerrier của Lowell Bair – phóng tác 1969), Người Yêu, Người Giết (Le Deuxième Souffle) của Rotten Tomatoes; … Hay nhất là tác phẩm Kiều Giang (Jane Eyre) của Charlotte Brontë.

    Tác phẩm One Hundred Years of Solitude (Cent Ans de Solitude) Garcia Marquez dày khoảng 800 trang, ông bỏ ra 60 ngày dịch là Trăm Năm Hiu Quạnh… nhưng khi đưa đi kiểm duyệt bị cấm vì Garcia Marquez “thân Cộng, chống chiến tranh Việt Nam, chống Mỹ”…

    Ông là nhà văn, nhà báo có sức viết mạnh nhất ở miền Nam VN, có khi chỉ một năm, ông vừa viết vừa phóng tác và ấn hành đến bảy tác phẩm. Ông có nhiều bút hiệu, khi định cư ở Virginia, với bút hiệu Công Tử Hà Đông, mỗi tuần viết một bài trong chủ đề “Viết Ở Rừng Phong” tổng cộng 700 bài.

    (*) VTrD bài viết Nhà Văn Hoàng Hải Thủy “Vĩnh Biệt Rừng Phong”! trang web Việt Báo:

    https://vietbao.com/a306042/nha-van-hoang-hai-thuy-vinh-biet-rung-phong-

    *

    C.- Chủ Nghĩa Hiện Sinh: Triết Học & Văn Học

    Vào thời kỳ Hy Lạp cổ đại (trước công nguyên), các trường phái triết học xuất hiện nổi tiếng với các nhà toán học như: Thalès (624-547), Pythagore (570-496) rồi đến Héraclite (544-483), Xénophone (570-478), Parménide (540-470), Sophocles (496-406), Empédocle (490-430), Aristophanes (445-385)… Nổi tiếng và ảnh hưởng lớn tư tưởng triết học cho đến nay như: Socrate (469-399) với Chủ Nghĩa Duy Tâm, Platon (428-348, học trò của Socarte), Democrite (460-370, Chủ Nghĩa Duy Vật)…

    Trải qua hai thiên niên kỷ, các trường phái triết học Âu Châu mới được thình hành với: Chủ Nghĩa Duy Tâm (chủ quan & khách quan), Chủ Nghĩa Hiện Thực, Chủ Nghĩa Duy Danh, Chủ Nghĩa Duy Lý (khai thác từ Parménide, triết gia, nhà toán học Pháp René Descartes (1596–1650) được xem là cha đẻ của triết học hiện đại), Chủ Nghĩa Kinh Nghiệm… Chủ Nghĩa Hoài Nghi (điển hình Blaise Pascal 1623-1662) cuốn Pensées là một kiệt tác), David Hume (1711-1776) ông được coi như là sáng lập ra trường phái thực nghiệm của Anh (British Empiricism), Chủ Nghĩa Lý Tưởng (điển hình với George Berkeley (1685- 1753) với quan niệm “Esse est Percipi” (tồn tại là được tri giác), dựa vào đó Friedrich Hegel (1770-1831), Karl Marx (1818-1883) khai thác cho chủ thuyết của họ, Chủ Nghĩa Thực Dụng với hai triết gia Mỹ Charles Peirce (1839-1914) và William James (1842- 1910) ảnh hưởng sang Âu Châu… Và đến Chủ Nghĩa Hiện Sinh.

    Ảnh hưởng quan trọng nhất của từ Tây Phương đến miền Nam VN với Chủ Nghĩa Hiện Sinh (Existentialism), ra đời ở Đức cuối chiến tranh thế giới thứ nhất với chủ thuyết về Hiện Tượng Luận (như đã đề cập ở trên) với Martin Heidegger (1889-1976) và Karl Jasper (1883-1969), Merleau Ponty (1908-1961) sau đó Chủ Nghĩa Hiện Sinh phổ biến rộng rãi với Jean Paul Sartre (1905-1980), Garbie Marcel (1889-1978) với Le Mystère de l’Être (Huyền Nhiệm Hữu Thể), Être et Avoir (Hiện Hữu & Sở Hữu) (1918-1933), Albert Camus (1913-1960)… Từ triết học liên quan và ảnh hưởng đến văn học với các nhà văn đề cao về Chủ Nghĩa Hiện Sinh.

    Như đã đề cập ở trên trong Nobel Văn Chương Tây Phương & Tác Phẩm Dịch Thuật, hai nhà văn nầy có ảnh hưởng sâu đậm và qua những tác phẩm được phổ biến trên thế giới.

    Sartre không những là lý thuyết gia mà còn dùng tác phẩm văn chương để nói lên quan điểm nên ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống trong xã hội, đặc biệt là trong giới trẻ. Ngay tự đề La Nausée (Buồn Non) nói lên phi lý trong cuộc sống vô nghĩa, không có câu trả lời.

    Tác phẩm L’Étranger (Người Xa Lạ) mô tả hình ảnh của chàng trai vô cảm không hề nhỏ một giọt nước mắt trong đám tang của mẹ mình. Khi gây ra án mạng chàng không hiểu vì sao bản thân mình lại bóp cò. Sau khi bị kết án, chàng lại an ủi mình rằng “dù sao, đời cũng không đáng sống”. Cuối cùng ở ngục tù, chàng mong rằng vào ngày chịu tử hình, sẽ có một đám đông người tới coi, họ sẽ chào đón chàng.

    Trong cuộc sống, loại người nầy cũng thường xảy ra, gọi là bệnh tâm thần (Pháp: Maladie Mentale, Anh: Mental Illness). Tài hoa của nhà văn là biến mẩu người bất bình thường trong tác phẩm L’Étranger trong thực tại xã hội.

    Những tác phẩm của Albert Camus vào thập niên 60 được dịch ra tiếng Việt và không xa lạ gì với độc giả ở miền Nam VN. Bùi Giáng dịch nhiều tác phẩm của Albert Camus như: Le Malentendu (Ngộ Nhận), Caligula (Bạo Chúa Caligula), L’Été (Mùa Hè, nhan đề Mùa Hè Sa Mạc, Le Mythe de Sisyphe (Huyền Thoại Sisyphe), nhan đề Biển Đông Xe Cát, L’Homme Révolté (Con Người Phản Kháng)…

    La Chute (Sa Đọa), Djémila (Gió Về), L’Envers et L’Endroit (Bề Trái & Bề Mặt), Noces (Giao Cảm), Trần Thiện Đạo dịch. La Femme Adultère (Người Đàn Bà Ngoại Tình), Nguyễn Văn Trung dịch, L’Exil et le Royaume (Lưu Đầy & Quê Nhà), Trần Phong Giao và Vũ Đình Lưu dịch… Tác phẩm La Peste (Dịch Hạch), Hoàng Văn Đức dịch, 1966; Võ Văn Dung dịch, 1971…

    Có thể nói, sau hai cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Kẻ Xa Lạ (1942) và Dịch Hạch (1947), thì tiểu luận Thần Thoại Sisyphus (Le Mythe de Sisyphe, 1942) là tác phẩm quan trọng bậc nhất của Albert Camus.

    Thần thoại về Sisyphus, tiểu luận triết học của Albert Camus với lập luận của điều phi lý từ thời cổ đại xa xưa vẫn tồn đọng trong thời kỳ của Albert Camus. Tựa đề tiểu luận, vốn là tên trong chương sau cùng, được gợi dẫn từ câu chuyện của chàng Sisyphus trong thần thoại Hy Lạp. Theo đó, bắt đầu từ lập luận phi lý rằng đời sống của mỗi cá nhân, ngay cả những cá nhân tự xác định cho mình một lý tưởng, mục đích cao đẹp, thường bị vây bủa trong những hành động đôi khi rất hoài công và vô vọng. Vì vậy quan niệm về phi lý đã bàng bạc trong tác phẩm cùa Albert Camus (*)

    (* VTrD, trích trong bài viết Người Xa Lạ… Giữa Chúng Ta trên trang web https://t-van.net/vuong-trng-duong-tan-man-dau-nam-2022-nguoi-xa-la-giua-chng-ta/)

    Jean Paul Sartre (1905-1980) được trao giải Nobel Văn Chương năm 1964 nhưng ông từ chối và cho rằng “Một nhà văn không nên cho phép mình trở thành người của một tổ chức”. Ông là triết gia nên đem tư tưởng “xiển dương” vào văn chương để quảng bá. Những tác phẩm của ông đã được dịch: La Nausée (Buồn Nôn), Les Mouches (Những Ruồi) Phùng Thăng dịch, Huis Clos (Kín Cửa) Trần Thiện Đạo dịch, Les Jeux sont faits (Sự Đã Rồi), Nguyễn Xuân Hoàng & Trần Phong Giao dịch; Le Mur (Bức Tường); L’Être et le Néant (Hiện Hữu & Hư Không),

    Đề cập đến J.P Sartre, nói thêm về học giả, triết gia Trần Đức Thảo (1917-1993).

    Trong quyển Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc của Hoàng Văn Chí, ấn hành năm 1959 tại Sài Gòn được xem là tài liệu đầu tiên viết về văn nghệ sỹ ở miền Bắc sau năm 1954:

    Chương 12: Các nhà học giả, theo tác giả Hoàng Văn Chí: “Lúc ông còn học ở trường Lycée Albert Sarraut, ông đã tỏ ra hết sức thông minh. Các thầy dạy ông, nhất là ông Ner đã kêu lên là không chấm nổi bài của ông. Ông đỗ tú tài triết học năm 1935, và năm sau ông đỗ đầu trong kỳ thi vào trường Normale Supérieure ở bên Pháp. Sau đó ông đỗ thạc sĩ về triết học và dạy ở Sorbonne.

    Ở bên Pháp ông nghiên cứu thêm về triết học, xã hội học, viết nhiều bài trong các tạp chí văn học. Lúc đầu ông theo chủ nghĩa “Existentialisme” của Jean Paul Sartre, nhưng từ 1946 ông thiên về chủ nghĩa Mác, gia nhập Đảng Cộng Sản Pháp, và viết báo đả kích ông Jean Paul Sartre. Ông này kiện ông tại toà, nhưng toà chưa xử, thì ông Thảo đáp tầu đi Mạc Tư Khoa, rồi thẳng đường về Bắc Việt (năm 1951).

    Về đến nhà, ông bị giữ trong một khu rừng hẻo lánh trong chiến khu Việt Bắc và công tác người ta giao cho ông là dịch những truyền đơn địch vận từ tiếng Việt sang tiếng Pháp…

    Trần Đức Thảo là điển hình của một nhà trí thức say mê chủ nghĩa cộng sản vì nghiên cứu chủ nghĩa ấy trên sách vở. Sự say mê đó đã tiêu tan từ ngày ông bước chân về nước và ngày nay sau kinh nghiệm Cải Cách Ruộng Đất ông đã hoàn toàn tỉnh ngộ…

    Mặc dầu ông Thảo đã hy sinh địa vị cao quý ở Pháp để trở về nước tham gia kháng chiến, ngày nay ông vẫn bị quy là phản động số một, tay sai của đế quốc”>

    Trần Đức Thảo đậu thủ khoa Thạc Sĩ Triết Học (Arégation de Philosophie) tại Pháp lúc mới 26 tuổi vào năm 1942. (Trước năm 1975 ở miền Nam VN, văn bằng Agrégé gọi là Thạc Sĩ, sau nầy ở trong nước văn bằng Master chỉ là Cao Học nhưng gọi là Thạc Sĩ). Với luận án Phương Pháp Hiện Tượng Luận Của Husserl, ông được xem là triết gia về lãnh vực nầy.

    Cuối năm 1951 ông trở về miền Bắc, năm 1956-1957, ông bị liên lụy trong phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm khi công bố hai bài báo bàn đến một số vấn đề về tự do, dân chủ. Ông không được trọng dụng và dần dà bị thất sủng từ đó cho đến năm 1991, ông sang Pháp chữa bệnh, mất tại Paris năm 1993. Ông viết cuốn tiểu luận Triết Lý Đi Về Đâu (in ở Pháp năm 1950) để phản biện với J.B Sartre, quyển sách nầy trước năm 1975 đại học Văn Khoa Sài Gòn có in cho sinh viên nghiên cứu. Trần Đức Thảo nổi tiếng khi tranh cãi với Jean-Paul Sartre trên tạp chí Les Temps Modemes ở Pháp được đánh giá ở thế thượng phong.

    Hồi ký Trần Đức Thảo: Những Lời Trăng Trối (Trăng viết có chữ g) do nhà báo Tri Vũ Phan Ngọc Khuê thực hiện, Tổ Hợp Miến Đông Hoa Kỳ ấn hành năm 2014, gồm 16 chương dày 436 trang. Hiện có bán trên Amazon. Đây là tài liệu trung thực trong quãng đời 40 năm của ông ở Việt Nam… một nhân tài về triết học và chứng nhân thời đại. Chương 15 & 16: Đột Tử Trước Phần Chân Lý & Chết Rồi… Vẫn Gian Nan từ trang 398 đên trang 422, khác với những điều mà sau nầy ở trong nước viết về ông.

    – Nhà văn Simone de Beauvoir (1908-1986) với cuộc tình giữa bà và Jean Paul Sartre, không chính thức đã gây nhiều bút mực. Trong khoảng 30 tác phẩm thì cuốn Deuxième Sexe ấn hành 1949 đã trở thành đề tài gây tranh cãi, phê phán thái độ kiềm toả của gia đình và xã hội gây ra sự bất bình đẳng giữa nam nữ.

    Các tạp chí văn học ở Sài Gòn đã viết nhiều bài về Simone de Beauvoir nhưng (hình như) chưa có dịch phẩm nào ấn hành.

    Trong cuộc trò chuyện Giữa Đất Trời Giao Hưởng giữa Thụy Khuê và Hồ Trường An cùng ở Pháp khi đề cập đến Simone de Beauvoir vào năm 2006. Thụy Khuê nhận định:

    “Tư tưởng của Simone de Beauvoir đã dẫn đầu cho phong trào “giải phóng” phụ nữ trên thế giới. Nói đúng hơn, nhờ triết thuyết của Beauvoir mà cả một thế hệ phụ nữ, đã tự giải phóng mình ra khỏi những kiềm toả của gia đình và xã hội…

    Beauvoir cho rằng chỉ có thể chấm dứt tình trạng nam nữ bất bình đẳng, nếu người phụ nữ tự ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình, đạp đổ những phỉnh lừa và áp đặt trong giáo dục gia đình và xã hội. Một khi đã ý thức được, thì chính người phụ nữ sẽ tìm cách tháo gỡ, tự lập, không hạ mình để trở thành femme-objet, được người đàn ông cung phụng, nhưng đồng thời cũng trở thành nô lệ…”

    – Nhà văn Pháp Françoise Sagan (1935-2004), gần 50 tác phẩm văn chương của bà trong đó có một số theo trào lưu hiện sinh đã ảnh hưởng từ phương Tây đến miền Nam VN. Nhiều bài viết về tư tưởng của bà đồng tính luyến ái (tuy lập gia đình), phóng túng, tự do, thác loạn, sống buông thả… qua những bài viết trên các tạp chí ở Sài Gòn đã một thời gây sóng gió.

    Tác phẩm đầu tay vào năm 1954 Bonjour Tristesse (Buồn Ơi Chào Mi) do Nguyễn Vỹ dịch năm 1959 và sau đó những tác phẩm của bà được phổ biến qua các dịch phẩm: Lê Huy Oanh dịch Buồn Ơi, Bắt Tay) ấn hành năm 1970. Tác phẩm Un Certain Sourire (Có Một Nụ Cười) do Nguyễn Minh Hoàng dịch; Dans un Mois, dans un An (Một Tháng Nữa, Một Năm Nữa) Bửu Ý dịch năm 1973; Les Merveilles Nuages (Những Đám Mây Huyền Diệu), Đinh Bá Kha dịch năm 1973… Un Peu de Soleil dans l’Eau Froide (Chút Mặt Trời Trong Nước Lạnh); Aimez-vous Brahms? (Anh có yêu Brahms?)…

    Giữa thập niên 60, những nhà văn nữ Túy Hồng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Thị Hoàng (Hoàng Đông Phương), Lệ Hằng qua vài tác phẩm, nhiều người cho rằng đã ảnh hưởng phần nào trào lưu hiện sinh của Francoise Sagan.

    Tuy ở trong hoàn cảnh chiến tranh nhưng nền tản tự do tại miền Nam đã cho phép các lý thuyết, trào lưu văn học này được giới thiệu và phát triển ở đây, thậm chí với những khuynh hướng trái chiều nhau.

    Lý thuyết và chủ nghĩa hiện sinh không chỉ được phổ biến ở đại học còn xuất hiện trong sách báo, tác phẩm văn chương. Ngay cả trào lưu Hippie thịnh hành ở Sài Gòn với các ăm mặc, đầu tóc xuề xòa, nhạc rock, rượu chè… tuy có vẻ lập dị nhưng cũng không bị cấm đoán.

    Vào thế kỷ 19 được coi là “Thời Kỳ Hoàng Kim” của văn học Nga (nửa thuộc Âu, nửa thuộc Á). Những nhà văn nổi tiếng trong thời kỳ nầy với nhiều tác phẩm được dịch sang tiếng Pháp, tiếng Anh nên được phổ biến trên thế giới. Điển hình với hai nhà văn Fyodor Dostoyevsky và Leo Tolstoy, vài tác phẩm đã được dịch tiếng Việt vào tiến bán thế kỷ XX và sau nầy ở miền Nam VN.

    Nhà văn Fyodor Dostoyevsky (1821-1881) tác phẩm Crime and Punishment, Crime et Châtiment (Tội Ác & Hình Phạt); The Possessed, Les Possédés (Lũ Người Quỷ Ám); Notes from Underground; Les Carnets du Sous-sol (Thạch Chương, nhạc sĩ Cung Tiến dịch Hồi Ký Viết Dưới Đường Hầm)… Nhà văn Leo Tolstoy (1828-1910) với The Brothers Karamazov, Les Frères Karamazov (Anh Em Nhà Karamazov); War and Peace (Chiến Tranh & Hòa Bình) qua bản dịch tiếng Anh của Aylmer Maude và Louise Maude. Bản dịch Chiến Tranh & Hòa Bình của Nguyễn Hiến Lê, nhà xuất bản Lá Bối, Sài Gòn 1969. Tập 1: 758 trang, tập 2: 729 trang, tập 3: 733 trang, tập 4: 716 trang.

    Các nhà văn trong thời kỳ Liên Xô hầu như không dịch các tác phẩm của các nhà văn phục vụ cho chế độ. Chỉ có hai nhà văn Boris Pasternak và Alexander Solzhenitsyn. Tác phẩm Bác Sĩ Zhivago của Boris Pasternak ra đời năm 1957 (tiếng Anh: Doctor Zhivago, tiếng Pháp: Docteur Jivago) được giải Nobel Văn Chương năm 1958 nhưng tác giả đang sống trong chế độ CS Liên Xô nên không được sang Thụy Điển nhận giải và bị Hội Các Nhà Văn Xô Viết (The Soviet Writers Union) kết tội là kẻ phản động, loại ra khỏi tổ chức!. (Tháng 12 năm 1989, con trai của Boris Pasternak là nhà văn Evguenii đã được mời sang Thuỵ Điển nhận giải thưởng thay ông, với những nghi thức long trọng như lễ trao giải chính thức)…

    (Nguồn tin cũng cho rằng trong danh sách các ứng cử viên của giải Nobel Văn Chương lúc đó còn có nhà văn Mikhail Solokhov nhưng không được đoạt giải. Sông Đông Êm Đềm (Tikhy Don) được tặng Giải Nobel văn học năm 1965.

    Tác phẩm Dr. Zhivago đã được Trường Văn và Song Tích phỏng dịch năm 1959 nên độc giả ở Miền Nam VN đã biết qua vì vậy khi cuốn phim nầy được trình chiếu, trở thành hiện tượng, khán giả đợi chờ, sắp hàng mua vé. Tựa đề cuốn phim (hình như Mai Thảo đặt) Vĩnh Biệt Tình Em. Sau đó bản dịch Bác Sĩ Zhivago, Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hóa xuất bản, 1969. Vĩnh Biệt Tình Em, Nguyễn Hữu Hiệu dịch, Sài Gòn, Tổ hợp Gió, 1974. Bác sĩ Zhivago, Nguyễn Hữu Hiệu dịch, Sài Gòn, nhà xuất bản Hoàng Hạc, đầu năm 1975.

    Trong tác phẩm nầy, tôi cảm hứng viết bài: Lara, Người Tình Muôn Thuở, nhân vật nữ trong tác phẩm Bác Sĩ Zhivago.

    (VTrD, trang web Việt Báo: https://vietbao.com/a291720/lara-nguoi-tinh-muon-thuo

    Cho đến khi Alexander Solzhenitsyn được giải Nobel Văn Chương năm 1970 và bị trục xuất ra khỏi Liên Xô. Hầu hết các tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Việt. Bài viết “Solzhenitsyn, Chiến Hữu Văn Nghệ” của tôi đăng tải trên Đặc San Ức Trai của Trường ĐH.CTCT Đà Lạt năm 1974 đề cập đến những tác phẩm của ông. Khi ở Mỹ tôi đã viết lại (VTrD bài còn lưu trữ trên trang web T.Vấn & Bạn Hữu: https://t-van.net/vuong-trng-duong-alexander-solzhenitsyn-chien-huu-van-nghe/

    Kết

    Tổng Quan Về Sách Dịch Văn Học… chỉ đề cập đến một số tác giả tiêu biểu ở những quốc gia trong khu vực Tây Phương được các dịch giả nêu trên (cũng chỉ là tiêu biểu) vì có rất nhiều dịch giả đã đóng góp trong hai thập niện (1954-1975) ở miền Nam Việt Nam không thể nào liệt kê hết. Với các tác phẩm nổi tiếng ở Tây Phương, khi được dịch ra tiếng Pháp, tiếng Anh tạo điều kiện dễ dàng nên các dịch giả ở miền Nam VN dựa theo bản dịch đó.

    Thật ra, việc sưu tầm tài liệu để viết về đề tài nầy, nếu ở trong nước có thể tham khảo trong các thư viện (nhưng hình như sau năm 1975, một số đã bị loại) may ra ở các nơi bán sách cũ…

    Tại Mỹ, đại học Cornell, tiểu bang New York, với hệ thống thư viện rất lớn (gồm trên 20 thư viện; với công trình sưu tập khổng lồ là trên 7 triệu tài liệu in (printed materials, gồm cả sách và tạp chí) và nhiều lãnh vực khác trên thế giới. Với tài liệu của miền Nam VN may mắn được lưu trữ nơi đây. Trong hai thập niên (1991-2022) nhà văn Trần Hoài Thư nhờ tài liệu ở các thư viện nầy đã thực hiện được 100 tập san Thư Quán Bản Thảo, làm sống lại văn chương miền Nam.

    Với tôi, đây không phải là biên khảo hoàn chỉnh mà là bài viết theo sự gợi ý của vị giáo sư ở Đức, ông thông thạo nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt. Trong thời gian qua, ông và tôi liên lạc với nhau qua email, ông am tường và thích nền văn học ở miền Nam VN, nên tôi “đáp lễ” qua gợi ý của ông.

    Đề tài nầy quá bao quát, không thể tóm lược qua bài viết để trích dẫn thời kỳ dịch thuật văn học ở miền VN trong hai thập niên (54-75), ngay trong giai đoạn đó cũng chưa có tác giả nào tổng hợp. Mong rằng đóng góp phần nào về sách dịch Tây phương của một thời đã qua.

    Vương Trùng Dương

    Little Saigon, October, 2022

  • Văn Thơ,  Vương Trùng Dương

    Tác phẩm Khu Rừng Lau của nhà văn Doãn Quốc Sỹ

    Nhà giáo Doãn Quốc Sỹ là vị thầy khả kính với các thế hệ học sinh, sinh viên trước năm 1975. Nhà văn chân chính với các tác phẩm đóng góp cho nền văn chương miền Nam Việt Nam cho đến nay ở hải ngoại.

    Nhân dịp Lễ Thượng Thọ 100 tuổi nhà giáo, nhà văn Doãn Quốc Sỹ vào đầu năm 2023 (Quý Mão), đề cập đến 4 tác phẩm trong Khu Rừng Lau từ thập niên 60… về giai đoạn và bối cảnh đất nước của dân tộc chịu nhiều đau thương!

    Năm 2006 tôi viết bài Tác Phẩm “ĐI” của Hồ Khanh & Bản Án của Cộng Sản với nhà văn Doãn Quốc Sỹ cho tuyển tập của Văn Đàn Đồng Tâm (VĐĐT thành lập năm 2005, Cố Vấn: nhà văn Doãn Quốc Sỹ, Chủ Nhiệm: nhà văn Tạ Xuân Thạc (Texas), Chủ Bút: nhà văn Việt Hải (Los Angeles). (VĐDT Kỷ Niệm Về Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ, 2007, trang 254-258). Bài còn lưu trữ trên trang web Sáng Tạo và trong Mượn Dấu Thời Gian về nhà văn Doãn Quốc Sỹ.

    Trích:

    Sau tháng 4 năm 1975, nhà giáo Doãn Quốc Sỹ không “đi” được, ở lại Sài Gòn, được “lưu dung” dạy tại Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, thế rồi ngày 4 tháng 4 năm 1976, ông bị kết tội trong thành phần “văn nghệ sỹ phản động”, đưa vào trại giam Phan Đăng Lưu rồi chuyển lên trại tù Gia Trung ở núi rừng Tây nguyên, cho đến tháng Giêng năm 1980. Ra tù, bản thân ông không bao giờ nghĩ đến chuyện “đi” nếu không có những người thân yêu mong đợi. Không “đi” được, ông viết “ĐI “ để gởi sang Pháp nhưng bị họ lén lút kiểm duyệt, cũng như nhà văn A. Solzhenitsyn, ông bị kết án 10 năm tù! Ông thọ án cũng gần 8 năm như nhà văn A. Solzhenitsyn ở Liên Xô!

    Nhà văn Doãn Quốc Sỹ cho biết: “Năm 1980, sau bốn năm “chém tre đẵn gỗ trên ngàn” tôi được trở về sống với gia đình, bắt được liên lạc với nhà xuất bản Lá Bối, viết những bài báo phúng thích ngắn ký dưới bút hiệu tếu tếu: Củ Hành Khô!

    Sau đó là cảnh đau lòng tử biệt sinh ly của chính mình khi chứng kiến cảnh đám con cháu cùng thân bằng cố hữu lần lượt mạo hiểm tổ chức vượt biên. “ĐI” được sáng tác đúng vào dịp nầy. “ĐI” chính là một hồi ký tự sự viết dưới hình thức tiểu thuyết. “ĐI” được bằng hữu thân tình tìm cách chuyền sang Pháp tới nhà Lá Bối. Tên tác giả được ghi là Hồ Khanh. Sự chọn lựa nầy liên tưởng tới những bài phúng thích trước đây được ghi với bút hiệu Củ Hành Khô. Củ Hành Khô khi nói lái lại thành một bút hiệu nghiêm chỉnh: Hồ Khanh”.

    Trong dịp tiếp xúc với nhà văn Doãn Quốc Sỹ, ông cho biết, khi viết xong từng chương, ông gởi qua bưu điện sang Pháp, ông cảm thấy được trót lọt nên tiếp tục viết và gởi. Năm 1984, Công An đến nhà ra lệnh bắt, ông hỏi tội gì thì Công An đưa ra những bản đã photocopy bài viết mà ông gởi qua đường bưu điện.

    Ông biết mình đã bị theo dõi và kiểm soát rất gắt gao nên đành chấp nhận. Bị nhốt 4 năm cho đến năm 1988 mới ra tòa và bản án: 10 năm. Năm 1991, ông ra khỏi tù, năm 1995, được con trai (Doãn Quốc Thái) bảo lãnh sang định cư tại Texas, Hoa Kỳ.

    Tác phẩm “Đi”, gồm 19 chương, trên khổ 5.5 X 8.5 inches, dày 224 trang, là những mẩu chuyện có thật xảy ra trong gia đình, con cháu, người thân… với lối hành văn rất nhẹ nhàng, chân thật bắt gặp trong đời sống người thân và gia đình ông của thời điểm sau năm 1975.

    Mở đầu tác phẩm “ĐI”, chương I ông viết: “Bà nội bảy mươi bảy tuổi chẳng bao giờ ngờ chuyến đi từ Hà Nội vô Sài Gòn này lại chỉ chứng kiến đám con cháu nội ngoại trong Nam ra đi gần trọn ổ. Thật buồn! Nhưng qua kinh nghiệm và cảm nghĩ bản thân, cụ cũng thấy rằng điều đó chẳng thể tránh được.

    Đây là lần thứ hai cụ vô Nam đấy. Lần đầu cụ vô Sài Gòn vào tháng 3 năm 1977. Ngày đó thằng con trưởng của cụ (di cư vô Nam từ 1964) đã bị bắt giữ rồi… Tháng Giêng năm 1980 cụ nhận được điện báo tin thằng trưởng của cụ được tha. Thế là cụ tức tốc lo liệu giấy tờ lấy… Mẹ con sau hai mươi sáu năm trời xa cách (trên một phần tư thế kỷ) được gặp nhau trước Tết; lũ cháu nội ngoại được quây quần bên bà ríu rít chuẩn bị đón Xuân… Hạnh phúc mẹ gặp con, bà gặp cháu của một đại gia đình thương yêu hòa thuận không bút nào tả xiết. Vậy mà cụ có ngờ đâu chỉ sau đó ít lâu cụ chứng kiến cảnh chúng nó ra đi dần, có đứa bị bắt giữ rồi được thả rồi lại ra đi nữa…

    Từ lúc đột nhiên khám phá ra lũ con cháu trong Nam đang tuần tự ra đi dần cụ chỉ biết niệm Phật, hầu như thường xuyên niệm Phật, kể cả đêm khuya lúc cụ thiếp ngủ tâm tưởng của cụ vẫn hướng về lời niệm…”

    Chương II đề cập đến bản thân ông qua hình ảnh ông giáo: “Ông giáo thương lũ con vô cùng. Ngày xưa làm được đồng nào ông nuôi chúng ăn học đầy đủ, ngày nay ông càng thương chúng vì thiếu thốn đủ thứ. Đã đành ông thương chúng như cha thương con, ông còn thương chúng như đạo hữu thương đạo hữu trong pháp nạn, như đám chúng sanh đói khát khổ nạn thương đám chúng sanh đói khát khổ bạn, thương chúng bằng thứ tình nhân bản tinh lọc nhất. Ngay thuở còn trong trại lao động cưởng bách, ông đã viết thư nói với tám con là ông cám ơn Trời Phật đã ban cho ông tám vị bồ tát…”.

    Trong những chương kế tiếp, ông nói về hình ảnh người thân, học hành, ra trường, xin việc, mất việc rồi “đi” đường bộ, đường thủy, bị bắt rồi lại “đi”… tin buồn, tin vui lẫn lộn trong lòng thân mẫu ông giáo, vợ chồng ông giáo.

    Cuối chương XVI, sau tháng ngày chứng kiến hình ảnh con cháu “Bà cụ nhìn đám cháu còn lại. Cụ biết rôi đây khi cụ đã ra Bắc rồi, nếu có tổ chức gì (ý cụ nghĩ về H.C.R) mà bảo lãnh cho chúng đi tất nhiên chúng sẽ ra đi hết. Có bao giờ cụ quên niệm Phật cầu nguyện cho chúng đâu”.

    Rồi những dòng thư của những đứa con xa cha mẹ với bao nỗi nhớ thương, những dòng chữ viết trong nước mắt gởi từ phương trời xa về cho người thân.

    Đoạn kết của “ĐI” khi người thân ra đi ở đảo với nỗi niềm: “Biết bao giờ gặp mặt! Biết bao giờ gặp mặt! Có thể rồi mai đây được bốc đi định cư ở một xứ sở xa xôi nào, rồi ở đâu đó, tiểu gia đình Hoa sẽ mọc rễ đâu đó như bố mẹ trước đây đã di cư vào miền Nam rồi sẽ mọc rễ ở miền Nam. Ông nội mất, bố có được gặp mặt đâu! Biết bao giờ gặp mặt! Biết bao giờ gặp mặt! Hoa ngẩng nhìn trời thăm thẳm và trong suốt như để tìm những vì sao – (lúc đó làm gì có sao) – nhưng là nhìn vào một tiền kiếp xa xưa nào, hồi bố mẹ còn là những vì sao trên trời”.

    Với tâm hồn nhà giáo, nhà văn mang nặng tính nhân bản ghi lại những hình ảnh trong “ĐI” nó bàng bạc trong muôn nghìn gia đình và con cháu trong gia đình ông vào thời điểm đó. Ông không phóng đại, cường điệu, dũng chữ “bao to búa lớn” để chửi bới, lên án mà là tâm tình của ông giáo nặng tình yêu thương với người thân trong hoàn cảnh đen tối đành “đứt ruột” chia tay!..”.

    Hình ảnh người bố qua những dòng của chị Kim Khánh: “Ngày mãn hạn tù về, bố bình an như một thiền sư, để lại sau lưng hết cả những thăng trầm của quá khứ. Rồi bố mẹ sang Mỹ ở Houston sống cùng cậu trưởng nam… Như thế được mười năm thì mẹ ngã bệnh. Hôm nay, ở giai đoạn cuối của căn bệnh Alzheimer, mẹ nằm bất động một chỗ và không nói được nữa”. (Bà Doãn Quốc Sỹ, bà Hồ Thị Thảo, con gái nhà thơ Tú Mỡ, pháp danh Diệu Thảo. Thất lộc ngày 08 tháng 9 năm 2011 tại Houston, Texas, Hoa Kỳ).

    Trong lãnh vực giáo dục, nhà giáo Doãn Quốc Sỹ đã dạy tại các trường: Trung Học Công Lập Nguyễn Khuyến (Nam Định 1951-1952), Chu Văn An (Hà Nội). Khi di cư vào Nam, Hiệu Trưởng Trung Học Công Lập Hà Tiên (1960-1961), Trường Hồ Ngọc Cẩn (Sài Gòn 1961-1962). Tu nghiệp về ngành giáo dục tại Hoa Kỳ (1966-1968)… Giáo Sư Đại Học Phạm Sài Gòn, Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn.

    Tác giả sách giáo khoa: Khảo Luận Về Cao Bá Quát (Nam Sơn, 1959). Khảo Luận Về Nguyễn Công Trứ (Nam Sơn, 1959). Khảo Luận Về Đoạn Trường Tân Thanh (Nam Sơn, 1959). Khảo Luận Về Tản Đà (Nam Sơn, 1960). Khảo Luận Về Nguyễn Khuyến (Hồng Hà, 1960). Khảo Luận Về Trần Tế Xương (Hồng Hà, 1960)… Văn Học & Tiểu Thuyết, 2 quyển (ghi chú: Dành cho sinh viên Vạn Hạnh).

    Trong lãnh vực văn chương: Tác phẩm đầu tay Sợ Lửa (tập truyện, Người Việt, 1956) cho đến nay khoảng 30 tác phẩm.

    Năm 1955, ông ra tờ tuần báo Người Việt nhưng được vài số rồi đình bản. Năm 1956, ông đồng sáng lập nhà xuất bản Sáng Tạo và tạp chí văn nghệ Sáng Tạo với Mai Thảo, Nguyễn Sỹ Tế, Thanh Tâm Tuyền, Trần Thanh Hiệp, Duy Thanh và Ngọc Dũng. Truyện dài đầu tay Dòng Sông Định Mệnh đăng trên Sáng Tạo trước khi in thành sách (1959).

    Thuở còn là thanh niên, ông từng tham gia Việt Minh kháng chiến chống Pháp. Sau đó, khi phong trào này để lộ bộ mặt cộng sản, ông đã rời bỏ kháng chiến “dinh tê” về thành. Chính thời gian nầy, ông là chứng nhân trước thực tế phũ phàng giữa chủ thuyết và thực tại… và cũng là chất liệu trong các tác phẩm của ông.

    Tác phẩm Khu Rừng Lau, trường thiên tiểu thuyết gồm 4 quyển: Ba Sinh Hương Lửa (1962), Người Đàn Bà Bên Kia Vĩ Tuyến (1964), Tình Yêu Thánh Hóa (1965), Đàm Thoại Độc Thoại – Những Ngả Sông (1966).

    Theo Lê Văn, Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ  (VOA), trong cuộc phỏng vấn ông, có dẫn chuyện rằng “Ba Sinh Hương Lửa người ta thường ví như những tác phẩm lớn của Nga như Chiến Tranh & Hòa Bình” trong đó nội dung mô tả lại những cảm xúc đớn đau của một thế hệ thanh niên mới lớn tham gia vào công cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng sau đó phát giác ra mình đã bị lợi dụng như công cụ đấu tranh giai cấp của những người cộng sản và “có lẽ chính vì thế mà anh đã bị cộng sản bỏ tù khi họ khi chiếm được miền Nam”.

    Văn hào Nga Leo Tolstoy (1828-1910) với tác phẩm nổi danh War and Peace (Chiến Tranh & Hòa Bình) trong giai đoạn vào cuối thế kỷ XIX trong cuộc chiến giữa Nga trước và sau sự lâm lăng của Pháp. Tác phầm gồm 15 phần, trong mỗi phần có nhiều chương, tổng cộng khoảng 1.600 trang. Qua bản dịch tiếng Anh của Aylmer Maude và Louise Maude, bản dịch Chiến Tranh & Hòa Bình của dịch giả Nguyễn Hiến Lê, nhà xuất bản Lá Bối, Sài Gòn 1969. Tập 1: 758 trang, tập 2: 729 trang, tập 3: 733 trang, tập 4: 716 trang. Đây là tác phẩm liên quan đến lịch sử và sự dấn thân của giới quý tộc (Bá Tước, Công Tước)… với những chàng trai tham gia trong cuộc chiến và những mối tình vừa bi thương lẫn lãng mạn. Tác phẩm với khoảng một trăm nhân vật chính trong số năm trăm nhân vật.

    Văn hào Leo Tolstoy sinh trước nhà văn Doãn Quốc Sỹ một thế kỷ, tác phẩm Chiến Tranh & Hòa Bình được khởi thảo vào năm 1863 và hoàn thành năm 1869. Tác phẩm Khu Rừng Lau của nhà văn Soãn Quốc Sỹ, ấn hành từ năm 1962 và năm 1966… Như một sự ngẫu nhiên với sự trùng hợp của hai văn tài.

    Tác phẩm Khu Rừng Lau là trương thiên tiểu thuyết cũng khoảng hai nghìn trang, vẽ lại bối cảnh của lịch sử Việt Nam trong thời kỳ nhiễu nhương vào giữa thế kỷ XX. Những nhân vật từ lúc trưởng thành trong thành phần tiểu tư sản nhưng chiến tranh do Pháp gây ra, tham gia kháng chiến chống Pháp, nhưng đụng chạm với thực tế phũ phàng với lý thuyết và thực tế nên ngán ngẫm, trở về thành rồi di cư vào Nam, rồi dấn thân trong bối cảnh đất nước phân ly, thế hệ trẻ lại chống chọi trong thời chinh chiến. Theo lời tác giả: “ Khu Rừng Lau tôi cũng viết bằng cả cái kinh nghiệm bản thân của tôi, có nhân vật từ   thuở gia nhập chống Pháp. Thời đó chống Pháp là tất cả các thanh niên và chính bản thân tôi ở trong Đoàn Thanh Niên Cứu Quốc để mà chống Pháp. Rồi thì chính tôi, bản thân tôi đã từng họp dân chúng biểu tình để đi phá kho thóc của Nhật để phân phát gạo cho người dân vào cái thời đó.

    Với cái việc của bản thân như vậy thì tôi dựng lại thành cái bộ truyện trường thiên tiểu thuyết Khu Rừng Lau đó. Và cái bối cảnh cùng những tình tiết thì đều là lẽ cố nhiên là viết dưới hình thức tiểu thuyết, nhưng mà kinh nghiệm là do kinh nghiệm bản thân của tôi với những điều mắt thấy tai nghe, và rồi thì là để vào viết thành cuốn tiểu thuyết như vậy” (RFA, 23/6/2008).

    Đề cập đến tác phẩm Khu Rừng Lau, với tôi, không thấy ghi trong phần tiểu sử của ông (ngay cả trong các tác phẩm) là sự thiếu sót vì không nói lên giá trị đích thực của tác phẩm với bối cảnh và giai đoạn xảy ra mà người viết như chứng nhân của thời cuộc.

    Trong tác phẩm Gìn Vàng Giữ Ngọc, Sáng Tạo ấn hành năm 1959, có hồi ký Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều (trang 111-116), tác giả viết về bản thân ông, sinh viên Luật ở Hà Hội, tản cư và gia nhập Việt Minh:

    “Quê tôi cách Hà Nội chừng 5 cây số. Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ thì gia đình tôi tản cư lên Nhã Nam thuộc huyện Yên Thế, Bắc Giang. (Ghi chú: khoảng năm 1946).

    Ðến năm 1948, khi cậu tôi từ Vĩnh Yên lên thăm chúng tôi lần đầu thì toàn thể gia đình tôi ai nấy đã có màu da nửa vàng nửa xám xịt vì sốt rét rừng.

    – Anh chị phải cho các cháu tản cư về mạn dưới như chúng tôi – lời cậu tôi nói với thầy mẹ tôi – chứ cứ như thế này thì không chết cũng chẳng còn ra hồn người nữa.

    Sau ngót hai năm tản cư gia đình tôi khánh tận rồi. Có lẽ vì nghĩ vậy nên thầy mẹ tôi tìm cách nói khác:

    – Ngày xưa vùng Yên Thế Thượng này độc thật, nhưng nay vì có nhiều người lên khai phá nên khí hậu cũng không đáng ngại lắm…

    … Rồi cậu tôi về Vĩnh Yên. Hai tháng sau người lại lên, nhất quyết đón gia đình tôi xuôi, nói là nơi ăn chốn ở đã thu xếp đâu vào đó cả.

    Thế là gia đình tôi xuôi Vĩnh Yên. Còn một mình tôi ở lại Sở Thông Tin Liên Khu I. Công tác của tôi là đi tuyên truyền mười điều kháng chiến trong toàn huyện Yên Thế. Vì lưu động như vậy nên tôi cũng quên đi nỗi buồn gia đình phân cách đôi nơi. Nỗi buồn đó chỉ đến thắc mắc lòng tôi mỗi khi trở về trụ sở kiểm điểm công tác.

    Trụ sở Thông Tin ở một làng bên tả ngạn sông Thương, gần một bến đò đẹp vào bậc nhất Bắc Giang: bến đò Lục Liễu. Ðể tăng phần thơ mộng cho cái tên đó tôi vẫn thường dịch nôm là “Bến đò liễu xanh”…

    … Tôi gặp lại người yêu cũ từ Phủ Lý (Khu III) chạy lên. Chúng tôi thành vợ chồng, tuy có ký giấy tờ tại Ủy ban Kháng chiến Hành chính Huyện – cậu mợ tôi là những người làm chứng – nhưng đám cưới hoàn toàn êm ả y như một đám cưới vụng trộm…

    … Dạo đó trường Luật mở ở gần chợ Me (Vĩnh Yên), tôi có ghi tên theo học hết năm thứ ba, hy vọng thành tài sẽ ra thẩm phán, đồng lương họa có cao để giúp gia đình. Vì hoàn cảnh kháng chiến, các giáo sư thường từ nơi xa lại trường sở dạy liền trong mấy ngày, sau đó sinh viên tìm tài liệu tự nghiên cứu thêm. Có khi thời gian nghiên cứu lấy dài hơn một tháng mới có giáo sư mới. Tôi triệt để lợi dụng khoảng cách này để bon về giúp đỡ gia đình những công việc nặng…

    Mùa Ðông năm đó rét lạ lùng. Gió hun hút giật từng cơn, quết như dao cắt từng mảnh thịt hở, thế mà hôm nào mẹ và em gái tôi cũng phải dậy từ bốn giờ rưỡi sáng để sửa soạn gồng gánh ra đi. Quần áo và chăn chiếu của gia đình tôi thiếu rất nhiều. Thằng em thứ ba của tôi có được cái chiếu rách mướp vừa nằm vừa đắp, chân thò ra ngoài thì nó lấy rơm phủ lên”.

    Mẹ ông đi chợ gặp lúc phi cơ Pháp bay từng đoàn bắn phá và giội bom liên tiếp xuống các chợ lân cận: chợ Me, chợ Vàng, chợ An Lạc… mọi người bỏ chạy. Chiều sẫm, ông ra chợ đón mẹ.

    “… Tôi hỏi: “Sao mẹ về muộn quá thế, cả nhà lo tưởng phát điên lên”. Mẹ tôi cho biết hàng hôm nay bán ở chợ không hết, người phải đi sâu vào một vài làng lân cận để bán nốt. Rồi khi xuống khỏi đê, qua cái lạch lớn, thấy có chiếc chiếu trôi, vội tìm cách vớt lên và giặt luôn bên lạch. Ðó là một chiếc chiếu còn khá tốt tuy chiều rộng bị xén đi mất một phần ba…

    Tối hôm đó khi đi ngủ thằng chú Tư được mẹ tôi đắp cho chiếc chiếu vớt ở lạch. Chân nó thò ra một tí khiến tôi nhận thấy chiếc bít tất cũ vàng xỉn của tôi, chỗ đầu rách được buộc túm lại để các ngón chân xinh của nó khỏi “thoát ly” ra ngoài”.

    Như vậy, gia đình ông tản cư và ông theo kháng chiến trong khoảng 5 năm (1946-1951) mới thoát ly về Hà Nội dạy học.

    Thời gian kháng chiến (cũng như nhiều văn nghệ sĩ khác) ông là “cán bộ thông tin” nên sau đó am tường chính sách mị dân, lừa bịp của họ… trước thực tế phũ phàng nên từ bỏ chiến khu, trở về Hà Nội. Đó cũng là chất liệu để ông viết tác phẩm Khu Rừng Lau.

    Tập I, tác phẩm Ba Sinh Hương Lửa (1962), những dòng đầu (Khai Từ) với các nhân vật chính: Khiết và Khóa (sinh năm 1913), Lãng (1918), Hãng (1921), Hiển (1922), Tân (1923), Kha (1924), Miên (19260… cũng là thế hệ của tác giả vào đầu thế kỷ XX. Và, vào thời đó tuổi thơ đã chứng kiến giai đoạn bi thảm của lịch sử: Ngày 17/6/1930, Đảng trưởng Nguyễn Thái Học (28 tuổi) cùng 13 chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng bị Pháp đưa lên Yên Bái để thi hành án tử hình. Ký giả Pháp Louis Roubaud được chứng kiến cuộc hành quyết các nhà cách mạng Việt Nam đã viết: “Tôi phải dở nón nghiêng mình kính phục tinh thần ái quốc, lòng dũng cảm vô bờ bến của những người Việt Nam yêu nước…”  (Vietnam, Tragédie Indochinoise).

    “Căn cứ vào thứ bậc tuổi tác trên chúng ta thấy Khiết, Khóa và Lãng ở vào cùng thế hệ, tạm mệnh danh là thế hệ Nguyễn Thái Học vì họ có trực tiếp tham gia hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng phong trào phục quốc của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Còn năm người kia: Hãng, Hiển, Tân, Kha, Miên thuộc thế hệ sau, trưởng thành trong cuộc khói lửa toàn dân kháng pháp 1946- 1954…”

    Tác giả lấy tựa đề trong điển tích “ba sinh hương lửa” trong thi phẩm Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du:

    “Dạy rằng hương lửa ba sinh. Dây loan xin nối cầm lành cho ai”..

    Ba Sinh Hương Lửa gồm 3 phần 16 chương. Phần I: Câu Chuyện Khởi Đầu với 5 chương: Thời Thơ ấu, Cách Nhau Ngàn Vạn Dặm, Anh Trưởng Vỏ, Phẩm Tiên Rơi Đến Tay Hèn, Bên Giường Mẹ.

    Phần II: Màu Tím Hoa Lau với 5 chương: Nàng Tiên Dưới Ánh Trăng, Độc Hành, Viên Cố Vấn Thủ Thuật, Mầm Sen Trong Hỏa Ngục.

    Phần III: Giã Từ với 7 chương: Người Anh Trở Về, Ý Thức Về Nốt Nhạc, Phong Trào Tam Phản Khóa Bảy, Đôi Bạn Nhỏ, Một Tấn Bi Hài, Dòng Suối Tìm Đường, Hai Lần Sang Sông.

    Khi tác phẩm nầy vừa ấn hành, Tràng Thiên (nhà văn Võ Phiến) trong mục Điểm Sách trên tạp chí Bách Khoa số 159 (15/10/1962) ghi nhận (trang 71-73):

    “… Doãn Quốc Sỹ dường như có ý định xây dựng cả một hệ thống tiểu thuyết xung quanh Khu Rừng Lau của ông. Ba Sinh Hương Lửa là quyển truyện thứ nhất. Tác giả kể ra ở Khai Từ tên tám nhân vật chính, nhưng tổng số các nhân vật trong truyện có lẽ cũng đến ngót 80. Chừng ấy người cùng trải qua ba thời kỳ đau khổ: thời Pháp thuộc, thời Nhật thuộc, thời Việt Minh thuộc. Chịu hết những sóng gió bể dâu của cà ba giai đoạn lịch sử, đó là trải qua “ba sinh”! Cuối truyện ta thấy ba người thanh niên (hai trai: Kha, Hiến, và một gái: Miên) cũng đua nhau về thành. Nhưng trên đầu họ đạn còn réo, xung quanh họ chiến cuộc còn tiếp diễn, việc đời còn ngổn ngang, bao nhiêu kẻ còn chìm nổi trong loạn ly.

    Ba Sinh Hương Lửa là cuốn truyện diễn lại một thời đau khổ của dân tộc, nhưng người đọc không cảm thấy bi đát. Trái lại, truyện để lại một cảm tưởng êm đẹp, gây tin tưởng ở cuộc đời. Sự thực chắc chắn không mấy khi độc giả gặp trong tác phẩm văn nghệ được nhiều tâm hồn đẹp đẽ như trong Ba Sinh Hương Lửa…

    … Nhân vật của Doãn Quốc Sỹ đều thừa hưởng một của kho vô tận: tình thương. Tình thương tràn ngập khắp cùng: giữa cha và con, vợ chồng, anh em, chú cháu, bạn bè, giữa láng diền chòm xóm, giữa người quen kẻ thuộc, và giữa cả những người không hề quen nhau… Tình thương mênh mông áy làm cho tất cả các nhân vật đứng về một phía. Phía bên kia là chế độ của hiềm thù. Và tất cả các nhân vật của Ba Sinh Hương Lửa chống lại chế độ của một điềm xung khắc giữa thương và thù đó…

    … Cả cái xã hội gồm đa phần là thanh niên nam nữ có học thức, có tài, có gan dạ, đẹp và rất thơ mộng của ông Doãn, họ sẵn sàng chịu mọi điều cay đắng cam go trong chiến đấu, nhưng khi họ nhận ra rằng trong thế giới của họ tình thương đang bị hủy diệt; thế là họ cùng lắc đầu, từ chối, kéo nhau đi…

    … Phần đông trong số thuộc thế hệ Doãn Quốc Sỹ, những người đã trải qua “ba sinh” của đất nước, có kẻ cay đắng chua chát, có kẻ hằn học thù hận, có kẻ hoàn toàn chán chường, có kẻ hoang mang rắc rối, không chút tin tưởng…”.

    Với tập I Ba Sinh Hương Lửa (trong 3 tập sau mới ghi thêm Khu Rừng Lau) mà lúc đó, nhà văn Võ Phiến khi đọc viết “Doãn Quốc Sỹ dường như có ý định xây dựng cả một hệ thống tiểu thuyết xung quanh Khu Rừng Lau” vì khi tham gia trong vùng kháng chiến đã là chứng nhân sự thật phũ phàng nên trong chương cuối Hai Lần Sang Sông, Hiển, Kha và Miên đoạn tuyệt với vùng Cộng Sản về vùng Quốc Gia với dòng kết: “Dù cánh đồng này – Miên nghĩ thầm – có biến thành cả khu rừng lau khô xác đi nữa thì giờ đây, trên đường đời, có những ba bóng người!

    Bớt cô quạnh!”

    Khi tham gia kháng chiến của Việt Minh, Miên là nữ y tá giỏi, nhưng bị hạ công tác để cho đảng viên thay thế. Miên bị giao cho việc rình mò theo dõi bạn đồng nghiệp để báo cáo, nên cô cảm thấy hụt hẫng, e chề, chán chường. Với Tài, con trai cha mẹ nuôi của Miên, coi như anh ruột, nhưng khi Tài thành đảng viên, không còn tình cha mẹ, anh em mà người máy của đảng. Với những sự kiện xảy ra trước mắt, Miên đã thức tỉnh. Rồi đến Hiển, Kha, Hãng… ngán ngẫm khi chứng kiến những điều bất nhân, không còn tình người… Vì vậy họ không thể chấp nhận thực tế phũ phàng, chua xót đó để ở lại. (Trong quyển Người Đàn Bà Bên Kia Vĩ Tuyến, Kha và Hiền gặp Tân mới biết Tân đã về thành từ mùa hạ năm 1951 trước họ 6 tháng).

    Đó chỉ là giai đoạn đầu trong thời kỳ kháng chiến nên theo dòng lịch sử, người đọc cũng nghĩ rằng nhà văn Doãn Quốc Sỹ không dừng lại ở đó mà tiếp nối cuộc hành trình tiếp theo.

    Tập II, tác phẩm Người Đàn Bà Bên Kia Vĩ Tuyến (1964) gồm 18 chương: Tiếng Hát Tự Lòng Đất Khu Rừng Già, Chiếc Nhẫn Saphir, Về Làng, Ông Chủ Báo, Cô Gái Bên Sông Tần Hoài, Những Cụm Hoa Vàng, Tiếng Hát Tự Lòng Đất, Trên Bờ Vực Lịch Sử, Ngọn Đèn Lương Tri, Thần Tượng, Một Sự Chuyển Hướng, Vật Đổi Sao Dời, Cướp Đoạt, Xiếc Hữu Mai Hề, Tiếng Vọng Mùa Xuân, Người ở Lại, Bến Đò Rừng, Chiếc Bè Nữ Chúa.

    Cũng nên nhắc ở đây, Quốc Gia Việt Nam (État du Việt Nam) lúc mới thành lập ngày 7/12/1947, nhưng chính thức thừa nhận giữa Quốc Trưởng (cựu hoàng Bảo Đại) và Tổng Thống Pháp Vincent Auriol ký Hiệp Định Élysée 8 tháng 3 năm 1949 trong khối Liên Hiệp Pháp. Chọn cờ vàng ba sọc đỏ làm Quốc Kỳ. Hà Nội được Pháp chuyển giao cho chính quyền Quốc Gia Việt Nam, dược sĩ Thẩm Hoàng Tín làm thị trưởng thành phố.

    Mở đầu tác phẩm “Hình ảnh lá cờ vàng ba gạch đỏ phe phẩy thanh bình vẫy gió còn mãi mãi về sau này in hằn trong tâm tưởng Miên một ấn tượng của thịnh vượng và của tình người…”

    “Bốn giờ chiều, Luận đến sớm ngỏ ý đón Hiển, Kha, Miên để đưa đi một vòng qua các phố tỉnh lỵ gọi là ‘xem tình hình quốc gia’.

    … Luận đưa ba người ra bến xe, chính chàng mua ba vé hạng trên. Luận căn dặn thêm một lần nữa khi ba người về đến Gia Lâm nhớ phải vào Ty Công An trình diện mà xin cấp giấy thông hành tạm thời”… Dĩ nhiên khi trở về thành, không dễ dàng chấp nhận, Công An phải điều tra để tìm hiểu nguyên do cặn kẽ. Nhưng mọi việc được an bày trong cách đối xử đầy cảm thông và tình người.

    Rồi tháng năm ở Hà Nội, Hãng đi du học ở Pháp, chia tay các bạn bè bao năm ở bên nhau. Cuộc sống mới của Khiết, Khóa, Lãng, Hiển, Tân, Miên… được tác giả đề cập khá chi tiết… Nhất là Kha, chàng trai với tâm hồn lãng mạn lẫn bi thương…

    Khi Hiệp Định Genève ký kết, đất nước phân chia rồi đến khi di tản vào Nam. Mối tình cuối giữa Kha và Vân (tuy đã có con) “Kha đã gặp Vân, Kha sắp được Vân, Kha đang say mê Vân, điên cuồng”… nhưng đến giờ phút cuối đành chia tay.

    “Kha vào Nam cũng bằng đường thủy. Chàng đến khu lều Thăng Long của Đoàn Sinh Viên Di Cư Hà Nội – khu lều này được dựng trên nền khám lớn cũ và sau đây là nơi xây cất Đại Học Văn Khoa”. Đó cũng là hình ảnh của tác giả cùng bạn bè khi vào Nam.

    Đoạn kết tác phẩm với những là thư của Vân, người ở lại:

    “Hiệp định Genève ký, đoàn thể giữ khéo con em lại và cử em về Hà Nội để thuyết phục những người thân…”.

    Lá thư cuối tác phẩm, Vân viết: “Người Đàn Bà Bên Kia Vĩ Tuyến của anh đã chấm dứt hàng chữ cuối cùng của lá thư cuối cùng này ở đây.

    Hôn anh một cái hôn làm nổ vỡ tinh cầu nhưng tình chúng ta thì chói rạng mãi mãi.

    Vĩnh biệt anh,

    Em”.

    Trước khi chuẩn bị vào Nam. Kha viết thư cho Miên:

    “Cô Miên,

    Chẳng còn bao nhiêu ngày nữa đến lượt Hà Nội bị tiếp thu. Chuyến này tôi về thăm làng lần cuối rồi xuống Hải Phòng đợi cô cùng vào Nam. Nhìn cảnh Hà Nội hoang vắng tôi lại nghĩ đến cô từng ao ước được thăm khu rừng lau trên núi sáng, Bỉnh Di…

    Tôi vẫn nghĩ rằng mọi người chúng ta ai cũng mang trong lòng một khu rừng lau. Có kẻ chẳng bao giờ đạt tới, có kẻ đạt tới rồi hủy hoại chính khu rừng đó như chuyện con chó ngu xuẩn thả mồi bắt bóng…”.

    Rồi khi Miên gặp được Kha “ghì chặt lấy chàng, giọng nàng thanh như tiếng chim nhưng thảng thốt nghẹn ngào như một linh hồn biết khóc:

    – Khu rừng lau của em! Khu rừng lau của em!”

    Với bộ ba Hiển, Miên (em gái của Hiển) và Kha đã một thời gắn bó với nhau. Miên có tình cảm với Kha nên bán món nữ trang độc nhất là chiếc nhẫn saphir (chương 3) để lấy tiền giúp Kha trong khi bị gam giữ và khi Kha được thả ra, ba người ở chung với nhau, tiền kiếm tiêu chung. Khi Miên biết Kha yêu Vân nên Miên với tâm hồn cao thượng để nhường tình yêu nầy nhưng định mệnh giữa Kha và Vân thật oan nghiệt!

    Đến tác phẩm thứ hai, độc giả mới hiểu tựa đề trường thiên tiểu thuyết Khu Rừng Lau.

    Tập III, tác phẩm Tình Yêu Thánh Hóa (1965), gồm 4 phần. Phần I Bối Cảnh với các chương: Thành Đôi, Một Chuyến Buôn Văn Hóa, Một Cuộc Gặp Gỡ, Người  Em Ra Bắc, Câu Chuyện Điện Biên Phủ. Phần II Vỡ Bờ với các chương: Lê, Con Đê, Mụ Cát Thành, Một Ký ức Thô Bỉ. Phần III Quỳnh Hương với các chương: Bên Lề Hội Nghị, Bà Cụ Hồng Kông, Tài Mệnh Tương Đố, Ông Cai, Mối Tình Linh Lan, Cô Em Cũ, Chuyện Dĩ Vãng, Nỗi Lòng Tô Thị. Phần IV Chặt Thuyền Dĩ Vãng với các chương: Tiếng Hát Đối Diện Với Sao Bắc Đẩu, Hoàng Tử Của Hằng Nga, Những Triều Nước Mặn, Tình Thương Trong Mưa, Tiếng Hát Lạ Trên Kinh Thành Vienne, Tiếng Hát Hồi Hương.

    Khởi đầu với cuộc di cư vào Nam. Vân ở lại Hà Nội. Kha và Miên được gặp nhau và làm lễ thành hôn trong khu định cư làng Thăng Long. Tác giả ghi lại hình ảnh với lịch sử Quảng Nam (quê hương tôi nên tôi rất tâm đắc). Với Miên “Giờ đây nàng sống trong tay người yêu, ngợp trong hạnh phúc, nàng cũng thấy là nàng đương du hồn vào khu rừng lau. Nàng nhắm mắt lại như để chạy trốn ánh sao bên ngoài khi nãy. Khu rừng lau trong tâm tưởng nàng lúc đó là bà tiên khoác tấm khăn choàng tím ngát” (trang 35).

    Trong Câu Chuyện Đện Biên Phủ đề cập đến tháng ngày năm xưa khi Kha, Miên… đã về thành. Hiển còn ở lại “đi theo Vìệt Minh đánh Pháp, giờ đây Vìệt Minh thắng, mình lén trốn khỏi vùng họ, sang được vùng quốc gia thấy những người lính Pháp đầu đội mũ sắt có hai chữ P.M. (Prévoté Militaire) thì mừng. Không bao giờ ưa thực dân nhưng thấy rằng cộng sản còn ghê tởm và nguy hiểm hơn nhiều, đã đến lúc phải thay đổi chiến tuyến! Đến Hải Phòng anh bạn khai thẳng với Công An quốc gia mình là sĩ quan Việt Minh trốn sang, xin cho điều tra ngay và cấp thẻ căn cước để sống bình thường như dân. Một tháng sau anh xuống tàu cùng gia đình di cư” (trang 85).

    Tân, chỉ xuất hiện thoáng qua trong Ba Sinh Hương Lửa, ở tác phẩm nầy đề cập nhiều về Tân và người yêu là Lê. Tân cũng đa tình và đào hoa như Kha, đã từng ân ái với Thoa (em gái của Lãng)… Với Kha, tuy đã có Miên nhưng vẫn đa tình. Từ khi gặp ca sĩ Quỳnh Hương ở phòng trà Ly Ly, Quỳnh Hương là em gái nuôi của Hãng và bạn thân của Vân và của Thi thời học sinh ở Hà Nội nhưng những giây phút gặp gỡ nhau giữa Kha và Quỳnh  Hương như “đôi tình nhân”.

    Cũng như trong Người Đàn Bà Bên Kia Vĩ Tuyến, Quỳnh Hương đi sang Tây Đức đóng phim và lập gia  đình với đạo diễn Karl, đạo diễn. Với những là thư từ Vienne, Tây Bá Linh gởi về cho Kha “Đặc biệt trên hai chữ “Chào anh” của bức thư này Quỳnh Hương có viết hai chữ gì mà nàng rập xóa đi mất. Tò mò Kha đem lá thư ra cửa sổ soi lên ánh sáng. Chàng bỗng thở dài cúi đầu. Đó là hai chữ “Hôn anh”” (trang 378).

    “Đi vào dĩ vãng, trong khoảnh khắc nhớ lại buổi gặp Kha lần đầu cùng Hãng ở phòng trà Ly Ly, nhớ lúc Kha ôm mình nhảy bản slow khuya và cúi xuống hôn nhẹ lên môi… Trời ơi, Quỳnh Hương bỗng thèm Kha điên cuồng. Ngày nào cùng Kha đi Thủ Dầu Một về cùng ăn cơm trong căn phòng ấm cúng của nhà hàng Cheong-Nam, rồi khi từ biệt trên vỉa hè Tự Do nàng đã có ý tưởng ngộ nghĩnh sẽ hôn Kha trước vì chỉ hôn trước một người như Kha mới không sợ bị rẻ rúng” (trang 381).

    Là nhà mô phạm nhưng trong tác nầy nhà văn viết về cuộc sống ở Sài Gòn với phòng trà, nhảy đầm rất sành điệu và còn chửi thề (Đ.M) trong vài mẩu đối thoại vì vậy rất thoáng, sinh động, lôi cuốn người đọc từ đầu đến cuối. Ông thích làm thơ, chơi dương cầm nên trong tác phẩm của ông được dẫn chứng những dòng thơ, vài ca khúc… khi đọc cảm thấy thú vị.

    Tập 4: Những Ngả Sông (Đàm Thoại – Độc Thoại) 1966, gồm 7 chương: Mối Tình Thiên Thu, Người Lính Nhảy Dù, Người Phá Cầu, Tập Sơ Khảo Của Kha, Mây Trắng Nước Xanh Người Tù, Mây Trắng Nước Xanh Thần Tượng Trong Đêm, Dư Dục Vô Ngôn.

    Trong tác phẩm nầy với những nhân vật chính từ Ba Sinh Hương Lửa trong sinh hoạt chính trị ở miền Nam Việt Nam. Khóa, Kha, Miên, Tân, Hiển, Luận… trong gia đình Văn Hóa. Khóa bị giam ở lao tù Đà Lạt trong 11 tháng. Tân, Hiển, Phiệt phục vụ trong quân đội VNCH. Tác giả mô tả đến các trận chiến giữa thập niên 50 & 60 như phóng viên chiến trường với từng chi tiết. Với những trang nhật ký của Tân (Trung Úy Y Sĩ) trong binh chủng Nhảy Dù, sau nầy đọc hồi ký Y Sĩ Tiền Tuyến của Trang Châu, cảm phục tài tình của tác giả Những Ngả Sông. Với quần đảo Hồng Sa, nghe rất xa lạ, tác giả đã dành vài chục trang để nói về lịch sử và người dân nơi nầy.

    Với hai cuộc binh biến năm 1960 & 1963, tác giả ghi nhận tất cả sự kiện xảy ra… Kha và Khiết cũng không may bị vào chốn lao tù. Trong khi đó “Tân, Hiển ngoài tiền tuyến chẳng thể được tâm hồn tương đối thanh thản như Khiết, Kha những ngày sống khuất mặt trong khám lớn” (trang 154). Rồi “Phiệt bị đạn ở chân tại chiến dịch cao nguyên được đưa về bệnh viện Cộng Hòa… Tân hỏi Phiệt có muốn giải ngũ để chàng xin cho và Phiệt sẽ về bên Vĩnh Hội ở với tiểu gia đình của Tân. “Người lính nhảy dù” đó đã say mê gia nhập đời sống quân ngũ làm sao dứt bỏ các bạn đồng ngũ sao đành, Phiệt xin ở lại phục vụ bên ngành quân nhu, ban chung sự” (trang 155).

    Với Hiển “trong những lúc xông pha nơi tiền tuyến… chàng hoàn toàn như người đi trong sa mạc. “Miên ơi – chàng muốn kêu lên như thế – trong giai đoạn nầy đừng nghĩ đến rừng mía, ngay như được gặp khu rừng lau để có chút bóng mát cũng là quý rồi. Anh cô đơn đi giữa sa mạc, cô có biết không?”.

    Tác phẩm Ngã Ba Sông ngắn hơn 3 tác phẩm trước, đề cập đến cuộc chiến và nên chính trị ở miền Nam Việt Nam rối răm trong thời chinh chiến. Với tác phẩm Ngã Ba Sông, cũng có người khen, người chê vì “thiên kiến chính trị” nhưng với nhà văn, sự khách quan và thực trạng xã hội không thể sai lạc. Với những dòng đề cao tinh thần, trách nhiệm về người lính với nhà văn không khác áo chinh y cũng nói lên tấm lòng của tác giả.

    Nhà văn Võ Phiến trong Văn Học Miền Nam Tổng Quan đã có đoạn viết về nhà văn Doãn Quốc Sỹ như sau:

    “Còn Doãn Quốc Sỹ, ông làm chúng ta nghĩ đến một nhân vật của ông: Khiết. Khiết kiên trì theo đuổi con đường văn hóa nhưng đã trót đi vào con đường chính trị, biết những ngõ ngách của nó âu cũng thành nghiệp chướng của mình nên khó bỏ lắm. Khu Rừng Lau phơi bày ra cái hiểm ác xủa chế độ này, lột trần nền độc tài nọ. Thái độ chính trị của tác giả luôn luôn biểu lộ trong tác phẩm. Tuy nhiên ông Doãn cũng như Khiết trước sau “kiên trì theo con đường văn hóa”. Ông chê cái này chống cái nọ vì nó ác nó xấu. Mà ông thì nhất tâm phục vụ cái thiện cái mỹ… Thiện tâm thiện ý của tác giả tỏa ra khắp tác phẩm: trong các truyện của ông Doãn nhân vật nào cũng tốt việc gì cũng có khía cạnh hay. Ông bất lực không tạo nổi người xấu, kể nổi việc xấu. Đọc sách ông thơm tho cả tâm hồn. Truyện ông Doãn vừa có luận đề chính trị vừa có chủ tâm giáo dục…”. Trong quyển sách nầy, theo nhà văn Võ Phiến, khuynh hướng luận đề có Doãn Quốc Sỹ (trang 266).

    Trên tạp chí Bách Khoa số 192 (1/1/1965) trong mục Sống & Viết (trang 39-44) trong cuộc trò chuyện giữa nhà văn Nguyễn Ngu Í với nhà văn Doãn Quốc Sỹ (14/12/1964) sau khi tác phẩm Người Đàn Bà Bên Kia Vĩ Tuyến ấn hành. Sau nầy in trong quyển Sống & Viết (trang 124-147) có tấm hình ông bà và 7 người con (Ngọc Thanh 1952, Kim Khánh 54, Cẩm Liên 56, Quốc Thái 58, Quốc Vinh 61, Quốc Hưng 62, Quốc Hiền, chưa có Thanh Hương trong số 4 trai & 4 gái).

    Nhà văn Doãn Quốc Sỹ cho biết: “Năm 1951. Từ chỗ kháng chiến ác liệt nhất, Liên Khu Việt Bắc. Kháng chiến, tôi kháng chiến hết mình, tôi từng là một “anh hùng lao động” của cơ quan tôi. Nhưng đến khi giã từ “Thiên đường Đỏ” thì cũng giã từ quyết liệt, dứt khoát…

    … Bất cứ ai đã qua cơn ác mộng với Cộng Sản, đã hiểu rõ bộ mặt thật của chúng, đều có thái độ dứt khoát, vừa đơn giản vừa cương quyết như vậy…”.

    Nhà văn Doãn Quốc Sỹ là một trong những nhà văn được nhiều viết trong sáu thập niên từ trong nước và hải ngoại, ngoài giá trị văn chương qua những tác phẩm của ông, với tâm hồn nhân bản, đôn hậu, nhân cách sống của ông trong lao tù và ngoài xã hội, được kính nễ. Ngay cả những người con của ông khi viết về người bố cũng là hình ảnh tiêu biểu của bậc cha mẹ (thế hệ chúng tôi) để noi gương.

    Doãn Quốc Hưng viết về bố:

    “Những bài học đạo đức, nhân bản, thiền học… mà chúng tôi nhận được từ bố một cách “có hệ thống” chỉ bắt đầu từ sau khi bố tôi đi cải tạo lần một về vào năm 1980. Đó là các buổi nói chuyện của bố tôi với bọn tôi và một nhóm bạn bè, bọn tôi gọi đó là “đại học bỏ túi”. Đó cũng là cột mốc của một “gia đình” thứ ba của bố tôi. Trong gia đình đó, chúng tôi mới thực sự được nghe bố tôi nói nhiều hơn về điều ông đã viết trong tác phẩm, đã làm trong cuộc sống…

    … Nhắc tới chống đối, có một thứ mà rất nhiều người khuyên rằng chúng tôi “phải noi gương bố”, đó là “tinh thần bất khuất trước quyền lực”, hoặc “một trong những biểu tượng của tinh thần chống cộng của Miền Nam Tự Do”. Các nhà “phê bình văn học” của Việt Cộng đã tấn phong cho bố tôi là đầu xỏ của “những tên biệt kích cầm bút”, mô tả ông như một “kẻ căm thù cộng sản đến tận xương tuỷ”. Tôi cũng đã được nghe kể lại nhiều lần từ bạn bè trong tù của bố về giai thoại về một ông DQS “hiên ngang đối khác với cán bộ CS trong trại giam”, những câu tuyên bố mang tính “hào hùng, nghĩa khí” của ông trước “kẻ thù”. Thực hư ra sao cũng chẳng rõ, chỉ có điều chắc chắn là chưa bao giờ tôi được nghe chính bố tôi kể lại những giai thoại ấy…

    … Trở lại với cái ngày xét xử bố tôi vào năm 1988 cùng với các cô chú văn nghệ sỹ khác: Hoàng Hải Thuỷ, Duy Trác, Lý Thuỵ Ý,… phiên toà “DQS và đồng bọn, với tội danh tuyên truyền phản cách mạng, chống phá nhà nước XHCN”. Đó là lần đầu tiên tôi được chứng kiến một phiên toà chuyên chính vô sản của nhà nước Việt Nam…

    … Bố tôi căm thù cái phi nhân của một chủ nghĩa, sự ngu dốt và độc đoán của một tầng lớp lãnh đạo. Bố tôi không nhắm vào những cá nhân thừa hành bên dưới, vì họ cũng chỉ là nạn nhân của sự bưng bít, thiếu kiến thức, thiếu thông tin, thiếu sự lựa chọn. Điều đó thể hiện trong nếp sống thường ngày…

    … Bố tôi là một ông giáo hiền lành, một con người nhân hậu vì bản chất của ông là như vậy. Nhưng sức mạnh của ông bắt nguồn từ chữ Tâm. Khi cái Tâm đã toả sáng vì nó đã biết mình từ đâu đến và sẽ đi về đâu, nó bắt đầu thoát ra khỏi sự sợ hãi. Đó là điều kiện kiên quyết để có một cái Tâm tự do. Sức mạnh tâm linh của một cá nhân sẽ nhờ sự tự do mà tự toả sáng, không cần ngôn từ, không cần chứng tỏ. Bố tôi đã dạy cho tất cả chúng tôi ngồi thiền để tốt cho sức khoẻ, để luyện tâm thanh tịnh…

    … Chú Nguyễn Đình Toàn đã từng nói với bọn tôi rằng: “Trong giới văn nghệ sĩ, không ai phục ai về tài viết văn cả. Nhưng nhiều văn nghệ sĩ trong Nam quí mến bố cháu ở cái đời sống đạo đức của ông”. Đối với con cái cũng vậy. Chúng tôi được dạy dỗ bằng chính cách sống của bố, chứ không bằng những “phương pháp giáo dục”…

    … Hồi bố tôi chuẩn bị xét xử lần thứ hai vào năm 1988, bạn bè khắp nơi trên thế giới đã vận động mạnh mẽ đến nỗi chính quyền Việt Nam phải hoãn xét xử vào giờ cuối để tìm cách giảm nhẹ tình hình. Để tránh mất mặt khi phải đổi giọng, đảng và nhà nước đã phải cử ông chú tôi làm trung gian vào tù thương lượng, đề nghị bố tôi nhượng bộ bằng cách tỏ vẻ “ăn năn” để được “khoan hồng”. Tất nhiên là cuộc thương lượng đó bất thành, họ đánh giá bố tôi quá thấp! Điều đáng kể ở đây là thái độ của bố tôi trước biến cố này. Lọt vào tay “chủ nghĩa anh hùng cách mạng”, đây ắt hẳn sẽ trở thành một câu chuyện li kì về “tấm gương đấu tranh bất khuất, một cuộc chiến không khoan nhượng giữa hai anh em hai chiến tuyến…”. Lần duy nhất bố tôi nói về nó là do sau này tôi hỏi và bắt bố tôi kể lại. “Có gì đâu, chú đề nghị bố xin lỗi. Giống như sau khi mình tát ai một cái thì mình cũng phải tỏ vẻ ân hận một chút. Nhưng đời nào bố lại làm vậy…”…

    Hình ảnh Doãn Quốc Sỹ được bắt gặp qua hai câu nói Pascal  cũng đã khẳng định : “Con người là một cây sậy nhưng là cây sậy có tư tưởng’” (Triết gia Blaise Pascal) và “Sức mạnh của con người không nằm ở thể chất mà đến từ ý chí bất khuất’” Thánh Gandhi).

    Với nhiều bài viết, chỉ trích phần Tạp Ghi Văn Nghệ của Nguyễn Mạnh Trinh liên quan đến tác phẩm Khu Rừng Lau: “Ở Doãn Quốc Sỹ, ông viết Khu Rừng Lau như một cách lý giải sự thất bại của những người quốc gia trong thời cuộc hiện đại. Họ là những người đã bị những tay sai quốc tế Cộng Sản đệ tam lường gạt trong công cuộc giành độc lập cho đất nước…

    Nhà văn Doãn Quốc Sỹ đã muốn cho đời sau một chứng liệu về một biến cố không những riêng của đất nước Việt Nam mà còn cả chung của thế giới nữa…

    Những tác phẩm của nhà văn Doãn Quốc Sỹ dường như có chung một mẫu số mà văn chương dùng để tải đạo và làm cuộc sống con người tươi đẹp hơn. Có rất nhiều nhận xét về ông, như là một nhà văn có chân tài, một nhà giáo tận tụy, một kẻ sĩ khí tiết…”.

    Kim Khánh viết về người bố, khi nhắc đến tác phẩm Khu Rừng Lau: “Nhân vật chính là Miên và các nhân vật khác đã có cuộc sống đi qua suốt chiều dài lịch sử từ thế hệ mà tác giả mệnh danh là thế hệ Nguyễn Thái Học cho đến thế hệ trưởng thành trong cuộc chiến toàn quốc kháng chiến. Có những người như Khóa, Lãng, Khiết trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng của những đảng phái quốc gia như Việt Nam Quốc Dân Đảng hoặc Đại Việt. Còn các nhân vật thế hệ sau như Hãng, Hiển, Tân, Kha, Miên,… thì mới đầu tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng sau đó nhìn thấy bộ mặt thực của đảng Cộng Sản Việt Nam nên trở về thành và sau đó di cư vào Nam…

    Hình như, họ có chung nỗi hoang mang của những người trí thức luôn đi kiếm tìm cho mình một con đường nhưng lại thấy bơ vơ khi chọn lựa. Ở với kháng chiến, thấy lòng yêu nước bị lợi dụng bởi những con người Bolcheviks tàn bạo vô nhân, về thành thì thấy giặc Pháp nghênh ngang, chính phủ quốc gia chỉ là cái bóng. Di cư vào Nam, thì chế độ độc tài và gây ra nhiều kỳ thị bất công”.

    Nhà văn Nguyễn Mộng Giác trong bài viết Doãn Quốc Sỹ, Người Anh Khả Kính: “Nhiều người trong giới cầm bút khen và cũng chê tính đôn hậu trong tiểu thuyết Doãn Quốc Sỹ. Họ lý luận rằng ông đôn hậu quá nên nhân vật tiểu thuyết của ông đẹp nhưng có vẻ không thực, ông không lột hết được bản chất phức tạp của cuộc đời, bản chất hàm hồ của con người, bản chất tàn nhẫn phi lý của lịch sử. Khi xây dựng nhân vật, Doãn Quốc Sỹ thường không lưu tâm moi móc những ngóc ngách xấu xa của họ. Trái lại, ông lưu tâm tô điểm những nét đẹp của họ. Những Kha, những Miên, những Hãn, những Khiết của Khu Rừng Lau…”.

    Với tác phẩm Khu Rừng Lau, năm 2020 nhà văn Doãn Quốc Sỹ chia sẻ: “Có nhiều khi đọc lại Khu Rừng Lau, tôi cũng không hiểu tại sao mình có thể hoàn tất được bộ tiểu thuyết ngàn trang này. Tôi nhớ là vào thời đó, có khi tôi ngồi viết như người lên đồng, viết giống như có ông bà tổ tiên nhập vào vậy.

    Tôi nghĩ rằng tôi chỉ được trời cho năng khiếu sử dụng ngòi bút của mình. Còn lại, tôi viết như theo lời nhắn nhủ siêu hình của tổ tiên, viết theo hồn thiên dân tộc để phục vụ tổ quốc”. (Việt Báo)

    Trước năm 1975, vài ý kiến cho rằng nhà văn Doãn Quốc Sỹ nên chọn những tác phẩm tiêu biểu, trong đó có trường thiên tiểu thuyết Khu Rừng Lau dịch ra Anh ngữ để tham dự giải Nobel Văn Chương. Trong bài viết Tổng Quan Về Sách Dịch Văn Chương Tây Phương Ở Miền Nam Việt Nam của tôi đã đề cập đến các tác giả Tây Phương đã được Nobel Văn Chương được các nhà văn, dịch giả đã dịch sang tiếng Việt rất nhiều. Có tác giả với vài tác phẩm tiêu biểu, có tác giả với toàn bộ tác phẩm như Alexander Solzhenitsyn (Nobel Văn Chương 1970)… Hầu hết toàn bộ tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ đều bối cảnh trong nước, ngoại trừ tác phẩm Sâu Mây khi ông du học ở Mỹ. Đây là tập du ký, và theo Thanh Tâm Tuyền; “Đây không phải là tác phẩm chủ yếu, nhưng là cái viết tự do và bay bổng nhất của Doãn Quốc Sỹ. Cũng là cuốn sách nhỏ nhưng óng chuốt và đáng yêu hơn cả của ông giáo…’.

    Với tác phẩm Khu Rừng Lau với bối cảnh và thời gian trong giai đoạn thăng trầm lịch sử của đất nước được ghi lại từ bản thân của tác giả, là chứng nhân của thời cuộc.

    Đọc tác phẩm Khu Rừng Lau liên tưởng đến hai câu thơ của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều vào thế kỷ XVIII:

    “Lò cừ nung nấu sự đời

    Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương”

    Theo nhà văn Võ Phiến: “Doãn Quốc Sỹ soạn sách về ngữ pháp, về văn học Việt Nam hiện đại (bằng Anh văn” (sđd tráng 66) nhưng rất tiếc tác phẩm Khu Rừng Lau không dịch ra tiếng Anh (chỉ có truyện ngắn Con Cá Mắc Cạn – The Stranded Fish – mới dịch).

    *

    Nếu cho rằng sách là người thầy trầm lặng và người bạn tốt – với tôi – ngay từ lúc trẻ đã ảnh hưởng đến bản thân. Những quyển sách Học Làm Người của nhà văn, dịch giả Nguyễn Hiến Lê và nhà giáo, nhà văn Doãn Quốc Sỹ qua vài tác phẩm.

    Nhân đây, một chút riêng tư, với tác phẩm Người Đàn Bà Bên Kia Vĩ Tuyến.  Năm 1963, trong sinh hoạt gia đình Phật Tử, tôi “quen thân” người bạn gái (học dưới hai lớp) nơi cố hương. Hè năm 1963, để tránh bắt bớ, nàng “thoát ly vào bưng”… Trước đó khoảng một tháng, thầy tôi (đảm nhiệm khuôn hội Phật Giáo Phước Ấm) qua đời vì đầu óc quá căng thẳng, uống quá liều lượng thuốc Tây, gây biến chứng, không chữa trị kịp… Trong số 6 người “thoát ly vào bưng”, có 5 người học cùng lớp. Nếu lúc đó, nhận được thư nàng, tôi không biết có quyết định liều lĩnh của tuổi trẻ bồng bột, nông cạn ra sao? Các bạn tôi giấu kỹ vì anh tôi trong ngành Cảnh Sát.

    Đầu năm 1967, khi ở quân trường Thủ Đức, đi phép về Sài Gòn khi thấy quyển NĐBKVT tôi rất thích, mua ngay nhưng không đọc vì để nhớ hình ảnh người bạn gái “bên kia chiến tuyến”. Tiếp tục quân trường ở Đà Lạt gần 2 năm, trong chiến dịch Diên Hồng về quận Quế Sơn, Quảng Nam, tôi vẫn mang theo sách và hình dung người bạn gái vào bưng chốn nầy… Rất tiếc, sách bị chôm! Sau nầy lập gia đình với người Hà Nội, bạn bè hỏi thăm nơi chốn, tôi nói đùa “người đàn bà bên kia vĩ tuyến”…

    Sau tháng 4/1975, nàng có gia đình, về Đà Nẵng, theo lời mẹ và anh, nàng ghé lại tìm tôi nhưng gia đình không hay biết vì tôi ở Đà Lạt, mất tích hay đi tù nên không rõ. Nàng cho biết trước khi đi, có viết lá thư gởi cô em gái nhờ chuyển cho tôi nhưng cô em sợ bị liên lụy nên đốt lá thư!… Nàng ra mộ thầy tôi thắp nhang cầu nguyện.

    Năm 1987, tôi về thăm quê, có gặp nàng… Trong số 6 người đã chết hai cậu cháu Hội và Kim Chi. Tôi gặp Huỳnh Tú Mỹ kể lại chuyện xưa về hình bóng cũ, nỗi buồn vây quanh. Chị tôi biết chuyện, khuyên không nên liên lạc nhau vì mỗi người “số phận” đã an bày. Và, từ đó hình ảnh người xưa mãi mãi là “bên kia chiến tuyến”!. Tôi cũng may mắn được hưởng chút “đào hoa chiếu mệnh” nhưng “cái thuở ban đầu” trong trắng vẫn lững lờ như áng mây giữa trời xanh bao la.

    Little Saigon, November 2022

    Vương Trùng Dương

  • Văn Thơ,  Vương Trùng Dương

    Tổng Quan Về Sách Dịch Văn Chương Tây Phương Ở Miền Nam Việt Nam –

    Dân số miền Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa) vào cuối thập niên 60 khoảng 17 triệu người, nông thôn chiếm 70% và thành thị chiếm 30%. Tuy ở trong hoàn cảnh chiến tranh nhưng với nền giáo dục khai phóng được mở rộng tạo cơ hội cho tuổi trẻ trên bước đường học vấn… Về lãnh vực văn chương đã phổ biến rất nhiều tác phẩm sáng tác, riêng về sách dịch rất phong phú để độc giả tìm hiểu thêm về văn chương ngoại quốc.Trong phạm vi bài nầy chỉ đề cập đến Sách Dịch Văn Chương Tây Phương Ở Miền Nam Việt Nam đã ảnh hưởng lớn với độc giả trong hai thập niên qua. Đây chỉ liệt kê phần nào trong toàn bộ sách dịch, vì tài liệu sưu tầm còn thiếu sót và không nhận định, phân tích nên chỉ ghi nhận tổng quát dịch giả, tác phẩm… – VTrD

    Người đầu tiên đặt nền tảng chữ Quốc Ngữ (tiếng Việt) là giáo sĩ người Bồ Đào Nha thuộc Dòng Tên Francisco de Pina (1585-1625). Giáo Sĩ Alexandre de Rhodes (1591-1660) nối tiếp công việc hoàn thiện hơn việc dùng chữ Quốc Ngữ, hoàn thành cuốn tự điển Dictionarium Annamiticium – Lusitanium – Latinium (Tự Điển An Nam – Bồ Đào Nha – La Tinh) năm 1651.

    Cuốn sách Catechismus “Phép Giảng Tám Ngày” giáo sĩ Alexandre de Rhodes được in tại Roma năm 1651. Đây là cuốn sách chữ Quốc Ngữ đầu tiên của Việt Nam. (Cuốn sách nầy còn lưu trữ ở nhà thờ tại Tuy Hòa, Phú Yên).

    Vào cuối thế kỷ XIX, chữ Quốc Ngữ trở thành văn tự chính thức tại Nam Kỳ vào năm 1882, học giả Petrus Trương Vĩnh Ký (1837-1898) khi làm quản nhiệm (ngày 16/9/1869) Gia Định Báo, tờ báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ ở miền Nam. Gia Định Báo ra đời ngày 15/4/1865, do người Pháp Ernest Potteau làm tổng tài (quản nhiệm), đến năm 1869 Trương Vĩnh Ký (Petrus Ký – Tiếng Latin là Petrus, tiếng Pháp là Pétrus) thay thế Ernest Potteau. Gia Định Báo chủ trương: cổ động tân học, truyền bá quốc ngữ và giáo dục quốc âm. Trước đó, chữ Hán và chữ Nôm được phổ biến rộng rãi nên từ khi có chữ Quốc Ngữ được quảng bá nên các bậc tiền nhân muốn khai phóng qua sách, báo… cho nền văn học đất nước.

    Tại Sài Gòn, trường trung học Petrus Ký (Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký) được thành lập năm 1928, là một trong những ngôi trường nổi tiếng nhất ở miền Nam Việt Nam. Cổng trường Trung Học Petrus Ký có khắc hai câu đối của giáo sư Hán văn Ưng Thiều: “Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt. Tây Phương khoa học yếu minh tâm!”, có tượng đồng bán thân của cụ ở giữa sân trường.

    Vào đầu thế kỷ XX, học giả Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) nhà báo, nhà văn, dịch giả… có công đóng góp cho nền dịch thuật Việt Nam. Ông là chủ bút đầu tiên tờ Đăng Cổ Tùng Báo, ra đời ngày 28/3/1907, xuất bản bằng chữ quốc ngữ ở Bắc Kỳ.

    Lục Tỉnh Tân Văn (1910), Đông Dương tạp chí (1913), Trung Bắc Tân Văn (1915, nhật báo đầu tiên)… Người đầu tiên dịch Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa từ chữ Hán ra chữ Quốc Ngữ năm 1909. Người đầu tiên dịch các tác phẩm văn học cổ điển Pháp của Victor Hugo, Honoré de Balzac, Alexandre Dumas, Molière, La Fontaine … ra tiếng Việt đã đã đăng trên Đông Dương tạp chí và đã ấn hành, trong đó có Thơ Ngụ Ngôn La Fontaine Diễn Nôm (Les Fables de La Fontaine, 44 truyện) phổ biến rộng rãi, được trích đăng rất nhiều. Đặc biệt với Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du dịch ra tiếng Pháp. Người đầu tiên đưa kịch nói (các tác phẩm của Molière) lên sân khấu nhà hát lớn Hà Nội năm 1920 (*).

    (* Vương Trùng Dương: Bệnh Tưởng, Bi Kịch & Cuộc Sống trên trang web Đặc San Lâm Viên http://www.dslamvien.com/2022/02/benh-tuong-hai-kich-va-cuoc-song.html

    Học giả Nguyễn Văn Vĩnh cũng là người sáng lập ra Hội Trí Tri và Hội Dịch Sách. Ngày 26/6/1907 ở Hội Trí Tri Hà Nội, ông đã diễn thuyết về Hội Dịch Sách, và phổ biến trên Đăng Cổ Tùng Báo.

    Những tác phẩm Tây Phương qua dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh tiêu biểu vào tiền bán thế kỷ XX như: Thơ Ngụ Ngôn của La Fontaine (Fables de La Fontaine) Trẻ Con của Perrault (Les Contes de Charles Perrault), Mai-Nương Lệ-Cốt (Manon Lescaut) của Abbé Prévost, Ba Người Ngự Lâm Pháo Thủ (Les Trois Mouquetaires), của Alexandre Dumas, Những Người Khốn Khổ (Les Misérables) của Victor Hugo, Miếng Da Lừa (La Peau de chagrin) của Honoré de Balzac., Guy-li-ve Du Ký (Les Yoyages de Gulliver) của Jonathan Swift, Tê-lê-mặc Phiêu Lưu Ký (Les Aventures de Télémaque) của Fénélon, Sử Ký Thanh Hoa (Le Parfum des Humanités) của Emile Vayrac, Chàng Gil Blax Xứ Santillane (Gil Blas de Santillane) và Tục Ca Lệ (Turcaret) kịch của Lesage…

    Bốn vở kịch nói của Molière: Trưởng Giả Học Làm Sang (Le Bourgeois Gentilhomme), Giả Đạo Đức (Le Misanthrope), Bệnh Tưởng (Le Malade Imaginaire), Lão Hà Tiện (L’Avare).

    Và, từ đó những tác phẩm Tây Phương đã được các học giả, nhà văn, nhà báo từ Bắc đến Nam được dịch sang tiếng Việt.

    Trong quyển Nhà Văn Hiện Đại của Vũ Ngọc Phan, ấn hánh năm 1941, quyển I, mục Những Nhà Văn Hồi Mới Có Chữ Quốc Ngữ từ trang 35 đến trang 190, tiên phong với Trương Vĩnh Ký, nhóm Đông Dương Tạp Chí với Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục, nhóm Nam Phong Tạp Chí với Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Trọng Luật…

    Theo nhà văn Vũ Ngọc Phan “Trong số những học giả Việt Nam theo Tây học ấy, người ta phải kể đến hai người có tiếng nhất là Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Trai (tức Paulus Của). Hai ông đã dùng chữ Quốc Ngữ để truyền bá học thuật về tư tưởng Âu Tây và soạn tự điển Việt Pháp để người Nam có thể dùng mà học tiếng Pháp. Việt Pháp Tự Điển của Paulus Của là một bộ tự điển mà gần đây cả người Bắc lẫn người Nam vẫn còn dùng” (trang 37). Quan trọng nhất với Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, 2 cuốn, in tại Sài Gòn năm 1895 và 1896. Bộ sách nầy được in lại nhiều lần cho các thế hệ sau nầy tra cứu.

    *

    Trong phạm vi bài nầy, chỉ đề cập Tổng Quan Về Sách Dịch Văn Học Tây Phương Ở Miền Nam Việt Nam vì nói đến dịch thuật với tất cả tác phẩm từ Á sang Tây, Mỹ… bao quát, không thể tổng hợp trong bài viết. Gọi là Tây Phương nhưng thực ra chỉ vài nước ở Âu Châu… Nguyễn Văn Lục với bài viết 20 Năm Văn Học Dịch Thuật Miền Nam 1955-1975 trên tờ Hợp Lưu vào cuối năm 2004, giới thiệu tổng quát về sách dịch.

    Nhà văn Võ Phiến (1925- 2015) năm 1975 định cư tại Hoa Kỳ, là người làm sống lại nền Văn Học Miền Nam. Với bút hiệu Tràng Thiên đã ấn hành:

    Hăm Bốn Giờ Trong Đời Một Người Đàn Bà (của Stéfan Zweig) Sài Gòn, 1963), Các Trào Lưu Lớn Của Tư Tưởng Hiện Đại (của André Maurois) Sài Gòn, 1964), Truyện Hay Các Nước, tập 1 & II (cùng dịch với Nguyễn Minh Hoàng) Sài Gòn, 1965.

    Năm 1999, ông ấn hành bộ sách Văn Học Miền Nam gồm 6 cuốn về truyện (3 cuốn), ký, tùy bút và kịch, thơ.

    Cuốn sách Văn Học Miền Nam Tổng Quan, NXB Văn Nghệ năm 1988, vào thời điểm đó được đánh giá là tài liệu về Văn Học đáng tin cậy để sưu tầm.

    Theo Võ Phiến phần sách dịch chiếm đến 60% số đầu sách (tên sách, tựa đề tác phẩm dịch thuật) được xuất bản tại miền Nam đến năm 1973, nó đã lên đến 80%. Và theo Trần Trọng Đăng Đàn, trong bài viết Văn Hoá, Văn Nghệ Nam Việt Nam 1954-1975, số dịch phẩm tại miền Nam trong 20 năm đó có thể được chia ra thành: Pháp 499 cuốn, Đài Loan và Hương Cảng 358 cuốn, Mỹ 273 cuốn, Nga 120 cuốn, Anh 97 cuốn, Nhật 71 cuốn, Ý 58 cuốn, Đức 57 cuốn. Các nước khác chiếm 38 cuốn. Như thế, các sách được dịch, bao gồm cả sách nghiên cứu và các sáng tác, nhưng chủ yếu là tiểu thuyết, đến từ cả Tây Phương, Mỹ Châu và Á Châu…

    Những tác giả đã có công dịch thuật như Nguyễn Hiến Lê, Trương Bảo Sơn, Vũ Đình Lưu (Cô Liêu), Phạm Công Thiện (dịch các tác phẩm triết), Bùi Giáng, Phùng Khánh & Phùng Thăng, Nguyễn Hiến Lê, Tam Ích, Bửu Ý, Ngọc Thứ Lang, Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Hữu Hiệu, Đỗ Khánh Hoan, Mặc Đỗ, Trần Phong Giao, Hoài Khanh, Hoàng Hải Thủy (phóng tác)…

    Trong quyển Văn Học Miền Nam 1954-1975 của Nguyễn Vy Khanh năm 2019, Chương 6 đề cập đến Dịch Thuật & Văn Học nước ngoài, giới thiệu các dịch giả đóng góp.

    Ngoài ra, nhiều dịch giả với một, hai tác phẩm trên nhiều lãnh vực rất phong phú, mở rộng kiến thức để nghiên cứu và giải trí…

    Tư tưởng triết học Tây Phương được phổ biến ở miền Nam VN như Hiện Tượng Luận với Edmund Husserl khởi xướng, Merleau-Ponty, Gabriel Marcel, Heidegger, Karl Jaspers, Paul Ricoeur, Emmanuel Lévinas và Mikel Dufrenne… Nhà thơ Bùi Giáng (1926-1998) ấn hành 2 quyển về Martin Heidegger & Tư Tưởng Hiện Đại, Sài Gòn 1963, ông cho biết phải học thêm tiếng Đức để tra cứu tài liệu. Phạm Công Thiện dịch 2 tác phẩm của Martin Heidegger: Về Thể Tính Của Chân Lý, Sài Gòn, 1968); Triết Lý Là Gì?, Sài Gòn, 1969)…

    *

    A.- Nobel Văn Chương Tây Phương & Tác Phẩm Dịch Thuật

    Nobel Văn Chương (Văn Học) là một trong 6 bộ môn: Y Học & Sinh Học, Hóa Học, Vật Lý, Kinh Tế & Hòa Bình.

    Giải Nobel Văn Chương đã được trao 114 lần từ năm 1901 đến 2021 cho 118 người (nam giới: 101 và nữ giới: 17). Ngày 6/10/2022, Viện Hàn Lâm Thụy Điển thông báo giải Nobel Văn Chương 2022 với nhà văn Pháp, bà Annie Ernaux, 82 tuổi. Đây là lần thứ 16 nền văn học Pháp có tên trên bảng vàng, nhà văn Annie Ernaux là phụ nữ Pháp đầu tiên đoạt Nobel Văn Chương và một trong những người cao tuổi nhất được vinh dự nầy.

    1914 Không trao giải vì xảy ra Đệ Nhất Thế Chiến và 5 năm (1940-1944) không trao giải do xảy ra Đệ Nhị Thế Chiến.

    Với các nhà dịch thuật ở Việt Nam rất quan tâm về giá trị các nhà văn đoạt Giải Nobel Văn Chương nên vào tiền bán kỷ XX đã dịch và giới thiệu ở trong nước.

    Trong phạm vi bài nầy đề cập đến Nobel Văn Chương từ năm 1915 đến 1974, trong đó có những tác phẩm Tây Phương được sang tiếng Việt trong 20 năm (1954-1975) tại miền Nam VN. Hầu hết được dịch từ tiếng Anh, tiếng Pháp…

    Danh sách nầy trên dựa vào trang web Wikipedia và các websites khác để tóm lược. Điển hình với các tác giả:

    1915: Nhà văn Pháp Romain Rolland (1866-1940), ông viết về nhiều thể loại từ thi ca, âm nhạc đến kịch nghệ… biên khảo và phê bình. Musiciens d’Autrefois (Nhạc Sĩ Thời Xưa, 1908), Musiciens d’Aujourd’hui (Nhạc Sĩ Thời Nay, 1908), La Vie de Tolstoï (Cuộc Đời Tolstoy, 1911), Tác phẩm Jean – Christophe (1904-1912, 10 tập) và Au-Dessus De La Mêlée (Bên Trên Cuộc Chiến, 1915) đã góp phần chính trong Nobel Văn Chương. Tuy không có sách dịch nhưng nhiều bài viết trên các tạp chí văn học về nhà văn nầy.

    1921: Nhà văn Pháp Anatole France (1844-1924): L’Histoire Contemporaine (Chuyện Thời Nay, 1897-1901), Đảo Chim Cánh Cụt (L’île des Pingouins, 1908), La Vie Littéraire (Đời Sống Văn Học, 1888-1892). Đây là nhà văn với các đoản văn của ông được học trong chương trình Việt Văn (Ban C) vì cách hành văn gọn gàng dễ hiểu.

    1925: Nhà văn Anh George Bernard Shaw (1856-1950), ông coi là nhà viết kịch Anh lẫy lừng ngay sau Shakespeare. Và các tiểu thuyệt tiêu biểu như: Immaturity (Non Nớt, 1879), The Irrational Knot (Cuộc Hôn Nhân Không Hợp Lý, 1880), Love Among the Artists (Tình Nghệ Sĩ, 1881)… MỘt số bài thơ của ông đã được dịch trên các tạp chí văn học.

    1927: Nhà nghiên cứu văn học & triết học Pháp Henri Bergson (1859-1941) với các tác phẩm tiêu biểu như L’Evolution Créatrice (Tiến Hóa Sáng Tạo, 1907), Matière et Mémoire (Vật Chất & Ký Ức, 1896)… Linh Mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế đúc kết qua tác phẩm Henri Bergson, Năng Lực Tinh Thần.

    1929: Nhà văn Đức Thomas Mann (1875-1955) được đánh giá là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất của Đức. với các tác phẩm tiêu biểu: Der Zauberberg (Núi Thần, 1924), Buddenbrooks – Verfall Einer Familie (Gia Đình Buddenbrook, 1901), Der Tod in Venedig (Chết Ở Venice, 1913)… Có nhiều bài viết về ông trên các tạp chí văn học (*nt)

    1937: Nhà văn Pháp Roger Martin du Gard (1881-1958) với Jean Barois (1913), Les Thibault (Gia đình Thibault, 1922-1940) (*nt)

    1946: Nhà văn Đức Hermann Hesse (1877-1962) với các tác phẩm: Tuổi Trẻ Băn Khoăn (Demian, 1919), Câu Chuyện Dòng Sông (Siddartha, 1922), Sói Đồng Hoang (Der Steppenwolf, 1927), Hành Trình Về Phương Đông (Die Morgenlandfahrt, 1932) với những tác phẩm nổi tiếng của ông khi được giải Nobel Văn Chương năm 1946 nên được dịch ra tiếng Việt, quen thuộc với độc giả ở miền Nam VN. Ông là người uyên bác triết lý Đông Phương qua hai tác phẩm Siddartha (Câu Chuyện Dòng Sông, Phùng Thăng & Phùng Khánh dịch) và Die Morgenlandfahrt (Le Voyage du Matin, dịch sang tiếng Việt là Hành Trình Về Phương Đông), tác phẩm nầy trùng tên bộ sách của nhà văn Mỹ Baird Thomas Spalding, Nguyên Phong dịch Hành Trình Về Phương Đông. …

    1947: Nhà văn Pháp André Gide (1869-1951). Ông là nhà văn nổi tiếng nhất ở thế kỷ XX, tác phẩm của ông được dịch từ trước như La Porte Étroite (Tiếng Đoạn Trường) do Đình Thạch dịch, Trung Bắc Tân Văn ấn hành năm 1937; La Symphonie Pastorale (Khúc Nhạc Đồng Quê), Đào Đăng Vỹ dịch, ấn hành năm 1954…

    Các tác phẩm của ông như: Paludes, Les Nourritures Terrestres, Isabelle, L’École des Femmes, Robert, Œdipe… Đặc biệt với L’Immoraliste, 1902, La Porte Étroite, 1909, Les Faux-Monnayeurs, 1926… được nhiều dịch giả cùng dịch.

    1948: Nhà thơ Vương Quốc Anh Thomas Stearns Eliot (1888-1965) với các thi phẩm The Love Song of J. Alfred Prufrock (Bản Tình Ca Của J. Alfred Prufrock, 1917), The Waste Land (Đất Hoang, 1922), The Hollow Men (Những Kẻ Rỗng Tuếch, 1925), Ash Wednesday (Ngày Thứ Tư Tro Bụi, 1930), Four Quartets (Bốn Khúc Tứ Tấu, 1935-1945)… với thơ ít dịch nguyên thi phẩm mà chỉ dịch một số bài trên các tạp chí.

    1950: Triết gia Vương Quốc Anh Bertrand Russell (1872-1970) – (Đề cập ở phần Khuynh Hướng Triết Học & Văn Học)

    1952: Nhà văn Pháp François Mauriac (1885-1970). Tác phẩm Thérèse Desqueyroux (Người Vợ Cô Ðơn) do Mặc Đỗ dịch năm 1956, giới thiệu với độc giả sau khi được giải Nobel Văn Chương (Năm 2022 nhà văn T.Vấn, ở Texas, dịch từ tiếng Pháp và đối chiếu với bản tiếng Anh, giữ nguyên tựa đề Thérèse Desqueyroux). Các tác phẩm tiêu biểu của ông như: Le Nœud de Vipères (Ổ Rắn Độc), Le Mystère Frontenac (Bí Ẩn Nhà Frontenac), La Fin de la Nuit (Đêm Tàn), Les Chemins de la Mer (Những Con Đường Của Biển), La Pharisienne (Người Đàn Bà Đạo Đức Giả), Mémoires Intérieurs (Hồi Ký Nội Tâm) (*nt)…

    1957: Nhà văn Pháp Albert Camus (1913-1960). Ông là một trong những nhà văn ngoại quốc đã ảnh hưởng rất nhiều ở miền Nam VN.

    Tác phẩm đầu tay L’Étranger (Người Xa Lạ) ra đời năm 1942, trở thành “hiện tượng” trong văn chương Pháp với Chủ Nghĩa Hiện Sinh (Existentialisme), tác phẩm La Peste (Dịch Hạch) viết năm 1938 nhưng sau đó hiệu đính lại mới ấn hành năm 1947. Trong văn học, hai nhà văn Simone de Beauvoir (1908-1986) và J.P. Sartre (1905-1980) gặp nhau từ năm 1929 và yêu nhau, sáng lập tờ báo Thời Mới (Les Temps Modernes) để truyền bá Chủ Nghĩa Hiện Sinh trong trào lưu văn học. Kết thúc cuộc tình Simone de Beauvoir viết cuốn Adieux: Một Lời Chia Tay Với Sartre (1981).

    J.P Sartre mới là triết gia về Chủ Nghĩa Hiện Sinh, Albert Camus không phải là triết gia nhưng đem chủ nghĩa nầy vào văn học. Cùng cổ xúy cho Chủ Nghĩa Hiện Sinh, tình bạn giữa Albert Camus và J.B Sartre vào giữa thập niên 30, rạn nứt vào năm 1952… Và từ đó, ông viết những tác phẩm nói lên “phi lý” của con người trong cuộc sống.

    Những tác phẩm của Albert Camus vào thập niên 60 được dịch ra tiếng Việt và không xa lạ gì với độc giả ở miền Nam VN. Bùi Giáng dịch nhiều tác phẩm của Albert Camus như: Le Malentendu (Ngộ Nhận), Caligula (Bạo Chúa Caligula), L’Été (Mùa Hè, nhan đề Mùa Hè Sa Mạc, Le Mythe de Sisyphe (Huyền Thoại Sisyphe), nhan đề Biển Đông Xe Cát, L’Homme Révolté (Con Người Phản Kháng)…

    La Chute (Sa Đọa), Djémila (Gió Về), L’Envers et L’Endroit (Bề Trái & Bề Mặt), Noces (Giao Cảm), Trần Thiện Đạo dịch. La Femme Adultère (Người Đàn Bà Ngoại Tình), Nguyễn Văn Trung dịch, L’Exil et le Royaume (Lưu Đày & Quê Nhà), Trần Phong Giao và Vũ Đình Lưu dịch… Tác phẩm La Peste (Dịch Hạch), Hoàng Văn Đức dịch, 1966; Võ Văn Dung dịch, 1971…

    Có thể nói, sau hai cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Kẻ Xa Lạ (1942) và Dịch Hạch (1947), thì tiểu luận Thần Thoại Sisyphus (Le Mythe de Sisyphe, 1942) là tác phẩm quan trọng bậc nhất của Albert Camus.

    Thần thoại về Sisyphus, tiểu luận triết học của Albert Camus với lập luận của điều phi lý từ thời cổ đại xa xưa vẫn tồn đọng trong thời kỳ của Albert Camus. Tựa đề tiểu luận, vốn là tên trong chương sau cùng, được gợi dẫn từ câu chuyện của chàng Sisyphus trong thần thoại Hy Lạp. Theo đó, bắt đầu từ lập luận phi lý rằng đời sống của mỗi cá nhân, ngay cả những cá nhân tự xác định cho mình một lý tưởng, mục đích cao đẹp, thường bị vây bủa trong những hành động đôi khi rất hoài công và vô vọng. Vì vậy quan niệm về phi lý đã bàng bạc trong tác phẩm cùa Albert Camus (*)

    (* VTrD, trích trong bài viết Người Xa Lạ… Giữa Chúng Ta trên trang web https://t-van.net/vuong-trng-duong-tan-man-dau-nam-2022-nguoi-xa-la-giua-chng-ta/)

    1958: Nhà văn Nga Boris Pasternak (1890-1960), tác phẩm Dr. Zhivago, với niềm vinh dự bản thân ông nhưng nỗi đau ở trong nươc (đề cập phần sau)

    1961: Nhà văn Nam Tư Ivo Andrić (1892-1975). Tác phẩm The Bridge on the Drina (Chiếc Cầu Trên Sông Drina, 1945), Nguyễn Hiến Lê dịch

    1964: Triết gia, nhà văn Pháp Jean Paul Sartre (1905-1980) được trao giải Nobel Văn Chương nhưng ông từ chối và cho rằng “Một nhà văn không nên cho phép mình trở thành người của một tổ chức”. Ông là triết gia nên đem tư tưởng “xiển dương” vào văn chương để quảng bá. Những tác phẩm của ông đã được dịch: La Nausée (Buồn Nôn), Les Mouches (Những Ruồi) Phùng Thăng dịch, Huis Clos (Kín Cửa) Trần Thiện Đạo dịch, Les Jeux sont Faits (Sự Đã Rồi), Nguyễn Xuân Hoàng & Trần Phong Giao dịch; Le Mur (Bức Tường). Với tác phẩm L’Être et le Néant (Hiện Hữu & Hư Vô) có nhiều bài viết phân tích về quan điểm của ông sau Essay on Phenomenological Ontology (Tiểu Luận Về Hiện Tượng Thực Chất Hiện Hữu). Nhà văn Huỳnh Phan Anh trong tác phẩm Văn Chương & Kinh Nghiệm Hư Vô năm 1968 đã đề cập đến J.P Satre.

    1963: Nhà thơ Hy Lạp Giorgos Seferis (1900–1971) Hy Lạp, không có bản dịch tiếng Việt.

    1965: Nhà văn Liên Xô Mikhail Solokhov (1905-1984), tác phẩm Sông Đông Êm Đềm (đề cập phần sau). Trong 3 nhà văn của thời kỳ Liên Xô thì ông được trong nước ca ngợi là văn văn vô sản, khác với nhà văn Boris Pasternak bị cho là phản động và nhà văn Aleksander Solzhenitsyn bị Liên Xô trục xuất!

    1970: Nhà văn Liên Xô Aleksander Solzhenitsyn (1918–2008) với toàn bộ tác phẩm (đề cập ở phần sau).

    1972: Nhà văn Tây Đức Heinrich Böll (1917-1985) được đánh già là nhà văn phục hồi nền văn học Đức…

    (GS Phạm Văn Tuấn ở Úc ấn hành quyển sách ở Virginia (Hoa Kỳ) năm 2018: Nhà Văn, Nhà Thơ & Tác Phẩm, giới thiệu các văn thi sỹ đoạt gải Nobel và nổi danh trên thế giới).

    1974: Nhà văn Thụy Điển Eyvind Johnson (1900-1976), tác phẩm Strändernas Svall (Sóng Biển, 1946), Krilon Romanren (Tiểu Thuyết Của Krilon, 1941-1943), Romanen om Olof (Tiểu Thuyết Olof, 1934-1937). Không có bản dịch tiếng Việt.

    B.- Dịch Giả Miền Nam VN Với Các Tác Phẩm Văn Chương Tây Phương

    Nhân đây, đề cập khái quát đến vài dịch giả miền Nam VN với các tác phẩm về văn chương Tây Phương (Trong phần nầy có những tác phẩm dịch thuật đã đề cập ở phần A: Nobel Văn Chương Tây Phương & Tác Phẩm Dịch Thuật)

    – Nhà thơ Bùi Giáng (1926-1998). Ngoài tài hoa về thi ca, ông còn là dịch giả qua những tác phẩm:

    Cõi Người Ta của Saint-Exupéry, 1966; Trăng Tỳ Hải của Albert Camus, André Gide, Martin Heidegger, 1966; Khung Cửa Hẹp của A. Gide, 1966; Hoa Ngõ Hạnh của Shakespeare, 1966; Bạo Chúa Caligula của Albert Camus, 1967 – 1974; Kim Kiếm Ðiêu Linh của Ngọa Long Sinh, 1967; Ngộ Nhận của A. Camus, 1967; Con Người Phản Kháng của A. Camus, 1968; Mùa Hè Sa Mạc của A. Camus , 1968; Kẻ Vô Luân của A. Gide, 1968; Orphélia Hamlet của Shakespeare, 1969; Hòa Âm Ðiền Dã của A. Gide, 1969; Sương Bình Nguyên của các tác giả Âu Mỹ, 1969; Hoàng Tử Bé của Saint-Exupery, 1973; Mùi Hương Xuân Sắc của Gerald de Narval, 1974…

    Ông dịch rất thoáng, có khi không theo nguyên tác mà theo ý văn để diễn đạt. Còn sáng tác thơ tặng tác giả. Ông dịch Kim Kiếm Ðiêu Linh của Ngọa Long Sinh để học thêm chữ Hán. Tác phẩm Nhà Sư Vương Lụy của nhà văn Trung Hoa, nhà sư tên là Tô Mạn Thù (Su Manshu), Bùi Giáng dịch từ nguyên tác, Quế Sơn xuất bản năm 1969. (Có bản dịch sang tiếng Anh The Lone Swan của Geoege Kin Leung… (*)

    (* VTrD, bài viết Bùi Giáng, Ðại Lão Cái Bang cho Giai Phẩm Xuân Bính Tý (1996) kỷ niệm 70 sinh nhật của ông. Trang web Đặc San Lâm Viên: http://www.dslamvien.com/2021/05/bui-giang-dai-lao-cai-bang.html

    – Dịch giả Nguyễn Hiến Lê (1912–1984). Ông là nhà văn, dịch giả, nhà nghiên cứu văn học… Ông đã sáng tác, biên soạn và dịch thuật nhiều cuốn sách từ Đông sang Tây thuộc các lĩnh vực như giáo dục, văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký, gương danh nhân, chính trị, kinh tế… Ông đã ấn hành khoảng một trăm tác phẩm biên khảo, sáng tác, dịch thuật… về văn học, triết học, lịch sử, giáo dục, chính trị, kinh tế… đặc biết với guông danh nhân và sách học làm người. Nhiều tác phẩm của ông được coi là “sách gối đầu giường” cho giới trẻ.

    Với các tác giả Tây Phương, ông đã dịch: Sống 24 Giờ Một Ngày của Arnold Bennett, ấn hành ở Sài Gòn năm 1955; Kiếp Người của Somerset Maugham, năm 1962; Quê Hương Tan Rã của C. Acheba, năm 1970; Cầu Sông Drina của I. Andritch, 1972; Thư Ngỏ Tuổi Đôi Mươi của André Maurois, năm 1968; Thư Gởi Người Đàn Bà Không Quen của André Maurois, 1970; Chinh Phục Hạnh Phúc của Bertrand Russell, 1971…

    – Nhà văn Mặc Ðỗ (1917-2015). Ông tốt nghiệp luật song không hành nghề luật sư, làm báo ngay từ Hà Nội với tờ Phổ Thông. Năm 1954, ông di cư vào Sài Gòn chủ trương nhóm Quan Điểm và nhà xuất bản Quan Điểm

    Người Vợ Cô Đơn (Thérèse Desqueyroux) của Francois Mauriac, Cảo Thơm 1966, Đất Sống 1973); Tâm Cảnh của André Maurois, Văn 1967; Anh Môn (Alain-Fournier, Cảo Thơm 1968); Một Giấc Mơ của Vicki Baum, Văn 1972; Con Người Hào Hoa (The Great Gasby) của Francis Scott Fitzgerald; Vùng Đất Hoang Vu của Lev Tolstoy, Đất Sống 1973); Giờ Thứ 25 của C. Virgil Gheorghiu, Đất Sống 1973); Những Vinh Nhục Của César Birotteau của Honoré de Balzac, Sài Gòn 1968.

    – Tuy dịch vài tác phẩm nhưng được xem là tác phẩm dịch thuật có giá trị: Phùng Khành & Phùng Thăng.

    Dịch giả Phùng Khánh – Ni Sư Trí Hải (1938-2003) tên thật là Công Tằng Tôn Nữ Phùng Khánh và dịch giả Phùng Thăng (1943-1975) là hai chị em ruột. Gia đình hoàng tộc rất mộ đạo Phật. Thân phụ là cụ Nguyễn Phước Ứng Thiều, cháu nội của Tuy Lý Vương Nguyễn Phước Miên Trinh.

    Câu Chuyện Dòng Sông của Hermann Hesse (dịch chung với Phùng Khánh) năm 1965; Buồn Nôn của J.P Sartre (Phùng Thăng dịch) năm 1967; Những Ruồi của J.P Sartre (Phùng Thăng dịch) năm 1967; Sói Đồng Hoang của Hermann Hesse (Phùng Thăng dịch chung với Chơn Hạnh) năm 1969. Kẻ Lạ Ở Thiên Đường của Simone Weil (Phùng Thăng dịch). Tác phẩm nầy ấn hành năm 1973, trong phần giới thiệu, dịch giả bày tỏ tất cả nỗi lòng tiềm ẩn (*).

    (* Cùng tác gia trong bài viết Dịch Giả Phùng Thăng, Giáo Sư Triết Trung Học Trần Quý Cáp Hội An trên trang web Việt Báo: https://vietbao.com/a309899/dich-gia-phung-thang-1943-1975-co-giao-su-triet-trung-hoc-tran-quy-cap-hoi-an).

    – Dịch giả Trần Thiện Đạo (1933-2017) du học ở Pháp năm 1950 và định cư ở đây. Ông là dịch giả, nhà văn và nhà phê bình văn học.

    Ông đã dịch các tác phẩm: Cậu Hoàng Con (Le Petit Prince) của Saint Exupéry, Giao Cảm (Noces) của Albert Camus, Bề Trái và Bề Mặt (L’Envers Et L’Endroit) của Albert Camus, Tiểu Luận Của Albert Camus, Sa Đọa (La Chute) của Albert Camus, Kín Cửa (Huis Clos) của Jean Paul Sartre, Phấn Đấu Cho Một Nền Tiểu Thuyết Mới (Pour un Nouveau Roman) của Alain Robbe Grillet, Im Lặng Của Biển Cả (Le Silence De La Mer) của Jean Bruller Vercors, Zadig của Voltaire, Ao Quỷ (La Mare Au Diable) của George Sand,…

    Ông đã nhiều lần lên tiếng về bản dịch văn học, điển hình như 50 trang phê phán Những Ruồi (1967) của Phùng Thăng dịch Les Mouches của Jean-Paul Sartre. Ông phê phán những câu văn dịch quá nô lệ ngoại ngữ nguyên tác. Điều nầy thể hiện sự thật trọng với người dịch để có tác phẩm dịch thuật giá trị.

    – Giáo sư Đỗ Khánh Hoan tốt nghiệp đại học Sydney, Úc, tiến sĩ văn chương đại học Columbia, Mỹ. Giáo sư Anh Văn trường trung học Chu Văn An và trưởng ban Anh văn đại học Văn khoa Sài Gòn.

    Ông là người đầu tiên dịch và giới thiệu ba tập thơ của thi sĩ Ấn độ R. Tagore: Tâm Tình Hiến Dâng (The Gardener) NXB An Tiêm, 1969; Lời Dâng & Tặng Vật, An Tiêm, 1972 (Thi hào Tagore 1981-1941, người đầu tiên Á Châu được giải Nobel Văn Chương năm 1913).

    Dịch giả Đỗ Khánh Hoan biết nhiều ngoại ngũ nên đã dịch trường ca của Homer (Iliad và Odyssey) với hơn 30,000 câu thơ trực tiếp từ tiếng Hy Lạp, Don Quixote từ tiếng Tây Ban Nha, Yến Hội của Platon, Chân Dung Chàng Nghệ Sĩ Trẻ (J. Joyce), Bi Kịch Shakespeare, Khung Trời Nhỏ Hẹp (S. Maugham), Cây Đàn Miến Điện (T. Michio), Truyện Ngắn (A. Chekhov), Nông Trại Súc Vật (G. Orwell)…

    – Nhà thơ Hoài Khanh (1934-2016), tự học, tự trau dồi sinh ngữ trở thành dịch giả, chủ trương nhà xuất bản Ca Dao.

    Với các tác phẩm dịch thuật tiêu biểu với 3 tác phẩm của của Herman Hesse: Hành Trình Sang Đông Phương, 1967; Giáo Dục & Ý Nghĩa Cuộc Sống của Krishnamurti, 1969; Nghệ Thuật Truyền Thống & Chân Lý của Walter Kaufmann, 1967; Tuổi Trẻ Băn Khoăn, 1968; Quê Hương Tan Rã (Things Fall Apart của Chinua Achebe) Hoài Khanh và Nguyễn Hiến Lê dịch, năm 1970; Đâu Mái Nhà Xưa, 1973.

    Về âm nhạc với những tác phẩm Mozart: Cuộc Đời & Sự Nghiệp của Percy M.Young, 1972; Tchaikovsky: Cuộc Đời & Nghệ Thuật của Percy M.Young, 1972; Beethoven: Một Phiến Tài Tình Thiên Cổ Lụy của J.W.N. Sullivan, Ca Dao xuất bản 1972… Sau khi đọc và đem khắc ván in Kim Vân Kiều tân truyện ở phố Hàng Gai, Hà Nội, học giả Phạm Quý Thích (1760-1825) – bạn của nhà thơ Nguyễn Du – viết bài “Thính Đoạn Trường Tân Thanh Hữu Cảm”. Bài thơ có hai câu cuối:

    “… Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy

    Tân Thanh đáo để vị thùy thương”.

    Hoài Khanh lấy câu đối để làm tựa đề cho tác phẩm quá tuyệt. Tôi tích nhạc cổ điển Tây Phương nên cũng “nghiền ngẫm” các tác phẩm dịch thuật nầy.

    – Huỳnh Phan Anh (1940 – 2020), nhà văn, dạy triết ở các trường trung học. Các tác phẩm dịch thuât: Chuông Gọi Hồn Ai của Ernest Hemingway, 1972; Chuyến Viễn Hành Trong Đêm của Heinrich Böll, 1973); Tình Yêu & Tuổi Trẻ của Valery Larbaud, 1973), Tình Yêu & Lý Tưởng của Thomas Mann, 1974), Tình Yêu Bên Vực Thẳm của E. M. Remarque; Tình Cuồng của Raymond Radiguet, dịch chung với Nguyễn Nhật Duật, 1973)…

    Huỳnh Phan Anh chủ trương nhóm Đêm Trắng cùng với nhà xuất bản Đêm Trắng, ông công tác với tạp chí Văn, tạp chí Vấn Đề, Khởi Hành… và đóng góp nhiều tiểu luận phê bình cho các tạp chí này.

    Sau năm 1975, ông ở lại Sài Gòn, dịch các tác phẩm của André Maurois, Georges Simenon, Ernest Hemingway, Saint Exupéry, Erich Maria Remarque, Thomas Mann, Claude Simon, Jostein Gaarder, Jean-René Huguenin, Arthur Rimbaud, Anne Philipe…

    Năm 2002 Huỳnh Phan Anh định cư ở Mỹ, qua đời năm 2020 tại San Jose. Thọ 80 tuổi (1940-2020).

    – Nhà văn Hoàng Hải Thủy (1933-2020), năm 1952 được Giải Nhất Cuộc Thi Truyện Ngắn của nhật báo Tiếng Dội. Ông chuyên phóng tác các tác phẩm ngoại quốc, điển hình như Đỉnh Gió Hú (Wuthering Heights) của Emily Bronté; Chiếc Hôn Tử Biệt, (A Kiss Before Dying) của Ira Levin; Đi Tìm Người Yêu (The Citadel) của A.J Cronin; Bóng Người Áo Trắng (The Lady in White) của Wilkie Collins; Tìm Em Nơi Thiên Đường (My Cousin Rachel của Daphne du Maurier); Anh Gù Nhà Thờ Đức Bà (Le Bossu de Notre Dame) của Alexandre Dumas; Tiếng Ca Cá Sấu (Never Find Sanctuary); Yêu Mệt (Le Repos du Guerrier của Lowell Bair – phóng tác 1969), Người Yêu, Người Giết (Le Deuxième Souffle) của Rotten Tomatoes; … Hay nhất là tác phẩm Kiều Giang (Jane Eyre) của Charlotte Brontë.

    Tác phẩm One Hundred Years of Solitude (Cent Ans de Solitude) Garcia Marquez dày khoảng 800 trang, ông bỏ ra 60 ngày dịch là Trăm Năm Hiu Quạnh… nhưng khi đưa đi kiểm duyệt bị cấm vì Garcia Marquez “thân Cộng, chống chiến tranh Việt Nam, chống Mỹ”…

    Ông là nhà văn, nhà báo có sức viết mạnh nhất ở miền Nam VN, có khi chỉ một năm, ông vừa viết vừa phóng tác và ấn hành đến bảy tác phẩm. Ông có nhiều bút hiệu, khi định cư ở Virginia, với bút hiệu Công Tử Hà Đông, mỗi tuần viết một bài trong chủ đề “Viết Ở Rừng Phong” tổng cộng 700 bài.

    (*) VTrD bài viết Nhà Văn Hoàng Hải Thủy “Vĩnh Biệt Rừng Phong”! trang web Việt Báo:

    https://vietbao.com/a306042/nha-van-hoang-hai-thuy-vinh-biet-rung-phong-

    *

    C.- Chủ Nghĩa Hiện Sinh: Triết Học & Văn Học

    Vào thời kỳ Hy Lạp cổ đại (trước công nguyên), các trường phái triết học xuất hiện nổi tiếng với các nhà toán học như: Thalès (624-547), Pythagore (570-496) rồi đến Héraclite (544-483), Xénophone (570-478), Parménide (540-470), Sophocles (496-406), Empédocle (490-430), Aristophanes (445-385)… Nổi tiếng và ảnh hưởng lớn tư tưởng triết học cho đến nay như: Socrate (469-399) với Chủ Nghĩa Duy Tâm, Platon (428-348, học trò của Socarte), Democrite (460-370, Chủ Nghĩa Duy Vật)…

    Trải qua hai thiên niên kỷ, các trường phái triết học Âu Châu mới được thình hành với: Chủ Nghĩa Duy Tâm (chủ quan & khách quan), Chủ Nghĩa Hiện Thực, Chủ Nghĩa Duy Danh, Chủ Nghĩa Duy Lý (khai thác từ Parménide, triết gia, nhà toán học Pháp René Descartes (1596–1650) được xem là cha đẻ của triết học hiện đại), Chủ Nghĩa Kinh Nghiệm… Chủ Nghĩa Hoài Nghi (điển hình Blaise Pascal 1623-1662) cuốn Pensées là một kiệt tác), David Hume (1711-1776) ông được coi như là sáng lập ra trường phái thực nghiệm của Anh (British Empiricism), Chủ Nghĩa Lý Tưởng (điển hình với George Berkeley (1685- 1753) với quan niệm “Esse est Percipi” (tồn tại là được tri giác), dựa vào đó Friedrich Hegel (1770-1831), Karl Marx (1818-1883) khai thác cho chủ thuyết của họ, Chủ Nghĩa Thực Dụng với hai triết gia Mỹ Charles Peirce (1839-1914) và William James (1842- 1910) ảnh hưởng sang Âu Châu… Và đến Chủ Nghĩa Hiện Sinh.

    Ảnh hưởng quan trọng nhất của từ Tây Phương đến miền Nam VN với Chủ Nghĩa Hiện Sinh (Existentialism), ra đời ở Đức cuối chiến tranh thế giới thứ nhất với chủ thuyết về Hiện Tượng Luận (như đã đề cập ở trên) với Martin Heidegger (1889-1976) và Karl Jasper (1883-1969), Merleau Ponty (1908-1961) sau đó Chủ Nghĩa Hiện Sinh phổ biến rộng rãi với Jean Paul Sartre (1905-1980), Garbie Marcel (1889-1978) với Le Mystère de l’Être (Huyền Nhiệm Hữu Thể), Être et Avoir (Hiện Hữu & Sở Hữu) (1918-1933), Albert Camus (1913-1960)… Từ triết học liên quan và ảnh hưởng đến văn học với các nhà văn đề cao về Chủ Nghĩa Hiện Sinh.

    Như đã đề cập ở trên trong Nobel Văn Chương Tây Phương & Tác Phẩm Dịch Thuật, hai nhà văn nầy có ảnh hưởng sâu đậm và qua những tác phẩm được phổ biến trên thế giới.

    Sartre không những là lý thuyết gia mà còn dùng tác phẩm văn chương để nói lên quan điểm nên ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống trong xã hội, đặc biệt là trong giới trẻ. Ngay tự đề La Nausée (Buồn Non) nói lên phi lý trong cuộc sống vô nghĩa, không có câu trả lời.

    Tác phẩm L’Étranger (Người Xa Lạ) mô tả hình ảnh của chàng trai vô cảm không hề nhỏ một giọt nước mắt trong đám tang của mẹ mình. Khi gây ra án mạng chàng không hiểu vì sao bản thân mình lại bóp cò. Sau khi bị kết án, chàng lại an ủi mình rằng “dù sao, đời cũng không đáng sống”. Cuối cùng ở ngục tù, chàng mong rằng vào ngày chịu tử hình, sẽ có một đám đông người tới coi, họ sẽ chào đón chàng.

    Trong cuộc sống, loại người nầy cũng thường xảy ra, gọi là bệnh tâm thần (Pháp: Maladie Mentale, Anh: Mental Illness). Tài hoa của nhà văn là biến mẩu người bất bình thường trong tác phẩm L’Étranger trong thực tại xã hội.

    Những tác phẩm của Albert Camus vào thập niên 60 được dịch ra tiếng Việt và không xa lạ gì với độc giả ở miền Nam VN. Bùi Giáng dịch nhiều tác phẩm của Albert Camus như: Le Malentendu (Ngộ Nhận), Caligula (Bạo Chúa Caligula), L’Été (Mùa Hè, nhan đề Mùa Hè Sa Mạc, Le Mythe de Sisyphe (Huyền Thoại Sisyphe), nhan đề Biển Đông Xe Cát, L’Homme Révolté (Con Người Phản Kháng)…

    La Chute (Sa Đọa), Djémila (Gió Về), L’Envers et L’Endroit (Bề Trái & Bề Mặt), Noces (Giao Cảm), Trần Thiện Đạo dịch. La Femme Adultère (Người Đàn Bà Ngoại Tình), Nguyễn Văn Trung dịch, L’Exil et le Royaume (Lưu Đầy & Quê Nhà), Trần Phong Giao và Vũ Đình Lưu dịch… Tác phẩm La Peste (Dịch Hạch), Hoàng Văn Đức dịch, 1966; Võ Văn Dung dịch, 1971…

    Có thể nói, sau hai cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Kẻ Xa Lạ (1942) và Dịch Hạch (1947), thì tiểu luận Thần Thoại Sisyphus (Le Mythe de Sisyphe, 1942) là tác phẩm quan trọng bậc nhất của Albert Camus.

    Thần thoại về Sisyphus, tiểu luận triết học của Albert Camus với lập luận của điều phi lý từ thời cổ đại xa xưa vẫn tồn đọng trong thời kỳ của Albert Camus. Tựa đề tiểu luận, vốn là tên trong chương sau cùng, được gợi dẫn từ câu chuyện của chàng Sisyphus trong thần thoại Hy Lạp. Theo đó, bắt đầu từ lập luận phi lý rằng đời sống của mỗi cá nhân, ngay cả những cá nhân tự xác định cho mình một lý tưởng, mục đích cao đẹp, thường bị vây bủa trong những hành động đôi khi rất hoài công và vô vọng. Vì vậy quan niệm về phi lý đã bàng bạc trong tác phẩm cùa Albert Camus (*)

    (* VTrD, trích trong bài viết Người Xa Lạ… Giữa Chúng Ta trên trang web https://t-van.net/vuong-trng-duong-tan-man-dau-nam-2022-nguoi-xa-la-giua-chng-ta/)

    Jean Paul Sartre (1905-1980) được trao giải Nobel Văn Chương năm 1964 nhưng ông từ chối và cho rằng “Một nhà văn không nên cho phép mình trở thành người của một tổ chức”. Ông là triết gia nên đem tư tưởng “xiển dương” vào văn chương để quảng bá. Những tác phẩm của ông đã được dịch: La Nausée (Buồn Nôn), Les Mouches (Những Ruồi) Phùng Thăng dịch, Huis Clos (Kín Cửa) Trần Thiện Đạo dịch, Les Jeux sont faits (Sự Đã Rồi), Nguyễn Xuân Hoàng & Trần Phong Giao dịch; Le Mur (Bức Tường); L’Être et le Néant (Hiện Hữu & Hư Không),

    Đề cập đến J.P Sartre, nói thêm về học giả, triết gia Trần Đức Thảo (1917-1993).

    Trong quyển Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc của Hoàng Văn Chí, ấn hành năm 1959 tại Sài Gòn được xem là tài liệu đầu tiên viết về văn nghệ sỹ ở miền Bắc sau năm 1954:

    Chương 12: Các nhà học giả, theo tác giả Hoàng Văn Chí: “Lúc ông còn học ở trường Lycée Albert Sarraut, ông đã tỏ ra hết sức thông minh. Các thầy dạy ông, nhất là ông Ner đã kêu lên là không chấm nổi bài của ông. Ông đỗ tú tài triết học năm 1935, và năm sau ông đỗ đầu trong kỳ thi vào trường Normale Supérieure ở bên Pháp. Sau đó ông đỗ thạc sĩ về triết học và dạy ở Sorbonne.

    Ở bên Pháp ông nghiên cứu thêm về triết học, xã hội học, viết nhiều bài trong các tạp chí văn học. Lúc đầu ông theo chủ nghĩa “Existentialisme” của Jean Paul Sartre, nhưng từ 1946 ông thiên về chủ nghĩa Mác, gia nhập Đảng Cộng Sản Pháp, và viết báo đả kích ông Jean Paul Sartre. Ông này kiện ông tại toà, nhưng toà chưa xử, thì ông Thảo đáp tầu đi Mạc Tư Khoa, rồi thẳng đường về Bắc Việt (năm 1951).

    Về đến nhà, ông bị giữ trong một khu rừng hẻo lánh trong chiến khu Việt Bắc và công tác người ta giao cho ông là dịch những truyền đơn địch vận từ tiếng Việt sang tiếng Pháp…

    Trần Đức Thảo là điển hình của một nhà trí thức say mê chủ nghĩa cộng sản vì nghiên cứu chủ nghĩa ấy trên sách vở. Sự say mê đó đã tiêu tan từ ngày ông bước chân về nước và ngày nay sau kinh nghiệm Cải Cách Ruộng Đất ông đã hoàn toàn tỉnh ngộ…

    Mặc dầu ông Thảo đã hy sinh địa vị cao quý ở Pháp để trở về nước tham gia kháng chiến, ngày nay ông vẫn bị quy là phản động số một, tay sai của đế quốc”>

    Trần Đức Thảo đậu thủ khoa Thạc Sĩ Triết Học (Arégation de Philosophie) tại Pháp lúc mới 26 tuổi vào năm 1942. (Trước năm 1975 ở miền Nam VN, văn bằng Agrégé gọi là Thạc Sĩ, sau nầy ở trong nước văn bằng Master chỉ là Cao Học nhưng gọi là Thạc Sĩ). Với luận án Phương Pháp Hiện Tượng Luận Của Husserl, ông được xem là triết gia về lãnh vực nầy.

    Cuối năm 1951 ông trở về miền Bắc, năm 1956-1957, ông bị liên lụy trong phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm khi công bố hai bài báo bàn đến một số vấn đề về tự do, dân chủ. Ông không được trọng dụng và dần dà bị thất sủng từ đó cho đến năm 1991, ông sang Pháp chữa bệnh, mất tại Paris năm 1993. Ông viết cuốn tiểu luận Triết Lý Đi Về Đâu (in ở Pháp năm 1950) để phản biện với J.B Sartre, quyển sách nầy trước năm 1975 đại học Văn Khoa Sài Gòn có in cho sinh viên nghiên cứu. Trần Đức Thảo nổi tiếng khi tranh cãi với Jean-Paul Sartre trên tạp chí Les Temps Modemes ở Pháp được đánh giá ở thế thượng phong.

    Hồi ký Trần Đức Thảo: Những Lời Trăng Trối (Trăng viết có chữ g) do nhà báo Tri Vũ Phan Ngọc Khuê thực hiện, Tổ Hợp Miến Đông Hoa Kỳ ấn hành năm 2014, gồm 16 chương dày 436 trang. Hiện có bán trên Amazon. Đây là tài liệu trung thực trong quãng đời 40 năm của ông ở Việt Nam… một nhân tài về triết học và chứng nhân thời đại. Chương 15 & 16: Đột Tử Trước Phần Chân Lý & Chết Rồi… Vẫn Gian Nan từ trang 398 đên trang 422, khác với những điều mà sau nầy ở trong nước viết về ông.

    – Nhà văn Simone de Beauvoir (1908-1986) với cuộc tình giữa bà và Jean Paul Sartre, không chính thức đã gây nhiều bút mực. Trong khoảng 30 tác phẩm thì cuốn Deuxième Sexe ấn hành 1949 đã trở thành đề tài gây tranh cãi, phê phán thái độ kiềm toả của gia đình và xã hội gây ra sự bất bình đẳng giữa nam nữ.

    Các tạp chí văn học ở Sài Gòn đã viết nhiều bài về Simone de Beauvoir nhưng (hình như) chưa có dịch phẩm nào ấn hành.

    Trong cuộc trò chuyện Giữa Đất Trời Giao Hưởng giữa Thụy Khuê và Hồ Trường An cùng ở Pháp khi đề cập đến Simone de Beauvoir vào năm 2006. Thụy Khuê nhận định:

    “Tư tưởng của Simone de Beauvoir đã dẫn đầu cho phong trào “giải phóng” phụ nữ trên thế giới. Nói đúng hơn, nhờ triết thuyết của Beauvoir mà cả một thế hệ phụ nữ, đã tự giải phóng mình ra khỏi những kiềm toả của gia đình và xã hội…

    Beauvoir cho rằng chỉ có thể chấm dứt tình trạng nam nữ bất bình đẳng, nếu người phụ nữ tự ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình, đạp đổ những phỉnh lừa và áp đặt trong giáo dục gia đình và xã hội. Một khi đã ý thức được, thì chính người phụ nữ sẽ tìm cách tháo gỡ, tự lập, không hạ mình để trở thành femme-objet, được người đàn ông cung phụng, nhưng đồng thời cũng trở thành nô lệ…”

    – Nhà văn Pháp Françoise Sagan (1935-2004), gần 50 tác phẩm văn chương của bà trong đó có một số theo trào lưu hiện sinh đã ảnh hưởng từ phương Tây đến miền Nam VN. Nhiều bài viết về tư tưởng của bà đồng tính luyến ái (tuy lập gia đình), phóng túng, tự do, thác loạn, sống buông thả… qua những bài viết trên các tạp chí ở Sài Gòn đã một thời gây sóng gió.

    Tác phẩm đầu tay vào năm 1954 Bonjour Tristesse (Buồn Ơi Chào Mi) do Nguyễn Vỹ dịch năm 1959 và sau đó những tác phẩm của bà được phổ biến qua các dịch phẩm: Lê Huy Oanh dịch Buồn Ơi, Bắt Tay) ấn hành năm 1970. Tác phẩm Un Certain Sourire (Có Một Nụ Cười) do Nguyễn Minh Hoàng dịch; Dans un Mois, dans un An (Một Tháng Nữa, Một Năm Nữa) Bửu Ý dịch năm 1973; Les Merveilles Nuages (Những Đám Mây Huyền Diệu), Đinh Bá Kha dịch năm 1973… Un Peu de Soleil dans l’Eau Froide (Chút Mặt Trời Trong Nước Lạnh); Aimez-vous Brahms? (Anh có yêu Brahms?)…

    Giữa thập niên 60, những nhà văn nữ Túy Hồng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Thị Hoàng (Hoàng Đông Phương), Lệ Hằng qua vài tác phẩm, nhiều người cho rằng đã ảnh hưởng phần nào trào lưu hiện sinh của Francoise Sagan.

    Tuy ở trong hoàn cảnh chiến tranh nhưng nền tản tự do tại miền Nam đã cho phép các lý thuyết, trào lưu văn học này được giới thiệu và phát triển ở đây, thậm chí với những khuynh hướng trái chiều nhau.

    Lý thuyết và chủ nghĩa hiện sinh không chỉ được phổ biến ở đại học còn xuất hiện trong sách báo, tác phẩm văn chương. Ngay cả trào lưu Hippie thịnh hành ở Sài Gòn với các ăm mặc, đầu tóc xuề xòa, nhạc rock, rượu chè… tuy có vẻ lập dị nhưng cũng không bị cấm đoán.

    Vào thế kỷ 19 được coi là “Thời Kỳ Hoàng Kim” của văn học Nga (nửa thuộc Âu, nửa thuộc Á). Những nhà văn nổi tiếng trong thời kỳ nầy với nhiều tác phẩm được dịch sang tiếng Pháp, tiếng Anh nên được phổ biến trên thế giới. Điển hình với hai nhà văn Fyodor Dostoyevsky và Leo Tolstoy, vài tác phẩm đã được dịch tiếng Việt vào tiến bán thế kỷ XX và sau nầy ở miền Nam VN.

    Nhà văn Fyodor Dostoyevsky (1821-1881) tác phẩm Crime and Punishment, Crime et Châtiment (Tội Ác & Hình Phạt); The Possessed, Les Possédés (Lũ Người Quỷ Ám); Notes from Underground; Les Carnets du Sous-sol (Thạch Chương, nhạc sĩ Cung Tiến dịch Hồi Ký Viết Dưới Đường Hầm)… Nhà văn Leo Tolstoy (1828-1910) với The Brothers Karamazov, Les Frères Karamazov (Anh Em Nhà Karamazov); War and Peace (Chiến Tranh & Hòa Bình) qua bản dịch tiếng Anh của Aylmer Maude và Louise Maude. Bản dịch Chiến Tranh & Hòa Bình của Nguyễn Hiến Lê, nhà xuất bản Lá Bối, Sài Gòn 1969. Tập 1: 758 trang, tập 2: 729 trang, tập 3: 733 trang, tập 4: 716 trang.

    Các nhà văn trong thời kỳ Liên Xô hầu như không dịch các tác phẩm của các nhà văn phục vụ cho chế độ. Chỉ có hai nhà văn Boris Pasternak và Alexander Solzhenitsyn. Tác phẩm Bác Sĩ Zhivago của Boris Pasternak ra đời năm 1957 (tiếng Anh: Doctor Zhivago, tiếng Pháp: Docteur Jivago) được giải Nobel Văn Chương năm 1958 nhưng tác giả đang sống trong chế độ CS Liên Xô nên không được sang Thụy Điển nhận giải và bị Hội Các Nhà Văn Xô Viết (The Soviet Writers Union) kết tội là kẻ phản động, loại ra khỏi tổ chức!. (Tháng 12 năm 1989, con trai của Boris Pasternak là nhà văn Evguenii đã được mời sang Thuỵ Điển nhận giải thưởng thay ông, với những nghi thức long trọng như lễ trao giải chính thức)…

    (Nguồn tin cũng cho rằng trong danh sách các ứng cử viên của giải Nobel Văn Chương lúc đó còn có nhà văn Mikhail Solokhov nhưng không được đoạt giải. Sông Đông Êm Đềm (Tikhy Don) được tặng Giải Nobel văn học năm 1965.

    Tác phẩm Dr. Zhivago đã được Trường Văn và Song Tích phỏng dịch năm 1959 nên độc giả ở Miền Nam VN đã biết qua vì vậy khi cuốn phim nầy được trình chiếu, trở thành hiện tượng, khán giả đợi chờ, sắp hàng mua vé. Tựa đề cuốn phim (hình như Mai Thảo đặt) Vĩnh Biệt Tình Em. Sau đó bản dịch Bác Sĩ Zhivago, Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hóa xuất bản, 1969. Vĩnh Biệt Tình Em, Nguyễn Hữu Hiệu dịch, Sài Gòn, Tổ hợp Gió, 1974. Bác sĩ Zhivago, Nguyễn Hữu Hiệu dịch, Sài Gòn, nhà xuất bản Hoàng Hạc, đầu năm 1975.

    Trong tác phẩm nầy, tôi cảm hứng viết bài: Lara, Người Tình Muôn Thuở, nhân vật nữ trong tác phẩm Bác Sĩ Zhivago.

    (VTrD, trang web Việt Báo: https://vietbao.com/a291720/lara-nguoi-tinh-muon-thuo

    Cho đến khi Alexander Solzhenitsyn được giải Nobel Văn Chương năm 1970 và bị trục xuất ra khỏi Liên Xô. Hầu hết các tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Việt. Bài viết “Solzhenitsyn, Chiến Hữu Văn Nghệ” của tôi đăng tải trên Đặc San Ức Trai của Trường ĐH.CTCT Đà Lạt năm 1974 đề cập đến những tác phẩm của ông. Khi ở Mỹ tôi đã viết lại (VTrD bài còn lưu trữ trên trang web T.Vấn & Bạn Hữu: https://t-van.net/vuong-trng-duong-alexander-solzhenitsyn-chien-huu-van-nghe/

    Kết

    Tổng Quan Về Sách Dịch Văn Học… chỉ đề cập đến một số tác giả tiêu biểu ở những quốc gia trong khu vực Tây Phương được các dịch giả nêu trên (cũng chỉ là tiêu biểu) vì có rất nhiều dịch giả đã đóng góp trong hai thập niện (1954-1975) ở miền Nam Việt Nam không thể nào liệt kê hết. Với các tác phẩm nổi tiếng ở Tây Phương, khi được dịch ra tiếng Pháp, tiếng Anh tạo điều kiện dễ dàng nên các dịch giả ở miền Nam VN dựa theo bản dịch đó.

    Thật ra, việc sưu tầm tài liệu để viết về đề tài nầy, nếu ở trong nước có thể tham khảo trong các thư viện (nhưng hình như sau năm 1975, một số đã bị loại) may ra ở các nơi bán sách cũ…

    Tại Mỹ, đại học Cornell, tiểu bang New York, với hệ thống thư viện rất lớn (gồm trên 20 thư viện; với công trình sưu tập khổng lồ là trên 7 triệu tài liệu in (printed materials, gồm cả sách và tạp chí) và nhiều lãnh vực khác trên thế giới. Với tài liệu của miền Nam VN may mắn được lưu trữ nơi đây. Trong hai thập niên (1991-2022) nhà văn Trần Hoài Thư nhờ tài liệu ở các thư viện nầy đã thực hiện được 100 tập san Thư Quán Bản Thảo, làm sống lại văn chương miền Nam.

    Với tôi, đây không phải là biên khảo hoàn chỉnh mà là bài viết theo sự gợi ý của vị giáo sư ở Đức, ông thông thạo nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt. Trong thời gian qua, ông và tôi liên lạc với nhau qua email, ông am tường và thích nền văn học ở miền Nam VN, nên tôi “đáp lễ” qua gợi ý của ông.

    Đề tài nầy quá bao quát, không thể tóm lược qua bài viết để trích dẫn thời kỳ dịch thuật văn học ở miền VN trong hai thập niên (54-75), ngay trong giai đoạn đó cũng chưa có tác giả nào tổng hợp. Mong rằng đóng góp phần nào về sách dịch Tây phương của một thời đã qua.

    Vương Trùng Dương, Little Saigon, October, 2022

  • Cáo phó - Phân Ưu,  Vương Trùng Dương

    Vĩnh biệt Mạc Vũ Phạm Gia Cổn

    BS PHẠM GIA CỔN

    Bác Sĩ Phạm Gia Cổn qua đời vào sáng Thứ Tư, 30/11/2022 tại bệnh viện MemorialCare Orange Coast Medical Center, Fountain Valley, hưởng thọ 80 tuổi.

    BS Phạm Gia Cổn là khuôn mặt rất quen thuộc trong sinh hoạt cộng đồng người Việt ở Little Saigon và hải ngoại. Giáo Sư tại Đại Học UCLA suốt 28 năm từ năm 1982 đến năm 2010. Anh từng là Chủ Tịch Hội Y Sĩ Việt Nam, Nam California. Tại Little Saigon, năm 2006, Bác Sĩ, Võ Sư Phạm Gia Cổn đã phối hợp y khoa và võ thuật, sáng lập ra môn phái Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc. Lớp học miễn phí, trong suốt thời gian qua, có cả ngàn môn sinh (học viên tham dự). Địa điểm 9032 Hazard Ave (Góc Hazard & Magnolia) với 4 buổi sáng trong tuần.

    Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc được phổ biến ở Phần Lan, Úc Châu… và các nơi khác như Texas, Florida, San Jose… gọi là Gia Đình Hoàng Hạc TDKC (Thể Dục Khí Công). Đây cũng là dịp Chưởng Môn đi đây đi đó thăm các Gia Đình Hoàng Hạc và phổ biến trong cộng đồng người Việt.

    Là con người tài hoa trên nhiều lãnh vực, tính tình điềm đạm, khiêm nhượng nên được mọi người cảm mến. Khi nhận tin BS Phạm Gia Cổn qua đời, mọi người không thể ngờ vì anh vẫn khỏe mạnh và hiện diện trong các buổi sinh hoạt hội đoàn trong tháng 11 vừa qua. Vĩnh biệt anh, ghi lại vài dòng kỷ niệm về nhạc sĩ Mạc Vũ Phạm Gia Cổn.

    Năm 2016, anh Phạm Gia Cổn đã thực hiện xong 11 ca khúc do anh sáng tác và nhờ tôi thực hiện bìa của CD.

    CD Hẹn Ước – thơ phổ nhạc – Mạc Vũ Phạm Gia Cổn – Hòa Âm: Ngọc Dũng

    1.- Đã Một Lần (Cổ Tích Tôi) – Thơ: Định Nguyên – tiếng hát Tâm Thư. 2.- Hẹn Ước – Thơ: Phan Xuân Hiệp – Tâm Thư. 3.- Một Lá Thư – Thơ: Phạm Kim Khôi                         – Trung Hiếu. 4.- Lệ Hoa  – Thơ: Phan Xuân Hiệp – Tâm Thư. 5.- Buổi Chiều, Nhớ – Thơ: Như Thường – Tâm Thư. 6.- Hai Bàn Tay – Thơ: TSN Ngọc Diệp – Quang Châu. 7.- Buổi Sáng – Thơ: Long Ân – Khánh Vy. 8.- Nhớ – Thơ: Sương Mai – Khánh Vy. 9.- Tiễn Anh – Thơ: Trần Đức Tường – Trung Hiếu. 10.- Phương Chờ Em – Thơ: Lan Đàm – Trung Hiếu

    11.- Why I Write – Thơ: Amy Hồ – Cẩm Vân

    Trong khi đang thực hiện CD, anh đưa cho tôi nghe vài ca khúc để có cảm hứng khi trình bày bìa.

    Mời nghe những ca khúc trong CD Hẹn Ước thực hiện trên YouTube:

    Trong thời gian anh đến nhà tôi để cùng nhau thực hiện cũng là lúc trò chuyện nhau thật thú vị vì gặp nhau ở quán cà phê đông người chỉ tán gẫu vài mẫu chuyện vui cùng bạn bè. Anh cho biết họ Mạc có sự liên quan đến tổ tiên ở thế kỷ 16 trong cuộc nội chiến Lê-Mạc và khi Trịnh Tùng truy sát họ Mạc đến cùng nên một số thay tên đổi họ ẩn cư. Đó cũng là bí ẩn của giai đoạn bi thương lịch sử.

    Với võ sư bát đẳng Hiệp Khí Đạo (Hapkido) nên sức khỏe rất tốt luyện tập saxophone, clarinet. Với những nghệ sĩ saxophone tài danh tuyệt vời Sando Pharoah, Albert Ayler, Dexter Gordon, Charlie Parker, Dizzy Gillespie và Bud Powell… với tiếng kèn và phong cách trình diễn của họ đã mê hoặc niềm đam mê của anh…

    Trước đây, Đêm Tưởng Niệm & Vinh Danh cố Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn được tổ chức tại phòng sinh hoạt nhật báo Viễn Đông, TP Westminster, tối Chủ Nhật, ngày 17 tháng 4, 2005. Sở dĩ Đêm Tưởng Niệm sau ngày giỗ một năm vì gia đình thực hiện tuyển tập nhạc Lê Trọng Nguyễn vừa xong.

    Ban nhạc The Star Band (Stars Band), với sự góp mặt của hai thế hệ như các nhạc sĩ: Nguyễn Hiền (accordeon), Trần Trịnh (Electric keyboard), Quang Anh (keyboard), Phạm Gia Cổn (saxophone, clarinet), Lý Văn Quý (lead guitar), Châu Hiệp (guitare), Nguyễn Đức Trịnh (drum), Bách Tùng Trịnh (trumpet), Deanna (trumpet), Tina Huỳnh (flute), Kim Chi (clarinet), Kim Ngân (trombone)… Nhạc sĩ Nguyễn Đức Lưu (violin nhưng về San Diego). Với sự góp mặt của các ca sĩ Thái Thanh, Kim Tước, Mai Hương, Quỳnh Giao…

    The Star Band rất hạn chế khi đóng góp trong các buổi sinh hoạt văn nghệ. Nhạc sĩ Nguyễn Hiền, Trần Trịnh, Phạm Gia Cổn… là những người sáng lập ra ban nhạc nầy.

    Ngày 5/5/2005, tôi ra tờ Cali Weekly, tiếp xúc với các nhạc sĩ và viết về ban nhạc nầy. Thời gian đó BS Phạm Gia Cổn còn làm dạy ở UCLA nên cuối tuần mới gặp nhau ở Factory Coffee. Sau khi anh nghỉ hưu, mỗi sáng anh ra quán cà phê gặp anh em và “mở phòng mạch” để tán chuyện với những “bệnh nhân” thường trực “nhớ nhà châm điếu thuốc”…

    Trở lại với các nhạc phẩm do anh phổ thơ, chỉ có một số bạn bè thân mới biết anh thích thi ca. Khi tôi hỏi anh, “Với bạn bè thân đã nổi tiếng trong lãnh vực thi ca, sao không chọn bài thơ nào để phổ thơ?”. Anh trả lời rất tế nhị và khiêm tốn với ý là thơ hay và cảm hứng sáng tác tùy lúc, và cũng không thích phải núp vào cái bóng nào… Đúng là nghệ sỹ với tinh thần võ sĩ đạo, y sỹ tiền tuyến trong binh chủng Nhảy Dù.

    Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Hoàng Hạc Khí Công (2006-2016), anh Phạm Gia Cổn nói tôi viết bài cho đặc san kỷ niệm. Bài viết cho đặc san nầy: Từ “Ngàn Cánh Hạc” đến “Hoàng Hạc” (còn lưu trữ trên trang web www.cuuhocsinhphuyen.com & https://www.dutule.com/a9062/vuong-trung-duong-ngan-canh-hac-tra-dao-tinh-duc).

    Ngàn Cánh Hạc là một trong ba tác phẩm của nhà văn Nhật Kawabata được giải thưởng Văn Chương Nobel năm 1968. Xứ Tuyết (Yukigun – Snow Country, 1937), Ngàn Cánh Hạc (Sembazuru – Thousand Cranes, 1949). Cố Đô (Kyoto – The Old Capital, 1962)…

    Với văn hóa Nhật Bản, xứ sở Phù Tang, chim hạc được coi là linh điểu, là biểu tượng của sự linh thiêng cao quý. Với phái nữ, chim hạc là biểu tượng sự thủy chung, hòa hợp với đạo nghĩa vợ chồng. Trang phục cưới kimono và nhiều đồ vật khác, với họa tiết hình chim hạc là hoa văn phổ biến và rất được ưa chuộng.

    Từ những mẩu chuyện theo truyền thuyết, với ý nghĩa tâm linh hạc giấy trong nghệ thuật xếp hình ori-gami, người Nhật tin rằng, nếu ai đó xếp đủ 1.000 con hạc giấy thì họ sẽ có một điều ước cho sự may mắn, an lành và hạnh phúc. Với biểu tượng cao đẹp đó, chim hạc được đề cập rất nhiều trong thơ văn, điêu khắc, hội họa, công trình kiến trúc, trên đồng Yen, hãng hàng không…

    Theo quan niệm Đông Phương từ ngàn xưa, hạc là chim tiên, người ta nói nó có khí phách và phong độ của bậc tiên nhân đạo sĩ. cuốn Tường Hạc Kinh gọi hạc là “thọ bất khả lượng” (sống lâu không thể tính được), cuốn Hoài Nam Tử nói “hạc thọ thiên tuế” (hạc sống nghìn năm). Cho nên đời sau thường dùng những từ như “hạc linh”, “hạc thọ”, “hạc toàn” để chúc trường thọ. Có người đã đặt tên mình là “hạc” để thể hiện ý muốn trường thọ, như “hạc thọ”, “hạc niên”, “hạc linh”… Cũng như vậy, hạc cũng được dùng để chúc thọ, phần nhiều là tranh chúc thọ, bình phong chúc thọ hoặc những tranh vẽ hoặc đồ chạm khắc khác. Tuổi già ngày nay được gọi là tuổi hạc…

    Bác Sĩ Võ Sư Phạm Gia Cổn lấy biểu tượng Hạc Vàng cho môn Thể Dục Khí Công  rất ý nghĩa.

    Trưa Thứ Sáu, ngày 9/12 BS Phạm Gia Cổn yên giấc nghìn thu tại Gateway Crematory ở TP Fullerton. Vĩnh biệt anh, vĩnh biệt!

    “Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản” Thôi Hiệu (704-754). Văn hào Kawabata vĩnh biệt Ngàn Cánh Hạc năm 1952, đúng 70 năm sau Chưởng Môn Phạm Gia Cổn vĩnh biệt Hoàng Hạc TDKC.

    Vương Trùng Dương, Little Saigon, December 03, 2022