Kiều My,  KÝ SỰ,  NGHIÊN CỨU,  Sinh Hoạt,  TẠP GHI,  Việt Hải,  Vương Trùng Dương

NIỀM VUI MÙA GIÁNG SINH

NHÂN VĂN NGHỆ THUẬT VÀ TIẾNG THỜI GIAN: MERRY CHRISTMAS 2023 AND HAPPY NEW YEAR 2024 DO CHỊ TÂM AN THU HÌNH.

Trước giờ khai mạc, Xướng Ngôn Viên Pham Khanh phỏng vấn GS Trần Mạnh Chi, NV Khánh Lan và chủ nhân công ty dược thảo Princess Lifestyle, Ông John Tạ và Xướng Ngôn Viên Lưu Mỹ Linh. Mời quý quan khách vào xem.

Ngày lễ Giáng Sinh thật tưng bừng, hoa đèn đủ màu sắc rợp trời lung linh huyền ảo. Giáng Sinh là một niềm vui lớn lao của biết bao gặp gỡ thân tình, thương mến. Hòa cùng niềm vui trên khắp hành tinh trong mùa Giáng Sinh, Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian đã có một buổi tiệc tưng bừng chào đón mùa yêu thương, mùa an lành… đến với mọi tạo vật trên khắp địa cầu. Vì, Thiên Sứ trên các tầng trời cũng đã đồng thanh ca hát trong đêm thánh, đêm con Thiên Chúa giáng trần:

“Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm”

Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian mừng Lễ Giáng Sinh

KHÁNH LAN KHUI “APPLE CIDER” ĐÃI KHÁCH

Trời Nam California thật êm ả, dịu dàng… như trong lòng mọi người đến với nhau, cho nhau những nụ cười hân hoan, ấm áp, cho nhau niềm vui của mùa Giáng sinh, trong bầu không khí thân thiện và thật bình an!  Lời cầu chúc  Merry Christmas âm vang trong hội trường, luôn là lời chúc thật đẹp mỗi mùa Giáng sinh. Suốt một năm dài vật lộn với cuộc sống, tháng mười hai là thời gian mà mọi người mong đợi mùa lễ lớn, để được thư giản và vui chơi. Đây cũng là dịp thân nhân, bạn bè đoàn tụ, gặp gỡ để cùng chung vui trong ngày hội lớn cuối năm.

Tiếng đàn, tiếng hát đã vang lên! Giờ đây cả hội trường rất sống động và niềm vui của mọi người đang chắp cánh bay cao. Trong buổi tiệc hôm nay, quy tụ giới tinh hoa của người Việt hải ngoại, mà một vài vị quan khách từ xa đến tham dự đã nhận xét và ca ngợi. Từ những bậc trưởng thượng như các vị giáo sư khả kính: Dương Ngọc Sum, Trần Huy Bích, nhạc sĩ Lê Văn Khoa và phu nhân ca sĩ Ngọc Hà; các nhà văn như Nguyễn Quang, nhà văn Người Việt Phạm Quốc Bảo; ký giả nhà văn Du Miên và phu nhân Ngọc Hà; nhà báo nhà văn Vương Trùng Dương; nữ sĩ Dương Hồng Anh, nhà thơ Lê Trọng Nguyễn Nga.

Hành ngồi: NV Phạm Quốc Bảo, NV Việt Hải, KS Nguyễn Văn Viễn, GS Dương Ngọc Sum, GS Trần Huy Bích, NV Nguyễn Quang. Hàng đứng: Lệ Hoa, NV Khánh Lan, NS Dương Hồng Anh, NT Lê Trọng Nguyễn Nga, Thụy Lan, Katherine Minh Thư, Micheal Jean.

Quan khách tham dự tiệc

Đặc biệt có cựu đại tá Lê Thương, bình luận gia kiêm nhà văn Phạm Gia Đại, giáo sư Phạm Hồng Thái, thi sĩ John Tạ kiêm giám đốc Cty Princess Lifestyle cùng phu nhân Susan Xuân Tạ, nhà văn Hạo Nhiên Trần Thế Ngữ, thi sĩ Trần Quốc Thái, hiền tài Ngô Thiện Đức, nhà văn Kiều My cùng các em Minh Phượng, Đình Khôi; nhà văn Khánh Lan và phu quân Mạnh Bổng, ca sĩ Thụy Lan và phu quân Michael Jean François,… Ông bà Trần Chính San Diego; ông bà Nguyễn Mạnh Kính. Ca nhạc sĩ Lâm Dung, Ái Liên, ca sĩ Trần Hào Hiệp, các ca sĩ Lisa Trần, Quỳnh Thúy, Mỹ Linh, Tony Hiếu và Thanh Mai, Hùng Ngọc, Ngọc Châu và Khắc Đức, xướng ngôn viên Phạm Thanh…

TS John Tạ, Michael Jean François, cựu đại tá Lê Thương, Thụy Lan

Cựu võ bị Đà Lạt khóa 16 ông Hoàng Đình Khuê, hải quân khóa 17 ông Bùi văn Tẩu và phu nhân, anh Nguyễn văn Viễn chủ nhân công ty xây cất Vincent Construction,  cựu trung tá không quân Phạm Đăng Khải và phu nhân Thanh Mỹ, ca sĩ Dương Viết Đang, ông bà Phan Cảnh Cho, anh Vĩnh Than và phu nhân là cựu đại úy cảnh sát biệt đội Thiên Nga, ký giả Thanh Huy của Việt báo, cựu tù nhân chính trị Vũ Hoàng Hải trong Mạng Lưới Nhân Quyền, cùng nhà truyền thông Tâm An, nhạc ca sĩ Nguyễn Văn Thành (phong trào Dân Chủ Ca và phu nhân; chị Minh Khai (em nhạc sĩ Lam Phương) và anh Khanh, nhiếp ảnh gia Paul Lê văn Phú, nhạc sĩ Phạm Vĩnh, ca sĩ Katherine Lê (ái nữ nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn) và nhà thơ Lê Trọng Nguyễn Nga.

Hàng ngồi: NS Phạm Vĩnh, CS Quỳnh Thúy, XNV Lưu Mỹ Linh, Ông John Tạ. Hàng đứng: Michael Jean François, Susan Tạ, Khánh Lan, Thụy Lan

Hàng ngồi: Minh Khai, Minh Châu, Tuyết Mai, Tony Hiếu. Hàng đứng: Lệ Hoa, Ngọc Châu, Kim Hương, Katherine Minh Thư, NV Phạm Gia Đại.

Đặc biệt, lần đầu tiên nhạc sĩ keyboardist Đinh Trung Chính, người bạn văn nghệ của anh Trần Mạnh Chi, là người bảo trợ và phụ trách phần âm nhạc và âm thanh cho chương trình. Người nhạc sĩ tài ba đầy nhiệt huyết này đã mang đến tiếng nhạc rộn ràng và niềm phấn khởi trong lòng mọi người, như lân gặp pháo…trong bầu không khí sống động vui tươi. Xin chân thành cảm tạ nhạc sĩ Đinh Trung Chính và kỷ thuật viên,…

Nhạc sĩ keyboardist Đinh Trung Chính

Hai MC tài ba của nhóm là cô Mộng Thủy và anh Trần Mạnh Chi, đã điều khiển chương trình khá xuất sắc. Những tiếc mục đã được giới thiệu và thực hiện trôi chảy.

MC khả ái Mộng Thủy và MC tài ba, anh Trần Mạnh Chi

Trong buổi tiệc đình đám này, dưới sự chủ tọa của nhà văn Trần Việt Hải, bên cạnh là phu nhân ca sĩ Lệ Hoa khả ái. Nhà văn đã bày tỏ: Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian thành lập cách đây 8 năm gồm 5 người: Lý Tòng Tôn đã ra đi, họa sĩ Lưu Anh Tuấn  vì sức khỏe không thể tham dự, giáo sư Trần Mạnh Chi, hiền tài Ngô Thiện Đức và nhà văn Việt Hải.

GS Trần Mạnh Chi là một trong 5 vị đã thành lập nhóm NVNT năm 2015 và NV Việt Hải

Nhà văn Việt Hải và Anh Ngô Thiện Đức, một trong 5 vị đã sáng lập ra nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật

Sau đó, Ngô Thiện Đức tiếp lời: Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian sinh hoạt về văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc. Ngoài ra còn tổ chức những buổi vinh danh các vị giáo sư, giúp ra mắt sách cho những thi sĩ,  nhà văn trẻ, là thế hệ tiếp nối cho những thế hệ sau này để duy trì nền văn hóa Việt Nam ở hải ngoại. Giúp giới trẻ nối bước các bậc cha anh về văn hóa theo truyền thống” uống nước nhớ nguồn” vậy.

Và tiếp theo là phần trình bày của nhà văn duyên dáng của Khánh Lan tường trình tổng kết về các sinh hoạt trong năm 2023 và những dự định cho năm 2024. Mở đầu với lời chào trân trọng đến quý Giáo sư, Văn thi sĩ, các anh chị em thành viên và thân hữu, Khánh Lan kính chúc quý vị hiện diện trong buổi tiệc một mùa Giáng Sinh an lành, hạnh phúc và một năm mới 2024 với vạn sự như ý, an khang thịnh vượng và sức khỏe vẹn toàn.

Tiếp theo, Khánh Lan mở đầu bài tường trình bằng bốn câu thơ do cô sáng tác, qua  giọng ngâm thật truyền cảm:

“Chào mừng quan khách gần xa

Hàn huyên phút chốc thì là người thân

Chúng ta mới cũ quây quần

Hôm nay lễ hội ân cần xin thưa”

Trước khi trình bày về những thành tích hoạt động của năm 2023, NV Khánh Lan nói: “Kính thưa quý vị, LN NVNT & TTG sau 8 năm thành lập, đây là lần thứ 6 mà chúng ta họp mặt mừng chúa Giáng Sinh và cùng nâng ly mừng năm mới 2024. Theo truyền thống của hội, chúng ta có 3 buổi họp mặt quan trọng gồm: Tiệc mừng Chúa Giáng Sinh, Mừng Tết Nguyên Đán và kỷ niệm ngày thành lập của nhóm“.

Xong nhà văn Khánh Lan nói tiếp: “Cũng như mọi năm, Khánh Lan xin được tường trình về những sinh hoạt của nhóm trong năm 2023 và những dự định cho các chương trình của năm 2024“.

Trong năm 2023:

 1/ Tưởng niệm NS Minh Đức Hoài Trinh và mừng sinh nhật NV Nguyễn Quang.

 2/ RMS 3 tác phẩm: TLVD Hậu Duệ và Thân Hữu tập 2 do Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian bảo trợ Tam Giáo Đồng Nguyên và Phân Tâm Học và Đời Sống của Khánh Lan

3/ Tiệc kỷ niệm 8 năm thành lập của NVNT& TTG

4/ Du lịch Âu Châu và tham dự “Chiều Thu Paris, Văn Học Nghệ Thuật” do các văn nghệ sĩ Câu Lạc Bộ văn hóa Paris Việt Nam tổ chức.

Những sinh hoạt dự định cho năm 2024:

  • Mừng Xuân Giáp Thìn
  • Mừng sinh nhật của các thành viên LN NVNT & TTG
  • NV Nguyễn Quang : The Manifest Destiny ( Anh ngữ )
  • NS Dương Hồng Anh: tập thơ Những Gì Để Nhớ
  • Tưởng nhớ Nhà Văn Hóa Khai Trí Nguyễn Hùng Trương
  • GS/NS Lê Văn Khoa: Hồn Việt và Ước Mơ
  • Tập nhạc: do các thành viên NVNT & TTG sáng tác
  • Dự định ra ebook, youtube các sách: Khái Hưng, Thạch Lam, Võ Phiến, Nguyễn Xuân Vinh…
  • Du lịch mùa thu Nhật Bản và Đại Hàn.
  • RMS của nhà văn Kiều My: Thi phẩm Như Lá Cỏ Tàn Phai  và Tuyển tập: Thêm Ngày Nữa Để Yêu Thương.
  • Kỷ niệm 9 năm thành lập của Liên Nhóm NVNT & TTG

Sau phần tường trình của NV Khánh Lan là phần Văn nghệ Giáng Sinh. Từ trên sân khấu, tiếng nhạc tưng bừng trổi lên khai mạc chương trình ca nhạc Giáng Sinh.  Mở đầu với nhạc phẩm Jingel Bells – Tiếng chuông rộn rã của Jingle Bells cất lên qua tiếng hát của toàn ban ca sĩ NVNT & TTG đã âm vang trong hội trường. Mang đến bầu không khí đầy hương vị của mùa Giáng Sinh. Là một trong những bản nhạc Giáng Sinh được hát nhiều nhất trên khắp thế giới.

Mở đầu với nhạc phẩm Jingel Bells

Tiếp theo với Ban tam ca Cherry Three Lệ Hoa, Thụy Lan và Minh Thư trong áo dạ hội màu đỏ rực rỡ, đã mang khán giả trở về với niềm vui Giáng sinh,  qua những ca khúc đầy hương vị của Christmas bằng Anh ngữ. Giai điệu vui tươi nhưng thật thánh thiêng đã mạng lại cảm giác ấm áp trong không khí se lạnh của đêm đông lạnh giá. Đồng thời cũng chuyển tải niềm vui và tình yêu, khỏa lấp những buồn đau trong mùa Noel.

Lệ Hoa, Thụy Lan, Katherine Minh Thư với liên khúc:

  • Joy to the World – niềm hoan ca bất tận

Joy to the world nguyên là một khúc thơ trích từ bản tụng ca The Psalms of David do nhà thơ Issac Watts viết năm 1719, sau được nhạc sỹ Dr. Lowell Mason phổ nhạc và trở thành một trong những bài hát Giáng sinh nổi tiếng nhất, luôn vang lên khắp thế giới mỗi mùa Noel. Bài hát ca ngợi niềm vui sướng hạnh phúc khi con người sống với đức tin chân thành, và cao hơn nữa, có được niềm tin vào chính bản thân, vào mọi người xung quanh, vào cuộc sống tươi đẹp này.

Có thể nói Joy to the World là ca khúc gắn liền với bất kỳ một album Giáng sinh nào. Hầu hết các ca sỹ mọi dòng nhạc đều đã hơn một lần ngân nga điệp khúc “Joy to the world. The Lord has come. Let earth receive her King. Let every heart prepare him room…”. Từ Natalie Cole đến Charlotte Church, từ Dolly Parton tới Whitney Houston, Boy II men v.v. với nhiều thể loại Christian, Pop, R&B, Jazz, hòa tấu …chuyển tải những cảm xúc đặc biệt tới người nghe dịp lễ Giáng Sinh. Bài ca Joy to the World phổ thông từ khi ra đời năm 1719. Và vào  cuối thế kỷ 20, “Joy to the world” là bài thánh ca Giáng sinh được hát nhiều nhất tại Bắc Mỹ.

  • Feliz Navidad.

Theo tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa như Merry Christmastiếng Anh, Joyeux Noel tiếng Pháp.  Là ca khúc rất vui ca, là một trong những ca khúc tiêu biểu của mùa Giáng Sinh. Với câu điệp khúc đơn giản và lặp đi lặp lại, một ballad hoan ca rộn ràng, điệp khúc sôi dộng, như: I wanna wish you a Merry Christmas, I wanna wish you a Merry Christmas, I wanna wish you a Merry Christmas, From the bottom of my heart.

“Feliz Navidad” là bài hát thịnh hành vào dịp lễ Giáng sinh do ca nhạc sĩ người Puerto Rico José Feliciano sáng tác năm 1970. Bằng những đoạn tiếng Tây Ban Nha đơn giản, với lời chúc mừng Giáng sinh/Năm mới truyền thống, “Feliz Navidad, próspero año y felicidad” hay “Merry Christmas, and a happy New Year” và lời chúc chân thành từ đáy lòng vui ca lễ cuối năm. Feliciano cho điệp khúc mang thanh âm pop, cùng lời chúc lành trong tiết điệu vui nhộn “Feliz Navidad” dược viết với đoạn điệp khúc đơn giản: “I wanna wish you a Merry Christmas from the bottom of my heart”. Thông điệp ca khúc đơn giản nhưng lại quá đỗi ngọt ngào. Đã đưa Feliz Navidad trở thành bài hát mà mỗi khi giai điệu của nó ngân lên trong đêm Christmas, tất cả mọi người đều muốn nhảy múa xung quanh cây thông Noel trong bầu không khí se lạnh ngày cuối đông.

  • Mary’ Boy Child.

Lời ca khúc kể một câu chuyện cổ tích – về ngày Chúa Hài Đồng giáng sinh đến với nhân loại. Ca khúc này vẫn luôn là bản nhạc Giáng Sinh được yêu thích vượt thời gian, mỗi mùa Giáng Sinh đến. Mary’s Boy Child được viết năm 1956 và lời ca kể về ngày Thiên chúa Giáng sinh đến với con người. Tên gốc của ca khúc này là “Mary’s Little Boy Child” nhưng khi nhóm nhạc disco lừng danh người Jamaica Boney M. cover lại vào năm 1978, họ đã đổi thành “Mary’s Boy Child / Oh My Lord”.

Đôi dòng về bài hát… Bài hát có nguồn gốc khi Jester Hairston đang ở cùng với một người bạn. Người bạn yêu cầu anh ấy viết một bài hát cho một bữa tiệc sinh nhật.  Hairston đã viết bài hát với một nhịp điệu calypso vì những người trong buổi tiệc sẽ chủ yếu là người Tây Ấn. Tiêu đề ban đầu của bài hát là “He Pone and Chocolate Chai“, pone là một loại bánh mì ngô và Nó chưa bao giờ được ghi lại dưới hình thức này. Một thời gian sau, Walter Schumann, tại thời điểm tiến hành Choir của Hollywood Schumann, yêu cầu Hairston viết một bài hát Giáng sinh mới cho dàn hợp xướng của mình. Hairston nhớ lại nhịp điệu calypso từ bài hát cũ của mình và đã viết lời cho nó. Harry Belafonte nghe bài hát được biểu diễn bởi dàn hợp xướng và xin phép ghi lại nó.  Nó đã được ghi lại vào năm 1956 cho album An Evening with Belafonte. Một phiên bản đã được chỉnh sửa sau đó đã được phát hành dưới dạng đĩa đơn, đạt vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Anh trong tháng 11 năm 1957. Đây là đĩa đơn đầu tiên bán được hơn một triệu bản chỉ riêng ở Anh.  Cho đến nay, phiên bản của Belafonte đã bán được hơn 1,19 triệu copes.  Năm 1962, Phiên bản đầy đủ đã được bổ sung vào một vấn đề tái phát hành album đầu tiên của Belafonte cho Wish You a Merry Christmas.

Bài hát này cũng được ghi lại bởi Mahalia Jackson vào năm 1956 nhưng có tựa đề “Mary’s Little Boy Child“. Một trong những phiên bản cover nổi tiếng nhất của bài hát là từ nhóm nhạc disney Boney M. Đức, từ năm 1978, “Baby Boy của Mary – Chúa ơi“. Phiên bản này đã đưa bài hát này lên đỉnh cao của các nước thuộc liên hiệp Vương Quốc Anh. Đây là một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại ở Anh và đã bán được 1,87 triệu bản vào tháng 11 năm 2015.

Sau những âm thanh rộn ràng vui nhộn, tâm hồn mọi người bỗng trở nên lắng đọng qua giai điệu thánh thiêng du dương, êm ái bay bỗng… trong một ca khúc Giáng Sinh tuyệt vời và nổi tiếng khắp hoàn vũ, mà không thể thiếu trong mùa Giáng Sinh. Ca khúc này do ban tam ca Kiều My, Minh Phượng và Đình Khôi trình bày, đó là:

  • Silent Night – Đêm Thánh Vô cùng

Tiếng Việt từ tiếng Anh (Silent Night) mà nguồn gốc từ Stille Natcht tiếng Áo.Mang một âm điệu kỳ diệu, êm đềm…như gửi đến thông điệp tình yêu và hòa bình… khiến cho người nghe cảm nhận được sự bình an và ấm áp trong cõi lòng giữa mùa đông lạnh giá của đêm Giáng Sinh. Mọi cảnh vật xung quanh bỗng trầm lắng để họp thành một nhạc khúc rung cảm êm dịu, mọi âu lo biến thành những giây phút thanh thản, để tận hưởng niềm hạnh phúc đang đến…Thật tuyệt vời!

    Kiều My, Đình Khôi, Minh Phương

Blue Christmas Qua hai giọng ca truyền cảm của Lâm Dung và Ái Liên.  Mùa lễ đầu tiên, sau khi mất người thân yêu, thật vô cùng khó khăn để vượt qua. Ngay cả dựng lên cây thông Noel hay nướng những chiếc bánh ngọt thơm ngon…

Lâm Dung và Ái Liên với Blue Christmas

Thật ngoạn mục! Nhà văn nhà báo Vương Trùng Dương kiêm thêm chức phó nhòm, luôn bận rộn với máy ảnh, hầu mang đến cho NVNT&TTG những hình ảnh quý giá thật đẹp, màu sắc rực rỡ, để lưu niệm những hình ảnh đáng ghi nhớ trong những sự kiện. Bên cạnh đó, còn có Tâm An trong Mạng Lưới Nhân Quyền, quay video những khoảnh khắc đầy ý nghĩa của những buổi tiệc họp mặt, thật đẹp.

Nhà truyền thông Tâm An trong Mạng Lưới Nhân Quyền

Ngoài ra, có một phó nhòm thứ hai là anh Paul Lê Văn, đã chụp những bức ảnh đầy nghệ thuật, như những hình ảnh lưu niệm mãi mãi. Thay mặt NVNT&TTG, KM chân thành cảm tạ sự nhiệt tình của các vị: Vương Trùng Dương, Tâm An và Paul Lê Văn.

Nhà văn, Ký giả, Nhiếp Ảnh Gia, Chủ nhân, Chủ nhiệm, chủ bút Nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hòa Vương Trùng Dương

Nhiếp Ảnh Gia Paul Levan

Seven Lonely Days, một tiếc mục khá thú vị, ca sĩ Katherine Minh Thư gây ấn tượng cho mọi người khi cô ôm đàn guitar, vừa đàn vừa hát ca khúc Seven Lonely Days. Thật “ Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh!”, vì thân phụ cô là cố nhạc sĩ Lê trọng Nguyễn, nổi tiếng qua nhạc phẩm Nắng Chiều.

Katherine Minh Thư, ái nữ của NS Lê Trọng Nguyễn

La Vie En Rose – Bản nhạc nổi tiếng vượt thời gian của Édith Piaf, qua giọng hát điêu luyện của ca sĩ Ngọc Hà, phu nhân của Gs, Ns Lê Văn Khoa. Tiếng hát cao vút của cô khiến lòng người phơi phới, cảm thấy cuộc đời đẹp như những hoa hồng tươi thắm.

Ca sĩ Ngọc Hà, phu nhân của GS, NS Lê Văn Khoa

Ha Long Bay’s By Night – Thơ của thi sĩ John Tạ, do GS. Phạm Vĩnh phổ nhạc. Ca sĩ Thụy Lan trình bày nhạc phẩm này bằng Anh ngữ, đã chạm đến trái tim người nghe. Cô kể về một chuyện tình đẹp tuyệt vời bên vịnh Hạ Long vào đêm trăng thơ mộng. Cảnh đẹp trữ tình của vịnh Hạ Long, đã khiến trái tim đôi tình nhân say đắm như đang khiêu vũ.

…..”Khi màn đêm buông xuống và những vì sao mờ dần

Tình yêu chúng ta vẫn là dạ khúc Vĩnh Cửu

Vịnh Hạ Long đêm mãi trong tim ta     

Một minh chứng cho tình yêu không bao giờ rời xa”

Thụy Lan with Ha Long Bay’s By Night

Li thơ thật trữ tình của thi sĩ John Tạ, phối hợp với dòng nhạc thật đẹp của nhạc sĩ giáo sư Phạm Vĩnh, qua tiếng hát điêu luyện truyền cảm của Thụy Lan, khiến mọi người phải vỗ tay khen ngợi. Chúc mừng thi sĩ John Tạ và Gs Ns Phạm Vĩnh đã mang đến cho người thưởng lãm âm nhạc một tác phẩm xuất sắc.

Phần cắt bánh:  mọi thành viên NVNT&TTG quây quần bên chiếc bánh Buche De Noel để chụp bức ảnh kỷ niệm Giáng Sinh 2023, kèm theo những nụ cười rạng rỡ trên môi.

Cờ Bay Trên Thành Phố Quảng Trị Thân Yêu & Đoàn Quân Chiến Thắng Trở Về. Với sự hiện diện của cựu đại tá Lê Thương, thân phụ của ca sĩ Thụy Lan, dịp này, toàn ban họp xướng hai bài Cờ Bay Trên Thành Phố Quảng Trị Thân Yêu và Đoàn Quân Chiến Thắng Trở Về. Không ngoài mục đích gợi nhớ về những trang sử oai hùng đến cựu đại tá, mà ông đã phần nào đóng góp xương máu. Đưa ông trở về dĩ vãng một thời oanh liệt của quân lực Việt Nam Cộng Hòa trước 1975. Đây là sự ưu ái mà NV Việt Hải có nhã ý dành cho cựu đại tá Lê Thương. Thật là một mỹ ý đầy ý nghĩa!

Tiết mục xổ số: tiết mục này rất hấp dẫn nhưng cũng không ít hồi hộp. Những phần quà thưởng đầy ắp trên bàn do các mạnh thường quân bảo trợ như: Ông John Tạ, giám đốc Cty Princess Lifestyle, nhà văn Khánh Lan, ca sĩ Minh Thư v.v…

MC Mộng Thủy quảng cáo quà tặng cho Tiết mục xổ sốgồm: hai bao gạo (25 pounds mỗi bao) & một thùng nước mắm (6 chai) do Katherine Minh Thư tặng, một 5 gói thuốc bổ (mỗi bịch 2 lọ) do anh John Tạ gởi tặng và một bình succulents plants & một cái White Hammock (võng màu trắng) do Khánh Lan gởi tặng.

MC Mộng Thủy & MC GS Trần Mạnh Chi vớiTiết mục xổ số

Và lô độc đắc: Một thùng nước mắm Phú Quốc, 6 chai do Katherine Minh Thư tặng

Chị Kính đã trúng lô độc đắc

Chương trình dạ vũ – Được mở đầu với bản Đoàn Lữ Nhạc điệu Psaodoble qua hai giọng ca gạo cội của nhóm: Lâm Dung và Ái Liên. Từng cặp dìu nhau ra sàn nhảy trong vũ điệu quân hành hào hứng.

Somewhere My Love  – Một bản nhạc nổi tiếng của điệu luân vũ trong phim Doctor Jhivago, qua giọng hát trầm ấm lả lướt của ca sĩ Mạnh Bỗng .

Tiếp theo là những ca khúc qua điệu Rumba, Cha cha cha, Tango, Slow Rock, Twist, Techno…qua những tiếng hát Tony Hiếu, Thanh Mai và Thụy Lan, Dương Viết Đang, Ngọc Châu, Khắc Đức, Phạm Gia Đại, Ngọc mai, Trần Hào Hiệp, Lisa Trần, Quỳnh Thúy, Ngô Thiện Đức…

Bế mạc chương trình –

Tiệc đã tàn, mọi người chia tay mang trong tim niềm vui còn đọng lại. Trên đường về, nhà nhà đã thắp sáng lên những ngôi sao rực rỡ, những hoa tuyết sáng ngời, cùng những chú nai vàng xinh xắn và những cây thông xanh lập lòe ánh đèn màu… trước sân nhà trong khu xóm. Niềm vui Giáng Sinh tràn dâng trong lòng người và lan tỏa khắp nơi nơi, chắc chắn sẽ còn lặp lại mãi mỗi mùa Giáng Sinh về…

                                                                        Cảm tạ

Nhà văn Trần Việt Hải cùng toàn ban Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian chân thành cảm tạ tất cả quý vị quan khách tham dự buổi tiệc Giáng Sinh 2023. Kính chúc quý vị một mùa Giáng Sinh an lành.

12/18/2023. Kiều My.

Kim Hương & Khánh Lan

Khánh Lan & Mạnh Bổng

Khắc Đức & Ngọc Châu

Tuyết Nga & Khánh Lan

KHG Lâm Quốc Dân & phu nhân Kim Hương

CS Thanh Mỹ & chị Ngọc Châu

Kiều My, Việt Hải, Lê Trọng Nguyễn Nga, Khánh Lan

GS Phạm Hồng Thái, NV Việt Hải, NT Lê Trọng Nguyễn Nga, GS Trần Mạnh Chi, KTS Mạnh Bổng

Phạm Thái, Kiều My, Việt Hải, Lê Trọng Nguyễn Nga, Khánh Lan, Mạnh Bổng

ÁI LIÊN, LỆ HOA, KIỀU MY, NS HỒNG ANH, THỤY LAN, NT LÊ TRỌNG NGUYỄN NGA, MỘNG THỦY, KATHERINE MINH THƯ, LÂM DUNG, SUSAN XUÂN TẠ

MẠNH BỔNG, KHÁNH LAN, TUYẾT NGA, NGỌC CHÂU, KHẮC ĐỨC

GS Trần Mạnh Chi và gia đình

Minh Châu, Quốc Dân, Kim Hương, Ngọc Châu

Ông John Tạ & Phu Nhân, Susan Tạ, Thụy Lan, Michael Jean François, Mộng Thủy

Cô Lisa và Ông Trần Hào Hiệp

Tuyết Nga, Khánh Lan, NV Nguyễn Quang, Ngọc Châu, Minh Khai

Lâm Dung, Tuyết Nga, Quốc Dân, Kim Hương, Ngọc Châu, Ái Liên

TÌM HIỂU THÊM:

Hơn 50 năm qua, vào đúng đêm vọng Giáng sinh, khắp nơi luôn vang vọng một ca khúc rạng ngời niềm hân hoan của con người chào mừng Chúa Giáng trần với niềm tin năm mới sẽ bình an, tốt đẹp. Và đó lại là sáng tác của một người không được sáng mắt từ nhỏ và không bao giờ trông thấy cảnh tượng tươi đẹp của lễ Giáng sinh. Những bài nhạc Giáng sinh ca ngợi Thiên Chúa Giáng Trần đã được sáng tác bởi nhiều nhạc sĩ nổi tiếng trong vườn âm nhạc như:

It’s beginning to look a lot like Christmas; Last Christmas; Driving home for Christmas; Run Rudolph Run; Winter Wonderland; Santa Claus is Coming to Town; Jingle Bell Rock; Dancing around the Christmas tree; Little Drummer Boy; Silent Night; Mary’s Boy Child; We wish you a Merry Christmas; Please Come Home for Christmas; A Merry Little Christmas và kết thúc bằng niềm hân hoan vô vàn với bài… Feliz Navidad.

Feliz Navidad

Cuối cùng là bài hát ấn tượng với đoạn điệp khúc đơn giản: “I wanna wish you a Merry Christmas from the bottom of my heart”. Thông điệp ca khúc đơn giản nhưng lại quá đỗi ngọt ngào. Đã đưa Feliz Navidad trở thành bài hát mà mỗi khi giai điệu của nó ngân lên trong đêm Christmas, tất cả mọi người đều muốn nhảy múa xung quanh cây thông Noel trong không khí se lạnh ngày cuối đông.

Mary’s Boy Child

Lời ca khúc được viết giống như một câu chuyện cổ tích, kể về ngày Chúa Giáng Sinh đến với nhân loại. Được nhóm Boney M thể hiện vào năm 1978 và đã nhanh chóng leo lên đứng đầu bảng xếp hạng âm nhạc tại Anh. Từ đó cho đến nay, ca khúc Mary’s Boy Child vẫn luôn là bản nhạc Giáng Sinh được yêu thích vượt thời gian mỗi khi mùa Christmas sắp cận kề.

Last Christmas

Do ban nhạc Wham biểu diễn và được phát hành vào năm 1984. Đây là một bài hát Noel bất hủ được nhiều nghệ sĩ cover nhất, mang lại nhiều cảm xúc, đặc biệt là với những người Châu Á. Bài hát kể về câu chuyện của một chàng trai cuồng si, hết mình vì tình yêu trong mùa Giáng Sinh. Nhưng người con gái anh yêu lại rời bỏ ra đi, khiến anh ấy cô đơn, tuyệt vọng trong mùa Noel lạnh giá.

We Wish You A Merry Christmas

Nếu nói đến những giai điệu về dịp Noel thì không thể bỏ qua ca khúc We Wish You A Merry Christmas chân phương, quen thuộc với biết bao thế hệ trong hơn 500 năm qua. Bài hát được dành cho tất cả mọi người và bất cứ ai cũng có thể cất cao giọng hát của mình trong đêm Giáng Sinh. Mang giai điệu nhẹ nhàng, câu từ đơn giản nhưng ca khúc này lại được đóng nhận nồng nhiệt trên toàn thế giới.

Joy To The World

Bài thánh ca này nổi bật vì được phổ biến rộng khắp trong các giáo hội Cơ Đốc, chuyền tải thông điệp niểm vui và tình yêu thế chỗ cho tội lỗi và buồn đau trong đêm Noel. Bản nhạc Giáng Sinh này có gia điệu rộn ràng, mang lại không khí đêm mùa đông se lạnh nhưng đầy hân hoan và luôn khiến cho người nghe có cảm giác ấm áp khi thưởng thức trong nhà thờ cùng một dàn đồng ca lớn

Silent Night

Silent Night là bài hát Giáng sinh nổi tiếng nhất thế giới. Bài hát mang giai điệu du dương, ca từ nhẹ nhàng, theo thông điệp về tình yêu, hòa bình khiến bạn cảm nhận được sự bình yên và ấm áp của đêm Giáng sinh. 

Theo tiếng Tây Ban Nha, Feliz Navidad có nghĩa như Merry Christmas (tiếng Anh); Joyeux Noel (tiếng Pháp); Buon Natale (tiếng Ý) và Mừng Giáng sinh trong tiếng Việt. Năm 1970, có một nghệ sĩ 25 tuổi, có tài sáng tác và đàn ca rất hay tên là José Feliciano chuẩn bị phát hành album nhạc Giáng sinh.

Đĩa nhạc có bao bì tuyệt đẹp, trông như một gói quà giấy màu vàng đồng thắt nơ xanh lá cây và đỏ, đúng màu truyền thống Noel rất quen thuộc với nhãn quan người Âu Mỹ. Đĩa nhạc mang chính tên của chàng nghệ sĩ tác giả José Feliciano. Mọi việc sáng tác, thiết kế, ghi âm đã gần hoàn tất thì nhà sản xuất Rick Jarrard nêu ý kiến rằng José nên có một ca khúc Giáng sinh mới hoàn toàn, hát tiếng Tây Ban Nha để thêm lực hút cho album.

Suy nghĩ mãi không ra ý, một buổi chiều gần đến thời hạn phải kết thúc dự án, José cảm thấy nhớ thời mình còn là chú nhóc con nhà nghèo sống ở Puerto Rico rồi lại là những ngày nghèo túng khác ở New York. Nhớ âm thanh cuộc sống là chính, vì anh nào có thấy chi đâu.

José Monserrate Feliciano Garcia chào đời ngày 10 Tháng Chín 1945 tại Lares, Puerto Rico, con trai thứ tư trong gia đình có đến 10 người con trai. José sinh ra đã bị mù. Bù lại, thính giác của anh phát triển hơn mức bình thường nên khi ba tuổi đã biết gõ nhịp trên lon thiếc khi nghe chú của mình khảy đàn cuatro (đàn giây, nhỏ hơn guitar bình thường).

Theo bố mẹ và các anh, em trai qua Mỹ định cư khi năm tuổi, chú nhóc José không cảm thấy lạc lõng nhiều lắm nhờ gia đình có thuê căn hộ trong khu Spanish Harlem ở New York City. Tự mày mò tập chơi accordion khi lên bảy, có cây guitar đầu đời khi lên chín, mỗi ngày tập chơi 14 tiếng và để rồi cũng năm chín tuổi ấy đã lần đầu xuất hiện trước công chúng, trong nhà hát Teatro Puerto Rico, khu phố Bronx.

Đó là những năm 1950 khi mà nhạc rock đang trỗi dậy nhưng jazz vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm trong cuộc sống người dân Mỹ. José thích nghe cả Ray Charles lẫn Sam Cooke. Nhưng ở nhà trường thì anh học guitar classic. Năm 17 tuổi, José nghỉ học, đi làm để phụ bố mẹ nuôi các em.

Đàn hát bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha ở ven đường lẫn trong các quán rượu ở khu Greenwich Village rồi chìa cái nón ra để ai muốn cho bao nhiều thì cho. Vậy mà từng bước, anh trở thành nghệ sĩ có danh thơm biểu diễn các loại nhạc Latin, jazz, pop, rock. Và rồi José đã có những lúc đồng sáng tác và biểu diễn cùng những siêu sao như Johnny Cash, Jimi Hendrix, Diana Ross, Quincy Jones…

Và cảm hứng đã đến, ca khúc Feliz Navidad ra đời, trở thành một trong những “bài tủ” nổi tiếng nhất của José Feliciano cùng với những bài do anh cover của các nghệ sĩ/ban nhạc khác (điển hình thành công nhất là Light my fire của nhóm The Doors và California Dreamin’; Che Sera…). Lời ca ngắn gọn bằng hai thứ tiếng Anh và Tây Ban Nha, dễ hiểu, gợi lên những hình ảnh vui tươi, lạc quan trong bối cảnh Giáng sinh và năm mới, bám vào lòng người nghe và cứ ở lại trong đó mỗi khi mùa Giáng sinh về.

Từ đầu thập niên 1970 đến nay, Feliz Navidad đã được ghi âm bởi vô số nam nữ nghệ sĩ tài hoa, riêng bài do chính José Feliciano trình bày thì được yêu thích và yêu cầu streaming, download nhiều nhất. ASCAP công nhận Feliz Navidad là một trong 25 ca khúc Giáng sinh được nghe nhiều nhất mọi thời trên thế giới. Năm 2020, kỷ niệm 50 năm bài này ra đời, người ta tổng kết rằng nó đã được trình bày ở gần 90 nước, từ Argentina, Ấn Độ, Canada, Israel, Na Uy, Nam Phi, New Zealand đến Nhật… Và nó cũng được khắc ghi vào Grammy Hall of Fame.

Tháng Mười Một 2021, José Feliciano tung album Behind This Guitar để kỷ niệm 50 năm phát hành Feliz Navidad, rồi tiếp thêm album Behind this guitar deluxe với bản ghi âm Feliz Navidad đặc biệt, quy tụ tiếng đàn tiếng hát của 30 nghệ sĩ đến từ khắp thế giới, từ Lin-Manuel Miranda đến anh em nhà Jonas Brothers. Ngoài ra ông còn hát tuyệt tác Eagle when she flies với nữ hoàng nhạc country Dolly Parton!

——————————————————————–

Nguồn Gốc Ca Khúc Silent night Nổi Tiếng (Đêm thánh vô cùng)

Silent night bản nhạc giáng sinh sâu lắng và ý nghĩa đã được dịch thành hàng trăm thứ tiếng và đã được cất lên hàng triệu triệu lần vào những dịp cuối năm, vang vọng từ những ngôi nhà thờ nhỏ bé ở Andes cho đến những thánh đường hoành tráng ở Antwerp hay La Mã. Ít ai biết được “Silent Night” lôi cuốn bao người có một nguồn gốc kỳ lạ…

Bài Thánh Ca Kỳ Diệu. Việt Hải Los Angeles

(Dedicated to the one I admire and respect. Xmas 2010)

http://chimviet.free.fr/…/vhan100_LmTranCapTuong%20.htm

Nguồn Gốc Ca Khúc Silent night (Đêm thánh vô cùng)

“Silent night” đã được dịch thành hàng trăm thứ tiếng và được cất lên hàng triệu triệu lần vào những dịp cuối năm.

Bài hát này vang vọng từ những ngôi nhà thờ nhỏ bé ở Andes cho đến những thánh đường hoành tráng ở Antwerp hay La Mã. Ít ai biết được “Silent Night” lôi cuốn bao người có một nguồn gốc kỳ lạ. ..

Câu chuyện bắt đầu từ 11-12-1792, tại Salzburg, Áo. Cậu bé Joseph Mohr sinh ra trong gia đình một thợ đan nghèo, cha bỏ đi. Đến ở với bà ngoại nghèo khổ túng thiếu, mỗi khi đói rét, Joseph thường lang thang đâu đó để quên đi. Chính những lần cuốc bộ đó đã làm thay đổi cuộc đời cậu và cả cách thức chào đón Noel trên thế giới.

Một lần, Joseph ghé vào một nhà thờ trong làng và gặp ông Johann Hiernle, người chỉ huy dàn hợp xướng. Joseph bắt đầu tham gia sinh hoạt cộng đồng. Nhận thấy tài năng thơ ca, âm nhạc của Joseph, khi cậu đủ tuổi, Hiernle cho cậu vào học tại một trường ngữ văn nổi tiếng tại Kremsmnster. Rồi Joseph tốt nghiệp trường dòng, được phong linh mục khi vừa 23 tuổi. Về một nhà thờ ở miền núi xinh đẹp, Joseph sáng tác rất nhiều bài thơ. Xúc cảm từ một mùa Noel tuyết trắng phủ không khí yên ắng của đất trời trong một buổi sáng nọ,

Joseph ngồi xuống chiếc bàn gỗ và viết một mạch bài thơ ngắn mang tên “Stille Nacht! Heilige Nacht!” (tiếng Anh có nghĩa là “Silent Night! Holy Night!”; tạm dịch “Đêm thinh không! Đêm linh thiêng!).

Rồi Joseph chuyển đến nhà thờ Thánh Nicholas. Đêm trước Noel 1818, cây đàn dương cầm bị hỏng. Không thể để ngày Noel thiếu lễ nhạc, cha Joseph nảy ra ý định cho ca đoàn hát cùng với tiếng đệm guitar. Thời gian cấp bách, ông nhớ lại bài thơ ngắn “Stille Nacht! Heilige Nacht!” và đề nghị Franz Gruber (người chơi đàn cho nhà thờ) lo phần nhạc, Joseph đệm guitar và hát giọng nam cao, Franz hát giọng trầm và cứ sau mỗi đoạn thì ca đoàn của nhà thờ sẽ hòa chung phần điệp khúc. Vào gần nửa đêm, giáo dân trong vùng tưởng như thường lệ người chơi đàn đại phong cầm tấu lên những bài ca mừng Noel hùng tráng… Nhưng không, chỉ nghe thánh thót luyến láy tiếng đàn guitar nhẹ nhàng nâng giai điệu Silent Night phảng phất âm hưởng dân ca vùng nông thôn nước Áo chầm chậm lan tỏa ra trong tĩnh lặng thinh không của một thời khắc thiêng liêng…. Một Noel thật đáng nhớ.

Sau đó Joseph Mohr được thuyên chuyển đến nơi khác và trong suốt 7 năm sau đó Silent Night đã chẳng bao giờ được cất lên.

Tình cờ một người thợ tên Karl Mauracher đến sửa đàn cho nhà thờ Thánh Nicholas. Sửa xong, Mauracher mời ông Gruber thử đàn. Khi Gruber lướt phím xướng cho đoạn nhạc mở đầu của Silent Night, Mauracher cảm ngay vẻ đẹp bài hát nên xin đem cả nhạc và lời của “Silent Night” về làng Kapfing. Hai gia đình ban nhạc nổi tiếng Rainers và Strassers được mời thưởng thức và liền bị cuốn hút, quyết định đưa bài hát mới vào các lễ hội âm nhạc mừng Noel. Sau đó nhà Strasser đã đưa Silent Night vòng quanh Bắc Âu. Đến năm 1834, họ biểu diễn cho Đức vua Frederick William đệ IV của nước Phổ, quá ấn tượng, vua truyền lệnh ca đoàn của cung đình phải xướng bài hát này vào mỗi dịp Noel.

Gia đình Rainers thì lại sang Mỹ vào năm 1839 và đã biểu diễn Silent Night bằng tiếng Đức ngay tại Đài tưởng niệm Alexander Hamilton ở bên ngoài khuôn viên nhà thờ Trinity của New York. Năm 1863, Silent Night được Jane Campbell và John Young dịch sang tiếng Anh. ..

Silent Night vẫn được cho là của các thiên tài âm nhạc như Haydn, Mozart, Beethoven. Mãi đến 1995, cuộc tranh luận mới chấm dứt khi người ta tìm lại được bản viết tay của Joseph Mohr. Ngay trên góc trên bên phải của bài nhạc, Joseph viết “Soạn nhạc: Fr. Xav. Gruber”.

GIÁNG SINH VÀ NHỮNG BẤT NGỜ KỲ DIỆU TỪ MỘT CA KHÚC.

Giáng sinh tưng bừng. Giáng sinh rợp trời hoa đèn dủ sắc mầu lung linh huyền ảo.

Giáng sinh nếu chưa mang lại niềm vui thánh thiện, thì ít nhất, Giáng Sinh cũng là một niềm vui lớn lao của biết bao gặp gỡ thân tình thương mến.

Từ rất lâu, Giáng sinh không chỉ là ngày Đại lễ của người Công giáo, nhưng đã trở thành một lễ hội lớn của mọi người thuộc nhiều xã hội và tôn giáo khác nhau.

Tính phổ cập của Kitô giáo được thể hiện rất rõ qua Đại lễ Giáng sinh, đặc biệt, Giáng sinh còn gắn liền với một bài Thánh ca, tuy là Thánh ca của nhà đạo, nhưng đã được mọi giới qua mọi thời đại nhiệt tình đón nhận và thiết tha yêu mến. Đó là ca khúc : “Đêm thánh vô cùng”, ca khúc này có một lịch sử rất thú vị.

Bất ngờ và kỳ diệu

“Stille Nacht” Tiếng Áo, “Silent night”, tiếng Anh hoặc “Đêm thánh vô cùng”

Thật là thú vị, khi được biết ca khúc vô cùng danh tiếng ấy lại được sáng tác bởi người không phải là nhạc sĩ, trong một hoàn cảnh bất đắc dĩ, buộc phải sáng tác.

Đêm vọng Giáng Sinh, tức đêm 24/12 năm 1818, cây đàn Organ của Nhà thờ Thánh Nicholas (Nicola-Kirche) ở Obendorf thuộc nước Áo đột nhiên bị hỏng.

Cha xứ là Linh mục Josef Mohr rất bối rối không biết tính sao, đang lúng túng thì Ngài chợt nhớ tới một bài thơ ngắn mà Ngài đã sáng tác từ 2 năm trước đó (1816). Bài thơ rất đơn sơ này có tựa là “Đêm Thánh”. Một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu, cha xứ muốn có một ca khúc mới dành cho lễ nửa đêm, nhưng làm sao bây giờ, vì Ngài không phải là nhạc sĩ để có thể phổ nhạc bài thơ này ?

Làm sao bây giờ, khi gần hết hạn và Thánh lễ nửa đêm sắp bắt đầu ?

Một ý nghĩ lại sáng lên, còn ai khác trong lúc này, ngoài Frank Gruber, là người vẫn thường chơi đàn Organ cho nhà thờ, ông là giáo viên và cũng là bạn thân của Cha. Thế là, Ngài đã tìm gặp ngay F. Gruber để nhờ soạn phần giai điệu và phối âm bài thơ “Đêm thánh”, nhưng …bằng đàn Guitar.

Lúc đầu, F. Gruber không đồng ý với đề nghị của J. Mohr, vì e rằng giáo dân đến dự lễ sẽ không thích loại âm nhạc được trình bày với đàn guitar vì vốn vẫn quen với đàn Organ xưa nay. Nhưng vì không còn sự lựa chọn nào khác, F. Gruber đành phải chấp nhận và bắt tay vào việc. Hết sức bất ngờ, chỉ trong vài giờ đồng hồ, phần nhạc của ca khúc được hoàn tất.

Thoạt tiên, những người dự lễ tỏ ra kinh ngạc khi nghe ca khúc được trình bày với đàn guitar, nhưng chẳng bao lâu mọi người bị mê hoặc bởi giai điệu ngọt ngào của bài hát.

Kể từ đó bài thánh ca Đêm Thánh Vô Cùng đã trở thành một bài hát gây ấn tượng nhất cho đêm thánh giáng sinh hài nhi Ki-tô.

Dẫu cùng niềm tin hay không, người ta cũng không thể không rung động trước những vẻ đẹp, và đặc biệt, là nét đơn sơ nhưng rất sâu sắc của bài hát, chính vì thế đã lan rộng khắp địa cầu như một điều tự nhiên.

Bài Đêm Thánh Vô Cùng đã được chuyển ngữ sang nhiều thứ tiếng trên hoàn vũ. Người ta còn hát với tiếng Et-ki-mô và với thổ ngữ Ban-tu ở Phi Châu. Không có một âm hưởng nào, đời hay đạo, được quốc tế biết tới nhiều như bài thánh ca Giáng sinh khiêm nhu này của Áo quốc.

Ca khúc Giáng sinh này đã được dịch ra hơn 300 thứ tiếng trên khắp thế giới, và là một trong những bài hát được yêu thích nhất trong mọi thời đại. Ca khúc vẫn thường được trình diễn không cần nhạc đệm. Mặc dù được sáng tác bởi hai tín hữu Công giáo, nhưng bài hát này đã có một vị trí đặc biệt trong các nhà thờ thuộc Giáo hội Luther.

Xuyên qua lịch sử Ki-tô giáo, bài thánh ca Đêm Thánh Vô Cùng đã trở thành một biểu tượng chân thực cho mầu nhiệm sâu kín, đêm Thiên Chúa giáng trần của người tín hữu Ki-tô.

Thực tế, có chăng một đêm nào êm dịu hơn, thánh thiêng hơn, cái đêm được nhìn thấy một hài nhi, vị Sứ giả của Trời cao, sinh ra trong một máng cỏ nơi chuồng súc vật, trong khi đó, các gia súc quen thuộc như bò và lừa lại thổi hơi cho ấm hài nhi? Chuyện hoang đường hay sự thật? Thật không quan trọng về điều này, vì niềm tin không thể áp đặt cho ai, nhưng trọng điểm dễ nhận biết là, ca khúc đã khơi động niềm xúc cảm cho nhân loại.

Thật khá lý thú, khi mà hầu hết các âm hưởng nhạc Giáng sinh truyền thống đều bị mai một hoặc thay đổi, trong khi âm hưởng của bản Stille Nacht vẫn lưu giữ được nguyên vẻ trong sáng về hình thức và cách cấu trúc ban đầu.

Sự kiện đáng chú ý và cảm động hơn nữa, là bài Đêm Thánh Vô Cùng có từ nguồn gốc Ki-tô giáo đã được các tôn giáo khác đón nhận. Có nơi tại Á Châu còn hát bài này ngay cả trong những đền Chùa Phật giáo…

Mọi người đều biết rằng trong thế chiến thứ hai, Đức và Mỹ đã đồng ý với nhau có một cuộc hưu chiến trong đêm Giáng Sinh để binh sĩ cùng tham dự thánh lễ nửa đêm, hôm đó mọi người đã cùng nhau hát lên bài “Đêm Thánh Vô Cùng”.

Từ đầu thập niên 1900, Nhà thờ Thánh Nicholas đã không còn nữa do sự tàn phá của lũ lụt. Một ngôi nhà thờ mới đã được xây dựng bên cạnh một chiếc cầu. Một nhà nguyện nhỏ gọi là “Stille-Nacht-Gedachtniskapelle” (Nhà nguyện Tưởng nhớ Ca khúc Đêm Yên lặng), được dựng lên ngay tại địa điểm của ngôi nhà thờ đã bị phá hủy, và ngôi nhà kế cận được biến thành Nhà bảo tàng.

Nơi đây, quanh năm thu hút du khách đến từ khắp nơi trên thế giới, nhưng đông nhất vẫn là trong tháng 12.

Hiện nay, trong Bảo Tàng Đêm Yên lặng và Nhà nguyện kỷ niệm tại Oberndorf, mọi người còn được thấy bản viết tay bài thơ “Đêm thánh”của Cha J. Mohr. Cả bản giai điệu viết tay của F. Gruber, giai điệu chịu ảnh hưởng của âm nhạc truyền thống tại các vùng nông thôn, phảng phất những nét đặc trưng của dân ca Áo.

Cả bài thơ và giai điệu của bài ca đều rất đơn sơ giản dị, nhưng lại gây xúc động vô cùng nên đã chinh phục được toàn thế giới. Điểm nổi bật hơn hết là so với âm điệu của các bài thánh ca Noel khác, bài “Đêm Thánh Vô Cùng” tiêu biểu cho đêm hạ sinh một hài nhi – Thiên Chúa, đến với trần gian và sống với con người. Chính nhờ thế, bài Thánh ca ấy đã giúp cho Đại lễ Giáng sinh thêm rất nhiều ý nghĩa. Thật khó hình dung, lễ Giáng sinh mà lại thiếu bài Thánh ca “Đêm thánh vô cùng”.

Nhưng ngày lễ không chỉ là dịp để cho ta kỷ niệm, nhớ tới hoặc nghĩ về, vì như thế sẽ chẳng sinh ích lợi bao nhiêu, vì lễ nào rồi cũng qua, như bao nhiêu Thánh lễ đã qua và từng được dự trong đời, nhưng phải là những nhắc nhở và đòi buộc ta phải sống với mầu nhiệm Giáng sinh, nghĩa là Chúa cũng phải được sinh ra, phải lớn lên ở ngay trong lòng mình. Nghĩa là, ta cũng phải đổi thay, phải tự điều chỉnh để nên giống Chúa hơn qua từng ngày. Nghĩa là, ta phải thực sự ý thức, để không thể tự hài lòng và an tâm với lối sống hời hợt, nặng phần trình diễn của các hình thức ồn ào ở bên ngoài.

Lạy Chúa !

Xin luôn nâng đỡ và nhắc nhở, để con biết vâng theo ý Chúa, hơn là bắt Chúa phải chiều theo ý con, nhờ thế, con sẽ có được niềm vui và sự bình an mà Thiên thần đã ngợi ca chúc tụng khi hài nhi Giêsu sinh ra năm nào :

“Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Ước gì Đêm Giáng Sinh Mừng Ngôi Hai Con Chúa xuống thế làm Người là Đêm Thánh mà Chúa đang hiện diện trong tâm hồn nơi sâu thẳm của từng người, của lòng tin luôn tràn đầy nguồn ân sủng và Bình An của Chúa.

———————————————————————–

Hoàn cảnh ra đời Silent Night (Đêm Thánh Vô Cùng)

200 năm qua, cứ vào mỗi đêm Giáng sinh, giai điệu bài thánh ca kinh điển Silent Night – vốn quen thuộc với người Việt Nam với cái tên Đêm Thánh Vô Cùng – đều mang lại những khoảnh khắc thiêng liêng, ấm áp, đưa con người xích lại gần nhau hơn. Đã có nhiều phiên bản dịch lời Việt ca khúc này, nhưng nổi tiếng nhất là bản của Nguyễn Văn Đông, đặc biệt là phiên bản đầu tiên của nhạc sĩ Hùng Lân. Click để nghe Thái Thanh hát Đêm Thánh Vô Cùng (lời Hùng Lân) Click để nàng Hoàng Oanh hát Đêm Thánh Vô Cùng (lời Nguyễn Văn Đông) Bài thánh ca Silent Night được ra đời vào mùa Giáng Sinh năm 1818 tại nhà thờ nhỏ bé thuộc làng Obendorf vùng Salzburg của nước Áo. Bài hát được Franz Xaver Gruber soạn nhạc, còn phần lời là của “thầy Sáu” trong nhà thờ tên là Joseph Mohr. Chuyện kể rằng trước khi về nhà thờ Thánh Nicholas ở Salzburg, Joseph Mohr đã về một nhà thờ ở miền núi xinh đẹp và sáng tác rất nhiều bài thơ. Một mùa đông đầu thế kỷ 19, với niềm xúc cảm khi nhìn miền tuyết trắng phủ và không khí yên ắng của đất trời nơi đây, Joseph đã viết 1 bài thơ ngắn mang tên “Stille Nacht! Heilige Nacht!” (tiếng Anh có nghĩa là “Silent Night! Holy Night!”; tạm dịch “Đêm thinh không! Đêm linh thiêng!). Xem bài khác Hoàn cảnh sáng tác “Xập Xám Chướng” của nghệ sĩ Tùng Lâm Ca khúc Đêm Xuân (Dạ Khúc) và chuyện tình Phạm Duy – Thái Hằng Click để nghe 1 phiên bản Silent Night của 1 cô bé 4 tuổi hát Sau đó Joseph chuyển đến nhà thờ Thánh Nicholas. Vào đêm trước Noel 1818, cây đàn dương cầm của nhà thờ bị hư, mà ngày lễ thì không thể thiếu nhạc nên cha Sở là Joseph Kessler có ý định cho ca đoàn hát cùng tiếng đàn guitar. Khi đó Joseph Mohr nhớ lại bài thơ ngắn năm xưa và đề nghị người chơi đàn cho nhà thờ là Franz Gruber soạn giai điệu dựa theo bài thơ. Vào gần nửa đêm, giáo dân trong vùng tưởng như thường lệ người chơi đàn đại phong cầm trong nhà thờ sẽ tấu lên những bài ca mừng Noel hùng tráng… Nhưng không, chỉ nghe thánh thót luyến láy tiếng đàn guitar nhẹ nhàng nâng giai điệu của Silent Night phảng phất âm hưởng dân ca vùng nông thôn nước Áo chầm chậm lan tỏa ra trong tĩnh lặng thinh không của một thời khắc thiêng liêng… Một Noel thật đáng nhớ. Tuy nhiên sau đó Joseph Mohr được thuyên chuyển đến nơi khác và Silent Night bị rơi vào quên lãng suốt 7 năm. Một ngày kia, tình cờ có một người thợ tên Karl Mauracher đến sửa đàn cho nhà thờ Thánh Nicholas. Sửa xong, Mauracher mời ông Gruber thử đàn. Khi Gruber lướt phím xướng cho đoạn nhạc mở đầu của Silent Night, Mauracher cảm ngay vẻ đẹp bài hát nên xin đem cả nhạc và lời của “Silent Night” về làng Kapfing để trình diễn. Hai gia đình ban nhạc nổi tiếng Rainers và Strassers được mời thưởng thức và liền bị cuốn hút, họ quyết định đưa bài hát mới này vào các lễ hội âm nhạc mừng Noel. Sau đó nhà Strasser còn đưa Silent Night đi trình diễn vòng quanh Bắc Âu. Đến năm 1834, họ biểu diễn cho vua Frederick William đệ IV của nước Phổ. Vì quá ấn tượng, vua truyền lệnh ca đoàn của cung đình phải xướng bài hát này vào mỗi dịp Noel. Gia đình Rainers thì lại sang Mỹ vào năm 1839 và đã biểu diễn Silent Night bằng tiếng Đức ngay tại Đài tưởng niệm Alexander Hamilton ở bên ngoài khuôn viên nhà thờ Trinity của New York. Năm 1859, Silent Night được linh mục John Freeman Young ở giáo phận Floria dịch sang tiếng Anh và nhanh chóng trở thành một nhạc phẩm Giáng sinh được yêu thích ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ca khúc có những quãng nhạc bình dị, những ý nhạc ngắn gọn, nhấc lên hạ xuống nhịp nhàng như hơi thở nên rất dễ hát. Silent Night có thể được biểu diễn trên những sân khấu lớn bởi các ngôi sao nổi tiếng hoặc theo chân các em nhỏ đến từng ngôi nhà theo phong tục của phương Tây. Giai điệu của bài hát như một sự nín thở chờ đón một sự kiện vĩ đại sắp xảy ra: Sự ra đời của Chúa Jesus. “… Silent night! Holy night! All is calm, all is bright ‘Round yon Virgin Mother and Child, Holy infant so tender and mild, Sleep in Heavenly peace! Sleep in Heavenly peace!” “… Đêm yên tĩnh! Đêm linh thiêng! Tất cả thật êm đềm, tất cả thật rạng rỡ Quanh Đức mẹ Đồng Trinh và Con của Người Chúa hài đồng thật hiền dịu và tốt lành Ngủ say trong sự yên bình tuyệt vời! Ngủ say trong sự yên bình tuyệt vời!” Click để nghe Silent Night vẫn được cho là của các thiên tài âm nhạc như Haydn, Mozart, Beethoven. Mãi đến 1995, cuộc tranh luận mới chấm dứt khi người ta tìm lại được bản viết tay của Joseph Mohr. Ngay trên góc trên bên phải của bài nhạc, Joseph viết “Soạn nhạc: Fr. Xav. Gruber”. Bài Silent Night được dịch ra 140 ngôn ngữ trên khắp thế giới, nhưng dù được hát với ngôn ngữ nào, thì giai điệu bài hát đều gợi lên một khung cảnh quen thuộc của đêm Giáng sinh xứ lạnh: Khi đó đường phố rất yên tĩnh, vắng lặng, những ngôi nhà ngủ yên, ngập trong tuyết trắng. Khung cảnh ấy đẹp đẽ mơ màng như trong chuyện cổ tích. Đúng 12 giờ đêm, chuông nhà thờ đổ vang và Silent Night được cất vang từ dàn đồng ca, nghe như tiếng vọng từ thiên đường. Đó là một khoảng khắc thiêng liêng, lòng người tràn đầy sự thành kính và biết ơn. Tưởng như trong giây phút, mọi cái xấu, cái ác đều được xóa sạch khỏi mặt đất. Lịch sử vẫn còn ghi lại câu chuyện về đêm hưu chiến Giáng sinh huyền thoại trong Thế chιến thứ nhất tại Mặt trận phía Tây năm 1914. Bất chấp sự phản đối từ chỉ huy, các binh sĩ Đức và Anh đã tự động ngừng giao tranh. Các binh sĩ Đức vừa trang trí khu vực xung quanh chιến hào của họ trong vùng Ypres thuộc Bỉ, vừa ca vang những ca khúc Giáng sinh, trong đó quen thuộc nhất là bài Silent Night bằng tiếng Đức. Khi đó các binh sĩ Anh cũng bắt đầu ra khỏi hào sâu ở bên kia chιến tuyến và đáp lời bằng chính bài hát đó ở phiên bản tiếng Anh. Đó là giây phút diệu kỳ khi hai bên bặt tiếng sung và thay vào đó là tiếng hát ca ngợi Thiên Chúa. Suốt đêm ấy, họ cùng hét vang: “Chúc mừng Giáng sinh” với nhau. Họ thậm chí còn tặng nhau quà lưu niệm cho nhau. Đấy là đêm hoàn toàn không có máu đổ, không có ai phải ngã xuống, đúng nghĩa “Đêm yên tĩnh” như tên gọi của bài hát. Hơn cả vị trí của một bài thánh ca nổi tiếng, Silent Night đã trở thành một biểu tượng của hòa bình. Vào mỗi dịp Giáng sinh, người ta lại lắng nghe với Silent Night như một sự thanh lọc tâm hồn, tìm về với cái Thiện. Ca khúc đem lại cho người nghe một viễn cảnh tốt đẹp về một thế giới hòa bình, không có hận thù, không thiên tai, địch họa, không có tiếng khóc hay sự chia ly, chỉ còn là “đêm yên tĩnh” với những đứa trẻ say ngủ trong vòng tay cha mẹ. Bài Silent Night đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại hồi tháng 3/2011. Năm 2013, tạp chí Time, sau một thời gian khảo sát tại Văn phòng bản quyền Mỹ (U.S. Copyright Office) cũng tuyên bố Silent Night là ca khúc Giáng sinh được yêu thích nhất trên thế giới với 733 lần được thu âm, tính riêng từ 1978 trở lại đây.

-Mary’s Boy Child

Lời ca khúc được viết giống như một câu chuyện cổ tích, kể về ngày Chúa Giáng Sinh đến với nhân loại. Được nhóm Boney M thể hiện vào năm 1978 và đã nhanh chóng leo lên đứng đầu bảng xếp hạng âm nhạc tại Anh. Từ đó cho đến nay, ca khúc Mary’s Boy Child vẫn luôn là bản nhạc Giáng Sinh được yêu thích vượt thời gian mỗi khi mùa Christmas sắp cận kề.

Last Christmas

Do ban nhạc Wham biểu diễn và được phát hành vào năm 1984. Đây là một bài hát Noel bất hủ được nhiều nghệ sĩ cover nhất, mang lại nhiều cảm xúc, đặc biệt là với những người Châu Á. Bài hát kể về câu chuyện của một chàng trai cuồng si, hết mình vì tình yêu trong mùa Giáng Sinh. Nhưng người con gái anh yêu lại rời bỏ ra đi, khiến anh ấy cô đơn, tuyệt vọng trong mùa Noel lạnh giá.

We Wish You A Merry Christmas

Nếu nói đến những giai điệu về dịp Noel thì không thể bỏ qua ca khúc We Wish You A Merry Christmas chân phương, quen thuộc với biết bao thế hệ trong hơn 500 năm qua. Bài hát được dành cho tất cả mọi người và bất cứ ai cũng có thể cất cao giọng hát của mình trong đêm Giáng Sinh. Mang giai điệu nhẹ nhàng, câu từ đơn giản nhưng ca khúc này lại được đóng nhận nồng nhiệt trên toàn thế giới.

Joy To The World

Bài thánh ca này nổi bật vì được phổ biến rộng khắp trong các giáo hội Cơ Đốc, chuyền tải thông điệp niểm vui và tình yêu thế chỗ cho tội lỗi và buồn đau trong đêm Noel. Bản nhạc Giáng Sinh này có gia điệu rộn ràng, mang lại không khí đêm mùa đông se lạnh nhưng đầy hân hoan và luôn khiến cho người nghe có cảm giác ấm áp khi thưởng thức trong nhà thờ cùng một dàn đồng ca lớn

Feliz Navidad

Cuối cùng là bài hát ấn tượng với đoạn điệp khúc đơn giản: “I wanna wish you a Merry Christmas from the bottom of my heart”. Thông điệp ca khúc đơn giản nhưng lại quá đỗi ngọt ngào. Đã đưa Feliz Navidad trở thành bài hát mà mỗi khi giai điệu của nó ngân lên trong đêm Christmas, tất cả mọi người đều muốn nhảy múa xung quanh cây thông Noel trong không khí se lạnh ngày cuối đông.

Silent Night

Silent Night là bài hát Giáng sinh nổi tiếng nhất thế giới. Bài hát mang giai điệu du dương, ca từ nhẹ nhàng, theo thông điệp về tình yêu, hòa bình khiến bạn cảm nhận được sự bình yên và ấm áp của đêm Giáng sinh.

Nếu bạn thích nghe nhạc Giáng sinh theo đúng từng thời điểm thì thứ tự bấm máy chọn bài chắc sẽ như thế này: 1.It’s beginning to look a lot like Christmas; 2.Last Christmas; 3.Driving home for Christmas; 4.Run Rudolph Run; 5.Winter Wonderland; 6.Santa Claus is Coming to Town; 7.Jingle Bell Rock; 8.Dancing around the Christmas tree; 9.Little Drummer Boy; 10.Silent Night; 11.Mary’s Boy Child; 12.We wish you a Merry Christmas; 13.Please Come Home for Christmas; 14.A Merry Little Christmas và kết thúc bằng niềm hân hoan vô vàn với bài… Feliz Navidad.

Theo tiếng Tây Ban Nha, Feliz Navidad có nghĩa như Merry Christmas (tiếng Anh); Joyeux Noel (tiếng Pháp); Buon Natale (tiếng Ý) và Mừng Giáng sinh trong tiếng Việt. Năm 1970, có một nghệ sĩ 25 tuổi, có tài sáng tác và đàn ca rất hay tên là José Feliciano chuẩn bị phát hành album nhạc Giáng sinh.

Đĩa nhạc có bao bì tuyệt đẹp, trông như một gói quà giấy màu vàng đồng thắt nơ xanh lá cây và đỏ, đúng màu truyền thống Noel rất quen thuộc với nhãn quan người Âu Mỹ. Đĩa nhạc mang chính tên của chàng nghệ sĩ tác giả José Feliciano. Mọi việc sáng tác, thiết kế, ghi âm đã gần hoàn tất thì nhà sản xuất Rick Jarrard nêu ý kiến rằng José nên có một ca khúc Giáng sinh mới hoàn toàn, hát tiếng Tây Ban Nha để thêm lực hút cho album.

Suy nghĩ mãi không ra ý, một buổi chiều gần đến thời hạn phải kết thúc dự án, José cảm thấy nhớ thời mình còn là chú nhóc con nhà nghèo sống ở Puerto Rico rồi lại là những ngày nghèo túng khác ở New York. Nhớ âm thanh cuộc sống là chính, vì anh nào có thấy chi đâu.

José Monserrate Feliciano Garcia chào đời ngày 10 Tháng Chín 1945 tại Lares, Puerto Rico, con trai thứ tư trong gia đình có đến 10 người con trai. José sinh ra đã bị mù. Bù lại, thính giác của anh phát triển hơn mức bình thường nên khi ba tuổi đã biết gõ nhịp trên lon thiếc khi nghe chú của mình khảy đàn cuatro (đàn giây, nhỏ hơn guitar bình thường).

Theo bố mẹ và các anh, em trai qua Mỹ định cư khi năm tuổi, chú nhóc José không cảm thấy lạc lõng nhiều lắm nhờ gia đình có thuê căn hộ trong khu Spanish Harlem ở New York City. Tự mày mò tập chơi accordion khi lên bảy, có cây guitar đầu đời khi lên chín, mỗi ngày tập chơi 14 tiếng và để rồi cũng năm chín tuổi ấy đã lần đầu xuất hiện trước công chúng, trong nhà hát Teatro Puerto Rico, khu phố Bronx.

Đó là những năm 1950 khi mà nhạc rock đang trỗi dậy nhưng jazz vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm trong cuộc sống người dân Mỹ. José thích nghe cả Ray Charles lẫn Sam Cooke. Nhưng ở nhà trường thì anh học guitar classic. Năm 17 tuổi, José nghỉ học, đi làm để phụ bố mẹ nuôi các em.

Đàn hát bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha ở ven đường lẫn trong các quán rượu ở khu Greenwich Village rồi chìa cái nón ra để ai muốn cho bao nhiều thì cho. Vậy mà từng bước, anh trở thành nghệ sĩ có danh thơm biểu diễn các loại nhạc Latin, jazz, pop, rock. Và rồi José đã có những lúc đồng sáng tác và biểu diễn cùng những siêu sao như Johnny Cash, Jimi Hendrix, Diana Ross, Quincy Jones…

Và cảm hứng đã đến, ca khúc Feliz Navidad ra đời, trở thành một trong những “bài tủ” nổi tiếng nhất của José Feliciano cùng với những bài do anh cover của các nghệ sĩ/ban nhạc khác (điển hình thành công nhất là Light my fire của nhóm The Doors và California Dreamin’; Che Sera…). Lời ca ngắn gọn bằng hai thứ tiếng Anh và Tây Ban Nha, dễ hiểu, gợi lên những hình ảnh vui tươi, lạc quan trong bối cảnh Giáng sinh và năm mới, bám vào lòng người nghe và cứ ở lại trong đó mỗi khi mùa Giáng sinh về.

Từ đầu thập niên 1970 đến nay, Feliz Navidad đã được ghi âm bởi vô số nam nữ nghệ sĩ tài hoa, riêng bài do chính José Feliciano trình bày thì được yêu thích và yêu cầu streaming, download nhiều nhất. ASCAP công nhận Feliz Navidad là một trong 25 ca khúc Giáng sinh được nghe nhiều nhất mọi thời trên thế giới. Năm 2020, kỷ niệm 50 năm bài này ra đời, người ta tổng kết rằng nó đã được trình bày ở gần 90 nước, từ Argentina, Ấn Độ, Canada, Israel, Na Uy, Nam Phi, New Zealand đến Nhật… Và nó cũng được khắc ghi vào Grammy Hall of Fame.

Tháng Mười Một 2021, José Feliciano tung album Behind This Guitar để kỷ niệm 50 năm phát hành Feliz Navidad, rồi tiếp thêm album Behind this guitar deluxe với bản ghi âm Feliz Navidad đặc biệt, quy tụ tiếng đàn tiếng hát của 30 nghệ sĩ đến từ khắp thế giới, từ Lin-Manuel Miranda đến anh em nhà Jonas Brothers. Ngoài ra ông còn hát tuyệt tác Eagle when she flies với nữ hoàng nhạc country Dolly Parton!

——————————————————————–

Feliz Navidad, Feliz Navidad. Feliz Navidad, prospero ano y felicidad

I want to wish you a Merry Christmas, I want to wish you a Merry Christmas

I want to wish you a Merry Christmas from the bottom of my heart….

Thánh ca là nhạc hát trong nhà thờ; tình ca là nhạc có tình yêu, thường là tình yêu nam nữ. Có một loại nhạc Giáng Sinh nói về Giáng Sinh chỉ trong khía cạnh văn hóa thuần túy, không sâu vào tâm linh như thánh ca. Đây là loại nhạc Giáng Sinh thế tục, ta có thể gọi như thế, hay ta tạm gọi là dân ca, một loại nhạc truyền thống dân tộc, không tôn giáo, về Giáng Sinh.

Hôm nay chúng ta nghe qua các dân ca Giáng Sinh quốc tế rất phổ thông, và chúng ta đều đã nghe trước đây, vì chúng quá phổ thông tại mọi nơi trên thế giới. Các video clips dưới đây đều có lời nhạc tiếng Anh để các bạn tiện theo dõi và hát theo. Trước mối bài hát chúng ta sẽ có một giới thiệu ngắn cho bài.

Và chúng ta có các bài sau đây:

1. Deck The Halls

2. Carol of the Bells

3. It’s the Most Wonderdful Time of the Year

4. Let It Snow

5. The Little Drummer Boy

6. O Christmas Tree

7. The Most Wonderful Day of the Year

8. We Need A Little Christmas

9. Rudolph the Red-Nosed Reindeer

10. Jingel Bells

11. Jengel Bell Rock

12. Santa Claus Is Coming To Town

13. We Wish You A Merry Christmas

14. 12 Days Of Christmas

15. Rockin’ Around The Christmas Tree

16. Feliz Navidad

Mời các bạn !

1. Deck the halls

“Deck the Halls” (đầu đề nguyên thủy là “Deck the Hall”) là một bài hát Giáng Sinh / Năm Mới truyền thống của dân Welsh, ở vùng Wales, là một nước thuộc, Liên Hiệp Hoàng Gia Anh (United Kingdom of England) ở phía tây nước Anh. Điệp khúc fa-la-la có lẽ vao thời nguyên thủy là nhạc mở đầu của đàn harp. Bản nhạc này có từ thời thế kỷ 16, và là một phần của một bản nhạc mùa đông, Nos Galan.

Điệp khúc Fa-la-la có từ một bản nhạc luân vũ thời trung cổ và dùng trong bài Nos Galan. Các phần còn lại của lời nhạc là đo người Mỹ sáng tác khoảng đầu thê kỷ 19.

2. Carol of the Bells

“Carol of the Bells” là bài nhạc Giáng Sinh do nhà soan nhạc người Ukraine tên Mykola Leontovych soạn nhạc, với lời nhạc tiếng Anh do Peter J. Wilhousky viết sau đó. Ngoài tên Carol of the Bells, bản nhạc này còn được biết đến trong thế giới tiếng Anh với tên “Ukrainian Bell Carol”. Âm diệu của bản nhạc là một âm điệu Ukraine gọi là “Shchedryk”, với các nhóm 4 bốn gọi là “ostinato motif” rất được ưa chuộng và làm bản nhạc rất nổi tiếng trong thế giới tiếng Anh.

3. It’s the Most Wonderful Time of The Year – Andy Williams

“It’s the Most Wonderful Time of the Year” được viết năm 1963 bởi Edward Pola và George Wyle, được thu âm năm đó và làm nổi tiếng bởi Andy Williams trong album Giáng Sinh tên “The Andy Williams Christmas Album”.

4. Let It Snow – Dean Martin

“Let It Snow! Let It Snow! Let It Snow!”, còn có tên “Let It Snow”, là bài hát do Sammy Cahn viết lời và nhạc sĩ Jule Styne viết nhạc năm 1945. Bản nhạc được viết vào tháng 7 năm 1945 trong thời gian trời nóng kỷ lục ở California! Được ghi âm lần đầu bởi Vaughn Monroe, bản nhạc trở thành nổi tiếng, lên đến số 1 trên bảng âm nhạc Billboard. Và mặc dù được xem là nhạc Giáng Sinh, nhưng từ Giáng Sinh không hề có trong bài.

5. The Little Drummer Boy

“The Little Drummer Boy,” có tên nguyên thủy là “Carol of the Drum,” do nữ nhạc giá cổ điển người Mỹ tên Katherine Kennicott Davis viết năm 1941. Đến năm 1955 bài hát được Trapp Family Singers thu âm và năm 1958 được ban hợp xướng Harry Simeone Chorale thu âm và làm nổi tiếng từ đó.

Lời nhạc là lời kể chuyện của một câu bé nghèo kể lại chuyện cậu được Ba Vua gọi đến máng cỏ của Thánh Gia, và vì không có quà cho Chúa Hài Đồng, cậu bé đánh trống với sự đồng ý của Mẹ Maria, “Tôi chơi thật tốt cho Chúa” và “Chúa mỉm cười với tôi”.

6. O Christmas Tree

“O Tannenbaum” trong tiếng Đức và “O Christmas Tree” trong tiếng Anh là bài hát Giáng Sinh của Đức.

A Tannenbaum là một loài thông ở Đức, thường gợi hứng cho các nhạc sĩ Đức soạn nhạc về “Tannenbaum”. Bản Tannenbaum đầu tiên có lẽ viết từ thế kỷ 15. Bài Tannenbaum nổi tiếng nhất là bài viết lời năm 1824 bởi nhạc sĩ organ Leipzig và nhà soạn nhạc Ernst Anschütz. Nhạc là nhạc của một bài dân ca cổ tên (Lauriger Horatius).

7. The Most Wonderful Day of The Year

“The Most Wonderful Day of The Year” do Johnny Marks viết năm 1964. Johnny Marks là nhạc sĩ chuyên viết nhạc Giáng Sinh và có một số bài nổi tiếng khắp thế giới như “Rudolph, the Red-Nosed Reindeer,” viết nhac với lời là một bài thơ do người anh rể viết.

8. We Need A Little Christmas

“We Need a Little Christmas” là môt bản nhạc Giáng Sinh trong nhạc kịch Broadway của Jerry Herman tên Mame, hát lần đầu tiên bởi Angela Lansbury trong nhạc kịch đó năm 1966.

Trong nhạc kicnh, Mame hát bản nhạc này sau khi cô bị mất hết tài sản vì thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1929, và Mame quyết định là cô, cậu cháu trai Patrick, và hai người làm trong nhà “cần một chút Giáng Sinh” cho vui một chút.

9. Rudolph the Red Nosed Reindeer

“Rudolph the Red-nosed Reindeer” laf một chú nai tưởng tượng với đầu mũi đỏ chói. Là chú nai thứ chín của Ông Già Noel, dẫn đầu đoàn nai kéo xe của Ông Già Noel. Vì thế cậu còn có tên “Nai Thứ Chín Của Ông Noel”. Chính đầu mũi sáng chói của Rudolph soi sáng đường đi cho đoàn nai kéo xe đưa Ông Già Noel đi trong đêm.

Rudolph xuất hiện lần đầu tiên trong tập sách mỏng của Robert L. May năm 1939 do công ty Montgomery Ward phát hành. Bản nhạc Rudoff the Red-nosed Reindeer do Johnny Marks viết năm 1964.

10. Jingle Bells

“Jingle Bells” là một trong những bản nhạc Giáng Sinh được hát nhiều nhất trong thế giới tiếng Anh. Bản nhạc được James Lord Pierpont (1822–1893) viết năm 1857 và phát hành với tên “One Horse Open Sleigh”.

11. Jingel Bell Rock

“Jingle Bell Rock” do Joseph Carleton Beal (1900–1967) và James Ross Boothe (1917–1976) viết. Beal là một người làm nghề Pulbic relations ở New Jersey và Boothe là một nhà văn ở tiểu bang Texas. Bản nhạc được Bobby Helms ghi âm và làm nổi tiếng năm 1957.

12. Santa Claus Is Coming To Town

“Santa Claus is Coming to Town” do John Frederick Coots và Haven Gillespie viết, và hát lần đầu tiên bởi Eddie Cantor trên radio tháng November 1934. Bản nhạc thành công tức thì với 100 nghin tờ nhạc bán ngày hôm sau và hơn 400 nghìn bản bán trong dịp Giáng Sinh.

13. We wish you a Merry Christmas

“We Wish You a Merry Christmas” là một bài hát Giáng Sinh của Anh từ vùng miền tây nước Anh thế kỷ 16. Vào thời đó những người giàu có truyền thống phát kẹo, nhất là kẹo Sôcola, cho những đoàn hát nhạc Giáng Sinh trên đường phố. Đây là một trong ít bản nhạc Giáng Sinh có nhắc đến Năm Mới trong đó.

14. 12 Days of Christmas

“The Twelve Days of Christmas” là 12 ngày lễ hội bắt đầu từ ngày 25 tháng 12 đến ngày 5 tháng 1. 12 ngày này có tên là Christmastide hay Twelvetide. Ngày 6 tháng 1, là ngày Lễ Ba Vua, chứng tỏ qiuyeen lực của Giêsu là Con Thượng Đế đối với Ba Vua đến từ phương Đông.

“The Twelve Days of Christmas” là bài hát Giáng Sinh kể hàng loạt quà tặng quý tặng nhau trong 12 ngày đó. Dù là phát hành lần đầu tiên ở Anh năm 1780, có bằng chứng cho rằng bài nhạc có nguồn gốc từ Pháp trước đó.

15. Rockin’ Around The Christmas Tree

“Rockin’ Around the Christmas Tree” do nhạc sĩ nhạc Giáng Sinh Johnny Marks viết và ca sĩ Brenda Lee ghi ăm 1958, nhưng phải đến 1960 khi Brenda Lee nổi tiếng bản nhạc mới nổi tiếng theo.

16. Feliz Navidad

“Feliz Navidad” là bài nhạc Giáng Sinh / Năm Mới do ca nhạc sĩ người Puerto Ric0 tên José Feliciano viết năm 1970. Với điệp khúc Tây Ban Nha giản dị, câu chào Giáng Sinh và Năm Mới truyền thống–“Feliz Navidad, próspero año y felicidad” hay “Merry Christmas, and a happy New Year”–và câu tiếng Anh đơn giản–“I wanna wish you a Merry Christmas from the bottom of my hear–bài nhạc nhanh chóng trở thành bản nhạc Giáng Sinh kinh điển trong thế giới tiếng Anh.

Vương Trùng Dương.

——————————————————————————————————————————————————————-

Xmas Song: ‘Feliz Navidad’

José Feliciano‘s “Feliz Navidad,” originally released in 1970, celebrates the most wonderful time of the year in both English and Spanish. The repeating chorus, “Feliz Navidad / Próspero año y felicidad,” means “Merry Christmas, a prosperous year and happiness.”

Feliz Navidad

Feliz Navidad

Feliz Navidad

Próspero año y felicidad

Feliz Navidad

Feliz Navidad

Feliz Navidad

Próspero año y felicidad

I wanna wish you a Merry Christmas

I wanna wish you a Merry Christmas

I wanna wish you a Merry Christmas

From the bottom of my heart

I wanna wish you a Merry Christmas

I wanna wish you a Merry Christmas

I wanna wish you a Merry Christmas

From the bottom of my heart

Feliz Navidad

Feliz Navidad

Feliz Navidad

Próspero año y felicidad

Feliz Navidad

Feliz Navidad

Feliz Navidad

Próspero año y felicidad

I wanna wish you a Merry Christmas

I wanna wish you a Merry Christmas

I wanna wish you a Merry Christmas

From the bottom of my heart

I wanna wish you a Merry Christmas

I wanna wish you a Merry Christmas

I wanna wish you a Merry Christmas

From the bottom of my heart

Feliz Navidad

Feliz Navidad

Feliz Navidad

Próspero año y felicidad

Feliz Navidad

Feliz Navidad

Feliz Navidad

Próspero año y felicidad

I wanna wish you a Merry Christmas

I wanna wish you a Merry Christmas

I wanna wish you a Merry Christmas

From the bottom of my heart

I wanna wish you a Merry Christmas

I wanna wish you a Merry Christmas

I wanna wish you a Merry Christmas

From the bottom of my heart…. 

VIỆT HẢI