• Âm nhạc,  Kiều My

    TÌNH NGƯỜI TRONG CUỘC SỐNG

    Một buổi tối thật êm đềm, không khí dịu dàng lan tỏa trên vạn vật và cũng nhẹ nhàng len lõi vào lòng người – Khi nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời đã có một buổi họp mặt thân thiện tại VietLive Studio, của chủ nhân Tăng Bảo Cang trên đường Beach Blvd. thành phố Westminster Nam California. Cuộc họp này được diễn ra cũng nhằm mục đích mừng chị Tâm An thoát tai họa thiên nhiên bất chợt; ngoài ra còn họp mặt hàn huyên của mùa thu; và đặc biệt mừng sinh nhật của ca sĩ khả ái Thụy Lan.

    HAPPY BIRTHDAY THỤY LAN

    Bầu không khí vui tươi trong hội trường ấm cúng đầy ắp tình người, ai nấy lộ vẻ rất mừng rỡ được gặp lại nhau sau một thời gian vắng bóng. Những nụ cười nở rộ trên môi của những gương mặt thân thương, đã phát xuất từ nét đẹp của những tâm hồn nghệ sĩ phóng khoáng. Như khoa học gia Faraday đã đặt “tình người” vào vị trí cao quý vượt hẵn những thứ tầm thường, ông từng viết: “Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn lại tình người”. Thật vậy, không gì quý giá hơn tình gia đình, tình bạn hữu, tình người… chân thành trao cho nhau. Chúng tôi đã có được những khoảnh khắc đáng ghi nhớ trong cuộc sống của đêm thứ bảy 11 tháng 11, năm 2023 – Tất cả do sự mời gọi nhiệt tình của chị Tâm An, một người có tâm hồn nhân hậu luôn dành cho tha nhân. Rất cảm động khi nghe chị bày tỏ: chị rất may mắn thoát chết sau vụ hỏa hoạn xảy ra, chị cảm thấy cuộc đời quá ngắn ngủi và phận người thì mong manh…Do đó, chị mong muốn được gặp lại bạn bè khi còn có cơ hội. Thành thật cảm tạ tấm lòng rộng mở của chị và chúc mừng chị được tai qua nạn khỏi và cầu mong chị luôn được bình an.

    Minh Thư, TS Lê Nguyễn Nga, Nguyễn Đại Thành, một thân hữu bạn chị Tâm An

    NV Nguyễn Quang, NV Việt Hải, NV Khánh Lan, Sử Gia Phạm Trần Anh, Thụy Lan, Mộng Thủy, NV & KG Vương Trùng Dương

    Dàn ca sĩ xịn 3 sao: Tăng Bảo Cang, Jean Paul Michael, Thụy Lan, Minh Thư, Tuấn Minh, Hào Hiệp

    Đêm nay, cũng là đêm hội ngộ mùa Thanksgiving, mọi người được quây quần bên nhau, để hàn huyên tâm sự, chia sẻ nhau những mẫu chuyện vui buồn trong cuộc sống. Hơn thế nữa, được cùng nhau hưởng niềm hạnh phúc chan hòa trong tiếng hát với cung đàn có khi thật êm đềm, cũng có lúc rất vui nhộn. Lại thêm được thưởng thức những món ăn thuần túy quê hương, nào là: cơm chiên, bánh bèo, bánh bột lọc, gỏi, nước trái cây, bánh sinh nhật, trái cây tươi, chè khoai môn, gà chiên, chả giò, chuối chiên v.v…Dịp họp mặt đêm nay của nhóm NVNT&TTG như để hâm nóng tình bạn hữu đã vài tháng cách xa.

    Thật vui biết bao! Khi được hội ngộ những nhà văn quý mến như: anh Nguyễn Quang, Trần Việt Hải và phu nhân Lệ Hoa, Phạm Quốc Bảo, Vương Trùng Dương, Vi Khiêm và phu nhân Đào, Phạm Trần Anh, NV Khánh Lan và phu quân Mạnh Bỗng, nhà thơ Lê Nguyễn Nga cùng Minh Thư, ca nhạc sĩ Lâm Dung, Ngọc Quỳnh, Minh Khai, Minh Châu, Lê Minh Nguyên, Vũ Hoàng Hải, Bùi Văn Rậu, Hiệp Nhiếp Ảnh, Tuấn Minh & Tuyết Mai, Lisa & Trần Hào Hiệp, Anh Đức, Tăng Bảo Cang, Nguyễn Đại Thành, Ngọc Châu, Hùng Ngọc, Tony Hiếu, Thụy Lan và phu quân Jean Paul Michael, Mc. Mộng Thủy, v.v…Thời gian và cơ hội thật quý và hữu ích cho chúng ta được đến với nhau bằng tấm chân tình, tình bạn hữu, tình nghĩa văn chương…Nhưng cũng thật tiếc về sự vắng mặt của các vị giáo sư khả kính: Trần Huy Bích, Dương Ngọc Sum, Quyên Di, cùng nữ sĩ Dương Hồng Anh, và NV Người Tù Cuối Cùng Phạm Gia Đại v.v…

    Thêm một niềm vui nữa là, hôm nay mọi người có mặt trong buổi tiệc chúc mừng sinh nhật cho Thụy Lan, người đẹp thật rạng rỡ của xứ Huế. Chiếc bánh sinh nhật được trang trí rất đẹp mắt do nhà văn Vương Trùng Dương đã tặng để mừng sinh nhật Thụy Lan, được cắt ra để chia sẻ niềm vui cũng như sự ngọt ngào, sau khi cả nhóm cùng cất tiếng hát “Happy Birthday…”Trong tiếng đàn tiếng hát vui tươi…cầu chúc Thụy Lan ngày sinh nhật tràn đầy niềm vui bên cạnh phu quân Michael.

    Kiều My cảm ơn nhà văn Vương Trùng Dương đã chụp những bức ảnh rất đẹp cho buổi tiệc. Những bức ảnh quý giá này được cho vào bài viết của Kiều My, làm tăng thêm ý nghĩa của bài; cũng như lưu niệm những hình ảnh dễ thương mãi mãi trong lòng mọi người.

    Mạnh Bổng với Autumn Leaves

    Ngọc Châu với Lệ Đá

    Một chương trình văn nghệ cây nhà lá vườn rất hào hứng qua những giọng hát như: anh Tuấn Minh với Bài tình Ca Cho Em; Trần Hào Hiệp liên khúc Phượng Hoàng; Vũ Hoàng Hải Ảo ảnh; Mộng Thủy Thu Ca; Tuấn Minh Tuyết Mai It’s Now Or Never, Một Ngày Vui Mùa Đông; Mạnh Bỗng Les Feuilles Morte; Kiều My Besame Mucho; Đào Cao Nguyên Ngậm Ngùi; Jean Michael Thụy Lan Main Dans La Main; Lâm Dung Ai Đưa Em Sang Sông; Minh Thư Top Of The World; Tăng Bảo Cang Il Fault Toujours Un Perdant (Nàng); Ngọc Quỳnh Về Đây Nghe Em; Ngọc Châu Lệ Đá; anh Đức Le Jour Le Plus Long; Hùng Ngọc Niệm Khúc Cuối; Lệ Hoa Gặp Nhau Làm Ngơ; Tony Hiếu nếu Có yêu Tôi…với Keyboardist Phạm Ngọc Tú vui chơi ca hát đến nửa khuya.

    MC Mộng Thủy với Thu Ca
    Theo Kiều My, buổi tiệc họp mặt đêm nay có thể gọi là “hội ngộ Mùa Thu Tạ Ơn”, MC Mộng Thủy cất tiếng hát qua bài “Thu Ca” (của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương) vốn là một tuyệt phẩm tango kinh điển của âm nhạc Việt Nam, khi không gian ngoài kia đang vào Thu.

    Tăng Bảo Cang cho biết anh ca tặng bài tình ca của Hervé Vilard.. “Elle Était Belle” cho đôi sam Jean Paul Michael và Thụy Lan mừng kỷ niệm lễ Bạc 25 năm ấm êm một phần tư thế kỷ chưa hề rời nhau nửa bước đường tình, khi mà anh chị Thụy Lan + Michael song ca bài Main Dans La Main, rồi nghe tình ca Elle Était Belle để cảm ơn em, hay tạ ơn thời gian cho đôi uyên ương hạnh phúc bên nhau…

    “Nàng vẫn ngủ trong vòng tay tôi

    Nàng vẫn ngoan hiền bên tôi
    Tôi nguyện giữ nàng trong tay
    Ôi, nàng xinh dẹp, đẹp mãi trong hồn tôi…)

    (Lyrics:
    Elle etait la, elle dormait dans mes bras
    Elle avec moi, c’etait trop bien mais voila
    Par habitude, j’etais sur de la garder
    Par lassitude, je l’ai perdu a jamais
    Elle etait belle, elle etait belle
    Je ne voyais qu’elle …)

    Dancing all night với anh Tony Hiếu trong ca khúc Nếu Có Yêu Tôi
    Gần khuya khá lạnh bên ngoài, bên trong studio ca sĩ Thụy Lan cất tiếng lòng đến người tình trăm năm, Jean Paul Michael qua bài tình ca nồng ấm Help Me Make It Through The Night, của nữ ca nhạc sĩ Sammi Smith, sinh quán gốc Orange County, California, đã mất ở Oklahoma City, Oklahoma. Hãy nghe ca sĩ Thụy Lan tâm tình khi dêm về….

    Anh ơi hãy đến nằm bên em
    Anh cho em những nồng ấm
    Ái ân thâu dêm tuyệt vời
    Xin anh đừng ngại gì cả.

    Em rất sợ cô đơn khi vắng anh
    Hãy yêu em suốt đêm dài
    Em rất sợ cô đơn khi thiếu anh
    Hãy ái ân thâu đêm dài …

    (Lyrics:
    Come and lay down by my side
    Til the early mornin’ light
    All I’m takin’ is your time
    Help me make it through the night
    I don’t care what’s right or wrong
    I won’t try to understand
    …..

    And it’s sad to be alone
    Help me make it through the night
    And it’s sad to be alone
    Help me make it through the night
    I don’t want to be alone
    Help me make it through the night…)

    Link: Help Me Make It Through The Night

     Help Me Make It Through The Night

    Trời đã vào Thu, đêm về sương xuống lạnh, buổi họp mặt chóng tàn, mọi người chia tay nhau trong quyến luyến, nhưng rất ấm tình người. Vì trong danh ngôn đã bảo rằng: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi thiếu vắng tình yêu thương!” Nhưng chúng ta ra về mang trong tim những kỷ niệm đẹp, ấm áp tình bạn hữu thân thương… dù bên ngoài tiết trời của đêm Thu đã se lạnh!

    Fall 2023, Kiều My.

  • LỆ HẰNG, PARIS,  THO

    Paris chiều nắng vàng phai

    du lịch mùa thu nước pháp

    Paris chiều nắng  vàng phai
    Gió rung cành biếc miệt mài lá xanh 
    Sông Seine dòng nước long lanh
    Effeil mây trắng vờn quanh lững lờ.

    Thoảng nghe sóng vỗ ven bờ
    Chừng theo con nước hững hờ trôi xa
    Tới đây ngàn dặm quan hà
    Lòng như phố vắng mặn mà trăng khuya.

    Mịt mùng cổ tháp bên kia
    Tưởng tầm tay với lại xa muôn trùng
    Bao năm mơ ước tương phùng
    Chợt mơ hồ giữa chập chùng mây bay.

    Đời theo vận nước lưu đày
    Bước chân  lang bạt tháng ngày phong sương
    Dù mai giũ áo vô thường
    Cũng ơn độ lượng yêu thương nồng nàn.

    Gọi người tri kỷ hường nhan
    Cùng ta một thoáng rộn ràng hương yêu
    Tháp xa sông lạnh nắng chiều
    Bên nhau giữa cuộc đời phiêu lãng này.

    Mặc, tình không chén rượu say,
    Cũng lưu luyến mộng, cũng ngây ngất hồn !

    Paris, le 25 Septembre 2023
    Nguyễn thị Khánh Hòa (Lệ Hằng)

  • DU LICH,  KÝ SỰ

    DU LICH PHI CHÂU

    Châu Phi: South Africa, Zimbabwe và Boswana từ ngày 28/8 – 13/9/2023 với công ty du lịch Exoticca.

    1.  South Africa: 

                 South Africa còn được gọi là Cộng hòa Nam Phi, nằm ở phía nam châu Phi.  Thường mỗi quốc gia chỉ có một thủ đô nhưng Nam Phi có ba thủ đô: Pretoria – thủ đô hành chính (administrative capital), Cap Town – thủ đô lập pháp (legislative capital) và Bloemfontein – thủ đô tư pháp (judicial capital).  Chưa kể Johannesburg tuy không chính thức nhưng cũng được mệnh danh là “thủ đô kính tế”…  South Africa nổi tiếng với sự đa dạng về văn hóa, thiên nhiên, lịch sử và có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Johannesburg, Cap Town, Kruger National Park….

           Khởi hành từ phi trường Los Angelos, CA và sau gần 30 tiếng ngừng, nghỉ và chuyển máy bay ở London, chúng tôi đã đến thành phố Johannesburg, South Africa, được đưa về ăn tối và ngủ qua đêm ở khách sạn Garden Court.  Sáng hôm sau, chúng tôi được xe của công ty chở đi Mpumalanga để thăm Kruger National Park.  Chuyến đi này hơn 7 tiếng đồng hồ, dọc đường nghỉ ăn trưa và thăm ba thắng cảnh nổi tiếng thu hút nhiều du khách yêu vẻ đẹp thiên nhiên: Blyde River Canyon, Three Rondavels và God’s Window.

    –  Blyde River Canyon: là một trong những thung lũng với hẻm núi đẹp và lớn nhất trên thế giới, nằm ở tỉnh Mpumalanga, South Africa.  Hẻm núi này có độ dài khoảng 25 km và được tạo ra bởi sông Blyde River, cung cấp cảnh quan đẹp tuyệt vời với những vách đá đỏ và cây cỏ xanh mướt.  Dọc theo đường đi là những điểm đẹp nổi tiếng như Three Rondavels, God’s Window…

    –  Three Rondavels: là ba đỉnh đá đặc biệt có hình dáng giống với các lều tròn truyền thống của người Bantu, gọi là “rondavels”.  Từ đỉnh cao này, chúng ta có thể thưởng ngoạn toàn cảnh tuyệt đẹp của thung lũng và sông Blyde.

    –  God’s Window (Cửa Sổ của Thượng Đế): là một địa điểm gần với Blyde River Canyon, nổi tiếng với khung cảnh tuyệt mỹ của sự hoang sơ và đa dạng trong thiên nhiên.  Từ God’s Window, chúng ta có thể nhìn thấy những dãy núi, khe núi và rừng rậm trải dài đến tận chân trời, tạo nên một cảm giác như đang đứng trước một cửa sổ thiên đàng.

           Chúng tôi đến Ingwenyama Resort vào lúc chạng vạng tối, sau khi về phòng, tắm rửa, chúng tôi đã có một bửa tối buffet thật ngon.   

           –  Ingwenyama Conference & Sport Resort:  ở thành phố nhỏ White Water trong tỉnh Mpumalanga, cách Johannesburg khoảng 5 tiếng và Kruger National Park 45 phút lái xe.  Đây là khu nghỉ dưỡng yên tĩnh, đẹp trang nhã, lịch sự, thức ăn ngon.  Chúng tôi sau khi thăm viếng Kruger Natonal Park đã có một ngày nghỉ nhàn hạ và chụp nhiều hình kỷ niệm ở resort này.

          –  Kruger National Park, South Africa: là một trong những công viên quốc gia hàng đầu của Nam Phi và cũng là một trong những khu bảo tồn động vật hoang dã lớn nhất trên thế giới, nơi du khách có thể trải nghiệm các chuyến safari thú vị và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên cũng như có cơ hội thấy nhiều loại động vật hoang dã, bao gồm cả “Big Five” (sư tử, voi, trâu nước, báo, tê giác).  Những con thú hoang này thường đi ra ngoài vào sáng sớm hay chiều muộn nên chúng tôi đã phải dậy sớm đi từ 5 giờ sáng.  Rất may mắn trong chuyến safari này, chúng tôi đã thấy được nhiều thú hoang trong đó có voi, trâu rừng, báo, ngựa vằn, nai, hươu, linh dương, chó sói, khỉ đột, hươu cao cổ, heo rừng, gà rừng, diều hâu và nhiều loại chim khác…  Đặc biệt trong chuyến đi này, chúng tôi đã nhìn thấy một con báo từ xa và một con nai đã bị con báo bắt ăn thịt và treo xác trên một cành cây để dành ăn dần…

           Sau ba ngày ở Ingwenyama Resort, chúng tôi lên xe bus về lại phi trường Johannesburg để bay đi Cap Town.  Trên đường ra phi trường Johannesburg, chúng tôi đã ngừng lại thăm thành phố Pretoria.

    –  Pretoria:  là thủ đô hành chính của Nam Phi, thường là nơi làm việc của Tổng Thống, nằm ở phía bắc Nam Phi.  Pretoria là một trung tâm về văn hóa, chính trị và giáo dục, nổi tiếng với kiến trúc đa dạng và vị trí lịch sử quan trọng.  Pretoria còn là quê hương của loài phượng tím nở rộ vào cuối tháng 10, nhuộm tím cả thành phố lãng mạn cổ kính.  Nếu Johannesburg sầm uất, hối hả và ngột ngạt thì Pretora ngược lại – có phần chậm rãi và yên tĩnh, cho chúng ta một cảm giác thanh bình êm ả.

            Chuyến bay dài hơn 2 tiếng đã đưa chúng tôi từ phi trường Johannesburg đến Cap Town lào lúc 8 giờ tối, sau đó được đưa về khách sạn Cresta Grande nằm giữa trung tâm thành phố.  Sau một ngày dài mệt mỏi, chúng tôi đi ngủ sớm sau khi dùng cơm tối ở khách sạn.  Sáng hôm sau, chúng tôi bắt đầu đi thăm và khám phá Cap Town, một thủ đô của Cộng hòa Nam Phi từ lâu tôi đã được nghe danh nhưng mãi đến bây giờ mới có dịp viếng thăm và thấy thành phố này quả thực rất đẹp, văn minh, sạch sẽ (đặc biệt các toilet ở phi trường, sạch sẽ nhất trong những toilet trên thế giới nơi tôi từng đến)  và người dân hiền lành, lịch sự và tốt bụng hơn trong trí tưởng tượng của tôi nhiều.  Chúng tôi đã dùng phương tiện Hop-on Hop-Off Tour bus để đi thăm toàn cảnh Cap Town, đặc biệt ghé thăm những nơi nổi tiếng như Victoria & Alfred Waterfront Marina, Signal Hill, Kirstenbosch National Botanical Garden, Table Mountain, Chapman’s Peak Drive, Boulder Beach, Cape of Good Hope…, tất cả mọi nơi đều để lại cho chúng tôi những ấn tượng tuyệt đẹp.

     –  Cap Town: thủ đô lập pháp và là thành phố lớn nhất của Nam Phi, nằm ở cực Nam của châu Phi, nơi biển Đại Tây Dương và biển Ả Rập gặp nhau.  Vị trí này tạo nên một cảnh quan hùng vĩ với dãy núi nổi tiếng như Table Mountain và 12 Apostles nằm bên cạnh biển xanh biếc, những bãi biển tuyệt đẹp như Camps Bay và Cliffton Beach với bãi cát trắng mịn.  Thành phố này có một kiến trúc, lịch sử và văn hóa đa dạng, thể hiện qua nghệ thuật, âm nhạc và ẩm thực đa quốc gia.  Đây là một nơi đến tuyệt vời cho những ai muốn khám phá vẻ đẹp và văn hóa của Nam Phi.

    –  Victoria & Alfred Waterfront Marina:  là hải cảng đẹp với nhiều trung tâm thương mại và vui chơi hàng đầu của Cap Town, nơi du khách có thể mua sắm, ăn ngon, thăm bảo tàng viện, dạo chơi, ngắm hải cẩu phơi mình trên bờ trong nắng ấm hoặc đi du thuyền ngắm toàn bộ thương cảng rất đẹp.

    –  Signal Hill: nằm cạnh núi Table Mountain, là nơi du khách và dân địa phương thường đến để ngắm cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp và bắn pháo hoa vào mùa lễ hội.  Đỉnh đồi này có một bảo tàng quân sự và nhiều pháo cổ điển, từng được sử dụng để phát tín hiệu giao thông và báo hiệu thời tiết cho thủy thủ đoàn.

    – Kirstenbosch National Botanical Garden:  nằm dưới chân núi Table Mountain, là một trong những vườn bách thảo quốc gia đẹp nổi tiếng nhất thế giới với trên 7,000 đủ loại thực vật bản địa được trồng trong khu viên rộng 36 hecta này.  Chúng tôi đã có một buổi sáng thư giản yên bình đi trên những con đường mòn ngắm cây cảnh và nghe nhiều tiếng chim hót líu lo.

    –  Table Mountain: là một đỉnh núi nổi tiếng tại Nam Phi, nằm ở trung tâm của Cap Town, có thể nhìn thấy được gần khắp mọi nơi ở Cap Town.  Nó được gọi là “Table Mountain” (Núi Bàn) là do hình dạng phẳng đỉnh của nó, trông giống như một tấm bàn lớn đặt ngang.  Table Mountain có độ cao khoảng 1,085 m trên mực nước biển và từ đỉnh núi, có thể nhìn thấy cảnh quan của cả thành phố Cap Town và vịnh Table Bay tuyệt đẹp.  Để lên đến đỉnh Table Mountain, chúng tôi đã dùng hệ thống cáp treo hiện đại.  Nhưng chẳng may khi lên được đến đỉnh, nhìn xuống dưới chúng tôi chẳng thấy được gì vì lúc đó mây và sương mù bao phủ chung quanh, gió thổi mạnh và trời rét buốt nên chúng tôi chỉ chụp hình loanh quanh rồi một tiếng sau, vội vàng theo cáp treo xuống núi.  

    –  Chapman’s Peak Drive:  là một trong những con đường ngắn, 9 km, ngoạn mục nhất ở South Africa, nổi tiếng với  các khúc cua quanh co và các chỗ dừng xe vị trí tuyệt vời để ngắm cảnh biển và núi.

    –  Boulders Beach: là bãi biển ở Simon’s Town, phía nam Cap Town, nơi sinh sống của một loài chim cánh cụt đặc biệt, được gọi là African Penguin hoặc Cape Penguin.

    –  Cap of Good Hope: nằm ở phía nam của bán đảo Cap Peninsula, là một biểu tượng của South Africa, nổi tiếng với việc có một bảo tàng và những con sóng mạnh mẽ của Đại Tây Dương gặp nhau với biển Ấn Độ Dương, được nhiều du khách viếng thăm và chiêm ngưỡng khung cảnh biển cả và các vách đá cao và đồng cỏ xanh tuyệt đẹp.

          Sau 3 ngày 4 đêm ở Cap Town, chúng tôi đáp chuyến bay đế́n thăm một nước khác ở châu Phi:  Zimbabwe.

    2.  Zimbabwe:

               Zimbabwe là một quốc gia không giáp biển, nằm ở phía Bắc của South Africa, giữa hai nước South Africa và Zambia, thủ đô là Harare và có khoảng 15 triiệu dân, tiếng Anh là ngôn ngữ chính.  Zimbabwe nổi tiếng với Hwange National Park và Victoria Falls, có di sản văn hóa và lịch sử phong phú.  Đất nước tuy có nhiều tài nguyên nhưng chưa được phát triễn, phần đông dân chúng sống trong cảnh đói nghèo.

          Chúng tôi đến phi trường Victoria Falls Airport của nước Zimbanwe  vào khoảng 1:30 pm, được đưa về ở  tại Nguni Lodge, cách phi trường không xa, rất xinh xắn, thơ mộng với những mái nhà lợp tranh, hồ bơi và cây cảnh xanh mát chung quanh.  Chúng tôi chỉ ở đây có 1 ngày 2 đêm nhưng cũng đã xem được những cảnh đẹp nổi tiếng và có những kỷ niệm vui, buồn lẫn lộn.

    –  Sunset Cruise on the Zambezi River:  chúng tôi đã có một buổi chiều tuyệt vời khi đi trên chuyến du thuyền ngắm hoàng hôn trên sông Zambezi, một trong những con sông lớn nổi tiếng nhất châu Phi.  Chúng tôi đã uống rượu vang, thưởng thức những món khai vị bản xứ thật ngon, chiêm ngưỡng mặt trời lặn trên sông tuyệt đẹp và ngắm những con cò trắng, hươu, nai, voi, cá sấu, hà mã ngâm mình trong nước, phơi mình trong nắng hoặc lang thang trên cánh đồng hoang…

    –  Victoria Falls: thác nước lớn nhất thế giới có chiều rộng khoảng 1.7 km và chiều cao khoảng 108 m (Niagara Falls rộng khoảng 1.6 km va cao 51 m), nằm ở biên giới giữa Zimbabwe và Zambia, phía Nam của châu Phi.  Thác Victoria được hình thành bởi nước sông Zambezi cung cấp, từ độ cao 108m đổ thẳng xuống một phiến đá lớn.  Kẽ nứt được hình thành rộng khoảng 1.7 km.  Từ đó nước sông bị hẫng nên tạo thành một thác nước vô cùng thú vị.  Cảnh đẹp ấn tượng này được một nhà thám hiểm người Scotland tên David Livingstone tìm ra vào ngày 16/11/1855.  Thác được lọt vào danh sách Di sản thế giới, 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất.

    – Kituso Primary School & Village: không nằm trong chương trình du lịch, chúng tôi yêu cầu được đi thăm một làng quê để tìm hiểu đời sống của người dân ở đây và được người tour guide đưa đi thăm trường tiểu học Kituso và một làng quê cách Victoria Falls khoảng 10 phút lái xe.  Nói là “trường” nhưng thật ra đó là hai phòng nhỏ lợp mái tôn, trong lớp chỉ có hai cái bàn và vài ba cái ghế, các em bé thay phiên nhau ngồi đọc, viết ở bàn.  Hôm chúng tôi đến thăm trúng vào ngày Thứ Bảy, trường nghỉ học nhưng vì được tin có du khách đến thăm nên cô giáo và các phụ huynh đã mang con em ̣mặc đồng phục đến trường, khoảng độ 30 em, tất cả ngồi ở sân đất sau trường, dưới bóng cây, chờ chúng tôi thăm viếng.  Nhìn cảnh thiếu thốn của trường và các em, chúng tôi không khỏi xót xa và mọi người chúng tôi đã đóng góp ít nhiều giúp đỡ trường và mua quà bánh cho các em.

           Rời trường, chúng tôi được đưa đến một làng nhỏ kế bên gồm 5,6 căn nhà cho 37 người dân ở đó.  Một cô bé 14 tuổi và người mẹ được cử làm đại diện tiếp đón chúng tôi.  Chúng tôi được cho biết làng không có điện, nước, người dân phải đi khiêng nước cách làng vài ba cây số.  Nguyên cả làng chỉ có một cái bếp, một phòng chứa đồ ăn và tất cả mọi người trong làng tụ tập nơi đây để nấu nướng, ăn uống chung với nhau.  Họ chỉ có ăn ngày hai bửa, sáng và chiều, thức ăn thường là những loại ngũ cốc địa phương nấu loãng như cháo, hiếm khi có rau trái, thịt thà trung bình 1-2 lần một tuần. Làng không có trường trung học, được cô bé kể phải đi bộ 5 km mới đến trường, trưa nhịn đói…

           Chúng tôi ra về sau khi biếu một ́it tiền, lòng bồi hồi thương xót cảnh nghèo khó của dân làng ở đây cũng như của phần đông dân chúng trong xứ sở này và không khỏi liên tưởng cảnh nghèo khổ thiếu thốn tương tự ở những làng quê VN…

           Hôm sau, sau khi ăn sáng, chúng tôi lên xe van đi mất hơn một tiếng, băng qua biên giới đến thành phố giáp ranh Kasane, ở hai đêm tại Chobe Safari Lodge nằm bên bờ sông Chobe nổi tiếng để thăm nước láng giềng: Botswana.

    3. Botswana:

               Botswana là một quộ́c gia không giáp biển, nằm ở phía Bắc của South Africa và giáp ranh với bốn nước Namibia, Zimbabwe, Zambia và South Africa, thủ đô là Gaborone và có khoảng 2.3 dân, ngôn ngữ chính là tiếng Anh. Botswana, trù phú hơn Zimbabwe, có một nền kinh tế mạnh mẽ, chủ yếu là khai thác mỏ kim cương và du lịch, nổi tiếng với động vật hoang dã và một trong những nơi thu hút khách du lịch hàng năm này là Chobe National Park.

    –  Chobe National Park:  nằm ở phía Bắc của Botswana, gần biên giới với South Africa, Zimbabwe và Zambia và là công viên quốc gia lớn thứ ba ở Botswana, lấy tên từ con sông Chobe, chảy dọc theo ranh giới phía Bắc của công viên.  Chobe National Park nổi tiếng khắp thế giới về sự đa dạng của động vật hoang dã, bao gồm cả “Big Five”.  Cũng như chuyến safari ở Kruger National Park, South Africa chúng tôi ra đi từ lúc 5 giờ sáng, khi chưa rạng đông, trời lạnh như cắt và mỗi người trong xe được phát cho một cái mền quấn người cho ấm.  Loài  thú chúng tôi nhìn thấy đầu tiên là voi, rất nhiều voi, đi từng đàn, nhìn những chú voi con đi sát cạnh mẹ thấy thật thương và cảm độ̣ng.  Đang mãi ngắm voi thì người tài xế nhận được tin có hai con báo, ông ta bảo chúng tôi

    ngồi cẩn thận và chạy xe thật nhanh đến đ̣ịa điểm đó vì sợ đến chậm hai con báo bỏ đi mất.  Ông chạy xe như bay trên những con đường mòn hẹp, lắm lúc cán trên những bụi cây để đi và đây là lần đầu tiên tôi thấy sự lợi hại của four-wheel drive… Khi đến nơi thì đã có mười mấy chiếc xe chen chúc ở đó để mọi người nh̀ìn ngắm hai con báo trong rừng, một con trên cành cây đang ăn thịt một con nai, một con dưới đất, cách xa mọi người khoảng 300 m.  Tôi đã phải vất vả lắm mới nhìn thấy chúng vì quá xa và hình dáng chúng lẫn vào cây rừng, may mà máy ảnh tôi có ống kính dài nên tôi mới có thể trông thấy và chụp hình hai con báo đó.  Hôm đó chúng tôi cũng đã nhìn thấy nhiều thú vật hoang dã, có lẽ còn nhiều hơn ở Kruger National Park, như hươu, nai, ngựa vằn, voi, cá sấu, linh dương, heo rừng, khỉ, trâu nước, gà rừng, ngựa vằn, hươu cao cổ… và nhiều loại chim đặc biệt.  Chỉ tiếc là trong chuyến đi này chúng tôi đã không nhìn thấy sư tử và tê giác là hai loài thú ngày càng hiếm hoi trên thế giới.

    –  Sunset Cruise on the Chobe River:  Buổi chiều chúng tôi ̣đi du thuyền để ngắm mặt trời lặn đẹp tuyệt vời trên sông Chobe, một trong những con sông nổi tiếng nhất châu Phi.  Con sông này là nhịp tim của cả khu vực, tạo thành môi trường sống lý tưởng cho vô số động vật phụ thuộc vào nước, trong đó có hà mã, cá sấu…  Trong chuyến cruise này chúng tôi đã thấy nhiều nai, cá sấu, heo rừng, trâu nước, hà mã, nhiều loại chim và nhất là voi, đặc biệt là cảnh đàn voi lội qua sông thật ngoạn mục, voi con dùng vòi quấn đuôi voi mẹ thấy thật thương và cảm động.

              Buổi cơm tối tại Chobe Safari Lodge, tôi đã có dịp thưởng thức món  đuôi cá sấu rất ngon mềm và những món ăn địa phương khác cũng thật ngon.  Hôm sau chúng tôi được chở ra phi trường Victora Falls để bay đến Johannesburg, rồi từ Johannesburg đến London và từ London về lại Los Angelos, một chặng đường dài gần 30 tiếng, kết thúc một chuyến đi thăm châu Phi thật thú vị với những kỷ niệm tuyệt vời khó quên.

    Xin mời quí Thầy Cô, quí anh cḥi và các bạn cùng PL đi thăm vài nước châu Phi qua hình ảnh cho vui.

    https://photos.app.goo.gl/xZNwRqb5qpSA91UFA

    Kính chúc sức khỏe và an lành.

    Thân kính,

    PLang

    Phan Lang

             

             

  • KIẾN THỨC TỔNG QUÁT,  Vương Trùng Dương

    Trầm Tử Thiêng – Đỗ Thái Tần: Mối Tình Xa Xưa

    Người bạn cố tri Nguyễn Ngọc Chấn nhắn tin cho tôi chị Đỗ Thái Tần bị cancer vào giai đoạn cuối, có lẽ từ giã cõi trần trong nay mai. Trước khi qua đời, chị muốn nói lời cảm ơn với tôi về bài viết nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng.

    Mấy hôm nay tôi bị cảm ho nên không liên lạc điện thoại. Thứ Tư (25/10) chị text cho tôi “Tôi phải vào Emergency 2 lần vì bị tắt tiếng, laryngitis nên đành phải text cho anh đây. Chỉ muốn nói lời cảm ơn anh đã viết bài về anh Lợi (Trầm Tử Thiêng)…”. Đọc những dòng text của chị vô cùng xúc động trước giờ tử sinh… Và không biết gì hơn chỉ cầu mong chị không bị đau đớn, ra đi thanh thản để gặp lại người xưa nơi cõi vĩnh hằng.

    Năm 1998, nhà in Westminster Press ra tờ Thế Giới Nghệ Thuật, khổ magazine, giấy láng, full color, chủ bút là Lâm Tường Dũ (cũng là chủ nhân tuần báo Tình Thương), và tôi làm tổng thư ký cả 2 tờ nầy. Với nội dung tờ TGNT thuần túy về lãnh vực nầy nên chọn đề tài cũng dễ để viết. Khi Lâm Tường Dũ đề nghị tôi viết về Trầm Tử Thiêng và nói ông nầy khó tính, đừng đề cập đến chuyện tình (dù chúng tôi cũng biết nhiều) chỉ viết về nhạc lính, quê hương và thân phận người Việt lưu vong, giữ bí mật không báo cho ông biết.

    Trầm Tử Thiêng (Nguyễn Văn Lợi), cùng quê hương với tôi ở Quảng Nam. Vào thời điểm cuối thập niên 50, anh có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp (thường gọi là bằng Diplôme) bằng nầy cũng có giá trị vì thi viết và vấn đáp khoảng 15 phần trăm trúng tuyển. Có mảnh bằng nầy cũng có cơ hội lập thân, nếu có chứng chỉ lớp Đệ Nhị, đủ điều kiện nộp đơn vào vài quân trường để được đào tạo thành sĩ quan QLVNCH. Trầm Tử Thiêng theo học trường Sư Phạm Thực Hành một năm ở Sài Gòn, ra trường dạy tiểu học nhưng với chuyên môn nên dạy nhạc ở trung học. Năm 1966 bị động viên vào trường hạ sĩ quan Đồng Đế Nha Trang, ra trường về phục vụ tại Phòng Văn Nghệ của Cục Tâm Lý Chiến, vì ngạch giáo chức nên cuối năm 1969 được biệt phái về Bộ Giáo Dục và làm việc tại Trung Tâm Học Liệu… Nơi đây có Nguyễn Ngọc Chấn, Trầm Tử Thiêng, chị Đỗ Thái Tần… Năm 1970, cuộc tình Lợi-Tần chớm nở… Thầy giáo, nhạc sĩ Nguyễn Văn Lợi – Trầm Tử Thiêng, nhà  nghèo, trong khi tiểu thơ họ Đỗ, con giám đốc mỏ than Nông Sơn, Quảng Nam và chủ tiệm kim hoàn ở Sài Gòn. Chữ “môn đăng hậu đối” đã ngăn cách mối tình đẹp, trong sáng của hai anh chị hồi trẻ.

    Trước ngày 30 tháng Tư, 1975, gia đình “nhạc phụ” ngỏ ý cho ghép tên anh Lợi vào gia đình di tản chính thức. Vì tự ái, anh từ chối, viện cớ còn mẹ già em dại, mà thực sự như vậy vì lòng hiếu thảo. Trầm Tử Thiêng lặng lẽ tiễn chân vợ và hai con (con của chị Tần nhưng anh thương như con ruột) chia phôi biền biệt. Cuộc tình của anh đi vào ngõ cụt, nhớ nhung dày vò tim não, tưởng chừng bị chìm đuối. Giai đoạn này anh sáng tác vài tình khúc cho hàng triệu người thưởng thức, nhưng, chỉ một người quặn thắt con tim…

    Những đắng cay, đói rét, tù đày không đau buốt bằng sự ngăn cách một đại dương với một nửa trái tim, Trầm Tử Thiêng viết ca khúc để đời “Mười Năm Yêu Em” khi gặp lại chị Tần tại Cali, chị vẫn còn thương yêu anh như thuở nào, trở thành tuyệt phẩm hay và chua xót nhất của tình người.

    … Trầm Tử Thiêng phải giấu tên, trốn tránh, tìm đường vượt biên nhiều lần nhưng bất thành, bị bắt ở tù hơn một năm, từ khám lớn Rạch Giá, Trầm Tử Thiêng viết bài “Tâm Ca Của Người Tù Vượt Biển,” sau đó anh bị đày xuống trại cải tạo lao động U Minh, sống chung với anh em công chức cao cấp và sĩ quan QLVNCH…

    Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng qua đời ngày 25 tháng 1 năm 2000 tại Quận Cam trong hoàn cảnh cô đơn trong khu apparment. Ca sĩ Quốc Việt (Mỹ lai) gọi Trầm Tử Thiêng bằng bố. Quốc Việt tận tình chăm sóc và lo cho “bố Thiêng” đến hơi thở cuối cùng… Buổi tưởng niệm Trầm Tử Thiêng vào trưa Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020, đặc biệt có sự hiện diện của người bạn đời duy nhất của ông, mối tình được giấu kín gần nửa thế kỷ mà vẫn chưa ngưng rung động…

    Tháng 7 năm 2021, tôi viết bài Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng & Những Dòng Chia Sẻ, tôi hỏi anh Nguyễn Ngọc Chấn cuộc tình nửa thế kỷ trước giữa Trầm Tử Thiêng và chị Đỗ Thái Tân có được không? Nghĩa tử nghĩa tận, chị đồng ý vì mối mối tình mang xuống tuyền đài… thầm kín suột cuộc đời không thể nào quên.

    Bài viết được phổ biến, còn lưu trữ trên các websites.

    Vương Trùng Dương

    Little Saigon, Oct 26, 2023

    Việt Báo

    https://vietbao.com/a308880/nhac-si-tram-tu-thieng-nhung-dong-chia-sehttps://vietbao.com/a308880/nhac-si-tram-tu-thieng-nhung-dong-chia-se Trang web Lê Dinh

    Trang web Lê Dinh

    http://www.ledinh.ca/2021%20Bai%20Vuong%20Trung%20Duong%20Tram%20Tu%20Thieng.html

    Long Hồ Vĩnh Long

    https://longhovinhlong.blogspot.com/2021/07/nhac-si-tram-tu-thieng-nhung-dong-chia.html

    Đặc San Lâm Viên

    http://www.dslamvien.com/2021/07/nhac-si-tram-tu-thieng-va-nhung-dong.html

    T.Vấn & Bạn Hữu

    Dòng Sông Cũ

    https://dongsongcu.wordpress.com/2021/07/25/nhac-si-tram-tu-thieng-nhung-dong-chia-se/
  • Dương Viết Điền,  KÝ SỰ

    II -Du Lịch Bahamas

    …Đến chiều tối sau khi tranh thủ thời gian để di thăm viếng những nơi có danh lam thắng cảnh, hay những kỳ tích lịch sử của xứ đảo thần tiên nầy, chúng tôi liền vào phòng ăn để dùng cơm tối như chiều qua rồi về khách sạn nghỉ ngơi.

    Sáng hôm sau, chỉ còn một ngày phù du trên thiên đàng nữa nên chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình đúng như ngày hôm qua. Kéo đến phòng ăn để dùng điểm tâm đã rồi mọi việc sẽ tính sau.

    Vì trên xứ Đào Nguyên nầy chỉ ăn hai bữa chính: sáng và tối. Thế nên nhiều du khách dùng điểm tâm như bữa ăn chính luôn để trưa khỏi phải ăn, đợi cơm tối ăn luôn. Vì vậy sau khi dùng một ly cà phê sữa và một miếng bánh ngọt, tôi lại ăn thêm một miếng beefsteak, vài lát cà chua và hai lát bánh mì nữa cho trọn phần cơm trưa; lấy cớ thịt beefsteak ở trên thiên đàng sao mà nó mềm và ngon hơn thịt ở hạ giới!

    Không biết có phải thượng đế trên thiên đàng này đã mời ba người Việt Nam vừa trúng giải quán quân quốc tế “Chef de Cuisine” là các cô Maiki Le, tức cô Lê Mai Khanh ái nữ của anh chị Lê Văn Khoa và Ngọc Hà vừa thắng giải Cooking Champion và $10,000 tiền thưởng trong cuộc thi nấu ăn trong chương trình Chopped của Food Network trên truyền hình Hoa Kỳ, phát hình lúc 8 và 10 giờ tối Thứ Ba 16-4-2013 vừa qua, và  hai cô Luke Nguyễn (Úc Châu), Christine Hà (Master Chef) lên chỉ huy và hướng dẫn mấy cô cậu hoả đầu vụ trên “Atlantic, the Paradise Island” này hay không mà món nào món nấy đều ngon tuyệt cú mèo cả!

    Các du khách từ người Pháp, người Đức, người Anh, người Ý, người Đại Hàn, người Ả Rập, người Ấn Độ, người Tầu, người Mễ Tây Cơ v.v… đều ca ngợi vô cùng.

    Cô Maiki Le, tức cô Lê Mai Khanh, ái nữ của nhạc sĩ  Lê Văn Khoa và chị  Ngọc Hà.

    Sau khi dùng điểm tâm xong, chúng tôi lại lên đường để tiếp tục cuộc hành trình săn lùng những cảnh đẹp của xứ thần tiên, nơi có nhiều huyền thoại vang bóng một thời khi Bahamas đang còn là thuộc địa của đế quốc Anh với câu nói bất hủ đã đi vào lịch sử thuôc địa: Đế quốc Anh, mặt trời không bao giờ lặn!.

    Đang đi trên đường bỗng thấy con cá đối đang bơi dưới suối thật là đẹp mắt, tôi lấy camera ra chụp ngay vài hình.

    Cứ mỗi lần đến một địa điểm khác, nhân viên trực an ninh của địa điểm đó bắt chúng tôi đeo vào tay một vòng tròn, khác với màu sắc của vòng tròn cũ. Biểu tượng này coi như là giấy phép được đi thăm viếng trong địa điểm mới vậy thôi. Sau đó chúng tôi có thể tự do đi ngắm cảnh hay xuống hồ bơi tùy thích.

    Vì chúng tôi chỉ lấy vé vào thăm đảo NASSAU có ba ngày thôi nên còn rất nhiều kỳ hoa dị thảo, cũng như những lâu đài tráng lệ nguy nga, những nơi phồn hoa đô hội của xứ bồng lai tiên cảnh này chúng tôi chưa đến thăm được, đành phải ra về vì đi du lịch cũng đã lâu rồi. Thế rồi khi thấy trời đã về chiều, chúng tôi liền đi lui lại để vào trung tâm Marketplace dùng cơm tối. Sau đó cả gia đình kéo nhau đi một vòng dưới ánh sáng chan hòa của đèn điện đủ màu sắc về đêm, để thưởng lãm những bức tượng, những hình ảnh thuộc về lịch sử của quần đảo Bahamas. Chúng tôi cũng đi ngang qua phòng ngồi uống cà phê Starbucks, ghé đến xem các sòng bài ở casino, nơi các du khách vào đây để giải trí, cũng là nơi các tay triệu phú và những người nghiện cờ bạc đốt tiền như đốt giấy vàng bạc.

    Chụp hình để làm vua một phút

    Lúc đi ngang qua một phòng thấy rất nhiều người vây quanh một chiếc ghế màu vàng đặt trên cao như ghế của vua chúa ngày xưa, tôi liền đến gần để xem. Thì ra có lẽ đây là chiếc ngai vàng của một ông vua nào đó đã trị vì trên quần đảo Bahamas này trong thế kỷ trước. Thấy nhiều người thay phiên nhau lên ngồi trên ghế chụp hình để làm kỷ niệm, tôi cũng leo lên ngồi rồi nhờ người ta chụp một hình để kỷ niệm một phút làm vua trên thiên đàng; dù đây chỉ là thiên đàng của NASSAU, một đảo lớn trong mấy nghìn đảo của quần đảo Bahamas.

    Sau khi đi vòng vo tam quốc trong ROYAL TOWER khoảng hai giờ thì trời đã về khuya, chúng tôi liền về khách sạn nghỉ ngơi để sáng mai lên đường bay về Miami.

    Sáng hôm sau vừa thức giấc, bà xã tôi mở cửa ra thì thấy mấy tờ giấy nằm trước cửa. Lấy lên đọc thì thấy bản tin thứ nhất là tờ hoá đơn tính tiền, bản tin thứ hai là những lời cám ơn du khách đã quyết định

    chọn Atlantic, the Paradise Island, là nơi để đến du lịch. Cuối cùng là xin hẹn gặp nhau lại tại thiên đàng này trong tương lai!

          Theo chương trình chúng tôi đã vạch sẵn, sau khi dùng điểm tâm xong, gia đình chúng tôi mang hành lý rời khách sạn ra phòng làm thủ tục để lên xe buýt vào phi trường. Trong lúc ngồi chờ đợi gia đình con gái tôi làm thủ tục, tôi ngồi nghỉ trên chiếc ghế ở gần cổng ra vào. Bỗng có một bà người gốc Phi Châu thân hình mập ú, đến ngồi nghỉ bên cạnh tôi. Tôi liền cất tiếng chào bà ta. Bà ta cũng chào lại để đáp lễ. Để đánh tan bầu không khí im lặng, tôi liền hỏi bà ta:

    – Thưa Bà, Bà làm việc trên thiên đàng này phải không?

    Bà ta vừa nhìn tôi vừa cười:

    – Ở đây là thiên đàng?

    Tôi trả lời ngay:

    – Thì đây là thiên đàng chứ còn gì nữa! Bằng chứng là trên tấm bảng thật to trong phòng kia cũng như trên các poster quảng cáo đều có chữ PARADISE. Bà thấy trên hình quảng cáo đằng kia kìa: Atlantic, the Paradise Island!!

    Nghe tôi nói như vậy bà ta cười hì hì hì hì thật to. Đợi cho bà ta cười xong tôi liền nói:

    – Công nhận thiên đường này đẹp thật. Tôi muốn trở lại thăm lần thứ hai mà không được. Tiếc quá!

    Bà ta hỏi ngay:

    – Tại sao vậy, thưa ông?

    Tôi trả lời ngay:

    – Thì bà cũng biết đấy, khi người nào chết, Chúa chỉ cho người đó lên thiên đàng một lần thôi! Thế nên làm sao tôi có thể trở lại thiên đường nầy lần thứ hai được!

    Tôi vừa nói xong bà ta lại cười hi hi hi hi có vẻ khoái chí vì câu nói hài hước vừa rồi của tôi.

    Cuộc đối thoại giữa tôi và người đẹp mập ú gốc Phi Châu vừa dứt thì gia đình tôi gọi lên xe buýt. Thế là lên xứ Đào Nguyên mấy ngày khi giã từ Bồng Lai Tiên Cảnh để bay về lại hạ giới, mấy nàng tiên của Lưu Nguyễn ngày xưa đâu không thấy, lại thấy một nàng tiên gốc Phi Châu mập ú ngồi trên thiên đàng đang vẫy tay chào vĩnh biệt ta! Thôi thế cũng được, miễn sao có Nàng Tiên vẫy tay chào là quý lắm rồi! Được sinh ra rồi sống cho trọn một kiếp người dễ gì gặp được Tiên!

    Để đáp lại nụ cười giã từ của Nàng Tiên da đen mập ú, tôi vừa vẫy tay chào từ biệt nàng vừa hát mấy câu trong bản nhạc của nhạc sĩ nào đó tôi đã quên tên mất:

    “Yêu nhau, cho nhau nụ cười!

    Thương nhau cho nhau một lời.

    Một lời thôi vĩnh biệt!

    Một lời thôi xa nhau!”

    Nhưng rồi thấy nàng tiên lại đứng lên vẫy tay mỗi lúc một mạnh hơn. Xúc động quá tôi liền hát mấy câu cuối trong bài “Vĩnh Biệt” của Nhạc Sĩ Lam Phương để từ biệt nàng:

    Thôi kiếp sau gặp nhau
    Giờ đã muộn màng
    Chỉ biết lỡ làng … !!!

    Lúc xe buýt sắp chuyển bánh để lên phi trường, chợt nhớ cái ba lô nhỏ đựng máy quay phim, máy ảnh trên lưng tôi đâu mất rồi. Thế là cậu Quang và tôi liền xuống xe gấp để lấy ba lô lên. Vì trong lúc chờ xe buýt, tôi để cái ba lô nhỏ đó ở góc tường nơi chỗ tôi và cậu Quang đứng chuyện trò hồi nãy. Sau khi chạy vòng vo tam quốc gần bốn mươi phút thì xe buýt đến phi trường. Chúng tôi vào trong phòng làm thủ tục hải quan để lên máy bay về Miami. Vì NASSAU, thủ đô của quần đảo Bahamas, không phải là lãnh thổ của Hoa Kỳ nên thủ tục hải quan ở đây được thực thi rất kỹ lưỡng trước khi về lại Hoa Kỳ. Như thường lệ, gia đình tôi cũng đã làm thủ tục hải quan tại phi trường nầy không có gì trở ngại. Riêng cá nhân tôi, vì hôm nay là ngày trở về nên tôi nghĩ rằng, có thể nằm hay ngồi lê lết tại phi trường hay khách sạn, để chờ xe buýt hay máy bay nên mặc áo quần gì cũng được. Vì vậy trong số 5 cái quần dài mang theo, tôi lấy đại cái quần kaki và cái áo ca rô màu xanh đỏ tím vàng mặc vào. Đầu tôi đội thêm cái mũ lưỡi trai màu đen nữa, chân mang giày.

    Sau khi tôi bỏ tất cả giày, bóp đựng giấy tờ căn cước, tiền bạc, nón lưỡi trai, nịt, cell-phone vào một cái khay rồi để trên bàn cho chạy qua máy, mọi việc đều êm xuôi. Bỗng anh chàng an ninh phi trường da đen đứng gần tôi bảo tôi đứng riêng một bên để kiểm soát. Không biết vì thấy tôi bề ngoài bận áo quần như thế nó có tưởng tôi là hải tặc từ Caribean đến không. Nằm bơi giữa nắng mấy năm liên tục để chữa bệnh đau lưng nên nước da đã ngâm đen; giờ đây đi tắm biển giữa nắng gần 12 ngày nữa nên nước da càng đen thêm. Đã thế vì chúng tôi còn đi từ hướng Caribean về nên không biết thấy tôi bận áo quần như vậy nó có nghi tôi là hải tặc từ Caribean đến hay không mà chàng an ninh nhất định phải kiểm soát trên người tôi một lần nữa!

    Tên “hải tặc” (áo ca-rô, quần kaki) về từ hướng Caribean, đang ngồi chờ xe buýt đến chở vào phi trường NASSAU để bay qua Miami. Bên cạnh là du khách thăm viếng Atlantis, Paradise Island, Bahamas.

    Khi tôi đứng riêng ra rồi nó bảo:

    – Hands up.

    Tôi liền giơ tay lên cao. Khi tôi đưa tay lên cao thì cái quần kaki của tôi rơi xuống đất vì nó rộng quá và không đeo nịt vì tôi đã lấy nịt bỏ trên khay cho chạy vào máy để kiểm soát rồi! Sở dĩ tôi mua rộng quá mà không sửa vì khi mang nịt vào thắt lại, cũng vừa thôi. Vì quần rơi xuống đất nên tôi phải bỏ hai tay xuống chụp nhanh lưng quần lại để quần khỏi rơi xuống. Khi thấy tôi bỏ hai tay xuống chụp lưng quần, nhân viên an ninh da đen kia lại nói:

    – Hands up!

    Tôi liền đưa tay lên đầu hàng (hands up) lại thì quần tôi lại rơi xuống nữa! Vì thấy quần rơi xuống tôi lại phải bỏ tay xuống chụp quần lại để kéo lên! Thấy tôi không chịu đưa tay lên cao mà cứ bỏ tay xuống nữa nó lại nói lớn:

    – Please hands up!

    Tôi nghĩ bụng, nếu tình trạng cái quần này kéo lên rồi rớt xuống, rồi lại kéo lên rồi rớt xuống nữa cứ tiếp tục hoài thì mệt quá. Vì vậy tôi quyết định đứng chàng hảng hai chân, giang hai chân ra thêm cho thật rộng thì cái quần dài chỉ rơi ngang bắp vế sẽ bị giữ lại thôi khỏi phải rơi xuống dưới xa! Vì anh chàng an ninh da đen này đã ra lệnh 3 lần rồi, tôi nghĩ sự bất quá tam, nên để quần liều như thế cũng được rồi, không thì mệt với nó. Cuối cùng đứng trong tư thế hai chân chàng hảng như vậy là yên chí lớn rồi, nên tôi vừa đưa tay lên cao vừa nói với anh chàng nhân viên kiểm soát da đen kia:

    – OK. Tau đầu hàng mày rồi (hands up), mầy muốn làm gì thì làm!

    Thế là chàng ta cầm một chiếc máy nho nhỏ hình chữ nhật bắt đầu đưa sát vào ngực áo tôi rồi rà từ từ trên ngực xuống bụng. Khi ngang “vùng cấm địa”, không biết nghi ngờ cái gì mà chàng ta rà chầm chậm chầm chậm khiến tôi bật cười làm cái quần suýt rơi xuống đất nữa! Sau đó chàng ta ra phía sau lưng rà từ trên xuống dưới. Khi thấy chàng rà xong rồi tôi liền hỏi:

    – OK. Sir?

     Chàng ta vừa trả lời OK xong thì tôi bay đến cái khay lấy nịt mang vào thắt lưng quần ngay! Đúng là kêu trời không thấu!

    Sau khi làm thủ tục hải quan tại phi trường NASSAU xong, chúng tôi vào phòng đợi để chuẩn bị lên máy bay về Miami. Ngồi chờ khoảng một giờ thì có lệnh lên máy bay. Đúng 2giờ chiều ngày 11 tháng 4 năm 2013, máy bay bắt đầu cất cánh tại phi trường NASSAU, thủ đô của quần đảo Bamahas, nhắm hướng phi trường Miami của tiểu bang Florida trực chỉ.

    Ngồi trên máy bay nhìn qua cửa sổ, tôi thấy đảo NASSAU, được mệnh danh là thiên đàng của hạ giới, The Paradise Island, đang nổi bật dưới ánh nắng chiều tà thật đẹp mắt. Lúc máy bay bay hơi nghiêng về phía bên phải, tôi thấy tháp ROYAL TOWERS phản chiếu ánh nắng chiều đang đứng sừng sững dưới trời cao, quyện lấy nắng hồng mây trắng trời xanh, làm cho tháp ngà trở nên tráng lệ, ngoạn mục bên cạnh dãy núi rừng thật là hùng vĩ. Rồi đằng kia là tháp The COVE ATLANTIS và The REEF ATLANTIS đang hiển hiện bên bờ đại dương tràn ngập những sóng biển dạt dào.

    Thôi thì thời gian và thủy triều không bao giờ đợi chờ người. Thời gian thì vẫn trôi trôi mãi giữa dòng đời hiu quạnh. Thủy triều thì vẫn lên cao rồi xuống thấp, suốt đời xua đuổi nhau chạy theo thời gian để hòa mình vào cát trắng giữa chốn trần gian.

    Thế nên chúng ta, dù trong tương lai có ghé lại thiên đường hạ giới này để thăm lại cảnh cũ người xưa, hay một nghìn năm sau vẫn biền biệt xa cách nghìn trùng, thì hình ảnh đẹp tuyệt trần của thiên đường hạ giới này vẫn mãi mãi tiềm tàng trong lòng du khách.

    Xin tạm biệt thiên đường Atlantic, The Paradise Island! Xin tạm biệt hải đảo nằm bơ vơ bên cạnh lòng đại dương tận cuối chân trời ngút ngàn xa vời vợi, nơi mà sóng gió ba đào thường hay dậy sóng cuồng điên.

    Trích từ tác phẩm “Ký Sự Du Lịch Bahamas” xuất bản năm 2013)             

    Dương Viết Điền

  • Khánh Lan,  KÝ SỰ

    DU LỊCH THU VÀNG

    Trong 4 mùa thì mùa xuân và mùa thu được nhiều người ưa chuộng nhất mà trong ấy có 6 anh em chúng tôi. Còn gì đẹp hơn khi mùa xuân với muôn hoa đua nở và mùa thu với lá vàng khoe sắc, lá đỏ đổi màu…chính vì thế mà mùa thu năm nay, anh em chúng tôi (Quốc Dân, Mạnh Bổng, Kim Hương, Đức Hạnh, Tuyết Nga và Khánh Lan) chọn du thuyền Royal Caribbean, Jewel of the Sea, 10 Night Fall Foliage Northbound Cruise, để đi ngắm lá vàng rơi vùng New England & Canada.

    Mạnh Bổng, Khánh Lan, Tuyết Nga, Đức Hạnh, Kim Hương, Quốc Dân

    New York-New York: Trước khi xuống du thuyền Royal Caribbean, one way from Cape Liberty New Jersey to Quebec City, Canada, chúng tôi ghé thăm thành phố New York mà đã hơn 20 năm nay tôi chưa trở lại. Tôi còn nhớ đó là năm 2000 (Millennium 2000), một năm trước vụ khủng bố 911 (2001).

    New York 2000 với 5 hiệp sĩ “Mù” Mạnh Bổng, Thiên Kim, Khánh Lan, Bích Chi, Đức Hạnh

    The World Trade Center (2000) một năm trước vụ khủng bố 911 Khánh Lan & Đức Hạnh

    Millennium 2000 là năm mà một số người dân trên thế giới cho rằng: “Đó là ngày tận thế!” nên e dè và không dám đi du lịch ra nước ngoài. Vì thế, các hãng du lịch không có nhiều du khách nên đều xuống giá các tour bao gồm land tour, cruise, train và flights, v.v… Chúng tôi (Mạnh Bổng, Khánh Lan, Thiên Kim, Đức Hạnh và Bích Chi) là những kẻ “Điếc không sợ súng, mù không thấy đường và… ham của rẻ” nên quyết định booked a land tour with Trafalgar tour đi Spain và Portago.

    Hello New York (2023)

    Và lần này (2023) chúng tôi ghé lại New York để viếng thăm đài tưởng niệm các nạn nhân tử vong trong vụ khủng bố 911: Ground Zero Memorial Park. Vụ khủng bố 911 là một vụ thảm sát, kinh hoàng trong lịch sử xảy ra ngày 11 tháng 9 năm 2001, đã cướp đi sinh mạng của gần 3,000 người trong 102 phút và làm đảo lộn, kiệt quệ nền kinh tế cũng như làm thay đổi cuộc sống của nhiều người trên thế giới và nước Mỹ.

    Ground Zero Memorial Park

    ROYAL CARIBBEAN, JEWEL OF THE SEA, 10 NIGHT FALL FOLIAGE NORTHBOUND CRUISE-NEW ENGLAND & CANADA

    Bao gồm những thành phố: Boston (Massachusetts); Portland (Maine); Saint John (New Brunswich, Bay of Fundy); Sydney (Nova Scotia); Charlottetown (Prince Edward Island) và Saguenay, Quebec.

    Jewel of the Seas là tàu du lịch Radiance do Royal Caribbean điều hành, hoàn thành vào mùa xuân năm 2004 với chuyến đầu tiên vào tháng 5 năm đó. Jewel of the Seas lúc ban đầu với những chuyến du ngoạn từ Rome (Civitavecchia), Ý đến Quần đảo Hy Lạp ở Biển Địa Trung Hải. Tháng 11 năm 2016, Jewel of the Seas tái định vị để đi từ San Juan, Puerto Rico đến các điểm đến ở Caribe. Vào tháng 3 năm 2019, Jewel of the Seas lại tái định vị từ vùng biển Caribe đến Địa Trung Hải và thực hiện các chuyến du ngoạn ở Quần đảo Hy Lạp. Đến tháng 12 năm 2019, Jewel of the Seas đã cập bến tại cảng nhà ở Dubai và thực hiện các chuyến du ngoạn trong Vịnh Ba Tư. Jewel of the Seas đã mang du khách đến một số địa điểm ngoạn mục nhất trên thế giới.

    Jewel of the Seas & Cruise members welcome guests

    Jewel of the Seas có nhiều sinh hoạt và chương trình biểu diễn rất hấp dẫn như rạp chiếu phim trình chiếu những bộ phim cổ điển hoặc những bộ phim cập nhật mới nhất. Du thuyền cũng có một số phim được chọn để chiếu trên màn hình chiếu phim ngoài trời cạnh hồ bơi chính và nhiều sinh hoạt khác như leo tường, đánh gôn, v.v…Các thành viên của du thuyền ngoài việc phục vụ du khách, họ còn tham dự những sinh hoạt giúp vui như diễn hành, đơn ca, đồng ca, dạy khiêu vũ, family field, love and marriage show, v.v…

    International Parade Of Flags with the Jewel Of the Seas Cruise Members

    Dancing all night

    Về phần ẩm thực thì trên trung bình và những quán Café, quán rượu thì sẵn sàng phục vụ du khách. Có hai buổi tối đặc biệt (Formal Evernings) mà du khách thường diện quần áo đep để chụp hình lưu niệm.

    The Formal Everning

    Casino mở cửa chào đón khách yêu thích đỏ đen và encore-worthy entertainment, một chương trình nhạc kịch tuyệt vời từ West End đến Broadway, từ Ấn Độ đến Atlantis trong City of Dreams, Royal Caribbean singers, dancers in Tango Buenos Aires quyến cùng hai vũ công chính đến từ Agentina.

    Dancers in Tango Buenos Aires

    Nhạc kịch từ West End đến Broadway

    Từ Ấn Độ đến Atlantis trong City of Dreams

    VISITING THE PORTS

    Boston, Massachusetts với 400 năm lịch sử, Boston là một trong những thành phố lâu đời nhất nước Mỹ. Các di tích lịch sử và ngôi nhà thời cách mạng, nơi những người yêu nước, những chính trị gia và những nhà thơ nổi tiếng từng sinh sống. Những trò chơi giải trí như chèo thuyền (kayaking) trên sông Charles, hay chơi bóng chày tại công viên Fenway, hay chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những viên đá cuội trên đồi Beacon, hay đi bộ thư dãn trong công viên Freeway đều lý thú. Phần chúng tôi thì tản bộ xuống phố, vừa để tập thể dục “giảm cân” vừa ngắm lá nùa thu đổi màu vàng đỏ và ghé Chinatown thưởng thức món “Hoành Thắn Mì và vịt quay” nấu theo HongKong style do một người Việt Nam mà chúng tôi gặp bên đường giới thiệu…

    Downtown Boston

    Dạo phố Boston & ngắm lá nùa thu đổi màu vàng đỏ

    Chinatown

    Portland, Maine: Portland là thành phố thuộc tiểu bang Maine của Hoa Kỳ, nằm trên một bán đảo kéo dài đến Vịnh Casco. Vì là thành phố ven bờ sông nên tại Old Port có các bến tàu đánh cá, đang hoạt động, do đó một số nhà kho được chuyển đổi thành nhà hàng hoặc cửa hàng bán hải sản.

    The Old Port

    Là một thị trấn nhỏ nhưng lại thu hút nhiều nghệ sĩ, khách sành ănnhững người thích đi biển, yêu mùa đông. Từ Vịnh Casco đến ngọn hải đăng không xa lắm và có thể đi bộ được. Dạo quanh các cửa hàng trên Phố Congress và Cảng Cũ cũng thú vị, hoặc nếm thử các loại bia khác nhau của nhiều nhà máy sản xuất bia tại đây.

    Portland còn là một thành phố có rất nhiều hoạt động giải trí về đêm, mua sắm và du lịch. Gần đó, Western Promenade là công viên công cộng nằm trên đỉnh dốc, có tầm nhìn ra sông và núi. Khu West End xung quanh có nhiều ngôi nhà thời Victoria, trong đó có bảo tàng Biệt thự Victoria.

    Saint John, New Brunswich, Bay of Fundy là thành phố tổ hợp lâu đời nhất của Canada. Saint John cũng là cảng lớn thứ ba của Hoa Kỳ, hiện là thành phố lớn thứ hai trong tỉnh New Brunswich và là thành phố duy nhất nằm trên Vịnh Fundy, nơi có thủy triều cao nhất thế giới. Saint John được thành lập theo hiến chương hoàng gia vào ngày 18 tháng 5 năm 1785, dưới thời trị vì của George III. Cảng này là cảng có trọng tải lớn thứ ba của Canada với cơ sở hàng hóa bao gồm những thùng chứa hàng khô và hàng lỏng, hàng rời.

    Welcome to historic Saint John

    Saint John là một thành phố có những ngôi nhà lịch sử được xây dựng từ cả trăm năm trước.

    Loyalist là ngôi nhà lich sử lâu đời nhất ở thành phố Sain John và được xây từ năm 1811 đến năm 1817 bởi David Daniel Merrit, một người theo chủ nghĩa Trung thành đến từ Rye, New York. Tòa nhà Loyalist đã sống sót sau trận đại hỏa hoạn năm 1877 nhờ những người hầu bao quanh nó bằng khăn ướt.

    Saint John’s Reversing Rapids (Reversing Falls) là một chuỗi các xoáy nước, sóng và ghềnh nước trắng xóa được tạo ra khi thủy triều dâng cao của Vịnh Fundy (cao nhất thế giới) va chạm với Sông Saint John trong một hẻm núi đá ở Saint John, New Brunswick. Đây là một hiện tượng đáng kinh ngạc, phải quan sát ba lần khi thủy triều xuống, thủy triều lên và thủy triều rút.

    • Khi thủy triều xuống, thủy triều của Fundy thấp hơn mực nước sông Saint John. Con sông chảy qua hẻm núi và đổ vào bến cảng Saint John và Vịnh Fundy. Khi nước di chuyển qua hẻm núi, địa hình ngầm buộc nước trở nên hỗn ln với nhiều ghềnh nước trắng xóa và xoáy nước quay theo cả chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ.
    • Khi thủy triều lên, Vịnh Fundy dâng cao trên sông Saint John và sức mạnh của thủy triều thực sự làm đảo ngược dòng chảy của sông, tạo ra những đợt sóng lớn.
    • Mỗi ngày có hai lần thủy triều xuống và hai lần thủy triều lên – mất khoảng 12 giờ 13 phút để di chuyển từ đầu này đến đầu kia của chu kỳ thủy triều. Tuy nhiên, giữa lúc thủy triều lên và xuống có một khoảng thời gian gọi là thủy triều “chùng”. Khi thủy triều xuống, mực nước của Vịnh Fundy và sông Saint John bằng nhau, do đó tạo ra vùng nước yên tĩnh trong hẻm núi. Kéo dài khoảng 20 phút, thời điểm nước triều yếu là thời điểm duy nhất trong chu kỳ thủy triều mà các con thuyền có thể di chuyển qua Thác một cách an toàn. Để tính toán độ chùng thấp, hãy cộng thêm 3 giờ 50 phút vào thời điểm thủy triều xuống. Tương tự, để xác định mực nước triều cao, hãy cộng thêm 2 giờ 25 phút khi thủy triều lên.

    Saint John’s Reversing Rapids (Reversing Falls)

    Khi thủy triều lên tạo ra những đợt sóng lớn

    Sydney, Nova Scotia là một thành phố cũ trên bờ biển phía đông của đảo Cape Breton ở Nova Scotia, Canada thuộc khu đô thị vùng Cape Breton. Sydney được người Anh thành lập vào năm 1785 và được coi như là một thành phố vào năm 1904 và ngày 1 tháng 8 năm 1995 được hợp nhất vào khu đô thị khu vực. Sydney từng là thủ đô thuộc địa của Đảo Cape Breton cho đến năm 1820, khi thuộc địa này sáp nhập với Nova Scotia và thủ đô chuyển đến Halifax.

    Sự gia tăng dân số nhanh chóng xảy ra ngay sau đầu thế kỷ 20, khi Sydney trở thành nơi có một trong những nhà máy thép chính của Bắc Mỹ. Trong cả Thế chiến thứ nhất và thứ hai, đây là khu vực chính của các đoàn xe đi Anh. Nhưng đến thời kỳ hậu chiến sự sụt giảm lớn về số lượng người làm việc tại nhà máy thép của Tập đoàn Thép và Than Dominion, vì thế chính phủ Nova Scotia và Canada đã phải quốc hữu hóa nhà máy này vào năm 1967 để thành lập tập đoàn vương miện mới gọi là Tập đoàn Thép Sydney.

    Dân số thành phố đã giảm đều đặn kể từ đầu những năm 1970 và SYSCO đã bị đóng cửa vào năm 2001. Ngày nay, nguồn lợi tức chính của Sydney là ngành du lịch. Cùng với Sydney Mines, North Sydney, New Waterford và Glace Bay, Sydney tạo thành khu vực được gọi là Mũi Breton Công nghiệp.

    Với nét đẹp của đô thị bởi những tòa nhà cổ điển, kiến trúc và được xây dựng từ thế kỷ 18 đã đáp ứng lòng hiếu khách của các du khách. Sydney có rất nhiều sân chơi gôn (golf), có con đường mòn Cabot nổi tiếng, có âm nhạc sôi động theo nhịp điệu Celtic, có lối đi bộ lót ván, có trung tâm Di sản và Khoa học Cape Breton.

    Sydney Harbour

    Sydney có những ngôi làng cổ kính ở vùng North Sore, đặc biệt là những lối đi bộ được lát những tấm ván nhỏ, gọn ven bờ sông, bạn có thể tản bộ qua các khu vực lịch sử di sản của hàng hải.  

    Charlottetown, Prince Edward Island: Charlottetown là thủ đô của Đảo Hoàng tử Edward, Canada. Nó nằm trên bờ biển phía nam của tỉnh. Di tích Lịch sử Quốc gia Province House đã tổ chức Hội nghị Charlottetown năm 1864. Victoria Row có các cửa hàng, nhà hàng và Trung tâm Nghệ thuật Liên bang, nơi biểu diễn vở nhạc kịch dựa trên “Anne of Green Gables”. Gần đó là Nhà thờ St. Dunstan theo phong cách Gothic Revival. Charlottetown trong bầu không khí của thời đại Victoria của Charlottetown, thủ phủ của Đảo Hoàng tử Edward.

    Canada vào những ngày cuối thu mang theo cơn gió đông lạnh buốt da thịt. Những cơn mưa tuyết bắt đầu rơi phủ kín hai bên đường của xa lộ dẫn vào phố cổ Quebec (Little Paris). Xa xa, từng rặng thông cao vun vút, đứng xừng xững trên những thảm cỏ tuyết trắng xoá…Tuyết ở khắp nơi, đọng trên nhánh cây, cành lá, rơi trên nóc nhà, thảm cỏ xanh…lóng lánh và trắng xoá như những tảng băng hà ngoài khơi trôi dạt vào bờ…trông đẹp như một bức tranh.

    Đồi thông tuyết phủ

    Saguenay, Quebec, Canada là một thành phố ở vùng Saguenay–Lac-Saint-Jean của Quebec, Canada, trên sông Saguenay, nằm ở nơi hợp lưu với sông St. Lawrence. Saguenay,cách Thành phố Quebec khoảng 200 km (120 mi) về phía bắc bằng đường bộ, cách Tadoussac khoảng 126 km (78 dặm) về phía thượng nguồn và tây bắc. Saguenay được thành lập vào năm 2002 bằng cách sáp nhập các thành phố Chicoutimi và Jonquière và thị trấn La Baie. Chicoutimi được thành lập bởi thực dân Pháp vào năm 1676.

    Cùng với đô thị hạt khu vực Le Fjord-du-Saguenay tạo thành bộ phận điều tra dân số (CD) của Le Saguenay-et-son-Fjord (94) và là trụ sở của khu tư pháp Chicoutimi.Thành phố được chia thành ba quận: Chicoutimi (bao gồm thành phố cũ Chicoutimi, cũng như thị trấn Laterrière và Tremblay), Jonquière (bao gồm thành phố cũ Jonquière, Lac-Kénogami và Shipshaw) và La Baie (tương ứng với đến thành phố cũ La Baie). Cái tên Saguenay có thể bắt nguồn từ từ Innu “Saki-nip”, có nghĩa là “nơi nước chảy ra”. Saguenay nổi tiếng là thơ mộng với một nhà thờ sừng sững trên nền trời, những ngọn đồi nhấp nhô, những hàng cây vàng óng. Thành phố Saguenay nổi tiếng với Saguenay Fjord và là Fjord cực nam ở Bắc bán cầu.

    Phố cổ Quebec: Thành phố Quebec thành lập năm 1608, là một trong những thành phố lâu đời nhất ở Canada và nằm bên sông Saint Lawrence ở tỉnh Québec, Canada. Đây là thành phố có tường bao quanh duy nhất còn sót lại ở Bắc Mỹ, phía bắc Mexico và được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 1985.

    Ngoài việc là một địa điểm du lịch lớn, Quebec còn là một trung tâm hành chính và thành phố cảng cho thương mại xuyên Đại Tây Dương. Vị trí của nó ở nơi hợp lưu của sông St. Lawrence và Saint-Charles, cách Montréal khoảng 150 dặm (240 km) về phía đông bắc. Quebec mang lại một số lợi thế quân sự chiến lược quan trọng vì sự thu hẹp của sông St. Lawrence, Quebec trở thành nơi xa nhất cho các tàu đi biển ngược dòng có thể di chuyển qua lại và nếu đứng trên một sườn núi cao của thành phố bạn có thể nhìn bao quát ra đến tận dòng sông Lawrance. Năm 1842 trong chuyến thăm của Charles Dickens, ông đã gọi Quebec là “Gibraltar của Bắc Amerca”.

    Nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cartier là người đầu tiên khám phá ra khu vực này khi ông trên đường đến Châu Á để tìm kiếm các khoáng sản có giá trị như vàng và kim cương. Trong chuyến hành trình thứ hai đến Bắc Mỹ năm 1535, Jacques Cartier dừng thuyền trên dòng sông St. Lawrence, ông nghỉ chân tại làng Stadacona của người da đỏ Huron (địa điểm của thành phố Quebec hiện đại) và trong chuyến đi thứ ba vào năm 1541 và cũng là chuyến đi cuối cùng Jacques Carier, ông đưa một số người đến định cư và thành lập thuộc địa của Pháp tại Stadacona. Nhưng mãi cho đến măn 1600, khi lông thú trở thành một mặt hàng có giá trị thì người Pháp mới nghĩ đến việc duy trì quyền kiểm soát tại Quebec.

    Năm 1608, Samuel de Champlain thiết lập căn cứ lâu dài đầu tiên ở Canada tại Quebec và phát triển thành phố Quebec thành một trạm buôn bán lông thú và đã mang lại cho người Pháp khả năng kiểm soát việc buôn bán lông thú tại nội địa Bắc Mỹ. Từ năm 1629-1632, người Anh chiếm Quebec cho đến khi Hiệp ước Saint-Germain-en-Laye ra đời, người Anh mới trao trả Quebec lại cho Pháp.

    Tuy nhiên, khi mặt trận Quebec nổi tiếng trên Đồng bằng Abraham (liền kề thành phố) vào năm 1759, Pháp bại trận và phần lớn lãnh thổ do Pháp nắm giữ ở Bắc Mỹ đã được nhượng lại cho Vương quốc Anh theo Hiệp ước Paris năm 1763. Tuy chiến tranh trong khu vực không kết thúc bằng việc chiếm được Quebec, Người Anh đã tăng cường lực lượng phòng thủ quân sự của thành phố và kịp thời đẩy lùi một cuộc tấn công trong Cách mạng Mỹ. trong Trận Quebec lần thứ hai vào năm 1775. Sự ly khai của Hoa Kỳ khỏi Bắc Mỹ, Anh có ý nghĩa quan trọng về văn hóa, kinh tế và chính trị đối với Quebec. Theo Đạo luật Quebec năm 1774, người Canada gốc Pháp vẫn giữ được ngôn ngữ, tôn giáo và các thể chế văn hóa khác, do đó thành phố Quebec vẫn là trung tâm văn hóa Pháp.

    Năm 2008, Quebec kỷ niệm 400 năm thành lập và chúng tôi (Mạnh Bổng & Khánh Lan) có dịp đến Quebec thăm gia đình một người bạn gốc pháp quốc tịch Canada, Nicole Sévigny.

    Nicole & Khánh Lan (2008)

    Nicole, Mạnh Bổng and Nicole’s mother

    Hôm ấy là một ngày mưa tầm tã, nhưng cũng không làm chùng bước những giáo dân đến dự thánh lể do Đức Thánh Cha (Đức Hồng Y) gián tiếp truyền hình và truyền thanh từ Vatican City. Quebec ăn mừng 400 thành lập rất lớn và hầu như đa số các buổi concert ngoài trời đều cho vào cửa tự do. Các cửa hàng thời trang bán giảm giá và các quán ăn cũng có giá đặc biệt.

    Năm nay (2023) cũng như năm 2008, mùa đông đã về trên mảnh đất Canda và mang theo những cơn gió giá buốt. Vì thế mà thành phố cổ Quebec hôm nay chìm trong mưa với bầu trời màu xám nhạt với hàng hàng lớp lớp bụi tuyết nhỏ li ti bay lơ lửng trên không như thể bầu trời đang bị che phủ bởi một tấm voan mỏng màu trắng đục. Từng nẻo đường, góc phố gần như vắng hẳn bóng người dù đó là ngày cuối tuần. Một số người (có lẽ là du khách) bước vội vã dưới mưa, ngoại trừ chúng tôi, vẫn phớt tỉnh “Ông Trời” thơ thẩn, nhẩn nha chụp hình và ngắm phố.

    Quebec 2008 & 2023

    Phố cổ Quebec xưa nay vẵn nổi tiếng là có những nét quyến rũ với vẻ đặc trưng của thế giới cổ xưa, hơn thế nữa, Quebec mang đến cho du khách cơ hội thưởng thức hương vị  và ẩm thực của nước Pháp mà không cần rời khỏi lục địa.

    Dòng sông St. Lawrence hùng vĩ từ Terrasse Dufferin và Lâu đài Frontenac tuyệt đẹp.

    Phố cổ Quebec năm nay chào đón lễ Giáng Sinh tưng bừng với các cửa hàng bày bán những sản phẩm cho mùa Giáng Sinh. Những nơ xanh nơ đỏ buộc vòng quanh cửa xổ, cửa ra vào. Những bóng đèn tím, hồng, cam, vàng treo lấp lành trên cây, nơi cao ốc, trên đường phố, chen lẫn giữa những hàng cây với lá vàng, lá đỏ còn vương lại của cuối mùa thu…Phố cổ Quebec như ru hồn lữ khách đa tình với vẻ đẹp thơ mộng lạ thường dưới tia nắng yếu ớt của một ngày mưa. Có lẽ, Phố cổ Quebec sẽ đẹp bội phần trong những ngày nắng ấm chẳng kém gì thủ đô ánh sáng Paris, trách sao nó được mệnh danh là “Little Paris“…

    Christmas shopping

    Dạo phố cổ Quebec dưới mưa

    Phố cổ Quebec nổi bật với những con đường hẹp lát đá cộng thêm khung cảnh lộng lẫy của thành phố với cảnh trí xung quanh. Gần nhất là hai thành phố kiên cố, Vieux-Québec và Place Royale với những tòa nhà bằng đá và những con đường lát đá của quận Petit Champlain, nơi có nhiều quán rượu và cửa hàng nhỏ. Những con đường trải sỏi của Haute-Ville và Basse-Ville hay ghé vào các cửa hàng bánh ngọt để thưởng thức bánh kem cuộn hoặc bánh creperie nổi tiếng của Quebec.

    14 ngày du lịch ngắm lá vàng rơi qua nhanh như một cơn gió thoảng nhưng đã để lại cho chúng tôi nhiều kỷ niệm đẹp.

    Khánh Lan, Oct. 2023

    *** Tài liệu dựa theo Wikipedia, the free encyclopedia.

  • KÝ SỰ,  Viet-Hải

    Đỗ Bình: Nhà thơ và nhân cách đáng quý.

    Tôi biết anh từ lâu: nhà thơ Đỗ Bình, một nghệ sĩ đa tài về văn, thơ và nhạc; tính tình đôn hậu, hòa nhã, khiêm cung, ba dặc diểm khiến tôi quý trọng anh.

    Là chiến sĩ quốc gia thuộc ngành chiến tranh chính trị, vào tù gulag, CS hành hạ anh dã man, hậu quả nay anh mang bệnh. Đỗ Binh thẳng thắn, cương trực, nhưng không sinh sự với bạn bè, anh chọn phong thái đứng ngoài những tranh châp, bút chiến, những chuyện đời thường vốn đau đớn lòng như thi ca của cụ Tố Như-Thanh Hiên.

    Sau đây, tôi xin giới thiệu về anh đối với bạn bè trong ngoài Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian qua những ý tưởng anh viết hay nói chuyện, mà hôm Hội ngộ bạn bè từ Pháp Mỹ tại nhà hàng Sài Gòn (Paris) chị Teresa Thanh Vân không tiếc lời khen tài nói chuyện văn thơ của anh.

    Thơ thăm hỏi của nhà thơ Đỗ Bình Paris, xin theo dõi sau đây…

    Một số bạn bè Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian trong chuyến Âu châu du.

    “Subject: Re: THƯ PAIRS

    Qúy Anh Chị mến

    Do sức khỏe hôm nay tôi mới hồi âm đến các bạn.

    Các bạn Paris rất vui khi đọc đưọc bản bút ký của nhà văn Khánh Lan, nhà văn Trần Việt Hải. Ngày 20 tháng 9 vừa qua, các bạn đã mang cho chúng tôi một món quà tinh thần trong buổi hội ngộ qua sự thân thiện chân tình. Những lời phát biểu về sinh hoạt văn học nghệ thuật của Nhóm Nhân Ảnh Nghệ Thuật& Tiếng Thời Gian, Nhóm Hậu Duệ của Tự Lực Văn Đoàn, cũng như cảm nghĩ của các anh chị. Chúng tôi được thưởng thức những giọng ca truyền cảm, độc đáo  của Lệ Hoa, Thụy Lan, Mạnh Bổng đã trình bày những ca khúc giá trị làm tăng giá trị buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật Thu Paris. Hình ảnh của nhà văn Nguyễn Ngọc Cường chúng tôi cảm thấy bồi hồi khi nhớ lại người bạn cùng sinh hoạt chung vừa ra đi là KTS, TS Nguyễn Tường Hùng , một nhà đạo diễn có tài của Pháp. Ông là anh cả của nhà văn Nguyễn Ngọc Cường. Chúng tôi thấy nhà văn Trần Việt Hải ngồi xe lăn xuất hiện, hình ảnh đó làm xúc động các bạn Paris vì gợi nhớ hình ảnh ngồi xe lăn đi sinh hoạt văn hóa của các nhà văn đã tận tụy với văn chương chữ nghĩa như: Duyên Anh, nhà văn Hồ Trường An, nữ sĩ Minh Châu Thái Hạc Oanh (là một trong hai vị nữ giáo sư phái nữ duy nhấtt của trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn năm xưa: GS Thái Hạc Oanh Paris, GS Nguyễn Thị Thịnh ở San Jose), nhà văn Trần Tam Tiệp, nhạc sĩ Lê Trạch Lựu, nhà thơ, nhà biên khảo Phương Du (Một trong 10 vị bác sĩ đầu tiên của QLVNCH).

    Sự mê say văn chuuơng, hăng say và tận tụy trong những sinh hoạt văn học nghệ thuật, cũng như tấm lòng trọng Thày, qúy các bậc trưởng thượng của nhà văn Trần Việt Hải ở Cali  khiến các bạn Paris ngưỡng mộ. Tôi thường ra vào nhà thương, thêm bệnh mới của tuổi đời về cột sống, nhưng gặp các bạn tôi thấy tâm hồn vui, lên tinh thần  bỗng dưng sau hôm đó đi đứng trở lại khá hơn. Nghe lời ca khúc Triệu Đóa Hoa Hồng của Vương Trùng Dương tôi lòng lâng lâng theo giai điệu lời ca.

    Cuộc du lịch của các bạn thăm xứ Pháp và một số nước Âu Châu thật đáng giá, vì đó là những nới rất giá trị, không những đẹp mà còn mang tính văn hóa ịch sử.

    Các anh chị Paris nhờ tôi chuyển lời thăm và cảm ơn những tình cảm của các anh chị đối với các bạn.

    Chúc các anh chị nhiều sức khỏe. 

    Thân mến

    Đỗ Bình  “


    Tôi giữ nguyên nội dung thơ Đỗ Bình gửi ra như sau:

    “Objet : Re: Bản Chương Trình Thu Paris Văn Học Nghệ Thuật 20 tháng 9

    Thưa các Anh Chị

    Xin gởi các Anh Chị bản chương trình ngày 20 tháng 9 năm 2023, mong gặp các anh chị. Xin các anh chị tìm nghe lại giai điệu hai ca khúc Lối Về Xóm Nhỏ của nhạc sĩ Trịnh Hưng và Trăng Mờ Bên Suối của nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên để hôm đó chúng cùng đồng ca.    Lời của những ca khúc Trăng Mờ Bên Suối, và Lối Về Xóm Nhỏ sẽ được in ra nhiều bản để chúng ta cùng hát.

    Thân mến,

    Đỗ Bình”

    Sujet: Chiều Văn Học & Nghệ Thuật

    MC: NhS Thẩm Thái Hà, BS Nguyễn Bá Linh.

    Quay Phim: KS Trần Đình Quốc.

    Âm Thanh KS Lê Minh Triết.

    CHƯƠNG TRÌNH

    Phần I

    12h00 Tiếp Tân

    12h10 Khai Mạc :

    Nhà văn Đỗ Bình giới thiệu các văn nghệ sĩ từ Mỹ sang (15’).

    TS Nguyễn Thị Phượng Anh và BS Nguyễn Tối Thiện phát biểu cảm tưởng (5’).

    Luật gia  Đoàn Trần Thiều : phát biểu cảm tưởng.(2’)

    Nhà văn Nguyễn Ngọc Cường: Vài Nét Vê Nhóm Tự Lực Văn Đoàn. (7’)

    Nhà văn Khánh Lan Vài Nét Về Nhóm Nhân Ảnh Nghệ Thuật &Tiếng Thời Gian( 7’).

    Nhà văn Trần Việt Hải phát biểu Cảm Tưởng. (3’)

    GS Hoàng Đức Phương: Vài Nét Về Văn Hóa Thuần Việt.(7’)

    Phần II

    13h10 Dùng Cơm.

    Phần III

     14h00 Nhạc Thính Phòng : Tình Thơ Trong Ý Nhạc

    Nhà văn Đỗ Bình : Vài nét về guồn cảm hứng sáng tác những ca khúc trữ tình của một số nhạc sĩ vang bóng một thời: Dương Thiệu Tước, Phạm Duy, Lê Mộng Nguyên, Lê Trạch Lựu, Trịnh Hưng, Phạm Trọng Cầu, Quốc Dũng, Vũ Đức Sao Biển.(3’)

    Bên Nhau Ngày Vui, nhạc Quốc Dũng, Lê Hoa trình bày.

    Hai ca khúc: Trăng Mờ Bên Suối của Lê Mộng Nguyên và Lối Về Xóm Nhỏ, sẽ do tất cả những người hiện diện cùng hát.

    Ngọc Lan, nhạc & lời Dương Thiệu Tước, Hồng Loan trình bày.

    Em Tôi của Lê Trạch Lựu Đỗ Bình trình bày.

    Thu Hát Cho Người: nhạc&lời Vũ Đức Sao Biển, Tuyết Dung trình bày.

    Mùa Thu Paris qua Âm nhạc:

    GS Nguyễn Bảo Hưng : Vài nét độc đáo trong văn hóa Paris. Thái Hà trình bày ca khúc minh họa Les Feuilles Mortes , thơ Jacques Prévert, nhạc Joseph Kosma.

    Mùa Thu Paris, thơ Cung Trầm Tưỏng, nhạc Phạm Duy, Mạnh Bổng trình bày.

    Chiều Trên Sông Seine, thơ &nhạc Đỗ Bình, Thúy Hằng trình bày.

    Mùa Thu Không Trở Lại, nhạc &Lời Phạm Trọng Cầu, Kim Thu trình bày.

    Phần IV

    15h50 Mạn đàm với văn nghệ sĩ.

    17h00       Chấm dứt.


    Sau dây tôi xin tóm lược nội dung Đỗ Bình kể chuyện, mà nhà văn Vương Trùng Dương vì kẹt babysit giữ cháu ngoại như nhà văn Dương Việt Điền phải ở Nam Cali, nên không biết Đỗ Binh nói gì mà madame Teresa Thanh Văn Virginia khen nồng nàn, mà ông Vương Trùng Dương (aka tên cúng cơm Trần Văn Dưỡng) nóng lòng biên email “sao 2 bạn Khánh Lan và Việt Hải lại im lìm vậy cả”. Thôi thì hôm nay xin gởi bài cho sư huynh Dương Trần dây nhé…

    Trong buổi lễ Chiều Văn Học & Nghệ Thuật tại nhà hàng Sài Gòn, Paris.

    Nhà văn Đỗ Bình nhắc đến bài viết của Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian “Nhìn về phương diện văn hoá tại Nam California”, được dăng trong ấn phẩm biên khảo công phu của Câu Lạc Bộ Văn Hóa Paris,… tóm lược như sau:

    Ban Biên Tập chúng tôi, Vương Trùng Dương, Trần Mạnh Chi, Trần Việt Hải và Lưu Khánh Lan xin gởi đến Câu Lạc Bộ Văn Hóa Paris bài “Nhìn Về Văn Hóa Tại Nam California”.  Bài được đúc kết gồm ba phần sau đây:

    • Phần 1:  Về Văn Hóa VN Nam Cali.

    (Bài của Khánh Lan, Trần Việt Hải ) 

    • Phần 2:  Về Nền Báo Chí Tại Miền Nam California.

    (Bài của Vương Trùng Dương)

    • Phần 3:  Bảo Tồn Việt ngữ Tại Miền Nam California.

    (Bài của Trần Mạnh Chi)

    Phần 1:  Về văn hóa tại miền Nam California:

    Khánh Lan và Việt Hải   

    Định nghĩa văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh, báo chí, truyền thông, giáo dục, v.v…Riêng vùng Nam California của nước Mỹ, từ mùa thu năm 1975 là thời điểm bắt đầu cho những hứa hẹn một “Trung tâm văn hóa” của người Việt ở hải ngoại, bởi vì chính quyền Mỹ thiết lập một trại tiếp cư Pendleton, đón nhận người tị nạn Việt Nam lớn nhất nhất tại Hoa Kỳ.   Camp Pendleton tọa lạc ở vùng Oceanside, cách San Diego độ 38 miles (hay 62 kilometers) và cách thành phố Wewstminster khoảng 58 miles (hay 93 km).  Camp Pendleton là một căn cứ của Thủy quân Lục Chiến Mỹ, ngay từ đầu tháng ba năm 1975, trại tị nạn Pendleton đã tiếp nhân 20,000 người Việt, trong số này rất nhiều người tài hoa về phạm vi văn hóa của Việt Nam Cộng Hòa qua trại này, rồi phân tán ra các nơi khác trên nước Mỹ, đặc biệt là một số đông văn nghệ sĩ đã định cư và sinh hoạt văn hóa tại miền Nam California.

    Nói về văn hóa, chúng tôi thiết nghĩ văn hóa lấy yếu tố nhân bản con người làm gốc:  Đó là yếu tố dân tộc sinh tồn, lấy yếu tố cội nguồn lưu truyền làm nền và yếu tồ khai phóng giáo dục để xã hội được tự do, thăng hoa, mở mang và phát triển.  Để lưu truyên văn hóa gốc thì vấn đề giảng dậy tiếng Việt vô cùng hệ trọng.  Tại miền Nam California từ hạt Santa Barbara hướng Bắc xuống tới hạt San Diego ở tận cuối hướng Nam của hoa kỳ, có rất nhiều trường dạy Việt ngữ. …

     Bài viết khá dài, xin xem đính kèm.

    —————————————————

    Đỗ Bình kể chuyện về nhạc sĩ Trịnh Hưng Paris khiến madame Teresa Thanh Vân nghe mùi tai nên vỗ tay lốp bốp…

    Lối về xóm nhỏ & Tôi yêu (với NS. Trịnh Hưng)

    Cuộc đời, nhạc sĩ Trịnh Hưng tên thật là Trịnh Hưng (sau này đổi tên thành Nguyễn Văn Hưng) sinh năm 1930 tại Hà Nội. Cha ông là một quan huyện, còn mẹ là thứ thiếp. Ông mồ côi mẹ lúc mới ba tuổi nên sống với một người bà con ở Hà Nội.

    Từ năm 1945 đến 1953, ông tham gia kháng chiến chống Pháp với chức vụ Đội phó văn công Trung đoàn Thăng Long.

    Năm 1954, ông hồi thành rồi theo đoàn người di cư vào miền Nam. Tại đây, ông mở lớp nhạc dạy đàn, sáng tác và luyện giọng tại đường Cao Thắng – Sài Gòn. Học trò của ông có nhiều người thành danh như Ánh Tuyết, Bạch Yến, Thanh Thúy, Đỗ Lễ, Phạm Thế Mỹ và đặc biệt là nhạc sĩ Trúc Phương. Ông bắt đầu sáng tác nhạc vào những năm 1950 nhưng khoảng sáu năm sau mới được chú ý. Nhạc của ông lời ca mộc mạc, trong sáng, vui tươi, chan chứa tin yêu, gợi cho người nghe một cảm giác thanh bình, an lành nơi thôn dã.

    Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông ở lại Việt Nam. Năm 1980, con trai cả của ông bị bắt đi lính sang Campuchia chống Khmer Đỏ, chịu không nổi nên đã bỏ trốn. Hai năm sau bị công an bắt được và hành hung đến chết. Trịnh Hưng phẫn uất nên đã viết bài “Ta quyết tâm giết lũ Hồ”[1], cũng vì bài này nên Trịnh Hưng bị đi tù 8 năm ở Hàm Tân. Năm 1990, sau khi ra tù, ông được con gái bảo lãnh sang Pháp. Tại đây, ông theo đạo Tin Lành và cộng tác với các tạp chí văn học.

    Ông mất ngày 10 tháng 5 năm 2008 tại Paris, Pháp. Sáng tác hơn 25 bái ca về quê hương và tình ca. NS. Trịnh Hưng và các nhạc bản đượm tình quê hương

    ——————————————————

    Kế tiếp Đỗ Bình kể về Nhà văn Duyên Anh thời xưa và thời ở Paris…

    Duyên Anh, Đắng cay của một người tù do Đỗ Bình ghi nhận như sau.

    Nhà văn Duyên Anh tên thật là Vũ Mộng Long, những bút hiệu khác là Thương Sinh, Mõ Báo. Ông sinh ngày 16 tháng 8 năm 1935 tại làng Tường An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Xuất thân trong một gia đình nghèo. Di cư vào Nam năm 1954, một thời gian lại về Mỹ Tho mở lớp trường dạy đàn guitare tại gia, rồi lại bỏ trở về Sài Gòn, ở đây ông được nhà văn Nguyễn Mạnh Côn thương mến nâng đỡ hướng dẫn vào con đường văn chương, tác phẩm đầu tay Hoa Thiên Lý đã nổi tiếng, tiếp theo là những tác phẩm Thằng Côn,Thằng Vũ, Con Thúy được độc gỉa yêu thích, nhất là đối với những độc giả di cư, văn của ông rất lãng mạn đầy hoài niệm về thời kỳ ấu thơ tại quê hương miền Bắc. Tên tuổi của Duyên Anh sáng chói trong lòng giới mộ điệu và từ đó sự nghiệp văn chương của ông thăng tiến. Ngoài nghề viết văn, ông còn làm ký giả, chủ bút, chủ báo, giám đốc nhà xuất bản. Duyên Anh đã cộng tác với hầu hết những tờ báo lớn ở miền Nam trước năm 1975 như: Xây Dựng, Sống, Chính Luận, Công Luận, Con Ong, Tuổi Ngọc…Những tác phẩm của Duyên Anh trước năm 1975 thường mang tính hiện thực xã hội diễn tả những mảnh đời sống trong một góc khuất ở những con hẻm, những ngõ cùng nơi đô thị. Ngoài ra, ông cũng viết nhiều truyện ngắn và truyện dài cho thiếu nhi. Sau biến cố 30 tháng 4.1975, Duyên Anh, Doãn Quốc Sĩ, Dương Nghiễm Mậu, Nhã Ca, Mai Thảo, Võ Phiến, Vũ Khắc Khoan, Nhất Hạnh, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn bị nêu danh là “Những Tên Biệt Kích của Chủ Nghĩa Thực Dân Mới Trên Mặt Trận Văn Hóa – Tư Tưởng” và tác phẩm bị cấm lưu hành.Trong Chiến dịch bắt văn nghệ sĩ miền Nam tháng 4.1976 của nhà cầm quyền CS ban hành, Duyên Anh cùng chung số phận với các văn nghệ sĩ khác đều bị bắt vào tù. Ông được ra tù tháng 11 năm 1981, sau đó ông vượt biên. Tháng 10 năm 1983 Duyên Anh sang định cư tại Pháp. Một số tác phẩm ông viết ở Hải ngoại mang tính phê phán chế độ độc tài Cộng sản VN, sách ông được dịch ra tiếng nước ngoài và dựng thành phim, như Đồi FanTa, Một Người Nga ở Sài Gòn Thời gian này, ông còn làm thơ và soạn nhạc. Năm 1985, ông bắt đầu cộng tác với tờ Ngày Nay và trở thành một trong những cây bút trụ cột của báo này. Ngày 6 tháng 2 năm 1997, Duyên Anh mất vì bệnh xơ gan tại Paris, Pháp, để lại hơn 100 tác phẩm.

    Tôi qúy nhà văn Duyên Anh ngoài tài năng còn ở một nghị lực phi thường. Bản tính nghệ sĩ trong anh quá mãnh liệt, tâm hồn anh là một khoảng rộng chứa sự bao dung và tha thứ. Anh chọn cho mình một con đường riêng để đi, những điều anh nói phát ra từ con tim mà người đời chưa quen hay không muốn nghe về triết lý sống. Đó là quyền sống và sự tự do, nên anh đã dung nạp cả thiên đường lẫn địa ngục mà trên đời chưa có người nào đặt chân đến!Đỗ Bình, Paris 05.12.2016.

    Madame Teresa Thanh Vân tiếp tục vỗ tay, về sau madame cho biết madame là độc giả của những Mơ Thành Người Quang Trung, Nắng Chiều Quê Nội, Ngày Xưa Còn Bé, Tuổi Học Trò,  Hoa Thiên Lý, Nhà Tôi, Điệu Ru Nước Mắt,…

    ———————————————

    Khi Đỗ Bình kể vể NS. Lê Trạch Lựu Paris, tôi chạnh nhớ ông bạn Cỏ Thơm Phan Anh Dũng và tác phẩm “Văn Nhân & Tình Sử” của nhà văn Vương Trùng Dương, sách có bài viết về một chuyện tình đẹp về kỷ niệm và thơ mộng như: “Lê Trạch Lựu và Tình Khúc Em tôi”, ở trang 167, đây là một mối tình mang theo mãi một đời người. Nhạc phẩm Em Tôi ra đời đầu năm 1953 đến nay vẫn tiếp tục đem đến cho người nghe những xúc cảm như gần, như xa của một thời tưởng như đã thuộc về dĩ vãng nhưng vẫn tiếp tục làm rung động trái tim những thính giả trẻ tuổi ở thế hệ bây giờ. Đằng sau ca khúc lãng mạn này là một cuộc tình mang theo từ thuở vừa biết yêu cho đến tuổi xế chiều khi nhạc sĩ sáng tác liên lạc lại người xưa qua đường dây điện thoại viễn liên. Nay chuyện ấy đã chìm vào danh sách những thiên tình sử đẹp trong lãng mạn và lưu luyến kèm theo bạn tình ca Em Tôi bất hủ.

    ———————————————

    Em tôi: Lê Trạch Lựu và mối tình theo mãi một đời.

    “Em tôi” ra đời đầu năm 1953 đến nay vẫn tiếp tục đem đến cho người nghe những xúc cảm như gần, như xa của một thời tưởng như đã thuộc về dĩ vãng nhưng vẫn tiếp tục làm rung động trái tim những thính giả trẻ tuổi ở thế hệ bây giờ. Đằng sau ca khúc lãng mạn này là một cuộc tình mang theo từ thuở vừa biết yêu cho đến tuổi xế chiều khi nhạc sỹ sáng tác “gặp” lại người xưa qua đường dây điện thoại viễn liên. Hôm nay nhạc sĩ Lê Trạch Lựu nói về câu chuyện tình đã đưa chúng ta đến với “Em Tôi”, mời quí vị cùng theo dõi với Lan Phương sau đây.

    Lê Trạch Lựu rời Việt nam thời loạn ly năm 1951, bỏ lại sau lưng một mối tình, không hiểu người yêu của mình ở phương nao khi mà khói lửa, chiến tranh, tản cư, ly tán đã đẩy mọi người vào tình huống chẳng biết những người thân của mình còn sống hay đã chết.

    (theo Phưong Lan, VOA)

    ————————————————-

    Chính nhạc sĩ Lê Trạch Lựu đã tâm sự rằng: Cái bóng của “Em Tôi” che mờ những tác phẩm khác của ông…

    “Nhạc của tôi người ta không biết nhiều, người ta chỉ biết đến ‘Em Tôi’ thôi. Ở Hà Nội, ông Thẩm Oánh có ra một bài của tôi là bài ‘Thôn Chiều’, ông ấy quí bài đó lắm. Sang Pháp, nhớ quê hương, tôi làm bài ‘Nhớ’ được trình bày trên đài phát thanh Hà Nội, và Sài Gòn sau này. Bài thứ ba là bài ‘Em tôi’. Bài ‘Em Tôi’ được người ta quí trọng nó quá nên thên hạ quên mất ‘Nhớ’ và ‘Thôn Chiều’.”

    Khoảng 20 năm sau khi “Em Tôi” ra đời, vẫn nỗi nhớ người xưa, nhạc sĩ họ Lê đã sáng tác “Cành Mai Tóc Ngắn”.

    —————————————

    Madame Teresa Thanh Vân say sưa nghe thuyết giảng và không quên vỗ tay tiếp…

    Đỗ Binh và ông Dương Trần đều có bài về NS Lê Mộng Nguyên Paris

    Tin tức cho biết: “Lê Mộng Nguyên đã qua đời ngày 19 tháng 5 vừa qua, đã  hỏa thiêu 9 ngày sau”. Về tiểu sử của nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên đã được phổ biến trước đây. Năm 1950, sau khi tốt nghiệp Tú Tài toàn phần tại Việt Nam, Lê Mộng Nguyên sang Pháp du học. Năm 1949, ông sáng tác nhạc phẩm Trăng Mờ Bên Suối được thành danh nên ban đầu ông muốn theo học hòa âm tại Trường Âm Nhạc Paris nhưng sau đó sang học Luật và Kinh Tế tại Đại Học Paris 1 Panthéon Sorbonne (Faculté de Droit et de Sciences Economiques).Năm 1954, Lê Mộng Nguyên tốt nghiệp cử nhân Luật. Từ năm 1955 tới năm 1958, ông được mời làm tùy viên kinh tế và xã hội cạnh Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Paris (Attaché économique et social près l’Ambassade du Vietnam à Paris) dưới quyền của Đại Sứ Việt Nam Phạm Duy Khiêm. Sau đó ông thi đậu cuộc thi để được hành nghề luật sư. Năm 1962, ông đậu Tiến Sĩ Quốc Gia (Doctorat d’État) về Droit Public, Droit Privé và Sciences Politiques. Sau khi thôi hành nghề luật sư, năm 1967, ông dạy Luật Hiến Pháp (Droit Constitutionnel) và Khoa Học Chính Trị (Sciences Politiques) tại Đại Học Franche-Comté Besançon, miền Đông nước Pháp.  Năm 1985 ông quay lại Paris và giảng dạy tại Đại Học Paris 8 Saint Denis đến khi về hưu năm 1997.

        Lê Mộng Nguyên thành hôn với Nicole Moulin, một phụ nữ người Pháp vào ngày 8 tháng 1 năm 1959. Hai người không có con. Ông cũng chưa từng về lại Việt Nam từ khi đi du học năm 1950. Ngày 5 tháng 12 năm 1997, Lê Mộng Nguyên được bầu vào Hàn Lâm Viện Khoa Học Hải Ngoại (Académie des Sciences d’Outre-Mer) của Pháp. Lê Mộng Nguyên là người Pháp gốc Việt đầu tiên được bầu làm Hội Viên Chính Thức (Membre Titulaire), trước đó, đã có một số người Việt làm Hội Viên Liên Lạc (Membre

    Correspondant) như Phạm Quỳnh, Phạm Duy Khiêm…

        Về lãnh vực âm nhạc, ông tự học nhạc từ khi còn nhỏ ở Huế, đàn mandoline, guitar và violon. Ca khúc đầu tay Xuân Tươi vào năm 15 tuổi ký tên Lan Đào. Bài nhạc Mừng Khánh Đản sáng tác vào năm 1948 nhân dịp khánh thành Chùa Từ Đàm. Kế tiếp với nhạc phẩm Trăng Mờ Bên Suối, tháng 11, năm 1949 khi ông mới 19 tuổi. Và từ đó, ông tiếp tục sáng tác rất nhiều ca khúc…

    ————————–

    Mới đây Đỗ Bình gởi tôi xem bài viết của anh, ôội đọc và hiểu anh cũng như đồng tình về những tranh cãi trong văn học như về những chuyện, về tổ chức Văn Bút hay về thi sĩ Nguyễn Chí Thiện,… là những chuyện buồn Nguyễn Du, “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.”

    Trong bài viết về Nhà báo Đặng Văn Nhâm, Đỗ Bình bộc bạch như sau:

    “….Riêng Văn Bút Việt Nam Âu Châu được thành lập ngày 27 tháng 6 năm 1987 gồm các văn sĩ ở nước Anh ,Pháp, Bỉ, Hòa Lan tạm thời do các vị LS Trần Thành Hiệp làm chủ tịch, GS Phạm Việt Tuyền làm phó chủ tịch, Nhà báo Đặng Văn Nhâm làm Tổng thư ký. Đến 30 tháng 1 năm 1988 Văn Bút Âu Châu được hợp thức hóa trở thành Trung Tâm Văn Bút Âu Châu, do Nhà báo Trần Văn Ngô làm chủ tịch, Nhà báo Đặng Văn Nhâm làm phó. Đến năm 1992 nhà báo Đặng Văn Nhâm rút khỏi Văn Bút Âu Châu. GS Phạm Việt Tuyền làm chủ tịch, Từ Nguyên phó chủ tịch, Nguyễn Hòa Tổng thư ký. Kể từ nhiệm kỳ sau nhà báo Từ Nguyên được tín nhiệm trở lại chức chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Âu Châu đến sau này. Nhà báo Từ Nguyên rất hăng say trong việc điều hành Văn Bút, hàng năm vẫn tổ chức những buổi ra mắt sách. Tập Thơ Buồn Viễn Xứ của tôi cũng do ông tổ chức. Kể từ khi Văn Bút xảy ra cuộc tranh chấp tôi đứng bên ngoài, nhưng vẫn giữ tình bạn với các văn hữu khắp nơi.”

    ” Để giải thích sự việc ông viết cuốn: Trận Giặc Văn Bút, nhà văn Hải Triều viết cuốn Vũng Lầy Văn Bút. Sau đó ông khởi xướng, cùng một ít nhà văn nhà báo ở Mỹ thành lập Hội Ái Hữu Văn Nghệ Sĩ Việt Nam, nhưng thất bại! Những văn nghệ sĩ ở Paris không hưởng ứng. Riêng tôi để giữ tình bạn và tính độc lập, kể từ đó tôi ra khỏi Văn Bút, và cũng ra khỏi HĐVNTD lui về sinh hoạt thuần túy văn hóa cho đến hôm nay.”

    Đỗ Bình viết tiếp:

    “Tôi nói:

    “Vì thế, tôi thích làm thơ thả hồn trong cõi riêng chẳng đụng chạm ai hơn viết báo,…Ngày đó trên báo chí có một số ý kiến, nhận xét trái ngược nhau về nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, tôi muốn viết về ông nhưng ngại có thêm ý kiến làm tăng sự mâu thuẫn nên thôi. Tôi đứng bên ngoài những quan niệm, phán xét, tranh chấp của bằng hữu nên tôn trọng những suy nghĩ riêng của mỗi người.” 

    Đoạn kết: “tôi chợt nhớ đến nhà thơ Nguyễn Chí thiện mà bùi ngùi, ông Thiện là nạn nhân của cộng sản, bị tù 27 năm tù ngục tối mất hết đời trai trẻ chỉ vì hai chữ Tự do mà lại bị nghi ngờ làm gián điệp cộng sản!

    Tôi ngao ngán và chán ghét sự ganh đua vì cảm thấy cuộc đời quá ngắn ngủi. Được thua tất cả rồi cũng xuôi tay chẳng mang theo được gì, do đó tôi chọn một thái độ im lặng để đừng mất thêm bạn ! Để tránh gây thêm sự mâu thuẫn nhau, tôi dừng bài viết, và cũng từ ngày đó cho đến ngày nhà báo Đặng Văn Nhâm qua đời năm 2017 dù chúng tôi không còn liên lạc nhau nữa, nhưng tôi vẫn quý mến ông.

    Paris 26.11.2022

    (Con Đường Văn Nghệ )Đỗ Bình

    Sau hết xin ghi nhận vài Nét Sinh Hoạt Tác giả Đỗ Bình:

    Đỗ Bình sinh quán Bắc Việt, theo gia đình di cư vào Nam 54. Bút hiệu khác: Lữ Bằng.

    Cựu SV Luật Khoa Sài Gòn.

    Tốt nghiệp trường Thương Mại Paris.

     Cựu SQ Chiến Tranh Chính Trị VNCH. 

    Chủ nhiệm  tuyển tập Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Paris.

    Sáng lập viên Thư Viện Cergy. 

      Nhóm chủ trương những tạp chí Văn học nghệ Thuật: Việt Điển, Hương Xa

     Nhóm chủ trương tuyển tập Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca VN Hải Ngoại:

    Hội viên Hội Les Poètes Du Dimanche.

     Thành viên Hội thơ Pháp Jouy Le Moutier. 

    Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris. Thành Viên Hội Ba Lê Thi Xã.

      Đã Xuất Bản nhiều tập thơ và CD Nhạc. 

    Ngoài ra còn có những: Biên Khảo, Tiểu Luận, Nhận Định Văn Học, Âm Nhạc, Truyện ngắn, Bút ký, Tản Văn, sáng tác nhiều ca khúc.

    Góp mặt các tuyển tập :  Esquisses de L’Âme (La Bibliothèque Internationale de Poésie)  Les Poètes Du Dimanche 1,2,3,4  La Plume de L’Ecritoire 1…10 

    The Silence of Yesterday (Cội Nguồn)

    Thơ Việt Hải Ngoại (Hội Văn Học Nghệ Thuật Thi Đàn Lạc Việt) Vườn Thơ Hải Ngoại (Tủ Sách Phụ Nữ Thời Nay)

      Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca VN Hải Ngoại (Văn Hóa Pháp Việt)

     Bút Luận 25 năm Thơ Hải Ngoại (Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn).  Thi Văn Viễn Xứ (Tình Thơ). Thập Thúy Tầm Phương (Hoa Ô Môi., Khung Trời Hướng Vọng( Nắng Mới)

    Cộng tác với nhiều Tạp chí Văn Học Nghệ Thuật Hải Ngoại.

    Và tiểu sử của nhà văn Vương Trùng Dương như sau:

    Nhà văn/nhà báo Vương Trùng Dương là một tên tuổi quen thuộc trong sinh hoạt báo chí & văn học nghệ thuật hải ngoại từ gần 30 năm qua. Ông là Sĩ Quan QLVNCH xuất thân Khoá I Đại Học Chiến Tranh Chính Trị (Dalat). Từ dạo định cư ở California ông viết cho nhiều báo/đài.

    Vương Trùng Dương nguyên là Tổng Thư Ký Hội Ký Giả Việt Nam Hải Ngoại & Trưởng Khối Báo Chí của Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California (1998-2008). Hiện cây bút chuyên nghiệp Vương Trùng Dương là Chủ Bút nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hoà.

    Tác phẩm của Vương Trùng Dương:

    – Đã xuất bản: Ngẫm truyện nhân sinh (2004) + Văn nhân & Tình Sử (2015).

    – Sẽ xuất bản: Người Lính & Chiến Hữu Văn Nghệ + Vó Ngựa Trường Chinh & Nỗi Nhục Thiên Triều (lịch sử & dã sử).

    * Nhà văn/nhà báo Vương Trùng Dương (Cựu SVSQ Đại Học CTCT Khoá I).

    https://longhovinhlong.blogspot.com/2021/09/thu-paris-hoi-thao-van-hoc-nghe-thuat.html

    Cám ơn bạn bè Câu Lạc Bộ Văn Hóa Paris và Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian nhiều lắm.

    Trần Việt Hải, Los Angeles.

    ——————————————————————

    Chút ghi nhận sau cùng.

    Văn hào Maxim Gorky cho là cái mỹ học của văn chương vốn đem con người về với chân thiện mỹ. Thật vậy, nhà phê bình văn học Charles Du Bos ngôn là: “Văn học tức là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng”.

    Maxim Gorky

    Cũng như nhà văn Maxim Gorky đã cho cảm nghĩ là nhà văn cần phải vượt lên trên những cái tầm thường, vụn vặt để viết về những điều cao thượng đáng viết hơn và đừng biến văn chương thành những thứ tầm thường, đừng làm cuộc đời xấu hơn vì những điều gì mình viết ra.

    Hãy tận tuỵ với bút pháp, trau đồi kỹ năng văn phẩm của mình. Văn chương vốn dĩ được coi như một loại sinh hoạt mang nét thanh tao về tinh thần, một phạm vi cao quý.