• Cáo phó - Phân Ưu,  Khánh Lan,  Tin tức,  Việt Hải

    VĨNH BIỆT NHÀ THƠ VIỆT CƯỜNG LƯU TẤN LÂM

    NHÀ THƠ VIỆT CƯỜNG LƯU TẤN LÂM (1930-2022)

    Vài hàng về nhà thơ Việt Cường-Lưu Tấn Lâm.

    Thi nhân Lưu Tấn Lâm lấy bút hiệu là Việt Cường, ông sinh năm 1930 tại làng Hương Cát, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, Việt Nam. Ông sáng tác thơ từ thuở lên 10 và gồm nhiều thể loại thơ khác nhau như thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú, thơ tự do và Đường thi. Năm 1954, ông cùng vợ và các con di cư vào Nam, an cư lập nghiệp tại phố Hòa Hưng, Sài Gòn. Năm 1992, ông sang đoàn tụ tại miền Nam California và sống cùng với vợ chồng người con trai lớn là Lưu Mạnh Bổng.

    Ông là em trai út trong gia đình có năm chị em, với bốn người chị lớn. Mẹ ông mất sớm từ khi ông mới bốn tháng tuổi và vợ ông mất năm bà 49 tuổi khi ông ở tuổi 53. Chính vì vậy mà trong thơ của ông luôn phần nào phảng phất sự mất mát và hình bóng của người mẹ với sự khao khát tình mẫu tử và nỗi lòng thương tiếc người vợ hồng nhan bạc phận… Thi nhân có 8 người con và 22 đứa cháu nội & ngoại.

    Ngày 26 tháng 01, 2022, thi nhân qua đời trong giấc ngủ an bình lúc 1:50 chiều trên tay người con trai trưởng Mạnh Bổng và sự hiện diện của con dâu Khánh Lan, khiến người viết chạnh nhớ đến một bài thơ ông sáng tác năm 1988 với tựa đề “CHẾT” trích trong Tuyển tập 30 Nhà thơ Việt Nam, do Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian ấn hành được cho là bài thơ định mệnh của Nhà thơ Việt Cường-Lưu Tấn Lâm.

    CHẾT

    Xuôi tay nhắm mắt thế là thôi

    Danh trả non sông, lợi trả đời

    Thân thể chẳng còn vương tục lụy

    Tâm hồn chắc hẳn thoát trần ai

    Không gian vơi dịu không yêu ghét

    Chẳng nợ nần chi, chẳng khóc cười

    May, rủi, hơn, thua không dại hết

    Thiền quang phó mặc tháng ngày trôi.
    (Tháng Năm, 1988)

    Thi nhân tưởng nhớ đến người vợ bạc mệnh qua bài thơ “Tấm Ảnh”.

    NGƯỞI VỢ NĂM NAO

    TẤM ẢNH

    Vẫn là tấm ảnh năm nào

    Quê hương hai chữ nói sao nên lời

    Gần thì gang tấc đó thôi

    Quan san cách trở phương trời xa xăm

    Mẹ hiền nay đã biệt tăm

    Ánh tà dương mãi chiếu nhằm trước sân

    Chậu hoa đó phong trần mấy độ

    Cụm phong lan dãi gió dầm mưa

    Ra đi để lại vần thơ

    Bao nhiêu năm trước bây giờ còn đây.

    NT VIỆT CƯỜNG LƯU TẤN LÂM & CÁC CON

    Trong những ngày xa vắng các con (1975-1992) thi nhân ở lại Việt Nam khi các con đã vượt biên và định cư tại Hoa Kỳ, trong nỗi thương nhớ các con ông đã sáng tác nhiều bài thơ, bài “Nhớ Con” là một trong số ấy. Đây là bài thơ ông viết ngày mùng sáu Tết 1983, viết cho Mạnh Bổng khi con trai đi di tản tháng Tư 1975.

    NHỚ CON

    Gửi trong câu hát tiếng đàn

    Nỗi tâm tư với muôn vàn nhớ mong

    Chiều chiều tựa cửa ngóng trông

    Chim trời cá nước trăng lồng bóng sân

    Trăng ơi trăng sáng vô ngần

    Nhớ con nhớ cả dấu chân hôm nào

    Bạn cố tri ơi! hỡi con ơi!

    Ra đi chẳng được một lời hỏi han

    Ngồi đây nước mắt chứa chan

    Thương mình thì một, thương con thì mười

    Thôi thế cũng xong một kiếp người, Việt Hải thay mặt toàn thể các thành viên trong Liên nhóm NVNT & TTG, nguyện cầu hương linh bác sớm an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.

    Việt Hải, California Jan. 28, 2022

    LÁ THƯ CẢM TẠ TỪ MẠNH BỔNG & KHÁNH LAN  

    Kính Thưa Quý Thầy Cô, Quý Văn Thi Sĩ, Các Anh Chị Em và Thân Hữu,

    Chúng em, Mạnh Bổng & Khánh Lan vô cùng cảm động và chân thành cám ơn Quý Thầy Cô, Quý Văn Thi Sĩ, Các Anh chị Em và Thân Hữu đã gởi lời chia buồn cũng như gọi phone cho chúng em để chia sẻ với chúng em về sự mất mát lớn lao trong gia đình. Thân phụ chúng em, tức nhà thơ Việt Cường Lưu Tấn Lâm đã ra đi trong an bình thanh thản trên tay của anh Mạnh Bổng lúc 1:50 chiều ngày 26 tháng 01, 2022. Nhà thơ Việt Cường đã chung sống với chúng em gần 20 năm nay, Cụ rất khỏe mạnh và không hề có bệnh gì cho đến khoảng một năm nay, sức khỏe của Cụ yếu dần nhất là một tháng trước khi mất.

    Những lời chia buồn, những điện thoại gọi đến chia sẻ thân tình của Quý Thầy Cô, Quý Văn Thi Sĩ, Các Anh chị Em và Thân Hữu là nguồn an ủi tinh thần sâu đậm đối với gia đình chúng em mà chúng em sẽ luôn ghi nhớ mãi trong ký ức.

    Christmas 2021 là bữa tiệc cuối cùng Nhà thơ Việt Cường đến chung vui cùng Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian. Có lẽ đây cũng là lời từ biệt của Nhà thơ Việt Cường gởi gấm đến tất cả chúng ta bởi khi còn sinh tiền, Cụ rất yêu mến Liên Nhóm và nhắc đến chúng ta luôn.

    Mạnh Bổng & Khánh Lan xin gởi đến Quý Thầy Cô, Quý Văn Thi Sĩ, Các Anh Chị Em và Thân Hữu tấm hình sau cùng nhà thơ Việt Cường chụp trong bữa tiệc Christmas 2021 của Liên Nhóm.

    NVNT & TTG’S CHRISTMAS PARTY 12/12/2021 (Khánh Lan, Mạnh Bổng, NT Việt Cường)

    Trong ba ngày qua đã có rất nhiều email gởi đến, thông báo trên TV, Radio, Báo chí và điện thoại từ mọi nơi gọi chia buồn cũng như Cô Kiều Mỹ Duyên đã cho phát thanh trên đài Little Saigon TV. Tất cả lời phân ưu thân tình của quý GS, quý Văn Thi Sĩ, các anh chị em và thân hữu đều quý và quan trọng đối với Mạnh Bổng & Khánh Lan, MB & KL xin khắc ghi vào tâm khảm. Tuy nhiên, nếu ghi nhận hết tất cả các email phân ưu vào trang Website này thì không đủ chỗ, vì thế Mạnh Bổng & Khánh Lan chỉ xin chia sẻ và ghi lại đây hai bài thơ “tiễn đưa” vô cùng cảm động, chắc hằn lời và ý thơ trong hai bài này sẽ làm rơi lệ những người con vừa tiễn bước chân CHA hoặc MẸ về nơi an nghỉ ngàn thu.

    Mạnh Bổng & Khánh Lan xin cám ơn đến những thân tình của bạn bè & thân hữu đã dành cho gia đình chúng tôi.

    NV Việt Hải là bạn đồng môn với Mạnh Bổng tại trường Đại Học Kinh Thương Minh Đức, Saigon từ năm 1972-1975 và họ giữ mãi tình bạn cho đến nay, thấm thoát đã 50 năm qua (1972-2022). NV Việt Hải rất mến NT Việt Cường bởi nụ cười hiền hòa, thân thiện luôn nở trên môi, bởi những dòng thơ “Có hồn” chứa chất vị ngọt ngào, tha thiết của yêu thương. Phải nói họ rất hợp nhau về lãnh vực thơ phú. NV Việt Hải đã nhiều lần trao đổi về ý thơ với NT Việt Cường và ông cho rằng: “Áng thơ của thi sĩ Việt Cường rất có ý nghĩa.”

    Dưới đây là hai bài thơ TIỄN BIỆT BÁC VIỆT CƯỜNG LƯU TẤN LÂM/TIỄN BÁC VIỆT CƯỜNGcủa NV Việt Hải:

    TIỄN BIỆT BÁC VIỆT CƯỜNG LƯU TẤN LÂM

    Tiễn chân từ giả vạn sầu

    Biệt ly xa cách nhớ nhau nghìn trùng

    Bác đi thanh thản ung dung

    Việt Nam quê mẹ trùng phùng kiếp sau

    Cường nhân thi phú thuở nào

    Lưu danh chữ nghĩa thơ trao thi tài

    Tấn Lâm, kính bác chia tay

    Lâm danh thi sĩ hôm nay giã từ!

    TIỄN BÁC VIỆT CƯỜNG

    Tiễn Bác quá cửu thập niên qua

    Luật trời sinh ký tử quy gia

    Âm dương cách biệt nay giã từ

    Một kiếp vui buồn chỉ sát na

    Sinh bệnh lão tử thiên thu định

    Nghiệp duyên ba sinh kiếp gần xa

    Đời vô thường phù vân phiêu lãng

    Khấn nguyện bác khỏi chốn ta bà.

    Việt Hải, California Jan. 28, 2022

    Nhà thơ Việt Cường thứ #2 hàng ngồi bên phải (đội mũ nồi/béret casquette plate), giữa Lưu Mạnh Bổng và Trần Việt Hải.

    NT Tha Nhân đã họa bài thơ “VÔ THƯỜNG AI BIẾT” để tiễn đưa Hương Hồn thi nhân về cõi vĩnh hằng.

                  Kính Gởi Thi Nhân Việt Cường Hưởng Đại Thọ 92 Tuổi

    Trước nỗi mất mát to lớn này của KHÁNH LAN và Phu Quân Lưu Mạnh Bổng. Tha Nhân thành thật chia buồn với gia đình hai em cùng tang quyến. Nguyện cầu Hương Linh cụ Ông Việt Cường LƯU TẤN LÂM sớm về cõi vĩnh hằng.

    Trong phần Tiểu Sử của cụ ông nhà thơ VIỆT CƯỜNG, có bài thơ thất ngôn Đường luật ’Ngày Xuân Khai Bút’’, Tha Nhân rất thích vì đã có những đồng cảm nên không thể không họa.Bởi vậy Tha Nhân có bài họa sau đây, như một nén tâm nhang đưa tiễn Hương Hồn Cụ VIỆT CƯỜNG về cõi vĩnh hằng:

    Bài xướng:

    NGÀY XUÂN KHAI BÚT

    Xuân về khai bút để mua vui

    Cũng chẳng ham khen, chẳng ngại cười

    Phú quý tặng riêng phường trắng mắt

    Uy quyền chớ để bọn thâm môi

    Ngựa cày không nhuyễn, trâu chê dở

    Trâu chạy chưa hay, ngựa bảo tồi

    Trái ngược chuyện đời xuân có biết?

    Xuân tô nhân thế bớt màu vôi

    (Việt Cường-Lưu Tấn Lâm)

    Bài họa:

    VÔ THƯỜNG AI BIẾT!!

    Đôi chữ chào Xuân chúc cứ vui

    Nghe qua bỏ hết miệng mỉm cười!

    Công danh gió thoảng ngoài tầm mắt

    Phú quí mây bay thoáng nhếch môi

    Ghen ghét thói đời hay hóa dở

    Thị phi nhân thế giỏi thành tồi

    Vô thường cõi tạm nào ai biết

    Mọi chuyện đỏ đen chẳng khác vôi!!

    (Tha Nhân Kính phụng họa Cam thành Jan 27th, 2022)

    Một lần nữa Mạnh Bổng & Khánh Lan chân thành cám ơn Quý Thầy Cô, Quý Văn Thi Sĩ, Các Anh Chị Em và Thân Hữu.

    Kính Quý,

    Mạnh Bổng & Khánh Lan

  • Sinh Hoạt,  Tin tức

    Tất Niên 2019 & 2021 NVNT

    2021

    Hình ảnh: PAUL (PHÚ) LEVAN

    https://photos.google.com/share/AF1QipOhGpArpbdFlwd7aHCSxr4iW5AJlX2euFnM0RmDItd-RTC96-cTBXMmWfw-SSG51A?key=X2tDeXpnMkNjb2dIM2pIYzRfWDdTTWduRTRfQUVn

    2019

    PAUL (PHÚ) LEVAN

    https://photos.google.com/share/AF1QipPwzgngc6prDH8IbrJnDav1Wn7hAMuDJFZxSXIxWSniipygWQ4PG6ks18eTYLvntQ?key=Y1hDSDBGSi1KQVhnOWs1Qkp4VldkTWNIdG5oVFBB

    Hình ảnh: Phạm Phan Lang

    https://photos.google.com/share/AF1QipP5QwtRAtFI0kEc2K4eHV3HWPUiUHAChLj1WwynIWMuXZedFzRM7z5cii4igPv3FA?key=U2EyNmhIYWVNZjdCMFlJTklCTGw3TFNwQXo0YmtB

  • Dương Viết Điền,  Tin tức

    Khi người nữ viết truyện trinh thám hình sự.

    Đôi Lời Phi Lộ

    Ai đã từng đọc những chuyện trinh thám đều biết rằng, bất kỳ câu chuyện nào cũng làm cho chúng ta say mê nhờ nội dung của các câu chuyện quá kỳ bí, hồi hộp, ghê rợn và lắm lúc kết cuộc thật đau lòng. Vì vậy, các tác giả của những chuyện trinh thám phải là những nhà văn có những đặc tính như thích phiêu lưu mạo hiểm, thích dấn thân, thích tò mò và nhất là trí tưởng tượng rất mạnh đến tuyệt vời, lắm lúc hơn cả tuyệt vời!. Họ thường rất thông minh, lanh lẹ, năng động, hoạt bát. Lắm lúc họ xông xáo vào đời một cách liều lĩnh, nhiều lúc rất ngoạn mục. Nhờ thế những tác phẩm của họ được thai nghén bằng những dữ kiện thật kỳ bí, hấp dẫn, thật ly kỳ và hồi hộp. Thế nên lắm lúc đọc các tác phẩm trinh thám của họ, ta cảm thấy như bị nghẹt thở, sởn da gà, cảm thấy như dựng tóc gáy, rụng rời tay chân! 

    Tuy nhiên, cho dù những người nào có năng khiếu thiên phú đi nữa, nhưng một khi muốn hành nghề thám tử để điều tra tôi phạm, người ta phải học qua những khoá học chuyên môn về nghiêp vụ này. Thế nên ngay từ đầu, tác giả đã cố ý trang bị cho nữ thám tử Lê Minh trong cốt chuyện bằng những khoá học như phải tốt nghiệp Cao học Criminal Justice, hoàn thành khoá đào tạo của Học viện Cảnh sát và sẽ gia nhập Lực Lượng Tư Pháp Tội Phạm Sát Nhân.

    Điểm qua một số nhà văn trên thế giới với những tác phẩm của họ viết về chuyện trinh thám, ta thấy rất nhiều nhà văn nam cũng như nữ, đã để lại cho đời những tác phẩm thật hấp dẫn và lâm ly, thật ngoạn mục và hồi hộp đến toát mồ hôi hột. Chẳng hạn như văn sĩ người Anh Ian Flaming với điệp viên 007 lừng danh nhất thế giới, văn sĩ Conan Doyle với tác phẩm nổi tiếng Sherlock Holmes, nữ văn sĩ Agatha Christie với tác phẩm Án Mạng Trên Sông Nile, nhà văn Da Brown với tác phẩm Mật Mã Davinci, tác giả Lôi Mễ với tác phẩm Đề Thi Đẫm Máu, nữ văn sĩ Gillian Flyn với Cô Gái Mất Tích, nhà văn Shannon Mc Kenna với Đứng Trong Bóng Tối, nhà văn Thomas Harris với Sự Im Lặng Của Bầy Cừu, nhà văn Thuỵ Điển Stieg Larsson với Cô Gái Có Hình Xăm Rồng, nhà văn Truman Capote với Máu Lạnh, nhà văn Nhật Minato Kanae với Thú Tội, nhà văn Nesbo với Chim Cổ Đỏ,  nhà văn Việt nam Phạm Cao Cũng với Chiếc Gối Đẫm Máu, Vết Tay Trên Trần, nhà văn Thế Lữ với tác phẩm Lê Phong và Mai Hương, Gói Thuốc Lá, Đòn Hẹn, Tay Đại Bợm.

    Đặc biệt trong bài đôi lời phi lộ này, tôi muốn đề cập đến những nhà văn nữ viết về chuyện trinh thám. Ai cũng biết rằng phái nữ thường được mệnh danh là phái liễu yếu đào tơ với những đặc tính nhu mì, hiền hậu thường chỉ thích đọc và viết về những chuyện tình yêu lãng mạn, những chuyện tình buồn vời vợi, khi thì nức nở sầu thương, khi thì giận hờn tiếc nuối để rồi biệt ly và xa nhau, chứ ít khi viết về những chuyện đánh đấm, võ thuật, múa may quay cuồng, đâm chém giết nhau, thịt rơi máu đổ; hay những tác phẩm liên quan đến hình sự, điều tra tội phạm, nói chung là các chuyện phản gián, chuyện gián điệp, chuyện tình báo.v v…Vậy mà trong những nhà văn nữ của thế giới nói chung và  của Việt nam nói riêng, có một nữ văn sĩ Việt nam ở hải ngoại đã dấn thân bất chấp thân phận là liễu yếu đào tơ đã quyết chí hoàn thành một tác phẩm về chuyện trinh thám để cống hiến cho độc giả một tác phẩm trinh thám tuyệt vời. 

    Đó là nữ văn sĩ Khánh Lan với tác phẩm“Tuyển Tập Truyện Trinh Thám”. Được biết nhà văn Khánh Lan đã tốt nhiệp Cử nhân …..Sau đó bà ta tiếp tục học và đã lấy luôn văn bằng Cao học về tâm lý và xã hội học. Nhờ thụ giáo được những kiến thức về tâm lý và xã hội học tại đại học, nhờ giàu óc tưởng tượng cực mạnh, nhờ sẵn có đặc tính thật bén nhạy trước những án mạng ngoại cảnh, cũng như nhờ có óc sáng tạo và rất thông minh, cùng với những lý luận thật sắc bén và vững chắc cho từng sự việc qua những phương pháp như tam đoạn luận, song quan luận, liên châu luận; cũng như những phương thức điều tra tôi phạm của một thám tử tác giả cũng đã thấm nhuần như Tư duy phản biện (Critical thinking); Giao tiếp bằng văn bản (Written communication); Giao tiếp bằng miệng (Oral communication); Hành vi đạo đức (Ethical behavior); Sự chú ý đến chi tiết (Attention to detail); Hiểu biết sâu sắc về hành vi và tâm lý con người (Keen understanding of human behavior and psychology), nên tác phẩm “Tuyển Tập Truyện Trinh Thám” của nhà văn Khánh Lan đã trở thành bất hủ, có một không hai trong nền văn chương Việt nam hải ngoại hiện nay, đặc biệt về những chuyện trinh thám. Điểm qua 10 chuyện trinh thám trong tác phẩm này, ta thấy chuyện nào cũng thật hấp dẫn khiến độc giả đọc đến say mê. Càng đọc càng thấy hồi hộp đến sởn tóc gáy, nổi da gà. Nhiều tình tiết trong vài cốt chuyện thật éo le, khi thì hạnh phúc vô biên bỗng kết cuộc quá thảm sầu, khi thì giàu sang phú quý nhưng rồi lại rơi vào vòng lao lý vì ghen tỵ và muốn đoạt gia tài đến độ quá độc ác ( trong Hai Chị Em: Joey Rodriguez giết vợ chồng anh cột chèo Tara và Mathew Taylors rồi xô xuống biển), khi thì yêu nhau đắm đuối nhưng rồi phản bội đến kinh hoàng (trong Mối Tình Oan Nghiệt: Jimmy Smith và Roberto Rivera cắt cổ gia đình ông Christpher Adams 6 người, hay trong Tình Luỵ : Margarita Cruz phản bội Michael Albertini nên bị Michael giết bởi chất độc Antifreeze), khi thì tĩnh táo khám bệnh cho bệnh nhân vì là một bác sĩ đáng kính, nhưng ai ngờ bác sĩ ấy lại trở thành một kẻ sát nhân vì loạn trí nên không kiểm soát được hành động của mình khi mắc bệnh tâm thần (trong Điệp Vụ Cuối Cùng Với McBride: bác sĩ Allan Figuerola là kẻ đã giết hụt thám tử Lê Minh, thật kinh hoàng). Lắm lúc tìm ra được thủ phạm do gặp may (!) như nhờ báo mộng (trong Oan Hồn Báo Mộng: bà Sophia Garcia nằm mộng được bà Pamela cillpam Mơlan báo cho biết thủ phạm là ai). Riêng trong chuyện “Điệp Vụ Cuối Cùng Với McBride”, chúng ta mới biết tác giả rất thông thạo về một bệnh kỳ lạ mà ít khi ta nghe nói đến. Đó là bệnh “Rối Loạn Đa Nhân Cách hay Rối Loạn Nhận Dạng Phân Ly”. Theo tác giả thì: “Đây là một chứng bịnh tâm thần Rối loạn đa nhân cách (Multiple personality disorder/MPD) hay Rối loạn nhận dạng phân ly (dissociative identity disorder/DID). Một chứng tâm bịnh mà bệnh nhân không nhận biết được là mình đã làm gì và chuyện gì đã xẩy ra cho họ. Họ bị rơi vào tình trạng lẫn lộn (confuse) và không biết đâu là thật và đầu là giả. Có những nghi vấn cho rằng đây là bịnh giả vờ để chạy tội. MPD hay DID là sự mất kết nối giữa suy nghĩ, ký ức, cảm xúc, hành động hoặc ý thức của một người về con người của họ. Sự khác biệt giữa những hành vi phân ly hàng ngày và MPD hay DID gây ra bởi trải qua một kinh nghiệm đau thương, chẳng hạn như tai nạn, thảm họa hoặc nạn nhân của tội phạm. Sự phân ly có thể giúp tinh thần một người thoát khỏi nỗi sợ hãi, đau đớn và kinh hoàng, điều này khiến họ khó có thể nhớ hoặc kể lại chi tiết những hành vi hay kinh nghiệm đau thương sau này.”Ngoài những tình tiết éo le, oái ăm của từng câu chuyện, ta thấy tác giả rất thông thạo về những phương thức khám phá khác để tìm ra thủ phạm như xử dụng máy nói sự thật bằng một cuộc kiểm tra tiến hành với máy nói dối còn được gọi là bài kiểm tra PDD (psychophysiological detection of deception), lấy mẫu giảo nghiệm DNA, nhờ các nhân chứng tại hiện trường v v. Tác giả lại còn thông thạo về những chất hoá học trong nghiệp vụ ( trong chuyện Tình Luỵ) nên nhờ đó giúp cho thám tử  McBride và Lê Minh tìm ra được thủ phạm dễ dàng: thí dụ như chất độc Antifreeze tức là Mechanical coolant. Đây là một loại chất độc gồm chất Ethylene Glycol Methanol và Propylene. Hợp chất nầy không có màu, không mùi vị rất nguy hiểm. Hay là thuốc lắc estacy còn được gọi với nhiều tên khác nhau như Methylenedioxy-metham-phetamine hay MDMA. Theo tác giả, đây là một loại thuốc gây nghiện bất hợp pháp có tác dụng kích thích và gây ảo, tăng cường năng lực và sự tỉnh táo. Tuy nhiên chất MDMA có tác dụng làm cho não sản xuất quá mức lượng serotonin, dopamine và norepinephrine khiến người sử dụng có cảm giác hứng khởi, vui vẻ giúp giảm sự trầm cảm và lo âu. Tuy nhiên tác giả cũng cho biết nếu xử dụng loại thuốc này thường xuyên lại trở nên trầm cảm, lú lẫn, giấc ngủ bị rối loạn. 

    Đặc biệt trong câu chuyện trinh thám cuối cùng mang tựa đề “Giấc Mơ Hạnh Phúc”, tác giả đã làm cho độc giả cảm thấy bỡ ngỡ và ngạc nhiên rằng, tại sao thám tử McBride và người đẹp điệp viên Lê Minh lại không cùng nhau kết tóc xe tơ sau mấy mươi năm đi với nhau bên cạnh cuộc đời, đã cùng nhau vào sinh ra tử chia ngọt xẻ bùi với biết bao thăng trầm khắc khoải; khi thì hồi hộp lo âu, khi thì trầm tư mặc tưởng, khi thì thức khuya dậy sớm để cùng nhau giải quyết những điệp vụ đầy hiểm nguy. Đọc tiếp những dòng cuối cùng của câu chuyện, độc giả sẽ biết rằng có lẽ vì đã dấn thân vào nghề trinh thám này nên thám tử McBride và điệp viên Lê Minh đã thấy con người không thoát khỏi được tham sân si nên thường hay phạm tội, để rồi phải rơi vào vòng lao lý, lắm lúc kết thúc bằng những cái chết đầy oan nghiệt và thật đau lòng. Vì chứng kiến hằng ngày những cái chết chóc đau buồn đó nên quá chán ngán cho tình đời, hay chẳng nghe được lời ân ái nào từ người đẹp Lê Minh nên thám tử McBride đã quyết định từ giả cõi đời bằng một phát súng lúc tuổi đã “thất thập cổ lai hy”. Khi được tin McBride tự sát, người đẹp điệp viên Lê Minh đã ngỡ ngàng đến sửng sốt để rồi cuối cùng, nàng liền quyết định xuống tóc đi tu, có lẽ vì cảm thấy bơ vơ lạc lõng giữa cuộc đời vì hình bóng người mà nàng yêu thầm nhớ trộm cuối đời đã ra đi không bao giờ trở lại chăng? Với kết cuộc như trên, tác giả đã mượn triết lý của thi hào Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều để kết luận thật tuyệt vời cho tác phẩm “Tập Truyện Trinh Thám” của bà ta. Đó là: Tu là cõi phúc, tình là dây oan. 

    Nếu sánh vai với một vài nữ văn sĩ viết chuyện trinh thám trên thế giới, ta thấy nữ văn sĩ Khánh Lan cũng có thể ngang hàng với họ không chừng. Thí dụ như nhà văn Tana French với tác phẩm In the woods, Edgar. Nhà văn Megan Abbott với những tác phẩm The fever, Dare me, The end of everything. Nhà văn Daphne Du Maurier với tác phẩm Rebecca. Nhà văn Camilla Lackberg với những tác phẩm Isprinsessan (the Ice Princess), Predikanten (the Preacher), Olycksfagelon.

    Nhà văn Tess Gerritsen với tác phẩm Call after Midnight, Peggy Sue Got Murdered, The Bone Garden.

    Nhìn chung, tác phẩm “Tuyển Tập Truyện Trinh Thám” này là một tác phẩm rất có giá trị cho ngành tội phạm hình sự theo đó, những ai mới bắt đầu vào nghề hay đang hành nghề thám tử, gián điệp, cần nên đọc để trau giồi thêm kiến thức nghề nghiệp và rút tỉa kinh ngiệm quý báu trong lúc hành nghề.

    Tóm lại, với tác phẩm “Tuyển Tập Truyện Trinh Thám”, nữ văn sĩ Khánh Lan đã để lại cho đời một kiệt tác về văn chương Việt nam tại hải ngoại, đặc biệt trong lãnh vực về chuyện trinh thám, rất hấp dẫn, thật hồi hộp, đọc xong sẽ nổi da gà và dựng tóc gáy ngay. Tôi xin trân trọng giới thiệu với độc giả khắp năm châu tác phẩm trinh thám thật tuyệt vời này.

    California, ngày 20 tháng 02 năm 2021.

    Dương viết Điền.

    (Hình ảnh trong bài lấy từ nguồn Wikipedia)

  • Tin tức

    Nhớ Trần Quang Hải

    Việt Hải Los Angeles

    Tôi xúc động khi Nhạc sĩ Trần Quốc Bảo thông báo hung tin GS. TS. Trần Quang Hải đã ra đi ở Paris được 3 tiếng, tôi nghe tin mà lòng se thắt, dù biết là căn bệnh anh mang là loại nan y. Tôi và Trần Quốc Bảo trao đổi những kỷ niệm trong chuyến Cali du 2019 do Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian mời tham dự buổi lễ vinh danh người nhạc sĩ tài hoa được thế giới công nhận về ngành Âm nhạc Dân tộc học (L’ethnomusicologie). Sự nghiệp âm nhạc học và nghiên cứu âm nhạc học của Giáo sư Trần Quang Hải vượt ra ngoài giới hạn của đất nước Việt Nam, nơi ông chào đời. Loại nhạc bao bao gồm Âm nhạc Việt Nam, tức Phương Đông, từ Âm nhạc truyền thống Việt Nam thuộc mọi thể loại, đến nền âm nhạc của người Thượng ở vùng Tây Nguyên Việt Nam. Nhạc đã vượt ra ngoài biên giới xứ sở để phổ biến những khía cạnh tuyệt vời của Di sản âm nhạc của các quốc gia khác nhau trải dài từ Đông Nam Á đến Trung Á để vươn xa đến tận nước Do Thái, rồi Trung Âu đến Tây Âu.

    GS. TS. Trần Quang Hải (1944-2021)

    GS. Phạm Hồng Thái đã phỏng vấn và thu thập tài liệu về GS. Trần Quang Hải để ấn hành bộ sách song ngữ Anh Việt để đời Trần Quang HẢi-50 Năm NghiÊn Cứu Nhạc Dân Tộc Việt / 50 Years of Research in Vietnamese Traditional Music and Overtone Singing.

    Ngoài ra GS.Quyên Di của đại học California State University at Long Beach cùng Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian đã tổ chức buổi lễ ra mắt sách Trần Quang Hải thật trang trọng vào ngày 10 tháng 2, 2019 tại trường đại học CSU-Long Beach, California.

    Lời Nói Đầu

    Ban Biên Tập chúng tôi thật hân hạnh thay mặt cho liên nhóm NVNT và TTG đứng ra thực hiện Tuyển Tập Trần Quang Hải mang tên là « Trần Quang Hải : 50 năm nghiên cứu nhạc dân tộc Việt »; để vinh danh và tri ân người nhạc sĩ đã có những đóng  góp quý giá vào kho tàng dân tộc nhạc thế giới và đã đào tạo nhiều môn đệ tiếp nối bước chân ông ở nhiều đại học trên thế giới. Nhạc sĩ kiêm giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải đã đưa chi nhánh âm nhạc Việt Nam trong dòng dân tộc nhạc học góp mặt ở khắp năm châu. 

    Với cuộc sống ở nước ngoài gần nửa thế kỷ, GS. Hải luôn muốn đưa cái hay của Việt Nam ra dòng chính thế giới. Ông làm phiên dịch viên khi soạn nhạc không chỉ nghiên cứu âm nhạc truyền thống mà còn chủ trương nỗ lực bảo tồn nó. Ông góp mặt tổ chức hơn 3.000 buổi hòa nhạc tại hơn 60 quốc gia để giới thiệu âm nhạc đa dạng của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra ông đã sản xuất hơn 30 đĩa CD âm thanh và video về âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại. Giáo sư Trần Quang Hải đã sáng tác hơn 400 bài hát và âm nhạc về các loại như thanh nhạc ca hát và âm nhạc dựa vào các nhạc cụ truyền thống Việt Nam. GS. Hải còn viết nhiều bài biên khảo, về những nghiên cứụ và tham luận về âm nhạc dân tộc học cho nhiều tạp chí nổi tiếng thế giới như The World of Music (UNESCO), Tạp chí Xã hội Âm nhạc Châu Á (Đại học Cornell, Hoa Kỳ), Cahiers de Musiques Tradionnelles (Thụy Sĩ) và Tạp chí Koukin (Tokyo, Nhật Bản). Các bài viết này của ông về âm nhạc Việt Nam và châu Á cũng đã được ghi nhận lại trong từ điển New Grove. Trong phạm vi dân tộc nhạc học GS. Trần Quang Hải là một thành viên của nhiều hiệp hội nghiên cứu âm nhạc tại Hoa Kỳ, Pháp, Anh và Bỉ. Ông đã từng là diễn giả khách mời tại hơn 100 trường đại học trên khắp thế giới và đã trao hơn 1.500 bài phát biểu cho sinh viên ở các trường châu Âu. Tiến sĩ Hải cũng đã tham dự hơn 130 lễ hội âm nhạc quốc tế. Tên của ông đã xuất hiện trong nhiều cuốn sách, bao gồm cả Từ điển Tiểu sử Quốc tế (Anh), Quốc tế Ai là Âm nhạc (Anh), 500 Lãnh đạo Châu Âu cho Thế kỷ Mới (ở Mỹ và Pháp). Giáo sư Trần Quang Hải còn là thành viên SACEM (Society of Authors, Composers and Publishers of Music) và ông cũng được trao tặng bảo quốc huân chương (Ordre National de la Légion d’Honneur) của Pháp.

    Do vậy Ban Biên Tập chúng tôi hoàn thành tập sách này với mục tiêu ghi nhận sự đóng góp quý báu của GS/TS Trần Quang Hải. Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian mong rằng quyển sách này sẽ được quý độc giả các nơi đón nhận như một tác phẩm tham khảo trong kho tàng văn hóa Việt Nam về người nhạc sĩ độc đáo của chúng ta, với công trình tích cực là duy trì và bảo tồn văn hóa Việt, hầu truyền đạt đến những thế hệ tiếp nối bản sắc dân tộc Việt cho ngày sau. Trong tinh thần đó, Ban biên tập chúng tôi chân thành tri ân ông: GS/TS Trần Quang Hải.

    NHẠC SĨ TRẦN QUANG HẢI RA MẮT SÁCH

    Ở NAM CALIFORNIA – Tháng 2, 2019

    PHAN ANH DŨNG biên soạn :

                         Link tham khảo: https://tranvankhe-tranquanghai.com/2020/05/27/phan-anh-dung-bien-soan-nhac-si-tran-quang-hai-ra-mat-sach-o-nam-california-thang-2-2019/

    Nhà âm nhạc dân tộc Trần Quang Hải giúp tôn vinh âm nhạc Việt Nam Trần Quang Hải là một nhạc sĩ tài năng sống ở Pháp và đã tổ chức hơn 3.000 buổi hòa nhạc tại 65 quốc gia trên thế giới. Với cha mình, giáo sư nổi tiếng Tiến sĩ Trần Văn Khê, và vợ ông, ca sĩ nổi tiếng Bạch Yến, ông đã đóng góp trong nhiều năm để nghiên cứu, quảng bá và tôn trọng âm nhạc Việt Nam. Trần Quang Hải sinh ra trong một gia đình có năm thế hệ nhạc sĩ ở miền Nam Việt Nam. Cha của ông, Giáo sư Trần Văn Khê, nổi tiếng vì đã giúp quảng bá âm nhạc Việt Nam truyền thống trên khắp thế giới và tôn vinh nó trong các lĩnh vực nghiên cứu và biểu diễn.

    Ông Hải tốt nghiệp từ Nhạc viện Quốc gia Sài Gòn trước khi định cư tại Pháp để học tập và nghiên cứu âm nhạc tại Đại học Sorbonne và nhạc dân tộc học tại Đại học Khoa học Xã hội ở Paris. Ông bắt đầu nghiên cứu về âm nhạc phương Đông tại Bảo tàng Man vào năm 1968.

    Năm sau, ông Hải được bổ nhiệm vào vị trí tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia trong khi vẫn còn là sinh viên. Anh quyết định tập trung vào kỹ thuật ca hát âm nhạc, mà anh đã phát hiện vào năm 1969. Nghệ thuật, bao gồm cả việc sản xuất hai âm thanh đồng thời từ cổ họng, khiến anh nổi tiếng trên toàn thế giới như chuyên gia số một trong ca hát âm nhạc.

    « Sau nhiều tháng nghiên cứu, tôi đã phát triển một hệ thống các phương pháp để ca hát âm nhạc, » nhà âm nhạc dân tộc học nói. « Cho đến nay, tôi đã có 8.000 người học cho chủ đề này ở 65 quốc gia. »

    Giáo sư Quang Hải đã nhận được hơn 30 giải thưởng quốc tế cho các nghiên cứu âm nhạc của mình. Năm 2002, Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã trao Huân chương Danh dự cho Tiến sĩ Hải để ghi nhận những đóng góp của ông cho nghiên cứu về ca hát âm nhạc trên thế giới. Một bậc thầy về âm thanh, nhà nghiên cứu âm nhạc nổi tiếng hầu như có thể chơi nhiều nhạc cụ truyền thống Việt Nam như đàn tam thập lục 16, violin hai chord, sáo và thậm chí cả cái muỗng. (Anh ấy đã mang lại rất nhiều cải tiến cho kỹ thuật trò chơi muỗng.)

    Tiến sĩ Quang Hải thấy mình là một sự pha trộn của một số loại âm nhạc – Đông và phương Tây, truyền thống và đương đại. Âm nhạc của anh ấy không có biên giới. Anh nói anh đã tạo ra một tầm nhìn toàn cầu về thế giới và âm nhạc Việt Nam. Nó nhằm mục đích kết hợp tất cả các thể loại âm nhạc truyền thống trong một thế giới âm nhạc điển hình.

    Mặc dù ông đã sống ở nước ngoài được 45 năm, ông Hải luôn nhìn về quê hương của mình với một cảm giác đặc biệt. Ông thực hành lòng yêu nước theo cách riêng của mình. Phiên dịch viên soạn nhạc không chỉ nghiên cứu âm nhạc truyền thống một cách nhiệt tình mà còn nỗ lực bảo tồn nó. Anh đã tổ chức 3.000 buổi hòa nhạc tại hơn 60 quốc gia để giới thiệu âm nhạc đa dạng của đất nước. Người đàn ông chuyên dụng cũng đã sản xuất hơn 30 đĩa CD âm thanh và video về âm nhạc Việt Nam tại Pháp, Ý và Hoa Kỳ.

    Giáo sư Quang Hải đã sáng tác hơn 400 bài hát và âm nhạc các loại, bao gồm ca hát và âm nhạc cho các nhạc cụ truyền thống Việt Nam.

    Nhà khoa học nổi tiếng đã viết nhiều bài báo và sách cho các tạp chí nổi tiếng thế giới như The World of Music (UNESCO), Tạp chí Xã hội Âm nhạc Châu Á (Đại học Cornell, Hoa Kỳ), Cahiers de Musiques Tradionnelles (Thụy Sĩ) và Tạp chí Koukin (Tokyo, Nhật Bản). Các bài viết của ông về âm nhạc Việt Nam và châu Á cũng đã được xuất bản trên từ điển New Grove.

    Nhà âm nhạc dân tộc Trần Quang Hải là một thành viên của nhiều hiệp hội nghiên cứu âm nhạc tại Hoa Kỳ, Pháp, Anh và Bỉ. Ông đã từng là diễn giả khách mời tại hơn 100 trường đại học trên khắp thế giới và đã trao hơn 1.500 bài phát biểu cho sinh viên ở các trường châu Âu. Tiến sĩ Hải cũng đã tham dự hơn 130 lễ hội âm nhạc quốc tế. Tên của ông đã xuất hiện trong nhiều cuốn sách, bao gồm cả Từ điển Tiểu sử Quốc tế (Anh), Quốc tế Ai là Âm nhạc (Anh), 500 Lãnh đạo Châu Âu cho Thế kỷ Mới (Mỹ) và Kế hoạch chính thức ( Pháp).

    Xin xem link sau: 

    Cảm nhận của GS. Quyên Di khi nghe tin:

    Anh Việt Hải ơi,

    Nhớ về anh Trần Quang Hải. Anh thêm giúp tôi ngày tổ chức và những người dự buổi lễ vinh danh anh Trần Quang Hải nhé. Đừng quên Giáo sư Hikoki Tahara bay từ Nhật sang dự lễ.

     “Nhạc sĩ Trần Quang Hải là một nhân tài của nền tân nhạc Việt Nam. Ông xuất sắc cả về lý thuyết âm nhạc lẫn sử dụng nhạc cụ. Ai đọc qua tiểu sử rút gọn của ông cũng thấy ông nhận được quá nhiều giải thưởng quốc tế về âm nhạc.

    Chính vì muốn vinh danh những nhân tài gốc Á châu, phân khoa Nghiên Cứu về Người Á Châu và Người Mỹ Gốc Á Châu của Đại Học CSU Long Beach đã quyết định trao bằng vinh danh Nhạc Sĩ Việt Nam Trần Quang Hải trong một buổi lễ long trọng được tổ chức tại giảng đường khoa Tâm Lý Học vào ngày lễ.

     Bà khoa trưởng, giáo sư tiến sĩ Teri Yamada đã cử tôi đại diện phân khoa trao bằng vinh danh cho ông. Hầu hết các thành viên của liên nhóm Nhân Văn Nghệt Thuật và Tiếng Thời Gian đã có mặt trong buổi lễ vinh danh này, trong đó phải kể đến….”

    Bạn bè ra đi nhiều quá! Buồn!

    Quyên Di, Đại học California State Long Beach.


     

     
    Nhà thơ Hà Nguyên Du xem tin buồn trên Facebook kể kỷ niệm vui khi đến thăm NS.Trần Quang Hải tại căn resort house của GS. Trần Mạnh Chi gần biển Huntington Beach, hôm ăn phở 54, uống cà phê Starbucks, những kỷ niệm vui. Nhà văn Nguyễn Quang, Chinh Nguyên, Khánh Lan, Nhạc trưởng Nguyên Hồng kể kỷ niệm. Họp mặt tiếp Trần Quang Hải tại tư gia Melinda Lan và Lưu Mạnh Bông, party tại tư gia NS. Lam Phương, rồi tư gia Nguyễn Quang, tư gia Việt Hải, những hôm chuyện trò bù khú ở cửa tiệm HanaMaru Japanese Sushi Bars, Hủ tiếu Triều Châu, Mì La Cay, Habit Burger Grill,… 

    Hôm nay bạn bè được tin anh Trần Quang Hải, anh chị em Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian và thân hữu văn nghệ sĩ xúc động, buồn lưu luyến, xin chia buồn cùng chị Bạch Yến và cháu Minh Tâm, cùng anh Trần Quang Minh và gia quyến. Nguyện cầu hương linh anh Trần Quang Hải sớm về cõi Vĩnh Hằng an bình ngàn thu.

    Trần Việt Hải, Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian.

    ——————————————————————–

    Giáo sư Trần Quang Hải qua đời ở tuổi 78 tại Pháp.

    GS Trần Quang Hải và danh ca Bạch Yến chụp ảnh cùng Tổng thống Pháp Jacques Chirac năm 200

    Theo thông tin từ gia đình Giáo sư – tiến sĩ Dân tộc nhạc học Trần Quang Hải, giáo sư vừa qua đời lúc 0h ngày 29-12, tại Pháp.

    Kiến trúc sư Trần Quang Minh – em trai Giáo sư, tiến sĩ Dân tộc nhạc học Trần Quang Hải – thông tin với Tuổi Trẻ Online, giáo sư Trần Quang Hải mất lúc 0h ngày 29-12, tại Pháp, hưởng thọ 78 tuổi.

    Ông Trần Quang Minh cho biết, anh trai ông lúc tối đi ngủ, và ngủ luôn không dậy nữa.

    Giáo sư Trần Quang Hải đang trong thời gian điều trị bệnh ung thư máu. Trước đó, ngày 23-12, trong lễ ra mắt Quỹ học bổng Trần Văn Khê tại Trường đại học Văn Lang (quận Bình Thạnh, TP.HCM) nhân kỷ niệm 100 năm sinh giáo sư Trần Văn Khê; giáo sư Trần Quang Hải có quay clip gửi về Việt Nam chia sẻ về tâm nguyện mong muốn lập quỹ học bổng của cha mình.

    Giáo sư Trần Quang Hải sinh ngày 13-5-1944 tại làng Linh Đông Xã – Gia Định. Ông là con trai trưởng của Giáo sư Trần Văn Khê và bà Nguyễn Thị Sương, cựu giáo sư Anh văn Trường nữ trung học Gia Long.

    Giáo sư Trần Quang Hải qua đời ở tuổi 78 tại Pháp .

    Ông Trần Quang Hải kết hôn cùng nữ ca sĩ Bạch Yến ngày 17-6-1978 tại Paris (Pháp). Sau khi thành hôn với ông Trần Quang Hải, bà Bạch Yến chuyển sang dân ca và cùng phổ biến nhạc dân tộc với chồng khắp thế giới. Giáo sư Trần Quang Hải là cựu học sinh Trường trung học Pétrus Ký, sau khi tốt nghiệp âm nhạc viện Sài Gòn với bộ môn vĩ cầm (học với cố GS Đỗ Thế Phiệt), ông sang Pháp năm 1961 và học nhạc học tại Trường đại học Sorbonne và dân tộc nhạc học ở Trường cao đẳng Khoa học xã hội (École des Hautes Etudes en Sciences Sociales). 

    GS Trần Quang Hải và danh ca Bạch Yến chụp ảnh cùng Tổng thống Pháp Jacques Chirac năm 2002. Giáo sư Trần Quang Hải bắt đầu làm việc cho Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học (CNRS – Centre National de la Recherche Scientifique) với êkip nghiên cứu tại Viện Dân tộc nhạc học của Viện Bảo tàng con người (Département d’ ethnomusicologie du Musée de l’Homme) từ năm 1968 cho tới 2009 thì về hưu. Ông đã trình diễn trên 3.500 buổi tại 70 quốc gia, tham gia 130 đại hội liên hoan quốc tế nhạc truyền thống, giảng dạy tại hơn 120 trường đại học, sáng tác hơn 400 bản nhạc cho đàn tranh, đàn môi, muỗng, hát đồng song thanh, nhạc tùy hứng, đương đại. 

    Giáo sư Trần Quang Hải cũng thực hiện 23 đĩa nhạc truyền thống Việt Nam, viết 3 quyển sách, làm 4 DVD, 4 phim và hội viên của trên 20 hội nghiên cứu thế giới.

    “Con đường nghiên cứu của tôi nhắm về sự giao lưu các loại nhạc cổ truyền tạo thành loại nhạc thế giới (world music), pha trộn nhạc tùy hứng, jazz, đương đại với nhiều loại nhạc khí và kỹ thuật giọng hát để tạo thành một loại nhạc hoàn toàn mới lạ” – Giáo sư Trần Quang Hải chia sẻ trên blog cá nhân của ông.

    Xuất thân trong một gia đình nhạc sĩ cổ truyền từ nhiều đời và Trần Quang Hải là nhạc sĩ đời thứ năm, ông đã theo gót cha, Giáo sư Trần Văn Khê, trên đường nghiên cứu dân tộc nhạc học, tạo một hướng đi riêng trong địa hạt trình diễn về nhạc cổ truyền Việt Nam, nhạc tùy hứng, nhạc đương đại cũng như phương pháp nghiên cứu thể nghiệm qua hát đồng song thanh.

    Giáo sư Trần Quang Hải bị bệnh ung thư máu năm 2017 và tích cực điều trị đến nay. Năm 2019, ông bệnh trở nặng và được chẩn đoán bệnh sưng phổi và suy thận. Bên cạnh đó, ông còn mắc bệnh tiểu đường mãn tính.

    (Tin VN).

    Việt Hải, Los Angeles
    12/2021

  • Tin tức

    TRẦN QUANG HẢI & QUÁCH VĨNH THIỆN

    (Nhờ bạn Mùi chuyển cho hai chị BẠCH YẾN & THANH VÂN!  Cám ơn bạn!)ĐỂ THƯƠNG, TRỌNG & BIẾT ƠN

    TRẦN QUANG HẢI QUÁCH VĨNH THIỆN

    HAI BẠN HỌC Ở TRƯỜNG PETRUS KÝ

    Inline image

    Inline image

    Quách Vĩnh Thiện & Trần Quang Hải năm 2005

    Vương Đằng

         Sáng  29/12 (tin báo không chính xác!) tôi đã khóc trong khi thông báo điện thoại cho  bạn Lê Trường Xuân, trưởng nhóm hay đại diện lớp 1956-1963 Petrus Trương Vĩnh Ký ở Sài Gòn và một bạn khác không muốn đề tên, về sự ra đi vĩnh viễn của bạn Trần Quang Hải, giáo sư tiến sĩ nổi tiếng khắp thế giới (nhứt là ở Pháp).

         Nhân tiện, tôi viết bài lưu niệm nầy cho cả hai bạn học của tôi ở Petrus Ký là Trần Quang Hải và Quách Vĩnh Thiện mà hai năm trước bạn Hải và  vợ là nữ ca sĩ Bạch Yến đã đưa bạn Thiện về cõi hư vô và có gởi hình cho tôi.

    Inline image

    Bạch Yến, Trần Quang Hải và Thanh Vân (vợ của QVT)

         Tuy nhiên, tôi xin phép viết về bạn Thiện trước theo thứ tự thời gian ra đi và sự quen biết của tôi với bạnThiện trước bạn Hải và dùng chữ “bạn” trước tên họ dù rằng thuở xưa chúng tôi gọi nhau bằng “mầy” và xưng “tao” vì cả ba chúng tôi đều là người miền Nam.

    Quách Vĩnh Thiện

         Chúng tôi học chung hai lớp 7F và 6F ở trường Petrus Ký trong hai năm 1956-1958.  Nhưng qua tháng 3, 1957 tôi mới dọn nhà về Gia Định ở gần nhà của bạn Thiện.  Tôi nhỏ hơn bạn Thiện một tuổi và bạn tôi cao và mập mạp hơn tôi nhiều thuở bấy giờ.

         Nhà của bạn Thiện ở đường Ngô Tùng Châu (như một biệt thự đơn giản trên đất rộng khoảng 30m x 50m, hàng rào kẽm sơ sài) cách Ngã Ba Cầu Cống (Gia Định) độ 1km và hồ tắm Chi Lăng độ 1km5; nhà tôi ở khu Xóm Đình, vô sâu đến chỗ Xóm Ruộng, nhà tôi ở cuối xóm.  Tuy nhà của chúng tôi cách nhau non 3 cây số nhưng tôi rất thích đạp xe đến để nói chuyện âm nhạc, nhạc cụ và thỉnh thoảng tôi khoái thọt hay leo lên hái vài trái trứng cá chín mùi mà bạn Thiện còn nhớ nên nhắc ở E-mail hồi âm từ bên Pháp sau hơn 50 năm hai chúng tôi không thấy nhau.

         Tôi chỉ biết tổng quát ba má bạn Thiện là công chức và có dịch vụ tương đối khá giả, có xe hơi.  Thuở bấy giờ, sống chung trong nhà bạn Thiện có anh trai là anh Quách Vĩnh Trường (mà thỉnh thoảng tôi cũng có nói chuyện đôi chút, về sau anh trở thành thương phế binh anh hùng nổi tiếng trước 1975 và chắc hiện còn sống ở Gia Nã Đại hay Hoa Kỳ), một em gái kế và hai em trai.  Hai người mà bạn Thiện thường hãnh diện nói đến và cho coi hình ảnh là hai cậu Lương Vinh Sanh và Lương Vinh Diệu đều là nhạc sĩ và dạy nhạc ở Mỹ Tho và tôi tin chắc rằng tài nghệ âm nhạc nổi danh của bạn Thiện về sau là cũng nhờ ơn dạy dỗ chút ít của hai cậu khi Thiện chưa qua lớp đệ nhị cấp trung học (lớp Đệ Tam hay lớp 10 bây giờ).  Bấy giờ tôi chỉ mới bắt đầu học măng cầm với giáo sư Trần Anh Tuấn nổi tiếng nhứt về đàn nầy ở lớp nhạc tư trong phòng trà Anh Vũ trên đường Bùi Viện gần sau lưng rạp hát Nguyễn Văn Hảo và sau đó học tiếp môn nầy với nhạc sĩ Hương Tử vốn tốt nghiệp môn nầy với thầy Tuấn trước kia; còn bạn Thiện thì đã đàn khá cả măng cầm và Tây ban cầm.

         Bạn Thiện tuy là con nhà giàu, nhưng ăn nói và đối xử với bạn học bình dân và chân thật bởi thế tôi, con nhà nghèo và trong hoàn cảnh không may (ba bạo lực và có dì ghẻ khó chịu—xin xem đính kèm!) đã chơi thân với bạn Thiện.  Trung bình mỗi tháng tôi đạp xe lên nhà bạn Thiện ít nhứt một lần để nói chuyện văn nghệ, tập đàn với nhau; thỉnh thoảng bạn Thiện san sẻ cho tôi bánh, trái trong gia đình mà một học trò nghèo như tôi gần như lúc nào cũng cần thiết; tình bạn học và văn nghệ giữa tôi và bạn Thiện càng ngày càng thân. Ngoài ra, vì nhà nghèo, tôi làm gì có tiền mua dĩa nhạc ngoại quốc để nghe (tôi đã rồi biết nghe nhạc ngoại quốc từ khi mới 4-5 tuổi khi sống với má tôi ở Thị Nghè bên kia Sở Thú Sài Gòn) nên nhà bạn Thiện là nơi tôi may mắn có dịp để nghe.

         Kể từ tháng 9, 1958, tôi lên lớp 5C, còn bạn Thiện lên lớp Đệ Ngũ nào tôi không nhớ nên chúng tôi gần như không còn cơ hội gặp nhau.  Tôi không biết gia đình bạn Thiện dọn về đường Vườn Chuối bên hông chợ Vườn Chuối năm nào; mãi đến năm 1962 tôi mới biết và đôi khi tôi có ghé thăm bạn Thiện ở nhà mới và cũng còn gặp anh Quách Vĩnh Trường.  Sau khi thành lập ban nhạc Les Fanatiques với các ca sĩ Công Thành, Tới, Helena, v.v.,  bạn Thiện trở thành thần tượng của tôi, nhứt là khi bạn Thiện trổ tài biểu diễn cây ghi-ta điện sau lưng.  Trong đặc san Tết Quí Mão (1963) mà tôi là trưởng ban báo chí toàn trường Petrus Ký (vì tôi học lớp duy nhứt 1C chuyên ban văn chương và sinh ngữ), tôi thích nhứt bài “Chất Học Sinh” (trang 9-10) của bạn Thiện.

         Đến cuối mùa Hè 1964, bạn Thiện qua Pháp du học.  Trước khi đi, bạn có cho tôi địa chỉ sẽ sang cư ngụ ở Paris mà tôi còn giữ đến bây giờ (nhưng để bên Hoa Kỳ trong khi tôi viết bài nầy ở Sài Gòn!).  Năm 1979, từ thành phố Nữu-Ước tôi qua Pháp lần đầu tiên để thăm má tôi, tôi có kiếm nhà của bạn Thiện nhưng bạn đã dọn đi nơi khác nên tôi không có dịp tái ngộ với người bạn xa xưa.

         Mãi đến khoảng năm 2013, tôi mới có dịp liên lạc lại với bạn Thiện qua E-mail, và mỗi tuần Thiện chắc đã nhận những tài liệu hữu ích mà tôi sưu tầm, phổ biến và tôi cũng đã gởi những tác phẩm do tôi sáng tác như thơ, văn và nhạc đã đăng trên Google , Youtube và vài mạng khác.  Tôi cũng đã giới thiệu tựa của hơn 10 cuốn sách của tôi đã được xuất bản ở Hoa Kỳ và Việt Nam, nhưng tôi chắc bạn Thiện quá bận sáng tác và trình diễn văn nghệ nên không có thì giờ cho các tác phẩm của tôi. 

        Dù là kỹ sư toán, nhưng Quách Vĩnh Thiện đã được người Pháp công nhận tài năng âm nhạc nên được phong chức Viện sĩ của Viện Hàn Lâm Âm Nhạc (?) Pháp.  Tôi rất khâm phục bạn Thiện hy sinh, kiên nhẫn trong 5 năm (2005-2009) cho công trình phổ nhạc Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du gồm 7 CDs, được Unesco xem như di sản văn hóa nhân loại và phổ nhạc thi phẩm Chinh Phụ Ngâm Khúc của bà Đoàn Thị Điễm qua 2 CDs trong 2 năm 2010-2011.  Ngoài ra, bạn Thiện còn sáng tác nhiều CDs nhạc tâm linh, v.v..

         Tóm lại, bạn Thiện và tôi đã học chung lớp và san sẻ bao nhiêu kiến thức âm nhạc trong non 2 năm (thật ra, tôi học nhiều ở bạn Thiện trong giai đoạn nầy); sau đó, dù ít gặp nhau và sau 1964 thì không còn gặp nhau nữa, nhưng tình bạn chung lớp và văn nghệ vẫn luôn gần nhau.  Có một điều tôi phải công nhận là tài âm nhạc của Quách Vĩnh Thiện hơn tôi quá xa và lý tưởng phục vụ âm nhạc của bạn Thiện cũng hơn tôi nhiều và rất đáng trọng.

    Trần Quang Hải

         Bạn Hải và tôi học chung lớp 5C, 4C và nửa năm lớp 3C cho đến khi bạn được ba là giáo sư Trần Văn Khê rước sang Pháp.

         Khi còn học chung 2 lớp đầu, tôi thật sự không biết ba của Hải là ai mà chỉ biết má của Hải đang làm giám thị ở trường nữ trung học Gia Long thời đó.

         Nhà của Hải ở trong hẽm Xóm Chùa (bấy giờ chưa đặt tên đường cho hẽm nầy), đâm ra đường Trần Quang Khải độ 200m và cách đường Hai Bà Trưng độ 250m.  Từ tháng 9, 1958 (tôi  học lớp 5C) đến tháng 1, 1959, đang đi hoang, sống tự lập, buổi sáng tôi lo bán bắp rang trong khu vực đường Nguyễn Tri Phương và Lý Thái Tổ nên coi như tôi không biết hay không quan tâm đến bạn Hải học chung lớp.  Từ tháng 2, 1959 (đã trở về nhà trong tháng 1, 1959), tôi nhớ là có thì giờ đi đây đó nên tôi có đến nhà của bạn Hải chơi khoảng 2-3 lần, một lần được bạn kéo vĩ cầm cho tôi nghe khá hay nhưng tôi không hề biết bạn đang học ở Trường Quốc Gia Âm Nhạc về môn nầy; bạn cũng mời tôi ăn bánh trái trong nhà và tôi thích nhứt là được bạn Hải cho nghe ké dăm dĩa nhạc ngoại quốc phổ thông và cổ điển như khi ở nhà bạn Thiện. Từ đầu tháng 9 năm 1959 đến Hè 1960, ngoài giờ học tôi quá bận với chuyện mưu sinh trong Giải Trí Trường Thị Nghè nên không còn thời gian để giao du với bạn bè, bởi thế chúng tôi chỉ thấy nhau trong giờ học mà thôi.

         Qua tháng 9, 1960, tôi không còn mưu sinh ở Giải Trí Trường Thị Nghè nữa, chúng tôi vẫn học chung lớp 3C, nhưng tôi lại quá lo việc học hành nên mỗi tuần ba bốn lần vào Thư Viện Quốc Gia cũ ở góc đường Gia Long (bây giờ là Lý Tự Trọng) và Tự Do (bây giờ là Đồng Khởi) để sưu tầm và học hỏi nên gần như chúng tôi không còn gặp nhau cho đến một ngày các bạn trong lớp cho biết rằng bạn Hải đã qua Pháp.

         Mùa Hè 1979, tôi sang Pháp để thăm má tôi và các em lần đầu tiên và tôi vô cùng ngạc nhiên và thán phục thấy và nghe những dĩa cổ nhạc Miền Nam do giáo sư Trần Văn Khê và bạn Hải trình bày, khi thì độc tấu, khi thì song tấu hay toàn ban hòa âm.  Bấy giờ tôi cũng có phần nào hãnh diện có người bạn học giỏi và tài tình như thế.  Tôi đem các dĩa giới thiệu với bà con ở bên Pháp, chứ không có thời gian để đi tìm gặp bạn Hải hay Thiện vì tôi đang làm việc ở thành phố Nữu-Ước, chỉ được nghỉ phép qua Pháp 2 tuần thôi.

         Độ đầu năm 2011, giáo sư Trần Văn Khê có tổ chức một buổi văn nghệ ngay tại tư gia của ông ở gần chợ Bà Chiểu với sự tham dự của bạn Hải và vợ là ca sĩ Bạch Yến từ bên Pháp về.  Tôi được bạn Hải thông báo nên đã mướn xe tắc-xi để đi với bạn gái ở thành phố Biên Hòa xuống.  Biệt thự của giáo sư tuy rộng rải nhưng phòng trình diễn thì quá nhỏ cho một buổi văn nghệ có tiếng tăm.  Tôi và bạn gái đến đúng giờ nhưng vẫn phải đứng nghe ở ngoài hành lang.  Bạn Hải và tôi có gặp nhau ở ngoài sân sau, nhưng chỉ trau đổi một hai câu xã giao rồi bạn Hải phải trở vô tiếp tục trình diễn.  Quá mõi chân cho một người ở tuổi đã về hưu như tôi phải đứng coi nên khoảng nửa tiếng sau thì tôi và bạn gái tự động kêu xe đã mướn trở về Biên Hòa.

         Đầu tháng 2, 2015, bạn Hải nhờ tôi dịch bài về “Hát Bài Chòi” từ Việt văn qua Anh văn (13 trang) và tôi đã giúp.  Mỗi tuần bạn Hải đều nhận ít nhứt 5 E-mails của tôi và thỉnh thoảng tôi cũng nhận một E-mail của bạn Hải.  Ngày 20/12/21 tôi nhận E-mail trong đó bạn Hải mặc đồ Ông Già hát và thổi “the Jew’s harp” bài “We wish you a merry Christmas and a happy New Year” và ngày 21/12/21 tôi lại nhận E-mail của Hải với tựa “meilleurs voeux pour un joyeux NOEL” trong đó bạn Hải hát bài “JINGLE BELLS WITH THE OVERTONE SINGING”.  Nước mắt của tôi trào ra khi nghe bạn  hát bài thứ hai nầy vì không ngờ đời quả vô thường và từ nay tôi không bao giờ thấy hay gặp bạn Hải của mình nữa.

         Những ai quan tâm đến cổ nhạc, nhứt là cổ nhạc Nam phần, hãy tin rằng chúng ta sẽ KHÔNG bao giờ tìm lại được một Trần Quang Hải thứ hai với di truyền gia đình, tài nghệ, kiên nhẫn và tấm lòng và chúng ta nên biết nhớ ơn giáo sư, tiến sĩ Trần Quang Hải (cộng với sự phụ tá của vợ là ca sĩ Bạch Yến) đã trình diễn và truyền bá cổ nhạc Việt Nam khắp bốn phương trời trong hơn 40 năm qua.

    *

         Tôi trọng cả hai bạn học của tôi vì căn cứ vào tiểu sử cũng như hoạt động suốt đời, tôi tin rằng bạn Quách Vĩnh Thiện và bạn Trần Quang Hải là hai cá nhân sống lương thiện mà với tôi ai sống lương thiện là người được sự kính trọng của tôi bất kỳ người đó giàu, nghèo, có tài hay bất tài.

         Tạ ơn Trời, Phật, Chúa hay Thượng Đế đã cho tôi có hai người bạn học như Quách Vĩnh Thiện và Trần Quang Hải để tôi thương, trọng và nhớ ơn; và chắc chắn sớm muộn gì tôi cũng nối gót theo hai bạn Thiện và Hải.

    Vương Đằng

    (Trưa Thứ Ba 04/01/22 là lúc dự định hỏa thiêu bạn Hải ở Pháp)

    NGUYEN Van Mui–

  • Tin tức,  Việt Hải

    Nhớ Trần Quang Hải

    GS. TS. Trần Quang Hải (1944-2021)

    Tôi xúc động khi Nhạc sĩ Trần Quốc Bảo thông báo hung tin GS. TS. Trần Quang Hải đã ra đi ở Paris được 3 tiếng, tôi nghe tin mà lòng se thắt, dù biết là căn bệnh anh mang là loại nan y. Tôi và Trần Quốc Bảo trao đổi những kỷ niệm trong chuyến Cali du 2018 do Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian mời tham dự buổi lễ vinh danh người nhạc sĩ tài hoa được thế giới công nhận về ngành Âm nhạc Dân tộc học (L’ethnomusicologie). Sự nghiệp âm nhạc học và nghiên cứu âm nhạc học của Giáo sư Trần QuangHải vượt ra ngoài giới hạn của đất nước Việt Nam, nơi ông chào đời. Loại nhạc bao bao gồm Âm nhạc Việt Nam, tức Phương Đông, từ Âm nhạc truyền thống Việt Nam thuộc mọi thể loại, đến nền âm nhạc của người Thượng ở vùng Tây Nguyên Việt Nam. Nhạc đã vượt ra ngoài biên giới xứ sở để phổ biến những khía cạnh tuyệt vời của Di sản âm nhạc của các quốc gia khác nhau trải dài từ Đông Nam Á đến Trung Á để vươn xa đến tận nước Do Thái, rồi Trung Âu đến Tây Âu.

    GS. Phạm Hồng Thái đã phỏng vấn và thu thập tài liệu về GS. Trần Quang Hải để ấn hành bộ sách song ngữ Anh Việt để đời Tran Quang Hai-50 Nam Nghien Cuu Nhac Dan Toc Viet. Book Cover 10-7-18.jpg, by Lulu Printing.

    Ngoài ra GS.Quyên Di của đại học California State University at Long Beach cùng Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian đã tổ chức buổi lễ ra mắt sách Trần Quang Hải thật trang trọng.

    cùng Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian tổ chức

    Ngày ra mắt sách 10 tháng 2, 2019 tại trường đại học CSU-Long Beach, California, USA

    Tháng 2, 2018 Chiều Văn Hóa CSU-LB (Sunday) và vinh danh GS. TQH Paris.

    Ngày 2 thàng 10, năm 2018

    Lời Nói Đầu

    Ban Biên Tập chúng tôi thật hân hạnh thay mặt cho liên nhóm NVNT và TTG đứng ra thực hiện Tuyển Tập Trần Quang Hải mang tên là « Trần Quang Hải : 50 năm nghiên cứu nhạc dân tộc Việt »; để vinh danh và tri ân người nhạc sĩ đã có những đóng  góp quý giá vào kho tàng dân tộc nhạc thế giới và đã đào tạo nhiều môn đệ tiếp nối bước chân ông ở nhiều đại học trên thế giới. Nhạc sĩ kiêm giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải đã đưa chi nhánh âm nhạc Việt Nam trong dòng dân tộc nhạc học góp mặt ở khắp năm châu.

    Với cuộc sống ở nước ngoài gần nửa thế kỷ, GS. Hải luôn muốn đưa cái hay của Việt Nam ra dòng chính thế giới. Ông làm phiên dịch viên khi soạn nhạc không chỉ nghiên cứu âm nhạc truyền thống mà còn chủ trương nỗ lực bảo tồn nó. Ông góp mặt tổ chức hơn 3.000 buổi hòa nhạc tại hơn 60 quốc gia để giới thiệu âm nhạc đa dạng của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra ông đã sản xuất hơn 30 đĩa CD âm thanh và video về âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại. Giáo sư Trần Quang Hải đã sáng tác hơn 400 bài hát và âm nhạc về các loại như thanh nhạc ca hát và âm nhạc dựa vào các nhạc cụ truyền thống Việt Nam. GS. Hải còn viết nhiều bài biên khảo, về những nghiên cứụ và tham luận về âm nhạc dân tộc học cho nhiều tạp chí nổi tiếng thế giới như The World of Music (UNESCO), Tạp chí Xã hội Âm nhạc Châu Á (Đại học Cornell, Hoa Kỳ), Cahiers de Musiques Tradionnelles (Thụy Sĩ) và Tạp chí Koukin (Tokyo, Nhật Bản). Các bài viết này của ông về âm nhạc Việt Nam và châu Á cũng đã được ghi nhận lại trong từ điển New Grove. Trong phạm vi dân tộc nhạc học GS. Trần Quang Hải là một thành viên của nhiều hiệp hội nghiên cứu âm nhạc tại Hoa Kỳ, Pháp, Anh và Bỉ. Ông đã từng là diễn giả khách mời tại hơn 100 trường đại học trên khắp thế giới và đã trao hơn 1.500 bài phát biểu cho sinh viên ở các trường châu Âu. Tiến sĩ Hải cũng đã tham dự hơn 130 lễ hội âm nhạc quốc tế. Tên của ông đã xuất hiện trong nhiều cuốn sách, bao gồm cả Từ điển Tiểu sử Quốc tế (Anh), Quốc tế Ai là Âm nhạc (Anh), 500 Lãnh đạo Châu Âu cho Thế kỷ Mới (ở Mỹ và Pháp). Giáo sư Trần Quang Hải còn là thành viên SACEM (Society of Authors, Composers and Publishers of Music) và ông cũng được trao tặng bảo quốc huân chương (Ordre National de la Légion d’Honneur) của Pháp.

    Do vậy Ban Biên Tập chúng tôi hoàn thành tập sách này với mục tiêu ghi nhận sự đóng góp quý báu của GS/TS Trần Quang Hải. Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian mong rằng quyển sách này sẽ được quý độc giả các nơi đón nhận như một tác phẩm tham khảo trong kho tàng văn hóa Việt Nam về người nhạc sĩ độc đáo của chúng ta, với công trình tích cực là duy trì và bảo tồn văn hóa Việt, hầu truyền đạt đến những thế hệ tiếp nối bản sắc dân tộc Việt cho ngày sau. Trong tinh thần đó, Ban biên tập chúng tôi chân thành tri ân ông: GS/TS Trần Quang Hải.

    Thay mặt,

    GS. Dương Ngọc Sum, Cố vấn.

    NHÂN VĂN NGHỆ THUẬT & TIẾNG THỜI GIAN.

    PHAN ANH DŨNG biên soạn : NHẠC SĨ TRẦN QUANG HẢI RA MẮT SÁCH Ở NAM CALIFORNIA – Tháng 2, 2019

    Link tham khảo: https://tranvankhe-tranquanghai.com/2020/05/27/phan-anh-dung-bien-soan-nhac-si-tran-quang-hai-ra-mat-sach-o-nam-california-thang-2-2019/

    Nhà âm nhạc dân tộc Trần Quang Hải giúp tôn vinh âm nhạc Việt Nam Trần Quang Hải là một nhạc sĩ tài năng sống ở Pháp và đã tổ chức hơn 3.000 buổi hòa nhạc tại 65 quốc gia trên thế giới. Với cha mình, giáo sư nổi tiếng Tiến sĩ Trần Văn Khê, và vợ ông, ca sĩ nổi tiếng Bạch Yến, ông đã đóng góp trong nhiều năm để nghiên cứu, quảng bá và tôn trọng âm nhạc Việt Nam. Trần Quang Hải sinh ra trong một gia đình có năm thế hệ nhạc sĩ ở miền Nam Việt Nam. Cha của ông, Giáo sư Trần Văn Khê, nổi tiếng vì đã giúp quảng bá âm nhạc Việt Nam truyền thống trên khắp thế giới và tôn vinh nó trong các lĩnh vực nghiên cứu và biểu diễn.

    Ông Hải tốt nghiệp từ Nhạc viện Quốc gia Sài Gòn trước khi định cư tại Pháp để học tập và nghiên cứu âm nhạc tại Đại học Sorbonne và nhạc dân tộc học tại Đại học Khoa học Xã hội ở Paris. Ông bắt đầu nghiên cứu về âm nhạc phương Đông tại Bảo tàng Man vào năm 1968.

    Năm sau, ông Hải được bổ nhiệm vào vị trí tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia trong khi vẫn còn là sinh viên. Anh quyết định tập trung vào kỹ thuật ca hát âm nhạc, mà anh đã phát hiện vào năm 1969. Nghệ thuật, bao gồm cả việc sản xuất hai âm thanh đồng thời từ cổ họng, khiến anh nổi tiếng trên toàn thế giới như chuyên gia số một trong ca hát âm nhạc.

    « Sau nhiều tháng nghiên cứu, tôi đã phát triển một hệ thống các phương pháp để ca hát âm nhạc, » nhà âm nhạc dân tộc học nói. « Cho đến nay, tôi đã có 8.000 người học cho chủ đề này ở 65 quốc gia. »

    Giáo sư Quang Hải đã nhận được hơn 30 giải thưởng quốc tế cho các nghiên cứu âm nhạc của mình. Năm 2002, Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã trao Huân chương Danh dự cho Tiến sĩ Hải để ghi nhận những đóng góp của ông cho nghiên cứu về ca hát âm nhạc trên thế giới. Một bậc thầy về âm thanh, nhà nghiên cứu âm nhạc nổi tiếng hầu như có thể chơi nhiều nhạc cụ truyền thống Việt Nam như đàn tam thập lục 16, violin hai chord, sáo và thậm chí cả cái muỗng. (Anh ấy đã mang lại rất nhiều cải tiến cho kỹ thuật trò chơi muỗng.)

    Tiến sĩ Quang Hải thấy mình là một sự pha trộn của một số loại âm nhạc – Đông và phương Tây, truyền thống và đương đại. Âm nhạc của anh ấy không có biên giới. Anh nói anh đã tạo ra một tầm nhìn toàn cầu về thế giới và âm nhạc Việt Nam. Nó nhằm mục đích kết hợp tất cả các thể loại âm nhạc truyền thống trong một thế giới âm nhạc điển hình.

    Mặc dù ông đã sống ở nước ngoài được 45 năm, ông Hải luôn nhìn về quê hương của mình với một cảm giác đặc biệt. Ông thực hành lòng yêu nước theo cách riêng của mình. Phiên dịch viên soạn nhạc không chỉ nghiên cứu âm nhạc truyền thống một cách nhiệt tình mà còn nỗ lực bảo tồn nó. Anh đã tổ chức 3.000 buổi hòa nhạc tại hơn 60 quốc gia để giới thiệu âm nhạc đa dạng của đất nước. Người đàn ông chuyên dụng cũng đã sản xuất hơn 30 đĩa CD âm thanh và video về âm nhạc Việt Nam tại Pháp, Ý và Hoa Kỳ.

    Giáo sư Quang Hải đã sáng tác hơn 400 bài hát và âm nhạc các loại, bao gồm ca hát và âm nhạc cho các nhạc cụ truyền thống Việt Nam.

    Nhà khoa học nổi tiếng đã viết nhiều bài báo và sách cho các tạp chí nổi tiếng thế giới như The World of Music (UNESCO), Tạp chí Xã hội Âm nhạc Châu Á (Đại học Cornell, Hoa Kỳ), Cahiers de Musiques Tradionnelles (Thụy Sĩ) và Tạp chí Koukin (Tokyo, Nhật Bản). Các bài viết của ông về âm nhạc Việt Nam và châu Á cũng đã được xuất bản trên từ điển New Grove.

    Nhà âm nhạc dân tộc Trần Quang Hải là một thành viên của nhiều hiệp hội nghiên cứu âm nhạc tại Hoa Kỳ, Pháp, Anh và Bỉ. Ông đã từng là diễn giả khách mời tại hơn 100 trường đại học trên khắp thế giới và đã trao hơn 1.500 bài phát biểu cho sinh viên ở các trường châu Âu. Tiến sĩ Hải cũng đã tham dự hơn 130 lễ hội âm nhạc quốc tế. Tên của ông đã xuất hiện trong nhiều cuốn sách, bao gồm cả Từ điển Tiểu sử Quốc tế (Anh), Quốc tế Ai là Âm nhạc (Anh), 500 Lãnh đạo Châu Âu cho Thế kỷ Mới (Mỹ) và Kế hoạch chính thức ( Pháp).

    Xin xem link sau:

    https://tranvankhe-tranquanghai.com/2018/09/28/bia-sachtran-quang-hai-50-nam-nghien-cuu-nhac-viet-dan-toc-do-nhan-van-nghe-thuat-xuat-ban-california-usa-2018/

    Cảm nhận của GS. Quyên Di khi nghe tin:

    Anh Việt Hải ơi,

    Nhớ về anh Trần Quang Hải. Anh thêm giúp tôi ngày tổ chức và những người dự buổi lễ vinh danh anh Trần Quang Hải nhé. Đừng quên Giáo sư Hikoki Tahara bay từ Nhật sang dự lễ.

    “Nhạc sĩ Trần Quang Hải là một nhân tài của nền tân nhạc Việt Nam. Ông xuất sắc cả về lý thuyết âm nhạc lẫn sử dụng nhạc cụ. Ai đọc qua tiểu sử rút gọn của ông cũng thấy ông nhận được quá nhiều giải thưởng quốc tế về âm nhạc.

    Chính vì muốn vinh danh những nhân tài gốc Á châu, phân khoa Nghiên Cứu về Người Á Châu và Người Mỹ Gốc Á Châu của Đại Học CSU Long Beach đã quyết định trao bằng vinh danh Nhạc Sĩ Việt Nam Trần Quang Hải trong một buổi lễ long trọng được tổ chức tại giảng đường khoa Tâm Lý Học vào ngày lễ.

    Bà khoa trưởng, giáo sư tiến sĩ Teri Yamada đã cử tôi đại diện phân khoa trao bằng vinh danh cho ông. Hầu hết các thành viên của liên nhóm Nhân Văn Nghệt Thuật và Tiếng Thời Gian đã có mặt trong buổi lễ vinh danh này, trong đó phải kể đến….”

    Bạn bè ra đi nhiều quá! Buồn!

    Quyên Di, Đại học California State Long Beach.

    Nhà thơ Hà Nguyên Du xem tin buồn trên Facebook kể kỷ niệm vui khi đến thăm NS.Trần Quang Hải tại căn resort house của GS. Trần Mạnh Chi gần biển Huntington Beach, hôm ăn phở 54, uống cà phê Starbucks, những kỷ niệm vui. Nhà văn Nguyễn Quang, Chinh Nguyên, Khánh Lan, Nhạc trưởng Nguyên Hồng kể kỷ niệm. Họp mặt tiếp Trần Quang Hải tại tư gia Melinda Lan và Lưu Mạnh Bông, party tại tư gia NS. Lam Phương, rồi tư gia Nguyễn Quang, tư gia Việt Hải, những hôm chuyện trò bù khú ở cửa tiệm HanaMaru Japanese Sushi Bars, Hủ tiếu Triều Châu, Mì La Cay, Habit Burger Grill,…

    Hôm nay bạn bè được tin anh Trần Quang Hải, anh chị em Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian và thân hữu văn nghệ sĩ xúc động, buồn lưu luyến, xin chia buồn cùng chị Bạch Yến và cháu Minh Tâm, cùng anh Trần Quang Minh và gia quyến. Nguyện cầu hương linh anh Trần Quang Hải sớm về cõi Vĩnh Hằng an bình ngàn thu.

    Trần Việt Hải, Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian.

    Giáo sư Trần Quang Hải qua đời ở tuổi 78 tại Pháp.

    GS Trần Quang Hải và danh ca Bạch Yến chụp ảnh cùng Tổng thống Pháp Jacques Chirac năm 2002.

    Theo thông tin từ gia đình Giáo sư – tiến sĩ Dân tộc nhạc học Trần Quang Hải, giáo sư vừa qua đời lúc 0h ngày 29-12, tại Pháp.

    Kiến trúc sư Trần Quang Minh – em trai Giáo sư, tiến sĩ Dân tộc nhạc học Trần Quang Hải – thông tin với Tuổi Trẻ Online, giáo sư Trần Quang Hải mất lúc 0h ngày 29-12, tại Pháp, hưởng thọ 78 tuổi.

    Ông Trần Quang Minh cho biết, anh trai ông lúc tối đi ngủ, và ngủ luôn không dậy nữa.

    Giáo sư Trần Quang Hải đang trong thời gian điều trị bệnh ung thư máu. Trước đó, ngày 23-12, trong lễ ra mắt Quỹ học bổng Trần Văn Khê tại Trường đại học Văn Lang (quận Bình Thạnh, TP.HCM) nhân kỷ niệm 100 năm sinh giáo sư Trần Văn Khê; giáo sư Trần Quang Hải có quay clip gửi về Việt Nam chia sẻ về tâm nguyện mong muốn lập quỹ học bổng của cha mình.

    Giáo sư Trần Quang Hải sinh ngày 13-5-1944 tại làng Linh Đông Xã – Gia Định. Ông là con trai trưởng của Giáo sư Trần Văn Khê và bà Nguyễn Thị Sương, cựu giáo sư Anh văn Trường nữ trung học Gia Long.

    Giáo sư Trần Quang Hải qua đời ở tuổi 78 tại Pháp .

    Ông Trần Quang Hải kết hôn cùng nữ ca sĩ Bạch Yến ngày 17-6-1978 tại Paris (Pháp). Sau khi thành hôn với ông Trần Quang Hải, bà Bạch Yến chuyển sang dân ca và cùng phổ biến nhạc dân tộc với chồng khắp thế giới. Giáo sư Trần Quang Hải là cựu học sinh Trường trung học Pétrus Ký, sau khi tốt nghiệp âm nhạc viện Sài Gòn với bộ môn vĩ cầm (học với cố GS Đỗ Thế Phiệt), ông sang Pháp năm 1961 và học nhạc học tại Trường đại học Sorbonne và dân tộc nhạc học ở Trường cao đẳng Khoa học xã hội (Ecole des Hautes Etudes en Sciences Sociales).

    GS Trần Quang Hải và danh ca Bạch Yến chụp ảnh cùng Tổng thống Pháp Jacques Chirac năm 2002. Giáo sư Trần Quang Hải bắt đầu làm việc cho Trung tâm Quốc gia nghiên cứu khoa học (CNRS – Centre National de la Recherche Scientifique) với êkip nghiên cứu tại Viện Dân tộc nhạc học của Viện Bảo tàng con người (Département d’ ethnomusicologie du Musée de l’Homme) từ năm 1968 cho tới 2009 thì về hưu. Ông đã trình diễn trên 3.500 buổi tại 70 quốc gia, tham gia 130 đại hội liên hoan quốc tế nhạc truyền thống, giảng dạy tại hơn 120 trường đại học, sáng tác hơn 400 bản nhạc cho đàn tranh, đàn môi, muỗng, hát đồng song thanh, nhạc tùy hứng, đương đại.

    Giáo sư Trần Quang Hải cũng thực hiện 23 đĩa nhạc truyền thống Việt Nam, viết 3 quyển sách, làm 4 DVD, 4 phim và hội viên của trên 20 hội nghiên cứu thế giới.

    “Con đường nghiên cứu của tôi nhắm về sự giao lưu các loại nhạc cổ truyền tạo thành loại nhạc thế giới (world music), pha trộn nhạc tùy hứng, jazz, đương đại với nhiều loại nhạc khí và kỹ thuật giọng hát để tạo thành một loại nhạc hoàn toàn mới lạ” – Giáo sư Trần Quang Hải chia sẻ trên blog cá nhân của ông.

    Xuất thân trong một gia đình nhạc sĩ cổ truyền từ nhiều đời và Trần Quang Hải là nhạc sĩ đời thứ năm, ông đã theo gót cha, Giáo sư Trần Văn Khê, trên đường nghiên cứu dân tộc nhạc học, tạo một hướng đi riêng trong địa hạt trình diễn về nhạc cổ truyền Việt Nam, nhạc tùy hứng, nhạc đương đại cũng như phương pháp nghiên cứu thể nghiệm qua hát đồng song thanh.

    Giáo sư Trần Quang Hải bị bệnh ung thư máu năm 2017 và tích cực điều trị đến nay. Năm 2019, ông bệnh trở nặng và được chẩn đoán bệnh sưng phổi và suy thận. Bên cạnh đó, ông còn mắc bệnh tiểu đường mãn tính.

    (Tin VN).

  • Tin tức

    Giáo sư âm nhạc Trần Quang Hải qua đời

    Giáo sư, Tiến sĩ Trần Quang Hải. Ảnh: Facebook Trần Quang Hải

    Trần Quang Hải sinh năm 1944 tại TP HCM, là hậu duệ đời thứ năm của nhạc sĩ cung đình Huế Trần Quang Thọ. Bố ông là Giáo sư, Tiến sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc cổ truyền Trần Văn Khê. Chịu ảnh hưởng gia đình, ông sớm theo đuổi âm nhạc, tốt nghiệp khoa violin trường Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn, sau đó tiếp tục sang Pháp học nâng cao về nhạc cụ này. Ở Pháp, ông chuyển hướng nghiên cứu các loại nhạc cụ dân tộc khác nhau, sau đó lấy bằng tiến sĩ. Ông từng làm việc cho Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học tại Bảo tàng Con người (Musée de l’Homme) ở Paris.

    Nhạc sĩ có nhiều nghiên cứu đặc biệt về hát đồng song thanh, phát triển kỹ thuật gõ muỗng, biểu diễn đàn môi. Ông gắn bó đặc biệt với muỗng, được đặt danh hiệu vua muỗng sau khi chiến thắng một cuộc thi gõ trong khuôn khổ Đại nhạc hội dân nhạc tại Cambridge (Anh) năm 1967. Ông từng biểu diễn gõ muỗng trong hơn 1.000 chương trình. Năm 2012, ông được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục người trình diễn đàn môi tại nhiều quốc gia nhất thế giới.

    Ông Trần Quang Hải bên vợ - danh ca Bạch Yến. Ảnh: Facebook Trần Quang Hải
    Ông Trần Quang Hải bên vợ – danh ca Bạch Yến.
    Ảnh: Facebook Trần Quang Hải

    Ông kết hôn với danh ca Bạch Yến ở Pháp năm 1978. Cùng vợ, ông thực hiện hơn 3.000 buổi giới thiệu âm nhạc dân tộc Việt Nam ở 70 nước trên thế giới. Ông bà chung sống hòa thuận 43 năm, không có con chung. Ông có một con gái riêng tên Minh Tâm, cũng từng học nhạc.

    Năm 2009, khi về nước biểu diễn, Bạch Yến tâm sự, bà vốn ảnh hưởng văn hóa phương Tây nhưng đam mê nhạc dân tộc nhờ tác động từ chồng. Những năm cuối đời, vợ luôn đồng hành ông chống lại bệnh tật. Dịp kỷ niệm 40 năm ngày cưới năm 2018, ông từng viết thơ tặng vợ:

    “Bốn mươi năm hạnh phúc bên nhau
    Kỷ niệm hôm nay lắm ngọt ngào
    Chồng vợ ngày ngày chung cuộc sống
    Tình yêu gìn giữ suốt đời sau!”.

    Nhật Thu

  • NV Nguyễn Quang,  Sinh Hoạt,  Tin tức

    Đêm Hội Ngộ Mừng Giáng Sinh ngày 12 tháng 12, 2021 Tuyệt Vời của nhóm NVNT & TTG. Một kỷ niệm khó quên.

    Kính thưa quý anh chị em,

    Vui quá. Qúa  vui, vui cùng các anh chị em gần như mệt nghỉ.

    Cho đến hôm nay (12/15/2021) dư âm của buổi Hội Ngộ Mừng Giáng Sinh 2021 vẫn còn vương vấn trong lòng mọi người. Khai mạc cho bữa tiệc, con chim đầu đàn Việt Hải chào mừng quan khách với một trí nhớ phi thường, anh giới thiệu từng nhân vật tham dự và than gia trong đêm Hội Ngộ. Một cách lạ thường, anh đã không hề bỏ sót tên của bất cứ một vị khách nào hiện diện trong bữa tiệc.

    Các vị cố vấn tham dự buổi tiệc gồm có: GS Dương Ngọc Sum, GS Quyên Di, GS Kỹ Thuật Phạm Hồng Thái.

    GS Cố Vấn Kỹ Thuật Phạm Hồng Thái, GS Quyên Di, NV Nguyễn Quang, NV Việt Hài, GS Dương Ngọc Sum

    Ban Điều Hành & Tổ Chức

    Sau phần tổng kết về những thành quả trong năm 2021 và những dự định trong tương lai cho năm 2022 qua sự trường trình của nhà văn Việt Hải và Khánh Lan, ba MC duyên dáng: Mộng Thủy, Thụy Vy, Bích Trâm phụ trách phần giới thiệu những nhạc phẩm mừng Giáng Sinh và những bản nhạc sống động cho buổi dạ vũ. Số ca sĩ “Cây Nhà Lá Vườn” hùng hậu và một dàn nhạc gồm trống, đàn, keyboard do ban nhạc của anh Thọ Lâm bảo trợ khiến cho đêm Hội Ngộ vô cùng linh động.

    Văn Nghệ Tiếng Thời Gian

    Một chiếc bánh mừng Giáng Sinh 2021 và mừng sinh nhật của toàn thể hội viên thuộc Liên Nhóm NVNT & TTG hòa với tiếng hát mừng một ngày vui. Sau cùng, tôi cũng không quên nhắc đến tám món ăn ngon do nhà hàng Diamond Seafood Palace đảm trách, vừa ngon vừa rẻ ($30 một phần ăn).

    Nói tóm lại, đây là một đêm hội ngộ của NVNT & TTG rất thành công. Tuy nhiên, sự thành công này là do Ban Tổ Chức phải bỏ nhiều công sức và thời gian để thực hiện. Riêng về phần cá nhân tôi, tôi xin gởi đến ban tổ chức một tiếng BRAVO thật to như cái đình.

    LIÊN NHÓM NVNT & TTG

    Nguyễn Quang

    Midway City, Dec. 14, 2021

  • Khánh Lan,  Sinh Hoạt,  Tin tức

    GÂY QUỸ YỂM TRỢ THƯƠNG PHẾ BINH VNCH, ngày 04/12/2021.

    Mời các niên trưởng và các anh chị xem video (Live Stream) thu ngày 04 tháng 12, 2021 tại đài VietMedia, 57.14 do Cơ sở Hy Vọng cùng Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian gây quỹ với chủ đề “Một chút quà gởi đến các anh thương phế binh VNCH để bày tỏ lòng tri ân và sự trân trọng của chúng ta đối với các anh chiến sĩ, đã hy sinh cả cuộc đời trai trẻ để lao mình vào chiến cuộc. Dấu giầy của các anh đã in khắp 4 vùng chiến thuật, chốn rừng sâu, đèo cao, dốc hiểm, gian lao khổ cực để bảo vệ mảnh đất tự do miền nam Việt Nam.

    Khánh Lan

  • Dương Viết Điền,  Tin tức

    TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG QUA ÂM NHẠC CỦA NHẠC SĨ LÊ VĂN KHOA

    Nhạc Sĩ Lê Văn KHoa & Nhà văn Dương Viết Điền

    Được biết nhạc sĩ Lê Văn Khoa sinh ngày 10 tháng 06 năm 1933 tại tỉnh CầnThơ. Tháng 05 năm 1975, ông sang tỵ nạn tại Mỹ sau khi cộng sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam. Ông là một người đa năng đa hiệu trong nhiều lãnh vực. Vừa là một nhà giáo rất tận tâm, đức độ, vừa là một nhạc sĩ tài ba lỗi lạc đã từng đoạt luôn một lần hai giải thưởng sáng tác âm nhạc toàn quốc năm 1953 và giải văn học nghệ thuật toàn quốc, vừa là một nhiếp ảnh gia xuất sắc của Việt nam đã từng đoạt luôn ba giải thưởng toàn quốc trong ba năm liên tiếp 64-65. Là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, ông là người đứng ra sáng lập Hội Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật năm 1968 tại Việt Nam. Hội này cũng đã đoạt được huy chương vàng tại Áo quốc. Nhiếp ảnh gia Lê Văn Khoa là người Việt Nam đầu tiên có hình ảnh triển lãm tại Quốc Hội Hoa kỳ. Từ năm 1976 đến 1977, ông là giáo sư dạy môn nhiếp ảnh tại đại học Salisbury State College ở Maryland. Để đi vào đề tài, tôi xin được viết riêng phần “Tình yêu quê hương qua âm nhạc” của nhạc sĩ Lê Văn Khoa.

    Nếu nhà soạn nhạc Ludwig Van Beethoven của Đức có rất nhiều bản nhạc ngợi ca tình yêu đôi lứa và mang nặng tình yêu quê hương như Egmont, Wellington’s Victory, Zur Namensfeier, Consecration of the House, hay Franz Peter Schubert của Áo với 600 Lieder, 9 bản Symphonis, nhạc cho Operas và cả 1000 tác phẩm chan chứa tình tự dân tộc, Richard Georg Strauss của Đức với Till Eulenspiegel’s Merry Prank, Also Sprach Zarathustra, Don Quixote, Sinfonia Domestica, An Alpine  Syphony, Salome, Der Rosen Kavaliervv… bàng bạc tình hoài hương, và Dvorak của Tiệp Khắc viết rất nhiều những tấu khúc dành cho quê hương,thì những tác phẩm của nhạc sĩ Lê Văn Khoa cũng biểu lộ rất chân thật tình yêu nồng nàn quê cha đất tổ, tình tự dân tộc, tình hoài hương cũng như thường xuyên khắc khoải âu lo cho tổ quốc, quằn quại nhớ nhung chất ngất quê mẹ Việt Nam qua những tác phẩm trong các tập nhạc như “GỌI NHỚ”, “NHẠC VIỆT MẾN YÊU”, “THE BEAUTIFUL BAMBOO”, và tập “DÂN CA VIỆT NAM”. Đặc biệt trong tập nhạc “HÁT CHO NGÀY MAI” xuất bản năm 1982, ông sáng tác rất nhiều bản nhạc hướng về quê hương dân tộc với những lời ca thật chân tình chứa chan niềm thương nỗi nhớ vô biên về nước Việt Nam yêu dấu. Chẳng hạn như những lời ca “…Nếu có ai hỏi: “Em là người nước nào?” Em sẽ xin thưa rằng: “Em là người Việt nam trong máu xương; hồn linh em, gan, ruột em, óc, tim từng tế bào đây: Việt Nam” trong bài “NẾU CÓ AI HỎI”, hay là những lời như “Diệt hết lũ ác ra oai, phục hồi uy danh đất nước ngày mai. Đem bình an cho đất nước Việt Nam” trong bài “TÔI ƯỚC”, hoặc là những lời ca như “Từ khắp bốn phương trời lớp lớp đi. Tìm đến quê hương về đắp xây. Dù lắm khó khăn nào ai sá chi. Thề quyết hiến dâng tổ quốc mến yêu. Giải phóng quê hương mình”. Ngoài ra, ông còn phổ nhạc những bài ca dao Việt Nam đầy xúc động lòng người, đầy tình tự quê hương tình yêu dân tộc để nhắc nhở mọi người ở quê người đất khách luôn luôn nhớ về quê nhà đã nghìn trùng xa cách. Chẳng hạn như bài “TRÂU ƠI”, bài “CON CÒ MÀ ĐI ĂN ĐÊM”, hay bài “LẠY TRỜI MƯA XUỐNG” v.v… Tuy nhiên ta thấy rất nhiều bài, là một nhạc sĩ, ông sáng tác rất nhiều thể loại như nhạc dân ca, nhạc phổ thông và đặc biệt là những tấu khúc cho ban nhạc Đại Hợp Xướng Ngàn Khơi và Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ trình diễn. Có lẽ ông ta là người đầu tiên lồng nhac Việt Nam vào nhạc Tây phương, để cho nhạc phương Tây quyện với nhạcViệt Nam làm cho thế giới có thể biết nhạc Việt ta như thế nào, Đây là một vấn đề rất khó thực hiện và rất công phu. Ông chuyên môn sáng tác và soạn hoà âm cho dàn nhạc giao hưởng, đại hoà tấu.Vậy mà ông ta đã thành công thật tuyệt vời! Nếu ai đã từng tham dự những đêm hoà nhạc tại Fullerton năm 1978 với bài “SE CHỈ LUỒN KIM”, năm 1979 với bài “VIETNAMESE RHAPSODY”, năm 1995 với bài SYMPHONIC SUITE 1.9.7.5”, năm 1996 và 1997 với hai bài “TRĂNG RẰM” và “NGÀY HỘI” mới biết nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã tốn không biết bao nhiêu công sức để soạn hoà âm như thế nào. Sự vỗ tay hoan hô, tán thưởng nhiêt liệt của tất cả khán giả trong rạp là bằng chứng hùng hồn về sự thành công của nhạc sĩ Lê Văn khoa vậy. Tổng số những tác phẩm của ông trên dưới 600 bài. Đây là một công trình thật vĩ đại. Đặc biệt là “LULLABY” của Nhạc sĩ Lê Văn Khoa. Ngoại trừ những tác phẩm diễn tả lại tình cảm của cuộc đời, tình yêu nồng nàn của cuộc sống, hai ca khúc “Dawn of my country” và “Dream of Homeland” trong “LULLABY” là những ước mơ, hoài vọng cho một quê mẹ Việt Nam được sáng ngời, một đất nước sẽ được yên vui trong thanh bình thịnh vượng. Tuy nhiên trong dòng nhạc chảy như suối nguồn của nhạc sĩ Lê Văn Khoa, nổi bật và vĩ đại nhất vẫn là SYMPHONY “VIET NAM 1975”, một đại tấu khúc viết nửa chừng rồi lại ngưng, rồi lại viết, rồi lại ngưng. Nhưng với sự quyết tâm và kiên trì theo năm tháng, nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã hoàn thành xong tác phẩm vĩ đại này sau 10 năm miệt mài bên đàn piano (1985-1995) và phải đợi thêm 10 năm nữa mới được xuất hiện trên vòm trời âm nhạc hải ngoại. Và những ước mơ, những khắc khoải đêm ngày của nhà soạn nhạc Lê Văn Khoa đã được toại nguyện khi SYMPHONY “VIET NAM 1975” xuất hiện như diều gặp gió và đã tha hồ lướt gió tung trời trên vòm trời âm nhạc hải ngoại như ta đã thấy; vì Kyiv Symphony Orchestra And Chorus của xứ UKRAINE đã bằng lòng thu thanh CD SYMPHONY “VIET NAM 1975” cho nhạc sĩ Lê Văn Khoa. Điều nầy đã làm cho tác giả “phỉ chí tang bồng”, hạnh phúc triền miên vì ông ta đã từng ước mơ, đã từng ôm ấp hoài bão này trong một thời gian dài đằng đẳng đến 20 năm trời ròng rã. Vì thế, đây là một niềm hãnh diện vô biên cho nhạc sĩ Lê Văn Khoa nói riêng và cho nền âm nhạc Việt Nam nói chung.

     Từ trái: Dương Viết Điền, Nhạc sĩ Anh Bằng, Việt Hải, nhạc sĩ Lê Văn Khoa.

    Chính vì “Symphony Việt Nam 1975” là một đại tấu khúc tuyệt vời như vậy nên rất nhiều nhạc sĩ ngoại quốc không ngớt ca ngợi. Nhạc trưởng của dàn nhạc Kyiv Symphony Orchestra và dàn nhạc The National Ukranian Opera and Ballet là Alla Kulbaba viết: “Nhạc của Lê Văn Khoa thật tinh vi, đầy xúc động, rất mực nhân hậu thân thiết… Qua tác phẩm “Symphony Việt Nam 1975”, Lê văn Khoa chứng tỏ là nhà viết đại tấu khúc có tài. Ông dùng thể loại Tây phương nhưng đặt trên căn bản nguồn gốc quốc gia”. Riêng Tiến sĩ Nghệ Thuật Âm Nhạc Vũ Tôn Bình, ông nhận xét về nhạc sĩ Lê Văn Khoa như sau: “Đối với người cùng thời, Lê Văn Khoa luôn luôn ở đầu giới tuyến; là người đưa cao ngọn đuốc và ánh sánh của ngọn đuốc ấy sưởi ấm lòng nhiều người ở các ngã rẽ của xã hội và những khúc quanh quan trọng trong lịch sử dân Việt”. Ta hãy nghe thêm một nhạc sĩ nổi tiếng của xứ Ukraine, nữ nhạc sĩ NINA RODIONOVA, nói về nhạc sĩ Lê Văn Khoa như sau: “…You are a talented painter and a composer in one person. Each piece of your album is a picture. When I listen, I see Vietnam with its wonderful rich nature… But most important, in this music I can hear composer’s feelings, I can feel his soul. It always excited me. I’m very thankful to you for your light charming music”. (Trích từ bức thư gởi cho nhạc sĩ Lê Văn Khoa).

    Ai cũng biết rằng, Richard Georg Strauss là một nhà soạn nhạc vĩ đại của Đức. Đến khi Nazi lên nắm chính quyền, rất nhiều nhà soạn nhạc không muốn cộng tác với Nazi. Nhưng Richard Georg Strauss lại hợp tác với chế độ độc tài Nazi tại hạt Third Reich và đã được Joseph Goebbels bổ nhiệm làm giám đốc Âm Nhạc Viện The Reichs-musik-kammer. Thế rồi ông ta chơi thân với các sĩ quan cao cấp của Nazi. Chính điểm này đã khiến cho rất nhiều nhà soạn nhạc không muốn nhìn ông ta nữa. Bởi vậy có lần nhà soạn nhạc đương thời là Arturo Toscanni nói về Richard Georg Strauss như sau:

    “Đối với nhà soạn nhạc Strauss, tôi kính cẩn ngả nón chào. Nhưng đối với Strauss là con người, tôi lại ngoảnh mặt  không nhìn ông ta nữa” (To Strauss the Composer, I take off my hat. To Strauss the Man, I put it back on again”).

    Vậy thì đối với nhà soạn nhạc Lê Văn Khoa, vì ông ta dứt khoát bỏ nước ra đi tìm tự do ở quê người đất khách, quyết không hợp tác với chế độ độc tài tại Việt Nam. Cho dù ở đất khách quê người, ông vẫn luôn luôn hướng về quê mẹ để rồi ngày đêm sáng tác những ca khúc hiến dâng cho quê mẹ mến yêu. Đã thế ông ta còn chống lại chế độ độc tài tại Việt Nam với bất cứ giá nào. Vì vậy tôi có thể nói giống như Arturo Toscanni nói về Strauss như đã nêu ở trên, nhưng câu thứ hai thì tôi đổi lại khác hẳn. Tôi xin được trang trọng nói rằng:

    “Đối với nhà soạn nhạc Lê Văn Khoa, tôi xin kính cẩn ngả nón chào. Còn đối với Lê Văn Khoa là con người, tôi cũng xin được kính cẩn ngả nón chào luôn vậy” (To Khoa Van Le the Composer, I take off my hat. To Khoa Van Le the Man, I take off my hat too).

    California ngày 10 tháng10 năm 2009.

    Dương Viết Điền.

  • Khánh Lan,  Tin tức

    XUÂN “TẾT” TRONG THI CA VÀ ÂM NHẠC

    “Khu vườn cổ tích” Keukenhof tại thành phố Lisse của Hoà Lan
    (
    Photo Credit: An Nhiên)

    Câu hỏi được đặt ra là tại sao phần lớn các thi sĩ, nhạc sĩ lại có khuynh hướng chọn mùa thu và mùa xuân để sáng tác? Phải chăng cảnh lá vàng rơi trong buổi chiều vàng đã mang đến sự rung động trong tâm hồn người sáng tác, một cảm giác rạo rực chen lẫn thổn thức của trái tim hay bởi phong cảnh hữu tình của mùa thu đã là nguồn cảm hứng cho hồn thơ lai láng vốn có sẵn trong tâm tư người thi sĩ như trong bài thơ “Tiếng Thu” của Lưu Trọng Lư.

    “Em không nghe mùa thu
    Dưới trăng mờ thổn thức?
    Em không nghe rạo rực
    Hình ảnh người chinh phu
    Trong lòng người cô phụ.
    Em không nghe rừng thu
    Lá thu kêu xào xạc
    Con nai vàng ngơ ngác
    Đạp trên lá vàng khô.”

    Và cũng bởi cái không khí tươi mát của ngày đầu xuân với cái “se se” lạnh của buổi sáng sương mù, của tia nắng ban mai ấm áp, của những bông hoa muôn màu khoe sắc thắm, của những lá non đâm cành, nở nhụy chào đón một ngày mới, đã là nguồn cảm hứng cho những tâm hồn nghệ sĩ và mơ mộng như Xuân Diệu, một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới với  phong thơ mang đầy tính chất nồng nàn, thiết tha và khát khao chen lẫn hương vị ngọt ngào, ca ngợi tình yêu bằng âm thanh lãng mạn pha chút vẻ đắng cay, tuy có  phần chua chát nhưng không kém phần dí dỏm. Áng thơ của Xuân Diệu luôn bộc lộ những cảm xúc mãnh liệt, rạo rực trong cảnh thiên nhiên của mùa xuân cũng như trong buổi giao mùa, không nhiều thì ít chúng ta thấy có sự ẩn hiện hình bóng của tình yêu. Chính vì thế, cái ngơn ngữ tình yêu đã làm cho những bài thơ về mùa xuân của Xuân Diệu trở nên tuyệt diệu, nhẹ nhàng và êm ái, điển hình là qua hai bài thơNụ cười xuân và Xuân Không Mùa sau đây:

    “… Thiếu nữ bâng khuâng đợi một người
    Chưa từng hẹn đến – giữa xuân tươi
    Cùng chàng trai trẻ xa xôi ấy
    Thiếu nữ làm duyên, đứng mỉm cười.”

    (Nụ cười xuân)

    Hay:

    “… Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng;
    Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ,
    Chim trên cành há mỏ hót ra thơ;
    Xuân là lúc gió về không định trước.

    Đông đang lạnh bỗng một hôm trở ngược,
    Mây bay đi để hở một khung trời
    Thế là xuân. Ngày chỉ ấm hơi hơi,
    Như được nắm một bàn tay son trẻ…”

                                             (Xuân Không Mùa)

    Thật vậy, cả hai mùa thu và mùa xuân đều đáng yêu, một đề tài phong phú, một nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca, tuy nhiên trong bài viết này, tôi chỉ xin bàn về “Mùa xuân trong thi ca và âm nhạc” bởi Chúa Xuân xắp đến và mang theo hơi ấm trên toàn vũ trụ, nàng sẽ biến những ngày đông lạnh giá thành những ngày nắng ấm êm, nàng sẽ đem theo lộc non, trẩy lá xanh trên những cành cây khô trơ trụi, nàng nang đến một vườn hoa đầy hương sắc để chào đón một không gian mới. Xuân về khiến lòng người như rộn lên niềm vui, háo hức mong chờ một một năm mới với nhiều điều tốt đep.

    Thơ cũng như nhạc và văn, là những nguồn giải trí lành mạnh giúp thi vị hóa cuộc sống hằng ngày của chúng ta.  Không những thế, văn, thơ và nhạc là nơi an toàn nhất để chúng ta ghi lại những cảm xúc qua các hình thức và tâm trạng khác nhau như hỷ, nộ, ái, ố, vốn đã tiềm ẩn sâu trong ký ức của chúng ta từ lâu. Nói một cách khác thì văn, thơ và nhạc chính là nơi để chúng ta gởi gấm niềm tâm sự như Edgar Allan Poe cho rằng “Thơ là sự sáng tạo nhịp nhàng của cái đẹp” hayJakobsom đã định nghĩa: “Thơ là nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm cứu cánh” và thi sĩ Phùng Quán của chúng ta thì lại cho rằng thơ là cứu cánh của con người những khi vấp ngã trên trường đời và điều này được tỏ rõ trong câu thơ sau đây của ông:

    Có những lúc ngã lòng.

    Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy.”

    Thế còn nhạc thì sao? Xin thưa, nhạc cũng chẳng khác gì thơ, Ludwig Van Beethoven, một thiên tài về âm nhạc giao hưởng (Symphony) đã tuyên bố: “Âm nhạc khiến tinh thần của con người bộc phát ra những đốm lửa.” hay Robert Schumann là một nhà soạn nhạc, một nhà phê bình âm nhạc nổi tiếng của Đức và là một trong những nhà soạn nhạc lãng mạn lừng danh nhất thế kỷ 19, ông đã nhận xét về âm nhạc như sau: “Nhiệm vụ cao quý của âm nhạc là chiếu sáng vào những cõi sâu thẳm trong trái tim con người.” Trong làng âm nhạc Việt Nam, các nghệ sĩ sáng tác nhạc qua nhiều trạng thái khác nhau khi nói về mùa xuân hay về TẾT. Phần lớn nhà soạn nhạc thường dùng những ngôn từ hoa mỹ, vui tươi để diễn tả vẻ đẹp của mùa xuân, riêng nhạc sĩ Canh Thân (*) thì khác hẳn, ông dùng lời nhạc để nói về cảnh thiếu thốn của dân nghèo trong mỗi độ xuân về, lời lẽ chua chát, cay đắng, mỉa mai như trong nhạc phẩm Xuân Nghèo:

    “… Tiền không gạo hết!
    Xuân hỡi xuân! Lấy gì mà mừng xuân?
    Tết với nhất không tiền cũng nhạt phèo
    Xuân ơi xuân! Ơi là xuân buồn teo!
    Rõ đến gớm ghê là cái mạng nghèo
    Cứ ám mãi luôn bò theo…”

    Sau đây, chúng ta cùng nhau bàn về hai lãnh vực được các thi nhạc sĩ chú ý nhiều nhất. Đó là Xuân trong thi ca và âm nhạc.

    1. Xuân trong Thi ca:

    Huy Cận là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam và là một trong những thi sĩ xuất sắc nhất của phong trào thơ mới. Trong sự nghiệp văn học, ông là người đầu tiên được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn Lâm Thơ Thế giới và Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hiệp hội Văn học Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1984 đến năm1995. Phong thơ của ông mang hai trạng thái khác nhau và có khuynh hướng triết lý. Trong khoảng 1936-1940, thơ của ông mang nặng một nỗi buồn mênh mang, da diết, sầu não, hiu quạnh, buồn thương cho cuộc đời, kiếp người cũng như cho quê hương đất nước, nhưng sau này thơ của ông chuyển hướng sang nét vui tươi, yêu đời và trong sáng hơn, điều này thể hiện rõ rệt trong bài Hồn Xuân.

    “… Anh khắp rừng cao xuống lũng sâu,
    Tìm em, đi hái lộc xuân đầu.
    Trồng đâu chân đẹp tròn như cột?
    Em đẹp son ngời như cổ lâu.

    Nghe nhịp đời lên, em bỏ anh,
    Đua theo xuân nở rộn trăm cành.
    Ý mùa cũng rộn trong thân mới,
    Tóc rủ bờ tơ sợi liễu mành.”

                    Chế Lan Viên bắt đầu làm thơ khi ông còn rất trẻ, năm 17 tuổi ông xuất bản tập thơ đầu tay Điêu tàn và trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn có biệt hiệu là Bàn thành tứ hữu” của Bình Định.

    Phong cách thơ của Chế Lan Viên rất rõ nét, độc đáo, đa dạng, phong phú và phảng phất những suy tưởng nghiêng về triết lý. Một bài thơ nổi tiếng của Chế Lan Viên được nhiều người biết đến và để lại một dấu ấn khó phai trong lịch sử thi ca Việt Nam. Đó là bài thơ với tựa đề “Xuân” với hồn thơ điên loạn, vừa kinh dị vừa thần bí như tiếng khóc của đứa con trung thành với tổ quốc, như lời than cho sự rối bời bế tắc, những ngày tận cùng của một vương quốc.

    Trong bài thơ “Xuân” ông nhắc đến sự điêu tàn của tháp Chàm như gởi gấm một nỗi niềm hoài cổ của Chế Lan Viên khi đối diện với xương máu, sọ người. Ẩn hiện quanh ông sự chết chóc, đau thương, mất mát của những phế tích đổ nát, diêu tàn của một triều đại. Bài thơ “Xuân” là một trong những bài thơ tiêu biểu, một cảm nhận về mùa xuân hoàn toàn khác biệt với phong thơ của các nhà thơ khác. Mùa xuân qua cái nhìn của Chế Lan Viên là những đắng cay và đau khổ, những khắc khoải đau thương, một cảm xúc mãnh liệt đang len lỏi trong mùa xuân của ông. Chính đại văn hào Nguyễn Du đã từng viết một câu thơ bất hủ khi mùa xuân không trọn vẹn, khi con người đang sống trong trạng thái u sầu và khung cảnh buồn bã:

    “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”

    Câu thơ trên đã được thể hiện rất rõ qua tâm trạngcủa Chế Lan Viên trong bài thơ với tụa đề “Xuân” dưới đây. Trong bài thơ này, ông đã trải lòng mình trong những áng thơ bi ai, sầu thảm khi chứng kiến sự điêu tàn của tháp Chàm (thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng Hindu, Phật giáo) của dân tộc Chàm và sự xụp đổ của triều đại, đã một thời vang bóng. Chính vì thế mà có nghi vấn cho rằng ông cũng là dân tộc Chàm.

    “Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
    Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?
    Với tôi tất cả như vô nghĩa
    Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!

    Ai đâu trở lại mùa thu trước
    Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
    Với của hoa tươi, muôn cánh rã,
    Về đây, đem chắn nẻo xuân sang! 

                 Ai biết hồn tôi say mộng ảo
    Ý thu góp lại cản tình xuân?
    Có một người nghèo không biết Tết
    Mang lì chiếc áo độ thu tàn!…”

    Trong giai đoạn phong trào Thơ Mới phát triển với những nhà thơ nổi tiếng như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Thế Lữ, v.v… thì cái tên của chàng thi sĩ tài hoa Hàn Mặc Tử xuất hiện trên thi đàn Việt Nam như một hiện tượng vô cùng đặc biệt, áng thơ của ông mang một phong cách riêng, lạ và rất độc đáo. Thơ của ông là một thế giới hư hư, thực thực, u uất, một thế giới liêu trai nhuốm màu kinh thánh. Những vần thơ như ám ảnh người đọc bởi cuộc đời nhiều truân chuyên và bất hạnh của ông. (***)

    Những thi phẩm xuân của ông khá đặc biệt, kể cả những bài thơ tình mùa xuân lãng mạn tiêu biểu và nổi tiếng như:

    Non sông ngàn dặm ngắm càng xinh
    Ừ, tết năm nay thật hữu tình
    Pháo nổ, nổ tan luồng thất nghiệp
    Xuân về, về ghẹo khách ba sinh

    Hoa tươi sách với Thiên Kiều gái
    Cảnh đẹp dường như thuỷ mặc tranh
    Cao hứng đã toan cầm bút vịnh
    Đào nguyên đâu lại thoáng qua mành

    (Xuân Hứng)

    Tết nhứt nhà ai khéo khéo bày,
    Cỗ bàn sắm sửa áo quần may.
    Cành bông ba bữa mang công nợ,
    Tốt mặt mấy ngày phải mượn vay.

    Cô nọ đủ lưng chờ bóc sách,
    Cậu kia móc đít được ba tây.
    Ai vui cười thiệt ta cười gượng,
    Lãnh đạm thà mang tiếng chẳng hay.

    (Ăn Tết)

    Riêng tớ xuân về dạ héo von
    Xa nhà xa vợ với xa con.
    Hoa đào trên áo gây hương nhớ,
    Tiếng pháo bên tai giục nỗi buồn.

    Thoi én như thêu tranh cách biệt,
    Gió xuân càng lạnh kẻ
    cô đơn.
    Người vui tấp nập mòi sung sướng,
    Riêng tớ xuân về dạ héo von…

    (Ngày Tết Xa Nhà)

    Dựa theo người viết Phù Vân-Đức Quốc, thế giới trong thơ của Thái Tú Hạp là một cõi không gian huyền diệu, u trầm, tĩnh mặc, là dấu chân hoài niệm, là ánh nắng lung linh, là tiếng suối róc rách và là nhịp rung động của trái tim. Thế giới trong thơ Thái Tú Hạp là bóng mát để ta dừng chân tạm nghỉ trên một chuyến hành trình đi tìm cõi vĩnh hằng, một chốn an lành vĩnh cửu của cỏi Thiền và trên cõi thâm sâu của Phật Giáo”.

    “Sáng nay
    Nghe tiếng chuông ngân thánh thiện
    Mùa xuân mời gọi thiêng liêng
    Như chính lòng ta vô nhiễm
    Vừa thức dậy bàng hoàng…”

    (Vẫn Yêu Em, Mùa Xuân)

    Thơ xuân của Thái Tú Hạp là những mầm xanh lá mới trong vườn thơ hạnh ngộ, xin thưởng thức đoạn thơ sau.

    Trong vườn xuân hạnh ngộ
    Hoàng lan hiu hắt tàn
    Dấu chân về cuối phố
    Nghe sầu vỡ trăm năm

    (Trong Vườn Xuân Hạnh Ngộ)

    Xuân về nhớ Nguyễn Bính với nhưng vần thơ thấm đậm hồn quê, nỗi lòng chờ mong với những khắc khoải, nhớ thương mưa xuân trên đất Bắc, ông đã dành rất nhiều thời gian, cảm xúc và tâm tình để viết về mùa xuân. Thơ Nguyễn Bính không kén chọn độc giả và không phân biệt giai cấp, từ giới thượng lưu hay bần cùng, từ người thành thị đến kẻ thôn quê đều có cảm giác như hình bóng của mình lúc ẩn lúc hiện ở trong lời thơ của ông. Bởi chính vì thế, thơ Nguyễn Bính trở nên gần gũi và luôn được mọi người yêu chuộng.

    Nguyễn Bính viết bài thơ “Mưa xuân” khi ông 18 tuổi-cái tuổi bắt đầu biết nhớ nhung và chập chững bước vào đời. Có lẽ trong cuộc đời của ông, ông yêu cũng đã nhiều và đã từng trải qua không ít thất vọng trong tình yêu, nên thơ xuân của ông có mang một chất giọng buồn bã, sầu bi. Trong bài thơ “Mưa xuân”, Nguyễn Bính đã vẽ lên một phong cảnh một làng quê thanh bình, yên vui với những sinh hoạt hàng năm trong ngày hội đầu xuân. Lồng vào trong lời thơ, ông không quên nhắc đến nỗi lòng thương con của người mẹ già và những ước mơ thầm kín của người con gái ở tuổi xuân thì. Lời thơ giản dị, chân thành, êm ái, thiết tha và man mác buồn đã làm vấn vương lòng người thưởng thức thơ, bởi chính sự diễn tả tài tình của ông qua lời trách móc nhẹ nhàng, u sầu của người con gái khi người yêu lỗi hẹn. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Huy Thục phổ nhạc thành bài hát cùng tên và do Ca sĩ Bích hồng trình bày với giọng “Huế”. Chúng ta hãy cùng thưởng ngoạn vẻ đẹp trong nét thơ của Nguyễn Bính qua bài thơ “Mưa Xuân” dưới đây.

    “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay,
    Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.
    Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ,
    Mẹ bảo: Thôn Đoài hát tối nay.

    Lòng thấy giăng tơ một mối tình.
    Em ngừng thoi lại giữa tay xinh.
    Hình như hai má em bừng đỏ,
    Có lẽ là em nghĩ đến anh.


    Bốn bên hàng xóm đã lên đèn,
    Em ngửa bàn tay trước mái hiên.
    Mưa thấm bàn tay từng chấm lạnh,
    Thế nào anh ấy chẳng sang xem.


    Chờ mãi anh sang anh chả sang,
    Thế mà hôm nọ hát bên làng.
    Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn,
    Để cả mùa xuân cũng bẽ bàng…
    ………………………………..
    “… Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày!
    Bao giờ em mới gặp anh đây?
    Bao giờ Hội Đặng đi ngang ngõ,
    Để mẹ em rằng hát tối nay?”

    Trong bài “Rượu xuân”, Nguyễn Bính đã gởi gấm niềm tâm sự qua những câu thơ thật buồn khi nâng chén rượu hồng, tiễn người yêu sang ngang. Bài thơ này đã được nghệ sĩ Thúy Mùi ngâm.

    Cao tay nâng chén rượu hồng,
    Mừng em, em sắp lấy chồng xuân nay.
    Uống đi! Em uống cho say!
    để trong mơ, sống những ngày xuân qua.
    Thấy tình duyên của đôi ta,
    đến đây là … đến đây là … là thôi!
    Em đi dệt mộng cùng người.
    Lẻ loi xuân một góc trời riêng anh.

    Trong những bài thơ xuân của Nguyễn Bính, chúng ta không thể nào không nói đến bài “Gái Xuân”. Đây là một bài thơ nổi tiếng của ông và đã được nhạc sĩ Từ Vũ phổ nhạc thành bài hát cùng tên và ca sĩ Quang Lê trình bày. Cũng bài hát này cũng được Paris By Night 124-Anh Cho em Mùa Xuân thực hiện qua tiếng hát của ca si Hoàng Nhung cùng sự phụ họa của đoàn vũ Thúy Nga.  

    Em như cô gái hãy còn xuân,
    Trong trắng thân chưa lấm bụi trần,
    Xuân đến, hoa mơ, hoa mận nở.
    Gái xuân giũ lụa trên sông Vân.

    Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng.
    Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng,
    Đôi tám xuân đi trên mái tóc.
    Đêm xuân cô ngủ có buồn không?”

    Trong bài “Xuân về nhớ cố hương” nghe như tiếng khóc của đứa con xa quê nhà trong những ngày đầu năm, nỗi cô đơn, lòng thương nhớ gia đình. Trong một bài thơ khác với chủ đề “Xuân tha hương” là một điển hình của một bài thơ hội tụ tất cả các phong cách giang hồ, tha hương, lỡ dở nhưng ông vẫn giữ được bản chất giản dị, mộc mạc của hương đồng cỏ nội, của những lễ hội trong những ngày xuân ở quê nhà (Nam Định). Nổi tiếng là một nhà thơ sáng tác những bài thơ tình đầy tính chất lãng mạn, Nguyễn Bính đã để lại cho hậu thế một sự nghiệp văn học với trên 10 tập thơ, hàng trăm bài thơ hay cũng như nhiều tập truyện thơ của các thể loại khác nhau, truyện ký và nhiều vở kịch có giá trị trong suốt 30 năm cầm bút (1936-1966). Đặc biệt là thơ của Nguyễn Bính mang đậm sắc thái dân tộc, gần gũi với những câu ca dao trong dân gian, nên rất dễ đi vào lòng người và được nhiều người Việt mến mộ.  

    “…….. Trót đà mang số sinh ly
    Bao giờ tôi mới được về cố hương
    Xuân về những nhớ cùng thương
    Trời ơi! Muôn vạn dậm đường xa xôi!
    Chiều ba mươi hết năm rồi
    Nhà tôi, riêng một mình tôi vắng nhà
    Tôi còn lận đận phương xa
    Để ăn cái tết thật là vô duyên.

    (Xuân về nhớ cố hương)

    Càng về sau này, thơ xuân càng trở nên phổ thông hơn trong dân gian, người ta làm thơ để chúc Tết, đón tân niên, chúc an lạc:

    Cung chúc tân niên một chữ nhàn.
    Chúc mừng gia quyến đặng bình an
    Tân niên đem lại niềm Hạnh Phúc.
    Xuân đến rồi hưởng trọn niềm vui

    Thơ chúc Tết, tài lộc, an khang, vạn sự lành:

    Năm mới Tết đến
    Rước hên vào nhà
    Quà cáp bao la
    Mọi nhà no đủ
    Vàng bạc đầy hũ
    Gia chủ phát tài
    Già trẻ gái trai

    Sum vầy hạnh phúc
    Cầu tài chúc phúc
    Lộc đến quanh năm
    An khang thịnh vượng.

    Thơ chúc Tết An bình – Tài lộc – Vinh quang:

    Đầu xuân năm mới chúc BÌNH AN
    Chúc luôn TUỔI TRẺ chúc AN KHANG
    Chúc sang năm mới nhiều TÀI LỘC
    Công thành danh toại chúc VINH QUANG

    Thơ chúc Tết dành cho đấng sinh thành:

    Công ơn cha mẹ biển sâu
    Con sao trả hết mái đầu phơ phơ
    Xuân về cho phép con thơ
    Kính chúc cha mẹ thọ như tiên trời.

    Thơ chúc Tết cho bạn “già”:

    Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều
    Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu
    Gia đình hạnh phúc bè bạn quý
    Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều

    Thơ chúc Tết chúc mừng hạnh phúc chan hòa:

    NĂM tròn xin tiễn tiết đông qua
    MỚI đón xuân tươi đến mọi nhà
    CHÚC tặng trên đời thêm chữ Hỷ
    MỪNG vui khắp chốn cất lời ca
    HẠNH dung lễ nghĩa ngời tâm ngọc
    PHÚC lộc, công danh rạng ánh ngà
    CHAN chát trống kèn, Lân hợp cảnh
    HÒA đàn, tấu sáo rộn ràng ca

    (Photo Credit: Nhật Linh)
    1. Xuân trong âm nhạc:

    Mùa xuân trong âm nhạc luôn cho ta cái cảm giác vui tươi, hạnh phúc và khát vọng, chính vì thế mà những tâm hồn nghệ sĩ như Phạm Duy, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, v.v… đã ưu ái dành cho nó những ngôn từ lãng mạn, sinh động, đáng yêu trong những ca khúc của họ. Có phải chăng, âm nhạc không thể thiếu trong đời sống của con người bởi nó có tác dụng xoa dịu và hàn gắn mọi vết thương trong lòng ta, nó là nơi an toàn cho ta giải bày niềm tâm sự, nó là động lực kích thích bộ óc sáng tạo của ta và là nguồn cảm hứng phát xuất từ những cảm xúc đích thực của ta trong những khi vui, lúc buồn.

    Nói đến âm nhạc thì nó rất bao la, phong phú nhưng nếu nghiên về thiên nhiên của vũ trụ hay phong cảnh hữu tình của trời đất, thì chúng thường đi theo mùa như Xuân, Hạ, Thu, Đông để ca tụng vẻ đẹp đặc thù của từng mùa và tùy thuộc vào những cảm xúc, những rung động của từng cá nhân theo sự thay đổi của tạo hóa. Chính vì thế mà các nhạc sĩ đã sáng tác nhiều thể loại nhạc khác nhau như: Nhạc phản chiến thì theo lý tưởng chống lại bạo hành, nhạc kháng chiến thì hướng về tiền tuyến, nhạc quê hương mang một tình cảm sâu nặng yêu quê hương và nhạc tình thì mang một sắc thái lãng mạn và nghiêng về tình yêu đôi lứa, v.v… Trong bài viết này tôi xin chỉ bàn về những bài hát thuộc về mùa xuân. Arthur Rubenstein cho rằng:

    Xuân ở thơ ca. Thơ ca vào xuân.

    (Spring in verses, Verses in spring.)

    Như đã đề cập ở phần trên, mùa xuân trong âm nhạc luôn có giai điệu lãng mạn, vui tươi, lạc quan, yêu đời và gián tiếp vẽ lên trên mốt nhạc một bức tranh sống động, khởi đầu cho một năm mới với nhiều ước vọng. Mùa xuân đã mang đến nguồn cảm hứng cho rất nhiều nhạc sĩ sáng tác bởi cái ấm áp của mùa xuân, đã khiến tâm hồn của người nghệ sĩ rạo rực lên một niềm vui, một tia hy vọng cho một tương lại tốt đẹp. Mùa Xuân mang đến tâm hồn các nhạc sĩ, nghệ sĩ những xúc cảm, những rung động và chính những rung động ấy là động lực cho các nhạc sĩ sáng tác và để lại cho làng âm nhạc Việt Nam những ca khúc bất hủ. Có rất nhiều ca khúc viết về mùa xuân mà khi nhắc đến mùa xuân thì hẳn chúng ta không thể không nhắc đến ca khúc “Anh cho em mùa xuân” của nhạc sĩ Nguyễn Hiền.

    “Anh cho em mùa xuân
    Nụ Hoa vàng mới nở …”
    ……………………………..
    “… Anh cho em mùa xuân
    Mùa xuân này tất cả
    Lộc non vừa trẩy lá…”

    Nhạc sĩ Minh Kỳ trước năm 1975 nổi tiếng với ca khúc Xuân đã về để ca tụng mùa xuân tươi thắm.

    “Xuân đã về, xuân đã về
    Kìa bao ánh xuân về tràn lan mênh mông
    Trên cánh đồng chim hót mừng
    Đang thiết tha từng đàn cùng bay vui say
    Xuân đã về, xuân đã về
    Ngàn hoa hé môi cười tươi đón gió mới
    Xuân đã về, xuân đã về
    Ta hát vang lên câu ca mừng chào xuân…”

    Cũng nói về xuân, ông cùng nhạc sĩ Lê Dinh đã sáng tác nhạc phẩm “Mùa Xuân Gửi Em” để nhớ về ngưởi em gái hậu phương trong những ngày xuân.

    “Nghe gió Xuân hay rằng Xuân đã về.
    Gói tâm tình vào trong bao ý thơ.
    Thương nhớ về người em nơi chốn cũ
    năm tháng xa xôi không buồn vì đơn côi…”

    “Mùa xuân đầu tiên” là một nhạc phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Tuấn Khanh sáng tác vào năm 1966 và được coi là một trong những bài nhạc vàng trong vườn hoa âm nhạc. Bài hát viết theo điệu Boléro nói lên sự đoàn tụ của người lính trong thời chinh chiến, nỗi mong chờ của gia đình, của người yêu nơi hậu phương và miềm hân hoan trong niềm vui sum họp trong trong những ngày đầu xuân.

    “Bao nhiêu thương nhớ gom nhặt đầy anh trở về thăm em
    Bao lần ngồi thâu đêm nghe mùa Xuân vừa đến
    Em ơi hoa thắm rơi ngập đường trời nắng xế vương vương
    Lòng nhớ tới em luôn khi chiều tàn chim gọi đàn….”

    Lời nhạc chan chứa yêu thương, tha thiết và đong đầy nỗi nhớ chen lẫn niềm vui, mơ ước, hứa hẹn cho một ngày về mà ông đã viết qua hai đoạn nhạc dưới đây.

    “… Người yêu ơi! Biết chăng anh về?
    Người yêu ơi! Nhớ chăng lời thề
    Anh say sưa nhịp bước trên hè
    Anh nâng niu nụ hoa vừa hé
    Đôi môi xinh người em nhỏ bé mộng mơ

    Mùa Xuân ơi! Biết tôi yêu đời
    Mùa Xuân ơi! Nói sao nên lời
    Em ơi em, dù nhớ vơi đầy
    Bao lâu nay, đợi nhau là mấy
    Anh đâu ngờ bến bờ hạnh phúc là đây…”

    Nhạc sĩ Từ Công Phụng nổi tiếng với những nhạc phẩm trữ tình chen lẫn âm hưởng buồn bã, chán chường, chua xót điển hình là trong bài Mùa xuân trên đỉnh bình yên. Gói ghém trong lời nhạc ẩn hiện một hứa hẹn sẽ có một ngày ông sẽ đưa người bạn tình dấu yêu về thăm lại vùng đất bình yên hiền hòa vào buổi chiều mùa xuân rạng rỡ với nắng ấm, chim hót líu lo.

    “Rồi mai có một lần tôi đưa em
    Về trên đỉnh yên bình, hiền hòa…
    …………………………………..

    Rồi mai, có một lần tôi đưa em
    Đưa em về miền nắng ấm
    Những con chim thôi ngủ………
    …………………………………
    Hát lên gọi mùa Xuân rạng rỡ
    Đem mặt trời tô mắt dại tuổi xuân.

    Xin đỉnh yên bình
    Một mùa Xuân ôm kín khung trời
    Của tuổi thơ thôi rã thôi rời
    Xin đừng làm bão tuổi đôi mươi
    Để vòng tay khắc khoải ôm xuôi
    Từng niềm vui bay theo biển gió…”

    Ngô Thụy Miên với những bài tình ca bất hủ theo thời gian và sống mãi trong lòng người yêu nhạc và là một đóng góp giá trị cho nền âm nhạc Việt Nam. Hầu hết những tình khúc của ông đều được viết từ tim óc như ông đã cho rằng “Ý nhạc đến từ trí tưởng và lời ca từ con tim”. Trong những sáng tác của ông, bài “Em còn nhớ mùa xuân”, đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng rất nhiều người trong số ấy có cả tôi. Mở đầu bài hát là một câu hỏi “Em có bao giờ còn nhớ mùa xuân” nghe như một lời trách móc người yêu, nghe vừa nhẹ nhàng, vừa tha thiết, nhưng trong lời nhạc ấy chan chứa sầu muộn, nuối tiếc và thương cho thân phận của mình. Tuy bài hát nói về mùa xuân, nhưng không có nét nhộn nhịp của mùa xuân mà thay vào đó lời than thở của hai kẻ yêu nhau mà phải xa nhau.

    “… Nơi ấy bây giờ còn có mùa xuân

    Có dáng nghiêng nghiêng nụ cười thật gần

    Có mắt nai vàng ngời sáng tình xanh

    Theo lời tâm sự của Ngô Thụy Miên, Em còn nhớ mùa xuân là tình khúc duy nhất ông viết khi còn lại ở Sài gòn sau năm 1975, giòng nhạc êm ái với nét buồn nhẹ nhàng quyến rũ trong nỗi nhớ người bạn gái ông yêu đã ra đi, giữa những đổi thay của đất nước với những mất mát xảy ra quanh ông. Bài hát đã nhắc đến những kỷ niệm đẹp của ông và người yêu trong bối cảnh của Sàigòn-Đàlạt, của một thời thơ mộng.  

    “Trời Sài gòn chiều hôm nay còn nhiều mây bay

    Nhiều niềm đαυ thương bi hận tràn đầy

    Gượng nụ cười giọt lệ trên môi

    Nhìn đất nước tơi bời một thời em có hay”

    Nơi trời tây xa xôi ấy, em còn nhớ mùa xuân, có lẽ đây là câu hỏi mà ông dành để hỏi người yêu trong tâm trạng nhung nhớ. Được biết, đây là nhạc phẩm duy nhất mà ông sáng tác trong suốt ba năm, từ năm 1975-1978. Cuối năm 1978, Ngô Thụy Miên hoàn tất bản nhạc và hát lần đầu tiên trong một đêm văn nghệ tổ chức trên đảo Bidong trước khi lên đường đi Canada. Cuối năm 1979, ông đã gặp lại và thành hôn với người bạn gái năm nào. (dựa theo lời tâm sự của Ngô Thụy Miên.)

    “… Những thành phố em sẽ đi qua
    Đây Ba-Lê, đây Luân Đôn, đây Vienne
    Nhưng có đâu bằng Sài Gòn hôm qua
    Nhưng có đâu bằng Sài Gòn mai sau
    Em có mơ ngày hát câu hồi hương…”

              Tóm lại, tôi hoàn toàn đồng ý với Schumann và Mattie.

    Thi ca là một cách hay để thể hiện nỗi xúc cảm như vui, buồn, giận dữ, lo lắng.” (Mattie)

    Và:

    “Nhiệm vụ cao quý của âm nhạc là chiếu sáng vào những cõi sâu thẳm trong trái tim con người.” (Schumann)

    Khánh Lan

    Xuân Nhâm Dần, 2022

    GHI CHÚ:

    (*) nhạc sĩ Canh Thân xuất thân từ nghệ sĩ cải lương, sau trở thành ca nhạc sĩ tân nhạc, ông sáng tác những bài tình ca nổi tiếng như bài Cô hàng cà phê, “Khúc ca mùa hè”, “Anh còn cây đàn”.  Ông còn là một nhạc công đa tài và là một trong những nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc Việt Nam (1928 – 1975). Ông tham gia hội ái hữu Tino, lấy biệt danh là Tino Thân, ngoài ra, ông tham gia vào nhóm Đồng Vọng và cùng nhóm sáng tác những bản hùng ca.

    (**) Vũ Thị Thường, Chế Lan Viên toàn tập, NXB Văn học, 2002.
    (***) Quách Tấn, Thơ Hàn Mặc Tử, NXB Đông Phương, 1942.

    Tôn Thảo Miên, Hàn Mặc Tử – Tác phẩm và lời bình, NXB Văn học, 2007.

    ***** Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 7: Văn học giai đoạn 1900-1945), Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2004.

    ***** Wikipedia

  • Tin tức,  Việt Hải

    NGƯỜI VỢ THỦY CHUNG

    Nói về sự thuỷ chung trong hôn nhân, bài này xin chú trọng về chủ đề “Người vợ thuỷ chung“, như nhà thơ Thái Tú Hạp đề nghị tôi viết. Xét về nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng nhìn từ những góc nhìn luân lý xã hội và pháp lý thì vợ chồng chung thuỷ, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là điều được khuyến khích, đề cao. Trong văn hoá Việt, chung thuỷ là vẫn một lòng trước sau như một, vẫn có tình cảm gắn bó không thay đổi. Như vậy, khái niệm chung thuỷ là khái niệm rộng. Trong tương quan vợ chồng thì chung thuỷ được hiểu là vợ chồng phải luôn chung tình, gắn bó tình cảm yêu thương chỉ với nhau mà thôi. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, những quan niệm về sự chung thuỷ của vợ chồng cũng có sự khác nhau cơ bản. Trong thời kỳ nguyên thuỷ của xã hội loài người khi con người vừa thoát thai từ loài vật. Dần dần con người tiến bộ, Ý niệm về tương quan hôn nhân và gia đình được đặt thành luật lệ.

    Suy ngẫm chuyện đời thì duyên nợ và định mệnh đều có trong hôn nhân. Bởi vì người xưa có câu: “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên tương diện bất tương phùng”. Chính vì vậy nên mọi sự đến và đi trong cuộc đời đều là duyên phận, chúng ta không cần phải cưỡng lại đâu. Tình yêu quả thật kỳ diệu. Sống ở đời này, dù chúng ta ý thức được rằng, khi yêu là đầy khổ đau. Nhưng hầu hết người ta lại muốn yêu một lần cho biết nó ra sao chứ. Yêu là duyên, vượt duyên đến nợ, an nhiên với định mệnh ấy thôi. Phật dạy: “Là duyên, có xa cách mấy cũng gặp lại, là nợ, có trốn tránh cũng chẳng thể thoát ra“. Cũng nói theo đạo Phật, vợ chồng là do duyên số, có nghiệp, có nợ với nhau, chứ không phải khi không mà lấy nhau được. Phần lớn là do duyên số quyết định. Tuy nhiên, nếu chỉ đổ thừa cho duyên số thì không thực tế. Chúng ta phải chọn lựa, mà trong sự chọn lựa của chúng ta có nghiệp, có nhân quả chi phối bên trong.

    Trong tác phẩm Phận Đàn Bà, nhà văn Nguyễn Quang cho rằng: “Hai chữ định mệnh thường được dùng để khỏi phải tìm hiểu những gì xảy ra như đã được an bài mà con người không sao giải thích được, cho nên phải chấp nhận đó là định mệnh! Tất cả những gì xảy ra, có lớp lang trong cuộc đời của mỗi cá nhân của chúng ta, là những chuyện vui buồn, bất hạnh đều có thể xảy ra, không thiên vị bất cứ một ai, vì nó là định mệnh! Trong định mệnh có cả duyên số, không đơn thuần như người ta thường nghĩ“.  Thật sự theo khoa tử vi số mệnh, hôn nhân là định mệnh đấy. Bởi vì 2 người có “duyên số“, hay “hợp số” mới có thể lấy nhau được. Hợp số chính là cùng có Số tương đồng nhau về cung Phu thê, tương đồng về vận hạn, 2 người có cùng năm kết hôn, cùng năm có con, cùng những biến cố giống nhau trong hôn nhân, những sự kiện người chồng có thể xem trên Số người vợ và ngược lại. Vợ chồng có phương vị kết hôn trên Tứ Trụ hợp nhau. Hôn nhân và số mệnh luôn tiềm tàng trong đời sống chúng ta, thật như vậy.

    Vợ chồng thủy chung, sống với nhau tình nghĩa, chia chung trọn vẹn trách nhiệm. Tình yêu hôn nhân là yếu tố quan trọng bậc nhất trong sự hình thành và phát triển bền vững của gia đình. Đây là vấn đề cốt lõi nhu cầu tình cảm tinh thần của đời sống vợ chồng, nó chi phối mọi thành viên trong gia đình và tác động trực tiếp tới việc chăm sóc người già, nuôi dạy con nhỏ. Nghĩa vợ chồng gắn bó với lòng nhân ái, nhân hậu tự nhiên của con người khiến đôi vợ chồng gắn bó với nhau suốt đời, dù khi tình yêu bồng bột của tuổi trẻ không còn, nghĩa vợ chồng giúp họ vượt qua những mâu thuẫn, bi kịch rất khó tránh khỏi trong cuộc sống nhiều năm của một gia đình. Hạnh phúc gia đình phụ thuộc vào mối quan hệ tình cảm giữa đôi vợ chồng, cùng với sự đòi hỏi của họ về tự do cá nhân, về hạnh phúc cá nhân và sự riêng tư trong đó tình yêu là tình nghĩa là yếu tố cơ bản nhất.

    Tôi nhớ trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, Vũ Nương là người vợ thủy chung, người mẹ hiền và nàng dâu hiếu thảo. Câu truyện cảm động ở thế kỷ thứ 15. Những ngày xa xưa trong xã hội khép kín phong kiến đã khắc nghiệt đưa đẩy bao số phận, bao con người, bao gia đình vào hoàn cảnh éo le, đau thương, bi đát. Nội dung sách Nguyễn Dữ đã viết về họ, đặc biệt là người phụ nữ với tấm lòng son sắt, hết mực yêu thương và sự cảm thông tận tuỵ, hy sinh cho gia đình.

    Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” ta thấy tác giả tả chân hình ảnh thân phận bị chà đạp của người phụ nữ thời phong kiến. Vũ Nương chính là nhân vật chính của câu chuyện, nàng nổi bật với những nét phẩm chất tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam đảm đang, tháo vát, chung thủy và khát khao hạnh phúc gia đình. Nhưng cái xã hội nam quyền khắt khe đã đẩy cuộc đời nàng đến cảnh trái ngang, oan khiên u uất, đầy bất hạnh. Nàng là người vợ thủy chung, người mẹ hiền và nàng dâu hiếu thảo. Thật vậy, khi Trương Sinh đi lính chỉ để lại Vũ Nương bụng mang dạ chửa với người mẹ già, Vũ Nương đã luôn chăm sóc mẹ chồng chu đáo khiến bà cũng phải cảm động. Khi mẹ chồng chết, Vũ Nương cũng lo ma chay cho bà cũng như lo cho chính chính cha mẹ mình vậy. Không những là một người con hiếu thảo, Vũ Nương còn là một người mẹ hết mực yêu thương con. Vì không muốn bé Đản nghĩ mình không có cha mà Vũ Nương đã nghĩ cách chỉ trỏ bóng mình trên vách tường và nói đó là cha của bé Đản. Ta thấy Vũ Nương là một người mẹ yêu thương con vô hạn. Và nổi bật trong văn bản ta thấy Vũ Nương là một người vợ hết mực yêu thương chồng. Khi Trương sinh đi lính, nàng chẳng mong chàng áo gấm trở về mà chỉ muốn chồng được bình yên nơi chiến trường. Nàng lo lắng cho Trương Sinh ở nơi biên ải chịu khó khăn vất vả không có người nương tựa. Khi bị Trương Sinh nghi oan nàng có nhân tình cũng chỉ hết mực giải thích để níu kéo giữ hạnh phúc gia đình. Đến khi chết đi rồi, Vũ Nương cũng chẳng một lời trách móc, oán than Trương Sinh mà còn muốn về gặp chàng lần cuối. Qua tác phẩm này, Nguyễn Dữ đã vẽ ra trước mắt chúng ta là một người phụ nữ tài đức vẹn toàn.

    Gương vợ chồng thủy chung khác là người vợ Ukraine trải qua 20 năm ở Việt Nam chăm nuôi chồng đột quỵ, khi chồng về nước được một năm thì bị chứng tai biến mạch máu não, bị liệt toàn thân, Svetlana bán hết nhà cửa ở Kiev và bay sang Việt Nam, một mình xoay xở đủ cách chăm sóc chồng và nuôi con tại Hà Nội. Cuộc sống vất vả tại miền đất xa lạ chăm sóc chồng với bao nhiêu thử thách trong cuộc đời, muôn trùng khó khăn không buông tha người phụ nữ Ukraine. Hai mươi năm trôi qua, ông Thắng đã có hàng chục lần nhập viện, vài lần thập tử nhất sinh và 4 lần bị đột quỵ, hai lần liệt toàn thân nhưng sau tập luyện lại đi đứng được. Vào tháng 2 năm 2021, ông bị suy tim, tụ máu não, chuẩn bị phẫu thuật lại bị tai biến ngay tại viện. Dịch Covid-19 bùng phát tại Hà Nội cuối tháng 4, người nhà không được vào phòng bệnh chăm sóc. Nằm liệt nhiều ngày, ông bị viêm loét lưng, tiếp tục phải chuyển viện để chữa vết thương trước khi ca mổ chính diễn ra. Người phụ nữ Ukraine luôn luôn hy vọng sẽ có ngày chồng khỏe mạnh lại, hai người cùng quay lại thăm thành phố Kiev là nơi nhiều năm trước họ đã gặp và yêu nhau.

    Gương phụ nữ thủy chung qua chuyện tình Hàn Mặc Tử cùng Mai Đình: Mai Đình là một hiện tượng lạ trong văn học và ở ngoài đời. Bà là người đi trước thời đại nhiều bước, là người nhất định không vâng theo khuôn phép ngàn xưa dành cho phụ nữ, đã bỏ nhà ra đi vì không muốn về nhà người chồng do cha mẹ chọn, ta sống vì tình yêu đích thực, khuôn mẫu của Françoise Sagan và Jean-Paul Sartre, con cái đặt đâu cha mẹ huề tiền.

    Theo bài net của ông Tư Cao Lãnh, cũng may là bà có vốn liếng học hành và giỏi nữ công gia chánh nên bà có thể thân tự lập thân, không như những phụ nữ cùng thời phải đeo ba cái gông tòng phụ, tòng phu, tòng tử, mấy cái gông do một ông Nho gia vốn cổ xuý trọng nam khinh nữ sống từ hơn 26 thế kỷ trước bày ra, tròng lên cổ người đàn bà bắt buộc phải phục tòng đàn ông. Đức Phật, người sinh ra đồng thời, thì ngược lại, làm một cuộc cách mạng vô tiền khoáng hậu, không những giải phóng cho phụ nữ mà còn phá tan xiềng xích giai cấp xã hội của Ấn Độ thời bấy giờ. Với thuyết nhân quả luân hồi thì cho rằng mọi người sinh ra phải được bình đẳng là rất hợp lý. Con người ta sinh ra khác giới tính, giàu nghèo sang hèn khác nhau là vì nhân quả nhiều đời, trùng trùng duyên khởi duyên sinh. Vậy mà cái ông Nho gia giáo điều bị bác Trump cho dẹp tiệm, cổ hũ kia độc đoán cho rằng đàn bà sinh ra là để phục vụ đàn ông: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử!” nhưng mà nhà thơ Mai Đình của chúng ta đã tháo gỡ được gông cùm xiềng xích nô lệ này. Bà đã thoát ly được ba chữ tòng để tự làm chủ đời mình.

    Ông anh Vương Trùng Dương biết bà nhà tôi gốc Bông Kiều, vốn gần nhà cụ Tra Lương Dung, tức Kim Dung Kiếm Hiệp. Vương Trùng Dương viết bài “Thủy Chung trong tác phẩm Kim Dung” như sau: Đông, Tây, kim, cổ trong văn chương qua bao nhiêu tác phẩm đã đề cập và lưu lại những mối tình thủy chung của nhân loại. Ở đây, tôi đề cập khái quát đến tác phẩm hư cấu trong kiếm hiệp, điển hình với nhà văn Kim Dung với những mối tình ngang trái nhưng thủy chung với nhau khi trải qua bao nhiêu nghịch cảnh.

    Những mối tình đó bước vào tình sử võ lâm, như Quách Tĩnh với Hoàng Dung, Dương Quá với Tiểu Long Nữ, Kiều Phong với A Châu, Trương Thiếu Sơn với Hân Tố Tố, Trương Vô Kỵ với Ân Tố Tố, Lệnh Hồ Xung với Nhậm Doanh Doanh, Trương Vô Kỵ với Triệu Minh (Triệu Mẫn). Trong tác phẩm Anh Hùng Xạ Điêu và Thần Điêu Hiệp Lữ, hai nhân vật Quách Tĩnh và Hoàng Dung được xem như hai nhân vật chính giữa chính phái và tà giáo. Họ đã vượt qua bao nhiêu ngang trái để sống trọn vẹn với cuộc tình.

    Trong Thần Điêu Hiệp Lữ, Dương Quá và sư phụ Tiểu Long Nữ trong Cổ Mộ. Dương Quá gọi Quách Tĩnh và Hoàng Dung là bá phụ và bá mẫu. Vượt qua lễ nghi, Dương Quá và Tiểu Long Nữ yêu nhau, thế nhưng trong lúc hiểu lầm, Tiểu Long Nữ rời Cổ Mộ phiêu bạt, Dương Quá đi tìm suốt 16 năm… Dương Quá đi đến đâu cũng có những cô nương yêu kiều theo đuổi nhưng chàng vẫn một mực chung tình với Tiểu Long Nữ. Đã cùng với Tiểu Long Nữ tạo nên một trong những mối tình đẹp nhất của thế giới võ hiệp.

    Trong quyển Thiên Long Bát Bộ thì mối tình của Kiều Phong (gốc Khiết Đan) với A Châu (người Hán) tuy kết cuộc rất bi thảm nhưng nói lên lòng thủy chung của Kiều Phong với A Châu trong khi đó có nhiều bóng hồng trong chốn cao thủ võ lâm quyết tâm theo đuổi chàng. Trong Ỷ Thiên Đồ Long ký (Cô Gái Đồ Long) Trương Thiếu Sơn của phái Võ Đang, trên bước đường giang hồ hành hiệp gặp Ân Tố Tố, con gái của giáo chủ Thiên Ưng Giáo… Với bao nhiêu tai họa ập đến nên Trương Thiếu Sơn phải nhận cái chết và Ân Tố Tố cùng quyên sinh theo chồng để được sống trọn kiếp với nhau ở bên kia thế giới.

    Cũng trong tác phẩm nầy, Trương Vô Kỵ, con của Trương Thiếu Sơn vì nhận Tạ Tốn làm nghĩa phụ và tận tình bảo vệ thân phận nên bị cả hai bên chính tà quyết tâm truy đuổi. Trương Vô Kỵ có số đào hoa với những bóng hồng như Chu Chỉ Nhược, Tiểu Chiêu, Ân Ly sắc tài nổi tiếng quyết dành lấy trái tim, trong khi đó Triệu Mẫn (Triệu Minh) quận chúa của Mông Cổ bất chấp mọi hiểm nguy, mọi đối thủ lợi hại để cuối cùng cho chàng sống bên nhau “kẻ lông mày” cho nàng. Trong tác phẩm của Kim Dung có rất nhiều mối tình ngang trái xảy ra giữa hắc bạch, giữa trung nguyên và sắc tộc khác trong chốn võ lâm nhưng tình yêu đã vượt qua mối thù truyền kiếp, hận thù hai mặt… chấp nhận sự hy sinh để chấp nhận cuộc tình.

    Mỗi mùa xuân về khi đọc thơ yêu của ông anh Thái Tú Hạp tặng bà chị Ái Cầm, tôi thích quá xin “dựa hơi” bài tình thơ sau đây. Bởi vì hai vợ chồng chúng tôi đã có “Nhân Duyên Nghiệp Dĩ“, và hai chúng tôi cũng có “Luân Hồi Có Nhau“, y chang như hai thi sĩ Thái Tú Hạp và Ái Cầm…

    Luân Hồi Có Nhau

    Tác giả: Thái Tú Hạp

    Ta về tịch mặc ngàn hoa

    lá cao vút đẫm mây qua đỉnh trời

    nhân gian dành trọn cuộc chơi

    ta cùng em hát bên đồi xuân xưa

    nhất quán rồi- mộng mai sau

    tâm vô lượng mở – có nhau luân hồi

    cảm ơn thơ, cảm ơn đời

    trăm năm nhật nguyệt, đầy vơi nghĩa tình

    Thái Tú Hạp

    (Hạt Bụi Nào Bay Qua)

    Để kết thúc bài Người Vợ Thuỷ Chung, tôi xin gởi bà nhà Tăng Lệ Hoa, 唐樂和, Người Tình Trăm Năm của tôi.

    Trẫm Vẫn Yêu Em…

    Trẫm yêu em bằng tim tuổi hạc

    Nặng nợ ân tình kiếp ba sinh

    Mến chốn ta bà trẫm mãi yêu

    Chung bước đường dài trẫm cùng em

    Trẫm gọi tên em bằng sếp nhỏ

    Soi bóng dặm trường có ai hơn?

    Đếm bước thời gian dù chết rũ

    Những nỗi u sầu ta với ta

    Căng-xe Xì-trốc là chuyện nhỏ

    Kiếp người hữu hạn sá chi đâu

    Ôi sống lâu chi cho chật đất

    Sống anh hùng cho đất phì nhiêu

    Hỏi trăng cô liêu sầu vạn cổ

    Mỏi mòn cánh hạc bay vẫn bay

    Gõ con chữ nghĩa đêm khuya khoắt

    Nhãn tròng mờ nhạt trẫm yêu em

    Trẫm vẫn yêu em yêu muôn thuở

    Tuổi tóc xanh sang màu lấp lánh

    Cho mãi thời gian hồn lịm giấc

    Trẫm vẫn yêu em trẫm yêu em!                                                                             

    Trần Việt Hải

    Los Angeles, Nov. 9th, 2021.

  • Khánh Lan,  Tin tức

    CHẮT CHIU KỶ NIỆM VỚI GIÁO SƯ LÊ VĂN KHOA.

    (Theo lời yêu cầu của Giáo Sư Lê Văn Khoa, tôi sẽ dùng chữ Ông thay cho chữ Giáo Sư trong bài viết này. Nhưng để tỏ lòng kính quý tôi xin được phép dùng chữ Ô hoa “Ông”).

    (Ảnh Lê Hùng)
    HỒN VIỆT VÀ ƯỚC MƠ

    Tôi chọn lời tựa “Chắt Chiu Kỷ Niệm” bởi tôi không có nhiều kỷ niệm với Nhạc Sĩ Lê Văn Khoa như Nhà Báo Băng Huyền, Nhà Văn Việt Hải, Ca Sĩ Quỳnh Giao, Nhạc Trưởng Nguyễn Khánh Hồng, v.v… Chính vì thế mà khi tôi được Nhà Văn Việt Hải ủy thác cho trọng trách viết về Giáo Sư Lê Văn Khoa trong tác phẩm “Hồn Việt và Ước Mơ” với chủ đề hoàn toàn mới lạ đối với tôi: Đó là hai truyện ngắn của ông. Tôi đã nhận lời Nhà Văn Việt Hải, nhưng tôi không ngần ngại thú nhận rằng nỗi cảm xúc trong tâm hồn tôi đi từ hãnh diện đến lo sợ. “Hãnh diện” vì tôi được cái vinh hạnh viết về một thiên tài như Giáo Sư Lê Văn Khoa và “lo sợ” vì kể từ hôm nay tôi sẽ phải “chắt chiu” tìm lại trong ký ức những kỷ niệm mà tôi đã có được với ông. Để có thể “Chắt chiu kỷ niệm với Giáo Sư Lê Văn Khoa” trước tiên, tôi tự hỏi lòng mình là “Cơ duyên nào đã cho tôi gặp Ông?”.

    Xin thưa, lần đầu tiên tôi có vinh hạnh gặp và biết Ông Lê Văn Khoa nhân buổi ra mắt sánh của ông với tựa đề “Lê Văn Khoa, một người Việt Nam” được chính thức giới thiệu với đồng hương tại vùng Little Saigon, do nhóm Nhân Ảnh Tân Văn đứng ra tổ chức tại Saigon 9 Restaurant, ngày 19 tháng 09, 2015. Hôm ấy, tôi đã cùng một người bạn mua quyển sách dày 695 trang vì biết rằng đây là một tài liệu có gía trị, xong cẩn thận cất vào tủ sách gia đình và rồi để cho một người bạn mượn đọc trước (dài hạn mà mãi đến hôm nay vẫn chưa hoàn trả lại). Kế đến là trong buổi tổ chức sinh nhật thứ 78 cho nhạc sĩ Lam Phương ngày 6 tháng 12, 2015 do Nhóm Chủ Trương Nhân Ảnh Tân Văn đã tổ chức. Đây cũng là buổi kỷ niệm 60 năm âm nhạc của nhạc sĩ Lam Phương và ra mắt sách, quyển “Lam Phương, Nhạc và Đời” tại Moonlight Seafood Restaurant thuộc thành phố Westminster, Nam California… Rồi sau những lần gặp kế tiếp, thứ hai, thứ ba, thứ tư, v.v… và bẵng đi gần hai năm tôi không gặp lại Ông và Cô Ngọc Hà bởi đại dịch COVID 19 đã làm gián đoạn mọi sinh hoạt văn hóa cũng như xã hội trên toàn thế giới… cho mãi đến ngày ra mắt sách của tôi, ngày 19 tháng 09, 2021 tại NT Studio thuộc thành phố Westminster.

    Giáo Sư Lê Văn Khoa & Khánh Lan
    Trong buổi ra mắt sách ngày 19 tháng 09, 2021(Ảnh Lê Hùng)

    Đặc biệt nhất là trong buổi nói chuyện với Ông Lê Văn Khoa trên “Zoom Meeting” ngày 02 tháng 10 năm 2021, do nhiếp ảnh gia Nguyễn Thiều Minh sáng lập cho Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian (vào mỗi ngày đầu tháng) đã tạo cơ hội cho chúng tôi gần gũi và bàn luận thân mật với Ông hơn. Với nét mặt hiền hòa, nụ cười thân thiện nở trên môi, thật đúng như Nhà Văn Dương Viết Điền nhận xét “Anh Lê Văn Khoa lúc nào cũng cười, trông rất yêu đời” hay Thi Sĩ Cát Biển ghi trong bài viết của ông: “Lê Văn Khoa, một biểu tượng của nụ cười“. Trong buổi họp “Zoom”, Ông thật duyên dáng trả lời chi tiết những thắt mắc của mọi người, như Nhà Văn Việt Hải hỏi về câu: “Do you see what I see?” hay về những ước vọng và hoài bảo cũng như giấc mơ của ông: “Bằng cách nào để chúng ta có thể lưu truyền và phổ biến nền âm nhạc giao hưởng (kết hợp âm thanh cho hài hòa) cho thế hệ trẻ trong tương lai.

    Lê Văn Khoa dưới lăng kính của tôi thì Ông là người mà Thượng Đế đã dành nhiều ưu ái và ban cho nhiều tài năng, từ viết nhạc cho dàn nhạc giao hưởng, biên khảo về âm nhạc, nhiếp ảnh, dịch thuật, v.v… bút pháp của ông sâu sắc, nhẹ nhàng, chi tiết và dễ hiểu. Ngoài những tài năng trên, nghệ thuật nhiếp ảnh của Ông  nghiêng về phương diện chụp ảnh nghệ thuật trừu tượng do sự kết hợp hài hòa trong thiên nhiên mà ít ai nhìn thấy. Vâng đúng thế, “Do you see what I see?” Thật vậy, Ông đã khéo léo áp dụng những kỹ thuật riêng để tạo những tác phẩm nghệ thuật nhiếp ảnh có giá trị và truyền cảm. Nhà Văn Việt Hải có lần đã viết trong bài “Đôi nét về Lê Văn Khoa” như sau: Có người hỏi rằng nhà biên khảo họ Lê đã viết nhiều về âm nhạc, về nhiếp ảnh, phóng tác, dịch thuật sách ngoại ngữ, Lê Văn Khoa cho ấn hành nhiều sách loại học làm người, nhưng Lê Văn Khoa có viết loại truyện về tình yêu không?

    Thưa có! Xin cho tôi được phép trả lời câu hỏi ấy bởi tôi cũng vô cùng ngạc nhiên và thích thú khi khám phá ra rằng chẳng những Ông viết một truyện ngắn “Say Trong Ánh Mắt”, nhân khi ông đi dự buổi triển lãm ảnh của hội ảnh Val de Bièvres tại Viện Văn Hóa Pháp Sài Gòn (Institut Français de Saigon) chiều ngày 19-11-1970, mà ông còn viết một truyện ngắn thứ hai là “Nocturne” (đã được ghi lại trong tác phẩm “LÊ VĂN KHOA, Một Người Việt Nam”)khi ông từ Đông Âu do công tác âm nhạc trên chuyến bay băng Đại Tây Dương trở về California. Thể loại truyện ngắn của Ông rất độc đáo và khác lạ. Sau đây, tôi xin được phép lần lượt ghi lại hai truyện ngắn của Ông.

    1. TRUYỆN NGẮN THỨ NHẤT: SAY TRONG ÁNH MẮT.

    Say Trong Ánh Mắt” là một câu chuyện kể của người viết truyện về một cuộc gặp gỡ hy hữu giữa một cô gái Pháp trẻ đẹp, vốn đam mê nghệ thuật nhiếp ảnh, đến Sài Gòn từ Paris. Ngay từ phút gặp gỡ đầu tiên trong buổi triển lãm ảnh, cô gái ấy đã để lòng mến và phục tài nhìn xa hiểu rộng của một nhiếp gia Việt Nam tên Tuấn. “Say Trong Ánh Mắt” là một câu chuyện được diễn tả với văn phong nhẹ nhàng, dễ thương và thu hút người đọc. Chuyện kể nàng tên “Diễm” đại diện cho nhóm ảnh Val de Bièvres, một nhóm ảnh chủ lực của giới nhiếp ảnh Pháp quốc trong tổ chức Photeurop, Âu Châu.

    Diễm”, có lẽ cái tên đã đủ nói lên tất cả về con người nàng: Đẹp, thông minh, bặt thiệp, tự nhiên, kiến thức cao và ăn nói trôi chảy, đã hớp hồn Tuấn, người nhiếp ảnh tài ba, bởi sự duyên dáng và thông minh của nàng. Với một phong cách khiêm nhường, người nhiếp ảnh giới thiệu về mình và những sinh hoạt nhiếp ảnh của quê hương mình. Đọc đến đây, tôi phải công nhận tác giả đã khéo léo dùng nội dung của tác phẩm tình cảm xã hội để giới thiệu cũng như giải thích về nghệ thuật hình ảnh như “dùng màu nước tô thêm lên ảnh đ biến đổi màu chính hầu tạo không khí thích hợp cho ảnh” hay “ảnh kỹ thuật là căn bản của mỹ thuật và nghệ thuật, chú trọng nội dung, áp dụng kỹ thuật để làm sáng tỏ nội dung. Mặt khác, tác giả đã khéo léo lợi dụng lời đối thoại với “người đẹp” trong câu chuyện để giải thích quan điểm cũng như nhận xét về thể loại ảnh kỹ thuật của người bản xứ Việt Nam, điển hình qua câu nói của “Diễm” như sau:

    Về điểm nội dung thì các nh nổi bật. Nhưng xin lỗi, cũng vì điểm ấy mà bộ ảnh của các anh nặng nề, gò bó quá. Ðó là chưa kể các anh cố tạo những tâm trạng khổ sở, buồn thảm, ray rứt, băn khoăn, chán chường của kiếp sống đầy máu và nước mắt, nên thiếu hẳn nét thơ mộng của bộ ảnh mình đi.

    Cũng trong câu chuyện, qua lời đối thoại, người viết truyện giải thích về kỹ thuật chớp sáng (solarization), phân sắc độ (postarization), vừa tân kỳ vừa độc đáo và điểm chính là dùng kỹ thuật để gửi gấm tâm sự. Tôi xin trích dẫn đoạn mà tác giả nói về kỹ thuật và sáng tạo: “Người làm nghệ thuật tức người sáng tạo; mà muốn sáng tạo phải tìm tòi khai phá; mà tìm tòi khai phá tức tạo một lối đi mới.

    Qua phong cách diễn tả trong những câu đối thoại trên, Ông Lê Văn Khoa đã muốn gởi gấm thông điệp gì trong truyện ngắn “Say Trong Ánh Mắt?” Phải chăng đây là một lối dạy học vô cùng thích thú vì càng đọc tôi càng thấy bị thu hút bởi cung cách giải thích cũng như nêu ra được những nhược điểm của nghệ thuật một cách tế nhị mà không làm phiền lòng người đọc hay nói rõ hơn là làm bực mình người cần máy ảnh. Đúng là một lối giảng dạy thật tâm lý khi lồng môn học vào tính cách thuật truyện, nó không làm cho người học trò cảm thấy nhàm chán, buồn ngủ và nhất là lại kích thích được sự tò mò muốn biết của con người. Phải, con người lúc nào cũng ưa thích học hỏi cái mới lạ, chính vì vậy mà loại ảnh chớp sáng đã xuất hiện trên 60 năm và đã đến điểm cực thịnh vào khoảng 1960-1961.

    Trong câu truyện ngắn “Say Trong Ánh Mắt” Ông giải thích, trong khoảng thời gian 1960-1961, Edith Gerin đã sáng tạo ra một loại ảnh mới nhằm diễn tả những gì mà các loại ảnh thường không làm được. Ðó là lối chập nhiều phim vào với nhau rồi đem phóng ra ảnh, được áp dụng để đi đến một sự diễn tả siêu thực. Mấy năm sau, ý tưởng này lan tràn khắp Âu Châu và xuất hiện những nhóm “tự do diễn tả”. Thời đại 70 là thời đại của loại ảnh siêu thực, trừu tượng, nó tạo ảo giác cho người xem phải phân vân, không biết mộng hay thực.

    Lê Văn Khoa đang chụp hình thân cây
    (Ảnh trích báo Thế Giới Tự Do 1963)





    Càng đi sâu vào câu chuyện, tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả, “Nước mắt có tạo nên con người không? Tại sao chúng ta chỉ biết nhìn vào bi thảm, tàn úa, chết chóc mà không đoái hoài đến khía cạnh phấn khởi, tươi vui hơn? Hay chúng ta cho rằng nét bi ai trong tác phẩm dễ gây xúc động cho giám khảo, cho người xem? Một người đứng ngoài nhìn vào khác hơn một người ở trong cuộc, làm sao thấu suốt được để diễn tả? Người làm nghệ thuật là chứng nhân, nhưng đồng thời cũng là người làm lịch sử, vì thế không phải chỉ nhìn về quá khứ mà cũng nhìn vào tương lai.” Có phải đây là lời nhắn nhủ, lời giải thích, sự giải bay niềm tâm sự hay đúng hơn là một phương cách độc đáo để hướng dẫn thế hệ sau này đừng chỉ biết bước vào con đường cũ kỹ, bảo thủ của tiền bối mà chúng ta thấy rất rõ trong câu nói của Diễm: Anh bối rối điều gì? Sợ mình sai lầm trong đường lối sáng tạo à? Hay sợ bị quần chúng bỏ rơi? Thật ra làm nghệ thuật cũng tương tự như làm chính trị. Nói đến chính trị ta thấy có hai hạng người. Hạng thứ nhất tìm hiểu để theo đuôi quần chúng. Còn hạng thứ hai, tìm hiểu để dìu dắt, để nâng đỡ, để hướng dẫn quần chúng tiến lên mực độ cao hơn ... em nghĩ rằng ta cần phải chấp nhận một sự hy sinh để chọn hướng đi mình thấy thích hợp và lợi ích hơn. Nói đến hy sinh tức ta phải chấp nhận sự từ bỏ một cái gì quý báu, tha thiết dường như không thể thiếu được trong đời ta.

              Ai dám bảo Ông Lê Văn Khoa của chúng ta không lãng mạn, không ngọt ngào, không đam mê và không rung động bởi người đẹp tên “Diễm” chứ? Xin hãy lắng nghe trái tim si tình thổn thức qua đoạn văn sau: “Tôi không làm theo lời Diễm, lại nhìn thẳng vào cặp mắt xanh trong veo như mặt hồ nước không đáy. Cặp mắt ấy có lúc như ngơ ngác, lúc như có ma lực quyến r lạ lùng, chỉ nhìn đã thấy cả thần hồn ngây ngất như say mà mãi đến bây giờ tôi mới dám nhìn thẳng vào. Ðôi mắt ấy giờ đây lại đượm vẻ buồn mênh mông làm cho lòng tôi xao xuyến khác thường. Trong xao xuyến đượm một mối bâng khuâng nhẹ nhàng như vừa đánh rơi giọt sương mai óng ả ánh mặt trời, như vừa làm đứt một đường tơ để màng nhện tuyệt mỹ phải rách và tạo một lỗ hổng đen ngòm sâu hút ngàn đời không khỏa lấp. Nỗi hối hận len vào hồn tôi và lần đầu tiên tay tôi tìm bàn tay nàng, siết mạnh.

    Bây giờ thì tôi dám quả quyết rằng, câu chuyện ngắn “Say Trong Ánh Mắt” không phải là một câu chuyện bình thường, mà đó là một tác phẩm kinh điển về nghệ thuật nhiếp ảnh, một “Bible” cho những ai chập chững bước vào lãnh vực này, bởi nó giải thích quá rõ ràng mục đích và phương hướng của nó. Tôi xin dẫn chứng qua đoạn văn sau đây:

    Tôi cảm thấy mình thua sút người ta quá nhiều, quá xa. Tại sao? Có phải do óc kỳ thị, thiếu tự tin, nhưng tự tôn hòa với tự ti, mãi nghĩ rằng mình còn bán khai, chậm tiến nên chỉ đợi cái gì người ngoài nghiên cứu rồi tuyên bố, bấy giờ mới hân hoan tiếp đón, ca tụng những sáng kiến ngoại lai mới mẻ, nhưng trong khi ấy vẫn nghĩ mình là trùm thiên hạ, mà hỡi ôi, nó là cái gì đã ăn sâu vào huyết mạch, là cái gì tạo nên dân tộc, là nguồn gốc của văn minh, là căn bản của truyền thống mình. Hỡi thằng người nhỏ nhen ta ơi, mày ngu lắm mà cứ tưởng mày thông minh vượt bực. Mày vốn hèn mà cứ tưởng mày cao sang! Tồi ơi là tồi!”

    Đường Nét,
    (Ảnh Lê Văn Khoa)

    Chúng ta đã nhìn thấy gì trong bức ảnh trên? Do you see what I see? Thật là một tác phẩm nghệ thuật trừu tượng. Hãy nhìn thật kỹ bức ảnh trên, Ông Lê Văn Khoa cho rằng: Tại sao chúng ta không ghi nhận đường nét đẹp trên thân hình thiếu nữ mà Tạo Hóa đã ban cho họ mà lại đi tìm đường nét chết trên đồi cát, bãi biển, đường mòn? Phải chăng chúng ta cho rằng đó là… là việc… tồi bại mà con người có đạo đức không được nghĩ đến? Có lẽ, nếu cứ bỏ lớp đạo đức giả mà nhìn thẳng vào con đường nghệ thuật nó không phải ảnh khiêu dâm, nó phụng sự cho chân, thiện, mỹ, cho vĩnh cửu chứ chẳng phải cho dục vọng thấp hèn, để bị xuyên tạc, chống đối và khinh miệt. Có lẽ Ông Khoa đã nói đúng. Đã đến lúc người làm nghệ thuật phải vị nghệ thuật, hãy thức tỉnh cơn mê muội, hãy lột bỏ lớp mặt nạ giả nhân giả nghĩa đã khéo che đậy từ bao năm qua, hãy đối diện với sự thật, một sự thật đã bị chôn giấu dưới lớp mặt nạ đạo đức, cao thượng, xây dựng, phủ lên mớ kiến thức quá kém, tư tưởng quá hẹp hòi để che đậy cái dốt của mình bằng lời nói bóng bẩy mong được người đời suy tôn. Hỡi ôi, hư không trở về hư không! Thảy đều hư không! (dựa theo lời của người viết)

    “Diễm hôn phớt qua má tôi rồi vụt biến vào bức ảnh khỏa thân rất đẹp đang treo trên tường. Tôi chới với đôi tay để giữ nàng lại nhưng không kịp, đành ôm mối tiếc thương nương theo luồng sáng của ngọn đèn quay phim lễ cắt băng khai mạc phòng triển lãm mà tan biến vào bóng tối vừa trùm xuống bên ngoài”. Thật là một kết luận xuất sắc và đồng thời chứng minh cho những suy nghĩ của tôi về nội dung của câu chuyện “Say Trong Ánh Mắt”.  Tóm lại, tôi hoàn toàn đồng ý với Nhà Văn Việt Hải là “Chủ điểm của bài viết là đề cao cái nhìn mới, nghệ thuật sáng tạo trong nhiếp ảnh mà Ông Lê Văn Khoa đã đeo đuổi và khai phá từ trước cho đến nay, gần nhất là bộ ảnh “Do You See What I See?” của ông. Đoạn kết đã chứng minh cho những gì Ông Khoa đã nhắn nhủ chúng ta, những người trẻ của thế hệ tương lai… Hãy nhớ lời ông nói:

    Do you see what I see?”

    Sự Cám Dỗ Cuối Cùng (bàn gốc)Ảnh Lê Văn KhoaSự Cám Dỗ Cuối Cùng

    Vậy thì “Nghệ thuật” là gì và thế nào là “Nét nghệ thuật”? Có phải “Nghệ Thuật” là ở chỗ xắp xếp như thế nào cho hợp lý và đẹp mắt? Và “Nghệ thuật” theo Ông Khoa, thì “Nghệ thuật” phải đến từ tâm, từ óc hòa trộn vào nhau để rồi tỏa ra một nét đẹp có chiều sâu, có ý nghĩa. Đó mới chính là nghệ thuật. Vì thế mà trong lãnh vực nhiếp ảnh, Ông chia nhiếp ảnh ra làm 2 phần:

    • Nhiếp ảnh Mỹ Thuật là chụp ảnh đẹp hay còn được gọi là “Pictorial Photography“.
    • Nhiếp ảnh Nghệ Thuật hay Artistic Photography phải từ lòng mình mà ra, phải nghiên cứu trước và mục đích của nó nói lên cái gì?
    1. TRUYỆN NGẮN THỨ HAI: “NOCTURNE”.

    Đọc qua câu chuyện trong tác phẩm truyện ngắn “Say Trong Ánh Mắt” đã đưa tôi từ thắc mắc (wonder) này đến thắc mắc kia. Nguồn cảm hứng nào đã khiến Ông Lê Văn Khoa sáng tác thêm một truyện ngắn thứ hai với tựa đề “Nocturne?” Có phải những năm trước đây chỉ vì sự ích kỷ, lòng ham muốn chiếm đoạt, tham vọng trở thành cường quốc vững mạnh nhất trên thế giới mà hai nước NGA, MỸ trở nên thù nghịch như mọi người thường nghĩ? Phải chăng Ông Lê Văn Khoa đã dùng âm nhạc và ngòi bút của mình để mong kéo hai quốc gia này lại gần nhau hơn? Và có phải niềm đam mê âm nhạc cổ điển đã tạo cơ hội cho con người quên hận thù và trở nên yêu thương, gắn bó bên nhau? Hay chủ ý của Ông là dùng câu chuyện để diễn giảng một bài học quan trọng về thể loại âm nhạc không lời, nhạc hàn lâm và bác học, một thể loại ít người hưởng ứng và đòi hỏi một kiến thức âm nhạc ở trình độ cao để hiểu và thưởng thức? Chẳng khác gì tác phẩm thứ nhất “Say Trong Ánh Mắt,Ông Lê Văn Khoa đã dùng ngòi bút của mình để chuyên chở những ý nghĩ nhiếp ảnh, thì qua tác phẩm thứ hai“Nocturne, Ông dùng lời văn để gởi gấm những tinh túy, đặc thù trong âm nhạc không lời.

    “Nocturne” là một câu chuyện mà Ông Lê Văn Khoa dựa trên trải nghiệm khi qua Ukraine để tìm người thu thanh những bài nhạc giao hưởng của ông. Trong chuyến đi ấy, ông đã được giới thiệu đến người độc tấu violin trong một bối cảnh vô cùng lãng mạn nơi công viên, với không khí lạnh giá của ngày đầu tháng ba, khi tuyết vẫn còn rơi, phủ đầy trên mặt đất một màu trắng xóa và đọng trên cành cây những hạt tuyết hóa đá chồng chất lên nhau, lấp lánh như những hạt kim cương. Tất cả đã được Ông lưu lại trong tác phẩm “Nocturne” và đây cũng là nguồn cảm hứng khiến Ông sáng tác câu chuyện tình cảm này.

    Bối cảnh của câu chuyện xảy ra tại Moskova, thủ đô của Nga, một quốc gia có nhạc viện Tchaikowsky (Tchaikowsky Conservatory) nổi tiếng. “Nocturne” là một truyện ngắn mà thoat nghe thì tưởng đây là một câu chuyện tình yêu lãng mạn như Nhà Văn Việt Hải đã đặt tên cho nó là “Chuyện tình Nga-Mỹ” bởi đây là một chuyện tình éo le, sôi động giữa cô nhạc sĩ người Nga, tên Anastasiya Smirnoff và anh nhạc sĩ đến từ Mỹ tên Alex Anderson. Như bao nhiêu câu chuyện tình yêu khác, Anastasiya và Alex yêu nhau say đắm, họ chia sẻ cho nhau những giây phút mặn nồng, chan chứa những yêu đương nóng bỏng như Ông Lê Văn Khoa đã diễn tả qua ngòi bút của ông (Lê Văn Khoa, Một Người Việt Nam, trang 100): “Môi chàng đã bị khóa kín bởi những nụ hôn nồng nàn, nóng bỏng, những tình cảm rạt rào của hai trái tim lạnh giá bị đè nén từ lâu nay đột nhiên được khơi dậy, bùng nổ như núi lửa, như nước vỡ bờ…”

    Viết như thế này thì ai dám bảo rằng Ông Lê Văn Khoa chỉ yêu âm nhạc và nhiếp ảnh chứ? Theo tôi ông chẳng những là một thiên tài của âm nhạc, một nhiếp ảnh gia tài ba, một người đáng yêu của nhân loại mà còn là một nhà văn. Thật vậy, càng đi sâu vào câu chuyện “Nocturne” tôi lại càng bị thu hút bởi nghệ thuật dùng văn chương để diễn tả một mô thức giảng dạy rất tinh vi về âm nhạc, một lối truyền bá tinh thông mà chẳng ai nghĩ đến trước kia.

     “Dream” và “Nocturne là hai nhạc phẩm được lồng vào trong tác phẩm văn học có cùng tên với bài nhạc. Khi được hỏi tại sao Ông chọn hai nhạc phẩm Nocturne và Dream. Ông trả lời: Hai bài nhạc được chọn vì hai bài này có nhiều diễn tả mà người nghe có thể theo dõi không khó lắm.

    Ông Lê Văn Khoa đã dùng một nhạc sĩ độc tấu violin, một tài năng vượt trội đã chiếm giải thưởng quán quân của toàn liên bang Sô-Viết khi cô 16 tuổi và hiện là giáo sư của nhạc viện Tchaikowsky (Tchaikowsky Conservatory of Ukraine) và được mời đi dạy nhiều nơi trên thế giới, để trình diễn tác phẩm “Nocturne” và “Dream” của Ông. Chính vì thế mà nhà soạn nhạc Lê Văn Khoa muốn lồng bài nhạc vào trong câu chuyện cho thêm phần ướt át và ông muốn diễn tả tâm trạng này qua những đoạn hết sức gay cấn.

    Ban Chủ Trương và Thân Hữu
    Cùng Ông Bà Lê Văn Khoa
     
  • Kiều My,  Tin tức

    THẾ GIỚI TRẺ EM CỦA GIÁO SƯ LÊ VĂN KHOA TRÊN ĐÀI TRUYỀN HÌNH QUỐC GIA VIỆT NAM TRƯỚC 1975

    Nhạc sĩ Lê Văn Khoa được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam. Ông đã trải qua nửa đời người trên quê hương thân yêu và một nửa đời còn lại nơi quê người với bao thăng trầm; mà trong tâm hồn luôn cưu mang nỗi niềm tha thiết bao la của một “ HỒN VIỆT VÀ ƯỚC MƠ.” Ông luôn hãnh diện ông là người Việt Nam và ông muốn cho cả thế giới biết ông là người Việt Nam; dù ông không còn sinh sống ở quê hương của ông. Lê Văn Khoa ước muốn cả hành tinh này biết đến dân tộc Việt Nam hào hùng, xuất chúng về mọi mặt và đầy nhân bản. Đó là ƯỚC MƠ của ông được phát xuất từ một HỒN VIỆT. Ước mơ của ông thật cao xa trong nhiều lãnh vực từ: âm nhạc, nghệ thuật, nhiếp ảnh, văn học và giáo dục thiếu nhi… mà ông mong mõi được mang những điều tốt đẹp đến cho người Việt Nam và cho cả thế giới. Với những ước mơ  được cống hiến cho đất nước những vinh quang, bằng tài trí, bằng nhiệt thành và bằng sự cố gắng không ngừng nghỉ của ông, từ tuổi thanh xuân cho đến lúc tuổi đã về chiều. Ông cưu mang một “tâm hồn Việt” thật tha thiết, thật bao la mà nó lan tỏa trong âm nhạc của ông, trong nhiếp ảnh, văn học và nhất là trong chương trình giáo dục thiếu nhi Việt Nam của ông.

    Ông yêu âm nhạc như hơi thở của sự sống. Nếu đời sống thiếu âm nhạc chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời, thiếu không khí trong môi trường quanh ta. Ông cũng biết rằng: nghệ thuật âm nhạc là ngôn ngữ chung của quốc tế, không bị chia cách bởi văn hóa và biên cương. Giovanni Bellini người Ý đã quan niệm rằng: “Nghệ thuật là sự nhiệm mầu của đời sống.” Thế giới này thật to lớn, nhưng đã được nối vòng tay lại với nhau qua âm nhạc và nghệ thuật…như một phép mầu!Một ước mơ thật to lớn mà ông đã đạt được và gặt hái thành công vang dội là: chính ông đã mang dòng nhạc Việt Nam đầy tính dân tộc khoe cùng thế giới, qua nhạc giao hưởng  SYMPHONY VIỆT NAM 1975, để hòa hợp cùng nền âm nhạc đa dạng và phong phú của quốc tế. Thế giới đã biết đến âm nhạc Việt Nam, biết đến tinh hoa Việt Nam, biết đến con người Việt Nam, bởi ý chí và mơ ước mãnh liệt của một nhạc sĩ tài ba đức độ được mang tên LÊ VĂN KHOA. Những xứ sở xa lạ từ văn hóa đến ngôn ngữ như Ukraine tận trời Âu, đã mở rộng vòng tay đón nhận và nâng niu những mảnh nghệ thuật chân chính và giá trị của Lê Văn Khoa, một người Việt tị nạn Cộng Sản tại Hoa Kỳ. Thế giới đã hân hoan đón nhận và ngưỡng mộ sâu sắc một lâu đài âm nhạc đồ sộ lẫy lừng của Lê Văn Khoa. Ông chính là niềm tự hào cho người Việt Nam ở khắp nơi trên địa cầu này. Ông đã dấn thân mang chuông đi đấm xứ người. Ông muốn phô trương cho thế giới biết về Việt Nam; một xứ sở tuy nhỏ bé, nhưng với tinh thần dân tộc bất khuất, là một dân tộc thông minh, đầy nhân bản và tài ba xuất chúng. Ông muốn cho thế giới thấy những nét đẹp của Việt Nam, qua âm nhạc cao siêu, qua những bức ảnh nghệ thuật tuyệt vời của ông.

    Ngoài sự thành công vượt bực trên lãnh vực âm nhạc, nhiếp ảnh, nghệ thuật… Lê Văn Khoa còn là một người nặng lòng yêu nước và đặc biệt sự quan tâm thật rõ nét đối với thiếu nhi; là những mầm non của đất nước, mà cũng là tương lai của đất nước. Đây đích thực là “HỒN VIỆT & ƯỚC MƠ” của ông. Ông mong muốn đào tạo những mầm non này trở thành những người hữu dụng cho mai sau. Như bà Ellen White đã viết trong quyển Child Guidance:

    “Công việc giáo huấn, rèn luyện trẻ con phải khởi sự ngay khi chúng còn trẻ thơ, vì tâm trí chúng dễ thâu nhận nhất, và những bài học đó sẽ được chúng nhớ rất kỹ.”                 

    Trước năm 1975 dưới nền dân chủ Việt Nam Cộng Hòa, khi ông còn ở trong nước và trải qua thời chiến tranh đau thương đã kéo dài hàng mấy thập kỷ. Ông  chứng kiến biết bao cảnh tan thương của nhiều gia đình đã bị mất mát người chồng, người cha trong chiến trận…Đã để lại người vợ đơn côi lam lũ nuôi những đứa con thơ mất cha. Những đứa trẻ trong viện mồ côi khi không còn cha mẹ. Hay những trẻ bụi đời không nơi nương tựa, hàng ngày lang thang khắp hang cùng ngỏ hẻm để kiếm miếng ăn, để van xin sự bố thí của người qua lại. Các em thiếu thốn đủ mọi mặt, từ tình thương gia đình đến sự giáo dục của lứa tuổi còn thơ, mà rất cần sự dạy dỗ và chăm lo của bậc phụ huynh. Với tấm lòng trắc ẩn về hiện trạng đất nước chiến tranh và một xã hội đau thương tan tác, Lê Văn Khoa đã ấp ủ một “ước mơ”. Ông đã thao thức trăn trở: làm sao mang đến niềm an ủi, niềm vui và sự giáo dục thiết thực cho trẻ em, như một nhu cầu cấp bách không thể thiếu. Ông quan niệm rằng: chỉ có con người tốt mới tạo được một xã hội tốt đẹp. Ông đã hy sinh cái danh của mình, khi có cơ hội phát huy tài năng cũng như niềm đam mê về âm nhạc và nhiếp ảnh – để chọn con đường giáo dục cho thiếu nhi.

    Ngoài lãnh vực âm nhạc và nhiếp ảnh mà nhiều người biết đến Lê Văn Khoa, ông còn có tài năng khác là dạy học. Đây là khả năng sư phạm bẩm sinh rất đặc biệt, dù ông không tốt nghiệp bất cứ trường sư phạm nào. Ông không đi theo đường hướng của nhiều người đã làm, ông nghiên cứu và nghĩ ra phương cách thực tiễn hơn trong lối giáo dục của ông. Chính vì vậy, mà có những nhận xét cho rằng: “ Lê Văn Khoa cứ tìm đường khó để đi.” Ông đã thực hiện ý niệm đó qua phương pháp dạy các học sinh trường tiểu học Cơ Đốc. Ông đã khai thác ý niệm trên qua quy mô rộng lớn hơn trong chương trình THẾ GIỚI TRẺ EM, trên băng tần số 9 của đài truyền hình Việt Nam. Trong chương trình này, cả thầy và trò cùng đi sâu vào và khám phá thế giới khoa học, mà các em cứ ngỡ là trò chơi giải trí. Ông cố tạo một thế giới riêng cho các em, để các em tham gia vào chương trình một cách tự nhiên, vui thỏa. Nhờ đó, các em ở nhà xem chương trình có thể cảm thấy mình cũng là người trong cuộc, các em được thực nghiệm và học hỏi về khoa học một cách lý thú.

     Những kiến thức mà ông đã trao cho học sinh của ông là những kiến thức rất thực tế, mà nhà trường không thể cung ứng cho học sinh được. Thí dụ: có những thí nghiệm về vật lý mà ông có thể thực hiện cụ thể trong chương trình giáo dục của ông. Ông đã làm thí nghiệm “tạo ra mây” bằng cách: đổ 2/3 nước nóng trong một ly lớn; trên miệng ly ông để nước đá bọc trong khăn mỏng. Khi nước nóng bốc hơi lên gặp nước đá lạnh, sẽ tạo thành một lớp mây mù phần trên của ly. Đây là một trong những bài học đơn sơ vừa lý thuyết vừa thực hành rất dể hiểu và dễ nhớ; giúp các em thích thú học hỏi mà không bị nhàm chán. Hơn thế nữa, ông đã cống hiến cho thiếu nhi một chương trình vô cùng phong phú và hữu ích cho lớp tuổi măng non. Ông đã đem hết thiện chí của mình để phục vụ cho thế hệ trẻ; đó là tiết mục THẾ GIỚI TRẺ EM lúc 7 giờ tối, từ tháng 10 / 1968 đến tháng 4 / 1975. Bằng một tấm lòng bác ái nhân hậu và nụ cười luôn nở trên môi, với đôi mắt sáng tươi vui hiền hậu lấp lánh sau đôi kính cận. Ông tâm sự rằng:

    Tôi muốn thấy và nghe tiếng cười thơ ngây trên những gương mặt hồn nhiên của trẻ em. Bởi vì, bom đạn đã phá nát thiên đàng tuổi thơ rồi, đã làm nụ cười của các em không tươi lên được, thì đến với chương trình, các em phải thật sự vui. Thêm vào đó, tôi muốn chia sẻ với các em những gì mình hiểu biết trong hoàn cảnh khó khăn và bất an của xã hội lúc bấy giờ. Và hơn hết, tôi muốn lấp khoảng trống trong các em. Vì lúc đó có gia đình, con mất cha, vợ mất chồng vì cuộc chiến.”

    Giữa hoàn cảnh chiến tranh của đất nước, hầu hết gia đình sống chật vật khó khăn từ tài chánh đến môi sinh. Chương trình THẾ GIỚI TRẺ EM cùng với những sách báo giáo dục được viết bằng tâm huyết của Lê Văn Khoa, đã thật sự giúp ích cho bậc phụ huynh dạy dỗ trẻ con, giúp tránh xa những thói xấu, biết làm quen với nếp sống văn minh.

     Mãi đến bây giờ, nhiều người vào lứa tuổi 50 – 60 cũng còn hồi tưởng lại chương trình THẾ GIỚI TRẺ EM của Lê Văn Khoa một cách thích thú; mà khi còn nhỏ họ đã chờ đợi để được xem trong suốt tuổi thơ của họ. Thậm chí có nhiều gia đình chưa có TV, đến giờ có chương trình THẾ GIỚI TRẺ EM được phát sóng, thì các em nhỏ của lối xóm chạy ùa đến nhà ai có TV để coi ké. Thật đáng thương! Vào thời đó, gia đình nào có được chiếc TV Denon đen trắng của Nhật thì sung sướng lắm; và gia chủ cũng sẵn lòng cho bà con lối xóm đến xem những chương trình mà trên TV cung cấp. Việc mua sắm TV là việc khó thực hiện được, vì vượt ngoài khả năng về tài chánh của nhiều người. Do đó, việc này đã trở thành niềm mơ ước được sở hữu một chiếc TV của nhiều gia đình miền Nam lúc bấy giờ.

    Bản thân nhạc sĩ Lê Văn Khoa cũng mất mẹ lúc ông mới 11 tuổi. Vì thế, ông đã thấm sâu về nỗi buồn mất mát tình mẫu tử của một đứa trẻ và khao khát tình thương với sự chăm sóc dịu dàng của bàn tay người mẹ. Ông hiểu rõ hơn ai hết những nỗi quạnh hiu và buồn tủi của những trẻ mồ côi, những mầm non không được may mắn trong xã hội này. Ông có một sự liên đới giữa thân phận mồ côi của chính mình với thân phận của những trẻ vắng bóng tình thương của cha mẹ. Do đó, với tấm lòng bác ái và vị tha mà ông đã được lĩnh hội từ người cha là mục sư Cơ Đốc giáo; ông đã mang đến tình thương và niềm vui cho thiếu nhi qua chương trình THẾ GIỚI TRẺ EM của ông. Ngoài ra, ông mong muốn được thay thế cha mẹ của những trẻ em, khi người cha phải xa nhà để phục vụ trong quân đội, hay người cha đã ra đi vĩnh viễn trong chiến trận…hầu giáo dục cho trẻ em nên người con ngoan trong gia đình và người công dân tốt trong xã hội.

    Ông muốn xoa dịu hoàn cảnh thương tâm của những em đã mất cha, mất mẹ trong chiến cuộc; những em mồ côi trong cô nhi viện, những trẻ bụi đời, ông chia sẻ:

    “Tôi chỉ tạm đóng vai một người anh “hờ” để giúp các em. Tôi không dám dạy ai cả, chỉ chia sẻ vài ý nghĩ, vài sự hiểu biết để giúp các em thành người tốt, dù đang sống trong  hoàn cảnh khó khăn và bất toàn của xã hội. Tôi chỉ là một dấu gạch nối giữa gia đình và học đường. Những đề tài và phương thức dẫn giải đều do tôi nghĩ ra, không do sự chỉ dẫn hay gợi ý của ai cả. Nhờ không nhận tiền từ bất cứ cơ quan nào nên tôi được tự do làm theo ý mình. Tiền thù lao cho chương trình như là tiền “mua” chương trình, chứ không phải tiền đặt làm chương trình theo sự chỉ đạo của đài. Một lý do khác để tôi thực hiện chương trình Thế Giới Trẻ Em là muốn sự giáo dục hay đào tạo tài năng cho dân tộc được liên tục, không bị chiến tranh làm gián đoạn. Đóng góp cho quốc gia là bổn phận của mỗi người dân chứ không dành riêng cho người được lãnh lương để làm.”

    Ông còn quan tâm và tìm hiểu những vị thành niên bụi đời lang thang trên khắp đường phố Saigon. Chúng là những trẻ bạc phước thiếu hẵn tình thương của gia đình, không ai chăm sóc và dạy dỗ, không nơi nương tựa; khiến một người đầy lòng nhân ái như ông phải xót xa chạnh lòng cho những trẻ em bạc phước, là nạn nhân của cuộc chiến tương tàn. Từ đó, ông trở thành người bạn thân thiết của những trẻ trên đường phố và trong cô nhi viện; để an ủi và chia sẻ sự bất hạnh của chúng; để lắng nghe những khao khát hay ước vọng của chúng. Những gì ông mang đến cho trẻ em, thì ông cũng nhận lại được một sự ưu ái mà các em đáp trả. Những lúc ông lái xe lambreta trên đường phố gặp các em, chúng vui cười chạy đến chào đón ông. Có những khi ông để xe đâu đó một vài ngày, từ những viên cảnh sát đến các em bụi đời đều biết xe đó là xe của thầy Lê Văn Khoa; vì thế không ai đụng đến hay ăn cắp xe của thầy. Chính vì chương trình THẾ GIỚI TRẺ EM, mà giáo sư Khoa trở thành thầy chung của nhiều trẻ em trên toàn quốc. Mỗi khi thấy xe thầy Khoa chạy vào trong khu xóm, con nít chạy theo bu quanh thầy rồi hô to: Lê Văn Khoa…Lê Văn Khoa…Hoan hô! Hoan hô!

    Các em mừng rỡ khi gặp được thầy bằng xương bằng thịt, và cùng nhau gọi tên thầy Lê Văn Khoa một cách thân thiện và gần gũi như gọi tên một người bạn thân. Chúng bộc lộ sự cảm mến đối với người thầy bằng tâm hồn trong sáng hồn nhiên. Đối với các em, thầy là người mang đến niềm vui, mang đến nụ cười, cũng như một vùng trời tươi sáng rộng mở của một ngày mai, mà các em bám víu vào trong ngày tháng nhiều mất mát và đầy tổn thương của tuổi thơ. Trong đôi mắt nai của các em, ít nhiều cũng chứa chan những nỗi buồn khi tuổi thần tiên của các em nhuốm nhiều thương đau của thời chiến. Mà thầy Khoa như một người cha hay một người anh, làm dịu đi những vết đau trong tâm hồn thơ dại của các em.

    Đây là một món quà thật lớn và đầy ý nghĩa mà trẻ em đã dành cho thầy Khoa. Đối với thầy, các em cảm thấy có một sự gần gũi và thương mến dành cho thầy; vì sự tận tâm và nhiệt thành của thầy đã mang đến cho các em. Có niềm vui và niềm an ủi nào sánh bằng, khi thầy cho đi hết lòng để được nhận lại không thiếu những tâm hồn trong trắng cảm mến của các em đối với người thầy.

     Có lần, thầy Khoa dẫn một đám trẻ con nhà lành và cả những trẻ bụi đời đến nghĩa trang quân đội để giáo huấn chúng. Để cho chúng tận mắt chứng kiến những chiến sỹ đã nằm xuống vì hy sinh mạng sống mình; hầu mang lại sự bình an cho các em được học tập và vui tươi trong tuổi thơ. Cớ sao các em không lo học tập mà đi phá làng phá xóm, lêu lỏng chơi bời. Ông đã từng sống với đám trẻ bụi đời ở các đường phố Saigon, dẫn dắt chúng trở về đường ngay nẻo chính, ông khuyên nhủ chúng hãy ăn năn sám hối, sống lại cuộc đời lương thiện. Khi nghe thầy Lê Văn Khoa phơi bày về sự hy sinh của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã đánh động tâm hồn các em, rồi tất cả các em bật lên khóc nức nở…Kết quả mang đến là sau đó, các em trở nên ngoan ngoãn và chuyên cần học tập hơn. Hơn thế nữa, sau đó khi các em lớn lên, có những em trai đã gia nhập vào quân đội sánh vai cùng các chiến hữu để giữ gìn đất nước. Một hôm, thầy Lê Văn Khoa đi đến tiệm sách, tình cờ có một chàng trai trẻ trong bộ quân phục trông rất hào hùng, bước tới trước mặt thầy rồi chào thật lễ phép:

    “Chào thầy Khoa! Thầy còn nhớ em không? Em là đứa trẻ bụi đời mà năm xưa thầy đã dìu dắt và dạy dỗ em, giờ đây em đã trở thành người hữu dụng cho đất nước. Em cám ơn thầy rất nhiều!”

    Lúc bấy giờ thầy Khoa rất cảm động và thật vui trong lòng, vì việc thầy làm đã mang đến kết quả tốt đẹp cho lớp thiếu nhi mà thầy đã giáo dục, giờ chúng lớn lên đã thành người hữu ích cho xã hội. Có những em gái trở thành y tá phục vụ trong các bệnh viện, hay ra chiến trường làm nữ cứu thương cho các thương binh trong các binh chủng, hay những nhân viên của các ngành nghề trong xã hội.

     Để giúp ích cho thiếu nhi về mặt tinh thần, ông đã phát họa một chương trình công phu, đặc biệt dành cho thiếu nhi trên đài truyền hình Việt Nam, với nhiều tiết mục giải trí lành mạnh như: phim hoạt hình, những màn múa rối ngoạn mục, nhạc thiếu nhi có tính giáo dục, bé vẽ cho vui…Để có được phim hoạt hình cống hiến cho các em, ông phải đi mượn những phim này từ những thư viện Pháp và Mỹ. Phim rất ngắn, nhưng thật vui nhộn và có tính cách giáo dục; giúp cho trẻ thấy vui để học hỏi về những kiến thức căn bản về cách làm người, giữ vệ sinh bản thân, trau dồi trí tuệ v.v.   

    Trong THẾ GIỚI TRẺ EM, tiết mục “Múa Rối” thu hút thiếu nhi nhiều nhất. Kỷ thuật múa rối lúc bấy giờ còn rất hạn hẹp. Con rối được may bằng vải màu điểm nhiều hoa văn, trùm lên ba ngón tay để điều khiển đầu và hai tay nhân vật, cử động lắc qua lắc lại; đồng thời nói bằng giọng của người bên trong. Tuy màn trình diễn múa rối rất thô sơ, nhưng cũng diễn đạt được những tuồng tích Việt như: Ăn Khế Trả Vàng, Thạch Sanh Lý Thông, Bánh Chưng Bánh Dày, Sự Tích Trầu Cau…lại vô cùng hấp dẫn đến nỗi không bé nào muốn rời xa cái TV khi chương trình phát hình. Với tâm hồn vô tư, các em say sưa ngồi há hốc mồm xem con rối đầy màu sắc nhảy lưng tưng như chim sáo, hay đi tới đi lui suy nghĩ, rồi nói lia chia như két…vô cùng ngoạn mục… làm các em rất ngạc nhiên đầy thích thú. Những tuồng tích múa rối này đã hổ trợ môn lịch sử, môn văn chương trong nhà trường, quả thật khéo léo và sinh động; dạy trẻ em về sự trung thực, tình anh em, tình yêu tổ quốc, ở hiền gặp lành…Mỗi chương trình như một tiết mục vui học, sống động và thực tiễn, với sự hợp tác giữa thầy và trò. Chương trình này cuốn hút cả người lớn, bậc phụ huynh cũng say mê không kém con em mình. Tạo cơ hội để học hỏi trao đổi, gây hứng thú cho con em hiểu các bài học nhà trường bằng những cách thức đơn giản và sống động. Với kỷ thuật phôi thai thời bấy giờ, mà chương trình Thế Giới Trẻ Em cũng thu hút sự theo dõi của thiếu nhi, và kích thích sự ham muốn như một niềm vui để học hỏi của tuổi măng non.

    Ông còn sáng lâpl TRUNG TÂM HỘI HỌA THIẾU NHI LÊ VĂN KHOA, với sự hợp tác của ban giảng viên hùng hậu và những họa sĩ nổi tiếng tập vẽ cho các em như: Văn Đen, Nguyên Khai, Nguyễn Trung, Trịnh Cung v.v…Tiết mục này ông gọi là: “Bé Vẽ Cho Vui” rất sinh động và hữu ích. Chương trình này đã giúp phát triển năng khiếu của các em lan tỏa ra ngoài xã hội và thế giới. Lê Văn Khoa hướng dẫn các em nhỏ thật vui tươi và sống động, bằng minh họa những hình vẽ rất đẹp mang đến sự mở mang khối óc và một tâm hồn trong sáng của tuổi thơ, qua đức tính tự tin yêu đời của ông. Ông khai thác tài năng tiềm ẩn của các em trong lĩnh vực vẽ tranh; chủ yếu là giúp các em phát triển tài năng trong tinh thần vui tươi học hỏi về ngành hội họa.

    Ông tổ chức cuộc thi “BÉ VẼ CHO VUI” hàng năm cho thiếu nhi trên toàn miền Nam. Năm 1972, vì chiến cuộc lan tràn, lễ phát giải Hội Họa Thiếu Nhi Toàn Quốc không thể tổ chức như kế hoạch; vì thế, ông không ngại đường xa và hiểm nguy, đã lặn lội trao từng món quà trúng giải của các em ở khắp nơi. Gia đình các em vô cùng cảm kích về nghĩa cử cao đẹp này của người thầy nhân ái và tận tụy Lê Văn Khoa.

    Trong lĩnh vực hội họa này, các em đã hăng hái thi đua vẽ và trở thành những họa sĩ tí hon; khi tranh của các em được thầy Lê Văn Khoa gửi đi dự thi với UNICEF quốc tế và năm nào cũng được chiếm giải thưởng. Trong số tranh dự thi, có 100 bức được chuyển qua Hoa Kỳ bán đấu giá, giúp trẻ em tàn tật vì chiến tranh đang được chữa trị bên đó. Ngoài ra, có 100 bức tranh và một số tác phẩm khác trong cuộc thi “Nắn Tượng Cho Vui” tham dự cuộc triển lãm lưu động trên khắp nước Nhật, mang tên “Việt Nam Quê Hương Mến Yêu” được khán giả Nhật nhiệt liệt ca ngợi. Vì người dân Nhật cũng hiểu rằng: Việt Nam đang sống trong thời chiến, mà đào tạo được một đội ngũ họa sĩ tí hon vẽ tranh mang thi đua với xứ người, thì quả thật là một thành tích đáng tán thưởng và khích lệ vậy.

    Qua công trình miệt mài của Lê Văn Khoa, như một làn gió mát đầy sinh khí đã thổi đến những tâm hồn non nớt của trẻ, đã mang đến cho tuổi thơ Việt nụ cười và sức sống giữa thiếu thốn và mất mát. Đã mang đến niềm hy vọng rạng ngời cho tương lai đất nước giữa màn đêm của chiến tranh. Đó cũng là một thành tựu đẹp đẽ mà trải qua bao thế hệ vẫn còn in sâu trong lòng người. Nhật báo Đuốc Nhà Nam ngày 2 tháng 2 năm 1970, trong mục tổng kết thành tích chương trình văn nghệ hàng năm của đài truyền hình số 9, đánh giá rằng:

    Thế Giới Trẻ Em” là chương trình thiếu nhi hay nhất! Khán giả nhận thấy chương trình Lê Văn Khoa bổ ích cho thiếu nhi hơn cả, với người hướng dẫn chương trình có nhiều sáng kiến đáng kể. Chú trọng về phần giáo dục trẻ em hơn là trình diễn văn nghệ; có tính cách giáo huấn hơn là thương mại.”

    Bởi Lê Văn Khoa đã đặt hết tâm huyết và lý tưởng của mình cho thiếu nhi suốt bảy năm, qua chương trình Thế Giới Trẻ Em; đã chuẩn bị một hành trang tốt đẹp cho các em khi lớn lên bước vào đời. Ông cùng vài cộng sự, đã xây dựng một chương trình thiếu nhi đầy tâm huyết và để lại dấu ấn sâu xa trong lòng người xem. Thời ấy đến bây giờ và cho đến mai sau, giới thiếu nhi rất khó tìm được một người thầy nhân ái như Lê Văn Khoa để hướng dẫn các em trong tuổi thơ, mang đến cho các em nụ cười hồn nhiên cùng kiến thức căn bản khi lớn lên dấn thân vào xã hội.

    Trong sách GIÁO DỤC NHI ĐỒNG xuất bản 1970, ông viết:

    Tuổi thơ ấu là  tuổi đáng thương và cũng đáng sợ vô cùng. Tôi từng gặp gỡ hàng trăm em như vậy: cướp giật, móc túi, đâm chém…lang thang không nghề nghiệp, không nơi nương tựa. Tôi cũng đi vào trại Tế Bần để tiếp xúc với trẻ em, chúng nói chuyện cũng rất cởi mỡ.”

    Có thể nói: giáo sư Lê Văn Khoa là một trung gian (như ông thường hay nói) thay thế phụ huynh chuẩn bị những mầm non cho thế hệ mai sau, một đời sống có lý tưởng và hữu ích cho nhân quần xã hội. Mặc dù, “nhân chi sơ tính bổn thiện” nhưng nếu đứa trẻ sống trong môi trường không lành mạnh, lại còn không được sự dạy dỗ của cha mẹ, thì đứa trẻ có nên người chăng? Bà Ellen White cũng đã từng viết:  

    “Người trẻ tuổi cần được huấn luyện cẩn thận cách khéo léo, vì những tập quán xấu đã thành hình trong tuổi trẻ thường đeo đuổi họ suốt đời.”

    Cũng như vua Salomon, nhà thông thái của người Do Thái đã từng cảnh cáo những bậc cha mẹ rằng:

    “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo, dù đến khi nó về già, cũng không hề lìa khỏi đó.”

    VìLê Văn Khoa hiểu rõ tâm lý trẻ em; vì thế, ông muốn tìm một con đường tươi sáng như kim chỉ nam để hướng dẫn cho thiếu nhi đi đúng hướng. Khởi đầu, ông áp dụng phương pháp dạy học cho các em học sinh trường tiểu học Cơ Đốc. Sau đó, vào tháng 10/ 1968 ông thành lập chương trình THẾ GIỚI TRẺ EM trên băng tần số 9 đài truyền hình Việt Nam. Chương trình này được xem là một phương pháp giáo dục có hiệu quả về lý thuyết và thực hành; là một chương trình lôi cuốn trẻ em và ngay cả người lớn thời bấy giờ. Mỗi tuần chỉ được một giờ đồng hồ dành cho THẾ GIỚI TRẺ EM thôi; vì thế, các em cảm thấy thật nôn nóng chờ đợi suốt bảy ngày. Để được nghe thầy Khoa giảng dạy, rồi cùng làm những bài học thực nghiệm với thầy, cùng chơi trò chơi với thầy, rồi cùng xem múa rối với thầy v.v… Thầy mang đến cho các em một tình thương dạt dào ấm áp, khiến các em cảm thấy thật gần gũi và thân thiết với thầy như một người cha đáng kính. Qua gần bảy năm của chương trình, với sự hy sinh tận tụy và tình thương nồng nàn của ông dành cho thiếu nhi; mà các bậc phụ huynh xem như thời gian vàng ngọc mà ông đã mang đến cho con em của họ qua sự giáo dục của ông. Ngày qua ngày như “mưa lâu thấm đất”…những lời giáo huấn của thầy đã in sâu vào tâm khảm của trẻ, như tờ giấy trắng tinh được in lên những nét vẽ đẹp tuyệt vời, hay những bài học quý giá tiềm tàng trong ký ức mà sẽ không bao giờ phai.  

     Ông đã đóng nhiều vai trò trong giới trẻ: vừa là người thầy tận tâm, người cha đáng kính và còn là người bạn thân thương gần gũi với các em thiếu nhi. Các em đã theo dõi chương trình THẾ GIỚI TRẺ EM một cách say mê thích thú. Hơn thế nữa, chương trình đã trở thành một niềm vui, thành những bài học hữu ích, và còn là niềm an ủi cho tuổi thơ; khi các em thiếu vắng tình thương lẫn vật chất trong hoàn cảnh của đất nước trong thời chiến. Chính những người cha của trẻ em phải vắng nhà vì nhiệm vụ quân sự; đã bày tỏ sự cảm kích và biết ơn đến với thầy Lê văn Khoa; bậc thầy đáng kính, đã thay mặt họ đem đến niềm vui và giáo dục con cái của họ. Chính Lê Văn Khoa đã mang đến nụ cười hồn nhiên cho trẻ thơ; đã vẻ ra một bức tranh tươi đẹp cho ngày mai rạng rỡ của các em. Ông đã dạy dỗ các em một lối sống lành mạnh và một tinh thần học hỏi cầu tiến, để dọn con đường tươi sáng cho tương lai của giới trẻ cũng như cho đất nước.

    Giáo sư Lê Văn Khoa đã chọn chương trình giáo dục thiếu nhi theo đường hướng và suy nghĩ của ông. Đấy là sự cần thiết cho thời cuộc lúc bấy giờ. Ông cố công đào tào lớp trẻ để sẵn sàng kiến tạo lại đất nước một mai không còn chiến tranh. Ông đảm nhiệm vai trò trung gian hoạt động và giáo dục thế hệ trẻ nên người hữu dụng cho nhân quần xã hội,  vì lớp người trẻ này là rường cột của tương lai nước nhà. Trước 1975, song song với việc hoạt động trong chương trình Thế Giới Trẻ Em trên truyền hình, ông còn là chủ biên của nhiều loại sách về giáo dục thanh thiếu niên, về đời sống gia đình, về sức khỏe cộng đồng, về niềm tin tôn giáo. Ông đặt trọng tâm vào giáo dục dục trẻ, vì đó là việc vô cùng hệ trọng cho lối sống của các em khi trưởng thành. Ông hun đúc cho trẻ có tinh thần đức dục và trí dục. Ông tập cho trẻ có thói quen tốt, vì thói quen cũng dự một phần rất quan trọng trong đời sống hằng ngày. Dạy cho trẻ biết lễ độ đối với bậc trưởng thượng, biết giúp đỡ tha nhân, có tấm lòng bác ái thương người. Vì thói quen ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người; nó nói lên cho người khác biết ta thuộc thành phần nào trong xã hội. Vì thế, bậc phụ huynh cần tập thói quen tốt cho con trẻ sớm; nếu trẻ đã lỡ nhiểm thói quen xấu thì sau này khó mà thay đổi được. Người xưa cũng đã có câu: “Dạy con từ thuở lên ba”. Phitarch cũng đã từng nói: “Sáp mềm dễ ghi dấu ấn thế nào, thì tâm trí của trẻ thơ cũng dễ ghi lời giáo huấn thế ấy.

    Trong sách GIÁO DỤC NHI ĐỒNG, giáo sư Lê Văn Khoa viết: “Mỗi đứa bé ngày nay sẽ là một người tiếp tay kiến tạo xã hội ở ngày mai; hoặc là người nguy hiểm cho nhân loại, đều tùy thuộc một phần lớn thói quen ta tập cho chúng hiện tại.” Vì ông nhận chân được sự giáo dục thiếu nhi hết sức quan trọng và cần thiết để chuẩn bị tương lai tốt đẹp cho con trẻ ở mai sau; do đó ông đã miệt mài dạy dỗ các em trong chương trình THẾ GIỚI TRẺ EM bằng thiện chí và tâm huyết của mình.

    Những thiếu nhi mà thầy đã dạy dỗ vào cuối thập niên sáu mươi đến giữa thập niên bảy mươi,  giờ đây cũng đã thành gia thất. Họ cũng mang những điều tốt đẹp thầy đã dạy truyền lại cho con cháu của họ. Những mầm non thầy ươm trồng đã trải qua vài thế hệ, và trở thành những cây hoa trái sum xuê và lan tỏa khắp nơi trên quả địa cầu này. Thầy Lê văn Khoa xứng đáng để người dân Việt thương mến cảm phục và hãnh diện; vì trong xã hội nhiễu nhương này còn có một người thầy đầy lòng bác ái sống cho tha nhân, mang lợi ích đến cho mọi người, nhất là giới thiếu nhi. Người dân Việt dù tha hương bất cứ nơi đâu trên thế giới, cũng hết lòng tri ân bậc thầy đáng kính Lê Văn Khoa và công đức của thầy sẽ còn lưu truyền mãi đến mai sau. Một người thầy, một nhạc sĩ, một nhiếp ảnh gia, luôn canh cánh bên lòng “ HỒN VIỆT & ƯỚC MƠ.”

     Nguyện xin ơn trên ban phúc lành cho người nghệ sĩ tài hoa và đạo đức Lê Văn Khoa cùng gia quyến luôn được an vui trong cuộc sống chốn quê người.

                                                                                                                Kiều My

                                                                                                          California, mùa thu 2021

  • Dương Viết Điền,  Tin tức

    TÌNH YÊUQUA THI CA VIỆT NAM

    Khi nói đến tình yêu, thông thường người ta hay đề cập đến sự rung động hai con tim của một cặp nhân tình. Nói khác đi, khi hai trái tim của một nam và một nữ đang cùng thổn thức bên nhau bất chấp cả thời gian lẫn không gian, người ta nói rằng họ đang yêu nhau. Như vậy ở đây chúng ta cần loại bỏ những trường hợp tình yêu không do sự rung động của hai con tim bắt nguồn từ một vài trường hợp nào đó, hay vì những hoàn cảnh khác tạo thành. Chẳng hạn như hai người thành vợ thành chồng nhưng không phải vì họ đã yêu nhau, mà do cha mẹ của hai gia đình đã hứa hẹn với nhau từ trước như ngày xưa qua mấy câu thơ sau:

    Chồng chị là ai

    Chị nào có biết

    Đợi đến ngày mai

    Dòm sang kẽ liếp

    Hay là trường hợp của hai nhà khoa học trong tổ chức “American Association for the Advancement of Science” đã tuyên bố nhân ngày Valentine năm 1997 tại Washington rằng, tình yêu lãng mạn của con người từ cổ chí kim, từ đông sang tây là do ảnh hưởng bởi những chuỗi phản ứng hoá học mà thôi. Sở dĩ chúng ta cần loại bỏ những trường hợp nói trên vì hai chữ tình yêu mang một ý nghĩa quá rộng lớn và cũng để cho phù hợp với đề tài vậy.

    Ai cũng biết rằng “Cái tình là cái chi chi, dẫu chi chi cũng chi chi với tình”. Cái chi chi ở đây là sự yêu nhau say đắm, là sự nhớ nhung chất ngất. Cái chi chi ở đây là những quằn quại đớn đau, là những năm tháng giận hờn. Chàng yêu nàng rồi thề non hẹn biển. Nàng yêu chàng để rồi nức nở sầu thương. Khi yêu nhau họ chẳng biết trời trăng mấy nước đâu cả. Đến lúc xa nhau vì không còn yêu nhau nữa, họ bắt đầu nhìn trời trăng mây nước mà lòng buồn vời vợi vì “nghìn trùng xa cách người đã đi rồi, còn gì đâu nữa mà khóc với cười!”. Thật vậy, tình yêu đúng là “cái chi chi”. Lắm lúc yêu nhau để rồi nhớ nhau mất ngủ. Lắm lúc yêu nhau nhưng bỗng nhiên lại giận nhau để rồi khắc khoải đêm ngày. Yếu tố “thất tình” (vui, giận, buồn, lo, nghĩ, kinh, sợ) luôn luôn ám ảnh cặp tình nhân khi hai trái tim họ đang cùng thổn thức.

    Theo y lý Đông phương, yếu tố “thất tình” đưa đến tình chí bị kích động, sang chấn về tinh thần. Điều này làm cho âm dương, khí huyết, tạng phủ, kinh lạc mất thăng bằng rồi sinh ra đủ thứ bệnh tật. Bởi vì khi hai người yêu nhau, chắc chắn những chuyện vui, giận, buồn, lo, nghĩ, kinh, sợ sẽ xuất hiện trong tâm hồn họ hằng ngày. Cứ thế, nếu chàng và nàng càng yêu nhau, yếu tố “thất tình” xuất hiện trong tâm hồn họ càng mãnh liệt. Và cũng theo thuyết Đông y, nếu vui quá sẽ hại tim, giận quá sẽ hại gan, suy nghĩ quá sẽ hại tỳ, lo lắng quá sẽ hại phổi, sợ hãi quá sẽ hại thận. Vì sự xuất hiện của “thất tình” khi họ đang yêu nhau nên nếu ta biểu diển tình yêu của họ trên một đồ thị, ta sẽ thấy đường cong khi lên khi xuống, khi cao khi thấp thất thường. Và một ngày nào đó nếu ta thấy đường cong ấy đâm thẳng xuống và đụng trục hoành, thế là xong: chàng và nàng vì một lý do nào đó không lấy nhau được nên đã cùng nhau nhảy xuống sông để vĩnh biệt cõi đời cho trọn tình trọn nghĩa, cho trọn vẹn lời thề. Anh chàng Roméo và nàng Juliete của Shakespear đúng là biểu tượng của đường cong này ở nơi có dòng sông tuyệt đẹp Adige chảy qua thành phố Verona bên bờ hồ Garda ở miền Bắc nước Ý đầy những di tích cổ kính nhiệm màu. Anh chàng Lương Sơn Bá và nàng Chúc Anh Đài cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó ở bên xứ Vạn Lý Trường Thành.

    Riêng tại nước ta, lịch sử tình yêu cũng đã cho ta thấy rất nhiều chuyện tình buồn vời vợi, mỗi khi nhớ lại ai ai cũng phải rơi lệ đến nghẹn ngào. Vậy thì qua thi ca Việt Nam, ta hãy xem “cái tình lá cái chi chi, dẫu chi chi cũng chi chi với tình”đó được diễn tả như thế nào?

    Vì hai chữ tình yêu quá rộng lớn nên để trình bày được dễ dàng, chúng ta tạm thời chỉ đề cập đến ba phần: lúc đang yêu nhau, tình yêu bất thành và tình yêu đã thành nhưng rồi phải xa nhau.

    A. Lúc đang yêu nhau:

    Một triết gia Tây phưong, ông Virgile, đã từng nói rằng ái tình còn mạnh hơn sự chết. Vì thế mà lúc đang yêu nhau, đôi tình nhân chẳng biết trời trăng mây nước hiện giờ nằm ở đâu. Họ chỉ biết yêu nhau thật say đắm, yêu nhau thật điên cuồng, miễn sao họ cảm thấy đê mê trong hồ bơi tình ái cho dù nếu có động đất xảy ra đến 9 hay 10 độ Richter, họ cũng vẫn yêu nhau đắm say vì “ái tình còn mạnh hơn sự chết” mà! Lúc mới bắt đầu yêu, đôi tình nhân nghe tim mình đập thình thịch. Thế rồi bốn mắt nhìn nhau như bị thôi miên vì đang say đắm và ngụp lặn trong men tình. Rồi môi bắt đầu run như bị cảm lạnh khi đi giữa đêm đông đầy giá rét. Cặp tình nhân cảm thấy như có cái gì chận ở cuống họng nên bị nghẹn lời. Vâng, họ đang yêu nhau đấy:

    Môi run, lời chẳng ngỏ,

    Mắt đắm trong men tình:

    Thì ra hai đứa chúng mình say yêu,

    Lòng phiêu phiêu.

    Ngợp trong cảm giác rất nhiều mến thương.

    Phải chăng giấc mộng yêu đương

    Hay cơn say tình bất thường là đây?

       (Trong bài “Say Yêu”của Nguyễn Thị Vinh)

    Tuy nhiên có nhiều đôi tình nhân không muốn trầm lặng, không muốn nghẹn ngào. Bởi vì chàng muốn nàng phải nói, phải nói và phải nói. Chàng muốn nàng phải nói yêu trăm bận đến nghìn lần. Chàng muốn nàng khi yêu thì tay phải riết, miệng phải cười, đầu phải ngả chứ đừng êm đềm và phẳng lặng như mặt nước hồ thu khi đứng gió. Yêu tha thiết như thế vậy mà vẫn thốt lên là chưa thấm vào đâu:

    Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ,

    Phải nói yêu, trăm bận đến nghìn lần;

    Phải mặn nồng cho mãi mãi đêm xuân,

    Đem chi bướm thả trong vườn tình ái.

    Em phải nói, phải nói và phải nói:

    Bằng lời riêng nơi cuối mắt, đầu mày.

    Bằng nét vui, bằng vẻ thẹn, chiều say,

    Bằng đầu ngả, bằng miệng cười, tay riết,

    Bằng im lặng, bằng chi anh có biết!

    Cốt nhất là em chớ lạnh như đồng,

    Chớ thản thiên bên một kẻ cháy lòng,

    Chớ yên ổn như mặt hồ nước ngủ.

    Yêu tha thiết, thế vẫn còn chưa đủ.

         (Trong bài: “Phải Nói” của Xuân Diệu)

    Để tiếp tục cuộc chiến tình yêu như đôi nhân tình nói trên, nhiều cặp tình nhân yêu nhau quá cuồng nhiệt. Tình yêu của họ được biểu lộ qua những động tác hết sức mãnh liệt đầy dục tình. Nhất là lúc họ đã trở thành đệ tử của Lưu Linh để cố say sưa cho quên đời mặc cho trời đất nghiêng ngửa, mặc cho mưa gào gió thét, cho dù đó chỉ là hư ảnh của nàng mà chàng đang ngồi mơ tưởng:

    – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – 

    Ánh đèn tha thướt

    Lưng mềm, não nuột dáng tơ

    Hàng chân lả lướt

    Đê mê hồn gởi cánh tay hờ.

    Âm ba gờn gợn nhỏ,

    Ánh sáng phai phai dần

    Bốn tường gương điên đảo bóng giai nhân

    Lui đôi vai, tiến đôi chân,

    Riết đôi tay, ngả đôi thân

    Sàn gỗ trơn chập chờn như biển gió

    Không biết nữa màu xanh hay sắc đỏ,

    Hãy thêm say, còn đó rượu chờ ta!

    Cổ chưa khô, đầu chưa nặng, mắt chưa hoa

    Tay mềm mại, bước còn chưa chếnh choáng.

    Chưa cuối xứ Mê Ly, chưa cùng trời Phóng Đãng

    Còn chưa say, hồn khát vẫn thèm men.

    Say đi em! Say đi em!

    Say cho lơi lả ánh đèn

    Cho cung bực ngả nghiêng, điên rồ xác thịt.

    Rượu, rượu nữa, và quên, quên hết!

    Ta quá say rồi

    Sắc ngả màu trôi

    Gian phòng không đứng vững

    Có ai ghì hư ảnh sát kề môi.

    Chân rã rời

    Quay cuồng chi được nữa

    Gối mỏi gần rơi

    Trong men cháy, giác quan vừa bén lửa

    Say không còn biết chi đời

    Nhưng em ơi,

    Đất trời nghiêng ngửa

    Mà trước mắt thành Sầu chưa sụp đổ;

    Đất trời nghiêng ngửa

    Thành Sầu không sụp đổ em ơi!

      (Trong bài: “Say đi em” của Vũ Hoàng Chương)

    Ngược lại với chuyện tình trên, đôi uyên ương khác lại muốn khi yêu nhau hãy để cho tình yêu nằm lơ lửng giữa trời! Chàng không muốn gặp nàng để cho cuộc tình trở thành huyền thoại, để cho cuộc tình đẹp mãi nghìn đời. Em hẹn anh rồi nhưng đừng đến nghe em. Có như thế anh mới nhớ em đến điên cuồng và khờ dại, anh mới nhớ em đến điêu đứng, quay quắt để rồi rối loạn cả tâm hồn. Nếu đã trót lỡ đến thăm anh dù trời đang mưa hay nắng, em hãy cố gắng quay về đừng gặp anh nữa nghe em, để cho anh được rung cảm hồn anh theo một giai điệu trầm bổng tuyệt vời: Đời mất vui khi đã vẹn câu thề, tình chỉ đẹp những khi còn dang dở. Mấy vần thơ sau đây của thi sĩ Hồ Dzếnh đã diễn tả chuyện tình này thật diễm tuyệt:

    Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!

    Để lòng buồn anh dạo khắp trong sân.

    Ngó lên tay thuốc lá cháy lụi dần,

    Anh nói khẽ: “Gớm, sao mà nhớ thế!”

    Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!

    Em tôi ơi, tình có nghĩa gì đâu?

    Nếu là không lưu luyến lúc ban đầu,

    Thuở ái ân mong manh như nắng lụa.

    Hoa lá ngập ngừng, cỏ cây lần lữa,

    Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi

    Chỉ ngày mai mới đẹp, ngày mai thôi.

    Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!

    Anh sẽ trách, cố nhiên, nhưng rất nhẹ:

    Nếu trót đi, em hãy gắng quay về,

    Đời mất vui khi đã vẹn câu thề,

    Tình chỉ đẹp những khi còn dang dở.

    Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ,

    Cho nghìn sau lơ lửng…với nghìn xưa.

          (Bài “Ngập ngừng” của Hồ Dzếnh)

    Tuy nhiên có nhiều cặp tình nhân thật là rắc rối, mong người yêu đến từng giờ, từng phút, từng giây vì khi xa người yêu thì nhớ nhung chất ngất. Nhưng khi người yêu đã đến với nàng cũng vì nhung nhớ đến điên cuồng, nàng lại phủ nhận sự hiện hữu của chàng bên cạnh! Giận quá chàng không biết phải làm sao, chỉ biết thổ lộ tâm tình qua mấy vần thơ:

    Tao ở nhà tao, tao nhớ mi,

    Nhớ mi nên phải bước chân đi.

    Không đi mi nói rằng không đến,

    Đến thì mi nói đến làm chi.

    Làm chi tao đã làm chi được,

    Làm được chớ tao đã làm chi.

      (Bài “Bỡn tình nhân”của Nguyễn Công Trứ)

    B. Tình yêu bất thành:

    Không phải bao giờ yêu nhau cũng thành tựu cả. Biết bao nhiêu mối tình lúc đầu thật đẹp, thật nên thơ nhưng rồi vì một lý do nào đó đã làm cho họ bất thành, để rồi phải xa nhau đời đời không sống chung với nhau được nữa. Có lẽ lúc mới gặp nàng lần đầu, chàng ta còn bỡ ngỡ rụt rè, tim đập loạn nhịp vì chưa bao giờ yêu. Phần vì thẹn thùng, phần vì ngại ngùng nên chàng chỉ biết nhìn nàng mà không nói nên lời. Để rồi sau này khi nghe nàng trần tình, chàng mới tiếc quay quắt vì chỉ có “ba đồng một mớ trầu cay” là có thể làm chủ được trái tim nàng mà không biết:

    Trèo lên cây bưởi hái hoa

    Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân

    Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

    Em có chồng anh tiếc lắm thay

    Ba đồng một mớ trầu cay

    Sao anh không hỏi những ngày còn không

    Bây giờ em đã có chồng

    Như chim vào lồng như cá cắn câu

    Cá cắn câu biết đâu mà gỡ

    Chim vào lồng biết thưở nào ra.

                       (Ca dao Việt Nam)

    Tuy nhiên nhiều khi hai người mới gặp nhau có lẽ chỉ mới liếc mắt đưa tình mà trong lòng đã thấy bâng khuâng rồi nhung nhớ. Thế rồi sau đó họ đã xa nhau để rồi một trong hai người thấy buồn diệu vợi mà ngâm lên một giai điệu thật não nùng:

    Chim xa rừng thương cây nhớ cội

    Người xa người tội lắm người ơi!

    Thà rằng chẳng biết thì thôi

    Biết rồi mỗi đứa một nơi sao đành!

                                 (Ca dao Việt Nam)

    Cũng giống trường hợp như trên, nhưng chàng và nàng ở cùng tổng nhưng lại khác làng. Hai người đã gặp nhau đâu đó khi đi cấy đi cày, hay lúc ra đồng gặt lúa rồi bất chợt nhìn nhau liếc mắt trao tình để rồi hai con tim của chàng và nàng bỗng nghe xao xuyến, bâng khuâng. Thế rồi đêm khuya thanh vắng, nàng ngồi một mình mắt nhìn về làng nơi chàng đang ở mà nhớ, mà yêu, mà sầu, mà thảm, rồi cơm ăn chẳng được, ăn trầu cầm hơi! Và nàng đã thốt lên trong cơn mê rằng thương chàng lắm lắm chàng ơi!:

    Đêm qua mưa bụi gió bay,

    Gió rung cành bạc, gió lay cành vàng

    Em với anh cùng tổng khác làng

    Nào em biết ngõ nhà chàng ở đâu!

    Một thương, hai nhớ, ba sầu,

    Cơm ăn chẳng được, ăn trầu cầm hơi.

    Thương chàng lắm lắm chàng ơi!

    Biết đâu thanh vắng mà ngồi thở than,

    Muốn than mà chẳng được than,

    Kìa như đá đổ bên ngàn lầu Tây,

    Đá đổ còn có khi đầy,

    Thương chàng biết thuở nào khuây hở chàng.

           (Bài “Thương nhớ anh”, ca dao Việt Nam)

    Có nhiều cặp tình nhân đang yêu nhau tha thiết thì chiến tranh bùng nổ. Chàng phải lên đường để bảo vệ non sông vì quốc gia hưng vong thất phu hữu trách. Thế rồi cảnh biệt ly sao mà buồn da diết. Chàng và nàng bắt đầu nhớ thương nhau. Chàng ở chốn biên thùy đang say khói súng giữa chiến địa hoang tàn, nhưng lòng vẫn buồn vời vợi và mắt luôn luôn vọng về cố quận xa xăm vì mỗi người mỗi ngã, đôi ngã đôi ta. Nàng ở quê nhà cũng buồn da diết vì nhớ thương chàng để rồi dòng lệ dạt dào tuôn trào trên má vì đôi bờ ngăn cách:

    Xa quá rồi em người mỗi ngã

    Bên này đất nước nhớ thương nhau

    Em đi áo mỏng buông hờn tủi

    Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?

        (Trong bài: “Đôi Bờ” của Quang Dũng)

    Hay là cái thưở ban đầu lưu luyến ấy vào một đêm vừa gió lại vừa mưa, hai mươi bốn năm xưa, trong một gian nhà nhỏ, chàng và nàng ngồi nhìn nhau bên ngọn đèn dầu hiu hắt để rồi cùng nhau than vắn thở dài rằng, tình thương nhau thì vẫn nặng, nhưng lấy nhau thì cả hai người biết chắc rằng không đặng. Có lẽ chàng và nàng đều biết cha mẹ sẽ không bằng lòng. Nhưng khi chàng và nàng đã quấn quýt bên nhau giữa một đêm mưa gió bão bùng thì buông nhau làm sao cho nỡ. Thôi thì chàng và nàng thương nhau được chừng nào thì thương nhưng rồi phải liệu tìm cách mà xa nhau vì không bao giờ thành vợ thành chồng làm sao mà tính việc thủy chung:

    Hai mươi bốn năm xưa

    Một đêm vừa gió lại vừa mưa

    Dưới ngọn đèn mờ

    Trong gian nhà nhỏ

    Hai cái đầu xanh kề nhau than thở

    “Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,

    Mà lấy nhau hẳn là không đặng.

    Để đến nỗi tình trước phụ sau,

    Chi cho bằng sớm liệu mà xa nhau!”

    Hay:

     “Nó mới bạc làm sao chớ.

    Buông nhau làm sao cho nỡ?

    Thương được chừng nào hay chừng ấy.

    Chẳng qua ông trời bắt ta phải vậy:

    Ta là nhân ngãi, đâu có phải vợ chồng.

    Mà tính việc thủy chung?”

    Hai mươi bốn năm sau,

    Tình cờ đất khách gặp nhau,

    Đôi cái đầu đều bạc,

    Nếu chẳng quen lưng đố có nhìn ra được!

    Ôn chuyện cũ mà thôi

    Liếc đưa nhau đi rồi!

    Con mắt còn có đuôi.

          (Bài “Tình già” của Phan Khôi)

    Tuy nhiên không phải ai ai cũng yêu nhau để rồi tính việc chung thủy đời đời mà trái lại nhiều khi mới yêu nhau, nhưng nàng lại tìm cách xa chàng vì tiếng sét ái tình từ duyên mới. Điều này làm cho chàng bơ vơ lạc lõng giữa dòng đời để rồi vết thương lòng triền miên tê tái khiến chàng đã phải thốt lên một giai điệu đắng cay:

    Sao em hờ hững thế cho đành,

    Duyên mới cùng người hất hủi anh.

    Tội nghiệp cho đời anh biết mấy!

    Trăm năm chưa chắc vết thương lành”.

         (Trong bài “Hờ hững” của Tế Hanh)

    Và cũng thế, chàng và nàng khi đã yêu nhau cứ tưởng sẽ yêu nhau mãi mãi trọn đời để rồi họ cùng nhau đắm say dưới ánh trăng vàng trong đêm khuya thanh vắng. Ngờ đâu chỉ vì một lỗi lầm nho nhỏ chạm tự ái nhau, chàng và nàng cuối cùng đã phải xa nhau khiến chàng ôm hận muôn đời khi biết nàng đang điên trên gối mộng người thương:

    Hôm ấy trăng thu rụng dưới cầu.

    Em cười, em nói suốt trăng thâu;

    Yêu nhau những tưởng yêu nhau mãi,

    Tình đến muôn năm chửa bạc đầu

    .……………………………………………………

    Tình ái hay đâu mộng cuối trời…

    Nhầm nhau giây lát hận muôn đời

    Kẻ ra non nước người thành thị,

    Đôi ngã tình đi, người mỗi nơi.

    Hôm nay ngồi ngắm ở bên sông,

    Ta được tin ai mới lấy chồng;

    Cười chưa dứt câu tình đã vội…

    Nàng điên trên “gối mộng” người thương

         (Trong bài “Tình điên” của Lưu Trọng Lư)

    Nhưng nhiều khi nàng yêu chàng đến say đắm, điên cuồng và luôn luôn ước mơ xây dựng một lâu đài chung thủy nghìn năm. Nhưng rồi nàng đã vỡ mộng vì gia đình bắt nàng phải lấy một người chồng mà con tim nàng chưa bao giờ có một mảy may rung động hay thổn thức. Cuối cùng nàng đành phải ngậm đắng nuốt cay trước những ái ân lạt lẽo của người chồng qua biết bao nhiêu mùa lá rụng, để rồi lặng lẽ dệt mấy vần thơ thật nghẹn ngào đầy nước mắt:

    Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời

    Ái ân lạt lẽo của chồng tôi

    Mà từng thu chết, từng thu chết

    Vẫn giấu trong tim một bóng người.

                                             (T.T.K.H)

    Khi đọc mấy vần thơ trên của người yêu cũ, chàng thấy nhức nhối con tim để rồi đầm đìa giọt lệ vì thương nhớ nàng. Đêm đêm ngồi khắc khoải sầu thương khóc cho tình yêu sao mà đầy khổ lụy, chàng cũng liền dệt mấy vần thơ rồi gởi cho nàng để an ủi đời nàng:

    …………………………………………………………………………………………………………………………………………

    Thôi em nhé! Từ đây anh cất bước,

    Em yên lòng vui hưởng cuộc đời vui

    Đừng buồn thương, nhớ tiếc, hoặc ngậm ngùi,

    Muôn việc thảy đều do nơi số kiếp.

            (Bài “Dang dở” của Thâm Tâm tặng T.T.K.H)

    Hay là:

    ……………………………………………………………………………………………………………………………………….

    K. hỡi! Người yêu của tôi ơi!

    Nào ngờ em giết chết một đời!

    Dưới mồ đau khổ anh ghi nhớ

    Hình ảnh em hoài, mãi thế thôi.

        (Bài “Màu máu Ti gôn” của Thâm Tâm gởi T.T.K.H)

    Tuy nhiên có nhiều trường hợp không phải vì chàng và nàng yêu nhau, mà tình yêu chỉ xảy ra đơn phương cho chàng mà thôi. Vâng, chàng thấy nàng thấp thoáng bên cạnh nhà năm ba lần rồi bắt đầu thương nhớ. Chàng nhớ cô hàng xóm, chàng thương cô láng giềng. Hai người sống giữa cô đơn, nhưng chàng lại không bao giờ chịu qua thăm nàng:

    Nhà nàng ở cạnh nhà tôi,

    Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn.

    Hai người sống giữa cô đơn,

    Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi

    Giá đừng có dậu mùng tơi,

    Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.

          (Trong bài “Cô hàng xóm” của Nguyễn Bính)

    Vì không chịu qua thăm nàng nhưng thỉnh thoảng lại nhớ nàng đến quằn quại nên chàng đành phải nhờ một người trung gian, qua một giấc mơ, để liên lạc đêm ngày: con bướm trắng. Khi con bướm trắng bay vào nhà chàng, chàng muốn hỏi con bướm tại sao chả bao giờ thấy nàng cười mỗi khi nàng ra hong tơ ướt ở ngoài mái hiên, mà chỉ thấy mắt nàng đăm đắm trông lên. Nhưng chưa hỏi kịp thì con bướm đã bay về bên kia rồi. Thế rồi mấy hôm nay vì tầm tầm trời cứ đổ mưa nên chàng chẳng thấy nàng ra hong tơ nữa, nhớ ơi là nhớ! Nhưng mấy ngày sau, bầu trời đã quang đãng rồi, mưa cũng đã tạnh, nhưng chàng vẫn không thấy bóng nàng thấp thoáng sau cái dậu mùng tơi, chàng cũng vẫn không thấy con bướm trắng bay sang nhà chàng nữa. Thì ra đêm qua nàng đã chết rồi, khiến chàng đớn đau quằn quại để rồi rưng rưng chàng gục xuống bàn rưng rưng. Nghẹn ngào chàng khóc đến điên cuồng, khờ dại vì chàng đã yêu nàng da diết, yêu nàng đến đắm say:

    ……………………………………………………………………………………………………

    Tầm tầm trời cứ đổ mưa

    Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm.

    Cô đơn buồn lại thêm buồn,

    Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi?

    Hôm nay mưa đã tạnh rồi!

    Tơ không hong nữa bướm lười không sang,

    Bên hiên vẫn vắng bóng nàng,

    Rưng rưng… tôi gục xuống bàn rưng rưng…

    Nhớ con bướm trắng lạ lùng!

    Nhớ tơ vàng nữa, nhưng không nhớ nàng.

    Hỡi ơi! Bướm trắng tơ vàng!

    Mau về mà chịu tang nàng đi thôi!

    Đêm qua nàng đã chết rồi,

    Nghẹn ngào tôi khóc… Quả tôi yêu nàng.

    Hồn trinh còn ở trần gian?

    Nhập vào bướm trắng mà sang bên này?

         (Trong bài “Cô hàng xóm” của Nguyễn Bính)

    Và rồi cũng chỉ đơn thương độc mã, một mình một ngựa, chàng cũng chỉ đơn phương yêu nàng nhưng không phải yêu cô hàng xóm mà yêu một người ở xa tận cuối thôn Đông. Cho dù thôn Đông là thôn nàng ở, và thôn Đoài là thôn chàng cư ngụ, nhưng hai thôn cùng thuộc một làng nên chàng và nàng cách nhau chẳng xa gì cho lắm. Vậy mà nàng chẳng bao giờ sang bên này cho chàng được thấy dung nhan, để rồi chàng thương, chàng nhớ, khiến chàng đã tương tư thức mấy đêm rồi, biết cho ai biết, ai người biết cho:

    Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

    Mộng người chín nhớ mười mong một người.

    Gió mưa là bệnh của trời,

    Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

    Hai thôn chung lại một làng,

    Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này,

    Ngày qua ngày lại qua ngày,

    Lá xanh nhuộm đỏ thành cây lá vàng.

    Bảo rằng cách trở đò giang,

    Không sang là chẳng đường sang đã đành

    Nhưng đây cách một đầu đình

    Có xa xôi mấy mà tình xa xôi

    Tương tư thức mấy đêm rồi,

    Biết cho ai biết, ai người biết cho.

    Bao giờ bến mới gặp đò,

    Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau.

    Nhà em có một giàn trầu,

    Nhà anh có một hàng cau liên phòng.

    Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông

    Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?

             (Bài “Tương tư” của Nguyễn Bính)

    C. Tình yêu đã thành rồi xa nhau:

    Trong mục này, tình yêu đã thành có nghĩa là hai người đã lấy nhau thành vợ thành chồng rồi, nhưng cuối cùng rồi phải xa nhau vì số phận đã được an bài: chàng và nàng đành phải ly biệt vì chiến tranh hay vì chiến tranh triền miên kéo dài quá lâu ngày, hoặc là một trong hai người đã thành người thiên cổ.

    Chúng ta ai cũng biết rằng vua Tự Đức là một thi sĩ nổi tiếng vang bóng một thời. Khi bà Bằng Phi qua đời, ông đã biểu lộ tâm tư của mình qua bài “Khóc Bằng Phi” thật là não nùng ai oán.

    Nhớ bà Bằng Phi quá đến nỗi ông muốn đập vỡ kính ra để tìm bóng “nàng”, rồi xếp mấy tấm áo quần cũ của bà ta lại để dành hơi!:

    Ới Thị Bằng ơi! Đã mất rồi,

    Ới tình, ới nghĩa, ới duyên ơi!

    Mùa hè nắng chái oanh ăn nói,

    Sớm ngõ trưa sân liễu đứng ngồi.

    Đập cổ kính ra tìm lấy bóng,

    Xếp tàn y lại để dành hơi.

    Mối tình muốn dứt càng thêm bận,

    Mãi mãi theo hoài cứ chẳng thôi.

         (Bài “Khóc Bằng Phi” của vua Tự Đức)

    Ngược lại với sự ra đi của nàng là chàng. Ở đây chàng đã qua đời lúc nàng còn quá trẻ, khiến cho nàng bàng hoàng rồi xúc động đến nghẹn ngào. Đó là nữ sĩ Tương Phố Đỗ Thị Đàm.

    Nữ sĩ Tương Phố lấy chồng năm 17 tuổi, xa chồng năm 19 tuổi và trở thành góa phụ năm 21 tuổi. Khi nghe chồng là bác sĩ Thái Văn Du qua đời, bà đã vào Huế rồi ôm con ngồi khóc bên mộ chồng đến khô cả dòng lệ. Sau đó bà đã nức nở sầu thương thật lâm ly bi thảm, thật thống thiết ngậm ngùi qua thi tập GIỌT LỆ THU đến nỗi một nữ sĩ Pháp, bà Jeanne Duclossalesses quá xúc động nên đã dịch sang Pháp ngữ với tựa đề “Larmes d’Automme”. Sau này khi về lại Huế thăm mộ chồng, bà vẫn ngậm ngùi thương tiếc qua mấy dòng thơ trong bài “Bình hương lỗi nguyện”:

    ………………………………………………………………………..

    Bỗng một phút bình tan gương vỡ

    Để tình này dang dở, dở dang;

    Thề duyên thôi đã phụ phàng,

    Non sông trăng nước bẽ bàng vì ai.

    Nay trở lại ngậm ngùi cảnh cũ;

    Người xưa say giấc ngủ ngàn năm!

    Tử sinh xé giải đồng tâm,

    Trước mồ, lã chã không cầm hàng châu.

    Khóc nhau, dễ gặp nhau đâu nữa,

    Tìm nhau đành tìm ở chốn nầy;

    Tro vàng lẫn khói hương bay,

    Tro tàn, khói tỏa bao khuây hận tình!

    Trên đây là chuyện tình đầy nước mắt cùa nàng và chàng để rồi cuối cùng nàng chỉ biết ngồi khóc trên mộ chàng qua những năm tháng còn lại của cuộc đời đầy đau khồ.

    Tuy nhiên có nhiều người vì quá nhớ thương yêu người mình đã chết, liền ra ngồi bên nấm mộ mà nức nở sầu thương, rồi như muốn đánh thức hồn ma dậy để nói chuyện và chàng muốn xuống dưới mộ để thăm nàng! Ta hãy nghe nhà thơ Đinh Hùng nói chuyện với hồn ma dưới đáy mộ giữa đêm khuya thanh vắng với những vần thơ thật ghê rợn qua bài “Gởi người dưới mộ”:

    Trời cuối thu rồi em ở đâu?

    Nằm trong đất lạnh chắc em sầu?

    Thu ơi! Đánh thức hồn ma dậy,

    Ta muốn vào thăm nấm mộ sâu.

    Em mộng về đâu?

    Em mất về đâu?

    Từng đêm tôi nguyện, tôi cầu

    Đây màu hương khói là màu mắt xưa

    Em đã về chưa?

    Em sắp về chưa?

    Trăng sao tắt, ngọn đèn mờ,

    Ta nằm rỏ lệ đọc thơ gọi hồn

    Em hãy cười lên, vọng cõi âm

    Khi trăng thu lạnh bước đi thầm

    Những hồn phiêu bạt bao năm trước

    Nay đã vào chung một chỗ nằm,

    Cười lên em!

    Khóc lên em!

    Đâu trăng tình sử

    Nép áo trần duyên?

    Gót sen Tố nữ

    Xôn xao đêm huyền

    Ta đi lạc xứ thần tiên

    Hồn trùng dương hiện bóng thuyền u minh

    Ta gởi bài thơ anh linh

    Hỡi người trong mộ có rung mình!

    Nắm xương khô lạnh còn ân ái?

    Bộ ngực bi thương vẫn rợn tình?

    Hỡi hồn tuyết trinh!

    Hỡi người tuyết trinh!

    Mê em ta thoát thân hình,

    Nhập hồn cây cỏ, đa tình mỗi đêm.

    Em có vui thêm?

    Em có buồn thêm?

    Ngồi bên cửa mộ

    Kể cho ta biết nỗi niềm.

    Thần chết cười trong bộ ngực điên,

    Ta nghe em thở tiếng ưu phiền,

    Nỗi lòng xưa dậy tan thanh vắng,

    Hơi đất mê người! Trăng hiện lên!

             (Bài “Gởi người dưới mộ” của Đinh Hùng)

    Nói chung, cũng như tất cả các dân tộc khác trên thế giới qua thi ca, nước Việt Nam ta cũng có rất nhiều chuyện tình buồn vời vợi, nhiều chuyện tình thật cay đắng, nghẹn  ngào đầy nước mắt trong lịch sử tình yêu như ta đã thấy.

    Dương viết Điền

    California, mùa Valentine

  • Dương Viết Điền,  Tin tức

    BIỆT LY QUA THI CA VIỆT NAM

    Nói đến biệt ly là nói đến xa cách không gặp nhau nữa, là nói đến chia ly mỗi người một ngã. Nhiều khi sau một thời gian sẽ gặp nhau lại, nhưng cũng có thể xa nhau nghìn năm hay vĩnh biệt nghìn đời.

    Từ cổ chí kim, từ đông sang tây, chưa bao giờ ta nghe nói đến cuộc biệt ly nào vui cả. Đã nói đến biệt ly là nói đến xa nhau, xa nhau thường hay nhớ nhau mà nhớ nhau thì lòng luôn luôn buồn vời vợi. Khi thì khắc khoải sầu thương giữa đêm khuya thanh vắng, khi thì nức nở lệ sầu lúc tiễn nhau đi.

    Chính sự biệt ly thường đem đến khổ đau cho con người nên các thi nhân Việt Nam đã từng than mây khóc gió mỗi khi gặp sự ly biệt. Biết rằng khổ đau là điều cay đắng, đau thương là những quằn quại trong tâm hồn. Thế mà nhiều thi nhân lại thích đắng cay và quằn quại để dệt nên những dòng thơ ly biệt bất hủ ngàn năm.

    Chính những quằn quại và cay đắng đó đã làm cho nhiều thi nhân thích thú nên mới có bài “Thú đau thương” xuất hiện trong thi ca Việt Nam. Nếu ngày xưa ở bên xứ sương mù Anh Quốc, thi sĩ Lord Byron đã rên rỉ về sự biệt ly qua bài “When we two parted”:

    “When we two parted

    In silence and tears

    Half broken hearted

    To sever for years”.

    mà một thi sĩ nào đó đã dịch là:

    “Giờ phút chia ly đã điểm rồi

    Nghẹn ngào lặng nuốt lệ thầm rơi

    Mang mang nửa cõi lòng tan tác

    Ly biệt xui chi tủi trọn đời”.

    Thì tại Việt Nam, các thi nhân cũng rên rỉ về sự ly biệt còn ai oán lâm ly hơn nhiều. Sự biệt ly ta thấy nghẹn ngào nhất là sự ly biệt của người vợ tiễn chồng ra ngoài mặt trận vào “thưở trời đất nổi cơn gió bụi, khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên” trong tác phẩm Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn. Không ai mà không rơi lệ trước cảnh người vợ đưa tiễn chồng ra ngoài mặt trận vì biết rằng ngày về của chồng chỉ độ đào bông và lắm lúc cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi. Chính vì xưa nay mấy khi đi đánh giặc mà trở lại nhà, nên người vợ cảm thấy quá khổ đau như có linh tính là sẽ vĩnh biệt chồng ngàn năm. Thảo nào mỗi bước đi là một bước sầu tê tái, tâm hồn như choáng váng, lý trí không điều khiển được con tim khiến người vợ quá xúc động nên sắp xỉu phải vin vào áo chàng:

    “Ngoài đầu cầu nước trong như lọc

    Đường bên cầu cỏ mọc còn non

    Đưa chàng lòng dặc dặc buồn

    Bộ khôn bằng ngựa thuỷ khôn bằng thuyền

    Nước trong chảy lòng phiền chẳng rửa

    Cỏ xanh thơm dạ nhớ khó quên

    Nhủ rồi tay lại trao liền

    Bước đi một bước lại vin áo chàng”.

                                   (Đặng Trần Côn)

    Thật đúng là “Ôi! cảnh biệt ly sao mà buồn vậy”. Chàng ra đi không hẹn ngày về khiến nàng đêm đêm trằn trọc bên chiếc gối, nhìn trăng không tài nào ngủ được vì cứ miên man suy nghĩ hoài về “Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”:

    “Người lên ngựa, kẻ chia bào

    Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san

    Dặm hồng bụi cuốn chinh an

    Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh

    Người về chiếc bóng năm canh

    Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi

    Vừng trăng ai xẻ làm đôi

    Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”.

                                              (Nguyễn Du)

    Sự biệt ly giữa người vợ và người chồng khi tiễn chồng ra ngoài mặt trận là sự biệt ly khổ đau nhất trong thi ca Việt Nam vì người về chiếc bóng năm canh, vó câu muôn dặm sơn khê mịt mù. Để rồi từng đêm, từng đêm, người vợ hiền thao thức nghĩ về người chồng và biết đâu một ngàn năm, một vạn năm không bao giờ thấy chồng trở lại quê nhà nữa.

    Sau sự biệt ly của người vợ tiễn chồng ra mặt trận là sự ly biệt khổ đau của đôi tình nhân vừa mới yêu nhau đành phải tạm thời xa nhau vì hoàn cảnh.

    Ở đất khách quê người bên dòng sông Seine tuyệt đẹp, chàng mới yêu nàng chưa được bao lâu thì nàng lại muốn về thăm quê mẹ, khiến chàng cảm thấy lòng buồn vời vợi đến nỗi mùa đông ở Paris suốt đời là cả một cuộc biệt ly, khi chàng tiễn người yêu về thăm quê mẹ:

    “Lên xe tiễn em đi

    Chưa bao giờ buồn thế

    Trời mùa đông Paris

    Suốt đời làm chia ly

    Tiễn em về xứ mẹ

    Anh nói bằng tiếng hôn

    Không còn gì lâu hơn

    Một trăm ngày xa cách

    Ga Lyon đèn vàng

    Tuyết buông cuồng mênh mang

    Cầm tay em muốn khóc

    Nói chi cũng muộn màng”.

                        (Cung Trầm Tưởng)

    Đây là sự biệt ly của đôi tình nhân tại ga xe lửa. Nhưng nhiều người cũng tại ga xe lửa, không phải họ đến để tiễn biệt người yêu, mà để xem sự biệt ly của kẻ đi người ở. Ở đây không phải nơi đất khách quê người mà ngay tại nơi quê nhà yêu dấu, chàng thường đón những chuyến tàu đi đến những ga xe lửa để đứng bơ vơ xem tiễn biệt, rồi tâm hồn cảm thấy ngẩn ngơ và nhớ thương lan xa mấy dặm trường:

    “Những ngày nghỉ học tôi thường tới

    Đón chuyến tàu đi đến những ga

    Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt

    Lòng buồn đau xót nỗi chia xa

    … …

    Người về không nói bước vương vương

    Thương nhớ lan xa mấy dặm trường

    Lẽo đẽo tôi về theo bước họ

    Tâm hồn ngơ ngẩn nhớ muôn phương”.

                                                    (Tế Hanh)

    Tuy nhiên, hầu hết những đôi tình nhân đến ga xe lửa thường là để tiễn nhau đi và luôn luôn ước mơ sẽ gặp nhau lại trong một thời gian rất gần. Nhưng nếu lúc biệt ly, chàng biết chắc chắn rằng sẽ không bao giờ gặp lại người yêu nữa, nên chàng khuyên nàng đừng quay lại nhìn chàng nữa:

    “Anh biết em đi chẳng trở về

    Dặm ngàn liễu khuất với sương che

    Em đừng quay lại nhìn anh nữa

    Anh biết em đi chẳng trở về”.

                                          (Thái Can)

    Nói đến ly biệt là nói đến buồn bã, là nói ảo não sầu thương. Thế mà lúc biệt ly lại gặp mưa rơi gió thổi thì cảnh ly biệt càng thêm đau khổ nghẹn ngào.

    Nếu cổ thi có câu: “Hoàng điệp hoàng hoa cổ thành lộ. Thu phong thu vũ biệt ly nhân”. “Hoa vàng lá úa thành xưa. Nẻo đường ly biệt gió đưa tiễn người”, thì ngày nay, các thi nhân cũng đưa mây gió vào thơ để làm cho sự ly biệt thêm não nùng; để rồi “nước” và “trời” cả hai đều đượm màu hương sắc của sự biệt ly:

    “Đương lúc hoàng hôn xuống

    Là giờ viễn khách đi

    Nước đượm màu ly biệt

    Trời vương hương biệt ly

    Mây lạc hình xa xôi

    Gió than niềm trách móc

    Mây ôi và gió ôi

    Chớ nên làm họ khóc

    Buổi chiều ra cửa sổ

    Bóng chụp cả trời tôi

    Ôm mặt khóc rưng rức

    Ra đi là hết rồi”.

                      (Xuân Diệu)

    Thật thế, nhiều khi “ra đi là hết rồi”, biệt ly lắm lúc là ngàn đời vĩnh biệt. Sự ly biệt làm cho lòng người tê tái vì kẻ ở người đi nên nhiều lúc cả hai đều khóc nức nở như mưa rơi:

    “Thùng thùng trống đánh ngũ liên

    Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa”.

    Chính sự lưu luyến càng làm thêm đau khổ cho người ra đi và cũng tạo nên những khổ đau quằn quại cho người ở lại. Bởi vì khi nghĩ đến tương lai, ai nấy đều cảm thấy nhớ nhung đau buồn, cô đơn và hiu quạnh. Vì thế, giây phút bịn rịn lúc chia tay là phút giây gần nhau nhất mà kẻ ở người đi không ai muốn rời nhau, không muốn nghĩ đến ngày mai vì “ngày mai chàng ruổi xa, mặc kẻ nước mắt sa”. Nhà thơ Phan Văn Dật đã cho ta thấy rõ những sự khổ đau quằn quại đó lúc chia tay:

    “Đừng nghĩ đến ngày mai

    Hôm nay biết hôm nay

    Thiếp đây mà chàng đó

    Chừng ấy là đủ rồi

    Ngày mai chàng ruổi xa

    Mặc kẻ nước mắt sa

    Yên ngựa rong đường thẳng

    Thức dậy lúc canh gà”.

                                 (Tiễn Đưa)

    Vì biệt ly là u buồn, vì xa nhau thường nhung nhớ rồi đưa đến sự khổ đau triền miên qua những năm tháng dài lê thê trong hiu quạnh. Vì thế mà các thi nhân cũng như các nhạc sĩ đã dệt những tình khúc biệt ly thật lâm ly bi đát như “nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi. Còn gì đâu nữa mà khóc với cười” hay “Biệt ly, nhớ nhung từ đây” hoặc là “Bến cũ, ngày xưa, người đi vấn vương biệt ly. Gió cuốn, muôn phương, về đây. Bến ấy, người về hay chăng”.

    Chính vì sự biệt ly là đau buồn chua xót, là thê thảm não nùng. Chính vì sự biệt ly là khổ đau để rồi nức nở quằn quại bên nhau khiến nhiều người không dám nhắc lại sự ly biệt, vì nếu khơi lại chuyện lòng xa nhau ấy sẽ thêm buồn đau cho cuộc đời.

    Ta hãy nghe nhà thơ T.T. KH diễn tả ý nghĩ ấy qua những vần thơ bảy chữ thật buồn:

    “Đã lỡ thôi rồi chuyện biệt ly

    Càng khơi càng thấy lụy từng khi

    Trách ai mang cánh ‘tigôn’ ấy

    Mà viết tình em được ích gì”.

    Tóm lại, qua thi ca Việt Nam, ta thấy các thi nhân đã sáng tác rất nhiều bài thơ liên quan đến sự biệt ly và chính sự ly biệt đã làm cho các nhà thơ đau buồn rồi xúc động mà dệt nên những dòng thơ lâm ly não nuột nghìn năm.

    Dương Viết Điền

  • Tin tức,  Trần Phong Vũ

    DIỄN GIẢ TRẦN PHONG VŨ

    Giới thiệu hai tác phẩm:

    Tuyển Tập Truyện Ngắn: Tình Yêu, Cuộc Đời và Định Mệnh. Truyện Dài Dĩ Vãng Khôn Nguôi.

    NV & NB Trần Phong Vũ

    “Khánh Lan, đây là ngày đầu tiên tôi được gặp cô, mặc dầu cô đã liên lạc với tôi có lẽ từ nửa năm qua và đã gởi qua máy vi tính cho tôi 2 đến 3 lần cái bản thảo và bản layout quyển truyện dài: Dĩ vãng khôn nguôi và quyển truyện ngắn: Tình yêu, cuộc đời và định mệnh để tôi dễ đọc hơn. Ngày hôm nay tôi đến đây như một sự chia sẻ về một người trẻ, một khuôn mặt mà phải nói rằng phải “Dấn thân” lắm. Đúng, phải là một con người có một cái ý chí đặc biệt mới có thể đi vào một lãnh vực, phải nói là rất là khó chứ không phải dễ.

    Nhưng ngày hôm nay tôi xin thưa, tôi hoàn toàn đồng ý với GS Trần Huy Bích, vì sau khi tôi đọc xong hai tác phẩm này, không phải chỉ một lần, mà nhiều lần. Bởi lẽ mỗi một lần nhận được bản mới, tôi nghĩ là nó phải có những thay đổi, mà có những thay đổi thật và chính nhưng thay đổi đó nó đã đánh giá cô Khánh Lan rất cao. Bởi vì khi làm một công việc gì cũng vậy, ngoài cái tài thiên phú ra, cái sự chăm chỉ, sự phục thiện để mà lắng nghe lời nói của một người khác là rất quan trọng và cô đã có các đặc điểm đó. Trong suốt thời gian tiếp xúc với cô qua điện thoại hoặc email, cô vẫn có được một sự kính trọng đối với tôi, mặc dầu cô chưa biết tôi là ai.

                Bây gì tôi xin được nói về tác phẩm truyện ngắn trước khi nói đến tác phẩm truyện dài. Đúng ra, tôi phải đi vào từng chi tiết của mỗi câu truyện để hiểu rỏ tác phẩm ấy nói gì. Tuy nhiên, tôi chỉ hiểu rõ một điều này, khi viết truyện ngắn, cái khó nhất của viết truyện ngắn là đoạn kết. Nếu mà đoạn kết thất bại thì coi như là bỏ hết, vứt đi. Cái kết có thể là “happy ending” hay là một hình thái gì đó để mà đưa ra một cái kết. Ở đây, tôi nhận thấy cô chọn lựa rất đặc biệt cho cái kết trong những truyện ngắn của cô cũng như qua một vài đoạn khi cô nói về mình ở trong phần tâm sự hay là lời cám ơn. Có rất nhiều những dữ kiện trong cuộc đời của cô, nhất là những kiến thức của cô, những cái gì mà cô đã học được của nhà trường, những gì cô đã thực tập khi cô làm thày dậy người ta hay là thực tế lao đầu vào những công việc hiểm nguy.

    Thế thì cái vấn đề là cô ấy đã làm gì với những kiến thức ấy, tôi phải nói là nhiều những truyện ngắn trong sách, cô đã mang những suy nghĩ, những kiến thức của cô, tấm lòng của cô, cái đặc biệt của một tấm lòng yêu thương con người, say mê với công việc của mình. Thành ra tôi vẫn tin tưởng rằng, với một người như vậy khi bước vào văn chương cũng mang tấm lòng đó vào và sẽ thành công và sự thành công đó là ngay trong những tác phẩm truyện ngắn. 

                Như tôi đã đề cập lúc đầu là cái kết thúc rất quan trọng, thì ở điểm này cô Khánh Lan đã thành công. Tôi nhận thấy, thứ nhất là cô có cái khuynh hướng rõ ràng là cô thích có một cái “happy ending” cô muốn có một kết thúc tròn đầy. Đó là con người của cô, một con người yêu thương, một con người mà chỉ muốn mọi chuyện xảy ra tròn vẹn, không phải cho mình mà cho mọi người. Vì vậy khi cô gửi vào những nhân vật có thực trong tác phẩm truyện ngắn.

    Tuy vậy, trong một vài truyện, tôi đã nhìn thấy vì một lý do gì đó cô phải đưa ra một “ending” khác, nhưng hầu hết đều gọn ghẽ, rất đầy đủ, chỉnh chu như cô đã trả lời NV Việt Hải về cái bố cục của một câu truyện, một quyển sách như thế nào rất là chính xác. Với tư cách là một người đã từng dậy quốc văn, tôi thấy cái quan niệm đó, cái nhìn đó, cái mà cô đã cố gắng đi theo con đường văn chương. Đây chính là một cái chìa khóa để mở cho cô đi vào sự thành công, không phải chỉ có ngày hôm nay với 4 cuốn sách này, mà sẽ còn nữa trong tương lai như lời sự ước ao của GS Trần Huy Bích.

    Thế thì, cái điểm chính ở đây là cô rất thành công như trong tác phẩm truyện ngắn, như truyện “Hạnh Phúc Trở Về”. Cô có thể kết thúc ngay lúc mà người con trai của cặp vợ chồng rất là hạnh phúc đã chết trong một hoàn cảnh tức tưởi, đồng thời nó cũng đưa ra một sự cảnh giác cho những người cha mẹ chỉ lo làm ăn mà quên đi đứa con của mình bị bệnh tự kỷ. Cái điểm này cũng nằm trong ngành học chuyên môn của cô, cô đã ứng dụng vào truyện rất là đúng. Cuối cùng, cô đã có một cái kết rất hay mà quý vị về đọc truyện này sẽ có một cảm nhận giống như tôi. Trong truyện “Nỗi Cô Đơn Trong Biển Tình” cũng thế, cô đã biết cách lợi dụng đại dịch Covid 19 để hàn gắn lại một mối tình tưởng chừng tan biến.

                Nói về tác phẩm truyện dài “Dĩ Vãng Khôn Nguôi” NV Trần Phong Vũ nói: “Ngay từ cái tựa quý vị đã thấy được tác phẩm nói gì. Dĩ vãng là những cái gì đã qua và trong cái dĩ vãng đã qua đó có nhiều sự kiện đã khắc sâu vào tâm khảm của mình. Trong đó, dĩ vãng nào là một dĩ vãng nổi bật nhất, một cuộc tình khởi đầu và trong cuộc tình ấy có những gì diễn đạt trong đó, mà thời gian cũng không làm người ta nguôi ngoai được, thì tác phẫm này, đã nói được trong trọn vẹn cái tiêu đề ấy. Bám sát được cái tiêu đề là cả một vấn đề. Vì vậy từng chương một, trong 13 chương sách đó chúng ta thấy lần lượt tác giả đã có một sự xắp xếp rất thông minh và trong đó có đầy đủ “hỷ, nộ, ái ố”.

    Có một điều mà tôi xin thưa ngay, những cái đoạn tả cảnh của tác giả rất đặc biệt, hình ảnh hợp theo thời gian và đặc biệt nhất là trong chuyến đi du hành trở về thăm quê hương, chúng ta tìm ra một cái sự nỗ lực không cùng của tác giả để tìm ra những lịch sử về từng nơi như Đà Lạt hay Lăng Cô, chùa Hương, v.v… Cô làm rất chỉnh chu, tới nơi tới chốn. Ngược lại, trong quyển truyện ngắn, cô tham khảo rất kỹ và xoay chung quanh những người lính, những người trong quân trường, trại tù cải tạo, v.v… Chính vì cha của cô cũng trong quân đội, vì vậy những câu chuyện trong quân trường, chuyện chiến đấu, bị đi tù đều được đưa vào trong tác phẩm. Đó là những chuyện rất thật, tuy có chút hư cấu vì đó là điều không thể tránh được. Điều quan trọng là phải hư cấu như thế nào mà vẫn còn giữ được ý chính. Đó là một câu truyện mà chúng tôi gọi là câu truyện văn chương.

    Lúc nãy, GS Trần Huy Bích có nói đến “văn chương nghệ thuật vị nghệ thuật và văn chương nghệ thuật vị nhân sinh” thì trong hai tác phẩm của cô Khánh Lan đều ít nhiều mang một giá trị thứ hai, về con người. Đó chính là văn chương nghệ thuật vị nhân sinh. Thêm nữa, cô đã đem sự học đưa vào các nhân vật với hành động, suy nghĩ, cảm nghiêm làm việc cho bệnh nhân, cho người yếu kém vào tác phẩm của cô. Đó là về con người.

    Tôi xin thưa qúy vị và đặc biệt thưa với cô Khánh Lan, tôi đã không làm tròn vai trò “diễn giả” đọc hai tác phẩm rất quan trọng của cô. Cái quan trong là tác phẩm đầu và từ đó hy vọng có các tác phẩm kế tiếp. Tôi xin thưa là cô Khánh Lan đã đặt được cái nền tảng, đặt được bước chân vững chắc để đi tới trong những bước chân kế tiếp như GS Trần Huy Bích đã nói, sẽ được đọc những tác phẩm lớn của cô sau này.

    Xin cám ơn quý vị đã lắng nghe những điều thật sự từ trong tấm lòng của chúng tôi. Xin cám ơn.

    Trần Phong Vũ

    California, Sept. 19, 2021