• Khánh Lan,  Sinh Hoạt

    TAM NHÂN VƯỜN ĐÀO: Ngọc Cường, Nguyễn Văn Thành, Việt Hải

    Buổi lễ kết nghĩa “Vườn Đào” giữa ba nhà văn được tổ chức trong bầu không khí thân mật tại tư gia của Mạnh Bổng & Khánh Lan ngày 25 tháng 04, 2023 với sự hiện diện của các anh chị em thành viên của hai nhóm văn học: Ninhhoa.com và Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian.

    CNS LÂM DUNG, NV THANH TRÍ, NV LÊ THỊ ĐÀO

    Sau bữa ăn trưa là chương trình văn nghệ bỏ túi do anh Khanh đánh keyboard và các anh chị trong nhóm Tiếng Thời Gian cùng góp tiếng hát giúp vui. Cũng trong ngày hôm ấy, NV Ngọc Cường đã để lại một ngạc nhiên bất ngờ cho chị Bích Điệp, người vợ 50 năm “Đầu ấp tay gối ” một bài thơ do anh sáng tác, NS Phan Đình Minh phổ nhạc và ban tam ca Tiếng Thời Gian trình diễn (Lâm Dung, Ngọc Quỳnh, Ái Liên).

    NV NGỌC CƯỜNG VÀ PHU NHÂN, BÍCH ĐIỆP

    Bài hát đã để lại nhiều xúc động cho chị Bích Điệp và chị đáp lại tình yêu của NV Ngọc Cường bằng bài Niệm Khúc Cuối của NS Ngô Thụy Miên.  

    NVNT & TTG CHÚC MỪNG TAM NHÂN VƯỜN ĐÀO

    Khánh Lan

  • Âm nhạc,  Khánh Lan,  Kiều My,  Việt Hải

    MỜI VÀO NGHE NHẠC CỦA LIÊN NHÓM NVNT & TTG

    Mưa Chiều Nhớ Ai

    Thơ: Trần Việt Hải

    Nhạc: Phan Đình Minh

    Hòa âm: Phạm Hồng Thái

    Như Lá Cỏ Tàn

    Thơ: Kiều My

    Nhạc: Phan Đình Minh

    Hòa âm: Phạm Hồng Thái

    Giọt Tình Sầu

    Thơ: Khánh Lan

    Nhạc: Phan Đình Minh

    Hòa âm: Phạm Hồng Thái

    Tình Tuyệt Vọng

    Thơ: Khái Hưng

    Nhạc: Phan Đình Minh

    Hòa âm: Phạm Hồng Thái

  • Khánh Lan,  KIẾN THỨC TỔNG QUÁT

    GIAI THOAI TRẠNG QUỲNH

    Trạng Quỳnh là ai, có thật hay không?

    Trạng Quỳnh là nhân vật nổi tiếng trong dân gian, tài trí, thông minh, dí dỏm, trào lộng, nhưng ít ai biết rằng thật sự Trạng Quỳnh là ai? Cuộc đời và sự nghiệp của Trạng Quỳnh không được được sách sử ghi lại rõ ràng. Trong văn học Việt Nam, Trạng Quỳnh là nhân vật hư cấu dưới thời Vua Lê – Chúa Trịnh. Nhưng dựa theo KenhKienThuc thì thân sinh Trạng Quỳnh là ông Nguyễn Bỗng và bà Nguyễn Thị Hương. Cha ông khi xưa từng là giám sinh ở Quốc Tử Giám.

    Tên thật của Trạng Quỳnh là Nguyễn Quỳnh, sinh năm 1677 và mất năm 1748. Ông sinh ra và lớn lên trong giai đoạn lịch sử thời Vua Lê Thánh Tông và Chúa Trịnh Sâm. Quê hương của Trạng Quỳnh thuộc làng Bột Thượng, thị trấn Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nay thuộc thôn Hưng Tiến, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa. Xứ Thanh vốn nổi tiếng là linh thiêng và nơi đây cũng là vùng đất địa linh nhân kiệt.

    Thuở còn nhỏ Nguyễn Quỳnh đi học và sống với cha cùng ông nội, vốn thông minh, lanh lợi, cộng thêm bản tính tinh nghịch, ông thích bày trò lừa lũ trẻ con trong làng, lớn lên ông lại dùng văn thơ để phá phách, trêu chọc mọi người. Chẳng hạn như vào một dịp Tết Trung Thu, trong lúc vui đùa với các bạn, ông bảo tụi trẻ rằng: “Nếu chúng mày làm kiệu rước tao, thì tao sẽ dẫn chúng bay đi xem một người có cái đầu to bằng cái bồ”. Thế là lũ trẻ háo hức và tò mò, chúng cùng làm kiệu để rước ông. Khi thấy lũ trẻ đã nỏi mệt, ông liền chỉ cái bóng của mình trên tường và la lên: “A ha, a ha, ông đầu to đây rồi”. Lại một hôm, Trạng Quỳnh đến nhà ông Tú Cát và bị ông béo tai vì Quỳnh quá nghịch phá. Ông Tú Các nói: “Tao sẽ ra một câu đối, nếu mày đáp lại đươc thì tao sẽ tha cho.” Quỳnh đồng ý và ông Tú ra câu đối: “Trời sinh ông Tú Cát.” Chẳng cần suy nghĩ lâu la, Quỳnh đáp: “Đất nứt con bọ hung.”

    Vào tuổi thiếu niên, Quỳnh theo học với Cụ Quan Bảng Đoàn là thân phụ của bà Đoàn Thị Điểm. Tật quấy phá nên Quỳnh chẳng tha cho ai, ông thường đợi khi Cụ Đoàn vắng nhà, thường ghé nhà Cụ Đoàn để trêu chọc Thị Điểm. Nhà Cụ Đoàn có nuôi bầy chó nên Thị Điểm hay dùng mấy con chó này để trị Quỳnh. Một hôm, Quỳnh ghé nhà thăm Cụ Đoàn, nhưng vừa thấy Quỳnh, Thị Điểm suỵt chó cắn Quỳnh nên ông phải chạy ra phía bờ ao sau nhà mà trèo lên cây tránh cho bầy chó khỏi cắn. Thị Điểm thản nhiên bảo Quỳnh là bà sẽ ra một câu đối, nếu Quỳnh đáp lại được thì bà sẽ xua đàn chó đi cho Quỳnh xuống. Nói xong Thị Điểm đi xuống ao tắm và đọc câu đối: “Thằng Quỳnh trèo lên cây cậy, d..i đỏ hồng hồng”. Quỳnh quát lên: “Cái Điểm lội dưới ao bèo, l… ngứa ráy ráy”.

                Lại một tối hôm khác, khi Thị Điểm đang rũ màn định đi ngủ thì khám phá ra Quỳnh đã nằm trên giường từ bao giờ, bực tức Thị Điểm nói: “Tướng nội vô phong phàm tự lập“. (Trong phòng không có gió mà sao cột buồm căng). Quỳnh đáp: “Hung trung bất vũ thủy trường lưu“. (Ngoài kia không mưa sao nước lại lênh láng.)

                Tính khí ngông cuồng, Quỳnh đã để lại nhiều giai thoại về những chuyện khôi hài, chọc phá thiên hạ do ông gây ra như có một lần ông vào nghỉ chân ở một quán bên đường, ông thấy một ông quan được lính hầu võng vào quán. Vị quan này ăn trầu và phun bã bừa bãi. Quỳnh thản nhiên lượm bã trầu lên ngắm nghía, vì thế vị quan hỏi ông: “Ngươi ngắm cái gì?. Quỳnh trả lời: “Bẩm hạ thần nghe đồn miệng nhà quan có gang có thép, nên hạ thần xem trong bã trầu có gang có thép hay không? Nhà quan biết là mình bị Quỳnh châm chọc, nên phán: “Xem ra ngươi cũng là người có học, vậy nếu ngươi đáp lại được câu đối của ta, ta sẽ tha cho, bằng không, ta sẽ nện cho mấy hèo”.

    Nói xong, nhà quan đối: “Quan là mũ, để thì mới, đội thì cũ, đội rồi tiến vô phủ”.Quỳnh đáp lại: “Trộm là l.., để thì méo, đ.. thì tròn, đ.. rồi đẻ ra con”. Nhà quan thấy Quỳnh ăn nói tục tĩu thì kêu quân lính dẫn lên quan huyện. Khi nghe nhà quan kể đầu đuôi câu chuyện, bèn hỏi Quỳnh là ông đã đáp lại như thế nào. Quỳnh nhanh nhẩu thưa: “Đái là đai, để thì ngắn, vấn thì dài, vấn rồi bước lên ngai”. Thế là Quỳnh được tha cho về.

                Trạng Quỳnh là người rất thông minh, học giỏi và nhanh trí, năm 1696, ông dự thi Giải Nguyên và đỗ. Ông thi đỗ Hương Cống nên người đời gọi ông là Cống Quỳnh. Ông đi thi Hội nhiều lần mà không đỗ nhưng người đời vẫn ưu ái gọi ông là Trạng Quỳnh bởi sự hào phóng, rộng lượng cùng khiếu hài hước vốn có sẵn ở ông nên họ coi ông như là một danh sĩ. Ông từng làm đại sứ Trung Quốc bởi tài hùng biện khôn khéo và thông minh. Những bài hùng biện của ông thường khiến các học giả Trung Quốc nể phục. Đến nay nhiều giai thoại về Cống Quỳnh được lưu truyền nhiều trong dân gian Để tưởng nhớ đến ông, người ta đã lập đền thờ Nguyễn Quỳnh (Trạng Quỳnh). Hiện nay, nhà thờ Nguyễn Quỳnh trở thành di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia (năm 1992).

    Trạng Quỳnh, ông nổi tiếng không chỉ ở sự thông minh, hào phóng, mà ở khả năng hài hước của ông. Bằng chứng là trong cuốn sách Nam Thiên Lịch Đại Tư Lược Sử đã nhận xét: “Nguyễn Quỳnh văn chương nổi tiếng ở đời, nói năng kinh người, thạo quốc âm, giỏi hài hước…” Những hình ảnh miêu tả Trạng Quỳnh trong tập truyện “Trạng QuỳnhTập 24 – Trạng Chết Chúa Cũng Băng Hà” thì ông có một chiếc trán cao, lông mày sắc nét và bụng bự.

    Theo truyện Trạng Quỳnh, ông cưới vợ người xứ Nghệ, nhưng vợ của Trạng Quỳnh là ai thì chưa có sách sử nào ghi chép lại. Tuy nhiên, qua tuyển tập truyện Trạng Quỳnh thì vợ của ông là một người phụ nữ hiền lành và thương người nhưng bà rất nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái. Trạng Quỳnh không có con nhưng có hai người con nuôi là Quỷnh và Mắm. Quỷnh là một cậu bé thông minh và tốt bụng, được cậu Quỳnh đặt cho biệt danh là “Quỷnh tai to”. Mắm được Trạng Quỳnh nhận nuôi khi cô còn là một bé gái xinh xắn chăn vịt ở nhà ông lý trưởng (Thanh Hóa). Mắm mang trong mình tính cách hiền lành và lẻo lính nhưng đôi khi cũng có chút lẻo mép.

    Tại sao Trạng Quỳnh chết? Có người cho rằng Trạng Quỳnh chết do tính hay đả kích, chọc tức và gây chuyện với chúa Trịnh. Một hôm, Chúa Trịnh sai Đinh Nam Vương mời Cống Quỳnh ăn một bữa thịnh soạn nhằm “báo thù”. Khi được mời ăn, Trạng Quỳnh biết được mình sẽ bị hại chết, tuy nhiên ông vẫn nhận lời và nghĩ cách hại ngược lại Chúa Trịnh bởi ông nghĩ “mất đi một vị chúa tàn ác, bớt đi gánh nặng cho dân”. Sau khi ông về nhà, ông liền dặn vợ con “Nếu thấy anh để sách trên ngực thì không sao, còn để trên mặt thì đã đi rồi”. Ông dặn mợ Quỳnh đừng hoảng hốt mà hãy giữ nguyên hiện trường như vậy đợi khi nghe tin Chúa mất thì hãy làm tang lễ. Tin Trạng Quỳnh còn sống và đang nằm trên võng đọc sách lọt đến tai Chúa Trịnh. Ông không tin liền đem món thịt mà ông đã sai người đầu độc Trạng Quỳnh ra ăn thử thì băng hà vì chất độc có trong thức ăn.

    Khánh Lan

    Tài liệu tham khảo:

    1. Giai phẩm Xuân Quý Mão, 2023. Vietnamese magazine
    2. Internet.
  • Khánh Lan,  KIẾN THỨC TỔNG QUÁT,  LỊCH SỬ

    TẾT, NÓI CHUYỆN TẾT

    LTS. Những tài liệu dưới đây của các tác giả đã đăng bài nghiên cứu của họ trong Giai Phẩm Xuân Quý Mão 2023 của VIETNAMESE MAGAZINE với chủ đề TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI. Đó là những tài liệu có giá trị mà Khánh Lan nghĩ cần được lưu lại cho hậu thế, bởi đây những dữ kiện hữu ích cho giới trẻ học hỏi về những phong tục tập quán của con dân Việt. Khánh Lan xin phép được tóm lược nội dung của các bài viết này.

    Duyệt qua 176 trang báo, Khánh Lan nhận thấy có một số bài vở đang trong sách thật hay, ghi lại những tài liệu có giá trị nói về lịch sử cũng như tập tục của ngày TẾT của người Việt. Trước hết Khánh Lan xin lần lượt tóm lược về từng tiêu đề. Theo Lý Thành Phương, sau một thời gian làm việc cực nhọc, người ta chọn mùa Xuân để nghỉ ngơi và ăn mừng khi cây cây cối bắt đầu đơm bông kết nụ. Người Việt Nam chúng ta cũng như thế giới không tránh khỏi sự chi phối của ba nền văn minh chính gồm: Văn minh La Mã, văn minh Ấn Độ và văn minh Hoàng Hà (Trung Quốc). Hầu như cả ba nền văn minh trên đều chọn ngày đầu năm để đánh dấu những biến cố quan trọng mà người Việt Nam chúng ta gọi là ngày TẾT.

    • Văn minh La Mã: Dựa theo dương lịch và ăn mừng TẾT từ ngày Chúa Giáng Sinh, 25 tháng 12 cho đến hết ngày 1 tháng 1.
    • Văn minh Ấn Độ: Như Sri-Lanka, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Cam Bốt thì TẾT sẽ vào khoảng tháng Ba dương lịch.
    • Văn minh Hoàng Hà (Trung Quốc): Như Hồng Kông, Singapore, Đài Loank Hàn Quốc và Việt Nam thì theo âm lịch của Trung Hoa và ngày TẾT thường trễ hơn TẾT dương lịch từ một đến hai tháng.

    Nước Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc do thời kỳ bị thế lực phương Bắc đô hộ cả ngàn năm. Tuy nhiên, những sinh hoạt trong ngày TẾT của người Trung Hoa và người Việt có nhiều điểm khác biệt. Theo Lý Thành Phương, Nước Việt Nam bắt đầu lập quốc từ thời kỳ Lạc Việt với một tập tục nhuộn răng đen, ăn trầu, xâm mình (để đối phó với Thủy quái), trồng lúa dưới nước và dùng trống đồng (Trống đồng Đông Sơn, Ngọc Lũ) trong các sinh hoạt cộng đồng, dùng sản phẩm lúa gạo để gói bánh chưng, bánh tét (ăn mừng trong những ngày Tết). Những tập tục này bắt nguồn từ những  phong tục và văn hóa đặc trưng của người Lạc Việt. Văn minh Lạc Việt có tính truyền bá, chia sẻ và phát triển qua nhiều sóng gió của thời thực dân đế quốc, nhưng vẫn tồn tại bởi người dân Việt có tinh thần cầu tiến, kiên nhẫn và chịu khó học hỏi những cái hay, cái tốt của người.

    Bánh tét: Hương vị Tết quê nhà, bài viết của VT.

    “…Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

    Nêu cao pháo nổ bánh chưng xanh…”

              Nếu bánh chưng là loại bánh nếp truyền thống của miền Bắc thì tại miền Nam, bánh Tét không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên và đãi khách trong ba ngày Tết. Bánh chưng hay bánh tét luôn được ăn kèm với củ kiệu, củ hành, tôm khô thì mới đủ bộ. Nguyên liệu gói bánh chưng đều giống nhau, cái khác biệt chỉ là hình dạng bên ngoài của nó mà thôi. Gói hai loại bánh này cần phải có gạo nếp, đậu xanh không có vỏ, thịt ba chỉ hay thịt nạc, mỡ. Nhưng nếu gói bánh tét chay thì nguyên liệu làm nhân bánh lại khác như đậu đò, dừa nạo. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải có lá chuối, lạt để buộc bánh (từ tre). Phần lớn, người ta nấu bánh khoảng vài ngày trước Tết.

              Nếp phải được ngâm trước khi gói bánh khoảng 8 tiếng xong đổ ra rổ và để cho ráo nước, trộn vào gạo chút muối giúp cho nếp dễ thấm gia vị. Đậu xanh thì ngâm trước khoảng 4 tiếng rồi đổ ra rổ cho ráo nước. Bánh chay thì cắt dừa cắt mỏng và trộn vào nếp. Thịt và mỡ cắt thành miếng dài khoảng 10cm. Lá chuối rửa và lau sạch. Dây lạt để buộc bánh cần ngâm nước cho mềm.

              Gói bánh chưng hay bánh tét đòi hỏi sự khéo tay, nhưng nếu có khuôn thì gói sẽ dễ hơn. Gói bánh tét thì khó hơn vì không có khuôn làm bánh tét. Bánh chưng hay bánh tét phải nấu từ 8 tới 12 tiếng nếu là nồi thường, ngày nay người ta dùng presure cooker, nên chỉ cần nấu khoảng 3 tiếng, bằng nước đã được đun xôi là bánh chín.

    Tập quán ăn Tết Việt Nam, bài viết của Lý Thành Phương.  

    Tục lệ “ĂN TẾT” đã trở thành một tập quán lâu đời của người Việt Nam, những tập tục này bao gồm:

    Đưa ông Táo về trời: (Ngày 23 tháng Chạp âm lịch).

    Dựa theo lịch sử, sự phát triển và sinh tồn của con người là nhờ vào sự phát minh ra “LỬA”. Chính vì thế mà hầu hết xã hội nào cung có tập tục thờ “Thần Lửa”. Tuy nhiên hình thức thờ Thần Lửa có sự biết đổi theo thời gian tùy theo phong tục của từng quốc gia. Người Việt Nam dù hai chữ “Ông Táo” hay “Táo Quân” để ám chỉ Thần Lửa và theo sự tưởng tượng phong phú của dân gian, họ cho rằng Táo Quân là người nghe hết mọi chuyện trong thiên hạ, rồi chờ đến cuối năm sẽ cưỡi cá chép, bay về Thiên Đình báo cáo lại với Ngọc Hoàng đế người thưởng hay phạt bàng dân thiên hạ.

    Tiệc Tất Niên: 

    Đó là bữa họp mặt mà hầu hết các cơ quan, xí nghiệp, trường học, bạn bè đều tổ chức vào dịp cuối năm trước khi chia tay về nhà nghỉ ngơi ăn Tết cùng với gia đình. Trong bữa tiệc, mọi người chia sẻ những món ăn đặc sắc của từng miền hay cùng nhau tham gia văn nghệ, đàn ca hát xướng.

    Dọn dẹp nhà cửa:

    Đây là lúc mà mọi người dù bận đến đâu cũng dùng chút ít thời gian để dọn dẹp nhà cửa, đánh bóng bộ lư hương, sơn nhà, v.v… với mục đích xóa bỏ những điều xúi quẩy của năm cũ để chuẩn bị đón cái may của năm mới.

    Mua, Xắm, may quần áo mới:

    Già được bát canh, trẻ được manh áo mới” là câu ca dao rất quen thuộc đối với người Việt Nam. Vì thế, dù có khó khăn đến đâu đi nữa, bậc làm cha mẹ cũng cố gắng mua xắm cho con cái một bộ quần áo mới để mặc trong ba ngày Tết. Đặc biệt là sáng ngày mồng một Tết, các em được cha mẹ mặc cho bộ quần áo mới và được ông bà, cha mẹ lì-xì sau khi các em chúc tuổi đến các bậc trưởng thượng, ông bà, cha mẹ, v.v…và được cho đi chúc Tết họ hàng.

    Viếng mộ và quét dọn mồ mả tổ tiên:

    Thông thường, trong những ngày Tết, các con cháu từ khắp nơi đều về thăm quê hương, xứ sở và cùng gia đình đi thăm viếng mộ phần của tổ tiên cũng như có trách nhiệm lau chùi, quét dọn quanh mộ để thể hiện lòng kính trọng, hiếu đạo với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất bóng.

    Đi chợ Tết:

    Đi chợ Tết là một thú vui không thể bỏ qua và dĩ nhiên mọi người đều thích đi chợ Tết, dù có khi chẳng mua bán gì cả. Sở dĩ người ta thích đi chợ Tết vì nó hoàn toàn khác với những buổi họp chợ thường ngày trong năm. Phải, chợ Tết họp rất sớm, từ buổi sáng tinh mơ, chợ đã chật đầy người, chen chúc nhau, kẻ mua người bán. Hàng quán, hoa quả bầy đầy vỉa hè; hẻm này thì bày hoa cúc hoa lan; góc kia tràn đầy mai, đào, vạn thọ…Chợ Tết nhộn nhịp nhất là tuần lễ cuối cùng của một năm, đây là phiên chợ đông người nhất, bởi có nhiều người cho rằng mọi thứ như bánh, mứt, hoa quả và thức ăn sẽ rẻ hơn vì là phiên chợ cuối năm.

    Gói bánh chưng:

    Nhiều gia đình có tập tục gói bánh chưng ngày Tết vì lý do là vừa ngon, vừa sạch và vừa rẻ. Nhưng còn một lý do nữa là ngày mà các con cháu cùng quay quần và tụ họp bên nhau, thăm hỏi và chia sẻ những buồn vui trong năm. Thiết tưởng chúng ta cũng nên tìm hiểu nguồn gốc của bánh giầy, bánh chưng. Cũng theo ông Lý Thành Phương thì bánh giầy và bánh chưng có từ thời vua Hùng. Chuyện kể rằng: Dưới thời Hùng Vương thứ 18. Một hôm, hoàng tử Tiết Liệu nằm mộng thấy có vị Thần hiện ra và bảo: “Này Con, vật trong trời đất không có gì quý ban82ng gạo, vì nó là thức ăn nuôi sống con người, con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn tương trưng cho Trời và hình vuông tượng trưng cho Đất. Hay lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh để tượng hình cho cha mẹ sinh thành”

    Chưng hoa trong dịp Tết:

    Người Việt Nam thường thích chưng hoa trong những ngày Tết, hoa đem lại sự tươi mát và không khí trong lành trong ngày đầu xuân. Các loại hoa  như đào, mai, lan, cúc, thủy tiên và cây quất là những loại hoa quả thường thấy trong mọi gia đình. Hoa còn tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng.

    Mâm ngũ quả:

    Trong những gia đình theo đạo Phật hay thờ ông bà thì mâm ngũ quả không thể thiếu trên bàn thơ tổ tiên nhất là trong những ngày Tết. Mâm ngũ quả gồm có 5 loại quả khác nhau tùy theo từng miền. Mâm ngũ quả với ý niệm là mong năm mới đem lại sự thịnh vương, yên bình. Mâm ngũ quả của những gia đình bình dân là “Cầu (Mãng cầu xiêm) – Sung (trái sung) – Dừa (trái dừa xiêm) – Đủ (trái đu đủ) – Xoài (Trái Xoài). Điều trên ngụ ý: “Cầu vừa đủ sài”.

    Rước Ông Bà:

    30 Tết là ngày “Rước ông bà” về chung vui Tết với gia đình. Một mâm cỗ sẽ được bày trên bàn thờ tổ tiên vào buổi trưa hay buổi chiều tùy theo từng gia đình. Thông thường một mâm cỗ gồm: Thịt kho trứng, tôm khô củ kiệu, một món canh, bánh chưng, v.v… Sau 3 ngày Tết, đến ngày mồng 4, một mâm cúng đơn giản hơn, được đặt trên bàn thờ tổ tiên để tiễn ông bà.

    Đón giao thừa:

    Giao thừa là thời diểm chuyển giao giữa năm mới và năm cũ. Lễ cúng giao thừa còn được gọi là lễ trừ tịch và được diễn ra vào phút cuối cùng của năm cũ với ý nghĩ là loại bỏ mọi điều xấu của năm cũ và đón những điều may mắn, tốt đẹp cho năm mới. Lễ cúng giao thừa thường được thể hiện ngoài trời với chung trà và bánh mứt. Những tràng tiểu pháo được đốt nổ vang xen kẽ với đại pháo để xua đuổi tà ma ác quỷ và mở đường cho vạn sự tốt lành.

    Chúc Tết – Mừng tuổi -Lì Xì:

    Tập tục lì diễn ra vào sáng mồng một Tết, các con cháu dậy sớm, thay quần áo mới, xong đứng xếp hàng và chúc tuổi ông bà cha me để được thưởng tiền lì xì trong một phong bì nhò, màu đỏ với hình vẽ rất đẹp trên mặt phong bì. Những câu chúc Tết thường là: “Năm mới, con xin chúc ông bà (cha mẹ, cô dì, chú bác…) sức khỏe vẹn toàn, sống lâu trăm tuổi, (làm ăn phát đạt, an khang thịnh vượng) vạn sự như ý, v.v…

    Đi chùa – Hái lộc:

    Đi chùa – hái lộc đầu năm là truyền thống của người Việt Nam. Vào chùa đốt nhang cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, gia đình hạnh phúc, ăn nên làm ra, sức khỏe và con cái học hành tấn tới.

    Thăm mộ tổ tiên:

    Sau ngày mồng một Tết, các con cháu cùng nhau đến thăm viếng mộ phần của tổ tiên. Đây cũng là dịp mà mọi người trong gia đình hội ngộ, thăm hỏi và ngồi quanh mâm cỗ cúng ngày Tết.

    Đánh bài ngày Tết:

    Đánh bài trong ba ngày Tết trong phạm vi gia đình được coi là một cách giải trí, mua vui và thư giãn vì số tiền ăn thua cho mỗi ván bài chỉ là trên dưới chục bạc. Có những màn Bầu cua cá cọp chỉ thu nhỏ từ .25 cents đến $1.00 cho mọi người có thể tham gia. Ngoài Bầu cua cá cọp người ta còn chơi bài cào ba lá, lô tô, cá ngựa, tam cúc hay tứ sắc.

    Tóm lại, MỪNG TẾT – VUI XUÂN là một phong tục tốt, nên được duy trì, bởi ngoài việc nghỉ ngơi, thăm viếng họ hàng, bạn bè, nó còn mang một tinh thần giáo dục và bảo tồn văn hóa. TẾT là thời điểm để các con cháu nhớ đến và báo hiếu tổ tiên. Có nhiều địa phương cũng nhân dịp ngày TẾT để cám ơn những ân nhân của gia đình hay cá vị lãnh đạo tinh thần và các Thày Cô trong trường học đã dày công dậy giỗ các học sinh nên người.

    Ngày Tết nói chuyện trà, bài viết của Đỗ Duy Ngọc.

    “Khách đến nhà không trà thì rượu”

    Uống trà vào ngày Tết là một truyền thống và mang những món quà ý nghĩa tới cho người than, bạn bè trong dịp tết cổ truyền dân tộckhông thể thiếu trong trong dịp Tết ở mỗi gia đình Việt. Sự hiện diện của chén trà góp phần làm cho những câu chuyện thêm ý nghĩa và là món quà mà con cháu biếu ông bà, cha mẹ để tỏ lòng hiếu kính, biết ơn đấng sinh thành. Uống trà đã trở thành việc không thể thiếu trong những câu chuyện đầu năm, khách đến chơi nhà thưởng trà, trò chuyện trong không khí rộn ràng của mùa xuân mới.

    Trà không chỉ là thói quen hàng ngày mà nó còn là một trong những nét đẹp truyền thống trong ngày Tết, một nét văn hóa đẹp của người Việt. Ngày xưa, “miếng trầu là đầu câu chuyện” nhưng ngày nay, chén trà đã thay cho “miếng trầu”, để mở đầu cho mỗi câu chuyện, đặc biệt là những câu chuyện ngày Tết. Một ấm trà thơm ngon sẽ làm cho mọi người gần nhau hơn, ấm áp hơn trong tiết trời se se lạnh vì thế mà trà được các gia đình đặc biệt quan tâm trong ngày Tết.

    Vị đắng của trà, vị ngọc của bánh mứt đã trở thành hình ảnh quen thuộc và không thể thiếu trong những ngày Tết. Ngày Tết. Thưởng trà là một trong những nét đẹp truyền thống trong ngày Tết, một nét văn hóa đẹp của người Việt. Uống trà trở thành việc không thể thiếu vào mỗi dịp Tết bởi nó có lợi cho sức khỏe như phòng chống được một số bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường… làm đẹp như chống lão hóa, đẹp da… và vì thưởng trà đã trở thành một nét văn hóa trong nền văn hóa đa dạng của người Việt.

    Người Nhật cũng như người Trung Hoa tôn trà thành đạo: Đạo Trà. Từ ngàn xưa, người Việt đã có nghệ thuật uống trà và là một trong những nước trong cây trà sớm nhất thế giới. Người Việt uống trà theo kiểu cách riêng của họ và cũng có quy tắc riêng nhưng không quá ngặt như Đạo Trà. Trà có tác dụng giải độc và kích thích sự hoạt động của trí não, giảm mỡ trong máu.

    Thống kê trên thế giới ghi nhận có hơn 3,000 giống trà khách nhau. Tuy nhiên có 6 loại trà cơ bản: Trà xanh, trà trắng, trà vàng, trà đen, trà Ô long và trà phổ nhĩ.

    • Trà Xanh là loại trà vừa hái xong, làm héo và diệt men. Trà xanh là một loại trà tươi như giống trà Thái Nguyên là một loại trà nổi tiếng tại Việt Nam bởi trà Thái Nguyên không để lên men nên vẫn giữ được chất diệp và phẩm chất của lá trà tươi.
    • Trà Trắng còn được gọi là Bạch Trà trông ở vùng cao độ. Bạch trà được hái từ lúc còn là búp non, và vì trong trong vùng có nhiệt độ thấp nên búp trà có màu trắng. Hái xong sẽ được phơi ngoài nắng nên có độ lên men cao. Trà trắng có nguồn gốc từ Phúc Kiến, nhưng ngày nay, có nhiều nước cũng sản xuất loại trà này. Tại các tỉnh miền Tây Bắc Việt Nam ghi nhận là có loại trà này.
    • Trà Vàng cũng giống như trà xanh, chỉ khác là sau khi diệp men, là trà được hấp ở nhiệt độ nhẹ khiến cho chất diệp lục tố (Chlorophyll) mất đi từ từ khiến cho chất xanthophylls (màu vàng) hiện ra rõ hơn.
    • Trà Ô Long là loại trà có các công đoạn chế biến da dạng và mất thời gian. Trà ô long xanh có độ lên men là 12-20% nhưng trà ô long đen có độ lên men là 40-80%. Trà ô long được trồng nhiều ở Trung Quốc, Đài Loan. Lâm Đồng cũng trồng loại trà này lấy giống từ Đài Loan.
    • Trà Đen còn được gọi là Hồng Trà vì nước trà có màu cam hoặc màu đỏ, xuất phát tử khu vực núi Vũ Di ở Trung Quốc với tên là Chánh Sơn Tiểu Chủng. Không qua giai đoạn diệt men. Loại trà này được người Âu Châu ưa chuộng.
    • Trà Phổ Nhĩ được đặt theo tên của thành phố Phổ Nhĩ bên Trung Quốc. Loại trà này trồng tại vùng Tây Bắc Việt Nam. Sự chế biến giống như loại trà Xanh và Bạch Trà. Lá trà khô đóng thành bánh gọi là trà Phổ Nhĩ sống và nếu làm khô và ủ từ 30 đến 50 ngày thì gọi là trà Phổ Nhĩ chín.

    Tùy theo từng loại trà mà người ta dùng độ nước sôi để pha. Thường là 85-100 độ C. Ấm pha trà củng tùy loại trà mà dùng ấm mỏng (Chu Nê) hay dày (Tử Sa). Ở Trung Quốc có thập loại danh trà, đứng đầu là:

    • Trà Long Tĩnh của thôn Long Tĩnh, Hàng Châu, Triết Giang. Vì thời tiết mát mẻ nên trà Long Tĩnh ngon, chất lượng tốt và là một loại trà Xanh nổi tiếng được chế biến theo phương thức thủ công truyền thống nên lá trà có kích thước đều và giữ được màu xanh non đẹp mắt. Đặc trưng của loại trà này mang hương vị trà Xanh tươi mát, đậm đà, khi pha trà các búp trà đứng thẳng trong nước, nhìn rất đẹp.
    • Bích Loa Xuân hay Hách Sát Hương Nhân được mệnh danh là đệ nhất trà Xanh có hương vị dịu ngọt, có nhiều chất dinh dưỡng, nước trà màu xanh ngọc.
    • Thiết Quan Âm là loại trà khó trồng, búp trà ra quanh năm nhất là mùa Xuân nhưng vị trà lại thơm nhiều vào mùa Thu. Trà có nguồn gốc tại huyện An Khê. Lá trà hơi cong, đỉnh trà trong giống như đầu con chuồn chuồn, thân xoán, đuôi trông giống như chân con ếch, trên bề mặc của lá có một lớp sương mỏng gọi là “Sa lục”. Trà có 30 loại kháng chất khách nhau, có khả năng miễn dịch, trị bệnh mạch vành. Hương vị thơm, ngọt, xanh giúp trí óc thanh thản, sảng khoái, thư giãn.
    • Hoàng Sơn Mao Phong tên trà được đặt theo quê hương “Mao Phong” và dãy núi “Hoàng Sơn”. Lá trà có lông tơ, nước trà thơm, vị đậm, nước màu vàng, tốt cho bệnh tim mạch.
    • Trà Ngân Châm hay Trà Vàng xuất phát từ đảo Quân Sơn, tỉnh Hồ Nam. Hoa trà thường nở vào tháng 6 và có chất lương tốt nhất trong năm. Trà có hai loại là trà búp mọc ở phía Đông đảo Quân Sơn, đón nắng sớm nên ngon hơn và trà tơ mọc ở phía Tây đón ánh nắng muộn hơn, ban đêm lại có nhiều sương nên lá có nhiều tơ.
    • Kỳ Môn Hồng Trà nổi tiếng tại huyện Kỳ Môn, tỉnh An Huy. Trà được lên men trong quá trinh hái, ủ và sấy. Các chế biến làm theo phương thức thủ công nghệ. Trà chứa nhiều chất Flavonoid rết tốt cho sức khỏe, giảm thiếu nguy cơ béo phì.
    • Trà Đại Hồng Bào hay Nham Trà Đại Hồng Bào hay Đại Hồng bào Vũ Nhi vì trồng ở núi Vũ Di, Phúc Kiến, Trung Quốc. Trà thuộc dòng trà Ô Long. Trà có vị ngọt, hương thơm như hoa lan. Đây là loại trà mắc tiền nhất thế giới, có lúc lên đến $1000 USD/gr. Nên được nhà nước canh gác rất cẩn thận. Trà có thể thu hoạch quanh năm nhưng sản lượng và chất lượng thì mỗi mùa khác nhau. Trà có tác dụng chống ung thư, hạ huyết áp, cải thiện tim ma5chk giảm căng thẳng, tăng cường trí nhớ.
    • Trà Lục An Qua Phiến hay Trà Qua Phiến là loại trà xanh trồng trên đỉnh Đại Sơn, Lục An, tỉnh An Huy. Chỉ dùng búp trà, bỏ phần mầm, gân rồi phơi khô. Trà có màu xanh ngọc, trong, hương thơm, vị nồng có chút chất ngọt.
    • Bạch Hào Ngân Châm là trà Trắng búp non hay Baihao Yinzhen. Thuộc dòng họ trà Trắng, sản suất tại tỉnh Phúc Kiến. Thu hái là những búp non, mịn và có lớp lông tơ trắng bao quanh búp trà. Phương pháp là phơi trong bóng râm, nổi tiếng về hương, sắc và vị, từng là Hoàng gia Cống Phẩm và được Vua Chúa dùng trong các buổi Ngự Trà.
    • Trà  Phổ Nhĩ (Bửu Lị, Pu-erh) có nguồn gốc từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, thường dủng trong các nhà hàng Trung Hoa, nhất là sau bữa ăn Dim Sum. Trà được diệt men, vò nát, phơi nắng. Nuốc trà có màu đỏ đậm, vị hơi chát nhưng sau lại ngọt.

    Các nước Á Châu ăn Tết Nguyên Đán ra sao? của tác giả THG (Dựa theo bài viết của THG).

    “…Chiều ba mươi nợ réo tít mù

    Co cảng đạp thằng bần ra cửa

    Sáng mồng một rượu say túy húy

    Giơ tay bồng ông phúc vào nhà…”

    Tết Nguyên Đán còn được gọi là Tết Âm Lịch hay Lunar New Year. Đây là dịp lễ lớn được nhiều quốc gia Á Châu long trọng đón mừng. Phần lớn cá quốc gia Á Châu dưa trên chu kỳ của mặt trăng quay quanh trái đất, đó là ngày đầu tiên của chu kỳ của mặt trăng. Theo giáo sư Yeomin Yoon, thuộc đại học South Carolina thì Tết Nguyên Đán bắt đầu từ thời cổ đại. Tết Nguyên Đán không phải là Chinese New Year bởi Tết Nguyên Đán của người Trung Quốc gọi là “Chũ Jié” có nghĩa là “Lễ Hội Mùa Xuân”, kéo dài cả tuần.

    Phần trên chúng ta đã nói về phong cách đón TẾT tại Việt Nam, sau đây chung ta tìm hiểu thêm về nghi thức đón Tết Nguyên Đán ở một số quốc gia Á Châu như: Trung Quốc, Đại Hàn, Singapore, Mã Lai Á, Đài Loan và Phi Luật tân.

    • Tại Trung Quốc:

    Tương tự như người Việt, Tết là dịp để gia đình quây quần bên nhau. Người Trung Hoa cũng tin rằng, mặc quần áo mới với màu tươi sáng (đỏ, vàng) để thu hút thần tài và mang lại sự giầu có trong năm. Cũng giống như người Việt, người Trung Hoa đặt têm cho mỗi năm tương ứng với một con vật trong 12 con giáp gồm các con: Chuột (Tý); Trâu (Sửu); Cọp (Dần); Thỏ/Mèo (Mẹo); Rồng (Thìn); Rắn (Tỵ); Ngựa (Ngọ); Dê (Mùi); Khỉ (Thân); Gà (Dậu); Chó (Tuất) và Heo (Hợi) và đến Chùa dâng hương cầu mong cho một năm mới tốt lành thịnh vượng. Nhưng người Trung Hoa thường kiêng không ăn thịt con vật tương ứng với con giáp của năm đó.

    Trong ngày Tết, các món ăn cổ truyền được dùng là: Bánh bao, bánh nếp, mì, sủi cảo. Một phong tục khác là khi làm bánh bao, người Trung hoa giấu vào trong lòng bánh một đồng xu nhỏ, để các em nhỏ nếu nhận được bánh bao có giấu đồng xu ấy thì nên ăn hết cái bánh bao đó để lấy hên suốt cả năm. sủi cảo thường được ăn chung với cá tượng trưng cho sừ sung túc. Đêm giao thừa, mọi người quay quân bên nhau trong bữa cơm cuối năm, mồng một Tết cũng có đi chúc Tết và nhận tiền lì xì trong một phong bao màu đỏ. Người Trung Hoa có tục lệ không mua giầy mới, quét nhà ngày mồng một, không cắt tóc, gội đầu vào dịp Tết.

    • Tại Đại Hàn:

    Tại Đại Hàn Tết Nguyên Đán kéo dài 3 ngảy, theo phong tục của người Đại Hàn mọi người đều nhận thêm một tuổi vào ngày Tết. Y phục đón Tết là trang phục cổ truyền Hanbok và trẻ em phải cúi rạp người, cung kính chào người lớn tuổi, chúc thọ và nhận tiền lì xì cũng như nhận lời khuyên bảo, kinh nghiệm sống, v.v… của các vị niên trưởng.

    Thức ăn trong dịp Tết gồm các món mandu (bánh bao), dduk-guk (súp bánh làm bằng bột gạo thái mỏng), mandu-guk (súp bánh bao), galbijjim (sườn om), japchae (miến) và ddeok (bánh gạo). Trò chơi truyền thống là Yut Nori (cờ chơi bằng que gỗ) và Yeonnalligi (thả diều để cầu may).

    • Tại Singapore:

    Da số người Trung Hoa sống ở Singapore (75%) nên họ ăn Tết rất lớn. Thức ăn là bánh nếp (nian gao), Yushering (gỏi cá sống truyền thống) và bánh dứa. Bao lì xì được trao tặng cho những người trẻ tuồi với chữ “” trên phong bao màu đỏ. Người Singapore tỏ lòng kính trọng tổ tiến bằng cách đi chùa, thắp nhang vào dịp đầu năm.

    Cuộc diễn hành Chingay với xe hoa rất long trọng, lộng lẫy được tổ chức hàng năm vào dịp Tết Nguyên Đán, cũng có múa lân. Ngoài ra trong dịp này, Lễ hội Tết River Hongbao cũng được tổ chức ở nhiều địa điễm khác nhau tại Singapore.

    • Tại Mã Lai Á:

    Cũng như Việt Nam, Trung Quốc, Đại Hàn và Singapore, Tết Nguyên Đán là dịp mừng Xuân và để mọi người trong gia đình quây quần bên nhau trong bữa cơm cuối năm. Tết tại Mã Lai kéo dài 15 ngày và ngày thứ 15 sẽ có lễ hội Chap Goh Mei dành riêng cho các phụ nữ độc thân, trong buổi lễ, các cô gái sẽ ném quả quýt có ghi ước mơ thầm kín của mình xuống biển.

    Món sald Yee Sang là món được dùng trong bàn tiệc vì nó tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng. Nian gao, quả quýt (tượng trưng cho sự may mắn) và phong bì đỏ (pow) được trao tặng cho các em nhỏ và những người chưa lập gia đình. Có những gia đình mời đoàn múa lân đến múa trước bàn thờ để xua đuổi tà ma. Khi ra đường các thiếu nữ mặc trang phục truyền thống, qipao (áo sường xám) màu đỏ vì họ tin rằng màu đỏ mang đến sự may mắn.

    • Tại Đài Loan:

    Người Đài Loan có tục lệ dù bận rộn đến đâu đi nữa, họ đều về hay về quê đón mừng năm mới cùng với gia đình. Những món ăn Tết gồm: Nian gao, bánh dứa, cá. Người Đài Loan cũng tin rằng khi dùng thức ăn hết món cá, mà để lại một ít thì sẽ mang đến sự may mắn cho gia đình. Trong dịp Tết, nhiều người Đài Loan không đi ra đường, mà ở nhà, nhất là có cha mẹ già. Phong tục lì xì và đốt pháo cũng phổ biến tại đây.

    • Tại Phi Luật Tân:

    Người Phi Luật Tân tin tưởng rằng trong đêm giao thừa, khi đồng hồ điểm 12 giờ đêm thì mọi người đều thi nhau nhẩy cho thật cao, vì họ cho rằng giờ phút ấy, nếu ai nhẩy càng cao thì chiều cao của họ sẻ tăng cao thêm lên.

    Bữa ăn truyền thống trong ngày Tết gọi là Media Noche, một bữa ăn thịnh soạn để ăn mừng cho một năm thịnh vượng gồm các loại trái cây hình tròn tượng trưng cho sự may mắn. Phong tục này bắt nguồn từ Trung Quốc. Món ăn trong ngày Tết gồm xôi Biko, Bibingka và Nian gao vì họ tin rằng chất dính của nếp giúp gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau. Mì dài Pancit với niềm tin là đem lại sự khỏe mạnh, trường thọ, may mắn.

    Trang phục có hình chấm bi tròn tượng trưng cho thịnh vượng, tiền bạc, may mắn. Pháo nổ vang để xua đuổi những linh hồn xấu. Đèn bật sáng, cửa sổ và cửa ra vào được mở rộng, không tiêu tiền vào ngày đầu năm.

    Hơn trăm năm trước người Sài Gòn ăn Tết ra sao? Và ngôn ngữ được dùng như thế nào? Bài viết của TNV.

    Sự nghiên cứu của TNV dựa theo tờ Tân Đợi Thởi Báo, số 36, ra ngày 2 tháng 3 năm 1915 mô tả về ngôn ngữ được dùng và những sinh hoạt Tết tại chợ Sài Gòn năm 1915. Vậy, hơn trăm năm trước, phong cách ăn Tết cũng như ngôn ngữ được dùng như thế nào?

    Những danh từ nghe lạ tai như Ý cựu lệ, chờ bữa 27, 28 và 29 Annam: chỗ gia tăng bằng hai đặng trừ bì (giảm bớt) ba bữa 30, thắp đèn điển khí (đèn điện) sáng trưng. Bước chân vào chợ ngống (cố gắng tìm kiếm) ngống lại…vì lòng đã mất thửa (mất đi bớt) sự mong vọng. Tả tự (viết chữ) rất xảo lại sãn thuộc làu. Khách Trú (người Hoa), Thí (miễn phí). Khán (khám), Langsa (chỉ người Pháp, Y phục Langsa là âu phục). Á xúc (chú), ván (bộ ngựa, bộ ván), Trếu (lạ ùng, kỳ cục). Bối(ăn trộm dưới ghe) và còn rất nhiều những từ ngữ khác mà ngày nay không còn lưu truyền trong dân gian.

    Năm 1914, chợ Sài Gòn Mới nay được đổi tên thành chợ Bến Thành khánh thành sau hai năm xây dựng chưa được thịnh vượng và rầm rộ như ngày nay bởi có khi chợ được cất quá lớn và còn xa lạ với sự xắp xếp hàng bán. Thí dụ: Trước kia, hàng ăn, hàng vải (còn gọi là Chà và bán vải), thực phẩm, cây trái xen kẽ vào nhau. Nay, sự xắp xếp hàng quán có vẻ ngăn nắp hơn. Phía trong chợ bày bán hoa quả, thức ăn, hàng quán, bên ngoài chợ có nhiều hàng bông hoa đủ loại. Phía bên hữu thì thấy bày viết liễn, thiệp, v.v…Liễn (Câu đối) viết theo kiểu “Rồng bay Phượng múa”, màu xanh đỏ. Người dân mua liễn về dán trong nhà vào ba ngày Tết.

    Người Trung Hoa ăn Tết sớm, khoảng 28 là họ đã treo cờ Ngũ Hành, cờ Tam Giác của Đại Pháp. Đêm 30 và trọn ngày mồng một Tết, pháo nổ liên hồi, đó là phong tục mà người Annam trừ năm cũ và ăn mừng năm mới, gọi là “Bộc trúc nhứt thinh trừ cựu”. Mồng hai, pháo đốt thưa dần và mồng ba thì im bặt. Trong ba ngày Tết, mọi người đều vui vẻ, trẻ em được cha mẹ cho ăn cam, ăn hồng, đốt pháo, lãnh tiền lì xì, người lớn thì đi thăm họ hàng, chúc cho bà con cô bác, bạn bè vạn sự hạnh tường. Trong ba ngày Tết, người ta nấu thịt hầm dưa giá, thịt kho, cá kho, nem, bì, tỏi, ớt, kiệu, bánh tét, bánh chưng.

    Qua mồng bốn Tết, các cụ già rủ nhau đi khám bệnh miễn phí. Ngoài đường chật cứng xe, nào là xe lửa Mỹ Tho, Biên Hòa, Chợ Lớn đều đông khách, kẻ lên người xuống không ngớt. Nhất là khách Trung Hoa, họ mặc y phục tốt, áo dài kiểu xưa hay áo dài châu xá, che dù đi cung hỉ. Trên những chuyến xe lửa Biên Hòa, Gò Vấp thường chạy qua những khu nhà có chưng lồng đèn giấy, cành dừa kết thành hoa, v.v… có nhà thì lại thấy từng đám người, chụm năm chụm ba ngồi chật vào nhau trên một bộ ván mà chơi đánh bài. Xe cộ trong ba ngày Tết vừa mắc gấp đôi vừa đông người. Có khi còn thiếu cả xe chở khách.

    Ly Rượu Mừng: 70 năm một khúc Xuân ca, bài viết của Trần Hữu Ngư.

    Ban hợp ca Thăng Long với nhạc phẩm bất hủ: Mưa Sài Gòn – Mưa Hà Nội và Ly Rượu Mừng mang đậm dấu ấn văn hóa, nhân văn và nhân bản của nhạc sĩ Phạm Đình Chương như đã in sâu vào tâm khảm và sống mãi trong lòng người Việt. Ra mắt công chúng vào mùa Xuân 1953, ban hợp ca Thăng Long trước 1975 gồm: Phạm Duy, Hoài Bắc (Phạm Đình Chương), Hoài Trung/Phạm Đình Viêm (người anh cùng cha khác mẹ của Phạm Đình Chương), Thái Hằng/Phạm Thị Quang Thái (vợ nhạc sĩ Phạm Duy, chị gái ruột của Phạm Đình Chương, thân mẫu ca sĩ Thái Hiền, Duy Quang, Thái Thảo), Khánh Ngọc (vợ cũ của Phạm Đình Chương) và Thái Thanh/Phạm Thị Băng Thanh (em gái út của gia đình, thân mẫu ca sĩ Ý Lan). Sau 1975 có thêm Mai HươngQuỳnh Giao.

    Hàng trên từ trái qua: Phạm Duy, Hoài Bắc, Hoài Trung.

     Hàng dưới từ trái qua: Thái Hằng, Khánh Ngọc, Thái Thanh.

    BAN HỢP CA THĂNG LONG

    Quỳnh Giao và Mai Hương

              Sau năm 1975, nhạc phẩm Ly Rượu Mừng không được phép hát tại Việt Nam vì có liên quan đến “Lính” qua câu:

    “…Chúc người binh sĩ lên đàng.

    Chiến đấu công thành.

    Sáng cuộc đời lành.

    Mừng người vì nước quên thân mình…”

     Nhưng đến năm 2016, khi xét qua lý lịch của nhạc phẩm thì nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác nhạc phẩm này năm 1953, trước ngày đình chiến 1954. Ly Rượu Mừng mang giai điệu Valse êm dịu, một bài ca chúc mừng năm mới, phác họa nên nét đẹp của mọi giới trong xã hội gồm sĩ, nông, công, thương, binh.

    “…Ngày Xuân nâng chén ta chúc nơi nơi

    Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi

    Người thương gia lợi tức

    Người công nhâng ấm no

    Thoát ly đời gian lao nghèo khó…”

              Mừng Xuân mà không nghe tiếng nhạc, lời ca thì hẳn là một điều thiếu sót và thú vị nhất là hát theo cô ca sĩ hay bạn bè, cùng cất tiếng hát ca những bài nhạc ca ngợi mùa Xuân. Khắp nơi trên thế giới và bất cứ nơi nào có cộng đồng người Việt mà không nghe nhạc phẩm Ly Rượu Mừng. Tuy rằng nhạc phẩm Ly Rượu Mừng không khó hát, nhưng phải hát cho rõ lời, dứt tiếng thì mới hay…Phải công nhận cái biệt tài sáng tác nhạc phẩm này của Phạm Đình Chương, trong ấy, ông đã không quên nhắc đến mọi tầng lớp trong xã hội, qua lời nhạc, ông đã đem đến nụ cười nở trên môi mọi người.

    “…Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương

    Xây tổ ấm trên cành yêu đương

    Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ

    Tiếng thi ca nét chấm phá tô nên đời mới…”

              Chúc Mẹ quê ngày đêm trông ngóng con trai trở về từ chiến trường, mang lại món quà Xuân tinh thần mà hằng đêm bà khấn nguyện.

    “…Kìa nơi xa xa có bà mẹ già

    Từ lâu trông con mắt vương lệ nhòa

    Chúc bà một sớm quê hương

    Bước con về hòa nỗi yêu thương…”

              Và hay cùng nâng ly:

    “…Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do

    Nước non thanh bình

    Muôn người hạnh phúc chan hòa…”

    Thơ ca ngày Xuân trong văn học Việt, bài viết của Ban Biên Tập Giai Phẩm Xuân Quý Mão 2023.

    Trong thưở ban đầu, người Việt chưa có chữ viết nên các thơ ca ngày Xuân không được ghi chép lại trong lịch sử văn học Việt, Tuy nhiên nếu căn cứ theo các văn hoa ghi khắc lại trên Trống Đồng mà các nhà khảo cổ đào được trong thời kỳ cận đại thì dân tộc Việt đã mừng lễ hội từ xa xưa, đi song song với những sinh hoạt có sự phụ họa của kèn, trống, v.v…Theo dòng lịch sử và trải qua nhiều năm tiến hóa, con người càng ngày càng văn minh, tiến bộ, chính vì vậy mà các sinh hoạt hội hè, lễ lạc được ghi chép lại theo từng thời kỳ.

    Thời kỳ lập quốc:

    Theo sách Lĩnh Nam Chích Quái và tu chỉnh bời sử gia Ngô Sĩ Liên dưới thời vua Lê Thánh Tông (1442-1497) ghi lại trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư thì sự tích bánh dầy bánh chưng xuất hiện vào đời vua Hùng Vương thứ 6 (1712-1632 TCN) khi vua dẹp xong giặc Ân, ngài có ý định truyền ngôi lại cho các con, nhưng không  biết phải truyền ngôi cho hoàng tử nào. Trong dịp đầu Xuân, vua cha họp các con lại và phán rằng: “Trong các con, hoàng tử nào tìm được lễ vật dâng lên ta mà có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi cho.

    Trong số các vị hoàng tử ấy thì người con trai thứ 18 của vua Hùng Vương là Tiết Liêu, tính tình hiền hậu, đạo đức, hiếu thảo. Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị thần đến bảo: “Này con, trong trời đất không có gì quý bằng gạo, con hãy lấy gạo nếp làm một chiếc bánh hình tròn tượng trưng cho Trời và một cái bánh hình vuông tượng trưng cho Đất. Hay bọc lá bên ngoài, đặt nhân trong ruột bánh để làm hình tượng cho Cha Mẹ sinh thành.”

    Đến ngày hẹn, Tiết Liêu đem lễ vật của mình dâng lên cho vua Hùng Vương, ngài lấy làm lạ, nhưng Tiết Liêu đã mau nắm kể cho vua cha nghe về giấc mộng của mình và ý nghĩa của sự tích bánh dầy và bánh chưng. Vua Hùng Vương nếm bánh và khen ngon, có ý nghĩa nên ngài đã truyên ngôi cho Tiết Liêu. Và từ đó người Việt có tục lệ gói bánh chưng để cúng tổ tiên trong những ngày đầu Xuân. Trong văn chương Việt Nam cũng có những câu ca dao và được truyền bá trong dân gian như:

    Lạt này gói bánh chưng xanh

    Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng

    Bánh chưng xanh bên dưa hấu đỏ

    Cành mai vàng ben nhánh đào tươi.

    Thời kỳ 1000 Bắc thuộc (179 TCN – 905):

    Trong giai đoạn này, giới thống trị phương Bắc dùng mọi nỗ lực để đồng hóa người Lạc Việt, nhưng truyền thống văn hóa như lễ hội, bánh chưng ngày Tết vẫn đứng vững.

    Thời nhà Đinh – nhà Lê (968 – 980 & 980 – 1009):

    Là giai đoạn đầu của thời kỳ tự chủ nhưng sách sử không ghi chép lại nhiều những phong tục Tết, có lẽ vì thời gian trị vì của hai vị vua này quá ngắn. Trong thời gian này người Việt cũng chưa có chữ quốc ngữ và vẫn phài dùng chữ Hán.

    Thời Lý – Trần (1009- 1225 & 1226 – 1400):

    Trong thời kỳ này, nước Việt trở thành một quốc gia độc lập và trên đà phát triển về mọi lãnh vực nhất là văn hóa. Một loại chữ viết gọi là chữ Môm được các nhà trí thức sáng tạo cho riêng người dân Việt. Chính vì thế mà các quá trình diễn tiến trong xã hội được ghi chép rõ ràng trong lịch sử. Qua các tư liệu lịch sử, lễ nghi truyền thống văn hóa của dân tộc được coi là trọng. Trong triều đình có tổ chức nghiêm trang về việc đón Tết theo quy luật của cung đình. Thiền sư Mãn Giác dưới thời Lý đã để lại bài thơ bất hủ, “Cáo Tật Thị Chúng”.

    Xuân khứ bách hoa lạc

    Xuân đáo bách hoa khai

    Sự trục nhãn tiền quá

    Lão tòng đầu thượng lai

    Mạc vị Xuan tàn hoa lạc tận

    Dình Tiền tạc dạ nhất chi mai

    Dịch

    (Xuân đi trăn hoa rụng

    Xuân đến trăm hoa cười

    Trước mắt việc đi mãi

    Trên đầu già đến rồi

    Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết

    Đêm qua – sân trước – một cành mai.)

              Vua Trần Nhân Tông cũng có rất nhiều bài thơ ca tụng mùa Xuân, trong đó có bài “Buổi sớm mùa Xuân”.

    Ngủ dậy tung song cửa

    Nòa hay Xuân đã sang

    Một đôi bươm bướm trắng

    Gặp hoa, cánh vội vàng.

              Ngoài ra, Vua Trần Nhân Tông còn sáng tác những vần thơ rất thoát tục như:

    Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

    Dói đến thì ăn mệt ngủ liền

    Trong nhà có báu thôi tìm kiếm

    Dối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.

    Thời Hậu Lê:

    Sau 20 năm văn hóa của dân tộc Việt bị hủy diệt bởi chính sách đồng hóa của nhà Minh phương Bắc. Vua Lê Thánh Tông và Nguyễn Trãi là hai nhà thơ nổi tiếng trong giai đoạn này. Về thơ Xuân, Nguyễn Trãi có bài thơ sau.

    Có Xuân đầu bếp xanh như khói

    Thêm lại mưa Xuân trời nước đầy

    Đường nội vắng teo hành khách ít

    Thuyền côi gác bãi ngủ thâu đêm.

    Thời vua Lê – Chúa Trịnh (1545 – 1787):

    Trong giai đoạn này, người nắm quyền hành trong nước là chúa Trịnh và thế tử; tuy nhiên, trong những ngày Tết, vua Lê là người trụ trì các nghi thức quan trong trong triều đình. Trong thời kỳ này, chữ Nôm được phổ biến và xuất hiện nhiều nhà thơ Nôm như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, v.v…

    Một năm Xuân đẹp chín mươi ngày

    Vùn vụt thiều quang ngẫm xót thay

    Cõi thế công danh chim cánh lướt

    Sân nhàn thời tiết bóng oanh bay

                                   (Nguyễn Du)

    Ấy bao nhiêu tuổi hỡi cô mình

    Chị cũng xinh mà em cũng rất xinh

    Trăm vẻ như in tờ giấy trắng

    Ngàn năm còn mãi cái Xuân xanh.

    (Hồ Xuân Hương)

    Triều Nguyễn (1802 – 1945).

    Bởi chịu ảnh hưởng sâu đậm của nho giáo, nên việt tổ chức đón Tết trong cung đình trở nên trịnh trọng hơn. Trong dịp Tết, triều đình ra lệnh giảm thuế cho người dân tại những vùng có thiên tai, bão lụt, mất mùa. Ân xá cho tù nhân có hạnh kiểm tốt, cho phép đánh bài trong những ngày Tết vui Xuân.

    Trong triều đại này có rất nhiều nhà thơ nổi tiếng như Tản Đà, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Công Trứ, v.v…

    “…Gặp Xuân ta giữ Xuân chơi

    Câu thơ chén rượu là nơi đi về

    Hết Xuân, cạn chén, vui Xuân

    Nghìn thu nét mực Xuân đề vẫn Xuân….”

                                 (Tản Đà)

    Năm ngoái năm kia đói muốn chết

    Năm nay phong lưu đã ra  phết!

    Thóc mùa, thóc chiêm hãy còn nhiều

    Tiền nợ, tiền công chưa trả hết

    Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng

    Ngoài ngõ bi bô rủ chung thịt

    Ta ước gì được mãi như thế

    Hễ hết Tết rồi, thời lại Tết!

                       (Nguyễn Khuyến)

    “Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau

    Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu

    Phen này ông quyết đi bôn cối

    Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu…

    …Bắt chước ai ta chúc mấy lời:

    Chúc cho khắp hết ở trong đời.

    Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,

    Sao được cho ra cái giống người.”

                       (Tú Xương)

    Thời Cận đại:

    Đây là thời đại mà chữ quốc ngữ bắt đầu thịnh hành và phát triển, khởi đầu cho một nền văn học mới và cho ra đời nhiều tác phẩm văn chương cũng như văn vần. Những bài thơ Xuân xuất hiện bởi một số thi sĩ như Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử, Vũ Đình Liêm, v.v…

    “…Buổi đầu Xuân – đi giữa buổi đầu tiên

    Như sáng nay cuộc đời vừa mới nở

    Và ban đầu cây với gió cười duyên

    Thiếu nữ bâng khuâng đợi một người

    Chưa từng hẹn đến – giữa Xuân tươi

    Cùng chàng trai trẻ xa xôi ấy

    Thiếu nữ làm duyên, đứng mỉm cười.”

                       (Xuân Diệu)

    “Đã thấy Xuân về với gió đông

    Với trên màu má gái chưa chồng

    Bên hiên hàng xóm, cô em nhỏ

    Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong….”

    (Nguyễn Bính)

    Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời

    Bao cô thôn nữ hát trên đồi

    Ngày mai trong đám Xuân xanh ấy

    Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi.

    (Hàn Mạc Tử)

    “Mỗi năm hoa đào nở

    Lại thấy ông đồ già

    Bày mực tàu, giấy đỏ

    Bên phố dông người qua…

    …Năm nay đào lại nở

    Không thấy ông đồ xưa

    Những người muôn năm cũ

    Hồn ở đâu bây giờ?”

                                 (Vũ Đình Liêm)

    Khánh Lan

  • Khánh Lan,  Văn Thơ

    GÓI BÁNH CHƯNG NGÀY TẾT

    Trong 5 anh em chúng tôi chỉ có chị Thư là người duy trì được các nghi lễ cúng giỗ tổ tiên cũng như phong tục gói bánh chưng ngày tết mà Mẹ tôi truyền lại. Những năm trước đây, khi chị Thư còn “trẻ và khỏe” thì chị là nhân vật chính trong công việc gói bánh, còn chúng tôi chỉ là thợ vịn. Vậy thợ vịn gồm những ai? Thưa gồm những đứa con của chị Thư, Tú và tôi.  Nhưng từ 3 năm nay, chị Thư đã “Train” cho dì cháu tôi “so well” cách thức gói bánh, nấu bánh và làm giò thủ. Giò thủ là món không thể thiếu trong những ngày tết của gia đình chúng tôi, nó ăn rất ngon và hương vị thì khác hẳn những cây giò thủ bán ngoài tiệm.

    Năm nay, California có bão và mưa kéo dài hầu như cả tuần nên Tú và tôi đã chăn gối lên nhà chị Thư từ tối thứ Sáu và ở lại cho đến chiều Chủ Nhật. Đã lâu lắm Tú và tôi mới ngủ lại đêm ở nhà chị Thư, có lẽ từ khi chúng tôi mỗi đứa có một gia đình riêng. Những lúc chị em có dịp gặp nhau như thế nầy, chúng tôi có cảm giác như sống lại thời son trẻ cùng Mẹ Cha. Chị Thư lớn hơn chúng tôi 5 tuổi nên chị thường kể lại cho Tú và tôi nghe những kỷ niệm xa xưa. Những ngày yên bình và xum họp tại Đà-Lạt, rồi chuyển vào Sài-Gòn. Những ngày buồn đau khi Bố tôi qua đời và những ngày cuối cùng rời xa Ngoại, Mẹ và anh Khoa trong cuộc di tản 1975.

    Để chuẩn bị cho việc gói bánh, một tuần trước ngày mồng một Tết, chị Thư đã bắt đầu đi chợ mua nếp, đậu xanh, thịt, lá chuối và những thứ cần thiết cho việc gói bánh. Thế nên khi chúng tôi bắt tay vào việc thì mọi thứ đã sẵn sàng: nếp đã ngâm, đậu xanh đã nấu và say nhuyễn, thịt đã ướp, lá đã rửa sạch và lau khô…Thật ra, công việc gói bánh không khó, nhưng nó đòi hỏi thời gian, sự kiên nhẫn và khéo tay, nên dì cháu chúng tôi “Quải” lắm mỗi khi “năm hết Tết đến”.

    Để động viên tinh thần của chúng tôi, chị Thư luôn nhắc lại câu nói của Mẹ tôi khi người còn sống. “Các con ạ, đây là dịp mà mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, chia sẻ những sinh hoạt trong năm, những chuyện vui buồn và nhắc lại những kỷ niệm thời thơ ấu”. Phải, câu nói ấy, hầu như dì cháu chúng tôi đã nằm lòng, thế nên, mỗi khi nghe chị Thư nhắc lại… thì dì cháu chúng tôi đều đưa mắt nhìn nhau, lắc đầu và ngoét miệng cười toe…Cái lắc đầu đi theo tiếng cười này có một ẩn ý riêng của dì cháu chúng tôi…Nó có nghĩa là “SORRY, NOT ME, I AM NOT GOING TO CARRY ON THIS TRADITION”…

    Nói là nói cho vui thôi vì khi thực sự bắt tay vào công việc, không ai bảo ai, chúng tôi mỗi người một tay. Tú và Tâm thì cắt thịt, lỗ tai heo, bì, mộc nhĩ để làm giò thủ, chị Thư và tôi Thư lãnh nhiệm vụ gói bánh, vợ chồng Thanh và Tuấn thì lo xếp bánh cộng nấu bánh, Toàn bóc bánh và lau bánh sau khi bánh đã được nấu chín, v.v…

    Năm nay, chúng tôi gói tổng cộng 40 cái bánh chưng và 6 cái giò thủ. Phải công nhận, những cái bánh chưng do chúng tôi gói ngon và rất đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ là ít nếp, nhiều thịt và nhiều đậu xanh. Nếp thì nhừ và không bị “hấy”, đậu xanh mềm và thơm, chất béo từ thịt ba-chỉ như hòa tan vào nếp khiến cho bánh trở nên dẻo và không bị khô.

    Bánh chưng được nấu bằng nồi Pressure Cooker nên chỉ mất có 3 tiếng là xong một nồi, mỗi nồi là 6 cái bánh nên phải nấu đến 7 nồi mới hoàn tất được 40 cái bánh chưng. Bánh chưng sau khi nấu xong, chúng được ép qua đêm cho bánh chắc lại bởi vì chị Thư nói, có như thế thì bánh mới dẻo, chắc và giữ được cả năm.

    Phần tôi, tôi cho rằng, chẳng có gì tuyệt diệu cho bằng được “thử” miếng bánh chưng nóng hổi vừa nấu xong. Bởi bánh chưng khi vừa lấy ra khỏi nồi mà không cần ép qua đêm, thì nó vẫn giữ được nguyên vẹn cái mùi thơm thơm của lá chuối, cái chất deo dẻo của nếp, cái vị bùi bùi của đậu xanh và cái beo béo của thịt…. Ôi! quả là tuyệt vời.

    Khánh Lan

    Tết Quý Mão 2023

  • Khánh Lan,  Sinh Hoạt

    NGƯỜI BẠN MỚI QUEN TRONG TIỆC GIÁNG SINH CỦA NVNT & TTG, 12/18/2022

    Từ trái sang phải: Chị Ngọc Châu và chị Tina Nguyễn

    Chị Tina nguyễn là bạn của chị Ngọc Châu và cũng là thân hữu của Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian. Chị Tina đã tham dự và chia vui với nhóm trong bữa tiệc mừng Sinh Nhật 2022 và chị đã sáng tác bài thơ chia sẻ cảm tưởng của chị như sau:

    “Xin Cảm ơn Khánh Lan thật nhiều nhé, đã chuyển một bài viết rất hay kèm theo những hình ảnh buổi họp mặt mừng Giáng Sinh vừa qua”.

    Bỗng dưng ngẫu hứng ùa về.

    Vài dòng cảm kích

    Đôi lời xẻ chia.

    Sáng nay ngày giáng sinh

    Sương mù giăng lãng đãng

    Hàng cây đứng lặng yên

    Không một làn gió thoảng

    Ngỡ ngàng nhìn tên lạ

    Ồ! Thì ra Khánh Lan😊

    Gửi bài viết tuyệt vời

    Kèm hình ảnh thân thương

    Dư âm vài  ngày cũ

    Lại hiển hiện trở về

    Ôi sao mà duyên dáng

    Màn trình diễn thời trang

    Những giọng hát ru hồn

    Còn vang vọng bên tai

    Thật vô cùng cảm kích

    Những đóng góp thân tình

    Dù cây nhà lá vườn

    Toàn trái ngọt hoa tươi👌

    Xin gửi lời chúc mừng

    Ngày Giáng Sinh An Bình

    Một năm mới an khang

    🥰🌲🌸🌼💐🌺🌹

    Tóc mây vờn áo mơ phai

    Nắng mùa đông ấm 

    Dáng ai vai gầy.

    Best regards, Tina Nguyễn 

  • Khánh Lan,  Sinh Hoạt,  Tin tức

    Lễ Trao Giải Thưởng-Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp Trong Đời Sống

    Khánh Lan soạn thảo bài viết dựa theo tài liệu Chùa Hương Sen của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương.

    Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp Trong Đời Sống lần thứ 7 bắt đầu thu bài từ tháng 4 năm 2022, do Ni Sư Thích Nữ Thích Nữ Giới Hương xướng xuất và chủ trì. Được biết, Ni sư Giới Hương cùng ban tổ chức đã gởi thư mời các thí sinh tham dự cuộc thi viết văn bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh về ứng dụng Phật Pháp trong đời sống hàng ngày từ đầu tháng 5, 2022. Sau 8 tháng thu bài, Ban tổ chức giải thưởng quyết định sẽ chấm dứt nhận bài vào 12 giờ đêm giờ California ngày 30 tháng 10 năm 2022 và buổi lễ trao giải thưởng được ấn định vào lúc 7:00 giờ PM ngày 11 tháng 12 năm 2022.

    Ni Sư Thích Nữ Giới Hương

    Ngày trao giải thưởng cuộc thi viết văn được tổ chức ngày 11 tháng 12, 2022 tại nhà hàng Seafood World thuộc thành phố Westminster, California. Giải thưởng được trao cho các tác giả có bài dự thi sáng tác xuất sắc bao gồm bằng khen và tiền thưởng với tổng số giá trị khoảng $25,000.00 gồm các giải như sau:

    • Nhất : $5,000.00, Giải Nhì: $3,000.00, Giải Ba: $2,000.00 
    • Khuyến Khích, mỗi giải: $1,000.00
    • Sáu giải Hương Pháp, mỗi giải: $500.00
    • 50 giải Hoằng Pháp, mỗi giải: $200.00

    Mục đích của Cuộc Thi là để khuyến khích hoằng pháp và vận dụng giáo Pháp Phật giáo một cách thiết thực vào đời sống con người. Trong chiều hướng ấy, một đoạn Kinh Phật về hoằng pháp của Đức Phật dạy trong Kinh Itivuttaka (Kinh Như Thị Thuyết), Kinh số 98 được MC Tịnh Tánh đọc.

     “Này các Tỷ-kheo, có hai loại bố thí: Bố thí tài vật và bố thí Pháp. Này các Tỷ-kheo, đây là bố thí tối thượng trong hai loại bố thí này, tức là bố thí Pháp. Này các Tỷ-kheo, có hai sự phân phát này: Phân phát tài vật và phân phát Pháp. Đây là phân phát tối thượng trong hai loại phân phát này, tức là phân phát Pháp. Này các Tỷ-kheo, có hai loại nhiêu ích này, nhiêu ích tài vật và nhiêu ích Pháp. Này các Tỷ-kheo, đây là nhiêu ích tối thượng trong hai loại nhiêu ích này, tức là nhiêu ích Pháp.”

    Trước khi buổi lễ trao giải thưởng bắt đầu Ni Sư Thích Nữ Giới Hương đọc diễn Văn Khai Mạc chào mừng quan khách và quý đồng hương Phật tử, diễn giảng về kim ngôn Đức Phật và ý nghĩa của Lễ trao giải Sáng tác Văn chương Hương Pháp-Hương Đạo. Theo Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, khi dùng văn học để hoằng pháp, hộ pháp thì phải đọc nhiều kinh sách, nghiền ngẫm suy nghĩ về lời Đức Phật dạy, rồi tự lòng viết xuống qua ngòi bút của mình. Một khi có ý đạo ngấm trong người, chữ nghĩa mới có sức mạnh.

    Đồng hương Phật tử tham dự buổi Lễ trao giải thưởng.

    Ngoài sự hiện diện của 660 vị đồng hương Phật tử tham dự buổi Lễ trao giải thưởng, người viết nhận thấy có sự hiện diện của các vị Cao Tăng như Thượng Tọa Huệ Minh cùng 3 vị Phật tử trong ban Quản Trị Chùa Bảo Quang, Ni Sư Thích Nữ Diệu Tâm (Chùa Huệ Quang), Ni sư Thích Nữ Diệu Nghiêm (Tịnh thất Quang Âm, Menifee, California, Bác sĩ Đặng Trần Hạo, Bác Sĩ Kelvin Mai, Dược Sĩ Tina Quách, Nhà Văn Lê Giang Trần và Phu nhân Hải Hồ, Kỹ Sư Nguyễn Xuân Hiệp Scottie, Điều Hành Công Ty Xây Dựng Thiết Kế Simplified Builders và 3 thành viên (phụ trách công trình xây dựng Chùa Hương Sen) và các là vị Giám khảo của Cuộc thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp gồm Đạo hữu Tâm Diệu, điều hành nhà xuất bản Ananda và Sáng lập chủ biên Thư Viện Hoa Sen; Đạo hữu Nguyên Giác (Ký giả Việt Báo), cùng phu nhân Ledung Bui; Cô Ngọc Bảo, Cộng tác viên của tạp chí Trúc Lâm, Chùa Bảo Quang; Hoàng Mai Đạt, chủ biên của Báo Viễn Đông và chủ trương tạp chí Tinh Tấn Magazine cùng Phu nhân Minh Thủy; Nhà Văn Khánh Lan, cộng tác viên của nhiều tạp chí Văn Học cùng Phu quân Mạnh Bổng; Văn Nguyên Hà, cộng tác viên của nhiều tạp chí, báo, đài radio, truyền hình ở Miền Nam Cali và Texas cùng Phu nhân Linda.  Sự hiện diện của Ca Nhạc Sĩ Nam Hưng và Ca sĩ Ngọc Huyền với những bài hát đạo như “Cùng Một Chuyến Đò – Chúc Xuân Đạo Đời” (nhạc Đài Loan, Lời Việt: Ngọc Huyền) và phật tử Thiên Thanh trong bài: Hoa Ưu Đàm Đã Nở (Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng) đã làm tăng thêm phần sống động của buổi phát thưởng.

    Ni sư Thích nữ Giới Hương trưởng ban tổ chức kiêm trưởng ban giám khảo
    và các giám khảo: Tâm Diệu, Nguyên Giác, Hoàng Mai Đạt, Nguyên Hà, Khánh Lan và Ngọc Bảo. 

    Được biết, Ban Giám Khảo là các nhà văn, các ký giả lâu năm kinh nghiệm trong văn chương, đặc biệt về lãnh vực Phật giáo. Các bài thi tham dự cuộc thi Phật Pháp được chia ra cho 6 giám khảo chấm điểm, theo hệ 100 điểm, và danh sách chung kết sẽ trình lên Ni sư Thích Nữ Giới Hương duyệt lại lần cuối. Điểm cân nhắc theo hình thức và nội dung, do vậy các bài điểm cao nhất là các bài vừa viết hay, phù hợp ý đạo, nêu lên được chánh kiến. Cư sĩ Tâm Diệu là người đại diện Ban Giám Khảo lên tường trình diễn biến và kết quả của các thí sinh trúng giải.

    Cư sĩ Tâm Diệu là người đại diện Ban Giám Khảo

    Ngoài ra, người viết nhận thấy sự có mặt của các thí sinh trúng giải thưởng từ Thụy Sĩ, Đức Quốc, Canada và nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ cũng có mặt để dự lễ phát giải thưởng Cuộc thi Viết văn. Đặc biệt với sự có mặt của giới thuyền thông báo chí địa phương như Ký giả Thanh Huy (Việt Báo), Ký Giả Thanh Phong (báo Viễn Đông), phóng viên Văn Lang … cùng nhiều ký giả khác.

    Nối tiếp chương trình là Lễ trao giải thưởng cho các thí sinh theo thứ tự trúng giải sau đây:

    Mở đầu với 50 GIẢI KHUYẾN KHÍCH HOẰNG PHÁP, mỗi giải có giá trị là $200, pháp tràng và sách do Sư cô Phước Nhẫn và Sư cô Viên An công bố danh sách. Sau đó, thí sinh Đồng Nguyên đại diện cho 50 vị được giải Khuyến khích Hoằng Pháp, nói đôi lời cảm tưởng…

    Thí sinh Đồng Nguyên đại diện cho 50 vị được giải Khuyến khích Hoằng Pháp,
    mỗi giải có giá trị là $200

    Theo sau là SÁU GIẢI HƯƠNG PHÁP, mỗi giải có trị giá $500 cùng với sách, pháp tràng và một cúp Award kỷ niệm. Người trúng Giải Hương pháp gồm những tác giả: Thích Nhật Minh (Việt Nam), trúng giải với bài Văn: Am Xưa Con Đã Trở Về. Ni sư Thích Nữ Như Như (Nam California), trúng giải với bài văn: Vài Trải Nghiệm trong Tu Tập. Trần Thị Nhật Hưng, Pd: Diệu Như (từ Switzerland, Thụy Sĩ), trúng giải với bài Văn: Sắc Màu Cuộc Sống. Mộc Đạt (85 tuổi) (từ Westminster, California), trúng giải với tập thơ: Vui Đạo-Vui Đời. Nguyễn Phương Lan, Pd Bạch Liên (Kansas, USA) trúng giải với bài văn: Nắng Chiều Đẹp Vô Hạn, Chỉ Tiếc Sắp Hoàng Hôn. Tâm Nhuận Phúc (Orange County, California), trúng giải với bài Văn: Dạ Quỳnh. Sau đó Ni sư Thích Nữ Như Như đại diện cho 6 vị được giải Hương Pháp, nói đôi lời cảm tưởng…

    Sau cùng là NĂM GIẢI XUẤT SẮC gồm Giải I: $5,000.00; Giải II: $3,000.00; Giải III: $2,000.00 và Hai giải Khuyến Khích, mỗi giải: $1,000.00.

    Hai thí sinh trúng giải từ Đức và Thụy Sĩ
    • Người thứ nhất trúng Giải Khuyến Khích là Hoa Lan, Pháp danh Thiện Giới (từ Berlin, Đức Quốc) với bài văn: Nghịch Duyên Và Trợ Duyên.  Thí sinh tên thật là Phí Thị Lan Hương, sinh tại Hà Nội, lớn lên tại Nha Trang. Du học sang Đức và tốt nghiệp ngành Kỹ sư Hóa học Thực Phẩm. Làm việc và sinh sống tại Berlin. Cộng tác với báo Viên Giác,  báo online: quangduc.com, hoavouu.com, hoahocnet.com, thuvienhoasen.org.  Đã có 10 tác phẩm xuất bản và cộng tác với nhiều báo Phật Giáo ở Đức, Úc, Mỹ… Nội dung của truyện “Nghịch Duyên Và Trợ Duyên” có cách viết hấp dẫn khiến người đọc như đang coi phim ảnh, mạch văn lưu loát, không lỗi chính tả. Biết ứng dụng Phật Pháp và tự chuyển hóa mình và người. Truyện dễ gặp ngoài đời và trong rất nhiều gia đình Phật tử. Nội dung truyện là làm sao ứng xử khi chồng có vợ bé, có con rơi? Tác giả kể bằng bút pháp tự truyện, không lỗi đặt câu, dễ hiểu. Tác giả kể lại đã kham nhẫn, chịu đựng những sóng gió từ chồng, từ người vợ bé nhưng thu xếp bằng tâm từ để tránh ngang trái. Thế rồi nghiệp biến mất, người chồng trở thành Phật tử thuần thành, cùng làm Phật sự.
    • Người thứ nhì thắng Giải Khuyến Khích là Vĩnh Hữu, Pháp danh (Pd): Tâm Khôngvới bài văn: Đạo Hữu Song Hành: Bút danh: Tâm Không Vĩnh Hữu, Mãn Đường Hồng, Vĩnh Bò Cạp, Uất Kim Hương…Sinh tại Nha Trang – Khánh Hòa. Sở thích Viết văn – Viết kịch – Viết báo với nhiều thể loại như:  Biếm hoạ, hí hoạ, thơ trào phúng, tiểu phẩm châm biếm, phóng sự, bút ký, truyện ngắn… Hiện đang là cộng tác viên của các Tiểu ban Văn Hóa, Hoằng Pháp và Thông tin Truyền thông trực thuộc Ban Trị Sự Tỉnh Giáo Hội Phật Giáo Khánh Hoà, với nhiệm vụ hoằng pháp viên và thông tín viên tự nguyện. Truyện “Đạo Hữu Song Hành” với lối văn hay, ý đẹp, không thấy lỗi chính tả. Câu gọn gàng, dễ hiểu, lôi cuốn. Đây là truyện thật của tác giả, dễ gặp tương tự ngoài đời, chồng Phật tử và vợ Công giáo. Dù không áp lực nhưng nhờ oai lực tu hành của tác giả, người vị hôn thê tự động xin quy y và thọ ngũ giới. Trước và sau khi kết hôn, tác giả vẫn giúp đỡ, hòa hài với bên nhà vợ và với cả giáo xứ. Tác giả Vĩnh Hữu là người hoằng pháp thực sự, đã viết từ nhiều thập niên.
    • Người trúng giải III Xuất sắc là Dược sĩ Võ Ngọc Thanh, Pd Như Chiếu (Canada), với giải thưởng $2000 cho tác phẩm: Có Những Niềm Vui. Dược sĩ Võ Ngọc Thanh Sinh tại Saigon, sang Canada năm 1990 và làm việc đến cuối năm 2000, 2000 – 2014: làm việc tại Orange County, California, 2014 đến nay: về lại sinh sống tại Montreal, Canada. Năm 2007, được duyên lành tìm đến Phật pháp qua cuốn sách “Thư gửi người niệm Phật“. Năm 2013, quy y với Ni sư Thích Nữ Triệt Như. Truyện “Có Những Niềm Vui” viết về hai đồng nghiệp dược sĩ cao niên qua đời ở Canada vì Covid 19. Không có lỗi chính tả. Nội dung chuyển tải được Phật Pháp vào đời sống. Lời văn xúc động, truyện thật trong cộng đồng Việt thời COVID-19 ở Montreal, Canada. Truyện thức tỉnh về vô thường. Nói rằng cuộc đời không nên làm việc đời nhiều quá, mà nên tìm niềm vui trong đạo. Tác giả Như Chiếu hình như là học trò của Ni sư Triệt Như (dòng Thiền Tánh Không) giải thích về Pháp hỷ: “Còn có những niềm vui lớn hơn thế nữa, mà trong đạo Phật gọi là “pháp hỷ”. Người nào học đạo, nghe pháp mà thấy trong lòng vui tươi sung sướng, đó là người đã được pháp hỷ.” Hối thúc được độc giả tìm vui với pháp.
    Giám khảo Khánh Lan trao giải thưởng Xuất sắc III cho Dược sĩ Võ Ngọc Thanh, Pháp danh Như Chiếu (Canada), Giải thưởng $2000 cho tác phẩm: Có Những Niềm Vui

    Giám Khảo Khánh Lan lên trao quà với đôi lời cảm tưởng: Nhà văn gởi lời cám ơn đến Ni Sư Giới Hương và vinh hạnh được đọc những áng văn hay và có ý nghĩa, nói về lẽ sống chết trong giáo lý nhà Phật, những trải nghiệm trong tu tập, những ứng dụng của đạo Phật để chuyển hóa nghiệp sống của loài người. Bà chúc mừng đến các thí sinh trúng tuyển và nhắn nhủ họ hãy tiếp tục con đường đã đưa họ đến thành công. Bà nói: “Đây là giải văn chương Phật giáo đầy ý nghĩa của chùa Hương Sen. Triết lý Phật giáo đã phổ biến hơn 2,500 năm. Theo Edward Conze, một nhà văn, triết gia, học gỉa nghiên cứu và khảo luận chuyên môn về Phật giáo đã viết: “… Phật giáo như một tôn giáo phổ cập cho mọi người và được lan truyền rộng rãi khắp Châu Âu và Châu Mỹ.” Nếu Ðạo Phật có mục đích làm cho con người tu tâm, buông xả, gạn lọc những khổ lụỵ của cõi đời, để sống một cuộc sống tinh khiết, không vướng bận trần tục, thì Văn chương cho ta một hướng đi trong tâm hồn, khi chúng ta viết về những giáo diều của của Phật giáo, những ý tưởng miên viễn theo Đức Phật Thích Ca thì “Đau khổ là tạm thời, giác ngộ là mãi mãi”. Nhà bác học Einstein cũng đã bày tỏ quan điểm của mình về Phật giáo và khoa học như sau: “Nếu có tôn giáo nào có thể đáp ứng nhu cầu khoa học hiện đại thì đó chính là Phật giáo”.

    Nhà văn cũng xin gởi lời khuyến khích đến các thí sinh đã ghi tên tham dự cuộc thi, nhưng chưa trúng tuyển kỳ thi này, bà nói về Sam Walton, ông chủ của cơ sở thương mại Wamart và Sam Club đã để lại một câu nói bất hủ là: “Hãy tự buộc mình phải đứng dậy khi vất ngã, và chấp nhận hiện thực. Hãy thử làm lại thêm một lần nữa, nhưng lần này sẽ làm tốt hơn“.  

    • Người trúng giải II Xuất sắc là Hà Thị Hòa, Pd Diệu Thuận (Idaho) với tác phẩm:  Con Dịt. Bút hiệu Hoa Hà, sanh tại thành phố Biên Hòa, sau sống tại Lagi. Năm 1992,  định cư tại Mỹ và lập nghiệp tại Boise, Idaho. Năm 1993, làm việc tại hãng điện tử ECCO. Tham gia công tác từ thiện của ECCO Children Relief Fund và từ thiện cho quê hương Việt Nam. Năm 2013, thi viết văn của nhà báo Người Việt kỷ niệm 35 năm thành lập. Từ năm 2020 nghỉ hưu, đi chùa và làm từ thiện. Câu chuyện: “Con Dịt” rất sáng tạo và ẩn 2 nghĩa: đồ dịch quỷ sứ náo loạn và đại dịch 19. Câu chuyện đã mô tả sống động một hình ảnh chết chóc trên toàn cầu, cụ thể Hoa Kỳ đang bị chiến tranh của vi trùng học. Hình ảnh giãn cách xã hội, áp lực kinh tế, người chết không kịp chôn, xáo trộn đời sống, trầm cảm, tự tử… Thay vì ẩn trốn, cách ly, mọi người, tác giả khuyến khích gia đình cùng tự đứng lên, từ không khí u ám đó, ứng dụng lời Phật bằng cách dấn thân nấu ăn cùng chồng để kiếm tiền làm từ thiện, mua khẩu trang… giúp xã hội giảm sự hậu quả tồ tệ của cơn dịch như thiếu lương thực, thiếu tiền, thiếu vật dụng y tế… Tác giả cũng ứng dụng 5 giới của đạo Phật để nguyện chuyển hóa cộng nghiệp của loài người. Phật pháp giúp người con Phật đứng vững giữa bão tố đại dịch và dấn thân giúp người.
    Giám Khảo Hoàng Mai Đạt trao giải cho người trúng giải II Xuất sắc,
    Hà Thị Hòa, Pd Diệu Thuận (Idaho) với tác phẩm:  Con Dịt.
    • Người trúng giải I Xuất sắc là Ánh Hinh (Chino Hills, California) với tác phẩm viết bằng tiếng Anh: The Mustard Seeds (GK Nguyên Giác chuyển Việt ngữ là truyện Hạt Cải). Tốt nghiệp Cử nhân Sinh học tại Đại học University of California, Irvine, và tốt nghiệp Tiến sĩ Nhãn Khoa tại Southern California College of Optometry. Hiện là Bác sĩ Nhãn khoa tại Nam California, hội viên của Câu lạc bộ Lions Club. Truyện “The Mustard Seeds (Hạt Cải)” viết bằng tiếng Anh. Nội dung câu chuyện chuyển tải lý vô thường rất nổi bật, xúc tích, lôi cuốn người đọc. Câu chuyện hạt cải vô thường hay bài học về lẽ sống chết trong giáo lý nhà Phật. Qua giáo lý vô thường sống chết không chờ một ai. Tác giả là Phật tử kiên tâm thuần thành, nhờ thân phụ dạy từ thơ ấu. Và tác giả cũng dạy con mình tin Phật như thế. Nhưng diễn biến của con khi lớn lên làm cho truyện có nhiều nút thắt mở, gây chú tâm cho người đọc.
    Người trúng giải I Xuất sắc là Ánh Hinh (Chino Hills, California) với tác phẩm viết bằng tiếng Anh:
    The Mustard Seeds. Cô Ánh Hinh không đến được nhưng cử người chị gái Hạnh Hinh đến lãnh giải thưởng.

    Kết thúc buổi lễ trao giải thưởng Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp Trong Đời Sống 2022 lúc 11:00 tối.

    Các thí sinh trúng giải thưởng từ Thụy Sĩ, Đức Quốc, Canada và nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ
    chụp hình cùng ban giám khảo.

    Trúng giải nhất thi viết văn xong: Thí sinh Anh Hinh thăm Chùa Hương Sen và xin quy y.

    Trích theo bài viết của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương.

    Thí sinh Ánh Hinh(bên trái, (mặc áo tràng và đeo kiếng) trúng giải nhất thi viết Ứng dụng Phật Pháp trong đời sống
    cùng chị gái Hạnh Hinh và hai con (Elizabeth & Emily vào Chùa Hương Sen xin quy y ngảy 19 tháng 12, 2022

    PERRIS, California, ngày 19 tháng 12, 2022. Bác sĩ Nhãn Khoa Ánh Hinh, người cầm bút với bút hiệu Anh Hinh và sau khi trúng giải I Cuộc thi Viết Văn Phật Pháp Ứng Dụng do Chùa Hương Sen tổ chức, đã cùng người chị và hai con lên viếng thăm Chùa Hương Sen, lạy Phật và dùng bữa cơm trưa (bánh xèo chay) với quý sư cô tại Chùa Hương Sen và rồi cô xin được quy y.


    Đúng vậy, viết là để hoằng pháp, và quy y là để đi vào con đường Bát chánh đạo thâm sâu hơn. Trong cơ duyên này, cả gia đình tác giả đã xin quy y Tam bảo. Tác giả Ánh Hinh được Ni sư Thích Nữ Giới Hương đặt pháp danh là Viên Bảo Tịnh, 2 con gái: Elizabeth Dang (16 tuổi), pd Viên Bảo Mỹ, Emily Dang (9 tuổi) pd Viên Bảo Tâm. Hạnh Hình (chị của Ánh Hình) với pháp danh Viên Bảo Hạnh.
    Ni sư nói rằng Ni sư vui mừng khi tác giả Ánh Hình nói rằng đã tìm được chùa Hương Sen là ngôi nhà tâm linh để nương về. Ni sư nói rằng Ni sư vui mừng khi tác giả Ánh Hình nói rằng đã tìm được chùa Hương Sen là ngôi nhà tâm linh để nương về.


    Trong phần tự giới thiệu nơi đầu bài dự thi nhan đề “The Mustard Seeds” (bản văn được Nguyên Giác dịch là “Những Hạt Cải”), tác giả Anh Hinh viết: “Tôi sống ở Chino Hills, California với chồng và hai con gái. Tôi tốt nghiệp Cử nhân Sinh học tại Đại học University of California, Irvine, và tốt nghiệp Tiến sĩ Nhãn Khoa tại Southern California College of Optometry. Tôi hiện là Bác sĩ Nhãn khoa tại một phòng khám lớn ở Nam California. Tôi cũng là hội viên của Câu lạc bộ Lions Club. Tôi vui thích phục vụ cộng đồng với những cuộc kiểm tra mắt, thăm các bãi biển với gia đình, đi bộ đường trường và đọc sách. Tôi ghi công cha tôi vì đã làm cho tôi thấm nhuần những giá trị và triết lý Phật giáo trong suốt thời thơ ấu của tôi và tôi đã sử dụng những giá trị này để cố gắng sống một cuộc đời trong chánh niệm và đạo đức.”

    Độc giả có thể đọc bài của tác giả Anh Hinh và các bài trúng giải khác ở hai cuốn sách:
    Hương Pháp 2022 – (Tuyển tập các Bài Thi Trúng Giải Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp 2022):
    https://thuvienhoasen.org/a38525/huong-phap-2022
    Hương Đạo Trong Đời 2022 – (Tuyển Tập 60 Bài Thi trong Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp 2022):
    https://thuvienhoasen.org/a38547/huong-dao-trong-doi-2022
    .https://vietbao.com/a314389/trung-giai-1


  • Khánh Lan,  Sinh Hoạt

    Bách Niên Kỷ của Một Nhà Văn DOÃN QUỐC SỸ

    GIÁO SƯ NHÀ VĂN DOÃN QUỐC SỸ
    Quan Khách tham dự

    Từng tràng pháo tay nổi lên vang dội cả căn phòng hội chen lẫn tiếng reo vui của quan khách khi Giáo Sư Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ bước vào cửa. Căn phòng hội hình như sáng hẳn lên bởi những khôn mặt rạng rỡ, nụ cười nở hoa trên môi mọi người để đón chào một vị Thầy khả kính. Nhạc phẩm Trèo Lên Quán Dốc vang lên từ một góc phòng phía bên trái và rồi mọi người cùng hát vì đây là nhạc phẩm mà ông yêu mến…

    Trèo lên quan dốc ngồi gốc ối a câу đa

    Rằng tôi lý ối a câу đa

    Ai xui ôi à tính tang tình rằng

    Ϲho cô mình gặp xem hội cái đêm trăng rằm

    Rằng tôi lý ối a câу đa

    Ϲhẻ tre đan nón kìa nón ơi ba tầm

    Rằng tôi lý ối tầm ba tầm

    Ai đem ôi à tính tang tình rằng

    Ϲho cô mình đội xem hội cái đêm trăng rằm

    Rằng tôi lý ối a sáng trăng….

    Hân hoan chào đón Giáo Sư Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ
    Kính chúc GS Thượng ThượngThọ An Khang

    GS Doãn Quốc Sỹ với nụ cười luôn nở trên môi, khuôn mặt tươi sáng để lộ một sự ngạc nhiên, hân hoan và hạnh phúc. Ông đi từng bước chậm chạp, thong thả với sự giúp đỡ của Giáo Sư Tiến Sĩ Trần Huy Bích. GS Trần Huy Bích dìu GS Doãn Quốc Sỹ tiến thẳng đến chiếc bàn đặt giữa phòng, một vị trí đặc biệt dành riêng cho ông. Trên bàn, một chiếc bánh mừng thọ với hàng chữ:  

    LỄ MỪNG THỌ 100 TUỔI VÀ VINH DANH GIÁO SƯ DOÃN QUỐC SỸ

    Giáo Sư Doãn Quốc Sỹ ngồi xuống nghế, mắt nhìn thẳng về phía quan khách trong lúc Giáo Sư Tiến Sĩ Phạm Thị Huê đứng bên cạnh ông, khai mạc cho buổi họp mặt.

    Giáo Sư Tiến Sĩ Phạm Thị Huê

    GS Phạm Thị Huê mở đầu với hai câu thơ của Nhà Thơ Xuân Diệu trong bài Mùa Thu Tới:

    “Đây mùa thu tới, mùa thu tới,

    Với áo mơ phai dệt lá vàng…”

    GS cho biết là GS Doãn Quốc Sỹ có sức khỏe tốt và sống lâu là nhờ vào THIỀN sau khi bà chúc GS Doãn Quốc Sỹ “Thượng Thọ An Khang” và để kết thúc phần nói chuyện, bà đọc câu thơ của Đại Văn Hào Nguyễn Du:

    “Trời còn để có hôm nay….

    GS Huê nói tiếp:

    Câu thơ tiếp theo tôi xin để trống để mọi người tự điền vào.”

    Sau khi nghe Giáo Sư Tiến Sĩ Phạm Thị Huê đọc câu thơ của thi hào Thanh Hiên Tố Như khiến Khánh Lan liên tưởng như sau:

    “Trời còn để có hôm nay,

    Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời.

    Hoa tàn mà lại thêm tươi,

    Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa.”

    (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

    Ngẫm nghĩ về câu “Trời còn để có hôm nay”,… Trời ở đây có nghĩa như không gian (sky, le ciel) hay khung trời cho chúng ta hôm nay được gặp lại nhau, nhìn nhau, và người đối diện vẫn mạnh khoẻ để chuyện trò, hàn huyên  với nhau. Sau bao năm vật đổi sao dời, “Hoa tàn mà lại thêm tươi, Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa.”,… và rồi không gian, thời gian đã chuyển hóa để chúng ta quán được, ngộ được, và nhận chân ra rằng “Trời còn để có hôm nay“, vì nay chúng ta đã không có gì mất cả, mà ngược lại, hoa cũ vẫn còn tươi, trăng cũ còn sáng hơn xưa. Xin hãy hiểu Giáo Sư Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ dù cao tuổi, nhưng nay ông vẫn mạnh khỏe, bình an, minh mẫn. Có lẽ người thọ bách niên không có thay đổi nhiều… Lời chúc phúc của Giáo Sư Huê mang đầy ý nghĩa, mang giá trị tích cực của ý tưởng chúc thọ.

    Giáo Sư Đỗ Quý Toàn

    Tiếp tục chương trình là Giáo Sư Đỗ Quý Toàn nói về nói về tiểu sử của GS Doãn Quốc Sỹ, ông nói ngắn gọn nhưng rất đầy đủ và bao gồm tất cả những gì cần thiết…

    Lời phát biểu của Giáo Sư Doãn Quốc Sỹ
    và đứng bên cạnh là Cô Doãn Liên (con gái của GS)

    Đến phần phát biểu của Giáo Sư Doãn Quốc Sỹ, ông nhắc đến Nhà Thơ Tú Mỡ và đọc rõ ràng tên từng đứa con của Nhà Thơ Tú Mỡ và của ông qua một mẫu chuyện vui rất dí dỏm, hóm hỉnh và tự nhiên. Với giọng nói tinh anh, minh mẫn Giáo Sư Doãn Quốc Sỹ kể: “Ông Tú Mỡ (nhà thơ trào phúng Hồ Trọng Hiếu), nhạc phụ của tôi, viết về tám người con của ông với hai câu: “Năm trai, ba gái, tám tên/Trung, Hiền, Thảo, Dũng, Hùng, Chuyên, Vỹ, Cường.Còn tôi thì cũng bắt chước ông nhưng “cân đối” hơn nên…Bốn trai, bốn gái, tám tên/ Thanh, Khánh, Liên, Thái, Vinh (liền), Hưng, Hiển, Hương.”… Có lẽ, lúc này, ông chẳng còn màng đến sự việc đời thường, chẳng còn thiết tha với văn thơ, mà chỉ còn nghĩ đến cái hạnh phúc của riêng mình, là những đứa con hiếu nghĩa đang ở bên cạnh ông mà thôi.

    Từ trái sang phải: Giáo Sư Tiến Sĩ Trần Huy Bích, Giáo Sư Tiến Sĩ Phạm Thị Huê, Giám Đốc Viện Việt Học Cô Kim Ngân , Giáo Sư Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ
    GS Doãn Quốc Sỹ cắt bánh bên cạnh hai cô con gái 

    Căn phòng chìm trong yên lặng khi trên màn hình, chiếu lên một slideshow về cuộc đời của GS Doãn Quốc Sỹ với lời tựa “BỐ – DOÃN QUỐC SỸ” do con trai của ông là anh Doãn Vinh thực hiện. (Theo lời của người con rể của ông là anh Nguyễn Đình Hiếu.) Mở đầu slideshow với giọng ca ngọt ngào, cao vút của cố Ca Sĩ Thái Thanh, đã làm rung động và xao xuyến tâm tư của những đứa con Việt Nam xa xứ…

    “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời người ơi!

    Mẹ hiền ru những câu xa vời.

    À à ơi! Tiếng ru muôn đời…”

    Sau phần slideshow, Giáo Sư Nguyễn Đình Cường cất tiếng ngâm bài thơ “Tóc Trắng và Con Đường Mùa Thu” của Nhà Thơ Trần Mộng Tú, rồi đến bài thơ “Tiễn Thầy” vô cùng cảm động của Thi Sĩ Nguyễn Đức Vĩnh và sau cùng là một bài thơ nổi tiếng mà GS Cường đặt tên là “Bài Thơ Vô Đề của Nhà Thơ Khuyết Danh”. Bài thơ này trích trong thi phẩm Doãn Quốc Sĩ qua bài viết của Nhà Văn Nguyễn Mạnh Chi.

    Sau bữa ăn trưa là những phát biểu và chúc thọ từ các đoàn thể như: Hội Ái Hữu Đại Học Vạn Hạnh, Đại Học Sư Phạm, Trường Học Chu Văn An, Trung Học Nguyễn Khuyến, Trường Việt Ngữ Nam Cali, Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt, Viện Việt Học, Biên Khảo Lịch Sử Phạm Trần Anh và sau cùng là Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian.

    Từ trái sang phải: Sử Gia Phan Trần Anh, NV Khánh Lan, GS Phạm Thị Huê,
    GS Dương Ngọc Sum, NV Phạm Gia Đại

    Các Hội Đoàn phát biểu và chúc mừng GS Doãn Quốc Sỹ

    Tuy Nhà Văn Việt Hải bận việc gia đình không đến được, nhưng anh đã ủy thác cho Nhà Văn Khánh Lan đọc bài thơ thất ngôn tứ tuyệt để chúc thọ GS Doãn Quốc Sỹ như sau:

    Một trăm năm hữu sở ân sư

    Một thế kỷ đời vi học giả

    Thọ tựa tùng mộc ngàn năm sáng

    Đức như bách mộc bao thanh cao.

    Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian. Từ trái sang phải:
    Mạnh Bổng, NV Khánh Lan, GS Trần Huy Bích, GS Dương Ngọc Sum

    Trong quá khứ khi nhóm văn học, nhóm Văn Đàn Đồng Tâm được thành lập bời ba nhân vật: Tạ Xuân Thạc (Chủ Nhiệm), Trần Việt Hải (Chủ Bút) và GS Doãn Quốc Sỹ (Cố vấn văn hoc), GS Doãn Quốc Sỹ và Văn Đàn Đồng Tâm để lại một dấu ấn thời gian như nhà văn Doãn Quốc Sỹ vẫn quan tâm, khuyến khích giới hậu duệ đi sau hãy tiếp tục dòng sông văn học luân lưu.

    Chúng tôi (Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuât & Tiếng Thời Gian) được biết GS NV Doãn  Quốc Sỹ có những tác phẩm nổi tiếng như Người Việt Đáng Yêu, Người Đàn Bà Bên Kia Vĩ Tuyến, Gìn Vàng Giữ Ngọc, Dòng Sông Định Mệnh, Ba Sinh Hương Lửa, Dấu Chân Cát Xóa, v.v… Ngoài ra, trước năm 1975, GS Doãn Quốc Sỹ còn là một trong những nhà văn thành lập nhóm văn Sáng Tạo gồm Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Trần Thanh Hiệp, Mai Thảo và Nguyễn Sĩ Tế, …

    Tình bạn cố tri giữa 2 nhà văn Doãn Quốc Sỹ và Thanh Tâm Tuyền sâu đậm như khi Thanh Tâm Tuyền sáng tác bài thơ mang tên “Nhịp Ba” thay cho Lời Bạt dành cho tập truyện cổ tích “Sợ Lửa” của Doãn Quốc Sỹ xuất bản năm 1956, Thanh Tâm Tuyền viết:

    “Ngực anh thủng lỗ đạn tròn

    Lưỡi lê thấu phổi

    Tim còn nhảy đập

    Nhịp ba nhịp ba nhịp ba

    Tình yêu, tự do mãi mãi

    Anh về ngồi dưới vườn nhà

    Cây liền kết trái

    Hoa rụng tơi tơi ủ xác

    Anh chạy nhịp hai qua cách trở

    Mắt bừng

    Thống nhất, tự do

    Ngoài xa thành phố

    Bánh xe lăn nhịp ba

    Áo màu xanh hớn hở

    Nhát búa gõ

    Long máy quay

    Cửa nhà thi nhau lớn

    Nhịp ba, nhịp ba, nhịp ba

    Tình yêu, tự do, mãi mãi”.

    Bài thơ này được chính Doãn Quốc Sỹ coi như là “đã nêu lên lòng ước muốn thường xuyên nóng bỏng trong tâm tư thầm kín của tôi [DQS]: đó là ước muốn sao cho đất nước sớm được thống nhất tự do.

    Thế nhưng sau tháng Tư, 1975, người ta nói là “đất nước thống nhất tự do”, cả Doãn Quốc Sỹ và Thanh Tâm Tuyền – cũng như bao nhiêu nhà báo và văn nghệ sĩ khác của Miền Nam đã phải vào trại tù cải tạo…

    Đồng hồ chỉ 2:30 giờ chiều, GS Doãn Quốc Sỹ đã thấm mệt, ông ra về trong sự luyến lưu của mọi người. Buổi họp mặt mừng tuổi thọ của GS Doãn Quốc Sỹ chấm dứt lúc 3:00 giờ chiều.

    Khánh Lan, California Dec. 10, 2022

    CNS Hồng Tước, MC Thụy Vy, TP Nguyễn Trọng Nho, NV Khánh Lan
  • Khánh Lan,  Văn Thơ

    PHÂN TÂM HỌC & TỰ LỰC VĂN ĐOÀN (TLVĐ)

    Các thành viên trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn

    Phân tâm học là một ngành gồm các học thuyết và kỹ thuật trị liệu tâm lý có nguồn gốc từ những công trình nghiên cứu dựa theo học thuyết của Sigmund Freud. Đây cũng là một học thuyết nghiên cứu về thế giới nội tâm của con người nhằm tìm ra lời giải thích cho những hành vi lập dị, khác thường, biểu hiện qua hành động mà kết quả có thể gây ảnh hưởng đến giá trị đạo đức và gây rắc rối trong xã hội. Trên thực tế, Phân tâm học ra đời chịu nhiều ảnh hưởng bởi chủ nghĩa phi lý tính của Schopenhaur (1788-1860). Schopenhaur cho rằng xã hội chứa đầy sự mâu thuẫn, sự suy nghĩ thiếu minh mẫn và sự khốn cùng ảnh hưởng trên cuộc sống của con người, từ những quá khứ không hoàn hảo bởi sự đổ vỡ của tình mẫu tử. Sự thất bại của khát vọng vinh quang từ cái nhìn đầy bi quan đối với cuộc sống hiện tại, khiến Schopenhauer trở nên thù hận đồng nghiệp, khinh bỉ và coi thường phụ nữ. Với ông: “Triết học là quay trở về với thế giới nội tâm của mình, là tìm tòi bản tính thật sự của con người và thế giới”.

    Vậy thế giới nội tâm thật phải chăng là những gì tiềm tàng, ẩn dấu ở thế giới bên trong của con người mà học thuyết Phân tâm học là chìa khóa mở cửa cho các nhà tâm lý học nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý của con người trong thế giới nội tâm? Cái thế giới nội tâm ấy chính là cõi vô thức trong học thuyết của Freud và là cái đối tượng quan tâm và nghiên cứu của các nhà tâm lý học nổi tiếng ở châu Âu vào những năm 80 của thế kỷ XIX. Như vậy, chúng ta có thể định nghĩa rằng Phân tâm học là học thuyết nghiên cứu về thế giới bên trong của con người nhằm giải thích cho những hành vi khác thường mà con người không thể kiểm soát được, nó là phương pháp hữu hiệu để điều chỉnh lại những hành vi sai lạc ấy.

    Ngày nay, Phân tâm học không những được sử dụng trong khoa học xã hội và nhân văn mà còn ảnh hưởng rộng rãi trong những trường hợp khảo sát với những phân tích chuyên nghiệp như trong lãnh vực y học, phương pháp nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp và ngay cả trong lãnh vực tâm linh, văn chương nghệ thuật, phim ảnh, v.v…dựa vào sự tìm ra “cái vô thức” của Freud nên học thuyết của Sigmund Freud đã có một ảnh hưởng rộng lớn đối với tư duy hiện đại cũng như cuộc sống của con người. Trong bài viết này, người viết chỉ nói trình bày tóm lược về các phương pháp nghiên cứu tâm lý: (Phần này được giải thích rõ ràng trong tác phẩm PHÂN TÂM HỌC VÀ ĐỜI SỐNG của NV Khánh Lan, xuất bản năm 2023).

    Trong lãnh vực y học: Phân tâm học là một khoa dùng để chữa bệnh và được phân chia thành hai loại bệnh khác nhau:

    1. Bệnh do tổn thương gây ra: Do những ảnh hưởng khi bệnh nhân trực tiếp chứng kiến những dữ kiện khủng khiếp, tang thương trong cuộc sống như chiến tranh, bị lạm dụng (abuse), v.v… khiến nạn nhân mất hết hứng thú cũng như sở thích riêng của mình, họ luôn âu sầu ủ rũ, hay buồn vô cớ, cau có, cảm thấy chán nản, mệt mỏi, mất năng lượng, ăn mất ngon, sút cân, mất ngủ.
    • Bệnh không do tổn thương gây ra: Từ thế kỷ XIX trở về trước, người ta cho rằng đây là “bệnh giả vờ”, “bệnh tưởng tượng”, “bệnh quỷ ám”, nhưng càng về sau, khoa học đã chứng minh rằng đây là nguyên nhân tiêu biểu cho “chứng cuồng loạn” (hystérie) và họ bắt đầu tìm những phương thức để chữa trị cho bệnh nhân. Đầu tiên là phương pháp “thôi miên” như trong trường hợp bệnh nhân của Jean Martin Charcot (1825-1893) và Sarah Bernheim (1844-1923). Sau đó người ta thay thế bằng cách dùng “cocaine” để chữa bệnh và sau cùng là phương pháp “phân tích tâm lý” do Joseph Breuer đề xướng.

                Để có thể giúp người bệnh trở lại bình thường, các nhà cố vấn tâm lý cần phải thấu hiểu nguyên nhân gây bịnh, thông qua các phương pháp hỗ trợ như phỏng vấn, quan sát, nghiên cứu, phân tích những sinh hoạt và tiểu sử của bệnh nhân. Ngày nay, Phân tâm học được ứng dụng trong việc chữa bệnh cho các bệnh nhân mắc bệnh tâm thần bằng cách tạo cơ hội cho bệnh nhân giải bày những uẩn khúc hay tâm trạng lo lắng của họ.

    Trong hoạt động tư pháp: Hoạt động tư pháp là những hoạt động của các nhân viên tư pháp, nó có tính chất rất đa dạng, phức tạp và có những nét đặc thù riêng. Nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp không những giúp cho các nhân viên tư pháp nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của mình, bảo vệ pháp luật, giúp cho công tác được hoàn tất tốt đẹp. Khi sử dụng phương pháp nghiên cứu tâm lý, các nhân viên tư pháp phải tuân theo những nguyên tắc của phương pháp luận tâm lý học gồm: Phương pháp quan sát. Phương pháp đàm thoại & phỏng vấn. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ & tài liệu độc lập. Phương pháp thực nghiệm. Phương pháp trắc nghiệm. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động. Phương pháp điều tra. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử.

    Trong niềm tin tôn giáo (Tâm linh) TheoGiáo Sư Quyên Di,Phật Giáo Thiền Tông đã đào tạo ra nhiều Phật tử Thiền Tông, am tường Phân Tâm Họctâm lý trị liệu. Bởi phương pháp trị liệu tâm linh giúp con người thoát ra khỏi những đau khổ để hưởng hạnh phúc. Điều này rất gần với mục địch của Phân Tâm Học trị liệu. Muốn tránh đau khổ thì trạng thái tâm thần phải được thanh tịnh là quan trọng. Muốn hạnh phúc thì cần phải có tâm an lạc như thế ta mới có thể an nhiên tự tại và bình tâm đối phó với những khó khăn và nghịch cảnh. Đạo Phật dạy về tâm từ bi, khoan dung, bất bạo động qua thiền quán, chánh niệm bởi chúng sẽ giúp những người thực hành phương thức này đạt được sự an lạc nội tâm thực sự. Phật Giáo Thiền Tông khuyên người ta rũ bỏ những bám víu trần gian, sống vô chấp để tỉnh thức, thoát khỏi vọng niệm về một bản ngã không có thật, để có mối liên hệ hỗ tương và thể hiện lòng từ bi rộng rãi đối với xã hội, để cư xử tốt và tử tế hơn với tha nhân, từ đó mà được giải thoát khỏi đau khổ và hưởng hạnh phúc.

    Trong lãnh vực văn chương nghệ thuật: Ngành Phân tâm học đã ảnh hưởng sâu rộng trong lãnh vực văn chương nghệ thuật và kịch nghệ. Các dẫn chứng điển hình như những tác phẩm văn chương nổi tiếng được chuyển thể thành phim ảnh, được nhiều độc giả/khán giả biết đến và lưu truyền cho đến ngày nay. Sigmund Freud cho rằng nhà văn là người khám phá ra cái vô thức. Để dẫn chứng cho lời phát biểu trên về sự liên quan giữa văn chương và Tâm lý học, Freud nghiên cứu hai tác phẩm “Edipe làm vua” của Sophocle và “Hamlet” của William Shakespeare. Freud cho rằng, “Nghệ sĩ là người có một trực cảm nhạy bén và có thể tiên tri về các hiện tượng mà bản thân anh ta không biết được nhưng Phân tâm học có thể khai phá những bí mật đó”. Trong lúc Freud tiến hành khảo sát quá trình sáng tạo của văn hào Dostoievski, ông phát giác được: Mặc cảm Oedipe, chính là chứng bệnh động kinh và sự ghét cha đã tạo nên những tác phẩm văn học lừng danh trên toàn thế giới của Dostoievski.

    Một tác phẩm văn chương khác là Đi tìm thời gian đã mất (À la  recherche du temps perdu) của nhà văn người Pháp, Marcel Proust. Proust cho rằng “Đi tìm thời gian đã mất” là “Thời gian lại tìm thấy“. Nó có nghĩa là ông đã tìm ra lẽ sống của mình, là cống hiến cuộc đời cho nghệ thuật. Tất cả những hoạt động trong quá khứ là “thời gian đã mất” và việc biến cái thời gian đã mất ấy thành một hành động sáng tạo trong văn chương thì đó thật là thiên đường thật của những thiên đường đã mất. Cốt truyện “Đi tìm thời gian đã mất” có giá trị ở lối kiến trúc diễn đạt thâm sâu trong phần phân tích xuất sắc liên quan đến cái vô thức của Freud, bởi cho ta những cảm giác dào dạt, mộng tưởng, có giá trị cao và đượm nét triết tính. Những câu văn dài với dòng suy tư, hoài niệm, hồi ức là bằng chứng cho học thuyết Phân tâm học của Freud hiện diện trong lối viết văn của Proust.

    KẾT LUẬN: Trong tất cả các nghiên cứu khoa học, chúng ta phải thừa nhận rằng tâm lý học là một khoa học huyền bí và khó có thể chứng minh hơn bất cứ bộ môn khoa học nào. Bởi đời sống tâm lý của con người có bản chất hư hư, thực thực, không minh bạch và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Theo Freud, tất cả mọi người đều sở hữu những suy nghĩ, cảm xúc, mong muốn mà chúng tiềm ẩn trong ký ức vô thức. Phân tâm học cho rằng mọi người có thể trải nghiệm và hiểu rõ trạng thái tâm trí hiện tại của họ bằng cách đưa nội dung của vô thức vào nhận thức hay ý thức. Đó là một phương cách hữu hiệu nhất để giải tỏa khỏi sự đau khổ về tâm lý cho chính mình. Phân tâm học cũng cho rằng hành vi của một người chịu ảnh hưởng bởi những động lực trong vô thức và đưa đến các vấn đề về cảm xúc tâm lý, chẳng hạn như triệu chứng trầm cảm và lo lắng thường bắt nguồn từ những xung đột giữa ý thức vô thức. Vậy, phải chăng con người có khả năng phòng bị để bảo vệ mình khỏi những thông tin không tốt tiềm ẩn trong vô thức?

    Thí dụ điển hình nhất là khi Freud giải thích về Giấc mơ. Theo ông Giấc mơ  là “con đường hoàng đạo” dẫn đến vô thức, nó giữ vị trí hàng đầu trong sự phát triển của cuộc tự phân tích của Freud, ông cho rằng những tư liệu mà người nằm mơ nhớ và ghi nhận lại là những gì họ đã trải qua khi ngủ cũng như những ao ước lúc thức. Những dẫn liệu ấy đã giải thích cho những hành vi hoặc hoạt động khác thường trong đời sống hàng ngày, khởi nguồn từ những ham muốn bị dồn nén đã tiềm ẩn trong cõi vô thức. Freud đã nhận thấy giấc mơ là sự biểu lộ trá hình của một ham muốn bị lãng quên, là những mong ước thầm kín tiềm ẩn trong vùng vô thức tự biến đổi, chuyển hoán thành những hành động và lời nói mà người nằm mơ biết rõ nội dung, nguồn gốc, giá trị của nó. Khi giấc mơ được đem ra phân tích trong trạng thái thức là vì nó đã được chuyển tải từ vùng vô thức sang vùng ý thức. Nó đã trở thành một câu chuyện kể khi nằm mộng và nhớ ra trong lúc tỉnh táo. Đó là giây phút mà vùng ý thức hoạt động trở lại trong người nằm mơ. Hoạt động của giấc mơ thể hiện qua hành vi của cảm giác, những ý tưởng cụ thể như niềm vui, nỗi buồn, sự chán chường hoặc sự thay đổi giữa tình cảm (xúc cảm).

    Những công trình nghiên cứu của Sigmund Freud để lại cho các chuyên khoa tâm lý là những nền tảng căn bản trong việc nghiên cứu cõi vô thức của con người. Theo như Tu Sĩ Giuse Nguyễn Công Lai, khi ngài đối chiếu với học thuyết phân tâm của Freud, ngài nhận thấy có nhiều điểm trong đời sống tâm lý bản thân trùng khớp với những gì mà Freud đã trình bày trong học thuyết của ông. Tu Sĩ Giuse Nguyễn Công kết luận “Sigmund Freud đã mở ra cho các nhà tâm lý một hướng đi mới, đặt một nền tảng mới khi nghiên cứu về con người dưới cái nhìn tâm lý. Ngài cho rằng:

    Phân tâm học của Sigmund Freud có một ý nghĩa lớn đối với những ai muốn tìm hiểu các hiện tượng tâm lý của con người, nhất là cõi vô thức”.

    TỰ LỰC VĂN ĐOÀN (TLVĐ) xuất hiện vào lúc mà văn học Việt Nam vừa trải qua 30 năm đầu thế kỷ XX, một nền văn học mang tính chất giao thời do sự chuyển đổi của nền văn học dân tộc từ mô hình văn học Đông Á trung đại truyền thống, lấy văn – thơ – phú – lục làm căn bản, sang mô hình văn học hiện đại của thế giới dựa trên các thể thơ, kịch nói, văn xuôi, tiểu thuyết, tiểu luận phê bình, v.v... Năm 1934 Nhất Linh thành lập TLVĐ gồm 7 thành viên: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Tú Mỡ, Thế Lữ và Xuân Diệu tiêu biểu cho mô hình này.

    Các thành viên trong TLVĐ đều trải qua một tuổi thơ khốn khó về vật chất lẫn tinh thần, họ lớn lên giữa buổi giao thời của tư tưởng cũ-mới, giữa phong kiến-tân thời khiến họ nung nấu ý chí cải cách phong hóa những hủ lậu của xã hội. Mục đích của TLVĐ là loại trừ lối văn chịu ảnh hưởng Nho học và đề cao tinh thần xây dựng canh tân xứ sở nhằm đưa giá trị tình yêu quê hương dân tộc, tinh thần vị tha tự lập, phục vụ đời sống người dân lao động, chủ trương đả phá, chống đối những phong tục tập quán phong kiến như trong hai tác phẩm tiêu biểu nhất của khuynh hướng này là cuốn Đoạn tuyệt (1934) và Lạnh lùng (1936)… TLVĐ muốn dùng ngòi viết để nâng cao giá trị nhân phẩm của con người khởi nguồn từ những bài trào phúng, đem tiếng cười để chế giễu những thói hư, tật xấu, của những nhân vật “tai to mặt lớn“. Những nhân vật như “Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh là ba mẫu người điển hình mà TLVĐ dựng lên để ám chỉ các nhân vật này trong bài viết của họ.

    Cuối những năm 1930-1940, sự sinh hoạt và tồn tại của nhóm TLVĐ trong đời sống văn học đã suy giảm và trở nên lỗi thời, thay thế vào đó là các bài phóng sự và tiểu thuyết theo lối tả thực. Sự suy tàn của TLVĐ bắt đầu khi anh em Nhất Linh, Hoàng Đạo bỏ văn chương đi làm chính trị. Tháng 06, 1942 Thạch Lam chết vì bệnh lao, Nhất Linh trốn sang Tàu, Khái Hưng và Hoàng Đạo bị Pháp bắt đày lên Vụ Bản, Hòa Bình, Thế Lữ thôi làm thơ làm báo để chuyên tâm với sân khấu kịch nói. Xuân Diệu về Mỹ Tho làm viên chức nhà Đoan… Mặc dù, TLVĐ đã chấm dứt hoạt động kể từ sau năm 1940 nhưng tiếng tăm vẫn mãi vang dội trong làng văn học và trong lòng độc giả yêu văn chương. Dưới đây là phần phân tích tâm lý nhân vật trong một số tác phẩm của TLVĐ.

    PHÂN TÍCH TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TLVĐ

    Anh Phải Sống của Khái Hưng và Nhất Linh ra mắt độc giả vào năm 1934 và đã đào sâu vào thế giới nội tâm phức tạp về quan niệm của con người về tình nghĩa vợ chồng trong đó tác giả đề cao phẩm chất cao thượng, tinh thần trách nhiệm và hy sinh của người phụ nữ Việt Nam. Anh Phi Sống kể lại một chuyện tình của một cặp vợ chồng nghèo mưu sinh trên sông nước không may gặp ngày nước lũ. Trong cơn nguy kịch, người vợ đã hy sinh mạng sống của mình trong dòng nước chảy xiết để nhường lại sự sống cho chồng, để “Anh Phải Sống”, để muôi các con còn thơ dại ờ nhà. Trong khoảnh khắc khi vợ chồng phải đối diện với tử thần, kề cận với “thập tử nhất sinh”, thì lòng bác ái đã đánh tan sự ích kỷ riêng tư để nhường chỗ cho một tâm hồn cao thượng. Anh Phi Sống nói lên giá trị nhân bản, ca ngợi bản chất thủy chung, chịu đựng, hy sinh thầm lặng, thương chồng con, trọng tình nghĩa phu thê của người đàn bà thuần túy Việt Nam, khi đứng trước ranh giới giữa lý trí và tình cảm, giữa cái riêng và cái chung. Xuyên qua truyện Anh Phải Sống, chúng ta nhận thấy rõ sự kết hợp hài hòa về tư tưởng cũng như phong văn giữa 2 tác giả. Đối với Nhất Linh và Khái Hưng, Có lẽ tình yêu không phải là một loại ái tình tầm thường, đơn giản mà nó hướng đến một tình yêu đích thực, thanh cao, tuyệt mỹ vượt lên trên cả tình yêu: ĐÓ LÀ TÌNH CAO THƯỢNG.

    Đời Mưa G của Nhất Linh và Khái Hưng là một hành trình đi vào thế giới sâu thẳm của con người với những uẩn khúc quanh co, tâm hồn rối loạn. Trong truyện Đời Mưa Gió, tác giả đã đưa người đọc tới cõi vô thức, một nơi bí ẩn để che giấu những ước vong chưa thực hiện được, để khám phá ra những suy nghĩ, ao ước tiềm tàng trong ấy. Đời Mưa G kể lại một mối tình lãng mạn, về cuộc gặp gỡ tình cờ và định mệnh giữa Chương và Tuyết. Một mối tình tuyệt đẹp nhưng để lại trong ký ức nhiều muộn phiền, đớn đau, một thế giới phức tạp, đầy mâu thuẫntrong cuộc phiêu lưu vào thế giới nội tâm.  

    Theo tác giả Nguyễn Thị Minh, tác phẩm Đời mưa gió trên phương diện cấu trúc tâm lý các nhân vật chính từ góc nhìn phân tâm học và nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Trong câu chuyện, Chương là một thày giáo với bề ngoài hiền lành, đạo mạo, với một cuộc sống điều độ, an nhàn nhưng lại luôn luôn có những hành động, suy nghĩ trái ngược nhau mà chính anh cũng không giải thích được. Theo Freud, suy nghĩ, hành động của Chương không chỉ chịu sự điều khiển của cái tôi (ego) mà phần ý thức tỉnh táo còn bị chi phối bởi cái siêu tôi (superego) được tiếp nhận một cách vô thức từ bố mẹ trong những năm tháng tuổi thơ và nhất là cái ấy (id)

    Trở lại câu chuyện, trong quá khứ, Chương đã từng đối diện với một nghịch cảnh khiến chàng đau đớn về tinh thần, khi anh vấp phải thái độ khinh bỉ của cha mẹ Loan và sự lãnh đạm của người yêu khi anh thi rớt. Nỗi đau đớn vì bị phản bội và cú sốc tâm lý khiến vùng ý thức trong Chương không muốn chấp nhận, anh dồn nén, tìm cách đưa nó ra khỏi suy nghĩ của mình. Nhưng thực chất, nỗi đau ấy không mất đi mà chỉ bị vùi chôn vào vùng vô thức. Để tránh cho nó không có khả năng trỗi dậy, Chương phản ứng bằng cách trở nên một người cứng cỏi, ghét phụ nữ. Bản ngã của Chương cảm thấy khoan khoái, thoải mái dưới lớp vỏ của một ông giáo đứng đắn, kiêu ngạo, lạnh lùng khi tiếp xúc với nữ giới.

    Khi Chương gặp Thu, sự tươi mát, trẻ trung của nàng làm tỉnh giấc vùng ý thức trong Chương, nhưng niềm khao khát ấy lại bị lu mờ bởi những cảm xúc (phức cảm) về Loan sống dậy và xuất hiện trong vùng ý thức ám ảnh anh. Cảm giác bị chế nhạo, giày vò chàng bởi cuộc chiến giữa cái tôi và cái ước mơ đã đẩy tình yêu anh dành cho Thu lùi lại. Các nghiên cứu về vô thức đưa ra kết luận rằng: Nhân cách con người là sự kết hợp của nhiều phần riêng biệt, mỗi phần có năng lượng riêng. Trong quá trình phát triển của bản ngãý thức thì khi những cảm xúc bị tổn thương, dồn nén sẽ tự động chuyển vào cõi vô thức. Khi những ham muốn bị vùng ý thức từ chối, nó sẽ không chịu sự kiểm soát của vùng ý thức. Khi cảm xúc tâm thần bị giao động giữa cá nhân và xã hội, nó sẽ tạo dựng cá tính hay bản sắc xã hội của một người.

    Giữa lúc ấy thì Chương gặp Tuyết, tình yêu của Chương với Tuyết, nhìn bên ngoài có vẻ rất phi lý: Một ông giáo đạo đức, rất ghét phụ nữ lại say mê một cô gái giang hồ trụy lạc, phóng đãng. Sự phi lý này chỉ có thể có trở thành hợp lý khi được nhìn từ góc độ tâm lý. Tuyết đã chiến thắng những phần ý thức-vô thức trong Chương và đã giúp anh giải tỏa những ham muốn bấy lâu bị kìm lại. Sự vỗ về, nâng niu chiều chuộng của Tuyết khiến những phức cảm về Loan, về Thu dịu xuống. Sự vô tư, dâng hiến của Tuyết đã làm thỏa mãn cái tôi (ego) và không cho Chương có đủ thời gian để băn khoăn nghĩ ngợi. Tuyết đã xoa dịu vết thương trong tìm Chương và chiếm được cả hồn lẫn xác của anh. Cái bản ngãý thức của Chương cũng hài lòng tiếp nhận Tuyết, quên đi cái quá khứ đau đớn do Tuyết và Thu để lại trong anh. Vùng ý thức trong Chương cho phép chàng gạt bỏ quá khứ đã qua mà chấp nhận đời sống hiện tại, khiến chàng rất mãn nguyện.

    Tuyết sau cuộc hôn nhân không tình yêu mà gia đình đẩy Tuyết vào, Tuyết tự do tiếp thu nền học vấn mới. Quan niệm và lối sống theo phương Tây, bản ngã của Tuyết đã nhanh chóng lựa chọn, quyết định con đường đi của nhân cách. Tuyết xuất hiện như một “gái mới” từ lối suy nghĩ, hành xử và quan niệm sống bất cần, khiến Chương không còn bị mạc cảm hất hủi, khước từ. Con người Tuyết toát ra sức hấp dẫn của một bản ngã vừa rạo rực, vừa tràn sức sống bên trong, vừa khoác lên mình cái “phông” văn hóa theo xu thế thời đại. Tuyết cũng như Chương, họ đã lựa chọn hoàn toàn có ý thức cho hướng đi của mình. Bản ngã của Tuyết với bản năng mách bảo, vùi chôn quá khứ, dồn nén tình cảm chân thành, tâm hồn dễ xúc cảm của mình xuống tầng vô thức. Bởi trong vô thức ấy là cả một chuỗi ngày xanh tràn đầy nhiệt huyết, những ngày tủi cực, tù túng, không ánh sáng, không niềm vui mà Tuyết muốn gạt bỏ và không muốn mang trở lại vùng ý thức để phải đối diện với hoang mang rối loạn. Tuyết chỉ muốn sống với đời sống hiện tại và chỉ muốn nghĩ đến tương lai là một biểu hiện tâm lý của bản ngã-ý thức. Như vậy, chúng ta có thể kết luận: Đời mưa gió là một thể loại tiểu thuyết tâm lý, một mô hình của tiểu thuyết phương Tây nhưng vẫn giử được tính cách Á Đông. 

    Hai đứa trẻ của Thạch Lamlối viết giản dị, giàu cảm xúc, ẩn chứa nhiều ý nghĩa và đã để lại những suy tư trong lòng người đọc. Trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” Thạch Lam đã phác họa một bức tranh của Liên với nhiều suy tư, với tâm hồn nhân hậu, thương người. Ông đã khéo léo dùng ngòi bút của mình để diễn tả nhân vật qua một phong văn tinh tế, sâu sắc trong môi trường nghèo nàn, cơ cực của một kiếp người. Thạch Lam đã miêu tả thế giới nội tâm của từng nhân vật qua những chi tiết, những hành động và lời nói của nhân vật rất ư là phong phú và độc đáo. Chẳng hạn như nhân vật Liên trong tác phẩm là một điển hình của nghệ thuật này. Những cảnh chiều tàn trên phố thị đến những người sống nơi tỉnh lẻ là một bức tranh hoàn mỹ với tâm hồn và tâm trạng được bộc lộ một cách tinh tế và sâu sắc.

    Nội dung câu chuyện là một buổi chiều nơi phố huyện nghèo nàn, xơ xác, tiêu điều với hình ảnh của những người sống trong một môi trường tù túng, chật vật, đói khổ. Liên với tâm trạng buồn bã, thương xót cho mảnh đời của những đứa trẻ con nhà nghèo. Hình ảnh của những đứa trẻ cúi lom khom nhặt nhạnh những gì còn sót lại sau phiên chợ quê nghèo nàn, khiến Liên động lòng thương cảm cho số phận của những đứa trẻ cũng như thương cảm cho chính bản thân mình. Liên xót xa, cảm thông với những kiếp người nhỏ nhoi sống lây lắt trong bóng tối, trong cơ cực đói nghèo cứ bám theo họ hết ngày này qua ngày khác và cho đến hết cuộc đời. Cảnh chiều tàn nơi phố huyện trong bóng tối đã dấy lên trong lòng Liên bao nỗi niềm khát vọng và mơ ước một cuộc đổi đời.

    Trong khoảng khắc của một ngày tàn, những kỷ niệm tuổi thơ với những tháng ngày tươi đẹp hiện về trong tâm hồn của Liên. Đó là những ngày tháng gia đình cô còn sống ở Hà Nội, được thưởng thức những món quà ngon, vật lạ. Nhưng giờ đây, tất cả đã là quá khứ, là kỷ niệm. Hình ảnh duy nhất mà hai chị Liên đang mong chờ, hy vọng là chuyến tàu đêm đi ngang qua, mang theo ánh sáng phồn thịnh của tia hy vọng giàu sang trở lại cho phố huyện nghèo nàm mà Liên đang sống.

    Xuyên qua câu chuyện Hai Đứa Trẻ, hình ảnh Liên với tâm hồn nhạy cảm, trong sáng chen lẫn nhiều suy tư đã phản ảnh qua sự đối lập của hai thế giới: Một bên là cuộc sống phồn hoa, giầu có, tràn ngập ánh sáng, hy vọng và một phố huyện nghèo nàn, vất vả, đói khổ của những mảnh đời bất hạnh. Điều này được giải thích rõ ràng trong học thuyết Phân tâm học của Freud về vùng ý thức, tiềm thứcvô thức. Điển hình là những viễn ảnh của cuộc sống thanh thản, đầy đủ trong quá khứ đã ẩn giấu và tiềm tàng trong cõi vô thức từ lâu nay bộc lộ qua giấc mơ mập mờ trong vùng tiềm thức, chờ cơ hội bước vào vùng ý thức, thể hiệm qua sự ao ước “ánh sáng của con tàu” có một ma lực để biến khu phố huyện nghèo nàn, buồn tẻ, thiếu thôn thành một thủ đô tốt đẹp trong đó chị em Liên và những người sống trong phố không còn phải lam lũ kiếm ăn từng ngày.

    Con Đường Sáng của Hoàng Đạo có tính chất luận đề mà đặc điểm là ông muốn mang những kiến thức Tây học vào phong cách sáng tác với khát vọng đổi mới thể thức viết lách trong văn chương Việt Nam. Điều này đã được thể hiện qua cuốn tiểu thuyết Con đường sáng, Hoàng Đạo đã tạo ra hình tượng người thanh niên trí thức tiểu tư sản Duy ở Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX.

    Duy sau khi trải qua tất cả những lạc thú của cuộc sống thành thị, anh trở về sống ở nông thôn và đem hết tâm sức, khả năng hiểu biết của mình để giáo dục dân quê trong cách sinh hoạt, làm việc hiệu quả với hy vọng thay đổi cung cách làm việc cũng như thức tỉnh lối suy nghĩ thụ động của người dân quê. Tại đây, Duy đã gặp Thơ và cưới nàng làm vợ, người vợ quê với tâm hồn trong sáng, cao đẹp đã hỗ trợ tinh thần cũng như trong công việc làm của anh. Cái lý tưởng mà Duy theo đuổi là đem những hiểu biết của mình để truyền dạy lại cho người khác (cái tôi-ego), khiến nó đã đem anh đến gần hơn với “người bình dân” và giúp chàng vượt qua cám dỗ của những thú vui trụy lạc ngày trước. Con Đường Sáng với phong cảnh thôn quê, với nhà tranh vách đất của những người dân lao động, đói khốn khổ, của gia đình bác Tẹo, của bà cụ trẻ. Sự quảng đại vị tha của Thơ đối với những tá điền đã làm cho Duy quyết tâm đổi mới lối sống vô ý thức của anh lúc trước kia để nhập tâm giúp những người nông dân có một cuộc sống khá hơn (cái siêu tôisuperego).

    Sau một thời gian, Duy trở lại thăm những gia đình mà anh đã giúp đỡ khi trước để mong được nhìn thấy thành quả tốt đẹp, nhưng anh hoàn toàn thất vọng bởi những căn nhà tranh kiểu mới mà anh đã nhọc công giúp xây cất để cho những người nông dân có được chỗ ở sạch sẽ, vệ sinh và ngăn nắp, thì nay trước mắt anh, cảnh “đâu vẫn vào đấy” với giường chiếu siêu vẹo, bàn ghế bừa bãi, những vết nhơ bẩn trên tường làm hoen ố màu vôi xanh dịu anh đã cho quét hai ba nước. Cạnh đống rác, mấy đứa trẻ đóng khố đương ngồi quanh một cái rổ đựng thức ăn, khua tay đuổi đàn ruồi bay tới tấp chung quanh… khiến Duy chán nản và thất vọng (cái tôi-ego).

    Duy tự nghĩ và giận cho sự “đơn thân độc mã” của mình trong cuộc chiến chống lại cái đói, cái nghèo, cái khổ, cái nạn mù chữ và hủ tục khiến anh đã quay trở lại con đường trụy lạc(cái ấyid). Nhưng cuối cùng lý tưởng cao đẹp đã chiến thắng, Duy tìm thấy ý nghĩa cuộc đời ở thôn quê, anh trở về nơi có người vợ hiền đang chờ đợi, sống cuộc sống của một điền chủ tâm huyết (ý thức).

    Như vậy, con đường của Duy đã được Hoàng Đạo lựa chọn đi theo một lý tưởng thanh cao, trong sáng và đầy tình người. Duy, một con người có lý tưởng rõ ràng, khát khao đổi mới và lặn ngụp để tìm ra Con Dường Sáng cho mình và cho mọi người (vô thức).

    Ba Chị Em của tác giả Ngọc Cường là tác phẩm cuối cùng mà người viết muốn đề cập đến. NV Ngọc Cường là hậu duệ của TLVĐ và là cháu ruột của nhà văn Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam). Ngọc Cường được độc giả quý mến bởi bản chất thân thiện, hòa nhã, bình dị của ông. Hơn thế nữa, cách diễn tả tâm lý nhân vật trong truyện của Ngọc Cường thật sâu sắc và rất thực, trong đó, ông thể hiện văn phong của mình với tính chất nhẹ nhàng, êm ái, mạch lạc khiến nó trở nên dễ hiểu và gần gũi với đại chúng.

    Ba Chị Em là câu chuyện kể về một người đàn ông tên Hiếu, nhớ về quá khứ của mình thời thơ ấu, hình ảnh một đứa trẻ mồ côi Mẹ từ lúc mới có vài tháng tuổi. Vì không thấu hiểu về cái chết của Mẹ, khiến Hiếu có mạc cảm chính mình là nguyên nhân gây nên sự việc: “Vừa lọt lòng đã mất Mẹ, Hiếu coi biến cố ấy là điều bất hạnh lớn nhất trong cuộc đời của mình… Hiếu tự đổ lỗi cho mình đã gây ra cái chết của mẹ”.  “… Nếu không có Hiếu ra đời ngày hôm ấy thì bà cụ hẳn vẫn còn sống?” Điều này chứng tỏ cái hệ lụy tự ti mặc cảm tiềm tàng trong cõi vô thức đã dằn vặt tâm trí Hiếu trong nhiều năm, bởi Hiếu luôn tin tưởng rằng sự ra đời của mình đã khiến Mẹ phải chết. Những ý nghĩ lệch lạc ấy đã ẩn dấu trong vùng vô thức của Hiếu cho đến ngày nay.

    Sự khao khát được ấp ủ, nuông chiều nơi tình mẫu tử đã đeo đuổi và ám ảnh Hiếu trong suốt thời gian Hiếu khôn lớn, trưởng thành, khi đã có sự nghiệp và lập gia đình. Tâm tư Hiếu luôn bị giao động bởi sự thiếu vắng yêu thương, vỗ về, bao bọc của Mẹ khiến Hiếu cảm thấy thiếu an toàn, vắng sự chở che, sự hỗ trợ tinh thần và mất tự tin trong cuộc sống. “... Nỗi thiếu vắng to lớn và không có gì thay thế được tình mẫu tử, khiến Hiếu tích lũy nhiều mặc cảm tự ty, đưa tới ứng xử khác với bình thường cho dù sau này Hiếu kết hôn”.

     Ứng xử khác với bình thường là kết quả của cái tôi (ego) trong Hiếu để che dấu cái tự ti mạc cảm. Càng lúc, sự suy nghĩ lại càng sâu sắc khiến sự vắng bóng Mẹ, thiếu tình yêu nơi Mẹ bộc phát và thể hiện rõ ràng hơn trong ký ức Hiếu: “Cả một thiếu thời không có Mẹ, Hiếu cảm thấy lẻ loi trong cái gia đình nhỏ bé chỉ có ba chị em lủi thủi trong nhà… Mang nặng tâm trạng kẻ mồ côi, sợ bị ruồng bỏ nên, để kiếm một chỗ nương tựa… là nguồn an ủi, bù đắp cho sự thiếu vắng mẹ dưới mái ấm gia đình”. Sợ bị ruồng bỏ, tìm sự nương tựa hoặc tìm nguồn an ủi xuất hiện bởi nhữngao ước, khát vọng có Mẹ trong cuộc đời. Một khi những ao ước không thề thực hiện được hoặc không nhận được, thì chúng sẽ quanh quẩn ở trong vùng vô thức và vì không thoát ra được để chuyển lên vùng ý thức nên nó ám ảnh tâm tư Hiếu khiến Hiếu sợ sự thất bại và không dám tin tưởng vào khả năng của chính mình.Hiếu tự thu gọn mình vào một cái vỏ ốc để được an toàn, Hiếu khước từ những cuộc vui, tự gian mình vào thế giới trầm lặng, bằng lòng với cuộc sống ẩn dật bởi cái mạc cảm tự ti. Hiếu trở nên nhút nhát, tránh né chỗ đông, ngại giao tiếp, sống thụ động, yếm thế và cuối cùng là…sợ sống bởi Hiếu sợ phải đối diện với thử thách trong cuộc sống.

    Có những lúc Hiếu nhận ra mình không sống thật với chính mình bởi Hiếu không muốn đương đầu với khó khăn, chướng ngại, dễ dàng buông xuôi mọi việc để không phải đối diện với thất bại. Thất bại vì Hiếu mất niềm tin của chính mình, Hiếu sợ kết quả không hoàn hảo nên không muốn dấn thân. Thiếu chỗ dựa tinh thần nên Hiếu luôn tìm kiếm hình bóng Mẹ qua hình ảnh hai người chị lớn khi còn thơ ấu cũng như khôn lớn, trưởng thành: “Ở vào tuổi thơ ấu, sớm phải trông cậy vào tình thương và sự đùm bọc của hai người chị, Hiếu mong muốn các chị sẽ thay thế mẹ mình và cùng lúc, cố tìm hình ảnh của bà mẹ qua các chị nhưng thực tế đã làm Hiếu thất vọng”. Thất vọng vì Hiếu không tìm thấy ai có thể thay thế hình ành Mẹ trong tim Hiếu như một khuyết danh nào đã nói: “Chúng ta chỉ có một người Mẹ

    Khi có gia đình, Hiếu chọn Dung, một người đàn bà nhanh nhẹn, đảm đang, tinh thần mạnh mẽ vì Hiếu tưởng là đã tìm thấy Mẹ qua vị trí của Dung, bởi Hiếu cảm thấy an toàn, được che chở, bao bọc, an ủi, chiều chuộng, lo lắng khi ở bên Dung, “Hiếu từ khi có gia đình riêng, Hiếu thường đùn việc giao tế cho Dung vì nghĩ là vợ lanh lợi hơn, có óc thực tế với nhiều kinh nghiệm sống để hiểu người khác nên dễ thành công”. Đùn việc cho Dung là đúng, vì Dung có thể làm mọi việc nhanh chóng và có kết quả tốt, nhưng cái nguy hiểm là Dung đã dần dần biến Hiếu thành một người mất sự tự tin và có cảm giác là “vô dụng”. Dung dù có muốn hay không, nàng đã vô tình trở thành “Super Woman” như Hiếu đã ghi nhận về Dung “đảm đương mọi việc trong nhà, quyết định từ chi thu tiền nong cho đến dậy dỗ con cái”. Ở đây, nếu đem ra phân tích tâm lý nhân vật Hiếu và Dung, thì thực sự Hiếu không phải là người không có trách nhiệm mà bởi Dung đã gián tiếp tạo cơ hội cho Hiếu trở thành người thụ động. Dung đương nhiên trở thành một người chủ gia đình bất đắc dĩ và Hiếu tự cho rằng mọi sự đã có Dung lo liệu, khiến Hiếu buông xuôi tất cả. Có lẽ, Hiếu cần xóa bỏ những ý tưởng cực đoan về cái chết của Mẹ hoàn toàn không phải là do Hiếu gây ra, Hiếu cần phải tẩy đi cái tư tưởng sai lầm ấy trong cõi vô thức, thúc đẩy vùng ý thức hoạt động để có thể lấy lại tự tin và niềm vui sống, chia sẻ trách nhiệm với Dung, tạo sự tự tin và tự hào trong lòng mình.

    KẾT LUẬN: Hầu như tất các nhân vật trong những tác phẩm của TLVĐ đều chịu ảnh hưởng bởi học thuyết Phân tâm học cùa Freud và Chủ Nghĩa Phi Lý Tính của Schopenhaur, bởi những nhân vật trong tác phẩm của TLVĐ nếu được đưa ra phân tích thì cuộc sống của con người chịu ảnh hưởng bởi một xã hội chứa đầy sự mâu thuẫn, sự suy nghĩ thiếu minh mẫn và sự khốn cùng. Từ những quá khứ không hoàn hảo bởi sự đổ vỡ của tình mẫu tử như trong truyện Ba Chị Em của Ngọc Cường, sự thất bại của khát vọng vinh quang và từ cái nhìn đầy bi quan, ảm đạm đối với cuộc sống hiện tại khiến con người trở nên thù hận, hối hận, mạc cảm, khinh bỉ và đôi khi còn coi thường phụ nữ để che dấu vết thương bị phản bội hay bỏ rơi như Chương trong tác phẩm Đời Mưa Gió của Khái Hưng và Nhất Linh. Phân tâm học cũng cho rằng: Hành vi của một người bị ảnh hưởng bởi những động lực trong vô thức và đưa đến các vấn đề về cảm xúc tâm lý. Các hành vi khác thường bắt nguồn từ những xung đột giữa tâm trí có ý thức vô thức như nhân vật Duy trong tác phẩm Con Đường Sáng của Hoàng Đạo.

    Khánh Lan, California Oct. 2022

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Phân Tâm Học và Đời Sống, của tác giả Khánh Lan, xuất bản năm 2022.
    2. Tuần báo Phong Hóa số 87.
    3. Văn hóa – Văn học Việt Nam.
    1. Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ tuyển chọn và giới thiệu (1999), Văn chương Tự lực văn đoàn (tập 2).
    2. Ngô Văn Thư (2006), Bàn về tiểu thuyết của Khái Hưng.
    3. Đỗ Lai Thúy và Phan Ngọc Hà dịch từ Psychanalyse et litérature PUF, Paris, 1978.
  • Khánh Lan,  Văn Thơ

    CHỮ TÂM TRONG TRUYỆN KIỀU

    Khánh Lan biên soạn

    CHỮ TÂM TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

    Trong bài viết về chữ TÂM của tác giả Lê Ánh, ông đã bàn về chữ CHỮ TÂM TRONG ĐẠO PHẬT và cho rằng chữ TÂM gắn liền với đời sống của con người và trong đạo Phật. Theo giáo lý nhà Phật: Tâm tức Phật, Phật tức Tâm. Nhứt thiết duy tâm tạo”, nghĩa là: “Mọi sự việc đều do tâm tạo ra”. Về phần này tác giả Lê Ánh nói rất chi tiết trong bài viết của ông về chữ CHỮ TÂM TRONG ĐẠO PHẬT, nên người viết xin không đi sâu vào chi tiết này, mà đi thẳng vào phần “CHỮ TÂM TRONG TRUYỆN KIỀU” của Nguyễn Du. Trong truyện Kiều của Đại văn hào Nguyễn Du khi luận về “chữ Tài chữ Mệnh”, ông viết: “Trăm năm trong cõi người ta, chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”. Nhưng khi kết thúc câu truyện luận về chữ Tài và chữ Mệnh, ông lại kết luận với hai câu thơ:

    “Thiện căn ở tại lòng ta,

    Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài.”

    Phải chăng Nguyễn Du cho rằng Tâm quan trọng hơn Tài? Tại sao lại có sự so sánh giữa “Tài và Tâm”. Tâm đồng nhất với thiện tâm, tâm tính nhân hậu. Hai câu thơ trên có nghĩa là: Con người sinh ra đã sẵn có cái thiện” trong lòng và tấm lòng quý giá hơn tài năng. Như vậy, có phải Tâm là gốc, là nền nền móng, là căn cốt và là cội rễ của nhân cách con người? Dưới lăng kính của Nguyễn Du về Tâm và Tài thì đó là hai từ ngữ không thể tách rời. Nếu có Tài mà không có Tâm, thì cái Tài đó thật sự chẳng có ý nghĩa mà còn có thể gây nguy hiểm cho xã hội. Một khi con người không có Tâm thì vô tri giác, thiếu tình cảm, sống hời hợt, không cảm thông cho nỗi khổ của những kể khốn cùng.

    Nếu chữ TÂM trong đạo Phật là “từ, bi, hỷ, xả” thì chữ TÂM trong Truyện Kiều bao hàm “Nghiệp và Mệnh”. Tâm “thiện” hay “ác” sẽ quyết định cho “hành động”, từ đó tạo nên nghiệp và số mệnh tương ứng. Như vậy, ta thấy truyện Kiều không đơn thuần mang tư tưởng Phật giáo mà còn có cả tư tưởng Nho giáo. Theo Giáo sư Trần Đình Sử, Tâm là chân như, tĩnh tại, đồng cảm, thương người, ông cho rằng chữ Tâm trong Truyện Kiều  sự gặp gỡ luồng tư tưởng của hai bậc Nho gia và Phật gia. Nhưng, chữ Tâm trong Truyện Kiềukhông đồng nhất với chữ Tâm của nhà Phật bởi Nguyễn Du không coi sự diệt dục là quan trọng như lời Phật dạy. Truyện Kiều là câu “truyện thế tục”, kể về một cái Tâm thế tục cao thượng, tuy không đạo đức siêu hình nhưng không tầm thường dung tục.

                Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã nhiều lần nhắc đến chữ Tâm. Thí dụ:“Từ tâm” xuất hiện qua lá thơ Kiều thề nguyền đồng tâm cùng Kim Trọng; “lễ tâm” khi chạy án cho hai cha con Vương Ông; “hiếu tâm” thể hiện qua câu “lửa tâm càng dập, càng nồng“, lửa lòng, lửa ghen cháy trong lòng Hoạn Thư và “tâm thành” khi Kiều bán mình chuộc cha.  Ở đây ta thấy chữ Tâm luôn đi kèm với một từ khác, để biểu hiệu cho một khái niệm có liên quan đến chữ Tâm. Khi chữ Tâm đứng độc lập thì nó có nghĩa là lương tâm, đạo đức; nhân ái, vị tha; khoan dung, nhân hậu; cảm thông, sẻ chia, v.v…

    Để hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về chữ Tâm trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, các nhà nghiên cứu chú tâm vào vào hai lãnh vực: Đối tượng và  phạm vi nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu chữ Tâm qua hành động của một vài nhân vật điển hình như: Thúy Kiều, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến… Trong phạm vi này, nhà nghiên cứu phân tích tiểu sử của câu truyện để tìm hiểu về bối cảnh văn hóa, xã hội của tác phẩm cũng như tiểu sử của tác giả để thu góp những tài liệu xác thực chứng minh cho tác động, tư tưởng và bối cảnh thực tại khiến có sự ra đời của tác phẩm. Phương pháp phân tích nhân vật nhằm thu nhặt khái quát những nét đặc trưng của cái Tâm trong tác phẩm. Phương pháp văn hóa học được sử dụng để khám phá những nét văn hóa đặc thù trong tác phẩm của nhà văn.

    Theo tài liệu Wikipedia, Nguyễn Du sống trong giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, một giai đoạn với nhiều biến động trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đất nước chia thành hai Đảng dưới sự cầm quyền của hai thế lực: Miền Bắc do Vua Lê và Chúa Trịnh thống trị, trong Nam là Chúa Nguyễn. Cả hai nơi đều do các thế lực phong kiến cầm quyền, nội bộ của bị phân hóa và yếu trong vai trò ổn định tình hình, lãnh đạo đất nước. Nguyễn Du đã sống qua cả ba thời đại: Lê-Trịnh, Tây Sơn, Nguyễn và trải qua nhiều cuộc binh biến tàn khốc của các tập đoàn phong kiến cũng như các cuộc khởi nghĩa đòi quyền sống của tầng lớp nông dân. Ông đã chứng kiến tận mắt cảnh sống xa hoa, đồi trụy cũng như sự thống trị dã man, tàn ác của giai cấp phong kiến, đến cảnh đau khổ, nghèo đói, đày đọa và những áp bức bất công, cảnh nước mất nhà tan, kiếp người tài hoa bạc mệnh. Chính những biến cố của thời đại, của gia đình đã đẩy Nguyễn Du ra giữa cuộc đời lưu lạc và có nhiều tâm sự u uẩn. Niềm u uẩn ấy, được ông gửi gấm vào thi ca, đặc biệt là nhân vật Thúy Kiều trong tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” của ông.

    Nghiên cứu nhân vật trong tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” hay “Truyện Kiều”.  cho ta thấy những hành động xuất phát từ Tâm mà ra,như trong cảnh Thúy Kiều khóc thương Đạm Tiên là cái Tâm thành đưa đến từ tâm lý đồng cảm của Kiều qua hai câu thơ: “Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.” [83 – 84]. Những nhân vật có Tâm nhân ái, lòng lương thiện là Thúy Vân, thùy mị, đoan trang, hồn nhiên, vô tư. Vương Quan có tư cách đứng đắn, đàng hoàng, nghiêm trang, hòa nhã: “Cũng trong nha dịch, lại là từ tâm;”. Nhân vật Từ Hải với khí tiết anh hùng là đại diện cho một hình ảnh nam nhân xuất sắc bên cạnh Kim Trọng.

    Chữ Tâm trong truyện Kiều biểu hiện rõ nét cho một chữ “Tâm” trong triết lý Phật giáo thể hiện trong buổi đi chơi gặp mộ Đạm Tiên, sau khi nghe qua tiểu sử cuộc đời cô kỹ nữ xa lạ, Kiều liên tưởng đến mình: “Nỗi niềm tưởng đến mà đau, Thấy người nằm đó biết sau thế nào? Trong tâm thức Kiều đã ngầm chứa những hạt giống khổ đau, bạc mệnh. Đó là điều Kiều cảm nhận được mà người khác không biết.

    Trong đoạn cuối câu truyện, sau bao ngày chìm đắm trong bể khổ, Kiều từ bỏ trần tục để được sống thanh thản, nhẹ nhàng cũng là cái tâm của nho gia. Tâm thiền thể hiện qua sự tu hành của Kiều. Chữ Tâm trong Tâm lý học gồm “Thiền tâm”. Tâm tức lý. Nỗi nhớ mẹ, nhớ em, nhớ nhà, nhớ Kim Trọng đều là tâm lý mà cũng là thiện lý. Chữ Tâm của Nguyễn Du qua Kiều ghi nhận như một phép nhiệm mầu nơi cửa Phật qua câu thơ: “Cho hay giọt nước cành dương, Lửa lòng tưới tắt mọi đường trần duyênhoặcMùi thiền đã bén muối dưa, màu thiền ăn mặc đã ưa nâu sồng”. Vậy Kiều có thực sự chọn con đường tu hành là giải thoát? Có lẽ sẽ tùy theo độc giả phán quyết.

    Tóm Lại:

    Nguyễn Du mất đi, nhưng ông đã để lại những câu thơ lục bát bất hủ và một tuyệt tác có giá trị. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một kiệt tác văn học ra đời trong bối cảnh xã hội Việt Nam, có ảnh hưởng sâu đậm sắc màu Phật giáo và Nho giáo. Truyện Kiều đã thấm vào trí nhớ, tâm hồn người Việt qua hai chữ Tâm-Tài. Trong tác phẩm, Nguyễn Du đã vẽ ra một Thúy Kiều có Tài nhưng bạc mệnh, nhưng với chữ Tâm thánh thiệnnhư ngọn đèn sáng soi lối đi cho Thúy Kiều trong những ngày cuối đời.

    Tư tưởng của Nguyễn Du với tư cách là một đại Nho gia đã thể hiện rõ trong Truyện Kiều  chứng minh cho chúng ta thấy rằng, ông đã chịu ảnh hưởng sâu sắc từ triết lý Nho giáo hòa quyện với triết học nhà Phật. Bởi bối cảnh của câu chuyện lệ thuộc vào hoàn cảnh chính trị, xã hội, tư tưởng của Việt Nam thời đó nên Truyện Kiều dễ dàng ghi sâu vào tâm trí người dân Việt cũng như ảnh hưởng đến đời sống xã hội Việt Nam. Một lý do khác là tư tưởng Truyện Kiều có liên quan mật thiết đến đời sống người dân Việt, một dân tộc vốn coi trọng chữ trung và chữ hiếu.

    Khánh Lan,

    California, November 2022

  • Cáo phó - Phân Ưu,  Khánh Lan,  Kiều Mỹ Duyên,  Tin tức

    SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG CUỐI TUẦN

    LỄ TƯỞNG NIỆM 100 NGÀY CỐ GIÁO SƯ TOÀN PHONG NGUYỄN XUÂN VINH

    Kiều Mỹ Duyên tường trình

    Lễ tưởng niệm 100 ngày mất khoa học gia, cựu tư lệnh Không Quân, giáo sư Nguyễn Xuân Vinh (tại Thư Viện Việt Nam, thành phố Garden Grove) do Viện Việt- Học tổ chức.

                Thứ bảy ngày 5 tháng 11 năm 2022, nhiều sinh hoạt cộng đồng người Việt ở miền Nam California tổ chức cùng giờ, cùng ngày. Nơi nào có sinh hoạt cũng có đồng hương đến đông đảo. Tại Thư Viện Việt Nam, đường Westminster thành phố Garden Grove, Viện Việt- Học tổ chức kỷ niệm 100 ngày tưởng nhớ giáo sư, khoa học gia Nguyễn Xuân Vinh. Cô Nguyễn Thị Kim Ngân điều hợp chương trình.

                Thư mời được nhà văn Trần Việt Hải gửi đi khắp nơi, gửi nhiều lần, ngoài học trò của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh của trường Chu Văn An, Sài Gòn, còn có sự hiện diện của các chiến sĩ Không Quân, khoa học gia, bác sĩ, văn sĩ, thi sĩ, ca sĩ, v.v. đến tham gia rất đông. Hội trường không còn một chỗ ngồi, một số anh chị em đứng ở ngoài hành lang của thư viện.

    Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh (1930-2022)

    Khi chúng tôi đến, giáo sư Phạm Thị Huê đang phát biểu tỏ lòng kính trọng giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, một nhân tài văn chương và khoa học gia. Ông lấy bút hiệu Toàn Phong để sáng tác văn chương. Tác phẩm “Đời Phi Công” của Nguyễn Xuân Vinh đã đoạt giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc năm 1961. Năm 1991, cuốn sách “Theo Ánh Tinh Cầu” của ông được nhà xuất bản Đại Nam xuất bản, đã được tiêu thụ hết ngay trong năm đầu. Ông còn một tác phẩm khác là “Gương Danh Tướng” được sáng tác năm 1956.

                Một ngày làm nhà giáo suốt đời làm nhà giáo, ngoài là tư lệnh Không Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, giáo sư Nguyễn Xuân Vinh viết sách không ngừng nghỉ, những tác phẩm ông để lại cho đời rất hữu ích cho thế hệ mai sau.

    Các văn nghệ sĩ đến tham dự lễ tưởng niệm giáo sư Nguyễn Xuân Vinh rất đông.

    Ông Trần Văn Sùng đến từ San Diego, ông vừa nói vừa nức nở như khóc, ông thương tiếc một người tài đã ra đi dù giáo sư Vinh về với Chúa khi đã 92 tuổi.

                Khoa học gia Cai Văn Khiêm tỏ lòng thương tiếc một nhân tài đã ra đi, có lẽ tất cả đồng hương hiện diện trong ngày tưởng niệm không ai muốn giáo sư Vinh ra đi.

    Nhà văn Khánh Lan nói về giáo sư Nguyễn Xuân Vinh.
     

    Nhà văn Khánh Lan xinh đẹp, duyên dáng nói về giáo sư Nguyễn Xuân Vinh và trong câu chuyện nhà văn trẻ này nhắc đến nhà văn Việt Hải nhiều lần trước khi Việt Hải lên diễn đàn.

                Nhà văn Việt Hải vừa phát biểu cảm tưởng vừa nuốt nước mắt, có lúc nhà văn nghẹn ngào như nói không ra lời. Nhà văn rất thành thật nói:

                – Cho tôi được ngồi, nếu tôi đứng một chút nữa tôi sẽ té.

    Nhà văn Việt Hải nói về những quyển sách của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh mà
    nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian đã xuất bản

    Việt Hải nói về những quyển sách của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh mà nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian đã xuất bản và sẽ xuất bản tiếp. Nhà văn Việt Hải để rất nhiều cảm tình của mình trong giọng nói nghẹn ngào. Nhiều người kể cho tôi nghe lúc tiễn đưa giáo sư Nguyễn Xuân Vinh lên đường, Việt Hải đã khóc, bây giờ cũng nức nở.

                Cô Hoa, vợ của Việt Hải đưa chồng lên trước sân khấu, chăm sóc chồng từng tí. Thật hạnh phúc cho những người có gia đình ấm cúng, và hạnh phúc cho những người lý tưởng sống với nhau.

    Kiều Mỹ Duyên đến tham dự lễ tưởng niệm 100 ngày mất của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh cùng các anh chị em nghệ sĩ. (Xướng ngôn viên, ca sĩ Hương Thơ đứng ngoài cùng bên phải)

    Những phụ nữ tham dự trong chiếc áo dài tha thướt, trong đó có ca sĩ Hương Thơ, người nào cũng đẹp nhưng nam thì nhiều còn nữ thì ít, đặc biệt những người yêu chuộng văn nghệ đều có mặt.

                Khoa học gia Cai Văn Khiêm trong hội Bình Định Tây Sơn, bác sĩ Lê Đình Phước, bác sĩ Nguyễn Ngọc Ký, Không Quân hiện diện trong buổi lễ tưởng niệm này, bác sĩ đỡ đầu cho giáo sư Nguyễn Xuân Vinh vào đạo Công Giáo.

                Nguyện cầu giáo sư Nguyễn Xuân Vinh hưởng nhan Thánh Chúa. Cô Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Viện Việt-Học chân thành cảm ơn quý Hội, quý giáo sư và quý anh chị em đã cùng gia đình của giáo sư và Viện Việt- Học tổ chức Lễ Tưởng Niệm giáo sư Nguyễn Xuân Vinh chân tình và cảm động.

    KIỀU MỸ DUYÊN, Orange County, 7/11/2022

    (kieumyduyen1@yahoo.com)

    —————————————————————————————————————–

    LỄ TƯỞNG NIỆM 100 NGÀY CỐ GIÁO SƯ TOÀN PHONG NGUYỄN XUÂN VINH

    Khánh Lan tường trình từ California.

    Buổi lễ tưởng nhớ đến vị giáo sư khả kính Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, một nhân tài của thế giới văn học đã diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm và thân mật tại THƯ VIỆN VIỆT NAM thuộc thành phố Garden Grove, tiểu bang California ngày 05 tháng 11 măm 2022 do Gia Đình Cố GS Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, Hội Ái Hữu CHS Bưởi-Chu Văn An Nam California, Hội Ái Hữu Không Quân, Hội Giáo Chức Việt Nam California, Hùng Sử Việt, Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian, Nguyệt San KBC và Viện Việt Học đồng tổ chức.

    Ngoài hành lang, các hình ảnh và những giải thưởng mang tên GS Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh được ban tổ chức trưng bày rất cẩn thận, chu đáo và đẹp mắt.

    Bước vào bên trong hội trường, căn phòng đã đông nghẹt người, những hàng ghế đã kín/đầy người ngồi. Khánh Lan nhận thấy có sự hiện diện của rất nhiều nhân vật quan trọng trong cộng đồng đến tham dự. Ngoài hành lang cũng chật cứng người, bởi không có ghế ngồi nào trống.

    Khoảng 10 phút sau 10:30 sáng, khi Chị Kim Ngân, giám đốc của Viện Việt Học mở đầu chương trình và thay mặt cho bà quả phụ Nguyễn Xuân Vinh ngỏ lời cám ơn tất cả các quan khách hiện diện, thì cả hội trường trở nên yên lặng để tỏ lòng kính trọng người quá cố. Theo sau là Lễ chào quốc kỳ Việt, Mỹ và phút mặc niệm.

    Sau phần nghi lễ, Cô Kim Ngân trở lại với tiểu sử của cố GS Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, đồng thời giới thiệu slideshow về cuộc đời và sự nghiệp của cố GS do nguyệt san KBC thực hiện, ghi lại đầy đủ hình ảnh từ khi Cố GS nhập ngũ cho đến khi ông từ giã cõi trần.

    Giáo Sư Trần Huy Bích

    GS Tiến Sĩ Trần Huy Bích nói về những tác phẩm của văn học nổi tiếng của GS Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh. Cũng như quyển sách mới nhất “Thiên Chức Của Một Nhà Giáo” sẽ do Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuận đảm nhiệm và phát hành.

    Bà quả phụ Nguyễn Xuân Vinh

    Chương trình tưởng nhớ Cố GS Toàn Phong chấm dứt khoảng 12:30 pm sau khi Bà quả phụ Nguyễn Xuân Vinh ngỏ lời cảm tạ các quan khách, bà cũng không quên mời mọi người ở lại dùng bữa ăn trưa thân mật do chính tay bà các bạn bè cùng nấu. Phần phụ diễn văn nghệ gồm 4 bài hát do các ca sĩ của Viện Việt Học và Tiếng Thời Gian đảm trách.

    Cố GS Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh

    Vĩnh biệt Cố GS Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh. Xin Thiên Chúa toàn năng rước linh hồn ông về cùng hưởng an vui bên cạnh nhan thánh Ngài.

    Khánh Lan

    VỀ MỘT NGƯỜI VỪA MỚI RA ĐI: GIÁO SƯ NGUYỄN XUÂN VINH,

    Viết bởi: KIỀU MỸ DUYÊN

    Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Xuân Vinh- nhà khoa học người Việt được NASA vinh danh. Ông đã vạch ra quỹ đạo cho những phi thuyền Apollo của Mỹ lên mặt trăng.Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh được Hội Khoa Học Không Gian Hoa Kỳ tuyển chọn trao giải thưởng Dirk Brouwer về những thành tích và phục vụ của ông trong ngành cơ học phi hành không gian.

    Khi nghe giáo sư Nguyễn Xuân Vinh bệnh, nhiều người cầu nguyện cho giáo sư sớm khỏi bệnh. Nhiều người định đi thăm giáo sư nhưng cứ nghĩ để cho người bệnh nghỉ ngơi, đến thăm nhiều không nên, nhưng những người ở xa về chơi Orange County nhất định phải đến thăm ông. Giáo sư Phạm Thái ở San Jose về Orange County họp mặt liên trường và đồng hương Tây Ninh nói với chúng tôi trước khi lên xe trở lại San Jose:

                – Chị ơi, giáo sư Vinh yếu lắm rồi, chắc không qua khỏi trong 2 tuần nữa.

    Hôm nay, khi giáo sư Vinh qua đời, 1 giờ đồng hồ sau tôi được tin, chúng tôi gọi ngay cho giáo sư Phạm Thái. Ông nói:

                – Chúng tôi đợi tin tức gia đình để xem ngày nào an táng, chúng tôi sẽ đến thăm giáo sư Vinh lần cuối.

    Chúng tôi còn nhớ vào thập niên 60, chúng tôi đang học ở Úc, tình cờ đọc báo thấy tin tức giáo sư Nguyễn Xuân Vinh là khoa học gia. Chúng tôi rất hãnh diện về khoa học gia Việt Nam có tài làm phi thuyền lên cung trăng. Chúng tôi mua ngay một tấm thiệp chúc mừng, anh chị em du học ở Canberra, thủ đô của Úc, viết lời chúc mừng rồi gửi sang tòa đại sứ Việt Nam Cộng Hòa nhờ chuyển đến giáo sư Vinh.

    Bẵng đi một thời gian rất lâu mấy chục năm sau, chúng tôi gặp lại giáo sư Nguyễn Xuân Vinh ở đại học Michigan, hội thảo toàn nước Mỹ về người tị nạn ở đại học này. Những thành viên tham dự hội thảo có giáo sư Vũ Quốc Thùy, con trai của giáo sư Vũ Quốc Thúc, giáo sư của trường đại học luật khoa Sài Gòn trước năm 1975, Nguyễn Xuân Vinh đang dạy, giáo sư cũng là một diễn giả thuyết trình trong tuần lễ hội thảo đó. Người tham dự đại hội ở luôn trong trường học, buổi trưa khi ra phòng ăn, chúng tôi may mắn được ngồi đối diện giáo sư. Chúng tôi nhắc lại tấm thiệp chúc mừng mà chúng tôi đã gửi đến giáo sư sau khi phi hành đoàn bình yên trở về.

    Chúng tôi cũng nhớ một chuyện tình rất đẹp trong tiểu thuyết ngắn “Đời Phi Công” của nhà văn Nguyễn Xuân Vinh, bút danh Toàn Phong. Chúng tôi nói ngay:

                – Thưa giáo sư, giáo sư trả nợ cho tôi!

                Giáo sư Vinh ngạc nhiên hỏi:

                – Tôi thiếu nợ cô hồi nào mà cô đòi nợ tôi?

                Tôi trả lời:

                – Vì tôi đọc “Đời Phi Công” của giáo sư cho nên khi đến Paris, tôi vội vã đến bờ biển Nice để xem cát vàng lóng lánh qua ngòi bút miêu tả của giáo sư bờ biển Nice vô cùng quyến rũ. Chúng tôi cất công, tốn tiền đến đó, nhưng than ôi đến bờ biển Nice rồi, chúng tôi vỡ mộng vì bờ biển Nice không đẹp bằng biển Nha Trang. Như thế giáo sư phải đền phí tổn cho chúng tôi phải không?

                Giáo sư Vinh hỏi chúng tôi:

                – Cô đến Nice một mình hay đi với nhiều người?

    Tôi trả lời:

                – Đi với nhiều người.

    Giáo sư Vinh nói ngay:

                – Đi với nhiều người làm sao thấy được cát vàng lóng lánh?

    Sau này đến Mỹ, chúng tôi có dịp gặp lại ông bà giáo sư Vinh ở miền Nam California khi có hội họp tổ chức ở đây.

    Có lần, trong buổi cơm, tôi ngồi gần ông bà, tôi hỏi phu nhân của giáo sư Vinh:

                – Phượng trong tiểu thuyết “Đời Phi Công” có phải là chị không?

    Phu nhân giáo sư Vinh trả lời:

                – Nếu ai yêu không quân thì đều là Phượng.

    Hai ông bà người nào cũng rất thông minh, trả lời như không trả lời.

    Tiểu thuyết ngắn “Đời Phi Công” của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh sáng tác năm 1959, bút hiệu Toàn Phong. Đạt giải thưởng văn chương toàn quốc năm 1961. Tiểu thuyết dài 53 trang, gồm 9 chương: Đường đời muôn vạn nẻo, Ánh sáng kinh thành, Trăng dãi Bắc Phi, Gió Hải Hồ, Có một đàn chim, Hội mùa hoa, Hẹn

    một ngày về, và Tiếng gọi lên đường.

    … Đêm nay có một anh chàng

    ngồi giữa ánh sáng kinh thành

    mà nhớ đến quê hương…

    … Mang thân làm cánh chim,

    ai ra đi cũng hẹn có ngày trở về tổ ấm …

    … Để chờ đợi một ngày mai hạnh phúc,

    Có những mùa xuân đôi trẻ con gửi cho nhau

    những cánh hoa kèm theo những câu chúc tâm tình …

    … Mang thân ra đi để che mưa gió

    là các anh muốn cho những người như em

    được mãi mãi sống trong bầu không khí thanh bình …

    … Ra đi vì nhiệm vụ

    bao giờ thanh bình

    con xin trở lại mái tranh xưa …

    Khi đi thuyết trình ở đại học Berkeley, trên đường về tôi đổi chuyến bay từ San Jose về Orange County để thăm một số người thân, trong đó có giáo sư Vinh và gia đình. Tôi đi xe từ San Francisco về thăm ông bà giáo sư Vinh, ở trong một căn nhà xa thành phố, đường vào nhà cây cỏ xanh mướt. Chị Vinh ngồi xe lăn đón tôi ở phòng khách, chị hỏi:

                – Cô lên đây hồi nào?

    Chị đưa tay chỉ ly nước và đĩa trái cây, mời tôi:

                – Cô uống nước và dùng trái cây.

    Giáo sư Vinh chào tôi và nói:

                – Cô ở nhà với bà xã tôi, tôi đi họp với hội cựu tù nhân chính trị.

    Ngồi nói chuyện với chị Vinh một chút, chị gầy hẳn đi, khác với ngày tôi gặp chị, khuôn mặt chị xanh xao, nhưng chị không than khi tôi hỏi về sức khỏe của chị. Có một cô em kề cận chăm sóc cho chị.

    Tôi kể cho chị nghe về sinh viên Berkeley rất quan tâm đến chính trị, đề tài của tôi thuyết trình là: Làm thế nào để trở thành triệu phú? Sinh viên Berkeley đặt câu hỏi về chính trị nhiều hơn về kinh tế, trái với sinh viên của Cal State Fullerton và Long Beach, mà tôi đã từng thuyết trình nhiều năm qua. Tôi cũng nói với chị về tờ báo của trường đại học Berkeley rất lớn, nhiều tầng lầu, tờ báo rất xuất sắc. Chị Vinh hỏi tôi về những người chị quen ở Orange County có gặp họ thường không?

    Tôi muốn kể cho chị nghe nhiều chuyện nữa nhưng sợ chị mệt, với lại đến giờ phải ra phi trường nên tôi xin giã từ. Ra đến cửa, tôi quay đầu lại vẫy tay chào chị, bàn tay yếu ớt của chị đưa lên chào tôi. Tôi hy vọng gặp lại chị lần nữa nhưng khi tôi vừa về đến Orange County vài tuần thì nghe tin chị được đưa vào nhà thương. Sau đó mấy tuần, chị mất.

    Hôm nay, nghe tin giáo sư Nguyễn Xuân Vinh qua đời, gia đình, người thân, bạn bè, học trò của giáo sư trên thế giới, và đồng hương yêu quý ông đang cầu nguyện cho giáo sư sớm về hưởng nhan Thánh Chúa.

    Orange County, 25/7/2022

    KIỀU MỸ DUYÊN, (kiuemyduyen1@yahoo.com)

  • Cáo phó - Phân Ưu,  Khánh Lan,  Tin tức,  Văn Thơ

    CHIỀU THƠ NHẠC CUNG TRẦM TƯỞNG TRONG BÙI NGÙI THƯƠNG TIẾC

    THI SĨ CUNG TRẦM TƯỞNG (1932-2022)

    Nào ai có thể đoán trước được rằng CHIỀU THƠ NHẠC THÍNH PHÒNG CUNG TRẦM TƯỞNG do Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian (NVNT & TTG) tổ chức ngày 20 tháng 11, 2019 đã là ngày cuối cùng mà anh em trong nhóm hội ngộ cùng thi sĩ Cung Trầm Tưởng. Dù là đã bao lần nhà văn Việt Hải và nhóm dự định làm một chuyến đi chơi và thăm người thi sĩ tài ba họ CUNG. Tiếc thay NVNT & TTG chưa thực hiện được ước nguyện thì thi sĩ đã ra đi, ra đi trong sự thương tiếc của mọi người và thế giới thi ca đã mất đi một một nhà thơ đáng kính. Xin ghi lại đây những kỷ niệm năm xưa cùng thi sĩ.

    NHỚ VỀ CHIỀU THƠ NHẠC CÙNG THI SĨ CUNG TRẦM TƯỞNG NĂM NAO

    Khánh Lan biên soạn

    Từ trái sang phải:
    Hàng thứ 1: NS Bích Ty, GS Quyên Di, GS Dương Ngọc Sum, KTS Nguyễn Văn Liêm, TS Cung Trầm Tưởng, NV Việt Hải, CS Minh Tâm, Minh Châu, NS Dương Hồng Anh, CS Thúy Anh, Tố Đoan, Mai Hương.
    Hàng thứ 2: CS Nhật Uyên, CS Thụy Lan, NS Quốc Sĩ, phu nhân của NV Việt Hải: Lệ Hoa, NV Khánh Lan
    và phu quân của CS Thúy Anh

    Những hạt mưa đầu mùa nhè nhẹ với tiết trời lạnh lạnh, như nhắc nhở chúng ta “Nàng Thu” đang hiện diện nơi đây và sắp sửa ra đi, để nhường lại cho những ngày đông lạnh giá sắp đến.  Và như một sự tình cờ ngẫu nhiên, Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian đã tổ chức buổi chiều nhạc thơ để chào đón một nhà thơ rất thân quen, mà hầu như tất cả chúng ta đều biết đến từ đầu thập niên 60: Thi sĩ Cung Trầm Tưởng khi ông ghé qua Orange County, California.

    Đây cũng là buổi họp mặt lần thứ năm mà Liên Nhóm NVNT & TTG đã  chào đón Thi sĩ Cung Trầm Tưởng, từ miền Minnesota lạnh lẽo về thăm thành phố “Tiểu Saigon”.  Buổi nhạc thơ được tổ chức tại Cordoba plaza Club House, thành phố Westminster, California trong bầu không khí ấm cúng và thân mật. 

    Mặc dù chương trình bắt đầu lúc 4:00 giờ chiều, nhưng mới 3:30, đã có khá đông những thân hữu yêu thơ Cung Trầm Tưởng, xếp hàng chờ sẵn ngoài cửa.  Ngoài sự hiện diện của các thi sĩ và văn sĩ, như nhà thơ Dương Hồng Anh, Nhà thơ Hồng Vũ Lan Nhi, Nhà thơ Cát Ngọc, Nhà thơ Tha Nhân, Nhà thơ Việt Cường, Nhà thơ Bích Ty, Nhà Văn/Giáo sư Dương Ngọc Sum, Nhà Văn Việt Hải,  Nhà Văn/Giáo sư Quyên Di, và Nhà Văn Nguyễn Quang Huy, Nhà Văn Võ ý …  còn có sự góp mặt của ký giả Uyên Vũ (báo Người Việt), Ca sĩ Thúy Anh, KTS Nguyễn văn Liêm, NAG Lê Hùng, v.v…

    Mở đầu chương trình, Khánh Lan giới thiệu và chia sẻ cảm nghĩ của mình về tập thơ “Cung Trầm Tưởng, Một Hành Trình Thơ, 1948-2008”. Tâp thơ này được xuất bản tại Virginia, Hoa Kỳ, năm 2012 và tái xuất bản lần thứ nhất tại California, Hoa Kỳ, năm 2019. Thi sĩ Cung Trầm Tưởng cho biết đây là tập thơ cuối cùng và ông rất hài lòng và hãnh diện khi cho cho tập thơ này ra đời.

    NV Việt Hải và Khánh Lan

    Trong tập thơ, thi sĩ Cung Trầm Tưởng ghi rõ chi tiết của từng giai đoạn, những cảm xúc của mình theo dòng thời gian, qua những thăng trầm của cuộc đời cũng như vận nước nổi trôi trong suốt 60 năm qua.  Thi sĩ Cung Trầm Tưởng cũng không quên ghi lại những điểm son trong đời và những cảm xúc của mình qua những chặng đường gian khổ, đau thương, nhớ nhung, uất ức, tuyệt vọng, phẫn nộ và hận thù mà ông đã đi qua. 

    Ngoài hai bài thơ bất hủ, có thể nói là vượt thời gian và làm nên tên tuổi của ông, là bài “Mùa Thu Paris” và “Chưa Bao Giờ Buồn Thế”,  không thể nào không nhắc đến những vần thơ, mà Thi sĩ Cung Trầm Tưởng đã sáng tác trong trại tù tại Hoàng Liên Sơn vào mùa thu năm 1977.  Những vần thơ nặng nét đau khổ và tuyệt vọng của người thua cuộc, đã làm thay đổi hoàn toàn những suy nghĩ trong thể thức sáng tác thơ của ông, những vần thơ lãng mạn khi xưa, vội vàng xếp lại để nhường chỗ cho những lời thơ sắc xảo, cay đắng và chai cứng như sau:

    Áo tù thẫn máu đôi vai

    Bàn chân nứa chém, vành tai gió lùa 

    Môi cầm má hóp thịt da 

    Ngô vơi miệng chén, canh pha nước bùn. 

    Nhưng cũng không thể nào sánh được với những vần thơ mà Thi sĩ Cung Trầm Tưởng đặt tên cho nó là “Nộ Thơ” khiến người nghe qua phải rùng mình khiếp sợ:

    Mai về đạn nhảy ngang nòng súng 

    Trực trì đầu thù mổ thật nhanh. 

    Chiều nhạc thơ tiếp tục với những bài hát nổi tiếng của Thi sĩ Cung Trầm Tưởng, đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc như “Tiễn Em” và “Mùa Thu Paris”, qua sự trình diễn của ban hợp ca Tiếng Thời Gian.  Ca sĩ Thúy Anh với nhạc phẩm “Mình Ơi Ở Lại Đừng Về” và “Paris Có Gì Lạ Không Em”.  Ca sĩ Nhật Uyên với bài “Bên Ni Bên Nớ”.  Cũng không quên nhắc đến Nhạc sĩ Nguyên Vũ (phu quân của Ca sĩ Thúy Anh), Nhạc sĩ/Guitarist Quốc Sĩ và Nhạc sĩ Keyboardist Tú Phạm đã giúp cho phần âm nhạc trở nên sôi động. 

    Tiếp theo phần văn nghệ là phần nhận định của nhà văn Việt Hải (anh cũng là con chim đầu đàn của Liên Nhóm NVNT & TTG) về hai bài thơ tiêu biểu thuộc thể loại “Thơ Mới” của thi sĩ Cung Trầm Tưởng: “Núi Và Suối, Một Huyền Sử” và “Phồn Thực Ca”.

    Trong bài “Núi Và Suối, Một Huyền Sử”, Thi sĩ Cung Trầm Tưởng kể lại khi ông ở trại tù Hầm Tân, tức trại Z30D, thuộc tỉnh Bình Thuận, nơi có suối nước trong và rặng mây tào, đã cho ông nguồn cảm hứng để sáng tác bài thơ này. 

    Đáy mắt có chiều sâu tráng lệ 

    Tháp chàm ảnh ảo ngậm hoàng hôn. 

    Bài thứ hai là “Phồn Thực Ca”, Thi sĩ Cung Trầm Tưởng kể lại thời trai trẻ,  khi ông còn là một phi công, trong một công tác ở miền tây, ông đã gặp và để ý đến một cô giáo dạy học tại đây, có nhan sắc tuyệt vời và hình bóng ấy đã đi vào hồn thơ của người thi sĩ trẻ, tạo nên nguồn thơ cảm hứng và ông đã sáng tác bài thơ ca tụng vẻ đẹp của cô giáo như sau:

    Em ướp trầm hương ngân ngát thánh 

    Ngồi trong đời cũng ngự ngôi trên…

    Nhà Văn Việt Hải kết thúc bằng nhận xét như sau, anh nói, thơ của Thi sĩ Tagore và Thi sĩ Cung Trầm Tưởng có điểm tương đồng về những triết lý thâm trầm của vũ trụ, con người, cuộc sống, hạnh phúc, tình yêu, đề cao con người và triết lý nhân sinh.  

    TS Cung Trầm Tưởng và Khánh Lan

    Mừng Sinh Nhật NS Cung Trầm Tưởng

    Chiều nay, cũng là buổi chiều mừng sinh nhật và chúc thọ Thi sĩ Cung Trầm Tưởng tròn 90 tuổi.   Nhà Văn Việt Hải nhắc đến bài thơ Đêm Sinh Nhật mà thi sĩ Cung Trầm Tưởng đã sáng tác khi ông 29 tuổi, tại Đa Kao, Saigon.  Bài thơ viết theo thể loại 6-8, nói lên nỗi cô đơn của Thi sĩ Cung Trầm Tưởng.  Đêm ấy, 50 năm về trước, cũng có mưa rơi như chiều nay, nhưng hôm nay, Thi sĩ Cung Trầm Tưởng không còn cảm thấy cô đơn, vì quanh ông, đã có rất nhiều người yêu mến ông và yêu mến cả thơ của ông nữa.  Bài thơ “Đêm Sinh Nhật” được thi sĩ Bích Ty diễn ngâm để mừng sinh nhật thứ 90 của ông.

    Từ trái sang phải: Hàng 1: CS Manh Bổng, MC Thụy Trinh, Minh Châu, CS Thụy Lan.
    Hàng 2: Lệ Hoa, TS Cung Trầm Tưởng, NV Nguyễn Quang, NV Việt Hải, NS Bích Ty

    Sau bữa ăn tối, Thi sĩ Cung Trầm Tưởng say sưa phát biểu về những sáng tác, quan điểm, nguồn cảm hứng, nỗi xúc động của ông qua thơ văn.  Ông nói về những kỷ niệm khi ông du học tại Paris, nơi ông đã sáng tác những bài thơ có nhiều phong thái lãng mạn, qua những ảnh hưởng bởi đời sống, văn hóa Âu Tây,  nhóm văn học hiện sinh (Existentialisme) và nhóm thơ triết học (Philopoésie)….Thi sĩ Cung Trầm Tưởng tâm sự, “Thơ là sự chuẩn mực từng từ ngữ thích hợp, cho tỏa sáng ý tưởng mình muốn nói “.

    Và sau cùng, Nhà Văn Quyên Di bình luận về chủ đề “Thi sĩ Cung Trầm Tưởng, Một Gương Mặt Văn Học Của Việt Nam “.  Ông nói:  “Thi ca Cung Trầm Tưởng có những ý tưởng tôn giáo triết học. Qua lăng kính tín ngưỡng, Phật giáo/Công giáo đều được thể hiện qua ý niệm tình thương và sự sống. 

    Nhà Văn Quyên Di kết thúc buổi “Chiều thơ nhạc Cung Trầm Tưởng” với một câu chuyện thật hay và dí dỏm “Ai Đã Tạo Dựng Nên Người Đàn Bà?”

    Từ trái sang phải: CNS Lâm Dung, CS Ngọc Quỳnh, MC Bích Trâm, Lệ Hoa, MC Thụy Vy, TS Cung Trầm Tưởng,
    Thanh Hương, Khánh Lan, Minh Tâm, CS Thụy Lan, Minh Châu và CS Mạnh Bổng.

    Buổi chiều thơ nhạc đã chấm dứt trong niềm hân hoan và luyến tiếc. Thi sĩ Cung Trầm Tưởng nói, “Tôi vô cùng xúc động khi có được những giây phút hạnh phúc như thế này, xung quanh những người bạn thân quý và thương mến tôi cũng như thơ của tôi”.  Trước khi ra về, Thi sĩ Cung Trầm Tưởng đã ký tặng bạn bè hiện diện trong buổi chiều thơ nhạc tập thơ “Cung Trầm Tưởng, Một Hành Trình Thơ-1948-2008”.

    Ghi dấu lại một ngày vui.

    Khánh Lan tường trình từ thành phố Westminster, 2019

    Kiếp luân hồi là điều mà tất cả chung ta trên cõi nhân gian đều phải trải qua, NT Cung Trầm Tưởng đã ra đi và để lại niềm thương tiếc cho thế giới thi ca nói chung và Liên nhóm NVNT & TTG nói chung. Kính mong hương hồn của Nhạc Sĩ sớm được siêu thoát, trở về cõi vĩnh hằng.

    Thi Sĩ ra đi mùa Thu, mùa Thu không trở lại.
    Đếm lá úa mùa Thu, mưa sầu hoen trên mi.

    Vĩnh biệt nhà thơ Cung Trầm Tưởng.

    Đai lễ cầu siêu cho hương hồn thi sĩ Cung Trầm Tưởng

    Vĩnh Biệt TS Cung Trầm Tưởng

    TS Cung Trầm Tưởng đã đáp chuyến tàu vĩnh hằng lúc 4:27 chiều ngày 09 tháng 10, 2022 vì bệnh viêm phổi và nhịp tim yếu quá.

    CHUYẾN TẦU VĨNH HẰNG

    Khánh Lan, California Oct. 18, 2022

  • Khánh Lan,  Văn Thơ

    THU TRONG THI CA

    Có những lúc chúng ta tự hỏi là tại sao đa số các văn thi sĩ lại hay chọn đề tài “THU” để làm tựa hay nội dung cho tác phẩm của mình? Có phải hình ảnh chiếc lá lìa cành đã làm rung động tâm hồn của các bậc thi nhân và các nhà văn sĩ? Hay chính cái phong cảnh ảm đạm của chiều thu điêu tàn đã khuấy động niềm cảm xúc trong tâm tư người cầm bút? Phải chăng?

    Thu nhớ ai thu buồn

    Thu nhớ ai thu Hờn

    Thu sầu mây lâng lâng

    Cho dòng chiều bâng khuâng.

    Thật vậy, trong thế giới thi ca trên thế giới đã chứng minh được điều này, bởi sự ra đời của những tuyệt tác văn học nghệ thuật nối tiếng như tác phẩm Les Feuilles Mortes của Jacques Prevert; L’Adieu của Guillaume Apollinaire; Sonnet 73 của William Shakespeare; Autumn của John Clare hay To Autumn của John Keats, v.v… đã chuyển hóa những vần thơ, ý nhạc của mình bắt nguồn từ niềm cảm hứng và thiên tài bẩm sinh của từng cá nhân.

    Trong lãnh vực kịch nghệ hay văn chương cũng thế, sự hiện diện của những quyển tiểu thuyết, những cuốn phim giá trị đều có cùng một khái niệm như trên. Có lẽ và hầu như nhiều tác giả đã chọn mùa thu làm chủ đề cho tác phẩm của mình, như cuốn tiểu thuyết Jane Eyre by Charlotte Bronte (1847) được đóng thành phim, kể lại một chuyện tình say đắm giữa cô bé mồ côi can đảm Jane Eyre và người đàn ông tài giỏi, độc đoán Rochester. Cô là người đã khám phá ra những bí mật đen tối tại một điền trang sang trọng ở Anh. Phim Dracula by Bram Stoker (1897) là một bộ phim kinh dị Gothic của Mỹ năm 1992 do Francis Ford Coppola đạo diễn và sản xuất.                       

    Tại Hoa Kỳ, sự xuất hiện của nhiều phim nổi bật với khung cảnh mùa thu hữu tình, tình tiết bi thương, hoàn cảnh éo le đã làm rơi lệ biết bao khán thính giả như cuốn phim Autumn In New York với Richard Gere và Winona Ryder hoặc When Harry Met Sally với Billy Crystalia và Meg Ryan hay với Math Damon, Ben Affleck, Robin William, ba nhân vật thủ vai chính trong phim Good Will Hunting, v.v…

    Khi nói đến “THU” trong thi ca thì ta có thể nói rằng đó là một đề tài phong phú, một thế giới bao la rộng mở để chúng ta bàn luận, một kho tàng văn hóa để các bình luận gia nghiên cứu và học hỏi… Trong phạm vi bài viết này, người viết xin phép chỉ bàn đến hai nhà thơ danh tiếng của Pháp là Paul Verlaine (1844-1896) và Jacques Prevert (1900-1977), bởi cả hai thi nhân này đều có những tác phẩm liên quan đến MÙA THU mà người viết đã mạo muội sáng tác một bài thơ bán cổ điển với lời tựa NHỚ MÙA THU CŨ vào buổi đầu thu 2022. Trong bài thơ ấy có đề cập đến tên của hai nhà thơ cổ thụ này…

    NHỚ MÙA THU CŨ

        Thơ Khánh Lan

    Thu đến đây rồi những lá rơi

    Công viên Lục Xâm màu hoang vắng

    Dĩ vãng goi hồn mùa thu trước

    Dương cm vang vọng tiếng thu ca

    Nhạc Chopin, giọt mưa lả chả

    Mưa sa lành lạnh không gian buồn

    Mang gió heo may như đông giá

    Một khối u hoài thương nhớ ai.

    Phím đàn lướt nhẹ khúc Chopin

    Mùa thu năm ấy vương tình nở

    Trao nụ tình lâng lâng nỗi nhớ

    Sông Seine lặng gió thu xào xạc

    Nắng xuyên cành vàng lá Lục Xâm

    Verlaine tượng đá lặng lẽ nhìn

    Choàng Paris vào cho em ấm

    Áo em vàng Prévert lá rơi

    Mùa thu vàng rêu phong hoài niệm

    Nhớ thu vàng, chạnh nhớ thu xưa

    Bài thơ này đã được nhạc sĩ Minh Trí và nhạc sĩ Phạm Thái phổ nhạc với tựa: NHỚ THU XƯA qua hai giai điệu khác nhau: Valse vui tươi trong sáng và Boston với nỗi sầu nam mát, lâng lâng.

    NHỚ THU XƯA

                               Thơ Khánh Lan

                              Nhạc Minh Trí

    Thu đến rồi đây chiếc lá nâu

    Công viên Lục xâm vắng hoang mầu

    Dĩ vãng gọi hồn mùa thu trước

    Dương cầm vang vọng tiếng thu sầu

    Nhạc Cho-pin giọt mưa lã chả rơi

    Mưa se lạnh sầu vương tím chân trời

    Nặng một khối u hoài ai thương nhớ

    Trên phím đàn lướt nhẹ khúc chơi vơi

    Mùa thu năm ấy duyên tình bén vội

    Nụ hôn trao giữa lá vàng rơi

    Dòng sông Seine cuốn đi nguyện ước thầm

    Nắng xuyên cành lá xạc xào vườn Lục Xâm

    Ver-laine tượng đá lặng ngắm ai

    Paris choàng nắng ấm vai gầy

    Pré-vert lá rụng vàng trên áo

    Nhớ mùa thu nào nhớ xôn xao.

    Kerchtt.ru phân tích: Văn chương Âu Châu trong những năm 1870-1910 có khuynh hướng tập trung vào nghệ thuật thuộc trường phái “Symboliste” (Biểu Tượng/Tượng Trưng) với bản chất lý tưởng siêu phàm và vẻ đẹp song toàn của nó. Phải chăng, những thực thể lý tưởng, trực giác thơ mộng, tính cách thẩm mỹ và vẻ đẹp vĩnh cửu này chỉ có nghệ thuật của chủ nghĩa Biểu Tượng mới có thể thực hiện được và chúng ta đã nhận thấy rằng nó đã phát triển trong các tác phẩm của Charles Baudelaire, Arthur Rimbaud, Paul Verlaine, Stéphane Mallarmé. Thuật ngữ Biểu Tượng/Tượng Trưng được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1886 bởi nhà thơ J. Moreas.

     Sự suất hiện của nghệ thuật chủ nghĩa Biểu Tượng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, là do các nhà thơ theo chủ nghĩa này khao khát sự tự do tinh thần, họ thấm nhuần tư tưởng cũng như tin tưởng vào “trí tưởng tượng sáng tạo” của mình, họ mong muốn lĩnh hội được những giá trị nghệ thuật cao siêu hơn trong lãnh vực sáng tác. Bởi chính sự háo hức đi tìm chân lý của chủ nghĩa thẩm mỹ thuần túy khiến nó đã đẩy nhiều nghệ sĩ vào con đường chạy trốn thực tế và biến chủ nghĩa Biểu Tượng thành chủ nghĩa “lãng mạn” và lý thuyết “Nghệ thuật vị nghệ thuật”. Các nhà đại diện thuộc trường phái Biểu Tượng gồm P. Verlaine, P. Valery, A. Rimbaud, M. Metterliik, A. Blok, A. Bely, F. Sologub, P. Gauguin, M.K. Chyurlionis, M. Brubel, Vyach, Ivanox, v.v… Trước hết, người viết xin giới thiệu thi hào Paul Verlaine.

    PAUL VERLAINE là một thi sĩ nổi tiếng của Pháp thuộc trường phái “Symboliste” (Biểu tượng/tượng trưng) và tiêu biểu cho lối sống “Decadent” (sa đọa) của Âu Châu vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Verlaine cũng như những người theo chủ nghĩa Biểu Tượng, thường cho mình là kết quả của sự đồi trụy và sự suy tàn của nền văn hóa tư bản.

    Paul Velaine (Photo Credit: Wikimedia Commons)

    Dựa theo bài viết của Nguyễn Minh Luận Paul Verlaine là người sáng lập ra trường phái thơ Biểu Tượng/Tượng Trưng, ông là một trong những nhà thơ lớn nhất và nổi tiếng nhất của nước Pháp trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX và đã có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của nền thi ca hiện đại Pháp, cũng như tới một số tác giả trong phong trào Thơ Mới ở Việt Nam trong giai đoạn 1932-1945. Thơ của Verlaine giàu nhạc tính, ông nổi tiếng là người kỹ tính và không bao giờ viết một dòng thơ dở dang như nhà văn Graham Robb đã nhận định. Tập thơ “Khúc lãng mạn không lời” của Verlaine được coi như tuyên ngôn của trường phái Biểu Tượng/Tượng trưng và được bầu chọn là “Ông hoàng của các nhà thơ” ở Pháp năm 1894.

    Đầu năm 1871, Verlaine từ bỏ gia đình và bị lôi cuốn vào một cuộc tình đồng tính đầy sóng gió với Arthur Rimbaud (1854-1891), một thần đồng thơ Pháp, khi ấy mới 17 tuổi. Khởi đầu của sự quan này khi Rimbaud gửi một số bản thảo thơ của anh cho Verlaine và nhờ Verlaine thẩm định ý thơ của anh, trong đó có tập thơ trứ danh “Con tàu say“. Verlaine đã khâm phụ và sửng sốt trước những khám phá mới mẻ, bất ngờ trong thơ của Rimbaud, ông đã viết thư mời Rimbaud tới nhà chơi, khởi đầu cho một cuộc tình nóng bỏng từng bị thiên hạ đàm tiếu, chê bai và khinh miệt. Mùa hè 1873, đánh dấu sự xuống dốc trong cuộc đời của Verlaine khi ông gặp lại Rimbaud tại Brussels. Sự đoàn tụ của họ không kéo dài được bao lâu, ngày 10 tháng 07, 1973, trong một cuộc cãi vã, Verlaine đã lấy súng bắn Rimbaud bị thương ở cổ tay trái và bị kết án 2 năm tù. Trong thời gian sống trong nhà giam, Verlaine đã sáng tác tập “Khúc lãng mạn không lời” tặng cho Rimbaud. Đây cũng là thời gian mà Verlaine đã sáng tác những bài thơ hay và trở thành nổi tiếng.

    Những năm cuối đời, Verlaine luôn sống trong tình cảnh đau ốm, phải thường xuyên nhập viện. Mọi người đều phải công nhận rằng cuộc đời của Verlaine là một chuỗi ngày say-say, tỉnh-tỉnh kèm với những ăn năn, hối hận về những năm tháng sống buông thả. Nhưng, như một con ngựa hoang đã quen đường cũ, Verlaine thường xuyên có mặt tại các tửu quán, ông làm bạn với các cây bút trẻ, giao thiệp với những gã ma cô và những ả gái điếm rẻ tiền cho đến ngày 08 tháng 01, 1896, Verlaine trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 52 trong cảnh nghèo khó, nghiện ngập và rượu chè sau khi viết xong bài giới thiệu cho Tuyển tập tác phẩm của Arthurr Rimbaud. Thi hài của Verlaine được an táng tại nghĩa trang Cimetiere de Batignolles, trước sự đưa đám của hơn ba ngàn người. Điều ấy nói lên rằng, sự nghiệp thi ca của Verlaine đã thực sự chinh phục được trái tim của đông đảo người đọc.

    Một trong những bài thơ nổi tiếng của Verlaine là bài Chanson D’Automne (Bài Ca Của Mùa Thu). Đây là một bài thơ đã đưa tên tuổi của ông vào lịch sử của Pháp nói riêng và thế giới nói chung, bởi bài thơ Chanson D’Automne đã được đài phát thanh Luân Đôn phát thanh 6 câu thơ đầu của ông vào ngày 05 tháng 06, 1944, lúc 23 giờ 15 phút, báo hiệu cho quân đội kháng chiến Pháp biết rằng sắp có cuộc đổ bộ của quân đội Đồng Minh trên bãi biển Normandie (Pháp) trong vài giờ với tín hiệu “Sonne l’heure” (Giờ lên tiếng điểm).

    Les sanglots longs
    Des violons de l’automne
    Blessent mon coeur
    D’une longueur monotone
    Tout suffocant et blême quand sonne l’heure

    Je me souviens des jours anciens
    Et je pleure

    Je me souviens des jours anciens
    Et je pleure

    Je me souviens des jours anciens
    Et je pleure
    Et je m’en vais au vent mauvais
    Qui m’emporte deçà, delà
    Et je m’en vais au vent mauvais
    Pareil à la feuille morte

    Bài thơ này được rất nhiều dịch giả dịch sang tiếng Việt Nam như Hồ Văn Hiền, Nguyễn Vạn An, Tường Vân, v.v… Tuy nhiên, trong bài viết này, người viết chỉ nêu lên hai bài thơ được dịch bởi hai dịch giả, Nguyễn Vạn An và Tường Vân. Trước nhất là bài dịch của Nguyễn Vạn An dưới tựa đề:

    Bài Ca Của Mùa Thu

    Nức nở dài

    Tiếng những vĩ cầm của mùa thu

    Làm đau tim tôi, gây một nỗi buồn

    Đơn điệu tẻ nhạt, ngắc nghẹn lời

    Lòng tái tê, khi nghe giờ điểm tiếng

    Tôi nhớ lại những ngày xa xưa

    Rồi tôi khóc và tôi ra đi

    Theo cơn gió chướng

    Gió mang tôi qua bên này, bên kia

    Như mang chiếc lá đã lìa đời.

    Sau là bài thơ này mang tên Thu Từ do thi sĩ Tường Vân dịch và đăng trong cuốn “Thơ Pháp vần Nam”-Giải thưởng Văn học Alexandre de Rhodes, 1944.

    Tiếng nhị dài, nức nở hoài

    Đêm thu vắng, bận lòng ai

    Mối sầu dằng dặc, mãi không thôi

    Một giờ qua, lại làm ta,

    Tức hơi thở, tái màu da

    Chạnh niềm tưởng nhớ, lệ châu sa…

    Tấm thân này nhẹ nhàng bay

    Theo ngọn gió, khắp đó đây

    Khác gì chiếc lá, đã lìa cây.

    Ngày nay, thi phẩm “Bài Ca Của Mùa Thu” đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc và nhiều ca sĩ như Serge Gainsbourg, Boby Lopointe, Alain Barriére, Charles Trénet trình diễn. Tại Việt Nam, nhạc sĩ Phạm Duy cũng đã phổ nhạc bài thơ Chanson D’Automne của Paul Verlaine qua nhạc khúc:

    Thu Ca Điệu Ru Đơn

    Mùa thu nức nở tiếng thở dài
    Tiếng vĩ cầm buồn ơi mùa thu ơi
    Lòng ta khốn khổ với mỏi mòn
    Tiếng thu buồn buồn ru điệu ru đơn

    Nghẹn ngào tê tái nghẹn ngào tê tái
    Khi giờ đã điểm vì ta ngồi ta nhớ
    Những ngày nào xưa những ngày nào xưa
    Và ta khóc lóc và ta khóc lóc

    Năm 1962, cuốn phim “The Longest Day” (Ngày dài nhất) do John Wayne, Richard Burton và Robert Ryan thủ vai chính đã đoạt hai giải Oscar, kỷ niệm 70 năm cuộc đổ bộ của bộ của quân đội Đồng Minh trên bãi biển Normandie. Cũng cùng một mục đích ấy, ngày 30 tháng 04, 1975, đài phát thanh quân đội Mỹ đã phát thanh bài “White Christmas” như một tín hiệu cho sự di tản của những công dân Mỹ và các cộng tác viên của họ trước ngày 30 tháng 04, 1975 khi miền nam Việt Nam sụp đổ.

    JACQUES PRÉVERT sinh ngày 04 tháng 02, 1900 tại Neuilly-sur-Seine (Seine) Pháp và mất ngày 11 tháng 04, 1977 tại Omonville-la-Petite (Manche). Prévert là tác giả của nhiều tuyển tập thơ và là nhà thơ được nhiều người yêu mến bởi ngôn ngữ bình dị và phong cách dùng chữ khéo léo, tinh tế của ông. Những bài thơ Pháp ngữ nổi tiếng trên thế giới của Prévert được dùng trong việc giảng dạy tại các trường học ở Pháp. Ngoài ra, ông còn hoạt động tích cực trong lãnh vực sân khấu và điện ảnh. Trong bất cứ lãnh vực nào ông cũng biểu thị một tài năng chói sáng.

    Jacques Prévert (Photo Credit: Internet)

    Thơ Prévert được in thành tập lần đầu tiên vào năm 1944, đây là một ấn bản in ronéo 200 bản do một số học sinh trung học ở Reims thực hiện. Sau đó, cùng với một số bài thơ khác, những bài trong ấn bản nói trên được René Bertelé thu thập và in thành tập vào năm 1945 và trở thành ấn bản của cuốn Paroles vào năm 1947. Đến nay, nhà xuất bản «le Point du Jour» của René Bertelé đã được nhà Gallimard mua lại, và Paroles đã được in trên 3 triệu cuốn, chưa kể vô số những bản dịch ở khắp nơi trên thế giới.

    Thơ Prévert là thơ của trẻ thơ, của thiên nhiên, của chim chóc và cỏ hoa. Lời thơ giản dị, dễ hiểu nhưng sâu sắc và chan chứa tình cảm. Với lòng yêu thương đồng loại, ông đã lên án chiến tranh; chống thỏa hiệp và chống bất công, bóc lột, áp bức… Kể từ cuộc thế chiến thứ II tới nay, người thưởng ngoạn thơ Prévert tỏ ra rất hài lòng và tiếp nhận dòng thơ của ông một cách nhiệt tình bất kể dù là họ đang sống trong hoàn cảnh nào. Bời những cuộc đấu tranh cho quyền tự do của con người cũng như cho tình yêu, niềm vui sống, thơ của Prévert đã trở thành dòng thơ gần gũi với đại chúng, của đại chúng và được nhiều người yêu thích.

    Nhận định về thơ Prévert, nhà thơ Mỹ Laurence Ferlinghetti có viết: «Nhiều bài thơ trong tập Paroles phát xuất từ Thế chiến II và cuộc chiếm đóng (của Đức quốc xã) ở Pháp. Prévert đặc biệt nói với những người Pháp trẻ tuổi ngay sau Chiến tranh, nhất là với những người lớn lên trong thời chiếm đóng và cảm thấy hoàn toàn xa lạ với Giáo hội và Nhà nước». Ferlingetticho rằng, khiPrévert nghĩ về chiến tranh Việt Nam, (Chiến tranh Đông dương I & II), Prévert đã đứng về phía nhân dân Việt Nam chống lại những âm mưu và hành động của thực dân và đế quốc. Có một số bài thơ của Jacques Prévert đã tỏ rõ tấm lòng và sự ngưỡng mộ của ông đối với người dân Việt Nam…

    Theo bài biên soạn của Diễm Châu, dân Việt Nam cũng rất yêu thơ Prévert, điển hình là bài thơ “Barbara” của ông đã có ít nhất là bốn bản dịch sangViệt ngữ. Trong gần 200 bài thơ của Prévert, nhiều bài thơ được giới thiệu với bạn đọc Việt Nam qua các bản dịch của Nguyễn Đăng Thường và Diễm Châu (1993), Cao Nghi Bình và Diễm Châu (1998).

    Đáng kể nhất là bài Les Feuilles Mortes đã được một số đông khán thính giả yêu thơ hưởng ứng nồng nhiệt. Les Feuilles Mortes bản gốc bằng tiếng Pháp là một lời than thở về một tình yêu đã mất trong sự hối tiếc.

    Oh, je voudais tant que tu te souviennes
    Des jours heureux où nous étions amis
    En ce temps-là la vie était plus belle
    Et le soleil plus brûlant qu’aujourd’hui

    Les feuilles mortes se ramassent à la pelle
    Tu vois, je n’ai pas oublié
    Les feuilles mortes se ramassent à la pelle
    Les souvenirs et les regrets aussi

    Cũng bài thơ này, tại Hoa Kỳ đã được hòa âm bởi Joseph Kosma và Featuring với cùng một chủ đề nhưng theo một phong cách nhẹ nhàng hơn, bâng khuâng hơn. Bài hát Autumn Leaves ra đời vào năm 1945 và do ca sĩ Yves Montand trình diễn năm 1946 tại Poetic Realism Film-Les Portes de la Nuit.

    The falling leaves
    Drift by my window
    The autumn leaves
    Of red and gold
    I see your lips
    The summer kisses
    The sunburned hands
    I used to hold
    …….

                   Vẫn bàn về chủ đề THU thì trong thi ca Việt Nam cũng đã có những dòng thơ bất hủ viết về mùa Thu. Một số thi nhân tiêu biểu như Tản Đà (Gió Thu), Lưu Trọng Lưu (Tiếng Thu) Tế Hanh (Mùa Thu Tiễn Em), Bà Huyện Thanh Quan (Tức Cảnh Chiều Thu), Xuân Diệu (Đây Mùa Thu Tới), Hàn Mặc Tử  (Cuối Thu) v.v… và trong làng âm nhạc, những nhạc phẩm nổi tiếng như Chiếc Lá cuối cùng của Tuấn Khanh; Thu Ca của Phạm Mạnh Cương; Mùa Thu Paris, thơ Cung Trầm Tưởng, nhạc Phạm Duy và đáng kể nhất là tuyệt tác Mùa Thu Chết, nguyên tác L’Adieu của nhà thơ Guillaume Apollinaire. Vậy trước khi nói chúng ta bàn về bài thơ L’Adieu và nhạc phẩm Mùa Thu Chết, người viết xin phép được điểm qua tiểu sử và sự nghiệp của nhà thơ này.

                   GUILLAUME APOLLINAIRE tên thật là Wilhelm Albert Włodzimierz Apolinary Kostrowicki sinh ra ở Rome, Ý ngày 26 tháng 08 năm 1880 và mất ngày 09 tháng 11 năm 1918 ở tuổi 38.  Ông di cư đến Pháp ở tuổi thiếu niên, lấy tên là Guillaume Apollinaire và là người thông thạo tiếng Pháp, Ý và Ba Lan. Apollinaire là nhà thơ, nhà viết kịch, nhà viết truyện ngắn và tiểu thuyết cũng như nhà phê bình nghệ thuật người Pháp gốc Ba Lan-Belarus. Năm 1899, ông chuyển về sống ở Paris, bắt đầu viết báo, làm thơ và trở thành nhà thơ nổi tiếng với bút danh Guillaume Apollinaire.

                   Thơ cùa Apollinaire là những bài thơ không dấu chấm câu, hiện đại về cả hình thức lẫn chủ đề. Ông đã viết một trong những tác phẩm văn học Siêu thực sớm nhất, vở kịch The Breasts of Tiresias (1917) đã trở thành nền tảng căn bản cho vở opera Les mamelles de Tirésias (1947) của Francis Poulenc. Do sự ảnh hưởng của thể loại thơ tượng trưng của trường phái Biểu Tượng, Apollinaire đã được các nhà thơ trẻ sau này ngưỡng mộ trong suốt cuộc đời và được coi như là hạt nhân của nhóm Siêu thực (Breton, Aragon, Soupault).

                Chính bởi bản tính độc đáo, Apollinaire trở thành một trong những người đi trước cuộc cách mạng văn học đầu thế kỷ XX,. Nghệ thuật sáng tác của ông dựa trên một nguyên tắc đơn giản là: Hành động sáng tạo phải xuất phát từ trí tưởng tượng, từ trực giác và gần gũi với cuộc sống, với thiên nhiên, môi trường và con người. Những năm hoạt động như một nhà báo và nhà phê bình nghệ thuật, Apollinaire cộng tác với các báo Le Matin, L’Intransigeant, L’Esprit nouveau, Mercure de France, và Paris Journal. Năm 1912 Apollinaire cùng một số đồng nghiệp sáng lập tờ Les Soirées de Paris, một tạp chí nghệ thuật và văn học.

    Guillaune Apollinaire (Photo Credit: The ARTlicker)

    Tháng 9 năm 1911 Apollinaire bị bắt vào tù vì bị nghi ngờ tham gia đánh cắp bức họa Mona Lisa nổi tiếng ở bảo tàng Louvre, một năm sau ông được trả tự do vì chính quyền không tìm ra được bằng chứng. Trong thế giới của người cầm bút, Apollinaire được coi là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của đầu thế kỷ XX, đồng thời là một trong những người bảo vệ nhiệt thành nhất của Chủ nghĩa Lập thể vào năm 1911 để mô tả phong trào nghệ thuật và sử dụng thuật ngữ Orphism năm 1912.  

    Năm 1912, Apollinaire cùng bạn bè thành lập tạp chí Chiều Paris và làm chủ bút từ năm 1913. Cũng trong năm này, ông cho ra đời thi phẩm nổi tiếng nhất của mình: Le Pont Mirabeau (Cầu Mirabeau) và trường ca Zone. Hai tác phẩm này đã đưa Guillaume Apollinaire lên vị trí số một trong các nhà thơ đương thời. Năm 1913 ông in tập thơ Alcools (Rượu) và năm 1914 ông cho in một số bài thơ viết theo kiểu tạo hình (calligrammes). Apollinaire còn được coi là cha đẻ của Chủ nghĩa Siêu thực vào năm 1917 để mô tả các tác phẩm của Erik Satie.

    Khi Thế chiến thứ I bùng nổ, Guillaume Apollinaire tình nguyện ra trận với mong muốn được giải phóng Ba Lan nhưng bị thương nặng. Đặc biệt là trong thời gian trị bệnh, ông đã viết nhiều bài thơ về chiến tranh. Tháng 3 năm 1916 Apollinaire được nhập quốc tịch Pháp và trở lại Paris tiếp tục sáng tác. Hai năm sau khi bị thương trong Thế chiến thứ I, Apollinaire chết trong trận đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 và được công nhận là “Mort pour la France” (Nước Pháp gục ngã) vì những cam kết của ông trong chiến tranh.

                   Nguyên tác “L’Adieu” như sau.

    “ J’ai cueilli ce brin de bruyère

    L’automne est morte souviens-t’en

    Nous ne nous verrons plus sur terre

    Odeur du temps brin de bruyère

    Et souviens-toi que je t’attends”

    Qua sự đồng cảm tài tình với ý thơ trong bài L’Adieu nhà thơ Bùi Giáng đã chuyển ngữ bài thơ năm câu của Apollinaire thành những vần thơ tình tứ làm mê đắm lòng người trở thành bài thơ với tựa đề “Lời vĩnh biệt”.

    “ Ta ngắt đi một cành hoa thạch thảo

    Em nhớ cho Mùa Thu đã chết rồi

    Chúng ta sẽ chẳng tương phùng được nữa

    Mộng trùng lai không có ở trên đời

    Hương thời gian, mùi thạch thảo bốc hơi

    Và nhớ nhé, ta vẫn chờ em đó…”

    Tác giả Đinh Kỳ Thanh đã nhận định rằng: Mặc dù đã trải qua bao thập kỷ và nhiều thế hệ, nhưng khán giả yêu nhạc Việt Nam vẫn say mê giai điệu mượt mà, thanh khiết và quyến rũ của Phạm Duy trong nhạc phẩm “Mùa Thu Chết”. Bùi Giáng đã gợi mở tâm hồn của người nhạc sĩ lãng mạn, đa tình họ Phạm ngân lên giai điệu tuyệt vời, da diết, khắc khoải trong nhạc phẩm “Mùa Thu chết”.

    “ Ta ngắt đi một chùm hoa thạch thảo

    Em nhớ cho Mùa Thu đã chết rồi…

    Mùa Thu đã chết, em nhớ cho mùa Thu đã chết…

    Đã chết thật rồi…Em nhớ cho

    Hai chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa

    Trên cõi đời này…

    … Từ nay mãi mãi không thấy nhau…

    … Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo

    Em nhớ cho rằng ta mãi chờ em

    Mãi chờ em. Mãi chờ em

    Mãi chờ, Mãi đợi...Đợi chờ em…”

    Kết luận: Trong lãnh vực thi ca thì cả hai nhà thơ danh tiếng của Pháp là Paul Verlaine (1844-1896) Jacques Prévert (1900-1977) đã sáng tác những thi phẩm có giá trị trong đó có hai tác phẩm đã trở thành tác phẩm văn học kinh điển của xã hội Pháp nói riêng và trên thế giới nói chung. Đó là hai bài thơ bất hủ: LesFeuilles Mortes của Prévert và Chanson D’Automne của Paul Verlaine.

    Bất hủ bởi bài thơ Les Feuilles Mortes của Prévert là tác phẩm thi ca đích thực, phản chiếu một thế giới tràn đầy tình người, chan chứa sự quảng đại, trong sáng và thủy chung. Chẳng những thế, với thể chất yêu thương đồng loại rộng mở, Prévert lên án chiến tranh; chống thỏa hiệp, bất công, bóc lột và áp bức, Prévert đã đứng về phía nhân dân Việt Nam chống lại những âm mưu và hành động của thực dân và đế quốc. Đặc biệt, một số bài thơ của Jacques Prévert đã tỏ rõ tấm lòng và sự ngưỡng mộ của ông đối với người dân Việt Nam. Điều này có phải vì tác giả cũng là một người lính, ông đã từng sống trong hoàn cảnh khốc liệt giữa cơn mưa súng đạn, đứng trước cái chết đang chực chờ bên cạnh và chứng kiến những buổi chia ly đầy nước mắt.

    Thơ Prévert được người dân Việt Nam yêu mến và nồng nhiệt đón nhận, nhất là bài thơ “Barbara” của ông. Bài thơ Barbara lẫy lừng của Prévert đã làm người đọc rơi lệ thương cảm cho một mối tình mới chớm nở đã bị chiến tranh cướp mất. Là chứng nhân của mối tình ấy, Prévert đã ghi lại giây phút trùng phùng lúc cặp tình nhân gặp nhau dưới làn mưa hạnh phúc, khi người tình Barbara ngã trong vòng tay của người yêu, đầm đìa nước mắt tại thành phố cảng Brest của Pháp, một căn cứ tàu ngầm chính của Đức trong Thế chiến thứ II (bị phá hủy hoàn toàn bằng bom đạn vào cuối cuộc chiến).

    Oh Barbara
    Quelle connerie la guerre
    Qu’es-tu devenue maintenant
    Sous cette pluie de fer
    De feu d’acier de sang
    Et celui qui te serrait dans ses bras
    Amoureusement
    Est-il mort disparu ou bien encore vivant
    Oh Barbara

    Bài thơ Barbara đã được Nguyễn Bình Nguyên dịch như sau:

    Ôi Barbara
    Chiến tranh thối tha biết mấy
    Em ra sao giờ này
    Dưới cơn mưa sắt chảy
    Dưới cơn mưa máu trào lửa cháy
    Còn người đàn ông đã ôm em trong vòng tay
    Âu yếm
    Chàng đã chết, biệt tăm hay còn sống trên cõi đời này

                   Ngược lại, thơ của Paul Verlaine mang một sắc thái buông thả như cuộc đời của ông, nhưng ông lại là một trong những nhà thơ lớn nhất và nổi tiếng nhất của nước Pháp ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX. Là người sáng lập trường phái thơ Tượng trưng, Verlaine đã tạo một ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của thi ca hiện đại Pháp cũng như phong trào Thơ Mới ở Việt Nam trong giai đoạn 1932-1945. Năm 1894, Pháp đã bầu Verlaine là “Ông hoàng của các nhà thơ“.

    Apollinaire đã được coi là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của đầu thế kỷ XX, là một trong những người bảo vệ nhiệt thành nhất của Chủ nghĩa Lập thể (1911) và là cha đẻ của Chủ nghĩa Siêu thực. Verlaine nổi tiếng bởi bài thơ Chanson D’Automne đã đưa tên tuổi của ông vào lịch sử của Pháp và thế giới vì bài thơ này đã được phát thanh trên đài phát thanh Luân Đôn ngày 05 tháng 06, 1944 báo hiệu về cuộc đổ bộ của của quân đội Đồng Minh trên bãi biển Normandie..

                   Guillaume Apollinaire được nhắc đến trong bài viết này bởi sự ra đời của bài thơ tuyệt diệu L’Adieu của ông và nhạc phẩm Mùa Thu Chết của Phạm Duy. Apollinaire được coi là một trong những người đi trước của cuộc cách mạng văn học trong nửa đầu thế kỷ XX. Nghệ thuật sáng tác của ông dựa trên một nguyên tắc đơn giản là: Hành động sáng tạo xuất phát từ trí tưởng tượng, từ trực giác và gần gũi với cuộc sống, với thiên nhiên, môi trường và con người. Thơ cùa Apollinaire là những bài thơ không dấu chấm câu, hiện đại về cả hình thức lẫn chủ đề do sự ảnh hưởng của thể loại thơ tượng trưng của trường phái Biểu Tượng, Apollinaire đã được các nhà thơ trẻ sau này ngưỡng mộ và được coi như là hạt nhân của nhóm Siêu thực (Breton, Aragon, Soupault).

    Khi Thế chiến thứ I bùng nổ, Guillaume Apollinaire tình nguyện ra trận với mong muốn được giải phóng Ba Lan nhưng ông bị thương nặng và được công nhận là “Mort pour la France” vì những cam kết của ông trong chiến tranh. Apollinaire được người dân Việt Nam biết đến qua bài thơ L’Adieu”, Bùi Giáng dịch và Phạm Duy phổ nhạc.

    Nói tóm lại, qua tiểu sử và sự nghiệp thi ca của ba thi nhân trên, thì có phải sự thành công là kết quả của sự hoàn hảo, làm việc chăm chỉ, lòng trung thành và bền tâm? Hay thành công là khả năng đi từ thất bại này sang thất bại khác mà không làm mất đi nhiệt huyết? Phải chăng sự thành công là những con đường đầy chông gai nhưng sẽ dẫn tới những quang cảnh ngoạn mục? Người viết tin rằng chúng ta có thể thành công nếu chúng ta cố gắng tìm kiếm nó.

    “Thêm một chút bền bỉ, một chút nỗ lực,

    thì điều mà ta tưởng chừng như là thất bại, vô vọng

    lại có thể biến thành sự thành công rực rỡ”

    (Elbert Hubbard)

    Khánh Lan, California October 2022

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. https://sites.google.com/site/lesitedenva/04-tho-dich/01-paul-verlaine-bai-ca-cua-mua-thu
    2. https://khoahocnet.com/2014/11/02/than-trong-son-dich-va-gioi-thieu-tho-jacques-pervert-nha-tho-phap-1900-1977
    3. Wikipedia.com-Guillaume Apollinaire
  • Khánh Lan,  Sinh Hoạt

    DU LỊCH MÙA HÈ 2022

    Khánh Lan tường trình từ California Oct. 12, 2022

    https://photos.app.goo.gl/xrUevFs81DWQhNaVA

    Ngày 02 tháng 09, 2022, Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật đã lên vùng thung lũng hoa vàng San Jose để tham dự chương trình KỶ NIỆM 25 NĂM THÀNH LẬP “TỪ CÁNH ĐỒNG MÂY”  và tiện thể anh em chúng tôi ghé thăm Thung lũng Napa nằm phía bắc của San Francisco.

    NAPA VALLEY MARKET

    Thị trấn Napa: Nằm ở phía nam thị trấn Napa là Calistoga và phía bắc là Thung lũng Napa. Vùng thung lũng này đã trở thành khu vực sản xuất rượu vang sau một cảnh “nếm rượu vang” (Judgment tại Paris) năm 1976, được miêu tả trong phim Shock Shock. Thực ra, trước đó người dân California đã nghiên cứu và biết Thung lũng Napa là vùng đất thích hợp và tốt để trồng nho. Do đó, Thung lũng Napa đã được hình thành năm 1874 và chỉ cách trung tâm của thị trấn San Francisco khoảng 76 km. Dân số của Napa vào khoảng thời gian ấy có trên dưới độ 79.000 người.

    Thung lũng Napa với những vườn trong nho

    Thung lũng Napa nằm trên một khu đất bằng phẳng dài khoảng 30 dặm, đây là vùng đất màu mỡ, là thế giới của những vườn nho xanh tốt, của nơi hội tụ những giống nho ngon ngọt và của những chai rượu vang nổi tiếng bậc nhất trên thế giới. Khí hậu ở thung lũng Napa thuận hòa nên rất thích hợp với những giống nho xanh mướt; dù rằng Thung lũng Napa có diện tích trồng nho nhỏ so với khu Bordeaux của nước Pháp nhưng lại cho ra những chai rượu vang tuyệt với. Vậy cái gì khiến cho Napa Valley nổi tiếng về rượu vang?

    Vào năm 1976 trong một cuộc thi rượu vang trên thế giới, chai rượu vang mang tên Napa Valley của nước Mỹ đã dành chiến thắng trước các cường quốc rượu vang (lúc bấy giờ Pháp dành quyền bá chủ về rượu vang). Sự chiến thắng trong cuộc thi này đã đưa rượu vang sản xuất tại Napa Valley lên hàng đầu danh sách và làm chao đảo giới điệu mộ say mê rượu vang khắp nơi trên thế giới.

    NVNT & TTG THAM DỰ NGÀY KỶ NIỆM 25 NĂM THÀNH LẬP
    “TỪ CÁNH ĐỒNG MÂY”  TAI SAN JOSE

    Sau 5 ngày thăm các bạn bè ở vùng Thung Lũng Hoa Vàng San Jose, anh em chúng tôi thừa thắng xông lên, cùng nhau “Booked 7 ngày cruise Mexico Rivera” và ghé thăm 3 cảng: Cabo San Lucas, Mazatlan và Puerto Vallarta.

     
    TRÊN BOONG TÀU (DECK 14) NGÀY DẦU TẠI CẢNG SAN PEDRO, LONG BEACH

    Ba ngày họp mặt trên du thuyền, ngoài công việc rủ nhau đi ăn, đi uống rượu, đi coi shows, nhảy đầm, nghe nhạc thì anh em chúng tôi còn một việc vô cùng quan trọng: Đó là quần là áo lượt “diện cho thiệt đep” để đi dạo phố và chụp hình lưu niệm…

    DRESING-UP FOR FUN

    Sau 3 ngày lênh đênh trên biển, Du thuyền Royal Caribbean, Navigator Of The Seas đã dừng lại ở cảng đầu tiên Cabo San Lucas. Đây là một thành phố nghỉ mát ở cực nam của Bán đảo Baja California, thuộc bang Baja California, Mexico. Cabo San Lucas cùng với San José del Cabo được gọi chung là Los Cabos, một khu vực đô thị được đánh giá là một trong năm điểm du lịch hàng đầu của Mexico.

    Tại Cabo San Lucus, chúng tôi xuống tàu nhỏ để vào phố.
    Cabo San Lucas (Photo Credit: Internet)

    Cabo San Lucas được biết đến với các bãi biển cát trắng tuyệt đẹp, nổi tiếng với địa điểm biển lặn, Balnearios và vòm biển El Arco de Cabo San Lucas với sinh vật biển hiếm quý. Làn nước trong xanh của biển Cortez và vùng biển xung quanh Cabo là nơi sinh sống của các loài động vật hoang dã gồm cá đuối, cá mập, mahi-mahi (dorado) và cá sọc dưa.

    Qua 2 ngày tiếp theo, Du thuyền Royal Caribbean, Navigator Of The Seas dừng lại ở cảng Mazatlan và Puerto Vallarta. Tại đây, anh em chúng tôi đã mướn 2 chiếc xe VAN 15 chỗ để đi thăm thành phố. Hai bác tài xế vừa là người cầm lái xe vừa thấu hiểu di tích lịch sử, nên rất thông thạo đường lối và hoạt bát chẳng khác gì nhân viên hướng dẫn du lịch chuyên nghiệp. Hai Bác tài đã đưa chúng tôi đến những thắng cảnh đẹp tuyệt vời và nổi tiếng của thành phố Mazatlan và Puerto Vallarta.

    Mazatlan (Photo Credit: Internet)

    Mazatlan được mệnh danh là viên ngọc trai của Thái Bình Dương, một khu vực mà xưa kia là thổ địa của những người khai hoang, là nơi xảy ra những trận chiến của kẻ lừa đảo và những kẻ săn tìm vàng. Mazatlan bao quanh bởi những ngọn núi và được bao phủ bởi vùng nước xanh mát của Thái Bình Dương. Những bãi biển cát trắng tuyệt đẹp và nhiều nơi bạn có thể nằm thư dãn, ngắm biển, tắm nắng. Những quán cà phê, quán bar mọc rải rác cạnh biển cống hiến du khách những thức ăn tươi miền biển và những ly rượu ngon.

    Puerto Vallarta (Photo Credit: Internet)

    Tại đây, ngoài việc đi thăm phố, thăm núi và thăm thị trấn Mazatlan, anh chúng tôi đã đi thăm nơi làm rượu tại Tequilera El Ojo De Vidrio và thám hiểm nếm rượu tequila.

    Công ty sản xuất rượu Tequilera El Ojo De Vidrio

    Qua đến ngày thứ 3, Du thuyền Royal Caribbean dừng lại cảng Puerto Vallarta. Cảng này nằm trên Bahia de Banderas của Thái Bình Dương, bang Jalisco của Mexico. Puerto Vallarta được bao bọc bởi dãy núi Sierra Madre, phía đông và phía trước là Vịnh Banderas, phía bắc giáp với phần tây nam của bang Nayarit, phía đông giáp với đô thị Mascota và San Sebastián del Oeste, phía nam giáp với các thành phố tự trị Talpa de Allende và Cabo Corrientes. Puerto Vallarta được đặt theo tên của Ignacio Vallarta, một cựu thống đốc của Jalisco. Trong tiếng Tây Ban Nha, Puerto Vallarta thường được rút ngắn thành “Vallarta”.

    Khu phố cổ Puerto Vallarta

    Puerto Vallarta là khu đô thị lớn thứ hai trong tiểu bang sau Vùng đô thị Guadalajara. Thành phố Puerto Vallarta là trụ sở chính phủ của Thành phố Puerto Vallarta bao gồm khu phố cổ và thành phố mới. Puerto Vallarta tràn ngập những con đường lát đá cuội, các quán ăn bên bờ biển và thành phố cổ kính với các cửa hàng boutique quyến rũ. Tại đây bạn có thể đi dạo trên bãi biển Yelapa hoặc ghé vào Cafe des Artistes để thưởng thức bữa ăn lãng mạn trong khu vườn đầy ánh nến hoặc đến thăm Jardin Botanica Vallarta để ngắm hoa hoặc sảng khoái trong làn nước trong mát của dòng sông đầy đá.

    Hàng Ngồi: Từ trái sang phải: Ái Liên, Lâm Dung, Khánh Lan, Tuyết Nga, Hạnh, Xuân.
    Hàng đứng: từ trái sang phải: Bích Điệp, Ngọc Cường, Mạnh Bổng, Kim và Dân.

    Cùng nhau thưởng thức những bữa ăn ngon cùng bạn hữu:

    Hàng ngồi: Từ trái sang phải: Dân Lâm, Ngọc Cường, Việt Hải, Mạnh Bổng, Minh Trí.
    Hàng đứng: Từ trái sang phải: Thụy Lan, Lâm Dung, Ái Liên, Lệ Hoa, Hạnh, Kim, Tuyết Nga, Khánh Lan,
    Bích Điệp, Xuân, Thục Hạnh, Châu, Minh Châu.

    Bảy ngày họp mặt bên nhau qua nhanh như một giấc mơ nhưng đã để lại trong lòng chúng tôi một kỷ niệm đẹp và khó quên.

    Khánh Lan, October 2022

  • Dương Viết Điền,  Khánh Lan

    KỶ NIỆM VỚI THI SĨ CUNG TRẦM TƯỞNG

    THI SĨ CUNG TRẦM TƯỞNG (1932-2022)

    Nào ai có thể đoán trước được rằng CHIỀU THƠ NHẠC THÍNH PHÒNG CUNG TRẦM TƯỞNG do Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian tổ chức ngày 20 tháng 11, 2019 đã là ngày cuối cùng mà anh em trong nhóm hội ngộ cùng thi sĩ Cung Trầm Tưởng. Dù là đã bao lần nhà văn Việt Hải và nhóm dự định làm một chuyến đi chơi và thăm người thi sĩ tài ba họ CUNG. Tiếc thay NVNT & TTG chưa thực hiện được ước nguyện thì thi sĩ đã ra đi, ra đi trong sự thương tiếc của mọi người và thế giới thi ca đã mất đi một một nhà thơ đáng kính. Xin ghi lại đây những kỷ niệm năm xưa cùng thi sĩ.

    THI SĨ CUNG TRẦM T;ƯỞNG CÙNG CÁC ANH CHỊ EM TRONG LIÊN NHÓM NVNT & TTG (Hình chụp trong Chiều Thơ nhạc thính phòng)

    Khánh Lan ghi nhận, Oct. 2022

    NV DƯƠNG VIẾT ĐIỀN VỚI NHỮNG KỶ NIỆM CÙNG THI SĨ CUNG TRẦM TƯỞNG

    Từ trái: Dương viết Điền và Nhà Thơ Cung Trầm Tưởng

    Được biết tên thật của Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng là Cung Thúc Cần. Sinh năm 1932 tại Hà Nội. Vào Sài gòn năm 1949. Du học tại Pháp và Hoa Kỳ. Cựu Trung Tá Không quân VNCH. Tù Cộng Sản 10 năm. Hiện sống tại Saint Paul, Minnesota, USA. Hội viên liên kết của Văn Bút Pháp.

    Lúc còn theo học ở bậc trung học, tôi rất thích bản nhạc “TIỄN EM”, thơ của Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng do Phạm Duy phổ nhạc.

    Cứ mỗi lần nghe bản nhạc nầy, tôi luôn luôn ước mơ làm sao được như Nhà Thơ Cung Trầm Tưởng, đi du học ở bên Tây rồi tiễn đưa người tình về quê mẹ để rồi lúc chia tay, cả hai con tim đều thổn thức nghẹn ngào!

    Chính bài thơ này do Phạm Duy phổ nhạc đã làm cho biết bao nhiêu cặp tình nhân nức nở lệ sầu mỗi khi biệt ly nhau.

    Vì vậy lúc viết bài “Biệt Ly Qua Thi Ca Việt Nam”, tôi cố tìm cho ra bài thơ này để đưa vào trong bài viết của tôi. Thế là tôi quyết chí tìm cho ra Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng. Không biết ai đã cho tôi số điện thoại của Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng tôi quên mất vì lâu ngày quá, cách đây những mười bốn mười lăm năm rồi. Cũng có thể là Nhà Thơ Cao Mỵ Nhân hay Nhà Văn Duy Lam cho tôi số điện thoại và nói cho tôi biết Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng hiện đang định cư tại tiểu bang Minisota thì phải. Thế là tôi nhấc điện thoại gọi Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng ngay. Sau khi nghe Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng lên tiếng ở đầu dây, tôi liền tự giới thiệu về tôi cho anh ấy biết. Sau đó tôi xin phép Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng được đăng bài “ Tiễn Em” vào trong bài viết “ Biệt Ly Qua Thi Ca Việt Nam” của tôi cho số xuất bản tuần tới của Nguyệt San Viễn Xứ, do Nhà Báo Phong Vũ làm chủ nhiệm, Nhà Văn Thinh Quang làm chủ bút. Dĩ nhiên anh ấy chấp thuận ngay. Nói đến bài thơ “Tiễn Em” của Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng, tôi nhớ có lần gặp Nhà Thơ Tô Thuỳ Yên trong đêm ramắt sách của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc tại Quận Cam cách đây cũng mười mấy năm. Lợi dụng lúc ra ngoài để hút thuốc, tôi đã gặp Nhà Thơ Tô Thuỳ Yên.  Anh ấy nói với tôi hiện đang định cư tại tiểu bang Minisota. Nghe anh ấy nói vậy, tôi liền hỏi anh có hay gặp Nhà Thơ Cung Trầm Tưởng bên đó không. Nhà Thơ Tô Thuỳ Yên nói với tôi anh ta cũng hay gặp Nhà Thơ Cung Trầm Tưởng. Tôi liền nói với Nhà Thơ Tô Thuỳ Yên tôi có điện thoại cho anh Cung Trầm Tưởng để xin phép anh ấy đăng bài thơ “ Tiễn Em” trong bài viết của tôi vì tôi rất thích bài này. Nghe tôi nói đến bài thơ “TIỄN EM”, Nhà Thơ Tô Thuỳ Yên liền nói với tôi:

    – Anh Cung Trầm Tưởng không bằng lòng Nhạc Sĩ Phạm Duy phổ nhạc  bài “ TIỄN EM” đoạn “ Em ơi! Khóc đi em, khóc đi em, khóc đi em” và Nhạc Sĩ Phạm Duy cũng đã đổi câu “ Tuyết buông cuồng mênh mang” thành “Tuyết rơi buồn mênh mang”. Đã thế, nhan đề của bài thơ “ TIỄN EM” nguyên văn là “CHƯA BAO GIỜ BUỒN THẾ” nhưng Nhạc Sĩ Phạm Duy đổi thành “TIỄN EM”. Sau đây là nguyên văn bài thơ “CHƯA BAO GIỜ BUỒN THẾ” của Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng.  Bản mới trích từ tác phẩm “Cung Trầm Tưởng, Một hành Trình Thơ (1948-2008) do Tiếng Quê Hương xuất bản năm 2012.

    Sau đó tôi có gởi tặng anh ấy tập thơ “Ngậm Ngùi” và tác phẩm hồi ký Trại Ái Tử Và Bình Điền. Khoảng tháng hai năm 1996, tôi lại gọi Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng hỏi xem anh ấy có viết bài gì không thì gởi qua để đăng vào Tạp chí Viễn Xứ. Nhân tiện Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng cũng cho tôi biết rằng, anh ta đang mở Phong Trào phản đối sự xâm nhập của Cộng Sản ở khắp nơi, trong đài VOA, đài BBC,vv… Sau đó tôi có đề cập đến sự rạn nứt của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng nói với tôi rằng anh ta đã tiên đoán trước một năm là Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại sẽ sụp đổ.

    Trước đây, lúc tôi điện thoại cho Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng, Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng vẫn trả lời cho tôi vì câu chuyện liên quan đến bài thơ “TIỄN EM” của anh ấy mặc dầu chưa bao giờ biết tôi. Sau khi tôi gởi tặng anh ấy mấy tác phẩm của tôi, anh ấy mới biết rõ tôi và đã tặng cho tôi thi tập “LỜI  VIẾT HAI TAY” của anh ấy.

    Nhà thơ Cung Trầm Tưởng đang ký sách tặng tác giả (2012)

    Có lần đọc báo thấy Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng sắp ra mắt sách tại Quận Cam, tôi chuẩn bị xuống tham dự thì lâm bệnh nặng không đi được. Thế là muốn gặp Thi Sĩ của bài “TIỄN EM” một lần mà không được. Một thời gian sau khi tham dự buổi kỷ niệm ngày thành lập THƯ VIÊN VIÊT NAM, tôi liền xuống Quận Cam tham dự. Lúc vào trong, chú em tôi là Dương Viết Đang nói có Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng cũng đến tham dự. Thế rồi chú em tôi dẫn tôi đến giới thiệu với Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng. Sau khi chào Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng xong , Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng nhìn tôi rồi nói:

    -Anh mà đẹp trai hơn em vậy?

    Nghe Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng nói như vậy, tôi chỉ mỉm miệng cười.  Sau đó nhìn lại em tôi, tôi nghĩ rằng anh ấy nói cũng đúng thôi. Bởi vì mái tóc em tôi đều bạc trắng như vôi trong lúc tóc tôi đen tuyền óng mượt, mái tóc chải chuốt gọn gàng vì mới nhuộm chiều qua! Chứ nếu tôi không nhuộm, cứ để mái tóc bạc phơ chắc Thi Sĩ Cung Tầm Tưởng sẽ thấy tôi già hơn chú em tôi nhiều. Thỉnh thoảng tôi cũng hay nhuộm mái tóc cho trẻ trung một tí nếu không khuôn mặt thấy có vẻ già quá! Tôi nhớ lúc mới ra khỏi hàng rào kẻm gai của trại tù cải tạo vào năm 1985, mái tóc tôi đã bạc trắng như vôi rồi!

    Chiều ngày 21 tháng 07 năm 2012, tôi xuống Quận Cam để tham dự buổi ra mắt thi tập “ Cung Trầm Tưởng Một Hành Trình Thơ (1948-2008)” tổ chức tại Viện Việt Học. Đáng lẽ buổi ra mắt sách được tổ chức tại  hội trường Nhật Báo Người Việt, nhưng Nhật Báo nầy vừa bị công luận tẩy chay vì đăng bài của tác giả Sơn Hào nói xấu các chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cọng Hoà nên ban tổ chức đã phải dời đến địa điểm khác là Viện Việt Học, nằm trên đường Brookhurst. Khi tôi đến đã thấy Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng đang ngồi ký sách tặng. Tôi cũng đứng sắp hàng để chuẩn bị nhận sách. Lúc đứng trước mặt  Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng, tôi nói tôi là Dương Viết Điền đây, anh của Dương Viết Đang. Nghe tôi nói vậy anh CTT nhận ra tôi ngay vì mới hai năm trước, tôi và em tôi đã gặp Thi Sĩ CTT trong ngày kỷ niệm đệ II (?) chu niên, ngày thành lập Thư Viện Việt Nam. Anh CTT thấy tôi liền nói:

    • Sao, vẫn viết lách lai rai chứ? Hay viết những đề tài gì? Tôi đọc thấy anh cũng viết nhiều đấy.

    Tôi trả lời:

    • Dạ cũng viết lai rai chơi vậy anh. Trước đây em có viết cuốn hồi ký Trại Ái Tử Và Bình Điền. Em đã tặng anh rồi đấy. Tặng anh lâu lắm rồi, cách đây cũng khoảng mười mấy năm. Không biết anh còn nhớ không.

    Anh CTT vừa cười vừa nói:

    • Sao, bây giờ anh viết gì đây để tặng Điền, Nhà Thơ, Nhà Văn, Điền muốn viết gì?

    Tôi trả lời:

    • Anh viết gì cũng được. Anh muốn viết gì thì viết

    Anh CTT liền nói:

    • Thôi, nhà văn nhé.

     Nói xong, anh CTT liền viết câu “Thân tặng Nhà văn Dương Viết Điền” và ký tên Cung Trầm Tưởng phía dưới rồi đề ngày 21-07-2012 luôn.

    Cầm cuốn “Cung Trầm Tưởng, Một Hành Trình Thơ (1948-2008)” do Tiếng Hương Quê xuất bản, tôi thấy đây đúng là một công trình vĩ đại. Thực hiện được là cả một vấn đề! Bởi cuốn sách dày đến 640 trang, bìa cứng, láng, giấy vàng chữ đen trông rất đẹp mắt.

    Cung Trầm Tưởng.

    Ngày 23 tháng 08 năm 2016, Nhà văn Việt Hải gởi e-mail sang tôi cho biết, Thi sĩ Cung Trầm Tưởng ở Minisota sang California có việc, sẽ ghé thăm Việt Hải lúc 01:30 ngày 24 tháng 08 năm 2016. Thế là đúng 01:30 giờ ngày 14 tháng 08 năm 2016, tôi liền lái xe qua nhà anh Việt Hải để thăm Thi sĩ Cung Trầm Tưởng. Thi sĩ Cung Trầm Tưởng đi chung một xe với một số anh chị em nghệ sĩ gồm giáo sư Trần Mạnh Chi, Hoạ sĩ Lưu Anh Tuấn và phu nhân, và nữ nhạc sĩ Hồng Tước. Lúc gặp Thi sĩ Cung Trầm Tưởng, tôi liền chào anh ấy rồi nói:

    • Đã mấy năm rồi mới gặp lại anh kể từ ngày gặp anh ra mắt sách tại Viện Việt Học.

    Nghe tôi nói như vậy, anh Cung Trầm Tưởng vẫn chưa nhận ra tôi mà chỉ bắt tay. Khi tôi nói cho anh Cung Trầm Tưởng biết “em là Dương viết Điền đây”, anh Cung Trầm Tường mới nhận ra tôi rồi vừa ôm chầm lấy tôi vừa nói “Ôi! Dương viết Điền đây nầy!”. Chiều hôm ấy, Thi sĩ Cung Trầm Tưởng đề cập rất nhiều vấn đề liên quan đến tiểu sử và những thi phẩm của ông ta cho chúng tôi nghe. Nào là hoàn cảnh và thời điểm Nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc bài thơ “Tiễn em”, nào là nhờ bài thơ “Tiễn em” được Nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc mà danh tiếng của Thi sĩ Cung Trầm Tưởng nổi lên như sóng cồn, đến nỗi khi đi đến đâu cũng có những người đẹp đi theo làm “cận vệ”, nào là sự bất đồng của thi sĩ về mấy lời thơ được phổ nhạc trong bài “Tiễn em”, v v…Bỗng tôi hỏi Thi sĩ Cung Trầm Tưởng:

    • Anh Cung Trầm Tưởng này, em hỏi nhỏ anh nhé. Nhân vật “em” trong bài “Tiễn em” của anh là ai vậy anh?

    Anh Cung Trầm Tưởng trả lời ngay:

    • Thưở ấy, nhân vật “em” là những bà đầm Pháp thôi em ạ.

    Thấy năm nay, Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng đã 84 tuổi rồi mà nước da vẫn còn hồng hào, dáng người vẫn còn khoẻ mạnh nên tôi hỏi anh ấy, bí quyết nào làm anh ấy vẫn giữ được như thế. Anh Cung Trầm Tưởng liền trả lời:

    • Anh luôn luôn làm sao cho tâm trí được thoải mái. Phải cho đầu óc làm việc thường xuyên như đọc sách, ngâm thơ, xem TV, báo chí. Nhất là nghe nhạc cổ điển Tây phương trước khi đi ngủ v v…Ngoài ra anh còn tập thể dục như đi bộ hằng ngày.

    Nhớ lại ngày ra mắt thi phẩm “Hành Trình Thơ” của Thi sĩ Cung Trầm Tưởng tại Viện Việt Học ở Quận cam năm nào, tôi liền nói với anh Cung Trầm Tưởng:

    • Lúc anh chuẩn bị bay từ Minesota qua California để ra mắt thi phẩm “Cung Trầm Tưởng Một Hành Trình Thơ 1948-2008” tại phòng hội của nhật báo Người Việt năm 2012, em thấy không ổn vì lúc bấy giờ dân chúng đang phản đối nhật báo Người Việt. Em định gọi điện thoại cho anh để nói anh nên thay đổi địa điểm ra mắt sách của anh, nhưng không có số điện thoại của  anh đành chịu thua. Sau đó không biết ai đã giúp anh nên đã đổi địa điểm ra mắt sách cho anh rồi.

    Anh Cung Trầm Tưởng trả lời:

    • Lúc ấy cô Hoàng Dược Thảo đã trình bày việc ấy cho anh biết và anh Trần Phong Vũ đã giúp anh địa điểm ra mắt sách nơi khác là Viện Việt Học em ạ.

    Dương viết Điền

    Sau đây là một số hình ảnh chụp chung với Thi sĩ Cung Trầm Tưởng tại tư gia của Nhà văn Việt Hải ở thành phố Canoga Park vào ngày 24 tháng 08 năm 2016

    Từ trái: Nhà văn Việt Hải, Thi sĩ Cung Trầm Tưởng ,Nhạc sĩ Hồng Tước và Dương viết Điền.
    Từ trái: Nhà văn Việt Hải, Thi sĩ Cung Trầm Tưởng, Tác giả, Giáo sư Trần Mạnh Chi, và Hoạ sĩ Lưu Anh Tuấn

  • Dương Hồng Anh,  Khánh Lan,  Lê Nguyễn Nga,  Sinh Hoạt,  Việt Hải

    ĐÔI DÒNG TƯỜNG THUẬT VỀ BUỔI RMS CỦA  NS DƯƠNG HỒNG ANH & TS LÊ NGUYỄN NGA

    Nhà thơ Lê Nguyễn Nga & Nữ Sĩ Dương Hồng Anh
    Giáo Sư Quyên Di và Nhóm Văn Thi Đàn Thời Đại
    Từ trái sang phải: Hàng ngồi: NV Nguyễn Thị Mắt Nâu, NT Lê Nguyễn Nga, NS Dương Hồng Anh, Bà Thành Nguyễn (Con dâu của NS Hồng Anh)
    Hàng đứng: Mạnh Bổng, Mộng Thủy, Lâm Dung, Lệ Hoa, Khánh Lan, Minh Thư (Con gái của NS Lê Trọng Nguyễn & NT Lê Nguyễn Nga)

    Buổi ra mắt sách đã viên mãn thành công trong khung cảnh nêu cao tinh thần yêu thi ca qua hai tác phẩm thơ, Màu Thời GianLật Trang Sách Cũ. Buổi họp mặt thi ca được diễn ra trong không khí thân mật nhưng không kém phần long trọng. Ba diễn giả của Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian gồm ba nhà văn Quyên Di, Khánh Lan và Mộng Thủy. Chương trình văn nghệ do Liên Nhóm NVNT & TTG đảm nhiệm với những nhạc phẩm nổi tiếng của các nhạc sĩ: Dương Thiệu Tước, Lê Trọng Nguyễn và Lê Nguyễn Nga.

    Ban văn nghệ Tiếng Thời Gian
    Từ trái sang phải: Khánh Lan, NT Lam Triều,
    Bà Jacqueline Nguyễn Văn Bông, NT Nguyễn Thị Việt Nam
    Từ trái sang phải: Vương Đức Hậu, Khánh Lan, Ngọc Quỳnh, Trần Thạch,
    Lâm Dung, Ái Liên, Kiều My, Thụy Lan, Mộng Thủy, NAG Lê Hùng

    Thành phần khách tham dự buổi ra mắt hai tập thơ đa số là khách văn học nên khi các diễn giả thuyết trình căn phòng hội chìm trong yên lặng, khiến không khí trở nên trang trọng và sự kín nể đối với hai vị Nữ sĩ. Mặc dù ngày 26 tháng 06 có đến 4 buổi hội họp văn học ở 4 nơi khách nhau, nhưng số khách tham dự buổi ra mắt 2 tập thơ đã vượt qua con số 80 người và số sách đã được sự ủng hộ nhiệt tình của các độc giả yêu thơ và bán gần hết. Thật là “Giới hàn lâm tao nhân mặc khách chiếu cố…”

    Hai nhà thơ cắt bánh mừng ngày Ra Mắt hai tập thơ
    Mầu Thời Gian & Lật Trang Sách Cũ

    Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian xin cám ơn quý vị văn nghệ sĩ, quý nhiếp ảnh gia, quý phóng viên ký giả, quý đồng hương thân thương, Bác Sĩ Vương Đức Hậu, Nhà văn Nguyễn Thị Mắt Nâu, đăc biệt quý thân hữu thuộc các nhóm Hoàng Hạc Phạm Gia Cổn, Nhóm Văn Nghệ Dân Tộc Lạc Hồng, Nhóm Văn Thi Đàn Thời Đại, và Văn Bút Tây Nam Hoa Kỳ đã đến chung vui cùng chúng tôi. Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian gởi lời cám ơn chân tình đến Nhiếp Ảnh Gia: Lê Hùng, ông là người đã chụp cho Liên Nhóm những tấm ảnh đẹp và có giá trị trong ngày RMS.

    Liên Nhóm NVNT & TTG
    California June 26, 2022

    MỜI VÀO XEM HÌNH ẢNH CỦA BUỔI RMS:

    Buổi RMS của 2 TS : Lê Trọng Nguyễn Nga& Dương Hồng Anh , do Nhóm “ NVNT& TTG “ tổ chức tại NT Studio , OC, CA , ngày 26 -6-2022….( Phần . 1 )….60 Pics….! By Hung Le .

    VÀI NHẬN XÉT VỀ THI TẬP “MẦU THỜI GIAN” CỦA NỮ SĨ DƯƠNG HỒNG ANH
    VÀ HAI DÒNG NHẠC “DƯƠNG THIỆU TƯỚC,” LÊ TRỌNG NGUYỄN TỪ GIÁO SƯ QUYÊN DI

    Hôm nay là một ngày vui và đẹp, gian phòng chúng ta đang ngồi lại ấm cúng. Từ đâu mà có cái vui, đẹp, ấm cúng này? Theo tôi là do lòng yêu của chúng ta đối với văn chương nghệ thuật và tình cảm của chúng ta đối với anh chị em văn thi hữu. Ai trong chúng ta cũng vui, cũng đẹp trong bầu không khí ấm cúng này.

    Ban Tổ Chức giao cho tôi nhiệm vụ giới thiệu thi tập thứ 11 của nữ sĩ Dương Hồng Anh, tựa đề là MẦU THỜI GIAN. Tôi cám ơn nhà văn Khánh Lan, khi nói về tiểu sử nữ sĩ Dương Hồng Anh, đã phần nào điểm qua những thi phẩm trong thi tập này. Những gì nhà văn Khánh Lan trình bày đã làm nhẹ trách nhiệm của tôi rất nhiều.

    Nghe ba tiếng “MẦU THỜI GIAN,” thường chúng ta sẽ có cảm giác buồn bã, hay ít ra thì cũng bùi ngùi, luyến tiếc. Màu thời gian thường là màu vàng đậm của chiếc lá cuối thu, héo úa và tàn tạ. Nhưng nhìn vào màu bìa của thi tập, chúng ta đều thấy đó màu màu xanh của lá cây non, rất tươi mát và tràn đầy sức sống. Trong khi đó, nếu xét về niên tuế thì nữ sĩ Dương Hồng Anh năm nay đã hơn chín mươi. Điều này nói lên rằng, với nữ sĩ, thời gian không có ảnh hưởng gì. Lúc nào nữ sĩ cũng tươi trẻ. Đúng là:

    “Chín mươi đâu phải là già,
    Tám mươi thì mới chỉ là thanh xuân.”

    Theo tiêu chuẩn ấy thì tôi mới chỉ là một chú “nhi đồng đá dế.” Nhi đồng mà dám nói những gì về một thiếu nữ tuổi thanh xuân thì quả là táo bạo. Nhưng vì nhiệm vụ, tôi cứ nói. Mong “thiếu nữ thanh xuân” tha thứ cho tôi.

    Cũng trên bìa thi tập, chúng ta thấy ba chữ “MẦU THỜI GIAN” chứ không phải là “MÀU THỜI GIAN.” Điều này cho tôi biết đích xác tác giả là người miền Bắc chứ không phải miền Nam. Trong cách phát âm, người miền Nam ưa âm A mà người miền Bắc chuộng âm Ớ (viết là Â.) Người Nam phát âm là MÀU còn người Bắc phát âm là MẦU. Đây không phải là trường hợp đơn lẻ. Người Nam phát âm là màu sắc, trình bày, số bảy mà người Bắc phát âm là mầu sắc, trình bầy, số bẩy… Như thế, người Bắc đội nón cho chữ, còn người Nam lột nón của chữ đi. Ấy thế mà là có trường hợp ngược lại: người Bắc lột nón ông giáo, gọi là ÔNG THÀY và người Nam lại trịnh trọng đội nón cho ông giáo, gọi là ÔNG THẦY. Giáo sư Dương Ngọc Sum người miền Nam, chúng ta gọi là THẦY Dương Ngọc Sum. Chớ phải người Bắc gọi ông, sẽ gọi là THÀY Dương Ngọc Sum.

    Quả nhiên, nữ sĩ Dương Hồng Anh được sinh ra tại Hà Nội, là cháu nội trực hệ của cụ nghè Vân Đình Dương Khuê, tỉnh Hà Đông; thân phụ là cụ Dương Tự Tám, hiệu trưởng trường tiểu học Nhật Tiến, Hà Nội, trước năm 1945. Tôi nhắc đến điều này vì trong thi tập MẦU THỜI GIAN, nữ sĩ có những bài thơ nặng tình với Hà Nội mà lát nữa chúng ta có dịp bàn đến.

    Thi tập gồm 102 bài thơ. Hãy nói trước về bài thơ MẦU THỜI GIAN, tên được chọn làm tựa đề của thi tập. Bài thơ gồm 4 khổ, mỗi khổ có 4 câu. Khổ đầu, tác giả gieo vần theo lối gián cách, câu 1 vần với câu 3, câu 2 vần với câu 4. Này nhé:

    Thời gian lờ lững trôi vô tận
    Vui buồn thế sự nắng mưa rơi
    Còn đây một mảnh tình non nước
    Xin gửi vào thơ giấc mộng đời.

    Nhưng ba khổ sau, tác giả lại gieo vần theo lối ba vần bằng, lối gieo vần tựa như trong thể thơ Đường luật cổ kính:

    Thơ theo ngày tháng vẫn Đi – Về
    Những chiều những sớm những đêm khuya
    Bao nhiêu thi tứ theo nhau bước
    Phòng vắng canh dài viết mải mê.

    Tôi vẫn làm thơ dưới nắng chiều
    Mây ngàn gió núi dệt thương yêu
    Câu thơ nho nhỏ say hồn mộng
    Ký ức vàng son gợi nhớ nhiều.

    Mái tóc sương pha đã mấy mùa
    Ngày dư còn lại chút hương xưa
    Mầu thời gian trải dài tâm sự
    Vạt nắng hoàng hôn, gió nhẹ đưa.

    Sao lại như thế? Tôi có cảm tưởng rằng ban đầu tác giả nhìn dòng thời gian dù có liên tục trôi, nhưng thật ra có nhiều đoạn đời có thể tách rời ra được. Nhưng một khi đã đạt được cái lẽ đời, tác giả nối tất cả các đoạn đời ấy lại thành một dòng trôi liên tục: dòng đời.

    Thật khéo!

    Tác giả cũng làm thơ lục bát, lối thơ đậm hồn tính Việt Nam. Ai cũng có thể làm đôi dòng lục bát, vì dễ. Nhưng cái gì càng dễ mà đạt đến cái vi diệu của nó lại càng khó. Lục bát mà làm không khéo sẽ thành bài vè. Hãy thưởng thức lục bát của nữ sĩ Dương Hồng Anh qua bài thơ NẮNG TÀ:

    Nắng tà đổ bóng xiêu xiêu
    Nắng tà vẫn sáng đường chiều gió bay
    Tóc sương nhuộm trắng trời mây
    Đếm thời gian trải bao ngày nắng mưa
    Nhìn về nẻo cũ thềm xưa
    Sợi dây dĩ vãng níu bờ vai thon
    Chiều nao nhón gót chân son
    Sóng lòng hay sóng biển đông dạt dào
    Vườn đời đẹp mãi muôn sao
    Ngàn phương gió lộng dâng cao suối hồn
    Nắng còn vui đón hoàng hôn
    Con tầm nhả kén vẫn còn se tơ
    Nắng ơi! dù đã xế tà
    Bốn phương mây nước bao la ngập trời
    Thơ ai dệt nắng thêm tươi
    Tâm tư lắng đọng nụ cười thời gian
    Ước mơ trải dưới nắng vàng
    Có người thơ vẫn lang thang Đi – Về.

    Bài thơ viết về nắng. Nhưng nắng gợi cho tác giả nghĩ đến những nhịp tương phản hay tương giao của dòng đời: nắng-mưa, sóng lòng-sóng biển, mây-nước, Đi-Về. Đặc biệt là cặp tương phản Đi-Về được tác giả nhắc đến trong nhiều bài thơ. Trên đường đời, ta Đi đâu, ta Về đâu? Đó là một câu hỏi lớn của kiếp nhân sinh.

    Tôi thích nhất đoạn thơ này:

    Sợi dây dĩ vãng níu bờ vai thon
    Chiều nao nhón gót chân son
    Sóng lòng hay sóng biển đông dạt dào
    Vườn đời đẹp mãi muôn sao
    Ngàn phương gió lộng dâng cao suối hồn.

    Đoạn thơ tả vẻ đẹp ngoại diện của tuổi thanh xuân: bờ vai thon, gót chân son mà lại nói lên được cả nội tâm dạt dào của nhà thơ: sóng lòng, suối hồn.

    Hãy thử điểm qua các động từ trong bài thơ: đổ (bóng,) nhuộm, trải, nhìn, níu, nhón (gót,) lộng. Những động từ này có gợi gì trong tâm hồn ta trong môt buổi chiều nắng tà không?

    Ơi, sao mà đẹp và sâu lắng!

    Tôi, một người Hà Nội, xin được phép nhắc đến một bài thơ nữa trong thi tập MẦU THỜI GIAN của nữ sĩ Dương Hồng Anh: bài thơ NHỚ VỀ HÀ NỘI, tác giả viết để thương tặng cô em gái là nữ sĩ Dương Tuyết Lan, ở Hà Nội. Tấm lòng thi nhân rất dạt dào tình cảm, trong đó có tình anh chị em trong cùng một gia đình. Tình cảm này cũng nồng nàn, sâu đậm chẳng kém gì tình yêu nam nữ, lứa đôi, bằng hữu hay tình yêu đối với đất nước, quê hương, dân tộc.

    Hai chị em, chị ở đất Cam-ly (California) Mỹ quốc; em ở Hà Nội, miền đất nghìn năm văn vật. Một ngày kia chị nhận được thư em từ Hà Nội gửi sang. Đọc thư mà lòng chị bồi hồi, nước mắt chị rưng rưng. Thế rồi chị viết cho em những câu thơ chứa chan tình cảm:

    Bên hiên ngồi đọc thơ Hà Nội
    Kỷ niệm năm xưa bỗng sáng ngời
    Nhớ mãi bao nhiêu hình ảnh đẹp
    Một thời xuân thắm tuổi hai mươi.

    Tay run run mở lòng xao xuyến
    Đọc từng nét chữ của em tôi
    Ấp ủ những vần thơ gợi nhớ
    Chập chờn mây nước mộng ngàn khơi.

    Dâu bể thời gian đã đổi rời
    Qua bao năm tháng nắng mưa rơi
    Những vần tâm sự lăn trên giấy
    Vẫn khắc trong tim một góc trời.

    Ta đã xa nhau từ độ ấy
    Kinh thành Hà Nội một chiều thu
    Chiều thu nhạt nắng hoen mầu áo
    Tay nắm tay nhau phút giã từ.

    Em ơi! ngày tháng trôi mau quá
    Đếm bước thời gian tóc điểm sương
    Vẫn hẹn ngày về vui tổ ấm
    Đường chiều êm ả dệt yêu thương.

    Mơ về dĩ vãng, mơ sông núi
    Tìm dấu chân xưa luống ngậm ngùi
    Em nhỉ! Bao giờ ta gặp lại
    Câu thơ xướng họa những vần vui.

    Sông núi đôi bờ xa cách quá
    Buồn len song cửa nhuốm cô liêu
    Lắng nghe hơi thở ngàn hoa lá
    Dào dạt hương xưa gợi nhớ nhiều.

    Nhìn thu lãng đãng trên đường vắng
    Nhắc lại bao nhiêu chuyện chúng mình
    Áo lụa Hà Đông đi dạo phố
    Chiều thu dệt mộng nắng vàng xinh.

    Hàng liễu rung rinh chiều lá đổ
    Bên hồ Hoàn Kiếm đẹp như thơ
    Khăn voan hồng thả trên vai áo

    Êm ả hoàng hôn thỏa ước mơ.

    Dâu bể thời gian đã đổi rời
    Qua bao năm tháng nắng mưa rơi
    Những vần tâm sự lăn trên giấy
    Vẫn khắc trong tim một góc trời.

    Tác giả gieo vần theo lối gián cách, nhưng thỉnh thoảng chẹn vào một khổ gieo ba vần bằng, thí dụ:

    Dâu bể thời gian đã đổi rời
    Qua bao năm tháng nắng mưa rơi
    Những vần tâm sự lăn trên giấy
    Vẫn khắc trong tim một góc trời.

    Và nhất là khổ thơ cuối:

    Dâu bể thời gian đã đổi rời
    Qua bao năm tháng nắng mưa rơi
    Những vần tâm sự lăn trên giấy
    Vẫn khắc trong tim một góc trời.

    Không biết vô tình hay cố ý (mà tôi tin là cố ý,) tác giả đã diễn tả tình trạng thực tế là sự ngăn cách về không gian của hai chị em, nhưng về tình cảm thì hai tâm hồn ấy không bao giờ ngăn cách.

    Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp của đất và người Hà Nội, dù đó là hình ảnh vui hay buồn: kinh thành Hà Nội một chiều thu, chiều thu nhạt nắng, áo lụa Hà Đông đi dạo phố, Hàng liễu rung rinh chiều lá đổ bên hồ Hoàn Kiếm, khăn voan hồng thả trên vai áo… Hỡi những người Hà Nội xa xứ, như nhà thơ Hà Phương đang có mặt ở đây, một ngày sương mù khói toả, một chiều nắng ối xây thành, hồn viễn du có thấy nhớ thương da diết miền cố lý khi đọc những câu thơ này? Người Hà Nội “chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” dù lưu lạc đến tận chân trời góc biển vẫn giữ ở một chỗ trang trọng nhất, thâm sâu nhất trong trái tim mình nỗi niềm thương nhớ đất Thăng Long.

    Trong bài thơ có nhiều chữ rất đắt, nghĩa là hay quá, khó có chữ nào khác thay thế được, như hai động từ “lăn” và “khắc”:

    Những vần tâm sự lăn trên giấy
    Vẫn khắc trong tim một góc trời.

    Đã “lăn” tức là chuyển động trên một đường dài hay một mặt rộng thì không thể “khắc” tức là đục sâu xuống những đường nét ở một chỗ. Ấy thế mà dòng tâm sự là những vần thơ lăn trên giấy nhưng lại khắc sâu vào tâm hồn mình. Khắc gì? Khắc một góc trời Hà Nội.

    Ôi, tuyệt!

    Tôi táo bạo đưa ra mấy nhận xét thô thiển. Xin “bà chị” đừng chê, trách “em.” Tôi gọi nữ sĩ Dương Hồng Anh là “bà chị” vì bà thông gia với ông anh kết nghĩa của tôi là nhà thơ Huy Trâm. Học Đức, con gái ông Huy Trâm, là con dâu nữ sĩ Dương Anh Anh, cùng với cô em gái Học Đường đang có mặt ở đây trong thành phần tiếp tân. Mấy cô này gọi tôi bằng chú. Vậy, nữ sĩ Dương Hồng Anh là bà chị dâu của tôi vậy.

    Tôi tạm kết thúc phần giới thiệu thi phẩm MẦU THỜI GIAN của nữ sĩ Dương Hồng Anh để chuyển qua phần giới thiệu một vài nhạc phẩm của hai nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và Lê Trọng Nguyễn. Tại sao lại có phần giới thiệu này. Thưa, vì hôm nay chúng ta giới thiệu hai tập sách, MẦU THỜI GIAN của nữ sĩ Dương Hồng Anh và LẬT TRANG SÁCH CŨ của nhà thơ Lê Nguyễn Nga. Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước là anh họ của nữ sĩ Dương Hồng Anh và nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn là phu quân thi sĩ Lê Nguyễn Nga. Hôm nay chúng ta trình bày và thưởng thức những ca khúc của hai nhạc sĩ này, tưởng cũng nên biết một chút về hai vị như một cách tri ân.

    Nếu đã táo bạo giới thiệu thi tập MẦU THỜI GIAN thì khi nhận lời nhận định về vài nhạc phẩm của Dương Thiệu Tước và Lê Trọng Nguyễn, phải nói là tôi liều lĩnh. Chung quy vì vì lời xúi dại của nhà văn Việt Hải, ổng xúi tôi nói. Tôi nhận lời vì cả nể. Nhận lời rồi mới biết là mình quá liều lĩnh. Cái tính cả nể này nguy hại vô cùng. May, mẹ tôi sinh tôi ra, tôi là con trai, chứ nếu là con gái thì đời tôi không biết đã “hoảng chưa” bao nhiêu lần rồi! Nhưng đã nhận lời thì phải nói thôi, biết làm sao bây giờ. Thật, không cái dại nào bằng cái dại này.

    Nhạc Sĩ Dương Thiệu Tước

    Tôi nói gì về nhạc phẩm “Chiều,” thơ Hồ Dzếnh, nhạc Dương Thiệu Tước nhỉ? Bài thơ gồm những câu ngắn, mỗi câu 5 chữ:

    Trên đường về nhớ đầy

    Chiều chậm đưa chân ngày

    Tiếng buồn vang trong mây

    Chim rừng quên cất cánh

    Gió say tình ngây ngây

    Có phải sầu vạn cổ

    Chết trong hồn chiều nay?

    Tôi là người lữ khách

    Mây chiều khó làm khuây

    Ngỡ lòng mình là rừng

    Ngỡ hồn mình là mây

    Nhớ nhà châm điếu thuốc

    Khói huyền bay lên cây.

    Tôi “” nhạc, nhưng có cảm tưởng rằng những câu ngắn này khó phổ thành nhạc, không như những câu lục bát, chẳng hạn lục bát trong bài “Vần Thơ Sầu Rụng” của Lưu Trọng Lư:

    Vừng trăng từ độ lên ngôi,

    Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ…

    Năm năm tiếng lụa xe đều…

    Những ngày lạnh rớt, gió vèo trong cây.

    Nhẹ bàn tay, nhẹ bàn tay,

    Mùi hương hàng xóm bay đầy mái đông.

    Nghiêng nghiêng mái tóc hương nồng,

    Thời gian lặng rót một dòng buồn tênh.

    Phạm Duy phổ nhạc bài thơ này rất khéo, rất tự nhiên, nhất là những chỗ láy của “độ,” “ngồi,” “nhẹ,” “đầy,” “dòng” … nghe mà mường tượng nhìn thấy khung dệt quay đều, quay đều.

    Nhưng đây là thơ năm chữ! Thế mà Dương Thiệu Tước phổ thành một bản nhạc rất du dương. Ông viết bản nhạc theo điệu tango với cung “rê trưởng.” Thường cung “rê trưởng” hợp với những bài hát vui tươi, nhịp nhàng. Viết “rê trưởng” cho điệu tango quả là thích hợp. Nhưng cái khéo của Dương Thiệu Tước là khi ta hát hay ta nghe bài “Chiều,” vẫn thấy có cái gì bâng khuâng, bùi ngùi trong cung điệu nhịp nhàng ấy. Mình cứ hát đi, hát với giọng vịt đực của tôi cũng được, sẽ cảm nhận được điều ấy.

    Cho đến nhạc phẩm “Đêm Tàn Bến Ngự” thì phải gọi là “tuyệt phẩm.” Nên nhớ, Dương Thiệu Tước là “người Hà Nội chúng tôi” nhé. Thế mà công tử Hà Thành viết về đêm trên bên Ngự, đố nghệ sĩ đất thần kinh nào xô lệch được nó.

    Chung quy chỉ vì thứ nhất, công tử Hà Thành mê người đẹp đất thần kinh Minh Trang. Minh Trang là nữ danh ca một thời của miền Nam Việt Nam. Thời chúng tôi, thập niên 60, có một câu hát được loan truyền, nhại theo cung điệu bài hát Gạo Trắng Trăng Thanh của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, trong đó nêu đủ nghệ danh của những nhạc sĩ, ca sĩ thời danh thuở ấy:

    Ông Canh Thân, ông Phạm Duy, cô Thuý Nga với ông Hoàng Thi Thơ,
    Cô MINH TRANG, bạn Mạnh Phát với cô Minh Diệu… Mê người đẹp xứ Huế nên Dương Thiệu Tước viết “Đêm Tàn Bến Ngự” với nỗi niềm say mê không kém.

    Thứ hai, Dương Thiệu Tước nắm vững hổn nhạc Việt. Ông đã từng phát biểu: “Theo tôi tân nhạc Việt Nam phải thể hiện rõ cá tính Việt Nam. Để đạt được điều này, người sáng tác phải hiểu rõ nhạc Việt qua cách học nhạc cụ cổ truyền cũng như hát được các điệu hát cổ truyền.

    Nhạc Việt là nhạc ngũ cung, tương đương với nhạc bình ca (Gregorian) La-tinh, âm vực trung bình. Tuy nhiên, xét về độ luyến láy thì nhạc ngũ cung giàu hơn. Lại nữa, Đêm Tàn Bến Ngự mang chút âm hưởng điệu Nam Bình, một thể loại của nhạc xứ Huế, buồn man mác và sâu lắng.

    Tôi không dám nói thêm, sợ các nhạc sĩ, nhất là các nhạc sĩ có mặt hôm nay cười và mắng cho.

    Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn

    Riêng về nhạc Lê Trọng Nguyễn, tôi chỉ xin đưa ra một vài hình ảnh trong nhạc phẩm Nắng Chiều, một nhạc phẩm không những nổi tiếng ở Việt Nam mà còn rất được yêu thích ờ nhiều nước khác, như Nhật Bản, Đài Loan, Hong Kong. Tôi có dịp đọc lời Nhật, lời Hoa của nhạc khúc này, không thấy hình ảnh trong đó đẹp bằng những hình ảnh trong nguyên bản tiếng Việt. Vì là “Nắng Chiều,” xin nói về nắng. Có 5 thứ nắng được diễn tả trong bài hát: nắng lưa thưa, nắng vương thềm, sân nắng, nắng vương đồi, nắng ngừng trôi. Ồ, nắng mà “lưa thưa.” Tại sao nắng “lưa thưa” được? Vì có “lá hoa về chiều” lưa thưa nên nắng mới thưa thưa theo được. (Cũng như phụ nữ đẹp vì có nam giới chúng tôi khiến cho phụ nữ thích làm đẹp.)

    Lại còn “nắng vương.” Vương là bám nhẹ, loang nhẹ, rơi nhẹ vào.  Hình ảnh “nắng vương thềm” đẹp và thơ mộng quá. Thềm ở bên ngoài, nhưng là nơi sát với nhà, chỉ một bước nữa thôi là bước vào trong nhà. Tâm hồn cô thiếu nữ là ngôi nhà kín đáo và thân mật. Chàng trai yêu cô gái, nhưng còn đứng đợi bên thềm chờ cô mở cửa cho vào nhà. Thềm nhà xuất hiện trong nhiều bài thơ hay nhạc phẩm. Chúng ta vẫn thường hát: “Hôm qua đến tìm em, anh thấy hoa xuân rơi đầy trước thềm.” (Đẹp Giấc Mơ Hoa, Hoàng Trọng) … Cho đến “nắng vương đồi” thì là một hình ảnh quá đẹp, và thật gợi cảm đối với những ai hơi giàu tưởng tượng và có óc liên tưởng.

    Nắng ngừng trôi”! Cái này mới thật là lạ. Nắng trôi được vì có sự chuyển động trong không gian lúc chiều về. Đó như là một định luật; mặt trời mọc, mặt trời lặn nên có bình minh và hoàng hôn. Thế mà bây giờ “nắng ngừng trôi,” nắng dừng lại, không trôi nữa vì nắng “nhớ em dịu hiền.” Đã đẹp chưa, đã thơ chưa nào? Chịu! Tả nắng như thế thì khó có nhà thơ, nhà văn nào tả khéo hơn!

    Thôi, tôi xin phép chấm dứt bài nói chuyện thô thiển ở đây, vì sợ làm rác tai người nghe vì những suy nghĩ lẩm cẩm. Xin vui lòng bỏ qua những gì tôi nói “lảm nhảm” về những tuyệt phẩm nghệ thuật. Nói nữa, e rằng tôi phạm tội làm kém đi, xấu đi những gì quá hay, quá đẹp.

    QUYÊN DI

    California, July 2022

    GIÁO SƯ QUYÊN DI

    BUỔI RA MẮT HAI TẬP THƠ MÀU THỜI GIAN của nữ sĩ DƯƠNG HỒNG ANH và LẬT TRANG SÁCH CŨ của nhà thơ LÊ TRỌNG NGUYỄN NGA

    TẠP GHI CỦA NHÀ VĂN KIỀU MY

    Dưới nắng vàng rực rỡ của ngày Chủ nhật trong thành phố Westminster thuộc quận Orange, California, Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian đã tổ chức một buổi ra mắt hai tập thơ của nhị vị thi sĩ DƯƠNG HỒNG ANH và LÊ TRỌNG NGUYỄN NGA, có thể nói đã đạt được thành công tốt đẹp.

    Những cành lá màu xanh của mạ non đong đưa được phô trương ngoài trang bìa tập thơ MÀU THỜI GIAN của nữ sĩ Dương Hồng Anh, gợi lên trong ta nhiều cảm nghĩ. Tuy bà đã 92 tuổi đời…nhưng cũng tạo cho ta cảm tưởng bà vẫn luôn mang một tâm hồn thi sĩ, trẻ trung yêu đời và tinh tinh thần lạc quan hiếm có của một người từng trải qua nhiều cảnh đời. Trong những áng thơ của nữ sĩ chan chứa đầy tình người, tình  gia đình và chắc hẳnn không thiếu tình bạn hữu mà bà đã thể hiện qua bài thơ “ Bạn Bè Của Tôi”. Bài thơ này đã được ca nhạc sĩ khả ái Lâm Dung phổ nhạc và trở thành NVNT&TTG hành khúc…đã nói lên tấm lòng nhân hậu của nữ sĩ Dương Hồng Anh đáng kính này.

    Nhìn qua bàn bên cạnh, khung cảnh một rừng thu mang đầy những chiếc lá đủ màu sắc trên trang bìa tập thơ LẬT TRANG SÁCH CŨ của thi sĩ LÊ TRỌNG NGUYỄN NGA…Mùa thu rất đẹp nhưng mang những nét buồn lãng mạn với những chiếc lá úa màu, như mảnh đời của kiếp người trãi qua cuộc sống thăng trầm, có lẽ cũng là chính cuộc đời của thi sĩ. Trong thơ mang đậm tình quê hương, lòng yêu nước đậm đà và đặc biệt là tình yêu chung thủy dành cho người chồng quá cố qua bài thơ “Nhớ Anh Mùa Phượng Tím” khiến chúng ta phải kính phục…Bài thơ này cũng được giọng ngâm phong phú của Ngọc Quỳnh diễn đạt xuất sắc…ngân nga theo cùng với những kỷ niệm buồn vui, những thương tiếc nhớ nhung người bạn đời mà luôn in sâu trong ký ức của thi sĩ.

    Quan khách lần lượt đến khá đông, mọi người thật vui vẻ và nhâm nhi thức ăn nhẹ được ân cần khoản đãi. Có người phát biểu rằng: “ Không khí ở đây thật ấm cúng và thân thiện!” Thật không sai! Vì nhà văn Trần Việt Hải, là trưởng nhóm của  NVNT & TTG, với chủ trương mọi thành viên thương yêu nhau, giúp đỡ nhau trong tình văn học như một gia đình. Mọi người trong nhóm luôn ý thức và tuân giữ những điều tốt đẹp hầu duy trì NVNT & TTG được lâu bền để bảo tồn văn hóa Việt Nam nơi hải ngoại.

    Giờ khai mạc chương trình bắt đầu! Cô MC Mộng Thủy bước lên sân khấu chào mừng quý quan khách hiện diện trong buổi ra mắt hai tập thơ hôm nay gồm có: quý giáo sư: Dương Ngọc Sum, Trần Huy Bích, Quyên Di…Các nhà văn: Nguyễn Quang, Việt Hải, Khánh Lan, Kiều My v.v…Những nhà thơ: Lê thị Việt Nam, Hà Phương, Mắt Nâu v.v… và rất nhiều thân hữu đã đến như một sự khích lệ cho những nhà văn, nhà thơ hoạt động trong lãnh vực văn học, hầu bảo tồn và lưu truyền nền văn hóa Việt cho những thế hệ mai sau.

    Từ trái sang phải: Ngọc Quỳnh, Thụy Lan, Lệ Hoa, Ái Liên, Lâm Dung, Khánh Lan, Minh Thư, Mộng Thủy.

    Nhạc quốc ca Việt Nam Cộng Hòa trổi lên rất hùng hồn, mọi người đứng thật trang nghiêm, kính cẩn chào quốc kỳ. Các ca sĩ của TTG trong trang phục áo dài truyền thống cùng hát vang bài quốc ca của hồn dân tộc. Trong khoảnh khắc, người dân Việt dù ở nơi nào trên địa cầu này vẫn luôn tưởng nhớ về quê hương thân yêu đã xa cách ngàn trùng mà không khỏi ngậm ngùi. Bài quốc ca Hoa Kỳ được cất lên sau đó qua tiếng hát của ca sĩ Minh Thư… Hoa Kỳ là quê hương thứ hai mà đã cưu mang người dân tị nạn Cộng sản của chúng ta. Vì thế mọi người hết sức kính cẩn và tri ân lá quốc kỳ với bàn tay phải úp lên ngực thật chân thành. Tiếp đến là phút mặc niệm…Để tưởng nhớ đến những anh hùng Việt Nam cũng như Hoa Kỳ đã hy sinh mạng sống mình cho TỰ DO…vô cùng cảm động! Trong giây phút linh thiêng, tất cả mọi người trong khán phòng im lặng cúi đầu với những lời nguyện cầu trong tâm tư.

    Không khí  trở nên sinh động vui tươi khi màn trình diễn của sáu ca sĩ: Thụy Lan, Lệ Hoa, Lâm Dung, Ái Liên, Ngọc Quỳnh và Minh Thư họp ca bản Nắng Chiều của Lê Trọng Nguyễn thật đặc sắc. Có thể nói ca khúc Nắng Chiều là đứa con tinh thần mà nhạc sĩ đắc ý nhất đã tạo nên tên tuổi của tác giả và được hầu hết giới yêu nhạc yêu thích và đón nhận nồng nhiệt.

    Phần 1/ Giờ văn học:

    Giờ văn học được bắt đầu với nhà văn Khánh Lan nói về tiểu sử của nữ sĩ Dương Hồng Anh. Hôm nay là ngày song hỷ của nữ sĩ, vừa ra mắt tập thơ MÀU THỜI GIAN đồng thời mừng sinh nhật thứ 92 của bà. Bà vốn sinh trưởng trong dòng tộc quan Thượng Thư – Thi sĩ Dương Khuê, nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, và đương thời là khoa học gia Dương Nguyệt Ánh…Chịu ảnh hưởng gia tộc thơ văn, vì thế chúng ta không làm lạ khi đến tuổi này bà vẫn còn hăng say sáng tác thành những vần thơ thật đẹp xuất phát từ chiều sâu trong tâm hồn, với mong mỏi được cống hiến cho những ai yêu thơ văn được thưởng lãm. Được biết, bà làm thơ từ khi 16 tuổi trước khi lập gia đình. Sau khi thành hôn với thẩm phán Nguyễn Sĩ Hiệp, bà tạm ngưng làm thơ để dồn mọi nổ lực chăm sóc cho phu quân và các con. Sau khi người bạn đời quy tiên, bà rất buồn và trở về con đường thơ văn cho đến hôm nay như gửi gấm nỗi niềm qua văn chương thi phú.

    Giáo sư Quyên Di vốn là G.S trường trung học Nguyễn Bá Tòng nổi tiếng trước 1975 ở Sài gòn, ông luôn thể hiện là một người thầy lịch lãm trong văn chương và phong cách. Từ những kiến thức sâu rộng, ông cho chúng ta biết thêm về hai cố nhạc sĩ nổi tiếng của nền âm nhạc Việt Nam là Dương Thiệu Tước (DTT) và Lê Trọng Nguyễn (LTN). Cả hai nhạc sĩ trên đều có liên hệ gia đình với hai thi sĩ, là hai ngôi sao sáng hôm nay. Nói về sự nghiệp âm nhạc, hai nhạc sĩ DTT và LTN đã cống hiến cho chúng ta những ca khúc thật trữ tình, thật tuyệt vời…mà đã đi sâu vào lòng người và sẽ còn sống mãi với thời gian. Những ca khúc đã tạo nên tên tuổi cho nhạc sĩ Dương Thiệu Tước như: Ngọc Lan, Bóng Chiều Xưa, Đêm Tàn Bến Ngự, Chiều v.v…Bên cạnh đó, nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn là tác giả của những bản nhạc nổi tiếng như: Nắng Chiều, Lá Rơi Bên Thềm, Cát Biển, Chiều Bên Giáo Đường v.v… Với những dòng nhạc tuyệt vời này sẽ lần lượt được các ca sĩ của TTG trình diễn trong chương trình văn nghệ sau giờ văn học; như những lời tri ân dành cho nhị vị nhạc sĩ tài ba đã đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam thêm phong phú.

    Vị thi sĩ mà chúng tôi muốn nói đến là Lê Trọng Nguyễn Nga, là tác giả của tập thơ LẬT TRANG SÁCH CŨ mà cũng là phu nhân của cố nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và là mẹ của bốn người con. MC Mộng Thủy cho biết thêm: bà là cựu học sinh trường Trưng Vương. Sau đó, bà làm việc cho Hàng Không Việt Nam rồi lập gia đình với nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn. Khi sang Hoa Kỳ, bà học trường Cal State Los Angeles và tốt nghiệp về kế toán. Sau cùng trước khi về hưu, bà là cán sự xả hội tại thành phố Los Angeles trong một thời gian dài.

    Sau giờ văn học, mọi người có vẻ lao xao và vui hẵn lên với hoa hồng tươi và bánh sinh nhật được bày trên chiếc bàn giữa hội trường. Nhân dịp này mọi người tề tựu chúc mừng sinh nhật thứ 92 của nữ sĩ Dương Hồng Anh chung quanh chiếc bánh giữa những hoa hồng vàng, hồng đỏ tươi thắm tròn lẵn như những thiếu nữ tuổi xuân thì. Các bậc trưởng thượng như G.S. Dương Ngọc Sum, NV Nguyễn Quang, NV Việt Hải lần lượt gửi đến nữ sĩ những lời chúc đầy ý nghĩa. Một cách đặc biệt và bất ngờ, GS. Quyên Di đã đọc bài thơ của NV Kiều My (KM), như những lời ca tụng và cầu chúc tốt đẹp nhất mà KM dành cho nữ sĩ Dương Hồng Anh và Lê Trọng Nguyễn Nga trong một ngày đáng ghi nhớ.

                                                                  TUỔI VÀNG

    Dâng đời bao ý thơ huyền dịu

                                          Theo gió thoảng…ru hồn thi nhân

                                          Thời gian sương rơi trên mái tóc

                                          Tuổi vàng tô thắm mấy cung tơ

                                          Ngây ngất hồn thơ vương nắng úa

                                          Chiều về hoa khép nhẹ bờ mi

                                          Lặng nghe giòng đời hồn thổn thức

                                          Mênh mang nét đẹp… tuổi hoàng hôn

                                                                *****

                                          Hồn lạc về đâu? Thi nhân hỡi!

                                          Vần thơ mềm như khúc nhạc êm

                                          Nhạc và thơ như mây với gió

                                          Gió cuốn mây trôi trong nắng vàng

                                          Nắng có phai màu hồn thi sĩ?

                                          Hay…

                                          Nắng vẫn lung linh cùng gió mây…

    Qua bài thơ trên, NV Kiều My đã ca tụng tuổi hoàng hôn của hai vị thi sĩ như thời gian của “tuổi vàng”; một lứa tuổi hạnh phúc bên con cháu đầy đàn, tận hưởng cuộc sống an nhàn thảnh thơi, không còn vật vả với mưu sinh nữa. Hơn thế nữa, hai vị còn hăng say sáng tác những vần thơ đầy tình người hầu làm đẹp cho đời, và cũng để đóng góp những bông hoa cho vườn văn chương nghệ thuật thêm phong phú. Tuổi vàng của hai vị…thật đẹp! Thật cao quý!

    Phần 2/ Văn nghệ:

    TAM CA TIẾNG THỜI GIAN: Lâm Dung, Ngọc Quỳnh, Ái Liên

    Chủ đề trong chương trình văn nghệ hôm nay, các ca sĩ trình diễn những nhạc phẩm của Dương hiệu Tước và Lê Trọng Nguyễn như:

    Dương Thiệu Tước:  Đêm Tàn Bến Ngự – Trần Thạch

                                    Ngọc Lan – Thụy Lan

                                    Chiều – Lưu Mạnh Bổng

                                    Bóng Chiều Xưa – Kiều My

                                    Thuyền Mơ – Lâm Dung & Ái Liên

    Lê Trọng Nguyễn:      Nắng Chiều – Ban họp ca

                                    Cát Biển – Ban tam ca: Thụy Lan, Lệ Hoa, Minh Thư

                                    Lá Rơi Bên Thềm – Kiều My

                                    Bến Giang Đầu – Lâm Dung

    Lệ Hoa, Minh Thư, Thụy Lan

    Kết thúc chương trình với bản nhạc NVNT & TTG hành khúc “Bạn Bè Của Tôi” trong điệu luân vũ nhẹ nhàng vui tươi, thơ của nữ sĩ Dương Hồng Anh do ca nhạc sĩ Lâm Dung phổ nhạc, đã là ấm áp lòng người trước khi ra về.

    Mọi người lưu luyến chia tay nhau trong tình thân ái và hẹn gặp lại một buổi ra mắt sách kế tiếp.

    KIỀU MY

    California July 4, 2022

    NHÀ VÃN KIỀU MY
    Buổi RMS của 2 TS : Lê Trọng Nguyễn Nga& Dương Hồng Anh , do Nhóm “ NVNT…60 new items · Album by Hung Le
  • Khánh Lan,  Sinh Hoạt,  Văn Thơ

    ĐÔI NÉT VỀ NỮ SĨ DƯƠNG HỒNG ANH

    NỮ SĨ DƯƠNG HỒNG ANH

    Lịch sử Văn Học Việt Nam đã hoàn tất một nhiệm vụ vô cùng quan trọng: Đó là lưu giữ một kho tàng văn thơ phong phú cho hậu thế, cũng như ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa qua từng giai đoạn. Không chỉ ở trong lãnh vực nam giới mà còn ở trong lãnh vực nữ giới. Lịch sử đã đánh dấu một bước phát triển của xã hội, đánh ngã cái tư tưởng phong kiến một thời “trọng nam khinh nữ” và thay vào đó là “nam nữ bình quyền“. Những nhà thơ nữ như: Nữ Sĩ Hồ Xuân Hương (1771-1822), Nữ Sĩ Huyện Thanh Quan (1805-1848), Nữ Sĩ Sương Nguyệt Anh (1864-1921), Nữ thi sĩ Ngân Giang (1916-2002), v.v… Họ đã để lại cho thế giới thi ca, những tác phẩm bất hủ và nổi tiếng, họ là những nhà thơ nữ đã góp cho đời nhiều áng thơ hay.

    Hôm nay, Khánh Lan xin hân hạnh giới thiệu Nữ Sĩ Dương Hồng Anh. Đây là bút hiệu của nhà thơ họ Dương, vì nếu tính theo thế thứ họ Dương, thì bà là Dương Nguyệt Anh, sinh năm 1931 tại Hà Nội và là cháu nội trực hệ của Cụ Dương Khuê, Vân Đình, Hà Đông. Bà là con gái của Cụ Dương Tự Tám, là em họ của Nhạc Sĩ Dương Thiệu Tước và là chị họ của Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh.

    Vốn thừa kế truyền thống văn học của dòng họ Dương. Ngôn ngữ trong thi ca của Nữ Sĩ Dương Hồng Anh, phản ảnh sự phong phú của ngôn ngữ, bà đã khéo léo chắt lọc tinh túy những ngôn từ, khám phá những nét bóng bẩy của thi ca, nhưng không kém phần vui tươi, nhẹ nhàng, êm ái của những áng thơ viết cho bạn bè và thân hữu. Thật thế, Nữ Sĩ Dương Hồng Anh đã góp phần làm giầu ngôn ngữ, trong văn học và đời sống của chúng ta.

    Là một nhà thơ với bản tính hiền hòa, nhận hậu, khiêm nhường và vị tha. Bà đặt gia đình, bạn bè, thân hữu lên trên quyền lợi của chính mình. Đối với Liên Nhóm NVNT & TTG, Nữ Sĩ đã ưu ái dành cho mọi người “muôn ngàn thân ái”. Đây là ngôn ngữ mà Nữ Sĩ thường dùng để biểu lộ cảm tình của bà đối với bạn hữu. Bà đã sáng tác nhiều bài thơ dành riêng cho hội trong đó có bài “Bạn Bè Của Tôi

    “Bạn bè tôi, những nghệ sĩ yêu đời

    Gặp gỡ nhau chuyện trò thân mật quá…

    … Bạn bè của tôi chung lời hẹn ước

    Đem tâm tình chia sẻ tiếng thời gian….

    Bài thơ này đã được Nhạc sĩ Lâm Dung phổ nhạc và đã trở thành NVNT & TTG hành khúc cũng như được trình diễn trong hầu hết các buổi sinh hoạt của nhóm.

    LIÊN NHÓM NVNT & TTG (Photo Credit: NAG Lê Hùng)

    Lại một bài thơ nữa là bài “Mầu Thời Gian”, bài thơ này cũng là tựa đề của tập thơ mới nhất của Nữ Sĩ Dương Hồng Anh-Ra Mắt cùng quý đồng hương hôm nay.

    “Tôi vẫn làm thơ dưới nắng chiều

    Mây ngàn gió núi dệt thương yêu

    Câu thơ no nhỏ say hồn mộng

    Ký ức vàng son gợi nhớ nhiều….

    Hay:

    … Mái tóc sương pha đã mấy mùa

    Ngày dư còn lại chút hương xưa

    Màu Thời Gian trải dài tân sự

    Vạt nắng hoàng hôn gió nhẹ đưa

              Trong sự nghiệp sáng tác, Nữ sĩ Dương Hồng Anh làm thơ từ năm 16 tuổi (1947). Tập thơ đầu tay “Hương Mùa Chinh Chiến” của bà được đăng trên báo Cậu Ấm Cô Chiêu năm 1949 và sau đó, còn gởi đăng trên nhiều nhà báo khác như báo Cải Tạo, Hồ gươm, Sinh Lực, Giang Sơn, Giác Ngộ, v.v…

    Từ năm 1952 đến 1954, Nữ Sĩ Dương Hồng Anh là thư ký tòa soạn báo Sinh Lực ở Hà Nội cho đến tháng 08, năm 1954, bà di cư vào Miền Nam Việt Nam cùng chồng là thẩm phán Nguyễn Sĩ Hiệp. Vào Saigon, Nữ Sĩ Dương Hồng Anh ngưng gởi những bài thơ để đăng trên các báo chí, nhưng bà vẫn tiếp tục sinh hoạt văn thơ trong nhóm của các nhà thơ: Linh Điểu, Vạn An, Bùi Khánh Đản, Trình Xuyên, v.v… Năm 1990, Nữ Sĩ Dương Hồng Anh sang Hoa Kỳ, định cư tại tiểu bang California, và sau khi thẩm phán Nguyễn Sĩ Hiệp qua đời năm 2008. Năm 2010, sau một thời gian ngưng bút, Nữ Sĩ trở lại sinh hoạt thi văn cùng với các nhóm gồm: Văn Chương phụ Nữ Việt Nam Hải Ngoại của Nhà Văn Bùi Bích Hà, Văn Đàn Hải Ngoại, Hạnh Ngộ và thường xuyên đăng thơ trên báo Đất Đứng ở Sacramento, California, liên tục trong suốt 10 năm.

    Trong suốt 11 năm, từ 2010 đến 2021, Nữ Sĩ Dương Hồng Anh đã cho xuất bản tổng cộng 10 tập thơ gồm nhiều thể loại khác nhau như: Hương Mùa Chinh Chiến (1952); Từ Phương Trời Xa (2010); Chiều Bến Đợi (2012); Tiếng Thầm (2013); Đôi Bờ Thương Nhớ (2014); Mầu Trăng Thuở Ấy (2015); Sợi Nhớ Sợi Thương (2016); Tình Thu (2017); Vương Vấn Hồn Quê (2018); Nguồn Cội (2019) và Mầu Thời Gian (2021).

    Khánh Lan xin kết thúc buổi nói chuyện hôm nay bằng 4 câu thơ mà Khánh Lan vừa viết tối qua, xin kính tặng Nữ Sĩ Dương Hồng Anh nhân buổi RMS của bà.

    “Hoàng Hạc một nỗi thi ca

    Trung trinh nét đẹp thác ngà văn chương

    Hồng Anh nữ sĩ kiên cường

    Tuổi cao thượng thọ bốn phương danh tài”.

              Khánh Lan muốn ví Nữ Sĩ Dương Hồng Anh như một con hạc quý trong tháp ngà văn chương Việt Nam, chứ chẳng phải Trong Hoàng Hạc Lâu, một ngôi tháp lịch sử được cất trên vực đá Hoàng Hạc của núi Xà Sơn bên bờ sông Dương Tử thuộc thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Bài thơ Hoàng Hạc Lâu là bài thơ nổi tiếng của Thi Sĩ Thôi Hiệu, thời Đường.

    Khánh Lan xin trân Trọng giới thiệu cùng quý độc giả yêu thơ: Nữ Sĩ Dương Hồng Anh.

    Khánh Lan

    California June 2022

    HOÀNG HẠC LÂU

    Thơ Thôi Hiệu, Tản Đà dịch

    Nguyên văn chữ HánPhiên âm Hán ViệtDịch nghĩaDịch thơ
    黃鶴

    昔人已乘
    地空餘黃鶴樓
    黃鶴一去不復返
    白雲千載空悠悠
    晴川歷歷漢陽樹
    草萋萋鸚鵡洲
    日暮鄉關何處是
    煙波江上使人愁
    Hoàng Hạc lâu

    Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
    Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
    Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
    Bạch vân thiên tải không du du.
    Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ.
    Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
    Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
    Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
                Lầu Hoàng Hạc

    Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi rồi.
    Ở chỗ này đây chỉ còn trơ lại một ngôi lầu tên là Hoàng Hạc.
    Hạc vàng đã bay đi rồi, không trở lại nữa.
    Mây trắng ngàn năm vẫn bay lơ lửng hoài.
    Bên dòng sông khi trời lạnh, hàng cây đất Hán Dương trông rõ mồn một.
    Trên bãi Anh Vũ cỏ thơm mọc mơn mởn xanh tươi.
    Lúc trời chiều, đứng ngắm cảnh, tự hỏi đâu là nơi quê nhà?
    Khói tỏa trên sông sóng gợn khiến cho người ta sinh ra mối buồn rầu trong lòng.
    Gác Hoàng Hạc

    Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
    Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ!
    Hạc vàng đi mất từ xưa,
    Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
    Hán Dương sông tạnh cây bày,
    Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
    Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
    Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?
    HOÀNG HẠC LÂU
    THI SĨ THÔI HIỆU (Photo Credit: Wikipedia)
  • Khánh Lan,  Thụy Lan,  Văn Thơ,  Viet-Hải

    Đọc sách mới của nhà văn Lưu Nguyễn Từ Thức.

    Tuyển Tập Khảo Luận Văn Học

    Nhìn tác phẩm của tác giả Nguyễn Minh Triết, hay nhà văn Lưu Nguyễn Từ Thức mang tựa đề Tuyển Tập Khảo Luận Văn Học, chúng tôi bị lôi cuốn bởi tên quyển sách. Tuyển Tập là một tập hợp các tác phẩm văn học được lựa chọn bởi tác giả biên soạn. Còn 4 chữ Khảo Luận Văn Học hàm nghĩa tác phẩm về việc nghiên cứu văn học, mà nội dung những bài viết xoay quanh phạm vi văn học biên khảo hay tham luận văn học. Khảo Luận Văn Học vốn là nền tảng của thể văn chất chứa cái nhìn mang tính duy bản luận (foundationalism), dựa trên hai tiền đề chính: Thứ nhất, văn học là cái gì đã có sẵn, xuất hiện trước rồi cho ta tham khảo, nên sách dẫn chúng ta thấu hiểu để nhận diện bản chất và những đặc trưng đề tài được trình bày. Ví dụ chương đầu tiên đề cập về “NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HOÁ VIỆT “.

    Lưu Nguyễn Từ Thức. diễn giải: “Văn hoá là sự kết tinh của tư tưỏng bằng kinh nghiệm sống thực của một dân tộc. Dân tộc Việt Nam trải qua hơn 4000 năm mở nước và dựng nước đã có một nền văn hoá thâm sâu với một cơ sở tư tưng triết học vững chắc nhờ đó mà dân tộc Việt đã vượt qua được mọi cuộc thử thách của lịch sử để trường tồn cho đến ngày nay. Nền văn hoá đó đã được hình thành qua những bước tiến của lịch sử dân tộc cũng như đã được kết tụ và lưu truyền qua huyền sử. Trong giai đoạn khởi nguyên của lịch sử, con người còn chưa có chữ viết nên huyền sử đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ghi lại và lưu truyền sử liệu từ quá khứ xa thẳm cho đến khi có chữ viết. Lịch sử của các dân tộc“… qua 1000 năm đô hộ bởi giặc Tàu, 100 đô hộ bởi giặc Tây, 20 năm nội chiến từng ngày và gần 45 năm ly hương.

    Đọc Tuyển Tập Khảo Luận Văn Học, tác giả bàn về những yếu tố của văn học và nghệ thuật như Văn bản và Mỹ học.

    Văn bản trong việc khảo luận những đề tài văn học là sản phẩm của những sinh hoạt trong ngôn ngữ dùng để giao tiếp, được diễn đạt bằng hình thức chữ viết. Các đặc điểm của văn bản là có sự thống nhất về chủ đề, các câu văn kết cấu mạch lạc, có trình tự, và văn bản nhằm một mục đích giao tiếp nhất định. Văn bản được sáng tạo bởi một hay nhiều người được gọi là tác giả và người đọc là người tiếp nhận văn bản. Tác giả và người đọc có mối tương tác với nhau. Không có người đọc, văn bản chỉ tồn tại như một vật thể mà thôi…

    Tác giả Lưu Nguyễn Từ Thức đề cập về quan niệm Mỹ Học cổ bên Ðông phương, trường hợp của Việt Nam, như về việc đọc để hiểu tác phẩm văn học cũng là việc tìm sự cảm thông giữa những tâm hồn đồng điệu, là việc tìm giao cảm giữa những tâm hồn tri kỷ, tri âm. Ví dụ trong niềm ưu tư đó mà Nguyễn Du khi kết thúc Truyện Kiều đã tự hỏi: 

    Bất tri tam bách dư niên hậu

    Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

    Không biết ba trăm năm sau có ai trong thiên hạ thấu hiểu được tâm sự và cái chí của Nguyễn Du khi đọc Truyện Kiều. Cho nên muốn đọc hiểu văn bản văn học một cách đứng đắn thì phải hiểu rằng mọi yếu tố của văn bản đều có nghĩa, các yếu tố đó lại kết thành hệ thống, và cái nghĩa có sức thuyết phục nhất là phải phù hợp, không mâu thuẫn với bất cứ yếu tố biểu hiện nào. Mỹ học là bộ môn khoa học có tính lý thuyết về sự nhận thức và thưởng thức cái đẹp trong thiên nhiên, trong nghệ thuật và trong xã hội. Thuật ngữ này là một phát kiến của triết gia người Đức Alexander Baumgarten, dùng để đặt tên cho tác phẩm Aestheticä (Mỹ học) của ông (1750-1758). Trong quá trình sử dụng và nghiên cứu, định nghĩa từ “mỹ học“, người ta ví mỹ học như cái cây có nhiều cành và luôn luôn phát triển vì mỹ học luôn tồn tại trong xã hội, trong thiên nhiên và nghệ thuật. Người ta đã tranh luận nhiều về phạm vi và sự hữu ích của từ này. Trong thế kỷ 20, từ ngữ này có nghĩa rộng hơn lý thuyết mỹ thuật bởi nó bao hàm cả lý thuyết về cái đẹp cụ thể trong tự nhiên và cái đẹp trừu tượng, ví dụ vẻ đẹp tinh thần hay trí tuệ – tuy nhiên cái đẹp đó phải là đối tượng cho sự nghiên cứu triết học hay khoa học. Những người đi đầu trong ngành Mỹ học: phương Tây có Aristotle, Platon, Hegel, Kant, Mỹ học dân chủ Nga,… Phương Đông có Lão Tử, Khổng Tử,…

    Sách nói về chủ đề HỌC THUYẾT VĂN CHƯƠNG NỮ QUYỀN. Vì phong trào đòi quyền bình đẳng cho nữ giới hay phong trào nữ quyền là những vận động đòi hỏi bình đẳng cho phụ nữ trong các lãnh vực chánh trị, xã hội, giáo dục, và văn học. Sở dĩ có phong trào nữ quyền là vì từ lâu người phụ nữ trong xã hội thường hay bị xem khinh về phương diện thể lực cũng như tinh thần. Do đó, tại Mỹ sau nhiều năm vận động, một đại hội phụ nữ đã được tổ chức tại Seneca Falls thuộc bang New York vào năm 1848 và một Tuyên ngôn độc lập cho phụ nữ đã ra đời. Phong trào này sau đó đã lan ra mau chóng cùng khắp nước Mỹ rồi vượt đại dương tràn sang Âu châu. Tựu trung thì theo tác giả, thì phong trào nữ quyền sẽ còn tiếp diễn cho đến bao giờ có một nửa nhân số của nhân loại này thỏa mãn mới thôi, mà ngày đó chắc là còn xa lắm. Như vậy thì các học thuyết văn chương nữ quyền cũng sẽ không thôi phát triển và chắc chắn là mỗi ngày mỗi phong phú và uyên bác hơn.  

    Một chương khác khá độc đáo nói về vai trò của người nữ quyền trong văn học như ĐỌC LẠI THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG VỚI CÁI NHÌN NỮ QUYỀN LUẬN.

    Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, (1772–1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu thấm hậu thi ca của nữ sĩ.  Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nôm nổi tiếng của văn học Việt Nam thời trung đại, bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ nôm”. Theo sách “Giai nhân dị mặc” của học giả Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến 1916, thì bà là một gương độc đáo của nền văn học Việt Nam. Bao nhiêu giấy mực đã nói về bà. Hồ Xuân Hương một nhà thơ dâm tục thấp hèn, một xúc phạm đến phẩm giá người phụ nữ, một thất vọng cho văn chương Việt Nam. Hồ Xuân Hương một nữ sĩ tài ba đã tiên phong và táo bạo làm những bài thơ vừa thanh vừa tục, những bài thơ dám đề cập đến một vấn đề cấm kỵ là tình yêu nhục thể. Bà đi trước nhiều thế hệ về nữ quyền. Theo Lưu Nguyễn Từ Thức, đọc thơ của Hồ Xuân Hương xin hãy đọc như những văn bản thuần túy. Và trong lãnh vực văn bản thuần túy không có vấn đề luân lý.

    Theo quan điểm của các học thuyết phê bình hậu cấu trúc mà đặc biệt là thuyết hủy tạo (deconstruction) của Derrida thì trong ngôn ngữ không có sự phân biệt giữa nghĩa đen và nghĩa bóng hay nghĩa thanh và nghĩa tục. Derrida nhìn thế giới chỉ gồm toàn văn bản được cấu tạo bởi những cặp biểu hiệu hệ cấp đối kháng như văn hóa và thiên nhiên, hành động và thụ động, mặt trời và mặt trăng, ngày và đêm, nói và viết, cha và mẹ…  Tại phương tây mãi đến giữa thế kỷ 20, Virginia Woolf một nhà tranh đấu nữ quyền Mỹ mới bắt đầu cổ võ phụ nữ hãy nói lên tiếng nói chống lại sự bất bình đẳng giữa nam và nữ. Và tại Pháp, một tác giả nữ quyền khác là Helene Cixous cũng cổ võ phụ nữ hãy viết văn, không những chỉ viết mà còn phải viết thật nhiều về phụ nữ, viết để đưa người phụ nữ bị xa cách, bị quên lãng, bị đứng ngoài rìa văn học trở lại với văn chương. Trong tiểu luận “Le Rire de la Meduse” Cixous đã nồng nàn tha thiết mời gọi phụ nữ “phải viết để đặt người nữ vào văn bản, đồng thời cũng đề đặt người nữ vào thế giới và lịch sử”.  Nói tóm lại, Hồ Xuân Hương là một nữ lưu tiền phong, là một thiên tài có cá tánh độc đáo có một không hai trong nền văn học Việt Nam. 

    Sách bàn về MỸ HỌC VÀ PHÊ BÌNH NGHỆ THUẬT. Các nhà tư tưởng thường cho lý tưởng cuộc sống mà con người muốn đạt tới là Chân, Thiện, Mỹ. Ba lý tưởng này là đối tượng cho ba môn học khác nhau. Luận lý học hướng về đối tượng là cái Chân. Thật vậy, luận lý học được định nghĩa là “khoa học có mục đích xác định trong những động tác trí tuệ hướng đến sự nhận thức chân lý, động tác nào là đúng, động tác nào là không đúng”. Dù các triết gia hay trường phái có quan niệm khác nhau về chi tiết của đối tượng, bất cứ phân ngành nào của Luận lý học, đều trực tiếp hay gián tiếp hướng đến mục tiêu chính yếu là phải đạt được chân lý, tức phạm vi khảo cứu của Luận lý học là những động tác trí tuệ hướng đến sự nhận thức chân lý. Theo Platon, nhà triết học và mỹ học duy tâm nổi tiếng của Hy lạp cổ đại thì thực tại gồm có hai thế giới: thế giới ý niệm là cái ta có thể biết nên gọi là thế giới khả niệm; và thế giới vật thể là cái ta có thể thấy nên gọi là thế giới khả thị. Trong đó, theo ông, chỉ có thế giới ý niệm mới “tồn tại chân thực, nó có trước và sản sinh ra các vật thể cảm tính”. Từ quan niệm triết học đó, khi đi vào mỹ học, ông cho rằng mặc dù có cái đẹp vật chất và cái đẹp tinh thần, nhưng chỉ có cái đẹp tinh thần, cái đẹp của ý niệm mới là cái đẹp vĩnh hằng, tuyệt đối. Khi đề cập đến cái đẹp của nghệ thuật, ông chủ trương thuyết “bắt chước”.  Âm nhạc là sự “bắt chước” âm thanh tự nhiên của chim chóc, sông suối… Hội họa thì là sự “bắt chước” sắc màu và đường nét của cây cối, động vật…Nói chung theo ông, nghệ thuật là sự bắt chước, mô phỏng, trước hết mô phỏng tự nhiên, sau đó mô phỏng các tác phẩm nghệ thuật mẫu mực. Aristote là học trò xuất sắc của Platon, nhưng về mặt tư tưởng, cơ bản ông đi ngược lại quan niệm của thầy mình. Các công trình của ông bao trùm lên nhiều lãnh vực khác nhau, và ở lãnh vực nào ông cũng vươn tới những đỉnh cao mà thời đại cho phép. Chung quy điều chúng ta có thể coi như toàn bộ đời sống thẩm mỹ và nghệ thuật là đối tượng nghiên cứu của mỹ học. Toàn bộ thế giới cùng toàn bộ quá trình diễn ra trong thế giới, con người cùng tất cả nền văn hóa của con người, ở một phương diện và trong một mức độ nào đó đều là môi trường của các nhu cầu thẩm mỹ, là đối tượng nghiên cứu của mỹ học.  

     Xét sang chương MỸ HỌC VÀ SỰ THẨM THỨC NGHỆ PHẨM ta nghe câu thơ quen thuộc mà tác giả ghi nhận:

    “Lời quê góp nhặt dông dài

    mua vui cũng được một vài trống canh”.

    Đó là câu kết của văn hào Nguyễn Du khi chấm dứt truyện thơ nổi tiếng là Đoạn Trường Tân Thanh.  Những câu thơ trác tuyệt mà Nguyễn Du gọi là “lời quê” thực ra không “quê” chút nào như mọi người đã biết. Nhưng điểm mà người viết muốn nêu ra ở đây là truyện Kiều nói riêng và một tác phẩm nghệ thuật nói chung có phải chỉ đáng để “mua vui”, chỉ đáng được coi như một thứ giải trí cho mọi người hay phải coi tác phẩm nghệ thuật có một giá trị cao hơn và có một chỗ đứng xứng đáng trong cuộc sống của con người?  Ai cũng cho truyện Kiều là hay nhưng hỏi hay thế nào thì được bao nhiêu người có thể trả lời rành rọt, hoặc nếu trả lời được thì mỗi người trả lời mỗi cách khác nhau.  Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì quan niệm về cái hay, về cái đẹp là một quan niệm có tánh cách tương đối và chủ quan. Tuy nhiên, một cách tổng quát khi nói về cái “Đẹp” cũng có một số chuẩn mực được mỗi xã hội chấp nhận như là một hệ quy chiếu cho cái “Đẹp”, và cho Chân – Thiện – Mỹ.

    Để thưởng thức cái đẹp, văn hóa phương Tây lại chú trọng nghiên cứu các chuẩn mực của cái đẹp rồi căn cứ vào đó thẩm định giá trị của một tác phẩm nghệ thuật. Ngành học nghiên cứu về các chuẩn mực của cái đẹp này được gọi là môn Mỹ học (aesthetics). Theo giáo sư triết học Ed Miller của đại học Colorado Boulder, ông cho là triết học gồm sáu bộ môn như: Siêu hình học (metaphysics), kiến thức học (epistemology), luân lý học (ethics), thẩm mỹ học (aesthetics), luận lý học (logic), và lý thuyết về giá trị (value theory).  Hai giáo sư triết học Mỹ khác là Brooke Moore và Kenneth Bruder cũng xác nhận triết học có bảy bộ môn trong đó năm bộ môn giống như sự phân chia của giáo sư Ed Miller, ngoại trừ bộ môn lý thuyết về giá trị và thay vào đó bằng môn triết học xã hội (social philosophy) và triết học chánh trị (political philosophy).  Nhìn chung thì Mỹ học (aesthetics) ngày nay đã được giới hàn lâm thừa nhận là một bộ môn của triết học, và môn học này chú trọng đến vấn đề tìm hiểu cái đẹp và cái xấu, và nghiên cứu xem những đặc tính về cái đẹp cái xấu đó có thực sự hiện hữu trong tác phẩm nghệ thuật hay chỉ có trong suy tưởng của cá nhân người thưởng ngoạn. 

    Mỹ học cũng có nhiệm vụ nghiên cứu các triết thuyết liên quan đến nghệ thuật, các phê bình có tính cách triết lý của các nghệ phẩm, và thẩm định đặc tính triết học của các hành động nghệ thuật. Các phản ứng tình cảm và tâm lý của con người đối với các yếu tố của nghệ thuật như màu sắc, âm thanh, đường nét, hình tượng, và ngôn ngữ.   

              Về phương diện lịch sử, quan niệm về nghệ thuật và mỹ học đã được các triết gia như Plato và Aristotle đề cập đến từ lâu.  Hai triết gia này cho nghệ thuật như là sự bắt chước (imitation) sự vật và hình tượng trong thiên nhiên.  Riêng Aristotle còn đi xa hơn khi cho rằng nghệ thuật có ảnh hưởng đến cá tánh của con người, do đó có ảnh hưởng đến trật tự của xã hội.  Và vì cho rằng mục tiêu của cuộc đời là đạt đến hạnh phúc nên Aristotle cho chức năng chính của nghệ thuật là đem lại cho con người sự thỏa mãn. Muốn nắm bắt được giá trị mỹ học của một nghệ phẩm, người thưởng ngoạn cũng cần có một số điều kiện.  Sự thưởng ngoạn có tính cách mỹ học là kết quả của một sự kết hợp nhuần nhuyễn và phức tạp giữa những thái độ chủ quan và khả năng thẩm thức nghệ thuật của người thưởng ngoạn.  Sự phản ứng đối với nghệ phẩm này của người thưởng ngoạn được gọi là kinh nghiệm mỹ học (the aesthetic experience).  Tác giả sách Tuyển Tập Khảo Luận Văn Học đề nghị nền văn học Việt Nam hãy sớm nhận thức để vượt ra khỏi các lũy tre để nhìn xem thế giới bên ngoài đang tiến bước hướng về phía trước và bỏ xa chúng ta, hãy khai phá các khu rừng thâm u kỳ bí của nền văn học thế giới.  Nếu không mau thức tỉnh hầu sánh vai cùng người để cải tiến và nâng cao các chuẩn mực cho giá trị của mỹ học thì văn học Việt Nam sẽ khó thoát ra khỏi các vòng rào nhỏ hẹp của các thôn làng hoặc các bức tường rào của các ghetto văn học.

    QUAN NIỆM MỸ HỌC CỔ ĐẠI TRUNG HOA VÀ QUAN NIỆM MỸ HỌC VIỆT NAM.

              Con người là một sản phẩm tinh túy nhất của tạo hóa nên con người luôn mong muốn hoàn thiện bản thân mình để đạt tới Chân – Thiện – Mỹ. Cái chân, cái thiện, cái mỹ là tổ hợp giá trị cao quý mà loài người thời đại nào cũng mơ ước. Và mỹ học là khoa học mở rộng tầm hiểu biết về phương diện thẩm mỹ của con người và giúp mỗi người tự hoàn thiện nhân cách của mình. Cho nên không lạ gì từ xa xưa các triết gia phương Tây cũng như phương Đông đều đã đề cập đến những kinh nghiệm về cái Đẹp và cái Xấu.  Các học thuyết về mỹ học đã nảy sinh rất sớm ở phương Tây cũng như phương Đông. Tuy nhiên, mỹ học với tư cách là một ngành khoa học độc lập lại phải chờ tới thời cận đại. Một trong những yếu tố quan trọng giúp mỹ học tách dần ra khỏi triết học là việc xác lập được đối tượng đặc thù của ngành khoa học này. Lúc này, nó được coi như là một bộ phận của triết học – môn khoa học tìm hiểu những quy luật chung của tự nhiên, xã hội và tư duy. 

    Tái giả Lưu Nguyễn Từ Thức trình bày khá rõ về ngành mỹ học trong văn học và nghệ thuật, từ Tây phương sang Đông phương. Ngoài ra sách còn bàn về những chủ đề như: DERRIDA VÀ HỌC THUYẾT HỦY TẠO, NHỮNG BỆNH TRẠNG CỦA HỒN – TRƯỜNG HỢP HÀN MẶC TỬ VÀ BÙI GIÁNG, ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI TRONG VĂN CHƯƠNG PHÁP, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN CHƯƠNG LƯU VONG, …

    Với chương TÌM HIỂU DIỄN NGÔN VĂN CHƯƠNG HẬU THUỘC ĐỊA, một đề tài mà chúng tôi nghĩ văn chương Âu châu vốn đã có thuộc địa, nên nhiều trước tác phẩm văn chương phản ảnh thuở thuộc địa như những danh tác: L’Amant (Nguời Tình) của nhà văn Marguerite Duras, The Quiet American của Graham Greene, La Voie Royale của André Malraux (về vương triều Cao Miên), Between Tears and Laughter của Lin Yutang (Lâm Ngữ Đường), The Good Earth (Đất lành) của Pearl S. Buck, The Jungle Book của Rudyard Kipling…

    Lưu Nguyễn Từ Thức ghi nhận là chủ nghĩa thực dân là một hình thức khai thác thuộc địa được phát triển theo với sự bành trướng của châu Âu trong thời gian 400 năm qua. Từ xa xưa nhiều nền văn minh Âu châu đã có thuộc địa và từ lâu chánh quyền đế quốc trung ương luôn luôn có uy quyền tuyệt đối trên các tỉnh thành ngoại biên và các nền văn hoá sơ khai. Sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân tại Âu châu đồng nghĩa với sự phát triển của hệ thống kinh tế tư bản trong đó các vùng đất thuộc địa được thiết lập để cung cấp nguyên liệu cho sự phát triển và củng cố các nền kinh tế tại chánh quốc. Sự liên hệ giữa quốc gia đô hộ và các nước thuộc địa hoàn toàn bất bình đẳng trên mọi phương diện kinh tế, chánh trị, văn hoá cũng như xã hội. Các sắc dân tại các quốc gia thuộc địa thường là những chủng tộc khác với sắc dân chánh quốc và bị xem thuộc loại chủng tộc thấp kém.    

    Chế độ thực dân đã mang theo nó ngôn ngữ của kẻ thống trị đến với các vùng đất thuộc địa và tạo nên một va chạm mạnh giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói, đặc biệt là lại tại vùng đất thuộc địa ở Phi châu, đa số không có chữ viết hoặc nếu có cũng không là một hệ thống chữ viết rõ ràng và phổ quát. Văn hoá và ngôn ngữ viết của kẻ thống trị đã được áp đặt lên dân thuộc địa và đã tạo được những ảnh hưởng đồng nhứt hoá lên dân thuộc địa. Các thổ âm biến mất dần, các giọng nói giữa các địa phương dần dần không còn quá khác biệt, và chữ viết cũng được cô động thành tiêu chuẩn. Những biến chuyển về ngôn ngữ đó giúp cho dân chúng có cùng một di sản văn hoá cố kết với nhau hơn, và giúp phân biệt một nhóm chủng tộc này với một nhóm chủng tộc khác. Vì vậy có thể nói ngôn ngữ viết đã giúp hình thành tinh thần dân tộc cho các dân thuộc địa. Tuy nhiên, ngôn ngữ viết đã gặp một số trở ngại tại châu Phi vì truyền thống của ngôn ngữ nói của châu Phi là đối thoại trong khi ngôn ngữ viết là độc thoại. Do đó, cộng thêm với sự thù ghét kẻ xâm lăng, một số người dân thuộc địa đã thu mình vào trong lối sống cổ truyền và sống tách biệt hẳn với mọi thứ do phương tây mang đến trong đó có ngôn ngữ viết. Nhìn lại lịch sử Việt Nam trải dài hơn hai ngàn năm trong đó có hơn một ngàn năm bị lệ thuộc Trung Hoa, và hơn một trăm năm là đất thuộc địa của Pháp, nhiều người sẽ tự hỏi văn học Việt Nam đã phản ứng thế nào đối với những giai đoạn bị làm thuộc địa đó. Một cách chung có thể nói là nền văn học Việt Nam còn nặng tinh thần thuộc địa đối với văn hoá Trung hoa cũng như văn hoá Pháp dù đã được độc lập với Tàu hơn một ngàn năm và độc lập với Pháp hơn bảy mươi năm. 

    Về phương diện văn chương phản ảnh thuở thuộc địa, và trong bài viết nhận đinh của 3 chúng tôi, Khánh Lan, Thuỵ Lan, Việt Hải về nhà văn giải Nobel văn chương 2021 Abdulrazak Gurnah, một tiểu thuyết gia sinh ra ở Tanzania và đã có một sự nghiệp 35 năm, được giới phê bình đánh giá cao bắt nguồn từ chủ nghĩa thực dân và nhập cư sau khi đến Anh tị nạn. Ông sinh ra trên hòn đảo Zanzibar của Ấn Độ Dương, ngoài khơi bờ biển phía đông châu Phi, vào năm 1948, và bắt đầu viết văn sau khi di chuyển đến Anh lưu vong, nơi ông hiện đang sống ở thành phố Canterbury, Vương quốc Anh. Theo chủ đề tác giả Lưu Nguyễn Từ Thức về Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN CHƯƠNG LƯU VONG.

    Văn chương của Abdulrazak Gurnah là theo thể tác văn học ly hương hay lưu vong. Rất nhiều cây bút lưu vong đã tạo nên tên tuổi cho mình, văn chương lưu vong là một ý niệm trong tổng thể về sự lưu động của con người xuyên qua các không gian địa lý và không gian chính trị. Điều này hàm chứa ý nghĩa là tình trạng lưu vong phải bao gồm bị cưỡng bách chuyển chỗ (displacement) vì lý do chánh trị hay tôn giáo chớ không phải vì lý do kinh tế. Trong những thế kỷ gần đây, tình trạng lưu vong thường xảy ra trên bình diện cá nhân hơn là tập thể.  Tuy nhiên, có ba cuộc chuyển chỗ tập thể quan trọng được ghi nhận là sự đào thoát ra khỏi quê hương của hơn ba ngàn trí thức Đức trong thời gian từ 1933 đến 1938 khi Đức quốc xã lên cầm quyền ở Đức, các trí thức và cuộc đi tìm tự do của gần nửa triệu thuyền nhân Việt Nam sau năm 1975 khi Cộng sản xâm chiếm miền Nam Việt Nam. Yếu tố chuyển chỗ cũng làm cho những văn nghê sĩ lưu vong thay đổi chính mình như thay đổi bản ngã, thay đổi các thói quen tập quán trong lâu năm, sống hội nhập vào trong khung cảnh xã hội mới, khám phá ra những cách diễn đạt phong văn mới…

    Nói chung, tuy có vài điều cần khắc phục, nền văn chương lưu vong Việt Nam ở hải ngoại đã hình thành và lớn mạnh, đóng trọn vẹn vai trò bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc ở hải ngoại cũng như nối tiếp dòng văn học miền Nam Tự Do như trước năm 1975. Từ văn chương lưu vong tổng thể trên thế giới ngày nay, hay nhìn theo văn chương lưu vong cá thể lưu vong Việt Nam. Xét cho cùng cũng là điều khích lệ theo phần trình bày trong sách. Chia chung hoàn cảnh chung lưu vong vì tị nạn chính trị như nhà văn thành đạt Abdulrazak Gurnah, mong sao những người Việt của chúng ta cũng sẽ sánh vai như trong chương này của sách. Hãy mang niềm tin, nếu có sau này thì sẽ là tin vui, là sự tự hào cho việc phát huy văn chương đa dạng cho vườn hóa văn học thế giới.

    Sau cùng, ba chúng tôi, Khánh Lan, Thụy Lan và Việt Hải rất vui được đọc tác phẩm mới với những sưu khảo công phu của Tiến sĩ Nguyễn Minh Triết và được góp mặt qua những trang bạt tóm lược cùng tác giả, Lưu Nguyễn Từ Thức.

    Xin chúc mừng tác giả.

     Việt Hải & Song Lan. 19/02/2022.

  • Khánh Lan,  Thụy Lan,  Văn Thơ,  Việt Hải

    Đọc sách mới của nhà văn Lưu Nguyễn Từ Thức.

    Tuyển Tập Khảo Luận Văn Học

    Nhìn tác phẩm của tác giả Nguyễn Minh Triết, hay nhà văn Lưu Nguyễn Từ Thức mang tựa đề Tuyển Tập Khảo Luận Văn Học, chúng tôi bị lôi cuốn bởi tên quyển sách. Tuyển Tập là một tập hợp các tác phẩm văn học được lựa chọn bởi tác giả biên soạn. Còn 4 chữ Khảo Luận Văn Học hàm nghĩa tác phẩm về việc nghiên cứu văn học, mà nội dung những bài viết xoay quanh phạm vi văn học biên khảo hay tham luận văn học. Khảo Luận Văn Học vốn là nền tảng của thể văn chất chứa cái nhìn mang tính duy bản luận (foundationalism), dựa trên hai tiền đề chính: Thứ nhất, văn học là cái gì đã có sẵn, xuất hiện trước rồi cho ta tham khảo, nên sách dẫn chúng ta thấu hiểu để nhận diện bản chất và những đặc trưng đề tài được trình bày. Ví dụ chương đầu tiên đề cập về “NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HOÁ VIỆT “.

    Lưu Nguyễn Từ Thức. diễn giải: “Văn hoá là sự kết tinh của tư tưỏng bằng kinh nghiệm sống thực của một dân tộc. Dân tộc Việt Nam trải qua hơn 4000 năm mở nước và dựng nước đã có một nền văn hoá thâm sâu với một cơ sở tư tưng triết học vững chắc nhờ đó mà dân tộc Việt đã vượt qua được mọi cuộc thử thách của lịch sử để trường tồn cho đến ngày nay. Nền văn hoá đó đã được hình thành qua những bước tiến của lịch sử dân tộc cũng như đã được kết tụ và lưu truyền qua huyền sử. Trong giai đoạn khởi nguyên của lịch sử, con người còn chưa có chữ viết nên huyền sử đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ghi lại và lưu truyền sử liệu từ quá khứ xa thẳm cho đến khi có chữ viết. Lịch sử của các dân tộc“… qua 1000 năm đô hộ bởi giặc Tàu, 100 đô hộ bởi giặc Tây, 20 năm nội chiến từng ngày và gần 45 năm ly hương.

    Đọc Tuyển Tập Khảo Luận Văn Học, tác giả bàn về những yếu tố của văn học và nghệ thuật như Văn bản và Mỹ học.

    Văn bản trong việc khảo luận những đề tài văn học là sản phẩm của những sinh hoạt trong ngôn ngữ dùng để giao tiếp, được diễn đạt bằng hình thức chữ viết. Các đặc điểm của văn bản là có sự thống nhất về chủ đề, các câu văn kết cấu mạch lạc, có trình tự, và văn bản nhằm một mục đích giao tiếp nhất định. Văn bản được sáng tạo bởi một hay nhiều người được gọi là tác giả và người đọc là người tiếp nhận văn bản. Tác giả và người đọc có mối tương tác với nhau. Không có người đọc, văn bản chỉ tồn tại như một vật thể mà thôi…

    Tác giả Lưu Nguyễn Từ Thức đề cập về quan niệm Mỹ Học cổ bên Ðông phương, trường hợp của Việt Nam, như về việc đọc để hiểu tác phẩm văn học cũng là việc tìm sự cảm thông giữa những tâm hồn đồng điệu, là việc tìm giao cảm giữa những tâm hồn tri kỷ, tri âm. Ví dụ trong niềm ưu tư đó mà Nguyễn Du khi kết thúc Truyện Kiều đã tự hỏi: 

    Bất tri tam bách dư niên hậu

    Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

    Không biết ba trăm năm sau có ai trong thiên hạ thấu hiểu được tâm sự và cái chí của Nguyễn Du khi đọc Truyện Kiều. Cho nên muốn đọc hiểu văn bản văn học một cách đứng đắn thì phải hiểu rằng mọi yếu tố của văn bản đều có nghĩa, các yếu tố đó lại kết thành hệ thống, và cái nghĩa có sức thuyết phục nhất là phải phù hợp, không mâu thuẫn với bất cứ yếu tố biểu hiện nào. Mỹ học là bộ môn khoa học có tính lý thuyết về sự nhận thức và thưởng thức cái đẹp trong thiên nhiên, trong nghệ thuật và trong xã hội. Thuật ngữ này là một phát kiến của triết gia người Đức Alexander Baumgarten, dùng để đặt tên cho tác phẩm Aestheticä (Mỹ học) của ông (1750-1758). Trong quá trình sử dụng và nghiên cứu, định nghĩa từ “mỹ học“, người ta ví mỹ học như cái cây có nhiều cành và luôn luôn phát triển vì mỹ học luôn tồn tại trong xã hội, trong thiên nhiên và nghệ thuật. Người ta đã tranh luận nhiều về phạm vi và sự hữu ích của từ này. Trong thế kỷ 20, từ ngữ này có nghĩa rộng hơn lý thuyết mỹ thuật bởi nó bao hàm cả lý thuyết về cái đẹp cụ thể trong tự nhiên và cái đẹp trừu tượng, ví dụ vẻ đẹp tinh thần hay trí tuệ – tuy nhiên cái đẹp đó phải là đối tượng cho sự nghiên cứu triết học hay khoa học. Những người đi đầu trong ngành Mỹ học: phương Tây có Aristotle, Platon, Hegel, Kant, Mỹ học dân chủ Nga,… Phương Đông có Lão Tử, Khổng Tử,…

    Sách nói về chủ đề HỌC THUYẾT VĂN CHƯƠNG NỮ QUYỀN. Vì phong trào đòi quyền bình đẳng cho nữ giới hay phong trào nữ quyền là những vận động đòi hỏi bình đẳng cho phụ nữ trong các lãnh vực chánh trị, xã hội, giáo dục, và văn học. Sở dĩ có phong trào nữ quyền là vì từ lâu người phụ nữ trong xã hội thường hay bị xem khinh về phương diện thể lực cũng như tinh thần. Do đó, tại Mỹ sau nhiều năm vận động, một đại hội phụ nữ đã được tổ chức tại Seneca Falls thuộc bang New York vào năm 1848 và một Tuyên ngôn độc lập cho phụ nữ đã ra đời. Phong trào này sau đó đã lan ra mau chóng cùng khắp nước Mỹ rồi vượt đại dương tràn sang Âu châu. Tựu trung thì theo tác giả, thì phong trào nữ quyền sẽ còn tiếp diễn cho đến bao giờ có một nửa nhân số của nhân loại này thỏa mãn mới thôi, mà ngày đó chắc là còn xa lắm. Như vậy thì các học thuyết văn chương nữ quyền cũng sẽ không thôi phát triển và chắc chắn là mỗi ngày mỗi phong phú và uyên bác hơn.  

    Một chương khác khá độc đáo nói về vai trò của người nữ quyền trong văn học như ĐỌC LẠI THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG VỚI CÁI NHÌN NỮ QUYỀN LUẬN.

    Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, (1772–1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu thấm hậu thi ca của nữ sĩ.  Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nôm nổi tiếng của văn học Việt Nam thời trung đại, bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ nôm”. Theo sách “Giai nhân dị mặc” của học giả Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến 1916, thì bà là một gương độc đáo của nền văn học Việt Nam. Bao nhiêu giấy mực đã nói về bà. Hồ Xuân Hương một nhà thơ dâm tục thấp hèn, một xúc phạm đến phẩm giá người phụ nữ, một thất vọng cho văn chương Việt Nam. Hồ Xuân Hương một nữ sĩ tài ba đã tiên phong và táo bạo làm những bài thơ vừa thanh vừa tục, những bài thơ dám đề cập đến một vấn đề cấm kỵ là tình yêu nhục thể. Bà đi trước nhiều thế hệ về nữ quyền. Theo Lưu Nguyễn Từ Thức, đọc thơ của Hồ Xuân Hương xin hãy đọc như những văn bản thuần túy. Và trong lãnh vực văn bản thuần túy không có vấn đề luân lý.

    Theo quan điểm của các học thuyết phê bình hậu cấu trúc mà đặc biệt là thuyết hủy tạo (deconstruction) của Derrida thì trong ngôn ngữ không có sự phân biệt giữa nghĩa đen và nghĩa bóng hay nghĩa thanh và nghĩa tục. Derrida nhìn thế giới chỉ gồm toàn văn bản được cấu tạo bởi những cặp biểu hiệu hệ cấp đối kháng như văn hóa và thiên nhiên, hành động và thụ động, mặt trời và mặt trăng, ngày và đêm, nói và viết, cha và mẹ…  Tại phương tây mãi đến giữa thế kỷ 20, Virginia Woolf một nhà tranh đấu nữ quyền Mỹ mới bắt đầu cổ võ phụ nữ hãy nói lên tiếng nói chống lại sự bất bình đẳng giữa nam và nữ. Và tại Pháp, một tác giả nữ quyền khác là Helene Cixous cũng cổ võ phụ nữ hãy viết văn, không những chỉ viết mà còn phải viết thật nhiều về phụ nữ, viết để đưa người phụ nữ bị xa cách, bị quên lãng, bị đứng ngoài rìa văn học trở lại với văn chương. Trong tiểu luận “Le Rire de la Meduse” Cixous đã nồng nàn tha thiết mời gọi phụ nữ “phải viết để đặt người nữ vào văn bản, đồng thời cũng đề đặt người nữ vào thế giới và lịch sử”.  Nói tóm lại, Hồ Xuân Hương là một nữ lưu tiền phong, là một thiên tài có cá tánh độc đáo có một không hai trong nền văn học Việt Nam. 

    Sách bàn về MỸ HỌC VÀ PHÊ BÌNH NGHỆ THUẬT. Các nhà tư tưởng thường cho lý tưởng cuộc sống mà con người muốn đạt tới là Chân, Thiện, Mỹ. Ba lý tưởng này là đối tượng cho ba môn học khác nhau. Luận lý học hướng về đối tượng là cái Chân. Thật vậy, luận lý học được định nghĩa là “khoa học có mục đích xác định trong những động tác trí tuệ hướng đến sự nhận thức chân lý, động tác nào là đúng, động tác nào là không đúng”. Dù các triết gia hay trường phái có quan niệm khác nhau về chi tiết của đối tượng, bất cứ phân ngành nào của Luận lý học, đều trực tiếp hay gián tiếp hướng đến mục tiêu chính yếu là phải đạt được chân lý, tức phạm vi khảo cứu của Luận lý học là những động tác trí tuệ hướng đến sự nhận thức chân lý. Theo Platon, nhà triết học và mỹ học duy tâm nổi tiếng của Hy lạp cổ đại thì thực tại gồm có hai thế giới: thế giới ý niệm là cái ta có thể biết nên gọi là thế giới khả niệm; và thế giới vật thể là cái ta có thể thấy nên gọi là thế giới khả thị. Trong đó, theo ông, chỉ có thế giới ý niệm mới “tồn tại chân thực, nó có trước và sản sinh ra các vật thể cảm tính”. Từ quan niệm triết học đó, khi đi vào mỹ học, ông cho rằng mặc dù có cái đẹp vật chất và cái đẹp tinh thần, nhưng chỉ có cái đẹp tinh thần, cái đẹp của ý niệm mới là cái đẹp vĩnh hằng, tuyệt đối. Khi đề cập đến cái đẹp của nghệ thuật, ông chủ trương thuyết “bắt chước”.  Âm nhạc là sự “bắt chước” âm thanh tự nhiên của chim chóc, sông suối… Hội họa thì là sự “bắt chước” sắc màu và đường nét của cây cối, động vật…Nói chung theo ông, nghệ thuật là sự bắt chước, mô phỏng, trước hết mô phỏng tự nhiên, sau đó mô phỏng các tác phẩm nghệ thuật mẫu mực. Aristote là học trò xuất sắc của Platon, nhưng về mặt tư tưởng, cơ bản ông đi ngược lại quan niệm của thầy mình. Các công trình của ông bao trùm lên nhiều lãnh vực khác nhau, và ở lãnh vực nào ông cũng vươn tới những đỉnh cao mà thời đại cho phép. Chung quy điều chúng ta có thể coi như toàn bộ đời sống thẩm mỹ và nghệ thuật là đối tượng nghiên cứu của mỹ học. Toàn bộ thế giới cùng toàn bộ quá trình diễn ra trong thế giới, con người cùng tất cả nền văn hóa của con người, ở một phương diện và trong một mức độ nào đó đều là môi trường của các nhu cầu thẩm mỹ, là đối tượng nghiên cứu của mỹ học.  

     Xét sang chương MỸ HỌC VÀ SỰ THẨM THỨC NGHỆ PHẨM ta nghe câu thơ quen thuộc mà tác giả ghi nhận:

    “Lời quê góp nhặt dông dài

    mua vui cũng được một vài trống canh”.

    Đó là câu kết của văn hào Nguyễn Du khi chấm dứt truyện thơ nổi tiếng là Đoạn Trường Tân Thanh.  Những câu thơ trác tuyệt mà Nguyễn Du gọi là “lời quê” thực ra không “quê” chút nào như mọi người đã biết. Nhưng điểm mà người viết muốn nêu ra ở đây là truyện Kiều nói riêng và một tác phẩm nghệ thuật nói chung có phải chỉ đáng để “mua vui”, chỉ đáng được coi như một thứ giải trí cho mọi người hay phải coi tác phẩm nghệ thuật có một giá trị cao hơn và có một chỗ đứng xứng đáng trong cuộc sống của con người?  Ai cũng cho truyện Kiều là hay nhưng hỏi hay thế nào thì được bao nhiêu người có thể trả lời rành rọt, hoặc nếu trả lời được thì mỗi người trả lời mỗi cách khác nhau.  Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì quan niệm về cái hay, về cái đẹp là một quan niệm có tánh cách tương đối và chủ quan. Tuy nhiên, một cách tổng quát khi nói về cái “Đẹp” cũng có một số chuẩn mực được mỗi xã hội chấp nhận như là một hệ quy chiếu cho cái “Đẹp”, và cho Chân – Thiện – Mỹ.

    Để thưởng thức cái đẹp, văn hóa phương Tây lại chú trọng nghiên cứu các chuẩn mực của cái đẹp rồi căn cứ vào đó thẩm định giá trị của một tác phẩm nghệ thuật. Ngành học nghiên cứu về các chuẩn mực của cái đẹp này được gọi là môn Mỹ học (aesthetics). Theo giáo sư triết học Ed Miller của đại học Colorado Boulder, ông cho là triết học gồm sáu bộ môn như: Siêu hình học (metaphysics), kiến thức học (epistemology), luân lý học (ethics), thẩm mỹ học (aesthetics), luận lý học (logic), và lý thuyết về giá trị (value theory).  Hai giáo sư triết học Mỹ khác là Brooke Moore và Kenneth Bruder cũng xác nhận triết học có bảy bộ môn trong đó năm bộ môn giống như sự phân chia của giáo sư Ed Miller, ngoại trừ bộ môn lý thuyết về giá trị và thay vào đó bằng môn triết học xã hội (social philosophy) và triết học chánh trị (political philosophy).  Nhìn chung thì Mỹ học (aesthetics) ngày nay đã được giới hàn lâm thừa nhận là một bộ môn của triết học, và môn học này chú trọng đến vấn đề tìm hiểu cái đẹp và cái xấu, và nghiên cứu xem những đặc tính về cái đẹp cái xấu đó có thực sự hiện hữu trong tác phẩm nghệ thuật hay chỉ có trong suy tưởng của cá nhân người thưởng ngoạn. 

    Mỹ học cũng có nhiệm vụ nghiên cứu các triết thuyết liên quan đến nghệ thuật, các phê bình có tính cách triết lý của các nghệ phẩm, và thẩm định đặc tính triết học của các hành động nghệ thuật. Các phản ứng tình cảm và tâm lý của con người đối với các yếu tố của nghệ thuật như màu sắc, âm thanh, đường nét, hình tượng, và ngôn ngữ.   

              Về phương diện lịch sử, quan niệm về nghệ thuật và mỹ học đã được các triết gia như Plato và Aristotle đề cập đến từ lâu.  Hai triết gia này cho nghệ thuật như là sự bắt chước (imitation) sự vật và hình tượng trong thiên nhiên.  Riêng Aristotle còn đi xa hơn khi cho rằng nghệ thuật có ảnh hưởng đến cá tánh của con người, do đó có ảnh hưởng đến trật tự của xã hội.  Và vì cho rằng mục tiêu của cuộc đời là đạt đến hạnh phúc nên Aristotle cho chức năng chính của nghệ thuật là đem lại cho con người sự thỏa mãn. Muốn nắm bắt được giá trị mỹ học của một nghệ phẩm, người thưởng ngoạn cũng cần có một số điều kiện.  Sự thưởng ngoạn có tính cách mỹ học là kết quả của một sự kết hợp nhuần nhuyễn và phức tạp giữa những thái độ chủ quan và khả năng thẩm thức nghệ thuật của người thưởng ngoạn.  Sự phản ứng đối với nghệ phẩm này của người thưởng ngoạn được gọi là kinh nghiệm mỹ học (the aesthetic experience).  Tác giả sách Tuyển Tập Khảo Luận Văn Học đề nghị nền văn học Việt Nam hãy sớm nhận thức để vượt ra khỏi các lũy tre để nhìn xem thế giới bên ngoài đang tiến bước hướng về phía trước và bỏ xa chúng ta, hãy khai phá các khu rừng thâm u kỳ bí của nền văn học thế giới.  Nếu không mau thức tỉnh hầu sánh vai cùng người để cải tiến và nâng cao các chuẩn mực cho giá trị của mỹ học thì văn học Việt Nam sẽ khó thoát ra khỏi các vòng rào nhỏ hẹp của các thôn làng hoặc các bức tường rào của các ghetto văn học.

    QUAN NIỆM MỸ HỌC CỔ ĐẠI TRUNG HOA VÀ QUAN NIỆM MỸ HỌC VIỆT NAM.

              Con người là một sản phẩm tinh túy nhất của tạo hóa nên con người luôn mong muốn hoàn thiện bản thân mình để đạt tới Chân – Thiện – Mỹ. Cái chân, cái thiện, cái mỹ là tổ hợp giá trị cao quý mà loài người thời đại nào cũng mơ ước. Và mỹ học là khoa học mở rộng tầm hiểu biết về phương diện thẩm mỹ của con người và giúp mỗi người tự hoàn thiện nhân cách của mình. Cho nên không lạ gì từ xa xưa các triết gia phương Tây cũng như phương Đông đều đã đề cập đến những kinh nghiệm về cái Đẹp và cái Xấu.  Các học thuyết về mỹ học đã nảy sinh rất sớm ở phương Tây cũng như phương Đông. Tuy nhiên, mỹ học với tư cách là một ngành khoa học độc lập lại phải chờ tới thời cận đại. Một trong những yếu tố quan trọng giúp mỹ học tách dần ra khỏi triết học là việc xác lập được đối tượng đặc thù của ngành khoa học này. Lúc này, nó được coi như là một bộ phận của triết học – môn khoa học tìm hiểu những quy luật chung nhứt của tự nhiên, xã hội và tư duy. 

    Tái giả Lưu Nguyễn Từ Thức trình bày khá rõ về ngành mỹ học trong văn học và nghệ thuật, từ Tây phương sang Đông phương. Ngoài ra sách còn bàn về những chủ đề như: DERRIDA VÀ HỌC THUYẾT HỦY TẠO, NHỮNG BỆNH TRẠNG CỦA HỒN – TRƯỜNG HỢP HÀN MẶC TỬ VÀ BÙI GIÁNG, ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI TRONG VĂN CHƯƠNG PHÁP, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN CHƯƠNG LƯU VONG, …

    Với chương TÌM HIỂU DIỄN NGÔN VĂN CHƯƠNG HẬU THUỘC ĐỊA, một đề tài mà chúng tôi nghĩ văn chương Âu châu vốn đã có thuộc địa, nên nhiều tác phẩm văn chương phản ảnh thuở thuộc địa như những danh tác: L’Amant (Nguời Tình) của nhà văn Marguerite Duras, The Quiet American của Graham Greene, La Voie Royale của André Malraux (Về vương triều Cao Miên), Between Tears and Laughter của Lin Yutang (Lâm Ngữ Đường), The Good Earth (Đất lành) của Pearl S. Buck, The Jungle Book của Rudyard Kipling…

    Lưu Nguyễn Từ Thức ghi nhận là chủ nghĩa thực dân là một hình thức khai thác thuộc địa được phát triển theo với sự bành trướng của châu Âu trong thời gian 400 năm qua. Từ xa xưa nhiều nền văn minh Âu châu đã có thuộc địa và từ lâu chánh quyền đế quốc trung ương luôn luôn có uy quyền tuyệt đối trên các tỉnh thành ngoại biên và các nền văn hoá sơ khai. Sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân tại Âu châu đồng nghĩa với sự phát triển của hệ thống kinh tế tư bản trong đó các vùng đất thuộc địa được thiết lập để cung cấp nguyên liệu cho sự phát triển và củng cố các nền kinh tế tại chánh quốc. Sự liên hệ giữa quốc gia đô hộ và các nước thuộc địa hoàn toàn bất bình đẳng trên mọi phương diện kinh tế, chánh trị, văn hoá cũng như xã hội. Các sắc dân tại các quốc gia thuộc địa thường là những chủng tộc khác với sắc dân chánh quốc và bị xem thuộc loại chủng tộc thấp kém.    

    Chế độ thực dân đã mang theo nó ngôn ngữ của kẻ thống trị đến với các vùng đất thuộc địa và tạo nên một va chạm mạnh giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói, đặc biệt là tại vùng đất thuộc địa ở Phi châu, đa số không có chữ viết hoặc nếu có cũng không là một hệ thống chữ viết rõ ràng và phổ quát. Văn hoá và ngôn ngữ viết của kẻ thống trị đã được áp đặt lên dân thuộc địa và đã tạo được những ảnh hưởng đồng nhứt hoá lên dân thuộc địa. Các thổ âm biến mất dần, các giọng nói giữa các địa phương dần dần không còn quá khác biệt, và chữ viết cũng được cô động thành tiêu chuẩn. Những biến chuyển về ngôn ngữ đó giúp cho dân chúng có cùng một di sản văn hoá cố kết với nhau hơn, và giúp phân biệt một nhóm chủng tộc này với một nhóm chủng tộc khác. Vì vậy có thể nói ngôn ngữ viết đã giúp hình thành tinh thần dân tộc cho các dân thuộc địa. Tuy nhiên, ngôn ngữ viết đã gặp một số trở ngại tại châu Phi vì truyền thống của ngôn ngữ nói của châu Phi là đối thoại trong khi ngôn ngữ viết là độc thoại. Do đó, cộng thêm với sự thù ghét kẻ xâm lăng, một số người dân thuộc địa đã thu mình vào trong lối sống cổ truyền và sống tách biệt hẳn với mọi thứ do phương tây mang đến trong đó có ngôn ngữ viết. Nhìn lại lịch sử Việt Nam trải dài hơn hai ngàn năm trong đó có hơn một ngàn năm bị lệ thuộc Trung Hoa, và hơn một trăm năm là đất thuộc địa của Pháp, nhiều người sẽ tự hỏi văn học Việt Nam đã phản ứng thế nào đối với những giai đoạn bị làm thuộc địa đó. Một cách chung có thể nói là nền văn học Việt Nam còn nặng tinh thần thuộc địa đối với văn hoá Trung hoa cũng như văn hoá Pháp dù đã được độc lập với Tàu hơn một ngàn năm và độc lập với Pháp hơn bảy mươi năm. 

    Về phương diện văn chương phản ảnh thuở thuộc địa, và trong bài viết nhận đinh của 3 chúng tôi, Khánh Lan, Thuỵ Lan, Việt Hải về nhà văn giải Nobel văn chương 2021 Abdulrazak Gurnah, một tiểu thuyết gia sinh ra ở Tanzania và đã có một sự nghiệp 35 năm, được giới phê bình đánh giá cao bắt nguồn từ chủ nghĩa thực dân và nhập cư sau khi đến Anh tị nạn. Ông sinh ra trên hòn đảo Zanzibar của Ấn Độ Dương, ngoài khơi bờ biển phía đông châu Phi, vào năm 1948, và bắt đầu viết văn sau khi di chuyển đến Anh lưu vong, nơi ông hiện đang sống ở thành phố Canterbury, Vương quốc Anh. Theo chủ đề tác giả Lưu Nguyễn Từ Thức về Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN CHƯƠNG LƯU VONG.

    Văn chương của Abdulrazak Gurnah là theo thể tác văn học ly hương hay lưu vong. Rất nhiều cây bút lưu vong đã tạo nên tên tuổi cho mình, văn chương lưu vong là một ý niệm trong tổng thể về sự lưu động của con người xuyên qua các không gian địa lý và không gian chính trị. Điều này hàm chứa ý nghĩa là tình trạng lưu vong phải bao gồm bị cưỡng bách chuyển chỗ (displacement) vì lý do chánh trị hay tôn giáo chớ không phải vì lý do kinh tế. Trong những thế kỷ gần đây, tình trạng lưu vong thường xảy ra trên bình diện cá nhân hơn là tập thể.  Tuy nhiên, có ba cuộc chuyển chỗ tập thể quan trọng được ghi nhận là sự đào thoát ra khỏi quê hương của hơn ba ngàn trí thức Đức trong thời gian từ 1933 đến 1938 khi Đức quốc xã lên cầm quyền ở Đức, các trí thức và cuộc đi tìm tự do của gần nửa triệu thuyền nhân Việt Nam sau năm 1975 khi Cộng sản xâm chiếm miền Nam Việt Nam. Yếu tố chuyển chỗ cũng làm cho những văn nghê sĩ lưu vong thay đổi chính mình như thay đổi bản ngã, thay đổi các thói quen tập quán trong lâu năm, sống hội nhập vào trong khung cảnh xã hội mới, khám phá ra những cách diễn đạt phong văn mới…

    Nói chung, tuy có vài điều cần khắc phục, nền văn chương lưu vong Việt Nam ở hải ngoại đã hình thành và lớn mạnh, đóng trọn vẹn vai trò bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc ở hải ngoại cũng như nối tiếp dòng văn học miền Nam Tự Do như trước năm 1975. Từ văn chương lưu vong tổng thể trên thế giới ngày nay, hay nhìn theo văn chương lưu vong cá thể lưu vong Việt Nam. Xét cho cùng cũng là điều khích lệ theo phần trình bày trong sách. Chia chung hoàn cảnh chung lưu vong vì tị nạn chính trị như nhà văn thành đạt Abdulrazak Gurnah, mong sao những người Việt của chúng ta cũng sẽ sánh vai như trong chương này của sách. Hãy mang niềm tin, nếu có sau này thì sẽ là tin vui, là sự tự hào cho việc phát huy văn chương đa dạng cho vườn hóa văn học thế giới.

    Sau cùng, ba chúng tôi, Khánh Lan, Thụy Lan và Việt Hải rất vui được đọc tác phẩm mới với những sưu khảo công phu của Tiến sĩ Nguyễn Minh Triết và được góp mặt qua những trang bạt tóm lược cùng tác giả, Lưu Nguyễn Từ Thức.

    Xin chúc mừng tác giả.

     Việt Hải & Song Lan. 19/02/2022.