• Khánh Lan,  Ngọc Cường,  Sinh Hoạt,  Tin tức

    BUỔI RMS CỦA HAI HẬU DUỆ TỰ LỰC VĂN ĐOÀN ĐƯỢC ỦNG HỘ NỒNG NHIỆT

    NHÀ VĂN TỪ DUNG & NHÀ VĂN NGỌC CƯỜNG

    WESTMINSTER, California (NV) – Đông đảo độc giả tham dự buổi ra mắt sách của hai nhà văn Từ Dung và Ngọc Cường tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt trưa Chủ Nhật, 15 Tháng Năm do Nhóm Văn Học Nghệ Thuật/Tiếng Thời Gian tổ chức.

    Ngồi, từ trái, nhà văn Từ Dung và nhà văn Ngọc Cường ký tên sách theo yêu cầu của độc giả. (Hình: Đằng- Giao/Người Việt)

    Nhà văn Từ Dung ra mắt sáng tác đầu tay của bà với tựa đề “Hồi Tưởng” và nhà văn Ngọc Cường ra mắt tác phẩm thứ tư của ông là “Ba Chị Em.”

    Tham luận đoàn gồm có bảy người là Từ Dung, Ngọc Cường, Việt Hải, Vi Khiêm, Kiều My, Khánh Lan và Mộng Thủy với sự điều phối của Giáo Sư Quyên Di để cùng bàn thảo về hai tác phẩm này. Các tham luận viên cùng đồng ý rằng “Ba Chị Em” nói lên tâm trạng đầy mặc cảm mồ côi mẹ một cách chân thành và đầy tình cảm. Trong không khí thân mật và vui nhộn, tham luận đoàn chia sẻ cảm nhận và ấn tượng của mình về hai tác phẩm “Hồi Tưởng” và “Ba Chị Em.”

    This image has an empty alt attribute; its file name is DP-Sach-Ngoc-Cuong-Tu-Dung-5.jpg
    Tham luận đoàn gồm có bảy người là Từ Dung, Ngọc Cường, Việt Hải, Vi Khiêm, Kiều My, Khánh Lan và Mộng Thủy với sự điều phối của Giáo Sư Quyên Di. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

    “Hồi Tưởng” của nhà văn Từ Dung

    Hồi Tưởng” của Từ Dung được mô tả như một hồi ký được phần nào tiểu thuyết hóa nhưng vẫn giữ được những sự thật không theo một thứ tự thời gian nhất định nên có nét lung linh lấp lánh như một bức tranh diễm ảo. Người đọc được theo dõi cuộc đời trôi nổi khi hạnh phúc, lúc giông tố chiến tranh, khi bôn ba, chìm nổi từ Hà Nội đến Sài Gòn đến Hawaii của nhà văn.

    Dù có khó khăn, chật vật đến đâu thì con tim kiên cường chan chứa yêu thương vẫn thúc dục bà phải gượng dậy, quên đi thù ghét để cứ mãi tin yêu. “Hồi Tưởng” của Từ Dung như muốn nhắc nhở mọi người rằng lòng tin yêu với con tim ngây thơ trinh trắng là điều duy nhất có thể khiến cho chúng ta cảm nhận được ý nghĩa đích thật của cuộc sống. Còn sống là còn yêu bởi vì thiếu lòng yêu thương kiên trì, cuộc đời vô vị như hư vô.

    Tác phẩm “Hồi Tưởng” có bán tại Amazon.

    (Đông đảo độc giả mua sách ủng hộ hai tác giả. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

    Ba Chị Em” của nhà văn Ngọc Cường

    Chưa đọc chữ nào trong “Ba Chị Em” thì người ta đã bàn đến hình bìa cuốn sách rồi. Nhà văn Ngọc Cường trình bày rằng ông muốn cho hình ảnh này mờ đi, không sắc nét. Ông nói: “Cứ coi như đây là ba nhân vật ở bất cứ đâu cũng được vì câu chuyện về ba chị em trong sách có thể là câu chuyện của bất cứ người nào.”

    Ba Chị Em” của Ngọc Cường là một tập truyện ngắn hư cấu và phần biên khảo về cái chết đầy uẩn khúc của nhà văn Nhất Linh. Nhà văn Ngọc Cường đã nắm bắt một mảng đau thương này trong cuộc sống và diễn tả được tình mẫu tử thiêng liêng không bao giờ phôi phai trong lòng những đứa con mồ côi mẹ.

    Nhiều người cho rằng qua “Ba Chị Em” Ngọc Cường như muốn nhắn nhủ mọi người nên sống bằng tình thương chan hòa trong tình nhân ái. Ngay lập tức, nhà văn Ngọc Cường lại đính chính. Ông trình bày: “Tôi chỉ diễn tả lại cuộc đời theo cảm nhận của riêng mình chứ không dám cho mình có quyền khuyên ai hay nhắn nhủ gì cho ai. Tuy nhiên, nhiệm vụ của tôi chấm dứt khi viết xong cuốn sách. Vì vậy, độc giả có quyền có nhận thức riêng của mình.

    Về phần biên khảo, nhà văn Ngọc Cường cho biết cái chết bí ẩn của nhà văn Nhất Linh-Nguyễn Tường Tam không thể là một quyết định bồng bột nhất thời. “Có bao nhiêu biến cố và áp lực xã hội trong một thời gian dài mới đưa đẩy nhà văn Nhất Linh đến quyết định tự kết liễu cuộc đời mình như vậy,” nhà văn Ngọc Cường khẳng định. “Tôi muốn độc giả đọc kỹ và tự tìm cho mình một nhận xét.

    Tác phẩm “Ba Chị Em” có bán tại nhật báo Người Việt.

    Khách tham dự buổi ra mắt sách của Từ Dung và Ngọc Cường “chật rạp.” (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

    Sơ lược tiểu sử nhà văn Từ Dung

    Nhà văn Từ Dung sinh năm 1946 tại Hà Nội, là con út nhà văn Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long) trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Từ Dung là tên do thân phụ của bà đặt cho. Năm 1954, gia đình bà di cư vào Nam và sống tại Tân Định. Năm 1970, bà tốt nghiệp cử nhân giáo khoa Anh Văn tại Đại Học Sài Gòn và năm 1974 tốt nghiệp khóa sư phạm cấp tốc tại Đại Học Sài Gòn. Từ 1975 đến 1980, bà là giáo viên trung học ở Dĩ An. Năm 1990, bà định cư tại Hawaii. Bà hiện sống tại California.

    Năm 1992, bà tốt nghiệp ngành sư phạm và dạy Anh ngữ (ESL).

    Trong lãnh vực văn chương, Từ Dung viết nhiều truyện ngắn đăng trên nhật báo Người Việt và các tạp chí khác.

    Ngoài ra, truyện ngắn của bà còn được in trong tập sách như “Hội Thảo về báo Phong Hóa Ngày Nay & Tự Lực Văn Đoàn” (2013) “Tưởng niệm nhà báo Như Phong-Lê Văn Tiến (2016) và Tự Lực Văn Đoàn và Các Cây Bút Hậu Duệ” (2019).

    Sơ lược tiểu sử nhà văn Ngọc Cường

    Nhà văn Ngọc Cường sinh ra ở Hà Nội, di cư vào Nam năm 1951. Ông là cháu ruột nhà văn Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) và Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long). Ông đậu tú tài năm 1964 và theo học nhiều ngành như dược khoa, luật khoa và khoa học nhưng sau cùng theo đường binh nghhiệp, phục vụ ở Quân Đoàn II Pleiku rồi được thuyên chuyển về Sài Gòn và làm việc ở Nha Báo Chí, Phủ Phó Tổng Thống. Năm 1971, ông làm việc tại Cục Tâm Lý Chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Đài Phát Thanh Quân Đội.

    Sau 1975, nhà văn Ngọc cường bị tù cải tạo rồi vượt biên đến Mỹ năm 1981, định cư ở tiểu bang Ohio. Ông theo học hóa học và làm việc cho Quận Hạt Dayton. Tác phẩm đầu tiên của ông là “Bèo Giạt” (xuất bản 2014), rồi “Hệ Lụy (2016), “Bâng Khuâng” (2016), và “Ba Chị Em” (2020). Bút hiệu Ngọc Cường là tên ghép của hai chữ “Ngọc” là tên con gái Bích Ngọc đã quá vãng của ông năm 1979 và “Cường” là tên ông.

    Trong số quan khách tham dự, có Giáo Sư Dương Ngọc Sum, Giáo Sư Trần Huy Bích, Giáo Sư Quyên Di, nữ sĩ Dương Hồng Anh, nhà thơ Nguyên Nga (phu nhân cố nhạc sĩ Lê Trọng Tuyển), nhà văn Vi Khiêm, nhà văn Nguyễn Quang, nhà văn Long Khiếu, nhà văn Nhược Thu, nhà văn Khánh Lan, nhà văn Kiều My, Dược Sĩ Phạm Hồng Phúc, nhà thơ Lê Hân và nhóm bạn tù của nhà văn Ngọc Cường.

    Hàng đứng, từ bên trái: Lâm Dung, Ái Liên, Lệ Hoa, Ngọc Quỳnh, Mộng Thủy, Ngọc Diệp, Khánh Lan, Anh Chị Hiếu, Thụy Lan, Michael, NAG Lê Hùng. Hàng Ngồi, từ bên trái: GS Dương Ngọc Sum, NV Từ Dung, NV Việt Hải, NT Lê Nguyễn Nga, NS Dương Hồng Anh, NV Nguyễn Quang, NV Ngọc Cường.

    Cả hai nhà văn Từ Dung và Ngọc Cường đều được mọi người công nhận xứng đáng là hậu duệ của các văn sĩ nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

    Đằng-Giao/Người Việt

    Liên lạc tác giả: ngo.giao@nguoi-viet.com

    XIN MỜI VÀO LINK DƯỚI ĐÂY ĐỂ XEM HÌNH DO NHIẾP ẢNH GIA LÊ HÙNG CHỤP NGÀY RMS CỦA HAI NHÀ VĂN TỪ DUNG & NV NGỌC CƯỜNG.

    Buồi Ra Mắt Sách của 2 Nhà Văn : Từ Dung & Ngọc Cường ( Hậu duệ của nhóm “ Tự lực văn đoàn” : Nhất Linh& Hoàng Đạo , do Nhóm “ Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian “ tổ chức tại TS Nhật Báo Người Việt , ngày 15-5-2022 ( Phần 1 )…..67 Pics .…! By Hu

    https://photos.app.goo.gl/qD3VuLV9tkw4Ka4r6

    https://www.facebook.com/100014360580597/posts/1363123464176327/?d=n

  • Khánh Lan,  Văn Thơ

    VUA HÀI CHARLIE CHAPLIN (SẶC LÔ)

    Charlie Chaplin (1889-1977)
    (Photo Credit:Google search,  Internet)

    Năm 1910, cậu bé người Anh Charlie Chaplin (11) xuất hiện, khởi đầu cho một loạt phim hài có tầm vóc ảnh hưởng rộng lớn, được nhiều người biết đến. Chaplin là một diễn viên hài, nhà sản xuất, nhà văn, đạo diễn, nhà soạn nhạc. Ông còn là một họa sĩ truyện tranh vĩ đại nhất màn ảnh Mỹ cũng như trên thế giới và là một trong những nhân vật quan trọng trong lịch sử phim chuyển động. Năm 1972, ông đã nhận được Giải thưởng đặc biệt của Viện Hàn lâm vì “tác động khôn lường mà ông đã có trong việc biến ảnh chuyển động trở thành loại hình nghệ thuật của thế kỷ này.”

    Nhưng trên thực tế, Chaplin có một tuổi thơ đầy bão tố, sự nghèo đói, cái mạc cảm bị cha mẹ bỏ rơi khi còn quá nhỏ đã ám ảnh tâm trí ông trong nhiều năm dài, ngay cả đến khi ông trưởng thành và trở nên nổi tiếng, thành công trong sự nghiệp điện ảnh. Nỗi ám ảnh này đã tạo nên nhiểu ảnh hưởng tâm lý trong sự suy nghĩ, niềm cảm xúc cũng như sự phản chiếu một cách rõ rệt trong cuộc sống cũng như sự nghiệp điện ảnh và nghệ thuật sáng tác phim truyện của ông. Để chúng ta có thể hiểu rõ hơn trong việc nhận thức những yếu tố tâm lý ảnh hưởng trong tính cách làm việc của Chaplin, có lẽ chúng ta cũng cần biết nguyên nhân của nó.

    Cha của Chaplin qua đời năm ông mới có 38 vì bịnh sơ gan do chứng nghiện rượu gây ra. Mẹ ông, một người đàn bà có cuộc sống rất phóng khoáng, không nghề nghiệp. Bà sống với ba đứa con không cùng cha và sau cùng, bà đã chôn vùi cuộc đời trong nhà thương điên vì bịnh tâm thần trong suốt 17 năm. Mất cả cha lẫn mẹ, Charlie Chaplin phải tự nuôi sống mình bằng cách theo học nghệ thuật biểu diễn trên sân khấu, ông ra mắt khán giả khi mới có năm tuổi. Năm lên 7 Chaplin sống trong trại tế bần và năm 1897 khi lên 8 ông được gởi vào trường dành cho trẻ mồ coi, vô gia cư. Ông trở thành một nghệ sĩ giải trí chuyên nghiệp của đoàn hát Eight Lancashire Lads trong tiết mục múa guốc.

    Năm lên 9, Chaplin trở thành đứa trẻ bụi đời sống ngày đây mai đó, lây lất trên hè phố của miền Nam London. Năm 1908, ông tham gia đoàn kịch câm Fred Karno và nhanh chóng trở thành ngôi sao nổi tiếng với vai “The Drunk” trong bản phác thảo hòa tấu A Night In A English Music Hall. Chính vì vậy mà sau này khi phải đối diện với khó khăn trong cuộc sống, Chaplin cho đó là chuyện thường tình vì với ông, những bước đường gian khổ ấy ông đã từng đi qua. Ông nói:

    Tôi hầu như chẳng biết thế nào là khủng hoảng

    vì tôi đã luôn sống trong khủng hoảng”.

    Năm 1917, một hiện tượng lạ lùng xảy ra trong phim trường Hollywood, một loạt phim “Câm” ra đời mà đạo diễn kiên diễn viên không ai khác: Đó là Charlie Chaplin. Chaplin một trong những nghệ sĩ kịch câm và diễn viên xuất sắc nhất trong mọi thời đại có cùng một thể loại phim này. Với biệt hiệu “vua hề”, ông đã thừa hưởng cái máu hài hước ấy từ đâu, không ai biết, mà hình như nó đã tiềm tàng và bắt nguồn trong con người của Chaplin từ thuở bẩm sinh. Nhưng có ai ngờ rằng chính cái biệt tài “hề” thiên phú ấy đã đưa ông lên đỉnh cao của danh vọng sau này.

    Với cái bản năng trời cho ấy nên dù là còn nhỏ tuổi cho đến khi thành tài, Chaplin luôn tìm cách thu hút và gây sự chú ý của khán giả qua phong cách dị dạng, điệu bộ hóm hỉnh, khiến người xem thích thú và ưa chuộng. Nhà khoa học Alber Einstein khi gặp Chaplin, ông nói:

    Tôi ngưỡng mộ nghệ thuật của anh vì nó có tính phổ quát.

    Anh chẳng cần nói lời nào mà cả thế giới đều hiểu anh“.

    Chaplin khiêm nhường và hài hước, ông đáp:

    Đúng là vậy, nhưng mà cái danh tiếng của ngài còn vĩ đại hơn, cả thế giới ai cũng ngưỡng mộ ngài, trong khi đó chẳng ai hiểu thuyết tương đối (General theory of Relativity) ngài nói là cái gì“.

    Nếu dùng phân tâm học để giải thích tại sao Chaplin phải vận động hết tâm trí để tạo nên sự chú ý cho mọi người? Thưa đó là bản năng sinh tồn của con người. Cứ điểm qua tiểu sử cũng như những tác phẩm do Charlie Chaplin sáng tác, chúng ta tự hỏi: Tại sao nhà đạo diễn này lại có những hành động khắt khe đối với nữ giới nhưng lại quá vị tha đối với những đứa trẻ khốn cùng?

    Điều này đã được giải thích bởi nhà phân tâm học nổi tiếng Sigmund Freud, ông tin rằng hành vi và cá tính, cách cư sử xã giao của con người tạo thành bởi sự tương tác liên tục và độc nhất giữa những nguồn sức mạnh tâm lý qua 3 cấp độ nhận thức khác nhau: Tiền ý thức, ý thức và vô thức. Ông tin rằng mỗi cấp độ này đều đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng lên hành vi của từng cá nhân. Phân tích về con người của Chaplin theo từng cấp độ ta nhận thấy

    • Vùng tiền ý thức của chaplin là tất cả những suy nghĩ, cảm xúc tiềm ẩn trong ký ức của Chaplin trong thời thơ ấu, (cha mất sớm, mẹ bị bệnh tâm thần và sống trong nhà thương điên, Chaplin trở thành đứa trẻ không nhà cửa, sống lay lất trên hè phố khi ông mới lên 7). Mặc cảm bị cha mẹ bỏ rơi xuất hiện khi ông trưởng thành và những cảm xúc chưa được giải tỏa vốn tiềm ẩn trong vùng tiềm ý thức, nay có thể được đưa đến vùng ý thức.
    • Vùng ý thức là khi những suy nghĩ, cảm giác và mong muốn mà ta nhận thức được một cách rõ ràng khi ký ức được triệu hồi từ vùng ý thức.
    • Và vùng vô thức là nơi các cảm xúc, suy nghĩ, ham muốn và ký ức nằm bên ngoài vùng kiểm soát của ý thức. Những cảm giác đau đớn, lo âu hay xung đột không xuất hiện trong vùng vô thức; tuy nhiên theo Freud, tâm trí vô thức ảnh hưởng lên hành vi của ta. Tóm lại vô thức bao gồm những cảm xúc bị đè nén, những ký ức, thói quen, suy nghĩ, khao khát và phản ứng đau đớn, xấu hổ, tội lỗi đối với chúng ta trong ý thức sẽ được lưu trữ trong vùng vô thức.

    Freud giải thích: Sự liên hệ giữa ba cấp độ của tâm trí ví như một tảng bang hà. Phần nổi lên trên mặt nước thể hiện cho vùng ý thức. Phần phía trên ngay ở dưới mặt nước mà mắt thường vẫn nhìn thấy là tiền ý thức. Và phần băng lớn nằm ẩn sâu dưới nước mà mắt không thấy được chính là vô thức. (Xin nhìn hình dưới). Lời giải thích trên giúp chúng ta hiểu rõ về cách thức vận hành của ý thức và vô thức. Ví dụ: Khi ta nói “lỡ lời” hay “gọi nhầm tên” là do sự bộc phát những suy nghĩ và cảm xúc ẩn giấu trong vô thức của mình.

    Nguồn: https://www.verywellmind.com/the-conscious-and-unconscious-mind-2795946

    Bàn về sự nghiệp điện ảnh của Charlie Chaplin, ông viết rất nhiều kịch bản mà ông vừa là đạo diễn, vừa là vai chính. Một số bộ phim đáng nhớ nhất trong lịch sử điện ảnh, bao gồm The Kid (1921), The Gold Rush (1925), City Lights (1931), Modern Times (1936), The Great Dictator (1940), Monsieur Verdoux (1947) và Limelight (1952). Tuy nhiên, trong số ấy, ông được nhớ đến nhiều nhất với nhân vật trong phim câm “The Tramp” (Kẻ lang thang), Chaplin xuất hiện trong một chiếc áo khoác quá nhỏ, quần rộng thùng thình, đôi giày cũ kỹ quá khổ, chiếc mũ bowler bạc màu, cây gậy có độ đàn hồi và một bộ ria mép kiểu Hitler. Trong phim The Tramp, kẻ lang thang (Chaplin) có dáng đi kỳ lạ, ông bị xã coi thường, xa lánh nhưng lại là nhân vật mà khán giả yêu thích nhất vì sự táo bạo, tính cách bộc trực, dũng cảm và sự kiên cường của kẻ lang thang.

    Trong phần đầu, chúng ta đã phân tích về những ảnh hưởng tâm lý trên đời sống cá nhân của Chaplin, vậy để tiếp tục, chúng ta sẽ mổ sẻ về các hiện tượng tâm lý thể hiện qua phim ảnh của Chaplin. The Tramp là cuốn phim đầu tiên của Chaplin, ra đời khi ông ở tuổi 25. Mặc dù còn trẻ trong lãnh vực phim ảnh, nhưng ông đã được khán giả Mỹ vô cùng yêu mến. The Tramp được Chaplin viết kịch bản và đạo diễn vào năm 1915 miêu tả một nhân vật trẻ con, vụng về nhưng tốt bụng, nổi tiếng là một Kẻ lang thang với tư cách cư xử cao thượng đầy nhân tính.

    The Tramp còn được gọi là “Kẻ lang thang” hay “Kẻ lang thang nhỏ” do Charlie Chaplin thủ vai chính, một nhân vật đáng nhớ nhất trên màn ảnh, đã đưa Chaplin đến một thành công rực rỡ trong lãnh vực điện ảnh thế giới của thời đại phim câm. Kẻ lang thang bất chấp với hoàn cảnh, địa vị trong xã hội của hắn, hắn là một kẻ vô gia cư, nghèo khó với lòng tự trọng cao, hắn sẵn sàng nhận những công việc thấp hèn và đồng lương rẻ mạt. Nhưng bù lại, hắn rất khôn ngoan trong việc sử dụng sự khôn khéo, lanh lợi của mình để có được những gì hắn cần phải có cho sự sống tồn và trốn thoát khỏi bàn tay của những nhân vật có thẩm quyền.

    Nhân vật trong phim The Tramp là một Kẻ lang thang vui nhộn, là nạn nhân của hoàn cảnh nghèo khổ, cô quạnh và đơn độc. Trong phim, kẻ lang thang nhặt một lá cờ đỏ rơi từ một chiếc xe tải lớn, hắn vẫy lá cờ về phía chiếc xe tải với mục đích là trả lại lá cờ cho chủ của nó… Sau này, do thời cơ đưa đẩy, Kẻ lang thang vô tình trở thành thủ lĩnh của một nhóm công nhân, hắn tổ chức biểu tình và kết thúc phải ngồi tù. Trong tù, hắn một lần nữa, vô tình hít phải chất bạch phiến (cocaine) nên quên đường trở về phòng giam của mình. Hắn đi lạc vào khu vực có một số kẻ tù vượt ngục đang tìm cách trốn thoát khỏi nhà tù. Thế là Kẻ lang thang ra tay nghĩa hiệp, hắn dấn thân chiến đấu với những kẻ đào thẩu và cứu mạng sống cho người quản giáo. Kẻ lang thang được người quản lý tha tù nhưng hắn xung phong ở lại vì hắn cho rằng:

    Thà ở trong tù còn tốt hơn là sông ở thế giới bên ngoài”.

    Cũng vẫn trong truyện phim, Kẻ lang thang Charlie cứu con gái của một người nông dân khỏi tay một số kẻ trộm và ngăn chặn âm mưu cướp trang trại của cha con người nông dân. Kẻ lang thang đem lòng yêu cô gái, nhưng khi được tình yêu thì hắn lại bỏ ra đi. Bộ phim The Tramp với nội dung xây dựng và mô tả một nhân vật tuyệt vời bởi tư cách đạo đức, tốt bụng, thương người của Kẻ lang thang.

    Có người tự hỏi tại sao vở hài kịch lại kết thúc quá buồn như thế? Có phải chăng cuốn phim The Tramp là một cuốn phim phản ảnh thật rõ rệt cuộc đời của cậu bé Charlie Chaplin thuở nhỏ, bị mẹ bỏ rơi, sống lang thang trên hè phố, bữa đói ngày no. Phải chăng Kẻ lang thang ruồng bỏ người yêu vì hắn nghi ngờ tình cảm của cô gái và sợ rằng sẽ có một ngày cô ấy sẽ dũ áo ra đi như mẹ hắn đã ruồng bỏ hắn khi xưa.

    Charlie Chaplin trong phim Kẻ lang thang
    (The Tramp)
    (Photo Credit: Internet)

    Sau phim The Tramp, những bộ phim kế tiếp như Trẻ em (1921), Người phụ nữ ở Paris (1923), Cơn sốt vàng (1925), Xiếc (1928), v.v… của Charlie Chaplin luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của báo chí và khán giả. Chính vì thế, chỉ một thập kỷ sau, Chaplin trở thành người giầu có, nổi tiếng và có thế lực mạnh ở Hollywood. Cho đến nay, Chaplin có biệt hiệu là “Một kỳ quan của điện ảnh”. Trong lúc phim của ông đạt lên đỉnh cao của nghệ thuật thì chẳng một ai hiểu được rằng đằng sau tiếng cười ấy là những giọt nước mắt thầm kín ẩn dấu về những bi kịch của cuộc đời và tuổi thơ mà ông đã đi qua.

    Những bộ phim hài câm mà vua hài Charlie Chaplin diễn xuất thì ít ai biết rằng đó là sự phản ảnh của tuổi thơ cơ cực của ông, chính những sóng gió cuộc đời đã khiến ông tự tìm ra được hình tượng lạ lùng, cười ra nước mắt để giải bày niềm tâm sự, nỗi lòng bi thảm qua cách diễn suất trong các tác phẩm của mình. Charlie Chaplin mãi mãi được công chúng yêu điện ảnh nhớ đến trong bộ dáng người đàn ông nghèo khổ với những bước đi giật giật, lắc lư. Hình ảnh đáng thương với mũ bạc màu, cây gậy cong queo và đôi giầy rách là nguồn cảm hứng phát xuất từ thời thơ ấu nghèo đói của Chaplin trên những con phố tồi tàn ở London.

    Thật vậy, Charlie Chaplin đã từng dùng câu nói vô cùng thấm thía để nói lên nỗi đau khổ của định mệnh đã dành cho cuộc đời mình:

    Chiếc gương là người bạn thân nhất của tôi, bởi vì khi tôi khóc thì nó không bao giờ cười”

    Charlie Chaplin
    Tôi thích đi dưới mưa để không ai thấy tôi khóc

    Những dẫn chứng về sự ảnh hưởng của tâm lý học trong văn chương và phim ảnh của Chaplin lại càng rõ rệt hơn bởi trong đời sống thực tế, Charlie Chaplin là một người rất cay nghiệt và không khoan dung với người phối ngẫu. Càng lớn tuổi, Champlin càng trở nên khó chịu và khó ưa, ông cho là không ai giỏi bằng ông. Trong con đường tình ái, ông cho rằng ông chẳng yêu ai mà chỉ có người ta say mê ông mà thôi. Trong 4 cuộc hôn nhân, Champlin đều bị coi là một người chồng độc ác, tàn nhẫn và bạo hành. Phải chăng nỗi ám ảnh của tuổi thơ khi bị mẹ bỏ rơi đã khiến ông bị mất niềm tin vào phụ nữ. Tuy nhiên, Champlin lại đối sử rất tử tế với những trẻ em lân la quanh phim trường và nhất là làm việc rất suông sẻ với những trẻ em cùng đóng phim với ông. Điều này chứng tỏ rằng ông muốn đền bù tất cả thiệt thòi cho những đứa trẻ bất hạnh như ông.

    Người ta tự hỏi: Tại sao phía sau một Charlie Champlin đáng yêu, dễ mến trên màn bạc lại là một người đàn ông thô bạo? Tại sao ông luôn tạo cho ông một nhân vật tốt bụng trong các vai diễn trên màn bạc? Phải chăng đó là cách thức duy nhất để ông có thể đánh lừa tâm trí mình và xoa dịu những vết thương của thời thơ dại? Phải chăng nếu không sống giả tạo trong vai diễn thì ông trở nên lạc lối và đi vào trầm cảm? Phải chăng sân khấu là nơi để ông lừa dối chính bản thân mình và vai diễn là không gian cho ông nương tựa, để quên đi những khoảng khắc đau khổ, cái khắc khoải cô đơn và cái quá khứ nghiệt ngã của cuộc đời mình.

    The Kid” cũng là cuốn phim thể hiện rõ về cuộc sống bất hạnh của cậu bé Charlie Chaplin, bộ phim kể về một đứa trẻ bị người mẹ bỏ rơi từ lúc lọt lòng được một người đàn ông nghèo khổ sống bằng nghề vá cửa kính đem về nuôi, tuy nghèo khó nhưng ông lão lại vô cùng yêu thương đứa con nuôi. Đứa bé sống bình yên bên người đàn ông nghèo khổ, cho đến một ngày, khi nhân viên trại tế bần phát hiện ra cậu là đứa trẻ mồ côi và muốn đem cậu bé vào trại tế bần để chăm sóc. Hai bố con nghèo khó ấy phải chạy chốn khỏi căn nhà của mình và ngủ qua đêm trong một nhà trọ chật chội. Một hôm, người chủ nhà trọ tình cờ đọc được một mẩu tin trên báo do người mẹ của cậu bé đang tìm đứa con mà bà đã bỏ rơi năm xụa. Người chủ nhà trọ đã báo cho người mẹ tìm con ấy biết và cuối hai mẹ con đoàn tụ. Cảnh chia tay giữa hai cha con người đàn ông nghèo khó là đoạn phim vô cùng xúc động đã khiến khán giả cười vang xen lẫn trong tiếng khóc…

    Nội dung trong cuốn phim “The Kid” đã bộc lộ một niềm mơ ước của hầu hết những đứa trẻ mồ côi, mơ ước một ngày đoàn tụ cùng với mẹ cha. Phải chăng đây cũng là niềm mơ ước của chính Charlie Chaplin, ao ước một ngày gặp lại mẹ. Phải Charlie Chaplin mơ ước một mái gia đình…

    Tóm lại, trong tất cả các phim hài của Charlie Chaplin đều có những ngụ ý rất thâm thúy, có thể nói đây là một thể loại phim hài hước có mục đích, mang tính cách giáo dục và răn dậy đạo làm người, không nên phân biệt giai cấp trong xã hội, dù giầu hay nghèo đều phải được kính trọng như nhau. Chất bi kịch xen lẫn hài kịch khiến người xem phải suy ngẫm và xúc động vì nội dung phong phú của cốt truyện. Xem phim hài của Charlie Chaplin khiến người xem phải thán phục trí tuệ và sự hài hước tuyệt vời của ông. 

    Tưởng không thể không nhắc đến phim hài “The Great Dictator” của ông, Chaplin đã đóng vai Adolf Hitler, Chaplin kết thúc phim bằng một bài phát biểu nổi tiếng và trở thành câu kinh điển cho tình yêu và sự khoan dung.

    Chúng ta muốn sống vì hạnh phúc của người khác, chứ không phải sự đau khổ.

    Chúng ta không muốn sự thù ghét và khinh miệt người khác.

    Sự hiểu biết khiến chúng ta trở nên cay độc.

    Sự khôn ngoan làm chúng ta cứng rắn và tàn nhẫn.

    Chúng ta suy tính quá nhiều và cảm nhận quá ít.”

    Khánh Lan, California, May 2022

  • Khánh Lan,  Viết Về MẸ

    NGÀY CỦA MẸ (Mother’s Day)

    Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình
    (Photo credit: giaoduc.edu.vn)

    Tài liệu Wikipedia ghi nhận Ngày của Mẹ bắt nguồn từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, nhưng cũng có tài liệu cho rằng Ngày của Mẹ có thể được bắt nguồn từ Vương quốc Anh và được tổ chức vào ngày Chủ Nhật qua nhiều năm trước khi lễ hội này xuất hiện ở Hoa Kỳ.

    Theo lịch sử thì Ngày của Mẹ là ngày lễ hội mùa xuân hàng năm mà người Hy Lạp cổ đại dành riêng cho các nữ thần mẫu, họ cũng dùng dịp này để tôn vinh Rhea, vợ của Cronus và là mẹ của nhiều vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Người La Mã cổ đại còn gọi lễ hội này là Hilaria để tôn vinh Cybele, một nữ thần Mẹ. Các nghi lễ tôn vinh Cybele đã bắt đầu khoảng 250 năm trước Chúa giáng sinh. Lễ kỷ niệm được thực hiện bằng cách cúng dường trong đền thờ Cybele vào khoảng tháng Ba, những ngày đầu rất quan trọng, thường kéo dài trong ba ngày gồm các cuộc diễn hành, trò chơi và hóa trang. Chính Lễ kỷ niệm này đã khiến những người theo Cybele bị trục xuất khỏi Rome.

    Những người theo đạo Thiên Chúa Giáo thời sơ khai đã tổ chức Ngày của Mẹ vào Chủ nhật, thứ tư của Mùa Chay để tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Chúa Kitô. Sau đó, ngày lễ hội này được mở rộng để chúc mừng tất cả các bà mẹ và ngày này trở thành Ngày của Mẹ. Ngày của Mẹ bắt đầu từ những năm 1600 ở Anh. Tại đây, Ngày của Mẹ được tổ chức hàng năm vào ngày Chủ nhật thứ tư của Mùa Chay (khoảng thời gian 40 ngày trước Lễ Phục sinh) để tôn vinh những người mẹ sau nghi lễ cầu nguyện trong nhà thờ để tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria. Những đứa con thường mang theo những món quà và hoa để tỏ lòng thành kính với mẹ của chúng.

    Theo truyền thống, những đứa trẻ mang theo những món quà, những loại bánh trái đặc biệt hoặc bánh ngọt đầy trái cây được gọi là simnel để tặng Mẹ của chúng. Người Nam Tư và người dân ở các quốc gia khác cũng tổ chức Ngày của Mẹ tương tự như vậy. Tuy nhiên phong tục kỷ niệm Ngày Chủ nhật của Mẹ đã gần như hoàn toàn biến mất vào thế kỷ 19 cho đến mãi sau Thế chiến thứ hai Ngày của Mẹ mới được tổ chức lại.

    Ngày của Mẹ là thời gian để tôn vinh tình mẫu tử và thể hiện lòng biết ơn của chúng ta đối với tất cả những người mẹ, những người vợ, người chị và bà nội & ngoại đã hy sinh cả cuộc đời cho các con, các cháu. Lịch sử đã phải công nhận rằng, từ trước đến nay người phụ nữ luôn giữ những vai trò thiết yếu trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Điển hình là bà Marie Curie, người phụ nữ đầu tiên từng đoạt giải Nobel cho đến cựu Thẩm phán Tòa án Tối cao Ruth Bader Ginsburg, là những người mẹ đã làm thay đổi thế giới.

    Năm 1858, Ann Reeves Jarvis, một người nội trợ vùng Appalachian, đã thành lập “Ngày làm việc” của các bà mẹ trong nội chiến nhằm nỗ lực cải thiện điều kiện vệ sinh cho binh lính và trẻ em. Bà cũng đã giúp thành lập một câu lạc bộ để dạy phụ nữ cách chăm sóc trẻ em. Khi nội chiến bùng nổ ở Hoa Kỳ, Ann Reeves Jarvis đã yêu cầu các thành viên khác của các câu lạc bộ tổ chức và cam kết rằng chiến tranh sẽ không làm ảnh hưởng đến công việc của họ. Họ thề sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế và hỗ trợ những người bị bệnh hoặc bị thương dù bất kể họ đang chiến đấu ở phe nào. Sau đó, Ann Reeves Jarvis thành lập “Ngày Tình bạn của Mẹ” để thúc đẩy sự hòa giải giữa những người lính của Liên minh và Liên minh.

    Năm 1872, Julia Ward Howe, một nhà hoạt động, nhà văn và nhà thơ, bà đã viết bản Tuyên ngôn Ngày của Mẹ để kêu gọi các bà mẹ tham gia trong việc thúc đẩy hòa bình thế giới. Julia Ward Howe là người tiên phong và gợi ý cho việc tổ chức lễ kỷ niệm Ngày của Mẹ. Là một người yêu tổ quốc, bà đã sáng tác và trở nên nổi tiếng với bài hát nội chiến “Battle Hymn of the Republic“. Julia Ward Howe đề nghị rằng ngày 2 tháng 6 hàng năm nên được tổ chức và đó là Ngày của Mẹ cũng như là ngày dành cho hòa bình. Bà đã viết lời kêu gọi đến tất cả các phụ nữ và nồng nhiệt khuyến khích họ nổi dậy chống lại chiến tranh trong Tuyên ngôn Ngày của Mẹ. Bàn tuyên ngôn này trở nên nổi tiếng và được viết ở Boston, năm 1870.

    Julia Ward Howe cũng đã khởi xướng Ngày Hòa bình của các Bà mẹ vào Chủ nhật thứ hai trong tháng Sáu ở Boston. Bà ủng hộ lý do tổ chức lễ kỷ niệm Ngày của Mẹ và chính thức tuyên bố cho phép mọi người nghỉ lễ vào ngày này. Ý tưởng của Julia Ward Howe đã lan rộng nhưng sau cùng nó đã bị thay thế bởi ngày lễ Ngày của Mẹ, hiện được tổ chức vào tháng Năm. Năm 1873, Julia Ward Howe vận động để thành lập Ngày của mẹ nhằm đạt được hòa bình thế giới và giải quyết xung đột giữa con người với nhau.

    Với nguồn cảm hứng từ những công việc của Ann Reeves Jarvis,  Anna Jarvis M. là con gái của Ann Reeves Jarvis tiếp tục tranh đấu cho lễ hội Ngày của Mẹ. Năm 1905, sau khi bà Ann Reeves Jarvis  qua đời, Anna Jarvis M. muốn tạo ra một ngày tưởng niệm và tôn vinh những người mẹ đã qua đời cũng như ghi nhận những hy sinh mà các bà mẹ đã dành cho con cái của họ, Sau cùng, Ngày lễ của Mẹ được công nhận và ngày lễ kỷ niệm Ngày của Mẹ đầu tiên được tổ chức tại Grafton, phía Tây Virginia tại một nhà thờ địa phương vào ngày 10 tháng 5 năm 1908. Nhờ sự hỗ trợ tài chính của John Wanamaker, một chủ doanh nghiệp ở Philadelphia, Ngày của Mẹ này đã thành công rực rỡ với hàng nghìn người đã đến tham dự. Ngày nay, tại nhà thờ có Đền thờ Ngày của Mẹ Quốc tế.

    Để Ngày của Mẹ trở thành ngày lễ quốc gia, Anna Jarvis M. đã viết thư cho các chính trị gia và báo chí trên toàn quốc, yêu cầu họ chấp nhận ngày này để kỷ niệm và ghi ơn công lao của các bà Mẹ. Kết quả, truyền thống báo chí bắt đầu lan rộng ra 45 tiểu bang và một số tiểu bang khác, chính thức tuyên bố đây là ngày lễ Ngày của Mẹ vào năm 1912. Năm 1914, cựu Tổng thống Woodrow Wilson đã tuyên bố tổ chức lễ kỷ niệm Ngày của Mẹ đầu tiên trên toàn quốc. Ngày nay, Ngày của Mẹ được tổ chức vào Chủ nhật thứ hai trong tháng Năm của mỗi năm.

    Ở Vương quốc Anh và một số khu vực ở Châu Âu, ban đầu là đây là một ngày lễ tôn giáo được tổ chức vào Chủ nhật thứ tư của Mùa Chay. Ngày này nhằm mục đích cho các cá nhân tìm đường trở lại “nhà thờ mẹ” của họ. Những người đi nhà thờ cũng sẽ coi đây là cơ hội để đoàn tụ với gia đình sau khi đi công tác xa. Các nhà sử học có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của Ngày Chủ nhật của Mẹ, bao gồm truyền thống phát triển từ việc trẻ em nhặt hoa khi chúng đi bộ đến nhà thờ.

    Tại Vương quốc Anh, người dân dành thời gian để tôn vinh những người mẹ, chẳng hạn như mẹ đẻ, bà ngoại, mẹ kế và mẹ chồng. Trong ngày ấy, mọi người sẽ ăn mừng bằng một chiếc bánh Simnel, đó là một chiếc bánh trái cây nhân hạnh nhân và 11 quả bóng để tượng trưng cho 11 môn đồ.

    Ở Ethiopia, Ngày của Mẹ được tổ chức hơi khác một chút. Khi mùa mưa kết thúc, các gia đình sẽ tụ tập để tham gia lễ hội Antrosht. Trong khoảng thời gian ba ngày, sẽ có khiêu vũ, ca hát và rất nhiều đồ ăn. Theo phong tục, con gái cung cấp rau và pho mát, trong khi con trai mang thịt.

    Thái Lan, Ngày của Mẹ được tổ chức vào ngày 12 tháng 8 để kỷ niệm ngày sinh của Hoàng hậu Sirikit. Các hoạt động trong ngày lễ bao gồm diễn hành và tặng hoa nhài cho các bà mẹ.

    Nga, Khi nước Nga còn được gọi là Liên bang Xô Viết, các bà mẹ được tôn vinh vào ngày Quốc tế Phụ nữ ngày 08 tháng 03. Năm 1998, Ngày của Mẹ chính thức được thành lập là Chủ nhật cuối cùng của tháng 11. Tuy nhiên, nhiều người vẫn ăn mừng vào tháng Ba.

    Nepal, Ngày của Mẹ được gọi là Mata Tirtha Aunsi, có nghĩa là “Hành hương về trăng non của Mẹ”. Vào ngày này, các cá nhân sẽ trân trọng thời gian ở bên mẹ và tưởng nhớ tất cả những người đã qua đời.

    Ngày nay, Ngày của Mẹ được tổ chức ở một số quốc gia gồm Mỹ, Anh, Ấn Độ, Đan Mạch, Phần Lan, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Mexico, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản và Bỉ. Mọi người coi ngày này như một cơ hội để tri ân và cảm ơn những người mẹ của họ cho sự yêu thương và hy sinh của họ với con cái. Trong Ngày của Mẹ, các đường dây điện thoại đạt đến mức quá tải cũng như truyền thống tặng hoa, thiệp và những món quà gửi đến cho Mẹ hoặc mời Mẹ của họ đi chơi, đi ăn sáng, ăn trưa hoặc ăn tối…

    Khánh Lan siêu tầm và nghiên cứu from Wikipedia

    California, May 2022

  • Khánh Lan,  Văn Thơ

    NGÀY CỦA MẸ (Mother’s Day)

    Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình

    (Photo credit: giaoduc.edu.vn)

     

    Tài liệu Wikipedia ghi nhận Ngày của Mẹ bắt nguồn từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, nhưng cũng có tài liệu cho rằng Ngày của Mẹ có thể được bắt nguồn từ Vương quốc Anh và được tổ chức vào ngày Chủ Nhật qua nhiều năm trước khi lễ hội này xuất hiện ở Hoa Kỳ.

    Theo lịch sử thì Ngày của Mẹ là ngày lễ hội mùa xuân hàng năm mà người Hy Lạp cổ đại dành riêng cho các nữ thần mẫu, họ cũng dùng dịp này để tôn vinh Rhea, vợ của Cronus và là mẹ của nhiều vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Người La Mã cổ đại còn gọi lễ hội này là Hilaria để tôn vinh Cybele, một nữ thần Mẹ. Các nghi lễ tôn vinh Cybele đã bắt đầu khoảng 250 năm trước Chúa giáng sinh. Lễ kỷ niệm được thực hiện bằng cách cúng dường trong đền thờ Cybele kéo vào khoảng tháng Ba, những ngày đầu rất quan trọng, thường kéo dài trong ba ngày gồm các cuộc diễu hành, trò chơi và hóa trang. Chính Lễ kỷ niệm này đã khiến những người theo Cybele bị trục xuất khỏi Rome.

    Những người theo đạo Thiên Chúa Giáo thời sơ khai đã tổ chức Ngày của Mẹ vào Chủ nhật, thứ tư của Mùa Chay để tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Chúa Kitô. Sau đó, ngày lễ hội này được mở rộng để chúc mừng tất cả các bà mẹ và ngày này trở thành Ngày của Mẹ. Ngày của Mẹ bắt đầu từ những năm 1600 ở Anh. Tại đây, Ngày của Mẹ được tổ chức hàng năm vào ngày Chủ nhật thứ tư của Mùa Chay (khoảng thời gian 40 ngày trước Lễ Phục sinh) để tôn vinh những người mẹ sau nghi lễ cầu nguyện trong nhà thờ để tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria. Những đứa con thường mang theo những món quà và hoa để tỏ lòng thành kính với mẹ của chúng.

    Theo truyền thống, những đứa trẻ mang theo những món quà, những loại bánh trái đặc biệt hoặc bánh ngọt đầy trái cây được gọi là simnel để tặng Mẹ của chúng. Người Nam Tư và người dân ở các quốc gia khác cũng tổ chức Ngày của Mẹ tương tự như vậy. Tuy nhiên phong tục kỷ niệm Ngày Chủ nhật của Mẹ đã gần như hoàn toàn biến mất vào thế kỷ 19 cho đến mãi sau Thế chiến thứ hai Ngày của Mẹ mới được tổ chức lại.

    Ngày của Mẹ là thời gian để tôn vinh tình mẫu tử và thể hiện lòng biết ơn của chúng ta đối với tất cả những người mẹ, những người vợ, người chị và bà nội & ngoại đã hy sinh cả cuộc đời cho các con, các cháu. Lịch sử đã phải công nhận rằng, từ trước đến nay người phụ nữ luôn giữ những vai trò thiết yếu trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Điển hình là bà Marie Curie, người phụ nữ đầu tiên từng đoạt giải Nobel cho đến cựu Thẩm phán Tòa án Tối cao Ruth Bader Ginsburg, là những người mẹ đã làm thay đổi thế giới.

    Năm 1858, Ann Reeves Jarvis, một người nội trợ vùng Appalachian, đã thành lập “Ngày làm việc” của các bà mẹ trong nội chiến nhằm nỗ lực cải thiện điều kiện vệ sinh cho binh lính và trẻ em. Bà cũng đã giúp thành lập một câu lạc bộ để dạy phụ nữ cách chăm sóc trẻ em. Khi nội chiến bùng nổ ở Hoa Kỳ, Ann Reeves Jarvis đã yêu cầu các thành viên khác của các câu lạc bộ tổ chức và cam kết rằng chiến tranh sẽ không làm ảnh hưởng đến công việc của họ. Họ thề sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế và hỗ trợ những người bị bệnh hoặc bị thương dù bất kể họ đang chiến đấu ở phe nào. Sau đó, Ann Reeves Jarvis thành lập “Ngày Tình bạn của Mẹ” để thúc đẩy sự hòa giải giữa những người lính của Liên minh và Liên minh.

    Năm 1872, Julia Ward Howe, một nhà hoạt động, nhà văn và nhà thơ, bà đã viết bản Tuyên ngôn Ngày của Mẹ để kêu gọi các bà mẹ tham gia trong việc thúc đẩy hòa bình thế giới. Julia Ward Howe là người tiên phong và gợi ý cho việc tổ chức lễ kỷ niệm Ngày của Mẹ. Là một người yêu tổ quốc, bà đã sáng tác và trở nên nổi tiếng với bài hát nội chiến “Battle Hymn of the Republic“. Julia Ward Howe đề nghị rằng ngày 2 tháng 6 hàng năm nên được tổ chức và đó là Ngày của Mẹ cũng như là ngày dành cho hòa bình. Bà đã viết lời kêu gọi đến tất cả các phụ nữ và nồng nhiệt khuyến khích họ nổi dậy chống lại chiến tranh trong Tuyên ngôn Ngày của Mẹ. Bàn tuyên ngôn này trở nên nổi tiếng và được viết ở Boston, năm 1870.

    Julia Ward Howe cũng đã khởi xướng Ngày Hòa bình của các Bà mẹ vào Chủ nhật thứ hai trong tháng Sáu ở Boston. Bà ủng hộ lý do tổ chức lễ kỷ niệm Ngày của Mẹ và chính thức tuyên bố cho phép mọi người nghỉ lễ vào ngày này. Ý tưởng của Julia Ward Howe đã lan rộng nhưng sau cùng nó đã bị thay thế bởi ngày lễ Ngày của Mẹ, hiện được tổ chức vào tháng Năm. Năm 1873, Julia Ward Howe vận động để thành lập Ngày của mẹ nhằm đạt được hòa bình thế giới và giải quyết xung đột giữa con người với nhau.

    Với nguồn cảm hứng từ những công việc của Ann Reeves Jarvis,  Anna Jarvis M. là con gái của Ann Reeves Jarvis tiếp tục tranh đấu cho lễ hội Ngày của Mẹ. Năm 1905, sau khi bà Ann Reeves Jarvis  qua đời, Anna Jarvis M. muốn tạo ra một ngày tưởng niệm và tôn vinh những người mẹ đã qua đời cũng như ghi nhận những hy sinh mà các bà mẹ đã dành cho con cái của họ, Sau cùng, Ngày lễ của Mẹ được công nhận và ngày lễ kỷ niệm Ngày của Mẹ đầu tiên được tổ chức tại Grafton, phía Tây Virginia tại một nhà thờ địa phương vào ngày 10 tháng 5 năm 1908. Nhờ sự hỗ trợ tài chính của John Wanamaker, một chủ doanh nghiệp ở Philadelphia, Ngày của Mẹ này đã thành công rực rỡ với hàng nghìn người đã đến tham dự. Ngày nay, tại nhà thờ có Đền thờ Ngày của Mẹ Quốc tế.

    Để Ngày của Mẹ trở thành ngày lễ quốc gia, Anna Jarvis M. đã viết thư cho các chính trị gia và báo chí trên toàn quốc, yêu cầu họ chấp nhận ngày này để kỷ niệm và ghi ơn công lao của các bà Mẹ. Kết quả, truyền thống báo chí bắt đầu lan rộng ra 45 tiểu bang và một số tiểu bang khác, chính thức tuyên bố đây là ngày lễ Ngày của Mẹ vào năm 1912. Năm 1914, cựu Tổng thống Woodrow Wilson đã tuyên bố tổ chức lễ kỷ niệm Ngày của Mẹ đầu tiên trên toàn quốc. Ngày nay, Ngày của Mẹ được tổ chức vào Chủ nhật thứ hai trong tháng Năm của mỗi năm.

    Ở Vương quốc Anh và một số khu vực ở Châu Âu, ban đầu là đây là một ngày lễ tôn giáo được tổ chức vào Chủ nhật thứ tư của Mùa Chay. Ngày này nhằm mục đích cho các cá nhân tìm đường trở lại “nhà thờ mẹ” của họ. Những người đi nhà thờ cũng sẽ coi đây là cơ hội để đoàn tụ với gia đình sau khi đi công tác xa. Các nhà sử học có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của Ngày Chủ nhật của Mẹ, bao gồm truyền thống phát triển từ việc trẻ em nhặt hoa khi chúng đi bộ đến nhà thờ.

    Tại Vương quốc Anh, người dân dành thời gian để tôn vinh những người mẹ, chẳng hạn như mẹ đẻ, bà ngoại, mẹ kế và mẹ chồng. Trong ngày ấy, mọi người sẽ ăn mừng bằng một chiếc bánh Simnel, đó là một chiếc bánh trái cây nhân hạnh nhân và 11 quả bóng để tượng trưng cho 11 môn đồ.

    Ở Ethiopia, Ngày của Mẹ được tổ chức hơi khác một chút. Khi mùa mưa kết thúc, các gia đình sẽ tụ tập để tham gia lễ hội Antrosht. Trong khoảng thời gian ba ngày, sẽ có khiêu vũ, ca hát và rất nhiều đồ ăn. Theo phong tục, con gái cung cấp rau và pho mát, trong khi con trai mang thịt.

    Thái Lan, Ngày của Mẹ được tổ chức vào ngày 12 tháng 8 để kỷ niệm ngày sinh của Hoàng hậu Sirikit. Các hoạt động trong ngày lễ bao gồm diễu hành và tặng hoa nhài cho các bà mẹ.

    Nga, Khi nước Nga còn được gọi là Liên bang Xô Viết, các bà mẹ được tôn vinh vào ngày Quốc tế Phụ nữ ngày 08 tháng 03. Năm 1998, Ngày của Mẹ chính thức được thành lập là Chủ nhật cuối cùng của tháng 11. Tuy nhiên, nhiều người vẫn ăn mừng vào tháng Ba.

    Nepal, Ngày của Mẹ được gọi là Mata Tirtha Aunsi, có nghĩa là “Hành hương về trăng non của Mẹ”. Vào ngày này, các cá nhân sẽ trân trọng thời gian ở bên mẹ và tưởng nhớ tất cả những người đã qua đời.

    Ngày nay, Ngày của Mẹ được tổ chức ở một số quốc gia gồm Mỹ, Anh, Ấn Độ, Đan Mạch, Phần Lan, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Mexico, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản và Bỉ. Mọi người coi ngày này như một cơ hội để tri ân và cảm ơn những người mẹ của họ cho sự yêu thương và hy sinh của họ với con cái. Trong Ngày của Mẹ, các đường dây điện thoại đạt đến mức quá tải cũng như truyền thống tặng hoa, thiệp và những món quà gửi đến cho Mẹ hoặc mời Mẹ của họ đi chơi, đi ăn sáng, ăn trưa hoặc ăn tối…

    Khánh Lan siêu tầm và nghiên cứu from Wikipedia

    California, May 2022

     

  • Khánh Lan,  Sinh Hoạt,  Văn Thơ

    TÁC PHẨM PHẬN ĐÀN BÀ DƯỚI LĂNG KÍNH CỦA KHÁNH LAN

    NV Nguyễn Quang

    Mời quý vị vào xem bài diễn văn Khánh Lan đã dùng trong ngày RMS của NV Nguyễn Quang, 04/10/2022 tại Trung Tâm Văn Hóa (Thư Viện Việt Nam)

    Khánh Lan xin mở đầu lời giới thiệu tác phẩm PHẬN ĐÀN BÀ của nhà văn Nguyễn Quang với câu nói của Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, Eleanor Roosevelt (1884-1962). Bà là phu nhân của cựu Tổng thống thứ 32, Franklin D. Roosevelt. Bà cũng là người ủng hộ phong trào tranh đấu cho nhân quyền gồm nữ quyền, bà nhận định về sức chịu đựng dẻo dai và bền bỉ của người phụ nữ như sau, bà nói:

    Người phụ nữ giống như túi trà; bạn không bao giờ biết được sự chịu đựng và sức mạnh của nó đến mức nào, cho đến khi nó tồn tại trong nước nóng”

    Nhà văn người Anh, Mary Wollstonecraft (1759-1797) cũng là người tiên phong và tranh đấu cho nữ quyền xuất phát từ Âu Châu, bà viết:

    Chúa đã tạo ra người phụ nữ với bản chất mềm mại, yếu đuối, nhưng bạn không thể tưởng tượng được sức chịu đựng dẻo dai của họ, để vượt qua những khó khăn và gian khổ như thế nào”

    Trong kho tàng ca dao Việt Nam có rất nhiều bài ca dao phản ánh một cách chân thực về đời sống của con người, nó còn là tấm gương soi thấu tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của từng cá nhân. Mỗi một bài ca dao có một nội dung riêng khiến người đọc cảm thấy xúc động, đặc biệt là nói về vai trò của người phụ nữ sống trong xã hội xưa và nay. Những người đàn bà chịu nhiều thiệt thòi, không có tiếng nói trong xã hội và không được coi trọng. Chế độ phong kiến hà khắc ngày xưa với tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, đã từng dồn ép người phụ nữ vào con đường không lối thoát, họ phải sống trong sự áp đặt, bị vùi dập, bị coi thường, nhưng họ lại không thể phản kháng và tự vệ cho chính cuộc đời mình, bởi họ không có quyền quyết định. Chính vì không có nhiều lựa chọn, người phụ nữ thường gửi gấm tâm tư, thân phận và sự bất hạnh vào trong những câu ca dao như:

    Thân em như tấm lụa đào

    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

    Hoặc:

    “Thân em như giếng giữa đàng

    Người thanh rửa mặt người phàm rửa chân”

    Nhà thơ Lương Duyên Thắng viết:

    “Thân em như hạt mưa sa

    Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

    Thân em như hạt mưa rào

    Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa”

    Người phụ nữ trong xã hội ngày xưa phải chịu sự bất hạnh bởi cái gọi là khuôn phép trong gia đình, quy tắc trong xã hội và cái luật tam tòng tứ đức. (Tam tòng chính là: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) (Tứ đức: côngdungngônhạnh) đã trói buộc cuộc đời người phụ nữ vào một cái gông vô hình.

    Ngày nay, sự đồng cảm và sự công bằng trong xã hội, người phụ nữ có nhiều lựa chọn hơn cho cuộc đời của mình, như: bước chân đi hay ở lại để tiếp tục hy sinh và chịu đựng. Tất cả những yếu tố ra đi hay ở lại, đã được Nhà Văn Nguyễn Quang kết hợp hài hòa với nhau, để tạo nên sự thành công cho tác phẩm PHẬN ĐÀN BÀ, một tác phẩm mới nhất trong bộ sách gồm 9 tác phẩm của ông.

    Bằng một thứ ngôn ngữ giản dị, giàu giá trị biểu cảm trong tác phẩm PHẬN ĐÀ BÀ đã cho thấy vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ trong xã hội ngày nay. Họ mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp như lòng vị tha, sự hy sinh, thay chồng gánh vác vai trò trong gia đình và ngoài xã hội, nhưng xã hội ngày nay cho phép người phụ nữ được quyền quyết định cho cuộc đời mình, lựa chọn hạnh phúc cho bản thân.

    Gần đây nhất, sau biến cố năm 1975, những người vợ của những quân nhân cán chính VNCH và các tù nhân lương tâm tranh dấu cho nhân quyền VN đã chịu nhiều gian khổ để đi thăm nuôi cha, chồng, con trong tù cải tạo. Khánh Lan xin ghi nhận sự hy sinh cao cả ấy.

    NV Nguy;ễn Quang và Khánh Lan

    Tác phẩm PHẬN ĐÀN BÀ giúp chúng ta thấu hiểu sâu sắc hơn về sự hy sinh và chịu đựng của Phận Đàn Bà đồng thời trân trọng cuộc sống bình đẳng hiện nay.

    Không phải chỉ có tác giả Nguyễn Quang thấu suốt được nỗi đau và thông cảm cho thân phận của người phụ nữ, mà điều này cũng đã được nhắc đến trong văn học như: Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đồng cảm với thân phận bảy nổi ba chìm của nữ giới. Đại văn hào Nguyễn Du thì thương xót cho phận đàn bà, ông thốt lên câu: “Đau đớn thay phận đàn bà” và Tú Xương cũng thổn thức khi viết về bà Tú: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng.”

    Trong tác phẩm PHẬN ĐÀN BÀ, nhà văn Nguyễn Quang đã khéo léo trong việc sử dụng những hình ảnh, ngôn từ, hoàn cảnh để so sánh, để ví von. Lời văn ẩn dụ những sinh hoạt quen thuộc hàng ngày trong một gia đình tưởng như hoàn mỹ, để truyền tải sâu sắc ý tưởng của mình, để người đọc thấm thía được nỗi niềm tâm sự của người phụ nữ trong một xã hội văn minh.

    Hơn thế nữa, chỉ cần nghe đến cái tựa của quyển sách đã gợi lên một sự thắc mắc và làm kích thích bộ óc tò mò của người đọc. Một mặt khác, ba chữ PHẬN ĐÀN BÀ đã khiến người đọc liên tưởng đến hai chữ “chấp nhận” một sự việc đã rồi, mà người nhận được không hề mong đợi, trong đó có đầy đủ các vị ngọt, bùi, cay, đắng, chát, chua, ẩn dấu bên trong ba chữ PHẬN ĐÀN BÀ. 

    Thật vậy, thoạt nhìn qua cái bìa sách, chắc hẳn quý vị đã muốn tìm hiểu về nội dung của nó, hình như nó chứa chất bên trong hình ảnh của một chân trời u sầu, một biển tình đầy bão tố, buồn đau và một nỗi niềm tâm sự. Tuy nhiên, sự trình bày trang nhã của bìa sách với màu sắc hài hòa và hình ảnh rõ nét làm tăng giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Lòng sách mới đáng kể, những trang giấy màu dịu mát với hình ảnh, trang trí giản dị và nội dung đích thực. Có lẽ quý vị cũng như Khánh Lan tự hỏi: Tại sao nhà văn Nguyễn Quang lại chọn cái tựa: PHẬN ĐÀN BÀ cho quyển sách? Ông đã viết gì trong tác phẩm? Phải chăng trong hơn 200 trang giấy ấy nói về số phận của những người đàn bà mà Thượng Đế đã tạo dựng ra để trao cho họ một thiên chức cao quý: Đó là những người con hiếu thảo, người vợ thủy chung, người mẹ hiền thục và là những người đàn bà suốt cuộc đời chỉ biết hy sinh cho gia đình? Phải chăng người đàn bà là người được sinh ra chỉ để đón nhận những thiệt thòi, cay đắng, gian khổ mà định mệnh đã an bài cho họ? 

    Trong tác phẩm PHẬN ĐÀN BÀ, nhà văn Nguyễn Quang viết: “Hai chữ định mệnh thường được dùng để khỏi phải tìm hiểu những gì xảy ra như đã được an bài mà con người không sao giải thích được, cho nên phải chấp nhận, đó là định mệnh! Tất cả những gì xảy ra, có lớp lang trong cuộc đời của mỗi cá nhân của chúng ta, là những chuyện vui buồn, bất hạnh đều có thể xảy ra, không thiên vị bất cứ một ai, vì nó là định mệnh! Trong định mệnh có cả duyên số, không đơn thuần như người ta thường nghĩ“.  Cũng theo nhà Văn Việt Hải thì theo khoa tử vi “số mệnh cũng như hôn nhân” đều là định mệnh. Bởi vì khi 2 người có “duyên số“, hay “hợp số“, thì mới có thể lấy nhau được. Hợp số chính là cùng có số tương đồng nhau về cung phu thê, tương đồng về vận hạn, có cùng năm kết hôn và cùng những biến cố giống nhau trong hôn nhân.

    Theo Khánh Lan, đây là một tác phẩm có giá trị văn học, một tác phẩm nghệ thuật vị nhân sinh, bởi chẳng những nó nêu cao tâm hồn cao thượng của người phụ nữ, mà nó còn cho chúng ta am hiểu thêm về phong tục tập quán của văn hóa Âu Châu và Á Châu, trong tập tục cưới hỏi xưa và nay, cũng như sự khác biệt giữa những nghi lễ cổ truyền và hiện đại, sự thay đổi của nghi thức cưới xin theo thời gian, v.v…

    Đọc tác phẩm PHẬN ĐÀN BÀ cho chúng ta ba ý niệm khác nhau, cả ba phần đều đề cặp đến cuộc đời, danh phận cũng như sự kiên nhẫn, nhịn nhục và chịu đựng của người đàn bà. 

    1. Phần một thuộc thể loại tình cảm xã hội về một gia đình được coi là lý tưởng nhưng lại trải qua nhiều uẩn khúc như sự giằng co giữa lương tâm nghề nghiệp, bổn phận với vợ con và trách nhiệm với người tình. 
    2. Trong phần thứ hai thì lại đặt nặng về phần văn hóa xoay quanh những tranh luận về phong tục tập quán của từng vùng, từng địa phương, từng quốc gia. Phần này rất có ích cho những ai muốn học hỏi, nghiên cứu để mở mang kiến thức. 
    3. Phần thứ ba là những câu chuyện “Hoa Cỏ Bên Đường” như nhà văn kiên nhà báo Kiều Mỹ Duyên đặt tên cho tác phẩm thứ hai của bà. Đó là những mẩu chuyện mà tác giả đã thu nhận được từ bạn hữu, từ những mẩu chuyện “đàn ông đàn bà”, những chuyện do “mắt thấy tai nghe“, được ông ghi lại trên trang giấy. 
    Khánh Lan

    Khánh Lan xin được kết thúc bài diễn văn của mình hôm nay với kết luận: Phải chăng tình nghĩa vợ chồng, sự thủy chung, tinh thần trách nhiệm là những yếu tố quan trọng trong tình yêu và hôn nhân, để khởi đầu cho sự phát triển bền vững của một mái ấm gia đình. Nghĩa vợ chồng gắn bó, lòng nhân ái, nhân hậu giúp con người vượt qua những mâu thuẫn, bi kịch trong cuộc sống. Hạnh phúc gia đình phụ thuộc vào mối quan hệ tình cảm giữa đôi vợ chồng, sự tự do cá nhân và sự kính nể tương đồng. Đây là một tác phẩm văn học có giá trị, Khánh Lan xin trân trọng giới thiệu tác phẩm thứ chín, PHẬN ĐÀN BÀ của nhà văn Nguyễn Quang. 

    Khánh Lan, California, Febuary 2021

  • Khánh Lan,  Sinh Hoạt,  Vương Trùng Dương

    RMS Phận Đàn Bà và Ôn Cố Tri Tân 

    Ban Tổ Chức Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian tổ chức buổi Ra Mắt Sách hai tác phẩm Phận Đàn Bà và Ôn Cố Tri Tân của nhà văn Nguyễn Quang tại hội trường Thư Viện Việt Nam, 10872 Westminster Ave. TP Garden Grove. Nhà văn Nguyễn Quang là phu quân nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh (1930-2017). Tuy bước sang tuổi 90 nhưng nhà văn Nguyễn Quang vẫn khỏe mạnh và hoàn thành tác phẩm thứ 9: Ôn Cố Tri Tân.

    Nhà văn Nguyễn Quang sinh quán tại Phú Nổ, làng Khánh Hưng, Tỉnh Sóc Trăng, du học tại Pháp từ năm 1950, đỗ Cử Nhân Toán. Năm 1955-1962, theo học tại đại học Cambridge ở Anh, đỗ Cao Học Kinh Tế (nay gọi là Thạc Sĩ). Ông trở lại Pháp, làm việc cho nhiều nhà xuất bản tuần báo ở Paris. Theo nhà văn Khánh Lan “Ông làm phó chủ bút cho tờ Paris Match. Ông ghi tiểu sử trên sách vài dòng, không ghi bằng cấp, khác với một số ít người có thói quen selfie trọng bằng. Nhà văn Nguyễn Quang được nhiều người quý mến vì bản tánh hiền hoà, khiêm nhường và luôn sinh hoạt với Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian.

    NV Nguyễn Quang

    Tuy xa quê hương gần bảy thập niên nhưng nhà văn Nguyễn Quang vẫn nặng tình với quê hương vì vậy qua các tác phẩm của ông mang hình ảnh và tâm thức người Việt tha hương với cội nguồn dân tộc. Cũng vào thời điểm nầy, Chủ Nhật,13-4-2014 tại hội trường Thư Viện Việt Nam, nhân dịp sinh nhật 83 tuổi, nhà văn Nguyễn Quang đã ra mắt tác phẩm Một Giấc Mơ. Nhà văn Nguyễn Quang cho biết: “Đây là tác phẩm để tưởng niệm các nạn nhân trong cuộc thảm sát Tết Mậu Thân năm 1968. Bày tỏ sự tôn kính lòng kiên quyết của các bà vợ, của các Dân Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa trong ngục tù cộng sản”.

    Năm 1980, nhà văn Nguyễn Quang sang Mỹ với người bạn đời là nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh. Tác phẩm đã ấn hành: Văn Nghiệp & Cuộc Đời Minh Đức Hoài Trinh (2004), Nhập Gia (2007), Ông Giáo Làng (2009), Ốc Mượn Hồn (2012), Một Giấc Mơ (2013), Ngoại Tình (2016), Thần Giao Cách Cảm (2017), Ôn Cố Tri Tân (2020) và Phận Đàn Bà (2022).

    Buổi RMS của NV Nguyễn Quang đã khai mạc lúc 1:30 chiều, MC Mộng Thủy mở đầu chương trình với bài quốc ca Việt Nam Cộng Hòa do dàn nhạc Ukraine trình tấu để tưởng nhớ đến đất nước bạn đang trong cơn sống còn tranh đấu cho tự do dân chủ. Tiếp theo là bài Việt Nam Việt Nam và Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ để nhớ về đất nước thân yêu.

    Sau đó MC Mộng Thủy trình bày sơ lược Chương trình RMS của nhà văn Nguyễn Quang gồm 2 phần:     1. Phần văn học. 2. Phần văn nghệ và chúc mừng Sinh Nhật 91 của nhà văn Nguyễn Quang. Diễn giả trong buổi RMS Phận Đàn Bà và Ôn Cố Tri Tân với các nhà văn Quyên Di, Việt Hải, Khánh Lan và Kiều My.

    NV Nguyễn Quang có đôi lời tâm tình cùng khán giả và trả lời những câu hỏi của khán giả.

    Trong tác phẩm PHẬN ĐÀN BÀ, nhà văn Nguyễn Quang đã khéo léo trong việc sử dụng những hình ảnh, ngôn từ, hoàn cảnh để so sánh, để ví von. Lời văn ẩn dụ những sinh hoạt quen thuộc hàng ngày trong một gia đình tưởng như hoàn mỹ, để truyền tải sâu sắc ý tưởng của mình. Đọc tác phẩm PHẬN ĐÀN BÀ cho chúng ta ba ý niệm khác nhau, cả ba phần đều đề cặp đến cuộc đời, danh phận cũng như sự kiên nhẫn, nhịn nhục và chịu đựng của người đàn bà. 

    1. Phần một thuộc thể loại tình cảm xã hội về một gia đình được coi là lý tưởng nhưng lại trải qua nhiều uẩn khúc như sự giằng co giữa lương tâm nghề nghiệp, bổn phận với vợ con và trách nhiệm với người tình. 
    2. Trong phần thứ hai thì lại đặt nặng về phần văn hóa xoay quanh những tranh luận về phong tục tập quán của từng vùng, từng địa phương, từng quốc gia. Phần này rất có ích cho những ai muốn học hỏi, nghiên cứu để mở mang kiến thức. 
    3. Phần thứ ba là những câu chuyện “Hoa Cỏ Bên Đường” như nhà văn kiên nhà báo Kiều Mỹ Duyên đặt tên cho tác phẩm thứ hai của bà. Đó là những mẩu chuyện mà tác giả đã thu nhận được từ bạn hữu, từ những mẩu chuyện “đàn ông đàn bà”, những chuyện do “mắt thấy tai nghe“, được ông ghi lại trên trang giấy. 

    Về tác phẩm ÔN CỐ TRI TÂN của nhà văn Nguyễn Quang ôn lại lịch sử nước Việt, từ thời Hồng Bàng với các vị vua Hùng Vương, rồi qua các triều đại Lý, Lê, Trần, Nguyễn… đất nước ta trải qua ngàn năm Bắc thuộc, gần 100 năm Pháp thuộc, chiến tranh Quốc Cộng, thời CSVN thống trị… Những bài học từ quá khứ để suy nghiệm hiện tại. Trước đây, tôi có giới thiệu khái quát về tác phẩm Ôn Cố Tri Tân, trong đó có nhắc đến: “Cụ Nguyễn Văn Ngọc (1890-1942) tự Ôn Như là nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam. Tác phẩm của ông được viết bằng tiếng Hán, tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ. Quyển Cổ Học Tinh Hoa (cùng Trần Lê Nhân) ấn hành năm 1928 đến nay gần một thế kỷ vẫn được ấn hành và lưu truyền. Hai vị biên soạn đã dày công nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu những tinh hoa của nền cổ học phương Đông. Với 250 mẩu chuyện liên quan trong cuộc sông, con người, cách xử sự sao cho phù hợp với từng nơi từng lúc. Có thể nói đó là cuốn sách “dạy làm người” để biết nhìn nhận “cái xưa” để xử thế “cái nay” mà qua từng mẩu chuyện với lời bàn rất hữu ích.

    Nhà văn, dịch giả Mộng Bình Sơn (1923–2011) đã viết nhiều tác phẩm, trong đó có quyển Ôn Cố Tri Tân gồm 3 tập, ấn hành năm 1967, Sống Mới xuất bản tại Sài Gòn. Dẫn chứng hai quyển sách của người xưa của nước ta về Ôn Cố Tri Tân vẫn còn giá trị trong cuộc sống. Sau nầy nửa thế kỷ ở hải ngoại, tác giả Nguyễn Quang nay ở tuổi chín mươi vẫn mang hoài bão của bậc cao tuổi qua tác phẩm…

    Xen kẽ giữa hai những bài phát biểu của các diễn giả là những bài hát chủ đề như Kiếp Nào Có Yêu Nhau do CS Ái Liên và Em Còn Nhớ Mùa Xuân do CS Mạnh Bổng trình diễn. Cũng không quên nhắc đến Ngọc Quỳnh diễn ngâm bài thơ của Nữ Sĩ Dương Hồng Anh chúc mừng NV Nguyễn Quang RMS. Tiếp theo sau là phần cắt bánh mừng sinh nhật của NV Nguyễn Quang, MC Mộng Thủy mời các vị niên trưởng và bậc trưởng thượng lên chúc thọ NV Nguyễn Quang và mọi người hát Happy birthday.

    NV Dương Viết Điền, GS Dương Ngọc Sum, NV Nguyễn Quang, NS Dương Hồng Anh, NT Nga Nguyễn, LS Michelle Mai Nguyễn, NV Việt Hải

    Phần văn nghệ với những nhạc phẩm: Liên khúc Phút Chan Hòa thơ Việt Hải, nhạc Hồng Tước và Còn Gặp Nhau, thơ:  Tôn Nữ Hỷ Khương – nhạc của Võ Tá Hân (Hồng Tước, Lâm Dung, Ngọc Quỳnh, Ái Liên),  Bang Bang Khi Xưa Ta Bé – nhạc ngoại quốc lời Việt:  Phạm Duy (Thụy Lan, Minh Thư, Lệ Hoa); Histoire D’un Amour – Carlos Eleta Almaran (Kiều My); Xin Còn Gọi Tên Nhau – Trường Sa (Hùng Ngọc); Để Quên Con Tim – Đức Huy (Thanh Hiếu); Tình ca người đi biển – Trường Hải (Thanh Mai & Thanh Hiếu); Main dans le main – Christophe. (Thụy Lan, Minh Thư, Lệ Hoa)

    Bế mạc buổi RMS với nhạc phẩm Cờ bay Chiến Thắng Quảng Trị-Lê Kim Hoa & Bài Ca Chiến Thắng-Minh Duy để vinh danh những anh hùng trong quân lực VNCH. Và tan hàng với bài NVNT & TTG hành Khúc, Bạn Bè Của Tôi do NS Dương Hồng Anh sáng tác năm 2019.

    Mạnh Bổng, Khánh Lan, Mộng Thủy, Lâm Dung, GS Dương Ngọc Sum, GS Quyên Di, Ngọc Quỳnh,
    Ái Liên, NV Kiều Mỹ Duyên, NV Nguyễn Quang, NV Việt Hải, NT Nga Nguyễn, GS Trần Huy Bích

    Vào thời điểm nầy, 47 năm về trước, tôi lang thang trên các bãi biển từ Bình Tuy đến Vũng Tàu để tìm thân nhân lưu lạc nhưng vô vọng. Nay tình hình chiến sự xảy ra khi Putin đem quân xâm chiếm Ukraine gây ra cuộc chiến tàn khốc, kinh hoàng… Vì vậy tôi dành hết thời giờ để theo dõi nên không tham dự vào sinh hoạt văn học nghệ thuật. Nhưng với nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian trong những năm qua trong tình văn nghệ với nhau và với nhà văn Nguyễn Quang, không thể nào từ chối trong buổi Ra Mắt Sách để ghi lại vài dòng.

    Vương Trùng Dương , Little Saigon, April 10, 2022

  • Khánh Lan,  Tin tức,  Việt Hải

    TÁC GỈA SÀI GÒN NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ NAY VẮNG BÓNG

    Nhà văn Văn Quang
    (1933-2022)

    Khi nhà thơ (NT) Hà Nguyên Du thông báo tin “Nỗi buồn tháng ba” về sự ra đi của nhà văn Văn Quang. Tôi tình cờ xem lại email của nhà văn (NV) Dương Hoàng Mai chuyện trò cùng NV Trần Phong Vũ, cả hai NV đều sinh hoạt trong nhóm TS Tiếng Quê Hương. NV Dương Hoàng Mai bên Munich ghi nhận là Văn Quang là tác giả của khoảng 50 tiểu thuyết và ký sự nổi tiếng trong đó một số tác phẩm của ông đã được quay thành phim. NV Văn Quang đã mệnh chung vì tuổi già sức yếu, vào sáng Thứ Ba, ngày 15 Tháng Ba năm 2022 tại nhà riêng ở khu Chung cư Nguyễn Thiện Thuật, Quận 3, Sài Gòn. Hưởng thọ 90 tuổi và ông đã để lại những tác phẩm sau:

    • Chân trời tím (1964); thâu thành phim 1970; đoạt giải vàng Văn học Nghệ thuật.
    • Đời chưa trang điểm
    • Đường vào bến mê (1966)
    • Lẩm cẩm Sài Gòn Thiên hạ Sự
    • Lên đời – tiểu thuyết phóng sự
    • Nét môi cuồng vọng (1964)
    • Ngã tư hoàng hôn
    • Ngàn năm mây bay (1963); thâu thành phim 1963
    • Nguyệṭ áo đỏ (1963)
    • Người lính hào hoa
    • Người yêu của lính (1965)
    • “Những ngày hoa mộng” – phóng sự trên báo Truyện phim
    • Những tâm hồn nổi loạn
    • “Sài Gòn tốc” – phóng sự trên nhật báo Chính luận
    • Tiếng gọi của đêm tối
    • Tiếng hát học trò (1969); thâu thành phim 1970
    • Từ biệt bóng đêm
    • Thùy Dương Trang (1957)
    • Trong cơn mê này (1970)
    • Vì sao cô độc
    • Xuôi Dòng
    Nhà văn Van Quang và tác  phẩm

    Văn Quang tên thật là Nguyễn Quang Tuyến, sinh năm 1933 tại Thái Bình. Năm 1953, ông bị động viên và gia nhập Quân Đội Quốc Gia, phục vụ trong nhiều đơn vị tác chiến tại miền Bắc trước hiệp định Geneve năm 1954. Từ năm 1957 trở về sau, NV Văn Quang chuyển sang ngành Tâm Lý Chiến với nhiệm vụ Trưởng Phòng Báo Chí Quân Đội thuộc Cục Tâm Lý Chiến, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị QLVNCH và là Trưởng Ban Biên Tập của các tờ báo Quân Đội VNCH thời đó.

    Từ năm 1969 cho đến tháng 04, ngày 30 năm 1975, Văn Quang là Quản Đốc đài Phát Thanh Quân Đội, cấp bậc Trung Tá. Tác phẩm đầu tay của Văn Quang là Tiếng Tơ Lòng được đăng trên nhật báo Than Dân, Hà Nội cuối năm 1953 và tác phẩm thứ nhì là tập truyện ngắn Thùy Dương Trang do Lạc Việt xuất bản tại Sài Gòn năm 1957. Đến năm tháng tư 1975, Văn Quang cộng tác thường xuyên với nhiều nhật báo, tuần báo, tạp chí tại Sài Gòn như Ngôn Luận, Chính Luận, Tiếng Chuông, Tin Sớm, Tiếng Vang, Kịch Ảnh, Truyện Phim, Điện Ảnh, Văn Nghệ Tiền Phong, Bách Khoa, Tiểu Thuyết Thứ Năm, Tiểu Thuyết Tuần San, v.v…

    Trong khoảng thời gian này, Văn Quang đã hoàn thành hơn 50 tác phẩm, được in trên các báo và đã có 28 tác phẩm được xuất bản. Các tác phẩm của ông hầu hết là truyện dài, trong số đó có những tác phẩm từng gây sôi nổi một thời trong giới độc giả trẻ như Nét Môi Cuồng Vọng, Nguyệt Áo Đỏ, Người yêu Của Lính… Đặc biệt có 4 tác phẩm được chuyển thành phim từ 1962 đến 1972 là Ngàn Năm Mây Bay, Chân Trời Tím, Đời Chưa Trang Điểm, Tiếng Hát Học Trò.

    1. Phim Chân trời tím được Quốc Phong chủ hãng Liên Ảnh chọn quay. Hùng Cường và Kim Vui thủ diễn vai chính trong phim với bài hát được chọn cho phim là “Nửa hồn thương đau” của Phạm Đình Chương do nữ danh ca Thái Thanh trình bày. Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh cũng đã lấy nguồn cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết này để sáng tác nhạc phẩm “Chân trời tím” cùng tên.
    • Phim “Ngàn năm mây bay” thì do Thái Lai phim thực hiện với Hoàng Anh Tuấn làm đạo diễn và sĩ quan quân đội Phạm Huấn thủ diễn.
    • Kế đến là phim “Đời chưa trang điểm” của hãng phim Giao Chỉ do ông Hoàng Vĩnh Lộc đạo diễn.
    • Và cuối cùng là phim “Tiếng hát học trò do Thái Thúc Nha của hãng Alpha thực hiện, Thanh Lan diễn vai chính.

    Các tác phẩm của Văn Quang có thể phân thành 4 nhóm có đề tài khác nhau: Nhóm thứ nhất mô tả cuộc sống tuổi trẻ; nhóm thứ hai kể lại đời sống quân ngũ; nhóm thứ ba phản ảnh thực đời sống thời chiến và nhóm thứ tư là những châm biếm về lề lối lố lăng thời thượng cổ thuộc nhiều lãnh vực sinh hoạt, đặc biệt là các giới làm nghệ thuật.

    Việt Nam, ngày tháng cũ

    Sau ngà 30 tháng 4, 1975, Văn Quang cũng như các sĩ quan quân lực VNCH khác bị đưa qua nhiều trại tù cải tạo từ miền Nam Việt Nam tới miền Bắc Việt Nam trong thời gian dài hơn 12 năm. Tháng 09 năm 1987, Văn Quang được thả ra khỏi trại tù, ông trở về Sài Gòn và từ chối ra đi theo diện HO, quyết định tiếp tục ở lại Việt Nam.

    Năm 1990, Văn Quang bắt đầu trở lại với việc sáng tác văn nghệ và Ngã Tư Hoàng Hôn là tác phẩm đầu tiên được hoàn thành sau nhiều năm bị “treo bút”. Tác phẩm này, đã được một số thân hữu của nhà Văn Quang tổ chức ra mắt tại Thung Lũng Hoa Vàng vào ngày 21 tháng 10, 2001. (Trích phần giới thiệu về tác giả trong Ngã Tư Hoàng Hôn). Tác phẩm cuối của ông đã được Tủ Sách TQH in vào năm 2021, Sài Gòn người muôn năm cũ, (Theo Dương Hoàng Mai).

    Sau đây Khánh Lan và tôi đã đọc bài viết của Nhà văn Vương Trùng Dương. Chúng tôi xin trích đoạn những ý tưởng trong bài viết “Tưởng Nhớ Nhà Văn Văn Quang của Vương Trùng Dương, ông nhận định như sau:

                “Loạt bài feuilleton (bài báo dăng nhiều kỳ) Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự, ra hàng tuần với chủ đề nầy, NV Văn Quang chia sẻ: “Lẩm cẩm” là một lối viết có tính thời sự. Bởi tính cách “đặc thù” của thời hiện tại nơi tôi đang sống, nên buộc phải viết theo một cách nào đó để không bị gây phiền lụy. Tôi “xông” vào những đề tài xã hội “nóng” nhất, có tính điển hình nhất mà người dân đang chú ý. Một nhu cầu khác nữa là hướng đến độc giả hải ngoại, đang quan tâm tới điều gì? Nói cho rõ hơn, Việt kiều của chúng ta đang muốn biết điều gì đang xảy ra tại quê hương mình. Chắc ai cũng muốn có những thông tin chính xác, không bị vo tròn bóp méo bởi bất cứ lý do nào, đôi khi chỉ là sự “tam sao thất bản” nên thông tin thiếu độ trung thực. Tôi chọn lọc những sự kiện ấy, tìm kiếm thông tin chi tiết và làm thế nào càng chính xác được càng tốt. Nó không phải là một bản tin thuần túy mà đưa vào những nhận định, quan điểm của riêng mình như một lời bàn bạc, nói chuyện với độc giả một cách bình thường chứ không là lý luận. Từ đó bạn đọc có thể hiểu rõ vấn đề hơn và có thể suy luận, nhận định riêng. Do đó, người ở xa quê hương, vẫn có thể biết rõ những sự việc xảy ra tại quê nhà.

    Tuy nhiên “Lẩm Cẩm Sài Gòn” không chỉ là những chuyện lẩm cẩm. Nó có cả những mặt trái, mặt phải của xã hội, chuyện khôi hài và chuyện đau thương, những bản tường trình thẳng thắn vượt qua mọi áp lực. Miễn là chuyện xảy ra có thật. Cái nhìn xoáy về phía sau những sự việc đã và đang xảy ra chứ không phải chỉ có “bề mặt” sự việc, tôi nghĩ đó mới thực sự cần thiết cho bạn đọc ở nước ngoài vốn không có nhiều thì giờ theo dõi.”

    Tóm lại, bài tiếp: “Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự”, nếu tổng kết lại, nó sẽ là một bức tranh toàn cảnh của xã hội chúng ta đang sống. Nó phản ảnh được trung thực mọi vấn đề ở bề mặt đời sống của người dân thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội. Từ một anh nông dân “lừa được cả nước” đến một đại gia lương thiện và bất lương, từ lớp thanh niên đến các quan chức, từ cô gái tỉnh lẻ đến các cô gái chân dài thành thị. Từ nỗi đau thương cơ cực của “những người bị bỏ quên” như anh em Thương Phế Binh VNCH đến những cảnh trác táng cùng cực, hoang phí vô cùng của lớp người ăn trên ngồi trước… Cái khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, những điều phi lý bất công, những điều cần nói mà người dân không nói được… Tất nhiên, trong hoàn cảnh của tôi, có những hạn chế mà ai cũng hiểu được. Cho nên viết và “lách” vẫn là điều phải nghĩ tới. Tôi làm cái gì mà luật không cho phép cũng không cấm. Chúng tôi làm với lương tâm của một người cầm bút… Chúng tôi chỉ biết cầm bút, độc lập và hành xử theo tiếng gọi của lương tri…

    Sài Gòn Người Muôn Năm Cũ, tác phẩm viết theo dạng bút ký này được Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ấn hành. Sài Gòn Người Muôn Năm Cũ, là một Tâm Bút của nhà văn Văn Quang vào cuối năm 2020. Tác phẩm Sài Gòn Người Muôn Năm Cũ tập hợp một số bài chọn lọc trong hơn 500 bài mà tác giả đặt tựa chung là Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự viết từ năm 2000 đến năm 2016. Các bài này đều được báo chí Việt ngữ hải ngoại từ Canada, Úc, Hoa Kỳ đăng tải…

    Sài Gòn Người Muôn Năm Cũ dày 576 trang, hầu hết các bài về văn nghệ sĩ ở Sài Gòn đã từng quen biết nhau như Phi Thoàn, Nhật Bằng, Tạ Tỵ, Trần Thiện Thanh, Phạm Huấn, Huy Quang, Thái Tuấn, Hoàng Anh Tuấn, Thanh Nam, Thái Tủy, Tô Kiều Ngân, Nguyễn Xuân Hoàng, Phan Lạc Phúc…Khi nhận được tác phẩm nầy vào tháng 01,2021, chúng tôi định viết về NV Văn Quang như đã viết trong loạt bài Người Lính & Chiến Hữu Văn Nghệ nhưng lúc đó tình thế chính trị ở Mỹ gây xôn xao và dịch Covid-19 ám ảnh nỗi đau của mọi người nên tôi nghĩ viết về văn nghệ ví như “đàn lạc dây”!”

                Vương Trùng Dương kể tiếp: “Tháng 03 năm 2022, tình hình chiến trận sôi động ở Ukraine khi Putin xua quân Nga xâm lăng là tin tức hàng đầu trên thế giới. Và, cũng vào thời điểm nầy 47 năm trước với sự xâm lược của Cộng quân ở miền Nam Việt Nam đã gây tang thương, chết chóc, kinh hoàng và phẫn uất với quân, dân miền Nam Việt Nam. Chiến tranh xảy ra ở Ukraine được các quốc gia trên thế giới nhiệt tình hỗ trợ trước bạo lực của Nga, còn miền Nam Việt Nam khi bị “đồng minh tháo chạy” thì hoàn toàn đơn độc để đối đầu với quân xâm lược! Khi đất nước rơi vào tay kẻ thù thì thì trại tù mọc lên khắp nơi từ Nam ra Bắc như “Quần Đảo Ngục Tù, Quẩn Đảo Gulag – The Gulag Archipelago” của NV Nga Alexander Solzhenitsyn. Đại Úy Solzhenitsyn bị bắt giam qua các trại tù khổ sai, và từ đó ông đã viết lên những tác phẩm phơi bày sự dã man, tàn bạo các trại tù của CS Liên Xô… Tác phầm đã đoạt giải Nobel Văn Chương năm 1970.

    Vài hình ảnh trong trại tù do Văn Quang viết như Cái Muỗng, Tết Trong Trại Tù… Khi ra tù, anh viết nhiều với hình ảnh “Bức tranh vân cẩu, vẽ người tang thương” (Nguyễn Gia Thiều) trong xã hội quê nhà với bạn đọc nơi hải ngoại. Sài Gòn ngày 21 tháng 6, 2017, NV Văn Quang viết Thư Từ Giã Bạn Đọc.

    Đây là bài sau cùng tôi viết hàng tuần cho các báo ở nước ngoài. Tôi sẽ ngưng viết loạt bài này vì lý do sức khỏe, không vì bất cứ lý do nào khác.

    Hơn 60 năm cầm bút, tôi không có gì đáng tự hào bởi chỉ như người lính trên đường trường hành quân không biết mình đã bắn được bao nhiêu viên đạn. Tất cả chỉ vì ba lời thề “Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm” mà tôi đã thề trước khi trở thành người lính của Quân Đội VNCH. Tôi còn thua cả những đồng đội của tôi đã vĩnh viễn ra đi hoặc bỏ lại một phần thân thể mình trên chiến trường, trở về với cuộc sống vất vưởng nơi quê nhà.

    Trong lá thư ngắn hôm nay, trước khi ngừng viết, tôi xin gửi lời cảm tạ đến tất cả bạn bè, các bạn đọc của các báo và các khán thính giả và các cơ quan truyền thông, các đài phát thanh truyền hình đã từng có thời gian dành cho tôi những tình cảm đặc biệt. Bây giờ đầu óc tôi không còn được minh mẫn nữa, khi nhớ khi quên… đã đến lúc phải biết mình nên dừng lại ở đâu. Tôi chắc chắn trong những bài viết của tôi có nhiều khiếm khuyết, mong được sự bao dung thông cảm của các bạn”.

    Trước sự mất mát của nhà văn hơn hai mươi năm trong đời binh nghiệp của QLVNCH và hơn mười hai năm trong lao tù CS, tôi viết những dòng nầy để tưởng nhớ và cầu mong anh gặp lại thân hữu năm xưa nơi cõi vĩnh hằng.”

    Vương Trùng Dương, Little Saigon, March 17, 2022

    Thủ Đô Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông

    Khi Khánh Lan và tôi đọc bài viết của Văn Quang “60 Năm Sài Gòn Trong Tôi” trong nhung nhớ thủ đô Sài Gòn xưa mà ngậm ngùi thương tiếc cho một Hòn Ngọc Viễn Đông hoa lệ đã đổi thay, hiếp đáp trong buồn bã. Văn Quang thăm khu phố xá Lê Lợi – Nguyễn Huệ ngày cũ đã có bức Tượng đài Thủy Quân Lục Chiến giữa công viên Sài Gòn trước năm 1975 nay đã không còn. Văn Quang viết: “Tôi đứng trước Nhà Hát Thành Phố nhìn cảnh “vườn không nhà trống” đó mà ngậm ngùi nhớ tới pho tượng Thủy Quân Lục Chiến sừng sững đứng bảo vệ thành phố ngày nào, và nhớ tới những đồng đội TQLC đã ngã xuống hoặc giờ này đã ở khắp phương trời xa…”

    Nỗi xót xa chung theo chúng ta là sau ngày 30 tháng 04, 1975, sự thay tên đổi họ những con đường nghe như có điều gì mâu thuẫn và của nước mắt rơi, thương tiếc cho thời gian đã mất. Sự mới mẻ và sự thay đổi của đất nước như là những biểu tượng của sự nghịch lý:

    “Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tiêu Công Lý

    Đồng Khởi lên rồi, mất Tự Do”.

    NV Văn Quang tâm tình: “Nhưng với tôi, Sài Gòn vẫn là Sài Gòn từ trong tâm thức mình, từ trong tận cùng tim óc mình. Thế là đủ và tôi lại phải sống cũng như những người Sài Gòn khác, bất chấp gian khổ.’

    “Hai tuần nay người Sài Gòn xôn xao về một số công trình xưa cũ sẽ bị phá bỏ lấy đất làm tàu điện ngầm. Rầm rộ nhất là khu thương xá Tax đã bị “bao vây” bởi những hàng rào chắn chạy dài và tất cả các cửa hàng trong thương xá này phải dời đi vào tháng 10 này để làm một siêu thị 40 tầng văn minh hơn. Hầu như cả thành phố xôn xao, người ta kéo đến mua hàng giảm giá đông như hội. Và cũng có nhiều người đến để nhìn lại chút kỷ niệm xưa với một công trình kiến trúc được xây dựng từ xa xưa, khiến bất cứ ai dù chỉ sống ở thành phố này ít năm cũng cảm thấy tiếc nuối. Lứa tuổi già đã có từng hơn nửa thế kỷ với Sài Gòn bỗng nhận ra cái khu thương xá đó không chỉ gắn liền với thành phố mà còn gắn liền với cả gia đình mình. Hầu như gia đình nào cũng đã từng đưa nhau vào đây mua sắm vài thứ đồ dùng lặt vặt hoặc chỉ dạo quanh, ăn một ly kem, uống một ly cà phê. Nỗi buồn vẩn vơ có thật nhưng lại rất sâu sắc như người ta vừa lấy đi một phần đời mình. Bởi cái mất đi đã từng có những kỷ niệm với người thân quen không bao giờ tìm lại được nữa. Người mất kẻ còn, người ra đi, kẻ ở lại đã từng cùng nhau đến đấy.”

    Ông nhớ Sài Gòn tỉ mỉ trong ký ức: “Đường Lê Lợi phía Thương Xá TAX chỉ còn một lối đi nhỏ…. Và còn một số công trình gắn liền với Sài Gòn chẳng phải chỉ là biểu tượng mà còn là da thịt của một thành phố từng được vinh danh là “hòn ngọc viễn đông” này cũng sắp mãi mãi biến mất để nhường chỗ cho công trình ga tàu điện ngầm đầu tiên của tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Dẫu biết vạn vật đổi dời không có gì là vĩnh cửu cả nhưng cái gì quá thân quen mất đi cũng thấy lòng trống rỗng. Có khi chỉ một cửa hàng như quán cơm bình dân Bà Cả Đọi, tiệm cắt tóc Đàm, nước mía Viễn Đông… mất tích vĩnh viễn, thay vào đó là những tòa nhà chọc trời, những cửa hàng choáng lộn cũng thấy nó lạnh lùng xa lạ. Người còn ở trong nước xót xa, người Việt ở nước ngoài tiếc nuối, đó là điểm những người thân quen gặp nhau ở nỗi nhớ nhung tiếc nuối này. Tôi đã đọc khá nhiều bài viết từ nước ngoài và e mail của bạn bè chia sẻ nỗi hoài niệm đó. Như Thế Hải từ Hawaii đã mượn hai câu thơ bất hủ của Bà Huyện Thanh Quan, chia sẻ cùng bè bạn khắp nơi khi nhớ về những cái sắp mất đi của Sài Gòn: “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo. Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.”.

    Với một người còn ở lại như tôi, đã hơn nửa thế kỷ gắn bó với hòn ngọc viễn đông này, hai tuần nay càng thấy lòng hoài cổ dâng trào. Nhớ, nhớ đến từng chi tiết từ cái bước chân đầu tiên đặt lên đất Sài Thành, nhớ từng ngõ ngách, từng nhân vật thuộc về quá khứ ấy cho đến ngày nay. Mặc cho Sài Gòn đã có nhiều tang thương dâu biển, từ cái tên thành phố đến những con đường đã thay họ đổi tên, từ con người đến xã hội cho đến cả cái cách sống cũng đã khác xưa nhiều lắm. Chẳng trách khi xã hội đổi thay, người ta chép miệng than: “Trời làm một trận lăng nhăng, ông hạ xuống thằng, thằng nhảy lên ông, con đĩ đánh bồng nhảy lên bà lớn” cũng chẳng sai. Nhưng với tôi, Sài Gòn vẫn là Sài Gòn từ trong tâm thức mình, từ trong tận cùng tim óc mình. Thế là đủ và tôi lại phải sống cũng như những người Sài Gòn khác, bất chấp gian khổ. Có chăng chỉ là nỗi ngẩn ngơ khi những dấu tích xưa dần mất đi, chẳng bao giờ tìm lại được.

    Tác giả Văn Quang kể Sài Gòn từ hoài niệm như một “người xưa” đếm bước trên vỉa hè bên hông Thương xá Tax…

    “Trong nỗi hoài niệm sâu sắc ấy nhiều buổi chiều đứng trong hành lang hẹp chung cư, nhìn lên khung trời cao, hướng về ánh đèn đêm mơ hồ của thành phố, tôi cố tưởng tượng lại đó vẫn là khung trời xưa, tôi nhớ lại những năm tháng dài tôi sống ở Sài Gòn. Ở đây không chỉ có cảnh quan mà còn có cả những nhân vật là bạn hoặc là người tôi đã từng gặp, từng quen, từng biết đến. Người ở đâu bây giờ? Có biết Sài Gòn của chúng ta đang có rất nhiều người đang nhớ đang mong các “bạn ta” không?

    Thành Phố Sài Gòn trước năm 1975

    Bước chân đầu tiên trên đất Sài Gòn

    “Thế mà 60 năm rồi đấy, kể từ ngày tôi mới đặt chân lên thành phố Sài Gòn. Tôi nhớ như in, ngày đầu tiên ấy. Cuối tháng 1 năm 1954, sau hai tháng học ở Trường Sĩ Quan Thủ Đức, ngày thứ bảy chúng tôi được đi phép ở Sài Gòn. Niềm mơ ước của tôi từ những ngày còn nhỏ ở trường trung học, ước gì có ngày mình được vào Sài Gòn. Niềm mơ ước ấy còn rộn ràng hơn khi khóa học sĩ quan khai giảng. Thủ Đức – Sài Gòn chỉ có hơn 10 cây số, tuy chỉ cách thành phố rất gần nhưng theo đúng chương trình khóa học, hai tháng sau chúng tôi mới được đi phép. Mấy anh “Bắc kỳ” nôn nao hỏi thăm mấy ông bạn “Nam Kỳ” về Sài Gòn. Từ cái xe taxi nó ra sao, đi thế nào, bởi hồi đó miền Bắc chưa hề có taxi, cho đến Chợ Lớn có những gì… Mấy ông bạn Nam Kỳ tha hồ tán dóc. Đấu óc tôi cứ lơ mơ về cái chuyến đi phép này”.

    Trở thành người Sài Gòn từ bao giờ?

    “Nơi tôi đến đầu tiên là Chợ Lớn. Một cuốc taxi từ giữa trung tâm TP đến cuối Chợ Lớn mất 12 đồng. Tôi tìm đến khách sạn rẻ tiền của mấy thằng bạn Bắc Kỳ ở đường Tản Đà, một con phố nhỏ, ba bốn thằng thuê chung một phòng cũng chẳng có “ông mã tà” nào hỏi đến. Chợ Lớn hồi đó tấp nập hơn ở Sài Gòn, con phố Đồng Khánh chi chít những khách sạn, hàng ăn, cửa tiệm tạp hóa lu bù tưởng như mua gì cũng có. Chúng tôi cũng biết cách chui vào Kim Chung Đại Thế Giới xem thiên hạ đánh bạc. Hôm đó có anh Nguyễn Trọng Bảo cùng Đại Đội tôi nhưng lớn hơn chúng tôi vài tuổi và là một cặp với Nguyễn Năng Tế (lúc đó mới là người yêu của nữ diễn viên điện ảnh Kiều Chinh). Anh thử đánh “tài xỉu”, may mắn làm sao, một lúc sau đó anh được khoảng vài trăm ngàn. Thế là chúng tôi xúi anh “ăn non”, không chơi nữa, rủ nhau đi ăn. Bắt đầu từ hôm đó chúng tôi đi “khám phá” Sài Gòn và rồi theo cùng năm tháng trở thành người Sài Gòn lúc nào không biết. Càng có nhiều thăng trầm chúng tôi càng gắn bó với Sài Gòn hơn.”

    Tác giả Văn Quang sau ngày đổi đời 30 tháng 4, năm 1975, ông bị đi tù CSVN, khi ra tù “người xưa” tái ngộ chốn cũ…

    Lần thứ hai trở lại Sài Gòn

    “Tôi lại nhớ ngày trở về Sài Gòn sau hơn 12 năm đi tù cải tạo từ Sơn La đến Vĩnh Phú rồi Hàm Tân. Đó là vào buổi chiều tháng 09 năm 1987. Khi đoàn xe thả tù cải tạo bị giữ lại nhà giam Chí Hòa nghe các ông quan chức trấn an về số phận chúng tôi khi được trở về, khoảng hơn 5 giờ chiều chúng tôi mới được thoát ra khỏi cánh cửa sắt nhà tù Chí Hòa. Ngay từ cổng trại tù đã có đoàn quay phim đợi sẵn để quay cảnh “vui mừng đoàn tụ” của tù nhân, chắc là để chứng tỏ cái sự “khoan hồng bác ái” của nhà nước cho những thằng may mắn không chết trong ngục tù. Lại là lần thứ hai tôi đặt chân lên đất Sài Gòn nhưng với tư cách khác giữa một thành phố đã đổi chủ.

    Thấy cái cảnh sẽ bị quay phim, Trần Dạ Từ kéo tôi lên vỉa hè đi lẫn trong đám thân nhân được vận động ra đón tù cùng những người dân tò mò nhình “cảnh lạ”. Tránh được cái máy quay phim, chúng tôi đi gần như chạy ra khỏi con phố nhỏ này. Ra đến đường Lê Văn Duyệt, chúng tôi đi chậm lại, nhìn đường phố mà cứ thấy đường phố đang nhìn chúng tôi với một vẻ xa lạ và xót thương? Trần Dạ Từ còn lại ít tiền, anh rủ tôi ghé vào đường Hiền Vương ăn phở. Chẳng biết là bao nhiêu năm mới lại được ăn tô phở Hiền Vương đây. Tôi chọn quán phở ngay sát cạnh tiệm cắt tóc Đàm mà mấy chục năm tôi cùng nhiều bạn bè vẫn thường đến cắt tóc. Có lẽ Trần Dạ Từ hiểu rằng anh về đoàn tụ cùng gia đình chứ còn tôi, vợ con đi hết, nhà cửa chẳng còn, sẽ rất cô đơn, nên anh níu tôi lại. Ngồi ăn tô phở tưởng ngon mà thấy đắng vì thật ra cho đến lúc đó tôi chưa biết sống ra sao giữa thành phố này.

    Ở tiệm phở bước ra, chúng tôi đi bên nhau dưới ánh đèn chập choạng của con đường Duy Tân mà Phạm Duy gọi là con đường Đại Học “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt.” Đến ngã tư Phan Đình Phùng, tôi chia tay người bạn tù Trần Dạ Từ, đi lang thang trong cô đơn, trong bóng tối của chính đời mình. Bây giờ tôi mới hiểu hết nghĩa của sự cô đơn là thế nào. Tôi bắt đầu cuộc sống lưu lạc trên chính quê hương mình.”

    Phải chăng “Hoài niệm” là một cảm xúc liên quan đến sự khao khát những gì thuộc về quá khứ và dĩ vãng thường là lý tưởng hóa những điều đó. Nostalgia là sự luyến tiếc quá khứ, lòng nhớ nơi chốn cũ, quê hương trong tâm tưởng, nỗi nhớ nhà khi ta không còn ở đó nữa. Như châm ngôn là “Cho dù bạn đã trải qua bao nhiêu đau khổ, bạn không bao giờ muốn bỏ đi những ký ức đó“, hay.” “Dĩ vãng từ hoài niệm đập trong ta như một trái tim thứ hai.“, và “Con người không phải địa điểm, tạo ra ký ức.” … “Quá khứ trở về trong tôi như một trái tim thứ hai.”, theo như ý tưởng nhà văn Ái Nhỉ Lan John Banville, viết trong quyển The Sea (tiểu thuyết Biển cả).

    Nỗi nhớ (Nostalgia) được xem như một dấu hiệu bệnh lý được nhắc đến lần đầu năm 1688 bởi một sinh viên y khoa người Thụy Sĩ tên là Johannes Hofer (1669-1752). Tên căn bệnh này xuất phát từ tiếng Hy Lạp, nostos có nghĩa là trở về quê hương, còn algos có nghĩa là nỗi đau, niềm khao khát. Sự kiện xảy ra từ giữa thế kỷ 17 và 19, Cũng theo tư tưởng của văn hào Pháp Marcel Proust, tác giả của bộ tiểu thuyết “Đi Tìm Thời Gian Đã Mất” (À La Recherche du Temps Perdu, hay In Search of Lost Time). Marcel Proust, trong “Đi tìm thời gian đã mất” cho là …”hoài niệm ... ký ức về một hình ảnh cụ thể là những tiếc nuối cho một khoảnh khắc thời gian đã qua ..”

    Trở lại với ý tưởng của Văn Quang về nhung nhớ hình xưa cảnh cũ của một Sài Gòn trong lưu niệm, ông viết tiếp…

    “Tôi tìm về nhà ông anh rể đã từng nuôi nấng tôi suốt những năm tháng trong tù. Bắt đầu từ đó tôi trở thành người Sài Gòn khác trước. Và rồi với những cùng khổ, những khó khăn, tôi đã tự mình đứng lên. Bởi tôi thấm thía rằng thằng bạn đồng minh xỏ lá đã phản phé mình, lúc này không ai cứu mình cả, anh không vượt qua nó, nó sẽ đè chết anh. Vì thế cho đến bây giờ sống giữa Sài Gòn, tôi phải là người Sài Gòn và mãi mãi sẽ là người Sài Gòn. Làm được cái gì hay chết bẹp dí là do mình thôi”.

    Photo Credit: Internet

    Đi tìm hoài niệm

    “Tôi không lan man về chuyện cũ tích xưa nữa, bởi nói tới những ngày tháng đó chẳng biết bao giờ mới đủ. Cho đến hôm nay, 25 tháng Tám năm 2014, hơn 60 năm ở Sài Gòn, mọi người đang xôn xao về những đổi thay lớn của Sài Gòn, tôi không thể ngồi yên. Tôi muốn chính mắt mình được nhìn thấy những thay đổi ấy. Mặc dù qua 2 lần nằm bệnh viện và với cái tuổi trên tám mươi, tôi đã mất sức nhiều, hầu như suốt ngày ngồi nhà đã từ ba tháng nay. Tôi điện thoại cho Thanh Sài Gòn rủ anh đi thăm “cảnh cũ người xưa”. Chúng tôi vào phở Hòa, môt tiệm phở nổi tiếng từ trước năm 1975 cho đến nay. Con đường Pasteur đan kín xe cộ, tiệm phở Hòa có vẻ tấp nập hơn xưa. Bạn khó có thể tìm lại một chút gì đó của “muôn năm cũ”. Tô phở bị “Mỹ hóa” vì cái tô to chình ình và miếng thịt cũng to tướng, có lẽ ông bà chủ đã học theo phong cách những tiệm phở VN ở Mỹ. Nó “to khỏe” chứ không còn cái vẻ “thanh cảnh” như xưa nữa”.

    “Sau đó, nơi tôi tìm đến đầu tiên chính là Thương Xá Tax. Vừa đến đầu hai con đường gặp nhau Pasteur – Lê Lợi đã nhìn thấy một hàng rào bằng tôn chạy dài. Đường Lê Lợi chỉ còn đủ một lối đi nhỏ dẫn đến Thương Xá Tax và công viên Lam Sơn. Chiếc xe gắn máy len lỏi cho đến tận cuối đường Lê Lợi sát mép đường Tự Do. Chúng tôi đứng trước cửa TX Tax đang bày ra cảnh vô cùng vắng vẻ, chỉ có tôi và anh bảo vệ nhìn nhau. Anh thừa biết tôi đến đây để làm gì. Anh bảo vệ cũng không còn làm cái nhiệm vụ cao quý là mở cửa đón khách, anh để mặc tôi tự do đẩy cánh cửa kính nặng chịch đi vào trong khu thương mại. Đèn đuốc vẫn thắp sáng choang, chiếc thang máy cuốn vẫn lặng lẽ chạy không một bóng người. Nó mang một vẻ gì như người ta vẫn lặng lẽ theo sau một đám tang….Vậy mà tôi vẫn còn đi vơ vẩn trong cái không gian như nghĩa trang sống đó. Tôi đi tìm hình bóng của một thời dĩ vãng, nào vợ con, nào bè bạn, nào những người xa lạ trong cái nhịp thở rộn ràng thân thiện của tất cả Sài Gòn xưa ở chốn này. Chẳng bao giờ trở lại. Tôi muốn gọi tên tất cả trong hoài niệm tận cùng sâu lắng”.

    “Rồi tôi cũng phải bước ra. Trở về với thực tại, nhưng vẫn gặp cái vắng lặng của vỉa hè chạy dài theo đại lộ Nguyễn Huệ. Dường như chỉ còn có Thanh Sài Gòn ngồi ngất ngư với “người xưa trong ảnh” của một ô quảng cáo vuông vắn phía ngoài thương xá. Chúng tôi đi qua khu công viên Lam Sơn, lúc này đã được phá sạch, chỉ còn vài cây cổ thụ cao lêu nghêu bên cạnh “công trường” đang làm, dường như hàng cây đứng chờ giờ hành quyết như các “đồng nghiệp” của nó đã bị đốn hạ vài hôm trước. Các bác thợ quần áo xanh, dây đeo chằng chịt đã và đang dọn dẹp cho công trường trống rỗng. Tôi đứng trước Nhà Hát Thành Phố nhìn cảnh “vườn không nhà trống” đó mà ngậm ngùi nhớ tới pho tượng Thủy Quân Lục Chiến sừng sững đứng bảo vệ thành phố ngày nào và nhớ tới những đồng đội TQLC đã ngã xuống hoặc giờ này đã ở khắp phương trời xa.

    “Chắc hẳn bạn còn nhớ ngay cạnh đó là góc bùng binh Nguyễn Huệ – Lê Lợi còn là nơi tổ chức đường hoa vào dịp Tết. Gia đình nào chẳng một lần kéo nhau đi giữa đường hoa với tâm trạng rộn ràng của một ngày hội hoa xuân. Từ năm nay sẽ mất hẳn, chẳng bao giờ thấy bóng dáng mùa xuân ở đây nữa. Cuối cùng tôi trở lại nơi mà lần đầu tiên tôi đặt chân lên TP Sài Gòn. Tôi đã nhảy xuống xe GMC ở đây, đúng nơi này, phía sau Nhà Hát Thành Phố, bây giờ là trụ sở của Tổng Công Ty Cấp Nước của TP. Mặt đường nhựa chẳng có gì thay đổi, nó cũng nhẵn mòn như những con đường nhựa khác, nhưng với tôi nó là một dấu son đáng nhớ nhất trong đời. Vậy mà đã đúng 60 năm rồi sao?”

    “Mai này Sài Gòn sẽ còn mất đi nhiều thứ nữa như vòng xoay trước cửa Chợ Bến Thành, một biểu tượng mà bất cứ ai đã đến Sài Gòn dù chỉ một lần cũng không thể nào quên. Đó là những thứ sẽ mất đi để làm tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Ngoài tuyến metro số 1, còn xây dựng thêm 6 tuyến metro khác. Chúng ta sẽ mất đi nhiều di tích xưa cũ. Sài Gòn sẽ đổi khác rất nhiều, để lại trong người Sài Gòn dù ở đâu cũng thấy cảm thấy một nỗi bùi ngùi, nhớ tiếc. 60 năm Sài Gòn, hồn ở đâu bây giờ?

    Văn Quang, Ngày 29 tháng Tám, 2014″.

    Những Ngày cuối đời
    Photo Credit: Internet

    Bài viết cô đọng này mượn ý tưởng của những NV Dương Hoàng Mai, Vương Trùng Dương, Văn Quang, John Banville và Marcel Proust để nhớ đến tác giả của những Ngã Tư Hoàng Hôn, Ngàn Năm Mây Bay, Người Lính Hào Hoa, Người Yêu Của Lính, Sài Gòn Tốc…. 60 năm Sài Gòn Trong Tôi, Sài Gòn Người Muôn Năm Cũ, Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự, như một nén hương lòng tiễn đưa người về cõi trên.

    Việt Hải & Khánh Lan, Mùa Tháng Tư đen 2022.

  • Khánh Lan,  Văn Thơ,  Viet-Hải

    Robot học và đời sống

    Robot học (tiếng Anh: Robotics) là một ngành kỹ thuật bao gồm thiết kế, chế tạo, vận hành, và ứng dụng robot, cũng như các hệ thống máy tính để điều khiển, phản hồi tín hiệu cảm biến, và chuyển tải thông tin của chúng. Những kỹ nghệ này liên quan đến máy móc tự động dùng để thay thế con người trong những môi trường độc hại hoặc trong các quá trình sản xuất, hoặc bắt chước con người về hình thức, hành vi, hoặc/và nhận thức. Nhiều robot ngày nay được lấy cảm hứng từ các loài vật, còn gọi là robot phỏng sinh học (biomimetic robot).

    Người máy da Vinci giải phẩu ung thư (theo The Guardian)

    Ai đặt ra chữ robot (rô bô)?

    Nhà viết kịch kiêm nhà báo và tiểu thuyết gia người Czech, ông Karelapek đã đặt ra chữ “robot” trong vở kịch “Rossum’s Universal Robots” xuất bản vào năm 1920. Trong vở kịch robot giống như một con người chỉ khác là không có linh hồn và được tạo ra để làm những việc mà con người không muốn làm. Trong hồi cuối thì robot nổi loạn và giết hết mọi người, nhưng trước khi hạ màn thì tác giả cho hai robot yêu nhau, tức là có linh hồn.

    Các thành phần của robot:

    Robot là một bộ máy có ý thức được môi trường chung quanh và có những hoạt động thích ứng với những sự việc đang xảy ra chung quanh nó. Thí dụ như robot bụi tự động Roomba khi chạm vào tường hay một chướng ngại vật thì tự tìm cách quay lại hay đi vòng qua. Ba đặc điểm của một robot là nhận thức, bộ óc và hành động.

    • Nhận thức: Muốn làm gì thì đầu tiên phải nhận thức được môi trường chung quanh mình. Tùy theo áp dụng robot có thể có máy ảnh để nhìn, hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để biết vị trí, bộ cảm biến (sensor) nhiệt độ để biết nhiệt độ và nhiều bộ cảm biến khác.
    •  Bộ óc (CPU): Sau khi có dữ liệu của môi trường chung quanh thì robot phải quyết định sẽ làm gì. Với con người thì đó là công việc của bộ óc. Bộ óc của robot là một hay nhiều máy tính. Máy tính này thường là có khả năng lập trình hay nhận thảo chương (programmable) và cũng có những mệnh lệnh gài sẵn để cho robot biết trong tình trạng nào thì phải làm gì.
    • Hành động: Robot phải có những bộ phận để thi hành những mệnh lệnh từ bộ óc. Thí dụ như phải có chân hay bánh xe để đi và máy phát âm để nói.

    Lịch sử ngành robot học (robotics):

    Trong năm 1927 “người máy” Maschinenmensch gynoid robot dạng người (còn gọi là “Parody”, “Futura”, “Robotrix”, hay “người thủ vai Maria”) là sự mô tả đầu tiên và có lẽ là đáng nhớ nhất của một robot từng xuất hiện trên phim ảnh, được diễn xuất bởi nữ diễn viên Đức Brigitte Helm trong một bộ phim của Fritz Lang Metropolis.

    • Năm 1942, nhà văn chuyên viết về đề tài khoa học viễn tưởng Isaac Asimov đưa ra 3 nguyên tắc của robot.
    • Năm 1948, Norbert Wiener đưa ra các nguyên lý của điều khiển robot học, làm nền tảng cho robot thực tế.
    • 1956 Robot thương mại (Người máy thương mại) đầu tiên, do công ty Unimation được thành lập bởi George Devol và Joseph Engelberger, dựa trên các phát minh của Devol Unimate George Devol.
    • 1961 Robot lắp kỹ nghệ (industrial robot) Unimate đầu tiên George Devol.
    • 1973 Robot kỹ nghệ đầu tiên với 6 bậc bậc do Nhóm Robot Famulus KUKA đầu tiên.
    • 1974 Robot kỹ thuật được điều khiển bởi vi máy tính ban đầu, IRB 6 do công ty ASEA sản xuất, được giao cho một công ty cơ khí nhỏ ở miền nam Thụy Điển. Thiết kế của robot này đã được cấp bằng chế độ sáng chế từ năm 1972, do IRB 6 ABB Robot Group.
    • Năm 1975 Cánh tay hoạt động đa năng lập trình được, sản phẩm của Unimation PUMA Victor Scheinman.

     Robot thay thế con người trong tương lai ở các nhiệm vụ y tế

    Không khó để nhận ra, mối liên kết giữa robot và con người đang ngày một được thắt chặt. Bởi nhu cầu robot thay thế con người trong tương lai ngày một tăng trong khi sự phát triển của công nghệ đã góp phần tăng số lượng những công việc robot có thể thay thế con người. Bước đầu, robot cộng tác tham gia sản xuất để cải thiện sức khỏe, kế đến đảm nhiệm những tác vụ đơn giản và cuối cùng thay thế con người ở các công đoạn nguy hiểm. Đây cũng chính là quá trình thế hệ robot thông minh UR thay đổi phương thức con người làm việc trong tương lai.

    Lịch sử của sự xuất hiện và phát triển

    Tác giả của chính ý tưởng về các thiết bị điều khiển từ xa, không có gì đáng ngạc nhiên, Nikola Tesla. Năm 1899, ông đã trình diễn một tàu được điều khiển do ông thiết kế. Ý tưởng của ông được tiếp tục vào năm 1910 bởi một người Mỹ trẻ tuổi, Charles Kettering, người dự định phát triển một chiếc máy bay sẽ làm việc với một chiếc đồng hồ. Thật không may, có thể nói rằng ông đã thất bại.

              Người ta tin rằng UAV (unmanned Aerial Vehicle) đầu tiên được phát triển ở Anh cho mục đích quân sự vào năm 1933. Đối với điều này, một biplane được khôi phục đã được sử dụng, tuy nhiên, trong ba thiết bị, chỉ có một thiết bị hoàn thành chuyến bay thành công. Trong tương lai, máy dần được cải tiến, có nhiều cách mới để kiểm soát và giám sát các hoạt động của họ. Nghiên cứu và phát triển tiếp tục tích cực trong và sau Thế chiến II. Kết quả thành công ít nhiều có thể được gọi là sự xuất hiện của “V-1” và “V-2” nổi tiếng. Ở Liên Xô, đã được tiến hành phát triển tương tự.

    Ngoài các mục tiêu quân sự thuần túy, UAV còn được sử dụng để huấn luyện các binh sĩ tương lai. Nhưng cuộc chạy đua vũ trang không đứng yên và các cường quốc hàng đầu tiếp tục phát triển vũ khí có thể ngăn chặn kẻ thù. Tại một số thời điểm, Liên Xô thậm chí đã trở thành người dẫn đầu về sản xuất UAV. Nhưng sau đó, Hoa Kỳ đã tiến lên phía trước, bởi vì trong cuộc chiến với Việt Nam, sự mất mát của máy bay là quá lớn – máy bay không người lái đã đến giải cứu.

    Trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ, thành quả triệt hạ kẻ thù của UVA đã được mục đích. Theo tin Bộ Quốc Phòng Mỹ điều hai máy bay không người lái MQ-9 Reaper để thực hiện đòn không kích bằng (hỏa tiển) nhằm tiêu diệt tướng Qassem Soleimani. “Thiếu tướng Qassem Soleimani thiệt mạng cùng nhiều thành viên lực lượng dân quân Iraq sau khi máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper phóng hỏa tiễn vào đoàn xe chở họ rời sân bay quốc tế Baghdad“, New York Times dẫn nguồn tin giấu tên tiết lộ tin như vậy.

    General Atomics MQ-9 Reaper (Military Aerospace Electronics)

    Trên tờ Times của Anh cũng cho biết quân đội Mỹ đã phát triển  hai loại UAV MQ-9 Reaper từ căn cứ không quân al-Udeid ở Qatar, nhưng chỉ sử dụng một máy bay cho đòn không kích chính xác này. Chúng được điều khiển từ căn cứ Creech ở tiểu bang Nevada, Mỹ và phóng hai tên lửa vào đoàn xe của tướng Iran cùng lực lượng hộ tống.

     NATO và Mỹ khám phá xe tăng robot cảm tử của Nga

    Quân đội Nga đã thử nghiệm loại robot cảm tử có thể tiến sát tiêu diệt mục tiêu, robot mang theo thuốc nổ, TNT và thực hiện công tác giao phó, công sự địch. Cuộc chạy đua người máy sát thủ tuy âm thầm nhưng mang tính chất toàn cầu. Nay có đến 50 quốc gia chế tạo, mua bán và sử dụng robot. Mỹ, Nga và Trung Cộng đang cạnh tranh ráo riết trong việc nghiên cứu và phát triển loại vũ khí nguy hiểm này.

    Theo một chuyên gia tình báo hàng đầu của Anh, quân đội Mỹ sẽ có robot trên chiến trường nhiều hơn binh sĩ vào năm 2025 – điều cho thấy, robot chiến đấu đang nhanh chóng trở thành hiện thực trong chiến tranh hiện đại. Trong nhiều năm, giới quân sự các nước đã đưa ra nhiều lý do biện minh sự cần thiết của các robot trên chiến trường. Robot có lợi thế quan trọng là có thể hoạt động trong điều kiện môi trường đặc biệt như thực thi các nhiệm vụ sâu dưới nước và tại các vùng bị nhiễm hóa xạ độc chất, hay rà phá bom mìn… nó giúp giảm thiểu thương vong cho con người. Các nước đang nghiên cứu các robot cho chiến trường ở các môi trường như trên không, trên bộ, hoặc dưới nước, trên biển hoặc trong vũ trụ. Trong thực tế, chúng chính là các máy bay không người lái UAV tiến công (Unmanned Combat Aerial Vehicle, UCAV); các loại robot công binh, chiến đấu, hậu cần và trinh sát, kể cả các xe tăng, xe bọc thép không người lái; các tàu ngầm và trực thăng… không người lái…

              “Sát thủ cảm tử” (suicide assassin) robot thật gọn nhẹ, có thể được điều khiển từ xa. Đây là kiểu drone rất gọn nhẹ, được phóng đi từ một chiếc ống tương tự như một khẩu súng cối, với thời gian chuẩn bị chỉ cần vài phút. Vì chỉ nặng khoảng 2,5 kg, vũ khí tự hành này có thể được chuyển vận dễ dàng trong ba lô của một người lính. Được trang bị hệ thống hướng dẫn GPS và camera riêng, như robot mang tên Switchblade có thể được lập trình để tự động đánh trúng mục tiêu cách xa hàng cây số, và di chuyển xung quanh mục tiêu cho đến khi đúng thời điểm để tấn công. Switchblade còn có tính năng quan trọng khác là bay rất nhanh, với vận tốc khoảng 100 cây số/giờ, tức là nhanh hơn rất nhiều so với máy bay không người lái Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ mà Ukraine đang sử dụng để gây sát thương đáng kể cho quân đội Nga.

    Switchblade (theo European Defence Review)

    Trước Ukraine, chỉ có quân đội Mỹ và Anh sở hữu Switchblade. Chỉ có Anh trong bảng danh mục này, lần đầu tiên xuất hiện 100 đơn vị của loại vũ khí gọi một cách bí hiểm là “hệ thống máy bay không người lái (UAV) chiến thuật”. Trả lời báo Mỹ Politico, dân biểu Mike McCaul, thành viên cao cấp thuộc đảng Cộng Hòa trong Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Mỹ tiết lộ rằng đó là loại máy bay tự hành nhẹ mang tên Switchblade (nghĩa là “dao bấm”), một loại vũ khí hiện đại mà Hoa Kỳ cho đến nay chỉ mới đồng ý bán cho quân đội Anh mà thôi. Một viên chức chính quyền Biden sau đó đã xác nhận tin từ dân biểu McCaul.

    Theo Politico, việc cung cấp loại máy bay không người lái “chiến thuật” hiện đại này cho Ukraine thể hiện một bước mới của Mỹ trong nỗ lực giúp Kiev chống lại cuộc tấn công xâm lược của quân Nga, vì cho đến nay, các phương tiện Mỹ giao cho Ukraine hầu hết là vũ khí chống tăng và phòng không loại “cổ điển”.

    Kết Luận:

    Với khả năng, lợi ích và sự an toàn mà robot cộng tác hiệu quả cho con người, nó mang lại những lợi ích thật sự, có thể nói là robot và con người nay đã trở thành những người bạn đồng hành tốt đẹp và đem lại hiệu quả đáng kinh ngạc trong nhiều công việc cần thiết. Với kỹ thuật mới này nay ngày càng càng được phát triển, sự cộng tác giữa robot và con người còn có thể đạt được nhiều bước tiến mới hơn nữa trong tương lai.

    Tóm lại, việc ứng dụng các giải pháp thông minh giúp robot có khả năng tự xả thân và tự giải quyết vấn đề, tạo nên tiền đề cho phạm vi ứng dụng mà robot không chỉ giới hạn trong các hệ thống vận hành dây chuyền trong kỹ nghệ chế tạo hàng loạt (mass production), mà ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lãnh vực của đời sống như trong kỹ nghệ, trong xí nghiệp, nông nghiệp, đóng tàu, xây cất, y học, an ninh quốc phòng và đặc biệt là trong đời sống dân dụng (private sector households).

    Việt Hải và Khánh Lan.

    California, March 30, 2022

    Nguồn:

    – Guardian, Reuters, CNN, Time

    – Jane’s Defence Weekly, Wikipedia

    – European Defence Review

    – Military Aerospace Electronics

  • Cáo phó - Phân Ưu,  Khánh Lan

    LỄ CẦU NGUYỆN CHO CỤ BÀ NGUYỄN THỊ TỊNH 

    Cụ Bà Ana Nguyễn Thị Tịnh,
    Thân mẫu của NV Nguyễn Văn Liêm. Hưởng thọ 107 tuổi

    Buổi lễ cầu nguyện và tiễn đưa cụ bà Ana Nguyễn Thị Tịnh, thân mẫu của NV Nguyễn Văn Liêm về nơi an nghỉ cuối cùng diễn ra long trọng và cảm động lúc 10:45 sáng tại Trung Tâm Công Giáo thuộc thành phố Santa Ana.

    Từ 10:00 sáng, các giáo dân, tang gia, bạn bè và thân hữu đã có mặt đầy đủ trong khuôn viên của Trung Tâm Công Giáo. Các anh chị em thành viên của Liên Nhóm NVNT & TTG cũng đã có mặt để chia buồn cùng tang quyến (NV Nguyễn Quang, GS Trần Huy Bích, NV Việt Hải, Lệ Hoa, Ông Bà John Tạ & Susan Tạ, Kiều My, Thụy Lan, Lâm Dung, Ngọc Quỳnh, Ái Liên, Khánh Lan và thân Hữu Ngọc Hùng, Thanh Hương).

    Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian

    Từ xa đến gần, những mảnh khăn tang trắng thấp thoáng ẩn hiện khắp nơi, ngoài bãi đậu xe cũng như trong khuôn viên của Trung Tâm Công Giáo. Bên trong khuôn viên, Khánh Lan ghi nhận NV Nguyễn Văn Liêm và phu nhân đang bận rộn chào đón khách đến dự lễ tại cửa chính của nhà thờ. Phía bên trong nhà thờ, những hàng ghế đã kín người ngồi.

    Khoảng 10:45 sáng, những bài thánh ca nhẹ nhàng, êm ái vang lên từ góc bên phải của nhà thờ, bởi ca đoàn của Trung Tâm Công Giáo, mở đầu cho buổi lễ hát tiễn đưa bước chân người con Chúa trở về cùng Ngài, cũng như để an ủi và xoa dịu nỗi đau mất Mẹ của những đứa con của Mẹ còn ở lại trần gian, .

    Trong bài giảng Cha chủ sự nói: Chúa đã đón Cụ Bà Ana Nguyễn Thị Tịnh trở về Trời và ở bên cạnh Ngài. Cụ bà là một cây tốt mà Chúa đã tạo dựng ra, một cây có giống tốt nên đã cho ra những trái tốt đẹp như là anh Nguyễn Văn Liêm, một người đạo đức, khiêm nhường, một con chiên trung thành và tôn kính Thiên Chúa, một giáo dân đã làm nhiều việc công sức cho xứ đạo…

    NV Nguyễn Văn Liêm cám ơn quan khách tham dự Thánh Lễ

    Sau phần nghi lễ, NV Nguyễn Văn Liêm đại diện cho tang gia cám ơn quan khách đã đến dự lễ cầu nguyện cho Cụ Bà Ana Nguyễn Thị Tịnh, bài đọc của ông rất cảm động và đã làm rơi lệ cho những đứa con mồ côi cha mẹ. NV Nguyễn Văn Liêm nói: “19 năm trước, cha tôi đã mất cũng trong khoảng tuổi này, ông đã sống qua ba thế kỷ: Cuối thế kỷ 19, trọn thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 và nay Mẹ tôi ra đi ở tuổi 107, thì tôi còn đòi hỏi gì ở Thiên Chúa nữa. Nhưng có còn gì đau đớn cho bằng khi Mẹ tôi qua đời, mà tôi chẳng được ở gần người, để nghe những lời trăn trối của người lần cuối.”…

    Liên Nhóm NVNT & TTG thành kính phân ưu đến NV Nguyễn Văn Liêm cùng toàn thể tang quyến. Nguyện xin Thiên Chúa toàn năng đón nhận hương linh Cụ Bà Ana Nguyễn Thị Tịnh sớm về hưởng ơn phúc bên Ngài nơi nước Trời.

    Khánh Lan xin mượn câu danh ngôn của Wolfgang Amadeus Mozart để kết thúc bài tường trình hôm nay.

    “Tôi cảm ơn Chúa đã độ lượng ban cho tôi cơ hội để hiểu rằng

    cái chết là chìa khóa mở cánh cửa dẫn tới chân hạnh phúc.”

    (I thank my God for graciously granting me the opportunity of learning that death is the key which unlocks the door to my true happiness.)

    Khánh Lan California, March 2022.

  • Khánh Lan,  Văn Thơ

    TÌM HIỂU VỀ UKRAINA

    Khánh Lan siêu tầm và nghiên cứu dựa theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Ảnh Internet

    Theo dòng lịch sử, đất nước Ukrina đã trải qua nhiều biến cố do thảm họa chiến tranh và tham vọng của con người. Cuộc cách mạng và chiến tranh thế giới thứ I đã tàn phá Ukraina, 1.5 triệu người chết đưa Xô Viết Ukraina  đối mặt với nạn đói năm 1921 và cuộc chiến tranh thế giới thứ II đã để lại với tổng số thiệt hại cho dân số Ukraina được ước tính khoảng 5 tới 8 triệu người. Trong bài viết này, chúng ta chỉ bàn về lãnh vực địa lý, thể chế, nghệ thuật, âm nhạc, thể thao và du lịch của Ukraina.

    Ukraina là một quốc gia giáp với Liên bang Nga về phía đông, giáp với Belarus về phía bắc, giáp với Ba Lan, Slovakia và Hungary về phía tây, giáp với Romania & Moldova về phía tây nam, giáp với Biển Đen và Biển Azov về phía nam. Với diện tích 603,700 km2 và bờ biển rộng 2782 km2, Ukraina là nước lớn thứ 44 trên thế giới sau Cộng hòa Trung Phi và trước Madagascar. Ukraina tuyên bố độc lập ngày 16 tháng 7 năm 1990, có Chủ quyền và tuyên bố lập ra các nguyên tắc tự quyết của nhà nước Ukraina, nền dân chủ, độc lập chính trị, kinh tế và ưu tiên luật pháp Ukraina trong lãnh thổ Ukraina so với luật pháp Liên xô. Ngày 24 tháng 8 năm 1991 nghị viện Ukraina thông qua Luật Độc lập trong đó nghị viện tuyên bố Ukraina là một nhà nước dân chủ độc lập. Một cuộc trưng cầu dân ý và bầu cử tổng thống đầu tiên diễn ra ngày 1 tháng 12 năm 1991, hơn 90% người dân Ukraina thể hiện sự ủng hộ Luật Độc lập và họ bầu chủ tịch nghị viện, Leonid Kravchuk trở thành Tổng thống đầu tiên của đất nước. Tại cuộc gặp gỡ ở Brest, Belarus ngày 8 tháng 12, tiếp sau là cuộc gặp tại Alma Ata ngày 21 các lãnh đạo Belarus, Nga, và Ukraina chính thức giải tán Liên bang Xô viết và lập ra Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS).  

    Chính phủ và Chính trị tại Ukraina là một nước cộng hòa bán tổng thống với các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp riêng biệt. Tổng thống được bầu bởi các cử tri, nhiệm kỳ năm năm. Lập pháp Ukraina gồm nghị viện lưỡng viện 450 ghế, chịu trách nhiệm về việc thành lập nhánh hành pháp và Nội các, do Thủ tướng lãnh đạo. Luật, đạo luật của nghị viện và nội các, nghị định tổng thống và đạo luật của nghị viện Crimea có thể bị Toà án Hiến pháp huỷ bỏ, nếu chúng vi phạm vào Hiến pháp Ukraina. Tòa án Tối cao là cơ quan chính trong hệ thống tòa án của tư pháp. Các hội đồng địa phương và các thị trưởng thành phố được dân chúng bầu ra và thực hiện quyền kiểm soát với ngân sách địa phương. Các lãnh đạo vùng và các cơ quan hành chính quận được tổng thống chỉ định.

    Tháng 5 năm 1992, Ukraina ký Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START) đồng ý trao mọi vũ khí hạt nhân cho Nga và gia nhập Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân như một quốc gia phi hạt nhân. Ukraina phê chuẩn hiệp ước năm 1994, và tới năm 1996 nước này không còn sở hữu vũ khí hạt nhân. Quân đội Ukraina hiện tại lớn thứ hai ở Châu Âu, sau Nga. Sau khi độc lập, Ukraina tuyên bố là một nhà nước trung lập và có sự đối tác quân sự hạn chế với Nga, các quốc gia thành viên Hội đồng, các quốc gia độc lập Khắc và một đối tác của NATO từ năm 1994. Trong những năm 2000, chính phủ nước này nghiêng về phía NATO, một sự hợp tác sâu hơn với liên minh đã được thiết lập theo Kế hoạch Hành động NATO-Ukraina được ký kết năm 2002. Ukrania đã đồng ý trong vấn đề gia nhập NATO phải được giải quyết bằng một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc ở một thời điểm nào đó trong tương lai.

    Kinh tế Ukraina trong thời Xô viết là công nghiệp và nông nghiệp, sự sụp đổ của hệ thống Xô viết, Ukraina chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường, gây rất khó khăn cho hầu hết dân cư và đa số người dân rơi vào tình trạng nghèo khổ. Năm 1991, chính phủ tự do hóa hầu hết giá cả để giải quyết sự thiếu hụt hàng hóa và giúp cho các ngành công nghiệp và nông nghiệp. Đầu thập niên 1990 do chính sách kiểm soát tiền tệ lỏng lẻo đã đẩy Ukraina vào tình trạng lạm phát trầm trọng. Năm 1993, Ukraina giữ kỷ lục thế giới về mức lạm phát trong một năm. Năm 1996 đồng tiền mới hryvnia ra đời ổn định lại giá cả.

    Ukraina chế tạo và xuất cảng loại máy bay Antonov và xe tải KrAZ tới nhiều quốc gia, đa số xuất là sang Liên minh Châu Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập. Từ khi độc lập, Ukraina đã duy trì cơ quan Vũ trụ Quốc gia Ukraina (NSAU) và tham gia tích cực vào việc thám hiểm khoa học vũ trụ và các phi vụ tìm kiếm miền đất hứa. Trong giai đoạn 1991 tới 2007, Ukraina đã phóng sáu vệ tinh và 101 phương tiện phóng do họ tự chế tạo, và tiếp tục thiết kế tàu vũ trụ. Ukraina được công nhận là nước hàng đầu thế giới trong việc chế tạo tên lửa và kỹ thuật liên quan tới tên lửa. Ukraina nhập khẩu hầu hết các nguồn năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên và phụ thuộc ở mức độ lớn vào Nga trong năng lượng.

    Về văn hóa, các phong tục Ukraina bị ảnh hưởng nhiều bởi Thiên chúa giáo. Các vai trò giáo dục trẻ em khá tốt so với tại phương Tây. Văn hóa Ukraina bị ảnh hưởng bởi các nước láng giềng phía đông và phía tây, phản ánh trong các lãnh vực như kiến trúc, âm nhạc và nghệ thuật. Năm 1932, Stalin đã đưa ra chính sách nhà nước chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa tại Liên xô khi ông ban hành nghị định “Về việc Xây dựng các Tổ chức Văn học và Nghệ thuật”. Chính sách này đã kìm chế khả năng sáng tác của các giới cầm bút và nghệ sĩ rất nhiều. Tuy nhiêng, trong thập niên 1980 chính sách glasnost (mở cửa) được đưa ra và các nghệ sĩ cùng nhà văn Liên xô đã được tự do thể hiện mình như họ muốn.

    Ngôn ngữ của Ukraina là tiếng Ukraina và phổ biến rộng rãi ở phía tây và trong các thành phố như Lviv và ở trung Ukraina, tiếng Ukraina và tiếng Nga được sử dụng như nhau trong các thành phố. Tiếng Ukraina là ngôn ngữ chính tại các cộng đồng nông thôn. Tiếng Nga cũng được sử dụng rộng rãi tại phía đông và phía nam Ukraina và phổ biến nhiều hơn ở Kiev và được dùng chủ yếu trong các thành phố nhưng tiếng Ukraina lại được dùng ở các vùng nông thôn.

    Sau khi giành độc lập, chính phủ Ukraina bắt đầu chính sách Ukraina hóa để tăng cường việc sử dụng tiếng Ukraina, không khuyến khích tiếng Nga, cấm hay hạn chế trên truyền thông và phim ảnh. Theo Hiến pháp của Cộng hoà Tự trị Crimea, tiếng Ukraina là ngôn ngữ nhà nước duy nhất của nước cộng hòa mặc dù hiến pháp nước cộng hòa công nhận tiếng Nga là một ngôn ngữ được đa số người dân Ukraina sử đụng trong lĩnh vực đời sống công cộng.

    Thể thao, Ukraina được hưởng lợi nhiều từ chính sách nhấn mạnh trên giáo dục thể chất thời Liên xô. Những chính sách này khiến Ukraina có hàng trăm sân vận động, bể bơi, phòng tập thể dục và nhiều cơ sở thể thao khác. Môn thể thao được ưa chuộng nhất là bóng đá. Giải chuyên nghiệp hàng đầu là Vyscha Liha, cũng được gọi là Ukrainian Premier League. Hai đội có nhiều thành tích nhất tại Vyscha Liha là hai đối thủ FC Dynamo KyivFC Shakhtar Donetsk.

    Nhiều cầu thủ Ukraina cũng đã chơi cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Liên Xô, đáng chú ý nhất là Ihor BelanovOleh Blokhin, người giành giải Quả bóng vàng châu Âu danh giá cho cầu thủ hay nhất năm. Giải thưởng này chỉ được trao cho một người Ukraina sau khi Liên Xô tan rã, đó là Andriy Shevchenko, cựu thủ quân của đội tuyển bóng đá quốc gia Ukraina. Đội tuyển Ukraina lần đầu tiên có mặt tại 2006 FIFA World Cup, và lọt vào tới vòng tứ kết trước khi thua nhà vô địch sau đó, đội tuyển Ý. Người Ukraina cũng ưa thích quyền anh. Vitali KlitschkoVladimir Klitschko đang giữ nhiều chức vô địch quyền anh hạng nặng thế giới. Ukraina lần đầu tiên đồng đăng cai Euro 2012 (cùng với Ba Lan) và cũng là lần đầu tiên được tổ chức tại hai quốc gia thuộc Đông Âu.

    Mùa đông năm 1994, Ukraina tham dự Olympic tại Olympic với năm huy chương vàng cho bốn lần tham gia. Tại Olympic Mùa hè Ukraina đoạt 96 huy chương cho bốn lần tham gia.. Ukraina hiện xếp thứ 35 về số lượng huy chương vàng giành được tại tất cả các kỳ Olympic.

    Tôn giáo, tôn giáo chính tại Ukraina là Chính thống giáo Đông phương, hiện thuộc về ba Giáo hội: Giáo hội Chính thống Ukraina-Tòa Thượng phụ Kiev, Giáo hội Chính thống Ukraina (Tòa Thượng phụ Moskva) cơ quan nhà thờ tự quản thuộc Tòa Thượng phụ Moskva, và Giáo hội Chính thống Độc lập Ukraina. Giáo hội Chính thống giáo Ukraina hợp nhất được Tòa Thượng phụ Constantinopolis công nhận vào tháng 1 năm 2019. Đứng thứ hai về số lượng tín đồ là Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ukraina thuộc Nghi lễ Đông phương, thực hành truyền thống phụng vụ và tinh thần như Chính thống giáo Đông phương, nhưng hiệp thông với Toà thánh Vatican của Giáo hội Công giáo Rôma và công nhận vị trí lãnh đạo của Giáo hoàng như người lãnh đạo Hội Thánh. Ngoài ra, có 863 cộng đồng Công giáo Rôma theo Nghi lễ Latin, và 474 giáo sĩ phục vụ khoảng một triệu tín đồ Công giáo Latin tại Ukraina. Nhóm này chiếm khoảng 2.19% dân số và chủ yếu gồm sắc tộc Ba LanHungary, sống tại các vùng phía tây đất nước.

    Giáo dục  cấp hai bắt buộc tại các trường nhà nước, Ukraina có số tốt nghiệp cấp hai đứng thứ tư châu Âu. Theo hiến pháp Ukraina, giáo dục miễn phí cho mọi công dân. Giáo dục cao hơn miễn phí tại các cơ sở giáo dục nhà nước và vùng được cung cấp trên một cơ sở cạnh tranh. Cũng có một số nhỏ trường học và các cơ sở giáo dục cấp cao của tư nhân. Từ năm 2005, một chương trình học mười một năm đã được thay thế bằng chương trình mười hai năm: giáo dục cấp một là bốn năm (bắt đầu từ khi sáu tuổi), cấp hai là năm năm; giáo dục cấp ba là ba năm. Ở lớp 12, học sinh phải qua một kỳ thi ra trường do Chính phủ tổ chức trước khi được nhận vào trường đại học bốn năm. Hệ thống giáo dục cao học Ukraina gồm các cơ sở giáo dục cao học, khoa họcphương pháp luận thuộc liên bang, địa phương và các cơ sở tự. Tổ chức giáo dục cao học tại Ukraina được xây dựng theo cơ cấu giáo dục cao học của các nước phát triển trên thế giới, như được định nghĩa bởi UNESCOUN.

    Hệ thống giao thông Ukraina phần lớn không được nâng cấp từ thời Xô viết nên cũ kỹ và rất xấu. Vận tải đường sắt tại Ukraina đóng vai trò quan trọng kết nối mọi vùng đô thị, cơ sở hải cảngtrung tâm công nghiệp quan trọng với các quốc gia láng giềng. Nơi có nhiều đường sắt nhất là vùng Donbas của Ukraina. Năm 1994, Ukraina được coi là một trong các quốc gia sử dụng đường sắt cao nhất thế giới. Tổng chiều dài đường sắt tại Ukraina là 22,473 km, trong số đó 9,250 km đã được điện khí hoá.

    Du lịch. Phong cảnh Ukraina gồm các đồng bằng phì nhiêu (thảo nguyên) và cao nguyên bị cắt ngang bởi các con sông như Dnieper (Dnipro), Seversky Donets, Dniester và Southern Buh khi chúng chảy về phía nam vào Biển Đen và Biển Azov. Những ngọn núi trên bán đảo Crimea ở cực nam dọc theo bờ biển Ukraina và những công viên tự nhiên quốc gia như công viên “Podilski Tovtry”, Công viên cảnh quan khu vực Nadsiansky, Công viên tự nhiên quốc gia Synevir, Công viên tự nhiên quốc gia Zacharovany Krai, v.v… Đây là nững khu bảo tồn thiên nhiên gồm nhiều loài thực vật hiếm quý cùng với những thác nước, hồ nước, rừng và hệ động thực vật vô cùng đa dạng. Theo sự xếp hạng của Tổ chức Du lịch Thế giới, Ukraina đứng thứ 8 thế giới về số lượng khách du lịch Bảy kỳ quan của Ukraina là 7 công trình lịch sử và văn hóa được chọn (tháng 7-2007) là di sản thế giới bao gồm thành phố cổ Chersonesus và những khu rừng nguyên sinh ở Carpathians. Một di sản khác là vòng cung Struve tam giác kéo dài từ Hammerfest ở Na Uy tới biển Đen ở Ukraine. Theo UNESCO, “Nó giúp thiết lập kích thước và hình dạng chính xác của hành tinh, đánh dấu bước quan trọng trong sự phát triển của khoa học trái đất và lập bản đồ địa hình“.

    Tu viện Holy Dormition Kyiv-Pechersk Lavra, ảnh Internet

    Ngoài ra, quốc gia này còn sở hữu vô số nhà thờ Chính thống giáo lộng lẫy như Tu viện Holy Dormition Kyiv-Pechersk Lavra (Tu viện động Kiev) là một tu viện Chính thống giáo Ukraine, được thành lập vào năm 1051 bởi một tu sĩ Thánh Anthony Pechersky. Đó là một địa điểm linh thiêng, nơi hơn 120 vị thánh đã yên nghỉ trong một nghìn năm! Các hang động của Kiev-Pechersk Lavra nằm ở độ sâu từ 5 đến 15 mét, xây dựng theo phong cách Baroque của Ukraina, nằm trên ngọn đồi đẹp gần Sông Dnepr. Từ Tháp Chuông bạn có nhìn toàn thể tu viện với mái vòm dát vàng và đôi bờ tuyệt đẹp của dòng sông.

    Nhà thờ Thánh Sophia có từ thế kỷ 11 ở Kiev, Ukraine theo lối kiến trúc của Kyivan Rus và là di sản đầu tiên ở Ukraine được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới cùng với quần thể Tu viện Hang động Kyiv, được thiết kế để cạnh tranh với Hagia Sophia ở Constantinople. Nhà thờ Saint-Sophia của Kyiv tượng trưng cho “Constantinople mới”, thủ đô của công quốc Kyiv theo Cơ đốc giáo. Constantinople mới được thành lập vào thế kỷ 11 trong một khu vực được truyền bá phúc âm hóa sau lễ rửa tội của St Vladimir vào năm 988. Tâm linh và ảnh hưởng trí tuệ của Kyiv-Pechersk Lavra đã góp phần vào việc truyền bá tư tưởng Chính thống giáo và đức tin Chính thống giáo trong thế giới Nga từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19.

    Nhà thờ Saint Sophia, ảnh Internet, ảnh Internet

    Ngoài ra, Ukraina còn rất nhiều thắng cảng đẹp như Deribasovskaya Street, Lviv City Hall, Lychakiv Cemetery, Rynok Square, Rodina Math (Motherland), Lviv National Opera, Secrets of Undrground Odessa Museum, Andreyevskiy Spusk, v.v… Chỉ tiếc rằng một số di tích lịch sử và phong cảnh đã bị tàn phá bởi cuộc tấn công của Nga vào Ukraina trong tháng ba vừa qua.

    Nhà hát Odessa National Academic Opera and Ballet được thiết kế bởi hai kiến ​​trúc sư người Vienna Ferdinand Fellner và Herman Helmer, khai trương ngày 1 tháng 10 năm 1887. Nhà hát Odessa có dàn âm thanh độc đáo trong hội trường dành cho 1.507 chỗ ngồi. Trong giai đoạn từ 1996-2007 nhà hát được trùng tu và tái khai trương ngày 22 tháng 9 năm 2007.

    Nhà hát Odessa National Academic Opera and Ballet, ảnh Internet

    Opera của Odessa là nơi mà nhà soạn nhạc vĩ đại người Nga PI Tchaikovsky từng chỉ huy cũng như Sergey Rakhmaninov, Pablo Sarasate, Fedor Shalyapin, Anna Pavlova và Isedora Duncan từng biểu diễn. Các vở kịch opera hoặc vũ điệu ballet như “Giselle”, “Sleeping Beauty ”,“ The Nutcracker ”,“ La Traviata ”,“ Don Quixote ”,“ Humpbacked Horse ”và“ Carmen Suite ” cũng được diễn ra tại đây.

    Ảnh Internet

    Múa Ukraina là các điệu múa dân gian truyền thống của người Ukraina với tư cách là một nhóm dân tộc. Nghệ thuật của điệu này đã thấm nhuần vào văn hóa qua hình thức múa truyền thống thuần túy của người Ukraine và vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay. Múa dân gian là điệu múa được thực hiện trong những ngày vui như đám cưới hoặc lễ hội, với các động tác, nhịp điệu, trang phục đặc trưng, ​​v.v. Múa Ukraina là một điệu múa sân khấu dân gian, được dàn dựng bởi một biên đạo múa trong một tập thể chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư để biểu diễn trên sân khấu, có thể là tiếng Ukraina. Các thể loại múa chính của múa dân gian Ukraine là múa tròn, là một trong những loại nghệ thuật múa dân gian lâu đời nhất. Việc biểu diễn gắn liền với các nghi thức bao gồm metelitsa, hopak, kozachok, hutsulka, kolomyika, square khiêu vũ và polka.

    Vũ điệu truyền thống dân gian của người Ukraina, ảnh Internet

    Dàn nhạc Ukraina trinh tấu Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa, hẳn chúng ta vẫn chưa quên khoảng hơn 10 năm trước khi một dàn nhạc người Ukraine đã trình tấu bản quốc ca Việt Nam Cộng Hòa do Nhạc Sĩ Lê Văn Khoa, (người đã có nhiều gắn bó với các nhạc sĩ Ukraine), đã đứng ra chỉ huy dàn nhạc và đưa đến sự thành công vượt bực

    Ảnh Internet

    Old town Old Kyiv hoặc Old Kiev là một khu phố lịch sử của Kyiv, nằm ở phần cực đông của Shevchenko Raion. Old Kyiv trong lịch sử đại diện cho thành phố Yaroslav the Wise trước khi nó có lẽ đã bị phá hủy bởi cuộc xâm lược của người Mông Cổ của Batu Khan vào năm 1240. Bắt nguồn từ Đồi Kyiv Cổ, thành phố Yaroslav bao gồm các tu viện nổi tiếng là đẹp như tu viện Sophia, tu viện Saint George và Saint Irina, Tu viện Saint Michael’s Golden Dome và Kopyrev End.

    Gần đây, cuộc tấn công của Nga vào Ukraina cuối tháng 2, 2022 đã phá hủy rất nhiều những công trình văn hóa nghệ thuật của Ukraina. Đó là một điều đáng tiếc và đáng buồn. Càng nghiên cứu về lịch sử của người Ukraina, Khánh Lan cảm thấy rất gần với đất nước và dân tộc Ukraina. Phải chăng nỗi thương cảm cho dân tộc Ukraina bởi họ cũng đã chịu nhiều thảm họa do chiến tranh gây ra như đất nước và dân tộc Việt Nam. Khánh Lan xin dùng câu danh ngôn của Ralph Waldo Emerson để kết thúc bài viết này.

    Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh.

    Khánh Lan

    California, March 2022

  • Khánh Lan,  Văn Thơ,  Việt Hải

    TÁC PHẨM CỦA KHÁNH LAN: Ngõ Vào Văn Học và Triết Học

    Nhà văn Khánh Lan, người thứ 2 từ bên phải, lễ tốt nghiệp Cao học tâm lý xã hội
     (socio-psychology), California State University, Fullerton, CA, 2002.

    Phân tâm học được định nghĩa là một ngành gồm các học thuyết và kỹ thuật trị liệu tâm lý có nguồn gốc từ những công trình nghiên cứu theo học thuyết của Sigmund Freud. Vì vậy Phân tâm học cũng là một học thuyết nghiên cứu về thế giới nội tâm của con người, nhằm tìm ra lời giải thích cho những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan xuyên qua hành vi của con người, trên căn bản đó, ta có thể tìm ra những giải pháp để điều chỉnh những hành vi của con người mà biểu hiện của hành vi đó là những hoạt động gây ảnh hưởng đến những giá trị của hành vi đạo đức trong xã hội. Phân tâm học ra đời từ giai đoạn cuối của thế kỷ XX cho đến nay đã được ứng dụng trong nhiều ngành khoa học nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra cho cuộc sống xã hội. Cho nên cần phải tiếp tục nghiên cứu để phát triển học thuyết này để ứng dụng nó trong cuộc sống giúp giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Tác phẩm này của ngòi bút Khánh Lan ghi tựa “Phân Tâm học và Đời sống“. Như đã nói học thuyết này nghiên cứu về thế giới nội tâm của con người, cho nên tác giả trình bày những tác động của nó liên đới trong các phạm vi như y hoc, tư pháp, cũng như lãnh vực văn học, nghệ thuật và điện ảnh.

               Mô thức phân tích tâm lý của tác giả Khánh Lan rất chuyên môn, tinh tế qua các phạm vi trên đa phần do kiến thức văn hoá và kinh nghiệm nghề nghiệp của tác giả. Vấn đề nêu ra trong tác phẩm ở đây là bối cảnh phân tích trước một sự kiện ví dụ như y học, hoặc văn học hay nghệ thuật, qua bối cảnh phân tích tâm lý bệnh nhân hay tâm lý nhân vật phải chỉnh chu, hợp lý lẽ, ngay cả khi ví dụ hiện tượng dồi dào của văn học nghệ thuật phân tích dành cho nghiên cứu các văn nghệ sĩ đến một lúc nào đó có thể sẽ đem lại sự thay đổi cho kết quả đúng đắn.

               Tác giả sáng tác văn phẩm biên khảo giữa hai phạm vi rộng, như tác phẩm của Khánh Lan kể chuyện về Văn học sở thích yêu văn và Triết học sở trường nghề cũ. Câu hỏi được nêu ra là văn học và triết học có liên quan mật thiết hoặc có sự liên hệ hỗ tương? Nếu chúng ta giải thích theo nền tảng văn hóa học thuật thì triết học thường được tách ra khỏi văn học khi ta so sánh. Tôi nghĩ rằng giới triết gia coi văn học như một dạng nghệ thuật văn chương chứ không như chiều sâu lý luận của bên tríết học. Theo tôi, giới văn học và triết học có sự kình chống, kỳ thị nhau, điển hình như trường hợp của Nietzsche, ông luôn luôn bị hoài nghi bởi các triết gia cổ điển, họ cho rằng Nietzsche không phải là một triết gia “hợp thời” hay ngồi “chung chiếu” bởi Nietzsche đã không sử dụng phương pháp lý luận theo khuynh hướng phổ thông truyền thống của triết học. Các triết gia cổ điển phê phán lối hành văn của Nietzsche là hệ phái trọng ngôn ngữ của văn chương, không phải của bên triết học. 

    Ngược lại, giới văn chương cũng không chấp nhận những tác phẩm của Nietzsche mang giá trị về văn chương bởi ông thiên nặng về lý luận triết lý. Tuy nhiên, đối với những người nghiên cứu văn học càng về sau, văn triết thường hòa hợp nhau, ví dụ như tiểu thuyết Middlemarch của George Eliot, Moby-Dick. của Herman Melville, Death in Venice của Thomas Mann, The Black Prince của Iris Murdoch, Infinite Jest của David Foster Wallace, Les Jeux Sont Faits của Jean-Paul Sartre, Le Deuxième Sexe của Simone de Beauvoir… những văn bản văn học hay tác phẩm văn chương vốn là phương tiện quảng bá quan trọng. Xét văn bản về bối cảnh lịch sử, xã hội, nguồn gốc xuất thân của tác giả, v.v… Văn học cho phép nhiều phương thức diễn đạt độc đáo, những thứ như người kể chuyện thiên vị, ví dụ chẳng hạn như tác phẩm Lolita của văn hào Nga Vladimir Nabokov, người dùng ngòi viết hiện thực. tâm lý học, tức xen lẫn với nét triết tính, tươmg tự như những danh tác của anh em Karamazov, tiểu thuyết nổi danh Anna Karenina, v.v… Sự trưởng thành trong phản ứng với xung đột như trong tác phẩm của Hermann Hesse như Demian thì có người cho đây là sách triết tính, kẻ xếp nó là dạng tiểu thuyết văn học.

    Tôi suy nghĩ về người bạn văn này chọn đi giữa 2 lằn đạn như Nietzsche, Khánh Lan viết xong 4 quyển văn học. Nay cô đã hoàn tất tác phẩm thứ 5 là “Phân tâm học và đời sống“. Phạm vi psychoanalysis vốn là một phần trong đề mục bậc cao học bên ngành Socio-Psychology của cô. Khánh Lan cho biết sau khi xong tác phẩm thứ 5 này về champ freudien, Khánh Lan có thể nghiên cứu về những lãnh vực khác như Tam giáo đồng nguyên mà cô rất mong muốn tìm hiểu và học hỏi, hay sẽ hoàn tất sách kế về Siêu hình học và Triết hiện sinh. Đây là những chủ đề triết học rất hay khi thi sĩ Cung Trầm Tưởng khích lệ cô viết, nét tinh hoa giữa hai lãnh vực triết phổ thông liên quan đến tư duy văn học nghệ thuật trong nếp sống xã hội nhân sinh.

    Chúc mừng Khánh Lan.

    Việt Hải.
    California, March 2021
  • Khánh Lan,  Văn Thơ,  Việt Hải

    Phong Thuỷ, Ngũ Hành và Kinh Dịch: Ứng dụng trong đời sống.

    Ba yếu tố trong đời sống tâm linh hay thực tiễn dù ích lợi cho việc kinh doanh thì it nhiều liên quan dến chúng ta. Hãy xét về Phong Thuỷ, Ngũ Hành và Kinh Dịch: Những ứng dụng của mỗi lý thuyết ra sao trong đời sống. Trước hết hãy xét về lý thuyết Phong Thủy.

    1.  Phong Thủy là gì?

    Phong Thủy định nghĩa theo cách thức phổ thông là một bộ môn khoa học hay văn hóa thuộc bên Đông phương. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng Phong Thủy bắt nguồn từ người Việt cổ đã tạo ra. Còn người Hoa bảo rằng của họ. Nhưng bài viết này sẽ không lạm bàn về sự chính xác nguồn gốc Phong Thủy xuất phát từ đâu mà có. Sự ứng dụng của Phong Thủy trong đời sống thì thuật ngữ Phong Thủy đã ngày càng phổ biến trong đời sống và Phong Thủy (chữ Hán:風水) là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống họa phúc của con người. Theo đó, Phong có nghĩa là “gió”, là hiện tượng không khí chuyển động và Thủy có nghĩa là “nước”, là dòng nước, tượng trưng cho địa thế.

    Do vậy “Phong Thủy” là sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm vị trí nhà ở, thôn xóm, phường xã, quận huyện, thành phố và quốc gia hoặc mồ mã, hướng gió, dòng nước, hướng nắng (vị trí địa lý), nền văn hóa, địa hình, tư duy cùng với sự phát triển của giao thông, con người và thị hiếu…rất nhiều yếu tố để cấu thành Phong Thủy. Tùy nhu cầu xử dụng mà bạn có thể kết hợp nhiều yếu tố cần thiết để tạo ra địa thế Phong Thủy tốt nhất có thể có được.

    Về vai trò của PhongThủy thì nó được xem như là yếu tố đóng vai trò quan trọng tới sự phồn vinh, hưng thịnh, hạnh phúc, tiền tài trong đời sống, mà cả trong chuyện tình cảm và làm ăn thương mại nữa. Thế nên Phong Thủy đóng vai trò quan trọng nhưng nó chỉ có tác dụng hỗ trợ để cải biến chứ không thể nào làm thay đổi hẳn hoàn toàn vận mạng của con người. Nó là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mà thôi. Nếu Phong Thủy tốt sẽ giúp chúng ta gia tăng sự thành công và may mắn khi vào vận hạn tốt và giảm thiểu được tai hoạ khi vào vận hạn xấu. Hãy ghi nhận là điều thành công của mỗi người là do sự kết hợp của 3 yếu tố chủ chốt: thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Trong đó, bản thân mỗi người có thể thay đổi được do 2 sự kiện là: địa lợi và nhân hòa.  Địa lợi chính là căn bản của Phong Thủy và nhân hòa chính là bản thân chúng ta. Như vậy thì sự may mắn tạo ra chung cuộc thành công cho bản thân mà không chỉ là “định mệnh” do trời cao sắp đặt sẵn.

    Ứng dụng của Phong Thủy vào đất đai hay nhà đất, ví dụ như Phong Thủy nhà ở được chia thành nhiều phần gồm Phong Thủy phòng ngủ, phong thủy phòng khách, phong thủy phòng thờ, phong thủy phòng bếp, v.v…. Phong Thủy được ứng dụng rất nhiều trong lãnh vực xây cất, nhất là trong việc xây dựng nhà cửa. Việc xem chọn hướng, ngày khởi công, vị trí cửa, vị trí nhà bếp, nhà vệ sinh, số bậc cầu thang… sao cho hợp với vận mạng gia chủ là việc hệ trọng và cần thiết. Một ngôi nhà hợp Phong Thuỷ với tuổi tác sẽ giúp gia chủ và những thành viên trong gia đình được sống hạnh phúc và khỏe mạnh cũng như có nhiều công danh và tài lộc đến với gia chủ.

    Phong Thủy sắp xếp nội thất trong nhà, hay Phong Thủy văn phòng cũng quan trọng không kém. Nó cho gia chủ gia đình hay chủ nhân cơ sở thàng công, hưng thịnh, hay hạnh phúc, yên bình.

    1. Ngũ Hành và Phong Thuỷ
    • Ngũ hành là gì?

    Là sự vận động không ngừng của thiên nhiên vũ trụ ảnh hưởng con người đến những nhận thức sơ khai trong việc diễn giải quá trình phát sinh của vũ trụ và đã cấu tạo ra lý thuyết âm dương ngũ hành. Dựa theo sự vận hành của vũ trụ thế gian, nguyên lý Ngũ Hành đã đưa ra một giải pháp có hệ thống, mang tính dự báo về cách thức khí vận động thông qua những thay đổi mang tính chu trình của âm và dương. Như Vậy Ngũ Hành được hiểu như sau:

    Theo nghĩa đen: “Ngũ Hành” là 5 hành tố gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đây là những nguyên tố chính tồn tại trong vạn vật. Còn xét theo triết học của các sách Trung Hoa cổ đại, ngũ hành là lý thuyết triết vật thể lâu năm của nhân loại, nó đã tồn tại độc lập với ý thức của con người. Vì vậy cho nên lý thuyết Ngũ Hành theo thuyết duy vật cổ đại có 5 vật chất tạo nên thế giới, có sự tương sinh, tương khắc với nhau bao gồm:

    Nước (hành Thủy), Đất (hành Thổ), Lửa (hành Hỏa), Cây cối (hành Mộc), Kim loại (hành Kim).

    • Âm dương NHành Tương sinh và Tương khc.

    Ngũ hành sinh khắc là thuyết Ngũ Hành bao gồm 2 phương diện: hỗ tương nhau là tương sinh và chống lại nhau là tương khắc. Trên căn bản sinh và khắc lại thêm hiện tượng chế hóa, tương thừa, tương vũ. Tương sinh, tương khắc, chế hóa, tương thừa, tương vũ biểu thị mọi sự biến hóa phức tạp của sự vật. 

    1. Ngũ Hành tương sinh như Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ. Luật tuần hoàn tiếp tục tiếp diễn nối tiếp, 5 nhân tố trên luôn thúc đẩy nhau phát triển không ngừng, nên khi xét về tương quan về tương sinh, cái sinh ra nó và cái được sinh ra là mối liên hệ mẫu từ. Ví dụ như kim sinh thủy ắt kim là mẹ của thủy, thủy sinh mộc tức mộc là con của thủy.
    2. Ngũ Hành tương khắc là mối liên hệ nay chúng lại mang ý nghĩa biểu hiện chống chọi, áp chế nhau. Về luật tương khắc: mộc khắc thổ, thổ lại khắc thuỷ, thủy lại khắc hoả, hoả lại khắc kim và kim khắc mộc. Cứ như trên 5 thành tố này lại tiếp diễn áp chế nhau. Theo nhận xét thì tương khắc có vai trò duy trì sự cân bằng những cái gì thái quá cũng không tốt, nếu tương khắc thái quá xung khắc nhau.

    Phong Thủy được áp dụng nhằm mang lại sự thuận lợi cho các dòng dưỡng khí. Thế nhưng trong cuộc sống hiện đại bây giờ, ứng dụng của Phong Thủy sẽ khác hơn ngày xưa một chút. Bởi nhà cửa, cảnh quan và kiến trúc đều đã có sẵn, chúng ta chỉ cần cải tạo, thay đổi môi trường sống, cũng như môi trường làm việc mà thôi.

    Khi hai nơi quan trọng nhất là nhà ở và nơi làm việc đã được sắp xếp hài hòa thì gia chủ sẽ hạnh phúc, khỏe mạnh, thịnh vượng, thuận lợi hơn. Phong Thủy khắc họa rõ nét điều này thông qua khái niệm khí: Tất cả mọi vật thể xung quanh ta đều có sức ảnh hưởng đến sự luân chuyển và mức độ khí trong không gian. Phong Thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự. Không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng. Cát ắt là Phong Thủy hợp, hung ắt là Phong Thủy không hợp.Thuật Phong Thủy không những giúp cho ta cách bài trí, chọn màu sắc và kiểu dáng để hỗ trợ cho chúng ta trong cuộc sống.

    Tổng quát như trên đây là những chia sẻ về Phong Thủy là gì, cũng như các khái niệm liên quan đến phong thủy và ứng dụng của Phong Thủy trong đời sống. Nên Phong Thủy tốt và cần thiết vì có sự hài hòa âm dương, ngũ hành. Ngoài ra, thuyết âm dương, Ngũ Hành còn được ứng dụng trong Đông y. Đông y quan niệm rằng, khi con người được sự cân bằng âm dương, Ngũ Hành điều hòa sẽ giúp cho sức khỏe dồi dào, tâm sinh lý ổn định. Phong Thủy tương đồng với khoa học hiện đại Tây phương và chúng ta hãy nhìn nhận nó dưới góc độ khoa học. Ví dụ: Trong phạm vi Phong Thủy thường đặt thủy trước công trình (Minh Đường tụ thuỷ) thì với kiến trúc hiện đại việc đặt hồ nước xen lẫn công trình cũng là điều được khuyến khích, bởi ngoài việc tạo điểm nhấn sinh động, giúp tăng không gian, tăng độ bề thế cho công trình nước còn cung cấp thêm các ion âm có lợi cho sức khoẻ, đồng thời những khu vực nào có hồ nước sẽ giúp điều tiết được khí hậu.

    Mọi vật trên trái đất đều bắt nguồn khí âm dương ngay cả trong con người và vũ trụ. Và sự tác động đến vũ trụ sẽ ảnh hưởng đến con người. Nên khi nắm rõ được quy luật vận hành, rồi làm các động tác để tác động đến nguồn khí âm dương của vũ trụ kích thích lên con người thì sẽ mang lại những điều cát lợi. Nên ý nghĩa của Phong Thủy trong đời sống rất là đa dạng phong phú. Có thể cải tiến hay phát triển đô thị, xây cất phố xá.

    1.  Phong Thuỷ và Kinh Dịch:

    Xét về lý thuyết Kinh Dịch, nguồn gốc của Phong Thủy.

    • Kinh Dịch là gì? Cùng sự kiện ứng dụng của Kinh Dịch trong Phong Thủy. Khi nhắc đến Kinh Dịch có rất nhiều định nghĩa, có người bỏ ra cả đời nghiên cứu vẫn chưa xác định khái niệm cụ thể hay ý nghĩa thâm sâu của nó. Nói về nguồn gốc theo truyền thuyết kinh dịch bắt đầu ra đời từ vua Phục Hy (ông là một trong ba Tam Hoàng thời thượng cổ Trung Hoa). Khi xa xưa ấy sông Hoàng Hà có một con long mã hiện hình, trên lưng nó in hình những đám xoáy mây đen trắng và có số lượng từ một đến chín. Quan sát những đám xoáy đó, vua Phục Hy chợt hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ và đem lẽ đó vạch ra thành nét vẻ cho Kinh Dịch.

    Ý nghĩa của Kinh Dịch tựa giống như một thuyết giúp diễn giải và khai mở mật mã vũ trụ, liên quan đến Ngũ Hành, Phong Thủy, đến đời sống hạnh phúc và nhân sinh. Bên cạnh đó, ý nghĩa của nó không ngoài các điều chính yếu có tương quan liên hệ sự thể là dù mọi sự vật trên thế giới có phức tạp, huyền bí thế nào đi nữa, một khi trí tuệ nhân loại đạt đến được, thì có thể chuyển đổi chúng thành vấn đề mà mọi người dễ cho lý do giải thích và có thể giải quyết được. Đó là yếu tố Biên dịch trong thuyết Kinh Dịch.

    Còn yếu tố Biến dịch là chỉ ra rằng mọi sự vật trên thế giới mỗi phút mỗi giờ đều đang biến hóa, phát triển, không có vật gì là bất biến. Nếu rời xa sự biến hóa này, vũ trụ vạn vật khó mà hình thành được. Và yếu tố Bất dịch là cho thấy rằng dưới tiền đề vạn vật trong vũ trụ đều biến đổi, vẫn còn có thứ duy nhất bất biến tồn tại, mà không thay đổi theo không gian và thời gian. Do đó chính là quy luật. Ngoài ra, mọi người có thể hiểu đơn giản là vì biến dịch cho nên có sự sống; Vì bất dịch cho nên có trật tự cuộc sống; Vì giản dịch cho nên con người có thể quy tụ mọi biến động sai biệt thành quy luật để hình thành tổ chức đời sống xã hội.

                Các thành phần chính trong Kinh Dịch gồm Lưỡng Nghi: chính là Âm Dương, đây là khởi nguồn tạo nên Kinh dịch. Trong đó, Dương được tượng trưng bằng vạch một nét liền (tức là vạch lẻ, kí hiệu ‘─’). Âm thì được tượng trưng bằng một nét đứt (tức là vạch chẵn, ký hiệu ‘- -’). Nó còn có Tứ tượng là Tượng là dùng hai Nghi chồng lên nhau và đảo chỗ, vì thế được Tứ Tượng. Tứ tượng bao gồm thái dương, thiếu dương, thái âm và thiếu âm. Và có Bát quái (hay còn gọi là quẻ đơn) là 8 hình thái khác nhau, được hình thành từ việc chồng thêm một vạch lên mỗi Tứ tượng, tạo ra 8 cái ba vạch lần lượt là Càn, đoài, ly, chấn, tốn, khảm, cấn, khôn. Cùng Quẻ kép (còn gọi là Trùng quái) là đem những quẻ đơn chồng lên nhau, tạo ra 64 hình thái khác nhau, đó là 64 quẻ.

    • Vai trò của Kinh Dịch

    Giúp luận đoán nhân sinh, Kinh Dịch dựa vào nghiên cứu quy luật giữa thiên địa nhân giúp ta luận đoán hiện tại, dự đoán tương lai con người, đồng thời giúp ta tìm ra phương pháp kết hợp hài hòa giữa con người cùng thiên nhiên. Ngoài ra, với hệ thống tri thức vĩ đại, Kinh Dịch hỗ trợ rất lớn trong việc giải thích các lãnh vực như văn hóa đạo giáo, nho giáo, đông y, văn tự, số thuật, quân sự, triết học…

    1.  Giúp luận đoán thời vận hung cát, dựa vào quy luật của trời đất, dịch lý và 64 quẻ kép giúp ta dự đoán thời vận hung hay cát, từ đó dựa vào kết quả để hành sự.

    2.  Giúp cho những ứng dụng của Kinh Dịch trong phong thủy số, bởi vì phong thủy số là những con số được kết hợp với những thuật toán (thần số học, kinh dịch, du niên, ngũ hành, âm dương) sao cho luận lý mạch lạc, logic hẳn nhiên, hài hòa theo quy luật của trời đất , từ đó tạo nên một ý nghĩa hợp lý lẽ.

    Vì Kinh Dịch là phạm trù rộng lớn và thông dụng như vậy, nên con người dùng nó dưới các dạng thức hoạt động và sự sống của vũ trụ, thời gian và không gian để nghiên cứu và tính toán sự giãn nở của hệ ngân hà trong vũ tru bao la. Để có thể mô phỏng thì nó phải có lý thuyết tính toán, vì thế trong Kinh Dịch có một phần coi như “toán học”, hay chính xác hơn đó là “toán học vũ trụ” (cosmic mathematics), một phương thức tính toán hoàn hảo có thể tính hết mọi thứ từ quá khứ đến tương lai. Về phương diện nhỏ thì có thể tính được số mệnh một người, lớn thì có thể thấy được vận mệnh của một quốc gia từ vài chục cho đến hàng ngàn năm sau. Biểu hiện đơn giản nhất của nó chỉ có 64 quẻ, nhưng lại bao hàm từ sinh mạng của con người, vạn vật cho đến cả thiên thể vũ trụ. Xét cho cùng Kinh Dịch chính là bộ môn văn hoá nhân văn, và Kinh Dịch là tinh hoa của nhân loại.

    Nói chung, những ứng dụng trong đời sống của 3 lý thuyết Phong Thuỷ, Ngũ Hành Kinh Dịch là những môn học hay những tinh hoa của nhân loại, những khía cạnh dẫn dắt, giúp ích xã hội con người, dù nhân sinh hay dân sinh hầu mở mang đô thị, kiến thiết quốc gia, cho đến nếp sống cá nhân con người như nhà cửa, kinh doanh, tình yêu, và ý muốn riêng tư. Những lý thuyết Phong Thuỷ, Ngũ Hành và Kinh Dịch là những phạm trù văn hóa vốn cần thiết cho cuộc sống con người. Thực vậy.

    Việt Hải & Khánh Lan

    California, March 2022.

  • Cáo phó - Phân Ưu,  Khánh Lan,  Tin tức

    ĐÔI LỜI CẢM TẠ

    Mạnh Bổng & Khánh Lan chân thành cám ơn Quý Thầy Cô, Qúy Văn Thi Sĩ, Các Anh Chị em và thân hữu đã gởi lời chia buồn đến tang gia của chúng tôi trong những ngày qua. Tang gia chúng tôi xin ghi nhớ mãi những lời chia sẻ thân tình ấy trong tâm khảm. Mạnh Bổng & Khánh Lan cũng xin cám ơn NV Việt Hải đã bỏ nhiều thời gian để đăng tải tin buồn và phân ưu trên facebook và các website. Đặc biệt cám ơn GS Phạm Thái đã thiết kế những poster cáo phó và phân ưu thật đẹp cho cố TS Việt Cường Lưu Tấn Lâm, thân phụ của Mạnh Bổng & Khánh Lan.

    NT VIỆT CƯỜNG LƯU TẤN LÂM (1930-2022)

    Mạnh Bổng & Khánh Lan vô cùng cảm động và ghi nhận sự hiện diện của GS Dương Ngọc Sum, Nữ Sĩ Dương Hồng Anh, NV Nguyễn Quang và các anh chị em trong Liên Nhóm NVNT & TTG: Thanh Châu & Hoài Anh, Tuyết Nga, Thanh Hương, Thụy Lan, Hùng Ngọc, Ngọc Quỳnh, John Tạ, Minh Nguyễn, Henry Lương. Các anh chị cựu sinh viên của trường Đại Học Kinh Thương Minh Đức, Saigon: Các anh Nguyễn văn Viễn, Ninh Anh Nguyễn; Các chị: Tố Đoan Ngọc Phượng, Hoa Vinh. Các anh em & bạn hữu: Bá Thu & Ánh Tuyết, Hạnh Nguyễn, Vee Hương, Tú Anh, Mỹ Hạnh, Gia Quang, Rũng Trương & Ngoan Nguyễn, Tam Quang, Minh Tuấn & Ngọc Phượng, Chiêu & Ngọc, Thanh Toàn, Thành (con trai NS Dương Hồng Anh) trong ngày Lễ Cầu Siêu tại Chùa Phổ Đà. Đặc biệt cám ơn đến Cô Kiều Mỹ Duyên đã thông tin cáo phó trong chương trình Ana Real Estate của Cô trên đài Little Saigon TV.

    Trong lúc tang gia bối rối, nếu chúng tôi có điều gì sơ xuất xin Quý Thầy Cô, Quý Văn Thi Sĩ, Các Anh Chị Em và Thân Hữu thông cảm và bỏ qua cho gia đình chúng tôi.

    Mạnh Bổng & Khánh Lan cùng tang gia kính chào.

    LƯU MẠNH BỔNG
    Tang Gia: Anthony, Alex, Thanh Lan, Stephen Chong, Thiên Kim, Khánh Lan,
    Tú Anh, Vee Hương, Mạnh Bổng, Tam Quang, Ngoan Nguyễn, Chiêu Lưu, Ngọc.

    LIÊN NHÓM NHÂN VĂN NGHỆ THUẬT & TIẾNG THỜI GIAN

    Mạnh Bổng, Khánh Lan, Thanh Châu, Hoài Anh.
    John Tạ, Khánh Lan, Ánh Tuyết, Bá Thu.
    Hùng Ngọc, Tuyết Nga, Khánh Lan, GS Dương Ngọc Sum
    Hạnh Nguyễn, Khánh Lan, GS Dương Ngọc Sum,
    NS Dương Hồng Anh, NV Nguyễn Quang
    Từ trái sang phải: NV Nguyễn Quang, Ngọc Quỳnh, John Tạ, GS Dương Ngọc Sum, Thanh Hương, Khánh Lan, Henry Lương, Minh Nguyễn, Hùng Ngọc.

    CỰU SINH VIÊN KINH THƯƠNG MINH ĐỨC, SAIGON

    Từ trái sang phải: Nguyễn Văn Viễn (K5), Tố Đoan (K2), (K4) Ngọc Phượng, Hoa Vinh, An Ninh.

    GIA ĐÌNH

    Từ trái sang phải: Gia Quang, Thanh Toàn, Ngoan Nguyễn, Rũng Trương,
     Stephen Chong, Thiên Kim, Mỹ Hạnh, Minh Tuấn, Ngọc Phượng.
  • Cáo phó - Phân Ưu,  Khánh Lan,  Tin tức,  Việt Hải

    VĨNH BIỆT NHÀ THƠ VIỆT CƯỜNG LƯU TẤN LÂM

    NHÀ THƠ VIỆT CƯỜNG LƯU TẤN LÂM (1930-2022)

    Vài hàng về nhà thơ Việt Cường-Lưu Tấn Lâm.

    Thi nhân Lưu Tấn Lâm lấy bút hiệu là Việt Cường, ông sinh năm 1930 tại làng Hương Cát, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, Việt Nam. Ông sáng tác thơ từ thuở lên 10 và gồm nhiều thể loại thơ khác nhau như thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú, thơ tự do và Đường thi. Năm 1954, ông cùng vợ và các con di cư vào Nam, an cư lập nghiệp tại phố Hòa Hưng, Sài Gòn. Năm 1992, ông sang đoàn tụ tại miền Nam California và sống cùng với vợ chồng người con trai lớn là Lưu Mạnh Bổng.

    Ông là em trai út trong gia đình có năm chị em, với bốn người chị lớn. Mẹ ông mất sớm từ khi ông mới bốn tháng tuổi và vợ ông mất năm bà 49 tuổi khi ông ở tuổi 53. Chính vì vậy mà trong thơ của ông luôn phần nào phảng phất sự mất mát và hình bóng của người mẹ với sự khao khát tình mẫu tử và nỗi lòng thương tiếc người vợ hồng nhan bạc phận… Thi nhân có 8 người con và 22 đứa cháu nội & ngoại.

    Ngày 26 tháng 01, 2022, thi nhân qua đời trong giấc ngủ an bình lúc 1:50 chiều trên tay người con trai trưởng Mạnh Bổng và sự hiện diện của con dâu Khánh Lan, khiến người viết chạnh nhớ đến một bài thơ ông sáng tác năm 1988 với tựa đề “CHẾT” trích trong Tuyển tập 30 Nhà thơ Việt Nam, do Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian ấn hành được cho là bài thơ định mệnh của Nhà thơ Việt Cường-Lưu Tấn Lâm.

    CHẾT

    Xuôi tay nhắm mắt thế là thôi

    Danh trả non sông, lợi trả đời

    Thân thể chẳng còn vương tục lụy

    Tâm hồn chắc hẳn thoát trần ai

    Không gian vơi dịu không yêu ghét

    Chẳng nợ nần chi, chẳng khóc cười

    May, rủi, hơn, thua không dại hết

    Thiền quang phó mặc tháng ngày trôi.
    (Tháng Năm, 1988)

    Thi nhân tưởng nhớ đến người vợ bạc mệnh qua bài thơ “Tấm Ảnh”.

    NGƯỞI VỢ NĂM NAO

    TẤM ẢNH

    Vẫn là tấm ảnh năm nào

    Quê hương hai chữ nói sao nên lời

    Gần thì gang tấc đó thôi

    Quan san cách trở phương trời xa xăm

    Mẹ hiền nay đã biệt tăm

    Ánh tà dương mãi chiếu nhằm trước sân

    Chậu hoa đó phong trần mấy độ

    Cụm phong lan dãi gió dầm mưa

    Ra đi để lại vần thơ

    Bao nhiêu năm trước bây giờ còn đây.

    NT VIỆT CƯỜNG LƯU TẤN LÂM & CÁC CON

    Trong những ngày xa vắng các con (1975-1992) thi nhân ở lại Việt Nam khi các con đã vượt biên và định cư tại Hoa Kỳ, trong nỗi thương nhớ các con ông đã sáng tác nhiều bài thơ, bài “Nhớ Con” là một trong số ấy. Đây là bài thơ ông viết ngày mùng sáu Tết 1983, viết cho Mạnh Bổng khi con trai đi di tản tháng Tư 1975.

    NHỚ CON

    Gửi trong câu hát tiếng đàn

    Nỗi tâm tư với muôn vàn nhớ mong

    Chiều chiều tựa cửa ngóng trông

    Chim trời cá nước trăng lồng bóng sân

    Trăng ơi trăng sáng vô ngần

    Nhớ con nhớ cả dấu chân hôm nào

    Bạn cố tri ơi! hỡi con ơi!

    Ra đi chẳng được một lời hỏi han

    Ngồi đây nước mắt chứa chan

    Thương mình thì một, thương con thì mười

    Thôi thế cũng xong một kiếp người, Việt Hải thay mặt toàn thể các thành viên trong Liên nhóm NVNT & TTG, nguyện cầu hương linh bác sớm an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.

    Việt Hải, California Jan. 28, 2022

    LÁ THƯ CẢM TẠ TỪ MẠNH BỔNG & KHÁNH LAN  

    Kính Thưa Quý Thầy Cô, Quý Văn Thi Sĩ, Các Anh Chị Em và Thân Hữu,

    Chúng em, Mạnh Bổng & Khánh Lan vô cùng cảm động và chân thành cám ơn Quý Thầy Cô, Quý Văn Thi Sĩ, Các Anh chị Em và Thân Hữu đã gởi lời chia buồn cũng như gọi phone cho chúng em để chia sẻ với chúng em về sự mất mát lớn lao trong gia đình. Thân phụ chúng em, tức nhà thơ Việt Cường Lưu Tấn Lâm đã ra đi trong an bình thanh thản trên tay của anh Mạnh Bổng lúc 1:50 chiều ngày 26 tháng 01, 2022. Nhà thơ Việt Cường đã chung sống với chúng em gần 20 năm nay, Cụ rất khỏe mạnh và không hề có bệnh gì cho đến khoảng một năm nay, sức khỏe của Cụ yếu dần nhất là một tháng trước khi mất.

    Những lời chia buồn, những điện thoại gọi đến chia sẻ thân tình của Quý Thầy Cô, Quý Văn Thi Sĩ, Các Anh chị Em và Thân Hữu là nguồn an ủi tinh thần sâu đậm đối với gia đình chúng em mà chúng em sẽ luôn ghi nhớ mãi trong ký ức.

    Christmas 2021 là bữa tiệc cuối cùng Nhà thơ Việt Cường đến chung vui cùng Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian. Có lẽ đây cũng là lời từ biệt của Nhà thơ Việt Cường gởi gấm đến tất cả chúng ta bởi khi còn sinh tiền, Cụ rất yêu mến Liên Nhóm và nhắc đến chúng ta luôn.

    Mạnh Bổng & Khánh Lan xin gởi đến Quý Thầy Cô, Quý Văn Thi Sĩ, Các Anh Chị Em và Thân Hữu tấm hình sau cùng nhà thơ Việt Cường chụp trong bữa tiệc Christmas 2021 của Liên Nhóm.

    NVNT & TTG’S CHRISTMAS PARTY 12/12/2021 (Khánh Lan, Mạnh Bổng, NT Việt Cường)

    Trong ba ngày qua đã có rất nhiều email gởi đến, thông báo trên TV, Radio, Báo chí và điện thoại từ mọi nơi gọi chia buồn cũng như Cô Kiều Mỹ Duyên đã cho phát thanh trên đài Little Saigon TV. Tất cả lời phân ưu thân tình của quý GS, quý Văn Thi Sĩ, các anh chị em và thân hữu đều quý và quan trọng đối với Mạnh Bổng & Khánh Lan, MB & KL xin khắc ghi vào tâm khảm. Tuy nhiên, nếu ghi nhận hết tất cả các email phân ưu vào trang Website này thì không đủ chỗ, vì thế Mạnh Bổng & Khánh Lan chỉ xin chia sẻ và ghi lại đây hai bài thơ “tiễn đưa” vô cùng cảm động, chắc hằn lời và ý thơ trong hai bài này sẽ làm rơi lệ những người con vừa tiễn bước chân CHA hoặc MẸ về nơi an nghỉ ngàn thu.

    Mạnh Bổng & Khánh Lan xin cám ơn đến những thân tình của bạn bè & thân hữu đã dành cho gia đình chúng tôi.

    NV Việt Hải là bạn đồng môn với Mạnh Bổng tại trường Đại Học Kinh Thương Minh Đức, Saigon từ năm 1972-1975 và họ giữ mãi tình bạn cho đến nay, thấm thoát đã 50 năm qua (1972-2022). NV Việt Hải rất mến NT Việt Cường bởi nụ cười hiền hòa, thân thiện luôn nở trên môi, bởi những dòng thơ “Có hồn” chứa chất vị ngọt ngào, tha thiết của yêu thương. Phải nói họ rất hợp nhau về lãnh vực thơ phú. NV Việt Hải đã nhiều lần trao đổi về ý thơ với NT Việt Cường và ông cho rằng: “Áng thơ của thi sĩ Việt Cường rất có ý nghĩa.”

    Dưới đây là hai bài thơ TIỄN BIỆT BÁC VIỆT CƯỜNG LƯU TẤN LÂM/TIỄN BÁC VIỆT CƯỜNGcủa NV Việt Hải:

    TIỄN BIỆT BÁC VIỆT CƯỜNG LƯU TẤN LÂM

    Tiễn chân từ giả vạn sầu

    Biệt ly xa cách nhớ nhau nghìn trùng

    Bác đi thanh thản ung dung

    Việt Nam quê mẹ trùng phùng kiếp sau

    Cường nhân thi phú thuở nào

    Lưu danh chữ nghĩa thơ trao thi tài

    Tấn Lâm, kính bác chia tay

    Lâm danh thi sĩ hôm nay giã từ!

    TIỄN BÁC VIỆT CƯỜNG

    Tiễn Bác quá cửu thập niên qua

    Luật trời sinh ký tử quy gia

    Âm dương cách biệt nay giã từ

    Một kiếp vui buồn chỉ sát na

    Sinh bệnh lão tử thiên thu định

    Nghiệp duyên ba sinh kiếp gần xa

    Đời vô thường phù vân phiêu lãng

    Khấn nguyện bác khỏi chốn ta bà.

    Việt Hải, California Jan. 28, 2022

    Nhà thơ Việt Cường thứ #2 hàng ngồi bên phải (đội mũ nồi/béret casquette plate), giữa Lưu Mạnh Bổng và Trần Việt Hải.

    NT Tha Nhân đã họa bài thơ “VÔ THƯỜNG AI BIẾT” để tiễn đưa Hương Hồn thi nhân về cõi vĩnh hằng.

                  Kính Gởi Thi Nhân Việt Cường Hưởng Đại Thọ 92 Tuổi

    Trước nỗi mất mát to lớn này của KHÁNH LAN và Phu Quân Lưu Mạnh Bổng. Tha Nhân thành thật chia buồn với gia đình hai em cùng tang quyến. Nguyện cầu Hương Linh cụ Ông Việt Cường LƯU TẤN LÂM sớm về cõi vĩnh hằng.

    Trong phần Tiểu Sử của cụ ông nhà thơ VIỆT CƯỜNG, có bài thơ thất ngôn Đường luật ’Ngày Xuân Khai Bút’’, Tha Nhân rất thích vì đã có những đồng cảm nên không thể không họa.Bởi vậy Tha Nhân có bài họa sau đây, như một nén tâm nhang đưa tiễn Hương Hồn Cụ VIỆT CƯỜNG về cõi vĩnh hằng:

    Bài xướng:

    NGÀY XUÂN KHAI BÚT

    Xuân về khai bút để mua vui

    Cũng chẳng ham khen, chẳng ngại cười

    Phú quý tặng riêng phường trắng mắt

    Uy quyền chớ để bọn thâm môi

    Ngựa cày không nhuyễn, trâu chê dở

    Trâu chạy chưa hay, ngựa bảo tồi

    Trái ngược chuyện đời xuân có biết?

    Xuân tô nhân thế bớt màu vôi

    (Việt Cường-Lưu Tấn Lâm)

    Bài họa:

    VÔ THƯỜNG AI BIẾT!!

    Đôi chữ chào Xuân chúc cứ vui

    Nghe qua bỏ hết miệng mỉm cười!

    Công danh gió thoảng ngoài tầm mắt

    Phú quí mây bay thoáng nhếch môi

    Ghen ghét thói đời hay hóa dở

    Thị phi nhân thế giỏi thành tồi

    Vô thường cõi tạm nào ai biết

    Mọi chuyện đỏ đen chẳng khác vôi!!

    (Tha Nhân Kính phụng họa Cam thành Jan 27th, 2022)

    Một lần nữa Mạnh Bổng & Khánh Lan chân thành cám ơn Quý Thầy Cô, Quý Văn Thi Sĩ, Các Anh Chị Em và Thân Hữu.

    Kính Quý,

    Mạnh Bổng & Khánh Lan

  • Khánh Lan,  Thụy Lan,  Viet-Hải

    Nhà văn giải Nobel Abdulrazak Gurnah

    Theo tin Reuters giải Nobel văn chương 2021 đã được trao cho tiểu thuyết gia người Tanzania là Abdulrazak Gurnah, một tên tuổi mà hình như nằm ngoài sự dự đoán của nhiều người. Tiểu thuyết gia sinh ra ở Tanzania được trao giải Nobel Văn học, đã có một sự nghiệp 35 năm, được giới phê bình đánh giá cao bắt nguồn từ chủ nghĩa thực dân và nhập cư sau khi đến Anh tị nạn.Ông sinh ra trên hòn đảo Zanzibar của Ấn Độ Dương, ngoài khơi bờ biển phía đông châu Phi, vào năm 1948, và bắt đầu viết văn sau khi di chuyển đến Anh lưu vong, nơi ông hiện đang sống ở thành phố Canterbury, Vương quốc Anh. Canterbury nằm ở phía đông vùng Kent, cách London khoảng 55 dặm (89 km) về phía đông-đông nam.

    Giải Nobel văn học năm nay đã được trao cho nhà văn gốc Phi châu này, vì sự hội nhập dù khó hoà giải và nhân ái của ông đối với những hệ luỵ của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa trên thế giới. Khi quần đảo Zanzibar được Anh quốc trao trả độc lập vào năm 1963, và sáp nhập với lục địa để trở thành nước Tanzania. Vị lãnh tụ Abeid Karume, tổng thống Tanzania thời đó tiến hành một cuộc đàn áp khốc liệt và ra tay khủng bố những công dân Tanzania gốc Ả Rập. Nhà văn Gurnah thuộc nhóm chủng tộc này bị buộc phải bỏ học, trốn đi đến định cư ở Anh xin tị nạn vào cuối thập niên 1960, lúc đó ông mới 18 tuổi. Ông theo học tại trường Christ Church College ở Canterbury, về sau chuyển sang học ở University of Kent, tại đây ông lấy bằng tiến sĩ với luận án “Tiêu chuẩn về việc phê bình tiểu thuyết Tây Phi” (Criteria in the Criticism of West African Fiction) vào năm 1982. Từ 1980 đến 1983, ông giảng dạy ở trường Đại Học Kano tại xứ Nigeria. Sau đó, ông trở về làm giáo sư tại Đại Học Kent, thuộc Canterbury, ông dạy Anh Văn và Văn Chương Hậu-Thuộc-Địa (Postcolonial Literature) cho đến khi về hưu.

    Về số lượng sách thật ra không nhiều, ông đã xuất bản 10 tiểu thuyết cũng như một số truyện ngắn. Ông Anders Olsson, vị chủ tịch ủy ban Nobel cho rằng tiểu thuyết của Gurnah đi từ tác phẩm đầu tay “Hồi Ức Ngày Ra Đi” (Memory of Departure) kể về một cuộc nổi dậy thất bại, cho đến cuộc nổi dậy gần đây nhất của ông trong tác phẩm mới nhất, Những Mảnh Đời Lưu Lạc (Afterlives). Truyện kể về những tiểu tiết rập khuôn mẫu và mở rộng cái nhìn của chúng ta đến một Đông Phi đa dạng về nét văn hóa xa lạ đến nhiều nơi khác trên thế giới.

    Nội dung của những tác phẩm khác của Abdulrazak Gurnah như Pilgrims Way (1988) và Dottie (1990), ghi lại trải nghiệm của người nhập cư ở Anh từ những khía cạnh khác nhau. Năm 1994, quyển tiểu thuyết thứ tư của Abdulrazak Gurnah được xuất bản với tựa đề Paradise lấy bối cảnh ở Đông Phi thuộc địa trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Quyển này cũng nhận được đề cử cho giải Booker năm đó.

    Admiring Silence (1996) kể câu chuyện về một thanh niên rời Zanzibar di cư đến Anh, nơi anh kết hôn và trở thành một giáo viên. Một chuyến trở lại quê hương 20 năm sau ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ của anh đối với cả bản thân và cuộc hôn nhân của mình. By the Sea, quyển sách xuất bản năm 2001, là câu chuyện được kể lại bởi Saleh Omar, một người lớn tuổi xin tị nạn sống ở một thị trấn ven biển nước Anh.

    Tác phẩm Con Đường Hành Hương (Pilgrims Way) từ năm 1988, Gurnah khám phá thực tế nhiều mặt của cuộc sống lưu vong. Nhân vật chính tên là Daud, phải đối mặt với không khí phân biệt chủng tộc ở quê hương mới của anh, nước Anh. Sau khi cố gắng che giấu quá khứ của mình, tình yêu với một người phụ nữ đã lôi kéo Daud kể câu chuyện của mình. Sau đó, anh ta có thể kể lại những gì đã xảy ra trong quá trình bi thảm trưởng thành của mình và những ký ức đau buồn về cuộc chính biến hỗn loạn ở Tanzania đã buộc anh ta phải bỏ xứ trốn đi. Cuốn tiểu thuyết kết thúc với chuyến thăm của Daud đến nhà thờ Canterbury, nơi anh suy ngẫm về sự tương đồng giữa những người hành hương Cơ đốc giáo đã đến thăm nơi này trong quá khứ và cuộc hành trình đến nước Anh của chính anh ấy. Trước đây anh ta đã thách thức chống lại tất cả những gì mà quyền lực thuộc địa cũ đã gây ra, nhưng rồi tự nhiên dường như anh đã đạt được cuộc sống tốt.

    Cuốn tiểu thuyết định hình thành một phiên bản thế tục của một cuộc hành hương cổ điển, sử dụng các tiền thân lịch sử và văn học làm vai đối thoại trong các vấn đề về danh tính, ký ức và tương quan họ hàng,…

    Gurnah thường cho dựng những câu chuyện được cấu tạo cẩn thận của mình dẫn đến một cái nhìn sâu sắc khó đạt kết quả. Một ví dụ điển hình là cuốn tiểu thuyết thứ ba, Dottie (1990), chân dung của một phụ nữ da đen có nguồn gốc nhập cư lớn lên trong điều kiện khắc nghiệt ở nước Anh năm 1950 bị phân biệt chủng tộc, và vì sự im lặng của mẹ cô mà thiếu mối liên hệ với lịch sử gia đình của chính cô. Đồng thời cô cảm thấy không có nguồn gốc ở Anh, đất nước cô sinh ra và lớn lên. Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết cố gắng tạo ra không gian và bản sắc của riêng mình qua sách vở và truyện viết, những thứ cho cô ấy cơ hội để xây dựng lại bản thân. Không ít thì cái tên và những lần đổi tên đóng vai trò trung gian trong một cuốn tiểu thuyết biểu hiện lòng trắc ẩn sâu sắc và bản lãnh tâm lý của Gurnah, hoàn toàn lại không có tình cảm gì cả.

    Cuốn tiểu thuyết thứ tư của Gurnah là Paradise (1994), bước đột phá của anh với tư cách là một nhà văn, phát triển từ một chuyến đi nghiên cứu đến Đông Phi vào khoảng năm 1990. Cuốn tiểu thuyết có liên quan rõ ràng đến Joseph Conrad trong cuộc hành trình của anh hùng trẻ ngây thơ Yusuf như non dạ. Nhưng đó cũng là một câu chuyện về tuổi non nớt mới lớn và một câu chuyện tình buồn trong đó các thế giới và hệ thống tín ngưỡng khác nhau bị va chạm. Truyện kể lại câu chuyện về Joseph trong Kinh Qur’an, dựa trên bối cảnh mô tả chi tiết và bạo lực về quá trình thuộc địa của Đông Phi vào cuối thế kỷ 19. Trong phần đảo ngược lại ở phần kết thúc lạc quan của câu chuyện Kinh Qur’an, nơi Joseph được tưởng thưởng vì sức mạnh đức tin của mình. Rồi Yusuf cảm thấy buộc phải từ bỏ Amina, người phụ nữ anh yêu anh, để gia nhập quân đội Đức mà anh khinh thường trước đây. Đặc điểm của Yusuf Gurnah là làm thất vọng sự mong đợi của người đọc về một kết thúc có hậu ở phần chót của truyện phù hợp với thể loại văn.

    Trong cách ứng xử của Gurnah qua những trải nghiệm đời người tị nạn, trọng tâm là bản sắc và hình ảnh bản thân, đặc biệt rõ ràng là trong tác phẩm Admiring Silence (1996) và By the Sea (2001). Trong cả hai cuốn tiểu thuyết này thì góc nhìn thứ nhất là sự im lặng được bày tỏ như một cách thức chính của người tị nạn để bảo vệ danh tính của mình để tránh khỏi sự kỳ thị chủng tộc và định kiến, nhưng cũng là một phương tiện để tránh va chạm giữa quá khứ và hiện tại, tạo ra sự thất vọng và sự tự lừa dối lòng rất tai hại. Trong phần đầu tiên của hai cuốn tiểu thuyết này, người kể chuyện có thành kiến ​​chọn cách che giấu chuyện quá khứ của mình khỏi bị gia đình người Anh giúp mình dị nghị và tạo ra một câu chuyện cuộc đời phù hợp hơn với thế giới thường nhật của họ. Nhưng đó là một sự im lặng đồng nghĩa vì anh ta cũng đang che giấu cuộc sống lưu vong của mình xa gia đình ở Zanzibar, không ai biết rằng anh ta có một gia đình mới ở Anh và một cô con gái mười bảy tuổi.

    Trong quyển By the Sea mô tả một màn kịch thất vọng và tự lừa dối khác xảy ra ngay sau đó. Saleh, người kể chuyện của phần đầu tiên, vốn là một người Hồi giáo già từ Zanzibar xin tị nạn ở Anh với một chiếu khán giả mạo dưới danh nghĩa của một kẻ thù không đội trời chung. Khi anh ta gặp con trai của kẻ thù, Latif, người kể chuyện của phần thứ hai của cuốn sách, đó chỉ là vì tình cờ Latif được giao nhiệm vụ giúp Saleh thích nghi với quê hương mới của anh ta. Trong những cuộc cãi vã căng thẳng giữa họ với nhau, quá khứ bị đè nén của Saleh ở Zanzibar hiện lên trong anh, khi mà Saleh bất chấp tất cả cố gắng nhớ lại thì ngược lại Latif lại làm mọi cách để quên đi. Chính điều đó tạo ra một sự căng thẳng đặc biệt trong cuốn tiểu thuyết. Do vậy mà việc lựa chọn hai người kể chuyện giải toả ẩn khúc câu chuyện và cốt truyện của tiểu thuyết, cũng như vai trò và sự tự giác linh hoạt của người kể chuyện (tức tác giả). Các nhân vật linh động của Gurnah thấy mình bị chơi vơi gián đoạn giữa các nền văn hóa và lục địa, giữa một cuộc sống đang tồn tại và một cuộc sống đang trỗi dậy; nó là một trạng thái bất toàn mà không thể giải quyết được. Sự kiện kế đến qua một phiên bản mới của sự gián đoạn này trong cuốn tiểu thuyết thứ bảy đã đề cập ở trên của Gurnah, Desertion.

    Cuốn Desertion được chia làm 3 phần, trong đó tác giả viết chân dung chi tiết về con người, địa điểm và cuộc sống ở Zanzibar vào cuối thế kỷ 19 cho phần đầu tiên, vào những năm 1950 cho phần hai và nửa sau thế kỷ 20 vừa qua trong phần cuối. Tác giả đã tạo truyện rất hay khi đưa ra một bức tranh đầy đủ về những người khác nhau sống ở Zanzibar vào cuối thế kỷ 19. Hassanali một thương nhân địa phương bình thường với nhiều chủng tộc hỗn hợp, Rehana một phụ nữ địa phương, Frederick quản lý thuộc địa Anh và Pearce nhà thám hiểm người Anh. Tuy nhiên, những bức chân dung này có thể là do tác giả cho rập khuôn có chủ đích và những nhân vật đó không có điều gì thú vị hoặc có điều gì đó đặc biệt về họ. Trong Desertion, tác giả ấp ủ một niềm đam mê bi thảm được sử dụng để làm sáng tỏ sự khác biệt lớn về văn hóa ở Đông Phi thuộc địa. Cốt truyện mô tả cách người Anh Martin Pearce, bị té ngã bất tỉnh trên đường phố, được một thương gia địa phương giúp đỡ và đưa qua mê cung của thành phố (city’s labyrinth) vào một thế giới nơi văn hóa và tôn giáo xa lạ. Nhưng Pearce nói được tiếng Ả Rập, một trong những điều kiện tiên quyết để tiếp xúc gần gũi hơn với gia đình và để anh yêu người con gái Rehana của họ. Gurnah biết rõ rằng thời đại mà anh ta đang miêu tả không phải như đã nói trong cuốn tiểu thuyết, “thời đại của Pocahontas khi một cuộc tình lãng mạn với một công chúa man rợ có thể được mô tả như một cuộc phiêu lưu” (the age of Pocahontas when a romantic fling with a savage princess could be described as an adventure). Đây là câu truyện tình yêu và sự phản bội ở bối cảnh Châu Phi Thuộc địa. Cuốn sách thứ bảy của Abdulrazak Gurnah, Desertion, kể lại chủ đề lưu vong và mở rộng cốt truyện sang các mối tương quan như giữa những người yêu nhau, giữa các gia đình, giữa các quốc gia. Desertion cuối cùng tác giả cho hay câu chuyện không phải về mình: “Đó là về cách một câu chuyện chứa nhiều mẫu chuyện mà chúng không thuộc về chúng ta mà là là một phần của dòng đời ngẫu nhiên trong thời đại của chúng ta, và về cách kể lại những câu chuyện thu hút chúng ta và luôn lôi cuốn chúng ta. Theo nhà phê bình văn học Bruce King cho rằng, trong văn chương của Abdulrazak Gurnah, người châu Phi luôn là một phần của thế giới. Một thế giới rộng lớn hơn và đang thay đổi. Các nhân vật của ông phải từ bỏ gốc gác, lăn lộn ở nước ngoài, chịu nhiều miệt thị và chống chọi trong cô đơn.


    Trong tác phẩm The Last Gift (Món Quà Cuối Cùng, từ năm 2011, có chủ đề liên quan đến Con Đường Hành Hương và kết thúc bằng một thứ gì đó có cùng vị đắng khi người tị nạn đau yếu Abbas qua đời và để lại món quà tựa đề cuốn sách, bao gồm một đoạn băng ghi lại một lịch sử tàn khốc mà gia đình còn sống không biết đến. Còn trong Gravel Heart (2017), Gurnah tiếp tục phát triển chủ đề của mình về cuộc đối đầu của một người trẻ với những điều xấu xa, mà không thể hiểu nổi xung quanh cậu ta. Câu chuyện kể lại ở góc nhìn thứ nhất đầy thú vị và khắc khổ này mô tả số phận của chàng trai trẻ Salim cho đến khi kết thúc tiết lộ đáng sợ về một bí mật gia đình được giữ kín về cậu ấy, nhưng vấn dế có tính quyết định đối với toàn bộ cuộc sống của Salim như người sống lưu vong. Câu đầu tiên của cuốn sách là một tuyên bố thẳng thừng: “Cha tôi không muốn tôi.” Tiêu đề có liên quan đến bộ phim truyền hình Measure for Measure của Shakespeare và lời nói của Công tước trong cảnh thứ ba của màn thứ tư: “Sống chết mặc bay! Hỡi trái tim sỏi đá “. Chính sự bất lực kép này đã trở thành số phận của Salim. Một câu truyện cảm động, thương tâm rất hay.

    Như đã đề cập, cuốn tiểu thuyết mới nhất của Gurnah, Những Mảnh Đời Lưu Lạc (Afterlives) nơi tuyệt mỹ từ năm 2020, kể về nơi kết thúc của Paradise. Và như trong tác phẩm đó, bối cảnh là đầu thế kỷ 20, thời điểm trước khi người Đức kết thúc quá trình đô hộ Đông Phi vào năm 1919. Hamza, một thanh niên gợi nhớ đến Yusuf in Paradise, bị buộc phải tham chiến với quân Đức ‘ và phải lệ thuộc vào một viên sĩ quan bóc lột tình dục anh ta. Anh ta bị thương trong một cuộc đụng độ nội bộ giữa các binh sĩ Đức và được đưa vào bệnh viện dã chiến để chăm sóc. Nhưng khi trở về nơi sinh của mình trên bờ biển, anh không tìm thấy gia đình và bạn bè. Quy luật của những cơn gió thất thường trong lịch sử và như trong Desertion, chúng ta theo dõi cốt truyện qua nhiều thế hệ, cho đến khi kế hoạch tái lập Đông Phi của Đức Quốc xã chưa được thực hiện. Gurnah đã một lần nữa sử dụng cách đổi tên khi câu chuyện chuyển hướng và cho con trai của Hamza, Ilias trở thành Elias dưới sự cai trị của Đức. Sự kiện gây sốc bất ngờ cho người đọc. Cốt truyện nhà văn Abdulrazak Gurnah cho thấy trên thực tế tạo chúng ta suy nghĩ tương trùng, trùng lặp liên tục trong cuốn sách, vì khi cá nhân không thể tự vệ nếu ý thức tư tưởng bị thống trị, ở đây có nghĩa là sự phân biệt chủng tộc, đòi hỏi sự phục tùng và hy sinh của cá nhân.

    Loạt tiểu thuyết của Abdulrazak Gurnah là những suy ngẫm về sức mạnh đáng lo ngại trước những thách thức mà biểu lộ đối với các giả định về bối cảnh chủng tộc trong viễn cảnh thuộc địa, người dân bị trị bị thực dân Anh hóa, bị đồng hóa, phải hội nhập, chịu đựng những va chạm của văn hóa để giành được một lá cờ đất nước và một bài quốc ca. Khi được được độc lập, thế lực cầm quyền mới trỗi tên như lãnh tụ Abeid Karume, tổng thống Tanzania cai trị đất nước khắc nghiệt, hung bạo, khiến tác giả lưu vong sống ly hương. Theo trang mạng văn học Anh, British Council Literature, các nhân vật của truyện của Gurnah bị kẹt giữa các nền văn hóa và lục địa, và luôn sống trong trạng thái mất an toàn mà họ không bao giờ ra khỏi được nỗi thống khổ bị trị. Họ phải liên tục đổi mới bản thân để phù hợp với môi trường mới của họ. Họ không ngừng tìm cách hội nhập giữa cuộc sống mới và cũ trong quá khứ. Bản thân Gurnah, giống như các nhân vật của mình, đã phải rời xa quê hương Zanzibar và thoát sang nước Anh khi mới 17 tuổi, và danh tính là một vấn đề luôn thay đổi. Các nhân vật chính của ông, ông cho truyện như tìm cách để xáo trộn, khai giả mạo danh tính cố định khi nhân vật sang nơi định cư mới.

    Nhà phê bình văn học Paul Gilroy đã nhận xét: “Một khi bản sắc quốc gia và dân tộc được biểu hiện là thuần khiết, việc tiếp xúc với sự khác biệt sẽ đe dọa những bản sắc này, làm mờ loãng và ảnh hưởng đến sự thuần khiết quý báu của chúng, khiến chúng có khả năng bị ô nhiễm. Một điểm giao nhau như hỗn hợp và chuyển động cần được đề phòng.” Các nhân vật chính trong tiểu thuyết của Gurnah tỏ rõ nét ô nhiễm của sự nổi tiếng. Tính cách của những người khác xuyên qua sự khác biệt của họ”. Thật vậy, Abdulrazak Gurnah có ý thức phá vỡ quy ước, thay đổi quan điểm thuộc địa để làm nổi bật quan điểm của các cộng đồng bản địa. Ví dụ qua cuốn tiểu thuyết Desertion (2005) của ông về việc ngoại tình đã trở thành một sự mâu thuẫn thẳng thừng với cái mà ông gọi là “mối tình lãng mạn”.

    Đọc những câu chuyện về những người thuộc các chủng tộc, nền văn hóa và tôn giáo khác nhau đến với nhau do tình cảm mà họ dành cho nhau. Những mối tình bị ngăn cấm này chuẩn bị một bối cảnh trong đó các vấn đề quan trọng về lịch sử, văn hóa và chính trị trong thời gian được tác giả bày biện, giải quyết qua cốt truyện. Khi đọc Desertion, chúng tôi thích thú lối văn xuôi trôi chảy và bản chất tinh tế của tác giả, và mong đợi những tác động sâu rộng của tình yêu và sự dè chừng trong cuộc sống đối với những con người đơn thuần bị trị, đặt trong bối cảnh của chủ nghĩa thực dân.

    Nhà phê bình văn hóa Paul Gilroy đã nêu ra ý tưởng: “Khi bản sắc quốc gia và dân tộc được đại diện và thể hiện là thuần khiết, thì việc tiếp xúc với sự khác biệt sẽ đe dọa những bản sắc này, pha loãng và làm ảnh hưởng đến sự tinh khiết quý báu của chúng, khiến chúng có khả năng bị ô nhiễm. Phải đề phòng sự giao thoa như hỗn hợp và chuyển đổi”. Các nhân vật chính trong tiểu thuyết của Gurnah thể hiện sự ô nhiễm danh tính của người khác qua những khác biệt của họ.

    Nhìn chung, là một người nhập cư đến một đất nước xa lạ, Gurnah thố lộ rằng: “Đối với một số độc giả tiềm năng của tôi, có một cách nhìn nhận về tôi mà tôi phải nghĩ đến. Tôi nhận thức được rằng tôi sẽ đại diện cho bản thân mình trước những độc giả có lẽ coi bản thân là chuẩn mực, không có văn hóa hay sắc tộc, không có sự khác biệt theo tôi”. Abdulrazak Gurnah có ý thức phá vỡ quy ước, thay đổi quan điểm thuộc địa để làm nổi bật quan điểm của các cộng đồng bản địa. Vì vậy, cuốn tiểu thuyết Desertion (2005) của ông về việc ngoại tình đã trở thành một sự mâu thuẫn thẳng thừng với cái mà ông gọi là “mối tình lãng mạn”. Một ý tưởng độc đáo của Abdulrazak Gurnah cần nhắc lại.

    Với chúng ta lịch sử nước Việt Nam bị Pháp đô hộ hà khắc, bóc lột dã man, xong lại chịu nạn chủ nghĩa Cộng Sản chuyên chế tàn bạo. Chúng ta phải ly hương sống lưu vong. Đọc Abdulrazak Gurnah những cảm thông, những san sẻ và những ý nghĩ tương đồng cùng ông rất dễ. Nhà văn Christine Rose Elle, trong tác phẩm “The Happy Empath”, bà viết:

    “Chia sẻ sự đồng cảm là một trong những khía cạnh tuyệt vời nhất của trải nghiệm con người”. (Sharing empathy is one of the most wonderful aspects of the human experience. Christine Rose Elle, The Happy Empath). Thật như thế, giữa chúng ta và Abdulrazak Gurnah có nhiều mẫu số chung bởi sự đồng cảm.

    Việt Hải Song Lan (*), tháng 11, năm 2021.(*): Khánh Lan và Thuỵ Lan.

    Nguồn:

    • Trang văn học báo Anh The Guardian.
    • Các bản tin của Reuters, AP, NPR, CNN.
    • Trang mạng The Nobel Prize, Wikipedia, The Swedish Academy, France 24.
    • Desertion, Abdulrazak Gurnah, Bloomsbury Publishing.

    Theo British Council Literature. Lindau Nobel Laureate Meetings, Foundation.

  • Khánh Lan,  Văn Thơ

    Nhà thơ Việt Cường-Lưu Tấn Lâm.

    NHÀ THƠ VIỆT CƯỜNG LƯU TẤN LÂM

    Thi nhân Lưu Tấn Lâm lấy bút hiệu là Việt Cường, sinh năm 1930, ông được 90 tuổi, gốc người Nam Định. Năm 1954 di cư vào Nam, an cự tại phố Hòa Hưng, Sài Gòn. Sang Hoa Kỳ ông định cư tại miền Nam California.

    Ông sáng tác nhiều thơ, các loại thơ như thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú và thơ tự do. Trong tuyển tập này, Ban Biên Tập chọn đăng 8 bài thơ của thi nhân, gồm hai bài thơ xuân, một bài về Chùa Hương, một bài về Huế, một bài về Nhớ Con, một bài về Việt Nam Quê Hương Tôi, một bài về nhớ người phối ngẫu, và một bài về một mai khi ra đi.

    Vài hàng về tác giả Việt Cường-Lưu Tấn Lâm:
    Ông sinh năm 1930 tại làng Hương Cát, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, Việt Nam. Ông là em trai út trong gia đình có bốn chị em, với ba người chị lớn. Mẹ mất sớm từ khi ông mới chín tháng tuổi, vợ ông mất năm bà mới 49 tuổi và ông 51 tuổi, nên trong thơ của ông có phản ảnh phần nào sự mất mát đó…
    Ông di cư vào miền Nam với gia đình năm 1954 sống ở Sài Gòn và sang định cư tại Mỹ năm 1992; ông hiện đang sống ở Anaheim, California.

    Ngày Xuân Khai Bút

    Xuân về khai bút để mua vui
    Cũng chẳng ham khen, chẳng ngại cười
    Phú quý tặng riêng phường trắng mắt
    Uy quyền chớ để bọn thâm môi
    Ngựa cày không nhuyễn, trâu chê dở
    Trâu chạy chưa hay, ngựa bảo tồi
    Trái ngược chuyện đời xuân có biết?
    Xuân tô nhân thế bớt màu vôi

    Việt Cường-Lưu Tấn Lâm.

    Thơ Xuân

    Xuân ở trong tôi của đất trời
    Xuân về ngàn vạn đóa hoa tươi
    Xuân trên đầu bút, trên trang giấy
    Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ rồi

    Việt Cường-Lưu Tấn Lâm.

    Đi Chùa Hương

    Mỗi lần về lại thủ đô
    Nhớ dòng sông Hát, nhớ chùa Hương Sơn
    Điệp trùng nước nước, non non
    Nhớ mơ bến đục, nhớ thôn chùa Trò
    Xa xa dăm bẩy cánh cò
    Trên sông qua lại con đò năm xưa
    Sống vui cứ tưởng trong mơ
    Hương Sơn quê mẹ bây giờ là đây
    Thoắt trông đã tới chùa ngoài
    Thiên Trù tên gọi, hỡi ai đợi chờ
    Xôn xao ta kéo lên bờ
    Nghỉ chân ta lại đi vào chùa Trong
    Nước mây hòa lẫn ráng hồng
    Non xanh nước biết cánh đồng trải xa
    Qua hang động lúc chiều tà
    Thần tiên mấy thủa cho ta ngắm nhìn
    Chẳng đi thì nhớ, thì thương
    Ra đi mến cảnh chùa Hương quên về
    Một là vui thú sơn khê
    Hai là đã trót lời thề với ai…?

    Việt Cường-Lưu Tấn Lâm

    Hà Nội xuân Bính Tý tháng Hai, 1996

    Huế Nhớ

    Đẹp thay chiếc nón bài thơ,
    Huế ơi soi bóng bên bờ sông Hương,
    Tháp cao Thiên Mụ ngân chuông,
    Đông Ba khói tỏa mờ sương bao chiều?
    Trường Tiền càng ngắm càng yêu,
    Một mình thầm lặng nhớ điều chi đây?
    Trăng lên nghiêng ngả hàng cây
    Ngự Bình cùng với vơi đầy thế nhân!
    Phương xa lữ khách dừng chân
    Bâng khuâng Huế mộng, nát lòng nhớ thương
    Bao Vinh, Thành Nội, Thọ Xương
    Khi xa mới thấy vấn vương Huế nhiều
    Đêm về Huế thật là yêu
    Giọng hò Vĩ Dạ mỹ miều không gian

    Việt Cường-Lưu Tấn Lâm
    Bài này đã được nữ nghệ sĩ Bích Thuận ngâm tại hội quán Tao Phùng
    buổi tối ngày 3 tháng 12 năm 1994.

    Việt Nam Quê Hương Tôi

    Quê tôi gạo trắng nước trong
    Quê tôi một khúc nhạc lòng thiên thu
    Từ khi tạo dựng cơ đồ
    Rừng vàng biển bạc đợi chờ cháu con
    Đất yêu đất nở hoa thơm
    Anh hùng hào kiệt nhiều hơn cây rừng
    Bốn ngàn năm, bao đoạn trường
    Một dân nhược tiểu, anh hùng năm châu
    Từ ngàn xưa đến ngàn sau
    Việt Nam mãi mãi đứng đầu nhân văn
    Tình đồng loại, chí quật cường
    Hai bà Trưng đã mở đường khai thông
    Tiếp theo Mai, Đinh, Lý, Trần
    Họ Lê, họ Nguyễn góp phần vinh quang
    Hưng Đạo trận Bạch Đằng giang
    Nhận chìm thuyền giặc, đầu hàng nước Nam
    Tự hào hai tiếng Việt Nam
    Máu đào xương trắng viết trang sử hùng

    Việt Cường-Lưu Tấn Lâm.

    Nhớ Người Khuất Bóng

    Người vợ tôi yêu khuất bóng rồi,
    Nay còn chỉ biết tiếc thương thôi!
    Đêm đêm đứng lặng nhìn chân ảnh
    Thương cảnh, thương mình, thương con côi…
    Đất nước ngày nay nối lại rồi
    Còn tôi với mợ lại chia đôi
    Ưu tư mợ gởi miền tiên cảnh
    Để lại đàn con phần cút côi
    Càng thương càng nhớ lúc gian lao!
    Biển bắc, rừng nam, nám má đào,
    Những tưởng nương nhau ngày đầu bạc,
    Ai hay đứt gánh giữa đèo cao!
    Còn một mình tôi giữa chợ trưa
    Hàng còn nhiều lắm khách đong đưa
    Đường chiều thương nỗi mình đơn lẻ!
    Lại ớn đêm về gió lạnh… mưa!

    Việt Cường-Lưu Tấn Lâm
    ngày 7 tháng 3 năm 1983.

    Chết

    Xuôi tay nhắm mắt thế là thôi
    Danh trả non sông, lợi trả đời
    Thân thể chẳng còn vương tục lụy
    Tâm hồn chắc hẳn thoát trần ai
    Không gian vơi dịu không yêu ghét
    Chẳng nợ nần chi, chẳng khóc cười
    May, rủi, hơn, thua không dại hết
    Thiền quang phó mặc tháng ngày trôi

    Việt Cường-Lưu Tấn Lâm
    Tháng Năm, 1988.

    Nhớ Con

    Gửi trong câu hát tiếng đàn
    Nỗi tâm tư với muôn vàn nhớ mong
    Chiều chiều tựa cửa ngóng trông
    Chim trời cá nước trăng lồng bóng sân
    Trăng ơi trăng sáng vô ngần
    Nhớ con nhớ cả dấu chân hôm nào
    Bạn cố tri ơi! hỡi con ơi!
    Ra đi chẳng được một lời hỏi han
    Ngồi đây nước mắt chứa chan
    Thương mình thì một, thương con thì mười

    Việt Cường-Lưu Tấn Lâm
    Mùng sáu tết 1983
    Con trai đi di tản tháng tư 1975.

    Tấm Ảnh

    Vẫn là tấm ảnh năm nào
    Quê hương hai chữ nói sao nên lời
    Gần thì gang tấc đó thôi
    Quan san cách trở phương trời xa xăm
    Mẹ hiền nay đã biệt tăm
    Ánh tà dương mãi chiếu nhằm trước sân
    Chậu hoa đó phong trần mấy độ
    Cụm phong lan dãi gió dầm mưa
    Ra đi để lại vần thơ
    Bao nhiêu năm trước bây giờ còn đây.

    Ước Gì Còn Mẹ

    Cuối đông trời lạnh se se
    Có đôi chim nhỏ nằm nghe chim về
    Ước gì cánh én chao đưa
    Để heo may báo giao thừa tới nơi
    Ước gì chiếc lá đừng rơi
    Lá rơi tôi nhớ tới người ngày xưa
    Ước gì nghe tiếng gà trưa
    Nằm đong đưa võng mẹ vừa hát con
    Mẹ như trăng sáng mùa thu
    Tay dìu con vướt sương mù ra khơi
    Mỗi lần vấp ngã trên đời
    Ước gì còn mẹ ôm tôi vào lòng
    Chim kêu ríu rít hoàng hôn
    Chim bay về tổ, tôi buồn cô đơn

    Việt Cường-Lưu Tấn Lâm
    1988

  • Khánh Lan,  Văn Thơ

    Bạn có tin vào “TIẾNG SÉT ÁI TÌNH” không?

    Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!

    Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều.

    Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,

    Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu…

                                          (Thơ Xuân Diệu)

    Tiếng sét ái tình (Love at first sight) luôn được coi là một thứ cảm giác gì đó, rất khó để thốt lên thành lời và không dễ để giải thích. Dẫu vẫn biết rằng mỗi chúng ta, trong tình yêu đôi lứa, gặp được nhau đều có nguyên do, có khi là vì cơ duyên nào đó không hẹn mà gặp. Thậm trí, có người cho rằng đó là “duyên tiền định” hay “định mệnh đã an bài”. Phải chăng tình yêu là một cái gì huyền bí, nó để lại trong ký ức chúng ta những kỷ niệm vui buồn lẫn lộn mà chẳng thể phai nhòa theo năm tháng. Thế các bạn đã có bao giờ thực sự “Falling in Love” chưa? Hay chỉ là “cú sét ái tình” nhất thời? hoặc bi thảm hơn nữa, bạn có bao giờ rơi vào hoàn cảnh “Tình yêu đơn phương”?

    Trước hết, chúng ta cùng bàn luận về thế nào là “tiếng sét ái tình” nhé.

    Tiếng sét ái tình là tình yêu của từ cái nhìn đầu tiên với những cảm xúc đột xuất khiến bạn choáng váng như thể đang lạc vào cõi u mê. Bạn bị thu hút bởi cái vẻ đẹp thể hiện qua ánh mắt, nụ cười chẳng hạn như vẻ mặt liêu trai hay cái vẻ điển trai kiểu Alain Delon, Omar Sharif, v.v… Trong các cuốn tiểu thuyết tình cảm xã hội bình dân, bạn thường thấy tác giả dùng những từ ngữ như “tiếng sét ái tình“, hoặc “yêu từ cái nhìn đầu tiên” để tả về tình yêu trai gái. Chính vì vậy mà cho ngày nay, nhiều người vẫn lầm lẫn và tin vào chỉ có một loại tình yêu duy nhất mà người ta goi nôm na là “Cú sét ái tình”.

    “Yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên”, thoạt nghe bạn cảm thấy thật lãng mạn như trong movie, có nhiều đôi trai gái cho rằng ngay phút giây đầu gặp gỡ, họ đã biết rằng đó là người trong mộng, là “tiếng sét ái tình” và họ sẽ không thể sống được nếu thiếu người ấy. Một nghiên cứu của nhà khoa học Florian Zsok, thuộc Đại Học Zurich (Thụy Sĩ) thực hiện chung với Đại Học Groningen (Hà Lan) qua một cuộc thăm do ý kiến (survey). Kết quả cho thấy. 

    Trong số 396 người tham gia khảo sát, 60% là phụ nữ. Những câu hỏi trong bản khảo sát được người tham gia khảo sát trả lời về mối quan hệ yêu đương hiện tại và họ được cho xem một số hình ảnh của những đối tượng khác phái, chưa từng gặp mặt, để xem họ đánh giá sự hấp dẫn của họ thế nào, dựa theo 3 tiêu chuẩn: thích thú, cảm giác thân mật và cảm giác gắn kết. Quan trọng nhất là những người tham gia cuộc khảo sát phải xác định là họ có yêu đối tượng trong hình từ cái nhìn đầu tiên hay không? Và kết quả cho thấy, “tình yêu sét đánh” không có liên hệ với niềm đam mê hay cảm giác thân mật, mà chỉ đơn thuần là “cảm giác hấp dẫn giới tính”. Đó chỉ là sự hấp dẫn và đam mê lúc ban đầu điều đặc biệt là “tình yêu sét đánh” này chỉ diễn ra từ một phía.

    Tuy nhiên, có nhiều người tham gia nghiên cứu đang có người yêu, họ cũng bày tỏ rằng bản thân đã yêu đối phương ngay từ lần gặp đầu tiên. Chính thế mà Florian Zsok cho rằng có thể “tình yêu sét đánh” (love at first sight) đã đặt nền tảng cho những mối quan hệ sâu đậm hơn sau đó của họ. Nói tóm lại, nền tảng cho một tình yêu lâu bền là sự thấu hiểu và cảm thông lẫn nhau, vì vậy để có được một tình yêu thực sự, hãy yêu thương và cùng sẻ chia nhiều hơn. Đó mới là nguyên tắc căn bản vững chắc cho hạnh phúc trọn đời.

    Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là “Tiếng sét ái tình” và “Khao khát ái tình” (Love at first sight / Lust at first sight).

    Khao khát ái tình”làkhi bạn bị thu hút bởi cái vẻ đẹp lồ lộ thể hiện qua thể xác bên ngoài chẳng hạn như vẻ mặt khuyến rủ, thân hình hấp dẫn như Jennifer Lopez, Sophia Loren, v.v… ánh mắt đa tình như Clark Gable, Brad Pitt, v.v… chẳng hạn. Bạn bị khuyến rũ bởi cái nóng bỏng của thân xác, bạn như bị lôi cuốn vào mê hồn trận, bạn khao khát yêu đương và bạn lầm nghĩ đó là “Cú sét ái tình”. Nhưng bạn hỡi, dựa vào những nghiên cứu của các nhà tâm lý học Châu Âu thì tình yêu phát xuất từ cái nhìn đầu tiên của “Khao khát ái tình”, thực chất không hề tồn tại mà các nhà tâm lý học đã chứng minh được rằng: Nó chỉ đơn thuần là sự ham muốn của xác thịt, của tình dục mà thôi.

    Theo bác sĩ Jill Murray, bà viết trong quyển “BUT I LOVE HIM” thì “… tình yêu không phải là một sự cảm xúc mà chúng ta không thể kiểm soát được, tình yêu có sự lưạ chọn và làm gì có cái gọi là “Tiếng sét ái tình”, mà đó chỉ là sự khao khát ái tình của lúc ban đầu mà thôi …”  (No love at first sight but lust at first sight). Theo Murray thì hầu hết những mối quan hệ tình cảm giữa trai gái đều bắt đầu từ những loại tình yêu sau đây:

    1. Tình yêu cuồng dại và say đắm: (Infatuation Love):  Là một loại tình yêu trong đó biểu hiệu sự hứng thú, kích động và lãng mạn, đồng thời tạo ra những cảm xúc rất mãnh liệt, khiến hai người yêu nhau không muốn rời xa nhau, họ có thể nói chuyện hằng giờ bằng điện thoại, họ luôn mơ tưởng đến nhau và chỉ nuốn giữ độc quyền cho hết khoảng thời gian họ ở gần bên nhau.  Loại tình yêu này phải trở thành tình yêu tự nhiên (Nature Love) trong tương lai, thì sự quan hệ tình cảm trai gái mới tồn tại và bền vững được.
    • Tình Yêu Đam Mê: (Ađictive Love):  Trong quan hệ tình cảm này, cả trai lẫn gái tin tưởng rằng họ không thể nào sống xa nhau được, họ cảm thấy thất vọng và hoảng sợ nếu không được sống gần nhau.  Loại tình yêu này có thể đưa đến sự lạm dụng đáng lo ngại như:  Sự lạm dụng ma túy, đối xử tệ bạc với gia đình (thể xác và lời nói), có người trở thành kẻ lừa đảo, nói giối và có đời sống tình dục bừa bãi, liều mạng. Đối với các em còn nhỏ tuổi thì điểm học xuống thấp.  Những em gái thì có nguy cơ rất lớn là sẽ bị bạn trai ngược đãi về thể xác và tình dục.
    • Tình Yêu Tự Nhiên: (Nature Love):  Loại tình yêu này đặt nền tảng trên thực tế (Reality) và sự quan hệ tình cảm lành mạnh (Healthy relationship), trong đó cả hai người yêu nhau luôn luôn hỗ trợ, khuyến khích lẫn nhau, để cùng phát triển, trưởng thành và đi đến thành công.  Họ cùng hòa mình (hay riêng rẽ) để chung vui với bạn bè và tham gia những sinh hoạt xã hội.  Cả hai cùng cảm thấy yên tâm và tin tưởng lẫn nhau trong tình yêu đôi lứa, không có những hờn ghen vô cớ, không cần phải cố gắng trở thành hoàn hảo để lấy được sự chú ý của người yêu.  Cả hai cùng từ từ tìm hiểu lẫn nhau và không cần bào chữa cho những thói quên xấu của mình, cùng học hỏi và cùng nhau giải quyết những vấn đề nan giải để cùng đi đến một quyết định tốt đẹp.

    PHÂN LOẠI TÌNH YÊU

    1. Si tình, say mê: (Fantasy, passion, normal chemicals: hormones) Đó là một thứ tình yêu mà người ta sống trong ảo tưởng, đam mê và ước mơ được gặp một người bạn khác phái. Lý do chúng ta có những ước mơ đó là do sự hoạt động của một hợp chất trong cơ thể chúng ta gọi là “Học Môn”. (Hormones). Thí dụ: Con trai thường bị thu hút và say mê bởi vẻ đẹp của một cô gái với mái tóc óng mượt, lời nói dịu dàng, thân hình cân đối. Trong khi phái nữ thì say mê và si tình vì vẻ hào hoa phong nhã, giọng cười cởi mở yêu đời, ý tưởng hay, cách nói chuyện thu hút, và có chút hài hước của phái nam.

    Trong cuộc tình si mê này, cả hai người cứ muốn tạo cơ hội để gặp mặt hay gọi điện thoại cho nhau. Họ luôn luôn mơ tưởng tới nhau cả ngày (Day dreaming), họ thấy hồi hộp và hứng thú mà không thể diễn tả bằng lời nói được…chẳng hạn như thích bạn của cha mẹ, thày giáo, bạn học cũ, cô hàng xóm, v.v…

    • Sự hấp dẫn: Xẩy ra khi chúng ta để ý đến một người nào đó vì mái tóc, vóc dáng, cách ăn mặc, nụ cười và muốn dành đôi chút thời gian với người đó.

    Sự hấp dẫn này có thể đưa đến những đam mê mù quáng và có một sức mạnh đưa người ta đến quan hệ bồ bịch, lấy nhau, tình dục và có con với nhau.  Nó được coi là một món ăn khai vị của dục vọng.

    SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TÌNH YÊU VÀ TÌNH BẠN TRI KỶ

    1. Tình bạn bè:

    Sự hấp dẫn và thu hút xảy ra khi hai người bạn đồng hành hay hai người bạn có cùng một sở thích, tâm đầu ý hiệp về một bộ môn nào đó.  Thí dụ:  Computer games, thích đạp xe đạp (Ride a bike).  Và từ đó, phát triển một sự gắn bó và tin tưởng lẫn nhau.  Tình bạn này có thể kéo dài đến cả năm và có khi đến cả một cuộc đời.  Chúng ta có thể cho đây là:  Tình bạn tri kỷ.

    2. Tình yêu lãng mạn:

    Đó là một sự si tình, rung động từ con tim (heart of crushes), theo sau là những cảm giác hứng khởi (exciting feeling).  Tuy nhiên những rung động bất chợt này lại tàn phai rất mau chóng (quickly wear-off), làm cho người ta có khuynh hướng thường xuyên thay đổi người yêu.

    Tình yêu có sự cam kết, còn được gọi là tình yêu   vĩnh cửu.  Tình yêu này rất mạnh mẽ và bền bỉ (strong & enduring), trong đó có sự hy sinh, cho nhiều hơn là nhận, đến những người mà chúng ta yêu thương, mặc dù những vật cho đi rất là quan trọng đối với chúng ta.  Thí dụ:  Tình yêu của cha mẹ cho con cái.  Tình yêu của Thiên Chúa cho nhân loại.  Tình yêu vợ chồng.  Loại tình yêu này bao gồm sự chia sẻ giúp đỡ, thông cảm và hỗ trợ lẫn nhau, dù không nhận lại gì cả.  

    Nếu tình yêu có sự cam kết (Commitment love) mà cộng thêm tình bạn tri kỷ, đồng hành (Friendship love) hay tình yêu lãn mạng (Romantic love) thì sẽ trở thành một sự quan hệ thật là kỳ diệu.

    Khánh Lan

    California, New Year eve 2021

  • Khánh Lan,  Văn Thơ

    Bác sĩ Zhivago, tham luận bởi Khánh Lan

    Boris Leonidovich Pasternak (1890–1960)

    “Cánh tay phải của tôi. Lau nước mắt giùm tôi“.

    Ðó là hai câu trong một bài thơ của Boris Leonidovich Pasternak đã viết để diễn tả những uẩn khúc trong tim khi tác phẩm Bác sĩ Zhivago ra đời năm 1957, bị cấm xuất bản cũng như lưu hành tại Nga, nhất là khi nội dung của tác phẩm bị nhà nước cho là bôi nhọ chính sách và buộc ông phải từ chối nhận đề cử lãnh giải thưởng Nobel văn chương năm 1958, với lý do sự việc này làm giảm uy tín của Đảng Cộng Sản Liên Xô.  Tháng 12 năm 1989, người con trai của Văn Hào Boris Leonidovich Pasternak tên là Yevgenii Borisovich Pasternak đã được phép đi tới thành phố Stockholm để nhận lãnh Giải Thưởng Nobel Văn Chương của cha cậu.  Vào buổi lễ, nhạc sĩ hồ cầm danh tiếng (cellist) người Nga và cũng là người ly khai chế độ Cộng Sản, tên là Mstislav Rostropovich, đã trình diễn một bản Serenade của J. S. Bach để vinh danh ông.

    Văn Hào Boris L. Pasternak qua đời ngày 30 tháng 5 năm 1960 vì bệnh ung thư phổi tại nhà riêng của ông ở Peredelkino. Nấm mộ của Boris Pasternak đã trở nên ngôi đền thờ chính cho các hội viên của phong trào phản kháng Xô Viết. Năm 1980, một hành tinh nhỏ do nhà thiên văn Xô Viết Lyudmila Geogievna Karachkina khám phá đã được đặt bằng tên Pasternak (minor planet 3508 Pasternak).

    Tóm tắt nội dung:

    Sau đám tang của bà Marya Nikolaevna Zhivago, Yuri Andreievich Zhivago trở nên mồ côi cả cha lẫn mẹ từ khi chàng mới 10 tuổi, Yuri được người cậu ruột là cha Niklai Nikolaevich Vendenyapin gởi chàng cho gia đình ông bà Alexandrovich Gromeko & Anna Ivanovna Gromeko nuôi dưỡng, Tonya là con gái của ông bà Gromeko.  Yury theo học y khoa tại trường đại học Moscow và biết được cha của chàng có một người con trai với Princess Stolbunova-Enrizzi tên là Eugraf Zhivago.  Sau khi Yuri ra trường y khoa và Tonya trở về từ Paris, Yuri xin cưới nàng làm vợ và họ có với nhau một đứa con trai tên Sasha. 

    Larisa Fyodorovna (Lara) là con của bà góa phụ Amalia Karlovna Guichard hiện đang làm quản lý cho hãng may Komarovsky.  Luật sư Victor Ippolitolitovich Komarovsky nổi tiếng là một thương gia “khát máu” (cold blooded businessman) và là ân nhân cũng như tình nhân của bà Guichard, nhưng h(a)́n lại để ý đến Lara và trong một phút yếu lòng, Lara đã nghe theo lời dụ dỗ của Komarovsky và hiến thân cho hắn.   Lara bị bó buộc trở thành tình nhân của gã quý tộc thô cằn, đê tiện ấy vì Komarovsky luôn buông lời hăm dọa sẽ bêu xấu nàng với mọi người nếu nàng từ chối lời yêu cầu của hắn.  Sáu tháng trôi qua, Lara sống trong cơn tủi nhục cuồng nộ và trong một buổi tiệc Giáng Sinh tại nhà bà Sventitsky, Lara lén đi đến đó và nh(a)́m bắn vào Komarovsky nhưng không may lại bắn trúng công tố viên tòa án Moscow, ông Kornakov (Prosecutor of the Moscow court) và gây thương tích nhẹ cho ông, nhưng ông không khởi tố nàng ra tòa.  Sau đó, Lara nhận lời kết hôn với Pavel Pavlovich (Pasha), người tình đầu của nàng và họ có một cô con gái tên Katenka.Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, Pasha từ giã vợ và con gái gia nhập quân đội Hoàng Gia Nga (Imperial Russian Army) và đột nhiên bị mất tích.  Yuri cũng nhập ngũ với tư cách làbác sĩ quân y cho một bệnh viện ngoài chiến trường thuộc tỉnh Meliuzeeva. Tại đây, Yuri được tin là Thiếu uý Pasha Pavlovich chưa chết, anh bị quân đội Hung Gia Lợi Austro (Austro-Hungarian Army) b(a)́t làm tù binh.  Về phần Lara, nàng không tin là Pasha đã chết nên gởi con cho bạn bè rồi lên Galicia với hy vọng tìm kiếm ra tông tích của chồng.  Lúc ấy, Yuri là bác sĩ quân y và Lara là y tá thiện nguyện, cả hai được bổ nhiệm công tác chung tại một nhà thương ở tỉnh nhỏ Galicia.   G(a)̣p lại Lara, Yuri không lấy làm ngạc nhiên cho l(a)́m vì đây không phải là lần đầu tiên họ gặp nhau.   Lần thứ nhất, Yuri g(a)̣p Lara khi Yuri tới nhà của một phụ nữ đã tự tử nhưng được cứu thoát ở thành phố Montenegro với một người đàn ông lớn tuổi tên Komarovsky.  Lần thứ hai Lara đã bắn ông Komarovsky tại một buổi tiệc Giáng Sinh của bà Sventits.  Lần thứ ba khi chàng vào thăm vợ sanh đứa con trai đầu lòng tại trạm quân y khi Tonya sanh đứa con trai đầu lòng của chàng và lần sau cùng là nơi đây, nơi mà một tình yêu ngang trái đã âm thầm nẩy nở, nhưng cả hai đều e dè vì họ đều đã có gia đình. 

    Khi Chiến tranh kết thúc, họ chia tay và trở về với gia đình của mình.   Yuri trở về chức vị bác sĩ tại nhà thương ở Moskva nhưng với bản tính yêu chuộng tự do và bình quyền, chàng thường bị bạn bè cho là thiếu tinh thần cách mạng. Khi cuộc cách mạng tháng mười (October Revolution) và chiến tranh dân sự (Russian civil war) với những xung đột chống chủ nghĩa Marx bùng nổ, hầu hết người dân ở Moscow đều đi tản về vùng quê để tránh chiến tranh, Yuri cùng gia đình chạy về Urals, một vùng đất yên bình thuộc tỉnh Varykino gần Yuriatin và định cư ở nông trại mà trước kia là của ông nội Tonya nhưng bây giờ đang được tập thể hóa.  Trên chuyến đi này, Yuri nhận thức được nỗi khổ của nông dân, tù binh và những nạn nhân của cuộc chiến.  Chàng bất mãn với những hành động và tư tuởng quá cứng rắn, thiếu tình người của những người theo cách mạng. 

    Tại Urals, Yuri cùng gia đình khai đất làm ruộng, những lúc rảnh rỗi chàng làm thơ.  Tại đây, Yuri và Lara vô tình gặp lại nhau trong thư viện Yuriatin và cũng chính tại nơi này, họ bị lôi cuốn và ngọn lửa tình yêu bùng cháy, họ yêu nhau, bất chấp mọi ràng buộc và mặc cảm tội lỗi… Nhưng rồi cuộc tình ấy cũng ch(a)̉ng bền vững, kết thúc trong dang dở và bị chia cắt bởi chiến tranh….Yuri sau hai tháng chung sống với Lara, chàng luôn bị dày vò giũa hai mối tình:  Với Tonya và Lara. Trên đường về nhà, Yury quyết định cắt đứt liên lạc với Lara và sẽ thú nhận tất cả với vợ, nhưng khi đi được nửa đường, chàng bị một nhóm du kích vốn trung thành với nước Liberius do truong nhom du kich Forest Brotherhood, the botshevik guerrilla band bắt cóc và bị bắt buộc làm bác sĩ y tế cho đạo quân này. 

    Sau hai năm, cuối cuộc chiến tranh giữa quân Bạch Nga (the Tsarist Whites) và quân Cộng Sản Đỏ (the Communist Reds), Yuri trốn thoát và trở về Yuriatin để tìm kiếm Lara và biết được là gia đình chàng đã trở về Moscow sau khi Tonya sanh đứa con gái.  Lara là người giúp đỡ đẻ cho Tonya và họ trở thành đôi bạn thân thiết.  Trong thời gian này, Lara được tin Pasha còn sống với một tên mới là Strelnikov (Pasha), hiện là một thủ lãnh trong miền núi Urals nhưng lại là người đang bị truy nã. Lara cũng đang bị lùng b(a)́t nên để tránh không bị chỉ điểm, Yuri và Lara quyết định trốn sang một nông trại khi xưa gia đình chàng từng canh tác và hai người sống những ngày hạnh phúc bên nhau trong nhiều tháng.  Yuri tiếp tục làm thơ ghi chép lại những thăng trầm của cuộc đời mình, những lo sợ mỗi đêm và tình yêu chàng dành cho Lara. 

    Lá thư của Tonya đến trễ năm tháng, nàng cho Yuri biết là cha vợ của chàng, ông Gromeko, Tonya và hai đứa con của  chàng đã bị trục xuất khỏi Nga và hiện đang sinh sống tại Paris. Trong thư Tonya viết:  “Anh Yuri yêu quý, em yêu anh l(a)́m, nhưng anh ch(a)̉ng hề yêu em, có lẽ chúng ta ch(a)̉ng nên gập lại nhau làm gì.  Lara là một người đàn bà tốt”.  Lời nói trong thư của Tonya đã làm cơn đau tim của Yuri bùng lên và chàng ngất đi…   Trong lúc Yuri và Lara đang sống trong những ngày hạnh phúc thì Komarovsky xuất hiện và khuyên họ nên đi lánh nạn về phía đông với ông để tránh bị giết, nhưng Yuri nghĩ đến sự an toàn cho Lara, chàng quyết định để Lara ra đi một mình, chàng đã lừa dối Lara và Katenka để họ cùng đi với Komarovsky.  Còn một mình ở lại Varykino, Yuri bắt đầu say sưa uống rượu để tìm quên trong nỗi nhớ Lara.  Một buổi tối, Strelnikov (Pasha) đột nhiên trở về Varykino tìm g(a)̣p Lara nhưng chỉ thấy Yuri, họ uống rượu và tâm sự rất lâu.  Sau khi biết chuyện Lara ngoại tình với Yuri, Strelmikov quá đau khổ và anh đã tự sát, sángt hôm sau Yuri đã tìm thấy xác của Strelmikov.

    Yury trở lại thành phố Moscow và kiếm sống bằng nghề viết sách, Yuri gập lại các bạn cũ là Misha và Nick.  Yuri thuê một căn phòng nhỏ và chàng bắt đầu sống chung với Marina Vico, người con gái của chủ nhà và họ có hai đứa con gái.  M(a)̣c dù đang sống chung với Marina, nhưng tâm trí của Yuri vô cùng bất an vì hình bóng của Lara nên chàng không tìm được hạnh phúc bên Marina. Yuri nhận thấy rõ một điều là chàng và Lara yêu nhau bằng một tình yêu chân thật, say đắm dù tận cùng là tuyệt vọng, chàng quyết định rời xa Marina. Yuri gặp lại người em khác mẹ Eugraf zhivago hiện là Thiếu tướng trong quân đội Nga và nhờ Eugraf tìm cho chàng một chức vụ bác sĩ tại bệnh viện ở Moscow, nhưng trên đường đi làm, Yuri đã qua đời vì chứng đứng tim.

    Lara từ Irkutsk lên Moskva và đi cùng với Thiếu tướng Eugraf Zhivago tới nhà liệm, nàng nhờ Eugraf tìm lại đứa con đã bị thất lạc trong chiến tranh, đứa trẻ ấy, phải chăng là kết quả của mối tình tuyệt vọng và bi thảm của Yuri và Lara.  Trong nhà liệm, xác của Yuri được đ(a)̣t trên một cái bàn dài, đ(a)̣t giữa phòng.  Lara đứng l(a)̣ng người nhìn chăm chú vào m(a)̣t Yuri, chàng đang n(a)̀m yên nghỉ trong quan tài, bình thản và l(a)̣ng lẽ… Còn một mình trong căn phòng v(a)́ng vẻ, Lara bước gần đến bên xác của Yuri, những giọt nước m(a)́t đang tuôn trào, lăn dài trên má làm ướt cả m(a)̣t chàng.  Lara cúi xuống và hôn nhẹ lên môi Yuri thì thầm:  “Yuri yêu dấu, hãy hôn em, nụ hôn cuối cùng”…Sau ngày ấy, tin Lara mất tích và không ai thấy nàng đâu nữa, có lẽ nàng đã bị bắt đi trại tập trung và đã chết ở đó.  (chế độ “tập thể hóa”, cuộc “Đại Thanh Trừng” (the Joseph Stalin’s Great Purge) và Quần Đảo Ngục Tù (the Gulag)).

    Nhiều năm về sau, Misha và Nicky cùng chiến đấu trong Thế Chiến Thứ Hai và họ gặp một cô gái làm nghề giặt ủi tên là Tanya, cô đã kể lại cho họ nghe về cuộc đời của cô, họ nghĩ rằng Tanya chính là con của Yuri và Lara…Khi người con gái trẻ tên Tanya được gọi lên để  g(a)̣p vị Thiếu tướng  Eugraf Zhivago và kể cho ông nghe về cuộc đời của của cô thì ông không thể nào phủ nhận r(a)̀ng người con gái trẻ đang ngồi trước m(a)̣t ông thật giống Yuri, từ cái cầm nhọn, cái mũi cao và con m(a)́t biết cười ch(a)̉ng khác gì Yuri… Eugraf lẩm bẩm một mình:  Có thể đây là đứa con gái bị thất lạc của Yuri và Lara.  Eugraf Zhivago mỉm cười:  “Có thể ta đã tìm được cháu, ta sẽ cho cháu vào trường đại học, ta sẽ chăm sóc cháu, ta sẽ g(a)̣p cháu nhiều hơn”….

    Phim chuyển thể:

    Omar Sharif là nhân vật chính trong phim và thủ vai Yuri Zhivago, một bác sĩ y khoa và là một nhà thơ. Truyện kể về cuộc đời của Bác sĩ Zhivago qua những éo le tình ái cùng hai phụ nữ Tonya và Lara bao quanh cuộc cách mạng Nga năm 1917. Cuốn phim Bác sĩ Zhivago đã trở nên một phim bán chạy nhất trên khắp thế giới nhưng chỉ tới được nước Nga sau phong trào Cởi Mở Perestroika. Lịch sử nước Nga trong những năm đầu thế kỷ 20 cho đến sau đại chiến thứ hai, hình ảnh nhân vật Yury Zhivago cùng Lara Guishar đã vẽ lên một bức tranh về số phận bi thảm của con người sống trong giai đoạn lịch sử đau thương này.  Họ là nạn nhân của chiến tranh nhưng họ đã vượt lên trên tất cả khắc nghiệt của cuộc sống cho một chuyện tình yêu lãng mạn, một mối tình đẹp đẽ nhưng đầy nước mắt và khổ đau. 

    Omar Sharif và Julie Christie trong phim Bác sĩ Zhivago

    Tác phẩm Bác sĩ Zhivago là tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Nga Boris Leonidovich Pasternak và đã được chuyển thể thành phim năm 1965, do David Lean đạo diễn, tài tử chính là Omar Sharif và Julie Christie.  Cuốn phim Bác Sĩ Zhivago đã được chiếu ở Sài Gòn trong những năm 1960-1975, nhưng ở Nga, mãi đến năm 1994, phim này mới được trình chiếu. Ấn bản TV Nga năm 2006 về Bác sĩ Zhivago, do đạo diễn Alexander Proshkin và thủ vai Zhivago là tài tử Oleg Menshikov, được coi là trung thực với tác phẩm của Văn Hào Pasternak hơn là cuốn phim năm 1965 của đạo diễn David Lean.

    Tham luận tác phẩm:

    Tác phẩm Bác sĩ Zhivago được hoàn tất vào năm  1956 nhưng vì quan điểm của tác giả về cuộc Cách mạng tháng 10, nên không được xuất bản ở Nga.  Năm 1957 bản thảo của truyện được in ra sách b(a)̀ng tiếng Nga tại Ý do nhà xuất bản Feltrinelli.  Năm 1958 ấn bản tiếng Ý và tiếng Anh ra đời, được đề nghị nhận giải Nobel văn chương nhưng chính quyền Nga ép ông phải từ chối.  Năm 1988, Tác phẩm Bác sĩ Zhivago mới được cho in và xuất bản tại Nga. Tại Việt Nam từ năm 1959-1988 có ít nhất sáu bản dịch ra tiếng Việt.  Tác phẩm Bác sĩ Zhivago trở thành một cuốn sách “best-seller” và được dịch ra 24 thứ tiếng trên toàn thế giới.

    Theo người cháu ruột của Boris Pasternak, nhà văn Anna Pasternak viết về tác phẩm của ông, bà nhận định rằng tác phẩm Bác sĩ Zhivago đã ghi lại những sự kiện lịch sử, tôn giáo, triết học của nước Nga vào thời gian từ đầu thế kỷ 20 cho đến sau đại chiến II trong bối cảnh chiến tranh và cách mạng. Tác phẩm nhận định một cách rõ ràng về số phận và lựa chọn của người trí thức trong sự xoay vần của thời cuộc bên cạnh chuyện tình yêu ngang trái giữa Yury Zhivago và Lara Guishar dựa theo chuyện tình yêu của Boris Postermak với Olga Ivinskaya, người đã tạo cho ông nguồn cảm hứng để viết tác phẩm này.   Trong một lá thư gửi một người tên R. Schweizer đề ngày 7 tháng Năm, 1958, Boris Pasternak đã viết: “Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tôi đã gặp một phụ nữ trẻ, tên là Olga Ivinskaya… Nàng chính là Lara trong cuốn tiểu thuyết mà tôi bắt đầu viết chính vào thời kỳ đó… Nàng là hiện thân của niềm yêu đời và đức hy sinh… Nàng biết rõ đời sống tinh thần của tôi và mọi công việc văn chương của tôi”. Nhân vật Lara trong tác phẩm Bác sĩ Zhivago chính là hình bóng của Olga Ivinskaya và Yury không khác hơn là tác giả.  Olga Ivinskaya gặp Boris Pasternak năm 1946, một góa phụ 34 tuổi đang làm việc cho tạp chí văn học Novy Mir, tại tòa soạn “Thế giới mới”. Olga là một phụ nữ rất quyến rũ với đôi mắt sâu thẳm, xanh biếc và suối tóc vàng trong khi Boris khi đã 56 tuổi và là một nhà thơ chịu nhiều vùi dập của nhà cầm quyền thời bấy giờ bởi chính những quan tâm của ông tới hạnh phúc cá nhân nhiều hơn là phúc lợi của xã hội. Trong cuốn tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago, Boris Pasternak nhác đến “chống Xô Viết” cũng như các lời chỉ trích rất tế nhị các chế độ “Stalin-nít”, chế độ “tập thể hóa”, cuộc “Đại Thanh Trừng” (the Great Purge) và Quần Đảo Ngục Tù (the Gulag) trong các đoạn văn của ông. Không những thế, tác phẩm Bác sĩ Zhivago còn bị nhà cầm quyền gán cho tội nói xấu cuộc Cách mạng Xô viết. Năm 1949, Olga bị bắt và bị lưu đày ở trại cải tạo lao động 4 năm thời Liên Xô (Gulag) vì nghi ngờ là gián điệp và có liên hệ với Boris Pasternak. 

    Đó là một bi kịch đối với Olga và Boris và là tình sử éo le cho hai người, điều này tương tự mhư chuyện tình của Yuri và Lara trong Bác sĩ Zhivago, tình yêu của họ cũng bị xã hội Xô viết cấm đoán. Dù cho ngay cả trong truyện hay ngoài đời thực, hai mối tình ấy đều không có tương lai và bi thảm mặc dù đó là những mối tình lãng mạn làm say mê lòng người. Một cuộc tình chứa đựng nhiều đau khổ, ám ảnh và hạnh phúc, một tài năng bị vùi dập trong xã hội; một chế độ độc tài luôn cản trở tình yêu đích thực của họ.  OlgaIvinskaya cũng nhắc lại mối tình của bà và Boris Pasternak như sau: “…Cuốn tiểu thuyết ấy đã bắt đầu quyết định cả số phận của hai chúng tôi. Nó như một thứ bùa mê. Nó đem đến niềm hạnh phúc điên cuồng cùng nỗi đau khổ ghê gớm. Càng gần đến cái chết của nhân vật, đến dấu chấm cuối cùng, thì đoạn kết của cuộc đời chúng tôi càng gần lại”. Cuộc tình của Boris Pasternak và Olga Ivinskaya kéo dài đến khi ông qua đời vào năm 1960 và Olga Ivinskaya qua đời vào ngày 8 tháng Chín, 1995 tại Mạc Tư Khoa.

    Sau khi Thế Chiến II chấm dứt, chính quyền Cộng Sản lại xiết chặt việc kiểm duyệt, một số tiểu thuyết gia bị khai trừ khỏi Hội Nhà Văn nên không phải chỉ có tác phẩm Bác sĩ Zhivago bị kiểm soát và cấm xuất bản mà từ tháng 11 năm 1917, đảng Cộng Sản Bolshevik lên nắm chính quyền tại nước Nga và đã kiểm soát mọi hoạt động văn hóa, kiểm duyệt chặt chẽ các tác phẩm văn chương, mọi nhật báo, tạp chí và văn hóa phẩm, ấn loát, nhiều nhà in bị đóng cửa, số lượng sách báo giảm hẳn đi đồng thời chính quyền đã khuyến khích các nhà văn, nhà thơ phải sáng tác một thứ văn chương của giai cấp vô sản, các tác phẩm văn học phải phục vụ quyền lợi của giới công nhân và nông dân. Sự kiểm duyệt và chỉ đạo của chính quyền đã bóp nghẹt các sáng tác văn học khiến cho trong giai đoạn 1917-1920, không có nhiều tác phẩm được viết. Tới thập niên 1920, chính quyền Cộng Sản đã nới lỏng một đôi phần tự do, các phê bình văn học xuất hiện một số nhà thơ, nhà văn mới bắt đầu từ đấy. Năm 1953, Stalin qua đời, bắt đầu một thời kỳ dễ thở trong nền văn học, trong thập niên 1960 đã có một số nhà văn trẻ, cấp tiến hơn, cổ động cho tự do và tính sáng tạo trong đời sống văn nghệ, chẳng hạn như hai nhà thơ trẻ Yevgeny Yevtushenko và Andrei Voznesensky. Năm 1968, tác phẩm “Vòng Tròn Thứ Nhất” (The First Circle) của Alexander Solzhenitsyn mô tả đời sống của các tù nhân chính trị trong thời đại Stalin, Solzhenitsyn được trao Giải Thưởng Nobel 1970 về Văn Chương nhưng rồi bị trục xuất khỏi Liên Xô vào năm 1974, điều này chứng tỏ rằng không phải chỉ có Boris Pasternak là người duy nhất bị cấm nhận Giải Thưởng Nobel.

    Tóm lại, tôi hoàn toàn đồng ý với nhà biên khảo Phạm Văn Tuấn đây là bộ tiểu thuyết sử thi vĩ đại bởi nó đặt ra vấn đề số phận con người – tình yêu trong những dòng xoáy của lịch sử, sự dằn vặt của lương tri về tính thiện của con người. Tác phẩm Bác sĩ Zhivago là một chuyện tình đau đớn của những người tình lạc nhau trong chuyến tàu định mệnh, chiến tranh tạo nên sự chia ly và đặt con người trong chấp nhận hy sinh.

    Tiểu sử và sự nghiệp văn chương:

    Boris Leonidovich Pasternak sinh ngày 10 tháng 2 năm 1890 tại thành phố Moscow, trong một gia đình giàu có người Nga gốc Do Thái, ông là nhà thơ, tiểu thuyết gia và dịch giả người Nga. Boris Pasternak chịu ảnh hưởng của nhạc sĩ Scriabin nên ông có ước vọng trở một nhạc sĩ, ông ghi tên theo học Nhạc Viện Moscow (the Moscow Conservatory), học về bộ môn sáng tác nhạc trong 6 năm. Năm 1910, Boris thôi học nhạc, ông sang Ðức theo học tại Ðại Học Marburg, tại nơi này ông theo học các nhà triết học thuộc trường phái Kant-Mới (Neo-Kantian) là các Giáo Sư Hermann Cohen và Nicolai Hartman.

    Tại Moscow, Boris Pasternak đã thán phục các nhà văn biểu tượng A. Blok và A. Bely nên vào năm 1913, đã tham gia vào nhóm thi sĩ thuộc trường phái “Tương Lai” (futurism) có tên là “Ly Tâm” (Tsentrifuga) và do ở trong nhóm thi sĩ này, Boris Pasternak đã cho ra đời tập thơ đầu tay có tên là “Người sinh đôi ở trong Mây” (The Twin in the Clouds, 1914). Trong thời kỳ Thế Chiến Thứ Nhất, Boris Pasternak dạy học và làm việc tại một xưởng hóa chất tại Vsevolodovo-Vilve, ông xuất bản các thi tập tiếp theo: “Vượt qua các trở ngại” (Over the Barriers, 1917), “Chị tôi, Cuộc Ðời” (My sister, Life, 1922), trong đó có phần phản ảnh triết học của Immanuel Kant, cũng như ảnh hưởng của các nhà thơ như Rilke, Lermontov, Pushkin và các nhà thơ lãng mạn Đức và “Sinh lần thứ Hai” (Second Birth, 1932). Boris Pasternak tiếp tục viết văn và phiên dịch các tác phẩm ngoại quốc, nhưng vào khoảng giữa năm 1918, các nhà văn hầu như không thể xuất bản các tác phẩm một cách dễ dàng bởi vì các văn hóa phẩm đều bị chính quyền Xô Viết kiểm soát chặt chẽ, tiếp theo Boris Pasternak sáng tác tập thơ trữ tình “Ðứt Ðoạn” (Rupture).

    Cũng vào thập niên 1920, Boris Pasternak bắt đầu hai tập thơ dài nói về Cuộc Cách Mạng Nga Năm 1905 (the Russian Revolution of 1905). Ông chuyển sang viết văn xuôi và nhiều truyện tự thuật, đặc biệt là hai tác phẩm “Thời Niên Thiếu của Luvers” (The Childhood of Luvers) và “Cách Cư Xử An Toàn” (Safe Conduct). Sau năm 1932, chỉ có hai tập thơ của Boris Pasternak xuất hiện: “Trên Chuyến Tầu Sớm” (On Early Trains, 1943) và “Khoảng Trống Ðịa Cầu” (The Terrestrial Expanse, 1945), tác phẩm cuối cùng là “Khi thời tiết trở lại quang đãng” (When the Weather Clears, 1959). Vào mùa hè năm 1959, Pasternak bắt đầu viết vở kịch “Vẻ Ðẹp Mù”, một trong bộ ba vở kịch nói về thời gian trước và sau khi Sa Hoàng Alexander II hủy bỏ chế độ nông nô tại nước Nga. Các bản dịch sang tiếng Nga của Boris Pasternak về các vở kịch của Johann Wolfgang von Goethe, Friedrich Schiller, Pedro Calderon de la Barca và William Shakespeare, các bản văn của Juliusz Slowacki và Pedro Calderon de la Barca. Trong khi dịch Calderon, Pasternak nhận được sự yểm trợ bí mật của Nicolai Mikhailovich Liubimov, một nhân vật cao cấp của bộ máy văn chương của Ðảng.

    Sau khi Boris Pasternak qua đời, Olga Ivinskaya đã bị nhà cầm quyền Xô Viết bắt giam lần thứ hai cùng với cô con gái là Irina Emelyanova. Các tài liệu và các bức thư của ông Pasternak viết cho bà Ivinskaya đều bị mật vụ KGB tịch thu. Sau đó, KGB đã âm thầm thả cô Irina một năm sau, 1962, và thả bà Olga vào năm 1964. Năm 1978, hồi ký của bà Olga Ivinskaya đã được đưa lén lút ra nước ngoài và được xuất bản tại Paris. Bản dịch tiếng Anh do Max Hayward, đã được phổ biến cùng năm dưới nhan đề: “Thời Gian bị Cầm Tù: Các Năm của tôi với Pasternak” (A Captive of Time: My Years with Pasternak). Bà Olga Ivinskaya chỉ được khôi phục lại thanh danh vào năm 1988. Sau khi Liên Xô bị tan rã vào năm 1991, bà Ivinskaya đã kiện chính phủ Nga để đòi lại các bức thư và các tài liệu mà KGB đã chiếm giữ vào năm 1961 nhưng Tối Cao Pháp Viện Nga đã xác nhận rằng các giấy tờ này phải được lưu giữ trong văn khố quốc gia. Bà Olga Ivinskaya qua đời vì bệnh ung thư vào ngày 08 tháng 9 năm 1995.

    Khánh Lan, California July 2020

  • Khánh Lan,  Văn Thơ,  Việt Hải

    KHÁNH LAN-NHỮNG BƯỚC ĐẦU Ở NGƯỠNG CỬA VĂN CHƯƠNG

    Khánh Lan

    Tôi còn nhớ trước tháng 10, năm 2019, nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian dự trù có 2 chương trình huấn luyện về khóa văn học do GS. Quyên Di giảng dạy và lớp âm nhạc do GS. Phạm Đức Huyến phụ trách, nhưng sau đó nạn dịch Covid-19 bùng phát dữ dội, vì thế nên mọi sinh hoạt nhóm phải ngưng hết vì tình thế. Nhưng điều kỳ lạ là Nghệ sĩ Khánh Lan vẫn viết văn lai rai.

    Tôi đọc các bài viết rất hay nên tôi khuyến khích Khánh Lan viết tiếp. Nhờ những ngày bị giới nhiêm vì Covid 19 và nếp sống hưu trí, Khánh Lan đã dành thời gian sáng tác liên tục, từ 10 tác phẩm nhảy lên 20, 30, 40, 50, 60… Đã thế, Khánh Lan lại viết văn với nhiều thể loại khác nhau, một sự việc thật đáng khích lệ.

    Thế là 2 anh em tôi khởi đầu khóa học bằng cách liên lạc qua email và phone. Thời gian trôi, mỗi lúc Khánh Lan tỏ ra đầy tự tin và tự vươn lên. Khánh Lan có những lợi điểm trong quá khứ để phát triển theo ngành văn, vì thuở nhỏ gia đình Khánh Lan có tiệm sách nên cô phụ mẹ trông nom cửa tiệm, cô đọc khá nhiều sách, những kiến thức thu nhận qua sách vở từ bao năm trước, vô hình chung đã nhập tâm và tiềm ẩn trong tâm hồn Khánh Lan. Cộng thêm 2 ngành toán học và triết học là 2 môn Khánh Lan vốn thích, lên đại học cô học và đỗ văn bằng cử nhân kế toán quản trị (managerial accounting), xong đỗ tiếp cao học tâm lý xã hội (socio-psychology). Chính 2 khoa học này phần nào giúp cho kỹ năng lý luận sắc bén (logical thinking skills) và óc phân tích sự kiện, bố cục đề tài vững (creative-thinking, sharp reasoning, interpreting data, fact analysis ability, topic brainstorming development,…) Phải nói Khánh Lan tiến bộ khá nhanh trong nỗ lực viết văn do yếu tố thông minh, bén nhạy phân tích đề tài.

    Xét cho cùng yếu tố thông minh, nhạy cảm nhận chân ra vấn đề hướng dẫn ngòi bút của mình, tôi nghĩ, đây là điểm son về phẩm chất khởi đầu của Khánh Lan khi theo ngành văn chương mang nét nghệ thuật. Và do sự khởi đầu với nhiều lợi thế sẵn có, cho đến khi đem ra áp dụng cho văn chương là công việc vô cùng thích hợp. Tôi thiển nghĩ khả năng, phẩm chất đã kéo theo lòng yêu nghề cầm bút khiến cho Khánh Lan là một ngòi bút với nhiều triển vọng và tài hoa. Ngoài tình yêu với văn chương ra, Khánh Lan rất tận tuỵ với bút pháp, trau đồi kỹ năng văn phẩm của mình.

    Văn chương vốn dĩ được coi như một loại sinh hoạt mang nét thanh tao về tinh thần, một phạm vi cao quí, không phải ai cũng có đủ phẩm chất và năng lực để bước chân vào địa hạt này. Mà hình như nó chỉ là lãnh vực của những tài năng, những nhà tư tưởng, những người có sứ mệnh dấn thân có tầm ảnh hưởng đến tư duy trong xã hội.

    Bên trời Tây có JeanPaul Sartre hay Albert Camus, André Maurois, bên trời Ta có Nhất Linh, Thạch Lam hay Khái Hưng… Nhưng dẫu rằng ở vào thời kỳ nào đi nữa đều được trân trọng, văn chương vẫn luôn mãi được yêu thích và tồn tại cùng với con người. Văn chương là phương diện văn hóa tinh thần của mỗi thời đại nhân bản, ở những xã hội văn minh, khai phóng. 

    Viết văn là công việc lặn lội với chữ nghĩa. Tôi rất vui khi nhìn các bạn trẻ yêu văn chương, những Cung Lan, Alexandre ViAnh, Karen Thanh Thủy, Thuỵ Lan hay Khánh Lan là những người yêu văn học, điều mà dòng suối văn hóa hay dòng sông văn học hải ngoại cần trôi chảy luân lưu một khi thế hệ đi trước khuất núi, như những Võ Phiến, Hoàng Hải Thuỷ, Minh Đức Hoài Trinh, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Xuân Hoàng…

    Trong thời gian vừa qua, Khánh Lan đã cho ra 4 tác phẩm: Những Ý Nghĩ Về Nghệ Thuật Trong Văn Học,Truyện Dài Dĩ Vãng Khôn Nguôi, Tuyển Tập Truyện Ngắn  và Tuyển Tập Truyện Trinh Thám THÁM TỬ LÊ MINH.

    Đọc tác phẩm Những Ý Nghĩ V Ngh Thut Trong Văn Học của Khánh Lan bàn về văn học, tôi nhớ câu châm ngôn của Maxim Gorky cho rằng văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý. Maxim Gorky cho là cái mỹ học của văn chương vốn đem con người về với chân thiện mỹ. Khánh Lan nhận định về bộ truyện “Đi tìm thời gian đã mất” của Marcel Proust. Nhà văn Graham Greene đã gọi Proust là “tiểu thuyết gia vĩ đại nhất thế kỷ 20” và nhà văn William Somerset Maugham đánh giá Đi tìm thời gian đã mất là “tiểu thuyết hay nhất cho đến nay”.

    Đại để nội dung của tác phẩm “Đi tìm thời gian đã mất” là loại tiểu thuyết tự thuật với nhân vật chính là người kể chuyện về chuyện tình của mình với những niềm mơ ước, trăn trở với mối tình đẩu với Gilberte, rồi đến mối tình thơ mộng và đau xót với Albertine sống trong cái thiên đường của một xã hội thượng lưu giả dối và tẻ nhạt, xong chết theo tình một cách thương tâm. Từ đó “Thời gian lại tìm thấy” hàm nghĩa là đi tìm ra lẽ sống của mình, là cống hiến cuộc đời cho thế giới nghệ thuật. Bộ sách này được xem như danh tác quốc tế.

    Ngoài ra, Khánh Lan cũng chia sẻ quyển tiểu thuyết xã hội nói về thân phận con người trong tác phẩm Những Kẻ Khốn Cùng (Les Misérables). Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ 19. Những kẻ khốn cùng là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ 19 kể từ thời điểm Napoléon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Jean Valjean, một cựu tù nhân khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm gây ra thời trai trẻ.

    Những dòng văn của Khánh Lan chung quy thì dù sáng tác hay nhận định tác phẩm, tư tưởng văn chương cho thấy yếu tố mỹ học của chân thiện mỹ trong những tác phẩm của cô. Thật vậy, nhà phê bình văn học Charles Du Bos ngôn là: “Văn học tức là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng“.

    Có một dạo nhà văn Maxim Gorky đã từng khuyên một nhà văn nữ trẻ cần phải vượt lên trên những cái tầm thường, vụn vặt để viết về những điều cao thượng đáng viết hơn và đừng biến văn chương thành những thứ tầm thường, đừng làm cuộc đời xấu hơn vì những gì mình viết ra.

    Ở Khánh Lan khi đàm đạo, cô cho ý nghĩ là viết văn cô chú trọng phản ảnh tâm tư, tình cảm của chính mình, chân tâm ý nghĩ con người thật qua lăng kính nghệ thuật của bút văn, càng đạt đích điểm tôn vinh nét đẹp của văn chương, nét sâu sắc của nó, được chừng nào hay chừng đó.

    Con tim tác giả chia sẻ bao nỗi niềm thương cảm trước số phận bất hạnh, đau khổ của  Lara Guishar với một chuyện tình bi thương trong truyện Doctor Zhivago, hay nàng kiều nữ xinh đẹp Marguerite Gautier trong La Dame aux Camélias, hoặc nỗi buồn vơi của cô gái nhà nghèo Jennifer Cavalieri trong Love Story…

    Qua những sáng tác văn học rung động lương tâm con người là đích điểm của văn hào Maxim Gorky nhắn gửi những nhà văn theo sau ông. Tôi rất đồng thuận với nhà văn Khánh Lan là hãy tôn vinh nét đáng yêu chân thiện mỹ của văn chương, hãy tôn trọng và giữ trách nhiệm những gì mình viết ra…

    Thạch Lam cho cảm nhận là “Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ“, và “Mỗi tác phẩm phải là mỗi phát minh về hình thức và khám phá về nội dung“, theo câu nói của nhà văn Leonid Maximovich Leonov ghi nhận. Bởi vì mỗi tác phẩm được hình thành là do kết quả thai nghén trong nghệ thuật mỹ học chất chứa đầy tâm huyết của người viết. Vì rằng đó là nơi để nhà văn gửi gấm những tình cảm sâu lắng nhất, những xúc cảm, những ước muốn được trân trọng ký thác vào đấy. 

    Mỗi dòng chữ hay mỗi con chữ sáng tạo bởi nhà văn gói ghém trong tâm tư của người cầm bút. Vì thế nên suy ra cho cùng là viết ra cốt truyện nào hay gửi gấm đề tài gì thì tác phẩm nên cho thấy rõ cung cách suy nghĩ của mình. Cứu cánh của nhà văn vẫn là gửi ra những thông điệp hàm tư tưởng riêng của mình, mang tính chất thẩm mỹ cho xã hội và cho con người nói chung.

    Một khi nhà văn thực hiện công việc sáng tạo văn chương, hãy nỗ lực cống hiến bằng khả năng, tiềm lực của chính mình tạo ra, cho ra đời những tác phẩm có giá trị như ý tưởng của Maxim Gorky quan niệm.

    Georges-Louis Leclerc, Comte de Buffon cho là:

    “Văn là con người.”

    Hay:

    “Le style c’est l’homme meme”

    (The style is the man himself).

    Cho nên, văn học là người bạn đường thân thiết trên mọi nẻo đường, nuôi lớn và làm phong phú tâm hồn của nhà văn, bởi những tình cảm giàu tính nhân bản nhất. Chính vì thế mà văn học không thể đứng riêng lẻ, tách rời mà phải giữ gắn bó với cuộc sống thường nhật của chúng ta.

    Tóm lại, đặc điểm giá trị to tát nhất của văn chương là đi tìm bản sắc của con người, vì con người và bởi con người. Do vậy chỉ có nhà văn trong thiên chức bút pháp qua những tác phẩm của mình, mới có khả năng mang đến tính nét đa dạng của xã hội phức tạp của nếp nhân sinh bao quát. Người viết bài này trải qua nhiều ngày tháng thảo luận cùng tác giả Khánh Lan, chúng tôi chia sẻ quan điểm là không thể có tác phẩm đích thực nếu không có nhà văn đích thực trân yêu tác phẩm.

    Để tạo ra những tác phẩm đích thực, nhà văn phải trải qua cuộc sống, và tính nét viết ra vì con người bằng cả tấm chân tình, bằng sự trân trọng qua nguồn cảm tác do niềm khao khát vì sự sáng tạo. Lịch sử văn chương nhân loại dù bên Đông hay Tây phương, dù truyện Kim Vân Kiều hay Trà Hoa Nữ thì đích điểm cuối cùng như quan điểm của Maxim Gorky, văn học chất chứa sự cao cả của nó, và những câu truyện hay vượt thời gian trong tác phẩm này thiết nghĩ cũng là tấm chân tình của nhà văn Khánh Lan, dành cho độc giả bằng sự trân trọng nhất

    Vit Hi Los Angeles.

    Ngày 02 tháng 03, năm 2021