Khánh Lan,  Văn Thơ

TÌM HIỂU VỀ UKRAINA

Khánh Lan siêu tầm và nghiên cứu dựa theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ảnh Internet

Theo dòng lịch sử, đất nước Ukrina đã trải qua nhiều biến cố do thảm họa chiến tranh và tham vọng của con người. Cuộc cách mạng và chiến tranh thế giới thứ I đã tàn phá Ukraina, 1.5 triệu người chết đưa Xô Viết Ukraina  đối mặt với nạn đói năm 1921 và cuộc chiến tranh thế giới thứ II đã để lại với tổng số thiệt hại cho dân số Ukraina được ước tính khoảng 5 tới 8 triệu người. Trong bài viết này, chúng ta chỉ bàn về lãnh vực địa lý, thể chế, nghệ thuật, âm nhạc, thể thao và du lịch của Ukraina.

Ukraina là một quốc gia giáp với Liên bang Nga về phía đông, giáp với Belarus về phía bắc, giáp với Ba Lan, Slovakia và Hungary về phía tây, giáp với Romania & Moldova về phía tây nam, giáp với Biển Đen và Biển Azov về phía nam. Với diện tích 603,700 km2 và bờ biển rộng 2782 km2, Ukraina là nước lớn thứ 44 trên thế giới sau Cộng hòa Trung Phi và trước Madagascar. Ukraina tuyên bố độc lập ngày 16 tháng 7 năm 1990, có Chủ quyền và tuyên bố lập ra các nguyên tắc tự quyết của nhà nước Ukraina, nền dân chủ, độc lập chính trị, kinh tế và ưu tiên luật pháp Ukraina trong lãnh thổ Ukraina so với luật pháp Liên xô. Ngày 24 tháng 8 năm 1991 nghị viện Ukraina thông qua Luật Độc lập trong đó nghị viện tuyên bố Ukraina là một nhà nước dân chủ độc lập. Một cuộc trưng cầu dân ý và bầu cử tổng thống đầu tiên diễn ra ngày 1 tháng 12 năm 1991, hơn 90% người dân Ukraina thể hiện sự ủng hộ Luật Độc lập và họ bầu chủ tịch nghị viện, Leonid Kravchuk trở thành Tổng thống đầu tiên của đất nước. Tại cuộc gặp gỡ ở Brest, Belarus ngày 8 tháng 12, tiếp sau là cuộc gặp tại Alma Ata ngày 21 các lãnh đạo Belarus, Nga, và Ukraina chính thức giải tán Liên bang Xô viết và lập ra Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS).  

Chính phủ và Chính trị tại Ukraina là một nước cộng hòa bán tổng thống với các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp riêng biệt. Tổng thống được bầu bởi các cử tri, nhiệm kỳ năm năm. Lập pháp Ukraina gồm nghị viện lưỡng viện 450 ghế, chịu trách nhiệm về việc thành lập nhánh hành pháp và Nội các, do Thủ tướng lãnh đạo. Luật, đạo luật của nghị viện và nội các, nghị định tổng thống và đạo luật của nghị viện Crimea có thể bị Toà án Hiến pháp huỷ bỏ, nếu chúng vi phạm vào Hiến pháp Ukraina. Tòa án Tối cao là cơ quan chính trong hệ thống tòa án của tư pháp. Các hội đồng địa phương và các thị trưởng thành phố được dân chúng bầu ra và thực hiện quyền kiểm soát với ngân sách địa phương. Các lãnh đạo vùng và các cơ quan hành chính quận được tổng thống chỉ định.

Tháng 5 năm 1992, Ukraina ký Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START) đồng ý trao mọi vũ khí hạt nhân cho Nga và gia nhập Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân như một quốc gia phi hạt nhân. Ukraina phê chuẩn hiệp ước năm 1994, và tới năm 1996 nước này không còn sở hữu vũ khí hạt nhân. Quân đội Ukraina hiện tại lớn thứ hai ở Châu Âu, sau Nga. Sau khi độc lập, Ukraina tuyên bố là một nhà nước trung lập và có sự đối tác quân sự hạn chế với Nga, các quốc gia thành viên Hội đồng, các quốc gia độc lập Khắc và một đối tác của NATO từ năm 1994. Trong những năm 2000, chính phủ nước này nghiêng về phía NATO, một sự hợp tác sâu hơn với liên minh đã được thiết lập theo Kế hoạch Hành động NATO-Ukraina được ký kết năm 2002. Ukrania đã đồng ý trong vấn đề gia nhập NATO phải được giải quyết bằng một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc ở một thời điểm nào đó trong tương lai.

Kinh tế Ukraina trong thời Xô viết là công nghiệp và nông nghiệp, sự sụp đổ của hệ thống Xô viết, Ukraina chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường, gây rất khó khăn cho hầu hết dân cư và đa số người dân rơi vào tình trạng nghèo khổ. Năm 1991, chính phủ tự do hóa hầu hết giá cả để giải quyết sự thiếu hụt hàng hóa và giúp cho các ngành công nghiệp và nông nghiệp. Đầu thập niên 1990 do chính sách kiểm soát tiền tệ lỏng lẻo đã đẩy Ukraina vào tình trạng lạm phát trầm trọng. Năm 1993, Ukraina giữ kỷ lục thế giới về mức lạm phát trong một năm. Năm 1996 đồng tiền mới hryvnia ra đời ổn định lại giá cả.

Ukraina chế tạo và xuất cảng loại máy bay Antonov và xe tải KrAZ tới nhiều quốc gia, đa số xuất là sang Liên minh Châu Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập. Từ khi độc lập, Ukraina đã duy trì cơ quan Vũ trụ Quốc gia Ukraina (NSAU) và tham gia tích cực vào việc thám hiểm khoa học vũ trụ và các phi vụ tìm kiếm miền đất hứa. Trong giai đoạn 1991 tới 2007, Ukraina đã phóng sáu vệ tinh và 101 phương tiện phóng do họ tự chế tạo, và tiếp tục thiết kế tàu vũ trụ. Ukraina được công nhận là nước hàng đầu thế giới trong việc chế tạo tên lửa và kỹ thuật liên quan tới tên lửa. Ukraina nhập khẩu hầu hết các nguồn năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên và phụ thuộc ở mức độ lớn vào Nga trong năng lượng.

Về văn hóa, các phong tục Ukraina bị ảnh hưởng nhiều bởi Thiên chúa giáo. Các vai trò giáo dục trẻ em khá tốt so với tại phương Tây. Văn hóa Ukraina bị ảnh hưởng bởi các nước láng giềng phía đông và phía tây, phản ánh trong các lãnh vực như kiến trúc, âm nhạc và nghệ thuật. Năm 1932, Stalin đã đưa ra chính sách nhà nước chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa tại Liên xô khi ông ban hành nghị định “Về việc Xây dựng các Tổ chức Văn học và Nghệ thuật”. Chính sách này đã kìm chế khả năng sáng tác của các giới cầm bút và nghệ sĩ rất nhiều. Tuy nhiêng, trong thập niên 1980 chính sách glasnost (mở cửa) được đưa ra và các nghệ sĩ cùng nhà văn Liên xô đã được tự do thể hiện mình như họ muốn.

Ngôn ngữ của Ukraina là tiếng Ukraina và phổ biến rộng rãi ở phía tây và trong các thành phố như Lviv và ở trung Ukraina, tiếng Ukraina và tiếng Nga được sử dụng như nhau trong các thành phố. Tiếng Ukraina là ngôn ngữ chính tại các cộng đồng nông thôn. Tiếng Nga cũng được sử dụng rộng rãi tại phía đông và phía nam Ukraina và phổ biến nhiều hơn ở Kiev và được dùng chủ yếu trong các thành phố nhưng tiếng Ukraina lại được dùng ở các vùng nông thôn.

Sau khi giành độc lập, chính phủ Ukraina bắt đầu chính sách Ukraina hóa để tăng cường việc sử dụng tiếng Ukraina, không khuyến khích tiếng Nga, cấm hay hạn chế trên truyền thông và phim ảnh. Theo Hiến pháp của Cộng hoà Tự trị Crimea, tiếng Ukraina là ngôn ngữ nhà nước duy nhất của nước cộng hòa mặc dù hiến pháp nước cộng hòa công nhận tiếng Nga là một ngôn ngữ được đa số người dân Ukraina sử đụng trong lĩnh vực đời sống công cộng.

Thể thao, Ukraina được hưởng lợi nhiều từ chính sách nhấn mạnh trên giáo dục thể chất thời Liên xô. Những chính sách này khiến Ukraina có hàng trăm sân vận động, bể bơi, phòng tập thể dục và nhiều cơ sở thể thao khác. Môn thể thao được ưa chuộng nhất là bóng đá. Giải chuyên nghiệp hàng đầu là Vyscha Liha, cũng được gọi là Ukrainian Premier League. Hai đội có nhiều thành tích nhất tại Vyscha Liha là hai đối thủ FC Dynamo KyivFC Shakhtar Donetsk.

Nhiều cầu thủ Ukraina cũng đã chơi cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Liên Xô, đáng chú ý nhất là Ihor BelanovOleh Blokhin, người giành giải Quả bóng vàng châu Âu danh giá cho cầu thủ hay nhất năm. Giải thưởng này chỉ được trao cho một người Ukraina sau khi Liên Xô tan rã, đó là Andriy Shevchenko, cựu thủ quân của đội tuyển bóng đá quốc gia Ukraina. Đội tuyển Ukraina lần đầu tiên có mặt tại 2006 FIFA World Cup, và lọt vào tới vòng tứ kết trước khi thua nhà vô địch sau đó, đội tuyển Ý. Người Ukraina cũng ưa thích quyền anh. Vitali KlitschkoVladimir Klitschko đang giữ nhiều chức vô địch quyền anh hạng nặng thế giới. Ukraina lần đầu tiên đồng đăng cai Euro 2012 (cùng với Ba Lan) và cũng là lần đầu tiên được tổ chức tại hai quốc gia thuộc Đông Âu.

Mùa đông năm 1994, Ukraina tham dự Olympic tại Olympic với năm huy chương vàng cho bốn lần tham gia. Tại Olympic Mùa hè Ukraina đoạt 96 huy chương cho bốn lần tham gia.. Ukraina hiện xếp thứ 35 về số lượng huy chương vàng giành được tại tất cả các kỳ Olympic.

Tôn giáo, tôn giáo chính tại Ukraina là Chính thống giáo Đông phương, hiện thuộc về ba Giáo hội: Giáo hội Chính thống Ukraina-Tòa Thượng phụ Kiev, Giáo hội Chính thống Ukraina (Tòa Thượng phụ Moskva) cơ quan nhà thờ tự quản thuộc Tòa Thượng phụ Moskva, và Giáo hội Chính thống Độc lập Ukraina. Giáo hội Chính thống giáo Ukraina hợp nhất được Tòa Thượng phụ Constantinopolis công nhận vào tháng 1 năm 2019. Đứng thứ hai về số lượng tín đồ là Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ukraina thuộc Nghi lễ Đông phương, thực hành truyền thống phụng vụ và tinh thần như Chính thống giáo Đông phương, nhưng hiệp thông với Toà thánh Vatican của Giáo hội Công giáo Rôma và công nhận vị trí lãnh đạo của Giáo hoàng như người lãnh đạo Hội Thánh. Ngoài ra, có 863 cộng đồng Công giáo Rôma theo Nghi lễ Latin, và 474 giáo sĩ phục vụ khoảng một triệu tín đồ Công giáo Latin tại Ukraina. Nhóm này chiếm khoảng 2.19% dân số và chủ yếu gồm sắc tộc Ba LanHungary, sống tại các vùng phía tây đất nước.

Giáo dục  cấp hai bắt buộc tại các trường nhà nước, Ukraina có số tốt nghiệp cấp hai đứng thứ tư châu Âu. Theo hiến pháp Ukraina, giáo dục miễn phí cho mọi công dân. Giáo dục cao hơn miễn phí tại các cơ sở giáo dục nhà nước và vùng được cung cấp trên một cơ sở cạnh tranh. Cũng có một số nhỏ trường học và các cơ sở giáo dục cấp cao của tư nhân. Từ năm 2005, một chương trình học mười một năm đã được thay thế bằng chương trình mười hai năm: giáo dục cấp một là bốn năm (bắt đầu từ khi sáu tuổi), cấp hai là năm năm; giáo dục cấp ba là ba năm. Ở lớp 12, học sinh phải qua một kỳ thi ra trường do Chính phủ tổ chức trước khi được nhận vào trường đại học bốn năm. Hệ thống giáo dục cao học Ukraina gồm các cơ sở giáo dục cao học, khoa họcphương pháp luận thuộc liên bang, địa phương và các cơ sở tự. Tổ chức giáo dục cao học tại Ukraina được xây dựng theo cơ cấu giáo dục cao học của các nước phát triển trên thế giới, như được định nghĩa bởi UNESCOUN.

Hệ thống giao thông Ukraina phần lớn không được nâng cấp từ thời Xô viết nên cũ kỹ và rất xấu. Vận tải đường sắt tại Ukraina đóng vai trò quan trọng kết nối mọi vùng đô thị, cơ sở hải cảngtrung tâm công nghiệp quan trọng với các quốc gia láng giềng. Nơi có nhiều đường sắt nhất là vùng Donbas của Ukraina. Năm 1994, Ukraina được coi là một trong các quốc gia sử dụng đường sắt cao nhất thế giới. Tổng chiều dài đường sắt tại Ukraina là 22,473 km, trong số đó 9,250 km đã được điện khí hoá.

Du lịch. Phong cảnh Ukraina gồm các đồng bằng phì nhiêu (thảo nguyên) và cao nguyên bị cắt ngang bởi các con sông như Dnieper (Dnipro), Seversky Donets, Dniester và Southern Buh khi chúng chảy về phía nam vào Biển Đen và Biển Azov. Những ngọn núi trên bán đảo Crimea ở cực nam dọc theo bờ biển Ukraina và những công viên tự nhiên quốc gia như công viên “Podilski Tovtry”, Công viên cảnh quan khu vực Nadsiansky, Công viên tự nhiên quốc gia Synevir, Công viên tự nhiên quốc gia Zacharovany Krai, v.v… Đây là nững khu bảo tồn thiên nhiên gồm nhiều loài thực vật hiếm quý cùng với những thác nước, hồ nước, rừng và hệ động thực vật vô cùng đa dạng. Theo sự xếp hạng của Tổ chức Du lịch Thế giới, Ukraina đứng thứ 8 thế giới về số lượng khách du lịch Bảy kỳ quan của Ukraina là 7 công trình lịch sử và văn hóa được chọn (tháng 7-2007) là di sản thế giới bao gồm thành phố cổ Chersonesus và những khu rừng nguyên sinh ở Carpathians. Một di sản khác là vòng cung Struve tam giác kéo dài từ Hammerfest ở Na Uy tới biển Đen ở Ukraine. Theo UNESCO, “Nó giúp thiết lập kích thước và hình dạng chính xác của hành tinh, đánh dấu bước quan trọng trong sự phát triển của khoa học trái đất và lập bản đồ địa hình“.

Tu viện Holy Dormition Kyiv-Pechersk Lavra, ảnh Internet

Ngoài ra, quốc gia này còn sở hữu vô số nhà thờ Chính thống giáo lộng lẫy như Tu viện Holy Dormition Kyiv-Pechersk Lavra (Tu viện động Kiev) là một tu viện Chính thống giáo Ukraine, được thành lập vào năm 1051 bởi một tu sĩ Thánh Anthony Pechersky. Đó là một địa điểm linh thiêng, nơi hơn 120 vị thánh đã yên nghỉ trong một nghìn năm! Các hang động của Kiev-Pechersk Lavra nằm ở độ sâu từ 5 đến 15 mét, xây dựng theo phong cách Baroque của Ukraina, nằm trên ngọn đồi đẹp gần Sông Dnepr. Từ Tháp Chuông bạn có nhìn toàn thể tu viện với mái vòm dát vàng và đôi bờ tuyệt đẹp của dòng sông.

Nhà thờ Thánh Sophia có từ thế kỷ 11 ở Kiev, Ukraine theo lối kiến trúc của Kyivan Rus và là di sản đầu tiên ở Ukraine được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới cùng với quần thể Tu viện Hang động Kyiv, được thiết kế để cạnh tranh với Hagia Sophia ở Constantinople. Nhà thờ Saint-Sophia của Kyiv tượng trưng cho “Constantinople mới”, thủ đô của công quốc Kyiv theo Cơ đốc giáo. Constantinople mới được thành lập vào thế kỷ 11 trong một khu vực được truyền bá phúc âm hóa sau lễ rửa tội của St Vladimir vào năm 988. Tâm linh và ảnh hưởng trí tuệ của Kyiv-Pechersk Lavra đã góp phần vào việc truyền bá tư tưởng Chính thống giáo và đức tin Chính thống giáo trong thế giới Nga từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19.

Nhà thờ Saint Sophia, ảnh Internet, ảnh Internet

Ngoài ra, Ukraina còn rất nhiều thắng cảng đẹp như Deribasovskaya Street, Lviv City Hall, Lychakiv Cemetery, Rynok Square, Rodina Math (Motherland), Lviv National Opera, Secrets of Undrground Odessa Museum, Andreyevskiy Spusk, v.v… Chỉ tiếc rằng một số di tích lịch sử và phong cảnh đã bị tàn phá bởi cuộc tấn công của Nga vào Ukraina trong tháng ba vừa qua.

Nhà hát Odessa National Academic Opera and Ballet được thiết kế bởi hai kiến ​​trúc sư người Vienna Ferdinand Fellner và Herman Helmer, khai trương ngày 1 tháng 10 năm 1887. Nhà hát Odessa có dàn âm thanh độc đáo trong hội trường dành cho 1.507 chỗ ngồi. Trong giai đoạn từ 1996-2007 nhà hát được trùng tu và tái khai trương ngày 22 tháng 9 năm 2007.

Nhà hát Odessa National Academic Opera and Ballet, ảnh Internet

Opera của Odessa là nơi mà nhà soạn nhạc vĩ đại người Nga PI Tchaikovsky từng chỉ huy cũng như Sergey Rakhmaninov, Pablo Sarasate, Fedor Shalyapin, Anna Pavlova và Isedora Duncan từng biểu diễn. Các vở kịch opera hoặc vũ điệu ballet như “Giselle”, “Sleeping Beauty ”,“ The Nutcracker ”,“ La Traviata ”,“ Don Quixote ”,“ Humpbacked Horse ”và“ Carmen Suite ” cũng được diễn ra tại đây.

Ảnh Internet

Múa Ukraina là các điệu múa dân gian truyền thống của người Ukraina với tư cách là một nhóm dân tộc. Nghệ thuật của điệu này đã thấm nhuần vào văn hóa qua hình thức múa truyền thống thuần túy của người Ukraine và vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay. Múa dân gian là điệu múa được thực hiện trong những ngày vui như đám cưới hoặc lễ hội, với các động tác, nhịp điệu, trang phục đặc trưng, ​​v.v. Múa Ukraina là một điệu múa sân khấu dân gian, được dàn dựng bởi một biên đạo múa trong một tập thể chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư để biểu diễn trên sân khấu, có thể là tiếng Ukraina. Các thể loại múa chính của múa dân gian Ukraine là múa tròn, là một trong những loại nghệ thuật múa dân gian lâu đời nhất. Việc biểu diễn gắn liền với các nghi thức bao gồm metelitsa, hopak, kozachok, hutsulka, kolomyika, square khiêu vũ và polka.

Vũ điệu truyền thống dân gian của người Ukraina, ảnh Internet

Dàn nhạc Ukraina trinh tấu Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa, hẳn chúng ta vẫn chưa quên khoảng hơn 10 năm trước khi một dàn nhạc người Ukraine đã trình tấu bản quốc ca Việt Nam Cộng Hòa do Nhạc Sĩ Lê Văn Khoa, (người đã có nhiều gắn bó với các nhạc sĩ Ukraine), đã đứng ra chỉ huy dàn nhạc và đưa đến sự thành công vượt bực

Ảnh Internet

Old town Old Kyiv hoặc Old Kiev là một khu phố lịch sử của Kyiv, nằm ở phần cực đông của Shevchenko Raion. Old Kyiv trong lịch sử đại diện cho thành phố Yaroslav the Wise trước khi nó có lẽ đã bị phá hủy bởi cuộc xâm lược của người Mông Cổ của Batu Khan vào năm 1240. Bắt nguồn từ Đồi Kyiv Cổ, thành phố Yaroslav bao gồm các tu viện nổi tiếng là đẹp như tu viện Sophia, tu viện Saint George và Saint Irina, Tu viện Saint Michael’s Golden Dome và Kopyrev End.

Gần đây, cuộc tấn công của Nga vào Ukraina cuối tháng 2, 2022 đã phá hủy rất nhiều những công trình văn hóa nghệ thuật của Ukraina. Đó là một điều đáng tiếc và đáng buồn. Càng nghiên cứu về lịch sử của người Ukraina, Khánh Lan cảm thấy rất gần với đất nước và dân tộc Ukraina. Phải chăng nỗi thương cảm cho dân tộc Ukraina bởi họ cũng đã chịu nhiều thảm họa do chiến tranh gây ra như đất nước và dân tộc Việt Nam. Khánh Lan xin dùng câu danh ngôn của Ralph Waldo Emerson để kết thúc bài viết này.

Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh.

Khánh Lan

California, March 2022