Phong Thuỷ, Ngũ Hành và Kinh Dịch: Ứng dụng trong đời sống.
Ba yếu tố trong đời sống tâm linh hay thực tiễn dù ích lợi cho việc kinh doanh thì it nhiều liên quan dến chúng ta. Hãy xét về Phong Thuỷ, Ngũ Hành và Kinh Dịch: Những ứng dụng của mỗi lý thuyết ra sao trong đời sống. Trước hết hãy xét về lý thuyết Phong Thủy.
- Phong Thủy là gì?
Phong Thủy định nghĩa theo cách thức phổ thông là một bộ môn khoa học hay văn hóa thuộc bên Đông phương. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng Phong Thủy bắt nguồn từ người Việt cổ đã tạo ra. Còn người Hoa bảo rằng của họ. Nhưng bài viết này sẽ không lạm bàn về sự chính xác nguồn gốc Phong Thủy xuất phát từ đâu mà có. Sự ứng dụng của Phong Thủy trong đời sống thì thuật ngữ Phong Thủy đã ngày càng phổ biến trong đời sống và Phong Thủy (chữ Hán:風水) là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống họa phúc của con người. Theo đó, Phong có nghĩa là “gió”, là hiện tượng không khí chuyển động và Thủy có nghĩa là “nước”, là dòng nước, tượng trưng cho địa thế.
Do vậy “Phong Thủy” là sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm vị trí nhà ở, thôn xóm, phường xã, quận huyện, thành phố và quốc gia hoặc mồ mã, hướng gió, dòng nước, hướng nắng (vị trí địa lý), nền văn hóa, địa hình, tư duy cùng với sự phát triển của giao thông, con người và thị hiếu…rất nhiều yếu tố để cấu thành Phong Thủy. Tùy nhu cầu xử dụng mà bạn có thể kết hợp nhiều yếu tố cần thiết để tạo ra địa thế Phong Thủy tốt nhất có thể có được.
Về vai trò của PhongThủy thì nó được xem như là yếu tố đóng vai trò quan trọng tới sự phồn vinh, hưng thịnh, hạnh phúc, tiền tài trong đời sống, mà cả trong chuyện tình cảm và làm ăn thương mại nữa. Thế nên Phong Thủy đóng vai trò quan trọng nhưng nó chỉ có tác dụng hỗ trợ để cải biến chứ không thể nào làm thay đổi hẳn hoàn toàn vận mạng của con người. Nó là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mà thôi. Nếu Phong Thủy tốt sẽ giúp chúng ta gia tăng sự thành công và may mắn khi vào vận hạn tốt và giảm thiểu được tai hoạ khi vào vận hạn xấu. Hãy ghi nhận là điều thành công của mỗi người là do sự kết hợp của 3 yếu tố chủ chốt: thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Trong đó, bản thân mỗi người có thể thay đổi được do 2 sự kiện là: địa lợi và nhân hòa. Địa lợi chính là căn bản của Phong Thủy và nhân hòa chính là bản thân chúng ta. Như vậy thì sự may mắn tạo ra chung cuộc thành công cho bản thân mà không chỉ là “định mệnh” do trời cao sắp đặt sẵn.
Ứng dụng của Phong Thủy vào đất đai hay nhà đất, ví dụ như Phong Thủy nhà ở được chia thành nhiều phần gồm Phong Thủy phòng ngủ, phong thủy phòng khách, phong thủy phòng thờ, phong thủy phòng bếp, v.v…. Phong Thủy được ứng dụng rất nhiều trong lãnh vực xây cất, nhất là trong việc xây dựng nhà cửa. Việc xem chọn hướng, ngày khởi công, vị trí cửa, vị trí nhà bếp, nhà vệ sinh, số bậc cầu thang… sao cho hợp với vận mạng gia chủ là việc hệ trọng và cần thiết. Một ngôi nhà hợp Phong Thuỷ với tuổi tác sẽ giúp gia chủ và những thành viên trong gia đình được sống hạnh phúc và khỏe mạnh cũng như có nhiều công danh và tài lộc đến với gia chủ.
Phong Thủy sắp xếp nội thất trong nhà, hay Phong Thủy văn phòng cũng quan trọng không kém. Nó cho gia chủ gia đình hay chủ nhân cơ sở thàng công, hưng thịnh, hay hạnh phúc, yên bình.
- Ngũ Hành và Phong Thuỷ
- Ngũ hành là gì?
Là sự vận động không ngừng của thiên nhiên vũ trụ ảnh hưởng con người đến những nhận thức sơ khai trong việc diễn giải quá trình phát sinh của vũ trụ và đã cấu tạo ra lý thuyết âm dương ngũ hành. Dựa theo sự vận hành của vũ trụ thế gian, nguyên lý Ngũ Hành đã đưa ra một giải pháp có hệ thống, mang tính dự báo về cách thức khí vận động thông qua những thay đổi mang tính chu trình của âm và dương. Như Vậy Ngũ Hành được hiểu như sau:
Theo nghĩa đen: “Ngũ Hành” là 5 hành tố gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đây là những nguyên tố chính tồn tại trong vạn vật. Còn xét theo triết học của các sách Trung Hoa cổ đại, ngũ hành là lý thuyết triết vật thể lâu năm của nhân loại, nó đã tồn tại độc lập với ý thức của con người. Vì vậy cho nên lý thuyết Ngũ Hành theo thuyết duy vật cổ đại có 5 vật chất tạo nên thế giới, có sự tương sinh, tương khắc với nhau bao gồm:
Nước (hành Thủy), Đất (hành Thổ), Lửa (hành Hỏa), Cây cối (hành Mộc), Kim loại (hành Kim).
- Âm dương Ngũ Hành Tương sinh và Tương khắc.
Ngũ hành sinh khắc là thuyết Ngũ Hành bao gồm 2 phương diện: hỗ tương nhau là tương sinh và chống lại nhau là tương khắc. Trên căn bản sinh và khắc lại thêm hiện tượng chế hóa, tương thừa, tương vũ. Tương sinh, tương khắc, chế hóa, tương thừa, tương vũ biểu thị mọi sự biến hóa phức tạp của sự vật.
- Ngũ Hành tương sinh như Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ. Luật tuần hoàn tiếp tục tiếp diễn nối tiếp, 5 nhân tố trên luôn thúc đẩy nhau phát triển không ngừng, nên khi xét về tương quan về tương sinh, cái sinh ra nó và cái được sinh ra là mối liên hệ mẫu từ. Ví dụ như kim sinh thủy ắt kim là mẹ của thủy, thủy sinh mộc tức mộc là con của thủy.
- Ngũ Hành tương khắc là mối liên hệ nay chúng lại mang ý nghĩa biểu hiện chống chọi, áp chế nhau. Về luật tương khắc: mộc khắc thổ, thổ lại khắc thuỷ, thủy lại khắc hoả, hoả lại khắc kim và kim khắc mộc. Cứ như trên 5 thành tố này lại tiếp diễn áp chế nhau. Theo nhận xét thì tương khắc có vai trò duy trì sự cân bằng những cái gì thái quá cũng không tốt, nếu tương khắc thái quá xung khắc nhau.
Phong Thủy được áp dụng nhằm mang lại sự thuận lợi cho các dòng dưỡng khí. Thế nhưng trong cuộc sống hiện đại bây giờ, ứng dụng của Phong Thủy sẽ khác hơn ngày xưa một chút. Bởi nhà cửa, cảnh quan và kiến trúc đều đã có sẵn, chúng ta chỉ cần cải tạo, thay đổi môi trường sống, cũng như môi trường làm việc mà thôi.
Khi hai nơi quan trọng nhất là nhà ở và nơi làm việc đã được sắp xếp hài hòa thì gia chủ sẽ hạnh phúc, khỏe mạnh, thịnh vượng, thuận lợi hơn. Phong Thủy khắc họa rõ nét điều này thông qua khái niệm khí: Tất cả mọi vật thể xung quanh ta đều có sức ảnh hưởng đến sự luân chuyển và mức độ khí trong không gian. Phong Thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự. Không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng. Cát ắt là Phong Thủy hợp, hung ắt là Phong Thủy không hợp.Thuật Phong Thủy không những giúp cho ta cách bài trí, chọn màu sắc và kiểu dáng để hỗ trợ cho chúng ta trong cuộc sống.
Tổng quát như trên đây là những chia sẻ về Phong Thủy là gì, cũng như các khái niệm liên quan đến phong thủy và ứng dụng của Phong Thủy trong đời sống. Nên Phong Thủy tốt và cần thiết vì có sự hài hòa âm dương, ngũ hành. Ngoài ra, thuyết âm dương, Ngũ Hành còn được ứng dụng trong Đông y. Đông y quan niệm rằng, khi con người được sự cân bằng âm dương, Ngũ Hành điều hòa sẽ giúp cho sức khỏe dồi dào, tâm sinh lý ổn định. Phong Thủy tương đồng với khoa học hiện đại Tây phương và chúng ta hãy nhìn nhận nó dưới góc độ khoa học. Ví dụ: Trong phạm vi Phong Thủy thường đặt thủy trước công trình (Minh Đường tụ thuỷ) thì với kiến trúc hiện đại việc đặt hồ nước xen lẫn công trình cũng là điều được khuyến khích, bởi ngoài việc tạo điểm nhấn sinh động, giúp tăng không gian, tăng độ bề thế cho công trình nước còn cung cấp thêm các ion âm có lợi cho sức khoẻ, đồng thời những khu vực nào có hồ nước sẽ giúp điều tiết được khí hậu.
Mọi vật trên trái đất đều bắt nguồn khí âm dương ngay cả trong con người và vũ trụ. Và sự tác động đến vũ trụ sẽ ảnh hưởng đến con người. Nên khi nắm rõ được quy luật vận hành, rồi làm các động tác để tác động đến nguồn khí âm dương của vũ trụ kích thích lên con người thì sẽ mang lại những điều cát lợi. Nên ý nghĩa của Phong Thủy trong đời sống rất là đa dạng phong phú. Có thể cải tiến hay phát triển đô thị, xây cất phố xá.
- Phong Thuỷ và Kinh Dịch:
Xét về lý thuyết Kinh Dịch, nguồn gốc của Phong Thủy.
- Kinh Dịch là gì? Cùng sự kiện ứng dụng của Kinh Dịch trong Phong Thủy. Khi nhắc đến Kinh Dịch có rất nhiều định nghĩa, có người bỏ ra cả đời nghiên cứu vẫn chưa xác định khái niệm cụ thể hay ý nghĩa thâm sâu của nó. Nói về nguồn gốc theo truyền thuyết kinh dịch bắt đầu ra đời từ vua Phục Hy (ông là một trong ba Tam Hoàng thời thượng cổ Trung Hoa). Khi xa xưa ấy sông Hoàng Hà có một con long mã hiện hình, trên lưng nó in hình những đám xoáy mây đen trắng và có số lượng từ một đến chín. Quan sát những đám xoáy đó, vua Phục Hy chợt hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ và đem lẽ đó vạch ra thành nét vẻ cho Kinh Dịch.
Ý nghĩa của Kinh Dịch tựa giống như một thuyết giúp diễn giải và khai mở mật mã vũ trụ, liên quan đến Ngũ Hành, Phong Thủy, đến đời sống hạnh phúc và nhân sinh. Bên cạnh đó, ý nghĩa của nó không ngoài các điều chính yếu có tương quan liên hệ sự thể là dù mọi sự vật trên thế giới có phức tạp, huyền bí thế nào đi nữa, một khi trí tuệ nhân loại đạt đến được, thì có thể chuyển đổi chúng thành vấn đề mà mọi người dễ cho lý do giải thích và có thể giải quyết được. Đó là yếu tố Biên dịch trong thuyết Kinh Dịch.
Còn yếu tố Biến dịch là chỉ ra rằng mọi sự vật trên thế giới mỗi phút mỗi giờ đều đang biến hóa, phát triển, không có vật gì là bất biến. Nếu rời xa sự biến hóa này, vũ trụ vạn vật khó mà hình thành được. Và yếu tố Bất dịch là cho thấy rằng dưới tiền đề vạn vật trong vũ trụ đều biến đổi, vẫn còn có thứ duy nhất bất biến tồn tại, mà không thay đổi theo không gian và thời gian. Do đó chính là quy luật. Ngoài ra, mọi người có thể hiểu đơn giản là vì biến dịch cho nên có sự sống; Vì bất dịch cho nên có trật tự cuộc sống; Vì giản dịch cho nên con người có thể quy tụ mọi biến động sai biệt thành quy luật để hình thành tổ chức đời sống xã hội.
Các thành phần chính trong Kinh Dịch gồm Lưỡng Nghi: chính là Âm Dương, đây là khởi nguồn tạo nên Kinh dịch. Trong đó, Dương được tượng trưng bằng vạch một nét liền (tức là vạch lẻ, kí hiệu ‘─’). Âm thì được tượng trưng bằng một nét đứt (tức là vạch chẵn, ký hiệu ‘- -’). Nó còn có Tứ tượng là Tượng là dùng hai Nghi chồng lên nhau và đảo chỗ, vì thế được Tứ Tượng. Tứ tượng bao gồm thái dương, thiếu dương, thái âm và thiếu âm. Và có Bát quái (hay còn gọi là quẻ đơn) là 8 hình thái khác nhau, được hình thành từ việc chồng thêm một vạch lên mỗi Tứ tượng, tạo ra 8 cái ba vạch lần lượt là Càn, đoài, ly, chấn, tốn, khảm, cấn, khôn. Cùng Quẻ kép (còn gọi là Trùng quái) là đem những quẻ đơn chồng lên nhau, tạo ra 64 hình thái khác nhau, đó là 64 quẻ.
- Vai trò của Kinh Dịch
Giúp luận đoán nhân sinh, Kinh Dịch dựa vào nghiên cứu quy luật giữa thiên địa nhân giúp ta luận đoán hiện tại, dự đoán tương lai con người, đồng thời giúp ta tìm ra phương pháp kết hợp hài hòa giữa con người cùng thiên nhiên. Ngoài ra, với hệ thống tri thức vĩ đại, Kinh Dịch hỗ trợ rất lớn trong việc giải thích các lãnh vực như văn hóa đạo giáo, nho giáo, đông y, văn tự, số thuật, quân sự, triết học…
1. Giúp luận đoán thời vận hung cát, dựa vào quy luật của trời đất, dịch lý và 64 quẻ kép giúp ta dự đoán thời vận hung hay cát, từ đó dựa vào kết quả để hành sự.
2. Giúp cho những ứng dụng của Kinh Dịch trong phong thủy số, bởi vì phong thủy số là những con số được kết hợp với những thuật toán (thần số học, kinh dịch, du niên, ngũ hành, âm dương) sao cho luận lý mạch lạc, logic hẳn nhiên, hài hòa theo quy luật của trời đất , từ đó tạo nên một ý nghĩa hợp lý lẽ.
Vì Kinh Dịch là phạm trù rộng lớn và thông dụng như vậy, nên con người dùng nó dưới các dạng thức hoạt động và sự sống của vũ trụ, thời gian và không gian để nghiên cứu và tính toán sự giãn nở của hệ ngân hà trong vũ tru bao la. Để có thể mô phỏng thì nó phải có lý thuyết tính toán, vì thế trong Kinh Dịch có một phần coi như “toán học”, hay chính xác hơn đó là “toán học vũ trụ” (cosmic mathematics), một phương thức tính toán hoàn hảo có thể tính hết mọi thứ từ quá khứ đến tương lai. Về phương diện nhỏ thì có thể tính được số mệnh một người, lớn thì có thể thấy được vận mệnh của một quốc gia từ vài chục cho đến hàng ngàn năm sau. Biểu hiện đơn giản nhất của nó chỉ có 64 quẻ, nhưng lại bao hàm từ sinh mạng của con người, vạn vật cho đến cả thiên thể vũ trụ. Xét cho cùng Kinh Dịch chính là bộ môn văn hoá nhân văn, và Kinh Dịch là tinh hoa của nhân loại.
Nói chung, những ứng dụng trong đời sống của 3 lý thuyết Phong Thuỷ, Ngũ Hành và Kinh Dịch là những môn học hay những tinh hoa của nhân loại, những khía cạnh dẫn dắt, giúp ích xã hội con người, dù nhân sinh hay dân sinh hầu mở mang đô thị, kiến thiết quốc gia, cho đến nếp sống cá nhân con người như nhà cửa, kinh doanh, tình yêu, và ý muốn riêng tư. Những lý thuyết Phong Thuỷ, Ngũ Hành và Kinh Dịch là những phạm trù văn hóa vốn cần thiết cho cuộc sống con người. Thực vậy.
Việt Hải & Khánh Lan
California, March 2022.