Nhà văn giải Nobel Abdulrazak Gurnah
Theo tin Reuters giải Nobel văn chương 2021 đã được trao cho tiểu thuyết gia người Tanzania là Abdulrazak Gurnah, một tên tuổi mà hình như nằm ngoài sự dự đoán của nhiều người. Tiểu thuyết gia sinh ra ở Tanzania được trao giải Nobel Văn học, đã có một sự nghiệp 35 năm, được giới phê bình đánh giá cao bắt nguồn từ chủ nghĩa thực dân và nhập cư sau khi đến Anh tị nạn.
Ông sinh ra trên hòn đảo Zanzibar của Ấn Độ Dương, ngoài khơi bờ biển phía đông châu Phi, vào năm 1948, và bắt đầu viết văn sau khi di chuyển đến Anh lưu vong, nơi ông hiện đang sống ở thành phố Canterbury, Vương quốc Anh. Canterbury nằm ở phía đông vùng Kent, cách London khoảng 55 dặm (89 km) về phía đông-đông nam.
Giải Nobel văn học năm 2021 đã được trao cho nhà văn gốc Phi châu Gurnah, vì sự hội nhập dù khó hòa giải và nhân ái của ông đối với những hệ luỵ của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa trên thế giới. Khi quần đảo Zanzibar được Anh quốc trao trả độc lập vào năm 1963 và sáp nhập với lục địa để trở thành nước Tanzania. Vị lãnh tụ Abeid Karume, tổng thống Tanzania thời đó tiến hành một cuộc đàn áp khốc liệt và ra tay khủng bố những công dân Tanzania gốc Ả Rập. Nhà văn Gurnah thuộc nhóm chủng tộc này bị buộc phải bỏ học, trốn đi đến định cư ở Anh xin tị nạn vào cuối thập niên 1960, lúc đó ông mới 18 tuổi. Ông theo học tại trường Christ Church College ở Canterbury, về sau chuyển sang học ở University of Kent, tại đây ông lấy bằng tiến sĩ với luận án “Tiêu chuẩn về việc phê bình tiểu thuyết Tây Phi” (Criteria in the Criticism of West African Fiction) vào năm 1982. Từ 1980 đến 1983, ông giảng dạy ở trường Đại Học Kano tại xứ Nigeria. Sau đó, ông trở về làm giáo sư tại Đại Học Kent, thuộc Canterbury, ông dạy Anh Văn và Văn Chương Hậu-Thuộc-Địa (Postcolonial Literature) cho đến khi về hưu.
Abdulrazak Gurnah đã xuất bản 10 tiểu thuyết cũng như một số truyện ngắn. Ông Anders Olsson, chủ tịch ủy ban Nobel cho rằng tiểu thuyết của Gurnah đi từ tác phẩm đầu tay “Hồi Ức Ngày Ra Đi” (Memory of Departure) kể về một cuộc nổi dậy thất bại, cho đến cuộc nổi dậy gần đây nhất của ông trong tác phẩm mới nhất, Những Mảnh Đời Lưu Lạc (Afterlives). Truyện kể về những tiểu tiết rập khuôn mẫu và mở rộng cái nhìn của chúng ta đến một Đông Phi đa dạng về nét văn hóa xa lạ đến nhiều nơi khác trên thế giới.
Nội dung của những tác phẩm khác của Abdulrazak Gurnah như Pilgrims Way (1988) và Dottie (1990), ghi lại trải nghiệm của người nhập cư ở Anh từ những khía cạnh khác nhau, Gurnah thường cho dựng những câu chuyện được cấu tạo cẩn thận với một cái nhìn sâu sắc ví dụ điển hình là cuốn tiểu thuyết thứ ba, Dottie (1990), chân dung của một phụ nữ da đen có nguồn gốc nhập cư, lớn lên trong điều kiện khắc nghiệt ở nước Anh năm 1950, bị phân biệt chủng tộc và vì sự im lặng của mẹ cô mà thiếu mối liên hệ với lịch sử gia đình của chính cô. Đồng thời cô cảm thấy không có nguồn gốc ở Anh, đất nước cô sinh ra và lớn lên. Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết cố gắng tạo ra không gian và bản sắc của riêng mình qua sách vở và truyện viết, những thứ cho cô cơ hội để xây dựng lại bản thân. Không ít thì cái tên và những lần đổi tên đóng vai trò trung gian trong một cuốn tiểu thuyết biểu hiện lòng trắc ẩn sâu sắc và bản lãnh tâm lý của Gurnah, hoàn toàn lại không có tình cảm gì cả.
Năm 1994, quyển tiểu thuyết thứ tư của Abdulrazak Gurnah được xuất bản với tựa đề Paradise lấy bối cảnh ở Đông Phi thuộc địa trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Quyển này cũng nhận được đề cử cho giải Booker năm đó. Cuốn tiểu thuyết Paradise là bước đột phá của ông với tư cách là một nhà văn, phát triển từ một chuyến đi nghiên cứu đến Đông Phi vào khoảng năm 1990. Cuốn tiểu thuyết có liên quan rõ ràng đến Joseph Conrad trong cuộc hành trình của anh hùng trẻ ngây thơ Yusuf như non dạ. Nhưng đó cũng là một câu chuyện về tuổi non nớt mới lớn và một câu chuyện tình buồn trong đó các thế giới và hệ thống tín ngưỡng khác nhau bị va chạm. Truyện kể lại câu chuyện về Joseph trong Kinh Qur’an, dựa trên bối cảnh mô tả chi tiết và bạo lực về quá trình thuộc địa của Đông Phi vào cuối thế kỷ 19. Trong phần đảo ngược lại ở phần kết thúc lạc quan của câu chuyện Kinh Qur’an, nơi Joseph được tưởng thưởng vì sức mạnh đức tin của mình. Rồi Yusuf cảm thấy buộc phải từ bỏ Amina, người phụ nữ anh yêu anh, để gia nhập quân đội Đức mà anh khinh thường trước đây. Đặc điểm của Yusuf Gurnah là làm thất vọng sự mong đợi của người đọc về một kết thúc có hậu ở phần chót của truyện phù hợp với thể loại văn.
Trong cách ứng xử của Gurnah qua những trải nghiệm đời người tị nạn, trọng tâm là bản sắc và hình ảnh bản thân, đặc biệt rõ ràng là trong tác phẩm Admiring Silence (1996) kể câu chuyện về một thanh niên rời Zanzibar di cư đến Anh, nơi anh kết hôn và trở thành một giáo viên. Một chuyến trở lại quê hương 20 năm sau ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ của anh đối với cả bản thân và cuộc hôn nhân của mình. và By the Sea (2001) là câu chuyện được kể lại bởi Saleh Omar, một người lớn tuổi xin tị nạn sống ở một thị trấn ven biển nước Anh. Trong quyển By the Sea mô tả một màn kịch thất vọng và tự lừa dối khác xảy ra ngay sau đó. Saleh, người kể chuyện của phần đầu tiên, vốn là một người Hồi giáo già từ Zanzibar xin tị nạn ở Anh với một chiếu khán giả mạo dưới danh nghĩa của một kẻ thù không đội trời chung. Khi anh ta gặp con trai của kẻ thù, Latif, người kể chuyện của phần thứ hai của cuốn sách, đó chỉ là vì tình cờ Latif được giao nhiệm vụ giúp Saleh thích nghi với quê hương mới của anh ta. Trong những cuộc cãi vã căng thẳng giữa họ với nhau, quá khứ bị đè nén của Saleh ở Zanzibar hiện lên trong anh, khi mà Saleh bất chấp tất cả cố gắng nhớ lại thì ngược lại Latif lại làm mọi cách để quên đi. Chính điều đó tạo ra một sự căng thẳng đặc biệt trong cuốn tiểu thuyết. Do vậy mà việc lựa chọn hai người kể chuyện giải tỏa ẩn khúc câu chuyện và cốt truyện của tiểu thuyết, cũng như vai trò và sự tự giác linh hoạt của người kể chuyện (tức tác giả). Các nhân vật linh động của Gurnah thấy mình bị chơi vơi gián đoạn giữa các nền văn hóa và lục địa, giữa một cuộc sống đang tồn tại và một cuộc sống đang trỗi dậy; nó là một trạng thái bất toàn mà không thể giải quyết được.
Trong cả hai cuốn tiểu thuyết này thì góc nhìn thứ nhất là sự im lặng được bày tỏ như một cách thức chính của người tị nạn để bảo vệ danh tính của mình để tránh khỏi sự kỳ thị chủng tộc và định kiến, nhưng cũng là một phương tiện để tránh va chạm giữa quá khứ và hiện tại, tạo ra sự thất vọng và sự tự lừa dối lòng rất tai hại. Trong phần đầu tiên của hai cuốn tiểu thuyết này, người kể chuyện có thành kiến chọn cách che giấu chuyện quá khứ của mình khỏi bị gia đình người Anh giúp mình dị nghị và tạo ra một câu chuyện cuộc đời phù hợp hơn với thế giới thường nhật của họ. Nhưng đó là một sự im lặng đồng nghĩa vì anh ta cũng đang che giấu cuộc sống lưu vong của mình xa gia đình ở Zanzibar, không ai biết rằng anh ta có một gia đình mới ở Anh và một cô con gái mười bảy tuổi.
Sự kiện kế đến qua một phiên bản mới của sự gián đoạn này trong cuốn tiểu thuyết thứ bảy của Gurnah, Desertion. Cuốn sách kể lại chủ đề lưu vong và mở rộng cốt truyện sang các mối tương quan như giữa những người yêu nhau, giữa các gia đình, giữa các quốc gia. Cuối cùng tác giả cho hay câu chuyện không phải về mình: Đó là về cách một câu chuyện chứa nhiều mẫu chuyện mà chúng không thuộc về chúng ta mà là là một phần của dòng đời ngẫu nhiên trong thời đại của chúng ta, và về cách kể lại những câu chuyện thu hút chúng ta và luôn lôi cuốn chúng ta. Theo nhà phê bình văn học Bruce King cho rằng, trong văn chương của Abdulrazak Gurnah, người châu Phi luôn là một phần của thế giới. Một thế giới rộng lớn hơn và đang thay đổi. Các nhân vật của ông phải từ bỏ gốc gác, lăn lộn ở nước ngoài, chịu nhiều miệt thị và chống chọi trong cô đơn.
Cuốn Desertion được chia làm 3 phần, trong đó tác giả viết chân dung chi tiết về con người, địa điểm và cuộc sống ở Zanzibar vào cuối thế kỷ 19 cho phần đầu tiên, vào những năm 1950 cho phần hai và nửa sau thế kỷ 20 vừa qua trong phần cuối. Tác giả đã tạo truyện rất hay khi đưa ra một bức tranh đầy đủ về những người khác nhau sống ở Zanzibar vào cuối thế kỷ 19. Hassanali một thương nhân địa phương bình thường với nhiều chủng tộc hỗn hợp, Rehana một phụ nữ địa phương, Frederick quản lý thuộc địa Anh và Pearce nhà thám hiểm người Anh. Tuy nhiên, những bức chân dung này có thể là do tác giả cho rập khuôn có chủ đích và những nhân vật đó không có điều gì thú vị hoặc có điều gì đó đặc biệt về họ. Trong Desertion, tác giả ấp ủ một niềm đam mê bi thảm được sử dụng để làm sáng tỏ sự khác biệt lớn về văn hóa ở Đông Phi thuộc địa. Cốt truyện mô tả cách người Anh Martin Pearce, bị té ngã bất tỉnh trên đường phố, được một thương gia địa phương giúp đỡ và đưa qua mê cung của thành phố (city’s labyrinth) vào một thế giới nơi văn hóa và tôn giáo xa lạ. Nhưng Pearce nói được tiếng Ả Rập, một trong những điều kiện tiên quyết để tiếp xúc gần gũi hơn với gia đình và để anh yêu người con gái Rehana của họ. Gurnah biết rõ rằng thời đại mà anh ta đang miêu tả không phải như đã nói trong cuốn tiểu thuyết, “thời đại của Pocahontas khi một cuộc tình lãng mạn với một công chúa man rợ có thể được mô tả như một cuộc phiêu lưu” (the age of Pocahontas when a romantic fling with a savage princess could be described as an adventure). Đây là câu truyện tình yêu và sự phản bội ở bối cảnh Châu Phi Thuộc địa.
Tác phẩm Con Đường Hành Hương (Pilgrims Way) từ năm 1988, Gurnah khám phá thực tế nhiều mặt của cuộc sống lưu vong. Nhân vật chính tên là Daud, phải đối mặt với không khí phân biệt chủng tộc ở quê hương mới của anh, nước Anh. Sau khi cố gắng che giấu quá khứ của mình, tình yêu với một người phụ nữ đã lôi kéo Daud kể câu chuyện của mình. Sau đó, anh ta có thể kể lại những gì đã xảy ra trong quá trình bi thảm trưởng thành của mình và những ký ức đau buồn về cuộc chính biến hỗn loạn ở Tanzania đã buộc anh ta phải bỏ xứ trốn đi. Cuốn tiểu thuyết kết thúc với chuyến thăm của Daud đến nhà thờ Canterbury, nơi anh suy ngẫm về sự tương đồng giữa những người hành hương Cơ đốc giáo đã đến thăm nơi này trong quá khứ và cuộc hành trình đến nước Anh của chính anh ấy. Trước đây anh ta đã thách thức chống lại tất cả những gì mà quyền lực thuộc địa cũ đã gây ra, nhưng rồi tự nhiên dường như anh đã đạt được cuộc sống tốt. Cuốn tiểu thuyết định hình thành một phiên bản thế tục của một cuộc hành hương cổ điển, sử dụng các tiền thân lịch sử và văn học làm vai đối thoại trong các vấn đề về danh tính, ký ức và tương quan họ hàng…
Trong tác phẩm The Last Gift (Món Quà Cuối Cùng, từ năm 2011, có chủ đề liên quan đến Con Đường Hành Hương và kết thúc bằng một thứ gì đó có cùng vị đắng khi người tị nạn đau yếu Abbas qua đời và để lại món quà tựa đề cuốn sách, bao gồm một đoạn băng ghi lại một lịch sử tàn khốc mà gia đình còn sống không biết đến. Còn trong Gravel Heart (2017), Gurnah tiếp tục phát triển chủ đề của mình về cuộc đối đầu của một người trẻ với những điều xấu xa, mà không thể hiểu nổi xung quanh cậu ta. Câu chuyện kể lại ở góc nhìn thứ nhất đầy thú vị và khắc khổ này mô tả số phận của chàng trai trẻ Salim cho đến khi kết thúc tiết lộ đáng sợ về một bí mật gia đình được giữ kín về cậu ấy, nhưng vấn dế có tính quyết định đối với toàn bộ cuộc sống của Salim như người sống lưu vong. Câu đầu tiên của cuốn sách là một tuyên bố thẳng thừng: “Cha tôi không muốn tôi.” Tiêu đề có liên quan đến bộ phim truyền hình Measure for Measure của Shakespeare và lời nói của Công tước trong cảnh thứ ba của màn thứ tư: “Sống chết mặc bay! Hỡi trái tim sỏi đá “. Chính sự bất lực kép này đã trở thành số phận của Salim. Một câu truyện cảm động, thương tâm rất hay.
Như đã đề cập, cuốn tiểu thuyết mới nhất của Gurnah, Những Mảnh Đời Lưu Lạc (Afterlives) nơi tuyệt mỹ từ năm 2020, kể về nơi kết thúc của Paradise. Và như trong tác phẩm đó, bối cảnh là đầu thế kỷ 20, thời điểm trước khi người Đức kết thúc quá trình đô hộ Đông Phi vào năm 1919. Hamza, một thanh niên gợi nhớ đến Yusuf in Paradise, bị buộc phải tham chiến với quân Đức và phải lệ thuộc vào một viên sĩ quan bóc lột tình dục anh ta. Anh ta bị thương trong một cuộc đụng độ nội bộ giữa các binh sĩ Đức và được đưa vào bệnh viện dã chiến để chăm sóc. Nhưng khi trở về nơi sinh của mình trên bờ biển, anh không tìm thấy gia đình và bạn bè. Quy luật của những cơn gió thất thường trong lịch sử và như trong Desertion, chúng ta theo dõi cốt truyện qua nhiều thế hệ, cho đến khi kế hoạch tái lập Đông Phi của Đức Quốc xã chưa được thực hiện. Gurnah đã một lần nữa sử dụng cách đổi tên khi câu chuyện chuyển hướng và cho con trai của Hamza, Ilias trở thành Elias dưới sự cai trị của Đức. Sự kiện gây sốc bất ngờ cho người đọc. Cốt truyện nhà văn Abdulrazak Gurnah cho thấy trên thực tế tạo chúng ta suy nghĩ tương trùng, trùng lặp liên tục trong cuốn sách, vì khi cá nhân không thể tự vệ nếu ý thức tư tưởng bị thống trị, ở đây có nghĩa là sự phân biệt chủng tộc, đòi hỏi sự phục tùng và hy sinh của cá nhân.
Loạt tiểu thuyết của Abdulrazak Gurnah là những suy ngẫm về sức mạnh đáng lo ngại trước những thách thức mà biểu lộ đối với các giả định về bối cảnh chủng tộc trong viễn cảnh thuộc địa, người dân bị trị bị thực dân Anh hóa, bị đồng hóa, phải hội nhập, chịu đựng những va chạm của văn hóa để giành được một lá cờ đất nước và một bài quốc ca. Khi được được độc lập, thế lực cầm quyền mới trỗi tên như lãnh tụ Abeid Karume, tổng thống Tanzania cai trị đất nước khắc nghiệt, hung bạo, khiến tác giả lưu vong sống ly hương. Theo trang mạng văn học Anh, British Council Literature, các nhân vật của truyện của Gurnah bị kẹt giữa các nền văn hóa và lục địa, và luôn sống trong trạng thái mất an toàn mà họ không bao giờ ra khỏi được nỗi thống khổ bị trị. Họ phải liên tục đổi mới bản thân để phù hợp với môi trường mới của họ. Họ không ngừng tìm cách hội nhập giữa cuộc sống mới và cũ trong quá khứ. Bản thân Gurnah, giống như các nhân vật của mình, đã phải rời xa quê hương Zanzibar và thoát sang nước Anh khi mới 17 tuổi, và danh tính là một vấn đề luôn thay đổi. Các nhân vật chính của ông, ông cho truyện như tìm cách để xáo trộn, khai giả mạo danh tính cố định khi nhân vật sang nơi định cư mới.
Nhà phê bình văn học Paul Gilroy đã nhận xét: “Một khi bản sắc quốc gia và dân tộc được biểu hiện là thuần khiết, việc tiếp xúc với sự khác biệt sẽ đe dọa những bản sắc này, làm mờ loãng và ảnh hưởng đến sự thuần khiết quý báu của chúng, khiến chúng có khả năng bị ô nhiễm. Một điểm giao nhau như hỗn hợp và chuyển động cần được đề phòng.” Các nhân vật chính trong tiểu thuyết của Gurnah tỏ rõ nét ô nhiễm của sự nổi tiếng. Tính cách của những người khác xuyên qua sự khác biệt của họ. Thật vậy, Abdulrazak Gurnah có ý thức phá vỡ quy ước, thay đổi quan điểm thuộc địa để làm nổi bật quan điểm của các cộng đồng bản địa. Ví dụ qua cuốn tiểu thuyết Desertion (2005) của ông về việc ngoại tình đã trở thành một sự mâu thuẫn thẳng thừng với cái mà ông gọi là “mối tình lãng mạn”. Một ý tưởng độc đáo của Abdulrazak Gurnah cần nhắc lại.
Đọc những câu chuyện về những người thuộc các chủng tộc, nền văn hóa và tôn giáo khác nhau đến với nhau do tình cảm mà họ dành cho nhau. Những mối tình bị ngăn cấm này chuẩn bị một bối cảnh trong đó các vấn đề quan trọng về lịch sử, văn hóa và chính trị trong thời gian được tác giả bày biện, giải quyết qua cốt truyện. Khi đọc Desertion, chúng tôi thích thú lối văn xuôi trôi chảy và bản chất tinh tế của tác giả, và mong đợi những tác động sâu rộng của tình yêu và sự dè chừng trong cuộc sống đối với những con người đơn thuần bị trị, đặt trong bối cảnh của chủ nghĩa thực dân.
Nhà phê bình văn hóa Paul Gilroy đã nêu ra ý tưởng: “Khi bản sắc quốc gia và dân tộc được đại diện và thể hiện là thuần khiết, thì việc tiếp xúc với sự khác biệt sẽ đe dọa những bản sắc này, pha loãng và làm ảnh hưởng đến sự tinh khiết quý báu của chúng, khiến chúng có khả năng bị ô nhiễm. Phải đề phòng sự giao thoa như hỗn hợp và chuyển đổi“. Các nhân vật chính trong tiểu thuyết của Gurnah thể hiện sự ô nhiễm danh tính của người khác qua những khác biệt của họ.
Nhìn chung, là một người nhập cư đến một đất nước xa lạ, Gurnah thố lộ rằng: “Đối với một số độc giả tiềm năng của tôi, có một cách nhìn nhận về tôi mà tôi phải nghĩ đến. Tôi nhận thức được rằng tôi sẽ đại diện cho bản thân mình trước những độc giả có lẽ coi bản thân là chuẩn mực, không có văn hóa hay sắc tộc, không có sự khác biệt theo tôi“. Abdulrazak Gurnah có ý thức phá vỡ quy ước, thay đổi quan điểm thuộc địa để làm nổi bật quan điểm của các cộng đồng bản địa.
Với chúng ta lịch sử nước Việt Nam bị Pháp đô hộ hà khắc, bóc lột dã man, xong lại chịu nạn chủ nghĩa Cộng Sản chuyên chế tàn bạo. Chúng ta phải ly hương sống lưu vong. Đọc Abdulrazak Gurnah những cảm thông, những san sẻ và những ý nghĩ tương đồng cùng ông rất dễ. Nhà văn Christine Rose Elle, trong tác phẩm “The Happy Empath“, bà viết:
“Chia sẻ sự đồng cảm là một trong những khía cạnh tuyệt vời nhất của trải nghiệm con người”. (Sharing empathy is one of the most wonderful aspects of the human experience. Christine Rose Elle, The Happy Empath).
Thật như thế, giữa chúng ta và Abdulrazak Gurnah có nhiều mẫu số chung bởi sự đồng cảm.
Việt Hải & Song Lan (*), tháng 11, năm 2021.
(*): Khánh Lan và Thuỵ Lan.