• Dương Viết Điền,  KÝ SỰ

    Lẩm Cẩm Hay Nghẹn Ngào?

    Như một số người mới sang đất Mỹ lần đầu, tôi cũng cảm thấy bỡ ngỡ, rụt rè trước nền văn minh tại xứ Hiệp chủng quốc này.

    Tất cả mọi sinh hoạt ở đây đã làm cho tôi cảm thấy lạ-lùng. Điều này làm cho tôi nhiều khi trở nên lẩm cẩm và nghẹn ngào khi va chạm với cuộc sống hằng ngày tại đây.

    Sau đây xin được kể một vài câu chuyện điển hình tôi đã gặp trên đất này.

    Trước nhất là chuyện gọi số 911 năm lần chỉ trong 3 năm.

    Lúc mới qua bạn bè tôi khuyên bảo rằng trong cuộc sống hằng ngày nếu gặp chuyện gì khẩn-cấp quá như đau quá nặng, bị thương nặng, gặp hỏa-hoạn vv… thì cầm điện thoại gọi 3 con số 911.

    Sáng hôm ấy, không hiểu sao tôi cảm thấy đau bụng một cách kỳ lạ. Mặt mày tự nhiên tái mét, mồ-hôi ra như tắm. Tôi ôm bụng kêu la thảm thiết. Đang nằm trên giường tôi bỗng té xuống sàn nhà. Lúc bấy giờ cả nhà đều đi vắng. Đang cơn đau, vừa bấm số 911 vừa trả lời những câu hỏi của nhân viên hữu trách ở đầu dây, giọng tôi bị lạc hẳn nói không được rõ ràng.

    Khoảng năm phút sau tôi nghe tiếng xe cứu thương hụ còi đổ ngay trước nhà. Vì đau quá đi không được nên tôi phải bò xuống cầu thang (vì đang ở trên “gác trọ về khuya cơn gió lùa”) Cuối cùng các nhân-viên lái xe cứu thương dìu tôi lên xe chở tới bệnh-viện. Lúc bấy giờ là năm 1991. Đó là lần thứ nhất tôi gọi 911.

    Trong thời gian đầu lúc mới sang xứ cờ hoa này, người bảo trợ tôi đang hành-nghề cắt cỏ. Thế là tôi”tấp-tểnh người làm tớ cũng làm”. Vào một buổi sáng trời xanh mây trắng nắng hồng, người bảo trợ bảo tôi đi rải giấy quảng-cáo cắt cỏ.

    Tôi ôm một mớ “truyền đơn” quảng-cáo cắt cỏ leo lên chiếc xe Mustang màu đen đời 75 mới mua lại 100 dollars để đi rải giấy. Sau khi đậu xe tại một ngã tư, tôi bắt đầu đi bộ để rải. Sau khi rải xong (khoảng 2 tiếng đồng hồ) tôi trở lại ngã tư đậu xe hồi nãy để lái xe về. Nhưng khi vừa đến nơi thì hỡi ôi! Xe không cánh mà bay!

    Tôi chạy qua chạy lại, chạy tới chạy lui, nhìn quanh nhìn quất, vẫn không thấy chiếc xe Mustang đâu cả. Trời ơi! mới qua Mỹ được một chiếc xe mà kẻ gian đã ăn cắp thì lấy gì mà đi làm đây. Vì nghĩ rằng chắc kẻ gian vừa mới lái xe di thôi nên phải báo-cáo cho cảnh sát gấp may ra cảnh sát kịp thời chận bắt chúng ở dọc đường; Thế là tôi bay ra ngoài đường, tới chỗ có máy điện thoại công cộng, bỏ 25 cent vào, bấm ngay số 911 và báo-cáo cho giới hữu-trách đầu giây biết rõ tự-sự sau khi tôi đã khai rõ tên tuổi, số xe vv…

    Gác điện-thoại lên, tôi liền ngồi phịch xuống đường để nghỉ vì nãy giờ đi bộ rải giấy quá lâu nên mỏi chân quá. Khoảng 5 phút sau, tôi đứng dậy đến chỗ ngã tư kia tìm lại xe vì tiếc của. Rồi vừa giận vừa tiếc, tôi đi vòng vòng quanh mấy ngã tư gần đấy xem kẻ gian có lái xe đậu quanh đâu đấy không! Bỗng cách đó một ngã tư, tôi thấy xe ai giống xe tôi quá. Nhanh như chớp tôi lao mình tới chỗ chiếc xe đang đậu. Khi đến nơi, tôi thấy đích thị là “Người tình có chân-dung” Mustang màu đen của tôi rồi! Oh my God! (lúc đó tôi chưa quen miệng nói mấy chữ này nhưng viết lỡ vào đây rồi viết luôn).

    Chợt một ý-nghĩ lóe lên trong đầu tôi: mình đậu xe ở ngã tư này, lại đi tìm ở ngã tư khác thật là lẩm-cẩm. Vậy mà cứ nghĩ là thằng cha hay con mẹ nào đã ăn cắp lái đi rồi! Sau đó tôi nghĩ rằng mình phải báo lại cho cảnh sát biết chứ nếu người ta đang đi tìm “học xì-dầu” trong khi mình leo lên xe lái về nhà, dọc đường gặp họ chận lại hỏi thì bỏ tiếp 25 cent vào máy rồi bấm 911. Tiếp theo đó, tôi trình bày cho giới hữu-trách đầu giây điện-thoại biết rằng tôi đã tìm ra chiếc xe của tôi đậu cách chỗ cũ vài “Block” vv…

    Thế là tôi đã gọi 911 ba lần.

    Tiếp theo là vụ ăn thịt gà nguội của anh vợ tôi. Không hiểu sao chiều hôm ấy sau khi ăn cơm với thịt gà (chưa hâm lại) xong, anh vợ tôi đau bụng dữ dội rồi đi cầu nhiều lần. Anh ta điện-thoại cho tôi lên chở anh ta đi bác sĩ gấp (vì người con trai mới qua chưa biết lái xe).

    Khi vừa vào nhà anh tôi, tôi thấy mặt anh ta xanh như tàu lá chuối! Tôi liền chở anh ta đến phòng mạch bác-sĩ ở Resida. Nhưng khi vừa đến ngã tư đường Vanowen& Sherman Wat, mặt anh ta bỗng tái đi không còn một giọt máu làm tôi sợ quá. Thều thào qua hơi thở, anh ta run rẩy mấy lời như mới gặp người yêu lần đầu không nói được:…gọ…gọ…gọi chín một một …đi. Anh…thấy tro…trong người sao mệt quá…!”

    Thất kinh, tôi liền cho xe vào đậu ở trạm xăng gần đấy, bay đến ổ điện-thoại ở trạm xăng bấm ngay 911 rồi trình cho giới hữu-trách biết rõ tự-sự. Năm phút sau, một chiếc xe ambulance và hai chiếc xe chữa lửa hụ còi inh ỏi chạy đến ngã tư tôi đang đậu xe rồi dừng lại.

    Sau khi bắt mạch và đo nhiệt độ cho anh tôi xong và cũng sau khi xem bảo-hiểm Medical của anh ta (loại bảo-hiểm welfare của anh em HO đó mà), ông “bác sĩ” bảo tôi chở anh tôi đến bệnh viện gần đấy vì bệnh tình không trầm trọng lắm! Tôi rất ngạc-nhiên vì anh tôi đang nằm ngoẻo cổ sang một bên và mặt mày không còn một giọt máu. OH my god! (lúc này tôi hay quen miệng nói Oh my God!).

    Cuối cùng tôi đành phải tốc thắng chở anh tôi đến bác sĩ gia đình Resida ngay vì gần hơn bệnh viện. Thế là tôi đã gọi 911 lần thứ tư!

    Lần thứ năm và cũng là lần cuối cùng (không biết còn lần nào nữa không) tôi gọi 911 (không biết bị gọi hay được gọi) là thời gian tôi đang ở apartment tại đường Gilmore St tỉnh Van Nuys. Chiều hôm ấy, bỗng dưng hệ thống báo động khói trong phòng tôi rú lên mặc dầu lúc bấy giờ chẳng có ai nấu nướng gì cả.

    Nhìn ra cửa sổ tôi thấy cũng chẳng có khói ở đâu từ ngoài bay vào. Thế mà hệ thống báo động khói vẫn kêu la inh-ỏi. Tôi liền qua báo cho Manager của apartment biết. Manager là một thiếu phụ Mễ có chồng hai con ở cách tôi 2 phòng. Sau khi qua phòng tôi quan-sát và nghe ngóng “địch-tình”, người đẹp “Mexicana” liều ủy thác cho tôi gọi 911.

    Sở dĩ cô ta không gọi 911 vì cô ta nói tiếng Mỹ giống như người Rhadê ở cao nguyên trung phần nước ta nói tiếng Việt vậy, sợ giới hữu trách không hiểu. Thế là tôi từ từ bấm 911 lần thứ năm trong vòng 3 năm trên máy điện thoại cầm tay người đẹp mới trao cho tôi.

    Vài phút sau, một chiếc xe ambulance và hai xe cứu hỏa hụ còi inh ỏi đậu ngay trước apartment tôi ở. Nhân viên cứu hỏa lật đật chạy vào phòng tôi. Họ nhìn quanh nhìn quất trong phòng chẳng thấy khói đâu cả, họ mở cửa chứa bình đựng gas cũng chẳng thấy gì. Sau đó một nhân viên cứu hỏa với tay mở cái nắp tròn của hệ thống báo động khói gắn trên trần nhà xuống. Thế là tiếng kêu inh ỏi ngưng bặt. Oh my God! Biết thế tôi đưa tay mở cái nắp ấy ra từ lâu, làm gì phải gọi Cẩu dzách dzách à quên 911, làm rùm beng như thế này.

    Thế là trong ba năm, tôi gọi 911 năm lần, trong lúc có nhiều người ở Mỹ 25 năm chưa gọi 911 lần nào cả.

    Oh my God!

    Bây giờ tôi hay nói Oh my God! vì thói quen “hay nói” . Tuy nhiên tôi nghĩ mình không phải tín đồ của thiên chúa giáo mà hay nói Oh my God! thì kỳ quá. Đáng lẽ mình theo đạo nào thì nói theo đạo đó mới đúng. Tôi theo đạo Khổng-Tử, vậy tôi phải sửa lại thay vì Oh my God! tôi phải nói là Oh my Khổng!

    Tiếp theo, tôi xin được phép kể câu chuyện thứ 2. Đó là vụ bị xe tông.

    Chiều hôm ấy đặc-biệt là một buổi chiều cũng có trời xanh mây trắng nắng hồng giống như ngày tôi đi rải giấy quảng cáo cắt cỏ vậy, tôi cùng với “người tình có chân dung” Mustang 75 “bị mất cắp” trước đó, đang chạy phom phom trên đại lộ Sherman way tiến về thị trấn Reseda để vào tiệm kính Viễn Đông lấy cặp kính về cho “con đầm già” (Danh từ anh em ở trong trại cải-tạo gọi để chỉ các bà vợ của mình vì một nắng hai sương bán buôn cực khổ nuôi con nuôi chồng, đợi chờ mòn mỏi nên các bà bị tháng năm làm cho già hết rồi).

    Khi vừa đến ngã tư Sherman Way và Louis, bỗng đâu người tình Mustang 75 của tôi trở chứng, rồi làm nũng. Không biết vì trục-trặc-kỹ-thuật gì trong lục phủ ngũ tạng mà nàng chạy tiếp. Bỗng nhìn kính chiếu hậu tôi thấy có một chiếc xe đang chạy thật nhanh về phía tôi. Chiếc xe bay tới ào ào như vũ bão. Tốc-độ của nó 45, 50 miles là ít. Nhìn kính chiếu hậu, thấy xe vẫn lao tới vùn-vụt, tôi thầm kêu trời ơi! Sao gần tới xe mình rồi mà nó không chậm lại. Thế rồi tôi nghe một tiếng rầm! Xe tôi đang chạy chầm-chậm bỗng nhiên bay tới phía trước khoảng 6 mét rồi rơi xuống nghe một tiếng rầm! Tôi gục đầu vào vô-lăng bất tỉnh.

    Khoảng 15 giây sau tôi tỉnh dậy liền mở dây seat belt ra, vặn trái cửa rồi bước ra khỏi xe. Một cảnh tượng “hoang-tàn đổ nát” hiện ra trước mắt tôi: “người tình” Mustang của tôi đầu quay về phía lề đường, đèn emergency vẫn còn nhấp-nháy nhưng cặp kính đèn đã vỡ nát, cửa bên phải nàng bị bể kính hết và bị lỏm vào trong không mở ra được, phía sau nàng dẹp lép như cái bánh tráng vì bị tông quá mạnh, cửa kính sau bị vỡ nát vụn, bình xăng bị bể nên xăng chảy ra tràn cả mặt đường.

    Tiến tới chiếc xe tông vào tôi, tôi thấy một thiếu nữ da trắng (nhưng có lẽ người Mễ thì đúng hơn là Mỹ, tôi đoán vậy) ngồi khóc hu-hu trong xe một mình, áo quần con nít đâu trong xe tung lên bừa bãi. Đầu xe của cô ta cũng bẹp dí như cái bánh tráng.

    Nhìn cô ta tôi nói:

    “Cô đi đâu mà lái xe nhanh như vậy há, há””

    Cô ta vừa khóc vừa trả lời:

    “Ông đi đâu mà lái xe chậm thế””

    Tôi nói lại:

    “Tôi đã bật đèn emergency rồi cô không thấy sao há, há””

    Nghe tôi nói vậy không biết sao cô ta không nói gì nữa, chỉ bước xuống xe tới lề đường ngồi phịch xuống khóc tiếp. Có lẽ vừa hư xe vừa chạy ẩu tông xe tôi nên cô ta sợ chăng”

    Có lẽ cư dân quanh đấy thấy tai nạn xảy ra có vẻ ghê gớm quá đã gọi điện thoại cho cảnh sát biết nên khoảng 7 phút sau tôi thấy xe cảnh sát đến . Sau khi làm thủ tục biên bản xong, cảnh sát bảo chúng tôi ký vào tờ biên bản của họ. Sau đó, họ bảo chúng tôi phải làm thế nào để “Tow” hai chiếc xe vất vào “bãi tha ma” gấp, nếu không sẽ còn cản trở sự lưu thông xe cộ.

    Tôi đang loay hoay chưa biết tính sao thì cảnh sát gọi điện thoại cho xe cần trục ở công ty nào đó đến kéo xe tôi rồi trao cho tôi một cái card và bảo rằng xe cần trục của công ty trong card này sẽ đến đây “tow” xe của tôi đi. Tôi nói với cảnh-sát:

    “Thế thì ai bồi thường chiếc xe hư của tôi đây” Chính người lái chiếc xe tông vào xe tôi có lỗi vì cô ta lái xe quá nhanh lúc đang chạy trong thành phố.”

    Viên Cảnh-sát trả lời:

    “Anh thuê luật-sư kiện cô ta ra tòa.”

    Trả lời xong cảnh sát leo lên xe lái đi mất dạng.

    Tôi hỏi là hỏi vậy thôi chứ lúc đó tôi và cô kia cả hai đều không ai có bảo hiểm cả và đã khai với cảnh sát lúc họ làm biên bản rồi. Khoảng 10 phút sau, một chiếc xe cần trục đến câu “người tình” Mustang 75 của tôi đi vất vào nghĩa địa xe hơi.

    Sau khi đứng nghiêm chỉnh để tiễn đưa nàng về dưới suối vàng an nghỉ nghìn năm, lòng tôi buồn vời vợi vì kể từ nay, “nghìn trùng xa cách người đã đi rồi, còn gì đâu nữa mà khóc với cười”!

    Vài ngày sau, tôi nhận được một cái “citation” phải ra tòa trình diện để nộp tiền phạt $170 dollars vì không có bảo hiểm. Tiếp theo đó, tôi phải ra DMV để làm việc thiện bất đắc dĩ tặng cho DMV $250 dollars để xin lại bằng lái xe nếu không sẽ bị cúp bằng một nghìn năm!

    Trong thời gian này, tôi nhận được một phần thưởng của DMV trao tặng: treo bằng 3 năm, riêng năm đầu chỉ được phép lái xe độc đạo từ nhà đến hãng và từ hãng đến nhà, nếu đi lộn đường cảnh-sát bắt được thì đừng có kêu trời ơi! đất hỡi! Tiếp nữa, tôi nhận được một cái Bill phải trả cho công ty “Tow” đã ân-ái mua một bó hoa vĩ-đại $70 (tiền “Tow” xe) để tiễn đưa người tình Mustang 75 của tôi ra nghĩa-địa an giấc ngàn thu! Tổng-cộng tất cả phí tổn từ tiền thuốc men chạy chữa, tiền cúng điếu hoa lá cành, tiền mua đất ở nghĩa địa, tiền chôn cất v.v… Cho người tình có chân dung MUSTANG đời 75 vị chi là $490 dollars.

    Không biết tình trạng cô da trắng kia như thế nào, chắc cũng giống tôi thôi vì không có bảo-hiểm, Lúc bấy giờ là 1994, hàng triệu người lái xe không có bảo hiểm. Chứ bây giờ theo luật mới, lái xe không có bảo hiểm bị phạt nặng hơn nhiều. Rút kinh nghiệm, khi cả hai bên không có bảo hiểm, nên thông cảm mà tha cho nhau, rồi mạnh ai nấy chuồn.

    Cả hai bên vừa chạy trốn vừa ngâm hai câu thơ sau đây thì tuyệt diệu:

    “Liệu mà cao chạy xa bay

    Ái ân ta có ngần này mà thôi!”

    Chứ để cảnh sát tới nơi làm biên bản thì cả hai bên sẽ tan thành mây khói. May sao trong tai nạn này, tôi hoàn toàn vô sự có lẽ nhờ mang nịt an toàn nên “Con đầm già” cũng yên tâm.

    Tức quá, cơn giận Trương Phi nổi lên đùng đùng, tôi lấy tờ report của cảnh sát ra tìm số điện thoại của cô lái chiếc xe tông tôi rồi gọi cô ta ngay. Sau khi có tiếng trả lời đầu dây điện thoại, tôi nói ngay:

    “Tôi là người lái chiếc xe Mustang mà cô tông tôi tuần trước cô còn nhớ không””

    “Nhớ chứ!”

    “Cô phải bồi thường chiếc xe cho tôi chứ! Nếu không tôi sẽ gọi cô liên tục bất cứ lúc nào, 2 giờ sáng, 3 giờ chiều, 12 giờ khuya, 1 giờ trưa v.v…”

    Tôi nghe đầu giây trả lời:

    “Ông cứ gọi, cho ông gọi. Tôi sẵn sàng nghe ông gọi!”

    Oh My God! Oh My Khổng! Nó biết tôi không có bảo hiểm nên nó cũng liều luôn. Hồi mới sang Mỹ, tôi nghe bạn bè nói rằng thành phần này ở bên Mỹ nhiều lắm. Vả lại “Người tình có chân dung” Mustang của tôi cũng quá cũ, mình lại không mua bảo hiểm nữa, bây giờ kiện cô ta ra tòa tốn tiền thuê luật sư phiền toái mà dân HO mới qua tiền đâu thuê luật sư. Đã thế cô ta lại tỏ ra liều mạng như vậy thì kiện làm gì cho mất công bỏ việc. Tuy nhiên trong lòng vẫn còn tức giận nên tôi thử tố lần nữa xem sao:

    “Tao sẽ thưa luật sư đưa mày ra tòa, OK?”

    Cô ta trả lời:

    “Tôi sẵn sàng ra tòa, ông cứ thuê luật sư đi!”

    Biết nó liều mạng rồi tôi nói với nó lần cuối bằng ba thứ tiếng chắc nó nghĩ rằng tôi chửi thề nó:

    –        OK! Tau thua mi! “Bonjour Tristesse”! (Buồn ơi! Chào mi!).

    North Hollywood, tháng 6- 2000      


    DƯƠNG VIẾT ĐIỀN

    Lẩm Cẩm Hay Nghẹn Ngào?

    Dương viết Điền

    Như một số người mới sang đất Mỹ lần đầu, tôi cũng cảm thấy bỡ ngỡ, rụt rè trước nền văn minh tại xứ Hiệp chủng quốc này.

    Tất cả mọi sinh hoạt ở đây đã làm cho tôi cảm thấy lạ-lùng. Điều này làm cho tôi nhiều khi trở nên lẩm cẩm và nghẹn ngào khi va chạm với cuộc sống hằng ngày tại đây.

    Sau đây xin được kể một vài câu chuyện điển hình tôi đã gặp trên đất này.

    Trước nhất là chuyện gọi số 911 năm lần chỉ trong 3 năm.

    Lúc mới qua bạn bè tôi khuyên bảo rằng trong cuộc sống hằng ngày nếu gặp chuyện gì khẩn-cấp quá như đau quá nặng, bị thương nặng, gặp hỏa-hoạn vv… thì cầm điện thoại gọi 3 con số 911.

    Sáng hôm ấy, không hiểu sao tôi cảm thấy đau bụng một cách kỳ lạ. Mặt mày tự nhiên tái mét, mồ-hôi ra như tắm. Tôi ôm bụng kêu la thảm thiết. Đang nằm trên giường tôi bỗng té xuống sàn nhà. Lúc bấy giờ cả nhà đều đi vắng. Đang cơn đau, vừa bấm số 911 vừa trả lời những câu hỏi của nhân viên hữu trách ở đầu dây, giọng tôi bị lạc hẳn nói không được rõ ràng.

    Khoảng năm phút sau tôi nghe tiếng xe cứu thương hụ còi đổ ngay trước nhà. Vì đau quá đi không được nên tôi phải bò xuống cầu thang (vì đang ở trên “gác trọ về khuya cơn gió lùa”) Cuối cùng các nhân-viên lái xe cứu thương dìu tôi lên xe chở tới bệnh-viện. Lúc bấy giờ là năm 1991. Đó là lần thứ nhất tôi gọi 911.

    Trong thời gian đầu lúc mới sang xứ cờ hoa này, người bảo trợ tôi đang hành-nghề cắt cỏ. Thế là tôi”tấp-tểnh người làm tớ cũng làm”. Vào một buổi sáng trời xanh mây trắng nắng hồng, người bảo trợ bảo tôi đi rải giấy quảng-cáo cắt cỏ.

    Tôi ôm một mớ “truyền đơn” quảng-cáo cắt cỏ leo lên chiếc xe Mustang màu đen đời 75 mới mua lại 100 dollars để đi rải giấy. Sau khi đậu xe tại một ngã tư, tôi bắt đầu đi bộ để rải. Sau khi rải xong (khoảng 2 tiếng đồng hồ) tôi trở lại ngã tư đậu xe hồi nãy để lái xe về. Nhưng khi vừa đến nơi thì hỡi ôi! Xe không cánh mà bay!

    Tôi chạy qua chạy lại, chạy tới chạy lui, nhìn quanh nhìn quất, vẫn không thấy chiếc xe Mustang đâu cả. Trời ơi! mới qua Mỹ được một chiếc xe mà kẻ gian đã ăn cắp thì lấy gì mà đi làm đây. Vì nghĩ rằng chắc kẻ gian vừa mới lái xe di thôi nên phải báo-cáo cho cảnh sát gấp may ra cảnh sát kịp thời chận bắt chúng ở dọc đường; Thế là tôi bay ra ngoài đường, tới chỗ có máy điện thoại công cộng, bỏ 25 cent vào, bấm ngay số 911 và báo-cáo cho giới hữu-trách đầu giây biết rõ tự-sự sau khi tôi đã khai rõ tên tuổi, số xe vv…

    Gác điện-thoại lên, tôi liền ngồi phịch xuống đường để nghỉ vì nãy giờ đi bộ rải giấy quá lâu nên mỏi chân quá. Khoảng 5 phút sau, tôi đứng dậy đến chỗ ngã tư kia tìm lại xe vì tiếc của. Rồi vừa giận vừa tiếc, tôi đi vòng vòng quanh mấy ngã tư gần đấy xem kẻ gian có lái xe đậu quanh đâu đấy không! Bỗng cách đó một ngã tư, tôi thấy xe ai giống xe tôi quá. Nhanh như chớp tôi lao mình tới chỗ chiếc xe đang đậu. Khi đến nơi, tôi thấy đích thị là “Người tình có chân-dung” Mustang màu đen của tôi rồi! Oh my God! (lúc đó tôi chưa quen miệng nói mấy chữ này nhưng viết lỡ vào đây rồi viết luôn).

    Chợt một ý-nghĩ lóe lên trong đầu tôi: mình đậu xe ở ngã tư này, lại đi tìm ở ngã tư khác thật là lẩm-cẩm. Vậy mà cứ nghĩ là thằng cha hay con mẹ nào đã ăn cắp lái đi rồi! Sau đó tôi nghĩ rằng mình phải báo lại cho cảnh sát biết chứ nếu người ta đang đi tìm “học xì-dầu” trong khi mình leo lên xe lái về nhà, dọc đường gặp họ chận lại hỏi thì bỏ tiếp 25 cent vào máy rồi bấm 911. Tiếp theo đó, tôi trình bày cho giới hữu-trách đầu giây điện-thoại biết rằng tôi đã tìm ra chiếc xe của tôi đậu cách chỗ cũ vài “Block” vv…

    Thế là tôi đã gọi 911 ba lần.

    Tiếp theo là vụ ăn thịt gà nguội của anh vợ tôi. Không hiểu sao chiều hôm ấy sau khi ăn cơm với thịt gà (chưa hâm lại) xong, anh vợ tôi đau bụng dữ dội rồi đi cầu nhiều lần. Anh ta điện-thoại cho tôi lên chở anh ta đi bác sĩ gấp (vì người con trai mới qua chưa biết lái xe).

    Khi vừa vào nhà anh tôi, tôi thấy mặt anh ta xanh như tàu lá chuối! Tôi liền chở anh ta đến phòng mạch bác-sĩ ở Resida. Nhưng khi vừa đến ngã tư đường Vanowen& Sherman Wat, mặt anh ta bỗng tái đi không còn một giọt máu làm tôi sợ quá. Thều thào qua hơi thở, anh ta run rẩy mấy lời như mới gặp người yêu lần đầu không nói được:…gọ…gọ…gọi chín một một …đi. Anh…thấy tro…trong người sao mệt quá…!”

    Thất kinh, tôi liền cho xe vào đậu ở trạm xăng gần đấy, bay đến ổ điện-thoại ở trạm xăng bấm ngay 911 rồi trình cho giới hữu-trách biết rõ tự-sự. Năm phút sau, một chiếc xe ambulance và hai chiếc xe chữa lửa hụ còi inh ỏi chạy đến ngã tư tôi đang đậu xe rồi dừng lại.

    Sau khi bắt mạch và đo nhiệt độ cho anh tôi xong và cũng sau khi xem bảo-hiểm Medical của anh ta (loại bảo-hiểm welfare của anh em HO đó mà), ông “bác sĩ” bảo tôi chở anh tôi đến bệnh viện gần đấy vì bệnh tình không trầm trọng lắm! Tôi rất ngạc-nhiên vì anh tôi đang nằm ngoẻo cổ sang một bên và mặt mày không còn một giọt máu. OH my god! (lúc này tôi hay quen miệng nói Oh my God!).

    Cuối cùng tôi đành phải tốc thắng chở anh tôi đến bác sĩ gia đình Resida ngay vì gần hơn bệnh viện. Thế là tôi đã gọi 911 lần thứ tư!

    Lần thứ năm và cũng là lần cuối cùng (không biết còn lần nào nữa không) tôi gọi 911 (không biết bị gọi hay được gọi) là thời gian tôi đang ở apartment tại đường Gilmore St tỉnh Van Nuys. Chiều hôm ấy, bỗng dưng hệ thống báo động khói trong phòng tôi rú lên mặc dầu lúc bấy giờ chẳng có ai nấu nướng gì cả.

    Nhìn ra cửa sổ tôi thấy cũng chẳng có khói ở đâu từ ngoài bay vào. Thế mà hệ thống báo động khói vẫn kêu la inh-ỏi. Tôi liền qua báo cho Manager của apartment biết. Manager là một thiếu phụ Mễ có chồng hai con ở cách tôi 2 phòng. Sau khi qua phòng tôi quan-sát và nghe ngóng “địch-tình”, người đẹp “Mexicana” liều ủy thác cho tôi gọi 911.

    Sở dĩ cô ta không gọi 911 vì cô ta nói tiếng Mỹ giống như người Rhadê ở cao nguyên trung phần nước ta nói tiếng Việt vậy, sợ giới hữu trách không hiểu. Thế là tôi từ từ bấm 911 lần thứ năm trong vòng 3 năm trên máy điện thoại cầm tay người đẹp mới trao cho tôi.

    Vài phút sau, một chiếc xe ambulance và hai xe cứu hỏa hụ còi inh ỏi đậu ngay trước apartment tôi ở. Nhân viên cứu hỏa lật đật chạy vào phòng tôi. Họ nhìn quanh nhìn quất trong phòng chẳng thấy khói đâu cả, họ mở cửa chứa bình đựng gas cũng chẳng thấy gì. Sau đó một nhân viên cứu hỏa với tay mở cái nắp tròn của hệ thống báo động khói gắn trên trần nhà xuống. Thế là tiếng kêu inh ỏi ngưng bặt. Oh my God! Biết thế tôi đưa tay mở cái nắp ấy ra từ lâu, làm gì phải gọi Cẩu dzách dzách à quên 911, làm rùm beng như thế này.

    Thế là trong ba năm, tôi gọi 911 năm lần, trong lúc có nhiều người ở Mỹ 25 năm chưa gọi 911 lần nào cả.

    Oh my God!

    Bây giờ tôi hay nói Oh my God! vì thói quen “hay nói” . Tuy nhiên tôi nghĩ mình không phải tín đồ của thiên chúa giáo mà hay nói Oh my God! thì kỳ quá. Đáng lẽ mình theo đạo nào thì nói theo đạo đó mới đúng. Tôi theo đạo Khổng-Tử, vậy tôi phải sửa lại thay vì Oh my God! tôi phải nói là Oh my Khổng!

    Tiếp theo, tôi xin được phép kể câu chuyện thứ 2. Đó là vụ bị xe tông.

    Chiều hôm ấy đặc-biệt là một buổi chiều cũng có trời xanh mây trắng nắng hồng giống như ngày tôi đi rải giấy quảng cáo cắt cỏ vậy, tôi cùng với “người tình có chân dung” Mustang 75 “bị mất cắp” trước đó, đang chạy phom phom trên đại lộ Sherman way tiến về thị trấn Reseda để vào tiệm kính Viễn Đông lấy cặp kính về cho “con đầm già” (Danh từ anh em ở trong trại cải-tạo gọi để chỉ các bà vợ của mình vì một nắng hai sương bán buôn cực khổ nuôi con nuôi chồng, đợi chờ mòn mỏi nên các bà bị tháng năm làm cho già hết rồi).

    Khi vừa đến ngã tư Sherman Way và Louis, bỗng đâu người tình Mustang 75 của tôi trở chứng, rồi làm nũng. Không biết vì trục-trặc-kỹ-thuật gì trong lục phủ ngũ tạng mà nàng chạy tiếp. Bỗng nhìn kính chiếu hậu tôi thấy có một chiếc xe đang chạy thật nhanh về phía tôi. Chiếc xe bay tới ào ào như vũ bão. Tốc-độ của nó 45, 50 miles là ít. Nhìn kính chiếu hậu, thấy xe vẫn lao tới vùn-vụt, tôi thầm kêu trời ơi! Sao gần tới xe mình rồi mà nó không chậm lại. Thế rồi tôi nghe một tiếng rầm! Xe tôi đang chạy chầm-chậm bỗng nhiên bay tới phía trước khoảng 6 mét rồi rơi xuống nghe một tiếng rầm! Tôi gục đầu vào vô-lăng bất tỉnh.

    Khoảng 15 giây sau tôi tỉnh dậy liền mở dây seat belt ra, vặn trái cửa rồi bước ra khỏi xe. Một cảnh tượng “hoang-tàn đổ nát” hiện ra trước mắt tôi: “người tình” Mustang của tôi đầu quay về phía lề đường, đèn emergency vẫn còn nhấp-nháy nhưng cặp kính đèn đã vỡ nát, cửa bên phải nàng bị bể kính hết và bị lỏm vào trong không mở ra được, phía sau nàng dẹp lép như cái bánh tráng vì bị tông quá mạnh, cửa kính sau bị vỡ nát vụn, bình xăng bị bể nên xăng chảy ra tràn cả mặt đường.

    Tiến tới chiếc xe tông vào tôi, tôi thấy một thiếu nữ da trắng (nhưng có lẽ người Mễ thì đúng hơn là Mỹ, tôi đoán vậy) ngồi khóc hu-hu trong xe một mình, áo quần con nít đâu trong xe tung lên bừa bãi. Đầu xe của cô ta cũng bẹp dí như cái bánh tráng.

    Nhìn cô ta tôi nói:

    “Cô đi đâu mà lái xe nhanh như vậy há, há””

    Cô ta vừa khóc vừa trả lời:

    “Ông đi đâu mà lái xe chậm thế””

    Tôi nói lại:

    “Tôi đã bật đèn emergency rồi cô không thấy sao há, há””

    Nghe tôi nói vậy không biết sao cô ta không nói gì nữa, chỉ bước xuống xe tới lề đường ngồi phịch xuống khóc tiếp. Có lẽ vừa hư xe vừa chạy ẩu tông xe tôi nên cô ta sợ chăng”

    Có lẽ cư dân quanh đấy thấy tai nạn xảy ra có vẻ ghê gớm quá đã gọi điện thoại cho cảnh sát biết nên khoảng 7 phút sau tôi thấy xe cảnh sát đến . Sau khi làm thủ tục biên bản xong, cảnh sát bảo chúng tôi ký vào tờ biên bản của họ. Sau đó, họ bảo chúng tôi phải làm thế nào để “Tow” hai chiếc xe vất vào “bãi tha ma” gấp, nếu không sẽ còn cản trở sự lưu thông xe cộ.

    Tôi đang loay hoay chưa biết tính sao thì cảnh sát gọi điện thoại cho xe cần trục ở công ty nào đó đến kéo xe tôi rồi trao cho tôi một cái card và bảo rằng xe cần trục của công ty trong card này sẽ đến đây “tow” xe của tôi đi. Tôi nói với cảnh-sát:

    “Thế thì ai bồi thường chiếc xe hư của tôi đây” Chính người lái chiếc xe tông vào xe tôi có lỗi vì cô ta lái xe quá nhanh lúc đang chạy trong thành phố.”

    Viên Cảnh-sát trả lời:

    “Anh thuê luật-sư kiện cô ta ra tòa.”

    Trả lời xong cảnh sát leo lên xe lái đi mất dạng.

    Tôi hỏi là hỏi vậy thôi chứ lúc đó tôi và cô kia cả hai đều không ai có bảo hiểm cả và đã khai với cảnh sát lúc họ làm biên bản rồi. Khoảng 10 phút sau, một chiếc xe cần trục đến câu “người tình” Mustang 75 của tôi đi vất vào nghĩa địa xe hơi.

    Sau khi đứng nghiêm chỉnh để tiễn đưa nàng về dưới suối vàng an nghỉ nghìn năm, lòng tôi buồn vời vợi vì kể từ nay, “nghìn trùng xa cách người đã đi rồi, còn gì đâu nữa mà khóc với cười”!

    Vài ngày sau, tôi nhận được một cái “citation” phải ra tòa trình diện để nộp tiền phạt $170 dollars vì không có bảo hiểm. Tiếp theo đó, tôi phải ra DMV để làm việc thiện bất đắc dĩ tặng cho DMV $250 dollars để xin lại bằng lái xe nếu không sẽ bị cúp bằng một nghìn năm!

    Trong thời gian này, tôi nhận được một phần thưởng của DMV trao tặng: treo bằng 3 năm, riêng năm đầu chỉ được phép lái xe độc đạo từ nhà đến hãng và từ hãng đến nhà, nếu đi lộn đường cảnh-sát bắt được thì đừng có kêu trời ơi! đất hỡi! Tiếp nữa, tôi nhận được một cái Bill phải trả cho công ty “Tow” đã ân-ái mua một bó hoa vĩ-đại $70 (tiền “Tow” xe) để tiễn đưa người tình Mustang 75 của tôi ra nghĩa-địa an giấc ngàn thu! Tổng-cộng tất cả phí tổn từ tiền thuốc men chạy chữa, tiền cúng điếu hoa lá cành, tiền mua đất ở nghĩa địa, tiền chôn cất v.v… Cho người tình có chân dung MUSTANG đời 75 vị chi là $490 dollars.

    Không biết tình trạng cô da trắng kia như thế nào, chắc cũng giống tôi thôi vì không có bảo-hiểm, Lúc bấy giờ là 1994, hàng triệu người lái xe không có bảo hiểm. Chứ bây giờ theo luật mới, lái xe không có bảo hiểm bị phạt nặng hơn nhiều. Rút kinh nghiệm, khi cả hai bên không có bảo hiểm, nên thông cảm mà tha cho nhau, rồi mạnh ai nấy chuồn.

    Cả hai bên vừa chạy trốn vừa ngâm hai câu thơ sau đây thì tuyệt diệu:

    “Liệu mà cao chạy xa bay

    Ái ân ta có ngần này mà thôi!”

    Chứ để cảnh sát tới nơi làm biên bản thì cả hai bên sẽ tan thành mây khói. May sao trong tai nạn này, tôi hoàn toàn vô sự có lẽ nhờ mang nịt an toàn nên “Con đầm già” cũng yên tâm.

    Tức quá, cơn giận Trương Phi nổi lên đùng đùng, tôi lấy tờ report của cảnh sát ra tìm số điện thoại của cô lái chiếc xe tông tôi rồi gọi cô ta ngay. Sau khi có tiếng trả lời đầu dây điện thoại, tôi nói ngay:

    “Tôi là người lái chiếc xe Mustang mà cô tông tôi tuần trước cô còn nhớ không””

    “Nhớ chứ!”

    “Cô phải bồi thường chiếc xe cho tôi chứ! Nếu không tôi sẽ gọi cô liên tục bất cứ lúc nào, 2 giờ sáng, 3 giờ chiều, 12 giờ khuya, 1 giờ trưa v.v…”

    Tôi nghe đầu giây trả lời:

    “Ông cứ gọi, cho ông gọi. Tôi sẵn sàng nghe ông gọi!”

    Oh My God! Oh My Khổng! Nó biết tôi không có bảo hiểm nên nó cũng liều luôn. Hồi mới sang Mỹ, tôi nghe bạn bè nói rằng thành phần này ở bên Mỹ nhiều lắm. Vả lại “Người tình có chân dung” Mustang của tôi cũng quá cũ, mình lại không mua bảo hiểm nữa, bây giờ kiện cô ta ra tòa tốn tiền thuê luật sư phiền toái mà dân HO mới qua tiền đâu thuê luật sư. Đã thế cô ta lại tỏ ra liều mạng như vậy thì kiện làm gì cho mất công bỏ việc. Tuy nhiên trong lòng vẫn còn tức giận nên tôi thử tố lần nữa xem sao:

    “Tao sẽ thưa luật sư đưa mày ra tòa, OK?”

    Cô ta trả lời:

    “Tôi sẵn sàng ra tòa, ông cứ thuê luật sư đi!”

    Biết nó liều mạng rồi tôi nói với nó lần cuối bằng ba thứ tiếng chắc nó nghĩ rằng tôi chửi thề nó:

    –        OK! Tau thua mi! “Bonjour Tristesse”! (Buồn ơi! Chào mi!).

    North Hollywood, tháng 6- 2000      


    DƯƠNG VIẾT ĐIỀN

  • Lê Nguyễn Nga,  Văn Thơ

    NHỮNG BUỔI TIỆC GIÁNG SINH

    Ngày lễ Giáng Sinh  không chỉ dành riêng cho tín đồ Ki-tô mà các tôn giáo bạn, trong đó có cả Phật Giáo, cũng đều vui đón Giáng Sinh từ lâu rồi.

    Lúc nhỏ, tôi học trường Công Giáo được nghe kể về câu chuyện Giáng Sinh đại khái như thế này:  Ông Giu-se và bà Maria phải xuống Bê-lem theo sắc lệnh kiểm tra dân số của Hoàng Đế Augustus.  Ông Bà không kiếm được phòng trọ phải dời xuống chuồng dành cho chiên lừa.  Bà Maria lúc đó đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa.  Bà hạ sanh con trai, đặt tên con là Giê-su.  Theo truyền thuyết còn có ba nhà thông thái từ phương đông theo ánh sao mang vàng, nhũ hương, và mộc dược đến bái tạ.

    Lễ Giáng Sinh là dịp biểu lộ tình thương của mọi người thân thương trong gia đình và trong tình bạn.  Christmas về trong tình thương của Thiên Chúa nên người Công giáo và Tin Lành ở mọi nơi  đều hân hoan chào đón Giáng Sinh.

    Tôi, người viết  là một Phật Tử, xin viết lại những kỷ niệm Giáng Sinh đẹp trong đời.

    Tôi có kỷ niệm chào đón tuần lễ Giáng Sinh tại Paris năm 2011. Tôi được vợ chồng Quách Vinh Thiên – Thanh Vân đưa đi xem lights decoration trên Champ Elysee thật đẹp.

    Tôi được ăn tối nơi nhà ông bà bác sĩ Kim Thành Xuân. Trong bữa ăn tôi được nghe giới thiệu đặc biệt là món gan ngỗng.!  Nhưng tôi chỉ ăn thử mà không thấy ngon.  Đến nửa khuya bạn tôi, Thy Như đưa tôi tham dự lễ nửa đêm tại Notre Dame De Paris.

    Ngay trước sân Thánh Đường, chúng tôi được giới thiệu Viên Gạch Zero, được tính là trung tâm của nước Pháp.

    Ví dụ bạn đang lái xe từ vài nước trong Âu Châu đến Pháp. Viên gạch Zero là trung tâm của Pháp là khoảng cách xa của bạn đang đi đến.

    Đi Bateau trên sông Seine là thấy được cả thánh đường Notre Dame Nhà thờ Notre Dame kiến trúc đẹp uy nghi.

    Đêm Giảng Sinh 2011 tràn ngập những ánh nến lung linh. Chúng tôi cũng thắp nến và ngồi vào band câu nguyện. Một không khí trang nghiêm và thật hạnh phúc cho các tin đồ Công Giáo trong đêm Thánh  này.

    Nhà thờ Notre Dame de Paris đã hãnh diện được lấy bối cảnh cho cuốn phim nổi tiếng mang tên -Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà, do tài tử Anthony Quinn và Gina Lolobrigida đóng. Niềm hãnh diện cho nước Việt Nam có Vương Cung Thánh Đường, tức nhà thờ Đức Bà Sai Gòn được xây dựng theo kiến trúc của Notre Dame De Paris.

    Tôi được vui vẻ trong nhiều đêm Noel đã qua trong đời tôi.  Thật sự tôi đều có niềm vui của ngày Giáng Sinh hàng năm. Gần đây nhất là có tổ chức lễ Giáng Sinh của Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian cuối năm 2022.  Không khí thân mật trong nhà hàng, tôi được gặp các vị GS , văn thi họa sĩ và các bạn ca nhạc sĩ Tiếng Thời Gian đến giúp vui.

    Với thức ăn ngon và đặc biệt là những bài hát Giáng Sinh thật vui tươi, hạnh phúc. Bầu không khí thật ấm cúng tình bạn. Với nhiều  bài hát rất hay do Tam Ca Lâm Dung, Ngọc Quỳnh, Ái Liên trình bày. Trong chương trình phải kể đến Silent Night rồi kể đến là bài Babylon River. Không khí thật là cảm động.!Chúng ta nghe Babylon để thương  cho một Đế Chế,  một đất nước hùng mạnh  giữa  2 dòng sông. Mảnh đất thiêng đã đem lại sự phồn thịnh cho đất nước này từ 250 năm trước -BC và 300 năm sau Thiên Chúa- AD.

    Thật cảm động cho một lịch sử oai hùng của một đế chế Babylon mà bây giờ chúng ta dù muốn viếng thăm cũng không còn được thấy.

    Chúng ta rất vui được tham dự buổi tiệc. Cảm ơn BTC đã có một tiệc mừng Giáng Sinh để có dịp được gặp mặt quý vị trưởng thượng và các Anh Chi Em.

    Thật là một kỷ niệm quý báu.

    Lê Nguyễn Nga

  • DU LICH,  Dương Viết Điền

    Du Lịch Alaska.

    Để quý độc giả khỏi ngỡ ngàng và ngạc nhiên khi đọc mục này, tôi chỉ trích những đoạn văn, những hình ảnh quan trọng có ý nghiã cho cuộc du lịch mà thôi. Vì thế cứ mỗi đoạn văn được trích từ tác phẩm “Ký Sự Du Lịch Alaska”, tôi đều để ký hiệu ba chấm (. . .) như là để tiếp nối những đoạn văn khác.Vì tác phẩm “ Ký Sự Du Lịch Alaska” dày mấy trăm trang nên không thể đăng hết vào đây được. Mong quý độc giả thông cảm.

    Được biết Alaska là tiểu bang của Hoa Kỳ nằm về phía Tây Bắc của lục địa Bắc Mỹ. Biên giới phía Đông là thị trấn Yukon và tỉnh British Columbia nằm trong lãnh thổ Gia Nã Đại. Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Tây và Nam giáp Thái Bình Dương. Alaska là tiểu bang lớn nhất của Hoa Kỳ. Khoảng một nửa dân số (735.132 người) sống tại thành phố Anchorage. Thủ đô là Juneau. Kinh tế của Alaska chuyên về dầu lửa, hơi đốt và ngư nghiệp. Du lịch cũng chiếm một vị trí quan trọng cho nền kinh tế của tiểu bang này. Mặc dầu hằng ngàn năm trước đây, Alaska do thổ dân nơi đây làm chủ, nhưng từ thế kỷ thứ 18 trở về sau, các cường quốc Âu châu đến đây chiếm đóng để khai thác và buôn bán làm ăn. Hoa Kỳ đã mua Alaska của Đế quốc Nga vào ngày 30 tháng 3 năm 1867 với giá 7.2 triệu dollars, khoảng 2 cent một mẫu Anh ($4.74/km2). Nhiều cơ quan hành chánh đổi thay tại

    xứ này trước khi trở thành lãnh thổ chính thức vào ngày 11 tháng 5 năm 1912. Alaska chính thức được thừa nhận là tiểu bang thứ 49 của Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 1 năm 1959. Một vài sự kiện đặc biệt tại Alaska là nhiều lúc trăng tròn đúng 12 giờ trưa, đúng ngọ. Có khi quá 30 ngày mặt trời không lặn, không có đêm. Tại Ketchikan, mưa quanh năm suốt tháng đúng 365 ngày, và lắm lúc mưa bụi trong nắng gọi là liquid sunshine. Ngoài ra lại có chuyện tuyết ngược nữa: gió thổi mạnh làm tuyết bay lên trời, đến nơi khác tuyết lại rơi xuống đất.

    Để độc giả biết thêm một vài chi tiết nữa về Alaska, tôi xin đăng bài sau đây của Dịch giả Phạm Khánh lấy từ trên mạng:

    “Tại sao Nga lại bán Miếng Đất Vàng Alaska cho Hoa Kỳ ?”

    “Cho đến nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng: Mỹ đã ăn cướp Alaska từ Nga, hoặc chỉ mới thuê lãnh thổ này, mà đến một lúc nào đó sẽ trả lại. Tuy nhiên, sự thật là Nga đã bán Alaska cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD vào năm 1867.

    Tờ check được dùng để trả tiền mua Alaska,

    mang mệnh giá 7,2 triệu dollar Mỹ (Source upsieutoc.com)

    Có một điều nhiều người không hiểu là tại sao Nga lại bán miếng đất đầy vàng Alaska cho Mỹ?

    Tờ Russia Beyond the Headlines (RBTH) của Nga đã có một bài phân tích về sự kiện trên.

    * Alaska trước khi bán:

    Trong thế kỷ 19, Alaska của Nga là một Trung tâm thương mại thế giới. Tại thủ phủ Novoarkhangelsk (nay là Sitka) của Alaska, các hoạt động giao dịch diễn ra rất nhộn nhịp với các mặt hàng như: vải Tàu Chệt, trà, và thậm chí là nước đá đông đặc, mặt hàng mà miền Nam nước Mỹ rất cần trước khi phát minh ra tủ lạnh. Ở đây cũng phát triển ngành đóng tàu, và có rất nhiều nhà máy, cũng như rất nhiều mỏ vàng. Do đó, việc bán vùng đất này được coi là một điều điên rồ.

    Các thương nhân Nga kéo tới Alaska để mua ngà hải mã (một loại ngà đắt tiền như ngà voi) và lông rái cá biển có giá trị từ người dân địa phương.

    Các giao dịch thương mại được kiểm soát bởi các Công ty Nga-Mỹ (RAC), do các nhà thám hiểm và doanh nhân Nga thành lập từ thế kỷ 18. Công ty này cũng kiểm soát tất cả các mỏ, và khoáng sản của Alaska. Nó có thể ký hiệp định thương mại với các nước khác một cách độc lập, có lá cờ, và tiền tệ riêng.

    Sa Hòang cấp cho công ty này những đặc quyền trên. Tuy nhiên, chính phủ không chỉ thu các khoản thuế lớn, mà còn làm chủ một phần lớn công ty này – Sa Hòang và các thành viên trong gia đình là cổ đông của RAC.

    Ông đã xây dựng trường học và các nhà máy, dạy dân địa phương cách trồng củ cải và khoai tây, xây dựng pháo đài, và nhà máy đóng tàu, mở rộng các hoạt động buôn bán rái cá biển. Ông yêu mến Alaska không chỉ vì nơi này giúp ông kiếm được nhiều tiền, mà còn bằng tình yêu thực sự nữa.

    Dưới sự lãnh đạo của Baranov, RAC có khoản doanh thu khổng lồ: hơn 1.000% lợi nhuận. Khi Baranov nghỉ hưu, và rời bỏ vị trí của mình, sĩ quan quân đội Hagemeister đã lên thay ông. Hagemeister đã tuyển thêm nhiều nhân viên, và cổ đông mới trong quân đội. Thay vì chú trọng đến việc điều hành và phát triển công ty, ông này lại tìm cách chiếm đoạt lợi nhuận kinh doanh, và chính những hành động đó đã hủy hoại RAC.

    * Lợi lộc bẩn thỉu:

    Ban lãnh đạo mới của công ty này đã tự cho mình mức lương khổng lồ, những nhân viên quản lý thông thường có thể kiếm tới 1.500 rúp mỗi năm (tương đương với mức lương của các Bộ trưởng và các Thượng nghị sĩ), trong khi người đứng đầu của công ty có mức lương tới 150.000 rúp. Họ mua lông thú từ người dân địa phương với giá chỉ bằng một nửa. Kết quả, trong 20 năm sau, người dân ở đây đã giết chết gần như tất cả các con rái cá biển, khiến cho ngành thương mại có lợi nhuận nhất của Alaska bị dập tắt.

    Trước tình hình đó, RAC bắt đầu tìm kiếm các nguồn thu nhập khác. Do đó việc buôn bán đá đông, và trà bắt đầu, nhưng những người lãnh đạo lại không đủ sức điều hành tốt công ty và cũng không bao giờ nghĩ đến việc giảm lương của chính mình. Kết quả, RAC đã phải nhận trợ cấp của nhà nước – 200.000 rúp mỗi năm. Nhưng cuối cùng công ty này cũng bị phá sản.

    Sau đó, Chiến tranh Crimea (1853-1856) nổ ra, Anh, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ cùng chống lại Nga. Với tình huống đó Nga không thể cung cấp cũng như bảo vệ Alaska, vì các tuyến đường biển ở đó đã bị kiểm soát bởi các tàu của quân đồng minh. Thậm chí cũng không thể khai thác vàng ỏ đây. Nga lo sợ rằng Alaska sẽ bị Anh cướp mất, và Nga sẽ chẳng được lợi lộc gì.

    Căng thẳng giữa Moscow, và London tăng lên, trong khi mối quan hệ với các nhà chức trách Mỹ đang êm ấm hơn bao giờ hết. Cả hai gần như cùng có ý tưởng mua bán Alaska.

    Vì vậy Baron Eduard de Stoeckl, phái viên của Nga tại Washington, đã thay mặt Sa Hoàng mở cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ William Seward.

    * Cờ Nga bị hạ xuống:

    Trong khi hai bên đang đàm phán, dư luận ở cả hai nước cùng phản đối thỏa thuận trên. Các phương tiện Nga tràn ngập những câu hỏi như: “Sao chúng ta có thể từ bỏ vùng đất mà chúng ta đã bỏ rất nhiều công sức và thời gian để phát triển, vùng đất đã có kết nối điện báo, và có nhiều vàng?”. Trong khi truyền thông Mỹ thì phẫn nộ: “Tại sao Mỹ cần vùng đất băng giá đó hả?”.

    Không chỉ có báo chí, Quốc hội Mỹ cũng không chấp thuận việc mua bán này. Tuy nhiên, bất chấp tất cả những bất đồng đó, ngày 30/3/1867, tại Washington, hai bên đã ký thỏa thuận bán Alaska với diện tích 1,5 triệu ha cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD, một khoản tiền được cho là chỉ mang tính tượng trưng.

    alt Ở thời điểm đó, một vùng đất bình thường ở Siberia với diện tích tương tự có thể có giá gấp 1395 lần. Nhưng khi đang phải đối mặt với tình cảnh sẽ bị mất Alaska, mà không kiếm được đồng xu nào, thì có vẻ như việc chấp thuận thỏa thuận trên vẫn là một giải pháp tốt hơn nhiều đối với Nga.

    Việc bàn giao chính thức Alaska cho Mỹ được thực hiện ở Novoarkhangelsk. Những người lính Mỹ và Nga xếp hàng bên cạnh cột cờ, lá cờ Nga bị hạ xuống, và được đánh dấu bằng phát súng đại bác. Sau đó, người Mỹ đã đổi tên thủ phủ Novoarkhangelsk thành Sitka. Hàng trăm người Nga quyết định không lấy quốc tịch Mỹ, đã phải đi khỏi khu vực này bằng tàu buôn.

    Một thời gian ngắn trôi qua, vàng đã bắt đầu được khai thác. Các cơn sốt vàng bắt đầu nổi lên ở Alaska, giúp người Mỹ kiếm được hàng trăm triệu USD”.

    (Phạm Khánh dịch)

    ……Bước ra khỏi phòng Art Gallery là đến phòng trà ngay. Phòng này tương đối đẹp mắt, lãng

    mạn đầy nghệ sĩ tính. Một màn ảnh thật lớn trong phòng để máy chiếu khuếch đại hình ảnh của các nghệ sĩ trình diễn trên sân khấu nằm trước mặt.Tại đây ban nhạc của du thuyền trình diễn thường xuyên cho du khách đến thưởng thức. Cũng như nhiều show hài hước hay trò chơi cho các trẻ nhỏ để giải trí cho du khách từng giờ.

    Một cầu thang bằng nhôm đã được thiết lập từ phòng nghe nhạc lên tầng trên, để du khách nào

    muốn lên ngồi nghe nhạc trên ấy thì cứ tự nhiên như người Hà nội, với những chậu cây hoa lá cành thật thơ mộng nằm cuối cầu thang. Nhiều cặp tình nhân du khách trẻ tuổi đến đây thấy phòng này có vẻ ấm cúng và lãng mạn nên ngồi nghe nhạc suốt ngà. Họ

    thường ngồi ở tầng trên để vừa nhâm nhi cà phê, vừa nghe nhạc cổ điển Tây phương của Mozart,

    Strauss, Chopin, Bethoveen, Tchaikovsky v.v…, vừa nhìn sóng biển đang xô đuổi nhau giữa lòng đại dương dưới ánh nắng vàng. Lắm lúc có nhiều trò chơi tiêu khiển dành cho giới trẻ, hay hai nhân viên thuộc ngành hoả đầu vụ biểu diễn trên sân khấu làm cho du khách ngồi uống cà phê nơi đây được nhiều phen cười đùa thoả thích. Nhiều lần khán giả vỗ tay hoan hô nhiệt liệt vang dội cả một góc du thuyền. Nhiều du khách khoái chí kêu bia hay rượu uống thay vì gọi cà phê khi thấy hai nhân vật đóng kịch quá hấp dẫn và tài tình.

    Sau khi rời phòng trà để đến những địa điểm giải trí khác, vừa đi khoảng một phút, tôi lấy làm ngạc nhiên khi thấy một cô gái ngồi uống cà phê chỉ một mình thôi giống hệt như chiều hôm qua, khi đi ngang qua đây, tôi cũng thấy cô ta chỉ ngồi một mình.

    Đi du lịch mà thơ thẩn một mình chắc phải có uẩn khúc gì đây về cuộc sống chăng? Hay vì tuyệt vọng về chuyện tình yêu đôi lứa?

    Nói đến tình tuyệt vọng, tôi bỗng nhớ đến bài thơ “Sonnet” của thi sĩ nổi tiếng người Pháp là Alexis Félix Arvers, sinh năm 1805, qua đời năm1850. Ông có xuất bản tập thơ “Mes heures perdues” nhưng ít người biết đến. Thi sĩ Alexis Félix Arvers chỉ nổi tiếng nhờ bài thơ “Sonnet” mà thôi. Nhờ cảm hứng thình lình mà ông ta đã sáng tác nên bài thơ này.

    Thấy cô gái kia buồn bã ngồi nhìn ra biển cả bao la, tôi như cảm thông được chuyện tình buồn vời vợi của nàng, nên vừa đi vừa đọc bài thơ “Sonnet” của thi sĩ Alex Félix Arvers đầy cay đắng, ngậm ngùi. 

    S O N N E T

    Mon âme a son secret, ma vie a son mystère,
    Un amour éternel en un moment conçu.
    Le mal est sans espoir, aussi j’ai dû le taire,
    Et celle qui l’a fait n’en a jamais rien su.

    Hélas ! J’aurais passé près d’elle inaperçu,
    Toujours à ses côtés et pourtant solitaire.
    Et j’aurais jusqu’au bout fait mon temps sur la terre,
    N’osant rien demander et n’ayant rien reçu.

    Pour elle, quoique Dieu l’ait faite douce et tendre,
    Elle ira son chemin, distraite et sans entendre
    Ce murmure d’amour élevé sur ses pas.

    A l’austère devoir pieusement fidèle,
    Elle dira, lisant ces vers tout remplis d’elle:
    -“Quelle est donc cette femme?” et ne comprendra pas.

                                                                                                                                                                              Alexis Félix Arvers

    TÌNH TUYỆT VỌNG

    Lòng ta chôn một khối tình,
    Tình trong giây phút mà thành thiên thâu.
    Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu,
    Mà người gieo thảm như hầu không hay.

     
    Hỡi ơi ! Người đó ta đây,
    Sao ta thui thủi đêm ngày chiếc thân?
    Dẫu ta đi trọn đường trần,
    Chuyện riêng dễ dám một lần hé môi.

     
    Người dù ngọc nói hoa cười,
    Nhìn ta như thể nhìn người không quen.
    Đường đời lặng lẽ bước tiên,
    Ngờ đâu chân đạp lên trên khối tình.

     
    Một niềm tiết liệt đoan trinh,
    Xem thơ nào biết có mình ở trong.
    Lạnh lùng lòng sẽ hỏi lòng :
    -“Người đâu tả ở mấy dòng thơ đây?”


                                     Khái Hưng dịch

    ———————————————————-

    ……..Sau khoảng 30 phút băng qua rừng thưa và nghe cô Teresa giải thích sự hình thành và phát triển của một số loài thảo mộc đặc biệt, đoàn chúng tôi đã đến ven biển nên cô hướng dẫn viên cho đoàn dừng lại. Tại đây, cô Teresa chỉ cho chúng tôi thấy dãy núi bên kia eo biển bị tuyết phủ ngập thường xuyên quanh năm suốt tháng.

    Dưới biển nổi trên mặt nước là những khối băng nho nhỏ nằm trơ gan cùng tuế nguyệt suốt tháng quanh năm và chỉ tan ra khi trời nắng gắt mà thôi. Thấy một khối băng nho nhỏ nằm ngay sát bờ, chúng tôi liền cầm lên quan sát rồi thay nhau chụp hình làm kỷ niệm, bởi mấy khi lên được xứ lạnh cóng triền miên ở tận vùng Bắc cực nầy.

    Cô Teresa cho biết mẩu băng này nằm trơ gan cùng tuế nguyệt giữa đại dương đã 200 năm.

    Sau thời gian băng rừng để nhìn tuyết phủ trên núi, chúng tôi liền theo hướng dẫn viên Teresa băng qua một con đường mòn trong rừng để ra lại bến xe buýt hồi nãy.

    Tại đây, sau khi điểm danh lại số khách du lịch của đoàn chúng tôi, cô Teresa bảo mọi người lên xe và tài xế lái xe trực chỉ đến bờ biển để lên tàu nhỏ ra khơi xem cá voi theo chương trình đã vạch sẵn.

    Khi xe buýt dừng lại, chúng tôi được hướng dẫn đi băng qua một chiếc cầu tương đối ngắn và nhỏ để đến bến tàu.

    Đến bờ biển được khoảng mười lăm phút thì cô Teresa đã liên lạc được ca-nô.

    Thế là chúng tôi nhảy ngay lên ca-nô nho nhỏ và ông tài công cho nổ máy rồi khởi hành ra biển ngay.

    Tàu chạy với tốc độ nhanh làm cho sóng biển rẽ thành hai đường thật đẹp mắt. Trên tàu có một cửa kính được mở ra nên khi có cơn gió thổi mạnh nước biển theo gió tạt vào trong tàu làm ướt áo vài du khách ngồi xem sóng biển. Cô Teresa đứng ngay bên người tài công, vừa nhìn du khách, vừa giải thích và trình bày về địa điểm cũng như thời gian cá voi xuất hiện cho du khách biết. Lại chỉ có một du khách nho nhỏ có đầu óc thích tìm tòi, học hỏi và đam mê những điều mới lạ, nhất là bầy cá voi đang quậy trước cảnh đại dương bao la bát ngát, nên đã liên miên hỏi hướng dẫn viên Teresa về những điều cậu ta muốn biết. Đó là cậu David Châu, 8 tuổi, du khách đã chất vấn cô ta trong rừng thưa mấy giờ trước đây cả đoàn ai cũng biết. Dĩ nhiên cô Teresa cảm thấy rất thích thú khi có người nêu câu hỏ

    Vì thế cô ta nhất định làm vừa lòng cậu du khách nho nhỏ này bằng cách từ từ trả lời những câu hỏi của cậu David Châu để làm cho cậu ta thoả mãn. Một du khác người ngoại quốc ngồi bên tôi khi thấy cậu nho nhỏ này cứ hỏi cô Teresa mãi cũng có vẻ thích thú nên nhìn tôi mỉm miệng cười hoài. Bỗng mọi người trên ca-nô la lên rồi chồm về mạn tàu bên phải để nhìn khi thấy mấy con cá voi nhảy lên trên không, lượn vòng đùa giỡn rồi lặn chìm lại xuống biển. Nhìn mấy con cá voi đang đùa giỡn trong nắng giữa biển cả bao la, tôi chợt nhớ đến một bài thơ mang tựa đề “What Whales and Infants Know” của Thi Sĩ Kim Cornwall sáng tác năm 2012:

    What Whales and Infants Know (Kim Cornwall)                                                                                                                                          

    A beluga rising from the ocean’s muddy depths
    reshapes its head to make a sound or take a breath.

    I want to come at air and light like this,
    to make my heart
    a white arc above the muck of certain days,
    and from silence and strange air

    send a song

    to breach the surface
    where what we most need lives.

    Tạm dịch:

        Cá voi mẹ và con

    Một con cá voi

    nhô đầu lên từ lòng đại dương

    tạo lại hình dáng của chiếc đầu

    rồi phát thành tiếng kêu

    hay là đang thở.

    Tôi muốn đến giữa lòng đại dương

    đầy ánh sáng như thế này,

    để cho tâm hồn mình

    được uốn lượn

    thành hình cung màu trắng

    một vài ngày,

    từ sự tĩnh lặng

    và bầu không khí lạ thường

    gởi một bản tình ca

    làm rối bời

    khuôn mặt đại dương

    Nơi đây chúng ta cần sự sống.

    Tung tăng trên mặt nước, khi thì chúng đùa giỡn bên phải, khi thì chúng giỡn đùa bên trái. Tùy theo vị trí cá voi xuất hiện, người tài công cho tàu quay qua quay lại để du khách nhìn được dễ dàng. Vì tàu quay qua, quay lại, quay tới quay lui nên bị chóng mặt rồi say sóng vì chưa bao giờ đi biển cũng như tuổi còn quá nhỏ dại nên cậu David Châu, người thường xuyên làm cho cô Teresa có việc làm, đã phải đến nằm kê đầu vào bố nình vì cảm thấy buồn nôn.

    Du khách trên tàu vẫn mỏi mắt nhìn ra khơi. Nếu người nào thấy cá voi xuất hiện ở đằng xa thì chỉ tay cho mọi người trên tàu cùng xem. Bỗng tàu di chuyển qua lại gần mấy thùng màu đỏ làm mốc định vị cho tàu bè đi ngang qua biết, chúng tôi thấy hai con cá voi đang nằm trên mấy thùng màu đỏ đó thật vui mắt.

    Sau hơn một tiếng đồng hồ nhìn mấy con cá voi đùa giỡn trên biển, hướng dẫn viên Teresa báo cho ông tài công đã đến lúc rời địa điểm để trở lại du thuyền Norwegian Pearl dùng cơm trưa.

    Cũng như thường lệ, mỗi lần dùng điểm tâm hay cơm trưa, tối, chúng tôi thường lên tầng 12 theo thói quen, ít khi đi địa điểm khác. Cứ mỗi lần du khách bước vào phòng ăn là có nhân viên của du thuyền đứng chờ sẵn trước cửa để xịt thuốc (alcohol) vào tay du khách hay trao một miếng giấy ẩm ướt cho du khách lau tay để khử trùng. Trưa ấy tôi tách khỏi gia đình để đi trước lên phòng ăn. Khi vừa bước vào phòng, tôi thấy một thanh niên đang đứng đánh đàn guitare ngay cửa ra vào để đón chào du khách vào dùng cơm trưa.

    Chàng ta vừa đàn vừa hát, bên cạnh là một nữ nhân viên đứng cầm bình xịt alcohol để khử trùng hai bàn tay cho du khách.

    Một du khách đang vỗ tay bên cạnh chàng guitarist Nhìn chàng thanh niên vừa đàn vừa hát làm cho một du khách vốn là một nghệ sĩ, cảm thấy hân hoan trong lòng nên anh du khách này liền mượn cây đàn guitare và cũng đứng ngay cửa ra vào, rồi vừa đàn vừa hát bản nhạc “ L’amour c’est pourrien” của Enrico Macias cho các du khách khác trên du thuyền Norwegian Pearl vào dùng cơm trưa nghe.

    Một du khách mượn đàn để vừa đàn vừa hát bản nhạc L’amour, C’est pour rien.

       
    Một du khách mượn đànđể đàn bản nhạst pour rien   
    Một du khách mượn đànđể đàn bản nhạc“L’amour c’est pour rien”   

    L’amour c’est pour rien(Enrico Macias)

    Comme une salamandre, l’amour est merveilleux
    Et renait de ses cendres comme l’oiseau de feu,
    nul ne peut le contraindre
    Pour lui donner la vie.
    et rien ne peut l’eteindre                                
    Sinon l’eau de l’oubli.
    L’amour, c’est pour rien.
    Tu ne peux pas le vendre.
    L’amour, c’est pour rien.
    Tu ne peux l’acheter.
    Quand ton corps se revelille,
    Tu te mets a trembler.
    Mais si ton coeur s’eveille,
    Tu te mets a rever.
    Tu reves d’un echange avec un autre aveu,
    Car ces frissons etranges
    Ne vivent que par deux.
    L’amour, c’est pour rien.
    Tu ne peux pas le vendre.
    L’amour, c’est pour rien.
    Tu ne peux l’acheter.
    L’amour, c’est l’esperance,
    Sans raison et sans loi.
    L’amour comme la chance
    Ne se merite pas.
    Il y a sur terre un etre
    Qui t’aime a la folie,
    Sans meme te reconnaitre
    Pret a donner sa vie.
    L’amour, c’est pour rien.
    Tu ne peux pas le prendre.
    L’amour, c’est pour rien.
    Mais tu peux le doner.
    L’amour, c’est pour rien.
    L’amour, c’est pour rien.

    Tình cho không biếu không  (Phạm Duy)

         

    Ngon như là trái táo chín
    Thơm như vườn hoa kín
    Mong manh như dây tơ chìm
    Nhẹ êm như là mây tím.

    Tình là rất cao mù khơi
    Tình là thấp như biển vơi
    Tình tỏa khắp, khắp cuộc đời
    Đi bao la khắp nơi nơi…

    Tình cho không, biếu không
    Ân tình ai cũng cho được nhiều.
    Tình cho không, biếu không
    Chớ nên mua bán tình yêu.

    Khi em mơ niềm yêu dấu
    Em run như là tơ liễu
    Khi con tim em xoay động
    Và tình yêu vừa lên tiếng

    Tình cần có hai lời ca
    Tình là bãi khô cần mưa
    Diều chờ gió dong ngoài trời
    Đêm khuya mong sáng yên vui.

    Ta yêu nhau là mong nhớ
    Không băn khoăn hoặc suy nghĩ
    Như say mê như hi vọng
    Tình yêu như là may mắn.
    Tình là mắt ta vừa che
    Tình là biết yêu người xa
    Người tình vẫn nhớ mong dù
    Ta không quen biết bao giờ.

    Tình cho không không thiếu
    Không bán mua tình yêu!

    Sáng ngày 20 tháng 6 năm 2015, như thường lệ, chúng tôi đến phòng điểm tâm để ăn sáng. Hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc du ngoạn nên chúng tôi đành phải từ giả Alaska để trở lại “quê nhà” ở California. Thế nên chúng tôi chẳng có gì phải bận rộn như những ngày qua, vì phải vội vàng theo chân các hướng dẫn viên để đi xem danh lam thắng cảnh. Lúc còi tàu hú vang rền và nhổ neo rồi lướt sóng đại dương để về bến cảng Seattle, chúng tôi ngồi nhìn phố xá của Alaska mà lòng buồn vời vợi, vì phải xa cách xứ sở của băng hà tuyết trắng, của sóng biển dạt dào giữa đại dương bao la bát ngát mà mới hôm qua đây, chúng tôi đã ngụp lặn và đắm chìm trong hạnh phúc và tràn đầy niềm vui của mấy ngày du ngoạn tại Alaska, và trên du thuyền Norwegian Pearl ở tận cực Bắc của địa cầu. Ngồi dùng điểm tâm sát bên cửa kính trên du thuyền, tôi đưa tay vẫy chào lần cuối bến cảng ở Alaska và thấy bến cảng xa dần, xa dần rồi mất hẳn ở tận chân trời đầy tuyết trắng.

    Hình chụp từ trên du thuyền lúc tàu nhổ neo rời bến cảng

    Lúc chiếc du thuyền ra giữa đại dương tràn ngập ánh bình minh đẹp tuyệt trần, tôi vẫn còn nhìn về phía chân trời xa vời vợi, nơi có dãy băng hà phủ cả một góc trời suốt tháng quanh năm và mãi mãi trơ gan cùng tuế nguyệt.

    Bất giác tôi ngâm bài thơ “Alaska Trắng” của Thi Sĩ Bác Sĩ Nguyễn Xuân Quang đăng trong bài “Mười Điều Về Alaska, Đất, Mặt Trời Nửa Đêm”của chính tác giả, như để tiếc nuối thời gian du ngoạn quá ngắn ngủi ở xứ tuyết trắng băng hà nầy.

    ALASKA TRẮNG

    Yêu em trắng dải băng hà,

    Trắng từ thiên cổ, trắng già muôn năm.

    Yêu em trăng ngọ (1) rất rằm,

    Muôn đom đóm tuyết (2) chỗ nằm đùa chơi.

    Bắc quang nhẩy múa rạng ngời (3),

    Hoàng hôn khuya tím, mặt trời nửa đêm (4).

    Yêu em. Gió cứng. Bão mềm,

    Sương treo. Nắng lỏng (5). Mây chìm. Khói hoang.

    Yêu em. Tuyết ngược. Mưa ngang (6).

    Bỏ thôi, hạ giới (7), nhân gian hồ đồ.

    Đời ta trắng Eskimo,

    Nghìn thu trang sử cột-thờ-totem (8).

    Bao la riêng của anh, em.

    * Ghi Chú (của Thi Sĩ Nguyễn Xuân Quang)

    (1) Trăng ngọ: ở Alaska có ngày trăng tròn như trăng rằm còn thấy vào lúc đúng ngọ, giữa trưa.

    (2) Những tinh thể tuyết lóng lánh như muôn ngàn đom đóm tuyết bay lượn.

    (3) Bắc quang là áng sáng Bắc  (aurora borealis, Northern lights)

    (4) Ở Alaska có khi quá nửa đêm mặt trời mới lặn. Có chỗ có khi hơn ba mươi ngày mặt trời không lặn, không có đêm, lúc đó một ngày ở đó dài hơn ba mươi ngày «hạ giới».

    (5) Nắng lỏng:ở Ketchikan một năm gần 360 ngày mưa,  có năm độ mưa lên tới 3.900 mm. Mưa bụi hay giọt bụi nắng, mưa trong nắng gọi là ‘liquid sunshine’.

    (6) Tuyết ngược: gió hất tung tuyết từ mặt đất lên trời mang đi chỗ khác rơi xuống thành tuyết ngược.

    Mưa ngang: gió trên Bắc Cực thổi tạt ngang bưng những trận mưa từ phương xa lại tạo thành những trận mưa ngang.

    (7) Dân Alaska gọi những người Mỹ ở 48 tiểu bang phía dưới là «dân 48 miệt dưới» (lower 48), hạ giới.

    (8) Cột thờ totem có một khuôn mặt dùng ghi lại lịch sử, truyền thuyết, tình sử…

    (Trích từ tác phẩm “Ký Sự Du Lịch Alaska” xuất bản năm 2015).

     Dương viết Điền

  • Tin tức

    Tưởng nhớ Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn 

    Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn sinh tại huyện Gia Lâm thuộc tỉnh Bắc Ninh (về sau đổi thành quận Gia Lâm tỉnh Hà Nội) và di cư vào Nam năm 1954.

    Ông đóng góp nhiều sáng tác văn học nghệ thuật dưới nhiều dạng: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch nói, bút ký. Tác phẩm Áo mơ phai đoạt Giải Văn học Nghệ thuật của Việt Nam Cộng hòa năm 1973.

    Nguyễn Đình Toàn viết nhiều truyện dài đăng thành nhiều kỳ trên các báo chí Việt Nam Cộng hòa như tạp chí VănVăn Học và các nhật báo như Tự DoChính LuậnXây dựng, và Tiền Tuyến.

    Ông cũng có tay trong việc phát triển tân nhạc Miền Nam qua chương trình phát thanh Nhạc chủ đề trên đài phát thanh quốc gia Việt Nam Cộng hòa mỗi tối Thứ Năm.

    Sau năm 1975, ông bị bắt và giam học tập cải tạo 10 năm mới được thả. Năm 1998 ông cùng vợ được xuất cảnh sang Hoa Kỳ và định cư ở California nơi ông tiếp tục viết cho báo Viet Tide.

    Những nhạc phẩm trứ danh nhất của ông gồm “Sàigòn niềm nhớ không tên” (nguyên nhan đề là “Nước mắt cho Sàigòn”) và “Tình khúc thứ nhất”, “Em đến Thăm Anh Đêm Ba Mươi” do Vũ Thành An phổ nhạc. Ca sĩ Khánh Ly đã thâu âm và phát hành hai dĩa hát với những sáng tác của ông.

    Ông tạ thế hồi 19 giờ 15 phút ngày 28 tháng 11 năm 2023 tại tư gia, theo giờ California.

  • ĐỖ BÌNH, PARIS,  NGHIÊN CỨU

    Thi Họa Sĩ Vũ Hối – Đỗ Bình

    Tâm hồn con người là một thế giới mênh mông muôn màu và đầy bí ẩn. Đối với người nghệ sĩ, sự đa cảm lại càng bén nhạy hơn vì chỉ một thoáng cảm xúc về ngoại cảnh cũng đủ biến hiện thực thành ý niệm khởi đầu cho một tác phẩm. Nếu hội họa là nghệ thuật của đường nét ánh sáng màu sắc, nhạc là nghệ thuật của âm thanh, tiết tấu và thơ là nghệ thuật của lời, thì sáng tạo nghệ thuật là tố chất cần thiết của người nghệ sĩ. Thi ca và hội họa từ thời cổ đại đến nay về hình thức, cấu trúc đã có nhiều thay đổi, nhưng giá trị đính thực vẫn hướng về chân thiện mỹ.

    Từ ngàn xưa người Việt đã biết vẽ tranh nặn tượng điêu khắc. Ngành mỹ thuật mang tính dân gian, trang trí. Những loại hình thể đó truyền lại nhau theo lối thủ công nghiệp. Tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống Hà Nội, ngành điêu khắc, đúc tượng, các đồ thờ tự bằng sơn mài chỉ “cha truyền, con nối”, không có trường sở chính thức để nghiên cứu học hỏi về mỹ thuật. Theo những tài liệu còn lưu trữ ở thư viện Paris, lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam thật sự khởi sắc từ khi có trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (L’école Supérieure des Beaux-Art de L’Indochine). Trường được thành lập ở Hà Nội năm 1925 do họa sĩ Victor Tardieu, một người Pháp làm hiệu trưởng suốt 12 năm. Trường đã được sự cộng tác đắc lực của họa sĩ Joseph Inguimberty, giảng dạy từ năm 1925 cho đến khi bị giải thể năm 1945 (vì chiến tranh). Họa sĩ Victor Tardieu thuộc trường phái Cổ điển cuối thế kỷ 19 và từng là bạn học với danh họa Henri Matisse, Raoult. Họa sĩ Joseph Inguimberty tốt nghiệp trường Trang Trí Quốc Gia Pháp. Ông yêu đất nước Việt Nam nên có nhiều họa phẩm sơn dầu, rất nhập thần về phong cảnh đồng quê Việt.

    Họa sĩ Victor Tardieu và Joseph Inguimberty là hai họa sĩ bậc thầy đã hướng dẫn các sinh viên Việt Nam làm quen với kỹ thuật hội họa phương Tây, biết những nét căn bản của trường phái Cổ điển. Với những kiến thức được học hỏi bài bản, sau khi tốt nghiệp, các họa sĩ có thể tự chọn cho mình một trường phái khác, một con đường riêng: Tân cổ điển, Ấn tượng, Lập thể, Trừu tượng, Siêu thực, nhưng vẫn phát huy truyền thống nghệ thuật của nước nhà như lụa và sơn mài. Từ đó ngành Mỹ Thuật của Việt Nam mới có những tên tuổi lớn: Tô Ngọc Văn, Nam Sơn Nguyễn Vạn Thọ, Lê Phổ, Nguyễn Phan Chánh, Mai Trung Thứ, Công Văn Chung, Đỗ Đức Thuận, Vũ Cao Đàm, Lê Thị Lựu, Thạch Lam, Nguyễn Tường Lân, Phạm Hậu, Nguyễn Khang, Nguyễn Đỗ Cung, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Cát Tường (người vẽ áo dài kiểu Le Mur), Lưu Văn Sìn, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Văn Tỵ, Trịnh Hữu Ngọc, Hoàng Lập Ngôn, Nguyễn Dung, Nguyễn Tiến Chung, Hoàng Tích Chù, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Đức Nùng, Dương Hướng Minh, Nguyễn Sĩ Ngọc, Trần Đình Thọ, Huỳnh Văn Thuận, Phạm Văn Đôn, Nguyễn Thị Kim, Nguyễn Trọng Hợp, Phan Tại, Nguyễn Sáng, Huỳnh Văn Gấm, Tạ Khúc Bình, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Phan Thông, Lê Thanh Đức, Mai Văn Hiến, Trần Duy, Phan Kế An, Dương Bích Liên, Nguyễn Kim Đồng, Văn Cao, Văn Giáo, Lê Quốc Lộc, Phạm Viết Song, Tạ Tỵ, Phạm Đăng Trí…

    Từ ngàn xưa “Cầm, Kỳ, Thi, Họa” đánh đàn, đánh cờ, ngâm thơ, vẽ tranh là bốn cái thú của kẻ tao nhã. Nhưng biết đàn làm thơ và vẽ tranh chưa hẳn là nghệ sĩ. Hành trình đi tìm Chân Thiện Mỹ của nghệ thuật là bước vào con đường thênh thang nhưng đầy gian nan khó khăn mà người nghệ sĩ phải tự mình tìm lối đi riêng. Trong làng văn nghệ có những trường hợp nghịch lý: Người đã có tác phẩm được ra mắt công chúng chưa hẳn đã hay hơn những người có tác phẩm nhưng chưa in, hoặc ít phổ biến. Giá trị đích thực của một tác phẩm không hẳn được công chúng hoan nghênh khi mới ra mắt, mà giá trị đích thực phải qua thử thách với thời gian và được công chúng yêu mến lưu truyền lâu dài, hoặc được giới nghiên cứu phê bình văn học công nhận. Trong giới nghệ sĩ, những người vừa là thi sĩ vừa là họa sĩ mà mỗi lãnh vực đều xuất sắc mang dấu ấn, nhưng được công chúng biết đến thì không nhiều! Có người, do thiên phú, khởi đầu con đường văn nghệ chỉ làm thơ và có những bài thơ xuất sắc độc đáo, nên được công chúng biết, rồi sau đó mới học vẽ và miệt mài với cây cọ mảng màu để thành họa sĩ. Ngược lại có người đã là họa sĩ, sau yêu thơ, nghiên cứu thơ, làm thơ, đắm đuối vì thơ thành thi sĩ. Đó là những người đam mê và am tường thấu đáo bài bản về hai bộ môn nghệ thuật. Vào thập niên 60 của thế kỷ trước ở miền Nam, những nghệ sĩ có thi phẩm trình làng và tranh triển lãm không nhiều. Họ được công nhận là thi họa sĩ: Nữ sĩ Minh Châu Thái Hạc Oanh, thi họa sĩ Vũ Hối, thi họa sĩ Phạm Tăng, thi họa sĩ Mùi Quý Bồng, thi họa sĩ Nguyễn Hữu Nhật, thi họa sĩ Lưu Nguyễn Đạt, thi họa sĩ Huỳnh Ngọc Điệp, thi họa sĩ Bồng (Phạm Văn Thoại), thi họa sĩ Phạm Kế Viêm, v.v. (GS Phạm Kế Viêm và GS Phạm Văn Thoại là thi họa sĩ có tài nhưng rất khiêm nhường, ít muốn trình bày tác phẩm của mình nên người đời chỉ biết hai ông ở lãnh vực dạy học).

    Những nghệ sĩ khi ở trong nước đã là họa sĩ hoặc thi sĩ, ra hải ngoại sau năm 1975 đeo đuổi thêm ngành nghệ thuật khác như thi họa sĩ Vi Vi Võ Hùng Kiệt, (họa sĩ Vi Vi tốt nghiệp Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn, có nhiều tác phẩm tranh màu nước, sơn dầu nổi tiếng ở miền Nam trước năm 1975 và ở hải ngoại, được giải thưởng cao quý của chính phủ Canada với những bức tượng điêu khắc), thi họa sĩ Nguyễn Tư ở Úc, thi họa sĩ Diễm Châu Cát Đơn Sa ở Mỹ, v.v. Ở Pháp, Paris nói riêng, những người theo ngành nghệ thuật tạo hình không nhiều. Đây là đất của các danh họa quốc tế lâu đời. Muốn có tên trên tháp vàng đó, ngoài tài năng xuất chúng, còn phải quen biết những danh họa có tầm vóc quốc gia, quốc tế, những tổ chức uy tín có thế lực tiền tài của người bản xứ đỡ đầu giới thiệu. Những họa sĩ VN dù có tài nhưng không đủ tài chánh và phương tiện làm những cuộc triển lãm lớn để quảng bá những tác phẩm của mình đến giới thưởng lãm, qua những phương tiện truyền thông, truyền hình, báo chí… Vì thế họ đành chấp nhận chờ thời, và vẫn miệt mài theo đưổi con đường nghệ thuật. Vào thế kỷ 19, khu nghệ sĩ Montparnasse và hiện nay là khu nghệ sĩ trên đồi Montmartre có biết bao nghệ sĩ có tài. Họ là những họa sĩ thuộc nhiều quốc tịch, trong đó có một số ít là người Việt. Cũng ở những nơi này đã có một số danh họa Pháp từng sống và hành nghề, nhưng rất tiếc họ đã mất trước khi tranh của họ nổi tiếng được thế giới biết. Giá mỗi bức tranh tính bằng vàng! Những họa phẩm mới ngày nào còn nằm trên những con đường nhỏ, những ngõ cụt bày bán với giá hời cho khách du lịch, bỗng một số bức họa như có phép nhiệm mầu tỏa sáng, được nâng niu đưa vào trưng bày ở viện bảo tàng quốc gia để người đời chiêm ngưỡng. Tranh cũng có số phận!

    Những họa sĩ Việt thành danh ở Pháp có nhiều cuộc triển lãm và giải thưởng cao ưý, nay đã mất như Nguyễn Vạn Thọ, Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Điềm Phùng Thị, Dương Cẩm Chương, Vĩnh Ấn, Thái Tuấn, Minh Châu Thái Hạc Oanh, Phạm Tăng, Lê Bá Đảng, Anh Trần, Vũ Thái Hòa. Những họa sĩ thành danh, còn sống, có nhiều cuộc triển lãm, có người dạy ở các trường Cao Đẳng Mỹ Thuật vùng Paris: GS Nguyễn Cầm, GS Lê Tài Điển, GS Đỗ Văn Bình, GS Vũ Công Minh…. Họa sĩ Võ Hoài Nam, Nguyễn Đức Tăng, Hồng Loan, Vương Đình Thư, Nguyễn Minh, Hoàng Đình Tuyên, Nguyễn Long Diên, Oanh (Phạm Hoàng Oanh, con thứ của BS Phạm Khắc Hy, cựu Đại Sứ đầu tiên của VNCH tại Pháp), Duy Nga, trưởng nữ họa sĩ Duy Liêm (tranh sơn mài Thành Lễ, bìa nhạc…), Phạm Trọng Chánh (điêu khắc), Huỳnh Thanh Lý (vẽ áo dài), Vương Thu Thủy (điêu khắc), Văn Tấn Phước (thư họa)…. Những họa sĩ trung niên như Vũ Đình Lâm (điêu khắc), Vũ (Trần Trọng Vũ), con trai nhà thơ Trần Dần, Vũ Hòa, Ngọc Tuyết, Trang Thanh Trúc, Trúc Tiên, Julien Nguyen Verhaeghe (TS Thẩm Mỹ Học, phê bình nghệ thuật, con trai trưởng nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Thanh & Nguyễn Mây Thu, học trò của Lê Tài Điển, Nguyễn Cầm).

    Tác giả và Tác phẩm:

    Trong thế giới vô tận của nghệ thuật đã có biết bao nhiêu nhiều nghệ sĩ tài danh đã để lại cho đời những tác phẩm tuyệt tác. Xin có đôi dòng cảm nhận về con người và tác phẩm của thi họa sĩ Vũ Hối. Ông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1932 tại Tam Kỳ, Quảng Nam. Do thiên phú, Vũ Hối đã biết làm thơ và hoa tay vẽ đẹp ngay từ thuở nhỏ. Ông lấy bút hiệu là Hồng Khôi năm 1957, nhưng sau này ông ký tên thật làm bút hiệu. Ông có dáng người cao dong dỏng, bản tính đôn hậu dễ mến, hay cười, rất khiêm nhường và chân tình khi xử thế với bằng hữu, thêm có óc khôi hài, thỉnh thoảng xen câu chuyện tếu làm mọi người vui. Là một tên tuổi lớn của nền văn học nghệ thuật nước nhà và quốc tế, ông được mời vẽ chân dung Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy, vẽ chân dung Đại Tướng Creighton W. Abrams. Đã nhận Giải Khôi Nguyên Hội Họa Quốc Tế năm 1963 tại Hoa Kỳ. Sáng lập trường phái Luân Vũ Họa (Paintings in Motion) và Thư Họa (Handwriting Painting). Là nghệ sĩ Á Châu duy nhất được vinh danh về Sáng Tạo Nghệ Thuật cho thế giới, tại Atlanta, Hoa Kỳ ngày 5-11-1994.

    Vũ Hối có tên trong:

    – Văn Học Tự Điển thời Việt Nam Cộng Hòa.

    – Bách Khoa Tự Điển Larousse, bộ tự điển nổi danh nhất của Pháp và thế giới.

    – Tự Điển Danh Nhân Thế Giới (Dictionary of International Biography) ấn hành tại Anh Quốc năm 1998.

    – 5000 Personalities of The World, do American Biographical Institute ấn hành năm 2000.

    – Nhà Thư Họa Việt Nam duy nhất được ghi tên trong Tuyển Tập Thư Họa Bậc Thầy Đông Phương, ấn hành tại Tokyo, Nhật Bản năm 2006, Bộ 6 (International Editon).

    Ngoài danh tài về họa, Vũ Hối còn là một nhà thơ, nhà nhiếp ảnh, đã xuất bản nhiều thi tập:

    – Mùa Giao Cảm (thơ, 1958). Vần Thơ Màu Trắng (thơ, 1959) được phiên dịch ra Anh và Pháp ngữ năm 1959 tại Sài Gòn. (La Poésie de Couleur Blanche).

    – Những Dấu Chân Đi (truyện ngắn), xuất bản năm 1960 và 1963. Chiêm Bao Trở Giấc (thơ), xuất bản năm 1997.

    – Nghìn Thương Đất Mẹ (thơ và thư họa), năm 1999.

    – Thơ Nhạc Trong Tranh (CD, 2000). Mây Ngàn (thơ, thư họa Norway 2003). Nghệ Thuật (thơ, thư họa 2007). Thư Họa Truyện Kiều, Nguyễn Du 2003).

    Thơ là cõi vô tận nên không thể nào trang trải tâm hồn nhà thơ chỉ qua ít dòng trên trang giấy. Do đó, mời qúy đọc giả thưởng thức vài bài thơ tác giả không lấy bút hiệu Hồng Khôi, mà ký tên thật. Bài thơ “Men Chiều Cali” đăng trong tập tuyển Ba Cụm Hoa Tình Yêu, xuất bản năm 1997. Nhà thơ Như Hoa Lê Quang Sinh và Vũ Hối đã ký tặng người viết tại Paris ngày 21.06. 1997. Bài thơ như sau:

    Vẽ cả trong tranh khung trời lộng gió

    Vẽ cả men tình, một độ lên ngôi

    Nâng niu ta vẽ cành hoa Nhân Ái

    Những đóa hoa cười, nở mãi trên môi!

    Nắn nót tình thơ, khung trời lộng gió

    Mười ngón tay hoa, vướng nhạc bỗng trầm…

    Ta về đâu ướp lạnh miền Đông Bắc

    Nhớ Cali, từng vạt nắng hanh vàng

    E ấp hành trang: men chiều kỷ niệm

    Phong kín gửi người: nỗi chứa chan!

    Vẽ người thương, giữa khung trời lộng gió,

    Vẽ mình ta, ngồi đếm nỗi cô liêu

    Vẽ cánh chim rừng, một trời lạc xứ

    Cali ơi! Xin gởi nồng ấm men chiều!

    Tác giả đã diễn tả nỗi lòng mình, một kẻ tha hương tạm dung nơi miền Đông Bắc Mỹ lạnh lẽo mà chan chứa tình người nhưng vẫn thèm nắng ấm Cali như nắng quê nhà, để sưởi nỗi nhớ về một quê hương xa ngàn dặm. Chất họa trong con người thi sĩ qua hình ảnh trong câu: “Vẽ cánh chim rừng, một thời lạc xứ”. Đây không phải là ngôn ngữ hình tượng của hội họa, nhưng ngôn ngữ mang chất ẩn dụ để diễn tả những thân phận tha hương với nỗi niềm cô đơn. Nhưng trong câu “Khung trời lộng gió” có những hình tượng, thơ và họa đều có thể vẽ và tả được. Nhưng có câu “Vẽ cả men tình một độ lên ngôi” thì chỉ có thơ mới diễn tả được, mà những màu sắc và đường nét của hội họa không thể vẽ được! Thơ Vũ Hối nhẹ nhàng, tha thiết, đượm chất nhân ái. Nhà thơ không mang thù hận vào thơ dù đã mất mát, trải qua nhiều năm tháng trong ngục tù CS, và để lại nơi chốn đọa đày đó một phần ánh sáng! Vận nước thay đổi, lòng người gian dối, hiểm ác đối xử nhau nghiệt ngã, thi sĩ vẫn gượng cười, vẫn giữ niềm tin hướng về chân thiện mỹ. Bài thơ lục bát:

    Nửa

    Đời ta nửa tỉnh, nửa say

    Nửa đen, nửa trắng, nửa ngày, nửa đêm

    Nửa vui với cảnh ưu phiền

    Nửa sông cồn cát, nửa triền núi cao

    Nửa thương, nửa nhớ, nghẹn ngào

    Nửa cười tha thiết, nửa ngao ngán tình

    Nửa hồn đau kiếp nhân sinh

    Chênh vênh nửa cuộc hành trình bể dâu

    Chập chờn nửa giấc canh thâu

    Cười say bên ngọn đèn dầu nửa khuya.

    Đó là tiếng lòng, nỗi u uất như tiếng thở dài về thân phận mình, thân phận của kiếp người, rộng lớn hơn là của đất nước mà một phần lãnh thổ đang bị lấn chiếm bởi ngoại xâm. Nhà thơ đã trút hết tâm tư dệt thành câu thơ buồn. Câu thơ mở đầu: “Nửa tỉnh, nửa say”. Tỉnh ở đây tác giả muốn nói đã nhận thức giá trị cao quý của sự sống, nhà thơ đã trải qua biết bao khổ đau mà vẫn giữ tâm an lạc làm thơ vẽ tranh cho đời. Say trong thơ không phải say vì men rượu mà say vì đất nước, nhà thơ nhìn quê hương như bức tranh mang gam màu buồn dù rằng nơi ấy trong chốn phồn hoa, có những tòa nhà cao tầng đèn lấp lánh; những con đường rực sáng làm lóa mắt người qua lại hầu khỏa lấp che giấu sự nghèo đói của một phố thị đông người! Thi sĩ Vũ Hối là người bất khuất, không chịu uốn cong mình, trong tù mà vẫn hiên ngang thực hiện một tác phẩm nhằm phản kháng lại chế độ khi vẽ bức tranh Mặt Trời Đỏ. Trong tranh chỉ có một cây khô trụi lá, cành nhọn đâm về hướng mặt trời, diễn tả dưới chế độ đỏ, sự sống bị hủy diệt, dù thành cây khô, cành nhọn vẫn đâm vào chế độ! Sự phản kháng của nhà thơ đã bị những đòn thù của cai tù nên đã bị mất một mắt! Một con mắt còn lại nhìn đời nửa đen nửa trắng. Phần con mắt mất ánh sáng là một hố đen sâu thẳm, nửa trắng là chút ánh sáng sót lại để nhìn màu sắc trên đời, nhất là với người họa sĩ, ánh sáng là nguồn sống, là niềm hy vọng. Hai câu thơ cuối: “Chập chờn nửa giấc canh thâu, Cười say bên ngọn đèn dầu nửa khuya.”

    Nhà thơ nặng tình với quê hương. Dù đang sống tha hương, nhưng tâm hồn vẫn quanh quẩn nơi quê nhà. Đêm khuya thao thức bên ngọn đèn dầu, nghĩ chuyện nước và thấy bất lực trước thời cuộc, nên nhà thơ cười để tự chế nhạo mình cũng là chế nhạo những nhiễu nhương đảo điên sự đời. Chữ say ở đây không phải vì rượu mà say vì tê tái đau buồn cho mệnh nước nổi trôi, quê hương vẫn lầm than. Sau bao năm dưới xã hội chủ nghĩa, dân vẫn nghèo, vẫn phải quay quắt vì miếng cơm manh áo mưu sinh. Còn những kẻ cơ hội trở nên giàu có, chìm đắm trong vật chất đã đánh mất lương tâm. Người cầm quyền thì mải mê tranh đoạt quyền lực, nên đã xa rời niềm đau nỗi khốn cùng của dân đen, khiến con người và đất nước đang mất dần bản sắc tình tự dân tộc! Bài thơ dù viết đã lâu nhưng vẫn mang tính hiện thực về một xã hội Việt Nam bị tha hóa hôm nay.

    Từ Hội Họa Đến Thư Họa

    Trời phú cho Vũ Hối một bàn tay tài hoa để vẽ và một trái tim đa cảm để làm thơ. Năng khiếu bẩm sinh đó đã mở cánh cửa nghệ thuật cho người nghệ sĩ bước vào con đường hội họa để thành danh. Ông vẽ từ tranh sơn dầu qua tranh lụa. Từ hiện thực đến siêu thực, nên khi chuyển sang thư pháp không khó khăn mà còn đầy chất sáng tạo. Thư pháp là nghệ thuật viết chữ đẹp đã có từ hàng ngàn năm trước đối với văn tự của nhiều nước trên thế giới. Ngày xưa ở Trung Hoa đời Đường có những nhà thư pháp nổi tiếng như Vương Hi Chi, Vương Hi Hiến, Nhan Tài Khanh, Liễu Công Quyền. Ở những nước như Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn và Việt Nam, thư họa là nghệ thuật dùng bút lông mực tàu để viết chữ như vẽ những câu thơ, câu đối, câu ca dao, hay ngạn ngữ, danh ngôn bằng chữ Hán, chữ Nôm. Thuở xưa, nước ta có những nhà thơ Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến. Kể từ khi có chữ quốc ngữ có vài người như các nhà thơ Đông Hồ, Trụ Vũ, Vũ Hoàng Chương cũng đem thư pháp vào chữ Quốc Ngữ trước Vũ Hối. Mặc dù bước vào con đường thư pháp sau, Vũ Hối đã sáng tạo ra lối vẽ riêng để thành trường phái Luân Vũ Họa hay Hội Họa Sinh Động (Paintings in Motion) để lột tả hết sắc thái độc đáo của con chữ. Để diễn tả thần khí của thư họa nét vẽ mang sắc thái con chữ có lúc chứa ý chí rực lửa theo lối ‘hỏa tự’, có lúc trầm mặc tĩnh lặng chứa tư tưởng hiền triết theo lối ‘thủy tự’ diễn tả qua những đường nét nghệ thuật viết chữ Việt, tạo thành bức tranh rồng bay phượng múa.

    Vũ Hối Và Những Sinh Hoạt Nghệ Thuật Bên Trời Âu

    Năm 1997, họa sĩ Vũ Hối sang Paris ra mắt thi phẩm Chiêm Bao Trở Giấc, xuất bản năm 1997.

    Tháng 9 năm 2002, họa sĩ Vũ Hối sang Paris ra mắt thi phẩm Mây Ngàn, viết chung với thi sĩ Hoài Việt TS Nguyễn Văn Hướng. Thi phẩm khổ lớn, giấy màu, láng, rất đẹp do nhà xuất bản Anh Em ở Na Uy in năm 2002. Dịp này họa sĩ Vũ Hối mang tặng tôi bức tranh lụa Đôi Chim Trên Cành Trúc, màu sắc, phong cảnh thật đẹp.

    Mộng Hòa Bình (Vũ Hối)

    Trong cuốn tuyển tập đặc biệt Vũ Hối Nghệ Thuật Thư Họa, khổ lớn, giấy láng, hình màu rất đẹp do nhà xuất bản EM T.MO S.J Magazine in năm 2007, người viết được thi họa sĩ chọn một tấm hình sinh hoạt ngày ra mắt sách và thư họa của Vũ Hối năm 1997 tại Paris, do Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris tổ chức, để đưa vào tuyển tập cùng với nhiều tấm hình của sinh hoạt khác.

    Tháng 6 năm 2008, người viết và nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên, tác giả nhạc phẩm tiền chiến vang bóng một thời “Trăng Mờ Bên Suối” sang Washington, D.C. ra mắt sách và CD nhạc, do Hội Văn Bút VN Hải Ngoại tổ chức. Dịp đó họa sĩ Vũ Hối đã tặng chúng tôi mỗi người một bức thư họa.

    Vào năm 2009 họa sĩ Vũ Hối cùng một số anh chị em văn nghệ sĩ từ Mỹ, Canada, Âu Châu sang Paris sinh hoạt văn học nghệ thuật chủ đề “Thu Tao Ngộ”. Sau buổi sinh hoạt, đêm đó trở về nhà tôi, hai người bạn thời thơ ấu Vũ Hối và Nguyễn Thùy cùng nhau tâm sự. Sáng hôm sau trong lúc dùng điểm tâm, Vũ Hối nói:

    “Mình với Nguyễn Thùy nói chuyện đến gần sáng.”

    Nguyễn Thùy tiếp:

    “ Hai đứa chỉ nói về số bạn bè tan tác sau 1975.” Rồi vừa cười vừa hỏi: “Nhớ lại chiều qua nơi phòng khánh tiết, một số đông các ông các bà, cả những cô trẻ vây quanh Vũ Hối xin ‘thư họa’. Nhiều bà, nhiều cô xin như thế, Hối có ‘thư sướng’ không?”

    Vũ Hối cười trả lời: “Mệt thấy mồ. Sướng con mẹ gì. Dĩ nhiên, được mến mộ thì cũng vui lắm. Mà sao Thùy hỏi lạ vậy?”

    Nguyễn Thùy trả lời:

    “Tôi bảo có ‘thư sướng’ không chứ có bảo ông ‘sướng’ đâu?” Ông có biết ‘thư sướng’ là từ Hán Việt. Theo tự điển Nguyễn Văn Khôn là ‘khoan khoái, thoải mái, dễ chịu’ chứ có phải ‘sướng’ theo nghĩa thông thường đâu”. Rồi Nguyễn Thùy hỏi tiếp:

    “Có người nói ‘thư họa là vẽ chữ’. Có như vậy không?”

    Vũ Hối: “Thì phần nào cũng có thể nói thế. Còn Thùy nghĩ sao?”

    Nguyễn Thùy trả lời:

    “Rất phục Hối vì Hối là người đầu tiên đã đem chữ viết VN vào hội họa. Thêm nữa, theo mình ‘Thư họa là đem thơ vào họa’. Hối đã thư họa nhiều câu danh ngôn, nhiều câu thơ trong một số tác phẩm nổi tiếng và số thơ của nhiều người. Nhưng mình nhắc Hối chỉ thư họa những câu thơ nào sáng giá, hay đẹp, chứ đừng vì cảm tình thư họa những câu thơ không hay đẹp gì khiến nhiều người có thể nghĩ ‘Hối đã khiến ngón thư họa của Hối trở nên tầm thường.’”

    Nguyễn Thùy quay sang tôi hỏi:

    “Anh quan niệm thế nào là hội họa?”

    Tôi vội xua tay trả lời:

    “Anh phải hỏi anh Vũ Hối chứ sao lại hỏi tôi?”

    Nguyễn Thùy tiếp:

    “Thấy anh thích tranh lắm sao không có ý kiến?”

    Vì muốn chấm dứt câu chuyện để còn thời gian chuẩn bị cho cuộc du ngoạn, tôi nói:

    “Theo tôi, hội họa là những cảm xúc mạnh, pha chút tưởng tượng của họa sĩ đã kết hợp màu sắc, ánh sáng, bóng tối thể hiện qua những đường nét đậm nhạt để thành tác phẩm. Nhưng bức vẽ không phải là sự sao chép cho giống với hình mẫu, mà phải sáng tạo để tác phẩm có nét riêng, nghĩa là phải độc đáo cả nội dung lẫn hình thức.”

    Vũ Hối:

    “Một quan niệm rất hội họa.”

    Hai người cứ mải mê nói chuyện, nên tôi thúc dục các anh dùng điểm tâm nhanh để các bạn đến đón đi chơi. Nhưng Nguyễn Thùy vẫn gân cổ lên nói:

    “Mình chẳng biết gì về hội họa, nhưng lại ưa nói quan điểm của mình về hội họa. Theo mình, hội họa là thứ nghệ thuật tĩnh. Nó sôi nổi trong trầm mặc, nó động trong bất động, nó càng đón nhận khinh bạc càng trở nên cao trọng, lâu dài. Mình đã viết như thế trong truyện “Mây Rồng”, có tặng Hối, Hối thấy sao?”

    Vũ Hối đáp:

    “Có đọc. Truyện hay nhưng quan điểm hội họa nơi quyển đó cao kỳ quá, khó ai thực hiện được. Mình chưa đủ khả năng để kết hợp cả hai lối ‘công họa và tâm họa’ như Thùy nói. Mà chắc cũng khó có người làm nổi. Mình già rồi, sức yếu nữa nên khó lòng nghiên cứu, học hỏi thêm để có thể có được nhiều tác phẩm sáng giá hơn.”

    Nguyễn Thùy:

    “Nếu có thêm càng tốt. Nhưng với bao tác phẩm đã nổi tiếng, chừng ấy, mình thấy Hối đã đem lại cho Việt Nam một tiếng vang khá lớn cho nền hội họa VN rồi. Mình mừng và vui hơn nữa là Hối là nguời Quảng Nam, đồng hương với mình, xứ Quảng được thêm một ‘nhân tài’ về hội họa thì cũng hãnh diện lắm chứ.”

    Tôi đành phải cắt ngang câu chuyện của các anh, và hẹn tối về sẽ để các anh tha hồ nói. Dùng điểm tâm vừa xong thì các bạn cũng vừa đến. Chúng tôi gồm có nhà báo Nguyễn Bảo Hưng, nhà biên khảo Mỹ Phước Nguyễn Thanh, nhà văn Nguyễn Thùy, họa sĩ Vũ Hối và tôi cùng đi Giverny thăm viện bảo tàng của danh họa Claude Monet, cha đẻ trường phái ấn tượng. Con đường từ Cergy đến làng Giverny chạy xuyên qua vùng Vexin français, bình nguyên phía Tây Bắc Paris, vùng đất phì nhiêu phủ màu xanh của đồng cỏ, ruộng lúa mì, cụm rừng… Sông ngòi chảy uốn khúc, xoáy mòn lớp đất vôi tạo nên một địa hình mấp mô gồm đầm lầy, thung lũng và đồi gò nối tiếp nhau. Kỳ vĩ hơn tất cả chính là dòng sông Seine, cửa ngõ thông thương từ Paris ra biển cả. Dòng sông chảy ngoằn ngoèo soi bóng hàng cây dương liễu, sườn dốc cheo leo, những tòa dinh thự lâu đài… Từ xa xưa, nơi đây đã in dấu chân từng đoàn quân La Mã. Những phế tích do tàn phá của chiến tranh suốt nhiều thế kỷ chứng tỏ từ lâu dân cư đã sống gắn bó với mảnh đất và dòng sông. Do cảnh sắc độc đáo cùng với môi trường sinh vật phong phú, một khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập tại vùng này vào năm 1995 (Parc naturel régional du Vexin français). Thỉnh thoảng dọc bên vệ đường hay giữa cánh đồng ta còn gặp những cây thập giá bằng đá vôi chạm trổ, bốn nhánh hình tam giác, người xưa dùng làm cột mốc ranh giới giữa các xứ đạo, các đất đai sở hữu. Ngày nay di sản nông thôn này trở thành biểu tượng cho vùng Vexin français. Làng Giverny nằm dọc theo sườn phía Nam dãy đồi, bên cạnh hợp lưu nơi sông Epte đổ vào sông Seine.

    Trong lúc anh Nguyễn Thanh mải mê lái xe tìm đường, anh Nguyễn Bảo Hưng vui vẻ cất tiếng: “Anh Vũ Hối từ Mỹ sang, lại là họa sĩ, hôm nay được bọn mình dẫn đi thăm Giverny là trúng tủ rồi đấy.” Tuy không phải là họa sĩ, nhưng thích tìm hiểu về hội họa, đặc biệt là trường phái ấn tượng, anh Nguyễn Bảo Hưng giải thích: “Anh phải biết, với người Mỹ, Giverny được coi là cái nôi của hội họa ấn tượng và là chốn hành hương của hầu hết các đoàn du khách Mỹ viếng thăm Pháp. Thực ra Claude Monet không phải là người sáng lập ra trường phái ấn tượng. Sở dĩ tên tuổi ông được gắn liền với hội họa ấn tượng, ấy là nhờ nhà phê bình Loui Leroy, trong một bài báo, đã dùng từ impressionniste để nói lên cảm nhận của mình trước bức họa Rạng Đông (Soleil Levant, 1972), được Claude Monet đem ra trình làng tại cuộc triển lãm do ông cùng một nhóm họa sĩ đứng ra tổ chức riêng vào năm 1974 tại Paris. Thế là từ Impressionnisme được ghi vào sổ bộ đời hội họa từ đấy, để nói về trường phái Ấn Tượng. Còn nói rằng Giverny là cái nôi của hội họa ấn tượng cũng không hẳn đúng. Bởi vì tất cả những bức tranh mang đường nét ấn tượng hầu hết đều được các họa sĩ theo trường phái này như Manet, Sisley, Pissarro, Renoir v. v… thực hiện trong các thập niên 1860, 1870 và tại nhiều địa điểm không gian khác nhau. Chỉ từ sau 1883 Monet mới tới trú ngụ tại Giverny thuộc hạt Eure, không cách thành phố Rouen bao xa. Nhưng vì ngôi nhà xinh xắn với khu vườn phô bày đủ mọi sắc hoa, và đặc biệt cái đầm hoa súng (l’étang des nénuphars) với cây cầu kiểu nhật (le pont japonais) duyên dáng được dùng làm đề tài cho nhiều bức tranh ngoạn mục, đã khiến địa danh này trở thành đối tượng viếng thăm của khách yêu chuộng hội họa trên toàn thế giới.”

    Câu chuyện tới đây thì cũng là lúc anh Nguyễn Thanh bắt đầu lái xe đi vào thành phố Auvers Sur Oise. Lần theo dấu vết xưa qua những phiến đá tường đã phủ màu thời gian, chiều xuống ánh nắng dần phai nhìn con phố cổ bên dòng sông Oise trầm mặc hơn. Nguyễn Thanh bỗng dừng xe trên con đường chính, ngay trước quán trọ Ravoux, trạm dừng chân chót của Van Gogh. Chúng tôi ngẩn ngơ trước ngôi nhà trọ, nay đã được chỉnh trang lại bộ mặt trông sáng sủa hơn. Nhưng trong lòng không khỏi bồi hồi nghĩ tới tới hai tháng cuối đời của nhà danh họa này trên căn gác xép chạm mái. Còn đang trầm ngâm suy tưởng bỗng nghe tiếng Nguyễn Thanh kêu gọi qua công viên bên cạnh nơi có bức tượng đồng Van Gogh do Zadkine sáng tác. Sau khi chụp một tấm chung lưu niệm, đứng cạnh tượng, Vũ Hối thở dài than:

    “Trông Van Gogh khốn khổ quá, như kẻ đi lang thang, bụi đời!”

    Nguyễn Thanh mở ống kính ngắm chụp, sau khi bấm máy liền góp ý: “Van Gogh đã từng thố lộ: ‘Khi tôi càng xấu xí, già, ác độc và nghèo, tôi càng tìm cách chuộc lại những thất bại ấy bằng cách làm cho màu của tôi rực rỡ, cân đối, tỏa sáng.’”

    Từ khu nhà ga cũ đến ngôi giáo đường cổ, tất cả chúng tôi theo đường lên dốc khá quanh co, tìm đến ngôi nhà thờ nơi bìa làng. Van Gogh đã dừng chân nơi đây và họa bức tranh mặt ngoài hậu cung nhà thờ, diễn tả một kiến trúc không theo phép phối cảnh, nhưng bằng những đường cong quẹo. Anh Vũ Hối đi tới đi lui trên dốc đá góc nhà thhờ, ngắm từng chi tiết như tìm cách đứng đúng chỗ Van Gogh đặt giá vẽ, rồi mới nâng máy lên thu hết hình ảnh vào ống kính. Từ ngôi nhà thờ theo con đường làng ra khỏi vòm cây phong là cánh đồng mênh mông hiu quạnh, nơi an nghỉ của danh họa Van Gogh và ngôi mộ bên cạnh là người em trai Théodore. Trong hoang vắng, đứng trước hai ngôi mộ quá đơn sơ của họa sĩ nghèo, mộ chỉ lấp mà không xây, bia được cuốn bằng thừng! Đất Trời cũng cảm động, xót xa cho người họa sĩ tài hoa, nên kết những loài hoa cỏ đầy màu sắc rực rỡ thành tấm thảm phủ lên ngôi mộ. Anh Vũ Hối và Nguyễn Thùy lần đầu đến thăm nên xúc động mạnh rướm lệ. Vũ Hối từ từ thu mình ngồi cạnh mộ Van Gogh, anh im lặng nhưng chắc hẳn lòng đang thổn thức? Trên khuôn mặt buồn bã ấy có chút gì thương tiếc và ngưỡng mộ một danh tài hội họa thế giới bạc mệnh nằm trên cánh đồng hoang vu! Sau khi thăm mộ Van Gogh và người em trai Théodore, chúng tôi đi thẳng ra cánh đồng trước mặt đến nơi đã ghi dấu kỷ niệm họa phẩm Đồng Lúa Mì và Đàn Quạ. Đứng trước thiên nhiên, mường tượng lại bức tranh, chắc hẳn trong mỗi người chúng tôi đều có cảm nhận riêng về hình ảnh đầy bí ẩn: “Đàn quạ đen bay sà trên đồng lúa chín vàng dưới bầu trời màu xanh sẫm như báo hiệu cơn dông sắp đổ xuống?”

    Chúng tôi định đi tiếp vào thăm làng, nhưng con đường đến đây chia làm ba ngã, biết chọn ngã nào? Anh Vũ Hối bảo:

    “Van Gogh vẽ đường cho chúng ta, nhưng không chỉ dẫn rõ ràng. Vậy thì đi đâu cũng được.”

    Nguyễn Thanh bảo đường quẹo tay trái trở về nhà thờ. Anh Bảo Hưng khuyên nên đi thẳng. Tất cả chúng tôi theo hướng đó.

    Tối hôm đó về nhà, chúng tôi thức khuya nói chuyện. Nguyễn Thùy bảo Vũ Hối:

    “Hai họa sĩ đều nổi tiếng nhưng một ‘vừa nổi tiếng vừa nổi miếng’ (ý nói có tiền, giàu) còn một thì ‘vừa nổi tiếng vừa nổi điên’, còn Vũ Hối thì nổi gì?”

    Vũ Hối trả lời: “Chẳng nổi gì cả, đời quá nhiều bầm giập chỉ ‘nổi chìm’ thôi!”

    Họa sĩ Vũ Hối là một nghệ sĩ tài hoa nhưng nhiều thăng trầm. Sự nổi tiếng về hội họa đã làm lu mờ phần nào mặt văn thơ, cho dù nhà thơ vẫn sáng tác đều, vẫn cho đời những vần thơ hay, nhưng công chúng tìm đến anh qua hội họa. Tôi hỏi Vũ Hối, “Giữa thơ và hội họa, nếu phải chọn một, anh chọn cái nào?”

    Vũ Hối: “Mình xin chọn cả hai. Nếu tách ra là chết (!), vì Thư Trung Hữu Họa.”

    Trước năm 1975 và đến bây giờ, họa sĩ Vũ Hối luôn luôn chân thành với tình bạn. Ở trong hoàn cảnh nào, dù lúc thăng hay trầm, con người đó vẫn thế, vẫn không xa cách với bạn. Bản tính hiền hòa đôn hậu và trung nghĩa đã được các bằng hữu rất qúy trọng. Họa sĩ Vũ Hối chọn một lối sống hòa nhã, an lạc. Ông mê say văn học nghệ thuật, xem nhẹ vật chất, mà chỉ trọng tình người. Ngoài những tác phẩm sơn dầu vẽ chân dung các yếu nhân, Vũ Hối còn vẽ những bức tranh sơn dầu khác ở các thể loại phong cảnh, ấn tượng. Những tác phẩm đó đều thể hiện tấm lòng tha thiết của ông đối với quê hương, đất nước. Những tác phẩm: Cảnh Làng Quê, Con Trâu, Cầu Tre, Lũy Tre, Phố Cổ, Ven Sông, Quê Hương với dòng sông Thu Bồn, Tình Mẫu Tử, v.v… dù xa xăm nhưng vẫn ẩn trong tâm khảm. Tác phẩm Chim Bồ Câu đã nói lên sự khát khao tự do, sự yên bình, ước mơ của nhân loại.

    Con đường văn nghệ của Vũ Hối mang hương thơm tình tự dân tộc nơi xứ người. Đã có biết bao người tiếp nối ông đi trên con đường thư họa. Điều làm cho ông hãnh diện và sung sướng là người con trai của ông là họa sĩ Vũ Quốc, một họa sĩ tài hoa chuyên về sơn dầu đã từng thành công trong những cuộc triển lãm. Rồi đây, họa sĩ Vũ Quốc theo con đường văn nghệ của cha, thi họa sĩ Vũ Hối và của bác ruột là cố giáo sư, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học Vũ Ký, gieo những bông hoa đẹp cho đời.

    Văn Học Nghệ Thuật quả có một sức cuốn hút lạ lùng. Hễ ai đã vướng vào nó thì cả đời khó dứt. Muốn bỏ nó để đỡ gánh tâm sức, nhưng nó lại chẳng phụ mình, đành phải theo đến cùng! Con đường nghệ thuật bất tận, mênh mông ý tưởng, đa chiều và muôn lối. Nhưng người làm nghệ thuật vẫn thích đi chung lối sát nhau, đôi khi vướng nhau vấp ngã! Chỉ có những kẻ đam mê nghệ thuật một cách say đắm mới đi trọn con đường đến cùng, dù là gian nan, trắc trở, thiếu thốn… Đó là nghệ sĩ.”

    Đỗ Bình, Paris 16.01.2017

    ****Nguồn: sangtao.org

  • Tha Nhân,  THO

    THANKSGIVING: TẠ ƠN

    THANKSGIVING: TẠ ƠN

    T ạ ơn tất cả mọi người

    H ồng ân Đức Phật dạy đời trầm luân

    A n cư xứ Mỹ thập phần

    N gười ta thật sự rất cần thương nhau

    K hai tâm bố thí cho mau

    S ẻ chia những nỗi đớn đau với đời

    G ửi nhau hỉ xả nụ cười

    Í t nhiều gắng giúp những người xung quanh

    V inh danh chiến sĩ đấu tranh

    Í t ra họ đã hy sinh phận mình

    N hư ta đối xử chân tình

    G iữ cho thế giới hòa bình mới hay!!

    Tha Nhân cảm tác, Camthành (Nhân lễ Tạ Ơn) 2013

  • Tha Nhân,  THO

    NIỆM KHÚC XẾ CHIỀU

    NIỆM KHÚC XẾ CHIỀU!

    Lặng nhìn bóng xế về ngang

    Mùa thu đời cũng uá vàng sang nâu

    Quốc kêu nhắc khúc u sầu

    Từ khi mất nước bể dâu đổi dời

    Trầm ngâm suy niệm đôi lời

    Phép huyền vi níu bóng đời được chưa?

    Chuyển vần mấy lượt nắng mưa

    Lần xem ký ức thấy thừa lệ rơi!

    Ta như lạc cõi chơi vơi

    Niềm đau rỉa rói tim côi tới giờ

    Cung sầu đầy ắp hồn thơ

    Ánh trăng khuya lạnh sương mờ đẫm mi

    Gió ru trầm khúc sầu thi

    Vẳng nghe lá khóc âm i cuộc tình!

    Tình Non tình Nước tình mình

    Nước Non Non Nước Nước sinh khí Hùng!?

    ThaNhân, Camthành Sept 9, 2020