DU LICH,  Dương Viết Điền

Du Lịch Alaska.

Để quý độc giả khỏi ngỡ ngàng và ngạc nhiên khi đọc mục này, tôi chỉ trích những đoạn văn, những hình ảnh quan trọng có ý nghiã cho cuộc du lịch mà thôi. Vì thế cứ mỗi đoạn văn được trích từ tác phẩm “Ký Sự Du Lịch Alaska”, tôi đều để ký hiệu ba chấm (. . .) như là để tiếp nối những đoạn văn khác.Vì tác phẩm “ Ký Sự Du Lịch Alaska” dày mấy trăm trang nên không thể đăng hết vào đây được. Mong quý độc giả thông cảm.

Được biết Alaska là tiểu bang của Hoa Kỳ nằm về phía Tây Bắc của lục địa Bắc Mỹ. Biên giới phía Đông là thị trấn Yukon và tỉnh British Columbia nằm trong lãnh thổ Gia Nã Đại. Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Tây và Nam giáp Thái Bình Dương. Alaska là tiểu bang lớn nhất của Hoa Kỳ. Khoảng một nửa dân số (735.132 người) sống tại thành phố Anchorage. Thủ đô là Juneau. Kinh tế của Alaska chuyên về dầu lửa, hơi đốt và ngư nghiệp. Du lịch cũng chiếm một vị trí quan trọng cho nền kinh tế của tiểu bang này. Mặc dầu hằng ngàn năm trước đây, Alaska do thổ dân nơi đây làm chủ, nhưng từ thế kỷ thứ 18 trở về sau, các cường quốc Âu châu đến đây chiếm đóng để khai thác và buôn bán làm ăn. Hoa Kỳ đã mua Alaska của Đế quốc Nga vào ngày 30 tháng 3 năm 1867 với giá 7.2 triệu dollars, khoảng 2 cent một mẫu Anh ($4.74/km2). Nhiều cơ quan hành chánh đổi thay tại

xứ này trước khi trở thành lãnh thổ chính thức vào ngày 11 tháng 5 năm 1912. Alaska chính thức được thừa nhận là tiểu bang thứ 49 của Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 1 năm 1959. Một vài sự kiện đặc biệt tại Alaska là nhiều lúc trăng tròn đúng 12 giờ trưa, đúng ngọ. Có khi quá 30 ngày mặt trời không lặn, không có đêm. Tại Ketchikan, mưa quanh năm suốt tháng đúng 365 ngày, và lắm lúc mưa bụi trong nắng gọi là liquid sunshine. Ngoài ra lại có chuyện tuyết ngược nữa: gió thổi mạnh làm tuyết bay lên trời, đến nơi khác tuyết lại rơi xuống đất.

Để độc giả biết thêm một vài chi tiết nữa về Alaska, tôi xin đăng bài sau đây của Dịch giả Phạm Khánh lấy từ trên mạng:

“Tại sao Nga lại bán Miếng Đất Vàng Alaska cho Hoa Kỳ ?”

“Cho đến nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng: Mỹ đã ăn cướp Alaska từ Nga, hoặc chỉ mới thuê lãnh thổ này, mà đến một lúc nào đó sẽ trả lại. Tuy nhiên, sự thật là Nga đã bán Alaska cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD vào năm 1867.

Tờ check được dùng để trả tiền mua Alaska,

mang mệnh giá 7,2 triệu dollar Mỹ (Source upsieutoc.com)

Có một điều nhiều người không hiểu là tại sao Nga lại bán miếng đất đầy vàng Alaska cho Mỹ?

Tờ Russia Beyond the Headlines (RBTH) của Nga đã có một bài phân tích về sự kiện trên.

* Alaska trước khi bán:

Trong thế kỷ 19, Alaska của Nga là một Trung tâm thương mại thế giới. Tại thủ phủ Novoarkhangelsk (nay là Sitka) của Alaska, các hoạt động giao dịch diễn ra rất nhộn nhịp với các mặt hàng như: vải Tàu Chệt, trà, và thậm chí là nước đá đông đặc, mặt hàng mà miền Nam nước Mỹ rất cần trước khi phát minh ra tủ lạnh. Ở đây cũng phát triển ngành đóng tàu, và có rất nhiều nhà máy, cũng như rất nhiều mỏ vàng. Do đó, việc bán vùng đất này được coi là một điều điên rồ.

Các thương nhân Nga kéo tới Alaska để mua ngà hải mã (một loại ngà đắt tiền như ngà voi) và lông rái cá biển có giá trị từ người dân địa phương.

Các giao dịch thương mại được kiểm soát bởi các Công ty Nga-Mỹ (RAC), do các nhà thám hiểm và doanh nhân Nga thành lập từ thế kỷ 18. Công ty này cũng kiểm soát tất cả các mỏ, và khoáng sản của Alaska. Nó có thể ký hiệp định thương mại với các nước khác một cách độc lập, có lá cờ, và tiền tệ riêng.

Sa Hòang cấp cho công ty này những đặc quyền trên. Tuy nhiên, chính phủ không chỉ thu các khoản thuế lớn, mà còn làm chủ một phần lớn công ty này – Sa Hòang và các thành viên trong gia đình là cổ đông của RAC.

Ông đã xây dựng trường học và các nhà máy, dạy dân địa phương cách trồng củ cải và khoai tây, xây dựng pháo đài, và nhà máy đóng tàu, mở rộng các hoạt động buôn bán rái cá biển. Ông yêu mến Alaska không chỉ vì nơi này giúp ông kiếm được nhiều tiền, mà còn bằng tình yêu thực sự nữa.

Dưới sự lãnh đạo của Baranov, RAC có khoản doanh thu khổng lồ: hơn 1.000% lợi nhuận. Khi Baranov nghỉ hưu, và rời bỏ vị trí của mình, sĩ quan quân đội Hagemeister đã lên thay ông. Hagemeister đã tuyển thêm nhiều nhân viên, và cổ đông mới trong quân đội. Thay vì chú trọng đến việc điều hành và phát triển công ty, ông này lại tìm cách chiếm đoạt lợi nhuận kinh doanh, và chính những hành động đó đã hủy hoại RAC.

* Lợi lộc bẩn thỉu:

Ban lãnh đạo mới của công ty này đã tự cho mình mức lương khổng lồ, những nhân viên quản lý thông thường có thể kiếm tới 1.500 rúp mỗi năm (tương đương với mức lương của các Bộ trưởng và các Thượng nghị sĩ), trong khi người đứng đầu của công ty có mức lương tới 150.000 rúp. Họ mua lông thú từ người dân địa phương với giá chỉ bằng một nửa. Kết quả, trong 20 năm sau, người dân ở đây đã giết chết gần như tất cả các con rái cá biển, khiến cho ngành thương mại có lợi nhuận nhất của Alaska bị dập tắt.

Trước tình hình đó, RAC bắt đầu tìm kiếm các nguồn thu nhập khác. Do đó việc buôn bán đá đông, và trà bắt đầu, nhưng những người lãnh đạo lại không đủ sức điều hành tốt công ty và cũng không bao giờ nghĩ đến việc giảm lương của chính mình. Kết quả, RAC đã phải nhận trợ cấp của nhà nước – 200.000 rúp mỗi năm. Nhưng cuối cùng công ty này cũng bị phá sản.

Sau đó, Chiến tranh Crimea (1853-1856) nổ ra, Anh, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ cùng chống lại Nga. Với tình huống đó Nga không thể cung cấp cũng như bảo vệ Alaska, vì các tuyến đường biển ở đó đã bị kiểm soát bởi các tàu của quân đồng minh. Thậm chí cũng không thể khai thác vàng ỏ đây. Nga lo sợ rằng Alaska sẽ bị Anh cướp mất, và Nga sẽ chẳng được lợi lộc gì.

Căng thẳng giữa Moscow, và London tăng lên, trong khi mối quan hệ với các nhà chức trách Mỹ đang êm ấm hơn bao giờ hết. Cả hai gần như cùng có ý tưởng mua bán Alaska.

Vì vậy Baron Eduard de Stoeckl, phái viên của Nga tại Washington, đã thay mặt Sa Hoàng mở cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ William Seward.

* Cờ Nga bị hạ xuống:

Trong khi hai bên đang đàm phán, dư luận ở cả hai nước cùng phản đối thỏa thuận trên. Các phương tiện Nga tràn ngập những câu hỏi như: “Sao chúng ta có thể từ bỏ vùng đất mà chúng ta đã bỏ rất nhiều công sức và thời gian để phát triển, vùng đất đã có kết nối điện báo, và có nhiều vàng?”. Trong khi truyền thông Mỹ thì phẫn nộ: “Tại sao Mỹ cần vùng đất băng giá đó hả?”.

Không chỉ có báo chí, Quốc hội Mỹ cũng không chấp thuận việc mua bán này. Tuy nhiên, bất chấp tất cả những bất đồng đó, ngày 30/3/1867, tại Washington, hai bên đã ký thỏa thuận bán Alaska với diện tích 1,5 triệu ha cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD, một khoản tiền được cho là chỉ mang tính tượng trưng.

alt Ở thời điểm đó, một vùng đất bình thường ở Siberia với diện tích tương tự có thể có giá gấp 1395 lần. Nhưng khi đang phải đối mặt với tình cảnh sẽ bị mất Alaska, mà không kiếm được đồng xu nào, thì có vẻ như việc chấp thuận thỏa thuận trên vẫn là một giải pháp tốt hơn nhiều đối với Nga.

Việc bàn giao chính thức Alaska cho Mỹ được thực hiện ở Novoarkhangelsk. Những người lính Mỹ và Nga xếp hàng bên cạnh cột cờ, lá cờ Nga bị hạ xuống, và được đánh dấu bằng phát súng đại bác. Sau đó, người Mỹ đã đổi tên thủ phủ Novoarkhangelsk thành Sitka. Hàng trăm người Nga quyết định không lấy quốc tịch Mỹ, đã phải đi khỏi khu vực này bằng tàu buôn.

Một thời gian ngắn trôi qua, vàng đã bắt đầu được khai thác. Các cơn sốt vàng bắt đầu nổi lên ở Alaska, giúp người Mỹ kiếm được hàng trăm triệu USD”.

(Phạm Khánh dịch)

……Bước ra khỏi phòng Art Gallery là đến phòng trà ngay. Phòng này tương đối đẹp mắt, lãng

mạn đầy nghệ sĩ tính. Một màn ảnh thật lớn trong phòng để máy chiếu khuếch đại hình ảnh của các nghệ sĩ trình diễn trên sân khấu nằm trước mặt.Tại đây ban nhạc của du thuyền trình diễn thường xuyên cho du khách đến thưởng thức. Cũng như nhiều show hài hước hay trò chơi cho các trẻ nhỏ để giải trí cho du khách từng giờ.

Một cầu thang bằng nhôm đã được thiết lập từ phòng nghe nhạc lên tầng trên, để du khách nào

muốn lên ngồi nghe nhạc trên ấy thì cứ tự nhiên như người Hà nội, với những chậu cây hoa lá cành thật thơ mộng nằm cuối cầu thang. Nhiều cặp tình nhân du khách trẻ tuổi đến đây thấy phòng này có vẻ ấm cúng và lãng mạn nên ngồi nghe nhạc suốt ngà. Họ

thường ngồi ở tầng trên để vừa nhâm nhi cà phê, vừa nghe nhạc cổ điển Tây phương của Mozart,

Strauss, Chopin, Bethoveen, Tchaikovsky v.v…, vừa nhìn sóng biển đang xô đuổi nhau giữa lòng đại dương dưới ánh nắng vàng. Lắm lúc có nhiều trò chơi tiêu khiển dành cho giới trẻ, hay hai nhân viên thuộc ngành hoả đầu vụ biểu diễn trên sân khấu làm cho du khách ngồi uống cà phê nơi đây được nhiều phen cười đùa thoả thích. Nhiều lần khán giả vỗ tay hoan hô nhiệt liệt vang dội cả một góc du thuyền. Nhiều du khách khoái chí kêu bia hay rượu uống thay vì gọi cà phê khi thấy hai nhân vật đóng kịch quá hấp dẫn và tài tình.

Sau khi rời phòng trà để đến những địa điểm giải trí khác, vừa đi khoảng một phút, tôi lấy làm ngạc nhiên khi thấy một cô gái ngồi uống cà phê chỉ một mình thôi giống hệt như chiều hôm qua, khi đi ngang qua đây, tôi cũng thấy cô ta chỉ ngồi một mình.

Đi du lịch mà thơ thẩn một mình chắc phải có uẩn khúc gì đây về cuộc sống chăng? Hay vì tuyệt vọng về chuyện tình yêu đôi lứa?

Nói đến tình tuyệt vọng, tôi bỗng nhớ đến bài thơ “Sonnet” của thi sĩ nổi tiếng người Pháp là Alexis Félix Arvers, sinh năm 1805, qua đời năm1850. Ông có xuất bản tập thơ “Mes heures perdues” nhưng ít người biết đến. Thi sĩ Alexis Félix Arvers chỉ nổi tiếng nhờ bài thơ “Sonnet” mà thôi. Nhờ cảm hứng thình lình mà ông ta đã sáng tác nên bài thơ này.

Thấy cô gái kia buồn bã ngồi nhìn ra biển cả bao la, tôi như cảm thông được chuyện tình buồn vời vợi của nàng, nên vừa đi vừa đọc bài thơ “Sonnet” của thi sĩ Alex Félix Arvers đầy cay đắng, ngậm ngùi. 

S O N N E T

Mon âme a son secret, ma vie a son mystère,
Un amour éternel en un moment conçu.
Le mal est sans espoir, aussi j’ai dû le taire,
Et celle qui l’a fait n’en a jamais rien su.

Hélas ! J’aurais passé près d’elle inaperçu,
Toujours à ses côtés et pourtant solitaire.
Et j’aurais jusqu’au bout fait mon temps sur la terre,
N’osant rien demander et n’ayant rien reçu.

Pour elle, quoique Dieu l’ait faite douce et tendre,
Elle ira son chemin, distraite et sans entendre
Ce murmure d’amour élevé sur ses pas.

A l’austère devoir pieusement fidèle,
Elle dira, lisant ces vers tout remplis d’elle:
-“Quelle est donc cette femme?” et ne comprendra pas.

                                                                                                                                                                          Alexis Félix Arvers

TÌNH TUYỆT VỌNG

Lòng ta chôn một khối tình,
Tình trong giây phút mà thành thiên thâu.
Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu,
Mà người gieo thảm như hầu không hay.

 
Hỡi ơi ! Người đó ta đây,
Sao ta thui thủi đêm ngày chiếc thân?
Dẫu ta đi trọn đường trần,
Chuyện riêng dễ dám một lần hé môi.

 
Người dù ngọc nói hoa cười,
Nhìn ta như thể nhìn người không quen.
Đường đời lặng lẽ bước tiên,
Ngờ đâu chân đạp lên trên khối tình.

 
Một niềm tiết liệt đoan trinh,
Xem thơ nào biết có mình ở trong.
Lạnh lùng lòng sẽ hỏi lòng :
-“Người đâu tả ở mấy dòng thơ đây?”


                                 Khái Hưng dịch

———————————————————-

……..Sau khoảng 30 phút băng qua rừng thưa và nghe cô Teresa giải thích sự hình thành và phát triển của một số loài thảo mộc đặc biệt, đoàn chúng tôi đã đến ven biển nên cô hướng dẫn viên cho đoàn dừng lại. Tại đây, cô Teresa chỉ cho chúng tôi thấy dãy núi bên kia eo biển bị tuyết phủ ngập thường xuyên quanh năm suốt tháng.

Dưới biển nổi trên mặt nước là những khối băng nho nhỏ nằm trơ gan cùng tuế nguyệt suốt tháng quanh năm và chỉ tan ra khi trời nắng gắt mà thôi. Thấy một khối băng nho nhỏ nằm ngay sát bờ, chúng tôi liền cầm lên quan sát rồi thay nhau chụp hình làm kỷ niệm, bởi mấy khi lên được xứ lạnh cóng triền miên ở tận vùng Bắc cực nầy.

Cô Teresa cho biết mẩu băng này nằm trơ gan cùng tuế nguyệt giữa đại dương đã 200 năm.

Sau thời gian băng rừng để nhìn tuyết phủ trên núi, chúng tôi liền theo hướng dẫn viên Teresa băng qua một con đường mòn trong rừng để ra lại bến xe buýt hồi nãy.

Tại đây, sau khi điểm danh lại số khách du lịch của đoàn chúng tôi, cô Teresa bảo mọi người lên xe và tài xế lái xe trực chỉ đến bờ biển để lên tàu nhỏ ra khơi xem cá voi theo chương trình đã vạch sẵn.

Khi xe buýt dừng lại, chúng tôi được hướng dẫn đi băng qua một chiếc cầu tương đối ngắn và nhỏ để đến bến tàu.

Đến bờ biển được khoảng mười lăm phút thì cô Teresa đã liên lạc được ca-nô.

Thế là chúng tôi nhảy ngay lên ca-nô nho nhỏ và ông tài công cho nổ máy rồi khởi hành ra biển ngay.

Tàu chạy với tốc độ nhanh làm cho sóng biển rẽ thành hai đường thật đẹp mắt. Trên tàu có một cửa kính được mở ra nên khi có cơn gió thổi mạnh nước biển theo gió tạt vào trong tàu làm ướt áo vài du khách ngồi xem sóng biển. Cô Teresa đứng ngay bên người tài công, vừa nhìn du khách, vừa giải thích và trình bày về địa điểm cũng như thời gian cá voi xuất hiện cho du khách biết. Lại chỉ có một du khách nho nhỏ có đầu óc thích tìm tòi, học hỏi và đam mê những điều mới lạ, nhất là bầy cá voi đang quậy trước cảnh đại dương bao la bát ngát, nên đã liên miên hỏi hướng dẫn viên Teresa về những điều cậu ta muốn biết. Đó là cậu David Châu, 8 tuổi, du khách đã chất vấn cô ta trong rừng thưa mấy giờ trước đây cả đoàn ai cũng biết. Dĩ nhiên cô Teresa cảm thấy rất thích thú khi có người nêu câu hỏ

Vì thế cô ta nhất định làm vừa lòng cậu du khách nho nhỏ này bằng cách từ từ trả lời những câu hỏi của cậu David Châu để làm cho cậu ta thoả mãn. Một du khác người ngoại quốc ngồi bên tôi khi thấy cậu nho nhỏ này cứ hỏi cô Teresa mãi cũng có vẻ thích thú nên nhìn tôi mỉm miệng cười hoài. Bỗng mọi người trên ca-nô la lên rồi chồm về mạn tàu bên phải để nhìn khi thấy mấy con cá voi nhảy lên trên không, lượn vòng đùa giỡn rồi lặn chìm lại xuống biển. Nhìn mấy con cá voi đang đùa giỡn trong nắng giữa biển cả bao la, tôi chợt nhớ đến một bài thơ mang tựa đề “What Whales and Infants Know” của Thi Sĩ Kim Cornwall sáng tác năm 2012:

What Whales and Infants Know (Kim Cornwall)                                                                                                                                          

A beluga rising from the ocean’s muddy depths
reshapes its head to make a sound or take a breath.

I want to come at air and light like this,
to make my heart
a white arc above the muck of certain days,
and from silence and strange air

send a song

to breach the surface
where what we most need lives.

Tạm dịch:

    Cá voi mẹ và con

Một con cá voi

nhô đầu lên từ lòng đại dương

tạo lại hình dáng của chiếc đầu

rồi phát thành tiếng kêu

hay là đang thở.

Tôi muốn đến giữa lòng đại dương

đầy ánh sáng như thế này,

để cho tâm hồn mình

được uốn lượn

thành hình cung màu trắng

một vài ngày,

từ sự tĩnh lặng

và bầu không khí lạ thường

gởi một bản tình ca

làm rối bời

khuôn mặt đại dương

Nơi đây chúng ta cần sự sống.

Tung tăng trên mặt nước, khi thì chúng đùa giỡn bên phải, khi thì chúng giỡn đùa bên trái. Tùy theo vị trí cá voi xuất hiện, người tài công cho tàu quay qua quay lại để du khách nhìn được dễ dàng. Vì tàu quay qua, quay lại, quay tới quay lui nên bị chóng mặt rồi say sóng vì chưa bao giờ đi biển cũng như tuổi còn quá nhỏ dại nên cậu David Châu, người thường xuyên làm cho cô Teresa có việc làm, đã phải đến nằm kê đầu vào bố nình vì cảm thấy buồn nôn.

Du khách trên tàu vẫn mỏi mắt nhìn ra khơi. Nếu người nào thấy cá voi xuất hiện ở đằng xa thì chỉ tay cho mọi người trên tàu cùng xem. Bỗng tàu di chuyển qua lại gần mấy thùng màu đỏ làm mốc định vị cho tàu bè đi ngang qua biết, chúng tôi thấy hai con cá voi đang nằm trên mấy thùng màu đỏ đó thật vui mắt.

Sau hơn một tiếng đồng hồ nhìn mấy con cá voi đùa giỡn trên biển, hướng dẫn viên Teresa báo cho ông tài công đã đến lúc rời địa điểm để trở lại du thuyền Norwegian Pearl dùng cơm trưa.

Cũng như thường lệ, mỗi lần dùng điểm tâm hay cơm trưa, tối, chúng tôi thường lên tầng 12 theo thói quen, ít khi đi địa điểm khác. Cứ mỗi lần du khách bước vào phòng ăn là có nhân viên của du thuyền đứng chờ sẵn trước cửa để xịt thuốc (alcohol) vào tay du khách hay trao một miếng giấy ẩm ướt cho du khách lau tay để khử trùng. Trưa ấy tôi tách khỏi gia đình để đi trước lên phòng ăn. Khi vừa bước vào phòng, tôi thấy một thanh niên đang đứng đánh đàn guitare ngay cửa ra vào để đón chào du khách vào dùng cơm trưa.

Chàng ta vừa đàn vừa hát, bên cạnh là một nữ nhân viên đứng cầm bình xịt alcohol để khử trùng hai bàn tay cho du khách.

Một du khách đang vỗ tay bên cạnh chàng guitarist Nhìn chàng thanh niên vừa đàn vừa hát làm cho một du khách vốn là một nghệ sĩ, cảm thấy hân hoan trong lòng nên anh du khách này liền mượn cây đàn guitare và cũng đứng ngay cửa ra vào, rồi vừa đàn vừa hát bản nhạc “ L’amour c’est pourrien” của Enrico Macias cho các du khách khác trên du thuyền Norwegian Pearl vào dùng cơm trưa nghe.

Một du khách mượn đàn để vừa đàn vừa hát bản nhạc L’amour, C’est pour rien.

   
Một du khách mượn đànđể đàn bản nhạst pour rien   
Một du khách mượn đànđể đàn bản nhạc“L’amour c’est pour rien”   

L’amour c’est pour rien(Enrico Macias)

Comme une salamandre, l’amour est merveilleux
Et renait de ses cendres comme l’oiseau de feu,
nul ne peut le contraindre
Pour lui donner la vie.
et rien ne peut l’eteindre                                
Sinon l’eau de l’oubli.
L’amour, c’est pour rien.
Tu ne peux pas le vendre.
L’amour, c’est pour rien.
Tu ne peux l’acheter.
Quand ton corps se revelille,
Tu te mets a trembler.
Mais si ton coeur s’eveille,
Tu te mets a rever.
Tu reves d’un echange avec un autre aveu,
Car ces frissons etranges
Ne vivent que par deux.
L’amour, c’est pour rien.
Tu ne peux pas le vendre.
L’amour, c’est pour rien.
Tu ne peux l’acheter.
L’amour, c’est l’esperance,
Sans raison et sans loi.
L’amour comme la chance
Ne se merite pas.
Il y a sur terre un etre
Qui t’aime a la folie,
Sans meme te reconnaitre
Pret a donner sa vie.
L’amour, c’est pour rien.
Tu ne peux pas le prendre.
L’amour, c’est pour rien.
Mais tu peux le doner.
L’amour, c’est pour rien.
L’amour, c’est pour rien.

Tình cho không biếu không  (Phạm Duy)

     

Ngon như là trái táo chín
Thơm như vườn hoa kín
Mong manh như dây tơ chìm
Nhẹ êm như là mây tím.

Tình là rất cao mù khơi
Tình là thấp như biển vơi
Tình tỏa khắp, khắp cuộc đời
Đi bao la khắp nơi nơi…

Tình cho không, biếu không
Ân tình ai cũng cho được nhiều.
Tình cho không, biếu không
Chớ nên mua bán tình yêu.

Khi em mơ niềm yêu dấu
Em run như là tơ liễu
Khi con tim em xoay động
Và tình yêu vừa lên tiếng

Tình cần có hai lời ca
Tình là bãi khô cần mưa
Diều chờ gió dong ngoài trời
Đêm khuya mong sáng yên vui.

Ta yêu nhau là mong nhớ
Không băn khoăn hoặc suy nghĩ
Như say mê như hi vọng
Tình yêu như là may mắn.
Tình là mắt ta vừa che
Tình là biết yêu người xa
Người tình vẫn nhớ mong dù
Ta không quen biết bao giờ.

Tình cho không không thiếu
Không bán mua tình yêu!

Sáng ngày 20 tháng 6 năm 2015, như thường lệ, chúng tôi đến phòng điểm tâm để ăn sáng. Hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc du ngoạn nên chúng tôi đành phải từ giả Alaska để trở lại “quê nhà” ở California. Thế nên chúng tôi chẳng có gì phải bận rộn như những ngày qua, vì phải vội vàng theo chân các hướng dẫn viên để đi xem danh lam thắng cảnh. Lúc còi tàu hú vang rền và nhổ neo rồi lướt sóng đại dương để về bến cảng Seattle, chúng tôi ngồi nhìn phố xá của Alaska mà lòng buồn vời vợi, vì phải xa cách xứ sở của băng hà tuyết trắng, của sóng biển dạt dào giữa đại dương bao la bát ngát mà mới hôm qua đây, chúng tôi đã ngụp lặn và đắm chìm trong hạnh phúc và tràn đầy niềm vui của mấy ngày du ngoạn tại Alaska, và trên du thuyền Norwegian Pearl ở tận cực Bắc của địa cầu. Ngồi dùng điểm tâm sát bên cửa kính trên du thuyền, tôi đưa tay vẫy chào lần cuối bến cảng ở Alaska và thấy bến cảng xa dần, xa dần rồi mất hẳn ở tận chân trời đầy tuyết trắng.

Hình chụp từ trên du thuyền lúc tàu nhổ neo rời bến cảng

Lúc chiếc du thuyền ra giữa đại dương tràn ngập ánh bình minh đẹp tuyệt trần, tôi vẫn còn nhìn về phía chân trời xa vời vợi, nơi có dãy băng hà phủ cả một góc trời suốt tháng quanh năm và mãi mãi trơ gan cùng tuế nguyệt.

Bất giác tôi ngâm bài thơ “Alaska Trắng” của Thi Sĩ Bác Sĩ Nguyễn Xuân Quang đăng trong bài “Mười Điều Về Alaska, Đất, Mặt Trời Nửa Đêm”của chính tác giả, như để tiếc nuối thời gian du ngoạn quá ngắn ngủi ở xứ tuyết trắng băng hà nầy.

ALASKA TRẮNG

Yêu em trắng dải băng hà,

Trắng từ thiên cổ, trắng già muôn năm.

Yêu em trăng ngọ (1) rất rằm,

Muôn đom đóm tuyết (2) chỗ nằm đùa chơi.

Bắc quang nhẩy múa rạng ngời (3),

Hoàng hôn khuya tím, mặt trời nửa đêm (4).

Yêu em. Gió cứng. Bão mềm,

Sương treo. Nắng lỏng (5). Mây chìm. Khói hoang.

Yêu em. Tuyết ngược. Mưa ngang (6).

Bỏ thôi, hạ giới (7), nhân gian hồ đồ.

Đời ta trắng Eskimo,

Nghìn thu trang sử cột-thờ-totem (8).

Bao la riêng của anh, em.

* Ghi Chú (của Thi Sĩ Nguyễn Xuân Quang)

(1) Trăng ngọ: ở Alaska có ngày trăng tròn như trăng rằm còn thấy vào lúc đúng ngọ, giữa trưa.

(2) Những tinh thể tuyết lóng lánh như muôn ngàn đom đóm tuyết bay lượn.

(3) Bắc quang là áng sáng Bắc  (aurora borealis, Northern lights)

(4) Ở Alaska có khi quá nửa đêm mặt trời mới lặn. Có chỗ có khi hơn ba mươi ngày mặt trời không lặn, không có đêm, lúc đó một ngày ở đó dài hơn ba mươi ngày «hạ giới».

(5) Nắng lỏng:ở Ketchikan một năm gần 360 ngày mưa,  có năm độ mưa lên tới 3.900 mm. Mưa bụi hay giọt bụi nắng, mưa trong nắng gọi là ‘liquid sunshine’.

(6) Tuyết ngược: gió hất tung tuyết từ mặt đất lên trời mang đi chỗ khác rơi xuống thành tuyết ngược.

Mưa ngang: gió trên Bắc Cực thổi tạt ngang bưng những trận mưa từ phương xa lại tạo thành những trận mưa ngang.

(7) Dân Alaska gọi những người Mỹ ở 48 tiểu bang phía dưới là «dân 48 miệt dưới» (lower 48), hạ giới.

(8) Cột thờ totem có một khuôn mặt dùng ghi lại lịch sử, truyền thuyết, tình sử…

(Trích từ tác phẩm “Ký Sự Du Lịch Alaska” xuất bản năm 2015).

 Dương viết Điền