• Kiều Mỹ Duyên,  Sinh Hoạt

    NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG RA MẮT SÁCH

    KIỀU MỸ DUYÊN

    Hai tác phẩm PHẬN ĐÀN BÀ và ÔN CỐ TRI TÂN của nhà văn Nguyễn Quang.

    Những tà áo dài rực rỡ đẹp tuyệt vời tung bay trong gió của các nhà văn nữ: Lưu Khánh Lan, Đỗ Mộng Thủy, Lê Thụy Lan, Lê Kiều My và nhiều người đẹp khác nữa trong ngày 10 tháng 4 năm 2022 tại thư viện Việt Nam, thành phố Garden Grove, mà nhiều người cứ tưởng là ngày thi hoa hậu áo dài của phụ nữ Việt Nam. Nhà văn Nguyễn Quang ra mắt 2 tác phẩm là Phận Đàn Bà và Ôn Cố Tri Tân, do liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian tổ chức, từ 12.30 đến 5 giờ chiều.

                Bước vào phòng họp, mọi người thấy nhà văn Nguyễn Quang ký sách cho độc giả. Đồng bào đứng xếp hàng để mua sách, trong đó có ông Phát Lưu, một người sinh hoạt tích cực trong cộng đồng Việt Nam, giáo sư Quyên Di, nhà văn Việt Hải, chim đầu đàn của Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian, và Nga Nguyễn, cựu nữ sinh Trưng Vương, phu nhân của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyên. Cảm động nhất là các giáo sư lớn tuổi đều hiện diện như giáo sư Dương Ngọc Sum, giáo sư Trần Huy Bích, và giáo sư nhạc sĩ Lê Văn Khoa.

    Nhà văn Nguyễn Quang ký tặng sách cho ông Phát Lưu.

    Buổi ra mắt sách của nhà văn Nguyễn Quang rất thành công, nhà văn Nguyễn Quang ký tên trên sách liên tục. Mời anh chị em vào Website VBS kieumyduyenshow để xem lại Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn nhà văn Nguyễn Quang trên đài truyền hình VBS 57.6 ngày 31/3/2022 lúc 3-4 chiều.

                Giọng nói của nhà văn Nguyễn Quang vẫn mạnh mẽ, chắc sẽ sống trên 100 tuổi và tiếp tục in nhiều sách nữa, rất tiếc chị Minh Đức Hoài Trinh không còn hiện hữu để nhìn thấy sự thành công của nhà văn Nguyễn Quang. Ngày xưa ở Paris, tôi chưa được hân hạnh gặp anh Nguyễn Quang, khi đó chỉ có chị Minh Đức Hoài Trinh đưa tôi đi uống cafe và dạo phố Paris tấp nập người đi bộ.

                Ngày ra mắt sách của nhà văn Nguyễn Quang, tôi bỗng dưng nhớ chị Minh Đức Hoài Trinh quá! Nhiều người còn ở đây mà chị đã đi rồi, sao chị đi sớm quá?

                Chị Dương Hồng Anh năm nay 91 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, sáng suốt. Chị cười thật tươi và nói:

                – Tôi sẽ tiếp tục in thơ.

                Nhiều người hiện diện trong buổi ra mắt sách của nhà văn Nguyễn Quang trên 90 tuổi, nhiều thế hệ rất có lòng, nhiều ca sĩ ca rất hay. Thầy Dương Ngọc Sum, thầy Trần Huy Bích, giáo sư Quyên Di và giáo sư nhạc sĩ Lê Văn Khoa, các thầy người nào cũng có lòng, người ở xa, ở gần cũng là những người có lòng. Giáo sư Quyên Di lúc nào cũng đến đúng hẹn, ăn mặc tươm tất, đúng là giáo sư. Những tà áo dài tha thướt sặc sỡ, Khánh Lan lúc nào cũng có phu quân đi bên cạnh thật là diễm phúc. Kiều My và Nga Nguyễn đến rất sớm. Nga Nguyễn học ban văn chương ở Trưng Vương, phu nhân của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyên, rất dễ thương.

    Ra mắt sách của nhà văn Nguyễn Quang tại thư viện Việt Nam.
    (Hình đứng từ phải qua trái: Kiều Mỹ Duyên, Ái Liên, Ngọc Quỳnh,

    giáo sư Quyên Di, giáo sư Dương Ngọc Sum, Lâm Dung,
    Mộng Thủy, Khánh Lan, Mạnh Bồng.
    Hình ngồi từ phải qua: nhà văn Nguyễn Quang, nhà văn Việt Hải, nhà thơ Nga Nguyễn, giáo sư Trần Huy Bích)
     

    Những diễn giả phát biểu ý kiến, người nào nói cũng xuất sắc, chứng tỏ họ đọc Phận Đàn Bà và Ôn Cố Tri Tân rất kỹ, đọc và nhập vào sách mới phát biểu cảm động như thế.

                Nhà văn Nguyễn Quang du học ở Pháp từ năm 1950, từng viết sách và in sách ở Mỹ, đã xuất bản 9 quyển sách:

                – Văn Nghiệp và Cuộc Đời năm 2005; Nhập Gia năm 2007; Ông Giáo Làng năm 2009; Ốc Mượn Hồn năm 2012; Một Giấc Mơ năm 2013; Ngoại Tình năm 2016; Thần Giao Cách Cảm năm 2017; Ôn Cố Tri Tân năm 2020; Phận Đàn Bà năm 2020.

                Nhà văn Nguyễn Quang đang in một quyển bằng tiếng Anh. Phu nhân của ông là thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh đã xuất bản 26 quyển. Nhà văn Nguyễn Quang và Minh Đức Hoài Trinh và một số văn sĩ, thi sĩ hải ngoại đã vận động tích cực trong một thời gian mới được văn bút quốc tế cho văn bút Việt Nam hải ngoại vào làm thành viên của văn bút quốc tế. Hy vọng anh chị em trong văn bút tiếp tục tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho Việt Nam như nguyện vọng của thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh đã khuất bóng.

    Một trong 9 tác phẩm của nhà văn Nguyễn Quang là Một Giấc Mơ, ông mơ Việt Nam có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Hy vọng giấc mơ của nhà văn Nguyễn Quang sẽ thành sự thật.

                Một buổi ra mắt sách kéo dài 5 giờ đồng hồ, mọi người thưởng thức nhạc, chúc mừng sức khỏe các giáo sư. Nhà văn giáo sư Quyên Di, giáo sư Trần Huy Bích, giáo sư Dương Ngọc Sum và giáo sư nhạc sĩ Lê Văn Khoa được học trò chúc lành. Các nhà văn nữ vẫn duyên dáng được mời chụp hình rất nhiều, ở nơi ra mắt sách, các chị em cười hồn nhiên dễ thương như các nữ học trò ngày nào. Ở đây chỉ có tình người, âm nhạc và sách. Ra về vẫn còn luyến tiếc, thời gian 5 giờ vẫn chưa đủ để hàn huyên tâm sự, gặp nhau là quý lắm, hẹn gặp nhau lần sau.

    Buổi ra mắt sách có sự hiện diện của các giáo sư,
    các nhà văn, nhà báo, bạn bè, thân hữu.

    Nhiều người nói:

                – Bây giờ viết sách và in sách là sự hy sinh rất lớn, vì người ta đọc trên mạng, có người mua sách vì nể bằng hữu nhưng đâu có thì giờ để đọc.

                Nhưng quý vị ơi, trong tất cả các buổi ra mắt sách rất đông người tham dự, ai đến tham dự đều mua sách. Các vị hãy đến thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ ở Washington D.C, các thư viện của các trường đại học, các thư viện của các thành phố mua nhiều sách tác giả là người Việt Nam. Ở trường đại học Irvine, có nhiều sách và tài liệu về hành trình tị nạn của người Việt Nam, do Tiến Sĩ Thủy Đặng là người làm ra chương trình này.

                Tháng 8/2021 khoa trưởng Anthony, Tiến Sĩ Hải Nguyễn từ đại học Harvard, Massachusetts đến Orange County để chuẩn bị phỏng vấn, thu hình, thu âm và viết về hành trình người tị nạn Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới.

                Hàng năm gần đến ngày 30/4, nhiều ký giả Mỹ, Âu, Úc Châu đến nhiều nơi có người Việt Nam tị nạn để phỏng vấn, viết bài.

                Chúng tôi có niềm tin sách của tác giả Việt Nam vẫn là nhu cầu cho người đọc và nhất là những học giả nghiên cứu về nước Việt Nam, về chiến trường Việt Nam, cho nên sách vẫn còn có giá trị đến muôn đời.

                Chúc nhà văn Nguyễn Quang sẽ ra mắt sách thứ 10, và chúc nhiều nhà văn có tâm huyết tiếp tục viết sách, viết về đời sống của mình và của mọi người xung quanh, lúc nào cũng được độc giả đón nhận một cách nhiệt tình.

    Ông Lưu Phát, Kiều Mỹ Duyên, Khánh Lan, và bạn bè chụp ảnh kỷ niệm tại văn phòng Ana Real Estate trước buổi ra mắt sách của nhà văn Nguyễn Quang.
     

    Những quyển sách về sự thật như quyển Bridge of Madeson, 165 trang, viết về mối tình của cô giáo làng với ký giả chiến trường, đã được thành phim và chỉ trong 2 tuần lễ đã bán hơn 40 triệu cuốn. Love Story đã thành phim và được thế giới yêu chuộng, tác giả đã trở thành triệu phú chỉ một cuốn sách này mà thôi.

                Chúc cho tất cả nhà văn viết sự thật và thành công như những tác giả kể trên, mong lắm thay.

    KIỀU MỸ DUYÊN, Orange County, 11/4/2022

    (kieumyduyen1@yahoo.com)

  • Khánh Lan,  Sinh Hoạt,  Văn Thơ

    TÁC PHẨM PHẬN ĐÀN BÀ DƯỚI LĂNG KÍNH CỦA KHÁNH LAN

    NV Nguyễn Quang

    Mời quý vị vào xem bài diễn văn Khánh Lan đã dùng trong ngày RMS của NV Nguyễn Quang, 04/10/2022 tại Trung Tâm Văn Hóa (Thư Viện Việt Nam)

    Khánh Lan xin mở đầu lời giới thiệu tác phẩm PHẬN ĐÀN BÀ của nhà văn Nguyễn Quang với câu nói của Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, Eleanor Roosevelt (1884-1962). Bà là phu nhân của cựu Tổng thống thứ 32, Franklin D. Roosevelt. Bà cũng là người ủng hộ phong trào tranh đấu cho nhân quyền gồm nữ quyền, bà nhận định về sức chịu đựng dẻo dai và bền bỉ của người phụ nữ như sau, bà nói:

    Người phụ nữ giống như túi trà; bạn không bao giờ biết được sự chịu đựng và sức mạnh của nó đến mức nào, cho đến khi nó tồn tại trong nước nóng”

    Nhà văn người Anh, Mary Wollstonecraft (1759-1797) cũng là người tiên phong và tranh đấu cho nữ quyền xuất phát từ Âu Châu, bà viết:

    Chúa đã tạo ra người phụ nữ với bản chất mềm mại, yếu đuối, nhưng bạn không thể tưởng tượng được sức chịu đựng dẻo dai của họ, để vượt qua những khó khăn và gian khổ như thế nào”

    Trong kho tàng ca dao Việt Nam có rất nhiều bài ca dao phản ánh một cách chân thực về đời sống của con người, nó còn là tấm gương soi thấu tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của từng cá nhân. Mỗi một bài ca dao có một nội dung riêng khiến người đọc cảm thấy xúc động, đặc biệt là nói về vai trò của người phụ nữ sống trong xã hội xưa và nay. Những người đàn bà chịu nhiều thiệt thòi, không có tiếng nói trong xã hội và không được coi trọng. Chế độ phong kiến hà khắc ngày xưa với tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, đã từng dồn ép người phụ nữ vào con đường không lối thoát, họ phải sống trong sự áp đặt, bị vùi dập, bị coi thường, nhưng họ lại không thể phản kháng và tự vệ cho chính cuộc đời mình, bởi họ không có quyền quyết định. Chính vì không có nhiều lựa chọn, người phụ nữ thường gửi gấm tâm tư, thân phận và sự bất hạnh vào trong những câu ca dao như:

    Thân em như tấm lụa đào

    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

    Hoặc:

    “Thân em như giếng giữa đàng

    Người thanh rửa mặt người phàm rửa chân”

    Nhà thơ Lương Duyên Thắng viết:

    “Thân em như hạt mưa sa

    Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

    Thân em như hạt mưa rào

    Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa”

    Người phụ nữ trong xã hội ngày xưa phải chịu sự bất hạnh bởi cái gọi là khuôn phép trong gia đình, quy tắc trong xã hội và cái luật tam tòng tứ đức. (Tam tòng chính là: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) (Tứ đức: côngdungngônhạnh) đã trói buộc cuộc đời người phụ nữ vào một cái gông vô hình.

    Ngày nay, sự đồng cảm và sự công bằng trong xã hội, người phụ nữ có nhiều lựa chọn hơn cho cuộc đời của mình, như: bước chân đi hay ở lại để tiếp tục hy sinh và chịu đựng. Tất cả những yếu tố ra đi hay ở lại, đã được Nhà Văn Nguyễn Quang kết hợp hài hòa với nhau, để tạo nên sự thành công cho tác phẩm PHẬN ĐÀN BÀ, một tác phẩm mới nhất trong bộ sách gồm 9 tác phẩm của ông.

    Bằng một thứ ngôn ngữ giản dị, giàu giá trị biểu cảm trong tác phẩm PHẬN ĐÀ BÀ đã cho thấy vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ trong xã hội ngày nay. Họ mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp như lòng vị tha, sự hy sinh, thay chồng gánh vác vai trò trong gia đình và ngoài xã hội, nhưng xã hội ngày nay cho phép người phụ nữ được quyền quyết định cho cuộc đời mình, lựa chọn hạnh phúc cho bản thân.

    Gần đây nhất, sau biến cố năm 1975, những người vợ của những quân nhân cán chính VNCH và các tù nhân lương tâm tranh dấu cho nhân quyền VN đã chịu nhiều gian khổ để đi thăm nuôi cha, chồng, con trong tù cải tạo. Khánh Lan xin ghi nhận sự hy sinh cao cả ấy.

    NV Nguy;ễn Quang và Khánh Lan

    Tác phẩm PHẬN ĐÀN BÀ giúp chúng ta thấu hiểu sâu sắc hơn về sự hy sinh và chịu đựng của Phận Đàn Bà đồng thời trân trọng cuộc sống bình đẳng hiện nay.

    Không phải chỉ có tác giả Nguyễn Quang thấu suốt được nỗi đau và thông cảm cho thân phận của người phụ nữ, mà điều này cũng đã được nhắc đến trong văn học như: Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đồng cảm với thân phận bảy nổi ba chìm của nữ giới. Đại văn hào Nguyễn Du thì thương xót cho phận đàn bà, ông thốt lên câu: “Đau đớn thay phận đàn bà” và Tú Xương cũng thổn thức khi viết về bà Tú: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng.”

    Trong tác phẩm PHẬN ĐÀN BÀ, nhà văn Nguyễn Quang đã khéo léo trong việc sử dụng những hình ảnh, ngôn từ, hoàn cảnh để so sánh, để ví von. Lời văn ẩn dụ những sinh hoạt quen thuộc hàng ngày trong một gia đình tưởng như hoàn mỹ, để truyền tải sâu sắc ý tưởng của mình, để người đọc thấm thía được nỗi niềm tâm sự của người phụ nữ trong một xã hội văn minh.

    Hơn thế nữa, chỉ cần nghe đến cái tựa của quyển sách đã gợi lên một sự thắc mắc và làm kích thích bộ óc tò mò của người đọc. Một mặt khác, ba chữ PHẬN ĐÀN BÀ đã khiến người đọc liên tưởng đến hai chữ “chấp nhận” một sự việc đã rồi, mà người nhận được không hề mong đợi, trong đó có đầy đủ các vị ngọt, bùi, cay, đắng, chát, chua, ẩn dấu bên trong ba chữ PHẬN ĐÀN BÀ. 

    Thật vậy, thoạt nhìn qua cái bìa sách, chắc hẳn quý vị đã muốn tìm hiểu về nội dung của nó, hình như nó chứa chất bên trong hình ảnh của một chân trời u sầu, một biển tình đầy bão tố, buồn đau và một nỗi niềm tâm sự. Tuy nhiên, sự trình bày trang nhã của bìa sách với màu sắc hài hòa và hình ảnh rõ nét làm tăng giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Lòng sách mới đáng kể, những trang giấy màu dịu mát với hình ảnh, trang trí giản dị và nội dung đích thực. Có lẽ quý vị cũng như Khánh Lan tự hỏi: Tại sao nhà văn Nguyễn Quang lại chọn cái tựa: PHẬN ĐÀN BÀ cho quyển sách? Ông đã viết gì trong tác phẩm? Phải chăng trong hơn 200 trang giấy ấy nói về số phận của những người đàn bà mà Thượng Đế đã tạo dựng ra để trao cho họ một thiên chức cao quý: Đó là những người con hiếu thảo, người vợ thủy chung, người mẹ hiền thục và là những người đàn bà suốt cuộc đời chỉ biết hy sinh cho gia đình? Phải chăng người đàn bà là người được sinh ra chỉ để đón nhận những thiệt thòi, cay đắng, gian khổ mà định mệnh đã an bài cho họ? 

    Trong tác phẩm PHẬN ĐÀN BÀ, nhà văn Nguyễn Quang viết: “Hai chữ định mệnh thường được dùng để khỏi phải tìm hiểu những gì xảy ra như đã được an bài mà con người không sao giải thích được, cho nên phải chấp nhận, đó là định mệnh! Tất cả những gì xảy ra, có lớp lang trong cuộc đời của mỗi cá nhân của chúng ta, là những chuyện vui buồn, bất hạnh đều có thể xảy ra, không thiên vị bất cứ một ai, vì nó là định mệnh! Trong định mệnh có cả duyên số, không đơn thuần như người ta thường nghĩ“.  Cũng theo nhà Văn Việt Hải thì theo khoa tử vi “số mệnh cũng như hôn nhân” đều là định mệnh. Bởi vì khi 2 người có “duyên số“, hay “hợp số“, thì mới có thể lấy nhau được. Hợp số chính là cùng có số tương đồng nhau về cung phu thê, tương đồng về vận hạn, có cùng năm kết hôn và cùng những biến cố giống nhau trong hôn nhân.

    Theo Khánh Lan, đây là một tác phẩm có giá trị văn học, một tác phẩm nghệ thuật vị nhân sinh, bởi chẳng những nó nêu cao tâm hồn cao thượng của người phụ nữ, mà nó còn cho chúng ta am hiểu thêm về phong tục tập quán của văn hóa Âu Châu và Á Châu, trong tập tục cưới hỏi xưa và nay, cũng như sự khác biệt giữa những nghi lễ cổ truyền và hiện đại, sự thay đổi của nghi thức cưới xin theo thời gian, v.v…

    Đọc tác phẩm PHẬN ĐÀN BÀ cho chúng ta ba ý niệm khác nhau, cả ba phần đều đề cặp đến cuộc đời, danh phận cũng như sự kiên nhẫn, nhịn nhục và chịu đựng của người đàn bà. 

    1. Phần một thuộc thể loại tình cảm xã hội về một gia đình được coi là lý tưởng nhưng lại trải qua nhiều uẩn khúc như sự giằng co giữa lương tâm nghề nghiệp, bổn phận với vợ con và trách nhiệm với người tình. 
    2. Trong phần thứ hai thì lại đặt nặng về phần văn hóa xoay quanh những tranh luận về phong tục tập quán của từng vùng, từng địa phương, từng quốc gia. Phần này rất có ích cho những ai muốn học hỏi, nghiên cứu để mở mang kiến thức. 
    3. Phần thứ ba là những câu chuyện “Hoa Cỏ Bên Đường” như nhà văn kiên nhà báo Kiều Mỹ Duyên đặt tên cho tác phẩm thứ hai của bà. Đó là những mẩu chuyện mà tác giả đã thu nhận được từ bạn hữu, từ những mẩu chuyện “đàn ông đàn bà”, những chuyện do “mắt thấy tai nghe“, được ông ghi lại trên trang giấy. 
    Khánh Lan

    Khánh Lan xin được kết thúc bài diễn văn của mình hôm nay với kết luận: Phải chăng tình nghĩa vợ chồng, sự thủy chung, tinh thần trách nhiệm là những yếu tố quan trọng trong tình yêu và hôn nhân, để khởi đầu cho sự phát triển bền vững của một mái ấm gia đình. Nghĩa vợ chồng gắn bó, lòng nhân ái, nhân hậu giúp con người vượt qua những mâu thuẫn, bi kịch trong cuộc sống. Hạnh phúc gia đình phụ thuộc vào mối quan hệ tình cảm giữa đôi vợ chồng, sự tự do cá nhân và sự kính nể tương đồng. Đây là một tác phẩm văn học có giá trị, Khánh Lan xin trân trọng giới thiệu tác phẩm thứ chín, PHẬN ĐÀN BÀ của nhà văn Nguyễn Quang. 

    Khánh Lan, California, Febuary 2021

  • Khánh Lan,  Sinh Hoạt,  Vương Trùng Dương

    RMS Phận Đàn Bà và Ôn Cố Tri Tân 

    Ban Tổ Chức Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian tổ chức buổi Ra Mắt Sách hai tác phẩm Phận Đàn Bà và Ôn Cố Tri Tân của nhà văn Nguyễn Quang tại hội trường Thư Viện Việt Nam, 10872 Westminster Ave. TP Garden Grove. Nhà văn Nguyễn Quang là phu quân nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh (1930-2017). Tuy bước sang tuổi 90 nhưng nhà văn Nguyễn Quang vẫn khỏe mạnh và hoàn thành tác phẩm thứ 9: Ôn Cố Tri Tân.

    Nhà văn Nguyễn Quang sinh quán tại Phú Nổ, làng Khánh Hưng, Tỉnh Sóc Trăng, du học tại Pháp từ năm 1950, đỗ Cử Nhân Toán. Năm 1955-1962, theo học tại đại học Cambridge ở Anh, đỗ Cao Học Kinh Tế (nay gọi là Thạc Sĩ). Ông trở lại Pháp, làm việc cho nhiều nhà xuất bản tuần báo ở Paris. Theo nhà văn Khánh Lan “Ông làm phó chủ bút cho tờ Paris Match. Ông ghi tiểu sử trên sách vài dòng, không ghi bằng cấp, khác với một số ít người có thói quen selfie trọng bằng. Nhà văn Nguyễn Quang được nhiều người quý mến vì bản tánh hiền hoà, khiêm nhường và luôn sinh hoạt với Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian.

    NV Nguyễn Quang

    Tuy xa quê hương gần bảy thập niên nhưng nhà văn Nguyễn Quang vẫn nặng tình với quê hương vì vậy qua các tác phẩm của ông mang hình ảnh và tâm thức người Việt tha hương với cội nguồn dân tộc. Cũng vào thời điểm nầy, Chủ Nhật,13-4-2014 tại hội trường Thư Viện Việt Nam, nhân dịp sinh nhật 83 tuổi, nhà văn Nguyễn Quang đã ra mắt tác phẩm Một Giấc Mơ. Nhà văn Nguyễn Quang cho biết: “Đây là tác phẩm để tưởng niệm các nạn nhân trong cuộc thảm sát Tết Mậu Thân năm 1968. Bày tỏ sự tôn kính lòng kiên quyết của các bà vợ, của các Dân Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa trong ngục tù cộng sản”.

    Năm 1980, nhà văn Nguyễn Quang sang Mỹ với người bạn đời là nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh. Tác phẩm đã ấn hành: Văn Nghiệp & Cuộc Đời Minh Đức Hoài Trinh (2004), Nhập Gia (2007), Ông Giáo Làng (2009), Ốc Mượn Hồn (2012), Một Giấc Mơ (2013), Ngoại Tình (2016), Thần Giao Cách Cảm (2017), Ôn Cố Tri Tân (2020) và Phận Đàn Bà (2022).

    Buổi RMS của NV Nguyễn Quang đã khai mạc lúc 1:30 chiều, MC Mộng Thủy mở đầu chương trình với bài quốc ca Việt Nam Cộng Hòa do dàn nhạc Ukraine trình tấu để tưởng nhớ đến đất nước bạn đang trong cơn sống còn tranh đấu cho tự do dân chủ. Tiếp theo là bài Việt Nam Việt Nam và Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ để nhớ về đất nước thân yêu.

    Sau đó MC Mộng Thủy trình bày sơ lược Chương trình RMS của nhà văn Nguyễn Quang gồm 2 phần:     1. Phần văn học. 2. Phần văn nghệ và chúc mừng Sinh Nhật 91 của nhà văn Nguyễn Quang. Diễn giả trong buổi RMS Phận Đàn Bà và Ôn Cố Tri Tân với các nhà văn Quyên Di, Việt Hải, Khánh Lan và Kiều My.

    NV Nguyễn Quang có đôi lời tâm tình cùng khán giả và trả lời những câu hỏi của khán giả.

    Trong tác phẩm PHẬN ĐÀN BÀ, nhà văn Nguyễn Quang đã khéo léo trong việc sử dụng những hình ảnh, ngôn từ, hoàn cảnh để so sánh, để ví von. Lời văn ẩn dụ những sinh hoạt quen thuộc hàng ngày trong một gia đình tưởng như hoàn mỹ, để truyền tải sâu sắc ý tưởng của mình. Đọc tác phẩm PHẬN ĐÀN BÀ cho chúng ta ba ý niệm khác nhau, cả ba phần đều đề cặp đến cuộc đời, danh phận cũng như sự kiên nhẫn, nhịn nhục và chịu đựng của người đàn bà. 

    1. Phần một thuộc thể loại tình cảm xã hội về một gia đình được coi là lý tưởng nhưng lại trải qua nhiều uẩn khúc như sự giằng co giữa lương tâm nghề nghiệp, bổn phận với vợ con và trách nhiệm với người tình. 
    2. Trong phần thứ hai thì lại đặt nặng về phần văn hóa xoay quanh những tranh luận về phong tục tập quán của từng vùng, từng địa phương, từng quốc gia. Phần này rất có ích cho những ai muốn học hỏi, nghiên cứu để mở mang kiến thức. 
    3. Phần thứ ba là những câu chuyện “Hoa Cỏ Bên Đường” như nhà văn kiên nhà báo Kiều Mỹ Duyên đặt tên cho tác phẩm thứ hai của bà. Đó là những mẩu chuyện mà tác giả đã thu nhận được từ bạn hữu, từ những mẩu chuyện “đàn ông đàn bà”, những chuyện do “mắt thấy tai nghe“, được ông ghi lại trên trang giấy. 

    Về tác phẩm ÔN CỐ TRI TÂN của nhà văn Nguyễn Quang ôn lại lịch sử nước Việt, từ thời Hồng Bàng với các vị vua Hùng Vương, rồi qua các triều đại Lý, Lê, Trần, Nguyễn… đất nước ta trải qua ngàn năm Bắc thuộc, gần 100 năm Pháp thuộc, chiến tranh Quốc Cộng, thời CSVN thống trị… Những bài học từ quá khứ để suy nghiệm hiện tại. Trước đây, tôi có giới thiệu khái quát về tác phẩm Ôn Cố Tri Tân, trong đó có nhắc đến: “Cụ Nguyễn Văn Ngọc (1890-1942) tự Ôn Như là nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam. Tác phẩm của ông được viết bằng tiếng Hán, tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ. Quyển Cổ Học Tinh Hoa (cùng Trần Lê Nhân) ấn hành năm 1928 đến nay gần một thế kỷ vẫn được ấn hành và lưu truyền. Hai vị biên soạn đã dày công nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu những tinh hoa của nền cổ học phương Đông. Với 250 mẩu chuyện liên quan trong cuộc sông, con người, cách xử sự sao cho phù hợp với từng nơi từng lúc. Có thể nói đó là cuốn sách “dạy làm người” để biết nhìn nhận “cái xưa” để xử thế “cái nay” mà qua từng mẩu chuyện với lời bàn rất hữu ích.

    Nhà văn, dịch giả Mộng Bình Sơn (1923–2011) đã viết nhiều tác phẩm, trong đó có quyển Ôn Cố Tri Tân gồm 3 tập, ấn hành năm 1967, Sống Mới xuất bản tại Sài Gòn. Dẫn chứng hai quyển sách của người xưa của nước ta về Ôn Cố Tri Tân vẫn còn giá trị trong cuộc sống. Sau nầy nửa thế kỷ ở hải ngoại, tác giả Nguyễn Quang nay ở tuổi chín mươi vẫn mang hoài bão của bậc cao tuổi qua tác phẩm…

    Xen kẽ giữa hai những bài phát biểu của các diễn giả là những bài hát chủ đề như Kiếp Nào Có Yêu Nhau do CS Ái Liên và Em Còn Nhớ Mùa Xuân do CS Mạnh Bổng trình diễn. Cũng không quên nhắc đến Ngọc Quỳnh diễn ngâm bài thơ của Nữ Sĩ Dương Hồng Anh chúc mừng NV Nguyễn Quang RMS. Tiếp theo sau là phần cắt bánh mừng sinh nhật của NV Nguyễn Quang, MC Mộng Thủy mời các vị niên trưởng và bậc trưởng thượng lên chúc thọ NV Nguyễn Quang và mọi người hát Happy birthday.

    NV Dương Viết Điền, GS Dương Ngọc Sum, NV Nguyễn Quang, NS Dương Hồng Anh, NT Nga Nguyễn, LS Michelle Mai Nguyễn, NV Việt Hải

    Phần văn nghệ với những nhạc phẩm: Liên khúc Phút Chan Hòa thơ Việt Hải, nhạc Hồng Tước và Còn Gặp Nhau, thơ:  Tôn Nữ Hỷ Khương – nhạc của Võ Tá Hân (Hồng Tước, Lâm Dung, Ngọc Quỳnh, Ái Liên),  Bang Bang Khi Xưa Ta Bé – nhạc ngoại quốc lời Việt:  Phạm Duy (Thụy Lan, Minh Thư, Lệ Hoa); Histoire D’un Amour – Carlos Eleta Almaran (Kiều My); Xin Còn Gọi Tên Nhau – Trường Sa (Hùng Ngọc); Để Quên Con Tim – Đức Huy (Thanh Hiếu); Tình ca người đi biển – Trường Hải (Thanh Mai & Thanh Hiếu); Main dans le main – Christophe. (Thụy Lan, Minh Thư, Lệ Hoa)

    Bế mạc buổi RMS với nhạc phẩm Cờ bay Chiến Thắng Quảng Trị-Lê Kim Hoa & Bài Ca Chiến Thắng-Minh Duy để vinh danh những anh hùng trong quân lực VNCH. Và tan hàng với bài NVNT & TTG hành Khúc, Bạn Bè Của Tôi do NS Dương Hồng Anh sáng tác năm 2019.

    Mạnh Bổng, Khánh Lan, Mộng Thủy, Lâm Dung, GS Dương Ngọc Sum, GS Quyên Di, Ngọc Quỳnh,
    Ái Liên, NV Kiều Mỹ Duyên, NV Nguyễn Quang, NV Việt Hải, NT Nga Nguyễn, GS Trần Huy Bích

    Vào thời điểm nầy, 47 năm về trước, tôi lang thang trên các bãi biển từ Bình Tuy đến Vũng Tàu để tìm thân nhân lưu lạc nhưng vô vọng. Nay tình hình chiến sự xảy ra khi Putin đem quân xâm chiếm Ukraine gây ra cuộc chiến tàn khốc, kinh hoàng… Vì vậy tôi dành hết thời giờ để theo dõi nên không tham dự vào sinh hoạt văn học nghệ thuật. Nhưng với nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian trong những năm qua trong tình văn nghệ với nhau và với nhà văn Nguyễn Quang, không thể nào từ chối trong buổi Ra Mắt Sách để ghi lại vài dòng.

    Vương Trùng Dương , Little Saigon, April 10, 2022

  • Sinh Hoạt,  Tin tức

    Tất Niên 2019 & 2021 NVNT

    2021

    Hình ảnh: PAUL (PHÚ) LEVAN

    https://photos.google.com/share/AF1QipOhGpArpbdFlwd7aHCSxr4iW5AJlX2euFnM0RmDItd-RTC96-cTBXMmWfw-SSG51A?key=X2tDeXpnMkNjb2dIM2pIYzRfWDdTTWduRTRfQUVn

    2019

    PAUL (PHÚ) LEVAN

    https://photos.google.com/share/AF1QipPwzgngc6prDH8IbrJnDav1Wn7hAMuDJFZxSXIxWSniipygWQ4PG6ks18eTYLvntQ?key=Y1hDSDBGSi1KQVhnOWs1Qkp4VldkTWNIdG5oVFBB

    Hình ảnh: Phạm Phan Lang

    https://photos.google.com/share/AF1QipP5QwtRAtFI0kEc2K4eHV3HWPUiUHAChLj1WwynIWMuXZedFzRM7z5cii4igPv3FA?key=U2EyNmhIYWVNZjdCMFlJTklCTGw3TFNwQXo0YmtB

  • Sinh Hoạt,  Viet-Hải

    Tiệc Hội Ngộ Giáng Sinh 2021 Của Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian.

    Tiệc Giáng Sinh của Liên Nhóm NVNT & TTG tại nhà hàng Dianond Seafood Palace 3, ngày 12 tháng 12, năm 2021

    “Silent night” đã được dịch thành hàng trăm thứ tiếng và được cất lên hàng triệu triệu lần vào những dịp cuối năm. Bài hát này vang vọng từ những ngôi nhà thờ nhỏ bé ở Andes cho đến những thánh đường hoành tráng ở Antwerp hay La Mã. Ít ai biết được “Silent Night” lôi cuốn bao người có một nguồn gốc kỳ lạ… Câu chuyện bắt đầu từ 11-12-1792, tại Salzburg, Áo. Cậu bé Joseph Mohr sinh ra trong gia đình một thợ đan nghèo, cha bỏ đi. Đến ở với bà ngoại nghèo khổ túng thiếu, mỗi khi đói rét, Joseph thường lang thang đâu đó để quên đi. Chính những lần cuốc bộ đó đã làm thay đổi cuộc đời cậu và cả cách thức chào đón Noel trên thế giới. Một lần, Joseph ghé vào một nhà thờ trong làng và gặp ông Johann Hiernle, người chỉ huy dàn hợp xướng. Joseph bắt đầu tham gia sinh hoạt cộng đồng. Nhận thấy tài năng thơ ca, âm nhạc của Joseph, khi cậu đủ tuổi, Hiernle cho cậu vào học tại một trường ngữ văn nổi tiếng tại Kremsmnster. Rồi Joseph tốt nghiệp trường dòng, được phong linh mục khi vừa 23 tuổi. Về một nhà thờ ở miền núi xinh đẹp, Joseph sáng tác rất nhiều bài thơ. Xúc cảm từ một mùa Noel tuyết trắng phủ không khí yên ắng của đất trời trong một buổi sáng nọ.
    Joseph ngồi xuống chiếc bàn gỗ và viết một mạch bài thơ ngắn mang tên “Stille Nacht! Heilige Nacht!” (tiếng Anh có nghĩa là “Silent Night! Holy Night!”; tạm dịch “Đêm thinh không! Đêm linh thiêng!). Rồi Joseph chuyển đến nhà thờ Thánh Nicholas. Đêm trước Noel 1818, cây đàn dương cầm bị hỏng. Không thể để ngày Noel thiếu lễ nhạc, cha Joseph nảy ra ý định cho ca đoàn hát cùng với tiếng đệm guitar. Thời gian cấp bách, ông nhớ lại bài thơ ngắn “Stille Nacht! Heilige Nacht!” và đề nghị Franz Gruber (người chơi đàn cho nhà thờ) lo phần nhạc, Joseph đệm guitar và hát giọng nam cao, Franz hát giọng trầm và cứ sau mỗi đoạn thì ca đoàn của nhà thờ sẽ hòa chung phần điệp khúc. Vào gần nửa đêm, giáo dân trong vùng tưởng như thường lệ người chơi đàn đại phong cầm tấu lên những bài ca mừng Noel hùng tráng… Nhưng không, chỉ nghe thánh thót luyến láy tiếng đàn guitar nhẹ nhàng nâng giai điệu Silent Night phảng phất âm hưởng dân ca vùng nông thôn nước Áo chầm chậm lan tỏa ra trong tĩnh lặng thinh không của một thời khắc thiêng liêng…. 

    Một Noel thật đáng nhớ. Sau đó Joseph Mohr được thuyên chuyển đến nơi khác và trong suốt 7 năm sau đó Silent Night đã chẳng bao giờ được cất lên. Tình cờ một người thợ tên Karl Mauracher đến sửa đàn cho nhà thờ Thánh Nicholas. Sửa xong, Mauracher mời ông Gruber thử đàn. Khi Gruber lướt phím xướng cho đoạn nhạc mở đầu của Silent Night, Mauracher cảm ngay vẻ đẹp bài hát nên xin đem cả nhạc và lời của “Silent Night” về làng Kapfing. Hai gia đình ban nhạc nổi tiếng Rainers và Strassers được mời thưởng thức và liền bị cuốn hút, quyết định đưa bài hát mới vào các lễ hội âm nhạc mừng Noel. Sau đó nhà Strasser đã đưa Silent Night vòng quanh Bắc Âu. Đến năm 1834, họ biểu diễn cho Đức vua Frederick William đệ IV của nước Phổ, quá ấn tượng, vua truyền lệnh ca đoàn của cung đình phải xướng bài hát này vào mỗi dịp Noel. Gia đình Rainers thì lại sang Mỹ vào năm 1839 và đã biểu diễn Silent Night bằng tiếng Đức ngay tại Đài tưởng niệm Alexander Hamilton ở bên ngoài khuôn viên nhà thờ Trinity của New York. Năm 1863, Silent Night được Jane Campbell và John Young dịch sang tiếng Anh… Mỗi đêm Giáng sinh, giai điệu bài thánh ca kinh điển lại tạo nên những khoảnh khắc thiêng liêng, ấm áp, đưa con người xích lại gần nhau hơn. Đêm Giáng sinh năm 1818, giáo dân tại một ngôi làng nhỏ ở Oberndorf thuộc Áo kinh ngạc khi lần đầu tiên lắng nghe một ca khúc lạ lẫm, được trình bày với đàn guitar thay cho đàn organ như thường lệ. Họ không ngờ rằng gần 200 năm sau, ca khúc đó đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới, được dịch ra ít nhất 140 thứ tiếng. Đó chính là khúc ca Silent Night kinh điển, được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại hồi tháng 3/2011.

    Hàng 1: Từ trái sang phảiÁnh Nhật, anh chị Hoài Phương, Tuyết Nga, Mạnh Bổng, Nina. Hàng 2: Từ trái sang phải: Tố Anh, Khánh Lan, Mai Hương, Thanh Châu.

    Sáng thứ hai ngủ nướng khét nghẹt, thức dậy trễ, bà chủ nhà, madam landlord đánh thức ăn cơm chiều 5PM, vì dêm hôm qua đi party Giáng sinh về nhà 12:30am, ngủ 5 giờ thôi, long thể như còn ngấy ngủ, ôi sao con bệnh ham vui nó bám hồn, nó hành hạ ta mãi oải tuổi già. Hình như niên kỷ ta sát mí cổ lai, đã ngữi mùi đất rồi…, Nghe như tri thiên mệnh thì cũng hơi hơi trừu tượng nhỉ, có lúc ta cười thi sĩ Việt Cường khi Mạnh Bổng đút chè cho bố Việt Cường 92 niên kỷ, Mạnh Bổng lau mồm cho Bố, Bố xơi chậm rãi trong tiếng nhạc techno chách chùm “I want to wish you a Merry Christmas, I want to wish you a Merry Christmas, I want to wish you a Merry Christmas, from the bottom of my heart…”. Chả bao lâu sau mama Ngọc Hà đút xmas cake cho bé Việt Hải, và mama Kiều My lau mồm babe của bé, bố Việt Cường 92 cười lại bé Vìệt Hải 69, Bố từng học trường tây tại Lycée Albert Sarraut; Hà Nội, bố Việt Cường bỏ nhỏ: “Tu n’es pas meilleur que moi, mon jeune ami, pas du tout, hihi… Riez des gens, ne riez pas longtemps, riez la veille, le lendemain, le lendemain !”, khiến bé VIệt Hải wê wá xá….hihi. Giời ơi “Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười.

    Mở dầu nhà văn Khánh Lan cũng đã lược sơ các hoạt động trong quá khứ 7 năm của liên nhóm như tổ chức các buổi ra mắt sách, những buổi chương trình âm nhạc, những hoạt sinh nội bộ liên nhóm. Ngoài phần tường trình sinh hoạt 7 năm là phần văn nghệ sinh động với những nhạc khúc mừng Giáng Sinh hợp ca và đơn ca do nhóm Tiếng Thời Gian và thân hữu cùng trình diễn. Phần dạ vũ vui tươi, sống động “leg exercise”,….

    Nhà Văn Việt Hải và Khánh Lan

    Trên sân khấu, emcee Bích Trâm intro chapeau bài ca: The Little Drummer Boy. “Một trong những ca khúc Giáng sinh kinh điển được mọi người yêu chuộng là bài Chú Bé Đánh Trống (The Little Drummer Boy), còn được biết đến với tên gọi “Carol of the Drum” được nữ nhạc sĩ Katherine K. Davis sáng tác vào năm 1941. Bài hát nổi tiếng không chỉ bởi giai điệu du dương trầm bổng mà còn vì ý nghĩa thâm sâu, thấm đẫm trong từng lời nhạc. Bài hát kể về câu chuyện của một cậu bé nghèo. Vào đêm Giáng sinh đầu tiên, khi ba nhà thông thái từ phương Đông đến mừng Chúa Jesus ra đời, họ gọi cậu theo. Các nhà thông thái kia ai cũng mang những món quà quý giá như trầm hương và vàng. Còn cậu chỉ là một đứa bé nghèo khó nên chẳng có gì để làm quà ngoài chiếc trống của mình. Sau khi được Mẹ Maria cho phép, cậu đã sử dụng chiếc trống của mình để tấu lên điệu nhạc trọng thể, làm quà kính dâng ngày Chúa giáng sinh. Tiếng trống của cậu, là bản nhạc cậu đã chơi với cả tấm lòng đơn sơ. Kỳ diệu thay, Chúa Jesus mặc dù chỉ vừa mới sinh ra, có vẻ như hiểu, ngừng khóc và mỉm cười với cậu bé đánh trống tỏ vẻ hài lòng. Câu chuyện cậu bé nghèo không có quà gì cho Chúa Jesus ngoài tấm lòng thành kính đã làm cho nhiều người cảm động và cảm thán. Đâu cứ phải có nhiều vàng bạc, của cải thì mới là quà cho Chúa, cũng chưa chắc Chúa đã mỉm cười và nhận những thứ đó. Chỉ cần một tấm lòng thành kính và một trái tim thuần khiết thôi cũng khiến Ngài mỉm cười rồi. Ca khúc được viết với giai điệu đơn giản nhưng vẫn quyện vào nhịp 4/4 với tiết tấu rộn ràng. Bài hát chỉ là một đoạn nhạc, câu nhạc lại ngắn gọn, nhưng được lặp đi lặp lại. Sau môi câu ngắn đều có tiếng “gõ” theo nhịp trống: Pa-rum-pum-pum-pum. Tuy đơn giản nhưng bài ca đã đi vào huyền thoại và được nhân loại biết đến như một lời cầu nguyện khi dịp Giáng sinh về.

    Từ trái sang phải: Lệ Hoa, Minh Thư, Thụy Lan

    Bộ ba Con Cá Vàng là mamas Ái Liên, Ngọc Quỳnh, Lâm Dung gõ trống mồm y chang như NS. Trần Quang Hải gõ muỗng mồm, 3 mamas đệm thêm trống soundtrack. Nghe nè nhé….
    “Come they told me, Pa rum pum pum pumA new born king to see, Pa rum pum pum pumOur finest gifts we bring, Pa rum pum pum pum
    To lay before the king, Pa rum pum pum pum,Rum pum pum pum, Rum pum pum pum
    So to honor him, Pa rum pum pum pumWhen we come, Pum pum pum pumPa rum pum pum, Pum pum pum pumPa rum pum pum, Pum pum pum pumPa rum pum pum, Pum pum pum pum pa rum
    Little baby, Pa rum pum pum pumI am a poor boy too, Pa rum pum pum pum….”
    GS. Sum qua sang tôi hỏi: ” Ai làm nhạc gì mà nghe “Pum pum pum pum Pa rum pum pum, Pum pum pum pum Pa rum pum pum, Pum pum pum pum Pa rum pum pum, Pum pum pum pum pa rum… hoài dzậy ? Uýnh trống mà hỏng thấy lân múa ông địa quạt gì hết trơn…!!!”Emcee Bích Trâm hồi đáp qua micro: “Thưa giáo sư: Pum pum pum pum Pa rum pum pum,… là bài hát do NS. Katherine Kennicott Davis năm 1941 khi em chưa thấy mặt trời ạ !”

    Ta nghe bộ ba Con Cá Vàng Ái Liên, Ngọc Quỳnh, Lâm Dung (The Gold Fish 3) cất giọng nhắc nhở không khí Noël về…Rồi sân khấu vang lên: “Mon histoire C’est l’histoire d’un amour Ma complainte C’est la plainte de deux cœurs Un roman comme tant d’autres Qui pourrait être le vôtre Gens d’ici ou bien d’ailleurs C’est la flamme Qui enflamme sans brûler C’est le rêve…” Người ta nhận ra đôi song ca như nhóm Brigitte duo (gồm 2 ca sĩ Sylvie Hoarau và Aurélie Saada) trong tình khúc Câu chuyện về một cuộc tìnhHistoire D’un Amour (Paroles Dalida) By Misso D’Egitto:Histoire D’un Amour (English Lyrics) By Misso D’Egitto

    Từ trái sang phải: GS Phạm Hồng Thái, GS Quyên Di, Nhà Văn Nguyễn Quang,
    Nhà văn Việt Hải, GS Dương Ngọc Sum

    Thầy Quang của MĐHT của tác phẩm Ốc Mượn Hồn (loại œuvres existentielles) nâng ly vang đỏ do ca sĩ Hùng Ngọc chôn ở sân sau nhà, 30 năm mới đào lên mừng Festive Xmas 2022. Emcee ThuỵVy đọc xướng âm brand name với chuẩn giọng accent italien: “Casanova di Neri Brunello di Montalcino Tenuta Nuova Casanova di Neri Brunello di Montalcino Tenuta Nuova 1992.da Montalcino, Toscana, Italia.”Kế đến Nhóm Ba Bà Sui (3 Mamas-in-law) nhún nhảy techno mừng giây phút Chúa Cha ra đời.
    “Mary’s boy child Jesus Christ was born on Christmas DayAnd man will live for evermore because of Christmas DayLong time ago in Bethlehem, so the Holy Bible saidMary’s boy child Jesus Christ was born on Christmas DayHark, now hear the angels sing, a king was born todayAnd man will live for evermore, because of Christmas DayMary’s boy child Jesus Christ was born on Christmas Day While shepherds watch their flocks by night They see a bright new shining star They hear a choir sing a song, the music seemed to come from afarHark, now hear the angels sing, a king was born todayAnd man will live for evermore, because of Christmas Day For a moment the world was aglow, all the bells rang outThere were tears of joy and laughter, people shouted”Let everyone know, there is hope for all to find peace”
    Oh my Lord You sent Your son to save us Oh my LordYour very self You gave usOh my Lord That sin may not enslave usAnd love may reign once moreOh my Lord When in the crib they found HimOh my Lord A golden halo crowned Him Oh my Lord They gathered all around HimTo see Him and adoreThis day will live forever…”

    Việt Hải, Dec. 2021

  • Sinh Hoạt,  Trần Quang Hải

    NHỮNG KỶ NIỆM VỚI NHẠC SĨ TRẦN QUANG HẢI

    TRẦN QUANG HẢI VỚI HÁT HAI GIỌNG, ĐÀN MÔI, GÕ MUỖNG ….

    Posted by dam trung phan on 29/09/2013

    Trên đường đi tham dự Họp Mặt của các cựu học sinh Petrus Ký tại Montreal, Canada,vào cuối tháng 9, 2013, Nghệ Sĩ kiêm Giáo Sư Trần Quang Hải đã ghé thăm Toronto. Tối hôm Sept. 24, 2013, một số bạn hữu chúng tôi đã được anh chị Nghiêm Phú Phúc-Mỹ Lan mời đến ăn cơm tối để có dịp gặp lại anh Trần Quang Hải mà chúng tôi đã có dịp gặp mặt lần đầu tiên vào năm 1992 tại Toronto.

    Anh Hải và hầu hết nhóm chúng tôi tuổi đời cũng chẳng cách nhau bao xa và tất cả chúng tôi cũng đã từng là cựu học sinh của những trường công lập tại Miền Nam Nước Việt ngày xưa như: Petrus Ký, Gia Long, Chu Văn An, Trưng Vương, Võ Tánh … nên cả khách phương xa lẫn chủ nhân và bạn hữu gặp nhau nói chuyện ồn ào như trong giờ ra chơi của thuở học trò ngày xưa vậy.

    Năm 1992, cộng đồng người Việt quốc gia vùng Toronto đã tổ chức một “Đêm Văn Nghệ Bạch Yến và Trần Quang Hải”. Ban Tổ Chức gồm có sự tham gia tích cực của các anh chị em trong Hiệp-Hội-Chuyên-Gia-vùng Nam Ontario của chúng tôi với sự yểm trợ của rất nhiều hội đòan khác. Mục đích của Đêm Văn Nghệ đó là để giới thiệu văn hóa Việt Nam tới người dân và các quan khách của Canada, quê hương thứ hai của người Việt đang sinh sống tại đây. Ban Tổ Chức chúng tôi ai nấy đều bận rộn nên không may mắn được ngồi yên nghe anh chị Trần Quang Hải – Bạch Yến trình diễn trong sự hoan hô vang dội của khán giả. Sau đó, chúng tôi chỉ được xem phần văn nghệ qua cái băng VHS mờ mờ ảo ảo mà thôi, không được thỏai mái cho lắm.

    Vì lẽ đó, trong lúc ngồi ăn uống, anh chị em chúng tôi đã đề nghị anh Trần Quang Hải “diễn lại tích xưa”: biểu diễn cách hát hai giọng, nhiều giọng, đàn môi, gõ muỗng và nhất là lối nói/hát theo tiếng Tầu, tiếng Nhật, tiếng Đại Hàn … Kỳ này, chính cá nhân tôi đã đứng dựa tường để thu hình cho rõ để rồi sẽ đưa lên Youtubes cho bà con cùng coi lại. Tôi vừa thu hình, vừa dựa tường mà cùng cười với bạn bè và anh Hải.

    Xin mời Quý Vị vào “Xem phim Ciné”, tha hồ mà cười:

    http://www.youtube.com/watch?v=q550OiBtLeQ

    GS TS TRẦN QUANG HẢI – BẠCH BẠCH YẾN NÓI CHUYỆN VỀ ÂM NHẠC VIỆT NAM VÀ BIỂU DIỄN ĐÀN MÔI, ĐÀN MUỖNG TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA PHÁP VÂN – THÀNH PHỐ MISSISSAUGA , CANADA – JUNE 12, 2016.

    Đầu thập niên 1990, các anh chị em chúng tôi trong Hiệp Hội Chuyên Gia Việt Nam vùng Ontario, Hội Phụ Huynh Học Sinh Việt Nam Toronto … đã đứng ra tổ chức một đêm văn nghệ để cặp danh tài Trần Quang Hải- Bạch Yến trình bầy một số bài hát dân gian Việt Nam và đặc biệt GS Trần Quang Hải đã trình diễn một số nhạc cụ trông rất đơn giản, không tốn kém nhưng lại là những nhạc cụ rất linh động.

    Đêm hôm đó,  vì phải lo công việc nên ngừơi viết bài này không có cơ hội để đứng xem hết chương trình, thấy tiếc hùi hụi. Tuy chúng tôi có thu hình nhưng hồi đó dụng cụ thu hình không được rõ nét như bây giờ.

    May mắn thay, năm 2013, nhân dịp anh Trần Quang Hải ghé thăm Toronto, nhóm “già đầu” chúng tôi đã có dịp gặp lại anh Trần Quang Hải tại nhà AC Nghiêm Phú Phúc. Sau bữa ăn ngon đầy tiếng cười đùa “ngộ cố tri”, anh Hải hứng chí mang “đồ nghề” ra biểu diễn và bác phó nhòm nhà ta bèn đứng yên một chỗ để mà thu hình cho bằng được. Sau khi thu hình, cắt xén, ghép hinh, chúng tôi đã đưa lên mạng buổi trình diễn “bỏ túi” hôm đó:

    Ngày 12 tháng 6, 2016, thợ quay phim Đàm Phán lại có cái may gặp lại AC Trân Quang Hải – Bạch Yến tại Trung Tâm Văn Hóa Pháp Vân để chụp hình và quay video dùm cho Hội Phụ Nữ Việt Nam Toronto và Hội Người Việt Toronto, đồng tổ chức buổi nói chuyện về âm nhạc Việt Nam ngày hôm đó .

    Xin mời Quý Vị vào xem hình ảnh và Video trong 2 links dưới đây:
    https://plus.google.com/photos/110033572606660377857/albums/6296646357287220001

    (Hình ảnh trong Google Plus)

    Theo lời Giáo Sư TQ Hải, hai ông bà đã trình diển dân ca Việt Nam cũng như các dụng cụ âm nhạc cổ truyền Việt Nam trong rất nhiều năm qua với mục đích truyền bá âm nhạc Việt Nam tới thế hệ những người Tây Phương đầu tiên để rồi từ đó, họ sẽ tiếp tục truyền bá cho những thế hệ Tây Phương mai sau.

    Văng vẳng bên tai, tôi còn nghe thấy âm hưởng của nghệ nhân, học giả tài ba Trần Quang Hải: “Nhạc Việt còn, nước ta còn”. Mong lắm thay!

    June 2016

  • NV Nguyễn Quang,  Sinh Hoạt,  Tin tức

    Đêm Hội Ngộ Mừng Giáng Sinh ngày 12 tháng 12, 2021 Tuyệt Vời của nhóm NVNT & TTG. Một kỷ niệm khó quên.

    Kính thưa quý anh chị em,

    Vui quá. Qúa  vui, vui cùng các anh chị em gần như mệt nghỉ.

    Cho đến hôm nay (12/15/2021) dư âm của buổi Hội Ngộ Mừng Giáng Sinh 2021 vẫn còn vương vấn trong lòng mọi người. Khai mạc cho bữa tiệc, con chim đầu đàn Việt Hải chào mừng quan khách với một trí nhớ phi thường, anh giới thiệu từng nhân vật tham dự và than gia trong đêm Hội Ngộ. Một cách lạ thường, anh đã không hề bỏ sót tên của bất cứ một vị khách nào hiện diện trong bữa tiệc.

    Các vị cố vấn tham dự buổi tiệc gồm có: GS Dương Ngọc Sum, GS Quyên Di, GS Kỹ Thuật Phạm Hồng Thái.

    GS Cố Vấn Kỹ Thuật Phạm Hồng Thái, GS Quyên Di, NV Nguyễn Quang, NV Việt Hài, GS Dương Ngọc Sum

    Ban Điều Hành & Tổ Chức

    Sau phần tổng kết về những thành quả trong năm 2021 và những dự định trong tương lai cho năm 2022 qua sự trường trình của nhà văn Việt Hải và Khánh Lan, ba MC duyên dáng: Mộng Thủy, Thụy Vy, Bích Trâm phụ trách phần giới thiệu những nhạc phẩm mừng Giáng Sinh và những bản nhạc sống động cho buổi dạ vũ. Số ca sĩ “Cây Nhà Lá Vườn” hùng hậu và một dàn nhạc gồm trống, đàn, keyboard do ban nhạc của anh Thọ Lâm bảo trợ khiến cho đêm Hội Ngộ vô cùng linh động.

    Văn Nghệ Tiếng Thời Gian

    Một chiếc bánh mừng Giáng Sinh 2021 và mừng sinh nhật của toàn thể hội viên thuộc Liên Nhóm NVNT & TTG hòa với tiếng hát mừng một ngày vui. Sau cùng, tôi cũng không quên nhắc đến tám món ăn ngon do nhà hàng Diamond Seafood Palace đảm trách, vừa ngon vừa rẻ ($30 một phần ăn).

    Nói tóm lại, đây là một đêm hội ngộ của NVNT & TTG rất thành công. Tuy nhiên, sự thành công này là do Ban Tổ Chức phải bỏ nhiều công sức và thời gian để thực hiện. Riêng về phần cá nhân tôi, tôi xin gởi đến ban tổ chức một tiếng BRAVO thật to như cái đình.

    LIÊN NHÓM NVNT & TTG

    Nguyễn Quang

    Midway City, Dec. 14, 2021

  • Khánh Lan,  Sinh Hoạt,  Tin tức

    GÂY QUỸ YỂM TRỢ THƯƠNG PHẾ BINH VNCH, ngày 04/12/2021.

    Mời các niên trưởng và các anh chị xem video (Live Stream) thu ngày 04 tháng 12, 2021 tại đài VietMedia, 57.14 do Cơ sở Hy Vọng cùng Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian gây quỹ với chủ đề “Một chút quà gởi đến các anh thương phế binh VNCH để bày tỏ lòng tri ân và sự trân trọng của chúng ta đối với các anh chiến sĩ, đã hy sinh cả cuộc đời trai trẻ để lao mình vào chiến cuộc. Dấu giầy của các anh đã in khắp 4 vùng chiến thuật, chốn rừng sâu, đèo cao, dốc hiểm, gian lao khổ cực để bảo vệ mảnh đất tự do miền nam Việt Nam.

    Khánh Lan

  • Khánh Lan,  Sinh Hoạt

    ĐÓN BẠN PHƯƠNG XA

    Bạn là người ta cảm thấy thoải mái khi ở cùng, người mà ta sẵn lòng trung thành, người mà đem lại cho ta lời chúc phúc

    và người mà ta cảm thấy biết ơn vì có họ trong đời.

     A friend is one with whom you are comfortable, to whom you are loyal, through whom you are blessed, and for whom you are grateful.

    William Arthur Ward

    Tháng 06 ngày 30, 2021, một buổi họp mặt do Liên Nhóm NVNT & TTG tổ chức tại nhà hàng Diamond Seafood Palace 3 để đón tiếp NV, NT, CNS Yên Sơn từ Texas về thăm bạn bè tại Little Saigon, California. Bữa tiệc diễn ra trong bầu không khí thân mật và vui vẻ. Dù hôm ấy là ngày trong tuần nhưng Khánh Lan nhận thấy có khoảng 30 khách tham dự, trong đó có sự hiện diện của GS Dương Ngọc Sum và một số nhà văn, nhà thơ gồm NV Vương Trùng Dương, NV Phạm Tín An Ninh, NV Việt Hải, NV Vi Khiêm, NV Quỳnh Giao, NT Hồng Vũ Lan Nhi, Nữ Sĩ Dương Hồng Anh, NAG Nguyễn Thiều Minh và NAG Paul LeVan.

    NT Yên Sơn và Phu Nhân, Ngọc Bích

    Sau phần chào đón NV, NT, CNS Yên Sơn và phu nhân, Khánh Lan cũng điểm qua những thông báo liên quan đến sinh hoạt của hội như: ZOOM Meeting mỗi thứ Bảy đầu tháng do NAG Nguyễn Thiều Minh sáng lập và điều hành. Khánh Lan nhắc đến sự vắng mặt của NV Nguyễn Quang trong bữa họp mặt vì ông đang được điều trị tại bệnh viện để cắt bỏ khối ung nhọt. Sức khỏe tốt của NV Nguyển Quang hiện rất tốt, ông sẽ trở về nhà trong một hai hôm. Sau đó là một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến anh Lý Tòng Tôn, anh vừa qua đời tại thành phố Lancaster, California hai hôm nay. Anh Lý Tòng Tôn là một trong năm vị đã sáng lập ra Nhóm Nhân Ảnh Tân Văn từ buổi ban đầu (March 20, 2015). Năm 2017, nhóm Nhân Ảnh Tân Văn đã đổi tên thành Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian.

    Phần âm nhạc do trưởng nhóm nhạc, Lâm Dung và các anh chị thành viên đảm trách cùng MC Mộng Thủy. Bữa tiệc kéo dài hơn 4 tiếng và được thu hình bởi hai NAG Nguyễn Thiều Minh và NAG Paul Levan, đánh dấu một ngày vui cùng bạn bè.

    Khánh Lan

    California July 1, 2021

  • Sinh Hoạt

    Chiều Thơ Nhạc Cung Trầm Tưởng

    Những hạt mưa đầu mùa nhè nhẹ với tiết trời lạnh lạnh, như nhắc nhở chúng ta “Nàng Thu” đang hiện diện nơi đây và sắp sửa ra đi, để nhường lại cho những ngày đông lạnh giá sắp đến.  Và như một sự tình cờ ngẫu nhiên, Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian đã tổ chức buổi chiều nhạc thơ để chào đón một nhà thơ rất thân quen, mà hầu như tất cả chúng ta đều biết đến từ đầu thập niên 60: Thi sĩ Cung Trầm Tưởng.

    Đây cũng là buổi họp mặt lần thứ năm, mà Liên Nhóm NVNT & TTG đã  chào đón Thi sĩ Cung Trầm Tưởng, từ Minnesota lạnh lẽo về thăm thành phố “Tiểu Saigon”.  Buổi nhạc thơ được tổ chức tại Cordoba plaza Club House, thành phố Westminster, California trong bầu không khí ấm cúng và thân mật.  Mặc dù chương trình bắt đầu lúc 4:00 giờ chiều, nhưng mới 3:30, đã có khá đông những thân hữu yêu thơ Cung Trầm Tưởng, xếp hàng chờ sẵn ngoài cửa.  Ngoài sự hiện diện của các thi sĩ và văn sĩ, như nhà thơ Dương Hồng Anh, Nhà thơ Hồng Vũ Lan Nhi, Nhà thơ Cát Ngọc, Nhà thơ Tha Nhân, Nhà thơ Việt Cường, Nhà thơ Bích Ty, Nhà Văn/Giáo sư Dương Ngọc Sum, Nhà Văn Việt Hải,  Nhà Văn/Giáo sư Quyên Di, và Nhà Văn Nguyễn Quang Huy, Nhà Văn Võ ý …  còn có sự góp mặt của ký giả Uyên Vũ (báo Người Việt), Ca sĩ Thúy Anh, KTS Nguyễn văn Liêm, NAG Lê Hùng, v.v…

    Mở đầu chương trình, MC Khánh Lan giới thiệu và chia sẻ cảm nghĩ của mình về tập thơ “Cung Trầm Tưởng, Một Hành Trình Thơ, 1948-2008”. Tâp thơ này được xuất bản tại Virginia, Hoa Kỳ, năm 2012 và tái xuất bản lần thứ nhất tại California, Hoa Kỳ, năm 2019. Thi sĩ Cung Trầm Tưởng cho biết đây là tập thơ cuối cùng và ông rất hài lòng và hãnh diện khi cho cho tập thơ này ra đời.

    Trong tập thơ, thi sĩ Cung Trầm Tưởng ghi rõ chi tiết của từng giai đoạn, những cảm xúc của mình theo dòng thời gian, qua những thăng trầm của cuộc đời cũng như vận nước nổi trôi trong suốt 60 năm qua.  Thi sĩ Cung Trầm Tưởng cũng không quên ghi lại những điểm son trong đời và những cảm xúc của mình qua những chặng đường gian khổ, đau thương, nhớ nhung, uất ức, tuyệt vọng, phẫn nộ và hận thù mà ông đã đi qua. 

    Ngoài hai bài thơ bất hủ, có thể nói là vượt thời gian và làm nên tên tuổi của ông, là bài “Mùa Thu Paris” và “Chưa Bao Giờ Buồn Thế”,  không thể nào không nhắc đến những vần thơ, mà Thi sĩ Cung Trầm Tưởng đã sáng tác trong trại tù tại Hoàng Liên Sơn vào mùa thu năm 1977.  Những vần thơ nặng nét đau khổ và tuyệt vọng của người thua cuộc, đã làm thay đổi hoàn toàn những suy nghĩ trong thể thức sáng tác thơ của ông, những vần thơ lãng mạn khi xưa, vội vàng xếp lại để nhường chỗ cho những lời thơ sắc xảo, cay đắng và chai cứng như sau:

    Áo tù thẫn máu đôi vai

    Bàn chân nứa chém, vành tai gió lùa 

    Môi cầm má hóp thịt da 

    Ngô vơi miệng chén, canh pha nước bùn. 

    Nhưng cũng không thể nào sánh được với những vần thơ mà Thi sĩ Cung Trầm Tưởng đặt tên cho nó là “Nộ Thơ” khiến người nghe qua phải rùng mình khiếp sợ:

    Mai về đạn nhảy ngang nòng súng 

    Trực trì đầu thù mổ thật nhanh. 

    Chiều nhạc thơ tiếp tục với những bài hát nổi tiếng của Thi sĩ Cung Trầm Tưởng, đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc như “Tiễn Em” và “Mùa Thu Paris”, qua sự trình diễn của ban hợp ca Tiếng Thời Gian.  Ca sĩ Thúy Anh với nhạc phẩm “Mình Ơi Ở Lại Đừng Về” và “Paris Có Gì Lạ Không Em”.  Ca sĩ Nhật Uyên với bài “Bên Ni Bên Nớ”.  Cũng không quên nhắc đến Nhạc sĩ Nguyên Vũ (phu quân của Ca sĩ Thúy Anh), Nhạc sĩ/Guitarist Quốc Sĩ và Nhạc sĩ Keyboardist Tú Phạm đã giúp cho phần âm nhạc trở nên sôi động. 

    Tiếp theo phần văn nghệ là phần nhận định của nhà văn Việt Hải (anh cũng là con chim đầu đàn của Liên Nhóm NVNT & TTG) về hai bài thơ tiêu biểu thuộc thể loại “Thơ Mới” của thi sĩ Cung Trầm Tưởng: “Núi Và Suối, Một Huyền Sử” và “Phồn Thực Ca”.

    Trong bài “Núi Và Suối, Một Huyền Sử”, Thi sĩ Cung Trầm Tưởng kể lại khi ông ở trại tù Hầm Tân, tức trại Z30D, thuộc tỉnh Bình Thuận, nơi có suối nước trong và rặng mây tào, đã cho ông nguồn cảm hứng để sáng tác bài thơ này. 

    Đáy mắt có chiều sâu tráng lệ 

    Tháp chàm ảnh ảo ngậm hoàng hôn. 

    Bài thứ hai là “Phồn Thực Ca”, Thi sĩ Cung Trầm Tưởng kể lại thời trai trẻ,  khi ông còn là một phi công, trong một công tác ở miền tây, ông đã gặp và để ý đến một cô giáo dạy học tại đây, có nhan sắc tuyệt vời và hình bóng ấy đã đi vào hồn thơ của người thi sĩ trẻ, tạo nên nguồn thơ cảm hứng và ông đã sáng tác bài thơ ca tụng vẻ đẹp của cô giáo như sau:

    Em ướp trầm hương ngân ngát thánh 

    Ngồi trong đời cũng ngự ngôi trên…

    Nhà Văn Việt Hải kết thúc bằng nhận xét như sau, anh nói, thơ của Thi sĩ Tagore và Thi sĩ Cung Trầm Tưởng có điểm tương đồng về những triết lý thâm trầm của vũ trụ, con người, cuộc sống, hạnh phúc, tình yêu, đề cao con người và triết lý nhân sinh.  

    Chiều nay, cũng là buổi chiều mừng sinh nhật và chúc thọ Thi sĩ Cung Trầm Tưởng tròn 90 tuổi.   Nhà Văn Việt Hải nhắc đến bài thơ Đêm Sinh Nhật mà thi sĩ Cung Trầm Tưởng đã sáng tác khi ông 29 tuổi, tại Đa Kao, Saigon.  Bài thơ viết theo thể loại 6-8, nói lên nỗi cô đơn của Thi sĩ Cung Trầm Tưởng.  Đêm ấy, 50 năm về trước, cũng có mưa rơi như chiều nay, nhưng hôm nay, Thi sĩ Cung Trầm Tưởng không còn cảm thấy cô đơn, vì quanh ông, đã có rất nhiều người yêu mến ông và yêu mến cả thơ của ông nữa.  Bài thơ “Đêm Sinh Nhật” được thi sĩ Bích Ty diễn ngâm để mừng sinh nhật thứ 90 của ông.

    Sau bữa ăn tối, Thi sĩ Cung Trầm Tưởng say sưa phát biểu về những sáng tác, quan điểm, nguồn cảm hứng, nỗi xúc động của ông qua thơ văn.  Ông nói về những kỷ niệm khi ông du học tại Paris, nơi ông đã sáng tác những bài thơ có nhiều phong thái lãng mạn, qua những ảnh hưởng bởi đời sống, văn hóa Âu Tây,  nhóm văn học hiện sinh (Existentialisme) và nhóm thơ triết học (Philopoésie)….Thi sĩ Cung Trầm Tưởng tâm sự, “Thơ là sự chuẩn mực từng từ ngữ thích hợp, cho tỏa sáng ý tưởng mình muốn nói “.

    Và sau cùng, Nhà Văn Quyên Di bình luận về chủ đề “Thi sĩ Cung Trầm Tưởng, Một Gương Mặt Văn Học Của Việt Nam “.  Ông nói:  “Thi ca Cung Trầm Tưởng có những ý tưởng tôn giáo triết học. Qua lăng kính tín ngưỡng, Phật giáo/Công giáo đều được thể hiện qua ý niệm tình thương và sự sống. 

    Nhà Văn Quyên Di kết thúc buổi “Chiều thơ nhạc Cung Trầm Tưởng” với một câu chuyện thật hay và dí dỏm “Ai Đã Tạo Dựng Nên Người Đàn Bà?”

    Buổi chiều thơ nhạc đã chấm dứt trong niềm hân hoan và luyến tiếc. Thi sĩ Cung Trầm Tưởng nói, “Tôi vô cùng xúc động khi có được những giây phút hạnh phúc như thế này, xung quanh những người bạn thân quý và thương mến tôi cũng như thơ của tôi”.  Trước khi ra về, Thi sĩ Cung Trầm Tưởng đã ký tặng bạn bè hiện diện trong buổi chiều thơ nhạc tập thơ “Cung Trầm Tưởng, Một Hành Trình Thơ-1948-2008”.

    Ghi dấu lại một ngày vui.

    Khánh Lan tường trình từ thành phố Westminster. 

  • Sinh Hoạt

    DƯƠNG HỒNG ANH NỮ SĨ

    DƯƠNG HỒNG ANH NỮ SĨ 

    Khánh Lan Biên soạn.

    Tháng Hai ngày 23, 2020 đã trôi qua hơn hai tuần nay, nhưng ô hay, sao lạ quá, cái dư âm của buổi chiều thơ nhạc Dương Thiệu Tước (DTT) và Dương Hồng Anh (DHA), nghe như vẫn còn văng vẳng quanh đây.  Tôi thầm mơ ước, giá tôi có thể đi ngược dòng thời gian để quay về quá khứ và được sống lại những giây phút tuyệt vời của ngày hôm ấy, chắc hẳn tôi sẽ vui sướng biết bao.  Còn gì thú vị cho bằng, khi thêm một lần nữa, cho tôi được thưởng thức lại những dòng nhạc tiền chiến lãng mạn vượt thời gian của người nhạc sĩ tài ba, Dương Thiệu Tước và được nghe lại những giọng ca họa mi thánh thót của Hồng Quyên, Minh Ngân, Lâm Dung, Ngọc Quỳnh, Thụy Lan chen lẫn những  tiếng hát ấm áp của các anh Quỳnh Giao và Mạnh Bổng, v.v……..hay……. hơn thế nữa, cho hồn tôi được chìm đắm trong những vần thơ nhẹ nhàng đầy thi vị trong thế giới thi ca, qua giọng ngâm truyền cảm của nghệ sĩ Bích Ty và nhất là …..được gặp lại người thi sĩ mà tôi hằng kính trọng và yêu mến, dù tôi chỉ có vinh hạnh gặp và quen biết bà trong vài tháng nay:  Vâng, đó là Dương Hồng Anh (DHA) nữ sĩ. 

    Tôi còn nhớ như in trong tâm trí, tháng 01 ngày 28, 2020, tôi đã được nữ sĩ DHA tặng cho tập thơ số 10 của bà, xuất bản tại California, năm 2019 với tựa đề “NGUỒN CỘI” trong dịp họp mặt đầu xuân Canh Tý.   Tôi vốn mê đọc thơ từ thuở nhỏ, nên khi nhận được tập thơ từ bà, tôi mừng lắm và say mê đọc những bài thơ bà sáng tác, với những vần thơ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu, đong đầy trìu mến, khiến người được đọc thơ có cảm giác như đang cùng bà sánh bước hoặc cùng bà chia sẻ niềm tâm sự. 

             “Bốn bốn mùa xuân trên đất Mỹ, 

              Bao nhiêu kỷ niệm trở về đây, 

              Đất lành chim đậu – Ca-li ấm 

              Sợi nắng vàng say mộng ước đầy“.

                                       (Xuân Trên Đất Mỹ-2019)

    … quả thật, thi sĩ DHA đúng là một người tài hoa với một bộ óc tràn ngập những lời hay ý đẹp của một nhà thơ.  Phải, thi sĩ DHA với những áng thơ dịu dàng lưu loát, hồn thơ say đắm làm mê hoặc lòng người, ý thơ trẻ trung nhẹ nhàng, mềm mại, e ấp và đáng yêu như con người của bà, nhưng lại không kém phần ưu tư, thương nhớ, khắc khoải khi nhắc đến quê hương sau bao năm lưu lạc.  Những cảm xúc sâu đậm ấy đã bộc lộ qua lời thơ của thi sĩ DHA và điều này đã được thể hiện rõ rệt qua bốn câu thơ sau đây:  

            “Chiều về nhớ phố Bolsa,

             Đi tìm chút nắng quê nhà năm xưa”.

    Hoặc: 

            “Xin gửi quê hương một tấm lòng, 

            Ca li nhớ mãi nắng Sài Gòn”.

    Thật đúng như nhà thơ Alfred De Musset đã cho rằng, thơ là nỗi cảm xúc của lòng mình, là nhịp đập của trái tim, là hơi thở của trí tuệ và…”Hãy đập vào trái tim, thiên tài là ở đó”.  Hay nhà văn Việt Hải đã viết trong lời mở đầu cho thi tập Nguồn Cội:  “Trong ngôn ngữ của đời sống, thơ là những dòng chữ đi từ con tim tìm đến khối óc.   Nếu con tim rung động thì trí óc sắp xếp sự sáng tạo chữ nghĩa, đó là ý tưởng của nhà thơ”.  Trong thi tập Chiều Bến Đợi, thi sĩ DHA đã nhận định:  “Tôi đã dànhtừ bao giờ một góc trái tim cho Thơ”.

              “Mỗi bước chân đi nghĩ ngợi gì 

               Thềm hoa rực rỡ đọng trên mi

               Nắng vàng phơ phất lùa khung cửa 

               Chở những vần thơ lãng đãng về”….

                                          (“Nắng Ca Li Nhớ Nắng Sài Gòn)

    Có phải chẳng thi sĩ DHA là một thiên tài?  Một hứa hẹn của thi ca văn học?

             “Là những vần thơ tự trái tim 

              Nâng niu ngày tháng mộng bình sinh”…..

          (Nghe Tiếng Thơ Rung Dưới Nắng Chiều, 2019)

    Thi sĩ DHA ra đời trước tôi gần ba thế hệ nên tôi không có cơ hội biết nhiều về bà, nhưng vì quý mến bà qua bản tính khiêm nhường, lịch thiệp và nhã nhặn của bà, tôi bắt đầu tìm hiểu về bà qua vài lần được cùng bà hàn huyên tâm sự và cũng nhờ vào buổi phỏng vấn thi sĩ DHA của chương trình Mạn Đàm Văn Học với nghệ sĩ Bích Ty, tôi được biết rõ về bà hơn.   

    Thi sĩ DHA là cháu nội trực hệ của cụ Dương Khuê, tác giả của một số bài văn, câu đối, ông cũng là tác giả của những bài ca trù nổi tiếng như bài “Gặp Lại cô Đầu Cũ”.  Theo nhà văn Việt Hải thì thi sĩ DHA xuất thân trong một gia đình nho gia vọng tộc, đề cao và trọng chủ nghĩa tồn cổ.  Là một dòng họ nổi tiếng là có nhiều nhân tài, như cụ Đô Ngự Sử Dương Quang, danh sĩ Dương Lâm phó Tổng Tài Quốc Sử Quán đời nhà Nguyễn, nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, giáo sư tiến sĩ Dương Thiệu Tống, nhà thơ Dương Tuyết Lan, nhạc sĩ Dương Thụ, nhạc sĩ/thi sĩ Dương Hồng Kỳ, khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, bác sĩ tim mạch Dương Hồng Tạo.  Nên thi sĩ DHA có lần đã nói với tôi:  “Đã lỡ sinh ra trong gia đình họ DƯƠNG, mình cũng phải làm một cái gì cho xứng đáng, đúng không cô Khánh Lan (KL)”.

    Trong lần phỏng vấn qua điện thoại với thi sĩ DHA ngày mồng ba tháng ba, 2020, thi sĩ DHA đã tâm sự với tôi.   Thi sĩ DHA nói, bà tập làm thơ khi bà mới 14 tuổi, bắt đầu với hai hay ba câu thơ viết về người anh trong thời tản cư.  Khi chiến tranh thực sự xẩy ra trên đất Bắc, thi sĩ DHA đã chứng kiến bao cảnh thương tâm, nhất là quang cảnh hoang tàn, buồn bã, vắng vẻ, tan rã, thừa người bán thiếu người mua của buổi chợ chiều, đã là động lực và làm chạnh lòng trác trở của một thi sĩ như bà và trong một phút thoáng qua trong tâm não, bà đã sáng tác bài thơ tả cảnh chợ chiều rất rõ ràng và gợi hình như sau:

               “Chợ chiều tan rã cảnh tiêu sơ”….

    Hầu hết những bài thơ đầu tay của nữ sĩ DHA được đăng trên báo Cậu Ấm Cô Chiêu năm 1949 và những tờ báo khác như Cải Tạo, Hồ Gươm, Sinh Lực, Giang sơn, Giác Ngộ….Năm 1952-1954, thi sĩ DHA được mướn làm thư ký tòa soạn của tòa báo Sinh Lực ở Hà Nội, lúc ấy, bà 21 tuổi.  Nhiệm vụ chính của bà là viết những bài phóng sự thuộc về lãnh vực văn nghệ, thể thao và đón những phái đoàn thể thao từ Nam ra Bắc.  Đặc điểm cũng như sở trường của nhà thơ DHA, là bà thường viết những bài phóng sự xã hội khi bà chứng kiến những cảnh thương tâm xẩy ra, bà đã nhìn tận mắt những cảnh nghèo khó đã giết đi hàng ngàn người, hay những tương phản giữa hai lớp sống:  kẻ giàu người nghèo.  Thi sĩ DHA nói, câu chuyện đau lòng nhất mà bà đã nhìn thấy, là thảm cảnh 200 trẻ em mồ côi ở Gò Đống Đa, sự đói khổ, bơ vơ lạc lõng giữa chợ đời, đã là động lực giúp bà viết bài phóng sự về các em.  Bài phóng sự này đã được chọn và đăng trên tờ báo Giang Sơn năm 1953.   Hình ảnh đau thương thứ hai mà thi sĩ DHA nhìn thấy là một đứa bé chết lả trước cửa nhà của một gia đình giàu có, đúng lúc chủ nhà của căn nhà ấy dắt hai đứa con của họ ra đường chơi bóng, mà chẳng màn để ý đến đứa bé nghèo đói đang nằm chờ chết trước cửa nhà của họ.  

    Năm 1952, thi tập đầu tiên Hương Mùa Chinh Chiến ra đời ở Hà Nội.  Năm 1954 khi đất nước chia đôi, thi sĩ DHA 23 tuổi, bà rời gia đình nguyên thủy, kết hôn với trung uý bảo an, Nguyễn Sĩ Hiệp tại Hà Nội trước khi bà  theo chồng tản cư vào miền nam.  Định cư tại Sài Gòn, thi sĩ DHA trở lại đi làm một thời gian ngắn và cũng là thời điểm mà bà tạm dừng sáng tác thơ từ ngày đó, quyết định chọn con đường cao quý của người đàn bà thuần túy Việt Nam, là ở nhà chăm sóc chồng con.  Trước khi từ giã thế giới thi ca, thi sĩ DHA có viết một chuyện ngắn, đó là quyển “Niềm Vui Hy Sinh” đăng trên một tờ báo hàng ngày ở Saigon.  Thi sĩ DHA kể, thỉnh thoảng bà hay ghé lại đài phát thanh Saigon để nghe người anh họ của bà là nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và ca sĩ Minh Trang hát…… 

    Khi được hỏi thi sĩ DHA là bà có âm hận về quyết định của bà trong việc xếp bút nghiêm để trở thành người nội trợ toàn thời gian? Thì hình bên kia đường giây điện thoại, tôi nghe giọng nói của thi sĩ DHA như chùng xuống chen lẫn một chút vấn vương luyến tiếc, bà nói:  “Có lẽ đã đến lúc, những vần thơ thiên phú trong tôi được xếp lại và tạm thời đi dần vào quên lãng, để nhường chỗ cho sự khởi đầu của một mái gia đình hạnh phúc, tôi nghĩ, đây là lựa chọn tốt và hay nhất cho tôi, cũng như đây là những gì tôi đã được dạy dỗ trong một gia đình tồn cổ như gia đình của chúng tôi”.  Ngừng một giây, thi sĩ cười với giọng nói vang vang trong máy điện thoại:  “Cái quan niệm tồn cổ…….vẫn giữ cái cổ lại hay, cô KL ạ”.

    Theo lời của thi sĩ DHA, chồng bà, trung uý bảo an Nguyễn Sĩ Hiệp (NSH) trở lại học luật tại Sài Gòn, và vẫn tiếng cười nho nhỏ, bao dung, hiền hậu, thi sĩ DHA kể, có những lúc bà đến trường luật để lấy bài giảng cho chồng vì ông NSH bận đi công tác xa.  Năm 1966, ông NSH giữ chức vụ thẩm phán, vài năm sau ông làm chánh văn phòng chủ tịch Tối Cao Pháp Viện, chủ tịch hội đồng thẩm phán, hai nhiệm kỳ tại Sài Gòn, chức vụ cuối cùng là chánh án tỉnh Mỹ Tho và khi Sài Gòn thất thủ, ngày 30 tháng Tư, 1975 đã làm thay đổi cuộc sống của hàng triệu người Việt Nam sống trên đất Việt………..và như bị cuốn theo vận nước nổi trôi, lại một lần nữa, thi sĩ DHA cùng chồng và ba người con trai tản cư sang Hoa Kỳ.  Năm 2008, cựu thẩm phán NSH qua đời tại Orange County, California.   

    Khi được hỏi, cơ duyên nào đã là nguồn cảm hứng giúp thi sĩ DHA trở lại sinh hoạt trong thế giới thi ca?  Thi sĩ DHA trả lời:  “Sau khi nhà tôi qua đời, thì những dòng thơ tuyệt diệu ngày xưa đã sống lại trong tôi và tôi bắt đầu làm thơ…..phải tôi… trở về với thế giới thơ văn mà tôi hằng yêu quý”.  Như để giúp tôi hiểu rõ hơn, thi sĩ DHA tiếp tục, “Sau lần tôi về thăm Hà Nội, tôi sáng tác bài Thu Cảm, bài thơ hay lắm cô KL ạ, bài này nhà văn Nhật Thịnh đăng trong tờ báo Đất Đứng năm 2012 và ông nói là thơ của bà “Có hồn”.

               “Thu đến từ đâu thu hỡi thu,

                Cùng thơ đang trở gót sông hồ”…..

                                                   (Chiều Bến Đợi)

    Sau thi tập thứ hai là tám tập thơ sau đó lần lượt suất bản từ năm 2010 đến năm 2019.  Thơ của thi sĩ DHA gồm nhiều thể loại và phạm vi khác nhau, từ tả cảnh tuổi học trò, đến thiên nhiên, tình yêu, gia đình, nỗi cô đơn, lòng thương nhớ, rồi xã hội, chiến tranh, quê hương, tôn giáo và cuối cùng là thơ thiền…. Thơ trong tâm hồn của thi sĩ DHA như được dịp nở hoa, những đóa hoa của trí tuệ, như nhà thi sĩ Paul Valéry đã định nghĩa “THƠ” là gì?  Phải chăng như ông đã nói: “Thơ là ngày hội tưng bừng của trí tuệ”.  Điều này thể hiện qua những bài thơ “Nắng Ca Li Nhớ Nắng Sài Gòn và Hội Thơ” trong tập thơ thứ 10, Nguồn Cội.                   

              …..Ôi bao kỷ niệm êm đềm ấy 

               Xếp hàng trong góc trái tim tôi 

               Để thương để nhớ từng hơi thở

               Vương vấn bao thư giấc mộng đời”….

               “Hôm nay đi hội thơ 

                Niềm vui vẫn đợi chờ 

                Thơ chất đầy một túi 

                Êm ả giấc mơ xưa”….

                     (Mồng 6 Tết Kỷ Hợi – 2019)

    Có phải thơ là nghệ thuật sắp xếp ngôn từ phát suất từ nội tâm như thi sĩ Hà Nguyên Du đã định nghĩa?  Thơ trong thi sĩ DHA tả rất sát nghĩa những gì bà đang suy nghĩ và đang xảy ra cho bà, khiến người đọc thơ hiểu ngay điều bà muốn nói, hiển nhiên là trong bài Vẫn Còn Thơ, sáng tác ngày mồng ba Tết Kỷ Hợi, 2019.

           “Đau ốm qua loa, hết bệnh rồi 

            Căn phòng êm ả một mình thôi 

            Trời mây lãng đãng chào xuân mới 

             Hoa lá tưng bừng đón nắng tươi

             Vuốt tóc soi gương đầu đã bạc 

            Tay run bước mỏi áng da mồi 

             Nâng cao ngọn bút vui nhân thể 

            Thơ vần còn đây-mộng cuối trời”.

    Năm nay, thi sĩ DHA vừa tròn 90 và với hơn 70 năm sinh hoạt trong thế giới thi ca (1947-2020), tuy tuổi đã cao, nhưng bà rất minh mẫn và sáng suốt, bà vẫn làm thơ và hầu như bà đã thuộc lòng từng bài thơ trong 10 thi tập mà bà đã sáng tác và xuất bản.  Không những thế bà còn có tài xuất khẩu thành thơ, thể hiện trong ngày 23 tháng 2, 2020, nữ sĩ DHA đã làm sáu câu thơ ngay tại buổi tiệc vinh danh & chúc thọ 90 kỷ niên của bà.

             “Chín mươi tuổi trên tay còn ngọn bút, 

               Nhìn đất trời cao rộng giữa bao la,

               Cho tôi viết những gì tôi muốn viết, 

               Thổi hồn thơ lãng đãng nhớ quê nhà, 

               Cho tôi thấy mùa xuân đầy nắng ấm 

               Nắng hồng tươi, tình gửi nước non xa”.

                          (Trên Tay Ngọn Bút, 2/23/2020) 

    Hôm nay, tháng 03 ngày 04, 2020, tôi lại được hầu chuyện cùng thi sĩ DHA, bà bảo tôi:  “Ngày xưa tôi có thể làm thơ ở bất cứ nơi nào, lúc nào….tôi có thể viết một bài thơ trong vòng vài phút…..thế mà bây giờ…… tôi không còn có khả năng ấy nữa….90 tuổi rồi còn gì, thưa cô KL”.

    Tóm lại, có phải thơ cũng có tuổi, cũng già nua theo ngày tháng như người đã sáng tác ra nó?  Theo tôi, chắc hẳn là không đúng rồi, vì thơ có khác gì nhạc, thơ và nhạc làm gì có tuổi tác, thơ cũng như nhạc, cả hai đều trẻ mãi không già, chúng sẽ sống mãi trong tâm hồn, trái tim và khối  óc của chúng ta….thơ và nhạc thi vị hóa cuộc sống của mọi người….thơ và nhạc giúp chúng ta mãi vui, trẻ và khỏe…. mãi mãi……trong tâm hồn của chúng ta…..

  • Sinh Hoạt

    Tường trình buổi họp mặt Giáng Sinh của Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian

    Khánh Lan

    Chủ Nhật ngày 15, tháng 12, Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian đã tổ chức buổi họp mặt tất niên tại nhà hàng Ngọc Sương. Buổi sáng mùa đông nhưng bầu trời trong xanh như ngày đầu của một mùa xuân tươi mát. Những cơn gió nhè nhẹ đem theo cảm giác lạnh lạnh để những chiếc khăn quàng cổ đầy mầu sắc tung bay trong gió, tạo thành một bức tranh lập thể tuyệt vời.

     Từ 10:30 sáng, các anh chị em thành viên của Liên Nhóm NVNT & TTG đã có mặt tại nhà hàng để chuẩn bị. Số quan khách tham dự khoảng 80 người, phần lớn là các giáo sư, thi sĩ, văn sĩ, và họa sĩ.  Khánh Lan nhận thấy có sự hiện diện của Giáo sư  Quyên Di, Giáo sư  Dương Ngọc Sum, Giáo sư Lý Tòng Tôn và phu nhân, Thi sĩ Lý Kim, Nhà văn Nguyễn Quang Huy, Nhà văn Vũ Thùy Nhân, Nhà văn Hồ Triều Lam , Thi sĩ Vương Hồng Anh, Thi sĩ Thanh Thủy, Thi Văn sĩ Lê Thị Việt Nam, Thi sĩ Hồng Vũ Lan Nhi, Thi sĩ Cát Ngọc, Họa sĩ Hoàng Vinh và phu nhân, Họa sĩ Chín Mừng, Họa sĩ Lam Thủy, Họa sĩ Lưu Anh Tuấn và phu nhân Mindy Lưu, Ca sĩ Thanh Mỹ và phu quân (Hội Trưởng Nhóm ROF), Nhạc sĩ Quốc Sĩ, Ca sĩ Minh Tâm, Ca sĩ Phương Thúy, Phóng Viên Trịnh Thanh Thủy, Chị Nga Nguyễn (phu nhân của cố nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn), và chuyên viên thu hình Paul Phú Lê Văn cùng một số quý thân hữu khác…

     Nhà văn Việt Hải, con chim đầu đàn của Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian khai mạc bữa tiệc với lời cám ơn và tường trình về những sinh hoạt trong quá khứ cũng như những dự định trong tương lai. Tiếp theo là chương trình văn nghệ “Cùng Hát Bên Nhau” do các anh chị trong Liên nhóm NVNT & TTG đảm nhiệm, song song với những món ăn thịnh soạn của nhà hàng Ngọc Sương.  Chương trình văn nghệ mở đầu với bài ” Jingle Bell” do ban hợp ca Tiếng Thời Gian trình diễn và kết thúc buổi tiệc với bài “Feliz Navedad” do ngũ ca:  Thụy Lan, Lệ Hoa, Khánh Lan, Hồng Nguyên và Quốc Sĩ đã mang lại một không khí thân mật và vui tươi cho ngày họp mặt cuối năm. 

    Ngày 15 tháng 12 cũng là ngày sinh nhật của Nhà văn Việt Hải, đó cũng là lý do các anh chị trong nhóm NVNT và TTG đã chọn để tổ chức tiệc Tất niên và đồng thời mừng sinh nhật nhà văn Việt Hải.  Trong niềm vui lẫn xúc động, Nhà văn Việt Hải gởi lời cảm ơn đến quý khách hiện diện trong bữa tiệc đã đến chia vui cùng ông và các anh chị em trong Liên nhóm NVNT & TTG đã bỏ thời giờ để chuẩn bị cho bữa tiệc được hoàn mỹ.  Phần cắt bánh sinh nhật thật cảm động. Ban hợp ca do Mộng Thủy và Thụy Lan hướng dẫn với nhạc phẩm:  “Khi Ta 20” vang lên trong lúc Nhà văn Việt Hải cắt bánh sinh nhật.

    Buổi họp mặt đón Chúa Giáng Sinh và chúc mừng sinh nhật Nhà văn Việt Hải đã đem lại bao nỗi hân hoan và vui thích trên nét mặt của từng quý thân hữu hiện diện trong bữa tiệc ngày hôm ấy. Đây cũng là một khích lệ lớn lao cho Ban Tổ Chức.

    Sau bữa tiệc tất niên, Nhà văn Việt Hải cùng một số anh chị em trong ban tổ chức đã đến tham dự bữa tiệc của ông John Tạ, “Công ty bào chế và Tổng đại lý dược thảo Princess Life Styles,” tại nhà hàng 888 Seafood ở Rosemead.  Khánh Lan và Nhật Uyên đã đại diện cho Nhà văn Việt Hải và Liên nhóm NVNT & TTG, lên sân khấu ngỏ lời chúc mừng ông John Tạ cũng như chào đón ông đã đến với nhóm Liên nhóm NVNT & TTG. 

    Thay mặt Liên nhóm NVNT và TTG, xin chân thành cám ơn quý thân hữu đã đến chung vui với chúng tôi.  Kính chúc quý thân hữu một mùa Giáng Sinh an lành, hạnh phúc và một năm mới vạn sự tốt đẹp.

    Thân kính, 

    Khánh Lan

    Click vào link để xem thêm hình

    https://photos.google.com/share/AF1QipOYtmOj6iW5a0OY-mx_nLrIxnPF0n6bxkOXSVoekwJNv5enBNDlK7XyC14-HXjgnA?key=bjhFMkpZVVhoRU5oc3pBRGRTemM0eXk4TTVlYXhB

    https://photos.google.com/album/AF1QipOXtNaGqbsqWZbLmfgZSrNC-34l7fAsqfG9ugIk

  • Sinh Hoạt,  Tin tức

    Ra mắt sách “Tự Lực Văn Đoàn và Các Cây Bút Hậu Duệ” tại San Jose, CA.

    Được sự yểm trợ tổ chức của Văn Thơ Lạc Việt, Buổi trưa hôm qua Thừ Bảy 9/11/2019, Ông Nguyễn Hùng Tâm – con trai ông Nguyễn Hùng Trương, chủ nhân nhà sách Khai Trí tại Saigon ngày xưa – đã mời được một vài nhân vật đại diện cho nhóm Nhân văn Nghệ thuật từ Nam Cali đến, tổ chức buổi ra mắt tác phẩm “Tự Lực Văn Đoàn và Các Cây bút Hậu duệ”, tại nhà hàng Grand Fortune trên đường Monterey Rd, thành phố San José bắc California.

    Buổi ra mắt sách với khoảng 140 quan khách, văn nghệ sĩ tham dự, đặc biệt khách đường xa có ông Nguyễn Tường Thiết, con trai Út của Nhà văn Nhất Linh – Người Khai sáng Tự Lực Văn Đoàn – trong phần phát biểu về tác phẩm của các hậu duệ, đã gợi lại những kỷ niệm về Nhất Linh, người cha kính yêu của ông suốt chặng đường dài hoạt động chính trị và văn học Việt Nam.

    Chương trình cũng được lồng vào với phần văn nghệ do các ca nghệ sĩ của Ban văn nghệ Thơ văn Lạc Việt trình diễn, khá phong phú, ắm áp.

    Sau đây là một vài hình ảnh chúng tôi ghi lại về buổi ra mắt sách, xin được chia xẻ đến Quý vị và Các Bạn xa gần, cùng thêm một Lời Giới thiệu về một tác phẩm văn học mới, với nhiều cây bút hậu duệ, vẫn ước mơ Tự Lực Văn Đoàn, dòng Văn học ngọt ngào mãi sẽ còn mãi chảy vào lòng người viễn xứ.

    Mạc Phong Đình

  • Sinh Hoạt,  Tin tức

    Ra mắt sách “Tự Lực Văn Đoàn và Các Cây Bút Hậu Duệ” tại San Jose, CA.

    Được sự yểm trợ tổ chức của Văn Thơ Lạc Việt, Buổi trưa hôm qua Thừ Bảy 9/11/2019, Ông Nguyễn Hùng Tâm – con trai ông Nguyễn Hùng Trương, chủ nhân nhà sách Khai Trí tại Saigon ngày xưa – đã mời được một vài nhân vật đại diện cho nhóm Nhân văn Nghệ thuật từ Nam Cali đến, tổ chức buổi ra mắt tác phẩm “Tự Lực Văn Đoàn và Các Cây bút Hậu duệ”, tại nhà hàng Grand Fortune trên đường Monterey Rd, thành phố San José bắc California.

    Buổi ra mắt sách với khoảng 140 quan khách, văn nghệ sĩ tham dự, đặc biệt khách đường xa có ông Nguyễn Tường Thiết, con trai Út của Nhà văn Nhất Linh – Người Khai sáng Tự Lực Văn Đoàn – trong phần phát biểu về tác phẩm của các hậu duệ, đã gợi lại những kỷ niệm về Nhất Linh, người cha kính yêu của ông suốt chặng đường dài hoạt động chính trị và văn học Việt Nam.

    Chương trình cũng được lồng vào với phần văn nghệ do các ca nghệ sĩ của Ban văn nghệ Thơ văn Lạc Việt trình diễn, khá phong phú, ắm áp.

    Sau đây là một vài hình ảnh chúng tôi ghi lại về buổi ra mắt sách, xin được chia xẻ đến Quý vị và Các Bạn xa gần, cùng thêm một Lời Giới thiệu về một tác phẩm văn học mới, với nhiều cây bút hậu duệ, vẫn ước mơ Tự Lực Văn Đoàn, dòng Văn học ngọt ngào mãi sẽ còn mãi chảy vào lòng người viễn xứ.

    Mạc Phong Đình

  • Sinh Hoạt,  Tin tức

    Sinh Nhật Ns. Tuấn Khanh 7-3-20

    Khánh Lan

    Vào lúc 1 giờ chiều ngày 16 tháng 11, năm 2019, Liên nhóm “Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian” đã tổ chức buổi Vinh danh và mừng Thượng thọ Nhạc sĩ Tuấn Khanh tại NT Studio, trên đường Brookhurst, thành phố Westminster, California. Hôm ấy, trời thật đẹp! Những tia nắng vàng óng ánh, len lỏi qua những cành cây như để sưởi ấm vài chiếc lá khô còn xót lại trên cành. Trong một không gian lãng mạn của mùa thu, có lẽ không còn gì thú vị hơn khi được cùng bạn bè cùng thưởng thức những bài tình ca của một thời xa xưa…

    Tuy mới 12:30 chiều, nhưng đã có khá đông thân hữu xếp hàng ngoài cửa. Nét vui tươi hiện rõ trên khuôn mặt từng người. Phía bên trong, ban tiếp tân cũng đã bắt đầu bận rộn tiếp đón khách vào chỗ ngồi. Đúng 1 chiều, Gs Quyên Di và Xướng Ngôn viên Khoa Cát (đài truyền hình SAIGON TV, 57.3) chào đón Ns Tuấn Khanh và Ns Bùi Thiện cùng đi chung với ông.

    Khách tham dự gồm có sự hiện diện của của Nhạc Sĩ Lê Văn Khoa, Nhà văn Mắt Nâu,  Nhà Thơ Việt Cường, Thi Sĩ Bích Ty, Ca Sĩ Chung Tử Lưu,  Ca sĩ/Bác Sĩ Vương Đức Hậu, Nhạc trưởng Bùi Quỳnh Qiao (Ban hợp xướng Ngàn Khơi),  Ca Nhạc sĩ Phạm Anh Dũng, Nhà Văn Nguyễn Huy Quang, Nhà văn Dương Tử, Giáo sư/Nhà văn Dương Ngọc Sum, Nhà thơ Dương Hồng Anh, Nhà thơ Võ Ý,  Nhà báo/Nhà văn Phạm Quốc Bảo,  Nhà văn Hạo Nhiên Trần Thế Ngữ,  Nhà văn/Nhạc sĩ Dương Viết Điền,  Nhà văn Hà Nguyên  Du, Trương Thành Đức, Ông Nguyễn Lý Sáng (Cựu Hội trưởng Tây Ninh Đồng Hương Hội),  Bác sĩ/Ca sĩ Nguyễn Đức Cường, Bác sĩ/Ca sĩ Trương Đức Cường,  Họa Sĩ Lâm Thủy, Ký Giả Uyên Vũ, Nhạc sĩ Mạc Vũ Phạm Gia Cổn và nhóm Hoàng Hạc Khí Công, nhóm Nghệ sĩ Hoa Mai Nga Lam (San Diego), Nhiếp ảnh gia Hòa Quân  .v.v…. Đặc biệt, còn có sự hiện của Nhà báo Phạm Kim (Báo Người Việt Tây Bắc, Seattle) đến từ Seattle.

    Sau phần chào Quốc Kỳ và một phút tưởng niệm, MC Nhật Uyên thay mặt Nv Việt Hải và Liên Nhóm NVNT & TTG, giới thiệu về chủ trương và sinh hoạt, thành phần BTC, cũng như gởi lời cám ơn đến các nhà bảo trợ và các mạnh thường quân đã hỗ trợ trong việc duy trì và bảo tồn những sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của hội. Chương trình được tiếp tục với MC Khánh Lan, giới thiệu về tiểu sử cũng như những sáng tác của Ns Tuấn Khanh. 

    Nhạc sĩ Tuấn Khanh, tên thật là Trần Ngọc Trọng, sinh năm 1933 tại Nam Định.  Năm 1950, ông về sống tại Hà Nội và học vĩ cầm từ một người anh.  Trong một bài phỏng vấn của phóng viên Đức Tuấn, tòa báo Người Việt, tháng Tư, năm  2013, Ns Tuấn Khanh đã tâm sự rằng,  “Người thầy đầu tiên dạy nhạc cho ông là ông Nguyễn Văn Diệp, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, Ns Tuấn Khanh chuyển sang học nhạc từ ba ông thầy người Pháp, cho nên chắc chắn những sáng tác của ông, không ít thì nhiều, đã chịu ảnh hưởng nền âm nhạc Tây Phương”.  

    Năm 1953, ông giành giải nhất của đài phát thanh Pháp Á về giọng hát.  Ông sáng tác cả hai thể loại:  tình ca và những ca khúc mang âm hưởng nhạc tiền chiến.  Đôi khi, ông viết theo lời yêu cầu của nhà xuất bản mà ông gọi là “Nhạc Đại Chúng”‘ một loại nhạc rất thịnh hành và ăn khách thời ấy.  Ông dùng nhiều bút hiệu khác nhau như Thương Hoài Thương, điển hình là bài Lệ Tình, Tuy Anh Không Nói.  Trần Kim Phú qua sáng tác Vì lỡ thương nhau.v.v… Ngoài việc viết nhạc, ông còn là ca sĩ với nghệ danh “Trần Ngọc”. 

    Năm 1955, Ns Tuấn Khanh di cư vào miền Nam Việt Nam.  Tại Saigon, ông đàn cho đài phát thanh và ban Giao Hưởng của trường Quốc Gia Âm Nhạc.  Nhạc phẩm đầu tay của ông là bài “Đò Ngang”, viết cùng với Ns Y Vân.  

    Sau năm 1975, ông ngưng mọi sáng tác trong vòng 7 năm và chuyển sang nghề dạy học tại tư gia.  Những lần vượt biên thất bại đã khiến ông vô cùng thất vọng, tưởng chừng mình không bao giờ có được cơ hội đặt chân lên miền đất tự do. Và lần vượt biên sau cùng, ông đã thành công.  

    Khi Đến Hoa Kỳ, ông được một nhà thờ Tin Lành bảo lãnh và ông đã sáng tác cả 100 bài nhạc đạo cho sứ đạo này.  Sau sáu tháng sinh sống tại San Jose, trong một buổi nói chuyện, ông đã theo lời mời của NS Phạm Duy, về sống tại miền nam California. Nơi đây, ông đã lấy lại nguồn cảm hứng và bắt đầu sáng tác lại từ đó.  Vào năm 2002, Trung tâm Thúy Nga mời ông cộng tác trong chương trình “Thúy Nga By Night 64:  Đêm Văn Nghệ Thính Phòng” với chủ đề vinh danh ba Nhạc sĩ:  Tuấn Khanh, Vũ Thành An và Từ Công Phụng. 

    Ns Phạm Duy đã nhận xét về dòng nhạc của NS Tuần Khanh như sau: “Tất cả trong các nhạc sĩ, đã suốt một đời sáng tác cho quê hương Việt Nam, qua bao luân lạc,  Ns Tuấn Khanh là một nhạc sĩ đã nối tiếp con đường sáng tác nhạc tiền chiến và rất thành công”.  

    Năm 1982, ông đinh cư tại thành phố Garden Grove, California. Tại đây, ông và gia đình mở một tiệm phở mang tên Hoa Soan Bên Thềm Cũ . 

    Những sáng tác của Ns Tuấn Khanh đều được cả khán giả trong và ngoài nước trân trọng và yêu chuộng.  Ông đã sáng tác hơn 100 nhạc phẩm. Những nhạc phẩm được lưu truyền qua nhiều thế hệ, phải nhắc đến là:  Hoa Soan Bên Thềm Cũ,  Chiếc Lá Cuối Cùng, dưới Giàn Hoa Cũ, Quán Nửa Khuya, Nhạt nhòa,  Nỗi Niềm, Một Chiều Đông,  Kiếp Sầu Đau, Chiều Biên Khu, Tại Vắng Anh, Kiếp Sau, Hai Kỷ Niệm Một Chuyến Đi, là những bài nổi tiếng… Ông tâm sự, phần lớn mỗi bản nhạc của ông sáng tác đều mang một niềm tâm sự và phát xuất từ những cảm xúc có thật của ông.  Chẳng hạn, nhạc phẩm “Chiếc Lá Cuối Cùng” là nhạc phẩm kể lại chuyện tình ngang trái của chính ông.  Và nhạc phẩm “Nhạt Nhòa” là sáng tác của ngày chia tay người yêu trong một hoàn cảnh gần như chạy trốn, vội vã và chan hòa nước mắt.  Ông cho biết ý nhạc của bài hát này đã đến với ông và ông đã ôm ấp & nuôi dưỡng nó trong tim mình trong suốt năm ngày lênh đênh trên biển cả…….

    Chương trình văn nghệ do Gs Quyên Di và nhóm âm nhạc của Liên Nhóm NVNT & TTG phụ trách.  Mở đầu chương trình ban tam ca “Lâm Dung, Ngọc Quỳnh, Ái Liên” đã trình bày nhạc phẩm bất hủ của Ns Tuấn Khanh “Hoa Soan Bên Thềm Cũ”.  Đặc biệt sau đó, phần trình diễn nhạc phẩm “Dưới Giàn Hoa Cũ” của Cs Chung Tử Lưu với sự phụ diễn của nhóm vũ TTG gồm Khánh Lan, Thanh Châu… đã khiến cho chương trình tăng thêm phần sinh động và hào hứng. Chương trình nối tiếp với những nhạc phẩm nổi tiếng như:  Nhạt Nhòa, Quán Nửa Khuya, Một Chiều Đông, Chiều Biên Khu, Nỗi Niềm v.v….

    Trong suốt thời gian 3 tiếng rưỡi, hội trường NT Studio chìm trong yên lặng. Mọi người như để hết tâm hồn theo dòng nhạc, thưởng thức những khúc nhạc vàng và lắng nghe những lời chia sẻ của Ns Tuấn Khanh, về những cảm xúc của ông qua từng sáng tác, từng giai đoạn và những biến chuyển xẩy đến cho ông, theo dòng thời gian.

    Dưới sân khấu, Ns Tuấn Khanh ngồi yên lặng, hai tay ông ôm tấm plaque mà Liên Nhóm NVNT & TTG trao tặng ông, chăm chú theo dõi phần trình diễn. Mặt ông tươi sáng với nụ cười mãn nguyện luôn nở trên môi. Thỉnh thoảng, vài giọt nước mắt lăn dài trên má nhưng ông vẫn thản nhiên, không che dấu những giọt lệ hạnh phúc.

    Trước khi kết thúc chương trình, Ns Tuấn Khanh phát biểu cảm nghĩ của ông về buổi Vinh Danh và Chúc Thọ. Giọng ông nghẹn lại vì xúc động “Còn gì hạnh phúc cho bằng, đến cuối đời, tôi được mọi người nghĩ đến và cho tôi một buổi chiều vui như hôm nay, tôi không biết nói gì hơn”.   

    Bế mạc chương trình là phần cắt bánh Vinh Danh và Chúc Thọ Ns Tuấn Khanh. Chương trình kết thúc lúc 5:00 chiều. Bài “Hoa Soan Bên Thềm Cũ” được ban hợp ca Tiếng Thời Gian và thân hữu cùng hát lại lần thứ hai, rồi lại lần thứ ba, để tiễn chân ông …

    CS Bùi Thiện kể lại, trên đường về, Ns Tuấn Khanh không ngừng nói về những cảm xúc của ông và ông rất cảm động trước sự chân tình của GS Quyên Di và Liên Nhóm NVNT & TTG vì ông đã có một buổi sinh nhật thật hạnh phúc và khó quên.

    2:07 sáng ngày 26, tháng 11, 2019

    Khánh Lan 

  • Sinh Hoạt,  Tin tức

    Chiều văn học nghệ thuật ra mắt sách Trần Quang Hải- 50 Năm Nghiên Cứu Nhạc Dân Tộc Việt (Viễn Đông)

    Trưa Chủ Nhật, ngày 10 tháng 2, 2019 tại phòng hội của Đại Học Cal State Long Beach (CSULB) thuộc Phân Khoa Nghiên Cứu Về Người Á Châu Và Người Mỹ Gốc Á Châu (Asian & Asian American Studies) đã diễn ra buổi “Chiều Văn Học Nghệ Thuật” năm thứ III do nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian tổ chức. Đọc thêm …