• Sinh Hoạt,  Tin tức

    Sinh Nhật Ns. Tuấn Khanh 7-3-20

    Khánh Lan

    Vào lúc 1 giờ chiều ngày 16 tháng 11, năm 2019, Liên nhóm “Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian” đã tổ chức buổi Vinh danh và mừng Thượng thọ Nhạc sĩ Tuấn Khanh tại NT Studio, trên đường Brookhurst, thành phố Westminster, California. Hôm ấy, trời thật đẹp! Những tia nắng vàng óng ánh, len lỏi qua những cành cây như để sưởi ấm vài chiếc lá khô còn xót lại trên cành. Trong một không gian lãng mạn của mùa thu, có lẽ không còn gì thú vị hơn khi được cùng bạn bè cùng thưởng thức những bài tình ca của một thời xa xưa…

    Tuy mới 12:30 chiều, nhưng đã có khá đông thân hữu xếp hàng ngoài cửa. Nét vui tươi hiện rõ trên khuôn mặt từng người. Phía bên trong, ban tiếp tân cũng đã bắt đầu bận rộn tiếp đón khách vào chỗ ngồi. Đúng 1 chiều, Gs Quyên Di và Xướng Ngôn viên Khoa Cát (đài truyền hình SAIGON TV, 57.3) chào đón Ns Tuấn Khanh và Ns Bùi Thiện cùng đi chung với ông.

    Khách tham dự gồm có sự hiện diện của của Nhạc Sĩ Lê Văn Khoa, Nhà văn Mắt Nâu,  Nhà Thơ Việt Cường, Thi Sĩ Bích Ty, Ca Sĩ Chung Tử Lưu,  Ca sĩ/Bác Sĩ Vương Đức Hậu, Nhạc trưởng Bùi Quỳnh Qiao (Ban hợp xướng Ngàn Khơi),  Ca Nhạc sĩ Phạm Anh Dũng, Nhà Văn Nguyễn Huy Quang, Nhà văn Dương Tử, Giáo sư/Nhà văn Dương Ngọc Sum, Nhà thơ Dương Hồng Anh, Nhà thơ Võ Ý,  Nhà báo/Nhà văn Phạm Quốc Bảo,  Nhà văn Hạo Nhiên Trần Thế Ngữ,  Nhà văn/Nhạc sĩ Dương Viết Điền,  Nhà văn Hà Nguyên  Du, Trương Thành Đức, Ông Nguyễn Lý Sáng (Cựu Hội trưởng Tây Ninh Đồng Hương Hội),  Bác sĩ/Ca sĩ Nguyễn Đức Cường, Bác sĩ/Ca sĩ Trương Đức Cường,  Họa Sĩ Lâm Thủy, Ký Giả Uyên Vũ, Nhạc sĩ Mạc Vũ Phạm Gia Cổn và nhóm Hoàng Hạc Khí Công, nhóm Nghệ sĩ Hoa Mai Nga Lam (San Diego), Nhiếp ảnh gia Hòa Quân  .v.v…. Đặc biệt, còn có sự hiện của Nhà báo Phạm Kim (Báo Người Việt Tây Bắc, Seattle) đến từ Seattle.

    Sau phần chào Quốc Kỳ và một phút tưởng niệm, MC Nhật Uyên thay mặt Nv Việt Hải và Liên Nhóm NVNT & TTG, giới thiệu về chủ trương và sinh hoạt, thành phần BTC, cũng như gởi lời cám ơn đến các nhà bảo trợ và các mạnh thường quân đã hỗ trợ trong việc duy trì và bảo tồn những sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của hội. Chương trình được tiếp tục với MC Khánh Lan, giới thiệu về tiểu sử cũng như những sáng tác của Ns Tuấn Khanh. 

    Nhạc sĩ Tuấn Khanh, tên thật là Trần Ngọc Trọng, sinh năm 1933 tại Nam Định.  Năm 1950, ông về sống tại Hà Nội và học vĩ cầm từ một người anh.  Trong một bài phỏng vấn của phóng viên Đức Tuấn, tòa báo Người Việt, tháng Tư, năm  2013, Ns Tuấn Khanh đã tâm sự rằng,  “Người thầy đầu tiên dạy nhạc cho ông là ông Nguyễn Văn Diệp, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, Ns Tuấn Khanh chuyển sang học nhạc từ ba ông thầy người Pháp, cho nên chắc chắn những sáng tác của ông, không ít thì nhiều, đã chịu ảnh hưởng nền âm nhạc Tây Phương”.  

    Năm 1953, ông giành giải nhất của đài phát thanh Pháp Á về giọng hát.  Ông sáng tác cả hai thể loại:  tình ca và những ca khúc mang âm hưởng nhạc tiền chiến.  Đôi khi, ông viết theo lời yêu cầu của nhà xuất bản mà ông gọi là “Nhạc Đại Chúng”‘ một loại nhạc rất thịnh hành và ăn khách thời ấy.  Ông dùng nhiều bút hiệu khác nhau như Thương Hoài Thương, điển hình là bài Lệ Tình, Tuy Anh Không Nói.  Trần Kim Phú qua sáng tác Vì lỡ thương nhau.v.v… Ngoài việc viết nhạc, ông còn là ca sĩ với nghệ danh “Trần Ngọc”. 

    Năm 1955, Ns Tuấn Khanh di cư vào miền Nam Việt Nam.  Tại Saigon, ông đàn cho đài phát thanh và ban Giao Hưởng của trường Quốc Gia Âm Nhạc.  Nhạc phẩm đầu tay của ông là bài “Đò Ngang”, viết cùng với Ns Y Vân.  

    Sau năm 1975, ông ngưng mọi sáng tác trong vòng 7 năm và chuyển sang nghề dạy học tại tư gia.  Những lần vượt biên thất bại đã khiến ông vô cùng thất vọng, tưởng chừng mình không bao giờ có được cơ hội đặt chân lên miền đất tự do. Và lần vượt biên sau cùng, ông đã thành công.  

    Khi Đến Hoa Kỳ, ông được một nhà thờ Tin Lành bảo lãnh và ông đã sáng tác cả 100 bài nhạc đạo cho sứ đạo này.  Sau sáu tháng sinh sống tại San Jose, trong một buổi nói chuyện, ông đã theo lời mời của NS Phạm Duy, về sống tại miền nam California. Nơi đây, ông đã lấy lại nguồn cảm hứng và bắt đầu sáng tác lại từ đó.  Vào năm 2002, Trung tâm Thúy Nga mời ông cộng tác trong chương trình “Thúy Nga By Night 64:  Đêm Văn Nghệ Thính Phòng” với chủ đề vinh danh ba Nhạc sĩ:  Tuấn Khanh, Vũ Thành An và Từ Công Phụng. 

    Ns Phạm Duy đã nhận xét về dòng nhạc của NS Tuần Khanh như sau: “Tất cả trong các nhạc sĩ, đã suốt một đời sáng tác cho quê hương Việt Nam, qua bao luân lạc,  Ns Tuấn Khanh là một nhạc sĩ đã nối tiếp con đường sáng tác nhạc tiền chiến và rất thành công”.  

    Năm 1982, ông đinh cư tại thành phố Garden Grove, California. Tại đây, ông và gia đình mở một tiệm phở mang tên Hoa Soan Bên Thềm Cũ . 

    Những sáng tác của Ns Tuấn Khanh đều được cả khán giả trong và ngoài nước trân trọng và yêu chuộng.  Ông đã sáng tác hơn 100 nhạc phẩm. Những nhạc phẩm được lưu truyền qua nhiều thế hệ, phải nhắc đến là:  Hoa Soan Bên Thềm Cũ,  Chiếc Lá Cuối Cùng, dưới Giàn Hoa Cũ, Quán Nửa Khuya, Nhạt nhòa,  Nỗi Niềm, Một Chiều Đông,  Kiếp Sầu Đau, Chiều Biên Khu, Tại Vắng Anh, Kiếp Sau, Hai Kỷ Niệm Một Chuyến Đi, là những bài nổi tiếng… Ông tâm sự, phần lớn mỗi bản nhạc của ông sáng tác đều mang một niềm tâm sự và phát xuất từ những cảm xúc có thật của ông.  Chẳng hạn, nhạc phẩm “Chiếc Lá Cuối Cùng” là nhạc phẩm kể lại chuyện tình ngang trái của chính ông.  Và nhạc phẩm “Nhạt Nhòa” là sáng tác của ngày chia tay người yêu trong một hoàn cảnh gần như chạy trốn, vội vã và chan hòa nước mắt.  Ông cho biết ý nhạc của bài hát này đã đến với ông và ông đã ôm ấp & nuôi dưỡng nó trong tim mình trong suốt năm ngày lênh đênh trên biển cả…….

    Chương trình văn nghệ do Gs Quyên Di và nhóm âm nhạc của Liên Nhóm NVNT & TTG phụ trách.  Mở đầu chương trình ban tam ca “Lâm Dung, Ngọc Quỳnh, Ái Liên” đã trình bày nhạc phẩm bất hủ của Ns Tuấn Khanh “Hoa Soan Bên Thềm Cũ”.  Đặc biệt sau đó, phần trình diễn nhạc phẩm “Dưới Giàn Hoa Cũ” của Cs Chung Tử Lưu với sự phụ diễn của nhóm vũ TTG gồm Khánh Lan, Thanh Châu… đã khiến cho chương trình tăng thêm phần sinh động và hào hứng. Chương trình nối tiếp với những nhạc phẩm nổi tiếng như:  Nhạt Nhòa, Quán Nửa Khuya, Một Chiều Đông, Chiều Biên Khu, Nỗi Niềm v.v….

    Trong suốt thời gian 3 tiếng rưỡi, hội trường NT Studio chìm trong yên lặng. Mọi người như để hết tâm hồn theo dòng nhạc, thưởng thức những khúc nhạc vàng và lắng nghe những lời chia sẻ của Ns Tuấn Khanh, về những cảm xúc của ông qua từng sáng tác, từng giai đoạn và những biến chuyển xẩy đến cho ông, theo dòng thời gian.

    Dưới sân khấu, Ns Tuấn Khanh ngồi yên lặng, hai tay ông ôm tấm plaque mà Liên Nhóm NVNT & TTG trao tặng ông, chăm chú theo dõi phần trình diễn. Mặt ông tươi sáng với nụ cười mãn nguyện luôn nở trên môi. Thỉnh thoảng, vài giọt nước mắt lăn dài trên má nhưng ông vẫn thản nhiên, không che dấu những giọt lệ hạnh phúc.

    Trước khi kết thúc chương trình, Ns Tuấn Khanh phát biểu cảm nghĩ của ông về buổi Vinh Danh và Chúc Thọ. Giọng ông nghẹn lại vì xúc động “Còn gì hạnh phúc cho bằng, đến cuối đời, tôi được mọi người nghĩ đến và cho tôi một buổi chiều vui như hôm nay, tôi không biết nói gì hơn”.   

    Bế mạc chương trình là phần cắt bánh Vinh Danh và Chúc Thọ Ns Tuấn Khanh. Chương trình kết thúc lúc 5:00 chiều. Bài “Hoa Soan Bên Thềm Cũ” được ban hợp ca Tiếng Thời Gian và thân hữu cùng hát lại lần thứ hai, rồi lại lần thứ ba, để tiễn chân ông …

    CS Bùi Thiện kể lại, trên đường về, Ns Tuấn Khanh không ngừng nói về những cảm xúc của ông và ông rất cảm động trước sự chân tình của GS Quyên Di và Liên Nhóm NVNT & TTG vì ông đã có một buổi sinh nhật thật hạnh phúc và khó quên.

    2:07 sáng ngày 26, tháng 11, 2019

    Khánh Lan 

  • Sinh Hoạt,  Tin tức

    Chiều văn học nghệ thuật ra mắt sách Trần Quang Hải- 50 Năm Nghiên Cứu Nhạc Dân Tộc Việt (Viễn Đông)

    Trưa Chủ Nhật, ngày 10 tháng 2, 2019 tại phòng hội của Đại Học Cal State Long Beach (CSULB) thuộc Phân Khoa Nghiên Cứu Về Người Á Châu Và Người Mỹ Gốc Á Châu (Asian & Asian American Studies) đã diễn ra buổi “Chiều Văn Học Nghệ Thuật” năm thứ III do nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian tổ chức. Đọc thêm …

  • Sinh Hoạt,  Tin tức

    Đại Học Calstate Long Beach, CA vinh danh GS Trần Quang Hải

    Trịnh Thanh Thủy thực hiện

    Từ lúc nghe tin Trần Quang Hải, giáo sư tiến sĩ ngành Dân Tộc Nhạc Học (Ethnomusicology) mắc một bệnh nan y là ung thư máu, các anh chị em trong nhóm “Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian” rất xúc động và có ý định làm một cái gì đó cho ông. Ngày 10 tháng 2, 2019, hai chi nhánh Bắc và Nam Cali của nhóm đã đồng phối hợp thực hiện một buổi chiều văn hoá nghệ thuật và ra mắt sách cho Trần Quang Hải.

    blank

    Pic 1 GS Quyên Di trao bằng tưởng lục cho GS TQHải

     blank

    Pic 2 Bà Frances Thế Thủy trao bằng cho GS TQHải

    Cuốn sách “Trần Quang Hải: 50 năm nghiên cứu nhạc dân tộc Việt” là một tổng hợp các công trình nghiên cứu về âm nhạc của ông đã được góp mặt cùng kho tàng tài liệu âm nhạc VN. GS Hải đã từ Paris bay qua để dự buổi hội ngộ và ra mắt sách hy hữu này. Ngoài một số sinh viên của hai trường đại học Calstate và Fullerton, khoảng gần 200 thân hữu và đồng hương người Việt nghe tin đã về tham dự.

    Nguyên GS TQHải là chồng của nữ danh ca Bạch Yến, con trai của cố GS Trần Văn Khê, một nhà nghiên cứu văn hoá và âm nhạc cổ truyền rất nổi tiếng ở VN. GS Hải lấy bằng tiến sĩ âm nhạc dân tộc người Việt tại Pháp, làm việc cho Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học tại Bảo tàng Con người ở Pháp(Musée de l’Homme). Ông đã có những nghiên cứu đặc biệt trong lĩnh vực Dân tộc âm nhạc học như: hát đồng song thanh, phát triển gõ muỗng. Ông được tôn xưng danh hiệu “vua muỗng” và Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục “Ông là người trình diễn đàn môi Mông(Hmong) tại nhiều quốc gia nhất thế giới.” Ông cũng là thành viên của Hội đồng Âm nhạc truyền thống quốc tế. Ông và danh ca Bạch Yến đã thực hiện hơn 3.000 buổi giới thiệu âm nhạc dân tộc Việt Nam ở 70 nước trên thế giới…(Theo Wiki) 

     blank

    Pic 3 Ban đại diện nhóm NVNT&TTG

     blank

    Pic 4 Ban hợp ca

    Nhân dịp buổi ra mắt sách được tổ chức tại đại học Calstate Long Beach, CA, USA, bà Teri Yamada, khoa trưởng Khoa Nghiên Cứu Về Người Á Châu Và Người Mỹ gốc Á đã vinh danh GS TS TQHải.

    Thật tiếc, bà Teri Yamada đã không được gặp mặt giáo sư vì giờ cuối bà phải bay qua Ấn Độ dự một buổi lễ hội về văn hoá, nên bà viết một lá thư rất chân tình gởi ông. Bà cáo lỗi và ủy nhiệm GS Quyên Di thay bà chào mừng, vinh danh và trao bằng tưởng lục cho ông. 

    GS Quyên Di dạy ở đây và cũng là thành viên trong khoa nghiên cứu này cho biết thêm, “Đây là một vinh dự cho cộng đồng VN vì hiếm khi khoa trưởng Yamada viết một lá thư trân trọng như thế này. Tôi đã từng dự nhiều buổi vinh danh nhưng chưa bao giờ tôi thấy bà viết một lá thư như thế. Trước đó bà đã đọc tất cả các tài liệu viết về GS, cả những tài liệu của GS viết, nghiên cứu rồi đúc kết lại thành bức thư nói trên và trân trọng trao bằng tưởng lục cho GS. Bà thay mặt đại học Calstate Long Beach vinh danh GS Hải đã có công phi thường đóng góp vào kho tàng âm nhạc VN qua các công trình nghiên cứu âm nhạc, văn hoá, nghệ thuật dân tộc qua thời gian, qua các thế hệ.

     blank

    Pic 5 Hàng đứng: Nhóm NVNT&TTG, Hàng ngồi: GS Tahara, GS TQHải, TT Kiều Chinh, NV Nguyễn Quang, NV Quyên Di

     blank

    Pic 6 Quan Khách

    Ngoài ra bà Frances Thế Thủy, ủy viên giáo dục học khu Westminster cũng lên trao bằng tưởng lục cho ông. Hiện diện trong buổi lễ có tài tử Kiều Chinh, GS Tahara Hiroki, BS Steven Le, nhà văn Nguyễn Quang (phu quân Minh Đức Hoài Trinh), NS Lê Văn Khoa và phu nhân, NS Võ Tá Hân và phu nhân, BS Phạm Gia Cổn và phu nhân, bà quả phụ Lê Trọng Nguyễn, Nhạc Trưởng Bùi Quỳnh Giao..v..v…

    Sự có mặt của GS người Nhật Tahara Hiroki hôm nay đã khiến tôi rất ngạc nhiên. Ông là người Nhật 100% mà nói và viết tiếng Việt rất sành sõi, thích ăn nước mắm, thích nhạc Việt Bolero. Tôi hỏi ông duyên cớ nào ông lại có mặt ở đây hôm nay. Ông nói ông hâm mộ tài năng của GS TQ Hải mà bay qua Mỹ để được gặp GS Hải. GS Hải rất nổi tiếng ở bên Nhật vì GS đã có nhiều đề tài nghiên cứu về âm nhạc và làm việc chung với các nhà nghiên cứu âm nhạc của Nhật Bản về nhạc cung đình Huế và nhạc dân tộc VN nói chung. GS Tahara cũng nghe tiếng của cố GS Trần Văn Khê là cha của GS Hải nhưng tiếc quá không được gặp cụ vì cụ đã qua đời.

    Tôi hỏi thêm là GS Tahara thích nhạc Bolero vậy GS có thấy nhạc cổ truyền Vn có gần gụi với nhạc Bolero VN không? Ông bảo ông thấy nhạc Bolero Vn gần giống với nhạc Tanka của Nhật hơn, nhưng khác ở chỗ Tanka không có tố chất ngọt ngào còn Bolero phải hát ngọt ngào, mượt mà, đầy cảm xúc mới được.

     
     

     blank

    Pic 7 Ông bà GS Lê Văn Khoa, Nguyễn Hùng và NV Việt Hải(ngồi)

     blank

    pic 8 Trình diễn thời trang áo dài Bà Nhu

    GS Trần Mạnh Chi là trưởng nhóm “Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng thời gian”, đồng thời là trưởng ban tổ chức đã lên giới thiệu các thành viên Bắc và Nam Cali của nhóm, có nhà văn Trần Việt Hải là cố vấn. GS Quyên Di và Thụy Vy là 2 MC chính của buổi vinh danh.

    GS TQHải được mời lên và ông xuất hiện với một vóc dáng rất khoẻ mạnh, giọng nói thì hùng hồn, sang sảng. Ông cám ơn BTC đã thực hiện buổi rms này và nói về quá trình hoạt động của ông ở hải ngoại.

    Ông qua Pháp năm 1961 tới nay đã 58 năm. Thời gian đầu để học nhạc Tây Phương và nghiên cứu về nhạc học. Sau đó ông đi tìm hiểu thêm và khám phá ra âm nhạc VN không chỉ đơn thuần có Hò, Xang, Xê, Cống, đàn cò, đàn tỳ bà, độc huyền hay hát chèo, cải lương. Nhạc VN còn có nhạc của 53 sắc tộc khác của những dân tộc ở cao nguyên Trung phần như Ba na, Gia Rai, Êđê, Xê đăng… Ở phía Bắc có người Thái, Tày, Thổ, Nùng, Dao…. cũng có nhạc. Nghĩa là nhạc VN có thiên hình vạn trạng do sự phối hợp của nhiều loại. Trong số các nhạc cụ được sáng chế ngày nay có 3 cây đàn là niềm tự hào cho cái đẹp của VN. Đó là đàn T’rưng của người sắc tộc Gia Rai, đàn K’ni 2 giây và cây đàn đá. Ông đã đi khắp nơi trên thế giới để giới thiệu những cái hay cái đẹp của âm nhạc VN, như nhạc Cung Đình Huế, nhạc của đồng bào thiểu số, các loại Hát Tuồng, hát Chèo, Ca Trù, Ca Huế, Đàn Ca Tài Tử Nam Bộ. Ông giới thiệu cho toàn cầu biết sự phong phú đa dạng của nhạc VN.

     blank

    Pic 9 Triển lãm tranh

    Ông đã giới thiệu và trình diễn lối hát Đồng Song Thanh và biểu diễn Đàn Môi khiến các cử toạ kinh ngạc và vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt. Trong quá trình nghiên cứu ông khám phá ra loại hát Đồng Song Thanh của người Mông Cổ vùng Tây Bá Lợi Á tức là hát 2 giọng cùng một lúc, có thể đổi từ giọng chính thành giọng cao. Để cải tiến, ông đã tạo ra phương pháp hát Đồng Song Thanh mới. Hơn thế nữa, có thể dùng phương pháp hát này để trị bệnh cho những người bị đứt thanh quản có thể nói được mà không phải phẫu thuật. Lúc nghiên cứu ông đã chấp nhận để người ta chiếu quang tuyến X trong một thời gian dài để thí nghiệm, nhằm biết được hoạt động của các thớ thịt ở cổ họng khi không dùng đến dây thanh quản mà vẫn tạo ra được tiếng nói. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo ông có thể bị ung thư cổ họng nhưng ông đã sẵn sàng ký vào biên bản cam kết, biến mình thành “con vật” thí nghiệm cho những nghiên cứu của mình bất chấp cả tính mạng.

    Để buổi ra mắt sách đầy tính văn hoá nghệ thuật thêm đặc sắc, BTC đã trình diễn một màn “Thời trang với áo dài qua thời gian” với sự góp mặt của các anh chị em trong nhóm cùng sự tham gia của Hội Ái Hữu Sinh Viên VN Fullerton. Những chiếc áo dài từ cổ truyền, Lemur Cát Tường, Bà Nhu, Bà Ba, cho tới cách tân qua các thời đại đã làm khán giả thích thú và kinh ngạc. Những hoạ phẩm nghệ thuật cũng được triển lãm do các hoạ sĩ đóng góp như: Lưu Anh Tuấn, Lê Thúy Vinh, Hồ Thành Đức, Bé Ký, Hoàng Vinh, Đàm Quốc Cường, Lương Nguyễn, Nguyễn Thái Bình…Các màn hợp ca, song ca mang đầy tính dân tộc do các nhạc sĩ, ca sĩ đồng trình bày đã góp phần phong phú cho buổi rms.

    Tôi được tiếp xúc với GS Lê Văn Khoa và xin ông chia sẻ cảm nghĩ về âm nhạc cổ truyền khi ông là một nhạc trưởng chuyên về âm nhạc Tây Phương. Ông nói “Âm nhạc là ngôn ngữ không lời khi con người không hiểu nhau thì âm nhạc giúp để hiểu nhau. Cho nên dù là nhạc cổ truyền hay tây phương nó cũng vẫn là âm nhạc. Từ lâu người Việt cổ súy và bảo vệ tối đa nhạc truyền thống, không muốn nó lai nhạc tây Phương. Người theo nhạc tây phương thì cho rằng phương thức làm việc của tây phương có hệ thống ngon lành hơn, nên coi thường nhạc cổ. Như vậy thì thiệt hại quá, tôi dung hoà cả hai bằng cách dùng dân ca VN viết cho nhạc cổ truyền của người Ukraine và họ rất ngạc nhiên. Họ nói lần đầu tiên trên thế giới mới có người làm như vậy. Tôi dùng đàn tranh, đàn t’rưng bằng tre cho hoà tấu với dàn nhạc Tây Phương mới trình diễn ở Houston tháng 11/2018 khiến ai cũng ngạc nhiên hết. Họ thấy thích thú vì cả hai đều hoà điệu. Mục đích của tôi là làm sao phổ cập để cho cả 2 hoà nhịp.

    Trịnh Thanh Thủy thực hiện

    Orange County, CA

  • Sinh Hoạt,  Tin tức

    Tường trình buổi tổ chức giới thiệu hai đứa con tinh thần của Yên Sơn

    Tuyển tập truyện ngắn “Mưa Nắng Bên Đời” và CD Nhạc “Góp Chút Hương Cho Đời”
    Tại Quận Cam, California ngày 11 tháng 11 năm 2018.

    Orange County, thủ phủ Sài Gòn Nhỏ, là Cộng Đồng người Việt đông hàng thứ hai ở hải ngoại, chỉ sau thành phố San Jose, Cali và trước Houston, Texas. Vì thế, cuối tuần nào cũng có những sinh hoạt cộng đồng rất nhộn nhịp, chưa kể tất cả các việc quan hôn tang tế của chúng ta đều phải đợi cuối tuần.

    Riêng ngày 11/11/2018, từ 1g trưa, chung quanh tâm điểm Phước Lộc Thọ trên đường Bolsa cũng có rất nhiều sinh hoạt Cộng Đồng; nhưng đặc biệt lễ kỷ niệm 30 Năm ngày thành lập Little Saigon, và tổ chức họp mặt tất cả các trung tâm Việt Ngữ trong vùng đã thu hút rất nhiều quan khách, thi văn hữu, bạn hữu. BTC đã rất lo lắng cho buổi tổ chức giới thiệu hai tác phẩm mới của Yên Sơn từ mấy tuần trước. Dù vậy, nhờ sự giúp đỡ hết lòng của BTC và các nhóm bạn bè, nhất là Việt Hải, Trần Mạnh Chi và nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật đã liên tục phát sóng trên các đài truyền hình địa phương và phương tiện FB cũng như internet.

    Hôm nay là một ngày đẹp trời như thường lệ của vùng nắng ấm Cali. Trong lòng vui với cảnh vật chung quanh nhưng không khỏi hồi hộp. Buổi sáng gọi điện thoại cho chủ nhân hội trường để xin được nhận phòng sớm hơn dự định vì trong thiệp mời ghi giờ tiếp tân cùng lúc với giờ nhận phòng. Cũng may được Duy Nhật vui vẻ chấp thuận và hẹn tôi sẽ đến lúc 10g30.

    Vừa đến nơi đã thấy bạn Trần Mạnh Chi cười tươi. Anh em đứng chờ không bao lâu thì vài người bạn học, bạn KQ và anh Quy cũng đã có mặt. Thêm một lúc nữa DN đến mở cửa là anh em rộn ràng lo việc “treo đèn kết hoa”. Hội trường là một tụ điểm nổi tiếng đối với bà con “hát cho nhau nghe” và “nhảy đầm dưỡng sinh” trong vùng. Hội trường tự nó đã rất khang trang, sang trọng với sàn nhảy rộng rãi, ghế bàn rất tươm tất, trang nhã xếp sẵn vài lớp chung quanh tường. Theo DN, đã có sẵn hơn 120 chỗ ngồi và cho chúng tôi toàn quyền xếp đặt theo ý muốn. Chúng tôi chỉ thay đổi một số bàn ghế gần podium và xin DN mở kho cho mượn thêm mấy chục chiếc ghế nữa để xếp thành mô hình lớp học trước bục trình diễn.

    Sau hơn nửa tiếng thì mọi việc đâu vào đó, từ banner trên sân khấu, trước cửa đến đồ ăn, thức uống. Các phu nhân của bạn đồng khoá 4/69 KQ đã giúp cho một bữa ăn nhẹ nhưng rất thịnh soạn, thừa đủ cho 200 khách mời; chỉ tiếc 20 chai rượu vang không được vào cửa.

    Dù Thiệp Mời để giờ tiếp tân là 11g, nhưng trên các phương tiện thông tin chúng tôi thông báo giờ tiếp tân và ăn nhẹ từ 12g đến 1g chiều. Thế mà lúc 11g đã có rất đông khách đến. Trong số nầy có nhiều bạn bè và thân hữu đến từ những nơi xa như San Jose, Fresno, San Diego… Và vì có nhiều người cần phải rời sớm để đi tới những tổ chức quan trọng khác như Thị trưởng Tạ Đức Trí, Nghị viên Tony Lâm, và một số nhân sĩ tên tuổi trong vùng trong đó có vài diễn giả của chương trình nên vừa lúc 12g30 chúng tôi buộc phải bắt đầu phần giới thiệu tác phẩm chính thức.

    Lúc đông nhất thấy gần chật hội trường có sức chứa 180 chỗ ngồi. Nhưng liên tục có kẻ đến người đi. Có nhiều người đi luôn cũng có người đi rồi trở lại chung vui. Nói chung, không khí rất đầm ấm, thân tình. Ngoài số đông tôi có thể nhận ra, số còn lại là những khách mời rất đặc biệt của BTC cũng như do sự vận động của anh chị em, bạn hữu, văn thi hữu tại địa phương.
    Thành phần tham dự gồm (xin lỗi không nhớ hết):
    – Chính quyền sở tại: Thị trưởng Westminster Tạ Đức Trí và phu nhân, nghị viên Tony Lâm.
    – Giáo sư: Trần Huy Bích, Dương Ngọc Sum, Nguyễn Song Thuận, Ngọc Loan, Phạm Thị Huệ, Cao Văn Hở, Phạm Trần Anh, Quyên Di, Lê Thị Đường, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Hữu Thời…
    – Văn Thi Hữu địa phương: Lê Thị Việt Nam, Tha Nhân, Y Cao Nguyên, Nguyễn Ninh Thuận, Trúc Giang, Hoàng Vinh, Tony Phước, Võ Ý, Lê Văn Sáu, Triều Lam Hồ…
    – Võ Thuật: Võ Sư Trần Như Đẩu, Võ Sư Tom Võ.
    – Trường, Nhóm: LTTH Long Khánh, LTTH Quảng Ngãi, Học Bổng Nguyễn Thái Học, Văn Đàn Thời Đại, VH Nam Cali, CHS Gia Long, CLB Tình Nghệ Sĩ, Nhân Văn Nghệ Thuật, Tiếng Thời Gian…
    – Cựu Quân Nhân: KQ Miền Trung Cali, Võ Bị, Thủ Đức, Khoá 4/69, quý niên trưởng KQ.
    – Ca nghệ sĩ: Ngọc Quỳnh, Trần Thạch, LD Phú, Phạm Thuỵ, PKNhựt & Ái Liên, Bích Ty…
    – Truyền thông: Du Miên, Nguyễn Văn Chuyên, Bích Ty, Thụỵ Vi, Ngô Vân Quy, Trần Mạnh Chi, Việt Hải.
    – Diễn giả: Trần Huy Bích, Quyên Di, Nhóm Tiếng Thời Gian, Võ Kỳ Phong, Tạ Đức Trí.

    Chương trình rất hài hoà, sống động với hai MC Ngô Vân Quy và Mộng Thuỷ. Các diễn giả ngắn gọn, súc tích, đầy đủ cộng với Ban nhạc Duy Nhật và các ca sĩ đã trình bày những nhạc phẩm trong CD rất tuyệt vời, được quan khách tán thưởng bằng những tràng pháo tay không ngớt.

    Chương trình chính chấm dứt khoảng 3g chiều; tiếp theo sau là phần văn nghệ tự do rất sôi nổi, giống như dạng “hát cho nhau nghe”, kéo dài tới 5g chiều cho dù hầu hết quan khách lần lượt ra về. Chương trình chấm dứt bằng những bản hợp ca hùng mạnh, vui nhộn với gần 20 ca sĩ lẫn ca lẻ, đứng chật cả podium rộng lớn. Cuối cùng, khách mời còn lại cùng với BTC khoảng 40 người đã chụp với nhau nhiều pô hình kỷ niệm. Sau đó một số anh chị em thân hữu gần 20 nhân mạng đã kéo nhau đến nhà hàng Bò 7 Món Hồng Ân để níu kéo cuộc vui dài thêm vài tiếng đồng hồ trước khi “lưu luyến chia tay”.

    Buổi tổ chức được nhiều văn thi hữu địa phương đánh giá là rất thành công, so với những buổi ra mắt sách thời gian sau nầy, trong một ngày có rất nhiều tổ chức quan trọng. Xin trích một vài đoạn trong hai bài viết của hai bạn Việt Hải và Trần Mạnh Chi.

    Việt Hải viết:

    Buổi giới thiệu tác phẩm mới của thi sĩ và nhà văn Yên Sơn Trương Nguyên Thuận, từ Houston sang diễn ra thành công tốt đẹp. Tuyển tập truyện ngắn “Mưa Nắng Bên Đời” và CD Nhạc “Góp Chút Hương Cho Đời” được tổ chức tại:N T Studio, Westminster, California.Address: 15436 Brookhurst St, Westminster, CA 92683Ngày 11 tháng 11, năm 2018, lúc 11AM.

    Cô Võ Minh Phượng đã cảm tác 4 câu thơ tặng tác giả tại chỗ:
    Bâng khuâng mưa nắng trải bên đời
    Lời thơ man mác, bóng chiều rơi
    Về theo thương nhớ trong cung nhạc
    Góp chút hương xưa gửi cho đời.
    MP

    Và Giáo Sư Nguyễn Song Thuận, Chủ tịch Hội Hùng Sử Việt cũng gửi tặng 4 câu với lời phi lộ, “Chân thành cám ơn anh Trần Việt Hải và Ban Tổ Chức đã giúp buổi RMS của bạn tôi, nhà văn, nhà thơ Yên Sơn từ Texas xa xôi, tới quận Cam… Thật tuyệt vời!
    “Mưa Nắng Bên Đời”… tôi đã hay
    Mùa thu tuyệt diệu mới qua đây!
    Quận Cam, “Góp Chút Hương” thơm ngát,
    Thân tặng Yên Sơn, nhớ mãi ngày…
    ST

    Nhiều bạn bè, chiến hữu của Yên Sơn cũng như giới tao nhân mặc khách từ nhiều nơi tham dự, chung vui cùng buổi họp mặt văn học và dòng nhạc của Yên Sơn, họ đến từ San Diego, Houston, Dallas, Fresno, San Jose, Los Angeles, Ventura, Arizona, Bakersfield… Cách đây 16 năm, 2002, Yên Sơn cũng đã cho ra thi phẩm thứ ba “Một Đời Tưởng Tiếc” tại đây và bạn bè đến chia vui cùng anh, cũng đông không kém. Yên Sơn xã giao rộng, bạn bè anh nhiều là một yếu tố thành công…

     

    Trần Mạnh Chi viết:

    Hôm 11 tháng 11 năm 2018 là ngày ra mắt giới thiệu sách Tuyển Tập Truyện Ngắn “MƯA NẮNG BÊN ĐỜI’ và CD nhạc “GÓP CHÚT HƯƠNG CHO ĐỜI” do nhà văn, nhà thơ Trương Nguyên Thuận với bút hiệu “YÊN SƠN” được tổ chức tại NT Studio thuộc thành phố Westminster, California. Chúng tôi trong nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian là một trong thành phần hỗ trợ cùng một nhóm Cựu Nữ Sinh Gia Long San Diego và nhóm Cựu Sĩ Quan Không Quân VNCH đã liên hợp với nhà văn YÊN SƠN cùng anh Ngô Văn Quy, chị Bích Ty, Mộng Thuỷ cùng host chương trình này.

    Lần đầu tiên một chương trình ra mắt sách rất được thành công trên mọi phương diện cả hình thức cũng như nội dung.

    Cũng nhờ tác giả đã từng sinh hoạt lâu dài, sâu đậm trong nhiều lãnh vực và tích cực tham gia trong nhiều môi trường văn học từ trong nước cho ra tới hải ngoại. Nên đã có sự hiện diện của nhiều Giáo Sư, văn thi sĩ, tập thể Cựu Sĩ Quan Không Quân, Nhóm Cựu Nữ Sinh Gia Long, tập thể báo chí ngay cả các giới chức chính quyền sở tại như đương kim Thị Trưởng Tạ Đức Trí và cựu Thị Trưởng Tony Lâm đến tham dự và đã trao bằng tưởng lục của thành phố Westminster cho nhà văn Yên Sơn. Các diễn giả như Giáo Sư Trần Huy Bích, Giáo Sư nhà văn Quyên Di, Giáo Sư Song Thuận gởi gấm chia sẻ cảm tưởng đến sự hăng say, những nỗ lực đóng góp của nhà văn Yên Sơn qua nhiều thập niên…

    Kinh nghiệm những lần tổ chức ở các nơi khác, có thể nói đây cũng là buổi tổ chức rất thành công về mọi mặt như lời của anh Trần Mạnh Chị và Việt Hải. Xin cám ơn BTC, cám ơn các bạn hữu, các chiến hữu, quý văn thi hữu… quý mến của tôi; và trân trọng cám ơn đến tất cả quan khách ân nhân đã dành một buổi chiều quý báu đến tham dự và ủng hộ cho buổi tổ chức giới thiệu hai đứa con tinh thần của Yên Sơn.
    ——————————————————————————
    GIỚI THIỆU TRANG NHÀ:
    http://thovanyenson.com
    http://www.thanphongmartialarts.com

    [/read]

  • Sinh Hoạt,  Tin tức

    Việt Hải Los Angeles giới thiệu tác phẩm mới

    “Bâng Khuâng” là một tập truyện gồm các truyện ngắn được tuyển chọn hệt như một bức tranh lắp ghép mở ra những câu chuyện sống vui buồn, những mảnh đời thăng trầm của người viết từ khi ra nơi tại hải ngoại. Văn phong của Ngọc Cường giản dị, dễ hiểu, không hề có nét bí hiểm nhưng không kém phần sâu sắc. Tôi hình dung về những độc giả sách Ngọc Cường đang đọc, trầm tư, ngẫm nghĩ về những triết tính trong đời sống, Ngọc Cường là người sống nhiều về nội tâm, ông trân quý tình bạn, tình gia đình, văn chương ông chuyên chở những cốt chuyện, những ẩn dụ chất chứa phong văn trong tác phẩm của ông…

    [read more=”Click here to Read More” less=”Read Less”]

     

    Tình bạn, tình yêu, những ý nghĩ về cuộc đời chung quanh, tuyển tập văn chương mới này với mười tác phẩm được tác giả khéo léo lồng vào những bài viết như những chuyện ngắn hay bài tùy bút nói lên tâm tư của nhà văn Ngọc Cường, tôi gấp sách sau khi xem qua Yêu và Hận, Người Lính Già, Lưu Vong, Mối Chân Tình, Dưới Ánh Đèn Màu,… còn nữa. Lãng đãng trong tôi kỷ niệm thuở trung học với những Đoạn tuyệt với tình yêu của Dũng và Loan, tác phẩm được ươm mầm với nội dung văn học lãng mạn trong hiện tượng lớp người trẻ dấn thân xã hội, ái tình thương nhớ, rồi chia ly vì phiêu lưu giang hồ mà đôi cặp nam thanh nữ tú dan díu trong một chuyện tình nhiều trắc trở. Nơi trang 13, chuyện tình giữa Long và Thủy éo le, long đong vì chiến cuộc. Chiến tranh cướp đi Long, người chồng sắp cưới của Thủy. Một chuyện tình buồn.

    Những ý tưởng của Nhất Linh về Loan và Dũng, tình yêu trải qua bao trắc trở đem tôi về tác phẩm của Ngọc Cường với những xót xa, đoạn trường cho mối tình Long và Thủy, cuộc chiến đẫm máu bi thương nay đã chìm sâu vào trong sách sử xứ tôi.

    Vâng, tôi còn nhớ Nhất Linh của những Gánh hàng hoa, Đời mưa gió, Nắng thu, Đôi bạn,… Tưởng cũng nên thêm là nhà văn Ngọc Cường là một hậu duệ của gia đình văn học Nguyễn Tường, tiêu biểu như nhà văn Nhất Linh, một khuôn mặt lớn của nền văn chương Việt Nam.

    Bâng Khuâng do Người Việt Books in ấn và phát hành, sẽ ra mắt tại thủ đô Orange County, ngày 9 tháng 12, năm 2018 sắp tới đây. Xin trân trọng giới thiệu sách mới của nhà văn Ngọc Cường đến từ Ohio.

    Việt Hải Los Angeles.

  • Sinh Hoạt,  Tin tức

    RMS “Tưởng niệm Nguyễn Thanh Liêm” và “Sám hối”

    Thay mặt liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian, tôi xin cám ơn Ban Tổ Chức của quý anh Nguyễn Cao Can, Chinh Nguyên (Chủ tịch Văn Thơ Lạc Việt), Trần Văn Nam (Hội trưởng Petrus Ký Bắc Cali), Lê Bình (Chủ tịch Câu Lạc Bộ Truyền Thông Báo Chí), TS. Nguyễn Hồng Dũng, NS. Phạm Hồng Thái, Quách Đại, nhiều và nhiều bạn bè …. Không quên Ký giả gốc KQ Lê Văn Hải, kiêm Họa sĩ và cũng là Chủ nhân Hội quán “Câu Lạc Bộ Mây Bốn Phương” cung cấp mọi tiện nghi cho buổi RMS; Nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc Giám đốc Việt Museum đã tiếp đón chúng tôi tại trụ sở Việt Museum rất đông vui ấm áp tình đồng hương; Nhạc sĩ Lê Tấn Quốc với buổi văn nghệ ăn tối trong đêm ca nhạc thính phòng gặp gỡ nhiều bạn bè mới cũ, đầy ắp kỷ niệm,… Xin cám ơn tất cả.

    Trưởng Ban Tổ Chức Nguyễn Cao Can mong đợi “over full house” 200, 300 khách, khi emcee Nguyễn Hồng Dũng tuyến bố khai mạc bên dưới đầy hàng ghế xếp cho 120 người tham dự. Khách quen khá nhiều, tôi bảo anh Can: “Được lắm rồi. Dưới Nam Cali tụi này tổ chức size nhỏ từ 80 đến 100 khách quen là vui. Quan khách thăm viếng im lặng lắng nghe là God bless BTC…”.

    https://www.facebook.com/viethai.tran.942/posts/1868816056542389?__tn__=K-R

    Tôi có trình bày lý do tại sao có ngày Tưởng Niệm Nhị Vị Văn Nhân Nguyễn Thanh Liêm và Minh Đức Hoài Trinh hôm nay. Số là vì một tuần lễ trước khi GS. Nguyễn Thanh Liêm ra đi nhóm văn chương chúng tôi có tổ chức một buổi tiệc, ông nhắn tôi hãy giúp ông làm một buổi ra mắt sách tại Bắc Cali. Tôi nhận lời thầy và kêu gọi bạn bẻ thi văn và Petrus Ký tiếp tay thực hiện lời nhắn gởi này. Hôm nay RMS, tôi nhìn hàng ghế bên dưới có sự hiện diện của GS. Đào Kim Phụng (San Jose) và TS. Nguyễn Bửu Lâm (từ Berkeley sang), khi bên dưới hàng ghế cử tọa quan khách quen biết thầy khá nhiều và có hình ảnh của thầy tôi. Emcee mời Tiến sĩ Nguyễn Bửu Lâm lên sân khấu phát biểu.

    Cách đây vài năm khi nhà văn Minh Đức Hoài Trinh lên Bắc Cali, nhân dịp 2 nhà văn Nguyễn Quang và Minh Đức Hoài Trinh tổ chức ra mắt sách ở San Jose, GS. Nguyễn Liệu đã khoản đãi mọi người gồm những thân hữu giới tao nhân mặc khách tại tư gia của ông. Nhà văn Nguyễn Liệu đọc ngâm và diễn giải bài thơ Mẹ Bảo Ta Đừng Nhìn Qua Cửa Sổ của tác giả Minh Đức Hoài Trinh.

    http://poem.tkaraoke.com/…/Me_Bao_Ta_Dung_Nhin_Qua_Cua_So.h…

    1. Nguyễn Liệu nhắn gởi chúng tôi hãy vinh danh nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh. Và chúng tôi đã ra sách cám ơn sự đóng góp quý báu của bà cho đời. Cũng hôm nay tôi nhìn bên dưới hàng cử tọa có sự góp mặt của những thân nhân của gia đình Minh Đức Hoài Trinh như Bác sĩ (kiêm Họa sĩ) Võ Tá Đồng, và phu nhân, Nghệ sĩ Lê Lợi. Xin cám ơn anh chị.

    https://www.facebook.com/namhai.tran.75839/posts/157234801843349?__tn__=K-R

    Trên sân khấu hai anh em chúng tôi, Việt Hải và ThụyVy đã bàn bạc về tác phẩm Sám Hối. Sám Hối của Minh Đức Hoài Trinh theo cảm quan của tôi hẳn không thua danh tác Bonjour Tristesse của nhà văn Pháp Françoise Sagan. Pas du tout.

    Một chuyến đi Bắc Cali thật nhiều kỷ niệm vì RMS văn học, lái xe đường xa du ngoạn Carmel by the Sea, Santa Cruz, Monterey Bay, rồi ghé Santana Row strolling and dining, … VHLA và Nhà văn Nguyễn Quang xin hẹn bạn bè chuyến vacances Hè Âu châu, đi chuyến cruising Monte-Carlo, Marseilles, Barcelona, 2019. Tôi nghe tiếng cười giòn giã okay của Thanh Thanh, ThụyVy, Kim Hương, Phạm Hồng Thái, Topaz, Lệ Hoa, Bích Ty,…

    Cám ơn San Jose. Cám ơn Bắc Cali. Không quên anh chị Laura Mạc và thi nhân Mạc Phương Đình với đặc sản bánh ít lá gai và những hình ảnh nhé!

    Việt Hải Los Angeles.

     

  • Sinh Hoạt,  Tin tức

    TÌNH MUỘN GIỮA TRƯA HÈ RỰC NẮNG – CAO MỴ NHÂN


    Thứ Hai, 16 Tháng Bảy 20187:34 SA

    TÌNH MUỘN


    Vào buổi xế trưa chủ nhật ngày 15 -7 – 2018 tại Hội Trường Hội Việt Nam Tương Tế , số 7621 đường Westminster, thành phố Westminster Ca 92683, Liên nhóm NHÂN VĂN NGHỆ THUẬT và TIẾNG THỜI GIAN đã tổ chức buổi ra mắt tập thơ TÌNH MUỘN của ” thi sĩ CAO MỴ NHÂN ” .

    Liên nhóm nêu trên qui tụ các văn nghệ sĩ giới trẻ sinh hoạt đủ các bộ môn như thi, ca, nhạc, hoạ vv…do nhà văn, thơ VIỆT HẢI kết hợp từ hơn mười năm nay. .theo dự trù mỗi tháng nhóm NHÂN VĂN NGHỆ THUẬT sẽ giúp anh chị em trong nhóm, và các văn thi sĩ bạn, giới thiệu một tác phẩm văn, thơ, nhạc , hoạ vv…

    Kể từ đầu năm 2018 tới nay, Liên nhóm NHÂN VĂN NGHỆ THUẬT và TIẾNG THỜI GIAN đã thực hiện được việc giới thiệu 3 tác phẩm, gồm :
    1/ Tuyển tập văn thơ kỷ niệm về nhạc sĩ LÊ TRỌNG NGUYỄN .
    2/ Tuyển tập những bài thơ chưa xuất bản của nữ sĩ MINH
    ĐỨC HOÀI TRINH.
    3/ Tuyển tập thơ TÌNH MUỘN của Thi sĩ CAO MỴ NHÂN .
    Trong khi chờ đợi sẽ ra mắt sách cho các tác giả kế tiếp như:
    Giáo sư NGUYỄN THANH LIÊM, Giáo sư ĐÀO ĐỨC NHUẬN,
    Nhà Thơ HÀ NGUYÊN DU. ..

    Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu tập thơ mang tên TÌNH MUỘN của CAO MỴ NHÂN vừa ra mắt buổi trưa.

    Tập thơ gồm 112 bài viết về cuộc tình muộn nhưng mới mẻ, lãng mạn nhưng trong sáng, đã khiến không khí nóng bức 105 độ cũng dịu hẳn đi.
    Hội trường tuy hạn chế chỗ ngồi, nhưng các dãy ghế đã không còn trống, điều mà Ban Tổ Chức cảm thấy ngại ngùng, là sợ trời nóng hầm, đa số quan khách thuộc giới cao niên .
    Thế nhưng quý khách vẫn ngồi lại tới bài hát chia tay .
    Lý do rất đơn giản, khách mời là các văn thi hữu của Liên nhóm NHÂN VĂN NGHỆ THUẬT và TIẾNG THỜI GIAN, cùng thân hữu của tác giả .

    Chúng tôi thấy khách mời thuộc quý vị giáo sư như Giáo sư Dương Ngọc Sum, Giáo sư Đào Đức Nhuận, Giáo sư Lữ Bá Diệp, Giáo sư Lữ Cam Thảo, vv…
    Những cây bút hiện đang chống cộng liên tục hàng ngày trên các điện báo như Tha Nhân Trần Đức Lương, Mai Lộc , các hoạ sĩ thành viên trong Liên nhóm như Hoàng Vinh, Phạm Thái từ San Jose xuống, các nhiếp ảnh gia Thiều Minh, Nguyễn Hồng Phương.
    Rất đông quý vị cựu nữ sinh Trưng Vương, Thanh Hà, Minh Nguyệt từng là hội trưởng Hội ái hữu Cựu Nữ sinh Trưng Vương, quý vị cựu nữ sinh Gia Long, các nhân vật làm công tác xã hội thiện nguyện như quý ông Phạm Huy Hoàn, bà Cao Minh Tâm Đốc sự Quốc Gia Hành Chánh và thân hữu .

    Điều đáng ngợi ca là ban nhạc Tiếng Thời Gian với những nghệ sĩ tài tử nhưng phối trí giọng ca thật điêu luyện do ca nhạc sĩ LÂM DUNG, HỒNG TƯỚC phụ trách .
    Tất nhiên người viết không thể nào kể được hết tên quan khách, đó là thiếu sót to lớn, nhưng vì trong khuôn khổ một bài viết mà tôi phải kính nhờ Nhà văn thơ Việt Hải tổng hợp .

    Được nghe quý vị giáo sư diễn giả DƯƠNG NGỌC SUM, ĐÀO ĐỨC NHUẬN giới thiệu tác giả và nhận xét tác phẩm , cùng cảm tưởng của 2 đại diện giới trẻ VIỆT HẢI, và THUỴ VY.
    Song nếu TÌNH MUỘN có vẻ trầm tư ướt át qua giọng diễn ngâm của nghệ sĩ BÍCH TY, ca sĩ NGỌC QUỲNH, thì cũng là lúc Cao Mỵ Nhân tác giả tập thơ TÌNH MUỘN hân hạnh giới thiệu mấy vị chiến sĩ VNCH đã gắn liền với quân sử như cựu Thiếu tá PHẠM VĂN HỒNG, người bị Trung cộng bắt trong trận chiến Hoàng Sa cùng trên 40 quân nhân, dân chính, khi chúng tràn lên đảo ngày 19-1-1974, thiếu tá Phạm Văn Hồng là tác giả hồi ký ” Người về từ Trung Cộng ” .

    Liên nhóm NHÂN VĂN NGHỆ THUẬT và TIẾNG THỜI GIAN là 2 phần hành chính trong sinh hoạt văn chương nghệ thuật, mà nhà văn thi sĩ VIỆT HẢI đã theo đuổi từ nhiều năm nay, với sự hỗ trợ của nghệ sĩ đảm nhiệm gồm : Giáo sư TRẦN MẠNH CHI phần hành Văn Học, ca nhạc sĩ LÂM DUNG , HỒNG TƯỚC chuyên âm nhạc .


    Buổi sính hoạt văn học nghệ thuật giơt thiệu tác phẩm TÌNH MUỘN của CAO MỴ NHÂN đã kết thúc trong không khí vui tươi, êm dịu khi vạt nắng bắt đầu mềm mại trên hành lang Hội Trường Hội Việt Nam Tương Tế hôm nay, chủ nhật 15-7-2018


    CAO MỴ NHÂN (HNPD)
    Link: https://haingoaiphiemdam.com/…/tinh-muon-giua-trua-he-ruc-n…