• Khánh Lan,  NGHIÊN CỨU,  Văn Thơ

    Tình bạn tri kỷ, tâm giao … dư âm hoài niệm tại Từ Mai Gia Trang (GS Trần Huy Bích)

    Khánh Lan

    Theo danh nhân thi ca Kahlil Gibran (1883-1931), thi sĩ và họa sĩ người gốc Lebanese (Li-băng), được xem như một trong các đạo sư vĩ đại của thế kỷ 20. Các tác phẩm của ông chứa đựng những thông điệp cao cả, nhất quán và vượt thời gian về một thế giới đại đồng, tôn giáo hòa đồng, tình huynh đệ, một tình thương vĩnh hằng nối kết con người với nhau trong tình yêu thương nhân loại từ Thượng đế giữa một trần gian hiệp nhất với không gian. Do vậy, Ngôn sứ (prophet), được hiểu như một sứ giả chuyển giao một thông điệp bằng ngôn từ…” Về Tình bạn.”

    Một người tuổi trẻ thưa, Hãy nói cho chúng tôi về tình bạn và Gibran đáp lại rằng:”Người bạn là những cần thiết của các bạn được đáp ứng”.

    Phải chăng,Giáo sư Từ Mai Trần Huy Bích chính là cánh đồng bao la với con tim vĩ đại và Từ Mai Trang là điểm hẹn để các bạn gieo hạt yêu thương và sẽ gặt hái tình bạn chân thật với lòng biết ơn người đã vun tưới nó …

    Cánh đồng Từ Mai Trang là bàn ăn đầy ắp thực phẩm và cái lò sưỡi kia là nơi ấp áp trong mùa đông lạnh giá. Đến gia trang của Thày Từ Mai Huy Bích hẳn các bạn đã tìm đến nơi tràn ngập sự bình an. Các bạn ơi, bạn có biết, bạn đã tìm đến một nơi để nghe thông điệp ngôn sứ của Thày Từ Mai Huy Bích về thế nào là tình bạn thực sự. Xin thưa rằng khi bạn đến với Từ Mai Gia Trang là bạn đã nghe The Prophet, một danh tác về tình bạn của cụ Khalil Gibran, giáng cơ qua Thày Từ Mai Trần Huy Bích.

    Tình Bạn và thi ca

    Một thi tác, bài thơ “The Pleasures of Friendship“, của thi sĩ Stevie Smith về ý nghĩa sâu xa của tình bạn.

    Stevie Smith [1902-1971]

    Stevie Smith sinh ra ở miền Bắc nước Anh nhưng bà chuyển đến London rất sớm. Bà là một trong những nhà thơ được yêu thích nhất nước Anh, giành được Huy chương Vàng của Nữ hoàng về Thơ vào năm 1969. Bài thơ “Không vẫy tay chào chia tay nhưng chết đuối” của bà thường xuyên nằm trong số 10 bài thơ hay nhất ở Anh trong các cuộc bình chọn của đài phát thanh Vox Pop.

    Những niềm vui của tình bạn (The Pleasures of Friendship):

    Niềm vui của tình bạn thật tuyệt vời,

    Thật thú vị biết bao khi được đi thăm một người bạn!

    Tôi đến bên bạn tôi, chúng tôi đi dạo trên bãi cỏ,

    Và những giờ phút như phút trôi qua.

    Phân tích bài thơ The Pleasures of Friendship: Bài thơ này ca ngợi những niềm vui giản dị của tình bạn, sự hài lòng trong những trải nghiệm được sẻ chia và thời gian trôi qua. So với những tác phẩm u ám hơn của Smith, nó mang đến một khoảng thời gian nghỉ ngơi sảng khoái với giọng điệu vui vẻ và tập trung vào những khía cạnh tích cực của sự kết nối tình bạn giữa con người với nhau. Nó phản ảnh của sự mong muốn được an ủi bằng sự thoải mái của thời hậu Thế chiến thứ hai, nhấn mạnh tầm quan trọng của mối liên kết giữa con người với nhau trong một thế giới đang phục hồi tái thiết sau chiến tranh và chịu dựng những mất mát.

    NV Việt Hải, GS Quyên Di, Chị Topaz, GS Trần Huy Bích, Minh Khai, GS Dương Ngọc Sum.

    Nói về tình bạn, Khánh Lan cũng đã sáng tác một bài thơ về tình bạn như sau:

    Tình Bạn Vô Biên

    Thời gian trôi lặng lẽ

    Thấm thoát bảy thập niên

    Văn thuần, thơ hiệp ý

    Tâm đắc bạn văn chương.

    Ước giao tình Tri kỷ           

    Xướng họa cùng ngâm nga

    Thầm khen thơ ý lạ

    Đáng yêu hạ bút thôi.

    Nhớ mãi những buổi chiều

    Cảm tác đôi vần thơ

    Vô biên về tình bạn

    Luôn đậm đà thiết tha.

    Hỡi tâm hồn khoáng đạt

    Mãi say đắm mộng mơ

    Những dòng thơ hoa mỹ

    Vằng vặc dưới trăng ngà.

    Xuân về tại Từ Mai Gia Trang:

    Trong bữa tiệc Tân Niên tại Gia Trang của Giáo Sư Từ Mai Trần Huy Bích, Nhà Văn Khánh Lan đã chúc Tết quý Thày Cô qua mấy câu thơ và gởi lời chân thành cám ơn Giáo Sư Trần Huy Bích cùng quý vị niên trưởng và quý anh chị em…

    Xuân về kính chúc quý thầy cô.

    An khang, thịnh vượng, bao niên kỷ.

    Trường thọ, Thanh Nhàn, khoáng đạt tâm

    Văn chương, lịch sử thời thông suốt

    Rạng danh nhà giáo khắp bốn phương.

    Nhân dịp xuân về Khánh Lan đã thảo một bài thi ca Hán Việt, tứ ngôn tứ tuyệt thể biền ngẫu cân đối:

    Mai khai phú quý.

    Đào tải an khang

    Thọ sinh vạn phúc

    Lộc cung thắng lợiPhúc cầu toàn gia.

    Mùa xuân đến, thiên nhiên chuyển mùa, không gian bừng sinh, Khánh Lan đã họa bài thơ chúc mừng xuân mới như sau:

    Xuân nay trở về 

    Không gian tái sinh

    May mắn vào cửa 

    Hoan hỉ tràn dầy.

    Khánh Lan cho rằng không hẳn chỉ có mùa Xuân ở Trung Hoa hay Việt Nam, mà mùa Xuân còn ở những nơi như Teipei (Đài Bắc Đài Loan), Seoul (Đại Hàn) …

    Đôi Nét về Thi Ca Truyền Thống Nhật Bản (Haiku) và thi ca Truyền Thông Đại Hàn (Sijo)

    Dựa theo bài viết trên trang nhà KBS-World-Âm Điệu Ngàn Xưa thì “khi ta đề cập đến thi ca truyền thống Nhật Bản, người ta thường nghĩ về thể thơ Haiku (句) bởi lẽ đây là một thể thơ thịnh hành ở Nhật Bản. Haiku là sự dung nạp và kết tinh của nhiều giá trị văn hóa tinh thần của người phương Đông như Hoa, Nhật, Hàn hay Việt tộc. Tương tự như thơ Haiku của người Nhật Bản, thơ Sijo (소지) của Đại Hàn. Xét về thơ cổ Sijo là thể thơ truyền thống của dân tộc Hàn, một bài thơ thuộc thể loại này thường có bố cục ba dòng truyền thống. Thơ cổ Sijo là thể thơ truyền thống của dân tộc Hàn. Một bài thơ thuộc thể loại này thường có bố cục ba dòng. Mỗi dòng có hai nhịp, mỗi nhịp có từ 3 đến 4 chữ. Vậy nên thơ cổ Sijo còn được gọi là thể thơ ba dòng sáu nhịp.

    동짓달 기나긴 밤을 한 허리 둘에 내어
    춘풍 이불 아래 서리서리 넣었다가
    임 오는 밤이어들란 구비구비 펴리라.

    Thơ cổ Sijo vừa là tác phẩm văn học vừa có thể trở thành lời của bài hát với những câu chữ ngắn gọn nhưng lại sâu sắc, có thể diễn tả mọi cung bậc của cảm quan, cảm xúc. Sau này bố cục truyền thống của thơ cổ Sijo dần biến đổi cách tân, thành thể loại có số âm tiết nhiều hơn được gọi là Saseolsijo. So với thơ cổ truyền Pyeongsijo, nhịp điệu và tiết tấu của thơ cổ Saseolsijo nhanh và sôi động hơn.

    Thơ cổ phổ nhạc Pyeongsijo và Saseolsijo

    Một bài thơ cổ Sijo thường có khoảng trên dưới 45 chữ. Đây là thể loại thơ cổ phổ biến và còn được gọi là Pyeongsijo. Sau này bố cục truyền thống của thơ cổ Sijo dần biến đổi thành thể loại có số âm tiết nhiều hơn được gọi là Saseolsijo. So với thơ cổ Pyeongsijo, nhịp điệu và tiết tấu của thơ cổ Saseolsijo nhanh và sôi động hơn.

    Trong tên của thể loại thơ cổ phổ nhạc Saseoljireumsijo, từ “Saseol” có nghĩa là “ca từ nhiều chữ”, ám chỉ không theo quy tắc thơ ba bốn chữ mà sáng tác tự do. Còn “Jireum” có nghĩa là “hét lên”, ám chỉ là “phần đầu của khúc hát được hát với giọng cao”. Vốn dĩ thơ cổ Pyeongsijo được hát với giọng đều đều, không quá cao hay quá thấp. Nhưng trích đoạn “Sanjunghae” (Giữa rừng xanh) mà chúng ta vừa nghe lại có phần đầu được hát bằng giọng rất cao. Câu ca mượn lời thoại giữa người thợ săn và con ngỗng trời để ví von tâm trạng sầu thảm của những người yêu nhau khi chia tay. Ngỗng trời nói rằng:

    Hỡi anh thợ săn vai đeo súng trong rừng xanh núi thẳm

    Dù anh có vác súng bắn muôn thú

    Thì cũng đừng bắn ngỗng trời đang khóc vì mất đôi

    Nghe vậy, người thợ săn liền trả lời, rằng: “Dù có vô tình thế nào đi chăng nữa thì chúng tôi cũng đâu nỡ bắn những con vật đáng thương”.

    Theo dòng chảy của thời gian, thơ cổ phổ nhạc chữ tình Pyeongsijo phát triển thành thể loại thơ cổ phổ nhạc tự do Saseolsijo trong sáng, đầy hứng khởi. Ví như “Saseol Nanbongga” (Lan phùng ca thể thơ tự do) có đoạn:

    Cô gái trước nhà đi lấy chồng, chàng trai sau nhà đi treo cổ

    Người chết thì không tiếc nhưng chẳng qua là không có dây thừng

    Chàng bỏ thiếp đi, chưa đi được 10 dặm đã đổ bệnh

    Chưa đi được 20 dặm đã gặp toán cướp

    Chưa đi được 30 dặm đã phải quay về bên thiếp

    Vài nét khác biệt giữa thơ cổ phổ nhạc Sijo và dân ca Minyo ở Hàn Quốc

    Trước hết ta hay xem quá trình hình thành nên các khúc dân ca Minyo ở Hàn Quốc. Dân ca Minyo thường không phải là những khúc hát có người phổ nhạc và người soạn lời riêng. Dân ca Minyo vốn là dòng nhạc mà ai cũng có thể nói lên tâm tư tình cảm của mình theo nhịp điệu nhất định nào đó. Và theo dòng chảy của thời gian, nó được nhiều người đồng cảm, hát theo và định hình thành khúc hát dân gian. Rồi mỗi người lại chỉnh sửa chút ít cho hợp với phong cách và tâm tư tình cảm của mình. Gần đây nghệ sĩ Lee Hee-mun đã biến tấu khúc ca “Saseol Nanbongga” thành khúc hát đại chúng“Saseol Nanbong” có phong cách và sắc thái khác hẳn với khúc ca gốc và còn được giới trẻ ngày nay hưởng ứng hơn nữa. Thế nên những người có tuổi khi nghe khúc hát này còn nói rằng “Liệu có thể gọi đây là khúc hát truyền thống hay không?”. Tuy nhiên, “Saseol Nanbong” của nghệ sĩ Lee Hee-mun vẫn được coi là một khúc hát truyền thống”.

    Nguồn:

    * Khúc thơ phổ nhạc “Pureun Sanjunghae” (Giữa rừng xanh) theo thể loại Saseoljireumsijo / Lee Jun-ah

    * Khúc thơ cổ phổ nhạc “Lan phùng ca” theo thể loại thơ tự do Saseolsijo / Kim Yeong-im 

    * Khúc hát “Saseol Nanbong” mang âm hưởng hiện đại / Lee Hee-mun

    Sau đây là bài đoãn thi chúc Tết theo thi ca Hàn ngữ: Bài “Vừa Đủ“. Bài “Vừa Đủ” là Thi Ca Biền Ngẫu Dạng Thức: 10-10-10-10. Ý tưởng khi Nếp sống vừa đủ là một triết lý hay nhân sinh quan của thi sĩ Nguyễn Công Trứ trong bài thơ nổi danh “Chữ nhàn “… trong chiều hướng tương đồng, bài thơ “Vừa Đủ” của Khánh Lan dưới đây như lời chúc đầu năm đến các mọi người: “Năm mới chúc mọi người vừa đủ, vừa đủ”

    Bài thơ Vừa Đủ

    Vừa đủ HẠNH PHÚC cho tâm hồn được bình an

    Vừa đủ THÀNH CÔNG cho mình luôn mãi kiên cường

    Vừa đủ HY VỌNG để thấy mình đủ hạnh phúc

    Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ cho mình mãi nhiệt tâm.

    Trích dẩn thơ của Nguyễn Công Trứ: Bài “Chữ Nhàn”.

    Link: Tri túc tiện túc, đãi túc hà thời túc

    Bài Thơ Chữ Nhàn của Thi Hào Nguyễn Công Trứ

    Thị tại môn tiền náo,

    Nguyệt lai môn hạ nhàn.

    So lao tâm lao lực cũng một đàn,

    Người trần thế muốn nhàn sao được?

    Nên phải giữ lấy nhàn làm trước,

    Dẫu trời cho có tiếc cũng xin nài.

    Cuộc nhân sinh chừng bảy tám chín mười mươi,

    Mười lăm trẻ, năm mươi già, không kể.

    Thoắt sinh ra thì đà khóc choé,

    Trần có vui sao chẳng cười khì?

    Khi hỷ lạc, khi ái dục, lúc sầu bi,

    Chứa chi lắm một bầu nhân dục.

    Tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời túc,

    Tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn?

    Cầm kỳ thi tửu với giang san,

    Dễ mấy kẻ xuất trần xuất thế.

    Ngã kim nhật tại toạ chi địa,

    Cổ chi nhân tằng tiên ngã toạ chi.

    Ngàn muôn năm âu cũng thế ni,

    Ai hay hát mà ai hay nghe hát?

    Sông Xích Bích buông thuyền năm Nhâm Tuất,

    Để ông Tô riêng một thú thanh tao.

    Chữ nhàn là chữ làm sao?

    Dẫn giải ý thơ “TRI TÚC TIỆN TÚC”

    Tri túc tiện túc, đãi túc, hà thời túc

     (Biết đủ là đủ, đợi cho đủ thì bao giờ mới đủ).

    Tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn”

     (biết nhàn là nhàn, đợi cho nhàn thì bao giờ mới nhàn)

    Hai câu thơ trên có nghĩa là làm người phải biết thế nào là đủ thì mới có thể vui hưởng cuộc sống. Ai không biết thế nào là đủ sẽ luôn cố sức, lao tâm lao lực để có nhiều hơn, hay để thõa mãn tự ái và tham vọng của mình. Nhưng đời người không phải lúc nào cũng may mắn vì theo quy luật đời sống thì có nhiều biến thiên, thăng trầm như trăng tròn rồi lại khuyết, …không khéo, khi hết thời mà không biết dừng sẽ bị mất hết những cái mình đang có. Thật vậy, chỉ có những người sống phải đạo, có ân phước của thánh thần mới được che chở tránh được những cơn lốc bất ngờ của số mệnh. Người có tài mà ỷ tài, kiêu ngạo thì bao nhiêu nỗ lực để đạt tham vọng không đáy của cá nhân rốt cuộc cũng sẽ trở thành công dã tràng mà thôi.

    Bài “Chữ Nhàn” được nhiều người coi là tuyệt tác trong các bài hát nói. Tác giả vạch rõ chữ nhàn rất dễ kiếm, ai cũng có thể có, dễ như thế mà các thi nhân từ xưa chưa ai tìm ra được. Những câu thơ cổ mà tác giả mượn dẫn vào thực là đắc cú, phân minh, chuyển đi láy lại tài tình. Vì thế, ngày xưa những khách phong lưu đi hát ưa nghe bài này, là có ý mượn tiếng giai nhân để kể lại áng văn chương danh cú.

    Sự bình an là trạng thái tâm trí, tinh thần của một người khi cảm thấy yên tĩnh, thoải mái, không có lo lắng, căng thẳng hay áp lực. Nó thường được miêu tả như một cảm giác an tĩnh, yên bình và ổn định bên trong thân tâm ta. Sự bình an được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là trong thời đại ngày nay với nhịp sống nhanh, áp lực của công việc và sự bận rộn trong cuộc sống. Sự bình an giúp chúng ta có thể tập trung, đạt hiệu quả khi làm những việc tốt hơn, tăng cường sức khỏe và tạo ra cảm giác hạnh phúc. Bình an là khi ta cần để tâm trí mình được nghỉ ngơi, nhìn sâu bên trong bản thân mình và tìm hiểu về bình an nội tâm. Vậy, giá trị của an bình, yên ổn là gì?

    Xét về ý tưởng “Đi tìm sự bình yên trong tâm hồn“, ai trong chúng ta cũng đều mong ước có được một cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Nếu không dành thời gian để nhìn nhận mọi việc một cách đầy đủ, chúng ta sẽ không thể cảm nhận được cảm giác yên bình. Muốn giữ được sự bình yên trong tâm, chúng ta biết giữ lấy sự tĩnh lặng của tâm hồn, sự buông lỏng những căng thẳng lo âu. Cố gắng trong công việc là điều cần thiết nhưng chúng ta cũng phải biết cho đi, sẵn sàng giúp đỡ người khác, thấy được những giá trị tốt đẹp của cuộc sống… Cho nên bình yên là cảm giác xuất phát từ nội tâm. Đó là khi chúng ta vui vẻ, thoải mái, cảm thấy hài lòng với những điều mình đang có; là khi ta sống lạc quan, tích cực; không tham lam, đấu đá, tranh giành; không suy nghĩ, ghen ghét, đố kỵ với những người xung quanh…

    Bình yên giống như liều thuốc bổ giúp mỗi người thêm khỏe mạnh, hạnh phúc. Bình yên giúp mỗi người sẽ càng yêu và trân trọng hơn những điều bình dị quanh mình. Có được sự bình yên trong cuộc đời là vô cùng quý giá, là bởi vì dẫu cho chúng ta có công danh, sự nghiệp như ý nhưng trong lòng không có được sự bình yên thì cuộc đời cũng sẽ mất đi ý nghĩa đích thực. Trái lại, khi chúng ta luôn cảm thấy bình yên, tất thảy mọi điều tốt đẹp sẽ tới, cuộc đời mỗi người vì thế mới trọn vẹn, ý nghĩa. Khi cảm nhận vừa dủ là vừa đủ, hãy bình yên giúp mỗi người biết buông bỏ những thứ không cần thiết để có cuộc sống hạnh phúc. Có thể thấy là sự bình yên trở thành thứ tài sản vô giá mang đến cho con người cuộc sống viên mãn, từ đó sản sinh ra nhiều giá trị nhân sinh cao đẹp khác như: tình yêu thương, lòng vị tha, tính bao dung; loại bỏ những thói quen, giá trị tiêu cực mà không hề đắn đo, suy tính. Khi một cá nhân hạnh phúc thì xã hội sẽ hạnh phúc. Và khi xã hội hạnh phúc luôn là khát vọng luôn mơ ước của mỗi quốc gia và toàn thể nhân loại.

    Bình yên là tấm gương phản chiếu của hạnh phúc. Muốn có được bình yên, bạn sẽ tự khắc biết cách đi tìm, bởi “không ai mang lại cho bạn sự bình yên ngoài chính bạn”. Dựa theo tư tưởng của Lão Tử trong Lão giáo; Hầu như toàn bộ Đạo Đức Kinh của Lão Tử nhằm nói đến sức mạnh của cái Nhu, của Vô Vi. Trong ý niệm đó, đặc biệt ở chương 8, Nước được coi như hình ảnh đặc thù để chuyển tải một triết lý sống và cũng chính là một nghệ thuật sống lý tưởng. Ông cho thấy đường lối sống Đạo tự nhiên như nước chảy xuôi: ở thì chuộng chỗ thấp, ân tình thì chuộng thâm sâu, xử sự chuộng lòng nhân, nói thì chuộng chân thật, cai trị thì làm cho cuộc sống an bình, làm việc thì hợp với tài năng, hành động thì hợp thời đúng lúc. Đức tính của nước là làm lợi cho tất cả thiên hạ mà không tranh công đoạt lợi, gặp chỗ thiếu thì chảy vào, chỗ thừa thì chảy ra, trên đời làm mưa, dưới đất thành sông lạch: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Lão Tử nhận ra ưu điểm của nước là tính vô kỷ, vị tha, “Nhu thắng cương“, như cung cách ứng xử: “Cường đại xử hạ, nhu nhược xử thượng”: cư xử mạnh bạo là hạng dưới, mềm dịu là hạng trên. Thực tế cho ta thấy thái độ khắt khe, cứng cỏi là tiêu biểu những tâm hồn cằn cỗi, thấp kém. Uyển chuyển, khéo léo, dịu dàng mới tiêu biểu những tâm hồn cao thượng. Bởi vậy có câu thơ:

    Phàm phu mới cứng, mới cương,

    Dịu dàng mới thực lối đường người trên

    Bản chất của nước (l’eau, water) là như thế, không câu nệ vào một hình thức, khi tràn vào đủ nước ngưng lại trong trạng thái tĩnh lặng, bình yên. Đấy là nước, Nước lại còn có tính cách nén chịu, sự nén chịu của con đường Nhu: “Thọ quốc chi cấu”: nhận lấy cho mình bụi bặm của quốc gia. Đồng thời “Thọ quốc chi tường”: nhận lấy cho mình sự rủi ro của nước nhà. Đó cũng là tận cùng của vị tha, nhưng chính nhờ thế mới thực làm chủ được sơn hà, xã tắc. Nước nhà, xã hội cần thành công, gia dình cần hạnh phúc, với ý tưởng sao cho “vừa dủ“. Thi ca hạnh phúc, cho tâm hồn được bình an:

    Tóm lại, thể thơ Haiku của người Nhật Bản, hay thơ Sijo của Đại Hàn là những loại thơ biền ngẫu, y như thơ Lục Bát của Việt Nam (6-8), chịu sự chi phối của quy luật sắp sẵn.

    Khánh Lan, Kỷ niệm Từ Mai Gia Trang, Tháng 3 mùa Xuân Hội Ngộ 2024.

  • DU LICH,  Khánh Lan

    CELEBRITY ASCENT-TÀU DU LICH 7 NGÀY MỚI NHẤT QUA CÁC HẢI CẢNG: SPAIN, FRANCE & ITALY

    Celebrity Ascent là tàu du lịch mới nhất hoàn thành năm 2023 và được giao cho Celebrity Cruise Line từ xưởng đóng tàu ở Saint-Nazaire, Pháp. Lễ cắt thép cho Celebrity Ascent được tổ chức và chính thức giao hàng từ nhà máy đóng tàu Chantiers de l’Atlantique vào ngày 8 tháng 11 năm 2023. Tàu được thả neo vào tháng 1 năm 2023 và Celebrity Ascent dự định sẽ ra mắt du khách vào tháng 12 năm 2023.

    Year Built 2023-Capacity 3,260 passengers-Tonnage 140,600-Builder Chantiers de l’Atlantique (Saint-Nazaire, France)-Class Celebrity EDGE-Building cost 770 million EUR (900 million USD)-Speed 22 km / 41 km / h /25 mph-Leight 313m-Width 39m and the price ranges from $1,849.00 for an inside cabin to $5,736.00 for a suite.

    Celebrity Ascent là con tàu thứ tư trong dòng Edge Series từng đoạt giải thưởng, khởi sự  xây vào ngày 22 tháng 11 năm 2021 và thực hiện chuyến hành trình đầu tiên ngày 3 tháng 12 năm 2023 từ Florida. Celebrity Ascent có tất cả các tiện nghi như Resort Deck, Magic Carpet (phòng chờ có mái vòm đầu tiên trên thế giới trên biển), Rooftop Garden, v.v… Tàu du lịch Celebrity Ascent nặng 141 nghìn tấn, có 1646 phòng, hành khách tối đa là 3950 người và được phục vụ bởi 1400 thủy thủ đoàn. Celebrity Ascent thuộc Celebrity Cruise line.

    Celebrity Cruise Line được các du khách cũng như các chuyên gia công nhận là loại du thuyền hạng sang, Celebrity Cruises có tổng cộng 15 tàu đang hoạt động và cứ trung bình khoảng hai năm hãng du lịch này cho ra một tàu mới, du thuyền nổi tiếng và lâu đời nhất là Celebrity Millennium, đã 23 tuổi. Các du thuyền Celebrity khởi hành từ các thành phố của Hoa Kỳ như Honolulu, Miami, Boston và Seattle. Tuy nhiên, Royal Caribbean Group là chủ sở hữu và điều hành ba thương hiệu du lịch từng đoạt giải thưởng là Royal Caribbean International, Celebrity Cruises và Silversea Cruises, đồng thời cũng là chủ sở hữu 50% của một liên doanh vận hành TUI Cruises và Hapag-Lloyd Cruises.

    Celebrity Cruise Line được coi là một hãng du thuyền sang trọng, hầu hết khách là người lớn và không có nhiều trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh phải ít nhất 6 tháng tuổi hoặc 12 tháng tuổi tuy theo quy luật của mỗi du thuyền. Người cao tuổi được giảm giá và có giá đặc biệt dành cho cảnh sát, lính cứu hỏa, quân nhân. Celebrity cruise Line còn là lựa chọn tốt cho các thanh thiếu niên yêu thích các sinh hoạt về thể thao hay phiêu lưu. Tuy nhiên, trên thế giới có một số tuyến du thuyền dành cho người lớn như:

    • Luxury Cruise: Viking Cruises. 
    • Cruise for Older Couples: Saga Cruises. …
    • Cruise for Single Adults: Virgin Voyages. …
    • Adults-Focused Luxury Cruise: Regent Seven Seas Cruises. …
    • Adults-Focused All-Inclusive Cruise: Seabourn Cruise Line

    Trung tâm ẩm thực:

    Celebrity Ascent có 32 nhà hàng, quán bar, các thực đơn được chế biến bởi đầu bếp từng đoạt giải Michelin, Cornelius Gallagher, và các món ăn nấu được biến chế theo từng vùng mà du thuyền ghé thăm trên khắp thế giới. 14 quán cà phê, quán bar, 8 nhà hàng đặc sản, 4 nhà hàng ăn uống chính, 4 địa điểm ăn uống bình dân miễn phí và 2 nhà hàng độc quyền Eden Café cung cấp đủ loại đồ uống và các món ăn bình dân. Spa Café và Juice Bar, câu lạc bộ trẻ em Le Voyage và khu giải trí dành cho trẻ em, lớp dạy làm bánh pizza, phòng chơi máy điện tử và bắn cung, v.v…

    Ngoài ra còn có một số nhà hàng đặc biệt như Oceanview Café với Sunset Bar và khu ăn uống ngoài trời, gồm hai tầng và có cửa sổ làm bằng kính suốt từ trần đến sàn. Mast Grill với hồ bơi và khung cảnh đại dương, thực đơn gồm bánh mì kẹp thịt, salad hoặc bánh sandwich. Le Voyage của Daniel Boulud cho thực đơn đặc biệt trên thế giới do chính anh sáng tạo. Fine Cut Steakhouse với sườn cừu mềm Fed Fed, đuôi tôm hùm Maine nướng áp chảo với sốt tỏi kem hoặc gà nướng. Le Grand Bistro là quán rượu cổ điển của Pháp với khung cảnh, mùi hương và âm thanh hấp dẫn của một tiệm bánh ngọt nhộn nhịp.

    Le Petit Chef với loại hình nghệ thuật Skullmapping hoạt hình 3D của các nghệ sĩ nổi tiếng trên thế giới, thức ăn, nước uống với thực đơn do đầu bếp Michelin sáng tạo. Rooftop Garden Grill và Raw on 5 là quán ăn thân mật với một loạt món ngon, có tầm nhìn từ biển ra đến tận đường chân trời. Thực đơn tại Magic Carpet trên Tầng 5, gồm các món ăn thông thường như salad tôm, tôm hùm, sushi và sashimi do các đầu bếp sushi chuyên nghiệp chế biến.

    Nhà hàng Eden là một nhà hàng ẩm thực đặc biệt cung cấp thực đơn nhiều món khai vị, món chính và món tráng miệng. Blu, Blu, là nhà hàng độc quyền dành cho khách AquaClass, cung cấp các lựa chọn thực đơn ẩm thực lành mạnh, biodynamic wines, phong cách trang trí và dịch vụ hoàn hảo.

    Nhà hàng Cyprus là một nhà hàng Hy Lạp với thực đơn hải sản hấp dẫn và đồ uống thuộc khu vực Địa Trung Hải. Nhà hàng Tuscan với Tuscan Grille với thực đơn Ý, nổi bật với thiết kế cổ điển hiện đại lấy cảm hứng từ thời trang và phim ảnh Ý.

    Nhà hàng Normandie phục vụ ẩm thực Pháp đương đại trong khung cảnh hiện đại và tinh tế, gợi lên sự lãng mạn của mùa hè ở Paris trên các khu phố Pháp, với bảng màu hoa anh đào nở rộ.

    Nhà hàng Cosmopolitan là nhà hàng ăn chính của du thuyền Celebrity Ascent.

    Trung tâm gii trí:

    Với các quán rượu như Martini bar, Pool Bar, Sunset Bar và Craft Social Bar có, rượu vang, cocktai, bia ướp lạnh hay quán café đặc sản thơm ngon như Café al Bacio, Phòng chờ Retreat dành riêng cho khách của The Retreat có chương trình giải trí trực tiếp, không khí ấm cúng và hấp dẫn với quầy rượu đầy ắp thức ăn ngon. Retreat Lounge do Kelly Hoppen thiết kế với Boong tắm nắng Retreat Sundeck Retreat và bồn tắm nước nóng. Zen Grarden với không khí êm dịu, cây cối thiên nhiên.

    ​Resort Deck gồm Rooftop Garden, hồ bơi Solarium dành cho người lớn và Hồ bơi chính có bậc thang hướng ra ngoài đại dương. Magic Carpet với chỗ ngồi và quầy bar đầy đủ tiện nghi và trình diễn nhạc sống. Vườn Địa Đàng Eden sẽ mang lại nhiều ngạc nhiên cho du khách, tại đây, Eden có nhiều cửa kính hướng ra ngoài và ở bất kỳ địa điểm nào trên biển.

    Rạp hát là nơi giải trí thú vị với các vũ công nổi tiếng với các chương trình ca vũ đặc sắc mỗi tối. . Câu lạc bộ với các sinh hoạt như lớp học DJ và bắn cung, Trung tâm thương mại Grand Plaza bày bán những sản phẩm của các công ty thiết kế Jouin Manku. Casino xây theo phong cách Vegas. Hệ thông đèn Chandelier, một tác phẩm nghệ thuật ngoạn mục dưới ánh sáng rực rỡ. Những quán rượu phục vụ các loại rượu hấp dẫn như Bella Cera pha trộn với Chameleon cachaça, Bombay Sapphire gin, nước cốt chanh, rượu đắng Angostura và bia gừng. Loại rượu pha Marmalade Smash kết hợp rượu bourbon Bulleit, nước chanh, xi-rô đơn giản, mứt cam và gừng tươi. Khu vườn trên sân thượng được mở rộng ngay trên mép nước và khung cảnh đô thị sống động trên Edge Series nhờ vào các nhà thiết kế nổi tiếng trên thế giới như Kelly Hoppen, CBE và kiến trúc sư Tom Wright của WKK.

    The Martini Bar trong khu Grand Plaza với quầy bar hình tròn dưới ánh sáng rực rỡ của đèn chùm LED.

    Secondo Bacio trong khu Oceanview Café cung cấp cà phê đặc sản và nước trái cây ép. The Pool Bar là quầy rượu ngay trong hồ bơi, đây là pool bar đầu tiên được xây trên du thuyền.

    Excursions

    Hơn 280 điểm đến ngoạn mục và tùy thuộc vào sự lựa chọn của du khách.

    Kids and Teen Programs

    Chương trình dành cho trẻ em và thanh thiếu niên bắt đầu tại Camp At Sea mang đến cho trẻ em có cơ hội tham gia một số hoạt động giải trí, bao gồm săn tìm kho báu, nghệ thuật và thủ công, thể thao và các bữa tiệc theo chủ đề, tất cả đều dưới sự hướng dẫn của đội ngũ nhân viên trẻ có nhiều kinh nghiệm. Câu lạc bộ Thanh thiếu niên là nơi lý tưởng và có thể kết bạn mới, tham gia các cuộc thi trò chơi điện tử, các bữa tiệc dành cho thanh thiếu niên và các lớp học nấu ăn. Các hoạt động do đội ngũ cố vấn thanh thiếu niên.

    Ngoài viếc bơi lội trong hồ bơi, ngắm hoàng hôn trong những bồn tắm nước nóng, xem chiếu phim dưới bầu trời đầy sao, những bữa tiệc disco và giải đấu bắn cung, v.v… Lawn Club hoặc Resort Deck là nơi có những phông tuyệt đẹp để chụp những bức ảnh lưu niệm.

    Celebrity Ascent, 7 Night Spain France & Italy gồm:

    From Barcelona, Spain

    Du thuyền Celebrity Ascent đi từ Barcelona, Spain. Trong hành trình 7 Night Spain France & Italy sailing, Celebrity Ascent sẽ thăm viếng 6 hải cảng.

    Barcelona, Spain

    Barcelona được biết đến với kiến trúc độc đáo, bao gồm Sagrada Familia, một nhà thờ Công giáo La Mã lớn được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Antoni Gaudi. Không những thế, Barcelona là một thành phố giàu văn hóa, lịch sử, giải trí, viện bảo tàng, phòng trưng bày di tích như Viện bảo tàng Picasso, Quỹ Joan Miro và Parc de la Ciutadella, Torre Giories, Arc de Triomf, Edificio Colon and La Rambia, Venetian Towers and Palau Nacional, Casa Mila, Gaudi’s Park, v.v…

    Barcelona còn là một địa điểm du lịch nổi tiếng với những bãi biển đẹp, cuộc sống về đêm, ẩm thực ngon và là quê hương của một số đội thể thao chuyên nghiệp, trong đó có FC Barcelona, một trong những câu lạc bộ bóng đá thành công nhất trên thế giới. Cảng Barcelona, ​​Tây Ban Nha nằm bên bờ biển Địa Trung Hải, là thủ đô của Catalonia, trung tâm văn hóa và là thành phố lớn thứ hai ở Tây Ban Nha. Ngôn ngữ đầu tiên là tiếng Catalan, tiếng mẹ đẻ của vùng Catalonia độc lập.

    Palma De Mallorca, Spain

    Palma de Mallorca, nằm ở Quần đảo Balearic và là thủ đô của Quần đảo Balearic, Palma de Mallorca cũng là tiền đồn của Tây Ban Nha ở Địa Trung Hải. Thị trấn Palma tự hào có quảng trường rợp bóng mát gần Nhà thờ Gothic và là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Thành phố này nổi tiếng với kiến trúc tuyệt đẹp, trong đó có Nhà thờ La Seu nhìn ra Biển Địa Trung Hải, là nơi có nhiều bãi biển đẹp như Playa de Palma nổi tiếng. Thành phố này là nơi có nhiều bảo tàng viện, phòng trưng bày di tích lịch sử văn hóa, nổi tiếng với cuộc sống về đêm với nhiều quán bar, câu lạc bộ, nhà hàng và trung tâm mua sắm.

    Civitavecchia, Italy

    Civitavecchia (Rome) là một thành phố hải cảng hoàn hảo nhất về mặt địa lý trên thế giới, nằm ở vùng Lazio của miền trung nước Ý, cách Rome khoảng 80 km về phía tây bắc, là thủ đô của tỉnh Civitavecchia và là bến cảng của các tàu du lịch. Thành phố này được biết đến với bến cảng cổ xưa được Hoàng đế La Mã Trajan xây vào thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên và là nơi tìm hiểu về văn hóa của Ý.

    Pháo đài Michelangelo thành lập vào năm 108 sau Công nguyên cũng bởi Hoàng đế La Mã Trajan và ban đầu được gọi là Centumcellae. Đây là một cảng quan trọng của Đế chế La Mã và được sử dụng để vận chuyển hàng hóa của những người đến và đi từ Rome. Đây cũng là nơi diễn ra trận hải chiến lớn vào thế kỷ 16 giữa Đế chế Ottoman và Holy League. Nhiều di tích lịch sử, bao gồm Castello di Santa Severa, Torre di San Pancrazio, thời Phục hưng và các bức tường thời Trung cổ. Các thị trấn lân cận Tarquinia và Cerveteri là nơi có một số di tích Etruscan, Nhà thờ San Francesco, Nhà thờ San Pietro và Nhà thờ San Paolo.  

    Civitavecchia là một địa điểm du lịch nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp từ những bãi biển đầy cát trắng nước trong ở Santa Marinella đến những bãi biển đầy đá ở Santa Severa. Nhà hàng và trung tâm mua sắm Porto di Civitavecchia là nơi tập trung nhiều cửa hàng, từ cửa hàng thời trang đến chợ địa phương bán đồ lưu niệm. Các cửa hàng bán đồ da nổi tiếng La Pelletteria hoặc đi thuyền đến các đảo Giglio và Giannutri với cửa hàng trang sức nổi tiếng Gioielleria Gioielli.

    La Spezia, Italy

    La Spezia là thành phố lớn thứ hai ở vùng Liguria, sau Genoa. Nằm gần giữa Genoa và Pisa, trên Biển Ligurian với cảnh tuyệt đẹp về vịnh và dãy núi Apuan Alps. La Spezia còn là nơi có căn cứ hải quân lớn của Ý và được coi là cửa ngõ vào Cinque Terre, là trung tâm thành phố lịch sử với các viện bảo tàng và trung tâm văn hóa. Những ngôi làng ven biển đẹp như tranh vẽ, những khu chợ và nhiều khu phố với những quán cà phê và nhà hàng xinh xắn dọc hai bên.

    Nhiều du khách sử dụng La Spezia làm điểm xuất phát cho các chuyến đi đến Cinque Terre và các điểm du lịch lân cận khác vì La Spezia là một thành phố gần Cinque Terre. Từ Rome, Tuscany hay Venice, du khách phải đi qua La Spezia để đến con đường ven biển Cinque Terre nếu đi xe. Nếu đi tàu, du khách phải đổi tàu ở ga La Spezia Centrale.

    La Spezia nằm ngay biên giới giữa Liguria, Tuscany và cách không xa Cinque Terre, Pisa và Florence.

    Portofino, Italy

    Mệnh danh là “Hòn ngọc vùng Riviera“, một địa điểm quyến rũ trên Biển Ligurian là nơi nghỉ mát yêu thích của nhiều người châu Âu giàu có và sang trọng. Từng là một làng chài yên tĩnh, đẹp như tranh vẽ nằm trên vùng Riviera của Ý, Portofino được biết đến với những tòa nhà đầy màu sắc, bến cảng tuyệt đẹp và khung cảnh ngoạn mục của Biển Địa Trung Hải. Ngôi làng là điểm nổi tiếng của khách du lịch đến để tận hưởng khí hậu ấm áp, làn nước trong vắt và bầu không khí độc đáo với thực vật tươi tốt.

    Ngoài phong cảnh thiên nhiên và bến cảng Portofino tuyệt đẹp, du khách có thể tận hưởng nhiều sinh hoạt như tản bộ trên những con đường thơ mộng, quyến rũ của Portofino hay đi thuyền ngắm cảnh bờ biển, hoặc chèo thuyền kayak. Portofino với nhiều nhà hàng, quán cà phê và cửa hàng mua sắm. Du khách cũng có thể tham dự những buổi họp văn hóa, thăm viếng nhà thờ hay viện bảo tàng địa phương hoặc tham dự vào những buổi lễ hội.

    Ý nổi tiếng với khu mua sắm sang trọng với các cửa hàng trang sức và cửa hàng thời trang nổi tiếng như La Bottega di Portofino, cửa hàng lưu niệm, phòng trưng bày nghệ thuật và cửa hàng đặc sản. Cửa hàng chuyên về các mặt hàng thủ công, đồ trang sức, đồ gốm và quần áo hay cửa hàng rượu vang và rượu mạnh của địa phương.

    Bãi biển ở Portofino có những bãi biển đẹp nhất thế giới được bao quanh bởi cây xanh và những vách đá tuyệt đẹp, khiến chúng trở thành địa điểm hoàn hảo và lãng mạn.  Bãi biển Spiaggia di Paraggi là một bãi biển cát trắng tuyệt đẹp với làn nước trong vắt và tầm nhìn tuyệt đẹp ra Biển Địa Trung Hải. Ngoài ra còn có một số bãi biển nhỏ hơn gần đó như San Fruttuoso, Camogli và Chiavari. Bãi biển San Fruttuoso, Paraggi và Santa Margherita Ligure là hai bãi biển tuyệt đẹp với làn nước trong vắt, nằm gần Portofino và là địa điểm nổi tiếng để bơi lội, tắm nắng và lặn với ống thở. Gần đó cũng có rất nhiều nhà hàng và quán bar, khiến nơi đây trở thành địa điểm tuyệt vời để thưởng thức đồ ăn hoặc đồ uống giải khát.

    Marseille, France

    Marseille là một thành phố cảng nằm ở vùng Provence của Pháp và đã tồn tại từ khi người Hy Lạp Phocaean xâm chiếm vào khoảng năm 600 Trước Công nguyên. Đây là thành phố lớn thứ hai ở Pháp và lớn nhất ở vùng Provence-Alpes-Côte d’Azur, đồng thời là thành phố đông dân nhất ở Pháp sau Paris. Thành phố này được biết đến với lịch sử, văn hóa, ẩm thực phong phú và là nơi có nhiều điểm du lịch đẹp và nổi tiếng.

    Marseille có tất cả cảnh đẹp của vùng đất Địa Trung Hải bao gồm Cảng Cũ của Marseille, nhà thờ Đức Bà De la Garde và Công viên Quốc gia Calanques. Thành phố này còn nổi tiếng với cuộc sống về đêm với nhiều quán bar, câu lạc bộ và nhà hàng. Marseille cũng là nơi có nhiều viện bảo tàng lịch sử với các phòng trưng bày di vật của các nền văn hóa khác. Nổi tiếng với khí hậu dịu mát của vùng Địa Trung Hải, những bãi biển tuyệt đẹp và phong cảnh đẹp như tranh vẽ. Marseille là một nơi tuyệt vời để học hỏi thêm về nền văn hóa, lịch sử và ẩm thực độc đáo của Pháp. Các hoạt động ngoài trời như đi bộ, đi xe đạp và chèo thuyền cũng rất phổ biến. Công viên Quốc gia Calanques gần đó là địa điểm không thể bỏ qua đối với những người yêu thiên nhiên.

    Cảng Cũ của Marseille là địa điểm không thể bỏ qua đối với bất kỳ hành khách du lịch nào đến thăm thành phố này. Bến cảng đẹp và là bến đậu của rất nhiều thuyền, nhà hàng và cửa hàng mua sắm, du khách có thể đi dạo dọc theo bờ sông, ngắm cảnh bằng thuyền hay thuyền Kayak. Calanques là một loạt vách đá vôi bao quanh vịnh nhỏ tuyệt đẹp nằm ngoài khơi Marseille. Calanques cũng là nơi có nhiều bãi biển hẻo lánh, khiến chúng trở thành địa điểm tuyệt vời để bơi lội và tắm nắng.

    Nhà thờ Đức Bà de la Garde xinh đẹp này nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhìn ra thành phố, bến cảng cũng như các khu vực xung quanh. Vương cung thánh đường de la Garde với lối kiến trúc phức tạp và cũng là nơi trưng bày một số hiện vật tôn giáo và tác phẩm nghệ thuật.

    Ẩm thực Marseille nổi tiếng với nhiều nhà hàng và quán cà phê phục vụ các món ăn truyền thống của vùng Provence. Nhiều nhà hàng được trao giải Michelin, phục vụ một số món ăn Pháp ngon nhất trong nước và nổi tiếng với các món ăn hải sản. Mua sắm tại các khu chợ ở Cảng Marseille (Provence) có nhiều loại sản phẩm địa phương tươi sống hay mua gia vị và hàng thủ công.

    La Vieille Charite, Les Terrasses du Port và Le Panier Le Panier là những trung tâm mua sắm xinh đẹp nằm ở trung tâm thành phố Marseille. Nó cung cấp nhiều loại quà lưu niệm, từ các mặt hàng truyền thống của vùng Provence đến nghệ thuật và đồ trang sức hiện đại. Trung tâm cũng có nhiều nhà hàng và quán cà phê, khiến nơi đây trở thành một nơi tuyệt vời để ghé thăm.

    Bãi biển ở Marseille (Provence), Pháp là nơi quy tụ của một số bãi biển đẹp nhất Địa Trung Hải với cát trắng, nước trong vắt và tầm nhìn tuyệt đẹp ra Biển Địa Trung Hải. Các bãi biển nổi tiếng nhất gần cảng là Les Goudes, Calanque de Sormiou và Calanque de Morgiou. Les Goudes là một bãi biển nhỏ với làng chài đẹp như tranh vẽ, trong khi Calanque de Sormiou và Calanque de Morgiou đều là những vịnh nhỏ tuyệt đẹp với làn nước trong vắt và những vách đá. Bãi biển Carry-le-Rouet, Les Goudes và Calanque de Sugiton có rất nhiều nhà hàng, quán bar và nhiều hoạt động khác chẳng hạn như chèo thuyền kayak, lướt ván và chèo thuyền. Bãi biển còn nổi tiếng với những khối đá tuyệt đẹp, khiến nơi đây trở thành một địa điểm tuyệt vời để chụp ảnh.

    Khánh Lan, 2024

  • DU LICH,  Khánh Lan

    Tu viện Benedictine và Vương Cung Thánh Đường Montserrat, Barcelona, Spain

    Từ Barcelona, ​​sau 90 phút lái xe qua con đường uốn quanh núi mang đến tầm nhìn tuyệt đẹp ra khắp thung lũng, cũng như vùng nông thôn đẹp như tranh vẽ và những ngôi làng nhỏ rải rác trên đồi thì đến ngọn núi Montserrat cao 4.051 feet. Quảng trường của Vương cung thánh đường Hoàng gia Montserrat xây trên vị trí bên vách đá, kiến trúc theo phong cách tân La Mã và là một kỳ quan tuyệt đẹp, một tác phẩm điêu khắc theo phong cách La Mã nổi tiếng thế kỷ 12 của Virgen Moreneta.

    Montserrat là ngọn núi lởm chởm như răng cưa của Montserrat và Tu viện Benedictine. Tu viện Benedictine và Vương Cung Thánh Đường Montserrat đã từ lâu được Tây Ban Nha coi là bảo vật quốc gia, là khu bảo tồn về văn hóa và tôn giáo uy nghi này nằm cách thành phố Barcelona chừng 50 cây số về hướng đông-bắc. Giữa sơn thủy Địa Trung Hải du khách có dịp tản bộ qua hàng ngàn bậc thang và những con đường mòn để hướng về tu viện Benedictine, Montserrat. Nơi đây không chỉ đặc biệt nhờ vẻ kiến trúc, địa thế sơn thủy, mà còn bởi các huyền thoại với bức tượng linh thiêng Đức mẹ đồng trinh Black Madonna.

    Lịch sử Tu viện bắt đầu vào năm 880 có một nhóm trẻ chăn cừu nhìn thấy luồng ánh sáng từ bầu trời ở vùng núi Montserrat. Và cùng lúc đó, các em bé chăn cừu đã nghe được tiếng hát của các thiên thần và những giai điệu trong các bản nhạc khiến các em được đón nhận với một niềm vui rạng rỡ. Một tháng sau đó, cha mẹ của các em cũng tận mắt chứng kiến ​​những “phép lạ” tại đây. Các vị trưởng lão tôn giáo cũng đã chứng kiến hình ảnh của Đức Trinh Nữ Maria trong hang động nơi phát đi những ánh sáng kỳ lạ đó. Kể từ đó khu hang động này đã trở thành một nơi tôn nghiêm thánh thiện cho người dân bản xứ và khách hành hương đến thăm viếng và cầu nguyện.

    Nói về lòng sùng kính Đức Mẹ Montserrat đã có từ xa xưa. Đó là vào thế kỷ thứ VII, khi vó ngựa của người Ả-rập chiếm đóng Tây Ban Nha. Bức tượng Đức Mẹ Black Madonna đã được cất giấu trong khi đội quân Hồi Giáo Ả-rập tấn công, và mãi cho đến thế kỷ thứ 9 thì người ta mới tìm lại đước bức tượng Đức Mẹ Black Madonna.

    Statue of Black Madonna, Montserrat

    Vào năm 1025, Đức Giám Mục cai quản địa phận Barcelona đã chính thức cho thành lập tu viện Montserrat. Trong hai thế kỷ 12 và 13, một Vương Cung Thánh Đường Santa Maria Basilica đã được xây cất tại Montserrat. Trong thời gian này du khách bắt đầu hành hương đến tu viện Montserrat mỗi ngày một đông. Một sự kiện lạ lùng xảy ra vào năm 1493, các tu sĩ của tu viện Montserrat đã tham gia cùng nhà thám hiểm Christopher Columbus đi chinh phục Mỹ Châu lần thứ hai và một trong những hòn đảo của khu vực Trung Mỹ được đặt theo tên Montserrat. Đảo Montserrat Trung Mỹ hiện nay là xứ tự trị thuộc Anh Quốc, tọa lạc trong quần đảo Leeward, thuộc vùng biển Caribbean. 

    Vương Cung Thánh Đường Santa Maria ở Montserrat với lối kiến trúc theo trường phái Gothic pha trộn với nét nghệ thuật kiến trúc Tây Ban Nha. Ngay trước tiền sảnh Vương Cung Thánh Đường là một khoảng sân có mái che 5 vòm. Trung tâm thánh đường luôn làm mê hoặc du khách với những bức tường đá cẩm thạch màu đen và màu trắng, như với Thánh đường Rome do danh họa Michelangelo thiết kế.  Xung quanh nhà thờ, du khách bị cuốn hút bởi nhiều nếp trang trí công phu. Đây là một phong cách trang trí thắp sáng của Tây Ban Nha có từ sau cuộc nội chiến Tây Ban Nha năm 1811-1812. Những cột trụ trung tâm ở gian giữa là những tác phẩm điêu khắc của các nghệ sĩ bậc thầy như: Ezekial, Jerome, Isiah và Daniel.

    Tác phẩm điêu khắc bằng gỗ Tượng Đức Mẹ Đồng Trinh Maria Màu Đen (The Black Madonna) nằm ở phía sau của nhà thờ. Theo truyền thuyết, khi khởi công xây Tu viện này, các thày tu dòng Benedictine có ý định di dời bức tượng Đức Mẹ đi một nơi khác để xây tu viện, nhưng khi bắt đầu đưa bức tượng Đức Mẹ đi thì trời đổ mưa, giông bão nổi lên và bức tượng Đức Mẹ Balck Madonna nặng tới độ không thể di dời được, và đó cũng chính là ý của Đức Mẹ nên mọi người quyết định không chuyển bức tượng Đức Mẹ đi nơi khác nữa mà đặt nguyên tại đó rồi xây tu viện. Và đó cũng chính là lý do mà Bệ Thánh và Cung Thánh của Tu viện lui về phía sau của Tu viện.

    Santa Maria Basilica, Montserrat

    Nói về bệ thánh hay bệ thờ Đức Mẹ, bức tượng được đóng khung trong một ô cửa sổ được trang trí tuyệt đẹp, và du khách có thể diện kiến Đức Mẹ ở mọi nơi, kể cả lúc ngồi nghỉ mệt trên băng ghế dài của nhà thờ. Ở hai bên tượng của Đức Mẹ có chín cái đèn bằng bạc, đại diện cho 8 Giáo phận của Catalunya và Montserrat. Tượng Đức Mẹ ở tu viện Montserrat có màu đen với tên gọi là The Black Madonna được giải thích theo các tu sĩ tại đây, thì màu đen đó không phải là màu da của phụ nữ Phi Châu mà là màu tối của gỗ theo thời gian. Cũng vì sắc đen của khuôn mặt Đức Mẹ nên người dân địa phương đã có biệt danh cho Đức Mẹ là La Moreneta (người phụ nữ da đen nhỏ).

    Abbey of Montserrat

    Vào năm 1844, Đức Giáo Hoàng Leo XIII trong lời rao giảng tin mừng đã nói “tượng Đức Mẹ Đồng Trinh Maria Màu Đen tại Montserrat là một trong những bức tượng Đức Mẹ nổi tiếng nhất thế giới”! Cố Đức Giáo Hoàng Joan-Phaolo đệ nhị, vào năm 1982 sau khi Ngài qua khỏi sau vụ ám sát năm 1981 đã tới đây để tạ ơn và dâng kính Đức Mẹ trước hồng ân “phép lạ” mà Ngài đã lãnh nhận từ Đức Mẹ.

    Tượng Montserrat đã thu hút rất nhiều người đến vùng núi này. Vương cung thánh đường Hoàng gia là một trong những địa điểm hành hương quan trọng nhất ở Tây Ban Nha trong hàng trăm năm. Hầu hết các ngày trong tuần, ca đoàn thiếu nhi hát trong tu viện vào giữa trưa. Nơi đây có một bảo tàng, nhà hàng và cửa hàng.

    Khánh Lan ghi lại di tích tu viện Benedictine và Vương Cung Thánh Đường Montserrat qua bài viết của tác giả Diễm Thi

  • Khánh Lan,  KIẾN THỨC TỔNG QUÁT,  LỊCH SỬ,  Việt Hải

    HÁT QUAN HỌ BẮC NINH-ÂM NHẠC DÂN GIAN-CA TRÙ BẮC PHẦN

    Trước tiên khi nói về nghệ thuật ca trù thì ca trù có nhiều tên gọi, tùy từng địa phương, từng thời điểm mà hát ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát cô đầu, hát nhà tơ, hát nhà trò và hát ca công. Đây là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng, triết lý sống của người Việt.

    Ca trù là một hình thức “ca nhạc thính phòng”, thịnh hành từ thế kỷ 15, vốn là một loại ca nhạc trong cung đình, được sử dụng cho các buổi hát chúc thọ vua chúa và các buổi lễ trong triều đình, qua thời gian, ca trù dần dần phát triển rộng ra dân gian qua giới quan lại, đại gia, một số tầng lớp sĩ phu nho học giàu sang… và trở nên thông dụng. Tuy vậy ca trù khác với các loại hình dân ca khác ở chỗ nó có yêu cầu rất nghiêm ngặt quy định về số câu, số chữ, lời văn, quy định về đối ngẫu … có lẽ vì vậy mà ca trù vẫn được thưởng thức tập trung phần lớn ở tầng lớp có học thức cao rộng trong xã hội xưa.

    Chữ trù có nghĩa là thẻ tre. Những người đào hát thường dùng các thanh tre làm phách khi hát và người nghe dùng “trù” (cái thẻ tre) để thưởng cho những chỗ hát hay, cuối cùng đếm thẻ để bình giá và thưởng tiền, vì thế mà có tên gọi là Ca trù. Tư liệu sớm nhất có nói đến những chữ Ca Trù và Ả Đào là vào thế kỷ XV, căn cứ vào bài thơ  Nghĩ hộ tám giáp bài văn thưởng cho cô đào được giải  sáng tác trước năm 1500 của Tiến sĩ Lê Đức Mao, người làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Bài thơ này chép trong Lê tộc gia phả (A.1855) có hai lần nhắc đến 2 chữ ca trù, cho biết: hát cửa đình là hát để thờ thần trong dịp đầu xuân và việc hát ca trù đã có dùng thẻ để thưởng cho đào nương (ả đào). Như vậy, đình Đông Ngạc, Hà Nội là nơi diễn ra lệ hát Cửa đình từ rất sớm. Và đây cũng là nơi gìn giữ được tục lệ thưởng đào rất đặc sắc.

    Nghệ thuật ca trù được quốc tế công nhận:

    Ca trù đã được Hội đồng thẩm định di sản của UNESCO đánh giá như sau:

    Ca trù đã trải qua một quá trình phát triển ít nhất từ thế kỷ 15 đến nay, được biểu diễn trong không gian văn hóa đa dạng gắn liền, ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Ca trù thể hiện một ý thức về bản sắc và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn, có tính sáng tạo, được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các tổ chức giáo phường. Những giáo phường này đã duy trì các cộng đồng có quan hệ mật thiết, tạo nên nét đặc trưng cho ca trù. Mặc dù trải qua nhiều biến động lịch sử, xã hội nhưng ca trù vẫn có một sức sống riêng bởi giá trị nghệ thuật của nó đối với văn hóa Việt Nam.

    Ca trù độc đáo ở không gian nghệ thuật riêng, nhạc cụ và thể thơ riêng biệt. Theo các nghệ nhân dân gian, ca trù có 56 thể thức hoặc giai điệu khác nhau, mỗi loại này được gọi là thể cách. Kỹ thuật hát rất tinh tế, công phu như thể ca sĩ nắn nót, trau chuốt từng chữ. Nhạc cụ được tinh giản với sự tương phản âm sắc đã làm tôn vẻ đẹp của từng thành phần tham gia hoà tấu.

    Tham gia biểu diễn ca trù có ít nhất 3 người:

    Một ca sĩ luôn là nữ (gọi là “đào” hay “ca nương”) hát theo lối nói và gõ phách lấy nhịp (phách là một nhạc cụ làm bằng gỗ hoặc tre, được gõ bằng 2 que).

    Một nhạc công nam giới (gọi là “kép”) đệm đàn đáy cho người hát. Đán đáy là một loại đàn cổ, dài, với 3 sợi dây tơ và 10 phím đàn.

    Ngoài ra, còn có một người chơi trống hoặc đánh trống chầu (gọi là “quan viên”, thường là tác giả bài hát). Sự tán thưởng mà “quan viên” dành cho người hát, hoặc bài hát được biểu lộ qua cách đánh trống. “Quan viên” đánh vào thành trống nhiều lần biểu lộ chỗ đắc ý. Nếu không hài lòng với người hát, “quan viên” đánh hai nhịp trống.

    Đào hát ngồi trên chiếu ở giữa. Kép và quan viên ngồi chếch sang hai bên. Không gian trình diễn ca trù có phạm vi tương đối nhỏ và sự tham gia từ phía khán giả là rất cần thiết. Hát ca trù là nghệ thuật hát thơ, có một hệ bài bản phong phú quy định cho từng lối hát thờ, hát chơi và hát thi. Lời lẽ, ca từ của ca trù mang tính uyên bác, ít lời mà nhiều nghĩa, giàu chất thơ, mang nhiều cảm xúc, trầm ngâm, sâu lắng. Ca trù có đủ các thể loại từ trữ tình lãng mạn đến sử thi anh hùng, triết lý giáo huấn… đã thu hút sự tham gia sáng tác, thể nghiệm tài năng của nhiều văn sĩ và trí thức. Có hiểu thấu nội dung và nghệ thuật ngôn từ trong các bài ca cùng sự biểu hiện tinh tế của các ca nữ trong sự phối hợp nhịp nhàng với ngón đàn, khổ phách… mới thấy hết vẻ đẹp và giá trị của loại hình nghệ thuật này.

    Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, đến giữa năm 2009 có 63 câu lạc bộ với khoảng 769 người (bao gồm 513 đào nương và 256 kép đàn và người đánh trống chầu) ở 14 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Ðịnh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, TP. Sài Gòn) trên cả nước có hoạt động thường xuyên và có kế hoạch luyện tập truyền nghề ca trù. Tuy nhiên, số nghệ nhân có thể hát được từ 10 làn điệu trở lên là rất hiếm. Tại Viện Âm nhạc hiện đã lưu trữ được 7 điệu múa ca trù và 42 bài bản ca trù. Các văn bản Hán Nôm về ca trù là 26 bản và khoảng 25 cuốn sách về ca trù.

    Ca trù được công nhận là đã có đóng góp lớn vào văn hóa Việt Nam. Từ ca trù, một thể thơ độc đáo ra đời và trở nên có vị trí sáng giá trong dòng văn học chữ Nôm của dân tộc. Đó là thể thơ hát nói, được ưa chuộng qua nhiều thế kỷ. Ngoài ra, đàn Đáy và Phách đã trở thành những nhạc khí đặc trưng của ca trù, góp phần đưa ca trù trở nên một thể loại thanh nhạc kinh điển của Việt Nam. Với chiều dài về lịch sử, chiều sâu của nghệ thuật và mang bản sắc dân tộc rõ rệt ca trù đã khẳng định được vị trí quan trọng không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới.

    Lối hát Ca Trù được công nhận là Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể: (L’opéra de Ca Tru est un patrimoine culturel immatériel):

    Ca trù là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng, triết lý sống của người Việt. Theo các nhà nghiên cứu khảo cổ, lịch sử, mỹ thuật, âm nhạc, vào thế kỷ XV, Ca trù đã có mặt trong văn hóa Việt Nam. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, Ca trù đã ngày càng thẩm nhập vào hầu hết các cuộc diện của đời sống từ quá khứ và hẳn đã khẳng định tư cách độc lập và độc đáo của nó trong bức tranh chung của văn hóa dân tộc. Nghệ thuật Ca trù diễn ra trong các không gian ở đình làng, đền thờ thần, nhà thờ tổ nghề, dinh thự và ca quán thính phòng. Cùng với đó là các hình thức hát thờ, hát thi, hát cúng tế lễ lạc, hát ca tài tử, không những đóng góp vào sinh hoạt của cộng đồng làng xã, của giới trí thức mà còn góp phần vào các hoạt động lễ tiết của quốc gia trong khuôn khổ của văn nghệ đón tiếp ngoại giao.

    Ca trù được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể (intangible cultural heritage) cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại năm 2009. Phú Thọ nằm trong 17 tỉnh, thành vùng lan tỏa của Ca trù. Phú Thọ là một trong những vùng sớm được tiếp nhận và sử dụng lối hát Ca Trù trong các dịp lễ hội, đình đám, vui chơi giải trí và nó cũng là một sản phẩm tinh thần trong đời sống sinh hoạt văn nghệ dân gian của công chúng, tồn tại song hành với các làn điệu Hát Xoan, Hát Ghẹo ở vùng trung du đất Tổ. Trong 2 năm (năm 2013 – 2015), địa bàn tỉnh Phú Thọ thực hiện việc kiểm tra di sản văn hóa trong phạm vi tỉnh, trong đó có sự kiểm nhận đối với di sản Ca trù. Kết quả kiểm tra này cho thấy di sản văn hóa phi vật thể Ca trù đang được lưu giữ, thực hành ở thôn Trinh Nữ, xã Bình Bộ, huyện Phù Ninh và một số Câu lạc bộ hát dân ca địa phương.

    Về Lịch Sử Và Nghệ Thuật Ca Trù…

    Lịch sử và Nghệ thuật ca trù là công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Diện, ca trù được trình bày khá rõ nét, nhiều chi tiết quan trọng cần biết về ca trù, được ghi nhận trong luận án tiến sĩ của ông, in lần đầu năm 2007. Quyển sách này đã được tái bản ra mắt bạn đọc toàn quốc nhân kỷ niệm tròn 1 năm ngày nghệ thuật ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại (vào 01/10/2009). Thư tác này của nhà biên khảo Nguyễn Xuân Diện đã cho biết thêm rất nhiều chi tiết về loại hát Ca trù trong thư mục mà tác giả đã cho biết thêm bảy quyển sách khác có nội dung về nghệ thuật ca trù theo những thể thức khác, và lại còn liệt kê ra trên bảy chục văn bia viết bằng chữ Nôm đang được tàng trữ tại Viện Hán Nôm.

    Nhờ đó, có nhiều khám phá mới mà từ trước đến nay chúng ta chưa được biết. Có những nghi vấn về Ông Tổ của Ca trù, về lúc nào danh từ “Ca trù” được dùng lần đầu tiên thì luận án văn hóa âm nhạc này đã đưa ra những bằng chứng đáng tin cậy. Mặc dầu đề tài luận án đặt trọng tâm vào nguồn tư liệu Hán Nôm về việc nghiên cứu ca trù,  có lẽ tác giả sách nên ghi thêm một phụ lục vào những bài viết đáng kể về ca trù của các tác giả ngoại quốc như Samuel Baron vốn am tường về nghệ thuật ca trù, và cũng nên có một bảng ngữ vựng về những thuật ngữ chuyên môn trong nghệ thuật ca trù.

    Ca trù chỉ một lối hát cổ truyền của người Việt. Tên gọi ca trù cũng đã được tài liệu cổ ghi nhận. Trên các tài liệu Hán Nôm chữ “trù” trong “ca trù” 歌 籌đều dùng chữ “trù” 籌. Theo đó Trù籌là thẻ làm bằng tre, trên thẻ có ghi số tiền (hoặc quy định ngầm với nhau là mỗi thẻ tương ứng với một khoản tiền), dùng để thưởng cho đào và kép ngay trong khi biểu diễn thay cho việc thưởng bằng tiền mặt; cuối chầu hát sẽ căn cứ vào số thẻ mà tính tiền trả cho đào và kép hoặc giáo phường. Người quyết định việc thưởng này chính là vị quan viên (khách nghe hát), sử dụng trống chầu (gọi là cầm chầu). Đó là nguồn gốc của tên gọi ca trù; cũng là thuật ngữ sử dụng trong chuyên khảo này. Tuy nhiên ca trù, với ý nghĩa là một lối hát có dùng thẻ để thưởng như đã nói ở trên thì chỉ có ở hát ca trù ở đình đền, tức là hát thờ.

    Ca trù sử dụng ba nhạc khí đặc biệt (không chỉ về cấu tạo mà còn về cách thức diễn tấu) là đàn đáy, phách và trống chầu. Về mặt văn học ca trù làm nảy sinh một thể loại văn học độc đáo là hát nói. Đây là một bộ môn nghệ thuật ca nhạc “thính phòng” được hình thành trên nền tảng âm nhạc dân gian Bắc phần, người nghe cũng tham gia vào cuộc hát bằng việc cầm chầu. Ca trù còn có những cái tên khác như: hát cửa đình, hát nhà trò (hát ở đình, đền, miếu), hát cửa quyền (trong cung phủ), hát nhà tơ (hát ở dinh quan, tư gia các gia đình quyền quý), hát ả đào, hát cô đầu (hát ở các ca quán)…

    Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định ca trù là một bộ môn nghệ thuật lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng ca nhạc của người Việt Nam. Ca trù gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng, triết lý sống của người Việt. Do vậy nghiên cứu ca trù cũng là góp phần vào việc nghiên cứu các giá trị truyền thống trong văn hóa Việt Nam. Thật vậy, nghệ thuật ca trù là một di sản văn hóa đặc trưng của Việt Nam. Đặc sắc ở sự phong phú làn điệu, thể cách, cả không gian, thời gian biểu diễn và phương thức thưởng thức; đặc sắc còn vì từ cội nguồn nó gắn bó mật thiết với lễ nghi, phong tục, với những sinh hoạt dân gian, với công chúng. Ca trù làm người ta nhớ tới những tao nhân mặc khách với lối chơi ngông, chơi sang, rất tinh tế và giàu cá tính sáng tạo của những danh nhân như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Tản Đà…Và cùng với đó là mối quan hệ giữa văn nhân (nhà thơ, nhà báo, họa sĩ) với Ả đào – mối quan hệ quan trọng nhất của lối thưởng thức ca trù. Bởi quá trình tham gia sinh hoạt ca trù là quá trình văn nhân sáng tạo, thể nghiệm và thưởng thức các tác phẩm của mình.

    Cũng theo TS. Nguyễn Xuân Diện trong tác phẩm khảo cứu Vị Trí Của Hát Nói (hay Ca Trù) Trong Dòng Văn Học Chữ Nôm, do Viện Nghiên cứu Hán-Nôm/ Hội thảo Quốc tế về chữ Nôm, Huế, 2006, các chi tiết quan trọng vê ca trù được ghi nhận như sau…

    Nguồn gốc Hát nói:

    Hát nói là một thể thi ca dân tộc được sinh ra từ nhu cầu của bộ môn nghệ thuật ca trù và trở nên một thể thơ độc đáo trong nền văn học Việt Nam nói chung, văn học chữ Nôm nói riêng. Trước nay cũng đã có một số công trình bài viết nghiên cứu về thơ hát nói ca trù và cũng đã có nhiều vấn đề của hát nói được làm sáng tỏ và khẳng định. Tuy nhiên vị trí và tầm vóc của hát nói trong văn học sử nói chung và trong dòng văn học chữ Nôm nói riêng thì vẫn chưa được khẳng định một cách mạnh mẽ.

    Tên gọi, gốc gác, đặc điểm của thể hát nói

    Trước đây, học giả Nguyễn Văn Ngọc trong Ðào nương ca nhắc rằng có người cho là hát nói là lối nói sử. Trương Tửu trong Văn nghệ bình dân Việt Nam cũng viết rằng điệu hát nói là những điệu nói sử. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ðức Mậu cho biết năm 1900 đã có tài liệu nói về ca trù và gọi hát nói là nói Nôm. Tuy nhiên, về vấn đề này, các tài liệu Hán Nôm cũng vẫn còn cho những thông tin đáng chú ý, góp phần làm sáng tỏ hơn nữa về tên gọi, gốc gác, đặc điểm của thể loại này. Sách Ca trù thể cách viết về hát nói như sau:

    “Tiếng đàn của hát nói thuộc cung Nam. Nếu nữ hát thì gọi là hát nói, nam hát thì gọi là Hà nam. Lối văn này, xưa và nay đều có. Lối văn

    này, mối bài chỉ có 11 câu mà thôi. Câu 1 và 2 gọi là tổng mạo. Câu 3 và 4 gọi là Thừa đề. Câu 5 và 6 thì dùng lối thất ngôn, hoặc cổ thi,

    hoặc quốc âm; như là treo cái ý của toàn bài vào giữa bài thơ, để nói hết cái đại ý của toàn bài. Các câu 7, 8, 9 đều nối theo cái ý của câu 5

    và 6 mà phô diễn thêm ra, để làm rõ ý nghĩa. Câu 11 là tổng kết ý nghĩa trong cả bài, mà cũng là một câu kết thúc. Cũng có khi đến đây,

    lại thêm hai câu hoặc 4 câu nữa, liền sau đó nói dông dài thêm cái dư ý của bài thơ, ấy là muốn dẫn cho dài thêm. Người trong làng ca gọi là

    Hát nối.” (trang 12b)…”

    Theo sách trên thì thể thơ lục bát là một thể thơ được sử dụng phổ biến trong ca trù. Và thể thơ này lại được sử dụng chủ yếu trong làn điệu hát của ca trù. Các điệu hát được các nhà nghiên cứu ghi nhận là các điệu ca trù cổ đều có ca từ là thơ lục bát. Ðó là các làn điệu: Bắc phản, Chừ khi, Cung bắc, Dịp ba cung bắc, Ðại thạch, Hãm, Hồng hạnh, Non mai, Thư phòng, Mưỡu, Ngâm vọng và Thổng.

    Trong các lối hát truyền thống như chèo, quan họ cũng sử dụng thơ lục bát trong nhiều làn điệu. Ðiều này càng cho thấy sự gần gũi của ca trù với các lối hát chèo và quan họ, nếu xét dưới góc độ thanh điệu ca từ. Tuy vậy cùng sử dụng thể thơ lục bát, nhưng các lối hát truyền thống này cũng đã tạo nên những vẻ đẹp khác nhau trong nhạc điệu làm phong phú cho vốn âm nhạc cổ truyền Việt Nam, và càng khẳng định sức sống của thơ lục bát trong văn học và văn hóa Việt Nam. Trong số các thể thơ được dùng trong ca trù, thể hát nói để lại số lượng tác phẩm lớn nhất, được ưa chuộng nhất. Hát nói đã gắn với những tên tuổi lớn trong lịch sử văn học Việt Nam như: Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Tản Ðà, Phan Bội Châu, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, …

    Nói thêm về thi nhân Dương Khuê là người văn hay, chữ tốt. Năm 1864, ông đỗ Cử nhân (cùng khoa này có Nguyễn Khuyến đỗ Giải nguyên). Năm Mậu Thìn (1868), thời vua Tự Đức, ông dự thi Đình đỗ Tiến sĩ. Đường hoạn lộ, thuở ban đầu, Dương Khuê được bổ làm Tri phủ Bình Giang (Hải Dương), rồi thăng làm Bố chính. Vào đầu thập niên bảy mươi của thế kỷ 19, tay lái buôn Jean Dupuis uy hiếp các quan chức người Việt ở Bắc Kỳ để tự do sử dụng sông Hồng, ông ở trong nhóm những sĩ phu cương quyết chống lại. Ông dâng sớ về triều xin có thái độ quyết liệt với người Pháp, bị vua Tự Đức phê là “bất thức thời vụ” (không biết thời cuộc), rồi bị giáng xuống chức Chính sứ sơn phòng lo việc khai hoang. Năm 1873, quân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất. Sau khi thương thuyết, họ chịu trả lại bốn thành cho triều đình Huế, thì Dương Khuê được điều động làm Án sát Hải Phòng. Năm 1878, nhân lễ “ngũ tuần khánh thọ ” của mình, vua Tự Đức xuống chỉ cho ông làm Đốc học Nam Định. Sau đó, ông lần lượt trải các chức vụ quan hành chính như: Bố chính, Tham tá Nha kinh lược Bắc Kỳ, Tổng đốc Nam Định-Ninh Bình. Năm 1897, Toàn quyền Paul Doumer xóa bỏ điều 7 của Hòa ước Giáp Thân 1884, đặt cơ sở cho guồng máy cai trị của Chính phủ bảo hộ, thì Dương Khuê xin cáo quan, lúc 58 tuổi, được tặng hàm Thượng thư bộ Binh.

    Khi ông mất (ngày 6 tháng 3 năm Nhâm Dần, 1902), nghe tin buồn bạn thân ra đi, Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ bất hủ Khóc Bạn (Khóc Dương Khuê) khi tang viếng. Bài thơ được vào văn học sử. Bài thơ có thể xem đây cũng là một bài văn tế được viết bằng thể thơ song thất lục bát, giọng thơ réo rắt thấm đầy lệ lòng, gồm có 38 câu thơ. Mở đầu bài thơ là một tiếng than thở xót xa bùi ngùi:

    Bác Dương thôi đã thôi rồi,

    Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

    Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) khóc bạn cũng là tự khóc mình, giọng thơ u uẩn thiết tha. Ông trách bạn “vội đi xa” để mình lẻ loi, cô đơn. Cuộc sống trở nên chán chường, vô nghĩa:, nhất là 2 câu sau rất phổ thông ở các bàn tiệc sau này:

    Ai chẳng biết chán đời là phải,

    Sao vội vàng đã mải lên tiên;

    Rượu ngon không có bạn hiền,

    Không mua không phải không tiền không mua.

    Khóc Dương Khuê (1839-1902) cho thấy một tình bạn đẹp và cảm động của giới nho gia thuở trước. Sau hơn một thế kỷ, chúng ta vẫn thấy nỗi bùi ngùi xúc động khi đọc bài thơ này. Nguyễn Khuyến khóc bạn cũng là khóc cho một thế hệ nhà nho và cũng là tự khóc cho minh: “Ai chẳng biết chán đời là phải”…

    Tác phẩm của Dương Khuê để lại có một số bài ca trù, bài văn, câu đối, trướng… Có lẽ nên đề cập bài Hồng Hồng Tuyết Tuyết,… bài ca trù nghe thanh thoát, bông đùa, dí dỏm và hóm hỉnh. Giới thiệu một bài ca trù dưới đây là bài ca trù tiêu biểu và nổi tiếng của nhà thơ Dương Khuê:

    Gặp Lại Cô Đầu Cũ

    Hồng Hồng Tuyết Tuyết,

    Mới ngày nào chửa biết cái chi chi.

    Mười lăm năm thấm thoắt có xa gì!

    Ngoảnh mặt lại, đã tới kỳ tơ liễu.

    Ngã lãng du thời, quân thượng thiếu,

    Kim quân hứa giá, ngã thành ông

    Cười cười nói nói thẹn thùng,

    Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại.

    Riêng một thú Thanh Sơn đi lại,

    Khéo ngây ngây dại dại với tình.

    Đàn ai một tiếng dương tranh…

    Hà Nội tức cảnh

    Phất phơ ngọn trúc trăng tà

    Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

    Mịt mù khói tỏa ngàn sương

    Tiếng chày An Thái, mặt gương Tây Hồ.

    (bài thơ này nằm trong cuốn Vân Trì thi thảo).

    Tham khảo một số sách báo và tiếp xúc với các nghệ nhân ca trù chúng ta được biết, trên thực tế ngoài hát nói đủ khổ (11 câu thơ) thì thể hát nói còn có một số biến thể khác như: Hát nói thiếu khổ (bài hát chỉ có 6 câu thơ); Hát nói dôi khổ tức là dôi thêm một hoặc nhiều khổ (mỗi khổ 4 câu thơ), Hát nói gối hạc (một vài câu thơ kéo dài ra, số chữ trong một câu thơ có thể lên tới 12, 18 hoặc thậm chí 24 chữ). Và hát nói thường hay đi kèm với hát mưỡu. Hát mưỡu ít khi được hát riêng rẽ với tư cách một bài hát trọn vẹn, mà thường được hát mở đầu hoặc kết thúc cho một bài hát nói. Do vậy khi hát mưỡu kết hợp với hát nói lại có các dạng Hát nói mưỡu tiền (hát mưỡu mở đầu rồi vào hát nói), Hát nói mưỡu hậu (hát mưỡu kết thúc sau khi hát nói); Hát nói mưỡu đơn (hát mưỡu bằng một câu thơ lục bát), Hát nói mưỡu kép (hát mưỡu bằng hai câu thơ lục bát).

    Thể hát nói trong thơ ca trù

    Trong nghệ thuật ca trù, thơ là một thành tố quan trọng. Ca trù có nhiều làn điệu, nhiều thể ca trù sử dụng các thể thơ quen thuộc và thuần Việt như lục bát, song thất lục bát. Trong số 34 thể ca trù mà thư tịch Hán Nôm có ghi nhận về lời thơ, thì các thể thơ được dùng là:

    – Thể lục bát: dùng trong 17 thể ca trù

    – Thể song thất lục bát: dùng trong 1 thể ca trù

    – Thể hát nói là thể riêng của ca trù

    – Thể thơ 7 chữ và một câu lục cuối bài: dùng trong 3 thể ca trù

    – Thể thơ 7 chữ và một câu lục bát cuối bài: dùng trong 1 thể ca trù

    – Thể thơ Ðường luật (thất ngôn, tứ tuyệt): dùng trong 8 thể ca trù

    – Thể phú: dùng trong 1 thể ca trù

    – Thơ Ðường luật trường thiên: dùng trong 2 thể ca trù (trong đó có bài Tỳ

    bà hành của Bạch Cư Dị).

    Nhắc lại, về thành phần trình diễn ca trù, với một chầu hát cần có ba thành phần chính:

    Một nữ ca sĩ (gọi là “đào” hay “ca nương”) sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp,

    Một nhạc công nam giới (gọi là “kép”) chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát

    Người thưởng ngoạn (gọi là “quan viên”, thường là tác giả bài hát) đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống. Vì là nghệ thuật âm nhạc thính phòng, không gian trình diễn ca trù có phạm vi tương đối nhỏ. Đào hát ngồi trên chiếu ở giữa. Kép và quan viên ngồi chếch sang hai bên. Khi bài hát được sáng tác và trình diễn ngay tại chỗ thì gọi là “tức tịch,” nghĩa là “ngay ở chiếu.”

    Âm nhạc ca trù hay hát nói thì ca trù vừa là loại thanh nhạc (vocal music), vừa là loại khí nhạc (instrumental music). Có một ngôn ngữ âm nhạc tế nhị, khá độc đáo và tinh vi. Vì là yếu tố thanh nhạc nên ca nương phải có giọng ca thanh thoắt, cao vút và âm vực rộng để ngân vang xa, khi hát phải biết ém hơi, nhả chữ và hát tròn vành rõ chữ, biết nảy hạt (đổ hột), đổ con kiến. Ca nương vừa hát, vừa gõ phách. Phải biết rành 5 khổ phách cơ bản, đánh lưu không, tiếng phách phải chắc và giòn, lời ca và tiếng phách phải ăn khớp với nhau.

    Và vì sử dụng âm khí nhạc nên kép đàn dùng đàn đáy phụ họa. Bản đàn không nhất thiết phải đi theo bài hát, vì phải theo khổ đàn, nhưng khổ đàn – khổ phách – tiếng ca hợp nhau, hài hòa nhuần nhuyễn. Có những cách đàn ca chân phương- theo lề lối hay hàng hoa- sáng tạo và bay bướm. Quan viên là người cầm chầu, tiếng trống chầu vừa chấm câu khi tham gia vào cuộc diễn tấu, nhưng có tính chất phê phán, khen chê đúng chỗ, để khích lệ ca nương – kép đàn, giúp cho thính giả biết được đoạn nào hay – thật hay và như thế được giáo dục âm nhạc trong cách nghe.

    Xét về một số tác phẩm nổi tiếng như sau…

    Bài bản ca trù có nhiều loại. Phổ thông nhất là hát nói, một thể văn vần có tính cách văn học cao. Những bài hát nói nổi tiếng phải kể đến:

    – Cao Bá Quát với “Tự tình”, “Hơn nhau một chữ thì”, “Phận hồng nhan có mong manh”, “Nhân sinh thấm thoắt”…

    – Nguyễn Công Trứ với “Ngày tháng thanh nhàn”, “Kiếp nhân sinh”, “Chơi xuân kẻo hết xuân đi”, “Trần ai ai dễ biết ai”…

    – Dương Khuê với “Hồng hồng, tuyết tuyết” tức “Gặp đào Hồng đào Tuyết”.

    – Chu Mạnh Trinh với Hương Sơn phong cảnh.

    – Tản Đà với “Gặp xuân”,”Xuân tình”, “Chưa say”

    – Nguyễn Khuyến với “Hỏi phỗng đá”, “Duyên nợ”

    – Nguyễn Thượng Hiền với “Chơi chùa Thầy”;

    – Trần Tế Xương với “Hát cô đầu”.

    Ngoài ra còn có những làn điệu cổ điển khác như “Tỳ bà hành” (bản diễn Nôm của Phan Huy Vịnh theo cổ bản của Bạch Cư Dị). Những điệu huê tình, gửi thư, bắc phản, hát giai… cũng thuộc thể ca trù.

    Theo như đã trình bày trên, thể thơ lục bát là một thể thơ được sử dụng phổ biến trong ca trù. Và thể thơ này lại được sử dụng chủ yếu trong làn điệu hát của ca trù. Các điệu hát được các nhà nghiên cứu ghi nhận là các điệu ca trù cổ đều có ca từ là thơ lục bát. Ðó là các làn điệu: Bắc phản, Chừ khi, Cung bắc, Dịp ba cung bắc, Ðại thạch, Hãm, Hồng hạnh, Non mai, Thư phòng, Mưỡu, Ngâm vọng, Thổng.

    Trong các lối hát truyền thống như chèo, quan họ cũng sử dụng thơ lục bát trong nhiều làn điệu. Ðiều này càng cho thấy sự gần gũi của ca trù với các lối hát… Xét tiếp về lối hát Ca trù – Hát  dân ca Bắc Ninh. Ca trù hay Hát nói là biến thể của song thất lục bát. Các nhà viết sách thời xưa cho rằng Hát nói là một hình thức biến đổi của thể ngâm Song thất lục bát: Trong hát nói có Mưỡu là những câu thơ lục bát, nhiều câu 7 chữ có vần bằng, vần trắc, có cước vận, yêu vận. Nhưng khi đã phát triển, Hát nói là một thể tài hỗn hợp gồm: thơ, phú, lục bát, song thất, tứ tự, nói lối,… Trong lối Hát ca trù có nhiều loại như: Dâng hương, Giáo trống, Gửi thư, Thét nhạc thì Hát nói là lối thông dụng và có tính văn chương lý thú nhất.

    Hát kể trong ca trù thường được mô tả là hát kể chuyện về một chuyện tình cảm trong thi ca văn học dân gian Việt Nam. Nói đến hát kể chuyện trong ca trù ví dụ như là bài Bèo Dạt Mây Trôi.  Cốt truyện được kể lại bằng lối hát của ca trù trong bài Dân Ca Quan Họ tiêu biểu này như sau:

    Bèo dạt mây trôi, chốn xa xôi,

    Anh ơi, em vẫn đợi… í i ì… bèo dạt

    Mây í i ì… trôi,

    chim sa, tang tính tình… í i ì…, cao vời

    Ngậm một tin trông, hai tin đợi, ba bốn tin chờ

    sao chẳng thấy anh…

    Một mảnh trăng treo, suốt năm canh,

    Anh ơi, trăng đã ngã… a á à… ngang đầu

    Thương nhớ… ờ ơ… ai, sao rơi… đêm sắp tàn… í i ì…

    trăng tà,

    Người ra đi có nhớ, (hay người xa có nhớ)

    là nhớ ai ngồi trông cánh chim trời,

    sao chẳng thấy anh…

    Mòn mỏi thâu đêm, suốt năm canh

    Anh ơi, em vẫn đợi… í i ì… mỏi mòn

    Thương nhớ… ờ ơ… ai

    Sao rơi, trăng sắp tàn .. í i ì… trăng tà

    Cành tre đu trước ngõ

    Là gió la đà em vẫn mong chờ, sao chẳng thấy anh…

    Thương nhớ.. ờ ơ… ai

    Sao rơi, trăng sắp tàn .. í i ì… trăng tà

    Cành tre đu trước ngõ

    Là gió la đà em vẫn mong chờ, sao chẳng thấy anh.

    Hát dân ca Quan Họ vốn thịnh hành trong những ngày lễ Tết, vì cứ vào dịp trung tuần tháng giêng, khoảng từ 12 đến 14, ngay sau Tết Nguyên Đán, người dân vùng đất Quan Họ Bắc Ninh lại tổ chức lễ hội vui xuân đầu năm, là dịp để các liền anh, liền chị gặp mặt chúc tụng, hội hè và cũng là lúc để tiếng hát Quan Họ ở vùng đất kinh Bắc được ca vang khi du khách từ khắp nơi thưởng ngoạn văn nghệ  qua âm thanh Quan Họ vào mùa Xuân về, mùa Xuân cũng bao hàm ý nghĩa là mùa lễ hội Quan Họ, là không gian vui tươi của Quan Họ; môi trường trẩy hội tưng bừng Quan Họ là vào mùa Xuân. Nhân dịp Xuân 2020, Tết Nguyên đán Canh Tý, bài viết này chúng tôi xin kính gửi Hội Bắc Ninh tại Nam California, Hoa Kỳ. Việt Hải và Khánh Lan đại diện Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian xin kính chúc quý đồng hương Một Năm Mới nhiều hạnh phúc, an lành và thịnh vượng.

    Việt Hải & Khánh Lan

  • Khánh Lan,  KIẾN THỨC TỔNG QUÁT,  LỊCH SỬ,  Việt Hải

    Nhìn Lại Văn Hóa Kinh Bắc.

    (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

    Nhận thức được vai trò trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản Dân ca Quan họ, Ca trù trong những năm qua, được bảo tồn khá tốt. Bài viết này xoay quanh chủ đề âm nhạc truyền thống của vùng Việt Yên – Kinh Bắc. Xin vào đề.

    Xét về địa lý, Việt Yên nằm ở vị trí trung tâm trên con đường chiến lược của tỉnh Bắc Giang nối Lạng Sơn với Bắc Ninh và Thủ đô Hà Nội, vùng đất giàu tài nguyên ở nơi địa đầu cửa ải mà phía Đông Bắc đất nước, tọa lạc có sông Cầu là tuyến giao thông đường thủy huyết mạch cắt ngang địa hình, phân cách với tỉnh Bắc Ninh, nơi nối liền vùng hạ các tỉnh như Hải Dương, Hải Phòng với Bắc Ninh, Bắc Giang, và Thái Nguyên.

    Tóm lại, Việt Yên là huyện trung du nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 10 km. Diện tích tự nhiên 17.135 ha, gồm 19 xã, thị trấn. Cũng nên ghi nhận Việt Yên còn là vùng đất địa linh nhận kiệt, nơi sinh ra danh nhân văn hóa Thân Nhân Trung; Hán Quận công Thân Công Tài, nơi đang lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tiêu biểu, nổi tiếng. Toàn huyện có trên 331 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 02 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 20 di tích cấp quốc gia và 71 di tích cấp tỉnh. Tiêu biểu như di tích cấp quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà – Nơi sở hữu và bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc: Bộ Mộc bản kinh Phật là bảo vật quốc gia, Lễ hội chùa Bổ Đà làdi sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vườn tháp chùa Bổ Đà là vườn tháp lớn và đẹp nhất Việt Nam.

    Việt Yên còn sở hữu nhiều di sản văn hóa phi vật thể như hát Chèo, Tuồng cổ, đặc biệt là Dân ca Quan họ, Ca trù đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 30/9/2009. Đây là niềm vinh dự, tự hào vô cùng to lớn đối với người dân Việt Yên nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung.

    Một trong những thành tựu nổi bật là hàng năm đã tổ chức liên hoan hát Quan họ của Việt Yên tại Lễ hội Chùa Bổ Đà. Tính từ năm 2000 – 2019, liên hoan hát Quan họ của huyện đã tổ chức được 19 lần. Thành quả ghi nhận như điều nghiên, ghi chép thu thanh 19 bài Quan họ dị bản tại làng Quan họ Trung Đồng. Đây là tư liệu đặc biệt quý cần phải lưu giữ và bảo tồn, phát huy, truyền dạy cho các thế hệ về sau.

    Đề án Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Ca trù cần được bảo vệ tại  huyện Việt Yên giai đoạn 2014-2020. Huyện đã tổ chức và triển khai Đề án “Khôi phục lối hát đối đáp Quan họ” tới 100% các làng Quan họ ven sông Cầu thuộc các xã Tiên Sơn, Vân Hà, Ninh Sơn, Quảng Minh, Quang Châu, Vân Trung, thị trấn Nếnh.

    Về thành tựu bảo tồn và phát huy giá trị di sản Dân ca Quan họ, Ca trù, sau khi được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại: 10 năm qua, môi trường thiên nhiên và xã hội của sinh hoạt văn hóa Quan họ là các thôn làng Quan họ được bảo tồn và phát triển. Các di tích lịch sử văn hóa và lễ hội truyền thống gắn với sinh hoạt văn hóa Quan họ được cơ quan liên hệ xếp hạng bảo tồn.

    Phong trào quần chúng tham gia vào việc bảo tồn, phát huy Dân ca Quan họ, Ca trù đã tập hợp các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện chung tay góp sức tham gia. Đến nay toàn huyện có 18 làng Quan họ cổ. Nhắc đến quan họ, nhiều người chỉ nghĩ đến Bắc Ninh như một chỉ dẫn địa lý. Thế nhưng, ngay bên kia bờ bắc sông Cầu, mảnh đất Việt Yên cũng được coi là một trong những cái nôi khai sinh ra những câu giao duyên đằm thắm, mặn mà.

    Việt Yên cũng là huyện duy nhất của tỉnh Bắc Giang có 5 làng quan họ cổ thuộc danh sách 49 làng quan họ Kinh Bắc được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh vào năm 2009.

    Tại Việt Yên người dân nơi đây vẫn truyền nhau câu nói: “Trọng nhau vì nghĩa, mến nhau vì tài.” Đó chính là cái tình của người Quan Họ. Cái tình ấy được nâng niu, gìn giữ, đúc kết thành lời ăn nết ở của người dân Kinh Bắc; góp phần quan trọng làm nên sức sống, sức lan tỏa của quan họ trong đời sống đương đại, bà Đoàn Thị Mùi, một chị cho biết như thế.

    Người Kinh Bắc nói chung và người Việt Yên nói riêng vốn trọng chữ “tình.” Bởi vậy, mọi cử chỉ, lời nói đều rất cẩn trọng, ý nhị. Điều này được biểu hiện một cách tinh tế qua từng câu hát trong tổng số hơn 200 làn điệu Quan Họ cổ (với hàng ngàn dị bản) đang được lưu giữ, bảo tồn trong đời sống cộng đồng.

    Ngoài ra, các bậc cao niên cũng chỉ biết rằng, từ hàng trăm năm nay, trải qua bao biến thiên của thời cuộc, lịch sử, quan họ vẫn tồn tại, ngấm sâu trong đời sống người Kinh Bắc.

    Từ hàng trăm năm nay, trải qua bao biến thiên của thời cuộc, lịch sử, quan họ vẫn tồn tại, ngấm sâu trong đời sống người Kinh Bắc. Trong một số giai đoạn cụ thể (thập niên 1950s-1960s), do điều kiện lịch sử, nhiều sinh hoạt văn hóa truyền thống thu hút đông người tham gia (trong đó có Quan Họ) không diễn ra phổ biến, thường xuyên.

    Các nghệ nhân Quan Họ ở Việt Yên cho biết: “Trước đây, cổ nhân không gọi là “hát Quan Họ” như hiện nay mà gọi là “chơi Quan Họ.” “Hát Quan Họ” thì nhiều người thực hành được, nhưng “chơi” Quan Họ cho đúng bài bản, lề lối cổ thì không phải ai cũng làm được. Bởi lẽ, “chơi” quan họ mang sắc thái thanh tao, nền nã, lời ca vang ngân vừa phóng khoáng, vui thú vừa đắm đuối, nền nã”, liền chị Đàm Thị Mùi chia sẻ. Bà Mùi là Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Quan Họ Nội Ninh.

    Một canh hát Quan Họ cổ thường có ba chặng. Ở chặng đầu tiên, các liền anh, liền chị thường hát theo đúng niêm luật, lề lối cổ. Chặng thứ hai là chặng vặt, người hát sử dụng các làn điệu phổ biến trong đời sống sinh hoạt. Chặng thứ ba được gọi là chặng giã, đòi hỏi cách hát lưu luyến, luyến láy trữ tình.

    Hơn nữa, người xưa cũng không gọi là “bài” Quan Họ như hiện nay. Thay vào đó, người Quan Họ gọi là “câu.” Thông thường, mỗi liền anh, liền chị thuộc từ 50 đến 70 “câu,” mỗi nghệ nhân “nằm lòng” hàng trăm “câu” Quan Họ.

    Một trong những không gian sinh hoạt truyền thống của quan họ cổ là “nhà chứa” (nơi truyền dạy, tiếp đón các anh hai, chị hai từ những nơi xa đến). Trong quá trình bảo tồn và phát triển, toàn huyện đã có hơn 15 “Nghệ sĩ xuất sắc“, hay “Nghệ nhân” hạng tài ba, ưu tú. Đây là những người có tài năng và thành tích xuất sắc trong việc nắm giữ và truyền dạy di sản Quan Họ, hay Ca Trù cho các lớpkế cận. Thực hiện sự hướng dẫn của Huyện, ngành Giáo dục tổ chức triển khai lồng ghép chương trình giảng dạy Dân ca Quan Họ vào trong trong hệ thống các trường Tiểu học và Trung học cơ sở trong toàn huyện. Với các kết quả hoạt động trên, Dân ca Quan Họ được bảo tồn bền vững và phát triển sâu rộng trong mọi thành phần xã hội, đặc biệt là gIớI thanh thiếu niên.

    Văn hóa phi vật thể, là gÌ?

    Di sản văn hóa phi vật thể (tiếng Anh: Intangible cultural heritage, tiếng Pháp: Patrimoine culturel immatériel) là sản phẩm tinh thần gắn liền với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa có liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng thế giới, không ngừng bỏ mà được tái tạo và được bảo tồn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

    Vào năm 2019 thì với việc “Kỷ niệm 10 năm Dân ca Quan Họ, Ca Trù” được UNESCO từ 2009 vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và những thành tựu khả quan trong việc bảo tồn và phát huy Dân ca Quan Họ, Ca Trù trong thời gian qua không chỉ là minh chứng cụ thể và sinh động sự cam kết của ngườI dân Việt Yên nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản của ngườI  loại, mà còn làm cho Dân ca Quan Họ, Ca Trù trở thành nguồn văn hóa xã hội quý báu của Việt Nam nói chung, hay Bắc Ninh nói riêng.

    Quan Họ là một loại hình dân ca phong phú về giai điệu. Quan Họ được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác qua phương thức truyền khẩu. Phương thức này là một yếu tố giúp cho Quan Họ trở thành một loại hình dân ca có số lượng lớn bài hát với giai điệu khác nhau. Tuy nhiên, cũng chính phương thức này đã làm cho các bài Quan Họ lưu truyền trong dân gian bị biến đổi nhiều, thậm chí khác hẳn sẽ với ban đầu. Nhiều giai điệu cổ đã mất hẳn. Mặc dù sự thay đổi này cũng làm cho Quan Họ phát triển, nhưng ở trong bối cảnh văn hóa Phương Tây đang xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, vấn đề bảo tồn nguyên trạng Quan Họ trong từng giai đoạn phát triển là việc làm cấp thiết.

    Những bài hát nhắc về Quan Họ phỏ thông như:

    Những bài hát Quan Họ phổ thông như: Năm liệu bảy lo, Trẩy Hội Xuân, Bèo dạt mây trôi, Xe chỉ luồn kim, Trống cơm, Cò lả, Lý giao duyên, Bạn tình ơi, Mười nhớ, Tìm em trong chiều Hội Lim, Gửi về Quan Họ, Cây trúc xinh, Dân ca Quan Họ, Nhớ về Hội Lim, Trầu cau Quan Họ, Lý tình tang, Người ơi người ở đừng về, Qua cầu gió bay, Ngồi tựa mạn thuyền, Song đào, Đêm qua nhớ bạn, Để nhện giăng mùng, Tương phùng tương ngộ, Hồng Hồng Tuyết Tuyết…

    Trích doạn bài ca trù Hồng Hồng Tuyết Tuyết

    Tuyết muốn lấy ông…

    Xưa …ngày xưa Tuyết muốn lấy ông

    Ông chê. Ông chê Tuyết bé Tuyết không biết gì

    Đến thì. Bây giờ Tuyết đã đến thì

    Ông muốn lấy Tuyết.

    Tuyết – Tuyết chê ông già

    Hồng Hồng Tuyết Tuyết

    Mới ngày nào còn chưa biết chi chi

    Mười lăm năm thấm thoát có xa gì

    Ngoảnh mặt lại đã tới kỳ tơ liễu

    Ngã lãng du thời khanh thượng thiếu

    Khanh kim hứa giá, ngã thành ông

    Cười cười nói nói sượng sùng,

    Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại

    Riêng một thú Thanh Sơn đi lại

    Khéo ngây ngây

    Khéo ngây ngây dại dại với tình…

    Ví dụ bài ca Quan Họ phổ thông khác, xin trích đoạn lời bài hát: Người ở đừng về:

    Nữ:

    Em về em vẫn í ì i í i

    Nay có ó o mấy khóc ơ nay ở ớ khóc thầm là

    Đôi í ơ bên là đôi bên vạt áo

    Mà này cũng có a ướt đầm

    Ướt đầm như mưa

    Người ơi ngươi ở em về

    Nam:

    Người về tôi dặn í ì i í i

    Nay có ó o mấy lời này ở ớ nhời này là

    Sông í ơ sâu là sâu song bên chớ lội.

    Mà này cũng có a đo đầy.

    Đò đầy người chớ qua.

    Người ơi ngươi ở đừng về….

    Có khuynh hướng mới là nên cải tiến, đổi mới những bài ca Quan Họ cũ. Nhạc sĩ Đức Miêng đã có số “vốn liếng” đồ sộ với hơn 200 tác phẩm bao gồm ca cảnh, hoạt cảnh, Quan Họ lời mới và âm hưởng dân gian Quan Họ. Ông cho ra những sáng tác với ca từ mới cho Quan Họ.

    Nhạc sĩ Đức Miêng trình bày: “Chuyện này thì anh em nhà hát nói quá rồi. Thực ra tôi không phải là người đi đầu trong việc soạn ca từ mới cho Quan Họ. Việc này, các cụ đã làm từ rất lâu rồi, nói đúng hơn đó là một đặc tính cụ thể trong sáng tạo các làn điệu Quan Họ cổ… Người hát là người nghe nhưng đồng thời cũng là người sáng tác các làn điệu mới để đối lại bài bên kia ra. Cứ qua một mùa lễ hội, lại có thêm vài làn điệu mới đóng góp vào vốn Quan Họ cổ của dân tộc.”

    Thật vậy, người nhạc sĩ chủ trương với ngôn ngữ tiếng Việt trong sáng, giữ hồn bài ca, và biểu hiện nét tình tự dân tộc tronng bài ca Quan Họ mới, giúp chuyển tải những bài học nhân sinh sâu sắc cho thế hệ trẻ về sau này.

    Viết đến đây, tôi chạnh nhớ đến Nhạc sĩ Anh Bằng, có lần tôi tâm sự cùng ông, tôi vốn thích âm nhạc Quan Họ Kinh Bắc, những bài như Người ơi người ở đừng về, hay Hồng Hồng Tuyết Tuyết, tôi đề nghị ông “hóa phép” ra phiên bản nhạc mới.

    Ông chọn bài “Người ơi người ở đừng về“, bởi vì ông đọc qua lời thơ, ông có nguồn cảm tác ngay. Xin trích doạn bài viết của Nhạc sĩ Anh Bằng như sau…

    “Mới đây anh bạn Việt Hải ngỏ ý là tôi hãy phổ nhạc một bài dân ca Quan Họ, tôi bảo tôi chỉ phổ theo lối dân ca quê hương mà thôi. Vì dân ca Quan Họ cần những quy tắc về điệu hát và nhạc cụ chuyên môn, nó không phải phạm trù chuyên môn của tôi. Bài hát Quan Họ mà Việt Hải bàn luậnbài hát nổi tiếng mà nhiều người biết đến là Người Ở Đừng Về, đây là tên một bài hát dân ca Quan Họ Bắc Ninh do Xuân Tứ cãi biên từ bài Quan Họ cổ điển Chuông Vàng Gác Cửa Tam Quan và bài hát được viết xuất xứ từ một bài thơ dân gian. Bài hát thường được cất lên vào lúc hội tàn, nhất là khi từ giã nhau. Trong ý thơ chan chứa lời hò hẹn, nhằn nhủ khi ta nghe câu ca “Người ơi! Người ở đừng về”.

    (Hình minh họa Ngọc Khánh)

    Người ơi người ở đừng về

    Người về em vẫn khóc thầm

    Đôi bên vạt áo ướt đầm như mưa

    Người ơi người ở đừng về

    Người về em vẫn trông theo,

    Trông nước nước chảy, trông bèo bèo trôi

    Người ơi người ở đừng về

    Người về em nhắn tái hồi

    Yêu em xin chớ đứng ngồi với ai

    Việt Nam là quốc gia mà nền kinh tế và xã hội được phát triển từ nông thôn, do đó nếp dân sinh ở các xóm làng miền quê, tình yêu trai gái được ghi nhận qua nhiều trong vần thơ hay các câu đồng dao. Sự lãng mạn của trai gái bị nếp lễ giáo nho phong ràng buộc, hãy nghe tiếp đoạn cuối:

    Mình về, ta chẳng cho về,

    Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ

    Câu thơ ba chữ rành rành:

    Chữ Trung, chữ Hiếu, chữ Tình là ba.

    Chữ Trung thì để phần cha,

    Chữ Hiếu phần mẹ, đôi ta chữ Tình.

    Những bài dân ca Quan họ khác thịnh hành là: Ngồi tựa song đào, Tương phùng tương ngộ, Bèo dạt mây trôi, Ngồi tựa mạn thuyền, Đêm qua nhớ bạn…

    Sau đây xin đính kèm bản nhạc mà bài Người Ở Đừng Về mà tôi phổ thành nhạc như sau, dẫn ý lời trìch từ bài thơ nêu trên.

    Mình Ơi Em Chẳng Cho Về

    Người ơi người ở đừng về

    Người về em vẫn tỉ tê (mà) khóc thầm

    Người về em đứng em nằm

    Đôi bên vạt áo ướt đầm (mà) như mưa

    Người ơi nười ở đừng về

    Người về em vẫn kè kè (mà) trông theo

    Người ơi em vẫn trông theo

    Trong nước nước chảy trông bèo (mà) bèo trôi

    Mình ơi!

    Mình ơi đừng ở đừng có về nghe

    Mình về em nhắc lời thề (mà) nhớ thương

    Nhớ thương nhớ thương em vẫn nhớ thương

    Yêu em xin chớ chung giường (mà) với ai

    Mình ơi em chẳng cho về

    Em níu vạt áo em đề (mà) bài thơ

    Chữ Trung xin để phần cha

    Chữ Hiếu phần mẹ, đôi ta (là) chữ Tình

    Tình tình tình ơi hỡi tình ơi

    Tình tình tình ơi hỡi là tình

    Tình tình tình ơi hỡi tình ơi

    Tình tình tình ơi hỡi là tình

     (Anh Bằng).” Bài hát này được côNghệ sĩ Dân ca ba miền” Thúy Anh trình bày trong nét chút nũng nịu, chút làm dáng khiến các liền anh, liền ông lên cơn sốt tâm can thì phải? Nghe Thúy Anh ca xong anh Bằng và tôi tâm đắc rất vui. Phiên bản “Mình Ơi Em Chẳng Cho Về” của Nhạc sĩ Anh Bằng, với tôi có sự dễ thương nào đó, nó mang hồn tôi đến vùng trời Việt Yên- Kinh Bắc trong mộng tưởng, bởi vì tôi, trai nam kỳ chưa hề bước chân qua khỏi vĩ tuyến 17. Nhưng quê hương quá nhiều nơi đẹp đẽ, và văn hóa quê hương dường như đã ăn sâu vào dòng huyết quản của tôi tự thuở nào.

    (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

    Bài viết dựa vào nhiều nguồn tài liệu internet. Bài viết đăng trên báo Xuân cũa Hội Đồng Hương Bắc Ninh Nam California nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024

    Việt Hải và Khánh Lan, 19/01/2024.

  • Khánh Lan,  KÝ SỰ,  LỊCH SỬ,  Sinh Hoạt,  Trần Huy Bích

    BUỔI THUYẾT TRÌNH VỀ “BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO”TẠI VIỆN VIỆT HỌC NGÀY 16 THÁNG 12-2023

    Hai hôm trước buổi nói chuyện của Giáo Sư Trần Huy Bích về buổi thuyết trình với đề tài: BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO và HAI BÀI THƠ CHỮ HÁN QUAN TRỌNG CỦA NGUYỄN TRÃI, Khánh Lan nhận được email của Giáo Sư Trần Huy Bích cho biết Cô Phạm Từ Ái, giáo viên trường tiểu học DeMille tại thành phố Midway City đã khởi xướng và mời Giáo Sư làm diễn giả cho buổi nói chuyện tại Viện Việt Học ngày 16 tháng 12, 2023 vừa qua.

    Với lời viết khiêm tốn, GS Trần Huy Bích viết: “Năm nay tôi 87 sắp lên 88. Ở tuổi ấy người ta có khuynh hướng … lười”. Điều nay thể hiện qua hai câu thơ của cụ Nguyễn Khuyến như sau: “….Thôi cũng đừng chấp chuyện đâu đâu.Túi vũ trụ mặc đàn sau gánh vác…”Hay ham hoạt động như Nguyễn Công Trứ cũng viết: “…… đến tuần lão đại.Cuộc đời trăm việc đã vâng nhường….” Và chỉ nên: “….Đem thân thế nương miền toàn (tuyền) thạch.Trốn đường danh mua lấy cuộc nhàn….”Rồi sau đó, Giáo Sư Trần Huy Bích kết luận rằng ông rất thích mấy câu dưới đây của Vương Duy:“…Vãn niên duy hiếu tĩnh.Vạn sự bất quan tâm…”Và đã dịch thành: a) Tuổi già riêng thích tĩnh. Mọi chuyện chẳng quan tâm. b) Tuổi già riêng thích yên thôiNgổn ngang muôn chuyện gạt ngoài chân tâm.Tuy nhiên, với BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO, Giáo sư Bích cho biết ông không khỏi giật mình khi thấy một cuốn sách do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội phát hành ở trong nước gần đây giảng “Luống đăm đăm con mắt dục đông” là … “muốn đi về phía đông, hướng có mặt trời, có vượng khí” (Sic)Ngay sau đó, cuốn ấy giảng “Vẫn mịt mù như kẻ vọng dươnglà “trông về phía mặt trời, ý nói mong một vị cứu tinh” (Sic), tuy trong nguyên tác, Nguyễn Trãi dùng chữ “dương (với nghĩa là biển).

    Giáo sư tiếp: “Vị tác giả giảng BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO như thế đã viết và in tới trên 10 cuốn sách về văn học VN. Bên cạnh cuốn Thơ Văn Bùi Kỷ tôi vừa nhắc tới, ông ta cũng viết về Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Phạm Văn Nghị (thầy dạy của Tam nguyên Vị Xuyên Trần Bích San và Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến) … Tôi không có những cuốn ấy, nên không biết ông ta viết và giảng ra sao.”

    Đó chính là lý do thúc đẩy Giáo Sư Trần Huy Bích nhận lời yêu cầu của nhóm các thầy cô giáo trẻ như cô giáo Phạm Từ Ái và cô Đặng Quỳnh Hương, lớp người trẻ đang vững bước tiến tới để dần dần thay chỗ cho các vị giáo học tiền bối.

    Giáo sư Trần Huy Bích cho biết thêm: Những người khởi xướng buổi thuyết trình này là một số thầy cô giáo đang dạy tiếng Việt cho các học sinh gốc Việt tại Orange County. Các thầy cô muốn giới thiêu áng văn chương lịch sử hào hùng ấy tới các em học sinh, nhưng nhiều câu chính các vị cũng không hiểu rõ. Họ đã cử cô Phạm Từ Ái, giáo viên tại Warner Middle School thuộc thành phố Westminster tới liên lạc với Giáo sư Trần Huy Bích, để xin giáo sư giảng rõ cho các thầy cô, và Giáo sư Bích đã nhận lời.

    Khi biết tin ấy, cô Nguyễn Kim Ngân, Giám đốc điều hành Viện Việt Học, đề nghị Giáo sư Bích dùng phòng hội của Viện làm nơi thuyết giảng. (dựa theo bài viết của Giáo Sư Bích)

    Trên thực tế, sau buổi thuyết trình về Bình Ngô Đại Cáo tại Viện Việt Học, Khánh Lan đảm trách nhiệm viết bài tường thuật về buổi thuyết trình. Khánh Lan thiết tưởng, một bài tường thuật lịch sử cần phải chỉnh chu và đúng với sự thật, chính vì thế Khánh Lan xin mạn phép dùng những chi tiết được ghi nhận rất đầy đủ cũng như am hiểu tường tận về Bình Ngô Đại Cáo của ba vị tiền bối gồm: Giáo Sư Trần Huy Bích; Chủ tịch đảng Tân Đại Việt, Hoàng Đình Khuê và Ký Giả Thanh Phong thuộc tòa báo Viễn Đông.

    Khai mạc buổi thuyết trình về Bình Ngô Đại Cáo, Cô Nguyễn Kim Ngân, Giám Đốc Điều Hành Viện Việt Học, giới thiệu tiểu sử, hành trình cũng như những thành quả của diễn giả Giáo Sư Trần Huy Bích trong lãnh vực giáo dục.

    Nguyễn Kim Ngân, Giám Đốc Điều Hành Viện Việt Học, giới thiệu diễn giả Trần Huy Bích. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

    Trước khi vào phần chi tiết của buổi thuyết giảng về BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO, khánh Lan xin trình bày sơ lược về Nguyễn Trãi:

    Nguyễn Trãi sinh năm 1380 và mất năm 1442, hiệu là Ức Trai,
    quê tại làng Chi Ngại (Chí Linh-Hải Dương). Ông là một nhà Nho yêu nước, một quân sư cho Vua và là người có công rất lớn trong chiến thắng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nhắc đến Ông là nhắc đến một Danh nhân Văn hóa Thế giới, đã để lại cho đời một kho tàng văn học vĩ đại, một áng thiên cổ hùng vănđiển hình là “Bình Ngô Đại Cáo”.

    Bình Ngô Đại Cáo” được xem là bản Tuyên Ngôn Độc Lập thứ hai của dân tộc Đại Việt sau bản Tuyên Ngôn Độc Lập là bài “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt. Do đó năm 1980 nhân dịp kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, ông được UNESCO vinh danh là “Danh nhân Văn hóa Thế giới”. Ông cũng là người đầu tiên của Việt Nam được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc công nhận danh hiệu này.

    Nói về “Bình Ngô Đại Cáo”, khi chúng ta tách Đại Cáo ra, là tên một Thiên trong Thượng Thư, trích từ điển tích trong Thời nhà Chu Triều (周朝) (Tây Chu: 1122- 771 TCN)

    Khi Cao Tụng-Chu Thành Vương (1042-1021 TCN) lên thay Chu Vũ Vương thì bị loạn Tam Giác gồm Vũ Canh, Quản Thúc Tiên và Sái Thúc Độ làm phản.

    Chu Công Đán là chú của Chu Thành Vương đã dẹp đám phản lọan và Chu Thành Vương truyền Đại Cáo. Đây là Đại Đạo Dĩ Cáo để trình bày và sau đó báo cáo với thiên hạ là đã dẹp Loạn Tam Giám, đất nước độc lập và lấy tên “Đại Cáo” là tên của một Thiên trong Kinh Thư.

    Giáo sư Trần Huy Bích thuyết giảng về Bình Ngô Đại Cáo tại Viện Việt Học ngày 16.12.2023. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

    Theo giáo sư Trần Huy Bích, bài dịch của Bùi Kỷ hay và hào hùng hơn cả, nhưng bản dịch của Ngô Tất Tố rõ ràng dễ hiểu hơn. Mở đầu Bình Ngô Đại Cáo, bản Ngô Tất Tố dịch như sau:

    Thay Trời lời hành hóa, Hoàng Thượng truyền rằng: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân / Quân điếu phạt trước lo trừ bạo / Như nước Đại Việt ta từ trước / Vốn xưng nền văn hiến đã lâu / Núi sông bờ cõi đã chia / Phong tục Bắc, Nam cũng khác / Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập / Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương / Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau / Song hào kiệt thời nào cũng có…

    Tiếp theo là đọan khá dài trình bày về việc dẹp xong giặc Ngô ngoại xâm đem lại thái bình thịnh trị cho đất nước. Và câu cuối cùng của bài Bình Ngô Đại Cáo viết:

    “Than ôi! Vẫy vùng một mảnh nhung y, nên công đại định – Phẳng lặng bốn bề thái vũ, mở hội vĩnh thanh – Bá cáo xa gần – Ngỏ cùng nghe biết.

    Đoạn dưới đây là lời giải thích của Giáo Sư Trần Huy Bích:

    Giáo Sư Trần Huy Bích, ông đề nghị dùng bản dịch của cụ Bùi Kỷ (được in trong Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim) làm bản chính trong việc trình bày. Đó là một bản dịch có nhiều câu văn đẹp và hào hùng. Nhưng bản dịch ấy cũng có một số câu quá cô đọng và dùng từ Hán Việt thuộc loại khó nên nhiều chỗ có phần tối nghĩa. (Dịch khoảng năm 1919 để in vào Việt Nam Sử Lược năm 1920, vị Phó bảng họ Bùi đã dùng loại tiếng Việt của trên 100 năm trước).

    Nhận thấy nhiều câu trong bản dịch của cụ Ngô Tất Tố ý nghĩa rõ hơn, Giáo Sư Bích đề nghị dùng bản này làm bản hỗ trợ và bổ túc. (Cụ Ngô Tất Tố dịch sau cụ Bùi Kỷ, và đã có ý muốn chữa lại phần nào những chỗ khó hiểu trong bản dịch trước). Giáo Sư Bích cũng muốn giới thiệu thêm hai bản dịch nữa: bản của nhà văn/học giả Nhượng Tống (dưới bút hiệu Mạc Bảo Thần) và bản của nhà biên khảo Bùi Văn Nguyên (1918-2013), sống ở miền Bắc trước năm 1975. Ông Nguyên có hoàn cảnh gặp cụ Bùi Kỷ nhiều lần trước khi cụ qua đời, nên đã có dịp hỏi cụ khá nhiều về bản Bình Ngô Đại Cáo do cụ dịch.

    Trong buổi thuyết trình tại Viện Việt Học, mỗi tham dự viên được phát một tập tài liệu gồm:

    • Đoạn mở đầu của nguyên tác Bình Ngô đại cáo bằng chữ Hán như được in trong Hoàng Việt Văn Tuyển
    • Phần phiên âm của đoạn mở đầu ấy
    • Bản dịch của Bùi Kỷ
    • Bản dịch của Ngô Tất Tố
    • Bản dịch của Nhượng Tống

    Giáo Sư Trần Huy Bích cho biết ông không in thêm bản dịch của Bùi Văn Nguyên vào xấp tài liệu trên vì như thế sẽ dày quá.  Bản ấy được in trong Tập 4 của bộ Tổng Tập Văn Học Việt Nam, đã có tại Viện Việt Học. Đồng thời, bộ sách này cũng đã có bản PDF trên Net. Theo Giáo Sư Bích, chỉ cần vào Net, đánh “Tổng tập Văn học Việt Nam tập 4” là có thể tìm ra.

    Các tham dự viên ngồi kín hội trường Viện Việt Học, Westminster, chiều thứ Bảy, ngày 16 tháng 12, 2023. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

    Tại phòng hội của Viện Việt Học chiều Thứ Bảy 16 tháng 12 vừa qua, chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của:

    • Một số nhà giáo dục: Các giáo sư Phạm Lệ Hương, Vũ Ngọc Mai, Bùi Mỹ Dương, Nguyễn Kim Dung, Nguyễn Ngọc Tuyết… Đáng chú ý nhất là sự có mặt của giáo sư Nguyễn Thị Thanh Tâm (cựu giáo sư trường nữ Trung học Đồng Khánh, Huế, hiền nội của giáo sư Đoàn Khoách), tới từ San Diego. Giáo sư Đỗ Quý Toàn, nguyên giáo sư Sử trường Trung học Chu Văn An, Sài Gòn, đến hơi trễ vì phải dự tang lễ một người bạn thân trước đó. Ông đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong phần 2 của buổi thuyết trình.
    • Một số vị trong văn giới và học giới: Các nhà văn Ngự Thuyết, Nguyễn Quang (phu quân của cố nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh), Tràm Cà Mau, Phạm Quốc Bảo, Võ Ý, Trương Huy Văn, nhà biên khảo Đỗ Thái Nhiên, học giả Nguyễn Duy Chính …
    • Nhân vật trong cộng đồng: Đại tá Trần Minh Công, Hạm trưởng Phạm Đình San, bà Ngô Tuyết Mai (Hội trưởng Hội Đồng hương Bắc Ninh), bác sĩ Đinh Thái Sơn (Phó Chủ tịch CLB Hùng Sử Việt), ông Hoàng Đình Khuê (Chủ tịch đảng Tân Đại Việt), ông Phan Thanh Tâm (hậu duệ của đại thần Phan Thanh Giản) …
    • Một số cựu sinh viên trường Chiến tranh Chính trị VNCH, nơi Nguyễn Trãi được tôn là Thánh tổ: nhà văn Vương Trùng Dương, ông Nguyễn Huy Hiền …
    • Một số thầy cô giáo ở thế hệ trẻ: Cô Phạm Từ Ái, cô Đặng Quỳnh Hương, thầy Trần Chí Hồng Tiên …
    • Đáng cảm động nhất là sự có mặt của Nhà Văn Trần Việt Hải, con chim đầu đàn của Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian, và người bạn đời của anh là chị Lệ Hoa. Bị stroke từ nhiều năm trước, anh bước đi khó khăn. Phòng hội của Viện Việt Học không có thang máy, chị phải dìu anh leo lên bằng thang thường. Lúc đầu hai vị lên nhầm cầu thang phía sau nhưng cửa khóa, không vào được. Anh chị phải leo xuống để lên trở lại bằng cầu thang phía trước, vất vả vô cùng. Khi thấy anh trong phòng hội, Gs Trần Huy Bích giật mình. Ông bước tới ôm lấy anh, nghẹn lời.

    Từ trái: Ông Phạm Đình Hưng, KG Vương Trùng Dương, NV Khánh Lan, GS Trần Huy Bích, NV Việt Hải & phu nhân Lệ Hoa

    Giáo Sư Trần Huy Bích cho biết một số bản dịch Bình Ngô Đại Cáo được in ở trong nước, kể cả bản của ông Văn Tân trong Nguyễn Trãi Toàn Tập (1976), bản của các ông Ngô Linh Ngọc & Mai Quốc Liên trong Nguyễn Trãi Toàn Tập Tân Biên (2000), bản được in trong bộ Lịch Sử Việt Nam 15 tập (do Viện Sử Học ở Hà Nội biên soạn, tái bản năm 2017), đã làm một việc không nên làm là cắt bỏ hẳn một câu của Nguyễn Trãi. Theo ông, như thế là “kiểm duyệt văn của tiền nhân, không trung thành với lịch sử.” Câu của Nguyễn Trãi bị các vị cắt bỏ là: “Thị do thiên địa tổ tông chi linh, hữu dĩ mặc tương âm hựu, nhi trí nhiên dã” (Cũng do sự linh thiêng của Trời Đất Tổ tông đã âm thầm phù trợ mà được như thế).

    Cũng theo Giáo Sư Bích, trong cuốn Thơ văn Bùi Kỷ do NXB Khoa Học Xã Hội ấn hành ở trong nước năm 1994, tác giả Nguyễn Văn Huyền đã giảng sai một số chữ trong Bình Ngô Đại Cáo. Một trong những chữ ấy là “vọng dương.” Nguyên Nguyễn Trãi dùng chữ “dương” 洋 ở bộ Thủy với nghĩa là “biển” (như trong “đại dương, trùng dương”), và cụ Ngô Tất Tố đã dịch là “mịt mù như nhìn chốn biển khơi,” nhưng trong cuốn sách trên, ông Nguyễn Văn Huyền lại giảng là “vọng dương là trông về phía mặt trời.”

    Trong cuốn Nguyễn Trãi Toàn Tập, bản do Viện Sử Học ở Hà Nội phát hành năm 1976, ông Văn Tân cũng hiểu sai ý Nguyễn Trãi trong câu ông dịch, “Quân Mộc Thạnh bị bại ở Cần Trạm.” Theo Giáo Sư Bích, điều ấy không đúng với sự thật lịch sử, và bản dịch của cụ Ngô Tất Tố trước đó đúng hơn:

    “Nghe [Liễu] Thăng thua ở Cần Trạm, quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân.”

    Trong buổi thuyết trình, Giáo Sư Trần Huy Bích đọc từ câu đầu tiên đến câu cuối bản dịch của Bùi Kỷ để trình bày ý nghĩa. Với những câu tối nghĩa, ông đối chiếu với nguyên tác để có thể hiểu ý Nguyễn Trãi. Khi có câu tương ứng và dễ hiểu hơn trong bản dịch của Ngô Tất Tố hay Nhượng Tống, ông đọc những câu ấy trước cử tọa. Sau khi ông giảng xong, mọi người đều vui vì đã hiểu Bình Ngô Đại Cáo rõ hơn. Tới đoạn trình bày các trận đánh (Bồ Đằng, Trà Lân, Ninh Kiều, Tụy Động/Tốt Động, Chi Lăng, Xương Giang, Lê Hoa ….) ông phát một tấm bản đồ màu về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, và giúp mọi người hiểu các diễn tiến của cuộc khởi nghĩa cho tới khi chiến thắng.  

    Sau đây là một số trường hợp Giáo Sư Trần Huy Bích đối chiếu những câu quá cô đọng trong bản dịch của cụ Bùi Kỷ với những câu rõ nghĩa hơn trong các bản dịch của Ngô Tất Tố và Nhượng Tống:

    Bản Bùi Kỷ: vẫn đăm đăm con mắt dục đông.

    Bản Ngô Tất Tố: vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông

    Bản Nhượng Tống: thường bồn chồn muốn đánh sang Đông.

    Bản BK: luống đằng đẵng cỗ xe hư tả

    Bản NTT: cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả

    Bản NhT: nên sắp xe đợi bậc hiền tài, vẫn thành kính bỏ không phía tả.

    Bản BK: vẫn mịt mù như kẻ vọng dương

    Bản NTT: mịt mù như nhìn chốn biển khơi

    Bản NhT: mờ mịt như trông ra bể

    Bản BK: thêm vội vã như khi chửng nịch

    Bản NTT: vội vã hơn cứu người chết đuối

    Bản NhT: vội vàng hơn vớt đắm đò.

    Và nhiều trường hợp tương tự.

    Sau khi trình bày xong, Giáo Sư Trần Huy Bích mời hai thầy cô giáo trẻ, thầy Trần Chí Hồng Tiên và cô Đặng Quỳnh Hương, tiếp sức nhau đọc lại bản dịch của cụ Bùi Kỷ, để xem còn ai thấy chỗ nào chưa rõ nghĩa nữa không. Cả hội trường đều vui, vì ai nấy đều đã hiểu bản dịch có giá trị văn chương ấy.

    Sau 10 phút giải lao, phần 2 của buổi hội thảo để giải đáp thắc mắc. Giáo sư Đỗ Quý Toàn và ông Hoàng Đình Khuê đã đóng góp nhiều ý kiến giá trị trong phần này.

    Theo chương trình, Giáo Sư Trần Huy Bích sẽ trình bày thêm hai bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, nhưng thấy nhiều người tỏ ra mệt và cũng gần hết giờ, ông chỉ nói về bài “Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác.” Khi mới đọc, bài thơ có điểm mâu thuẫn. Tuy tiêu đề là “Cảm xúc làm ra khi về lại Côn Sơn sau cơn loạn” (Côn Sơn, thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, là nơi Nguyễn Trãi sống trong thời thơ ấu), trong bài lại có câu:

    Can qua vị tức hạnh thân tuyền

    (Chiến tranh chưa chấm dứt, may mắn thân mình còn nguyên vẹn).

    Theo Giáo Sư Bích, bài thơ được làm ra khoảng cuối năm Bính Ngọ 1426 hay đầu năm Đinh Mùi 1427. Sau khi làm chủ vùng đất từ Thanh Hóa tới Thuận Hóa, tháng 8 năm Bính Ngọ 1426, quân ta tiến ra Bắc. Sau khi thắng một trận lớn ở Tụy Động/Tốt Động, quân ta vây Thăng Long (Đông Đô). Tuy có nhiệm vụ chính ở cạnh Bình Định vương trong đạo quân vây Đông Đô, có thể Nguyễn Trãi được cử đi với đạo quân thu phục vùng Hải Dương là nơi ông được nhiều người biết trong ít ngày, để hiệu triệu các phụ lão ở vùng ấy ủng hộ nghĩa quân Lam Sơn. Với vùng Hải Dương, Côn Sơn, hai tiếng “loạn hậu” kể như chính xác vì đã do quân ta làm chủ, nhưng can qua vẫn chưa hết (“vị tức”) trong toàn cuộc kháng Minh.

    Giáo Sư Trần Huy Bích nhắc mọi người lưu ý đến hai câu cuối để nhận ra cốt cách thanh cao, làm việc vì nhiệm vụ chứ không ham danh lợi của Nguyễn Trãi:

              Hà thời kết ốc vân phong hạ?

    Cấp giản phanh trà, chẩm thạch miên.

    (Bao giờ được làm nhà ở dưới mây và núi?

    Múc nước dưới khe suối nấu trà, gối đầu vào đá ngủ)

    Sau phần thuyết giảng là phần hỏi đáp do Giáo Sư Đỗ Quý Toàn và Giáo Sư Trần Huy Bích đảm trách. Trong bài viết này Khánh Lan xin ghi lại dưới đây bài viết của ông Hoàng Đình Khuê, Chủ tịch đảng Tân Đại Việt.

    Câu hỏi 1: Tại sao Nguyễn Trãi không lấy tên “Bình Minh Đại Cáo” mà lại là “Bình Ngô Đại Cáo”?

    Đáp: Ta biết Chu Nguyên Chương, người sáng lập ra nhà Minh là người Hào Châu, xưa thuộc đất NGÔ là đất tổ của nhà Minh. Năm 1356 Chu Nguyên Chương xưng là Ngô Quốc Công và sau đó cải xưng là      
    Ngô Vương. Do đó NGÔ ở đây là tước hiệu của Chu Nguyên Chương mà cũng là nguồn gốc đất tổ của Chu Nguyên Chương, Ngô cũng là Minh mà  
    nhà Minh cũng là Ngô. Nếu lấy tên Bình Minh Đại Cáo thì không rõ nghĩa và có thể mới nghe qua Bình Minh là buổi sáng. Cho nên Nguyễn Trãi đã sắc bén dùng từ Bình Ngô là diệt tận gốc dòng dõi nhà Minh.

    Câu hỏi 2Tại sao Nguyễn Trãi lại dùng Bình Ngô Đại Cáo mà không dùng một văn kiện hay một Tuyên ngôn khác?

    Đáp: Như ta thấy trong phần trên hai chữ Đại Cáo rất quan trọng trong mệnh đề Đại Đạo Dĩ Cáo được đặt tên trong một Thiên của Kinh Thư.
    Từ đó Nguyễn Trãi cho thấy ý của Đại Đạo là Đạo lý lớn nhất của Đại Việt đã đem “Đại nghĩa thắng hung tàn, lấy Chí nhân thay cường bạo”. Đồng thời Nguyễn Trãi cũng muốn thiên hạ thấy rằng Đại Cáo là một văn kiện mang tính pháp luật, có nghĩa trọng đại ngang với văn kiện pháp lý mà Chu Thành Vương (Cơ Tụng- 1042-1021 TCN) đã ban hành. Cho nên Nguyễn Trãi thay lời vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) để Cáo nền Độc Lập của Đại Việt, ngoài ra còn khẳng định sự bình đẳng ngang hàng của Đại Việt với nhà Minh.


            Trong lịch sử từ trước đến nay và xét về tâm lý dân tộc, bất kỳ nước nào mạnh lớn đều coi các nước khác là rừng rú dã man. Cho nên người Trung Hoa coi mình là trung tâm vũ trụ, là nền văn minh của nhân loại.       Họ coi các nước chung quanh là man di mọi rợ:

    • Phương Bắc gọi Mông Cổ, Liêu, Kim là Bắc dịch.
    • Phía Nam gọi Việt Nam và Xiêm La (Lào) là Nam man.
    • Phía Đông gọi Cao Ly (Triều Tiên-Nam Hàn), Nhật Bản là Đông di.
    • Phía Tây coi Thổ Phồn, Hồi Hột là Tây nhung hay Khuyển nhung.
    • Còn gọi các nước ở xa như Pháp, Anh, Bồ Đào Nha …là Bạch quỷ.   

    Cho nên ta thấy mở đầu của Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi đã dùng lý lẽ đanh thép, một triết lý nhân sinh đã được tích lũy từ bao đời:

    • Từng nghe việc Nhân Nghĩa cốt ở yên dân.
    • Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
    • v.v…

    Sau đó Nguyễn Trãi đã khẳng định về tánh cách độc lập, bình đẳng của dân tộc. Nguyễn Trãi đã đi xa hơn nữa trong việc tìm kiếm khái niệm Dân tộc, đó là cơ sở cho cuộc đấu tranh chống xâm lược. Quan niệm này đã được hình thành trong quá trình tranh đấu dựng nước và giữ nước.
    Nguyễn Trãi đã thuyết phục cho thấy chiến thắng được xuất phát từ truyền thống yêu nước của toàn dân phù hợp với tính nhân bản và chân lý về chủ quyền độc lập và bình đẳng của dân tộc Đại Việt. Nguyễn Trãi muốn nhấn mạnh về tính chính danh của cuộc Chiến thắng giành Độc lập và phải Bình đẳng giữa Lê Vương và Ngô Vương, do đó phải sử dụng Đại Đạo Dĩ Cáo tức “Bình Ngô Đại Cáo”.

    Và sau cùng, Khánh Lan xin trích bài tường thuật của Ký giả Thanh Phong thuộc tòa báo Viễn Đông.

    Ký giả Thanh Phong đã dành thời gian để phỏng vấn hai vi giáo viên trẻ Phạm Từ Ái (cô giáo dạy tiếng Việt từ đầu tại trường De Mille, nay cô đang dạy lớp 8 tại Warner Middle School) và giáo viên Cô Đặng Quỳnh Hương (giáo viên dạy tiếng Việt lớp Mẫu Giáo đầu tiên ở trường De Mille, nay cô đang dạy lớp 6 cũng tại trường này). Để trả lời câu hỏi của ký giả Thanh Phong, cô Phạm Từ Ái cho biết hầu hết các thầy, cô giáo trẻ đang dạy ở chương trình công lập rất ít có cơ hội để học các bài về lịch sử hoặc các bài về Đinh, Lê, Lý, Trần, tiền Lê, hậu Lê nên họ rất mong muốn được học thêm về các chi tiết lịch sử oai hùng của nước Việt Nam. Và từ đó, các thày cô trẻ có thể truyền lại cho học sinh của mình về tinh thần yêu nước của tổ tiên, tự hào mình là người Việt Nam, và để bảo tồn tiếng Việt dấu yêu.

    Trả lời một câu hỏi khác, cô giáo Từ Ái cho biết, “Giáo sư Trần Huy Bích, một nhà giáo lão thành thông thạo nhiều ngôn ngữ, là người đã thuyết trình nhiều đề tài rất hay, rất độc đáo và giáo sư cũng sẵn sàng giúp cho các thầy cô khi chúng em nêu ra, không chỉ Bình Ngô Đại Cáo mà nhiều đề tài khác, Truyện Kiều chẳng hạn thì giáo sư Bích gần như là một bậc hiền triết vậy. Giáo sư có thể giảng giải rất sâu, rất chi tiết tất cả những thơ, văn về Truyện Kiều giáo sư đều nắm rõ hết, thành ra tụi em không những xin Thầy nói về Bình Ngô Đại Cáo, sau này có thể còn xin Thầy giảng thêm, đi sâu về những áng văn chương khác của Việt Nam mình.”

    Cô Đặng Quỳnh Hương cũng bay tỏ cảm nghĩ của mình khi tham dự buổi thuyết trình về Bình Ngô Đại Cáo, “Thật ra chúng em đang muốn học hỏi thêm, nhất là Bình Ngô Đại Cáo là một trong những áng văn chương mà cần phải có người giảng dạy chi tiết mới hiểu thấu đáo được, nhất là trong môi trường đặc biệt ở bên Mỹ này khi chúng em đang dạy tiếng Việt cho học sinh, nếu không hiểu sâu thì là đáng tiếc, cho nên đây là dịp để chúng em học hỏi, nhất là được các người đi trước dạy dỗ để hiều về văn chương, lịch sử và ngôn ngữ Việt Nam thì thật là điều may mắn và hạnh phúc.”

    Hai cô giáo Đặng Quỳnh Hương (trái) và cô Phạm Từ Ái (Trường De Mille) là những người đề xướng xin Giáo sư Trần Huy Bích giảng giải về bài Bình Ngô Đại Cáo hai cô đang cầm trên tay. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

    Bình Ngô Đại Cáo được viết vào năm 1428, cách nay 595 năm; đó là Bài Cáo do Nguyễn Trãi viết thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để Tuyên Cáo trước toàn dân việc kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Minh, giành độc lập cho nước Đại Việt (Việt Nam bây giờ). Vậy Bình Ngô là gì? Vào thời đó, Chu Nguyên Chương, người sáng lập ra nhà Minh là người Hảo Châu, xưa thuộc đất Ngô, là đất tổ của nhà Minh. Năm 1356 Chu Nguyên Vương xưng là Ngô Quốc Công; 8 năm sau ông cải xưng Ngô Vương. Bởi vậy Ngô ở đây vừa là tước hiệu của Chu Nguyên Vương, vừa là nguồn gốc quê cha đất tổ của Chu Nguyên Vương. Bình Ngô nghĩa là dẹp tận gốc gác, giống nòi của giòng họ Chu – Thái Tổ nhà Minh.

    Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán được các ông Ngô Tất Tố, Trần Trọng Kim, Mạc Bảo Thần và Bùi Kỷ dịch sang tiếng Việt. Bản chính bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi và các bản dịch giáo sư Trần Huy Bích đều phóng to ra để tại phòng họp của Viện Việt Học và in ra cho người tham dự.

    Buổi hội thảo chấm dứt trong sự vui vẻ của mọi người. Hai cô giáo Phạm Từ Ái và Đặng Quỳnh Hương hài lòng với buổi thuyết trình, các cô cho biết còn nhiều tác phẩm quan trọng khác trong văn học Việt Nam các cô và bạn hữu muốn biết rõ thêm, và sẽ còn muốn Giáo Sư Trần Huy Bích thuyết trình nhiều lần nữa.

    Khánh Lan tường trình và trích dẫn phần lớn diễn tiến trong buổi hội thảo qua các bài viết của: Giáo Sư Trần Huy Bích; Ông Hoàng Đình Khuê, Chủ tịch đảng Tân Đại Việt và Ký Giả Thanh Phong của nhật báo Viễn Đông.

    California December 2023

  • Khánh Lan,  KÝ SỰ

    DU LỊCH THU VÀNG

    Trong 4 mùa thì mùa xuân và mùa thu được nhiều người ưa chuộng nhất mà trong ấy có 6 anh em chúng tôi. Còn gì đẹp hơn khi mùa xuân với muôn hoa đua nở và mùa thu với lá vàng khoe sắc, lá đỏ đổi màu…chính vì thế mà mùa thu năm nay, anh em chúng tôi (Quốc Dân, Mạnh Bổng, Kim Hương, Đức Hạnh, Tuyết Nga và Khánh Lan) chọn du thuyền Royal Caribbean, Jewel of the Sea, 10 Night Fall Foliage Northbound Cruise, để đi ngắm lá vàng rơi vùng New England & Canada.

    Mạnh Bổng, Khánh Lan, Tuyết Nga, Đức Hạnh, Kim Hương, Quốc Dân

    New York-New York: Trước khi xuống du thuyền Royal Caribbean, one way from Cape Liberty New Jersey to Quebec City, Canada, chúng tôi ghé thăm thành phố New York mà đã hơn 20 năm nay tôi chưa trở lại. Tôi còn nhớ đó là năm 2000 (Millennium 2000), một năm trước vụ khủng bố 911 (2001).

    New York 2000 với 5 hiệp sĩ “Mù” Mạnh Bổng, Thiên Kim, Khánh Lan, Bích Chi, Đức Hạnh

    The World Trade Center (2000) một năm trước vụ khủng bố 911 Khánh Lan & Đức Hạnh

    Millennium 2000 là năm mà một số người dân trên thế giới cho rằng: “Đó là ngày tận thế!” nên e dè và không dám đi du lịch ra nước ngoài. Vì thế, các hãng du lịch không có nhiều du khách nên đều xuống giá các tour bao gồm land tour, cruise, train và flights, v.v… Chúng tôi (Mạnh Bổng, Khánh Lan, Thiên Kim, Đức Hạnh và Bích Chi) là những kẻ “Điếc không sợ súng, mù không thấy đường và… ham của rẻ” nên quyết định booked a land tour with Trafalgar tour đi Spain và Portago.

    Hello New York (2023)

    Và lần này (2023) chúng tôi ghé lại New York để viếng thăm đài tưởng niệm các nạn nhân tử vong trong vụ khủng bố 911: Ground Zero Memorial Park. Vụ khủng bố 911 là một vụ thảm sát, kinh hoàng trong lịch sử xảy ra ngày 11 tháng 9 năm 2001, đã cướp đi sinh mạng của gần 3,000 người trong 102 phút và làm đảo lộn, kiệt quệ nền kinh tế cũng như làm thay đổi cuộc sống của nhiều người trên thế giới và nước Mỹ.

    Ground Zero Memorial Park

    ROYAL CARIBBEAN, JEWEL OF THE SEA, 10 NIGHT FALL FOLIAGE NORTHBOUND CRUISE-NEW ENGLAND & CANADA

    Bao gồm những thành phố: Boston (Massachusetts); Portland (Maine); Saint John (New Brunswich, Bay of Fundy); Sydney (Nova Scotia); Charlottetown (Prince Edward Island) và Saguenay, Quebec.

    Jewel of the Seas là tàu du lịch Radiance do Royal Caribbean điều hành, hoàn thành vào mùa xuân năm 2004 với chuyến đầu tiên vào tháng 5 năm đó. Jewel of the Seas lúc ban đầu với những chuyến du ngoạn từ Rome (Civitavecchia), Ý đến Quần đảo Hy Lạp ở Biển Địa Trung Hải. Tháng 11 năm 2016, Jewel of the Seas tái định vị để đi từ San Juan, Puerto Rico đến các điểm đến ở Caribe. Vào tháng 3 năm 2019, Jewel of the Seas lại tái định vị từ vùng biển Caribe đến Địa Trung Hải và thực hiện các chuyến du ngoạn ở Quần đảo Hy Lạp. Đến tháng 12 năm 2019, Jewel of the Seas đã cập bến tại cảng nhà ở Dubai và thực hiện các chuyến du ngoạn trong Vịnh Ba Tư. Jewel of the Seas đã mang du khách đến một số địa điểm ngoạn mục nhất trên thế giới.

    Jewel of the Seas & Cruise members welcome guests

    Jewel of the Seas có nhiều sinh hoạt và chương trình biểu diễn rất hấp dẫn như rạp chiếu phim trình chiếu những bộ phim cổ điển hoặc những bộ phim cập nhật mới nhất. Du thuyền cũng có một số phim được chọn để chiếu trên màn hình chiếu phim ngoài trời cạnh hồ bơi chính và nhiều sinh hoạt khác như leo tường, đánh gôn, v.v…Các thành viên của du thuyền ngoài việc phục vụ du khách, họ còn tham dự những sinh hoạt giúp vui như diễn hành, đơn ca, đồng ca, dạy khiêu vũ, family field, love and marriage show, v.v…

    International Parade Of Flags with the Jewel Of the Seas Cruise Members

    Dancing all night

    Về phần ẩm thực thì trên trung bình và những quán Café, quán rượu thì sẵn sàng phục vụ du khách. Có hai buổi tối đặc biệt (Formal Evernings) mà du khách thường diện quần áo đep để chụp hình lưu niệm.

    The Formal Everning

    Casino mở cửa chào đón khách yêu thích đỏ đen và encore-worthy entertainment, một chương trình nhạc kịch tuyệt vời từ West End đến Broadway, từ Ấn Độ đến Atlantis trong City of Dreams, Royal Caribbean singers, dancers in Tango Buenos Aires quyến cùng hai vũ công chính đến từ Agentina.

    Dancers in Tango Buenos Aires

    Nhạc kịch từ West End đến Broadway

    Từ Ấn Độ đến Atlantis trong City of Dreams

    VISITING THE PORTS

    Boston, Massachusetts với 400 năm lịch sử, Boston là một trong những thành phố lâu đời nhất nước Mỹ. Các di tích lịch sử và ngôi nhà thời cách mạng, nơi những người yêu nước, những chính trị gia và những nhà thơ nổi tiếng từng sinh sống. Những trò chơi giải trí như chèo thuyền (kayaking) trên sông Charles, hay chơi bóng chày tại công viên Fenway, hay chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những viên đá cuội trên đồi Beacon, hay đi bộ thư dãn trong công viên Freeway đều lý thú. Phần chúng tôi thì tản bộ xuống phố, vừa để tập thể dục “giảm cân” vừa ngắm lá nùa thu đổi màu vàng đỏ và ghé Chinatown thưởng thức món “Hoành Thắn Mì và vịt quay” nấu theo HongKong style do một người Việt Nam mà chúng tôi gặp bên đường giới thiệu…

    Downtown Boston

    Dạo phố Boston & ngắm lá nùa thu đổi màu vàng đỏ

    Chinatown

    Portland, Maine: Portland là thành phố thuộc tiểu bang Maine của Hoa Kỳ, nằm trên một bán đảo kéo dài đến Vịnh Casco. Vì là thành phố ven bờ sông nên tại Old Port có các bến tàu đánh cá, đang hoạt động, do đó một số nhà kho được chuyển đổi thành nhà hàng hoặc cửa hàng bán hải sản.

    The Old Port

    Là một thị trấn nhỏ nhưng lại thu hút nhiều nghệ sĩ, khách sành ănnhững người thích đi biển, yêu mùa đông. Từ Vịnh Casco đến ngọn hải đăng không xa lắm và có thể đi bộ được. Dạo quanh các cửa hàng trên Phố Congress và Cảng Cũ cũng thú vị, hoặc nếm thử các loại bia khác nhau của nhiều nhà máy sản xuất bia tại đây.

    Portland còn là một thành phố có rất nhiều hoạt động giải trí về đêm, mua sắm và du lịch. Gần đó, Western Promenade là công viên công cộng nằm trên đỉnh dốc, có tầm nhìn ra sông và núi. Khu West End xung quanh có nhiều ngôi nhà thời Victoria, trong đó có bảo tàng Biệt thự Victoria.

    Saint John, New Brunswich, Bay of Fundy là thành phố tổ hợp lâu đời nhất của Canada. Saint John cũng là cảng lớn thứ ba của Hoa Kỳ, hiện là thành phố lớn thứ hai trong tỉnh New Brunswich và là thành phố duy nhất nằm trên Vịnh Fundy, nơi có thủy triều cao nhất thế giới. Saint John được thành lập theo hiến chương hoàng gia vào ngày 18 tháng 5 năm 1785, dưới thời trị vì của George III. Cảng này là cảng có trọng tải lớn thứ ba của Canada với cơ sở hàng hóa bao gồm những thùng chứa hàng khô và hàng lỏng, hàng rời.

    Welcome to historic Saint John

    Saint John là một thành phố có những ngôi nhà lịch sử được xây dựng từ cả trăm năm trước.

    Loyalist là ngôi nhà lich sử lâu đời nhất ở thành phố Sain John và được xây từ năm 1811 đến năm 1817 bởi David Daniel Merrit, một người theo chủ nghĩa Trung thành đến từ Rye, New York. Tòa nhà Loyalist đã sống sót sau trận đại hỏa hoạn năm 1877 nhờ những người hầu bao quanh nó bằng khăn ướt.

    Saint John’s Reversing Rapids (Reversing Falls) là một chuỗi các xoáy nước, sóng và ghềnh nước trắng xóa được tạo ra khi thủy triều dâng cao của Vịnh Fundy (cao nhất thế giới) va chạm với Sông Saint John trong một hẻm núi đá ở Saint John, New Brunswick. Đây là một hiện tượng đáng kinh ngạc, phải quan sát ba lần khi thủy triều xuống, thủy triều lên và thủy triều rút.

    • Khi thủy triều xuống, thủy triều của Fundy thấp hơn mực nước sông Saint John. Con sông chảy qua hẻm núi và đổ vào bến cảng Saint John và Vịnh Fundy. Khi nước di chuyển qua hẻm núi, địa hình ngầm buộc nước trở nên hỗn ln với nhiều ghềnh nước trắng xóa và xoáy nước quay theo cả chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ.
    • Khi thủy triều lên, Vịnh Fundy dâng cao trên sông Saint John và sức mạnh của thủy triều thực sự làm đảo ngược dòng chảy của sông, tạo ra những đợt sóng lớn.
    • Mỗi ngày có hai lần thủy triều xuống và hai lần thủy triều lên – mất khoảng 12 giờ 13 phút để di chuyển từ đầu này đến đầu kia của chu kỳ thủy triều. Tuy nhiên, giữa lúc thủy triều lên và xuống có một khoảng thời gian gọi là thủy triều “chùng”. Khi thủy triều xuống, mực nước của Vịnh Fundy và sông Saint John bằng nhau, do đó tạo ra vùng nước yên tĩnh trong hẻm núi. Kéo dài khoảng 20 phút, thời điểm nước triều yếu là thời điểm duy nhất trong chu kỳ thủy triều mà các con thuyền có thể di chuyển qua Thác một cách an toàn. Để tính toán độ chùng thấp, hãy cộng thêm 3 giờ 50 phút vào thời điểm thủy triều xuống. Tương tự, để xác định mực nước triều cao, hãy cộng thêm 2 giờ 25 phút khi thủy triều lên.

    Saint John’s Reversing Rapids (Reversing Falls)

    Khi thủy triều lên tạo ra những đợt sóng lớn

    Sydney, Nova Scotia là một thành phố cũ trên bờ biển phía đông của đảo Cape Breton ở Nova Scotia, Canada thuộc khu đô thị vùng Cape Breton. Sydney được người Anh thành lập vào năm 1785 và được coi như là một thành phố vào năm 1904 và ngày 1 tháng 8 năm 1995 được hợp nhất vào khu đô thị khu vực. Sydney từng là thủ đô thuộc địa của Đảo Cape Breton cho đến năm 1820, khi thuộc địa này sáp nhập với Nova Scotia và thủ đô chuyển đến Halifax.

    Sự gia tăng dân số nhanh chóng xảy ra ngay sau đầu thế kỷ 20, khi Sydney trở thành nơi có một trong những nhà máy thép chính của Bắc Mỹ. Trong cả Thế chiến thứ nhất và thứ hai, đây là khu vực chính của các đoàn xe đi Anh. Nhưng đến thời kỳ hậu chiến sự sụt giảm lớn về số lượng người làm việc tại nhà máy thép của Tập đoàn Thép và Than Dominion, vì thế chính phủ Nova Scotia và Canada đã phải quốc hữu hóa nhà máy này vào năm 1967 để thành lập tập đoàn vương miện mới gọi là Tập đoàn Thép Sydney.

    Dân số thành phố đã giảm đều đặn kể từ đầu những năm 1970 và SYSCO đã bị đóng cửa vào năm 2001. Ngày nay, nguồn lợi tức chính của Sydney là ngành du lịch. Cùng với Sydney Mines, North Sydney, New Waterford và Glace Bay, Sydney tạo thành khu vực được gọi là Mũi Breton Công nghiệp.

    Với nét đẹp của đô thị bởi những tòa nhà cổ điển, kiến trúc và được xây dựng từ thế kỷ 18 đã đáp ứng lòng hiếu khách của các du khách. Sydney có rất nhiều sân chơi gôn (golf), có con đường mòn Cabot nổi tiếng, có âm nhạc sôi động theo nhịp điệu Celtic, có lối đi bộ lót ván, có trung tâm Di sản và Khoa học Cape Breton.

    Sydney Harbour

    Sydney có những ngôi làng cổ kính ở vùng North Sore, đặc biệt là những lối đi bộ được lát những tấm ván nhỏ, gọn ven bờ sông, bạn có thể tản bộ qua các khu vực lịch sử di sản của hàng hải.  

    Charlottetown, Prince Edward Island: Charlottetown là thủ đô của Đảo Hoàng tử Edward, Canada. Nó nằm trên bờ biển phía nam của tỉnh. Di tích Lịch sử Quốc gia Province House đã tổ chức Hội nghị Charlottetown năm 1864. Victoria Row có các cửa hàng, nhà hàng và Trung tâm Nghệ thuật Liên bang, nơi biểu diễn vở nhạc kịch dựa trên “Anne of Green Gables”. Gần đó là Nhà thờ St. Dunstan theo phong cách Gothic Revival. Charlottetown trong bầu không khí của thời đại Victoria của Charlottetown, thủ phủ của Đảo Hoàng tử Edward.

    Canada vào những ngày cuối thu mang theo cơn gió đông lạnh buốt da thịt. Những cơn mưa tuyết bắt đầu rơi phủ kín hai bên đường của xa lộ dẫn vào phố cổ Quebec (Little Paris). Xa xa, từng rặng thông cao vun vút, đứng xừng xững trên những thảm cỏ tuyết trắng xoá…Tuyết ở khắp nơi, đọng trên nhánh cây, cành lá, rơi trên nóc nhà, thảm cỏ xanh…lóng lánh và trắng xoá như những tảng băng hà ngoài khơi trôi dạt vào bờ…trông đẹp như một bức tranh.

    Đồi thông tuyết phủ

    Saguenay, Quebec, Canada là một thành phố ở vùng Saguenay–Lac-Saint-Jean của Quebec, Canada, trên sông Saguenay, nằm ở nơi hợp lưu với sông St. Lawrence. Saguenay,cách Thành phố Quebec khoảng 200 km (120 mi) về phía bắc bằng đường bộ, cách Tadoussac khoảng 126 km (78 dặm) về phía thượng nguồn và tây bắc. Saguenay được thành lập vào năm 2002 bằng cách sáp nhập các thành phố Chicoutimi và Jonquière và thị trấn La Baie. Chicoutimi được thành lập bởi thực dân Pháp vào năm 1676.

    Cùng với đô thị hạt khu vực Le Fjord-du-Saguenay tạo thành bộ phận điều tra dân số (CD) của Le Saguenay-et-son-Fjord (94) và là trụ sở của khu tư pháp Chicoutimi.Thành phố được chia thành ba quận: Chicoutimi (bao gồm thành phố cũ Chicoutimi, cũng như thị trấn Laterrière và Tremblay), Jonquière (bao gồm thành phố cũ Jonquière, Lac-Kénogami và Shipshaw) và La Baie (tương ứng với đến thành phố cũ La Baie). Cái tên Saguenay có thể bắt nguồn từ từ Innu “Saki-nip”, có nghĩa là “nơi nước chảy ra”. Saguenay nổi tiếng là thơ mộng với một nhà thờ sừng sững trên nền trời, những ngọn đồi nhấp nhô, những hàng cây vàng óng. Thành phố Saguenay nổi tiếng với Saguenay Fjord và là Fjord cực nam ở Bắc bán cầu.

    Phố cổ Quebec: Thành phố Quebec thành lập năm 1608, là một trong những thành phố lâu đời nhất ở Canada và nằm bên sông Saint Lawrence ở tỉnh Québec, Canada. Đây là thành phố có tường bao quanh duy nhất còn sót lại ở Bắc Mỹ, phía bắc Mexico và được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 1985.

    Ngoài việc là một địa điểm du lịch lớn, Quebec còn là một trung tâm hành chính và thành phố cảng cho thương mại xuyên Đại Tây Dương. Vị trí của nó ở nơi hợp lưu của sông St. Lawrence và Saint-Charles, cách Montréal khoảng 150 dặm (240 km) về phía đông bắc. Quebec mang lại một số lợi thế quân sự chiến lược quan trọng vì sự thu hẹp của sông St. Lawrence, Quebec trở thành nơi xa nhất cho các tàu đi biển ngược dòng có thể di chuyển qua lại và nếu đứng trên một sườn núi cao của thành phố bạn có thể nhìn bao quát ra đến tận dòng sông Lawrance. Năm 1842 trong chuyến thăm của Charles Dickens, ông đã gọi Quebec là “Gibraltar của Bắc Amerca”.

    Nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cartier là người đầu tiên khám phá ra khu vực này khi ông trên đường đến Châu Á để tìm kiếm các khoáng sản có giá trị như vàng và kim cương. Trong chuyến hành trình thứ hai đến Bắc Mỹ năm 1535, Jacques Cartier dừng thuyền trên dòng sông St. Lawrence, ông nghỉ chân tại làng Stadacona của người da đỏ Huron (địa điểm của thành phố Quebec hiện đại) và trong chuyến đi thứ ba vào năm 1541 và cũng là chuyến đi cuối cùng Jacques Carier, ông đưa một số người đến định cư và thành lập thuộc địa của Pháp tại Stadacona. Nhưng mãi cho đến măn 1600, khi lông thú trở thành một mặt hàng có giá trị thì người Pháp mới nghĩ đến việc duy trì quyền kiểm soát tại Quebec.

    Năm 1608, Samuel de Champlain thiết lập căn cứ lâu dài đầu tiên ở Canada tại Quebec và phát triển thành phố Quebec thành một trạm buôn bán lông thú và đã mang lại cho người Pháp khả năng kiểm soát việc buôn bán lông thú tại nội địa Bắc Mỹ. Từ năm 1629-1632, người Anh chiếm Quebec cho đến khi Hiệp ước Saint-Germain-en-Laye ra đời, người Anh mới trao trả Quebec lại cho Pháp.

    Tuy nhiên, khi mặt trận Quebec nổi tiếng trên Đồng bằng Abraham (liền kề thành phố) vào năm 1759, Pháp bại trận và phần lớn lãnh thổ do Pháp nắm giữ ở Bắc Mỹ đã được nhượng lại cho Vương quốc Anh theo Hiệp ước Paris năm 1763. Tuy chiến tranh trong khu vực không kết thúc bằng việc chiếm được Quebec, Người Anh đã tăng cường lực lượng phòng thủ quân sự của thành phố và kịp thời đẩy lùi một cuộc tấn công trong Cách mạng Mỹ. trong Trận Quebec lần thứ hai vào năm 1775. Sự ly khai của Hoa Kỳ khỏi Bắc Mỹ, Anh có ý nghĩa quan trọng về văn hóa, kinh tế và chính trị đối với Quebec. Theo Đạo luật Quebec năm 1774, người Canada gốc Pháp vẫn giữ được ngôn ngữ, tôn giáo và các thể chế văn hóa khác, do đó thành phố Quebec vẫn là trung tâm văn hóa Pháp.

    Năm 2008, Quebec kỷ niệm 400 năm thành lập và chúng tôi (Mạnh Bổng & Khánh Lan) có dịp đến Quebec thăm gia đình một người bạn gốc pháp quốc tịch Canada, Nicole Sévigny.

    Nicole & Khánh Lan (2008)

    Nicole, Mạnh Bổng and Nicole’s mother

    Hôm ấy là một ngày mưa tầm tã, nhưng cũng không làm chùng bước những giáo dân đến dự thánh lể do Đức Thánh Cha (Đức Hồng Y) gián tiếp truyền hình và truyền thanh từ Vatican City. Quebec ăn mừng 400 thành lập rất lớn và hầu như đa số các buổi concert ngoài trời đều cho vào cửa tự do. Các cửa hàng thời trang bán giảm giá và các quán ăn cũng có giá đặc biệt.

    Năm nay (2023) cũng như năm 2008, mùa đông đã về trên mảnh đất Canda và mang theo những cơn gió giá buốt. Vì thế mà thành phố cổ Quebec hôm nay chìm trong mưa với bầu trời màu xám nhạt với hàng hàng lớp lớp bụi tuyết nhỏ li ti bay lơ lửng trên không như thể bầu trời đang bị che phủ bởi một tấm voan mỏng màu trắng đục. Từng nẻo đường, góc phố gần như vắng hẳn bóng người dù đó là ngày cuối tuần. Một số người (có lẽ là du khách) bước vội vã dưới mưa, ngoại trừ chúng tôi, vẫn phớt tỉnh “Ông Trời” thơ thẩn, nhẩn nha chụp hình và ngắm phố.

    Quebec 2008 & 2023

    Phố cổ Quebec xưa nay vẵn nổi tiếng là có những nét quyến rũ với vẻ đặc trưng của thế giới cổ xưa, hơn thế nữa, Quebec mang đến cho du khách cơ hội thưởng thức hương vị  và ẩm thực của nước Pháp mà không cần rời khỏi lục địa.

    Dòng sông St. Lawrence hùng vĩ từ Terrasse Dufferin và Lâu đài Frontenac tuyệt đẹp.

    Phố cổ Quebec năm nay chào đón lễ Giáng Sinh tưng bừng với các cửa hàng bày bán những sản phẩm cho mùa Giáng Sinh. Những nơ xanh nơ đỏ buộc vòng quanh cửa xổ, cửa ra vào. Những bóng đèn tím, hồng, cam, vàng treo lấp lành trên cây, nơi cao ốc, trên đường phố, chen lẫn giữa những hàng cây với lá vàng, lá đỏ còn vương lại của cuối mùa thu…Phố cổ Quebec như ru hồn lữ khách đa tình với vẻ đẹp thơ mộng lạ thường dưới tia nắng yếu ớt của một ngày mưa. Có lẽ, Phố cổ Quebec sẽ đẹp bội phần trong những ngày nắng ấm chẳng kém gì thủ đô ánh sáng Paris, trách sao nó được mệnh danh là “Little Paris“…

    Christmas shopping

    Dạo phố cổ Quebec dưới mưa

    Phố cổ Quebec nổi bật với những con đường hẹp lát đá cộng thêm khung cảnh lộng lẫy của thành phố với cảnh trí xung quanh. Gần nhất là hai thành phố kiên cố, Vieux-Québec và Place Royale với những tòa nhà bằng đá và những con đường lát đá của quận Petit Champlain, nơi có nhiều quán rượu và cửa hàng nhỏ. Những con đường trải sỏi của Haute-Ville và Basse-Ville hay ghé vào các cửa hàng bánh ngọt để thưởng thức bánh kem cuộn hoặc bánh creperie nổi tiếng của Quebec.

    14 ngày du lịch ngắm lá vàng rơi qua nhanh như một cơn gió thoảng nhưng đã để lại cho chúng tôi nhiều kỷ niệm đẹp.

    Khánh Lan, Oct. 2023

    *** Tài liệu dựa theo Wikipedia, the free encyclopedia.

  • Khánh Lan,  KÝ SỰ

    BONJOUR PARIS – CHUYẾN DU LỊCH KỲ THÚ

    Khánh Lan

    Trước khi đi Pháp, chúng tôi nhận được một email “Paris đẹp lắm” của ông Nhất Hùng nói rất rõ về một số địa điểm ngoạn mục tại Pháp trong chuyến du lịch Âu Châu của ông. Khánh Lan xin đăng ở phần dưới của bài ký sự này.

    Paris, nơi được mệnh danh là “Kinh Đô Ánh Sáng”, một địa điểm du lịch mà nhiều người trên thế giới ai cũng muốn một lần ghé thăm. Đây là lần thứ tư trở lại Paris nhưng chuyến đi nào cũng để lại trong tôi những kỷ niệm đẹp và khó quên. Trong chuyến đi lần này với nhóm NVNT & TTG, gồm có tất cả 12 người: NV Ngọc Cường & Bích Điệp (Ohio); NV Việt Hải & Lệ Hoa, Thụy Lan, Mạnh Bổng & Khánh Lan (California); Chị Hoàng Loan, Anh chị Tấn Công & Thanh Vân (Viginia), anh chị Vĩnh Cửu & Kim Bạch (Florida). NV Nguyễn Quang cũng đã dự định cùng đi chơi với chúng tôi trong Chuyến này nhưng cuối cùng phải hủy bỏ vì lý do sức khỏe.

    Mạnh Bổng & Khánh Lan, Bạch Kim, Hoàng Loan, Thụy Lan, Ngọc Cường, Vĩnh Cửu, Bích Điệp, Lệ Hoa, Raymond, Việt Hải

    18 tháng 9, 2023: KHỞI HÀNH

    NV Việt Hải & Lệ Hoa, Thụy Lan, Mạnh Bổng & Khánh Lan hẹn gặp nhau tại phi trường Los Angeles lúc 6:00 chiều vì máy bay sẽ cất cánh lúc 9:15 tối. Trong Chuyến bay sang Pháp lần này, chúng tôi được hãng Air France ưu đãi rất đặc biệt nhờ sự có mặt của một nhân vật quan trọng: Đó là NV Việt Hải. Vì NV Việt Hải là ưu tiên nên chúng tôi thẳng tiến lên máy bay mà không phải trải qua những thủ tục xếp hàng lâu lắc.

    Lệ Hoa, Việt Hải, Mạnh Bổng, Khánh Lan

    Sau 11 giờ bay non-stop, chúng tôi đã đến phi trường Charles De Gaulle (CDG). NV Ngọc Cường, chị Bích Điệp, anh Raymond và chị Hoàng Loan đã đến trước và có mặt tại khu lấy hành lý để đón chúng tôi.

    Sau khi lấy hành lý xong, Khánh Lan và Mạnh Bổng đón xe về hotel Le Mesnilamecot. Riêng các anh chị Ngọc Cường, Vĩnh Cửu, Việt Hải, Tấn Công, Hoàng Loan và Thụy Lan mướn Air B&B ở quận 13.

    20 tháng 9, 2024: “CHIỀU THU PARIS VĂN HỌC NGHỆ THUẬT”

    Khánh Lan và Mạnh Bổng đi taxi đến quận 13 để dự buổi HỘI NGỘ CÙNG CÁC VĂN NGHỆ SĨ CLB VĂN HOÁ VIỆT NAM tại Paris (CLBVHVN). “Văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình” – Đó là một ngày mà chúng tôi mong đợi vì các anh chị em nghệ sĩ chúng tôi tại Mỹ và các vị nhà văn tại Paris chỉ liên lạc qua email nhưng chưa một lần gặp mặt trong suốt những năm qua.

    Sự tiếp đón nồng hậu và chu đáo của BTC CLBVHVN tại Paris khiến chúng tôi vô cùng cảm kích bởi nó đã nói lên được mối thân tình và sự kết nối văn học giữa hai nền văn hóa Pháp & Mỹ. Đặc biệt, NV NT Đỗ Bình đã bỏ nhiều công sức cũng như thời gian để tổ chức một buổi họp mặt gần 50 người trong bầu không khí thân mật, ấm cúng, đậm nét đặc trưng và liên kết giữa hai lãnh vực: Văn học và Âm nhạc.

    HỘI NGỘ CÙNG CÁC VĂN NGHỆ SĨ CLB VĂN HOÁ VIỆT NAM tại Paris

    Khai mạc chương trình “ChiềuThu Paris, Văn Học Nghệ Thuật”, MC Dentist Thẩm Thái Hà giới thiệu NT NV Đỗ Bình. Ông ngỏ lời chào các bạn từ Mỹ, đồng thời giới thiệu Ban Chấp Hành CLBVHVN tại Paris gồm các anh chị: Nguyễn Tối Thiện, Nguyễn Thị Phượng Anh, Lê Thị Kim Lan, Nguyễn Mạnh Trí, Trần Minh Răn, Trần Trung Quân, Nguyễn Thị Cung và Đoàn Trần Thiều. Các anh chị thành viên của CLBVHVN gồm: Hoàng Đức Phương, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Đức Tăng, Nguyễn Xuân Trường, Tuyết Mai, Nguyễn Minh Cầm, Thúy Hằng, Đỗ Bình, Nguyễn Bảo Hưng, Trịnh Cơ, Phượng Anh, Thụy Vi, Cát Tưởng và Hồ Bảo Lộc. Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt tại Pháp gồm các vị: Vũ Ngọc Hải, Lê Đức Thọ, Lệ Hằng, Lê Lộc, Trần Thanh Loan, Mai Đỗ, Tuyết Dung.

    NV NT Đỗ Bình

    Theo NV TS Đỗ Bình, số khách mời đến dự tiệc đã được chọn lọc và giới hạn. Tuy nhiên, một số nhà văn hóa Paris rất muốn đến chung vui, nhưng hoặc vì lớn tuổi, ở xa hay đang đi nghỉ hè cùng gia đình, nên không tham dự được.

    NV NT Đỗ Bình khai mạc buổi hội ngộ và giới thiệu Quan khách tham dự

    Tiếp đến là Tiến Sĩ Nguyễn Thị Phượng Anh, Bác Sĩ Nguyễn Tối Thiện và Luật Gia Đoàn Trần Thiều phát biếu cảm Tưởng. NV NT Đỗ Bình cho biết, Tiến Sĩ Phượng Anh là người đã và đang gồng gánh rất nhiều trách nhiệm trong cộng đồng tại Pháp qua nhiều lãnh vực khác nhau, từ Văn hoá đến xã hội. Bà du học và đã sinh sống tại Paris hơn 60 năm. Hiện tại, bà đang chung sống cùng chồng, con và các cháu tại Paris.

    Tiến Sĩ Nguyễn Thị Phượng Anh, Bác Sĩ Nguyễn Tối Thiện và Luật Gia Đoàn Trần Thiều phát biếu cảm Tưởng

    Chương trình tiếp tục với NV Ngọc Cường nói về nhóm TLVD. Kế tiếp, NV Việt Hải phát biểu cảm tưởng và sau đó NV Khánh Lan tường thuật về cơ cấu và sinh hoạt của Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian (NVNT &TTG).

    NV Việt Hải gởi lời chào đến NV NT Đỗ Bình, BTC, các nhà văn hóa Paris và phát biểu cảm tưởng

    NV Ngọc Cường nói về nhóm TLVD

    NV Khánh Lan tường thuật về cơ cấu và sinh hoạt của Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian (NVNT &TTG)

    NV Khánh Lan đúc kết phần nói chuyện bằng bài thơ PARIS HỘI NGỘ. Bài thơ mà Khánh Lan đã viết vội trên máy bay và diễn ngâm trong buổi họp mặt thay cho lời chào và cảm tạ sự tiếp đón nồng hậu và chu đáo của BTC CLBVHVNP. Bài thơ như sau:

    Bây chừ trời chớm vào thu
    Nắng vàng vươn ngõ, vị thi hữu tình
    Sài-Gòn đầy những bạn mình
    Buổi cơm thân mật, bóng hình ngộ tri

    Hàn huyên Pháp-Mỹ văn thi
    Cám ơn bằng hữu Pa-ris đón chào
    Ân tình duyên ngộ gặp nhau
    Đây lời cảm tạ, xin trao mọi người. 

    MERCI PARIS, MERCI BEAUCOUP ATOUS

    Ngay sau đó, NT Lệ Hằng thay mặt BLBVHP tặng lại anh em chúng tôi 4 câu như sau.

    NT Lệ Hằng

    Người từ xứ Mỹ qua đây
    Cho ngày hội ngộ chan đầy quê hương
    Rồi mai người sẽ lên đường
    Để Paris nỗi vấn vương ít nhiều

    Cũng trong dịp này, 3 anh em chúng tôi gồm NV Vương Trùng Dương, NV Việt Hải và NV Khánh Lan được NV NT Đỗ Bình trao tặng tác phẩm “Những Khuôn Mặt Văn Hoá Việt Nam Hải Ngoại” do CLBVHVNP phát hành năm 2022. Khánh Lan cũng biếu NT NV Đỗ Bình hai tác phẩm văn học mới nhất, phát hành trong tháng 06, 2023. Đó là PHÂN TÂM HỌC & ĐỜI SỐNG và TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN của Khánh Lan.

    MC Dentist Thẩm Thái Hà trao tặng tác phẩm “Những Khuôn Mặt Văn Hoá Việt Nam Hải Ngoại”

    Phần I kết thúc với GS Hoàng Đức Phương nói về “Vài nét về văn hóa thuần Việt”, ông cũng không quên tặng mỗi chúng tôi một USB tài liệu về cách sử dụng từ ngữ văn hóa thuần Việt.

    GS Hoàng Đức Phương nói về “Vài nét về văn hoá thuần Việt”

    Trong bữa cơm thân tình giữa CLBVHVN tại Paris & NVNT &TTG, CLBVHVN đã trao tặng cho nhóm chúng tôi một chai rượu nho và chị Thanh Vân đại diện nhóm NVNT & TTG nhận quà. Chị Thanh Vân là phu nhân của anh Tấn Công.

    Chị Thanh Vân đại diện NVNT & TTG nhận chai rượu đỏ do CLBVSVNP tặng

    Bữa cơm thân tình

    NHẠC THÍNH PHÒNG

    Sau bữa cơm trưa là phần nhạc thính phòng gồm hai phần: “Tình thơ trong ý nhạc” và “Những ca khúc về mùa thu Paris qua âm nhạc”.

    NT NV Đỗ Bình nở đầu chương trình với những sáng tác của các vị tiền bối trong thi ca như thơ phổ Nhạc của Pervert, Cung Trần Tưởng, Phạm Duy, Dương Thiệu Tước, v.v… trong phần nhạc mở đầu này, Lệ Hoa & Thụy Lan với nhạc phẩm Bên Nhau Ngày Vui và tiếp theo là 2 bài hợp ca: Trăng Mờ Bên Suối và Lối Về Xóm Nhỏ. Thụy Lan với nhạc phẩm Ngọc Lan, Em Tôi với Đỗ Bình và Tuyết Dung với Thu Hát Cho Người.

    Lệ Hoa & Thụy Lan với nhạc phẩm Bên Nhau Ngày Vui

    Thụy Lan với nhạc phẩm Ngọc Lan

    Em Tôi với Đỗ Bình

    Tuyết Dung với Thu Hát Cho Người.

    Trước khi bước vào phần 2, GS Nguyễn Bảo Hưng giới thiệu vài nét về Paris, nơi từng được mệnh danh là cái nôi của văn hóa trên thế giới. Sau đó, những ca khúc về mùa thu Paris qua âm nhạc được trình diễn qua các giọng ca của Thái Hà-Les Fenilles Mortes, Mạnh Bổng với hai nhạc phẩm Mùa Thu Paris và Autumn Leaves. Thúy Hằng, phu nhân của NT NV Đỗ Bình-Chiều Trên Sông Seine và sau cùng là ca sĩ Kim Thu với Mùa Thu Không Trở Lại.

    Thái Hà-Les Fenilles Mortes

    Mạnh Bổng với hai nhạc phẩm Mùa Thu Paris và Autumn Leaves

    Thúy Hằng, phu nhân của NT NV Đỗ Bình-Chiều Trên Sông Seine

    Kim Thu với Mùa Thu Không Trở Lại

    Chương trình CHIỀU THU PARIS, VĂN HỌC NGHỆ THUẬT bế mạc lúc 5:00 chiều. Mọi người lưu luyến chia tay.  Những máy điện thoại di động loé sáng liên tục ghi lại những kỷ niệm thân thương giữa chúng tôi. Phải chăng PARIS & CALI là những nơi mà người đến sẽ chẳng muốn trở về!

    Tiệc hội ngộ đã tàn, nhưng hình như mọi người vẫn cứ “phớt tỉnh Paris” và tiếp tục thăm hỏi, chuyện trò vui vẻ. Hình như tất cả chúng tôi ở trong tâm trạng “chân chưa muốn bước và tâm chẳng nỡ rời“. Anh chị em chúng tôi và một số Giáo Sư, Văn Thi Sĩ đã ở lại nhà hàng Saigon cho mãi đến gần 6:30 chiều.

    Lưu luyến chia tay: “chân chưa muốn bước và tâm chẳng nỡ rời”

    Rời nhà hàng Saigon, chúng tôi cuốc bộ trên đường Rue des Orteaux để đến nghe các anh chị trong nhóm Tốp ca người ngoại quốc “La chorale des Non-vietnamiens chantant en Vietnamien” hay còn được gọi là F.A.V.I.C, chuyên hát nhạc VN do Luật gia Đoàn Trần Thiều sáng lập (ông từng là thông dịch viên Tòa Thượng Thẩm Paris) và dưới sự hướng dẫn của một nữ giáo sư tiến sĩ người Việt dạy tại trường âm nhạc Paris mà tôi không nhớ tên, cùng với 2 nhạc sĩ Phương Oanh và Vân Anh phụ trách đàn tranh và đàn guitar.

    NhómTốp ca” người ngoại quốc “La chorale des Non-vietnamiens chantant en Vietnamien” hay còn được gọi là F.A.V.I.C, chuyên hát nhạc VN

    Luật gia Đoàn Trần Thiều sáng lập FAVIC

    Hai nhạc sĩ Phương Oanh và Vân Anh

    Điều kiện được gia nhập nhóm “Tốp ca” này rất nghiêm khắc. Hội viên ca sĩ phải là người ngoại quốc mà không phải là người Việt Nam, trừ khi đó là nhạc công. Nhóm FAVIC có khoảng trên dưới 15 người gồm 8 sắc tộc khác nhau: Pháp, Nhật, Ba Lan, Thụy Điển, Hung Gia Lợi, An Giê Ri, Tây Ban Nha, Nam Tư và Bỉ. Họ hát những bài dân ca Việt Nam như Qua Cầu Gió Bay, Trống Cơm, Em Gái Bắc Ninh Anh Trai Biên Hòa, Là Hù Là Khoan hay những bài ca quốc tế như La Paloma, Besame Mucho, Come Back to Sorento, v.v…

    Nhóm FAVIC đang tập hát với giáo sư tiến sĩ người Việt của trường âm nhạc Paris (mặc áo màu xám)

    Chúng tôi nhận thấy khi hát, nhóm FAVIC chia ra làm hai bè: Nam và nữ. Với giọng hát thật uyển chuyển, rất đều và phát âm rõ ràng từng chữ. Và trong đam mê và say đắm, họ tự minh hoạ và biểu diễn dựa theo nội dung của bài nhạc. Họ trình diễn thật ngoạn mục và điệu nghệ như một ban hợp xướng chuyên nghiệp.

    Trong số các thành viên, có cô Maguy là dân bản xứ của đảo Guadeloupe, khi hát cùng các đồng nghiệp cô vừa hát vừa biểu diễn, trông rất độc đáo bởi Cô đã hát với tất cả nhiệt huyết, tâm hồn và niềm đam mê. Điều ấy thể hiện rõ trên nét mặt của cô với đôi tay tự múa, miệng cười như hoa nở và ánh mắt đa tình. Theo chúng tôi thì tất cả các thành viên trong nhóm FAVIC đều hát thật tuyệt vời khiến chúng tôi vô cùng khâm phục.

    Theo Luật gia Đoàn Trần Thiều thì trong vòng 25 năm qua, nhóm tốp ca này đã đi lưu diễn ở nhiều nơi trên nước Pháp và các nước lân cận như Cologne, Franfurt, Munnich, Damstradt, Geneve và các dịp lễ hội. Theo dự định và qua sự giới thiệu của GS NS Lê Văn Khoa, nhóm FAVIC đáng lẽ sẽ đi trình diễn ở Houston, Texas trong chương trình Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi trong năm 2023, nhưng vì đại dịch Covid đã làm trì hoãn mọi sinh hoạt văn học nghệ thuật.

    DẠO PHỐ PARIS- PARIS BY NIGHT

    Quả không sai khi được mệnh danh là “Kinh Thành Ánh Sáng”! Paris By Night đẹp lộng lẫy như một nàng tiên đang khoe sắc, tỏa ánh sáng huy hoàng bao phủ cả bầu trời. Đứng bên kia đường, hàng triệu ánh đèn li-ti từ ngọn tháp Eiffel chiếu lấp lánh, tựa như những vì sao đang nhảy múa trên bức màn nhung đen thẫm tạo nên một nét đẹp lộng lẫy và kiêu kỳ.

    Tối nay, bầu trời Paris thật trong sáng và thời tiết như đãi ngộ anh em chúng tôi. Còn gì thú vị cho bằng tản bộ trên Avenue Des Champs Élysée, tận hưởng và hít thở làn gió thu se se lạnh. Chúng tôi dừng chân chụp vài kiểu hình kỷ niệm ở Arc De Triomphe De L’étoile hùng vĩ…Sau cùng, ghé thăm nhà thờ Notre Dame. Đáng tiếc là nhà thờ còn đang trong tình trạng sửa chữa nên chúng tôi chỉ chụp một tấm hình kỷ niệm phía trước sân của nhà thờ.

    Nhà thờ Notre Dame

    Tháp Eiffel

    Loanh quanh thế mà đã gần 12 giờ đêm. Mọi người cảm thấy đói nên chúng tôi ghé vào một tiệm Café-Brasserie, Le Malakoff, 6 Place du Trocadéro, 75116 PARIS để dùng cơm tối và trở về khách sạn lúc 2:00 giờ sáng ngày 21.

    Café-Brasserie, Le Malakoff, 6 Place du Trocadéro, 75116 PARIS

    Sau buổi “Dạo Phố Paris” cùng nhóm, các anh chị Ngọc Cường, anh chị Vĩnh Cửu, anh chị Việt Hải, anh chị Tấn Công, chị Hoàng Loan và Thụy Lan check-in chuyến du thuyền MSC-Grandiosa để ghé các địa điểm như Spain (Barcelona), Italy (Naples. Genoa, Palermo), France (Marseille), Tunisia. Mạnh Bổng & Khánh Lan không chọn chuyến du thuyền MSC-Grandiosa với các anh chị trong nhóm vì chúng tôi đã đi qua tuyến đường này trong tháng 04, 2023 cùng với 4 người bạn cũng trong nhóm NVNT & TTG gồm Ngọc Châu, Đức Hạnh, Kim Hương và Quốc Dân trên du thuyền Royal Caribbean, Symphony of The Sea (Xin kèm theo dưới đây vài tấm hình về những địa danh mà chúng tôi đã đi qua).

    Check-in Royal Caribbean Cruise, Symphony of The Sea (April 2023 trip)

    Marseille: Kim Hương, Khánh Lan, Đức Hạnh, Ngọc Châu (April 2023 trip)

    Naples, Italy: Quốc Dân, Kim Hương, Đức Hạnh, Khánh Lan, Mạnh Bổng (April 2023 trip)

    Florance: Mạnh Bổng & Khánh Lan (April 2023 trip)

    Florance: Mạnh Bổng, Khánh Lan, Đức Hạnh, Kim Hương, Quốc Dân

    Saint Peter’s Square & Vatican City, Rome (April 2023 trip)

    Colosseum, Rome: Đức Hạnh, Ngọc Châu, Kim Hương, Khánh Lan

    Blue City, Morocco (April 2023 trip)

    Hill Church of Barcelona (April 2023 trip)

    The Sagrada Familia, Barcelona, (April 2023 trip)

    The Gaudi Park, Barcelona, Spain

    Leaning Tower of Pisa, Italy

    21 tháng 9, 2023. Sáng ngày 21, tiếng gõ cửa của người dọn phòng khiến chúng tôi (Mạnh Bổng & Khánh Lan) choàng tỉnh. Đồng hồ điểm 9:00 sáng nên chúng tôi chỉ kịp ăn sáng, dọn hành lý, rồi gọi taxi ra Gare de Lyon đi Marseille. Chỉ cần chậm một tíc-tắc nữa là chúng tôi bị trễ chuyến tàu đi Marseille!

    Đến Gare de Saint-Charles, Marseille lúc 4:00 chiều, chúng tôi gọi taxi về Écale Villa Chambres d’hôtes, 1 rue Bernard Hinault, 13700 Marignane, cách khoảng 30 phút đi taxi từ Gare de Saint-Charles. Marignane là một thành phố nhỏ cách Marseille khoảng 2 miles, nhưng nằm tại vùng ngoại ô nên vắng vẻ và buồn hiu. Nhìn quanh không thấy tiệm ăn nào, nên chúng tôi chỉ ăn tối qua loa rồi lên giường ngủ để chuẩn bị ra bến tàu sáng sớm hôm sau.

    Gare de Saint-Charles, Marseille

    22 tháng 9, 2023. Sáng hôm sau, Mạnh Bổng & Khánh Lan thuê taxi ra bến tàu, “check-in” du thuyền MSC-Seashore khoảng 1:00 chiều. Đây là chuyến du hành qua 6 cảng bắt đầu từ Marseille (France), Genoa, Civitavecchia & Palermo (Italy), Ibiza & Valencia (Spain).

    Mạnh Bổng & Khánh Lan

    Ngày 23 tháng 9: 2023, TRÊN DU THUYỀN MSC-SEASHORE

    Có thể nói, không một du thuyền nào giống du thuyền nào về phong cách cũng như hệ thống thiết kế. Nếu so sánh du thuyền Royal Caribbean-Symphony Of The Sea với du thuyền MSC-Seashore thì sự khác biệt rất rõ. Symphony Of The Sea là một trong 5 du thuyền lớn và mới nhất của hãng Royal Caribbean sau Icon Of The Sea vừa mới khai trương đầu năm 2023. Tuy nhiên, phương cách trang trí và cơ cấu trên du thuyền MSC-Seashore cũng có những đặc điểm hay và lạ mắt như sân khấu, bar rượu, quán ăn, v.v…

    Bar rượu

    Sân khấu s 4 tầng-Piano biểu diễn ở tầng số 1

    Sân khấu trình diễn ca nhạc ở tầng số 2.

    The White Night-Dancing all night

    The Captain party là ngày mà du thuyền lênh đênh trên biển gần hai ngày. Hôm ấy, Captain sẽ chụp hình và khiêu vũ với mọi người. Đây là ngày mà “phái đẹp” có dịp diện áo đẹp, ăn tối, nhảy đầm và chụp hình. Chúng tôi cũng đóng bộ và đi chụp vài kiểu hình để làm kỳ niệm.

    The Captain party night

    Du lịch vòng quanh trái đất qua phin ảnh…

    Đây là lần đầu chúng tôi đi trên du thuyền MSC, chúng tôi nhận thấy phần lớn du khách trên du thuyền MSC là người gốc Ý hay Tây Ban Nha nên họ rất ồn ào và thiếu nguyên tắc cũng như không tuân theo luật lệ căn bản và cần thiết như xếp hàng vào lấy thức ăn hoặc khi dùng căn phòng vệ sinh, v.v…

    Nhân viên trên du thuyền chào tạm biệt du khách

    Dịch vụ trên du thuyền MSC tốt nhưng thực phẩm thì không được ngon và không có nhiều lựa chọn như các du thuyền khác (Royal Caribbean, Celebrity hay Holland America, v.v…). Hơn thế nữa, hầu hết tất cả mọi thứ trên du thuyền đều phải trả tiền thêm như coi movie (9 euros cho mỗi phim); thậm chí, nước giải khát như nước trà, nước ngọt đều phải mua – ngoại trừ nước lạnh. Tuy nhiên về lãnh vực giúp vui giải trí thì rất phong phú, nếu không muốn nói là xuất sắc. Mỗi tối đều có show mới như:

    • MYSTIC FOREST là một hành trình cổ xưa của Good vs Evil

    • COAST TO COAST: Trong show này, các ca sĩ có cơ hội góp phần trình diễn của họ vào âm nhạc của Hoa Kỳ.

    • PAZ là linh hồn của Flamenco và nghệ thuật kỳ diệu của hoạ sĩ Pablo Picasso.

    • FRENCH FOLLIES là nghệ thuật sân khấu của những nghệ nhân gồm ca, vũ, nhạc.

    • GRAVITY là những kỹ thuật nhào lộn và giữ quân bằng, một kỹ năng rất cần thiết của người trình diễn chống lại trọng lực.

    • ALLEGRO là trung tâm điểm của Địa Trung Hải tuyệt vời, là đặc trưng về văn hoá, ca múa và âm nhạc của những địa danh mà được nhiều người trên thế giới yêu thích.

    • BEAUTIFUL CELEBRATION là màn trình diễn rất đặc biệt mở đầu cho chương trình giải trí của du thuyền MSC với các nữ Ca Sĩ từ The Broadway Diva’s cùng những màn minh họa tuyệt vời của các Vũ Công.

    THĂM THÀNH PHỐ GENOA, CIVITAVECCHIA & PALERMO (ITALY)

    Thuyền nhổ neo ở Hải Cảng Marseille, France, địa điểm đầu tiên du thuyền MSC-Seashore dừng lại là Genoa.

    Genoa (Genova) là một thành phố cảng và là thủ phủ của vùng Liguria phía tây bắc nước Ý. Genoa là trung tâm thương mại hàng hải trong nhiều thế kỷ. Từ những con đường hẹp được mở rộng ra thành những quảng trường lớn như Piazza de Ferrari, nơi có đài phun nước bằng đồng và nhà hát opera Teatro Carlo Felice.

    Thị trấn Genoa nhìn từ bacony cabin của du thuyền

    Dạo phố Genoa

    Dạo phố Genoa

    • Nhà thờ St. Lorenzo Ruiz Catholic PARISH COMMUNITY tọa lạc trong khu phố cổ, đươc xây dựng theo phong cách La Mã, với mặt tiền sọc đen trắng và nội thất được trang trí bằng tranh bích họa. Thánh Lorenzo Ruiz là người Philippines đầu tiên được tôn kính trong Giáo hội Công giáo La Mã. Là người Philippines gốc Hoa gốc, ông trở thành vị tử đạo đầu tiên của đất nước sau khi bị Mạc phủ Tokugawa hành quyết trong cuộc đàn áp những người theo đạo Cơ đốc Nhật Bản vào thế kỷ 17.

    Thánh Lorenzo Ruiz sinh ra ở Binondo, Manila, cha là người Trung Quốc và mẹ là người Philippines, cả hai đều là người Công giáo. Khi còn trẻ, Lorenzo Ruiz từng là cậu bé giúp lễ tại Nhà thờ Binondo. Ông theo học với các tu sĩ Đa Minh và sau một vài năm, Lorenzo Ruiz đã giành được danh hiệu nhà thư pháp nhờ tài viết lách điêu luyện của mình. Lorenzo Ruiz trở thành thành viên của Hiệp hội Mân Côi Rất Thánh.    

    Bên trong nhà thờ St. Lorenzo Ruiz

    Lorenzo Ruiz kết hôn với Rosario và họ có hai con trai và một con gái. Gia đình Lorenzo Ruiz có một cuộc sống yên bình, hạnh phúc và tôn thờ Thiên Chúa. Tuy nhiên, khi đang làm thư ký cho Nhà thờ Binondo, Lorenzo Ruiz đã bị buộc tội giết một người Tây Ban Nha, vì thế, Lorenzo Ruiz xin tị nạn trên một con tàu với sự giúp đỡ của ba linh mục Đa Minh.  

    Lorenzo Ruiz và một số bạn bè của ông rời đến Okinawa vào ngày 10 tháng 6 năm 1636, với sự giúp đỡ  của các cha Đa Minh. Khi đến Nhật Bản, các nhà truyền giáo đều bị bắt và tống vào tù. Sau hai năm, họ bị chuyển đến Nagasaki để xét xử bằng hình thức tra tấn. Ngày 27 tháng 9 năm 1637, Lorenzo Ruiz và những người bạn đồng hành bị đưa đến Đồi Nishizaka, nơi họ bị tra tấn và treo ngược. Phương pháp này cực kỳ đau đớn, vì nạn nhân bị trói, một tay luôn được thả tự do để họ có thể ra hiệu muốn rút lui, điều đó sẽ dẫn đến việc họ được thả. Nhưng Lorenzo Ruiz không chịu từ bỏ Cơ đốc giáo và chết vì mất máu và ngạt thở. Thi thể của Lorenzo Ruiz được hỏa táng và tro ném xuống biển.

    Lorenzo Ruiz được phong chân phước bởi một sử gia đáng kính, Cha Fidel Villarroel và Lorenzo Ruiz đã được phong chân phước trong chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II khi Ngài đến Philippines. Đây là lễ phong chân phước đầu tiên được tổ chức bên ngoài Vatican trong lịch sử. Thánh Lorenzo Ruiz được phong thánh bởi cùng một vị giáo hoàng tại Vatican vào ngày 18 tháng 10 năm 1987, khiến Thánh Lorenzo Ruiz trở thành vị thánh đầu tiên của người Philippines. Việc phong thánh cho Thánh Lorenzo Ruiz dựa trên một phép lạ xảy ra vào năm 1983, khi Cecilia Alegria Policarpio, một bé gái hai tuổi mắc chứng teo não bẩm sinh đã được chữa khỏi sau khi gia đình và những người ủng hộ bé cầu nguyện xin Thánh Lorenzo Ruiz chuyển cầu.

    Ở Chicago, Thánh Lorenzo Ruiz được thờ tại Nhà thờ Old St. Mary.

    Mặt tiền của nhà thờ San Lorenzo, phía chân một cột trụ bên phải của nhà thờ, có hình tượng của một con chó đang nằm ngủ dưới chân cột, có lẽ nó đã được bàn tay khéo léo của một điêu khắc gia nào đó, đẽo cắt, rồi đặt vào chỗ ấy, mà mắt thường khó có thể nhận ra nếu không được ai chỉ cho thấy.  

    Civilitavecchia tọa lạc tại Lazio. Civilitavecchia là một thị trấn ven biển phía tây bắc Rome, Ý. Được xây dựng vào thế kỷ thứ 2, cảng Civilitavecchia có một số đặc điểm như Bến tàu La Mã, Pháo đài Michelangelo thế kỷ 16. Pháo đài Michelangelo không chỉ là một trong những biểu tượng của Civitavecchia mà còn là một trong những công trình kiến trúc quan trọng nhất của bờ biển Lazio. Gần đó, Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia trưng bày các hiện vật bằng đồng và gốm. Phía đông bắc thị trấn là Terme Taurine, tàn tích của khu tắm nước nóng La Mã.

    Cảng Civilitavecchia

    Phố Civilitavecchia

    Phố Civilitavecchia

    • Vương cung thánh đường Thánh Phanxicô Assisi (tiếng Ý: Basilica di San Francesco d’Assisi; tiếng Latin: Basilica Sancti Francisci Assisiensis) là nhà thờ của Dòng tu sĩ Công giáo La Mã nhỏ ở Assisi, một thị trấn ở vùng Umbria ở miền trung nước Ý, nơi Thánh Phanxicô sinh ra và qua đời. Đây là một tiểu vương cung thánh đường của giáo hoàng và là một trong những địa điểm quan trọng nhất của cuộc hành hương Kitô giáo ở Ý. Với tu viện đi kèm, Sacro Convento, vương cung thánh đường là một địa danh đặc biệt đối với những người đến sinh sống ở Assisi. UNESCO công nhận là Di sản Thế giới từ năm 2000.

    Parrocchia Cattedrale San Francesco Assisi

    Vương cung thánh đường Thánh Phanxicô Assisi được khởi công xây vào năm 1228, bên sườn đồi bao gồm hai nhà thờ gọi là Nhà thờ Thượng,Nhà thờ Hạ và một hầm mộ, nơi an táng hài cốt của các vị thánh. Riêng nội thất của Nhà thờ Thượng có phong cách Gothic ở Ý. Nhà thờ Thượng và Hạ được trang trí bằng những bức bích họa của nhiều họa sĩ cuối thời trung cổ, các trường phái La Mã và Tuscan. Đồng thời bao gồm các tác phẩm của Cimabue, Giotto, Simone Martini, Pietro Lorenzetti và có thể cả Pietro Cavallini. Phạm vi và chất lượng của các tác phẩm mang lại cho vương cung thánh đường một tầm quan trọng và đặc biệt trong việc thể hiện sự phát triển vượt bậc của nghệ thuật Ý trong thời kỳ này.

    Bên trong Parrocchia Cattedrale San Francesco Assisi

    Palermo là thủ đô của đảo Sicily, Ý. Vì lý do văn hóa, nghệ thuật và kinh tế, Palermo là một trong những thành phố lớn nhất ở Địa Trung Hải và hiện là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu ở cả Ý và Châu Âu. Nhà thờ Palermo từ thế kỷ 12 có lăng mộ hoàng gia, trong khi Teatro Massimo tân cổ điển khổng lồ nổi tiếng với các buổi biểu diễn opera. Ở trung tâm thành phố có Palazzo dei Normanni, một cung điện hoàng gia được xây dựng từ thế kỷ thứ 9 và Cappella Palatina với những bức tranh khảm Byzantine. Các khu chợ sầm uất bao gồm chợ đường phố tọa lạc tại trung tâm Ballarò và Vucciria… Di sản Thế giới UNESCO công nhận Arab-Norman Palermo và Nhà thờ lớn Cefalù và Monreale.

    Cảng Palermo

    Phố Palermo

    • Chợ đường phố trung tâm Ballarò và Vucciria rất vui, đông người, nhộn nhịp và bán đủ mọi thứ từ thực phẩm, hải sản, rau củ và có cả bán thức ăn đã nấu sãn.

    Chợ đường phố trung tâm Ballarò và Vucciria

    Quầy rau củ quả

    Thức ăn đã nấu sãn

    THĂM THÀNH PHỐ IBIZA & VALENCIA (SPAIN)

    Ibiza là một trong những hòn đảo nhỏ nhất trong quần đảo Balearic, Tây Ban Nha ở biển Địa Trung Hải nơi có nền văn hóa phong phú lấy những gì tốt nhất từ ​​Tây Ban Nha và pha trộn với lối sống Balearic độc đáo của riêng mình. Ibiza nổi tiếng với cuộc sống về đêm sôi động ở Thị trấn Ibiza và Sant Antoni, nơi các câu lạc bộ đêm lớn ở châu Âu. Nhưng trong đất liền, quang cảnh thực vật tươi tốt, những ngôi làng yên tĩnh, các khu tập yoga. Dọc theo bờ biển là những vùng trời ngập nắng với bầu không khí trong lành. Từ Platja d’en Bossa với dãy khách sạn, quán bar và cửa hàng cho đến những vịnh cát yên tĩnh hỗ trợ bởi những ngọn đồi phủ thông xung quanh bờ biển. Ibiza được công nhận là di sản Thế giới UNESCO.

    Dọc theo bờ biển với dãy khách sạn, quán bar và cửa hàng

    • Phố cổ ở Ibiza còn biết đến là Dalt Vila, có nghĩa là thị trấn Thượng lưu (Upper Town).  Dalt Vila là một thành phố nhỏ được bao bọc trong một pháo đài cổ từ thế kỷ 16 và là một Di sản UNESCO. Trên đỉnh một ngọn đồi, Dalt Vila là điểm thu hút văn hóa chính trên đảo, với những thánh đường đẹp và lớn, những con đường lát đá, bảo tàng, nhà hàng, tu viện, cửa hàng, quảng trường xinh, v.v… Một số khu vực trông giống như những ngôi làng trắng nổi tiếng ở Andalucia, những khu vực khác trông giống một lâu đài và những khu vực khác vẫn trông giống như một khu phố bình thường.

    Thị trấn Thượng lưu (Upper Town), Dalt Vila

    Cổng Thị trấn Thượng lưu (Upper Town), Dalt Vila

    Nhà thờ Ibiza

    • Thị trấn mới là nơi có các tòa nhà sáng sủa và đầy màu sắc, cây cối tươi tốt và các cửa hàng bán mọi thứ, từ thời trang địa phương và cổ điển, đến đồ lưu niệm truyền thống được bày tràn ra đường.

    Valencia là thủ đô của cộng đồng tự trị Valencia, là đô thị đông dân thứ ba ở Tây Ban Nha và là trung tâm thành phố trở sản xuất tơ lụa lớn vào thế kỷ 18. Trong Nội chiến Tây Ban Nha, thành phố này từng là trụ sở tình báo của người Tây Ban Nha.

    Nằm trên bờ biển phía đông của Tây Ban Nha, thành phố 2000 năm tuổi này tự hào có những bãi biển rộng, kiến trúc đẹp, khung cảnh ẩm thực và văn hóa náo nhiệt. Đây là thành phố lớn thứ ba ở Tây Ban Nha, các điểm du lịch chính bao gồm nhà thờ, Trung tâm Mercado và Lonja de la Seda được UNESCO công nhận.

    Trên sân thượng của Valencia’s City Hall

    Bên trong của Valencia’s City Hall

    Dạo quanh thành phố Valencia

    Chợ Valencia

    Người Valencia thích tiệc tùng, Las Fallas thành phố được biết đến nhiều nhất vì một lễ hội hoang kéo dài năm ngày vào tháng 3. Khi những con rối giấy bồi khổng lồ được rước qua các đường phố và sau đó đem đốt cháy. Vào dịp Lễ hội hóa trang vào tháng 2 thì thành phố trở nên sống động với các bữa tiệc trên đường phố, có bắn pháo hoa và diễn hành. Những người ái mộ âm nhạc thường đến tham dự Festival de les Arts kéo dài hai ngày, với sự tham gia của các nhạc sĩ trong nước và quốc tế, nghệ thuật hiện đại và ẩm thực sáng tạo.

    Lễ hội hoang kéo dài năm ngày vào tháng 3

    Festival de les Arts

    Sau 7 ngày du hành trên biển, chúng tôi rời du thuyền MSC và thuê taxi về Greet Hotel Marseille ăn tối và nghỉ ngơi.

    Ngày 30 tháng 9, 2023-Sáng hôn nay, chúng tôi mướn taxi từ Greet Hotel Marseille với giá 300 Euros cho 5 tiếng (từ 11:00 sáng-4:00 chiều) để đi thăm 2 thành phố:

    SALON-DE-PROVENCE VÀ AIX-EN PROVENCE

    Salon-de-provence là một thành phố nhỏ, hiền hoà và yên tĩnh, năm 2017, có 45.528 dân số. Salon-de-Provence, thường gọi là Salon, là một xã nằm cách Marseille khoảng 52 km về phía tây bắc, thuộc tỉnh Bouches-du-Rhône, vùng Provence-Alpes-Côte d’Azur, miền Nam nước Pháp. Đây là nơi đặt căn cứ không quân quan trọng của Lực lượng Không quân và Vũ trụ Pháp.

    • Château de l’Empéri Salon de Provencelà một lâu đài từ thế kỷ thứ 9 được xây dựng trên đá Puech, thống trị vùng đồng bằng rộng lớn Crau thuộc xã Salon-de-Provence thuộc tỉnh Bouches-du-Rhône của Pháp. Nó được Bộ Văn hóa Pháp liệt kê là di tích lịch sử từ năm 1956. Lâu đài là nơi ở của các tổng giám mục Arles cũng như các hoàng đế La Mã Thần thánh. Sau này, lâu đài có tên là Đế chế bao gồm bờ Đông của sông Rhône. Trong năm 1481, vào thời điểm giao nhau với Provence, nó nằm dưới quyền lực của các vị vua Pháp. Trong thế kỷ 15 và 16, Château de l’Empéri được sử dụng làm nhà tù và doanh trại sau thời Cách mạng.

    Château de l’Empéri bị hư hại nặng nề bởi trận động đất vào năm 1909, các tòa nhà đã được Di tích Lịch sử khôi phục trong năm 1926 và là nơi đặt bảo tàng của Salon, hiện nay trở thành bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử Quân đội. Trong Empéri có nhiều vị vua và hoàng hậu của Pháp. Francis I và triều đình của ông, Louis XIV. Năm 1660, Catherine de’ Medici đến hỏi ý kiến Nostradamus, nhà chiêm tinh nổi tiếng đã dự đoán ngai vàng cho ba người con trai của bà và sự lên ngôi của cháu trai bà, vị vua tương lai Henri IV.

    Lâu đài chứa đựng những hình ảnh đại diện trung thực của các quân đoàn khác nhau từ Chiến tranh Napoléon cho đến ngày nay trong bảo tàng của nó. Bảo tàng còn có bản sao chiếc giường của Napoléon I tại Saint Helena. Cùng với moussue Fontaine và Nostradamus, lâu đài đã trở thành biểu tượng của thành phố.

    Aix-en provence là một thành phố đại học ở vùng Provence-Alpes-Côte d’Azur ở miền nam nước Pháp. Đây là nơi sinh của họa sĩ trường phái hậu ấn tượng Paul Cézanne. Con đường đi bộ nối các địa điểm bao gồm ngôi nhà thời thơ ấu của ông, Jas de Bouffan, và xưởng vẽ cũ của ông, Atelier Cézanne. Ngọn núi đá vôi trắng Sainte-Victoire nhìn ra thành phố cũng như vùng nông thôn xung quanh là chủ đề thường xuyên trong các tác phẩm của ông.

    Aix-en-Provence nổi tiếng với kiến trúc tuyệt đẹp, trong đó có Cathédrale Saint-Sauveur, một nhà thờ theo phong cách La Mã-Gothic có niên đại từ thế kỷ thứ 5. Aix-en-Provence thường được gọi là “Thành phố của ngàn đài phun nước” do có rất nhiều đài phun nước nằm khắp thành phố. Vào năm 122 trước Công nguyên, người La Mã đã từ bỏ cao nguyên Entremont và định cư tại một địa điểm có các dòng suối đang sủi bọt: Aquae Sextiae (vùng nước của Sextius) đã ra đời. Sau khi trở thành thuộc địa của La Mã, thị trấn là bước đệm giữa Ý và Tây Ban Nha, đồng thời phát triển thành một trung tâm đô thị và spa.

    Khác hẳn với Salon-de-provence, Aix-en provence rất vui và nhộn nhịp với những hàng quán mọc lên san sát nhau. Du khách đến thăm thành phố khá đông. Đây là thành phố du lịch mà trước kia những người Pháp giàu có ở Paris thường đến đây để nghỉ mát. Lối kiến trúc tại thành phố này tuy cổ kính nhưng được bảo trì kỹ và thường xuyên nên rất sạch sẽ, đẹp mắt và lôi cuốn khách thưởng ngoạn

    Ngày 01 tháng 10, 2023-Hôm nay là ngày Chủ Nhật, chúng tôi thuê taxi đi Marseille với giá 110 euros để chở chúng tôi đến downtown của Marseille lúc 10:30 sáng và đón chúng tôi về lại hotel lúc 4 giờ chiều. 

    Marseille là một thành phố cảng ở miền nam nước Pháp và là ngã tư của người nhập cư và thương mại kể từ khi được người Hy Lạp thành lập vào khoảng năm 600 trước Công nguyên. Vieux-Port là nơi những người bán cá, đó là sản phẩm mà họ đánh bắt được nên dọc theo bến cảng có nhiều thuyền. Marseille được biết đến với những bãi biển tuyệt đẹp, văn hóa và lịch sử phong phú. Marseille là một trong những thành phố sôi động và thú vị nhất ở Pháp. Từ người Hy Lạp cổ đại đến các nghệ sĩ và nhạc sĩ thời hiện đại, Marseille là nơi có nhiều nền văn hóa và ảnh hưởng đa dạng đã hình thành nên nét độc đáo của thành phố này.

    Được người Hy Lạp và La Mã cổ đại gọi là Massalia, Marseille là trung tâm thương mại quan trọng nhất trong khu vực và là cảng thương mại chính của Cộng hòa Pháp. Marseille hiện là thành phố lớn nhất của Pháp trên bờ biển Địa Trung Hải và là cảng lớn nhất cho tàu thương mại, vận chuyển hàng hóa và du lịch. Cái tên Marseille có nghĩa là “một nơi được bảo vệ” nhưng điều này không hoàn toàn chắc chắn. Thành phố được thành lập bởi các thương nhân Hy Lạp từ Phocaea vào thế kỷ thứ bảy trước Công nguyên ban đầu được gọi là Phokaia. Nó nhanh chóng trở thành một trung tâm thương mại quan trọng và là đối thủ của Carthage.

    Thành phố phát triển từ Cảng Vieux (Tên Cũ) và tàu đã cập cảng ở đó gần 3000 năm. Nhờ thương mại phát đạt, Marseille vẫn độc lập trong một thời gian dài. Mãi cho đến khi vua Louis XI thừa kế Marseille, sau cái chết của René d’Anjou (Bá tước Provence), thành phố này mới trở thành một phần của Pháp. Được biết đến với những bãi biển tuyệt đẹp, lịch sử phong phú và văn hóa sôi động, Marseille là một trong những thành phố sôi động và thú vị nhất ở Pháp. Từ người Hy Lạp cổ đại đến các nghệ sĩ và nhạc sĩ thời hiện đại, Marseille là nơi có nhiều nền văn hóa và ảnh hưởng đa dạng đã hình thành nên nét độc đáo của thành phố.

    Hải cảng Marseille

    Ngày nay, Hải cảng Marseille là một Hải cảng quốc tế nổi tiếng trên thế giới về lãnh vực xuất nhập cảng hàng hóa, giao thông cũng như vận chuyển bằng đường biển của các thương thuyền. Mặc dù ngày nay, Hải cảng Marseille không còn được ưa chuộng và thông dụng nhiều như trước vì phương cách vận chuyển bằng đường hàng không thịnh hành hơn phương cách vận chuyển bằng đường biển. Tuy nhiên, hiện nay, cảng Marseille lại trở thành một trong những bến đậu tấp mập của nhiều du thuyền và là địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút đa số du khách yêu thích đường hướng thưởng ngoạn và ngắm cảnh bằng đường biển. (GS Dương Ngọc Sum trước đây cũng có viết về Hải Cảng Marseille)

    Vì là ngày lễ nên một số cửa hàng thương mại đóng cửa, nhưng không vì thế mà phố phường kém vui và thiếu phần nhộn nhịp… Đường phố vẫn đông người qua lại và các quán ăn vẫn đầy thực khách. Đây là lần thứ hai chúng tôi trở lại Marseille. Trong lần trước, cách đây 5 tháng, du thuyền Royal Caribbean chỉ dừng lại Marseille có một ngày nên chỉ đủ đi city tour-cable car và đi shopping chút đỉnh là hết giờ. Lần này, chúng tôi quyết định ở lại thành phố Marseille thêm 3 ngày nữa để có đủ thời gian khám phá và tìm hiểu thêm về tầm vóc quan trọng của Hải cảng Marseille với một thời vang bóng.

    Hải Cảng Marseille hôm nay nhộn nhịp hơn những ngày thường. Từ 9 giờ sáng, các quán bar, tiệm cà-phê, nhà hàng đã chuẩn bị bàn ghế, thực phẩm để đón khách đến ủng hộ trận đấu World Cup 2023-WALLABIS de RUGBY. Những chiếc áo thun màu xanh rêu đậm với huy hiệu của 2 đội được các “khách ngưỡng mộ” của họ mặc trên người và đi tràn ngập đường lối. Những lá cờ màu xanh, đỏ, vàng tượng trưng cho mỗi đội tung bay trong gió, trông thật vui mắt.

    “Khách ngưỡng mộ” đội banh WALLABIS

    Vì thế mà con đường chính của trung tâm thành phố Marseille, ngay trước bến tàu tràn ngập người, vừa khách du lịch lẫn dân bản xứ vì 2 lý do:

    Hôm nay, con đường chính của trung tâm thành phố Marseille tràn ngập người vì ngoài Trận đấu World Cup 2023-WALLABIS de RUGBY giữa hai đội banh Australia & Portugal. (WALLABIS de RUGBY là một bộ môn thể thao giống như Football của Mỹ nhưng cái khác biệt là các cầu thủ của đội banh WALLABIS không đội mũ an toàn trong trận đấu).

    Trận đấu World Cup 2023-WALLABIS de RUGBY

    Những chiếc áo thun màu xanh rêu đậm với huy hiệu của 2 đội được các “khách ngưỡng mộ” của họ mặc trên người và đi khắp phố và phía dưới là những poster quảng cáo và ủng hộ đội banh WALLABIS de RUGBY.

    Ngoài ra còn có một cuộc biểu tình phản đối một vấn đề nào đó, liên quan đến nhà nước giữa hai phe bảo thủ và cấp tiến. Vì thế đường phố rất ồn ào, náo nhiệt bởi tiếng hô hào quá lớn qua microphone. Trên nhiều góc phố, chúng tôi nhận thấy có khoảng 30 tới 35 cảnh sát viên suất hiện với vũ trang trên người, có lẽ để bảo vệ sự an toàn cho người dân và du khách.

    • Saint-Vincent-De-Paul Churchnằm ở phía trên Canebière, ở quận Thiers, địa chỉ là 2-3 Cours Franklin Roosevelt, một đại lộ được đặt theo tên của Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt (1882–1945). Saint-Vincent-De-Paul Church được xây dựng trên một tu viện và nhà nguyện đã bị phá hủy của những người theo đạo Augustinô Cải cách, điều này giải thích tại sao nó thường được gọi là “Les Réformés” mặc dù là một nhà thờ Công giáo La Mã. Nhà nhà thờ được thiết kế bởi kiến trúc sư François Reybaud và tu viện Joseph-Guillaume Pougnet, xây dựng từ năm 1855 đến năm 1886.

    Saint-Vincent-De-Paul Church

    Saint-Vincent-De-Paul Church mang phong cách tân Gothic, với các lề đường hình ogival trên trần nhà. Các kiến trúc sư lấy cảm hứng từ Nhà thờ Reims và Nhà thờ Amiens. Hai mũi tên cao 70 mét. Cổng đồng được thiết kế bởi Caras-Latour, bàn thờ cao được thiết kế bởi Jules Cantini (1826-1916), và cửa sổ màu được thiết kế bởi Édouard Didron (1836-1902). Ngoài ra, nhà điêu khắc Louis Botinelly (1883-1962) đã thiết kế các bức tượng của Joan of Arc và của Chúa Giêsu. Về phần ống đàn organ, chúng được chế tạo bởi Joseph Merklin (1819–1905).

    • Ẩm thực của Marseille: Trời hôm nay dịu mát nên rất thích hợp cho việc đi dạo phố và ngắm cảnh, thưởng thức những món ăn thuần túy của Marseille. Ẩm thực của Marseille không có gì đặc sắc nếu đem so với các vùng khác của Pháp. Từ món cá truyền thống đến súp rau tươi, từ trứng cá muối Provençal đến bánh ngọt, bánh trái cây, v.v…Tuy nhiên, những đặc sản ẩm thực truyền thống ấy đã trở thành huyền thoại ở thành phố Marseille và chúng sẽ làm hài lòng vị giác của mọi du khách.

    • Basilique Notre-Dame-de-la-Garde là một nhà thờ theo phong cách La Mã-Byzantine. Notre Dame de la Garde cao 157 mét, một khung cảnh ngoạn mục của toàn bộ thành phố Phocaean. Notre Dame de la Garde nằm trên ngọn đồi cao nhất gần Cảng Marseille. Tháp chuông của Notre Dame de la Garde cao 41 mét. Tượng Đức Mẹ Maria thống trị vương cung thánh đường bằng vàng dài 11,20 mét và nặng gần 9.796 kg! Nó được sản xuất bởi công ty Christofle và cần được mạ vàng 500 gram vàng mỗi 1/4 thế kỷ. Bên trong, kích thước trở nên khiêm tốn hơn: gian giữa dài 32,7 mét và rộng 14 mét. Nhà thờ có sức chứa 3.000 chỗ ngồi và hướng ra biển. Các nhà nguyện có kích thước 3,8 mét x 5,4 mét. Notre Dame de la Garde hoàn tất sau 40 năm xây cất. Nhà thờ có sức chứa 3.000 chỗ ngồi và hướng ra biển

    Lịch sử Notre Dame de la Garde bắt đầu từ “Bonne Mère” được biết đến với cái tên “La Bonne Mère”, được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1214 – lúc đó La Bonne Mère là một nhà nguyện nhỏ, xây dựng lại vào thế kỷ 15 trước khi bị phá hủy lần thứ hai vào năm 1853, để nhường chỗ cho một vương cung thánh đường lớn hơn với mục tiêu là có một nơi đủ rộng để chứa những người hành hương ngày càng đông. Bên trong nhà thờ, các vật liệu xây cất là đá cẩm thạch trắng từ Carrara và đá cẩm thạch đỏ từ Brignoles cùng với đồ khảm theo phong cách Byzantine. Dưới vương cung thánh đường, hầm mộ được đào thẳng vào đá, được hoàn thành trước vương cung thánh đường. Sự khác biệt về phong cách giữa hầm mộ và vương cung thánh đường: Vương cung thánh đường với lối trang trí rất phong phú và bằng vàng, trong khi hầm mộ và lối trang trí rất trang nhã, không có tranh vẽ hay trang trí vật gì.

    Basilique Notre-Dame-de-la-Garde

    Ngày 2 tháng 10, 2023-Trong chuyến xe lửa trở lại Paris, nhóm chúng tôi gặp lại nhau lúc 2 PM tại Gare Marseille, Saint Charles để cùng nhau về lại Paris. Riêng NV Ngọc Cường cùng vợ là chị Bích Điệp sẽ lấy xe lửa đi Toulouse thăm bạn. Anh chị Vĩnh Cửu & Bạch Kim sẽ tiếp tục chuyến du hành vùng Western Europe từ Gare Marseille Saint Charle. Phần còn lại thì cùng chúng tôi đi xe lửa về Paris. 

    Gare Marseille, Saint Charles

    Sau hơn 3 tiếng, xe lửa đến Gare De Lyon lúc 5:30 chiều. Chúng tôi lại chia tay mỗi người một ngả.  Đến Gare De Lyon, Mạnh Bổng & Khánh Lan lấy taxi về Le Mesnilamecot Hotel. Anh chị Tấn Công & Thanh Vân mướn phòng tại một nhà dòng ở Paris; NV Việt Hải, Lệ Hoa, Hoàng Loan và Thụy Lan sẽ đi thăm bạn ở Paris. Riêng NV Việt Hải và Lệ Hoa sẽ ở lại Paris cho đến tháng 10 ngày 09 để viếng thăm thành phố Bordeaux, một nơi nổi tiếng về rượu vang, trước khi trở về Mỹ. Mạnh Bổng & Khánh Lan sẽ ở khách sạn tại vùng ngoại ô Paris, gần phi trường CDG cho đến ngày 05 tháng 10 thì trở về Mỹ.

    Ngày 3 tháng 10, 2023-XUỐNG PHỐ PARIS

    Sáng nay, Paris mới thật sự vào thu. Bầu trời chuyển qua màu xám nhạt, mang theo những giọt mưa đầu mùa nhè nhẹ nhưng cũng đủ làm ướt mặt đường phố. Một vài nơi, cây đã đổi màu vàng và đỏ. Vì còn ở lại Paris thêm 3 ngày nữa nên sau khi ăn điểm tâm tại hotel, chúng tôi lấy xe bus Mairie de Mautegard đến phi trường CDG. Sau đó, mua vé xe metro đi đến Downtown Paris.

    Xuống trạm xe gần nhà Gare Du Nord khoảng 10:30 sáng, chúng tôi lang thang qua nhiều con đường và rất nhiều khu phố. Tuy đi bộ xa như thế nhưng chúng tôi lại cảm thấy rất thú vị và không cảm thấy mệt vì chúng tôi thường xuyên dừng lại ở vài tiệm bên đường để thưởng thức quà vặt như bánh ngọt, bánh Crâpes nhân chocolate, trái cây & nhâm nhi ly café Cappuccino…

    bánh Crâpes nhân chocolate và Nhâm nhi ly café Cappuccino

    Đến trưa, chúng tôi ghé vào tiệm Bistroi Boétie trên Rue La Boetie. Cả hai đều đói nên chúng tôi gọi 2 đĩa beef steaks, khoảng 40 euros. Tiệm này làm nón Pepper Steak và Red Wine Steak rất ngon.

    Ăn xong, chúng tôi tiếp tục quốc bộ lên tận Avenue Des Champs Élysée,

    Sau đó, chúng tôi tiếp tục đi “window shopping” và ăn tối.

    Ghé vào tiệm Lafayette, ngắm quần áo, phấn son, v.v…

    Lafayette department store on Avenue Des Champs Élysée

    …rồi đến Arc De Triomphe De L’étoile chụp vài tấm hình làm kỷ niệm.

    Arc De Triomphe De L’étoile

    Đến 6 giờ chiều, chúng tôi đón taxi trở về hotel. Paris chẳng khác gì so với Los Angeles, trên đường phố, ngoài xa lộ lúc nào cũng bận rộn. Chúng tôi phải trả tiền taxi khá cao vì là giờ cao điểm. Nếu ai quen với hệ thống metro tại Pháp thì sẽ rẻ hơn rất nhiều.

    Ngày 4 tháng 10, 2023-Ngày cuối ở Paris, chúng tôi đi bộ quanh khu làng của quận Marne gần hotel của chúng tôi. Khi rẽ vào con đường chính Rue De Claye, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi nhận thấy đây là một khu phố cổ kính. Những căn nhà cũ kỹ có lẽ đã được xây cả mấy trăm năm trước. Đường phố chật hẹp, lồi lõm nhiều chỗ, nhiều bức tường đã bị tàn phá theo thời gian, trơ trụi với lớp gạch bên trong. Thông thường, khi nhìn lối kiến trúc, người ta có thể đoán được số tuổi của khu phố, thí dụ ngày xưa khi xây tường, người ta xếp những viên đá hay những viên gạch bể, vụn ghép lên nhau, mái ngói và cửa sổ theo thời cổ đại, v.v…

    Một số công sở, khu đất trống và nhiều villa không được bảo trì hoặc bỏ hoang, nên đã bị chính phủ công hữu hoá tài sản. Tuy nhiên, cũng có một số nhà đang trong tình trạng sửa chữa hoặc các xí nghiệp đang ở trong công trình kiến thiết xây dựng lại.

    Đi cả khu phố, chúng tôi chỉ thấy vỏn vẹn 2 tiệm bán Pizza, một nhà hàng Nhật, một tiệm bánh ngọt, một chợ nhỏ, một trường học cho trẻ em và một nhà thờ. Chúng tôi ăn trưa tại tiệm Pizza tên TOP PIZZA. Tiệm khá đông khách. Giá phải chăng và rất ngon.

    Ăn trưa xong, chúng tôi tiếp tục đi sâu vào trong làng, rồi rẽ qua các con hẻm nhỏ.  Điều làm chúng tôi ngạc nhiên là càng đi vào sâu trong làng, có rất nhiều những ngôi nhà khang trang và đẹp và cứ khoảng chục căn nhà lại được bao quanh bởi một cái cổng lớn giống như khu “Gated residents” hay apartments hay townhouses ở Mỹ.

    Chúng tôi trở lại hotel lúc 2 giờ chiều để sửa soạn hành trang, chuẩn bị ngày mai lên đường trở về Mỹ. Sau 4 lần đến Pháp, những gì chúng tôi mơ ước được viếng thăm, tìm hiểu có lẽ đã tạm đủ.

    Tạm biệt Paris! Không biết bao giờ sẽ trở lại nhưng chắc hẳn những hình ảnh đẹp của Paris sẽ vương vấn mãi trong tim chúng tôi.

    AU REVOIR PARIS…

    Khánh Lan, Paris 10/04/2023.

    —————————————————————————————————————–

    PARIS ĐẸP LẮM – Tản Mạn – Nhất Hùng

    Chúng tôi đến phi trường Charles De Gaulle Pháp vào một buổi sáng đầu tháng 9, trời se se lạnh, Paris đang vào thu, đã có nhiều lá rụng bên đàng và loang loáng vàng trên các hàng cây khắp phố. Lấy khách sạn ở Quận 7, bên dòng sông Seine, gần tháp Eiffel, check in xong liền đi bộ đến Tháp. Trên đường, tôi háo hức, lăng xăng chụp ảnh, chụp tất cả những gì tôi thấy, chụp kiến trúc, hàng cây, sông nước, phố xá…góc cạnh nào cũng đẹp. Chụp cả các cô đầm Pháp đạp xe thật nhanh, thật vội…có lúc áo đầm bay tung dưới gió, nom lạ mắt lắm. Chương trình đi thăm cảnh 15 ngày, mỗi ngày một nơi, có điểm chúng tôi phải ở lại hai ba ngày. Tôi viết ký sự, ghi vắn tắt những điểm đã viếng kèm hình ảnh nơi đến.

    Các Quận nội đô có nhiều công trình kiến trúc cổ vừa mỹ thuật vừa đồ sộ. Phố lúc nào cũng nhộn nhịp người qua lại, có du khách, có người đi làm. Lúc kiến tạo Paris, các nhà kiến trúc phân lô theo dáng mũi tàu nên tạo ra nhiều ngã năm, ngã bảy…cá biệt có ngã mười hai như các đường chung quanh Khải Hoàn Môn, không như Sài Gòn, nói ngã sáu, ngã bảy ai cũng biết ở đâu, như vậy, SG chỉ có một hai bùng binh nhiều ngã. Cách phân lô này tạo nên nhiều góc phố đẹp, nhộn nhịp. Nhiều con phố gợi nhớ lại các phố Tự Do, Lê Lợi, Nguyễn Huệ…của Sài Gòn ngày trước. Các quận ngoại thành có những công trình cao tầng, chung cư, cơ xưởng, văn phòng làm việc không thua kém bất cứ quốc gia tân tiến nào. Vóc dáng người Pháp có vẻ nhỏ hơn người Bắc Mỹ, đặc biệt các thiếu nữ Paris, đa phần nhỏ nhắn, mình hạc vóc mai thanh mảnh lắm, có lẽ họ đi bộ, đạp xe nhiều. Một tài xế taxi giải thích, họ ăn uống cẩn thận, tập thể dục đều đặn và rất chăm chút vóc dáng để còn diện thời trang. Nhưng khi đi về các tỉnh xa vẫn thấy còn nhiều Bà Đầm “hái nho”, quá khổ, bề thế lắm.

    Trong các quận nội thành Paris, “Café – Restaurant” nhiều, nằm san sát, nhất là những góc phố. Quán nào cũng đông khách. Có vẻ như người Pháp thích ăn uống bên vỉa hè để ngắm phố…ngắm thời trang…ngắm anh đi qua cô đi lại. Mặc dầu hàng quán lấn hè (có phép) nhưng bàn ghế ngăn nắp trật tự, khách ngồi ngay hàng thẳng lối, không lộn xộn, không cản trở khách bộ hành. Chủ quán giữ luật mà khách cũng tôn trọng quy ước này.

    Ở Paris, vợ chồng – tình nhân – trai gái ôm hôn nơi công cộng tự nhiên thoải mái, nom dễ thương và thích lắm. Lúc nghỉ trưa trong vườn Luxembourg, trước cả ngàn con mắt, một cặp tình nhân rất đẹp đến trải khăn rồi nằm bên cạnh chúng tôi, họ nằm lên nhau, ôm hôn, âu yếm… rất bạo cứ như là chốn không người. Máy ảnh của tôi sẵn sàng 24/24 nên có hình ngay, gởi bạn xem để nói có sách mách có chứng. Người Pháp nói chung, các thiếu nữ Pháp nói riêng còn hút thuốc lá nhiều quá…

    Chúng tôi cùng đi bộ lẫn trong dòng du khách nhưng không bận tâm đến những lời cảnh báo về trộm cắp ở Paris vì không mang theo thứ gì quý giá trên người, giấy tờ và một ít tiền tiêu vặt được để vào một túi nhỏ trong quần, trước bụng nên thoải mái lắm. Phố du lịch đông người nên cũng kém vệ sinh nhưng không như lời đồn thổi. Có bảng chỉ dẫn đến toilet, bỏ một đồng, cửa tự động mở, chuyện nhỏ mà…có là tốt rồi. Có những khu phố, khu chợ của người Trung Đông, bề bộn và xô bồ lắm nhưng đó là “văn hóa” của họ. Ở Paris, chúng tôi có đến phố Tàu, phố Việt…nom khang trang, sạch sẽ, có bán đủ món ăn thức uống, tạp hóa, tạp phẩm Á Đông. Phở Việt Nam ở Paris ngon lắm.

    Người Paris tử tế…cứ Bon Jour với họ trước…nếu có bất đồng ngôn ngữ họ vẫn tìm cách giúp đỡ mình.

    Đến xứ lạ, gặp người lạ, có trăm điều để kể nhưng bạn nên sắp xếp đến Paris để trải nghiệm một lần cho biết…thú vị lắm. Chẳng thế mà Paris luôn nằm trong danh sách những điểm du lịch có đông khách nhất trên thế giới.

    Chia sẻ với bạn vài nơi chúng tôi thăm viếng:

    THÁP EIFFEL

    Từ khách sạn đi bộ đến Tháp Eiffel (Tour Eiffel), đây là công trình kiến trúc bằng thép nằm trong công viên Champ de Mars, bên sông Seine do kỹ sư Gustave Eiffel thiết kế, xây dựng từ năm 1887 tới năm 1889. Tháp là biểu tượng của kinh đô ánh sáng Paris và của nước Pháp. Buổi tối, tháp được thắp sáng và cứ thỉnh thoảng lại có đèn nhấp nháy. Du khách đông, nhất là ban đêm, khi tháp lên đèn.

    TU VIỆN MONT SAINT MICHEL

    Từ Paris, chúng tôi lái xe gần 4 tiếng vượt hơn 350 Km, qua nhiều thị trấn nhỏ, đẹp và yên bình để đến Saint Michel. Núi Saint Michel là một đảo ở Normandie. Theo tài liệu, từ thế kỷ 8, có một tu viện mà từ đó đã hình thành lên cái tên Mont-Saint-Michel.  Tu Viện có vị trí độc đáo khi nằm trên một hòn đảo chỉ cách đất liền gần 1km nên dễ dàng cho người hành hương tiếp cận khi thủy triều xuống. Mực thuỷ triều ở Mont Saint Michel có mức lên – xuống đỉnh, lúc lên, cao tới gần 13 m và xuống chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Chính sự thay đổi này khiến tu viện khi thì giống một ngọn đồi trên cạn khi lại giống một hòn đảo chơ vơ nổi giữa đại dương. Lại có thời điểm Tu Viện Mont Saint Michel trông giống như một lâu đài lơ lửng trên mây, những lâu đài trong các câu chuyện cổ tích hoặc như một pháo đài trong các phim huyền thoại Hollywood “Chúa Tể Của Những Chiếc Nhẫn”.

    Trên đường lái xe về, chúng tôi chợt nhớ và mở đi mở lại bài “Paris Có Gì Lạ Không Em” – Thơ Nguyên Sa – Nhạc Ngô Thụy Miên – Thái Thanh hát. Bài này chúng tôi đã nghe lắm lần nhưng hôm nay nghe lạ lắm. Nghe hay hơn, cảm xúc hơn, ôi lãng mạn quá.

    OMAHA NORMANDI

    Trên đường lái xe về Paris từ Mont Saint Michel, chúng tôi đến viếng Omaha, một bãi biển dài tám kilomet của vùng Normandie Pháp, đối diện với Eo biển Manche Anh, đây là một trong năm khu vực đổ bộ của quân đội Đồng Minh trong Chiến Dịch Neptune – Chiến Dịch Overlord ngày 6 tháng 6 năm 1944 (Ngày D) trong Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai. Cuộc đổ bộ vào Omaha được thực hiện bởi Quân đội Hoa Kỳ, Anh, Canada và Pháp Tự Do. Đứng từ ngoài biển nhìn vào bãi, không một chướng ngại che chắn cho quân đổ bộ, tưởng tượng biết bao người lính đã ngã gục trên bãi, cảm giác mạnh lắm, thật xúc động. Tôi thấy bãi cát thắm hồng, không biết đó là hiện tượng thiên nhiên hay máu những người lính Hoa Kỳ đã đổ xuống nhuộm đỏ cả bãi biển Omaha.

    THÀNH PHỐ CẢNG MARSEILLE

    Đi tàu điện cao tốc từ Paris đến Cảng Marseille 800 Km nhưng chỉ mất ba giờ, cảng thơ mộng, đẹp ngoài tưởng tượng. Thành phố nằm bên biển Méditerranée và là thủ phủ của tỉnh Bouches-du-Rhône. Tàu bè trên cảng, lớp ra vào tấp nập, lớp neo đậu san sát nhau, phố xá náo nhiệt và nhộn nhịp khôn tả. Ở cảng Marseille, lúc đi bộ, lúc đi tour bus du lịch dọc theo cảng biển Vieux Port, ngắm nhìn bãi biển xanh ngắt thơ mộng dưới ánh nắng rực rỡ, tận hưởng vẻ mênh mông kỳ vĩ của bờ biển Địa Trung Hải. Chưa thỏa mãn, chúng tôi thuê thuyền dong buồm ra biển để trải nghiệm cách cưỡi thuyền buồm và chiêm nghiệm những vịnh nước sâu, trong vắt, những vách đá trắng mà người Pháp gọi là những “Calanques” và được bơi giữa dòng nước trong, xanh biếc với vô số cá lội chung quanh. Thành phố Marseille được bao quanh bởi nhiều Calanques. Những núi đá trắng ngà kết hợp với biển xanh tạo nên những hình ảnh đẹp hơn tranh vẽ, ai đó cho xem một bức tranh hay một tấm ảnh chụp, tôi cũng không tin đó là thật, chỉ đến khi tận mục quan chiêm, mới biết thiên nhiên diễm ảo, kỳ diệu đến dường nào. Đã thế, khí hậu lại ôn hòa vì ảnh hưởng các dòng nước chảy dưới biển. Là người thích du lịch bạn phải đến đây một lần trong đời, nếu không, bạn sẽ không tưởng tượng hết được vẻ đẹp kỳ vĩ huyền ảo của biển của thiên nhiên. 

    Trên đồi cao có Nhà thờ Notre Dame de la Garde, với lối kiến trúc cổ kính cao gần 162m, leo qua 172 bậc thang mới tới sân nhà thờ. Tại đây bạn có thể ngắm toàn cảnh phố Marseille vô cùng xinh đẹp. 

    ĐỒI MONTMARTRE – NHÀ THỜ SACRÉ COEUR & QUẢNG TRƯỜNG TERTRE

    Đổi khách sạn đến gần Montmartre, chúng tôi leo đồi Montmartre ba lần trong ba ngày mới mong có đủ trải nghiệm nơi này, đồi lớn thuộc Quận 18. Trên đỉnh đồi là nhà thờ Sacré Coeur nổi tiếng ở Paris, xây dựng vào cuối thế kỷ 19. Đến Thánh đường Sacré-Cœur, không chỉ được chiêm ngưỡng một tòa thánh cổ thật đẹp mà còn được ngắm một Paris từ trên cao, nhìn Paris lộng lẫy. Nhà Thờ có quả chuông Savoyarde, lớn nhất  Pháp. Montmartre có khung cảnh nghệ thuật, không khí nghệ sĩ, nhiều nhà hàng, quán cà phê, phòng tranh, cửa hàng đồ lưu niệm… Có thang máy Funiculaire đưa du khách dưới đồi lên đỉnh. Từ trong thang máy, ta ngắm nhìn thành phố Paris, ngắm tháp Eiffel, Nhà thờ Đức Bà Paris, Tháp Montparnasse và nhiều cảnh đẹp khác.

    Cạnh Thánh đường Sacré-Cœur có QUẢNG TRƯỜNG TERTRE (Place du Tertre) nằm trong làng Montmartre. Pháp có câu: “Thế giới thuộc về những người dậy sớm”. Hừng đông là khoảnh khắc đẹp nhất, Quảng trường Tertre cũng vậy, một ngôi làng cổ với không gian tĩnh lặng, thanh bình…trước khi du khách tấp nập đổ về. Khu vực trung tâm quảng trường đầy màu sắc. Vừa nhâm nhi ly cà phê vừa ngắm họa sĩ vẽ tranh trên quảng trường Tertre dưới ánh nắng nhẹ buổi sáng là niềm vui và thư giãn trước khi tiếp tục leo đồi.

    VƯỜN LUXEMBOURG

    Đi bộ loanh quanh ngắm cảnh rồi đến Luxembourg (vườn Lục Xâm Bảo) là khu vườn lớn và nổi tiếng ở Paris. Trong vườn có Viện Bảo Tàng Luxembourg. Đây là khu người dân thành phố, khách du ưa thích và thường vào nghỉ hoặc ăn trưa. Bao quanh vườn là hàng rào sắt nhọn, mũi mạ vàng. Trong vườn có nhiều tượng thần Hy Lạp, nhiều tượng thú trên bãi cỏ, không gian rợp bóng cây xanh được cắt tỉa công phu và thật đẹp. 

    Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu từng học tại Paris đã sáng tác ca khúc nổi tiếng “Mùa thu không trở lại”, trong đó có câu “qua vườn Luxembourg, sương rơi che phố mờ, buồn này ai có mua”. Nhà thơ Cung Trầm Tưởng có bài thơ “Mùa thu Paris” với câu: “Mùa thu âm thầm / Bên vườn Lục-Xâm / Ngồi quen ghế đá / Không em buốt giá từ tâm..” 

    CUNG ĐIỆN VERSAILLES

    Đón Taxi đến Cung điện Versailles, điện nằm phía tây của Paris. Được xây dựng vào năm 1624, là biểu tượng của hoàng gia, kiến trúc theo phong cách cổ điển. Versailles là một trong những cung điện lớn nhất thế giới với hơn 2300 phòng ngủ, nhiều cầu thang, phòng khách, phòng ăn, phòng thư viện, phòng triển lãm và vườn thượng uyển thật lớn gồm nhiều hồ nước, vườn nhỏ và lâu đài…Từng căn phòng, hành lang được chăm chút tỉ mỉ với kiến trúc và nội thất xa hoa. Cầu thang Đại Đế trong điện được xây dựng to lớn từ đá cẩm thạch. Trong Điện trang trí những tác phẩm nghệ thuật, tường và trần được vẽ chân dung các vị hoàng đế và hoàng hậu. Phòng ngủ trang trí đẹp, thiết kế sang trọng lộng lẫy và mê hoặc với các rèm cửa bằng lụa. Nhưng nóng lắm vì không có máy lạnh, còn mùa đông, đã có nhiều lò sưởi lớn nên chắc là đủ ấm. Đứng ngắm mãi phòng ngủ, rèm che, giường gối Hoàng Hậu nằm, tưởng tượng miên man, nghĩ ngợi lung tung, chợt nghĩ, nóng quá, nóng như thế này còn mần ăn gì nữa…chả lẽ có người hầu đứng quạt. Rồi chợt nhớ, vợ chồng tôi ngày trước cũng thế, Sài Gòn nóng như đổ lửa, không máy lạnh, không quạt máy (có quạt thì cũng bị cúp điện triền miên), tối ôm nhau, mồ hôi mồ kê nhễ nhại mà có sao đâu…nghĩ nay rồi lại nghĩ xưa…ôi biết bao kỷ niệm tràn về.

    BẢO TÀNG VIỆN LOUVRE 

    Thuê xe đạp, đạp xe dạo phố rồi đến Viện Bảo Tàng Louvre. Nằm bên hữu ngạn sông Seine ở thủ đô Paris của nước Pháp, Louvre là một trong những bảo tàng nổi tiếng nhất trên thế giới với kiến trúc tráng lệ và là nơi lưu trữ những kiệt tác nghệ thuật vô giá của Pháp. Bảo tàng Louvre đã đi vào lịch sử như là một công trình kiến trúc độc đáo, một biểu tượng của nước Pháp. Được du khách đánh giá là một trong những công trình kiến trúc có nhiều cái nhất: -Là Bảo Tàng Viện lớn nhất thế giới, -Là cung điện của nhiều triều đại nhất, -Là biểu tượng của sức mạnh và sự giàu có nhất, -Là bảo tàng sở hữu nhiều bộ sưu tập khổng lồ nhất, -Là bảo tàng được truy cập trên Web nhiều nhất -Là bảo tàng đón nhiều khách tham quan nhất, -Là bảo tàng có kiến trúc độc đáo nhất, -Là bảo tàng lưu giữ nhiều kiệt tác nghệ thuật vô giá nhất,. -Là bảo tàng có kim tự tháp bằng kính độc đáo nhất, -Là bảo tàng phát sáng nhất.

    NHÀ HÁT OPERA PALAIS GARNIER

    Trong một ngày dạo quanh ngắm phố, chúng tôi có thăm Nhà Hát Opera Palais Garnier, nhà hát lớn nhất Paris. Đây là một trong những di tích lịch sử ấn tượng với phong cách kiến trúc cổ điển cùng những bức tượng điêu khắc nổi tiếng. Hôm chúng tôi đến, không biết lý do gì, mặt trước nhà hát được che lại bằng một bức họa khổng lồ.

    KHẢI HOÀN MÔN

    Mướn xe, ngắm phố, lái đến xem Khải Hoàn Môn, kiến trúc toạ lạc ở đầu phía Tây của đại lộ Champs-Elysées, đại lộ nổi tiếng nhất Paris, Khải Hoàn Môn nằm ngay giữa quảng trường Charles De Gaulle – Étoile, được xây dựng vào năm 1806, dưới thời hoàng đế Napoleon I để tôn vinh quân đội Pháp và kỷ niệm những chiến thắng lẫy lừng. Khải Hoàn Môn nhộn nhịp và sầm uất, thể hiện rõ phong cách sống cũng như những nét văn hoá hiện đại của Paris, khu vực này thu hút rất đông khách du lịch

    DU THUYỀN TRÊN SÔNG SEINE

    Sông Seine nổi tiếng. Có vé đi du thuyền trên sông Seine ngày và đêm. Chúng tôi chọn mua vé đi ban đêm, lúc tháp Eiffel vừa lên đèn. Cảnh vật hai bên bờ như một bức tranh sống động, lộng lẫy và đẹp như tranh bao gồm cảnh quan của thủ đô Paris, thuyền chạy dưới nhiều cây cầu bắc ngang sông. Mỗi cây cầu là một công trình kiến trúc tuyệt vời. Du thuyền trên sông Seine là một trải nghiệm thú vị. Ta có cơ hội ngắm nhìn thành phố từ một góc khác, ngắm các công trình kiến trúc, các danh thắng nổi tiếng của Paris như Nhà thờ Đức Bà Paris, Bảo tàng Louvre, Tháp Eiffel…Ngày đã đẹp, đêm xuống, phố lên đèn càng đẹp hơn.

    PHỐ THỜI TRANG

    Đến Paris, không chỉ khám phá những cảnh quan tuyệt đẹp, thưởng thức những món ăn ngon, mà còn đi xem phố thời trang và mua sắm. Paris là kinh đô của Mỹ phẩm – Thời trang – Nước hoa và các mặt hàng xa xỉ…đi mua sắm cũng là trải nghiệm cuộc sống ở Paris. Cửa hàng thời trang có rải rác khắp nơi, nhưng một số khu vực có mật độ cửa hàng lớn với các trung tâm mua sắm nổi tiếng. Chanel đã và vẫn khẳng định vị thế, đẳng cấp của mình. Khi đến cửa hàng Chanel, đã nhiều khách phải đợi ở ngoài cửa vì bên trong đã đông người, chờ khách ra bớt chúng tôi mới được vào.

    PARIS BY NIGHT

    Paris từng nổi tiếng là Kinh Đô Ánh Sáng. Về đêm khi phố lên đèn, có rất nhiều vị trí khung cảnh chụp ảnh rất đẹp, tối nào có dịp, tôi đều vác máy đi chụp một số ảnh đêm Paris..

    Trên đường ra phi trường, lưu luyến giã từ Paris, trở về Washington DC – Hoa Kỳ, chúng tôi khẽ nghe lại bản nhạc “Để Quên Con Tim”. Lòng chùng xuống, tự hiểu mình… biết khó có dịp trở lại với Paris…chắc chắn là tôi sẽ nhớ Paris thật nhiều.

    Trăm nghe không bằng mắt thấy, phải tận mắt mục thị quan chiêm, bạn mới cảm thấy được hết cái dễ thương, cái diễm kiều, cái đáng yêu của Paris.

    Nhất Hùng

  • Khánh Lan,  Văn Thơ

    NGƯỜI ANH THÂN TÌNH

    (Viết về Nhà Văn Việt Hải, người anh “Văn Học Tâm Đắc”)

    Trong bài này, tôi xin dùng chữ “Anh Việt Hải” thay vì “Nhà Văn Việt Hải”cho thân mật, nhưng xin được viết hoa chữ “A” cho chữ “Anh” để tỏ lòng kính trọng.

    NV Việt Hải và Khánh Lan

    Tôi thực sự bước vào làng văn khi dịch bệnh COVID 19 bắt đầu hoành hành trên thế giới với mức độ cao nhất và chắc chắn nó đã để lại ảnh hưởng rất lớn trong đời sống của tất cả mọi người trên thế giới. Hậu quả của dịch bệnh COVID 19 đã làm đình trệ mọi sinh hoạt Văn học cũng như các lãnh vực ca vũ nghệ thuật & âm nhạc của Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian (NVNT & TTG). Những buổi họp mặt “hàn huyên bàn luận và hoạch định” chương trình trong tương lai của anh em chúng tôi cũng tạm dừng lại và phương tiện duy nhất để liên lạc là “điện thư” (email) và “hàn huyên tâm sự” là cái điện thoại di động.

    Riêng phần tôi cũng ôm ấp một nỗi buồn riêng, bởi hơn mười-hai năm đeo đuổi với nôm vũ nghệ thuật, đã tập cho tôi một thói quen khó bỏ quên “đam mê ca vũ”, nhất là dươc cùng các bạn trong nhóm vũ tụ họp mỗi cuối tuần để tập múa và giải lao “ăn uống”. Tiếc thay COVID 19, đã biến những buổi chiều cuối tuần của chúng tôi “Ban Vũ Tiếng Thời Gian” trở thành trống trải và vô nghĩa. Những buổi họp mặt để tập luyện, ca hát tạm gác lại để nhường chỗ cho những ngày tháng ngồi bó gối trong lo sợ và suy nghĩ vẩn vơ. Bạn nghĩ xem, tôi nên làm gì cho những ngày ngồi “tù giam lỏng” này đây?

    Khánh Lan & Thanh Châu

    Những ngày vui chơi cùng các bạn trong nhóm múa

    Một hôm, tôi xem lại cuốn phim phim The Sound of Music của đạo diễn Robert Wise do Ernest Lehman viết kịch bản năm 1965. Thủ vai chính trong cuốn phim này là hai diễn viên xuất sắc: Julie AndrewsChristopher Plummer. Bộ phim nhạc kịch này dựa trên vở nhạc kịch cùng tên của Broadway, bài hát được viết bởi Richard Rodgers, Oscar Hammerstein II và kịch bản của Howard LindsayRussel Crouse. Phim The Sound of Music được quay ở Salzburg, Áo, BayernNam Đức và ở trường quay 20th Century Fox tại California. Bộ phim giành giải Oscar cho phim ca nhạc hay, nổi tiếng nhất của năm 1965, Album nhạc phim cũng đã được đề cử Giải Grammy cho Album của năm ấy. Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ đã chọn The Sound of Music cho việc bảo tồn ở Kho lưu trữ phim Quốc gia Hoa Kỳ vào năm 2001. Chính một câu nói của Julie Andrews trong phim đã gây sự chú ý và mở cho tôi một hướng đi mới, ly kỳ và thú vị sau này. Đó là câu:

    “KHI CÁNH CỬA NÀY ĐÓNG LẠI, THÌ CÁNH CỬA KHÁC TỰ MỞ RA”

                Thật vậy, khi cánh cửa “ca vũ” của nhóm chúng tôi đóng lại, thì tôi những tưởng, “thế là hết”. Cái cảm giác nuối tiếc, tuyệt vọng nhen nhúm trong tâm trí tôi. Thế là mất hết “Niềm đam mê Vũ Nghệ Thuật”. Và thưa các bạn, trong cơn tuyệt vọng ấy, một cánh cửa hy vọng đã mở ra cho tôi, Vâng cánh cửa “Văn họcđã tự mở ra, chào đón bước chân tôi.

    CÁNH CỬA VĂN CHƯƠNG THI PHÚ

    Nhà Văn Việt Hải, người mà tôi tự đặt tên là “người anh thân tình” gọi điện thoại cho tôi trong lúc tôi ở trong trạng thái “chán ơi là chán và không biết làm gì để giết thời gian, anh đề nghị:

    • Khánh Lan đang làm gì thế?
    • Thưa, chẳng biết làm gì.
    • Sao Em không viết văn cho đỡ buồn?
    • Viết văn à? Em chưa bao giờ nghĩ là mình sẽ viết văn.
    • Anh tin là Em có khả năng… Anh đã nhìn thấy và đọc bài Em viết về “Áo dài Việt Nam qua dòng thời gian” và hướng dẫn các bạn trong nhóm minh họa phần trình diễn áo dài trong ngày Ra Mắt Sách (RMS) của Giáo Sư (GS) Trần Quang Hải… Rất khá…
    • Thật à?
    • Thử viết lại đi, anh sẽ hướng dẫn.

    Ngần ngừ một lúc, tôi trả lời:

    • Anh cho Em thêm vài tuần để em suy nghĩ kỹ nhé.
    • Được Em ạ. Nhưng Em phải hiểu rằng. Một khi Em bước vào tuổi 65-70, cái tuổi không còn thích hợp với ngành “Vũ & ca hát” nữa. Ngược lại, “Văn” sẽ cho Em một “vị trí” tốt và bảo đảm hơn trong lãnh vực văn chương. Anh thấy tiếc, nếu Em không chọn ngành Văn, bởi anh nhìn thấy ở Em, có triển vọng trở thành một “Nhà Văn” và thành công những là khác… Hay là Em có thể chọn cả hai cũng tốt.
    • Anh cho em xin một thời gian nữa. Viết văn hay gia nhập ban hợp xuống Ngàn Khơi, Em sẽ chỉ chọn một trong hai cái. Có như thế, Em mới có thể dồn hết khả năng, tâm trí và kiến thức của mình để tập trung (Focus) vào lãnh vực ấy. Nhất là để Anh không thất vọng về Em.

    Gác điện thoại, tôi ngồi trong yên lặng và suy nghĩ mông lung, vì đây không phải là lần đầu tiên Anh Việt Hải khuyến khích tôi bước vào lãnh vực văn học. Tôi không nhận lời Anh Việt Hải bởi tôi còn đang bị gằng co giữa hai lựa chọn. Sự việc là: Thanh Châu, một người bạn rất thân của tôi hiện đang sinh hoạt trong ban hợp xướng Ngàn Khơi, bạn rủ tôi gia nhập ca đoàn. Tôi còn phân vân chưa trả lời Thanh Châu, vì tôi không chắc mình có thời gian và khiên nhẫn theo đuổi và thi hành những quy luật mà ban hợp xướng đưa ra? Giữa viết văn và âm nhạc, tôi không biết nên chọn bên nào? Thứ nhất là để không làm buồn lòng Thanh Châu, và thứ hai là không làm phụ lòng Anh Việt Hải? Vì vậy, tôi chưa dám trả lời ngay để có đủ thời gian suy nghĩ chính chắn hơn.

    Ba tuần lễ trôi qua, tôi gọi điện thoại xin lỗi Thanh Châu, và dĩ nhiên là bạn tôi cũng buồn và lòng tôi cũng chẳng vui, nhất là từ nay tôi đã làm mất cái cơ hội để cùng các bạn tập múa, tập hát, đi trình diễn và nhất là không còn những giây phút vui cười bên nhau…Chỉ nghĩ như thế thôi cũng đủ làm tim tôi thắt lại và mắt tôi mờ lệ…

    Thế rồi thời gian cách ly vì dịch bệnh COVID 19 đã thực sự cho tôi một cơ hội để viết văn và quen dần với văn chương, chữ nghĩa, máy computer. Từ đấy, thay vì ngồi ngồi nghĩ cách để minh họa các màn vũ thì tôi lại vùi đầu vào tài liệu tham khảo, nặn óc ra những câu chuyện tình trường éo le, hoàn cảnh bi thảm. Nhưng ít ra, tôi biết mình đã làm một người rất vui và hài lòng: Đó là Anh Việt Hải.

    Viết Văn”, một lãnh vực tuy không xa lạ đối với tôi nhưng tôi vô cùng lo sợ, nhưng đã chọn rồi thì không thể lùi bước, mà muốn trở thành một nhà văn, thì phải dấn thân, mà đã dấn thân rồi thì phải hy sinh (dựa theo Jean Paul Sartre) và nhất là thất hứa với Anh Việt Hải. Thôi cũng đành “nhắm mắt đưa chân” vậy để xem định mệnh sẽ đưa mình về đâu.

    Phải chăng “cái duyên tiền định” đã đến với tôi, cho tôi gặp được “Thầy Việt Hải”, một người “Thày” tận tâm với nhiều kiên nhẫn, một người Anh “thân tình” mà tôi hằng quý mến, khâm phục bởi sự kiên nhẫn, kiến thức thông suốt. Kiên nhẫn, vì anh đã thuyết phục được tôi di9 vào con đường văn học. Tận tâm, vì anh đã bỏ hằng giờ để hướng dẫn và khuyến khích tôi viết văn. Phải chăng chính Anh là người đã khám phá ra tôi, khám phá ra một tiềm năng ẩn náu trong tôi mà bấy lâu nay, chính tôi cũng không nhìn thấy. Thượng Đế thật công bằng, Người đã ưu ái dành cho anh một kiến thức uyên bác, biết nhiều, hiểu rộng, để anh dẫn dắt thế hệ trẻ, những cây bút non nớt bước vào vườn hoa văn hóa. Có lẽ cái trí nhớ phi thường, cái kiến thức sâu rộng, thấu hiểu tường tận về văn học Âu Á là cái bổng lộc mà Trời đã ban cho Anh để bù đắp lại sự thiệt thòi về thể xác.

    TÔI BẮT ĐẦU VIẾT VĂN

    Khánh Lan

    Khởi đầu sự nghiệp “cầm bút” mới thật là nhiêu khê, là cả một sự sự kiên nhẫn, học hỏi, nghiên cứu, và nhất là sự cho phép của thời gian. Để có thời gian để viết văn, tôi thật sự hy sinh những cuộc vui và quên luôn cả bổn phận của một “người vợ”. Câu nói:

    “Đằng sau một người đàn bà (đàn ông) thành công

    luôn có bóng dáng người đàn ông (phụ nữ)

    Những câu nói như trên, tưởng chỉ là câu nói sáo rỗng, nhưng tôi cho rằng rất đúng trong trường hợp của tôi. Thật vậy, ngày nay khoa học chính thức công nhận như sự tham khảo của Bác Sĩ Science Alert và các cuộc nghiên cứu của các Viện Đại Học,họ đã đưa ra những công trình nghiên cứu và thử nghiệm qua nhiều trường hợp khác nhau. Tôi xin đưa ra vài trường hợp điển hình dưới đây:

    • Trong trường hợp của cựu tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama về tầm ảnh hưởng của Michelle Obama trong sự nghiệp chính trị của ông. Ông đã chia sẻ: “Nếu bạn hỏi ngày ấy điều gì giúp tôi tỉnh táo, giữ tôi được cân bằng, cho tôi sức mạnh đương đầu với mọi áp lực, thì đó là người phụ nữ này (chỉ vào vợ). Cô ấy không chỉ là một Đệ nhất phu nhân tuyệt vời, mà còn là nền tảng vững chắc, để tôi dựa vào đó bất kỳ lúc nào.”
    • Năm 2017, Đại Học Carnegie Mellon đã nghiên cứu vấn đề này một cách khoa học hơn, với giả định rằng khả năng thành công của một người sẽ cao hơn khi vợ (hoặc chồng) của họ sẵn sàng hỗ trợ phía sau như trường hợp của cặp đôi Victoria và David Beckham.
    • Các chuyên gia từ Đại Học Washington (St. Louis) cũng thực hiện một thí nghiệm và kết quả cho thấy sự nghiệp của một người không chỉ phụ thuộc vào bản thân, mà người đồng hành cũng cực kỳ quan trọng như trong trương hợp của cặp vợ chồng Mark Zuckerberg – CEO Facebook. Doanh nhân Zuckerberg từng thừa nhận rằng Pricilla là người đi cùng và có vai trò cực kỳ quan trọng khi xây dựng sự nghiệp của họ. Năm 2017, Mark Zuckerberg đã nhắc đến vợ mình là Priscilla trong một buổi hội thảo, rằng cô là người đã đứng sau động viên ông tiếp tục theo đuổi dự án mạng xã hội. Mark Zuckerberg cũng thừa nhận rằng Priscilla là người quan trọng nhất trên đời. Họ kết hôn năm 2012, Priscilla đã gây nhiều ảnh hưởng trong sự nghiệp của ông sau này.
    • Ngôi sao nổi tiếng Beyoncé, một nữ ca sĩ từng chia sẻ rằng chồng cô đã hỗ trợ và trở thành một nền tảng, một bệ phóng cực kỳ vững chắc cho cô trong sự nghiệp âm nhạc.

    Phần tôi, từ ngày quyết định chọn nghề “cầm bút”, tôi như người trong cơn nghiện “viết văn”, cái computer trở thành người bạn “tri kỷ” của tôi, tôi say mê, miệt mài và vùi đầu với “ngòi viết” và quên mất cái bổn phận tối cao của một người phụ nữ đã có gia đình. Chồng tôi, Mạnh Bổng, từ ngày ấy, bỗng trở thành “Mr. Mom” bất đắc dĩ, anh lo toan, khoán xuyên nọi việc trong nhà để tôi ôm mộng trở thành “Văn, thi Sĩ”.

    Mạnh Bổng và Khánh Lan

    MỘNG TRỞ THÀNH VĂN THI SĨ

    Những ngày tháng đầu cầm bút thật vất vả, Anh Việt Hải và tôi “on the phone, off and on” hầu như mỗi ngày, từ 10 sáng đến 10 tối, nếu không để chỉ dẫn cho tôi về những quy tắc, luật lệ khi viết văn thì lại giải thích cho tôi nghe những bài văn mẫu, lịch sử cũng như sự nghiệp văn chương của các thi hào như Baudelaire, Mattie, Allan, Tagore, v.v… Các Đại văn sĩ như Proust, Hugo, Twain, Hesse, Gide, v.v…khuyến khích tôi nghiên cứu về triết học Hiện Sinh (Esistentialism), Siêu Hình Học (Metal Physic), v.v… khiến tôi có cảm tưởng như lạc vào mê hồn trận, tẩu hỏa nhập ma, nhưng đồng thời, tôi nhận thấy mình như bị lôi cuốn vào một chân trời mới, một đam mê học hỏi, tìm tòi, khám phá, những điều mới lạ. Tôi ghi chép luôn tay, cố gắng nhồi vào bộ óc “già nua nửa vời” những gì Anh Việt Hải quyết tâm chuyển tải vào “bộ nhớ” của tôi. Có những lúc tôi như rối trí (overwhelmed), mệt mỏi và muốn bỏ cuộc… nhưng nghĩ đến công lao của Anh Việt Hải, tôi lại cố gắng.

    Bài tập đầu tiên Anh Việt Hải giao cho tôi là phân tích về thi ca của Việt Nam. Tôi sốt sáng thi hành ngay. Trước tiên, tôi chọn các nhà thơ mà tôi yêu thích từ thuở “tuổi hoa tím” (theo GS Quyên Di)  như Đinh Hùng, Bùi Giáng, Nguyễn Chí Thiềng, Tản Đà, Phùng Quán, Nguyễn Bính, Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa, v.v… Học thuộc lòng, xong tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích và tập bình luận các bài thơ và các tác giả ấy… Thế rồi, bài bình luận và phân tích chưa đi đến đâu, thì anh Việt Hải đã vội vã “bẻ lái” qua phần Văn chương, khuyến khích tôi theo lãnh vực biên khảo thay vì viết tiểu thuyết tình cảm xã hội. Tôi bắt đầu nghiên cứu về những tác phẩm Nobel như: Những Kẻ Khốn Cùng (Les Misérables) của Victor Hugo; Một Thời Để Yêu và Một Thời Để Chết (Zeit Zu Leben und Zeit Sterben) của Erich Maria Remarque; Tuổi Trẻ Băn Khoăn (Demian) và Câu Chuyện Dòng Sông (Siddhartha) của Hermann Hesse; Trà Hoa Nữ (La Dame aux Camélias) của Alexandre Dumas, Jr.; Khung Cửa Hẹp (La Porte E1troite) của André Gide; Đi Tìm Thời Gian Đã Mất (À la Recherche du Temps Perdu) của Marcel Proust; v.v…Và cứ thế, tôi say mê như lạc vào một thế giới đầy thú vị và khuyến rũ, tôi dần dần như quên hằn miềm đam mê ca vũ… và cuộc đời tôi bắt đầu chuyển qua một hướng đi mới…

    Tháng 09 ngày 19, 2020 là ngày RMS của tôi với 4 tác phẩm: Tác phẩm thứ nhất, mang tên “Đôi Nét Về 10 Tác Giả Âu Mỹ Cận Đại”. Tác phẩm thứ hai là Truyện dài Dĩ Vãng Khôn Nguôi, Tác phẩm thứ ba với 10 truyện ngắn “Tình Yêu, Cuộc Đời và Định Mệnh“ vàTác phẩm thứ tư là Tuyển tập trinh thám “Thám Tử Lê Minh”. Sự thành công trong ngày RMS của tôi, cả hai anh em chúng tôi đều vui mừng. Anh Việt Hải mừng vì tôi đã không bỏ cuộc. Còn tôi, vui vì tôi đã không phụ lòng Anh và không phí công của Anh đã dày công luyện tập cho tôi trong hai năm qua.

    Sau khi hoàn tất 4 tác phẩm, Anh Việt Hải đề nghị tôi chuyển hướng sang phần nghiên cứu về Tâm Lý Học và Tôn Giáo và một năm sau, tôi hoàn tất 2 tác phẩm: Phân Tâm Học và Đời Sống cũng như Tam Giáo Đồng Nguyên.  Quyển Phân Tâm Học và Đời Sống tương đối không xa lạ cho tôi, bởi đó là lãnh vực chuyên môn của tôi. Nhưng khi nghiên cứu về Tam Giáo Đồng Nguyên thì hẳn là vô cùng nhiêu khê và hoàn toàn mới lạ đối với tôi. Tôi như lạc vào một khu vườn đầy hoa thơm cỏ lạ mà không biết bắt đầu từ đâu. Nhất là với một người theo đạo Thiên Chúa giáo như tôi thì các nguyên lý và giáo điều của Nho, Lão và Phật giáo tôi chưa thấu hiểu tường tận. Nhưng quả thật, khi bắt đầu nghiên cứu về Tam Giáo, tôi say mê cũng như học được nhiều điều mới lạ và thu hút tâm trí tôi một cách lạ lùng. Đầu mùa Thu 2021, tôi hoàn tất hai tác phẩm Phân Tâm Học & Đời Sống và Tam Giáo Đồng Nguyên. Hai tác phẩm này RMS vào đầu Xuân 2023 ngày 25 tháng 06 cùng với tác phẩm Tự Lực Văn Đoàn, Hậu Duệ và Thân Hữu, Tập 2.

    Phần văn học tạm xong, Anh Việt Hải lại quay tôi như “chong chóng”. Năm 2022, khi nhóm chúng tôi mở một lớp học online về hòa âm và sáng tác, anh Việt Hải lại ưu ái ghi tên tôi vào lớp học, dưới sự chỉ dẫn của GS NS Minh Trí. Thế là tôi tập tểnh làm thơ, viết nhạc. Nay lớp học đã mãn khóa mà tôi vẫn còn mò mẫm như thể “mò kim dưới đáy biển”… chẳng biết đến bao giờ mới trở thành “Nhạc Sĩ”? (Chắc hẳn là còn lâu…lâu…lắm)

                Một dự định cuối để đền đáp công ơn của “Thày Việt Hải” tôi đang cố gắng hoàn tất tập thơ “BÓNG THỜI GIAN” với những bài thơ “con cóc” mà tôi ấp ủ đã lâu và hai tác phẩm nghiên cứu về Siêu Hình Học & Triết Học Hiện Sinh.  Chấm dứt một “HÀNH TRÌNH VĂN HỌC, THI CA” của tôi.

    Khánh Lan, California, Sept. 02, 2023

            

  • Khánh Lan,  Sinh Hoạt,  Tin tức

    Buổi trình diễn piano tại Little Saigon giúp nạn nhân Ukraine của Nữ nhạc sĩ Liudmyla Chychuk

    Khánh Lan tường trình buổi gây quỹ ngày 04 tháng 08, 2023

    Với kinh nghiệm của lần đến dự buổi mừng NS Lê Văn Khoa tròn 90 tuổi, lần này chúng tôi đến rất sớm để “giữ chỗ” vì biết rằng nếu ngồi phía dưới mà thưởng thức GS NS Liudmyla Chychuk dạo đàn thì thật là một điều đáng tiếc. Thật vậy, còn hơn 20 phút nữa chương trình mới bắt đầu, thế mà quan khách đã dến đông đủ. Nhạc sĩ Liudmyla Chychuk và Rozana con gái của bà cũng như ban tổ chức đã có mặt trong khánh phòng từ bao giờ.

    Khoảng 10 phút trước khi chương trình khai mạc, chúng tôi nhận thấy NS Lê Văn Khoa bước vào khánh phòng, trong dáng diệu rất mệt mỏi, yếu và trắng xanh. Tưởng cũng xin ghi nhận là mấy ngày vừa qua, ông đã vào bệnh viện hai lần vì đuối sức và vì quá lo lắng cho buổi trình diễn gây quỹ chiều hôm nay.  

    Hôm ấy, các cô gái trong những chiếc áo dài màu xanh, quần màu vàng, đó là hai màu của lá cờ Ukraine. CS Ngọc Hà, phu nhân của NS Lê Văn Khoa giải thích: Sở dĩ lá cờ của người Ukrain có hai màu xanh và vàng là do: Ukraine là một quốc gia trồng và xuất cảng hột hướng dương (sunflower), dầu hướng dương nhiều nhất trên thế giới. Dưới đất, người Ukraine trồng hoa hướng dương có màu vàng và trên là bầu trời xanh. Do đó, người Ukraine chọn hai màu này cho lá cờ của họ.

    Các hội đoàn bảo trợ buổi gây quỹ

    Quốc ca của 3 quốc gia bắt đầu đúng 7 giờ tối, Tina Châu Lê Quỳnh Châu với quốc ca của Urkaine, quốc ca Việt Nam do 4 chúng tôi là Tina Châu Lê Quỳnh Châu, CS Ngọc Hà, Diệu Trang và Khánh Lan trong khi quốc ca Hoa Kỳ do CS Ngọc Hà và sau cùng là một phút mặc niệm do MC Diệu Trang phụ trách. MC gồm có Diệu Quyên, Kim Ngân và Lê Đình Ysa.

    Khai mạc buổi gây quỹ GS Phạm Thị Huê yêu cầu tất cả mọi người đứng lên và xin một phút im lặng để tưởng nhớ đến các nạn nhân Ukraine và Việt Nam đã nằm xuống. Sau đó, GS giải thích “Tại sao chúng ta lại có buổi họp mặt hôm nay?” GS Huê ví NS Lê Văn Khoa tựa như một “Ông Tiên” và chính NS Lê Văn Khoa là người đã đưa dòng nhạc của người Việt Nam sang Ukraine….Trong lúc kêu gọi mọi người đóng góp GS Huê nói: “50 năm trước, chúng ta đã mất tự do và cho đến nay sự tự do vẫn mất, vậy nếu chúng ta không giúp đất nước Ukraine hôm nay, thì tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra cho họ mai sau…bởi chẳng có gì đau đớn cho bằng mất tự do, mất tự do còn đau đớn hơn cả sự chết, vì chết là hết….”

    GS Phạm Thị Huê và NS Lê Văn Khoa

    Trong lúc mọi người chia sẻ cảm xúc của mình về cuộc chiến tại Ukraine, một người đàn ông Afghanistan nói: “Tôi rất hiểu cho nỗi đau của dân tộc Ukranine, bởi năm 1979, Nga đã mang 150,000 quân sang xâm chiếm nước tôi và để lại một hậu quả tang thương, một bi thảm kịch cho 3 triệu người dân Afghanistan phải hy sinh tánh mạng, phải chết…”

    GS NS Liudmyla Chychuk

    Phần trao cờ vô cùng cảm động, GS NS Liudmyla Chychuk đã chia sẻ nỗi khốn khổ của người dân Ukraine đã và đang sống trong cảnh khói lửa chiến tranh, một cuộc chiến vô cùng thảm khốc với hàng hàng lớp lớp người dân vô tội đã nằm xuống, chỉ vì bốn chữ “Độc lập-Tự do”. Nỗi đau đớn của một người Mẹ lo sợ cho sự sống còn của con trai mình. GS NS Liudmyla Chychuk nói: “Con trai tôi, đang chiến đấu ở chiến trường Ukraine và đây là lá cờ của đơn vị mà vị chỉ huy của cháu muốn gởi tặng NS Lê Văn Khoa”.

    Lá cờ của Lữ Đoàn 66 của Ukraine.

    Người đứng bên trái là con trai nhạc sĩ Liudmyla Chychuk, đang chiến đấu ở chiến trường Ukraine. Bên phải là chỉ huy của anh. (Hình: Liudmyla Chychuk cung cấp)

    Dân Biểu Tiểu Bang California, Tạ Đức Trí củng trao tặng lá cờ Việt Nam Cộng Hòa cho GS NS Liudmyla Chychuk, ông nói trong sự xúc động: “Cả hai dân tộc Ukraine và Việt Nam đều tranh đấu cho đến hơi thở cuối cùng để được sống trong tự do, an vui và hạnh phúc……”

    Dân Biểu Tiểu Bang California, Tạ Đức Trí củng trao tặng lá cờ Việt Nam Cộng Hòa cho GS NS Liudmyla Chychuk

    Trong lần thăm viếng California này, GS NS Liudmyla Chychuk cũng không quên mang một món quà sinh nhật để tặng cho NS Lê Văn Khoa, người mà bà gọi là “BỐ” và được NS Lê Văn Khoa đón chào trong gia đình như một người con.

    Món quà sinh nhật từ con gái Ukraine, nhạc sĩ Liudmyla Chychuk tặng “Bố” thương yêu NS Lê Văn Khoa

    Trong chương trình này, nhạc sĩ Liudmyla Chychuk trình diễn dương cầm qua hai phần: Phần đầu bao gồm hai nhạc phẩm “Partita No 5” và “A melody” của Myroslav Skoryk (1938-2020), và “Ukrainian folk songs,” hòa âm theo điệu nhạc jazz, của Oleksandr Saratsky (1961) do bà tự giới thiệu.

    Phần hai là bốn nhạc phẩm “The dragonfly,” “Evening breeze,” “A night in Vietnam,” và “Beautiful bamboo” của Lê Văn Khoa do cô Lê Đình Ysa, Giám Đốc Điều Hành của Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt-Mỹ và là đồng sáng lập viên của Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế, Việt Film Festival giới thiệu.

    Phần phát biểu cùa TS Nguyễn Nhật Tiến, ông định cư tại Ukraine từ năm 1975, ông chia sẻ như sau: “Người Ukraine là một dân tộc hiền hòa, yêu tự do, chuộng hòa bình, chính vì thế mà họ đã chấp nhận và hy sinh để con cháu của họ không còn lâm vào cảnh chạy trốn, họ quyết chống lại sự xâm lăng và mưu đồ đồng hóa dân tộc Ukraine của Liên Sô…. Dân tộc Ukraine và Việt Nam là hai dân tộc chịu nhiều đau khổ vì chiến tranh…”

    Gia đình TS Nguyễn Nhật Tiến, Bùi Quỳnh Hoa và Tina Châu Lê Quỳnh Châu

    TS Nguyễn Nhật Tiến nói: GS NS Liudmyla Chychuk là một nghệ sĩ dương cầm và là một nhà giáo dục nổi tiếng ở Ukraine. Bà là người sáng lập “Power of Art,” một dự án giới thiệu âm nhạc, văn chương, nghệ thuật, và nhạc dân gian Ukraine ra thế giới. Bà dạy nhạc tại học viên âm nhạc Mykola Lysenko Kyiv State Music Lyceum (KLSML) ở Kiev, Ukraine, trong 20 năm qua. Bà thường trình diễn trong các buổi hòa nhạc với các thể loại cổ điển, jazz, và dân gian khắp Ukraine và thế giới. Kể từ khi bán đảo Crimea của Ukraine bị Nga thôn tính từ năm 2014, nữ nhạc sĩ dùng sức mạnh của âm nhạc giúp những người dân Ukraine bị cuộc xâm lăng ảnh hưởng. Bà trình diễn tại vô số buổi hòa nhạc thiện nguyện gây quỹ giúp nạn nhân chiến tranh và trợ giúp những chiến sĩ ở tuyến đầu. (Nguồn: Người Việt)

    TS Nguyễn Nhật Tiến và GS NS Liudmyla Chychuk

    Sau buổi trình diễn ở nhật báo Người Việt tại California. GS NS Liudmyla Chychuk sẽ đi trình diễn tại các nơi khác ở Mỹ như Schaumburg, Illinois (6 Tháng Tám), Chicago, Illinois (8 Tháng Tám), Indianapolis, Indiana (9-10 Tháng Tám), Arlington, Virginia (12 Tháng Tám), Alexandria, Virginia (15 Tháng Tám), Paramus, New Jersey (19 Tháng Tám), và New York, New York (20 Tháng Tám).

    Cũng trong chương trình Tina Châu Lê Quỳnh Châu, con gái của ông bà Tiến Sĩ Nguyễn Nhật Tiến và Bùi Quỳnh Hoa. Tina Châu Lê Quỳnh Châu ra trường tại học viện Berkely Music School, Boston, USA. Sinh tại Ukraine và trưởng thành tại Hoa Kỳ, Tina Châu Lê Quỳnh Châu nói được cả ba ngôn ngữ: Việt, Ukraine và English, Tina Châu Lê Quỳnh Châu đã từng làm nhạc tại Oslo, Norway và lưu diễn tại Hoa Kỳ. Trong chương trình, Tina Châu Lê Quỳnh Châu đã trình diễn nhạc phẩm Khói lửa chiến tranh bằng hai thứ tiếng: Việt Nam và Ukraine. Chúng tôi xin trích một đoạn ngắn trong bài Khói lửa chiến tranh sau đây.

    Tina Châu Lê Quỳnh Châu với nhạc phẩm “Khói lửa chiến tranh”

    Một ngày đã lâu, có người vợ trẻ khóc chồng mình

    Ngọn lửa chiến tranh đã vùi dập bao thân xác

    Người mẹ ngóng con ……cặp mắt sâu…”

              Tiếp theo, Tina Châu Lê Quỳnh Châu và mẹ, Bùi Quỳnh Hoa đã trình diễn bài My dear Mother (Lòng Mẹ), một bài dân ca của Ukraine qua hai ngôn ngữ: Bà Hoa hát tiếng Việt Nam qua tiếng đàn của Tina và Tina vừa đàn vừa hát bằng tiếng Ukaine… Trước khi hát, bà Hoa tâm sự: Gia đình bà cám ơn ông Đinh Xuân Quân đã kết nối ông bà với buổi gây quỹ ngày hôm nay. Bà rất ngưỡng mộ và yêu quý GS NS Lê Văn Khoa, khi nghe bài Symphony Việtnam 1975 nói về thân phận của người Việt Nam trải qua cuộc đấu tranh để đi tìm tự do, ông bà thấu hiểu nỗi đau của dân tộc Việt Nam và nay, ông bà lại càng thấu hiểu nỗi đau của người dân Ukraine. Bà ví nhạc phẩm My dear mother như là bài Lòng Mẹ của NS Y Vân. Thật vậy, nội dung của bài hát vô cùng cảm động và tha thiết, chúng tôi xin được trích nguyên thủy bài hát như sau.

    “Người Mẹ mà tôi yêu nhất đời

    Mẹ của tôi xa mãi rồi

    Từ bao đêm tôi mong nhớ

    Nhớ thương về bóng của người

    Mẹ đứng đã khuất xa chân đồi

    Và đôi mắt nhìn theo bóng con tận cuối trời

    Đôi mắt ấy là khúc hát ru tôi qua ngày bão tố

    Mẹ đứng khuất xa trong sương mờ

    Bàn tay vẫy, thật êm ái, như lời nhắn nhủ

    Mẹ của tôi là vầng trăng sáng soi

    Trong đên trường đi tới chân trời xa

    Lòng ta sao quên bóng người

    Mẹ thân yêu tình thương sáng ngời.

    Từng bao năm Mẹ thao thức

    Những mong con chóng nên người

    Mẹ hay dắt con đi qua làng

    Và âu yếm quàng cho chiếc khăn màu nắng vàng

    Màu khăn ấy làm con nhớ

    Những năm xưa còn niên thiếu

    Mẹ đưa dắt con vào đời

    Mẹ bên con khi sớm mai trong tiếng cười

    Mẹ đưa con về nơi thắm tươi muôn hoa

    Đường đi tới chân trời mơ.”

              Kết quả của buổi gây quỹ thành công rực rỡ, số tiền thu được lên đến $17,705.00 trong đó bao gồm tiền bán Ukraine T-Shirt do GS NS Liudmyla Chychuk nang từ Ukraine qua giá $25 một cái và $700 tiền bán đấu giá của 4 cây thập giá của anh Alan mang từ Vatican về và được làm phép bởi Đức Thánh Cha Phanxicô.

    GS Trần Huy Bích tuyên bố kết quả của buổi gây quỹ thành công rực rỡ, số tiền thu được lên đến $17,705.00

    Cuối cùng là lời cảm tạ của GS NS Liudmyla Chychuk và NS Lê Văn Khoa. GS NS Liudmyla Chychuk với giọng nói nghẹn ngào và xúc động bà kết luận: “Thank you for your suport, you are not Vietnamese, you are Ukraine”…, bà cầu chúc mọi người có một cuộc sống: “joyfull, peacefull and hopefull”.

    Riêng NS Lê Văn Khoa, với vẻ mặt tươi vui, nụ cười hiền từ, giọng ngắt từng quãng, trong cơn xúc động, ông nói:

              “Cám ơn tất cả quý vị, chúng ta đến đây vì hai mục đích: Tự do cho Việt Nam và độc lập cho Ukraine. Tôi rất cảm động và hân hạnh được nhìn thấy sự góp mặt của quý vị tại nơi đây và theo dõi chương trình đặc biệt hôm nay…Chương trình hôm nay là một lối nhạc độc đáo của chúng ta và chúng ta cần phải khai triển nó, để đưa nó đi xa hơn trong dòng nhạc của thế giới…Tôi được biết, tháng Tư năm 2024, một dàn nhạc và một ban hợp xướng của Hoa Kỳ sẽ trình diễn dòng nhạc của chúng ta tại Dallas, Texas và tôi hy vọng đây là sự khởi đầu của một vết dầu loang để nhạc Việt Nam của chúng ta đi xa hơn và rộng hơn ở trên thế giới. Tôi cũng hy vọng là những tài năng trẻ trong tương lai sẽ hợp lại và xây dựng một ảnh hưởng lớn hơn so với chúng tôi. Bởi giai đoạn của chúng ta chỉ là giai đoạn đầu mà thôi. Bây giờ đã đến giai đoạn khai triển, sanh xôi, nảy nở, và trong tương lai chúng ta phải có niềm tin, chúng ta phải giữ vững niềm tin để yểm trợ những người trẻ của chúng ta làm những việc lớn hơn cho dân tộc Việt Nam của chúng ta….”

    Nụ cười mừng vui và nỗi hân hoan với kết quả của buổi gây quỹ thành công mỹ mãn. Chúng tôi xin gởi lời cám ơn chân tình đến các vị hảo tâm.

    Khánh Lan, California August 2023

    Logo

    Đông đảo người Việt ở Little Saigon tham dự trình diễn nhạc gây quỹ và ủng hộ Ukraine

    August 5, 2023

    Thiện Lê/Người Việt

    WESTMINSTER, California (NV) – Đông đảo người Việt vùng Little Saigon tham dự đêm trình diễn dương cầm gây quỹ giúp đỡ cho nạn nhân chiến tranh Ukraine tối Thứ Sáu, 4 Tháng Tám.

    Hai nhạc sĩ Lê Văn Khoa (trái) và Liudmyla Chychuk đầy tình thân. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

    Chương trình nhạc diễn ra tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, Westminster, do nhạc sĩ Lê Văn Khoa cùng nhiều hội đoàn tổ chức để giúp đỡ tổ chức bất vụ lợi United Help Ukraine gây quỹ giúp nạn nhân chiến tranh và binh sĩ tiền tuyến.

    Đúng giờ khai mạc 7 giờ tối, nhiều đồng hương có mặt trong hội trường, kín hết chỗ ngồi để dự buổi trình diễn của nữ nhạc sĩ Liudmyla Chychuk, một nghệ sĩ dương cầm và nhà giáo âm nhạc thành công ở Ukraine.

    Bà Chychuk là nghệ sĩ dương cầm chơi nhiều thể loại nhạc như cổ điển, jazz, nhạc dân gian của Ukraine, trình diễn ở quê nhà và nhiều quốc gia. Bà đến Hoa Kỳ để trình diễn ở nhiều nơi với mục đích gây quỹ giúp đỡ nhiều đồng hương đang gặp khó khăn vì cuộc chiến chống lại quân Nga xâm lăng, và được một người có cơ duyên từ lâu giúp đỡ là Giáo Sư Lê Văn Khoa.

    Sau khi khai mạc, nhạc sĩ Chychuk chia sẻ về cơ duyên của mình với Việt Nam, một quốc gia cũng bị chiến tranh tàn phá, và kể về cuộc gặp gỡ với Giáo Sư Khoa.

    Bà kể ông đến Ukraine vào năm 2005, chọn bà là người trình diễn các nhạc phẩm trên dàn nhạc giao hưởng. Từ đó, hai người thân quen nhau, và bà coi ông như một người cha.

    Hội trường kín người. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

    Qua sự thông dịch từ tiếng Ukraine thành tiếng Việt của ông Nguyễn Nhật Tiến, bà kể gia đình giáo sư cũng coi bà như con gái, giúp đỡ bà rất nhiều trong chiến tranh, bên cạnh bà giúp bà vượt qua nguy hiểm, còn gửi tiền và gửi quà. Vì vậy, bà cho biết bà hân hạnh được trao tặng lá cờ của Lữ Đoàn 66 của Ukraine, mà con trai bà đang phục vụ ở chiến tuyến, cho ban tổ chức, do Giáo Sư Lê Văn Khoa đại diện.

    Nhân dịp này, ông Trí Tạ, dân biểu tiểu bang California, đại diện Địa Hạt 70, cũng trao cho nhạc sĩ Chychuk lá cờ Việt Nam Cộng Hòa, và nói ông từng vận động giúp đỡ Ukraine khi chiến tranh mới bắt đầu, và cho biết người Việt ở nhiều nơi sẽ ủng hộ quốc gia này vì yêu quý tự do.

    Ban tổ chức nhận lá cờ Lữ Đoàn 66 của Ukraine. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

    Giáo Sư Phạm Thị Huê, một thành viên ban tổ chức, cho biết Giáo Sư Lê Văn Khoa bỏ rất nhiều công sức để chuẩn bị cho đêm trình diễn này, khiến ông phải vào phòng cấp cứu đến hai lần, và tưởng như ông không thể có mặt vì sức khỏe không tốt. Tuy vậy, cộng đồng có được tin vui là giáo sư có mặt tại chương trình gây quỹ.

    Giáo Sư Lê Văn Khoa cho hay ông và ban tổ chức rất hân hạnh vì đồng hương có mặt đông đảo để giúp đỡ người dân Ukraine như vậy, và nói mục đích của buổi trình diễn là gây quỹ để giúp người Ukraine tiếp tục đấu tranh giành độc lập và tự do.

    Có quý vị có mặt ở đây thì chúng tôi mới có chương trình hôm nay,” ông nói.

    Nhạc sĩ Liudmyla Chychuk trên sân khấu. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

    Ông Nguyễn Nhật Tiến, sống ở Ukraine từ năm 1975, cho biết nhạc sĩ Chychuk dùng âm nhạc để giúp đỡ nhiều người trong chiến tranh, và còn làm thiện nguyện rất nhiều.

    Trước khi trình diễn, bà Chychuk bày tỏ sự lòng biết ơn với cộng đồng Việt Nam vì đã ủng hộ Ukraine, cho họ hy vọng để tiếp tục đấu tranh. Số tiền gây quỹ sẽ được dùng để hỗ trợ nhiều binh sĩ bị thương trên mặt trận và nhiều nạn nhân khác.

    Nga là kẻ xâm lược và là một quốc gia khủng bố“. Xin quý vị tiếp tục ủng hộ Ukraine và sát cánh cùng chúng tôi cho đến khi chiến thắng để tạo ra một thế giới tốt hơn,” bà nói. “Tôi không phải là binh sĩ, nên chỉ dùng âm nhạc làm vũ khí.”

    Cô Tina Châu Lê (trái) và thân mẫu Bùi Quỳnh Hoa trên sân khấu. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

    Bà Chychuk trình diễn vài bản nhạc của cố nhạc sĩ Myroslav Skoryk, và chiếu trên màn hình nhiều hình ảnh ở Ukraine, cho thấy nhiều vẻ đẹp của nhiều thành phố cùng những hình ảnh của đổ nát vì chiến tranh, cho khán thính giả hiểu được nhiều đau khổ của người Ukraine.

    Bà còn trình diễn những bản nhạc dân gian của Ukraine, và chiếu trên màn hình những hình ảnh người Ukraine hạnh phúc khi mặc các trang phục truyền thống. Các bản nhạc dân gian Ukraine vừa có sự oai hùng, vừa có sự vui tươi, và thậm chí còn hài hước rất độc đáo.

    Sau đó là màn trình diễn của cô Tina Châu Lê, thứ nữ của ông Tiến, và mẹ là bà Bùi Quỳnh Hoa.

    Nhạc sĩ Liudmyla Chychuk chơi dương cầm trình bày một bài nhạc dân gian Ukraine. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

    Trước đêm nhạc, cô Tina chia sẻ với nhật báo Người Việt: “Tôi tham dự chương trình này vì muốn ủng hộ một dân tộc nước nhỏ đang anh dũng chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lăng lớn mạnh hơn mình nhiều. Họ có rất nhiều điểm giống dân tộc Việt Nam, cũng yêu chuộng hòa bình và không chấp nhận bị thống trị.

    “Tiếng nói của tôi rất nhỏ bé nhưng hy vọng sẽ có nhiều tiếng nói nhỏ bé cùng góp lại để tạo thành âm vang lớn hơn,” cô nói thêm.

    Giáo Sư Lê Văn Khoa (trái) đóng góp tiền. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

    Cô Tina là người hát quốc ca Ukraine trong giờ khai mạc, và sau đó cùng thân mẫu trình diễn hai nhạc phẩm là “Khói Lửa Chiến Tranh,” dân ca Ukraine, nói về nỗi lòng của những người mẹ và người vợ sợ mất chồng con trong Đệ Nhị Thế Chiến, và “Lòng Mẹ,” một bản dân ca Ukraine, mà nhiều người trước đây cho là nhạc Liên Xô, do bà Quỳnh Hoa hát bằng tiếng Việt và con gái hát bằng tiếng Ukraine.

    Sau đó, cô Lê Đình Y Sa, giám đốc điều hành Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA), giới thiệu bốn nhạc phẩm tiếp theo mà bà Liudmyla Chychuk sẽ trình diễn. Đó là bốn bản nhạc do nhạc sĩ Lê Văn Khoa sáng tác, “The dragonfly,” “Evening breeze,” “A night in Vietnam,” và “Beautiful bamboo.”

    Bốn nhạc phẩm cho thấy sự thân thiết giữa hai nhạc sĩ người Việt Nam và người Ukraine, và thể hiện sự đồng cảm của người dân hai nước đều bị chiến tranh tàn phá.

    Sau các màn trình diễn, ban tổ chức thông báo số tiền gây quỹ được tổng cộng là $17,705, và cám ơn mọi người đến dự đêm trình diễn dương cầm, bày tỏ lòng hảo tâm giúp đỡ Ukraine.

    Ban kiểm tiền bảo trợ đều sao chép hết các chi phiếu, gồm một bản để ban tổ chức giữ và một bản giao cho nhạc sĩ Liudmyla Chychuk. Danh sách tên và địa chỉ khán giả bảo trợ đưa tiền mặt cũng được sao chép thành hai bản, sau đó giao hết chi phiếu và tiền mặt cho bà Chychuk.

    Để quyên góp giúp đỡ nạn nhân chiến tranh Ukraine, xin viết chi phiếu cho: United Help Ukraine, và gởi về địa chỉ: United Help Ukraine Office, 10306 Eaton Pl, Suite 250, Fairfax, VA 22030. Mọi đóng góp đều được khấu trừ thuế.

    Mọi chi tiết xin vào trang web: unitedhelpukraine.org. [đ.d.]

    —–
    Liên lạc tác giả: le.thien@nguoi-viet.com

  • Khánh Lan,  Sinh Hoạt,  Viet-Hải

    Book Preface Nữ Sĩ Dương Hồng Anh & Khánh Lan *** Thi tập thứ 12, tên tựa “Những Gì Để Nhớ” của Nữ sĩ Dương Hồng Anh. Khánh Lan viết giới thiệu.

    Khánh Lan gởi lời cám ơn NV Việt Hải đã dành những mỹ từ thân quý khi kể những kỷ niệm về Khánh Lan.

    Quý anh chị thân mến,

    Với Khánh Lan, ai hướng dẫn cô thường khen cô siêng năng và thông minh. Anh Phạm Hồng Thái đã chỉ dẫn cô về layout sách, graphic design, học nhạc, soạn lyrics… cô học khá nhanh. Tôi chỉ dẫn Khánh Lan về văn biên khảo, văn phê bình tác phẩm thi ca hay văn xuôi, cô năng động, nhanh lẹ lãnh hội. Bố chồng Khánh Lan (nhà thơ Việt Cường) và chú chồng Khánh Lan (nhà thơ Tráng Hạc) qua đời để lại cho cô cả ngàn bài thơ. Hai cụ say mê thi ca một thuở Hà Nội xa xưa 1940s-50s, vào Sài-Gòn thi ca thuở Nghệ thuật Tao Đàn của Đinh Hùng, Nguyễn Đình Toàn. Khánh Lan thừa hưởng máu thi ca gia đình, rồi nay Khánh Lan được nhà thơ vong niên Dương Hồng Anh nhận làm bạn thơ.

    Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian hiện soạn và in tập thơ thứ 12, với tên tựa “Những Gì Để Nhớ” của Nữ sĩ Dương Hồng Anh. Khánh Lan viết giới thiệu và những kỷ niệm với tác giả của thi tập mới.

    Tôi đề nghị Khánh Lan nên nghiên cứu thêm thơ Limestone của người Anh, thơ Nga như Ivan Turgenev, Anna Akhmatova, Alexander Pushkin. Ngoài thơ Pháp, Anh, Việt, nên tìm hiểu thêm về thơ Sijo (Đại Hàn) và Haiku (Nhật Bản).

    Thể thơ Sijo (Hàn Quốc) và Haiku (Nhật Bản) vốn là di sản văn học quí giá trong nền thi ca nói riêng và văn học nói chung của hai nước góp phần tạo nên cốt cách và tâm hồn dân tộc. Nhìn trong mối tương quan về mặt thể loại xét trên cách nhìn bình diện, dưới những ảnh hưởng và tác động của các ỵếu tố khách quan cùng với những vấn đề khác, chúng tôi thấy thể thơ Sijo và Haiku có những nét tương đồng và dị biệt. Khảo sát hai thể thơ trên từ nhiều góc độ chúng tôi cho rằng, giữa chúng có những điểm gần gũi gặp gỡ nhau nhưng chúng có những nét khác biệt.

    Thi ca vốn nằm trong phạm trù Mỹ học. Khái quát khi nhìn chung thì Mỹ học (Aesthetics) ngày nay đã được giới học giả hàn lâm thừa nhận nó là một bộ môn của triết học, và môn học này chú trọng đến vấn đề tìm hiểu cái đẹp và cái xấu, nghiên cứu xem những đặc tính về cái đẹp và cái kém đẹp đó có thực sự hiện hữu trong tác phẩm nghệ thuật như thi ca hay chỉ có trong suy tưởng của cá nhân người thưởng ngoạn.

    Mỹ học cũng có nhiệm vụ nghiên cứu các triết thuyết liên quan đến nghệ thuật, các phê bình có tính cách triết lý của các nghệ phẩm, và thẩm định đặc tính triết học của các hành động nghệ thuật. Các phản ứng tình cảm và tâm lý của con người đối với các yếu tố của nghệ thuật như màu sắc, âm thanh, đường nét, hình tượng, và ngôn ngữ.

    Nhìn lại lịch sử Việt Nam trải dài hơn hai ngàn năm trong đó có hơn một ngàn năm bị lệ thuộc Trung Hoa, và hơn một trăm năm là đất thuộc địa của Pháp, nhiều người sẽ tự hỏi văn học Việt Nam đã phản ứng thế nào đối với những giai đoạn bị làm thuộc địa đó. Một cách chung có thể nói là nền văn học Việt Nam còn nặng tinh thần thuộc địa đối với văn hóa Trung Hoa cũng như văn hóa Pháp dù đã được độc lập với Tàu hơn một ngàn năm và độc lập với Pháp hơn bảy mươi năm. Dùng cái hay của người biến thể Việt hóa ra cái hay của ta. Thơ tự do (Vers libre do người Pháp), thơ Đường (Hoa thi, Tang poems). Haiku hay Sijo thơ cổ ảnh hưởng Hoa thi nét thiền triết thiên nhiên (Taoism hay Daoism)

    Sự thưởng ngoạn thi ca có tính cách mỹ học là kết quả của một sự kết hợp nhuần nhuyễn và phức tạp giữa những thái độ chủ quan và khả năng thẩm định nghệ thuật của người thưởng ngoạn. Sự phản ứng đối với những nghệ phẩm thơ của người thưởng ngoạn được gọi là kinh nghiệm thi ca mỹ học (the aesthetic poetry experience). 

    Tác giả Lưu Nguyễn Từ Thức của sách Tuyển Tập Khảo Luận Văn Học đề nghị nền văn học Việt Nam hãy sớm nhận thức để vượt ra khỏi các lũy tre để nhìn xem thế giới bên ngoài đang tiến bước hướng về phía trước và bỏ xa chúng ta, hãy khai phá các khu rừng thâm u kỳ bí của nền văn học thế giới.  Nếu không mau thức tỉnh hầu sánh vai cùng người để cải tiến và nâng cao các chuẩn mực cho giá trị của mỹ học, thì văn học Việt Nam sẽ khó thoát ra khỏi các vòng rào nhỏ hẹp của các thôn làng, hoặc các bức tường rào của các ghetto văn học.  Tôi đồng ý với Lưu Nguyễn Từ Thức, hãy mở rộng tầm nhìn với cái hay, với nét đẹp của văn chương xứ người.

    Trần Việt Hải, Los Angeles 7/2023

    Dưới đây là lời mở đầu của Nhà Văn Khánh Lan cho tập thơ mới nhất của Nữ Sĩ Dương Hồng Anh, “Những Gì Để Nhớ”. Và Nhà Văn Việt Hải sẽ viết bạt cho sách. Tập thơ Những Gì Để Nhớsẽ ra mắt quý đồng hương năm 2024.

    Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ

    Nhân duyên đối diện kiến tương phùng.

    Hai câu thơ mở đầu cho bài viết này có chữ “Hữu duyên” và “Nhân duyên”, vì sự thể như duyên tiền định, mà định mệnh là do Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian đã tạo cơ hội cho tôi gặp được Nữ Sĩ Dương Hồng Anh, và từ ngày ấy, chúng tôi làm thơ tặng nhau. Những mỹ từ mà một thi nhân cao tuổi hạc vàng vong niên như Nữ Sĩ đã ưu ái dành cho một người bạn thơ tâm giao như tôi, hẳn là “tri ngộ thi ca”. Xin trích một vài bài thơ sau đây:

    THÂN TẶNG CÔ KHÁNH LAN

    Cùng thuyền cùng hội văn chương

    Khánh Lan thùy mị dễ thương tuyệt vời

    Tiếng ca bay bổng lưng trời

    Thơ văn lưu loát cho đời nở hoa

    Suối nguồn thân ái bao la

    Trời quê đất khách chan hòa mến thương

    Nhạc thơ rung động ngàn phương

    Vườn hoa văn nghệ thơm hương tao đàn

    Con đò chở chữ thênh thang

    Chở thơ tôi tặng Khánh Lan ân cần

    Lung linh dưới nắng xuân vàng

    Tình thơ tình bạn chứa chan mộng lòng

    (Dương Hồng Anh, 4/2020)

    CHÚC MỪNG NỮ SĨ KHÁNH LAN

    (Hồng Anh mến gởi Khánh Lan)

    Hạ trắng chiều nay hoa nở rộ

    Đẹp giòng thơ nhạc dưới trời xanh

    Của người bạn quý, thương và mến

    Nhu mì hiền hậu dáng thanh thanh

    Nữ sĩ Khánh Lan thật tuyệt vời

    Giao duyên thơ nhạc hiến dâng đời

    Nhân Văn Nghệ Thuật hồn tao nhã

    Nụ cười xinh xắn nở trên môi

    Tao đàn vẫn hẹn ngày vui mới

    Họp mặt văn chương buổi đẹp trời

    Mừng đón Khánh Lan ra tác phẩm

    Một chiều thơ nhạc nắng hồng tươi…

                    Dương Hồng Anh (9/2021)

    THÁNG CHÍN MÙA THU

    (Tặng bạn tôi, Khánh Lan)

    Đường chiều thơ nhạc một niềm vui

    Tình nghĩa văn chương mãi sáng ngời

    Phone đến mang theo niềm cảm mến

    Nụ cười thân ái nở trên môi

    Như đã quen nhau tự thuở nào

    Văn thơ tình bạn quý làm sao

    Khánh Lan ơi! Nhạc thơ còn đấy

    Hương sắc thời gian vẫn đẹp màu

    Ta vẫn bên nhau để hẹn hò

    Tao đàn nhóm họp đọc văn thơ

    Chúc mừng nữ sĩ ngày ra sách

    Tháng chín mùa thu thỏa ước mơ.

                                 Dương Hồng Anh (9/2021)

    MỘT PHƯƠNG TRỜI MỘNG

    (Hồng Anh mến gởi Khánh Lan & Mạnh Bổng)

    “Mạnh Bổng Khánh Lan viên ngọc quý

    Tài hoa thơ nhạc rất thân thương

    Nhân Văn Nghệ Thuật cùng chung bước

    Hai trái tim vàng mộng một phương.”

                     Dương Hồng Anh (11/2022)

    Đáp lại tình bạn thơ tâm giao, tôi có ý định thảo một bài thơ lục bát lấy ý thơ của Jeannette Le Fèvre, bài thơ Tu es dans mes pensées, gửi tặng lại người bạn thơ vong niên, Hồng Anh. 

    BÀI THƠ CẢM TÁC VỀ NỮ SĨ DƯƠNG HỒNG ANH

    (Khánh Lan kính gửi thi nhân Dương Hồng Anh)

    Thi nhân ở tuổi vong niên

    Hạc vàng thần tượng giỏi miền thi ca

    Thơ văn mắc nối hai ta

    Tâm đầu ý hợp vẫn là văn chương

    Tình bạn chất chứa tình thương

    Sáng ngời tinh tú bốn phương tuyệt vời

    Thi ca tâm đắc cho đời

    Ân sâu châu báu bao lời khuyên lơn.

    Tâm tình tri kỷ chịu ơn

    Khánh Lan kính gởi thi Anh Dương Hồng

    Khánh Lan (7/2023)

    DUYÊN TIỀN ĐỊNH

    Nữ Sĩ Dương Hồng Anh & Khánh Lan

    (Theo lời yêu cầu của NS Dương Hồng Anh tôi sẽ dùng chữ thay cho chữ Nữ Sĩ trong bài viết này.  Nhưng để tỏ lòng kính quý tôi xin được phép dùng chữ C hoa chữ”).

    Thấm thoát thế mà đã 5 năm (2019-2023) trôi qua kể từ ngày tôi gặp Nữ Sĩ Dương Hồng Anh, có lẽ chỉ độ chưa tròn một năm sau ngày tôi gia nhập Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian. Có thể nói đây là “Duyên kỳ ngộ” cho tôi gặp được Nữ Sĩ, bởi “” cũng mới gia nhập hội sau tôi vài tháng. Hôm ấy là ngày 26 tháng 10 năm 2019, và là ngày tưởng niệm của ông Kiến Trúc Sư (KTS) Nguyễn Tường Quý, một hậu duệ trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn (TLVĐ). KTS Nguyễn Tường Quý là cháu gọi bằng chú của 3 nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, và là anh của Nhà Văn (NV) Ngọc Cường.

    Ngày ấy, tôi thay mặt NV Việt Hải và Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian (NVNT & TTG) để chia sẻ những kỷ niệm của tôi với KTS Nguyễn Tường Quý trong buổi ra mắt tác phẩm “Hệ Lụy” của em trai ông, NV Ngọc Cường, tại tòa soạn nhật báo Người Việt, năm 2016. Tôi vẫn nhớ là ngay sau khi buổi lễ tưởng niệm chấm dứt, NV Việt Hải giới thiệu tôi với NS Dương Hồng Anh, một nhà thơ với dáng dấp nhỏ bé, mái tóc bạc trắng, khuôn mặt nhân hậu. Trước mắt tôi, một Dương Hồng Anh với nụ cười luôn nở trên môi khiến cho người đối diện cảm thấy dễ gần với Cô. Nhưng vì mới gặp Cô lần đầu, tôi hơi e dè và cân nhắc lời nói trong lúc thưa chuyện cùng Cô. Thật là trái với những suy nghĩ và sự dè dặt không cần thiết của tôi, Cô đã cầm lấy tay tôi, ánh mắt trìu mến, giọng nói dịu dàng, Cô ân cần ngỏ lời thăn hỏi trước khiến tôi cảm thấy gần gũi và quý Cô ngay.  

    Từ ngày ấy đến nay, hai cô cháu chúng tôi liên lạc thường xuyên để trao đổi văn thơ, để chia sẻ vui buồn và để cùng cất tiếng cười vui bên nhau và với nhau. Thế rồi, một tình bạn thơ tâm giao đã nảy sinh giữa hai thế hệ cách nhau gần 30 năm, nhưng cái lạ là cả hai chúng tôi đều chẳng tìm thấy một khoảng cách nào giữa chúng tôi. Cô Hồng Anh đã ngoài 90, nhưng trí óc rất minh mẫn, hồn thơ trong sáng, ý thơ lai láng và vẫn sáng tác hầu như mỗi ngày. Còn tôi, mới chập chững bước vào lãnh vực thơ phú nên tôi vẫn hay hỏi ý kiến của Cô luôn, nhờ Cô sửa lại vần thơ cho gọn, ý thơ cho ngọt…

    Viết đến đây tôi chợt nhớ đến François Charles Mauriac (1885-1970), ông là một tiểu thuyết gia, triết gia, nhà viết kịch, nhà phê bình, nhà thơ và nhà báo. Là thành viên của Académie française từ năm 1933, ông đoạt giải Nobel Văn học năm 1952 và đã được trao tặng Grand Cross of the Légion d’honneur vào năm 1958. Nói về tình bạn, François Mauriac nhận định:

    “Không tình yêu nào, không tình bạn nào đi qua con đường định mệnh

    của chúng ta mà không để lại trên ấy mãi mãi những dấu ấn.”

    NV Pháp Francois Mauriac cho là trong tình bạn mà chúng ta có những dấu ấn, những tâm đắc, sẽ nhớ nhau mãi mãi bởi đó là do “duyên tiền định”.

    Cuộc đời có gặp bạn hiền

    Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời.

    Ngoài những buổi “mạn đàm thơ văn”, Cô kể cho tôi nghe về thời son trẻ của Cô, về bài thơ đầu tiên ở tuồi 13, về gia phong và cuộc sống “khuôn phép” khi Cô còn sống dưới mái gia đình cho đến khi theo chồng vào Nam, từ giã niềm vui riêng (làm thơ) để chu toàn bổn phận “làm vợ và làm mẹ”. Từ Cô, tôi đã học được bao điều quý giá, học cung cách thưa gởi, kính trên nhường dưới trọng người già, nhất là sự khiêm nhường, cung kính và hòa nhã của “quy luật trọng cổ”. “Khổ nỗi tôi vốn trọng cổ ”… Đó là câu nói mà Cô hay dùng để giải thích cung cách nho nhã khi Cô gọi tôi “Vâng, thưa Cô Khánh Lan”, để từ dạo đó tôi cũng đáp lễ với “Vâng, thưa Cô Hồng Anh” thay vì “Cô Hồng Anh ơi” mà tôi vẫn quen dùng cho có vẻ thân mật.

    Trong thi ca, có những nhà thơ (NT) mà tôi tôn làm thần tượng với lòng kính phục, trong đó có TS Cung Trầm Tưởng, NS Dương Hồng Anh, NS Minh Đức Hoài Trinh, TS Nguyên Sa, NV Việt Hải và TS Việt Cường (Bố chồng tôi). Có những vị tôi đã gặp và thụ huấn nơi họ những kiến thức quý giá qua sự hướng dẫn và khích lệ như với TS Cung Trầm Tưởng, ông đã khuyến khích tôi nên tìm hiểu và viết về Siêu hình học (Meta Physics) và triết học Hiện Sinh (Existentialism). Trong khi NS Minh Đức Hoài Trinh thì khuyên tôi nên nghiên cứu về Hán tự, Phong Thủy. Còn NV Việt Hải hướng dẫn tôi về văn hóa phương Tây cũng như nghiên cứu về Trống Đồng, Tam Giáo, thi ca và âm nhạc, v.v…

    Riêng TS Việt Cường và NS Dương Hồng Anh, là hai vị đã ưu ái dành cho tôi một vị trí đặc biệt trong cuộc sống của họ như tôi  đã vô cùng kính trọng và yêu quý họ. Làm thơ từ khi ông mới lên 10, “Bố Việt Cường” đã dạy cho tôi thế nào là vần thơ hay và tìm đâu ra ý thơ tuyệt mỹ. Còn “Cô Hồng Anh” thì hướng dẫn tôi về các thể thơ khác nhau trong lãnh vực thi ca. Cô luôn dành cho tôi những cảm tình đặc biệt, Cô thường hay nói với tôi: “Cô Khánh Lan ạ, chẳng lúc nào đặt bút xuống trang giấy mà tôi không nghĩ đến cô, bởi tôi rất quý cô. Đã có biết bao bài thơ tôi viết tặng cô, cho cô, về cô hay nhắc đến tên cô… Có những lúc tôi tránh viết xuống hai chữ “Khánh Lan” trong thơ của tôi, vì tôi sợ sự phê phán của mọi người…”.

                Nhưng chẳng riêng gì làm thơ cho tôi, Cô đã làm thơ cho tất cả mọi người trong trong Liên Nhóm NVNT & TTG ở những dịp Giáng Sinh, Tân Niên, Ra Mắt Sách (RMS), Sinh Nhật, v.v… Trong bài viết này, tôi chỉ xin đề cập đến một vài bài thơ điển hình mà Cô đã sáng tác riêng tặng các thành viên trong nhóm mà tôi nhớ.

                Mừng sinh nhật thứ 70 của NV Việt Hải, NS Dương Hồng Anh đã sáng tác bài thơ:

    KÍNH MỪNG SINH NHẬT NHÀ VĂN TRẦN VIỆT HẢI

    Ca-li gió dịu mây hiền

    Đón mừng sinh nhật cánh chim đầu đàn

    Mừng anh Việt Hải Nhà Văn

    Say mê văn học lo gần lo xa

    Từ trong tim óc tài hoa

    Nhân Văn Nghệ Thuật chan hòa niềm vui

    Đàn ca múa hát tuyệt vời

    Thời gian đẹp mãi nụ cười mến thương

    Tao đàn quẩy gánh văn chương

    Nhạc thơ bừng sáng muôn phương đất trời

    Mừng anh Hạnh phúc vui tươi

    70 sinh nhật yêu đời hơn xưa.

    (Dương Hồng Anh, 7/2023)

    Cô sáng tác bài thơ Bạn Bè Của Tôi. Bài thơ đã được CNS Lâm Dung phổ Nhạc và trở thành NVNT & TTG hành khúc.

    BẠN BÈ CỦA TÔI

    Trời đẹp lắm, Ca li trời đẹp lắm

    Nắng vàng bay phơ phất cánh hoa tươi

    Bạn bè tôi, những nghệ sĩ yêu đời

    Gặp gỡ nhau chuyện trò thân mật quá

    Vì chúng ta không bao giờ xa lạ

    Những vần thơ ý nhạc kết nên duyên

    Đời có gì hơn được gặp bạn hiền

    Trên đất khách quê người tình tri kỷ

    Cùng vun sới mảnh vườn đầy thi vị

    Một vườn hoa văn nghệ đẹp như tranh

    Nắm tay nhau ca hát dười trời xanh

    Nhạc thơ đã sẵn sàng cùng cất bước

    Bạn bè của tôi chung lời nguyện ước

    Đem tâm tình chia sẻ tiếng thời gian

    Tình nghĩa văn chương tha thiết muôn vàn

    Là tiếng hát của cung đàn réo rắt

    Là nguồn thơ sáng ngời trên ánh mắt

    Các bạn ơi! thơ nhạc vẫn tràn đầy

    Khung trời xanh nắng tỏa mộng hồn say…

    (Dương Hồng Anh, 7/2020)

                Tháng 06 ngày 25, 2023 là ngày RMS ba tác phẩm: TLVD Hậu Duệ & Thân Hữu do Liên Nhóm NVNT & TTG thực hiện, và 2 tác phẩm của tôi là Tam Giáo Đồng Nguyên, Phân Tâm Học & Đời Sống. Cô đã viết tặng chúng tôi bài thơ:

    THÊM MỘT NIỀM VUI

    Thêm một niềm vui đến nữa rồi

    Đường chiều thơ nhạc níu hồn tôi

    Thành Cam hoa lá bừng hương sắc

    Đón khách văn chương một bến đời.

    Nghe khúc ca rung dưới nắng chiều

    Âm thanh trầm bổng ngát thương yêu

    Tơ lòng trải nhẹ như hơi thở

    Lấp lánh đèn hoa ôi diễm kiều

    Ngày ra mắt sách tưng bừng quá

    Rộn rã vui tươi đẹp suối hồn

    Quanh hội trường – sách đi lững thững

    Trong vòng tay độc giả thân thương

    Những ngày ra sách những ngày vui

    Bạn bè cùng chia ngọt, sẻ bùi

    Nhìn phía trước, thênh thang ta bước

    Mầu trời xanh hy vọng – nắng hồng tươi

    (Dương Hồng Anh, 6/ 2023)

                Trong bữa tiệc mừng sinh nhật của GS Dương Ngọc Sum, Cô đã sáng tác bài thơ:

    KÍNH MỪNG SINH NHẬT THÀY SUM

    Kính mừng sinh nhật Thày Sum

    Nhà văn nhà giáo họ Dương song toàn

    Tám tám tuổi hạc trời ban

    Vẫn còn minh mẫn luận bàn văn chương

    Cộng đồng bè bạn mến thương

    Môn sinh lui tới đón mừng tôn vinh

    Văn chương chung một hành trình

    Những chiều thơ nhạc ấm tình quê hương

    Mấy vần lục bát kính mừng

    Chúc Thày mạnh khỏe thọ trường an khang

    Vườn hoa văn nghệ thênh thang

    Thêm bông hồng thắm, một làn hương bay.

    (Dương Hồng Anh, 7/2020)

                Và để tỏ lòng mến phục NV, NT, GS Quyên Di, Cô đã sáng tác bài thơ:

    CHÚC MỪNG NHÀ THƠ QUYÊN DI

    Tài đức như ông được mấy người

    Khiêm nhường lịch sự rất vui tươi

    Nhà giáo, nhà văn, thi, nhạc sĩ

    Giúp đỡ cộng đồng khắp mọi nơi

    Cùng với phu nhân lo gánh vác

    Dìu dắt mầm non giữ cội nguồn

    Yêu tiếng Việt, lưu trang sử Việt

    Quê người đất khách ấm lòng son.

    (Dương Hồng Anh, 12/2022)

    Tối qua, tháng 07 ngày 11, 2023 tôi nhận được điện thoại của NS Dương Hồng Anh bàn về một bài viết của tôi với tựa đề: Bách Niên Kỷ Của Một Nhà Văn, GS NV Doãn Quốc Sỹ, đăng trong tuyển tập TLVD Hậu Duệ & Thân Hữu, tập 2. Cô nhắc đến câu thơ mà GS Phạm Thị Huê dùng để kết thúc phần nói chuyện của bà. Đó là câu thơ của Đại Văn Hào Nguyễn Du:

    “Trời còn để có hôm nay….

    GS Huê nói tiếp:

    Câu thơ tiếp theo tôi xin để trống để mọi người tự điền vào.”

    Sau khi nghe Giáo Sư Tiến Sĩ Phạm Thị Huê đọc câu thơ của thi hào Thanh Hiên Tố Như tôi đã liên tưởng:

    “Trời còn để có hôm nay,

    Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời.

    Hoa tàn mà lại thêm tươi,

    Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa.”

    (Truyện Kiều, Nguyễn Du)

    Ngẫm nghĩ về câu “Trời còn để có hôm nay”,… Trời ở đây có nghĩa như không gian (sky, le ciel) hay khung trời cho chúng ta hôm nay được gặp lại nhau, nhìn nhau, và người đối diện vẫn mạnh khoẻ để chuyện trò, hàn huyên  với nhau. Sau bao năm vật đổi sao dời, “Hoa tàn mà lại thêm tươi, Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa.”… và rồi không gian, thời gian đã chuyển hóa để chúng ta quán được, ngộ được, và nhận chân ra rằng “Trời còn để có hôm nay“, vì nay chúng ta đã không có gì mất cả, mà ngược lại, hoa cũ vẫn còn tươi, trăng cũ còn sáng hơn xưa.

    Sau khi đọc đoạn văn này, NS Dương Hồng Anh đã họa tiếp theo 3 câu thơ như sau:

    ĐẸP GIÒNG THỜI GIAN

    Trời còn để có hôm nay

    Cho thơ cất cánh hồn say ngàn trùng

    Hoàng hôn ươm sợi nắng hồng

    Tình thơ nghĩa bạn đẹp giòng thời gian

    (Dương Hồng Anh, 7/2023)

                Ngẫm về câu thơ trên thì quả thật đầy ý nghĩa. Đúng vậy, “Trời còn để có hôm nay” để chúng ta còn gặp nhau, để cùng nhau trao thơ chuyển nhạc. “Hoàng hôn ươm sợi nắng hồng. Tình thơ nghĩa bạn đẹp giòng thời gian.” Hai câu thơ này có nghĩa là bạn bè cùng ngắm cảnh hoàng hôn nắng ấm, và khi ý thơ còn nồng, tình bạn còn tươi, còn bền, còn bao la theo giòng thời gian, tựa như thuở ban đầu mới gặp.

                Còn TS Tha Nhân, ông đã tiếp lời GS Phạm Thị Huê và NS Dương Hồng Anh qua hai đoạn bài thơ sau đây:

    Trời còn để có hôm nay

    Câu thơ nét nhạc cùng say bến tình

    Chiều tàn trăng vội lung linh

    Văn chương duyên thắm đẹp xinh với người

    Hay:

    Trời còn để có hôm nay

    Chim Hồng lạc xứ đẹp ngày bên nhau

    Lời thơ ý nhạc tô màu

    Thắm duyên văn nghệ đẹp câu ân tình.

    (Tha Nhân, 7/2923)

                Trong thi ca, danh ngôn, ca dao, v.v… đã có nhiều người nói, viết về tình bạn, đặc biệt là tình bạn trong thi ca, khi các bạn thơ đã hợp ý nhau thì tình bạn ấy trở nên gắn bó và bền chắc.

    Bạn bè là nghĩa tương tri,

    Sao cho sau trước là thì mới nên.

    Một câu ca dao khác về duyên bạn tiền định như sau:

    Tâm đắc tri kỷ tâm giao

    Cùng chung chí hướng cùng nhau kết tình.

    Nhà hiền triết học giả Alcuin thuở xa xưa cho cảm nghĩ về tình bạn tri kỷ:

    Tình bạn là sự đồng điệu về tâm hồn

    (L’amitié est la similitude des âmes).

    (Savant Alcuin, 735-804)

    Tôi xin dùng câu nói của nhà văn, nhà triết học, bác sĩ Albert Schweitzer (khôi nguyên Nobel 1953) để cảm ơn hạc vàng vong niên Nữ Sĩ Dương Hồng Anh. Suốt cuộc đời của Albert Schweitzer, đã đóng góp những công ích về văn hóa cho nhân loại. Là một nhân vật đa năng, ông tham gia vào âm nhạc, khoa học, thần học. ông là kho tàng dữ liệu đầy đủ các sự kiện thú vị. Câu chân ngôn dưới đây của Schweitzer mà tôi trích dẫn từ cuốn sách “Schweitzer bài học và cách ngôn” thật là thích hợp với tình bạn văn thơ của chúng tôi và tôi xin mượn để trao đến Nữ Sĩ Dương Hồng Ạnh.

    “Hãy cố gắng gieo những hạt giống của tâm hồn bạn,

    vào những người đi cùng bạn trên đường đời,

    hãy chấp nhận những điều quý giá mà họ dành tặng lại cho bạn.

    Khánh Lan

    California July 14, 2023

  • Khánh Lan,  Phan Đình Minh,  Sinh Hoạt

    RA MẮT 3 TÁC PHẨM: TỰ LỰC VĂN ĐOÀN, HẬU DUỆ & THÂN HỮU, PHÂN TÂM HỌC & ĐỜI SỐNG, TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN

    Hồi ký của Khánh Lan

    Chủ Nhật, ngày 25 tháng 06, 2023

    …. Hè đã đến và nắng đã lên cao như chào đón một ngày mới, ngày mà tôi đã chuẩn bị và chờ đợi gần một năm nay. Phải, đó là ngày Ra Mắt Sách (RMS) của 3 tác phẩm do Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian (NVNT & TTG) thực hiện, trong đó có quyển Tam Giáo Đồng Nguyên, một tác phẩm mà tôi đã say mê và dày công nghiên cứu. Say mê bởi càng đọc tôi lại càng muốn đọc, tìm hiểu và nghiên cứu thêm về 3 luồng tư tưởng đã để lại nhiều ảnh hưởng cho dân tộc Việt Nam vốn trọng “Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”.

    Cũng trong dịp RMS này, Nữ Sĩ (NS) Dương Hồng Anh đã gởi tặng Khánh Lan, Từ Dung và Ngọc Cường một bài thơ nhân ngày RMS của ba chúng tôi. NS Dương Hồng Anh là một nhà thơ cao niên tài hoa mà tôi rất kính yêu, chẳng phải vì bà đã dành cho tôi nhiều ưu ái mà bởi chính tâm hồn cao thượng, nhân hậu và khiêm nhường tiềm ẩn trong trái tim của Bà. Dưới đây là nguyên văn bài thơ của NS Dương Hồng Anh.

    Bài thơ của Nữ Sĩ Dương Hồng Anh gởi tặng

    Ba Nhà Văn: Ngọc Cường, Khánh Lan, Việt Hải

    Đúng 11 giờ sáng, chúng tôi đã có mặt tại NT STUDIO để chuẩn bị cho buổi RMS của 3 tác phẩm. Tuy chuẩn bị mọi thứ, rất kỹ từ hơn một tuần trước, thế mà vẫn quên một vài thứ lặt vặt như napkins, bảng giá cả sách, v.v… Nhưng cô chủ Vương Trang đã mau mắn giúp một tay hoàn tất những thiếu sót ấy.

    Vừa bước vào bên trong của khánh  phòng (NT Studio), NS Duy Nhật và Vương Trang đã cho tôi một ngạc nhiên bất ngờ. Trước mặt tôi, bàn ghế đã được hai anh chị bày biện thật đẹp, theo hàng lối, thứ tự như thể anh chị đã đọc được những suy nghĩ từ trong tâm trí của tôi. (là phải xắp xếp chỗ ngồi cho quan khánh như thế nào để tỏ lòng kính trọng đối với các vị trưởng thượng, quý Giáo Sư và Văn Thi Sĩ, cũng như để tỏ lòng ưu ái đến quý quan khách). Nên, thú thật là trong vài phút đầu, tôi đã không nói nên lời và nén cơn xúc động trước cung cách cư sử quá tốt đẹp mà chủ nhân đã dành cho tôi. Với tôi, Duy Nhật và Vương Trang lúc nào chu đáo và tuyệt vời, tôi thầm cám ơn hai người bạn văn nghệ lúc nào cũng hết lòng với tôi.

    Nhà Văn Kiều My, Vy Hương (chị em song sinh với tôi), Đức Hạnh và Tuyết Nga (hai người bạn thân của tôi hơn 30 năm nay), cũng đã đến cùng giờ với tôi và Mạnh Bổng. Thế là, chúng tôi bắt tay vào công việc ngay, nào là sửa soạn giải khát, bánh ngọt, xếp sách lên bàn, v.v…Vương Trang cũng giúp một tay và Duy Nhật thì chạy ngược chạy xuôi điều chỉnh âm thanh và ánh sáng của sân khấu, v.v…

    Nhà Văn Khánh Lan

    … Kính thưa quý độc giả, … làm sao tôi có thể viết vào đây, trên trang giấy này, cho hết nỗi vui mừng khi nhận thấy đồng hồ chưa điểm 12:30 chiều, thế mà quan khách đã đến khá đông. Những quyển sách được liên tục chuyển đến tay tôi từ các quan khách và bạn hữu, chữ ký của tôi càng lúc càng trở nên xiêu vẹo, ngả nghiêng vì xúc động trước những tấm lòng yêu mến của các độc giả ưu ái dành cho tôi và nhóm Hậu Duệ Tự Lực Văn Đoàn… 

    Nhà Văn Ngọc Cường và phu nhân, Bích Điệp

    NV Phạm Quốc Bảo đến rất sớm, ông đi đi lại lại, nhìn quanh có ý tìm xem NV Ngọc Cường đang ở đâu? Vài phút sau, tôi nhận thấy có một số bạn bè của NV Ngọc Cường cũng đã đến với quyển sách TLVĐ, Hậu Duệ và Thân Hữu trên tay, họ đứng vòng quanh NV Ngọc Cường, sẵn sàng chờ đến phiên mình và kiên nhẫn chờ NV Ngọc Cường ký tên vào tác phẩm.

    Sự có mặt của chị Ngọc Châu, Thanh Châu, Kim Hương, Ánh Tuyết, Hạ Lan thật quý hóa, mỗi người một tay, giúp tiếp tân, mời quan khách vào ghế ngồi và làm các việc lặt vặt khác. Ôi! Những người bạn thân yêu đã đến với tôi, với tất cả tấm lòng. Tôi xin luôn ghi nhớ.

    MỘT PHÁI ĐOÀN BÁN SÁCH HÙNG HẬU

              Các cô bán sách là những người bạn đã luôn cùng tôi sát cánh trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong đó có những người bạn đồng nghiệp đã cùng tôi gắn bó hơn 30 năm qua cho đến những người bạn tôi chỉ mới quen hơn một năm thôi.

    Từ trái sang phải: Kim Hương, Ngọc Châu, Thanh Châu, Tuyết Nga, Đức Hạnh, Vy Hương

    Có thêm NV Ngọc Cường và phu nhân Bích Điệp và một người bạn của NV

    Việt Hải, Khánh Lan, Đức Hạnh, Vy Hương, Bích Điệp

    Đây là lần thứ hai tôi RMS, nhưng những cảm xúc trong tâm hồn tôi lại hoàn toàn khác hẳn với lần RMS trước cách đây hai năm. Lần này, tôi cảm thấy hồi hộp và lo lắng, bởi hôm nay có rất nhiều tổ chức của các hội đoàn khác trong cộng đồng. Nhưng lạ thay và kỳ diệu thay, khi đồng hồ vừa điểm 12 giờ trưa, quan khách đã lần lượn đến chung vui và ủng hộ mua sách. Vy Hương, Đức Hạnh, Tuyết Nga bán sách không ngừng tay, còn tôi: “ngồi ký sách liên tục”. Thế là, bao nhiêu sự lo lắng, lo âu trong tôi đều tan biến để nhường chỗ cho một niềm hân hoan vô biên trong tâm hồn tôi.

    GIA ĐÌNH TÔI

              Gia đình tôi, những người gần nhất và thân yêu nhất của tôi đã đến từ thành phố Los Angeles, con gái Thiên Kim và con rể Stephen Chong. Hai tuần trước, cháu Thiên Kim đã vấp té và bị gẫy ngón chân út, nên chân phải băng bột và đi nạng, nhưng hai vợ chồng cháu vẫn có mặt trong buổi RMS của tôi.

    Thiên Kim & Stephen

    Mạnh Bổng & Khánh Lan

    Em gái song sinh Vy Hương, Stephen, Thiên Kim, Khánh Lan

    CẢNH CŨ NGƯỜI XƯA NAY CÒN ĐÂU?

    Niềm vui không trọn vẹn bởi nỗi buồn dồn dập kéo đến trong tâm hồn tôi, hình ảnh Nhà thơ Việt Cường đột ngột trở về trong ký ức, làm mắt tôi mờ lệ. Phải chăng, kỷ niệm của hai năm trước, cũng trong ngày RMS lần đầu 4 tác phẩm của tôi được tổ chức tại NT Studio, ngày 19 tháng 09, 2021 đã có sự hiện diện của Nhà Thơ Việt Cường Lưu Tấn Lâm, Bố chồng tôi. Nay ông đã khuất bóng hơn một năm (mất ngày 26 tháng Giêng năm 2022) khiến lòng tôi chùng xuống.

    Từ trái sang phải: Mabel Chong, Stephen & Thiên Kim, Mạnh Bổng & Khánh Lan và Vy Hương. Ngồi giữa là NT Việt Cường Lưu Tấn Lâm

    KHÁCH THAM DỰ

    NV Phạm Quốc Bảo là vị khách đầu tiên, ông đến từ 12 giờ trưa, rồi đến NV Dương Viết Điền và GS Trần Huy Bích, GS Dương Ngọc Sum. GS Trần Huy Bích và NV Dương Viết Điền là hai vị trong số các Giáo sư và Nhà Văn luôn luôn nâng đỡ, ủng hộ các tài năng mới trong lãnh vực văn học.

    Giáo Sư Trần Huy Bích và Nhà Văn Dương Viết Điền

    Đức Hạnh, “My best friend”

    Chị Ngọc Châu, “người chị du lịch yêu quý”

    Chị Kim Ngân “Giám đốc Viện Việt Học”

    Giáo Sư Phạm Thị Huê, “GS cố vấn Hội Giáo Chức & Hùng Sử Việt”

    BẠN BÈ CỦA TÔI

              Bạn bè của tôi, những người bạn thân tình hay trong những chuyến du lịch, ca vũ, họp mặt, v.v… mà tôi đã gặp và quen biết trên những nẻo đường tôi đã đi qua, trong suốt bao năm (1987-2023). Những người bạn luôn luôn đứng bên tôi, hỗ trợ, giúp một cánh tay trong “giấc mơ văn học” của tôi được thành đạt và hoàn hảo.

    Thanh Châu, Khánh Lan, Tuyết Nga, Ngọc Châu, Đức Hạnh

    Người bạn đồng môn, đồng nghiệp: Kim Thoa

    Kim Thoa và tôi gặp và quen với nhau hơn 30 năm, khi ấy chúng tôi cùng làm cho cơ quan giúp đỡ người già và khuyết tật của quận Cam (In-Home Supportive Services of  Orange County) rồi tới Trung Tâm Cố Vấn Tâm Lý và sau cùng là Cơ Quan Bảo Vệ Trẻ Em (Child Protective Services). Sau đó chúng tôi cùng nghỉ hưu và thỉnh thoảng mới gặp nhau, nhưng vẫn giữ liên lạc. Kim Thoa trở lại làm việc sau khi nghỉ hưu tại trung tâm cố vấn tâm lý Project Focus và hiện là Clinical Director cho cơ quan ấy, còn tôi thì bỏ nghề hơn 5 năm nay và trở thành…hihihi…”Nhà Văn”…

    Ánh Tuyết & Bá Thu trong nhóm vũ Mây Thu và Phù Sa

    Trước khi bước vào lãnh vực văn học, tôi rất đam mê ngành vũ nghệ thuật. 15 năm trước, tôi và một người bạn Băng Tâm thành lập nhóm vũ “Phù Sa”, Ánh Tuyết và anh Bá Thu là những vũ công trong nhóm. Sau 10 năm, khi Phù Sa tan rã, tôi gia nhập nhóm vũ “Mây Thu” của Ánh Tuyết trước khi gia nhập Liên Nhóm NVNT và thành lập nhóm vũ “Tiếng Thời Gian”.

    Nhóm vũ Phù Sa với: Thanh Châu, Ánh Tuyết, Tuyết Nhung, Khánh Lan

    Mạnh Bổng, Anh Khoa, Băng Tâm, Cữu Nguyên, Khánh Lan, Thanh Châu, Ngọc Lan (ngồi quay lưng)

    Mỹ Ngọc, Khánh Lan, Bá Thu, Ánh Tuyết, Kim Anh với nhóm vũ “Mây Thu”

    Nhóm vũ “Tiếng Thời Gian”

    Người bạn Kinh Thương Minh Đức, Kỹ Sư xây dựng Nguyễn Văn Viễn, Thi Sĩ Tha Nhân và Khoa Học Gia Lâm Quốc Dân

    Khánh Lan, Đức Hạnh, Kim Hương, Bích Điệp, Ngọc Hà

    Những người bạn văn nghệ: Mộng Thủy, Hồng Quyên, Hạ Lan

    Trở lại buổi RMS, các anh chị trong nhóm truyền thông báo chí là những người đến sớm nhất. Trước hết là Phóng Viên Phạm Khanh và chuyên viên kỹ thuật Phạm Phú Nhân của Đài Little Saigon TV. Chính sự tiên phong hiện diện ấy đã đưa đến cho hai anh nhiều thời gian để phỏng vấn Khánh Lan về hai tác phẩm Tam Giáo Đồng NguyênPhân Tâm Học & Đời Sống. Cám ơn Phóng Viên Phạm Khanh và chuyên viên kỹ thuật Phạm Phú Nhân của Đài Little Saigon TV.

    Phóng Viên Phạm Khanh và anh Phạm Phú Nhân thuộc ban kỹ thuật của Đài Little Saigon TV

    Phóng viên Phạm Khanh đã đặt những câu hỏi về chương trình của ngày RMS và hai tác phẩm của NV Khánh Lan và chương trình văn nghệ với những bài hát hướng về quê hương Hà Nội trước năm 1954, khi hàng triệu đồng bào từ miền Bắc đã rời bỏ nơi “chôn nhau cắt rốn” để di cư và lập nghiệp tại miền Nam Việt Nam. Khi Phóng Viên Phạm Khanh đặt câu hỏi về nội dung và động lực nào mà NV Khánh Lan cho ra đời hai tác phẩm Tam Giáo Đồng Nguyên (TGĐN) và Phân Tâm Học & Đời Sống (PTH & ĐS)?

     Khánh Lan đáp: “Đây là hai tác phẩm mà Khánh Lan rất thích, Lan đã dùng hết tất cả thời gian và nhiệt huyết để đầu tư vào. PTH & ĐS là quyển sách mà Lan thích nhất bởi đó là môn học chính của Lan đã học và ra trường với ngành đó. Đây là một phương pháp phân tích nội tâm, phân tích tâm lý con người, bởi trong cuộc sống, có những khúc mắc xảy ra hàng ngày trong đời sống của chúng ta, những khúc mắc ấy đã tích lũy và bị dồn ép vào một nơi gọi là cõi “vô thức”. Những khúc mắc ấy không có cơ hội hay không thể bộc lộ ra ngoài (fan-out) một cách dễ dàng. Một khi chúng không thể bộc lộ ra được và một khi chúng bị ấn nén vào một nơi không có lối thoát, thì áp lực ấy trở nên quá nhiều; chúng tạo ra sự căng thẳng và chúng ta trở nên cáu kỉnh, háo chiến hay ngược lại là trầm cảm. Phương pháp nghiên cứu tâm lý hay cố vấn tâm lý giúp giải tỏa những ưu phiền ấy mà lại không gieo ảnh hưởng hay tổn thương đến sức khỏe.”

    Còn TGĐN, đó là 3 tôn giáo nổi tiếng và được nhiều người biết đến trên thế giới, đó là Nho Giáo, Lão Giáo và Phật Giáo. Đây là quyển sách tóm lược chi tiết của 3 tôn giáo trên và giải thích lý do tại sao khi du nhập vào Việt Nam lại được người dân Việt ủng hộ rất nhiệt tình. Phải chăng bởi vì dân Việt Nam vốn trọng và đề cao “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”.

    “Đây cũng là cuốn sách mà Lan đã dùng rất nhiều thời gian để sưu tầm và nghiên cứu.” NV Khánh Lan nói.

    Khi được hỏi là NV Khánh Lan đã có kinh nghiệm gì trong quá khứ khi viết về tôn giáo, Khánh Lan cười và trả lời: “Thú thật, Lan là người theo đạo Công Giáo, nhưng lại muốn nghiên cứu, tìm hiểu về những tôn giáo khác, bởi tôn giáo nào cũng dạy ta “làm điều lành, tránh điều ác” và phải thương yêu nhau. Thật ra, khi còn nhỏ, Lan không thích cho lắm, nhưng khi càng lớn tuổi thì lại muốn tìm hiểu về chân lý của mỗi đạo giáo, để mình rút tỉa ra những điều tốt, nên biết và nên học những cái hay của tôn giáo đó. Đó là lý do tại sao?”

    Phóng viên Phạm Khanh phỏng vấn NV Khánh Lan về hai tác phẩm

    TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN và PHÂN TÂM HỌC & ĐỜI SỐNG

    Phóng viên Phạm Khanh: Tôi quen biết với anh đã khá lâu qua sự giới thiệu của ông John Tạ, giám đốc công ty dược thảo Princess Lifestyle. Trước ngày RMS, anh Phạm Khanh đã giúp chúng tôi quảng cáo 3 tác phẩm này trên đài Little Saigon TV, băng tầng 56.10. Cám ơn ông Giám Đốc John Tạ và Phóng viên Phạm Khanh cũng như anh chuyên viên kỹ thuật Phạm Phú Nhân.

    Quảng Cáo ngày RMS của 3 tác phẩm trên đài Little Saigon TV, 56.10 với Phóng Viên Phạm Khanh, NV Ngọc Cường và NV Khánh Lan

    Nhiếp Ảnh Gia (NAG) Nguyễn Minh Thiều, Paul Phú LeVan, Tâm An Media cũng có mặt rất sớm trước giờ khai mạc. Tiếc rằng vì qúa bận rộn, chúng tôi chẳng có một tấm hình nào chụp chung trong ngày RMS. Cả 3 vị luôn chụp và thâu video cho tôi những tấm hình đẹp và video tuyệt diệu.

    Chị Tâm An Media, thành viên trong “Mạng Lưới Nhân Quyền”  luôn sẵn sàng thâu cho chúng tôi những video đẹp.

    Và sau cùng là đài phát thanh VOA (Voice of America), cô phóng viên trẻ đã đến trễ khi buỗi RMS gần bế mạc (4:00 giờ chiều) vì bận phải đi phỏng vấn buổi họp mặt của Liên trường tại Mile Square Park. Cô phỏng vấn Khánh Lan về 2 tác phẩm Tam Giáo Đồng Nguyên và Phân Tâm Học. Đồng thời cô cũng hỏi về động lực nào đã thúc đẩy tác giả bước vào lãnh vực văn học và viết những quyển sách này cũng như nội dung của hai tác phẩm. Với tác giả Khánh Lan, cô phóng viên còn hỏi thêm về sự ảnh hưởng của văn học Việt Nam trong “thế hệ trẻ và văn chương Việt Nam”, làm sao để có thể “hướng dẫn giới trẻ yêu văn hóa Việt và bảo tồn văn học Việt”. Cô hỏi thêm một câu hỏi nữa là Khánh Lan có những lo ngại gì hay nghĩ sao về sự thoái hóa của nền văn học Việt trong tương lai; làm sao để duy trì nó, v.v… Còn với NV Ngọc Cường thì cô phóng viên phỏng vấn NV về chủ đề Tự Lực Văn Đoàn và Hậu Duệ.

    Trong số đồng hương đến dự buổi RMS, Khánh Lan nhận thấy có sự hiện diện của Giáo Sư Trần Huy Bích và Giáo Sư Phạm Thị Huê, bà trả lời phỏng vấn của Ký Giả Lâm Hoài Thạch, bà nói: “Theo tinh thần quảng bá tiếng Việt cũng như học hỏi thêm về văn hóa của Việt Nam, trong đó có vấn đề tại sao có những tôn giáo ở Việt Nam, mà Khánh Lan đã đặt đề tựa là Tam Giáo Đồng Nguyên. Đây là một ý tưởng rất hay để cho mọi người cần nghiên cứu, để được hiểu thêm tầm quan trọng của tôn giáo đối với dân tộc Việt Nam như thế nào. Tại vì dân tộc Việt Nam có tín ngưỡng, luôn để ý đến trời đất, không chỉ có một tôn giáo mà đến ba tôn giáo. Mong rằng, những quyển sách này sẽ đưa đến một ánh sáng, một sự hiểu biết cho chúng ta, nhất là cho giới trẻ tại hải ngoại.” (phỏng theo bài phóng sự của Ký Giả Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

    Từ trái, NV Khánh Lan, GS Phạm Thị Huê và GS Trần Huy Bích. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

    Giáo Sư Trần Huy Bích nhận định: “Đối với những nhà văn trẻ hiện nay, tôi thấy họ có tinh thần học hỏi và cầu tiến, nhân cơ hội có nhiều phương tiện để tìm hiểu thêm những tài liệu, và những gì quan trọng tại đất nước Hoa Kỳ trên Internet, hoặc thư viện. Vì thế, vấn đề viết sách xem như được dễ dàng hơn lúc trước rất nhiều. Tôi nghĩ rằng, những người viết sách trong tương lai sẽ có tiềm năng, và còn nhiều đường dài để tiến đến sự thành công trong vấn đề biên soạn.” (dựa theo bài phóng sự của Ký Giả Lâm Hoài Thạch/Người Việt).

    Thượng Tọa Thích Liễu Nguyên với tác phẩm Tam Giáo Đồng Nguyên. Trong lúc vô cùng thất vọng thì tôi lại có cơ duyên gặp và mời được Thày tham dự buổi RMS. Tuy chưa một lần gặp được gặp Thày, nhưng tôi đã nhiều lần được thưa chuyện cùng Thày trên điện thoại và email. Thượng Tọa Thích Liễu Nguyên là một vị tu sĩ thông hiểu tường tận về Tam Giáo Đồng Nguyên, những tưởng như là Ngài đã đọc qua sách của tôi. Hơn thế nữa, khi xem qua Website của Thượng Tọa, tôi còn được biết Thày là một nhà văn, một nhà thơ.

    Tôi gặp và mời được Thày làm diễn giả là do sự giới thiệu của chị Ngọc Châu. Gặp được Thày là cả một sự may mắn xảy ra cho tôi, bởi sau bao lần cố tâm tìm kiếm một vị “Tì Kheo” giúp làm diễn giả cho tác phẩm của mình, thì quả thật là nhiêu khê, bởi ngày RMS của tôi lại trùng với mùa Lễ Phật Đản, nên các Thày rất bận rộn, ngoại trừ Thượng Tọa Thích Liễu Nguyên. Khi nhận lời, Ngài nói với tôi: “Chị Khánh Lan cho Thày nói trước 2:30 giờ chiều, vì Thày phải về Lễ Phật lúc 3:00 chiều.” Gặp được Thượng Tọa Thích Liễu Nguyên và mời được Thày làm diễn giả cho sách của tôi, là một phép nhiệm màu đã xảy ra cho tôi. Xin được trang trọng gởi đến Thượng Tọa sự biết ơn của tôi.

    Thượng Tọa Thích Liễu Nguyên, Ông Hoàng Đình Khuê, Chị Kim Ngân

    Từ trái: NV Nguyễn Quang, NT Vũ Lang, GS Trần Huy Bích, GS Dương Ngọc Sum, NV Việt Hải

    NV Dương Viết Điền, TS Lê Nguyễn Nga, NS Phan Đình Minh, Lệ Hoa “phu nhân của NV Việt Hải”, Ngọc Quỳnh

    Từ trái: Phu quân của GS Huê, Bá Thu, Ánh Tuyết, NT từ San Jose, Khánh Lan và GS Huê

    Ngoài ra, tôi còn nhận thấy sự hiện diện của rất nhiều quan khách, trong đó có Nữ Sĩ Dương Hồng Anh, Thi Sĩ Lê Nguyễn Nga, Thi Sĩ Tha Nhân, Thi Sĩ Vũ Lang, GS Lê Văn Khoa, NV Phạm Quốc Bảo, NV Nguyễn Quang, NV Dương Viết Điền, GS Dương Ngọc Sum, Kỹ Sư Nguyễn Văn Viễn-chủ công ty xây cất Vincents Construction, Cô Kim Ngân-Giám Đốc Viện Việt Học, Nghệ Sĩ Phan Đình Minh (Texas), v.v… và các anh chị hậu duệ TLVĐ.

    Giáo Sư Nhạc Sĩ Lê Văn Khoa và phu nhân, Ca Sĩ Ngọc Hà

    Nữ Sĩ Dương Hồng Anh và Cô Kim Ngân (Giám Đốc Viện Việt Học)

    HẬU DUỆ TỰ LỰC VĂN ĐOÀN

    Hậu Duệ TLVĐ

    Cô Sang, Bích Điệp (hậu duệ TLVĐ), Ngọc Châu, Ngọc Quỳnh, Khánh Lan

    Phu nhân của cố Kiến Trúc Sư Nguyễn Tường Quý (hậu duệ TLVĐ) và Khánh Lan

    NV Từ Dung và cô Tôn Nữ Quế Phương

    Thi Sĩ Lê Nguyễn Nga, Nghệ Sĩ Phan Đình Minh, Nhà Văn Kiều My

    Quan khách tham dự và CS Kiều Loan (mặc áo dài đen chấm trắng)

    MUA SÁCH ỦNG HỘ

    Nhà Thơ Tha Nhân

    Kỹ Sư Xây dựng Nguyễn Văn Viễn, chủ công ty xây cất Vincents Contruction

    Tiếp đến là nhật báo Người Việt, Ký Giả Lâm Hoài Thạch, ông đã phỏng vấn NV Ngọc Cường và tôi, ông cũng là ký giả đã viết bài báo tường trình về buổi RMS. Bài báo đã được đăng trên Nhật Báo Người Việt ngày 02, tháng 07, 2023. Cám ơn Ký Giả Lâm Hoài Thạch và tôi xin trích vài đoạn phóng sự của ông trong bài viết của tôi như sau:

    Ký giả Lâm Hoài Thạch phỏng vấn NV Khánh Lan: Ra mắt sách nghiên cứu quý giá về Tự Lực Văn Đoàn tại Little Saigon

    July 1, 2023

    Bài tường thuật của Ký giả Lâm Hoài Thạch/Người Việt

    WESTMINSTER, California (NV) – Nhiều đồng hương và hậu duệ của Tự Lực Văn Đoàn đến dự buổi ra mắt sách “Tự Lực Văn Đoàn Hậu Duệ và Thân Hữu” do Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian tổ chức vào trưa Chủ Nhật, 25 Tháng Sáu, tại NT Studio, thành phố Westminster. Cũng trong buổi này, ban tổ chức giới thiệu hai tác phẩm của nhà văn Khánh Lan là “Tam Giáo Đồng Nguyên” và “Phân Tâm Học và Đời Sống.”

    Buổi ra mắt sách cũng là dịp tưởng niệm 60 năm ngày giỗ nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam (1963-2023). Nhất Linh thành lập Tự Lực Văn Đoàn và là một trong những cây bút chính của nhóm này. Cùng với nhiều người yêu nước thời bấy giờ, Tự Lực Văn Đoàn có công cổ xúy chữ Việt trong sáng và đóng góp rất nhiều cho bản sắc văn hóa Việt.

    Tác giả Khánh Lan chia sẻ với phóng viên nhật báo Người Việt: “Tôi mới bước vào làng văn chừng bốn năm nay, từ một cái duyên tôi gặp được anh Trần Việt Hải, anh đã dẫn dắt tôi đi vào nghề viết sách. ‘Tự Lực Văn Đoàn Hậu Duệ và Thân Hữu,’ quyển sách này tổng hợp nhiều nghiên cứu công phu của nhiều người như Bác Sĩ Ngô Thế Vinh, Trần Việt Hải, Kiều My, Thế Uyên, Khánh Lan, Giáo Sư Maria Strasakova, Giáo Sư Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tường Tâm…

    Quyển thứ hai là Tam Giáo Đồng Nguyên”, nội dung ghi lại sự tương đồng giữa ba nguồn tư tưởng Nho Giáo, Lão Giáo, và Phật Giáo. Tuy tôi là đạo Công Giáo, nhưng tôi muốn tìm hiểu và nghiên cứu các đạo khác. Bởi vì đạo nào cũng dạy cho chúng ta nhân đức và hiếu nghĩa. Vì thế, tôi muốn tìm hiểu về chân lý của mỗi tôn giáo, và từ đó cuốn tôi vào dòng văn học này. Chính anh Việt Hải đã khuyến khích tôi viết quyển này,” bà giới thiệu.

    “Về tác phẩm Phân Tâm Học và Đời Sống”, đây là một lý thuyết mà tôi được học từ nhiều trường lớp, và đây cũng là nghề của chúng tôi. Trong đó có môn Phân Tích Về Tâm Lý Nội Tâm của mọi người và làm sao để giải thích những uẩn khúc và tiềm thức ở trong cõi vô thức, mà chúng ta không biết được. Nhờ có Phân Tâm Học đã giúp cho chúng ta giải tỏa được những nỗi u sầu đó. Đồng thời cũng giúp cho chúng ta hiểu được, tại sao chúng ta lại hành động như thế,” bà Khánh Lan chia sẻ. (Ký giả Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

    CHƯƠNG TRÌNH RA MẮT SÁCH

    Ban hợp ca Tiếng Thời Gian

    Đúng 1:15 chiều, MC Mộng Thủy chào đón quan khách và khai mạc buổi RMS, lễ chào Quốc Kỳ Mỹ-Việt với ban hợp ca Tiếng Thời Gian. Tiếp theo là phút mặc niệm để ghi nhớ đến công ơn của các vị tiền nhân đã có công dựng nước và gìn giữ nước. Phút mặc niệm để tưởng nhớ đến các quân nhân cán chính VNCH đã hy sinh ngoài chiến trường để bảo vệ cho tự do độc lập. Phút mặc niệm để nhớ đến các nhà văn hóa và các văn nghệ sĩ đã ra đi và để lại những di sản văn hóa cho chúng ta.

    Theo sau là MC Hồng Quyên, cô nói: “Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời gian ghi nhận, cảm kích và cám ơn sự hiện diện của quý quan khách trong buổi RMS ngày hôm nay, nhưng vì thời gian không cho phép và chương trình khá dài, chúng tôi xin được phép không giới thiệu danh sách quý khách đến tham dự.”

    MC Mộng Thủy tiếp lời MC Hồng Quyên, cô nói buổi họp mặt hôm nay gồm 2 phần: Phần Văn Học và phần Văn Nghệ.

    PHẦN VĂN HỌC là buổi RMS của 3 tác phẩm văn học, gồm:

    1) Tác phẩm TỰ LỰC VĂN ĐOÀN, HẬU DUỆ & THÂN HỮU, tuyển tập số 2 do Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật thực hiện.

    2) Hai tác phẩm tiếp theo là TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN và PHÂN TÂM HỌC & ĐỜI SỐNG của Nhà Văn Khánh Lan. 

                Mở đầu phần văn học, MC Hồng Quyên giới thiệu Nhà văn (NV) Việt Hải, ông là một trong 3 vị đã sáng lập ra Nhóm Văn Học Thời Nay gồm thi sĩ Hoài Mỹ và NV Đỗ Cường (Cố vấn: Giáo Sư (GS) Trần Bích Lan và GS Lưu Trung Khảo). Ông cũng cùng NV Tạ Xuân Thạc và GS Doãn Quốc Sỹ (cố vấn: GS Nguyễn Thanh Liêm, GS Doãn Quốc Sỹ, GS Nguyễn Xuân Vinh, GS Lê Hữu Mục và Luật Sư Trần Thanh Hiệp) đồng sáng lập ra Nhóm Văn Đàn Đồng Tâm. Ngoài ra, ông và nhạc sĩ Anh Bằng đã sáng lập ra Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ và sau cùng, nhà văn, thi sĩ Trần Việt Hải, là một trong những người sáng lập và là cánh chim đầu đàn của Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian (NVNT & TTG). Ông nói về tôn chỉ và sinh hoạt của Liên nhóm NVNT & TTG và đại diện ban tổ chức ngỏ lời chào mừng và cám ơn quan khách đến dự.

    Nhà văn Trần Việt Hải tâm tình: “Tôi rất vui khi được hướng dẫn Khánh Lan trong lãnh vực biên soạn. Cô là người rất chịu khó sưu tầm những tài liệu quý giá để nghiên cứu, nhằm tạo dựng ra tác phẩm của mình, và trong tương lai, Khánh Lan còn cho ra đời nhiều tác tác phẩm có giá trị khác.”(trích dẫn bài của Ký Giả Lâm Hoài Thạch)

    Nhà văn-thi sĩ Trần Việt Hải phát biểu. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

    Để tưởng niệm 60 năm ngày mất của Nhất Linh, bài thơ IM LẶNG của ông Nhất Linh đã được phổ nhạc bởi Nghệ Sĩ Phan Đình Minh. Nhất Linh đã chọn sự im lặng theo cung cách riêng của mình trước ngày ra hầu tòa, như ông đã viết trong bài thơ Im Lặng của ông. Nhân đây, BTC giới thiệu về Nghệ sĩ Phan Đình Minh: Nghệ sĩ Phan Đình Minh đến từ Rowlett, Texas. Hiện nay, ông phụ trách chương trình “Từ Cánh Đồng Mây” trên Radio Saigon Dallas – KBDT 1160 AM. Từ Cánh Đồng Mây là một chương trình phát thanh, truyền âm và truyền hình đi toàn cầu, hiện đại và mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam, phục vụ đồng hương trong và ngoài nước. Nhạc phẩm này do chính Nghệ sĩ Phan Đình Minh trình diễn.

    Đồng thời, một bài thơ của Khái Hưng đã dịch một tác phẩm bất hủ của nhà thơ người Pháp, Félix Arvers (1806-1850). Bài thơ Sonnet Un Secret (Điều bí mật) hay TÌNH TUYỆT VỌNG là tựa đề do Khái Hưng đặt, Nghệ Sĩ Phan Đình Minh phổ nhạc. Một lần nữa, nhạc phẩm Tình Tuyệt Vọng sẽ được Nghệ Sĩ Phan Đình Minh trình diễn.

    Nhạc sĩ Phan Đình Minh hát bài “Im Lặng,” thơ Nhất Linh, do ông sáng tác. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

    Bước qua phần Văn học, diễn giả đầu tiên là Thượng Tọa Thích Liễu Nguyên, giới thiệu quyển “Tam Giáo Đồng Nguyên” (TGĐN) của tác giả Khánh Lan. Diễn giả Tì Kheo Thích Liễu Nguyên, là viện chủ chùa Diệu Phát Liên Hoa, Anaheim, California, Ngài nói:

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mô Ni Phật.

    Trước hết Liễu Nguyên xin cám ơn tác giả Khánh Lan đã tặng cho Thày quyển sách TGĐN.

    Bài diễn đọc của Thượng Tọa Thích Liễu Nguyên

    Thượng Tọa Thích Liễu Nguyên phát biểu. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

    Trong buổi diễn thuyết, Thày Thích Liễu Nguyên nói thêm về chân lý của Phật Giáo, Ngài nói: “Phật giáo bắt nguồn từ nước Ấn Độ cổ đại mà chính Thái Tử Tất Đạt Da, con vua Thịnh Phạm đã giác ngộ thành Phật của cõi Tà Ba, lấy hiệu là Thích Ca Mô Ni Phật, vào thế kỷ thứ VI trước CN. Mục đích của Thích Ca Mô Ni ra đời không phải là sáng lập ra Phật giáo mà mục đích là diện tánh đạo từ bi trí tuệ, giải thoát, đem hạnh phúc giải thoát ngay trong cuộc sống này để trải khắp muôn nơi, nhân loại chúng sanh, để thoát khổ. Ngài nói hết thảy chúng sanh đều có phật tính giống như ta, đều có từ bi trí tuệ bao la giống như ta, cũng có hạnh phúc giống như ta, để trở về nơi từ bi và trí tuệ ấy.

    Muốn đến hạnh phúc của phật tầng thì phải tiến sâu và hiểu rõ về nhân quả luân hồi của chính bản thân mình và đặc biệt phải giác ngộ 3 điều căn bản: Đó là vạn pháp xưa nay vẫn vô thường, duyên sanh và vô ngã. Từ đó với từ bi trí tuệ chúng ta phải thực hành Tứ Diệu Đế để đem lại hạnh phúc cho chính mình và khi có hạnh phúc cho chính mình rồi, thì hãy đem hạnh phúc đó để cứu giúp muôn loại chúng sanh. Đó là nét đẹp của vị Bồ Tát trong đạo Phật vậy.

    Nói về nho giáo thì được Đức Khổng Tử sáng lập tại Trung Hoa cổ đại. Ngài sinh năm 551 và ngài sống đến 491 trước CN. Nho giáo lấy Nhân, Lễ, Nghĩa, Tín làm căn bản để phát triển tôn giáo và nếp sống trong con người hướng thượng. Nho giáo cũng có Tứ Thư, Ngũ Kinh trong kinh cổ đại của Nho giáo, và cũng để lại nhiều nét đẹp văn hóa, văn học nghệ thuật cho đời như Kinh Dịch, Kinh Thư Cổ. Nho giáo cũng lấy tâm thiện làm gốc để phát triển như trong câu “Nhân chi sơ tánh bản thiện” là vậy. Nho giáo lấy Thượng Thư Ngũ Kinh làm căn bản và lấy sự dung hòa giữa nhân sinh quan và vũ trụ quan, để cùng nhau phát triển tốt đẹp”

    Còn nói về Đạo Giáo hay còn gọi là Tiên Đạo, sáng lập từ Đức Lão Tử. Ngài sinh ra từ năm 571 trước CN. Ngài cũng được gọi là một vị triết gia, đệ tử của Đức Khổng Tử. Đạo giáo được sáng lập khi Ngài viết ra Đạo Đức Kinh, lấy làm nền tảng đạo đức sống và phát triển Đạo Giáo. Căn bản là lấy sự duy hòa giữa nhân sinh quan và vũ trụ quan để cùng nhau phát triển tốt đẹp.”

    “Tam Giáo Đồng Nguyên là sự đồng nhất về quan niệm nhân sinh quan, vũ trụ quan và nhân quả luân hồi nghiệp báo của nhân loại chúng sinh trong 6 cõi, luôn luôn khuyên chúng sanh tránh ác làm thiện để cùng nhau hướng thượng. Bên cạnh đó, Phật giáo chú trọng giác ngộ về 3 chân lý: vô thường, duyên sanh và vô ngã. Mà muốn giải thoát sinh tử luân hồi thì phải tu tập trọn vẹn về Tứ Diệu Đế để từ đó đem hạnh phúc, để cùng nhân loại chúng sanh. Đó là con đường Bồ Tát đẹp đẽ vậy.”

    Trong Phật giáo thì gọi Thiên Chúa là Đế Thiên trên cõi trời. Còn Nho giáo và Đạo giáo thì gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế và Tây Phương gọi là Thiên Chúa vậy. Tuy ngôn ngữ và hình dáng hơi khác nhau do văn hóa của mỗi quốc gia, chứ không phải là điều chi khác vậy.”

    MC Hồng Quyên giới thiệu diễn giả thứ hai Trần Kim Thoa, bà là Licensed Clinical Social Worker and Project Focus Clinical Director và là bạn đồng môn của của Nhà Văn Khánh Lan hơn 30 năm qua. Hôm nay, Bà sẽ  nói về tác phẩm PHÂN TÂM HỌC VÀ ĐỜI SỐNG của NV Khánh Lan.

    LCSW & Clinical Director of Focus Group, Trần Kim Thoa

    Clinical Director Trần Kim Thoa nói: “Thưa quý vị, vào đầu tuần của tháng 5, khi tôi bất ngờ nhận được một cú điện thoại thật thú vị, từ một người bạn đồng nghiệp Khánh Lan. Cô đã đưa tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, khi cô mời tôi đến tham dự buổi Ra Mắt Sách của cô. Bởi sau hơn 30 năm là bạn, Khánh Lan không hề nói đến việc viết sách. Chính tôi, có đôi lúc, khi bạn bè chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau, chúng tôi thường đùa là sống lâu năm ở Mỹ, “tiếng Mỹ thì chưa rành mà tiếng Việt thì đã quên mất rồi”.

    “Nhưng điều làm cho tôi vô cùng vui và thán phục cô bạn Khánh Lan của tôi, thì không những Khánh Lan viết được tiếng Việt, mà lại còn viết rất rõ, rất hay, nhất là viết về Phân Tâm Học, một lãnh vực mà tôi cho là bao la, phức tạp, khó hiểu và đòi hỏi nhiều thời gian để giải thích về nguyên lý của nó. Nhưng trong tác phẩm này, mục đích và các phạm vi áp dụng của ngành phân tâm học được viết lại qua ngòi bút nhà văn Khánh Lan, với tựa đề: “Phân Tâm học và Đời sống”. Với lối văn phong giản dị và những dẫn dụ thực tế, Nhà văn Khánh Lan đã đơn giản hóa sự phúc tạp của học thuyết Phân Tâm Học, làm cho nó trở nên bớt khô khan và dễ hiểu hơn.”

    Diễn giả Trần Kim Thoa nói tiếp: “Vậy Phân tâm học là gì? Kính thưa quý vị, đó là học thuyết về kỹ thuật trị liệu tâm lý, có nguồn gốc từ những công trình nghiên cứu theo học thuyết của Sigmund Freud. Phân tâm học cũng là một học thuyết nghiên cứu về thế giới nội tâm, nhằm tìm ra lời giải thích cho những hành vi của con người. Freud cho rằng, tất cả mọi người đều sở hữu những suy nghĩ, cảm xúc, ham muốn, ẩn sâu trong vùng vô thức. Chính ngành Phân tâm học đã giúp chuyển tải những suy nghĩ trong vùng vô thức sang vùng ý thức. Qua sự trợ giúp của nhà cố vấn tâm lý, những vướng bận về mặt tâm lý sẽ được giải thoát, bằng phương pháp nghiên cứu, phân tích những hành động, cách cư xử của từng bệnh nhân, đã hoặc đang bị tác động bởi những suy nghĩ tiềm ẩn trong vùng vô thức. Phương pháp nghiên cứu tâm lý là cách thức thu thập, tìm hiểu và học hỏi về hiện tượng tâm lý của từng cá nhân qua nhiều lãnh vực khác nhau, trong quá khứ cũng như những sinh hoạt hàng ngày. Những trạng thái xúc cảm, những áp lực của môi trường sống, các quan hệ xã hội và sự nhận thức của con người, đều là do sự phản ảnh hiện thực bản chất xã hội, lịch sử hay bất kỳ hoạt động nào của con người vào não.”

    “Kính thưa quý vị, mô thức phân tích tâm lý của tác giả Khánh Lan rất chuyên môn, tinh tế do kiến thức văn hóa và kinh nghiệm nghề nghiệp của tác giả. Bối cảnh phân tích tâm lý bệnh nhân hay tâm lý nhân vật trước một sự kiện, bối cảnh hay ví dụ rất hợp lý, chỉnh chu và cho kết quả đúng đắn. Đọc tác phẩm Phân Tâm Học và Đời Sống, tác giả trình bày chủ đề triết phân tâm qua lăng kính phân tích chuyên nghiệp. Về khía cạnh phân tâm học ứng dụng trong đời sống, tác giả trình bày những phương pháp áp dụng của ngành phân tích tâm lý qua các phạm vi y học, tư pháp cũng như lãnh vực văn học, nghệ thuật và điện ảnh rất rõ ràng, mạch lạc. Tôi xin đưa ra một vài thí dụ điển hình sau đây:”

    Theo diễn giả Trần Kim Thoa: “Phân Tâm Học không những được sử dụng trong khoa học, xã hội và nhân văn mà còn ảnh hưởng rộng rãi trong lãnh vực văn chương, nghệ thuật, tôn giáo, nhân học, giáo dục, luật pháp, sử học, và ngay cả trong đời sống của con người.”

    1. Nghiên cứu tâm lý trong lãnh vực y học: được dùng để chữa bệnh sau khi xác nhận rõ lý do và nguyên nhân của sự thương tổn. Thí dụ: Bệnh trầm cảm là do sự thương tổn gây ra cho bệnh nhân, khi họ đã trải qua hoặc chứng kiến một sự việc khủng khiếp trong quá khứ, như thảm sát, chiến tranh, tù đày, v.v… Khi đã xác định được nguyên nhân cội rễ gây bệnh, bác sĩ tâm lý sẽ áp dụng phương pháp phân tích tâm lý để chữa cho bệnh nhân. Thông thường phương pháp này đi song song với sự dùng thuốc mới có hiệu quả nhanh chóng.
    2. Trong lãnh vực tư pháp hình sự: Cơ quan điều tra dùng phân tâm học để phân tích và phỏng vấn bị can, đề tìm hiểu nguyên nhân gây ra vụ án. Trong tác phẩm này, Nhà Văn Khánh Lan đã áp dụng phân tâm học để phân tích tâm lý vụ án mạng của gia đình Christopher Watts xảy ra tại tiểu bang Colorado. Một gia đình hạnh phúc và học thức. Chris làm việc ở công ty dầu khí và Shannan Watts và người vợ tài giỏi, xinh đẹp, là đại diện thương mại cho công ty tiếp thị Level. Chris đã bóp cổ vợ, chôn xác vợ, sau đó giết chết hai đứa con gái: bé Bella và bé Celeste rồi phi tang vào các phi dầu với toan tính rằng mùi xăng dầu nồng nặc sẽ át đi mùi thi thể khi đang bị phân hủy.
    3. Trong lãnh vực văn chương, Nhà văn Khánh Lan đã đưa ra tác phẩm văn chương điển hình là Đi tìm thời gian đã mất (À la  recherche du temps perdu) của nhà văn người Pháp, Marcel Proust, bộ tiểu thuyết gồm 7 tập, được viết từ 1908-1909 đến 1922 và xuất bản từ 1913 đến 1927.
    4. Trong lãnh vực Điện Ảnh: Tác giả phân tích về những hành vi hài hước của vua “Hề” Charlie Chaplin. Năm 1910, Charlie Chaplin xuất hiện, khởi đầu cho một loạt phim hài có tầm vóc ảnh hưởng rộng lớn và được nhiều người biết đến. Nhưng trên thực tế, Chaplin có một tuổi thơ đầy bão tố, sự nghèo đói, cái mặc cảm bị cha mẹ bỏ rơi khi còn quá nhỏ đã ám ảnh tâm trí ông trong nhiều năm dài, ngay cả đến khi ông trưởng thành và trở nên nổi tiếng. Nỗi ám ảnh này đã tạo nên nhiều ảnh hưởng tâm lý trong sự suy nghĩ, niềm cảm xúc và phản chiếu rõ rệt trong cuộc sống cũng như sự nghiệp điện ảnh và nghệ thuật sáng tác phim truyện của ông.”

    Và sau cùng, diễn giả Trần Kim Thoa đã mượn lời giới thiệu trong tác phẩm PTH & ĐS của Bác sĩ Nguyễn Cao Cường, GS. Y Khoa, Mayo Clinic College of Medicine and Science. Associate Dean, Global Professional Education, School of Continuous Scottsdale, Arizona, USA để kết thúc bài diễn văn của bà: Phân Tâm Học Và Đời Sống của nhà văn Khánh Lan là một tập hợp những phương pháp được áp dụng vào đời sống. Ý niệm căn bản, định nghĩa, lịch sử về Phân Tâm Học xuyên qua các yếu tố như Học thuyết phân tâm học của Sigmund Freud; Các phương pháp nghiên cứu tâm lý trong lãnh vực y học; tư pháp; văn chương nghệ thuật; điện ảnh của Hoa Kỳ… Sách còn điểm qua quan điểm của nhiều học giả Âu Mỹ nhìn về phạm vi phân tâm học ứng dụng trong đời sống. Nhà văn Khánh Lan đã dùng quan điểm của Linh mục Giuse Nguyễn Công Lai khi Ngài cho rằng: “Phân tâm học của Sigmund Freud có một ý nghĩa lớn đối với những ai muốn tìm hiểu các hiện tượng tâm lý của con người, nhất là cõi vô thức”; và thêm rằng “Có thể nói, Sigmund Freud đã mở ra cho các nhà tâm lý một hướng đi mới, đặt một nền tảng mới khi nghiên cứu về con người dưới cái nhìn tâm lý”. Đọc tác phẩm của tác giả Khánh Lan, chúng ta rút tỉa ra những điều hữu ích cơ bản, cần thiết về phân tâm học ứng dụng trong đời sống như cái tựa đề của sách. Tôi xin trân trọng giới thiệu tác phẩm Phân Tâm Học và Đời Sống của nhà văn Khánh Lan.”

    Diễn giả Trần Kim Thoa kết luận: “Kính thưa quý vị, đây là một quyển sách có giá trị và là sự khởi đầu cho một lãnh vực mới trong văn học. Tôi xin hân hạnh giới thiệu đến quý độc giả tác phẩm thứ sáu của nhà văn Khánh Lan: Tác phẩm Phân Tâm Học và Đời Sống và chúc mừng Nhà Văn Khánh Lan. Xin cám ơn quý vị.”

    Kết thúc phần văn học là bài diễn văn của NV Ngọc Cường. Khi MC Mộng Thủy giới thiệu diễn giả thứ 3, NV Ngọc Cường, cô nói: “Vào đầu thập niên 1930, một tổ chức văn học đã nêu lên một phong trào cách mạng văn học và cải cách xã hội, đã gây được ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội thời đó và ngay cả những thế hệ về sau. Chúng tôi muốn nói đến nhóm Tự Lực Văn Đoàn (TLVĐ). Hôm nay, Mộng Thủy xin hân hạnh giới thiệu một hậu duệ của TLVĐ, đó là ông Nguyễn Tường Cường, tức NV Ngọc Cường, cháu ruột của NV Nhất Linh Nguyễn Trường Tam. Ông Nguyễn Tường Cường sẽ  nói về tác phẩm TỰ LỰC VĂN ĐOÀN, HẬU DUỆ VÀ THÂN HỮU, tuyển tập số 2.”

    Nhà văn Ngọc Cường phát biểu. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

                Diễn giả NV Ngọc Cường đại diện nhóm hậu duệ TLVĐ nói về tác phẩm TLVĐ, Hậu Duệ & Thân Hữu, ông cho biết đây là một tác phẩm dày gần 600 trang gồm nhiều tài liệu về TLVĐ. Riêng trang bìa của quyển sách là của ông Kiến Trúc Sư Nguyễn Tường Quý được anh chị NV Huy Văn Trương đã thực hiện. Khi nói đến nội dung của quyển sách, NV Ngọc Cường cho biết cuốn sách được chia thành 3 phần, vì là cuốn tưởng niệm của Nhất Linh, nên phần đầu nói về ông và phần hai là những bài phê bình, nghiên cứu về TLVĐ và phần cuối cùng là những sáng tác của hậu duệ và thân hữu gồm: truyện ngắn, bút ký và nhạc. Số tác giả đóng góp cho bài viết là 27 người, ban biên tập do Khánh Lan là trưởng ban và chúng tôi là chị Kiều My, Việt Hải, Phạm Thái và Ngọc Cường.

                NV Ngọc Cường tiếp: “Mặc dầu nhóm TLVĐ đã xuất hiện từ hơn một thế kỷ qua, được thành lập năm 1932, chính thức ra mắt năm 1934 trên tờ Văn Hóa và ông Nhất Linh đã qua đời từ 60 năm qua, ông mất ngày 07 tháng 07, 1963, như vậy, thứ bảy tuần tới đúng là ngày giỗ của ông. Và kể từ ngày đó đến nay đã có cả trăn người nghiên cứu về TLVĐ, cũng như thân thế và sự nghiệp của Nhất Linh…”

    Theo Ký Giả Lâm Hoài Thạch, Nhà văn Ngọc Cường trình bày: “Qua tuyển tập này, chúng tôi không có ý lặp lại những ý tưởng cũ, những phê bình đã được dựa vào văn học sử. Nhưng thiết nghĩ, dựa theo căn bản là văn học sử không phải là một bản văn chết, mà cần luôn có sự đóng góp, có cái nhìn mới mẻ từ nhiều góc cạnh. Do đó, chúng tôi mạnh dạn cống hiến những nhận xét, phê bình mới,” nhà văn Ngọc Cường cho hay.

    Nói về sách “Tự Lực Văn Đoàn Hậu Duệ và Thân Hữu,” diễn giả Ngọc Cường nói rõ thêm: “Đây là một tuyển tập gồm bài vở của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu thân hữu ưu ái đến Tự Lực Văn Đoàn, và cộng thêm sự đóng góp của các cây bút tài tử, trong phía hậu duệ của các nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo và Thạch Lam.” (Ký giả Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

              Trước khi bước sang phần văn nghệ giúp vui, Mộng Thủy giới thiệu Nhà Văn Khánh Lan, tốt nghiệp bằng Cao học tâm lý, ngành Cố vấn Hôn nhân và Gia đình tại California State University, Fullerton; là trưởng nhóm Văn Học của Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian. Bà đã có một số tác phẩm xuất bản với nhiều thể loại khác nhau như tiểu thuyết tình cảm xã hội, trinh thám, biên khảo, nghiên cứu và phân tích tâm lý.

    Nhà Văn Khánh Lan ngỏ lời cám ơn quan khách

    Ngỏ lời cám ơn quan khách, NV Khánh Lan nói: “Trước hết Khánh Lan xin gởi lời cám ơn đến các quý Giáo Sư, quý Văn Thi Sĩ, quý truyền thông báo chí và tất cả quý quan khách hiện diện trong buổi RMS ngày hôm nay. Khánh Lan vô cùng xúc động bởi trong cộng đồng của chúng ta ngày hôm nay, có biết bao buổi sinh hoạt khác. Trước nhất là buổi họp mặt của các anh chị thuộc liên trường trung học toàn quốc tại Việt Nam trước năm 1975. Nhưng Khánh Lan vô cùng xúc động khi thấy các quan khách, cũng như các anh chị trong nhóm NVNT & TTG đã bỏ chút thì giờ, để đến đây chung vui cùng Khánh Lan và các anh chị Hậu Duệ Tự Lực Văn Đoàn.

    Khánh Lan không biết nói gì hơn là gởi đến quý quan khách lời cám ơn chân tình của Khánh Lan. Cám ơn các độc giả yêu sách đã thương mến Khánh Lan trong suốt 5 năm nay khi Khánh Lan quyết định bước vào lãnh vực văn học, một lãnh vực đòi hỏi nhiều sự hy sinh, chịu khó và phải dấn thân. Dẫu vẫn biết, đây là một lãnh vực rất khó khăn để chèo lái, nhưng với sự khuyến khích, hướng dẫn tận tình của NV Việt Hải và các vị cố vấn văn học trong nhóm như GS Trần Huy Bích, GS Dương Ngọc Sum, GS Quyên Di và NV Nguyễn Quang đã giúp Khánh Lan vượt qua mọi khó khăn để tiến lên, để sánh bước cùng với các văn thi sĩ. Khánh Lan vô cùng hãnh diện và vui sướng nhận thấy sự cố gắng của mình đã vượt qua mọi chướng ngại để có được ngày hôm nay, nhất là sự quý mến của quý khán giả.” Và điều quan trọng nhất là chúng ta bảo tồn được nền văn hóa của nước Việt. Khánh Lan hy vọng và mơ ước các vị cố vấn và nhà văn của Liên Nhóm NVNT & TTG sẽ tiếp tục dẫn dắt giới trẻ trên bước đường văn học.

    Trong sự xúc động, NV Khánh Lan kết thúc “Một lần nữa, Khánh Lan xin trân trọng chuyển lời cám ơn của chính Khánh Lan đến tất cả quý khán giả, quý văn thi sĩ, quý giáo sư cũng như hai MC Mộng Thủy và Hồng Quyên đã giúp Khánh Lan rất nhiều trong buổi RMS.”

    Khánh Lan rất vui và cho đây là một buổi RMS thành công, bởi trong ngày hôm ấy, đồng hương đến tham dự mỗi lúc một đông, mua sách cũng như ủng hộ nồng nhiệt, nên chỉ trong 2 tiếng đầu, cả ba tác phẩm đều bán hết. Quan khách yêu sách ra về vui vẻ với ba tác phẩm văn học trong tay và đây chính là một khích lệ lớn cho Ban Biên Tập nói riêng và cho Ban Tổ Chức nói chung.

    Đồng hương đến dự. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

    Clinical Director Trần Kim Thoa, Thượng Tọa Thích Liễu Nguyên, Ông Hoàng Đình Khuê, Giám Đốc Viện Việt Học Kim Ngân

    NV Nguyễn Quang, NT Vũ Lang, GS Trần Huy Bích, GS Dương Ngọc Sum

              PHẦN VĂN NGHỆ: Do Tiếng Thời Gian đảm trách với những nhạc phẩm tiền chiến, trong đó, một số bài hát được sáng tác trước và sau năm 1954, hướng về quê hương Hà Nội của những năm trước khi Hiệp Định Geneve ký kết. Tác phẩm nói lên nỗi lòng thương nhớ quê nhà thuở thanh bình, yên vui của những người Việt từ miền Bắc di cư vào Miền Nam. Gồm những nhạc phẩm nổi tiếng như: Giấc mơ hồi hương, một nhạc phẩm tiêu biểu cho tâm tư sâu kín của hơn một triệu người di cư từ miền Bắc vào Nam, xuất hiện vào khoảng năm 1970. Tác phẩm ra đời do nguồn cảm hứng từ một bài thơ mà Nhạc Sĩ Vũ Thành đã đọc được trên một tạp chí văn nghệ. Ca Sĩ Ngọc Hà với nhạc phẩm GIẤC MƠ HỒI HƯƠNG của Vũ Thành.

    Theo sau là phần trình diễn của các giọng hát hay và những bài hát tiền chiến nổi tiếng: Kiều Loan với nhạc phẩm Gửi Người Em Gái Miền Nam (Đoàn Chuẩn & Từ Linh). Kiều My với nhạc phẩm Besame Mucho (Luis Muguel). Mạnh Bổng với nhạc phẩm Nỗi Lòng Người Đi (Anh Bằng). Ngọc Quỳnh với nhạc phẩm Hướng Về Hà Nội (Hoàng Dương). Minh Thư với nhạc phẩm Tiếng Hát Với Cung Đàn (Văn Phụng). Hồng Quyên với nhạc phẩm Hà Nội Ngày Tháng Cũ, của Nhạc Sĩ Song Ngọc. Giọt Tình Sầu, thơ: Khánh Lan, Nhạc Phan Đình Minh, do chính tác giả trình bày.

    GIỌT TìNH SẦU

    Thơ Khánh Lan, Nhạc Phan Đình Minh

    Tình như lá rơi rơi.

    Với nỗi buồn không nguôi.

    Em có còn lệ rơi

    Cho cuộc tình đơn côi

    Thời gian cứ trôi xuôi

    Vẫn tháng ngày trôi theo

    Tháng ngày là của ta

    Tình yêu không có lỗi

    Lỗi do người đổi thay

    Ôi! Giọt nước mắt nào

    Chảy xuống bờ môi khô

    Uống cho vơi giọt sầu

    Buồn làm chi em ơi

    Bao kỷ niệm sầu đau

    Trong trái tim u hoài.

    Thời gian vẫn vô tình

    Chia cắt tình đôi ta

    Có những lúc có những lần sau

    Có những lúc sẽ có ngày mai

    Nhưng ta mãi mãi vẫn đi tìm nhau.

    Trước khi trình diễn bài Giọt Tình Sầu, NS Phan Đình Minh tâm sự: “Trên đường đi sang California, tôi tự nghĩ với lòng câu “Cali đến dễ khó đi, rượu ngon bạn tốt chân đi sao đành”…Tôi nghĩ còn mấy phút nữa, tôi sẽ riêng một góc trời tại Dallas, với những người bạn…xin phép khán giả cho phép tôi gọi là bạn vì ngay anh Bích, anh Sum…chúng ta đều là bạn đồng hương cả, nhất là với các anh chị NVNT & TTG.  Cách đây mấy tháng, tôi không biết ai ngoài Việt Hải, cả mấy chục người đã đến San Jose để giúp tôi tổ chức chương trình “Từ Cánh Đồng Mây”.”

    Khi tôi đặt chân xuống phi trường Long Beach ngày thứ Sáu, người bạn quý Ngọc Cường đã đón tôi và tiếp đãi tôi rất nồng hậu từ ngày thứ Sáu cho đến bây giờ. Thường người ta cho rằng sau sự thành công của người đàn ông có hình bóng của người đàn bà để support, tôi muốn nói ngược lại là sau một người đàn bà thành công, có cánh tay mạnh, có một cánh tay Bổng. Tôi muốn nói sau một người đàn bà thành công, Khánh Lan có Mạnh Bổng đứng đằng sau để giúp. Một điều đặc biệt là trong nhóm này, đa dạng đa tài, bản nhạc mà tôi sẽ hát cho Khánh Lan rất là đặc biệt, ngoài những tài viết văn của Khánh Lan, mà Mộng Thủy đã giới thiệu, tôi muốn giới thiệu thêm. Khi Khánh Lan gởi cho tôi bài Giọt Tình Sầu, tôi thích. Tôi cũng đã đọc những đoạn văn mà Việt Hải trích từ những bài viết của Khánh Lan và gởi cho tôi, nhưng tôi không nghĩ Khánh Lan viết và xếp chữ thơ hay như vậy, đặc biệt như vậy. Xin nghe bài Giọt Tình Sầu, ướt át lắm, dễ thương lắm của Khánh Lan. Ok, Khánh Lan, nghe anh nhé, anh hát cho em.”

    Khánh Lan cám ơn Nghệ Sĩ Phan Đình Minh đã phổ nhạc và trình diễn bài thơ GIỌT TÌNH SẦU

    Tiếp theo phần văn nghệ, Ca sĩ Ngọc Hà với nhạc phẩm Đẹp Giấc Mơ Hoa (Hoàng Trọng, lời Thanh Nam). Hạ Lan với nhạc phẩm (Dạ Khúc) Serenade của Frank Schubert, lời việt Phạm Duy. Kiều My với nhạc phẩm Chiều Tím của Đan Thọ, thơ Đinh Hùng và Mạnh Bổng với nhạc phẩm Thuở Ban Đầu của Phạm Đình Chương. Bài hát Thuở Ban Đầu cũng là ca khúc cuối cùng trước khi bế mạc buổi RMS và sau khi hai nhà văn Ngọc Cường và Khánh Lan ngỏ lời cám ơn quan khách đã đến tham dự.

    Hai NV Ngọc Cường và Khánh Lan cám ơn khán giả đã ủng hộ nồng nhiệt cho buổi RMS

    Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian

    Chương trình RMS 3 tác phẩm do Liên nhóm NVNT & TTG tổ chức đã chấm dứt lúc 4:00 chiều, 20 anh em chúng tôi cùng nhau đến nhà hàng Ngọc Sương ăn mừng cho sự thành công của buổi RMS và lưu luyến chia tay, hẹn gặp lại vào ngày 06 tháng 08, 2023, kỷ niệm 8 năm thành lập Liên Nhóm NVNT & TTG.

    Liên Nhóm NVNT & TTG ăn mừng sự thành công của buổi RMS ba tác phẩm: TLVD, Hậu Duệ & Thân Hữu, Tam Giáo Đồng Nguyên và Phân Tâm Học & Đời Sống tại nhà hàng Ngọc Sương

    Khánh Lan, California June 25, 2023

    P.1_VĂN NGHỆ MỞ ĐẦU_NVNT & TTG GIỚI THIỆU TỰ LỰC VĂN ĐOÀN & CÁC CÂY BÚT HẬU DUỆ

    P.2_KHAI MẠC_NVNT & TTG GIỚI THIỆU TỰ LỰC VĂN ĐOÀN & CÁC CÂY BÚT HẬU DUỆ

    P.3_VĂN HỌC_ NVNT & TTG GIỚI THIỆU TỰ LỰC VĂN ĐOÀN & CÁC CÂY BÚT HẬU DUỆ

  • Khánh Lan,  Văn Thơ

    GIỚI THIỆU TÁC PHẨM, LÊ VĂN KHOA: HỒN VIỆT và ƯỚC MƠ

    (Trích trong bài nói chuyện của Khánh Lan trong ngày lể mừng thọ 90 tuổi và vinh danh Giáo Sư, Nhạc Sư, Nhiếp Ảnh Gia Lê Văn Khoa, tai Hội Trường Nhật Báo Người Việt, ngày 10 tháng 6, 2023)

    Giáo Sư Lê Văn Khoa đã chọn tên này để đặt cho quyển sách của ông, bởi đó là ước mơ về âm nhạc và nhiếp ảnh, là yếu tố “Lê Văn Khoa với Hồn Việt“, mang ý nghĩa tinh thần tự hào về quê hương, đất nước và con người Việt Nam. Có phải Giáo Sư Lê Văn Khoa muốn nhắn nhủ với chúng ta hãy giữ “Hồn Việt” nơi đất khách quê người, nơi ta sống ly hương. Bởi thế, khi đề cập đến tài soạn nhạc, hòa âm, phối khí của ông, Nhạc sĩ Trần Quang Hải khi còn sanh tiền, đã gọi Giáo Sư Lê Văn Khoa là nhạc sư…còn Nhà Văn Trịnh Bình An ví ông là hiện thân của một cỗ máy “Động Cơ Vĩnh Cửu”, bộ máy chạy bền bỉ, kiên trì trong suốt hơn 80 năm, bất chấp tất cả những lực cản trên đường, dù lực cản ấy có là bệnh tật hay tuổi tác.

    Lê văn Khoa: Hồn Việt và Ước là một tuyển tập gồm những bài viết của nhiều tác giả, ghi nhận về những đặc điểm âm nhạc, nhiếp ảnh và văn học của Giáo Sư Lê Văn Khoa. Có rất nhiều tác giả đã nhận định âm nhạc của ông như chất chứa Hồn Việt trong nhạc dân tộc, mà ông mong muốn đem ra khỏi biên giới Việt Nam, giới thiệu với thế giới sự đa dạng của nó. Nhạc của Lê Văn Khoa là tiếng ru từ đất Mẹ, là lòng yêu nước thương quê, là tâm huyết của nét đẹp truyền thống, văn hóa giống nòi… chính tài nghệ sâu rộng và đa dạng của Lê Văn Khoa đã đem lại cho ông sự kính phục của các cộng đồng bạn trên thế giới.

     Dưới ngòi bút của các nhạc sĩ và nhạc trưởng Việt Nam, nhận định về bản “Symphony Vietnam 1975”, hay “Đại Tấu Khúc Việt Nam 1975” của Lê Văn Khoa, họ cho rằng: Giáo Sư Lê Văn Khoa đã chọn nhạc không lời để diễn tả những cảm xúc và suy tư của mình về biến cố lớn của đất nước làm cảm hứng để sáng tác. Ông đã dẫn thính giả Việt Nam đi từ những giai điệu quen thuộc có lời ru, tiếng hò tới những vùng âm thanh mới lạ, hòa hợp giai điệu ngũ cung của nhạc truyền thống Việt Nam với cái đại đồng của âm nhạc không biên giới.

    Còn dưới lăng kính của các nhạc gia, Nhạc Trưởng Ukranian, nhận định về bản giao hưởng Symphony Vietnam 1975 là một khám phá tuyệt vời và vĩ đại của dân tộc Việt Nam, được biểu lộ trong những nét nhạc về chiến tranh Việt Nam, cuộc đấu tranh của người Việt được diễn tả thật tuyệt diệu. Nét nhạc trong sáng, chân thật từ trái tim, tinh tuyền, không màu mè, ấm áp, nhân hậu, sâu thẳm, du dương và chứa đầy nỗi u hoài thương nhớ quê hương. Nghệ thuật của ông là sự kết hợp giữa âm nhạc Âu Châu và âm nhạc Đông Phương, từ cách sử dụng sắc điệu rất riêng của đàn Bandura của Ukraine, thể hiện qua những bài dân ca Việt Nam như Lý‎ Ngựa Ô, Se Chỉ Luồn Kim, Trống Cơm. Bài “Lý Ngựa Ô” do Lê Văn Khoa viết cho đàn Bandura với dàn nhạc giao hưởng, là sự hợp tác hết sức thú vị và hoàn toàn khác với những gì dùng trước đây với đàn Bandura và đã đưa Đàn Bandura tiến đến một phong vị mới, một lịch sử mới.

    Đặc biệt là trong các nhạc phẩm “Nocturne”, “Romance”, Giáo Sư Lê Văn Khoa đã kết hợp vào đấy, nét lãng mạn, thiết tha bởi sự hòa quyện giữa Chopin và âm nhạc Âu Châu. Bài piano solo Cây Trúc Xinh của Lê Văn Khoa cũng được nhắc đến trong tác phẩm và được khen là êm dịu, hấp dẫn và tràn đầy tính chất khêu gợi. 

    Trong phần 2 của tác phẩm viết về văn học, “Say Trong Ánh Mắt” và Nocturne” thìcó lẽ ít ai nghĩ Lê Văn Khoa là một nhà văn. Phân tích về nội dung của 2 quyển sách trênthì rõ ràng GS Lê Văn Khoa đã khéo léo dùng nội dung của tác phẩm tình cảm xã hội để giới thiệu và giải thích về nghệ thuật hình ảnh như cách dùng màu nước tô thêm lên ảnh, để biến đổi màu chính, hầu tạo không khí thích hợp cho ảnh, bởi ảnh kỹ thuật là căn bản của mỹ thuật và nghệ thuật, chú trọng nội dung, áp dụng kỹ thuật để làm sáng tỏ nội dung. Qua lời đối thoại trong truyện, ông giải thích về kỹ thuật chớp sáng (solarization), phân sắc độ (postarization), vừa tân kỳ vừa độc đáo mà điểm chính là dùng kỹ thuật để gửi gấm tâm sự.

    Gần đây nhất là bộ ảnh “Do You See What I See?”, một tác phẩm nghệ thuật trừu tượng đã chứng minh cho những gì Giáo Sư Lê Văn Khoa đã nhắn nhủ, hãy nhìn thẳng vào con đường nghệ thuật, một đường hướng phụng sự cho chân, thiện, mỹ.

    Hai bức tranh Người Hát DạoSuy Tư và nhiều tác phẩm khác là một sự kết hợp tài tình giữa ngành nhiếp ảnh và hội họa, Họa sĩ Nguyễn Việt (Việt Hưng) đã khám phá ra một chân trời mới lạ về nghệ thuật tạo hình, khi ông nhận thức ra được những tác phẩm của Giáo Sư Lê Văn Khoa có điểm tương đồng tới Henry Spencer Moore và Salvador Dali, cha đẻ của nghệ thuật tạc tượng và tạo hình giữa thế kỷ 19. . . Họa sĩ Nguyễn Việt đã dùng ảnh chụp của Giáo Sư Lê Văn Khoa, rồi thêm vào đó những nét vẽ ngoạn mục, để biến nó thành những bức tranh tuyệt đẹp mà tôi cho đó là một khám phá siêu việt.

    Trong sách còn có những bài viết về Giáo Sư Lê Văn Khoa thực hiện chương trình giáo dục thiếu nhi. Năm 1967, ông thành lập chương trình “Thế Giới Của Trẻ Em” trên băng tần số 9 của đài Truyền Hình Việt Nam. Tác phẩm “Giáo Dục Nhi Đồng” xuất bản năm 1970 của Lê Văn Khoa phân tích những điều các bậc cha mẹ nên biết trong việc nuôi dạy trẻ nhỏ. Ngày nay, hoạt động Giáo Dục Thiếu Nhi của Giáo Sư Lê Văn Khoa đã được trình bày đầy đủ và sống động trong Phim Tài Liệu có tên “Lê Văn Khoa – Một Đời Cho Nghệ Thuật – A Lifetime of Arts”, DVD song ngữ Anh Việt năm 2018 của Vietnam Film Club….”

    Nhạc sĩ Lê Văn Khoa được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam. Ông đã trải qua nửa đời người trên quê hương thân yêu và nửa đời còn lại nơi quê người với bao thăng trầm, mà trong tâm hồn luôn cưu mang nỗi niềm tha thiết bao la của một “HỒN VIỆT và ƯỚC MƠ.” Nhạc sĩ Lê Văn Khoa với bản Giao Hưởng Việt Nam 1975 đã làm rạng danh dòng nhạc Việt Nam trên thế giới và với người Việt lưu vong. Ông đã thành công với những bản nhạc dân ca, với dàn nhạc giao hưởng. Ông đã chiếm nhiều giải thưởng về những tác phẩm âm nhạc & nhiếp ảnh từ trước năm 1975. Ông đã hòa âm phối khí bản quốc ca Việt Nam Cộng Hòa để ban Quân Lễ Nhạc Phủ Tổng Thống Ukraine trình tấu. Ông đã đem tình tự quê hương Việt Nam và chính nghĩa vào trong âm nhạc, vinh danh sự bất khuất của thuyền nhân trước bạo lực của nhân tai và thiên tai trên đại dương bao la kinh hoàng.

    Giáo Sư Lê Văn Khoa ước muốn cả thế giới biết đến dân tộc Việt Nam hào hùng và đầy nhân bản. Đó là ƯỚC MƠ phát xuất từ một HỒN VIỆT!  với tất cả tài trí, nhiệt huyết và sự cố gắng không ngừng nghỉ, từ tuổi thanh xuân cho đến lúc tuổi đã về chiều. Một “tâm hồn Việt tha thiết, bao la… lan tỏa trong âm nhạc, nhiếp ảnh, văn học, và trong chương trình giáo dục thiếu nhi Việt Nam. Giáo Sư Lê Văn Khoa chính là người “đem chuông đi đánh xứ người” qua những cuộc triễn lãm và diễn thuyết, ông là tiếng chuông vang vọng từ Mỹ sang Âu, Úc và Ukraine…

    Khánh Lan xin vinh hạnh giới thiệu đến quý độc giả tác phẩm “Lê Văn Khoa: Hồn Việt và Ước Mơ” và xin được kết thúc với câu danh ngôn của nhà văn Louisa May Alcott:

    Tất cả chúng ta đều có cuộc đời riêng để theo đuổi, giấc mơ riêng để dệt nên

     và tất cả chúng ta đều có sức mạnh để biến mơ ước trở thành hiện thực, miễn là chúng ta giữ vững niềm tin”.

    Khánh Lan, June 10, 2023

  • Khánh Lan,  KIẾN THỨC TỔNG QUÁT,  Phạm Hồng Thái,  Sinh Hoạt

    TÌM HIỂU VỀ 3 TÁC PHẨM: TỰ LỰC VĂN ĐOÀN, HẬU DUỆ & THÂN HỮU; TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN VÀ PHÂN TÂM HỌC & ĐỜI SỐNG

    Thế giới của chúng ta đang được biến đổi nhanh chóng bởi kỹ nghệ Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) với một tốc độ ngoài sự tưởng tượng. AI đã có mặt trong nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày của chúng ta như: Xe hơi tự lái, trợ lý giọng nói, phiên dịch, tự động điều khiển hệ thống điện, máy lạnh trong nhà… Hiện nay, tiềm năng của AI đã vượt xa những ứng dụng hàng ngày của người tiêu thụ. Với một kiến thức bao quát và trí thông minh vượt bực, AI đang biến đổi toàn bộ các ngành kinh tế cũng như  thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và giao tiếp.

    Chúng tôi xin được đăng một số bài dựa theo kiến thức của AI. Xin mời quý thân hữu thưởng thức.

    Tự Lực Văn Đoàn (TLVĐ)

    TLVĐ là một tổ chức văn học được xem như là một biểu tượng của phong trào văn học ở Việt Nam trong thập niên 30. TLVĐ đã đặt nền móng cho nhiều phong trào văn học mới, và đồng thời cũng đã thay đổi hình thức và nội dung của văn học Việt Nam.

    Những người sáng lập TLVĐ gồm Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Thế Lữ.  Tú Mỡ, Xuân Diệu, Hoàng Đạo.  Họ không chỉ là những nhà văn tài hoa mà còn là những nhà cải cách văn học, với ý thức rõ ràng về trách nhiệm xã hội của mình.

    Ra đời trong bối cảnh Việt Nam đang trải qua thời kỳ biến động lớn, với những phong trào đổi mới trong tư tưởng, văn hóa và xã hội, TLVĐ đã đóng góp một phần quan trọng vào sự thay đổi này qua việc xuất bản các tác phẩm văn học phản ảnh đúng hiện thực xã hội và tình hình thời đại. Với một ngôn ngữ mới, sắc sảo, đôi khi châm biếm, để bàn luận về những vấn đề xã hội, đạo đức và chính trị phức tạp, TLVĐ đã mở rộng biên giới của văn học, đưa nó ra khỏi lớp trí thức truyền thống và tiếp cận với quần chúng.

    TLVĐ được biết đến qua các các tạp chí văn học như “Phong Hóa“, “Ngày Nay“, và “Văn“ Những ấn phẩm này không chỉ truyền tải các tác phẩm văn học mà còn chứa đựng các bài viết phê bình, bình luận xã hội, chính trị, văn hóa. Chính vì thế, các tạp chí này đã trở thành nơi trao đổi, thảo luận sôi nổi về các vấn đề thời sự, góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn học.

    Sự thành công của TLVĐ không chỉ nằm ở giá trị tác phẩm mà còn ở tư duy tiên phong và quan điểm đổi mới mà họ đã đưa vào văn học Việt Nam. Họ đã trở thành ngọn đuốc soi sáng cho thế hệ các nhà văn sau này, mở đường cho sự thay đổi và phát triển của văn học Việt Nam trong thế kỷ 20.

    Hiện nay, TLVĐ vẫn được coi là một trong những tổ chức văn học quan trọng nhất của Việt Nam, và những tác phẩm của họ vẫn được nghiên cứu và trân trọng, không chỉ vì giá trị nghệ thuật mà còn vì ý nghĩa lịch sử và xã hội.

    ***

    Tam Giáo Đồng Nguyên

    Trong đời sống tinh thần của người Việt, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo có những hình thức khác nhau, thường thì ôn hòa nhưng đôi khi lại gay gắt để hòa nhập với truyền thống văn hóa của dân tộc Việt, đồng thời để kết hợp và thống nhất ở cùng một nguồn gốc theo hình thức của Tam giáo đồng nguyên. Tam giáo” ở đây là: Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo và “đồng nguyên” là cùng một gốc. Học thuyết Tam giáo thường có cùng một nguồn gốc nhưng cách lập giáo và việc hành đạo của mỗi vị Giáo chủ có phần khác biệt như:

    • Nho giáo cho rằng sự biến hóa trong Vũ Trụ là do nhất động nhất tịnh của Thái Cực. Vạn vật là có thực, con người nên dựa vào cái thực ấy mà hành động để sinh tồn. Sự sinh tồn của vạn vật là những điều: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, tức là Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh của Tạo hóa. Con người cần phải làm theo những điều ấy mà an vui trong cuộc sống sinh tồn tạo dựng xã hội quốc gia.
    • Lão giáo coi trọng môi trường tự nhiên, giữ đạo và vui thú cùng thiên nhiên bởi vạn vật là Đạo, cuộc đời là phù du, do đó con người nên sống thư thái, yêu thiên nhiên, đất đai xứ sở.
    • Phật giáo cho rằng vạn vật được tạo ra do yếu tố Chân (truth, reality), sắc với không là một, sự sinh sinh hóa hóa là do vọng niệm chứ không có thực. Cái thực là Chân. Con người cần tìm cho thấy cái thật để trở về cái gốc, thoát khỏi sinh tử luân hồi và đến được Cực Lạc Niết Bàn, an vui hạnh phúc.

    Tóm lại, cả Phật giáo và Đạo giáo đều khuyến khích làm việc “thiện”, nghĩa là hiếu với cha mẹ; tôn kính bề trên và trung thành với vua, với nước. Yêu thương, cứu giúp, tránh không làm điều tham lam độc ác với người khác, mà làm điều thiện cũng là tôn trọng thể chế và quy phạm đạo lý của Nho giáo.

    ***

    Phân Tâm Học

    Phân Tâm Học được định nghĩa là học thuyết về kỹ thuật trị liệu tâm lý. Phân tâm học cho rằng tất cả mọi người đều sở hữu những suy nghĩ, cảm xúc, ham muốn và ký ức ẩn sâu trong vô thức. Phân tâm học giúp chuyển những suy nghĩ trong vùng vô thức sang vùng ý thức, bởi vì con người có khả năng thông hiểu sâu sắc về trạng thái tâm lý hiện tại của bản thân mình, họ có thể tự tìm thấy hoặc nghiên cứu, phân tích về những phương thức để giải thoát khỏi những vướng bận về mặt tâm lý của chính mình thể hiện qua cách cư xử khi bị tác động bởi những suy nghĩ trong vùng vô thức.

    Hành vi khác thường là những hoạt động bất thường có thể gây ảnh hưởng đến giá trị đạo đức và gây rắc rối trong xã hội. Ngày nay, ngành Phân tâm học rất phổ biến và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Y khoa, tư pháp, văn học nghệ thuật, điện ảnh, v.v… Thật vậy, học thuyết Phân tâm học giúp các nhà chuyên khoa giải thích và điều chỉnh lại những vấn đề liên quan đến đời sống của con người.

    Trên thực tế, Phân tâm học ra đời chịu nhiều ảnh hưởng bởi chủ nghĩa phi lý tính của Schopenhaur (1788-1860), ông cho rằng xã hội chứa đầy sự mâu thuẫn, sự suy nghĩ thiếu minh mẫn và sự khốn cùng ảnh hưởng trên cuộc sống của con người. Từ những quá khứ không hoàn hảo bởi sự đổ vỡ của tình mẫu, sự thất bại của khát vọng vinh quang và từ cái nhìn đầy bi quan, ảm đạm đối với cuộc sống hiện tại khiến Schopenhauer trở nên thù hận đồng nghiệp, khinh bỉ và coi thường phụ nữ. Với ông: “Triết học là quay trở về với thế giới nội tâm của mình, là tìm tòi bản tính thật sự của con người và thế giới”.

    Tóm lại, trong tất cả các nghiên cứu khoa học, chúng ta phải thừa nhận rằng tâm lý học là một khoa học huyền bí và khó có thể chứng minh hơn bất cứ bộ môn khoa học nào, bởi đời sống tâm lý của con người có bản chất hư hư, thực thực, không minh bạch và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chính vì vậy đã có nhiều cuộc tranh luận xoay quanh học thuyết Phân Tâm Học của Sigmund Freud trong suốt nhiều năm qua. Như trong phần nở đầu, Phân tâm học được định nghĩa như là một tập hợp các lý thuyết tâm lý và kỹ thuật trị liệu có nguồn gốc từ lý thuyết của Sigmund Freud.

    ENGLISH VERSION

    The Tự Lực Văn Đoàn (Self-Reliant Literary Group)

    Tự Lực Văn Đoàn is an important literary organization, a symbol of the literary movement in Vietnam in the 1930s. The group laid the foundation for many new literary movements and simultaneously transformed the form and content of Vietnamese literature.

    The founders of Tự Lực Văn Đoàn included Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Thế Lữ, Tú Mỡ, Xuân Diệu, and Hoàng Đạo. They were not only talented writers but also literary reformers, with a clear awareness of their social responsibilities.

    The Tự Lực Văn Đoàn was born in a context where Vietnam was going through a period of significant change, with demands for innovation in thought, culture, and society. The group contributed significantly to this change, through publishing literary works that accurately reflected the social reality and the state of the times.

    The works of the Tự Lực Văn Đoàn introduced a new language, sharp, sometimes satirical, to discuss complex social, ethical, and political issues. They expanded the boundaries of literature, taking it out of the traditional intellectual class and making it accessible to the masses.

    The Tự Lực Văn Đoàn is also known for publishing literary magazines, such as “Phong Hóa”, “Ngày Nay”, and “Văn”. These publications not only transmitted literary works but also contained social, political, and cultural commentary and criticism. Therefore, these magazines became a lively forum for discussion on current affairs, contributing to the development of literature and thought.

    Ultimately, the success of the Tự Lực Văn Đoàn lies not only in the quality of their works but also in the pioneering thinking and innovative perspective they brought to Vietnamese literature. They have become a beacon for the next generation of writers, paving the way for the change and development of Vietnamese literature in the 20th century.

    Today, the Tự Lực Văn Đoàn is still considered one of the most important literary organizations in Vietnam, and their works are still studied and appreciated, not only for their artistic value but also for their deep historical and social significance.

    *****

    Unified Threefold Religion

    In the spiritual life of the Vietnamese people, Confucianism, Buddhism, and Taoism have different forms, usually gentle but sometimes strict to integrate with the cultural traditions of the Vietnamese people while combining and harmonizing under the form of Triple Religion (Tam giáo đồng nguyên). “Tam giáo” here refers to Confucianism, Buddhism, and Taoism, and “đồng nguyên” means the same origin. The theory of Unified Threefold Religion often has the same origin, but the establishment of each religion and the practice of each religious leader differ, such as:

    • Confucianism believes that the changes in the Universe are due to the unity and interdependence of the Supreme Ultimate. Everything exists, and humans should rely on that reality to act for survival. The survival of all things lies in the principles of Humanity, Righteousness, Propriety, and Wisdom, which are the Fundamental, Active, Beneficial, and Spiritual aspects of Creation. Humans need to follow those principles to find happiness in the survival and construction of the national society.
    • Taoism values the natural environment, maintains the Way, and finds joy in harmony with nature, as everything is the Way, and human life is transient. Therefore, humans should live calmly, love nature and the land of the country.
    • Buddhism believes that all things are created by the element of Truth (Chân), and form and emptiness are one. The cycle of birth and death is illusory, and true reality is the Truth. Humans need to seek the truth to return to the origin, escape the cycle of reincarnation, and reach Nirvana for happiness and bliss.

    In summary, both Buddhism and Taoism encourage the practice of “good deeds,” which means filial piety towards parents, respect for superiors, loyalty to the king and the nation. Loving kindness, compassion, and avoiding greed and cruelty towards others are considered good deeds and also show respect for the social order and moral principles of Confucianism.

    Unified Threefold Religion: Confucianism, Buddhism, and Taoism in Vietnamese Spirituality

    In Vietnam, the spiritual life of the people is deeply influenced by a unique fusion of Confucianism, Buddhism, and Taoism, known collectively as the Unified Threefold Religion. These three belief systems have coexisted in harmony for centuries, blending together to create a spiritual tapestry that is unlike any other. Confucianism is focused on social order and harmony, emphasizing the importance of filial piety and respect for authority. Buddhism offers a path to enlightenment and liberation from suffering, encouraging compassion and mindfulness. Taoism emphasizes the natural order of things and the importance of living in harmony with nature.

    Together, these three belief systems create a holistic approach to spirituality that is deeply ingrained in Vietnamese culture. The Unified Threefold Religion has shaped everything from art and architecture to politics and social customs, providing a framework for understanding the world and our place in it. By embracing the principles of Confucianism, Buddhism, and Taoism, the Vietnamese people have created a rich and vibrant spiritual tradition that continues to inspire and inform to this day.

    ***

    Psychoanalysis

    Psychoanalysis is defined as the theory of psychological therapy techniques. Psychoanalysis believes that everyone possesses thoughts, emotions, desires, and deeply hidden memories in the unconscious. Psychoanalysis helps transfer thoughts from the unconscious to the conscious realm because humans can profoundly understand their current psychological state. They can discover, study, and analyze methods to liberate themselves from the psychological burdens expressed through their behavior when influenced by unconscious thoughts.

    Abnormal behavior refers to unusual activities that can impact ethical values and cause disturbances in society. Nowadays, the field of psychoanalysis is widely popular and applied in various areas such as medicine, law, literature, film, and more. Indeed, the theory of psychoanalysis helps specialists explain and adjust issues related to human life.

    In reality, psychoanalysis was greatly influenced by the irrationality of Schopenhauer’s (1788-1860) philosophy. He believed that society is full of contradictions, lack of rational thinking, and extreme suffering that affects human life. From an imperfect past marked by the breakdown of maternal love, the failure of ambitions for glory, and a pessimistic, gloomy view of current life, Schopenhauer became hostile, contemptuous, and disdainful towards colleagues, particularly women. According to him, “Philosophy is a return to one’s inner world, seeking the true nature of humans and the world.”

    In conclusion, in all scientific studies, we must acknowledge that psychology is a mysterious science and more difficult to prove than any other scientific discipline because human psychology is elusive, real, non-transparent, and can occur at any time. Therefore, there have been numerous debates surrounding Sigmund Freud’s theory of psychoanalysis for many years. As mentioned earlier, psychoanalysis is defined as a collection of psychological theories and therapeutic techniques originating from Sigmund Freud’s theory.

  • Khánh Lan,  KIẾN THỨC TỔNG QUÁT

    Nhà văn Khánh Lan: “Con chọn ngành học, cha mẹ không nên áp đặt, mà chỉ góp ý”.

    Nhà văn Khánh Lan trong một lần ra mắt sách. (Hình: Khánh Lan cung cấp)

    Ký giả Đằng-Giao/Người Việt. April 10, 2023

    ANAHEIM, California (NV) – Trước sự lựa chọn ngành nghề của con cái, theo nhận định của nhà văn Khánh Lan, cha mẹ không nên trực tiếp hướng dẫn, nhưng nên can thiệp một cách khéo léo, tế nhị hơn.

    Nhà văn Khánh Lan tốt nghiệp cao học tâm lý xã hội tại đại học Cal State Fullerton năm 2002 và làm công việc cố vấn tâm lý suốt nhiều năm tại Orange County.

    Trong buổi phỏng vấn cùng Đằng Giao, nhà văn Khánh Lan chia sẻ “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó” ngày nay trở nên quá lỗi thời, bà nói: “Những em học sinh sanh ra bên này và được giáo dục theo văn hóa Tây Phương, được dạy dỗ về quyền tự do lựa chọn cho nên kiểu “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó” không còn thích hợp nữa. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên để các em tự tìm kiếm thông tin trên Internet hoặc chọn ngành học do sự ảnh hưởng của bạn bè. Vì như thế, các em có thể lựa chọn một ngành học không đúng với khả năng và ước vọng của mình.”

    Bà khuyên rằng, việc nói chuyện, trao đổi và tương tác giữa cha mẹ và con cái quan trọng hàng đầu. Và để tránh những chuyện đáng tiếc có thể xảy ra, bắt đầu từ năm con cái học lớp 10, gia đình có thể dần dần tìm hiểu thêm về khả năng và ước vọng của con em. Bà nói, Hầu như tất cả các trung học đều có những buổi nói chuyện và hướng dẫn chọn ngành học cho các học sinh lớp 10. Trong thời gian này, cha mẹ cũng nên theo dõi việc học và xem con đuối về môn gì, có cần học thêm hay luyện thi để vào đại học hay không? Có cần xin học bổng, mượn tiền hay sự giúp đỡ của chính phủ hay không? Phần lớn, trung học nào cũng có văn phòng hướng dẫn việc này”.

    Chúng ta không nên kiểm soát sự lựa chọn của các em vì điều đó sẽ tạo nên một khoảng cách trong mối tương quan giữa cha mẹ và các em. Nó sẽ làm cho các em không muốn chia sẻ ý kiến của chúng trong bộ óc “tập làm người lớn” của các em, bà chia sẻ thêm.

    Bà nói: “Do đó, cha mẹ có thể khéo léo hỏi các em như, ‘Con có định học ngành nào chưa?’ hoặc ‘Con có thể kể cho cha mẹ nghe ý định của con không?” hay “Mẹ có thể làm gì để giúp con? v.v…’” Mục đích của việc nói chuyện với con cái là điều tối quan trọng để biết được khả năng, sở thích cũng như ước muốn của chúng,” bà nhấn mạnh.

    Theo bà, muốn làm được điều này, không dễ mà cũng chẳng khó. Việc này đòi hỏi bậc cha mẹ phải kiên nhẫn lắng nghe cũng như cho phép và tôn trọng những phát biểu, chia sẻ, suy nghĩ, ý kiến của các em. Rồi từ đó, chúng ta sẽ nghiên cứu thêm tài liệu và sau cùng là giải thích, hướng dẫn các em phương cách chọn ngành học.

    Bà nhắc nhở: “Chúng ta nên nhớ rằng, các em học sinh sẽ dễ dàng đi đến thành công trong học đường cũng như đường đời khi chúng chọn đúng con đường mà chúng yêu thích.

    Bà thêm: “”Áp đặt” con cái chọn ngành học là một việc làm tối kỵ mà chúng ta không nên làm. Trong quá khứ, sự áp đặt và so sánh con cái mình với những đứa con của bạn bè đã đưa đến những trường hợp bi thảm, chẳng hạn như các em tìm đến cái chết hoặc tự tay giết cha mẹ vì bị quá nhiều áp lực của gia đình.

    Như vậy, cha mẹ chỉ nên góp ý thôi. Điều quan trọng là trước khi góp ý, cha mẹ phải nghiên cứu, thấu hiểu một cách mạch lạc về lãnh vực mà gia đình dự định thảo luận, theo bà Khánh Lan.

    Bà giải thích: “Thí dụ, một học sinh hội ý với cha mẹ rằng em muốn trở thành một kiến trúc sư, thì trước hết cha mẹ phải tìm hiểu xem con mình có thích học hỏi, nghiên cứu về các công trình kiến trúc trên thế giới, có khả năng sáng tạo, có kiên nhẫn hàng giờ để vẽ những họa đồ, có thích giao tiếp với mọi người, v.v… Một khi các em có đủ các tiêu chuẩn trên, cha mẹ mới bắt đầu đi sâu vào các lãnh vực như, môn học, chọn trường học kỹ thuật, chi phí học đường, kinh tế gia đình, thị trường, kiến thức, kinh nghiệm, v.v… và sau cùng là hướng dẫn và cung cấp cho học sinh này các dữ kiện, tin tức liên quan đến ngành học.”

    Bà cảnh báo: “Điều nên chú ý là phải khéo léo khi hướng dẫn các em, tránh việc “quan trọng hóa” vấn đề khiến các em hoảng sợ mà bỏ ý định và ước muốn của mình.

    Bà cũng có đôi lời gởi đến các em học sinh, bà nói: “Các em nên kiểm điểm xem mình thích gì, làm việc gì khi ra trường. Từ đó, các em mới bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu về ngành mà mình muốn học.

    Nhà văn Khánh Lan chia sẻ: “Ngành học nào cũng đóng góp nhiều ích lợi cho xã hội. Điều cần thiết là ngành học ấy có thích hợp với các em không và các em yêu thích ngành ấy không, vì đó là con đường dẫn đến sự thành công.”

    Ngoài ra, các em cũng nên biết thật rõ mọi vấn đề liên quan đến việc chọn và nộp đơn vào đại học nào và điều kiện xin học ra sao. Biết rằng các em đã biết nhưng bà vẫn nhắc thêm: “Các em nên nói chuyện với các giáo sư cố vấn trong trường hay những người có kinh nghiệm trong ngành mà các em chọn, để thấu hiểu rõ ràng những việc cần phải chuẩn bị. Nên biết càng sớm càng tốt về những quy luật để xin học bổng hay mượn tiền học như thế nào. Các em nên chia sẻ ý tưởng của mình với cha mẹ hay các vị cố vấn giáo dục.”

    Nhà văn Khánh Lan nói: “Ngành học nào cũng đóng góp nhiều ích lợi cho xã hội sau khi các em ra trường. Điều cần thiết là ngành học ấy có thích hợp với các em không và các em yêu thích ngành ấy không, vì đó là con đường dẫn đến sự thành công.” [đ.d.]

    Liên lạc tác giả: ngo.giao@nguoi-viet.com

    Inline image
  • Khánh Lan,  Văn Thơ

    RA MẮT SÁCH CỦA 3 NHÀ VĂN: NGUYỄN VĂN THÀNH, LÊ THỊ ĐÀO VÀ NGUYỄN THỊ THANH TRÍ

    Từ trái sang phải: NV Ngọc Cường và phu nhân, Bích Điệp; NV Phương Hiền; NV Nguyễn Văn Thành và phu nhân, Nguyễn Thị Giỏi; NV Thanh Trí và NV Lê Thị Đào.

    Sau cơn mưa trời lại sáng”. Quả đúng như thế, sau bao ngày mưa gió tại California, sáng Chủ Nhật ngày 26 tháng Tư đúng là “Beautiful Sunday”. Bởi, sau những ngày mưa gió với bầu trời màu xám xịt đã nhường chỗ cho những áng mây màu xanh biếc và trên đường phố, những cành cây, cọng cỏ tươi mát như vừa được tắm gội sau bao ngày hạn hán. Những cơn gió thổi làn không khí hiu hiu lạnh của ngày cuối xuân còn đọng lại. Ngoài đường phố, các thiếu nữ với những chiếc khăng quàng cổ, đủ sắc màu, tung bay trong gió, trông thật vui mắt.

    Ba nhà văn với 4 tác phẩm

    Buổi RMS 4 tác phẩm của ba nhà văn (NV): Nguyễn Văn Thành (Niềm Nhớ, Giấc Mơ Chàng Lính Biển) Nguyễn Thị Thanh Trí (Kỷ Niệm Yêu Thương) và Lê Thị Đào (Góp Nhặt Sỏi Đá) đã thành công rực rỡ tại nhà hàng Diamond Seafood Palace, tọa lạc trên đường Lamson Ave., Garden Grove, California ngày 26 tháng 04, 2023. Từ ngoài parking lot, Mạnh Bổng và Khánh Lan khệ bê 12 chai Apple Sparkling, 10 hộp đậu phộng da cá, 5 cái bằng tưởng lục, một bó hoa hồng và hai cái bánh bông lan (half sheet) bước vào khánh phòng, đồng hồ lúc ấy chỉ 11:00 giờ sáng. Trong khánh phòng đã chật kín quan khách tham dự, kẻ đứng người ngồi, cười nói vui vẻ. Ánh sáng từ các máy điện thoại di động loé lên liên tục để ghi lại những tấm hình lưu niệm cho từng nhóm. Chương trình RMS khai mạc đúng 11 giờ 30 sáng.

    Chương trình RMS gồm hai phần: Phần Văn Học và phần văn nghệ giúp vui do hai MC Kim Phụng và Khánh Lan phụ trách.

    Từ trái sang phải: Thụy Lan, Lệ Hoa, Lâm Dung, 2 vị khách, Khánh Lan, Tuyết Nga,
    Kiều My, Bích Điệp, Ái Liên, Mộng Thủy, Ngọc Quỳnh và Minh Thư

    Sau lễ chào quốc kỳ, NV Nguyễn Văn Thành đại diện cho nhóm văn học Ninhhoa.com khai mạc buổi Ra Mắt Sách (RMS) và giới thiệu Giáo Sư (GS) Trần Hà Thanh, Cựu Hiệu Trưởng trường Trung Học Trần Bình Trọng – Ninh Hoà. Ông  nói về 20 năm hoạt động của Website ninhhoa.com. Tiếp theo là GS. Trần Huy Bích đại diện Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian ngỏ lời chúc mừng Nhóm Văn Học Ninh Hoà tròn 20 Tuổi. Sau đó, MC Kim Phụng đọc hai lá thư của cựu Hải Quân (HQ) Đại tá Bùi Cửu Viên và cựu HQ Trung tá Chu Bá Yến, gởi lời chúc mừng cựu HQ Trung úy tác chiến Nguyễn Văn Thành đã trọn lòng binh nghiệp và nay xoay sang văn nghiệp.

    Bắt đầu Phần Văn Học, một hội thảo đoàn gồm các NV: Nguyễn Văn Thành, Phương Hiền, Ngọc Cường, Lê Thị Đào, Nguyễn Thị Thanh Trí, Khánh Lan, Kiều My và Mộng Thuỷ.

    Từ trái sang phải: Mộng Thủy, Kiều My, Thanh Trí, Lê Thị Đào,
    Phương Hiền, Nguyễn Văn Thành, Việt Hài, Ngọc Cường và Khánh Lan.

    Trong phần điểm sách, NV Khánh Lan mượn 4 câu thơ trích trong bài thơ Tuổi Biết mà NV Nguyễn Văn Thành đã dùng để mở đầu cho tác phẩm Giấc Mơ Chàng Lính Biển của ông:

    “Có phải anh vẫn nhớ
    Người thương lúc còn thơ
    Có phải anh vẫn mơ
    Người thương xưa mắt biếc!

    Qua 4 câu thơ trên đã chứng tỏ nhà toán học Nguyễn Văn Thành, một kỹ sư thiết kế kỹ thuật quốc phòng nhưng lại mang một tâm hồn thi sĩ, ông đã dùng những lời lẽ ví von, ý tưởng ẩn dụ (metaphor) dựa theo văn chương tây phương để chuyển tải tư tưởng của mình vào trang giấy. Những nhân vật trong câu truyện cổ tích như Brothers Grimm, chàng thủy thủ John Reid và điều mơ ước của nàng tiên cá Helen Stewart và Captain Nemo, (nguyên tác tiếng Pháp Vingt mille lieues sous les mers: Tour du monde sous-marin, một cuốn tiểu thuyết cổ điển về khoa học viễn tưởng của nhà văn Pháp Jules Verne xuất bản năm 1870), hay “Hai ngàn dặm dưới đáy biển” là những tác phẩm đặt nền tảng cho nhiều phạm vi về hàng hải. Vì vậy, ta có thể nói rằng, văn phong của NV Nguyễn Văn Thành có sự xen lẫn những ý tưởng triết tính của Jules Verne, André Gide, Jacob và Wilhelm.

    Cũng với lối văn phong bình dị, dễ hiểu NV Nguyễn Văn Thành đã đưa chúng ta qua những đia danh quen thuộc như Cần Giờ, Rừng Sát, Xoài Rạp, Vàm Láng (Gò Công), Bến-Lức, Trà Cú, Gò Dầu Hạ, An Thới… nơi mà các chiến sĩ Hải Quân VNCH đã đóng quân, bảo vệ sơn hà năm xưa. Qua 85 phân đoạn trong tác phẩm Giấc Mơ Chàng Lính Biển của tác giả Nguyễn Văn Thành, cho người đọc một cảm xúc vui buồn đời lính, xen lẫn cái thi vị tình yêu lãng mạn của người lính biển, lòng trung kiên, ái quốc đi song song với sự can đảm và sự chung thủy của người thiếu nữ trẻ, băng sông, vượt rừng, lăn lội đi tìm người yêu.

    Trong câu truyện Giấc Mơ Chàng Lính Biển, tác giả đã khéo léo dùng ngòi bút để kể lại câu chuyện về cuộc đời binh nghiệp của chính mình, đồng thời, ông lồng vào đấy một nhân vật hư cấu, một truyện cổ tích về Nàng Tiên Cá và Chàng Thủy thủ cho thêm phần thú vị. Mở đầu câu truyện tình yêu với hai nhân vật: Nàng Tiên Cá và Chàng Thủy thủ, tác giả giới thiệu nhân vật chính là chàng Thủy thủ, sau khi ra trường, anh gia nhập binh chủng Hải Quân và Tham dự vào cuộc chiến. Đóng quân tại Bộ Chỉ huy Hải quân Trà Cú, gần dòng sông Vàm Cỏ Ðông, một thủy lộ duy nhất dẫn vào bộ chỉ huy hải quân Giang Ðoàn 54 Tuần Thám… Trên mặt sông ấy đã ghi lại bao kỷ niệm về cuộc đời binh nghiệp, những chiếc giang đĩnh đậu thành hàng, bồng bềnh, tạo nên những làn sóng lăn tăn trên mặt nước. Những làn khói tàu xanh lơ bốc lên, sen lẫn, quyện vào làn sương mỏng tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp trên nền trời xanh thẳm. Tiếng máy tàu, tiếng rào rào của từng làn sóng, khua vào mạn tàu bỗng hòa điệu thành một âm thanh hùng hồn, quen thuộc và đó là vì sao anh yêu nghề “Lính Biển”. Nhân vật thứ hai là Nàng Tiên Cá trong mối tình thầy trò, nẩy nở với những ẩn dụ toán học, chu vi, bán kính, v.v

    Trong phân đoạn 58, NV Nguyễn Văn Thành có nhắc đến tác phẩm “La Porte étroite” (Khung Cửa Hẹp) của đại văn hào cổ thụ Andre Gide, khi ông ví Nàng Tiên Cá đang bơi lượn trong rừng san hô đỏ, đẹp và bí hiểm, những cành san hô đỏ đan lại như một “Khung cửa hẹp” giam bước chân của Nàng Tiên Cá. Nhưng với tình yêu mãnh liệt Nàng Tiên Cá đã lách ra khỏi “Khung cửa hẹp” Ninh Hòa để băng rừng lội suối đi thăm người yêu Lính Thủy.

    Tác giả cũng đề cập đến tầm quan trọng của đảo Phú Quốc và trách nhiệm của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa trong việc trấn giữ và bảo vệ tổ quốc. Ông nhắc lại cuộc tổng tấn công của quân đội Bắc Việt cuối tháng Tư 1975 với từng loạt đạn đại bác vang dội đã phá tan sự yên tĩnh của buổi sáng tinh sương ngày 30 tháng 4 năm 1975. Lời kêu gọi buông súng đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh và bài hát “Nối Vòng Tay Lớn” của Trịnh Công Sơn phát ra liên tục, lập đi lập lại trên đài phát thanh Sài Gòn, khởi đầu cho khúc quanh cuộc đời của Chàng Lính Biển.

    Cuộc chiến 30 tháng 4 chấm dứt, không những không đem lại những giây phút hòa bình cho miền Nam VN mà trái lại là một cơn ác mộng cho mọi người.

    Những phân đoạn cuối đã gây nên nhiều xúc động và đưa độc giả về quá khứ đen tối của 48 năm về trước khi cuộc di tản bắt đầu. Những chiếc Hải Vận Hạm Lam Giang HQ 402, chiến hạm cuối cùng rời bến Bạch Đằng và có mặt ở ngoài khơi Vũng Tàu khoảng 7 giờ tối ngày 30 tháng 4 năm 1975, để cứu vớt 200 người từ chiếc Tango của Giang Đoàn 44 Ngăn Chận … chiếc tàu đã cưu mang mọi người trong suốt giang trình Vàm Cỏ Đông.  

    Khi nhắc đến Hộ Tống Hạm Chí Linh tại căn cứ hải quân Hoa Kỳ ở Subic Bay, Phi Luật Tân trong buổi lễ hạ quốc kỳ VNCH. Phải, lá quốc kỳ thấm đẫm linh hồn của bao nhiêu chiến sĩ đã nằm xuống vì Tổ Quốc VNCH. Lá quốc kỳ mang tiếng nói của những người con nước Việt yêu hòa bình. Trong cuộc di tản 1975, buổi lễ hạ quốc kỳ tại Subic Bay đã để lại trong lòng các chiến sĩ ái quốc VNCH, một nỗi khổ tâm, đau đớn, nhục nhằn khó quên, trong đó có cả Chàng Lính Biển Nguyễn Văn Thành.

    Để kết thúc buổi nói chuyện, NV Khánh Lan đã trích một đoạn cuối của tác phẩm GIẤC MƠ CHÀNG LÍNH THỦY như sau:

    Sau tiếng hô “hạ kỳ”, nhìn lá cờ đang từ từ được kéo xuống… anh cảm thấy như lồng ngực mình bị bóp chặt. Khoảnh khắc ấy hình như anh không thở được. Có một cái gì đó đang vỡ vụn trong hồn. Có một cái gì đó vừa gãy nát trong tim. Dường như tim anh đã có một giây ngưng đập. Cổ họng chợt nghẹn lại. Đã có người rưng rưng, đã có người đưa tay chùi nước mắt, đã có người khóc thành tiếng nấc đâu đó. Anh không rơi nước mắt mà lòng anh đang khóc. Khóc vì kể từ hôm nay mình là kẻ lưu vong. Khóc vì mình mất Tổ Quốc, mất quê hương. Khóc vì mình mãi mãi làm kẻ ly hương với một cuộc đời mới hoàn toàn khác hẳn, bấp bênh, trôi nổi…. Khóc vì vĩnh viễn rời xa gia đình và mất nàng Tiên cá, cô học trò yêu kiều mà anh mãi thương yêu, nhung nhớ.

    Tiếp theo, NV Phương Hiền nói về tác phẩm Miền Nhớ 2, xuất bản năm 2023. Đây cũng là tác phẩm của NV Nguyễn Văn Thành. Tuyển tập 600 trang gồm 75 tác giả ghi lại những kỷ niệm buồn vui đã bao năm chìm sâu trong ký ức, những dư âm vang vọng của một quê hương chìm trong đau khổ. Trong miềm thương nhớ nhung đó, có những giai đoạn hào hùng, tự hào, ngưỡng mộ, bi tráng và tang thương. Những đau buồn, xót xa, thương tiếc ấy là những cảm xúc đích thật đã được các văn thi sĩ trải dài trên trang giấy và góp nhặt thành tác phẩm Miền Nhớ.

    Tác phẩm Kỷ Niệm Yêu Thương của NV Nguyễn Thị Thanh Trí do NV Kiều My ghi nhận. Kỷ Niệm Yêu Thương kể lại những mẩu chuyện ẩn hiện trong vùng tiềm ý thức, chờ đợi một giây phút nào đó sẽ chuyển lên vùng ý thức: Đó là kỷ niệm…những kỷ niệm mà ta ghi dấu mãi trong tim.

    Trong 25 phân đoạn, NV Kiều My chọn ra 6 phân đoạn mà bà cho là đặc sắc nhất, đó là:

    1. Cao Như Núi Thái: Ghi lại những ngày tháng sống trong vòng tay yêu thương của người cha chân chất, mộc mạc, bình dị, người đã cho NV Thanh Trí một ấn tượng khó phai về sự ân cần, chăm sóc các con của người cha kính yêu.
    • Tiếng Đàn Xưa: Hơn 40 năm đã trôi qua sau khi ông bà ngoại qua đời, hình ảnh của ông bà ngoại vẫn không phai lạt trong tâm tư của tác giả. Sự khắc khoải, dằn vặt trong luyến tiếc vì gia đình bà không đủ khả năng để đùm bọc ông bà ngoại trong buổi giao thời (1975) khi mọi người cùng chung một số phận nghèo đói.
    • Nơi Chốn Tìm Về Để Nhớ Để Thương: Ấn tượng sâu đậm về trường Sư Phạm Quy Nhơn, nơi đã ghi lại bao kỷ niệm vào đời khó quên mà trong đó có cả buồn vui lẫn lộn của một thời con gái với nhiều mộng mơ, tương lai và sự nghiệp.
    • Hát Lời Yêu Thương: Tác giả viết “Nếu các bạn thấy một nhóm người ngồi mơ màng ngắm biển, hay chạy xe long nhong ngoài phố, đó là chúng tôi. Chúng tôi đang học cách yêu thương, đang hát lời yêu thương về tình người, tình bạn, tình đồng hương thân hữu một cách hoàn mỹ.”
    • Nói Với Bạn Trẻ: “Hãy cố quên dù tan nát vì mất mát.” Đó là tiếng khóc từ đáy tim của một người mẹ mất con. Phải, “Mọi thứ trên đời này, kể cả tình yêu, đều có thể làm lại được. Nhưng cái chết thì không!” Cái chết của đứa con gái Nguyễn Đôn Hà Quyên đã để lại trong tim NV Thanh Trí một vết thương không gì có thể hàn gắn hay chữa lành lại được. Chính vì sự mất mát lớn lao ấy, bà đã có những lời khuyên cho các bạn trẻ, đừng vì một phút không suy nghĩ mà hủy hoại cả cuộc đời.
    • Hội Ngộ…Ngày Vui: Hội ngộ cùng các Thày Cô và bạn bè là những giây phút đong đầy niềm vui khi nhớ về những kỷ niệm của một thời thơ mộng cũng như những kỷ niệm thời còn đi học đường mà ta đã đi qua, ôn lại thời học sinh vô tư, “ăn chưa no lo chưa tới”.

    Và sau cung là Góp Nhặt Sỏi Đá của NV Lê Thị Đào do NV Mộng Thủy điểm sách. Tác phẩm là sự kết hợp của những bài thơ và bài văn mà tác giả ghi lại với những chuyện buồn vui đã xảy ra trong cuộc sống, ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm của một cá nhân. Góp Nhặt Sỏi Đá gồm 117 bài thơ và 13 bài văn. Trong 13 bài văn, tác giả gửi gấm vào đấy những gắn bó của mình với quận Ninh Hòa, nơi mà bà đã dạy học trong 8 năm sau khi ra trường (1974-1981)

    Ôi nhớ quá! Ninh Hòa ơi! Nhớ quá!

    Hôm nay đây! Ngày thân ái hợp đoàn

    Chúng con đây lưu lạc khắp hoàn cầu

    Xin gửi trọn nhớ thương về Quê Mẹ…!!!

    (Lê Thị Đào -18/8/2009)

    Những bài thơ viết về quê hương với nỗi niềm thương nhớ như trong bài Tình Quê. Tôi muốn trở về. Vùng quê hương tuổi dại. Nơi có dòng sông.  Thơ mộng. Nước trong xanh. Có rặng tre xưa.”

    Hay trong bài thơ Không Bao Giờ Ngăn Cách, bà viết:

    Anh đã dặn lòng thôi nhớ thương

    Từ lâu hai đứa rẽ hai đường

    Bên này bên ấy xa cách quá

    Nhưng rồi tình vẫn mãi tơ vương…

    (Lê Thị Đào-28/12/2011)

    Bài thơ Mơ Về Đà Lạt, để nhớ lại một thời sinh viên, bà viết:

    Trong giấc mơ, được trở về Đà Lạt

    Nhớ trường xưa theo lối cũ tôi tìm

    Chân dừng bước trước cổng trường đại học

    Tôi mơ về những ngày tháng xa xưa…

    (Lê Thị Đào -18/12/2013)

              Sau phần văn học, Ngọc Quỳnh thay mặt Nữ Sĩ Dương Hồng Anh ngâm bài thơ Chúc Mừng 20 năm thành lập hội văn học ninhhoa.com.

    CHÚC MỪNG NINH HOA DOT COM

    Thơ: Nữ Sĩ Dương Hồng Anh

    Cám ơn thơ nhạc chiều nay

    Tao đàn hạnh ngộ tràn đầy ước mơ

    Ngạt ngào hương cúc nắng trưa

    Trời xanh mây trắng hương xưa mượt mà

    Nghĩa tình văn nghệ bao la

    Văn chương tao nhã bút hoa thay vần

    Chung vui gặp bạn đồng tâm

    Đất trời nở hội thơ xuân sáng ngời

    Chùm hoa văn nghệ tuyệt vời

    Mừng ngày kỷ niệm Ninh Hòa dot com.

    Tiếp theo, GS. cố vấn Quyên Di đại diện Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian và NV Nguyễn Quang trao tặng quà lưu niệm (trophy) đến GS Trần Hà Thanh, đại diện đại diện Ninhhoa. com, trong khi GS. Dương Ngọc Sum, GS Lê Văn Khoa, NV Vi Khiêm tặng Bằng Tưởng Lục cho 4 nhà văn. Và sau cùng là cắt bánh sinh nhật kỷ niệm 20 năm Website Ninh Hoà và bánh mừng chúc thọ cho các quý cao niên.

    NV Nguyễn Quang trao quà lưu niệm cho GS Trần Hà Thanh
    NV Vương TRung Dương trao bằng tưởng lục cho NV Lê Thị Đào

    Sau cùng là phần văn nghệ giúp vui do nhóm Tiếng Thời Gian phụ trách. Buổi RMS bế mạc lúc 3:00 giờ chiều.

    Khánh Lan tường trình từ California, April 6, 2023

  • Khánh Lan,  KIẾN THỨC TỔNG QUÁT,  Tin tức

    ĐIỂN TÍCH TAM NHÂN VƯỜN ĐÀO

    TAM NHÂN VƯỜN ĐÀO: phỏng theo chuyện xưa “Tam Quốc Diễn Nghĩa“.

    Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi

    Thời Tam Quốc có rất nhiều nhân vật hào kiệt. Tiểu thuyết nổi danh “Tam Quốc diễn nghĩa” của tác giả La Quán Trung từng có đoạn: Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi ba người tâm đầu ý hợp, quen biết không lâu đã kết bái huynh đệ tại vườn đào Trương gia. Cũng kể từ đó, ba người huynh đệ khác họ ấy đồng tâm hiệp lực, lập nên Thục quốc – một trong ba thế lực tạo thành “thế chân vạc” thời Tam Quốc. Đây chính là điển tích “kết nghĩa đào viên” nổi tiếng Trung Hoa và được lưu truyền rộng rãi cho tới ngày hôm nay.

    Về sau này, không ít hào kiệt hậu thế vẫn thường ngưỡng mộ noi theo nghĩa khí “kết nghĩa vườn đào” của ba vị anh hùng Tam Quốc.

    Trong bài viết này, xin chỉ nói đến ba nhân vật: Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi. Bắt đầu từ “Ba anh em kết nghĩa vườn đào” đã lập thệ ước, tức là huynh đệ đồng lòng, lấy thiên hạ làm trách nhiệm của mình, từ chỗ không có mảnh đất đặt chân tới kiến lập nên đế quốc Thục.

    Ba người này có thân phận khác nhau và trách nhiệm cũng khác nhau, nhưng họ có cùng chung chí hướng, và sở trường mỗi người bù đắp cho chỗ thiếu sót của người kia, tạo thành một mối quan hệ quân thần hợp tác, tương trợ, đoàn kết chặt chẽ với nhau. “Kết nghĩa đào viên” không được chính sử lưu lại.

    Theo nguồn khảo cứu từ nhiều nguồn tư liệu lịch sử chính thống, trong đó chủ yếu là “Tam Quốc chí” và “Tư trì thông giám“, các nhà sử học đều thấy việc “kết nghĩa đào viên” của bộ ba Lưu – Quan – Trương không được ghi chép lại. “Hoa Dương quốc chí” mục “Lưu tiên chủ truyện” có viết: “Chúa (Lưu Bị) cùng hai (Quan Vũ, Trương Phi) ngủ chung giường, ăn cùng mâm, tình như anh em.“. Phần “Quan Vũ truyện” của “Tam Quốc chí” cũng từng ghi lại câu nói của Vân Trường: “Tôi chịu ân trọng của Lưu tướng quân, thề sẽ cùng sống cùng chết.”. Hai dẫn chứng trên đã cho thấy tình nghĩa khăng khít, gắn bó của ba nhân vật Lưu, Quan, Trương. Tuy nhiên, mối liên hệ ấy cũng chỉ dừng ở mức “thân như anh em”, khi họ là “huynh đệ kết nghĩa“. Đặc biệt, cách Quan Vũ gọi Lưu Bị là “Lưu tướng quân”, một tài năng lanh lẹ, tháo vát trong bộ ba này.

    Nhân nghĩa của Lưu Bị

    Lưu Bị là một người rất nhân nghĩa. Mặc dù Lưu Bị là hậu duệ của Hán Cảnh Đế, nhưng sau hơn 300 năm, ông đã trở thành thường dân. Ông có thể quật khởi chủ yếu bởi vì ông bản tính vốn nhiệt tình và chân thành đối đãi với mọi người. Cho dù người khác thân phận như thế nào, ông đều dành cho họ sự trọng đãi và tôn trọng. Đây là bản chất của Lưu Bị, không phải cố ý thể hiện ra. Sức mạnh của cách đối xử chân thành xuất phát ra từ nội tâm này đã cảm phục được tên thích khách được lệnh ám sát Lưu Bị, hắn đã thản nhiên nộp mình cho Lưu Bị, bày tỏ lòng kính phục đối với Lưu Bị. Nói cách khác, những người sát cánh với Lưu Bị đều bởi vì tính cách hợp nhau, bị tấm lòng chân thật đối đãi như bạn cảm động, họ mới một lòng, một dạ đi theo Lưu Bị. Võ quan Lưu Bị đối xử với bách tính như đối với người nhà của mình. Sau trận chiến Tân Dã, ngay ngày hôm đó, đại quân Tào Tháo tấn công Phiền Thành, nơi Lưu Bị ở, sinh tử của Lưu Bị ngàn cân treo sợi tóc. Gia Cát Lượng kiến nghị ông vứt bỏ Phiền Thành và tạm lánh ở Tương Dương. Lúc đó Lưu Bị nói: “Dân chúng theo ta đã lâu, lẽ nào nhẫn tâm vứt bỏ?

    Dân chúng cũng đồng thanh hô to: “Chúng tôi dù chết cũng nguyện theo Lưu Sứ Quân!”. Họ khóc lóc, vội vàng khởi hành, dìu già dắt trẻ, bầu đàn thê tử lũ lượt qua sông, hai bên bờ sông tiếng khóc không dứt. Lưu Bị trên thuyền thấy vậy, ông khóc to và nói: “Chỉ vì một mình ta mà làm cho bách tính phải gánh chịu đại họa này, ta sống sao được!”, ông định nhảy xuống sông chết, nhưng đã được tùy tùng đi theo ra sức ngăn cản. Khi thuyền đến bờ phía nam, quay đầu lại nhìn người dân, thấy còn có những người vẫn chưa qua được sông, ông hướng về phía nam và khóc, Lưu Bị vừa lên ngựa đã nóng lòng ra lệnh Quan Vũ đôn đốc thuyền chở tất cả mọi người qua sông.

    Như có câu: “Vợ chồng vốn là chim cùng sống trong rừng, tai vạ đến thì ai nấy tự bay đi”. Tuy là câu nói phiến diện nhưng quả thật vợ chồng cũng có thể lìa xa vì nguy hiểm, vào lúc sinh tử tồn vong, Lưu Bị vẫn nghĩ đến dân chúng, và trong binh gia việc hành quân kéo theo gia đình là điều đại kỵ Lưu Bị đều không quan tâm tới những điều này, qua tấm lòng của ông đối với bách tính có thể nhìn ra tấm lòng nhân nghĩa lớn lao của ông. Nghĩa của Lưu Bị còn nằm ở niềm tin vững chắc của ông vào những người anh em kết nghĩa. Sau khi Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi bị quân đội của Tào Tháo đánh tan, trong chiến tranh loạn lạc, Lưu Bị một mình chạy đến Thanh Châu, nơi ông được Viên Thiệu bảo vệ. Quan Vũ vì bảo vệ phu nhân Lưu Bị mà bị rơi vào doanh trại của Tào Tháo. Sau này, khi Tào Tháo giao chiến với Viên Thiệu, Lưu Bị trong quân đội của Viên Thiệu lần đầu tiên nhìn thấy Quan Vũ ở doanh trại của Tào Tháo, ý nghĩ đầu tiên trong lòng ông là: “Tạ ơn trời, hóa ra sư đệ của ta đúng là đang ở chỗ Tào Tháo!”. Ông không một chút nghi ngờ Quan Vũ phản bội. Đây không phải điều người thường có thể làm được. Người bình thường liệu có thể không nghi ngờ sao?

    Tam cố mao lư” (chỉ Lưu Bị đích thân ba lần đến lều cỏ của Gia Cát Lượng để mời bằng được Gia Cát Lượng ra giúp, lần thứ ba mới gặp) cũng là hiện thân cho chữ nghĩa của Lưu Bị. Ông hai lần đến thăm ngôi nhà tranh nhưng không gặp được Gia Cát Lượng, trong lòng phải chịu đựng sự tấn công của nhiều loại tâm lý, hoàn cảnh, nhưng ông không lời oán trách nào. Ông một mực chịu khổ đợi tới mùa xuân năm sau, chọn ngày lành, trai giới 3 ngày, xông hương, thay quần áo, tới lều tranh mời Gia Cát Lượng. Tấm lòng chân thành, kính trọng bậc hiền tài của ông có thể sánh với Chu Văn Vương khi mời Khương Tử Nha.

    Trung nghĩa của Quan Vũ

    Nghĩa của Quan Vũ nằm ở lòng trung thành của ông đối với bậc “nhân nghĩa” chân chính Lưu Bị, và tận tâm tận lực với người anh em kết nghĩa. Lòng trung thành của ông là nhân nghĩa, điều này kỳ thực chính là kiên định giữ vững đạo đức. Hậu nhân thường nói “Quan Vũ nghĩa bạc vân thiên” (nghĩa của Quan Vũ át cả mây trời xanh). Quan Vũ cố thủ Hạ Phi không thành, lâm vào bước đường cùng nhưng lại coi cái chết như không, quyết một trận tử chiến với quân Tào Tháo. Trước đó Trương Liêu của quân Tào đã tới thuyết phục Quan Vũ, nêu ra việc Quan Vũ chịu chết chính là phạm “ba tội”:

    1. Tội thứ nhất là phản bội lời thề trước đây. Khi kết nghĩa, Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, ba người đã thề sống chết có nhau, nếu hôm nay Quan Vũ chết trận, mai sau Lưu Bị trở về, biết tin huynh đệ ra đi, thì phải làm sao?
    2. Tội thứ hai là cô phụ sự giao phó trọng trách. Nếu Quan Vũ mất mạng, ai sẽ bảo vệ hai người vợ của Lưu Bị?
    3. Tội thứ ba là bỏ mặc đại nghĩa quốc gia. Quan Vũ văn võ song toàn, lập chí phò tá Lưu Bị trợ giúp nhà Hán, nay chết vô ích thế, lẽ nào chẳng phải chỉ là hữu dũng vô mưu, đặt an nguy của thiên hạ ở chỗ nào?

    Ông ta cũng đề xuất “ba điều thuận” nếu quy hàng Tào Tháo: một là bảo vệ được phu nhân của Lưu Bị, hai là giữ lời thề kết nghĩa vườn đào, ba là giữ được tính mạng bản thân. Quan Vũ trầm ngâm nghĩ một lúc rồi nói với Trương Liêu: “Huynh có ba điều thuận tiện, ta có ba ước hẹn. Nếu Tể tướng Tào có thể làm theo thì ta cởi áo giáp, nếu không đồng ý, ta thà mang ba tội mà chết”.

    1. Thứ nhất, ta đã cùng Hoàng thúc lập thề cùng nhau giúp nhà Hán nên ta chỉ đầu hàng Hoàng đế nhà Hán, chứ không phải Tể tướng Tào.
    2. Thứ hai, Tể tướng Tào phải dùng lương bổng của Hoàng thúc phụng dưỡng hai chị dâu ta, người ngoài không ai được đến cửa. T
    3. hứ ba, hễ ta nghe thấy Hoàng thúc ở đâu, không quản trăm dặm nghìn dặm, lập tức ta cáo từ rồi đi theo. Ba điều ấy nếu thiếu một điều ta nhất thiết không hàng.

    Ba ước hẹn” trung thành của Quan Vũ là thề ước và ước nguyện ban đầu, thủy chung không đổi với Lưu Bị, Trương Phi và nhà Hán. Nếu như không có ba giao ước như vậy mà đầu hàng, đó chính là một sự phản bội. Tào Tháo yêu mến và trân trọng nhân tài, rất yêu thích Quan Vũ, thấy rằng sự trung nghĩa của Quan Vũ rất đáng khen và đã đồng ý với yêu cầu của Quan Vũ. Hơn nữa Tào Tháo còn rất khoản đãi Quan Vũ “ba ngày mời yến tiệc nhỏ, năm ngày mời yến tiệc lớn”, “lên ngựa ban vàng, xuống ngựa tặng bạc”, phong quan thăng chức, còn cử mỹ nhân tới hầu hạ. Quan Vũ mang tiền bạc và các vật được cho tới độc viện của Lưu Bị phu nhân cất giữ, đồng thời sai các mỹ nữ đến hầu hạ phu nhân Lưu Bị. Quan Vũ biết Tào Tháo đối xử vô cùng ưu ái và hậu đãi mình, nhưng từ sớm ông và Lưu Bị đã “thề sống chết có nhau, không thể bội phản”. Vì vậy, một khi biết được tung tích của Lưu Bị, Quan Vũ nhất định sẽ rời đi, nhưng ông sẽ chỉ rời đi sau khi báo đáp ân tình của Tào Tháo.

    Sau đó, Quan Vũ giết tướng Nhan Lương của Viên Thiệu, Tào Tháo biết Quan Vũ sẽ bỏ đi nên lại ban thưởng. Không lâu sau, Quan Vũ gửi thư tới tướng phủ Tào Tháo, treo lại ấn quan tại nơi ở, và chỉ mang theo hơn 20 tùy tùng trước nay đã kinh qua ngàn dặm đường tháp tùng, bảo vệ hai phu nhân của Lưu Bị. Sau khi Quan Vũ rời đi, người của Tào Tháo muốn đuổi theo Quan Vũ, nhưng Tào Tháo không đồng ý, cho rằng “người này đều là vì chủ của mình, chớ đuổi theo”. Nghĩa của Quan Vũ còn thể hiện ở chỗ “biết ân ắt báo đáp”, và có niềm tin vào “có thủy có chung”, ngọc có thể vỡ nhưng không thay đổi được sự trong sáng của nó, “chết không mất tiết tháo, coi cái chết như không”…

    Nghĩa cương trực của Trương Phi

    Lần đầu Trương Phi gặp Lưu Bị, nói chưa được vài câu, đã hào sảng và quả quyết với Lưu Bị rằng: “Tôi có rất nhiều tiền, có thể lấy ra chiêu mộ người dũng cảm, cùng huynh làm đại sự, được không?”. Trương Phi đánh kẻ trộm cướp để yên dân, thấy việc nghĩa không từ, không chút do dự đóng góp tiền bạc, vật chất của cá nhân, thật sảng khoái làm sao, thực là hình ảnh hoàn toàn trái ngược với kẻ tiểu nhân thấy lợi quên nghĩa. Trương Phi trên cầu Đương Dương gầm lên một tiếng kinh thiên động địa: “Tiếng vang như sấm rền, một mình đẩy lui trăm vạn quân Tào!”. Sự uy mãnh và trí tuệ này đã làm chấn động lòng người. Ông tức giận, trừng phạt các quan tham, trừng trị cái ác và bảo vệ người dân. Trương Phi thể hiện nội hàm nghiêm trang của “nghĩa”. Thiện đãi lão tướng Hoàng Trung, và nhiều lần thể hiện tinh thần nghĩa hiệp, cương trực, dũng mãnh của mình.

    Trương Phi là một dũng tướng anh dũng trong “Tam quốc diễn nghĩa“. Mặc dù sau khi uống rượu, dễ tỏ ra thô lỗ với người khác, và có những nhược điểm, nhưng tính chính trực, quyết đoán, dũng cảm và có dũng có mưu là đặc điểm chủ yếu của Trương Phi.

    “Nghĩa bạc vân thiên” không chỉ đúng với Quan Vũ mà cũng đúng với Lưu Bị và Trương Phi.

    Điều đáng tiếc là sau khi Lưu Bị kiến lập Thục quốc, Quan Vũ dần dần tỏ ra tự phụ, kiêu ngạo, thiếu khoan dung, cuối cùng bị trúng kế, thất bại bỏ chạy khỏi Mãnh Thành và bị Đông Ngô giết chết. Còn Lưu Bị và Trương Phi lại lâm vào nóng lòng muốn báo thù cho huynh đệ, xử lý sự việc theo cảm tình, dốc hết sức của cả nước Thục tấn công Đông Ngô, kết quả là không chỉ tống táng binh lực nước Thục mà cả Trương Phi cũng chết oan uổng.

    Nếu họ có thể duy trì đại nghĩa “coi thiên hạ làm trách nhiệm của mình” như lúc ban đầu, có lẽ mọi chuyện đã không như thế này. Không ai là hoàn hảo, dù hành vi của ba vị nghĩa sĩ là Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi cũng có sai sót nhưng họ đã là những người rất tốt, trong suốt cuộc đời của mình họ đã thể hiện ra được nội hàm của chữ “nghĩa” và để lại một câu chuyện đẹp về “ba anh em kết nghĩa vườn đào”, được hậu thế kính ngưỡng.

    Khánh Lan

    Nguồn: (Sưu tầm theo web TNĐ – Tân Đường Nhân).

    Bộ ba Ngọc Cường, Nguyễn Văn Thành, Việt Hải là tam nhân kết nghĩa văn học nhại theo tích xưa.

  • Khánh Lan,  Sinh Hoạt

    TAM NHÂN VƯỜN ĐÀO: Ngọc Cường, Nguyễn Văn Thành, Việt Hải

    Buổi lễ kết nghĩa “Vườn Đào” giữa ba nhà văn được tổ chức trong bầu không khí thân mật tại tư gia của Mạnh Bổng & Khánh Lan ngày 25 tháng 04, 2023 với sự hiện diện của các anh chị em thành viên của hai nhóm văn học: Ninhhoa.com và Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian.

    CNS LÂM DUNG, NV THANH TRÍ, NV LÊ THỊ ĐÀO

    Sau bữa ăn trưa là chương trình văn nghệ bỏ túi do anh Khanh đánh keyboard và các anh chị trong nhóm Tiếng Thời Gian cùng góp tiếng hát giúp vui. Cũng trong ngày hôm ấy, NV Ngọc Cường đã để lại một ngạc nhiên bất ngờ cho chị Bích Điệp, người vợ 50 năm “Đầu ấp tay gối ” một bài thơ do anh sáng tác, NS Phan Đình Minh phổ nhạc và ban tam ca Tiếng Thời Gian trình diễn (Lâm Dung, Ngọc Quỳnh, Ái Liên).

    NV NGỌC CƯỜNG VÀ PHU NHÂN, BÍCH ĐIỆP

    Bài hát đã để lại nhiều xúc động cho chị Bích Điệp và chị đáp lại tình yêu của NV Ngọc Cường bằng bài Niệm Khúc Cuối của NS Ngô Thụy Miên.  

    NVNT & TTG CHÚC MỪNG TAM NHÂN VƯỜN ĐÀO

    Khánh Lan

  • Âm nhạc,  Khánh Lan,  Kiều My,  Việt Hải

    MỜI VÀO NGHE NHẠC CỦA LIÊN NHÓM NVNT & TTG

    Mưa Chiều Nhớ Ai

    Thơ: Trần Việt Hải

    Nhạc: Phan Đình Minh

    Hòa âm: Phạm Hồng Thái

    Như Lá Cỏ Tàn

    Thơ: Kiều My

    Nhạc: Phan Đình Minh

    Hòa âm: Phạm Hồng Thái

    Giọt Tình Sầu

    Thơ: Khánh Lan

    Nhạc: Phan Đình Minh

    Hòa âm: Phạm Hồng Thái

    Tình Tuyệt Vọng

    Thơ: Khái Hưng

    Nhạc: Phan Đình Minh

    Hòa âm: Phạm Hồng Thái