ÔN CỐ TRI TÂN,DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NV VIỆT HẢI
Bốn chữ “Ôn Cố Tri Tân” là tựa sách mới của nhà văn Nguyễn Quang, sau bao năm sống ở 3 nước Pháp, Anh và Mỹ và hơn 70 năm xa xứ. Năm 19 tuổi ông rời quê hương Sóc Trăng trù phú xuất dương sang Paris du học. Ngành học hay chuyên môn của ông về toán học, kinh tế, chính trị, chút tài chánh; nhưng có lẽ nỗi nhớ quê hương vẫn nau náu trong tâm khảm của ông. Những tác phẩm như Ốc Mượn Hồn, Một Giấc Mơ, Ông Giáo Làng, Nhập Gia Tuỳ Tùng, Ôn Cố Tri Tân, Phận Đàn Bà… đều phảng phất nét nhớ nhung thuần Việt tính trong nỗi chơi vơi với khung cảnh hay tư duy âu mỹ, những kỷ niệm giữa tư tưởng văn hoá Việt bôn ba, rong ruổi theo cuộc sống ly hương. Tôi đọc “Ông Giáo Làng” để cảm nhận kỷ niệm quê nhà trước những năm 1940 với nhớ thương hương mạ lùa non, với những mộc mạc của lủy tre bụi trúc, kỷ niệm đồng quê ta khi đi bắt cua, nôm cá, tát đìa… hay đọc “Ốc Mượn Hồn” để mường tượng ra Luân đôn, Paris của giới triết gia cấp tiến, phóng khoáng ở âu châu hậu TC II (postmodernisme, existentialisme). Nam nữ vui buông thả. Nguyễn Quang và “Ốc Mượn Hồn“, những huyện thời sinh viên tại Paris hay Cambridge.
Với tác phẩm “Ôn Cố Tri Tân” qua câu chuyện người thầy kể chuyện đời, lấy văn ngôn làm ngôn ngữ viết.dựa trên kinh nghiệm sống, dựa vào kiến thức của người đi trước, truyện của ông cũng không như lối văn bạch thoại, tôi nhớ truyện Demian, một câu chuyện tuổi trẻ của Emil Sinclair, mà Hermann Hesse viết. Hoặc giả như quyển “Thầy Lazaro Phiền” (nhà văn Nguyễn Trọng Quản viết vào năm 1887), hay “Hát đông thư dị” (1886, của Nguyễn Thượng Hiền), hoặc “Vân nang tiểu sử” (1886, của Phạm Đình Dục) …
“Ôn Cố Tri Tân” của Nguyễn Quang ôn lại lịch sử nước Việt, từ thời Hồng Bàng với các vị vua Hùng Vương, rồi qua các triều đại Lý Lê Trần Nguyễn… 1000 Bắc thuộc, gần 100 năm Pháp thuộc, chiến tranh Quốc Cộng, thời CSVN cai trị nước nhà, và chúng ta ly hương. Những bài học “Ôn Cố Tri Tân” có rất nhiều và quá nhiều.
Sáng nay anh Vương Trùng Dương cho bài viết nhận định “Ôn Cố Tri Tân“, đọc xong hihi… moa đã quá, thôi thì vung bút đáp trả đàn anh, như lời của hai nhà văn Ấn quốc Taj Mahal thân thương ngôn về quan điểm “Ôn Cố Tri Tân“:
“Hiện tại đang thay đổi quá khứ. Hãy nhìn lại những gì bạn đã bỏ quên trong dĩ vãng”, (trích dẫn lời của nhà văn Kiran Desai.)
“Hãy học hỏi từ bài học quá khứ những điều gì ta chưa rõ,
để sẽ có ngày thành đạt vinh quang chiến thắng“
(trích dẫn lời của nhà văn Amit Kalantri.)
Đọc kết luận của Vương Trùng Dương buông bút như sau:
“Đời nay, tình bạn nhiều người không hiểu nhau bằng tâm hồn mà hiểu nhau qua chén rượu, qua những lời nịnh dọc. Họ khen chê nhau cũng chỉ vì quyền lợi của họ đối với cá nhân ấy, hoặc để đề cao lấy địa vị của mình mà thôi, đâu có nghĩa gì gọi là hiểu mình hiểu người”.
Cụ Nguyễn Văn Ngọc (1890 – 1942) tự Ôn Như là nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam. Tác phẩm của ông được viết bằng tiếng Hán, tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ. Quyển Cổ Học Tinh Hoa (cùng Trần Lê Nhân) ấn hành năm 1928 đến nay gần một thế kỷ vẫn được ấn hành và lưu truyền. Hai vị biên soạn đã dày công nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu những tinh hoa của nền cổ học phương Đông. Với 250 mẩu chuyện liên quan trong cuộc sông, con người, cách xử sự sao cho phù hợp với từng nơi từng lúc. Có thể nói đó là cuốn sách “dạy làm người” để biết nhìn nhận “cái xưa” để xử thế “cái nay” mà qua từng mẩu chuyện với lời bàn rất hữu ích.
Ôn Cố Tri Tân
Thành ngữ “ôn cố tri tân” có nguồn gốc từ Luận Ngữ của Khổng Tử. Đó là một câu trong Thiên Vi Chính: “Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hĩ“, nghĩa là ôn cái cũ mà biết cái mới thì có thể làm thầy được rồi. Tạm dịch qua tiếng Anh: “One should be able to derive new understanding while revising what he has learned“.
Từ thành nghĩa nầy, các bậc tiền nhân của ta đã dựa vào đó để lưu lại hậu thế trong cuộc sống học hỏi “ôn cố” hầu hiểu biết “tri” trong hiện tại. Nhà văn, dịch giả Mộng Bình Sơn (1923–2011) đã viết nhiều tác phẩm, trong đó có quyển Ôn Cố Tri Tân gồm 3 tập, ấn hành năm 1967, Sống Mới xuất bản tại Sài Gòn.
Trong Lời Mở Đầu, tác giả viết: “Vì vậy mà lời người xưa, việc làm người xưa, ý nghĩa người xưa, cuộc sống người xưa rất có liên quan đến hiện tại, đến thế hệ mai sau. “Ôn cố tri tân” chính là làm cái việc xét thời xưa luận thời nay. Việc ấy không phải là không bổ ích… Nó là một tấm gương phản chiếu trước sự hiện tại đem lại chúng ta rất nhiều thích thú.
Trong bộ sách nầy, tác giả Mộng Bình Sơn dựa vào những mẩu chuyện trong thời Đông Châu Liệt Quốc để dẫn chứng những hình ảnh tiêu biểu với các nhân vật tốt/xấu và quan trọng với phần nhận xét để nhận cố suy kim. Điển hình như trong Những Kẻ Thấy Xa với nhận xét: Thời nay, thiếu gì người chỉ biết có cái địa vị trước mắt mà không thấy cái nguy hại về sau. Mỗi khi vớ được một địa vị gì tưởng đó là cái ngôi vĩnh viễn, họ có biết đâu cái địa vị ấy nền xây trên cát bụi thì nó sẽ xụp đổ không lâu.Gặp thời nào xuôi theo thời nấy. Gió chiều nào cờ phất theo chiều ấy, đó chỉ là những kẻ nịnh bợ, xu thời, kiếm ăn, đâu phải là những nhà chính trị, những kẻ yêu nước thương dân. Người ta nói những tâm hồn lớn thường gặp nhau, đó là những tâm hồn khoáng đạt, siêu thoát ngoài vòng danh lợi, tư tưởng họ không để danh lợi ràng buộc vậy.
Dẫn chứng hai quyển sách của người xưa của nước ta về “Ôn Cố Tri Tân” vẫn còn giá trị trong cuộc sống. Sau nầy nửa thế kỷ ở hải ngoại, tác giả Nguyễn Quang nay ở tuổi chín mươi vẫn mang hoài bão của bậc cao tuổi qua tác phẩm…Khi bạn bút ta lên tiếng, ta không thể im tiếng. Đó là mối chân tình văn học “Bánh Ít trao đi, Bánh Quy trao lại”.
Sau nửa thế kỷ ở hải ngoại, tác giả Nguyễn Quang nay ở tuổi chín mươi vẫn mang hoài bão của bậc cao tuổi qua tác phẩm…
Việt Hải Los Angeles.