• Văn Thơ,  Việt Hải

    TÂY NINH QUÊ TÔI

    VIỆT HẢI

    Tây Ninh là quê hương tôi, vì tôi ra đời tại đó, dù không sống tại đó lâu, nhưng những năm tháng về nơi này nghỉ hè cũng đủ cho tôi cái tình thân ái của những năm tháng thiếu thời. Gần 3 thập niên xa quê hương ngoài ý muốn, tâm tư tôi vẫn không nguôi ngoai nhìn về cố quốc trong nhung nhớ, mặc dù quê hương vẫn còn chìm đắm trong sự tụt hậu so với các lân lang. Người dân chịu nhiều thiệt thòi nhất trong lịch sử quê hương. Để nhẹ nhàng cho bài viết, tôi không đi sâu về sự tụt hậu này, mà lý do ly hương của đa số người Việt tại hải ngoại đã nói lên đủ rồi. Do đó, khi tìm hiểu về vùng đất nào đó, người ta thường bàn về các yếu tố như lịch sử, địa dư, phong cảnh, di tích và thức ăn hay thổ sản tiêu biểu. Trong ý niệm như vậy cho bài viết ngắn này, tôi xin phác họa những nét đại cương về Tây Ninh hay về quê hương tôi như trong phần sau.

    ĐỊA DƯ:

    Về địa lý, Tây Ninh cách Sài Gòn 99km về hướng bắc, chu vi dài 214km. Phía bắc Tây Ninh tiếp giáp với tỉnh Kompong Cham của Cao Miên, phía nam giáp tỉnh Hậu Nghĩa, phía đông giáp tỉnh Bình Dương và phía tây giáp 2 tỉnh Prey Veng và Svay Rieng của Cao Miên. Do đó, khi nhìn vào bản đồ địa lý thì Tây Ninh có biên giới chia chung với xứ láng giềng Cao Miên khá nhiều. Về diện tích thì Tây Ninh choáng khoảng 3850km vuông. Địa thế Tây Ninh quan trọng là vì nằm ngay trên trục giao thông nối liền Sài Gòn sang Miên. Tây Ninh nằm trên địa thế khá cao là 15 mét trên độ cao của mặt biển. Về khí hậu thì Tây Ninh rất nóng, ẩm ướt vào mùa nóng bức, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.

     LỊCH SỬ:

    Điểm qua về lịch sử Tây Ninh là vùng đất của Thủy Chân Lạp, có tên là Romdum Ray, tức Chuồng Voi (Pare aux éléphants) vì nơi đây chỉ có rừng rậm với muôn thú dữ mà cọp, voi, beo, rắn.. cư ngụ. Những người thổ dân ở đây sống rất thiếu thốn, cơ cực cho đến khi người Việt di cư đến định cư khai khẩn đất đai từ Hốc Môn lên Trảng Bàng, rồi qua Gò Dầu lên tận núi Bà Đen. Vì người Việt đến định cư mang theo ngôn ngữ, phong tục, tập quán hay văn hóa khác với người Miên, nên khi người Việt tràn đến đâu thì người Miên tự động lui về hướng tây tức vào sâu sang biên giới nước họ. Khi đó

    đất Tây Ninh được Triều Đình Huế sáp nhập vào nền hành chánh của tỉnh Gia Định (tức Phiên An trấn). Khi Chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn đánh đuổi bỏ chạy vào Nam, ông chạy lên Tây Ninh ẩn náu, tìm đường sang Miên, rồi bắt liên lạc cầu viện quân Xiêm trợ giúp đánh lại Nhà Tây Sơn. Tuy vậy, Nhà Tây Sơn đánh bại quân Xiêm. Năm 1789, Chúa Nguyễn nhờ đến viện binh là quân Pháp sang giúp. Năm 1802, Chúa Nguyễn Phúc Ánh dẹp xong Nhà Tây Sơn và lên ngôi lấy vương hiệu là Gia Long, quốc hiệu là Đại Nam. Đến thời kỳ Vua Thiệu Trị và Tự Đức, quan Thủy Chân Lạp hay Cao Miên đem quan sang đánh phá muốn chiếm lại đất đai, Tây Ninh là lãnh thổ tiếp giáp hai bên giằng co. Nhưng cuối cùng quân Miên yếu thế thua cuộc bỏ mộng lấy lại đất đai. Trong những trận thư hùng với quân Miên, có những anh hùng Việt Nam đền nợ nước, trong đó có quan tri phủ Huỳnh Công Giản mà miếu thờ ông là một trong những chốn di tích ghi công tiền nhân tại Tây Ninh. Về lãnh thổ hành chánh thì tỉnh Gia Định thời bấy giờ rất rộng lớn, nó bao trùm các vùng đất Tây Ninh, Tân Bình, Chợ Lớn, Tân An và Gò Công vào Sài Gòn. Sau này dưới thời Pháp thuộc để dễ kiểm soát, nền hành chánh mới qui định lại lãnh thổ mà vùng Trảng Bàng được làm ranh giới phân chia hai tỉnh Tây An và Tây Ninh. Riêng tỉnh Tây Ninh gồm hai vùng đất chính là Tây Ninh và Gò Dầu. Điểm đặc biệt của thuở xa xưa đó là đất Tây Ninh có vô số cây bàng lác, là loại cây thổ sản dùng làm bao xách hay làm đệm. Còn Gò Dầu là vùng đất cao có vô số cây dầu mà người dân đốt đèn. Gò Dầu lại chia làm hai vùng là Gò Dầu Hạ nơi có cư dân qui tụ sầm uất và Gò Dầu Thượng giáp ranh biên giới Miên. Dưới thời chính phủ VNCH cải danh Gò Dầu thành quận Hiếu Thiện vì nó tượng trưng cho dân tình vốn trung hiếu hiền hòa.

     DANH LAM THẮNG CẢNH:

    Nói về di tích hay danh lam thắng cảnh, đến Tây Ninh người sẽ đi thăm Thánh Thất Cao Đài, một Tòa Thánh thật nguy nga, tráng lệ, là nơi mà đạo Cao Đài được phát sinh rất linh thiêng tại thánh địa này. Kế nữa là rất nhiều địa danh, những cổ miếu, những cổ tự như Linh Sơn Cổ Tự với núi Bà Đen, Chùa Ông Gia Ninh, Giếng Mạch Thiên Nhiên, Cổ Tháp Prey Prasath di tích của người Miên, Lăng Ông Huỳnh Công Nghệ, Miếu Ông Gốc, Dinh Ông Gò Dầu Thượng, Miếu Ông Cả Trước, Miếu Thờ Ông Huỳnh Công Giản, Miếu Thờ Ông Huỳnh Công Thắng, Phước Lâm Cổ Tự, Thiền Lâm Cổ Tự, Cẩm Phong Tự, Hiệp Long Cổ Tự, Cổ Lâm Tự (Thanh Điền), Từ Lâm Tự (Gò Kén), Chùa Ông Phước Kiến, Đình Thái Bình, Đình Hiệp Ninh, Đình Thạnh Đức, Đình Gia Lộc.. Do đó Tây Ninh là một vùng đất linh thiêng, có nền văn hóa lâu đời hổn hợp giữa người Miên và Việt.

    THỨC ĂN:

    Đến Tây Ninh, người ta không thể quên những tô bánh canh, những dĩa thịt heo luộc cuốn bánh tráng, rồi món bì ram, cháo lòng hay cháo bồi là những đặc sản “rất Tây Ninh”.

     1) Cháo Lòng:

    Cháo lòng Tây Ninh gồm đủ lục phủ ngũ tạng của loài heo như dồi trường, lá mía, tim, cật, huyết và gan. Gạo được rang cho thơm xong ta nấu gạo cho nhuyễn nhừ, cho các thứ lòng vào nấu chung cho chất ngọt do cốt trong các món lòng heo tiết ra. Công phu nhất là món dồi nướng sả. Ruột già của heo mua về lật ngược bề trong bằng chiếc đũa, xong chà xát bề trong ruột với muối cho thật sạch trong dung dịch dấm hoặc rượu đế để khử mùi hôi. Xong phơi ruột cho ráo. Khi dồn nhân làm dồi, ta lật lại chiều của ruột nguyên thủy. Nhân là thịt heo bằm nhuyễn trộn chung với tỏi sả ớt bằm, cho tiêu sọ hột vào nêm muối cho vừa ăn (tùy khẩu vị, người viết ăn khá lạt). Nhân được nhồi vào ruột mà một đầu được thắt bằng sợi chỉ. Đầu kia được cột khi dồi được căng đều. Xong ta nướng dồi bằng lửa than hay lò điện. Món đồi này ăn với cháo hay lai rai ba sợi với bia hay cognac pha Perrier cũng bắt mồi không kém.

     2) Cháo bồi:

    Cháo bồi là gì? Nó chính là món cháo bột báng mà phần thịt lại giống với món bánh canh. Do vậy, nhiều hàng bánh canh bán song song với cháo bồi bột báng. Cháo được rang thơm xong nấu thành cháo chín nhừ với bột báng. Điểm đặc biệt của cháo bồi khác cháo thường ở món bột báng. Bột báng khi nóng làm cho cháo sền sệt với độ lỏng trơn tru dễ nuốt. Thịt heo nạc phần giò heo khi ta cắt khoanh ra có da, thịt và gân. Điểm thêm hành ngò, tiêu và nước mắm thì đúng điệu cháo bồi.

     3) Bánh canh:

    Nói tới bánh canh thì bột bánh canh có hai loại là loại bột gạo trắng đục và loại bột năng trắng trong. Theo ký ức cũ của tôi thì hình như người Tây Ninh chỉ dùng loại bột gạo. Nước lèo cho món bánh canh nấu tương tự như món hủ tiếu hay mì nước, tức chúng ta nấu nước dùng bằng xương heo. Thịt cho món bánh canh thì tận dụng tối đa 4 cái giò của con heo, nghĩa là chúng ta dùng giò phần thịt và phần bàn chân heo có cả móng. Tôi nhớ bà nội tôi dạy tôi ăn món này đầu đời là lấy nước mắm ngon (có nước mắm nhỉ thì càng tuyệt vời tâm tư) cho ớt chín đỏ cắt khoanh vào, nặn chanh cho vị cay, chua và mặn hòa lẫn nhau cho lâm li vị giác. Món này được tìm thấy nhiều nơi từ Trảng Bàng về tới Tây Ninh.

    4) Thịt và lòng heo cuốn bánh tráng:

    Vì các gian hàng hay các quầy bán cháo lòng và bánh canh dùng các sản phẩm heo, nên các món khác được tạo ra là món giò heo, thịt heo hay lòng heo luộc cuốn bánh tráng chấm nước mắm pha thật ngon. Món này cần có rau sống đi kèm. Tây Ninh là miền đất trù phú do thiên nhiên ưu đãi nên Tây Ninh có đủ loại rau từ rau sống đến các loại rau đọt chiếu, hay những lá xanh non, có vị chua rất bắt với món ăn cuốn bánh tráng như bì cuốn, nem cuốn, cá hấp hay cá nước cuốn bánh tráng đến món thịt hay lòng heo cuốn bánh tráng.

     5) Nước mắm chấm:

    Theo công thức mẹ tôi lưu truyền trước ngày tôi lên xe hoa về nhà vợ thì nước mắm được pha theo tiêu chuẩn như sau:-2/3 chén nước mắm loại ngon hoặc loại khá (loại dở có nồng độ mặn hơn, độ đạm ít hơn, cần pha chế gia giảm theo kinh nghiệm).

    -1/2 chén dấm trắng (có thể thay bằng chanh)

    -1/3 chén đường cát trắng.

    -2 chén nước lọc (nếu ăn lạt dùng 3 chén)

    -Ớt, tỏi bằm tùy khẩu vị mà nêm vào.

    Theo kinh nghiệm khẩu vị, mỗi người tự biến chế theo cung cách riêng.

     6) Món bì ram:

    Tây Ninh làm món bì ram có phần hơi khác với các tỉnh khác vì cách làm thịt cho món bì theo cung cách khác. Đa số các tỉnh luộc thịt heo xong rồi thái sợi. Kiểu Tây Ninh là ram hay chiên thịt heo cho tỏi vào dầu phi thơm, khi thịt chín vàng óng ả, vớt ra dùng chầy hay bề sống của dao phay (phần lưng không nhọn) dần cho mềm và tưa ra. Xong ta trộn thính và bì tươi vào thịt tưa nêu trên. Bì thịt này dùng chung cho cơm tấm, bì bún hay bì cuốn.

     VỀ VĂN HỌC:

    Những sinh hoạt thi văn đàn đã phát sinh rất thịnh hành tại Tây Ninh mang vào lịch sử của tỉnh này bao nhân tài văn thơ. Dù hoạt động của họ về thi văn khá nổi bật trong địa bàn miền Nam. Đầu thế kỷ 19, khi nền văn học chữ quốc ngữ được phát triển thì nhóm nhà thơ tiền bối Tây Ninh ra đời năm 1915, họ họp nhau lại làm thơ, họa thơ và ngâm thơ. Những nhân vật tiêu biểu là cụ Đốc Phủ Tô Ngọc Đường, cụ Hương Cả Huỳnh Văn Tâm, cụ Hương Lễ Võ Văn Sâm, gọi tắt là Võ Sâm, là những gương mặt lãnh đạo thi đàn. Cụ Võ Sâm trở thành nhân sĩ đại biểu cho Tây Ninh, cụ cũng là soạn giả biên khảo quyển “Thi Phú Văn Từ” được giới văn học thời bấy giờ trọng nể. Nối tiếp nhóm Thi Đàn của cụ Võ Sâm và Văn Đàn Quốc Biểu của cụ Nguyễn Văn Hiến. Nhóm Quốc Biểu sinh hoạt văn học họp nhau định kỳ mỗi tuần trao đổi văn thơ. Họ họp nhau tại Gò Chẹt tại Tây Ninh. Nhóm này quy tụ khá nhiều thi văn hữu như quý ông: Thanh Vân, Nguyễn Toại Chí, Thanh Phong, Nguyễn Văn Trí, Lâm Tuyền, Võ Trung Nghĩa, Võ Văn Tấn, Sầm Sơn, Nguyễn Văn Vàng, Du Tử, Mai Huê, Lê Văn Thành, Nhà Quê, Dương Văn Kim, Nhất Thiện…

    Một trong những sinh hoạt nổi bật là nhóm của quý cụ tiền bối Võ Sâm và Tô Ngọc Đường xướng họa cùng nữ sĩ Sương Nguyệt Anh của tỉnh Bến Tre. Bà là con gái của cụ Đồ Nguyễn Đình Chiểu. Nhân dịp xuân tân niên Tân Sửu 1901, làng thơ Tây Ninh tổ chức hội thơ tại Điện Núi Bà hay Linh Sơn Thánh Mẫu, nơi thắng cảnh thiên nhiên rất hùng vĩ, uy nghi, trước những hàng mai trắng đang trổ hoa mừng xuân, nữ sĩ Thụy Khuê Sương Nguyệt Anh cảm tác ba bài thơ mà tôi xin trích hai bài tiêu biểu là “Thưởng Bạch Mai Cảm Đề” và “Linh Sơn Nhất Thụ Mai” để tặng làng thơ Tây Ninh để tạ lòng lời mời của các thi nhân nặng tình thi phú Tây Ninh và Bến Tre như sau:

     Non linh đất phước trổ hoa nhân

    Riêng chiếm vườn hồng một cảnh xuân

    Tuyết được nhành tiên in sắc trắng

    Sương pha bóng nguyệt ánh màu ngân

    Mây lành gió lạnh nương hơi chánh

    Vóc ngọc mình băng hắt khói trần

    Sắc nước hương trời nên cảm mến

    Non linh đất phước trổ hoa thần

    (Thưởng Bạch Mai Cảm Đề)

     Vài bài thơ Đường bằng Hán tự khi xuân về tại Linh Sơn mà nữ sĩ Thụy Khuê cảm tác:

     Quỳnh tư ngọc cốt bản thiên chân

    Tịnh độ cô liêu viên tục trần

    Noãn nhập ám hương xuân dật dừ

    Hàn xung sơ ảnh nguyệt tà thần

    Tuyết trung tự khước lưu phong vận

    Phong ngoại ưng liên đạp tuyết nhân

    Thừa hứng mạc hiểm sơn thủy viễn

    Đồng lai dự tử phú dương xuân

    (Linh Sơn Nhất Thụ Mai)

     Bài thơ trên được thi sĩ Hi Đạm của Tây Ninh chuyển ngữ sang nghĩa Việt:

     Ngọc quỳnh cốt cách trời ban

    Đất tịnh trơ vơ lánh thế gian

    Ấm áp hương đầm xuân buổi sớm

    Lạnh lùng bóng nhs5t nguyệt đêm tàn

    Nghĩ thân ánh tuyết hơn sương đượm

    Thương kẻ hài sương gót tuyết chan

    Mến cảnh nước non xa chớ ngại

    Cùng lên ngâm vịnh tứ xuân tràn.

     Tóm lại Tây Ninh cũng như bao tỉnh khác có những cái chung và riêng trong lịch sử cấu tạo thành lãnh thổ Việt Nam, Bao thế hệ đi trước đổ mồ hôi, đổ xương máu khai phá đất đai thành vùng đất trù phú từ một vùng đất chỉ có rừng rậm. Viết những lời này ra đây tôi muốn tri ân tình quê hương đậm đà đã cho tôi chào đời và đầy ắp kỷ niệm quê hương khi tắm nước sông Vàm Cỏ Đông, những kỷ niệm chèo ghe chòng chành trên sông với các bạn địa phương, những kỷ niệm khó quên của miệt đồng quê tại nơi mà tôi gọi là quê hương, nó xao xuyến, ngọt ngào như những dòng nước mưa rào đổ xối xả của những ngày tắm mưa vô tư lự trên những con đường đất đỏ lầy lội, để kỷ niệm hiện về quyện lấy tâm thức tôi cả cuộc đời này, nó sẽ mãi như lời của bài hát mà nhạc sĩ mà nhạc sĩ Quách Nam Dung từ bên vùng nam cực của xứ Úc Đại Lợi đã viết tặng cho quê tôi với bao ân tình non sông gấm vóc trong lời nhạc sau đây:

     ”… Linh Sơn cheo leo, núi thiêng chốn xưa, tiếng kinh vắng xa Tây Ninh thân yêu, giấc mơ thiết tha, sống trong thái hòa. Ai qua nơi đây, nhớ Thánh Mẫu xưa, hiển linh..”.

    (”Tây Ninh Quê Tôi”, Quách Nam Dung)

    Sau cùng, tôi muốn mượn những câu thơ tiêu biểu của thi sĩ Bửu Đà diễn tả qua bài “Tây Ninh Cảm

    Tác” là:

     Tây Ninh là tỉnh hiền lương

    Bên đời, bên đạo tình thương đậm đà

    Trời thương đất lợi người hòa

    Tinh thần hướng thiện trên đà nghĩa nhơn.

     Với bao nỗi nhớ về quê xưa, hôm nay tôi ngồi đây bằng dòng viết này cách quê tôi 22 ngàn dặm hay nửa quả nữa địa cầu, tôi chạnh lòng cảm tác lại quê tôi qua bài thơ “Nhớ về quê tôi”:

     Vàm Cỏ Đông nước chảy hiền hòa

    Đồng lúa vàng gợi nhớ tình ta

    Con diều căng gió khung trời xưa                          

    Quê hương bao phủ ánh chiều tà

    Chim trời xoải cánh về chốn cũ

    Núi Bà hùng vĩ áng mây xa

    Hỏi ai vương vấn mộng bồi hồi?

    Đếm nhớ thương ơi sao đậm đà!

    Việt Hải

    Tây Ninh, quê tôi đó, nơi mà người dân làm lụng cần cù lại mang đặc tính hiền hòa để tôi mãi mãi nhung nhớ về Gò Dầu, về Tây Ninh và vui sướng được nhìn nhận như một người con của vùng đất quê tôi. Mỗi con người được sinh ra ở miền nào đó, dù phì nhiêu hay nghèo khổ, dù được thiên nhiên đãi ngộ hay không thì nó vẫn là quê hương. Nếu Việt Nam của tôi là một đất nước thiêng liêng luân lưu trong dòng huyết quản, đẹp đẽ về địa lý và văn hóa, thì Tây Ninh của tôi cũng trong sáng trong hai yếu tố đặc trưng đó: Chỉ vì Việt Nam và Tây Ninh đều là quê hương tôi, và tôi đã gắn bó bằng từng thớ thịt, bằng khối óc, bằng con tim hay bằng với cả hai yếu tố đặc trưng đã nêu từ tiềm thức xa xưa của thuở thiếu thời và của hoài niệm đã qua sẽ mãi mãi ngự trị trong tâm hồn tôi, cho nỗi niềm ấp ủ mang theo trong lòng người lưu lạc của quê hương đã thật sự xa xôi cách trở vì địa lý, để Tây Ninh quê tôi vĩnh viễn trong nỗi nhớ nhung hay trong niềm nhớ thương vô biên.

     VIỆT HẢI

    (Trích ĐS TÂY NINH QUÊ TÔI)

  • Văn Thơ,  Việt Hải

    Thi ca và sự huyền bí: Hội ngộ cùng nhà thơ Cung Trầm Tưởng lần thứ 5.

    Nguồn gốc của thơ triết học (philo-poésie) có thể được gọi là cái gọi là Presocratics, những nhà tư tưởng ở thời Hy Lạp cổ đại, đã tham gia vào nguồn gốc của triết học và từ giữa thế kỷ thứ năm cho đến thế kỷ thứ tư trước Công nguyên. J. – C., nghĩa là đa số thức giả này hiện diện trước thời Socrates. Parmenides, Heraclitus, Empedocles và Democritus là những đại diện tiêu biểu nhất của hiện tại nơi mà thi ca và triết học không thể tách rời ra. Một mặt thì các nhà tư tưởng khác của thời đại Greco-Roman, nơi mà cho chúng ta thấy rằng thi ca là mối liên kết khá chặt chẽ hoặc trong ý nghĩa trung gian giữa tôn giáo và triết học. Họ chọn câu thơ Homeric, câu chuyện về Hesiod cũng như Horace cao quý trong Odes (Ode xuất phát từ “aeidein” của Hy Lạp, có nghĩa là ca hát hoặc cầu kinh kệ, và thuộc về truyền thống cổ xưa), vốn mang tính đa dạng của thơ trữ tình. Ban đầu Ode được kèm theo phần âm nhạc và khiêu vũ. Đấy là tương quan cho khái niệm thơ triết thuở tiên khởi của philo-poésie.

    Theo Cung Trầm Tưởng, đã có nhiều bài thơ mà ông sáng tác gần đây phản ánh bằng cách nào đó và do một ý nghĩ nào đó là hành động rất bí ẩn. Một ý nghĩa khác, thơ “mới” của ông là một cách để gợi lên sự đa dạng của người khác và tất cả các lãnh vực pha trộn giữa Đông và Tây, … Liên quan đến sự đóng góp đầy chất thơ của Rabindranath Tagore, Kahlil Gibran, Charles Baudelaire, JP Sartre (tác giả truyện hư cấu giả tưởng của định mệnh kiếp sau, Les jeux sont faits), … Trong cuộc gặp gỡ tình bạn thân thiện với nhiều thành viên của câu lạc bộ Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian, ông đã đồng ý rằng phong cách thơ mới của mình hôm nay mang vẻ bí ẩn về các vấn đề của tình yêu, thiên nhiên, con người, và của tâm linh..

    Bàn về thơ Tagore và thơ của Cung Trầm Tưởng.
    Thơ Tagore và thơ của Cung Trầm Tưởng có điểm tương đồng về những triết lý thâm trầm về vũ trụ, con người, cuộc sống, hạnh phúc và tình yêu. Điểm nổi bật thấm đẫm chất văn trong tư tưởng của Tagore chính là thái độ đề cao con người. Triết học của Tagore là triết lý nhân sinh, lấy nền tảng là tình yêu thương mãnh liệt đối với con người. Ông phản ánh cuộc sống khốn cùng của những người dân nô lệ Ấn với niềm cảm thông sâu sắc, gióng lên tiếng nói đấu tranh đòi tự do và cuộc sống hạnh phúc cho con người. Có thể nói, với Tagore, được sống trên đời thực sự là niềm vui cao quý khi ở đó chứa chan tình yêu giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên.

    Trong niềm vui để sống, Thượng Đế là đấng quyền năng thần bí xa xôi. Nhưng đối với R.Tagore, thượng đế không ở đâu xa lạ mà là nguồn an ủi cho ta yên vui, T agore sống với sự lạc quan, vì để làm nguồn an ủi, nó là tình yêu thương đã mang lại cho con người khát vọng và niềm vui sống. Trong tổ ấm tình yêu thương của chúng ta hãy lấy sắc màu, âm thanh, hương thơm, ấp ủ linh hồn”, những ý tưởng yêu thương, yêu sống và lạc quan lãng đãng trong 3 thi phẩm gồm Lời dâng (Gitanjali), Tâm tình hiến dâng (The Gardener) và Tặng vật (Lover’s Gift).

    Còn về nhà thơ Kahlil Gibran:
    Nhiều người còn nhớ câu nói của ông là “Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương”. (To wake at dawn with a winged heart and give thanks for another day of loving.)
    Trong tác phẩm Uyên Ương Gãy Cánh – Broken Wings của nhà văn, nhà thơ, triết gia, họa sĩ người Mỹ gốc Lebanese – Kahlil Gibran, cốt truyện đại để là: “Tình yêu là kết quả của mối liên hệ tình yêu thánh thiện, platonic, không xác thịt, tác giả cho vai người nữ là Selma. Như Cung Trầm Tưởng, sự mộng ảo Gibran đã mô tả nhan sắc Selma như một nàng tiên nữ kỳ bí, khi ẩn khi hiện. Đôi tình nhân tuy yêu nhau nhưng phải chấp nhận kết quả cay đắng, họ phải chấp nhận sự chia lìa nhau, chôn kín mối tình sầu vừa chớm nở nhưng đã trở thành thiên thu. Selma vâng lời cha đi lấy người mà nàng không yêu, vì hiểu rằng cha nàng phải làm điều đó để tránh những thảm họa đổ xuống cho gia đình. Mối tình cao đẹp ấy cuối cùng đã kết thúc bằng cái chết của Selma dù có mang. Chỉ còn lại chàng trai trẻ khóc than cho số phận trước ngôi mộ của người chàng yêu thương. Người con gái ấy đã rời bỏ kiếp sống khổ đau hiện tại để mong được tái sinh trong một cuộc đời khác cùng với đứa con vừa lọt lòng mẹ, mang theo cả tình yêu của đời nàng. Cùng với cái chết của nàng, Gibran đã chôn vùi luôn cả trái tim của mình. Một mối tình khởi đầu thật đẹp và kết thúc đầy nước mắt : Đó là mối tình chia ly tan vỡ, và đã gẫy cánh”.

    Nào với Thơ Baudelaire
    Bài L’Albatros (Chim hải âu), một trong những bài thơ nổi tiếng của Baudelaire, kết thúc bằng đoạn thơ sau đây :
    “Người thi sĩ như (chim hải âu) bay vương trên chín tầng mây
    Chim bay trong bão táp và nhạo cười kẻ dương cung bắn ;
    Bị đày xuống mặt đất giữa những tiếng la ó,
    Hai cánh khổng lồ ngăn trở bước chân chim.”

    Đó là hình ảnh của Baudelaire, cũng là hình ảnh của Cung Trầm Tưởng, vì người thi sĩ bị đày xuống trần thế say yêu và say thơ, họ rất giống nhau. Baudelaire đã sống kiếp lưu đày như thế nào ? Đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật ra sao ? Thi phẩm Les Fleurs du Mal của ông có ảnh hưởng nhiều đối với thi ca Pháp và cũng như thi ca Việt Nam, mà Cung thi nhân vốn thích, tôi chia sẻ với ông điểm này.

    Xét về thơ tiêu biểu của thi sĩ Cung Trầm Tưởng ghi nhận trong thi tập “Cung Trầm Tưởng: Một hành trình thơ 1948-2018”. Nay tôi xin cô đọng lại chỉ nói về 2 bài thơ tiêu biểu trong loạt “thơ mới” của ông khi nhà thơ từ bỏ lối tình thơ ướt át như loại Chưa Bao Giờ Buồn Thế: Hai bài mà tôi đàm đạo nhiều giờ cùng thi sĩ CTT với khá nhiều chi tiết lý thú là bài: “Núi và Suối Một Huyền Sử”. Đại để nhà thơ quen một bạn đồng tù ở trại Hầm Tân (tức trại trại Z30D, thuộc tỉnh Bình Thuận), gần trại có suối Nước Trong, có rặng núi Mây Tào. Chuyện kỳ tích như thần thoại Hy Lạp cổ xưa của thế kỷ hoàng kim Odysseus, có truyện tình lâm ly bi ai như lọai Romeo và Juliet. Chuyện về người con gái Ngọc Tiên và Cung Thi Nhân được thi vị hóa qua kỳ tích Ulysse gặp Pénélope như CTT đã sáng tác một trường thi dài 5 trang sách.

    Bài thi ca thứ #2 mang tên “Phồn Thực Ca”, tựa đề bài thơ dài 3 trang sách nói về yếu tố phồn tức phồn thịnh, phồn sinh, thiên nhiên phì nhiêu, được ưu đãi, ẩm thực dồi dào,… Thi nhân tâm sự ngày còn trẻ ông bay công tác về miền tây tỉnh Phong Dinh Cần Thơ, thi nhân đã gặp một cô giáo,. Cô có nước da trắng tuyệt trần, mũi cao vút, làn tóc dài như sông Cửu,.. Nàng là biểu tượng cho gái miền Nam, vùng đất kết hợp bởi 2 sắc dân, 2 nền văn minh cổ Champa và Khmer (đất Phù Nam, Óc Eo), Hai đế quốc này khi xưa chịu ảnh hưởng các nền văn hóa Brahman (Bà-la-môn) và Bangla (Ấn Bengale). Phải kể Champa (ảnh hưởng hệ phái Muslim Hồi từ gốc Mecca, trong khi Khmer chịu ảnh hưởng Ấn giáo nền văn minh Phật giáo. Vào thế kỷ 14 Chiêm quốc gây rối nước Đại Việt xứ ta vua Trần Thánh Tông (1240 – 1290), đem đại binh dẹp loạn, Chiêm quân vẫn phá phách, gây rối đất ta, Khi vua Chế Bồng Nga bị quân ta sát hại tại mật trận, hai vị vua hai nước Việt Chiêm đời sau là vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308), và vua bên Chiêm quốc là Chế Mân (1288 – 1307) được hòa hoãn hơn, sự liên hệ trở nên thân thiện và nồng thấm hơn, bên vua bên ta đem gả ái nữ đẹp tuyệt trần cho Chiêm vương. Chế Mân tôn vinh Huyền Trân công chúa là hoàng hậu Paramecvari. Khi Champa và Đại Việt đã sống yên vui, hòa thuận trong bang giao giữa hai nước. Chế Mân đã nhượng đất đai, dâng hai châu Ô, châu Lý (nay là tỉnh Thừa Thiên-Huế), Đại Việt trước đó được thêm phần đất Thuận Hóa (tỉnh Quảng Bình), xứ ta mở rộng bờ cõi.

    Đây là bước tiến mở mang bờ cõi chiến lược mỹ nhân kế. Những dịp lễ hội Đại Việt, vua Chế Mân phái những đoàn vũ nữ apsara với thân hình phồn sinh, nảy nở bẩm sinh, đôi bồng đảo căng tròn nhựa sống, những apsara với cơ ngơi bốc lửa, mê ly như mọng, làn da ngăm sạm bánh mật, cánh mũi thon gọn và thẳng tắp, đôi mắt to tròn sâu thẳm. Tương tự bên văn hóa Khmer cũng có những điệu vũ do Apsara như vậy trong các di tích kiến trúc tại Angkor Thom ngày nay. Các tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu Châu Đốc cộng đồng Champa và Khmer Krom vẫn còn nhiều, và lễ lạc apsara vẫn phồn sinh, phồn thực như thơ Cung thi nhân. Chủ đề của nhà thơ ghi dấu huyền tích và nhan sắc, phần gái đẹp miền tây theo phạm vi nhân chủng học, nét đẹp do sự lai căng do tạp chủng (beauté par les races mélangées), vì sự tạp chủng giữa người gốc Champa và người Khmer pha lẫn sắc diện gốc Ả rập Mecca và Ấn Bangla, rồi lai Việt và Tàu, nên những thiếu nữ miệt Lục tỉnh động lòng thi nhân chăng (?), tôi xin hỏi ông nhé.

    CTT điểm qua bài thơ #2 “Phồn Thực Ca”. Thi nhân CTT có hỏi tôi có biết gái miền tây đẹp như thế nào không, tôi bảo “Không”. Thi nhân mạn đàm là gái miền Tây đơm hoa kết trái bởi hương thơm mít tố nữ, bởi hương thơm hoa sứ nhà nàng (vì champa có nghĩa là hoa sứ), ôi chao nào những apsara phồn thực, kỳ bí, như những bầu vú sữa tím than, sa pô chê, nhãn lồng, cam mật, mận ngọt, quít đường,.. Với ký ức nay đã vào dĩ vãng với cô giáo Tây Đô, tên Hậu Giang của thuở ngày xưa, Vẻ đẹp nhân hậu khiến Cung thi nhân hình thành bài thơ “Phồn Thực Ca”. Góc dĩ vãng đưa ông trở về với lý luận có mối liên hệ đến lịch sử cũ và ký tích vũ công apsara dù nét xinh đẹp của người con gái hậu giang đó có nguồn gốc tạp chủng ra sao của các nền văn minh cổ Champa hay Khmer, vẫn như nét huyền bí, và thần thoại trong chất thi ca của ông.

    This image has an empty alt attribute; its file name is 1574481788573blob-1024x667.png
    This image has an empty alt attribute; its file name is 1574481811096blob-1024x711.png
    This image has an empty alt attribute; its file name is 1574481887656blob-1024x768.png

    Hôm họp mặt hội ngộ thân hữu thi ca văn học với liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian, thi sĩ Cung Trầm Tưởng đã huyên thuyên, hoạt bát say thơ trên sân khấu, ông đưa cử tọa về một góc trời Paris, có ga Lyon đèn vàng, có vườn Luxembourg. Thi ca huyền bí có Ngọc Tiên một huyền thoại Pénélope của Hy Lạp, rồi có lịch sử hiện về với “Phồn Thực Ca”. Vẻ đẹp Apsara Champa, hay Angkor Thom ẩn chứa nét thi triết vũ trụ, thiên nhiên, văn hóa, tâm linh, con người,… những khía cạnh mà thi ca Rabindranath Tagore, Kahlil Gibran, Charles Baudelaire, JP Sartre,… phản ảnh trong chất thơ. Chất thơ như vậy mang tính chất đồng bộ với thi ca Cung Trầm Tưởng.

    Trong quan điểm “La bonne personne au bon endroit au bon moment” vì hầu như Cung thi nhân mang cung mạng Kim Phong Kiếm (Vàng ở Kiếm), vốn là người của danh vọng, của đào hoa, của số đỏ hồng loan chiếu mạng. Nhà thơ xét theo tướng số tử vi, ông Nhâm Thân (1932) được sao văn xương hội tụ cùng cung hóa khoa chiếu bổn thân, khiến bao lộc may văn cung hỗ trợ mệnh chủ tế về diện công danh phú quới, bổn mệnh được tài cao đức trọng nhờ văn chương, thi phú có biểu hiện xuất sắc về mặt tài nghệ thâm sâu văn học.

    Như quan điểm trên, tôi suy nghĩ Cung Trầm Tưởng đã đúng với câu nói của người Pháp là: “Một người luôn ở vị thế đúng chỗ, đúng thời”.

    Vâng, ông là người của duyên số danh vọng mãn kiếp! (L’homme de gloire kalpa, toujours!).

    Trần Việt Hải, Los Angeles.

    Cung Trầm Tưởng et “Philo-poesie francaise et mystique” avec un peu de concept francophone en littérature:
    ————————————————————————————-

    Sommaire … Philo-poésie et mysticisme … rencontre le poète Cung Trầm Tưởng …

    L’origine de la poésie philosophique peut être référée aux soi-disant présocratiques, des penseurs qui, dans la Grèce antique, ont participé aux origines de la philosophie et étaient du milieu du Ve siècle jusqu’au IVe siècle av. J.-C., c’est-à-dire la majorité avant Socrate. Parménide, Héraclite, Empédocle et Démocrite sont les plus représentatifs de ce courant où la poésie et la philosophie sont indissociables. D’un côté, d’autres penseurs de l’époque gréco-romaine, où il nous montre que la poésie est le lien, ou au sens de la médiation, entre religion et philosophie. Ils choisissent le vers homérique, la scansion de Hésiode ainsi que le noble Horace dans les Odes, ou le fragment, mais aussi l’aphorisme ou le point, toute forme brève et confuse pour exprimer leurs pensées.

    Selon Cung Trầm Tưởng, de nombreux poèmes qu’il a récemment composés reflètent en quelque sorte une pensée qui en est l’acte très mystérieux. Un autre sens, sa “nouvelle” poésie est un moyen d’évoquer la diversité de l’autre et tous les domaines de mélange entre Est et Ouest … Reliant la contribution poétique de Rabindranath Tagore, Kahlil Gibran, Charles Baudelaire, JP Sartre (Les jeux sont faits), … Lors de la réunion amicale de bavardage avec de nombreux membres du club NVNT & TTG, il a convenu que son nouveau style de poèmes portait aujourd’hui le mystère des questions de l’amour, de la nature, de … VHLA 20 Novembre 2019.
    ——————————————————————————
    Thơ Tagore và thơ của Cung Trầm Tưởng.

    Thơ Tagore và thơ của Cung Trầm Tưởng có điểm tương đồng về những triết lý thâm trầm về vũ trụ, con người, cuộc sống, hạnh phúc và tình yêu. Điểm nổi bật thấm đẫm chất văn trong tư tưởng của Tagore chính là thái độ đề cao con người. Triết học của Tagore là triết lý nhân sinh, lấy nền tảng là tình yêu thương mãnh liệt đối với con người. Ông phản ánh cuộc sống khốn cùng của những người dân nô lệ Ấn với niềm cảm thông sâu sắc, gióng lên tiếng nói đấu tranh đòi tự do và cuộc sống hạnh phúc cho con người. Có thể nói, với Tagore, được sống trên đời thực sự là niềm vui cao quý khi ở đó chứa chan tình yêu giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên.
    Trong niềm vui để sống, Thượng Đế là đấng quyền năng thần bí xa xôi. Nhưng đối với R.Tagore, thượng đế không ở đâu xa lạ mà là nguồn an ủi cho ta yên vui, T agore sống với sự lạc quan, vì để làm nguồn an ủi, nó là tình yêu thương đã mang lại cho con người khát vọng và niềm vui sống. Trong tổ ấm tình yêu thương của chúng ta hãy lấy sắc màu, âm thanh, hương thơm, ấp ủ linh hồn.”, những ý tưởng yêu thương, yêu sống và lạc quan lãng đãng trong 3 thi phẩm gồm Lời dâng (Gitanjali), Tâm tình hiến dâng (The Gardener) và Tặng vật (Lover’s Gift).

    Kahlil Gibran:
    ” Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương”.
    “To wake at dawn with a winged heart and give thanks for another day of loving”
    Trong tác phẩm Uyên Ương Gãy Cánh – Broken Wings của nhà văn, nhà thơ, triết gia, họa sĩ người Mỹ gốc Lebanese – Kahlil Gibran, cốt truyện đại để là:
    Tình yêu là kết quả của mối liên hệ tình yêu thánh thiện, platonic, không xác thịt, tác giả cho vai người nữ là Selma. Như Cung Trầm Tưởng, sự mộng ảo Gibran đã mô tả nhan sắc Selma như một nàng tiên nữ kỳ bí, khi ẩn khi hiện. Đôi tình nhân tuy yêu nhau nhưng phải chấp nhận kết quả cay đắng, họ phải chấp nhận sự chia lìa nhau, chôn kín mối tình sầu vừa chớm nở nhưng đã trở thành thiên thu. Selma vâng lời cha đi lấy người mà nàng không yêu, vì hiểu rằng cha nàng phải làm điều đó để tránh những thảm họa đổ xuống cho gia đình. Mối tình cao đẹp ấy cuối cùng đã kết thúc bằng cái chết của Selma dù có mang. Chỉ còn lại chàng trai trẻ khóc than cho số phận trước ngôi mộ của người chàng yêu thương. Người con gái ấy đã rời bỏ kiếp sống khổ đau hiện tại để mong được tái sinh trong một cuộc đời khác cùng với đứa con vừa lọt lòng mẹ, mang theo cả tình yêu của đời nàng. Cùng với cái chết của nàng, Gibran đã chôn vùi luôn cả trái tim của mình. Một mối tình khởi đầu thật đẹp và kết thúc đầy nước mắt : Đó là mối tình chia ly tan vỡ, và đã gẫy cánh,

    Thơ Baudelaire
    Bài L’Albatros (Chim hải âu), một trong những bài thơ nổi tiếng của Baudelaire, kết thúc bằng đoạn thơ sau đây :
    “Người thi sĩ như (chim hải âu,) bay vương trên chín tầng mây
    Chim bay trong bão táp và nhạo cười kẻ dương cung bắn ;
    Bị đày xuống mặt đất giữa những tiếng la ó,
    Hai cánh khổng lồ ngăn trở bước chân chim.”
    Đó là hình ảnh của Baudelaire, cũng là hình ảnh của Cung Trầm Tưởng, vì người thi sĩ bị đày xuống trần thế say yêu và say thơ, họ rất giống nhau. Baudelaire đã sống kiếp lưu đày như thế nào ? Đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật ra sao ? Thi phẩm Les Fleurs du Mal của ông có ảnh hưởng nhiều đối với thi ca Pháp và cũng như thi ca Việt Nam, mà Cung thi nhân vốn thích, tôi chia sẻ với ông điểm này.

    Conclusion:
    Tôi suy nghĩ Cung Trầm Tưởng đã đúng với câu nói của người Pháp là: “Một người luôn ở vị thế đúng chỗ, đúng thời”.
    ——————————————————————————-
    Những ai mến mộ dòng thơ Cung Trầm Tưởng và muốn có một buổi sinh hoạt vui tươi với thi nhân, xin liên lạc với Ban Tổ Chức chúng tôi theo Poster kèm. Một pose hình chụp chung, một dĩa bánh sinh nhật 90 của ông. hay một buổi mạn đàm thơ nhạc lưu niệm với Cung thi nhân về Cali từ nơi băng giá Minnesota..
    VHLA

    Bơi trong cõi văn chương Cung Trầm Tưởng- :Việt Hải Los Angeles:
    https://www.tvvn.org/cung-tram-tuong-viet-hai-los-angeles/
    ————————————————————————————
    Thi sĩ Cung Trầm Tưởng ghi nhận trong thi tập
    “Cung Trầm Tưởng: Một hành trình thơ 1948-2018”.

    Cách một tháng nhà thơ CTT ngỏ ý muốn tôi nói nhận định về thi tập này, nay tôi xin cô đọng lại chỉ nói về 2 bài thơ tiêu biểu trong loạt “thơ mới” của ông khi nhà thơ từ bỏ lối tình thơ ướt át “loại Chưa Bao Giờ Buồn Thế”: Hai bài mà tôi đàm đạo nhiều giờ cùng thi sĩ CTT với khá nhiều chi tiết lý thú là bài: “Núi và Suối Một Huyền Sử”. Đại để nhà thơ quen một bạn đồng tù ở trại Hầm Tân (tức trại trại Z30D, thuộc tỉnh Bình Thuận), gần trại có suối Nước Trong, có rặng núi Mây Tào. Chuyện kỳ tích như thần thoại Hy Lạp cổ xưa của thế kỷ hoàng kim Odysseus, có truyện tình lâm ly bi ai như lọai Romeo và Juliet. Chuyện về người con gái Ngọc Tiên và Cung Thi Nhân được thi vị hóa qua kỳ tích Ulysse gặp Pénélope như CTT đã sáng tác qua bài thơ #1.

    * “Núi và Suối Một Huyền Sử”, thơ trích đoạn…

    “Đáy mắt có chiều sâu tráng lệ
    Tháp Chàm ảnh ảo ngậm hoàng hôn
    Tóc lăn tăn gió cỏ đuôi chồn
    Lời vuốt ve ru hồn ngủ võng…
    Núi giãi tâm tư, bày ước vọng
    Chở chiều vàng lộng nắng rừng buông
    Ôm nguyên thanh thoát một vùng hồng
    Thụ phấn lòng em tình lẫm liệt”

    (trích thơ “Núi và Suối Một Huyền Sử” trong thi tập “Cung Trầm Tưởng: Một Hành Trình Thơ 1948-2018)

    Bài thơ #2 mang tên “Phồn Thực Ca”, tựa dề bài thơ nói về phồn tức phồn thịnh, phồn sinh, thiên nhiên phì nhiêu, được ưu đãi, ẩm thực dồi dào. Thi nhân tâm sự ngày còn trẻ ông bay công tác về miền tây tỉnh Phong Dinh Cần Thơ, thi nhân đã gặp một cô giáo Hậu Giang, cô có nước da trắng tuyệt trần, mũi cao vút, làn tóc dài như sông Cửu,.. Nàng là biểu tượng cho gái miền Nam, vùng đất kết hợp bởi 2 sắc dân, 2 nền văn minh cổ Champa và Khmer (đất Phù Nam, Óc Eo), Hai đế quốc này khi xưa chịu ảnh hưởng các nền văn hóa Brahman (Bà-la-môn) và Bangla (Ấn Bengale). Phải kể Champa (ảnh hưởng hệ phái Muslim Hồi từ gốc Mecca, trong khi Khmer chịu ảnh hưởng Ấn giáo nền văn minh Phật giáo. Vào thế kỷ 14 Chiêm quốc gây rối nước Đại Việt xứ ta vua Trần Thánh Tông (1240 – 1290), đem đại binh dẹp loạn, Chiêm quân vẫn phá phách, gây rối đất ta, Khi vua Chế Bồng Nga bị quân ta sát hại tại mật trận, hai vị vua hai nước Việt Chiêm đời sau là vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308), và vua bên Chiêm quốc là Chế Mân (1288 – 1307) được hòa hoãn hơn, sự liên hệ trở nên thân thiện và nồng thấm hơn, bên vua bên ta đem gả ái nữ đẹp tuyệt trần cho Chiêm vương. Chế Mân tôn vinh Huyền Trân công chúa là hoàng hậu Paramecvari. Khi Champa và Đại Việt đã sống yên vui, hòa thuận trong bang giao giữa hai nước. Chế Mân đã nhượng đất đai, dâng hai châu Ô, châu Lý (nay là tỉnh Thừa Thiên-Huế), Đại Việt trước đó được thêm phần đất Thuận Hóa (tỉnh Quảng Bình), xứ ta mở rộng bờ cõi.

    Đây là bước chiến lược mỹ nhân kế. Những dịp lễ hội Đại Việt, vua Chế Mân phái những đoàn vũ nữ apsara với thân hình phồn sinh, nảy nở bẩm sinh, đôi bồng đảo căng tròn nhựa sống, những apsara với cơ ngơi bốc lửa, mê ly như mọng, làn da ngăm sậm bánh mật, cánh mũi thon gọn và thẳng tắp, đôi mắt to tròn sâu thẳm. Tương tự bên văn hóa Khmer cũng có những điệu vũ do Apsara như vậy trong các di tích kiến trúc tại Angkor Thom ngày nay. Các tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu Châu Đốc cộng đồng Champa và Khmer Krom vẫn còn nhiều, và lễ lạc apsara vẫn phồn sinh, phồn thực như thơ Cung thi nhân. Chủ đề của nhà thơ ghi dấu huyền tích và nhan sắc, phần gái dẹp miền tây theo phạm vi nhân chủng học, nét đẹp do sự lai căng do tạp chủng (beauté par les races mélangées), vì sự tạp chủng giữa người gốc Champa và người Khmer pha lẫn sắc diện gốc Ả rập Mecca và Ấn Bangla, rồi lai Việt và Tàu, nên những thiếu nữ miệt Lục tỉnh động lòng thi nhân chăng (?), tôi xin hỏi ông nhé.

    Bài thơ #2 “Phồn Thực Ca”, thơ trích đoạn…

    Ông viết về quyền lực siêu phàm của người nữ trong thơ Baudelaire, Cung Trầm Tưởng cho loại vầng tụng ca như sau:
    Em ướp trầm hương ngan ngát thánh,
    Ngồi trong đời cũng ngự ngôi trên.
    Em gần gũi cũng thiêng khôn kể,
    Dạy dỗ thi ca ý niệm đền.

    Là khởi sự cùng là kết thúc,
    Đầu nguồn mạch nước, cuối dòng sông.
    Em sinh sôi những áng cầu vồng,
    Trước Sách Ước đến sau cùng Lịch Sử.

    (trích thơ “Phồn thực ca” trong thi tập “Cung Trầm Tưởng: Một Hành Trình Thơ 1948-2018).

    CTT qua bài thơ #2 “Phồn Thực Ca”. thi nhân CTT có hỏi tôi có biết gái miền tây đẹp như thế nào không, tôi bảo “Vợ em là gái Bắc Hà thành ra nên em không biết nhiều về các cô gái Cửu Long giang, miền Tây lục tỉnh ra sao”. Thi nhân bảo gái miền Tây đơm hoa kết trái bởi hương thơm mít tố nữ, bởi hương thơm hoa sứ nhà nàng (vì champa có nghĩa là hoa sứ), ôi chao nào những apsara phồn thực, kỳ bí, như những bầu vú sữa tím than, sa pô chê, nhãn lòng, cam mật, mận ngọt, quít đường,.. Với ký ức nay đã vào dĩ vãng với cô giáo Tây Đô ngày xưa, Cung thi nhân hình thành bài thơ “Phồn Thực Ca”, có liên hệ đến ký tích vũ công apsara dù nét xinh đẹp của người con gái có nguồn gốc tạp chủng của các nền văn minh cổ Champa và Khmer.
    ————————————————————————————-
    Cung Trầm Tưởng
    Cung Trầm Tưởng là một nhà thơ rất quen thuộc từ đầu thập niên 60. Tên tuổi Ông nhanh chóng tràn vào giới thanh niên trí thức thời bấy giờ khi ông từ Pháp trở về Việt Nam cùng không khí lãng mạn của phong trào thơ mới, lúc đó vẫn còn ảnh hưởng nhiều đến thanh niên trí thức Việt Nam.
    Mặc Lâm, phóng viên RFA
    2010-01-05

    Photo: Cung Trầm Tưởng

    Ngay cái tên của ông cũng đã ấn tượng đối với nhiều người vì chất văn học rất đậm trong mỗi chữ: Cung Trầm Tưởng.

    “Tôi là Cung Trầm Tưởng vào khoảng 50-51 tôi du học tại Pháp..sau đó tôi thi đỗ vào trường không quân của Pháp học chung với ông Nguyễn Xuân Vinh, ông Nguyễn Ngọc Loan…Đến năm 1957 tôi trở lại Sài Gòn và phục vụ trong binh chủng không quân cho đến ngày 30/4/1975 tức là được 23 năm.

    Trong thời kỳ ở Pháp tôi làm thơ rất nhiều tập trung vào thơ lãng mạn, tình yêu đôi lứa như Mùa Thu Paris, Chưa Bao Giờ Buồn Thế được tôi sáng tác trong khoảng thời gian này. Có những bài thơ tôi chưa từng đăng bất cứ báo nào thì bây giờ nó sẽ được tập trung lại trong toàn tập thơ của tôi trong 60 năm mang tên Cung Trầm Tưởng và Hành Trình Thơ, sẽ được xuất bản trong năm tới.”

    Trong thời kỳ ở Pháp tôi làm thơ rất nhiều tập trung vào thơ lãng mạn, tình yêu đôi lứa như: Mùa Thu Paris, Chưa Bao Giờ Buồn Thế… Cung Trầm Tưởng.

    Cung Trầm Tưởng vừa sơ lược cho chúng ta biết về đời sống sáng tác của ông mà trong đó phần quan trọng nhất làm nên một Cung Trầm Tưởng từ một bài thơ sống rất lâu trong trí nhớ nhiều người đó là tác phẩm Mùa Thu Paris. Tác phẩm này được đem tới người nghe qua tài năng của Nhạc sĩ Phạm Duy khi ông phổ nó thành thơ và giới thiệu trên đài phát thanh Sài Gòn.

    Ngôn ngữ trong bài thơ thật ra không phải mới lạ hay phá cách để nổi tiếng, bài thơ được giới trẻ đón nhận một cách thích thú vì một chi tiết trước đó chưa bao giờ xảy ra, đó là:

    Một chàng thanh niên Việt Nam du học có người yêu bên Pháp với tóc vàng mắt xanh… hai người yêu nhau và chính những cuộc chia tay trên ga vắng đã thi vị hóa câu chuyện để nó trở thành một mode mới trong đời sống thanh niên thời bấy giờ. Bài

    thơ như một trang sách mới cùng những con đường lạ lẫm bên trời Tây mở ra cho giới trẻ và đâu đó người đọc cảm thấy phần nào hả hê bù đắp lòng tự ái dân tộc đã bị mất mát khá nhiều dưới gót giày được gọi là khai hóa văn minh của thực dân Pháp.

    Mùa thu Paris

    Mùa thu Paris
    Trời buốt ra đi
    Hẹn em quán nhỏ
    Rưng rưng rượu đỏ tràn ly

    Mùa thu đêm mưa
    Phố cũ hè xưa
    Công trường lá đổ
    Ngóng em kiên khổ phút, giờ

    Mùa thu âm thầm
    Bên vườn Lục-Xâm
    Ngồi quen ghế đá
    Không em buốt gía từ tâm

    Mùa thu nơi đâu ?
    Người em mắt nâu
    Tóc vàng sợi nhỏ
    Mong em chín đỏ trái sầu

    Mùa thu Paris
    Tràn dâng đôi mi
    Người em gác trọ
    Sang anh, gót nhỏ thầm thì

    Mùa thu không lời
    Son nhạt đôi môi
    Em buồn trở lại
    Hờn quên, hối cải cuộc đời

    Mùa thu! mùa thu
    Mây trời âm u
    Yêu người độ lượng
    Trông em tâm tưởng, giam tù

    Mùa thu !… Trời ơi ! Tình thu !

    Nhà thơ Cung Trầm Tưởng chia sẻ với chúng ta kỷ niệm về bài thơ này:
    “Tôi làm những bài thơ về Paris đó là có thật. Lẽ dĩ nhiên khi làm thơ thì mình cũng lý tưởng hóa nó một chút, tất cả về tóc vàng mắt xanh là có thật. Thời đó tôi học ở trường Pháp cứ bị mang tiếng là Tây con, đã sẵn có ngôn ngữ Pháp và văn hóa Pháp thấm nhuần trong người thành ra sang bên đó mình không bị lạ lẫm. Tôi gặp một số mối tình dù rằng không vĩnh viễn nhưng nó đánh giá những kỷ niệm đầu đời của mình.”

    Tôi làm những bài thơ về Paris đó là có thật. Lẽ dĩ nhiên khi làm thơ thì mình cũng lý tưởng hóa nó một chút, tất cả về tóc vàng mắt xanh là có thật. Cung Trầm Tưởng.

    Kỷ niệm đầu đời cùng các mối tình tóc vàng mắt xanh ấy đã là nguồn cảm hứng cho nhiều bài thơ của Cung Trầm Tưởng vào thời mới lớn. Những chiếc ga nhỏ nằm trơ trọi giữa mùa đông nước Pháp đã từng chứng kiến biết bao cuộc chia tay trước đó, lại một lần nữa nhìn ngắm mối tình dị chủng giữa một chàng trai một đất nước bị trị và một cô gái tóc vàng, đại diện cho văn hóa và nếp sống phương Tây.

    Từ đây trong hơi thở rẽ chia ấy, bắt đầu một thấm đượm khác nối liền hai bờ đại dương. Và cũng bắt đầu một vói ra ngoài, một trằn trọc mới đối với hàng triệu thanh niên Sài Gòn thời bấy giờ.

    Chưa bao giờ buồn thế

    Lên xe tiễn em đi
    Chưa bao giờ buồn thế
    Trời mùa đông Paris
    Suốt đời làm chia ly

    Tiễn em về xứ mẹ
    Anh nói bằng tiếng hôn
    Không còn gì lâu hơn
    Một trăm ngày xa cách

    Ga Lyon đèn vàng
    Tuyết rơi buồn mênh mang
    Cầm tay em muốn khóc
    Nói chi cũng muộn màng

    Hôn nhau phút này rồi
    Chia tay nhau tức khắc
    Khóc đi em. khóc đi em
    Hỡi người yêu xóm học
    Để sương thấm bờ đêm
    Đường anh đi tràn ngập lệ buồn em…

    Ôi đêm nay
    Chưa bao giờ buồn thế
    Trời mùa đông Paris
    Suốt đời làm chia ly

    Tàu em đi tuyết phủ
    Toa anh lạnh gió đầy
    Làm sao anh không rét
    Cho ấm mộng đêm nay
    Và mơ ngon trên khắp nẻo đường rầy !

    Trời em mơ có sao
    Mình anh đêm ở lại
    Trời mùa đông Paris
    Không bao giờ có sao

    Trời mùa đông Paris
    Chưa bao giờ buồn thế !

    Cung Trầm Tưởng không phảỉ chỉ làm thơ tình với những khuông mẫu yêu đương trai gái. Dù lãng mạn hay cổ điển thì thơ tình không thể chia sẻ được hết mọi khổ đau của một người bị đày đoạ trong vòng tù ngục. Cung Trầm Tưởng như hàng trăm ngàn người khác sau khi Sài Gòn sụp đổ, đã cùng với đồng đội vào những nhà tù tập trung cải tạo để trả lời cho bài học lịch sử về ý nghĩa cuộc chiến tranh mà ông và đồng đội là những người thua cuộc.

    Thơ của Cung Trầm Tưởng từ đây trở thành lạnh lẽo và chai cứng hơn. Chữ nghĩa ông sử dụng trong các bài thơ tù trở nên sắc sảo đến kỳ lạ. Sắc sảo và đớn đau như kim châm vào tim giữa mùa đông miền Bắc:

    Áo tù thẫm máu đôi vai
    Bàn chân nứa chém, vành tai gió lùa
    Ngó tay bỗng thấy già nua
    Cứa em thân xác thấy mùa thu qua

    Môi cằn má hóp thịt da
    Ngô vơi miệng chén canh pha nước bùn
    Đêm nằm ruột rỗng vai run
    Đầu kề tiếng súng chân đùn bóng đêm…

    Bài thơ được làm tại Hoàng Liên Sơn vào mùa thu năm 1977 cách bài Mùa Thu Paris hơn 25 năm. Khoảng cách thời gian không làm bài thơ lạnh hơn mà chính khoảng cách con người làm bài thơ gần như hóa đá.
    Ngôn ngữ thơ trong bài này bàn bạc những ẩn ức rất đời thường của người tù và người đọc cảm nhận ngay tính chất cay nghiệt của nó.
    Thế nhưng Cung Trầm Tưởng lại có những bài thơ tù thấm đậm chất triết học. Nhà thơ tĩnh tại nhìn ngắm biến thiên của đời sống và thiền định tâm tưởng mình với những câu tuyệt đẹp:

    Mưa về gióng lê thê
    Nai kêu nguồn đâu đó
    Xưa nay tù ngục đỏ
    Mấy ai đã trở về

    Vỗ, vỗ rơi tàn thuốc
    Thả khói vào mông lung
    Hư vô đẹp não nùng
    Nụ hôn đời khốc liệt

    “Nụ hôn khốc liệt” dành cho đời phải chăng là một cách phản ứng thụ động trong thế giới bừng bừng thống nhục mà nhà thơ đang trải nghiệm?

    Cõi sầu ta tinh khiết
    Thép quắc vầng trán cao
    Phong sương dệt chiến bào
    Với máu se làm chỉ

    Đã đi trăm hùng vĩ
    Xông pha lắm đoạn trường
    về làm đá hoa cương
    Gởi đời sau tạc tượng

    Nguồn sống hồi sinh

    Cung Trầm Tưởng trở về với cuộc sống sau khi đã nếm trải đầy đủ mọi thứ mùi vị của tù nhân như hàng trăm ngàn người khác.

    Trong không khí gia đình, ông có những dòng thơ gợi mở tinh khiết hơn sau nhiều năm tháng thiếu vắng. Tiếng chuông nhà thờ và những nhành huệ trắng đã giúp ông gội rửa tâm tình để tâm hồn ngày một tươi tắn hơn, Ông tìm ra được nguồn suối trong ngay tại nhà mình hay nói đúng hơn, ngay tại lòng mình, một cõi lòng đang chuyển mình cùng với thiên nhiên để tạm quên cõi tục.

    Huệ trắng trinh nguyên sau một đêm
    Huệ trong thư các huệ ngoài thềm
    Sớm nay Chủ Nhật thơm thương quá
    Chỉ có Sài Gòn trong dáng em

    Chủ Nhật niềm tin màu huệ trắng
    Hiền từ xoạt áo như lời kinh
    Em đi lễ nhất trời trên ngõ
    Dẫy tóc đen mềm ánh sao xanh…

    Sài Gòn dưới mắt nhà thơ đã dần dần lấy lại được hình ảnh tinh khôi của nó vào những sớm mai trong trẻo. Người con gái trong thơ ông từ từ sống lại, khác với cô tóc vàng khi xưa, cô gái Sài Gòn bây giờ trắng như huệ và trong như ban mai trinh nguyên của một Sài Gòn ấm áp.

    Tuy thế, người yêu thơ Cung Trầm Tưởng không dễ gì quên cô gái tóc vàng bên trời Tây cách đây hơn 50 năm để chia sẻ những cảm nhận của nhà thơ những hình ảnh của các cô gái Sài Gòn ngày nay.

    Tiếng còi tàu vẫn chứng tỏ ma lực của nó quyến rũ người đọc thơ đến mức sau bằng ấy năm, hình như mỗi lần nghe lại bản nhạc Tiễn Em do nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ bài thơ “Chưa Bao Giờ Buồn Thế” của ông, người nghe vẫn cảm thấy hình như đang dấy lên nỗi buồn man mác.

    Nỗi buồn không tên nhưng có thật. Và nó vẫn ở đấy trong bất cứ người nào nếu từng thừa nhận rằng sự chia tay nào cũng đều rơi nước mắt…

    RFA link: https://www.rfa.org/…/Arts-and-Literature-Magazine-Cung-Tra…

    Thi Ca Cung Trầm Tưởng:
    https://baotreonline.com/…/gio…/cung-tram-tuo%CC%89ng.baotre

    Cung Trầm Tưởng:và tác phẩm, Một hành trình thơ:
    https://www.nguoinam.com/phpbb/viewtopic.php?f=144&t=3136

    Mùa thu Paris – Cung Trầm Tưởng và Tiễn em – Phạm Duy:
    https://bacsiletrungngan.wordpress.com/…/chua-bao-gio-buon…/

    Cung Trầm Tưởng và một hành trình thơ 60 năm:
    http://www.viendongdaily.com/cung-tram-tuong-va-mot-hanh-tr

    Nhà thơ Cung Trầm Tưởng và hoàn cảnh sáng tác những bài thơ Paris nổi tiếng: “lên xe tiễn em đi, chưa bao giờ buồn thế…”
    http://vietmania.blogspot.com/…/nha-tho-cung-tram-tuong-va-

  • Văn Thơ,  Việt Hải

    Thử bàn về khía cạnh Nghệ Thuật qua bài của Ngọc Cường.

    “Cali phố xá đông người Bolsa Brookhust một trời sao quên”

    Hình như đất Cali vốn mở ngõ cho nhiều thân hữu, bạn bè đến đây rồi ít nhiêu họ đã bỏ quên con tim đầy ắp kỷ niệm với chốn đất thiêng Bolsa, bằng chứng khi đọc văn của tác giả Hệ Luy tôi yên tâm ý nghĩ mình đúng. Mời xem link bài tham khảo đính kèm.

    Bài viết “Đôi dòng về nghệ thuật” của nhà văn Ngọc Cường đã cho tôi nguồn cảm hứng dâng ngòi bút góp ý cùng anh. Trong tác phẩm Bâng Khuâng mới nhất của anh, sau văn tập Hệ Luy, nơi trang 1 giáo đầu là đề tài mang tính bàn luận, những trang giấy mở hàng bắt mắt tôi nhiều lắm. Ngọc Cường viết:“Một điều căn bản khi nói đến nghệ thuật, là xem nó là gì, thường nghệ thuật gồm 6 bộ môn chính như văn học, múa, kiến trúc, hội họa, sân khấu và âm nhạc, và gần đây thêm nghệ thuật thứ 7: ngành điện ảnh . Theo các cuốn từ điển thông dụng, từ nghệ thuật được định nghĩa rất vắn tắt và giản dị là … thực hiện hay diễn tả vẻ đẹp, thực tế … là sản phẩm trí thức và không là khoa học…”

    Trong 7 đề muc của phạm vi nghệ thuật mà anh liệt kê bên trên thì 2 mục văn học và hội họa đươc tác giả ghi nhận qua sách mới Bâng Khuâng. Đây cũng là 2 tiêu đề tôi xin chú trọng trong bài này. Khi nói về nghệ thuật (art) ta sẽ hiểu nó ra sao. Và nghệ thuật thường đi song hành với vẻ đẹp (beauty), trong cung cách nào đó ta cho là nét đẹp của mỹ thuật. Thế thì nghệ thuật là gì ?

    Nghệ thuật theo quan điểm của triết gia J.J. Rousseau (1712-1778) cho là “Nghệ thuật không phải là sự mô tả hay sao chép thế giới ta nhìn thấy, mà là cả một sự trào dâng của nguồn cảm xúc và của niềm đam mê”. Những tư tưởng khác như họa sĩ trường phái lập thể Pablo Picasso ghi nhận: “Nghệ thuật là tất cả mọi thứ bạn có thể tưởng tượng ra là có thật”. Còn theo họa sĩ Edgar Degas thuộc trường phái ấn tượng đồng thời với những vị như Vincent Van Gogh và Edouard Manet thì cho là “Nghệ thuật không phải là những gì bạn nhìn thấy, mà là những gì bạn làm cho người khác thấy được”. Với thi sĩ Oscar Wilde cho là: “Nghệ thuật là điều nghiêm túc duy nhất trên thế giới. Và nghệ sĩ là người duy nhất không bao giờ nghiêm túc”. Trong quan điểm của nhạc sĩ Amy Lowe suy nghĩ như: “Nghệ thuật là ước muốn của con người nói lên bản ngã của mình, ghi lại những phản ứng của ý nghĩ mình với thế giới xung quanh.”

    Riêng với danh họa Ý Agostino Carracci thuộc thời kỳ phục hưng của thế kỷ 16 nhìn vấn đề nghệ thuật là: “Một cái bóng mờ của những gì người nghệ sĩ đang nghĩ về một cái góc nhỏ qua những gì ông ta giữ bên trong tâm hồn”. Chung quy thì quan điểm nghệ thuật xuất phát từ sự suy nghĩ từ tâm hồn khiến nảy sinh ra tác phẩm.

    Nói đến Ngọc Cường hẳn nhiên không thể bỏ qua phạm trù chữ nghĩa hay sách vở, tổng quát hơn thì là khía cạnh văn học. Anh viết về nét văn hóa quanh chữ nghĩa như sau:

    “Sách được bầy bán nhiều quá, đầy trên kệ, còn la liệt trên bàn nữa.Không biết lựa chọn cuốn nào, dở trang đầu, đọc lướt qua mục “Lời Tựa”, tôi nhận thấy ở nhiều tác giả (thường là họ mới có tác phẩm đầu tay), hay nói về lý do cầm bút. Họ giải thích “tôi viết để mà viết …” , hoặc“tôi không dám tự nhận là một nhà văn …”Những câu tâm sự như vậy trở nên như một thông lệ ở phần đầu cuốn sách. Có thể do sự khiêm nhường hay dè dặt của họ, như để “rào trước đón sau”, phòng trường hợp có bị chê thì… vì tôi đâu phải một nhà văn? …Điều này theo tôi đáng tiếc, vì lẽ ít ra họ phải có chút tự tin, và cần được khích lệ vì một khi tác phẩm được xuất bản, hiển nhiên họ là một nhà văn ( theo định nghĩa), không nên tự phủ nhận một tất yếu như vậy ; Và một khi bỏ công ra viết là cố gắng hơn nhiều người, là điều đáng được khuyến khích, nếu không nên được khen thưởng? Người cầm bút không nên có mặc cảm. Mong độc giả rộng lượng, lên tiếng khuyến khích. Còn nếu nói viết chỉ để viết thì cũng không trọn nghĩa, vì một khi đã ra mắt, sách là để người khác đọc , nếu không , nên bỏ ở xó nhà chỉ là đống giấy lộn . J. P. Sartre trong bài tiểu luận“Văn Học Là Gì” đã khẳng định là một tác giả chỉ thành một nhà văn khi có người đọc. Thật vậy, tác giả nào chả mong có nhiều độc giả, còn nếu không thì đừng mang tác phẩm ra xuất bản – Sách bầy ra tất sẽ có người mua đọc. Và như vậy , động lực cầm bút (của một nhà văn ) , đầu tiên có thể chỉ là viết để mà viết, nhưng thật ra nó đã chứa đựng tiềm ẩn nhiều nguyên nhân : giải bày một tâm sự, chia sẻ một kỷ niệm .v.v…, và lý do khác như muốn thỏa mãn tự ái, kiếm chút danh vị… Nên, không thể nói : viết chỉ để viết đơn thuần, mà phải là viết cho người khác thưởng thức. Tất nhiên, cũng có nhiều cuốn hồi ký chỉ nhằm vào số nhóm độc giả chọn lọc nào đó …Một tác phẩm không xuất bản, để quên vùi một xó, không ai biết thì vốn không là một tác phẩm nghệ thuật. Theo Tolstoy: sự thông tin, giao cảm giữa tác giả và người đón nhận tạo thành tác phẩm nghệ thuật. Nhật ký Ann Frank nếu không được ông bố cô bé đem ra in sau khi cô qua đời, thì cũng sẽ chỉ là một sản phẩm riêng tư, nó trở thành tác phẩm nghệ thuật khi được chia sẻ, có người thưởng thức. Sở dĩ nêu lên khía cạnh này, vì tôi muốn nhấn mạnh đến vai trò của độc giả. Theo tôi, dù tác giả có công sáng tạo, nhưng chính người đọc mới là sở hữu chủ của tác phẩm, ít ra thì đó là dưới quan điểm kinh tế của một cuốn sách. Còn về giá trị, hay hoặc dở là do chủ quan thưởng thức của người đọc quyết định. Một khi cuốn sách được xuất bản, nhiệm vụ nhà văn chấm dứt, như đứa con (tinh thần) đã trưởng thành.”

    Đoản văn trên dùng ý tưởng của JP Sartre. Thật vậy, Jean Paul Sartre viết trong tác phẩm “Văn học là gì?” (Qu’est-ce que la littérature ?) về vai trò của văn học hay của nhà văn cần hai yếu tố: Tự Do và Dấn Thân, đươc tự do viết, dấn thân yêu và trung thành với ngòi bút, đam mê với văn chương.

    Văn học vốn được hiểu như một loại hình thức sáng tạo để nói lên những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Cách thức sáng tác của văn học có thể được tạo thành do yếu tố thực sự hay hư cấu, cách thức trình bày nội dung của đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ. Khái niệm văn học đôi khi có nghĩa tương tự như khái niệm văn chương và thường bị dùng lẫn lộn. Tuy nhiên, về mặt tổng quát, khái niệm văn học thường có nghĩa rộng hơn khái niệm văn chương, văn chương thường chỉ nhấn mạnh về vẻ đẹp, hoặc tính thẩm mỹ, sự sáng tạo của văn học về phương diện ngôn ngữ, nghệ thuật ngôn từ. Văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng tác phẩm, sự hình thành kết quả qua sự biểu hiện cho đời sống thăng hoa hơn. Vì vậy văn học nói chung gồm có những thể loại khác nhau như: tiểu thuyết, truyện ngắn, thi ca, kịch bản, bình luận biên khảo.

    Chủ điểm quan trọng như nhà văn Ngọc Cường đề cập điều kiện để được gọi là nhà văn hay để được gọi là tác phẩm là vẫn theo Sartre thì tự do tư tưởng, hay như bên trên sự tự do trong văn học là những khái niệm chính của nhà văn, nhà văn phải có hai yếu tố tự do và dấn thân (cam kết, éléments fondamentaux comme la liberté et de l’engagement) cho mục tiêu sáng tạo của nhà văn. Trong sự tự do sáng tạo nhà văn có tinh thần chấp thuận sự lựa chọn và phải ý thức trách nhiệm đối với sự lựa chọn đó. Đây là ý nghĩa của việc chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tự do tức là dấn thân viết, hay dấn thân trong tự do viết,.. Và nếu nhà văn là người có tự do khi sáng tác, thì người đọc cũng phải là người tự do khi đọc tác phẩm. Và nhà văn là người tự do nói với những người tự do, mà phải có chính đề tự do cần thiết mà thôi. Thế thì tác phẩm nghệ thuật là do giá trị bởi nó là tiếng gọi của nhà văn. Ngọc Cường nói đến yếu tố phê bình văn phẩm. Tác giả rào đón trong bút pháp chân chất, khiêm nhu theo ý tôi…

    “Thường khi cầm bút viết về một đề tài gì, tác giả nếu không qua sự tìm tòi, nghiên cứu thì cũng phải được đào tạo chuyên môn về đề tài đó. Tác giả hẳn có đủ hiểu biết, nắm vững những gì viết ra. Đó là điều kiện tối thiểu, để tôn trọng chính mình và cả độc giả. Độc giả không dễ bị lừa: Bởi qua đôi giòng đầu sách, có thể họ tin vào tác giả mà không cần suy xét sâu xa; nhưng khi càng đọc họ càng thêm khám phá ra những điều sai hay phi lý của toàn bài… Như vậy điều kiện tiên khởi của một tác giả là biết về điều mình viết .

    Xét riêng về cá nhân, tôi đang viết về đề tài văn chương, cống hiến và mua vui quý vị mà tôi chẳng có khả năng chuyên môn gì về văn học nghệ thuật cả! Tại sao tôi lại dám liều mạng, cả gan đến vậy? Câu trả lời thực sự nằm trong nội dung bài này. Hy vọng rằng khi đọc xong lời bạt , quý vị có được sự thông cảm … và đồng ý với tôi là : riêng nghệ thuật, điều kiện đó là một ngoại lệ , ai cũng có thẩm quyền nêu ý kiến, không riêng gì các nhà nghiên cứu hay văn nghệ sĩ mà thôi.”

    Đọc văn Ngọc Cường như trên, tôi suy nghĩ về tư tưởng sau để góp lời với anh. Lão Tử nói với nhà văn Ngọc Cường rằng: “Bởi vì một người tin vào chính mình, một người không cố gắng thuyết phục dược người khác. Bởi vì một người hạnh phúc với chính mình, một người không cần người khác. Bởi vì một người chấp nhận ra chính mình, cả thế giới chấp nhận anh hoặc cô ấy nhá. “, Lão Tử ngôn (“Because one believes in oneself, one doesn’t try to convince others. Because one is content with oneself, one doesn’t need others’ approval. Because one accepts oneself, the whole world accepts him or her.”, Lao Tzu).

    Nhà văn Katherine Mansfield góp ý với nhà văn Ngọc Cường: “Hãy liều mạng đi nhé! Đừng quan tâm đến ý kiến ​​của những ai khác,… Hãy làm điều khó nhất trên đời này vì ta. Hãy hành động vì chính mình. Hãy đối mặt với sự thật.” (Risk anything! Care no more for the opinion of others … Do the hardest thing on earth for you. Act for yourself. Face the truth.)

    Nhà văn kiêm bác sĩ giải phẫu mắt (eye surgeon) Dr. Roopleen cho lời thật lòng đến nhà văn Ngọc Cường: “Nếu bạn có một giấc mơ, đừng chỉ ngồi đó mà mơ. Hãy gồng hết can đảm để tin chắc rằng bạn có thể thành công và hãy vượt qua bất kỳ trở ngại nào để biến nó thành hiện thực!” (If you have a dream, don’t just sit there. Gather courage to believe that you can succeed and leave no stone unturned to make it a reality!), Dr. Roopleen.

    Thêm nữa nhé. Vị Tổng thống thứ 26 của nước Mỹ Theodore Roosevelt cho ý kiến đến với tác giả Bâng Khuâng: “Hãy tin tưởng rằng bạn có thể dư sức qua cầu và bạn đang ở giữa chừng rồi.” (Believe you can and you’re halfway there.), Theodore Roosevelt.

    Trong tác phẩm Bâng Khuâng tác giả nhà văn Ngọc Cường dùng cả hai lối văn độc thoại (monologue) như bài “Đôi dòng về nghệ thuật”, và lối văn đối thoai (dialogue), anh dùng khá chuẩn và thành công, ví dụ nhưng trong các bài: Yêu và Hận, Long và Thủy, Dưới Ánh Đèm Màu, Anh em cột chèo,..

    Ngọc Cường nói về văn học, viết văn chương, rồi tản mạn bàn về lý luận và phê bình qua bài tham luân về nghệ thuật. Anh nói văn học dùng phương pháp khoa học nghiên cứu văn chương, trong khi văn chương thuần túy là sáng tạo do diễn đạt xúc cảm, như định nghĩa của nó. Anh dùng lối hành văn đàm thoại. Khi vận dụng lý thuyết đối thoại, tức theo lý thuyết văn học của Bakhtin. Lý thuyết đối thoại theo Mikhail Bakhtin và những nhà nghiên cứu văn học hậu nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp như Julia Kristeva, Tzvetan Todorov, Roland Bathes, Michel Foucault, Jacques Derrida, … là đã dùng điểm tựa vào lý thuyết đối thoại, để rồi sau này đối thoại thực sự trở thành nguyên lý chi phối toàn bộ văn học ở các nơi, trong đó có chúng ta. Hành văn lối tiểu thuyết là thể loại in đậm dấu ấn của nguyên lý này.

    Nguyên lý của lý thuyết đối thoại Mikhail Bakhtin xuất phát từ những đặc điểm thi pháp học của thể loại tiểu thuyết. Ngoài ra, trong quá trình phát triển lọai văn này, các nhà phê bình văn học có dịp đào sâu nó trong cung cách sử dụng của các nhà văn hậu bối, cũng để vận dụng lý thuyết Bakhtin qua các trường học, các lớp hậu hiện đại để nghiên cứu về lịch sử văn học.

    Đối thoại là lối văn tiêu biểu những phong cách tân văn kể từ hậu phong trào tiểu thuyết Dostoievski. Vượt qua phạm vi tác giả tiên khởi Dostoievski, văn chương đã đổi mới. Trong ngôn ngữ đối thoại vốn mang tính đa thanh, đa âm giữa các nhân vật trong truyện, điều Bakhtin chú trọng nhất là lời nói. Chính lời nói là đặc trưng tạo nên tính đối thoại rõ nét nhất của tiểu thuyết. Tác phẩm dược tạo ra do công trình sáng tạo văn chương với tính đa thanh, đối thoại của nó diễn ra trong nội dung tư tưởng trong văn bản nói chung ở thể loại thơ (thi ca), hay truyện ngắn ví dụ ngày xưa của nhóm Tự Lực Văn Đoàn và nhiều tác giả khác, hoặc tiểu thuyết qua các phương diện: ngôn ngữ, giọng điệu, cách nhìn vào bố cục văn phong, tương ứng về thể loại văn chương. Ngày nay khi nhìn lại phong trào tiểu thuyết Dostoievski, hay lý thuyết đối thoại Bakhtin là cả một sự tiến bộ cho thế giới văn học nói chung.

    Nói về trường phái ngôn ngữ học xuyên qua lý thuyết Bakhtin được cấu trúc tân tiến như hiện nay, song song ta xét tiếp về văn học do Roland Barthes nói về văn bản, khi ta đi từ tác phẩm văn học sang văn bản (literal texts, literal works hay textes littéraux, œuvres littérales) có thể nói Barthes là người thành công nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ chính yếu nói trên. Xem xét lại khái niệm liên văn bản của nhà vặn Julia Kristeva, chính nhờ Barthes đã tạo cho nó một cái tên gọi mới ngắn gọn và mạnh mẽ hơn, đó là “Văn Bản”, mà ý muốn của Barthes cần nhấn mạnh về mặt thuật ngữ. Từ ngữ “văn bản” có nghĩa là “tấm dệt”, “mạng lưới”, “tấm vải”, và nếu vào những năm 1970, nguyên mẫu “văn bản” của Barthes thường là “Thiên Hà của Gutenberg” (Gutenberg’s Galaxy), hoặc dưới tên “Thư viện của Borges” (Borges’s Library) thì ngày nay, hình ảnh thích hợp nhất với nó là “siêu văn bản” qua hình thức các máy vi tính hay điện toán chứa dữ liệu (datafiles) như một “tấm dệt”, hay là “mạng lưới toàn cầu” (world wide web) truyền đi toàn thế giới”.

    Xem tiếp Ngọc Cường qua đoạn kế…

    “Văn học bao gồm cả văn chương nhưng cộng thêm về lý luận và phê bình.Có thể nói văn học dùng phương pháp khoa học nghiên cứu văn chương, trong khi văn chương thuần túy là sáng tạo do diễn đạt xúc cảm, như định nghĩa của nó. Văn chương (thơ và văn xuôi) là nghệ thuật dùng chữ để diễn tả tư tưởng và cảm xúc.Như vậy, trước khi nói đến văn chương, ta thử tìm hiểu rõ thêm xem nghệ thuật là gì?

    Từ lâu, cách đây trên hai ngàn năm, Plato đã tìm về ý nghĩa của nghệ thuật; và từ đó đến nay, nhiều người cũng đã làm công việc này nhưng vẫn chưa ai hoàn thành vì nó phức tạp và khó khăn cho định nghĩa nghệ thuật. Văn hào Tolstoy nước Nga đã viết một cuốn sách nhỏ (Nghệ Thuật Là Gì, Tolstoy,1896), chỉ nhằm định nghĩa hai từ nghệ thuật! Dù vậy, định nghĩa của Tolstoy vẫn chưa toàn hảo,chính xác. Một tiêu chuẩn Tolstoy nêu ra (ngoài rất nhiều chi tiết khác) là: nghệ thuật không phải để giải trí, mua vui mà là phương tiện giao cảm giữa tác giả và người khác… Điều này …có vẻ trái với ý của cụ Nguyễn Du nước ta , khi cụ viết:

    “Lời quê chắp nhặt dông dài , Mua vui cũng đươc một vài trống canh.”(câu kết của Truyện Kiều)”.

    Ngọc Cường ghi nhận về văn học hay văn chương qua lăng kính lý luận và phê bình. Khi nói về ý niệm nghệ thuật ta có thể xét qua quan điểm của triết gia Kant cho là “Nghệ thuật vị nghệ thuật” (L’art pour L’art, Art for Art’s Sake, French slogan from the early 19th century, “l’art pour l’art”, and expresses a philosophy that the intrinsic value of art, and the only “true” art, is divorced from any didactic, moral, or utilitarian function), còn được gọi là nghệ thuật thuần túy. Đây là một nguyên lý mỹ học duy tâm, chủ trương nghệ thuật độc lập với đời sống xã hội và chính trị, khước từ sứ mệnh của nghệ sĩ trong sứ mạng đấu tranh xã hội, thường dùng nền tảng lý luận cho các trường phái và khuynh hướng văn học có thái độ bất hòa với những vấn đề hiện thực, tìm lối thoát qua hình thức chủ nghĩa (Formalism). Lý luận này bắt nguồn từ những luận điểm mỹ học của triết gia Immanuel Kant (1724 – 1804), nhà triết học duy tâm cổ điển Đức, cho rằng cái đẹp của nghệ thuật là tự nhiên phát sinh ra, không thể tính toán, vụ lợi trong bất cứ mục tiêu nào khác ngoài chính bản thân nghệ thuật mà thôi. Đến thế kỷ XIX, nhiều nhà lý luận, nhà văn, nhà thơ ở Đức và Pháp đã phát triển tư tưởng này nhằm tách rời văn học nghệ thuật ra khỏi đời sống xã hội, phủ nhận ý nghĩa nhận thức và giáo dục tư tưởng, phủ nhận sự phụ thuộc của nghệ thuật vào những yêu cầu thực tiễn của thời đại. Và từ đó, trước sau sẽ dẫn đến chỗ khẳng định nghệ sĩ phải đươc “tự do” khai phá, hay sáng tác, không có trách nhiệm với xã hội, tức là đến chủ nghĩa cực đoan. Đó là mầm mống của các trường phái văn học ở cuối thế kỷ XX như chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa ấn tượng, chủ nghĩa đa đa (Multiplism), chủ nghĩa số nhiều (Pluralism), chủ nghĩa vị lai (Futurism, Prospectivism),… Ta thấy có quan diểm của JP Sartre (Existentialism), Nhất Linh (Tự Lực Văn Đoàn) trong đề tài.

    Quan điểm “Nghệ thuật vị nghệ thuật” hay L’art pour L’art (Art for Art’s Sake) tương phản với chủ trương của trường phái “Sự tự chủ của nghệ thuật” (Sự tự chế của nghệ thuật, hay Pseudo-Autonomy of Art, Its frame distinguishes art from non-art, provides it with the appearance of autonomy and gives it entry into history. The frame changes the context of art. It removes the painting from the viewer’s world. The space between framed art and viewer is discontinuous). Vì những mâu thuẫn về sự suy nghĩ hay chủ trương nên có dạo lịch sử ghi nhận cả hai hê phái Nghệ thuật vị nhân sinh và Nghệ thuật vị nghệ thuật. Người viết bài hơi ba phải, vì đứng bên nào thấy cũng phải cả, tùy trường hợp nhé. Nếu duy tâm lãng mạn thì vị nghệ thuật. Nếu đương đầu với việc chính trị hay xã hội ta suy nghĩ mất ngủ luôn nhé. Thực ra thì sự phát triển cái nhìn duy tâm về nghệ thuật của những người chủ trương Nghệ thuật vị Nghệ thuật, đã đề cao nghệ thuật thuần túy đều công khai hoặc kín đáo đối với thực trạng xã hội và chính trị theo một cung cách nào đó. Khó nói lắm, uốn lưỡi 7 lần theo nhà hiền triết Socrates mà vẫn bâng khuâng tơ trời như ông Hệ Lụy vậy. Xem tiếp Ngọc Cường ở đoạn cuối qua những ghi nhận về nghệ thuật…

    “Nói chung, nghệ thuật phản ảnh cuộc sống nên cũng mơ hồ, phức tạp như thế; và giá trị của nghệ thuật mang tính chủ quan, không thể chỉ do các nhà phê bình đơn thuần cho là hay hoặc dở, đẹp hay xấu, mà chỉ có nhận định chủ quan của người thưởng ngoạn quyết định. Nếu khai triển thêm ra, nghệ thuật là sáng tạo có tính hấp dẫn: khen chê là do quyết định của người nhận, độc giả, thính giả hay người xem tranh …Trước kia, khi mới được khai sanh,trường phái họa “ấn tượng”ở Pháp đã bị chê bai gắt gao, ngay cả danh hiệu của họ ( impressionism, môn phái ấn tượng ) xuất phát từ bức tranh“Ấn tượng, một buổi bình minh” của Claude Monet bị nhà phê bình Louis Leroy gắn cho cái tên “Bọn Ấn Tượng” một cách mỉa mai qua bài đăng trên báo Le Charivari. Không ngờ từ đó Ấn Tượng lại trở thành môn phái quan trọng trong nền hội họa: và gần đây, ở nước ta thấy xuất hiện một văn phái, họ viết rất hấp dẫn, dùng nhiều từ khó hiểu, ra vẻ cao siêu, đầy triết lý mà độc giả bình thường không hiểu nổi. Xin thí dụ một đoạn như sau “… tiểu thuyết Việt-Nam hiện nay, không phải là xác nhận một trở thành đã hoàn tất, mà là theo dõi những chặng đường của một vận động đang tuần tự hình thành. Vận động đó là một vận động của ý thức, một vận động của nghệ thuật…” (Mai Thảo,1965): Những luận điểm như trên khó hiểu và dễ làm lẫn lộn, hoang mang người đọc. Họ tự nhận là nhóm sáng tạo, gay gắt với trào lưu văn nghệ tiền chiến, nhưng hình như họ muốn đồng nghĩa khó hiểu với xâu sắc, tối nghĩa với triết lý. Sự thật, chuyện bình thường và giản dị trên đời như tình yêu, gia đình, vui, buồn … là những vấn đề sâu xa nhất của con người. Nhóm sáng tạo là môn phái lập dị thì đúng hơn (Lê Huy Oanh, Về thơ tự do, 195). Dù sao, chỉ có thời gian mới là quan tòa, mới có lời phê phán cuối cùng cho nghệ thuật: Tác phẩm có giá trị khi nó vượt được thử thách của thời gian và không gian (Nhất Linh,Viết và đọc tiểu thuyết,1958).

    Nếu đồng ý như vậy, ta có thể nói rằng không có tác phẩm nào tuyệt hảo cả: Nói cho cùng thì dù chỉ được một độc giả yêu thích cũng đem niềm vui cho tác giả. Nghệ thuật rõ rệt là chủ quan và phi thời trang nhưng lại mang tính dân chủ (số đông quyết định giá trị). Như trường hợp của Van Gogh, cả một đời vẽ tranh (rất nghèo lại vắn số, chết sớm) chỉ bán lèo tèo vài bức( dù người em là môi giới hội họa đã cố gắng giúp anh). Thế mà ngày nay, bức“Hoa Diên Vỹ”( Irises,1889) được bán với giá mấy chục triệu đô! Cùng số phận hẩm hiu với Van Gogh là nữ văn hào Emily Bronte, tác giả cuốn “Đỉnh Gió Hú”( Wuthering Heights,1847) khi xuất bản đã không được độc giả hưởng ứng mà phải chờ đến cả trăm năm sau mới có lời khen. Ngày nay, tác phẩm duy nhất này của bà trở thành một tuyệt tác của thế giới, được mọi người, mọi nơi công nhận! Sự kiện tương tự sẽ là niềm an ủi cho nhiều nghệ sĩ không thành công ngày hôm nay (trong đó có tôi, nói một cách tự an ủi),và hy vọng rằng có thể sau này, vài chục năm nữa, sẽ có người yêu thích? Phải chăng con người bao giờ cũng bám víu và sống với chút hy vọng vào ngày mai tươi sáng hơn hôm nay? Thẩm mỹ , hay cái đẹp, – đối tượng chính của nghệ thuật- hiển nhiên là do nhận định chủ quan mỗi người, nhưng liệu ta có thể tìm thấy một tiêu chuẩn, hay mẫu số chung, dựa vào đó, mọi người cùng đồng ý hoặc chấp nhận, dù họ ở đâu và sống ở bất cứ thời đại nào? Lúc trước, khi xem hình ảnh bên Phi Châu chụp mọi cà răng căng tai, ít ai coi đó là thẩm mỹ, mà còn cho là man di mọi, nhưng đâu ngờ, gần đây, ngay ở Bolsa bên Mỹ, lại xuất hiện người đi căng tai, chà răng và đeo vòng ở lưỡi! Theo tôi, vẻ đẹp (có lẽ) phát xuất từ ấn tượng người tiền sử cảm nhận qua thiên nhiên (tranh vẽ, khắc trên đá, mô tả thú vật ở hang Lascaux, Pháp, khoảng 20,000 ngàn năm trước) và sau này, khi lòai người đã hợp quần thành xã hội), thì từ tình yêu , trước tiên là tình mẫu tử , đôi lứa , vợ chồng …rồi nâng cao, biến dạng trở thành lòng trắc ẩn, thương yêu đồng loại. Không khác gì các giống vật hợp quần (con kiến, loài ong…) để duy trì giống nòi, con người phải hy sinh ; và khi sống cho tha nhân, cảm thấy thỏa mãn vì đó là bản tánh chân thật của mình (Nhân chi sơ tính bản thiện, Khổng Tử, 500 năm trước Công Nguyên). Thâm tâm con người, không một ai muốn gây đau đớn sầu khổ cho người khác. Phải chăng, tội ác do hoàn cảnh gây ra, vì mà có ai thực sự làm chủ được vận mệnh của mình đâu, nếu như vậy: ý chí tự do (free-will) chỉ là một ảo tưởng, như người ta thường ví: cuộc đời là một vở kịch hay canh bạc, trong đó, con người đóng một vai hay tùy thuộc vào may mắn! Vậy tôi là ai?

    Nếu một tác phẩm là đứa con tinh thần của người sáng tác, thì sự liên hệ giữa tác giả và tác phẩm rất mật thiết, như chuyện của một gia đình: Vì lẽ đó,muốn hiểu thấu đáo bức tranh, hoặc cuốn tiểu thuyết, sự hiểu biết về tác giả giúp ta tận hưởng rõ hơn tác phẩm của họ. Nhưng ta cũng tránh có quan điểm quá khích: như ghét tác giả (vì lý do gì đó, chính trị chẳng hạn) rồi vơ đũa chê tác phẩm của họ luôn! Ngược lại, cũng đừng tôn thờ tác giả như là một fan của họ (nguyên ngữ từ fanatic ra, nghĩa quá khích).

    Nghệ thuật không là bản sao chép thiên nhiên mà là cách diễn tả cuộc đời qua nhận thức của tác giả- Phải chăng con người nhìn mọi thứ trên đời qua nhận thức chủ quan của mình- Nhưng chính nhờ đó mà tác phẩm trở nên sống động, như được tái sinh, có cuộc sống thứ hai, vì vậy đã đem lại sự thích thú cho người thưởng ngoạn: thu hút họ, làm như chính họ được sống như một nhân vật trong truyện dù câu chuyện đã xẩy ra cả trăm năm trước; hay chính mình, như họa sĩ, đang đứng trước cảnh của bức tranh, dù ở một nơi ta chưa hề đặt chân tới. Đó là sự kỳ diệu của nghệ thuật,chứ không phải vấn đề triết lý cao siêu. Câu hỏi nên đặt ra, không phải là“con người,cuộc sống là gì?”mà trở thành“Cái gì có thật trên cõi đời này?”(Rainer Rilke,1912 ); và đối với người nghệ sĩ thì cảm giác phải là thật (Bạn cứ thử đá chân vào hòn đá thì biết!). Để kết luận, có thể nói, nghệ thuật có rất nhiều mục đích, tùy quan niệm của tác giả: như giúp ta trở nên cao thượng, tận hưởng cuộc sống hơn (như nhận xét của Thạch Lam, Nhất Linh), giải bầy vấn đề triêt lý (như Sartre, Camus) .v.v… nhưng theo tôi, tất cả những mục đích ấy chỉ là phụ, đến sau, không chủ tâm, nhưng xuất hiện như mấy phản ứng phụ của thuốc tây (side effect) mà có thể lại mãnh liệt hơn cả mục đích chính là mua vui dù là một thú đau thương! Nghệ thuật phải có tính hấp dẫn trước nhất, để giải trí thiên hạ (Nguyễn Du), một món ăn tinh thần cho công chúng. Nếu không có tính hấp dẫn thì nghệ thuật không tồn tại và sẽ không truyền đạt các mục đích khác nữa được. Phải chăng,với chủ quan và hiểu biết hạn hẹp,tôi đã vừa liều lĩnh trả lời về điều kiện tối thiểu của người viết nêu ra ở phần đầu: đó là ai cũng có thẩm quyền bàn về nghề thuật cả ?

    Xin cảm tạ quý độc giả. Ngọc Cường.”

    *

    Sau cùng nhà văn Ngọc Cường còn có thú thưởng ngoạn bộ môn hội họa. Ở bìa sách Bâng Khuâng và phần Phu lục anh trình bày bức họa nổi danh “La Nuit Etoilée aux Carrières de Lumières” (à Saint-Remy-de-Provence) của họa sĩ Van Gogh. Với những vòng xoáy quyến rũ, bố cục tranh cho vẻ say đắm và màu sắc đầy mê hoặc, Đêm đầy sao (“La Nuit Etoilée”) của Vincent van Gogh là một trong những tác phẩm nghệ thuật được yêu thích và nổi tiếng nhất thế giới. Trong sự sáng tạo và thành công cuối cùng này như nội dung câu truyện có nhiều điều lý thú về Đêm đầy sao này mà khách thưởng ngoạn có thể biết. Ôn sơ qua về tiểu sử của Van Gogh, ông sinh ngày 30 tháng 3 năm 1853 – 29 tháng 7 năm 1890, là một danh họa Hòa Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng (Post-Impressionism). Nhiều bức tranh của ông nằm trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất, được yêu thích nhất và giá đắt nhất trên thế giới. Van Gogh là nghệ sĩ tiên phong của trường phái biểu hiện (Expressionism) và có ảnh hưởng rất lớn tới mỹ thuật hiện đại, đặc biệt là tới trường phái dã thú (Fauvism) và trường phái biểu hiện tại Đức. Tranh La Nuit Etoilée mô tả quan điểm của Van Gogh từ một trại tị nạn. Sau khi trải qua một lần ông bị suy sụp tinh thần vào mùa đông năm 1888, Van Gogh đã tự mình đến nhà tị nạn Saint-Paul-de-Mausole gần Saint-Rémy-de-Provence. Quan điểm nghệ thuật đã trở thành nền tảng của tác phẩm mang tính biểu tượng nhất của ông. Từ cảm hứng của mình, van Gogh đã viết trong một trong nhiều lá thư của mình cho em trai Theo, “Sáng nay anh thấy đất nước mình từ cửa sổ rất lâu trước khi mặt trời mọc, không có gì ngoài ngôi sao buổi sáng, trông thật to lớn.” Các nhà sử học nghệ thuật đã xác định rằng Van Gogh có một số quyền tự do với góc nhìn từ cửa sổ phòng ngủ tầng hai của ông, một lý thuyết được hỗ trợ bởi thực tế là studio vẽ mà ông vẽ ở tầng một của tòa nhà. Ông viết: “Qua cửa sổ có rào chắn bằng sắt. Tôi có thể thấy một quảng trường lúa mì kèm theo trên đó, vào buổi sáng, tôi nhìn thấy mặt trời mọc trong tất cả nét vinh quang của nó.”

    Ngôi làng từ hướng cửa sổ của mình, Van Gogh sẽ không thể nhìn thấy vùng Saint-Rémy. Tuy nhiên, các nhà sử học nghệ thuật có những nhận xét khác nhau về việc ngôi làng được trình bày trong bức The Starry Night được lấy từ một trong những bản phác thảo than của thị trấn Pháp hay nếu nó thực sự thì có thể được lấy cảm hứng từ quê hương Hòa Lan. Đêm đầy sao cho thấy tỷ lệ tử vong, khi nhìn các ngọn tháp tối ở phía trước là cây bách, loại cây thường liên quan đến nghĩa trang và cái chết. Mối liên hệ này mang một ý nghĩa đặc biệt đối với câu nói của Van Gogh này, “Nhìn những ngôi sao luôn khiến tôi mơ ước. Tại sao, tôi tự hỏi mình, không nên cho những chấm sáng trên bầu trời có thể thêm vào như những chấm đen trên bản đồ nước Pháp? Ngay khi chúng tôi đi tàu để đến Tarascon hoặc Rouen, chúng tôi sẽ chết để đến được một ngôi sao.”, ông viết. Tranh Đêm đầy sao nổi tiếng thế giới được vẽ vào năm 1889. Nhưng năm trước, van Gogh đã tạo ra Đêm đầy Sao ban đầu của mình, đôi khi được gọi là Starry Night Over The Rhone. Sau khi đến Arles, Pháp vào năm 1888, van Gogh đã bị ám ảnh một chút với việc chụp ánh sáng của bầu trời đêm. Ông đã tìm hiểu mô tả nó trang tranh Cafe Terrace trên Diễn đàn Place du, trước khi dám thực hiện bản phác thảo Starry Night đầu tiên của mình với tầm nhìn ra sông Rhone. Xem thêm các tác phẩm ta biết đến tranh như là bức Saint-Paul Asylum, loạt tranh vẽ ở Saint-Remy, ông viết cho người em Theo: “Tất cả trong tất cả những điều duy nhất anh xem là tốt mà trong đó là các bức Wheatfield, Mountain, the Orchard, the Olive những cái cây với những ngọn đồi xanh và Chân dung và Lối vào mỏ đá, và phần còn lại không nói gì theo ý em.” Van Gogh vô tình vẽ Venus. Vào năm 1985, nhà sử học nghệ thuật thuộc trường UCLA Albert Boime đã so sánh Starry Night với một trò giải trí trên hành tinh về cách bầu trời đêm sẽ xuất hiện vào ngày 19 tháng 6 năm 1889. Sự tương đồng rất đáng chú ý và đã chứng minh rằng “ngôi sao buổi sáng” của Van Gogh như được đề cập trong bức thư của ông gửi em trai của ông, thực tế là hành tinh Venus. Buồn thay cho số nghềo Van Gogh chỉ bán một hoặc hai bức tranh trong cuộc đời của mình và cũng không phải là bức Đêm Đầy Sao. Một trong những người được biết chắc chắn đã được bán là bức The Red Vineyard tại Arles, ít được biết đến hơn, được hoàn thành vào tháng 11 năm 1888, trước khi sự cố khiến ông phải đi tị nạn. Nghệ sĩ và nhà sưu tập người Bỉ Anna Boch đã mua nó với giá 400 franc tại triển lãm Les XX năm 1890. Ngày nay, bức tranh lịch sử này được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Pushkin ở Moscow. Nhưng có bằng chứng cho thấy van Gogh đã bán bức tranh thứ hai. Trong tiểu sử của mình về nghệ sĩ, nhà sử học Marc Edo Tralbaut đã nói về một lá thư của Theo nói rằng một trong những bức chân dung tự họa của Van Gogh đã tìm đến một đại lý nghệ thuật ở London. Bức tranh Đêm Đầy Sao được hai lần sở hữu bởi góa phụ Theo. Sau cái chết của Van Gogh năm 1890, Theo được thừa hưởng tất cả các tác phẩm của anh trai của mình. Nhưng khi người em qua đời vào mùa thu năm 1891, vợ của ông là Johanna Gezina van Gogh-Bonger đã trở thành chủ nhân của Đêm Đầy Sao và những bức tranh khác. Đó là van Gogh-Bonger, người đã thu thập và chỉnh sửa thư từ của anh em ông để xuất bản, và bà được ghi nhận với việc xây dựng danh tiếng sau khi chết của Van Gogh, nhờ vào sự quảng bá rộng rãi của Johanna về thành quả của công việc triển lãm.

    Năm 1900, van Gogh-Bonger đã bán Starry Night cho nhà thơ người Pháp Julien Leclerq, người đã sớm bán nó cho nghệ sĩ hậu ấn tượng Émile Schuffenecker. Sáu năm sau, Johanna đã mua lại bức tranh từ Schuffenecker để bà có thể chuyển nó đến Phòng trưng bày Oldenzeel ở Rotterdam, Hòa Lan.

    Đó là bức tranh van Gogh. Còn ở trang 11 sách Bâng Khuâng, Ngọc Cường cho trưng bức tranh Bữa Trưa Trên Cỏ của họa sĩ Édouard Manet.

    Édouard Manet (1832 – 1883) là một danh họa người Pháp, nổi tiếng với phương pháp vẽ hiện đại trong hội họa. Manet luôn tự nhận mình đi theo trường phái hiện thực. Tuy nhiên, vào năm 1868, sau buổi gặp gỡ với các họa sĩ theo trường phái ấn tượng, Manet quyết định sẽ kết hợp cả hai trường phái lại. Kể từ đó, ông trở thành bậc thầy khi kết hợp 2 trường phái này tưởng chừng chẳng ăn nhập gì với nhau. Bữa Trưa Trên Cỏ là một trong những tác phẩm thành công nhất của Édouard Manet và hiện được trưng bày tại viện bảo tàng Louvre nước Pháp. Bữa Trưa Trên Cỏ đáng giá vì nó khác biệt với những bức tranh đương đại cùng thời về bố cục, kích thước và nhân vật trong tranh.Về bố cục tranh Bữa Trưa Trên Cỏ được lấy cảm hứng từ hai bức vẽ Italy vào thế kỷ 16 là Buổi Hòa Nhạc Đồng Quê (The Pastoral Concert, Le Concert Pastoral) và Phán Xét Của Paris (The Judgment Of Paris, Le Jugement de Paris).

    *

    Sau cùng, bài viết này được tản mạn lãng đãng từ những ý niệm trong đề tài “Đôi dòng về nghệ thuật” của nhà văn Ngọc Cường ghi nhận về nghệ thuật và những khía cạnh của nó. Nhà văn Ngọc Cường viết về những cảm nghĩ chung cuôc về nghệ thuật. Nghệ thuật dù bị áp lực chính trị chi phối hay bị trấn áp, khủng bố, nghệ thuật bị cám dỗ bởi duy tâm lãng mạn cũng hại chúng ta. Phải chăng nghệ thuật là con dao hai lưỡi. Người nghệ sĩ hãy chọn khuynh hướng sao cho thích hơp cho mình. Đoạn văn dưới đây là phấn kết thúc bài viết chung của hai chúng tôi. “Có lẽ phải đợi một trăm năm sau vấn đề chính trị mới không còn ảnh hưởng đến nghệ thuật nữa chăng. Mục đích của nghệ thuật là mua vui, và đôi khi sự hiểu biết nhiều về tác giả hay tác phẩm cũng chỉ làm giảm thú thưởng ngoạn: Như khi còn trẻ, tình yêu bao giờ cũng đẹp hơn người yêu, có nhạc sĩ than thở: “làm sao giết được người trong mộng!” Là một “fan” hay bị lung lạc bởi tác giả là quan niệm ấu trĩ về nghệ thuật vì, như đã nêu ở trên, chính kẻ thưởng ngoạn làm chủ tác phẩm. Hãy trả lại chủ quyền cho khán thính giả, cho giới thưởng ngoạn. Bàn về nghệ thuật, có lẽ nếu đi sâu quá thì sẽ không cần thiết và lâm vào lãnh vực chuyên môn của mấy nhà khảo cứu triết học. Tuy nhiên, là một độc giả, khán thính giả bình thường, ta cũng nên có một xác định rõ rệt về sở thích của riêng mình. Cũng như khi cầm ly rượu lên uống, không cần biết nó đắt tiền, giá bao nhiêu mà chỉ cần biết là nó ngon với mình, như vậy là đủ rồi.”

    Việt Hải Los Angeles và Ngọc Cường.

  • Tin tức,  Việt Hải

    Đọc Yên Sơn, Sách Mới “Mưa Nắng Bên Đời”

    Trần Việt Hải

    Yên Sơn là bút hiệu của người bạn tôi, cựu phi công máy bay Trương Nguyên Thuận, anh là nhà văn, nhà thơ, gần đây anh cho xuất bản một tác phẩm mới, tuyển tập truyện ngắn “Mưa Nắng Bên Đời”.

    “Mưa Nắng Bên Đời” gồm 21 truyện ngắn, là những mảnh đời anh đã trải qua, khi ráp nối lại tạo thành một tác phẩm thẩm mỹ mosaic, hay hình dung cách khác những truyện ngắn này là những mảnh jigsaw puzzle khi ghép lại là một bức tranh nghệ thuật. Giở những trang sách, từ bài mở đầu “Giấc mơ phi công và những chặng đường nghiệt ngã” ở trang 17 cho đến bài cuối là “Muốn nối một nhịp cầu” ở trang 286.

    Trước đây có những nhà văn kiêm gốc hoa tiêu lái máy bay như Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh (1930-XXXX), Antoine de Saint-Exupéry (người Pháp, 1900-1944), Samuel Hynes (Hoa Kỳ, 1924-XXXX), Roald Dahl (người Anh, 1916- 1990), Orville Wright (Hoa Kỳ, 1871-1948), Wilbur Wright (Hoa Kỳ, 1867-1912), Harriet Quimby (nữ phi công Hoa Kỳ, 1875-1912), Ernest K. Gann (Hoa Kỳ, 1910-1991)… Đấy là những nhà văn cầm bút và lái máy bay. Tôi xin được vinh dự được kể thêm là còn có bạn tôi, Yên Sơn Trương Nguyên Thuận.

    Nhà văn kiêm phi công Samuel Hynes khi bàn luận về viết văn thì chẳng phải là lẽ thường mà một nhà văn có tay nghề cao biết bay đủ để viết về chuyện đó (Author/Pilot Samuel Hynes, “It isn’t often that a writer of superlative skills knows enough about flying to write well about it.”, trong tác phẩm “A Teller of Tales Tells His Own” (Một người kể chuyện thuật về bản thân của mình), in the New York Times, 7 September 1997). Samuel Hynes có phần đúng với Yên Sơn. Vậy Yên Sơn kể chuyện đời mình ra sao?

    Truyện “Giấc Mơ Phi Công”, trang 17, tại Trường sinh ngữ Lackland AFB ở San Antonio, Texas; trường bay cho loại Cessna T41 ở căn cứ Randolph AFB. Trường bay này tọa lạc ở thành phố ven đô, Universal City, cách 24 dặm về phía đông bắc của San Antonio. Xong anh lại qua Keesler AFB ở tiểu bang Mississippi (cách San Antonio 9 giờ lái xe) để học bay loại Khu trục T28.

    “Giấc mơ phi công và những chặng đường nghiệt ngã”, Yên Sơn kể tiếp:
    “Thời ngồi trên ghế nhà trường tôi vẫn luôn ‘nhìn trời cao mà reo, mà mơ ước như diều để níu áo Hằng Nga, nằm bên dải Ngân Hà’. Những mẩu chuyện KQ làm tôi say sưa quên cả sách vở. Thấy các ngài phi công bên súng, bên dao xề xệ trong bộ áo liền quần phởn phơ dưới phố cho tôi mộng mị đêm dài. Nhất là bị ông nhà văn phi công Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh qua cuốn ‘Đời Phi Công’ đưa mơ mộng của tôi vượt lên chín từng trời! Có lần bày tỏ với Mẹ tôi về ước muốn này bị Mẹ át giọng ‘học hành không xong Ba sẽ bắt về đi cày ruộng chứ ở đó mà mơ với mộng’! Mẹ biết tôi rất sợ sống ở ruộng vườn; rất sợ đời sống kham khổ với đất đai, nhất là đất đỏ cao nguyên dẻo quánh, nắng bụi, mưa… trời ơi là một nỗi cực hình! Tôi đã từng nói với Mẹ ‘bằng mọi cách con sẽ vượt ra khỏi nơi này”.

    Nội dung của bài viết, anh kể lại tác phẩm “Đời Phi Công” cho anh những ấn tượng đẹp đẽ của tuổi thanh niên, anh thích thú khi đọc ngay từ chương một, anh nhớ lại thời gian của đầu thập niên 1960, Không Quân VNCH trên đà thành hình bảo vệ không phận giang sơn miền Nam Việt Nam. Mộng chinh nhân của người trai thế hệ lấy Tổ Quốc Không Gian là lẽ sống với những cánh sắt ru giấc mộng: Cessna T-41 Mescalero, North American T-28 Trojan, Douglas AD-4 Skyraider,… hay trực thăng. Trở về xứ là phi công Gunship Huey, loại phi cơ được trang bị hệ thống hỏa lực khạc đạn súng máy M60, cùng hỏa tiển AS-10 và SS-11, Yên Sơn và Giấc Mơ Phi Công chiến đấu đã được kể lại một thuở chiến chinh.

    Nào, hãy nói tiếp về tác giả Yên Sơn. Có một dịp sang Houston, tôi mục kích Võ Sư Trương Nguyên Thuận quán xuyến những lớp võ thuật tại Võ đường Thần Phong (Than Phong Martial Arts Academy), Kingwood, Southwest Houston. Như chúng ta biết, môn phái Taekwondo do chưởng môn đại sư Choi Hong Hi sáng lập, kết hợp giữa Taekkyon và Karaté, cho ta thấy nhiều điểm tương đồng với Karate về bộ pháp nhưng chú trọng vào đòn cước nhiều hơn. Võ sư Yên Sơn (tức Võ Sư Trương Nguyên Thuận) là chủ một võ đường dạy những thế võ Thái Cực Đạo bên Houston, anh dạy võ tại Bắc Cali, rồi dời đô sang Texas. Võ sư Yên Sơn là loài chim ưng tung thủ, phi cước đẹp mắt; những kỹ thuật thủ pháp Subakhi hay những đòn cước pháp Taekkyon anh am tường, một vị thầy võ thuật tôi luyện môn sinh cách đi quyền thái cực đạo, những thế đánh Taekwondo chú trọng đặc biệt vào những đòn chân (chokki, cước pháp), rồi nào những quyền pháp, những pha ngoạn mục của Kim Cương quyền (Keumgang), Thái Bạch quyền (Taebaek), Bát quái quyền (Palgwe Jang),… Do vậy, nói đến một Yên Sơn là sức mạnh cơ thể, kỹ luật đấu pháp đánh đấm. Đòn thế pháp vi thủ (sugi) và đòn thế pháp vi cước (chokki), v.v… Ít khi ta nghĩ Yên Sơn cũng là của thi ca lãng mạn, ướt át như dòng chữ nghĩa sau đây:

    Gửi cô bé bên kia dòng nước ngược

    Sáng thức dậy lòng buồn nhớ Bé
    Biết bao giờ gặp lại Bé ơi
    Hai phương trời chẳng mấy xa xôi
    Nhưng ngang trái rụng đầy lối nhỏ

    Sáng cũng nhớ, trưa chiều cũng nhớ
    Rồi đêm về mộng tưởng mơ hoang
    Hết đông rồi xuân thắm lại sang
    Rồi mùa hạ, mùa thu đi mãi

    Có những lúc lòng buồn tê tái
    Nhìn dòng đời lặng lẽ đi qua
    Cây tình si chưa kịp nở hoa
    Lá vàng úa rung rinh trước gió

    Không biết bây giờ phương trời đó
    Bé của anh có nhớ anh không
    Mỗi bình minh tư lự hoài mong
    Nhìn biển cả chắc lòng xa xót

    Hương tình yêu ngạt ngào ngào ngạt
    Giữa cuộc đời ngang trái trái ngang
    Gọi ông xanh than thở thở than
    Cho vơi bớt nhớ thương thương nhớ…

    (thơ Yên Sơn)

    Chưa hết, đọc sách mới, Tuyển Tập “Mưa Nắng Bên Đời”, trang 86-87, chương Những Khởi Đầu Của Một Gã Tha Hương; tác giả nhận việc làm tại Mỹ nghề dạy võ, bị thách giao đấu Yên Sơn dùng kỹ thuật võ luyện hạ một anh Mễ, một anh Mỹ gốc Phi châu. Tôi xem từ chương 1, trang 19 với bài Giấc Mơ Phi Công và Những Chặng Đường Nghiệt Ngã đến trang 79 với bài Ra Đi Về Phía Mặt Trời Lặn. Một giai đoạn có chiến tranh, những chàng trai thế hệ khoác áo chiến binh. Có Tổ Quốc Không Gian, với Đời Phi Công như sách Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh; có khó khăn nghiệt ngã đường chân trời của biến cố 1975. Khiến cho tôi chút gì liên tưởng về người phi công kiêm nhà văn Pháp Antoine de Saint-Exupéry gập ghềnh trên đường bay tại chiến trường, cuộc chiến chống lại Đức quốc xã, Saint-Exupéry bay qua Địa Trung Hải vì một sứ mệnh thám sát vào năm 1944 của cuộc chiến giải phóng nước Pháp. Yên Sơn cũng có giấc mơ làm phi công như Le petit Prince, L’aviateur, Pilote de guerre hay Vol de Nuit của Saint-Exupéry, xông pha trên bầu trời lửa đạn Bắc Phi, Pháp và Tây Ban Nha. Trang 69, Yên Sơn viết: “Cứ mỗi lần ngồi vào máy computer muốn viết lại vài mẩu chuyện đời lính của mình là một lần cho trí nhớ chạy lang bang, chạy tung tăng trên những chiến trường khắp vòm trời Miền Nam Nước Việt. Những ngày tháng xa xưa đó như một cuộn phim hấp dẫn, rất dài, quay rất chậm rãi… khiến đầu óc lụ mụ với bao nỗi nhớ niềm thương. Đôi khi nước mắt trào dâng khi tưởng tượng những khuôn mặt bạn bè thân thương đã nằm xuống, đã ra đi với bao nỗi ngậm ngùi…”

    Trang 154, bài viết “Tiễn Con Đi Chiến Trường Iraq”, tác giả Yên Sơn cảm động kể lại khi người con trai nối nghiệp cha, gia nhập vào nghiệp kaki, “hổ phụ sinh hổ tử”, con nhà tông không giống lông cũng giống cánh, just like father like son dòng máu anh hùng. Cháu PQ nhận nhiệm sở chiến trường sôi động Iraq. Truyện kể này tôi xem trên internet nhiều lần mà tôi vốn thích vì tình phụ tử của anh. “Tiễn Con Đi Chiến Trường Iraq”, Yên Sơn viết,…

    “Ðang lái xe, suy nghĩ mông lung trên đường từ nhà đến trường; tiếng reng của cell phone làm tôi giật mình, rung tay lái:
    – Ba ơi Ba, con là PQ đây!
    Tôi vui mừng nghe tiếng nói của đứa con xa, mặc dù nó mới về phép mấy tuần trước đây để dự đám cưới của chú em trai họ dì cậu của nó. Con cái mặc dù bao lớn, người làm cha mẹ vẫn thấy chúng trẻ thơ, cần được săn sóc:
    – Con khoẻ không?
    – Dạ thưa Ba con rất khoẻ, con có võ mà, con là Lục quân mà!
    Nó cười thành tiếng làm tôi cũng cười theo. Nó thường trả lời chúng tôi như vậy mỗi khi được hỏi về tình trạng sức khoẻ. Nó có tính khôi hài giống tôi, theo lời mẹ nó nói. Cũng theo mẹ nó, như bất cứ bà mẹ nào trên cõi đời này, cái thói hư tật xấu gì của con cũng giống bố; ví dụ như cái tính ham bạn, mê chơi, hút thuốc, uống rượu của nó…
    – Con gọi thăm Ba hay có chuyện gì không con?
    – Dạ cả hai!
    – Chuyện gì quan trọng không con?
    – Dạ con đang làm giấy tờ để đi Iraq! Có một cái form cần quyết định của Ba trước khi con điền. Câu hỏi là nếu con bị tử nạn, Ba muốn gia đình tự lo việc chôn cất cho con hay để cho Quân đội sắp đặt theo truyền thống của họ?

    Tôi nghẹn ngào, thảng thốt! Như có ai vừa đâm sâu một mũi nhọn vào tim dù biết đây chỉ là hình thức giấy tờ tự nhiên. Vậy mà tôi vẫn xúc động, ngay cả lúc này ngồi viết ra những lời đối thoại với con. Dù tôi cũng đã từng sống trên bờ sinh tử trong cuộc chiến năm xưa; dù biết trước sau gì con tôi cũng tham dự chiến trường Iraq, vậy mà tôi cứ lo, cứ buồn. Bạn bè vẫn hỏi tôi có lo lắng gì khi con đi Iraq, tôi vẫn nói dối một cách tỉnh bơ “lo thì được cái gì, cho con đi lính thì phải chấp nhận”… nào là mình đã ở trong lòng cuộc chiến năm xưa, thô bạo hơn, khốc liệt hơn mà mình đâu có sợ!!! Nói chỉ để giữ vững tinh thần cho mẹ và các em nó, che lấp những nỗi lo sợ ám ảnh của một người cha trước mặt mọi người, chứ làm sao an tâm cho được! Chẳng thà chính mình tham dự còn đỡ lo hơn. Tôi chạnh lòng nghĩ tới cha tôi cứ mỗi lần loay hoay trong trách nhiệm làm cha, tôi lại nghĩ đến người! Tôi chỉ có một đứa con đi quân đội, trong khi Ba Mẹ tôi có tới ba người và hai đứa ở tuổi động viên! Tôi nhớ thương Ba Mẹ tôi quá đỗi! Nhớ những năm còn đi học, hai anh tôi trong quân ngũ, tôi đã nhiều lần thấy sự âu lo của Ba Mẹ tôi mỗi khi nghe tin qua đài phát thanh cho biết có đụng trận ở những nơi các anh tôi trú đóng. Nhất là Ba tôi. Bao giờ Người cũng tỏ ra cứng rắn với tinh thần chịu đựng và chấp nhận. Thế nhưng, giữa những đêm thâu tôi tình cờ bắt gặp Người ngồi hút thuốc ngoài hiên, mắt nhìn mông lung về hướng trời xa với những tiếng thở dài đầy ấp âu lo, với bao nỗi băn khoăn, trăn trở.
    – Ba! Ba có nghe con nói gì không Ba?
    – À, Ba… Ba… Ba cũng không biết nữa tôi ngập ngừng trả lời, trong khi đầu óc như tê điếng trong nỗi muộn phiền.
    – Chỉ có một trong hai chọn lựa; hoặc gia đình tự lo hay là Quân Đội họ lo hết!
    – Ba không biết Mẹ con muốn sao, theo Ba thì Ba muốn…
    Trong đầu óc tôi chớp nhoáng những ý nghĩ đen tối… nếu nhỡ con mình… một ngày nào đó… ôi kinh khủng quá… làm sao đây? Làm sao đây? Mình phải tự lo cho con mình chứ, mình phải được nhìn thấy nó… lần cuối cùng chứ!…”
    Anh suy tư về chuyện cũ, lo lắng về chuyện mới, tôi hiểu anh từ ý nghĩ.
    “Những người lính Mỹ đã rời chiến trường Việt Nam trong đau thương và tủi nhục hơn ba thập niên trước; tôi cầu mong con trai tôi và hàng trăm ngàn quân nhân Mỹ đang ngày đêm cận kề sinh tử tử sinh sẽ không bị bán đứng bởi lũ chính trị gia ngồi ở văn phòng, hoặc do sự vô trách nhiệm của đám truyền thông báo chí. Tôi cầu mong họ trở về nước từ chiến trường Iraq trong huy hoàng của một chiến thắng rực rỡ và trong niềm hãnh diện và hoan lạc của toàn dân.”

    Mang hai màu áo như một võ sư trong võ phục Taekwondo hay trong bộ chiến y của một phi công flight jumpsuit, mà thú thật người viết bài rất mê thích một thuở, tác phẩm “Mưa Nắng Bên Đời” cho tôi một sự gần gũi và cảm thông nào đó, vì có không gian bay bổng cùng võ thuật bay cao.

    Sang truyện “Một Thoáng Hương Xưa”, Yên Sơn, trang 131. Thu Dung vượt biên sang trại tị nạn Songkhla, Thái Lan. Tuấn cố dỗ giấc ngủ trở lại nhưng không thể nào chợp mắt được. Tiếng kim đồng hồ gõ từng nhịp giữa đêm thanh vắng nghe rõ mồn một làm hắn sốt ruột vô cùng. Hắn ngồi dậy lấy bút viết vội những trào dâng trong tâm khảm:

    Ta ngồi chép lại pho tình cũ
    Gọi trái tim đau nhỏ mực buồn
    Sầu đọng chân mây trời viễn xứ
    Vo tròn hoài niệm góc quê hương”

    Một chuyện tình dang dở, rồi trùng phùng trong bối cảnh không trọn vẹn vì mọi việc đã an bài vì biến cố chia ly. Yên Sơn viết truyện tình éo le.

    Nhà thơ Cung Trầm Tưởng làm thơ ru ngủ một thế hệ về mối tình dị chủng trai Việt và gái Pháp, người em gái xóm học Michèle de Paris, tóc vàng sợi nhỏ. Sự thể như truyện tình của nhà văn Marguerite Duras và Léo trong tác phẩm L’Amant. Sự thể cũng như giữa cô gái Mỹ Martha và Chương mà hồn ái ân dâng trào, môi hôn liền môi như trong “Dấu Chân Cát Xóa” của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, trang sách Yên Sơn kể về chuyện tình giữa Tuấn và nàng thiếu nữ Mỹ Deana, họ hẹn nhau chơi môn cưỡi ngựa (thú thể thao equestrian hay horseback rider),…

    “Cô nhỏ ngồi áp sát người hắn, với nhịp bước đi của ngựa, hai thân người cọ xát vào nhau làm hắn bấn loạn, hơi thở dồn dập, rúng động trong lòng, tim đập như muốn vỡ tung lồng ngực. Cảm giác lâng lâng, rạo rực như vừa uống vài ba chung rượu mạnh. Vì cô nhỏ tựa sát người nên hắn cũng cảm giác thấy tim cô nhỏ đập chẳng thua gì mình, cô nhỏ chắc cũng đang say sưa như hắn! Tiếng cô nhỏ nhẹ như ru:
    – Twan! Anh thích chúng ta đi như thế này không?
    – Deana! Tôi thích lắm! – Tiếng hắn nghe đến thì thầm, mơ hồ như sợ khuấy động trời chiều, hoặc sợ làm choàng tỉnh cơn mơ. – Tôi muốn được đi hoài như vầy!
    – Twan! Anh muốn hôn tôi không?
    Bất giác Deana ghì cương ngựa đứng lại, chồm lên xoay mặt hắn lại rồi hôn vội vã trên môi. Hắn chới với muốn té. Deana buông ra, nhảy xuống ngựa, hắn cũng xuống theo và hai người quấn chặt nhau, môi gắn liền môi bên hông ngựa.”

    Trang 109, truyện tình dị chủng Một Chút Mặt Trời Trong Ly Nước Lạnh, Yên Sơn dùng tựa đề là tên của một cuốn truyện của cố văn sĩ Pháp Francoise Sagan, nguyên văn là “Un peu de soleil dans l’eau froide” xuất bản năm 1971 và đã quay thành phim. Anh kể “Đọc và xem phim lâu rồi, không còn nhớ nội dung của nó là gì. Cũng không cần thiết vì chắc chắn nó chả dính dáng gì tới bài tôi định viết, đúng ra là sẽ dịch lồng vào với bài viết này. Chỉ chợt thấy là cái tựa hơi có chất lãng mạn này tình cờ có vẻ thích hợp với thực tại, một thực tại thực ra chả có tí lãng mạn nào…”

    Người viết xin đề cập một chút về cốt truyện này của Françoise Sagan, vì sự lãng mạn của Yên Sơn không xa Sagan là bao. Quyển Un Peu de Soleil dans l’Eau Froide (Chút mặt trời trong nước lạnh), ta thấy mối tình tay bốn giữa nàng Nathalie Silvener, Nhà báo Gilles Lantier, vị Giáo sư Văn chương Pierre Lacour, ông chồng của Nathalie là Francois Silvener. Anh chàng Gilles Lantier là một gã đào hoa bay bướm, mà nàng Nathalie say mê đắm đuối, sự thể của ngoại tình trong hôn nhân.

    Yên Sơn kể truyện với tình tiết…

    “Như cuốn phim chiếu thử chớp qua mau lẹ, mớ hình ảnh ngổn ngang, lộn xộn trong đầu… một tuần lễ thoáng qua như giấc mơ choáng ngập đường về. Hắn biết là khó thể quên hình bóng mỹ miều đầy nguy cơ đó trong một ngày một bữa, khó cho giấc ngủ hắn không mộng mị vào những tháng ngày bấp bênh phía trước, ở một nơi chốn mà hắn nghĩ muôn đời vẫn sẽ là người khách lạ! Hắn quyết định không về nhà đêm nay như một trốn chạy cô nhỏ, đưa hai chú em đi thăm gia đình một người bạn ở đó hơn một giờ lái xe mà hắn vừa liên lạc được.

    Hắn thở dài khi hình dung khuôn mặt đầy thất vọng của cô nhỏ khi thấy cửa nhà hắn đóng im lìm đêm nay, nhất là sáng mai khi lên xe về lại Houston, cô bé cũng chẳng nghe được một câu giã từ của hắn.
    Deana! Cô như tia nắng mặt trời vô tình đậu trong ly nước lạnh đời tôi!”

    Vì tuổi tác và khác văn hóa khiến kết cuộc là một kỷ niệm đẹp.

    Xét về truyện cuối cùng của sách, trang 288, Muốn Nối Một Nhịp Cầu, đây là một truyện tình cảm bắc một nhịp cầu mai mối. Xuân về mang tình yêu đến trùng phùng, kết cuộc có hậu của truyện. Tác giả sử dụng phương ngữ xứ Quảng. Đây là nét đặc trưng của văn phong Yên Sơn.
    Chúc mừng nhà văn Yên Sơn với tác phẩm mới “Mưa Nắng Bên Đời”. Xin trân trọng giới thiệu và hẹn nhau ngày ra mắt sách tại California.


    Trần Việt Hải, Los Angeles.