Văn Thơ,  Việt Hải

Thử bàn về khía cạnh Nghệ Thuật qua bài của Ngọc Cường.

“Cali phố xá đông người Bolsa Brookhust một trời sao quên”

Hình như đất Cali vốn mở ngõ cho nhiều thân hữu, bạn bè đến đây rồi ít nhiêu họ đã bỏ quên con tim đầy ắp kỷ niệm với chốn đất thiêng Bolsa, bằng chứng khi đọc văn của tác giả Hệ Luy tôi yên tâm ý nghĩ mình đúng. Mời xem link bài tham khảo đính kèm.

Bài viết “Đôi dòng về nghệ thuật” của nhà văn Ngọc Cường đã cho tôi nguồn cảm hứng dâng ngòi bút góp ý cùng anh. Trong tác phẩm Bâng Khuâng mới nhất của anh, sau văn tập Hệ Luy, nơi trang 1 giáo đầu là đề tài mang tính bàn luận, những trang giấy mở hàng bắt mắt tôi nhiều lắm. Ngọc Cường viết:“Một điều căn bản khi nói đến nghệ thuật, là xem nó là gì, thường nghệ thuật gồm 6 bộ môn chính như văn học, múa, kiến trúc, hội họa, sân khấu và âm nhạc, và gần đây thêm nghệ thuật thứ 7: ngành điện ảnh . Theo các cuốn từ điển thông dụng, từ nghệ thuật được định nghĩa rất vắn tắt và giản dị là … thực hiện hay diễn tả vẻ đẹp, thực tế … là sản phẩm trí thức và không là khoa học…”

Trong 7 đề muc của phạm vi nghệ thuật mà anh liệt kê bên trên thì 2 mục văn học và hội họa đươc tác giả ghi nhận qua sách mới Bâng Khuâng. Đây cũng là 2 tiêu đề tôi xin chú trọng trong bài này. Khi nói về nghệ thuật (art) ta sẽ hiểu nó ra sao. Và nghệ thuật thường đi song hành với vẻ đẹp (beauty), trong cung cách nào đó ta cho là nét đẹp của mỹ thuật. Thế thì nghệ thuật là gì ?

Nghệ thuật theo quan điểm của triết gia J.J. Rousseau (1712-1778) cho là “Nghệ thuật không phải là sự mô tả hay sao chép thế giới ta nhìn thấy, mà là cả một sự trào dâng của nguồn cảm xúc và của niềm đam mê”. Những tư tưởng khác như họa sĩ trường phái lập thể Pablo Picasso ghi nhận: “Nghệ thuật là tất cả mọi thứ bạn có thể tưởng tượng ra là có thật”. Còn theo họa sĩ Edgar Degas thuộc trường phái ấn tượng đồng thời với những vị như Vincent Van Gogh và Edouard Manet thì cho là “Nghệ thuật không phải là những gì bạn nhìn thấy, mà là những gì bạn làm cho người khác thấy được”. Với thi sĩ Oscar Wilde cho là: “Nghệ thuật là điều nghiêm túc duy nhất trên thế giới. Và nghệ sĩ là người duy nhất không bao giờ nghiêm túc”. Trong quan điểm của nhạc sĩ Amy Lowe suy nghĩ như: “Nghệ thuật là ước muốn của con người nói lên bản ngã của mình, ghi lại những phản ứng của ý nghĩ mình với thế giới xung quanh.”

Riêng với danh họa Ý Agostino Carracci thuộc thời kỳ phục hưng của thế kỷ 16 nhìn vấn đề nghệ thuật là: “Một cái bóng mờ của những gì người nghệ sĩ đang nghĩ về một cái góc nhỏ qua những gì ông ta giữ bên trong tâm hồn”. Chung quy thì quan điểm nghệ thuật xuất phát từ sự suy nghĩ từ tâm hồn khiến nảy sinh ra tác phẩm.

Nói đến Ngọc Cường hẳn nhiên không thể bỏ qua phạm trù chữ nghĩa hay sách vở, tổng quát hơn thì là khía cạnh văn học. Anh viết về nét văn hóa quanh chữ nghĩa như sau:

“Sách được bầy bán nhiều quá, đầy trên kệ, còn la liệt trên bàn nữa.Không biết lựa chọn cuốn nào, dở trang đầu, đọc lướt qua mục “Lời Tựa”, tôi nhận thấy ở nhiều tác giả (thường là họ mới có tác phẩm đầu tay), hay nói về lý do cầm bút. Họ giải thích “tôi viết để mà viết …” , hoặc“tôi không dám tự nhận là một nhà văn …”Những câu tâm sự như vậy trở nên như một thông lệ ở phần đầu cuốn sách. Có thể do sự khiêm nhường hay dè dặt của họ, như để “rào trước đón sau”, phòng trường hợp có bị chê thì… vì tôi đâu phải một nhà văn? …Điều này theo tôi đáng tiếc, vì lẽ ít ra họ phải có chút tự tin, và cần được khích lệ vì một khi tác phẩm được xuất bản, hiển nhiên họ là một nhà văn ( theo định nghĩa), không nên tự phủ nhận một tất yếu như vậy ; Và một khi bỏ công ra viết là cố gắng hơn nhiều người, là điều đáng được khuyến khích, nếu không nên được khen thưởng? Người cầm bút không nên có mặc cảm. Mong độc giả rộng lượng, lên tiếng khuyến khích. Còn nếu nói viết chỉ để viết thì cũng không trọn nghĩa, vì một khi đã ra mắt, sách là để người khác đọc , nếu không , nên bỏ ở xó nhà chỉ là đống giấy lộn . J. P. Sartre trong bài tiểu luận“Văn Học Là Gì” đã khẳng định là một tác giả chỉ thành một nhà văn khi có người đọc. Thật vậy, tác giả nào chả mong có nhiều độc giả, còn nếu không thì đừng mang tác phẩm ra xuất bản – Sách bầy ra tất sẽ có người mua đọc. Và như vậy , động lực cầm bút (của một nhà văn ) , đầu tiên có thể chỉ là viết để mà viết, nhưng thật ra nó đã chứa đựng tiềm ẩn nhiều nguyên nhân : giải bày một tâm sự, chia sẻ một kỷ niệm .v.v…, và lý do khác như muốn thỏa mãn tự ái, kiếm chút danh vị… Nên, không thể nói : viết chỉ để viết đơn thuần, mà phải là viết cho người khác thưởng thức. Tất nhiên, cũng có nhiều cuốn hồi ký chỉ nhằm vào số nhóm độc giả chọn lọc nào đó …Một tác phẩm không xuất bản, để quên vùi một xó, không ai biết thì vốn không là một tác phẩm nghệ thuật. Theo Tolstoy: sự thông tin, giao cảm giữa tác giả và người đón nhận tạo thành tác phẩm nghệ thuật. Nhật ký Ann Frank nếu không được ông bố cô bé đem ra in sau khi cô qua đời, thì cũng sẽ chỉ là một sản phẩm riêng tư, nó trở thành tác phẩm nghệ thuật khi được chia sẻ, có người thưởng thức. Sở dĩ nêu lên khía cạnh này, vì tôi muốn nhấn mạnh đến vai trò của độc giả. Theo tôi, dù tác giả có công sáng tạo, nhưng chính người đọc mới là sở hữu chủ của tác phẩm, ít ra thì đó là dưới quan điểm kinh tế của một cuốn sách. Còn về giá trị, hay hoặc dở là do chủ quan thưởng thức của người đọc quyết định. Một khi cuốn sách được xuất bản, nhiệm vụ nhà văn chấm dứt, như đứa con (tinh thần) đã trưởng thành.”

Đoản văn trên dùng ý tưởng của JP Sartre. Thật vậy, Jean Paul Sartre viết trong tác phẩm “Văn học là gì?” (Qu’est-ce que la littérature ?) về vai trò của văn học hay của nhà văn cần hai yếu tố: Tự Do và Dấn Thân, đươc tự do viết, dấn thân yêu và trung thành với ngòi bút, đam mê với văn chương.

Văn học vốn được hiểu như một loại hình thức sáng tạo để nói lên những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Cách thức sáng tác của văn học có thể được tạo thành do yếu tố thực sự hay hư cấu, cách thức trình bày nội dung của đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ. Khái niệm văn học đôi khi có nghĩa tương tự như khái niệm văn chương và thường bị dùng lẫn lộn. Tuy nhiên, về mặt tổng quát, khái niệm văn học thường có nghĩa rộng hơn khái niệm văn chương, văn chương thường chỉ nhấn mạnh về vẻ đẹp, hoặc tính thẩm mỹ, sự sáng tạo của văn học về phương diện ngôn ngữ, nghệ thuật ngôn từ. Văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng tác phẩm, sự hình thành kết quả qua sự biểu hiện cho đời sống thăng hoa hơn. Vì vậy văn học nói chung gồm có những thể loại khác nhau như: tiểu thuyết, truyện ngắn, thi ca, kịch bản, bình luận biên khảo.

Chủ điểm quan trọng như nhà văn Ngọc Cường đề cập điều kiện để được gọi là nhà văn hay để được gọi là tác phẩm là vẫn theo Sartre thì tự do tư tưởng, hay như bên trên sự tự do trong văn học là những khái niệm chính của nhà văn, nhà văn phải có hai yếu tố tự do và dấn thân (cam kết, éléments fondamentaux comme la liberté et de l’engagement) cho mục tiêu sáng tạo của nhà văn. Trong sự tự do sáng tạo nhà văn có tinh thần chấp thuận sự lựa chọn và phải ý thức trách nhiệm đối với sự lựa chọn đó. Đây là ý nghĩa của việc chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tự do tức là dấn thân viết, hay dấn thân trong tự do viết,.. Và nếu nhà văn là người có tự do khi sáng tác, thì người đọc cũng phải là người tự do khi đọc tác phẩm. Và nhà văn là người tự do nói với những người tự do, mà phải có chính đề tự do cần thiết mà thôi. Thế thì tác phẩm nghệ thuật là do giá trị bởi nó là tiếng gọi của nhà văn. Ngọc Cường nói đến yếu tố phê bình văn phẩm. Tác giả rào đón trong bút pháp chân chất, khiêm nhu theo ý tôi…

“Thường khi cầm bút viết về một đề tài gì, tác giả nếu không qua sự tìm tòi, nghiên cứu thì cũng phải được đào tạo chuyên môn về đề tài đó. Tác giả hẳn có đủ hiểu biết, nắm vững những gì viết ra. Đó là điều kiện tối thiểu, để tôn trọng chính mình và cả độc giả. Độc giả không dễ bị lừa: Bởi qua đôi giòng đầu sách, có thể họ tin vào tác giả mà không cần suy xét sâu xa; nhưng khi càng đọc họ càng thêm khám phá ra những điều sai hay phi lý của toàn bài… Như vậy điều kiện tiên khởi của một tác giả là biết về điều mình viết .

Xét riêng về cá nhân, tôi đang viết về đề tài văn chương, cống hiến và mua vui quý vị mà tôi chẳng có khả năng chuyên môn gì về văn học nghệ thuật cả! Tại sao tôi lại dám liều mạng, cả gan đến vậy? Câu trả lời thực sự nằm trong nội dung bài này. Hy vọng rằng khi đọc xong lời bạt , quý vị có được sự thông cảm … và đồng ý với tôi là : riêng nghệ thuật, điều kiện đó là một ngoại lệ , ai cũng có thẩm quyền nêu ý kiến, không riêng gì các nhà nghiên cứu hay văn nghệ sĩ mà thôi.”

Đọc văn Ngọc Cường như trên, tôi suy nghĩ về tư tưởng sau để góp lời với anh. Lão Tử nói với nhà văn Ngọc Cường rằng: “Bởi vì một người tin vào chính mình, một người không cố gắng thuyết phục dược người khác. Bởi vì một người hạnh phúc với chính mình, một người không cần người khác. Bởi vì một người chấp nhận ra chính mình, cả thế giới chấp nhận anh hoặc cô ấy nhá. “, Lão Tử ngôn (“Because one believes in oneself, one doesn’t try to convince others. Because one is content with oneself, one doesn’t need others’ approval. Because one accepts oneself, the whole world accepts him or her.”, Lao Tzu).

Nhà văn Katherine Mansfield góp ý với nhà văn Ngọc Cường: “Hãy liều mạng đi nhé! Đừng quan tâm đến ý kiến ​​của những ai khác,… Hãy làm điều khó nhất trên đời này vì ta. Hãy hành động vì chính mình. Hãy đối mặt với sự thật.” (Risk anything! Care no more for the opinion of others … Do the hardest thing on earth for you. Act for yourself. Face the truth.)

Nhà văn kiêm bác sĩ giải phẫu mắt (eye surgeon) Dr. Roopleen cho lời thật lòng đến nhà văn Ngọc Cường: “Nếu bạn có một giấc mơ, đừng chỉ ngồi đó mà mơ. Hãy gồng hết can đảm để tin chắc rằng bạn có thể thành công và hãy vượt qua bất kỳ trở ngại nào để biến nó thành hiện thực!” (If you have a dream, don’t just sit there. Gather courage to believe that you can succeed and leave no stone unturned to make it a reality!), Dr. Roopleen.

Thêm nữa nhé. Vị Tổng thống thứ 26 của nước Mỹ Theodore Roosevelt cho ý kiến đến với tác giả Bâng Khuâng: “Hãy tin tưởng rằng bạn có thể dư sức qua cầu và bạn đang ở giữa chừng rồi.” (Believe you can and you’re halfway there.), Theodore Roosevelt.

Trong tác phẩm Bâng Khuâng tác giả nhà văn Ngọc Cường dùng cả hai lối văn độc thoại (monologue) như bài “Đôi dòng về nghệ thuật”, và lối văn đối thoai (dialogue), anh dùng khá chuẩn và thành công, ví dụ nhưng trong các bài: Yêu và Hận, Long và Thủy, Dưới Ánh Đèm Màu, Anh em cột chèo,..

Ngọc Cường nói về văn học, viết văn chương, rồi tản mạn bàn về lý luận và phê bình qua bài tham luân về nghệ thuật. Anh nói văn học dùng phương pháp khoa học nghiên cứu văn chương, trong khi văn chương thuần túy là sáng tạo do diễn đạt xúc cảm, như định nghĩa của nó. Anh dùng lối hành văn đàm thoại. Khi vận dụng lý thuyết đối thoại, tức theo lý thuyết văn học của Bakhtin. Lý thuyết đối thoại theo Mikhail Bakhtin và những nhà nghiên cứu văn học hậu nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp như Julia Kristeva, Tzvetan Todorov, Roland Bathes, Michel Foucault, Jacques Derrida, … là đã dùng điểm tựa vào lý thuyết đối thoại, để rồi sau này đối thoại thực sự trở thành nguyên lý chi phối toàn bộ văn học ở các nơi, trong đó có chúng ta. Hành văn lối tiểu thuyết là thể loại in đậm dấu ấn của nguyên lý này.

Nguyên lý của lý thuyết đối thoại Mikhail Bakhtin xuất phát từ những đặc điểm thi pháp học của thể loại tiểu thuyết. Ngoài ra, trong quá trình phát triển lọai văn này, các nhà phê bình văn học có dịp đào sâu nó trong cung cách sử dụng của các nhà văn hậu bối, cũng để vận dụng lý thuyết Bakhtin qua các trường học, các lớp hậu hiện đại để nghiên cứu về lịch sử văn học.

Đối thoại là lối văn tiêu biểu những phong cách tân văn kể từ hậu phong trào tiểu thuyết Dostoievski. Vượt qua phạm vi tác giả tiên khởi Dostoievski, văn chương đã đổi mới. Trong ngôn ngữ đối thoại vốn mang tính đa thanh, đa âm giữa các nhân vật trong truyện, điều Bakhtin chú trọng nhất là lời nói. Chính lời nói là đặc trưng tạo nên tính đối thoại rõ nét nhất của tiểu thuyết. Tác phẩm dược tạo ra do công trình sáng tạo văn chương với tính đa thanh, đối thoại của nó diễn ra trong nội dung tư tưởng trong văn bản nói chung ở thể loại thơ (thi ca), hay truyện ngắn ví dụ ngày xưa của nhóm Tự Lực Văn Đoàn và nhiều tác giả khác, hoặc tiểu thuyết qua các phương diện: ngôn ngữ, giọng điệu, cách nhìn vào bố cục văn phong, tương ứng về thể loại văn chương. Ngày nay khi nhìn lại phong trào tiểu thuyết Dostoievski, hay lý thuyết đối thoại Bakhtin là cả một sự tiến bộ cho thế giới văn học nói chung.

Nói về trường phái ngôn ngữ học xuyên qua lý thuyết Bakhtin được cấu trúc tân tiến như hiện nay, song song ta xét tiếp về văn học do Roland Barthes nói về văn bản, khi ta đi từ tác phẩm văn học sang văn bản (literal texts, literal works hay textes littéraux, œuvres littérales) có thể nói Barthes là người thành công nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ chính yếu nói trên. Xem xét lại khái niệm liên văn bản của nhà vặn Julia Kristeva, chính nhờ Barthes đã tạo cho nó một cái tên gọi mới ngắn gọn và mạnh mẽ hơn, đó là “Văn Bản”, mà ý muốn của Barthes cần nhấn mạnh về mặt thuật ngữ. Từ ngữ “văn bản” có nghĩa là “tấm dệt”, “mạng lưới”, “tấm vải”, và nếu vào những năm 1970, nguyên mẫu “văn bản” của Barthes thường là “Thiên Hà của Gutenberg” (Gutenberg’s Galaxy), hoặc dưới tên “Thư viện của Borges” (Borges’s Library) thì ngày nay, hình ảnh thích hợp nhất với nó là “siêu văn bản” qua hình thức các máy vi tính hay điện toán chứa dữ liệu (datafiles) như một “tấm dệt”, hay là “mạng lưới toàn cầu” (world wide web) truyền đi toàn thế giới”.

Xem tiếp Ngọc Cường qua đoạn kế…

“Văn học bao gồm cả văn chương nhưng cộng thêm về lý luận và phê bình.Có thể nói văn học dùng phương pháp khoa học nghiên cứu văn chương, trong khi văn chương thuần túy là sáng tạo do diễn đạt xúc cảm, như định nghĩa của nó. Văn chương (thơ và văn xuôi) là nghệ thuật dùng chữ để diễn tả tư tưởng và cảm xúc.Như vậy, trước khi nói đến văn chương, ta thử tìm hiểu rõ thêm xem nghệ thuật là gì?

Từ lâu, cách đây trên hai ngàn năm, Plato đã tìm về ý nghĩa của nghệ thuật; và từ đó đến nay, nhiều người cũng đã làm công việc này nhưng vẫn chưa ai hoàn thành vì nó phức tạp và khó khăn cho định nghĩa nghệ thuật. Văn hào Tolstoy nước Nga đã viết một cuốn sách nhỏ (Nghệ Thuật Là Gì, Tolstoy,1896), chỉ nhằm định nghĩa hai từ nghệ thuật! Dù vậy, định nghĩa của Tolstoy vẫn chưa toàn hảo,chính xác. Một tiêu chuẩn Tolstoy nêu ra (ngoài rất nhiều chi tiết khác) là: nghệ thuật không phải để giải trí, mua vui mà là phương tiện giao cảm giữa tác giả và người khác… Điều này …có vẻ trái với ý của cụ Nguyễn Du nước ta , khi cụ viết:

“Lời quê chắp nhặt dông dài , Mua vui cũng đươc một vài trống canh.”(câu kết của Truyện Kiều)”.

Ngọc Cường ghi nhận về văn học hay văn chương qua lăng kính lý luận và phê bình. Khi nói về ý niệm nghệ thuật ta có thể xét qua quan điểm của triết gia Kant cho là “Nghệ thuật vị nghệ thuật” (L’art pour L’art, Art for Art’s Sake, French slogan from the early 19th century, “l’art pour l’art”, and expresses a philosophy that the intrinsic value of art, and the only “true” art, is divorced from any didactic, moral, or utilitarian function), còn được gọi là nghệ thuật thuần túy. Đây là một nguyên lý mỹ học duy tâm, chủ trương nghệ thuật độc lập với đời sống xã hội và chính trị, khước từ sứ mệnh của nghệ sĩ trong sứ mạng đấu tranh xã hội, thường dùng nền tảng lý luận cho các trường phái và khuynh hướng văn học có thái độ bất hòa với những vấn đề hiện thực, tìm lối thoát qua hình thức chủ nghĩa (Formalism). Lý luận này bắt nguồn từ những luận điểm mỹ học của triết gia Immanuel Kant (1724 – 1804), nhà triết học duy tâm cổ điển Đức, cho rằng cái đẹp của nghệ thuật là tự nhiên phát sinh ra, không thể tính toán, vụ lợi trong bất cứ mục tiêu nào khác ngoài chính bản thân nghệ thuật mà thôi. Đến thế kỷ XIX, nhiều nhà lý luận, nhà văn, nhà thơ ở Đức và Pháp đã phát triển tư tưởng này nhằm tách rời văn học nghệ thuật ra khỏi đời sống xã hội, phủ nhận ý nghĩa nhận thức và giáo dục tư tưởng, phủ nhận sự phụ thuộc của nghệ thuật vào những yêu cầu thực tiễn của thời đại. Và từ đó, trước sau sẽ dẫn đến chỗ khẳng định nghệ sĩ phải đươc “tự do” khai phá, hay sáng tác, không có trách nhiệm với xã hội, tức là đến chủ nghĩa cực đoan. Đó là mầm mống của các trường phái văn học ở cuối thế kỷ XX như chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa ấn tượng, chủ nghĩa đa đa (Multiplism), chủ nghĩa số nhiều (Pluralism), chủ nghĩa vị lai (Futurism, Prospectivism),… Ta thấy có quan diểm của JP Sartre (Existentialism), Nhất Linh (Tự Lực Văn Đoàn) trong đề tài.

Quan điểm “Nghệ thuật vị nghệ thuật” hay L’art pour L’art (Art for Art’s Sake) tương phản với chủ trương của trường phái “Sự tự chủ của nghệ thuật” (Sự tự chế của nghệ thuật, hay Pseudo-Autonomy of Art, Its frame distinguishes art from non-art, provides it with the appearance of autonomy and gives it entry into history. The frame changes the context of art. It removes the painting from the viewer’s world. The space between framed art and viewer is discontinuous). Vì những mâu thuẫn về sự suy nghĩ hay chủ trương nên có dạo lịch sử ghi nhận cả hai hê phái Nghệ thuật vị nhân sinh và Nghệ thuật vị nghệ thuật. Người viết bài hơi ba phải, vì đứng bên nào thấy cũng phải cả, tùy trường hợp nhé. Nếu duy tâm lãng mạn thì vị nghệ thuật. Nếu đương đầu với việc chính trị hay xã hội ta suy nghĩ mất ngủ luôn nhé. Thực ra thì sự phát triển cái nhìn duy tâm về nghệ thuật của những người chủ trương Nghệ thuật vị Nghệ thuật, đã đề cao nghệ thuật thuần túy đều công khai hoặc kín đáo đối với thực trạng xã hội và chính trị theo một cung cách nào đó. Khó nói lắm, uốn lưỡi 7 lần theo nhà hiền triết Socrates mà vẫn bâng khuâng tơ trời như ông Hệ Lụy vậy. Xem tiếp Ngọc Cường ở đoạn cuối qua những ghi nhận về nghệ thuật…

“Nói chung, nghệ thuật phản ảnh cuộc sống nên cũng mơ hồ, phức tạp như thế; và giá trị của nghệ thuật mang tính chủ quan, không thể chỉ do các nhà phê bình đơn thuần cho là hay hoặc dở, đẹp hay xấu, mà chỉ có nhận định chủ quan của người thưởng ngoạn quyết định. Nếu khai triển thêm ra, nghệ thuật là sáng tạo có tính hấp dẫn: khen chê là do quyết định của người nhận, độc giả, thính giả hay người xem tranh …Trước kia, khi mới được khai sanh,trường phái họa “ấn tượng”ở Pháp đã bị chê bai gắt gao, ngay cả danh hiệu của họ ( impressionism, môn phái ấn tượng ) xuất phát từ bức tranh“Ấn tượng, một buổi bình minh” của Claude Monet bị nhà phê bình Louis Leroy gắn cho cái tên “Bọn Ấn Tượng” một cách mỉa mai qua bài đăng trên báo Le Charivari. Không ngờ từ đó Ấn Tượng lại trở thành môn phái quan trọng trong nền hội họa: và gần đây, ở nước ta thấy xuất hiện một văn phái, họ viết rất hấp dẫn, dùng nhiều từ khó hiểu, ra vẻ cao siêu, đầy triết lý mà độc giả bình thường không hiểu nổi. Xin thí dụ một đoạn như sau “… tiểu thuyết Việt-Nam hiện nay, không phải là xác nhận một trở thành đã hoàn tất, mà là theo dõi những chặng đường của một vận động đang tuần tự hình thành. Vận động đó là một vận động của ý thức, một vận động của nghệ thuật…” (Mai Thảo,1965): Những luận điểm như trên khó hiểu và dễ làm lẫn lộn, hoang mang người đọc. Họ tự nhận là nhóm sáng tạo, gay gắt với trào lưu văn nghệ tiền chiến, nhưng hình như họ muốn đồng nghĩa khó hiểu với xâu sắc, tối nghĩa với triết lý. Sự thật, chuyện bình thường và giản dị trên đời như tình yêu, gia đình, vui, buồn … là những vấn đề sâu xa nhất của con người. Nhóm sáng tạo là môn phái lập dị thì đúng hơn (Lê Huy Oanh, Về thơ tự do, 195). Dù sao, chỉ có thời gian mới là quan tòa, mới có lời phê phán cuối cùng cho nghệ thuật: Tác phẩm có giá trị khi nó vượt được thử thách của thời gian và không gian (Nhất Linh,Viết và đọc tiểu thuyết,1958).

Nếu đồng ý như vậy, ta có thể nói rằng không có tác phẩm nào tuyệt hảo cả: Nói cho cùng thì dù chỉ được một độc giả yêu thích cũng đem niềm vui cho tác giả. Nghệ thuật rõ rệt là chủ quan và phi thời trang nhưng lại mang tính dân chủ (số đông quyết định giá trị). Như trường hợp của Van Gogh, cả một đời vẽ tranh (rất nghèo lại vắn số, chết sớm) chỉ bán lèo tèo vài bức( dù người em là môi giới hội họa đã cố gắng giúp anh). Thế mà ngày nay, bức“Hoa Diên Vỹ”( Irises,1889) được bán với giá mấy chục triệu đô! Cùng số phận hẩm hiu với Van Gogh là nữ văn hào Emily Bronte, tác giả cuốn “Đỉnh Gió Hú”( Wuthering Heights,1847) khi xuất bản đã không được độc giả hưởng ứng mà phải chờ đến cả trăm năm sau mới có lời khen. Ngày nay, tác phẩm duy nhất này của bà trở thành một tuyệt tác của thế giới, được mọi người, mọi nơi công nhận! Sự kiện tương tự sẽ là niềm an ủi cho nhiều nghệ sĩ không thành công ngày hôm nay (trong đó có tôi, nói một cách tự an ủi),và hy vọng rằng có thể sau này, vài chục năm nữa, sẽ có người yêu thích? Phải chăng con người bao giờ cũng bám víu và sống với chút hy vọng vào ngày mai tươi sáng hơn hôm nay? Thẩm mỹ , hay cái đẹp, – đối tượng chính của nghệ thuật- hiển nhiên là do nhận định chủ quan mỗi người, nhưng liệu ta có thể tìm thấy một tiêu chuẩn, hay mẫu số chung, dựa vào đó, mọi người cùng đồng ý hoặc chấp nhận, dù họ ở đâu và sống ở bất cứ thời đại nào? Lúc trước, khi xem hình ảnh bên Phi Châu chụp mọi cà răng căng tai, ít ai coi đó là thẩm mỹ, mà còn cho là man di mọi, nhưng đâu ngờ, gần đây, ngay ở Bolsa bên Mỹ, lại xuất hiện người đi căng tai, chà răng và đeo vòng ở lưỡi! Theo tôi, vẻ đẹp (có lẽ) phát xuất từ ấn tượng người tiền sử cảm nhận qua thiên nhiên (tranh vẽ, khắc trên đá, mô tả thú vật ở hang Lascaux, Pháp, khoảng 20,000 ngàn năm trước) và sau này, khi lòai người đã hợp quần thành xã hội), thì từ tình yêu , trước tiên là tình mẫu tử , đôi lứa , vợ chồng …rồi nâng cao, biến dạng trở thành lòng trắc ẩn, thương yêu đồng loại. Không khác gì các giống vật hợp quần (con kiến, loài ong…) để duy trì giống nòi, con người phải hy sinh ; và khi sống cho tha nhân, cảm thấy thỏa mãn vì đó là bản tánh chân thật của mình (Nhân chi sơ tính bản thiện, Khổng Tử, 500 năm trước Công Nguyên). Thâm tâm con người, không một ai muốn gây đau đớn sầu khổ cho người khác. Phải chăng, tội ác do hoàn cảnh gây ra, vì mà có ai thực sự làm chủ được vận mệnh của mình đâu, nếu như vậy: ý chí tự do (free-will) chỉ là một ảo tưởng, như người ta thường ví: cuộc đời là một vở kịch hay canh bạc, trong đó, con người đóng một vai hay tùy thuộc vào may mắn! Vậy tôi là ai?

Nếu một tác phẩm là đứa con tinh thần của người sáng tác, thì sự liên hệ giữa tác giả và tác phẩm rất mật thiết, như chuyện của một gia đình: Vì lẽ đó,muốn hiểu thấu đáo bức tranh, hoặc cuốn tiểu thuyết, sự hiểu biết về tác giả giúp ta tận hưởng rõ hơn tác phẩm của họ. Nhưng ta cũng tránh có quan điểm quá khích: như ghét tác giả (vì lý do gì đó, chính trị chẳng hạn) rồi vơ đũa chê tác phẩm của họ luôn! Ngược lại, cũng đừng tôn thờ tác giả như là một fan của họ (nguyên ngữ từ fanatic ra, nghĩa quá khích).

Nghệ thuật không là bản sao chép thiên nhiên mà là cách diễn tả cuộc đời qua nhận thức của tác giả- Phải chăng con người nhìn mọi thứ trên đời qua nhận thức chủ quan của mình- Nhưng chính nhờ đó mà tác phẩm trở nên sống động, như được tái sinh, có cuộc sống thứ hai, vì vậy đã đem lại sự thích thú cho người thưởng ngoạn: thu hút họ, làm như chính họ được sống như một nhân vật trong truyện dù câu chuyện đã xẩy ra cả trăm năm trước; hay chính mình, như họa sĩ, đang đứng trước cảnh của bức tranh, dù ở một nơi ta chưa hề đặt chân tới. Đó là sự kỳ diệu của nghệ thuật,chứ không phải vấn đề triết lý cao siêu. Câu hỏi nên đặt ra, không phải là“con người,cuộc sống là gì?”mà trở thành“Cái gì có thật trên cõi đời này?”(Rainer Rilke,1912 ); và đối với người nghệ sĩ thì cảm giác phải là thật (Bạn cứ thử đá chân vào hòn đá thì biết!). Để kết luận, có thể nói, nghệ thuật có rất nhiều mục đích, tùy quan niệm của tác giả: như giúp ta trở nên cao thượng, tận hưởng cuộc sống hơn (như nhận xét của Thạch Lam, Nhất Linh), giải bầy vấn đề triêt lý (như Sartre, Camus) .v.v… nhưng theo tôi, tất cả những mục đích ấy chỉ là phụ, đến sau, không chủ tâm, nhưng xuất hiện như mấy phản ứng phụ của thuốc tây (side effect) mà có thể lại mãnh liệt hơn cả mục đích chính là mua vui dù là một thú đau thương! Nghệ thuật phải có tính hấp dẫn trước nhất, để giải trí thiên hạ (Nguyễn Du), một món ăn tinh thần cho công chúng. Nếu không có tính hấp dẫn thì nghệ thuật không tồn tại và sẽ không truyền đạt các mục đích khác nữa được. Phải chăng,với chủ quan và hiểu biết hạn hẹp,tôi đã vừa liều lĩnh trả lời về điều kiện tối thiểu của người viết nêu ra ở phần đầu: đó là ai cũng có thẩm quyền bàn về nghề thuật cả ?

Xin cảm tạ quý độc giả. Ngọc Cường.”

*

Sau cùng nhà văn Ngọc Cường còn có thú thưởng ngoạn bộ môn hội họa. Ở bìa sách Bâng Khuâng và phần Phu lục anh trình bày bức họa nổi danh “La Nuit Etoilée aux Carrières de Lumières” (à Saint-Remy-de-Provence) của họa sĩ Van Gogh. Với những vòng xoáy quyến rũ, bố cục tranh cho vẻ say đắm và màu sắc đầy mê hoặc, Đêm đầy sao (“La Nuit Etoilée”) của Vincent van Gogh là một trong những tác phẩm nghệ thuật được yêu thích và nổi tiếng nhất thế giới. Trong sự sáng tạo và thành công cuối cùng này như nội dung câu truyện có nhiều điều lý thú về Đêm đầy sao này mà khách thưởng ngoạn có thể biết. Ôn sơ qua về tiểu sử của Van Gogh, ông sinh ngày 30 tháng 3 năm 1853 – 29 tháng 7 năm 1890, là một danh họa Hòa Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng (Post-Impressionism). Nhiều bức tranh của ông nằm trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất, được yêu thích nhất và giá đắt nhất trên thế giới. Van Gogh là nghệ sĩ tiên phong của trường phái biểu hiện (Expressionism) và có ảnh hưởng rất lớn tới mỹ thuật hiện đại, đặc biệt là tới trường phái dã thú (Fauvism) và trường phái biểu hiện tại Đức. Tranh La Nuit Etoilée mô tả quan điểm của Van Gogh từ một trại tị nạn. Sau khi trải qua một lần ông bị suy sụp tinh thần vào mùa đông năm 1888, Van Gogh đã tự mình đến nhà tị nạn Saint-Paul-de-Mausole gần Saint-Rémy-de-Provence. Quan điểm nghệ thuật đã trở thành nền tảng của tác phẩm mang tính biểu tượng nhất của ông. Từ cảm hứng của mình, van Gogh đã viết trong một trong nhiều lá thư của mình cho em trai Theo, “Sáng nay anh thấy đất nước mình từ cửa sổ rất lâu trước khi mặt trời mọc, không có gì ngoài ngôi sao buổi sáng, trông thật to lớn.” Các nhà sử học nghệ thuật đã xác định rằng Van Gogh có một số quyền tự do với góc nhìn từ cửa sổ phòng ngủ tầng hai của ông, một lý thuyết được hỗ trợ bởi thực tế là studio vẽ mà ông vẽ ở tầng một của tòa nhà. Ông viết: “Qua cửa sổ có rào chắn bằng sắt. Tôi có thể thấy một quảng trường lúa mì kèm theo trên đó, vào buổi sáng, tôi nhìn thấy mặt trời mọc trong tất cả nét vinh quang của nó.”

Ngôi làng từ hướng cửa sổ của mình, Van Gogh sẽ không thể nhìn thấy vùng Saint-Rémy. Tuy nhiên, các nhà sử học nghệ thuật có những nhận xét khác nhau về việc ngôi làng được trình bày trong bức The Starry Night được lấy từ một trong những bản phác thảo than của thị trấn Pháp hay nếu nó thực sự thì có thể được lấy cảm hứng từ quê hương Hòa Lan. Đêm đầy sao cho thấy tỷ lệ tử vong, khi nhìn các ngọn tháp tối ở phía trước là cây bách, loại cây thường liên quan đến nghĩa trang và cái chết. Mối liên hệ này mang một ý nghĩa đặc biệt đối với câu nói của Van Gogh này, “Nhìn những ngôi sao luôn khiến tôi mơ ước. Tại sao, tôi tự hỏi mình, không nên cho những chấm sáng trên bầu trời có thể thêm vào như những chấm đen trên bản đồ nước Pháp? Ngay khi chúng tôi đi tàu để đến Tarascon hoặc Rouen, chúng tôi sẽ chết để đến được một ngôi sao.”, ông viết. Tranh Đêm đầy sao nổi tiếng thế giới được vẽ vào năm 1889. Nhưng năm trước, van Gogh đã tạo ra Đêm đầy Sao ban đầu của mình, đôi khi được gọi là Starry Night Over The Rhone. Sau khi đến Arles, Pháp vào năm 1888, van Gogh đã bị ám ảnh một chút với việc chụp ánh sáng của bầu trời đêm. Ông đã tìm hiểu mô tả nó trang tranh Cafe Terrace trên Diễn đàn Place du, trước khi dám thực hiện bản phác thảo Starry Night đầu tiên của mình với tầm nhìn ra sông Rhone. Xem thêm các tác phẩm ta biết đến tranh như là bức Saint-Paul Asylum, loạt tranh vẽ ở Saint-Remy, ông viết cho người em Theo: “Tất cả trong tất cả những điều duy nhất anh xem là tốt mà trong đó là các bức Wheatfield, Mountain, the Orchard, the Olive những cái cây với những ngọn đồi xanh và Chân dung và Lối vào mỏ đá, và phần còn lại không nói gì theo ý em.” Van Gogh vô tình vẽ Venus. Vào năm 1985, nhà sử học nghệ thuật thuộc trường UCLA Albert Boime đã so sánh Starry Night với một trò giải trí trên hành tinh về cách bầu trời đêm sẽ xuất hiện vào ngày 19 tháng 6 năm 1889. Sự tương đồng rất đáng chú ý và đã chứng minh rằng “ngôi sao buổi sáng” của Van Gogh như được đề cập trong bức thư của ông gửi em trai của ông, thực tế là hành tinh Venus. Buồn thay cho số nghềo Van Gogh chỉ bán một hoặc hai bức tranh trong cuộc đời của mình và cũng không phải là bức Đêm Đầy Sao. Một trong những người được biết chắc chắn đã được bán là bức The Red Vineyard tại Arles, ít được biết đến hơn, được hoàn thành vào tháng 11 năm 1888, trước khi sự cố khiến ông phải đi tị nạn. Nghệ sĩ và nhà sưu tập người Bỉ Anna Boch đã mua nó với giá 400 franc tại triển lãm Les XX năm 1890. Ngày nay, bức tranh lịch sử này được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Pushkin ở Moscow. Nhưng có bằng chứng cho thấy van Gogh đã bán bức tranh thứ hai. Trong tiểu sử của mình về nghệ sĩ, nhà sử học Marc Edo Tralbaut đã nói về một lá thư của Theo nói rằng một trong những bức chân dung tự họa của Van Gogh đã tìm đến một đại lý nghệ thuật ở London. Bức tranh Đêm Đầy Sao được hai lần sở hữu bởi góa phụ Theo. Sau cái chết của Van Gogh năm 1890, Theo được thừa hưởng tất cả các tác phẩm của anh trai của mình. Nhưng khi người em qua đời vào mùa thu năm 1891, vợ của ông là Johanna Gezina van Gogh-Bonger đã trở thành chủ nhân của Đêm Đầy Sao và những bức tranh khác. Đó là van Gogh-Bonger, người đã thu thập và chỉnh sửa thư từ của anh em ông để xuất bản, và bà được ghi nhận với việc xây dựng danh tiếng sau khi chết của Van Gogh, nhờ vào sự quảng bá rộng rãi của Johanna về thành quả của công việc triển lãm.

Năm 1900, van Gogh-Bonger đã bán Starry Night cho nhà thơ người Pháp Julien Leclerq, người đã sớm bán nó cho nghệ sĩ hậu ấn tượng Émile Schuffenecker. Sáu năm sau, Johanna đã mua lại bức tranh từ Schuffenecker để bà có thể chuyển nó đến Phòng trưng bày Oldenzeel ở Rotterdam, Hòa Lan.

Đó là bức tranh van Gogh. Còn ở trang 11 sách Bâng Khuâng, Ngọc Cường cho trưng bức tranh Bữa Trưa Trên Cỏ của họa sĩ Édouard Manet.

Édouard Manet (1832 – 1883) là một danh họa người Pháp, nổi tiếng với phương pháp vẽ hiện đại trong hội họa. Manet luôn tự nhận mình đi theo trường phái hiện thực. Tuy nhiên, vào năm 1868, sau buổi gặp gỡ với các họa sĩ theo trường phái ấn tượng, Manet quyết định sẽ kết hợp cả hai trường phái lại. Kể từ đó, ông trở thành bậc thầy khi kết hợp 2 trường phái này tưởng chừng chẳng ăn nhập gì với nhau. Bữa Trưa Trên Cỏ là một trong những tác phẩm thành công nhất của Édouard Manet và hiện được trưng bày tại viện bảo tàng Louvre nước Pháp. Bữa Trưa Trên Cỏ đáng giá vì nó khác biệt với những bức tranh đương đại cùng thời về bố cục, kích thước và nhân vật trong tranh.Về bố cục tranh Bữa Trưa Trên Cỏ được lấy cảm hứng từ hai bức vẽ Italy vào thế kỷ 16 là Buổi Hòa Nhạc Đồng Quê (The Pastoral Concert, Le Concert Pastoral) và Phán Xét Của Paris (The Judgment Of Paris, Le Jugement de Paris).

*

Sau cùng, bài viết này được tản mạn lãng đãng từ những ý niệm trong đề tài “Đôi dòng về nghệ thuật” của nhà văn Ngọc Cường ghi nhận về nghệ thuật và những khía cạnh của nó. Nhà văn Ngọc Cường viết về những cảm nghĩ chung cuôc về nghệ thuật. Nghệ thuật dù bị áp lực chính trị chi phối hay bị trấn áp, khủng bố, nghệ thuật bị cám dỗ bởi duy tâm lãng mạn cũng hại chúng ta. Phải chăng nghệ thuật là con dao hai lưỡi. Người nghệ sĩ hãy chọn khuynh hướng sao cho thích hơp cho mình. Đoạn văn dưới đây là phấn kết thúc bài viết chung của hai chúng tôi. “Có lẽ phải đợi một trăm năm sau vấn đề chính trị mới không còn ảnh hưởng đến nghệ thuật nữa chăng. Mục đích của nghệ thuật là mua vui, và đôi khi sự hiểu biết nhiều về tác giả hay tác phẩm cũng chỉ làm giảm thú thưởng ngoạn: Như khi còn trẻ, tình yêu bao giờ cũng đẹp hơn người yêu, có nhạc sĩ than thở: “làm sao giết được người trong mộng!” Là một “fan” hay bị lung lạc bởi tác giả là quan niệm ấu trĩ về nghệ thuật vì, như đã nêu ở trên, chính kẻ thưởng ngoạn làm chủ tác phẩm. Hãy trả lại chủ quyền cho khán thính giả, cho giới thưởng ngoạn. Bàn về nghệ thuật, có lẽ nếu đi sâu quá thì sẽ không cần thiết và lâm vào lãnh vực chuyên môn của mấy nhà khảo cứu triết học. Tuy nhiên, là một độc giả, khán thính giả bình thường, ta cũng nên có một xác định rõ rệt về sở thích của riêng mình. Cũng như khi cầm ly rượu lên uống, không cần biết nó đắt tiền, giá bao nhiêu mà chỉ cần biết là nó ngon với mình, như vậy là đủ rồi.”

Việt Hải Los Angeles và Ngọc Cường.