Kiều My,  Sinh Hoạt

VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ TÁC PHẨM ÔN CỐ TRI TÂN CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG

Tìm hiểu về ý nghĩ của “Ôn cố tri tân

Thành ngữ này xuất xứ từ Hán văn, do từ nhóm chữ “Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hĩ”,  có nghĩa là ngẫm nghĩ việc xưa để hiểu việc nay, hành vi này đáng bậc thầy người khác. Đây là lời nhắn nhủ của Khổng Tử trong thư tác Luận Ngữ, chương Vi Chính. Ý nghĩa này cũng tương đồng với tư tưởng “ Con người một khi đã phạm sai lầm nếu không sửa đổi thì sẽ phạm một sai lầm khác.”

Ôn cố tri tân, chính là để bác cổ thông kim, chỉ đạo nhân sinh. Ai trong chúng ta cũng đã từng ngẫm nghĩ ôn lại chuyện cũ, chiêm nghiệm nó, từ đó có thể cho ta một nhận thức tốt hơn…như một trải nghiệm trong cuộc đời. Từ đó, chúng ta sẽ cải thiện những sai trái của quá khứ giúp cho ngày mai được tốt đẹp hơn. Như trong danh ngôn: “Thất bại là mẹ thành công” vậy.

Cũng cùng tư tưởng trên, văn hào người Anh Percy Bysshe Shelly đã nói: “ Không lo sợ khi hướng về tương lai qua những bài học đau thương từ quá khứ”…

Thật vậy, Người Nhật khéo léo vận dụng trí huệ cổ điển Trung Hoa từ thành ngữ “Ôn cố tri tân” có nguồn gốc từ Luận Ngữ của Khổng Tử, như kim chỉ nam tạo nên thành công của người Nhật. Để có được sự thành công của một đất nước hùng mạnh về kinh tế, kỹ nghệ, khoa học v.v… đứng hàng thứ ba trên thế giới, đó chính là một quá trình truyền thừa tinh hoa trí tuệ của người đi trước, biết “Ôn cố tri tân”.

Đi ngược dòng thời gian vào thời Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945). Đây là cuộc chiến tranh thế giới giữa hai phe Đồng Minh (Anh, Pháp, Ba Lan và nhiều nước bên Âu Châu…) với Phe Trục (Đức, Ý và Nhật). Ngày 6 & 9 tháng 8 năm 1945, các chiến đấu cơ của Hoa Kỳ đã thực hiện một chiến dịch bí mật thả hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản theo lệnh của Tổng Thống Hoa Kỳ Harry Truman. Hơn 200.000 người đã thiệt mạng và một số lớn người bị thương. Vì thế, ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật Hoàng Hiroshima đã tuyên bố đầu hàng đồng minh vô điều kiện.

Nhật Bản đã bại trận chua cay thảm khốc cho cái giá phải trả về tham vọng thống trị Châu Á và Thái Bình Dương của họ.Tuy nhiên, người Nhật đã học được bài học sai lầm của quá khứ và họ cố gắng xây dựng lại đất nước trước sự hoang tàn đổ nát của chiến tranh; họ đã thực hành theo kim chỉ nam “ôn cố tri tân” của Khổng Tử. Sau nửa thế kỷ tái kiến thiết xứ sở, Nhật Bản đã trở thành một trong những quốc gia văn minh và phát triển nhất thế giới.

Cùng một phe trục với Nhật trong Đệ Nhị Thế Chiến, cũng là một nước chiến bại; đó là Đức quốc. Chiến tranh đã tàn phá đất nước này từ kinh tế, xã hội, hạ tầng cơ sở, đến tinh thần người dân…Nhưng nhân dân Đức cũng đã học được bài học thương đau của quá khứ để cùng nhau góp sức xây dựng lại đất nước. Chỉ qua vài thập niên sau, nước Đức cũng đã trở thành một quốc gia hùng mạnh nhất khối Liên Hiệp Âu Châu. Đó cũng là nhờ họ biết tận dụng tư tưởng của thành ngữ “Ôn cố tri tân”, nhìn quá khứ để hướng về tương lai…Thất bại thảm hại sau cuộc chiến mang theo những đau thương và đỗ vỡ; đây cũng là bài học đắt giá mà người Đức phải trả. Để từ đó, họ cùng vươn lên, cật lực phát triển không ngừng để mang đến sự thành công như ngày nay.

Nhìn qua Á Châu sau Thế chiến thứ hai, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc dưới sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch chiếm giữ đảo Đài Loan; đối lập với chủ nghĩa xã hội của lãnh đạo Mao Trạch Đông ở đại lục. Chỉ vài thập niên sau, quốc đảo  Đài Loan đã tạo dựng được một nền dân chủ vững vàng, kinh tế dồi dào, và quân sự hùng mạnh, cùng sánh vai với nền văn minh thế giới. Những thành tích đáng kể trên của quốc đảo Đài Loan, chắc hắn nhân dân Đài Loan phải thực hành triệt để theo lời hướng dẫn của Khổng Tử :“ Ôn cố tri tân”.Họ biết nhìn lại quá khứ đen tối để tiến tới tương lai tươi sáng hơn.

Qua tác phẩm “Ôn Cố Tri Tân” của nhà văn Nguyễn Quang, tác giả đã gợi ý cho người Việt bài học thực tiễn nào qua lịch sử 4000 năm lập quốc trải qua ba thời kỳ:

  • Thời kỳ Bắc thuộc: dân tộc Việt chịu sự đô hộ tàn bạo 1000 năm của người Tàu gồm bốn lần xâm chiếm nước Việt (từ năm 207 trước công nguyên đến năm 1427 sau công nguyên.) Trong suốt thời gian dài đô hộ tàn ác của người Tàu, có nhiều anh hùng Việt yêu nước  đã đứng lên chống trả ngoại xâm như Lý Thường Kiệt, Lê Đại Hành, Trần Thái Tông, Hưng Đạo Vương v..v . Ngoài ra giới nữ lưu có Hai Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị, bà Triệu Trinh Nương…cầm quân chiến đấu với quân thù.
  • Thời kỳ Pháp thuộc: dân Việt một lần nữa chịu gần 100 năm tủi nhục dưới sự đô hộ khắc nghiệt của người Pháp (1867-1954) dưới thời nhà Nguyễn qua các triều đại: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân…và sau cùng là đời vua Bảo Đại.
  • Thời kỳ Cộng Sản xâm nhập cho đến hiện tại…Trong cuộc chiến Việt Nam giữa hai miền Nam Bắc giữa Tự Do và Cộng Sản. Miền Bắc lệ thuộc vào Cộng sản quốc tế; miền Nam lệ thuộc vào Hoa Kỳ. Khi Hoa Kỳ bỏ rơi, miền Nam đã lọt vào tay Cộng sản Bắc Việt cho đến ngày nay. Người dân Việt có học được bài học chua cay của quá khứ chăng? Có áp dụng câu phương châm “Ôn cố tri tân”của Khổng Tử như người Nhật đã làm để xây dựng lại đất nước khi thoát khỏi chế độ Cộng sản? Qua sự thất bại của quá khứ, có thể giúp chúng ta hiểu rằng: một đất nước không nên lệ thuộc vào ngoại bang, hãy làm chủ chính mình, hãy dùng sức mạnh đoàn kết,  và đứng trên đôi chân của mình để cùng nhau kiến tạo lại đất nước. Đây là lời nhắn nhủ “Ôn cố tri tân”của Khổng Tử mà ta có thể áp dụng bất cứ thời đại nào, nhất là hiện tại của đất nước và trong nhiều trường hợp của cuộc sống.

Trong đời sống, chúng ta học được những gì qua “Ôn cố tri tân?”

Về hôn nhân: do sự kết hợp của đôi nam nữ để tạo thành một gia đình cùng các con. May mắn lắm thì hôn nhân sẽ bền vững lâu dài. Nếu hôn nhân đỗ vỡ, đây là bài học riêng của mỗi người và từng hoàn cảnh khác nhau mà họ đã trải nghiệm. Tuy nhiên, người trong cuộc vẫn là người am hiểu mọi nguyên nhân đưa đến sự tan vỡ ngoài mong muốn. Sự thất bại nào cũng mang đến chua cay! Vì thế, từ những bài học đắt giá này, họ có sự suy nghĩ thấu đáo và quyết định chính chắn hơn cho sự lựa chọn đối tượng trong tương lai để tránh mọi đỗ vỡ đáng tiếc của quá khứ. Lời nhắn nhủ “Ôn cố tri tân” của Khổng Tử thật hữu ích và rất thực tế để áp dụng trong trường hợp này. Nhìn quá khứ để quyết định tương lai!

Về kinh doanh: Người ta thường bảo rằng: “Thua keo này, bày keo khác”. Nhưng với điều kiện phải áp dụng kim chỉ nam “Ôn cố tri tân”. Hãy tìm hiểu về nguyên nhân đưa đến thất bại trong thương trường; đó cũng là những kinh nghiệm để tránh mọi sai lầm trong tương lai, để mang lai sự thành công trong kinh doanh cho ngày mai. Vì: “Thất bại là mẹ thành công!

Như trên đã trình bày, nếu hiểu được ý nghĩa và sự hữu ích của ý tưởng “Ôn cố tri tân” khi áp dụng vào nhiều phương diện trong đời sống và nhất là cho đất nước…ta vững tin rằng nó sẽ mang đến sự thành công tuyệt vời cho Việt Nam mai sau. Tác phẩm “Ôn Cố Tri Tân” là một tác phẩm văn chương có giá trị về bài học lịch sử Việt Nam và rất hữu ích cho những thế hệ trẻ, có một định hướng sáng suốt mà tác giả đã trao lại bó đuốc soi đường dẫn lối cho thế hệ trẻ xây dựng lại một nước Việt Nam hùng mạnh trong tương lai. Tựu trung thì thường những bài học đã qua sẽ giúp chúng ta cải tiến mai sau. Người ta chỉ có thể học hỏi từ quá khứ và vượt qua hiện tại để tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn; hay tương lai thuộc về những người học hỏi từ quá khứ và sống xuất sắc trong thời điểm hiện tại. Như nhà văn Jason Medina cho là “Người ta chỉ có thể học hỏi từ quá khứ và vượt qua hiện tại để tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn.” Riêng như văn Debasish Mridha cho câu nói “Tương lai thuộc về những người học hỏi từ quá khứ và sống xuất sắc trong thời điểm hiện tại.”

Thật vậy, tất cả chúng ta đều có thể học hỏi được nhiều điều từ quá khứ của mình. Để chúng ta có thể sống trọn vẹn nhất trong hiện tại, chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng để hỏi những câu hỏi đứng đắn về quá khứ của chúng ta. Và từ quá khứ bạn có thể nghiên cứu và rút kinh nghiệm hầu làm cho tương lai của mình tốt đẹp hơn. Bạn có thể sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ của mình khiến sự kiện trở nên hiệu quả hơn, năng suất khá hơn và thậm chí là khôn ngoan hơn. Chuyện dĩ vãng cho bạn hiểu những gì đang xảy ra trong hiện tại và trước khi bạn quyết định điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, hãy thử và suy ngẫm về quá khứ của bạn. Nhớ lại những điểm tích cực của bạn trong quá khứ và học hỏi từ những điểm yếu khiến bạn thất vọng. Trong đời sống nhiều người có xu hướng sống theo những lựa chọn trong quá khứ của họ, bạn không nên để nó kìm hãm mình. Hãy luôn nhớ rằng mỗi ngày mới đều mang đến một cơ hội để bạn tạo ra một tương lai tươi sáng hơn. Lịich sử thuộc quá khứ chứa đầy những cơ hội học tập cho hiện tại và tương lai của chúng ta. Về khía cạnh đó, dưới đây là bộ sưu tập của chúng tôi gồm những câu trích dẫn, những câu nói trong quá khứ và những câu châm ngôn trong quá khứ đầy cảm hứng, khôn ngoan và kích thích sự suy nghĩ, được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau trong nhiều năm. Tất cả ý tưởng vừa nêu ra ở trên chất chứa cái hay của sách Nguyển Quang

Nếu hiểu được ý nghĩa và sự hữu ích của tư tưởng “ôn cố tri tân” khi áp dụng vào nhiều phương diện trong đời sống và nhất là cho đất nước…  chúng ta tin chắc rằng nó sẽ mang đến sự thành công tuyệt vời cho Việt Nam mai sau. Tác phẩm “Ôn Cố Tri Tân” là một tác phẩm văn chương có giá trị về bài học lịch sử Việt Nam và rất hữu ích cho những thế hệ trẻ, có một định hướng sáng suốt mà tác giả đã trao lại bó đuốc soi đường dẫn lối cho thế hệ trẻ xây dựng lại một nước Việt Nam hùng mạnh trong tương lai.

Kiều My, California, Tháng Tư 2022