Khánh Lan,  KIẾN THỨC TỔNG QUÁT

GIAI THOAI TRẠNG QUỲNH

Trạng Quỳnh là ai, có thật hay không?

Trạng Quỳnh là nhân vật nổi tiếng trong dân gian, tài trí, thông minh, dí dỏm, trào lộng, nhưng ít ai biết rằng thật sự Trạng Quỳnh là ai? Cuộc đời và sự nghiệp của Trạng Quỳnh không được được sách sử ghi lại rõ ràng. Trong văn học Việt Nam, Trạng Quỳnh là nhân vật hư cấu dưới thời Vua Lê – Chúa Trịnh. Nhưng dựa theo KenhKienThuc thì thân sinh Trạng Quỳnh là ông Nguyễn Bỗng và bà Nguyễn Thị Hương. Cha ông khi xưa từng là giám sinh ở Quốc Tử Giám.

Tên thật của Trạng Quỳnh là Nguyễn Quỳnh, sinh năm 1677 và mất năm 1748. Ông sinh ra và lớn lên trong giai đoạn lịch sử thời Vua Lê Thánh Tông và Chúa Trịnh Sâm. Quê hương của Trạng Quỳnh thuộc làng Bột Thượng, thị trấn Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nay thuộc thôn Hưng Tiến, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa. Xứ Thanh vốn nổi tiếng là linh thiêng và nơi đây cũng là vùng đất địa linh nhân kiệt.

Thuở còn nhỏ Nguyễn Quỳnh đi học và sống với cha cùng ông nội, vốn thông minh, lanh lợi, cộng thêm bản tính tinh nghịch, ông thích bày trò lừa lũ trẻ con trong làng, lớn lên ông lại dùng văn thơ để phá phách, trêu chọc mọi người. Chẳng hạn như vào một dịp Tết Trung Thu, trong lúc vui đùa với các bạn, ông bảo tụi trẻ rằng: “Nếu chúng mày làm kiệu rước tao, thì tao sẽ dẫn chúng bay đi xem một người có cái đầu to bằng cái bồ”. Thế là lũ trẻ háo hức và tò mò, chúng cùng làm kiệu để rước ông. Khi thấy lũ trẻ đã nỏi mệt, ông liền chỉ cái bóng của mình trên tường và la lên: “A ha, a ha, ông đầu to đây rồi”. Lại một hôm, Trạng Quỳnh đến nhà ông Tú Cát và bị ông béo tai vì Quỳnh quá nghịch phá. Ông Tú Các nói: “Tao sẽ ra một câu đối, nếu mày đáp lại đươc thì tao sẽ tha cho.” Quỳnh đồng ý và ông Tú ra câu đối: “Trời sinh ông Tú Cát.” Chẳng cần suy nghĩ lâu la, Quỳnh đáp: “Đất nứt con bọ hung.”

Vào tuổi thiếu niên, Quỳnh theo học với Cụ Quan Bảng Đoàn là thân phụ của bà Đoàn Thị Điểm. Tật quấy phá nên Quỳnh chẳng tha cho ai, ông thường đợi khi Cụ Đoàn vắng nhà, thường ghé nhà Cụ Đoàn để trêu chọc Thị Điểm. Nhà Cụ Đoàn có nuôi bầy chó nên Thị Điểm hay dùng mấy con chó này để trị Quỳnh. Một hôm, Quỳnh ghé nhà thăm Cụ Đoàn, nhưng vừa thấy Quỳnh, Thị Điểm suỵt chó cắn Quỳnh nên ông phải chạy ra phía bờ ao sau nhà mà trèo lên cây tránh cho bầy chó khỏi cắn. Thị Điểm thản nhiên bảo Quỳnh là bà sẽ ra một câu đối, nếu Quỳnh đáp lại được thì bà sẽ xua đàn chó đi cho Quỳnh xuống. Nói xong Thị Điểm đi xuống ao tắm và đọc câu đối: “Thằng Quỳnh trèo lên cây cậy, d..i đỏ hồng hồng”. Quỳnh quát lên: “Cái Điểm lội dưới ao bèo, l… ngứa ráy ráy”.

            Lại một tối hôm khác, khi Thị Điểm đang rũ màn định đi ngủ thì khám phá ra Quỳnh đã nằm trên giường từ bao giờ, bực tức Thị Điểm nói: “Tướng nội vô phong phàm tự lập“. (Trong phòng không có gió mà sao cột buồm căng). Quỳnh đáp: “Hung trung bất vũ thủy trường lưu“. (Ngoài kia không mưa sao nước lại lênh láng.)

            Tính khí ngông cuồng, Quỳnh đã để lại nhiều giai thoại về những chuyện khôi hài, chọc phá thiên hạ do ông gây ra như có một lần ông vào nghỉ chân ở một quán bên đường, ông thấy một ông quan được lính hầu võng vào quán. Vị quan này ăn trầu và phun bã bừa bãi. Quỳnh thản nhiên lượm bã trầu lên ngắm nghía, vì thế vị quan hỏi ông: “Ngươi ngắm cái gì?. Quỳnh trả lời: “Bẩm hạ thần nghe đồn miệng nhà quan có gang có thép, nên hạ thần xem trong bã trầu có gang có thép hay không? Nhà quan biết là mình bị Quỳnh châm chọc, nên phán: “Xem ra ngươi cũng là người có học, vậy nếu ngươi đáp lại được câu đối của ta, ta sẽ tha cho, bằng không, ta sẽ nện cho mấy hèo”.

Nói xong, nhà quan đối: “Quan là mũ, để thì mới, đội thì cũ, đội rồi tiến vô phủ”.Quỳnh đáp lại: “Trộm là l.., để thì méo, đ.. thì tròn, đ.. rồi đẻ ra con”. Nhà quan thấy Quỳnh ăn nói tục tĩu thì kêu quân lính dẫn lên quan huyện. Khi nghe nhà quan kể đầu đuôi câu chuyện, bèn hỏi Quỳnh là ông đã đáp lại như thế nào. Quỳnh nhanh nhẩu thưa: “Đái là đai, để thì ngắn, vấn thì dài, vấn rồi bước lên ngai”. Thế là Quỳnh được tha cho về.

            Trạng Quỳnh là người rất thông minh, học giỏi và nhanh trí, năm 1696, ông dự thi Giải Nguyên và đỗ. Ông thi đỗ Hương Cống nên người đời gọi ông là Cống Quỳnh. Ông đi thi Hội nhiều lần mà không đỗ nhưng người đời vẫn ưu ái gọi ông là Trạng Quỳnh bởi sự hào phóng, rộng lượng cùng khiếu hài hước vốn có sẵn ở ông nên họ coi ông như là một danh sĩ. Ông từng làm đại sứ Trung Quốc bởi tài hùng biện khôn khéo và thông minh. Những bài hùng biện của ông thường khiến các học giả Trung Quốc nể phục. Đến nay nhiều giai thoại về Cống Quỳnh được lưu truyền nhiều trong dân gian Để tưởng nhớ đến ông, người ta đã lập đền thờ Nguyễn Quỳnh (Trạng Quỳnh). Hiện nay, nhà thờ Nguyễn Quỳnh trở thành di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia (năm 1992).

Trạng Quỳnh, ông nổi tiếng không chỉ ở sự thông minh, hào phóng, mà ở khả năng hài hước của ông. Bằng chứng là trong cuốn sách Nam Thiên Lịch Đại Tư Lược Sử đã nhận xét: “Nguyễn Quỳnh văn chương nổi tiếng ở đời, nói năng kinh người, thạo quốc âm, giỏi hài hước…” Những hình ảnh miêu tả Trạng Quỳnh trong tập truyện “Trạng QuỳnhTập 24 – Trạng Chết Chúa Cũng Băng Hà” thì ông có một chiếc trán cao, lông mày sắc nét và bụng bự.

Theo truyện Trạng Quỳnh, ông cưới vợ người xứ Nghệ, nhưng vợ của Trạng Quỳnh là ai thì chưa có sách sử nào ghi chép lại. Tuy nhiên, qua tuyển tập truyện Trạng Quỳnh thì vợ của ông là một người phụ nữ hiền lành và thương người nhưng bà rất nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái. Trạng Quỳnh không có con nhưng có hai người con nuôi là Quỷnh và Mắm. Quỷnh là một cậu bé thông minh và tốt bụng, được cậu Quỳnh đặt cho biệt danh là “Quỷnh tai to”. Mắm được Trạng Quỳnh nhận nuôi khi cô còn là một bé gái xinh xắn chăn vịt ở nhà ông lý trưởng (Thanh Hóa). Mắm mang trong mình tính cách hiền lành và lẻo lính nhưng đôi khi cũng có chút lẻo mép.

Tại sao Trạng Quỳnh chết? Có người cho rằng Trạng Quỳnh chết do tính hay đả kích, chọc tức và gây chuyện với chúa Trịnh. Một hôm, Chúa Trịnh sai Đinh Nam Vương mời Cống Quỳnh ăn một bữa thịnh soạn nhằm “báo thù”. Khi được mời ăn, Trạng Quỳnh biết được mình sẽ bị hại chết, tuy nhiên ông vẫn nhận lời và nghĩ cách hại ngược lại Chúa Trịnh bởi ông nghĩ “mất đi một vị chúa tàn ác, bớt đi gánh nặng cho dân”. Sau khi ông về nhà, ông liền dặn vợ con “Nếu thấy anh để sách trên ngực thì không sao, còn để trên mặt thì đã đi rồi”. Ông dặn mợ Quỳnh đừng hoảng hốt mà hãy giữ nguyên hiện trường như vậy đợi khi nghe tin Chúa mất thì hãy làm tang lễ. Tin Trạng Quỳnh còn sống và đang nằm trên võng đọc sách lọt đến tai Chúa Trịnh. Ông không tin liền đem món thịt mà ông đã sai người đầu độc Trạng Quỳnh ra ăn thử thì băng hà vì chất độc có trong thức ăn.

Khánh Lan

Tài liệu tham khảo:

  1. Giai phẩm Xuân Quý Mão, 2023. Vietnamese magazine
  2. Internet.