Tin tức

Buổi giới thiệu sách “Tưởng Niệm Cố Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm”, và tác phẩm tái bản “Sám Hối”

Bấm vào đây để xem thêm hình

Cố Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm

Cố Thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh

Tiểu Thuyết Sám Hối, một “Bonjour Tristesse” thứ hai.  Mùa thu tháng 9 này, năm 2018 nhà văn Nguyễn Quang sẽ cho ra mắt sách Sám Hối (mà lần đầu tiên được ấn hành năm 1967, và sau năm 1975 sách đã tuyệt bản), vì được nhiều độc giả yêu cầu, sách sẽ được trình làng tại San Jose. Tiểu thuyết Sám Hối, có thể xem như một “Bonjour Tristesse” thứ hai theo sự so sánh của tôi. Dù xét về mặt chủ quan hay khách quan thì cả hai tiểu thuyết Sám Hối và Bonjour Tristesse có những điểm tương đồng về loại văn học lãng mạn, về luân lý xã hội, và về văn học hiện sinh.   Nhìn trên những tủ sách thế giới văn học, những tác phẩm đề cập về yếu tố phóng khoáng tình ái, sự kiện ngoại tình hay yêu cuồng sống vội trong tình yêu, mà những sách như Yêu (Chu Tử), Vòng Tay Học Trò (Nguyễn Thị Hoàng), Ngoại Tình (Nguyễn Quang), Madame Bovary (Gustave Flaubert), Anna Karenina (Leo Tolstoy), La Dame aux Camélias (Alexandre Dumas), The Pickwick Papers (Charles Dickens), Doctor Zhivago (Boris Pasternak), Lady Chatterley’s Lover (DH Lawrence), The End of the Affair (Graham Greene), Memoirs of a Woman of Pleasure (John Cleland), The Secret Lives of Married Women (Elissa Wald), Endless Love (Scott Spencer), Lust ( Susan Minot),… Những tác phẩm chuyên về chuyện tình yêu, có sách đề cập về yêu, yêu thật bạo.   Tuy nhiên, khi xét qua về sách Sám Hối chứa đựng nội dung phản ảnh xã hội trong thời thế khi chiến cuộc tại Việt Nam leo thang mạnh, xã hội có bòng dáng người Mỹ vào cuộc (1967), xã hội đảo lộn khá phức tạp, tác giả Minh Đức Hoài Trinh phần nào tạo dựng nội dung với nhiều yếu tố như vậy, từ những nhân vật được lồng vào cốt truyện này cho thấy sự khéo léo đặt để của tác giả.   Tựa sách được mang tên của một nạn nhân bé nhỏ của xã hội. Cháu bé Trần thị Sám Hối được chào đời trong hoàn cảnh nhiêu khê, phức tạp để rồi kết cuộc là sự bi đát để mọi người trong cuộc phải sám hối. Đấy là thông điệp mà tác giả Minh Đức Hoài Trinh muốn nhắn gửi ở phần kết cuộc. Tôi rất thích phần kết cuộc mà tác phẩm của nhà văn Minh Đức Hoài Trinh đưa ra cho ta suy nghĩ: Ai sẽ lả người tội lỗi nhất ? Ai sẽ phải sám hội nhiều hơn cả ? Người con gái Uyển thác loạn tạo ra bé Sám Hối là nguồn gốc của tội lỗi ư?  Hay bà mẹ gốc nhà mô phạm với nghề dạy học và bà có những ham muốn riêng tư, đã bỏ bê con gái,… Bà giáo Ảnh sám hối chăng ?   Tác giả Minh Đức Hoài Trinh không quy tội, không kết án ai cả. Nhưng nếu bạn là độc giả sách này, kết luận đã cho phần mở, (conclusion ouverte, open conclusion) là dành cho bạn vậy. Sám Hối là một tác phẩm đáng suy ngẫm.   Việt Hải Los Angeles