Khánh Lan,  Văn Thơ

NGƯỜI ANH THÂN TÌNH

(Viết về Nhà Văn Việt Hải, người anh “Văn Học Tâm Đắc”)

Trong bài này, tôi xin dùng chữ “Anh Việt Hải” thay vì “Nhà Văn Việt Hải”cho thân mật, nhưng xin được viết hoa chữ “A” cho chữ “Anh” để tỏ lòng kính trọng.

NV Việt Hải và Khánh Lan

Tôi thực sự bước vào làng văn khi dịch bệnh COVID 19 bắt đầu hoành hành trên thế giới với mức độ cao nhất và chắc chắn nó đã để lại ảnh hưởng rất lớn trong đời sống của tất cả mọi người trên thế giới. Hậu quả của dịch bệnh COVID 19 đã làm đình trệ mọi sinh hoạt Văn học cũng như các lãnh vực ca vũ nghệ thuật & âm nhạc của Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian (NVNT & TTG). Những buổi họp mặt “hàn huyên bàn luận và hoạch định” chương trình trong tương lai của anh em chúng tôi cũng tạm dừng lại và phương tiện duy nhất để liên lạc là “điện thư” (email) và “hàn huyên tâm sự” là cái điện thoại di động.

Riêng phần tôi cũng ôm ấp một nỗi buồn riêng, bởi hơn mười-hai năm đeo đuổi với nôm vũ nghệ thuật, đã tập cho tôi một thói quen khó bỏ quên “đam mê ca vũ”, nhất là dươc cùng các bạn trong nhóm vũ tụ họp mỗi cuối tuần để tập múa và giải lao “ăn uống”. Tiếc thay COVID 19, đã biến những buổi chiều cuối tuần của chúng tôi “Ban Vũ Tiếng Thời Gian” trở thành trống trải và vô nghĩa. Những buổi họp mặt để tập luyện, ca hát tạm gác lại để nhường chỗ cho những ngày tháng ngồi bó gối trong lo sợ và suy nghĩ vẩn vơ. Bạn nghĩ xem, tôi nên làm gì cho những ngày ngồi “tù giam lỏng” này đây?

Khánh Lan & Thanh Châu

Những ngày vui chơi cùng các bạn trong nhóm múa

Một hôm, tôi xem lại cuốn phim phim The Sound of Music của đạo diễn Robert Wise do Ernest Lehman viết kịch bản năm 1965. Thủ vai chính trong cuốn phim này là hai diễn viên xuất sắc: Julie AndrewsChristopher Plummer. Bộ phim nhạc kịch này dựa trên vở nhạc kịch cùng tên của Broadway, bài hát được viết bởi Richard Rodgers, Oscar Hammerstein II và kịch bản của Howard LindsayRussel Crouse. Phim The Sound of Music được quay ở Salzburg, Áo, BayernNam Đức và ở trường quay 20th Century Fox tại California. Bộ phim giành giải Oscar cho phim ca nhạc hay, nổi tiếng nhất của năm 1965, Album nhạc phim cũng đã được đề cử Giải Grammy cho Album của năm ấy. Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ đã chọn The Sound of Music cho việc bảo tồn ở Kho lưu trữ phim Quốc gia Hoa Kỳ vào năm 2001. Chính một câu nói của Julie Andrews trong phim đã gây sự chú ý và mở cho tôi một hướng đi mới, ly kỳ và thú vị sau này. Đó là câu:

“KHI CÁNH CỬA NÀY ĐÓNG LẠI, THÌ CÁNH CỬA KHÁC TỰ MỞ RA”

            Thật vậy, khi cánh cửa “ca vũ” của nhóm chúng tôi đóng lại, thì tôi những tưởng, “thế là hết”. Cái cảm giác nuối tiếc, tuyệt vọng nhen nhúm trong tâm trí tôi. Thế là mất hết “Niềm đam mê Vũ Nghệ Thuật”. Và thưa các bạn, trong cơn tuyệt vọng ấy, một cánh cửa hy vọng đã mở ra cho tôi, Vâng cánh cửa “Văn họcđã tự mở ra, chào đón bước chân tôi.

CÁNH CỬA VĂN CHƯƠNG THI PHÚ

Nhà Văn Việt Hải, người mà tôi tự đặt tên là “người anh thân tình” gọi điện thoại cho tôi trong lúc tôi ở trong trạng thái “chán ơi là chán và không biết làm gì để giết thời gian, anh đề nghị:

  • Khánh Lan đang làm gì thế?
  • Thưa, chẳng biết làm gì.
  • Sao Em không viết văn cho đỡ buồn?
  • Viết văn à? Em chưa bao giờ nghĩ là mình sẽ viết văn.
  • Anh tin là Em có khả năng… Anh đã nhìn thấy và đọc bài Em viết về “Áo dài Việt Nam qua dòng thời gian” và hướng dẫn các bạn trong nhóm minh họa phần trình diễn áo dài trong ngày Ra Mắt Sách (RMS) của Giáo Sư (GS) Trần Quang Hải… Rất khá…
  • Thật à?
  • Thử viết lại đi, anh sẽ hướng dẫn.

Ngần ngừ một lúc, tôi trả lời:

  • Anh cho Em thêm vài tuần để em suy nghĩ kỹ nhé.
  • Được Em ạ. Nhưng Em phải hiểu rằng. Một khi Em bước vào tuổi 65-70, cái tuổi không còn thích hợp với ngành “Vũ & ca hát” nữa. Ngược lại, “Văn” sẽ cho Em một “vị trí” tốt và bảo đảm hơn trong lãnh vực văn chương. Anh thấy tiếc, nếu Em không chọn ngành Văn, bởi anh nhìn thấy ở Em, có triển vọng trở thành một “Nhà Văn” và thành công những là khác… Hay là Em có thể chọn cả hai cũng tốt.
  • Anh cho em xin một thời gian nữa. Viết văn hay gia nhập ban hợp xuống Ngàn Khơi, Em sẽ chỉ chọn một trong hai cái. Có như thế, Em mới có thể dồn hết khả năng, tâm trí và kiến thức của mình để tập trung (Focus) vào lãnh vực ấy. Nhất là để Anh không thất vọng về Em.

Gác điện thoại, tôi ngồi trong yên lặng và suy nghĩ mông lung, vì đây không phải là lần đầu tiên Anh Việt Hải khuyến khích tôi bước vào lãnh vực văn học. Tôi không nhận lời Anh Việt Hải bởi tôi còn đang bị gằng co giữa hai lựa chọn. Sự việc là: Thanh Châu, một người bạn rất thân của tôi hiện đang sinh hoạt trong ban hợp xướng Ngàn Khơi, bạn rủ tôi gia nhập ca đoàn. Tôi còn phân vân chưa trả lời Thanh Châu, vì tôi không chắc mình có thời gian và khiên nhẫn theo đuổi và thi hành những quy luật mà ban hợp xướng đưa ra? Giữa viết văn và âm nhạc, tôi không biết nên chọn bên nào? Thứ nhất là để không làm buồn lòng Thanh Châu, và thứ hai là không làm phụ lòng Anh Việt Hải? Vì vậy, tôi chưa dám trả lời ngay để có đủ thời gian suy nghĩ chính chắn hơn.

Ba tuần lễ trôi qua, tôi gọi điện thoại xin lỗi Thanh Châu, và dĩ nhiên là bạn tôi cũng buồn và lòng tôi cũng chẳng vui, nhất là từ nay tôi đã làm mất cái cơ hội để cùng các bạn tập múa, tập hát, đi trình diễn và nhất là không còn những giây phút vui cười bên nhau…Chỉ nghĩ như thế thôi cũng đủ làm tim tôi thắt lại và mắt tôi mờ lệ…

Thế rồi thời gian cách ly vì dịch bệnh COVID 19 đã thực sự cho tôi một cơ hội để viết văn và quen dần với văn chương, chữ nghĩa, máy computer. Từ đấy, thay vì ngồi ngồi nghĩ cách để minh họa các màn vũ thì tôi lại vùi đầu vào tài liệu tham khảo, nặn óc ra những câu chuyện tình trường éo le, hoàn cảnh bi thảm. Nhưng ít ra, tôi biết mình đã làm một người rất vui và hài lòng: Đó là Anh Việt Hải.

Viết Văn”, một lãnh vực tuy không xa lạ đối với tôi nhưng tôi vô cùng lo sợ, nhưng đã chọn rồi thì không thể lùi bước, mà muốn trở thành một nhà văn, thì phải dấn thân, mà đã dấn thân rồi thì phải hy sinh (dựa theo Jean Paul Sartre) và nhất là thất hứa với Anh Việt Hải. Thôi cũng đành “nhắm mắt đưa chân” vậy để xem định mệnh sẽ đưa mình về đâu.

Phải chăng “cái duyên tiền định” đã đến với tôi, cho tôi gặp được “Thầy Việt Hải”, một người “Thày” tận tâm với nhiều kiên nhẫn, một người Anh “thân tình” mà tôi hằng quý mến, khâm phục bởi sự kiên nhẫn, kiến thức thông suốt. Kiên nhẫn, vì anh đã thuyết phục được tôi di9 vào con đường văn học. Tận tâm, vì anh đã bỏ hằng giờ để hướng dẫn và khuyến khích tôi viết văn. Phải chăng chính Anh là người đã khám phá ra tôi, khám phá ra một tiềm năng ẩn náu trong tôi mà bấy lâu nay, chính tôi cũng không nhìn thấy. Thượng Đế thật công bằng, Người đã ưu ái dành cho anh một kiến thức uyên bác, biết nhiều, hiểu rộng, để anh dẫn dắt thế hệ trẻ, những cây bút non nớt bước vào vườn hoa văn hóa. Có lẽ cái trí nhớ phi thường, cái kiến thức sâu rộng, thấu hiểu tường tận về văn học Âu Á là cái bổng lộc mà Trời đã ban cho Anh để bù đắp lại sự thiệt thòi về thể xác.

TÔI BẮT ĐẦU VIẾT VĂN

Khánh Lan

Khởi đầu sự nghiệp “cầm bút” mới thật là nhiêu khê, là cả một sự sự kiên nhẫn, học hỏi, nghiên cứu, và nhất là sự cho phép của thời gian. Để có thời gian để viết văn, tôi thật sự hy sinh những cuộc vui và quên luôn cả bổn phận của một “người vợ”. Câu nói:

“Đằng sau một người đàn bà (đàn ông) thành công

luôn có bóng dáng người đàn ông (phụ nữ)

Những câu nói như trên, tưởng chỉ là câu nói sáo rỗng, nhưng tôi cho rằng rất đúng trong trường hợp của tôi. Thật vậy, ngày nay khoa học chính thức công nhận như sự tham khảo của Bác Sĩ Science Alert và các cuộc nghiên cứu của các Viện Đại Học,họ đã đưa ra những công trình nghiên cứu và thử nghiệm qua nhiều trường hợp khác nhau. Tôi xin đưa ra vài trường hợp điển hình dưới đây:

  • Trong trường hợp của cựu tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama về tầm ảnh hưởng của Michelle Obama trong sự nghiệp chính trị của ông. Ông đã chia sẻ: “Nếu bạn hỏi ngày ấy điều gì giúp tôi tỉnh táo, giữ tôi được cân bằng, cho tôi sức mạnh đương đầu với mọi áp lực, thì đó là người phụ nữ này (chỉ vào vợ). Cô ấy không chỉ là một Đệ nhất phu nhân tuyệt vời, mà còn là nền tảng vững chắc, để tôi dựa vào đó bất kỳ lúc nào.”
  • Năm 2017, Đại Học Carnegie Mellon đã nghiên cứu vấn đề này một cách khoa học hơn, với giả định rằng khả năng thành công của một người sẽ cao hơn khi vợ (hoặc chồng) của họ sẵn sàng hỗ trợ phía sau như trường hợp của cặp đôi Victoria và David Beckham.
  • Các chuyên gia từ Đại Học Washington (St. Louis) cũng thực hiện một thí nghiệm và kết quả cho thấy sự nghiệp của một người không chỉ phụ thuộc vào bản thân, mà người đồng hành cũng cực kỳ quan trọng như trong trương hợp của cặp vợ chồng Mark Zuckerberg – CEO Facebook. Doanh nhân Zuckerberg từng thừa nhận rằng Pricilla là người đi cùng và có vai trò cực kỳ quan trọng khi xây dựng sự nghiệp của họ. Năm 2017, Mark Zuckerberg đã nhắc đến vợ mình là Priscilla trong một buổi hội thảo, rằng cô là người đã đứng sau động viên ông tiếp tục theo đuổi dự án mạng xã hội. Mark Zuckerberg cũng thừa nhận rằng Priscilla là người quan trọng nhất trên đời. Họ kết hôn năm 2012, Priscilla đã gây nhiều ảnh hưởng trong sự nghiệp của ông sau này.
  • Ngôi sao nổi tiếng Beyoncé, một nữ ca sĩ từng chia sẻ rằng chồng cô đã hỗ trợ và trở thành một nền tảng, một bệ phóng cực kỳ vững chắc cho cô trong sự nghiệp âm nhạc.

Phần tôi, từ ngày quyết định chọn nghề “cầm bút”, tôi như người trong cơn nghiện “viết văn”, cái computer trở thành người bạn “tri kỷ” của tôi, tôi say mê, miệt mài và vùi đầu với “ngòi viết” và quên mất cái bổn phận tối cao của một người phụ nữ đã có gia đình. Chồng tôi, Mạnh Bổng, từ ngày ấy, bỗng trở thành “Mr. Mom” bất đắc dĩ, anh lo toan, khoán xuyên nọi việc trong nhà để tôi ôm mộng trở thành “Văn, thi Sĩ”.

Mạnh Bổng và Khánh Lan

MỘNG TRỞ THÀNH VĂN THI SĨ

Những ngày tháng đầu cầm bút thật vất vả, Anh Việt Hải và tôi “on the phone, off and on” hầu như mỗi ngày, từ 10 sáng đến 10 tối, nếu không để chỉ dẫn cho tôi về những quy tắc, luật lệ khi viết văn thì lại giải thích cho tôi nghe những bài văn mẫu, lịch sử cũng như sự nghiệp văn chương của các thi hào như Baudelaire, Mattie, Allan, Tagore, v.v… Các Đại văn sĩ như Proust, Hugo, Twain, Hesse, Gide, v.v…khuyến khích tôi nghiên cứu về triết học Hiện Sinh (Esistentialism), Siêu Hình Học (Metal Physic), v.v… khiến tôi có cảm tưởng như lạc vào mê hồn trận, tẩu hỏa nhập ma, nhưng đồng thời, tôi nhận thấy mình như bị lôi cuốn vào một chân trời mới, một đam mê học hỏi, tìm tòi, khám phá, những điều mới lạ. Tôi ghi chép luôn tay, cố gắng nhồi vào bộ óc “già nua nửa vời” những gì Anh Việt Hải quyết tâm chuyển tải vào “bộ nhớ” của tôi. Có những lúc tôi như rối trí (overwhelmed), mệt mỏi và muốn bỏ cuộc… nhưng nghĩ đến công lao của Anh Việt Hải, tôi lại cố gắng.

Bài tập đầu tiên Anh Việt Hải giao cho tôi là phân tích về thi ca của Việt Nam. Tôi sốt sáng thi hành ngay. Trước tiên, tôi chọn các nhà thơ mà tôi yêu thích từ thuở “tuổi hoa tím” (theo GS Quyên Di)  như Đinh Hùng, Bùi Giáng, Nguyễn Chí Thiềng, Tản Đà, Phùng Quán, Nguyễn Bính, Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa, v.v… Học thuộc lòng, xong tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích và tập bình luận các bài thơ và các tác giả ấy… Thế rồi, bài bình luận và phân tích chưa đi đến đâu, thì anh Việt Hải đã vội vã “bẻ lái” qua phần Văn chương, khuyến khích tôi theo lãnh vực biên khảo thay vì viết tiểu thuyết tình cảm xã hội. Tôi bắt đầu nghiên cứu về những tác phẩm Nobel như: Những Kẻ Khốn Cùng (Les Misérables) của Victor Hugo; Một Thời Để Yêu và Một Thời Để Chết (Zeit Zu Leben und Zeit Sterben) của Erich Maria Remarque; Tuổi Trẻ Băn Khoăn (Demian) và Câu Chuyện Dòng Sông (Siddhartha) của Hermann Hesse; Trà Hoa Nữ (La Dame aux Camélias) của Alexandre Dumas, Jr.; Khung Cửa Hẹp (La Porte E1troite) của André Gide; Đi Tìm Thời Gian Đã Mất (À la Recherche du Temps Perdu) của Marcel Proust; v.v…Và cứ thế, tôi say mê như lạc vào một thế giới đầy thú vị và khuyến rũ, tôi dần dần như quên hằn miềm đam mê ca vũ… và cuộc đời tôi bắt đầu chuyển qua một hướng đi mới…

Tháng 09 ngày 19, 2020 là ngày RMS của tôi với 4 tác phẩm: Tác phẩm thứ nhất, mang tên “Đôi Nét Về 10 Tác Giả Âu Mỹ Cận Đại”. Tác phẩm thứ hai là Truyện dài Dĩ Vãng Khôn Nguôi, Tác phẩm thứ ba với 10 truyện ngắn “Tình Yêu, Cuộc Đời và Định Mệnh“ vàTác phẩm thứ tư là Tuyển tập trinh thám “Thám Tử Lê Minh”. Sự thành công trong ngày RMS của tôi, cả hai anh em chúng tôi đều vui mừng. Anh Việt Hải mừng vì tôi đã không bỏ cuộc. Còn tôi, vui vì tôi đã không phụ lòng Anh và không phí công của Anh đã dày công luyện tập cho tôi trong hai năm qua.

Sau khi hoàn tất 4 tác phẩm, Anh Việt Hải đề nghị tôi chuyển hướng sang phần nghiên cứu về Tâm Lý Học và Tôn Giáo và một năm sau, tôi hoàn tất 2 tác phẩm: Phân Tâm Học và Đời Sống cũng như Tam Giáo Đồng Nguyên.  Quyển Phân Tâm Học và Đời Sống tương đối không xa lạ cho tôi, bởi đó là lãnh vực chuyên môn của tôi. Nhưng khi nghiên cứu về Tam Giáo Đồng Nguyên thì hẳn là vô cùng nhiêu khê và hoàn toàn mới lạ đối với tôi. Tôi như lạc vào một khu vườn đầy hoa thơm cỏ lạ mà không biết bắt đầu từ đâu. Nhất là với một người theo đạo Thiên Chúa giáo như tôi thì các nguyên lý và giáo điều của Nho, Lão và Phật giáo tôi chưa thấu hiểu tường tận. Nhưng quả thật, khi bắt đầu nghiên cứu về Tam Giáo, tôi say mê cũng như học được nhiều điều mới lạ và thu hút tâm trí tôi một cách lạ lùng. Đầu mùa Thu 2021, tôi hoàn tất hai tác phẩm Phân Tâm Học & Đời Sống và Tam Giáo Đồng Nguyên. Hai tác phẩm này RMS vào đầu Xuân 2023 ngày 25 tháng 06 cùng với tác phẩm Tự Lực Văn Đoàn, Hậu Duệ và Thân Hữu, Tập 2.

Phần văn học tạm xong, Anh Việt Hải lại quay tôi như “chong chóng”. Năm 2022, khi nhóm chúng tôi mở một lớp học online về hòa âm và sáng tác, anh Việt Hải lại ưu ái ghi tên tôi vào lớp học, dưới sự chỉ dẫn của GS NS Minh Trí. Thế là tôi tập tểnh làm thơ, viết nhạc. Nay lớp học đã mãn khóa mà tôi vẫn còn mò mẫm như thể “mò kim dưới đáy biển”… chẳng biết đến bao giờ mới trở thành “Nhạc Sĩ”? (Chắc hẳn là còn lâu…lâu…lắm)

            Một dự định cuối để đền đáp công ơn của “Thày Việt Hải” tôi đang cố gắng hoàn tất tập thơ “BÓNG THỜI GIAN” với những bài thơ “con cóc” mà tôi ấp ủ đã lâu và hai tác phẩm nghiên cứu về Siêu Hình Học & Triết Học Hiện Sinh.  Chấm dứt một “HÀNH TRÌNH VĂN HỌC, THI CA” của tôi.

Khánh Lan, California, Sept. 02, 2023