Đôi Lời Phi Lộ
Dương viết Điền.
Ai đã từng đọc những chuyện trinh thám đều biết rằng, bất kỳ câu chuyện nào cũng làm cho chúng ta say mê nhờ nội dung của các câu chuyện quá kỳ bí, hồi hộp, ghê rợn và lắm lúc kết cuộc thật đau lòng. Vì vậy, các tác giả của những chuyện trinh thám phải là những nhà văn có những đặc tính như thích phiêu lưu mạo hiểm, thích dấn thân, thích tò mò và nhất là trí tưởng tượng rất mạnh đến tuyệt vời, lắm lúc hơn cả tuyệt vời!. Họ thường rất thông minh, lanh lẹ, năng động, hoạt bát. Lắm lúc họ xông xáo vào đời một cách liều lĩnh, nhiều lúc rất ngoạn mục. Nhờ thế những tác phẩm của họ được thai nghén bằng những dữ kiện thật kỳ bí, hấp dẫn, thật ly kỳ và hồi hộp. Thế nên lắm lúc đọc các tác phẩm trinh thám của họ, ta cảm thấy như bị nghẹt thở, sởn da gà, cảm thấy như dựng tóc gáy, rụng rời tay chân!
Tuy nhiên, cho dù những người nào có năng khiếu thiên phú đi nữa, nhưng một khi muốn hành nghề thám tử để điều tra tôi phạm, người ta phải học qua những khoá học chuyên môn về nghiêp vụ này. Thế nên ngay từ đầu, tác giả đã cố ý trang bị cho nữ thám tử Lê Minh trong cốt chuyện bằng những khoá học như phải tốt nghiệp Cao học Criminal Justice, hoàn thành khoá đào tạo của Học viện Cảnh sát và sẽ gia nhập Lực Lượng Tư Pháp Tội Phạm Sát Nhân.
Điểm qua một số nhà văn trên thế giới với những tác phẩm của họ viết về chuyện trinh thám, ta thấy rất nhiều nhà văn nam cũng như nữ, đã để lại cho đời những tác phẩm thật hấp dẫn và lâm ly, thật ngoạn mục và hồi hộp đến toát mồ hôi hột. Chẳng hạn như văn sĩ người Anh Ian Flaming với điệp viên 007 lừng danh nhất thế giới, văn sĩ Conan Doyle với tác phẩm nổi tiếng Sherlock Holmes, nữ văn sĩ Agatha Christie với tác phẩm Án Mạng Trên Sông Nile, nhà văn Da Brown với tác phẩm Mật Mã Davinci, tác giả Lôi Mễ với tác phẩm Đề Thi Đẫm Máu, nữ văn sĩ Gillian Flyn với Cô Gái Mất Tích, nhà văn Shannon Mc Kenna với Đứng Trong Bóng Tối, nhà văn Thomas Harris với Sự Im Lặng Của Bầy Cừu, nhà văn Thuỵ Điển Stieg Larsson với Cô Gái Có Hình Xăm Rồng, nhà văn Truman Capote với Máu Lạnh, nhà văn Nhật Minato Kanae với Thú Tội, nhà văn Nesbo với Chim Cổ Đỏ, nhà văn Việt nam Phạm cao Cũng với Chiếc Gối Đẫm Máu, Vết Tay Trên Trần, nhà văn Thế Lữ với tác phẩm Lê Phong và Mai Hương, Gói Thuốc Lá, Đòn Hẹn, Tay Đại Bợm.
Đặc biệt trong bài đôi lời phi lộ này, tôi muốn đề cập đến những nhà văn nữ viết về chuyện trinh thám. Ai cũng biết rằng phái nữ thường được mệnh danh là phái liễu yếu đào tơ với những đặc tính nhu mì, hiền hậu thường chỉ thích đọc và viết về những chuyện tình yêu lãng mạn, những chuyện tình buồn vời vợi, khi thì nức nở sầu thương, khi thì giận hờn tiếc nuối để rồi biệt ly và xa nhau, chứ ít khi viết về những chuyện đánh đấm, võ thuật, múa may quay cuồng, đâm chém giết nhau, thịt rơi máu đổ; hay những tác phẩm liên quan đến hình sự, điều tra tội phạm, nói chung là các chuyện phản gián, chuyện gián điệp, chuyện tình báo.v v…Vậy mà trong những nhà văn nữ của thế giới nói chung và của Việt nam nói riêng, có một nữ văn sĩ Việt nam ở hải ngoại đã dấn thân bất chấp thân phận là liễu yếu đào tơ đã quyết chí hoàn thành một tác phẩm về chuyện trin
Nhà văn Tess Gerritsen với tác phẩm Call after Midnight, Peggy Sue Got Murdered, The Bone Garden. Xin xem hình kèm bên dưới.
Nhìn chung, tác phẩm “Tuyển Tập Truyện Trinh Thám” này là một tác phẩm rất có giá trị cho ngành tội phạm hình sự theo đó, những ai mới bắt đầu vào nghề hay đang hành nghề thám tử, gián điệp, cần nên đọc để trau giồi thêm kiến thức nghề nghiệp và rút tỉa kinh ngiệm quý báu trong lúc hành nghề.
Tóm lại, với tác phẩm “Tuyển Tập Truyện Trinh Thám”, nữ văn sĩ Khánh Lan đã để lại cho đời một kiệt tác về văn chương Việt nam tại hải ngoại, đặc biệt trong lãnh vực về chuyện trinh thám, rất hấp dẫn, thật hồi hộp, đọc xong sẽ nổi da gà và dựng tóc gáy ngay. Tôi xin trân trọng giới thiệu với độc giả khắp năm châu tác phẩm trinh thám thật tuyệt vời này.
California, ngày 20 tháng 02 năm 2021.
Dương viết Điền.
(Hình ảnh trong bài lấy từ Wikipedia).
California, ngày 20 tháng 02 năm 2021.
Dương viết Điền.
(Hình ảnh trong bài lấy từ Wikipedia)