ĐIỂM SÁCH: Tự Lực Văn Đoàn và Các Cây Bút Hậu Duệ.
Do nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật tổ
chức với sự cộng tác của Văn Thơ Lạc Việt, ra mắt sách ngày Nov. 19, 2019 tại
San Jose.
(Bài viết này do nhà biên khảo, nhà
văn Diệu Tần viết một tuần trước, nhưng vì lý do sức khỏe nay ông viết tiếp).
Một số lớn nhà biên khảo văn sĩ, thi sĩ có những nhận định về TLVĐ, nhất là Nhất Linh Nguyễn Tường Tam….Trong đó phải kể đến Hoàng Xuân Hãn là một nhân văn học mới nổi bật hơn tất cả thời gian 1932 đến 1942.
Nhà văn nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc nói: TLVĐ không những góp công lớn về văn học mà còn giúp năng cao nền văn học Việt Nam. TLVĐ đã tạo nên một phong trào thay đổi đường lối văn học và nâng Việt ngữ (Quốc Ngữ) ngày càng trong sáng.
Nhất Linh, Nguyễn Tường Tam là giám đốc, là con chim đầu đàn dựa trên “Mưới Điều Tâm Niệm” của Hoàng Đạo đã dứt khoát không do dự, quyết đổi mới, vừa lãng mạn vừa bình dân, đả phá phong kiến bằng văn, thơ, họa trên tờ Phong Hóa và Ngày Nay.
Nhất Linh và hai người em Thạch Lam, Hoàng Đạo rồi cùng với Khái Hưng, Thế Lữ, Tú Mỡ, Nguyễn Gia Trí 7 người, sau này nhận thêm Nguyễn Thị Vinh, Tường Hùng và Duy Lam (2 người sau là hậu duệ).
Cụ tổ Nguyễn Vân gốc làng Cẩm Phổ, Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (Không phải là Cẩm Giàng, hải Dương).
Tại sao cụ Vân lại có tên đệm là Tường ?
Chi tiết này trong sách đã kể, người viết kể chuyện: Đồi Phước Tường có đường xe hơi lên tới đỉnh. Tôi ở trong ngành Công Binh để quan sát ghi chép đường lộ cầu cống ngoài quốc lộ, tới tỉnh lộ, chuyến đi quan sát Phước Tường gặp đại Úy Nguyễn Đức Thắng, sau này là Trung Tướng. Ông đang đi bộ trên đồi muốn quá giang xe Dodge 4 x 4 của tôi, tôi vội vàng nhường ghế trưởng xa cho ông, ông mặc quân phục quần 5 túi, giầy boodequin, khoát tay nhẩy lên phía sau xe, tới nơi hỏi ra mới biết ông là chỉ huy tiểu đoàn pháo Binh.!
Làng Cẩm Phổ trái phải có song Thu Bồn bao quanh, nước xanh trong chảy ra biển qua Cửa Đại Hội An (Rau muống Cẩm Phổ nổi tiếng ngon và dòn giống Sơn Tây, cọng thuôn dài xanh mướt, chỉ có ít lá nhỏ tựa một nụt măng tây dài).
Nhất Linh là con trai thứ ba (tam) trong gia đình có 5 trai 1 gái.
Ông là nhà văn, hoạ sĩ vừa là nhà chính trị, ông lập ra hệ phái trong Việt Nam Quốc Dân Đảng, Ông còn là một nhà giáo dậy tại trường Thăng Long. (Năm 2006 bức tranh lụa của Nhất Linh ký tên TAM được bán đấu gía với 75 ngàn Mỹ Kim, đề “Cảnh Phố chợ Đông Dương”.
Nhất Linh kết thân với (Khánh Giư) Khái Hưng ông gìa hơn ông Tam 10 tuổi. Ông vào học y khoa, rồi bỏ vào Cao Đảng Mỹ Thuật lại cũng bỏ, nguyên do học vẽ phải ra ngoài để vẽ, vào làng quê gặp nhiều cảnh nghèo khổ, kể cả người lao động ở thành phố khiến ông suy nghĩ và quyết định làm báo, viết văn. Ông là người sống nội tâm, it nói, trầm ngâm đôi khi cũng trào phúng.
Nhất Linh sáng tác 7 tác phẩm tiêu biểu, chưa kể được in cuốn “Xóm Cầu Mới” và “Dòng Sông Thanh Thuỷ” sau năm 1952. Không kể những bài viết theo tiết mục thường có trên Phong Hóa và Ngày Nay.
Các thành viên chính của Văn Đoàn làm việc thận trọng việc tuyển lựa bài đăng với phong cách công bằng nhận cây bút mới nhập tịch. Nhất Linh ra mắt sách ít hơn Khái Hưng, ông còn khuyến khích Tú Mỡ làm thơ hướng trào phúng (Sau này Doãn Quốc Sĩ là con rể Tú Mỡ) khuyến khích các bạn đào sâu hơn theo đúng sở trường. Ông là người mê say cải cách, cách mạng nhưng cũng giầu nghệ sĩ tính, thất bại về chính trị nhưng lại ưa thích thiên nhiên cây cỏ, thổi hắc tiêu vẽ tranh lụa bên bờ suối. “Đam mê” chuộng họa lan Thanh Ngọc đến mức bê cả chậu cho ngủ chung giường.
Khái Hưng người tỉnh Hải Dương bạn tâm giao ngay khi cùng dạy ở trường Thăng Long. thời còn nhỏ có học Hán tự. Ông có tú tài Pháp, Cũng là con quan nhưng không thích làm quan, có thiên khiếu vế Văn chương, bản tính hiền lành không tự kiêu. Tác phẩm đầu tay được đón chào nhiệt liệt là “Hồn Bướm Mơ Tiên” Tiếp nữa là “Nửa chừng xuân” sức sáng tác thực phong phú với 24 tác phẩm (có cuốn viết chung với Nhất Linh. Ông bà Khái Hưng không có con trong khi Nhất Linh có 10 người con, và tặng Khái Hưng một con trai làm con nuôi nhận là họ Trần, Trần Khánh Triệu. (Cũng là Nguyễn Tường Triệu). Ông viết truyện luận đề trong gia đình Việt Nam và xã hội thời đó.
Khởi đầu Khái Hưng và các bạn đồng chí hướngviết và làm thơ về chế nhạo những hủ tục hống hách làng xã huyện (nhân vật lý toét, Xã Xệ, Gang Bạnh, Lý đình dù) Đề cao cá nhân chống bất công xã hội. Càng về sau đả phá tham lam, thực dân và chuyển mạnh về xã hội chính trị.
Sau 1945 chống đối Việt Minh Cộng Sản.
Khái Hưng được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan ví với nhà văn Pháp Alfred De Musset thi sĩ của giới thanh niên chú tâm đến cải cách gia đình và xã hội. Khái Hưng được giới trẻ vì ông hiểu được tâm lý của con người.
Văn Chương TLVĐ muốn xây dựng đất nước, đề cao tình tự dân độc, đòi quyền làm người, bênh vực nữ giới, chính vì thế Việt Minh rất kỵ TLVĐ nên đã bắt Khái Hưng và Nguyễn Tường Cẩm. Hai người bị thủ tiêu, Khái Hưng bị giết cách dã man, xác dìm xuống sông Cửa Ga.
Khái Hưng xứng đáng là nhà báo, nhá văn, nhà cách mạng chân chính.
Thạch Lam người con thứ sáu trong gia đình, có mái tóc nghệ sĩ dáng người ẻo lả. Nhà văn Vũ Bằng có nói: Cái gì của Thạch Lam cũng nhẹ nhàng từ câu nói, từng bước đi… dường như nếu bước mạnh thì đất nó đau… bút pháp ông tinh tế không kiểu cách. Ông viết dễ hiểu, thanh cao. Qua đời với tuổi 32, Thạch Lam cho thấy là người tài nhưng mệnh yểu. Phải chăng là định mệnh, là tướng số. Ông cho ra đời một truyện dài, một truyện ngắn, một cuốn nghị luận văn chương đó là cuốn “Theo Dòng” Ông coi trọng phẩm hơn lượng, có giá trị ở tầng cao.
(Bà Tường Nhung con gái lớn của Thạch Lam kết hôn với Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, một vị tướng nổi danh trong trận mạc và thanh liêm).
Hoàng Đạo là con trai thứ sáu trong nhà, bút hiệu khác là Tứ Ly, có người cho rằng Tứ Ly là rơi vào giờ xấu nhất, còn Hoàng Đạo lại là giờ tốt nhất. Cách chọn bút hiệu tỏ ra người cương quyết rắn rỏi. Ông viết phóng sự về tòa án vì ông có bằng luật, Cuốn “Mười Điều Tâm Niệm” được coi như bản tuyên ngôn. Truyện “Trước Vành Móng Ngựa” ghi lại những truyện bi hài trong nối xử án, rồi: Bùn Lầy Nước Đọng”, “Vấn Đề Thuộc Địa” , tryện dài “Con Đường Sáng” viết chung với Nhất Linh.
Giống như Khái Hưng đều không thích làm quan, có cơ hội để làm tri huyện nhưng ông từ chối. Ông là đại biểu Quốc Hội chắp vá Quốc Cộng, rồi làm bộ trưởng bộ kinh tế ít tháng. Nghe nói lại, hồi làm công chức tại Đà Nẵng, được giới thiệu một tiểu thư con quan lớn trong triều, nhưng ông từ chối.
Các hậu duệ: Chưa có thế hệ thư ba cầm bút, cũng như ít người còn trẻ cỡ sáu mươi, phần đông tuổi từ 70 trên, dưới 80: Nguyễn Tường Thiết, Tường Hùng, Duy Lam, Thế Uyên, Tường Giang, Tường Nhung, Tường cat, Tường cường, Nguyễn Lân, Tôn Thất Niệm (Con rể) Trần Khách Triệu, Từ Dung.
Các Giáo Sư, Nhà Văn, Nhà Thơ trong sách có 5 vị là Trần Huy Bích, Phạm Quốc Bảo, và Dương Ngọc Sâm, Quyên Di, Trần Mạnh Chi, và 10 người còn lại.
Ghi Nhận: Buổi ra mắt sách “Tự Lực Văn Đoàn và các Cây Bút Hậu Duệ” thành công tốt đẹp số ngươi tới dự tiệc la 140, số sách mang theo trên 100 cuốn bán hết, những người muốn mua nhưng rất tiếc…!
Có người ghi nhận hai gia đình Nguyễn Tường và Kenedy có những nhân vật tạ thế giống nhau do hoạt động chính trị.
Ông Tường Cấm, người con thứ nhì, rồi ông Nhất Linh, ông Hoàng Đạo qua đời vì chính trị.
Điều khác nhau là họ Nguyễn Tương dùng cây bút để cải đổi, cách mạng xã hội, còn họ Kenedy không hoạt động văn chương, văn học.
Nhất Linh và Tự Lực Văn Đoàn xứng đáng được nể trọng, không thành công chính trị, nhưng đã thành NHÂN, và thành công rực rỡ về phương diện ngôn ngữ văn học và văn hóa.
Người Việt Hải Ngoại chờ đợi các cây bút hậu duệ TLVĐ nối tiếp cơ nghiệp cha ông sẽ cho xuất hiện những tác phẩm mới, dù rằng khác biệt đã 7, 8 thập niên không gian, thời gian và môi trường.