Văn Thơ

Tản Mạn Về Mùa Xuân Qua Thi Ca

Việt Hải, LA

Bây giờ tháng 12, cận cuối năm 2018, giới báo chí chuẩn bị bài vở cho Giai phẩm Mùa Xuân. Xuân cũng là dịp Tết. Hình như không gian đang rộn rã và hình như lòng tôi cũng đang hân hoan lắm. Nói đến Tết thì Tết lại vào mùa Xuân, là Năm Mới, là Lễ Hội. Tôi lại vung bút ca “bài ò e con ma đánh đu” tiễn đưa Năm Cũ Mậu Tuất 2018 ra đi và để đón mừng Năm Mới 2019, theo âm lịch là năm Kỷ Hợi.

Thật vậy, Tết mang tính linh thiêng đối với mọi người, mọi nhà, mọi giới và mọi tôn giáo.Tết Nguyên đán là thời điểm giao mùa đón Xuân sang. Mùa Xuân vốn là mùa các thi sĩ có nhiều cảm hứng với thi ca. Từ Đông sang Tây, như từ Nguyễn Bính, Huy Cận,Vũ Đình Liên, J. Leiba, Đinh Hùng, Hồ Dzếnh, Hàn Mặc Tử, Phạm Anh Dũng, Hồng VũLan Nhi, Cao Mỵ Nhân, Yên Sơn, Trần Dạ Từ, Lê Hân, Khiếu Long, Kim OanhAustralia, Annie Trần, Nguyễn Hiền, Kim Tuấn, Hồ Dzếnh, Hà Huyền Chi, Quyên Di,Hải Vân Sagittaires, Marie Christine TV, Thái Tú Hạp – Ái Cầm, Trần Việt Hải,Trần Mạnh Chi,… đến Victor Hugo, Paul Verlaine, Emily Dickinson, WilliamBlake, William Shakespeare, Théophile Gautier, và Charles Baudelaire.

Khi nào là Tết? Khi nào hết Tết?

Thuở nhỏ khi ta nhắc đến Tết như là cái gì còn lâu lắm, là cái gì phải trông chờ. Do vậy trong dân gian có những từ ngữ  vui vui như: Tết Mán mọi, Tết Ma-rốc, Tết Công-gô,… như cái gì “còn khuya”, “còn lâu”!

“Cu kêu ba tiếng cu kêu,
Trông mau tới Tết dựng nêu ăn chè”.

Với dân miệt Lục Tỉnh, hễ qua ngày Mồng 10 tháng Chạp là coi như Tết rồi. Mãi hết ngày Mồng 10 tháng Giêng năm sau thì cái không khí Tết mới hết dần đến cuối tháng Giêng là hết Tết.

Mùa xuân là một trong bốn mùa thường được công nhận ở những vùng ôn đới và vùng cận cực nam bắc, tiếp nối mùa đông và diễn ra trước mùa hạ. Về mùa xuân có rất nhiều định nghĩa, nhưng cách sử dụng khác nhau tùy vào khí hậu, văn hóa và tập quán của mỗi khu vực. Khi ở Bắc bán cầu đang là mùa xuân thì ngược lại ở Nam bán cầu sẽ là mùa thu. Vào ngày xuân phân, ngày dài xấp xỉ 12 giờ và kể từ đó trở đi quãng thời gian ban ngày bắt đầu tăng lên. Ngoài đề cập đến một mùa trong năm, mùa xuân hay “thời kỳ mùa xuân” còn thường được liên tưởng đến sự tái sinh, trẻ hóa, đổi mới, sự sống lại và tái phát triển.

Trong phạm vi văn chương thì năm tháng hay bốn mùa (có mùa Xuân, danh từ chung) dùng để tính thời gian đã trôi qua, ví dụ như:
“Xuân này đến nữa đã ba xuân, 
Đóm lửa tình duyên tắt nguội dần.”
 
(Nguyễn Bính)

hay

“Anh cho em mùa xuân 
nụ hoa vàng mới nở, 
chiều đông nào nhung nhớ…

Anh cho em mùa xuân 
mùa xuân này tất cả 
lộc non vừa trẩy lá” 
(nhạc Nguyễn Hiền, thơ Kim Tuấn).

hay

“Bầy chim hót líu lo chào mừng
Nụ xuân ngát hương dịu ngọt ngào
Làn gió mát đưa tình lên cao…

Mầu môi thắm sao mà nồng nàn
Dòng tóc vắng bay trong chiều vàng
Em có biết xuân về hay chăng?”

(nhạc Phạm Anh Dũng)

Về ý nghĩa”Xuân” như một tĩnh từ thì trong văn chương như “xuân sắc”,”xuân xưa”, “xuân xanh”, “thanh xuân”,… thuộc về tuổi trẻ, hay thuộc về thời xưa cũ, đã qua, hoặc hàm ý là tươi đẹp, tràn đầy sức sống như tuổi xuân, ví dụ như trong câu thơ sau:

“Gió đưa cây trúc ngã quỳ, 
Ba năm chực tiết còn gì là xuân!”
 
(Ca dao)

hay

“Đi bên nhau hồn chậm với vai gần
Tiếng ca buồn ôi tiếng hát thanh xuân
Ta dừng lại và nghe chiều rét mướt
Em mười sáu, tuổi kiều thơm dịu ngọt”

(bài “Ngự Trị”, Trần Dạ Từ).

hoặc

“Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời. 
Bao cô thôn nữ hát trên đồi. 
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, 
Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi”.

(“Mùa Xuân Chín”, Hàn Mạc Tử).

Trong thiên văn học người ta định nghĩa mùa xuân bắt đầu từ thời điểm diễn ra tiết xuânphân (khoảng ngày 21 tháng 3 ở Bắc bán cầu và ngày 23 tháng 9 ở Nam bán cầu) và kết thúc vào thời điểm diễn ra tiết hạ chí (khoảng ngày 21 tháng 6 ở Bắc báncầu và 21 tháng 12 ở Nam bán cầu). Trong khí tượng học, để thuận tiện thì người ta tính mùa xuân bao gồm toàn bộ các tháng Ba, Tư và Năm ở Bắc bán cầu còn tại Nam bán cầu là toàn bộ các tháng Chín, Mười và Mười Một.

Tuy nhiên,theo truyền thống thì lịch của một số nền văn hóa như lịch Ireland chẳng hạn, người ta tính toàn bộ các tháng Hai, Ba và Tư. Tại Việt Nam cũng như các nướckhác chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa thì người ta tính mùa xuân bắtđầu từ thời điểm diễn ra tiết lập xuân (khoảng ngày 5 tháng 2) và kết thúc tạithời điểm diễn ra tiết lập hạ (khoảng ngày 5 tháng 5).

Tết là mùaxuân của vạn vật. Mỗi năm xuân về một lần. Thế thì con gái tuổi nào là tuổi xuân? Xưa các cụ nói con gái tuổi trăng tròn là xuân. Tuổi đời của mỗi ngườ iđẹp nhất là thuở thanh xuân và nó lại càng đẹp hơn khi tuổi thanh xuân ấy bỗng xuất hiện một bóng hình để ta nhung nhớ và yêu thương, hãy xem thơ Đinh Hùng. Để rồi ta nghĩ ngợi về hồn thơ thi nhân Đinh Hùng nhìn xuân sang mà nhớ hương xuân người xưa:

“Xuân nào như xuân mới? 
Hương nào như hương xưa? 
Lòng chàng không có tuổi 
Duyên chàng se tình cờ”.

Trong bài”Năm qua”, nhà thơ J. Leiba (tức Lê Văn Bái đồng thuở với những TháiCan, Đông Hồ, Thế Lữ,…) cho thơ tỏa nét âu yếm yêu kiều của nỗi lòng vui buồn của người xuân nữ ở lứa tuổi trăng tròn:

“Em nhớ năm em lên mười lăm 
Cũng ngày đông cuối sắp sang xuân
Mừng xuân, em thấy tim hồi hộp
Nhìn cái xuân sang khác mọi lần”.

Khi mùa xuân mới về mọi người chúc tụng những điều tốt đẹp an lành, hãy nghe thơ Cao Mỵ Nhân:

“Hãy chúc nhau Xuân vàng bất tận
Trên quê hương đại mộng viên thành
Những cành lê tuyết từ muôn dặm
Trao tặng non sông vạn ý lành”.

hay

XUÂN MUÔN Ý

Mở cửa xem Xuân đến cách nào 
Xuân từ tám hướng gọi xôn xao
Trầm hương nhã nhạc lan trên sóng
Cánh én bay cùng tiếng hát cao

Xuân đến khi ta mải đợi chờ
Xin cùng ta sánh bước vào thơ
Ở đây không kể thời gian nữa 
Ta với Xuân chung một cõi mơ

Ta hỏi Xuân tươi trọn cuộc đời
Xuân cười: năm tháng có đầy vơi
Nhưng, bao giờ cũng vui như Tết
Bạn hỡi, mau về dự hội chơi

Xuân ở bên ta mãi nhé Xuân
Bốn bề bát ngát bóng giai nhân
Nguồn thơ bất tận dâng muôn ý
Xuân bỗng thăng hoa đẹp bội phần …

(thơ Cao Mỵ Nhân)

Đón mừng, cung nghinh mùa xuân mới, thơ chào mùa xuân sang:

Nhịp Xuân

“nghe trong cành lá chờn vờn
tiếng gió tâm sự van lơn nhánh cành
màu xanh mướt rượt màu xanh
nắng xuân vừa lót long lanh nét tình

tôi nghe gót bước bình minh
đi vào thành phố cung nghinh em về
dáng mai huệ sánh đề huề
bên lan bên cúc tỉ tê bước cùng

áo hoa vạt lụa tà nhung
lâng lâng chở mộng vào chung với người
góp nhau từng mắt môi cười
cho đời thắm thiết xuân tươi trổ màu

nghe thăm thẳm lời nguyện cầu
trời cao đất rộng lòng người bao la”.

(thơ Lê Hân).

Trong bài “Khi Em Về Mùa Xuân” như lời bình minh khi xuân về, như khi em về đất trời tưng bừng rực rỡ, vì em là mùa xuân và vì mùa xuân là em, trông đàn bướm vàng bay lượn giữa mùa xuân, ta nhìn em lòng sao nhiều bỡ ngỡ, những mùa xuânxưa khi xa vắng nhau lòng nhớ nhung vô ngần, và nay…

Khi Em Về Mùa Xuân

“Khi em về đất trời bừng rực rỡ
Đàn bứom vàng bay lựon giữa mùa xuân
Ta nhìn em lòng sao nhiều bỡ ngỡ 
Xưa xa nhau lòng rạn vỡ vô ngần

Khi em về mùa hoa đăng nở rộ 
Cúc, Mai, Đào thơm ngát những mùi hưong 
Hồn ta như lạc vào cơn mê lộ 
Trong gió xuân ai hát khúc mê thừong

Khi em về ta giật mình ngoảnh lại 
Đã một thời mình đánh mất đời nhau 
Kỷ niệm buồn mắt nhìn nhau ngần ngại 
Dấu yêu xưa như chợt sớm phai màu”. 
(thơ Khiếu Long).

Với ngườ ilính năm xưa, xuân về trong tháng ngày xông pha chinh chiến, chinh nhân trôi nổi theo vận nước, nay trong kiếp sống lưu vong biệt xứ, ta đón mùa xuân nghe sao cằn cỗi trong lòng…

“Anh tiếp tục cuộc đời làm lính
Sinh tử, phiêu bồng đến 1975
29 tháng Tư trời đất hờn căm
Anh thảng thốt theo dòng người
Lìa xa Tổ Quốc
Gần ba mươi bảy năm qua
Vẫn không thể nào quên được
Một thuở ngang trời
Một khúc chia ly
Sáng hôm nay đầu mùa Xuân
Anh ngồi ở nơi đây
Ngồi với cốc cà phê nhỏ giọt
Tai nghe nhạc phong linh cùng tiếng chim ca hót
Đón Xuân về
Sao nghe cằn cỗi trong tim!”
(thơ Yên Sơn)

Nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những thi nhân xuất sắc của phong trào Thơ mới. Thuở 1936 ông sáng tác bài thơ “Ông đồ” đăng trên báo Tinh hoa. Bài thơ đi vào văn học sử, ý thơ cho thấy sự thay đổi xã hội, chuyển mình từ nền nho họcs ang tây học.

Bài thơ này được đánh giá như một thi phẩm tuyệt tác và được nhìn từ nhiều góc độ loại nhịp thơ ngũ ngôn, chất bi kịch xã hội tính, nét triết lý về thời gian, tinh thần dân tộc tính, nỗi buồn hoài cổ, nỗi u hoài trước sự xâm lăng của người Pháp,… Điểm chính trong bài viết này là áng thơ nói về mùa xuân…

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”

Vũ Đình Liên vốn chịu ảnh hưởng Baudelaire. Vũ Đình Liên là nhà thơ kiêm nhà giáo tận tụy với công việc sư phạm, ông dạy học (môn Pháp văn) và dịch thơ, mà hầu như chỉ dịch thơ đại thi hào Pháp Charles Beaudelaire. Do vậy, sự kiện ông thích thơ Beaudelaire, ít nhiều chất thơ tự do tây phương (vers libre occidental) đã là nét đột phá cho ông thành công trong phong trào thơ mới thuở ban sơ, nên bạn bè gọi ông là “Baud Liên”, vắn tắt như là một “BaudelaireVietnamien”.

Thơ Pháp Charles Baudelaire.

CharlesBaudelaire là chủ soái của phong trào thi ca lãng mạn Pháp. Sự lãng mạn vô song trong thi ca yêu đương đầy nét xuân tình của Baudelaire qua trích đoạn phân đoạn I trong bài thi ca như sau…

” Que m’importe que tu sois sage ? 
Sois belle ! et sois triste ! Les pleurs 
Ajoutent un charme au visage 
Comme le fleuve au paysage 
L’orage rajeunit les fleurs.

Je t’aime surtout quand la joie 
S’enfuit de ton front terrassé 
Quand ton cœur dans l’horreur se noie 
Quand sur ton présent se déploie 
Le nuage affreux du passé.

Je t’aime quand ton grand œil verse 
Une eau chaude comme le sang 
Quand, malgré ma main qui te berce 
Ton angoisse, trop lourde, perce 
Comme un râle d’agonisant.

J’aspire, volupté divine ! 
Hymne profond, délicieux ! 
Tous les sanglots de ta poitrine, 
Et crois que ton cœur s’illumine 
Des perles que versent tes yeux !”

(bài Tình khúc buồn, Madrigal triste).

Phần chuyển ngữ

“Anh không cần em phải hiền ngoan.
Em hãy đẹp! Và hãy buồn! Đầy nước mắt.
Làm tăng thêm vẻ quyến rũ cho khuôn mặt.
Như dòng sông làm cho phong cảnh đẹp hơn
Như dông bão càng làm cho hoa trẻ lại.

Tôi yêu em hơn hết – khi niềm vui
Lẩn tránh vầng trán em nặng trĩu.
Khi trái tim em chết đuối trong kinh dị.
Khi sự hiện diện của em phơi bày.
Đám mây xấu khủng khiếp của thời quá khứ.

Tôi yêu em, khi đôi mắt to của em tuôn chảy
Một dòng nước mắt nóng như máu.
Mặc dù tay anh xoa dịu.
Nỗi thống khổ của em quá đỗi nặng nề, làm khoét thủng.
Như để tiếng rên của người hấp hối.

Anh hút vào sự khoái lạc thần tiên.
Bài ngợi ca thâm trầm tuyệt diệu.
Với tất cả tiếng thổn thức trong lồng ngực của em.
Và anh tin rằng trái tim em rực sáng.
Qua những hạt ngọc trai long lanh từ mắt em tuôn chảy”.

(thơ Charles Baudelaire)

Theo cung cách thi ca lãng mạn như của Baudelaire, xin đan cử ví dụ bài thơ sau:

“Nắng thức dậy tô son con gái
Thắm má đào bỏng cháy hồn si
Đôi mắt biếc thầm nói những gì
Lời hò hẹn xuân thì mở ngõ

Trang vở ước dòng thơ tình tỏ
Pha mực hiền gắn bó xuyến xao
Xếp từ Y-Ê-U con chữ kề nhau
Trang giấy mới xôn xao thương nhớ

Ý nguyên trinh đắm say bỡ ngỡ
Đoá mộng đầu e ấp bờ môi
Đời trổ hoa thơm ngát tinh khôi
Chim ríu rít trên đồi Xuân mới

Nắng Xuân nay, gió mùa chướng tới
Ký ức hồi tung bới tình xưa
Hồn ai vướng víu ngoài khung cửa
Kìa Xuân! Mùi trầm thoảng hương đưa.

(“Kìa Xuân”, Kim Oanh, Australia)

Sự lãng mạn trong thi ca của thi nhân Hồ Dzếnh trước chúa xuân như sau:

Ý Xuân

Trời đẹp như trời mới tráng gương,
Chim ca, tiếng hát rộn ven tường.
Có ai bên cửa, ngồi hong tóc
Cho chảy lan thành một suối hương…

Sắc biếc giao nhau, cành bắt cành,
Nước trong, hồ ngợp thủy tinh xanh.
Chim bay, cánh trĩu trong xuân ý,
Em đợi chờ ai, khuất bức mành?

Giữa một giờ thiêng, tình rất đẹp,
Mắt buồn và rất… rất thanh thanh.
Mày ai bán nguyệt, người ai nhỏ,
Em ạ, yêu nhau…chết cũng đành!

(Hồ Dzếnh, hay Hà Triệu Anh, 1916–1991).

Kế đến, xét qua thơ của nhà thơ lãng mạn Pháp khác là Théophile Gautier. Xem rằng ý thơ khá táo bạo về tình cảm yêu đương…

Nụ cười đầu tiên của mùa xuân (Premier sourire du printemps)

Premier sourire du printemps
Tandis qu’à leurs œuvres perverses
Les hommes courent haletants,
Mars qui rit, malgré les averses,
Prépare en secret le printemps.

Pour les petites pâquerettes,
Sournoisement, lorsque tout dort,
Il repasse des collerettes
Et cisèle des boutons d’or.

Dans le verger et dans la vigne,
Il s’en va, furtif perruquier,
Avec une houppe de cygne,
Poudrer à frimas l’amandier.

La nature au lit se repose ;
Lui, descend au jardin désert
Et lace les boutons de rose
Dans leur corset de velours vert.

Tout en composant des solfèges,
Qu’aux merles il siffle à mi-voix,
Il sème aux prés les perce-neiges
Et les violettes aux bois.

Sur le cresson de la fontaine
Où le cerf boit, l’oreille au guet,
De sa main cachée il égrène
Les grelots d’argent du muguet.

Sous l’herbe, pour que tu la cueilles,
Il met la fraise au teint vermeil
Et te tresse un chapeau de feuilles
Pour te garantir du soleil.

Puis, lorsque sa besogne est faite,
Et que son règne va finir,
Au seuil d’avril tournant la tête,
Il dit : “Printemps, tu peux venir !”.”

Phần chuyển ngữ

“Đương khi con người chạy hết hơi
Đến với những công trình tai quái của họ
Tháng Ba cười, dẫu những cơn mưa rào ào ạt
Vẫn ngấm ngầm soạn sửa mùa xuân

Với những bông hoa cúc nhỏ xinh
Nó thầm lén khi mọi vật còn đang thiếp ngủ
Là đi là lại những cổ áo xếp nếp
Rồi tỉa tót những nụ vàng tươi

Trong ruộng nho trong vườn cây quả
Nó đến rồi, gã thợ cạo lẻn qua
Với một nhúm tua mào chim thiên nga
Rắc sương giá lên vườn cây hạnh

Trên giường thiên nhiên đang ngơi nghỉ
Còn nó, đi xuống vườn hoang
Và thắt giùm hoa hồng những nụ
Trong chiếc yếm nịt nhung xanh kia

Vừa sáng tạo những hoà âm
Nó huýt khẽ với đàn chim sáo
Vừa gieo những bông hoa tuyết trên đồng
Còn trong rừng gieo hoa tím rung rinh

Trên đám cải xoong bên dòng suối
Tai nghe ngóng, hươu cúi đầu uống nước
Bằng bàn tay kín đáo nó lẩy từng bông
Hoa chuông bạc long lanh của cây linh lan

Dưới cỏ, để cho anh hái được
Nó đặt trái dâu, da mọng hồng tươi
Và dệt cho anh chiếc mũ lá cây
Để tránh ánh nắng trời

Thế rồi, khi công việc đã xong xuôi
Sự trị vì sắp đến hồi kết thúc
Bên ngưỡng cửa tháng Tư quay đầu lại
Tháng Ba ta bảo rằng: “Mùa xuân ơi, xuân đến rồi đó!”.

(Bản dịch của Đào Duy Hiệp).

Nói về mùaxuân trong thi ca Pháp có lẽ không thể không nhắc đến bài thơ Printemps của thi sĩ Victor Hugo,

Mùa xuân (Printemps)

“Voici donc les longs jours, lumière, amour, délire !
Voici le printemps ! mars, avril au doux sourire,
Mai fleuri, juin brûlant, tous les beaux mois amis !
Les peupliers, au bord des fleuves endormis,
Se courbent mollement comme de grandes palmes ;
L’oiseau palpite au fond des bois tièdes et calmes ;
Il semble que tout rit, et que les arbres verts
Sont joyeux d’être ensemble et se disent des vers.
Le jour naît couronné d’une aube fraîche et tendre ;
Le soir est plein d’amour ; la nuit, on croit entendre,
A travers l’ombre immense et sous le ciel béni,
Quelque chose d’heureux chanter dans l’infini.”

(Victor Hugo).

Phần chuyển ngữ

“Đây rồi những ngày dài, ánh sáng, tình yêu, điên quá!
Mùa xuân tới rồi! tháng ba, tháng tư với nụ cười dịu ngọt,
Tháng năm đầy hoa, tháng sáu cháy da, những tháng đẹp bạn của ta!
Rặng dương bên bờ những con sông đang ngủ,
Uốn thân mềm như cành cọ thật to;
Chim phập phồng trong đáy rừng yên ấm;
Mọi vật như cất tiếng cười, và cây xanh
Vui vì được bên nhau, trao nhau những lời thơ.
Ngày mới chào đời quấn trên đầu bình minh hiền tươi mát;
Buồi tối đầy tình yêu; đêm đến tưởng như nghe,
Qua bóng tối mênh mông và dưới bầu trời đầy ơn phước,
Một niềm vui đâu đây hát trong vô tận bốn bề.”

(Hồ Văn Hiền dịch).

Sau đây là trích đoạn của bài thơ Impression de printemps của thi sĩ Paul Verlaine.

Impression de printemps

Il est des jours – avez-vous remarqué? –
Où l’on se sent plus léger qu’un oiseau, 
Plus jeune qu’un enfant, et, vrai! plus gai 
Que la même gaieté d’un damoiseau (*).

(poème de Paul Verlaine).

Ấn tượng khi mùa xuân về

Ấy là những ngày hỡi bạn còn nhớ chăng ? 
Thuở mà bạn cảm thấy mình quởn hơn loài chim,
Vô tư hơn một đứa trẻ, và thật vậy! vui tươi hơn
Đó cũng là nỗi hân hoan của loài chim hải đảo. (*)

(thơ Paul Verlaine, VHLA chuyển ngữ.)

*: chimtrogon damoiseau > loài chim hoang dã có nhiều ở hải đảo Haiti suốt ngày ca hót hồn nhiên, vô tư.

Kế tiếp là trích đoạn thơ xuân của ba thi sĩ Mỹ Emily Dickinson; William Blake và WilliamShakespeare, người Anh.

Trời xuân.

Nắng xuân phơi phới đã về 
Quanh năm chẳng thấy đông hè thu sang
Khung trời tươi mát không gian
Tháng ba xuân đáo mai vàng hiếm khi.

(VHLA phóng tác thơ Emily Dickinson)

A Light Exists In Spring
(Poet Emily Dickinson).

A light exists in spring
Not present on the year
At any other period.
When March is scarcely here

(Poem by Emily Dickinson).

Thơ trích đoạn của William Shakespeare, bài Spring.

Vườn Xuân

Vườn xuân mùa hoa cúc trổ bông
Khung trời hiển hiện màu trắng bạc
Cúc vàng chào đón mùa xuân sang
Tô màu đồng hoa màu thỏa thích.

(VHLA phóng tác)

Spring

When daisies pied, and violets blue, 
And lady-smocks all silver-white, 
And cuckoo-buds of yellow hue 
Do paint the meadows with delight.

(William Shakespeare, derived from Love’s Labors Lost, by William Shakespeare (1564-1616).

Thơ trích đoạn của William Blake, bài Spring.

Sound the flute!
Now it’s mute.
Birds delight
Day and night.
Nightingale
In the dale,
Lark in the sky,
Merrily,
Merrily, merrily to welcome in the year
.
(poem William Blake)

Mùa xuân

Chim muông thay tiếng thanh tiêu
Dạ oanh cất tiếng sáo chiều xuân sang
Sơn ca tíu tít nắng vàng
Đêm ngày tiếng hót âm vang năm dài.

(VHLA phóng tác từ thơ xuân William Blake)

Mùa xuân buồn ly hương, cảm tác thơ sầu viễn xứ, xem thi ca Hà Huyền Chi.

Dạo Phố Mùa Xuân

Chi Dậu người hoa bắt giây leo
Vàng phai lá nhớ tay chiều ngùi thương
Hôm mai sầu rụng bên đường
Còn trên lưng gió chút hương hải tần
Dặm dài cho biết phù vân
Về đâu thì cũng cát lầm bèo trôi
Lội mòn vỉa phố quê người
Họa may tìm gặp cái tôi ngang tàng
Giao thừa lửa đốt buồng gan
Mỗi xuân lữ thứ có ngàn dao đâm”.

(thơ Hà Huyền Chi)

Thi sĩ Hồng Vũ Lan Nhi cảm tác bi “Xuân Đợi Chờ”.

“Mai nở vàng cành khoe sắc tươi
Mang màu hoa thắm đến tô đời
Nắng hồng trải mông xuân như ý
Đem thái hòa gieo khắp cõi trời.

Xuân không hẹn, xuân về rồi đó
Xuân của xum vầy của tình vui
Riêng chỉ một người hiu hắt nhớ
Cánh chim còn bay lạc phương trời.

Đep quá tháng ngày quấn quít nhau
Tiếng cười như suối chảy dòng sâu
Thời gian không đủ hong tình nhớ
Một phút xa nhau, một phút sầu.

Bao mùa xuân đến, bao mùa đợi
Chỉ thấy lòng quay quắt ngóng trông
Tình ơi sao cứ xa vời vợi
Để kẻ đầu sông kẻ cuối dòng”.

(thơ Hồng Vũ Lan Nhi).

“Trăng 14”, nhớ mùa xuân xưa với nhà thơ Quyên Di.

Nhớ buổi xuân thì ngày xưa ấy
Rạo rực lòng trai buổi trăng về
Ngây ngất hương trời người con gái
Bờ môi trót nếm rượu đam mê.

Trăng lên vời vợi ngang đầu núi
Trăng tàn bờ lạnh dải ngân hà
Một bóng chim trời bay rất vội
Về nơi viễn phố nẻo sương pha.

Là lúc qua rồi thời xuân sắc
Chén đời đã cạn rượu đam mê

Những lúc đêm về ngồi trầm mặc
Quên cả trăng xanh phủ bốn bề.

(thơ Quyên Di, Nhân Văn Nghệ Thuật).

Xuân Vui Say

Rót chén mừng xuân rượu vui đầy
Nâng lên cùng uống chúc lộc may
Tân niên hạnh phúc bình an tiến
Dốc hết bầu thơ tửu ngất ngây
Xuân nhật vinh quang phú quý lai
Say mèm cạn chén ôi men cay
Tấn tài tấn phát tết an khang
Hồn chếch choáng vui trong giấc say!

(Trần Việt Hải).

Nắng xuân

Gió nhẹ ru làn nước
Liễu rủ ven bờ hồ
Đong đưa cành lá vàng
Mơn man chút tâm tư
Man mác thoáng nỗi lòng
Hôm nay xuân lại về
Không gian trời vắng lặng
Sao ta chợt thấy buồn?

(Hải Vân Sagittaires, aka Marie Christine TV, Espagne)

Xuân Sang

Nắng đẹp bình minh tỏa ánh vàng
Khung trời cảnh sắc lúc xuân sang
Không gian gió thoảng lâng lâng nhẹ
Phố xá tươi màu phố thênh thang
Lữ khách thập phương mừng trẩy hội
Cành mai khóm trúc tranh xóm làng
Giao thừa hái lộc vui pháo tết
Chúc phúc an bình nẽo quan san.

(thơ xuân Trần Mạnh Chi).

Mừng Chúa Xuân

Xuân về tươi thắm cành đào
Hoa Mai vàng rực đón chào tết sang.
Chim muông ríu rít rộn ràng,
Trời xuân tỏa ngát mênh mang an lành
Xuân về thắm đượm trời xanh,
Mai đào trúc cúc họp thành tứ hoa
Tiết xuân trải lộc mọi nhà
Khung trời nắng đẹp bao la mây ngàn
Mùa xuân thay áo không gian
Chan hòa cảnh vật bình an đất trời.”

(thơ Annie Trần, Texas)

Mùa xuân là mùa để bắt đầu một chu kỳ của thiên nhiên mới, dù thơ của nhà thơ Annie Trầncho là tiết xuân trải lộc mọi nhà, khung trời nắng đẹp bao la mây ngàn, và mùa xuân thay áo không gian, chan hòa cảnh vật bình an đất trời. Mọi cảnh quan có thể thay đổi, nhưng đối vì tình yêu cần sự trung trinh, sự thủy chung như thơ của nhà thơ Thái Tú Hạp. Mời xem áng thơ sau.

Mùa Xuân Yêu Em
(Thái Tú Hạp dành tặng Ái Cầm).

“mùa xuân từ thuở yêu em
núi non xứ Quảng cũng mềm bước đi
hàng cây nẩy lộc thầm thì
nghe như giòng suối từ bi cội nguồn
mùa xuân từ độ bao dung
tiếng chung thuỷ ở, tiếng đường mật vui
tiếng hờn ghen, tiếng ngậm ngùi
tiếng đau dao cắt, tiếng mùi mẫm yêu
lúc khuya sớm thuở quê nghèo
lúc chinh chiến lửa phận treo tuổi mình
lúc ngã ngựa, khi tàn binh
lúc non cao vẫn trọn tình thăm nuôi
trùng dương u thảm phận người
quẩn quanh hải đảo tiếng cười đắng cay
xa rồi thác lũ trời tây
đời hư ảo thoáng chim bay cuối ngàn
đất trời thơm ngát lộc non
cho ta xuân thắm vô vàn yêu em.”

oOo

Lời kết bài,thi ca bốn mùa luôn luôn là đề tài gây cảm tác dễ dàng cho giới thi nhân hay giới nghệ sĩ; xuyên suốt bài viết này là nhiều áng thi ca ca tụng mùa xuân cùng tình yêu lãng mạn được trích dẫn, bởi vì hai chủ đề này không bao giờ xưa cũ cả. Phàm là con người chúng ta vẫn phải đối diện với Mùa Xuân và Tình Yêu, mãi mãi vã mãi mãi.

Để chấm dứt bài viết, người viết bài xin chúc mọi người, mọi gia đình một mùa xuân mới nhiều an lành và hạnh phúc, đặc biệt trong tình yêu thương vợ chồng, tình yêu của gia đình.

Trần Viết Hải, Los Angeles, tháng 12 năm 2018.