Lê Nguyễn Nga,  Sinh Hoạt,  Văn Thơ

Ý NIỆM VỀ THỜI GIAN

Kỷ Niệm RA MẮT SÁCH “Mầu Thời Gian” của  Nữ Sĩ Dương Hồng Anh và “Lật  Trang Sách Cũ” của  Lê Nguyễn Nga.

Cuối tháng sáu, mùa hè nắng ấm tại California, với những cây phượng tím, xen kẽ vài cây màu đỏ ở góc phố, tôi bỗng nhớ những năm tháng tuổi trẻ xa xưa ở Việt Nam. Cuộc đời trôi qua như một dòng sông.  Và một triết gia Tây Phương đã nói rằng “Người ta không  bao giờ  được tắm hai lần trên cùng  một dòng sông.” Ý nói thời gian trôi qua không  bao giờ trở lại. Có chăng là kỷ niệm được giữ lại trong ký ức và kỷ niệm đã được dịp quay về.

Hôm nay nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian tổ chức một buổi ra mắt sách, gồm hai tác phẩm: “Mầu Thời Gian” của nữ sĩ Dương Hồng Anh và “Lật Trang Sách Cũ” của Lê Nguyễn Nga.  Đây là Một cơ hội để  gặp lại bạn cũ và được sống lại kỷ niệm xa xưa .

Nếu “Mầu Thời Gian” đã thể hiện tình yêu không phai nhạt qua năm tháng thì “Lật Trang Sách Cũ” cho chúng ta trở về vùng ký ức của một thời thân thương.

Tôi thường nghĩ rằng cuộc đời mỗi người như một quyển sách.  Những việc xảy ra tuần tự và kết nối như từng trang giấy được lật qua.  Trong đó có đủ vui buồn, hạnh phúc hay đau khổ, tất cả gom lại tạo nên cốt truyện riêng tư cho quyển sách cuộc đời.  Mỗi câu chuyện có thể so sánh như lịch sử cá nhân.

Mà đã gọi là lịch sử thì khó che đậy. Sự thật lúc nào cũng là sự thật trừ khi tác giả muốn xóa bỏ đi cội nguồn. Cội nguồn là gốc rễ đã tạo nên con người, đã cho chúng ta được hấp thụ những tinh hoa và y thức  mà chúng  ta được hiểu biết qua sự học  hỏi trong nền học vấn và trong giáo  dục gia đình. 

 Quan niệm chung trong đời  sống  con người, thời gian là chướng ngại của sức khỏe, trở ngại cho tuổi  tác trong một đời người.  Nhưng nhiều người trong chúng ta đã cùng quan niệm là Thời Gian là liều thuốc nhiệm  màu đế quên đi nỗi mất mát, xoa dịu nỗi đau khổ. Tôi xin được  chia sẻ sự suy nghĩ riêng tôi về hai chữ Thời Gian.

Mặc dầu chúng ta có những cái nhìn khác nhau, tùy quan điểm; nhưng cuối cùng “xấu, tốt, khen, hay chê” cũng chỉ luẩn quẩn ở vòng hạn hẹp, tương đối mà thôi. 

Buổi RMS hôm nay thật trang trong qua phần nghi thức Chào Quốc Kỳ Việt Nam và Hoa Kỳ, Chào mừng quan khách và giới thiệu chung với phần  trình diễn âm nhac. Chương trình được bắt đầu với  Khánh Lan giới thiệu tiể sử của NS Dương Hồng Anh và tiếp theo là Giáo sư Quyên Di, ông nói về gia thế nữ sĩ Dương Hồng Anh, bao gồm con người tài hoa NS Dương Thiệu Tước.  Ông nói về ý nghĩa của chữ nắng trong tác phẩm “Nắng Chiều” của NS Lê Trọng Nguyễn, sau khi Ông nói về màu xanh, màu bìa của thi phẩm “Màu Thời Gian”, một biểu tượng bền vững với thời gian.

MC Mộng Thúy, quá tài tình và duyên dáng, trong vai trò điểm sách, khi nói về tác phẩm “Lật Trang Sách Cũ” của tác giả Lê Nguyễn Nga, phu nhân của NS Lê Trọng Nguyễn.  Tác phẩm “Lật Trang Sách Cũ” không những chỉ là là một hồi ký cá nhân mà còn là một kỷ niệm sinh hoạt của giới văn nghệ sĩ miền nam VN trước và sau biến cố tháng tư 1975.  Tôi khám phá ra Mộng Thúy hai tuần trước đây trong đại lễ thượng thọ của cựu Đại Tá Lê Thương.  Những người tham dự hôm RMS không ngớt lời ca ngợi Mộng Thúy là một tài năng trẻ có lối phân tích kỹ, gọn và sở hữu một giọng nói trang trọng.

Ngày RMS 26/6/2022.  Năm phút sau khi mở cửa, chị Lệ Hoa, phu nhân của nhà văn Việt Hải nhìn thấy có khá nhiều quan khách đứng xếp hàng để mua sách. Chị Lệ Hoa phải giúp hai tác giả hôm đó hơi lâu tại bàn ký tên sách.

Trong nhóm quan khách hôm nay, có Chưởng Môn Hoàng Hạc, BS Phạm Gia Cổn và phu nhân Kiều Hạnh. Sự hiện diện của Ô.B. làm tôi nhớ lại 17 năm về trước.  Tại Hội Trường Nhật Báo Viễn Đông, nhà thơ Du Tử Lê tổ chức buổi tưởng nhớ cố NS Lê Trọng Nguyễn, có sự yểm trợ của ban nhạc Stars Band.  Đêm đó có NS Nguyễn Hiền và ba ca sĩ Mai Hương, Kim Tước và Quỳnh Giao.  Đêm hôm đó thật đông quan khách.  Họ đứng nghẽn lối ra vào.  May mắn làm sao có Võ Sĩ, kiêm BS, kiêm Kèn Sĩ Phạm Gia Cổn tình nguyện làm người mở đường.  Bộ ba Mai Hương, Kim Tước và Quỳnh Giao chỉ phải đi sau lưng để tiến vào hội trường.  Mười bảy năm qua rồi mà tôi vẫn còn thấy khán giả ủng hộ NS Lê Trọng Nguyễn, thật là ơn phước.

Tác giả thứ nhất của ngày  RMS hôm nay là nữ sĩ Dương Hống Anh, một nhà thơ nổi tiếng của Dương gia.  Theo GS Quyên Di, thi phẩm “Mầu Thời Gian” vượt qua sự hạn hẹp của thời gian qua màu xanh của sức sống chứ không phải màu vàng của héo úa.

Tác giả và tác phẩm thứ hai là “Lật Trang Sách Cũ” cũ của Lê Nguyễn Nga.  Tôi xin phép nói về ý niệm hay của thời gian.

 Những sự biến  hóa của địa cầu qua bao chục triệu năm. Những trận  biến chuyển to lớn của địa cầu đã làm sập đổ những khu rừng vĩ đại, chôn vùi bao nhiêu xác sinh vật. Qua hàng triệu năm, nhân  loại  đã được hưởng những  hầm mỏ than đá, những mỏ dầu hỏa vĩ đại giúp cho sự sinh tồn của con người.

Thời gian, tính về gần đây thôi, trên 2.500 năm, chúng ta đã được hưởng hằng triệu quyển kinh, quyển sách của các tiền nhân ghi những điều đã khai phá và giúp phát triển nền đạo đức và văn minh nhân loại. Ý niệm này về thời gian và thân phận để lại trong tôi nhiều suy tư.  Phải chăng tư tưởng khi được hiện hữu qua giấy mực trở thành bất tử.

Văn hóa không có ranh giới không gian và thời gian. Cuốn tiểu thuyết Les Miserables của đại văn hào Victor Hugo giữa thập niên 1850, sẽ muôn đời nói lên sự bất công thường thấy trong xã hội.  Nhà thơ kiêm kịch sĩ William Congreve nói rằng “Âm nhạc có huyền năng cảm hóa lòai hung thú.”(“Music hath charms to soothe a savage beast.”).  Âm nhạc là một món quà thượng đế ban đặc biệt cho loài người. Lòng người dân yêu mến âm nhạc của nhạc sĩ vĩ đại Beethoven giữa thế kỷ 17-18 đã giúp nhân loại quên đi sự tham tàn xâm lược của một nước Đức dưới thời Hitler. Nhạc của thiên tài Leopold Mozart giúp “stress release”. Dòng nhạc cua Chopin, Strauss thu hút, kéo con người đến tình yêu, về vùng chân thiện mỹ.  Ở đó có tình người, tình thương muôn thuở. 

Lê Nguyễn Nga, hiền thê của NS Lê Trọng Nguyễn và nữ sĩ Dương Hồng Anh, hậu duệ của NS Dương Thiệu Tước là lý do kết hợp RMS “Mầu Thời Gian” và “Lật Trang Sách Cũ”, do nhóm NVNT-TTG  tổ chức, đưa các sáng tác của hai Nhạc Sĩ thành danh trên vào chương trình hôm nay.  Những sáng tác này cũng trải qua thử thách của thời gian để đại diện cho một dòng nhạc mà chúng ta gọi là “nhạc tiền chiến”.  Ngày nay dòng nhạc này vẫn có nhiều ca sĩ trình diễn và khán giả hâm mộ.  Ngày hôm nay lại một lần nữa nhạc của Lê Trọng Nguyễn và DươngThiệu Tước khoác vào chiếc áo thời gian và trở thành bất tử.

Lê Nguyễn Nga, Hè, 2022