Thụy Lan,  Văn Thơ

Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng: Tình Yêu, Quê Hương và Cuộc Đời-THỤY LAN

Thuỵ Lan

Tôi xem bài viết Chiếc Cầu Gẫy của tác giả Tôn Thất Diên. Bài viết về tài năng của Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng (1937-2000). Tóm lược đôi điều về nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, ông là người quê quán tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, sáng tác một trong những nhạc phẩm để đời rất phổ biến là bài “Chuyện chiếc cầu đã gẫy”. Bản nhạc gây nhiều xúc động cho người Huế nói riêng, và với người Việt nói chung ở các nơi. Bài ca hay về nhạc cùng lời ca, người viết bài học tại trường Đồng Khánh nên đi qua cầu nhiều lần. Cầu Trường Tiền khởi công xây dựng năm 1897 và hoàn tất năm 1899 dưới triều vua Thành Thái. Đây là chiếc cầu đường bộ đầu tiên bắc qua sông Hương, sự ra đời của cầu đã  chấm dứt sự chia cắt của bờ bắc từ kinh đô của triều đình với bờ nam nơi đặt tòa khâm sứ của chính phủ bảo hộ Pháp, và nó còn nối dài con đường thiên lý Bắc – Nam bị cách trở giang san suốt nhiều thế kỷ. Hãng Eiffel, Pháp được thuê thiết kế và thi công cầu với hình dáng sáu vài vòng cung bằng thép, mặt cầu lát gỗ lim. Vào năm 1968 Tết Mậu Thân Cầu Trường Tiền bị quân Việt Cộng giật mìn gãy một nhịp .Biến cố này làm nát lòng người dân Huế. Rồi bài ca do Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng cho ra đời một bài hát bất hủ.

Một ngày vào thuở xa xưa trên đất thần kinh

Người bỏ công lao xây chiếc cầu xinh

Cầu đưa lối cho dân nối liền cuộc đời

Khắp cố đô dân lành an vui ca thành điệu Nam Bình

Niềm vui bao lâu ước mơ giờ trên xứ thơ cầu nối liền bờ

Thỏa lòng người dân hằng chờ có ngày hẹn hò tình đẹp như mơ

Phải nói bài ca mang chất Huế,  khi sông Hương vẫn trôi, bài bi ca Huế trên sông vẫn còn đó, nhưng con nước lững lờ di chuyển theo lời ca vang trong tôi vang văng vẳng giọng Nam Ai  Nam Bình tha thiết, u buồn. Phải chăng dây là bi khúc đã đánh dấu nỗi đau quê hương của Huế vào năm lịch sử 1968, Tiếng khóc của Trầm Tử Thiêng chia sẻ với người dân xứ Huế, nhịp nối sông Hương gẫy, ngăn cách đôi bờ trong đời sống.thương nhật. Trầm Tử Thiêng đã dùng âm nhạc để phản ảnh biến cố như chất liệu lịch sử.cho ngàn sau về ”Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gẫy.”

Giặc đã qua đây gây cảnh nổi trôi.

Cầu thân ái đêm nay gẫy một nhịp rồi

Nón lá sầu khóc điệu Nam Ai tiếc thương lời vắn dài

Vì sao không thương mến nhau còn gây khổ đau làm lỡ nhịp cầu

Mối thù chờ sang ngày nào nối lại nhịp cầu rửa hờn cho nhau.

Với đất nước, Trầm Tử Thiêng chọn cho mình là một người viết sử bằng âm nhạc, Trầm nhạc sĩ yêu quê hương nói lên bằng lời ca cung nhạc như nỗi u sầu của chính thân phận mình.  Tuy không phải là người dân cố đô mà nhạc sĩ cũng cảm thấy nỗi xót xa đau đớn cùng cực trước cái thực tế phũ phàng bi thảm của một hành động bạo lực phá hoại quá tàn tệ cho người dân lành Huế.

Cầu Trường Tiền thân thiết duyên dáng bắc ngang dòng sông Hương như di sản văn hoá, êm đềm ngay giữa lòng thành phố Huế. Trong bài hát,ca tụng biểu tượng rất thân yêu gần gũi với họ trong cuộc sống hằng ngày. Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã bày tỏ nỗi đắng cay của mình trong đoạn cuối với những câu trách cứ giặc về gây tan thương, khi ta nghe lòng ngậm ngùi thương tiếc, nhạc thấm thía:

Giặc đã qua đây gây cảnh nổi trôi.

Cầu thân ái đêm nay gẫy một nhịp rồi

Nón lá sầu khóc điệu Nam Ai

Tiếc thương lời vắn dài

 

Vì sao không thương mến nhau

Còn gây khổ đau làm lỡ nhịp cầu *

Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy ca sĩ Duy Khánh và Hương Lan:

Cầu Trường Tiền sập, tác giả Tôn Thất Diên ghi nhận bài ca biểu tượng cho năm Mậu Thân 1968 đã gây bao khổ đau cho người dân Huế.

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng có trên 200 bài ca. Thể nhạc ông làm như về, tình yêu, quê hương, và chiến tranh. Cuộc đời sáng tac gồm 3 giai đoạn: thuở Việt Nam Cộng Hoà trước 1975, thời gian lúc Cộng Sản Việt Nam chiếm Miền Nam sau 1975, và thời kỳ lưu vong tị nạn tại Hoa Kỳ. Xin đơn cử tên của một số nhạc phẩm tiêu biểu như:.Đêm Nhớ Về Sài Gòn (1983), Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng, Vang Vang Tình Việt Nam, Bảy Ngàn Đêm Góp Lại, Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy, Mai Kia Hòa Bình, Mưa Trên Poncho, Tôn Nữ Còn Buồn, Tống Biệt Hành (ý thơ Thâm Tâm), Trên Đỉnh Yêu Đương, Trên Quê Hương Hòa Bình, Bài Tình Ca Mùa Đông, Hành Khúc Cho Quê Hương, Hẹn Về, Hương Muộn, Lưu Vong Khúc, Mười Năm Yêu Em (1985), Bài Hương Ca Vô Tận, Bài Tango Cho Người Tình Lỡ, Đưa Em Vào Hạ,…

Sáng tác chung với Trúc Hồ như: Bên em đang có ta, Bước chân Việt Nam, Cám ơn anh, Cơn mưa hạ, Đã qua thời mong chờ, Một ngày Việt Nam, Việt Nam về trong nỗi nhớ,

 Với tình yêu, ông chọn làm người tình thuỷ chung ví dụ như bài cho một người tình. “Mười Năm Yêu Em” hay “Đêm Nhớ Về Sài Gòn” mang nhiều lời ca nồng nàn và cay đắng cho một cuộc tình.

Mười năm yêu em thấm đời mộng mi

Mười năm yêu em ta thấu tình cuồng si

Mười năm yêu em ta hóa thành chiếc lá

Trôi theo từng cơn lũ của kiếp sống

 

Tình chưa yên vui bên sóng đời cuồng nộ

Chợt đêm chia phôi ngăn cách một đại dương

Từng đêm gian nan ta ngỡ mình sắp đuối

Nhưng em tình vẫn hát từ bến trời

Xa nhau, mười năm yêu em thấm đời mộng mi, thấu tình cuồng si. Xa nhau cuộc dời cằn cỗi chợt nghe tình xao xuyến, cuộc tình vẫn còn hương môi em, nhung nhớ môi em thầm đợi những mùa Xuân:

 

Ôi ta nhớ mãi những đêm nằm mộng biển

Hồn ta bay trên đôi cánh reo mừng

Giữa cằn cỗi chợt nghe tình xao xuyến

Ngỡ môi em thầm đợi những mùa Xuân

 

Dường như trong ta em có điều tuyệt vọng

Dường như trong em ta vẫn đầy hoài mong

Mười năm yêu em cũng sẽ là mãi mãi

Xin em cùng ta hát để nhớ hoài

(Mười Năm Yêu Em, Trầm Tử Thiêng).

Hãy nghe tiếp Đêm Nhớ Về Sài Gòn với nhịp tim rung dộng của Trầm Tử Thiêng:

Đêm nhớ về Sài Gòn

Thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi

Những con đường thèm đôi chân vui, đã bao lâu chờ đợi

Đường im nghe quá khứ trong sấu

Đường chia ly vẫn ngóng tin nhau

Tình lẻ loi canh thâu

Đêm nhớ về Sài Gòn khi tình nồng, thèm bước chân vui, sau bao lâu chờ đợi,  vẫn ngóng tin nhau…

Đêm nhớ về Sài Gòn

Tiếng nhạc vàng gọi từng âm xưa

Ánh đèn vàng nhạt nhòa đêm mưa

Ai sầu trong quán úa

Bóng mẹ hiền mờ mờ bên song

Mắt người tình một trời mênh mông .

Gợi bao nhiêu cho cùng …

Nhung nhớ Sài Gòn xa xôi, lưu luyến Sài Gòn khi bên nhau…

Để đêm đêm nhớ về Sài Gòn

Thấy mình vừa trở lại quê hương

Đã gặp người một trời yêu thương

cho lòng thêm chút ấm

Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau

Nhắc chuyện người chuyện đời thương đau

Bài Hương Ca Vô Tận

Hát nữa đi Hương hát điệu nhạc buồn điệu nhạc quê hương Hát nữa đi Hương hát lại bài ca tiễn anh lên đường Ngày đao binh chưa biết còn bao lâu Cuộc phân ly may lắm thì qua mau Hát nữa đi Hương hát để đợi chờ. [ĐK:] Hương ơi sao tiếng hát em Nghe vẫn dạt dào, nghe vẫn ngọt ngào Dù em ca những lời yêu đương Hay chuyện tình gãy gánh giữa đường Dù em ca nỗi buồn quê hương Hay mưa giăng thác đổ đêm trường. 2. Hát chuyện vai em tóc xoả bồng mềm dịu ngọt môi em Hát mãi nghe Hương cho hồng làn da kẻo đời chóng già Ngày xa xưa em vẫn nằm trong nôi Mẹ ru em câu hát dài buông lơi Hát để yêu cha ấm lại ngày già. 3. Hát nữa đi Hương câu nhạc thành nguồn gợi chuyện đau thương Hát kể quê hương núi rừng đầy hoa bỗng thành chiến trường Đồng tan hoang nên lúa ngại đơm bông Thuyền ham đi nên nước còn trông mong Khiến cả đêm thâu tiếng em rồi rầu.

“Bài Hương Ca Vô Tận” của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng – Những lời buồn bất tận của một thuở phân ly, theo tác giả Đông Kha thì trước nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, hình như chưa có ai đã sử dụng chữ Hương Ca trong tên bài hát “Bài Hương Ca Vô Tận” để nói về những lời hát ca ngợi quê hương. Đó không phải là một bài hương ca thông thường, mà là một bài hương ca vô tận về quê hương..

Định nghĩa “Vô tận” thì đó là sự tiếp nối nhiều thế hệ không bao giờ ngừng lại cả, từ ngàn xưa, đến ngày nay và về ngàn sau, những người Việt yêu quý quê hương sẽ còn hát mãi những bài ca ngợi quê hương, dù quê hương thanh bình hay là đang phải oằn mình trong khổ đau hay quê hương chìm đắm trong nghịch cảnh khó khăn..

Bài Hương Ca Vô Tận đã từng được nhiều danh ca làng âm nhạc Việt đã cất lên tiếng hát, điển hình là Duy Khánh, Hoàng Oanh, hay Thanh Tuyền, nhưng nó được yêu thích nhất bởi một danh ca khác nữa, một đệ nhất danh ca, đó là Thái Thanh. Bà đã hát bài này từ trước năm 1975, trong một bài phỏng vấn, Thái Thanh nói rằng lúc đó nhờ sự gần gũi trong sinh hoạt âm nhạc với nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, được nói chuyện nhiều, bà đã được hiểu rõ hơn về các bài hát của ông: “Khi nói chuyện với nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng tôi mới biết ý của ông trong những lời ca. Trong bài có những câu như “Hát nữa đi hương…”, nhiều khán giả tưởng “hương” là tên một người con gái, nhưng có nói chuyện với ông mới biết chữ “hương” là ông muốn nói đến Quê Hương” (Thái Thanh)

Hát nữa đi Hương, hát điệu nhạc buồn điệu nhạc quê hương.

Hát nữa đi Hương, hát lại bài ca tiễn anh lên đường.

Ngày đao binh chưa biết còn bao lâu,

cuộc phân ly may lắm thì qua mau

Hát nữa đi Hương hát để đợi chờ.

Phải chăng điệu nhạc buồn đã là một đặc trưng muôn thuở của những bài “hương ca”, từ ngân khúc Nam Bình Nam Ai cho đến những câu vọng cổ từ xa xưa thuở phôi thai Dạ Cổ Hoài Lang là một bản nhạc cổ do nhạc sĩ Cao Văn Lầu cảm tác năm 1917, đều là sự não nùng và da diết thấu đến tận cùng thấu tâm can. Những điệu buồn đó lại được khắc họa thêm bằng những hoàn cảnh phân tranh khói lửa, để vợ xa chồng, con phải xa cha. Cho đến đến thời điểm bài hát này ra đời (khoảng 1966), ngày đao binh vẫn còn như là dài bất tận, không ai biết được là bao lâu, và cũng không một ai đủ can đảm để hình dung là nó sẽ còn kéo dài đến tận 10 năm sau đó nữa. Cho nên “cuộc phân ly may lắm thì qua mau” chỉ là một ước nguyện đã không bao giờ có được, cuộc phân ly kéo dài đằng đẵng, và cuộc đợi chờ cũng đã trở thành vô vọng.

Hương ơi!

Sao tiếng hát em

nghe vẫn dạt dào, nghe vẫn ngọt ngào

 

Dù em ca những lời yêu đương,

hay chuyện tình gẫy gánh giữa đường.

Dù em ca nỗi buồn quê hương,

hay mưa giăng thác đổ đêm trường

Quê Hương đã được nhân cách hoá thành “em”, đại diện cho những lời hát ngọt ngào và dạt dào tình cảm, cho dù là hát cho những yêu đương hạnh phúc tròn đôi, cho chuyện tình buồn đoạn trường gẫy gánh, hay là lời hát cho nỗi buồn quê hương trên xứ sở loạn ly đêm ngày. Quê hương là nơi ta sinh ra đời và lớn lên mà nơi đó đang chứa chan mọi vui buồn thuở ấu thơ và khi xa quê hương ta thường nhớ thương da diết. … Quê hương là nguồn cội, là nơi thiêng liêng nhất để nghĩ tới mỗi khi đi xa, là nơi có tổ tiên ông bà cha mẹ chúng ta từng sinh sống, là cái nơi mà ai ai cũng nhớ về. Quê hương dù sang, giàu, nghèo, khổ thì Quê hương vẫn là Quê hương, nơi ta yêu hương bằng nhịp đập con tim. Quê hương nơi ta chào đời, cho ta dòng sữa ngọt, tạo cho ta từng cơ gân, từng thớt thịt. Hãy ca ngợi Quê hương

 

Hát chuyển vai em tóc xõa bồng mềm dịu ngọt môi em.

Hát mãi nghe Hương cho hồng làn da kẻo đời chóng già.

Ngày xa xưa em vẫn nằm trong nôi,

Mẹ ru em câu hát dài buông lơi

Hát để yêu cha ấm lại ngày già.

 

Hát nữa đi Hương câu nhạc thành nguồn gợi chuyện đau thương.

Hát kể quê hương núi rừng đầy hoa bỗng thành chĭến trường.

Đồng tan hoang nên lúa ngại đơm bông,

Thuyền ham đi nên nước còn trông mong.

Khiến cả đêm thâu tiếng em rầu rầu.

 

Đông Kha mượn lời ca tiếng nhạc điệu buồn Trầm Tử Thiêng để kể về chuyện về non sông, câu nhạc là nguồn gợi lại những chuyện đau thương của quê hương, vốn là giang sơn gấm vóc đã trở thành một vùng trời lửa đạn khói bay mịt mờ. Còn gì đau thương hơn khi núi rừng đầy hoa đã thành vùng chiến địa, và đồng ruộng đã tan hoang rồi nên lúa ngại đơm bông. Xót xa trước quê hương lầm than, từng lớp trai phải tạm biệt những người thân yêu để tiếp bước nhau lên đường, hình ảnh đó được nhạc sĩ ẩn dụ bằng câu hát: Thuyền ham đi nên nước còn trông mong. “Ham đi” không có nghĩa là hân hoan phấn khởi ra đi, mà là sự quyết tâm không sờn lòng của những người chinh nhân thời tao loạn.

BÀI HƯƠNG CA VÔ TẬN (Trầm Tử Thiêng) – Thái Thanh:

Hát nữa đi Hương, câu nhạc bình thường một giờ đau thương

Hát mãi nghe Hương cho rộn lòng ai ở ngoài chĭến trường

Chờ em ca cho ấm người ra đi

Mình yêu thương trong tuổi đời si mê

Hát nữa đi Hương đón nhau ngày về…

Bài viết này tôi cô đọng về các ý nghĩ “Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng: Tình Yêu, Quê Hương và Cuộc Đời”. Có thể nói Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng là ngưới công dân yêu nước, yêu quê hương, nhạc ông trân trọng, lưu luyến với đất nước, dân tộc.  Trầm Tử Thiêng sống trọn với cuộc đời tự trọng, nghiêm túc với ca nhân mình, những bài ca ông dành cho tuổi trẻ. ,Ngoài phong vị nhạc sĩ, ông còn là thầy giáo với phấn bảng và chữ nghĩa. Với  tình yêu, âm nhạc Trầm Tử Thiêng:đượm nét lãng mạn trong ý nghĩa thuỷ chung. Do vậy, nhân sinh quan của Trầm Tử Thiêng:theo tôi đã chuyên chở âm nhạc qua 2 yếu tố Tình Yêu, Quê Hương vào trọn Cuộc Đời của mình. Thật ái mộ thay.

 Thuỵ Lan, Los Angeles, ngày 28 tháng 111