Tin tức

NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BA TÁC GIẢ: TRẦN VIỆT HẢI – HUY ANH – NGUYỄN AN NINH

Vào ngày chủ nhật 25 tháng 5 , năm 2025, nhóm Hoàng Đình Khuê và thân hữu  tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “50 năm Quốc Hận Nhìn Về Lịch Sử Việt Nam”
với 3 diễn giả nặng ký người Hoa Kỳ là giáo Sư Stephen Young, tác giả của tác phẩm Kissinger’s Betrayal: How America Lost the Vietnam War; tác giả Frank Scotton của tác phẩm Uphill Battle; và diễn giả thứ ba là tác giả Frank Snepp của tác phẩm Decent Interval. Đây là buôi hội thảo về chiến tranh Việt Nam, và sự kết cuộc của nó, hầu rút tỉa kinh nghiệm những gì xảy ra, để những thế hệ về sau hiểu rõ lịch sử, về những rủi ro, những sai lầm nên tránh. Hội trường Việt Life studio với sự hiện diện khá đông những gương mặt chính giới quen thuộc và dồng hương vốn gắn bó với chuyện Việt Nam, những u buồn của tháng năm ly hương, xa xứ.

Sơ lược lý lịch và nội dung thảo luận, bài viết ghi nhận như sau:

Tiểu sử của Stephen B. Young:

 Ông tốt nghiệp Đại học Havard và Trường Luật Havard. Ông từng là Trợ lý Trưởng khoa Trường Luật Havard và là Trưởng khoa của Đại Học Luật Hamline; là Giám đốc Điều hành Toàn cầu của tổ chức Bàn Tròn Caux (CRT) về Chủ nghĩa Tư Bản Đạo Đức., một mạng lưới quốc tế gồm các nhà lãnh đạo doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, những người ủng hộ cách tiếp cận nguyên tắc về kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu. Trong cuốn sách xã hội Những người tạo ra ra sự khác biệt: Cách các doanh nhân xã hội và thể chế xây dựng phong trào trách nhiệm doanh nghiệp của Tiến sĩ Sandra Waddock thuộc Đại học Boston. Ông Young được công nhận là một trong 23 người đã tạo ra phong trào trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trong chiến tranh Việt Nam, ông Young phục vụ trong Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USIA) tại Nam Việt nam từ 1968 đwến 1972 trong Chương trình Bình Định và Phát triển Nông thôn.Ông từng giữ chức vụ Trợ Lý Đặc biệt chuyên trách về Kinh tế thuộc Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Vào tháng 4 năm 1975, ông Young bắt đầu đề xuất môt chương trình định cư người tỵ nạn Nam Việt Nam tại Hoa Kỳ.Năm 1978, Ủy ban Công dân về Tỵ nạn Đông Dương-mà ông Young là thành viên -đã thuyết phục thành công Chính phủ Carter và Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Tỵ nạn 1980, cho phép Tuyền nhân Việt Nam và Lào Campuchia được định cư tại Hoa Kỳ. Giáo sư Stephen B. Young đã cùng Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy viết sách Truyền thống Nhân Quyền tại Trung Quốc và Việt Nam, xuất bản năm 1989. Ông Young và vợ là Bà Phạm Thị Hòa đã dịch sang Anh ngữ tác phẩm “Đỉnh Cao Chói Lọi” của Dương Thu Hương.

Professor Stephen B. Young

Giáo Sư Stephen Young, với tác phẩm Kissinger’s Betrayal: How America Lost the Vietnam War. Sau dây là những trích doạn và links liên quan đến quyển sách của tác giả Stephen Young. Mời theo dõi như sau…

Hòa đàm Paris đã bắt đầu từ năm 1968, nhưng hiệp định là kết quả cuộc thương lượng bí mật giữa ông Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Thống Richard Nixon, và phái đoàn CSBV do ông Lê Đức Thọ, ủy viên Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) cầm đầu. Phía VNCH bị gạt ra ngoài các cuộc đàm phán bí mật do có quan điểm hoàn toàn trái ngược với ý đồ của ông Kissinger. Hiệp Định Paris 1973 có chín chương và 23 điều. Nội dung chính là Hoa Kỳ rút toàn bộ quân đội ra khỏi miền Nam trong vòng 60 ngày, chấm dứt hoạt động quân sự chống miền Bắc, đổi lại CSBV trả tự do cho tất cả tù binh Mỹ cũng trong 60 ngày. Trong khi đó CSBV vẫn tiếp tục được duy trì 140,000 bộ đội ở miền Nam – trái với lập trường của VNCH là các lực lượng bên ngoài (Hoa Kỳ và Bắc Việt) đều phải rút ra khỏi miền Nam cùng lúc. Một hiệp định như vậy rõ ràng là “án tử” cho VNCH, đặt căn cứ cho cuộc thôn tính miền Nam của các lực lượng cộng sản trong hơn hai năm sau đó. Đảng CSVN đánh giá Hiệp Định Paris là một “thắng lợi vĩ đại,” năm nào cũng tổ chức ăn mừng và tuyên truyền rầm rộ, nhưng thực chất thắng lợi của cộng sản là do quyết định của ông Henry Kissinger.
Mục đích chính của ông Kissinger tại hòa đàm Paris là rút hết quân Mỹ “trong danh dự” và để đạt được điều đó ông sẵn sàng nhượng bộ cộng sản tối đa. Bản thân ông Kissinger biết rõ sự nhân nhượng ấy gần như là một sự phản bội” (sell-out) như bản ghi cuộc đối thoại Nixon-Kissinger ngày 14 Tháng Mười Hai, 1972 mới được giải mật cho thấy, nhưng ông ấy vẫn theo đuổi. Cuộc đối thoại này cũng tiết lộ ông Kissinger và ông Nixon biết Hiệp Định Paris không phải là “một văn kiện hòa bình mà là văn kiện cho một cuộc chiến tranh vĩnh viễn ở miền Nam Việt Nam, là Hoa Kỳ giúp áp đặt một chính phủ cộng sản lên người dân miền Nam Việt Nam trái với ý chí của họ.”

Đặng Tiểu Bình Và TT Jimmy Carter

Theo Giáo Sư Stephen Young, cựu khoa trưởng Khoa Luật, đại học Hamline University ở Minnesota, trong cuốn sách sắp phát hành “Sự phản bội của Kissinger: Hoa Kỳ thua cuộc chiến Việt Nam như thế nào,” ý đồ đi với cộng sản của ông Kissinger đã có từ lâu nhưng ông cố che giấu, cả với Tổng Thống Nixon.

Cuối Tháng Giêng, 1971, đại sứ Liên Xô tại Hà Nội chuyển cho thủ tướng CSBV báo cáo của ông Dobrynin kèm theo chỉ thị của Moscow: “Nếu Hoa Kỳ cam kết rút toàn bộ lực lượng trong một thời hạn nhất định và có thể không yêu cầu rút đồng thời các lực lượng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khỏi miền Nam Việt Nam thì Bắc Việt phải cam kết tôn trọng lệnh ngừng bắn trong thời gian Hoa Kỳ rút quân cộng với một một thời gian nhất định, không quá dài… Nếu sau đó lại nổ ra chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam thì cuộc xung đột đó sẽ không còn là chuyện của Hoa Kỳ nữa.”. Sau khi được Moscow chỉ dẫn, CSBV đã sử dụng một cựu quan chức thuộc địa của Pháp, ông Jean Sainteny, để thông báo cho ông Kissinger trong bữa ăn trưa ngày 25 Tháng Năm, 1971 rằng Hà Nội chấp nhận đề nghị của ông. Ông Kissinger báo cáo với ông Nixon rằng ông đã gặp ông Sainteny nhưng không nói chi tiết nội dung cuộc trò chuyện. Ngày 31 Tháng Năm, 1971, trong cuộc gặp bí mật với ông Lê Đức Thọ tại Paris, ông Kissinger đưa ra đề nghị CSBV không cần phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam và kết thúc bài phát biểu của mình bằng câu nói: “Khi các lực lượng Hoa Kỳ cuối cùng rút đi, tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam sẽ phải được giao cho người Việt Nam.” Ông Kissinger đã không báo cáo đề nghị này với ông Nixon.

Tháng Bảy, 1971, ông Kissinger bí mật đến Bắc Kinh gặp Thủ Tướng Chu Ân Lai để sắp xếp cho chuyến đi lịch sử của Tổng Thống Nixon gặp Chủ Tịch Mao Trạch Đông. Nhân tiện, ông Kissinger nói với ông Chu Ân Lai đề nghị mà trước đó ông tiết lộ với đại sứ Dobrynin. Trang số 5 trong tài liệu tóm tắt của ông Kissinger chuẩn bị cho cuộc gặp với ông Chu có đoạn: “Thay mặt Tổng Thống Nixon, tôi muốn trân trọng bảo đảm với thủ tướng rằng Hoa Kỳ sẵn sàng thực hiện một cuộc dàn xếp sẽ thực sự giao sự phát triển chính trị của Việt Nam cho người Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng rút toàn bộ lực lượng vào một ngày ấn định và để cho thực tế khách quan định hình tương lai chính trị đó.”.

Henry Kissinger và Lê Đức Thọ

Ông Kissinger đã không báo cáo với Tổng Thống Nixon cam kết của ông với những người Cộng Sản Trung Quốc. Ở lề trái của trang đó, ông Kissinger viết: “Chúng tôi muốn có một khoảng thời gian hợp lý.”
Điều trái khoáy là thỏa thuận để CSBV tiếp tục duy trì lực lượng ở miền Nam Việt Nam được ông Kissinger thông báo rất sớm tới Moscow, Bắc Kinh, và Hà Nội trong khi chính quyền Hoa Kỳ chưa hay biết gì cả. Trong suốt năm 1971, Tổng Thống Nixon vẫn trình bày công khai quan điểm của Hoa Kỳ là các lực lượng Hoa Kỳ và CSBV đều phải rút ra khỏi miền Nam, để cho người dân miền Nam quyết định tương lai của họ qua đàm phán. Lập trường của ông Nixon đã nhiều lần được đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, ông Ellsworth Bunker, thông báo cho chính phủ VNCH để thuyết phục Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cử phái đoàn tham gia hội nghị Paris.

Chính phủ VNCH và ông Nixon không biết đầy đủ về thủ đoạn tráo trở của ông Kissinger cho đến Tháng Mười, 1972, sau khi ông Kissinger được CSBV đồng ý về văn bản của hiệp định và trình bày dự thảo ấy cho hai tổng thống Thiệu và Nixon. Đến thời điểm đó, ông Nixon không thể rút lại sự nhượng bộ của ông Kissinger nữa. Phải ký Hiệp Định Paris nhưng ông Nixon đã cố gắng một cách tuyệt vọng để vừa sửa đổi dự thảo hiệp định theo cách có thể gia tăng khả năng chống cự của VNCH vừa thúc đẩy Quốc Hội Mỹ phê duyệt các khoản viện trợ quân sự mới…. Sau cùng Bắc Việt xua quân xé hiệp ước xâm chiếm miền Nam.

Lý lịch của Frank Scotton

Frank Scotton được gởi đến Sài Gòn-Việt Nam năm 1962 với tư cách là Cán bộ ngoại giao đặc biệt ở Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USIA).
Tuy nhiên ông còn phụ trách nhiều nhiệm vụ quan trọng tùy theo nhu cầu của Chánh quyền Mỹ như nhân viên CIA, cố vấn lãnh đạo cấp cao, phụ tá Giám đốc USIA khu vực Đông Á, phụ tá Robert Komer tổ chức MACV/CORDS, phụ tá William Colby Giám đốc CORDS (1970), làm việc với John Paul Van, Trung tướng cố vấn Tư lệnh Quân Đoàn II, được mời điều hành và huấn luyện Nhóm Lực Lượng Đặc Biệt (Special Force) số 5, với công tác đặc biệt ở Cao nguyên Trung phần và 4 Vùng Chiến thuật.Ông đã thực hiện nhiều công tác nguy hiểm, hành quân với các đơn vị Biệt kích, chạm súng với Việt Cộng và rớt Trực thăng …
Ông cũng nhận nhiệm vụ ở Đài Loan, Mã Lai, Miến Điện, Thái Lan, Trung quốc.
Ông nói thông thạo tiếng Việt, Trung hoa và Lào…Ông cũng là tác giả cuốn Hồi ký “UPHILL BATTLE”, (Cuộc Chiến Leo Thang)- 1962: Đến Sài Gòn, Cán bộ đặc biệt Ngoại giao (USIA)- 1963: Làm việc tại Quy Nhơn.- Tháng 8/1963: Chuyển đến Đàlạt tổ chức cuộc họp giữa Đại sứ Cabodge Lodge và Tổng thống Ngô Đình Diệm.
– Tháng 12/1963: Lãnh đạo cuộc khảo sát đầu tiên Thôn Ấp ở Long An.
– 1964: Tổ chức các đơn vị ở Quảng Ngãi, tiền thân của các Đội Hành Động CIA.
– 1965: Tổ chức huấn luyện các đơn vị Lực Lượng Đặc biệt của Quân đoàn III và
Quân Đoàn IV. – 1966: Tiếp tục huấn luyện với Nhóm Số 5 Lực Lượng Đặc Biệt (biên giới Châu Đốc- 1967: Phụ tá Robert Komer tổ chức MACV/ CORDS, tuyển mộ và thuyên chuyển Lực Lượng Đặc Biệt về MACV/CORDS
– 1970: Phụ tà đặc biệt cho William Colby (Headquarter MACV/CORDS)
– 1972: Trợ Lý Giám Đốc USIS/Sài Gòn.- 1976-1998: Công tác ở các quốc gia khác, làm việc ở Washington, Fort Bragg và USSOCO. NGHỈ HƯU: Sống ở California.

Tác giả Frank Scotton và tác phẩm Uphill Battle

Những dòng sau giới thiệu tác giả cùng tác phẩm như sau,… Sách Uphill Battle: Reflections on Viet Nam Counterinsurgency” (Cuộc Chiến Leo Dốc: Suy nghiệm về Chiến tranh Chống du kích tại Việt Nam) là hồi ký của Frank Scotton. Ông đã đến làm việc tại Việt Nam từ năm 1962 đến 1975, hoạt động như một ký giả săn tin nhưng cũng nhận công tác biệt phái mỗi khi có yêu cầu của các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ – như Phái Bộ Quân Viện MACV, Sở Tình Báo, Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ. Frank Scotton đã đi khắp bốn vùng chiến thuật, tiếp xúc với người dân ở các thôn ấp, ngủ chung với Dân Vệ, vào các buôn làng Thượng để sinh hoạt với các dân tộc thiểu số. Nếu cảm thấy cần thiết, ông không ngần ngại tự lái xe đi qua những vùng không an ninh, hay nhảy trực thăng xuống một tiền đồn đang bị bao vây để tìm hiểu tình hình, có khi băng rừng qua những đường mòn không hề được vẽ trên bản đồ mà ở đó có thể bị chính “phe ta bắn lầm”. Tác phẩm này là quyển sách Uphill Battle – Reflections on Viet Nam, khi Uphill Battle cùng bản dịch là Cuộc chiến leo thang, Cuộc chiến nhọc nhằn. Trả lời cho câu hỏi về nguyên nhân thảm bại của Mỹ và VNCH trong Chiến tranh Việt Nam nhiều quyển sách, bài viết, báo chí đã nhắc đến sự bất lực, không có khả năng của nhà cầm quyền Miền Nam thời đó và ảnh hưởng của các vận động Phản Chiến trong giới Truyền thanh, báo chí cùng Thành phần thứ ba.

“Việt Nam Cuộc chiến leo dốc” là tiếng nói trung thực của người trong cuộc đứng lên nhận lỗi về chính mình, những sai lầm của người Mỹ với các chiến dịch đưa ra hầu như được vẽ trong văn phòng thật cẩn thận, chi tiết, nhưng khi đem ra áp dụng ở thực địa đã cho thấy đổ vỡ ngay từ đầu, vì không phù hợp với tình hình địa phương. Làm thế nào chiến thắng được “ Việt cộng” một khi ngay trong các “Ấp chiến lược “ gần như đã có mặt của Việt cộng khắp nơi, thậm chí không chỉ có người dân đi theo Việt cộng, mà một số cấp chỉ huy và binh sĩ VNCH cũng đã “ngã” về phe Việt cộng hay sợ phải đối đầu cùng Việt cộng? Điểm quyết định thua cuộc tệ hại hơn nữa, là khi phải cùng chiến đấu với nhà cầm quyền đầy dẫy tham nhũng, lũng đoạn và cấu kết bao che cho nhau. Sau 75 có nhiều bài viết đã oán trách người Mỹ bỏ rơi bạn đồng minh, bỏ rơi VNCH. Nhưng có bao nhiêu bài viết từ những người thuộc VNCH viết lên được những điều VNCH đã làm sai, để dẫn đến việc thua trận trong cuộc chiến ? Qua quyển Uphill Battle, Frank Scotton đã chỉ ra được rằng Chính phủ VNCH chưa bao giờ vận động được sự ủng hộ của toàn thể dân chúng và không giúp binh sĩ sử dụng vũ khí có hiệu quả và đấu tranh chính trị quá thua kém trước một đối thủ đầy bản lĩnh trong lĩnh vực này. Qua đó cho thấy, cuộc chiến thất bại vì không được toàn dân ủng hộ và sai lầm của người Mỹ và VNCH là chỉ tin vào lực lượng vũ trang mà quên đi sức mạnh của nhân dân quần chúng. Qua đó cho thấy cách nhìn sáng suốt của TT Ngô Đình Diệm khi cương quyết tránh xa sự can thiệp của người Mỹ vào Việt Nam. Và có thể nói VNCH trong chiến tranh Việt Nam đã lãnh phần chiến bại ngay từ sau cái chết của VNCH đệ nhất. Qua cách kể chuyện về những sinh hoạt hàng ngày của tác giả trong Uphill Battle khiến nhớ đến tựa đề quyển sách “ Người Mỹ trầm lặng”. Có còn bao nhiêu người Việt Nam nhớ đến những “người Mỹ thầm lặng” khi xưa ở Việt Nam? Về sự sụp đổ của Nam Việt Nam, tác giả thẳng thắn bày tỏ:

“Mục đích của một cuộc chiến là bắt đối phương phải phục tòng ý mình. Mục đích của chúng ta ngay từ đầu là giữ vững miền Nam, không để miền Bắc thống nhất đất nước theo điều kiện Cộng sản. Sau nhiều năm chiến đấu, chúng ta đã ký một hiệp định cho phép quân đội miền Bắc hiện diện ở miền Nam. Chúng ta rút lui vì không còn ý chí. Chúng ta thua.”

Tiểu sử FRANK SNEPP

Frank Snepp – Nhà phân tích CIA, chuyên viên thẩm vấn, người dự đoán ý định của Địch ở Việt Nam. Ông tốt nghiệp Trường Bang giao Quốc tế của Đại học Columbia.

 Sơ lược về tác giả sách “Khoảng Khắc Thích Họp”, mời xem như sau:

Frank Snepp sinh ngày 3 tháng 5 năm 1943 tại Kinston, bang North Carolina, Hoa Kỳ. Sau khi  xong trung học, ông vào Đại học Columbia học Văn chương Anh và tốt nghiệp cử nhân vào năm 1965. Sau một năm làm việc cho hãng tin CBS News, anh trở về Đại học Columbia, học cao học ở Trường Quan hệ quốc tế và chính sách công School of International and Public Affairs và tốt nghiệp năm 1968. Năm 1968, Philip Mosely, phó khoa trưởng School of International and Public Affairs, đã giúp Cục Tình báo Trung ương CIA tuyển dụng ông.  Ông được phái sang châu Âu, trở thành chuyên gia phân tích các vấn đề của NATO và an ninh ở châu Âu, nhưng chỉ một năm sau được phái sang Việt Nam, làm chuyên gia phản gián và phân tích tình báo ở Đại sứ quán Mỹ tại Saigon. Ông được giao nhiệm vụ hỏi cung những tù binh Cộng sản và thu thập tin tức tình báo vào thời kỳ cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã chuyển sang một bước ngoặt sau Tết Mậu Thân 1968.

 Sau khi trở về Mỹ vào năm 1971 làm việc trong Vietnam Task Force ở tổng hành dinh của CIA, ông trở lại Việt Nam vào tháng 10 năm 1972, tiếp tục làm chuyên gia phân tích tình báo cho tới tháng 4 năm 1975, là một trong những người Mỹ cuối cùng lên máy bay trực thăng di tản khỏi Đại sứ quán Mỹ tại Saigon.
Trở về Mỹ, vào tháng 12 năm 1975, ông được tặng thưởng huy chương vì có công  trong ngành tình báo, nhưng đến tháng 1 năm 1976, ông nghỉ việc ở CIA, cáo buộc giới lãnh đạo của CIA đã không thừa nhận những sai lầm của họ ở Việt Nam và cáo buộc Chính phủ Mỹ đã bỏ mặc số phận của nhiều người Việt đã từng hợp tác hay có mối liên hệ với người Mỹ, trong đó có người vợ Việt và đứa con nhỏ của ông đã tự sát khi ông không thể đến cứu họ vào những ngày cuối cùng tháng 4 năm 1975.

Năm 1977, ông cho in cuốn sách “Decent Interval” (Thời hạn chấp nhận được) được viết suốt 18 tháng dựa theo một bản báo cáo mà ông đã gởi cho CIA nhưng không được chấp nhận. Sau khi cuốn sách ra mắt, Giám đốc CIA lúc ấy là Stansfield Turner đã kiện anh ra tòa về tội không tôn trọng cam kết không tiết lộ những bí mật của CIA trong thời gian công tác. Tổng thống Jimmy Carter cũng đứng về phía Giám đốc CIA, cáo buộc anh đã tiết lộ “những bí mật của quốc gia”. Phiên tòa thượng thẩm vào năm 1980 đã xử Stansfield Turner thắng kiện, toàn bộ tiền tác quyền cuốn sách “Decent Interval” là 300.000 đô la phải chuyển hết cho CIA. Sau năm 1980, anh viết cho các báo như The New York Times, The Washington Post, Village Voice và thực hiện các chương trình truyền hình như World News Tonight (1987–1992) cho đài ABC và các chương trình cho đài CBS (2003–2005) và đài NBC. Đến cuối thập niên 1980, anh dạy môn báo chí ở Đại học California và năm 2001 cho in cuốn sách “Irreparable Harm” (Sự tồn hại không thể cứu vãn) kể về cuộc chiến pháp lý với CIA.

Trần Việt Hải

Huy Anh comemnted:

Tham dự buổi hội thảo ngày 25 tháng 5, 2025 tại Vietlife TV với chủ đề 50 Năm Quốc Hận: Nhìn Lại Việt Nam, tôi nhận thấy có nhiều điều thú vị và cũng học thêm kiến thức lịch sử về Cuộc Chiến Việt Nam. Có lẽ hai vị đứng ra tổ chức (Hoàng Đình Khuê & Trần Việt Hải) bỏ nhiều thời gian và được sự hổ trợ của nhóm bạn nên sự kiện này có ý nghĩa và hào hứng.

 Cô MC Mộng Thủy mở đầu chương trình ngắn và gọn, gồm có quốc ca và giới thiệu tiểu sử vắn tắt của ba diễn giả – Frank Scotton, G. Stephen Young, và Frank Snepp. Ba vị này chia sẻ những kinh nghiệm và nhận xét của họ về Cuộc Chiến Việt Nam. Từ ông Frank Scotton, người đã làm việc nhiều với quân đội, tôi đã học được rằng chương trình Ấp Chiến Lược ở Việt Nam gặp những khó khăn vì địa lý các miền khác nhau, đặc biệt ở miền Nam sông rạch nhiều nên khó lập ấp chiến lược mà không ảnh hưởng tới đời sống của người dân. Tuy nhiên, cả 3 diễn giả đều nhận xét rằng chương trình Ấp Chiến Lược không phải là yếu tố chính đưa đến kết quả của cuộc chiến. Yếu tố chính là số quân lớn và số vũ khí lớn được Bắc Việt điều động vào miền Nam. Yếu tố thứ nhì là đa số truyền thông tại Mỹ phản chiến và không ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa.

Ông Frank Snepp nói về người điệp viên tài ba Võ Văn Ba trong khía cạnh lịch sừ. (Quý vị có thể tìm hiểu thêm về điệp viên Võ Văn Ba qua Youtube clip này): Jackie Bong – South Vietnam’s Greatest Spy Vo Van Ba / Ex-CIA Frank Snepp kể về Điệp viên Võ Văn Ba. Ông Stephen Young nói về sự phản bội của ông Henry Kissinger góp phần vào sự thua cuộc của miền nam… Bình luận gia Nguyễn Kim Bình thông dịch các câu hỏi và trả lời và làm việc tốt đẹp.

 Có lẽ vì buổi hội thảo có ý nghĩa nên sau 3 tiếng (sau 4 giờ) mà còn khoảng 80% của người tham dự còn ở lại… Tôi đã chứng kiến một số người mua sách của Gs. Stephen Young với tác giả ký tên tại chỗ, trong số đó có nhà văn Kiều My của chúng ta.

Huy Anh.

Mr. Hoàng Đình Khuê, Mr. Scotton, Mr. Young, Mr. Snepp

Những Nhận Xét, Ghi Nhận Của Cử Tọa Nguyễn An Ninh:

FRANK SCOTTON

Cha đẻ của Ấp chiến lược là đứa con tinh thần của Ngài Robert Thompson. Ông từng là cố vấn cho 5 đời tổng thống Mỹ. Chiến dịch Hamlet Chiến lược đã thất bại vì người Mỹ không hiểu văn hóa Việt Nam. Hầu hết người Việt không muốn rời xa quê hương và những ngôi mộ tổ tiên thân yêu của họ. Mặt trận Cách mạng Dân tộc (MTGPMN) đã sử dụng điều này để tuyên truyền rằng chính phủ Diệm đã đưa bạn vào nhà tù mở và sử dụng những bức ảnh có hình ảnh tàn bạo rằng người Mỹ đã thực dân hóa đất nước chúng ta giống như người Pháp. Những người đàn ông địa phương muốn ở gần nhà để họ có thể gần gia đình ông ta, đó là lý do tại sao họ tham gia NFRVN (MTGPMN).

Theo Stuart Herrington, chương trình Phoenix đã bị các thành viên nhỏ lạm dụng. Họ đã sử dụng chương trình này để tống tiền và hãm hiếp phụ nữ bằng cách cáo buộc họ là những người ủng hộ cộng sản. Trong cuốn sách của mình, Scotton tuyên bố John Paul Vann đã chết trên trực thăng do thời tiết xấu, nhưng tôi nghi ngờ điều đó vì tôi nghe từ một người có câu chuyện khác mà tôi không biết.

NFRVN đã sử dụng tuyên truyền để truyền bá mục đích của họ vì hầu hết mọi người sống sau bức màn tre của làng để xác định ranh giới từ thôn này sang thôn khác với khả năng giao tiếp hạn chế.

Pro. Stephen Young và Ô, Hoàng Đình Khuê

Trong cuốn sách “Những năm tháng biến động” của Kissinger, Giáo sư Young quên không nhắc đến việc Kissinger đã yêu cầu học trò của mình là người Pháp sắp xếp một cuộc hẹn với Bắc Việt để giải quyết chiến tranh Việt Nam. Khó khăn nhất là khi người Mỹ rút khỏi Việt Nam không gặp phải sự kháng cự nào từ Nam Việt Nam. Khi người lính TQLC cuối cùng rời khỏi Việt Nam thì Gerald Ford và Kissinger ôm nhau và mỉm cười vì nhiệm vụ đã hoàn thành.

Chúng ta có thể lên án Kissinger bán rẻ Việt Nam với tư cách là công dân Việt Nam, nhưng xét theo quan điểm của người Mỹ thì Kissinger đã hoàn thành nhiệm vụ mà Tổng thống Nixon giao phó. “Hòa bình trong danh dự”

Người lính TQLC trẻ nhất tên là Dan Bullock đã hy sinh ở Việt Nam khi mới 15 tuổi vì McNamara đã gửi gần 300.000 binh lính với trình độ học vấn 7-8 không thể dạy được. Khi chúng tôi ở Việt Nam, chúng tôi thấy hầu hết binh lính là người Mỹ gốc Phi, người Mỹ Latinh và một số ít người da trắng.

Westmoreland phản đối việc cung cấp súng trường M-16 cho binh lính Việt Nam. Cuối cùng, ông đã cung cấp Thủy quân lục chiến và M-16 Nhảy dù vào cuối năm 1967. Khi Thượng nghị sĩ Hollings từ tiểu bang Nam Carolina đến thăm VN, Westmoreland tuyên bố 10:1 nghĩa là chúng ta giết được mười VC và chỉ mất một. Thượng nghị sĩ Hollings trả lời ông rằng “Tôi chỉ quan tâm đến một”.

Vào năm 1975, hầu hết người Việt Nam không biết chính phủ Hoa Kỳ hoạt động như thế nào, ngay cả với những người dân của chúng ta tốt nghiệp từ các trường danh tiếng, nhưng họ không sống ở Hoa Kỳ đủ lâu để hiểu được điều đó.

Chiến tranh Việt Nam được hỗ trợ bởi Nghị quyết nhưng không phải là Đạo luật vì Quốc hội Hoa Kỳ chỉ cung cấp tiền và muốn cắt bất cứ lúc nào họ cắt.

Westmoreland: Vị tướng bị đổ lỗi là đã đánh mất Việt Nam, nhưng vấn dề lại do sự điên rồ của BTQP McNamara: Việc sử dụng quân đội có chỉ số IQ thấp trong Chiến tranh Việt Nam.

Mr. Young, ĐGM Nguyễn Thành Vân, Gs Dương Ngọc Sum

FRANK SNEPP

Snepp đã nói về Võ Văn Ba, một điệp viên người Mỹ. Ông đã cung cấp hầu hết thông tin từ phía đối phương. Frank Snepp dựa vào thông tin của mình để phân tích động thái tiếp theo của Nam Việt Nam.

Võ Văn Ba đã mắc phải một sai lầm chết người là thói quen xấu khi uống Budweiser và hút thuốc lá Salem. Hãy tưởng tượng khi bạn thở ra mùi thuốc lá sẽ bốc lên trong không khí và mọi người có thể ngửi thấy. check DNA xác định danh tính của điệp viên.


Nguyễn An Ninh