• Khánh Lan,  Thụy Lan,  Văn Thơ,  Viet-Hải

    Đọc sách mới của nhà văn Lưu Nguyễn Từ Thức.

    Tuyển Tập Khảo Luận Văn Học

    Nhìn tác phẩm của tác giả Nguyễn Minh Triết, hay nhà văn Lưu Nguyễn Từ Thức mang tựa đề Tuyển Tập Khảo Luận Văn Học, chúng tôi bị lôi cuốn bởi tên quyển sách. Tuyển Tập là một tập hợp các tác phẩm văn học được lựa chọn bởi tác giả biên soạn. Còn 4 chữ Khảo Luận Văn Học hàm nghĩa tác phẩm về việc nghiên cứu văn học, mà nội dung những bài viết xoay quanh phạm vi văn học biên khảo hay tham luận văn học. Khảo Luận Văn Học vốn là nền tảng của thể văn chất chứa cái nhìn mang tính duy bản luận (foundationalism), dựa trên hai tiền đề chính: Thứ nhất, văn học là cái gì đã có sẵn, xuất hiện trước rồi cho ta tham khảo, nên sách dẫn chúng ta thấu hiểu để nhận diện bản chất và những đặc trưng đề tài được trình bày. Ví dụ chương đầu tiên đề cập về “NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HOÁ VIỆT “.

    Lưu Nguyễn Từ Thức. diễn giải: “Văn hoá là sự kết tinh của tư tưỏng bằng kinh nghiệm sống thực của một dân tộc. Dân tộc Việt Nam trải qua hơn 4000 năm mở nước và dựng nước đã có một nền văn hoá thâm sâu với một cơ sở tư tưng triết học vững chắc nhờ đó mà dân tộc Việt đã vượt qua được mọi cuộc thử thách của lịch sử để trường tồn cho đến ngày nay. Nền văn hoá đó đã được hình thành qua những bước tiến của lịch sử dân tộc cũng như đã được kết tụ và lưu truyền qua huyền sử. Trong giai đoạn khởi nguyên của lịch sử, con người còn chưa có chữ viết nên huyền sử đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ghi lại và lưu truyền sử liệu từ quá khứ xa thẳm cho đến khi có chữ viết. Lịch sử của các dân tộc“… qua 1000 năm đô hộ bởi giặc Tàu, 100 đô hộ bởi giặc Tây, 20 năm nội chiến từng ngày và gần 45 năm ly hương.

    Đọc Tuyển Tập Khảo Luận Văn Học, tác giả bàn về những yếu tố của văn học và nghệ thuật như Văn bản và Mỹ học.

    Văn bản trong việc khảo luận những đề tài văn học là sản phẩm của những sinh hoạt trong ngôn ngữ dùng để giao tiếp, được diễn đạt bằng hình thức chữ viết. Các đặc điểm của văn bản là có sự thống nhất về chủ đề, các câu văn kết cấu mạch lạc, có trình tự, và văn bản nhằm một mục đích giao tiếp nhất định. Văn bản được sáng tạo bởi một hay nhiều người được gọi là tác giả và người đọc là người tiếp nhận văn bản. Tác giả và người đọc có mối tương tác với nhau. Không có người đọc, văn bản chỉ tồn tại như một vật thể mà thôi…

    Tác giả Lưu Nguyễn Từ Thức đề cập về quan niệm Mỹ Học cổ bên Ðông phương, trường hợp của Việt Nam, như về việc đọc để hiểu tác phẩm văn học cũng là việc tìm sự cảm thông giữa những tâm hồn đồng điệu, là việc tìm giao cảm giữa những tâm hồn tri kỷ, tri âm. Ví dụ trong niềm ưu tư đó mà Nguyễn Du khi kết thúc Truyện Kiều đã tự hỏi: 

    Bất tri tam bách dư niên hậu

    Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

    Không biết ba trăm năm sau có ai trong thiên hạ thấu hiểu được tâm sự và cái chí của Nguyễn Du khi đọc Truyện Kiều. Cho nên muốn đọc hiểu văn bản văn học một cách đứng đắn thì phải hiểu rằng mọi yếu tố của văn bản đều có nghĩa, các yếu tố đó lại kết thành hệ thống, và cái nghĩa có sức thuyết phục nhất là phải phù hợp, không mâu thuẫn với bất cứ yếu tố biểu hiện nào. Mỹ học là bộ môn khoa học có tính lý thuyết về sự nhận thức và thưởng thức cái đẹp trong thiên nhiên, trong nghệ thuật và trong xã hội. Thuật ngữ này là một phát kiến của triết gia người Đức Alexander Baumgarten, dùng để đặt tên cho tác phẩm Aestheticä (Mỹ học) của ông (1750-1758). Trong quá trình sử dụng và nghiên cứu, định nghĩa từ “mỹ học“, người ta ví mỹ học như cái cây có nhiều cành và luôn luôn phát triển vì mỹ học luôn tồn tại trong xã hội, trong thiên nhiên và nghệ thuật. Người ta đã tranh luận nhiều về phạm vi và sự hữu ích của từ này. Trong thế kỷ 20, từ ngữ này có nghĩa rộng hơn lý thuyết mỹ thuật bởi nó bao hàm cả lý thuyết về cái đẹp cụ thể trong tự nhiên và cái đẹp trừu tượng, ví dụ vẻ đẹp tinh thần hay trí tuệ – tuy nhiên cái đẹp đó phải là đối tượng cho sự nghiên cứu triết học hay khoa học. Những người đi đầu trong ngành Mỹ học: phương Tây có Aristotle, Platon, Hegel, Kant, Mỹ học dân chủ Nga,… Phương Đông có Lão Tử, Khổng Tử,…

    Sách nói về chủ đề HỌC THUYẾT VĂN CHƯƠNG NỮ QUYỀN. Vì phong trào đòi quyền bình đẳng cho nữ giới hay phong trào nữ quyền là những vận động đòi hỏi bình đẳng cho phụ nữ trong các lãnh vực chánh trị, xã hội, giáo dục, và văn học. Sở dĩ có phong trào nữ quyền là vì từ lâu người phụ nữ trong xã hội thường hay bị xem khinh về phương diện thể lực cũng như tinh thần. Do đó, tại Mỹ sau nhiều năm vận động, một đại hội phụ nữ đã được tổ chức tại Seneca Falls thuộc bang New York vào năm 1848 và một Tuyên ngôn độc lập cho phụ nữ đã ra đời. Phong trào này sau đó đã lan ra mau chóng cùng khắp nước Mỹ rồi vượt đại dương tràn sang Âu châu. Tựu trung thì theo tác giả, thì phong trào nữ quyền sẽ còn tiếp diễn cho đến bao giờ có một nửa nhân số của nhân loại này thỏa mãn mới thôi, mà ngày đó chắc là còn xa lắm. Như vậy thì các học thuyết văn chương nữ quyền cũng sẽ không thôi phát triển và chắc chắn là mỗi ngày mỗi phong phú và uyên bác hơn.  

    Một chương khác khá độc đáo nói về vai trò của người nữ quyền trong văn học như ĐỌC LẠI THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG VỚI CÁI NHÌN NỮ QUYỀN LUẬN.

    Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, (1772–1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu thấm hậu thi ca của nữ sĩ.  Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nôm nổi tiếng của văn học Việt Nam thời trung đại, bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ nôm”. Theo sách “Giai nhân dị mặc” của học giả Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến 1916, thì bà là một gương độc đáo của nền văn học Việt Nam. Bao nhiêu giấy mực đã nói về bà. Hồ Xuân Hương một nhà thơ dâm tục thấp hèn, một xúc phạm đến phẩm giá người phụ nữ, một thất vọng cho văn chương Việt Nam. Hồ Xuân Hương một nữ sĩ tài ba đã tiên phong và táo bạo làm những bài thơ vừa thanh vừa tục, những bài thơ dám đề cập đến một vấn đề cấm kỵ là tình yêu nhục thể. Bà đi trước nhiều thế hệ về nữ quyền. Theo Lưu Nguyễn Từ Thức, đọc thơ của Hồ Xuân Hương xin hãy đọc như những văn bản thuần túy. Và trong lãnh vực văn bản thuần túy không có vấn đề luân lý.

    Theo quan điểm của các học thuyết phê bình hậu cấu trúc mà đặc biệt là thuyết hủy tạo (deconstruction) của Derrida thì trong ngôn ngữ không có sự phân biệt giữa nghĩa đen và nghĩa bóng hay nghĩa thanh và nghĩa tục. Derrida nhìn thế giới chỉ gồm toàn văn bản được cấu tạo bởi những cặp biểu hiệu hệ cấp đối kháng như văn hóa và thiên nhiên, hành động và thụ động, mặt trời và mặt trăng, ngày và đêm, nói và viết, cha và mẹ…  Tại phương tây mãi đến giữa thế kỷ 20, Virginia Woolf một nhà tranh đấu nữ quyền Mỹ mới bắt đầu cổ võ phụ nữ hãy nói lên tiếng nói chống lại sự bất bình đẳng giữa nam và nữ. Và tại Pháp, một tác giả nữ quyền khác là Helene Cixous cũng cổ võ phụ nữ hãy viết văn, không những chỉ viết mà còn phải viết thật nhiều về phụ nữ, viết để đưa người phụ nữ bị xa cách, bị quên lãng, bị đứng ngoài rìa văn học trở lại với văn chương. Trong tiểu luận “Le Rire de la Meduse” Cixous đã nồng nàn tha thiết mời gọi phụ nữ “phải viết để đặt người nữ vào văn bản, đồng thời cũng đề đặt người nữ vào thế giới và lịch sử”.  Nói tóm lại, Hồ Xuân Hương là một nữ lưu tiền phong, là một thiên tài có cá tánh độc đáo có một không hai trong nền văn học Việt Nam. 

    Sách bàn về MỸ HỌC VÀ PHÊ BÌNH NGHỆ THUẬT. Các nhà tư tưởng thường cho lý tưởng cuộc sống mà con người muốn đạt tới là Chân, Thiện, Mỹ. Ba lý tưởng này là đối tượng cho ba môn học khác nhau. Luận lý học hướng về đối tượng là cái Chân. Thật vậy, luận lý học được định nghĩa là “khoa học có mục đích xác định trong những động tác trí tuệ hướng đến sự nhận thức chân lý, động tác nào là đúng, động tác nào là không đúng”. Dù các triết gia hay trường phái có quan niệm khác nhau về chi tiết của đối tượng, bất cứ phân ngành nào của Luận lý học, đều trực tiếp hay gián tiếp hướng đến mục tiêu chính yếu là phải đạt được chân lý, tức phạm vi khảo cứu của Luận lý học là những động tác trí tuệ hướng đến sự nhận thức chân lý. Theo Platon, nhà triết học và mỹ học duy tâm nổi tiếng của Hy lạp cổ đại thì thực tại gồm có hai thế giới: thế giới ý niệm là cái ta có thể biết nên gọi là thế giới khả niệm; và thế giới vật thể là cái ta có thể thấy nên gọi là thế giới khả thị. Trong đó, theo ông, chỉ có thế giới ý niệm mới “tồn tại chân thực, nó có trước và sản sinh ra các vật thể cảm tính”. Từ quan niệm triết học đó, khi đi vào mỹ học, ông cho rằng mặc dù có cái đẹp vật chất và cái đẹp tinh thần, nhưng chỉ có cái đẹp tinh thần, cái đẹp của ý niệm mới là cái đẹp vĩnh hằng, tuyệt đối. Khi đề cập đến cái đẹp của nghệ thuật, ông chủ trương thuyết “bắt chước”.  Âm nhạc là sự “bắt chước” âm thanh tự nhiên của chim chóc, sông suối… Hội họa thì là sự “bắt chước” sắc màu và đường nét của cây cối, động vật…Nói chung theo ông, nghệ thuật là sự bắt chước, mô phỏng, trước hết mô phỏng tự nhiên, sau đó mô phỏng các tác phẩm nghệ thuật mẫu mực. Aristote là học trò xuất sắc của Platon, nhưng về mặt tư tưởng, cơ bản ông đi ngược lại quan niệm của thầy mình. Các công trình của ông bao trùm lên nhiều lãnh vực khác nhau, và ở lãnh vực nào ông cũng vươn tới những đỉnh cao mà thời đại cho phép. Chung quy điều chúng ta có thể coi như toàn bộ đời sống thẩm mỹ và nghệ thuật là đối tượng nghiên cứu của mỹ học. Toàn bộ thế giới cùng toàn bộ quá trình diễn ra trong thế giới, con người cùng tất cả nền văn hóa của con người, ở một phương diện và trong một mức độ nào đó đều là môi trường của các nhu cầu thẩm mỹ, là đối tượng nghiên cứu của mỹ học.  

     Xét sang chương MỸ HỌC VÀ SỰ THẨM THỨC NGHỆ PHẨM ta nghe câu thơ quen thuộc mà tác giả ghi nhận:

    “Lời quê góp nhặt dông dài

    mua vui cũng được một vài trống canh”.

    Đó là câu kết của văn hào Nguyễn Du khi chấm dứt truyện thơ nổi tiếng là Đoạn Trường Tân Thanh.  Những câu thơ trác tuyệt mà Nguyễn Du gọi là “lời quê” thực ra không “quê” chút nào như mọi người đã biết. Nhưng điểm mà người viết muốn nêu ra ở đây là truyện Kiều nói riêng và một tác phẩm nghệ thuật nói chung có phải chỉ đáng để “mua vui”, chỉ đáng được coi như một thứ giải trí cho mọi người hay phải coi tác phẩm nghệ thuật có một giá trị cao hơn và có một chỗ đứng xứng đáng trong cuộc sống của con người?  Ai cũng cho truyện Kiều là hay nhưng hỏi hay thế nào thì được bao nhiêu người có thể trả lời rành rọt, hoặc nếu trả lời được thì mỗi người trả lời mỗi cách khác nhau.  Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì quan niệm về cái hay, về cái đẹp là một quan niệm có tánh cách tương đối và chủ quan. Tuy nhiên, một cách tổng quát khi nói về cái “Đẹp” cũng có một số chuẩn mực được mỗi xã hội chấp nhận như là một hệ quy chiếu cho cái “Đẹp”, và cho Chân – Thiện – Mỹ.

    Để thưởng thức cái đẹp, văn hóa phương Tây lại chú trọng nghiên cứu các chuẩn mực của cái đẹp rồi căn cứ vào đó thẩm định giá trị của một tác phẩm nghệ thuật. Ngành học nghiên cứu về các chuẩn mực của cái đẹp này được gọi là môn Mỹ học (aesthetics). Theo giáo sư triết học Ed Miller của đại học Colorado Boulder, ông cho là triết học gồm sáu bộ môn như: Siêu hình học (metaphysics), kiến thức học (epistemology), luân lý học (ethics), thẩm mỹ học (aesthetics), luận lý học (logic), và lý thuyết về giá trị (value theory).  Hai giáo sư triết học Mỹ khác là Brooke Moore và Kenneth Bruder cũng xác nhận triết học có bảy bộ môn trong đó năm bộ môn giống như sự phân chia của giáo sư Ed Miller, ngoại trừ bộ môn lý thuyết về giá trị và thay vào đó bằng môn triết học xã hội (social philosophy) và triết học chánh trị (political philosophy).  Nhìn chung thì Mỹ học (aesthetics) ngày nay đã được giới hàn lâm thừa nhận là một bộ môn của triết học, và môn học này chú trọng đến vấn đề tìm hiểu cái đẹp và cái xấu, và nghiên cứu xem những đặc tính về cái đẹp cái xấu đó có thực sự hiện hữu trong tác phẩm nghệ thuật hay chỉ có trong suy tưởng của cá nhân người thưởng ngoạn. 

    Mỹ học cũng có nhiệm vụ nghiên cứu các triết thuyết liên quan đến nghệ thuật, các phê bình có tính cách triết lý của các nghệ phẩm, và thẩm định đặc tính triết học của các hành động nghệ thuật. Các phản ứng tình cảm và tâm lý của con người đối với các yếu tố của nghệ thuật như màu sắc, âm thanh, đường nét, hình tượng, và ngôn ngữ.   

              Về phương diện lịch sử, quan niệm về nghệ thuật và mỹ học đã được các triết gia như Plato và Aristotle đề cập đến từ lâu.  Hai triết gia này cho nghệ thuật như là sự bắt chước (imitation) sự vật và hình tượng trong thiên nhiên.  Riêng Aristotle còn đi xa hơn khi cho rằng nghệ thuật có ảnh hưởng đến cá tánh của con người, do đó có ảnh hưởng đến trật tự của xã hội.  Và vì cho rằng mục tiêu của cuộc đời là đạt đến hạnh phúc nên Aristotle cho chức năng chính của nghệ thuật là đem lại cho con người sự thỏa mãn. Muốn nắm bắt được giá trị mỹ học của một nghệ phẩm, người thưởng ngoạn cũng cần có một số điều kiện.  Sự thưởng ngoạn có tính cách mỹ học là kết quả của một sự kết hợp nhuần nhuyễn và phức tạp giữa những thái độ chủ quan và khả năng thẩm thức nghệ thuật của người thưởng ngoạn.  Sự phản ứng đối với nghệ phẩm này của người thưởng ngoạn được gọi là kinh nghiệm mỹ học (the aesthetic experience).  Tác giả sách Tuyển Tập Khảo Luận Văn Học đề nghị nền văn học Việt Nam hãy sớm nhận thức để vượt ra khỏi các lũy tre để nhìn xem thế giới bên ngoài đang tiến bước hướng về phía trước và bỏ xa chúng ta, hãy khai phá các khu rừng thâm u kỳ bí của nền văn học thế giới.  Nếu không mau thức tỉnh hầu sánh vai cùng người để cải tiến và nâng cao các chuẩn mực cho giá trị của mỹ học thì văn học Việt Nam sẽ khó thoát ra khỏi các vòng rào nhỏ hẹp của các thôn làng hoặc các bức tường rào của các ghetto văn học.

    QUAN NIỆM MỸ HỌC CỔ ĐẠI TRUNG HOA VÀ QUAN NIỆM MỸ HỌC VIỆT NAM.

              Con người là một sản phẩm tinh túy nhất của tạo hóa nên con người luôn mong muốn hoàn thiện bản thân mình để đạt tới Chân – Thiện – Mỹ. Cái chân, cái thiện, cái mỹ là tổ hợp giá trị cao quý mà loài người thời đại nào cũng mơ ước. Và mỹ học là khoa học mở rộng tầm hiểu biết về phương diện thẩm mỹ của con người và giúp mỗi người tự hoàn thiện nhân cách của mình. Cho nên không lạ gì từ xa xưa các triết gia phương Tây cũng như phương Đông đều đã đề cập đến những kinh nghiệm về cái Đẹp và cái Xấu.  Các học thuyết về mỹ học đã nảy sinh rất sớm ở phương Tây cũng như phương Đông. Tuy nhiên, mỹ học với tư cách là một ngành khoa học độc lập lại phải chờ tới thời cận đại. Một trong những yếu tố quan trọng giúp mỹ học tách dần ra khỏi triết học là việc xác lập được đối tượng đặc thù của ngành khoa học này. Lúc này, nó được coi như là một bộ phận của triết học – môn khoa học tìm hiểu những quy luật chung của tự nhiên, xã hội và tư duy. 

    Tái giả Lưu Nguyễn Từ Thức trình bày khá rõ về ngành mỹ học trong văn học và nghệ thuật, từ Tây phương sang Đông phương. Ngoài ra sách còn bàn về những chủ đề như: DERRIDA VÀ HỌC THUYẾT HỦY TẠO, NHỮNG BỆNH TRẠNG CỦA HỒN – TRƯỜNG HỢP HÀN MẶC TỬ VÀ BÙI GIÁNG, ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI TRONG VĂN CHƯƠNG PHÁP, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN CHƯƠNG LƯU VONG, …

    Với chương TÌM HIỂU DIỄN NGÔN VĂN CHƯƠNG HẬU THUỘC ĐỊA, một đề tài mà chúng tôi nghĩ văn chương Âu châu vốn đã có thuộc địa, nên nhiều trước tác phẩm văn chương phản ảnh thuở thuộc địa như những danh tác: L’Amant (Nguời Tình) của nhà văn Marguerite Duras, The Quiet American của Graham Greene, La Voie Royale của André Malraux (về vương triều Cao Miên), Between Tears and Laughter của Lin Yutang (Lâm Ngữ Đường), The Good Earth (Đất lành) của Pearl S. Buck, The Jungle Book của Rudyard Kipling…

    Lưu Nguyễn Từ Thức ghi nhận là chủ nghĩa thực dân là một hình thức khai thác thuộc địa được phát triển theo với sự bành trướng của châu Âu trong thời gian 400 năm qua. Từ xa xưa nhiều nền văn minh Âu châu đã có thuộc địa và từ lâu chánh quyền đế quốc trung ương luôn luôn có uy quyền tuyệt đối trên các tỉnh thành ngoại biên và các nền văn hoá sơ khai. Sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân tại Âu châu đồng nghĩa với sự phát triển của hệ thống kinh tế tư bản trong đó các vùng đất thuộc địa được thiết lập để cung cấp nguyên liệu cho sự phát triển và củng cố các nền kinh tế tại chánh quốc. Sự liên hệ giữa quốc gia đô hộ và các nước thuộc địa hoàn toàn bất bình đẳng trên mọi phương diện kinh tế, chánh trị, văn hoá cũng như xã hội. Các sắc dân tại các quốc gia thuộc địa thường là những chủng tộc khác với sắc dân chánh quốc và bị xem thuộc loại chủng tộc thấp kém.    

    Chế độ thực dân đã mang theo nó ngôn ngữ của kẻ thống trị đến với các vùng đất thuộc địa và tạo nên một va chạm mạnh giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói, đặc biệt là lại tại vùng đất thuộc địa ở Phi châu, đa số không có chữ viết hoặc nếu có cũng không là một hệ thống chữ viết rõ ràng và phổ quát. Văn hoá và ngôn ngữ viết của kẻ thống trị đã được áp đặt lên dân thuộc địa và đã tạo được những ảnh hưởng đồng nhứt hoá lên dân thuộc địa. Các thổ âm biến mất dần, các giọng nói giữa các địa phương dần dần không còn quá khác biệt, và chữ viết cũng được cô động thành tiêu chuẩn. Những biến chuyển về ngôn ngữ đó giúp cho dân chúng có cùng một di sản văn hoá cố kết với nhau hơn, và giúp phân biệt một nhóm chủng tộc này với một nhóm chủng tộc khác. Vì vậy có thể nói ngôn ngữ viết đã giúp hình thành tinh thần dân tộc cho các dân thuộc địa. Tuy nhiên, ngôn ngữ viết đã gặp một số trở ngại tại châu Phi vì truyền thống của ngôn ngữ nói của châu Phi là đối thoại trong khi ngôn ngữ viết là độc thoại. Do đó, cộng thêm với sự thù ghét kẻ xâm lăng, một số người dân thuộc địa đã thu mình vào trong lối sống cổ truyền và sống tách biệt hẳn với mọi thứ do phương tây mang đến trong đó có ngôn ngữ viết. Nhìn lại lịch sử Việt Nam trải dài hơn hai ngàn năm trong đó có hơn một ngàn năm bị lệ thuộc Trung Hoa, và hơn một trăm năm là đất thuộc địa của Pháp, nhiều người sẽ tự hỏi văn học Việt Nam đã phản ứng thế nào đối với những giai đoạn bị làm thuộc địa đó. Một cách chung có thể nói là nền văn học Việt Nam còn nặng tinh thần thuộc địa đối với văn hoá Trung hoa cũng như văn hoá Pháp dù đã được độc lập với Tàu hơn một ngàn năm và độc lập với Pháp hơn bảy mươi năm. 

    Về phương diện văn chương phản ảnh thuở thuộc địa, và trong bài viết nhận đinh của 3 chúng tôi, Khánh Lan, Thuỵ Lan, Việt Hải về nhà văn giải Nobel văn chương 2021 Abdulrazak Gurnah, một tiểu thuyết gia sinh ra ở Tanzania và đã có một sự nghiệp 35 năm, được giới phê bình đánh giá cao bắt nguồn từ chủ nghĩa thực dân và nhập cư sau khi đến Anh tị nạn. Ông sinh ra trên hòn đảo Zanzibar của Ấn Độ Dương, ngoài khơi bờ biển phía đông châu Phi, vào năm 1948, và bắt đầu viết văn sau khi di chuyển đến Anh lưu vong, nơi ông hiện đang sống ở thành phố Canterbury, Vương quốc Anh. Theo chủ đề tác giả Lưu Nguyễn Từ Thức về Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN CHƯƠNG LƯU VONG.

    Văn chương của Abdulrazak Gurnah là theo thể tác văn học ly hương hay lưu vong. Rất nhiều cây bút lưu vong đã tạo nên tên tuổi cho mình, văn chương lưu vong là một ý niệm trong tổng thể về sự lưu động của con người xuyên qua các không gian địa lý và không gian chính trị. Điều này hàm chứa ý nghĩa là tình trạng lưu vong phải bao gồm bị cưỡng bách chuyển chỗ (displacement) vì lý do chánh trị hay tôn giáo chớ không phải vì lý do kinh tế. Trong những thế kỷ gần đây, tình trạng lưu vong thường xảy ra trên bình diện cá nhân hơn là tập thể.  Tuy nhiên, có ba cuộc chuyển chỗ tập thể quan trọng được ghi nhận là sự đào thoát ra khỏi quê hương của hơn ba ngàn trí thức Đức trong thời gian từ 1933 đến 1938 khi Đức quốc xã lên cầm quyền ở Đức, các trí thức và cuộc đi tìm tự do của gần nửa triệu thuyền nhân Việt Nam sau năm 1975 khi Cộng sản xâm chiếm miền Nam Việt Nam. Yếu tố chuyển chỗ cũng làm cho những văn nghê sĩ lưu vong thay đổi chính mình như thay đổi bản ngã, thay đổi các thói quen tập quán trong lâu năm, sống hội nhập vào trong khung cảnh xã hội mới, khám phá ra những cách diễn đạt phong văn mới…

    Nói chung, tuy có vài điều cần khắc phục, nền văn chương lưu vong Việt Nam ở hải ngoại đã hình thành và lớn mạnh, đóng trọn vẹn vai trò bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc ở hải ngoại cũng như nối tiếp dòng văn học miền Nam Tự Do như trước năm 1975. Từ văn chương lưu vong tổng thể trên thế giới ngày nay, hay nhìn theo văn chương lưu vong cá thể lưu vong Việt Nam. Xét cho cùng cũng là điều khích lệ theo phần trình bày trong sách. Chia chung hoàn cảnh chung lưu vong vì tị nạn chính trị như nhà văn thành đạt Abdulrazak Gurnah, mong sao những người Việt của chúng ta cũng sẽ sánh vai như trong chương này của sách. Hãy mang niềm tin, nếu có sau này thì sẽ là tin vui, là sự tự hào cho việc phát huy văn chương đa dạng cho vườn hóa văn học thế giới.

    Sau cùng, ba chúng tôi, Khánh Lan, Thụy Lan và Việt Hải rất vui được đọc tác phẩm mới với những sưu khảo công phu của Tiến sĩ Nguyễn Minh Triết và được góp mặt qua những trang bạt tóm lược cùng tác giả, Lưu Nguyễn Từ Thức.

    Xin chúc mừng tác giả.

     Việt Hải & Song Lan. 19/02/2022.

  • Khánh Lan,  Thụy Lan,  Văn Thơ,  Việt Hải

    Đọc sách mới của nhà văn Lưu Nguyễn Từ Thức.

    Tuyển Tập Khảo Luận Văn Học

    Nhìn tác phẩm của tác giả Nguyễn Minh Triết, hay nhà văn Lưu Nguyễn Từ Thức mang tựa đề Tuyển Tập Khảo Luận Văn Học, chúng tôi bị lôi cuốn bởi tên quyển sách. Tuyển Tập là một tập hợp các tác phẩm văn học được lựa chọn bởi tác giả biên soạn. Còn 4 chữ Khảo Luận Văn Học hàm nghĩa tác phẩm về việc nghiên cứu văn học, mà nội dung những bài viết xoay quanh phạm vi văn học biên khảo hay tham luận văn học. Khảo Luận Văn Học vốn là nền tảng của thể văn chất chứa cái nhìn mang tính duy bản luận (foundationalism), dựa trên hai tiền đề chính: Thứ nhất, văn học là cái gì đã có sẵn, xuất hiện trước rồi cho ta tham khảo, nên sách dẫn chúng ta thấu hiểu để nhận diện bản chất và những đặc trưng đề tài được trình bày. Ví dụ chương đầu tiên đề cập về “NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HOÁ VIỆT “.

    Lưu Nguyễn Từ Thức. diễn giải: “Văn hoá là sự kết tinh của tư tưỏng bằng kinh nghiệm sống thực của một dân tộc. Dân tộc Việt Nam trải qua hơn 4000 năm mở nước và dựng nước đã có một nền văn hoá thâm sâu với một cơ sở tư tưng triết học vững chắc nhờ đó mà dân tộc Việt đã vượt qua được mọi cuộc thử thách của lịch sử để trường tồn cho đến ngày nay. Nền văn hoá đó đã được hình thành qua những bước tiến của lịch sử dân tộc cũng như đã được kết tụ và lưu truyền qua huyền sử. Trong giai đoạn khởi nguyên của lịch sử, con người còn chưa có chữ viết nên huyền sử đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ghi lại và lưu truyền sử liệu từ quá khứ xa thẳm cho đến khi có chữ viết. Lịch sử của các dân tộc“… qua 1000 năm đô hộ bởi giặc Tàu, 100 đô hộ bởi giặc Tây, 20 năm nội chiến từng ngày và gần 45 năm ly hương.

    Đọc Tuyển Tập Khảo Luận Văn Học, tác giả bàn về những yếu tố của văn học và nghệ thuật như Văn bản và Mỹ học.

    Văn bản trong việc khảo luận những đề tài văn học là sản phẩm của những sinh hoạt trong ngôn ngữ dùng để giao tiếp, được diễn đạt bằng hình thức chữ viết. Các đặc điểm của văn bản là có sự thống nhất về chủ đề, các câu văn kết cấu mạch lạc, có trình tự, và văn bản nhằm một mục đích giao tiếp nhất định. Văn bản được sáng tạo bởi một hay nhiều người được gọi là tác giả và người đọc là người tiếp nhận văn bản. Tác giả và người đọc có mối tương tác với nhau. Không có người đọc, văn bản chỉ tồn tại như một vật thể mà thôi…

    Tác giả Lưu Nguyễn Từ Thức đề cập về quan niệm Mỹ Học cổ bên Ðông phương, trường hợp của Việt Nam, như về việc đọc để hiểu tác phẩm văn học cũng là việc tìm sự cảm thông giữa những tâm hồn đồng điệu, là việc tìm giao cảm giữa những tâm hồn tri kỷ, tri âm. Ví dụ trong niềm ưu tư đó mà Nguyễn Du khi kết thúc Truyện Kiều đã tự hỏi: 

    Bất tri tam bách dư niên hậu

    Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

    Không biết ba trăm năm sau có ai trong thiên hạ thấu hiểu được tâm sự và cái chí của Nguyễn Du khi đọc Truyện Kiều. Cho nên muốn đọc hiểu văn bản văn học một cách đứng đắn thì phải hiểu rằng mọi yếu tố của văn bản đều có nghĩa, các yếu tố đó lại kết thành hệ thống, và cái nghĩa có sức thuyết phục nhất là phải phù hợp, không mâu thuẫn với bất cứ yếu tố biểu hiện nào. Mỹ học là bộ môn khoa học có tính lý thuyết về sự nhận thức và thưởng thức cái đẹp trong thiên nhiên, trong nghệ thuật và trong xã hội. Thuật ngữ này là một phát kiến của triết gia người Đức Alexander Baumgarten, dùng để đặt tên cho tác phẩm Aestheticä (Mỹ học) của ông (1750-1758). Trong quá trình sử dụng và nghiên cứu, định nghĩa từ “mỹ học“, người ta ví mỹ học như cái cây có nhiều cành và luôn luôn phát triển vì mỹ học luôn tồn tại trong xã hội, trong thiên nhiên và nghệ thuật. Người ta đã tranh luận nhiều về phạm vi và sự hữu ích của từ này. Trong thế kỷ 20, từ ngữ này có nghĩa rộng hơn lý thuyết mỹ thuật bởi nó bao hàm cả lý thuyết về cái đẹp cụ thể trong tự nhiên và cái đẹp trừu tượng, ví dụ vẻ đẹp tinh thần hay trí tuệ – tuy nhiên cái đẹp đó phải là đối tượng cho sự nghiên cứu triết học hay khoa học. Những người đi đầu trong ngành Mỹ học: phương Tây có Aristotle, Platon, Hegel, Kant, Mỹ học dân chủ Nga,… Phương Đông có Lão Tử, Khổng Tử,…

    Sách nói về chủ đề HỌC THUYẾT VĂN CHƯƠNG NỮ QUYỀN. Vì phong trào đòi quyền bình đẳng cho nữ giới hay phong trào nữ quyền là những vận động đòi hỏi bình đẳng cho phụ nữ trong các lãnh vực chánh trị, xã hội, giáo dục, và văn học. Sở dĩ có phong trào nữ quyền là vì từ lâu người phụ nữ trong xã hội thường hay bị xem khinh về phương diện thể lực cũng như tinh thần. Do đó, tại Mỹ sau nhiều năm vận động, một đại hội phụ nữ đã được tổ chức tại Seneca Falls thuộc bang New York vào năm 1848 và một Tuyên ngôn độc lập cho phụ nữ đã ra đời. Phong trào này sau đó đã lan ra mau chóng cùng khắp nước Mỹ rồi vượt đại dương tràn sang Âu châu. Tựu trung thì theo tác giả, thì phong trào nữ quyền sẽ còn tiếp diễn cho đến bao giờ có một nửa nhân số của nhân loại này thỏa mãn mới thôi, mà ngày đó chắc là còn xa lắm. Như vậy thì các học thuyết văn chương nữ quyền cũng sẽ không thôi phát triển và chắc chắn là mỗi ngày mỗi phong phú và uyên bác hơn.  

    Một chương khác khá độc đáo nói về vai trò của người nữ quyền trong văn học như ĐỌC LẠI THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG VỚI CÁI NHÌN NỮ QUYỀN LUẬN.

    Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, (1772–1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu thấm hậu thi ca của nữ sĩ.  Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nôm nổi tiếng của văn học Việt Nam thời trung đại, bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ nôm”. Theo sách “Giai nhân dị mặc” của học giả Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến 1916, thì bà là một gương độc đáo của nền văn học Việt Nam. Bao nhiêu giấy mực đã nói về bà. Hồ Xuân Hương một nhà thơ dâm tục thấp hèn, một xúc phạm đến phẩm giá người phụ nữ, một thất vọng cho văn chương Việt Nam. Hồ Xuân Hương một nữ sĩ tài ba đã tiên phong và táo bạo làm những bài thơ vừa thanh vừa tục, những bài thơ dám đề cập đến một vấn đề cấm kỵ là tình yêu nhục thể. Bà đi trước nhiều thế hệ về nữ quyền. Theo Lưu Nguyễn Từ Thức, đọc thơ của Hồ Xuân Hương xin hãy đọc như những văn bản thuần túy. Và trong lãnh vực văn bản thuần túy không có vấn đề luân lý.

    Theo quan điểm của các học thuyết phê bình hậu cấu trúc mà đặc biệt là thuyết hủy tạo (deconstruction) của Derrida thì trong ngôn ngữ không có sự phân biệt giữa nghĩa đen và nghĩa bóng hay nghĩa thanh và nghĩa tục. Derrida nhìn thế giới chỉ gồm toàn văn bản được cấu tạo bởi những cặp biểu hiệu hệ cấp đối kháng như văn hóa và thiên nhiên, hành động và thụ động, mặt trời và mặt trăng, ngày và đêm, nói và viết, cha và mẹ…  Tại phương tây mãi đến giữa thế kỷ 20, Virginia Woolf một nhà tranh đấu nữ quyền Mỹ mới bắt đầu cổ võ phụ nữ hãy nói lên tiếng nói chống lại sự bất bình đẳng giữa nam và nữ. Và tại Pháp, một tác giả nữ quyền khác là Helene Cixous cũng cổ võ phụ nữ hãy viết văn, không những chỉ viết mà còn phải viết thật nhiều về phụ nữ, viết để đưa người phụ nữ bị xa cách, bị quên lãng, bị đứng ngoài rìa văn học trở lại với văn chương. Trong tiểu luận “Le Rire de la Meduse” Cixous đã nồng nàn tha thiết mời gọi phụ nữ “phải viết để đặt người nữ vào văn bản, đồng thời cũng đề đặt người nữ vào thế giới và lịch sử”.  Nói tóm lại, Hồ Xuân Hương là một nữ lưu tiền phong, là một thiên tài có cá tánh độc đáo có một không hai trong nền văn học Việt Nam. 

    Sách bàn về MỸ HỌC VÀ PHÊ BÌNH NGHỆ THUẬT. Các nhà tư tưởng thường cho lý tưởng cuộc sống mà con người muốn đạt tới là Chân, Thiện, Mỹ. Ba lý tưởng này là đối tượng cho ba môn học khác nhau. Luận lý học hướng về đối tượng là cái Chân. Thật vậy, luận lý học được định nghĩa là “khoa học có mục đích xác định trong những động tác trí tuệ hướng đến sự nhận thức chân lý, động tác nào là đúng, động tác nào là không đúng”. Dù các triết gia hay trường phái có quan niệm khác nhau về chi tiết của đối tượng, bất cứ phân ngành nào của Luận lý học, đều trực tiếp hay gián tiếp hướng đến mục tiêu chính yếu là phải đạt được chân lý, tức phạm vi khảo cứu của Luận lý học là những động tác trí tuệ hướng đến sự nhận thức chân lý. Theo Platon, nhà triết học và mỹ học duy tâm nổi tiếng của Hy lạp cổ đại thì thực tại gồm có hai thế giới: thế giới ý niệm là cái ta có thể biết nên gọi là thế giới khả niệm; và thế giới vật thể là cái ta có thể thấy nên gọi là thế giới khả thị. Trong đó, theo ông, chỉ có thế giới ý niệm mới “tồn tại chân thực, nó có trước và sản sinh ra các vật thể cảm tính”. Từ quan niệm triết học đó, khi đi vào mỹ học, ông cho rằng mặc dù có cái đẹp vật chất và cái đẹp tinh thần, nhưng chỉ có cái đẹp tinh thần, cái đẹp của ý niệm mới là cái đẹp vĩnh hằng, tuyệt đối. Khi đề cập đến cái đẹp của nghệ thuật, ông chủ trương thuyết “bắt chước”.  Âm nhạc là sự “bắt chước” âm thanh tự nhiên của chim chóc, sông suối… Hội họa thì là sự “bắt chước” sắc màu và đường nét của cây cối, động vật…Nói chung theo ông, nghệ thuật là sự bắt chước, mô phỏng, trước hết mô phỏng tự nhiên, sau đó mô phỏng các tác phẩm nghệ thuật mẫu mực. Aristote là học trò xuất sắc của Platon, nhưng về mặt tư tưởng, cơ bản ông đi ngược lại quan niệm của thầy mình. Các công trình của ông bao trùm lên nhiều lãnh vực khác nhau, và ở lãnh vực nào ông cũng vươn tới những đỉnh cao mà thời đại cho phép. Chung quy điều chúng ta có thể coi như toàn bộ đời sống thẩm mỹ và nghệ thuật là đối tượng nghiên cứu của mỹ học. Toàn bộ thế giới cùng toàn bộ quá trình diễn ra trong thế giới, con người cùng tất cả nền văn hóa của con người, ở một phương diện và trong một mức độ nào đó đều là môi trường của các nhu cầu thẩm mỹ, là đối tượng nghiên cứu của mỹ học.  

     Xét sang chương MỸ HỌC VÀ SỰ THẨM THỨC NGHỆ PHẨM ta nghe câu thơ quen thuộc mà tác giả ghi nhận:

    “Lời quê góp nhặt dông dài

    mua vui cũng được một vài trống canh”.

    Đó là câu kết của văn hào Nguyễn Du khi chấm dứt truyện thơ nổi tiếng là Đoạn Trường Tân Thanh.  Những câu thơ trác tuyệt mà Nguyễn Du gọi là “lời quê” thực ra không “quê” chút nào như mọi người đã biết. Nhưng điểm mà người viết muốn nêu ra ở đây là truyện Kiều nói riêng và một tác phẩm nghệ thuật nói chung có phải chỉ đáng để “mua vui”, chỉ đáng được coi như một thứ giải trí cho mọi người hay phải coi tác phẩm nghệ thuật có một giá trị cao hơn và có một chỗ đứng xứng đáng trong cuộc sống của con người?  Ai cũng cho truyện Kiều là hay nhưng hỏi hay thế nào thì được bao nhiêu người có thể trả lời rành rọt, hoặc nếu trả lời được thì mỗi người trả lời mỗi cách khác nhau.  Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì quan niệm về cái hay, về cái đẹp là một quan niệm có tánh cách tương đối và chủ quan. Tuy nhiên, một cách tổng quát khi nói về cái “Đẹp” cũng có một số chuẩn mực được mỗi xã hội chấp nhận như là một hệ quy chiếu cho cái “Đẹp”, và cho Chân – Thiện – Mỹ.

    Để thưởng thức cái đẹp, văn hóa phương Tây lại chú trọng nghiên cứu các chuẩn mực của cái đẹp rồi căn cứ vào đó thẩm định giá trị của một tác phẩm nghệ thuật. Ngành học nghiên cứu về các chuẩn mực của cái đẹp này được gọi là môn Mỹ học (aesthetics). Theo giáo sư triết học Ed Miller của đại học Colorado Boulder, ông cho là triết học gồm sáu bộ môn như: Siêu hình học (metaphysics), kiến thức học (epistemology), luân lý học (ethics), thẩm mỹ học (aesthetics), luận lý học (logic), và lý thuyết về giá trị (value theory).  Hai giáo sư triết học Mỹ khác là Brooke Moore và Kenneth Bruder cũng xác nhận triết học có bảy bộ môn trong đó năm bộ môn giống như sự phân chia của giáo sư Ed Miller, ngoại trừ bộ môn lý thuyết về giá trị và thay vào đó bằng môn triết học xã hội (social philosophy) và triết học chánh trị (political philosophy).  Nhìn chung thì Mỹ học (aesthetics) ngày nay đã được giới hàn lâm thừa nhận là một bộ môn của triết học, và môn học này chú trọng đến vấn đề tìm hiểu cái đẹp và cái xấu, và nghiên cứu xem những đặc tính về cái đẹp cái xấu đó có thực sự hiện hữu trong tác phẩm nghệ thuật hay chỉ có trong suy tưởng của cá nhân người thưởng ngoạn. 

    Mỹ học cũng có nhiệm vụ nghiên cứu các triết thuyết liên quan đến nghệ thuật, các phê bình có tính cách triết lý của các nghệ phẩm, và thẩm định đặc tính triết học của các hành động nghệ thuật. Các phản ứng tình cảm và tâm lý của con người đối với các yếu tố của nghệ thuật như màu sắc, âm thanh, đường nét, hình tượng, và ngôn ngữ.   

              Về phương diện lịch sử, quan niệm về nghệ thuật và mỹ học đã được các triết gia như Plato và Aristotle đề cập đến từ lâu.  Hai triết gia này cho nghệ thuật như là sự bắt chước (imitation) sự vật và hình tượng trong thiên nhiên.  Riêng Aristotle còn đi xa hơn khi cho rằng nghệ thuật có ảnh hưởng đến cá tánh của con người, do đó có ảnh hưởng đến trật tự của xã hội.  Và vì cho rằng mục tiêu của cuộc đời là đạt đến hạnh phúc nên Aristotle cho chức năng chính của nghệ thuật là đem lại cho con người sự thỏa mãn. Muốn nắm bắt được giá trị mỹ học của một nghệ phẩm, người thưởng ngoạn cũng cần có một số điều kiện.  Sự thưởng ngoạn có tính cách mỹ học là kết quả của một sự kết hợp nhuần nhuyễn và phức tạp giữa những thái độ chủ quan và khả năng thẩm thức nghệ thuật của người thưởng ngoạn.  Sự phản ứng đối với nghệ phẩm này của người thưởng ngoạn được gọi là kinh nghiệm mỹ học (the aesthetic experience).  Tác giả sách Tuyển Tập Khảo Luận Văn Học đề nghị nền văn học Việt Nam hãy sớm nhận thức để vượt ra khỏi các lũy tre để nhìn xem thế giới bên ngoài đang tiến bước hướng về phía trước và bỏ xa chúng ta, hãy khai phá các khu rừng thâm u kỳ bí của nền văn học thế giới.  Nếu không mau thức tỉnh hầu sánh vai cùng người để cải tiến và nâng cao các chuẩn mực cho giá trị của mỹ học thì văn học Việt Nam sẽ khó thoát ra khỏi các vòng rào nhỏ hẹp của các thôn làng hoặc các bức tường rào của các ghetto văn học.

    QUAN NIỆM MỸ HỌC CỔ ĐẠI TRUNG HOA VÀ QUAN NIỆM MỸ HỌC VIỆT NAM.

              Con người là một sản phẩm tinh túy nhất của tạo hóa nên con người luôn mong muốn hoàn thiện bản thân mình để đạt tới Chân – Thiện – Mỹ. Cái chân, cái thiện, cái mỹ là tổ hợp giá trị cao quý mà loài người thời đại nào cũng mơ ước. Và mỹ học là khoa học mở rộng tầm hiểu biết về phương diện thẩm mỹ của con người và giúp mỗi người tự hoàn thiện nhân cách của mình. Cho nên không lạ gì từ xa xưa các triết gia phương Tây cũng như phương Đông đều đã đề cập đến những kinh nghiệm về cái Đẹp và cái Xấu.  Các học thuyết về mỹ học đã nảy sinh rất sớm ở phương Tây cũng như phương Đông. Tuy nhiên, mỹ học với tư cách là một ngành khoa học độc lập lại phải chờ tới thời cận đại. Một trong những yếu tố quan trọng giúp mỹ học tách dần ra khỏi triết học là việc xác lập được đối tượng đặc thù của ngành khoa học này. Lúc này, nó được coi như là một bộ phận của triết học – môn khoa học tìm hiểu những quy luật chung nhứt của tự nhiên, xã hội và tư duy. 

    Tái giả Lưu Nguyễn Từ Thức trình bày khá rõ về ngành mỹ học trong văn học và nghệ thuật, từ Tây phương sang Đông phương. Ngoài ra sách còn bàn về những chủ đề như: DERRIDA VÀ HỌC THUYẾT HỦY TẠO, NHỮNG BỆNH TRẠNG CỦA HỒN – TRƯỜNG HỢP HÀN MẶC TỬ VÀ BÙI GIÁNG, ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI TRONG VĂN CHƯƠNG PHÁP, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN CHƯƠNG LƯU VONG, …

    Với chương TÌM HIỂU DIỄN NGÔN VĂN CHƯƠNG HẬU THUỘC ĐỊA, một đề tài mà chúng tôi nghĩ văn chương Âu châu vốn đã có thuộc địa, nên nhiều tác phẩm văn chương phản ảnh thuở thuộc địa như những danh tác: L’Amant (Nguời Tình) của nhà văn Marguerite Duras, The Quiet American của Graham Greene, La Voie Royale của André Malraux (Về vương triều Cao Miên), Between Tears and Laughter của Lin Yutang (Lâm Ngữ Đường), The Good Earth (Đất lành) của Pearl S. Buck, The Jungle Book của Rudyard Kipling…

    Lưu Nguyễn Từ Thức ghi nhận là chủ nghĩa thực dân là một hình thức khai thác thuộc địa được phát triển theo với sự bành trướng của châu Âu trong thời gian 400 năm qua. Từ xa xưa nhiều nền văn minh Âu châu đã có thuộc địa và từ lâu chánh quyền đế quốc trung ương luôn luôn có uy quyền tuyệt đối trên các tỉnh thành ngoại biên và các nền văn hoá sơ khai. Sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân tại Âu châu đồng nghĩa với sự phát triển của hệ thống kinh tế tư bản trong đó các vùng đất thuộc địa được thiết lập để cung cấp nguyên liệu cho sự phát triển và củng cố các nền kinh tế tại chánh quốc. Sự liên hệ giữa quốc gia đô hộ và các nước thuộc địa hoàn toàn bất bình đẳng trên mọi phương diện kinh tế, chánh trị, văn hoá cũng như xã hội. Các sắc dân tại các quốc gia thuộc địa thường là những chủng tộc khác với sắc dân chánh quốc và bị xem thuộc loại chủng tộc thấp kém.    

    Chế độ thực dân đã mang theo nó ngôn ngữ của kẻ thống trị đến với các vùng đất thuộc địa và tạo nên một va chạm mạnh giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói, đặc biệt là tại vùng đất thuộc địa ở Phi châu, đa số không có chữ viết hoặc nếu có cũng không là một hệ thống chữ viết rõ ràng và phổ quát. Văn hoá và ngôn ngữ viết của kẻ thống trị đã được áp đặt lên dân thuộc địa và đã tạo được những ảnh hưởng đồng nhứt hoá lên dân thuộc địa. Các thổ âm biến mất dần, các giọng nói giữa các địa phương dần dần không còn quá khác biệt, và chữ viết cũng được cô động thành tiêu chuẩn. Những biến chuyển về ngôn ngữ đó giúp cho dân chúng có cùng một di sản văn hoá cố kết với nhau hơn, và giúp phân biệt một nhóm chủng tộc này với một nhóm chủng tộc khác. Vì vậy có thể nói ngôn ngữ viết đã giúp hình thành tinh thần dân tộc cho các dân thuộc địa. Tuy nhiên, ngôn ngữ viết đã gặp một số trở ngại tại châu Phi vì truyền thống của ngôn ngữ nói của châu Phi là đối thoại trong khi ngôn ngữ viết là độc thoại. Do đó, cộng thêm với sự thù ghét kẻ xâm lăng, một số người dân thuộc địa đã thu mình vào trong lối sống cổ truyền và sống tách biệt hẳn với mọi thứ do phương tây mang đến trong đó có ngôn ngữ viết. Nhìn lại lịch sử Việt Nam trải dài hơn hai ngàn năm trong đó có hơn một ngàn năm bị lệ thuộc Trung Hoa, và hơn một trăm năm là đất thuộc địa của Pháp, nhiều người sẽ tự hỏi văn học Việt Nam đã phản ứng thế nào đối với những giai đoạn bị làm thuộc địa đó. Một cách chung có thể nói là nền văn học Việt Nam còn nặng tinh thần thuộc địa đối với văn hoá Trung hoa cũng như văn hoá Pháp dù đã được độc lập với Tàu hơn một ngàn năm và độc lập với Pháp hơn bảy mươi năm. 

    Về phương diện văn chương phản ảnh thuở thuộc địa, và trong bài viết nhận đinh của 3 chúng tôi, Khánh Lan, Thuỵ Lan, Việt Hải về nhà văn giải Nobel văn chương 2021 Abdulrazak Gurnah, một tiểu thuyết gia sinh ra ở Tanzania và đã có một sự nghiệp 35 năm, được giới phê bình đánh giá cao bắt nguồn từ chủ nghĩa thực dân và nhập cư sau khi đến Anh tị nạn. Ông sinh ra trên hòn đảo Zanzibar của Ấn Độ Dương, ngoài khơi bờ biển phía đông châu Phi, vào năm 1948, và bắt đầu viết văn sau khi di chuyển đến Anh lưu vong, nơi ông hiện đang sống ở thành phố Canterbury, Vương quốc Anh. Theo chủ đề tác giả Lưu Nguyễn Từ Thức về Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN CHƯƠNG LƯU VONG.

    Văn chương của Abdulrazak Gurnah là theo thể tác văn học ly hương hay lưu vong. Rất nhiều cây bút lưu vong đã tạo nên tên tuổi cho mình, văn chương lưu vong là một ý niệm trong tổng thể về sự lưu động của con người xuyên qua các không gian địa lý và không gian chính trị. Điều này hàm chứa ý nghĩa là tình trạng lưu vong phải bao gồm bị cưỡng bách chuyển chỗ (displacement) vì lý do chánh trị hay tôn giáo chớ không phải vì lý do kinh tế. Trong những thế kỷ gần đây, tình trạng lưu vong thường xảy ra trên bình diện cá nhân hơn là tập thể.  Tuy nhiên, có ba cuộc chuyển chỗ tập thể quan trọng được ghi nhận là sự đào thoát ra khỏi quê hương của hơn ba ngàn trí thức Đức trong thời gian từ 1933 đến 1938 khi Đức quốc xã lên cầm quyền ở Đức, các trí thức và cuộc đi tìm tự do của gần nửa triệu thuyền nhân Việt Nam sau năm 1975 khi Cộng sản xâm chiếm miền Nam Việt Nam. Yếu tố chuyển chỗ cũng làm cho những văn nghê sĩ lưu vong thay đổi chính mình như thay đổi bản ngã, thay đổi các thói quen tập quán trong lâu năm, sống hội nhập vào trong khung cảnh xã hội mới, khám phá ra những cách diễn đạt phong văn mới…

    Nói chung, tuy có vài điều cần khắc phục, nền văn chương lưu vong Việt Nam ở hải ngoại đã hình thành và lớn mạnh, đóng trọn vẹn vai trò bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc ở hải ngoại cũng như nối tiếp dòng văn học miền Nam Tự Do như trước năm 1975. Từ văn chương lưu vong tổng thể trên thế giới ngày nay, hay nhìn theo văn chương lưu vong cá thể lưu vong Việt Nam. Xét cho cùng cũng là điều khích lệ theo phần trình bày trong sách. Chia chung hoàn cảnh chung lưu vong vì tị nạn chính trị như nhà văn thành đạt Abdulrazak Gurnah, mong sao những người Việt của chúng ta cũng sẽ sánh vai như trong chương này của sách. Hãy mang niềm tin, nếu có sau này thì sẽ là tin vui, là sự tự hào cho việc phát huy văn chương đa dạng cho vườn hóa văn học thế giới.

    Sau cùng, ba chúng tôi, Khánh Lan, Thụy Lan và Việt Hải rất vui được đọc tác phẩm mới với những sưu khảo công phu của Tiến sĩ Nguyễn Minh Triết và được góp mặt qua những trang bạt tóm lược cùng tác giả, Lưu Nguyễn Từ Thức.

    Xin chúc mừng tác giả.

     Việt Hải & Song Lan. 19/02/2022.

  • Thụy Lan,  Văn Thơ

    Tuỳ bút: Quá khứ và kỷ niêṃ của Thụy Lan

       TUỔ̉I THƠ TRONG BOM ĐẠN

    Tôi được sinh ra từ một gia đinh khá nghiêm khắc. Ông Ngoại tôi làm việc trong chính quyền của Tây, thời Pháp thuộc, không may mất sớm để lại vợ với tám người con, bốn nam bốn nữ. Bà ngoại tôi một mình tảo tần nuôi con ăn học thành tài: hai người con trai là Bác Sĩ, còn hai người kia thì phục vụ trong quân đội _ ngành không quân và cảnh sát. Con gái thì theo ngành giáo viên và y tá. Riêng mẹ tôi sau khi tôt nghiệp trung học trường Jeanne d’Arc thì kết hôn với cha tôi. Cả cuộc đời mẹ được bảo bọc bởi cha tôi, nên mẹ được mệnh danh là bà tướng nội trợ.

    Cha tôi sinh ra từ một gia đình rất nghèo, có người cha làm thợ rèn, mẹ thì làm rượu nếp, sinh sống tại Lào. Tuy khổ cực nhưng Ông Nội tôi luôn tìm cách cho ba tôi ăn học, mặc dù bà Nội không muốn rời xa con, nhưng ông Nội vẫn dứt khoát gởi ba tôi lên tỉnh xa để đi học khi mới tròn 10 tuổi. Thế là cuộc đời bé bỏng của cha tôi bắt đầu rời xa cha mẹ. Vì lòng hiếu thảo, cha tôi rất chăm học, mong sẽ giúp cho cha mẹ sau này. Nhưng không may Ông nội bị mất sớm vì bịnh lao phổi. Bà Nội phải đưa Cha tôi về làm ăn sinh sống tại Việt Nam. Nơi đây Cha tôi được ăn học thành tài, đậu thủ khoa chương trình trung học Pháp (Brevet Elementaire) vào năm 1949. Đến cuối năm 1950, cha tôi thi đậu bằng Thư Ký chánh ngạch và được bổ nhiệm vào làm thư ký tại bưu điện Nha Trang. Thời kỳ đó, cha tôi vẫn nuôi dưỡng ý chí theo học thêm lớp hàm thụ L’École Universelle par correspondance de Paris dưới sự đỡ đầu của Cha bề trên dòng Franciscain suốt gần 3 năm để dự thi và đổ Tú tài 1 chương trình Pháp tại Sàigon. Đến đầu tháng 5/1953, cha tôi nhận lịnh động viên khóa 3 Thủ Đức, phải ra Huế học về ngành kế toán để làm lương cho quân đội. Học xong, cha tôi được bổ nhiệm về Tiểu Đoàn 605 Khinh quân mới thành lập. Ngày mà mẹ tôi mới mang thai cặp sinh đôi đầu lòng, tin vui chưa trọn thì cha tôi được lịnh theo đơn vị hành quân, đổ bộ xuống Sông Cầu theo quân đội Pháp. Chiến trận lan tràn, Chiến Đoàn Lưu Động 100 của Pháp bị đánh tan tành tại đèo Mang Giang. Thoát chết trở về, cha tôi làm đơn xin học khóa 5 Thủ Đức và được chấp thuận để trình diện vào ngày 28/6/1954. Tháng sau thì được tin vui mẹ tôi vừa cho ra đời đôi nam song sinh giống nhau như hai giọt nước ngay dịp đình chiến 23/7/1954 phân ly giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam . Sau đó cha tôi được trở về Huế thăm gia đình với chức vụ Thiếu Úy trên cầu vai, và lần đầu tiên được nhìn thấy hai đứa con song sinh đầu lòng vừa tròn 6 tháng tuổi (ngày 30/1/1955). Nghỉ phép được 15 ngày, lại lên đường đi học lớp bổ túc ngành pháo binh.

    Sau đó được thuyên chuyển về Tiểu Đoàn 22 PḄ (Pháo Binh) đóng tại Nam Giao, Huế. Ngày 26/10/1955, đứa con thứ ba ra đời lại vắng mặt cha, vì cha tôi đang thụ huấn khóa Dẫn Đạo Chỉ huy tại Trung tâm huấn luyện Quang Trung. Sau khi Tiểu Đoàn 22PB được đổi thành Tiểu Đoàn (TĐ) 26PB và di chuyển ra Quảng Trị cuối năm 1955 Sau 4 năm yên bình không chiến tranh, Tiểu Đoàn trở lại đóng đô tại Phú Bài gần Huế. Đến cuối năm 1959, lại thuyên chuyển qua TĐ 37PB tân lập ở Pleiku, rồi qua TĐ 27PB ở Dĩ An, Ban Mê Thuộc. Vào tháng 3/1961, Cha tôi lên đường đi du học về ngành pháo binh tại Mỹ gần 6 tháng. Sau đó du học lần thứ hai về Pháo Binh cấp cao từ 9/1965 đến tháng 6/1966. Trở về lại Việt Nam, cha tôi được bổ nhiệm chức Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 11PB tai Quãng Trị ngày 1/9/1966 dưới sự chỉ huy của Đại Tá Ngô Quang Trưởng.

    Vào đêm 30 biến cố Tết Mậu Thân 1968, đang cùng gia đình ăn Tết, tình thế cấp bách cha tôi vội vàng trở lại căn cứ Quảng Trị để phòng thủ vì nghe tin Cộng sản đang tấn công thành phố Huế. Trong thời gian gia đình tôi bỏ nhà chạy tản cư đến nơi an toàn hơn thì ngôi nhà đã bị pháo kích của CS tiêu hủy hoàn toàn. Gia đình đành phải ra trú tạm tại căn cứ đóng quân của cha tôi ở Quẩng Trị và trở lại Huế vài tháng sau đó khi tình hình chiến sự đã yên ổn.

    Thang 9/1969, cha tôi được thăng chức Tham Mưu Trưởng Bộ Chỉ Huy Tiền Phương Sư Đoàn 1 để nhận bàn giao căn cứ Đông Hà của Sư Đoàn 3 TQLC Hoa Kỳ triệt thoái về nước. Tháng 1/1971, lại phải đi yểm trợ cho cuộc hành quân tại chiến trận Hạ Lào. Khi trở về từ Hạ Lào, Cha tôi lại tiếp tục lớp học Tham mưu cao cấp tại Đà Lạt thêm 6 tháng. Mãn khóa học, trờ về nhận chức Chỉ Huy Trưởng PB Sư Đoàn 2 Bộ Binh ở căn cứ Chu Lai, nơi doanh trại cuối cùng đóng sát bờ biển Quảng Ngãi.

    Mùa hè đỏ lửa 1972, chiến tranh lại bùng nổ, lần nữa gia đình tôi lại phải di tản từ Huế qua đèo Hải Vân để vào căn cứ Chu Lai nơi cha tôi trấn đóng sau khi nghe tin CS đã chiếm thành phố Quảng Trị. Đây là chặng đường để chuẩn bị cho một trận chiến khốc liệt giữa Bắc Nam khi mà quân đội Cộng Sản muốn cưỡng chiếm trọn miền nam Việt Nam của chúng ta. Đúng vậy, chưa tròn 3 năm sau đó, ngày 23/3/1975, theo lịnh cha tôi, gia đình phải khẩn cấp di tản ra Đà Nẵng bằng chiếc trực thăng của Sư Đoàn để tìm đường bay vào Saigon. Cuối cùng gia đình may mắn đến Saigon an toàn ngày 27/3/1975, hơn một tháng trước ngày mất Sài Gòn, hay mất nước VNCH.

    Nhưng Cha tôi không thể bỏ Sư Đoàn, bỏ nhiệm vụ để cùng gia đình bỏ trốn ra đi, và đành phải chia tay nhau tại phi trường Đà Nẵng để trở về lại căn cứ Chu Lai thu xếp mọi chuyện như phá hủy giấy tờ quan trọng, thủ tiêu súng đạn, chỉ huy thu xếp chỗ trên các chiến hạm để cho tất cả quân nhân của Sư Đoàn 2 và gia đình họ vĩnh viễn rời khỏi căn cứ Chu Lai sau đó. Cha tôi đã cùng đoàn ngườì di tản trên chiếc tàu hạm cập bến tai cảng Đà Nẵng để đi vào Nam ngày 3/4/1975, và cuối cùng tàu đã đến cảng Phan Rang an toàn trước ngày Phan Rang thất thủ 16/4/1975. Cha tôi đã thoát chết sau 8 ngày phải lẫn trốn, và băng rừng vượt suối, để cuối cùng gặp lại gia đình tại Saigon ngày 24/4/1975. Đến ngày 30/4/1975, Chính Phủ do ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng CS.

    Đó là những đoạn đường mà cuộc đời binh nghiệp đã đưa cha tôi qua không biết bao nhiêu gian truân, để cuối cùng thân xác bị lưu đày vào lao tù CS trong suốt 13 năm trời kể từ ngày mất nước.

    Với chức vụ cuối cùng là Đại tá pháo binh, họ đã đưa cha tôi cùng những sĩ quan cao cấp vào một trại tù gọi  là “tù cải tạo” tại một vùng núi đá vôi Hòa Binh, thuộc tỉnh Thái Bình_Lạng Sơn, cách biên giới Trung Cộng 25 km, nơi mà cha tôi kể lại là chẳng khác gì một vùng sa mạc hoang vu, không cây cối, nhà cửa, và nó là một trại tù xa nhất của miền bắc. Đó là nơi mà tôi đã một lần từ Sài Gòn đáp chuyến tàu lửa ra Huế để cùng bà Ngoại đi thăm nuôi cha tôi, vì lúc ấy mẹ tôi đang bị bịnh, và cha tôi thì đang rất đói khổ.

    Sau khi đáp xuống từ một chiếc xe đò để đến vùng núi gần nơi cha tôi đang bị giam giữ, Ngoại và tôi mới hay là không có xe đò nào để đi thẳng vào trại cả, và qua một người đàn ông địa phương đang đi xe đạp ở vùng đó cho biết. Ngoại và tôi phải cuốc bộ trên mười mấy cây số mớí đến nơi. Với một bao bố đựng đồ ăn thăm nuôi nặng hơn 50 kilo trên tay mà Ngoại đã chuẩn bị cho cha tôi, nặng không thể vác nổi trên đường đi. Người đàn ông đó cảm thấy tội nghiêp, quay lại và cho để nhờ bao đồ ăn đó lên yên xe đạp và cùng đi bộ, dẫn dăt́ chúng tôi đến trại tù để thăm nuôi. Nhưng chưa hết, đến nơi Ngoại và tôi còn phảỉ̉ leo lên dốc núi theo những con đường mòn, với bao đồ ăn khi lên dốc Ngoại phải đẩy tôi thì kéo. Khi Ngoại hết sức, tôi phải vác lên vai mình đi từng đoạn một cho đến khi tới trại thăm nuôi. Trên đường đi, thỉnh thoảng tôi nhìn thấy có mấy người đàn ông đang hứng nước để vò gạo qua những khe nước nhỏ đang chảy róc rách bên đường. Làm tôi nghĩ, vậy là cha mình cũng uống nước này như họ.

     Một hình ảnh nữa thật khó phai trong tôi… trong lúc đứng trông chờ giờ thăm cha trên một ngọn đồì cao, nhìn xuống tận dướí đồi, tôi đã chứng kiến trước mắt hình ảnh những đoàn người sĩ quan “tù cải tạo” sắp hàng một dài, đang bước đi mệt mỏi với chiếc nón lá trên đầu và cuốc xẻng trên tay khi họ đang trở về trại nghỉ ngơi sau một ngày lao động. Hầu hết họ gầy ốm tiều tụy, quần áo rách rưới, nhìn thật đau lòng. Ai có thân nhân thăm nuôi thì được mặc áo quần đàng hoàng để ra tiếp xúc với thân nhân. Thật không có giây phút hồi hộp nào khi được gặp lại cha mình sau nhiều năm xa cách. Nhưng tới giờ thăm nuôi, trong lúc Bà Ngoai và Cha tôi đang trò chuyện hỏi thăm nhau, tôi cứ nhỉn cha tôi gầy ốm, hom hem mà tôi không nói nên lời vì nghẹn và cứ phải ngước mặt lên trời để cho nước mắt mình chảy ngược vào trong. Lý do, nếu người cai tù thấy tôi khóc họ sẽ đánh đập cha tôi sau đó hoặc không cho thăm nuôi nữa, và tôi phải thực hiện những gì cha tôi đã dặn trước khi ngồi vào bàn trò chuyện. Chiều hôm ấy ra về, trên đường đi bộ dài hơn 17 cây số, đi trong đêm vắng với bà ngoại cùng đoàn người thăm nuôi, nước mắt tôi được tự do rơi tuôn tả và cứ rơi mãi vì thương cho số phận của cha tôi, không biết cha mình sẽ có ngày về hay không? Hay sẽ chết như người Chú của tôi đã chết trong tù vì bịnh. Bóng đêm đã làm nỗi buồn trong tôi thật nặng nề. Chiến tranh đã lấy đi cuộc sống hạnh phúc gắn bó giữa vợ chồng và cha con. Suốt cuộc đời cha tôi, còn nhỏ bé đã sống xa cha mẹ để ăn học, lớn lên lại sống xa vợ xa con vì binh nghiệp và vì quê hương. Một con người thật đáng thương đáng kính, và đáng được tôn thờ. Một người anh hùng, tài đức vẹn toàn, và đầy lòng yêu nước. Ông lấy lẽ sống là phục vụ quê hương.

    Đó là lý do tại sao tôi lớn lên trong bom đạn? Được sinh ra tại thành phố La Vang, Quẩng Trị, nơi địa dầu chiến tuyến, và là nơi Cha tôi đang trấn giữ một căn cứ cốt lõi với chức vụ Thiếu tá tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 11 pháo binh vào thời đó. Thật không bao giờ tôi quên được tiếng đạn pháo bắn đi hằng đêm từ đồn căn cứ của cha tôi mỗi khi được theo mẹ ra Quảng Trị thăm cha. Có những lần tôi phải ngủ dưới những căn hầm kiên cố, những công sự chiến đấu vững chắc.do cha tôi thiết kế, kiến trúc mô hình khi xây. Vì còn bé nên tôi chỉ giưt mình khi nghe tiếng súng nổ vang rền, chứ chẳng biết gì cả. Sau này lớn lên, được cha tôi kể lại là tại căn cứ này đã có lần bi VC tấn công đánh sáp lá cà bất ngờ vào một đêm tối. Qua máy truyền thanh và ống loa, cha tôi đã chi huy và ra lệnh cho cả tiểu đoàn sẵn sàng chiến đấu, ai ở đâu phải nằm yên tại chỗ, hễ thấy ai chạy thì có quyển bắn ngay, nhờ đó Ba tôi đã đẩy lui quân CS, cứu cả tiểu đoàn thoát nạn một cách thành công.

    Tết Mậu Thân là một ký ức thật khó quên trong đời tôi. Tôi đã chứng kiến từng đoàn lính Việt Cộng đang đi trước ngôi nhà của mình vào ngày mồng một tết hôm đó, họ đội nón cối, ở trần chỉ mang quần cụt đen, và đi dép cao su đen, trên vai mang băng đạn chéo ngang lưng, tay cầm súng AK. Tôi chỉ biết họ là VC. Không ngờ sau ngày đó, nghe tiếng đạn bay vèo vèo khắp nơi, mẹ tôi vội đưa chúng tôi vào trốn trong một cái hầm do cha tôi đã chuẩn bị, xung quanh được chất đầy bao cát, nơi mà tôi đã dấu cái bóp nhỏ xinh xinh, hình con thỏ màu xanh lá cây với một số tiền ba mẹ tôi đã lì xì cho ngày Tết. Sau đó VC đã pháo kích dữ dội và nghe họ đang đi lùng bắt tất cả đàn ông và những người lính về phép ăn Tết trong vùng. Mẹ tôi sợ quá liền gom đồ ăn vào hai cái giỏ và gánh chạy với bầy con 8 đứa kể cả đứa con còn sơ sinh trên tay của mẹ. Trên đường chạy, đạn bay tứ tung, vừa chạy vừa phải cúi đầu xuống né. Thỉnh thoảng tôi nhìn thấy lí́nh cộng hòa và lính VC chết lăn lóc, kẻ ngồi người nằm dọc hai bên lề đường. Thật là một cảnh tượng thật kinh hoàng trong đời khi tôi còn nhỏ. Gia đình tôi chạy đến nhà Bà ngoại tôi để trú ẩn vì gần căn cứ của Bộ Tư Lịnh Sư đoàn I tại khu Măng Cá trên đường Đinh Bộ Lĩnh, Huế. Cha tôi thì đang chiến đấu trấn giữ Quảng Trị, không biết ra sao. Căn nhà thân yêu của tôi thì bị VC pháo kích tàn rụi chỉ còn cái nền nhà. Từ khi rời căn cứ Quảng Trị tạm trú vài tháng nơi cha tôi đóng, gia đình trở về lại Huế ở tạm trong một căn lều dựng ngoài vườn trong khi Ba tôi đang cho xây lại ngôi nhà mới.

    Sau 4 năm sống yên vui bên sách đèn của bậc trung học, chiến tranh lại xảy đến. Mùa hè đỏ lửa 1972, gia đình tôi phải di tản vào Căn cứ Chu Lai nơi cha tôi đóng quân tại tỉnh Quảng Tín. Thấy cha tôi đi bay hành quân ngày đêm, tôi thật thương cha. Là một vị chí huy trưởng trong ngành pháo, từng được huấn luyện tai Hoa Kỳ, tính toán chính xác đã hỗ trợ các đơn vị bộ binh bạn đẩy lùi nhiều cuộc tẩn công dữ dội của VC như trận chiến đẫm máu Sa Huỳnh, thuộc quận Đức Phổ, nằm phía Nam thành phố Quảng Ngãi, giáp ranh tỉnh Bình Định, chiến thắng đã đem lại thành tích vẻ vang cho quân đội Việt Nam.

    Tôi còn nhớ vào tuần cuối cùng của tháng 3/1975, cha tôi thấy tình hình không ổn, khẩn cấp đưa cả gia đình từ Chu Lai bay ra Đà Nẵng trong ngôi nhà của cha tôi mới cho cất xong. Tôi đâu ngờ đó là ngày mà tôi vĩnh viễn xa mái nhà thân yêu, bạn bè, và thầy cô của xứ Huế cổ kính mãi mãi.

    Trong khi cha tôi đang bận rộn sắp xếp lại quân đội vì các tướng lãnh đã bỏ chạy. Mẹ tôi tìm cách đưa chúng tôi vào phi trường Đà Nẵng khi nghe VC đã chiếm thành phố Huế. Khi đến phi trường, vào được sân bay, tôi thấy hàng ngàn ngườì dày đặc khắp nơi trên phi đạo. Lần đầu tiên trong đời, tôi được chứng kiến cảnh con người chạy đua với máy bay. Vì vậy phi công không thể nào hạ cánh được, và phải bay qua phi đạo phía bên kia đồi của phi trường.

    Trong lúc gia đình tôi đang tìm cách leo lên chiếc máy bay L19 đang sắp sửa cất cánh, nhưng vì số người chen lấn nhiều quá, mẹ tôi vội đưa đứa con út mới được ba tháng tuổi nhờ người ta ẵm dùm để leo lên, nhưng đã quá trễ vì sự hỗn loạn chen lấn càng lúc càng tệ, nên máy bay phải cất cánh thẳng lên, thấy vậy mẹ tôi vội kêu gào “làm ơn quăng con tôi xuống dùm”, và họ đã quăng em út tôi xuống trên những bàn tay của chúng tôi đang dang ra để chụp. Thật là một cảnh tượng thật kinh hoàng. Sau đó nhờ một người anh họ của tôi đang làm việc trong phi trường Đà Nẵng, hướng dẫn qua một chiếc máy bay khác cũng đang chuẩn bị cất cánh, gia đình tôi ṿội leo lên máy bay đó thì thấy có một người lính đang chĩa súng muốn bắn vào đầu một vị sĩ quan, hoảng sợ quá tôi vội nhảy xuống. Thế là cả gia đình tôi cùng nh̉ảy xuống theo. Đang cảm thấy vô vọng, thì cha tôi xuất hiện, nhờ qua sự liên lạc vơí người anh họ đó. Sau khi nghe tin còn một phi vụ cuối cùng chỉ rước gia đình không quân đi thôi. Người anh họ và cha tôi vội đến cầu cứu Ông Đại Tá Vàng, người đang điều hành cả phi trường hôm đó, xin giúp cho gia đình được bay theo vào Saigon. Ông Vàng đã đồng ý và cung cấp một chiếc xe zeep có lính bảo vệ đưa cả gia đình tôi qua bên kia ngọn đồi để lên chiếc C130 vừa mới hạ cánh, nơi mà chưa ai qua được vì có lính gác ngăn chận. Gia đình tôi thật may mắn được leo lên chiếc máy bay này đầu tiên ṃột cách thoải mái. Mẹ tôi thì thúc dục Ba tôi leo lên theo với gia đình, nhưng không hiểu sao Ba tôi không chịu đi theo. Sau này tôi mới biết ra vì cha tôi còn trách nhiệm với cả một sư đoàn lính, cha ở lại để tiêu hủy tài liệu mật, những giấy tờ quan trọng, súng ống, vả chi huy tàu thủy đưa lính và gia đình họ trốn thoát vào Phan Rang. Thật là một người cha đầy tình ngưởi và trách nhiệm, cha tôi thật xứng đáng là một vị chỉ huy kiên cường.

    Chiếc máy bay C130 đã đưa gia đình tôi và gia đình không quân vào phi trường Tân Sơn Nhất tại Saigon đêm đó an toàn mặc dù bị đạn bắn vào máy bay tứ tung từ bên dưới do sự hỗn loạn trong khi cất cánh ra khỏi  phi đaọ. Qua một đêm nằm chờ người thân đến đón về Saigon tại phi trường Tân Sơn Nhất, thì được tin còn một chuyến bay sau cùng nữa từ Đà Nẵng vừa đáp xuống phi trường này. Những người trong chuyến bay cho biết là hàng ngàn người còn lại trong phi trường Đà Nẵng đêm ấy đã chết vì bị VC pháo kích tơi bời. Vừa nghe tin xong tôi bật khóc thành tiếng vì quá thương xót cho họ cùng với nổi hoảng sợ vẫn còn ám ảnh trong tôi. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn rơi nước mắt mỗi khi nghĩ đến những ngày khó quên.

    Phần cha tôi, sau khi được nghe kể lại sau này thì suýt bị chết trong lúc leo lên chiếc chiến hạm mà Cha tôi đã cho lịnh cập bến tại cảng Đà Nẵng để đón những người lính và gia đình họ tản cư vào Nam. Nhưng vì cảnh tượng quá hỗn loạn và kinh hoàng khi dân chúng chen lấn đạp đè lên nhau, rồi có người ném lựu đạn vào đám đông để dọn đường leo lên tàu, miệng khoang tàu liền được đóng lại nhanh để rời bến, trong lúc ấy thì cha tôi đang cố bám víu miệng tàu ở bên hông để leo lên thì bị một người nào đó đạp chìm xuống nước để lấy thế leo lên. Cha tôi liền ngước lên thấy người đó chính là lính thân cận của mỉnh, vội la cứu, và họ đã vớt cha tôi lên trong giây phút giữa sự sống và chết của cuộc đời. Cuối cùng cha tôi theo tàu đến cảng Phan Rang an toàn. Do sợ bi VC nhận dạng, cha tôi phải vất bỏ bộ quân phục, chỉ còn chiếc áo thun lót và quần đùi trên người băng rừng lội suối suốt 10 ngày đêm để tìm đến một căn cứ quân đội Cộng Hòa để trình diện nhờ giúp đỡ. Nhờ đó cha tôi liên lạc được với một người lính thân cận và họ cho biết gia đình tôi đang sống trên đường Công Lý (sau 75 là Nam kỳ khởi nghĩa) tại Quận 1, Saigon. Gặp lại cha tôi với chiếc áo thun trắng, quần đùi ngắn dơ bẩn, mặt mày bơ phờ như một phép nhiệm màu vì mẹ tôi nằm mơ thấy cha tôi đã chết nên mẹ  như người không hồn và đã ngã bịnh.

    Hình ảnh của cha tôi trong quân phục bộ binh là môt hình ảnh mà tôi tôn thờ, ngưỡng mộ, và yêu quí nhất đời mình. Vì vậy, tôi luôn tôn kính và yêu thương những người lính đã hy sinh vì hạnh phúc và sự sống còn của quê hương và dân tộc, cũng như những ai đang phục vụ trong quân đội. Tất cả là từ hình ảnh tuyệt vời của cha tôi, người đã cho tôi thấy những nổi đau, sự chịu đựng, và lòng hy sinh quên mình vì dân tộc.  Tôi nhớ câu nói của tướng Patton là “Người lính thuộc quân đội. Không có quân đội nào tốt đẹp hơn những người binh sĩ đó. Người lính cũng là một công dân. Trên thực tế, nghĩa vụ và đặc quyền công dân cao cả nhất là cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hương  đất nước của họ”, (The soldier is the army. No army is better than its soldiers. The soldier is also a citizen. In fact, the highest obligation and privilege of citizenship is that of bearing arms for one’s country. by Gen. George S. Patton Jr.)

    Và sau cùng, cũng để kết thúc bài tuỳ bút này, tôi xin mượn lời của vị Tổng Thống  thứ 16 của Hoa Kỳ để  vinh danh những người chiến binh xả thân cho quê hương xứ sở chúng ta. “Hãy tôn vinh người  chiến sĩ cũng như thủy thủ ở khắp mọi nơi, những người lính dũng cảm gánh vác giang sơn đất nước. Ngoài ra, hãy tôn vinh lo cho người công dân lo lắng cho người chiến sĩ dồng đội của mình trên các trận mạc mà ông ta đã hết sức phục vụ cho một mục đích như vậy” (“Honor to the soldier and sailor everywhere, who bravely bears his country’s cause. Honor, also, to the citizen who cares for his brother in the field and serves, as he best can, the same cause.”— Abraham Lincoln).

    Doris Thụỵ Lan.

    Song thân của tác giả Thụy Lan

    Đại tá Lê Thương, Sư Đoàn I BB, cùng phu nhân.

    ( Ảnh #1 trích:http://www.generalhieu.com/dt_lethuong.htm)

    —————————————————–

    Ảnh #2 chụp năm 1967 tại La Vang, Quảng Trị Thiếu tá Lê Thương SĐIBB

    cùmg Trung tướng Lew Walt Hoa Kỳ (*).

    (*): chỉ huy trưởng Lực lượng Đổ bộ Thủy quân lục chiến III và Sư đoàn 3  Thủy quân Lục chiến đóng tại miền Nam Việt Nam.

    (Commander of III Marine Amphibious Force and 3rd Marine Division in the South Vietnam)

  • Khánh Lan,  Thụy Lan,  Viet-Hải

    Nhà văn giải Nobel Abdulrazak Gurnah

    Theo tin Reuters giải Nobel văn chương 2021 đã được trao cho tiểu thuyết gia người Tanzania là Abdulrazak Gurnah, một tên tuổi mà hình như nằm ngoài sự dự đoán của nhiều người. Tiểu thuyết gia sinh ra ở Tanzania được trao giải Nobel Văn học, đã có một sự nghiệp 35 năm, được giới phê bình đánh giá cao bắt nguồn từ chủ nghĩa thực dân và nhập cư sau khi đến Anh tị nạn.Ông sinh ra trên hòn đảo Zanzibar của Ấn Độ Dương, ngoài khơi bờ biển phía đông châu Phi, vào năm 1948, và bắt đầu viết văn sau khi di chuyển đến Anh lưu vong, nơi ông hiện đang sống ở thành phố Canterbury, Vương quốc Anh. Canterbury nằm ở phía đông vùng Kent, cách London khoảng 55 dặm (89 km) về phía đông-đông nam.

    Giải Nobel văn học năm nay đã được trao cho nhà văn gốc Phi châu này, vì sự hội nhập dù khó hoà giải và nhân ái của ông đối với những hệ luỵ của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa trên thế giới. Khi quần đảo Zanzibar được Anh quốc trao trả độc lập vào năm 1963, và sáp nhập với lục địa để trở thành nước Tanzania. Vị lãnh tụ Abeid Karume, tổng thống Tanzania thời đó tiến hành một cuộc đàn áp khốc liệt và ra tay khủng bố những công dân Tanzania gốc Ả Rập. Nhà văn Gurnah thuộc nhóm chủng tộc này bị buộc phải bỏ học, trốn đi đến định cư ở Anh xin tị nạn vào cuối thập niên 1960, lúc đó ông mới 18 tuổi. Ông theo học tại trường Christ Church College ở Canterbury, về sau chuyển sang học ở University of Kent, tại đây ông lấy bằng tiến sĩ với luận án “Tiêu chuẩn về việc phê bình tiểu thuyết Tây Phi” (Criteria in the Criticism of West African Fiction) vào năm 1982. Từ 1980 đến 1983, ông giảng dạy ở trường Đại Học Kano tại xứ Nigeria. Sau đó, ông trở về làm giáo sư tại Đại Học Kent, thuộc Canterbury, ông dạy Anh Văn và Văn Chương Hậu-Thuộc-Địa (Postcolonial Literature) cho đến khi về hưu.

    Về số lượng sách thật ra không nhiều, ông đã xuất bản 10 tiểu thuyết cũng như một số truyện ngắn. Ông Anders Olsson, vị chủ tịch ủy ban Nobel cho rằng tiểu thuyết của Gurnah đi từ tác phẩm đầu tay “Hồi Ức Ngày Ra Đi” (Memory of Departure) kể về một cuộc nổi dậy thất bại, cho đến cuộc nổi dậy gần đây nhất của ông trong tác phẩm mới nhất, Những Mảnh Đời Lưu Lạc (Afterlives). Truyện kể về những tiểu tiết rập khuôn mẫu và mở rộng cái nhìn của chúng ta đến một Đông Phi đa dạng về nét văn hóa xa lạ đến nhiều nơi khác trên thế giới.

    Nội dung của những tác phẩm khác của Abdulrazak Gurnah như Pilgrims Way (1988) và Dottie (1990), ghi lại trải nghiệm của người nhập cư ở Anh từ những khía cạnh khác nhau. Năm 1994, quyển tiểu thuyết thứ tư của Abdulrazak Gurnah được xuất bản với tựa đề Paradise lấy bối cảnh ở Đông Phi thuộc địa trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Quyển này cũng nhận được đề cử cho giải Booker năm đó.

    Admiring Silence (1996) kể câu chuyện về một thanh niên rời Zanzibar di cư đến Anh, nơi anh kết hôn và trở thành một giáo viên. Một chuyến trở lại quê hương 20 năm sau ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ của anh đối với cả bản thân và cuộc hôn nhân của mình. By the Sea, quyển sách xuất bản năm 2001, là câu chuyện được kể lại bởi Saleh Omar, một người lớn tuổi xin tị nạn sống ở một thị trấn ven biển nước Anh.

    Tác phẩm Con Đường Hành Hương (Pilgrims Way) từ năm 1988, Gurnah khám phá thực tế nhiều mặt của cuộc sống lưu vong. Nhân vật chính tên là Daud, phải đối mặt với không khí phân biệt chủng tộc ở quê hương mới của anh, nước Anh. Sau khi cố gắng che giấu quá khứ của mình, tình yêu với một người phụ nữ đã lôi kéo Daud kể câu chuyện của mình. Sau đó, anh ta có thể kể lại những gì đã xảy ra trong quá trình bi thảm trưởng thành của mình và những ký ức đau buồn về cuộc chính biến hỗn loạn ở Tanzania đã buộc anh ta phải bỏ xứ trốn đi. Cuốn tiểu thuyết kết thúc với chuyến thăm của Daud đến nhà thờ Canterbury, nơi anh suy ngẫm về sự tương đồng giữa những người hành hương Cơ đốc giáo đã đến thăm nơi này trong quá khứ và cuộc hành trình đến nước Anh của chính anh ấy. Trước đây anh ta đã thách thức chống lại tất cả những gì mà quyền lực thuộc địa cũ đã gây ra, nhưng rồi tự nhiên dường như anh đã đạt được cuộc sống tốt.

    Cuốn tiểu thuyết định hình thành một phiên bản thế tục của một cuộc hành hương cổ điển, sử dụng các tiền thân lịch sử và văn học làm vai đối thoại trong các vấn đề về danh tính, ký ức và tương quan họ hàng,…

    Gurnah thường cho dựng những câu chuyện được cấu tạo cẩn thận của mình dẫn đến một cái nhìn sâu sắc khó đạt kết quả. Một ví dụ điển hình là cuốn tiểu thuyết thứ ba, Dottie (1990), chân dung của một phụ nữ da đen có nguồn gốc nhập cư lớn lên trong điều kiện khắc nghiệt ở nước Anh năm 1950 bị phân biệt chủng tộc, và vì sự im lặng của mẹ cô mà thiếu mối liên hệ với lịch sử gia đình của chính cô. Đồng thời cô cảm thấy không có nguồn gốc ở Anh, đất nước cô sinh ra và lớn lên. Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết cố gắng tạo ra không gian và bản sắc của riêng mình qua sách vở và truyện viết, những thứ cho cô ấy cơ hội để xây dựng lại bản thân. Không ít thì cái tên và những lần đổi tên đóng vai trò trung gian trong một cuốn tiểu thuyết biểu hiện lòng trắc ẩn sâu sắc và bản lãnh tâm lý của Gurnah, hoàn toàn lại không có tình cảm gì cả.

    Cuốn tiểu thuyết thứ tư của Gurnah là Paradise (1994), bước đột phá của anh với tư cách là một nhà văn, phát triển từ một chuyến đi nghiên cứu đến Đông Phi vào khoảng năm 1990. Cuốn tiểu thuyết có liên quan rõ ràng đến Joseph Conrad trong cuộc hành trình của anh hùng trẻ ngây thơ Yusuf như non dạ. Nhưng đó cũng là một câu chuyện về tuổi non nớt mới lớn và một câu chuyện tình buồn trong đó các thế giới và hệ thống tín ngưỡng khác nhau bị va chạm. Truyện kể lại câu chuyện về Joseph trong Kinh Qur’an, dựa trên bối cảnh mô tả chi tiết và bạo lực về quá trình thuộc địa của Đông Phi vào cuối thế kỷ 19. Trong phần đảo ngược lại ở phần kết thúc lạc quan của câu chuyện Kinh Qur’an, nơi Joseph được tưởng thưởng vì sức mạnh đức tin của mình. Rồi Yusuf cảm thấy buộc phải từ bỏ Amina, người phụ nữ anh yêu anh, để gia nhập quân đội Đức mà anh khinh thường trước đây. Đặc điểm của Yusuf Gurnah là làm thất vọng sự mong đợi của người đọc về một kết thúc có hậu ở phần chót của truyện phù hợp với thể loại văn.

    Trong cách ứng xử của Gurnah qua những trải nghiệm đời người tị nạn, trọng tâm là bản sắc và hình ảnh bản thân, đặc biệt rõ ràng là trong tác phẩm Admiring Silence (1996) và By the Sea (2001). Trong cả hai cuốn tiểu thuyết này thì góc nhìn thứ nhất là sự im lặng được bày tỏ như một cách thức chính của người tị nạn để bảo vệ danh tính của mình để tránh khỏi sự kỳ thị chủng tộc và định kiến, nhưng cũng là một phương tiện để tránh va chạm giữa quá khứ và hiện tại, tạo ra sự thất vọng và sự tự lừa dối lòng rất tai hại. Trong phần đầu tiên của hai cuốn tiểu thuyết này, người kể chuyện có thành kiến ​​chọn cách che giấu chuyện quá khứ của mình khỏi bị gia đình người Anh giúp mình dị nghị và tạo ra một câu chuyện cuộc đời phù hợp hơn với thế giới thường nhật của họ. Nhưng đó là một sự im lặng đồng nghĩa vì anh ta cũng đang che giấu cuộc sống lưu vong của mình xa gia đình ở Zanzibar, không ai biết rằng anh ta có một gia đình mới ở Anh và một cô con gái mười bảy tuổi.

    Trong quyển By the Sea mô tả một màn kịch thất vọng và tự lừa dối khác xảy ra ngay sau đó. Saleh, người kể chuyện của phần đầu tiên, vốn là một người Hồi giáo già từ Zanzibar xin tị nạn ở Anh với một chiếu khán giả mạo dưới danh nghĩa của một kẻ thù không đội trời chung. Khi anh ta gặp con trai của kẻ thù, Latif, người kể chuyện của phần thứ hai của cuốn sách, đó chỉ là vì tình cờ Latif được giao nhiệm vụ giúp Saleh thích nghi với quê hương mới của anh ta. Trong những cuộc cãi vã căng thẳng giữa họ với nhau, quá khứ bị đè nén của Saleh ở Zanzibar hiện lên trong anh, khi mà Saleh bất chấp tất cả cố gắng nhớ lại thì ngược lại Latif lại làm mọi cách để quên đi. Chính điều đó tạo ra một sự căng thẳng đặc biệt trong cuốn tiểu thuyết. Do vậy mà việc lựa chọn hai người kể chuyện giải toả ẩn khúc câu chuyện và cốt truyện của tiểu thuyết, cũng như vai trò và sự tự giác linh hoạt của người kể chuyện (tức tác giả). Các nhân vật linh động của Gurnah thấy mình bị chơi vơi gián đoạn giữa các nền văn hóa và lục địa, giữa một cuộc sống đang tồn tại và một cuộc sống đang trỗi dậy; nó là một trạng thái bất toàn mà không thể giải quyết được. Sự kiện kế đến qua một phiên bản mới của sự gián đoạn này trong cuốn tiểu thuyết thứ bảy đã đề cập ở trên của Gurnah, Desertion.

    Cuốn Desertion được chia làm 3 phần, trong đó tác giả viết chân dung chi tiết về con người, địa điểm và cuộc sống ở Zanzibar vào cuối thế kỷ 19 cho phần đầu tiên, vào những năm 1950 cho phần hai và nửa sau thế kỷ 20 vừa qua trong phần cuối. Tác giả đã tạo truyện rất hay khi đưa ra một bức tranh đầy đủ về những người khác nhau sống ở Zanzibar vào cuối thế kỷ 19. Hassanali một thương nhân địa phương bình thường với nhiều chủng tộc hỗn hợp, Rehana một phụ nữ địa phương, Frederick quản lý thuộc địa Anh và Pearce nhà thám hiểm người Anh. Tuy nhiên, những bức chân dung này có thể là do tác giả cho rập khuôn có chủ đích và những nhân vật đó không có điều gì thú vị hoặc có điều gì đó đặc biệt về họ. Trong Desertion, tác giả ấp ủ một niềm đam mê bi thảm được sử dụng để làm sáng tỏ sự khác biệt lớn về văn hóa ở Đông Phi thuộc địa. Cốt truyện mô tả cách người Anh Martin Pearce, bị té ngã bất tỉnh trên đường phố, được một thương gia địa phương giúp đỡ và đưa qua mê cung của thành phố (city’s labyrinth) vào một thế giới nơi văn hóa và tôn giáo xa lạ. Nhưng Pearce nói được tiếng Ả Rập, một trong những điều kiện tiên quyết để tiếp xúc gần gũi hơn với gia đình và để anh yêu người con gái Rehana của họ. Gurnah biết rõ rằng thời đại mà anh ta đang miêu tả không phải như đã nói trong cuốn tiểu thuyết, “thời đại của Pocahontas khi một cuộc tình lãng mạn với một công chúa man rợ có thể được mô tả như một cuộc phiêu lưu” (the age of Pocahontas when a romantic fling with a savage princess could be described as an adventure). Đây là câu truyện tình yêu và sự phản bội ở bối cảnh Châu Phi Thuộc địa. Cuốn sách thứ bảy của Abdulrazak Gurnah, Desertion, kể lại chủ đề lưu vong và mở rộng cốt truyện sang các mối tương quan như giữa những người yêu nhau, giữa các gia đình, giữa các quốc gia. Desertion cuối cùng tác giả cho hay câu chuyện không phải về mình: “Đó là về cách một câu chuyện chứa nhiều mẫu chuyện mà chúng không thuộc về chúng ta mà là là một phần của dòng đời ngẫu nhiên trong thời đại của chúng ta, và về cách kể lại những câu chuyện thu hút chúng ta và luôn lôi cuốn chúng ta. Theo nhà phê bình văn học Bruce King cho rằng, trong văn chương của Abdulrazak Gurnah, người châu Phi luôn là một phần của thế giới. Một thế giới rộng lớn hơn và đang thay đổi. Các nhân vật của ông phải từ bỏ gốc gác, lăn lộn ở nước ngoài, chịu nhiều miệt thị và chống chọi trong cô đơn.


    Trong tác phẩm The Last Gift (Món Quà Cuối Cùng, từ năm 2011, có chủ đề liên quan đến Con Đường Hành Hương và kết thúc bằng một thứ gì đó có cùng vị đắng khi người tị nạn đau yếu Abbas qua đời và để lại món quà tựa đề cuốn sách, bao gồm một đoạn băng ghi lại một lịch sử tàn khốc mà gia đình còn sống không biết đến. Còn trong Gravel Heart (2017), Gurnah tiếp tục phát triển chủ đề của mình về cuộc đối đầu của một người trẻ với những điều xấu xa, mà không thể hiểu nổi xung quanh cậu ta. Câu chuyện kể lại ở góc nhìn thứ nhất đầy thú vị và khắc khổ này mô tả số phận của chàng trai trẻ Salim cho đến khi kết thúc tiết lộ đáng sợ về một bí mật gia đình được giữ kín về cậu ấy, nhưng vấn dế có tính quyết định đối với toàn bộ cuộc sống của Salim như người sống lưu vong. Câu đầu tiên của cuốn sách là một tuyên bố thẳng thừng: “Cha tôi không muốn tôi.” Tiêu đề có liên quan đến bộ phim truyền hình Measure for Measure của Shakespeare và lời nói của Công tước trong cảnh thứ ba của màn thứ tư: “Sống chết mặc bay! Hỡi trái tim sỏi đá “. Chính sự bất lực kép này đã trở thành số phận của Salim. Một câu truyện cảm động, thương tâm rất hay.

    Như đã đề cập, cuốn tiểu thuyết mới nhất của Gurnah, Những Mảnh Đời Lưu Lạc (Afterlives) nơi tuyệt mỹ từ năm 2020, kể về nơi kết thúc của Paradise. Và như trong tác phẩm đó, bối cảnh là đầu thế kỷ 20, thời điểm trước khi người Đức kết thúc quá trình đô hộ Đông Phi vào năm 1919. Hamza, một thanh niên gợi nhớ đến Yusuf in Paradise, bị buộc phải tham chiến với quân Đức ‘ và phải lệ thuộc vào một viên sĩ quan bóc lột tình dục anh ta. Anh ta bị thương trong một cuộc đụng độ nội bộ giữa các binh sĩ Đức và được đưa vào bệnh viện dã chiến để chăm sóc. Nhưng khi trở về nơi sinh của mình trên bờ biển, anh không tìm thấy gia đình và bạn bè. Quy luật của những cơn gió thất thường trong lịch sử và như trong Desertion, chúng ta theo dõi cốt truyện qua nhiều thế hệ, cho đến khi kế hoạch tái lập Đông Phi của Đức Quốc xã chưa được thực hiện. Gurnah đã một lần nữa sử dụng cách đổi tên khi câu chuyện chuyển hướng và cho con trai của Hamza, Ilias trở thành Elias dưới sự cai trị của Đức. Sự kiện gây sốc bất ngờ cho người đọc. Cốt truyện nhà văn Abdulrazak Gurnah cho thấy trên thực tế tạo chúng ta suy nghĩ tương trùng, trùng lặp liên tục trong cuốn sách, vì khi cá nhân không thể tự vệ nếu ý thức tư tưởng bị thống trị, ở đây có nghĩa là sự phân biệt chủng tộc, đòi hỏi sự phục tùng và hy sinh của cá nhân.

    Loạt tiểu thuyết của Abdulrazak Gurnah là những suy ngẫm về sức mạnh đáng lo ngại trước những thách thức mà biểu lộ đối với các giả định về bối cảnh chủng tộc trong viễn cảnh thuộc địa, người dân bị trị bị thực dân Anh hóa, bị đồng hóa, phải hội nhập, chịu đựng những va chạm của văn hóa để giành được một lá cờ đất nước và một bài quốc ca. Khi được được độc lập, thế lực cầm quyền mới trỗi tên như lãnh tụ Abeid Karume, tổng thống Tanzania cai trị đất nước khắc nghiệt, hung bạo, khiến tác giả lưu vong sống ly hương. Theo trang mạng văn học Anh, British Council Literature, các nhân vật của truyện của Gurnah bị kẹt giữa các nền văn hóa và lục địa, và luôn sống trong trạng thái mất an toàn mà họ không bao giờ ra khỏi được nỗi thống khổ bị trị. Họ phải liên tục đổi mới bản thân để phù hợp với môi trường mới của họ. Họ không ngừng tìm cách hội nhập giữa cuộc sống mới và cũ trong quá khứ. Bản thân Gurnah, giống như các nhân vật của mình, đã phải rời xa quê hương Zanzibar và thoát sang nước Anh khi mới 17 tuổi, và danh tính là một vấn đề luôn thay đổi. Các nhân vật chính của ông, ông cho truyện như tìm cách để xáo trộn, khai giả mạo danh tính cố định khi nhân vật sang nơi định cư mới.

    Nhà phê bình văn học Paul Gilroy đã nhận xét: “Một khi bản sắc quốc gia và dân tộc được biểu hiện là thuần khiết, việc tiếp xúc với sự khác biệt sẽ đe dọa những bản sắc này, làm mờ loãng và ảnh hưởng đến sự thuần khiết quý báu của chúng, khiến chúng có khả năng bị ô nhiễm. Một điểm giao nhau như hỗn hợp và chuyển động cần được đề phòng.” Các nhân vật chính trong tiểu thuyết của Gurnah tỏ rõ nét ô nhiễm của sự nổi tiếng. Tính cách của những người khác xuyên qua sự khác biệt của họ”. Thật vậy, Abdulrazak Gurnah có ý thức phá vỡ quy ước, thay đổi quan điểm thuộc địa để làm nổi bật quan điểm của các cộng đồng bản địa. Ví dụ qua cuốn tiểu thuyết Desertion (2005) của ông về việc ngoại tình đã trở thành một sự mâu thuẫn thẳng thừng với cái mà ông gọi là “mối tình lãng mạn”.

    Đọc những câu chuyện về những người thuộc các chủng tộc, nền văn hóa và tôn giáo khác nhau đến với nhau do tình cảm mà họ dành cho nhau. Những mối tình bị ngăn cấm này chuẩn bị một bối cảnh trong đó các vấn đề quan trọng về lịch sử, văn hóa và chính trị trong thời gian được tác giả bày biện, giải quyết qua cốt truyện. Khi đọc Desertion, chúng tôi thích thú lối văn xuôi trôi chảy và bản chất tinh tế của tác giả, và mong đợi những tác động sâu rộng của tình yêu và sự dè chừng trong cuộc sống đối với những con người đơn thuần bị trị, đặt trong bối cảnh của chủ nghĩa thực dân.

    Nhà phê bình văn hóa Paul Gilroy đã nêu ra ý tưởng: “Khi bản sắc quốc gia và dân tộc được đại diện và thể hiện là thuần khiết, thì việc tiếp xúc với sự khác biệt sẽ đe dọa những bản sắc này, pha loãng và làm ảnh hưởng đến sự tinh khiết quý báu của chúng, khiến chúng có khả năng bị ô nhiễm. Phải đề phòng sự giao thoa như hỗn hợp và chuyển đổi”. Các nhân vật chính trong tiểu thuyết của Gurnah thể hiện sự ô nhiễm danh tính của người khác qua những khác biệt của họ.

    Nhìn chung, là một người nhập cư đến một đất nước xa lạ, Gurnah thố lộ rằng: “Đối với một số độc giả tiềm năng của tôi, có một cách nhìn nhận về tôi mà tôi phải nghĩ đến. Tôi nhận thức được rằng tôi sẽ đại diện cho bản thân mình trước những độc giả có lẽ coi bản thân là chuẩn mực, không có văn hóa hay sắc tộc, không có sự khác biệt theo tôi”. Abdulrazak Gurnah có ý thức phá vỡ quy ước, thay đổi quan điểm thuộc địa để làm nổi bật quan điểm của các cộng đồng bản địa. Vì vậy, cuốn tiểu thuyết Desertion (2005) của ông về việc ngoại tình đã trở thành một sự mâu thuẫn thẳng thừng với cái mà ông gọi là “mối tình lãng mạn”. Một ý tưởng độc đáo của Abdulrazak Gurnah cần nhắc lại.

    Với chúng ta lịch sử nước Việt Nam bị Pháp đô hộ hà khắc, bóc lột dã man, xong lại chịu nạn chủ nghĩa Cộng Sản chuyên chế tàn bạo. Chúng ta phải ly hương sống lưu vong. Đọc Abdulrazak Gurnah những cảm thông, những san sẻ và những ý nghĩ tương đồng cùng ông rất dễ. Nhà văn Christine Rose Elle, trong tác phẩm “The Happy Empath”, bà viết:

    “Chia sẻ sự đồng cảm là một trong những khía cạnh tuyệt vời nhất của trải nghiệm con người”. (Sharing empathy is one of the most wonderful aspects of the human experience. Christine Rose Elle, The Happy Empath). Thật như thế, giữa chúng ta và Abdulrazak Gurnah có nhiều mẫu số chung bởi sự đồng cảm.

    Việt Hải Song Lan (*), tháng 11, năm 2021.(*): Khánh Lan và Thuỵ Lan.

    Nguồn:

    • Trang văn học báo Anh The Guardian.
    • Các bản tin của Reuters, AP, NPR, CNN.
    • Trang mạng The Nobel Prize, Wikipedia, The Swedish Academy, France 24.
    • Desertion, Abdulrazak Gurnah, Bloomsbury Publishing.

    Theo British Council Literature. Lindau Nobel Laureate Meetings, Foundation.

  • Thụy Lan,  Văn Thơ

    Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng: Tình Yêu, Quê Hương và Cuộc Đời-THỤY LAN

    Thuỵ Lan

    Tôi xem bài viết Chiếc Cầu Gẫy của tác giả Tôn Thất Diên. Bài viết về tài năng của Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng (1937-2000). Tóm lược đôi điều về nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, ông là người quê quán tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, sáng tác một trong những nhạc phẩm để đời rất phổ biến là bài “Chuyện chiếc cầu đã gẫy”. Bản nhạc gây nhiều xúc động cho người Huế nói riêng, và với người Việt nói chung ở các nơi. Bài ca hay về nhạc cùng lời ca, người viết bài học tại trường Đồng Khánh nên đi qua cầu nhiều lần. Cầu Trường Tiền khởi công xây dựng năm 1897 và hoàn tất năm 1899 dưới triều vua Thành Thái. Đây là chiếc cầu đường bộ đầu tiên bắc qua sông Hương, sự ra đời của cầu đã  chấm dứt sự chia cắt của bờ bắc từ kinh đô của triều đình với bờ nam nơi đặt tòa khâm sứ của chính phủ bảo hộ Pháp, và nó còn nối dài con đường thiên lý Bắc – Nam bị cách trở giang san suốt nhiều thế kỷ. Hãng Eiffel, Pháp được thuê thiết kế và thi công cầu với hình dáng sáu vài vòng cung bằng thép, mặt cầu lát gỗ lim. Vào năm 1968 Tết Mậu Thân Cầu Trường Tiền bị quân Việt Cộng giật mìn gãy một nhịp .Biến cố này làm nát lòng người dân Huế. Rồi bài ca do Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng cho ra đời một bài hát bất hủ.

    Một ngày vào thuở xa xưa trên đất thần kinh

    Người bỏ công lao xây chiếc cầu xinh

    Cầu đưa lối cho dân nối liền cuộc đời

    Khắp cố đô dân lành an vui ca thành điệu Nam Bình

    Niềm vui bao lâu ước mơ giờ trên xứ thơ cầu nối liền bờ

    Thỏa lòng người dân hằng chờ có ngày hẹn hò tình đẹp như mơ

    Phải nói bài ca mang chất Huế,  khi sông Hương vẫn trôi, bài bi ca Huế trên sông vẫn còn đó, nhưng con nước lững lờ di chuyển theo lời ca vang trong tôi vang văng vẳng giọng Nam Ai  Nam Bình tha thiết, u buồn. Phải chăng dây là bi khúc đã đánh dấu nỗi đau quê hương của Huế vào năm lịch sử 1968, Tiếng khóc của Trầm Tử Thiêng chia sẻ với người dân xứ Huế, nhịp nối sông Hương gẫy, ngăn cách đôi bờ trong đời sống.thương nhật. Trầm Tử Thiêng đã dùng âm nhạc để phản ảnh biến cố như chất liệu lịch sử.cho ngàn sau về ”Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gẫy.”

    Giặc đã qua đây gây cảnh nổi trôi.

    Cầu thân ái đêm nay gẫy một nhịp rồi

    Nón lá sầu khóc điệu Nam Ai tiếc thương lời vắn dài

    Vì sao không thương mến nhau còn gây khổ đau làm lỡ nhịp cầu

    Mối thù chờ sang ngày nào nối lại nhịp cầu rửa hờn cho nhau.

    Với đất nước, Trầm Tử Thiêng chọn cho mình là một người viết sử bằng âm nhạc, Trầm nhạc sĩ yêu quê hương nói lên bằng lời ca cung nhạc như nỗi u sầu của chính thân phận mình.  Tuy không phải là người dân cố đô mà nhạc sĩ cũng cảm thấy nỗi xót xa đau đớn cùng cực trước cái thực tế phũ phàng bi thảm của một hành động bạo lực phá hoại quá tàn tệ cho người dân lành Huế.

    Cầu Trường Tiền thân thiết duyên dáng bắc ngang dòng sông Hương như di sản văn hoá, êm đềm ngay giữa lòng thành phố Huế. Trong bài hát,ca tụng biểu tượng rất thân yêu gần gũi với họ trong cuộc sống hằng ngày. Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã bày tỏ nỗi đắng cay của mình trong đoạn cuối với những câu trách cứ giặc về gây tan thương, khi ta nghe lòng ngậm ngùi thương tiếc, nhạc thấm thía:

    Giặc đã qua đây gây cảnh nổi trôi.

    Cầu thân ái đêm nay gẫy một nhịp rồi

    Nón lá sầu khóc điệu Nam Ai

    Tiếc thương lời vắn dài

     

    Vì sao không thương mến nhau

    Còn gây khổ đau làm lỡ nhịp cầu *

    Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy ca sĩ Duy Khánh và Hương Lan:

    Cầu Trường Tiền sập, tác giả Tôn Thất Diên ghi nhận bài ca biểu tượng cho năm Mậu Thân 1968 đã gây bao khổ đau cho người dân Huế.

    Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng có trên 200 bài ca. Thể nhạc ông làm như về, tình yêu, quê hương, và chiến tranh. Cuộc đời sáng tac gồm 3 giai đoạn: thuở Việt Nam Cộng Hoà trước 1975, thời gian lúc Cộng Sản Việt Nam chiếm Miền Nam sau 1975, và thời kỳ lưu vong tị nạn tại Hoa Kỳ. Xin đơn cử tên của một số nhạc phẩm tiêu biểu như:.Đêm Nhớ Về Sài Gòn (1983), Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng, Vang Vang Tình Việt Nam, Bảy Ngàn Đêm Góp Lại, Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy, Mai Kia Hòa Bình, Mưa Trên Poncho, Tôn Nữ Còn Buồn, Tống Biệt Hành (ý thơ Thâm Tâm), Trên Đỉnh Yêu Đương, Trên Quê Hương Hòa Bình, Bài Tình Ca Mùa Đông, Hành Khúc Cho Quê Hương, Hẹn Về, Hương Muộn, Lưu Vong Khúc, Mười Năm Yêu Em (1985), Bài Hương Ca Vô Tận, Bài Tango Cho Người Tình Lỡ, Đưa Em Vào Hạ,…

    Sáng tác chung với Trúc Hồ như: Bên em đang có ta, Bước chân Việt Nam, Cám ơn anh, Cơn mưa hạ, Đã qua thời mong chờ, Một ngày Việt Nam, Việt Nam về trong nỗi nhớ,

     Với tình yêu, ông chọn làm người tình thuỷ chung ví dụ như bài cho một người tình. “Mười Năm Yêu Em” hay “Đêm Nhớ Về Sài Gòn” mang nhiều lời ca nồng nàn và cay đắng cho một cuộc tình.

    Mười năm yêu em thấm đời mộng mi

    Mười năm yêu em ta thấu tình cuồng si

    Mười năm yêu em ta hóa thành chiếc lá

    Trôi theo từng cơn lũ của kiếp sống

     

    Tình chưa yên vui bên sóng đời cuồng nộ

    Chợt đêm chia phôi ngăn cách một đại dương

    Từng đêm gian nan ta ngỡ mình sắp đuối

    Nhưng em tình vẫn hát từ bến trời

    Xa nhau, mười năm yêu em thấm đời mộng mi, thấu tình cuồng si. Xa nhau cuộc dời cằn cỗi chợt nghe tình xao xuyến, cuộc tình vẫn còn hương môi em, nhung nhớ môi em thầm đợi những mùa Xuân:

     

    Ôi ta nhớ mãi những đêm nằm mộng biển

    Hồn ta bay trên đôi cánh reo mừng

    Giữa cằn cỗi chợt nghe tình xao xuyến

    Ngỡ môi em thầm đợi những mùa Xuân

     

    Dường như trong ta em có điều tuyệt vọng

    Dường như trong em ta vẫn đầy hoài mong

    Mười năm yêu em cũng sẽ là mãi mãi

    Xin em cùng ta hát để nhớ hoài

    (Mười Năm Yêu Em, Trầm Tử Thiêng).

    Hãy nghe tiếp Đêm Nhớ Về Sài Gòn với nhịp tim rung dộng của Trầm Tử Thiêng:

    Đêm nhớ về Sài Gòn

    Thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi

    Những con đường thèm đôi chân vui, đã bao lâu chờ đợi

    Đường im nghe quá khứ trong sấu

    Đường chia ly vẫn ngóng tin nhau

    Tình lẻ loi canh thâu

    Đêm nhớ về Sài Gòn khi tình nồng, thèm bước chân vui, sau bao lâu chờ đợi,  vẫn ngóng tin nhau…

    Đêm nhớ về Sài Gòn

    Tiếng nhạc vàng gọi từng âm xưa

    Ánh đèn vàng nhạt nhòa đêm mưa

    Ai sầu trong quán úa

    Bóng mẹ hiền mờ mờ bên song

    Mắt người tình một trời mênh mông .

    Gợi bao nhiêu cho cùng …

    Nhung nhớ Sài Gòn xa xôi, lưu luyến Sài Gòn khi bên nhau…

    Để đêm đêm nhớ về Sài Gòn

    Thấy mình vừa trở lại quê hương

    Đã gặp người một trời yêu thương

    cho lòng thêm chút ấm

    Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau

    Nhắc chuyện người chuyện đời thương đau

    Bài Hương Ca Vô Tận

    Hát nữa đi Hương hát điệu nhạc buồn điệu nhạc quê hương Hát nữa đi Hương hát lại bài ca tiễn anh lên đường Ngày đao binh chưa biết còn bao lâu Cuộc phân ly may lắm thì qua mau Hát nữa đi Hương hát để đợi chờ. [ĐK:] Hương ơi sao tiếng hát em Nghe vẫn dạt dào, nghe vẫn ngọt ngào Dù em ca những lời yêu đương Hay chuyện tình gãy gánh giữa đường Dù em ca nỗi buồn quê hương Hay mưa giăng thác đổ đêm trường. 2. Hát chuyện vai em tóc xoả bồng mềm dịu ngọt môi em Hát mãi nghe Hương cho hồng làn da kẻo đời chóng già Ngày xa xưa em vẫn nằm trong nôi Mẹ ru em câu hát dài buông lơi Hát để yêu cha ấm lại ngày già. 3. Hát nữa đi Hương câu nhạc thành nguồn gợi chuyện đau thương Hát kể quê hương núi rừng đầy hoa bỗng thành chiến trường Đồng tan hoang nên lúa ngại đơm bông Thuyền ham đi nên nước còn trông mong Khiến cả đêm thâu tiếng em rồi rầu.

    “Bài Hương Ca Vô Tận” của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng – Những lời buồn bất tận của một thuở phân ly, theo tác giả Đông Kha thì trước nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, hình như chưa có ai đã sử dụng chữ Hương Ca trong tên bài hát “Bài Hương Ca Vô Tận” để nói về những lời hát ca ngợi quê hương. Đó không phải là một bài hương ca thông thường, mà là một bài hương ca vô tận về quê hương..

    Định nghĩa “Vô tận” thì đó là sự tiếp nối nhiều thế hệ không bao giờ ngừng lại cả, từ ngàn xưa, đến ngày nay và về ngàn sau, những người Việt yêu quý quê hương sẽ còn hát mãi những bài ca ngợi quê hương, dù quê hương thanh bình hay là đang phải oằn mình trong khổ đau hay quê hương chìm đắm trong nghịch cảnh khó khăn..

    Bài Hương Ca Vô Tận đã từng được nhiều danh ca làng âm nhạc Việt đã cất lên tiếng hát, điển hình là Duy Khánh, Hoàng Oanh, hay Thanh Tuyền, nhưng nó được yêu thích nhất bởi một danh ca khác nữa, một đệ nhất danh ca, đó là Thái Thanh. Bà đã hát bài này từ trước năm 1975, trong một bài phỏng vấn, Thái Thanh nói rằng lúc đó nhờ sự gần gũi trong sinh hoạt âm nhạc với nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, được nói chuyện nhiều, bà đã được hiểu rõ hơn về các bài hát của ông: “Khi nói chuyện với nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng tôi mới biết ý của ông trong những lời ca. Trong bài có những câu như “Hát nữa đi hương…”, nhiều khán giả tưởng “hương” là tên một người con gái, nhưng có nói chuyện với ông mới biết chữ “hương” là ông muốn nói đến Quê Hương” (Thái Thanh)

    Hát nữa đi Hương, hát điệu nhạc buồn điệu nhạc quê hương.

    Hát nữa đi Hương, hát lại bài ca tiễn anh lên đường.

    Ngày đao binh chưa biết còn bao lâu,

    cuộc phân ly may lắm thì qua mau

    Hát nữa đi Hương hát để đợi chờ.

    Phải chăng điệu nhạc buồn đã là một đặc trưng muôn thuở của những bài “hương ca”, từ ngân khúc Nam Bình Nam Ai cho đến những câu vọng cổ từ xa xưa thuở phôi thai Dạ Cổ Hoài Lang là một bản nhạc cổ do nhạc sĩ Cao Văn Lầu cảm tác năm 1917, đều là sự não nùng và da diết thấu đến tận cùng thấu tâm can. Những điệu buồn đó lại được khắc họa thêm bằng những hoàn cảnh phân tranh khói lửa, để vợ xa chồng, con phải xa cha. Cho đến đến thời điểm bài hát này ra đời (khoảng 1966), ngày đao binh vẫn còn như là dài bất tận, không ai biết được là bao lâu, và cũng không một ai đủ can đảm để hình dung là nó sẽ còn kéo dài đến tận 10 năm sau đó nữa. Cho nên “cuộc phân ly may lắm thì qua mau” chỉ là một ước nguyện đã không bao giờ có được, cuộc phân ly kéo dài đằng đẵng, và cuộc đợi chờ cũng đã trở thành vô vọng.

    Hương ơi!

    Sao tiếng hát em

    nghe vẫn dạt dào, nghe vẫn ngọt ngào

     

    Dù em ca những lời yêu đương,

    hay chuyện tình gẫy gánh giữa đường.

    Dù em ca nỗi buồn quê hương,

    hay mưa giăng thác đổ đêm trường

    Quê Hương đã được nhân cách hoá thành “em”, đại diện cho những lời hát ngọt ngào và dạt dào tình cảm, cho dù là hát cho những yêu đương hạnh phúc tròn đôi, cho chuyện tình buồn đoạn trường gẫy gánh, hay là lời hát cho nỗi buồn quê hương trên xứ sở loạn ly đêm ngày. Quê hương là nơi ta sinh ra đời và lớn lên mà nơi đó đang chứa chan mọi vui buồn thuở ấu thơ và khi xa quê hương ta thường nhớ thương da diết. … Quê hương là nguồn cội, là nơi thiêng liêng nhất để nghĩ tới mỗi khi đi xa, là nơi có tổ tiên ông bà cha mẹ chúng ta từng sinh sống, là cái nơi mà ai ai cũng nhớ về. Quê hương dù sang, giàu, nghèo, khổ thì Quê hương vẫn là Quê hương, nơi ta yêu hương bằng nhịp đập con tim. Quê hương nơi ta chào đời, cho ta dòng sữa ngọt, tạo cho ta từng cơ gân, từng thớt thịt. Hãy ca ngợi Quê hương

     

    Hát chuyển vai em tóc xõa bồng mềm dịu ngọt môi em.

    Hát mãi nghe Hương cho hồng làn da kẻo đời chóng già.

    Ngày xa xưa em vẫn nằm trong nôi,

    Mẹ ru em câu hát dài buông lơi

    Hát để yêu cha ấm lại ngày già.

     

    Hát nữa đi Hương câu nhạc thành nguồn gợi chuyện đau thương.

    Hát kể quê hương núi rừng đầy hoa bỗng thành chĭến trường.

    Đồng tan hoang nên lúa ngại đơm bông,

    Thuyền ham đi nên nước còn trông mong.

    Khiến cả đêm thâu tiếng em rầu rầu.

     

    Đông Kha mượn lời ca tiếng nhạc điệu buồn Trầm Tử Thiêng để kể về chuyện về non sông, câu nhạc là nguồn gợi lại những chuyện đau thương của quê hương, vốn là giang sơn gấm vóc đã trở thành một vùng trời lửa đạn khói bay mịt mờ. Còn gì đau thương hơn khi núi rừng đầy hoa đã thành vùng chiến địa, và đồng ruộng đã tan hoang rồi nên lúa ngại đơm bông. Xót xa trước quê hương lầm than, từng lớp trai phải tạm biệt những người thân yêu để tiếp bước nhau lên đường, hình ảnh đó được nhạc sĩ ẩn dụ bằng câu hát: Thuyền ham đi nên nước còn trông mong. “Ham đi” không có nghĩa là hân hoan phấn khởi ra đi, mà là sự quyết tâm không sờn lòng của những người chinh nhân thời tao loạn.

    BÀI HƯƠNG CA VÔ TẬN (Trầm Tử Thiêng) – Thái Thanh:

    Hát nữa đi Hương, câu nhạc bình thường một giờ đau thương

    Hát mãi nghe Hương cho rộn lòng ai ở ngoài chĭến trường

    Chờ em ca cho ấm người ra đi

    Mình yêu thương trong tuổi đời si mê

    Hát nữa đi Hương đón nhau ngày về…

    Bài viết này tôi cô đọng về các ý nghĩ “Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng: Tình Yêu, Quê Hương và Cuộc Đời”. Có thể nói Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng là ngưới công dân yêu nước, yêu quê hương, nhạc ông trân trọng, lưu luyến với đất nước, dân tộc.  Trầm Tử Thiêng sống trọn với cuộc đời tự trọng, nghiêm túc với ca nhân mình, những bài ca ông dành cho tuổi trẻ. ,Ngoài phong vị nhạc sĩ, ông còn là thầy giáo với phấn bảng và chữ nghĩa. Với  tình yêu, âm nhạc Trầm Tử Thiêng:đượm nét lãng mạn trong ý nghĩa thuỷ chung. Do vậy, nhân sinh quan của Trầm Tử Thiêng:theo tôi đã chuyên chở âm nhạc qua 2 yếu tố Tình Yêu, Quê Hương vào trọn Cuộc Đời của mình. Thật ái mộ thay.

     Thuỵ Lan, Los Angeles, ngày 28 tháng 111