• Khánh Lan,  KIẾN THỨC TỔNG QUÁT,  LỊCH SỬ,  Việt Hải

    Nhìn Lại Văn Hóa Kinh Bắc.

    (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

    Nhận thức được vai trò trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản Dân ca Quan họ, Ca trù trong những năm qua, được bảo tồn khá tốt. Bài viết này xoay quanh chủ đề âm nhạc truyền thống của vùng Việt Yên – Kinh Bắc. Xin vào đề.

    Xét về địa lý, Việt Yên nằm ở vị trí trung tâm trên con đường chiến lược của tỉnh Bắc Giang nối Lạng Sơn với Bắc Ninh và Thủ đô Hà Nội, vùng đất giàu tài nguyên ở nơi địa đầu cửa ải mà phía Đông Bắc đất nước, tọa lạc có sông Cầu là tuyến giao thông đường thủy huyết mạch cắt ngang địa hình, phân cách với tỉnh Bắc Ninh, nơi nối liền vùng hạ các tỉnh như Hải Dương, Hải Phòng với Bắc Ninh, Bắc Giang, và Thái Nguyên.

    Tóm lại, Việt Yên là huyện trung du nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 10 km. Diện tích tự nhiên 17.135 ha, gồm 19 xã, thị trấn. Cũng nên ghi nhận Việt Yên còn là vùng đất địa linh nhận kiệt, nơi sinh ra danh nhân văn hóa Thân Nhân Trung; Hán Quận công Thân Công Tài, nơi đang lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tiêu biểu, nổi tiếng. Toàn huyện có trên 331 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 02 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 20 di tích cấp quốc gia và 71 di tích cấp tỉnh. Tiêu biểu như di tích cấp quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà – Nơi sở hữu và bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc: Bộ Mộc bản kinh Phật là bảo vật quốc gia, Lễ hội chùa Bổ Đà làdi sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vườn tháp chùa Bổ Đà là vườn tháp lớn và đẹp nhất Việt Nam.

    Việt Yên còn sở hữu nhiều di sản văn hóa phi vật thể như hát Chèo, Tuồng cổ, đặc biệt là Dân ca Quan họ, Ca trù đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 30/9/2009. Đây là niềm vinh dự, tự hào vô cùng to lớn đối với người dân Việt Yên nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung.

    Một trong những thành tựu nổi bật là hàng năm đã tổ chức liên hoan hát Quan họ của Việt Yên tại Lễ hội Chùa Bổ Đà. Tính từ năm 2000 – 2019, liên hoan hát Quan họ của huyện đã tổ chức được 19 lần. Thành quả ghi nhận như điều nghiên, ghi chép thu thanh 19 bài Quan họ dị bản tại làng Quan họ Trung Đồng. Đây là tư liệu đặc biệt quý cần phải lưu giữ và bảo tồn, phát huy, truyền dạy cho các thế hệ về sau.

    Đề án Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Ca trù cần được bảo vệ tại  huyện Việt Yên giai đoạn 2014-2020. Huyện đã tổ chức và triển khai Đề án “Khôi phục lối hát đối đáp Quan họ” tới 100% các làng Quan họ ven sông Cầu thuộc các xã Tiên Sơn, Vân Hà, Ninh Sơn, Quảng Minh, Quang Châu, Vân Trung, thị trấn Nếnh.

    Về thành tựu bảo tồn và phát huy giá trị di sản Dân ca Quan họ, Ca trù, sau khi được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại: 10 năm qua, môi trường thiên nhiên và xã hội của sinh hoạt văn hóa Quan họ là các thôn làng Quan họ được bảo tồn và phát triển. Các di tích lịch sử văn hóa và lễ hội truyền thống gắn với sinh hoạt văn hóa Quan họ được cơ quan liên hệ xếp hạng bảo tồn.

    Phong trào quần chúng tham gia vào việc bảo tồn, phát huy Dân ca Quan họ, Ca trù đã tập hợp các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện chung tay góp sức tham gia. Đến nay toàn huyện có 18 làng Quan họ cổ. Nhắc đến quan họ, nhiều người chỉ nghĩ đến Bắc Ninh như một chỉ dẫn địa lý. Thế nhưng, ngay bên kia bờ bắc sông Cầu, mảnh đất Việt Yên cũng được coi là một trong những cái nôi khai sinh ra những câu giao duyên đằm thắm, mặn mà.

    Việt Yên cũng là huyện duy nhất của tỉnh Bắc Giang có 5 làng quan họ cổ thuộc danh sách 49 làng quan họ Kinh Bắc được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh vào năm 2009.

    Tại Việt Yên người dân nơi đây vẫn truyền nhau câu nói: “Trọng nhau vì nghĩa, mến nhau vì tài.” Đó chính là cái tình của người Quan Họ. Cái tình ấy được nâng niu, gìn giữ, đúc kết thành lời ăn nết ở của người dân Kinh Bắc; góp phần quan trọng làm nên sức sống, sức lan tỏa của quan họ trong đời sống đương đại, bà Đoàn Thị Mùi, một chị cho biết như thế.

    Người Kinh Bắc nói chung và người Việt Yên nói riêng vốn trọng chữ “tình.” Bởi vậy, mọi cử chỉ, lời nói đều rất cẩn trọng, ý nhị. Điều này được biểu hiện một cách tinh tế qua từng câu hát trong tổng số hơn 200 làn điệu Quan Họ cổ (với hàng ngàn dị bản) đang được lưu giữ, bảo tồn trong đời sống cộng đồng.

    Ngoài ra, các bậc cao niên cũng chỉ biết rằng, từ hàng trăm năm nay, trải qua bao biến thiên của thời cuộc, lịch sử, quan họ vẫn tồn tại, ngấm sâu trong đời sống người Kinh Bắc.

    Từ hàng trăm năm nay, trải qua bao biến thiên của thời cuộc, lịch sử, quan họ vẫn tồn tại, ngấm sâu trong đời sống người Kinh Bắc. Trong một số giai đoạn cụ thể (thập niên 1950s-1960s), do điều kiện lịch sử, nhiều sinh hoạt văn hóa truyền thống thu hút đông người tham gia (trong đó có Quan Họ) không diễn ra phổ biến, thường xuyên.

    Các nghệ nhân Quan Họ ở Việt Yên cho biết: “Trước đây, cổ nhân không gọi là “hát Quan Họ” như hiện nay mà gọi là “chơi Quan Họ.” “Hát Quan Họ” thì nhiều người thực hành được, nhưng “chơi” Quan Họ cho đúng bài bản, lề lối cổ thì không phải ai cũng làm được. Bởi lẽ, “chơi” quan họ mang sắc thái thanh tao, nền nã, lời ca vang ngân vừa phóng khoáng, vui thú vừa đắm đuối, nền nã”, liền chị Đàm Thị Mùi chia sẻ. Bà Mùi là Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Quan Họ Nội Ninh.

    Một canh hát Quan Họ cổ thường có ba chặng. Ở chặng đầu tiên, các liền anh, liền chị thường hát theo đúng niêm luật, lề lối cổ. Chặng thứ hai là chặng vặt, người hát sử dụng các làn điệu phổ biến trong đời sống sinh hoạt. Chặng thứ ba được gọi là chặng giã, đòi hỏi cách hát lưu luyến, luyến láy trữ tình.

    Hơn nữa, người xưa cũng không gọi là “bài” Quan Họ như hiện nay. Thay vào đó, người Quan Họ gọi là “câu.” Thông thường, mỗi liền anh, liền chị thuộc từ 50 đến 70 “câu,” mỗi nghệ nhân “nằm lòng” hàng trăm “câu” Quan Họ.

    Một trong những không gian sinh hoạt truyền thống của quan họ cổ là “nhà chứa” (nơi truyền dạy, tiếp đón các anh hai, chị hai từ những nơi xa đến). Trong quá trình bảo tồn và phát triển, toàn huyện đã có hơn 15 “Nghệ sĩ xuất sắc“, hay “Nghệ nhân” hạng tài ba, ưu tú. Đây là những người có tài năng và thành tích xuất sắc trong việc nắm giữ và truyền dạy di sản Quan Họ, hay Ca Trù cho các lớpkế cận. Thực hiện sự hướng dẫn của Huyện, ngành Giáo dục tổ chức triển khai lồng ghép chương trình giảng dạy Dân ca Quan Họ vào trong trong hệ thống các trường Tiểu học và Trung học cơ sở trong toàn huyện. Với các kết quả hoạt động trên, Dân ca Quan Họ được bảo tồn bền vững và phát triển sâu rộng trong mọi thành phần xã hội, đặc biệt là gIớI thanh thiếu niên.

    Văn hóa phi vật thể, là gÌ?

    Di sản văn hóa phi vật thể (tiếng Anh: Intangible cultural heritage, tiếng Pháp: Patrimoine culturel immatériel) là sản phẩm tinh thần gắn liền với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa có liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng thế giới, không ngừng bỏ mà được tái tạo và được bảo tồn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

    Vào năm 2019 thì với việc “Kỷ niệm 10 năm Dân ca Quan Họ, Ca Trù” được UNESCO từ 2009 vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và những thành tựu khả quan trong việc bảo tồn và phát huy Dân ca Quan Họ, Ca Trù trong thời gian qua không chỉ là minh chứng cụ thể và sinh động sự cam kết của ngườI dân Việt Yên nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản của ngườI  loại, mà còn làm cho Dân ca Quan Họ, Ca Trù trở thành nguồn văn hóa xã hội quý báu của Việt Nam nói chung, hay Bắc Ninh nói riêng.

    Quan Họ là một loại hình dân ca phong phú về giai điệu. Quan Họ được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác qua phương thức truyền khẩu. Phương thức này là một yếu tố giúp cho Quan Họ trở thành một loại hình dân ca có số lượng lớn bài hát với giai điệu khác nhau. Tuy nhiên, cũng chính phương thức này đã làm cho các bài Quan Họ lưu truyền trong dân gian bị biến đổi nhiều, thậm chí khác hẳn sẽ với ban đầu. Nhiều giai điệu cổ đã mất hẳn. Mặc dù sự thay đổi này cũng làm cho Quan Họ phát triển, nhưng ở trong bối cảnh văn hóa Phương Tây đang xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, vấn đề bảo tồn nguyên trạng Quan Họ trong từng giai đoạn phát triển là việc làm cấp thiết.

    Những bài hát nhắc về Quan Họ phỏ thông như:

    Những bài hát Quan Họ phổ thông như: Năm liệu bảy lo, Trẩy Hội Xuân, Bèo dạt mây trôi, Xe chỉ luồn kim, Trống cơm, Cò lả, Lý giao duyên, Bạn tình ơi, Mười nhớ, Tìm em trong chiều Hội Lim, Gửi về Quan Họ, Cây trúc xinh, Dân ca Quan Họ, Nhớ về Hội Lim, Trầu cau Quan Họ, Lý tình tang, Người ơi người ở đừng về, Qua cầu gió bay, Ngồi tựa mạn thuyền, Song đào, Đêm qua nhớ bạn, Để nhện giăng mùng, Tương phùng tương ngộ, Hồng Hồng Tuyết Tuyết…

    Trích doạn bài ca trù Hồng Hồng Tuyết Tuyết

    Tuyết muốn lấy ông…

    Xưa …ngày xưa Tuyết muốn lấy ông

    Ông chê. Ông chê Tuyết bé Tuyết không biết gì

    Đến thì. Bây giờ Tuyết đã đến thì

    Ông muốn lấy Tuyết.

    Tuyết – Tuyết chê ông già

    Hồng Hồng Tuyết Tuyết

    Mới ngày nào còn chưa biết chi chi

    Mười lăm năm thấm thoát có xa gì

    Ngoảnh mặt lại đã tới kỳ tơ liễu

    Ngã lãng du thời khanh thượng thiếu

    Khanh kim hứa giá, ngã thành ông

    Cười cười nói nói sượng sùng,

    Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại

    Riêng một thú Thanh Sơn đi lại

    Khéo ngây ngây

    Khéo ngây ngây dại dại với tình…

    Ví dụ bài ca Quan Họ phổ thông khác, xin trích đoạn lời bài hát: Người ở đừng về:

    Nữ:

    Em về em vẫn í ì i í i

    Nay có ó o mấy khóc ơ nay ở ớ khóc thầm là

    Đôi í ơ bên là đôi bên vạt áo

    Mà này cũng có a ướt đầm

    Ướt đầm như mưa

    Người ơi ngươi ở em về

    Nam:

    Người về tôi dặn í ì i í i

    Nay có ó o mấy lời này ở ớ nhời này là

    Sông í ơ sâu là sâu song bên chớ lội.

    Mà này cũng có a đo đầy.

    Đò đầy người chớ qua.

    Người ơi ngươi ở đừng về….

    Có khuynh hướng mới là nên cải tiến, đổi mới những bài ca Quan Họ cũ. Nhạc sĩ Đức Miêng đã có số “vốn liếng” đồ sộ với hơn 200 tác phẩm bao gồm ca cảnh, hoạt cảnh, Quan Họ lời mới và âm hưởng dân gian Quan Họ. Ông cho ra những sáng tác với ca từ mới cho Quan Họ.

    Nhạc sĩ Đức Miêng trình bày: “Chuyện này thì anh em nhà hát nói quá rồi. Thực ra tôi không phải là người đi đầu trong việc soạn ca từ mới cho Quan Họ. Việc này, các cụ đã làm từ rất lâu rồi, nói đúng hơn đó là một đặc tính cụ thể trong sáng tạo các làn điệu Quan Họ cổ… Người hát là người nghe nhưng đồng thời cũng là người sáng tác các làn điệu mới để đối lại bài bên kia ra. Cứ qua một mùa lễ hội, lại có thêm vài làn điệu mới đóng góp vào vốn Quan Họ cổ của dân tộc.”

    Thật vậy, người nhạc sĩ chủ trương với ngôn ngữ tiếng Việt trong sáng, giữ hồn bài ca, và biểu hiện nét tình tự dân tộc tronng bài ca Quan Họ mới, giúp chuyển tải những bài học nhân sinh sâu sắc cho thế hệ trẻ về sau này.

    Viết đến đây, tôi chạnh nhớ đến Nhạc sĩ Anh Bằng, có lần tôi tâm sự cùng ông, tôi vốn thích âm nhạc Quan Họ Kinh Bắc, những bài như Người ơi người ở đừng về, hay Hồng Hồng Tuyết Tuyết, tôi đề nghị ông “hóa phép” ra phiên bản nhạc mới.

    Ông chọn bài “Người ơi người ở đừng về“, bởi vì ông đọc qua lời thơ, ông có nguồn cảm tác ngay. Xin trích doạn bài viết của Nhạc sĩ Anh Bằng như sau…

    “Mới đây anh bạn Việt Hải ngỏ ý là tôi hãy phổ nhạc một bài dân ca Quan Họ, tôi bảo tôi chỉ phổ theo lối dân ca quê hương mà thôi. Vì dân ca Quan Họ cần những quy tắc về điệu hát và nhạc cụ chuyên môn, nó không phải phạm trù chuyên môn của tôi. Bài hát Quan Họ mà Việt Hải bàn luậnbài hát nổi tiếng mà nhiều người biết đến là Người Ở Đừng Về, đây là tên một bài hát dân ca Quan Họ Bắc Ninh do Xuân Tứ cãi biên từ bài Quan Họ cổ điển Chuông Vàng Gác Cửa Tam Quan và bài hát được viết xuất xứ từ một bài thơ dân gian. Bài hát thường được cất lên vào lúc hội tàn, nhất là khi từ giã nhau. Trong ý thơ chan chứa lời hò hẹn, nhằn nhủ khi ta nghe câu ca “Người ơi! Người ở đừng về”.

    (Hình minh họa Ngọc Khánh)

    Người ơi người ở đừng về

    Người về em vẫn khóc thầm

    Đôi bên vạt áo ướt đầm như mưa

    Người ơi người ở đừng về

    Người về em vẫn trông theo,

    Trông nước nước chảy, trông bèo bèo trôi

    Người ơi người ở đừng về

    Người về em nhắn tái hồi

    Yêu em xin chớ đứng ngồi với ai

    Việt Nam là quốc gia mà nền kinh tế và xã hội được phát triển từ nông thôn, do đó nếp dân sinh ở các xóm làng miền quê, tình yêu trai gái được ghi nhận qua nhiều trong vần thơ hay các câu đồng dao. Sự lãng mạn của trai gái bị nếp lễ giáo nho phong ràng buộc, hãy nghe tiếp đoạn cuối:

    Mình về, ta chẳng cho về,

    Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ

    Câu thơ ba chữ rành rành:

    Chữ Trung, chữ Hiếu, chữ Tình là ba.

    Chữ Trung thì để phần cha,

    Chữ Hiếu phần mẹ, đôi ta chữ Tình.

    Những bài dân ca Quan họ khác thịnh hành là: Ngồi tựa song đào, Tương phùng tương ngộ, Bèo dạt mây trôi, Ngồi tựa mạn thuyền, Đêm qua nhớ bạn…

    Sau đây xin đính kèm bản nhạc mà bài Người Ở Đừng Về mà tôi phổ thành nhạc như sau, dẫn ý lời trìch từ bài thơ nêu trên.

    Mình Ơi Em Chẳng Cho Về

    Người ơi người ở đừng về

    Người về em vẫn tỉ tê (mà) khóc thầm

    Người về em đứng em nằm

    Đôi bên vạt áo ướt đầm (mà) như mưa

    Người ơi nười ở đừng về

    Người về em vẫn kè kè (mà) trông theo

    Người ơi em vẫn trông theo

    Trong nước nước chảy trông bèo (mà) bèo trôi

    Mình ơi!

    Mình ơi đừng ở đừng có về nghe

    Mình về em nhắc lời thề (mà) nhớ thương

    Nhớ thương nhớ thương em vẫn nhớ thương

    Yêu em xin chớ chung giường (mà) với ai

    Mình ơi em chẳng cho về

    Em níu vạt áo em đề (mà) bài thơ

    Chữ Trung xin để phần cha

    Chữ Hiếu phần mẹ, đôi ta (là) chữ Tình

    Tình tình tình ơi hỡi tình ơi

    Tình tình tình ơi hỡi là tình

    Tình tình tình ơi hỡi tình ơi

    Tình tình tình ơi hỡi là tình

     (Anh Bằng).” Bài hát này được côNghệ sĩ Dân ca ba miền” Thúy Anh trình bày trong nét chút nũng nịu, chút làm dáng khiến các liền anh, liền ông lên cơn sốt tâm can thì phải? Nghe Thúy Anh ca xong anh Bằng và tôi tâm đắc rất vui. Phiên bản “Mình Ơi Em Chẳng Cho Về” của Nhạc sĩ Anh Bằng, với tôi có sự dễ thương nào đó, nó mang hồn tôi đến vùng trời Việt Yên- Kinh Bắc trong mộng tưởng, bởi vì tôi, trai nam kỳ chưa hề bước chân qua khỏi vĩ tuyến 17. Nhưng quê hương quá nhiều nơi đẹp đẽ, và văn hóa quê hương dường như đã ăn sâu vào dòng huyết quản của tôi tự thuở nào.

    (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

    Bài viết dựa vào nhiều nguồn tài liệu internet. Bài viết đăng trên báo Xuân cũa Hội Đồng Hương Bắc Ninh Nam California nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024

    Việt Hải và Khánh Lan, 19/01/2024.

  • KÝ SỰ,  Vương Trùng Dương

    Nhạc Sĩ Nguyễn Hiền, Những Kỷ Niệm Xa Xưa

    (Tưởng nhớ nhạc sĩ Nguyễn Hiền nhân ngày mất vào dịp Giáng Sinh 2005)

    Nhạc sĩ Nguyễn Hiền và nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn cùng tuổi (sinh năm 1927) và bạn thân với nhau. Lê Trọng Nguyễn qua đời sáng ngày 9 tháng 1 năm 2004. Nguyễn Hiền và gia đình Lê Trọng Nguyễn thực hiện tuyển tập nhạc Lê Trọng Nguyễn nên Đêm Tưởng Niệm và Vinh Danh cố Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn được tổ chức ngày 17 tháng 4, 2005 tại Little Saigon. Lúc đó sức khỏe ông tuy yếu nhưng vì tình bạn thâm tình, ông  cùng với các nhạc sĩ trong The Stars Band đảm trách chương trình âm nhạc với các ca sĩ ngày xưa ở Sài Gòn trình bày những ca khúc của Lê Trọng Nguyễn.

    Nào ngờ, Nguyễn Hiền qua đời vào sáng 23/12/2005. Lễ Hỏa Táng ngày 31/12 tại Peek Family Funeral Home. Pháp danh Minh Trí. Ông ra đi rất thanh thản. Trước đó còn lái xe chỉ cảm thấy mệt mỏi, hiền thê của ông khuyên đến bác sĩ khám bệnh, phát hiện bị ung thư phổi. Một tháng sau, ông qua đời.

    Vào những năm đầu của thập niên 1990s, cùng uống cà phê với nhau ở quán Tài Bửu (góc Bolsa & Magnolia) với ông, nhà văn Nguyễn Thạch Kiên (1926-2009), nhà văn Viên Luông, gợi ý tôi tham gia vào Trung Tâm Văn Bút ở Nam Califorinia. Ông là Tổng Thư Ký năm 1992 và Chủ Tịch năm 1999. Có một nhiệm kỳ tôi làm Tổng Thư Ký. Lúc đó, Trần Ngọc có văn phòng đại diện luật sư trên dãy lầu trong khu chợ Anh Minh (Góc đường Ward & Bolsa) nhưng nhiều năm chẳng thấy bạn tôi hành nghề (ngay cả những vụ đụng xe) nơi đó cũng là chỗ sinh hoạt của Trung Tâm Văn Bút. Thỉnh thoảng, buổi tối anh em hội viên và thân hữu gặp nhau trò chuyện, văn nghệ bỏ túi. Sau đó vì có sự tranh chấp với nhau (giữa danh xưng Tây Nam Hoa Kỳ, Nam California…) nên không sinh hoạt nữa.

    Năm 1997, nhà văn Nguyễn Thạch Kiên thực hiện tuyển tập về nhà văn Khái Hưng, gồm 2 quyển dày hơn một nghìn trang, ông là người cộng tác nhiệt tình nhất, edit các bài viết, còn tôi chỉ giúp typset vài bài viết. Đây là quãng thời gian tôi được gần gũi, trò chuyện với các ông.

    Ngoài tài hoa về âm nhạc, ông biết sử dụng nhiều nhạc cụ trong đó hawaiian (hạ uy cầm) và accordéon (phong cầm) rất tuyệt, thông thạo Anh, Pháp. Ông được nhiều người gọi là “tự điển sống” với trí nhớ rất tốt. Ông am tường về nhạc sử và các nhạc sĩ cổ điển Tây Phương. Nguyễn Hiền học nhạc năm 8 tuổi với thấy dạy nhạc người Pháp, sau đó ông ghi tên học bốn năm tại École Université de Paris, tốt nghiệp năm 1951 rồi trở thành nhạc trưởng trong Hotel de Paris tại Hà Nội. Năm 1953 theo lời ông “Tôi cưới nhà tôi, tôi không hề biết mặt và hai cụ bà gặp nhau ở chùa, hứa hẹn với nhau, móc ngoặc với nhau, thế thành ra chúng tôi thành vợ chồng”, là nghệ sỹ dưới ánh đèn màu nhưng một đời thủy chung với vợ.

    Tháng 9 năm 1954, gia đình Nguyễn Hiền di cư vào Nam. Ông là công chức phục vụ trong Bộ Công Dân Vụ thời Việt Nam Cộng Hòa, tiền thân của Bộ Thông Tin, Xây Dựng Nông Thôn, Dân Vận & Chiêu Hồi… Ông từng làm Chủ Sự Phòng Văn Nghệ của đài phát thanh Sài Gòn, phụ tá Giám Đốc đài truyền hình Việt Nam Cộng Hòa.

    Ông là người hướng dẫn các xướng ngôn viên đọc đúng tên gọi nhân vật, địa danh ngoại quốc viết theo tiếng Anh, tiếng Pháp… Trong những lần trò chuyện, ông kể vanh vách từng người, đảm nhận công việc trong hai thập niên cùng làm việc với nhau.

    Về sáng tác, khi mới 18 tuổi, là phổ bài thơ mang tên Người Em Nhỏ của nhà thơ Thiệu Giang, bạn thân với nhau ở Hà Nội.

    Nhạc phẩm của ông không nhiều nhưng có các ca khúc nổi tiếng. Những ca khúc của ông như: Em Là Vì Sao Sáng, Gửi Một Cánh Chim, Hương Thề, Huyền Trân Công Chúa, Ngàn Năm Mây Bay, Thầm Ước, Xuân Vui Ca, Ý Nhạc Chiều…

    Ông thích thơ nên có nhiều ca khúc của ông phổ thơ như: Anh Cho Em Mùa Xuân (thơ: Kim Tuấn, Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân), Lá Thư Gửi Mẹ (thơ Thái Thủy), Chiều Nào Em Đến (thơ Đinh Hùng), Mái Tóc Dạ Hương (thơ Đinh Hùng, nguyên tác Một Tiếng Em)… Chuyện Đêm Mưa (lời Hoài Linh), Thanh Bình Ca (lời Thanh Nam), Hoa Bướm Ngày Xưa (lời Thanh Nam). Khi ở Hoa Kỳ ông ấn hành tuyển tập với tựa Hoa Bướm Ngày Xưa để nhớ người bạn thân.

    Ông sáng tác chung với các nhạc sĩ: Ân Tình Lên Ngôi (với Minh Kỳ), Bước Chân Dĩ Vãng (với Lan Đài), Buồn Ga Nhỏ, Đã Mấy Thu Rồi, Từ Giã Thơ Ngây (với Minh Kỳ), Đêm Sơn Cước (với Thiện Huấn), Hai Mươi Câu Tuổi Trẻ (với Song Hồ), Hoa Đào Năm Trước (với Lê Dinh), Hoài Thơ (với Hà Dũng), Về Đây Anh (với Nhật Bằng), Lá Rơi Bên Thềm, Màu Tím Hoàng Hôn (nhạc Lê Trọng Nguyễn, lời Nguyễn Hiền), Tiếng Hát Học Trò (với Minh Kỳ).

    Tác phẩm Ngàn Năm Mây Bay của nhà văn Văn Quang, năm 1963 đạo diễn Hoàng Anh Tuấn dựng thành phim với các diễn viên chính Lê Quỳnh, Kiều Chinh, Bích Sơn, Bích Thủy. Thái Lai sản xuất (có lẽ vào thời điểm đó với biến động về chính trị nên phim không được thành công) nhưng ca khúc Ngàn Năm Mây Bay rất nổi tiếng.

    Trong lần xuất hiện trên Paris by Night, ông chia sẻ: “Khi tôi nghe thấy tên phim ấy là Ngàn Năm Mây Bay, tôi cũng thích văn chương, nhất là văn chương cổ cũng như văn chương Pháp rất là romantic. Thành ra tôi liên tưởng đến bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, trong đó có hình ảnh cánh hạc bay đi rồi mà ngàn năm mây trắng vẫn còn bay, thì tôi viết tựa trong bài nhạc Ngàn Năm Mây Bay “Em đi như cánh hạc vàng. Ngàn năm mây trắng ngỡ ngàng còn trôi” dưới tựa đề trong ca khúc”.

    Bài thơ Hoàng Hạc Lâu của nhà thơ Thôi Hiệu vào thế kỷ thứ 8 đời nhà Đường hay đến nỗi, khi nhà thơ Lý Bạch đến Hoàng Hạc Lâu thấy bài thơ phải thốt lên: “Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc. Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu”. Rất nhiều nhà thơ dịch bài thơ nầy, sau 1975 bản dịch của nhà thơ Vũ Hoàng Chương dịch hay nhất. Bản dịch của Vũ Hoàng Chương gởi “chui” cho nhạc sĩ Cung Tiến, dựa vào bài thơ nầy phổ nhạc năm 1976 ở Úc. Trong tuyển tập của anh lấy tên ca khúc Hoàng Hạc Lâu đặt tên cho tuyển tập ấn hành năm 2010 để nhớ vị thầy Vũ Hoàng Chương dạy học ở Chu Văn An.

    Với hai câu đề trong bài thơ thất ngôn bát cú (đề, thực, luận, kết), Vũ Hoàng Chương dịch thơ: “Vàng tung cánh hạc đi đi mãi. Trắng một màu mây vạn vạn đời”. Nhạc sĩ Nguyễn Hiền không nói đến người xưa mà hình bóng “Em đi như cánh hạc vàng”.

    Lời ca phác họa hình ảnh người yêu bóng giai nhân xa cách:

    “Chiều tím không gian

    Mênh mang niềm nhớ

    Mây bay năm xưa còn đó

    Đâu tìm người hẹn hò.

    … Ngàn kiếp mây bay

    Không phai niềm nhớ

    Thu sang lòng thấy bơ vơ

    Giờ chỉ còn mộng mơ”

    (Nhạc phẩm nầy ấn hành năm 1964)

    Năm 2023, ca sĩ Kim Tước thực hiện CD, lấy ca khúc nầu cho CD. Với tôi, giọng mezzo-soprano rất hợp và hay nhất trong các ca sĩ đã hát.

    Hầu hết lời ca của ông qua những tình khúc mang nỗi buồn man mác, không ủy mị mà thường nhắc đến hình bóng xa xôi, tiếc nuối.

    Tác phẩm Tiếng Hát Học Trò của nhà văn Văn Quang, Thái Thúc Nha (cậu ruột của Thanh Lan) đạo diễn với hai diễn viên chính Huy Cường và Thanh Lan thành phim cùng tên với ca khúc Tiếng Hát Học Trò (chung với Minh Kỳ) với tiếng hát Thanh Lan sản xuất năm 1970. Tuy phim trắng đen nhưng hình ảnh Thanh Lan sexy đã gây đình đám.

    Phần cuối của phiên khúc:

    “Tà áo năm xưa còn mãi trong tôi

    Còn thiết tha như giọng hát buông lơi

    Rồi thời gian trôi Xuân qua Hè tới

    Mùa Thu mâý báo khắp trời

    Gieo niềm thương nhớ đầy vơi”

    Ông là người mẫu mực, thận trọng từ giai điệu đến lời ca qua những nhạc phẩm sáng tác nhưng cũng có vài trường hợp ông viết ngay tại chỗ. Gặp nhà thơ Đinh Hùng khi ăn phở, ĐH khoe: “Này, có bài thơ tôi đưa cho ông đây, ông xem ra làm sao”, ông thấy bài thơ tên là Một Tiếng Em, ca ngợi người phụ nữ trong lý tưởng của anh ấy là một người có nét sầu mộng. Ngay tại tiệm phở ông phổ nhạc bài thơ thành ca khúc Mái Tóc Dạ Hương.

    Với 4 câu cuối trong phiên khúc:

    “Dĩ vãng nào xanh hơn mắt em

    Chao ôi! màu suối tóc buông mềm

    Nét buồn khuê cát hoen sương phủ

    Nhạt ánh sao ngàn bên dáng xiêng”.

    Với ca khúc Anh Cho Em Mùa xuân, theo lời ông:

    “Có một hôm vào mùng 5 Tết, lúc đó tôi làm việc ở Bộ Thông Tin, làm phụ tá cho Văn Hóa Bộ Trưởng, trụ sở của nó ở số 15 đường Lê Lợi, đối diện với G-France ở bên kia. Buổi sáng mùng 5 Tết thì cũng buồn thôi, anh Thượng Sĩ Già là một nhà phê bình văn học và anh Sĩ Trung cũng làm việc ở đó, lúc về thì tôi thấy trên bàn giấy có một tập thơ nhan đề là 40 Bài Thơ Của Vương Đức Lệ, trong đó có Mai Trung Tĩnh – Định Giang là một anh sĩ quan hải quân trẻ tuổi và có Kim Tuấn.

    Trong 40 bài thơ ấy tôi mới lật, lật – đúng là mùng 5 Tết, không khí xuân vẫn còn tràn trề trong người nên còn nhiều hứng khởi. Mở ra thì gặp đúng cái bài Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân của Kim Tuấn. Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân thì lúc ấy không khí xuân vẫn còn thì tôi mới lấy giấy ra – không có giấy nhạc, tôi lấy tay kẻ khuông nhạc và không ngờ cũng là cái duyên, tôi viết xong độ 1, 2 tiếng thì đã xong bài, xong tôi cất ở trong ngăn kéo, sáng hôm sau có một anh trẻ tuổi đến tìm tôi, nói rằng hôm qua tôi đến tìm anh biếu tập 40 bài thơ, tự giới thiệu là Kim Tuấn… “Ủa? Kim Tuấn à? Tôi vừa mới phổ cái bài của anh ra thành nhạc đây này!”, anh ấy mới xin tôi chép lại một bài, và ngay lúc đó thì ông chủ hãng Asia thâu đĩa ghé qua, chắc cũng đói bài, mới bảo “Có bài gì mới không?”, tôi mới nói “Có bài mới toanh đây này!” – đưa cho ông ấy thì ông ấy ký contrat (hợp đồng) với anh Kim Tuấn, tôi cưa đôi cho ảnh một nửa. Thế rồi hãng xuất bản Tinh Hoa là anh Lê Mộng Bảo, anh ấy cũng lại in bài đó, thành ra chúng tôi cũng cứ chia nhau, chia hai hết tất cả chứ không tứ lục tục gì cả”. Lời ca khúc sát với bài thơ 5 chữ.

    Qua ca nhúc nầy, nhà thơ Kim Tuấn được biết đến. Trước đó Kim Tuấn dã ấn hành các tập thơ: Hoa Mười Phương (1959), Ngàn Thương (in chung với Định Giang 1969), Dấu Bụi Hồng (1971) nhưng ít người biết đến, qua cac khúc nầy ấn hành Thơ Kim Tuấn  đầu năm 1975. Gồm những bài thơ chọn lọc trong các tập thơ cũ.

    Theo nhà thơ Du Tử Lê: Lần đầu tiên tôi được gặp nhạc sĩ Nguyễn Hiền vào khoảng đầu năm 1965 ở tiệm phở 44, trước đài phát thanh Sài Gòn, cuối đường Phan Đình Phùng… Sau khi nghe thi sĩ Đinh Hùng giới thiệu về tôi, họ Nguyễn bảo, ông tin cuộc đời có cái gọi là “hữu duyên”!… Là một nhạc sĩ nổi tiếng, nhưng họ Nguyễn cũng là con người của đời sống gia đình. Có thể vì thế , dù ở cùng một thành phố với nhau, tôi chớ gặp ông ở những quán café, nhà hàng chúng tôi hay la cà, thuở ấy. Mỗi khi muốn gặp ông, để nói một chuyện gì đó, tôi phải điện thoại trước và, điểm hẹn thường là phở 44, trước giờ ông thu thanh.”. Ông là người ít quan tâm về tiền nhuận bút và bản quyền. Và từ đó cho đến khi cùng định cư ở Little Saigon vẫn thường gặp nhau.

    Năm 1978 nhạc sĩ Nguyễn Hiền bị quy là dính líu đến tổ chức phục quốc và bị giam đến năm 1980. Ông thoát khỏi Trong quyển Vụ Án Hồ Con Rùa trong đó có các văn nghệ sĩ. điển hình như: Trần Dạ Từ – Nhã Ca, Nguyễn Mạnh Côn, Duyên Anh, Dương Nghiễm Mậu, Doãn Quốc Sĩ, Thái Thủy, Mặc Thu, Vũ Hoàng Chương, Thanh Thương Hoàng,  Lê Văn Vũ Bắc Tiến, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, Uyên Thao, Lý Đại Nguyên, Hoàng Vĩnh Lộc, Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Hiệu… Năm 1998, gia đình ông được bảo lãnh, định cư tại Little Saigon.

    *Trong sinh hoạt cộng đồng, nhạc sĩ Nguyễn Hiền đã tham gia Ủy Viên Văn Hóa & Nghệ Thuật của thành phố Westminster, với Hội Cao Niên Á Mỹ, ông từng là Chủ Tịch và cố vấn. Đặc san Hạc Trắng giao cho tôi layout, nhà ông ở nhà nhà tôi nên có nhiều dịp tiếp xúc với nhau. Ông cũng tham gia, cố vấn Kế Hoạch Phát Triển Tổng Hội Phát Triển Võ Thuật Thế Giới. (Tuy ông không phải là võ sĩ nhưng các võ sĩ trong tổng hội thân quen với ông mời giữ vai trò cố vấn vì có nhiều kinh nghiệm về việc tổ chức).

    Ông là người điềm đạm, lịch sự, rất tế nhị khi giao tiếp và sẵn sàng hỗ trợ bạn văn. Điển hình như nhà văn Dương Viết Điền (người bạn cùng Khóa Nguyễn Trãi I với tôi ở Los Angeles). Theo Dương Viết Điền:

    “… Chiều ngày 08 tháng 12 năm 2004, tôi đã gọi điện thoại xuống cho nhạc sĩ Nguyễn Hiền hỏi xem thử Lời Bạt về hai tác phẩm (hồi ký) của tôi đã được viết xong chưa để tôi xuống lấy thì nhạc sĩ trả lời mới viết xong được một lời bạt thôi, cuốn thứ hai đang viết nửa chừng.

    … Cuối cùng thì nhạc sĩ Nguyễn Hiền cũng đã viết cho tôi hai Lời Bạt, một cho tác phẩm Trại Ái Tử & Bình Điền, và một cho tác phẩm Những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân”. (Trong hai tác phẩm của Dương Viết Điền, tôi đã trích và dăng trên tờ báo của tôi)

    *

    Với Hà Nội, tôi là dân Quảng Nam nhưng trước năm 1975, đọc Hà Nội 36 Phố Phường của nhà văn Thạch Lam, Thương Nhớ Mười Hai của nhà văn Vũ Bằng, các tác phẩm của Vũ Trong Phụng vào thập niên 1930s và nhiều bài viết về nơi chốn nầy nên rất thích.

    Năm 1972, bố vợ từ Nha Trang lên Đà Lạt thăm vợ chồng tôi, lúc đó mới có dịp bố con trò chuyện với nhau. Cụ ông, con trai vị thầu khoán ở phố Hàng Đào, phục vụ trong ngành Cảnh Sát vì vậy có nhiều dịp “nay đây mai đó” khắp phố cổ Hà Nội từ tuổi thơ cho đến tháng 8, 1954 di cư vào Nha Trang. Cụ ông nhớ rất rõ từng con đường, góc phố, những món ăn đặc sản, nơi vui chơi ở mỗi phố, hàng, con đường từ Hà Nội ra ngoại thành. Hà Nội có khoảng sáu mươi hàng (con dường ngắn khoảng 100 mét đến 1 km, có quán xá hai bên)… Mỗi phố, có khi chỉ một hàng, có khi hai, ba hàng nên rộng hẹp khác nhau. Đặc biệt với phố Huế, giữa lòng Hà Nội, cùng tên với cố đô Huế… Qua lời kể, tôi viết Hà Nội, Giấc Mơ Mịt Mù (ký bút hiệu Hoàng Bích Yên) đăng trên đặc san Ức Trai của Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị năm 1973. Nhà thơ Hoàng Anh Tuấn, Quản Đốc đài phát thanh Đà Lạt (sau nầy ở Hoa Kỳ ấn hành thi phẩm Yêu Em, Hà Nội) tưởng tôi là người Hà Nội nên cùng với nhà thơ Tô Kiều Ngân thực hiện chương trình ca nhạc với bài viết nầy.

    Sau hai thập niên, những lần cà phê ở Little Saigon, nhạc sĩ Nguyễn Hiền kể về Hà Nội với trí nhớ làm tôi kinh ngạc. Ông nhớ cả số nhà vũ trường, vài văn nghệ sĩ từng quen biết từ cách ăn mặc cho đến thói quen…

    Khi tôi viết bài Quang Dũng, Sổ Tay & Cuộc Tình, trong bài thơ Tây Tiến có hai câu thơ rất trữ tình: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới. Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. (Theo thủ bút của Quang Dũng trong Sổ Tay thì chữ giáng Kiều) nhưng sau nầy in lại ghi là dáng kiều.  Ngôi nhà 68 phố Hàng Bông, nơi trú ngụ của bốn chị em họ Nguyễn là Kiều Vinh, Kiều Hinh, Kiều Hương, Kiều Dinh. Quang Dũng lấy hình ảnh 4 nàng Kiều nầy ghi trong thơ. Tôi hỏi nhạc sĩ Nguyễn Hiền và ông xác nhận đó là “giáng Kiều” không phải là “dáng kiều”.

    Ngày 5/5/2005, tôi ra tờ Cali Weekly, khổ standard (nhật báo), 24 trang, có 4 trang full color (1, 2 & 23, 24), (Chủ Nhiệm: Vương Trùng Dương, Chủ Bút Nguyễn Ngọc Chấn, Tổng Thư Ký: Việt Hải) số ra mắt tôi viết bài về Stars Band (trang 1 & 9) khi tiếp xúc, phỏng vấn vài nhạc sĩ tham gia được hình thành từ năm 1995 do nhạc sĩ Mạc Vũ (BS Phạm Gia Cổn) cùng các nhạc sĩ Trần Trịnh, Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hiền (3 năm sau, nhạc sĩ Nguyễn Hiền vừa mới định cư được mời tham gia).

    Nhớ những lần cùng uống cà phê với nhau, ông và Phạm Gia Cổn luôn “Nhớ nhà châm điếu thuốc” (Chiều – Hồ Dzếnh) rồi “liều một đám – làm một điếu”.

    Không ngờ sau đó, cả hai trở thành người thiên cổ!

    Nhờ những lần gặp gỡ nhạc sĩ Nguyễn Hiền, với kiến thức, trí nhớ và sự cởi mở, chân tình của ông giúp tôi hiểu biết thêm về nhạc sử cổ điển Tây phương qua các thời kỳ Trung Cổ, Phục Hưng, Baroque, Cổ Điển, Lãng Mạn… hai giai đoạn âm nhạc thời tiền chiến và hai thập niên ở miền Nam Việt Nam.

    Hầu như mọi người được tiếp xúc với nhạc sĩ Nguyễn Hiền đều quý trọng nhân cách, trí nhờ và tài hoa sáng tác, sử dụng những nhạc cụ điêu luyện và sự dấn thân của ông trong sinh hoạt cộng đồng.

    Vương Trùng Dương

  • KÝ SỰ,  Vương Trùng Dương

    GS Trần Huy Bích, Người Nặng Tình Với Non Sông & Chữ Nghĩa

    Trưa Thứ Bảy 16/12/2023, giáo sư Trần Huy Bích thuyết trình về Bình Ngô Đại Cáo & hai bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi tại Viện Việt Học. Nguyễn Trãi là Thánh Tổ ngành Chiến Tranh Chính Trị VNCH. Trong Bình Ngô Đại Cáo có hai câu: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy chí nhân mà thay cường bạo” làm kim chỉ nam cho ngành CTCT.

    Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt có 6 khóa lấy tên từ Nguyễn Trãi 1 đến NT 6 (ra trường 4 khóa). Tôi xuất thân Khóa NT 1, thời gian 2 năm ở quân trường đã học về Bình Ngô Đại Cáo nhưng 57 năm sau nghe bài thuyết trình của GS Trần Huy Bích rất cặn kẽ, giải thích rõ ràng từ chữ từng câu được đối chiếu qua bản dịch của cụ Bùi Kỷ trong Quốc Văn Cụ Thể, cụ Ngô Tất Tố và đối chiếu với nhiều tư liệu qua sách, báo.

    Bình Ngô Đại Cáo được coi là áng văn hùng hồn trong lịch sử dân tộc khi quân nhà Minh xâm lăng, cai trị rất tàn bạo (1414-1427). Lê Lợi thắng quân Minh, sai quân sư Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo lưu lại hậu thế.

    Với tấm lòng của giáo sư với bậc tiền nhân, nay viết vài dòng về ông.

    *

    Trước đây, trong vài bài viết liên quan đến văn học, trong tài liệu sưu tầm, tôi đã dựa vào số bài viết của GS Trần Huy Bích để xác minh vì sự thận trọng trong công trình biên khảo của ông, ngay cả chữ nghĩa.

    GS Trần Huy Bích sinh năm 1936 tại Nam Định. Hồi còn ở vùng VM trong những năm chiến tranh VM – Pháp, ông học năm đầu bậc trung học ở trường Trung Học Nguyễn Biểu thuộc tỉnh Hà Nam niên khóa 1948-49. Sau đó, theo học trường Trung Học Nguyễn Khuyến ở thành phố Nam Định từ năm 1951 đến 1954, từ Đệ Lục đến hết Đệ Tứ, rồi thi Trung Học Đệ Nhị Cấp cuối tháng 5 năm 1954.

    Đó là hậu thân của trường Thành Chung Nam Định. Tên “Trường Nguyễn Khuyến” có từ năm 1945, dưới thời Thủ Tướng Trần Trọng Kim và Bộ Trưởng Giáo Dục Hoàng Xuân Hãn, những vị đã đổi tên “Trường Bảo Hộ” (còn gọi là Trường Bưởi) ở Hà Nội thành “Trường Chu Văn An”

    Năm 1954, ông di cư vào Sài Gòn, theo học Ban Văn Chương (Ban C) ở Trường Trung Học Chu Văn An (cùng với Song Thao Tạ Trung Sơn, Nguyễn Văn Canh, Trần Như Tráng, Phạm Văn Quảng, Nguyễn Duy Diệm, Bùi Quyền, Trần Minh Công, Phạm Công Bạch…), học trò nhà thơ Vũ Hoàng Chương nên viết nhiều bài về vị thầy với cả tấm lòng tri ân. Vào Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, đỗ cử nhân văn chương Việt Hán, dạy học từ cuối thập niên 1950s.

    Sau khi động viên vào Trường Bộ Binh Thủ Đức, ông được phục vụ trong Văn Hóa Vụ Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, ông được học bổng du học Hoa Kỳ. Năm 1975, ông bị kẹt lại và tốt nghiệp cao học và tiến sĩ về Giáo Dục & Chính Trị Đối Chiếu tại University of Texas, Austin.

    Sau thời gian dạy học, ông giữ chức Phó Giám Đốc, phụ trách chương trình hướng dẫn và huấn nghiệp dành cho sinh viên ngoại quốc tại Pasadena City College, Pasadena, California, Quản Thủ thư viện trong chương trình A.S.I.A của hệ thống thư viện công cộng, California, phụ tá quản thủ thư viện, phụ trách các tài liệu về giáo dục và về Á Châu Học và Trung Hoa Học tại thư viện đại học UCLA (1989-2001) và đại học USC (2002 cho đến khi về hưu năm 2007). Nơi đây là cơ hội nghiên cứu tài liệu trên nhiều lãnh vực.

    Viện Việt Học (Instutute of Vietnamese Studies) thành lập năm 2000, GS Nguyễn Đình Hòa, Viện Trưởng sáng lập mời ông gia nhập Ban Giảng Huấn của VVH và giữ nhiệm vụ Phụ Tá Viện Trưởng.

    Sau khi GS Nguyễn Đình Hòa tạ thế, GS Nguyễn Khắc Hoạch lên thay, đổi nhiệm vụ ông thành Phó Viện Trưởng phụ trách Học Vụ trong các năm 2001, 2002, và hai lần tổ chức lớp “Đại Cương Về Văn Học VN” (I và II). GS Đoàn Khoách phụ trách phần Văn Học chữ Hán, các GS Nguyễn Sỹ Tế và Lưu Trung Khảo phụ trách Văn Chương Quốc Âm qua các thời, GS Nguyễn Văn Sâm phụ trách Văn Học & Văn Chương Miền Nam, GS Trần Lam Giang phụ trách phần Văn Chương Cách Mạng. GS Trần Huy Bích phụ trách Văn Chương Bình Dân (ca dao, tục ngữ, chuyện cổ tích) và “Sơ Lược Về Văn Học VN trong thời gian đất nước chia đôi”.

    Năm 2003, ông xin GS Trần Ngọc Ninh cho được rút lui khỏi chức Phó Viện Trưởng. GS Ninh đồng ý sau khi yêu cầu, ông giới thiệu GS Phạm Lệ Hương trông coi thư viện. Tuy từ chức Phó Viện Trưởng, ông vẫn giữ vai trò giảng viên của Viện Việt Học.

    Năm 2010, vợ ông qua đời. Ông chuyển về Little Saigon, mua căn mobile home trên đường Bolsa, có dịp gặp gỡ thân hữu.

    Ngoài ra, ông tích cực hỗ trợ Ban Ðại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Miền Nam California và Hội Giáo Chức Việt Nam Nam California trong cương vị cố vấn. Mỗi tháng ông thường dành buổi chiều cuối tuần tiếp xúc những sinh viên trẻ với những câu hỏi về văn học, văn hóa Việt Nam. Ông là bậc thức giả, thông thạo nhiều ngoại ngữ nên hướng dẫn giúp cho giới trẻ Việt Nam lớn lên ở hải ngoại hiểu biết tường tận về văn học, văn hóa, lịch sử và nền giáo dục VNCH.

    Ông và giáo sư Dương Ngọc Sum cùng tham gia trong nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian, chênh lệch tuổi tác, thế hệ học trò… thể hiện sự hòa đồng với nhau.

    Trước đây tôi nhận được cuốn Lược Sử Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam của Tổng Hội SVSQ Trường VBQG do Trung Tá Vũ Mạnh Hùng (Khóa 13 và đơn vị trưởng của tôi) ở Oregon gửi tặng. Tháng Sáu năm 2023 tại Viện Việt Học giới thiệu cuốn lược sử mới nầy, trải qua một thời phục vụ trong quân ngũ nên ông tham gia trong Ban Hiệu Đính (GS Tôn Thất Dziên, Khóa 10 và Trưởng Ban Văn Hóa Vụ) góp phần biên soạn. Với tôi, là người lính với 16 năm thực hiện nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hòa, rất quý ông (không để ý đến sự tranh chấp) mà nặng tình vào công việc nầy với quân trường đã phục vụ. Theo ông: “Lịch sử thường được kẻ chiến thắng viết, vì nhiều lý do trong đó có sự chủ quan, tinh thần tự tôn, tự đề cao, muốn được coi mình là người nắm giữ chính nghĩa. Sau chiến tranh, kẻ chiến thắng thường tự vơ hết những gì tốt đẹp về cho mình, và gán hết những gì xấu xa tệ hại nhất cho người thất trận”.

    Năm 2016, ông thực hiện blogspost Trần Từ Mai (bút hiệu của ông) cho đến nay đã phổ biến hơn 120 bài viết của ông và bạn văn. Hơn thập niên qua, ông là diễn giả trong những lần ra mắt sách, rất tiếc nhiều bài nầy không phổ biến trên blogspost của ông và trên internet.

    Từ Mai Trần Huy Bích là nhà giáo, nhà văn hóa qua nhiều thập kỷ, ông viết về các bậc tiền nhân văn hóa nước nhà, sưu tầm nhiều áng văn bất hủ, trong đó nhiều bài chữ Nho của các cụ Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Đặng Đức Siêu…, dịch ra Quốc Ngữ, thơ, gọn và trong sáng để lưu lại hậu thế.

    Ông là người nặng tình với nước non, bảo tồn văn hóa dân tộc, trong các khóa Huấn Luyện & Tu Nghiệp Sư Phạm tổ chức vào dịp Hè thường niên của Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California cho các thầy, cô dạy tiếng Việt ở các Trường, Trung Tâm Việt Ngữ, ông được mời thuyết trình những đề tài về văn hóa và bảo tồn tiếng Việt rất hữu ích. (Tôi cũng có thời gian mười năm làm Trưởng Khối Báo Chí trước khi ông về Little Saigon).

    Về chữ nghĩa, tài liệu, ông rất thận trọng khi đề cập, chẳng hạn bài viết về “xử dụng, sử dụng”, “dòng, giòng” ông dựa vào các nguồn từ điển, tựa đề, tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng để phân tích rõ ràng, không chỉ trích, đả kích, đúng, sai… đó là cách xử sự của bậc thức giả khi viết cũng như khi giao tiếp.

    Ông viết cho nhiều người nhưng, với tôi, ít người đáp lễ, có lẽ khi viết về ông sẽ dài một quyển sách mới trích dẫn được nội dung qua từng bài viết. Trước đây tôi có chia sẻ với giáo sư Trần Gia Phụng, mỗi lần ở Canada sang, thường ghé nhà ông, anh cũng cho biết, ông nầy khiêm tốn và quá thận trọng với chữ nghĩa nên muốn viết cũng ngại. Nếu nghĩ như vậy cũng bất công với ông, một đời tận tụy trước tác, diễn giả bao nhiêu tác phẩm khi ra mắt trong cộng đồng người Việt.

    Những người cùng tuổi với ông như nhà văn Thảo Trường (1936-2010), GS Trần Như Tảng (1936-2013 – GS Trần Như Tráng sau khi đậu PhD về Chính Trị Đối Chiếu, Phó Khoa Trưởng Phân Khoa Khoa Học Xã Hội tại Đại Học Vạn Hạnh và sau nầy dạy đại học ở Hoa Kỳ), nhà văn Nhật Tiến (1936-2020), nhà văn Nguyễn Đình Toàn (1936-11/2023) và bạn học Bùi Quyền (1937-2020) nay đã ra người thiên cổ.

    Triết gia Blaise Pascal (1623-1662) với câu nói để đời “Con người là một cây sậy, nhưng là một cây sậy có tư tưởng” với ông cũng đúng thôi. Cây sậy Trần Huy Bích vẫn còn minh mẫn đóng góp trong cuộc hành trình với chữ nghĩa, lịch sử, văn học… đáng ngưỡng mộ.

    Little Saigon, December, 2023

    Vương Trùng Dương

  • Khánh Lan,  KÝ SỰ,  LỊCH SỬ,  Sinh Hoạt,  Trần Huy Bích

    BUỔI THUYẾT TRÌNH VỀ “BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO”TẠI VIỆN VIỆT HỌC NGÀY 16 THÁNG 12-2023

    Hai hôm trước buổi nói chuyện của Giáo Sư Trần Huy Bích về buổi thuyết trình với đề tài: BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO và HAI BÀI THƠ CHỮ HÁN QUAN TRỌNG CỦA NGUYỄN TRÃI, Khánh Lan nhận được email của Giáo Sư Trần Huy Bích cho biết Cô Phạm Từ Ái, giáo viên trường tiểu học DeMille tại thành phố Midway City đã khởi xướng và mời Giáo Sư làm diễn giả cho buổi nói chuyện tại Viện Việt Học ngày 16 tháng 12, 2023 vừa qua.

    Với lời viết khiêm tốn, GS Trần Huy Bích viết: “Năm nay tôi 87 sắp lên 88. Ở tuổi ấy người ta có khuynh hướng … lười”. Điều nay thể hiện qua hai câu thơ của cụ Nguyễn Khuyến như sau: “….Thôi cũng đừng chấp chuyện đâu đâu.Túi vũ trụ mặc đàn sau gánh vác…”Hay ham hoạt động như Nguyễn Công Trứ cũng viết: “…… đến tuần lão đại.Cuộc đời trăm việc đã vâng nhường….” Và chỉ nên: “….Đem thân thế nương miền toàn (tuyền) thạch.Trốn đường danh mua lấy cuộc nhàn….”Rồi sau đó, Giáo Sư Trần Huy Bích kết luận rằng ông rất thích mấy câu dưới đây của Vương Duy:“…Vãn niên duy hiếu tĩnh.Vạn sự bất quan tâm…”Và đã dịch thành: a) Tuổi già riêng thích tĩnh. Mọi chuyện chẳng quan tâm. b) Tuổi già riêng thích yên thôiNgổn ngang muôn chuyện gạt ngoài chân tâm.Tuy nhiên, với BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO, Giáo sư Bích cho biết ông không khỏi giật mình khi thấy một cuốn sách do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội phát hành ở trong nước gần đây giảng “Luống đăm đăm con mắt dục đông” là … “muốn đi về phía đông, hướng có mặt trời, có vượng khí” (Sic)Ngay sau đó, cuốn ấy giảng “Vẫn mịt mù như kẻ vọng dươnglà “trông về phía mặt trời, ý nói mong một vị cứu tinh” (Sic), tuy trong nguyên tác, Nguyễn Trãi dùng chữ “dương (với nghĩa là biển).

    Giáo sư tiếp: “Vị tác giả giảng BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO như thế đã viết và in tới trên 10 cuốn sách về văn học VN. Bên cạnh cuốn Thơ Văn Bùi Kỷ tôi vừa nhắc tới, ông ta cũng viết về Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Phạm Văn Nghị (thầy dạy của Tam nguyên Vị Xuyên Trần Bích San và Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến) … Tôi không có những cuốn ấy, nên không biết ông ta viết và giảng ra sao.”

    Đó chính là lý do thúc đẩy Giáo Sư Trần Huy Bích nhận lời yêu cầu của nhóm các thầy cô giáo trẻ như cô giáo Phạm Từ Ái và cô Đặng Quỳnh Hương, lớp người trẻ đang vững bước tiến tới để dần dần thay chỗ cho các vị giáo học tiền bối.

    Giáo sư Trần Huy Bích cho biết thêm: Những người khởi xướng buổi thuyết trình này là một số thầy cô giáo đang dạy tiếng Việt cho các học sinh gốc Việt tại Orange County. Các thầy cô muốn giới thiêu áng văn chương lịch sử hào hùng ấy tới các em học sinh, nhưng nhiều câu chính các vị cũng không hiểu rõ. Họ đã cử cô Phạm Từ Ái, giáo viên tại Warner Middle School thuộc thành phố Westminster tới liên lạc với Giáo sư Trần Huy Bích, để xin giáo sư giảng rõ cho các thầy cô, và Giáo sư Bích đã nhận lời.

    Khi biết tin ấy, cô Nguyễn Kim Ngân, Giám đốc điều hành Viện Việt Học, đề nghị Giáo sư Bích dùng phòng hội của Viện làm nơi thuyết giảng. (dựa theo bài viết của Giáo Sư Bích)

    Trên thực tế, sau buổi thuyết trình về Bình Ngô Đại Cáo tại Viện Việt Học, Khánh Lan đảm trách nhiệm viết bài tường thuật về buổi thuyết trình. Khánh Lan thiết tưởng, một bài tường thuật lịch sử cần phải chỉnh chu và đúng với sự thật, chính vì thế Khánh Lan xin mạn phép dùng những chi tiết được ghi nhận rất đầy đủ cũng như am hiểu tường tận về Bình Ngô Đại Cáo của ba vị tiền bối gồm: Giáo Sư Trần Huy Bích; Chủ tịch đảng Tân Đại Việt, Hoàng Đình Khuê và Ký Giả Thanh Phong thuộc tòa báo Viễn Đông.

    Khai mạc buổi thuyết trình về Bình Ngô Đại Cáo, Cô Nguyễn Kim Ngân, Giám Đốc Điều Hành Viện Việt Học, giới thiệu tiểu sử, hành trình cũng như những thành quả của diễn giả Giáo Sư Trần Huy Bích trong lãnh vực giáo dục.

    Nguyễn Kim Ngân, Giám Đốc Điều Hành Viện Việt Học, giới thiệu diễn giả Trần Huy Bích. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

    Trước khi vào phần chi tiết của buổi thuyết giảng về BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO, khánh Lan xin trình bày sơ lược về Nguyễn Trãi:

    Nguyễn Trãi sinh năm 1380 và mất năm 1442, hiệu là Ức Trai,
    quê tại làng Chi Ngại (Chí Linh-Hải Dương). Ông là một nhà Nho yêu nước, một quân sư cho Vua và là người có công rất lớn trong chiến thắng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nhắc đến Ông là nhắc đến một Danh nhân Văn hóa Thế giới, đã để lại cho đời một kho tàng văn học vĩ đại, một áng thiên cổ hùng vănđiển hình là “Bình Ngô Đại Cáo”.

    Bình Ngô Đại Cáo” được xem là bản Tuyên Ngôn Độc Lập thứ hai của dân tộc Đại Việt sau bản Tuyên Ngôn Độc Lập là bài “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt. Do đó năm 1980 nhân dịp kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, ông được UNESCO vinh danh là “Danh nhân Văn hóa Thế giới”. Ông cũng là người đầu tiên của Việt Nam được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc công nhận danh hiệu này.

    Nói về “Bình Ngô Đại Cáo”, khi chúng ta tách Đại Cáo ra, là tên một Thiên trong Thượng Thư, trích từ điển tích trong Thời nhà Chu Triều (周朝) (Tây Chu: 1122- 771 TCN)

    Khi Cao Tụng-Chu Thành Vương (1042-1021 TCN) lên thay Chu Vũ Vương thì bị loạn Tam Giác gồm Vũ Canh, Quản Thúc Tiên và Sái Thúc Độ làm phản.

    Chu Công Đán là chú của Chu Thành Vương đã dẹp đám phản lọan và Chu Thành Vương truyền Đại Cáo. Đây là Đại Đạo Dĩ Cáo để trình bày và sau đó báo cáo với thiên hạ là đã dẹp Loạn Tam Giám, đất nước độc lập và lấy tên “Đại Cáo” là tên của một Thiên trong Kinh Thư.

    Giáo sư Trần Huy Bích thuyết giảng về Bình Ngô Đại Cáo tại Viện Việt Học ngày 16.12.2023. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

    Theo giáo sư Trần Huy Bích, bài dịch của Bùi Kỷ hay và hào hùng hơn cả, nhưng bản dịch của Ngô Tất Tố rõ ràng dễ hiểu hơn. Mở đầu Bình Ngô Đại Cáo, bản Ngô Tất Tố dịch như sau:

    Thay Trời lời hành hóa, Hoàng Thượng truyền rằng: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân / Quân điếu phạt trước lo trừ bạo / Như nước Đại Việt ta từ trước / Vốn xưng nền văn hiến đã lâu / Núi sông bờ cõi đã chia / Phong tục Bắc, Nam cũng khác / Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập / Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương / Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau / Song hào kiệt thời nào cũng có…

    Tiếp theo là đọan khá dài trình bày về việc dẹp xong giặc Ngô ngoại xâm đem lại thái bình thịnh trị cho đất nước. Và câu cuối cùng của bài Bình Ngô Đại Cáo viết:

    “Than ôi! Vẫy vùng một mảnh nhung y, nên công đại định – Phẳng lặng bốn bề thái vũ, mở hội vĩnh thanh – Bá cáo xa gần – Ngỏ cùng nghe biết.

    Đoạn dưới đây là lời giải thích của Giáo Sư Trần Huy Bích:

    Giáo Sư Trần Huy Bích, ông đề nghị dùng bản dịch của cụ Bùi Kỷ (được in trong Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim) làm bản chính trong việc trình bày. Đó là một bản dịch có nhiều câu văn đẹp và hào hùng. Nhưng bản dịch ấy cũng có một số câu quá cô đọng và dùng từ Hán Việt thuộc loại khó nên nhiều chỗ có phần tối nghĩa. (Dịch khoảng năm 1919 để in vào Việt Nam Sử Lược năm 1920, vị Phó bảng họ Bùi đã dùng loại tiếng Việt của trên 100 năm trước).

    Nhận thấy nhiều câu trong bản dịch của cụ Ngô Tất Tố ý nghĩa rõ hơn, Giáo Sư Bích đề nghị dùng bản này làm bản hỗ trợ và bổ túc. (Cụ Ngô Tất Tố dịch sau cụ Bùi Kỷ, và đã có ý muốn chữa lại phần nào những chỗ khó hiểu trong bản dịch trước). Giáo Sư Bích cũng muốn giới thiệu thêm hai bản dịch nữa: bản của nhà văn/học giả Nhượng Tống (dưới bút hiệu Mạc Bảo Thần) và bản của nhà biên khảo Bùi Văn Nguyên (1918-2013), sống ở miền Bắc trước năm 1975. Ông Nguyên có hoàn cảnh gặp cụ Bùi Kỷ nhiều lần trước khi cụ qua đời, nên đã có dịp hỏi cụ khá nhiều về bản Bình Ngô Đại Cáo do cụ dịch.

    Trong buổi thuyết trình tại Viện Việt Học, mỗi tham dự viên được phát một tập tài liệu gồm:

    • Đoạn mở đầu của nguyên tác Bình Ngô đại cáo bằng chữ Hán như được in trong Hoàng Việt Văn Tuyển
    • Phần phiên âm của đoạn mở đầu ấy
    • Bản dịch của Bùi Kỷ
    • Bản dịch của Ngô Tất Tố
    • Bản dịch của Nhượng Tống

    Giáo Sư Trần Huy Bích cho biết ông không in thêm bản dịch của Bùi Văn Nguyên vào xấp tài liệu trên vì như thế sẽ dày quá.  Bản ấy được in trong Tập 4 của bộ Tổng Tập Văn Học Việt Nam, đã có tại Viện Việt Học. Đồng thời, bộ sách này cũng đã có bản PDF trên Net. Theo Giáo Sư Bích, chỉ cần vào Net, đánh “Tổng tập Văn học Việt Nam tập 4” là có thể tìm ra.

    Các tham dự viên ngồi kín hội trường Viện Việt Học, Westminster, chiều thứ Bảy, ngày 16 tháng 12, 2023. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

    Tại phòng hội của Viện Việt Học chiều Thứ Bảy 16 tháng 12 vừa qua, chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của:

    • Một số nhà giáo dục: Các giáo sư Phạm Lệ Hương, Vũ Ngọc Mai, Bùi Mỹ Dương, Nguyễn Kim Dung, Nguyễn Ngọc Tuyết… Đáng chú ý nhất là sự có mặt của giáo sư Nguyễn Thị Thanh Tâm (cựu giáo sư trường nữ Trung học Đồng Khánh, Huế, hiền nội của giáo sư Đoàn Khoách), tới từ San Diego. Giáo sư Đỗ Quý Toàn, nguyên giáo sư Sử trường Trung học Chu Văn An, Sài Gòn, đến hơi trễ vì phải dự tang lễ một người bạn thân trước đó. Ông đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong phần 2 của buổi thuyết trình.
    • Một số vị trong văn giới và học giới: Các nhà văn Ngự Thuyết, Nguyễn Quang (phu quân của cố nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh), Tràm Cà Mau, Phạm Quốc Bảo, Võ Ý, Trương Huy Văn, nhà biên khảo Đỗ Thái Nhiên, học giả Nguyễn Duy Chính …
    • Nhân vật trong cộng đồng: Đại tá Trần Minh Công, Hạm trưởng Phạm Đình San, bà Ngô Tuyết Mai (Hội trưởng Hội Đồng hương Bắc Ninh), bác sĩ Đinh Thái Sơn (Phó Chủ tịch CLB Hùng Sử Việt), ông Hoàng Đình Khuê (Chủ tịch đảng Tân Đại Việt), ông Phan Thanh Tâm (hậu duệ của đại thần Phan Thanh Giản) …
    • Một số cựu sinh viên trường Chiến tranh Chính trị VNCH, nơi Nguyễn Trãi được tôn là Thánh tổ: nhà văn Vương Trùng Dương, ông Nguyễn Huy Hiền …
    • Một số thầy cô giáo ở thế hệ trẻ: Cô Phạm Từ Ái, cô Đặng Quỳnh Hương, thầy Trần Chí Hồng Tiên …
    • Đáng cảm động nhất là sự có mặt của Nhà Văn Trần Việt Hải, con chim đầu đàn của Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian, và người bạn đời của anh là chị Lệ Hoa. Bị stroke từ nhiều năm trước, anh bước đi khó khăn. Phòng hội của Viện Việt Học không có thang máy, chị phải dìu anh leo lên bằng thang thường. Lúc đầu hai vị lên nhầm cầu thang phía sau nhưng cửa khóa, không vào được. Anh chị phải leo xuống để lên trở lại bằng cầu thang phía trước, vất vả vô cùng. Khi thấy anh trong phòng hội, Gs Trần Huy Bích giật mình. Ông bước tới ôm lấy anh, nghẹn lời.

    Từ trái: Ông Phạm Đình Hưng, KG Vương Trùng Dương, NV Khánh Lan, GS Trần Huy Bích, NV Việt Hải & phu nhân Lệ Hoa

    Giáo Sư Trần Huy Bích cho biết một số bản dịch Bình Ngô Đại Cáo được in ở trong nước, kể cả bản của ông Văn Tân trong Nguyễn Trãi Toàn Tập (1976), bản của các ông Ngô Linh Ngọc & Mai Quốc Liên trong Nguyễn Trãi Toàn Tập Tân Biên (2000), bản được in trong bộ Lịch Sử Việt Nam 15 tập (do Viện Sử Học ở Hà Nội biên soạn, tái bản năm 2017), đã làm một việc không nên làm là cắt bỏ hẳn một câu của Nguyễn Trãi. Theo ông, như thế là “kiểm duyệt văn của tiền nhân, không trung thành với lịch sử.” Câu của Nguyễn Trãi bị các vị cắt bỏ là: “Thị do thiên địa tổ tông chi linh, hữu dĩ mặc tương âm hựu, nhi trí nhiên dã” (Cũng do sự linh thiêng của Trời Đất Tổ tông đã âm thầm phù trợ mà được như thế).

    Cũng theo Giáo Sư Bích, trong cuốn Thơ văn Bùi Kỷ do NXB Khoa Học Xã Hội ấn hành ở trong nước năm 1994, tác giả Nguyễn Văn Huyền đã giảng sai một số chữ trong Bình Ngô Đại Cáo. Một trong những chữ ấy là “vọng dương.” Nguyên Nguyễn Trãi dùng chữ “dương” 洋 ở bộ Thủy với nghĩa là “biển” (như trong “đại dương, trùng dương”), và cụ Ngô Tất Tố đã dịch là “mịt mù như nhìn chốn biển khơi,” nhưng trong cuốn sách trên, ông Nguyễn Văn Huyền lại giảng là “vọng dương là trông về phía mặt trời.”

    Trong cuốn Nguyễn Trãi Toàn Tập, bản do Viện Sử Học ở Hà Nội phát hành năm 1976, ông Văn Tân cũng hiểu sai ý Nguyễn Trãi trong câu ông dịch, “Quân Mộc Thạnh bị bại ở Cần Trạm.” Theo Giáo Sư Bích, điều ấy không đúng với sự thật lịch sử, và bản dịch của cụ Ngô Tất Tố trước đó đúng hơn:

    “Nghe [Liễu] Thăng thua ở Cần Trạm, quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân.”

    Trong buổi thuyết trình, Giáo Sư Trần Huy Bích đọc từ câu đầu tiên đến câu cuối bản dịch của Bùi Kỷ để trình bày ý nghĩa. Với những câu tối nghĩa, ông đối chiếu với nguyên tác để có thể hiểu ý Nguyễn Trãi. Khi có câu tương ứng và dễ hiểu hơn trong bản dịch của Ngô Tất Tố hay Nhượng Tống, ông đọc những câu ấy trước cử tọa. Sau khi ông giảng xong, mọi người đều vui vì đã hiểu Bình Ngô Đại Cáo rõ hơn. Tới đoạn trình bày các trận đánh (Bồ Đằng, Trà Lân, Ninh Kiều, Tụy Động/Tốt Động, Chi Lăng, Xương Giang, Lê Hoa ….) ông phát một tấm bản đồ màu về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, và giúp mọi người hiểu các diễn tiến của cuộc khởi nghĩa cho tới khi chiến thắng.  

    Sau đây là một số trường hợp Giáo Sư Trần Huy Bích đối chiếu những câu quá cô đọng trong bản dịch của cụ Bùi Kỷ với những câu rõ nghĩa hơn trong các bản dịch của Ngô Tất Tố và Nhượng Tống:

    Bản Bùi Kỷ: vẫn đăm đăm con mắt dục đông.

    Bản Ngô Tất Tố: vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông

    Bản Nhượng Tống: thường bồn chồn muốn đánh sang Đông.

    Bản BK: luống đằng đẵng cỗ xe hư tả

    Bản NTT: cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả

    Bản NhT: nên sắp xe đợi bậc hiền tài, vẫn thành kính bỏ không phía tả.

    Bản BK: vẫn mịt mù như kẻ vọng dương

    Bản NTT: mịt mù như nhìn chốn biển khơi

    Bản NhT: mờ mịt như trông ra bể

    Bản BK: thêm vội vã như khi chửng nịch

    Bản NTT: vội vã hơn cứu người chết đuối

    Bản NhT: vội vàng hơn vớt đắm đò.

    Và nhiều trường hợp tương tự.

    Sau khi trình bày xong, Giáo Sư Trần Huy Bích mời hai thầy cô giáo trẻ, thầy Trần Chí Hồng Tiên và cô Đặng Quỳnh Hương, tiếp sức nhau đọc lại bản dịch của cụ Bùi Kỷ, để xem còn ai thấy chỗ nào chưa rõ nghĩa nữa không. Cả hội trường đều vui, vì ai nấy đều đã hiểu bản dịch có giá trị văn chương ấy.

    Sau 10 phút giải lao, phần 2 của buổi hội thảo để giải đáp thắc mắc. Giáo sư Đỗ Quý Toàn và ông Hoàng Đình Khuê đã đóng góp nhiều ý kiến giá trị trong phần này.

    Theo chương trình, Giáo Sư Trần Huy Bích sẽ trình bày thêm hai bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, nhưng thấy nhiều người tỏ ra mệt và cũng gần hết giờ, ông chỉ nói về bài “Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác.” Khi mới đọc, bài thơ có điểm mâu thuẫn. Tuy tiêu đề là “Cảm xúc làm ra khi về lại Côn Sơn sau cơn loạn” (Côn Sơn, thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, là nơi Nguyễn Trãi sống trong thời thơ ấu), trong bài lại có câu:

    Can qua vị tức hạnh thân tuyền

    (Chiến tranh chưa chấm dứt, may mắn thân mình còn nguyên vẹn).

    Theo Giáo Sư Bích, bài thơ được làm ra khoảng cuối năm Bính Ngọ 1426 hay đầu năm Đinh Mùi 1427. Sau khi làm chủ vùng đất từ Thanh Hóa tới Thuận Hóa, tháng 8 năm Bính Ngọ 1426, quân ta tiến ra Bắc. Sau khi thắng một trận lớn ở Tụy Động/Tốt Động, quân ta vây Thăng Long (Đông Đô). Tuy có nhiệm vụ chính ở cạnh Bình Định vương trong đạo quân vây Đông Đô, có thể Nguyễn Trãi được cử đi với đạo quân thu phục vùng Hải Dương là nơi ông được nhiều người biết trong ít ngày, để hiệu triệu các phụ lão ở vùng ấy ủng hộ nghĩa quân Lam Sơn. Với vùng Hải Dương, Côn Sơn, hai tiếng “loạn hậu” kể như chính xác vì đã do quân ta làm chủ, nhưng can qua vẫn chưa hết (“vị tức”) trong toàn cuộc kháng Minh.

    Giáo Sư Trần Huy Bích nhắc mọi người lưu ý đến hai câu cuối để nhận ra cốt cách thanh cao, làm việc vì nhiệm vụ chứ không ham danh lợi của Nguyễn Trãi:

              Hà thời kết ốc vân phong hạ?

    Cấp giản phanh trà, chẩm thạch miên.

    (Bao giờ được làm nhà ở dưới mây và núi?

    Múc nước dưới khe suối nấu trà, gối đầu vào đá ngủ)

    Sau phần thuyết giảng là phần hỏi đáp do Giáo Sư Đỗ Quý Toàn và Giáo Sư Trần Huy Bích đảm trách. Trong bài viết này Khánh Lan xin ghi lại dưới đây bài viết của ông Hoàng Đình Khuê, Chủ tịch đảng Tân Đại Việt.

    Câu hỏi 1: Tại sao Nguyễn Trãi không lấy tên “Bình Minh Đại Cáo” mà lại là “Bình Ngô Đại Cáo”?

    Đáp: Ta biết Chu Nguyên Chương, người sáng lập ra nhà Minh là người Hào Châu, xưa thuộc đất NGÔ là đất tổ của nhà Minh. Năm 1356 Chu Nguyên Chương xưng là Ngô Quốc Công và sau đó cải xưng là      
    Ngô Vương. Do đó NGÔ ở đây là tước hiệu của Chu Nguyên Chương mà cũng là nguồn gốc đất tổ của Chu Nguyên Chương, Ngô cũng là Minh mà  
    nhà Minh cũng là Ngô. Nếu lấy tên Bình Minh Đại Cáo thì không rõ nghĩa và có thể mới nghe qua Bình Minh là buổi sáng. Cho nên Nguyễn Trãi đã sắc bén dùng từ Bình Ngô là diệt tận gốc dòng dõi nhà Minh.

    Câu hỏi 2Tại sao Nguyễn Trãi lại dùng Bình Ngô Đại Cáo mà không dùng một văn kiện hay một Tuyên ngôn khác?

    Đáp: Như ta thấy trong phần trên hai chữ Đại Cáo rất quan trọng trong mệnh đề Đại Đạo Dĩ Cáo được đặt tên trong một Thiên của Kinh Thư.
    Từ đó Nguyễn Trãi cho thấy ý của Đại Đạo là Đạo lý lớn nhất của Đại Việt đã đem “Đại nghĩa thắng hung tàn, lấy Chí nhân thay cường bạo”. Đồng thời Nguyễn Trãi cũng muốn thiên hạ thấy rằng Đại Cáo là một văn kiện mang tính pháp luật, có nghĩa trọng đại ngang với văn kiện pháp lý mà Chu Thành Vương (Cơ Tụng- 1042-1021 TCN) đã ban hành. Cho nên Nguyễn Trãi thay lời vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) để Cáo nền Độc Lập của Đại Việt, ngoài ra còn khẳng định sự bình đẳng ngang hàng của Đại Việt với nhà Minh.


            Trong lịch sử từ trước đến nay và xét về tâm lý dân tộc, bất kỳ nước nào mạnh lớn đều coi các nước khác là rừng rú dã man. Cho nên người Trung Hoa coi mình là trung tâm vũ trụ, là nền văn minh của nhân loại.       Họ coi các nước chung quanh là man di mọi rợ:

    • Phương Bắc gọi Mông Cổ, Liêu, Kim là Bắc dịch.
    • Phía Nam gọi Việt Nam và Xiêm La (Lào) là Nam man.
    • Phía Đông gọi Cao Ly (Triều Tiên-Nam Hàn), Nhật Bản là Đông di.
    • Phía Tây coi Thổ Phồn, Hồi Hột là Tây nhung hay Khuyển nhung.
    • Còn gọi các nước ở xa như Pháp, Anh, Bồ Đào Nha …là Bạch quỷ.   

    Cho nên ta thấy mở đầu của Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi đã dùng lý lẽ đanh thép, một triết lý nhân sinh đã được tích lũy từ bao đời:

    • Từng nghe việc Nhân Nghĩa cốt ở yên dân.
    • Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
    • v.v…

    Sau đó Nguyễn Trãi đã khẳng định về tánh cách độc lập, bình đẳng của dân tộc. Nguyễn Trãi đã đi xa hơn nữa trong việc tìm kiếm khái niệm Dân tộc, đó là cơ sở cho cuộc đấu tranh chống xâm lược. Quan niệm này đã được hình thành trong quá trình tranh đấu dựng nước và giữ nước.
    Nguyễn Trãi đã thuyết phục cho thấy chiến thắng được xuất phát từ truyền thống yêu nước của toàn dân phù hợp với tính nhân bản và chân lý về chủ quyền độc lập và bình đẳng của dân tộc Đại Việt. Nguyễn Trãi muốn nhấn mạnh về tính chính danh của cuộc Chiến thắng giành Độc lập và phải Bình đẳng giữa Lê Vương và Ngô Vương, do đó phải sử dụng Đại Đạo Dĩ Cáo tức “Bình Ngô Đại Cáo”.

    Và sau cùng, Khánh Lan xin trích bài tường thuật của Ký giả Thanh Phong thuộc tòa báo Viễn Đông.

    Ký giả Thanh Phong đã dành thời gian để phỏng vấn hai vi giáo viên trẻ Phạm Từ Ái (cô giáo dạy tiếng Việt từ đầu tại trường De Mille, nay cô đang dạy lớp 8 tại Warner Middle School) và giáo viên Cô Đặng Quỳnh Hương (giáo viên dạy tiếng Việt lớp Mẫu Giáo đầu tiên ở trường De Mille, nay cô đang dạy lớp 6 cũng tại trường này). Để trả lời câu hỏi của ký giả Thanh Phong, cô Phạm Từ Ái cho biết hầu hết các thầy, cô giáo trẻ đang dạy ở chương trình công lập rất ít có cơ hội để học các bài về lịch sử hoặc các bài về Đinh, Lê, Lý, Trần, tiền Lê, hậu Lê nên họ rất mong muốn được học thêm về các chi tiết lịch sử oai hùng của nước Việt Nam. Và từ đó, các thày cô trẻ có thể truyền lại cho học sinh của mình về tinh thần yêu nước của tổ tiên, tự hào mình là người Việt Nam, và để bảo tồn tiếng Việt dấu yêu.

    Trả lời một câu hỏi khác, cô giáo Từ Ái cho biết, “Giáo sư Trần Huy Bích, một nhà giáo lão thành thông thạo nhiều ngôn ngữ, là người đã thuyết trình nhiều đề tài rất hay, rất độc đáo và giáo sư cũng sẵn sàng giúp cho các thầy cô khi chúng em nêu ra, không chỉ Bình Ngô Đại Cáo mà nhiều đề tài khác, Truyện Kiều chẳng hạn thì giáo sư Bích gần như là một bậc hiền triết vậy. Giáo sư có thể giảng giải rất sâu, rất chi tiết tất cả những thơ, văn về Truyện Kiều giáo sư đều nắm rõ hết, thành ra tụi em không những xin Thầy nói về Bình Ngô Đại Cáo, sau này có thể còn xin Thầy giảng thêm, đi sâu về những áng văn chương khác của Việt Nam mình.”

    Cô Đặng Quỳnh Hương cũng bay tỏ cảm nghĩ của mình khi tham dự buổi thuyết trình về Bình Ngô Đại Cáo, “Thật ra chúng em đang muốn học hỏi thêm, nhất là Bình Ngô Đại Cáo là một trong những áng văn chương mà cần phải có người giảng dạy chi tiết mới hiểu thấu đáo được, nhất là trong môi trường đặc biệt ở bên Mỹ này khi chúng em đang dạy tiếng Việt cho học sinh, nếu không hiểu sâu thì là đáng tiếc, cho nên đây là dịp để chúng em học hỏi, nhất là được các người đi trước dạy dỗ để hiều về văn chương, lịch sử và ngôn ngữ Việt Nam thì thật là điều may mắn và hạnh phúc.”

    Hai cô giáo Đặng Quỳnh Hương (trái) và cô Phạm Từ Ái (Trường De Mille) là những người đề xướng xin Giáo sư Trần Huy Bích giảng giải về bài Bình Ngô Đại Cáo hai cô đang cầm trên tay. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

    Bình Ngô Đại Cáo được viết vào năm 1428, cách nay 595 năm; đó là Bài Cáo do Nguyễn Trãi viết thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để Tuyên Cáo trước toàn dân việc kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Minh, giành độc lập cho nước Đại Việt (Việt Nam bây giờ). Vậy Bình Ngô là gì? Vào thời đó, Chu Nguyên Chương, người sáng lập ra nhà Minh là người Hảo Châu, xưa thuộc đất Ngô, là đất tổ của nhà Minh. Năm 1356 Chu Nguyên Vương xưng là Ngô Quốc Công; 8 năm sau ông cải xưng Ngô Vương. Bởi vậy Ngô ở đây vừa là tước hiệu của Chu Nguyên Vương, vừa là nguồn gốc quê cha đất tổ của Chu Nguyên Vương. Bình Ngô nghĩa là dẹp tận gốc gác, giống nòi của giòng họ Chu – Thái Tổ nhà Minh.

    Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán được các ông Ngô Tất Tố, Trần Trọng Kim, Mạc Bảo Thần và Bùi Kỷ dịch sang tiếng Việt. Bản chính bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi và các bản dịch giáo sư Trần Huy Bích đều phóng to ra để tại phòng họp của Viện Việt Học và in ra cho người tham dự.

    Buổi hội thảo chấm dứt trong sự vui vẻ của mọi người. Hai cô giáo Phạm Từ Ái và Đặng Quỳnh Hương hài lòng với buổi thuyết trình, các cô cho biết còn nhiều tác phẩm quan trọng khác trong văn học Việt Nam các cô và bạn hữu muốn biết rõ thêm, và sẽ còn muốn Giáo Sư Trần Huy Bích thuyết trình nhiều lần nữa.

    Khánh Lan tường trình và trích dẫn phần lớn diễn tiến trong buổi hội thảo qua các bài viết của: Giáo Sư Trần Huy Bích; Ông Hoàng Đình Khuê, Chủ tịch đảng Tân Đại Việt và Ký Giả Thanh Phong của nhật báo Viễn Đông.

    California December 2023

  • LỊCH SỬ,  Trần Huy Bích

    MỘT SỐ ĐIỀU NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT VỀ TRUNG TÁ BÙI QUYỀN

    Dựa theo lời của GS Trần Huy Bích, Cố Trung tá Bùi Quyền là một sĩ quan của QLVNCH chứ không phải một văn nhân, bài viết của GS Trần Huy Bích nhằm đưa ra mối liên quan đến văn học của gia đình ông. Ông là chắt (cháu cố) một người bạn thân của hai cụ Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, và là cháu gọi cụ Bùi Kỷ và cụ bà Trần Trọng Kim là bác ruột. Nhân chúng ta vừa nói chuyện về “Bình Ngô đại cáo,” cố Trung tá Bùi Quyền là người đã giúp GS Trần Huy Bích giải đáp mối thắc mắc: Cụ Bùi Kỷ và cụ Trần Trọng Kim, vị nào đã dịch bản “Bình Ngô đại cáo” được in trong Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim?

    Bùi Quyền thời đi học

    Trung tá Bùi Quyền, khi là sĩ quan Nhảy Dù

    Trung tá Bùi Quyền, khi tới Hoa Kỳ với những dấu hiệu của lao khổ và thời gian

    Trung Tá Bùi Quyền thuộc binh chủng Nhảy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tạ thế chiều Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020 vừa qua.  Hầu như ai cũng biết ông là một trong những sĩ quan lỗi lạc của QLVNCH. Tốt nghiệp Thủ khoa khóa 16 trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt cuối tháng 12 năm 1962, ông đã chọn binh chủng Nhảy Dù khi ra trường. Từ đó cho tới khi miền Nam sụp đổ cuối tháng 4-1975, ông được coi là “một quân nhân dũng cảm, luôn có mặt ở tuyến đầu trong những trận chiến ác liệt nhất.” Mới ở cấp Đại Úy đã được Bảo Quốc Huân Chương. Còn Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu, với sao vàng, sao bạc … cùng nhiều loại huân chương khác thì … đếm không xuể. Ông có mặt trong nhiều trận chiến ác liệt: DakTo – Tân Cảnh, giải vây An Lộc, lấy lại Quảng Trị, bảo vệ đèo Khánh Dương, và từ 4 tháng 4 năm 1975, bảo vệ Sàigòn. Ông không bỏ binh sĩ, chiến đấu tới phút chót, và sau lệnh phải buông súng ngày 30-4-1975, bị những người ở “bên thắng cuộc” nhốt vào “trại cải tạo” 13 năm với nhiều tháng biệt giam. Khi sang Mỹ năm 1991, ông được vị Tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ (Tổng thống George H.W. Bush), và Học Viện Không Quân của Hoa Kỳ (U.S. Air Force Academy) ở Colorado Springs, tiểu bang Colorado, đón tiếp một cách trang trọng.

    Nhưng một khía cạnh khác cũng khá đặc biệt về ông có lẽ nhiều người chưa biết. Một người bạn từ thuở còn đi học, gặp nhau từ 1954 (66 năm trước đây), xin được nói ít lời về khía cạnh ấy. Để thuật lại một số chuyện mang tính cách bạn hữu, từ đây trở đi xin được theo cách nói của bè bạn, dùng tiếng “anh” mỗi khi nhắc đến ông.

    Anh Quyền xuất thân từ một gia đình khoa bảng và văn học có danh tiếng từ nhiều đời. Từ nửa sau của thế kỷ 19, họ Bùi làng Châu Cầu của gia đình anh cùng họ Dương làng Vân Đình của các cụ Dương Khuê, Dương Lâm đã nổi tiếng với nhiều nhân vật xuất sắc.

    Năm Ất Sửu 1865 đời vua Tự Đức, ở làng Châu Cầu (nay thuộc tỉnh Hà Nam) có hai cụ Bùi Dị và Bùi Quế (anh em họ) cùng đậu Phó bảng. Khi vinh quy, được mừng đôi câu đối như sau:

    Bùi tộc đồng khoa song hội bảng

    Châu Cầu nhất nhật lưỡng vinh quy.

    (Họ Bùi đậu cùng khoa, hai người trên bảng thi hội

    Làng Châu Cầu trong một ngày hai đám rước vinh quy).

    Cụ Bùi Dị, thường được sử chép bằng tên tự Bùi Ân Niên, nổi tiếng văn thơ hay, làm quan trải các chức Hàn lâm, Nội các, Chánh sứ sang Trung Hoa, Thượng thư bộ Lễ, Thượng thư bộ Lại, Hiệp biện Đại học sĩ, Phụ chánh đại thần, Phó Tổng tài Quốc sử quán kiêm quản Quốc tử giám. Sau khi Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai khiến Tổng đốc Hoàng Diệu phải thắt cổ tự tử năm Nhâm Ngọ 1882, cụ giữ chức Kinh lược sứ, cùng Tiết chế Quân vụ Hoàng Kế Viêm điều động binh sĩ chống lại quân Pháp.

    Cụ Bùi Quế làm quan trải các chức Tham tri bộ Hộ, Tuần phủ Quảng Nam, Tuần phủ Thuận Khánh (Bình Thuận & Khánh Hòa). Quốc Triều Khoa Bảng Lục của Cao Xuân Dục cho biết cụ “cáo bệnh về hưu” và ghi lời nhận xét rằng “ông điềm đạm, tự lấy thế làm vui.” Theo tài liệu trong gia đình, cụ cáo quan lui về khi thấy đất nước đã mất chủ quyền, giống trường hợp hai người bạn thân là Nguyễn Khuyến và Dương Khuê, “Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là.” Nguyễn Khuyến, Bùi Quế, và Dương Khuê là ba người “bạn đồng khoa”: cùng đậu Cử nhân năm Giáp Tý 1864  tại trường Hà Nội. Khoa ấy Nguyễn Khuyến đậu đầu (Giải nguyên). Thêm vào đó, các vị hợp tâm tính và có nhiều kỷ niệm chung với nhau.

    Cụ Bùi Quế sinh ra cụ Bùi Thức, tuy đậu Tiến sĩ năm 1898 đời vua Thành Thái nhưng không ra làm quan, chỉ ở nhà dạy học và viết sách.

    Cụ Bùi Thức sinh ra cụ Bùi Kỷ (đậu Phó bảng năm 1910 đời vua Duy Tân), hai cụ Bùi Khải và Bùi Lương (cùng đậu Cử nhân). Cụ bà Trần Trọng Kim và cụ Bùi Nam, thân phụ của anh Bùi Quyền, là em của các vị ấy. Cụ Bùi Nam còn một người em trai là Bùi Nhung, làm Giám đốc Đài Phát thanh Hà Nội, sau dời xuống Hải Phòng cho tới năm 1955. Người vợ đầu tiên của ông là bà Thụy An, một nhà văn nữ nổi danh, ở lại miền Bắc, sau bị nhà cầm quyền CS xử tới 15 năm tù vì có liên quan với nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm. Nói cách khác, anh Quyền là cháu, gọi các cụ Bùi Kỷ, Bùi Khải, Bùi Lương là bác ruột, gọi học giả Trần Trọng Kim là bác rể, gọi ông bà Bùi Nhung – Thụy An là chú thím. Anh là cháu nội của Tiến sĩ Bùi Thức, và chắt nội của Phó bảng Bùi Quế, một trong những người bạn thân nhất của Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến và Tiến sĩ Vân Đình Dương Khuê.

    Sau khi đậu Phó bảng, cụ Bùi Kỷ cũng không ra làm quan. Sau vài năm thử kinh doanh, cụ chuyên tâm dạy học và viết sách. Cụ thông thạo chữ quốc ngữ, học tiếng Pháp một cách nghiêm túc, từng sang Pháp hai năm, là một trí thức tham bác cựu học và tân học. Cụ Bùi Lương từng dạy ở Đại học Văn khoa Sàigòn trong thập niên 1950.

    Trong một bài thơ gửi cụ Bùi Quế, cụ Nguyễn Khuyến từng viết như sau:

    Kim lan từ thuở nhỏ chơi bời

    Đôi lứa như ta được mấy người

    Trời hẹn ngày cho ba vạn sáu

    Ta chung tuổi mới một trăm hai …

    Khi Nguyễn Khuyến làm bài thơ ấy, cả hai người cộng lại mới được 120 tuổi. Nguyễn Khuyến sinh năm Ất Mùi 1835, Bùi Quế sinh năm Đinh Dậu 1837, trẻ hơn 2 tuổi. Nhiều phần bài này làm năm Nguyễn Khuyến 61 và Bùi Quế 59. Chắc Nguyễn Khuyến nói theo tuổi ta, nhiều hơn tuổi thật một năm. Như vậy bài này được làm năm (1835 + 60) 1895, sau khi Nguyễn Khuyến cáo quan về hưu năm 1884. Cụ Bùi Quế cũng về hưu trong hoàn cảnh tương tự, dùng kiến thức về Đông y để giúp dân quanh vùng:

    Kẻ già nét bút chăm cùng trẻ

    Người khỏe tay đao hộ lấy đời

    (Trong từ “đao” ở đây, Nguyễn Khuyến muốn nói tới dao cầu, vật dụng để thái thuốc dùng trong Đông y).

    Nguyễn Khuyến quan tâm đến đời sống của bạn cho đến những chi tiết nhỏ. Khi vùng Châu Cầu bị lụt trong nhiều tháng, cụ viết:

    Ai lên nhắn hỏi bác Châu Cầu

    Lụt lội năm nay bác ở đâu?

    Mấy ổ lợn con rày lớn bé?

    Vài gian nếp cái ngập nông sâu?

    Đó là những bài thơ được đem ra bình giảng trong chương trình Trung học của Việt Nam Cộng Hòa. Bài “Nước lụt hỏi thăm bạn” Nguyễn Khuyến làm để gửi Bùi Quế được in trong Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển của Dương Quảng Hàm (Sàigòn : Trung Tâm Học Liệu Bộ Giáo Dục, 1968, trang 171-72). Anh Quyền là hậu duệ của một gia đình có liên quan đến văn học.

    Khi còn trẻ, sinh làm con trai và rất giỏi võ (cả Judo lẫn Jujitsu), anh không thể không chịu ảnh hưởng của câu ca dao:

    Làm trai cho đáng nên trai

    Xuống đông, đông tĩnh, lên đoài, đoài tan

    Hay những câu của Nguyễn Công Trứ, cũng được ghi vào chương trình Quốc văn bậc Trung học:

    Chí làm trai nam bắc đông tây

    Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.

    Đó là lý do anh đã chọn binh nghiệp. Sau khi vào quân trường, anh nhất quyết “đậu cho được Thủ khoa,” để có thể trong lễ mãn khóa, nhận cái vinh dự đại diện anh em, giương cung bắn đi bốn phương.

    Sinh viên Thủ khoa bắn tên đi bốn phương trong lễ mãn khóa tại trường Võ Bị Quốc Gia Viêt Nam, Đà Lạt

    Một khi đã bắn tên đi, trong tâm thức trọng trách nhiệm của một sĩ quan QLVNCH, được huấn luyện để tôn thờ Tổ quốc trong Danh dự với tinh thần Trách nhiệm, anh đã hết lòng với nhiệm vụ từ khi tốt nghiệp, ra trường:

    … Trót đem thân thế hẹn tang bồng
    Xếp bút nghiên theo việc kiếm cung
    Hết
    bốn chữ “trinh trung báo quốc”

    Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm và Trung Tá Trần Ngọc Huyến, Chỉ huy trưởng trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt gắn cấp hiệu cho Thiếu Úy Bùi Quyền trong lễ mãn khóa Khóa 16, ngày 22-12-1962.

    Đó là lý do trong hơn 12 năm, từ 1963 đến tháng 4-1975, gần trọn tuổi thanh xuân, anh xông pha khắp bốn vùng chiến thuật để thi hành nhiệm vụ: giữ cuộc sống an bình cho dân miền Nam.

    Miền Nam bị sụp đổ. Tuy bị giam hãm và đày đọa, gian khổ đến cùng độ, anh vẫn vững tinh thần, không nản chí, không bỏ phí thời giờ. Gặp cơ duyên, anh tìm cách học tiếng Thái, tiếng Hoa, phòng cần tới khi vượt thoát khỏi trại giam. Vì học tiếng Hoa, anh có dịp ôn lại và học thêm một số chữ Hán căn bản. Kết quả là khi ra khỏi trường Chu Văn An năm 1957, số chữ Hán của anh chỉ ở mức sơ đẳng như hầu hết học sinh đã xong bậc Trung học. Nhưng sau 13 năm trong nhà tù CS, khi sang tới Hoa Kỳ đầu thập niên 1990, trình độ chữ Hán của anh đủ để nói chuyện một cách tương đắc với một người bạn có Cử nhân Văn chương Việt Hán của Đại học Văn khoa Sàigòn. Một người anh họ, hơn anh 14 tuổi và là con một vị Phó bảng, đã trông cậy ở anh trong việc đọc những tài liệu bằng chữ Hán về gia phả họ Bùi, để dựa vào đó soạn ra cuốn gia phả bằng chữ quốc ngữ cho các thế hệ sau. Nhưng vì đã bỏ ra gần trọn tuổi thanh xuân cho một cuộc chiến tranh khốc liệt, mỗi khi nghĩ đến những bạn hữu thân thiết đã nằm xuống, mối quan tâm lớn nhất của anh là tìm tài liệu để hiểu thêm rồi viết về cuộc chiến tranh ấy. Cũng do cơ duyên, một bạn thân của anh từ 1954, được coi là “ham học, chịu đọc,” đã sưu tầm được nhiều sách về văn học cũng như về cuộc chiến Việt Nam.

    Năm 2010, nhà tôi qua đời. Ở lại căn nhà cũ thì quá rộng, không thể trông coi xuể. Nhân đã về hưu, không còn phải đi làm, tôi có ý dời xuống Orange County, mua một căn mobile home nhỏ quanh Little Sàigòn để sống gần mấy người bạn cũ ở quanh đó. Vừa chọn xong một căn thì nhận được điện thoại từ anh Quyền, gọi từ San Jose, “Nghe nói Bích đang lựa mua mobile home. Chịu khó mua một căn hơi rộng, có dư ra một buồng, để thỉnh thoảng Quyền về ở. Quyền đang viết sách. Ở với Bích là tốt nhất.” Lúc ấy anh đang ở San Jose, thỉnh thoảng về Quận Cam khi có sinh hoạt với bạn hữu, nhất là bạn đồng ngũ trước. Đem niềm vui đến cho bạn, nhất là bạn từ mấy chục năm và có cốt cách đáng quý như anh, là điều chắc ai cũng muốn làm. Tôi bỏ chuyện mua một căn hai phòng ngủ, coi cũng tạm được, để đổi mua một căn rộng rãi, khang trang hơn với ba buồng ngủ. Căn này, ngoài phòng cho chủ nhân, có một phòng làm việc với một số kệ sách, và một buồng dành cho khách,  mà người tới đầu tiên, cũng là người hiện diện thường xuyên nhất, là anh Quyền.

    Mỗi khi từ San Jose xuống, anh thường ở với tôi 3, 4 ngày, trước khi gọi điện thoại để chị Quyền tới đón. Quan tâm chính của anh là những tài liệu về cuộc chiến Việt Nam. Tùy theo câu anh hỏi liên quan đến khía cạnh nào, tôi đưa ra một ít cuốn, tóm lược những nét chính,  anh ghi nhận rồi cho biết sẽ đọc kỹ hơn. Có mấy lần tôi đưa anh tới thư viện của Đại học UCLA. Họ có một số sách từ phía C.S.  Anh cho biết khi tìm hiểu lại về một trận đánh trong quá khứ, ngoài những tài liệu của VNCH, của người Mỹ, anh cũng muốn đọc tài liệu của CS để có một cái nhìn thật đầy đủ trước khi đặt bút viết. Tôi thấy anh rất nghiêm túc trong công việc. Anh chú trọng tới khía cạnh quân sự của mỗi trận đánh, và muốn viết với tư cách một người nghiên cứu quân sử (lịch sử chiến tranh) hơn là người nghiên cứu lịch sử một cách tổng quát. Tuy đã về hưu, tôi được trường cho tiếp tục giữ thẻ thư viện với quy chế cựu nhân viên giảng huấn (faculty status), những cuốn sách đem về được giữ 6 tháng (thay vì 2 tuần như những độc giả thông thường). Điều ấy cũng hữu ích với anh Quyền. Có nhiều cuốn không thể mua, chúng tôi tương đối rộng thời giờ trong việc chụp lại toàn thể  hay một phần trước khi trả lại cho thư viện. Anh cũng được một người bạn Mỹ tặng một bộ bản đồ quân sự với những thông tin về địa hình khá chi tiết và rất rõ cho toàn cõi Việt Nam.

    Có những hôm anh yêu cầu tôi chở tới thăm một vài nhân vật quen biết cũ, có vai trò đáng kể  trong những trận đánh anh muốn viết để phân tích. Một lần đến thăm một vị cựu Chuẩn tướng, từng làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Bình Long – An Lộc. Một số lần khác, thăm một vài người bạn ở cấp từ Đại úy tới Trung tá, chỉ huy những đơn vị yểm trợ trong một số trận đánh anh tham dự. Anh đặt những câu hỏi khá cặn kẽ để biết thêm về một số điều chưa nắm vững, đúng phong cách của một người làm công việc nghiên cứu đối chiếu trước khi viết. Sau một lần đi thăm để hỏi thêm sự kiện như thế về, anh áy náy nói với tôi, “Mất gần trọn ngày của Bích.” Tôi cười trả lời ngay, “Không nên nghĩ như thế. Những trao đổi giữa Quyền và các bạn ấy cũng rất có ích đối với mình. Đó cũng là những điều mình nên biết.”  Chúng tôi sung sướng khi quan tâm tới nhau và đem niềm vui đến cho nhau.

    Theo thiển ý, những bài viết để phân tích các trận đánh của anh Quyền rất hữu ích. Trong PC của tôi còn một bài của anh về “Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù tại Ngok Wan,” trong đó anh viết rất tường tận về một trận đánh quan trọng trong vùng núi Ngok Wan, phía Đông Bắc Dak To (gần biên giới Việt Lào) từ 18/11/1967 tới 22/11/1967.  Trận đánh ấy có sự tham dự của Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù trong đó — năm 1967 — anh mới là một Đại Úy Đại đội trưởng (Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam còn là Trung Tá, Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn 3 Nhảy Dù). Bài viết rất công phu (28 trang) với bản đồ địa hình rất chi tiết, chứa đựng nhiều nhận xét tinh tế. Anh đã viết nhiều bài như thế về những trận đánh anh từng tham dự trong quá khứ, để lưu lại chút kinh nghiệm về quân sự cho những người muốn nghiên cứu một cách nghiêm túc cuộc chiến ở Việt Nam.

    Chúng tôi cũng trao đổi, chuyện trò về văn học. Anh rất vui thấy tôi lưu tâm đến cuộc đời của hai cụ Bùi Dị, Bùi Quế, và thuộc khá nhiều thơ của các cụ Bùi Dị, Bùi Kỷ. Có một kỷ niệm vui. Có lần anh cho biết tương truyền rằng nhà thơ Cao Bá Quát từng có một cặp câu đối mừng khi hai cụ Bùi Dị, Bùi Quế đậu Phó bảng đồng khoa. Chúng tôi lật từng trang những sách về thơ văn Cao Bá Quát có tại nhà, cộng thêm một quyển mượn được từ UCLA, nhưng không thấy. Mãi sau, đến khi tôi nhớ ra rằng hai cụ đậu Phó bảng năm Ất Sửu 1865 trong khi Cao Bá Quát, dù bị bắn tại trận (theo sử nhà Nguyễn) hay bị chém (theo các giai thoại được truyền tụng) thì cũng đã mất năm 10 năm trước đó từ 1855,  khi cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương bị thất bại, làm sao có câu đối mừng được, cả hai mới nhìn nhau cười. Các giai thoại văn chương đời trước để lại nhiều khi không chính xác, cần được kiểm chứng. Cũng nhờ anh, tôi trả lời được một cách tự tín trước câu hỏi, “Bản dịch bài ‘Bình Ngô đại cáo’ in trong Việt Nam Sử Lược là của cụ Bùi Kỷ hay cụ Trần Trọng Kim?” Nếu không có sự giúp ý của một người cháu gọi hai cụ bằng bác và sống gần hai cụ hồi nhỏ, câu hỏi ấy thật cũng khó trả lời.

    Cựu Trung Tá Bùi Quyền, một người cháu của học giả Trần Trọng Kim nói chuyện về bác mình tại Little Sàigòn, Nam California, nhân dịp tái xuất bản cuốn Một Cơn Gió Bụi tại Hoa Kỳ năm 2015

    Hôm được mời làm diễn giả nói về cụ Trần Trọng Kim nhân dịp cuốn Một Cơn Gió Bụi được tái bản tại Mỹ, anh đang ở với tôi. Hôm ấy, “tài xế của TrT Bùi Quyền” được vinh dự mời lên hàng ghế đầu, ngồi cạnh “cháu của cụ Trần,” một trong hai diễn giả chính trong buổi giới thiệu sách. Câu anh nói, “Quyền muốn thỉnh thoảng về ở với Bích” đã khiến tôi cảm động, và đã giúp chúng tôi có những giờ phút vui, ngày tháng đẹp, và nhiều kỷ niệm khó quên với nhau.

    Từ cuối năm 2019, sức khỏe có dấu hiệu suy kém, anh về ở hẳn với chị Quyền và cũng để gần các cháu hơn. Trước khi đại dịch bùng phát mạnh ở Mỹ, anh Trần Minh Công và tôi thỉnh thoảng còn đến đón anh ra gặp các bạn học cũ, cùng uống cà phê, ăn trưa, rồi lại đưa anh về. Có lần chị Quyền đích thân chở anh ra gặp chúng tôi. Từ giữa tháng 3 năm nay, đại dịch khiến chúng tôi khó gặp nhau nhưng vẫn liên lạc qua điện thoại hay email. Anh yếu nặng từ giữa tháng 5, được sự chăm sóc rất chu đáo của chị Quyền và các cháu, với sự hỗ trợ của bác sĩ và một dàn y tá tận tâm. Tin anh ra đi khiến tất cả chúng tôi bàng hoàng.

    Chúng ta đúng khi nhận thức rằng anh Quyền là một sĩ quan Nhảy Dù can trường và anh dũng, một nhà chỉ huy quân sự xuất sắc. Do cơ duyên, và chắc cũng do “gene” từ gia đình, tôi thấy thêm ở anh một trí thức có phong thái, cốt cách, với kiến thức vững chắc về lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới, yêu văn học Việt Nam, cổ văn học Trung Hoa. Trong một bài báo loan tin anh tới Mỹ, đăng trên New York Times số ra ngày 30 tháng 5, 1991, ký giả Dick Johnson đã cho biết anh nói thạo 5 ngôn ngữ. Điều ấy đúng. Bên cạnh tiếng mẹ đẻ, anh nói thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Thái, tiếng Hoa. Anh cũng đọc và viết được chữ Hán, chữ Thái. Trong việc viết biên khảo, nhất là loại biên khảo quân sự, anh nghiêm túc, cẩn trọng, rành mạch, chu đáo. Nếu mục tiêu của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam tại Đà Lạt là đào luyện những sĩ quan hết lòng với đất nước, trọng danh dự, giàu tinh thần trách nhiệm, và văn võ kiêm toàn, Trung Tá Bùi Quyền của chúng ta rất xứng đáng với danh hiệu ấy.

    Trần Huy Bích


  • Dương Viết Điền,  Văn Thơ

    MÙA ĐÔNG QUA THI CA VIỆT NAM

    Ai cũng biết rằng mùa đông là mùa lạnh lẽo nhất trong bốn mùa. Đó là mùa của băng giá của lạnh lùng, mùa của mưa rơi tơi tả suốt cả ngày đêm. Bầu trời luôn luôn vẩn đục vì mây mờ phủ kín thường xuyên. Đã thế, nhiều lúc sấm chớp liên hồi làm kinh thiên động địa rồi gió thổi ào ào làm lá vàng rơi rụng phủ ngập khắp nơi, khiến cảnh vật mùa đông trở nên ủ dột âm u, đìu hiu cô quạnh. Trước cảnh đông về ai cũng thấy lòng mình u buồn man mác, để rồi suốt mùa đông nghe trái tim như tê buốt giá băng vì sự lạnh lẽo và u buồn, cũng như vì mưa rơi gió thổi suốt cả đêm ngày khiến nhiều thi nhân trên thế giới ghét cay ghét đắng mùa đông. Điển hình là nhà thơ Eugene O’ Neill của Mỹ qua bài thơ “To Winter”với những dòng thơ đầy phẫn nộ mùa đông:

    “Blow, blow thou winter wind

    away from here

    And I shall greet thy passing breath

    without a tear

    I do not love thy snow and sleet

    or icy floes

    when I must jump or stamp to warm my

    freezing toes.

    … …

    I am cold, no matter how I warm

    or clothe me

    O winter, greater bards have sung

    I loath thee”

    Tạm dịch:

    “Nhà ngươi hãy thổi đi hỡi cơn gió mùa đông

    Thổi xa khỏi nơi đây

    Và ta sẽ đón chào hơi thở của nhà ngươi qua đây

    mà chẳng thèm khóc.

    Ta chẳng thích gì những trận mưa tuyết

    của nhà ngươi

    hay những tảng băng giá lạnh

    Khi ta phải nhảy nhót hay dậm chân,

    vì nững ngón chân tê cóng

    … …

    Ta lạnh và dầu ta được sưởi ấm thế nào chăng nữa

    hay mặc áo quần cho ta

    Mùa đông ơi! những nhà thơ vĩ đại vẫn thường hát

    Ta khinh tởm nhà ngươi”.

    Nhưng đối với thi ca Việt Nam, ta thấy ít người ghét mùa đông như nhà thơ Eugene O’ Neill của Mỹ. Trái lại nhiều nhà thơ tả cảnh mùa đông thật đẹp và nên thơ. Vì mùa đông quá lạnh lẽo và buồn bã nên các thi nhân cũng như các nhạc sĩ ít nói về mùa đông. Tuy vậy ta cũng thấy bàng bạc trong thi ca Việt Nam nhiều bài thơ nói về mùa đông đã được nhiều nhà thơ sáng tác thật công phu và đầy ý nghĩa. Nhất là những bài thơ tình yêu. Nhiều nhạc sĩ cũng thế, họ đã sáng tác nhiều bản nhạc thật trữ tình và ướt át để ca ngợi những mối tình nồng nàn lãng mạn xuyên qua những mùa đông tê buốt giá băng. Trong chúng ta hầu như không ai không biết bản nhạc “Mùa đông của anh” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, được sáng tác vào năm 1970, với nhịp điệu Boléro thật dễ thương. Chính bản nhạc này đã khiến tim ta bồi hồi xúc động khi nghe ca sĩ hát như than thở về tình yêu băng giá giữa dòng đời: “Em ơi! đông lại về từ trăm năm lạnh giá, tim anh như ngừng thở từ sau ân tình đó. Em nghe không mùa đông, mùa đông!”.

    Thấy nhiều nhạc sĩ run rẩy thành nhạc khi mùa đông lại về, nên nhiều thi nhân cũng đã đắm mình trong mưa gió bão bùng, giữa cơn giá rét căm căm của mùa đông để dệt nên những dòng thơ ủ dột âm u, nghìn đời băng giá. Người thì sáng tác những bài thơ nói về biệt ly khi mùa đông đến. Kẻ thì khóc gió than mây vì mùa đông sao lạnh lùng tê buốt triền miên. Rất nhiều thi sĩ bắt đầu yêu lại gặp mùa đông về trong giá lạnh. Lắm nhà thơ cũng đã từng cảm thấy cô quạnh giữa đêm đông điêu tàn. Ta hãy nghe thi sĩ Lưu Trọng Lư yêu khi mùa đông về:

    “Yêu hết một mùa đông

    Không một lần đã nói

    Nhìn nhau buồn vời vợi

    Có nói cũng không cùng

    … …

    Giờ hết một mùa đông

    Gió bên thềm thổi mãi

    Qua rồi mùa ân ái

    Đàn sếu đã sang sông”.

    (Lưu Trọng Lư)

    Tuy nhiên, nhiều khi đã yêu được rồi mà lòng vẫn buồn da diết vì tình yêu bị ép buộc. Nhất là khi mùa đông lại về giữa cuộc đời đầy bão táp mưa sa, nên dù nằm bên chồng mà trái tim vẫn tê buốt giá băng:

    “Biết chăng chi? mỗi mùa đông

    Đáng thương những kẻ có chồng như em

    Vẫn còn thấy lạnh trong tim

    Đan đi đan lại áo len cho chồng”.(T.T.KH)

    Mùa đông là mùa buồn bã, mùa của mưa gió triền miên, mùa của giá rét u sầu. Thế mà lại phải xa nhau, lại biệt ly thì chỉ còn nức nở nghẹn ngào, rồi nhìn nhau buồn vời vợi, chẳng nói được lời nào. Ta hãy nghe nhà thơ Cung Trầm Tưởng nghẹn ngào khi tiễn em về xứ mẹ lúc mùa đông vừa đến ở Paris:

    “Lên xe tiễn em đi

    Chưa bao giờ buồn thế

    Trời mùa đông Paris

    Suốt đời làm chia ly

    ……….

    Tuyết rơi mỏng manh buồn

    Ga Lyon đèn vàng

    Cầm tay em muốn khóc

    Nói chi cũng muộn màng”.

    Chỉ có một số thi nhân đề cập đến tình yêu trong mùa đông, còn lại là những bài thơ được diễn tả về cảnh điêu tàn của mùa đông hiu quạnh, với những cơn gió lạnh lùng làm cho cảnh vật trở nên tiêu điều xơ xác, làm cho bầu không khí luôn luôn rét mướt quạnh hiu.

    Ta hãy nghe các thi nhân Việt Nam đua nhau tả cảnh mùa đông về trên đất Việt:

    “Em nhớ: một sáng ngày mùa đông,

    Gió bấc ào ào tiếng hãi hùng

    Theo khe cửa sổ gió thổi rú

    Chỉ nghe tiếng gió mà lạnh lùng”.

    (Đông Hồ)

    hay là:

    “Lò sưởi bên mình ngọn lửa hồng

    Giải buồn chén rượu lúc sầu đông

    Tuyết đưa hơi lạnh xông rèm cửa

    Gió phẩy mùa băng giải mặt sông”.

    (Ngô Chi Lan)

    Mặc dầu cảnh vật mùa đông thường đượm màu sắc âm u, ủ dột khi mưa gió bay về. Nhưng nhiều khi ta vẫn thấy một vài nơi trên quê hương xuất hiện nhiều cảnh đẹp tuyệt vời, với những lá vàng bay bay giữa cảnh chiều đông ruộng đồng ngập nước, có đàn cò trắng bay về phía chân trời xa thăm thẳm:

    “Lá bàng

    Như lá vàng

    Rụng

    Ôi! Đìu hiu

    Cảnh chiều

    Đông!

    Ruộng ngập: mênh mông

    Nước phẳng

    Cò bay, yên lặng,

    Quanh đồng

    Thi tứ viễn vông:

    Thần tưởng  tượng

    Như đàn cò đói lượn

    Đồng không”.

    (Huế, đẹp và thơ – Nam Trân Nguyễn Ngọc Sỹ)

    Tuy nhiên cảnh đẹp mùa đông lâu lắm mới xuất hiện. Có chăng đi nữa ta chỉ thấy một vài lúc trời quang mây tạnh, mưa thuận gió hòa. Còn thì suốt mùa đông mưa gió tơi bời, mây mờ che phủ. Các thi nhân rất rõ điều này nên đã sáng tác những dòng thơ nghe toàn mưa rơi gió thổi, bão tố đêm ngày, như một nhạc sĩ nào đó viết một bản nhạc mà khi hát lên ta tưởng chừng như bầu trời ngập cả mưa rơi, gió thổi, lá vàng bay khắp nẻo đường:

    “Trời mưa gió, lá cây tơi bời khắp nơi.

    Bao cánh tan nát hoa rơi đưa về cuối trời, gió mưa tơi bời.

    Ôi trời mưa gió điêu tàn… …”

    Trái lại, một số thi sĩ khác đã tả về mùa đông với những cơn gió nhẹ nhàng, êm đềm, vì họ chỉ muốn lấy gió đông làm mốc báo hiệu cho đông đến hay đông đi mà thôi. Những vần thơ sau đây mà ngọn gió đông là biểu tượng chính:

    “Đã thấy xuân về với gió đông

    Với trên màu má gái chưa chồng

    Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm

    Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong”.

    (Nguyễn Bính)

    Hay là:

    “Biết thân đến bước lạc loài

    Nhị đào thà bẻ cho người tình chung.

    Vì ai ngăn đón gió đông

    Thiệt lòng khi ở, đau lòng khi đi”.

    (Nguyễn Du)

    Hoặc là:

    “Hoa thược dược mơ màng thuỵ vũ

    Đoá hải đường thức ngủ xuân tiên

    Cành xuân hoa chúm chím chào

    Gió đông thôi đã cợt đào ghẹo mai”.

    (Ôn Như Hầu)

    Hay là:

    “Thuở đăng đồ mai chưa dạn gió

    Hỏi ngày về chỉ độ đào bông

    Nay đào đã quyến gió đông

    Phù dung lại nở bên sông bơ sờ”.

    (Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm dịch)

    Nhiều thi sĩ sau những năm tháng sống nơi đất khách quê người, lòng luôn luôn hướng về quê cha đất tổ, để rồi ước mơ một ngày về thăm lại quê hương, nơi có lũy tre xanh bao bọc quanh làng, có hàng dừa xanh thẳng tắp dưới trời cao. Sống giữa cảnh tuyết rơi trắng xoá lạnh lùng, họ ước mơ một ngày trở lại. Nhưng rồi sự mơ ước trở về quê cũ có trở thành sự thật không? Hay vì nghịch cảnh của cuộc đời, khiến ước mơ đó chỉ còn là tuyệt vọng? Nếu những hoài bão đó không thành thì cuộc đời không còn gì nữa! Tâm hồn thi nhân như đã chết lịm theo mùa đông.

    Ta hãy nghe nhà thơ Duy Lam nói lên những ước mơ đó:

    “Tuyết rơi rơi đất lạ mênh mông

    Hồn ta vất vưởng trôi trong không

    Tang tóc trắng trời nơi đất hứa

    Bao giờ ta mới hết nhớ mong

    … ….

    Nếu thế phải chăng hồn đã chết!

    Dù xác vẫn đây mơ viễn vông

    Dù sống đến cuối đời cũng chỉ

    Giá băng vĩnh viễn một mùa đông”.

    (Tuyết trắng)

    Tóm lại qua thi ca Việt Nam, ta thấy nhiều thi  nhân đã run rẩy vì cái lạnh triền miên của khí trời mùa đông, rồi dệt nên những bài thơ lâm ly não nuột, những điệp khúc tình sầu da diết trước cảnh vật điêu tàn đìu hiu, với mưa rơi gió thổi dai dẳng suốt đêm ngày.

    Dương viết Điền

  • Kiều My,  KÝ SỰ,  NGHIÊN CỨU,  Sinh Hoạt,  TẠP GHI,  Việt Hải,  Vương Trùng Dương

    NIỀM VUI MÙA GIÁNG SINH

    NHÂN VĂN NGHỆ THUẬT VÀ TIẾNG THỜI GIAN: MERRY CHRISTMAS 2023 AND HAPPY NEW YEAR 2024 DO CHỊ TÂM AN THU HÌNH.

    Trước giờ khai mạc, Xướng Ngôn Viên Pham Khanh phỏng vấn GS Trần Mạnh Chi, NV Khánh Lan và chủ nhân công ty dược thảo Princess Lifestyle, Ông John Tạ và Xướng Ngôn Viên Lưu Mỹ Linh. Mời quý quan khách vào xem.

    Ngày lễ Giáng Sinh thật tưng bừng, hoa đèn đủ màu sắc rợp trời lung linh huyền ảo. Giáng Sinh là một niềm vui lớn lao của biết bao gặp gỡ thân tình, thương mến. Hòa cùng niềm vui trên khắp hành tinh trong mùa Giáng Sinh, Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian đã có một buổi tiệc tưng bừng chào đón mùa yêu thương, mùa an lành… đến với mọi tạo vật trên khắp địa cầu. Vì, Thiên Sứ trên các tầng trời cũng đã đồng thanh ca hát trong đêm thánh, đêm con Thiên Chúa giáng trần:

    “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm”

    Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian mừng Lễ Giáng Sinh

    KHÁNH LAN KHUI “APPLE CIDER” ĐÃI KHÁCH

    Trời Nam California thật êm ả, dịu dàng… như trong lòng mọi người đến với nhau, cho nhau những nụ cười hân hoan, ấm áp, cho nhau niềm vui của mùa Giáng sinh, trong bầu không khí thân thiện và thật bình an!  Lời cầu chúc  Merry Christmas âm vang trong hội trường, luôn là lời chúc thật đẹp mỗi mùa Giáng sinh. Suốt một năm dài vật lộn với cuộc sống, tháng mười hai là thời gian mà mọi người mong đợi mùa lễ lớn, để được thư giản và vui chơi. Đây cũng là dịp thân nhân, bạn bè đoàn tụ, gặp gỡ để cùng chung vui trong ngày hội lớn cuối năm.

    Tiếng đàn, tiếng hát đã vang lên! Giờ đây cả hội trường rất sống động và niềm vui của mọi người đang chắp cánh bay cao. Trong buổi tiệc hôm nay, quy tụ giới tinh hoa của người Việt hải ngoại, mà một vài vị quan khách từ xa đến tham dự đã nhận xét và ca ngợi. Từ những bậc trưởng thượng như các vị giáo sư khả kính: Dương Ngọc Sum, Trần Huy Bích, nhạc sĩ Lê Văn Khoa và phu nhân ca sĩ Ngọc Hà; các nhà văn như Nguyễn Quang, nhà văn Người Việt Phạm Quốc Bảo; ký giả nhà văn Du Miên và phu nhân Ngọc Hà; nhà báo nhà văn Vương Trùng Dương; nữ sĩ Dương Hồng Anh, nhà thơ Lê Trọng Nguyễn Nga.

    Hành ngồi: NV Phạm Quốc Bảo, NV Việt Hải, KS Nguyễn Văn Viễn, GS Dương Ngọc Sum, GS Trần Huy Bích, NV Nguyễn Quang. Hàng đứng: Lệ Hoa, NV Khánh Lan, NS Dương Hồng Anh, NT Lê Trọng Nguyễn Nga, Thụy Lan, Katherine Minh Thư, Micheal Jean.

    Quan khách tham dự tiệc

    Đặc biệt có cựu đại tá Lê Thương, bình luận gia kiêm nhà văn Phạm Gia Đại, giáo sư Phạm Hồng Thái, thi sĩ John Tạ kiêm giám đốc Cty Princess Lifestyle cùng phu nhân Susan Xuân Tạ, nhà văn Hạo Nhiên Trần Thế Ngữ, thi sĩ Trần Quốc Thái, hiền tài Ngô Thiện Đức, nhà văn Kiều My cùng các em Minh Phượng, Đình Khôi; nhà văn Khánh Lan và phu quân Mạnh Bổng, ca sĩ Thụy Lan và phu quân Michael Jean François,… Ông bà Trần Chính San Diego; ông bà Nguyễn Mạnh Kính. Ca nhạc sĩ Lâm Dung, Ái Liên, ca sĩ Trần Hào Hiệp, các ca sĩ Lisa Trần, Quỳnh Thúy, Mỹ Linh, Tony Hiếu và Thanh Mai, Hùng Ngọc, Ngọc Châu và Khắc Đức, xướng ngôn viên Phạm Thanh…

    TS John Tạ, Michael Jean François, cựu đại tá Lê Thương, Thụy Lan

    Cựu võ bị Đà Lạt khóa 16 ông Hoàng Đình Khuê, hải quân khóa 17 ông Bùi văn Tẩu và phu nhân, anh Nguyễn văn Viễn chủ nhân công ty xây cất Vincent Construction,  cựu trung tá không quân Phạm Đăng Khải và phu nhân Thanh Mỹ, ca sĩ Dương Viết Đang, ông bà Phan Cảnh Cho, anh Vĩnh Than và phu nhân là cựu đại úy cảnh sát biệt đội Thiên Nga, ký giả Thanh Huy của Việt báo, cựu tù nhân chính trị Vũ Hoàng Hải trong Mạng Lưới Nhân Quyền, cùng nhà truyền thông Tâm An, nhạc ca sĩ Nguyễn Văn Thành (phong trào Dân Chủ Ca và phu nhân; chị Minh Khai (em nhạc sĩ Lam Phương) và anh Khanh, nhiếp ảnh gia Paul Lê văn Phú, nhạc sĩ Phạm Vĩnh, ca sĩ Katherine Lê (ái nữ nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn) và nhà thơ Lê Trọng Nguyễn Nga.

    Hàng ngồi: NS Phạm Vĩnh, CS Quỳnh Thúy, XNV Lưu Mỹ Linh, Ông John Tạ. Hàng đứng: Michael Jean François, Susan Tạ, Khánh Lan, Thụy Lan

    Hàng ngồi: Minh Khai, Minh Châu, Tuyết Mai, Tony Hiếu. Hàng đứng: Lệ Hoa, Ngọc Châu, Kim Hương, Katherine Minh Thư, NV Phạm Gia Đại.

    Đặc biệt, lần đầu tiên nhạc sĩ keyboardist Đinh Trung Chính, người bạn văn nghệ của anh Trần Mạnh Chi, là người bảo trợ và phụ trách phần âm nhạc và âm thanh cho chương trình. Người nhạc sĩ tài ba đầy nhiệt huyết này đã mang đến tiếng nhạc rộn ràng và niềm phấn khởi trong lòng mọi người, như lân gặp pháo…trong bầu không khí sống động vui tươi. Xin chân thành cảm tạ nhạc sĩ Đinh Trung Chính và kỷ thuật viên,…

    Nhạc sĩ keyboardist Đinh Trung Chính

    Hai MC tài ba của nhóm là cô Mộng Thủy và anh Trần Mạnh Chi, đã điều khiển chương trình khá xuất sắc. Những tiếc mục đã được giới thiệu và thực hiện trôi chảy.

    MC khả ái Mộng Thủy và MC tài ba, anh Trần Mạnh Chi

    Trong buổi tiệc đình đám này, dưới sự chủ tọa của nhà văn Trần Việt Hải, bên cạnh là phu nhân ca sĩ Lệ Hoa khả ái. Nhà văn đã bày tỏ: Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian thành lập cách đây 8 năm gồm 5 người: Lý Tòng Tôn đã ra đi, họa sĩ Lưu Anh Tuấn  vì sức khỏe không thể tham dự, giáo sư Trần Mạnh Chi, hiền tài Ngô Thiện Đức và nhà văn Việt Hải.

    GS Trần Mạnh Chi là một trong 5 vị đã thành lập nhóm NVNT năm 2015 và NV Việt Hải

    Nhà văn Việt Hải và Anh Ngô Thiện Đức, một trong 5 vị đã sáng lập ra nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật

    Sau đó, Ngô Thiện Đức tiếp lời: Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian sinh hoạt về văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc. Ngoài ra còn tổ chức những buổi vinh danh các vị giáo sư, giúp ra mắt sách cho những thi sĩ,  nhà văn trẻ, là thế hệ tiếp nối cho những thế hệ sau này để duy trì nền văn hóa Việt Nam ở hải ngoại. Giúp giới trẻ nối bước các bậc cha anh về văn hóa theo truyền thống” uống nước nhớ nguồn” vậy.

    Và tiếp theo là phần trình bày của nhà văn duyên dáng của Khánh Lan tường trình tổng kết về các sinh hoạt trong năm 2023 và những dự định cho năm 2024. Mở đầu với lời chào trân trọng đến quý Giáo sư, Văn thi sĩ, các anh chị em thành viên và thân hữu, Khánh Lan kính chúc quý vị hiện diện trong buổi tiệc một mùa Giáng Sinh an lành, hạnh phúc và một năm mới 2024 với vạn sự như ý, an khang thịnh vượng và sức khỏe vẹn toàn.

    Tiếp theo, Khánh Lan mở đầu bài tường trình bằng bốn câu thơ do cô sáng tác, qua  giọng ngâm thật truyền cảm:

    “Chào mừng quan khách gần xa

    Hàn huyên phút chốc thì là người thân

    Chúng ta mới cũ quây quần

    Hôm nay lễ hội ân cần xin thưa”

    Trước khi trình bày về những thành tích hoạt động của năm 2023, NV Khánh Lan nói: “Kính thưa quý vị, LN NVNT & TTG sau 8 năm thành lập, đây là lần thứ 6 mà chúng ta họp mặt mừng chúa Giáng Sinh và cùng nâng ly mừng năm mới 2024. Theo truyền thống của hội, chúng ta có 3 buổi họp mặt quan trọng gồm: Tiệc mừng Chúa Giáng Sinh, Mừng Tết Nguyên Đán và kỷ niệm ngày thành lập của nhóm“.

    Xong nhà văn Khánh Lan nói tiếp: “Cũng như mọi năm, Khánh Lan xin được tường trình về những sinh hoạt của nhóm trong năm 2023 và những dự định cho các chương trình của năm 2024“.

    Trong năm 2023:

     1/ Tưởng niệm NS Minh Đức Hoài Trinh và mừng sinh nhật NV Nguyễn Quang.

     2/ RMS 3 tác phẩm: TLVD Hậu Duệ và Thân Hữu tập 2 do Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian bảo trợ Tam Giáo Đồng Nguyên và Phân Tâm Học và Đời Sống của Khánh Lan

    3/ Tiệc kỷ niệm 8 năm thành lập của NVNT& TTG

    4/ Du lịch Âu Châu và tham dự “Chiều Thu Paris, Văn Học Nghệ Thuật” do các văn nghệ sĩ Câu Lạc Bộ văn hóa Paris Việt Nam tổ chức.

    Những sinh hoạt dự định cho năm 2024:

    • Mừng Xuân Giáp Thìn
    • Mừng sinh nhật của các thành viên LN NVNT & TTG
    • NV Nguyễn Quang : The Manifest Destiny ( Anh ngữ )
    • NS Dương Hồng Anh: tập thơ Những Gì Để Nhớ
    • Tưởng nhớ Nhà Văn Hóa Khai Trí Nguyễn Hùng Trương
    • GS/NS Lê Văn Khoa: Hồn Việt và Ước Mơ
    • Tập nhạc: do các thành viên NVNT & TTG sáng tác
    • Dự định ra ebook, youtube các sách: Khái Hưng, Thạch Lam, Võ Phiến, Nguyễn Xuân Vinh…
    • Du lịch mùa thu Nhật Bản và Đại Hàn.
    • RMS của nhà văn Kiều My: Thi phẩm Như Lá Cỏ Tàn Phai  và Tuyển tập: Thêm Ngày Nữa Để Yêu Thương.
    • Kỷ niệm 9 năm thành lập của Liên Nhóm NVNT & TTG

    Sau phần tường trình của NV Khánh Lan là phần Văn nghệ Giáng Sinh. Từ trên sân khấu, tiếng nhạc tưng bừng trổi lên khai mạc chương trình ca nhạc Giáng Sinh.  Mở đầu với nhạc phẩm Jingel Bells – Tiếng chuông rộn rã của Jingle Bells cất lên qua tiếng hát của toàn ban ca sĩ NVNT & TTG đã âm vang trong hội trường. Mang đến bầu không khí đầy hương vị của mùa Giáng Sinh. Là một trong những bản nhạc Giáng Sinh được hát nhiều nhất trên khắp thế giới.

    Mở đầu với nhạc phẩm Jingel Bells

    Tiếp theo với Ban tam ca Cherry Three Lệ Hoa, Thụy Lan và Minh Thư trong áo dạ hội màu đỏ rực rỡ, đã mang khán giả trở về với niềm vui Giáng sinh,  qua những ca khúc đầy hương vị của Christmas bằng Anh ngữ. Giai điệu vui tươi nhưng thật thánh thiêng đã mạng lại cảm giác ấm áp trong không khí se lạnh của đêm đông lạnh giá. Đồng thời cũng chuyển tải niềm vui và tình yêu, khỏa lấp những buồn đau trong mùa Noel.

    Lệ Hoa, Thụy Lan, Katherine Minh Thư với liên khúc:

    • Joy to the World – niềm hoan ca bất tận

    Joy to the world nguyên là một khúc thơ trích từ bản tụng ca The Psalms of David do nhà thơ Issac Watts viết năm 1719, sau được nhạc sỹ Dr. Lowell Mason phổ nhạc và trở thành một trong những bài hát Giáng sinh nổi tiếng nhất, luôn vang lên khắp thế giới mỗi mùa Noel. Bài hát ca ngợi niềm vui sướng hạnh phúc khi con người sống với đức tin chân thành, và cao hơn nữa, có được niềm tin vào chính bản thân, vào mọi người xung quanh, vào cuộc sống tươi đẹp này.

    Có thể nói Joy to the World là ca khúc gắn liền với bất kỳ một album Giáng sinh nào. Hầu hết các ca sỹ mọi dòng nhạc đều đã hơn một lần ngân nga điệp khúc “Joy to the world. The Lord has come. Let earth receive her King. Let every heart prepare him room…”. Từ Natalie Cole đến Charlotte Church, từ Dolly Parton tới Whitney Houston, Boy II men v.v. với nhiều thể loại Christian, Pop, R&B, Jazz, hòa tấu …chuyển tải những cảm xúc đặc biệt tới người nghe dịp lễ Giáng Sinh. Bài ca Joy to the World phổ thông từ khi ra đời năm 1719. Và vào  cuối thế kỷ 20, “Joy to the world” là bài thánh ca Giáng sinh được hát nhiều nhất tại Bắc Mỹ.

    • Feliz Navidad.

    Theo tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa như Merry Christmastiếng Anh, Joyeux Noel tiếng Pháp.  Là ca khúc rất vui ca, là một trong những ca khúc tiêu biểu của mùa Giáng Sinh. Với câu điệp khúc đơn giản và lặp đi lặp lại, một ballad hoan ca rộn ràng, điệp khúc sôi dộng, như: I wanna wish you a Merry Christmas, I wanna wish you a Merry Christmas, I wanna wish you a Merry Christmas, From the bottom of my heart.

    “Feliz Navidad” là bài hát thịnh hành vào dịp lễ Giáng sinh do ca nhạc sĩ người Puerto Rico José Feliciano sáng tác năm 1970. Bằng những đoạn tiếng Tây Ban Nha đơn giản, với lời chúc mừng Giáng sinh/Năm mới truyền thống, “Feliz Navidad, próspero año y felicidad” hay “Merry Christmas, and a happy New Year” và lời chúc chân thành từ đáy lòng vui ca lễ cuối năm. Feliciano cho điệp khúc mang thanh âm pop, cùng lời chúc lành trong tiết điệu vui nhộn “Feliz Navidad” dược viết với đoạn điệp khúc đơn giản: “I wanna wish you a Merry Christmas from the bottom of my heart”. Thông điệp ca khúc đơn giản nhưng lại quá đỗi ngọt ngào. Đã đưa Feliz Navidad trở thành bài hát mà mỗi khi giai điệu của nó ngân lên trong đêm Christmas, tất cả mọi người đều muốn nhảy múa xung quanh cây thông Noel trong bầu không khí se lạnh ngày cuối đông.

    • Mary’ Boy Child.

    Lời ca khúc kể một câu chuyện cổ tích – về ngày Chúa Hài Đồng giáng sinh đến với nhân loại. Ca khúc này vẫn luôn là bản nhạc Giáng Sinh được yêu thích vượt thời gian, mỗi mùa Giáng Sinh đến. Mary’s Boy Child được viết năm 1956 và lời ca kể về ngày Thiên chúa Giáng sinh đến với con người. Tên gốc của ca khúc này là “Mary’s Little Boy Child” nhưng khi nhóm nhạc disco lừng danh người Jamaica Boney M. cover lại vào năm 1978, họ đã đổi thành “Mary’s Boy Child / Oh My Lord”.

    Đôi dòng về bài hát… Bài hát có nguồn gốc khi Jester Hairston đang ở cùng với một người bạn. Người bạn yêu cầu anh ấy viết một bài hát cho một bữa tiệc sinh nhật.  Hairston đã viết bài hát với một nhịp điệu calypso vì những người trong buổi tiệc sẽ chủ yếu là người Tây Ấn. Tiêu đề ban đầu của bài hát là “He Pone and Chocolate Chai“, pone là một loại bánh mì ngô và Nó chưa bao giờ được ghi lại dưới hình thức này. Một thời gian sau, Walter Schumann, tại thời điểm tiến hành Choir của Hollywood Schumann, yêu cầu Hairston viết một bài hát Giáng sinh mới cho dàn hợp xướng của mình. Hairston nhớ lại nhịp điệu calypso từ bài hát cũ của mình và đã viết lời cho nó. Harry Belafonte nghe bài hát được biểu diễn bởi dàn hợp xướng và xin phép ghi lại nó.  Nó đã được ghi lại vào năm 1956 cho album An Evening with Belafonte. Một phiên bản đã được chỉnh sửa sau đó đã được phát hành dưới dạng đĩa đơn, đạt vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Anh trong tháng 11 năm 1957. Đây là đĩa đơn đầu tiên bán được hơn một triệu bản chỉ riêng ở Anh.  Cho đến nay, phiên bản của Belafonte đã bán được hơn 1,19 triệu copes.  Năm 1962, Phiên bản đầy đủ đã được bổ sung vào một vấn đề tái phát hành album đầu tiên của Belafonte cho Wish You a Merry Christmas.

    Bài hát này cũng được ghi lại bởi Mahalia Jackson vào năm 1956 nhưng có tựa đề “Mary’s Little Boy Child“. Một trong những phiên bản cover nổi tiếng nhất của bài hát là từ nhóm nhạc disney Boney M. Đức, từ năm 1978, “Baby Boy của Mary – Chúa ơi“. Phiên bản này đã đưa bài hát này lên đỉnh cao của các nước thuộc liên hiệp Vương Quốc Anh. Đây là một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại ở Anh và đã bán được 1,87 triệu bản vào tháng 11 năm 2015.

    Sau những âm thanh rộn ràng vui nhộn, tâm hồn mọi người bỗng trở nên lắng đọng qua giai điệu thánh thiêng du dương, êm ái bay bỗng… trong một ca khúc Giáng Sinh tuyệt vời và nổi tiếng khắp hoàn vũ, mà không thể thiếu trong mùa Giáng Sinh. Ca khúc này do ban tam ca Kiều My, Minh Phượng và Đình Khôi trình bày, đó là:

    • Silent Night – Đêm Thánh Vô cùng

    Tiếng Việt từ tiếng Anh (Silent Night) mà nguồn gốc từ Stille Natcht tiếng Áo.Mang một âm điệu kỳ diệu, êm đềm…như gửi đến thông điệp tình yêu và hòa bình… khiến cho người nghe cảm nhận được sự bình an và ấm áp trong cõi lòng giữa mùa đông lạnh giá của đêm Giáng Sinh. Mọi cảnh vật xung quanh bỗng trầm lắng để họp thành một nhạc khúc rung cảm êm dịu, mọi âu lo biến thành những giây phút thanh thản, để tận hưởng niềm hạnh phúc đang đến…Thật tuyệt vời!

        Kiều My, Đình Khôi, Minh Phương

    Blue Christmas Qua hai giọng ca truyền cảm của Lâm Dung và Ái Liên.  Mùa lễ đầu tiên, sau khi mất người thân yêu, thật vô cùng khó khăn để vượt qua. Ngay cả dựng lên cây thông Noel hay nướng những chiếc bánh ngọt thơm ngon…

    Lâm Dung và Ái Liên với Blue Christmas

    Thật ngoạn mục! Nhà văn nhà báo Vương Trùng Dương kiêm thêm chức phó nhòm, luôn bận rộn với máy ảnh, hầu mang đến cho NVNT&TTG những hình ảnh quý giá thật đẹp, màu sắc rực rỡ, để lưu niệm những hình ảnh đáng ghi nhớ trong những sự kiện. Bên cạnh đó, còn có Tâm An trong Mạng Lưới Nhân Quyền, quay video những khoảnh khắc đầy ý nghĩa của những buổi tiệc họp mặt, thật đẹp.

    Nhà truyền thông Tâm An trong Mạng Lưới Nhân Quyền

    Ngoài ra, có một phó nhòm thứ hai là anh Paul Lê Văn, đã chụp những bức ảnh đầy nghệ thuật, như những hình ảnh lưu niệm mãi mãi. Thay mặt NVNT&TTG, KM chân thành cảm tạ sự nhiệt tình của các vị: Vương Trùng Dương, Tâm An và Paul Lê Văn.

    Nhà văn, Ký giả, Nhiếp Ảnh Gia, Chủ nhân, Chủ nhiệm, chủ bút Nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hòa Vương Trùng Dương

    Nhiếp Ảnh Gia Paul Levan

    Seven Lonely Days, một tiếc mục khá thú vị, ca sĩ Katherine Minh Thư gây ấn tượng cho mọi người khi cô ôm đàn guitar, vừa đàn vừa hát ca khúc Seven Lonely Days. Thật “ Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh!”, vì thân phụ cô là cố nhạc sĩ Lê trọng Nguyễn, nổi tiếng qua nhạc phẩm Nắng Chiều.

    Katherine Minh Thư, ái nữ của NS Lê Trọng Nguyễn

    La Vie En Rose – Bản nhạc nổi tiếng vượt thời gian của Édith Piaf, qua giọng hát điêu luyện của ca sĩ Ngọc Hà, phu nhân của Gs, Ns Lê Văn Khoa. Tiếng hát cao vút của cô khiến lòng người phơi phới, cảm thấy cuộc đời đẹp như những hoa hồng tươi thắm.

    Ca sĩ Ngọc Hà, phu nhân của GS, NS Lê Văn Khoa

    Ha Long Bay’s By Night – Thơ của thi sĩ John Tạ, do GS. Phạm Vĩnh phổ nhạc. Ca sĩ Thụy Lan trình bày nhạc phẩm này bằng Anh ngữ, đã chạm đến trái tim người nghe. Cô kể về một chuyện tình đẹp tuyệt vời bên vịnh Hạ Long vào đêm trăng thơ mộng. Cảnh đẹp trữ tình của vịnh Hạ Long, đã khiến trái tim đôi tình nhân say đắm như đang khiêu vũ.

    …..”Khi màn đêm buông xuống và những vì sao mờ dần

    Tình yêu chúng ta vẫn là dạ khúc Vĩnh Cửu

    Vịnh Hạ Long đêm mãi trong tim ta     

    Một minh chứng cho tình yêu không bao giờ rời xa”

    Thụy Lan with Ha Long Bay’s By Night

    Li thơ thật trữ tình của thi sĩ John Tạ, phối hợp với dòng nhạc thật đẹp của nhạc sĩ giáo sư Phạm Vĩnh, qua tiếng hát điêu luyện truyền cảm của Thụy Lan, khiến mọi người phải vỗ tay khen ngợi. Chúc mừng thi sĩ John Tạ và Gs Ns Phạm Vĩnh đã mang đến cho người thưởng lãm âm nhạc một tác phẩm xuất sắc.

    Phần cắt bánh:  mọi thành viên NVNT&TTG quây quần bên chiếc bánh Buche De Noel để chụp bức ảnh kỷ niệm Giáng Sinh 2023, kèm theo những nụ cười rạng rỡ trên môi.

    Cờ Bay Trên Thành Phố Quảng Trị Thân Yêu & Đoàn Quân Chiến Thắng Trở Về. Với sự hiện diện của cựu đại tá Lê Thương, thân phụ của ca sĩ Thụy Lan, dịp này, toàn ban họp xướng hai bài Cờ Bay Trên Thành Phố Quảng Trị Thân Yêu và Đoàn Quân Chiến Thắng Trở Về. Không ngoài mục đích gợi nhớ về những trang sử oai hùng đến cựu đại tá, mà ông đã phần nào đóng góp xương máu. Đưa ông trở về dĩ vãng một thời oanh liệt của quân lực Việt Nam Cộng Hòa trước 1975. Đây là sự ưu ái mà NV Việt Hải có nhã ý dành cho cựu đại tá Lê Thương. Thật là một mỹ ý đầy ý nghĩa!

    Tiết mục xổ số: tiết mục này rất hấp dẫn nhưng cũng không ít hồi hộp. Những phần quà thưởng đầy ắp trên bàn do các mạnh thường quân bảo trợ như: Ông John Tạ, giám đốc Cty Princess Lifestyle, nhà văn Khánh Lan, ca sĩ Minh Thư v.v…

    MC Mộng Thủy quảng cáo quà tặng cho Tiết mục xổ sốgồm: hai bao gạo (25 pounds mỗi bao) & một thùng nước mắm (6 chai) do Katherine Minh Thư tặng, một 5 gói thuốc bổ (mỗi bịch 2 lọ) do anh John Tạ gởi tặng và một bình succulents plants & một cái White Hammock (võng màu trắng) do Khánh Lan gởi tặng.

    MC Mộng Thủy & MC GS Trần Mạnh Chi vớiTiết mục xổ số

    Và lô độc đắc: Một thùng nước mắm Phú Quốc, 6 chai do Katherine Minh Thư tặng

    Chị Kính đã trúng lô độc đắc

    Chương trình dạ vũ – Được mở đầu với bản Đoàn Lữ Nhạc điệu Psaodoble qua hai giọng ca gạo cội của nhóm: Lâm Dung và Ái Liên. Từng cặp dìu nhau ra sàn nhảy trong vũ điệu quân hành hào hứng.

    Somewhere My Love  – Một bản nhạc nổi tiếng của điệu luân vũ trong phim Doctor Jhivago, qua giọng hát trầm ấm lả lướt của ca sĩ Mạnh Bỗng .

    Tiếp theo là những ca khúc qua điệu Rumba, Cha cha cha, Tango, Slow Rock, Twist, Techno…qua những tiếng hát Tony Hiếu, Thanh Mai và Thụy Lan, Dương Viết Đang, Ngọc Châu, Khắc Đức, Phạm Gia Đại, Ngọc mai, Trần Hào Hiệp, Lisa Trần, Quỳnh Thúy, Ngô Thiện Đức…

    Bế mạc chương trình –

    Tiệc đã tàn, mọi người chia tay mang trong tim niềm vui còn đọng lại. Trên đường về, nhà nhà đã thắp sáng lên những ngôi sao rực rỡ, những hoa tuyết sáng ngời, cùng những chú nai vàng xinh xắn và những cây thông xanh lập lòe ánh đèn màu… trước sân nhà trong khu xóm. Niềm vui Giáng Sinh tràn dâng trong lòng người và lan tỏa khắp nơi nơi, chắc chắn sẽ còn lặp lại mãi mỗi mùa Giáng Sinh về…

                                                                            Cảm tạ

    Nhà văn Trần Việt Hải cùng toàn ban Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian chân thành cảm tạ tất cả quý vị quan khách tham dự buổi tiệc Giáng Sinh 2023. Kính chúc quý vị một mùa Giáng Sinh an lành.

    12/18/2023. Kiều My.

    Kim Hương & Khánh Lan

    Khánh Lan & Mạnh Bổng

    Khắc Đức & Ngọc Châu

    Tuyết Nga & Khánh Lan

    KHG Lâm Quốc Dân & phu nhân Kim Hương

    CS Thanh Mỹ & chị Ngọc Châu

    Kiều My, Việt Hải, Lê Trọng Nguyễn Nga, Khánh Lan

    GS Phạm Hồng Thái, NV Việt Hải, NT Lê Trọng Nguyễn Nga, GS Trần Mạnh Chi, KTS Mạnh Bổng

    Phạm Thái, Kiều My, Việt Hải, Lê Trọng Nguyễn Nga, Khánh Lan, Mạnh Bổng

    ÁI LIÊN, LỆ HOA, KIỀU MY, NS HỒNG ANH, THỤY LAN, NT LÊ TRỌNG NGUYỄN NGA, MỘNG THỦY, KATHERINE MINH THƯ, LÂM DUNG, SUSAN XUÂN TẠ

    MẠNH BỔNG, KHÁNH LAN, TUYẾT NGA, NGỌC CHÂU, KHẮC ĐỨC

    GS Trần Mạnh Chi và gia đình

    Minh Châu, Quốc Dân, Kim Hương, Ngọc Châu

    Ông John Tạ & Phu Nhân, Susan Tạ, Thụy Lan, Michael Jean François, Mộng Thủy

    Cô Lisa và Ông Trần Hào Hiệp

    Tuyết Nga, Khánh Lan, NV Nguyễn Quang, Ngọc Châu, Minh Khai

    Lâm Dung, Tuyết Nga, Quốc Dân, Kim Hương, Ngọc Châu, Ái Liên

    TÌM HIỂU THÊM:

    Hơn 50 năm qua, vào đúng đêm vọng Giáng sinh, khắp nơi luôn vang vọng một ca khúc rạng ngời niềm hân hoan của con người chào mừng Chúa Giáng trần với niềm tin năm mới sẽ bình an, tốt đẹp. Và đó lại là sáng tác của một người không được sáng mắt từ nhỏ và không bao giờ trông thấy cảnh tượng tươi đẹp của lễ Giáng sinh. Những bài nhạc Giáng sinh ca ngợi Thiên Chúa Giáng Trần đã được sáng tác bởi nhiều nhạc sĩ nổi tiếng trong vườn âm nhạc như:

    It’s beginning to look a lot like Christmas; Last Christmas; Driving home for Christmas; Run Rudolph Run; Winter Wonderland; Santa Claus is Coming to Town; Jingle Bell Rock; Dancing around the Christmas tree; Little Drummer Boy; Silent Night; Mary’s Boy Child; We wish you a Merry Christmas; Please Come Home for Christmas; A Merry Little Christmas và kết thúc bằng niềm hân hoan vô vàn với bài… Feliz Navidad.

    Feliz Navidad

    Cuối cùng là bài hát ấn tượng với đoạn điệp khúc đơn giản: “I wanna wish you a Merry Christmas from the bottom of my heart”. Thông điệp ca khúc đơn giản nhưng lại quá đỗi ngọt ngào. Đã đưa Feliz Navidad trở thành bài hát mà mỗi khi giai điệu của nó ngân lên trong đêm Christmas, tất cả mọi người đều muốn nhảy múa xung quanh cây thông Noel trong không khí se lạnh ngày cuối đông.

    Mary’s Boy Child

    Lời ca khúc được viết giống như một câu chuyện cổ tích, kể về ngày Chúa Giáng Sinh đến với nhân loại. Được nhóm Boney M thể hiện vào năm 1978 và đã nhanh chóng leo lên đứng đầu bảng xếp hạng âm nhạc tại Anh. Từ đó cho đến nay, ca khúc Mary’s Boy Child vẫn luôn là bản nhạc Giáng Sinh được yêu thích vượt thời gian mỗi khi mùa Christmas sắp cận kề.

    Last Christmas

    Do ban nhạc Wham biểu diễn và được phát hành vào năm 1984. Đây là một bài hát Noel bất hủ được nhiều nghệ sĩ cover nhất, mang lại nhiều cảm xúc, đặc biệt là với những người Châu Á. Bài hát kể về câu chuyện của một chàng trai cuồng si, hết mình vì tình yêu trong mùa Giáng Sinh. Nhưng người con gái anh yêu lại rời bỏ ra đi, khiến anh ấy cô đơn, tuyệt vọng trong mùa Noel lạnh giá.

    We Wish You A Merry Christmas

    Nếu nói đến những giai điệu về dịp Noel thì không thể bỏ qua ca khúc We Wish You A Merry Christmas chân phương, quen thuộc với biết bao thế hệ trong hơn 500 năm qua. Bài hát được dành cho tất cả mọi người và bất cứ ai cũng có thể cất cao giọng hát của mình trong đêm Giáng Sinh. Mang giai điệu nhẹ nhàng, câu từ đơn giản nhưng ca khúc này lại được đóng nhận nồng nhiệt trên toàn thế giới.

    Joy To The World

    Bài thánh ca này nổi bật vì được phổ biến rộng khắp trong các giáo hội Cơ Đốc, chuyền tải thông điệp niểm vui và tình yêu thế chỗ cho tội lỗi và buồn đau trong đêm Noel. Bản nhạc Giáng Sinh này có gia điệu rộn ràng, mang lại không khí đêm mùa đông se lạnh nhưng đầy hân hoan và luôn khiến cho người nghe có cảm giác ấm áp khi thưởng thức trong nhà thờ cùng một dàn đồng ca lớn

    Silent Night

    Silent Night là bài hát Giáng sinh nổi tiếng nhất thế giới. Bài hát mang giai điệu du dương, ca từ nhẹ nhàng, theo thông điệp về tình yêu, hòa bình khiến bạn cảm nhận được sự bình yên và ấm áp của đêm Giáng sinh. 

    Theo tiếng Tây Ban Nha, Feliz Navidad có nghĩa như Merry Christmas (tiếng Anh); Joyeux Noel (tiếng Pháp); Buon Natale (tiếng Ý) và Mừng Giáng sinh trong tiếng Việt. Năm 1970, có một nghệ sĩ 25 tuổi, có tài sáng tác và đàn ca rất hay tên là José Feliciano chuẩn bị phát hành album nhạc Giáng sinh.

    Đĩa nhạc có bao bì tuyệt đẹp, trông như một gói quà giấy màu vàng đồng thắt nơ xanh lá cây và đỏ, đúng màu truyền thống Noel rất quen thuộc với nhãn quan người Âu Mỹ. Đĩa nhạc mang chính tên của chàng nghệ sĩ tác giả José Feliciano. Mọi việc sáng tác, thiết kế, ghi âm đã gần hoàn tất thì nhà sản xuất Rick Jarrard nêu ý kiến rằng José nên có một ca khúc Giáng sinh mới hoàn toàn, hát tiếng Tây Ban Nha để thêm lực hút cho album.

    Suy nghĩ mãi không ra ý, một buổi chiều gần đến thời hạn phải kết thúc dự án, José cảm thấy nhớ thời mình còn là chú nhóc con nhà nghèo sống ở Puerto Rico rồi lại là những ngày nghèo túng khác ở New York. Nhớ âm thanh cuộc sống là chính, vì anh nào có thấy chi đâu.

    José Monserrate Feliciano Garcia chào đời ngày 10 Tháng Chín 1945 tại Lares, Puerto Rico, con trai thứ tư trong gia đình có đến 10 người con trai. José sinh ra đã bị mù. Bù lại, thính giác của anh phát triển hơn mức bình thường nên khi ba tuổi đã biết gõ nhịp trên lon thiếc khi nghe chú của mình khảy đàn cuatro (đàn giây, nhỏ hơn guitar bình thường).

    Theo bố mẹ và các anh, em trai qua Mỹ định cư khi năm tuổi, chú nhóc José không cảm thấy lạc lõng nhiều lắm nhờ gia đình có thuê căn hộ trong khu Spanish Harlem ở New York City. Tự mày mò tập chơi accordion khi lên bảy, có cây guitar đầu đời khi lên chín, mỗi ngày tập chơi 14 tiếng và để rồi cũng năm chín tuổi ấy đã lần đầu xuất hiện trước công chúng, trong nhà hát Teatro Puerto Rico, khu phố Bronx.

    Đó là những năm 1950 khi mà nhạc rock đang trỗi dậy nhưng jazz vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm trong cuộc sống người dân Mỹ. José thích nghe cả Ray Charles lẫn Sam Cooke. Nhưng ở nhà trường thì anh học guitar classic. Năm 17 tuổi, José nghỉ học, đi làm để phụ bố mẹ nuôi các em.

    Đàn hát bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha ở ven đường lẫn trong các quán rượu ở khu Greenwich Village rồi chìa cái nón ra để ai muốn cho bao nhiều thì cho. Vậy mà từng bước, anh trở thành nghệ sĩ có danh thơm biểu diễn các loại nhạc Latin, jazz, pop, rock. Và rồi José đã có những lúc đồng sáng tác và biểu diễn cùng những siêu sao như Johnny Cash, Jimi Hendrix, Diana Ross, Quincy Jones…

    Và cảm hứng đã đến, ca khúc Feliz Navidad ra đời, trở thành một trong những “bài tủ” nổi tiếng nhất của José Feliciano cùng với những bài do anh cover của các nghệ sĩ/ban nhạc khác (điển hình thành công nhất là Light my fire của nhóm The Doors và California Dreamin’; Che Sera…). Lời ca ngắn gọn bằng hai thứ tiếng Anh và Tây Ban Nha, dễ hiểu, gợi lên những hình ảnh vui tươi, lạc quan trong bối cảnh Giáng sinh và năm mới, bám vào lòng người nghe và cứ ở lại trong đó mỗi khi mùa Giáng sinh về.

    Từ đầu thập niên 1970 đến nay, Feliz Navidad đã được ghi âm bởi vô số nam nữ nghệ sĩ tài hoa, riêng bài do chính José Feliciano trình bày thì được yêu thích và yêu cầu streaming, download nhiều nhất. ASCAP công nhận Feliz Navidad là một trong 25 ca khúc Giáng sinh được nghe nhiều nhất mọi thời trên thế giới. Năm 2020, kỷ niệm 50 năm bài này ra đời, người ta tổng kết rằng nó đã được trình bày ở gần 90 nước, từ Argentina, Ấn Độ, Canada, Israel, Na Uy, Nam Phi, New Zealand đến Nhật… Và nó cũng được khắc ghi vào Grammy Hall of Fame.

    Tháng Mười Một 2021, José Feliciano tung album Behind This Guitar để kỷ niệm 50 năm phát hành Feliz Navidad, rồi tiếp thêm album Behind this guitar deluxe với bản ghi âm Feliz Navidad đặc biệt, quy tụ tiếng đàn tiếng hát của 30 nghệ sĩ đến từ khắp thế giới, từ Lin-Manuel Miranda đến anh em nhà Jonas Brothers. Ngoài ra ông còn hát tuyệt tác Eagle when she flies với nữ hoàng nhạc country Dolly Parton!

    ——————————————————————–

    Nguồn Gốc Ca Khúc Silent night Nổi Tiếng (Đêm thánh vô cùng)

    Silent night bản nhạc giáng sinh sâu lắng và ý nghĩa đã được dịch thành hàng trăm thứ tiếng và đã được cất lên hàng triệu triệu lần vào những dịp cuối năm, vang vọng từ những ngôi nhà thờ nhỏ bé ở Andes cho đến những thánh đường hoành tráng ở Antwerp hay La Mã. Ít ai biết được “Silent Night” lôi cuốn bao người có một nguồn gốc kỳ lạ…

    Bài Thánh Ca Kỳ Diệu. Việt Hải Los Angeles

    (Dedicated to the one I admire and respect. Xmas 2010)

    http://chimviet.free.fr/…/vhan100_LmTranCapTuong%20.htm

    Nguồn Gốc Ca Khúc Silent night (Đêm thánh vô cùng)

    “Silent night” đã được dịch thành hàng trăm thứ tiếng và được cất lên hàng triệu triệu lần vào những dịp cuối năm.

    Bài hát này vang vọng từ những ngôi nhà thờ nhỏ bé ở Andes cho đến những thánh đường hoành tráng ở Antwerp hay La Mã. Ít ai biết được “Silent Night” lôi cuốn bao người có một nguồn gốc kỳ lạ. ..

    Câu chuyện bắt đầu từ 11-12-1792, tại Salzburg, Áo. Cậu bé Joseph Mohr sinh ra trong gia đình một thợ đan nghèo, cha bỏ đi. Đến ở với bà ngoại nghèo khổ túng thiếu, mỗi khi đói rét, Joseph thường lang thang đâu đó để quên đi. Chính những lần cuốc bộ đó đã làm thay đổi cuộc đời cậu và cả cách thức chào đón Noel trên thế giới.

    Một lần, Joseph ghé vào một nhà thờ trong làng và gặp ông Johann Hiernle, người chỉ huy dàn hợp xướng. Joseph bắt đầu tham gia sinh hoạt cộng đồng. Nhận thấy tài năng thơ ca, âm nhạc của Joseph, khi cậu đủ tuổi, Hiernle cho cậu vào học tại một trường ngữ văn nổi tiếng tại Kremsmnster. Rồi Joseph tốt nghiệp trường dòng, được phong linh mục khi vừa 23 tuổi. Về một nhà thờ ở miền núi xinh đẹp, Joseph sáng tác rất nhiều bài thơ. Xúc cảm từ một mùa Noel tuyết trắng phủ không khí yên ắng của đất trời trong một buổi sáng nọ,

    Joseph ngồi xuống chiếc bàn gỗ và viết một mạch bài thơ ngắn mang tên “Stille Nacht! Heilige Nacht!” (tiếng Anh có nghĩa là “Silent Night! Holy Night!”; tạm dịch “Đêm thinh không! Đêm linh thiêng!).

    Rồi Joseph chuyển đến nhà thờ Thánh Nicholas. Đêm trước Noel 1818, cây đàn dương cầm bị hỏng. Không thể để ngày Noel thiếu lễ nhạc, cha Joseph nảy ra ý định cho ca đoàn hát cùng với tiếng đệm guitar. Thời gian cấp bách, ông nhớ lại bài thơ ngắn “Stille Nacht! Heilige Nacht!” và đề nghị Franz Gruber (người chơi đàn cho nhà thờ) lo phần nhạc, Joseph đệm guitar và hát giọng nam cao, Franz hát giọng trầm và cứ sau mỗi đoạn thì ca đoàn của nhà thờ sẽ hòa chung phần điệp khúc. Vào gần nửa đêm, giáo dân trong vùng tưởng như thường lệ người chơi đàn đại phong cầm tấu lên những bài ca mừng Noel hùng tráng… Nhưng không, chỉ nghe thánh thót luyến láy tiếng đàn guitar nhẹ nhàng nâng giai điệu Silent Night phảng phất âm hưởng dân ca vùng nông thôn nước Áo chầm chậm lan tỏa ra trong tĩnh lặng thinh không của một thời khắc thiêng liêng…. Một Noel thật đáng nhớ.

    Sau đó Joseph Mohr được thuyên chuyển đến nơi khác và trong suốt 7 năm sau đó Silent Night đã chẳng bao giờ được cất lên.

    Tình cờ một người thợ tên Karl Mauracher đến sửa đàn cho nhà thờ Thánh Nicholas. Sửa xong, Mauracher mời ông Gruber thử đàn. Khi Gruber lướt phím xướng cho đoạn nhạc mở đầu của Silent Night, Mauracher cảm ngay vẻ đẹp bài hát nên xin đem cả nhạc và lời của “Silent Night” về làng Kapfing. Hai gia đình ban nhạc nổi tiếng Rainers và Strassers được mời thưởng thức và liền bị cuốn hút, quyết định đưa bài hát mới vào các lễ hội âm nhạc mừng Noel. Sau đó nhà Strasser đã đưa Silent Night vòng quanh Bắc Âu. Đến năm 1834, họ biểu diễn cho Đức vua Frederick William đệ IV của nước Phổ, quá ấn tượng, vua truyền lệnh ca đoàn của cung đình phải xướng bài hát này vào mỗi dịp Noel.

    Gia đình Rainers thì lại sang Mỹ vào năm 1839 và đã biểu diễn Silent Night bằng tiếng Đức ngay tại Đài tưởng niệm Alexander Hamilton ở bên ngoài khuôn viên nhà thờ Trinity của New York. Năm 1863, Silent Night được Jane Campbell và John Young dịch sang tiếng Anh. ..

    Silent Night vẫn được cho là của các thiên tài âm nhạc như Haydn, Mozart, Beethoven. Mãi đến 1995, cuộc tranh luận mới chấm dứt khi người ta tìm lại được bản viết tay của Joseph Mohr. Ngay trên góc trên bên phải của bài nhạc, Joseph viết “Soạn nhạc: Fr. Xav. Gruber”.

    GIÁNG SINH VÀ NHỮNG BẤT NGỜ KỲ DIỆU TỪ MỘT CA KHÚC.

    Giáng sinh tưng bừng. Giáng sinh rợp trời hoa đèn dủ sắc mầu lung linh huyền ảo.

    Giáng sinh nếu chưa mang lại niềm vui thánh thiện, thì ít nhất, Giáng Sinh cũng là một niềm vui lớn lao của biết bao gặp gỡ thân tình thương mến.

    Từ rất lâu, Giáng sinh không chỉ là ngày Đại lễ của người Công giáo, nhưng đã trở thành một lễ hội lớn của mọi người thuộc nhiều xã hội và tôn giáo khác nhau.

    Tính phổ cập của Kitô giáo được thể hiện rất rõ qua Đại lễ Giáng sinh, đặc biệt, Giáng sinh còn gắn liền với một bài Thánh ca, tuy là Thánh ca của nhà đạo, nhưng đã được mọi giới qua mọi thời đại nhiệt tình đón nhận và thiết tha yêu mến. Đó là ca khúc : “Đêm thánh vô cùng”, ca khúc này có một lịch sử rất thú vị.

    Bất ngờ và kỳ diệu

    “Stille Nacht” Tiếng Áo, “Silent night”, tiếng Anh hoặc “Đêm thánh vô cùng”

    Thật là thú vị, khi được biết ca khúc vô cùng danh tiếng ấy lại được sáng tác bởi người không phải là nhạc sĩ, trong một hoàn cảnh bất đắc dĩ, buộc phải sáng tác.

    Đêm vọng Giáng Sinh, tức đêm 24/12 năm 1818, cây đàn Organ của Nhà thờ Thánh Nicholas (Nicola-Kirche) ở Obendorf thuộc nước Áo đột nhiên bị hỏng.

    Cha xứ là Linh mục Josef Mohr rất bối rối không biết tính sao, đang lúng túng thì Ngài chợt nhớ tới một bài thơ ngắn mà Ngài đã sáng tác từ 2 năm trước đó (1816). Bài thơ rất đơn sơ này có tựa là “Đêm Thánh”. Một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu, cha xứ muốn có một ca khúc mới dành cho lễ nửa đêm, nhưng làm sao bây giờ, vì Ngài không phải là nhạc sĩ để có thể phổ nhạc bài thơ này ?

    Làm sao bây giờ, khi gần hết hạn và Thánh lễ nửa đêm sắp bắt đầu ?

    Một ý nghĩ lại sáng lên, còn ai khác trong lúc này, ngoài Frank Gruber, là người vẫn thường chơi đàn Organ cho nhà thờ, ông là giáo viên và cũng là bạn thân của Cha. Thế là, Ngài đã tìm gặp ngay F. Gruber để nhờ soạn phần giai điệu và phối âm bài thơ “Đêm thánh”, nhưng …bằng đàn Guitar.

    Lúc đầu, F. Gruber không đồng ý với đề nghị của J. Mohr, vì e rằng giáo dân đến dự lễ sẽ không thích loại âm nhạc được trình bày với đàn guitar vì vốn vẫn quen với đàn Organ xưa nay. Nhưng vì không còn sự lựa chọn nào khác, F. Gruber đành phải chấp nhận và bắt tay vào việc. Hết sức bất ngờ, chỉ trong vài giờ đồng hồ, phần nhạc của ca khúc được hoàn tất.

    Thoạt tiên, những người dự lễ tỏ ra kinh ngạc khi nghe ca khúc được trình bày với đàn guitar, nhưng chẳng bao lâu mọi người bị mê hoặc bởi giai điệu ngọt ngào của bài hát.

    Kể từ đó bài thánh ca Đêm Thánh Vô Cùng đã trở thành một bài hát gây ấn tượng nhất cho đêm thánh giáng sinh hài nhi Ki-tô.

    Dẫu cùng niềm tin hay không, người ta cũng không thể không rung động trước những vẻ đẹp, và đặc biệt, là nét đơn sơ nhưng rất sâu sắc của bài hát, chính vì thế đã lan rộng khắp địa cầu như một điều tự nhiên.

    Bài Đêm Thánh Vô Cùng đã được chuyển ngữ sang nhiều thứ tiếng trên hoàn vũ. Người ta còn hát với tiếng Et-ki-mô và với thổ ngữ Ban-tu ở Phi Châu. Không có một âm hưởng nào, đời hay đạo, được quốc tế biết tới nhiều như bài thánh ca Giáng sinh khiêm nhu này của Áo quốc.

    Ca khúc Giáng sinh này đã được dịch ra hơn 300 thứ tiếng trên khắp thế giới, và là một trong những bài hát được yêu thích nhất trong mọi thời đại. Ca khúc vẫn thường được trình diễn không cần nhạc đệm. Mặc dù được sáng tác bởi hai tín hữu Công giáo, nhưng bài hát này đã có một vị trí đặc biệt trong các nhà thờ thuộc Giáo hội Luther.

    Xuyên qua lịch sử Ki-tô giáo, bài thánh ca Đêm Thánh Vô Cùng đã trở thành một biểu tượng chân thực cho mầu nhiệm sâu kín, đêm Thiên Chúa giáng trần của người tín hữu Ki-tô.

    Thực tế, có chăng một đêm nào êm dịu hơn, thánh thiêng hơn, cái đêm được nhìn thấy một hài nhi, vị Sứ giả của Trời cao, sinh ra trong một máng cỏ nơi chuồng súc vật, trong khi đó, các gia súc quen thuộc như bò và lừa lại thổi hơi cho ấm hài nhi? Chuyện hoang đường hay sự thật? Thật không quan trọng về điều này, vì niềm tin không thể áp đặt cho ai, nhưng trọng điểm dễ nhận biết là, ca khúc đã khơi động niềm xúc cảm cho nhân loại.

    Thật khá lý thú, khi mà hầu hết các âm hưởng nhạc Giáng sinh truyền thống đều bị mai một hoặc thay đổi, trong khi âm hưởng của bản Stille Nacht vẫn lưu giữ được nguyên vẻ trong sáng về hình thức và cách cấu trúc ban đầu.

    Sự kiện đáng chú ý và cảm động hơn nữa, là bài Đêm Thánh Vô Cùng có từ nguồn gốc Ki-tô giáo đã được các tôn giáo khác đón nhận. Có nơi tại Á Châu còn hát bài này ngay cả trong những đền Chùa Phật giáo…

    Mọi người đều biết rằng trong thế chiến thứ hai, Đức và Mỹ đã đồng ý với nhau có một cuộc hưu chiến trong đêm Giáng Sinh để binh sĩ cùng tham dự thánh lễ nửa đêm, hôm đó mọi người đã cùng nhau hát lên bài “Đêm Thánh Vô Cùng”.

    Từ đầu thập niên 1900, Nhà thờ Thánh Nicholas đã không còn nữa do sự tàn phá của lũ lụt. Một ngôi nhà thờ mới đã được xây dựng bên cạnh một chiếc cầu. Một nhà nguyện nhỏ gọi là “Stille-Nacht-Gedachtniskapelle” (Nhà nguyện Tưởng nhớ Ca khúc Đêm Yên lặng), được dựng lên ngay tại địa điểm của ngôi nhà thờ đã bị phá hủy, và ngôi nhà kế cận được biến thành Nhà bảo tàng.

    Nơi đây, quanh năm thu hút du khách đến từ khắp nơi trên thế giới, nhưng đông nhất vẫn là trong tháng 12.

    Hiện nay, trong Bảo Tàng Đêm Yên lặng và Nhà nguyện kỷ niệm tại Oberndorf, mọi người còn được thấy bản viết tay bài thơ “Đêm thánh”của Cha J. Mohr. Cả bản giai điệu viết tay của F. Gruber, giai điệu chịu ảnh hưởng của âm nhạc truyền thống tại các vùng nông thôn, phảng phất những nét đặc trưng của dân ca Áo.

    Cả bài thơ và giai điệu của bài ca đều rất đơn sơ giản dị, nhưng lại gây xúc động vô cùng nên đã chinh phục được toàn thế giới. Điểm nổi bật hơn hết là so với âm điệu của các bài thánh ca Noel khác, bài “Đêm Thánh Vô Cùng” tiêu biểu cho đêm hạ sinh một hài nhi – Thiên Chúa, đến với trần gian và sống với con người. Chính nhờ thế, bài Thánh ca ấy đã giúp cho Đại lễ Giáng sinh thêm rất nhiều ý nghĩa. Thật khó hình dung, lễ Giáng sinh mà lại thiếu bài Thánh ca “Đêm thánh vô cùng”.

    Nhưng ngày lễ không chỉ là dịp để cho ta kỷ niệm, nhớ tới hoặc nghĩ về, vì như thế sẽ chẳng sinh ích lợi bao nhiêu, vì lễ nào rồi cũng qua, như bao nhiêu Thánh lễ đã qua và từng được dự trong đời, nhưng phải là những nhắc nhở và đòi buộc ta phải sống với mầu nhiệm Giáng sinh, nghĩa là Chúa cũng phải được sinh ra, phải lớn lên ở ngay trong lòng mình. Nghĩa là, ta cũng phải đổi thay, phải tự điều chỉnh để nên giống Chúa hơn qua từng ngày. Nghĩa là, ta phải thực sự ý thức, để không thể tự hài lòng và an tâm với lối sống hời hợt, nặng phần trình diễn của các hình thức ồn ào ở bên ngoài.

    Lạy Chúa !

    Xin luôn nâng đỡ và nhắc nhở, để con biết vâng theo ý Chúa, hơn là bắt Chúa phải chiều theo ý con, nhờ thế, con sẽ có được niềm vui và sự bình an mà Thiên thần đã ngợi ca chúc tụng khi hài nhi Giêsu sinh ra năm nào :

    “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Ước gì Đêm Giáng Sinh Mừng Ngôi Hai Con Chúa xuống thế làm Người là Đêm Thánh mà Chúa đang hiện diện trong tâm hồn nơi sâu thẳm của từng người, của lòng tin luôn tràn đầy nguồn ân sủng và Bình An của Chúa.

    ———————————————————————–

    Hoàn cảnh ra đời Silent Night (Đêm Thánh Vô Cùng)

    200 năm qua, cứ vào mỗi đêm Giáng sinh, giai điệu bài thánh ca kinh điển Silent Night – vốn quen thuộc với người Việt Nam với cái tên Đêm Thánh Vô Cùng – đều mang lại những khoảnh khắc thiêng liêng, ấm áp, đưa con người xích lại gần nhau hơn. Đã có nhiều phiên bản dịch lời Việt ca khúc này, nhưng nổi tiếng nhất là bản của Nguyễn Văn Đông, đặc biệt là phiên bản đầu tiên của nhạc sĩ Hùng Lân. Click để nghe Thái Thanh hát Đêm Thánh Vô Cùng (lời Hùng Lân) Click để nàng Hoàng Oanh hát Đêm Thánh Vô Cùng (lời Nguyễn Văn Đông) Bài thánh ca Silent Night được ra đời vào mùa Giáng Sinh năm 1818 tại nhà thờ nhỏ bé thuộc làng Obendorf vùng Salzburg của nước Áo. Bài hát được Franz Xaver Gruber soạn nhạc, còn phần lời là của “thầy Sáu” trong nhà thờ tên là Joseph Mohr. Chuyện kể rằng trước khi về nhà thờ Thánh Nicholas ở Salzburg, Joseph Mohr đã về một nhà thờ ở miền núi xinh đẹp và sáng tác rất nhiều bài thơ. Một mùa đông đầu thế kỷ 19, với niềm xúc cảm khi nhìn miền tuyết trắng phủ và không khí yên ắng của đất trời nơi đây, Joseph đã viết 1 bài thơ ngắn mang tên “Stille Nacht! Heilige Nacht!” (tiếng Anh có nghĩa là “Silent Night! Holy Night!”; tạm dịch “Đêm thinh không! Đêm linh thiêng!). Xem bài khác Hoàn cảnh sáng tác “Xập Xám Chướng” của nghệ sĩ Tùng Lâm Ca khúc Đêm Xuân (Dạ Khúc) và chuyện tình Phạm Duy – Thái Hằng Click để nghe 1 phiên bản Silent Night của 1 cô bé 4 tuổi hát Sau đó Joseph chuyển đến nhà thờ Thánh Nicholas. Vào đêm trước Noel 1818, cây đàn dương cầm của nhà thờ bị hư, mà ngày lễ thì không thể thiếu nhạc nên cha Sở là Joseph Kessler có ý định cho ca đoàn hát cùng tiếng đàn guitar. Khi đó Joseph Mohr nhớ lại bài thơ ngắn năm xưa và đề nghị người chơi đàn cho nhà thờ là Franz Gruber soạn giai điệu dựa theo bài thơ. Vào gần nửa đêm, giáo dân trong vùng tưởng như thường lệ người chơi đàn đại phong cầm trong nhà thờ sẽ tấu lên những bài ca mừng Noel hùng tráng… Nhưng không, chỉ nghe thánh thót luyến láy tiếng đàn guitar nhẹ nhàng nâng giai điệu của Silent Night phảng phất âm hưởng dân ca vùng nông thôn nước Áo chầm chậm lan tỏa ra trong tĩnh lặng thinh không của một thời khắc thiêng liêng… Một Noel thật đáng nhớ. Tuy nhiên sau đó Joseph Mohr được thuyên chuyển đến nơi khác và Silent Night bị rơi vào quên lãng suốt 7 năm. Một ngày kia, tình cờ có một người thợ tên Karl Mauracher đến sửa đàn cho nhà thờ Thánh Nicholas. Sửa xong, Mauracher mời ông Gruber thử đàn. Khi Gruber lướt phím xướng cho đoạn nhạc mở đầu của Silent Night, Mauracher cảm ngay vẻ đẹp bài hát nên xin đem cả nhạc và lời của “Silent Night” về làng Kapfing để trình diễn. Hai gia đình ban nhạc nổi tiếng Rainers và Strassers được mời thưởng thức và liền bị cuốn hút, họ quyết định đưa bài hát mới này vào các lễ hội âm nhạc mừng Noel. Sau đó nhà Strasser còn đưa Silent Night đi trình diễn vòng quanh Bắc Âu. Đến năm 1834, họ biểu diễn cho vua Frederick William đệ IV của nước Phổ. Vì quá ấn tượng, vua truyền lệnh ca đoàn của cung đình phải xướng bài hát này vào mỗi dịp Noel. Gia đình Rainers thì lại sang Mỹ vào năm 1839 và đã biểu diễn Silent Night bằng tiếng Đức ngay tại Đài tưởng niệm Alexander Hamilton ở bên ngoài khuôn viên nhà thờ Trinity của New York. Năm 1859, Silent Night được linh mục John Freeman Young ở giáo phận Floria dịch sang tiếng Anh và nhanh chóng trở thành một nhạc phẩm Giáng sinh được yêu thích ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ca khúc có những quãng nhạc bình dị, những ý nhạc ngắn gọn, nhấc lên hạ xuống nhịp nhàng như hơi thở nên rất dễ hát. Silent Night có thể được biểu diễn trên những sân khấu lớn bởi các ngôi sao nổi tiếng hoặc theo chân các em nhỏ đến từng ngôi nhà theo phong tục của phương Tây. Giai điệu của bài hát như một sự nín thở chờ đón một sự kiện vĩ đại sắp xảy ra: Sự ra đời của Chúa Jesus. “… Silent night! Holy night! All is calm, all is bright ‘Round yon Virgin Mother and Child, Holy infant so tender and mild, Sleep in Heavenly peace! Sleep in Heavenly peace!” “… Đêm yên tĩnh! Đêm linh thiêng! Tất cả thật êm đềm, tất cả thật rạng rỡ Quanh Đức mẹ Đồng Trinh và Con của Người Chúa hài đồng thật hiền dịu và tốt lành Ngủ say trong sự yên bình tuyệt vời! Ngủ say trong sự yên bình tuyệt vời!” Click để nghe Silent Night vẫn được cho là của các thiên tài âm nhạc như Haydn, Mozart, Beethoven. Mãi đến 1995, cuộc tranh luận mới chấm dứt khi người ta tìm lại được bản viết tay của Joseph Mohr. Ngay trên góc trên bên phải của bài nhạc, Joseph viết “Soạn nhạc: Fr. Xav. Gruber”. Bài Silent Night được dịch ra 140 ngôn ngữ trên khắp thế giới, nhưng dù được hát với ngôn ngữ nào, thì giai điệu bài hát đều gợi lên một khung cảnh quen thuộc của đêm Giáng sinh xứ lạnh: Khi đó đường phố rất yên tĩnh, vắng lặng, những ngôi nhà ngủ yên, ngập trong tuyết trắng. Khung cảnh ấy đẹp đẽ mơ màng như trong chuyện cổ tích. Đúng 12 giờ đêm, chuông nhà thờ đổ vang và Silent Night được cất vang từ dàn đồng ca, nghe như tiếng vọng từ thiên đường. Đó là một khoảng khắc thiêng liêng, lòng người tràn đầy sự thành kính và biết ơn. Tưởng như trong giây phút, mọi cái xấu, cái ác đều được xóa sạch khỏi mặt đất. Lịch sử vẫn còn ghi lại câu chuyện về đêm hưu chiến Giáng sinh huyền thoại trong Thế chιến thứ nhất tại Mặt trận phía Tây năm 1914. Bất chấp sự phản đối từ chỉ huy, các binh sĩ Đức và Anh đã tự động ngừng giao tranh. Các binh sĩ Đức vừa trang trí khu vực xung quanh chιến hào của họ trong vùng Ypres thuộc Bỉ, vừa ca vang những ca khúc Giáng sinh, trong đó quen thuộc nhất là bài Silent Night bằng tiếng Đức. Khi đó các binh sĩ Anh cũng bắt đầu ra khỏi hào sâu ở bên kia chιến tuyến và đáp lời bằng chính bài hát đó ở phiên bản tiếng Anh. Đó là giây phút diệu kỳ khi hai bên bặt tiếng sung và thay vào đó là tiếng hát ca ngợi Thiên Chúa. Suốt đêm ấy, họ cùng hét vang: “Chúc mừng Giáng sinh” với nhau. Họ thậm chí còn tặng nhau quà lưu niệm cho nhau. Đấy là đêm hoàn toàn không có máu đổ, không có ai phải ngã xuống, đúng nghĩa “Đêm yên tĩnh” như tên gọi của bài hát. Hơn cả vị trí của một bài thánh ca nổi tiếng, Silent Night đã trở thành một biểu tượng của hòa bình. Vào mỗi dịp Giáng sinh, người ta lại lắng nghe với Silent Night như một sự thanh lọc tâm hồn, tìm về với cái Thiện. Ca khúc đem lại cho người nghe một viễn cảnh tốt đẹp về một thế giới hòa bình, không có hận thù, không thiên tai, địch họa, không có tiếng khóc hay sự chia ly, chỉ còn là “đêm yên tĩnh” với những đứa trẻ say ngủ trong vòng tay cha mẹ. Bài Silent Night đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại hồi tháng 3/2011. Năm 2013, tạp chí Time, sau một thời gian khảo sát tại Văn phòng bản quyền Mỹ (U.S. Copyright Office) cũng tuyên bố Silent Night là ca khúc Giáng sinh được yêu thích nhất trên thế giới với 733 lần được thu âm, tính riêng từ 1978 trở lại đây.

    -Mary’s Boy Child

    Lời ca khúc được viết giống như một câu chuyện cổ tích, kể về ngày Chúa Giáng Sinh đến với nhân loại. Được nhóm Boney M thể hiện vào năm 1978 và đã nhanh chóng leo lên đứng đầu bảng xếp hạng âm nhạc tại Anh. Từ đó cho đến nay, ca khúc Mary’s Boy Child vẫn luôn là bản nhạc Giáng Sinh được yêu thích vượt thời gian mỗi khi mùa Christmas sắp cận kề.

    Last Christmas

    Do ban nhạc Wham biểu diễn và được phát hành vào năm 1984. Đây là một bài hát Noel bất hủ được nhiều nghệ sĩ cover nhất, mang lại nhiều cảm xúc, đặc biệt là với những người Châu Á. Bài hát kể về câu chuyện của một chàng trai cuồng si, hết mình vì tình yêu trong mùa Giáng Sinh. Nhưng người con gái anh yêu lại rời bỏ ra đi, khiến anh ấy cô đơn, tuyệt vọng trong mùa Noel lạnh giá.

    We Wish You A Merry Christmas

    Nếu nói đến những giai điệu về dịp Noel thì không thể bỏ qua ca khúc We Wish You A Merry Christmas chân phương, quen thuộc với biết bao thế hệ trong hơn 500 năm qua. Bài hát được dành cho tất cả mọi người và bất cứ ai cũng có thể cất cao giọng hát của mình trong đêm Giáng Sinh. Mang giai điệu nhẹ nhàng, câu từ đơn giản nhưng ca khúc này lại được đóng nhận nồng nhiệt trên toàn thế giới.

    Joy To The World

    Bài thánh ca này nổi bật vì được phổ biến rộng khắp trong các giáo hội Cơ Đốc, chuyền tải thông điệp niểm vui và tình yêu thế chỗ cho tội lỗi và buồn đau trong đêm Noel. Bản nhạc Giáng Sinh này có gia điệu rộn ràng, mang lại không khí đêm mùa đông se lạnh nhưng đầy hân hoan và luôn khiến cho người nghe có cảm giác ấm áp khi thưởng thức trong nhà thờ cùng một dàn đồng ca lớn

    Feliz Navidad

    Cuối cùng là bài hát ấn tượng với đoạn điệp khúc đơn giản: “I wanna wish you a Merry Christmas from the bottom of my heart”. Thông điệp ca khúc đơn giản nhưng lại quá đỗi ngọt ngào. Đã đưa Feliz Navidad trở thành bài hát mà mỗi khi giai điệu của nó ngân lên trong đêm Christmas, tất cả mọi người đều muốn nhảy múa xung quanh cây thông Noel trong không khí se lạnh ngày cuối đông.

    Silent Night

    Silent Night là bài hát Giáng sinh nổi tiếng nhất thế giới. Bài hát mang giai điệu du dương, ca từ nhẹ nhàng, theo thông điệp về tình yêu, hòa bình khiến bạn cảm nhận được sự bình yên và ấm áp của đêm Giáng sinh.

    Nếu bạn thích nghe nhạc Giáng sinh theo đúng từng thời điểm thì thứ tự bấm máy chọn bài chắc sẽ như thế này: 1.It’s beginning to look a lot like Christmas; 2.Last Christmas; 3.Driving home for Christmas; 4.Run Rudolph Run; 5.Winter Wonderland; 6.Santa Claus is Coming to Town; 7.Jingle Bell Rock; 8.Dancing around the Christmas tree; 9.Little Drummer Boy; 10.Silent Night; 11.Mary’s Boy Child; 12.We wish you a Merry Christmas; 13.Please Come Home for Christmas; 14.A Merry Little Christmas và kết thúc bằng niềm hân hoan vô vàn với bài… Feliz Navidad.

    Theo tiếng Tây Ban Nha, Feliz Navidad có nghĩa như Merry Christmas (tiếng Anh); Joyeux Noel (tiếng Pháp); Buon Natale (tiếng Ý) và Mừng Giáng sinh trong tiếng Việt. Năm 1970, có một nghệ sĩ 25 tuổi, có tài sáng tác và đàn ca rất hay tên là José Feliciano chuẩn bị phát hành album nhạc Giáng sinh.

    Đĩa nhạc có bao bì tuyệt đẹp, trông như một gói quà giấy màu vàng đồng thắt nơ xanh lá cây và đỏ, đúng màu truyền thống Noel rất quen thuộc với nhãn quan người Âu Mỹ. Đĩa nhạc mang chính tên của chàng nghệ sĩ tác giả José Feliciano. Mọi việc sáng tác, thiết kế, ghi âm đã gần hoàn tất thì nhà sản xuất Rick Jarrard nêu ý kiến rằng José nên có một ca khúc Giáng sinh mới hoàn toàn, hát tiếng Tây Ban Nha để thêm lực hút cho album.

    Suy nghĩ mãi không ra ý, một buổi chiều gần đến thời hạn phải kết thúc dự án, José cảm thấy nhớ thời mình còn là chú nhóc con nhà nghèo sống ở Puerto Rico rồi lại là những ngày nghèo túng khác ở New York. Nhớ âm thanh cuộc sống là chính, vì anh nào có thấy chi đâu.

    José Monserrate Feliciano Garcia chào đời ngày 10 Tháng Chín 1945 tại Lares, Puerto Rico, con trai thứ tư trong gia đình có đến 10 người con trai. José sinh ra đã bị mù. Bù lại, thính giác của anh phát triển hơn mức bình thường nên khi ba tuổi đã biết gõ nhịp trên lon thiếc khi nghe chú của mình khảy đàn cuatro (đàn giây, nhỏ hơn guitar bình thường).

    Theo bố mẹ và các anh, em trai qua Mỹ định cư khi năm tuổi, chú nhóc José không cảm thấy lạc lõng nhiều lắm nhờ gia đình có thuê căn hộ trong khu Spanish Harlem ở New York City. Tự mày mò tập chơi accordion khi lên bảy, có cây guitar đầu đời khi lên chín, mỗi ngày tập chơi 14 tiếng và để rồi cũng năm chín tuổi ấy đã lần đầu xuất hiện trước công chúng, trong nhà hát Teatro Puerto Rico, khu phố Bronx.

    Đó là những năm 1950 khi mà nhạc rock đang trỗi dậy nhưng jazz vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm trong cuộc sống người dân Mỹ. José thích nghe cả Ray Charles lẫn Sam Cooke. Nhưng ở nhà trường thì anh học guitar classic. Năm 17 tuổi, José nghỉ học, đi làm để phụ bố mẹ nuôi các em.

    Đàn hát bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha ở ven đường lẫn trong các quán rượu ở khu Greenwich Village rồi chìa cái nón ra để ai muốn cho bao nhiều thì cho. Vậy mà từng bước, anh trở thành nghệ sĩ có danh thơm biểu diễn các loại nhạc Latin, jazz, pop, rock. Và rồi José đã có những lúc đồng sáng tác và biểu diễn cùng những siêu sao như Johnny Cash, Jimi Hendrix, Diana Ross, Quincy Jones…

    Và cảm hứng đã đến, ca khúc Feliz Navidad ra đời, trở thành một trong những “bài tủ” nổi tiếng nhất của José Feliciano cùng với những bài do anh cover của các nghệ sĩ/ban nhạc khác (điển hình thành công nhất là Light my fire của nhóm The Doors và California Dreamin’; Che Sera…). Lời ca ngắn gọn bằng hai thứ tiếng Anh và Tây Ban Nha, dễ hiểu, gợi lên những hình ảnh vui tươi, lạc quan trong bối cảnh Giáng sinh và năm mới, bám vào lòng người nghe và cứ ở lại trong đó mỗi khi mùa Giáng sinh về.

    Từ đầu thập niên 1970 đến nay, Feliz Navidad đã được ghi âm bởi vô số nam nữ nghệ sĩ tài hoa, riêng bài do chính José Feliciano trình bày thì được yêu thích và yêu cầu streaming, download nhiều nhất. ASCAP công nhận Feliz Navidad là một trong 25 ca khúc Giáng sinh được nghe nhiều nhất mọi thời trên thế giới. Năm 2020, kỷ niệm 50 năm bài này ra đời, người ta tổng kết rằng nó đã được trình bày ở gần 90 nước, từ Argentina, Ấn Độ, Canada, Israel, Na Uy, Nam Phi, New Zealand đến Nhật… Và nó cũng được khắc ghi vào Grammy Hall of Fame.

    Tháng Mười Một 2021, José Feliciano tung album Behind This Guitar để kỷ niệm 50 năm phát hành Feliz Navidad, rồi tiếp thêm album Behind this guitar deluxe với bản ghi âm Feliz Navidad đặc biệt, quy tụ tiếng đàn tiếng hát của 30 nghệ sĩ đến từ khắp thế giới, từ Lin-Manuel Miranda đến anh em nhà Jonas Brothers. Ngoài ra ông còn hát tuyệt tác Eagle when she flies với nữ hoàng nhạc country Dolly Parton!

    ——————————————————————–

    Feliz Navidad, Feliz Navidad. Feliz Navidad, prospero ano y felicidad

    I want to wish you a Merry Christmas, I want to wish you a Merry Christmas

    I want to wish you a Merry Christmas from the bottom of my heart….

    Thánh ca là nhạc hát trong nhà thờ; tình ca là nhạc có tình yêu, thường là tình yêu nam nữ. Có một loại nhạc Giáng Sinh nói về Giáng Sinh chỉ trong khía cạnh văn hóa thuần túy, không sâu vào tâm linh như thánh ca. Đây là loại nhạc Giáng Sinh thế tục, ta có thể gọi như thế, hay ta tạm gọi là dân ca, một loại nhạc truyền thống dân tộc, không tôn giáo, về Giáng Sinh.

    Hôm nay chúng ta nghe qua các dân ca Giáng Sinh quốc tế rất phổ thông, và chúng ta đều đã nghe trước đây, vì chúng quá phổ thông tại mọi nơi trên thế giới. Các video clips dưới đây đều có lời nhạc tiếng Anh để các bạn tiện theo dõi và hát theo. Trước mối bài hát chúng ta sẽ có một giới thiệu ngắn cho bài.

    Và chúng ta có các bài sau đây:

    1. Deck The Halls

    2. Carol of the Bells

    3. It’s the Most Wonderdful Time of the Year

    4. Let It Snow

    5. The Little Drummer Boy

    6. O Christmas Tree

    7. The Most Wonderful Day of the Year

    8. We Need A Little Christmas

    9. Rudolph the Red-Nosed Reindeer

    10. Jingel Bells

    11. Jengel Bell Rock

    12. Santa Claus Is Coming To Town

    13. We Wish You A Merry Christmas

    14. 12 Days Of Christmas

    15. Rockin’ Around The Christmas Tree

    16. Feliz Navidad

    Mời các bạn !

    1. Deck the halls

    “Deck the Halls” (đầu đề nguyên thủy là “Deck the Hall”) là một bài hát Giáng Sinh / Năm Mới truyền thống của dân Welsh, ở vùng Wales, là một nước thuộc, Liên Hiệp Hoàng Gia Anh (United Kingdom of England) ở phía tây nước Anh. Điệp khúc fa-la-la có lẽ vao thời nguyên thủy là nhạc mở đầu của đàn harp. Bản nhạc này có từ thời thế kỷ 16, và là một phần của một bản nhạc mùa đông, Nos Galan.

    Điệp khúc Fa-la-la có từ một bản nhạc luân vũ thời trung cổ và dùng trong bài Nos Galan. Các phần còn lại của lời nhạc là đo người Mỹ sáng tác khoảng đầu thê kỷ 19.

    2. Carol of the Bells

    “Carol of the Bells” là bài nhạc Giáng Sinh do nhà soan nhạc người Ukraine tên Mykola Leontovych soạn nhạc, với lời nhạc tiếng Anh do Peter J. Wilhousky viết sau đó. Ngoài tên Carol of the Bells, bản nhạc này còn được biết đến trong thế giới tiếng Anh với tên “Ukrainian Bell Carol”. Âm diệu của bản nhạc là một âm điệu Ukraine gọi là “Shchedryk”, với các nhóm 4 bốn gọi là “ostinato motif” rất được ưa chuộng và làm bản nhạc rất nổi tiếng trong thế giới tiếng Anh.

    3. It’s the Most Wonderful Time of The Year – Andy Williams

    “It’s the Most Wonderful Time of the Year” được viết năm 1963 bởi Edward Pola và George Wyle, được thu âm năm đó và làm nổi tiếng bởi Andy Williams trong album Giáng Sinh tên “The Andy Williams Christmas Album”.

    4. Let It Snow – Dean Martin

    “Let It Snow! Let It Snow! Let It Snow!”, còn có tên “Let It Snow”, là bài hát do Sammy Cahn viết lời và nhạc sĩ Jule Styne viết nhạc năm 1945. Bản nhạc được viết vào tháng 7 năm 1945 trong thời gian trời nóng kỷ lục ở California! Được ghi âm lần đầu bởi Vaughn Monroe, bản nhạc trở thành nổi tiếng, lên đến số 1 trên bảng âm nhạc Billboard. Và mặc dù được xem là nhạc Giáng Sinh, nhưng từ Giáng Sinh không hề có trong bài.

    5. The Little Drummer Boy

    “The Little Drummer Boy,” có tên nguyên thủy là “Carol of the Drum,” do nữ nhạc giá cổ điển người Mỹ tên Katherine Kennicott Davis viết năm 1941. Đến năm 1955 bài hát được Trapp Family Singers thu âm và năm 1958 được ban hợp xướng Harry Simeone Chorale thu âm và làm nổi tiếng từ đó.

    Lời nhạc là lời kể chuyện của một câu bé nghèo kể lại chuyện cậu được Ba Vua gọi đến máng cỏ của Thánh Gia, và vì không có quà cho Chúa Hài Đồng, cậu bé đánh trống với sự đồng ý của Mẹ Maria, “Tôi chơi thật tốt cho Chúa” và “Chúa mỉm cười với tôi”.

    6. O Christmas Tree

    “O Tannenbaum” trong tiếng Đức và “O Christmas Tree” trong tiếng Anh là bài hát Giáng Sinh của Đức.

    A Tannenbaum là một loài thông ở Đức, thường gợi hứng cho các nhạc sĩ Đức soạn nhạc về “Tannenbaum”. Bản Tannenbaum đầu tiên có lẽ viết từ thế kỷ 15. Bài Tannenbaum nổi tiếng nhất là bài viết lời năm 1824 bởi nhạc sĩ organ Leipzig và nhà soạn nhạc Ernst Anschütz. Nhạc là nhạc của một bài dân ca cổ tên (Lauriger Horatius).

    7. The Most Wonderful Day of The Year

    “The Most Wonderful Day of The Year” do Johnny Marks viết năm 1964. Johnny Marks là nhạc sĩ chuyên viết nhạc Giáng Sinh và có một số bài nổi tiếng khắp thế giới như “Rudolph, the Red-Nosed Reindeer,” viết nhac với lời là một bài thơ do người anh rể viết.

    8. We Need A Little Christmas

    “We Need a Little Christmas” là môt bản nhạc Giáng Sinh trong nhạc kịch Broadway của Jerry Herman tên Mame, hát lần đầu tiên bởi Angela Lansbury trong nhạc kịch đó năm 1966.

    Trong nhạc kicnh, Mame hát bản nhạc này sau khi cô bị mất hết tài sản vì thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1929, và Mame quyết định là cô, cậu cháu trai Patrick, và hai người làm trong nhà “cần một chút Giáng Sinh” cho vui một chút.

    9. Rudolph the Red Nosed Reindeer

    “Rudolph the Red-nosed Reindeer” laf một chú nai tưởng tượng với đầu mũi đỏ chói. Là chú nai thứ chín của Ông Già Noel, dẫn đầu đoàn nai kéo xe của Ông Già Noel. Vì thế cậu còn có tên “Nai Thứ Chín Của Ông Noel”. Chính đầu mũi sáng chói của Rudolph soi sáng đường đi cho đoàn nai kéo xe đưa Ông Già Noel đi trong đêm.

    Rudolph xuất hiện lần đầu tiên trong tập sách mỏng của Robert L. May năm 1939 do công ty Montgomery Ward phát hành. Bản nhạc Rudoff the Red-nosed Reindeer do Johnny Marks viết năm 1964.

    10. Jingle Bells

    “Jingle Bells” là một trong những bản nhạc Giáng Sinh được hát nhiều nhất trong thế giới tiếng Anh. Bản nhạc được James Lord Pierpont (1822–1893) viết năm 1857 và phát hành với tên “One Horse Open Sleigh”.

    11. Jingel Bell Rock

    “Jingle Bell Rock” do Joseph Carleton Beal (1900–1967) và James Ross Boothe (1917–1976) viết. Beal là một người làm nghề Pulbic relations ở New Jersey và Boothe là một nhà văn ở tiểu bang Texas. Bản nhạc được Bobby Helms ghi âm và làm nổi tiếng năm 1957.

    12. Santa Claus Is Coming To Town

    “Santa Claus is Coming to Town” do John Frederick Coots và Haven Gillespie viết, và hát lần đầu tiên bởi Eddie Cantor trên radio tháng November 1934. Bản nhạc thành công tức thì với 100 nghin tờ nhạc bán ngày hôm sau và hơn 400 nghìn bản bán trong dịp Giáng Sinh.

    13. We wish you a Merry Christmas

    “We Wish You a Merry Christmas” là một bài hát Giáng Sinh của Anh từ vùng miền tây nước Anh thế kỷ 16. Vào thời đó những người giàu có truyền thống phát kẹo, nhất là kẹo Sôcola, cho những đoàn hát nhạc Giáng Sinh trên đường phố. Đây là một trong ít bản nhạc Giáng Sinh có nhắc đến Năm Mới trong đó.

    14. 12 Days of Christmas

    “The Twelve Days of Christmas” là 12 ngày lễ hội bắt đầu từ ngày 25 tháng 12 đến ngày 5 tháng 1. 12 ngày này có tên là Christmastide hay Twelvetide. Ngày 6 tháng 1, là ngày Lễ Ba Vua, chứng tỏ qiuyeen lực của Giêsu là Con Thượng Đế đối với Ba Vua đến từ phương Đông.

    “The Twelve Days of Christmas” là bài hát Giáng Sinh kể hàng loạt quà tặng quý tặng nhau trong 12 ngày đó. Dù là phát hành lần đầu tiên ở Anh năm 1780, có bằng chứng cho rằng bài nhạc có nguồn gốc từ Pháp trước đó.

    15. Rockin’ Around The Christmas Tree

    “Rockin’ Around the Christmas Tree” do nhạc sĩ nhạc Giáng Sinh Johnny Marks viết và ca sĩ Brenda Lee ghi ăm 1958, nhưng phải đến 1960 khi Brenda Lee nổi tiếng bản nhạc mới nổi tiếng theo.

    16. Feliz Navidad

    “Feliz Navidad” là bài nhạc Giáng Sinh / Năm Mới do ca nhạc sĩ người Puerto Ric0 tên José Feliciano viết năm 1970. Với điệp khúc Tây Ban Nha giản dị, câu chào Giáng Sinh và Năm Mới truyền thống–“Feliz Navidad, próspero año y felicidad” hay “Merry Christmas, and a happy New Year”–và câu tiếng Anh đơn giản–“I wanna wish you a Merry Christmas from the bottom of my hear–bài nhạc nhanh chóng trở thành bản nhạc Giáng Sinh kinh điển trong thế giới tiếng Anh.

    Vương Trùng Dương.

    ——————————————————————————————————————————————————————-

    Xmas Song: ‘Feliz Navidad’

    José Feliciano‘s “Feliz Navidad,” originally released in 1970, celebrates the most wonderful time of the year in both English and Spanish. The repeating chorus, “Feliz Navidad / Próspero año y felicidad,” means “Merry Christmas, a prosperous year and happiness.”

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Próspero año y felicidad

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Próspero año y felicidad

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    From the bottom of my heart

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    From the bottom of my heart

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Próspero año y felicidad

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Próspero año y felicidad

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    From the bottom of my heart

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    From the bottom of my heart

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Próspero año y felicidad

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Feliz Navidad

    Próspero año y felicidad

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    From the bottom of my heart

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    I wanna wish you a Merry Christmas

    From the bottom of my heart…. 

    VIỆT HẢI

  • Trần Huy Bích,  Văn Thơ

    NVNT & TTG GIỚI THIỆU TRANG BLOGSPOT.COM CỦA GS TRẦN HUY BÍCH

    tranhuybich.blogspot.com

    NV KG Vương Trùng Dương đã nhận xét:

    Giáo Sư Trần Huy Bích được mời làm diễn giả trong nhiều lần ra mắt sách của các nhà văn, nhà thơ tại cộng đồng người Việt hải ngoại, nhưng có rất nhiều bài viết trên trang tranhuybich.blogspot.com của ông không thấy phổ biến trên internet hay facebook.

    Ngày 19 tháng 12, 2023, Khánh Lan nhận được email của Giáo Sư Trần Huy Bích và khi duyệt qua những bài viết của ông, Khánh Lan ghi nhận: Đây là những bài viết hay, có giá trị văn học, nên xin được ghi nhận vào trang nhà của Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian. Khánh Lan xin cám ơn GS Trần Huy Bích đã chia sẻ với thế hệ trẻ của chúng em về những bài nhận xét văn học qua các tác phẩm của những nhà văn tiền bối. Kính mời Quý Giáo Sư, Quý Văn Thi Sĩ và Quý anh chị em vào xem.

    1) Còn 4 bài được xếp dưới mục “Với bạn văn,” trong đó có:

      –Giới thiệu cuốn “Ở cuối hai con đường” của nhà văn Phạm Tín An Ninh, năm 2008.

      –Giới thiệu cuốn “Tản mạn về ca dao lịch sử” của nhà giáo Đào Đức Nhuận, năm 2017:

    TRẦN HUY BÍCH: Với bạn văn (tranhuybich.blogspot.com)

    2) Còn 3 bài được xếp dưới đề mục “Với niên trưởng,” trong đó có:

      –Giới thiệu cuốn “Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm” của Gs Nguyễn Thanh Liêm, năm 2015

      –Giới thiệu cuốn “Thiên chức của nhà giáo” của Gs Nguyễn Xuân Vinh, năm 2017

    TRẦN HUY BÍCH: Với niên trưởng (tranhuybich.blogspot.com)

    3) Có hai bài với đường dẫn độc lâp trong blogspot:

    –Giới thiệu cuốn “Con trâu rừng cuối cùng trên đảo [Phú Quốc]” của Nguyễn Công Khanh, năm 2017:

    TRẦN HUY BÍCH: “Con trâu rừng cuối cùng trên đảo” – Một vài cảm nghĩ sau khi đọc tuyển tập bút ký của Nguyễn Công Khanh. (tranhuybich.blogspot.com)

    –Giới thiệu hai cuốn sách của nhà văn Khánh Lan, năm 2021:

    TRẦN HUY BÍCH: Giới thiệu hai cuốn” Đôi Nét Về 10 Tác Giả Âu Mỹ Cận Đại” (tranhuybich.blogspot.com)

    Tôi sẽ phải bỏ ra chút thời giờ để sắp xếp lại, ngõ hầu việc tìm bài được dễ dàng hơn.

    Nhân tiện cũng xin gửi tới anh Vương Trùng Dương và Quý Anh Chị một bài tôi mới đọc trong phần “Tưởng niệm”(trong tang lễ nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn hôm CN 17 tháng 12 vừa qua):

    TRẦN HUY BÍCH (tranhuybich.blogspot.com)

    Thân quý,

    Trần Huy Bích

  • Sinh Hoạt,  Vương Trùng Dương

    GS Trần Huy Bích, Người Nặng Tình Với Non Sông & Chữ Nghĩa

    Trưa Thứ Bảy 16/12/2023, giáo sư Trần Huy Bích thuyết trình về Bình Ngô Đại Cáo & hai bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi tại Viện Việt Học. Nguyễn Trãi là Thánh Tổ ngành Chiến Tranh Chính Trị VNCH. Trong Bình Ngô Đại Cáo có hai câu: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy chí nhân mà thay cường bạo” làm kim chỉ nam cho ngành Chiến Tranh Chính Trị.

    Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt có 6 khóa lấy tên từ Nguyễn Trãi 1 đến Nguyễn Trãi 6 (ra trường 4 khóa). Tôi xuất thân Khóa Nguyễn Trãi 1, thời gian 2 năm ở quân trường đã học về Bình Ngô Đại Cáo nhưng 57 năm sau nghe bài thuyết trình của GS Trần Huy Bích rất cặn kẽ, giải thích rõ ràng từ chữ từng câu được đối chiếu qua bản dịch của cụ Bùi Kỷ trong Quốc Văn Cụ Thể, cụ Ngô Tất Tố và đối chiếu với nhiều tư liệu qua sách, báo.

    Bình Ngô Đại Cáo được coi là áng văn hùng hồn trong lịch sử dân tộc khi quân nhà Minh xâm lăng, cai trị rất tàn bạo (1414-1427). Lê Lợi thắng quân Minh, sai quân sư Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo lưu lại hậu thế.

    Với tấm lòng của giáo sư với bậc tiền nhân, nay viết vài dòng về ông.

    Trước đây, trong vài bài viết liên quan đến văn học, trong tài liệu sưu tầm, tôi đã dựa vào số bài viết của GS Trần Huy Bích để xác minh vì sự thận trọng trong công trình biên khảo của ông, ngay cả chữ nghĩa.

    GS Trần Huy Bích sinh năm 1936 tại Nam Định. Hồi còn ở vùng VM trong những năm chiến tranh VM – Pháp, ông học năm đầu bậc trung học ở trường Trung Học Nguyễn Biểu thuộc tỉnh Hà Nam niên khóa 1948-49. Sau đó, theo học trường Trung Học Nguyễn Khuyến ở thành phố Nam Định từ năm 1951 đến 1954, từ Đệ Lục đến hết Đệ Tứ, rồi thi Trung Học Đệ Nhị Cấp cuối tháng 5 năm 1954.

    Đó là hậu thân của trường Thành Chung Nam Định. Tên “Trường Nguyễn Khuyến” có từ năm 1945, dưới thời Thủ Tướng Trần Trọng Kim và Bộ Trưởng Giáo Dục Hoàng Xuân Hãn, những vị đã đổi tên “Trường Bảo Hộ” (còn gọi là Trường Bưởi) ở Hà Nội thành “Trường Chu Văn An”

    Năm 1954, ông di cư vào Sài Gòn, theo học Ban Văn Chương (Ban C) ở Trường Trung Học Chu Văn An (cùng với Song Thao Tạ Trung Sơn, Nguyễn Văn Canh, Trần Như Tráng, Phạm Văn Quảng, Nguyễn Duy Diệm, Bùi Quyền, Trần Minh Công, Phạm Công Bạch…), học trò nhà thơ Vũ Hoàng Chương nên viết nhiều bài về vị thầy với cả tấm lòng tri ân. Vào Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, đỗ cử nhân văn chương Việt Hán, dạy học từ cuối thập niên 1950s.

    Sau khi động viên vào Trường Bộ Binh Thủ Đức, ông được phục vụ trong Văn Hóa Vụ Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, ông được học bổng du học Hoa Kỳ. Năm 1975, ông bị kẹt lại và tốt nghiệp cao học và tiến sĩ về Giáo Dục & Chính Trị Đối Chiếu tại University of Texas, Austin.

    Sau thời gian dạy học, ông giữ chức Phó Giám Đốc, phụ trách chương trình hướng dẫn và huấn nghiệp dành cho sinh viên ngoại quốc tại Pasadena City College, Pasadena, California, Quản Thủ thư viện trong chương trình A.S.I.A của hệ thống thư viện công cộng, California, phụ tá quản thủ thư viện, phụ trách các tài liệu về giáo dục và về Á Châu Học và Trung Hoa Học tại thư viện đại học UCLA (1989-2001) và đại học USC (2002 cho đến khi về hưu năm 2007). Nơi đây là cơ hội nghiên cứu tài liệu trên nhiều lãnh vực.

    Viện Việt Học (Institute of Vietnamese Studies) thành lập năm 2000, GS Nguyễn Đình Hòa, Viện Trưởng sáng lập mời ông gia nhập Ban Giảng Huấn của VVH và giữ nhiệm vụ Phụ Tá Viện Trưởng.

    Sau khi GS Nguyễn Đình Hòa tạ thế, GS Nguyễn Khắc Hoạch lên thay, đổi nhiệm vụ ông thành Phó Viện Trưởng phụ trách Học Vụ trong các năm 2001, 2002, và hai lần tổ chức lớp “Đại Cương Về Văn Học VN” (I và II). GS Đoàn Khoách phụ trách phần Văn Học chữ Hán, các GS Nguyễn Sỹ Tế và Lưu Trung Khảo phụ trách Văn Chương Quốc Âm qua các thời, GS Nguyễn Văn Sâm phụ trách Văn Học & Văn Chương Miền Nam, GS Trần Lam Giang phụ trách phần Văn Chương Cách Mạng. GS Trần Huy Bích phụ trách Văn Chương Bình Dân (ca dao, tục ngữ, chuyện cổ tích) và “Sơ Lược Về Văn Học VN trong thời gian đất nước chia đôi”.

    Năm 2003, ông xin GS Trần Ngọc Ninh cho được rút lui khỏi chức Phó Viện Trưởng. GS Ninh đồng ý sau khi yêu cầu, ông giới thiệu GS Phạm Lệ Hương trông coi thư viện. Tuy từ chức Phó Viện Trưởng, ông vẫn giữ vai trò giảng viên của Viện Việt Học.

    Năm 2010, vợ ông qua đời. Ông chuyển về Little Saigon, mua căn mobile home trên đường Bolsa, có dịp gặp gỡ thân hữu.

    Ngoài ra, ông tích cực hỗ trợ Ban Ðại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Miền Nam California và Hội Giáo Chức Việt Nam Nam California trong cương vị cố vấn. Mỗi tháng ông thường dành buổi chiều cuối tuần tiếp xúc những sinh viên trẻ với những câu hỏi về văn học, văn hóa Việt Nam. Ông là bậc thức giả, thông thạo nhiều ngoại ngữ nên hướng dẫn giúp cho giới trẻ Việt Nam lớn lên ở hải ngoại hiểu biết tường tận về văn học, văn hóa, lịch sử và nền giáo dục VNCH.

    Ông và giáo sư Dương Ngọc Sum cùng tham gia trong nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian, chênh lệch tuổi tác, thế hệ học trò… thể hiện sự hòa đồng với nhau.

    Trước đây tôi nhận được cuốn Lược Sử Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam của Tổng Hội SVSQ Trường VBQG do Trung Tá Vũ Mạnh Hùng (Khóa 13 và đơn vị trưởng của tôi) ở Oregon gửi tặng. Tháng Sáu năm 2023 tại Viện Việt Học giới thiệu cuốn lược sử mới nầy, trải qua một thời phục vụ trong quân ngũ nên ông tham gia trong Ban Hiệu Đính (GS Tôn Thất Dziên, Khóa 10 và Trưởng Ban Văn Hóa Vụ) góp phần biên soạn. Với tôi, là người lính với 16 năm thực hiện nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hòa, rất quý ông (không để ý đến sự tranh chấp) mà nặng tình vào công việc nầy với quân trường đã phục vụ. Theo ông: “Lịch sử thường được kẻ chiến thắng viết, vì nhiều lý do trong đó có sự chủ quan, tinh thần tự tôn, tự đề cao, muốn được coi mình là người nắm giữ chính nghĩa. Sau chiến tranh, kẻ chiến thắng thường tự vơ hết những gì tốt đẹp về cho mình, và gán hết những gì xấu xa tệ hại nhất cho người thất trận”.

    Năm 2016, ông thực hiện blogspost Trần Từ Mai (bút hiệu của ông) cho đến nay đã phổ biến hơn 120 bài viết của ông và bạn văn. Hơn thập niên qua, ông là diễn giả trong những lần ra mắt sách, rất tiếc nhiều bài nầy không phổ biến trên blogspost của ông và trên internet.

    Từ Mai Trần Huy Bích là nhà giáo, nhà văn hóa qua nhiều thập kỷ, ông viết về các bậc tiền nhân văn hóa nước nhà, sưu tầm nhiều áng văn bất hủ, trong đó nhiều bài chữ Nho của các cụ Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Đặng Đức Siêu…, dịch ra Quốc Ngữ, thơ, gọn và trong sáng để lưu lại hậu thế.

    Ông là người nặng tình với nước non, bảo tồn văn hóa dân tộc, trong các khóa Huấn Luyện & Tu Nghiệp Sư Phạm tổ chức vào dịp Hè thường niên của Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California cho các thầy, cô dạy tiếng Việt ở các Trường, Trung Tâm Việt Ngữ, ông được mời thuyết trình những đề tài về văn hóa và bảo tồn tiếng Việt rất hữu ích. (Tôi cũng có thời gian mười năm làm Trưởng Khối Báo Chí trước khi ông về Little Saigon).

    Về chữ nghĩa, tài liệu, ông rất thận trọng khi đề cập, chẳng hạn bài viết về “xử dụng, sử dụng”, “dòng, giòng” ông dựa vào các nguồn từ điển, tựa đề, tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng để phân tích rõ ràng, không chỉ trích, đả kích, đúng, sai… đó là cách xử sự của bậc thức giả khi viết cũng như khi giao tiếp.

    Ông viết cho nhiều người nhưng, với tôi, ít người đáp lễ, có lẽ khi viết về ông sẽ dài một quyển sách mới trích dẫn được nội dung qua từng bài viết. Trước đây tôi có chia sẻ với giáo sư Trần Gia Phụng, mỗi lần ở Canada sang, thường ghé nhà ông, anh cũng cho biết, ông nầy khiêm tốn và quá thận trọng với chữ nghĩa nên muốn viết cũng ngại. Nếu nghĩ như vậy cũng bất công với ông, một đời tận tụy trước tác, diễn giả bao nhiêu tác phẩm khi ra mắt trong cộng đồng người Việt.

    Những người cùng tuổi với ông như nhà văn Thảo Trường (1936-2010), GS Trần Như Tảng (1936-2013 – GS Trần Như Tráng sau khi đậu PhD về Chính Trị Đối Chiếu, Phó Khoa Trưởng Phân Khoa Khoa Học Xã Hội tại Đại Học Vạn Hạnh và sau nầy dạy đại học ở Hoa Kỳ), nhà văn Nhật Tiến (1936-2020), nhà văn Nguyễn Đình Toàn (1936-11/2023) và bạn học Bùi Quyền (1937-2020) nay đã ra người thiên cổ.

    Triết gia Blaise Pascal (1623-1662) với câu nói để đời “Con người là một cây sậy, nhưng là một cây sậy có tư tưởng” với ông cũng đúng thôi. Cây sậy Trần Huy Bích vẫn còn minh mẫn đóng góp trong cuộc hành trình với chữ nghĩa, lịch sử, văn học… đáng ngưỡng mộ.

    Vương Trùng Dương, Little Saigon, December, 2023

  • Dương Viết Điền,  KÝ SỰ

    Lẩm Cẩm Hay Nghẹn Ngào?

    Như một số người mới sang đất Mỹ lần đầu, tôi cũng cảm thấy bỡ ngỡ, rụt rè trước nền văn minh tại xứ Hiệp chủng quốc này.

    Tất cả mọi sinh hoạt ở đây đã làm cho tôi cảm thấy lạ-lùng. Điều này làm cho tôi nhiều khi trở nên lẩm cẩm và nghẹn ngào khi va chạm với cuộc sống hằng ngày tại đây.

    Sau đây xin được kể một vài câu chuyện điển hình tôi đã gặp trên đất này.

    Trước nhất là chuyện gọi số 911 năm lần chỉ trong 3 năm.

    Lúc mới qua bạn bè tôi khuyên bảo rằng trong cuộc sống hằng ngày nếu gặp chuyện gì khẩn-cấp quá như đau quá nặng, bị thương nặng, gặp hỏa-hoạn vv… thì cầm điện thoại gọi 3 con số 911.

    Sáng hôm ấy, không hiểu sao tôi cảm thấy đau bụng một cách kỳ lạ. Mặt mày tự nhiên tái mét, mồ-hôi ra như tắm. Tôi ôm bụng kêu la thảm thiết. Đang nằm trên giường tôi bỗng té xuống sàn nhà. Lúc bấy giờ cả nhà đều đi vắng. Đang cơn đau, vừa bấm số 911 vừa trả lời những câu hỏi của nhân viên hữu trách ở đầu dây, giọng tôi bị lạc hẳn nói không được rõ ràng.

    Khoảng năm phút sau tôi nghe tiếng xe cứu thương hụ còi đổ ngay trước nhà. Vì đau quá đi không được nên tôi phải bò xuống cầu thang (vì đang ở trên “gác trọ về khuya cơn gió lùa”) Cuối cùng các nhân-viên lái xe cứu thương dìu tôi lên xe chở tới bệnh-viện. Lúc bấy giờ là năm 1991. Đó là lần thứ nhất tôi gọi 911.

    Trong thời gian đầu lúc mới sang xứ cờ hoa này, người bảo trợ tôi đang hành-nghề cắt cỏ. Thế là tôi”tấp-tểnh người làm tớ cũng làm”. Vào một buổi sáng trời xanh mây trắng nắng hồng, người bảo trợ bảo tôi đi rải giấy quảng-cáo cắt cỏ.

    Tôi ôm một mớ “truyền đơn” quảng-cáo cắt cỏ leo lên chiếc xe Mustang màu đen đời 75 mới mua lại 100 dollars để đi rải giấy. Sau khi đậu xe tại một ngã tư, tôi bắt đầu đi bộ để rải. Sau khi rải xong (khoảng 2 tiếng đồng hồ) tôi trở lại ngã tư đậu xe hồi nãy để lái xe về. Nhưng khi vừa đến nơi thì hỡi ôi! Xe không cánh mà bay!

    Tôi chạy qua chạy lại, chạy tới chạy lui, nhìn quanh nhìn quất, vẫn không thấy chiếc xe Mustang đâu cả. Trời ơi! mới qua Mỹ được một chiếc xe mà kẻ gian đã ăn cắp thì lấy gì mà đi làm đây. Vì nghĩ rằng chắc kẻ gian vừa mới lái xe di thôi nên phải báo-cáo cho cảnh sát gấp may ra cảnh sát kịp thời chận bắt chúng ở dọc đường; Thế là tôi bay ra ngoài đường, tới chỗ có máy điện thoại công cộng, bỏ 25 cent vào, bấm ngay số 911 và báo-cáo cho giới hữu-trách đầu giây biết rõ tự-sự sau khi tôi đã khai rõ tên tuổi, số xe vv…

    Gác điện-thoại lên, tôi liền ngồi phịch xuống đường để nghỉ vì nãy giờ đi bộ rải giấy quá lâu nên mỏi chân quá. Khoảng 5 phút sau, tôi đứng dậy đến chỗ ngã tư kia tìm lại xe vì tiếc của. Rồi vừa giận vừa tiếc, tôi đi vòng vòng quanh mấy ngã tư gần đấy xem kẻ gian có lái xe đậu quanh đâu đấy không! Bỗng cách đó một ngã tư, tôi thấy xe ai giống xe tôi quá. Nhanh như chớp tôi lao mình tới chỗ chiếc xe đang đậu. Khi đến nơi, tôi thấy đích thị là “Người tình có chân-dung” Mustang màu đen của tôi rồi! Oh my God! (lúc đó tôi chưa quen miệng nói mấy chữ này nhưng viết lỡ vào đây rồi viết luôn).

    Chợt một ý-nghĩ lóe lên trong đầu tôi: mình đậu xe ở ngã tư này, lại đi tìm ở ngã tư khác thật là lẩm-cẩm. Vậy mà cứ nghĩ là thằng cha hay con mẹ nào đã ăn cắp lái đi rồi! Sau đó tôi nghĩ rằng mình phải báo lại cho cảnh sát biết chứ nếu người ta đang đi tìm “học xì-dầu” trong khi mình leo lên xe lái về nhà, dọc đường gặp họ chận lại hỏi thì bỏ tiếp 25 cent vào máy rồi bấm 911. Tiếp theo đó, tôi trình bày cho giới hữu-trách đầu giây điện-thoại biết rằng tôi đã tìm ra chiếc xe của tôi đậu cách chỗ cũ vài “Block” vv…

    Thế là tôi đã gọi 911 ba lần.

    Tiếp theo là vụ ăn thịt gà nguội của anh vợ tôi. Không hiểu sao chiều hôm ấy sau khi ăn cơm với thịt gà (chưa hâm lại) xong, anh vợ tôi đau bụng dữ dội rồi đi cầu nhiều lần. Anh ta điện-thoại cho tôi lên chở anh ta đi bác sĩ gấp (vì người con trai mới qua chưa biết lái xe).

    Khi vừa vào nhà anh tôi, tôi thấy mặt anh ta xanh như tàu lá chuối! Tôi liền chở anh ta đến phòng mạch bác-sĩ ở Resida. Nhưng khi vừa đến ngã tư đường Vanowen& Sherman Wat, mặt anh ta bỗng tái đi không còn một giọt máu làm tôi sợ quá. Thều thào qua hơi thở, anh ta run rẩy mấy lời như mới gặp người yêu lần đầu không nói được:…gọ…gọ…gọi chín một một …đi. Anh…thấy tro…trong người sao mệt quá…!”

    Thất kinh, tôi liền cho xe vào đậu ở trạm xăng gần đấy, bay đến ổ điện-thoại ở trạm xăng bấm ngay 911 rồi trình cho giới hữu-trách biết rõ tự-sự. Năm phút sau, một chiếc xe ambulance và hai chiếc xe chữa lửa hụ còi inh ỏi chạy đến ngã tư tôi đang đậu xe rồi dừng lại.

    Sau khi bắt mạch và đo nhiệt độ cho anh tôi xong và cũng sau khi xem bảo-hiểm Medical của anh ta (loại bảo-hiểm welfare của anh em HO đó mà), ông “bác sĩ” bảo tôi chở anh tôi đến bệnh viện gần đấy vì bệnh tình không trầm trọng lắm! Tôi rất ngạc-nhiên vì anh tôi đang nằm ngoẻo cổ sang một bên và mặt mày không còn một giọt máu. OH my god! (lúc này tôi hay quen miệng nói Oh my God!).

    Cuối cùng tôi đành phải tốc thắng chở anh tôi đến bác sĩ gia đình Resida ngay vì gần hơn bệnh viện. Thế là tôi đã gọi 911 lần thứ tư!

    Lần thứ năm và cũng là lần cuối cùng (không biết còn lần nào nữa không) tôi gọi 911 (không biết bị gọi hay được gọi) là thời gian tôi đang ở apartment tại đường Gilmore St tỉnh Van Nuys. Chiều hôm ấy, bỗng dưng hệ thống báo động khói trong phòng tôi rú lên mặc dầu lúc bấy giờ chẳng có ai nấu nướng gì cả.

    Nhìn ra cửa sổ tôi thấy cũng chẳng có khói ở đâu từ ngoài bay vào. Thế mà hệ thống báo động khói vẫn kêu la inh-ỏi. Tôi liền qua báo cho Manager của apartment biết. Manager là một thiếu phụ Mễ có chồng hai con ở cách tôi 2 phòng. Sau khi qua phòng tôi quan-sát và nghe ngóng “địch-tình”, người đẹp “Mexicana” liều ủy thác cho tôi gọi 911.

    Sở dĩ cô ta không gọi 911 vì cô ta nói tiếng Mỹ giống như người Rhadê ở cao nguyên trung phần nước ta nói tiếng Việt vậy, sợ giới hữu trách không hiểu. Thế là tôi từ từ bấm 911 lần thứ năm trong vòng 3 năm trên máy điện thoại cầm tay người đẹp mới trao cho tôi.

    Vài phút sau, một chiếc xe ambulance và hai xe cứu hỏa hụ còi inh ỏi đậu ngay trước apartment tôi ở. Nhân viên cứu hỏa lật đật chạy vào phòng tôi. Họ nhìn quanh nhìn quất trong phòng chẳng thấy khói đâu cả, họ mở cửa chứa bình đựng gas cũng chẳng thấy gì. Sau đó một nhân viên cứu hỏa với tay mở cái nắp tròn của hệ thống báo động khói gắn trên trần nhà xuống. Thế là tiếng kêu inh ỏi ngưng bặt. Oh my God! Biết thế tôi đưa tay mở cái nắp ấy ra từ lâu, làm gì phải gọi Cẩu dzách dzách à quên 911, làm rùm beng như thế này.

    Thế là trong ba năm, tôi gọi 911 năm lần, trong lúc có nhiều người ở Mỹ 25 năm chưa gọi 911 lần nào cả.

    Oh my God!

    Bây giờ tôi hay nói Oh my God! vì thói quen “hay nói” . Tuy nhiên tôi nghĩ mình không phải tín đồ của thiên chúa giáo mà hay nói Oh my God! thì kỳ quá. Đáng lẽ mình theo đạo nào thì nói theo đạo đó mới đúng. Tôi theo đạo Khổng-Tử, vậy tôi phải sửa lại thay vì Oh my God! tôi phải nói là Oh my Khổng!

    Tiếp theo, tôi xin được phép kể câu chuyện thứ 2. Đó là vụ bị xe tông.

    Chiều hôm ấy đặc-biệt là một buổi chiều cũng có trời xanh mây trắng nắng hồng giống như ngày tôi đi rải giấy quảng cáo cắt cỏ vậy, tôi cùng với “người tình có chân dung” Mustang 75 “bị mất cắp” trước đó, đang chạy phom phom trên đại lộ Sherman way tiến về thị trấn Reseda để vào tiệm kính Viễn Đông lấy cặp kính về cho “con đầm già” (Danh từ anh em ở trong trại cải-tạo gọi để chỉ các bà vợ của mình vì một nắng hai sương bán buôn cực khổ nuôi con nuôi chồng, đợi chờ mòn mỏi nên các bà bị tháng năm làm cho già hết rồi).

    Khi vừa đến ngã tư Sherman Way và Louis, bỗng đâu người tình Mustang 75 của tôi trở chứng, rồi làm nũng. Không biết vì trục-trặc-kỹ-thuật gì trong lục phủ ngũ tạng mà nàng chạy tiếp. Bỗng nhìn kính chiếu hậu tôi thấy có một chiếc xe đang chạy thật nhanh về phía tôi. Chiếc xe bay tới ào ào như vũ bão. Tốc-độ của nó 45, 50 miles là ít. Nhìn kính chiếu hậu, thấy xe vẫn lao tới vùn-vụt, tôi thầm kêu trời ơi! Sao gần tới xe mình rồi mà nó không chậm lại. Thế rồi tôi nghe một tiếng rầm! Xe tôi đang chạy chầm-chậm bỗng nhiên bay tới phía trước khoảng 6 mét rồi rơi xuống nghe một tiếng rầm! Tôi gục đầu vào vô-lăng bất tỉnh.

    Khoảng 15 giây sau tôi tỉnh dậy liền mở dây seat belt ra, vặn trái cửa rồi bước ra khỏi xe. Một cảnh tượng “hoang-tàn đổ nát” hiện ra trước mắt tôi: “người tình” Mustang của tôi đầu quay về phía lề đường, đèn emergency vẫn còn nhấp-nháy nhưng cặp kính đèn đã vỡ nát, cửa bên phải nàng bị bể kính hết và bị lỏm vào trong không mở ra được, phía sau nàng dẹp lép như cái bánh tráng vì bị tông quá mạnh, cửa kính sau bị vỡ nát vụn, bình xăng bị bể nên xăng chảy ra tràn cả mặt đường.

    Tiến tới chiếc xe tông vào tôi, tôi thấy một thiếu nữ da trắng (nhưng có lẽ người Mễ thì đúng hơn là Mỹ, tôi đoán vậy) ngồi khóc hu-hu trong xe một mình, áo quần con nít đâu trong xe tung lên bừa bãi. Đầu xe của cô ta cũng bẹp dí như cái bánh tráng.

    Nhìn cô ta tôi nói:

    “Cô đi đâu mà lái xe nhanh như vậy há, há””

    Cô ta vừa khóc vừa trả lời:

    “Ông đi đâu mà lái xe chậm thế””

    Tôi nói lại:

    “Tôi đã bật đèn emergency rồi cô không thấy sao há, há””

    Nghe tôi nói vậy không biết sao cô ta không nói gì nữa, chỉ bước xuống xe tới lề đường ngồi phịch xuống khóc tiếp. Có lẽ vừa hư xe vừa chạy ẩu tông xe tôi nên cô ta sợ chăng”

    Có lẽ cư dân quanh đấy thấy tai nạn xảy ra có vẻ ghê gớm quá đã gọi điện thoại cho cảnh sát biết nên khoảng 7 phút sau tôi thấy xe cảnh sát đến . Sau khi làm thủ tục biên bản xong, cảnh sát bảo chúng tôi ký vào tờ biên bản của họ. Sau đó, họ bảo chúng tôi phải làm thế nào để “Tow” hai chiếc xe vất vào “bãi tha ma” gấp, nếu không sẽ còn cản trở sự lưu thông xe cộ.

    Tôi đang loay hoay chưa biết tính sao thì cảnh sát gọi điện thoại cho xe cần trục ở công ty nào đó đến kéo xe tôi rồi trao cho tôi một cái card và bảo rằng xe cần trục của công ty trong card này sẽ đến đây “tow” xe của tôi đi. Tôi nói với cảnh-sát:

    “Thế thì ai bồi thường chiếc xe hư của tôi đây” Chính người lái chiếc xe tông vào xe tôi có lỗi vì cô ta lái xe quá nhanh lúc đang chạy trong thành phố.”

    Viên Cảnh-sát trả lời:

    “Anh thuê luật-sư kiện cô ta ra tòa.”

    Trả lời xong cảnh sát leo lên xe lái đi mất dạng.

    Tôi hỏi là hỏi vậy thôi chứ lúc đó tôi và cô kia cả hai đều không ai có bảo hiểm cả và đã khai với cảnh sát lúc họ làm biên bản rồi. Khoảng 10 phút sau, một chiếc xe cần trục đến câu “người tình” Mustang 75 của tôi đi vất vào nghĩa địa xe hơi.

    Sau khi đứng nghiêm chỉnh để tiễn đưa nàng về dưới suối vàng an nghỉ nghìn năm, lòng tôi buồn vời vợi vì kể từ nay, “nghìn trùng xa cách người đã đi rồi, còn gì đâu nữa mà khóc với cười”!

    Vài ngày sau, tôi nhận được một cái “citation” phải ra tòa trình diện để nộp tiền phạt $170 dollars vì không có bảo hiểm. Tiếp theo đó, tôi phải ra DMV để làm việc thiện bất đắc dĩ tặng cho DMV $250 dollars để xin lại bằng lái xe nếu không sẽ bị cúp bằng một nghìn năm!

    Trong thời gian này, tôi nhận được một phần thưởng của DMV trao tặng: treo bằng 3 năm, riêng năm đầu chỉ được phép lái xe độc đạo từ nhà đến hãng và từ hãng đến nhà, nếu đi lộn đường cảnh-sát bắt được thì đừng có kêu trời ơi! đất hỡi! Tiếp nữa, tôi nhận được một cái Bill phải trả cho công ty “Tow” đã ân-ái mua một bó hoa vĩ-đại $70 (tiền “Tow” xe) để tiễn đưa người tình Mustang 75 của tôi ra nghĩa-địa an giấc ngàn thu! Tổng-cộng tất cả phí tổn từ tiền thuốc men chạy chữa, tiền cúng điếu hoa lá cành, tiền mua đất ở nghĩa địa, tiền chôn cất v.v… Cho người tình có chân dung MUSTANG đời 75 vị chi là $490 dollars.

    Không biết tình trạng cô da trắng kia như thế nào, chắc cũng giống tôi thôi vì không có bảo-hiểm, Lúc bấy giờ là 1994, hàng triệu người lái xe không có bảo hiểm. Chứ bây giờ theo luật mới, lái xe không có bảo hiểm bị phạt nặng hơn nhiều. Rút kinh nghiệm, khi cả hai bên không có bảo hiểm, nên thông cảm mà tha cho nhau, rồi mạnh ai nấy chuồn.

    Cả hai bên vừa chạy trốn vừa ngâm hai câu thơ sau đây thì tuyệt diệu:

    “Liệu mà cao chạy xa bay

    Ái ân ta có ngần này mà thôi!”

    Chứ để cảnh sát tới nơi làm biên bản thì cả hai bên sẽ tan thành mây khói. May sao trong tai nạn này, tôi hoàn toàn vô sự có lẽ nhờ mang nịt an toàn nên “Con đầm già” cũng yên tâm.

    Tức quá, cơn giận Trương Phi nổi lên đùng đùng, tôi lấy tờ report của cảnh sát ra tìm số điện thoại của cô lái chiếc xe tông tôi rồi gọi cô ta ngay. Sau khi có tiếng trả lời đầu dây điện thoại, tôi nói ngay:

    “Tôi là người lái chiếc xe Mustang mà cô tông tôi tuần trước cô còn nhớ không””

    “Nhớ chứ!”

    “Cô phải bồi thường chiếc xe cho tôi chứ! Nếu không tôi sẽ gọi cô liên tục bất cứ lúc nào, 2 giờ sáng, 3 giờ chiều, 12 giờ khuya, 1 giờ trưa v.v…”

    Tôi nghe đầu giây trả lời:

    “Ông cứ gọi, cho ông gọi. Tôi sẵn sàng nghe ông gọi!”

    Oh My God! Oh My Khổng! Nó biết tôi không có bảo hiểm nên nó cũng liều luôn. Hồi mới sang Mỹ, tôi nghe bạn bè nói rằng thành phần này ở bên Mỹ nhiều lắm. Vả lại “Người tình có chân dung” Mustang của tôi cũng quá cũ, mình lại không mua bảo hiểm nữa, bây giờ kiện cô ta ra tòa tốn tiền thuê luật sư phiền toái mà dân HO mới qua tiền đâu thuê luật sư. Đã thế cô ta lại tỏ ra liều mạng như vậy thì kiện làm gì cho mất công bỏ việc. Tuy nhiên trong lòng vẫn còn tức giận nên tôi thử tố lần nữa xem sao:

    “Tao sẽ thưa luật sư đưa mày ra tòa, OK?”

    Cô ta trả lời:

    “Tôi sẵn sàng ra tòa, ông cứ thuê luật sư đi!”

    Biết nó liều mạng rồi tôi nói với nó lần cuối bằng ba thứ tiếng chắc nó nghĩ rằng tôi chửi thề nó:

    –        OK! Tau thua mi! “Bonjour Tristesse”! (Buồn ơi! Chào mi!).

    North Hollywood, tháng 6- 2000      


    DƯƠNG VIẾT ĐIỀN

    Lẩm Cẩm Hay Nghẹn Ngào?

    Dương viết Điền

    Như một số người mới sang đất Mỹ lần đầu, tôi cũng cảm thấy bỡ ngỡ, rụt rè trước nền văn minh tại xứ Hiệp chủng quốc này.

    Tất cả mọi sinh hoạt ở đây đã làm cho tôi cảm thấy lạ-lùng. Điều này làm cho tôi nhiều khi trở nên lẩm cẩm và nghẹn ngào khi va chạm với cuộc sống hằng ngày tại đây.

    Sau đây xin được kể một vài câu chuyện điển hình tôi đã gặp trên đất này.

    Trước nhất là chuyện gọi số 911 năm lần chỉ trong 3 năm.

    Lúc mới qua bạn bè tôi khuyên bảo rằng trong cuộc sống hằng ngày nếu gặp chuyện gì khẩn-cấp quá như đau quá nặng, bị thương nặng, gặp hỏa-hoạn vv… thì cầm điện thoại gọi 3 con số 911.

    Sáng hôm ấy, không hiểu sao tôi cảm thấy đau bụng một cách kỳ lạ. Mặt mày tự nhiên tái mét, mồ-hôi ra như tắm. Tôi ôm bụng kêu la thảm thiết. Đang nằm trên giường tôi bỗng té xuống sàn nhà. Lúc bấy giờ cả nhà đều đi vắng. Đang cơn đau, vừa bấm số 911 vừa trả lời những câu hỏi của nhân viên hữu trách ở đầu dây, giọng tôi bị lạc hẳn nói không được rõ ràng.

    Khoảng năm phút sau tôi nghe tiếng xe cứu thương hụ còi đổ ngay trước nhà. Vì đau quá đi không được nên tôi phải bò xuống cầu thang (vì đang ở trên “gác trọ về khuya cơn gió lùa”) Cuối cùng các nhân-viên lái xe cứu thương dìu tôi lên xe chở tới bệnh-viện. Lúc bấy giờ là năm 1991. Đó là lần thứ nhất tôi gọi 911.

    Trong thời gian đầu lúc mới sang xứ cờ hoa này, người bảo trợ tôi đang hành-nghề cắt cỏ. Thế là tôi”tấp-tểnh người làm tớ cũng làm”. Vào một buổi sáng trời xanh mây trắng nắng hồng, người bảo trợ bảo tôi đi rải giấy quảng-cáo cắt cỏ.

    Tôi ôm một mớ “truyền đơn” quảng-cáo cắt cỏ leo lên chiếc xe Mustang màu đen đời 75 mới mua lại 100 dollars để đi rải giấy. Sau khi đậu xe tại một ngã tư, tôi bắt đầu đi bộ để rải. Sau khi rải xong (khoảng 2 tiếng đồng hồ) tôi trở lại ngã tư đậu xe hồi nãy để lái xe về. Nhưng khi vừa đến nơi thì hỡi ôi! Xe không cánh mà bay!

    Tôi chạy qua chạy lại, chạy tới chạy lui, nhìn quanh nhìn quất, vẫn không thấy chiếc xe Mustang đâu cả. Trời ơi! mới qua Mỹ được một chiếc xe mà kẻ gian đã ăn cắp thì lấy gì mà đi làm đây. Vì nghĩ rằng chắc kẻ gian vừa mới lái xe di thôi nên phải báo-cáo cho cảnh sát gấp may ra cảnh sát kịp thời chận bắt chúng ở dọc đường; Thế là tôi bay ra ngoài đường, tới chỗ có máy điện thoại công cộng, bỏ 25 cent vào, bấm ngay số 911 và báo-cáo cho giới hữu-trách đầu giây biết rõ tự-sự sau khi tôi đã khai rõ tên tuổi, số xe vv…

    Gác điện-thoại lên, tôi liền ngồi phịch xuống đường để nghỉ vì nãy giờ đi bộ rải giấy quá lâu nên mỏi chân quá. Khoảng 5 phút sau, tôi đứng dậy đến chỗ ngã tư kia tìm lại xe vì tiếc của. Rồi vừa giận vừa tiếc, tôi đi vòng vòng quanh mấy ngã tư gần đấy xem kẻ gian có lái xe đậu quanh đâu đấy không! Bỗng cách đó một ngã tư, tôi thấy xe ai giống xe tôi quá. Nhanh như chớp tôi lao mình tới chỗ chiếc xe đang đậu. Khi đến nơi, tôi thấy đích thị là “Người tình có chân-dung” Mustang màu đen của tôi rồi! Oh my God! (lúc đó tôi chưa quen miệng nói mấy chữ này nhưng viết lỡ vào đây rồi viết luôn).

    Chợt một ý-nghĩ lóe lên trong đầu tôi: mình đậu xe ở ngã tư này, lại đi tìm ở ngã tư khác thật là lẩm-cẩm. Vậy mà cứ nghĩ là thằng cha hay con mẹ nào đã ăn cắp lái đi rồi! Sau đó tôi nghĩ rằng mình phải báo lại cho cảnh sát biết chứ nếu người ta đang đi tìm “học xì-dầu” trong khi mình leo lên xe lái về nhà, dọc đường gặp họ chận lại hỏi thì bỏ tiếp 25 cent vào máy rồi bấm 911. Tiếp theo đó, tôi trình bày cho giới hữu-trách đầu giây điện-thoại biết rằng tôi đã tìm ra chiếc xe của tôi đậu cách chỗ cũ vài “Block” vv…

    Thế là tôi đã gọi 911 ba lần.

    Tiếp theo là vụ ăn thịt gà nguội của anh vợ tôi. Không hiểu sao chiều hôm ấy sau khi ăn cơm với thịt gà (chưa hâm lại) xong, anh vợ tôi đau bụng dữ dội rồi đi cầu nhiều lần. Anh ta điện-thoại cho tôi lên chở anh ta đi bác sĩ gấp (vì người con trai mới qua chưa biết lái xe).

    Khi vừa vào nhà anh tôi, tôi thấy mặt anh ta xanh như tàu lá chuối! Tôi liền chở anh ta đến phòng mạch bác-sĩ ở Resida. Nhưng khi vừa đến ngã tư đường Vanowen& Sherman Wat, mặt anh ta bỗng tái đi không còn một giọt máu làm tôi sợ quá. Thều thào qua hơi thở, anh ta run rẩy mấy lời như mới gặp người yêu lần đầu không nói được:…gọ…gọ…gọi chín một một …đi. Anh…thấy tro…trong người sao mệt quá…!”

    Thất kinh, tôi liền cho xe vào đậu ở trạm xăng gần đấy, bay đến ổ điện-thoại ở trạm xăng bấm ngay 911 rồi trình cho giới hữu-trách biết rõ tự-sự. Năm phút sau, một chiếc xe ambulance và hai chiếc xe chữa lửa hụ còi inh ỏi chạy đến ngã tư tôi đang đậu xe rồi dừng lại.

    Sau khi bắt mạch và đo nhiệt độ cho anh tôi xong và cũng sau khi xem bảo-hiểm Medical của anh ta (loại bảo-hiểm welfare của anh em HO đó mà), ông “bác sĩ” bảo tôi chở anh tôi đến bệnh viện gần đấy vì bệnh tình không trầm trọng lắm! Tôi rất ngạc-nhiên vì anh tôi đang nằm ngoẻo cổ sang một bên và mặt mày không còn một giọt máu. OH my god! (lúc này tôi hay quen miệng nói Oh my God!).

    Cuối cùng tôi đành phải tốc thắng chở anh tôi đến bác sĩ gia đình Resida ngay vì gần hơn bệnh viện. Thế là tôi đã gọi 911 lần thứ tư!

    Lần thứ năm và cũng là lần cuối cùng (không biết còn lần nào nữa không) tôi gọi 911 (không biết bị gọi hay được gọi) là thời gian tôi đang ở apartment tại đường Gilmore St tỉnh Van Nuys. Chiều hôm ấy, bỗng dưng hệ thống báo động khói trong phòng tôi rú lên mặc dầu lúc bấy giờ chẳng có ai nấu nướng gì cả.

    Nhìn ra cửa sổ tôi thấy cũng chẳng có khói ở đâu từ ngoài bay vào. Thế mà hệ thống báo động khói vẫn kêu la inh-ỏi. Tôi liền qua báo cho Manager của apartment biết. Manager là một thiếu phụ Mễ có chồng hai con ở cách tôi 2 phòng. Sau khi qua phòng tôi quan-sát và nghe ngóng “địch-tình”, người đẹp “Mexicana” liều ủy thác cho tôi gọi 911.

    Sở dĩ cô ta không gọi 911 vì cô ta nói tiếng Mỹ giống như người Rhadê ở cao nguyên trung phần nước ta nói tiếng Việt vậy, sợ giới hữu trách không hiểu. Thế là tôi từ từ bấm 911 lần thứ năm trong vòng 3 năm trên máy điện thoại cầm tay người đẹp mới trao cho tôi.

    Vài phút sau, một chiếc xe ambulance và hai xe cứu hỏa hụ còi inh ỏi đậu ngay trước apartment tôi ở. Nhân viên cứu hỏa lật đật chạy vào phòng tôi. Họ nhìn quanh nhìn quất trong phòng chẳng thấy khói đâu cả, họ mở cửa chứa bình đựng gas cũng chẳng thấy gì. Sau đó một nhân viên cứu hỏa với tay mở cái nắp tròn của hệ thống báo động khói gắn trên trần nhà xuống. Thế là tiếng kêu inh ỏi ngưng bặt. Oh my God! Biết thế tôi đưa tay mở cái nắp ấy ra từ lâu, làm gì phải gọi Cẩu dzách dzách à quên 911, làm rùm beng như thế này.

    Thế là trong ba năm, tôi gọi 911 năm lần, trong lúc có nhiều người ở Mỹ 25 năm chưa gọi 911 lần nào cả.

    Oh my God!

    Bây giờ tôi hay nói Oh my God! vì thói quen “hay nói” . Tuy nhiên tôi nghĩ mình không phải tín đồ của thiên chúa giáo mà hay nói Oh my God! thì kỳ quá. Đáng lẽ mình theo đạo nào thì nói theo đạo đó mới đúng. Tôi theo đạo Khổng-Tử, vậy tôi phải sửa lại thay vì Oh my God! tôi phải nói là Oh my Khổng!

    Tiếp theo, tôi xin được phép kể câu chuyện thứ 2. Đó là vụ bị xe tông.

    Chiều hôm ấy đặc-biệt là một buổi chiều cũng có trời xanh mây trắng nắng hồng giống như ngày tôi đi rải giấy quảng cáo cắt cỏ vậy, tôi cùng với “người tình có chân dung” Mustang 75 “bị mất cắp” trước đó, đang chạy phom phom trên đại lộ Sherman way tiến về thị trấn Reseda để vào tiệm kính Viễn Đông lấy cặp kính về cho “con đầm già” (Danh từ anh em ở trong trại cải-tạo gọi để chỉ các bà vợ của mình vì một nắng hai sương bán buôn cực khổ nuôi con nuôi chồng, đợi chờ mòn mỏi nên các bà bị tháng năm làm cho già hết rồi).

    Khi vừa đến ngã tư Sherman Way và Louis, bỗng đâu người tình Mustang 75 của tôi trở chứng, rồi làm nũng. Không biết vì trục-trặc-kỹ-thuật gì trong lục phủ ngũ tạng mà nàng chạy tiếp. Bỗng nhìn kính chiếu hậu tôi thấy có một chiếc xe đang chạy thật nhanh về phía tôi. Chiếc xe bay tới ào ào như vũ bão. Tốc-độ của nó 45, 50 miles là ít. Nhìn kính chiếu hậu, thấy xe vẫn lao tới vùn-vụt, tôi thầm kêu trời ơi! Sao gần tới xe mình rồi mà nó không chậm lại. Thế rồi tôi nghe một tiếng rầm! Xe tôi đang chạy chầm-chậm bỗng nhiên bay tới phía trước khoảng 6 mét rồi rơi xuống nghe một tiếng rầm! Tôi gục đầu vào vô-lăng bất tỉnh.

    Khoảng 15 giây sau tôi tỉnh dậy liền mở dây seat belt ra, vặn trái cửa rồi bước ra khỏi xe. Một cảnh tượng “hoang-tàn đổ nát” hiện ra trước mắt tôi: “người tình” Mustang của tôi đầu quay về phía lề đường, đèn emergency vẫn còn nhấp-nháy nhưng cặp kính đèn đã vỡ nát, cửa bên phải nàng bị bể kính hết và bị lỏm vào trong không mở ra được, phía sau nàng dẹp lép như cái bánh tráng vì bị tông quá mạnh, cửa kính sau bị vỡ nát vụn, bình xăng bị bể nên xăng chảy ra tràn cả mặt đường.

    Tiến tới chiếc xe tông vào tôi, tôi thấy một thiếu nữ da trắng (nhưng có lẽ người Mễ thì đúng hơn là Mỹ, tôi đoán vậy) ngồi khóc hu-hu trong xe một mình, áo quần con nít đâu trong xe tung lên bừa bãi. Đầu xe của cô ta cũng bẹp dí như cái bánh tráng.

    Nhìn cô ta tôi nói:

    “Cô đi đâu mà lái xe nhanh như vậy há, há””

    Cô ta vừa khóc vừa trả lời:

    “Ông đi đâu mà lái xe chậm thế””

    Tôi nói lại:

    “Tôi đã bật đèn emergency rồi cô không thấy sao há, há””

    Nghe tôi nói vậy không biết sao cô ta không nói gì nữa, chỉ bước xuống xe tới lề đường ngồi phịch xuống khóc tiếp. Có lẽ vừa hư xe vừa chạy ẩu tông xe tôi nên cô ta sợ chăng”

    Có lẽ cư dân quanh đấy thấy tai nạn xảy ra có vẻ ghê gớm quá đã gọi điện thoại cho cảnh sát biết nên khoảng 7 phút sau tôi thấy xe cảnh sát đến . Sau khi làm thủ tục biên bản xong, cảnh sát bảo chúng tôi ký vào tờ biên bản của họ. Sau đó, họ bảo chúng tôi phải làm thế nào để “Tow” hai chiếc xe vất vào “bãi tha ma” gấp, nếu không sẽ còn cản trở sự lưu thông xe cộ.

    Tôi đang loay hoay chưa biết tính sao thì cảnh sát gọi điện thoại cho xe cần trục ở công ty nào đó đến kéo xe tôi rồi trao cho tôi một cái card và bảo rằng xe cần trục của công ty trong card này sẽ đến đây “tow” xe của tôi đi. Tôi nói với cảnh-sát:

    “Thế thì ai bồi thường chiếc xe hư của tôi đây” Chính người lái chiếc xe tông vào xe tôi có lỗi vì cô ta lái xe quá nhanh lúc đang chạy trong thành phố.”

    Viên Cảnh-sát trả lời:

    “Anh thuê luật-sư kiện cô ta ra tòa.”

    Trả lời xong cảnh sát leo lên xe lái đi mất dạng.

    Tôi hỏi là hỏi vậy thôi chứ lúc đó tôi và cô kia cả hai đều không ai có bảo hiểm cả và đã khai với cảnh sát lúc họ làm biên bản rồi. Khoảng 10 phút sau, một chiếc xe cần trục đến câu “người tình” Mustang 75 của tôi đi vất vào nghĩa địa xe hơi.

    Sau khi đứng nghiêm chỉnh để tiễn đưa nàng về dưới suối vàng an nghỉ nghìn năm, lòng tôi buồn vời vợi vì kể từ nay, “nghìn trùng xa cách người đã đi rồi, còn gì đâu nữa mà khóc với cười”!

    Vài ngày sau, tôi nhận được một cái “citation” phải ra tòa trình diện để nộp tiền phạt $170 dollars vì không có bảo hiểm. Tiếp theo đó, tôi phải ra DMV để làm việc thiện bất đắc dĩ tặng cho DMV $250 dollars để xin lại bằng lái xe nếu không sẽ bị cúp bằng một nghìn năm!

    Trong thời gian này, tôi nhận được một phần thưởng của DMV trao tặng: treo bằng 3 năm, riêng năm đầu chỉ được phép lái xe độc đạo từ nhà đến hãng và từ hãng đến nhà, nếu đi lộn đường cảnh-sát bắt được thì đừng có kêu trời ơi! đất hỡi! Tiếp nữa, tôi nhận được một cái Bill phải trả cho công ty “Tow” đã ân-ái mua một bó hoa vĩ-đại $70 (tiền “Tow” xe) để tiễn đưa người tình Mustang 75 của tôi ra nghĩa-địa an giấc ngàn thu! Tổng-cộng tất cả phí tổn từ tiền thuốc men chạy chữa, tiền cúng điếu hoa lá cành, tiền mua đất ở nghĩa địa, tiền chôn cất v.v… Cho người tình có chân dung MUSTANG đời 75 vị chi là $490 dollars.

    Không biết tình trạng cô da trắng kia như thế nào, chắc cũng giống tôi thôi vì không có bảo-hiểm, Lúc bấy giờ là 1994, hàng triệu người lái xe không có bảo hiểm. Chứ bây giờ theo luật mới, lái xe không có bảo hiểm bị phạt nặng hơn nhiều. Rút kinh nghiệm, khi cả hai bên không có bảo hiểm, nên thông cảm mà tha cho nhau, rồi mạnh ai nấy chuồn.

    Cả hai bên vừa chạy trốn vừa ngâm hai câu thơ sau đây thì tuyệt diệu:

    “Liệu mà cao chạy xa bay

    Ái ân ta có ngần này mà thôi!”

    Chứ để cảnh sát tới nơi làm biên bản thì cả hai bên sẽ tan thành mây khói. May sao trong tai nạn này, tôi hoàn toàn vô sự có lẽ nhờ mang nịt an toàn nên “Con đầm già” cũng yên tâm.

    Tức quá, cơn giận Trương Phi nổi lên đùng đùng, tôi lấy tờ report của cảnh sát ra tìm số điện thoại của cô lái chiếc xe tông tôi rồi gọi cô ta ngay. Sau khi có tiếng trả lời đầu dây điện thoại, tôi nói ngay:

    “Tôi là người lái chiếc xe Mustang mà cô tông tôi tuần trước cô còn nhớ không””

    “Nhớ chứ!”

    “Cô phải bồi thường chiếc xe cho tôi chứ! Nếu không tôi sẽ gọi cô liên tục bất cứ lúc nào, 2 giờ sáng, 3 giờ chiều, 12 giờ khuya, 1 giờ trưa v.v…”

    Tôi nghe đầu giây trả lời:

    “Ông cứ gọi, cho ông gọi. Tôi sẵn sàng nghe ông gọi!”

    Oh My God! Oh My Khổng! Nó biết tôi không có bảo hiểm nên nó cũng liều luôn. Hồi mới sang Mỹ, tôi nghe bạn bè nói rằng thành phần này ở bên Mỹ nhiều lắm. Vả lại “Người tình có chân dung” Mustang của tôi cũng quá cũ, mình lại không mua bảo hiểm nữa, bây giờ kiện cô ta ra tòa tốn tiền thuê luật sư phiền toái mà dân HO mới qua tiền đâu thuê luật sư. Đã thế cô ta lại tỏ ra liều mạng như vậy thì kiện làm gì cho mất công bỏ việc. Tuy nhiên trong lòng vẫn còn tức giận nên tôi thử tố lần nữa xem sao:

    “Tao sẽ thưa luật sư đưa mày ra tòa, OK?”

    Cô ta trả lời:

    “Tôi sẵn sàng ra tòa, ông cứ thuê luật sư đi!”

    Biết nó liều mạng rồi tôi nói với nó lần cuối bằng ba thứ tiếng chắc nó nghĩ rằng tôi chửi thề nó:

    –        OK! Tau thua mi! “Bonjour Tristesse”! (Buồn ơi! Chào mi!).

    North Hollywood, tháng 6- 2000      


    DƯƠNG VIẾT ĐIỀN