Ngọc Cường,  Văn Thơ,  Việt Hải

Truyện Ngắn: Ba Chị Em và Hai Buổi Chia Tay Ở Gare Du Nord Của Ngọc Cường.

Nhà Văn Ngọc Cường

Duyệt qua tác phẩm mới Ba Chi Em Ngọc Cường đề cập về 2 cổ thụ văn học, một ngườ Anh, một Pháp, là Guy de Maupassant, William Somerset Maugham. Cả 2 nổi tiếng về lãnh vực truyện ngắn. Với William Somerset Maugham, khi tôi học lớp văn chương Anh tại đai hoc Cal State Northridge,  tôi đọc truyện Mưa (Rain), cùng những truyện ngắn của W.S. Maugham thu hút tôi vì truyện ông chất chứa đầy triết lý và tiêu biểu bởi cái kết thúc bất ngờ, hình như truyện nào cũng vậy. Về lịch sử văn học Anh, khoảng về cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, tên tuổi Maugham thường được đặt bên cạnh những tên tuổi danh giá G. B. Shaw, J.Galsworthy, H.G. Wells, E.M. Forster, tức những tác giả cự phách trong dòng hiện thực phê phán. Bản thân Maugham lại rất nể phục Balzac, Tolstoy, Dostoievsky… và ông từng viết riêng một cuốn sách về các bậc thầy văn học này.

Ngọc Cường nhắc cây cổ thụ Pháp Guy de Maupassant, tôi biết ông qua Une Vie, Bel Ami, Pierre et Jean, và Notre Coeur, thuở ở Alliance Française Saigon. Bạn bè trao đổi về sách ông. .Maupassant vốn là môn đệ của văn hào Gustave Flaubert cho nên Guy de Maupassant chịu nhiều ảnh hưởng sâu sắc của thầy mình về hai phương diện nghệ thuật và tư tưởng. Cũng từ các ảnh hưởng nghệ thuật của Flaubert, ông đã tiếp nhận tư duy khách quan hiện thực (pensée objective réaliste) và cung cách hành văn gọn gàng, nhưng trong sáng và sự tinh tế của bút pháp nghệ thuật mô tả nội dung truyện. Sở trường đặc biệt về truyện ngắn của Maupassant phải nói ông đã vững chãi khai thác từng khía cạnh cụ thể trong mỗi một thể loại truyện về nghệ thuật  trong những giới hạn số trang ông ấn định. Do vậy nên ông được xem là bậc thầy về truyện ngắn của thế giới.

“Có thể quý độc giả cho chúng tôi là lẩm cẩm khi đặt ra câu chuyện vớ vẩn như trên. Sở dĩ câu hỏi được đặt ra với mục đích giới thiệu vấn đề chính của bài viết này: đó là lý do nào, khiến người ta ưa chuộng một sáng tác ? Trong cả ngàn văn nhân, thi  sĩ, biết chọn ai đây, đứng trước một vườn hoa, biết hái bông nào ? Do đó, vấn đề dựa vào tiêu chuẩn khách quan nào để có thể đánh giá ( phê bình) một tác phẩm?

Trong cuốn Viết Và Đọc Tiểu Thuyết, Nhất-Linh đề nghị ra hai tiêu chuẩn: theo ông, một áng văn hay là qua được sự thử thách của không gian và thời gian. Nếu bất cứ ai, dù ở đâu và lúc nào đọc cũng thấy hay, tất là có gía trị lâu dài.  Sáng tác của Maugham rõ ràng đã qua 2 thử thách trên , bởi vậy, dù là người Việt, nhưng chúng tôi đã không ngần ngại chọn nhà văn người Anh này, sau khi đọc một cách thích thú một số lớn tác phẩm của ông. Văn của Maugham vừa mang tính lãng mạn và nhân hậu, vừa lôi cuốn người đọc, đưa độc giả về miền quá khứ xa xôi, và tạo cơ hội cho chúng ta lọt vào các nơi chốn xa lạ, từ Âu sang Á, y như đang sống thật trong câu chuyện của tác giả. Ông diễn tả sâu sắc tâm lý nhân vật, như hiểu thâm sâu  con người, câu chuyện sát với sự thật, như đưa người đọc đi lạc vào mê hồn trận của cuộc đời! Sống đến 91 tuổi, cuộc đời của tác giả cũng lâm ly và bi đát không kém…hơn nữa, ông có cả trăm tác phẩm xuất bản, sẽ giúp chúng tôi tiêu pha thời gian sống trên hoang đảo cô đơn ! Tuy nhiên, chúng tôi ngạc nhiên là ông không đoạt được giải Nobel về văn chương dù là một tác giả ăn khách nhất của Thế Kỷ XX? Có thể, giải thưởng đó không tương xứng với ông, và nếu được chọn, ông cũng sẽ khước từ, vì coi mọi giải thưởng là có ràng buộc, như J.P. Sartre đã làm năm 1964? Về lý do từ chối giải thưởng, Sartre nói “ một nhà văn không nên trở thành một định chế “. Tuy nhiên, có lời đồn đãi là: sau đó, Sartre muốn lãnh số tiền thưởng và bị Hội Đồng giải Nobel khước từ? Triết gia và nhà văn người Tây này có thể cao siêu về Triết Lý, nhưng lại ngây thơ về chính trị, đã tin tưởng vào sự tốt đẹp của chủ nghĩa Cộng Sản. Điển hình thuộc loại chính  trị gia salon,  Sartre thường la cà ở các quán cà-phê khu Montmartre ( với bà Simone de Beauvoir, một đồng chí, và có khi là tình nhân ), ngồi tán dóc chuyện triết lý, khạc ra những lời ca tụng chủ nghĩa Duy Vật, trong khi ( ngu si hay hèn nhát ) không lên tiếng bênh vực cho cả trăm ngàn tù nhân vô tội đang đói khổ trong các Trại tù Cộng Sản!

Theo Maugham, một nhà văn cần vượt lên trên dư luận và viết đúng sự cảm nhận của mình ( độc lập và không chịu ảnh hưởng của bất cứ ai ) ?

Không phải là một người đọc nhiều, và hiểu rộng, nhưng chúng tôi cũng xin mạo muội có nhận xét: ảnh hưởng của Maugham vượt ra ngoài nước Anh, lan tràn khắp thế giới, như văn chương là ngôn ngữ chung của loài người. Chính cả các nhà văn trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn của chúng ta cũng đã chịu ảnh hưởng của Maugham (và thêm Guy de Maupassant, một tác giả người Pháp 1850-1893). Chẳng thế, có sự tương đồng rất đậm nét giữa cuốn Đời Mưa Gió của Nhất-Linh viết chung với Khái-Hưng và  Of Human Bondage của Maugham… và trong nhiều tác phẩm khác, chúng tôi nhận thấy phảng phất tính lãng mạn, tình tiết éo le bất ngờ trong văn của cả ba người. Riêng Nhất Linh, trong cuốn Giòng Sông Thanh Thủy, có đoạn đã nêu đích danh Maugham trong một cảnh miêu tả một đêm trăng. Trong một  bài tiểu luận về sáng tác (A Traveller In Romance, Uncollected Writings, 1901-1964, tr 93 ) Maugham có một lời khuyên đến những kẻ tập tành viết văn ( xin lược dịch ) như sau :

 “bạn nên viết về những điều mình biết…bởi vì , nếu viết về những thứ quý vị không biết, sẽ đưa đến lỗi lầm khôi hài…”, rồi căn dặn thêm: “ nhà văn nên viết lên sự thật như họ đã nhìn thấy, về những  điều họ biết…dù cho đó là đề tài cũ…nhưng nếu người viết có cá tính,  nhìn nó với một nhận thức riêng, vẫn gây cho độc giả sự chú ý…một tác giả có thể luôn luôn muốn ở vị trí khách quan, nhưng tâm tính, thái độ riêng của họ với đời sống, vẫn là cá biệt, và sẽ tô đẹp quan điểm của mình.”

Chúng tôi Nguyễn Quang, Ngọc Cường, Khánh Lan và bút tôi đọc Maugham và Maupassant trong thích thú. Sách mới “Ba Chị Em” hay Tuyển tập truyện ngắn của Ngọc Cường sẽ do Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian giới thiệu. Hẹn Chủ Nhật ngày 4 tháng 10, cuối năm 2021.

BTC: Khánh Lan, Lâm Dung, Mộng Thuỷ, Mai Hương, Vi Khiêm và Quyên Di.

Ngoài tác phẩm của nhà văn Ngọc Cường buổi RMS còn giới hiệu tác phảm mới Hồi Tưởng của nhà văn Từ Dung (gia đình Hoàng Đạo).

Việt Hải (October 2021)

Phụ chú:

Với nhà văn Ngọc Cường, tôi quý anh tự bản chất. Cái giá trị của con người Ngọc Cường là những đặc tính đáng quý như: sự thân thiện, hoà nhã, bình dị, cộng thêm sự khiêm cung, tránh ngã tôn, ngã chấp, hay “le moi ç’est pour rien”. Trong tình bạn văn chương, tôi quý anh, anh theo hai khuynh hướng: văn học truyện ngắn, phong thái như các cụ Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, những đại thụ văn học xứ ta, mà tuổi thơ của anh vốn gấn gũi. Và khuynh hướng khác tôi cảm nhận gần gũi với văn phong Ngọc Cường, anh còn theo văn học phê bình, nhận định nghệ thuật, tiểu luận văn học, hay bình luận văn học (critique littéraire, jugement artistique, essais littéraires, commentaire littéraire). Mỗi khi đọc sách mới Ngọc Cường, tôi xoáy tâm tư vào đề tài này. Ngọc Cường viết về Guy de Maupassant, William Somerset Maugham, J.P. Sartre, Fyodor Dostoyevsky, Mikhail Bakhtin, Roland Bathes, “Đôi dòng về nghệ thuật”, “Nghệ Thuật Là Gì”, Leo Tolstoy, Van Gogh, Édouard Manet,… Anh vốn có thú thưởng ngoạn văn học và hội hoạ…. Nhiều tiểu huyết của Ngọc Cường xây dựng trong bối cảnh Paris, một kinh đô văn học, nơi có đồi Montmartre, một tụ điểm nổi danh của nghệt thuật hội hoạ Âu châu.

http://www.ninh-hoa.com/VietHai-DocThuBanVeKhiaCanhNgheThuatQuaBaiCuaNgocCuong.htm

https://www.facebook.com/viethai.tran.942/posts/3907992309291410

Cám ơn nhà văn Ngọc Cường cho tôi một tình bạn văn học cùng goût văn, cùng jeu viết.

Việt Hải Los Angeles, Jan. 2nd, 2022.

Từ trái: Nhà văn Khánh Lan, Lệ Hoa, Bích Điệp,
Ngọc Cường, Việt Hải và Mạnh Bổng.
Từ trái: Nhà văn Phạm Quốc Bảo, Ngọc Cường, Việt Hải,
Khiếu Long,
Dương Viết Điền và Ngọc Tuấn.