• Văn Thơ,  Việt Hải

    ÔN CỐ TRI TÂN,DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NV VIỆT HẢI

    Bốn chữ “Ôn Cố Tri Tân” là tựa sách mới của nhà văn Nguyễn Quang, sau bao năm sống ở 3 nước Pháp, Anh và Mỹ và hơn 70 năm xa xứ. Năm 19 tuổi ông rời quê hương Sóc Trăng trù phú xuất dương sang Paris du học. Ngành học hay chuyên môn của ông về toán học, kinh tế, chính trị, chút tài chánh; nhưng có lẽ nỗi nhớ quê hương vẫn nau náu trong tâm khảm của ông. Những tác phẩm như Ốc Mượn Hồn, Một Giấc Mơ, Ông Giáo Làng, Nhập Gia Tuỳ Tùng, Ôn Cố Tri Tân, Phận Đàn Bà… đều phảng phất nét nhớ nhung thuần Việt tính trong nỗi chơi vơi với khung cảnh hay tư duy âu mỹ, những kỷ niệm giữa tư tưởng văn hoá Việt bôn ba, rong ruổi theo cuộc sống ly hương. Tôi đọc “Ông Giáo Làng” để cảm nhận kỷ niệm quê nhà trước những năm 1940 với nhớ thương hương mạ lùa non, với những mộc mạc của lủy tre bụi trúc, kỷ niệm đồng quê ta khi đi bắt cua, nôm cá, tát đìa… hay đọc “Ốc Mượn Hồn” để mường tượng ra Luân đôn, Paris của giới triết gia cấp tiến, phóng khoáng ở âu châu hậu TC II (postmodernisme, existentialisme). Nam nữ vui buông thả. Nguyễn Quang và “Ốc Mượn Hồn“, những huyện thời sinh viên tại Paris hay Cambridge.

    Với tác phẩm “Ôn Cố Tri Tân” qua câu chuyện người thầy kể chuyện đời, lấy văn ngôn làm ngôn ngữ viết.dựa trên kinh nghiệm sống, dựa vào kiến thức của người đi trước, truyện của ông cũng không như lối văn bạch thoại, tôi nhớ truyện Demian, một câu chuyện tuổi trẻ của Emil Sinclair, mà Hermann Hesse viết. Hoặc giả như quyển “Thầy Lazaro Phiền” (nhà văn Nguyễn Trọng Quản viết vào năm 1887), hay “Hát đông thư dị” (1886, của Nguyễn Thượng Hiền), hoặc “Vân nang tiểu sử” (1886, của Phạm Đình Dục) …

    Ôn Cố Tri Tân” của Nguyễn Quang ôn lại lịch sử nước Việt, từ thời Hồng Bàng với các vị vua Hùng Vương, rồi qua các triều đại Lý Lê Trần Nguyễn… 1000 Bắc thuộc, gần 100 năm Pháp thuộc, chiến tranh Quốc Cộng, thời CSVN cai trị nước nhà, và chúng ta ly hương. Những bài học “Ôn Cố Tri Tân” có rất nhiều và quá nhiều.

    Sáng nay anh Vương Trùng Dương cho bài viết nhận định “Ôn Cố Tri Tân“, đọc xong hihi… moa đã quá, thôi thì vung bút đáp trả đàn anh, như lời của hai nhà văn Ấn quốc Taj Mahal thân thương ngôn về quan điểm “Ôn Cố Tri Tân“:

    “Hiện tại đang thay đổi quá khứ. Hãy nhìn lại những gì bạn đã bỏ quên trong dĩ vãng”, (trích dẫn lời của nhà văn Kiran Desai.)

    “Hãy học hỏi từ bài học quá khứ những điều gì ta chưa rõ,

    để sẽ có ngày thành đạt vinh quang chiến thắng

    (trích dẫn lời của nhà văn Amit Kalantri.)

    Đọc kết luận của Vương Trùng Dương buông bút như sau:

    “Đời nay, tình bạn nhiều người không hiểu nhau bằng tâm hồn mà hiểu nhau qua chén rượu, qua những lời nịnh dọc. Họ khen chê nhau cũng chỉ vì quyền lợi của họ đối với cá nhân ấy, hoặc để đề cao lấy địa vị của mình mà thôi, đâu có nghĩa gì gọi là hiểu mình hiểu người”.

    Cụ Nguyễn Văn Ngọc (1890 – 1942) tự Ôn Như là nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam. Tác phẩm của ông được viết bằng tiếng Hán, tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ. Quyển Cổ Học Tinh Hoa (cùng Trần Lê Nhân) ấn hành năm 1928 đến nay gần một thế kỷ vẫn được ấn hành và lưu truyền. Hai vị biên soạn đã dày công nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu những tinh hoa của nền cổ học phương Đông. Với 250 mẩu chuyện liên quan trong cuộc sông, con người, cách xử sự sao cho phù hợp với từng nơi từng lúc. Có thể nói đó là cuốn sách “dạy làm người” để biết nhìn nhận “cái xưa” để xử thế “cái nay” mà qua từng mẩu chuyện với lời bàn rất hữu ích.

    NV VIỆT HÀI

    Ôn Cố Tri Tân

    Thành ngữ “ôn cố tri tân” có nguồn gốc từ Luận Ngữ của Khổng Tử. Đó là một câu trong Thiên Vi Chính: “Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hĩ“, nghĩa là ôn cái cũ mà biết cái mới thì có thể làm thầy được rồi. Tạm dịch qua tiếng Anh: “One should be able to derive new understanding while revising what he has learned“.

    Từ thành nghĩa nầy, các bậc tiền nhân của ta đã dựa vào đó để lưu lại hậu thế trong cuộc sống học hỏi “ôn cố” hầu hiểu biết “tri” trong hiện tại. Nhà văn, dịch giả Mộng Bình Sơn (1923–2011) đã viết nhiều tác phẩm, trong đó có quyển Ôn Cố Tri Tân gồm 3 tập, ấn hành năm 1967, Sống Mới xuất bản tại Sài Gòn.

    Trong Lời Mở Đầu, tác giả viết: “Vì vậy mà lời người xưa, việc làm người xưa, ý nghĩa người xưa, cuộc sống người xưa rất có liên quan đến hiện tại, đến thế hệ mai sau. “Ôn cố tri tân” chính là làm cái việc xét thời xưa luận thời nay. Việc ấy không phải là không bổ ích… Nó là một tấm gương phản chiếu trước sự hiện tại đem lại chúng ta rất nhiều thích thú.

    Trong bộ sách nầy, tác giả Mộng Bình Sơn dựa vào những mẩu chuyện trong thời Đông Châu Liệt Quốc để dẫn chứng những hình ảnh tiêu biểu với các nhân vật tốt/xấu và quan trọng với phần nhận xét để nhận cố suy kim. Điển hình như trong Những Kẻ Thấy Xa với nhận xét: Thời nay, thiếu gì người chỉ biết có cái địa vị trước mắt mà không thấy cái nguy hại về sau. Mỗi khi vớ được một địa vị gì tưởng đó là cái ngôi vĩnh viễn, họ có biết đâu cái địa vị ấy nền xây trên cát bụi thì nó sẽ xụp đổ không lâu.Gặp thời nào xuôi theo thời nấy. Gió chiều nào cờ phất theo chiều ấy, đó chỉ là những kẻ nịnh bợ, xu thời, kiếm ăn, đâu phải là những nhà chính trị, những kẻ yêu nước thương dân. Người ta nói những tâm hồn lớn thường gặp nhau, đó là những tâm hồn khoáng đạt, siêu thoát ngoài vòng danh lợi, tư tưởng họ không để danh lợi ràng buộc vậy.

    Dẫn chứng hai quyển sách của người xưa của nước ta về “Ôn Cố Tri Tân” vẫn còn giá trị trong cuộc sống. Sau nầy nửa thế kỷ ở hải ngoại, tác giả Nguyễn Quang nay ở tuổi chín mươi vẫn mang hoài bão của bậc cao tuổi qua tác phẩm…Khi bạn bút ta lên tiếng, ta không thể im tiếng. Đó là mối chân tình văn học “Bánh Ít trao đi, Bánh Quy trao lại”.

    Sau nửa thế kỷ ở hải ngoại, tác giả Nguyễn Quang nay ở tuổi chín mươi vẫn mang hoài bão của bậc cao tuổi qua tác phẩm…

    Việt Hải Los Angeles.

  • Khánh Lan,  Tin tức,  Việt Hải

    TÁC GỈA SÀI GÒN NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ NAY VẮNG BÓNG

    Nhà văn Văn Quang
    (1933-2022)

    Khi nhà thơ (NT) Hà Nguyên Du thông báo tin “Nỗi buồn tháng ba” về sự ra đi của nhà văn Văn Quang. Tôi tình cờ xem lại email của nhà văn (NV) Dương Hoàng Mai chuyện trò cùng NV Trần Phong Vũ, cả hai NV đều sinh hoạt trong nhóm TS Tiếng Quê Hương. NV Dương Hoàng Mai bên Munich ghi nhận là Văn Quang là tác giả của khoảng 50 tiểu thuyết và ký sự nổi tiếng trong đó một số tác phẩm của ông đã được quay thành phim. NV Văn Quang đã mệnh chung vì tuổi già sức yếu, vào sáng Thứ Ba, ngày 15 Tháng Ba năm 2022 tại nhà riêng ở khu Chung cư Nguyễn Thiện Thuật, Quận 3, Sài Gòn. Hưởng thọ 90 tuổi và ông đã để lại những tác phẩm sau:

    • Chân trời tím (1964); thâu thành phim 1970; đoạt giải vàng Văn học Nghệ thuật.
    • Đời chưa trang điểm
    • Đường vào bến mê (1966)
    • Lẩm cẩm Sài Gòn Thiên hạ Sự
    • Lên đời – tiểu thuyết phóng sự
    • Nét môi cuồng vọng (1964)
    • Ngã tư hoàng hôn
    • Ngàn năm mây bay (1963); thâu thành phim 1963
    • Nguyệṭ áo đỏ (1963)
    • Người lính hào hoa
    • Người yêu của lính (1965)
    • “Những ngày hoa mộng” – phóng sự trên báo Truyện phim
    • Những tâm hồn nổi loạn
    • “Sài Gòn tốc” – phóng sự trên nhật báo Chính luận
    • Tiếng gọi của đêm tối
    • Tiếng hát học trò (1969); thâu thành phim 1970
    • Từ biệt bóng đêm
    • Thùy Dương Trang (1957)
    • Trong cơn mê này (1970)
    • Vì sao cô độc
    • Xuôi Dòng
    Nhà văn Van Quang và tác  phẩm

    Văn Quang tên thật là Nguyễn Quang Tuyến, sinh năm 1933 tại Thái Bình. Năm 1953, ông bị động viên và gia nhập Quân Đội Quốc Gia, phục vụ trong nhiều đơn vị tác chiến tại miền Bắc trước hiệp định Geneve năm 1954. Từ năm 1957 trở về sau, NV Văn Quang chuyển sang ngành Tâm Lý Chiến với nhiệm vụ Trưởng Phòng Báo Chí Quân Đội thuộc Cục Tâm Lý Chiến, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị QLVNCH và là Trưởng Ban Biên Tập của các tờ báo Quân Đội VNCH thời đó.

    Từ năm 1969 cho đến tháng 04, ngày 30 năm 1975, Văn Quang là Quản Đốc đài Phát Thanh Quân Đội, cấp bậc Trung Tá. Tác phẩm đầu tay của Văn Quang là Tiếng Tơ Lòng được đăng trên nhật báo Than Dân, Hà Nội cuối năm 1953 và tác phẩm thứ nhì là tập truyện ngắn Thùy Dương Trang do Lạc Việt xuất bản tại Sài Gòn năm 1957. Đến năm tháng tư 1975, Văn Quang cộng tác thường xuyên với nhiều nhật báo, tuần báo, tạp chí tại Sài Gòn như Ngôn Luận, Chính Luận, Tiếng Chuông, Tin Sớm, Tiếng Vang, Kịch Ảnh, Truyện Phim, Điện Ảnh, Văn Nghệ Tiền Phong, Bách Khoa, Tiểu Thuyết Thứ Năm, Tiểu Thuyết Tuần San, v.v…

    Trong khoảng thời gian này, Văn Quang đã hoàn thành hơn 50 tác phẩm, được in trên các báo và đã có 28 tác phẩm được xuất bản. Các tác phẩm của ông hầu hết là truyện dài, trong số đó có những tác phẩm từng gây sôi nổi một thời trong giới độc giả trẻ như Nét Môi Cuồng Vọng, Nguyệt Áo Đỏ, Người yêu Của Lính… Đặc biệt có 4 tác phẩm được chuyển thành phim từ 1962 đến 1972 là Ngàn Năm Mây Bay, Chân Trời Tím, Đời Chưa Trang Điểm, Tiếng Hát Học Trò.

    1. Phim Chân trời tím được Quốc Phong chủ hãng Liên Ảnh chọn quay. Hùng Cường và Kim Vui thủ diễn vai chính trong phim với bài hát được chọn cho phim là “Nửa hồn thương đau” của Phạm Đình Chương do nữ danh ca Thái Thanh trình bày. Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh cũng đã lấy nguồn cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết này để sáng tác nhạc phẩm “Chân trời tím” cùng tên.
    • Phim “Ngàn năm mây bay” thì do Thái Lai phim thực hiện với Hoàng Anh Tuấn làm đạo diễn và sĩ quan quân đội Phạm Huấn thủ diễn.
    • Kế đến là phim “Đời chưa trang điểm” của hãng phim Giao Chỉ do ông Hoàng Vĩnh Lộc đạo diễn.
    • Và cuối cùng là phim “Tiếng hát học trò do Thái Thúc Nha của hãng Alpha thực hiện, Thanh Lan diễn vai chính.

    Các tác phẩm của Văn Quang có thể phân thành 4 nhóm có đề tài khác nhau: Nhóm thứ nhất mô tả cuộc sống tuổi trẻ; nhóm thứ hai kể lại đời sống quân ngũ; nhóm thứ ba phản ảnh thực đời sống thời chiến và nhóm thứ tư là những châm biếm về lề lối lố lăng thời thượng cổ thuộc nhiều lãnh vực sinh hoạt, đặc biệt là các giới làm nghệ thuật.

    Việt Nam, ngày tháng cũ

    Sau ngà 30 tháng 4, 1975, Văn Quang cũng như các sĩ quan quân lực VNCH khác bị đưa qua nhiều trại tù cải tạo từ miền Nam Việt Nam tới miền Bắc Việt Nam trong thời gian dài hơn 12 năm. Tháng 09 năm 1987, Văn Quang được thả ra khỏi trại tù, ông trở về Sài Gòn và từ chối ra đi theo diện HO, quyết định tiếp tục ở lại Việt Nam.

    Năm 1990, Văn Quang bắt đầu trở lại với việc sáng tác văn nghệ và Ngã Tư Hoàng Hôn là tác phẩm đầu tiên được hoàn thành sau nhiều năm bị “treo bút”. Tác phẩm này, đã được một số thân hữu của nhà Văn Quang tổ chức ra mắt tại Thung Lũng Hoa Vàng vào ngày 21 tháng 10, 2001. (Trích phần giới thiệu về tác giả trong Ngã Tư Hoàng Hôn). Tác phẩm cuối của ông đã được Tủ Sách TQH in vào năm 2021, Sài Gòn người muôn năm cũ, (Theo Dương Hoàng Mai).

    Sau đây Khánh Lan và tôi đã đọc bài viết của Nhà văn Vương Trùng Dương. Chúng tôi xin trích đoạn những ý tưởng trong bài viết “Tưởng Nhớ Nhà Văn Văn Quang của Vương Trùng Dương, ông nhận định như sau:

                “Loạt bài feuilleton (bài báo dăng nhiều kỳ) Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự, ra hàng tuần với chủ đề nầy, NV Văn Quang chia sẻ: “Lẩm cẩm” là một lối viết có tính thời sự. Bởi tính cách “đặc thù” của thời hiện tại nơi tôi đang sống, nên buộc phải viết theo một cách nào đó để không bị gây phiền lụy. Tôi “xông” vào những đề tài xã hội “nóng” nhất, có tính điển hình nhất mà người dân đang chú ý. Một nhu cầu khác nữa là hướng đến độc giả hải ngoại, đang quan tâm tới điều gì? Nói cho rõ hơn, Việt kiều của chúng ta đang muốn biết điều gì đang xảy ra tại quê hương mình. Chắc ai cũng muốn có những thông tin chính xác, không bị vo tròn bóp méo bởi bất cứ lý do nào, đôi khi chỉ là sự “tam sao thất bản” nên thông tin thiếu độ trung thực. Tôi chọn lọc những sự kiện ấy, tìm kiếm thông tin chi tiết và làm thế nào càng chính xác được càng tốt. Nó không phải là một bản tin thuần túy mà đưa vào những nhận định, quan điểm của riêng mình như một lời bàn bạc, nói chuyện với độc giả một cách bình thường chứ không là lý luận. Từ đó bạn đọc có thể hiểu rõ vấn đề hơn và có thể suy luận, nhận định riêng. Do đó, người ở xa quê hương, vẫn có thể biết rõ những sự việc xảy ra tại quê nhà.

    Tuy nhiên “Lẩm Cẩm Sài Gòn” không chỉ là những chuyện lẩm cẩm. Nó có cả những mặt trái, mặt phải của xã hội, chuyện khôi hài và chuyện đau thương, những bản tường trình thẳng thắn vượt qua mọi áp lực. Miễn là chuyện xảy ra có thật. Cái nhìn xoáy về phía sau những sự việc đã và đang xảy ra chứ không phải chỉ có “bề mặt” sự việc, tôi nghĩ đó mới thực sự cần thiết cho bạn đọc ở nước ngoài vốn không có nhiều thì giờ theo dõi.”

    Tóm lại, bài tiếp: “Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự”, nếu tổng kết lại, nó sẽ là một bức tranh toàn cảnh của xã hội chúng ta đang sống. Nó phản ảnh được trung thực mọi vấn đề ở bề mặt đời sống của người dân thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội. Từ một anh nông dân “lừa được cả nước” đến một đại gia lương thiện và bất lương, từ lớp thanh niên đến các quan chức, từ cô gái tỉnh lẻ đến các cô gái chân dài thành thị. Từ nỗi đau thương cơ cực của “những người bị bỏ quên” như anh em Thương Phế Binh VNCH đến những cảnh trác táng cùng cực, hoang phí vô cùng của lớp người ăn trên ngồi trước… Cái khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, những điều phi lý bất công, những điều cần nói mà người dân không nói được… Tất nhiên, trong hoàn cảnh của tôi, có những hạn chế mà ai cũng hiểu được. Cho nên viết và “lách” vẫn là điều phải nghĩ tới. Tôi làm cái gì mà luật không cho phép cũng không cấm. Chúng tôi làm với lương tâm của một người cầm bút… Chúng tôi chỉ biết cầm bút, độc lập và hành xử theo tiếng gọi của lương tri…

    Sài Gòn Người Muôn Năm Cũ, tác phẩm viết theo dạng bút ký này được Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ấn hành. Sài Gòn Người Muôn Năm Cũ, là một Tâm Bút của nhà văn Văn Quang vào cuối năm 2020. Tác phẩm Sài Gòn Người Muôn Năm Cũ tập hợp một số bài chọn lọc trong hơn 500 bài mà tác giả đặt tựa chung là Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự viết từ năm 2000 đến năm 2016. Các bài này đều được báo chí Việt ngữ hải ngoại từ Canada, Úc, Hoa Kỳ đăng tải…

    Sài Gòn Người Muôn Năm Cũ dày 576 trang, hầu hết các bài về văn nghệ sĩ ở Sài Gòn đã từng quen biết nhau như Phi Thoàn, Nhật Bằng, Tạ Tỵ, Trần Thiện Thanh, Phạm Huấn, Huy Quang, Thái Tuấn, Hoàng Anh Tuấn, Thanh Nam, Thái Tủy, Tô Kiều Ngân, Nguyễn Xuân Hoàng, Phan Lạc Phúc…Khi nhận được tác phẩm nầy vào tháng 01,2021, chúng tôi định viết về NV Văn Quang như đã viết trong loạt bài Người Lính & Chiến Hữu Văn Nghệ nhưng lúc đó tình thế chính trị ở Mỹ gây xôn xao và dịch Covid-19 ám ảnh nỗi đau của mọi người nên tôi nghĩ viết về văn nghệ ví như “đàn lạc dây”!”

                Vương Trùng Dương kể tiếp: “Tháng 03 năm 2022, tình hình chiến trận sôi động ở Ukraine khi Putin xua quân Nga xâm lăng là tin tức hàng đầu trên thế giới. Và, cũng vào thời điểm nầy 47 năm trước với sự xâm lược của Cộng quân ở miền Nam Việt Nam đã gây tang thương, chết chóc, kinh hoàng và phẫn uất với quân, dân miền Nam Việt Nam. Chiến tranh xảy ra ở Ukraine được các quốc gia trên thế giới nhiệt tình hỗ trợ trước bạo lực của Nga, còn miền Nam Việt Nam khi bị “đồng minh tháo chạy” thì hoàn toàn đơn độc để đối đầu với quân xâm lược! Khi đất nước rơi vào tay kẻ thù thì thì trại tù mọc lên khắp nơi từ Nam ra Bắc như “Quần Đảo Ngục Tù, Quẩn Đảo Gulag – The Gulag Archipelago” của NV Nga Alexander Solzhenitsyn. Đại Úy Solzhenitsyn bị bắt giam qua các trại tù khổ sai, và từ đó ông đã viết lên những tác phẩm phơi bày sự dã man, tàn bạo các trại tù của CS Liên Xô… Tác phầm đã đoạt giải Nobel Văn Chương năm 1970.

    Vài hình ảnh trong trại tù do Văn Quang viết như Cái Muỗng, Tết Trong Trại Tù… Khi ra tù, anh viết nhiều với hình ảnh “Bức tranh vân cẩu, vẽ người tang thương” (Nguyễn Gia Thiều) trong xã hội quê nhà với bạn đọc nơi hải ngoại. Sài Gòn ngày 21 tháng 6, 2017, NV Văn Quang viết Thư Từ Giã Bạn Đọc.

    Đây là bài sau cùng tôi viết hàng tuần cho các báo ở nước ngoài. Tôi sẽ ngưng viết loạt bài này vì lý do sức khỏe, không vì bất cứ lý do nào khác.

    Hơn 60 năm cầm bút, tôi không có gì đáng tự hào bởi chỉ như người lính trên đường trường hành quân không biết mình đã bắn được bao nhiêu viên đạn. Tất cả chỉ vì ba lời thề “Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm” mà tôi đã thề trước khi trở thành người lính của Quân Đội VNCH. Tôi còn thua cả những đồng đội của tôi đã vĩnh viễn ra đi hoặc bỏ lại một phần thân thể mình trên chiến trường, trở về với cuộc sống vất vưởng nơi quê nhà.

    Trong lá thư ngắn hôm nay, trước khi ngừng viết, tôi xin gửi lời cảm tạ đến tất cả bạn bè, các bạn đọc của các báo và các khán thính giả và các cơ quan truyền thông, các đài phát thanh truyền hình đã từng có thời gian dành cho tôi những tình cảm đặc biệt. Bây giờ đầu óc tôi không còn được minh mẫn nữa, khi nhớ khi quên… đã đến lúc phải biết mình nên dừng lại ở đâu. Tôi chắc chắn trong những bài viết của tôi có nhiều khiếm khuyết, mong được sự bao dung thông cảm của các bạn”.

    Trước sự mất mát của nhà văn hơn hai mươi năm trong đời binh nghiệp của QLVNCH và hơn mười hai năm trong lao tù CS, tôi viết những dòng nầy để tưởng nhớ và cầu mong anh gặp lại thân hữu năm xưa nơi cõi vĩnh hằng.”

    Vương Trùng Dương, Little Saigon, March 17, 2022

    Thủ Đô Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông

    Khi Khánh Lan và tôi đọc bài viết của Văn Quang “60 Năm Sài Gòn Trong Tôi” trong nhung nhớ thủ đô Sài Gòn xưa mà ngậm ngùi thương tiếc cho một Hòn Ngọc Viễn Đông hoa lệ đã đổi thay, hiếp đáp trong buồn bã. Văn Quang thăm khu phố xá Lê Lợi – Nguyễn Huệ ngày cũ đã có bức Tượng đài Thủy Quân Lục Chiến giữa công viên Sài Gòn trước năm 1975 nay đã không còn. Văn Quang viết: “Tôi đứng trước Nhà Hát Thành Phố nhìn cảnh “vườn không nhà trống” đó mà ngậm ngùi nhớ tới pho tượng Thủy Quân Lục Chiến sừng sững đứng bảo vệ thành phố ngày nào, và nhớ tới những đồng đội TQLC đã ngã xuống hoặc giờ này đã ở khắp phương trời xa…”

    Nỗi xót xa chung theo chúng ta là sau ngày 30 tháng 04, 1975, sự thay tên đổi họ những con đường nghe như có điều gì mâu thuẫn và của nước mắt rơi, thương tiếc cho thời gian đã mất. Sự mới mẻ và sự thay đổi của đất nước như là những biểu tượng của sự nghịch lý:

    “Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tiêu Công Lý

    Đồng Khởi lên rồi, mất Tự Do”.

    NV Văn Quang tâm tình: “Nhưng với tôi, Sài Gòn vẫn là Sài Gòn từ trong tâm thức mình, từ trong tận cùng tim óc mình. Thế là đủ và tôi lại phải sống cũng như những người Sài Gòn khác, bất chấp gian khổ.’

    “Hai tuần nay người Sài Gòn xôn xao về một số công trình xưa cũ sẽ bị phá bỏ lấy đất làm tàu điện ngầm. Rầm rộ nhất là khu thương xá Tax đã bị “bao vây” bởi những hàng rào chắn chạy dài và tất cả các cửa hàng trong thương xá này phải dời đi vào tháng 10 này để làm một siêu thị 40 tầng văn minh hơn. Hầu như cả thành phố xôn xao, người ta kéo đến mua hàng giảm giá đông như hội. Và cũng có nhiều người đến để nhìn lại chút kỷ niệm xưa với một công trình kiến trúc được xây dựng từ xa xưa, khiến bất cứ ai dù chỉ sống ở thành phố này ít năm cũng cảm thấy tiếc nuối. Lứa tuổi già đã có từng hơn nửa thế kỷ với Sài Gòn bỗng nhận ra cái khu thương xá đó không chỉ gắn liền với thành phố mà còn gắn liền với cả gia đình mình. Hầu như gia đình nào cũng đã từng đưa nhau vào đây mua sắm vài thứ đồ dùng lặt vặt hoặc chỉ dạo quanh, ăn một ly kem, uống một ly cà phê. Nỗi buồn vẩn vơ có thật nhưng lại rất sâu sắc như người ta vừa lấy đi một phần đời mình. Bởi cái mất đi đã từng có những kỷ niệm với người thân quen không bao giờ tìm lại được nữa. Người mất kẻ còn, người ra đi, kẻ ở lại đã từng cùng nhau đến đấy.”

    Ông nhớ Sài Gòn tỉ mỉ trong ký ức: “Đường Lê Lợi phía Thương Xá TAX chỉ còn một lối đi nhỏ…. Và còn một số công trình gắn liền với Sài Gòn chẳng phải chỉ là biểu tượng mà còn là da thịt của một thành phố từng được vinh danh là “hòn ngọc viễn đông” này cũng sắp mãi mãi biến mất để nhường chỗ cho công trình ga tàu điện ngầm đầu tiên của tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Dẫu biết vạn vật đổi dời không có gì là vĩnh cửu cả nhưng cái gì quá thân quen mất đi cũng thấy lòng trống rỗng. Có khi chỉ một cửa hàng như quán cơm bình dân Bà Cả Đọi, tiệm cắt tóc Đàm, nước mía Viễn Đông… mất tích vĩnh viễn, thay vào đó là những tòa nhà chọc trời, những cửa hàng choáng lộn cũng thấy nó lạnh lùng xa lạ. Người còn ở trong nước xót xa, người Việt ở nước ngoài tiếc nuối, đó là điểm những người thân quen gặp nhau ở nỗi nhớ nhung tiếc nuối này. Tôi đã đọc khá nhiều bài viết từ nước ngoài và e mail của bạn bè chia sẻ nỗi hoài niệm đó. Như Thế Hải từ Hawaii đã mượn hai câu thơ bất hủ của Bà Huyện Thanh Quan, chia sẻ cùng bè bạn khắp nơi khi nhớ về những cái sắp mất đi của Sài Gòn: “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo. Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.”.

    Với một người còn ở lại như tôi, đã hơn nửa thế kỷ gắn bó với hòn ngọc viễn đông này, hai tuần nay càng thấy lòng hoài cổ dâng trào. Nhớ, nhớ đến từng chi tiết từ cái bước chân đầu tiên đặt lên đất Sài Thành, nhớ từng ngõ ngách, từng nhân vật thuộc về quá khứ ấy cho đến ngày nay. Mặc cho Sài Gòn đã có nhiều tang thương dâu biển, từ cái tên thành phố đến những con đường đã thay họ đổi tên, từ con người đến xã hội cho đến cả cái cách sống cũng đã khác xưa nhiều lắm. Chẳng trách khi xã hội đổi thay, người ta chép miệng than: “Trời làm một trận lăng nhăng, ông hạ xuống thằng, thằng nhảy lên ông, con đĩ đánh bồng nhảy lên bà lớn” cũng chẳng sai. Nhưng với tôi, Sài Gòn vẫn là Sài Gòn từ trong tâm thức mình, từ trong tận cùng tim óc mình. Thế là đủ và tôi lại phải sống cũng như những người Sài Gòn khác, bất chấp gian khổ. Có chăng chỉ là nỗi ngẩn ngơ khi những dấu tích xưa dần mất đi, chẳng bao giờ tìm lại được.

    Tác giả Văn Quang kể Sài Gòn từ hoài niệm như một “người xưa” đếm bước trên vỉa hè bên hông Thương xá Tax…

    “Trong nỗi hoài niệm sâu sắc ấy nhiều buổi chiều đứng trong hành lang hẹp chung cư, nhìn lên khung trời cao, hướng về ánh đèn đêm mơ hồ của thành phố, tôi cố tưởng tượng lại đó vẫn là khung trời xưa, tôi nhớ lại những năm tháng dài tôi sống ở Sài Gòn. Ở đây không chỉ có cảnh quan mà còn có cả những nhân vật là bạn hoặc là người tôi đã từng gặp, từng quen, từng biết đến. Người ở đâu bây giờ? Có biết Sài Gòn của chúng ta đang có rất nhiều người đang nhớ đang mong các “bạn ta” không?

    Thành Phố Sài Gòn trước năm 1975

    Bước chân đầu tiên trên đất Sài Gòn

    “Thế mà 60 năm rồi đấy, kể từ ngày tôi mới đặt chân lên thành phố Sài Gòn. Tôi nhớ như in, ngày đầu tiên ấy. Cuối tháng 1 năm 1954, sau hai tháng học ở Trường Sĩ Quan Thủ Đức, ngày thứ bảy chúng tôi được đi phép ở Sài Gòn. Niềm mơ ước của tôi từ những ngày còn nhỏ ở trường trung học, ước gì có ngày mình được vào Sài Gòn. Niềm mơ ước ấy còn rộn ràng hơn khi khóa học sĩ quan khai giảng. Thủ Đức – Sài Gòn chỉ có hơn 10 cây số, tuy chỉ cách thành phố rất gần nhưng theo đúng chương trình khóa học, hai tháng sau chúng tôi mới được đi phép. Mấy anh “Bắc kỳ” nôn nao hỏi thăm mấy ông bạn “Nam Kỳ” về Sài Gòn. Từ cái xe taxi nó ra sao, đi thế nào, bởi hồi đó miền Bắc chưa hề có taxi, cho đến Chợ Lớn có những gì… Mấy ông bạn Nam Kỳ tha hồ tán dóc. Đấu óc tôi cứ lơ mơ về cái chuyến đi phép này”.

    Trở thành người Sài Gòn từ bao giờ?

    “Nơi tôi đến đầu tiên là Chợ Lớn. Một cuốc taxi từ giữa trung tâm TP đến cuối Chợ Lớn mất 12 đồng. Tôi tìm đến khách sạn rẻ tiền của mấy thằng bạn Bắc Kỳ ở đường Tản Đà, một con phố nhỏ, ba bốn thằng thuê chung một phòng cũng chẳng có “ông mã tà” nào hỏi đến. Chợ Lớn hồi đó tấp nập hơn ở Sài Gòn, con phố Đồng Khánh chi chít những khách sạn, hàng ăn, cửa tiệm tạp hóa lu bù tưởng như mua gì cũng có. Chúng tôi cũng biết cách chui vào Kim Chung Đại Thế Giới xem thiên hạ đánh bạc. Hôm đó có anh Nguyễn Trọng Bảo cùng Đại Đội tôi nhưng lớn hơn chúng tôi vài tuổi và là một cặp với Nguyễn Năng Tế (lúc đó mới là người yêu của nữ diễn viên điện ảnh Kiều Chinh). Anh thử đánh “tài xỉu”, may mắn làm sao, một lúc sau đó anh được khoảng vài trăm ngàn. Thế là chúng tôi xúi anh “ăn non”, không chơi nữa, rủ nhau đi ăn. Bắt đầu từ hôm đó chúng tôi đi “khám phá” Sài Gòn và rồi theo cùng năm tháng trở thành người Sài Gòn lúc nào không biết. Càng có nhiều thăng trầm chúng tôi càng gắn bó với Sài Gòn hơn.”

    Tác giả Văn Quang sau ngày đổi đời 30 tháng 4, năm 1975, ông bị đi tù CSVN, khi ra tù “người xưa” tái ngộ chốn cũ…

    Lần thứ hai trở lại Sài Gòn

    “Tôi lại nhớ ngày trở về Sài Gòn sau hơn 12 năm đi tù cải tạo từ Sơn La đến Vĩnh Phú rồi Hàm Tân. Đó là vào buổi chiều tháng 09 năm 1987. Khi đoàn xe thả tù cải tạo bị giữ lại nhà giam Chí Hòa nghe các ông quan chức trấn an về số phận chúng tôi khi được trở về, khoảng hơn 5 giờ chiều chúng tôi mới được thoát ra khỏi cánh cửa sắt nhà tù Chí Hòa. Ngay từ cổng trại tù đã có đoàn quay phim đợi sẵn để quay cảnh “vui mừng đoàn tụ” của tù nhân, chắc là để chứng tỏ cái sự “khoan hồng bác ái” của nhà nước cho những thằng may mắn không chết trong ngục tù. Lại là lần thứ hai tôi đặt chân lên đất Sài Gòn nhưng với tư cách khác giữa một thành phố đã đổi chủ.

    Thấy cái cảnh sẽ bị quay phim, Trần Dạ Từ kéo tôi lên vỉa hè đi lẫn trong đám thân nhân được vận động ra đón tù cùng những người dân tò mò nhình “cảnh lạ”. Tránh được cái máy quay phim, chúng tôi đi gần như chạy ra khỏi con phố nhỏ này. Ra đến đường Lê Văn Duyệt, chúng tôi đi chậm lại, nhìn đường phố mà cứ thấy đường phố đang nhìn chúng tôi với một vẻ xa lạ và xót thương? Trần Dạ Từ còn lại ít tiền, anh rủ tôi ghé vào đường Hiền Vương ăn phở. Chẳng biết là bao nhiêu năm mới lại được ăn tô phở Hiền Vương đây. Tôi chọn quán phở ngay sát cạnh tiệm cắt tóc Đàm mà mấy chục năm tôi cùng nhiều bạn bè vẫn thường đến cắt tóc. Có lẽ Trần Dạ Từ hiểu rằng anh về đoàn tụ cùng gia đình chứ còn tôi, vợ con đi hết, nhà cửa chẳng còn, sẽ rất cô đơn, nên anh níu tôi lại. Ngồi ăn tô phở tưởng ngon mà thấy đắng vì thật ra cho đến lúc đó tôi chưa biết sống ra sao giữa thành phố này.

    Ở tiệm phở bước ra, chúng tôi đi bên nhau dưới ánh đèn chập choạng của con đường Duy Tân mà Phạm Duy gọi là con đường Đại Học “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt.” Đến ngã tư Phan Đình Phùng, tôi chia tay người bạn tù Trần Dạ Từ, đi lang thang trong cô đơn, trong bóng tối của chính đời mình. Bây giờ tôi mới hiểu hết nghĩa của sự cô đơn là thế nào. Tôi bắt đầu cuộc sống lưu lạc trên chính quê hương mình.”

    Phải chăng “Hoài niệm” là một cảm xúc liên quan đến sự khao khát những gì thuộc về quá khứ và dĩ vãng thường là lý tưởng hóa những điều đó. Nostalgia là sự luyến tiếc quá khứ, lòng nhớ nơi chốn cũ, quê hương trong tâm tưởng, nỗi nhớ nhà khi ta không còn ở đó nữa. Như châm ngôn là “Cho dù bạn đã trải qua bao nhiêu đau khổ, bạn không bao giờ muốn bỏ đi những ký ức đó“, hay.” “Dĩ vãng từ hoài niệm đập trong ta như một trái tim thứ hai.“, và “Con người không phải địa điểm, tạo ra ký ức.” … “Quá khứ trở về trong tôi như một trái tim thứ hai.”, theo như ý tưởng nhà văn Ái Nhỉ Lan John Banville, viết trong quyển The Sea (tiểu thuyết Biển cả).

    Nỗi nhớ (Nostalgia) được xem như một dấu hiệu bệnh lý được nhắc đến lần đầu năm 1688 bởi một sinh viên y khoa người Thụy Sĩ tên là Johannes Hofer (1669-1752). Tên căn bệnh này xuất phát từ tiếng Hy Lạp, nostos có nghĩa là trở về quê hương, còn algos có nghĩa là nỗi đau, niềm khao khát. Sự kiện xảy ra từ giữa thế kỷ 17 và 19, Cũng theo tư tưởng của văn hào Pháp Marcel Proust, tác giả của bộ tiểu thuyết “Đi Tìm Thời Gian Đã Mất” (À La Recherche du Temps Perdu, hay In Search of Lost Time). Marcel Proust, trong “Đi tìm thời gian đã mất” cho là …”hoài niệm ... ký ức về một hình ảnh cụ thể là những tiếc nuối cho một khoảnh khắc thời gian đã qua ..”

    Trở lại với ý tưởng của Văn Quang về nhung nhớ hình xưa cảnh cũ của một Sài Gòn trong lưu niệm, ông viết tiếp…

    “Tôi tìm về nhà ông anh rể đã từng nuôi nấng tôi suốt những năm tháng trong tù. Bắt đầu từ đó tôi trở thành người Sài Gòn khác trước. Và rồi với những cùng khổ, những khó khăn, tôi đã tự mình đứng lên. Bởi tôi thấm thía rằng thằng bạn đồng minh xỏ lá đã phản phé mình, lúc này không ai cứu mình cả, anh không vượt qua nó, nó sẽ đè chết anh. Vì thế cho đến bây giờ sống giữa Sài Gòn, tôi phải là người Sài Gòn và mãi mãi sẽ là người Sài Gòn. Làm được cái gì hay chết bẹp dí là do mình thôi”.

    Photo Credit: Internet

    Đi tìm hoài niệm

    “Tôi không lan man về chuyện cũ tích xưa nữa, bởi nói tới những ngày tháng đó chẳng biết bao giờ mới đủ. Cho đến hôm nay, 25 tháng Tám năm 2014, hơn 60 năm ở Sài Gòn, mọi người đang xôn xao về những đổi thay lớn của Sài Gòn, tôi không thể ngồi yên. Tôi muốn chính mắt mình được nhìn thấy những thay đổi ấy. Mặc dù qua 2 lần nằm bệnh viện và với cái tuổi trên tám mươi, tôi đã mất sức nhiều, hầu như suốt ngày ngồi nhà đã từ ba tháng nay. Tôi điện thoại cho Thanh Sài Gòn rủ anh đi thăm “cảnh cũ người xưa”. Chúng tôi vào phở Hòa, môt tiệm phở nổi tiếng từ trước năm 1975 cho đến nay. Con đường Pasteur đan kín xe cộ, tiệm phở Hòa có vẻ tấp nập hơn xưa. Bạn khó có thể tìm lại một chút gì đó của “muôn năm cũ”. Tô phở bị “Mỹ hóa” vì cái tô to chình ình và miếng thịt cũng to tướng, có lẽ ông bà chủ đã học theo phong cách những tiệm phở VN ở Mỹ. Nó “to khỏe” chứ không còn cái vẻ “thanh cảnh” như xưa nữa”.

    “Sau đó, nơi tôi tìm đến đầu tiên chính là Thương Xá Tax. Vừa đến đầu hai con đường gặp nhau Pasteur – Lê Lợi đã nhìn thấy một hàng rào bằng tôn chạy dài. Đường Lê Lợi chỉ còn đủ một lối đi nhỏ dẫn đến Thương Xá Tax và công viên Lam Sơn. Chiếc xe gắn máy len lỏi cho đến tận cuối đường Lê Lợi sát mép đường Tự Do. Chúng tôi đứng trước cửa TX Tax đang bày ra cảnh vô cùng vắng vẻ, chỉ có tôi và anh bảo vệ nhìn nhau. Anh thừa biết tôi đến đây để làm gì. Anh bảo vệ cũng không còn làm cái nhiệm vụ cao quý là mở cửa đón khách, anh để mặc tôi tự do đẩy cánh cửa kính nặng chịch đi vào trong khu thương mại. Đèn đuốc vẫn thắp sáng choang, chiếc thang máy cuốn vẫn lặng lẽ chạy không một bóng người. Nó mang một vẻ gì như người ta vẫn lặng lẽ theo sau một đám tang….Vậy mà tôi vẫn còn đi vơ vẩn trong cái không gian như nghĩa trang sống đó. Tôi đi tìm hình bóng của một thời dĩ vãng, nào vợ con, nào bè bạn, nào những người xa lạ trong cái nhịp thở rộn ràng thân thiện của tất cả Sài Gòn xưa ở chốn này. Chẳng bao giờ trở lại. Tôi muốn gọi tên tất cả trong hoài niệm tận cùng sâu lắng”.

    “Rồi tôi cũng phải bước ra. Trở về với thực tại, nhưng vẫn gặp cái vắng lặng của vỉa hè chạy dài theo đại lộ Nguyễn Huệ. Dường như chỉ còn có Thanh Sài Gòn ngồi ngất ngư với “người xưa trong ảnh” của một ô quảng cáo vuông vắn phía ngoài thương xá. Chúng tôi đi qua khu công viên Lam Sơn, lúc này đã được phá sạch, chỉ còn vài cây cổ thụ cao lêu nghêu bên cạnh “công trường” đang làm, dường như hàng cây đứng chờ giờ hành quyết như các “đồng nghiệp” của nó đã bị đốn hạ vài hôm trước. Các bác thợ quần áo xanh, dây đeo chằng chịt đã và đang dọn dẹp cho công trường trống rỗng. Tôi đứng trước Nhà Hát Thành Phố nhìn cảnh “vườn không nhà trống” đó mà ngậm ngùi nhớ tới pho tượng Thủy Quân Lục Chiến sừng sững đứng bảo vệ thành phố ngày nào và nhớ tới những đồng đội TQLC đã ngã xuống hoặc giờ này đã ở khắp phương trời xa.

    “Chắc hẳn bạn còn nhớ ngay cạnh đó là góc bùng binh Nguyễn Huệ – Lê Lợi còn là nơi tổ chức đường hoa vào dịp Tết. Gia đình nào chẳng một lần kéo nhau đi giữa đường hoa với tâm trạng rộn ràng của một ngày hội hoa xuân. Từ năm nay sẽ mất hẳn, chẳng bao giờ thấy bóng dáng mùa xuân ở đây nữa. Cuối cùng tôi trở lại nơi mà lần đầu tiên tôi đặt chân lên TP Sài Gòn. Tôi đã nhảy xuống xe GMC ở đây, đúng nơi này, phía sau Nhà Hát Thành Phố, bây giờ là trụ sở của Tổng Công Ty Cấp Nước của TP. Mặt đường nhựa chẳng có gì thay đổi, nó cũng nhẵn mòn như những con đường nhựa khác, nhưng với tôi nó là một dấu son đáng nhớ nhất trong đời. Vậy mà đã đúng 60 năm rồi sao?”

    “Mai này Sài Gòn sẽ còn mất đi nhiều thứ nữa như vòng xoay trước cửa Chợ Bến Thành, một biểu tượng mà bất cứ ai đã đến Sài Gòn dù chỉ một lần cũng không thể nào quên. Đó là những thứ sẽ mất đi để làm tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Ngoài tuyến metro số 1, còn xây dựng thêm 6 tuyến metro khác. Chúng ta sẽ mất đi nhiều di tích xưa cũ. Sài Gòn sẽ đổi khác rất nhiều, để lại trong người Sài Gòn dù ở đâu cũng thấy cảm thấy một nỗi bùi ngùi, nhớ tiếc. 60 năm Sài Gòn, hồn ở đâu bây giờ?

    Văn Quang, Ngày 29 tháng Tám, 2014″.

    Những Ngày cuối đời
    Photo Credit: Internet

    Bài viết cô đọng này mượn ý tưởng của những NV Dương Hoàng Mai, Vương Trùng Dương, Văn Quang, John Banville và Marcel Proust để nhớ đến tác giả của những Ngã Tư Hoàng Hôn, Ngàn Năm Mây Bay, Người Lính Hào Hoa, Người Yêu Của Lính, Sài Gòn Tốc…. 60 năm Sài Gòn Trong Tôi, Sài Gòn Người Muôn Năm Cũ, Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự, như một nén hương lòng tiễn đưa người về cõi trên.

    Việt Hải & Khánh Lan, Mùa Tháng Tư đen 2022.

  • Cáo phó - Phân Ưu,  Việt Hải

    Vi Khiêm Nguyễn Văn Liêm Tiễn Mẹ

    Tin Cáo Phó: Cụ Bà Ana Nguyễn Thị Tịnh.

    Thân mẫu của NV Nguyễn Văn Liêm. Hưởng thọ 107 tuổi

    Dựa theo bài tường trình của Khánh Lan về ngày lễ cầu nguyện cho Cụ Bà Ana Nguyễn Thị Tịnh, đăng ngày 27 tháng 03, 2022 trên Website của Nhân Văn Nghệ Thuật.com “Buổi lễ cầu nguyện và tiễn đưa cụ bà Ana Nguyễn Thị Tịnh, thân mẫu của NV Nguyễn Văn Liêm về nơi an nghỉ cuối cùng diễn ra long trọng và cảm động lúc 10:45 sáng tại Trung Tâm Công Giáo thuộc thành phố Santa Ana. Khoảng 10:45 sáng, những bài thánh ca nhẹ nhàng, êm ái vang lên từ góc bên phải của nhà thờ, bởi ca đoàn của Trung Tâm Công Giáo, mở đầu cho buổi lễ hát tiễn đưa bước chân người con Chúa trở về cùng Ngài, cũng như để an ủi và xoa dịu nỗi đau mất Mẹ của những đứa con của Mẹ còn ở lại trần gian.”

    Cụ Bà Ana Nguyễn Thị Tịnh
    (Photo Credit: Khánh Lan)

    Lại cũng trong bài tường trình buổi lễ cầu nguyện hôm Thứ Bảy ngày 26, Khánh Lan viết: “Trong bài giảng Cha chủ sự nói: Chúa đã đón Cụ Bà Ana Nguyễn Thị Tịnh trở về Trời và ở bên cạnh Ngài. Cụ bà là một cây tốt mà Chúa đã tạo dựng ra, một cây có giống tốt nên đã cho ra những trái tốt đẹp như là anh Nguyễn Văn Liêm, một người đạo đức, khiêm nhường, một con chiên trung thành và tôn kính Thiên Chúa, một giáo dân đã làm nhiều việc công sức cho xứ đạo…”

    Lắng nghe bài giảng của Cha chủ sự trong Thánh Lễ, tôi thầm nghĩ, trong cuộc sống, con người đầu tư vào những hành vi bác ái, hy sinh vì tha nhân, gìn giữ nhân tính đạo đức. Vốn là người công giáo luôn vâng lời Chúa,và với đức tin tôn giáo vững mạnh, đã giúp đứa con chiên của Chúa sẵn sàng phục vụ những công tác tốt lành thánh thiện. Những tấm gương sáng, đức tính tốt ấy khiến người con Thiên Chúa dấn thân phụng sự xã hội và hun đúc tâm hồn, chuẩn bị con em mình thành người hữu ích. Vì thế chúng ta thường nghe câu nói: “Cây tốt sinh trái ngọt“. Cho nên tất cả mọi việc làm thánh thiện đều quy về đời sống gia đình, qui vào đời sống của ông bà, cha mẹ, anh chị em và của mọi người chúng ta trong cuộc sống.

    Nhà văn Vi Khiêm Nguyễn Văn Liêm cám ơn quan khách tham dự Thánh Lễ, ông nói: “19 năm trước, cha tôi đã mất cũng trong khoảng tuổi này, ông đã sống qua ba thế kỷ: Cuối thế kỷ 19, trọn thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 và nay Mẹ tôi ra đi ở tuổi 107, thì tôi còn đòi hỏi gì ở Thiên Chúa nữa. Nhưng có còn gì đau đớn cho bằng khi Mẹ tôi qua đời, mà tôi chẳng được ở gần người, để nghe những lời trăn trối của người lần cuối.” (Dựa theo bài tường trình của Khánh Lan).

    Tôi nhớ trong sách kinh có

    Bài đọc 1: Lời Chúa trong sách Khôn Ngoan (Kn 4:7-15) (7) Người công chính dù có chết non, cũng vẫn được an nghỉ. (8) Vì tuổi thọ đáng kính không phải bởi sống lâu, cũng không do số tuổi. (9) Ðối với con người, sự khôn ngoan còn quý hơn tóc bạc, sống không tì ố đã là sống thọ. (10) Người công chính đẹp lòng Thiên Chúa, nên được Thiên Chúa yêu thương.

    Và tiếp, Bài đọc 2: Lời Chúa trong sách Khôn Ngoan (Kn 5:15-16) (15) Người công chính sẽ sống muôn đời. Họ sẽ được Ðức Chúa ân thưởng và được Ðấng Tối Cao hằng quan tâm săn sóc. Tôi cũng nhờ bài thánh ca Mẹ Về Trời, của LM. Phanxicô Nguyễn Sang.

    “ĐK: Muôn Thiên Thần cánh trắng, hôm nay đưa Mẹ về trời. Sao sáng ngời trên đầu, Mẹ bay lên, Mẹ bay lên. Áo Mẹ rực rỡ ánh mặt trời sáng tươi.

    1. Trong ngàn muôn đóa hoa, xinh tươi trong vườn Thiên Cung. Mẹ sáng lấp lánh là nụ hoa Trinh Vương. Ngát hương ngây ngất thiên đường. Mẹ sáng lấp lánh là nụ hoa yêu thương, ngát hương cho người muôn phương.
    • Con nhìn theo đám mây,mây đưa Mẹ về Thiên Cung. Lòng muốn chấp cánh cùng Mẹ bay lên cao Ước ao trông thấy Quê Trời. Lòng muốn chấp cánh cùng Mẹ bay lên mây. Sống vui bên Mẹ từ đây.
    • Như mặt trời sáng tươi, trên cao trông nhìn muôn nơi. Mẹ hãy chiếu sáng để đời con yên vui. Bước qua gian khó cuộc đời. Mẹ hãy chiếu sáng để lòng con thanh cao, bước lên Thiên Đàng mai sau. Và bài thánh ca khác “Mẹ Là Mùa Xuân, tác giả nhạc sĩ Vũ Đình Ân:

    “ĐK. Mẹ là mùa xuân bất tận, Mẹ là mùa xuân yêu kiều. Mẹ là mùa xuân yêu thương, Mẹ là mùa xuân an bình.

    1. Cúi xin Mẹ cho đoàn con luôn tin yêu. Mẹ là mùa xuân trên toàn thế giới ban đầy hồng ân, cho muôn nơi luôn tin yêu danh Mẹ là mùa xuân.
    2. Khấn xin Mẹ đưa đoàn con qua cơn mê và dìu đoàn con đi về bên Chúa mang đầy niềm tin, tôn vinh Cha qua muôn nơi ca tụng trọn đời con.”

    xXx

    Trong đoạn nhớ về người Mẹ khuất bóng, Vi Khiêm Nguyễn Văn Liêm trích câu thơ kể chuyện “Đổi Cả Thiên Thu Lấy Tiếng Mẹ Cười” của thi sĩ Trần Trung Đạo, xin trích đoạn như sau:

    “Tiếng mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào

    Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao

    Mẹ xa xôi quá làm sao vói

    Biết đến bao giờ trông thấy nhau

    Đừng khóc mẹ ơi hãy ráng chờ

    Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ

    Đau thương con viết vào trong lá

    Hơi ấm con tìm trong giấc mơ

    Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người

    Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi

    Ví mà tôi đổi thời gian được

    Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.”

    Thật vậy, Trần Trung Đạo cho là hình ảnh người mẹ là một kỳ quan tuyệt vời và vĩ đại nhất. Tình thương của người mẹ bao la như biển Thái Bình và vô biên như không gian vũ trụ dành cho con cái. Ngôn ngữ của mẹ là tiếng nói từ trái tim, yêu thương và dịu dàng dành cho con cái.

    Những người bạn khác của Vi Khiêm Nguyễn Văn Liêm và của tôi như hai nhà văn Ngọc Cường và Quyên Di. Trong tác phẩm Ba Chị Em, NV Ngọc Cường mất mẹ khi anh vừa tròn 4 tháng tuổi nên anh đã gởi gấm hình ảnh bao la của người Mẹ qua người chị ruột. Phần Quyên Di, anh đã khóc mẹ qua những vần thơ, ví dụ như trong bài bài “Giỗ Mẹ“.

    “Sáu năm trời qua rất chóng

    Mẹ đã từ giã thế gian

    Tưởng chừng như là giấc mộng

    Nghĩ lại còn thấy bàng hoàng.

    Nhớ những ngày xưa thơ ấu

    Thủ thỉ có mẹ và con

    Một thời tuổi xanh yêu dấu…”

    “Hai mươi năm trời bên Mẹ

    Lại là đứa bé dại khờ

    Rồi Mẹ ra đi rất nhẹ

    Êm đềm như một vần thơ.

    Hôm nay ngồi bên ảnh Mẹ

    Rưng rưng khoé mắt rưng rưng

    Con vẫn là thằng con bé….”

    Quyên Di (2017)

    Ngày Vi Khiêm mất mẹ tôi chạnh nhớ ngày mẹ tôi ra đi, Quyên Di đến chia buồn qua những câu thơ (*) sau đây.

    “Mẹ đã cưỡi hạc quy tiên, đến nơi xa miên viễn

    Như ráng chiều tan nhẹ buổi hoàng hôn

    Trời sụp tối mau, ngày sẽ vào đêm

    Con thương Mẹ, khóc thầm trong bóng tối”…

    (* Ngày thân mẫu Anh Việt Hải Quy Tiên)

    (*) Anh Việt Hải,

    Tôi vừa viết thay Anh

    Những lời Anh muốn thưa cùng Mẹ.

    Nhưng vì quá đau lòng, Anh nghẹn ngào không thể

    Thốt nên lời khi xúc động dâng trào

    Cầu xin Bà, giờ ở chốn rất cao

    Phù hộ cho anh “cả một đời làm ích.”

    Xin Thành Kính Phân Ưu.

    Tôi viết cho Vi Khiêm thay cho những bạn bè: Trần Trung Đạo, Ngọc Cường, Quyên Di, Thuỵ Lan, Khánh Lan, Phạm Hồng Thái, Mộng Thuỷ, Kiều My, Nguyễn Quang… chia sẻ những tâm tình, những tâm tư về mẹ, cảm thông nhau qua những niềm tin tôn giáo.

    Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian
    (Photo Credit: Khánh Lan)

    Xin gửi nhà văn Vi Khiêm Nguyễn Văn Liêm những âm vang tiễn mẹ: “Muôn Thiên Thần cánh trắng, hôm nay đưa Mẹ về trời” ,và “Mẹ là mùa xuân bất tận, Mẹ là mùa xuân yêu kiều. Mẹ là mùa xuân yêu thương, Mẹ là mùa xuân an bình”.

    Trần Việt Hải, Los Angeles.

    xXx

    Phụ đính:

    Tôi xin ghi nhận thêm trong buổi lễ, có sự góp mặt của emcee BS. Trần Việt Cường và phu nhân mezzo soprano Quỳnh Hương Đỗ Trần, cùng BS. Nguyễn Trọng Việt (Người xưa gặp lại).

    ——————————————————————————–

    Phần ca tiễn đưa lưu niệm, ca sĩ Quỳnh Hương Đỗ Trần.

    Bài ca Ý ngữ: Ave Maria

    (Tác giả: Franz Schubert).

    Ave Maria

    Piena di grazia,

    Maria, piena di grazia,

    Maria, piena di grazia,

    Saluti, saluti

    Il Signore è con te

    Benedetta sei tu fra le donne

    E benedetto

    E benedetto è il frutto del tuo seno

    Del tuo corpo, Gesù.

    Ave Maria

    (Ave Maria, Ave Maria, ah – ah)

    Adesso e nell’ora della nostra morte

    La nostra morte

    Ave Maria

    (Ah ah ah ah …)

    Ghi chú: Tác phẩm “Ave Maria” có tên gốc là “Ellens dritter Gesang” (Ellens Gesang III, D 839, Op 52 no 6, 1825), nghĩa là “Bài Ca Thứ Ba Của Nàng Ellens”, phần lời dựa trên trích đoạn “The Lady of the Lake” của Sir Walter Scott. Tuy có nhiều tranh cãi và hiểu lầm về nguồn gốc của tác phẩm, nhưng thực sự “Ave Maria” là một kiệt tác của tác giả Franz Schubert, và đó là một trong các tác phẩm đã làm cho tên tuổi ông trở thành một trong những nhà soạn nhạc hàng đầu trên thế giới.

    Việt Hải

    California, March 30, 2022

    THƯ CẢM TẠ

    Kính thưa quý vị,

    Thay mặt cho tang quyến, chúng tôi chân thành cảm tạ quý vị và quý anh chị trong Liên Nhom Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian đã tham dự Thánh Lễ và cầu nguyện cho thân mẫu chúng tôi là cụ bà Anna Nguyễn Thị Tịnh trong cuối tháng vừa qua. Sự hiện diện cùng với lời cầu nguyện của quý vị đã làm cho chúng tôi vơi đi nỗi đau buồn trong biến cố mà thường trong một đời người có một lần phải đón nhận.

    Tang quyến đồng cảm tạ.

    Thay mặt tang quyến

    Vi Khiêm Nguyễn Văn Liêm

  • Khánh Lan,  Văn Thơ,  Việt Hải

    TÁC PHẨM CỦA KHÁNH LAN: Ngõ Vào Văn Học và Triết Học

    Nhà văn Khánh Lan, người thứ 2 từ bên phải, lễ tốt nghiệp Cao học tâm lý xã hội
     (socio-psychology), California State University, Fullerton, CA, 2002.

    Phân tâm học được định nghĩa là một ngành gồm các học thuyết và kỹ thuật trị liệu tâm lý có nguồn gốc từ những công trình nghiên cứu theo học thuyết của Sigmund Freud. Vì vậy Phân tâm học cũng là một học thuyết nghiên cứu về thế giới nội tâm của con người, nhằm tìm ra lời giải thích cho những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan xuyên qua hành vi của con người, trên căn bản đó, ta có thể tìm ra những giải pháp để điều chỉnh những hành vi của con người mà biểu hiện của hành vi đó là những hoạt động gây ảnh hưởng đến những giá trị của hành vi đạo đức trong xã hội. Phân tâm học ra đời từ giai đoạn cuối của thế kỷ XX cho đến nay đã được ứng dụng trong nhiều ngành khoa học nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra cho cuộc sống xã hội. Cho nên cần phải tiếp tục nghiên cứu để phát triển học thuyết này để ứng dụng nó trong cuộc sống giúp giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Tác phẩm này của ngòi bút Khánh Lan ghi tựa “Phân Tâm học và Đời sống“. Như đã nói học thuyết này nghiên cứu về thế giới nội tâm của con người, cho nên tác giả trình bày những tác động của nó liên đới trong các phạm vi như y hoc, tư pháp, cũng như lãnh vực văn học, nghệ thuật và điện ảnh.

               Mô thức phân tích tâm lý của tác giả Khánh Lan rất chuyên môn, tinh tế qua các phạm vi trên đa phần do kiến thức văn hoá và kinh nghiệm nghề nghiệp của tác giả. Vấn đề nêu ra trong tác phẩm ở đây là bối cảnh phân tích trước một sự kiện ví dụ như y học, hoặc văn học hay nghệ thuật, qua bối cảnh phân tích tâm lý bệnh nhân hay tâm lý nhân vật phải chỉnh chu, hợp lý lẽ, ngay cả khi ví dụ hiện tượng dồi dào của văn học nghệ thuật phân tích dành cho nghiên cứu các văn nghệ sĩ đến một lúc nào đó có thể sẽ đem lại sự thay đổi cho kết quả đúng đắn.

               Tác giả sáng tác văn phẩm biên khảo giữa hai phạm vi rộng, như tác phẩm của Khánh Lan kể chuyện về Văn học sở thích yêu văn và Triết học sở trường nghề cũ. Câu hỏi được nêu ra là văn học và triết học có liên quan mật thiết hoặc có sự liên hệ hỗ tương? Nếu chúng ta giải thích theo nền tảng văn hóa học thuật thì triết học thường được tách ra khỏi văn học khi ta so sánh. Tôi nghĩ rằng giới triết gia coi văn học như một dạng nghệ thuật văn chương chứ không như chiều sâu lý luận của bên tríết học. Theo tôi, giới văn học và triết học có sự kình chống, kỳ thị nhau, điển hình như trường hợp của Nietzsche, ông luôn luôn bị hoài nghi bởi các triết gia cổ điển, họ cho rằng Nietzsche không phải là một triết gia “hợp thời” hay ngồi “chung chiếu” bởi Nietzsche đã không sử dụng phương pháp lý luận theo khuynh hướng phổ thông truyền thống của triết học. Các triết gia cổ điển phê phán lối hành văn của Nietzsche là hệ phái trọng ngôn ngữ của văn chương, không phải của bên triết học. 

    Ngược lại, giới văn chương cũng không chấp nhận những tác phẩm của Nietzsche mang giá trị về văn chương bởi ông thiên nặng về lý luận triết lý. Tuy nhiên, đối với những người nghiên cứu văn học càng về sau, văn triết thường hòa hợp nhau, ví dụ như tiểu thuyết Middlemarch của George Eliot, Moby-Dick. của Herman Melville, Death in Venice của Thomas Mann, The Black Prince của Iris Murdoch, Infinite Jest của David Foster Wallace, Les Jeux Sont Faits của Jean-Paul Sartre, Le Deuxième Sexe của Simone de Beauvoir… những văn bản văn học hay tác phẩm văn chương vốn là phương tiện quảng bá quan trọng. Xét văn bản về bối cảnh lịch sử, xã hội, nguồn gốc xuất thân của tác giả, v.v… Văn học cho phép nhiều phương thức diễn đạt độc đáo, những thứ như người kể chuyện thiên vị, ví dụ chẳng hạn như tác phẩm Lolita của văn hào Nga Vladimir Nabokov, người dùng ngòi viết hiện thực. tâm lý học, tức xen lẫn với nét triết tính, tươmg tự như những danh tác của anh em Karamazov, tiểu thuyết nổi danh Anna Karenina, v.v… Sự trưởng thành trong phản ứng với xung đột như trong tác phẩm của Hermann Hesse như Demian thì có người cho đây là sách triết tính, kẻ xếp nó là dạng tiểu thuyết văn học.

    Tôi suy nghĩ về người bạn văn này chọn đi giữa 2 lằn đạn như Nietzsche, Khánh Lan viết xong 4 quyển văn học. Nay cô đã hoàn tất tác phẩm thứ 5 là “Phân tâm học và đời sống“. Phạm vi psychoanalysis vốn là một phần trong đề mục bậc cao học bên ngành Socio-Psychology của cô. Khánh Lan cho biết sau khi xong tác phẩm thứ 5 này về champ freudien, Khánh Lan có thể nghiên cứu về những lãnh vực khác như Tam giáo đồng nguyên mà cô rất mong muốn tìm hiểu và học hỏi, hay sẽ hoàn tất sách kế về Siêu hình học và Triết hiện sinh. Đây là những chủ đề triết học rất hay khi thi sĩ Cung Trầm Tưởng khích lệ cô viết, nét tinh hoa giữa hai lãnh vực triết phổ thông liên quan đến tư duy văn học nghệ thuật trong nếp sống xã hội nhân sinh.

    Chúc mừng Khánh Lan.

    Việt Hải.
    California, March 2021
  • Khánh Lan,  Văn Thơ,  Việt Hải

    Phong Thuỷ, Ngũ Hành và Kinh Dịch: Ứng dụng trong đời sống.

    Ba yếu tố trong đời sống tâm linh hay thực tiễn dù ích lợi cho việc kinh doanh thì it nhiều liên quan dến chúng ta. Hãy xét về Phong Thuỷ, Ngũ Hành và Kinh Dịch: Những ứng dụng của mỗi lý thuyết ra sao trong đời sống. Trước hết hãy xét về lý thuyết Phong Thủy.

    1.  Phong Thủy là gì?

    Phong Thủy định nghĩa theo cách thức phổ thông là một bộ môn khoa học hay văn hóa thuộc bên Đông phương. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng Phong Thủy bắt nguồn từ người Việt cổ đã tạo ra. Còn người Hoa bảo rằng của họ. Nhưng bài viết này sẽ không lạm bàn về sự chính xác nguồn gốc Phong Thủy xuất phát từ đâu mà có. Sự ứng dụng của Phong Thủy trong đời sống thì thuật ngữ Phong Thủy đã ngày càng phổ biến trong đời sống và Phong Thủy (chữ Hán:風水) là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống họa phúc của con người. Theo đó, Phong có nghĩa là “gió”, là hiện tượng không khí chuyển động và Thủy có nghĩa là “nước”, là dòng nước, tượng trưng cho địa thế.

    Do vậy “Phong Thủy” là sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm vị trí nhà ở, thôn xóm, phường xã, quận huyện, thành phố và quốc gia hoặc mồ mã, hướng gió, dòng nước, hướng nắng (vị trí địa lý), nền văn hóa, địa hình, tư duy cùng với sự phát triển của giao thông, con người và thị hiếu…rất nhiều yếu tố để cấu thành Phong Thủy. Tùy nhu cầu xử dụng mà bạn có thể kết hợp nhiều yếu tố cần thiết để tạo ra địa thế Phong Thủy tốt nhất có thể có được.

    Về vai trò của PhongThủy thì nó được xem như là yếu tố đóng vai trò quan trọng tới sự phồn vinh, hưng thịnh, hạnh phúc, tiền tài trong đời sống, mà cả trong chuyện tình cảm và làm ăn thương mại nữa. Thế nên Phong Thủy đóng vai trò quan trọng nhưng nó chỉ có tác dụng hỗ trợ để cải biến chứ không thể nào làm thay đổi hẳn hoàn toàn vận mạng của con người. Nó là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mà thôi. Nếu Phong Thủy tốt sẽ giúp chúng ta gia tăng sự thành công và may mắn khi vào vận hạn tốt và giảm thiểu được tai hoạ khi vào vận hạn xấu. Hãy ghi nhận là điều thành công của mỗi người là do sự kết hợp của 3 yếu tố chủ chốt: thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Trong đó, bản thân mỗi người có thể thay đổi được do 2 sự kiện là: địa lợi và nhân hòa.  Địa lợi chính là căn bản của Phong Thủy và nhân hòa chính là bản thân chúng ta. Như vậy thì sự may mắn tạo ra chung cuộc thành công cho bản thân mà không chỉ là “định mệnh” do trời cao sắp đặt sẵn.

    Ứng dụng của Phong Thủy vào đất đai hay nhà đất, ví dụ như Phong Thủy nhà ở được chia thành nhiều phần gồm Phong Thủy phòng ngủ, phong thủy phòng khách, phong thủy phòng thờ, phong thủy phòng bếp, v.v…. Phong Thủy được ứng dụng rất nhiều trong lãnh vực xây cất, nhất là trong việc xây dựng nhà cửa. Việc xem chọn hướng, ngày khởi công, vị trí cửa, vị trí nhà bếp, nhà vệ sinh, số bậc cầu thang… sao cho hợp với vận mạng gia chủ là việc hệ trọng và cần thiết. Một ngôi nhà hợp Phong Thuỷ với tuổi tác sẽ giúp gia chủ và những thành viên trong gia đình được sống hạnh phúc và khỏe mạnh cũng như có nhiều công danh và tài lộc đến với gia chủ.

    Phong Thủy sắp xếp nội thất trong nhà, hay Phong Thủy văn phòng cũng quan trọng không kém. Nó cho gia chủ gia đình hay chủ nhân cơ sở thàng công, hưng thịnh, hay hạnh phúc, yên bình.

    1. Ngũ Hành và Phong Thuỷ
    • Ngũ hành là gì?

    Là sự vận động không ngừng của thiên nhiên vũ trụ ảnh hưởng con người đến những nhận thức sơ khai trong việc diễn giải quá trình phát sinh của vũ trụ và đã cấu tạo ra lý thuyết âm dương ngũ hành. Dựa theo sự vận hành của vũ trụ thế gian, nguyên lý Ngũ Hành đã đưa ra một giải pháp có hệ thống, mang tính dự báo về cách thức khí vận động thông qua những thay đổi mang tính chu trình của âm và dương. Như Vậy Ngũ Hành được hiểu như sau:

    Theo nghĩa đen: “Ngũ Hành” là 5 hành tố gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đây là những nguyên tố chính tồn tại trong vạn vật. Còn xét theo triết học của các sách Trung Hoa cổ đại, ngũ hành là lý thuyết triết vật thể lâu năm của nhân loại, nó đã tồn tại độc lập với ý thức của con người. Vì vậy cho nên lý thuyết Ngũ Hành theo thuyết duy vật cổ đại có 5 vật chất tạo nên thế giới, có sự tương sinh, tương khắc với nhau bao gồm:

    Nước (hành Thủy), Đất (hành Thổ), Lửa (hành Hỏa), Cây cối (hành Mộc), Kim loại (hành Kim).

    • Âm dương NHành Tương sinh và Tương khc.

    Ngũ hành sinh khắc là thuyết Ngũ Hành bao gồm 2 phương diện: hỗ tương nhau là tương sinh và chống lại nhau là tương khắc. Trên căn bản sinh và khắc lại thêm hiện tượng chế hóa, tương thừa, tương vũ. Tương sinh, tương khắc, chế hóa, tương thừa, tương vũ biểu thị mọi sự biến hóa phức tạp của sự vật. 

    1. Ngũ Hành tương sinh như Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ. Luật tuần hoàn tiếp tục tiếp diễn nối tiếp, 5 nhân tố trên luôn thúc đẩy nhau phát triển không ngừng, nên khi xét về tương quan về tương sinh, cái sinh ra nó và cái được sinh ra là mối liên hệ mẫu từ. Ví dụ như kim sinh thủy ắt kim là mẹ của thủy, thủy sinh mộc tức mộc là con của thủy.
    2. Ngũ Hành tương khắc là mối liên hệ nay chúng lại mang ý nghĩa biểu hiện chống chọi, áp chế nhau. Về luật tương khắc: mộc khắc thổ, thổ lại khắc thuỷ, thủy lại khắc hoả, hoả lại khắc kim và kim khắc mộc. Cứ như trên 5 thành tố này lại tiếp diễn áp chế nhau. Theo nhận xét thì tương khắc có vai trò duy trì sự cân bằng những cái gì thái quá cũng không tốt, nếu tương khắc thái quá xung khắc nhau.

    Phong Thủy được áp dụng nhằm mang lại sự thuận lợi cho các dòng dưỡng khí. Thế nhưng trong cuộc sống hiện đại bây giờ, ứng dụng của Phong Thủy sẽ khác hơn ngày xưa một chút. Bởi nhà cửa, cảnh quan và kiến trúc đều đã có sẵn, chúng ta chỉ cần cải tạo, thay đổi môi trường sống, cũng như môi trường làm việc mà thôi.

    Khi hai nơi quan trọng nhất là nhà ở và nơi làm việc đã được sắp xếp hài hòa thì gia chủ sẽ hạnh phúc, khỏe mạnh, thịnh vượng, thuận lợi hơn. Phong Thủy khắc họa rõ nét điều này thông qua khái niệm khí: Tất cả mọi vật thể xung quanh ta đều có sức ảnh hưởng đến sự luân chuyển và mức độ khí trong không gian. Phong Thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự. Không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng. Cát ắt là Phong Thủy hợp, hung ắt là Phong Thủy không hợp.Thuật Phong Thủy không những giúp cho ta cách bài trí, chọn màu sắc và kiểu dáng để hỗ trợ cho chúng ta trong cuộc sống.

    Tổng quát như trên đây là những chia sẻ về Phong Thủy là gì, cũng như các khái niệm liên quan đến phong thủy và ứng dụng của Phong Thủy trong đời sống. Nên Phong Thủy tốt và cần thiết vì có sự hài hòa âm dương, ngũ hành. Ngoài ra, thuyết âm dương, Ngũ Hành còn được ứng dụng trong Đông y. Đông y quan niệm rằng, khi con người được sự cân bằng âm dương, Ngũ Hành điều hòa sẽ giúp cho sức khỏe dồi dào, tâm sinh lý ổn định. Phong Thủy tương đồng với khoa học hiện đại Tây phương và chúng ta hãy nhìn nhận nó dưới góc độ khoa học. Ví dụ: Trong phạm vi Phong Thủy thường đặt thủy trước công trình (Minh Đường tụ thuỷ) thì với kiến trúc hiện đại việc đặt hồ nước xen lẫn công trình cũng là điều được khuyến khích, bởi ngoài việc tạo điểm nhấn sinh động, giúp tăng không gian, tăng độ bề thế cho công trình nước còn cung cấp thêm các ion âm có lợi cho sức khoẻ, đồng thời những khu vực nào có hồ nước sẽ giúp điều tiết được khí hậu.

    Mọi vật trên trái đất đều bắt nguồn khí âm dương ngay cả trong con người và vũ trụ. Và sự tác động đến vũ trụ sẽ ảnh hưởng đến con người. Nên khi nắm rõ được quy luật vận hành, rồi làm các động tác để tác động đến nguồn khí âm dương của vũ trụ kích thích lên con người thì sẽ mang lại những điều cát lợi. Nên ý nghĩa của Phong Thủy trong đời sống rất là đa dạng phong phú. Có thể cải tiến hay phát triển đô thị, xây cất phố xá.

    1.  Phong Thuỷ và Kinh Dịch:

    Xét về lý thuyết Kinh Dịch, nguồn gốc của Phong Thủy.

    • Kinh Dịch là gì? Cùng sự kiện ứng dụng của Kinh Dịch trong Phong Thủy. Khi nhắc đến Kinh Dịch có rất nhiều định nghĩa, có người bỏ ra cả đời nghiên cứu vẫn chưa xác định khái niệm cụ thể hay ý nghĩa thâm sâu của nó. Nói về nguồn gốc theo truyền thuyết kinh dịch bắt đầu ra đời từ vua Phục Hy (ông là một trong ba Tam Hoàng thời thượng cổ Trung Hoa). Khi xa xưa ấy sông Hoàng Hà có một con long mã hiện hình, trên lưng nó in hình những đám xoáy mây đen trắng và có số lượng từ một đến chín. Quan sát những đám xoáy đó, vua Phục Hy chợt hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ và đem lẽ đó vạch ra thành nét vẻ cho Kinh Dịch.

    Ý nghĩa của Kinh Dịch tựa giống như một thuyết giúp diễn giải và khai mở mật mã vũ trụ, liên quan đến Ngũ Hành, Phong Thủy, đến đời sống hạnh phúc và nhân sinh. Bên cạnh đó, ý nghĩa của nó không ngoài các điều chính yếu có tương quan liên hệ sự thể là dù mọi sự vật trên thế giới có phức tạp, huyền bí thế nào đi nữa, một khi trí tuệ nhân loại đạt đến được, thì có thể chuyển đổi chúng thành vấn đề mà mọi người dễ cho lý do giải thích và có thể giải quyết được. Đó là yếu tố Biên dịch trong thuyết Kinh Dịch.

    Còn yếu tố Biến dịch là chỉ ra rằng mọi sự vật trên thế giới mỗi phút mỗi giờ đều đang biến hóa, phát triển, không có vật gì là bất biến. Nếu rời xa sự biến hóa này, vũ trụ vạn vật khó mà hình thành được. Và yếu tố Bất dịch là cho thấy rằng dưới tiền đề vạn vật trong vũ trụ đều biến đổi, vẫn còn có thứ duy nhất bất biến tồn tại, mà không thay đổi theo không gian và thời gian. Do đó chính là quy luật. Ngoài ra, mọi người có thể hiểu đơn giản là vì biến dịch cho nên có sự sống; Vì bất dịch cho nên có trật tự cuộc sống; Vì giản dịch cho nên con người có thể quy tụ mọi biến động sai biệt thành quy luật để hình thành tổ chức đời sống xã hội.

                Các thành phần chính trong Kinh Dịch gồm Lưỡng Nghi: chính là Âm Dương, đây là khởi nguồn tạo nên Kinh dịch. Trong đó, Dương được tượng trưng bằng vạch một nét liền (tức là vạch lẻ, kí hiệu ‘─’). Âm thì được tượng trưng bằng một nét đứt (tức là vạch chẵn, ký hiệu ‘- -’). Nó còn có Tứ tượng là Tượng là dùng hai Nghi chồng lên nhau và đảo chỗ, vì thế được Tứ Tượng. Tứ tượng bao gồm thái dương, thiếu dương, thái âm và thiếu âm. Và có Bát quái (hay còn gọi là quẻ đơn) là 8 hình thái khác nhau, được hình thành từ việc chồng thêm một vạch lên mỗi Tứ tượng, tạo ra 8 cái ba vạch lần lượt là Càn, đoài, ly, chấn, tốn, khảm, cấn, khôn. Cùng Quẻ kép (còn gọi là Trùng quái) là đem những quẻ đơn chồng lên nhau, tạo ra 64 hình thái khác nhau, đó là 64 quẻ.

    • Vai trò của Kinh Dịch

    Giúp luận đoán nhân sinh, Kinh Dịch dựa vào nghiên cứu quy luật giữa thiên địa nhân giúp ta luận đoán hiện tại, dự đoán tương lai con người, đồng thời giúp ta tìm ra phương pháp kết hợp hài hòa giữa con người cùng thiên nhiên. Ngoài ra, với hệ thống tri thức vĩ đại, Kinh Dịch hỗ trợ rất lớn trong việc giải thích các lãnh vực như văn hóa đạo giáo, nho giáo, đông y, văn tự, số thuật, quân sự, triết học…

    1.  Giúp luận đoán thời vận hung cát, dựa vào quy luật của trời đất, dịch lý và 64 quẻ kép giúp ta dự đoán thời vận hung hay cát, từ đó dựa vào kết quả để hành sự.

    2.  Giúp cho những ứng dụng của Kinh Dịch trong phong thủy số, bởi vì phong thủy số là những con số được kết hợp với những thuật toán (thần số học, kinh dịch, du niên, ngũ hành, âm dương) sao cho luận lý mạch lạc, logic hẳn nhiên, hài hòa theo quy luật của trời đất , từ đó tạo nên một ý nghĩa hợp lý lẽ.

    Vì Kinh Dịch là phạm trù rộng lớn và thông dụng như vậy, nên con người dùng nó dưới các dạng thức hoạt động và sự sống của vũ trụ, thời gian và không gian để nghiên cứu và tính toán sự giãn nở của hệ ngân hà trong vũ tru bao la. Để có thể mô phỏng thì nó phải có lý thuyết tính toán, vì thế trong Kinh Dịch có một phần coi như “toán học”, hay chính xác hơn đó là “toán học vũ trụ” (cosmic mathematics), một phương thức tính toán hoàn hảo có thể tính hết mọi thứ từ quá khứ đến tương lai. Về phương diện nhỏ thì có thể tính được số mệnh một người, lớn thì có thể thấy được vận mệnh của một quốc gia từ vài chục cho đến hàng ngàn năm sau. Biểu hiện đơn giản nhất của nó chỉ có 64 quẻ, nhưng lại bao hàm từ sinh mạng của con người, vạn vật cho đến cả thiên thể vũ trụ. Xét cho cùng Kinh Dịch chính là bộ môn văn hoá nhân văn, và Kinh Dịch là tinh hoa của nhân loại.

    Nói chung, những ứng dụng trong đời sống của 3 lý thuyết Phong Thuỷ, Ngũ Hành Kinh Dịch là những môn học hay những tinh hoa của nhân loại, những khía cạnh dẫn dắt, giúp ích xã hội con người, dù nhân sinh hay dân sinh hầu mở mang đô thị, kiến thiết quốc gia, cho đến nếp sống cá nhân con người như nhà cửa, kinh doanh, tình yêu, và ý muốn riêng tư. Những lý thuyết Phong Thuỷ, Ngũ Hành và Kinh Dịch là những phạm trù văn hóa vốn cần thiết cho cuộc sống con người. Thực vậy.

    Việt Hải & Khánh Lan

    California, March 2022.

  • Văn Thơ,  Việt Hải

    Nhà văn giải Nobel Abdulrazak Gurnah

    Photo source: https://apicciano.commons.gc.cuny.edu/

    Theo tin Reuters giải Nobel văn chương 2021 đã được trao cho tiểu thuyết gia người Tanzania là Abdulrazak Gurnah, một tên tuổi mà hình như nằm ngoài sự dự đoán của nhiều người. Tiểu thuyết gia sinh ra ở Tanzania được trao giải Nobel Văn học, đã có một sự nghiệp 35 năm, được giới phê bình đánh giá cao bắt nguồn từ chủ nghĩa thực dân và nhập cư sau khi đến Anh tị nạn.

    Ông sinh ra trên hòn đảo Zanzibar của Ấn Độ Dương, ngoài khơi bờ biển phía đông châu Phi, vào năm 1948, và bắt đầu viết văn sau khi di chuyển đến Anh lưu vong, nơi ông hiện đang sống ở thành phố Canterbury, Vương quốc Anh. Canterbury nằm ở phía đông vùng Kent, cách London khoảng 55 dặm (89 km) về phía đông-đông nam.

    Giải Nobel văn học năm 2021 đã được trao cho nhà văn gốc Phi châu Gurnah, vì sự hội nhập dù khó hòa giải và nhân ái của ông đối với những hệ luỵ của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa trên thế giới. Khi quần đảo Zanzibar được Anh quốc trao trả độc lập vào năm 1963 và sáp nhập với lục địa để trở thành nước Tanzania. Vị lãnh tụ Abeid Karume, tổng thống Tanzania thời đó tiến hành một cuộc đàn áp khốc liệt và ra tay khủng bố những công dân Tanzania gốc Ả Rập. Nhà văn Gurnah thuộc nhóm chủng tộc này bị buộc phải bỏ học, trốn đi đến định cư ở Anh xin tị nạn vào cuối thập niên 1960, lúc đó ông mới 18 tuổi. Ông theo học tại trường Christ Church College ở Canterbury, về sau chuyển sang học ở University of Kent, tại đây ông lấy bằng tiến sĩ với luận án “Tiêu chuẩn về việc phê bình tiểu thuyết Tây Phi” (Criteria in the Criticism of West African Fiction) vào năm 1982. Từ 1980 đến 1983, ông giảng dạy ở trường Đại Học Kano tại xứ Nigeria. Sau đó, ông trở về làm giáo sư tại Đại Học Kent, thuộc Canterbury, ông dạy Anh Văn và Văn Chương Hậu-Thuộc-Địa (Postcolonial Literature) cho đến khi về hưu.

    Abdulrazak Gurnah đã xuất bản 10 tiểu thuyết cũng như một số truyện ngắn. Ông Anders Olsson, chủ tịch ủy ban Nobel cho rằng tiểu thuyết của Gurnah đi từ tác phẩm đầu tay “Hồi Ức Ngày Ra Đi” (Memory of Departure) kể về một cuộc nổi dậy thất bại, cho đến cuộc nổi dậy gần đây nhất của ông trong tác phẩm mới nhất, Những Mảnh Đời Lưu Lạc (Afterlives). Truyện kể về những tiểu tiết rập khuôn mẫu và mở rộng cái nhìn của chúng ta đến một Đông Phi đa dạng về nét văn hóa xa lạ đến nhiều nơi khác trên thế giới.

    Nội dung của những tác phẩm khác của Abdulrazak Gurnah như Pilgrims Way (1988) và Dottie (1990), ghi lại trải nghiệm của người nhập cư ở Anh từ những khía cạnh khác nhau, Gurnah thường cho dựng những câu chuyện được cấu tạo cẩn thận với một cái nhìn sâu sắc ví dụ điển hình là cuốn tiểu thuyết thứ ba, Dottie (1990), chân dung của một phụ nữ da đen có nguồn gốc nhập cư, lớn lên trong điều kiện khắc nghiệt ở nước Anh năm 1950, bị phân biệt chủng tộc và vì sự im lặng của mẹ cô mà thiếu mối liên hệ với lịch sử gia đình của chính cô. Đồng thời cô cảm thấy không có nguồn gốc ở Anh, đất nước cô sinh ra và lớn lên. Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết cố gắng tạo ra không gian và bản sắc của riêng mình qua sách vở và truyện viết, những thứ cho cô cơ hội để xây dựng lại bản thân. Không ít thì cái tên và những lần đổi tên đóng vai trò trung gian trong một cuốn tiểu thuyết biểu hiện lòng trắc ẩn sâu sắc và bản lãnh tâm lý của Gurnah, hoàn toàn lại không có tình cảm gì cả.

    Năm 1994, quyển tiểu thuyết thứ tư của Abdulrazak Gurnah được xuất bản với tựa đề Paradise lấy bối cảnh ở Đông Phi thuộc địa trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Quyển này cũng nhận được đề cử cho giải Booker năm đó. Cuốn tiểu thuyết Paradise là bước đột phá của ông với tư cách là một nhà văn, phát triển từ một chuyến đi nghiên cứu đến Đông Phi vào khoảng năm 1990. Cuốn tiểu thuyết có liên quan rõ ràng đến Joseph Conrad trong cuộc hành trình của anh hùng trẻ ngây thơ Yusuf như non dạ. Nhưng đó cũng là một câu chuyện về tuổi non nớt mới lớn và một câu chuyện tình buồn trong đó các thế giới và hệ thống tín ngưỡng khác nhau bị va chạm. Truyện kể lại câu chuyện về Joseph trong Kinh Qur’an, dựa trên bối cảnh mô tả chi tiết và bạo lực về quá trình thuộc địa của Đông Phi vào cuối thế kỷ 19. Trong phần đảo ngược lại ở phần kết thúc lạc quan của câu chuyện Kinh Qur’an, nơi Joseph được tưởng thưởng vì sức mạnh đức tin của mình. Rồi Yusuf cảm thấy buộc phải từ bỏ Amina, người phụ nữ anh yêu anh, để gia nhập quân đội Đức mà anh khinh thường trước đây. Đặc điểm của Yusuf Gurnah là làm thất vọng sự mong đợi của người đọc về một kết thúc có hậu ở phần chót của truyện phù hợp với thể loại văn.

    Trong cách ứng xử của Gurnah qua những trải nghiệm đời người tị nạn, trọng tâm là bản sắc và hình ảnh bản thân, đặc biệt rõ ràng là trong tác phẩm Admiring Silence (1996) kể câu chuyện về một thanh niên rời Zanzibar di cư đến Anh, nơi anh kết hôn và trở thành một giáo viên. Một chuyến trở lại quê hương 20 năm sau ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ của anh đối với cả bản thân và cuộc hôn nhân của mình. và By the Sea (2001) là câu chuyện được kể lại bởi Saleh Omar, một người lớn tuổi xin tị nạn sống ở một thị trấn ven biển nước Anh. Trong quyển By the Sea mô tả một màn kịch thất vọng và tự lừa dối khác xảy ra ngay sau đó. Saleh, người kể chuyện của phần đầu tiên, vốn là một người Hồi giáo già từ Zanzibar xin tị nạn ở Anh với một chiếu khán giả mạo dưới danh nghĩa của một kẻ thù không đội trời chung. Khi anh ta gặp con trai của kẻ thù, Latif, người kể chuyện của phần thứ hai của cuốn sách, đó chỉ là vì tình cờ Latif được giao nhiệm vụ giúp Saleh thích nghi với quê hương mới của anh ta. Trong những cuộc cãi vã căng thẳng giữa họ với nhau, quá khứ bị đè nén của Saleh ở Zanzibar hiện lên trong anh, khi mà Saleh bất chấp tất cả cố gắng nhớ lại thì ngược lại Latif lại làm mọi cách để quên đi. Chính điều đó tạo ra một sự căng thẳng đặc biệt trong cuốn tiểu thuyết. Do vậy mà việc lựa chọn hai người kể chuyện giải tỏa ẩn khúc câu chuyện và cốt truyện của tiểu thuyết, cũng như vai trò và sự tự giác linh hoạt của người kể chuyện (tức tác giả). Các nhân vật linh động của Gurnah thấy mình bị chơi vơi gián đoạn giữa các nền văn hóa và lục địa, giữa một cuộc sống đang tồn tại và một cuộc sống đang trỗi dậy; nó là một trạng thái bất toàn mà không thể giải quyết được.

    Trong cả hai cuốn tiểu thuyết này thì góc nhìn thứ nhất là sự im lặng được bày tỏ như một cách thức chính của người tị nạn để bảo vệ danh tính của mình để tránh khỏi sự kỳ thị chủng tộc và định kiến, nhưng cũng là một phương tiện để tránh va chạm giữa quá khứ và hiện tại, tạo ra sự thất vọng và sự tự lừa dối lòng rất tai hại. Trong phần đầu tiên của hai cuốn tiểu thuyết này, người kể chuyện có thành kiến ​​chọn cách che giấu chuyện quá khứ của mình khỏi bị gia đình người Anh giúp mình dị nghị và tạo ra một câu chuyện cuộc đời phù hợp hơn với thế giới thường nhật của họ. Nhưng đó là một sự im lặng đồng nghĩa vì anh ta cũng đang che giấu cuộc sống lưu vong của mình xa gia đình ở Zanzibar, không ai biết rằng anh ta có một gia đình mới ở Anh và một cô con gái mười bảy tuổi.

    Sự kiện kế đến qua một phiên bản mới của sự gián đoạn này trong cuốn tiểu thuyết thứ bảy của Gurnah, Desertion. Cuốn sách kể lại chủ đề lưu vong và mở rộng cốt truyện sang các mối tương quan như giữa những người yêu nhau, giữa các gia đình, giữa các quốc gia. Cuối cùng tác giả cho hay câu chuyện không phải về mình: Đó là về cách một câu chuyện chứa nhiều mẫu chuyện mà chúng không thuộc về chúng ta mà là là một phần của dòng đời ngẫu nhiên trong thời đại của chúng ta, và về cách kể lại những câu chuyện thu hút chúng ta và luôn lôi cuốn chúng ta. Theo nhà phê bình văn học Bruce King cho rằng, trong văn chương của Abdulrazak Gurnah, người châu Phi luôn là một phần của thế giới. Một thế giới rộng lớn hơn và đang thay đổi. Các nhân vật của ông phải từ bỏ gốc gác, lăn lộn ở nước ngoài, chịu nhiều miệt thị và chống chọi trong cô đơn.

    Cuốn Desertion được chia làm 3 phần, trong đó tác giả viết chân dung chi tiết về con người, địa điểm và cuộc sống ở Zanzibar vào cuối thế kỷ 19 cho phần đầu tiên, vào những năm 1950 cho phần hai và nửa sau thế kỷ 20 vừa qua trong phần cuối. Tác giả đã tạo truyện rất hay khi đưa ra một bức tranh đầy đủ về những người khác nhau sống ở Zanzibar vào cuối thế kỷ 19. Hassanali một thương nhân địa phương bình thường với nhiều chủng tộc hỗn hợp, Rehana một phụ nữ địa phương, Frederick quản lý thuộc địa Anh và Pearce nhà thám hiểm người Anh. Tuy nhiên, những bức chân dung này có thể là do tác giả cho rập khuôn có chủ đích và những nhân vật đó không có điều gì thú vị hoặc có điều gì đó đặc biệt về họ. Trong Desertion, tác giả ấp ủ một niềm đam mê bi thảm được sử dụng để làm sáng tỏ sự khác biệt lớn về văn hóa ở Đông Phi thuộc địa. Cốt truyện mô tả cách người Anh Martin Pearce, bị té ngã bất tỉnh trên đường phố, được một thương gia địa phương giúp đỡ và đưa qua mê cung của thành phố (city’s labyrinth) vào một thế giới nơi văn hóa và tôn giáo xa lạ. Nhưng Pearce nói được tiếng Ả Rập, một trong những điều kiện tiên quyết để tiếp xúc gần gũi hơn với gia đình và để anh yêu người con gái Rehana của họ. Gurnah biết rõ rằng thời đại mà anh ta đang miêu tả không phải như đã nói trong cuốn tiểu thuyết, “thời đại của Pocahontas khi một cuộc tình lãng mạn với một công chúa man rợ có thể được mô tả như một cuộc phiêu lưu” (the age of Pocahontas when a romantic fling with a savage princess could be described as an adventure). Đây là câu truyện tình yêu và sự phản bội ở bối cảnh Châu Phi Thuộc địa.

    Tác phẩm Con Đường Hành Hương (Pilgrims Way) từ năm 1988, Gurnah khám phá thực tế nhiều mặt của cuộc sống lưu vong. Nhân vật chính tên là Daud, phải đối mặt với không khí phân biệt chủng tộc ở quê hương mới của anh, nước Anh. Sau khi cố gắng che giấu quá khứ của mình, tình yêu với một người phụ nữ đã lôi kéo Daud kể câu chuyện của mình. Sau đó, anh ta có thể kể lại những gì đã xảy ra trong quá trình bi thảm trưởng thành của mình và những ký ức đau buồn về cuộc chính biến hỗn loạn ở Tanzania đã buộc anh ta phải bỏ xứ trốn đi. Cuốn tiểu thuyết kết thúc với chuyến thăm của Daud đến nhà thờ Canterbury, nơi anh suy ngẫm về sự tương đồng giữa những người hành hương Cơ đốc giáo đã đến thăm nơi này trong quá khứ và cuộc hành trình đến nước Anh của chính anh ấy. Trước đây anh ta đã thách thức chống lại tất cả những gì mà quyền lực thuộc địa cũ đã gây ra, nhưng rồi tự nhiên dường như anh đã đạt được cuộc sống tốt. Cuốn tiểu thuyết định hình thành một phiên bản thế tục của một cuộc hành hương cổ điển, sử dụng các tiền thân lịch sử và văn học làm vai đối thoại trong các vấn đề về danh tính, ký ức và tương quan họ hàng…

    Photo source: https://www.latestly.com/

    Trong tác phẩm The Last Gift (Món Quà Cuối Cùng, từ năm 2011, có chủ đề liên quan đến Con Đường Hành Hương và kết thúc bằng một thứ gì đó có cùng vị đắng khi người tị nạn đau yếu Abbas qua đời và để lại món quà tựa đề cuốn sách, bao gồm một đoạn băng ghi lại một lịch sử tàn khốc mà gia đình còn sống không biết đến. Còn trong Gravel Heart (2017), Gurnah tiếp tục phát triển chủ đề của mình về cuộc đối đầu của một người trẻ với những điều xấu xa, mà không thể hiểu nổi xung quanh cậu ta. Câu chuyện kể lại ở góc nhìn thứ nhất đầy thú vị và khắc khổ này mô tả số phận của chàng trai trẻ Salim cho đến khi kết thúc tiết lộ đáng sợ về một bí mật gia đình được giữ kín về cậu ấy, nhưng vấn dế có tính quyết định đối với toàn bộ cuộc sống của Salim như người sống lưu vong. Câu đầu tiên của cuốn sách là một tuyên bố thẳng thừng: “Cha tôi không muốn tôi.” Tiêu đề có liên quan đến bộ phim truyền hình Measure for Measure của Shakespeare và lời nói của Công tước trong cảnh thứ ba của màn thứ tư: “Sống chết mặc bay! Hỡi trái tim sỏi đá “. Chính sự bất lực kép này đã trở thành số phận của Salim. Một câu truyện cảm động, thương tâm rất hay.

    Như đã đề cập, cuốn tiểu thuyết mới nhất của Gurnah, Những Mảnh Đời Lưu Lạc (Afterlives) nơi tuyệt mỹ từ năm 2020, kể về nơi kết thúc của Paradise. Và như trong tác phẩm đó, bối cảnh là đầu thế kỷ 20, thời điểm trước khi người Đức kết thúc quá trình đô hộ Đông Phi vào năm 1919. Hamza, một thanh niên gợi nhớ đến Yusuf in Paradise, bị buộc phải tham chiến với quân Đức và phải lệ thuộc vào một viên sĩ quan bóc lột tình dục anh ta. Anh ta bị thương trong một cuộc đụng độ nội bộ giữa các binh sĩ Đức và được đưa vào bệnh viện dã chiến để chăm sóc. Nhưng khi trở về nơi sinh của mình trên bờ biển, anh không tìm thấy gia đình và bạn bè. Quy luật của những cơn gió thất thường trong lịch sử và như trong Desertion, chúng ta theo dõi cốt truyện qua nhiều thế hệ, cho đến khi kế hoạch tái lập Đông Phi của Đức Quốc xã chưa được thực hiện. Gurnah đã một lần nữa sử dụng cách đổi tên khi câu chuyện chuyển hướng và cho con trai của Hamza, Ilias trở thành Elias dưới sự cai trị của Đức. Sự kiện gây sốc bất ngờ cho người đọc. Cốt truyện nhà văn Abdulrazak Gurnah cho thấy trên thực tế tạo chúng ta suy nghĩ tương trùng, trùng lặp liên tục trong cuốn sách, vì khi cá nhân không thể tự vệ nếu ý thức tư tưởng bị thống trị, ở đây có nghĩa là sự phân biệt chủng tộc, đòi hỏi sự phục tùng và hy sinh của cá nhân.

    Loạt tiểu thuyết của Abdulrazak Gurnah là những suy ngẫm về sức mạnh đáng lo ngại trước những thách thức mà biểu lộ đối với các giả định về bối cảnh chủng tộc trong viễn cảnh thuộc địa, người dân bị trị bị thực dân Anh hóa, bị đồng hóa, phải hội nhập, chịu đựng những va chạm của văn hóa để giành được một lá cờ đất nước và một bài quốc ca. Khi được được độc lập, thế lực cầm quyền mới trỗi tên như lãnh tụ Abeid Karume, tổng thống Tanzania cai trị đất nước khắc nghiệt, hung bạo, khiến tác giả lưu vong sống ly hương. Theo trang mạng văn học Anh, British Council Literature, các nhân vật của truyện của Gurnah bị kẹt giữa các nền văn hóa và lục địa, và luôn sống trong trạng thái mất an toàn mà họ không bao giờ ra khỏi được nỗi thống khổ bị trị. Họ phải liên tục đổi mới bản thân để phù hợp với môi trường mới của họ. Họ không ngừng tìm cách hội nhập giữa cuộc sống mới và cũ trong quá khứ. Bản thân Gurnah, giống như các nhân vật của mình, đã phải rời xa quê hương Zanzibar và thoát sang nước Anh khi mới 17 tuổi, và danh tính là một vấn đề luôn thay đổi. Các nhân vật chính của ông, ông cho truyện như tìm cách để xáo trộn, khai giả mạo danh tính cố định khi nhân vật sang nơi định cư mới.

    Nhà phê bình văn học Paul Gilroy đã nhận xét: “Một khi bản sắc quốc gia và dân tộc được biểu hiện là thuần khiết, việc tiếp xúc với sự khác biệt sẽ đe dọa những bản sắc này, làm mờ loãng và ảnh hưởng đến sự thuần khiết quý báu của chúng, khiến chúng có khả năng bị ô nhiễm. Một điểm giao nhau như hỗn hợp và chuyển động cần được đề phòng.” Các nhân vật chính trong tiểu thuyết của Gurnah tỏ rõ nét ô nhiễm của sự nổi tiếng. Tính cách của những người khác xuyên qua sự khác biệt của họ. Thật vậy, Abdulrazak Gurnah có ý thức phá vỡ quy ước, thay đổi quan điểm thuộc địa để làm nổi bật quan điểm của các cộng đồng bản địa. Ví dụ qua cuốn tiểu thuyết Desertion (2005) của ông về việc ngoại tình đã trở thành một sự mâu thuẫn thẳng thừng với cái mà ông gọi là “mối tình lãng mạn”. Một ý tưởng độc đáo của Abdulrazak Gurnah cần nhắc lại.

    Đọc những câu chuyện về những người thuộc các chủng tộc, nền văn hóa và tôn giáo khác nhau đến với nhau do tình cảm mà họ dành cho nhau. Những mối tình bị ngăn cấm này chuẩn bị một bối cảnh trong đó các vấn đề quan trọng về lịch sử, văn hóa và chính trị trong thời gian được tác giả bày biện, giải quyết qua cốt truyện. Khi đọc Desertion, chúng tôi thích thú lối văn xuôi trôi chảy và bản chất tinh tế của tác giả, và mong đợi những tác động sâu rộng của tình yêu và sự dè chừng trong cuộc sống đối với những con người đơn thuần bị trị, đặt trong bối cảnh của chủ nghĩa thực dân.

    Nhà phê bình văn hóa Paul Gilroy đã nêu ra ý tưởng: “Khi bản sắc quốc gia và dân tộc được đại diện và thể hiện là thuần khiết, thì việc tiếp xúc với sự khác biệt sẽ đe dọa những bản sắc này, pha loãng và làm ảnh hưởng đến sự tinh khiết quý báu của chúng, khiến chúng có khả năng bị ô nhiễm. Phải đề phòng sự giao thoa như hỗn hợp và chuyển đổi“. Các nhân vật chính trong tiểu thuyết của Gurnah thể hiện sự ô nhiễm danh tính của người khác qua những khác biệt của họ.

    Nhìn chung, là một người nhập cư đến một đất nước xa lạ, Gurnah thố lộ rằng: “Đối với một số độc giả tiềm năng của tôi, có một cách nhìn nhận về tôi mà tôi phải nghĩ đến. Tôi nhận thức được rằng tôi sẽ đại diện cho bản thân mình trước những độc giả có lẽ coi bản thân là chuẩn mực, không có văn hóa hay sắc tộc, không có sự khác biệt theo tôi“. Abdulrazak Gurnah có ý thức phá vỡ quy ước, thay đổi quan điểm thuộc địa để làm nổi bật quan điểm của các cộng đồng bản địa.

    Photo source: https://www.theguardian.com/books

    Với chúng ta lịch sử nước Việt Nam bị Pháp đô hộ hà khắc, bóc lột dã man, xong lại chịu nạn chủ nghĩa Cộng Sản chuyên chế tàn bạo. Chúng ta phải ly hương sống lưu vong. Đọc Abdulrazak Gurnah những cảm thông, những san sẻ và những ý nghĩ tương đồng cùng ông rất dễ. Nhà văn Christine Rose Elle, trong tác phẩm “The Happy Empath“, bà viết:

    “Chia sẻ sự đồng cảm là một trong những khía cạnh tuyệt vời nhất của trải nghiệm con người”. (Sharing empathy is one of the most wonderful aspects of the human experience. Christine Rose Elle, The Happy Empath).

    Thật như thế, giữa chúng ta và Abdulrazak Gurnah có nhiều mẫu số chung bởi sự đồng cảm.

    Việt Hải & Song Lan (*), tháng 11, năm 2021.

    (*): Khánh Lan và Thuỵ Lan.

  • Cáo phó - Phân Ưu,  Tin tức,  Việt Hải

    CHIA TAY HUY PHƯƠNG

    Nhà Văn Huy Phương

    Bài viết do tác giả Nguyễn Toàn Đông, hay Bách Tùng Cao Nguyên viết ngày 28/6/2021 vốn là cựu học sinh ở trường Tống Phước Hiệp, Vĩnh Long, sau lên vùng Cao nguyên Lâm Viên trong nhóm “Les Copains de Vinh Long” ở Đại học Chính trị Kinh doanh Đà Lạt. Ông nhận xét về nhà văn Huy Phương, bài viết mang tựa Nước Mỹ Lạnh Lùng: “Nhà văn Huy Phương… Nước Mỹ Lạnh Lùng là tên quyển sách đầu tiên tại hải ngoại của ông được xuất bản năm 2003. Đến nay, có 11 quyển tiếp theo đã được in ra. Ông cộng tác với nhiều tạp chí, đài truyền hình vùng Little Saigon, Nam California…. Hằng tuần, ông xuất hiện trên đài Người Việt trong chương trình Quê Nhà Quê Người.  Nội dung là những gì thường ngày xảy ra với người Việt trên đất Mỹ. Hiểu là chuyện người Việt trên đất Mỹ cũng được. Nhất là ở những quyển đầu tiên…. Một hai năm, ông cho in ra một quyển. Đó là những bài viết tuần tự theo thời gian để làm truyền hình hay báo chí, được gom lại và in thành sách. Mỗi bài chỉ năm ba trang; rất tiện cho người muốn đọc. Trên tạp chí, mục này có tên là “Tạp Ghi Huy Phương.” … “Nhìn qua vài tựa sách đầu tiên: Nước Mỹ Lạnh Lùng (2003), Đi Lấy Chồng Xa (2006), Ấm Lạnh Quê Người (2007), Nhìn Xuống Cuộc Đời (2009)…Tựa sách nào cũng phảng phất tâm trạng một người vì sống xa quê nên nhớ thương quá khứ; thao thức về một cái gì đó không rõ ràng. Cộng thêm những lo toan hằng ngày ray rứt không nguôi.”.

    Nguyễn Toàn Đông viết tiếp:

    Và… quan trọng nhất trong câu chuyện hôm nay là tin không vui về nhà văn Huy Phương. Hiện, ông đang chống chọi lại căn bệnh ung thư hiểm nghèo. Bác sĩ muốn ông vào bệnh viện để điều trị. Nhưng ông từ chối. Ông nói ông muốn dưỡng bệnh tại nhà. Ông quyết định như vậy có lẽ vì ngôi nhà của ông là nơi ông yêu quý nhất. Ông muốn tất cả xảy ra ở đây. Bà Huy Phương luôn bên cạnh ông.

    Tôi biết được tin trên do đọc được bài viết của cô Kiều Mỹ Duyên đăng trên tờ Việt báo. Cô nguyên là nữ phóng viên chiến trường thời VNCH, được chính phủ Úc cấp học bổng để theo học và tốt nghiệp Khoa Báo Chí tại Úc. Thời chiến tranh VN, cô là nữ ký giả trẻ từng ra vào những vùng giao tranh ác liệt của những đơn vị thiện chiến VNCH. Những thiên phóng sự của cô được chọn lại và in thành sách với tựa đề là “Chinh Chiến Điêu Linh.” Biết ông bệnh nhiều, cô Kiều Mỹ Duyên đến thăm như bạn cố tri một thời. Ngày xưa, nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên và Đại Úy Huy Phương Tâm Lý Chiến hẳn không xa lạ gì nhau do môi trường làm việc. Nay, trong những ngày mong manh còn lại, hy vọng ông sẽ được an ủi nhiều. Tựa đề cho quyển sách mới nhất được ông đặt là “Ga Cuối Đường Tàu”…”

    Tôi thường đọc mục Tạp ghi Huy Phương trên nét, nhiều bài viết thâm thuý, dưới dạng chuyện xã hội buồn bã, oan nghiệt như “An Tiệm, Kẻ Vô Ơn”, “Con Nhà Nghèo”, “Xót Thương Nước Mỹ”, “Món Nợ Lương Tâm” (thơ Huy Phương), “Con Cái Thời Nay”, “Những Người Bị Bỏ Quên Trong Viện Dưỡng Lão”, “Tình Già”, “Ga Cuối Đường Tàu”, “Nỗi Đau Của Tuổi Già”, “Không Phàn Nàn”, “Tuổi Già Và Chuyện Lái Xe”, … Tuy nhiên, phong văn Huy Phương cũng có nét vui tươi, dí dỏm, hóm hỉnh như trong bài viết “Văn Mình, Vợ Người”.

    Như vậy thì Văn là gì nhỉ? Về Văn ví dụ như văn chương là khái niệm dùng để chỉ một ngành nghệ thuật, nghệ thuật ngôn từ. Văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống. Khái niệm văn chương và văn học thường bị người đời dùng lẫn lộn. Còn Văn học là khoa học nghiên cứu về văn học, nó lấy các hiện tượng văn chương nghệ thuật làm đối tượng cho mình. Quan hệ giữa văn chương và văn học là sự tương quan giữa đối tượng và chủ thể, giữa nghệ thuật và khoa học; văn chương (nghệ thuật) là đối tượng của văn học (khoa học).

    Chữ “Vợ” thì nôm na là người phụ nữ đầu ấp tay gối của ta, cũng là một danh từ để gọi người phụ nữ có vai trò hợp pháp trong một cuộc hôn nhân. Nhưng “Văn Mình” là sự thể dễ hiểu như “Văn ta“, còn “Vợ Người” lại là vợ của người ta, vợ của ông chòm xóm, hay vợ của ông láng giềng, khi cầm nhầm ta phạm pháp. Chiếu theo Luật Hình sự Tiểu bang New York Mục 255.17; Phạm tội ngoại tình khi đương sự có hành vi giao phối ngoại hôn có chứng cớ với người khác vào thời điểm người đó có vợ hoặc có chồng sờ sờ đang chung sống, hoặc người kia đã có vợ hoặc chồng chung sống. Ngoại tình là tội nhẹ loại B, có thể bị phạt đến 3 tháng tù giam hoặc một năm quản chế. Vì vậy, đối với những kẻ gian lận ăn vặt xơi vụng ở New York, hãy cẩn thận. Trong khi Trong khi California là tiểu bang “chịu chơi” tình cho không biếu không, 2 kẻ lầm lỡ chung vui thì không có lỗi gì cả và luật ngoại tình không bị trừng phạt, vẫn có những tiểu bang coi ngoại tình là tội bất hợp pháp. Ngoại tình được định nghĩa là sự “giao lưu long thể” hay “cớ sự mây mưa nem chả” giao phối tự nguyện giữa một người đã có vợ hoặc chồng với người không phải là vợ hoặc chồng của mình.

    Theo bài viết “Văn Mình, Vợ Người”, Huy Phương ghi nhận như sau: “Về văn, người cậy tài cho mình là nhất thiên hạ, nhưng trái lại nói về vợ nhà, thì lại cho là thua sút vợ người.  Đây chẳng qua là câu chuyện có mới nới cũ, cái gì lâu cũ rồi cũng sinh nhàm chán, như chiếc xe hơi cũ chúng ta lái mỗi ngày. Mỗi ngày lái “chiếc xe nhà” ra phố hay trên xa lộ chúng ta thấy có bao nhiêu chiếc xe đời mới, đẹp đẽ, lộng lẫy, đắt tiền chạy bên cạnh hay qua mặt mình.  Chúng ta thật chưa biết máy móc nó hiện đại ra sao, ghế da hay vải có mềm mại không, tay lái và cần sang số có trơn tru không, nhưng chỉ cần nhìn cái body xe, và nhất là phần sau chiếc xe cũng thấy mê vì nước sơn bóng loáng, thiết kế mỹ thuật, bắt mắt, hai hàng đèn chớp khêu gợi và nhất là cái logo của hiệu xe đắt tiền cho biết đây là một loại xe hảo hạng.  Rồi chúng ta thầm nghĩ, một ngày nào đó khi chúng ta giàu lên có tiền, có chức vị, thì chúng ta cũng có thể sở hữu một cái xe như thê! Cái xe cũ này, lúc mới mua ở hãng nó vẫn còn mới, chạy êm ru, ngồi vào cái xe thấy mát rượi, nhưng quả thật bây giờ sau bao nhiêu năm, nó đã bắt đầu…tả.

    Nhật báo Al-Watan ở Saudi Arabia cho biết một phụ nữ đã kiện ông chồng ra tòa để xin ly dị sau 17 năm chung sống, sau khi khám phá ra ông đã lưu giữ số điện thoại của mình trong cell-phone là “Guantanamo” tên một nhà tù nhốt khủng bố nổi tiếng của Mỹ ở Cuba.  Quý bà nghĩ sao khi thấy quý ông memo số điện thoại của vợ là “Sư Tử”, “Bà La Sát” hay “Quản Giáo” nếu ông đã đi tù Cộng Sản về. Vì chê vợ nhà nên người ta mới thích đổi món, nói theo tiếng lóng thời thượng “cơm” và “phở”.  Vì chán cơm mới thích phở, nhưng theo quy luật “vợ người” thì “vợ là…cơm nguội” của ta, nhưng là “phở tái” của cha giáng giềng!!! “

    Tôi chạnh nhớ bài thơ dường thi trên nét như sau…

    Văn Mình, Vợ Người

    Văn mình ứng với vợ người ta…

    Chân lý thường luôn đúng vậy à?

    Cứ ngỡ lời kia không hiện hữu.

    Ai dè lý đó chẳng phôi pha.

    Ngày mơ cảnh viễn đam mê bởi…

    Tối mộng hình bên đắm đuối và…

    Trời bắt yêu thơ, trời lại bắt…

    Đi vào không ổn lại đi ra…

    Về Tuyển Tập Huy Phương: “Tuyển Tập Huy Phương” gồm 12 tuyển tập tạp ghi của Huy Phương, viết từ ngày ông sang Mỹ đến giờ gồm: Sau cuốn tạp ghi đầu tay “Nước Mỹ Lạnh Lùng” (1991-2003,) ông viết không mệt mỏi với “Đi Lấy Chồng Xa,” “Ấm Lạnh Quê Người,” “Hạnh Phúc Xót Xa,” “Quê Nhà – Quê Người,” “Những Người Thua Trận, “Nhìn Xuống Cuộc Đời, “Ngậm Ngùi Tháng Tư,” “Quê Hương Khuất Bóng,” “Nước Non Ngàn Dặm,” “Ga Cuối Đường Tàu” và “Sóng Vỗ Bèo Trôi”.

    Năm 2014, Huy Phương viết bài “Người Việt tỵ nạn và món nợ thương binh VNCH” như sau: “Bây giờ đã gần 40 năm qua, chúng ta cũng không oán ghét gì những thương binh cụt què của ang ngũ cộng sản trước kia, vì họ cũng là nạn nhân của sự lừa bịp chính trị, hy sinh cho kết quả của lầm than dân tộc và chỉ xây dựng cơ đồ cho một nhóm thiểu số cầm quyền. Nếu chúng ta có khả năng giúp đỡ được cho họ thì chính nghĩa của người quốc gia còn tỏ sáng, rạng ngời, tuy vậy “lực bất tòng tâm,” hải ngoại không thể giúp hết cho cả nước Việt Nam, và cũng còn một chỗ, để cho, chính những người đã hy sinh cho chế độ ấy thấy rõ bộ mặt thật của chế độ cộng sản độc ác và bất nhân.

    Trong cuộc chiến giữ miền Nam Việt Nam, chúng ta ước tính có đến 350,000 chiến sĩ hy sinh, số thương binh phải gấp con số tử vong sáu lần. Qua thời gian, kẻ còn người mất, có người trở lại đời sống bình thường, người lành lặn trở lại, người đã qua đời hay ly tán, tha hương, số thương binh không có khả năng làm việc mưu sinh tại quê nhà, ít nhất phải là con số trên ang nghìn. Chúng ta lại có 3 triệu người Việt ở hải ngoại hay gần một triệu đơn vị gia đình, ước tính có 500,000 gia đình đi ra từ miền Nam, chúng ta thừa sức bảo trợ cho một ang nghìn thương binh VNCH ở Việt Nam.”

    Cũng năm 2014 trong bài viết “Thay Lời” Tựa cho tác phẩm “Chân Dung H.O. và Những Cuộc Ðổi Ðời”, bài do tác giả Huy Phương và nhà văn biên khảo Võ Hương An, mà Võ Hương An tác giả của những thư tác “Đường Xưa Thành Nội” và “Từ điển Nhà Nguyễn”, bạn tri kỷ của ông giáo Nguyễn Thanh Trang, tác giả biên khảo của “Những Bước Tiên Phong và Thành Quả của Đại Học Huế từ năm 1957 đến 1975”, “Luật Quốc Tế Nhân Quyền và Trách Nhiệm Nhà Nước”, “Sức Mạnh Của Truyền Thông”, những vị văn hữu gốc Huế của nhà văn Huy Phương.

    Trích đoạn bài viết: “Khoảng thời gian 1990-1998 là lúc các gia đình H.O. đến định cư ở Mỹ nhiều nhất, cung cấp nhân lực cho các dịch vụ chăm sóc người già, nuôi người bệnh, giữ trẻ tại các tư gia. Các gia đình H.O. hiện nay đã ổn định khi con cái của họ đã lớn khôn, cho ta thấy hiện nay kiếm người phụ việc nhà như ngày trước rất khó ang. Một vấn đề xã hội khác, là vào những năm trước 1990, số thanh niên vượt biên nhiều hơn phái nữ, nên có tình trạng trai thừa gái thiếu trong cộng đồng Việt Nam. Những đợt gia đình H.O. đến Mỹ đã tạo được những cuộc hôn nhân tốt đẹp và điều hòa được vấn đề khó nghĩ này của xã hội di dân. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Trời sinh voi, sinh cỏ,” nên trong giai đoạn angm H.O. mới định cư tại Mỹ, nghề “nails” bắt đầu phát triển và thịnh hành đã đưa đến công ăn việc làm không ít cho nhiều gia đình di dân mới mẻ này, và với các đức tính “chịu khó, khéo tay, cần cù,” nhiều người đã có một đời sống khá sung túc.

    Các gia đình H.O. đã cung cấp nhân công cho các shop may, người trẻ thì chạy máy, người già thì cắt chỉ, nhặm lẹ thì xếp ang, đóng gói, mà cho đến giờ này vẫn còn đứng vững với thời gian. Đúng là “Trời sinh voi, sinh cỏ,” “ở xứ Mỹ này có nghèo chứ không có đói.” Các gia đình có chồng, cha đi “”cải tạo”,” đã biết cái khổ của bữa rau, bữa cháo, nên sang đây, phần lớn các gia đình này đều “chịu thương, chịu khó,” chẳng mấy chốc mà đã có một cuộc sống ổn định.”

    Rồi tôi đọc tiếp Huy Phương với “Bữa Ăn Một Mình“, chuyện Huy Phuơng kể sao tôi thấy tôi trong đó. “Tôi muốn có những bữa ăn đông người, vui vẻ, có tiếng cười nói rộn ràng, nhưng thường là phải ăn những bữa ăn một mình. Bữa ăn một mình thì đâu cần đến mâm bàn dọn ra ngay ngắn, tươm tất, mà sao cũng cho xong một bữa ăn. Một tô cơm trộn thức ăn, và một cái muỗng, ngồi trước máy computer hay trước máy truyền hình.

    Bạn có nghĩ một bữa ăn như thế có dễ tiêu hoá, có lợi cho sức khoẻ hay không? Và một bữa ăn như thế có buồn không? Tôi không bao giờ quên được những bữa ăn gia đình thời thơ ấu. Tất cả mọi người trong gia đình đều chờ nhau vào mâm cơm một lượt, dù là buổi sáng giờ trưa hay bữa chiều tối. Bữa cơm có cả ông bà nội, cha mẹ, cả anh chị cùng mấy đứa em nhỏ, kể cả thành viên nhỏ bé của đại gia đình là con mèo vàng luẩn quẩn chờ miếng ăn trong lòng bà nội tôi. Rồi thời gian qua đi, kẻ còn, người mất, gia đình mỗi người một nơi. Tôi lớn lên, tạo lập một gia đình nhỏ, có những bữa ăn sum họp gia đình, nhưng không quên được những người đã đi xa, không còn hiện diện trên cuộc đời này nữa. Rồi chiến tranh, tù đày, xô đẩy con người mỗi người đi mỗi hướng.“.

    Kế tiếp, một chuyện buồn vơi “Nỗi Đau Của Tuổi Già“, Huy Phương kể sự kiện con cái bòn rút tiền cha mẹ già, rồi bỏ bê, hất hủi cha mẹ. “Hai vợ chồng sang Mỹ từ hai mươi năm nay, đi làm nuôi con, mua được căn nhà đã pay off. Khi các con đã có gia đình ra riêng thì ít năm sau ông cụ cũng qua đời. Thấy mẹ hiu quạnh trong một căn nhà khá 1ớn, mà giá nhà đang lên, các con bàn với mẹ bán nhà đi rồi về ở với các con. Bà mẹ bán nhà, thương con chia đều cho mỗi đứa một ít, còn dăm nghìn dắt lưng, rồi về ở với con. Bà không biết lái xe, không biết chữ nghĩa, cũng không biết trông cháu làm homework, nên cha mẹ chúng phải nhờ người đưa đón. Bà thích nấu ăn, gói bánh, kho cá, nhưng sợ nhà hôi hám, con cái không cho. Lúc đầu thì chẳng sao, lâu dần mẹ thành gánh nặng. Buổi chiều, đứa con gái xô cửa trở về nhà, thấy mẹ đang gồi xem TV, nó hất hàm hỏi:

    -“Có hiểu gì không mà thấy má ngồi coi suốt ngày vậy?”

    Có lúc chuông điện thoại reo, đứa con nhấc máy, bên kia không biết ai hỏi gì, trước mặt bà già, nó trả lời nhát gừng:

    -“Bả ấy đi khỏi rồi!” …”

    Riêng bài “Tình Già” vốn xao xuyến con tim tuổi hạc của tôi … hãy đọc vui như sau… “Người qua đường nghe chuyện này có người nói, “Già hết xí- quách rồi, lấy nhau làm chi nữa?” hay về phía cô dâu chú rể, người ta cũng có thể bình luận, “lấy nhau về để đổ bô cho ông (hay bà) ấy hay sao?”

     Mỗi lần mở đài phát thanh nghe các nhà thuốc Tây quảng cáo bán nào ống dẫn tiểu, túi dựng phân, tã lót, xe lăn, gậy chống… nghe đã lạnh người, cứ tưởng tượng ra đem một ông già hay bà lão về để phục vụ, rồi lo “hậu sự” đã đủ khiếp. Ở đây hai ông bà già, chỉ mới biết nhau hai mươi năm về trước, không tình mà cũng chưa đủ nghĩa, lấy nhau tất nhiên phải có lý do. Ðó là hai tâm hồn cô đơn tìm đến với nhau trong những ngày cuối đời, cũng có lý lắm chứ!

    Hình như tình yêu của người Tây phương kéo dài lâu hơn tình yêu của người Á Ðông. Chúng ta thấy những ông bà cụ già cầm tay nhau đi trong công viên, thủ thỉ bên nhau, hôn nhau dịu dàng là chuyện thường tình, trong khi các ông bà cụ của chúng ta, thường già trước tuổi, bà cụ mới vừa tắt kinh đã đỏ mặt khi đụng chạm với ông cụ, cứ giẫy nẩy lên, sợ lũ trẻ nó cười, sợ già mà “không nên nết.” Vì vậy, chúng ta lại cũng thường khắt khe đối với những người lớn tuổi chết vợ, mất chồng mà còn “bước qua dư luận” tục huyền hay tái giá. Văn chương bình dân thì mỉa mai chuyện “bà già đã tám mươi tư, ngồi trong cửa sổ viết thư tìm chồng”, hay kể chuyện “bà già ra chợ Cầu Ðông, xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng? Thầy bói xem quẻ nói rằng: Lợi thì có lợi nhưng ng chẳng còn!” thật là “kỳ thị” hết chỗ nói.

    Các cụ xưa thường đùa rằng, “Càng già càng dẻo càng dai, càng gãy chân chõng càng sai chân giường.” Nhưng theo các nhà y học, thì nói như vậy là trái với khoa học, có lẽ các cụ tiếc của trời, nói cho sướng miệng thế thôi. Nhưng bao nhiêu tuổi mới gọi là già, chưa nghe ai ấn định cho rõ ràng. Vả lại vợ chồng lấy nhau lúc trẻ, sống với nhau vì tình, về già nếu không còn tình, thì sống với nhau vì nghĩa, đâu phải cần đến chuyện chăn gối mà hạnh phúc vẫn vững bền, miễn là đừng bao giờ dập tắt sự chiều chuộng thương yêu.

    Cuộc hôn nhân lâu bền nhất trên trái đất này thuộc về ông bà Arrowsmith ở Hereford, Anh Quốc. Ông cụ Percy Arrowsmith vừa mất hồi Tháng Sáu 2005 khi ông được 105 tuổi, và vợ ông 100 tuổi sau khi họ tổ chức lễ kỷ niệm 80 năm hôn nhân hai tuần lễ trước đó. Bí quyết của đôi vợ chồng già kỷ lục này họ không bao giờ cãi nhau lúc lên giường và thường hôn hay cầm tay nhau trước khi đi ngủ. Mới đây nhất thì hồi Tháng Năm 2009, cũng tại Anh Quốc, ông cụ Frank Milford 100 tuổi và bà Anita 99, vừa ăn mừng hôn lễ thứ 80. Họ cũng tiết lộ là họ luôn luôn hôn nhau trước khi đi ngủ (không nghe nói trước hay sau khi tháo răng giả).

    Vậy thì những ông già chết vợ, những bà lão góa chồng, nếu cảm thấy trống lạnh trên cõi đời này, chẳng có ai hôn mình trước khi đi ngủ, sao lại không có quyền bước sang bước nữa. Ở nước ngoài này hay trong nước, thỉnh thoảng tôi vẫn nghe dư luận chê trách những cái đám cưới mà ông cũng “thất thập cổ lai hy”, bà cũng “lục thập đắc nhĩ thuận” và cho đó là chuyện bất thường, nhưng nếu không là người trong cuộc, làm sao hiểu nỗi chuyện của họ. Lúc về già, vợ hay chồng mất sớm, con cái đều lập gia đình, ra ở riêng, ông hay bà thui thủi cô đơn, “lúc tỉnh rượu, lúc tàn canh” cũng buồn lắm chứ, sao không kiếm về một nửa bên kia của ai đã bỏ lại trên đời này, để ráp nối lại chiếc phi thuyền cuối đời bay về… cõi chết.

    Nếu không rồi đây “khi rượu sớm, khi trà trưa, khi xem hoa nở khi chờ trăng lên” lấy ai mà đối ẩm, lấy ai mà tri kỷ. Bạn thử nghĩ rồi đây, sáng thức dậy, bên ly cà phê nhỏ những giọt cô đơn, đọc một câu chuyện vui cũng chỉ biết cười một mình như thằng điên, buồn nỗi thế sự cũng không biết chia xẻ với ai, nghe một chuyện bất bình không có trái cam mà bóp nát trong tay, lấy ai làm người tri kỷ để chuyện trò, tâm sự. Gần đây, hải ngoại quả thật có nhiều cụ, để trả thù những ngày cơ cực, tù đày, áp bức đã qua, làm những cuộc hôn nhân bước sang bước nữa với những cô con gái còn quá trẻ, nhưng không biết lượng sức mình, đến nỗi “tinh khô, lực kiệt”, trở về trên chiếc xe lăn để người đời dè bỉu, châm biếm, mà con cháu cũng xấu hổ chê cười.

    Những mối tình này được kết hợp một bên là khao khát dục vọng, một bên là đồng đô la, không thể gọi là tình yêu được. Vì vậy, người đời hay khắt khe châm biếm những ông già mà lấy vợ trẻ, lại mỉa mai “trâu già mà thích gặm cỏ non” trong lúc chính các cụ quá yếu, vẫn thường lựa thức ăn mềm mà ăn thì chẳng ai nói gì.

    Thầy Mạnh Tử cho rằng đại trượng phu là phải “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất.” Trong ba thứ “bất năng” này, thứ bất năng đầu tiên coi bộ khó giữ, vì thấy ở phương Tây này, các ông tỷ phú già thì lại hay lấy vợ sexy như người mẫu hay là vũ nữ thoát y. Tỷ phú Joe Hardy 84 lấy người mẫu Kristin Georgi 23, tỷ phú J. Howard Marshall 89 còn lấy cô vũ nữ playboy Anna Nicole Smith 26 tuổi, chỉ 14 tháng sau là “đứt bóng”, gây nên một vụ án chia gia tài khá ồn ào.

    Nhạc sĩ Trần Văn Trạch đã hát rằng, “Khi người ta yêu nhau , yêu trong lúc hai mươi tuổi đầu, thì không phải vì tiền đâu, nhưng mà chẳng được bao lâu…”, “Khi người ta yêu nhau, yêu trong lúc bẩy mươi tuổi đầu, thì không phải vì tiền đâu, nhưng mà chẳng còn bao lâu…

    Cho nên, bây giờ nếu các bạn nghe tin một ông cụ 90 mà lấy một bà lão 85, mặc dầu “chẳng còn bao lâu”, nhưng chắc chắn là không phải vì tiền rồi. Không phải vì tiền thì chỉ có một đường là vì tình, tình này bạn muốn hiểu là “tình cao thượng”, “tình trong sáng”, hay “tình cuối”, “tình già” sao cũng được.

    Khi người ta lập gia đình năm hai mươi hay hai mươi lăm tuổi, có thể vì tình yêu xốc nổi, vì bồng bột, nhưng ở tuổi bảy mươi, sau khi đã qua tuổi “tri thiên mệnh” đã hai mươi năm, việc cưới một người về chung sống phải là việc suy nghĩ, chính chắn không ai có thể chê trách hay nghi ngờ vào đâu được. Chưa ai biết ai đổ bô cho ai, chứ đêm nay trời trở lạnh, có hơi người cũng ấm, sống một mình, có người gãi lưng giùm cũng đỡ khổ. Trên giường có hai người bạn già nương tựa vào nhau, thì trong cái ly nước trên bàn ngủ, hai hàm răng giả cũng đang ngụp lặn bên nhau. Nói theo kiểu người Huế “Ðời còn vui không có răng mô!” (Ðời còn vui, không có sao đâu!). Xin chúc mừng và nhớ “giúp nhau” nhé!!! Kakakaaaa… 

    Love is… Supporting each other in the old age.

    Huy Phương viết bài ” Tuổi Trẻ và Lớp Già“. Tôi thích quá, và viết đáp lễ trong bài sau.

    Huy Phương – “Tuổi Già Hay Trẻ?”, Trần Việt Hải.

    Tôi biết nhà văn Huy Phương, tôi thích phong văn ông viết, và là người của nhiều nguồn gốc, như những gốc nhà binh, gốc nhà thơ, gốc nhà văn, gốc nhà báo, gốc nhà giáo, gốc tù nhân “Hát Ô” và là người gốc Quảng Trị. Tôi đọc cuốn “Đi Lấy Chồng Xa” xong, thích ngay lối viết của ông. Lúc thì đùa cợt theo khuynh hướng Voltaire hay Mark Twain trong văn phong châm biếm, sát xà phòng, satire, savonner, dũa nhẹ phiếm hài ý nhị, duyên dáng, lúc thì nghiêm túc đưa vấn đề đề nghị xây dựng sửa đổi. Huy Phương và Quỳnh Giao (vocalist, pianist) là 2 cây bút tạp ghi tôi canh me đọc văn của nhị vị này, tôi nghĩ đây là 2 nhà văn tại hải ngoại có phong văn đặc biệt được nhiều người mến mộ.

    Nhà văn Huy Phương chọn khuynh hướng tạp ghi rất đúng cho các lãnh vực văn chương và báo chí (cùng truyền thông). Lý do vì ông dùng khả năng sẵn có hay lợi điểm viết văn chuyển tải sang viết những câu chuyện tạp ghi thời sự, quan điểm về chính trị, xã hội, hay đạo đức nhân tâm, triết lý… hay sử liệu cho báo chí hay truyền thông. Những tác phẩm in ra cô đọng những bài tạp ghi đó khi 10, 20 hay 30… năm sau sẽ ích lợi lợi cho độc giả tìm về những chuyện cũ đã qua. Ví dụ như các bài trong Nhìn Xuống Cuộc Đời, Ấm Lạnh Quê Người, Nước Mỹ Lạnh Lùng trong tủ sách ở phòng đọc sách của tôi. Những câu chuyện như NƯỚC MỸ ĐÁNG THƯƠNG, MỘT NÉN HƯƠNG CHO HUẾ, NIỀM TIN VÀ LÒNG THÙ HẬN, GIỌT LỆ TRI ÂN, NHỮNG NHÀ TÙ LỚN, RỐI BỜI CHỮ NGHĨA… cho thấy Huy Phương viết gì, và những chuyện gì đã xảy ra.

    Nhà văn Huy Phương.

    Huy Phương còn là nhà thơ, ông làm thơ nhiều về quê hương, thân phận con người, cuộc đời người lính, những đề tài mà cuộc đời ông đã kinh qua để ngòi bút biến chất thơ theo như những suy nghĩ ở bên văn. Hình như thơ của ông gần gũi với đề tài về Huế, ví dụ như các bài: Nhớ Huế, Huế Oan Khiên, Chiều Chiều, Chiều Xuân Xa Nhà, Cát Lạnh, Chúc Thư, Nửa Đời Lưu Lạc

    “Xin gọi trăng soi khe Đá Mài

    Thời gian rêu phủ mảnh đầu ai

    Bãi Dâu đau xót hồn Gia Hội

    Phú Thứ tóc vương trảng cát dài”.

    (Huế Oan Khiên – Huy Phương)

    hay

    “… Mùa này Huế có còn phượng đỏ

    Tiếng ve nào gọi nỗi buồn xa

    Nơi này cả một trời hoa tím

    Nhớ em xưa tiếng guốc học trò.

    Mùa này Huế có còn áo trắng

    Em hiện thân làm bướm tan trường

    Thương ngày tháng một thời niên thiếu

    Huế bây giờ – Huế đã mù sương!

    Huế của tôi giờ đâu còn nữa

    Cảnh vô hồn khuất nẻo người xưa

    Hồn cổ tích Hoàng Thành hoang phế

    Tiếng chim khuya gọi bóng trăng mờ…”

    (Nhớ Huế – Huy Phương)

    Hôm nay lại đọc tạp ghi Huy Phương, qua bài viết “Tuổi trẻ và lớp già“, Huy Phương già hay trẻ? Có lẽ ông có dư điều kiện cho số tuổi hưởng “thọ”, sẽ vào hàng niên lão không bao lâu nữa. Tôi quen với Huy Phương đủ để khẳng định ông thương mến tuổi trẻ, khi tuổi trẻ đứng lên chống CS, Huy Phương yễm trợ qua ngòi bút của ông. Huy Phương nếu có đạt đích điểm lão niên thượng thọ, tôi tin tưởng tâm tư ông vẫn cảm thông vói giới trẻ, các em trẻ xông xáo vì danh dự cộng đồng, vì tiền đồ của dân tộc.

    Bài Trần Việt Hải. Link:

    https://aihuubienhoa.com/p119a4722/11/huy-phuong-gia-hay-tre-tran-viet-hai?fbclid=IwAR1ARwZL6lr_C30ZAKIoBiZipWbWcL-ubqPSzbtqym1x7v36c5FR-FTGlM4

    Đọc lại bài tạp ghi của Huy Phương- Tuổi Trẻ và Lớp Già:

    https://aihuubienhoa.com/p125a4721/1/tuoi-tre-va-lop-gia-tap-ghi-huy-phuong

    Ga Cuối Đường Tàu”: Như bài hành trình đi hoả xa, nếu cuộc đời chúng ta như là những chuyến tàu xe hoả thì cuối cùng xe sẽ đến một nhà ga đích diểm. Dù thời gian sớm hay muộn chúng ta tất cả sẽ nghe tiếng xe hoả hụ còi đến phiên mình. Đây như bài chia tay cùa nhà văn Huy Phương rất thích hợp cho bài viết này để gởi đến anh, nhà văn Huy Phương, “Sống hạnh phúc, chết bình an“, là một trong nhiều bài tạp ghi của tác giả đã đăng trên tờ Người Việt như sau:

    Quả tình là không ai biết mình sẽ giã từ cuộc đời này vào lúc nào, kể cả những bệnh nhân ung thư đến thời kỳ cuối, đã được bác sĩ thông báo ngày chết. Mới vài ngày trước đây thôi, người bạn trẻ của tôi đang khỏe mạnh, nói nói cười cười, thế mà hôm nay, qua một cuộc phẫu thuật tim, thông thường sau vài ba tiếng đồng hồ sẽ tỉnh lại, anh đã không bao giờ mở mắt ra để nhìn cuộc đời này nữa. Cũng trong lúc này tôi có những người bạn nằm trong “nursing home” đã trên 10 năm dài, có người phải dùng thức ăn lỏng bơm thẳng vào dạ dày, có người đôi mắt đã hư, chỉ còn nhận ra người quen qua tiếng nói. Nghĩ cho cùng, cái chết là tất yếu, nhưng ai biết được bao giờ mình sẽ chết? Và cũng vì không ai biết trước được ngày mình chết, nên mỗi người đều đi tìm cho mình một cách sống. Ví như loài người trên trái đất này đến tuổi 60 tất cả đều phải chết, thì không còn ai phải sửa soạn hay dành dụm cho mình để lo cho những ngày chưa chết. Chính vì cái điều mà người ta thường gọi là số mệnh, cuộc sống lâu mau của mỗi người đã làm nên, mỗi người một hoàn cảnh, không ai giống ai. Khoa tử vi cũng không giải thích được cuộc đời của hai người song sinh, cùng cha mẹ, chào đời trong một giờ, một ngày, một năm, một tháng giống nhau.

    Có ai bỏ lại được mọi sự lo lắng lại cho cuộc đời này để thanh thản ra đi. Phải chăng vì sự lo, sợ cung tần mỹ nữ sẽ không trung thành với mình hay ích kỷ muốn mang theo những vật sở hữu của mình, mà vua Khang Hy (1654-1722) đã “chôn theo” mình toàn bộ 48 phi tần của ông. Có người chết đi, “yêu mình” đến nỗi lo sợ sự nghiệp của mình không ai nhớ đến, nên lo đúc tượng mình khi còn sống. Nhà thơ Hàn Mặc Tử lãng mạn than khóc vì cuộc đời vốn đã bất hạnh của mình, sợ rồi khi mình nằm xuống, “không có nàng tiên mô đến khóc, đến hôn anh và rửa vết thương tâm!”

    Nguyễn Du cũng ngậm ngùi “bất tri tam bách dư niên hậu, thiện hạ hà nhân khấp Tố Như?” Làm chính trị cũng lo lắng chuyện dở dang, bất thành: – “Tôi chết thì trả thù cho tôi!” Nhà văn Võ Phiến trước khi qua đời cũng băn khoăn: – “Anh nghĩ ở trong nước bây giờ người ta có đọc tôi không, hả anh?” (Nguyễn Hưng Quốc, 1 Tháng Mười, 2015). Thì ra, trước khi qua đời, ai cũng có cái lo, mỗi người lo một cách.

    Chết rồi, có người chẳng muốn thiêu vì sợ nóng, nhưng cũng có người không muốn chôn, vì nằm đó, mà chẳng có đứa con nào viếng thăm, “thì buồn chết được!” Chết thì hẳn đã chết rồi, mà người chết rồi làm sao biết buồn nữa! Có người đã lớn tuổi, đau ốm quanh năm, muốn về Việt Nam thăm bà con một chuyến, nhưng bắt các con hứa, nếu lỡ có mệnh hệ nào, thì các con nhớ mang cha trở lại Mỹ. Có người ở tù Cộng Sản năm bảy năm, sang được Mỹ, bây giờ chết lại đòi mang quan tài về Việt Nam. Như vậy, chết vẫn chưa là hết, chết cũng còn nằm trong kế hoạch, chương trình, sau khi nắp quan tài được đậy lại.

    Có những cái chết mang lại thương tiếc cho tất cả mọi người, có những tấm lòng và công việc của những người chết mà không ai có, không ai thay thế được, nhưng trái lại, có những người sống lâu, bị người đời nguyền rủa. Trong những cái “chẳng khoái ư!” của ông Lâm Ngữ Đường, tác giả kể chuyện ông Kim Thánh Thán, sáng sớm thức giấc, nghe đêm qua con người giảo quyệt, mưu mô nhất trong làng vừa chết, ông bèn “chẳng khoái ư?” Thoạt đầu, tôi trộm nghĩ, đã là con người với nhau, thằng xảo quyệt ấy chết, mình không buồn thì cũng dửng dưng, có đâu lòng dạ lại cảm thấy sung sướng được, như thế chẳng hóa ra bất nhân! Nhưng nghĩ lại, nếu mình không là nạn nhân, không là người chịu đựng những nỗi khổ đau trầm luân của người trong cuộc, thì không thể thông cảm với cái “vui” khi thấy người khác chết! Một con người hay một chế độ cũng vậy!

    Sống bao lâu là đủ, chết lúc nào là vừa?

    Phải chăng câu trả lời còn tùy theo sự sống của mỗi người. Lợi ích của cây đa, cây (bồ) đề là còn cho con người bóng mát, chứ không phải là nơi người ta gửi những cái ông bình vôi sứt mẻ để tạo ra một hình ảnh tôn kính quá đáng. Chúng ta chọn hình ảnh người tướng lãnh chết giữa trận tiền hay sống tàn tạ, chết già nua trong sự quên lãng của mọi người. Đối với một người lính, chúng ta chọn giữa cái chết hay sự sống dần dần phai nhạt?

    Chưa có ai từ cõi chết trở lại cõi sống để mô tả cho con người biết cái chết, cũng không có bằng chứng khoa học về ý thức sự sống sau cái chết của một sinh vật, nhưng hầu hết tôn giáo đều cho rằng nếu chúng ta hình dung cái chết như là một sự biến mất, một sự chấm dứt, không còn lưu lại gì cả thì nhất định đó là một sự sai lầm. Nhưng có một điều chúng ta ai cũng phải nghĩ đến là có sinh thì có diệt, có sống tất phải có cái chết!

    Chẳng ai sống đời đời, kiếp kiếp, chẳng cái gì vĩnh viễn không phai. Này, anh em nhớ kỹ điều đó và vui lên mà sống…” “Thi nhân, riêng mình, nào phải viết bài thơ trường cửu. Hoa nở rồi tàn. Và, ai đó đã cài hoa lên áo, cũng chẳng cần khóc thương mãi mãi làm gì. Đấy, anh em, nhớ kỹ điều đó, và vui lên mà sống.” (Rabindranath Tagore – Đỗ Khánh Hoan dịch) …”

    Ngoài thể văn xuôi, Huy Phương còn sáng tác thi ca. Bài thơ “Chúc Thư” của Huy Phương rất thương cảm cho thân phận người lính chiến, vì thơ khá dài, nên xin trích đoạn như sau:

    “Tôi người lính già ở xa tổ quốc

    Xa chiến trường lưu lạc tới đây

    Nơi quê người sương pha tuyết đổ

    Mang nỗi đau con ngựa lạc bầy.

    …..

    Không phải chỉ chịu ơn người đã chết

    Tôi như còn mang món nợ nước non.

    Chết không nghĩa là đã tắt hơi thở

    Sống đôi khi cũng có nghĩa chết mòn.

    Khi tôi chết ván hòm xin đậy nắp

    Có vui chi nhìn người lính chết già

    Hổ thẹn đã không tròn ơn nước

    Tiễn tôi chi, thêm phí một vòng hoa.

    Hãy quên tôi, người lính già lưu lạc

    Đừng phủ lá cờ tổ quốc cho tôi

    ….

    Anh em tôi trong những giờ tuyệt lộ

    Nằm lại bờ lúc chiến hạm ra khơi.

    Chiến hữu tôi chết đầu sông cuối biển

    Ngày tan hàng đành nằm lại quê hương

    Không ai trổi cho khúc kèn truy điệu

    Không có ai phủ giúp ngọn cờ vàng.

    Hãy phủ cờ lên nấm mồ tử sĩ

    Xác bị xới đào trong nghĩa trang xưa

    Hãy rải hoa trên con đường thấm máu

    Phút lui binh phải gãy súng buông cờ”.

    Nếu Jean-Paul Sartre cho là mục tiêu của nhà văn đi tìm ý nghĩa cho cuộc đời, tương tự Albert Camus cho là mục đích của nhà văn là giữ cho cuộc đời không bị huỷ diệt, không bị mai một ý nghĩa sống. Và như Gabriel Marcel cho là làm cho cuộc sống này có một ý nghĩa tích cực hơn. Hay như Ernest Hemingway cho là công việc của một nhà văn là hãy nói lên sự thật. Trong khi ý tưởng của Mark Twain nghĩ là phần lớn các nhà văn coi sự thật là điều sở hữu quý giá nhất của ngòi bút của họ. Còn Nelson Mandela lại cho cảm tưởng bàn tay bạn tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả chúng ta ở trong đó. Tất cả ý tưởng trên tôi muốn quy về ý tưởng sau cùng để tiễn đưa nhà văn Huy Phương khi mà ông đã sống và sáng tác văn chương, tạp ghi Huy Phương dựa trên sự thật của đời sống, phong văn và ý tưởng của ông phục vụ những điều chân thiện mỹ của cuộc đời, phụng sự thế giới xung quanh ta bằng những mẫu chuyện mẫu mực, lành mạnh và đức hạnh.

    Vẫy tay tiễn chào nhà văn Huy Phương!

    Chia tay và xin cảm ơn nhà văn Huy Phương đã để lại cho đời những tác phẩm quý giá. Những tác phẩm sống với những ý tưởng trên của Mandela, Mark Twain, Hemingway, Marcel, Camus và JP Sartre.

    Trần Việt Hải, Los Angeles. California, Febuary 2022.

  • Cáo phó - Phân Ưu,  Khánh Lan,  Tin tức,  Việt Hải

    VĨNH BIỆT NHÀ THƠ VIỆT CƯỜNG LƯU TẤN LÂM

    NHÀ THƠ VIỆT CƯỜNG LƯU TẤN LÂM (1930-2022)

    Vài hàng về nhà thơ Việt Cường-Lưu Tấn Lâm.

    Thi nhân Lưu Tấn Lâm lấy bút hiệu là Việt Cường, ông sinh năm 1930 tại làng Hương Cát, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, Việt Nam. Ông sáng tác thơ từ thuở lên 10 và gồm nhiều thể loại thơ khác nhau như thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú, thơ tự do và Đường thi. Năm 1954, ông cùng vợ và các con di cư vào Nam, an cư lập nghiệp tại phố Hòa Hưng, Sài Gòn. Năm 1992, ông sang đoàn tụ tại miền Nam California và sống cùng với vợ chồng người con trai lớn là Lưu Mạnh Bổng.

    Ông là em trai út trong gia đình có năm chị em, với bốn người chị lớn. Mẹ ông mất sớm từ khi ông mới bốn tháng tuổi và vợ ông mất năm bà 49 tuổi khi ông ở tuổi 53. Chính vì vậy mà trong thơ của ông luôn phần nào phảng phất sự mất mát và hình bóng của người mẹ với sự khao khát tình mẫu tử và nỗi lòng thương tiếc người vợ hồng nhan bạc phận… Thi nhân có 8 người con và 22 đứa cháu nội & ngoại.

    Ngày 26 tháng 01, 2022, thi nhân qua đời trong giấc ngủ an bình lúc 1:50 chiều trên tay người con trai trưởng Mạnh Bổng và sự hiện diện của con dâu Khánh Lan, khiến người viết chạnh nhớ đến một bài thơ ông sáng tác năm 1988 với tựa đề “CHẾT” trích trong Tuyển tập 30 Nhà thơ Việt Nam, do Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian ấn hành được cho là bài thơ định mệnh của Nhà thơ Việt Cường-Lưu Tấn Lâm.

    CHẾT

    Xuôi tay nhắm mắt thế là thôi

    Danh trả non sông, lợi trả đời

    Thân thể chẳng còn vương tục lụy

    Tâm hồn chắc hẳn thoát trần ai

    Không gian vơi dịu không yêu ghét

    Chẳng nợ nần chi, chẳng khóc cười

    May, rủi, hơn, thua không dại hết

    Thiền quang phó mặc tháng ngày trôi.
    (Tháng Năm, 1988)

    Thi nhân tưởng nhớ đến người vợ bạc mệnh qua bài thơ “Tấm Ảnh”.

    NGƯỞI VỢ NĂM NAO

    TẤM ẢNH

    Vẫn là tấm ảnh năm nào

    Quê hương hai chữ nói sao nên lời

    Gần thì gang tấc đó thôi

    Quan san cách trở phương trời xa xăm

    Mẹ hiền nay đã biệt tăm

    Ánh tà dương mãi chiếu nhằm trước sân

    Chậu hoa đó phong trần mấy độ

    Cụm phong lan dãi gió dầm mưa

    Ra đi để lại vần thơ

    Bao nhiêu năm trước bây giờ còn đây.

    NT VIỆT CƯỜNG LƯU TẤN LÂM & CÁC CON

    Trong những ngày xa vắng các con (1975-1992) thi nhân ở lại Việt Nam khi các con đã vượt biên và định cư tại Hoa Kỳ, trong nỗi thương nhớ các con ông đã sáng tác nhiều bài thơ, bài “Nhớ Con” là một trong số ấy. Đây là bài thơ ông viết ngày mùng sáu Tết 1983, viết cho Mạnh Bổng khi con trai đi di tản tháng Tư 1975.

    NHỚ CON

    Gửi trong câu hát tiếng đàn

    Nỗi tâm tư với muôn vàn nhớ mong

    Chiều chiều tựa cửa ngóng trông

    Chim trời cá nước trăng lồng bóng sân

    Trăng ơi trăng sáng vô ngần

    Nhớ con nhớ cả dấu chân hôm nào

    Bạn cố tri ơi! hỡi con ơi!

    Ra đi chẳng được một lời hỏi han

    Ngồi đây nước mắt chứa chan

    Thương mình thì một, thương con thì mười

    Thôi thế cũng xong một kiếp người, Việt Hải thay mặt toàn thể các thành viên trong Liên nhóm NVNT & TTG, nguyện cầu hương linh bác sớm an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.

    Việt Hải, California Jan. 28, 2022

    LÁ THƯ CẢM TẠ TỪ MẠNH BỔNG & KHÁNH LAN  

    Kính Thưa Quý Thầy Cô, Quý Văn Thi Sĩ, Các Anh Chị Em và Thân Hữu,

    Chúng em, Mạnh Bổng & Khánh Lan vô cùng cảm động và chân thành cám ơn Quý Thầy Cô, Quý Văn Thi Sĩ, Các Anh chị Em và Thân Hữu đã gởi lời chia buồn cũng như gọi phone cho chúng em để chia sẻ với chúng em về sự mất mát lớn lao trong gia đình. Thân phụ chúng em, tức nhà thơ Việt Cường Lưu Tấn Lâm đã ra đi trong an bình thanh thản trên tay của anh Mạnh Bổng lúc 1:50 chiều ngày 26 tháng 01, 2022. Nhà thơ Việt Cường đã chung sống với chúng em gần 20 năm nay, Cụ rất khỏe mạnh và không hề có bệnh gì cho đến khoảng một năm nay, sức khỏe của Cụ yếu dần nhất là một tháng trước khi mất.

    Những lời chia buồn, những điện thoại gọi đến chia sẻ thân tình của Quý Thầy Cô, Quý Văn Thi Sĩ, Các Anh chị Em và Thân Hữu là nguồn an ủi tinh thần sâu đậm đối với gia đình chúng em mà chúng em sẽ luôn ghi nhớ mãi trong ký ức.

    Christmas 2021 là bữa tiệc cuối cùng Nhà thơ Việt Cường đến chung vui cùng Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian. Có lẽ đây cũng là lời từ biệt của Nhà thơ Việt Cường gởi gấm đến tất cả chúng ta bởi khi còn sinh tiền, Cụ rất yêu mến Liên Nhóm và nhắc đến chúng ta luôn.

    Mạnh Bổng & Khánh Lan xin gởi đến Quý Thầy Cô, Quý Văn Thi Sĩ, Các Anh Chị Em và Thân Hữu tấm hình sau cùng nhà thơ Việt Cường chụp trong bữa tiệc Christmas 2021 của Liên Nhóm.

    NVNT & TTG’S CHRISTMAS PARTY 12/12/2021 (Khánh Lan, Mạnh Bổng, NT Việt Cường)

    Trong ba ngày qua đã có rất nhiều email gởi đến, thông báo trên TV, Radio, Báo chí và điện thoại từ mọi nơi gọi chia buồn cũng như Cô Kiều Mỹ Duyên đã cho phát thanh trên đài Little Saigon TV. Tất cả lời phân ưu thân tình của quý GS, quý Văn Thi Sĩ, các anh chị em và thân hữu đều quý và quan trọng đối với Mạnh Bổng & Khánh Lan, MB & KL xin khắc ghi vào tâm khảm. Tuy nhiên, nếu ghi nhận hết tất cả các email phân ưu vào trang Website này thì không đủ chỗ, vì thế Mạnh Bổng & Khánh Lan chỉ xin chia sẻ và ghi lại đây hai bài thơ “tiễn đưa” vô cùng cảm động, chắc hằn lời và ý thơ trong hai bài này sẽ làm rơi lệ những người con vừa tiễn bước chân CHA hoặc MẸ về nơi an nghỉ ngàn thu.

    Mạnh Bổng & Khánh Lan xin cám ơn đến những thân tình của bạn bè & thân hữu đã dành cho gia đình chúng tôi.

    NV Việt Hải là bạn đồng môn với Mạnh Bổng tại trường Đại Học Kinh Thương Minh Đức, Saigon từ năm 1972-1975 và họ giữ mãi tình bạn cho đến nay, thấm thoát đã 50 năm qua (1972-2022). NV Việt Hải rất mến NT Việt Cường bởi nụ cười hiền hòa, thân thiện luôn nở trên môi, bởi những dòng thơ “Có hồn” chứa chất vị ngọt ngào, tha thiết của yêu thương. Phải nói họ rất hợp nhau về lãnh vực thơ phú. NV Việt Hải đã nhiều lần trao đổi về ý thơ với NT Việt Cường và ông cho rằng: “Áng thơ của thi sĩ Việt Cường rất có ý nghĩa.”

    Dưới đây là hai bài thơ TIỄN BIỆT BÁC VIỆT CƯỜNG LƯU TẤN LÂM/TIỄN BÁC VIỆT CƯỜNGcủa NV Việt Hải:

    TIỄN BIỆT BÁC VIỆT CƯỜNG LƯU TẤN LÂM

    Tiễn chân từ giả vạn sầu

    Biệt ly xa cách nhớ nhau nghìn trùng

    Bác đi thanh thản ung dung

    Việt Nam quê mẹ trùng phùng kiếp sau

    Cường nhân thi phú thuở nào

    Lưu danh chữ nghĩa thơ trao thi tài

    Tấn Lâm, kính bác chia tay

    Lâm danh thi sĩ hôm nay giã từ!

    TIỄN BÁC VIỆT CƯỜNG

    Tiễn Bác quá cửu thập niên qua

    Luật trời sinh ký tử quy gia

    Âm dương cách biệt nay giã từ

    Một kiếp vui buồn chỉ sát na

    Sinh bệnh lão tử thiên thu định

    Nghiệp duyên ba sinh kiếp gần xa

    Đời vô thường phù vân phiêu lãng

    Khấn nguyện bác khỏi chốn ta bà.

    Việt Hải, California Jan. 28, 2022

    Nhà thơ Việt Cường thứ #2 hàng ngồi bên phải (đội mũ nồi/béret casquette plate), giữa Lưu Mạnh Bổng và Trần Việt Hải.

    NT Tha Nhân đã họa bài thơ “VÔ THƯỜNG AI BIẾT” để tiễn đưa Hương Hồn thi nhân về cõi vĩnh hằng.

                  Kính Gởi Thi Nhân Việt Cường Hưởng Đại Thọ 92 Tuổi

    Trước nỗi mất mát to lớn này của KHÁNH LAN và Phu Quân Lưu Mạnh Bổng. Tha Nhân thành thật chia buồn với gia đình hai em cùng tang quyến. Nguyện cầu Hương Linh cụ Ông Việt Cường LƯU TẤN LÂM sớm về cõi vĩnh hằng.

    Trong phần Tiểu Sử của cụ ông nhà thơ VIỆT CƯỜNG, có bài thơ thất ngôn Đường luật ’Ngày Xuân Khai Bút’’, Tha Nhân rất thích vì đã có những đồng cảm nên không thể không họa.Bởi vậy Tha Nhân có bài họa sau đây, như một nén tâm nhang đưa tiễn Hương Hồn Cụ VIỆT CƯỜNG về cõi vĩnh hằng:

    Bài xướng:

    NGÀY XUÂN KHAI BÚT

    Xuân về khai bút để mua vui

    Cũng chẳng ham khen, chẳng ngại cười

    Phú quý tặng riêng phường trắng mắt

    Uy quyền chớ để bọn thâm môi

    Ngựa cày không nhuyễn, trâu chê dở

    Trâu chạy chưa hay, ngựa bảo tồi

    Trái ngược chuyện đời xuân có biết?

    Xuân tô nhân thế bớt màu vôi

    (Việt Cường-Lưu Tấn Lâm)

    Bài họa:

    VÔ THƯỜNG AI BIẾT!!

    Đôi chữ chào Xuân chúc cứ vui

    Nghe qua bỏ hết miệng mỉm cười!

    Công danh gió thoảng ngoài tầm mắt

    Phú quí mây bay thoáng nhếch môi

    Ghen ghét thói đời hay hóa dở

    Thị phi nhân thế giỏi thành tồi

    Vô thường cõi tạm nào ai biết

    Mọi chuyện đỏ đen chẳng khác vôi!!

    (Tha Nhân Kính phụng họa Cam thành Jan 27th, 2022)

    Một lần nữa Mạnh Bổng & Khánh Lan chân thành cám ơn Quý Thầy Cô, Quý Văn Thi Sĩ, Các Anh Chị Em và Thân Hữu.

    Kính Quý,

    Mạnh Bổng & Khánh Lan

  • NV Nguyễn Quang,  Văn Thơ,  Việt Hải

    Nhà văn Nguyễn Quang

    Nhà Văn Nguyễn Quang

    “nhà văn Nguyễn Quang là một trí thức nhân bản và một đàn anh dễ thương, đúng là một gentleman Parisien hiếm có thời buổi này!”. Nhà văn Nguyễn Quang lớn lên ở vùng đất Sóc Trăng, thuộc đất Chân Lạp xa xưa. Sóc Trăng cũng như Bạc Liêu, Trà Vinh, Châu Đốc, Rạch Giá,… những nơi đươc thiên nhiên ưu đãi, nông ngư sản phì nhiêu và trù phú, bản chất.người dân thực thà, chất phác. 
    Trong tác phẩm Ông Giáo Làng, Nguyễn Quang mô tả những cánh đồng lúa vàng cò bay thẳng cánh, những buổi tát đìa, đi nơm cua cá tôm,… Đấy đời sống nơi thôn dã thư thái hình thành buổi thiếu thời của Nguyễn Quang. Rồi tác phẩm Ốc Mượn Hồn, Nguyễn Quang kể về giai đoạn xuất dương du học với khu La Tinh (Quartier Latin), xóm học Paris với ký túc xá kỷ niệm của nhiều sinh viên Đông Dương, Nhà Đông Nam Á (Maison de l’Asie du Sud-Est), mà trước đây là Nhà Đông Dương (Maison de l’Indochine), là một trong những nhà cổ nhất của Ký túc xá Quốc tế Paris, Cité International Universitaire de Paris (CIUP), Ký túc xá Quốc tế Paris, hay vẫn được sinh viên Việt mình gọi tắt là “Cité”, nằm trong quận 14, đối diện với công viên xinh đẹp Montsouris. Nguyễn Quang sang du học bên Anh, tai Đại học Cambridge. Âu châu sau đệ nhị thế chiến, phong trào existentialisme bùng phát ảnh hưởng dến sinh hoạt xã hội. Nguyễn Quang kể sinh hoạt sinh viên sống theo khuynh hướng tự do, gột bỏ nếp thủ cựu, bảo thủ. Ông là chứng nhân giai đoạn existentialisme lan tràn vào thơ văn nghệ thuật. 

    Đọc Nguyễn Quang chút gì đó của miệt lục tỉnh có Ông Giáo Làng, rồi bung ra văn học phương tây, nhuốm nét Guy de Maupassant, William Somerset Maugham, D.H. Lawrence, Gustave Flaubert, Françoise Sagan,… Thế hệ chúng ta phần đông đi hàng hai, văn xuôi kết cấu nội dung nửa âu nửa á. Nửa theo Tự Lực Văn Đoàn (gốc bự gia đình anh) và nửa phong thái theo nhóm Maugham-Maupassant, như ngày xưa tôi đọc Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam thuở trung học say mê, khi lên đại học đọc Guy de Maupassant, William Somerset Maugham, D.H. Lawrence, Mark Twain, Ernest Hemingway, Charles Dickens, Alexandre Dumas, Victor Hugo,… dù ở thư viện Centre Culturel Français Saïgon, Alliance Française de Saïgon, Hội Việt Mỹ hay tại các Campus Hoa Kỳ… lại mê say văn học xứ người. Như tương tự Nguyễn Quang tâm sự đi chơi với các bà đầm Paris hay Cambridge, nhưng rồi “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. I feel the same thing. Khi sang Mỹ quen đầm Mỹ vui vui, l’amour c’est pour rien, tình cho không biếu không. Nhưng rồi lại lưu luyến nét e ấp thẹn thùng của ao ta, sau cùng ao nhà vẫn hơn.

    http://www.ninh-hoa.com/VietHai-NguoiVoThuyChung.htm
    http://www.ninh-hoa.com/dacsan-2012/DS2012_VHai-MuaXuanAnhYeuEm.htm
    http://www.ninh-hoa.com/VietHai-BanTinhCaMuaXuan.htm
    http://www.ninh-hoa.com/VietHai-VanCuYeuEm.htm

    Nhà văn Nguyễn Quang được nhiều người quý mến vì bản tánh hiền hoà, khiêm nhường.và luôn sinh hoạt với Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian. Ông đỗ Cử nhân Toán ở đại học Paris, và Cao học Kinh tế tại Cambridge, làm phó chủ bút cho tờ Paris Match. Ông ghi tiểu sử trên sách vài dòng, không ghi bằng cấp, khác với một số ít người có thói quen selfie trọng bằng. Gia đình tôi họp mặt anh em tôi mời ông dự. Các em tôi quý ông, mời ông ăn lunch hay dinner. Ông sang năm mới được 91 tuổi. Mộng Thuỷ mở hàng buổi tiệc họp mặt mừng tuổi ông. Trong năm 2021, bạn bè Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian mừng sinh nhật ông đến những 4 lần, tư gia Khánh Lan mở party, bạn bè không quên ông. 
    Vâng, Nhà văn Nguyễn Quang được nhiều người quý mến vì bản chất xuề xòa, hiền hậu và luôn lo cho bạn bè.

    http://www.ninh-hoa.com/dacsan-2018/DS2018_VietHai-EmConNhoMuaXuan.htm
    Vậy Ngoại tình là gì ?

    Ngoại tình là sự kiện khi ta đề cập đến việc một người đã kết hôn có hành vi trao đổi va chạm thể xác hay có hành động dục tính với người khác không phải là người phối ngẫu của họ. Nhìn từ một khía cạnh khác, từ ngữ này có thể áp dụng cho một người độc thân có liên hệ tình dục với một người đã kết hôn.http://www.ninh-hoa.com/VietHai-TieuThuyetNgoaiTinh.htm

    Vì sao con người lại ngoại tình ?

    Có nhiều lý do như bị ép buộc, tự mạo hiểm, tìm vui, đổi chác, tham vọng (vì tiền bạc, quyền lực, cạm bẩy),… đa phần do ham muốn thể xác mà trong y học là do hormone kích dục điều tiết ra, theo cơ chế sinh học nẩy sinh tình yêu, hay do bản năng tự nhiên dục tính. Xét về những hoạt động của não người khi đang yêu và kết luận rằng có ba yếu tố khác nhau dành cho việc kết đôi và sinh sản. Như thế do 3 yếu tố chính là nỗi ham muốn, tình yêu lãng mạn và sự gắn bó lâu dài. Mỗi yếu tố trên đều có liên quan đến những hoạt động khác nhau của hormone, mà đấy chính là nguyên nhân tạo ra các thay đổi cụ thể trong hành vi lẫn cảm xúc của những người đang ham muốn. Khi nhìn vào tình yêu theo ba yếu tố chính này, ta có thể đoán biết được một người đang yêu ở giai đoạn nào, và đồng thời dễ hiểu các hành động của họ hơn. Ái tình ham muốn dục vong ở cơ thề sẽ tạo ra những kết quả do các hormone hay nhóm hóa chất cụ thể và quá trình vận hành của não trạng trong một số vùng nhất định. Thế nên tình yêu được sinh ra do sự kết hợp của các hóa chất có trong não bộ, bao gồm dopamine, oxytocin, testosterone, oestrogen và norepinephrine. Do đó khi con người ham muốn thì não bộ tiết ra một lượng lớn chất dopamine, norepinephrine, khiến đương sự có cảm giác như mình đang đắm say trạng thái ham muốn, khát khao. Điều tương tự cũng xảy ra ở những loài động vật khác có vú. Khi ham muốn, sự đòi hỏi dục tính khao khát sẽ trải qua những phản ứng hóa học làm gia tăng nhanh chóng của các chất dopamine và norepinephrine….

  • Ngọc Cường,  Văn Thơ,  Việt Hải

    Truyện Ngắn: Ba Chị Em và Hai Buổi Chia Tay Ở Gare Du Nord Của Ngọc Cường.

    Nhà Văn Ngọc Cường

    Duyệt qua tác phẩm mới Ba Chi Em Ngọc Cường đề cập về 2 cổ thụ văn học, một ngườ Anh, một Pháp, là Guy de Maupassant, William Somerset Maugham. Cả 2 nổi tiếng về lãnh vực truyện ngắn. Với William Somerset Maugham, khi tôi học lớp văn chương Anh tại đai hoc Cal State Northridge,  tôi đọc truyện Mưa (Rain), cùng những truyện ngắn của W.S. Maugham thu hút tôi vì truyện ông chất chứa đầy triết lý và tiêu biểu bởi cái kết thúc bất ngờ, hình như truyện nào cũng vậy. Về lịch sử văn học Anh, khoảng về cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, tên tuổi Maugham thường được đặt bên cạnh những tên tuổi danh giá G. B. Shaw, J.Galsworthy, H.G. Wells, E.M. Forster, tức những tác giả cự phách trong dòng hiện thực phê phán. Bản thân Maugham lại rất nể phục Balzac, Tolstoy, Dostoievsky… và ông từng viết riêng một cuốn sách về các bậc thầy văn học này.

    Ngọc Cường nhắc cây cổ thụ Pháp Guy de Maupassant, tôi biết ông qua Une Vie, Bel Ami, Pierre et Jean, và Notre Coeur, thuở ở Alliance Française Saigon. Bạn bè trao đổi về sách ông. .Maupassant vốn là môn đệ của văn hào Gustave Flaubert cho nên Guy de Maupassant chịu nhiều ảnh hưởng sâu sắc của thầy mình về hai phương diện nghệ thuật và tư tưởng. Cũng từ các ảnh hưởng nghệ thuật của Flaubert, ông đã tiếp nhận tư duy khách quan hiện thực (pensée objective réaliste) và cung cách hành văn gọn gàng, nhưng trong sáng và sự tinh tế của bút pháp nghệ thuật mô tả nội dung truyện. Sở trường đặc biệt về truyện ngắn của Maupassant phải nói ông đã vững chãi khai thác từng khía cạnh cụ thể trong mỗi một thể loại truyện về nghệ thuật  trong những giới hạn số trang ông ấn định. Do vậy nên ông được xem là bậc thầy về truyện ngắn của thế giới.

    “Có thể quý độc giả cho chúng tôi là lẩm cẩm khi đặt ra câu chuyện vớ vẩn như trên. Sở dĩ câu hỏi được đặt ra với mục đích giới thiệu vấn đề chính của bài viết này: đó là lý do nào, khiến người ta ưa chuộng một sáng tác ? Trong cả ngàn văn nhân, thi  sĩ, biết chọn ai đây, đứng trước một vườn hoa, biết hái bông nào ? Do đó, vấn đề dựa vào tiêu chuẩn khách quan nào để có thể đánh giá ( phê bình) một tác phẩm?

    Trong cuốn Viết Và Đọc Tiểu Thuyết, Nhất-Linh đề nghị ra hai tiêu chuẩn: theo ông, một áng văn hay là qua được sự thử thách của không gian và thời gian. Nếu bất cứ ai, dù ở đâu và lúc nào đọc cũng thấy hay, tất là có gía trị lâu dài.  Sáng tác của Maugham rõ ràng đã qua 2 thử thách trên , bởi vậy, dù là người Việt, nhưng chúng tôi đã không ngần ngại chọn nhà văn người Anh này, sau khi đọc một cách thích thú một số lớn tác phẩm của ông. Văn của Maugham vừa mang tính lãng mạn và nhân hậu, vừa lôi cuốn người đọc, đưa độc giả về miền quá khứ xa xôi, và tạo cơ hội cho chúng ta lọt vào các nơi chốn xa lạ, từ Âu sang Á, y như đang sống thật trong câu chuyện của tác giả. Ông diễn tả sâu sắc tâm lý nhân vật, như hiểu thâm sâu  con người, câu chuyện sát với sự thật, như đưa người đọc đi lạc vào mê hồn trận của cuộc đời! Sống đến 91 tuổi, cuộc đời của tác giả cũng lâm ly và bi đát không kém…hơn nữa, ông có cả trăm tác phẩm xuất bản, sẽ giúp chúng tôi tiêu pha thời gian sống trên hoang đảo cô đơn ! Tuy nhiên, chúng tôi ngạc nhiên là ông không đoạt được giải Nobel về văn chương dù là một tác giả ăn khách nhất của Thế Kỷ XX? Có thể, giải thưởng đó không tương xứng với ông, và nếu được chọn, ông cũng sẽ khước từ, vì coi mọi giải thưởng là có ràng buộc, như J.P. Sartre đã làm năm 1964? Về lý do từ chối giải thưởng, Sartre nói “ một nhà văn không nên trở thành một định chế “. Tuy nhiên, có lời đồn đãi là: sau đó, Sartre muốn lãnh số tiền thưởng và bị Hội Đồng giải Nobel khước từ? Triết gia và nhà văn người Tây này có thể cao siêu về Triết Lý, nhưng lại ngây thơ về chính trị, đã tin tưởng vào sự tốt đẹp của chủ nghĩa Cộng Sản. Điển hình thuộc loại chính  trị gia salon,  Sartre thường la cà ở các quán cà-phê khu Montmartre ( với bà Simone de Beauvoir, một đồng chí, và có khi là tình nhân ), ngồi tán dóc chuyện triết lý, khạc ra những lời ca tụng chủ nghĩa Duy Vật, trong khi ( ngu si hay hèn nhát ) không lên tiếng bênh vực cho cả trăm ngàn tù nhân vô tội đang đói khổ trong các Trại tù Cộng Sản!

    Theo Maugham, một nhà văn cần vượt lên trên dư luận và viết đúng sự cảm nhận của mình ( độc lập và không chịu ảnh hưởng của bất cứ ai ) ?

    Không phải là một người đọc nhiều, và hiểu rộng, nhưng chúng tôi cũng xin mạo muội có nhận xét: ảnh hưởng của Maugham vượt ra ngoài nước Anh, lan tràn khắp thế giới, như văn chương là ngôn ngữ chung của loài người. Chính cả các nhà văn trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn của chúng ta cũng đã chịu ảnh hưởng của Maugham (và thêm Guy de Maupassant, một tác giả người Pháp 1850-1893). Chẳng thế, có sự tương đồng rất đậm nét giữa cuốn Đời Mưa Gió của Nhất-Linh viết chung với Khái-Hưng và  Of Human Bondage của Maugham… và trong nhiều tác phẩm khác, chúng tôi nhận thấy phảng phất tính lãng mạn, tình tiết éo le bất ngờ trong văn của cả ba người. Riêng Nhất Linh, trong cuốn Giòng Sông Thanh Thủy, có đoạn đã nêu đích danh Maugham trong một cảnh miêu tả một đêm trăng. Trong một  bài tiểu luận về sáng tác (A Traveller In Romance, Uncollected Writings, 1901-1964, tr 93 ) Maugham có một lời khuyên đến những kẻ tập tành viết văn ( xin lược dịch ) như sau :

     “bạn nên viết về những điều mình biết…bởi vì , nếu viết về những thứ quý vị không biết, sẽ đưa đến lỗi lầm khôi hài…”, rồi căn dặn thêm: “ nhà văn nên viết lên sự thật như họ đã nhìn thấy, về những  điều họ biết…dù cho đó là đề tài cũ…nhưng nếu người viết có cá tính,  nhìn nó với một nhận thức riêng, vẫn gây cho độc giả sự chú ý…một tác giả có thể luôn luôn muốn ở vị trí khách quan, nhưng tâm tính, thái độ riêng của họ với đời sống, vẫn là cá biệt, và sẽ tô đẹp quan điểm của mình.”

    Chúng tôi Nguyễn Quang, Ngọc Cường, Khánh Lan và bút tôi đọc Maugham và Maupassant trong thích thú. Sách mới “Ba Chị Em” hay Tuyển tập truyện ngắn của Ngọc Cường sẽ do Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian giới thiệu. Hẹn Chủ Nhật ngày 4 tháng 10, cuối năm 2021.

    BTC: Khánh Lan, Lâm Dung, Mộng Thuỷ, Mai Hương, Vi Khiêm và Quyên Di.

    Ngoài tác phẩm của nhà văn Ngọc Cường buổi RMS còn giới hiệu tác phảm mới Hồi Tưởng của nhà văn Từ Dung (gia đình Hoàng Đạo).

    Việt Hải (October 2021)

    Phụ chú:

    Với nhà văn Ngọc Cường, tôi quý anh tự bản chất. Cái giá trị của con người Ngọc Cường là những đặc tính đáng quý như: sự thân thiện, hoà nhã, bình dị, cộng thêm sự khiêm cung, tránh ngã tôn, ngã chấp, hay “le moi ç’est pour rien”. Trong tình bạn văn chương, tôi quý anh, anh theo hai khuynh hướng: văn học truyện ngắn, phong thái như các cụ Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, những đại thụ văn học xứ ta, mà tuổi thơ của anh vốn gấn gũi. Và khuynh hướng khác tôi cảm nhận gần gũi với văn phong Ngọc Cường, anh còn theo văn học phê bình, nhận định nghệ thuật, tiểu luận văn học, hay bình luận văn học (critique littéraire, jugement artistique, essais littéraires, commentaire littéraire). Mỗi khi đọc sách mới Ngọc Cường, tôi xoáy tâm tư vào đề tài này. Ngọc Cường viết về Guy de Maupassant, William Somerset Maugham, J.P. Sartre, Fyodor Dostoyevsky, Mikhail Bakhtin, Roland Bathes, “Đôi dòng về nghệ thuật”, “Nghệ Thuật Là Gì”, Leo Tolstoy, Van Gogh, Édouard Manet,… Anh vốn có thú thưởng ngoạn văn học và hội hoạ…. Nhiều tiểu huyết của Ngọc Cường xây dựng trong bối cảnh Paris, một kinh đô văn học, nơi có đồi Montmartre, một tụ điểm nổi danh của nghệt thuật hội hoạ Âu châu.

    http://www.ninh-hoa.com/VietHai-DocThuBanVeKhiaCanhNgheThuatQuaBaiCuaNgocCuong.htm

    https://www.facebook.com/viethai.tran.942/posts/3907992309291410

    Cám ơn nhà văn Ngọc Cường cho tôi một tình bạn văn học cùng goût văn, cùng jeu viết.

    Việt Hải Los Angeles, Jan. 2nd, 2022.

    Từ trái: Nhà văn Khánh Lan, Lệ Hoa, Bích Điệp,
    Ngọc Cường, Việt Hải và Mạnh Bổng.
    Từ trái: Nhà văn Phạm Quốc Bảo, Ngọc Cường, Việt Hải,
    Khiếu Long,
    Dương Viết Điền và Ngọc Tuấn.
  • Khánh Lan,  Văn Thơ,  Việt Hải

    KHÁNH LAN-NHỮNG BƯỚC ĐẦU Ở NGƯỠNG CỬA VĂN CHƯƠNG

    Khánh Lan

    Tôi còn nhớ trước tháng 10, năm 2019, nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian dự trù có 2 chương trình huấn luyện về khóa văn học do GS. Quyên Di giảng dạy và lớp âm nhạc do GS. Phạm Đức Huyến phụ trách, nhưng sau đó nạn dịch Covid-19 bùng phát dữ dội, vì thế nên mọi sinh hoạt nhóm phải ngưng hết vì tình thế. Nhưng điều kỳ lạ là Nghệ sĩ Khánh Lan vẫn viết văn lai rai.

    Tôi đọc các bài viết rất hay nên tôi khuyến khích Khánh Lan viết tiếp. Nhờ những ngày bị giới nhiêm vì Covid 19 và nếp sống hưu trí, Khánh Lan đã dành thời gian sáng tác liên tục, từ 10 tác phẩm nhảy lên 20, 30, 40, 50, 60… Đã thế, Khánh Lan lại viết văn với nhiều thể loại khác nhau, một sự việc thật đáng khích lệ.

    Thế là 2 anh em tôi khởi đầu khóa học bằng cách liên lạc qua email và phone. Thời gian trôi, mỗi lúc Khánh Lan tỏ ra đầy tự tin và tự vươn lên. Khánh Lan có những lợi điểm trong quá khứ để phát triển theo ngành văn, vì thuở nhỏ gia đình Khánh Lan có tiệm sách nên cô phụ mẹ trông nom cửa tiệm, cô đọc khá nhiều sách, những kiến thức thu nhận qua sách vở từ bao năm trước, vô hình chung đã nhập tâm và tiềm ẩn trong tâm hồn Khánh Lan. Cộng thêm 2 ngành toán học và triết học là 2 môn Khánh Lan vốn thích, lên đại học cô học và đỗ văn bằng cử nhân kế toán quản trị (managerial accounting), xong đỗ tiếp cao học tâm lý xã hội (socio-psychology). Chính 2 khoa học này phần nào giúp cho kỹ năng lý luận sắc bén (logical thinking skills) và óc phân tích sự kiện, bố cục đề tài vững (creative-thinking, sharp reasoning, interpreting data, fact analysis ability, topic brainstorming development,…) Phải nói Khánh Lan tiến bộ khá nhanh trong nỗ lực viết văn do yếu tố thông minh, bén nhạy phân tích đề tài.

    Xét cho cùng yếu tố thông minh, nhạy cảm nhận chân ra vấn đề hướng dẫn ngòi bút của mình, tôi nghĩ, đây là điểm son về phẩm chất khởi đầu của Khánh Lan khi theo ngành văn chương mang nét nghệ thuật. Và do sự khởi đầu với nhiều lợi thế sẵn có, cho đến khi đem ra áp dụng cho văn chương là công việc vô cùng thích hợp. Tôi thiển nghĩ khả năng, phẩm chất đã kéo theo lòng yêu nghề cầm bút khiến cho Khánh Lan là một ngòi bút với nhiều triển vọng và tài hoa. Ngoài tình yêu với văn chương ra, Khánh Lan rất tận tuỵ với bút pháp, trau đồi kỹ năng văn phẩm của mình.

    Văn chương vốn dĩ được coi như một loại sinh hoạt mang nét thanh tao về tinh thần, một phạm vi cao quí, không phải ai cũng có đủ phẩm chất và năng lực để bước chân vào địa hạt này. Mà hình như nó chỉ là lãnh vực của những tài năng, những nhà tư tưởng, những người có sứ mệnh dấn thân có tầm ảnh hưởng đến tư duy trong xã hội.

    Bên trời Tây có JeanPaul Sartre hay Albert Camus, André Maurois, bên trời Ta có Nhất Linh, Thạch Lam hay Khái Hưng… Nhưng dẫu rằng ở vào thời kỳ nào đi nữa đều được trân trọng, văn chương vẫn luôn mãi được yêu thích và tồn tại cùng với con người. Văn chương là phương diện văn hóa tinh thần của mỗi thời đại nhân bản, ở những xã hội văn minh, khai phóng. 

    Viết văn là công việc lặn lội với chữ nghĩa. Tôi rất vui khi nhìn các bạn trẻ yêu văn chương, những Cung Lan, Alexandre ViAnh, Karen Thanh Thủy, Thuỵ Lan hay Khánh Lan là những người yêu văn học, điều mà dòng suối văn hóa hay dòng sông văn học hải ngoại cần trôi chảy luân lưu một khi thế hệ đi trước khuất núi, như những Võ Phiến, Hoàng Hải Thuỷ, Minh Đức Hoài Trinh, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Xuân Hoàng…

    Trong thời gian vừa qua, Khánh Lan đã cho ra 4 tác phẩm: Những Ý Nghĩ Về Nghệ Thuật Trong Văn Học,Truyện Dài Dĩ Vãng Khôn Nguôi, Tuyển Tập Truyện Ngắn  và Tuyển Tập Truyện Trinh Thám THÁM TỬ LÊ MINH.

    Đọc tác phẩm Những Ý Nghĩ V Ngh Thut Trong Văn Học của Khánh Lan bàn về văn học, tôi nhớ câu châm ngôn của Maxim Gorky cho rằng văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý. Maxim Gorky cho là cái mỹ học của văn chương vốn đem con người về với chân thiện mỹ. Khánh Lan nhận định về bộ truyện “Đi tìm thời gian đã mất” của Marcel Proust. Nhà văn Graham Greene đã gọi Proust là “tiểu thuyết gia vĩ đại nhất thế kỷ 20” và nhà văn William Somerset Maugham đánh giá Đi tìm thời gian đã mất là “tiểu thuyết hay nhất cho đến nay”.

    Đại để nội dung của tác phẩm “Đi tìm thời gian đã mất” là loại tiểu thuyết tự thuật với nhân vật chính là người kể chuyện về chuyện tình của mình với những niềm mơ ước, trăn trở với mối tình đẩu với Gilberte, rồi đến mối tình thơ mộng và đau xót với Albertine sống trong cái thiên đường của một xã hội thượng lưu giả dối và tẻ nhạt, xong chết theo tình một cách thương tâm. Từ đó “Thời gian lại tìm thấy” hàm nghĩa là đi tìm ra lẽ sống của mình, là cống hiến cuộc đời cho thế giới nghệ thuật. Bộ sách này được xem như danh tác quốc tế.

    Ngoài ra, Khánh Lan cũng chia sẻ quyển tiểu thuyết xã hội nói về thân phận con người trong tác phẩm Những Kẻ Khốn Cùng (Les Misérables). Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ 19. Những kẻ khốn cùng là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ 19 kể từ thời điểm Napoléon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Jean Valjean, một cựu tù nhân khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm gây ra thời trai trẻ.

    Những dòng văn của Khánh Lan chung quy thì dù sáng tác hay nhận định tác phẩm, tư tưởng văn chương cho thấy yếu tố mỹ học của chân thiện mỹ trong những tác phẩm của cô. Thật vậy, nhà phê bình văn học Charles Du Bos ngôn là: “Văn học tức là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng“.

    Có một dạo nhà văn Maxim Gorky đã từng khuyên một nhà văn nữ trẻ cần phải vượt lên trên những cái tầm thường, vụn vặt để viết về những điều cao thượng đáng viết hơn và đừng biến văn chương thành những thứ tầm thường, đừng làm cuộc đời xấu hơn vì những gì mình viết ra.

    Ở Khánh Lan khi đàm đạo, cô cho ý nghĩ là viết văn cô chú trọng phản ảnh tâm tư, tình cảm của chính mình, chân tâm ý nghĩ con người thật qua lăng kính nghệ thuật của bút văn, càng đạt đích điểm tôn vinh nét đẹp của văn chương, nét sâu sắc của nó, được chừng nào hay chừng đó.

    Con tim tác giả chia sẻ bao nỗi niềm thương cảm trước số phận bất hạnh, đau khổ của  Lara Guishar với một chuyện tình bi thương trong truyện Doctor Zhivago, hay nàng kiều nữ xinh đẹp Marguerite Gautier trong La Dame aux Camélias, hoặc nỗi buồn vơi của cô gái nhà nghèo Jennifer Cavalieri trong Love Story…

    Qua những sáng tác văn học rung động lương tâm con người là đích điểm của văn hào Maxim Gorky nhắn gửi những nhà văn theo sau ông. Tôi rất đồng thuận với nhà văn Khánh Lan là hãy tôn vinh nét đáng yêu chân thiện mỹ của văn chương, hãy tôn trọng và giữ trách nhiệm những gì mình viết ra…

    Thạch Lam cho cảm nhận là “Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ“, và “Mỗi tác phẩm phải là mỗi phát minh về hình thức và khám phá về nội dung“, theo câu nói của nhà văn Leonid Maximovich Leonov ghi nhận. Bởi vì mỗi tác phẩm được hình thành là do kết quả thai nghén trong nghệ thuật mỹ học chất chứa đầy tâm huyết của người viết. Vì rằng đó là nơi để nhà văn gửi gấm những tình cảm sâu lắng nhất, những xúc cảm, những ước muốn được trân trọng ký thác vào đấy. 

    Mỗi dòng chữ hay mỗi con chữ sáng tạo bởi nhà văn gói ghém trong tâm tư của người cầm bút. Vì thế nên suy ra cho cùng là viết ra cốt truyện nào hay gửi gấm đề tài gì thì tác phẩm nên cho thấy rõ cung cách suy nghĩ của mình. Cứu cánh của nhà văn vẫn là gửi ra những thông điệp hàm tư tưởng riêng của mình, mang tính chất thẩm mỹ cho xã hội và cho con người nói chung.

    Một khi nhà văn thực hiện công việc sáng tạo văn chương, hãy nỗ lực cống hiến bằng khả năng, tiềm lực của chính mình tạo ra, cho ra đời những tác phẩm có giá trị như ý tưởng của Maxim Gorky quan niệm.

    Georges-Louis Leclerc, Comte de Buffon cho là:

    “Văn là con người.”

    Hay:

    “Le style c’est l’homme meme”

    (The style is the man himself).

    Cho nên, văn học là người bạn đường thân thiết trên mọi nẻo đường, nuôi lớn và làm phong phú tâm hồn của nhà văn, bởi những tình cảm giàu tính nhân bản nhất. Chính vì thế mà văn học không thể đứng riêng lẻ, tách rời mà phải giữ gắn bó với cuộc sống thường nhật của chúng ta.

    Tóm lại, đặc điểm giá trị to tát nhất của văn chương là đi tìm bản sắc của con người, vì con người và bởi con người. Do vậy chỉ có nhà văn trong thiên chức bút pháp qua những tác phẩm của mình, mới có khả năng mang đến tính nét đa dạng của xã hội phức tạp của nếp nhân sinh bao quát. Người viết bài này trải qua nhiều ngày tháng thảo luận cùng tác giả Khánh Lan, chúng tôi chia sẻ quan điểm là không thể có tác phẩm đích thực nếu không có nhà văn đích thực trân yêu tác phẩm.

    Để tạo ra những tác phẩm đích thực, nhà văn phải trải qua cuộc sống, và tính nét viết ra vì con người bằng cả tấm chân tình, bằng sự trân trọng qua nguồn cảm tác do niềm khao khát vì sự sáng tạo. Lịch sử văn chương nhân loại dù bên Đông hay Tây phương, dù truyện Kim Vân Kiều hay Trà Hoa Nữ thì đích điểm cuối cùng như quan điểm của Maxim Gorky, văn học chất chứa sự cao cả của nó, và những câu truyện hay vượt thời gian trong tác phẩm này thiết nghĩ cũng là tấm chân tình của nhà văn Khánh Lan, dành cho độc giả bằng sự trân trọng nhất

    Vit Hi Los Angeles.

    Ngày 02 tháng 03, năm 2021

  • Tin tức,  Việt Hải

    Nhớ Trần Quang Hải

    GS. TS. Trần Quang Hải (1944-2021)

    Tôi xúc động khi Nhạc sĩ Trần Quốc Bảo thông báo hung tin GS. TS. Trần Quang Hải đã ra đi ở Paris được 3 tiếng, tôi nghe tin mà lòng se thắt, dù biết là căn bệnh anh mang là loại nan y. Tôi và Trần Quốc Bảo trao đổi những kỷ niệm trong chuyến Cali du 2018 do Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian mời tham dự buổi lễ vinh danh người nhạc sĩ tài hoa được thế giới công nhận về ngành Âm nhạc Dân tộc học (L’ethnomusicologie). Sự nghiệp âm nhạc học và nghiên cứu âm nhạc học của Giáo sư Trần QuangHải vượt ra ngoài giới hạn của đất nước Việt Nam, nơi ông chào đời. Loại nhạc bao bao gồm Âm nhạc Việt Nam, tức Phương Đông, từ Âm nhạc truyền thống Việt Nam thuộc mọi thể loại, đến nền âm nhạc của người Thượng ở vùng Tây Nguyên Việt Nam. Nhạc đã vượt ra ngoài biên giới xứ sở để phổ biến những khía cạnh tuyệt vời của Di sản âm nhạc của các quốc gia khác nhau trải dài từ Đông Nam Á đến Trung Á để vươn xa đến tận nước Do Thái, rồi Trung Âu đến Tây Âu.

    GS. Phạm Hồng Thái đã phỏng vấn và thu thập tài liệu về GS. Trần Quang Hải để ấn hành bộ sách song ngữ Anh Việt để đời Tran Quang Hai-50 Nam Nghien Cuu Nhac Dan Toc Viet. Book Cover 10-7-18.jpg, by Lulu Printing.

    Ngoài ra GS.Quyên Di của đại học California State University at Long Beach cùng Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian đã tổ chức buổi lễ ra mắt sách Trần Quang Hải thật trang trọng.

    cùng Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian tổ chức

    Ngày ra mắt sách 10 tháng 2, 2019 tại trường đại học CSU-Long Beach, California, USA

    Tháng 2, 2018 Chiều Văn Hóa CSU-LB (Sunday) và vinh danh GS. TQH Paris.

    Ngày 2 thàng 10, năm 2018

    Lời Nói Đầu

    Ban Biên Tập chúng tôi thật hân hạnh thay mặt cho liên nhóm NVNT và TTG đứng ra thực hiện Tuyển Tập Trần Quang Hải mang tên là « Trần Quang Hải : 50 năm nghiên cứu nhạc dân tộc Việt »; để vinh danh và tri ân người nhạc sĩ đã có những đóng  góp quý giá vào kho tàng dân tộc nhạc thế giới và đã đào tạo nhiều môn đệ tiếp nối bước chân ông ở nhiều đại học trên thế giới. Nhạc sĩ kiêm giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải đã đưa chi nhánh âm nhạc Việt Nam trong dòng dân tộc nhạc học góp mặt ở khắp năm châu.

    Với cuộc sống ở nước ngoài gần nửa thế kỷ, GS. Hải luôn muốn đưa cái hay của Việt Nam ra dòng chính thế giới. Ông làm phiên dịch viên khi soạn nhạc không chỉ nghiên cứu âm nhạc truyền thống mà còn chủ trương nỗ lực bảo tồn nó. Ông góp mặt tổ chức hơn 3.000 buổi hòa nhạc tại hơn 60 quốc gia để giới thiệu âm nhạc đa dạng của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra ông đã sản xuất hơn 30 đĩa CD âm thanh và video về âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại. Giáo sư Trần Quang Hải đã sáng tác hơn 400 bài hát và âm nhạc về các loại như thanh nhạc ca hát và âm nhạc dựa vào các nhạc cụ truyền thống Việt Nam. GS. Hải còn viết nhiều bài biên khảo, về những nghiên cứụ và tham luận về âm nhạc dân tộc học cho nhiều tạp chí nổi tiếng thế giới như The World of Music (UNESCO), Tạp chí Xã hội Âm nhạc Châu Á (Đại học Cornell, Hoa Kỳ), Cahiers de Musiques Tradionnelles (Thụy Sĩ) và Tạp chí Koukin (Tokyo, Nhật Bản). Các bài viết này của ông về âm nhạc Việt Nam và châu Á cũng đã được ghi nhận lại trong từ điển New Grove. Trong phạm vi dân tộc nhạc học GS. Trần Quang Hải là một thành viên của nhiều hiệp hội nghiên cứu âm nhạc tại Hoa Kỳ, Pháp, Anh và Bỉ. Ông đã từng là diễn giả khách mời tại hơn 100 trường đại học trên khắp thế giới và đã trao hơn 1.500 bài phát biểu cho sinh viên ở các trường châu Âu. Tiến sĩ Hải cũng đã tham dự hơn 130 lễ hội âm nhạc quốc tế. Tên của ông đã xuất hiện trong nhiều cuốn sách, bao gồm cả Từ điển Tiểu sử Quốc tế (Anh), Quốc tế Ai là Âm nhạc (Anh), 500 Lãnh đạo Châu Âu cho Thế kỷ Mới (ở Mỹ và Pháp). Giáo sư Trần Quang Hải còn là thành viên SACEM (Society of Authors, Composers and Publishers of Music) và ông cũng được trao tặng bảo quốc huân chương (Ordre National de la Légion d’Honneur) của Pháp.

    Do vậy Ban Biên Tập chúng tôi hoàn thành tập sách này với mục tiêu ghi nhận sự đóng góp quý báu của GS/TS Trần Quang Hải. Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian mong rằng quyển sách này sẽ được quý độc giả các nơi đón nhận như một tác phẩm tham khảo trong kho tàng văn hóa Việt Nam về người nhạc sĩ độc đáo của chúng ta, với công trình tích cực là duy trì và bảo tồn văn hóa Việt, hầu truyền đạt đến những thế hệ tiếp nối bản sắc dân tộc Việt cho ngày sau. Trong tinh thần đó, Ban biên tập chúng tôi chân thành tri ân ông: GS/TS Trần Quang Hải.

    Thay mặt,

    GS. Dương Ngọc Sum, Cố vấn.

    NHÂN VĂN NGHỆ THUẬT & TIẾNG THỜI GIAN.

    PHAN ANH DŨNG biên soạn : NHẠC SĨ TRẦN QUANG HẢI RA MẮT SÁCH Ở NAM CALIFORNIA – Tháng 2, 2019

    Link tham khảo: https://tranvankhe-tranquanghai.com/2020/05/27/phan-anh-dung-bien-soan-nhac-si-tran-quang-hai-ra-mat-sach-o-nam-california-thang-2-2019/

    Nhà âm nhạc dân tộc Trần Quang Hải giúp tôn vinh âm nhạc Việt Nam Trần Quang Hải là một nhạc sĩ tài năng sống ở Pháp và đã tổ chức hơn 3.000 buổi hòa nhạc tại 65 quốc gia trên thế giới. Với cha mình, giáo sư nổi tiếng Tiến sĩ Trần Văn Khê, và vợ ông, ca sĩ nổi tiếng Bạch Yến, ông đã đóng góp trong nhiều năm để nghiên cứu, quảng bá và tôn trọng âm nhạc Việt Nam. Trần Quang Hải sinh ra trong một gia đình có năm thế hệ nhạc sĩ ở miền Nam Việt Nam. Cha của ông, Giáo sư Trần Văn Khê, nổi tiếng vì đã giúp quảng bá âm nhạc Việt Nam truyền thống trên khắp thế giới và tôn vinh nó trong các lĩnh vực nghiên cứu và biểu diễn.

    Ông Hải tốt nghiệp từ Nhạc viện Quốc gia Sài Gòn trước khi định cư tại Pháp để học tập và nghiên cứu âm nhạc tại Đại học Sorbonne và nhạc dân tộc học tại Đại học Khoa học Xã hội ở Paris. Ông bắt đầu nghiên cứu về âm nhạc phương Đông tại Bảo tàng Man vào năm 1968.

    Năm sau, ông Hải được bổ nhiệm vào vị trí tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia trong khi vẫn còn là sinh viên. Anh quyết định tập trung vào kỹ thuật ca hát âm nhạc, mà anh đã phát hiện vào năm 1969. Nghệ thuật, bao gồm cả việc sản xuất hai âm thanh đồng thời từ cổ họng, khiến anh nổi tiếng trên toàn thế giới như chuyên gia số một trong ca hát âm nhạc.

    « Sau nhiều tháng nghiên cứu, tôi đã phát triển một hệ thống các phương pháp để ca hát âm nhạc, » nhà âm nhạc dân tộc học nói. « Cho đến nay, tôi đã có 8.000 người học cho chủ đề này ở 65 quốc gia. »

    Giáo sư Quang Hải đã nhận được hơn 30 giải thưởng quốc tế cho các nghiên cứu âm nhạc của mình. Năm 2002, Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã trao Huân chương Danh dự cho Tiến sĩ Hải để ghi nhận những đóng góp của ông cho nghiên cứu về ca hát âm nhạc trên thế giới. Một bậc thầy về âm thanh, nhà nghiên cứu âm nhạc nổi tiếng hầu như có thể chơi nhiều nhạc cụ truyền thống Việt Nam như đàn tam thập lục 16, violin hai chord, sáo và thậm chí cả cái muỗng. (Anh ấy đã mang lại rất nhiều cải tiến cho kỹ thuật trò chơi muỗng.)

    Tiến sĩ Quang Hải thấy mình là một sự pha trộn của một số loại âm nhạc – Đông và phương Tây, truyền thống và đương đại. Âm nhạc của anh ấy không có biên giới. Anh nói anh đã tạo ra một tầm nhìn toàn cầu về thế giới và âm nhạc Việt Nam. Nó nhằm mục đích kết hợp tất cả các thể loại âm nhạc truyền thống trong một thế giới âm nhạc điển hình.

    Mặc dù ông đã sống ở nước ngoài được 45 năm, ông Hải luôn nhìn về quê hương của mình với một cảm giác đặc biệt. Ông thực hành lòng yêu nước theo cách riêng của mình. Phiên dịch viên soạn nhạc không chỉ nghiên cứu âm nhạc truyền thống một cách nhiệt tình mà còn nỗ lực bảo tồn nó. Anh đã tổ chức 3.000 buổi hòa nhạc tại hơn 60 quốc gia để giới thiệu âm nhạc đa dạng của đất nước. Người đàn ông chuyên dụng cũng đã sản xuất hơn 30 đĩa CD âm thanh và video về âm nhạc Việt Nam tại Pháp, Ý và Hoa Kỳ.

    Giáo sư Quang Hải đã sáng tác hơn 400 bài hát và âm nhạc các loại, bao gồm ca hát và âm nhạc cho các nhạc cụ truyền thống Việt Nam.

    Nhà khoa học nổi tiếng đã viết nhiều bài báo và sách cho các tạp chí nổi tiếng thế giới như The World of Music (UNESCO), Tạp chí Xã hội Âm nhạc Châu Á (Đại học Cornell, Hoa Kỳ), Cahiers de Musiques Tradionnelles (Thụy Sĩ) và Tạp chí Koukin (Tokyo, Nhật Bản). Các bài viết của ông về âm nhạc Việt Nam và châu Á cũng đã được xuất bản trên từ điển New Grove.

    Nhà âm nhạc dân tộc Trần Quang Hải là một thành viên của nhiều hiệp hội nghiên cứu âm nhạc tại Hoa Kỳ, Pháp, Anh và Bỉ. Ông đã từng là diễn giả khách mời tại hơn 100 trường đại học trên khắp thế giới và đã trao hơn 1.500 bài phát biểu cho sinh viên ở các trường châu Âu. Tiến sĩ Hải cũng đã tham dự hơn 130 lễ hội âm nhạc quốc tế. Tên của ông đã xuất hiện trong nhiều cuốn sách, bao gồm cả Từ điển Tiểu sử Quốc tế (Anh), Quốc tế Ai là Âm nhạc (Anh), 500 Lãnh đạo Châu Âu cho Thế kỷ Mới (Mỹ) và Kế hoạch chính thức ( Pháp).

    Xin xem link sau:

    https://tranvankhe-tranquanghai.com/2018/09/28/bia-sachtran-quang-hai-50-nam-nghien-cuu-nhac-viet-dan-toc-do-nhan-van-nghe-thuat-xuat-ban-california-usa-2018/

    Cảm nhận của GS. Quyên Di khi nghe tin:

    Anh Việt Hải ơi,

    Nhớ về anh Trần Quang Hải. Anh thêm giúp tôi ngày tổ chức và những người dự buổi lễ vinh danh anh Trần Quang Hải nhé. Đừng quên Giáo sư Hikoki Tahara bay từ Nhật sang dự lễ.

    “Nhạc sĩ Trần Quang Hải là một nhân tài của nền tân nhạc Việt Nam. Ông xuất sắc cả về lý thuyết âm nhạc lẫn sử dụng nhạc cụ. Ai đọc qua tiểu sử rút gọn của ông cũng thấy ông nhận được quá nhiều giải thưởng quốc tế về âm nhạc.

    Chính vì muốn vinh danh những nhân tài gốc Á châu, phân khoa Nghiên Cứu về Người Á Châu và Người Mỹ Gốc Á Châu của Đại Học CSU Long Beach đã quyết định trao bằng vinh danh Nhạc Sĩ Việt Nam Trần Quang Hải trong một buổi lễ long trọng được tổ chức tại giảng đường khoa Tâm Lý Học vào ngày lễ.

    Bà khoa trưởng, giáo sư tiến sĩ Teri Yamada đã cử tôi đại diện phân khoa trao bằng vinh danh cho ông. Hầu hết các thành viên của liên nhóm Nhân Văn Nghệt Thuật và Tiếng Thời Gian đã có mặt trong buổi lễ vinh danh này, trong đó phải kể đến….”

    Bạn bè ra đi nhiều quá! Buồn!

    Quyên Di, Đại học California State Long Beach.

    Nhà thơ Hà Nguyên Du xem tin buồn trên Facebook kể kỷ niệm vui khi đến thăm NS.Trần Quang Hải tại căn resort house của GS. Trần Mạnh Chi gần biển Huntington Beach, hôm ăn phở 54, uống cà phê Starbucks, những kỷ niệm vui. Nhà văn Nguyễn Quang, Chinh Nguyên, Khánh Lan, Nhạc trưởng Nguyên Hồng kể kỷ niệm. Họp mặt tiếp Trần Quang Hải tại tư gia Melinda Lan và Lưu Mạnh Bông, party tại tư gia NS. Lam Phương, rồi tư gia Nguyễn Quang, tư gia Việt Hải, những hôm chuyện trò bù khú ở cửa tiệm HanaMaru Japanese Sushi Bars, Hủ tiếu Triều Châu, Mì La Cay, Habit Burger Grill,…

    Hôm nay bạn bè được tin anh Trần Quang Hải, anh chị em Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian và thân hữu văn nghệ sĩ xúc động, buồn lưu luyến, xin chia buồn cùng chị Bạch Yến và cháu Minh Tâm, cùng anh Trần Quang Minh và gia quyến. Nguyện cầu hương linh anh Trần Quang Hải sớm về cõi Vĩnh Hằng an bình ngàn thu.

    Trần Việt Hải, Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian.

    Giáo sư Trần Quang Hải qua đời ở tuổi 78 tại Pháp.

    GS Trần Quang Hải và danh ca Bạch Yến chụp ảnh cùng Tổng thống Pháp Jacques Chirac năm 2002.

    Theo thông tin từ gia đình Giáo sư – tiến sĩ Dân tộc nhạc học Trần Quang Hải, giáo sư vừa qua đời lúc 0h ngày 29-12, tại Pháp.

    Kiến trúc sư Trần Quang Minh – em trai Giáo sư, tiến sĩ Dân tộc nhạc học Trần Quang Hải – thông tin với Tuổi Trẻ Online, giáo sư Trần Quang Hải mất lúc 0h ngày 29-12, tại Pháp, hưởng thọ 78 tuổi.

    Ông Trần Quang Minh cho biết, anh trai ông lúc tối đi ngủ, và ngủ luôn không dậy nữa.

    Giáo sư Trần Quang Hải đang trong thời gian điều trị bệnh ung thư máu. Trước đó, ngày 23-12, trong lễ ra mắt Quỹ học bổng Trần Văn Khê tại Trường đại học Văn Lang (quận Bình Thạnh, TP.HCM) nhân kỷ niệm 100 năm sinh giáo sư Trần Văn Khê; giáo sư Trần Quang Hải có quay clip gửi về Việt Nam chia sẻ về tâm nguyện mong muốn lập quỹ học bổng của cha mình.

    Giáo sư Trần Quang Hải sinh ngày 13-5-1944 tại làng Linh Đông Xã – Gia Định. Ông là con trai trưởng của Giáo sư Trần Văn Khê và bà Nguyễn Thị Sương, cựu giáo sư Anh văn Trường nữ trung học Gia Long.

    Giáo sư Trần Quang Hải qua đời ở tuổi 78 tại Pháp .

    Ông Trần Quang Hải kết hôn cùng nữ ca sĩ Bạch Yến ngày 17-6-1978 tại Paris (Pháp). Sau khi thành hôn với ông Trần Quang Hải, bà Bạch Yến chuyển sang dân ca và cùng phổ biến nhạc dân tộc với chồng khắp thế giới. Giáo sư Trần Quang Hải là cựu học sinh Trường trung học Pétrus Ký, sau khi tốt nghiệp âm nhạc viện Sài Gòn với bộ môn vĩ cầm (học với cố GS Đỗ Thế Phiệt), ông sang Pháp năm 1961 và học nhạc học tại Trường đại học Sorbonne và dân tộc nhạc học ở Trường cao đẳng Khoa học xã hội (Ecole des Hautes Etudes en Sciences Sociales).

    GS Trần Quang Hải và danh ca Bạch Yến chụp ảnh cùng Tổng thống Pháp Jacques Chirac năm 2002. Giáo sư Trần Quang Hải bắt đầu làm việc cho Trung tâm Quốc gia nghiên cứu khoa học (CNRS – Centre National de la Recherche Scientifique) với êkip nghiên cứu tại Viện Dân tộc nhạc học của Viện Bảo tàng con người (Département d’ ethnomusicologie du Musée de l’Homme) từ năm 1968 cho tới 2009 thì về hưu. Ông đã trình diễn trên 3.500 buổi tại 70 quốc gia, tham gia 130 đại hội liên hoan quốc tế nhạc truyền thống, giảng dạy tại hơn 120 trường đại học, sáng tác hơn 400 bản nhạc cho đàn tranh, đàn môi, muỗng, hát đồng song thanh, nhạc tùy hứng, đương đại.

    Giáo sư Trần Quang Hải cũng thực hiện 23 đĩa nhạc truyền thống Việt Nam, viết 3 quyển sách, làm 4 DVD, 4 phim và hội viên của trên 20 hội nghiên cứu thế giới.

    “Con đường nghiên cứu của tôi nhắm về sự giao lưu các loại nhạc cổ truyền tạo thành loại nhạc thế giới (world music), pha trộn nhạc tùy hứng, jazz, đương đại với nhiều loại nhạc khí và kỹ thuật giọng hát để tạo thành một loại nhạc hoàn toàn mới lạ” – Giáo sư Trần Quang Hải chia sẻ trên blog cá nhân của ông.

    Xuất thân trong một gia đình nhạc sĩ cổ truyền từ nhiều đời và Trần Quang Hải là nhạc sĩ đời thứ năm, ông đã theo gót cha, Giáo sư Trần Văn Khê, trên đường nghiên cứu dân tộc nhạc học, tạo một hướng đi riêng trong địa hạt trình diễn về nhạc cổ truyền Việt Nam, nhạc tùy hứng, nhạc đương đại cũng như phương pháp nghiên cứu thể nghiệm qua hát đồng song thanh.

    Giáo sư Trần Quang Hải bị bệnh ung thư máu năm 2017 và tích cực điều trị đến nay. Năm 2019, ông bệnh trở nặng và được chẩn đoán bệnh sưng phổi và suy thận. Bên cạnh đó, ông còn mắc bệnh tiểu đường mãn tính.

    (Tin VN).

  • Văn Thơ,  Việt Hải

    Tây Ninh Quê Tôi – Việt Hải

    Tây Ninh Quê Tôi – Việt Hải

    Tây Ninh là quê hương tôi, vì tôi ra đời tại đó, dù không sống tại đó lâu, nhưng những năm tháng về nơi này nghỉ hè cũng đủ cho tôi cái tình thân ái của những năm tháng thiếu thời. Gần 3 thập niên xa quê hương ngoài ý muốn, tâm tư tôi vẫn không nguôi ngoai nhìn về cố quốc trong nhung nhớ, mặc dù quê hương vẫn còn chìm đắm trong sự tụt hậu so với các lân lang. Người dân chịu nhiều thiệt thòi nhất trong lịch sử quê hương. Để nhẹ nhàng cho bài viết, tôi không đi sâu về sự tụt hậu này, mà lý do ly hương của đa số người Việt tại hải ngoại đã nói lên đủ rồi. Do đó, khi tìm hiểu về vùng đất nào đó, người ta thường bàn về các yếu tố như lịch sử, địa dư, phong cảnh, di tích và thức ăn hay thổ sản tiêu biểu. Trong ý niệm như vậy cho bài viết ngắn này, tôi xin phác họa những nét đại cương về Tây Ninh hay về quê hương tôi như trong phần sau.

    ĐỊA DƯ:

    Về địa lý, Tây Ninh cách Sài Gòn 99km về hướng bắc, chu vi dài 214km. Phía bắc Tây Ninh tiếp giáp với tỉnh Kompong Cham của Cao Miên, phía nam giáp tỉnh Hậu Nghĩa, phía đông giáp tỉnh Bình Dương và phía tây giáp 2 tỉnh Prey Veng và Svay Rieng của Cao Miên. Do đó, khi nhìn vào bản đồ địa lý thì Tây Ninh có biên giới chia chung với xứ láng giềng Cao Miên khá nhiều. Về diện tích thì Tây Ninh choáng khoảng 3850km vuông. Địa thế Tây Ninh quan trọng là vì nằm ngay trên trục giao thông nối liền Sài Gòn sang Miên. Tây Ninh nằm trên địa thế khá cao là 15 mét trên độ cao của mặt biển. Về khí hậu thì Tây Ninh rất nóng, ẩm ướt vào mùa nóng bức, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.

     LỊCH SỬ:

    Điểm qua về lịch sử Tây Ninh là vùng đất của Thủy Chân Lạp, có tên là Romdum Ray, tức Chuồng Voi (Pare aux éléphants) vì nơi đây chỉ có rừng rậm với muôn thú dữ mà cọp, voi, beo, rắn.. cư ngụ. Những người thổ dân ở đây sống rất thiếu thốn, cơ cực cho đến khi người Việt di cư đến định cư khai khẩn đất đai từ Hốc Môn lên Trảng Bàng, rồi qua Gò Dầu lên tận núi Bà Đen. Vì người Việt đến định cư mang theo ngôn ngữ, phong tục, tập quán hay văn hóa khác với người Miên, nên khi người Việt tràn đến đâu thì người Miên tự động lui về hướng tây tức vào sâu sang biên giới nước họ. Khi đó

    đất Tây Ninh được Triều Đình Huế sáp nhập vào nền hành chánh của tỉnh Gia Định (tức Phiên An trấn). Khi Chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn đánh đuổi bỏ chạy vào Nam, ông chạy lên Tây Ninh ẩn náu, tìm đường sang Miên, rồi bắt liên lạc cầu viện quân Xiêm trợ giúp đánh lại Nhà Tây Sơn. Tuy vậy, Nhà Tây Sơn đánh bại quân Xiêm. Năm 1789, Chúa Nguyễn nhờ đến viện binh là quân Pháp sang giúp. Năm 1802, Chúa Nguyễn Phúc Ánh dẹp xong Nhà Tây Sơn và lên ngôi lấy vương hiệu là Gia Long, quốc hiệu là Đại Nam. Đến thời kỳ Vua Thiệu Trị và Tự Đức, quan Thủy Chân Lạp hay Cao Miên đem quan sang đánh phá muốn chiếm lại đất đai, Tây Ninh là lãnh thổ tiếp giáp hai bên giằng co. Nhưng cuối cùng quân Miên yếu thế thua cuộc bỏ mộng lấy lại đất đai. Trong những trận thư hùng với quân Miên, có những anh hùng Việt Nam đền nợ nước, trong đó có quan tri phủ Huỳnh Công Giản mà miếu thờ ông là một trong những chốn di tích ghi công tiền nhân tại Tây Ninh. Về lãnh thổ hành chánh thì tỉnh Gia Định thời bấy giờ rất rộng lớn, nó bao trùm các vùng đất Tây Ninh, Tân Bình, Chợ Lớn, Tân An và Gò Công vào Sài Gòn. Sau này dưới thời Pháp thuộc để dễ kiểm soát, nền hành chánh mới qui định lại lãnh thổ mà vùng Trảng Bàng được làm ranh giới phân chia hai tỉnh Tây An và Tây Ninh. Riêng tỉnh Tây Ninh gồm hai vùng đất chính là Tây Ninh và Gò Dầu. Điểm đặc biệt của thuở xa xưa đó là đất Tây Ninh có vô số cây bàng lác, là loại cây thổ sản dùng làm bao xách hay làm đệm. Còn Gò Dầu là vùng đất cao có vô số cây dầu mà người dân đốt đèn. Gò Dầu lại chia làm hai vùng là Gò Dầu Hạ nơi có cư dân qui tụ sầm uất và Gò Dầu Thượng giáp ranh biên giới Miên. Dưới thời chính phủ VNCH cải danh Gò Dầu thành quận Hiếu Thiện vì nó tượng trưng cho dân tình vốn trung hiếu hiền hòa.

     DANH LAM THẮNG CẢNH:

    Nói về di tích hay danh lam thắng cảnh, đến Tây Ninh người sẽ đi thăm Thánh Thất Cao Đài, một Tòa Thánh thật nguy nga, tráng lệ, là nơi mà đạo Cao Đài được phát sinh rất linh thiêng tại thánh địa này. Kế nữa là rất nhiều địa danh, những cổ miếu, những cổ tự như Linh Sơn Cổ Tự với núi Bà Đen, Chùa Ông Gia Ninh, Giếng Mạch Thiên Nhiên, Cổ Tháp Prey Prasath di tích của người Miên, Lăng Ông Huỳnh Công Nghệ, Miếu Ông Gốc, Dinh Ông Gò Dầu Thượng, Miếu Ông Cả Trước, Miếu Thờ Ông Huỳnh Công Giản, Miếu Thờ Ông Huỳnh Công Thắng, Phước Lâm Cổ Tự, Thiền Lâm Cổ Tự, Cẩm Phong Tự, Hiệp Long Cổ Tự, Cổ Lâm Tự (Thanh Điền), Từ Lâm Tự (Gò Kén), Chùa Ông Phước Kiến, Đình Thái Bình, Đình Hiệp Ninh, Đình Thạnh Đức, Đình Gia Lộc.. Do đó Tây Ninh là một vùng đất linh thiêng, có nền văn hóa lâu đời hổn hợp giữa người Miên và Việt.

    THỨC ĂN:

    Đến Tây Ninh, người ta không thể quên những tô bánh canh, những dĩa thịt heo luộc cuốn bánh tráng, rồi món bì ram, cháo lòng hay cháo bồi là những đặc sản “rất Tây Ninh”.

     1) Cháo Lòng:

    Cháo lòng Tây Ninh gồm đủ lục phủ ngũ tạng của loài heo như dồi trường, lá mía, tim, cật, huyết và gan. Gạo được rang cho thơm xong ta nấu gạo cho nhuyễn nhừ, cho các thứ lòng vào nấu chung cho chất ngọt do cốt trong các món lòng heo tiết ra. Công phu nhất là món dồi nướng sả. Ruột già của heo mua về lật ngược bề trong bằng chiếc đũa, xong chà xát bề trong ruột với muối cho thật sạch trong dung dịch dấm hoặc rượu đế để khử mùi hôi. Xong phơi ruột cho ráo. Khi dồn nhân làm dồi, ta lật lại chiều của ruột nguyên thủy. Nhân là thịt heo bằm nhuyễn trộn chung với tỏi sả ớt bằm, cho tiêu sọ hột vào nêm muối cho vừa ăn (tùy khẩu vị, người viết ăn khá lạt). Nhân được nhồi vào ruột mà một đầu được thắt bằng sợi chỉ. Đầu kia được cột khi dồi được căng đều. Xong ta nướng dồi bằng lửa than hay lò điện. Món đồi này ăn với cháo hay lai rai ba sợi với bia hay cognac pha Perrier cũng bắt mồi không kém.

     2) Cháo bồi:

    Cháo bồi là gì? Nó chính là món cháo bột báng mà phần thịt lại giống với món bánh canh. Do vậy, nhiều hàng bánh canh bán song song với cháo bồi bột báng. Cháo được rang thơm xong nấu thành cháo chín nhừ với bột báng. Điểm đặc biệt của cháo bồi khác cháo thường ở món bột báng. Bột báng khi nóng làm cho cháo sền sệt với độ lỏng trơn tru dễ nuốt. Thịt heo nạc phần giò heo khi ta cắt khoanh ra có da, thịt và gân. Điểm thêm hành ngò, tiêu và nước mắm thì đúng điệu cháo bồi.

     3) Bánh canh:

    Nói tới bánh canh thì bột bánh canh có hai loại là loại bột gạo trắng đục và loại bột năng trắng trong. Theo ký ức cũ của tôi thì hình như người Tây Ninh chỉ dùng loại bột gạo. Nước lèo cho món bánh canh nấu tương tự như món hủ tiếu hay mì nước, tức chúng ta nấu nước dùng bằng xương heo. Thịt cho món bánh canh thì tận dụng tối đa 4 cái giò của con heo, nghĩa là chúng ta dùng giò phần thịt và phần bàn chân heo có cả móng. Tôi nhớ bà nội tôi dạy tôi ăn món này đầu đời là lấy nước mắm ngon (có nước mắm nhỉ thì càng tuyệt vời tâm tư) cho ớt chín đỏ cắt khoanh vào, nặn chanh cho vị cay, chua và mặn hòa lẫn nhau cho lâm li vị giác. Món này được tìm thấy nhiều nơi từ Trảng Bàng về tới Tây Ninh.

    4) Thịt và lòng heo cuốn bánh tráng:

    Vì các gian hàng hay các quầy bán cháo lòng và bánh canh dùng các sản phẩm heo, nên các món khác được tạo ra là món giò heo, thịt heo hay lòng heo luộc cuốn bánh tráng chấm nước mắm pha thật ngon. Món này cần có rau sống đi kèm. Tây Ninh là miền đất trù phú do thiên nhiên ưu đãi nên Tây Ninh có đủ loại rau từ rau sống đến các loại rau đọt chiếu, hay những lá xanh non, có vị chua rất bắt với món ăn cuốn bánh tráng như bì cuốn, nem cuốn, cá hấp hay cá nước cuốn bánh tráng đến món thịt hay lòng heo cuốn bánh tráng.

     5) Nước mắm chấm:

    Theo công thức mẹ tôi lưu truyền trước ngày tôi lên xe hoa về nhà vợ thì nước mắm được pha theo tiêu chuẩn như sau:-2/3 chén nước mắm loại ngon hoặc loại khá (loại dở có nồng độ mặn hơn, độ đạm ít hơn, cần pha chế gia giảm theo kinh nghiệm).

    -1/2 chén dấm trắng (có thể thay bằng chanh)

    -1/3 chén đường cát trắng.

    -2 chén nước lọc (nếu ăn lạt dùng 3 chén)

    -Ớt, tỏi bằm tùy khẩu vị mà nêm vào.

    Theo kinh nghiệm khẩu vị, mỗi người tự biến chế theo cung cách riêng.

     6) Món bì ram:

    Tây Ninh làm món bì ram có phần hơi khác với các tỉnh khác vì cách làm thịt cho món bì theo cung cách khác. Đa số các tỉnh luộc thịt heo xong rồi thái sợi. Kiểu Tây Ninh là ram hay chiên thịt heo cho tỏi vào dầu phi thơm, khi thịt chín vàng óng ả, vớt ra dùng chầy hay bề sống của dao phay (phần lưng không nhọn) dần cho mềm và tưa ra. Xong ta trộn thính và bì tươi vào thịt tưa nêu trên. Bì thịt này dùng chung cho cơm tấm, bì bún hay bì cuốn.

     VỀ VĂN HỌC:

    Những sinh hoạt thi văn đàn đã phát sinh rất thịnh hành tại Tây Ninh mang vào lịch sử của tỉnh này bao nhân tài văn thơ. Dù hoạt động của họ về thi văn khá nổi bật trong địa bàn miền Nam. Đầu thế kỷ 19, khi nền văn học chữ quốc ngữ được phát triển thì nhóm nhà thơ tiền bối Tây Ninh ra đời năm 1915, họ họp nhau lại làm thơ, họa thơ và ngâm thơ. Những nhân vật tiêu biểu là cụ Đốc Phủ Tô Ngọc Đường, cụ Hương Cả Huỳnh Văn Tâm, cụ Hương Lễ Võ Văn Sâm, gọi tắt là Võ Sâm, là những gương mặt lãnh đạo thi đàn. Cụ Võ Sâm trở thành nhân sĩ đại biểu cho Tây Ninh, cụ cũng là soạn giả biên khảo quyển “Thi Phú Văn Từ” được giới văn học thời bấy giờ trọng nể. Nối tiếp nhóm Thi Đàn của cụ Võ Sâm và Văn Đàn Quốc Biểu của cụ Nguyễn Văn Hiến. Nhóm Quốc Biểu sinh hoạt văn học họp nhau định kỳ mỗi tuần trao đổi văn thơ. Họ họp nhau tại Gò Chẹt tại Tây Ninh. Nhóm này quy tụ khá nhiều thi văn hữu như quý ông: Thanh Vân, Nguyễn Toại Chí, Thanh Phong, Nguyễn Văn Trí, Lâm Tuyền, Võ Trung Nghĩa, Võ Văn Tấn, Sầm Sơn, Nguyễn Văn Vàng, Du Tử, Mai Huê, Lê Văn Thành, Nhà Quê, Dương Văn Kim, Nhất Thiện…

    Một trong những sinh hoạt nổi bật là nhóm của quý cụ tiền bối Võ Sâm và Tô Ngọc Đường xướng họa cùng nữ sĩ Sương Nguyệt Anh của tỉnh Bến Tre. Bà là con gái của cụ Đồ Nguyễn Đình Chiểu. Nhân dịp xuân tân niên Tân Sửu 1901, làng thơ Tây Ninh tổ chức hội thơ tại Điện Núi Bà hay Linh Sơn Thánh Mẫu, nơi thắng cảnh thiên nhiên rất hùng vĩ, uy nghi, trước những hàng mai trắng đang trổ hoa mừng xuân, nữ sĩ Thụy Khuê Sương Nguyệt Anh cảm tác ba bài thơ mà tôi xin trích hai bài tiêu biểu là “Thưởng Bạch Mai Cảm Đề” và “Linh Sơn Nhất Thụ Mai” để tặng làng thơ Tây Ninh để tạ lòng lời mời của các thi nhân nặng tình thi phú Tây Ninh và Bến Tre như sau:

     Non linh đất phước trổ hoa nhân

    Riêng chiếm vườn hồng một cảnh xuân

    Tuyết được nhành tiên in sắc trắng

    Sương pha bóng nguyệt ánh màu ngân

    Mây lành gió lạnh nương hơi chánh

    Vóc ngọc mình băng hắt khói trần

    Sắc nước hương trời nên cảm mến

    Non linh đất phước trổ hoa thần

    (Thưởng Bạch Mai Cảm Đề)

     Vài bài thơ Đường bằng Hán tự khi xuân về tại Linh Sơn mà nữ sĩ Thụy Khuê cảm tác:

     Quỳnh tư ngọc cốt bản thiên chân

    Tịnh độ cô liêu viên tục trần

    Noãn nhập ám hương xuân dật dừ

    Hàn xung sơ ảnh nguyệt tà thần

    Tuyết trung tự khước lưu phong vận

    Phong ngoại ưng liên đạp tuyết nhân

    Thừa hứng mạc hiểm sơn thủy viễn

    Đồng lai dự tử phú dương xuân

    (Linh Sơn Nhất Thụ Mai)

     Bài thơ trên được thi sĩ Hi Đạm của Tây Ninh chuyển ngữ sang nghĩa Việt:

     Ngọc quỳnh cốt cách trời ban

    Đất tịnh trơ vơ lánh thế gian

    Ấm áp hương đầm xuân buổi sớm

    Lạnh lùng bóng nhs5t nguyệt đêm tàn

    Nghĩ thân ánh tuyết hơn sương đượm

    Thương kẻ hài sương gót tuyết chan

    Mến cảnh nước non xa chớ ngại

    Cùng lên ngâm vịnh tứ xuân tràn.

     Tóm lại Tây Ninh cũng như bao tỉnh khác có những cái chung và riêng trong lịch sử cấu tạo thành lãnh thổ Việt Nam, Bao thế hệ đi trước đổ mồ hôi, đổ xương máu khai phá đất đai thành vùng đất trù phú từ một vùng đất chỉ có rừng rậm. Viết những lời này ra đây tôi muốn tri ân tình quê hương đậm đà đã cho tôi chào đời và đầy ắp kỷ niệm quê hương khi tắm nước sông Vàm Cỏ Đông, những kỷ niệm chèo ghe chòng chành trên sông với các bạn địa phương, những kỷ niệm khó quên của miệt đồng quê tại nơi mà tôi gọi là quê hương, nó xao xuyến, ngọt ngào như những dòng nước mưa rào đổ xối xả của những ngày tắm mưa vô tư lự trên những con đường đất đỏ lầy lội, để kỷ niệm hiện về quyện lấy tâm thức tôi cả cuộc đời này, nó sẽ mãi như lời của bài hát mà nhạc sĩ mà nhạc sĩ Quách Nam Dung từ bên vùng nam cực của xứ Úc Đại Lợi đã viết tặng cho quê tôi với bao ân tình non sông gấm vóc trong lời nhạc sau đây:

     ”… Linh Sơn cheo leo, núi thiêng chốn xưa, tiếng kinh vắng xa Tây Ninh thân yêu, giấc mơ thiết tha, sống trong thái hòa. Ai qua nơi đây, nhớ Thánh Mẫu xưa, hiển linh..”.

    (”Tây Ninh Quê Tôi”, Quách Nam Dung)

    Sau cùng, tôi muốn mượn những câu thơ tiêu biểu của thi sĩ Bửu Đà diễn tả qua bài “Tây Ninh Cảm

    Tác” là:

     Tây Ninh là tỉnh hiền lương

    Bên đời, bên đạo tình thương đậm đà

    Trời thương đất lợi người hòa

    Tinh thần hướng thiện trên đà nghĩa nhơn.

     Với bao nỗi nhớ về quê xưa, hôm nay tôi ngồi đây bằng dòng viết này cách quê tôi 22 ngàn dặm hay nửa quả nữa địa cầu, tôi chạnh lòng cảm tác lại quê tôi qua bài thơ “Nhớ về quê tôi”:

     Vàm Cỏ Đông nước chảy hiền hòa

    Đồng lúa vàng gợi nhớ tình ta

    Con diều căng gió khung trời xưa                          

    Quê hương bao phủ ánh chiều tà

    Chim trời xoải cánh về chốn cũ

    Núi Bà hùng vĩ áng mây xa

    Hỏi ai vương vấn mộng bồi hồi?

    Đếm nhớ thương ơi sao đậm đà!

    Việt Hải

    Tây Ninh, quê tôi đó, nơi mà người dân làm lụng cần cù lại mang đặc tính hiền hòa để tôi mãi mãi nhung nhớ về Gò Dầu, về Tây Ninh và vui sướng được nhìn nhận như một người con của vùng đất quê tôi. Mỗi con người được sinh ra ở miền nào đó, dù phì nhiêu hay nghèo khổ, dù được thiên nhiên đãi ngộ hay không thì nó vẫn là quê hương. Nếu Việt Nam của tôi là một đất nước thiêng liêng luân lưu trong dòng huyết quản, đẹp đẽ về địa lý và văn hóa, thì Tây Ninh của tôi cũng trong sáng trong hai yếu tố đặc trưng đó: Chỉ vì Việt Nam và Tây Ninh đều là quê hương tôi, và tôi đã gắn bó bằng từng thớ thịt, bằng khối óc, bằng con tim hay bằng với cả hai yếu tố đặc trưng đã nêu từ tiềm thức xa xưa của thuở thiếu thời và của hoài niệm đã qua sẽ mãi mãi ngự trị trong tâm hồn tôi, cho nỗi niềm ấp ủ mang theo trong lòng người lưu lạc của quê hương đã thật sự xa xôi cách trở vì địa lý, để Tây Ninh quê tôi vĩnh viễn trong nỗi nhớ nhung hay trong niềm nhớ thương vô biên.

  • Tin tức,  Việt Hải

    NGƯỜI VỢ THỦY CHUNG

    Nói về sự thuỷ chung trong hôn nhân, bài này xin chú trọng về chủ đề “Người vợ thuỷ chung“, như nhà thơ Thái Tú Hạp đề nghị tôi viết. Xét về nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng nhìn từ những góc nhìn luân lý xã hội và pháp lý thì vợ chồng chung thuỷ, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là điều được khuyến khích, đề cao. Trong văn hoá Việt, chung thuỷ là vẫn một lòng trước sau như một, vẫn có tình cảm gắn bó không thay đổi. Như vậy, khái niệm chung thuỷ là khái niệm rộng. Trong tương quan vợ chồng thì chung thuỷ được hiểu là vợ chồng phải luôn chung tình, gắn bó tình cảm yêu thương chỉ với nhau mà thôi. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, những quan niệm về sự chung thuỷ của vợ chồng cũng có sự khác nhau cơ bản. Trong thời kỳ nguyên thuỷ của xã hội loài người khi con người vừa thoát thai từ loài vật. Dần dần con người tiến bộ, Ý niệm về tương quan hôn nhân và gia đình được đặt thành luật lệ.

    Suy ngẫm chuyện đời thì duyên nợ và định mệnh đều có trong hôn nhân. Bởi vì người xưa có câu: “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên tương diện bất tương phùng”. Chính vì vậy nên mọi sự đến và đi trong cuộc đời đều là duyên phận, chúng ta không cần phải cưỡng lại đâu. Tình yêu quả thật kỳ diệu. Sống ở đời này, dù chúng ta ý thức được rằng, khi yêu là đầy khổ đau. Nhưng hầu hết người ta lại muốn yêu một lần cho biết nó ra sao chứ. Yêu là duyên, vượt duyên đến nợ, an nhiên với định mệnh ấy thôi. Phật dạy: “Là duyên, có xa cách mấy cũng gặp lại, là nợ, có trốn tránh cũng chẳng thể thoát ra“. Cũng nói theo đạo Phật, vợ chồng là do duyên số, có nghiệp, có nợ với nhau, chứ không phải khi không mà lấy nhau được. Phần lớn là do duyên số quyết định. Tuy nhiên, nếu chỉ đổ thừa cho duyên số thì không thực tế. Chúng ta phải chọn lựa, mà trong sự chọn lựa của chúng ta có nghiệp, có nhân quả chi phối bên trong.

    Trong tác phẩm Phận Đàn Bà, nhà văn Nguyễn Quang cho rằng: “Hai chữ định mệnh thường được dùng để khỏi phải tìm hiểu những gì xảy ra như đã được an bài mà con người không sao giải thích được, cho nên phải chấp nhận đó là định mệnh! Tất cả những gì xảy ra, có lớp lang trong cuộc đời của mỗi cá nhân của chúng ta, là những chuyện vui buồn, bất hạnh đều có thể xảy ra, không thiên vị bất cứ một ai, vì nó là định mệnh! Trong định mệnh có cả duyên số, không đơn thuần như người ta thường nghĩ“.  Thật sự theo khoa tử vi số mệnh, hôn nhân là định mệnh đấy. Bởi vì 2 người có “duyên số“, hay “hợp số” mới có thể lấy nhau được. Hợp số chính là cùng có Số tương đồng nhau về cung Phu thê, tương đồng về vận hạn, 2 người có cùng năm kết hôn, cùng năm có con, cùng những biến cố giống nhau trong hôn nhân, những sự kiện người chồng có thể xem trên Số người vợ và ngược lại. Vợ chồng có phương vị kết hôn trên Tứ Trụ hợp nhau. Hôn nhân và số mệnh luôn tiềm tàng trong đời sống chúng ta, thật như vậy.

    Vợ chồng thủy chung, sống với nhau tình nghĩa, chia chung trọn vẹn trách nhiệm. Tình yêu hôn nhân là yếu tố quan trọng bậc nhất trong sự hình thành và phát triển bền vững của gia đình. Đây là vấn đề cốt lõi nhu cầu tình cảm tinh thần của đời sống vợ chồng, nó chi phối mọi thành viên trong gia đình và tác động trực tiếp tới việc chăm sóc người già, nuôi dạy con nhỏ. Nghĩa vợ chồng gắn bó với lòng nhân ái, nhân hậu tự nhiên của con người khiến đôi vợ chồng gắn bó với nhau suốt đời, dù khi tình yêu bồng bột của tuổi trẻ không còn, nghĩa vợ chồng giúp họ vượt qua những mâu thuẫn, bi kịch rất khó tránh khỏi trong cuộc sống nhiều năm của một gia đình. Hạnh phúc gia đình phụ thuộc vào mối quan hệ tình cảm giữa đôi vợ chồng, cùng với sự đòi hỏi của họ về tự do cá nhân, về hạnh phúc cá nhân và sự riêng tư trong đó tình yêu là tình nghĩa là yếu tố cơ bản nhất.

    Tôi nhớ trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, Vũ Nương là người vợ thủy chung, người mẹ hiền và nàng dâu hiếu thảo. Câu truyện cảm động ở thế kỷ thứ 15. Những ngày xa xưa trong xã hội khép kín phong kiến đã khắc nghiệt đưa đẩy bao số phận, bao con người, bao gia đình vào hoàn cảnh éo le, đau thương, bi đát. Nội dung sách Nguyễn Dữ đã viết về họ, đặc biệt là người phụ nữ với tấm lòng son sắt, hết mực yêu thương và sự cảm thông tận tuỵ, hy sinh cho gia đình.

    Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” ta thấy tác giả tả chân hình ảnh thân phận bị chà đạp của người phụ nữ thời phong kiến. Vũ Nương chính là nhân vật chính của câu chuyện, nàng nổi bật với những nét phẩm chất tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam đảm đang, tháo vát, chung thủy và khát khao hạnh phúc gia đình. Nhưng cái xã hội nam quyền khắt khe đã đẩy cuộc đời nàng đến cảnh trái ngang, oan khiên u uất, đầy bất hạnh. Nàng là người vợ thủy chung, người mẹ hiền và nàng dâu hiếu thảo. Thật vậy, khi Trương Sinh đi lính chỉ để lại Vũ Nương bụng mang dạ chửa với người mẹ già, Vũ Nương đã luôn chăm sóc mẹ chồng chu đáo khiến bà cũng phải cảm động. Khi mẹ chồng chết, Vũ Nương cũng lo ma chay cho bà cũng như lo cho chính chính cha mẹ mình vậy. Không những là một người con hiếu thảo, Vũ Nương còn là một người mẹ hết mực yêu thương con. Vì không muốn bé Đản nghĩ mình không có cha mà Vũ Nương đã nghĩ cách chỉ trỏ bóng mình trên vách tường và nói đó là cha của bé Đản. Ta thấy Vũ Nương là một người mẹ yêu thương con vô hạn. Và nổi bật trong văn bản ta thấy Vũ Nương là một người vợ hết mực yêu thương chồng. Khi Trương sinh đi lính, nàng chẳng mong chàng áo gấm trở về mà chỉ muốn chồng được bình yên nơi chiến trường. Nàng lo lắng cho Trương Sinh ở nơi biên ải chịu khó khăn vất vả không có người nương tựa. Khi bị Trương Sinh nghi oan nàng có nhân tình cũng chỉ hết mực giải thích để níu kéo giữ hạnh phúc gia đình. Đến khi chết đi rồi, Vũ Nương cũng chẳng một lời trách móc, oán than Trương Sinh mà còn muốn về gặp chàng lần cuối. Qua tác phẩm này, Nguyễn Dữ đã vẽ ra trước mắt chúng ta là một người phụ nữ tài đức vẹn toàn.

    Gương vợ chồng thủy chung khác là người vợ Ukraine trải qua 20 năm ở Việt Nam chăm nuôi chồng đột quỵ, khi chồng về nước được một năm thì bị chứng tai biến mạch máu não, bị liệt toàn thân, Svetlana bán hết nhà cửa ở Kiev và bay sang Việt Nam, một mình xoay xở đủ cách chăm sóc chồng và nuôi con tại Hà Nội. Cuộc sống vất vả tại miền đất xa lạ chăm sóc chồng với bao nhiêu thử thách trong cuộc đời, muôn trùng khó khăn không buông tha người phụ nữ Ukraine. Hai mươi năm trôi qua, ông Thắng đã có hàng chục lần nhập viện, vài lần thập tử nhất sinh và 4 lần bị đột quỵ, hai lần liệt toàn thân nhưng sau tập luyện lại đi đứng được. Vào tháng 2 năm 2021, ông bị suy tim, tụ máu não, chuẩn bị phẫu thuật lại bị tai biến ngay tại viện. Dịch Covid-19 bùng phát tại Hà Nội cuối tháng 4, người nhà không được vào phòng bệnh chăm sóc. Nằm liệt nhiều ngày, ông bị viêm loét lưng, tiếp tục phải chuyển viện để chữa vết thương trước khi ca mổ chính diễn ra. Người phụ nữ Ukraine luôn luôn hy vọng sẽ có ngày chồng khỏe mạnh lại, hai người cùng quay lại thăm thành phố Kiev là nơi nhiều năm trước họ đã gặp và yêu nhau.

    Gương phụ nữ thủy chung qua chuyện tình Hàn Mặc Tử cùng Mai Đình: Mai Đình là một hiện tượng lạ trong văn học và ở ngoài đời. Bà là người đi trước thời đại nhiều bước, là người nhất định không vâng theo khuôn phép ngàn xưa dành cho phụ nữ, đã bỏ nhà ra đi vì không muốn về nhà người chồng do cha mẹ chọn, ta sống vì tình yêu đích thực, khuôn mẫu của Françoise Sagan và Jean-Paul Sartre, con cái đặt đâu cha mẹ huề tiền.

    Theo bài net của ông Tư Cao Lãnh, cũng may là bà có vốn liếng học hành và giỏi nữ công gia chánh nên bà có thể thân tự lập thân, không như những phụ nữ cùng thời phải đeo ba cái gông tòng phụ, tòng phu, tòng tử, mấy cái gông do một ông Nho gia vốn cổ xuý trọng nam khinh nữ sống từ hơn 26 thế kỷ trước bày ra, tròng lên cổ người đàn bà bắt buộc phải phục tòng đàn ông. Đức Phật, người sinh ra đồng thời, thì ngược lại, làm một cuộc cách mạng vô tiền khoáng hậu, không những giải phóng cho phụ nữ mà còn phá tan xiềng xích giai cấp xã hội của Ấn Độ thời bấy giờ. Với thuyết nhân quả luân hồi thì cho rằng mọi người sinh ra phải được bình đẳng là rất hợp lý. Con người ta sinh ra khác giới tính, giàu nghèo sang hèn khác nhau là vì nhân quả nhiều đời, trùng trùng duyên khởi duyên sinh. Vậy mà cái ông Nho gia giáo điều bị bác Trump cho dẹp tiệm, cổ hũ kia độc đoán cho rằng đàn bà sinh ra là để phục vụ đàn ông: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử!” nhưng mà nhà thơ Mai Đình của chúng ta đã tháo gỡ được gông cùm xiềng xích nô lệ này. Bà đã thoát ly được ba chữ tòng để tự làm chủ đời mình.

    Ông anh Vương Trùng Dương biết bà nhà tôi gốc Bông Kiều, vốn gần nhà cụ Tra Lương Dung, tức Kim Dung Kiếm Hiệp. Vương Trùng Dương viết bài “Thủy Chung trong tác phẩm Kim Dung” như sau: Đông, Tây, kim, cổ trong văn chương qua bao nhiêu tác phẩm đã đề cập và lưu lại những mối tình thủy chung của nhân loại. Ở đây, tôi đề cập khái quát đến tác phẩm hư cấu trong kiếm hiệp, điển hình với nhà văn Kim Dung với những mối tình ngang trái nhưng thủy chung với nhau khi trải qua bao nhiêu nghịch cảnh.

    Những mối tình đó bước vào tình sử võ lâm, như Quách Tĩnh với Hoàng Dung, Dương Quá với Tiểu Long Nữ, Kiều Phong với A Châu, Trương Thiếu Sơn với Hân Tố Tố, Trương Vô Kỵ với Ân Tố Tố, Lệnh Hồ Xung với Nhậm Doanh Doanh, Trương Vô Kỵ với Triệu Minh (Triệu Mẫn). Trong tác phẩm Anh Hùng Xạ Điêu và Thần Điêu Hiệp Lữ, hai nhân vật Quách Tĩnh và Hoàng Dung được xem như hai nhân vật chính giữa chính phái và tà giáo. Họ đã vượt qua bao nhiêu ngang trái để sống trọn vẹn với cuộc tình.

    Trong Thần Điêu Hiệp Lữ, Dương Quá và sư phụ Tiểu Long Nữ trong Cổ Mộ. Dương Quá gọi Quách Tĩnh và Hoàng Dung là bá phụ và bá mẫu. Vượt qua lễ nghi, Dương Quá và Tiểu Long Nữ yêu nhau, thế nhưng trong lúc hiểu lầm, Tiểu Long Nữ rời Cổ Mộ phiêu bạt, Dương Quá đi tìm suốt 16 năm… Dương Quá đi đến đâu cũng có những cô nương yêu kiều theo đuổi nhưng chàng vẫn một mực chung tình với Tiểu Long Nữ. Đã cùng với Tiểu Long Nữ tạo nên một trong những mối tình đẹp nhất của thế giới võ hiệp.

    Trong quyển Thiên Long Bát Bộ thì mối tình của Kiều Phong (gốc Khiết Đan) với A Châu (người Hán) tuy kết cuộc rất bi thảm nhưng nói lên lòng thủy chung của Kiều Phong với A Châu trong khi đó có nhiều bóng hồng trong chốn cao thủ võ lâm quyết tâm theo đuổi chàng. Trong Ỷ Thiên Đồ Long ký (Cô Gái Đồ Long) Trương Thiếu Sơn của phái Võ Đang, trên bước đường giang hồ hành hiệp gặp Ân Tố Tố, con gái của giáo chủ Thiên Ưng Giáo… Với bao nhiêu tai họa ập đến nên Trương Thiếu Sơn phải nhận cái chết và Ân Tố Tố cùng quyên sinh theo chồng để được sống trọn kiếp với nhau ở bên kia thế giới.

    Cũng trong tác phẩm nầy, Trương Vô Kỵ, con của Trương Thiếu Sơn vì nhận Tạ Tốn làm nghĩa phụ và tận tình bảo vệ thân phận nên bị cả hai bên chính tà quyết tâm truy đuổi. Trương Vô Kỵ có số đào hoa với những bóng hồng như Chu Chỉ Nhược, Tiểu Chiêu, Ân Ly sắc tài nổi tiếng quyết dành lấy trái tim, trong khi đó Triệu Mẫn (Triệu Minh) quận chúa của Mông Cổ bất chấp mọi hiểm nguy, mọi đối thủ lợi hại để cuối cùng cho chàng sống bên nhau “kẻ lông mày” cho nàng. Trong tác phẩm của Kim Dung có rất nhiều mối tình ngang trái xảy ra giữa hắc bạch, giữa trung nguyên và sắc tộc khác trong chốn võ lâm nhưng tình yêu đã vượt qua mối thù truyền kiếp, hận thù hai mặt… chấp nhận sự hy sinh để chấp nhận cuộc tình.

    Mỗi mùa xuân về khi đọc thơ yêu của ông anh Thái Tú Hạp tặng bà chị Ái Cầm, tôi thích quá xin “dựa hơi” bài tình thơ sau đây. Bởi vì hai vợ chồng chúng tôi đã có “Nhân Duyên Nghiệp Dĩ“, và hai chúng tôi cũng có “Luân Hồi Có Nhau“, y chang như hai thi sĩ Thái Tú Hạp và Ái Cầm…

    Luân Hồi Có Nhau

    Tác giả: Thái Tú Hạp

    Ta về tịch mặc ngàn hoa

    lá cao vút đẫm mây qua đỉnh trời

    nhân gian dành trọn cuộc chơi

    ta cùng em hát bên đồi xuân xưa

    nhất quán rồi- mộng mai sau

    tâm vô lượng mở – có nhau luân hồi

    cảm ơn thơ, cảm ơn đời

    trăm năm nhật nguyệt, đầy vơi nghĩa tình

    Thái Tú Hạp

    (Hạt Bụi Nào Bay Qua)

    Để kết thúc bài Người Vợ Thuỷ Chung, tôi xin gởi bà nhà Tăng Lệ Hoa, 唐樂和, Người Tình Trăm Năm của tôi.

    Trẫm Vẫn Yêu Em…

    Trẫm yêu em bằng tim tuổi hạc

    Nặng nợ ân tình kiếp ba sinh

    Mến chốn ta bà trẫm mãi yêu

    Chung bước đường dài trẫm cùng em

    Trẫm gọi tên em bằng sếp nhỏ

    Soi bóng dặm trường có ai hơn?

    Đếm bước thời gian dù chết rũ

    Những nỗi u sầu ta với ta

    Căng-xe Xì-trốc là chuyện nhỏ

    Kiếp người hữu hạn sá chi đâu

    Ôi sống lâu chi cho chật đất

    Sống anh hùng cho đất phì nhiêu

    Hỏi trăng cô liêu sầu vạn cổ

    Mỏi mòn cánh hạc bay vẫn bay

    Gõ con chữ nghĩa đêm khuya khoắt

    Nhãn tròng mờ nhạt trẫm yêu em

    Trẫm vẫn yêu em yêu muôn thuở

    Tuổi tóc xanh sang màu lấp lánh

    Cho mãi thời gian hồn lịm giấc

    Trẫm vẫn yêu em trẫm yêu em!                                                                             

    Trần Việt Hải

    Los Angeles, Nov. 9th, 2021.

  • Việt Hải

    CHỦ ĐỀ XA QUÊ HƯƠNG

    Sáng nay cô em Khánh Lan gởi cho tôi nghe bài hát Xa Quê Hương do cô sáng tác qua giọng hát của ca nhạc sĩ Lâm Dung. Bài hát theo thể loại buồn và tha thiết gói trọn niềm nhung nhớ của tác giả, hồi tưởng về quá khứ của 46 năm trôi qua khi cô bỏ nước ra đi, và nỗi cảm xúc của người con Việt trở về thăm lại quê hương sau 17 năm viễn xứ. Sự diễn tả diêu luyện, nhẹ nhàng, êm ái của Lâm Dung như quyện vào từng chữ trên khung nhạc khiến diệu nhạc, lời ca trở nên xa vắng, chất chứa đầy nỗi đau thương, cô độc. Bài hát đã để lại ít nhiều cảm xúc cho người thưởng thức vì nó chính là tâm trạng, cảm nghĩ của nhiều người Việt Nam chúng ta.

    Tôi được biết Khánh Lan ngoài sở thích văn học và vũ nghệ thuật (choreography), cô còn theo đuổi ngành âm nhạc như lyricist (parolière), dùng piano sáng tạo nguồn cảm hứng tìm làn nhạc (Melody) và với sự giúp đỡ của bạn bè âm nhạc như Lâm Dung, HạĐỏBích Phượng, Thuỵ Lan trong phạm vi sáng tác âm nhạc: viết ký âm (solfège), hoà âm (harmonie), và sáng tác (composition). Đây là những chủ đề về kỹ thuật mà người viết nhạc cần biết. Ngoài ra Khánh Lan cũng thủ đắc một vốn liếng phong phú về thi văn và thêm một tâm hồn nhạy cảm với cuộc sống xung quanh, nhất là yêu âm nhạc, yêu văn học, mê thi ca… lợi điểm này có thể giúp Khánh Lan tìm được nguồn cảm hứng sáng tác thêm trong dài hạn. 

    Mời các bạn thưởng thức nhạc phẩm: 

    XA QUÊ HƯƠNG

    Nhạc & Lời: Khánh Lan

    Hòa Âm & tiếng hát: Lâm Dung

    Chủ đề về Quê Hương là đề tài được nhiều ca nhạc sĩ dùng trong âm nhạc, một trong những nhạc phẩm nổi tiếng mà chúng ta không thể không nhắc đến, đó là bản Tình Ca của nhạc sĩ Phạm Duy. 

    “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi

    Mẹ hiền ru những câu xa vời

    À à ơi! Tiếng ru muôn đời

    Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui

    Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi

    Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi

    Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi…”

    Tôi đã thuộc mấy câu hát ấy từ lâu lắm rồi, thuở tóc húi cua thì phải và vẫn ngợi đong đầy là bài “Tôi yêu tiếng nước tôi”.  Quê hương trong tâm thức tôi gồm quê nội Tây Ninh, Trảng Bàng…. Có những khóm tre, bụi trúc, cánh đồng lúa vàng, đàn trâu cày cấy lúa, v.v… Tôi viết: “Gởi Trảng Bàng, Gò Dầu và Tây Ninh. Tùy Bút Nhung Nhớ Quê Hương…

     Xa quê hương thì ai lại không nhớ, khi quê hương ngụp lặn trong nghèo khó thì lòng ta quặn thắt xót xa. Tôi đọc những bài viết cũ về quê hương, nỗi nhớ quê hương cứ mãi tràn dâng. Dù tình thế chưa thuận tiện cho bao người tại hải ngoại phải từ chối trở về quê hương, không có nghĩa là họ chối từ quê hương, nhưng bởi lẽ họ không chấp nhận nhà cầm quyền độc đoán, bất tài bất xứng hiện nay mà thôi. Mọi người chúng ta khi sinh ra đời, rồi khi lớn lên chứa chất những hoài niệm về một góc trời quê hương trong trí nhớ nào đó, và quê hương chính là cái nôi sưởi ấm con tim, quê hương ru ta mỗi khi buồn vì lưu vong xa xứ, hay quê hương ru ta về những kỷ niệm xa xưa. Tôi nhìn những đám lục bình trôi trên sông Mississippi ngày nào mà chạnh nhớ về những dòng sông quê nhà như Vàm Cỏ Đông hay Cửu Long giang, nhớ bâng quơ rồi tim tôi bồi hồi xao xuyến. Rồi khi viếng cao nguyên Napa có những con đường rợp bóng mát do những cây sồi (oak) mà tàn cây to chụm vào nhau, đi giữa mùa hè mà không thấy ánh nắng dẫn vào thành phố Oakvillle của miệt Bắc Cali, như dạo nào tôi đi xuyên qua những con đường làng lối trúc ngõ tre ở Trảng Bàng, tôi còn nhớ hai hàng tre dọc hai bên đường che phủ rợp trời, che kín ánh nắng cho bóng mát tuyệt đối để hồn thơ trong tôi dâng trào:

    “Tôi đi giữa lòng quê hương

    Nắng Cali như bóng mát Trảng Bàng”

    Đó là quê hương mang theo, như những hành trang theo tôi, có lẽ đến hết cuộc đời này, ôi quê hương nuôi ta từng ngày, ta mơ quê hương như yêu người tình.

    “Tây Ninh nắng cháy da ngừơi,

    Phố đông thân thiết hỡi ngừơi Tây Ninh?”

    Link: https://dongsongcu.wordpress.com/2020/05/20/noi-nho-que-huong-viet-hai-los-angeles/

    Vẫn quê hương mang theo lãng vãng trong tâm trí….

    “Hè về trong ký ức cũ của tôi có những kỷ niệm quê hương không bao giờ quên, hè về cho ve sầu ca vang một góc trời, hè về cho hoa phượng đỏ nở rộ trên cành, hè cũng là mùa có mưa, có nhiều loài côn trùng bay bay trong gió, và hè về để tôi nhớ mãi bài ca của Thanh Sơn:

    “Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn, 

    Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương….”

    Link:  http://chimviet.free.fr/quehuong/viethai/vhan107_KyNiemQueHuongToi.htm

    Bài khác nữa,

    “Trong bài hát Con Đường Việt Nam, tác phẩm chung của hai nhạc sĩ Anh Bằng và Trúc Hồ nói về khung cảnh miền quê Việt Nam có bóng dáng con trâu gặp cỏ đường chiều, một vài em bé vui chơi thả diều, Bản nhạc tả cả một bầu trời quê hương Việt Nam thanh bình đáng yêu

    “Nhớ xưa con đi học

    Đường quê biên biệt màu nắng

    Bướm bay như mây vàng

    Dập dồn vui lây xóm làng….”

    Phạm Duy thường dùng hình ảnh con trâu trong tác phẩm của ông, như trong bài Bình Ca:

    “Này em con trâu già

    Nhiều năm trâu vất vả

    Cùng với bác xã nơi đồng quê

    Này em con trâu già

    Nằm chơi trâu nhai cỏ….”

    Cái tình nghĩa con người với con vật suốt cuộc sống cực khổ lam lũ của trâu vì kiếp của chúng được tạo hóa cho ra đời dưới cung mạng của một vì sao lầm than, nhưng chú Sửu là người gần gũi với loài trâu….” 

    Link: http://chimviet.free.fr/quehuong/viethai/vhan087.htm

    Quê hương với tôi có Nguyễn Xuân Hoàng với Nha Trang dấu yêu, hiền hoà của miền cát trắng….

    “Văn phong của Nguyễn Xuân Hoàng nhắc nhớ tâm hồn tôi về chốn đẹp quê hương, văn chương của ông cho tôi chút xao xuyến, chút bâng khuâng, và chút bồi hồi khi moi góc nhớ quê hương từ tiềm thức cũ mà hinh như đã chìm sâu vào quên lãng. Bài viết “Nha Trang Trong Mắt Tôi” ghi nhận tiếp…. 

    “Tôi hiểu vì sao tôi yêu những khóm dương trên biển hơn ngôi nhà, yêu bãi cát trên biển hơn chiếc giường tôi nằm chung với một đứa khác mỗi đêm… Nha Trang, thành phố của biển xanh, và cát trắng, của rừng dương, rừng dừa, của Hòn Chồng, Cầu Đá, của cầu Hà Ra, Xóm Bống, của Tháp Bà, của Lương Sơn, Đồng Ðế, …Nha Trang, thành phố ấy bao giờ cũng dính chặt vào trí nhớ tôi….”

    Link: http://www.ninh-hoa.com/VietHai-VanChuongTrietHocVaNguyenXuanHoang.htm

    Quê hương trong tôi có Vũng Tàu quê ngoại…. “Quê ngoại tôi ở Vũng Tàu mà quê nội lại ở tỉnh Tây Ninh, nên ngày xưa khi hè về anh em chúng tôi được luân phiên chia làm 2 tốp, nếu tốp này về thăm nội, tốp kia thăm ngoại, như thế hoán chuyển mỗi mùa hè khi được bãi trường hay nghỉ học. Cả hai địa danh này đều cho tôi nhiều kỷ niệm êm đềm đáng nhớ về sông rạch, về biển cả và cá, đặc biệt cá có râu whiskers. Tôi còn nhớ những ngày hè trước năm 75, khi quân đội đồng minh Mỹ và Úc đến vùng biển Vũng Tàu, thì nơi đây có sinh hoạt kinh tế rất sinh động, phồn thịnh và tấp nập. Ở tuổi trẻ thích vui khi được về Cấp, tôi theo ông ngoại tôi ban đêm ra Cầu Đá trước Ty Bưu Điện ở bãi trước Vũng Tàu câu cá đến khuya 1 hay 2 giờ sáng. Miệt biển có loại cá dứa tương tự như cá bông lau sông rất ngon. Thú câu đêm rất vui, hai ông cháu đèo nhau trên xe gắn máy ra biển. Để phòng cái lạnh về khuya tôi nhớ tôi trang bị cho mình chiếc quần blue jean dầy và khoác áo xanh lá cây treillis thật ấm của quân đội Hoa Kỳ những lần câu đêm như vậy. Sau khi thả mồi nhìn biển cả xa xa tâm hồn thư thái, an nhàn vô cùng, gió biển vào hè mát lạnh khi trời càng về khuya, thỉnh thoảng tôi ngó phao xem có cá cắn câu chưa. Đèn pha của ngọn hải đăng từ trên núi thỉnh thoảng quạt một vệt sáng trên trời, không trung có hàng triệu vì sao lấp lánh, những tinh tú ẩn hiện tận chân trời xa xăm cho thấy vũ trụ thật bao la….” 

    Link:  http://www.ninh-hoa.com/VietHai-CaTamTinhvaKyNiem.htm

    Với Khánh Lan, việc cho ra 4 tác phẩm văn hoc vào tháng 9 này, cô đang dự trù cho ra 4 sách mới về triết học và xã hội học như ngành học và kinh nghiệm việc làm trong quá khứ của cô. Việc khuyến khích những đàn em sáng tác văn học hay âm nhạc cần thì giờ, chia sẻ kinh nghiệm, những giúp đỡ cần thiết, v.v… Cám ơn quý niên trưởng, quý đàn anh, những Nguyễn Quang, Dương Ngọc Sum, Trần Huy Bích, Quyên Di, Phạm Hồng Thái, Vương Trùng Dương, Võ Tá Hân. Tôn chỉ của nhóm (Group team):

    “Tri ân người đi trước, Sánh bước người đi sau”.

    Cám ơn và cám ơn.

    Vit Hi

    Los Angeles, 15/07/2021.

  • Văn Thơ,  Việt Hải

    Tưởng rằng đã quên ? “Hoài Niệm” với Hồng Vũ Lan Nhi.

    Tôi biết chị Hồng Vũ Lan Nhi (HVLN) qua sự giới thiệu của chị Bích Huyền, rồi được biết cả hai chị đều là bạn tri kỷ từ ngôi trường Trưng Vương, cũng như thân với chị Cao Mỵ Nhân, người tôi hằng ái mộ những dòng thơ dạt dào trong kho tàng thi ca vô tận của người Việt chúng ta.

    Tôi nhận được cuốn thi tập “Hoài Niệm” hôm nay, sách dầy độ 300 trang với 239 bài thơ. Tên tác giả và tựa đề nằm bên trên với nét chữ xanh lá mạ, màu của niềm tin, của sức sống. Tác giả có tên thật là Lê Hồng Diệp, bút hiệu là Hồng Vũ Lan Nhi, hiện cư ngụ tại Orange county, vùng Nam Cali. Bìa sách màu vàng nhạt của sự nhớ mong, phía trước có vẽ hình chiếc ghe như chở người đọc về kỷ niệm, bìa sau lại thêm một chiếc ghe khác như ghe hoài niệm chở HVLN về với dĩ vãng đã qua với bốn câu thơ bất hủ:

    “Chỉ trong phút giây hoài niệm,

    Dĩ vãng theo nhau lũ lượt về,

    Kỷ niệm như dấu chân trên cát,

    Lún xuống đời những vết đau tê”

    Inline image

    HVLN mở đầu sách với bài thơ theo thể tự do nhắc tác giả nhiều kỷ niệm của tuổi mới lớn, thuở mực tím nhiều xao xuyến, nhiều mộng mị khi bước vào tình yêu. Bài “Nụ Hôn Đầu” hình như đã phản ảnh đặc tính dễ thương của tình yêu trai gái Việt Nam, sở dĩ tôi nói vậy vì nụ hôn của người Việt được biểu tượng cho sự cao quý và sự trói buộc đời nhau, ta hãy nghe HVLN diễn tả tâm sự của tác giả:

    “Nhớ hôm nào, bầu trời đầy sao,

    Nụ hôn đầu e ấp trao nhau,

    Ngỡ ngàng làm sao là lúc ấy…

    Ôm nhau mà tưởng mộng chiêm bao!”

    Hai câu sau cho thấy mối tình Việt Nam dễ thương sao đấy… Tình cảm của buổi ban đầu vẫn là sự ngỡ ngàng, rụt rè, e thẹn, nó đẹp và nhắc đến mối tình đầu của chính tôi, khi nắm tay em mà ngỡ giấc mơ chiêm bao, con tim của tôi dường như đập loạn nhịp, chả bù khi sang Mỹ đi hẹn hò date với một cô bạn Mỹ, chúng tôi nếu có nắm tay nhau hay hôn nhau là sự đương nhiên của cái tình cảm “bạo phát bạo tàn”.

    Tôi nhắc chừng lòng phải ngợi ca bài thơ này thêm nữa vì có thể nó nhắc nhở tôi cũng như muôn độc giả, bạn bè khác về cái tuổi mực tím “khi đã yêu thì mơ mộng nhiều”, dù ngày nay đa số bạn bè đã “quá lứa” của sự mộng mơ, có chăng là tâm hồn chúng ta quay về dĩ vãng để làm mềm con tim bị đời vùi dập giấc mơ xưa. HVLN sáng tác bài tình thơ này ngày 8 tháng 5, năm 1960. Vượt bao thời gian qua cái giá trị về tình yêu theo quan niệm cổ điển vẫn đong đầy nỗi nhớ, vẫn lưu luyến một thời biết yêu, một thời nhớ mãi “nụ hôn đầu” khi trao nhau mộng tình ngày xanh.

    “Nụ hôn đầu, ôi, sao đắm say,

    Em úp mặt vào đôi bàn tay,

    Chẳng biết vì sao Em lại khóc,

    Cho môi hồng thấm lệ tràn đầy,”

    Thấy chưa? Nội chỉ hai câu sau cũng đủ “nhức nhối” bao con tim thổn thức. Vâng, đây chính là vần thơ “đáng đồng tiền bát gạo” nhất theo thiển ý của tôi.. Tôi đoạn nhìn đồng hồ mà mồm lẩm bẩm: “Chết chửa, nếu còn sớm tí nữa, tôi sẽ nhấc phone bàn với chị HVLN bài điểm sách này chỉ cô đọng quanh bài thơ này mà thôi thì tôi có thể viết thành thi ca tiểu luận rồi, còn lại 238 bài thơ khác nên dành cho chuyến sau vậy. Theo ý riêng của tôi từ thuở sáng tác thơ thì có lẽ tôi yêu mến nhất thể thơ lục bát và trân trọng diễn tả nụ hôn khi người ta yêu nhau. như một dạo mình đã ươm trong một bài bài thơ Anh ngữ nào đó là:

    “If you are in love,

    You must kiss.

    If you don’t kiss,

    Just forget your love.”

    Phải chăng trong cùng ý thơ Việt ngữ là:

    “Yêu nhau hãy trao nụ hôn,

    Nụ hôn thiếu vắng sao hồn bảo yêu” …???

    Thi sĩ HVLN hội đủ cả hai khía cạnh này trong thi tập “Hoài Niệm”, thơ lục bát của chị bàng bạc, lai láng rất nhiều trong 300 trang giấy, “thơ nụ hôn” của chị sáng tác rất nhẹ nhàng, rất e ấp, rất dễ thương và rất tình tự làm người đọc xao xuyến con tim, đam mê của thuở hẹn hò. HVLN lại tiếp:

    “Em đã âm thầm biết nhớ ai,

    Biết bâng khuâng trong những đêm đài,

    Anh ơi nếu mộng đời không thắm,

    Tình mình Em quyết chẳng hề phai.”

    Lại hai câu cuối “đáng đồng tiền bát gạo” nữa. Đối tượng của chị HVLN năm đó là người sung sướng nhất trần gian khi được vần thơ mực tím yêu thương, khi người con gái trịnh trọng nắn nót từng câu, từng chữ vung đầy tình nghĩa yêu đương như thế này. Ông thầy bói trong Lăng Ông Bà Chiểu năm xưa bói tôi duyên số đào hoa, nhưng thú thật dù tôi có tu chín kiếp chả có ai trao tôi bài thơ mực tím này cả.

    Tôi đọc bài lục bát “Nỗi Lòng Người thủy Thủ” mà tôi nhớ hôm nói chuyện trong phone, chị HVLN nói về mối tình với người thương áo trắng thủy thủ ngày nào trong cái tình tự của cơn mê hoa biển như:

    “Đêm khua nghe sóng vỗ bờ,

    Tưởng như tiếng của người xưa gọi về,

    Bao giờ mới tỉnh cơn mê?

    Bao giờ quên được nỗi tê dại này?”

    Sài Gòn xưa có sáng nắng chiều mưa như hồn vất vưởng nhơ’ nhung, của những hẹn hò, những đưa đón, những gặp gỡ mối tình hải quân áo trắng, thơ HVLN vẫn nối tiếp nhiều câu mà tôi chỉ tóm tắt ẩn ý. Lại tiếp…

    “Khi yêu nào có ai ngờ,

    Mơ’i tri âm đó bây giờ… cố nhân,

    Dòng đời xuôi ngược bao lần,

    Mà hình bóng cũ vẫn hằn vết sâu”

    Trong tình yêu nếu không duyên nợ thì có thể là tình yêu không ràng buộc hoặc không trọn vẹn để rồi khi nàng ghé thăm cảnh biển chạnh lòng nhớ người yêu xưa. Người tình cũ đã neo sang bến khác trong cuộc đời đầy phong ba của kiếp sống hải hồ, rồi một ngày nao người tình áo trắng nhìn lại sóng biển, hình bóng người bạn gái cũ hiện về trong nước biển xanh của nghìn trùng đại dương mà khi xưa chàng đã không quên gửi tặng loài hoa biển trong các chuyến hải hành…

    “Nhớ chùm hoa biển trắng phau,

    Nhớ khi tàu đã nhổ neo, tách bờ,

    Thả hồn trở lại bến xưa,

    Lòng người thủy thủ vẫn mơ, vẫn buồn?”

    Trùng dương dâng sóng cuộc đời khóc lệ chia ly khi tàu tách bến, rời cảng để cuộc đời không đến với nhau như ước hẹn, lời chia ly đó đã lắng sâu vào lòng đại dương.

    Trong bài “Lẻ Loi” HVLN kể về chuyện tình đôi đũa so le được ví von:

    “Người ta như đũa có đôi

    Tôi như chiếc đũa lẻ loi bên lề,

    Một mình lặng lẽ sầu khuya,

    Một mình trong những chiều lê thê buồn,”

    Nỗi cô đơn, u hoài trong đêm thanh vắng như dòng sông không bến đổ, như muà đông có con nắng lạnh lùng cho tâm tư đơn côi và như loài chim biển hải âu tung cách vỗ trên ngàn khơi mênh mông:

    “Một mình ôm nỗi cô đơn,

    Như dòng sông chảy tìm về cõi xa,

    Như mùa đông, nắng nhạt nhòa,

    Như cánh chim biển la đà ngoài khơị”

    Trong bài “U Mê” cho thấy sự tương phản là đối tượng của HVLN mang con tim đơn côi bên dòng sông Tương:

    “Biết rằng Em chẳng yêu tôi,

    Nhưng tôi không thể xa rời bóng Em,

    Long lanh mắt sáng sao chìm,

    Thanh tơ manh chỉ, dáng mềm liễu thưa”

    Tương khúc được diễn tả tiếp:

    “Tình tôi dâng trọn Em rồi,

    Em là nữa mản hồn tôi kiếm tìm,

    Yêu Em bằng cả con tim,

    U mê không biết phận mình ra sao!”

    Trong bài “Tình Chờ” HVLN lại cho nụ hôn lên ngôi tình ái:

    “Nhìn em tươi mát nụ cười,

    Lòng anh chao đảo đứng ngồi không yên,

    Thèm hôn vào cánh môi hiền,

    Thèm được ôm bờ vai mềm nhung tơ,”

    Đối tượng của HVLN vẫn lãng đãng trong giấc mộng, nàng đến với chàng khi là thiếu nữ hồn nhiên, trong trắng, chàng trông ngóng mòn mỏi tâm tư, chàng thèm được ôm vai người tình, thèm được hôn môi người cho thõa lấp nỗi tình nhớ miệt mài đợi mong:

    “Môi em chưa một lần hôn,

    Bờ vai chưa một người ôm… dập dìu,

    Mắt chưa in vết dấu sầu,

    Tim chưa ghi khắc tình đầu bóng ai”

    Lại nụ hôn ngọt ngào bên nỗi nhớ được ca ngợi trong bài “Thủ Thỉ Với Bóng”:

    “Có nụ hôn nồng rất thiết tha

    Có vòng tay ôm ấp rất đậm đà

    Rồi những chiều bên nhau thủ thỉ

    Cùng ngắm mây trôi cõi xa.”

    Nụ hôn vẫn chất chứa, ẩn hiện trong thi tập “Hoài Niệm”, nhưng thôi thì xin tạm gác qua đề mục này, dù rằng nó đã khuấy động tâm tư thuở mực tím của chính tôi nhiều lắm, vì đi xa hơn nữa bài viết sẽ biến dạng sang tiểu luận “Nụ hôn” trong thi ca HVLN mất…ah hah !

    Song song với khía cạnh tình nồng nhung lụa yêu đương được khéo léo khai thác qua thi ca, người ta còn thấy khía cạnh nhân bản của HVLN qua nhiều bài ca ngợi thiên nhiên trong cuộc sống, tình yêu quê hương đất nước cũng như tình cảm thuộc về luân lý, đạo đức của HVLN khi nhắc về gia đình, song thân, anh em, con cháu, bà con, bạn bè thân thiết,…

    Trong bài “Tiếng Khóc Đầu Đời” những tâm tình của HVLN trang trải qua bài thơ dài hai trang giấy mô tả về cái hạnh phúc gia đình gắn bó tiêu biểu của người Việt:

    “Được tin vui trong họ

    Một bé gái chào đời

    Biết bao lời chúc tụng

    Đến từ khắp muôn nơi…

    Chúc mừng ông bà Nội

    Niềm vui sươ’ng nào bằng

    Gái trai thêm dâu rể

    Cháu chắt sẽ đầy đàn…”

    Ngày lễ Hiền Mẫu, HVLN dâng hoa đến Mẹ qua bài “Bông Hồng Dâng Mẹ”:

    “Nhìn lên trơi cao,

    Mà sao không thấy

    Mẹ hiền đâu vậy

    Mẹ thấy con không?

    Ra vườn hái một bông hồng

    Đem vào dâng Mẹ tỏ lòng kính yêu.”

    Bài “Nhớ Bố ” đề cập về gia đình của tác giả:

    “Chúng con nhớ Bố thật nhiều,

    Quyết tâm ghi tạc những điều Bố khuyên,

    Sống sao xứng đáng Thánh Hiền,

    Dâu hiền, rể thảo, cháu Tiên, con Rồng,

    Thủy chung đạo đức vợ chồng,

    Con yêu, cháu quí, một lòng không nguôi…

    Thương yêu đùm bọc lẫn nhau,

    Các con hạnh phúc một màu thắm tươi …”

    Trên cao hơn hết thi ca HVLN có vô số bài nói về tôn giáo, nói về Chúa, nói về Phật , tôi thấy một sự bình an trong thi ca của HVLN. Có thể vì sự lựa chọn tôn giáo đã ru người thơ trong cái ý thức tâm linh cho chính mình, nhất là một chổ nương tựa sự thư thái của tâm hồn. Vì đấng tối cao của tôn giáo nào cũng đưa chúng ta về nguyên thủy của sự chân, thiện, mỹ trong cuộc sống này.

    Bài “Lời Nguyện Cầu” tác giả kể câu chuyện chàng trai đến dự lễ nhà thờ và gặp cô láng giềng hiền thục:

    “Sáng Chủ Nhật đến nhà thờ,

    Gặp cô hàng sớm cũng vừa tới nơi,

    Nhìn nhau đều nhoẻn miệng cười,

    Vô tình hai đứa lại ngồi cạnh nhau,”

    Chúa Ngôi Hai đã chứng giám cho mối tình hàng xóm với ước mơ thầm kín bền duyên vợ chồng:

    “Con nào dám ước mơ Tiên,

    Để hồn bay bổng tới miền Bồng Lai,

    Chỉ cầu xin Chúa Ngôi Hai,

    Cho chúng con được mãi hoài… bên nhau.”

    Bài “Tâm Tình Với Chúa” HVLN tỏ bày ý mình cùng Chúa như sau:

    “Con quì hàng ghế cuối

    Trong thinh lặng mênh mông

    Lòng ngổn ngang trăm mối

    Con buồn, Chúc biết không?”

    Rồi một đoạn khác lại tâm tình thành khẩn:

    “Giờ, con lạc lõng quá

    Như chiếc lá giữa dòng

    Không tìm được bến đậu

    Giữa đất trời mênh mông”

    Đấng tối cao luôn luôn trả lời nghịch cảnh của kẻ yếu đuối về tâm linh:

    “Trong lúc bơ vơ nhất

    Tiếng Chúa gọi – Không ngờ

    Con như bừng giấc mộng

    Trầm luân đến bao giờ”

    Thi ca HVLN đề cập nhiều về kiếp phù du, vô thường của con người trầm luân trong cái thế giới Ta Bà nhiều bể khổ như triết lý nhà Phật diễn giảng. Hãy lắng nghe bài “Trần Gian Cõi Tạm”:

    “Cuộc sống vô thường

    Chợt có, chợt không

    Phù du một kiếp

    Trở về tay không.”

    Khi nói về lòng ham muốn, sự tham lam vô biên của nhân thế HVLN viết bài “Niệm Phật Cầu An”:

    “Mùi hương trầm tỏa bên hàng xóm

    Chắc có người niệm Phật cầu an

    Phật ơi ở chốn nhân gian

    Chúng sinh đau khổ vì ham muốn nhiều…”

    Những lời thật lòng của HVLN như sự công kích thói đời vốn thiên nhiều về tham, sân, si, vốn hưởng thụ, vốn bon chen, tranh giành tư lợi, bắt chẹt chèn ép lẫn nhau, vốn tham lam, đố kỵ, ganh ghét hãm hại nhau, rồi tác giả đưa vào bốn câu kết:

    “Phật đã hiểu rỏ tình nhân thế

    Đâu cần kể lể dông dài

    Hỉ, nộ, ái, ố… trần ai

    Phật thương cứu độ đoái hoài chúng sinh.”

    Trong bài “Hư Vô” HVLN viết lại những lời kinh nhật tụng tránh cõi trầm kha tục lụy, đừng gieo oán hờn, đừng mãi đè nhau, tranh hơn thua thiệt:

    “… Rời khỏi cõi Ta Bà

    Hết tranh đua hơn, thiệt

    Coi mình là vô ngã

    Cuộc sống là vô thường

    Nên chẳng còn xa la.

    … Kiếp này đừng gieo hận…

    Sẽ thoát khỏi trầm luân”

    Bài thơ vô cùng cảm động vì gần gủi với những ý nghỉ của tôi khi con người cận kề cái chết, một thoáng buồn u uẩn khi tôi đọc từng câu văn HVLN viết, chị nói về lần đi thăm người tình trong cơn “thập tử nhất sinh” trong bài “Thăm Anh Trong Phòng Hồi Sinh”:

    “Giờ này chỉ có riêng em

    Lang thang dưới ánh đèn đêm một mình

    Hỏi trăng, trăng vẫn vô tình

    Hỏi sao sao vẫn lặng thinh hững hờ “

    HVLN hỏi thiên nhiên, hỏi người yêu và lại hỏi chính mình trong nỗi ngậm ngùi, thương nhớ và rất cô đơn:

    “Hỏi mây, mây cũng làm ngơ

    Chỉ nghe tiếng gió thẫn thờ lướt trôi

    Hỏi anh, anh cũng im lời

    Hỏi mình, chỉ thấy một đời cô đơn”

    Lệ rơi trên má buồn, trăn trở như kiếp người rong ruổi trong mảnh tình sầu bi ai:

    “Lệ rơi trên má, lệ buồn

    Hồn nghe trống vắng giữa trời quạnh hiu

    Đời chia đôi ngả tình sầu

    Một vành tang liệm nỗi đau lắng chìm”

    Trong cơn hôn mê của người tình tác giả thẫn thờ tình em, khi lòng quặng đau như cắt khi nhìn máy điện tâm đồ thay đổi theo làn hơi, nhịp thở của người thương, tác giả cảm thấy yếu đuối, tâm tư bất lực đứng trước con bệnh. Tôi rất cảm thông với nỗi lòng của chị HVLN, tôi cho đây là một tuyệt tác nói về đời sống tình cảm, về tình yêu vốn nhân bản, love and care, yêu mới lo, đúng chứ:

    “Phòng hồi sinh, Anh im lìm

    Lòng đau như cắt, đứng nhìn Anh thôi

    Nhịp tim lên xuống từng hồi

    Trong cơn mê, có nhớ người Anh yêu?”

    Phải chăng Gibran cho ý tưởng chân thật như HVLN, như nhiều chúng ta ? “Tình yêu và tình cảm không nhuốm màu tư lợi và vị kỷ, mà là biểu tượng cho tình yêu thuần khiết nhất. Tất cả chúng ta nên hướng tới một mối tương quan hệ dựa trên tình yêu thương vị tha và tình cảm dành cho nhau” (Love and affection that is not tainted with self-interests and personal gain is the purest form of love. We should all move towards a relationship that is strongly based on selfless love and affection for each other).

    Tác giả thầm trách móc sự bất công của Tạo Hoá khi chia duyên rẻ thúy và sự bất công như vậy đã miên viễn đến với nàng:

    “Long đong lận đận đã nhiều

    Mà sao trời vẫn còn đầy đọa Em?

    Không cho hạnh phúc bền Duyên

    Còn đem bão tố, mây đen kéo về”

    Cuối cùng cho một tình yêu là sự chia tay vĩnh viễn. Kiếp nhân sinh vốn lắm trầm luân, bể khổ. Khi tìm hạnh phúc, ôi hạnh phúc vốn tạm bợ và rồi một cõi đi về chốn hư vô là sự chia ly trong nỗi buồn sầu thế nhân:

    “Trời như còn muốn chia lìa

    Mỗi người một nẽo não nề chưa, Anh?”

    Như đã nói thi sĩ Hồng Vũ Lan Nhi là con người sống thiên về tình cảm, đa đoan với đủ thứ tình cảm từ tình gia đình, tình gia tộc, tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu thiên nhiên, tình mực tím,…, và tình bằng hữu. Tôi bắt gặp bài thơ “rất Trưng Vương” dành cho người bạn cố tri đồng lớp, thi sĩ Cao Mỵ Nhân qua bài “Viết Cho Mỵ”:

    “Cao Mỵ Nhân, Cao Mỵ Nhân,

    Đọc thơ Mỵ, chợt buồn thấm nhanh,

    Lao xao gió nhẹ lay cành,

    Đong đưa, từng ngọn lá mềm đong đưa,”

    Thuở mực tím Trưng Vương năm nào lại hiện về trong hoài niệm cố tri về người bạn có máu yêu văn học, một Cao Mỵ Nhân thiên tài sáng tác thi ca từ cái thuở 13 của thi ca Nguyên Sa ca tụng lứa tuổi tuyệt vời trong văn học, khi mưa rơi nhìn những chùm bong bóng vỡ đầy tay. Chị Cao Mỵ Nhân bước tập tểnh vào làng thi ca khi vào tuổi mộng mơ mực tím tại Hà Nội. Bần bút này rất trân quý bậc đàn anh, đàn chị trong lảnh vực văn thơ, mà trong đó có những thi tài như Bích Huyền, Cao Mỵ Nhân, Hồng Thuy, Hồng Anh, Quỳnh Giao,rồi Hồng Vũ Lan Nhi, và nhiều nữa,… Riêng với các chị vừa nêu tên thuộc sân trường Trưng Vương, hihi…rất gần nhà tôi, hoài niệm có Sở Ba Son, có Thảo Cầm Viên Sở Thú. Các chị lên trung học khi tôi dứt sữa Similac hay Guigoz, lúc quý chị bước vô lãnh vực thi ca khi tôi còn chạy rong ngoài đường tắm mưa, em ơi 50% em ơi, nhất là khi Sài Gòn bị mưa lũ lầy lội những cơn mưa rào nặng hạt. Để rồi ngày hôm nay chính cả quý chị đã thành danh cho tôi viết cảm nhận thi ca của quý chị và lại do “thằng bé Guigoz tắm mưa 50% năm xưa”, dâng xúc cảm viết về nét thi ca đặc thù của quý chị góp phần phong phú hóa nền văn học Việt Nam tại hải ngoai.

    Bài “Viết Cho Mỵ” được tiếp tục:

    “Rồi nhìn nắng gắt ban trưa

    Thấy lunhg linh cả thời xưa… học trò

    Của ngày chập chững làm thơ

    Của ngày đã biết mộng mơ, biết buồn!…”

    HVLN kể về tình bạn thuở học trò khắng khít trong 16 câu kế. Đoạn kết là bốn câu nhận định về mối thâm tình của tình bằng hữu cố tri:

    “Viết cho Mỵ lá thơ này

    Gói tròn ý nghĩ, giải bày tâm tư

    Trưa nay nắng đẹp như mơ

    Ướp vào thư, gửi bạn xưa… làm quà.”

    Tôi thích tính chất thi ca của thi sĩ HVLN vì có những bài khôi hài, dí dỏm, hóm hỉnh, bỡn cợt như thơ của Vị Xuyên Trần Tú Xương, như thơ của Mậu Binh Hà Huyền Chi mà tôi vốn ái mộ trong cái thi ca tinh nghịch, cà rỡn. Hãy nghe bài “Hão Huyền”:

    “Tôi mơ mộng thật hão huyền

    Rằng tôi có thật nhiều tiền để tiêu

    Mua một miếng đất phì nhiêu

    Xây trên đó một túp lều tình yêu

    Qua bao nắng sớm mưa chiều

    Túp liều lý tưởng tan theo bọt bèo…”

    Sau những bài thơ sầu bi ai thi sĩ Hàn Mặc Tử trăn trở về Mộng Cầm hay Đỗ Lễ thổn thức với bài tinh ca “Sang Ngang”, HVLN cũng tự than trong bài “Cô Đơn” như sau:

    “Tôi cô đơn nhất trên đời

    Trần gian chẳng có người thứ hai

    Phương nào cũng chỉ lang thang một mình

    Trời đầy sóng gió điêu linh

    Chỉ vì thiếu vắng Người Tình trăm năm.”

    Nhại theo bài thơ “Trăng Vàng Trăng Ngọc” của thi sĩ Hàn Mặc Tử :

    “Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!

    Ai mua trăng tôi bán trăng cho

    Không bán đoàn viên, ước hẹn hò…

    Bao giờ đậu trạng vinh qui đã

    Anh lại đây tôi thối chữ thơ.

    Không, Không, Không! Tôi chẳng bán hòn Trăng.

    Tôi giả đò chơi, anh tưởng rằng

    Tôi nói thiệt, là anh dại quá:

    Trăng Vàng Trăng Ngọc bán sao đang.

    Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!

    Trăng sáng trăng sáng khắp mọi nơi

    Tôi đang cầu nguyện cho trăng tôi

    Tôi lần cho trăng một tràng chuỗi

    Trăng mới là trăng của Rạng Ngời”

    (Hàn Mặc Tử)

    HVLN sáng tác bài thơ “Bán Sầu”, tảc giả chế nhạo người tình và chính mình như sau:

    “Ai mua, tôi bán sầu cho

    Sầu này ấp ủ đúng vừa độ men

    Thế rồi sầu chàng ai mua

    Món hàng rao bán chẳng vừa lòng ai.”

    Tác giả công nhận nỗi sầu của mình và tìm người chia sẻ theo lối quảng cáo thương mại, nếu mua sầu người mua sẽ được tặng thêm sầu…:

    “Ai mua, tôi bán sầu cho

    Sầu này ủ đúng vừa độ men

    Mua rồi, tôi sẽ tặng thêm

    Chút cô đơn, chút muộn phiền, đủ chưa?”

    Từ lúc kỷ thuật điện tử liên mạng internet xuất hiện, vô số những cặp tình nhân quen qua duyên nợ email, HVLN sáng tác bài thơ bỡn cợt “Tình Email”:

    “Làm quen nhau trên… “net”

    Nào ai biết ai đâu?

    Trong mail đều kể hết

    Để hiểu rỏ về nhau

    Đọc thơ cười khúc khích

    Bên này bổng dưng vuị…

    Rồi bên kia mơ mộng…

    Lòng không còn trống rỗng…”

    Thói quen trao đổi, nhận email khi thành thông lệ mà bên kia vì lý do nào đó tự động ngưng gửi email, thì bên này lòng sẽ héo úa chết khô theo “Tình Email”:

    “Bên kia E-mail đều…

    Tim bên này xôn xao

    Ngày càng thêm khắng khít

    Càng thắm thiết, đậm sâu

    Đêm nay sao trằn trọc

    Nằm nghe chó sủa ma

    Chả lẽ buồn phát khóc

    Khi vắng lá thư xa?”

    Từ những thập niên 80’s và 90’s khi con người đương đầu thần chết do các căn bệnh tim mạch vì cung cách ăn uống bừa bãi, ít vận động thể dục, nên giới y khoa rầm rộ khuyến khích người dân năng tập thể dục, vận động cơ thể. Giới con buôn không bỏ lỡ dịp may mở ra những trung tâm thể dục như Jack LaLane, Bally’s, vô số và vô số… Phong trào đến tập thể dục tại các nơi này trở thành mode thời thượng, nghiễm nhiên thành thông lệ, truyền thống, và đến đó rồi người ta kết bạn, quen nhau,…:

    “Sáng nay đến tập Bally’s

    Trên đường đi, đã thấy gì, nhớ không?

    Gặp cô Em má hây hồng,

    Hỏi thăm, Em đã có chồng hay chưa?…”

    Mối tình Jack LaLane hay mối tình Bally’s lên ngôi tình ái theo tháng ngày quen nhau, khi người nam biết người thiếu nữ hiện sống độc thân gối chiếc:

    “Em là Tiên nữ cô Dâu,

    Vương miện Em đội trên đầu ngàn sao,

    Anh mang hia mão, vương bào,

    Rể Vua xin cuối đầu chào Tiên Nương,…”

    Cuối cùng cho một chuyện tình Bally’s ngày nào đã trôi theo dòng nước mưa của dĩ vãng hoài niệm, của một chuyện tình mộng mị đã qua. Rồi con tim quên ngủ ngày xưa đã không còn đắm say tình nồng và ngày nay con tim đã đổi khác..:

    “Hôm nay trời vẫn còn Đông,

    Gió vẫn lạnh vẫn trong, vẫn buồn,

    Tim xưa mê lắm tình buồn,

    Tim giờ đã khác Tim nồng năm nao.”

    Xuyên những bài thơ vui nhộn, mang tính chất khôi hài của thi sĩ HVLN, điều cuối cho tôi kết luận HVLN là con người can đảm dám nói những điều u uẩn của mình đong đầy những trang giấy đơn lẻ. HVLN không màu mè, không dấu diếm, không ngại ngùng khi tự trêu mình, đó là phong thái của trường phái Vị Xuyên mà tôi rất chuộng thi ca Tú Xương của cái thuở trung học ngày xa xưa.

    Để tóm tắt bài viết về thi tập “Hoài Niệm” của thi sĩ Hồng Vũ Lan Nhi, tôi xin ghi nhận nét thi ca rất lãng mạn của ngườị thơ này một lần nữa. Chúng ta hãy lắng nghe bài lục bát “Đôi Mắt”, những vần thơ thật dễ thương:

    “Tình cờ, bốn mắt nhìn nhau,

    Thẹn thùng dấu vội mây sầu trên vai,

    Cúi đầu tránh né mắt ai,

    Mà sao Tim đập mãi hoài không thôi,…”

    Bài lục bát “Ngày Cưới Em”, HVLN mô tả tâm trạng người nam chia ly với người tình khi nàng quyết định lên xe hoa:

    “… Trời thì giông gió mưa bay,

    Rượu nồng uống mãi cho say khướt đời,

    Cho quên đôi mắt biết cười,

    Đôi môi nồng ấm, dáng người thanh tơ…”

    Bài lục bát “Tim Hồng Thao Thức” diễn tả đôi tình nhân đang say men tình ái:

    “Đêm nay trăng sáng ngập trời,

    Mơ màng, hình bóng của Người phủ vây,

    Tình yêu như rượu nồng cay,

    Hỏi rằng say rượu hay say men tình?”

    Bài lục bát “Ru Tình” đầy tính chất quyến luyến yêu thương:

    “À ơi, Tình hãy ngủ yên,

    Ngủ say đi nhé cho quên sầu đời,

    Đừng thao thức nữa, Tình ơi,

    Đừng mơ ánh mắt nụ cười đắm say…”

    Bài lục bát “Mùa Đông Đan Áo”, còn gì nhớ nhung hơn khi người ra đi khoác lên chiếc áo len cho ấm tâm tư do người tình ở lại đã đan cho mình…:

    “Người đi có nhớ gì nhau,

    Để người ở lại buồn đau phận mình,

    Áo đan gửi gấm bao tình,

    Từng sợi nhớ, lấp bóng hình xa xôi…”

    Bài “Sao Đành Giận Em”, tác giả bộc lộ nỗi lòng trăn trở của mình với người tình, lời văn khá táo bạo:

    “Em vẫn nhớ, mắt Anh tình tứ lắm,

    Và đôi môi ngọt lịm mật ong ngon,

    Vòng tay ôm, như rắn quấn trọn hồn,

    Em ngất ngây với tình Anh cuồng nhiệt.”

    Lại thêm một bài thơ tình táo bạo yêu đương, nào hãy nghe bài “Tặng Anh Nỗi Nhớ”:

    “Tặng Anh nỗi nhớ nhung này,

    Từ trong Tim, nhớ trào ngoài xác thân,

    Nhớ từ gáy đến… lưng chừng,

    Vòng sau ra trước, ngập ngừng… gọi Anh.”

    Trong bài “Biết Không Anh”, nhưng lời tình tự nồng nàn yêu thương, những giờ hàn huyên ngọt ngào vì lý do nào đó bổng chấm dứt, người con gái chợt chơi vơi, lạc lõng trong tâm hồn:

    “Dù không nói yêu Anh,

    Sao lại buồn vô kể,

    Khi vắng giọng thân quen,

    Chả lẽ yêu là thế?”

    Trong bài thơ “Tình Muộn”, tác giả diễn tả mối tình chắp nối của nhân duyên muộn màng:

    “Trong nỗi nhớ muộn màng,

    Em dành cho Anh đó,

    Những xao xuyến rộn ràng,

    Ngất ngây Tình chớm nở”

    Và rồi nếu duyên nợ không thành trong kiếp này thì đành hẹn kiếp sau. Bài thơ lục bát cuối cùng “Lời Thề Kiếp Sau” hứa hẹn cho trọn cuộc tình:

    “Trăm năm một cõi đi về,

    Ngàn năm vẫn giữ lời thề kiếp sau,

    Kiếp này đã chẳng cùng nhau,

    Kiếp sau nguyện sẻ sầu chia vui…”

    Rất tiếc trong khuôn khổ giới hạn của bài viết ngắn không cho phép tôi đi qua trọn đầy đủ 239 hết các bài thơ của thi sĩ Hồng Vũ Lan Nhi, những dòng phớt nhẹ trên thi ca của chị đã được trình bày như lời giới thiệu chân tình của Việt Hải Los Angeles, để trân trọng giới thiệu thi tập đầu tay của chi. Tôi chia sẻ với chị với số tuổi đời của chị và bao năm hiện diện trong giới văn học, báo chí từ thuở trước năm 75 khi chị vừa làm giáo sư dạy trung hoc, kiêm ký giả viết cho một số báo tại Sài Gòn, thi tập này đánh dấu một khúc quanh muộn màng nhưng rất vững chãi và chín chắn khi cô đọng cuộc đời mình qua nhiều áng thi ca mượt mà, trữ tinh trong “Hoài Niệm” này. Và như hai nhà văn Vishakha Goyal và George Eliot thì những ước muốn hay gợi giấc mơ thi ca của nhà thơ Hồng Vũ Lan Nhi không bao giờ muộn màng cả. Vì…

    Theo nhà văn người Ấn Vishakha Goyal quan niệm: “Hãy theo đuổi ước mơ của bạn và không bao giờ là quá muộn khi đạt được kết quả” (Pursue your dreams, and achieve it. It Is never too late). Còn văn hào người Anh George Eliot cho rằng: “Không bao giờ là quá muộn để trở thành những gì bạn có thể đã có.” (It is never too late to be what you might have been).

    Một lần nữa VHLA xin chia vui cùng chị HVLN đón chào đứa con tinh thần của chi sắp sửa ra mắt giới tao nhân mặc khách hay nhiều thân hữu văn chương sẽ dến chúc vui cùng chị. Sure, I am.

    RMS “Hoài Niệm” vào ngày 20 tháng 7, 2003 tại Westminster, Little Saigon.

    Việt Hải, Los Angeles.

    27/06/2003

    ————————————————————————-

    Ân Tình Cho Thơ Lãng Mạn, Việt Hải Los Angeles:

    https://www.rongmotamhon.net/…/vhan102_tholangman.htm

    Thông Báo Đăng Kèm:

    THIỆP MỜI

    Trân trọng kính mời tất cả các thi văn hữu và quý đồng hương yêu mến bộ môn thi ca đến chung vui với chúng tôi buổi lễ Ra Mắt Thi Tập “Hoài Niệm” của Hồng Vũ Lan Nhi được tổ chức vào Chủ Nhật, ngày 20 tháng 7, 2003, lúc 1:00PM đến 4:00PM tại Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Người Việt, địa chỉ: 14771 Moran Street, Westminster, CA 92683. Diện Thoại (714) 892-9414.

    Ban tổ chức:

    Nguyễn Kim Trinh

    Lê Minh Phú

    http://www.thuvienvietnam.com/bao/tvvn/issue17/index.cfm?ref=ARTICLES%5FTH%26%23432%3B%20T%EDN%20%2D%20TH%F4NG%20B%E1O%5F732

    ———————————————————————-

    Chương Trình:

    1:00PM-1:30PM Tiếp đón quan khách, sơ giao hàn huyên

    1:30PM-4:00PM Khai mạc

    + Giới thiệu tác giả do Cao Mỵ Nhân

    + Giới thiệu tác phẩm do:

    Phạm Thi Huệ

    Bích Huyền

    Trần Phong Vũ

    Văn nghệ (xen kẽ):

    + Ngâm thơ: Giáng Hương, Minh Nguyệt

    + Ca nhạc:

    Hoàng Nam

    Thu Hà

    Nhã Đoàn

    Ngọc vân

    Ngọc Hà

    Minh Chúc

    ++ Điều hợp chương trình:

    Uyển Diễm và Nguyễn Đình Cường

    +++ Vào cửa tự do.

    ————————————————————————

    Hội ngộ cùng nhà thơ Cung Trầm Tưởng lần thứ 5:

    http://www.ninh-hoa.com/VietHai…

    Tuyển tập thi ca Cao Mỵ Nhân – Bài Thơ Tình Muộn.:

    http://www.ninh-hoa.com/…/DS2018_VietHai-CaoMyNhan…

  • Âm nhạc,  Lâm Dung,  Việt Hải

    Bạn Bè Của Tôi

    Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian – Kỷ niệm 5 năm thành lập.

    Nói với tâm tư, những suy tư rời khi nghe ca khúc mới của Lâm Dung….

    Nhạc phẩm “Bạn Bè Của Tôi”, thơ Dương Hồng Anh và nhạc Lâm Dung vang làn điệu nhịp nhàng Valse Viennoise, với tiếng accordion và cello trầm bổng, thánh thót, tôi mường tượng ra một khung cảnh như đang bềnh bồng Croisière Le beau Danube Bleu hay Croisière Bateaux Mouches à Paris Seine… Cám ơn nhạc sĩ Lâm Dung và nữ sĩ Dương Hồng Anh cho âm thanh tôn vinh tình bạn và rằng cuộc đời này vẫn tươi đẹp và rất thi vị đáng sống như ý tưởng của thi nhân Marie de France: “C’est toi que j’aime ma vie, mais pas seulement à cause du rêve mais parce que tu crée un joli paradis poétique à vivre”; Thiên đường trong cuộc đời đẹp hay không tùy nơi ta, hãy tận hưởng những gì ta đang có… Theo thi nhân Anna de Noailles cho là “C’est vous le paradis, jardins gais ou maussades, Lustrés par le soleil ou le vent du matin, Où les fleurs de couleur déroulent leurs torsades, Et jouissent en paix du sensuel instinct “. Riêng với thi nhân Kahlil Gibran cho ý tưởng quen thuộc mà chúng ta nghe ít nhất một lần về cuộc đời: ” Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương”  hay “Se réveiller à l’aube avec un cœur ailé et rendre grâce pour un autre jour d’amour”.

    Cám ơn các bạn hãy giữ tình bạn trong cuộc sống. Những ý tưởng trong thi ca của Dương Hồng Anh, qua âm nhạc của Lâm Dung, hay nhân sinh quan của những Marie de France, hay Anna de Noailles hoặc tư tưởng trong triết lý bàng bạc của Kahlil Gibran vẫn sống mãi với chúng ta…

    Trần Việt Hải, Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian.