• Khánh Lan,  Sinh Hoạt

    TAM NHÂN VƯỜN ĐÀO: Ngọc Cường, Nguyễn Văn Thành, Việt Hải

    Buổi lễ kết nghĩa “Vườn Đào” giữa ba nhà văn được tổ chức trong bầu không khí thân mật tại tư gia của Mạnh Bổng & Khánh Lan ngày 25 tháng 04, 2023 với sự hiện diện của các anh chị em thành viên của hai nhóm văn học: Ninhhoa.com và Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian.

    CNS LÂM DUNG, NV THANH TRÍ, NV LÊ THỊ ĐÀO

    Sau bữa ăn trưa là chương trình văn nghệ bỏ túi do anh Khanh đánh keyboard và các anh chị trong nhóm Tiếng Thời Gian cùng góp tiếng hát giúp vui. Cũng trong ngày hôm ấy, NV Ngọc Cường đã để lại một ngạc nhiên bất ngờ cho chị Bích Điệp, người vợ 50 năm “Đầu ấp tay gối ” một bài thơ do anh sáng tác, NS Phan Đình Minh phổ nhạc và ban tam ca Tiếng Thời Gian trình diễn (Lâm Dung, Ngọc Quỳnh, Ái Liên).

    NV NGỌC CƯỜNG VÀ PHU NHÂN, BÍCH ĐIỆP

    Bài hát đã để lại nhiều xúc động cho chị Bích Điệp và chị đáp lại tình yêu của NV Ngọc Cường bằng bài Niệm Khúc Cuối của NS Ngô Thụy Miên.  

    NVNT & TTG CHÚC MỪNG TAM NHÂN VƯỜN ĐÀO

    Khánh Lan

  • Kiều My,  Sinh Hoạt

    TIỆC CHÚC THỌ QUÝ NIÊN TRƯỞNG & MỪNG XUÂN QUÝ MÃO 2023

    LIÊN NHÓM NHÂN VĂN NGHỆ THUẬT & TIÊNG THỜI GIAN

    Xuân Quý Mão đã đi qua hơn hai tuần, nhưng dư âm của ngày hội Tết cổ truyền vẫn còn lưu đọng trong buổi tiệc Tân Niên Quý Mão, do Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian (NVNT & TTG) tổ chức thứ Bảy, ngày 4 tháng 2 năm 2023. Ngoài mục đích chào đón năm mới, buổi tiệc còn có mục đích cao đẹp hơn: Đó là chúc thọ các vị cao niên hiện diện trong bữa tiệc.

    MỪNG TUỔI & CHÚC THỌ CÁC NIÊN TRƯỞNG

    Mừng tuổi, chúc thọ – là nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong ngày Tết truyền thống. Dù đã trải qua bao thế hệ, nhưng nét văn hóa này vẫn còn duy trì mãi đến hôm nay. Ngay cả người dân Việt lưu lạc khắp nơi trên thế giới, vẫn luôn mong muốn bảo tồn và truyền lại nét văn hóa này cho những thế hệ mai sau. Năm cũ đã qua đi, năm mới đến… với niềm hy vọng được mọi điều tốt đẹp, vạn sự như ý… mà tất cả mọi người đều mong ước.  

    Dưới ánh nắng hanh vàng, dịu dàng của miền Nam California lan tỏa khắp nơi nơi…như nhắc nhở chúng ta: Chúa Xuân đang hiện diện nơi đây… Phải, trong cái không khí se se lạnh, những nụ hoa đua nhau hé nở, những cánh mai vàng, những cành đào hồng thắm, những chậu lan tinh khiết và những nhánh cây khô bên đường đang trổ lá non, xanh màu mạ mới … như mang dáng dấp của mùa Xuân đến với muôn vạn vật… lòng tôi như cũng rộn lên một niềm vui…

    … Ngoài cửa của nhà hàng Diamond Seafood, mọi người với vẻ mặt hân hoan, ánh mắt thân thiện, nụ cười tươi tắn trên môi, bước vào bên trong khánh phòng. Khai mạc bữa tiệc, nhà văn Khánh Lan chào mừng quan khách với nụ cười tươi nở trên môi, Khánh Lan tiếp: “Kính chúc quý niên trưởng và các anh chị em – Một năm mới an khang, thịnh vượng, sức khỏe vẹn toàn và vạn sự như ý”. Quý vị quan khách trong hội trường đáp lại lời cảm tạ bằng những tiếng vỗ tay nồng nhiệt dành cho nhà văn Khánh lan.

    NHÀ VĂN KHÁNH LAN KHAI MẠC BUỔI HỌP MẶT CHÚC THỌ CÁC NIÊN TRƯỞNG

    Sau đó, Thụy Lan thật xinh xắn trong chiếc áo dài trắng tha thướt, đảm nhiệm vai trò MC hôm nay.

    MC THỤY LAN

    Cô giới thiệu phần trình diễn của ban tam ca Lâm Dung, Ngọc Quỳnh và Ái Liên trong ca khúc rất ý nghĩa của “Tết”: Bản nhạc “ Ly Rượu Mừng” đã khiến không khí trong hội trường bỗng trở sống động, hào hứng, vui và nhộn nhịp hẳn lên…

    TAM CA: LÂM DUNG, ÁI LIÊN, NGỌC QUỲNH

    Không khí hân hoan nhộn nhịp của Tết đã thật sự trở lại trong khoảng không gian thu hẹp, gói ghém đầy tình thân ái giữa các bậc huynh trưởng với những thành viên trong hội và các thân hữu. Trong buổi tiệc chúc thọ hôm nay, Kiều My nhận thấy có sự hiện diện của các bậc niên trưởng như: Nữ sĩ Dương Hồng Anh, Nhạc sĩ Lê Văn Khoa và phu nhân ca sĩ Ngọc Hà, Giáo sư Dương Ngọc Sum, Giáo sư Tiến Sĩ Trần Huy Bích, Nhà văn Nguyễn Quang, Nhà văn Chinh Nguyên và phu nhân,   Thi sĩ Lê Trọng Nguyễn Nga, Nhà văn Vi Khiêm, Nhiếp ảnh gia Paul Lê Văn.

    Từ trái sang phải: Minh Thư, Thụy Lan, Ông Bà John & Susan Tạ

    Đây là bữa tiệc Tân Niên đầu tiên mà Liên Nhóm NVNT & TTG họp mặt và trong bầu không khí ấm cúng ấy, mọi người hình như rất vui khi được họp mặt cùng với các vị huynh trưởng trong bữa tiệc đầu năm, nhất là khi nhận thấy các vị với sức khỏe vẹn toàn. Những lời chúc tụng đến các vị niên trưởng, thành viên và thân hữu xen lẫn tiếng cười vang dội, bao phủ cả khánh phòng.

    GS Tiến Sĩ Trần Huy Bích

    Từ trái sang phải: Thụy Lan, Lệ Hoa, Minh Châu,
    Chị Ngọc Hà (Phu nhân của GS Lê Văn Khoa), Chị Bảy Minh Khai (Em của NS Lam Phương),
    Chị Susan Xuân Tạ (Phu nhân của Ông John Tạ, Chủ tịch của công ty dược thảo Princess Lifestyles)

    Nhà văn Trần Việt Hải tỏ vẻ hài lòng cho buổi họp mặt hôm nay, anh đã chia sẻ cảm tưởng và niềm mong ước tổ chức một buổi tiệc cho các vị niên trưởng. Vì đây là buổi họp mặt quý giá để mọi người có cơ hội cầu chúc tất cả những bậc niên trưởng đáng kính: ”Phúc như Đông Hải, thọ tựa Nam Sơn”… vạn sự tốt đẹp trong năm Quý Mão và những năm kế tiếp. Bởi “Thời gian trôi đi thật nhanh và nó cũng chẳng chờ đợi ai!”. Thật vậy, sức khỏe con người cũng không thể chống chọi trường kỳ với thời gian bất tận. “Thời gian thì vô hạn, mà con người thì có hạn!”. Do đó, ngày nào còn được gặp gỡ vui vầy… thì những cuộc sum họp… Ôi! quý giá biết bao!

    Tù trái sang phải: Kiều My, Khánh Lan, Lệ Hoa, NV Việt Hải, Thụy Lan, Minh Thư

    Tiệc Tân Niên hôm nay càng tô điểm thêm niềm phấn khởi do sự hiện diện đầy nhiệt tình của những vị khách từ phương xa đến. Đó là nhà văn Chinh Nguyên và phu nhân từ San Jose; cô Thái Loan từ mãi trời Tây, Paris, đã góp mặt trong dịp này. Đặc biệt, nữ ký giả kiêm nhà văn Kiều Mỹ Duyên cũng đến tham dự buổi tiệc chúc thọ hôm nay. Thật cảm động khi biết chị ăn chay trường nhưng chị vẫn đến chung vui với hội và để cùng bạn hữu chúc thọ cho các huynh trưởng. Qua bao năm tháng, chị luôn dành mọi ưu ái cho nhóm NVNT & TTG. Ôi, tấm chân tình của chị! Thật cao quý!

    Phóng Viên, NV Kiều Mỹ Duyên và NV Khánh Lan

    Mọi người vừa thưởng thức những món ăn rất ngon của nhà hàng, vừa chuyện trò, trao đổi những mẫu chuyện thường ngày trong cuộc sống. Thỉnh thoảng có những tràng vỗ tay vang rền, hay những tiếng cười giòn tan thay cho tiếng pháo. Thật thú vị làm sao, khi ở hải ngoại mà chúng ta cũng tìm lại được hương vị của ngày Tết như lúc còn ở quê nhà; mặc dù không đậm đà lắm, nhưng ít ra cũng còn lại “một thoáng hương xưa”… Bên cạnh chúng ta vẫn còn các huynh trưởng, vẫn còn bạn bè, vẫn còn tình đồng hương nơi xứ người, trong bữa tiệc hội ngộ Quý Mão.

    Ngoài ra, Kiều My nhận thấy có những món quà thật ý nghĩa (Tim Não Hoàn và Bài Độc Bổ Phổi) của ông bà John & Susan Tạ, Chủ tịch Công ty dược thảo Pricess Lifestyles, riêng tặng cho các vị niên trưởng. Những món dược thảo hảo hạng giúp ích cho sức khỏe của những bậc huynh trưởng. Kiều My rất cảm kích  tấm lòng hào hiệp của ông bà John Tạ.

    Chương trình được tiếp tục với giọng ngâm điêu luyện của Ngọc Quỳnh qua sáng tác của nữ sĩ Dương Hồng Anh, đã làm mọi người thích thú:

    ĐẦU XUÂN HỌP BẠN

    Cali trời thơ mộng

    Rủ xuân về chiều nay

    Mang theo hồn non nước

    Thơ nhạc đến tràn đầy

    Nghe gió xuân xưa về

    Thềm hoa ngát hương quê

    Cùng nhau tay nắm tay

    Cùng nhau ta đến đây

    Chiều thơ nhạc bừng say

    Cùng nhau ta đến đây

    Bài thơ nào cho nhạc

    Hồng lên má hây hây

    Bên nhau vui ca hát

    Bản tình ca réo rắt

    Yêu quê hương, yêu người

    Yêu tha nhân yêu đời

    Nhạc thơ nào ngây ngất

    Cho hồn nhiều ngất ngây

    Hoa nở muôn ngàn đóa

    Theo gió về hương bay

    Nắm tay nhau múa hát

    Ru hồn xuân bát ngát

    Nhìn lên từng ánh mắt

    Hoa yêu thương rạng ngời

    Cali ấm nắng vàng

    Nhạc thơ xuân rộn ràng

    Dư âm còn lắng động

    Tình nghệ sĩ chứa chan

    Hội trường vui vui quá

    Bút hoa trải ngọt vần

    Bâng khuâng khung trời mộng

    Lãng đãng một chiều xuân…

    Nữ sĩ Dương Hồng Anh đã cảm tác bài thơ Đầu Xuân Họp Bạn để dành tặng cho tất cả thân hữu trong dịp Xuân về. Mặc dù tuổi hạc đã cao, nhưng tâm hồn thi sĩ vẫn còn lai láng và trẻ trung như mùa xuân tươi thắm. Xin chân thành cảm tạ nữ sĩ và kính chúc nữ sĩ dồi dào sức khỏe, tinh thần minh mẫn hầu tiếp tục làm thơ nhé!

    Riêng nhà thơ Lê Trọng Nguyễn Nga, hôm nay thật đẹp và tươi tắn trong chiếc áo dài màu đỏ thẵm, khiến mọi người phải trầm trồ. Thật vui, khi thấy tác giả của tập thơ “LẬT TRANG SÁCH CŨ” rất “an nhiên tự tại” để thưởng thức những khoảnh khắc đáng ghi nhớ và khó phai trong tâm hồn.

    Thật bất ngờ và đặc biệt khi mọi người được nhận bao lì xì đỏ nho nhỏ, trong đó có tờ vé số mệnh giá 35 triệu Mỹ kim, nếu trúng lô độc đắc. Đây là món quà rất hay! Tuy nhỏ, nhưng biết đâu nó sẽ thật lớn! Kiều My chúc cho quý vị nào trong nhóm chúng ta được trúng vé số…thì cả họ sẽ được nhờ, phải không ạ? Good Luck!

    Từ trái sang phải: NV Phóng Viên Kiều Mỹ Duyên, Ái Liên, Lâm Dung, Kiều My, Khánh Lan,
    Lệ Hoa, NV Việt Hải, Thụy Lan, Minh Thư, Minh Châu, Ngọc Quỳnh.

    MC Thụy Lan giới thiệu giọng ngâm truyền cảm của NV Khánh Lan qua bài thơ của thi sĩ Tha Nhân; mà tác giả đã cảm tác qua hai câu đối của nhà văn, nhà thơ Trần Việt Hải trong một thiệp chúc Tết đầu năm mà anh gởi qua email:

                                 “Trời thêm tuổi mới, năm thêm thọ

                                 Xuân khắp càng khôn, phúc khắp nhà”

    Thi sĩ Tha Nhân đã cảm tác hai câu đối trên qua bài thơ thất ngôn bát cú để kính tặng quí vị cao niên, ông đã làm bài thơ NĂM MỚI CHÚC THỌ theo thể thơ: ”Tung Hoành trục khoán” mà câu đầu làm trục tung và câu 2 làm hoành,  như sau:

    NĂM MỚI CHÚC THỌ

                                 TRỜI ở trên cao ban thái hòa

                                 THÊM điều nhân nghĩa nét tinh hoa

                                 TUỔI là quà tặng, phô hiền đức

                                 MỚI hưởng thong dong tận lúc già

                                 NGƯỜI ngó vui tươi nên nói trẻ

                                 THÊM nhìn yếu đuối bảo rằng già

                                 THỌ như tùng bách…xin cầu chúc

    XUÂN KHẮP DƯƠNG GIAN…PHÚC KHẮP NHÀ...

    Thi sĩ Tha Nhân cũng là một thành viên trong Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian. Tuy ở xa không thể tham dự buổi họp mặt, nhưng ông cũng gửi đến chúng ta tấm lòng ưu ái của ông đối với hội. Thành thật cảm ơn và cầu chúc thi sĩ năm mới vạn sự như ý.

    CÁT BÁNH CHÚC TH

    Chiếc bánh ngọt lớn chúc thọ cho bậc niên trưởng được cắt ra, như chia sẻ ngọt bùi với nhau. Trong lúc ban tam ca cùng xướng lên bản nhạc NVNT & TTG hành khúc: BẠN BÈ TÔI – thơ của nữ sĩ Dương Hồng Anh, nhạc sĩ Lâm Dung phổ nhạc. Và đây cũng là lúc kết thúc bữa tiệc Chúc Thọ cho các niên trưởng. Mọi người chia tay nhau trong lưu luyến và hy vọng sẽ gặp lại đầy đủ vào dịp Tết 2024.

    Từ phải sang trái: NV Kiều My và Lệ Hoa (Phu nhân của NV Việt Hải)

    Tân niên bạn hữu sum vầy

                       Chúc mừng năm mới tràn đầy niềm vui

                        Trời ban phúc lộc chan hòa

                       An khang thịnh vượng… nhà nhà ấm no

    Kiều My, Tết Quý Mão 2023

  • Khánh Lan,  Sinh Hoạt

    NGƯỜI BẠN MỚI QUEN TRONG TIỆC GIÁNG SINH CỦA NVNT & TTG, 12/18/2022

    Từ trái sang phải: Chị Ngọc Châu và chị Tina Nguyễn

    Chị Tina nguyễn là bạn của chị Ngọc Châu và cũng là thân hữu của Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian. Chị Tina đã tham dự và chia vui với nhóm trong bữa tiệc mừng Sinh Nhật 2022 và chị đã sáng tác bài thơ chia sẻ cảm tưởng của chị như sau:

    “Xin Cảm ơn Khánh Lan thật nhiều nhé, đã chuyển một bài viết rất hay kèm theo những hình ảnh buổi họp mặt mừng Giáng Sinh vừa qua”.

    Bỗng dưng ngẫu hứng ùa về.

    Vài dòng cảm kích

    Đôi lời xẻ chia.

    Sáng nay ngày giáng sinh

    Sương mù giăng lãng đãng

    Hàng cây đứng lặng yên

    Không một làn gió thoảng

    Ngỡ ngàng nhìn tên lạ

    Ồ! Thì ra Khánh Lan😊

    Gửi bài viết tuyệt vời

    Kèm hình ảnh thân thương

    Dư âm vài  ngày cũ

    Lại hiển hiện trở về

    Ôi sao mà duyên dáng

    Màn trình diễn thời trang

    Những giọng hát ru hồn

    Còn vang vọng bên tai

    Thật vô cùng cảm kích

    Những đóng góp thân tình

    Dù cây nhà lá vườn

    Toàn trái ngọt hoa tươi👌

    Xin gửi lời chúc mừng

    Ngày Giáng Sinh An Bình

    Một năm mới an khang

    🥰🌲🌸🌼💐🌺🌹

    Tóc mây vờn áo mơ phai

    Nắng mùa đông ấm 

    Dáng ai vai gầy.

    Best regards, Tina Nguyễn 

  • Khánh Lan,  Sinh Hoạt,  Tin tức

    Lễ Trao Giải Thưởng-Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp Trong Đời Sống

    Khánh Lan soạn thảo bài viết dựa theo tài liệu Chùa Hương Sen của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương.

    Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp Trong Đời Sống lần thứ 7 bắt đầu thu bài từ tháng 4 năm 2022, do Ni Sư Thích Nữ Thích Nữ Giới Hương xướng xuất và chủ trì. Được biết, Ni sư Giới Hương cùng ban tổ chức đã gởi thư mời các thí sinh tham dự cuộc thi viết văn bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh về ứng dụng Phật Pháp trong đời sống hàng ngày từ đầu tháng 5, 2022. Sau 8 tháng thu bài, Ban tổ chức giải thưởng quyết định sẽ chấm dứt nhận bài vào 12 giờ đêm giờ California ngày 30 tháng 10 năm 2022 và buổi lễ trao giải thưởng được ấn định vào lúc 7:00 giờ PM ngày 11 tháng 12 năm 2022.

    Ni Sư Thích Nữ Giới Hương

    Ngày trao giải thưởng cuộc thi viết văn được tổ chức ngày 11 tháng 12, 2022 tại nhà hàng Seafood World thuộc thành phố Westminster, California. Giải thưởng được trao cho các tác giả có bài dự thi sáng tác xuất sắc bao gồm bằng khen và tiền thưởng với tổng số giá trị khoảng $25,000.00 gồm các giải như sau:

    • Nhất : $5,000.00, Giải Nhì: $3,000.00, Giải Ba: $2,000.00 
    • Khuyến Khích, mỗi giải: $1,000.00
    • Sáu giải Hương Pháp, mỗi giải: $500.00
    • 50 giải Hoằng Pháp, mỗi giải: $200.00

    Mục đích của Cuộc Thi là để khuyến khích hoằng pháp và vận dụng giáo Pháp Phật giáo một cách thiết thực vào đời sống con người. Trong chiều hướng ấy, một đoạn Kinh Phật về hoằng pháp của Đức Phật dạy trong Kinh Itivuttaka (Kinh Như Thị Thuyết), Kinh số 98 được MC Tịnh Tánh đọc.

     “Này các Tỷ-kheo, có hai loại bố thí: Bố thí tài vật và bố thí Pháp. Này các Tỷ-kheo, đây là bố thí tối thượng trong hai loại bố thí này, tức là bố thí Pháp. Này các Tỷ-kheo, có hai sự phân phát này: Phân phát tài vật và phân phát Pháp. Đây là phân phát tối thượng trong hai loại phân phát này, tức là phân phát Pháp. Này các Tỷ-kheo, có hai loại nhiêu ích này, nhiêu ích tài vật và nhiêu ích Pháp. Này các Tỷ-kheo, đây là nhiêu ích tối thượng trong hai loại nhiêu ích này, tức là nhiêu ích Pháp.”

    Trước khi buổi lễ trao giải thưởng bắt đầu Ni Sư Thích Nữ Giới Hương đọc diễn Văn Khai Mạc chào mừng quan khách và quý đồng hương Phật tử, diễn giảng về kim ngôn Đức Phật và ý nghĩa của Lễ trao giải Sáng tác Văn chương Hương Pháp-Hương Đạo. Theo Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, khi dùng văn học để hoằng pháp, hộ pháp thì phải đọc nhiều kinh sách, nghiền ngẫm suy nghĩ về lời Đức Phật dạy, rồi tự lòng viết xuống qua ngòi bút của mình. Một khi có ý đạo ngấm trong người, chữ nghĩa mới có sức mạnh.

    Đồng hương Phật tử tham dự buổi Lễ trao giải thưởng.

    Ngoài sự hiện diện của 660 vị đồng hương Phật tử tham dự buổi Lễ trao giải thưởng, người viết nhận thấy có sự hiện diện của các vị Cao Tăng như Thượng Tọa Huệ Minh cùng 3 vị Phật tử trong ban Quản Trị Chùa Bảo Quang, Ni Sư Thích Nữ Diệu Tâm (Chùa Huệ Quang), Ni sư Thích Nữ Diệu Nghiêm (Tịnh thất Quang Âm, Menifee, California, Bác sĩ Đặng Trần Hạo, Bác Sĩ Kelvin Mai, Dược Sĩ Tina Quách, Nhà Văn Lê Giang Trần và Phu nhân Hải Hồ, Kỹ Sư Nguyễn Xuân Hiệp Scottie, Điều Hành Công Ty Xây Dựng Thiết Kế Simplified Builders và 3 thành viên (phụ trách công trình xây dựng Chùa Hương Sen) và các là vị Giám khảo của Cuộc thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp gồm Đạo hữu Tâm Diệu, điều hành nhà xuất bản Ananda và Sáng lập chủ biên Thư Viện Hoa Sen; Đạo hữu Nguyên Giác (Ký giả Việt Báo), cùng phu nhân Ledung Bui; Cô Ngọc Bảo, Cộng tác viên của tạp chí Trúc Lâm, Chùa Bảo Quang; Hoàng Mai Đạt, chủ biên của Báo Viễn Đông và chủ trương tạp chí Tinh Tấn Magazine cùng Phu nhân Minh Thủy; Nhà Văn Khánh Lan, cộng tác viên của nhiều tạp chí Văn Học cùng Phu quân Mạnh Bổng; Văn Nguyên Hà, cộng tác viên của nhiều tạp chí, báo, đài radio, truyền hình ở Miền Nam Cali và Texas cùng Phu nhân Linda.  Sự hiện diện của Ca Nhạc Sĩ Nam Hưng và Ca sĩ Ngọc Huyền với những bài hát đạo như “Cùng Một Chuyến Đò – Chúc Xuân Đạo Đời” (nhạc Đài Loan, Lời Việt: Ngọc Huyền) và phật tử Thiên Thanh trong bài: Hoa Ưu Đàm Đã Nở (Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng) đã làm tăng thêm phần sống động của buổi phát thưởng.

    Ni sư Thích nữ Giới Hương trưởng ban tổ chức kiêm trưởng ban giám khảo
    và các giám khảo: Tâm Diệu, Nguyên Giác, Hoàng Mai Đạt, Nguyên Hà, Khánh Lan và Ngọc Bảo. 

    Được biết, Ban Giám Khảo là các nhà văn, các ký giả lâu năm kinh nghiệm trong văn chương, đặc biệt về lãnh vực Phật giáo. Các bài thi tham dự cuộc thi Phật Pháp được chia ra cho 6 giám khảo chấm điểm, theo hệ 100 điểm, và danh sách chung kết sẽ trình lên Ni sư Thích Nữ Giới Hương duyệt lại lần cuối. Điểm cân nhắc theo hình thức và nội dung, do vậy các bài điểm cao nhất là các bài vừa viết hay, phù hợp ý đạo, nêu lên được chánh kiến. Cư sĩ Tâm Diệu là người đại diện Ban Giám Khảo lên tường trình diễn biến và kết quả của các thí sinh trúng giải.

    Cư sĩ Tâm Diệu là người đại diện Ban Giám Khảo

    Ngoài ra, người viết nhận thấy sự có mặt của các thí sinh trúng giải thưởng từ Thụy Sĩ, Đức Quốc, Canada và nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ cũng có mặt để dự lễ phát giải thưởng Cuộc thi Viết văn. Đặc biệt với sự có mặt của giới thuyền thông báo chí địa phương như Ký giả Thanh Huy (Việt Báo), Ký Giả Thanh Phong (báo Viễn Đông), phóng viên Văn Lang … cùng nhiều ký giả khác.

    Nối tiếp chương trình là Lễ trao giải thưởng cho các thí sinh theo thứ tự trúng giải sau đây:

    Mở đầu với 50 GIẢI KHUYẾN KHÍCH HOẰNG PHÁP, mỗi giải có giá trị là $200, pháp tràng và sách do Sư cô Phước Nhẫn và Sư cô Viên An công bố danh sách. Sau đó, thí sinh Đồng Nguyên đại diện cho 50 vị được giải Khuyến khích Hoằng Pháp, nói đôi lời cảm tưởng…

    Thí sinh Đồng Nguyên đại diện cho 50 vị được giải Khuyến khích Hoằng Pháp,
    mỗi giải có giá trị là $200

    Theo sau là SÁU GIẢI HƯƠNG PHÁP, mỗi giải có trị giá $500 cùng với sách, pháp tràng và một cúp Award kỷ niệm. Người trúng Giải Hương pháp gồm những tác giả: Thích Nhật Minh (Việt Nam), trúng giải với bài Văn: Am Xưa Con Đã Trở Về. Ni sư Thích Nữ Như Như (Nam California), trúng giải với bài văn: Vài Trải Nghiệm trong Tu Tập. Trần Thị Nhật Hưng, Pd: Diệu Như (từ Switzerland, Thụy Sĩ), trúng giải với bài Văn: Sắc Màu Cuộc Sống. Mộc Đạt (85 tuổi) (từ Westminster, California), trúng giải với tập thơ: Vui Đạo-Vui Đời. Nguyễn Phương Lan, Pd Bạch Liên (Kansas, USA) trúng giải với bài văn: Nắng Chiều Đẹp Vô Hạn, Chỉ Tiếc Sắp Hoàng Hôn. Tâm Nhuận Phúc (Orange County, California), trúng giải với bài Văn: Dạ Quỳnh. Sau đó Ni sư Thích Nữ Như Như đại diện cho 6 vị được giải Hương Pháp, nói đôi lời cảm tưởng…

    Sau cùng là NĂM GIẢI XUẤT SẮC gồm Giải I: $5,000.00; Giải II: $3,000.00; Giải III: $2,000.00 và Hai giải Khuyến Khích, mỗi giải: $1,000.00.

    Hai thí sinh trúng giải từ Đức và Thụy Sĩ
    • Người thứ nhất trúng Giải Khuyến Khích là Hoa Lan, Pháp danh Thiện Giới (từ Berlin, Đức Quốc) với bài văn: Nghịch Duyên Và Trợ Duyên.  Thí sinh tên thật là Phí Thị Lan Hương, sinh tại Hà Nội, lớn lên tại Nha Trang. Du học sang Đức và tốt nghiệp ngành Kỹ sư Hóa học Thực Phẩm. Làm việc và sinh sống tại Berlin. Cộng tác với báo Viên Giác,  báo online: quangduc.com, hoavouu.com, hoahocnet.com, thuvienhoasen.org.  Đã có 10 tác phẩm xuất bản và cộng tác với nhiều báo Phật Giáo ở Đức, Úc, Mỹ… Nội dung của truyện “Nghịch Duyên Và Trợ Duyên” có cách viết hấp dẫn khiến người đọc như đang coi phim ảnh, mạch văn lưu loát, không lỗi chính tả. Biết ứng dụng Phật Pháp và tự chuyển hóa mình và người. Truyện dễ gặp ngoài đời và trong rất nhiều gia đình Phật tử. Nội dung truyện là làm sao ứng xử khi chồng có vợ bé, có con rơi? Tác giả kể bằng bút pháp tự truyện, không lỗi đặt câu, dễ hiểu. Tác giả kể lại đã kham nhẫn, chịu đựng những sóng gió từ chồng, từ người vợ bé nhưng thu xếp bằng tâm từ để tránh ngang trái. Thế rồi nghiệp biến mất, người chồng trở thành Phật tử thuần thành, cùng làm Phật sự.
    • Người thứ nhì thắng Giải Khuyến Khích là Vĩnh Hữu, Pháp danh (Pd): Tâm Khôngvới bài văn: Đạo Hữu Song Hành: Bút danh: Tâm Không Vĩnh Hữu, Mãn Đường Hồng, Vĩnh Bò Cạp, Uất Kim Hương…Sinh tại Nha Trang – Khánh Hòa. Sở thích Viết văn – Viết kịch – Viết báo với nhiều thể loại như:  Biếm hoạ, hí hoạ, thơ trào phúng, tiểu phẩm châm biếm, phóng sự, bút ký, truyện ngắn… Hiện đang là cộng tác viên của các Tiểu ban Văn Hóa, Hoằng Pháp và Thông tin Truyền thông trực thuộc Ban Trị Sự Tỉnh Giáo Hội Phật Giáo Khánh Hoà, với nhiệm vụ hoằng pháp viên và thông tín viên tự nguyện. Truyện “Đạo Hữu Song Hành” với lối văn hay, ý đẹp, không thấy lỗi chính tả. Câu gọn gàng, dễ hiểu, lôi cuốn. Đây là truyện thật của tác giả, dễ gặp tương tự ngoài đời, chồng Phật tử và vợ Công giáo. Dù không áp lực nhưng nhờ oai lực tu hành của tác giả, người vị hôn thê tự động xin quy y và thọ ngũ giới. Trước và sau khi kết hôn, tác giả vẫn giúp đỡ, hòa hài với bên nhà vợ và với cả giáo xứ. Tác giả Vĩnh Hữu là người hoằng pháp thực sự, đã viết từ nhiều thập niên.
    • Người trúng giải III Xuất sắc là Dược sĩ Võ Ngọc Thanh, Pd Như Chiếu (Canada), với giải thưởng $2000 cho tác phẩm: Có Những Niềm Vui. Dược sĩ Võ Ngọc Thanh Sinh tại Saigon, sang Canada năm 1990 và làm việc đến cuối năm 2000, 2000 – 2014: làm việc tại Orange County, California, 2014 đến nay: về lại sinh sống tại Montreal, Canada. Năm 2007, được duyên lành tìm đến Phật pháp qua cuốn sách “Thư gửi người niệm Phật“. Năm 2013, quy y với Ni sư Thích Nữ Triệt Như. Truyện “Có Những Niềm Vui” viết về hai đồng nghiệp dược sĩ cao niên qua đời ở Canada vì Covid 19. Không có lỗi chính tả. Nội dung chuyển tải được Phật Pháp vào đời sống. Lời văn xúc động, truyện thật trong cộng đồng Việt thời COVID-19 ở Montreal, Canada. Truyện thức tỉnh về vô thường. Nói rằng cuộc đời không nên làm việc đời nhiều quá, mà nên tìm niềm vui trong đạo. Tác giả Như Chiếu hình như là học trò của Ni sư Triệt Như (dòng Thiền Tánh Không) giải thích về Pháp hỷ: “Còn có những niềm vui lớn hơn thế nữa, mà trong đạo Phật gọi là “pháp hỷ”. Người nào học đạo, nghe pháp mà thấy trong lòng vui tươi sung sướng, đó là người đã được pháp hỷ.” Hối thúc được độc giả tìm vui với pháp.
    Giám khảo Khánh Lan trao giải thưởng Xuất sắc III cho Dược sĩ Võ Ngọc Thanh, Pháp danh Như Chiếu (Canada), Giải thưởng $2000 cho tác phẩm: Có Những Niềm Vui

    Giám Khảo Khánh Lan lên trao quà với đôi lời cảm tưởng: Nhà văn gởi lời cám ơn đến Ni Sư Giới Hương và vinh hạnh được đọc những áng văn hay và có ý nghĩa, nói về lẽ sống chết trong giáo lý nhà Phật, những trải nghiệm trong tu tập, những ứng dụng của đạo Phật để chuyển hóa nghiệp sống của loài người. Bà chúc mừng đến các thí sinh trúng tuyển và nhắn nhủ họ hãy tiếp tục con đường đã đưa họ đến thành công. Bà nói: “Đây là giải văn chương Phật giáo đầy ý nghĩa của chùa Hương Sen. Triết lý Phật giáo đã phổ biến hơn 2,500 năm. Theo Edward Conze, một nhà văn, triết gia, học gỉa nghiên cứu và khảo luận chuyên môn về Phật giáo đã viết: “… Phật giáo như một tôn giáo phổ cập cho mọi người và được lan truyền rộng rãi khắp Châu Âu và Châu Mỹ.” Nếu Ðạo Phật có mục đích làm cho con người tu tâm, buông xả, gạn lọc những khổ lụỵ của cõi đời, để sống một cuộc sống tinh khiết, không vướng bận trần tục, thì Văn chương cho ta một hướng đi trong tâm hồn, khi chúng ta viết về những giáo diều của của Phật giáo, những ý tưởng miên viễn theo Đức Phật Thích Ca thì “Đau khổ là tạm thời, giác ngộ là mãi mãi”. Nhà bác học Einstein cũng đã bày tỏ quan điểm của mình về Phật giáo và khoa học như sau: “Nếu có tôn giáo nào có thể đáp ứng nhu cầu khoa học hiện đại thì đó chính là Phật giáo”.

    Nhà văn cũng xin gởi lời khuyến khích đến các thí sinh đã ghi tên tham dự cuộc thi, nhưng chưa trúng tuyển kỳ thi này, bà nói về Sam Walton, ông chủ của cơ sở thương mại Wamart và Sam Club đã để lại một câu nói bất hủ là: “Hãy tự buộc mình phải đứng dậy khi vất ngã, và chấp nhận hiện thực. Hãy thử làm lại thêm một lần nữa, nhưng lần này sẽ làm tốt hơn“.  

    • Người trúng giải II Xuất sắc là Hà Thị Hòa, Pd Diệu Thuận (Idaho) với tác phẩm:  Con Dịt. Bút hiệu Hoa Hà, sanh tại thành phố Biên Hòa, sau sống tại Lagi. Năm 1992,  định cư tại Mỹ và lập nghiệp tại Boise, Idaho. Năm 1993, làm việc tại hãng điện tử ECCO. Tham gia công tác từ thiện của ECCO Children Relief Fund và từ thiện cho quê hương Việt Nam. Năm 2013, thi viết văn của nhà báo Người Việt kỷ niệm 35 năm thành lập. Từ năm 2020 nghỉ hưu, đi chùa và làm từ thiện. Câu chuyện: “Con Dịt” rất sáng tạo và ẩn 2 nghĩa: đồ dịch quỷ sứ náo loạn và đại dịch 19. Câu chuyện đã mô tả sống động một hình ảnh chết chóc trên toàn cầu, cụ thể Hoa Kỳ đang bị chiến tranh của vi trùng học. Hình ảnh giãn cách xã hội, áp lực kinh tế, người chết không kịp chôn, xáo trộn đời sống, trầm cảm, tự tử… Thay vì ẩn trốn, cách ly, mọi người, tác giả khuyến khích gia đình cùng tự đứng lên, từ không khí u ám đó, ứng dụng lời Phật bằng cách dấn thân nấu ăn cùng chồng để kiếm tiền làm từ thiện, mua khẩu trang… giúp xã hội giảm sự hậu quả tồ tệ của cơn dịch như thiếu lương thực, thiếu tiền, thiếu vật dụng y tế… Tác giả cũng ứng dụng 5 giới của đạo Phật để nguyện chuyển hóa cộng nghiệp của loài người. Phật pháp giúp người con Phật đứng vững giữa bão tố đại dịch và dấn thân giúp người.
    Giám Khảo Hoàng Mai Đạt trao giải cho người trúng giải II Xuất sắc,
    Hà Thị Hòa, Pd Diệu Thuận (Idaho) với tác phẩm:  Con Dịt.
    • Người trúng giải I Xuất sắc là Ánh Hinh (Chino Hills, California) với tác phẩm viết bằng tiếng Anh: The Mustard Seeds (GK Nguyên Giác chuyển Việt ngữ là truyện Hạt Cải). Tốt nghiệp Cử nhân Sinh học tại Đại học University of California, Irvine, và tốt nghiệp Tiến sĩ Nhãn Khoa tại Southern California College of Optometry. Hiện là Bác sĩ Nhãn khoa tại Nam California, hội viên của Câu lạc bộ Lions Club. Truyện “The Mustard Seeds (Hạt Cải)” viết bằng tiếng Anh. Nội dung câu chuyện chuyển tải lý vô thường rất nổi bật, xúc tích, lôi cuốn người đọc. Câu chuyện hạt cải vô thường hay bài học về lẽ sống chết trong giáo lý nhà Phật. Qua giáo lý vô thường sống chết không chờ một ai. Tác giả là Phật tử kiên tâm thuần thành, nhờ thân phụ dạy từ thơ ấu. Và tác giả cũng dạy con mình tin Phật như thế. Nhưng diễn biến của con khi lớn lên làm cho truyện có nhiều nút thắt mở, gây chú tâm cho người đọc.
    Người trúng giải I Xuất sắc là Ánh Hinh (Chino Hills, California) với tác phẩm viết bằng tiếng Anh:
    The Mustard Seeds. Cô Ánh Hinh không đến được nhưng cử người chị gái Hạnh Hinh đến lãnh giải thưởng.

    Kết thúc buổi lễ trao giải thưởng Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp Trong Đời Sống 2022 lúc 11:00 tối.

    Các thí sinh trúng giải thưởng từ Thụy Sĩ, Đức Quốc, Canada và nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ
    chụp hình cùng ban giám khảo.

    Trúng giải nhất thi viết văn xong: Thí sinh Anh Hinh thăm Chùa Hương Sen và xin quy y.

    Trích theo bài viết của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương.

    Thí sinh Ánh Hinh(bên trái, (mặc áo tràng và đeo kiếng) trúng giải nhất thi viết Ứng dụng Phật Pháp trong đời sống
    cùng chị gái Hạnh Hinh và hai con (Elizabeth & Emily vào Chùa Hương Sen xin quy y ngảy 19 tháng 12, 2022

    PERRIS, California, ngày 19 tháng 12, 2022. Bác sĩ Nhãn Khoa Ánh Hinh, người cầm bút với bút hiệu Anh Hinh và sau khi trúng giải I Cuộc thi Viết Văn Phật Pháp Ứng Dụng do Chùa Hương Sen tổ chức, đã cùng người chị và hai con lên viếng thăm Chùa Hương Sen, lạy Phật và dùng bữa cơm trưa (bánh xèo chay) với quý sư cô tại Chùa Hương Sen và rồi cô xin được quy y.


    Đúng vậy, viết là để hoằng pháp, và quy y là để đi vào con đường Bát chánh đạo thâm sâu hơn. Trong cơ duyên này, cả gia đình tác giả đã xin quy y Tam bảo. Tác giả Ánh Hinh được Ni sư Thích Nữ Giới Hương đặt pháp danh là Viên Bảo Tịnh, 2 con gái: Elizabeth Dang (16 tuổi), pd Viên Bảo Mỹ, Emily Dang (9 tuổi) pd Viên Bảo Tâm. Hạnh Hình (chị của Ánh Hình) với pháp danh Viên Bảo Hạnh.
    Ni sư nói rằng Ni sư vui mừng khi tác giả Ánh Hình nói rằng đã tìm được chùa Hương Sen là ngôi nhà tâm linh để nương về. Ni sư nói rằng Ni sư vui mừng khi tác giả Ánh Hình nói rằng đã tìm được chùa Hương Sen là ngôi nhà tâm linh để nương về.


    Trong phần tự giới thiệu nơi đầu bài dự thi nhan đề “The Mustard Seeds” (bản văn được Nguyên Giác dịch là “Những Hạt Cải”), tác giả Anh Hinh viết: “Tôi sống ở Chino Hills, California với chồng và hai con gái. Tôi tốt nghiệp Cử nhân Sinh học tại Đại học University of California, Irvine, và tốt nghiệp Tiến sĩ Nhãn Khoa tại Southern California College of Optometry. Tôi hiện là Bác sĩ Nhãn khoa tại một phòng khám lớn ở Nam California. Tôi cũng là hội viên của Câu lạc bộ Lions Club. Tôi vui thích phục vụ cộng đồng với những cuộc kiểm tra mắt, thăm các bãi biển với gia đình, đi bộ đường trường và đọc sách. Tôi ghi công cha tôi vì đã làm cho tôi thấm nhuần những giá trị và triết lý Phật giáo trong suốt thời thơ ấu của tôi và tôi đã sử dụng những giá trị này để cố gắng sống một cuộc đời trong chánh niệm và đạo đức.”

    Độc giả có thể đọc bài của tác giả Anh Hinh và các bài trúng giải khác ở hai cuốn sách:
    Hương Pháp 2022 – (Tuyển tập các Bài Thi Trúng Giải Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp 2022):
    https://thuvienhoasen.org/a38525/huong-phap-2022
    Hương Đạo Trong Đời 2022 – (Tuyển Tập 60 Bài Thi trong Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp 2022):
    https://thuvienhoasen.org/a38547/huong-dao-trong-doi-2022
    .https://vietbao.com/a314389/trung-giai-1


  • Kiều My,  Sinh Hoạt,  Tin tức

    DƯ ÂM TIỆC GIÁNG SINH 2022

    XIN CLICK VÀO HÌNH TRÊN ĐỂ XEM CÁC HÌNH ẢNH CỦA TIỆC GIÁNG SINH

    Mùa đông năm nay lạnh hơn năm ngoái. Nhưng chính bởi cái thời tiết lành lạnh ấy đã làm cho người ta cảm nhận được mùa Giáng Sinh đang đến trên khắp nẻo đường. Những ánh đèn màu lập lòe trên các ngôi nhà như hàng ngàn tinh tú về đêm, tạo nên khung cảnh đặc trưng của mùa Noel mà mọi người đang chào đón.  Âm điệu vui tươi của những ca khúc Giáng Sinh đã vang lên khắp nơi làm lòng người cảm thấy ấm áp với niềm vui và ước mơ cho một Giáng Sinh an lành hạnh phúc. Ai cũng nôn nao, chờ đợi những buổi tiệc hội ngộ, để gặp gỡ và cho nhau những nụ cười rạng rỡ với những lời chúc tụng tốt đẹp “MERRY CHRISTMAS and HAPPY NEW YEAR”.

    Để chuẩn bị cho buổi tiệc hội ngộ Giáng Sinh Chủ Nhật ngày 18 tháng 12 năm 2022, do nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian tổ chức theo thông lệ hàng năm, các anh chị em đã họp mặt tại nhà của Khánh Lan lúc 4:00 giờ chiều ngày 16, tháng 12, 2022 để tập dợt văn nghệ. Một tràng pháo tay cho Tuyết Nga, Đức Hạnh và Kiều My vì ba vị này đến sớm nhất! Vừa bước vào nhà, Kiều My đã ngửi thấy mùi phở xông lên thơm phức do đầu bếp Mạnh Bổng đảm trách, Khánh Lan thì đang bận rộn với món gỏi Xoài và bánh đa nướng. Phần Kiều My thì … trổ tài với những món “khó nhất”: “Cold disk” & cheese, Salted olives, Ham, và Italian sausages.

    Khoảng 5:00 chiều, các anh Ngọc Tú, Nguyên Hồng, Trọng Thái, Minh Trí và Hạnh Thục cùng đến. Anh Ngọc Tú, hai tay khệ nệ khiêng cây đàn Keyboard và theo sau là các anh trong nhóm phụ mang nhạc cụ vào trong nhà để chuẩn bị cho buổi “rehearsal”.

    Sau khi anh Ngọc Tú lắp ráp nhạc cụ xong, các anh chị bắt đầu tập dợt. Bầu không khí trong căn phòng trở nên vui hẳn lên, mọi người đều yên lặng để thưởng thức tiếng hát của các anh chị trong nhóm. Dù đây chỉ là buổi tập dợt, nhưng các anh chị đã hát với tất cả nhiệt huyết trong lòng… Ai cũng hát hay quá làm cho Kiều My có cảm tưởng như mình đang ở trong một thính phòng.

    Hàng đứng: Mạnh Bổng, Khánh Lan, Micheal, Nga Ngyễn, Quốc Sĩ, Việt Hải, Kiều My,
    Nguyên Hồng, Phạm Thái, Hàng ngồi: Thụy Lan, Diana Đỗ, Lệ Hoa, Minh Thư
    Từ trái sang phải: Mạnh Bổng, NV Nguyễn Quang, Phạm Thái, GS Trần Huy Bích,
    GS Dương Ngọc Sum, NV Việt Hải, Nguyên Hồng

    Năm nay nhóm NVNT & TTG tổ chức tiệc mừng Giáng Sinh tại nhà hàng Diamond Seafood 2, tọa lạc trên đường Brookhurst, thành phố Westmister. Khoảng 5:30 chiều, quan khách lần lượt bước vào bên trong nhà hàng với vẻ mặt hân hoan. Quý ông với trang phục lịch lãm, bên cạnh những “đóa hoa biết nói” trong y phục màu đỏ rực rỡ hay những chiếc áo dài trang nhã thướt tha.

    Từ trái sang phải: Hai thân hữu, Ông Bà John & Suzan Tạ, TS Lê Nguyễn Nga,
    NV Việt Hải, NV Kiều My, Lệ Hoa, Minh Thư

    Bên trong khán phòng, NV Việt Hải đã ngồi sẵn ở bàn tiếp tân để chào đón quan khách với nụ cười luôn nở trên môi. Phu nhân Lệ Hoa niềm nở chào hỏi mọi người và bên cạnh NV Việt Hải là Kiều My, cũng ân cần chào mừng và giúp quan khách an tọa. Khánh Lan trong chiếc áo dài lụa vàng, trông rất bận rộn với sự hỗ trợ của phu quân Mạnh Bổng. Minh Thư  và Nguyên Hồng nỗ lực trong việc điều động chương trình văn nghệ. Các thành viên trong Ban Tổ chức đã làm việc với tất cả nhiệt huyết, mỗi người một tay trong tình huynh đệ.

    Lệ Hoa, Diana Đỗ, Minh Thư, Kiều My, Việt Hải

    Trong số quan khách tham dự, Kiều My nhận thấy có sự hiện diện các vị Cố Vấn của Liên Nhóm NVNT & TTG: GS Tiến Sĩ Trần Huy Bích, GS Dương Ngọc Sum, NV Nguyễn Quang (phu quân của NV TS Minh Đức Hoài Trinh). Nữ Sĩ Dương Hồng Anh cũng có mặt cùng với con trai là anh Nguyễn Đại Thành. Được biết, Nữ Sĩ Dương Hồng Anh là cháu nội của Thi Hào Dương Khuê, em họ của NS Dương Thiệu Tước và là cô của Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh. Thi Sĩ Lê Nguyễn Nga (phu thê của NS Lê Trọng Nguyễn), đi cùng với con gái là Minh Thư. Kiều My cũng ghi nhận sự hiện diện của Giám đốc Công ty Princesslife, John Tạ và phu nhân Suzan Tạ cùng gia đình và bạn hữu. Ông Dân Quốc Lâm, Khoa học gia của công ty Boeing và phu nhân.

    Từ trái qua phải: Ông Bà Dân Quốc Lâm, Tuyết Nga, Khánh Lan, Mạnh Bổng

    Đặc biệt năm nay có sự tham dự của Bác Sĩ Đỗ Trọng Thái và NV kiêm Bình luận gia Phạm Gia Đại của đài truyền hình VCAL. Hơn thế nữa, hai vị này còn đóng góp tiếng hát trong chương trình văn nghệ giúp cho không khí của buổi họp mặt thêm phong phú và sôi động. Ngoài ra, còn có sự tham dự của các thi sĩ trong nhóm TAO ĐÀN THỜI ĐẠI gồm có Thi sĩ Hà Phương, Lam Triều, Nguyễn Hữu Đĩnh, Khoa học gia Cai Văn Khiêm và Sử gia Phạm Trần Anh.

    Từ trái sang phải: Thi sĩ Hà Phương, NV Kiều My, BS Đỗ Trọng Thái, Khoa Học Gia Cai Văn Khiêm, Sử Gia Phạm Trần Anh, NV Phạm Gia Đại, Thi sĩ Lam Triều.

    Buổi tiệc thêm phần sống động nhờ sự góp mặt của các anh chị Nguyên Hồng, Hạnh Thục, Cao Minh Trí, và Phạm Thái đến từ San Jose, California. Các anh chị đã chẳng quản ngại đường xa, vượt hàng trăm dặm để đến tiếp một cánh tay với các anh em trong nhóm. Ca Nhạc sĩ Cao Minh Trí đã dành nhiều thời gian để hướng dẫn các thành viên của Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian trong lãnh vực sáng tác và hòa âm. Nhạc sĩ kiêm Cố vấn Kỹ thuật Phạm Thái đã bỏ rất nhiều công sức trong việc xuất bản các tác phẩm văn học của nhóm.

    Hàng đứng: Tuyết Nga, Anh chị Phạm Thái, Anh chị Dân Lâm.
    Hàng ngồi: Ngọc Châu, Hạnh Thục, Minh Trí.

    Quang cảnh quan khách và thành viên tham dự buổi tiệc hội ngộ.

    Khi đồng hồ điểm 6:15 chiều và quan khách đã đến đông đủ, MC Nguyên Hồng khai mạc chương trình bằng lời chào trân trọng đến quý vị quan khách và giới thiệu những thành viên trong Ban Điều Hành của nhóm NVNT & TTG gồm:

    • Nhà văn Việt Hải: Sáng lập viên nhóm NVNT & TTG.
    • Nhà văn Khánh Lan: Trưởng ban Văn Học.
    • Ca nhạc sĩ Lâm Dung: Trưởng ban Văn Nghệ Tiếng Thời Gian.

    MC Nguyên Hồng, NV Khánh Lan, NV Việt Hải, CNS Lâm Dung

    Sau đó, Khánh Lan để tường trình về những sinh hoạt trong năm 2022 và những dự định cho năm 2023. Trong năm 2022, bên cạnh những buổi RMS của các nhà văn trong nhóm, Khánh Lan đề cập đến cuộc Du lịch Mùa Hè và mùa Thu tại Napa Valley, California & Mexican Rivera cruise trong tháng 9, 2022. Tưởng cũng xin ghi nhận chuyến đi Napa Valley, Nhóm NVNT cũng ghé San Jose, California để tham dự Buổi Kỷ niệm 25 năm Chương Trình Từ Cánh Đồng Mây của Nghệ sĩ Phan Đình Minh. NV Việt Hải là một trong ba sáng lập viên của chương trình này.

    Nv Việt Hải và Nghệ sĩ Phan Đình Minh

    Khi nói về về những sinh hoạt dự tính cho năm 2023, Khánh Lan cho biết Liên Nhóm NVNT & TTG sẽ tổ chức những buổi RMS sau đây:

    • NV Nguyễn Văn Thành tại California vào tháng Ba
    • NV BS Lê Ánh tại Arizona vào tháng Tư
    • NV Ngọc Cường (Hậu duệ TLVĐ)
    • 2 tác phẩm của NV Khánh Lan (Phân Tâm Học & Đời Sống và Tam Giáo Đồng Nguyên) vào tháng Sáu.

    Liên Nhóm NVNT & TTG cũng dự định một cuộc Du lịch vào mùa Xuân 2023 tại Âu Châu và mùa Hè tại Florida – Bahamas Caribbean Cruise.

    Tiếp tục chương trình, MC Nguyên Hồng giới thiệu chương trình văn nghệ, gồm hai phần như sau:

    Phần thứ nhất: Giới thiệu các tác phẩm do những thành viên NVNT & TTG sáng tác và trình diễn gồm các nhạc phẩm sau đây:

    • Nắng Mùa Đông: Nhạc và lời Hồng Tước.
    • Em Bắc Kỳ Yêu: Thơ Trần Việt Hải, nhạc Phan Đình Minh.
    • Nhớ Thu Xưa: Thơ Khánh Lan, Nhạc Minh Trí.
    • Người Yêu Xin Hãy Nhớ:  Nhạc Ngoại Quốc, Lời Việt Lâm Dung.
    • Ru Em Tình Nồng : Thơ Trần Việt Hải, Nhạc Phan Đình Minh.
    • Cô gái Việt Nam: Thơ Khánh Lan, Nhạc Phạm Thái.
    • Giọt Tình Xa:  Thơ Lam Triều, Nhạc Nguyễn Hữu Tân.
    • Thương Em:  Nhạc và lời Dương Viết Điền.
    • Một Chuyến Đi Cruise: Nhạc Minh Trí.
    • Hãy Đến Bên Nhau: Nhạc và lời Phạm Thái & Minh Trí.
    • Lavanda: Nhạc Ngoại Quốc, Lời Thụy Lan.

    Một tiết mục rất thú vị và làm ngạc nhiên quan khách – nhất là NV Việt Hải – là cả ban “Đại hợp xướng NVNT & TTG” đã lên sân khấu hát mừng sinh nhật của GS Dương Ngọc Sum và Sinh Nhật thứ 70 của NV Việt Hải. Nhân dịp này, nhóm cũng chúc thọ các vị niên trưởng GS TS Trần Huy Bích, GS Dương Ngọc Sum, NV Nguyễn Quang, Nữ Sĩ Dương Hồng Anh và TS Lê Nguyễn Nga.

    Ban “Đại hợp xướng NVNT & TTG” hát mừng sinh nhật của
    GS Dương Ngọc Sum và Sinh Nhật thứ 70 của NV Trần Việt Hải

    Nhạc phẩm “HAPPY BIRTHDAY“… đã trỗi lên trong bầu không khí vui tươi hòa cùng tiếng vỗ tay dòn dã vang dội cả khán phòng.

    Các Giáo Sư và các Văn Thi Sĩ cùng cắt bánh.

    Từ trái sang phải: NV Việt Hải, GS Dương Ngọc Sum, NS Dương Hồng Anh, NV Nguyễn Quang,
    TS Lê Nguyễn Nga, GS Trần Huy Bích cùng cắt bánh sinh nhật

    Tiếp theo là nhạc phẩm JINGLE BELL bất hủ với hai tiếng hát vui tươi trẻ trung của Minh Thư và Diane Đỗ. Ca khúc MÀU XANH NOEL với giọng ca ngọt ngào của Hạnh Thục, đã đưa mọi người nhớ về những mùa Giáng Sinh thật đẹp thuở nào khi còn ở quê nhà.

    Phần thứ Hai, chương trình Dạ Vũ:

    Tứ trái sang phải: Diane Đỗ, Minh Thư, Lệ Hoa Thụy Lan trong hai nhạc phẩm rất nổi tiếng:
    Silence Night và Rivers of Babylon

    Mở đầu phần dạ vũ, màn trình diễn sống động của ban tứ ca Thụy Lan, Lệ Hoa, Minh Thư và Diane Đỗ trong hai nhạc phẩm nổi tiếng Silence Night và Rivers of Babylon. Mọi người thích thú hướng về sân khấu để thưởng thức những khoảnh khắc thiêng liêng của nhạc phẩm SILENCE NIGHT. Tiếp theo là dòng nhạc như thác chảy RIVERS OF BABYLON, một nhạc phẩm đã làm nên tên tuổi của ban nhạc Boney M. do Thụy Lan, Lệ Hoa, Minh Thư và Diane Đỗ trình diễn ngoạn mục trong những chiếc áo đầm đỏ.

    SOMEWHERE MY LOVE – một nhạc phẩm nổi tiếng trong phim Dr. Zhivago. Tiếng hát truyền cảm của Mạnh Bổng đã tạo cảm hứng cho mọi người ra sàn nhảy với điệu luân vũ. Thi Ca Nhạc sĩ Hà Phương thuộc Nhóm Văn Đàn Thời Đại cũng góp mặt với bài thơ nói về MẸ và bài hát LONG XUYÊN NGÀY VỀ do chính ông sáng tác. Khi TCNS Hà Phương cất tiếng ngâm bài thơ về MẸ, giọng ngâm của ông trở nên nghẹn ngào, gây nhiều xúc động cho người nghe, và nhạc phẩm Long Xuyên Ngày Về như đem mọi người trờ về miền Tây sông nước. Sau đó, COMMENT CA VA – bản nhạc Pháp trong giai điệu Bebop qua phần trình diễn sống động của Kiều My đã làm cho không khí sàn nhảy vui nhộn hẳn lên. TUYẾT TRẮNG – một nhạc phẩm rất quen thuộc đã được Bác sĩ Đỗ Trọng Thái trình bày điêu luyện trong điệu nhạc Bolero tình tứ. NV Phạm Gia Đại cũng góp vui với DUYÊN THỀ – một bản nhạc trữ tình bất hủ trong điệu Boston. Theo lời yêu cầu của NAG Paul Levan, Kiều My cùng anh đã song ca bản BESAME MUCHO theo thể điệu Rumba.

    Bản nhạc FELIZ NAVIDA do ban hợp ca Tiếng Thời Gian trình bày vang lên đã kết thúc chương trình văn nghệ của buổi tiệc Giáng Sinh 2022. Mọi người chia tay nhau ra về trong niềm lưu luyến. Kiều My hy vọng dư âm của buổi họp mặt cuối năm sẽ mang lại niềm vui và đọng mãi trong tâm hồn mọi người.  

    Kiều My xin thay mặt Liên Nhóm NVNT & TTG kính chúc quý vị một mùa Giáng Sinh hạnh phúc và một năm mới an khang thịnh vượng.

    Kiều My, Mùa Giáng Sinh 2022

  • Khánh Lan,  Sinh Hoạt

    Bách Niên Kỷ của Một Nhà Văn DOÃN QUỐC SỸ

    GIÁO SƯ NHÀ VĂN DOÃN QUỐC SỸ
    Quan Khách tham dự

    Từng tràng pháo tay nổi lên vang dội cả căn phòng hội chen lẫn tiếng reo vui của quan khách khi Giáo Sư Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ bước vào cửa. Căn phòng hội hình như sáng hẳn lên bởi những khôn mặt rạng rỡ, nụ cười nở hoa trên môi mọi người để đón chào một vị Thầy khả kính. Nhạc phẩm Trèo Lên Quán Dốc vang lên từ một góc phòng phía bên trái và rồi mọi người cùng hát vì đây là nhạc phẩm mà ông yêu mến…

    Trèo lên quan dốc ngồi gốc ối a câу đa

    Rằng tôi lý ối a câу đa

    Ai xui ôi à tính tang tình rằng

    Ϲho cô mình gặp xem hội cái đêm trăng rằm

    Rằng tôi lý ối a câу đa

    Ϲhẻ tre đan nón kìa nón ơi ba tầm

    Rằng tôi lý ối tầm ba tầm

    Ai đem ôi à tính tang tình rằng

    Ϲho cô mình đội xem hội cái đêm trăng rằm

    Rằng tôi lý ối a sáng trăng….

    Hân hoan chào đón Giáo Sư Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ
    Kính chúc GS Thượng ThượngThọ An Khang

    GS Doãn Quốc Sỹ với nụ cười luôn nở trên môi, khuôn mặt tươi sáng để lộ một sự ngạc nhiên, hân hoan và hạnh phúc. Ông đi từng bước chậm chạp, thong thả với sự giúp đỡ của Giáo Sư Tiến Sĩ Trần Huy Bích. GS Trần Huy Bích dìu GS Doãn Quốc Sỹ tiến thẳng đến chiếc bàn đặt giữa phòng, một vị trí đặc biệt dành riêng cho ông. Trên bàn, một chiếc bánh mừng thọ với hàng chữ:  

    LỄ MỪNG THỌ 100 TUỔI VÀ VINH DANH GIÁO SƯ DOÃN QUỐC SỸ

    Giáo Sư Doãn Quốc Sỹ ngồi xuống nghế, mắt nhìn thẳng về phía quan khách trong lúc Giáo Sư Tiến Sĩ Phạm Thị Huê đứng bên cạnh ông, khai mạc cho buổi họp mặt.

    Giáo Sư Tiến Sĩ Phạm Thị Huê

    GS Phạm Thị Huê mở đầu với hai câu thơ của Nhà Thơ Xuân Diệu trong bài Mùa Thu Tới:

    “Đây mùa thu tới, mùa thu tới,

    Với áo mơ phai dệt lá vàng…”

    GS cho biết là GS Doãn Quốc Sỹ có sức khỏe tốt và sống lâu là nhờ vào THIỀN sau khi bà chúc GS Doãn Quốc Sỹ “Thượng Thọ An Khang” và để kết thúc phần nói chuyện, bà đọc câu thơ của Đại Văn Hào Nguyễn Du:

    “Trời còn để có hôm nay….

    GS Huê nói tiếp:

    Câu thơ tiếp theo tôi xin để trống để mọi người tự điền vào.”

    Sau khi nghe Giáo Sư Tiến Sĩ Phạm Thị Huê đọc câu thơ của thi hào Thanh Hiên Tố Như khiến Khánh Lan liên tưởng như sau:

    “Trời còn để có hôm nay,

    Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời.

    Hoa tàn mà lại thêm tươi,

    Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa.”

    (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

    Ngẫm nghĩ về câu “Trời còn để có hôm nay”,… Trời ở đây có nghĩa như không gian (sky, le ciel) hay khung trời cho chúng ta hôm nay được gặp lại nhau, nhìn nhau, và người đối diện vẫn mạnh khoẻ để chuyện trò, hàn huyên  với nhau. Sau bao năm vật đổi sao dời, “Hoa tàn mà lại thêm tươi, Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa.”,… và rồi không gian, thời gian đã chuyển hóa để chúng ta quán được, ngộ được, và nhận chân ra rằng “Trời còn để có hôm nay“, vì nay chúng ta đã không có gì mất cả, mà ngược lại, hoa cũ vẫn còn tươi, trăng cũ còn sáng hơn xưa. Xin hãy hiểu Giáo Sư Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ dù cao tuổi, nhưng nay ông vẫn mạnh khỏe, bình an, minh mẫn. Có lẽ người thọ bách niên không có thay đổi nhiều… Lời chúc phúc của Giáo Sư Huê mang đầy ý nghĩa, mang giá trị tích cực của ý tưởng chúc thọ.

    Giáo Sư Đỗ Quý Toàn

    Tiếp tục chương trình là Giáo Sư Đỗ Quý Toàn nói về nói về tiểu sử của GS Doãn Quốc Sỹ, ông nói ngắn gọn nhưng rất đầy đủ và bao gồm tất cả những gì cần thiết…

    Lời phát biểu của Giáo Sư Doãn Quốc Sỹ
    và đứng bên cạnh là Cô Doãn Liên (con gái của GS)

    Đến phần phát biểu của Giáo Sư Doãn Quốc Sỹ, ông nhắc đến Nhà Thơ Tú Mỡ và đọc rõ ràng tên từng đứa con của Nhà Thơ Tú Mỡ và của ông qua một mẫu chuyện vui rất dí dỏm, hóm hỉnh và tự nhiên. Với giọng nói tinh anh, minh mẫn Giáo Sư Doãn Quốc Sỹ kể: “Ông Tú Mỡ (nhà thơ trào phúng Hồ Trọng Hiếu), nhạc phụ của tôi, viết về tám người con của ông với hai câu: “Năm trai, ba gái, tám tên/Trung, Hiền, Thảo, Dũng, Hùng, Chuyên, Vỹ, Cường.Còn tôi thì cũng bắt chước ông nhưng “cân đối” hơn nên…Bốn trai, bốn gái, tám tên/ Thanh, Khánh, Liên, Thái, Vinh (liền), Hưng, Hiển, Hương.”… Có lẽ, lúc này, ông chẳng còn màng đến sự việc đời thường, chẳng còn thiết tha với văn thơ, mà chỉ còn nghĩ đến cái hạnh phúc của riêng mình, là những đứa con hiếu nghĩa đang ở bên cạnh ông mà thôi.

    Từ trái sang phải: Giáo Sư Tiến Sĩ Trần Huy Bích, Giáo Sư Tiến Sĩ Phạm Thị Huê, Giám Đốc Viện Việt Học Cô Kim Ngân , Giáo Sư Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ
    GS Doãn Quốc Sỹ cắt bánh bên cạnh hai cô con gái 

    Căn phòng chìm trong yên lặng khi trên màn hình, chiếu lên một slideshow về cuộc đời của GS Doãn Quốc Sỹ với lời tựa “BỐ – DOÃN QUỐC SỸ” do con trai của ông là anh Doãn Vinh thực hiện. (Theo lời của người con rể của ông là anh Nguyễn Đình Hiếu.) Mở đầu slideshow với giọng ca ngọt ngào, cao vút của cố Ca Sĩ Thái Thanh, đã làm rung động và xao xuyến tâm tư của những đứa con Việt Nam xa xứ…

    “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời người ơi!

    Mẹ hiền ru những câu xa vời.

    À à ơi! Tiếng ru muôn đời…”

    Sau phần slideshow, Giáo Sư Nguyễn Đình Cường cất tiếng ngâm bài thơ “Tóc Trắng và Con Đường Mùa Thu” của Nhà Thơ Trần Mộng Tú, rồi đến bài thơ “Tiễn Thầy” vô cùng cảm động của Thi Sĩ Nguyễn Đức Vĩnh và sau cùng là một bài thơ nổi tiếng mà GS Cường đặt tên là “Bài Thơ Vô Đề của Nhà Thơ Khuyết Danh”. Bài thơ này trích trong thi phẩm Doãn Quốc Sĩ qua bài viết của Nhà Văn Nguyễn Mạnh Chi.

    Sau bữa ăn trưa là những phát biểu và chúc thọ từ các đoàn thể như: Hội Ái Hữu Đại Học Vạn Hạnh, Đại Học Sư Phạm, Trường Học Chu Văn An, Trung Học Nguyễn Khuyến, Trường Việt Ngữ Nam Cali, Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt, Viện Việt Học, Biên Khảo Lịch Sử Phạm Trần Anh và sau cùng là Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian.

    Từ trái sang phải: Sử Gia Phan Trần Anh, NV Khánh Lan, GS Phạm Thị Huê,
    GS Dương Ngọc Sum, NV Phạm Gia Đại

    Các Hội Đoàn phát biểu và chúc mừng GS Doãn Quốc Sỹ

    Tuy Nhà Văn Việt Hải bận việc gia đình không đến được, nhưng anh đã ủy thác cho Nhà Văn Khánh Lan đọc bài thơ thất ngôn tứ tuyệt để chúc thọ GS Doãn Quốc Sỹ như sau:

    Một trăm năm hữu sở ân sư

    Một thế kỷ đời vi học giả

    Thọ tựa tùng mộc ngàn năm sáng

    Đức như bách mộc bao thanh cao.

    Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian. Từ trái sang phải:
    Mạnh Bổng, NV Khánh Lan, GS Trần Huy Bích, GS Dương Ngọc Sum

    Trong quá khứ khi nhóm văn học, nhóm Văn Đàn Đồng Tâm được thành lập bời ba nhân vật: Tạ Xuân Thạc (Chủ Nhiệm), Trần Việt Hải (Chủ Bút) và GS Doãn Quốc Sỹ (Cố vấn văn hoc), GS Doãn Quốc Sỹ và Văn Đàn Đồng Tâm để lại một dấu ấn thời gian như nhà văn Doãn Quốc Sỹ vẫn quan tâm, khuyến khích giới hậu duệ đi sau hãy tiếp tục dòng sông văn học luân lưu.

    Chúng tôi (Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuât & Tiếng Thời Gian) được biết GS NV Doãn  Quốc Sỹ có những tác phẩm nổi tiếng như Người Việt Đáng Yêu, Người Đàn Bà Bên Kia Vĩ Tuyến, Gìn Vàng Giữ Ngọc, Dòng Sông Định Mệnh, Ba Sinh Hương Lửa, Dấu Chân Cát Xóa, v.v… Ngoài ra, trước năm 1975, GS Doãn Quốc Sỹ còn là một trong những nhà văn thành lập nhóm văn Sáng Tạo gồm Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Trần Thanh Hiệp, Mai Thảo và Nguyễn Sĩ Tế, …

    Tình bạn cố tri giữa 2 nhà văn Doãn Quốc Sỹ và Thanh Tâm Tuyền sâu đậm như khi Thanh Tâm Tuyền sáng tác bài thơ mang tên “Nhịp Ba” thay cho Lời Bạt dành cho tập truyện cổ tích “Sợ Lửa” của Doãn Quốc Sỹ xuất bản năm 1956, Thanh Tâm Tuyền viết:

    “Ngực anh thủng lỗ đạn tròn

    Lưỡi lê thấu phổi

    Tim còn nhảy đập

    Nhịp ba nhịp ba nhịp ba

    Tình yêu, tự do mãi mãi

    Anh về ngồi dưới vườn nhà

    Cây liền kết trái

    Hoa rụng tơi tơi ủ xác

    Anh chạy nhịp hai qua cách trở

    Mắt bừng

    Thống nhất, tự do

    Ngoài xa thành phố

    Bánh xe lăn nhịp ba

    Áo màu xanh hớn hở

    Nhát búa gõ

    Long máy quay

    Cửa nhà thi nhau lớn

    Nhịp ba, nhịp ba, nhịp ba

    Tình yêu, tự do, mãi mãi”.

    Bài thơ này được chính Doãn Quốc Sỹ coi như là “đã nêu lên lòng ước muốn thường xuyên nóng bỏng trong tâm tư thầm kín của tôi [DQS]: đó là ước muốn sao cho đất nước sớm được thống nhất tự do.

    Thế nhưng sau tháng Tư, 1975, người ta nói là “đất nước thống nhất tự do”, cả Doãn Quốc Sỹ và Thanh Tâm Tuyền – cũng như bao nhiêu nhà báo và văn nghệ sĩ khác của Miền Nam đã phải vào trại tù cải tạo…

    Đồng hồ chỉ 2:30 giờ chiều, GS Doãn Quốc Sỹ đã thấm mệt, ông ra về trong sự luyến lưu của mọi người. Buổi họp mặt mừng tuổi thọ của GS Doãn Quốc Sỹ chấm dứt lúc 3:00 giờ chiều.

    Khánh Lan, California Dec. 10, 2022

    CNS Hồng Tước, MC Thụy Vy, TP Nguyễn Trọng Nho, NV Khánh Lan
  • Kiều My,  Sinh Hoạt

    NGÀY HỘI NGỘ PETRUS KÝ 2022 DƯỚI LĂNG KÍNH CỦA KIỀU MY

    Petrus Trương Vĩnh Ký

    Những ngày mây mù ảm đạm có mưa gió lạnh đã qua! Bầu trời chợt bừng sáng với nắng thu nhẹ nhàng lan tỏa khắp vùng trời nam California, để đón chào buổi sáng Chủ nhật ngày 4 tháng 12 năm 2022. Ngày họp mặt của hội Ái Hữu Petrus Ký. Hình như thiên nhiên đã ưu đãi cho hội có một ngày hội ngộ thật đẹp và đồng thời cũng mang niềm phấn khởi đến cho mọi người.

    Mới 10:30 sáng, quan khách đã lần lượt đến hội trường với vẻ mặt vui tươi, ánh mắt rạng ngời, tay bắt mặt mừng, xôn xao chào hỏi nhau trong tình đồng môn và thân hữu.

    Trên sân khấu, hai câu đối bằng chữ đỏ thật lớn, sáng ngời, nổi bật dưới ánh đèn:

    Khổng Mạnh Cương Thường Tu Khắc Cốt

    Tây Âu Khoa Học Yếu Minh Tâm

    Đây là hai câu đối được khắc trước cổng trường Petrus Ký từ khi mới thành lập và đã cưu mang một lý tưởng giáo dục vẹn toàn về cả hai mặt: Đức dục và trí dục, mà được cựu học sinh của trường luôn khắc cốt ghi tâm. Tưởng cũng nên điểm qua vài nét đại cương về trường Petrus Ký – Là trường nam trung học được thành lập trong thời Pháp thuộc vào năm 1928, do Thống đốc Nam kỳ Blanchard De La Brosse, lấy tên nhà văn học và cũng là nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký (gọi tắt là Petrus Ký 1837 – 1898) đặt tên cho trường. Tượng đồng bán thân của nhà bác học được nhà diêu khắc cắt xén khéo léo và đặt ngay giữa sân trường.

    Trường Petrus Ký, Saigon

    Được biết, Petrus Trương Vĩnh Ký thông thạo 26 ngôn ngữ; vì thế vào năm 1874, ông được thế giới chọn là nhà bác học ngôn ngữ của thế kỷ 19 và được danh dự ghi tên trong tự điển Larousse. Lễ khánh thành của tượng đồng Petrus Trương Vĩnh Ký và Lycee’ Petrus Ký được đặt dưới sự chủ tọa của Thống đốc Nam Kỳ Blanchard de la Brosse. Dù đã qua gần một thế kỷ mà ngôi trường Petrus Ký vẫn uy nghi, tọa lạc tại trung tâm thành phố Saigon và nổi tiếng về mẫu mực tốt đẹp của nền giáo dục học đường. Trường đã đào tạo những học sinh ưu tú, những nhân tài, những chính khách cho chế độ dân chủ xưa và những sĩ quan chỉ huy trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Ngày nay, đa số những cựu học sinh của trường Petrus Ký đã thành đạt ở hải ngoại. Vì thế, họ là những người xứng đáng và hãnh diện là học sinh của trường. Sự thành công vượt bực của các cựu học sinh trong và ngoài nước là do họ được đào tạo bởi các vị giáo sư tài đức, dạy dỗ, rèn luyện bằng kỷ luật nghiêm khắc, nhưng đầy tình yêu thương dành cho học trò.

    Khai mạc chương trình cho buổi hội ngộ hôm nay, bài nhạc chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ hùng hồn lần lượt trổi lên. Tất cả mọi người trong hội trường đứng nghiêm chỉnh, nghiêng mình dưới màu cờ của hồn thiêng sông núi. Tiếp đến là phút mặc niệm để tưởng nhớ đến những vị anh hùng dân tộc, vì nước vong thân, hay những người dân Việt đã bỏ mình trên đường tìm tự do. Đó là khoảnh khắc xúc động cho những người may mắn còn sống sót qua cuộc bể dâu, đồng thời bùi ngùi nghĩ đến những người đã ra đi mãi mãi.

    Buổi tiệc hôm nay quy tụ khoảng 200 người, hội trường thật đông với sự hiện diện của các cựu giáo sư Petrus Ký như GS Dương Ngọc Sum, Châu Thành Tích, Nguyễn ngọc Thọ, Lê Tiến Đạt, Nguyễn Văn Hiếu, Đặng Quốc Khánh, v.v… và các cô Hồ Thị Hiệp, Phạm Thu Yến v.v… Trong bầu không khí vui tươi ấy, các cựu học sinh Petrus Ký cũng không quên tưởng nhớ đến các cựu giáo sư đã vĩnh viễn ra đi trong năm qua như Tư Lệnh Không Quân, Giáo Sư, Khoa học gia, Nhà Văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh… Và bùi ngùi thương tiếc cho những người bạn đồng môn đã vội vã bỏ cuộc vui như Bác sĩ, võ sĩ, chiến sĩ nhảy dù, nhạc sĩ Phạm Gia Cổn vừa qua đời vào sáng Thứ Tư, ngày 30 tháng 11 năm 2022.

    Bác Sĩ Đỗ Trọng Thái và các cựu học sinh Petrus Ký cùng GS Dương Ngọc Sum khai mạc buổi họp mặt.

    Trên sân khấu, Bác Sĩ Đỗ Trọng Thái đại diện ban tổ chức chào mừng quan khách cùng với các cựu học sinh trong ban tổ chức với đồng phục áo chemise trắng, quần tây đen, giản dị nhưng không kém phần lịch sự và trang nhã. Ngoài BS chủ tịch Đỗ Trọng Thái, chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của BS Ngô Bá Định, Ca Sĩ Nguyên Hồng (San Jose), các anh Trần Anh Dũng, Trần Vĩnh Trung, Đặng Mão, Lê Anh Dũng, v.v…

    Hàng đứng: Mạnh Bổng, NV Khánh Lan, GS Dương Ngọc Sum, Hồng Nguyên.
    Hàng Ngồi: NT Lê Nguyễn Nga, Nữ Sĩ Dương Hồng Anh, NV Kiều My

    Đặc biệt ghi nhận, Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian đã có mặt rất sớm và góp phần đắc lực vào chương trình văn nghệ, giúp vui không ít vào sự kiện hôm nay. Kiều My nhận thấy Nữ Sĩ Dương Hồng Anh và Nhà Thơ Lê Trọng Nguyễn Nga đến rất sớm với sắc diện vui tươi.

    LIÊN NHÓM NHÂN VĂN NGHỆ THUẬT & TIẾNG THỜI GIAN

    Nhà văn đàn anh Nguyễn Quang bao giờ cũng bảnh bao trong mọi buổi họp mặt.Hôm nay trông nhà văn Trần Việt Hải có vẻ hồng hào và rất vui, anh là cựu học sinh Lycee’ Petrus Ký và ca sĩ phu nhân Lệ Hoa đến hơi muộn, có lẽ vì “Kẹt xe” làm Kiều My cứ nhìn ra cửa trông ngóng. Đôi trai tài gái sắc Mạnh Bổng và Nhà Văn Khánh Lan đã có mặt và ngồi kế bên Kiều My. Ngoài ra còn có nhà văn Phạm Gia Đại, ngồi cùng bàn và chung vui với cả nhóm. Ba người đẹp: Lâm Dung, Ngọc Quỳnh và Ái Liên của ban Tiếng Thời Gian, tha thướt trong chiếc áo dài rất nổi và thật đẹp mắt. Ban tam ca này hứa hẹn những màn trình diễn hấp dẫn trong chương trình văn nghệ sắp đến.

    Mùi thức ăn thơm ngon từ các khay trên tay của những tiếp viên, làm mọi người cảm thấy cái đói đang lên tiếng. Thức ăn của nhà hàng Diamond Seafood Palace khá ngon đủ làm hài lòng thực khách. Còn gì thú vị cho bằng khi vừa thưởng thức món ăn ngon, vừa nghe cựu học sinh Trần Vĩnh Trung kể lại những kỷ niệm vui buồn dưới mái trường. Bạn ấy kể chuyện về nét đặc biệt của thầy Đặng Quốc Khánh rằng: Thầy chạy xe Vespa, chải đầu tém và thích nhảy đầm… Khi anh Trần Vĩnh Trung vừa dứt lời, Thầy Đặng Quốc Khánh ngay lập tức, cải chính. Thầy bảo rằng thầy khiêu vũ chứ không nhảy đầm…vì thầy không có mặc áo đầm…hihihi…Khiến mọi người vừa ăn vừa cười tủm tỉm… Nhìn các thầy cô mà thương! Không còn khỏe mạnh đầy nghị lực như ngày xưa, giờ đã già yếu, tóc đã bạc nhiều. Thời gian đã làm hao mòn hết tất cả! thật vậy, không gì có thể chống chọi lại được với thời gian cả! Con đường mà mọi người lần lượt phải đi qua!

    Các cựu học sinh Petrus Ký hàng năm vẫn không quên sinh nhật của nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký, đặc biệt năm nay, họ cũng không quên sinh nhật thứ 88 của thầy Dương Ngọc Sum và thầy Đặng Quốc Khánh. Cả hội trường cùng đồng thanh ca Happy Birthday chúc mừng sinh nhật cho hai thầy thật tưng bừng. Chiếc bánh sinh nhật ngon ngọt được cắt ra, chia cho mọi người như tình thầy trò luôn khắng khít, cho nhau tình cao nghĩa trọng.

    Từ trái sang phải: NV Phạm Gia Đại, GS Dương Ngọc Sum, BS Đỗ Trọng Thái

    NV Phạm Gia Đại thay mặt nhà văn Việt Hải và Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian chúc thọ GS Dương Ngọc Sum. Bài thơ như sau:

    KÍNH MỪNG SINH NHẬT THẦY SUM 

    Kính mừng sinh nhật Thầy Sum.

    Nhà văn, nhà giáo họ Dương song toàn. 

    Tám tám tuổi hạc trời ban.

    Vẫn còn minh mẫn luận bài văn chương. 

    Cộng đồng bè bạn mến thương. 

    Môn sinh lui tới đón mừng tôn vinh.

    Văn chương chung một hành Trình. 

    Những chiều thơ nhạc ấm tình quê hương. 

    Mấy vần lục bát kính mừng. 

    Chúc Thầy mạnh khỏe thọ trường an khang.

    Vườn hoa văn nghệ thênh thang.

    Thêm bông hồng thắm, một làn hương bay.

    NS Dương Hồng Anh . Westminster,  ngày 29 tháng 11, 2022.

    GS Dương Ngọc Sum và GS Đặng Quốc Khánh

    Chương trình văn nghệ được mở đầu với nhạc phẩm Giòng An Giang của Anh Việt Thu, được hát bởi ban Tam ca Tiếng Thời Gian: Lâm Dung, Ngọc Quỳnh và Ái Liên và được tán thưởng nhiệt liệt bởi tràng pháo tay vang dội cả căn phòng. Giai điệu luân vũ nhẹ nhàng vui tươi của Giòng An Giang đã chinh phục được khán giả dù khó tính.

    Tam ca Tiếng Thời Gian, Ngọc Quỳnh, Ái Liên, Lam Dung

    Để đáp lại, Petrus Ký cống hiến nhạc phẩm Tình Khúc Chiều Mưa của Nguyễn Ánh 9 qua hai giọng ca của BS Đỗ Trọng Thái và anh Nguyên Hồng. Qua nhạc phẩm này cho ta gợi nhớ lại người nhạc sĩ piano tài ba Nguyễn Ánh 9, lúc sinh thời đã sáng tác và đóng góp cho kho tàng âm nhạc Việt Nam nhiều nhạc phẩm giá trị.

    Kế tiếp là màn trình diễn của cô Song Ngân trong bộ áo tứ thân cổ truyền qua nhạc phẩm Em Đi Chùa Hương. Gợi lại hình ảnh của đất Bắc thân yêu đã đi vào văn chương hay thi ca muôn thuở của Việt Nam. Sau những bản nhạc nhẹ nhàng êm dịu, cả hội trường như bừng lên sức sống khi giai điệu pasodoble của Ô Mê Ly, do nhạc sĩ Văn Phụng sáng tác trổi lên. Tiếng hát của Ái Liên, Lâm Dung và Ngọc Quỳnh một lần nữa đã làm những người thích nhảy nhót không thể ngồi yên, bèn ồ ạt ra sàn nhảy cho thỏa thích.

    Khi hơn phân nửa khách đã ra về, còn lại một số thành viên Petrus Ký. Riêng nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian vẫn còn đông đủ và rất chịu chơi để đánh một cú chót. Bản nhạc sở trường của nhóm được tung ra khiến mọi người vô cùng thích thú, đó là bản NẮNG CHIỀU của cố nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn do toàn ban đại hợp xướng của nhóm trình bày. Kiều Mỹ nghĩ rằng: với bản Nắng Chiều ít nhiều cũng đã mang đến niềm vui cho Nhà Thơ Lê Nguyễn Nga, bà là phu nhân của cố nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và là bố của cháu Minh Thư có mặt trong buổi tiệc. Kiều My cũng đã nhìn được ánh mắt vui mừng xen chút cảm động của nhà thơ Lê Nguyễn Nga, vì đây cũng là niềm hãnh diện của riêng bà và cả Minh Thư.

    Bế mạc chương trình, mọi người cùng cất tiếng hát nhạc phẩm Việt Nam Việt Nam…trong niềm yêu nước dạt dào. Bản nhạc này riêng tặng cho thầy Dương Ngọc Sum vì đó là nhạc phẩm mà thầy rất yêu thích.

    Mọi người cùng cất tiếng hát nhạc phẩm Việt Nam Việt Nam…trong niềm yêu nước dạt dào

    Cuộc vui nào cũng phải tan, mọi người lưu luyến chia tay và hẹn gặp lại ngày này năm sau.

    KIỀU MY, KHÁNH LAN, MẠNH BỔNG KÍNH CHÀO VÀ HẸN TÁI NGỘ TRONG NĂM 2023

    Kiều MyNam California 2022.

  • Khánh Lan,  Sinh Hoạt

    DU LỊCH MÙA HÈ 2022

    Khánh Lan tường trình từ California Oct. 12, 2022

    https://photos.app.goo.gl/xrUevFs81DWQhNaVA

    Ngày 02 tháng 09, 2022, Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật đã lên vùng thung lũng hoa vàng San Jose để tham dự chương trình KỶ NIỆM 25 NĂM THÀNH LẬP “TỪ CÁNH ĐỒNG MÂY”  và tiện thể anh em chúng tôi ghé thăm Thung lũng Napa nằm phía bắc của San Francisco.

    NAPA VALLEY MARKET

    Thị trấn Napa: Nằm ở phía nam thị trấn Napa là Calistoga và phía bắc là Thung lũng Napa. Vùng thung lũng này đã trở thành khu vực sản xuất rượu vang sau một cảnh “nếm rượu vang” (Judgment tại Paris) năm 1976, được miêu tả trong phim Shock Shock. Thực ra, trước đó người dân California đã nghiên cứu và biết Thung lũng Napa là vùng đất thích hợp và tốt để trồng nho. Do đó, Thung lũng Napa đã được hình thành năm 1874 và chỉ cách trung tâm của thị trấn San Francisco khoảng 76 km. Dân số của Napa vào khoảng thời gian ấy có trên dưới độ 79.000 người.

    Thung lũng Napa với những vườn trong nho

    Thung lũng Napa nằm trên một khu đất bằng phẳng dài khoảng 30 dặm, đây là vùng đất màu mỡ, là thế giới của những vườn nho xanh tốt, của nơi hội tụ những giống nho ngon ngọt và của những chai rượu vang nổi tiếng bậc nhất trên thế giới. Khí hậu ở thung lũng Napa thuận hòa nên rất thích hợp với những giống nho xanh mướt; dù rằng Thung lũng Napa có diện tích trồng nho nhỏ so với khu Bordeaux của nước Pháp nhưng lại cho ra những chai rượu vang tuyệt với. Vậy cái gì khiến cho Napa Valley nổi tiếng về rượu vang?

    Vào năm 1976 trong một cuộc thi rượu vang trên thế giới, chai rượu vang mang tên Napa Valley của nước Mỹ đã dành chiến thắng trước các cường quốc rượu vang (lúc bấy giờ Pháp dành quyền bá chủ về rượu vang). Sự chiến thắng trong cuộc thi này đã đưa rượu vang sản xuất tại Napa Valley lên hàng đầu danh sách và làm chao đảo giới điệu mộ say mê rượu vang khắp nơi trên thế giới.

    NVNT & TTG THAM DỰ NGÀY KỶ NIỆM 25 NĂM THÀNH LẬP
    “TỪ CÁNH ĐỒNG MÂY”  TAI SAN JOSE

    Sau 5 ngày thăm các bạn bè ở vùng Thung Lũng Hoa Vàng San Jose, anh em chúng tôi thừa thắng xông lên, cùng nhau “Booked 7 ngày cruise Mexico Rivera” và ghé thăm 3 cảng: Cabo San Lucas, Mazatlan và Puerto Vallarta.

     
    TRÊN BOONG TÀU (DECK 14) NGÀY DẦU TẠI CẢNG SAN PEDRO, LONG BEACH

    Ba ngày họp mặt trên du thuyền, ngoài công việc rủ nhau đi ăn, đi uống rượu, đi coi shows, nhảy đầm, nghe nhạc thì anh em chúng tôi còn một việc vô cùng quan trọng: Đó là quần là áo lượt “diện cho thiệt đep” để đi dạo phố và chụp hình lưu niệm…

    DRESING-UP FOR FUN

    Sau 3 ngày lênh đênh trên biển, Du thuyền Royal Caribbean, Navigator Of The Seas đã dừng lại ở cảng đầu tiên Cabo San Lucas. Đây là một thành phố nghỉ mát ở cực nam của Bán đảo Baja California, thuộc bang Baja California, Mexico. Cabo San Lucas cùng với San José del Cabo được gọi chung là Los Cabos, một khu vực đô thị được đánh giá là một trong năm điểm du lịch hàng đầu của Mexico.

    Tại Cabo San Lucus, chúng tôi xuống tàu nhỏ để vào phố.
    Cabo San Lucas (Photo Credit: Internet)

    Cabo San Lucas được biết đến với các bãi biển cát trắng tuyệt đẹp, nổi tiếng với địa điểm biển lặn, Balnearios và vòm biển El Arco de Cabo San Lucas với sinh vật biển hiếm quý. Làn nước trong xanh của biển Cortez và vùng biển xung quanh Cabo là nơi sinh sống của các loài động vật hoang dã gồm cá đuối, cá mập, mahi-mahi (dorado) và cá sọc dưa.

    Qua 2 ngày tiếp theo, Du thuyền Royal Caribbean, Navigator Of The Seas dừng lại ở cảng Mazatlan và Puerto Vallarta. Tại đây, anh em chúng tôi đã mướn 2 chiếc xe VAN 15 chỗ để đi thăm thành phố. Hai bác tài xế vừa là người cầm lái xe vừa thấu hiểu di tích lịch sử, nên rất thông thạo đường lối và hoạt bát chẳng khác gì nhân viên hướng dẫn du lịch chuyên nghiệp. Hai Bác tài đã đưa chúng tôi đến những thắng cảnh đẹp tuyệt vời và nổi tiếng của thành phố Mazatlan và Puerto Vallarta.

    Mazatlan (Photo Credit: Internet)

    Mazatlan được mệnh danh là viên ngọc trai của Thái Bình Dương, một khu vực mà xưa kia là thổ địa của những người khai hoang, là nơi xảy ra những trận chiến của kẻ lừa đảo và những kẻ săn tìm vàng. Mazatlan bao quanh bởi những ngọn núi và được bao phủ bởi vùng nước xanh mát của Thái Bình Dương. Những bãi biển cát trắng tuyệt đẹp và nhiều nơi bạn có thể nằm thư dãn, ngắm biển, tắm nắng. Những quán cà phê, quán bar mọc rải rác cạnh biển cống hiến du khách những thức ăn tươi miền biển và những ly rượu ngon.

    Puerto Vallarta (Photo Credit: Internet)

    Tại đây, ngoài việc đi thăm phố, thăm núi và thăm thị trấn Mazatlan, anh chúng tôi đã đi thăm nơi làm rượu tại Tequilera El Ojo De Vidrio và thám hiểm nếm rượu tequila.

    Công ty sản xuất rượu Tequilera El Ojo De Vidrio

    Qua đến ngày thứ 3, Du thuyền Royal Caribbean dừng lại cảng Puerto Vallarta. Cảng này nằm trên Bahia de Banderas của Thái Bình Dương, bang Jalisco của Mexico. Puerto Vallarta được bao bọc bởi dãy núi Sierra Madre, phía đông và phía trước là Vịnh Banderas, phía bắc giáp với phần tây nam của bang Nayarit, phía đông giáp với đô thị Mascota và San Sebastián del Oeste, phía nam giáp với các thành phố tự trị Talpa de Allende và Cabo Corrientes. Puerto Vallarta được đặt theo tên của Ignacio Vallarta, một cựu thống đốc của Jalisco. Trong tiếng Tây Ban Nha, Puerto Vallarta thường được rút ngắn thành “Vallarta”.

    Khu phố cổ Puerto Vallarta

    Puerto Vallarta là khu đô thị lớn thứ hai trong tiểu bang sau Vùng đô thị Guadalajara. Thành phố Puerto Vallarta là trụ sở chính phủ của Thành phố Puerto Vallarta bao gồm khu phố cổ và thành phố mới. Puerto Vallarta tràn ngập những con đường lát đá cuội, các quán ăn bên bờ biển và thành phố cổ kính với các cửa hàng boutique quyến rũ. Tại đây bạn có thể đi dạo trên bãi biển Yelapa hoặc ghé vào Cafe des Artistes để thưởng thức bữa ăn lãng mạn trong khu vườn đầy ánh nến hoặc đến thăm Jardin Botanica Vallarta để ngắm hoa hoặc sảng khoái trong làn nước trong mát của dòng sông đầy đá.

    Hàng Ngồi: Từ trái sang phải: Ái Liên, Lâm Dung, Khánh Lan, Tuyết Nga, Hạnh, Xuân.
    Hàng đứng: từ trái sang phải: Bích Điệp, Ngọc Cường, Mạnh Bổng, Kim và Dân.

    Cùng nhau thưởng thức những bữa ăn ngon cùng bạn hữu:

    Hàng ngồi: Từ trái sang phải: Dân Lâm, Ngọc Cường, Việt Hải, Mạnh Bổng, Minh Trí.
    Hàng đứng: Từ trái sang phải: Thụy Lan, Lâm Dung, Ái Liên, Lệ Hoa, Hạnh, Kim, Tuyết Nga, Khánh Lan,
    Bích Điệp, Xuân, Thục Hạnh, Châu, Minh Châu.

    Bảy ngày họp mặt bên nhau qua nhanh như một giấc mơ nhưng đã để lại trong lòng chúng tôi một kỷ niệm đẹp và khó quên.

    Khánh Lan, October 2022

  • Kiều Mỹ Duyên,  Sinh Hoạt

    RMS TUYỂN TẬP HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG Ở SAN JOSE VÀ SACRAMENTO CỦA TÁC GIA KIỀU MỸ DUYÊN

    Tối thứ ba 21/6/2022, tôi đến phi trường San Jose, thời tiết nóng 90 độ, Mỹ Thanh (phu nhân của thi sĩ Chinh Nguyên- nguyên chủ tịch Văn Thơ Lạc Việt) đón tôi với nụ cười thật tươi. Trời nóng không có gió nhưng nhìn người xinh đẹp, tự nhiên thấy lòng mình dịu xuống.

    Về đến nhà Mỹ Thanh và Chinh Nguyên, thức ăn đã nấu sẵn, trước khi ăn tối, tôi đi một vòng từ trước ra sau nhà. Trước nhà, hoa rực rỡ, hoa vàng, hoa tím, hoa trắng rung rinh trong gió. Có nhiều cây cổ thụ thật to ở ngoài đường rợp bóng mát vào nhà. Patio thật lớn làm phòng thu hình. Sau nhà, rau tươi, cây cỏ xanh tươi, hồ cá với những con cá thật to bơi lội nhởn nhơ, 8 con vịt nhỏ, 2 con vịt to, những con bồ câu bay lượn trong nhà, v.v.

    Nhà ở cuối đường nên có nhiều đất, nhà đối diện là nhà em ruột của Mỹ Thanh, không có một hạt bụi, phòng khách có nhiều hoa, hoa trước nhà, sau nhà, hoa tươi trên bàn thờ Đức Mẹ, chỗ nào cũng hoa. Nhà không chứa nhiều đồ đạc nên rất thoáng mát như nhà của người Nhật, người Đại Hàn.

    Sáng thứ tư 22/6/2022, chúng tôi đi thăm tòa báo Cali Today, đài TV. Ngày xưa, mỗi lần tôi đến San Jose, chủ báo, chủ đài Nguyễn Xuân Nam phỏng vấn chúng tôi, ngày nay cũng như thế. Trước khi lên San Jose, Nguyễn Xuân Nam có nói một câu làm tôi cảm động:

    – Khi chị đến San Jose, đến ngay thăm em buổi sáng nhé, buổi chiều em đi nhà thương lọc máu. 

    Nguyễn Xuân Nam rất ân cần, niềm nở với người ở xa đến, mỗi lần 2 vợ chồng Nguyễn Xuân Nam đến Orange County thường đến thăm tôi. Có lần, Nguyễn Xuân Nam nói sẽ đến Orange County thăm thầy Quảng Thanh, viện chủ chùa Bảo Quang. Tôi đem lời này của Nguyễn Xuân Nam thưa lại với thầy Quảng Thanh, thầy nói: khi 2 vợ chồng Nguyễn Xuân Nam đến, thầy sẽ mời ở lại chùa để biết sinh hoạt của chùa. Chùa lúc nào cũng có sinh hoạt, buổi sáng, buổi tối đều có tụng kinh, nhưng Nguyễn Xuân Nam hứa rồi chưa đến cho đến khi thầy Quảng Thanh qua đời, Nam cũng đã cầu nguyện cho thầy.

    Nguyễn Xuân Nam phỏng vấn tôi về việc ra mắt tuyển tập Hoa Cỏ Bên Đường, giọng rất xúc động khi Nam nhắc đến một đề tài nào đó. Nam nói:

    – Bây giờ Nam không nói thì đến bao giờ mới nói hả chị?

    Chúng tôi cũng được biết khi Nam đặt câu hỏi với các chính khách rất độc đáo và làm đau đầu nhiều người.

    Ai làm truyền thông cũng biết một điều: sự thật, sự thật và sự thật. Nhà thơ Phùng Quán đã viết: 

     “… Yêu ai cứ bảo là yêu

    Ghét ai cứ bảo là ghét

    Dù ai ngon ngọt nuông chiều

    Cũng không nói yêu thành ghét

    Dù ai cầm dao doạ giết

    Cũng không nói ghét thành yêu.

    Tôi muốn làm nhà văn chân thật

    chân thật trọn đời

    Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi

    Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã

    Bút giấy tôi ai cướp giật đi

    Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá”.

    Nguyễn Xuân Nam phỏng vấn chúng tôi chừng 1 giờ, để yểm trợ buổi ra mắt tuyển tập của tôi vào ngày thứ bảy 25/6/2022 và Chúa nhật 26/6/2022 ở Sacramento. 

    Đến nơi nào chúng tôi cũng thăm chùa và nhà thờ. Đến chùa Đức Viên, ngày xưa sư bà Đàm Lựu học Trưng Vương, học ban C là ban triết. Chùa nữ, chùa rất rộng, các ni sư đang đọc kinh cầu nguyện ở chánh điện. Chúng tôi cũng đi thăm một số chùa nhỏ. Chùa ở San Jose rất nhiều, chúng tôi đi ngang 1 con đường tìm chùa của sư thầy Trần Minh Lợi, Tiến Sĩ luật khoa, cựu chủ báo Thằng Mõ, nhưng tìm hoài không được. 

    Nhà thờ có linh mục Việt Nam cũng nhiều, tín đồ đến nhà thờ Saint Maria Goretti rất đông, thêm1 nhà thờ đang xây, 1 nhà thờ đang trùng tu. Chúng tôi email và gọi điện thoại thăm Linh Mục Lê Trung Tướng, mà có lần Đại Tướng Trần Thiện Khiêm nói với tôi:

    – Cô Kiều Mỹ Duyên, tôi đã theo đạo, Trung Tướng rửa tội cho Đại Tướng.

    Kiều Mỹ Duyên thăm trụ sở hội cựu tù nhân chính trị.

    Chúng tôi đi thăm trụ sở của khu hội cựu tù nhân chính trị, trên bàn thờ có di ảnh của các Tổng Thống, các tướng lãnh đã tử tiết, trên bàn thờ có di ảnh ông Trần Trảng, cựu chủ tịch hội cựu tù nhân.

    Ông chủ tịch hội cựu tù nhân, ông Mai Khuyên nói:

    – Ngày xưa trụ sở ở phố,  phải trả $6,000 một tháng không trả nổi nên dời về đây, 900 square feet, $1,800 một tháng. Đó là tiền nhà, còn tiền điện nước, bảo hiểm, nước uống cho khách tới tham quan, v.v. Tổng cộng không dưới $3,000 một tháng.

    Tôi nghĩ 10 người trong ban chấp hành có thể bỏ tiền túi ra.

    Trụ sở của hội tù nhân chính trị ở trong 1 khu đất mà xung quanh là rừng cây cổ thụ rất to cao cho bóng mát quanh năm, tượng Phật Bà Quan Âm rất đẹp, tượng Đức Mẹ Maria rất đẹp, du khách đến đây rất thích.

    Nhìn tới nhìn lui không thấy hình Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, mỗi lần chị và anh chị em H.O tổ chức đại nhạc hội Cám Ơn Anh, người thương binh Việt Nam Cộng Hòa, lấy tiền giúp cho cô nhi quả phụ, tử sĩ ở quê nhà.

    Tôi hỏi ông Mai Khuyên: 

    – Sao tôi tìm hoài không thấy hình của chị Hạnh Nhơn, ký giả chiến trường Phan Trần Mai, trung tá Nuôi?

    Ông Mai Khuyên trả lời:

    – Chúng tôi có xin hình của Trung Tá Hạnh Nhơn, nhưng hội cựu nữ quân nhân ở đây chưa cho.

    Tôi nói:

    – Dễ quá, dễ quá, tôi sẽ gửi hình chị Hạnh Nhơn và Phan Trần Mai cho hội.

    Buổi chiều, chúng tôi thăm mộ Phan Trần Mai. Mai thuộc binh chủng Nhảy Dù, sau này giải ngũ đi làm cho nhật báo Trắng Đen. Khi định cư ở San Jose, Mai đi làm ngay để lấy tiền giúp cho chị em còn kẹt ở quê nhà, có người còn đang ở tù.

    Phan Tuấn, em ruột của Phan Trần Mai hướng dẫn chúng tôi và Đại Úy Đào, Lê Diễm đến mộ của Mai. Sau khi Mai qua đời, người nhà hỏa táng, tro được đặt trên mảnh đá, dưới là dòng suối nước chảy róc rách.

    Chúng tôi im lặng. Tôi thì thầm:

    – Phan Trần Mai ơi, chị đem tuyển tập Hoa Cỏ Bên Đường ba bản tặng em. Trong tuyển tập này, có bài viết về em, về chị Hạnh Nhơn.

    Ở Orange County, nhiều người thương Mai lắm, như chị Hạnh Nhơn, bà Việt Định Phương- chủ báo Trắng Đen. Mỗi lần  Mai đến đây và khi trở về San Jose, bà Việt Định Phương pha cà phê, chị Hạnh Nhơn gói bánh, Đại Úy Nguyệt cũng gói thức ăn cho Mai, vì Mai một mình lái xe, sợ dọc đường Mai đói thì có thức ăn. Mai có một thời làm cho báo Trắng Đen sau khi giải ngũ. Ông bà Việt Định Phương thương Mai như con trong gia đình nên chăm sóc Mai rất kỹ.

    Ra mắt sách Hoa Cỏ Bên Đường ở San Jose 25/6/2022

    Về San Jose lần này, tôi rất bùi ngùi vì nhiều người quen biết đã ra đi. Năm 1994, tôi đến San Jose ra mắt bút ký chiến trường Chinh Chiến Điêu Linh, tôi gặp rất nhiều người nổi tiếng tham dự như: Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn và phu nhân Đề Đốc Trần Văn Chơn, Trung Tướng Lâm Quang Thi và phu nhân, bộ trưởng bộ giáo dục Ngô Khắc Tinh, em ruột của phu nhân Trung Tướng Ngô Du là trung tá Đại, ông Trần Trảng, chủ tịch hội cựu tù nhân, v.v. Bây giờ thì quý vị đã về với ông bà. Tôi rất bùi ngùi xúc động người còn, người mất.

    Bác sĩ Trần Công Luyện, thầy của chúng tôi, dạy ở trường trung học Lý Thường Kiệt. (Thầy ngồi phía trước, trên xe lăn). Chánh án Phan Quang Tuệ và phu nhân đứng cạnh Kiều Mỹ Duyên và thân hữu.

    Quan khách đến trong ngày ra mắt tuyển tập Hoa Cỏ Bên Đường của Kiều Mỹ Duyên ở San Jose 25/6/2022, người lớn tuổi nhất đó là bác sĩ Trần Công Luyện, năm nay 93 tuổi, là thầy của chúng tôi, dạy ở trường trung học Lý Thường Kiệt, trung tâm Huấn Luyện Quang Trung năm 1956, tôi học đệ lục với thầy, sau đó chuyển đến trung học Trưng Vương học đệ tam. Thầy ngồi trên xe lăn, con của thầy là bác sĩ Trần Công Khanh đưa thầy đi. Tôi rất cảm động khi thầy mua 1 quyển Hoa Cỏ Bên Đường là $1,000.

    Nhiều nhà hảo tâm khác yểm trợ nhiệt thành: Bác sĩ Đỗ Văn Học, chủ báo Thằng Mõ ở Los Angeles mua 1 quyển $500, tu sĩ Trần Minh Lợi mua 1 quyển $100, Hùng Tâm, con nhà sách Khai Trí, mua 1 quyển $200, ông bà Lê Đình Thọ mua 1 quyển $200, v.v. 

    Kiều Mỹ Duyên bên các em thiếu nhi trong ban văn nghệ mừng ngày ra mắt sách.

    Chúng tôi đón tiếp nhiều quan khách đến buổi ra mắt sách: Linh mục Trần Đình Thảo đến từ Fresno, chánh án Phan Quang Tuệ và phu nhân, giáo sư Trần Hoài Bắc, đại học Stanford, và phu nhân, Đại Tá Vũ Văn Lộc, sáng lập bảo tàng viện Việt Nam, ông Biên Đoàn, cô Vân Lê, v.v.

    Thẩm phán Phan Quang Tuệ, con trai của bác sĩ Phan Quang Đáng, 23 năm làm chánh án, từ tiểu bang đến liên bang, ngày xưa là sinh viên đấu tranh, năng động, đối đãi bạn hữu rất tốt. Có lần, tôi gọi cho ông:

    – Có người lính Biệt kích rất có hiếu với mẹ, đem mẹ vào nhà thương giải phẫu. Trước khi đi, bà còn nấu canh rau, để sau khi giải phẫu trở về nhà thì 2 mẹ con ăn. Nhưng chẳng may, sau khi giải phẫu, người mẹ mê man và qua đời. Người con trai duy nhất của bà xách súng vào bệnh viện tìm bác sĩ. Người chiến sĩ đã ra Bắc Việt, bị bắt ở trong tù, gọi ra nhờ Hòa Thượng cầu siêu cho mẹ, không xin giảm tội, nhờ luật sư biện hộ vì người con hiếu thảo này muốn chết theo mẹ. 

    Có một chủ nhà hàng nói với chúng tôi, người con hiếu thảo này thường đến nhà hàng và chỉ gọi món ăn cho bà cụ những món bà thích nhất, ăn xong trả tiền cộng với tiền hoa hồng. Anh chàng này chăm sóc mẹ rất chu đáo, nhặt từng cọng rau cho mẹ.

    Một trường hợp khác, một thanh niên trai trẻ đi theo diện H.O với cha mẹ, người cha ở tù lâu năm, sang Hoa Kỳ bệnh nằm một chỗ, người mẹ lặn lội thăm chồng, vất vả nuôi con nên bị bệnh tim. Người trẻ này muốn tìm việc làm để có tiền giúp cho cha mẹ. Một ngày đẹp trời, có người hẹn đến quán cafe để cho việc làm. Vừa đến thì gặp 2 băng đánh nhau, người trẻ này võ nghệ cao cường, đưa tay cướp con dao của tên cướp sắp sửa chém đối thủ, chẳng may dấu tay của người nghĩa khí này in trên con dao, cuối cùng người làm ơn họa vào thân, bị Cảnh Sát bắt. Sau khi xử ở tòa án San Jose, mãn tù đến tòa án di trú, đem nhốt vào nhà tù Orange County và chờ trục xuất về Việt Nam. Chúng tôi hỏi rất nhiều trường hợp oan ức với chánh án Phan Quang Tuệ vì chúng tôi quen nhau hơn 60 năm, ông chỉ dẫn rất tỉ mỉ, nhiều trường hợp khác nhau nhưng trường hợp nào cũng cần đến luật sư giỏi.

    Chánh án Phan Quang Tuệ rất quan tâm đến người trẻ, đến hậu duệ và ông rất nhân đạo. Chúng tôi còn nhớ mãi một trường hợp mà tôi và ký giả Phan Trần Mai sắp đứng tim, chánh án Phan Quang Tuệ mời chúng tôi dùng cơm trưa, nhưng tôi đến trước giờ trưa để xem ông xử kiện. Một phụ nữ ốm nhom người Cuba làm ở tòa tổng lãnh sự Cuba ở San Francisco, hết nhiệm kỳ bà ở lại Hoa Kỳ xin tị nạn cùng đứa con 14 tuổi. Hôm đó, cộng đồng tị nạn Cộng Sản Cuba đến tòa án rất đông yểm trợ người đàn bà đáng thương này. Mọi người phập phồng chờ đợi phán quyết của quan tòa, nếu chánh án xử người đàn bà có tội thì 2 mẹ con bà sẽ bị trục xuất về Cuba, đi ở tù, chồng bà đã lập gia đình với người đàn bà khác.

    Sau khi luật sư 2 bên bàn cãi, và nhờ cộng đồng tị nạn Cuba yểm trợ, người đàn bà ốm yếu này được chánh án Phan Quang Tuệ tha bổng. Người đàn bà ốm yếu quỳ lạy chánh án Phan Quang Tuệ như tế sao, cậu con trai cũng lạy theo mẹ, cộng đồng tị nạn Cuba đứng dậy xá xá chánh án.

    Chúng tôi vô cùng xúc động và mừng cho người đàn bà bất hạnh được ở lại Hoa Kỳ và đứa con trai sẽ tiếp tục đến trường như những đứa trẻ khác. Hình ảnh người đàn bà lạy chánh án chúng tôi nhớ mãi cho đến bây giờ như ngày hôm qua dù chuyện này đã xảy ra từ mấy chục năm về trước.

    Kiều Mỹ Duyên ký tên lưu niệm cho khách mua sách Hoa Cỏ Bên Đường. (Linh Mục Trần Đình Thảo đến từ Fresno, đứng bên phải Kiều Mỹ Duyên)

    Giáo sư Trần Hoài Bắc dạy đại học Stanford thường hướng dẫn sinh viên đến viện bảo tàng Việt Nam nghiên cứu về hành trình tị nạn của người Việt Nam.

    Cha Trần Đình Đệ, cựu trung tá Nhảy Dù, được rất nhiều người kính mến. Cha đã hưu trí nhưng rất quan tâm đến đồng hương của mình và được đồng hương quý mến. Qua cuộc đối thoại trong điện thoại, chúng tôi biết cha Đệ còn khỏe mạnh và đầy sĩ khí như ngày xưa.

    Luật sư Nguyễn Quốc Lân đến từ Orange County.

    Luật sư Nguyễn Quốc Lân đến từ Orange County. Luật sư Lân nói:

    – Đi ngang thấy có cờ vàng ba sọc đỏ phất phới nên đến đây.

    Kiều Mỹ Duyên và bạn bè, thân hữu trong buổi ra mắt sách ở San Jose.

    6 giờ sáng Chúa nhật 26/6/2022, tôi thức dậy nghe chim hót líu lo, ánh sáng chói chang báo hiệu một ngày sẽ nắng. Nắng chói chang ở mọi nơi. Mỹ Thanh, bà chủ nhà duyên dáng, mời mọi người ăn sáng trước khi ra khỏi nhà. 

    Lê Diễm và Sơn đến là lên đường. Phái đoàn gồm có thi sĩ Chinh Nguyên, Mỹ Thanh, Lê Diễm, Sơn và tôi lên đường đến Sacramento. Mai Hân mời ăn sáng, Hoàng Mộng Thu mời ăn sáng, và 10 gia đình mời ăn sáng. Nếu không ăn mà nhận tiền mỗi người cho $100 chắc trẻ em mồ côi, chắc trẻ em mồ côi sẽ có thức ăn, ăn cả năm chưa hết!

    Trên đường đi, những phụ nữ nói chuyện líu lo như chim hót, chuyện Trời mây đất nước, chuyện “tình” của những người nổi tiếng, hơn 90 tuổi, 2 năm cưới vợ một lần, chuyện tình bao giờ cũng hấp dẫn. Chuyện một linh mục đẹp trai nói chuyện hay, có bằng tiến sĩ, làm việc xã hội rất nhiều. Một hôm, bỗng dưng có một tín đồ Công Giáo đem súng vào nhà thờ, chĩa vào đầu và nói:

    – Nếu cha không thương thì tôi sẽ tự sát.

    Làm cả nhà thờ náo loạn. Người kể chuyện có mặt ở nhà thờ hôm đó. Chuyện này tôi biết từ lâu, vì ai cũng biết thì làm truyền thông sao lại không biết chứ?

    Tôi đã từng phỏng vấn vị linh mục đẹp trai này. Nhiều người quen với gia đình của người đàn bà đẹp kia cho biết: linh mục đã làm phép xác, cầu nguyện cho bà ngoại, cha mẹ của tín đồ đó, trong gia đình hễ có người đau thì mời linh mục đến cầu nguyện, có người chết thì mời linh mục đến làm phép xác, v.v. Rồi từ từ tín đồ thương linh mục hồi nào không hay, cho đến khi cô cầm súng vào nhà thờ làm xáo trộn cả buổi lễ. Cuối cùng, người phụ nữ đẹp này được đưa vào nhà thương tâm thần, trước đây cô ấy cũng đã ở nhà thương. Tội nghiệp vị linh mục làm việc hết lòng hết dạ, bỗng dưng phiền não xảy đến với mình.

    Ngồi trong xe hơn 2 giờ đồng hồ, nhiều chuyện tình sôi nổi được kể liên tục. Công nhận những người làm truyền thông việc gì cũng biết, chuyện vui, chuyện buồn, chuyện tình, v.v.

    Ra mắt sách Hoa Cỏ Bên Đường ở Sacramento 26/6/2022

    Đến Sacramento, đến nhà phu nhân nhà văn Tô Ngọc. Ký giả Tô Ngọc ngày xưa làm cho báo Chính Luận của thượng nghị sĩ Nguyễn Văn Sung. Ký giả Tô Ngọc và ký giả Linh Lan giữ quỹ học bổng và trao học bổng cho rất nhiều học sinh giỏi.

    Tòa soạn báo Chính Văn tại nhà, vườn rộng, phòng khách làm sân khấu. Tiến sĩ Nguyễn Khắc Liêm, chủ tịch cộng đồng đã có mặt, bác sĩ Trần Hoài Liêm và phu nhân, Thiếu Tá Nga, vợ chồng đều là nhà binh, Tiến sĩ Trần Diệu Chân, Cẩm Tâm, phu nhân của bác sĩ Tôn Thất Phan, ở tù 14 năm.

    Ban nhạc, ca sĩ rất đông ở San Jose cũng như Sacramento, chỗ nào có hội họp là ở đó có ban nhạc, có nhạc sĩ, ca sĩ chuyên nghiệp, ca sĩ tài tử, ca sĩ thế hệ thứ nhất, thứ hai và các ca sĩ trẻ sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ hiện diện. Giáo sư triết Lại Quốc Hùng phân tích Hoa Cỏ Bên Đường rất tỉ mỉ. Ông thích bài nói về mẹ, về cha. Lê Diễm rất quan tâm đến thương phế binh ở quê nhà, Đoan Trang, nhạc sĩ ôm cây đàn. Giáo sư Lại Quốc Hùng hát tiếng Pháp xuất sắc. Bác sĩ Liêm hát rất có hồn. Thi sĩ Chinh Nguyên ngâm thơ. Ở San Jose, nhà văn Phương Hoa, Không Quân Lê Văn Hải ngâm thơ hay thì ở Sacramento, Chinh Nguyên ngâm bài thơ vừa mới sáng tác.

    Ra mắt sách Hoa Cỏ Bên Đường ở Sacramento 26/6/2022

    Cây ngoài vườn vẫn xanh, hoa vẫn nở, nhưng ký giả Tô Ngọc đã về với ông bà, để lại người vợ hiền từ Đức sang. Chị Tô Ngọc cho biết 2 năm nữa, chị sẽ về Đức sống với gia đình bên đó.

    Buổi ra mắt sách ở Sacramento với 36 người rất ấm cúng, người khuất bóng được nhắc nhiều nhất.

    Báo Chính Văn được tặng cho mọi người, CD Túi Khôn của sơ Đào Thủy và CD Mái Ấm Gia Đình được đọc trong sách Mái Ấm Gia Đình của linh mục Anthony Đào Quang Chính, tặng không còn CD nào. Có một phụ nữ rất đẹp chạy ra xe hỏi:

    – Cho em xin CD, em thích lắm!

    Nhưng than ôi, không còn một CD nào. Nhìn khuôn mặt người đẹp xìu xuống, tôi rất đau lòng, nhưng biết làm sao bây giờ? Hội từ thiện Hồng Ân của sơ Đào Thủy ở Vatican xa quá làm sao có thêm CD bây giờ?

    Vườn của tòa soạn báo Chính Văn rất rộng, cây cỏ xanh mướt, hoa lá rợp trời. Nếu Trời mát thì nơi đây là nơi lý tưởng để họp mặt. Chị chủ nhà Tô Ngọc ân cần, niềm nở với tất cả mọi người. Thức ăn rất nhiều, có thức ăn chay cho người ăn chay. Nhiều phụ nữ trong chiếc áo dài tha thướt, người đẹp ngày xưa bây giờ vẫn đẹp. Khách ở xa tới cảm thấy ấm lòng vì được chăm sóc, có phòng riêng dành cho khách ở xa tới. Mệt thì lên lầu ngủ một giấc, sau đó xuống lầu ca hát, hàn huyên tâm sự. Chuyện nửa thế kỷ lúc còn đi học được nhắc lại, nhất là nhắc về người đã qua đời. Hỡi người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ? Người của trường luật, của văn khoa bây giờ ở đâu? Người làm việc chung ở trong trường luật văn khoa, người đi theo Việt Cộng bỏ tù người quốc gia, bạn với bạn, cùng học một ban rồi bỏ tù, nhắc lại chuyện vô lương tâm, vô nhân đạo mà ứa nước mắt. Người theo Cộng Sản không có trái tim, bỏ tù bạn, tịch thu nhà cửa, đưa bạn vào rừng, vào vùng kinh tế mới một cách dễ dàng?

    Ra mắt sách Hoa Cỏ Bên Đường ở Sacramento 26/6/2022 (chị Tô Ngọc đứng bên phải Kiều Mỹ Duyên, và các chị em thân hữu)

    Xin cảm ơn đồng bào, đồng hương, bằng hữu đã đón tiếp, đã cho ở nhà, đưa đi mọi nơi. Tình cảm nồng nàn này chúng tôi sẽ nhớ mãi. Thi sĩ làm thơ dễ dàng ở miền Bắc như thi sĩ Chinh Nguyên, nhà văn Phương Hoa, đứng cũng làm thơ, ngồi cũng làm thơ. Mọi người nói rất hay: Không Quân Lê Văn Hải, giáo sư Phạm Thái, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng, chủ báo Huỳnh Lương Thiện, v.v., người nào cũng nói rất hay không thua gì luật sư. Có người nói: 

    – Văn Thơ Lạc Việt người nào nói cũng hay, thao thao bất tuyệt.

    3 tháng một lần, báo Thằng Mõ tổ chức sinh nhật cho các thân hữu. Mọi người đều có quà, bánh, rượu, vòng hoa choàng cổ. Sao mà trịnh trọng! Vậy thì các thành viên của Văn Thơ Lạc Việt nên sống lâu lâu để năm nào cũng được tổ chức sinh nhật nhé.

    Còn nhiều điều để nhớ, nhiều điều để mang ơn nhưng không viết hết. Miền Bắc và miền Nam California có sự liên hệ mật thiết. Có người ngồi trên xe đò ngủ một giấc thì đến miền Nam, vui với bằng hữu, rồi trở lại miền Bắc California cuối tuần. Hưu trí rồi tha hồ đi du lịch và làm việc xã hội nhưng phải có tiền. Cho nên còn làm việc được thì cứ làm, sau này hết làm việc phải có tiền mỗi tháng mới có cơ hội làm việc từ thiện hay đi du lịch. Mong bằng hữu có sức khỏe để đi du lịch khắp nơi, để làm việc từ thiện và sống cuộc đời bình yên. Mong lắm thay!

    Tập san “Cảm nhận về tuyển tập Hoa Cỏ Bên Đường- Kiều Mỹ Duyên”

    Hai buổi ra mắt tuyển tập Hoa Cỏ Bên Đường của Kiều Mỹ Duyên ở San Jose và Sacramento tràn ngập niềm vui, hạnh phúc như một cuộc hội ngộ sau 18 năm gặp lại bạn bè, thân hữu, độc giả thân thương. Mọi người tề tựu nơi đây thể hiện lòng yêu mến với tác giả và trên hết là lòng yêu thương tha nhân, chung tay cùng Kiều Mỹ Duyên giúp đỡ trẻ em mồ côi, người không nhà. Tất cả tiền bán sách được trao lại cho Không Quân Lê Văn Hải, chủ tịch Văn Thơ Lạc Việt, chủ báo Thằng Mõ ở San Jose làm từ thiện. 

    Cảm ơn quý Cha, anh chị em, bạn bè, thân hữu yêu thương đã đọc tuyển tập Hoa Cỏ Bên Đường và viết những bài cảm nhận thật sâu sắc. Chúng tôi đã in thành tập san những bài cảm nhận của mọi người như một quyển lưu bút đầy kỷ niệm.

    Chân thành cảm ơn các anh chị em Văn Thơ Lạc Việt đã vất vả trong 2 năm qua: biên tập, in ấn sách, các buổi mạn đàm giới thiệu tuyển tập trên TV, Youtube, gửi thiệp mời, chuẩn bị chu đáo ngày ra mắt sách, v.v. 

    Cảm ơn quý độc giả gần xa luôn ủng hộ Chinh Chiến Điêu Linh, và mong mọi người tiếp tục yêu mến tuyển tập Hoa Cỏ Bên Đường, chung tay làm từ thiện giúp đỡ đồng bào còn khó khăn ở Việt Nam từ tiền mua sách. 

    Xin Ơn Trên trả ơn bội hậu cho tất cả mọi người. 

    Orange County, tháng 6/2022

    KIỀU MỸ DUYÊN

    (kieumyduyen1@yahoo.com)

  • Sinh Hoạt,  Văn Thơ,  Việt Hải

    Dư âm dịp ra mắt sách Mùa hè 2022.

    Mùa hè vẫn còn, trời Nam Cali lan tỏa những tia nắng ấm hình như thiên nhiên báo hiệu những buổi hội ngộ gặp gỡ bạn bè. Để chúng tôi, những văn nghệ sĩ đến với nhau trong dịp ra mắt sách, mà kết quả được xem nhiều thành công “Viên mãn thành công“. Trong khung cảnh văn học đậm chất tao nhã văn chương thi vị, nêu cao tinh thần yêu thi ca qua hai tác phẩm thơ, Màu Thời GianLật Trang Sách Cũ. Buổi họp mặt thi ca được diễn ra trong không khí thân mật nhưng không kém phần long trọng. Ba diễn giả của Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian gồm nhà văn Quyên Di, Khánh Lan và Mộng Thủy. Chương trình văn nghệ do Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật – Tiếng Thời Gian tổ chức, buổi lễ cùng với phần văn nghệ đặc sắc qua những nhạc phẩm nổi tiếng của các nhạc sĩ: Dương Thiệu Tước và Lê Trọng Nguyễn, vì 2 nhạc sĩ này có liện hệ gia đình với 2 thi sĩ ra mắt sách, Dương Hồng Anh và Lê Nguyễn Nga.

    Thành phần khách tham dự buổi ra mắt hai tập thơ đa số là khách văn học nên khi các diễn giả thuyết trình căn phòng hội chìm trong yên lặng, khiến không khí trở nên trang trọng và sự kính nể đối với hai vị Nữ sĩ. Mặc dù ngày 26 tháng 06 có đến 4 buổi hội họp văn học ở 4 nơi khách nhau, nhưng số khách tham dự buổi ra mắt 2 tập thơ đã vượt qua con số 80 người và số sách đã được sự ủng hộ nhiệt tình của các độc giả yêu thơ và bán gần hết. Thật là “Giới hàn lâm tao nhân mặc khách chiếu cố…”

    Hôm sau trong dư âm vui vẻ nữ sĩ Dương Hồng Anhcho ra ngay bài thơ mói toanh như sau riêng thân quý mến tặng Nhà Văn Trần Việt Hải cùng toàn thể quý hội viên trong Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian..

    Thêm Một Nụ Hồng

    Nhân Văn Nghệ Thuật – Tiếng Thời Gian

    Là những vần thơ, những phím đàn

    Cho tôi thấy hương đời nồng ấm

    Tình văn chương tha thiết muôn vàn

    Nôn nao chờ đón ngày ra sách

    “Mầu Thời Gian” xanh mát trên tay

    Nắng Ca li chiều nay vàng thắm

    Nhìn hội trường rạng rỡ trời mây

    Bạn bè tôi vui tươi đàn hát

    Ánh đèn mầu lấp lánh đỏ xanh

    Tình cảm thân thương cùng chia sẻ

    Vườn hoa văn nghệ đẹp như tranh

    Chim đầu đàn anh Trần Việt Hải

    Cùng bạn bè thân mến chung quanh

    Đem tim óc cùng nhau tô điểm

    Văn hóa muôn đời rạng sử xanh

    Đường dài văn nghệ còn đây đó

    Mong gửi vào thơ một tấc lòng

    Xin cảm ơn bạn bè trân quý

    Đã cho tôi thêm một nụ hồng

    Nụ hồng còn đó, thơ còn đó

    Nghĩa tình bè bạn thước nào đo

    Chúc mừng Hội Nhân Văn Nghệ Thuật

    Vun trồng văn hóa đẹp như mơ…

    Dương Hồng Anh, ngày 29 tháng 6, 2022

    Thi sĩ Lê Nguyễn Nga cũng đã kể cái duyên gặp gỡ giữa hai bà như sau.

    Cái Duyên với Con Cháu Của Cụ Nghè Dương Khuê.

    Nhà thơ Lê Nguyễn Nga và nữ sĩ Dương Hồng Ánh

    “Vào dịp Tết Nhâm Dần, tháng hai năm 2022, Nhà Văn Việt Hải báo tin là cuốn sách “Lật Trang Sách Cũ” của tôi sẽ được ra mắt vào tháng 6 năm 2022, cùng với nữ sĩ Dương Hồng Ánh (DHA).  Tôi thấy áy náy, có lẽ mình tự thấy hơi khác nhau, bởi vì về tuổi đời thôi, nữ sĩ DHA đã trên tôi 15 năm, còn về năm tháng sáng tác thơ văn, nữ sĩ đi trước tôi quá xa.

    Vào tháng 3 năm 2022, chị vui vẻ hỏi tôi là Nhà Văn Việt Hải nói rằng sẽ ra mắt sách chung cho hai người, “Nga đã biết ngày nào chưa?”  Tôi trả lời là tôi chỉ biết vào tháng 6 thôi, chưa biết ngày chính xác.   Anh Việt Hải tiếp thêm là ngày ra mắt sách sẽ hát nhạc của Dương Thiệu Tước và Lê Trọng Nguyễn.  Trong vài buổi họp, tôi lại được nghe về nữ sĩ DHA là cháu nội của cụ nghè Dương Khuê. 

    Cả một bầu trời dĩ vãng lại quay về…

    Sau năm 75.  Hôm đó là một ngày đẹp trời.  Tôi đi làm về thấy có một người đến thăm vợ chồng tôi.  Anh Lê Trọng Nguyễn giới thiệu đây là một người bạn cũ đã tham dự đám cưới chúng tôi vào năm 1970.  Tôi nhớ lại là nhạc sĩ Dương Thiệu Tước.  Cả hai vợ chồng, Ca sĩ Minh Trang và nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, đều là bạn thân của NS LTN từ đài phát thanh Huế vào Sài Gòn vào những năm 1960.  Trong bữa cơm thân tình tôi được biết thêm NS DTT là cháu nội cụ Dương Khuê.  

    Qua Mỹ, chúng tôi gặp lại Ca Sĩ Quỳnh Giao, ái nữ của bà Minh Trang.  Qua vài lần trao đổi, tôi biết thêm Quỳnh Giao và tôi có một thời học chung trường, lấy chung vài cua Pháp Văn ở trường Trường Sơn.  Trong vài lần tâm tình, cô Quỳnh Giao nói về cuộc đời âm nhạc, bắt đầu học nhạc lý từ kế phụ Dương Thiệu Tước, Cuộc sống trên vùng đất mới luôn quay cuồng.  Thỉnh thoảng chúng tôi gặp lại vợ chồng Quỳnh Giao-Nguyễn Xuân Nghĩa. Có một hôm anh chị báo tin NS Dương Thiệu Tước đã qua đời từ năm (1995).  Một vài lần chúng tôi gặp lại các bạn ca sĩ Mai Hương, Kim Tước, Quỳnh Giao.

    Cái thân tình đó tôi nhớ mãi như món quà của cuộc đời.  Cái DUYÊN được quen biết với NS Dương Thiệu Tước-Minh Trang rồi quen luôn đến thế hệ thứ hai là CS Quỳnh Giao và CS Dương Vân Quỳnh… Đã bao mùa lá rụng.  Đã bao mùa tuyết rơi.  Đã bao lần vật đổi sao dời.  Cái buồn chợt đến khi tôi nghe tin người ca sĩ trẻ Quỳnh Giao qua đời sau một cơn bịnh nặng ngắn ngủi. Tôi ngậm ngùi nhớ về những người thân thương đã bỏ ra đi:  NS Dương Thiệu Tước, NS Lê Trọng Nguyễn, ông  Hà Thức Cần, CS Minh Trang, CS Quỳnh Giao.

    Tôi xin mượn vài  câu trong bài thơ “Khóc Bạn Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến để kết thúc bài viết này:

    Bác Dương thôi đã thôi rồi,

    Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

    ……………………

    Rượu ngon không có bạn hiền,

    Không mua không phải không tiền không mua.

    …………………………………

    Cầu thơ nghĩ đắn đo muốn viết                                 

    Viết đưa ai, ai biết mà đưa 

    Tôi mong muốn vào dịp ra mắt sách kỳ này lại có dịp gặp lại bạn bè xưa để ôn chuyện vui buồn cuộc đời. Và Lê Nguyễn Nga đã mãn nguyện.

    Bài thuyết trình của diễn giả Quyên Di được cử toạ vỗ tay nồng hậu.

    VÀI NHẬN XÉT VỀ THI TẬP “MẦU THỜI GIAN” CỦA NỮ SĨ DƯƠNG HỒNG ANH VÀ HAI DÒNG NHẠC “DƯƠNG THIỆU TƯỚC,” LÊ TRỌNG NGUYỄN

    ( do GS. QUYÊN DI)

    Ông kể chuyên văn thơ hóm hĩnh, pha bao dí dõm ý nhị…

    Nghe ba tiếng “MẦU THỜI GIAN,” thường chúng ta sẽ có cảm giác buồn bã, hay ít ra thì cũng bùi ngùi, luyến tiếc. Màu thời gian thường là màu vàng đậm của chiếc lá cuối thu, héo úa và tàn tạ. Nhưng nhìn vào màu bìa của thi tập, chúng ta đều thấy đó màu màu xanh của lá cây non, rất tươi mát và tràn đầy sức sống. Trong khi đó, nếu xét về niên tuế thì nữ sĩ Dương Hồng Anh năm nay đã hơn chín mươi. Điều này nói lên rằng, với nữ sĩ, thời gian không có ảnh hưởng gì. Lúc nào nữ sĩ cũng tươi trẻ. Đúng là:

    “Chín mươi đâu phải là già,

    Tám mươi thì mới chỉ là thanh xuân.”

    Thi tập gồm 102 bài thơ. Hãy nói trước về bài thơ MẦU THỜI GIAN, tên được chọn làm tựa đề của thi tập.

    Bài thơ gồm 4 khổ, mỗi khổ có 4 câu. Khổ đầu, tác giả gieo vần theo lối gián cách, câu 1 vần với câu 3, câu 2 vần với câu 4. Này nhé:

    Thời gian lờ lững trôi vô tận 

    Vui buồn thế sự nắng mưa rơi 

    Còn đây một mảnh tình non nước 

    Xin gửi vào thơ giấc mộng đời.

    Nhưng ba khổ sau, tác giả lại gieo vần theo lối ba vần bằng, lối gieo vần tựa như trong thể thơ Đường luật cổ kính:

    Thơ theo ngày tháng vẫn Đi – Về 

    Những chiều những sớm những đêm khuya 

    Bao nhiêu thi tứ theo nhau bước 

    Phòng vắng canh dài viết mải mê.

    Tôi vẫn làm thơ dưới nắng chiều 

    Mây ngàn gió núi dệt thương yêu 

    Câu thơ nho nhỏ say hồn mộng 

    Ký ức vàng son gợi nhớ nhiều.

    Mái tóc sương pha đã mấy mùa 

    Ngày dư còn lại chút hương xưa 

    Mầu thời gian trải dài tâm sự 

    Vạt nắng hoàng hôn, gió nhẹ đưa.

    Sao lại như thế? Tôi có cảm tưởng rằng ban đầu tác giả nhìn dòng thời gian dù có liên tục trôi, nhưng thật ra có nhiều đoạn đời có thể tách rời ra được. Nhưng một khi đã đạt được cái lẽ đời, tác giả nối tất cả các đoạn đời ấy lại thành một dòng trôi liên tục: dòng đời.

    Tôi tạm kết thúc phần giới thiệu thi phẩm MẦU THỜI GIAN của nữ sĩ Dương Hồng Anh để chuyển qua phần giới thiệu một vài nhạc phẩm của hai nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và Lê Trọng Nguyễn. Tại sao lại có phần giới thiệu này. Thưa, vì hôm nay chúng ta giới thiệu hai tập sách, MẦU THỜI GIAN của nữ sĩ Dương Hồng Anh và LẬT TRANG SÁCH CŨ của nhà thơ Lê Nguyễn Nga. Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước là anh họ của nữ sĩ Dương Hồng Anh và nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn là phu quân thi sĩ Lê Nguyễn Nga. Hôm nay chúng ta trình bày và thưởng thức những ca khúc của hai nhạc sĩ này, tưởng cũng nên biết một chút về hai vị như một cách tri ân.

    Nếu đã táo bạo giới thiệu thi tập MẦU THỜI GIAN thì khi nhận lời nhận định về vài nhạc phẩm của Dương Thiệu Tước và Lê Trọng Nguyễn, phải nói là tôi liều lĩnh. Chung quy vì vì lời xúi dại của nhà văn Việt Hải, ổng xúi tôi nói. Tôi nhận lời vì cả nể. Nhận lời rồi mới biết là mình quá liều lĩnh. Cái tính cả nể này nguy hại vô cùng. May, mẹ tôi sinh tôi ra, tôi là con trai, chứ nếu là con gái thì đời tôi không biết đã “hoảng chưa” bao nhiêu lần rồi! Nhưng đã nhận lời thì phải nói thôi, biết làm sao bây giờ. Thật, không cái dại nào bằng cái dại này.

    Tôi nói gì về nhạc phẩm “Chiều,” thơ Hồ Dzếnh, nhạc Dương Thiệu Tước nhỉ? Bài thơ gồm những câu ngắn, mỗi câu 5 chữ:

    Trên đường về nhớ đầy

    Chiều chậm đưa chân ngày

    Tiếng buồn vang trong mây

    Chim rừng quên cất cánh

    Gió say tình ngây ngây

    Có phải sầu vạn cổ

    Chết trong hồn chiều nay?

    Tôi là người lữ khách

    Mây chiều khó làm khuây

    Ngỡ lòng mình là rừng

    Ngỡ hồn mình là mây

    Nhớ nhà châm điếu thuốc

    Khói huyền bay lên cây.

    Nhưng đây là thơ năm chữ! Thế mà Dương Thiệu Tước phổ thành một bản nhạc rất du dương. Ông viết bản nhạc theo điệu tango với cung “rê trưởng.” Thường cung “rê trưởng” hợp với những bài hát vui tươi, nhịp nhàng. Viết “rê trưởng” cho điệu tango quả là thíich hợp. Nhưng cái khéo của Dương Thiệu Tước là khi ta hát hay ta nghe bài “Chiều,” vẫn thấy có cái gì bâng khuâng, bùi ngùi trong cung điệu nhịp nhàng ấy. Mình cứ hát đi, hát với giọng vịt đực của tôi cũng được, sẽ cảm nhận được điều ấy.

    Riêng về nhạc Lê Trọng Nguyễn, tôi chỉ xin đưa ra một vài hình ảnh trong nhạc phẩm Nắng Chiều, một nhạc phẩm không những nổi tiếng ở Việt Nam mà còn rất được yêu thích ờ nhiều nước khác, như Nhật Bản, Đài Loan, Hong Kong. Tôi có dịp đọc lời Nhật, lời Hoa của nhạc khúc này, không thấy hình ảnh trong đó đẹp bằng những hình ảnh trong nguyên bản tiếng Việt.

    Vì là “Nắng Chiều,” xin nói về nắng. Có 5 thứ nắng được diễn tả trong bài hát: nắng lưa thưa, nắng vương thềm, sân nắng, nắng vương đồi, nắng ngừng trôi. Ồ, nắng mà “lưa thưa.” Tại sao nắng “lưa thưa” được? Vì có “lá hoa về chiều” lưa thưa nên nắng mới thưa thưa theo được. (Cũng như phụ nữ đẹp vì có nam giới chúng tôi khiến cho phụ nữ thích làm đẹp.) 

    Lại còn “nắng vương.” Vương là bám nhẹ, loang nhẹ, rơi nhẹ vào.  Hình ảnh “nắng vương thềm” đẹp và thơ mộng quá. Thềm ở bên ngoài, nhưng là nơi sát với nhà, chỉ một bước nữa thôi là bước vào trong nhà. Tâm hồn cô thiếu nữ là ngôi nhà kín đáo và thân mật. Chàng trai yêu cô gái, nhưng còn đứng đợi bên thềm chờ cô mở cửa cho vào nhà. Thềm nhà xuất hiện trong nhiều bài thơ hay nhạc phẩm. Chúng ta vẫn thường hát: “Hôm qua đến tìm em, anh thấy hoa xuân rơi đầy trước thềm.” (Đẹp Giấc Mơ Hoa, Hoàng Trọng)… Cho đến “nắng vương đồi” thì là một hình ảnh quá đẹp, và thật gợi cảm đối với những ai hơi giàu tưởng tượng và có óc liên tưởng. 

    Nắng ngừng trôi”! Cái này mới thật là lạ. Nắng trôi được vì có sự chuyển động trong không gian lúc chiều về. Đó như là một định luật; mặt trời mọc, mặt trời lặn nên có bình minh và hoàng hôn. Thế mà bây giờ “nắng ngừng trôi,” nắng dừng lại, không trôi nữa vì nắng “nhớ em dịu hiền.” Đã đẹp chưa, đã thơ chưa nào? Chịu! Tả nắng như thế thì khó có nhà thơ, nhà văn nào tả khéo hơn!

    Thôi, tôi xin phép chấm dứt bài nói chuyện thô thiển ở đây, vì sợ làm rác tai người nghe vì những suy nghĩ lẩm cẩm. Xin vui lòng bỏ qua những gì tôi nói “lảm nhảm” về những tuyệt phẩm nghệ thuật. Nói nữa, e rằng tôi phạm tội làm kém đi, xấu đi những gì quá hay, quá đẹp.

    GS. Quyên Di là một trong các cố vấn văn chương của Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật – Tiếng Thời Gian.

    ——————————–

    ĐÔI NÉT VỀ NỮ SĨ DƯƠNG HỒNG ANH

    June 28, 2022

    NỮ SĨ DƯƠNG HỒNG ANH

    Vốn thừa kế truyền thống văn học của dòng họ Dương. Ngôn ngữ trong thi ca của Nữ Sĩ Dương Hồng Anh, phản ảnh sự phong phú của ngôn ngữ, bà đã khéo léo chắt lọc tinh túy những ngôn từ, khám phá những nét bóng bẩy của thi ca, nhưng không kém phần vui tươi, nhẹ nhàng, êm ái của những áng thơ viết cho bạn bè và thân hữu. Thật thế, Nữ Sĩ Dương Hồng Anh đã góp phần làm giầu ngôn ngữ, trong văn học và đời sống của chúng ta.

    Là một nhà thơ với bản tính hiền hòa, nhận hậu, khiêm nhường và vị tha. Bà đặt gia đình, bạn bè, thân hữu lên trên quyền lợi của chính mình. Đối với Liên Nhóm NVNT & TTG, Nữ Sĩ đã ưu ái dành cho mọi người “muôn ngàn thân ái”. Đây là ngôn ngữ mà Nữ Sĩ thường dùng để biểu lộ cảm tình của bà đối với bạn hữu. Bà đã sáng tác nhiều bài thơ dành riêng cho hội trong đó có bài “Bạn Bè Của Tôi”

    “Bạn bè tôi, những nghệ sĩ yêu đời

    Gặp gỡ nhau chuyện trò thân mật quá…

    … Bạn bè của tôi chung lời hẹn ước

    Đem tâm tình chia sẻ tiếng thời gian….

    Bài thơ này đã được Nhạc sĩ Lâm Dung phổ nhạc và đã trở thành NVNT & TTG hành khúc cũng như được trình diễn trong hầu hết các buổi sinh hoạt của nhóm.

    Cũng trong bài viết của Khánh Lan

    DƯƠNG HỒNG ANH NỮ SĨ 

    Khánh Lan Biên soạn.

    Tôi còn nhớ như in trong tâm trí, tháng 01 ngày 28, 2020, tôi đã được nữ sĩ DHA tặng cho tập thơ số 10 của bà, xuất bản tại California, năm 2019 với tựa đề “NGUỒN CỘI” trong dịp họp mặt đầu xuân Canh Tý.   Tôi vốn mê đọc thơ từ thuở nhỏ, nên khi nhận được tập thơ từ bà, tôi mừng lắm và say mê đọc những bài thơ bà sáng tác, với những vần thơ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu, đong đầy trìu mến, khiến người được đọc thơ có cảm giác như đang cùng bà sánh bước hoặc cùng bà chia sẻ niềm tâm sự. 

     “Bốn bốn mùa xuân trên đất Mỹ, 

              Bao nhiêu kỷ niệm trở về đây, 

              Đất lành chim đậu – Ca-li ấm 

              Sợi nắng vàng say mộng ước đầy”.

                                       (Xuân Trên Đất Mỹ-2019)

    … quả thật, thi sĩ DHA đúng là một người tài hoa với một bộ óc tràn ngập những lời hay ý đẹp của một nhà thơ.  Phải, thi sĩ DHA với những áng thơ dịu dàng lưu loát, hồn thơ say đắm làm mê hoặc lòng người, ý thơ trẻ trung nhẹ nhàng, mềm mại, e ấp và đáng yêu như con người của bà, nhưng lại không kém phần ưu tư, thương nhớ, khắc khoải khi nhắc đến quê hương sau bao năm lưu lạc.  Những cảm xúc sâu đậm ấy đã bộc lộ qua lời thơ của thi sĩ DHA và điều này đã được thể hiện rõ rệt qua bốn câu thơ sau đây:  

        “Chiều về nhớ phố Bolsa,

             Đi tìm chút nắng quê nhà năm xưa”.

    Hoặc: 

            “Xin gửi quê hương một tấm lòng, 

            Ca li nhớ mãi nắng Sài Gòn”.

    Thật đúng như nhà thơ Alfred De Musset đã cho rằng, thơ là nỗi cảm xúc của lòng mình, là nhịp đập của trái tim, là hơi thở của trí tuệ và…”Hãy đập vào trái tim, thiên tài là ở đó“.  Hay nhà văn Việt Hải đã viết trong lời mở đầu cho thi tập Nguồn Cội:  “Trong ngôn ngữ của đời sống, thơ là những dòng chữ đi từ con tim tìm đến khối óc.   Nếu con tim rung động thì trí óc sắp xếp sự sáng tạo chữ nghĩa, đó là ý tưởng của nhà thơ”.  Trong thi tập Chiều Bến Đợi, thi sĩ DHA đã nhận định:  “Tôi đã dành từ bao giờ một góc trái tim cho Thơ”.

    “Mỗi bước chân đi nghĩ ngợi gì 

               Thềm hoa rực rỡ đọng trên mi

               Nắng vàng phơ phất lùa khung cửa 

               Chở những vần thơ lãng đãng về”….

    (“Nắng Ca Li Nhớ Nắng Sài Gòn)

    Khi được hỏi, cơ duyên nào đã là nguồn cảm hứng giúp thi sĩ DHA trở lại sinh hoạt trong thế giới thi ca?  Thi sĩ DHA trả lời:  “Sau khi nhà tôi qua đời, thì những dòng thơ tuyệt diệu ngày xưa đã sống lại trong tôi và tôi bắt đầu làm thơ…..phải tôi… trở về với thế giới thơ văn mà tôi hằng yêu quý“.  Như để giúp tôi hiểu rõ hơn, thi sĩ DHA tiếp tục, “Sau lần tôi về thăm Hà Nội, tôi sáng tác bài Thu Cảm, bài thơ hay lắm cô KL ạ, bài này nhà văn Nhật Thịnh đăng trong tờ báo Đất Đứng năm 2012 và ông nói là thơ của bà “Có hồn“.

             “Thu đến từ đâu thu hỡi thu,

                Cùng thơ đang trở gót sông hồ”…..

                                                   (Chiều Bến Đợi)

    Năm nay, thi sĩ DHA vừa tròn 90 và với hơn 70 năm sinh hoạt trong thế giới thi ca (1947-2020), tuy tuổi đã cao, nhưng bà rất minh mẫn và sáng suốt, bà vẫn làm thơ và hầu như bà đã thuộc lòng từng bài thơ trong 10 thi tập mà bà đã sáng tác và xuất bản.  Không những thế bà còn có tài xuất khẩu thành thơ, thể hiện trong ngày 23 tháng 2, 2020, nữ sĩ DHA đã làm sáu câu thơ ngay tại buổi tiệc vinh danh & chúc thọ 90 kỷ niên của bà.

             “Chín mươi tuổi trên tay còn ngọn bút, 

               Nhìn đất trời cao rộng giữa bao la,

               Cho tôi viết những gì tôi muốn viết, 

               Thổi hồn thơ lãng đãng nhớ quê nhà, 

               Cho tôi thấy mùa xuân đầy nắng ấm 

               Nắng hồng tươi, tình gửi nước non xa”.

                          (Trên Tay Ngọn Bút, 2/23/2020)

    Bài tạp ghi tường thuật buổi lễ trình làng  thi tập của 2 thi sĩ Dương Hồng Ah và Lê Nguyễn Nga, do Kiều My ghi nhận, xin trich đoạnh như sau”

    Vị thi sĩ mà chúng tôi muốn nói đến là Lê Trọng Nguyễn Nga, là tác giả của tập thơ LẬT TRANG SÁCH CŨ mà cũng là phu nhân của cố nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và là mẹ của bốn người con. MC Mộng Thủy cho biết thêm: bà là cựu học sinh trường Trưng Vương. Sau đó, bà làm việc cho Hàng Không Việt Nam rồi lập gia đình với nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn. Khi sang Hoa Kỳ, bà học trường Cal State Los Angeles và tốt nghiệp về kế toán. Sau cùng trước khi về hưu, bà là cán sự xả hội tại thành phố Los Angeles trong một thời gian dài.

    Sau giờ văn học, mọi người có vẻ lao xao và vui hẵn lên với hoa hồng tươi và bánh sinh nhật được bày trên chiếc bàn giữa hội trường. Nhân dịp này mọi người tề tựu chúc mừng sinh nhật thứ 92 của nữ sĩ Dương Hồng Anh chung quanh chiếc bánh giữa những hoa hồng vàng, hồng đỏ tươi thắm tròn lẵn như những thiếu nữ tuổi xuân thì. Các bậc trưởng thượng như G.S. Dương Ngọc Sum, NV Nguyễn Quang, NV Việt Hải lần lượt gửi đến nữ sĩ những lời chúc đầy ý nghĩa. Một cách đặc biệt và bất ngờ, GS. Quyên Di đã đọc bài thơ của NV Kiều My, như những lời ca tụng và cầu chúc tốt đẹp nhất mà KM dành cho nữ sĩ Dương Hồng Anh và Lê Trọng Nguyễn Nga trong một ngày đáng ghi nhớ.

      TUỔI VÀNG

    Dâng đời bao ý thơ huyền dịu

    Theo gió thoảng…ru hồn thi nhân

    Thời gian sương rơi trên mái tóc

    Tuổi vàng tô thắm mấy cung tơ

    Ngây ngất hồn thơ vương nắng úa

    Chiều về hoa khép nhẹ bờ mi

    Lặng nghe giòng đời hồn thổn thức

    Mênh mang nét đẹp… tuổi hoàng hôn

      *****

    Hồn lạc về đâu? Thi nhân hỡi!

    Vần thơ mềm như khúc nhạc êm

    Nhạc và thơ như mây với gió

    Gió cuốn mây trôi trong nắng vàng

    Nắng có phai màu hồn thi sĩ?

    hay…

    Nắng vẫn lung linh cùng gió mây…

    Việt Hải, California June 2022

  • Lê Nguyễn Nga,  Sinh Hoạt,  Văn Thơ

    Ý NIỆM VỀ THỜI GIAN

    Kỷ Niệm RA MẮT SÁCH “Mầu Thời Gian” của  Nữ Sĩ Dương Hồng Anh và “Lật  Trang Sách Cũ” của  Lê Nguyễn Nga.

    Cuối tháng sáu, mùa hè nắng ấm tại California, với những cây phượng tím, xen kẽ vài cây màu đỏ ở góc phố, tôi bỗng nhớ những năm tháng tuổi trẻ xa xưa ở Việt Nam. Cuộc đời trôi qua như một dòng sông.  Và một triết gia Tây Phương đã nói rằng “Người ta không  bao giờ  được tắm hai lần trên cùng  một dòng sông.” Ý nói thời gian trôi qua không  bao giờ trở lại. Có chăng là kỷ niệm được giữ lại trong ký ức và kỷ niệm đã được dịp quay về.

    Hôm nay nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian tổ chức một buổi ra mắt sách, gồm hai tác phẩm: “Mầu Thời Gian” của nữ sĩ Dương Hồng Anh và “Lật Trang Sách Cũ” của Lê Nguyễn Nga.  Đây là Một cơ hội để  gặp lại bạn cũ và được sống lại kỷ niệm xa xưa .

    Nếu “Mầu Thời Gian” đã thể hiện tình yêu không phai nhạt qua năm tháng thì “Lật Trang Sách Cũ” cho chúng ta trở về vùng ký ức của một thời thân thương.

    Tôi thường nghĩ rằng cuộc đời mỗi người như một quyển sách.  Những việc xảy ra tuần tự và kết nối như từng trang giấy được lật qua.  Trong đó có đủ vui buồn, hạnh phúc hay đau khổ, tất cả gom lại tạo nên cốt truyện riêng tư cho quyển sách cuộc đời.  Mỗi câu chuyện có thể so sánh như lịch sử cá nhân.

    Mà đã gọi là lịch sử thì khó che đậy. Sự thật lúc nào cũng là sự thật trừ khi tác giả muốn xóa bỏ đi cội nguồn. Cội nguồn là gốc rễ đã tạo nên con người, đã cho chúng ta được hấp thụ những tinh hoa và y thức  mà chúng  ta được hiểu biết qua sự học  hỏi trong nền học vấn và trong giáo  dục gia đình. 

     Quan niệm chung trong đời  sống  con người, thời gian là chướng ngại của sức khỏe, trở ngại cho tuổi  tác trong một đời người.  Nhưng nhiều người trong chúng ta đã cùng quan niệm là Thời Gian là liều thuốc nhiệm  màu đế quên đi nỗi mất mát, xoa dịu nỗi đau khổ. Tôi xin được  chia sẻ sự suy nghĩ riêng tôi về hai chữ Thời Gian.

    Mặc dầu chúng ta có những cái nhìn khác nhau, tùy quan điểm; nhưng cuối cùng “xấu, tốt, khen, hay chê” cũng chỉ luẩn quẩn ở vòng hạn hẹp, tương đối mà thôi. 

    Buổi RMS hôm nay thật trang trong qua phần nghi thức Chào Quốc Kỳ Việt Nam và Hoa Kỳ, Chào mừng quan khách và giới thiệu chung với phần  trình diễn âm nhac. Chương trình được bắt đầu với  Khánh Lan giới thiệu tiể sử của NS Dương Hồng Anh và tiếp theo là Giáo sư Quyên Di, ông nói về gia thế nữ sĩ Dương Hồng Anh, bao gồm con người tài hoa NS Dương Thiệu Tước.  Ông nói về ý nghĩa của chữ nắng trong tác phẩm “Nắng Chiều” của NS Lê Trọng Nguyễn, sau khi Ông nói về màu xanh, màu bìa của thi phẩm “Màu Thời Gian”, một biểu tượng bền vững với thời gian.

    MC Mộng Thúy, quá tài tình và duyên dáng, trong vai trò điểm sách, khi nói về tác phẩm “Lật Trang Sách Cũ” của tác giả Lê Nguyễn Nga, phu nhân của NS Lê Trọng Nguyễn.  Tác phẩm “Lật Trang Sách Cũ” không những chỉ là là một hồi ký cá nhân mà còn là một kỷ niệm sinh hoạt của giới văn nghệ sĩ miền nam VN trước và sau biến cố tháng tư 1975.  Tôi khám phá ra Mộng Thúy hai tuần trước đây trong đại lễ thượng thọ của cựu Đại Tá Lê Thương.  Những người tham dự hôm RMS không ngớt lời ca ngợi Mộng Thúy là một tài năng trẻ có lối phân tích kỹ, gọn và sở hữu một giọng nói trang trọng.

    Ngày RMS 26/6/2022.  Năm phút sau khi mở cửa, chị Lệ Hoa, phu nhân của nhà văn Việt Hải nhìn thấy có khá nhiều quan khách đứng xếp hàng để mua sách. Chị Lệ Hoa phải giúp hai tác giả hôm đó hơi lâu tại bàn ký tên sách.

    Trong nhóm quan khách hôm nay, có Chưởng Môn Hoàng Hạc, BS Phạm Gia Cổn và phu nhân Kiều Hạnh. Sự hiện diện của Ô.B. làm tôi nhớ lại 17 năm về trước.  Tại Hội Trường Nhật Báo Viễn Đông, nhà thơ Du Tử Lê tổ chức buổi tưởng nhớ cố NS Lê Trọng Nguyễn, có sự yểm trợ của ban nhạc Stars Band.  Đêm đó có NS Nguyễn Hiền và ba ca sĩ Mai Hương, Kim Tước và Quỳnh Giao.  Đêm hôm đó thật đông quan khách.  Họ đứng nghẽn lối ra vào.  May mắn làm sao có Võ Sĩ, kiêm BS, kiêm Kèn Sĩ Phạm Gia Cổn tình nguyện làm người mở đường.  Bộ ba Mai Hương, Kim Tước và Quỳnh Giao chỉ phải đi sau lưng để tiến vào hội trường.  Mười bảy năm qua rồi mà tôi vẫn còn thấy khán giả ủng hộ NS Lê Trọng Nguyễn, thật là ơn phước.

    Tác giả thứ nhất của ngày  RMS hôm nay là nữ sĩ Dương Hống Anh, một nhà thơ nổi tiếng của Dương gia.  Theo GS Quyên Di, thi phẩm “Mầu Thời Gian” vượt qua sự hạn hẹp của thời gian qua màu xanh của sức sống chứ không phải màu vàng của héo úa.

    Tác giả và tác phẩm thứ hai là “Lật Trang Sách Cũ” cũ của Lê Nguyễn Nga.  Tôi xin phép nói về ý niệm hay của thời gian.

     Những sự biến  hóa của địa cầu qua bao chục triệu năm. Những trận  biến chuyển to lớn của địa cầu đã làm sập đổ những khu rừng vĩ đại, chôn vùi bao nhiêu xác sinh vật. Qua hàng triệu năm, nhân  loại  đã được hưởng những  hầm mỏ than đá, những mỏ dầu hỏa vĩ đại giúp cho sự sinh tồn của con người.

    Thời gian, tính về gần đây thôi, trên 2.500 năm, chúng ta đã được hưởng hằng triệu quyển kinh, quyển sách của các tiền nhân ghi những điều đã khai phá và giúp phát triển nền đạo đức và văn minh nhân loại. Ý niệm này về thời gian và thân phận để lại trong tôi nhiều suy tư.  Phải chăng tư tưởng khi được hiện hữu qua giấy mực trở thành bất tử.

    Văn hóa không có ranh giới không gian và thời gian. Cuốn tiểu thuyết Les Miserables của đại văn hào Victor Hugo giữa thập niên 1850, sẽ muôn đời nói lên sự bất công thường thấy trong xã hội.  Nhà thơ kiêm kịch sĩ William Congreve nói rằng “Âm nhạc có huyền năng cảm hóa lòai hung thú.”(“Music hath charms to soothe a savage beast.”).  Âm nhạc là một món quà thượng đế ban đặc biệt cho loài người. Lòng người dân yêu mến âm nhạc của nhạc sĩ vĩ đại Beethoven giữa thế kỷ 17-18 đã giúp nhân loại quên đi sự tham tàn xâm lược của một nước Đức dưới thời Hitler. Nhạc của thiên tài Leopold Mozart giúp “stress release”. Dòng nhạc cua Chopin, Strauss thu hút, kéo con người đến tình yêu, về vùng chân thiện mỹ.  Ở đó có tình người, tình thương muôn thuở. 

    Lê Nguyễn Nga, hiền thê của NS Lê Trọng Nguyễn và nữ sĩ Dương Hồng Anh, hậu duệ của NS Dương Thiệu Tước là lý do kết hợp RMS “Mầu Thời Gian” và “Lật Trang Sách Cũ”, do nhóm NVNT-TTG  tổ chức, đưa các sáng tác của hai Nhạc Sĩ thành danh trên vào chương trình hôm nay.  Những sáng tác này cũng trải qua thử thách của thời gian để đại diện cho một dòng nhạc mà chúng ta gọi là “nhạc tiền chiến”.  Ngày nay dòng nhạc này vẫn có nhiều ca sĩ trình diễn và khán giả hâm mộ.  Ngày hôm nay lại một lần nữa nhạc của Lê Trọng Nguyễn và DươngThiệu Tước khoác vào chiếc áo thời gian và trở thành bất tử.

    Lê Nguyễn Nga, Hè, 2022

  • Dương Hồng Anh,  Khánh Lan,  Lê Nguyễn Nga,  Sinh Hoạt,  Việt Hải

    ĐÔI DÒNG TƯỜNG THUẬT VỀ BUỔI RMS CỦA  NS DƯƠNG HỒNG ANH & TS LÊ NGUYỄN NGA

    Nhà thơ Lê Nguyễn Nga & Nữ Sĩ Dương Hồng Anh
    Giáo Sư Quyên Di và Nhóm Văn Thi Đàn Thời Đại
    Từ trái sang phải: Hàng ngồi: NV Nguyễn Thị Mắt Nâu, NT Lê Nguyễn Nga, NS Dương Hồng Anh, Bà Thành Nguyễn (Con dâu của NS Hồng Anh)
    Hàng đứng: Mạnh Bổng, Mộng Thủy, Lâm Dung, Lệ Hoa, Khánh Lan, Minh Thư (Con gái của NS Lê Trọng Nguyễn & NT Lê Nguyễn Nga)

    Buổi ra mắt sách đã viên mãn thành công trong khung cảnh nêu cao tinh thần yêu thi ca qua hai tác phẩm thơ, Màu Thời GianLật Trang Sách Cũ. Buổi họp mặt thi ca được diễn ra trong không khí thân mật nhưng không kém phần long trọng. Ba diễn giả của Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian gồm ba nhà văn Quyên Di, Khánh Lan và Mộng Thủy. Chương trình văn nghệ do Liên Nhóm NVNT & TTG đảm nhiệm với những nhạc phẩm nổi tiếng của các nhạc sĩ: Dương Thiệu Tước, Lê Trọng Nguyễn và Lê Nguyễn Nga.

    Ban văn nghệ Tiếng Thời Gian
    Từ trái sang phải: Khánh Lan, NT Lam Triều,
    Bà Jacqueline Nguyễn Văn Bông, NT Nguyễn Thị Việt Nam
    Từ trái sang phải: Vương Đức Hậu, Khánh Lan, Ngọc Quỳnh, Trần Thạch,
    Lâm Dung, Ái Liên, Kiều My, Thụy Lan, Mộng Thủy, NAG Lê Hùng

    Thành phần khách tham dự buổi ra mắt hai tập thơ đa số là khách văn học nên khi các diễn giả thuyết trình căn phòng hội chìm trong yên lặng, khiến không khí trở nên trang trọng và sự kín nể đối với hai vị Nữ sĩ. Mặc dù ngày 26 tháng 06 có đến 4 buổi hội họp văn học ở 4 nơi khách nhau, nhưng số khách tham dự buổi ra mắt 2 tập thơ đã vượt qua con số 80 người và số sách đã được sự ủng hộ nhiệt tình của các độc giả yêu thơ và bán gần hết. Thật là “Giới hàn lâm tao nhân mặc khách chiếu cố…”

    Hai nhà thơ cắt bánh mừng ngày Ra Mắt hai tập thơ
    Mầu Thời Gian & Lật Trang Sách Cũ

    Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian xin cám ơn quý vị văn nghệ sĩ, quý nhiếp ảnh gia, quý phóng viên ký giả, quý đồng hương thân thương, Bác Sĩ Vương Đức Hậu, Nhà văn Nguyễn Thị Mắt Nâu, đăc biệt quý thân hữu thuộc các nhóm Hoàng Hạc Phạm Gia Cổn, Nhóm Văn Nghệ Dân Tộc Lạc Hồng, Nhóm Văn Thi Đàn Thời Đại, và Văn Bút Tây Nam Hoa Kỳ đã đến chung vui cùng chúng tôi. Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian gởi lời cám ơn chân tình đến Nhiếp Ảnh Gia: Lê Hùng, ông là người đã chụp cho Liên Nhóm những tấm ảnh đẹp và có giá trị trong ngày RMS.

    Liên Nhóm NVNT & TTG
    California June 26, 2022

    MỜI VÀO XEM HÌNH ẢNH CỦA BUỔI RMS:

    Buổi RMS của 2 TS : Lê Trọng Nguyễn Nga& Dương Hồng Anh , do Nhóm “ NVNT& TTG “ tổ chức tại NT Studio , OC, CA , ngày 26 -6-2022….( Phần . 1 )….60 Pics….! By Hung Le .

    VÀI NHẬN XÉT VỀ THI TẬP “MẦU THỜI GIAN” CỦA NỮ SĨ DƯƠNG HỒNG ANH
    VÀ HAI DÒNG NHẠC “DƯƠNG THIỆU TƯỚC,” LÊ TRỌNG NGUYỄN TỪ GIÁO SƯ QUYÊN DI

    Hôm nay là một ngày vui và đẹp, gian phòng chúng ta đang ngồi lại ấm cúng. Từ đâu mà có cái vui, đẹp, ấm cúng này? Theo tôi là do lòng yêu của chúng ta đối với văn chương nghệ thuật và tình cảm của chúng ta đối với anh chị em văn thi hữu. Ai trong chúng ta cũng vui, cũng đẹp trong bầu không khí ấm cúng này.

    Ban Tổ Chức giao cho tôi nhiệm vụ giới thiệu thi tập thứ 11 của nữ sĩ Dương Hồng Anh, tựa đề là MẦU THỜI GIAN. Tôi cám ơn nhà văn Khánh Lan, khi nói về tiểu sử nữ sĩ Dương Hồng Anh, đã phần nào điểm qua những thi phẩm trong thi tập này. Những gì nhà văn Khánh Lan trình bày đã làm nhẹ trách nhiệm của tôi rất nhiều.

    Nghe ba tiếng “MẦU THỜI GIAN,” thường chúng ta sẽ có cảm giác buồn bã, hay ít ra thì cũng bùi ngùi, luyến tiếc. Màu thời gian thường là màu vàng đậm của chiếc lá cuối thu, héo úa và tàn tạ. Nhưng nhìn vào màu bìa của thi tập, chúng ta đều thấy đó màu màu xanh của lá cây non, rất tươi mát và tràn đầy sức sống. Trong khi đó, nếu xét về niên tuế thì nữ sĩ Dương Hồng Anh năm nay đã hơn chín mươi. Điều này nói lên rằng, với nữ sĩ, thời gian không có ảnh hưởng gì. Lúc nào nữ sĩ cũng tươi trẻ. Đúng là:

    “Chín mươi đâu phải là già,
    Tám mươi thì mới chỉ là thanh xuân.”

    Theo tiêu chuẩn ấy thì tôi mới chỉ là một chú “nhi đồng đá dế.” Nhi đồng mà dám nói những gì về một thiếu nữ tuổi thanh xuân thì quả là táo bạo. Nhưng vì nhiệm vụ, tôi cứ nói. Mong “thiếu nữ thanh xuân” tha thứ cho tôi.

    Cũng trên bìa thi tập, chúng ta thấy ba chữ “MẦU THỜI GIAN” chứ không phải là “MÀU THỜI GIAN.” Điều này cho tôi biết đích xác tác giả là người miền Bắc chứ không phải miền Nam. Trong cách phát âm, người miền Nam ưa âm A mà người miền Bắc chuộng âm Ớ (viết là Â.) Người Nam phát âm là MÀU còn người Bắc phát âm là MẦU. Đây không phải là trường hợp đơn lẻ. Người Nam phát âm là màu sắc, trình bày, số bảy mà người Bắc phát âm là mầu sắc, trình bầy, số bẩy… Như thế, người Bắc đội nón cho chữ, còn người Nam lột nón của chữ đi. Ấy thế mà là có trường hợp ngược lại: người Bắc lột nón ông giáo, gọi là ÔNG THÀY và người Nam lại trịnh trọng đội nón cho ông giáo, gọi là ÔNG THẦY. Giáo sư Dương Ngọc Sum người miền Nam, chúng ta gọi là THẦY Dương Ngọc Sum. Chớ phải người Bắc gọi ông, sẽ gọi là THÀY Dương Ngọc Sum.

    Quả nhiên, nữ sĩ Dương Hồng Anh được sinh ra tại Hà Nội, là cháu nội trực hệ của cụ nghè Vân Đình Dương Khuê, tỉnh Hà Đông; thân phụ là cụ Dương Tự Tám, hiệu trưởng trường tiểu học Nhật Tiến, Hà Nội, trước năm 1945. Tôi nhắc đến điều này vì trong thi tập MẦU THỜI GIAN, nữ sĩ có những bài thơ nặng tình với Hà Nội mà lát nữa chúng ta có dịp bàn đến.

    Thi tập gồm 102 bài thơ. Hãy nói trước về bài thơ MẦU THỜI GIAN, tên được chọn làm tựa đề của thi tập. Bài thơ gồm 4 khổ, mỗi khổ có 4 câu. Khổ đầu, tác giả gieo vần theo lối gián cách, câu 1 vần với câu 3, câu 2 vần với câu 4. Này nhé:

    Thời gian lờ lững trôi vô tận
    Vui buồn thế sự nắng mưa rơi
    Còn đây một mảnh tình non nước
    Xin gửi vào thơ giấc mộng đời.

    Nhưng ba khổ sau, tác giả lại gieo vần theo lối ba vần bằng, lối gieo vần tựa như trong thể thơ Đường luật cổ kính:

    Thơ theo ngày tháng vẫn Đi – Về
    Những chiều những sớm những đêm khuya
    Bao nhiêu thi tứ theo nhau bước
    Phòng vắng canh dài viết mải mê.

    Tôi vẫn làm thơ dưới nắng chiều
    Mây ngàn gió núi dệt thương yêu
    Câu thơ nho nhỏ say hồn mộng
    Ký ức vàng son gợi nhớ nhiều.

    Mái tóc sương pha đã mấy mùa
    Ngày dư còn lại chút hương xưa
    Mầu thời gian trải dài tâm sự
    Vạt nắng hoàng hôn, gió nhẹ đưa.

    Sao lại như thế? Tôi có cảm tưởng rằng ban đầu tác giả nhìn dòng thời gian dù có liên tục trôi, nhưng thật ra có nhiều đoạn đời có thể tách rời ra được. Nhưng một khi đã đạt được cái lẽ đời, tác giả nối tất cả các đoạn đời ấy lại thành một dòng trôi liên tục: dòng đời.

    Thật khéo!

    Tác giả cũng làm thơ lục bát, lối thơ đậm hồn tính Việt Nam. Ai cũng có thể làm đôi dòng lục bát, vì dễ. Nhưng cái gì càng dễ mà đạt đến cái vi diệu của nó lại càng khó. Lục bát mà làm không khéo sẽ thành bài vè. Hãy thưởng thức lục bát của nữ sĩ Dương Hồng Anh qua bài thơ NẮNG TÀ:

    Nắng tà đổ bóng xiêu xiêu
    Nắng tà vẫn sáng đường chiều gió bay
    Tóc sương nhuộm trắng trời mây
    Đếm thời gian trải bao ngày nắng mưa
    Nhìn về nẻo cũ thềm xưa
    Sợi dây dĩ vãng níu bờ vai thon
    Chiều nao nhón gót chân son
    Sóng lòng hay sóng biển đông dạt dào
    Vườn đời đẹp mãi muôn sao
    Ngàn phương gió lộng dâng cao suối hồn
    Nắng còn vui đón hoàng hôn
    Con tầm nhả kén vẫn còn se tơ
    Nắng ơi! dù đã xế tà
    Bốn phương mây nước bao la ngập trời
    Thơ ai dệt nắng thêm tươi
    Tâm tư lắng đọng nụ cười thời gian
    Ước mơ trải dưới nắng vàng
    Có người thơ vẫn lang thang Đi – Về.

    Bài thơ viết về nắng. Nhưng nắng gợi cho tác giả nghĩ đến những nhịp tương phản hay tương giao của dòng đời: nắng-mưa, sóng lòng-sóng biển, mây-nước, Đi-Về. Đặc biệt là cặp tương phản Đi-Về được tác giả nhắc đến trong nhiều bài thơ. Trên đường đời, ta Đi đâu, ta Về đâu? Đó là một câu hỏi lớn của kiếp nhân sinh.

    Tôi thích nhất đoạn thơ này:

    Sợi dây dĩ vãng níu bờ vai thon
    Chiều nao nhón gót chân son
    Sóng lòng hay sóng biển đông dạt dào
    Vườn đời đẹp mãi muôn sao
    Ngàn phương gió lộng dâng cao suối hồn.

    Đoạn thơ tả vẻ đẹp ngoại diện của tuổi thanh xuân: bờ vai thon, gót chân son mà lại nói lên được cả nội tâm dạt dào của nhà thơ: sóng lòng, suối hồn.

    Hãy thử điểm qua các động từ trong bài thơ: đổ (bóng,) nhuộm, trải, nhìn, níu, nhón (gót,) lộng. Những động từ này có gợi gì trong tâm hồn ta trong môt buổi chiều nắng tà không?

    Ơi, sao mà đẹp và sâu lắng!

    Tôi, một người Hà Nội, xin được phép nhắc đến một bài thơ nữa trong thi tập MẦU THỜI GIAN của nữ sĩ Dương Hồng Anh: bài thơ NHỚ VỀ HÀ NỘI, tác giả viết để thương tặng cô em gái là nữ sĩ Dương Tuyết Lan, ở Hà Nội. Tấm lòng thi nhân rất dạt dào tình cảm, trong đó có tình anh chị em trong cùng một gia đình. Tình cảm này cũng nồng nàn, sâu đậm chẳng kém gì tình yêu nam nữ, lứa đôi, bằng hữu hay tình yêu đối với đất nước, quê hương, dân tộc.

    Hai chị em, chị ở đất Cam-ly (California) Mỹ quốc; em ở Hà Nội, miền đất nghìn năm văn vật. Một ngày kia chị nhận được thư em từ Hà Nội gửi sang. Đọc thư mà lòng chị bồi hồi, nước mắt chị rưng rưng. Thế rồi chị viết cho em những câu thơ chứa chan tình cảm:

    Bên hiên ngồi đọc thơ Hà Nội
    Kỷ niệm năm xưa bỗng sáng ngời
    Nhớ mãi bao nhiêu hình ảnh đẹp
    Một thời xuân thắm tuổi hai mươi.

    Tay run run mở lòng xao xuyến
    Đọc từng nét chữ của em tôi
    Ấp ủ những vần thơ gợi nhớ
    Chập chờn mây nước mộng ngàn khơi.

    Dâu bể thời gian đã đổi rời
    Qua bao năm tháng nắng mưa rơi
    Những vần tâm sự lăn trên giấy
    Vẫn khắc trong tim một góc trời.

    Ta đã xa nhau từ độ ấy
    Kinh thành Hà Nội một chiều thu
    Chiều thu nhạt nắng hoen mầu áo
    Tay nắm tay nhau phút giã từ.

    Em ơi! ngày tháng trôi mau quá
    Đếm bước thời gian tóc điểm sương
    Vẫn hẹn ngày về vui tổ ấm
    Đường chiều êm ả dệt yêu thương.

    Mơ về dĩ vãng, mơ sông núi
    Tìm dấu chân xưa luống ngậm ngùi
    Em nhỉ! Bao giờ ta gặp lại
    Câu thơ xướng họa những vần vui.

    Sông núi đôi bờ xa cách quá
    Buồn len song cửa nhuốm cô liêu
    Lắng nghe hơi thở ngàn hoa lá
    Dào dạt hương xưa gợi nhớ nhiều.

    Nhìn thu lãng đãng trên đường vắng
    Nhắc lại bao nhiêu chuyện chúng mình
    Áo lụa Hà Đông đi dạo phố
    Chiều thu dệt mộng nắng vàng xinh.

    Hàng liễu rung rinh chiều lá đổ
    Bên hồ Hoàn Kiếm đẹp như thơ
    Khăn voan hồng thả trên vai áo

    Êm ả hoàng hôn thỏa ước mơ.

    Dâu bể thời gian đã đổi rời
    Qua bao năm tháng nắng mưa rơi
    Những vần tâm sự lăn trên giấy
    Vẫn khắc trong tim một góc trời.

    Tác giả gieo vần theo lối gián cách, nhưng thỉnh thoảng chẹn vào một khổ gieo ba vần bằng, thí dụ:

    Dâu bể thời gian đã đổi rời
    Qua bao năm tháng nắng mưa rơi
    Những vần tâm sự lăn trên giấy
    Vẫn khắc trong tim một góc trời.

    Và nhất là khổ thơ cuối:

    Dâu bể thời gian đã đổi rời
    Qua bao năm tháng nắng mưa rơi
    Những vần tâm sự lăn trên giấy
    Vẫn khắc trong tim một góc trời.

    Không biết vô tình hay cố ý (mà tôi tin là cố ý,) tác giả đã diễn tả tình trạng thực tế là sự ngăn cách về không gian của hai chị em, nhưng về tình cảm thì hai tâm hồn ấy không bao giờ ngăn cách.

    Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp của đất và người Hà Nội, dù đó là hình ảnh vui hay buồn: kinh thành Hà Nội một chiều thu, chiều thu nhạt nắng, áo lụa Hà Đông đi dạo phố, Hàng liễu rung rinh chiều lá đổ bên hồ Hoàn Kiếm, khăn voan hồng thả trên vai áo… Hỡi những người Hà Nội xa xứ, như nhà thơ Hà Phương đang có mặt ở đây, một ngày sương mù khói toả, một chiều nắng ối xây thành, hồn viễn du có thấy nhớ thương da diết miền cố lý khi đọc những câu thơ này? Người Hà Nội “chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” dù lưu lạc đến tận chân trời góc biển vẫn giữ ở một chỗ trang trọng nhất, thâm sâu nhất trong trái tim mình nỗi niềm thương nhớ đất Thăng Long.

    Trong bài thơ có nhiều chữ rất đắt, nghĩa là hay quá, khó có chữ nào khác thay thế được, như hai động từ “lăn” và “khắc”:

    Những vần tâm sự lăn trên giấy
    Vẫn khắc trong tim một góc trời.

    Đã “lăn” tức là chuyển động trên một đường dài hay một mặt rộng thì không thể “khắc” tức là đục sâu xuống những đường nét ở một chỗ. Ấy thế mà dòng tâm sự là những vần thơ lăn trên giấy nhưng lại khắc sâu vào tâm hồn mình. Khắc gì? Khắc một góc trời Hà Nội.

    Ôi, tuyệt!

    Tôi táo bạo đưa ra mấy nhận xét thô thiển. Xin “bà chị” đừng chê, trách “em.” Tôi gọi nữ sĩ Dương Hồng Anh là “bà chị” vì bà thông gia với ông anh kết nghĩa của tôi là nhà thơ Huy Trâm. Học Đức, con gái ông Huy Trâm, là con dâu nữ sĩ Dương Anh Anh, cùng với cô em gái Học Đường đang có mặt ở đây trong thành phần tiếp tân. Mấy cô này gọi tôi bằng chú. Vậy, nữ sĩ Dương Hồng Anh là bà chị dâu của tôi vậy.

    Tôi tạm kết thúc phần giới thiệu thi phẩm MẦU THỜI GIAN của nữ sĩ Dương Hồng Anh để chuyển qua phần giới thiệu một vài nhạc phẩm của hai nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và Lê Trọng Nguyễn. Tại sao lại có phần giới thiệu này. Thưa, vì hôm nay chúng ta giới thiệu hai tập sách, MẦU THỜI GIAN của nữ sĩ Dương Hồng Anh và LẬT TRANG SÁCH CŨ của nhà thơ Lê Nguyễn Nga. Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước là anh họ của nữ sĩ Dương Hồng Anh và nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn là phu quân thi sĩ Lê Nguyễn Nga. Hôm nay chúng ta trình bày và thưởng thức những ca khúc của hai nhạc sĩ này, tưởng cũng nên biết một chút về hai vị như một cách tri ân.

    Nếu đã táo bạo giới thiệu thi tập MẦU THỜI GIAN thì khi nhận lời nhận định về vài nhạc phẩm của Dương Thiệu Tước và Lê Trọng Nguyễn, phải nói là tôi liều lĩnh. Chung quy vì vì lời xúi dại của nhà văn Việt Hải, ổng xúi tôi nói. Tôi nhận lời vì cả nể. Nhận lời rồi mới biết là mình quá liều lĩnh. Cái tính cả nể này nguy hại vô cùng. May, mẹ tôi sinh tôi ra, tôi là con trai, chứ nếu là con gái thì đời tôi không biết đã “hoảng chưa” bao nhiêu lần rồi! Nhưng đã nhận lời thì phải nói thôi, biết làm sao bây giờ. Thật, không cái dại nào bằng cái dại này.

    Nhạc Sĩ Dương Thiệu Tước

    Tôi nói gì về nhạc phẩm “Chiều,” thơ Hồ Dzếnh, nhạc Dương Thiệu Tước nhỉ? Bài thơ gồm những câu ngắn, mỗi câu 5 chữ:

    Trên đường về nhớ đầy

    Chiều chậm đưa chân ngày

    Tiếng buồn vang trong mây

    Chim rừng quên cất cánh

    Gió say tình ngây ngây

    Có phải sầu vạn cổ

    Chết trong hồn chiều nay?

    Tôi là người lữ khách

    Mây chiều khó làm khuây

    Ngỡ lòng mình là rừng

    Ngỡ hồn mình là mây

    Nhớ nhà châm điếu thuốc

    Khói huyền bay lên cây.

    Tôi “” nhạc, nhưng có cảm tưởng rằng những câu ngắn này khó phổ thành nhạc, không như những câu lục bát, chẳng hạn lục bát trong bài “Vần Thơ Sầu Rụng” của Lưu Trọng Lư:

    Vừng trăng từ độ lên ngôi,

    Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ…

    Năm năm tiếng lụa xe đều…

    Những ngày lạnh rớt, gió vèo trong cây.

    Nhẹ bàn tay, nhẹ bàn tay,

    Mùi hương hàng xóm bay đầy mái đông.

    Nghiêng nghiêng mái tóc hương nồng,

    Thời gian lặng rót một dòng buồn tênh.

    Phạm Duy phổ nhạc bài thơ này rất khéo, rất tự nhiên, nhất là những chỗ láy của “độ,” “ngồi,” “nhẹ,” “đầy,” “dòng” … nghe mà mường tượng nhìn thấy khung dệt quay đều, quay đều.

    Nhưng đây là thơ năm chữ! Thế mà Dương Thiệu Tước phổ thành một bản nhạc rất du dương. Ông viết bản nhạc theo điệu tango với cung “rê trưởng.” Thường cung “rê trưởng” hợp với những bài hát vui tươi, nhịp nhàng. Viết “rê trưởng” cho điệu tango quả là thích hợp. Nhưng cái khéo của Dương Thiệu Tước là khi ta hát hay ta nghe bài “Chiều,” vẫn thấy có cái gì bâng khuâng, bùi ngùi trong cung điệu nhịp nhàng ấy. Mình cứ hát đi, hát với giọng vịt đực của tôi cũng được, sẽ cảm nhận được điều ấy.

    Cho đến nhạc phẩm “Đêm Tàn Bến Ngự” thì phải gọi là “tuyệt phẩm.” Nên nhớ, Dương Thiệu Tước là “người Hà Nội chúng tôi” nhé. Thế mà công tử Hà Thành viết về đêm trên bên Ngự, đố nghệ sĩ đất thần kinh nào xô lệch được nó.

    Chung quy chỉ vì thứ nhất, công tử Hà Thành mê người đẹp đất thần kinh Minh Trang. Minh Trang là nữ danh ca một thời của miền Nam Việt Nam. Thời chúng tôi, thập niên 60, có một câu hát được loan truyền, nhại theo cung điệu bài hát Gạo Trắng Trăng Thanh của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, trong đó nêu đủ nghệ danh của những nhạc sĩ, ca sĩ thời danh thuở ấy:

    Ông Canh Thân, ông Phạm Duy, cô Thuý Nga với ông Hoàng Thi Thơ,
    Cô MINH TRANG, bạn Mạnh Phát với cô Minh Diệu… Mê người đẹp xứ Huế nên Dương Thiệu Tước viết “Đêm Tàn Bến Ngự” với nỗi niềm say mê không kém.

    Thứ hai, Dương Thiệu Tước nắm vững hổn nhạc Việt. Ông đã từng phát biểu: “Theo tôi tân nhạc Việt Nam phải thể hiện rõ cá tính Việt Nam. Để đạt được điều này, người sáng tác phải hiểu rõ nhạc Việt qua cách học nhạc cụ cổ truyền cũng như hát được các điệu hát cổ truyền.

    Nhạc Việt là nhạc ngũ cung, tương đương với nhạc bình ca (Gregorian) La-tinh, âm vực trung bình. Tuy nhiên, xét về độ luyến láy thì nhạc ngũ cung giàu hơn. Lại nữa, Đêm Tàn Bến Ngự mang chút âm hưởng điệu Nam Bình, một thể loại của nhạc xứ Huế, buồn man mác và sâu lắng.

    Tôi không dám nói thêm, sợ các nhạc sĩ, nhất là các nhạc sĩ có mặt hôm nay cười và mắng cho.

    Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn

    Riêng về nhạc Lê Trọng Nguyễn, tôi chỉ xin đưa ra một vài hình ảnh trong nhạc phẩm Nắng Chiều, một nhạc phẩm không những nổi tiếng ở Việt Nam mà còn rất được yêu thích ờ nhiều nước khác, như Nhật Bản, Đài Loan, Hong Kong. Tôi có dịp đọc lời Nhật, lời Hoa của nhạc khúc này, không thấy hình ảnh trong đó đẹp bằng những hình ảnh trong nguyên bản tiếng Việt. Vì là “Nắng Chiều,” xin nói về nắng. Có 5 thứ nắng được diễn tả trong bài hát: nắng lưa thưa, nắng vương thềm, sân nắng, nắng vương đồi, nắng ngừng trôi. Ồ, nắng mà “lưa thưa.” Tại sao nắng “lưa thưa” được? Vì có “lá hoa về chiều” lưa thưa nên nắng mới thưa thưa theo được. (Cũng như phụ nữ đẹp vì có nam giới chúng tôi khiến cho phụ nữ thích làm đẹp.)

    Lại còn “nắng vương.” Vương là bám nhẹ, loang nhẹ, rơi nhẹ vào.  Hình ảnh “nắng vương thềm” đẹp và thơ mộng quá. Thềm ở bên ngoài, nhưng là nơi sát với nhà, chỉ một bước nữa thôi là bước vào trong nhà. Tâm hồn cô thiếu nữ là ngôi nhà kín đáo và thân mật. Chàng trai yêu cô gái, nhưng còn đứng đợi bên thềm chờ cô mở cửa cho vào nhà. Thềm nhà xuất hiện trong nhiều bài thơ hay nhạc phẩm. Chúng ta vẫn thường hát: “Hôm qua đến tìm em, anh thấy hoa xuân rơi đầy trước thềm.” (Đẹp Giấc Mơ Hoa, Hoàng Trọng) … Cho đến “nắng vương đồi” thì là một hình ảnh quá đẹp, và thật gợi cảm đối với những ai hơi giàu tưởng tượng và có óc liên tưởng.

    Nắng ngừng trôi”! Cái này mới thật là lạ. Nắng trôi được vì có sự chuyển động trong không gian lúc chiều về. Đó như là một định luật; mặt trời mọc, mặt trời lặn nên có bình minh và hoàng hôn. Thế mà bây giờ “nắng ngừng trôi,” nắng dừng lại, không trôi nữa vì nắng “nhớ em dịu hiền.” Đã đẹp chưa, đã thơ chưa nào? Chịu! Tả nắng như thế thì khó có nhà thơ, nhà văn nào tả khéo hơn!

    Thôi, tôi xin phép chấm dứt bài nói chuyện thô thiển ở đây, vì sợ làm rác tai người nghe vì những suy nghĩ lẩm cẩm. Xin vui lòng bỏ qua những gì tôi nói “lảm nhảm” về những tuyệt phẩm nghệ thuật. Nói nữa, e rằng tôi phạm tội làm kém đi, xấu đi những gì quá hay, quá đẹp.

    QUYÊN DI

    California, July 2022

    GIÁO SƯ QUYÊN DI

    BUỔI RA MẮT HAI TẬP THƠ MÀU THỜI GIAN của nữ sĩ DƯƠNG HỒNG ANH và LẬT TRANG SÁCH CŨ của nhà thơ LÊ TRỌNG NGUYỄN NGA

    TẠP GHI CỦA NHÀ VĂN KIỀU MY

    Dưới nắng vàng rực rỡ của ngày Chủ nhật trong thành phố Westminster thuộc quận Orange, California, Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian đã tổ chức một buổi ra mắt hai tập thơ của nhị vị thi sĩ DƯƠNG HỒNG ANH và LÊ TRỌNG NGUYỄN NGA, có thể nói đã đạt được thành công tốt đẹp.

    Những cành lá màu xanh của mạ non đong đưa được phô trương ngoài trang bìa tập thơ MÀU THỜI GIAN của nữ sĩ Dương Hồng Anh, gợi lên trong ta nhiều cảm nghĩ. Tuy bà đã 92 tuổi đời…nhưng cũng tạo cho ta cảm tưởng bà vẫn luôn mang một tâm hồn thi sĩ, trẻ trung yêu đời và tinh tinh thần lạc quan hiếm có của một người từng trải qua nhiều cảnh đời. Trong những áng thơ của nữ sĩ chan chứa đầy tình người, tình  gia đình và chắc hẳnn không thiếu tình bạn hữu mà bà đã thể hiện qua bài thơ “ Bạn Bè Của Tôi”. Bài thơ này đã được ca nhạc sĩ khả ái Lâm Dung phổ nhạc và trở thành NVNT&TTG hành khúc…đã nói lên tấm lòng nhân hậu của nữ sĩ Dương Hồng Anh đáng kính này.

    Nhìn qua bàn bên cạnh, khung cảnh một rừng thu mang đầy những chiếc lá đủ màu sắc trên trang bìa tập thơ LẬT TRANG SÁCH CŨ của thi sĩ LÊ TRỌNG NGUYỄN NGA…Mùa thu rất đẹp nhưng mang những nét buồn lãng mạn với những chiếc lá úa màu, như mảnh đời của kiếp người trãi qua cuộc sống thăng trầm, có lẽ cũng là chính cuộc đời của thi sĩ. Trong thơ mang đậm tình quê hương, lòng yêu nước đậm đà và đặc biệt là tình yêu chung thủy dành cho người chồng quá cố qua bài thơ “Nhớ Anh Mùa Phượng Tím” khiến chúng ta phải kính phục…Bài thơ này cũng được giọng ngâm phong phú của Ngọc Quỳnh diễn đạt xuất sắc…ngân nga theo cùng với những kỷ niệm buồn vui, những thương tiếc nhớ nhung người bạn đời mà luôn in sâu trong ký ức của thi sĩ.

    Quan khách lần lượt đến khá đông, mọi người thật vui vẻ và nhâm nhi thức ăn nhẹ được ân cần khoản đãi. Có người phát biểu rằng: “ Không khí ở đây thật ấm cúng và thân thiện!” Thật không sai! Vì nhà văn Trần Việt Hải, là trưởng nhóm của  NVNT & TTG, với chủ trương mọi thành viên thương yêu nhau, giúp đỡ nhau trong tình văn học như một gia đình. Mọi người trong nhóm luôn ý thức và tuân giữ những điều tốt đẹp hầu duy trì NVNT & TTG được lâu bền để bảo tồn văn hóa Việt Nam nơi hải ngoại.

    Giờ khai mạc chương trình bắt đầu! Cô MC Mộng Thủy bước lên sân khấu chào mừng quý quan khách hiện diện trong buổi ra mắt hai tập thơ hôm nay gồm có: quý giáo sư: Dương Ngọc Sum, Trần Huy Bích, Quyên Di…Các nhà văn: Nguyễn Quang, Việt Hải, Khánh Lan, Kiều My v.v…Những nhà thơ: Lê thị Việt Nam, Hà Phương, Mắt Nâu v.v… và rất nhiều thân hữu đã đến như một sự khích lệ cho những nhà văn, nhà thơ hoạt động trong lãnh vực văn học, hầu bảo tồn và lưu truyền nền văn hóa Việt cho những thế hệ mai sau.

    Từ trái sang phải: Ngọc Quỳnh, Thụy Lan, Lệ Hoa, Ái Liên, Lâm Dung, Khánh Lan, Minh Thư, Mộng Thủy.

    Nhạc quốc ca Việt Nam Cộng Hòa trổi lên rất hùng hồn, mọi người đứng thật trang nghiêm, kính cẩn chào quốc kỳ. Các ca sĩ của TTG trong trang phục áo dài truyền thống cùng hát vang bài quốc ca của hồn dân tộc. Trong khoảnh khắc, người dân Việt dù ở nơi nào trên địa cầu này vẫn luôn tưởng nhớ về quê hương thân yêu đã xa cách ngàn trùng mà không khỏi ngậm ngùi. Bài quốc ca Hoa Kỳ được cất lên sau đó qua tiếng hát của ca sĩ Minh Thư… Hoa Kỳ là quê hương thứ hai mà đã cưu mang người dân tị nạn Cộng sản của chúng ta. Vì thế mọi người hết sức kính cẩn và tri ân lá quốc kỳ với bàn tay phải úp lên ngực thật chân thành. Tiếp đến là phút mặc niệm…Để tưởng nhớ đến những anh hùng Việt Nam cũng như Hoa Kỳ đã hy sinh mạng sống mình cho TỰ DO…vô cùng cảm động! Trong giây phút linh thiêng, tất cả mọi người trong khán phòng im lặng cúi đầu với những lời nguyện cầu trong tâm tư.

    Không khí  trở nên sinh động vui tươi khi màn trình diễn của sáu ca sĩ: Thụy Lan, Lệ Hoa, Lâm Dung, Ái Liên, Ngọc Quỳnh và Minh Thư họp ca bản Nắng Chiều của Lê Trọng Nguyễn thật đặc sắc. Có thể nói ca khúc Nắng Chiều là đứa con tinh thần mà nhạc sĩ đắc ý nhất đã tạo nên tên tuổi của tác giả và được hầu hết giới yêu nhạc yêu thích và đón nhận nồng nhiệt.

    Phần 1/ Giờ văn học:

    Giờ văn học được bắt đầu với nhà văn Khánh Lan nói về tiểu sử của nữ sĩ Dương Hồng Anh. Hôm nay là ngày song hỷ của nữ sĩ, vừa ra mắt tập thơ MÀU THỜI GIAN đồng thời mừng sinh nhật thứ 92 của bà. Bà vốn sinh trưởng trong dòng tộc quan Thượng Thư – Thi sĩ Dương Khuê, nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, và đương thời là khoa học gia Dương Nguyệt Ánh…Chịu ảnh hưởng gia tộc thơ văn, vì thế chúng ta không làm lạ khi đến tuổi này bà vẫn còn hăng say sáng tác thành những vần thơ thật đẹp xuất phát từ chiều sâu trong tâm hồn, với mong mỏi được cống hiến cho những ai yêu thơ văn được thưởng lãm. Được biết, bà làm thơ từ khi 16 tuổi trước khi lập gia đình. Sau khi thành hôn với thẩm phán Nguyễn Sĩ Hiệp, bà tạm ngưng làm thơ để dồn mọi nổ lực chăm sóc cho phu quân và các con. Sau khi người bạn đời quy tiên, bà rất buồn và trở về con đường thơ văn cho đến hôm nay như gửi gấm nỗi niềm qua văn chương thi phú.

    Giáo sư Quyên Di vốn là G.S trường trung học Nguyễn Bá Tòng nổi tiếng trước 1975 ở Sài gòn, ông luôn thể hiện là một người thầy lịch lãm trong văn chương và phong cách. Từ những kiến thức sâu rộng, ông cho chúng ta biết thêm về hai cố nhạc sĩ nổi tiếng của nền âm nhạc Việt Nam là Dương Thiệu Tước (DTT) và Lê Trọng Nguyễn (LTN). Cả hai nhạc sĩ trên đều có liên hệ gia đình với hai thi sĩ, là hai ngôi sao sáng hôm nay. Nói về sự nghiệp âm nhạc, hai nhạc sĩ DTT và LTN đã cống hiến cho chúng ta những ca khúc thật trữ tình, thật tuyệt vời…mà đã đi sâu vào lòng người và sẽ còn sống mãi với thời gian. Những ca khúc đã tạo nên tên tuổi cho nhạc sĩ Dương Thiệu Tước như: Ngọc Lan, Bóng Chiều Xưa, Đêm Tàn Bến Ngự, Chiều v.v…Bên cạnh đó, nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn là tác giả của những bản nhạc nổi tiếng như: Nắng Chiều, Lá Rơi Bên Thềm, Cát Biển, Chiều Bên Giáo Đường v.v… Với những dòng nhạc tuyệt vời này sẽ lần lượt được các ca sĩ của TTG trình diễn trong chương trình văn nghệ sau giờ văn học; như những lời tri ân dành cho nhị vị nhạc sĩ tài ba đã đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam thêm phong phú.

    Vị thi sĩ mà chúng tôi muốn nói đến là Lê Trọng Nguyễn Nga, là tác giả của tập thơ LẬT TRANG SÁCH CŨ mà cũng là phu nhân của cố nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và là mẹ của bốn người con. MC Mộng Thủy cho biết thêm: bà là cựu học sinh trường Trưng Vương. Sau đó, bà làm việc cho Hàng Không Việt Nam rồi lập gia đình với nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn. Khi sang Hoa Kỳ, bà học trường Cal State Los Angeles và tốt nghiệp về kế toán. Sau cùng trước khi về hưu, bà là cán sự xả hội tại thành phố Los Angeles trong một thời gian dài.

    Sau giờ văn học, mọi người có vẻ lao xao và vui hẵn lên với hoa hồng tươi và bánh sinh nhật được bày trên chiếc bàn giữa hội trường. Nhân dịp này mọi người tề tựu chúc mừng sinh nhật thứ 92 của nữ sĩ Dương Hồng Anh chung quanh chiếc bánh giữa những hoa hồng vàng, hồng đỏ tươi thắm tròn lẵn như những thiếu nữ tuổi xuân thì. Các bậc trưởng thượng như G.S. Dương Ngọc Sum, NV Nguyễn Quang, NV Việt Hải lần lượt gửi đến nữ sĩ những lời chúc đầy ý nghĩa. Một cách đặc biệt và bất ngờ, GS. Quyên Di đã đọc bài thơ của NV Kiều My (KM), như những lời ca tụng và cầu chúc tốt đẹp nhất mà KM dành cho nữ sĩ Dương Hồng Anh và Lê Trọng Nguyễn Nga trong một ngày đáng ghi nhớ.

                                                                  TUỔI VÀNG

    Dâng đời bao ý thơ huyền dịu

                                          Theo gió thoảng…ru hồn thi nhân

                                          Thời gian sương rơi trên mái tóc

                                          Tuổi vàng tô thắm mấy cung tơ

                                          Ngây ngất hồn thơ vương nắng úa

                                          Chiều về hoa khép nhẹ bờ mi

                                          Lặng nghe giòng đời hồn thổn thức

                                          Mênh mang nét đẹp… tuổi hoàng hôn

                                                                *****

                                          Hồn lạc về đâu? Thi nhân hỡi!

                                          Vần thơ mềm như khúc nhạc êm

                                          Nhạc và thơ như mây với gió

                                          Gió cuốn mây trôi trong nắng vàng

                                          Nắng có phai màu hồn thi sĩ?

                                          Hay…

                                          Nắng vẫn lung linh cùng gió mây…

    Qua bài thơ trên, NV Kiều My đã ca tụng tuổi hoàng hôn của hai vị thi sĩ như thời gian của “tuổi vàng”; một lứa tuổi hạnh phúc bên con cháu đầy đàn, tận hưởng cuộc sống an nhàn thảnh thơi, không còn vật vả với mưu sinh nữa. Hơn thế nữa, hai vị còn hăng say sáng tác những vần thơ đầy tình người hầu làm đẹp cho đời, và cũng để đóng góp những bông hoa cho vườn văn chương nghệ thuật thêm phong phú. Tuổi vàng của hai vị…thật đẹp! Thật cao quý!

    Phần 2/ Văn nghệ:

    TAM CA TIẾNG THỜI GIAN: Lâm Dung, Ngọc Quỳnh, Ái Liên

    Chủ đề trong chương trình văn nghệ hôm nay, các ca sĩ trình diễn những nhạc phẩm của Dương hiệu Tước và Lê Trọng Nguyễn như:

    Dương Thiệu Tước:  Đêm Tàn Bến Ngự – Trần Thạch

                                    Ngọc Lan – Thụy Lan

                                    Chiều – Lưu Mạnh Bổng

                                    Bóng Chiều Xưa – Kiều My

                                    Thuyền Mơ – Lâm Dung & Ái Liên

    Lê Trọng Nguyễn:      Nắng Chiều – Ban họp ca

                                    Cát Biển – Ban tam ca: Thụy Lan, Lệ Hoa, Minh Thư

                                    Lá Rơi Bên Thềm – Kiều My

                                    Bến Giang Đầu – Lâm Dung

    Lệ Hoa, Minh Thư, Thụy Lan

    Kết thúc chương trình với bản nhạc NVNT & TTG hành khúc “Bạn Bè Của Tôi” trong điệu luân vũ nhẹ nhàng vui tươi, thơ của nữ sĩ Dương Hồng Anh do ca nhạc sĩ Lâm Dung phổ nhạc, đã là ấm áp lòng người trước khi ra về.

    Mọi người lưu luyến chia tay nhau trong tình thân ái và hẹn gặp lại một buổi ra mắt sách kế tiếp.

    KIỀU MY

    California July 4, 2022

    NHÀ VÃN KIỀU MY
    Buổi RMS của 2 TS : Lê Trọng Nguyễn Nga& Dương Hồng Anh , do Nhóm “ NVNT…60 new items · Album by Hung Le
  • Khánh Lan,  Sinh Hoạt,  Văn Thơ

    ĐÔI NÉT VỀ NỮ SĨ DƯƠNG HỒNG ANH

    NỮ SĨ DƯƠNG HỒNG ANH

    Lịch sử Văn Học Việt Nam đã hoàn tất một nhiệm vụ vô cùng quan trọng: Đó là lưu giữ một kho tàng văn thơ phong phú cho hậu thế, cũng như ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa qua từng giai đoạn. Không chỉ ở trong lãnh vực nam giới mà còn ở trong lãnh vực nữ giới. Lịch sử đã đánh dấu một bước phát triển của xã hội, đánh ngã cái tư tưởng phong kiến một thời “trọng nam khinh nữ” và thay vào đó là “nam nữ bình quyền“. Những nhà thơ nữ như: Nữ Sĩ Hồ Xuân Hương (1771-1822), Nữ Sĩ Huyện Thanh Quan (1805-1848), Nữ Sĩ Sương Nguyệt Anh (1864-1921), Nữ thi sĩ Ngân Giang (1916-2002), v.v… Họ đã để lại cho thế giới thi ca, những tác phẩm bất hủ và nổi tiếng, họ là những nhà thơ nữ đã góp cho đời nhiều áng thơ hay.

    Hôm nay, Khánh Lan xin hân hạnh giới thiệu Nữ Sĩ Dương Hồng Anh. Đây là bút hiệu của nhà thơ họ Dương, vì nếu tính theo thế thứ họ Dương, thì bà là Dương Nguyệt Anh, sinh năm 1931 tại Hà Nội và là cháu nội trực hệ của Cụ Dương Khuê, Vân Đình, Hà Đông. Bà là con gái của Cụ Dương Tự Tám, là em họ của Nhạc Sĩ Dương Thiệu Tước và là chị họ của Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh.

    Vốn thừa kế truyền thống văn học của dòng họ Dương. Ngôn ngữ trong thi ca của Nữ Sĩ Dương Hồng Anh, phản ảnh sự phong phú của ngôn ngữ, bà đã khéo léo chắt lọc tinh túy những ngôn từ, khám phá những nét bóng bẩy của thi ca, nhưng không kém phần vui tươi, nhẹ nhàng, êm ái của những áng thơ viết cho bạn bè và thân hữu. Thật thế, Nữ Sĩ Dương Hồng Anh đã góp phần làm giầu ngôn ngữ, trong văn học và đời sống của chúng ta.

    Là một nhà thơ với bản tính hiền hòa, nhận hậu, khiêm nhường và vị tha. Bà đặt gia đình, bạn bè, thân hữu lên trên quyền lợi của chính mình. Đối với Liên Nhóm NVNT & TTG, Nữ Sĩ đã ưu ái dành cho mọi người “muôn ngàn thân ái”. Đây là ngôn ngữ mà Nữ Sĩ thường dùng để biểu lộ cảm tình của bà đối với bạn hữu. Bà đã sáng tác nhiều bài thơ dành riêng cho hội trong đó có bài “Bạn Bè Của Tôi

    “Bạn bè tôi, những nghệ sĩ yêu đời

    Gặp gỡ nhau chuyện trò thân mật quá…

    … Bạn bè của tôi chung lời hẹn ước

    Đem tâm tình chia sẻ tiếng thời gian….

    Bài thơ này đã được Nhạc sĩ Lâm Dung phổ nhạc và đã trở thành NVNT & TTG hành khúc cũng như được trình diễn trong hầu hết các buổi sinh hoạt của nhóm.

    LIÊN NHÓM NVNT & TTG (Photo Credit: NAG Lê Hùng)

    Lại một bài thơ nữa là bài “Mầu Thời Gian”, bài thơ này cũng là tựa đề của tập thơ mới nhất của Nữ Sĩ Dương Hồng Anh-Ra Mắt cùng quý đồng hương hôm nay.

    “Tôi vẫn làm thơ dưới nắng chiều

    Mây ngàn gió núi dệt thương yêu

    Câu thơ no nhỏ say hồn mộng

    Ký ức vàng son gợi nhớ nhiều….

    Hay:

    … Mái tóc sương pha đã mấy mùa

    Ngày dư còn lại chút hương xưa

    Màu Thời Gian trải dài tân sự

    Vạt nắng hoàng hôn gió nhẹ đưa

              Trong sự nghiệp sáng tác, Nữ sĩ Dương Hồng Anh làm thơ từ năm 16 tuổi (1947). Tập thơ đầu tay “Hương Mùa Chinh Chiến” của bà được đăng trên báo Cậu Ấm Cô Chiêu năm 1949 và sau đó, còn gởi đăng trên nhiều nhà báo khác như báo Cải Tạo, Hồ gươm, Sinh Lực, Giang Sơn, Giác Ngộ, v.v…

    Từ năm 1952 đến 1954, Nữ Sĩ Dương Hồng Anh là thư ký tòa soạn báo Sinh Lực ở Hà Nội cho đến tháng 08, năm 1954, bà di cư vào Miền Nam Việt Nam cùng chồng là thẩm phán Nguyễn Sĩ Hiệp. Vào Saigon, Nữ Sĩ Dương Hồng Anh ngưng gởi những bài thơ để đăng trên các báo chí, nhưng bà vẫn tiếp tục sinh hoạt văn thơ trong nhóm của các nhà thơ: Linh Điểu, Vạn An, Bùi Khánh Đản, Trình Xuyên, v.v… Năm 1990, Nữ Sĩ Dương Hồng Anh sang Hoa Kỳ, định cư tại tiểu bang California, và sau khi thẩm phán Nguyễn Sĩ Hiệp qua đời năm 2008. Năm 2010, sau một thời gian ngưng bút, Nữ Sĩ trở lại sinh hoạt thi văn cùng với các nhóm gồm: Văn Chương phụ Nữ Việt Nam Hải Ngoại của Nhà Văn Bùi Bích Hà, Văn Đàn Hải Ngoại, Hạnh Ngộ và thường xuyên đăng thơ trên báo Đất Đứng ở Sacramento, California, liên tục trong suốt 10 năm.

    Trong suốt 11 năm, từ 2010 đến 2021, Nữ Sĩ Dương Hồng Anh đã cho xuất bản tổng cộng 10 tập thơ gồm nhiều thể loại khác nhau như: Hương Mùa Chinh Chiến (1952); Từ Phương Trời Xa (2010); Chiều Bến Đợi (2012); Tiếng Thầm (2013); Đôi Bờ Thương Nhớ (2014); Mầu Trăng Thuở Ấy (2015); Sợi Nhớ Sợi Thương (2016); Tình Thu (2017); Vương Vấn Hồn Quê (2018); Nguồn Cội (2019) và Mầu Thời Gian (2021).

    Khánh Lan xin kết thúc buổi nói chuyện hôm nay bằng 4 câu thơ mà Khánh Lan vừa viết tối qua, xin kính tặng Nữ Sĩ Dương Hồng Anh nhân buổi RMS của bà.

    “Hoàng Hạc một nỗi thi ca

    Trung trinh nét đẹp thác ngà văn chương

    Hồng Anh nữ sĩ kiên cường

    Tuổi cao thượng thọ bốn phương danh tài”.

              Khánh Lan muốn ví Nữ Sĩ Dương Hồng Anh như một con hạc quý trong tháp ngà văn chương Việt Nam, chứ chẳng phải Trong Hoàng Hạc Lâu, một ngôi tháp lịch sử được cất trên vực đá Hoàng Hạc của núi Xà Sơn bên bờ sông Dương Tử thuộc thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Bài thơ Hoàng Hạc Lâu là bài thơ nổi tiếng của Thi Sĩ Thôi Hiệu, thời Đường.

    Khánh Lan xin trân Trọng giới thiệu cùng quý độc giả yêu thơ: Nữ Sĩ Dương Hồng Anh.

    Khánh Lan

    California June 2022

    HOÀNG HẠC LÂU

    Thơ Thôi Hiệu, Tản Đà dịch

    Nguyên văn chữ HánPhiên âm Hán ViệtDịch nghĩaDịch thơ
    黃鶴

    昔人已乘
    地空餘黃鶴樓
    黃鶴一去不復返
    白雲千載空悠悠
    晴川歷歷漢陽樹
    草萋萋鸚鵡洲
    日暮鄉關何處是
    煙波江上使人愁
    Hoàng Hạc lâu

    Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
    Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
    Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
    Bạch vân thiên tải không du du.
    Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ.
    Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
    Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
    Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
                Lầu Hoàng Hạc

    Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi rồi.
    Ở chỗ này đây chỉ còn trơ lại một ngôi lầu tên là Hoàng Hạc.
    Hạc vàng đã bay đi rồi, không trở lại nữa.
    Mây trắng ngàn năm vẫn bay lơ lửng hoài.
    Bên dòng sông khi trời lạnh, hàng cây đất Hán Dương trông rõ mồn một.
    Trên bãi Anh Vũ cỏ thơm mọc mơn mởn xanh tươi.
    Lúc trời chiều, đứng ngắm cảnh, tự hỏi đâu là nơi quê nhà?
    Khói tỏa trên sông sóng gợn khiến cho người ta sinh ra mối buồn rầu trong lòng.
    Gác Hoàng Hạc

    Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
    Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ!
    Hạc vàng đi mất từ xưa,
    Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
    Hán Dương sông tạnh cây bày,
    Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
    Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
    Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?
    HOÀNG HẠC LÂU
    THI SĨ THÔI HIỆU (Photo Credit: Wikipedia)
  • PHẠM GIA ĐẠI,  Sinh Hoạt

    Lễ Thượng Thọ Đại Tá Pháo Binh Lê Thương 95 tuổi

    CỰU ĐẠI TÁ PHÁO BINH LÊ THƯƠNG (Ảnh Khánh Lan)

    Ánh nắng đã dịu đi và bóng chiều đang ngả xuống trên những tàng cây cao dọc hai bên đường Beach Boulevard, ngã tư với Lampson, dẫn đến nhà hàng Diamond, nơi tổ chức Lễ Thượng Thọ cho Đại Tá Lê Thương, năm nay tròn 95 tuổi hạc vào buổi chiều ngày Chủ Nhật 12 Tháng 6 năm 2022. Thụy Lan, con gái của Đại Tá Lê Thương, người có ý định tổ chức cho thân phụ của mình một lần làm kỷ niệm trong đời vì niên kỷ của bác đã cao. Chương trình dự định từ nhiều tháng trước nhưng đã phải lùi lại vì tình hình con virus Vũ Hán, thế nhưng số quan khách đến tham dự cùng với thân nhân không ngờ đã từ dưới 10 bàn, hôm nay đã lên đến trên 30. Ngoài gia đình là ban tổ chức chính, Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian mà Việt Hải là con chim đầu đàn cũng đóng góp một phần không nhỏ với hai MC Mộng Thủy và Lệ Hoa, và bình hoa hồng vàng trăm đóa thật đẹp tượng trưng cho bách niên giai lão và những món quà giá trị khác.

    Đồng ca của Lực Lượng Đặc Biệt

    Tiểu Sử Đại Tá Lê ThươngTrong số quan khách đến tham dự có nhiều sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) trước kia đã từng chiến đấu bên cạnh Đại Tá Lê Thương, hay cùng chia sẻ những đau thương nhọc nhằn với ông trong những năm tháng trong lao tù cộng sản sau khi Sài Gòn sụp đổ ngày 30-4-1975. Tất cả đều ca ngợi ông là một sĩ quan ưu tú cao cấp trong ngành pháo binh của VNCH, với tài tính toán chính xác như thần đã bao lần cứu nguy cho các đơn vị bạn khi bị địch quân bao vây nguy khốn. Khi Đại Tá Lê Thương, lúc đó còn là Trung Úy, đã được tuyển chọn sang Hoa kỳ để thụ huấn thêm về ngành pháo binh, trong các cuộc thi trong lớp, ông luôn cùng với một sĩ quan VNCH khác tham dự khóa học thay nhau chiếm hàng đầu khiến cho các sĩ quan các nước bạn và Hoa Kỳ đồng khóa phải nể trọng.

    Con Cháu Quây QuầnTặng Quà Mừng Thượng Th (Ảnh Phạm Gia Đại)

    Năm 1966, các lực lượng cộng quân, vì liên tiếp thất bại trong các trận chiến tại Quảng Ngãi, và vì thấy đơn vị pháo binh mà Trung Úy Lê Thương chỉ huy là cái gai cần phải nhổ, nên chúng quyết định dùng đặc công để tấn công tiêu diệt đơn vị pháo binh này tại Sa Huỳnh vào năm 1967, cũng để gây tiếng vang. Đêm hôm đó, toán đặc công đã đột nhập được vào bên trong doanh trại và phá hủy hết các phương tiện truyền tin và các sĩ quan đã không liên lạc được nữa với binh sĩ dưới quyền. Thế nhưng vị chỉ huy pháo binh Lê Thương trong đêm tối đã chợt có sáng kiến dùng loa tay ra lệnh cho tất cả binh sĩ dưới quyền, những pháo thủ không phải là tác chiến, nằm xuống hết, và ông ra lệnh bắn tất cả các bóng đen di động trong doanh trại. Bị bại lộ, cộng quân phải bắn pháo sáng để tìm đường tháo chạy, để lại 15 xác đồng đội của chúng cùng nhiều súng đạn. Chính vị tướng Mỹ cố vấn của vùng đã đến, khen ngợi và cảm phục Trung Úy Lê Thương.

    GS Trần Huy Bích đại diên Liên Nhóm NVNT & TTC tặng tấm plague cho Đại Tá Lê Thương (Ảnh Khánh Lan)

    Tặng Vòng Hoa 100 Đóa và Tấm Plaque

    Liên Nhóm NVNT & TTG tặng 100 Đóa hoa hồng vàng tượng trưng cho sự AN KHANG TRƯỜNG THỌ (Ảnh Khánh Lan)

    LIÊN NHÓM NVNT & TTG TẶNG QUÀ MỪNG ĐẠI THỌ CỰU ĐẠI TÁ LÊ THƯƠNG (Ảnh Khánh Lan)

    Dòng tư tưởng của tôi chợt ngưng lại khi nhà báo Vương Trùng Dương, ngồi cạnh húc vào tay tôi nói anh xem ông cụ sung mãn chưa, tôi nhìn anh và gật đầu thán phục. Trước mắt tôi là một ông cụ lưng vẫn thẳng, đang đứng vỗ tay theo nhịp với các bài hát oai hùng của VNCH ngày trước như “Anh Đi Chiến Dịch”, “Giờ Này Anh ở Đâu”, “Anh Về Thủ Đô”, v.v… Dù đã 95 tuổi, ông cụ đi tuy chậm nhưng vẫn không cần chống gậy, và tôi với anh Vương Trùng Dương, cũng như anh Việt Hải, GS Sum, Quyên Di, nhà văn Nguyễn Quang, nhà văn Liêm Nguyễn (trong nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian) ngồi cùng bàn, càng ngạc nhiên hơn khi thấy chỗ ngồi không vừa ý thì ông cụ tự động đứng dậy dùng tay kéo xềnh xệch chiếc ghế bành mà con cháu đã kê ngay bên dưới sân khấu cho cụ để xích nó ra xa một chút. Điều làm cho tôi phục ông cụ nhất là sau một loạt các bài hát trong suốt hai tiếng đồng hồ mà con cháu lên hát tặng cho cụ, làm thơ tặng cho cụ trong lễ đại thọ, là một màn trình diễn đặc biệt, mà cụ từ từ bước lên sân khấu và song ca với cậu con trai bài hát “Giã Từ Vũ Khí”, rồi từ từ đi xuống ngồi lại vào chiếc ghế bành dưới sân khấu, niềm vui hiện trên nét mặt.

    NVNT & TTG, từ trái sang phải: Hàng đứng: NV Phạm Gia Đại, NV Vương Trùng Dương, NT John Tạ, NV Khánh Lan.
    Hàng Ngồi: Thân Hữu, NV Quyên Di, NV Việt Hải, NV Nguyễn Quang, GS Trân Huy Bích, GS Dương Ngọc Sum, NV Vi Khiêm

    NVNT & TTG, từ trái sang phải: Hàng đứng: Mạnh Bổng, Tuyết Nga, Minh Châu, Mão Đặng.
    Hàng Ngồi: Minh Thư, TS Lê Nguyễn Nga, NS Dương Hồng Anh, Thành Nguyễn

    NVNT & TTG, từ trái sang phải: Hàng đứng: Mai Hương, Mạnh Bổng, Khánh Lan. Hàng ngồi: Ngọc Quỳnh, Ái Liên, Tô Anh

    BAN TAM CA TIẾNG THỜI GIAN: LÂM DUNG, NGỌC QUỲNH, ÁI LIÊN VÀ CNS QUỐC SĨ. (Ảnh Khánh Lan)

    Thụy Lan cho biết gia đình có đến 12 người con, sáu trai và sáu gái, không biết sao sanh khéo như vậy, hai con trai đã mất và còn lại 10 người con và đàn cháu vài chục người đứng chật trên sân khấu. Cô cho biết suốt thời gian chinh chiến hai chục năm trường, ba cô luôn phải đóng quân cắm trại, thỉnh thoảng mới có dịp về phép thăm gia đình, hoặc mẹ cô phải lên tiền đồn thăm chồng. Đời lính chiến là như vậy, người lính luôn cảnh giác vững bền tay súng bảo vệ quê hương, và người vợ lính luôn son sắt bên chồng, hy sinh tất cả cho chồng cho con để người chồng yên tâm chiến đấu. Nhiều khi người vợ lính và con lính cũng nằm trong cùng chiến hào với chồng chống địch quân, và cùng hy sinh trong một chiến hào, đó là những gương anh hùng lẫm liệt trong quân sử QLVNCH.

    Chúng tôi đã ở lại cho đến giờ phút cuối của chương trình Lễ Thượng Thọ dành cho Đại Tá Lê Thương, và trước khi ra về, tôi bước đến bên cạnh chiếc ghế bành, nắm tay ông và chúc ông nhiều sức khỏe trường thọ. Tôi nhìn thấy trong ánh mắt của ông một niềm vui hạnh phúc to lớn vì Lễ Thượng Thọ năm nay lại gần ngày Lễ Father’s Day và Ngày Quân Lực 19 tháng 6, nhưng le lói đâu đó một chút u buồn vì người vợ thân yêu của ông đã giã từ ông đi vào cõi hư vô một năm trước.Khán giả đã ra về gần hết, đồng hồ chỉ 11:30 tối, tôi chào Thụy Lan, MC Mộng Thủy, ban nhạc và các bạn, cùng phụ với Lệ Hoa dìu anh Việt Hải còn phải chống gậy ra xe trong khu parking vắng bóng người, hơi sương đêm bắt đầu se lạnh xuống đôi vai gầy. Tôi kéo cao cổ áo lái xe về trong đêm khuya, loang loáng ánh đèn bên đường chiếu một mầu vàng vọt vào trong xe, một ngày nữa đang tàn trên hè phố Little Saigon.

    Ghi Nhanh: Phạm Gia Đại

  • Khánh Lan,  Ngọc Cường,  Sinh Hoạt,  Tin tức

    BUỔI RMS CỦA HAI HẬU DUỆ TỰ LỰC VĂN ĐOÀN ĐƯỢC ỦNG HỘ NỒNG NHIỆT

    NHÀ VĂN TỪ DUNG & NHÀ VĂN NGỌC CƯỜNG

    WESTMINSTER, California (NV) – Đông đảo độc giả tham dự buổi ra mắt sách của hai nhà văn Từ Dung và Ngọc Cường tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt trưa Chủ Nhật, 15 Tháng Năm do Nhóm Văn Học Nghệ Thuật/Tiếng Thời Gian tổ chức.

    Ngồi, từ trái, nhà văn Từ Dung và nhà văn Ngọc Cường ký tên sách theo yêu cầu của độc giả. (Hình: Đằng- Giao/Người Việt)

    Nhà văn Từ Dung ra mắt sáng tác đầu tay của bà với tựa đề “Hồi Tưởng” và nhà văn Ngọc Cường ra mắt tác phẩm thứ tư của ông là “Ba Chị Em.”

    Tham luận đoàn gồm có bảy người là Từ Dung, Ngọc Cường, Việt Hải, Vi Khiêm, Kiều My, Khánh Lan và Mộng Thủy với sự điều phối của Giáo Sư Quyên Di để cùng bàn thảo về hai tác phẩm này. Các tham luận viên cùng đồng ý rằng “Ba Chị Em” nói lên tâm trạng đầy mặc cảm mồ côi mẹ một cách chân thành và đầy tình cảm. Trong không khí thân mật và vui nhộn, tham luận đoàn chia sẻ cảm nhận và ấn tượng của mình về hai tác phẩm “Hồi Tưởng” và “Ba Chị Em.”

    This image has an empty alt attribute; its file name is DP-Sach-Ngoc-Cuong-Tu-Dung-5.jpg
    Tham luận đoàn gồm có bảy người là Từ Dung, Ngọc Cường, Việt Hải, Vi Khiêm, Kiều My, Khánh Lan và Mộng Thủy với sự điều phối của Giáo Sư Quyên Di. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

    “Hồi Tưởng” của nhà văn Từ Dung

    Hồi Tưởng” của Từ Dung được mô tả như một hồi ký được phần nào tiểu thuyết hóa nhưng vẫn giữ được những sự thật không theo một thứ tự thời gian nhất định nên có nét lung linh lấp lánh như một bức tranh diễm ảo. Người đọc được theo dõi cuộc đời trôi nổi khi hạnh phúc, lúc giông tố chiến tranh, khi bôn ba, chìm nổi từ Hà Nội đến Sài Gòn đến Hawaii của nhà văn.

    Dù có khó khăn, chật vật đến đâu thì con tim kiên cường chan chứa yêu thương vẫn thúc dục bà phải gượng dậy, quên đi thù ghét để cứ mãi tin yêu. “Hồi Tưởng” của Từ Dung như muốn nhắc nhở mọi người rằng lòng tin yêu với con tim ngây thơ trinh trắng là điều duy nhất có thể khiến cho chúng ta cảm nhận được ý nghĩa đích thật của cuộc sống. Còn sống là còn yêu bởi vì thiếu lòng yêu thương kiên trì, cuộc đời vô vị như hư vô.

    Tác phẩm “Hồi Tưởng” có bán tại Amazon.

    (Đông đảo độc giả mua sách ủng hộ hai tác giả. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

    Ba Chị Em” của nhà văn Ngọc Cường

    Chưa đọc chữ nào trong “Ba Chị Em” thì người ta đã bàn đến hình bìa cuốn sách rồi. Nhà văn Ngọc Cường trình bày rằng ông muốn cho hình ảnh này mờ đi, không sắc nét. Ông nói: “Cứ coi như đây là ba nhân vật ở bất cứ đâu cũng được vì câu chuyện về ba chị em trong sách có thể là câu chuyện của bất cứ người nào.”

    Ba Chị Em” của Ngọc Cường là một tập truyện ngắn hư cấu và phần biên khảo về cái chết đầy uẩn khúc của nhà văn Nhất Linh. Nhà văn Ngọc Cường đã nắm bắt một mảng đau thương này trong cuộc sống và diễn tả được tình mẫu tử thiêng liêng không bao giờ phôi phai trong lòng những đứa con mồ côi mẹ.

    Nhiều người cho rằng qua “Ba Chị Em” Ngọc Cường như muốn nhắn nhủ mọi người nên sống bằng tình thương chan hòa trong tình nhân ái. Ngay lập tức, nhà văn Ngọc Cường lại đính chính. Ông trình bày: “Tôi chỉ diễn tả lại cuộc đời theo cảm nhận của riêng mình chứ không dám cho mình có quyền khuyên ai hay nhắn nhủ gì cho ai. Tuy nhiên, nhiệm vụ của tôi chấm dứt khi viết xong cuốn sách. Vì vậy, độc giả có quyền có nhận thức riêng của mình.

    Về phần biên khảo, nhà văn Ngọc Cường cho biết cái chết bí ẩn của nhà văn Nhất Linh-Nguyễn Tường Tam không thể là một quyết định bồng bột nhất thời. “Có bao nhiêu biến cố và áp lực xã hội trong một thời gian dài mới đưa đẩy nhà văn Nhất Linh đến quyết định tự kết liễu cuộc đời mình như vậy,” nhà văn Ngọc Cường khẳng định. “Tôi muốn độc giả đọc kỹ và tự tìm cho mình một nhận xét.

    Tác phẩm “Ba Chị Em” có bán tại nhật báo Người Việt.

    Khách tham dự buổi ra mắt sách của Từ Dung và Ngọc Cường “chật rạp.” (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

    Sơ lược tiểu sử nhà văn Từ Dung

    Nhà văn Từ Dung sinh năm 1946 tại Hà Nội, là con út nhà văn Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long) trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Từ Dung là tên do thân phụ của bà đặt cho. Năm 1954, gia đình bà di cư vào Nam và sống tại Tân Định. Năm 1970, bà tốt nghiệp cử nhân giáo khoa Anh Văn tại Đại Học Sài Gòn và năm 1974 tốt nghiệp khóa sư phạm cấp tốc tại Đại Học Sài Gòn. Từ 1975 đến 1980, bà là giáo viên trung học ở Dĩ An. Năm 1990, bà định cư tại Hawaii. Bà hiện sống tại California.

    Năm 1992, bà tốt nghiệp ngành sư phạm và dạy Anh ngữ (ESL).

    Trong lãnh vực văn chương, Từ Dung viết nhiều truyện ngắn đăng trên nhật báo Người Việt và các tạp chí khác.

    Ngoài ra, truyện ngắn của bà còn được in trong tập sách như “Hội Thảo về báo Phong Hóa Ngày Nay & Tự Lực Văn Đoàn” (2013) “Tưởng niệm nhà báo Như Phong-Lê Văn Tiến (2016) và Tự Lực Văn Đoàn và Các Cây Bút Hậu Duệ” (2019).

    Sơ lược tiểu sử nhà văn Ngọc Cường

    Nhà văn Ngọc Cường sinh ra ở Hà Nội, di cư vào Nam năm 1951. Ông là cháu ruột nhà văn Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) và Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long). Ông đậu tú tài năm 1964 và theo học nhiều ngành như dược khoa, luật khoa và khoa học nhưng sau cùng theo đường binh nghhiệp, phục vụ ở Quân Đoàn II Pleiku rồi được thuyên chuyển về Sài Gòn và làm việc ở Nha Báo Chí, Phủ Phó Tổng Thống. Năm 1971, ông làm việc tại Cục Tâm Lý Chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Đài Phát Thanh Quân Đội.

    Sau 1975, nhà văn Ngọc cường bị tù cải tạo rồi vượt biên đến Mỹ năm 1981, định cư ở tiểu bang Ohio. Ông theo học hóa học và làm việc cho Quận Hạt Dayton. Tác phẩm đầu tiên của ông là “Bèo Giạt” (xuất bản 2014), rồi “Hệ Lụy (2016), “Bâng Khuâng” (2016), và “Ba Chị Em” (2020). Bút hiệu Ngọc Cường là tên ghép của hai chữ “Ngọc” là tên con gái Bích Ngọc đã quá vãng của ông năm 1979 và “Cường” là tên ông.

    Trong số quan khách tham dự, có Giáo Sư Dương Ngọc Sum, Giáo Sư Trần Huy Bích, Giáo Sư Quyên Di, nữ sĩ Dương Hồng Anh, nhà thơ Nguyên Nga (phu nhân cố nhạc sĩ Lê Trọng Tuyển), nhà văn Vi Khiêm, nhà văn Nguyễn Quang, nhà văn Long Khiếu, nhà văn Nhược Thu, nhà văn Khánh Lan, nhà văn Kiều My, Dược Sĩ Phạm Hồng Phúc, nhà thơ Lê Hân và nhóm bạn tù của nhà văn Ngọc Cường.

    Hàng đứng, từ bên trái: Lâm Dung, Ái Liên, Lệ Hoa, Ngọc Quỳnh, Mộng Thủy, Ngọc Diệp, Khánh Lan, Anh Chị Hiếu, Thụy Lan, Michael, NAG Lê Hùng. Hàng Ngồi, từ bên trái: GS Dương Ngọc Sum, NV Từ Dung, NV Việt Hải, NT Lê Nguyễn Nga, NS Dương Hồng Anh, NV Nguyễn Quang, NV Ngọc Cường.

    Cả hai nhà văn Từ Dung và Ngọc Cường đều được mọi người công nhận xứng đáng là hậu duệ của các văn sĩ nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

    Đằng-Giao/Người Việt

    Liên lạc tác giả: ngo.giao@nguoi-viet.com

    XIN MỜI VÀO LINK DƯỚI ĐÂY ĐỂ XEM HÌNH DO NHIẾP ẢNH GIA LÊ HÙNG CHỤP NGÀY RMS CỦA HAI NHÀ VĂN TỪ DUNG & NV NGỌC CƯỜNG.

    Buồi Ra Mắt Sách của 2 Nhà Văn : Từ Dung & Ngọc Cường ( Hậu duệ của nhóm “ Tự lực văn đoàn” : Nhất Linh& Hoàng Đạo , do Nhóm “ Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian “ tổ chức tại TS Nhật Báo Người Việt , ngày 15-5-2022 ( Phần 1 )…..67 Pics .…! By Hu

    https://photos.app.goo.gl/qD3VuLV9tkw4Ka4r6

    https://www.facebook.com/100014360580597/posts/1363123464176327/?d=n

  • Ngọc Cường,  Sinh Hoạt

    GIỚI THIỆU HAI TÁC PHẨM: BA CHỊ EM CỦA NV NGỌC CƯỜNG & HỒI TƯỞNG CỦA NV TỪ DUNG

    LỜI GIỚI THIỆU TÁC PHẨM BA CHỊ EM CỦA NV NGỌC CƯỜNG
    Có thể nói, sách tiếng Việt của người Việt Nam Hải ngoại đang ở trong buổi hoàng hôn, vì thế hệ của những nhà văn một thời vang bóng của Việt Nam Cộng Hoà đã lần lượt ra đi gần hết, những người còn lại hầu như đã rửa nay gác bút. Trong khi đó người viết mới bằng tiếng Việt lại vắng bóng, năm thì mười họa mới thấy một cây viết mới xuất hiện trên văn đàn Hải ngoại.


    Hiện nay, ở Hải ngoại chỉ còn lại một nền văn chương lão hoá, giống như ngọn đèn cạn dầu sắp tắt. Sở dĩ tôi ví von như vậy vì người viết ở Hải ngoại ngày càng ít đi, ít đến độ có thể đếm được trên đầu ngón tay, đồng thời số lượng độc giả gần như biến mất không còn nữa.

    NHÀ VĂN NGỌC CƯỜNG

    Tôi nhớ nhà văn Ngọc Cường có viết trong phiếm luận “72 năm nhìn lại” một đoạn như sau: “Ngày nay quý độc giả ghé qua tòa soạn báo Người Việt ngay chỗ hành lang, sẽ thấy trên tường, đầy rẫy sách bày bán, người viết có thể nhiều hơn người đọc”. Tôi mạo muội góp ý với ông Ngọc Cường: “Người Viết ở Hải ngoại không còn nhiều lắm đâu, làm gì có chuyện đầy rẫy, tuy ít như vậy nhưng số lượng người viết vẫn còn nhiều hơn người đọc”. Đó là điều tôi muốn chia xẻ với nhà văn Ngọc Cường.


    Thực vậy, theo con số thống kê của Wikipedia thì năm 2017, có hơn 4 triệu rưởi Việt kiều sống rải rác khắp mọi nơi trên thế giới, trong đó chỉ riêng ở Hoa Kỳ đã có hơn 2 triệu 2 trăm ngàn. Và, Quận Cam thuộc miền Nam của tiểu bang California có tròm trèm gần 2 trăm ngàn người Việt sinh sống. Với một số dân đông đảo như vậy nhưng ở Quận Cam chỉ còn lại hai tiệm sách. Hai tiệm sách cho hai trăm ngàn dân, quả thật là một con số hết sức khiêm nhường.

    Trong buổi hoàng hôn của một nền văn chương lão hoá như vậy, nhà văn Ngọc Cường một thân một mình lửng thững đi vào nơi gió cát, đi mà không một chút e dè ngại ngùng, chuyện ông đang đi giữa hoàng hôn. Năm 2014, ở vào cái tuổi 67, đang đứng trước ngưỡng cửa Cổ lai hy, thay vì trút bỏ mọi lo toan nhọc nhằn để an hưởng tuổi già thì ông Ngọc Cường lại cầm viết. Ở cái tuổi này mới bắt đầu viết, rõ ràng là đã quá muộn. Biết là muộn nhưng tại sao ông vẫn viết? Câu hỏi đặt ra, phải chăng có một động lực nào đó đủ mạnh để thúc giục ông viết. Riêng cá nhân tôi, tôi tin là có. Với sức viết khá mạnh, trong vòng 4 năm, nhà văn Ngọc Cường cho ra đời ba tập truyện: năm 2014 BÈO GIẠT, năm 2016 HỆ LỤY, năm 2018 BÂNG KHUÂNG. Tất cả ba cuốn sách trên đều do Nhà xuất bản Người Việt phát hành. Và hôm nay, năm 2020 giữa cơn đại dịch COVID 19 có một không hai trong lịch sử, nhà văn Ngọc Cường cho ra đời tác phẩm thứ tư: “BA CHỊ EM”.

    BA CH EM là tập truyện gồm có bảy truyện ngắn và một phiếm luận của nhà văn Ngọc Cường vẫn do Nhà Xuất Bản Người Việt phát hành năm 2020. Trong tập truyện này, hình như truyện “Ba chị em” là truyện tác giả ưng ý nhất cho nên ông đã lấy tên truyện ngắn này đặt cho tên sách. Sau đây tôi xin lướt qua vài truyện ngắn trong tập truyện BA CHỊ EM. Truyện Người bạn vong niên, nói về ba người bạn học ở trường Luật, sau 20 năm xa cách, họ gặp nhau ở Cali. Truyện Hai buổi chia tay”, ba người bạn ngày xưa cùng học Đệ nhất Chu Văn An Sài Gòn. Sau khi đậu Tú tài toàn phần, hai người sang Pháp du học, người ở lại đi lính. Mấy chục năm sau họ gặp lại nhau ở Pháp với hai lần chia tay tại Gare Du Nord.

    Truyện “Ký ức huyền ảo”, với nhân vật chính tên Ân, âm thầm yêu một nữ sinh Văn khoa ở Sài Gòn, mối tình câm này đeo đẳng anh ta hơn 40 chục năm. Phiếm luận “72 năm nhìn lại”, nhân vật xưng tôi lúc nhỏ học trường Tây, đậu Tú tài toàn phần vào lúc 17 tuổi, băn khoăn trước ngưỡng cửa Đại học, động viên vào Thủ Đức, sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, học tập cải tạo, sang Mỹ tốt nghiệp Đại học, công chức tại tỉnh nhỏ ở tiểu bang Ohio. Sống yên lặng, trôi theo vận mệnh cho đến cuối đời chợt nhìn lại không biết mình là ai.

    Nhà văn Ngọc Cường đã tẩn mẩn tỉ mỉ viết về những kinh nghiệm của cuộc sống, những đổi thay mà ông đã trải qua trong suốt hơn bảy chục năm hiện diện trên cõi đời, từ lúc còn là cậu học sinh trung học, sinh viên đại học rồi đi lính cho đến ngày mất nước, tiếp theo là những năm tháng sống lưu vong nơi xứ lạ quê người. Trong suốt cuộc đời tỵ nạn, cùng với vợ con sống hơn 40 năm trong một tỉnh nhỏ của tiểu bang Ohio nước Mỹ, hình như lúc nào nhà văn Ngọc Cường cũng BÂNG KHUÂNG về thân phận ăn nhờ ở đậu của mình, thân phận của những giề lục bình trôi nổi trên sông với vị trí thấp kém của tấm thân BÈO GIẠT, để rồi sau đó tấp vào bờ lau, bãi sậy, mà những HỆ LỤY của nó nếu có sẽ là câu hỏi muôn đời không có câu trả lời.

    Giống như nhân vật xưng tôi trong phiếm luận “72 năm nhìn lại” của nhà văn Ngọc Cường, khi viết xong cuốn truyện, ông băn khoăn tự hỏi, không biết ai là tác giả. Với cái nhìn đầy chủ quan của một người ngoại cuộc, tôi tin rằng đó là nguyên nhân sâu xa, thầm kín, khiến nhà văn Ngọc Cường bắt đầu cầm bút khi ông ta sắp bước vào cái tuổi Cổ lai hy.
    Huy Văn Trương, California, May 2020

    LỜI GIỚI THIỆU TÁC PHẨM HỒI TƯỞNG CỦA NV TỪ DUNG

    NHÀ VĂN TỪ DUNG

    Hồi Tưởng là tác phẩm đầu tay của nhà văn Từ Dung được viết theo dạng hồi ký (hay truyện ký), nội dung về đời thật và người thật của tác giả và gia đình (ngoại trừ một  truyện ngắn hư cấu Những Ngày Tháng Hawai). Đây là một tuyển  tập  gồm nhiều bài mới và cũ (đã được đăng trên các tạp chí văn chương ở hải ngoại).  .

    Là một cuốn tự truyện (autobiography), nhưng  chú trọng nhiều về tình cảm, và tâm sự riêng tư của tác giả, hơn là nhằm truyển đạt một thông điệp về một chủ đề . Tác phẩm gồm những câu chuyện tình, đôi khi éo le, được lồng thêm vào chi tiết tinh tế của cảm xúc riêng tư, nhiều dữ kiện, biến cố trong cuộc đời trải dài trên 70 năm của tác giả.

    Cầm bút sáng tác rất sớm (làm thơ từ thủa còn bé, lúc mới 6 tuổi), nhưng lại viết văn trễ, cho đến khi nghỉ hưu. Dù Hồi Tưởng là tác phẩm đầu tiên, nhưng nhà văn Từ Dung không xa lạ gì trong giới văn nghệ sĩ trước năm 1975: khi đó,  tác giả được biết đến như một ca sĩ :  ca sĩ Từ Dung; thường hát đôi với nhạc sĩ Từ Công Phụng và là người chồng đầu tiên của cô. Với giọng ngân nga, véo von, rất lả lướt (nhiều người cho là gần với của ca sĩ Châu Hà) ,tiếng hát Từ Dung thích hợp và lột trần được linh hồn của những bản nhạc trữ tình của nhạc sĩ Từ Công Phụng, ví dụ  như bài Bây Giờ Tháng Mấy đã nổi danh một thời.

    Nhà văn Từ Dung có lý do chính đáng để viết về cá nhân và người thân trong gia đình vì ngoài phần đi trình diễn trước công chúng,  tác giả còn là hậu duệ một gia đình gồm có nhiều văn sĩ, các nhà hoạt động cách mạng,  được ghi vào văn học sử . Vì lý do đó, viết về người thân này không phải là quá đáng hay có ý định khoe khoang (nhân vật thuộc vào lãnh vực của công chúng  celebrity). Là một ca sĩ  có tiếng một thời  trong giới sinh viên Đại Học Sài Gòn, Từ Dung còn là con út của Hoàng Đạo (tên thật là Nguyến Tường Long, một nhà văn sáng lập và chủ chốt của Tự Lực Văn Đoàn, đảng viên nồng cốt và lý thuyết giá của Việt-Nam Quốc Dân Đảng, là em của Nhất Linh và anh của Thạch Lam), về phía bên họ ngoại, tác giả là cháu của nhà văn, nhà báo Như Phong Lê Văn Tiến.

    Trong “Mẹ Tôi” , viết về bà Hoàng Đạo Nguyến Tường Long và  “ Cậu Tôi” , viết về Như Phong Lê Văn Tiến (con nuôi của bà ngoại tác giả, được coi như một người cậu, được đăng trên tạp chí Diễn Đàn Thế Kỷ 21) , tác giảđã cống hiến độc giả nhiều chi tiết quan trọng về hai nhân vật văn học sử và lịch sử này. Bài Mẹ Tôi,  khi được phổ biến, đã có người cho rằng tác giả đã quá khen người  mẹ của mình (Từ Dung coi bà như  mẫu mực một người đàn bà vẹn toàn theo quan niệm Đông Phương về công, dung, ngôn và hạnh!), nhưng theo thiển ý, khen thân mẫu, nuôi nấng mình là bình thường, chỉ nếu có chê mới là đáng bàn tán.

    Khi đọc “Mẹ Tôi”, tôi không chú ý đến sự việc tác giả đã khen bà mẹ, nhưng thú vị được  thưởng thức  lời văn trong sáng,  nhẹ nhàng mạch lạc nên lột được cá tính của bà Hoàng Đạo và cuộc sống của một thời trong cuộc đời tác giả  Chê bai có khi dễ hơn là khen tặng, bởi vì khen cần có sự tể nhị và lòng thành thật, về hai điểm này, tác giả Từ Dung đã có được cả hai, Theo tôi, bài “Mẹ Tôi” là một tài liệu đáng quý , và một áng văn hay.

    Nổi bật trong Hồi Tưởng là các câu truyện được kể theo lối tâm sự về những mối tình của tác giả. Tất nhiên , trong những cuộc tình đó, đều có vui buồn, đôi khi có cả đam mê và …rất nhiêu thất vọng. Những mối tình tan vỡ thường đưa đến hận thù, nhưng ở đây, sau các lần chia tay, tác giả vẫn bao dung như tha thứ tất cả, cũng có thể vì Từ Dung đã yêu chính mình hơn tất cả mọi người ?

    Với giọng văn đọc lên như lời thầm thì, than vãn của một người kể chuyện, phải chăng,  tác giả muốn trút bầu tâm sự và mong được chia sẻ với độc giả , hay vì đã bị ám ảnh và  ray rứt về những mối tình không thành và mong có lối thoát? Tôi có cảm tưởng nhà văn Từ Dung , trong suốt cuộc đời, đã cố đi tìm một người yêu lý tưởng, nhưng đã không kiếm ra, và rồi thất vọng như lời kêu cứu không được hồi âm, chỉ là tiếng vọng của chính mình, vang lên từ đáy vực ! Làm sao có thể tìm ra một người yêu sánh với người cha lý tưởng của chị (nhà văn Hoàng Đạo, một người tài hoa về văn chương và có lý tưởng, suốt đời tranh đấu và hy sinh cho Dân Tộc và Tổ Quốc). Cũng có thể Từ Dung đã say mê cái tình yêu mình tạo ra hơn là người yêu, bởi vậy, những người đàn ông tác giả tưởng rằng đã yêu, lại hóa ra họ là nạn nhân của chị? Theo tôi, ranh giới giữa thật và ảo rất mơ hồ, như nhà văn Kafka, suốt đời vẫn thắc mắc với câu hỏi :trên đời, cái gì là có thật

    Tuy thuộc về dạng hồi ký, nhưng nhờ có tâm hồn dễ xúc cảm và bén nhạy, và cách xử dụng ngôn từ chính xác,  những câu chuyện riêng tư của tác giả viết lên vẫn hấp dẫn nhờ vào tài diên tả nhiều chi tiết tinh tế của tâm hồn (Tác giả có bằng cử nhân Văn Khoa Sài Gòn, 1969). Ngoài ra, lôi cuốn người đọc là giọng văn trong sáng và thành thật, điều đó làm cho câu chuyện kể trở nên  hiện thực, mường tượng như khung cảnh đang hiện ra trước mắt, khiến độc giả  dể rung động,  cảm thông như hai âm thanh cộng hưởng vì có cùng tầng số!

    Khi đọc xong Hồi Tưởng và đặt cuốn sách xuống… tôi bỗng ngẩn ngơ và bâng khuâng như đang đi lạc vào miền quá khứ xa vời …

    Ngọc Cường, Ohio Mùa Hè 2021

  • Kiều My,  Sinh Hoạt

    VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ TÁC PHẨM ÔN CỐ TRI TÂN CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG

    Tìm hiểu về ý nghĩ của “Ôn cố tri tân

    Thành ngữ này xuất xứ từ Hán văn, do từ nhóm chữ “Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hĩ”,  có nghĩa là ngẫm nghĩ việc xưa để hiểu việc nay, hành vi này đáng bậc thầy người khác. Đây là lời nhắn nhủ của Khổng Tử trong thư tác Luận Ngữ, chương Vi Chính. Ý nghĩa này cũng tương đồng với tư tưởng “ Con người một khi đã phạm sai lầm nếu không sửa đổi thì sẽ phạm một sai lầm khác.”

    Ôn cố tri tân, chính là để bác cổ thông kim, chỉ đạo nhân sinh. Ai trong chúng ta cũng đã từng ngẫm nghĩ ôn lại chuyện cũ, chiêm nghiệm nó, từ đó có thể cho ta một nhận thức tốt hơn…như một trải nghiệm trong cuộc đời. Từ đó, chúng ta sẽ cải thiện những sai trái của quá khứ giúp cho ngày mai được tốt đẹp hơn. Như trong danh ngôn: “Thất bại là mẹ thành công” vậy.

    Cũng cùng tư tưởng trên, văn hào người Anh Percy Bysshe Shelly đã nói: “ Không lo sợ khi hướng về tương lai qua những bài học đau thương từ quá khứ”…

    Thật vậy, Người Nhật khéo léo vận dụng trí huệ cổ điển Trung Hoa từ thành ngữ “Ôn cố tri tân” có nguồn gốc từ Luận Ngữ của Khổng Tử, như kim chỉ nam tạo nên thành công của người Nhật. Để có được sự thành công của một đất nước hùng mạnh về kinh tế, kỹ nghệ, khoa học v.v… đứng hàng thứ ba trên thế giới, đó chính là một quá trình truyền thừa tinh hoa trí tuệ của người đi trước, biết “Ôn cố tri tân”.

    Đi ngược dòng thời gian vào thời Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945). Đây là cuộc chiến tranh thế giới giữa hai phe Đồng Minh (Anh, Pháp, Ba Lan và nhiều nước bên Âu Châu…) với Phe Trục (Đức, Ý và Nhật). Ngày 6 & 9 tháng 8 năm 1945, các chiến đấu cơ của Hoa Kỳ đã thực hiện một chiến dịch bí mật thả hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản theo lệnh của Tổng Thống Hoa Kỳ Harry Truman. Hơn 200.000 người đã thiệt mạng và một số lớn người bị thương. Vì thế, ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật Hoàng Hiroshima đã tuyên bố đầu hàng đồng minh vô điều kiện.

    Nhật Bản đã bại trận chua cay thảm khốc cho cái giá phải trả về tham vọng thống trị Châu Á và Thái Bình Dương của họ.Tuy nhiên, người Nhật đã học được bài học sai lầm của quá khứ và họ cố gắng xây dựng lại đất nước trước sự hoang tàn đổ nát của chiến tranh; họ đã thực hành theo kim chỉ nam “ôn cố tri tân” của Khổng Tử. Sau nửa thế kỷ tái kiến thiết xứ sở, Nhật Bản đã trở thành một trong những quốc gia văn minh và phát triển nhất thế giới.

    Cùng một phe trục với Nhật trong Đệ Nhị Thế Chiến, cũng là một nước chiến bại; đó là Đức quốc. Chiến tranh đã tàn phá đất nước này từ kinh tế, xã hội, hạ tầng cơ sở, đến tinh thần người dân…Nhưng nhân dân Đức cũng đã học được bài học thương đau của quá khứ để cùng nhau góp sức xây dựng lại đất nước. Chỉ qua vài thập niên sau, nước Đức cũng đã trở thành một quốc gia hùng mạnh nhất khối Liên Hiệp Âu Châu. Đó cũng là nhờ họ biết tận dụng tư tưởng của thành ngữ “Ôn cố tri tân”, nhìn quá khứ để hướng về tương lai…Thất bại thảm hại sau cuộc chiến mang theo những đau thương và đỗ vỡ; đây cũng là bài học đắt giá mà người Đức phải trả. Để từ đó, họ cùng vươn lên, cật lực phát triển không ngừng để mang đến sự thành công như ngày nay.

    Nhìn qua Á Châu sau Thế chiến thứ hai, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc dưới sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch chiếm giữ đảo Đài Loan; đối lập với chủ nghĩa xã hội của lãnh đạo Mao Trạch Đông ở đại lục. Chỉ vài thập niên sau, quốc đảo  Đài Loan đã tạo dựng được một nền dân chủ vững vàng, kinh tế dồi dào, và quân sự hùng mạnh, cùng sánh vai với nền văn minh thế giới. Những thành tích đáng kể trên của quốc đảo Đài Loan, chắc hắn nhân dân Đài Loan phải thực hành triệt để theo lời hướng dẫn của Khổng Tử :“ Ôn cố tri tân”.Họ biết nhìn lại quá khứ đen tối để tiến tới tương lai tươi sáng hơn.

    Qua tác phẩm “Ôn Cố Tri Tân” của nhà văn Nguyễn Quang, tác giả đã gợi ý cho người Việt bài học thực tiễn nào qua lịch sử 4000 năm lập quốc trải qua ba thời kỳ:

    • Thời kỳ Bắc thuộc: dân tộc Việt chịu sự đô hộ tàn bạo 1000 năm của người Tàu gồm bốn lần xâm chiếm nước Việt (từ năm 207 trước công nguyên đến năm 1427 sau công nguyên.) Trong suốt thời gian dài đô hộ tàn ác của người Tàu, có nhiều anh hùng Việt yêu nước  đã đứng lên chống trả ngoại xâm như Lý Thường Kiệt, Lê Đại Hành, Trần Thái Tông, Hưng Đạo Vương v..v . Ngoài ra giới nữ lưu có Hai Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị, bà Triệu Trinh Nương…cầm quân chiến đấu với quân thù.
    • Thời kỳ Pháp thuộc: dân Việt một lần nữa chịu gần 100 năm tủi nhục dưới sự đô hộ khắc nghiệt của người Pháp (1867-1954) dưới thời nhà Nguyễn qua các triều đại: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân…và sau cùng là đời vua Bảo Đại.
    • Thời kỳ Cộng Sản xâm nhập cho đến hiện tại…Trong cuộc chiến Việt Nam giữa hai miền Nam Bắc giữa Tự Do và Cộng Sản. Miền Bắc lệ thuộc vào Cộng sản quốc tế; miền Nam lệ thuộc vào Hoa Kỳ. Khi Hoa Kỳ bỏ rơi, miền Nam đã lọt vào tay Cộng sản Bắc Việt cho đến ngày nay. Người dân Việt có học được bài học chua cay của quá khứ chăng? Có áp dụng câu phương châm “Ôn cố tri tân”của Khổng Tử như người Nhật đã làm để xây dựng lại đất nước khi thoát khỏi chế độ Cộng sản? Qua sự thất bại của quá khứ, có thể giúp chúng ta hiểu rằng: một đất nước không nên lệ thuộc vào ngoại bang, hãy làm chủ chính mình, hãy dùng sức mạnh đoàn kết,  và đứng trên đôi chân của mình để cùng nhau kiến tạo lại đất nước. Đây là lời nhắn nhủ “Ôn cố tri tân”của Khổng Tử mà ta có thể áp dụng bất cứ thời đại nào, nhất là hiện tại của đất nước và trong nhiều trường hợp của cuộc sống.

    Trong đời sống, chúng ta học được những gì qua “Ôn cố tri tân?”

    Về hôn nhân: do sự kết hợp của đôi nam nữ để tạo thành một gia đình cùng các con. May mắn lắm thì hôn nhân sẽ bền vững lâu dài. Nếu hôn nhân đỗ vỡ, đây là bài học riêng của mỗi người và từng hoàn cảnh khác nhau mà họ đã trải nghiệm. Tuy nhiên, người trong cuộc vẫn là người am hiểu mọi nguyên nhân đưa đến sự tan vỡ ngoài mong muốn. Sự thất bại nào cũng mang đến chua cay! Vì thế, từ những bài học đắt giá này, họ có sự suy nghĩ thấu đáo và quyết định chính chắn hơn cho sự lựa chọn đối tượng trong tương lai để tránh mọi đỗ vỡ đáng tiếc của quá khứ. Lời nhắn nhủ “Ôn cố tri tân” của Khổng Tử thật hữu ích và rất thực tế để áp dụng trong trường hợp này. Nhìn quá khứ để quyết định tương lai!

    Về kinh doanh: Người ta thường bảo rằng: “Thua keo này, bày keo khác”. Nhưng với điều kiện phải áp dụng kim chỉ nam “Ôn cố tri tân”. Hãy tìm hiểu về nguyên nhân đưa đến thất bại trong thương trường; đó cũng là những kinh nghiệm để tránh mọi sai lầm trong tương lai, để mang lai sự thành công trong kinh doanh cho ngày mai. Vì: “Thất bại là mẹ thành công!

    Như trên đã trình bày, nếu hiểu được ý nghĩa và sự hữu ích của ý tưởng “Ôn cố tri tân” khi áp dụng vào nhiều phương diện trong đời sống và nhất là cho đất nước…ta vững tin rằng nó sẽ mang đến sự thành công tuyệt vời cho Việt Nam mai sau. Tác phẩm “Ôn Cố Tri Tân” là một tác phẩm văn chương có giá trị về bài học lịch sử Việt Nam và rất hữu ích cho những thế hệ trẻ, có một định hướng sáng suốt mà tác giả đã trao lại bó đuốc soi đường dẫn lối cho thế hệ trẻ xây dựng lại một nước Việt Nam hùng mạnh trong tương lai. Tựu trung thì thường những bài học đã qua sẽ giúp chúng ta cải tiến mai sau. Người ta chỉ có thể học hỏi từ quá khứ và vượt qua hiện tại để tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn; hay tương lai thuộc về những người học hỏi từ quá khứ và sống xuất sắc trong thời điểm hiện tại. Như nhà văn Jason Medina cho là “Người ta chỉ có thể học hỏi từ quá khứ và vượt qua hiện tại để tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn.” Riêng như văn Debasish Mridha cho câu nói “Tương lai thuộc về những người học hỏi từ quá khứ và sống xuất sắc trong thời điểm hiện tại.”

    Thật vậy, tất cả chúng ta đều có thể học hỏi được nhiều điều từ quá khứ của mình. Để chúng ta có thể sống trọn vẹn nhất trong hiện tại, chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng để hỏi những câu hỏi đứng đắn về quá khứ của chúng ta. Và từ quá khứ bạn có thể nghiên cứu và rút kinh nghiệm hầu làm cho tương lai của mình tốt đẹp hơn. Bạn có thể sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ của mình khiến sự kiện trở nên hiệu quả hơn, năng suất khá hơn và thậm chí là khôn ngoan hơn. Chuyện dĩ vãng cho bạn hiểu những gì đang xảy ra trong hiện tại và trước khi bạn quyết định điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, hãy thử và suy ngẫm về quá khứ của bạn. Nhớ lại những điểm tích cực của bạn trong quá khứ và học hỏi từ những điểm yếu khiến bạn thất vọng. Trong đời sống nhiều người có xu hướng sống theo những lựa chọn trong quá khứ của họ, bạn không nên để nó kìm hãm mình. Hãy luôn nhớ rằng mỗi ngày mới đều mang đến một cơ hội để bạn tạo ra một tương lai tươi sáng hơn. Lịich sử thuộc quá khứ chứa đầy những cơ hội học tập cho hiện tại và tương lai của chúng ta. Về khía cạnh đó, dưới đây là bộ sưu tập của chúng tôi gồm những câu trích dẫn, những câu nói trong quá khứ và những câu châm ngôn trong quá khứ đầy cảm hứng, khôn ngoan và kích thích sự suy nghĩ, được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau trong nhiều năm. Tất cả ý tưởng vừa nêu ra ở trên chất chứa cái hay của sách Nguyển Quang

    Nếu hiểu được ý nghĩa và sự hữu ích của tư tưởng “ôn cố tri tân” khi áp dụng vào nhiều phương diện trong đời sống và nhất là cho đất nước…  chúng ta tin chắc rằng nó sẽ mang đến sự thành công tuyệt vời cho Việt Nam mai sau. Tác phẩm “Ôn Cố Tri Tân” là một tác phẩm văn chương có giá trị về bài học lịch sử Việt Nam và rất hữu ích cho những thế hệ trẻ, có một định hướng sáng suốt mà tác giả đã trao lại bó đuốc soi đường dẫn lối cho thế hệ trẻ xây dựng lại một nước Việt Nam hùng mạnh trong tương lai.

    Kiều My, California, Tháng Tư 2022

  • Kiều Mỹ Duyên,  Sinh Hoạt

    NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG RA MẮT SÁCH

    KIỀU MỸ DUYÊN

    Hai tác phẩm PHẬN ĐÀN BÀ và ÔN CỐ TRI TÂN của nhà văn Nguyễn Quang.

    Những tà áo dài rực rỡ đẹp tuyệt vời tung bay trong gió của các nhà văn nữ: Lưu Khánh Lan, Đỗ Mộng Thủy, Lê Thụy Lan, Lê Kiều My và nhiều người đẹp khác nữa trong ngày 10 tháng 4 năm 2022 tại thư viện Việt Nam, thành phố Garden Grove, mà nhiều người cứ tưởng là ngày thi hoa hậu áo dài của phụ nữ Việt Nam. Nhà văn Nguyễn Quang ra mắt 2 tác phẩm là Phận Đàn Bà và Ôn Cố Tri Tân, do liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian tổ chức, từ 12.30 đến 5 giờ chiều.

                Bước vào phòng họp, mọi người thấy nhà văn Nguyễn Quang ký sách cho độc giả. Đồng bào đứng xếp hàng để mua sách, trong đó có ông Phát Lưu, một người sinh hoạt tích cực trong cộng đồng Việt Nam, giáo sư Quyên Di, nhà văn Việt Hải, chim đầu đàn của Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian, và Nga Nguyễn, cựu nữ sinh Trưng Vương, phu nhân của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyên. Cảm động nhất là các giáo sư lớn tuổi đều hiện diện như giáo sư Dương Ngọc Sum, giáo sư Trần Huy Bích, và giáo sư nhạc sĩ Lê Văn Khoa.

    Nhà văn Nguyễn Quang ký tặng sách cho ông Phát Lưu.

    Buổi ra mắt sách của nhà văn Nguyễn Quang rất thành công, nhà văn Nguyễn Quang ký tên trên sách liên tục. Mời anh chị em vào Website VBS kieumyduyenshow để xem lại Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn nhà văn Nguyễn Quang trên đài truyền hình VBS 57.6 ngày 31/3/2022 lúc 3-4 chiều.

                Giọng nói của nhà văn Nguyễn Quang vẫn mạnh mẽ, chắc sẽ sống trên 100 tuổi và tiếp tục in nhiều sách nữa, rất tiếc chị Minh Đức Hoài Trinh không còn hiện hữu để nhìn thấy sự thành công của nhà văn Nguyễn Quang. Ngày xưa ở Paris, tôi chưa được hân hạnh gặp anh Nguyễn Quang, khi đó chỉ có chị Minh Đức Hoài Trinh đưa tôi đi uống cafe và dạo phố Paris tấp nập người đi bộ.

                Ngày ra mắt sách của nhà văn Nguyễn Quang, tôi bỗng dưng nhớ chị Minh Đức Hoài Trinh quá! Nhiều người còn ở đây mà chị đã đi rồi, sao chị đi sớm quá?

                Chị Dương Hồng Anh năm nay 91 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, sáng suốt. Chị cười thật tươi và nói:

                – Tôi sẽ tiếp tục in thơ.

                Nhiều người hiện diện trong buổi ra mắt sách của nhà văn Nguyễn Quang trên 90 tuổi, nhiều thế hệ rất có lòng, nhiều ca sĩ ca rất hay. Thầy Dương Ngọc Sum, thầy Trần Huy Bích, giáo sư Quyên Di và giáo sư nhạc sĩ Lê Văn Khoa, các thầy người nào cũng có lòng, người ở xa, ở gần cũng là những người có lòng. Giáo sư Quyên Di lúc nào cũng đến đúng hẹn, ăn mặc tươm tất, đúng là giáo sư. Những tà áo dài tha thướt sặc sỡ, Khánh Lan lúc nào cũng có phu quân đi bên cạnh thật là diễm phúc. Kiều My và Nga Nguyễn đến rất sớm. Nga Nguyễn học ban văn chương ở Trưng Vương, phu nhân của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyên, rất dễ thương.

    Ra mắt sách của nhà văn Nguyễn Quang tại thư viện Việt Nam.
    (Hình đứng từ phải qua trái: Kiều Mỹ Duyên, Ái Liên, Ngọc Quỳnh,

    giáo sư Quyên Di, giáo sư Dương Ngọc Sum, Lâm Dung,
    Mộng Thủy, Khánh Lan, Mạnh Bồng.
    Hình ngồi từ phải qua: nhà văn Nguyễn Quang, nhà văn Việt Hải, nhà thơ Nga Nguyễn, giáo sư Trần Huy Bích)
     

    Những diễn giả phát biểu ý kiến, người nào nói cũng xuất sắc, chứng tỏ họ đọc Phận Đàn Bà và Ôn Cố Tri Tân rất kỹ, đọc và nhập vào sách mới phát biểu cảm động như thế.

                Nhà văn Nguyễn Quang du học ở Pháp từ năm 1950, từng viết sách và in sách ở Mỹ, đã xuất bản 9 quyển sách:

                – Văn Nghiệp và Cuộc Đời năm 2005; Nhập Gia năm 2007; Ông Giáo Làng năm 2009; Ốc Mượn Hồn năm 2012; Một Giấc Mơ năm 2013; Ngoại Tình năm 2016; Thần Giao Cách Cảm năm 2017; Ôn Cố Tri Tân năm 2020; Phận Đàn Bà năm 2020.

                Nhà văn Nguyễn Quang đang in một quyển bằng tiếng Anh. Phu nhân của ông là thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh đã xuất bản 26 quyển. Nhà văn Nguyễn Quang và Minh Đức Hoài Trinh và một số văn sĩ, thi sĩ hải ngoại đã vận động tích cực trong một thời gian mới được văn bút quốc tế cho văn bút Việt Nam hải ngoại vào làm thành viên của văn bút quốc tế. Hy vọng anh chị em trong văn bút tiếp tục tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho Việt Nam như nguyện vọng của thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh đã khuất bóng.

    Một trong 9 tác phẩm của nhà văn Nguyễn Quang là Một Giấc Mơ, ông mơ Việt Nam có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Hy vọng giấc mơ của nhà văn Nguyễn Quang sẽ thành sự thật.

                Một buổi ra mắt sách kéo dài 5 giờ đồng hồ, mọi người thưởng thức nhạc, chúc mừng sức khỏe các giáo sư. Nhà văn giáo sư Quyên Di, giáo sư Trần Huy Bích, giáo sư Dương Ngọc Sum và giáo sư nhạc sĩ Lê Văn Khoa được học trò chúc lành. Các nhà văn nữ vẫn duyên dáng được mời chụp hình rất nhiều, ở nơi ra mắt sách, các chị em cười hồn nhiên dễ thương như các nữ học trò ngày nào. Ở đây chỉ có tình người, âm nhạc và sách. Ra về vẫn còn luyến tiếc, thời gian 5 giờ vẫn chưa đủ để hàn huyên tâm sự, gặp nhau là quý lắm, hẹn gặp nhau lần sau.

    Buổi ra mắt sách có sự hiện diện của các giáo sư,
    các nhà văn, nhà báo, bạn bè, thân hữu.

    Nhiều người nói:

                – Bây giờ viết sách và in sách là sự hy sinh rất lớn, vì người ta đọc trên mạng, có người mua sách vì nể bằng hữu nhưng đâu có thì giờ để đọc.

                Nhưng quý vị ơi, trong tất cả các buổi ra mắt sách rất đông người tham dự, ai đến tham dự đều mua sách. Các vị hãy đến thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ ở Washington D.C, các thư viện của các trường đại học, các thư viện của các thành phố mua nhiều sách tác giả là người Việt Nam. Ở trường đại học Irvine, có nhiều sách và tài liệu về hành trình tị nạn của người Việt Nam, do Tiến Sĩ Thủy Đặng là người làm ra chương trình này.

                Tháng 8/2021 khoa trưởng Anthony, Tiến Sĩ Hải Nguyễn từ đại học Harvard, Massachusetts đến Orange County để chuẩn bị phỏng vấn, thu hình, thu âm và viết về hành trình người tị nạn Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới.

                Hàng năm gần đến ngày 30/4, nhiều ký giả Mỹ, Âu, Úc Châu đến nhiều nơi có người Việt Nam tị nạn để phỏng vấn, viết bài.

                Chúng tôi có niềm tin sách của tác giả Việt Nam vẫn là nhu cầu cho người đọc và nhất là những học giả nghiên cứu về nước Việt Nam, về chiến trường Việt Nam, cho nên sách vẫn còn có giá trị đến muôn đời.

                Chúc nhà văn Nguyễn Quang sẽ ra mắt sách thứ 10, và chúc nhiều nhà văn có tâm huyết tiếp tục viết sách, viết về đời sống của mình và của mọi người xung quanh, lúc nào cũng được độc giả đón nhận một cách nhiệt tình.

    Ông Lưu Phát, Kiều Mỹ Duyên, Khánh Lan, và bạn bè chụp ảnh kỷ niệm tại văn phòng Ana Real Estate trước buổi ra mắt sách của nhà văn Nguyễn Quang.
     

    Những quyển sách về sự thật như quyển Bridge of Madeson, 165 trang, viết về mối tình của cô giáo làng với ký giả chiến trường, đã được thành phim và chỉ trong 2 tuần lễ đã bán hơn 40 triệu cuốn. Love Story đã thành phim và được thế giới yêu chuộng, tác giả đã trở thành triệu phú chỉ một cuốn sách này mà thôi.

                Chúc cho tất cả nhà văn viết sự thật và thành công như những tác giả kể trên, mong lắm thay.

    KIỀU MỸ DUYÊN, Orange County, 11/4/2022

    (kieumyduyen1@yahoo.com)

  • Khánh Lan,  Sinh Hoạt,  Văn Thơ

    TÁC PHẨM PHẬN ĐÀN BÀ DƯỚI LĂNG KÍNH CỦA KHÁNH LAN

    NV Nguyễn Quang

    Mời quý vị vào xem bài diễn văn Khánh Lan đã dùng trong ngày RMS của NV Nguyễn Quang, 04/10/2022 tại Trung Tâm Văn Hóa (Thư Viện Việt Nam)

    Khánh Lan xin mở đầu lời giới thiệu tác phẩm PHẬN ĐÀN BÀ của nhà văn Nguyễn Quang với câu nói của Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, Eleanor Roosevelt (1884-1962). Bà là phu nhân của cựu Tổng thống thứ 32, Franklin D. Roosevelt. Bà cũng là người ủng hộ phong trào tranh đấu cho nhân quyền gồm nữ quyền, bà nhận định về sức chịu đựng dẻo dai và bền bỉ của người phụ nữ như sau, bà nói:

    Người phụ nữ giống như túi trà; bạn không bao giờ biết được sự chịu đựng và sức mạnh của nó đến mức nào, cho đến khi nó tồn tại trong nước nóng”

    Nhà văn người Anh, Mary Wollstonecraft (1759-1797) cũng là người tiên phong và tranh đấu cho nữ quyền xuất phát từ Âu Châu, bà viết:

    Chúa đã tạo ra người phụ nữ với bản chất mềm mại, yếu đuối, nhưng bạn không thể tưởng tượng được sức chịu đựng dẻo dai của họ, để vượt qua những khó khăn và gian khổ như thế nào”

    Trong kho tàng ca dao Việt Nam có rất nhiều bài ca dao phản ánh một cách chân thực về đời sống của con người, nó còn là tấm gương soi thấu tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của từng cá nhân. Mỗi một bài ca dao có một nội dung riêng khiến người đọc cảm thấy xúc động, đặc biệt là nói về vai trò của người phụ nữ sống trong xã hội xưa và nay. Những người đàn bà chịu nhiều thiệt thòi, không có tiếng nói trong xã hội và không được coi trọng. Chế độ phong kiến hà khắc ngày xưa với tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, đã từng dồn ép người phụ nữ vào con đường không lối thoát, họ phải sống trong sự áp đặt, bị vùi dập, bị coi thường, nhưng họ lại không thể phản kháng và tự vệ cho chính cuộc đời mình, bởi họ không có quyền quyết định. Chính vì không có nhiều lựa chọn, người phụ nữ thường gửi gấm tâm tư, thân phận và sự bất hạnh vào trong những câu ca dao như:

    Thân em như tấm lụa đào

    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

    Hoặc:

    “Thân em như giếng giữa đàng

    Người thanh rửa mặt người phàm rửa chân”

    Nhà thơ Lương Duyên Thắng viết:

    “Thân em như hạt mưa sa

    Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

    Thân em như hạt mưa rào

    Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa”

    Người phụ nữ trong xã hội ngày xưa phải chịu sự bất hạnh bởi cái gọi là khuôn phép trong gia đình, quy tắc trong xã hội và cái luật tam tòng tứ đức. (Tam tòng chính là: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) (Tứ đức: côngdungngônhạnh) đã trói buộc cuộc đời người phụ nữ vào một cái gông vô hình.

    Ngày nay, sự đồng cảm và sự công bằng trong xã hội, người phụ nữ có nhiều lựa chọn hơn cho cuộc đời của mình, như: bước chân đi hay ở lại để tiếp tục hy sinh và chịu đựng. Tất cả những yếu tố ra đi hay ở lại, đã được Nhà Văn Nguyễn Quang kết hợp hài hòa với nhau, để tạo nên sự thành công cho tác phẩm PHẬN ĐÀN BÀ, một tác phẩm mới nhất trong bộ sách gồm 9 tác phẩm của ông.

    Bằng một thứ ngôn ngữ giản dị, giàu giá trị biểu cảm trong tác phẩm PHẬN ĐÀ BÀ đã cho thấy vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ trong xã hội ngày nay. Họ mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp như lòng vị tha, sự hy sinh, thay chồng gánh vác vai trò trong gia đình và ngoài xã hội, nhưng xã hội ngày nay cho phép người phụ nữ được quyền quyết định cho cuộc đời mình, lựa chọn hạnh phúc cho bản thân.

    Gần đây nhất, sau biến cố năm 1975, những người vợ của những quân nhân cán chính VNCH và các tù nhân lương tâm tranh dấu cho nhân quyền VN đã chịu nhiều gian khổ để đi thăm nuôi cha, chồng, con trong tù cải tạo. Khánh Lan xin ghi nhận sự hy sinh cao cả ấy.

    NV Nguy;ễn Quang và Khánh Lan

    Tác phẩm PHẬN ĐÀN BÀ giúp chúng ta thấu hiểu sâu sắc hơn về sự hy sinh và chịu đựng của Phận Đàn Bà đồng thời trân trọng cuộc sống bình đẳng hiện nay.

    Không phải chỉ có tác giả Nguyễn Quang thấu suốt được nỗi đau và thông cảm cho thân phận của người phụ nữ, mà điều này cũng đã được nhắc đến trong văn học như: Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đồng cảm với thân phận bảy nổi ba chìm của nữ giới. Đại văn hào Nguyễn Du thì thương xót cho phận đàn bà, ông thốt lên câu: “Đau đớn thay phận đàn bà” và Tú Xương cũng thổn thức khi viết về bà Tú: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng.”

    Trong tác phẩm PHẬN ĐÀN BÀ, nhà văn Nguyễn Quang đã khéo léo trong việc sử dụng những hình ảnh, ngôn từ, hoàn cảnh để so sánh, để ví von. Lời văn ẩn dụ những sinh hoạt quen thuộc hàng ngày trong một gia đình tưởng như hoàn mỹ, để truyền tải sâu sắc ý tưởng của mình, để người đọc thấm thía được nỗi niềm tâm sự của người phụ nữ trong một xã hội văn minh.

    Hơn thế nữa, chỉ cần nghe đến cái tựa của quyển sách đã gợi lên một sự thắc mắc và làm kích thích bộ óc tò mò của người đọc. Một mặt khác, ba chữ PHẬN ĐÀN BÀ đã khiến người đọc liên tưởng đến hai chữ “chấp nhận” một sự việc đã rồi, mà người nhận được không hề mong đợi, trong đó có đầy đủ các vị ngọt, bùi, cay, đắng, chát, chua, ẩn dấu bên trong ba chữ PHẬN ĐÀN BÀ. 

    Thật vậy, thoạt nhìn qua cái bìa sách, chắc hẳn quý vị đã muốn tìm hiểu về nội dung của nó, hình như nó chứa chất bên trong hình ảnh của một chân trời u sầu, một biển tình đầy bão tố, buồn đau và một nỗi niềm tâm sự. Tuy nhiên, sự trình bày trang nhã của bìa sách với màu sắc hài hòa và hình ảnh rõ nét làm tăng giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Lòng sách mới đáng kể, những trang giấy màu dịu mát với hình ảnh, trang trí giản dị và nội dung đích thực. Có lẽ quý vị cũng như Khánh Lan tự hỏi: Tại sao nhà văn Nguyễn Quang lại chọn cái tựa: PHẬN ĐÀN BÀ cho quyển sách? Ông đã viết gì trong tác phẩm? Phải chăng trong hơn 200 trang giấy ấy nói về số phận của những người đàn bà mà Thượng Đế đã tạo dựng ra để trao cho họ một thiên chức cao quý: Đó là những người con hiếu thảo, người vợ thủy chung, người mẹ hiền thục và là những người đàn bà suốt cuộc đời chỉ biết hy sinh cho gia đình? Phải chăng người đàn bà là người được sinh ra chỉ để đón nhận những thiệt thòi, cay đắng, gian khổ mà định mệnh đã an bài cho họ? 

    Trong tác phẩm PHẬN ĐÀN BÀ, nhà văn Nguyễn Quang viết: “Hai chữ định mệnh thường được dùng để khỏi phải tìm hiểu những gì xảy ra như đã được an bài mà con người không sao giải thích được, cho nên phải chấp nhận, đó là định mệnh! Tất cả những gì xảy ra, có lớp lang trong cuộc đời của mỗi cá nhân của chúng ta, là những chuyện vui buồn, bất hạnh đều có thể xảy ra, không thiên vị bất cứ một ai, vì nó là định mệnh! Trong định mệnh có cả duyên số, không đơn thuần như người ta thường nghĩ“.  Cũng theo nhà Văn Việt Hải thì theo khoa tử vi “số mệnh cũng như hôn nhân” đều là định mệnh. Bởi vì khi 2 người có “duyên số“, hay “hợp số“, thì mới có thể lấy nhau được. Hợp số chính là cùng có số tương đồng nhau về cung phu thê, tương đồng về vận hạn, có cùng năm kết hôn và cùng những biến cố giống nhau trong hôn nhân.

    Theo Khánh Lan, đây là một tác phẩm có giá trị văn học, một tác phẩm nghệ thuật vị nhân sinh, bởi chẳng những nó nêu cao tâm hồn cao thượng của người phụ nữ, mà nó còn cho chúng ta am hiểu thêm về phong tục tập quán của văn hóa Âu Châu và Á Châu, trong tập tục cưới hỏi xưa và nay, cũng như sự khác biệt giữa những nghi lễ cổ truyền và hiện đại, sự thay đổi của nghi thức cưới xin theo thời gian, v.v…

    Đọc tác phẩm PHẬN ĐÀN BÀ cho chúng ta ba ý niệm khác nhau, cả ba phần đều đề cặp đến cuộc đời, danh phận cũng như sự kiên nhẫn, nhịn nhục và chịu đựng của người đàn bà. 

    1. Phần một thuộc thể loại tình cảm xã hội về một gia đình được coi là lý tưởng nhưng lại trải qua nhiều uẩn khúc như sự giằng co giữa lương tâm nghề nghiệp, bổn phận với vợ con và trách nhiệm với người tình. 
    2. Trong phần thứ hai thì lại đặt nặng về phần văn hóa xoay quanh những tranh luận về phong tục tập quán của từng vùng, từng địa phương, từng quốc gia. Phần này rất có ích cho những ai muốn học hỏi, nghiên cứu để mở mang kiến thức. 
    3. Phần thứ ba là những câu chuyện “Hoa Cỏ Bên Đường” như nhà văn kiên nhà báo Kiều Mỹ Duyên đặt tên cho tác phẩm thứ hai của bà. Đó là những mẩu chuyện mà tác giả đã thu nhận được từ bạn hữu, từ những mẩu chuyện “đàn ông đàn bà”, những chuyện do “mắt thấy tai nghe“, được ông ghi lại trên trang giấy. 
    Khánh Lan

    Khánh Lan xin được kết thúc bài diễn văn của mình hôm nay với kết luận: Phải chăng tình nghĩa vợ chồng, sự thủy chung, tinh thần trách nhiệm là những yếu tố quan trọng trong tình yêu và hôn nhân, để khởi đầu cho sự phát triển bền vững của một mái ấm gia đình. Nghĩa vợ chồng gắn bó, lòng nhân ái, nhân hậu giúp con người vượt qua những mâu thuẫn, bi kịch trong cuộc sống. Hạnh phúc gia đình phụ thuộc vào mối quan hệ tình cảm giữa đôi vợ chồng, sự tự do cá nhân và sự kính nể tương đồng. Đây là một tác phẩm văn học có giá trị, Khánh Lan xin trân trọng giới thiệu tác phẩm thứ chín, PHẬN ĐÀN BÀ của nhà văn Nguyễn Quang. 

    Khánh Lan, California, Febuary 2021