• Lê Nguyễn Nga,  Tin tức,  Văn Thơ

    NHỚ VỀ TRĂNG MỜ BÊN SUỐI VÀ TƯỞNG NIỆM NHẠC SĨ LÊ MỘNG NGUYÊN

    NHẠC SĨ LÊ MỘNG NGUYÊN

    Đầu tháng 7 nhận được tin buồn từ trang Web Cỏ Thơm do Chủ Nhiệm Phan Anh Dũng gửi đến các đọc giả. Đọc được hai chữ tưởng niệm NS Lê Mộng Nguyên (LMN) tôi cảm thấy rất buồn, dù biết rằng tin này rồi cũng sẽ đến. 

    Cách đây khoảng vài tháng tôi có email hỏi thăm chị ca sĩ Trần Quang Hải, Bạch Yến và chị Quách Vinh Thiện Thanh Vân về tin không được tốt của ông. Nhưng hai chị đều trả lời không được biết. Có thể lúc đó ông đã yếu sức, là khoảng thời gian ông không thể đến gặp các ban văn nghệ sĩ như lúc trước.

    Nói đến Lê Mộng Nguyên thì phải nói đến tác phẩm để đời “Trăng Mờ Bên Suối” ra đời năm 1949, lúc tôi được may mắn nghe ông kể lại, là câu chuyện của ông lúc đầu đời khi tuổi còn rất trẻ và đây là hai người đang yêu nhau. Ông nói tiếp rằng nguồn cảm xúc là gặp người yêu trước khi ông đi du học Pháp. Ấn khúc của bản nhạc là một chuyện tình buồn của Ông và người thiếu nữ tên Mai.  Khi giã từ người yêu đi du học nước ngoài năm 1950, Ông cứ đinh ninh sẽ có ngày trở lại đất nước và gặp người yêu. Nhưng, lần chia tay đó cũng là lần vĩnh biệt.  Cô Mai bị bệnh nặng và qua đời.  Nhà thơ Hữu Loan với Màu Tím Hoa Sim để khóc vợ; NS Lê Mộng Nguyên cũng quá đau lòng qua bài thơ “Ma vie sans toi” thương tiếc người con gái vắn số. 

    Kỷ niệm nhiều lần gặp mặt với NS Lê Mộng Nguyên  và các nhạc sĩ khác tại Paris như vẫn còn mãi trong tâm trí tôi.  Đó là những ngày mùa thu 2005 và 2006 tại Paris. Khi lá vàng đã rơi đầy đường phố, đặc biệt trong và ngoài khu vườn Luxembourg. Quân 5, Saint Germain cũng là nơi ông bà LMN đã ở gần đây từ vài chục năm. 

    Hai Người bạn tôi là Thy Như và Như Ninh giúp tổ chức cuộc hội ngộ các anh chị em nghệ sĩ tại quán Huế Imperial, khu Opera Paris.  Gặp được nhau đúng là một cái duyên. Tôi còn được gặp thêm các nghệ sĩ tiền bối như NS Lê Mộng Nguyên, TS Đỗ Bình, NS Trịnh Hưng, NS Bích Thuận và nhiều người nữa.  Nhưng riêng NS Lê Mộng Nguyên, tôi đã liên lạc trước qua phone và email để gửi sách và CD qua Pháp trước khi tôi đến.  

    Tôi đến Paris lần đầu tiên với nhiều háo hức về Kinh Thành nổi tiếng này. Nhưng, cảm động hơn là được gặp các vị nghệ sĩ tiền bối này. Khí gặp NS Lê Mộng Nguyên tôi vui và ngạc nhiên lắm vì  trong chương trình ông nói rất rành mạch  về nhạc và thơ của NS Lê Trọng Nguyễn, kể cả thơ của Nga. Tôi hát “Trăng Mờ Bên Suối” thì được ông cất tiếng hát chung, song ca không dự định trước.  

    Điều đó cho tôi thấy ông rất đam mê văn thơ và nhạc Việt Nam từ lúc trẻ.  Tuy ông đã đi du học năm 1950 và chưa bao giờ trở lại Việt Nam.  Tôi có hỏi thăm về cuộc sống và cảm nghĩ của một người lỗi lạc và yêu văn nghệ như ông, đã sống xa quê hương lâu dài. Ông Lê Mộng nguyên có tâm sự rằng ông không muốn nhìn lại Việt Nam trong cảnh đồng bào đau khổ dưới chế độ Cộng Sản .

    Gặp được các vị văn, thi, nhạc sĩ Paris trong những mùa Thu năm 2005 , 2006, 2007 thật là điều may mắn và hân hạnh trong kỷ niệm này. 

    Năm 2010 tôi đến Paris tham dự tiệc cưới con gái một người bạn. Tôi may mắn được gặp gỡ đi chơi thăm viếng vài nơi  do anh chị NS Quách Vĩnh Thiện -Thanh Vân đưa  đi chơi, tôi được dịp thăm viếng nhiều thắng cảnh của Paris  rất đẹp. 

    Kế đến là một dịp thật vui, Năm 2008 NS Lê Mộng Nguyên báo tin là ông cùng TS Đỗ Bình đến ra mắt sách tại Virginia, DC.  Nga liên lạc qua phone cùng thi sĩ Lam Thuy, nguyên Chủ Tịch Văn Bút vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, là một người đã luôn giúp Nga trong những lần đến VA. Nga nhớ mãi Lãm Thúy đã đưa Nga đến thăm cựu Chủ Tịch VB  Văn Duy Tùng, một người đang sống trong kỷ niệm buồn với sự ra đi của người vợ hiền.

    Bữa cơm tối trước ngày Ra Mặt Sách  Nga được gặp nhiều văn thi sĩ địa phương vùng VA, DC.

    Miền Động Bắc Hoa Kỳ, DC.  trong tháng 4,  2008, mùa xuân và vạn vật tươi vui đã quyến rũ khách phương xa.  Ns Lê Mộng Nguyên và Nga thật vui mừng trong lần hạnh ngộ này.

    Hôm  đó là ngày RMS ,Nga được gặp rất nhiều bạn của chồng mình là thi-họa-sĩ Vũ Hối và các bạn, nhà văn Hồng Thủy, Hải Yến – Đoàn Định.  Nhà văn Đỗ Hồng Anh khỏan đãi khách tại tư gia và đã tổ chức một ngày văn nghệ vui họp mặt thân mật của các bạn.

    Không khí ngày RMS của 2 tác giả thật trang trọng, ấm cúng. Nga thật vui vì có dịp bày tỏ và cảm ơn NS Lê Mộng  Nguyên, Ông luôn nhắc về tình thân giữa đạo diễn Lê Mộng Hoàng và NS Lê Trọng Nguyễn, đặc biệt với cuốn phim “Nắng Chiều”, phát hành và trình chiếu năm 1972 tại Saigon.

    NS Lê Mộng Nguyên, Thi sĩ Đỗ Bình thăm Hoa Thịnh Đốn – Falls Church, Virginia 2008.

    Sau 3 ngày vui hạnh ngộ,  thi sĩ Lãm Thúy tình nguyện làm tài xế đưa đón anh chị em.  Cuộc vui  nào rồi cũng tàn.  Chúng tôi trở lại Cali với những nhớ nhung vô vàn và nhiều kỷ niệm đẹp.  Sau khi về lại Cali, Nga nhận được 1 tấm hình từ nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên chụp kỷ niệm ông solo đi viếng thăm cảnh DC với những cành đào không còn hoa vì đã vào sau ngày 10 tháng 4 năm 2008. Ngẫm nghĩ lại cuộc đời này hơi buồn, đúng là lạc hoa lưu thủy, gặp đó rồi tan đó.

    Cảm ơn PAD – TH đã cho Nga lại những tấm hình với kỷ niệm mến thương một nhân tài.

    Cầu chúc linh hồn ông được thanh thản ở chốn bồng lai, ở đó có ánh vàng lung linh và giòng suối luôn chảy mãi. Mong ông được gặp lại người thương trong tuyệt phẩm Trắng Mờ Bên Suối, với mối tình tuyệt vời của ông đã được ông ôm ấp hơn 70 năm trước.

    Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối. …

    … Một đêm thiết tha rồi đây  xa cách 

    …Đường chia đôi ngã biết đến Phương nào…

    Lê Nguyễn Nga, Cali  10 tháng 7 năm 2023.

    TRỜI ÂU THAM THẲM

      HAY LÀ KHÚC NHẠC TÌNH DANG DỞ KIẾP THA HƯƠNG

    *** Lê Mộng Nguyên ***

    Mến tặng chị Lê Trọng Nguyễn thị Nga (trả lời vài câu hỏi dẫn khởi trong một phỏng vấn sau này)

    Trời Âu thăm thẳm, một trời Âu

    Ba-Lê vạn ngả lắm phương sầu

    Năm năm tháng tháng ngày vô tận

    Vẫn nhớ nhung hoài thuở có nhau

    (trích Đời Không Có Em của Lê Mộng Nguyên)

        Một buổi chiều cuối thu mưa tầm tã trên thành phố hoa lệ Paris, năm 1953. Gió rét thổi từng hồi, lá vàng rơi tan tác trên những con đường ẩm ướt, vắng lạnh, trong ánh chập chờn của một mùa hoàng hôn ngắn ngủi. Chiếc xe hàng vừa đỗ tại công trường lớn Denfert-Rochereau, một thiếu niên người Việt hối hả bước xuống, nhìn đồng hồ tay, rồi gấp gáp chạy qua đường, tiến về quận 14 (đại lộ Saint Jacques), nét mặt ra chiều lo lắng. Rẽ vào con đường nhỏ, chàng đến trước một căn nhà cũ kỹ, mở cửa vào phòng trọ. Thấy một bức thư dày nằm trọn trong hộp thư, chàng vội vàng quăng mũ áo trên giường, hồi hộp bóc thư ra. ”Thư của Mai’‘, Lê Nguyên tự nhủ thầm. Thoáng thấy dòng đầu của lá thư: ”Anh nhận được thư này thì Mai của anh không còn nữa... ”, chàng cảm xúc lạnh người, đầu óc quay cuồng, choáng váng, con tim như ngừng đập, chàng đọc tiếp bức thư…

        Cách đây ba năm, lần đầu tiên chàng rời thành phố Huế thơ mộng qua Pháp du học:

    Ai đi xa Huế ngàn năm nhớ làn mắt ướt  

    Đây cô gái Huế làm duyên dáng cười với ai?

    Mây trời nước bên dòng Hương

     Đò ai nghiêng mái chèo bên chùa Thiên Mụ,

     Ngược bến Bao Vinh theo tình nước mây...

    (Nhớ Huế, Nhạc & Lời của Lê Mộng Nguyên).  

    Xa nhà ! Từ nay cha già mẹ yếu ai ngườI lo lắng sức khỏe ? Và Thúy Mai, ngườI thiếu nữ xinh đẹp chàng đã gửi tất cả tình thương ? Nhưng vì chiến tranh sắp bùng nổ, vả lại gia đình đôi bên đều nghĩ rằng hai đứa này còn quá trẻ, nên phải đình chậm việc kết hôn. Chàng là ngườI con chí hiếu nên vâng lời ra đi, nhưng ruột đau như cắt vì rồi đây trờI Âu mịt mờ, ngày về không ước định. Mai đã khóc rất nhiều và thề nhất quyết sẽ đợi chàng :

    Hôm nay lạnh quá em ơi

    Anh run run dở mấy lờI trong thư

    Duyên xưa sống lại đôi giờ

    Ngày qua tháng lại em chờ đợi mong

    (Mấy Tờ Thư, Thơ LMN).

         Hôm đầu tiên đến Paris, trong lúc xách va li bâng khuâng tìm chỗ trọ, chàng may mắn gặp một người bạn đồng hương – Trần Xuân Sanh – giới thiệu cho chàng một căn phòng tạm ở ngay khách sạn của mình, và từ dạo ấy hai người trở nên thân thiết. Sanh có người anh học ở tỉnh từ lâu, đã thành hôn với một thiếu nữ người Pháp. Mồ côi cha mẹ, họ hàng thân thích chỉ còn anh em và chú bác thành thử việc ấy không có ảnh hưởng gì to lớn đến gia đình. Nhưng Sanh cảm thấy xa anh mình hơn trước… Sanh là một họa sĩ, sinh viên trường cao đẳng Mỹ Thuật, gặp được Lê Nguyên, một nhạc sĩ, sinh viên Đại học Luật khoa sắp ra trường, hai người đồng nghệ sĩ thành thử rất gần nhau trong lý tưởng nên trong những lúc buồn hay tâm sự cùng nhau. Trong mấy tháng đầu ở kinh đô hoa lệ, Nguyên quá nhớ nhà, nhớ Mai: Mai ơi, nếu anh là con chim phượng, anh sẽ bay về cố hương để tìm em! Trời ơi nhớ em quá làm cho tim anh nhức nhối, sắp rã tan. Thôi chết vì tình cũng là may mắn vì linh hồn anh mãi mãi bên cạnh em… Anh nhớ hai chúng ta đã cùng hát ”Một Chiều Thương Nhớ” (của LMN) lúc đi dạo chơi trên đường Nam Giao hoặc bên núi Ngự Bình:

    Chiều vàng có đôi chim ngừng cánh,

    Nguyền song song một tình đắm say,

    Thề ước dù đời đắng cay mà bóng chiều xưa

     Màu thời gian không hề úa phai.

         Để giải sầu, chàng đọc sách rất nhiều, viết thư luôn về thăm gia đình, thăm Mai. Chàng nhận được rất nhiều tin của Mai, cứ đều đều khoảng hai ba bức mỗi tuần. Chàng luôn trả lời, với tất cả tấm lòng tha thiết của mối tình yêu ban đầu. Tuy nhiên dần dà, vì bận học, chàng ít trả lời ngay cho thư Mai, có lúc để dồn lại gần mười lá mà không có dịp hồi tin. Nhưng Mai vẫn kiên nhẫn viết rất nhiều cho chàng, thư nào cũng nồng đượm lời hẹn ước những ngày qua, mặc dầu thư đi thì có mà thư về thì đã bắt đầu thưa dần…

    Một ngày xa nhau xóa bao hình bóng

    Trời bày chia ly chi cho lòng héo?

    (Trăng Mờ Bên Suối của LMN)

    Mai có ngờ đâu Paris muôn vàn ánh sáng đã quyến rũ Nguyên. Sự chung đụng hàng ngày của nam nữ sinh viên Pháp, lúc đầu chỉ là thoáng qua, nhưng lâu hóa thành đậm đà. Nhiều lúc nhận được thư Mai van lơn thảm thiết, chàng tự khuyên nhủ, trắng trợn : ”Làm sao tin đuợc những lời ấy là chân thật. Xa mặt thì rất dễ cách lòng !” Sanh hay khuyên chàng nên trở lại với Mai và coi tình yêu với một cô gái Pháp chỉ là thú vui chốc lát, nhưng Nguyên không bằng lòng, có lúc đã giận bạn lâu ngày.

         Rồi bẵng đi một dạo, chàng không nhận được thư Mai nữa. Nàng đau chăng ? Hay đã nghe lời khuyên của Nguyên xây đắp một tình yêu mới khác? Hèn nhát, Nguyên thấy bớt một gánh nặng của tâm hồn: phải chăng Mai đã quên chàng ? Từ ngày ấy, chàng lại càng yêu tha thiết Mireille mà chàng gọi là Mimi, ý muốn ngày sau xin cưới hỏi nàng… Nhưng trước những lời lẽ đanh thép của Sanh chống việc thành hôn với một người ngoại quốc, đôi lúc một mình, Nguyên tự hỏi băn khoăn: Ta yêu Mimi, nàng cũng chân thật yêu ta, nhưng lấy nhau rồi, hai đứa Á Âu cách biệt có thể được hạnh phúc lâu bền không? Hơn nữa, sẽ còn biết bao nhiêu vấn đề phải giải quyết: dân tộc, tư tưởng, phong tục, tôn giáo… Lấy nhau rồi, liệu có cùng chung sống ở nước nhà một cách bình thường (như mọi người) không? Nhưng trước vẻ đẹp sắc sảo và tính nết dịu dàng của Mimi, Nguyên cố quên tất cả để vui sống hạnh phúc quê người. Tuy nhiên, không ai lãng việc học hành, cuối năm nào hai người cũng đều thi đỗ cho tới năm nay vẫn học cùng lớp với nhau…

         Cho đến chiều hôm nay, đọc thư Mai viết trong nước mắt, Lê Nguyên hầu như tỉnh một giấc mơ. Chàng đã cố sống lại những ngày qua:

    Rồi đây sương gió duyên kiếp lỡ làng

    Trời xa xăm lắm em biết đâu tìm

     Lòng anh khắc khoải chờ mong

     Mờ mịt trời Âu đôi lứa khóc âm thầm…

    (Một Chiều Thương Nhớ của LMN).

    Mai vốn yếu tim, chàng ra đi lại thêm buồn bã, nhất là từ ngày vắng thư người trai trẻ, bệnh tình lại càng trầm trọng hơn… Dù muốn dù không, trong cái chết của Mai, chàng phải gánh một phần trách nhiệm. Hối hận, chàng gục đầu xuống bàn, nức nở. Có tiếng gõ cửa mạnh, nhiều lần. Nửa mê nửa tỉnh, Nguyên lê bước nặng nề ra mở, sực nhớ hôm nay chàng có hẹn với Mimi lại thăm cho nên lúc nãy chàng đã hối hả đi gấp trên con đường mưa gió đặng về cho kịp. Mimi bước vào, vừa chào vừa xin lỗi đến chậm vì bận việc phút cuối cùng và phàn nàn trời nắng đẹp đã không còn nữa. Cánh cửa bật ra, chưa kịp đóng lại thì một luồng gió mạnh thổi tạt vào đánh rơi cái bì thư từ nãy nằm trên bàn xuống đất. Một cánh hoa tàn bay lả tả, cùng cái ảnh cũ của Mai đã phai màu. Mimi định cúi xuống lấy thì Nguyên đã hoảng hốt hấp tấp nhặt lên, bỏ tấm ảnh người xưa vào túi và nhìn cánh hoa tàn một cách âu yếm… Trong khoảnh khắc, chàng nhớ lại một ngày thu năm ấy hẹn cùng Mai bên bờ suối nhỏ cuối làng, cạnh núi Ngự Bình:

    Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối

    Rừng chiều mờ sương ánh trăng mờ chiếu

     Một đêm thiết tha rồi đây xa cách

    Rồi đây hai ngả biết tới phương nào…

    (TMBS).

    Chàng còn nhớ đêm hôm ấy đã âu yếm tặng Mai một đóa hoa hồng. Kỷ vật ấy, nàng ấp ủ đã từ lâu… cho đến ngày tận thế.

         Mimi ngạc nhiên thấy Nguyên không vồn vã như thường lệ giúp nàng cởi áo ngoài và chào hỏi. Chàng thờ thẩn mời nàng ngồi cạnh lò sưởi rồi lại chìm đắm trong quá khứ thương đau:

    NgườI của ta giờ nay ở đâu?

    Trời Âu thăm thẳm một trờI Âu

    Ba-Lê vạn ngả đường vô tận

    Để hận muôn đời không có nhau!

    (Trời Âu, thơ LMN)

        Mimi săn sóc hỏi duyên cớ: Mais qu’est-ce que tu as, mon chéri ? Tu as l’air gêné de me revoir… Thấy Nguyên im lặng, nàng sinh lòng nghi ngại. Rồi đổ ghen tuông vì sực nhớ cử chỉ của Nguyên vừa rồi khi cúi lượm tấm ảnh và cánh hoa tàn. Nàng dồn dập hỏi chàng với giọng đầy cay đắng. Trước còn muốn giấu, sau chàng đành kể lại tất cả mối tình u ẩn ở nước nhà cùng cái chết của Mai. Niềm hối hận thúc chàng nổi giận Mimi, kiếm cách gây chuyện. Theo chàng, dù muốn dù không, Mimi đã gián tiếp nguyên do cái chết của Mai. Mimi khóc lóc, bỏ giận ra về, sau khi nói trong nước mắt: Je te souhaite tout le bonheur possible avec une de tes compatriotes!

         Cánh cửa vừa đóng lại một tiếng mạnh thì như điên dại, Nguyên vội vàng lấy áo mũ ra đường đi tìm quên lãng. Quên cả đói bụng, chàng đến ngay một tửu điếm… chuốc sầu, trong vùng Saint-Germain-des-Prés… Đêm ấy, Nguyên uống rất nhiều rượu và hút rất nhiều thuốc lá. Trong lúc mơ màng qua khói xám, chàng bỗng giật mình cảm giác một bàn tay nhè nhẹ đặt trên vai. Chàng nhận ra Sơn, bạn chàng, muốn mời lại cùng vui chuyện trò với anh chị em đồng hương ở góc phòng, vì đêm nay thứ bảy, tha hồ thức khuya. Nguyên nhận ra trong nhóm có Khánh Ngọc, một nữ sinh viên trường Thuốc mà chàng đã có dịp gặp đôi lần ở Xóm Latin. ”Trông chị Ngọc hôm nay có sự gì buồn lắm”, nghe giọng phê bình của một bạn trai, Nguyên liếc nhìn trông người đẹp có đôi mắt quầng thâm, tuồng như đã khóc rất nhiều. Nhạc cử một bài êm dịu. Mọi người đều ra nhảy, chỉ trừ Nguyên và Ngọc, mỗi người đắm chìm trong một thế giới riêng… Khánh Ngọc cách đây không lâu đã từng gửi tất cả tình thương cho một sinh viên trường Thuốc học trên nàng ba lớp, tên là Nguyễn Mạnh Toàn. Toàn và Ngọc yêu nhau tha thiết, hứa hẹn sẽ lấy nhau khi chàng tốt nghiệp. Nhưng sau khi thi đậu, Toàn vì việc nhà phải hồi hương ngay. Chàng hẹn với Ngọc sẽ trở lại Pháp đoàn viên. Từ dạo ấy, Toàn rất ít viết thư, chỉ trừ một lần cho biết chàng đã đến Sài Gòn. Ngày, tháng, năm qua… cho tới một hôm, nàng được tin – do một người bạn gái từ nước nhà – người yêu của Ngọc đã làm lễ thành hôn với một cô gái nhà giàu bậc nhất thành phố. Nàng chán đời, muốn tìm quên lãng, nên nhận lời mời các bạn quen tới quán rượu đêm nay.. Ngọc vừa kể xong, Nguyên an ủi khuyên nàng nên can đảm, mặc dầu con tim chàng cũng tan rã như người đối diện. Từ giây phút ấy, hai kẻ đồng bất hạnh tuy không nói ra, đã ngấm ngầm có cảm tình với nhau. Nguyên thấy Ngọc tương tự giống Mai. Trong bâng khuâng, chàng cảm giác Ngọc là hiện thân của Mai. Chàng tưởng tượng Mai gầy gò trên giường bệnh, đôi mắt đăm đăm nhìn chàng như trách móc. Hoảng hốt chàng đứng dậy, không kịp chào Ngọc, hấp tấp bước ra khỏi tiệm như muốn xua đuổi một hình ảnh đau thương. Trong vội vàng, Nguyên thả rơi cuốn sổ tay nhỏ mà không hay. Ngọc nhặt lên, định chạy theo gọi chàng, nhưng quá chậm, chàng đã biến mất. Ra ngoài đường, Lê Nguyên như điên dại: hình ảnh Mai trở lại ám ảnh chàng. Mimi và Ngọc chỉ thoáng qua tâm trí, lúc mờ ảo, lúc rõ ràng. Trái lại, Mai với nét mặt buồn bã trước khi mất, cứ lảng vảng hoài trong óc não. Dạo bước ven bờ sông Seine lúc trời hừng sáng, gió ban mai cùng tiếng nhạc của trời đã reo vang trong lòng chàng. Trước cảnh bao la vạn vật, một bình minh hòa nhịp với con tim chàng hiện giờ, chàng cảm hứng sâu đậm, vội ghi lại trong một bản nhạc lòng ai oán:

    Chỉ thiếu một mình em

    từ nay bên trời Âu xa vời

    Mây kéo lê thê, trời nước bao la

    kìa dòng sông Seine lơ lửng xuôi ngày tháng…

    (Xuân Tha Hương, nhạc và lời LMN).

         Ba hôm sau, chàng nhận được thư của Mimi. Nàng chia buồn về chuyện Mai, mong chàng tha thứ sự đáng tiếc xẩy ra hôm nọ. Suy đi nghĩ lại, nàng xin chàng nên quên nàng vì Âu Á khó lòng được gặp nhau. Nàng quả quyết hy sinh mối tình đầu cho chàng rồi đây sẽ được hạnh phúc hoàn toàn với một thiếu nữ đồng hương. Đau khổ cực độ, nàng chỉ ước vọng thời gian mới hàn gắn được vết thương sâu. Đọc xong thư, Nguyên như người mất hồn. Thế là hết: người xưa đã mất, vì chàng, mà nay người yêu trên đất khách cũng bỏ ra đi. Lòng tan nát, Nguyên cần có một người an ủi: Khánh Ngọc! Chàng tiếc rằng hôm ấy quá hấp tấp chàng quên xin địa chỉ nàng. Vội vàng trở lại tửu điếm hôm ấy dò tin tức thì may gặp một bạn quen cho biết nàng ở một vùng ngoại ô phía Nam Paris, nhưng không rõ đường nào. Nguyên vội vã thuê xe taxi chạy đến vùng ấy để vừa hỏi vừa tìm kiếm. Làng mạc đây rộng mênh mông, ai biết cô gái Việt ở chốn nào. Lang thang đường này qua ngõ khác, lúc bước hối hả, lúc chậm dừng lại để hỏi người qua đường. Như mất hồn, chàng chạy qua một ngả sáu, vì mê mải, không nghe rõ tiếng còi, một chiếc xe hơi chạy nhanh phải ngừng ngay trước mặt chàng. Tiếng phanh rít lên, chàng hãi hùng lảo đảo ngã xuống đất, bất tỉnh, đầu chạm phải xe, một dòng máu nhỏ rỉ ra.. Nguyên được đưa ngay đến nhà thương Kremlin-Bicêtre. Nghe tin, Sanh vội vã tới thăm, thấy vết thương trên đầu không nặng, đem bạn về chăm lo.

         Nằm trên giường lúc tỉnh lúc mê, Nguyên được Sanh săn sóc chu đáo. Trong giấc mơ màng, chàng thấy Mai và Ngọc quá giống nhau. Trái lại, hình ảnh Mimi mờ dần trong ký ức… Có tiếng gõ cửa. Ngọc vào lo lắng hỏi Sanh về sức khỏe của Nguyên. Từ hôm gặp chàng ở quán rượu, nàng có cảm tình ngay. Biết địa chỉ Nguyên trong cuốn sổ tay nhỏ, nàng thấu rõ mối tình dang dở của chàng với Mai qua mấy dòng chữ nghẹn ngào mà chàng đã ghi lại:

    Ta biết tìm em ở chốn nào ?

     Đường đời muôn dặm bước thương đau

    Ta lê cuộc sống, hồn tê tái,

    Xây mộng không thành, hẹn kiếp sau !

    Nơi đây, đất khách còn ghi lại

    Một chút hương lòng tới cố nhân

    Hôm nay trong lá thư lần cuối

    Ta viếng thăm em được mấy vần

    (Trời Âu, thơ LMN)

    Hôm nay, do dự mãi, nàng lấy cớ đem trả cuốn sổ tay để được gặp lại Nguyên. Nàng cũng không biết vì sao, nhưng cảm thấy lòng đỡ khổ. Có ngờ đâu biết chàng xuýt tai nạn trên con đường tìm kiếm gặp lại nàng:

    Em của anh giờ nay ở đâu ?

    Tìm em anh dạo suốt canh thâu

    Đường chia hai ngả anh đâu biết

    Là sẽ ngàn năm vĩnh biệt nhau

    Em của anh giờ nay ở đâu ?

    Mình anh thui thủi suốt canh thâu

    Đêm nay thức trắng bên bờ gió

    Mặc tuyết mưa rơi, bạc mái đầu !

    (Tìm Em, thơ LMN)

         Thấy Nguyên kêu khát, nàng vội xuống bếp pha trà rồi tự mình đem lên mời bạn. Nguyên mở mắt, tỉnh dậy, thoáng thấy Ngọc đưa chén nước đầy hơi, mỉm cười âu yếm ra vẻ cảm ơn. Ngọc mỉm cười trả lại. Sanh hiểu ý, lặng lẽ ra khỏi phòng, rồi không biết vì lơ đãng hay cố ý, quên khép cửa lại. Ngoài đường, sau một trận mưa tầm tã, trời tạnh ráo, vài tia sáng xuyên qua cửa mở chiếu vào nhà… Ngọc vội vàng đứng dậy, định ra đóng cửa lại, nhưng thoáng thấy Nguyên lắc đầu ra hiệu, nàng chợt hiểu, hai người thương mến nhìn nhau… TrờI thu bỗng nắng lên, như một nguồn hy vọng sưởi ấm lòng đôi bạn mới của tình yêu.

    Lê Mộng Nguyên (Paris)

  • Lê Nguyễn Nga,  Sinh Hoạt

    Mừng Sinh Nhật Thượng Thọ 93 của Nhà Văn Nguyễn Quang và Kỷ Niệm Ngày giỗ Của Nữ Sĩ Minh Đức Hoài Trinh

    Hôm nay (24-6-2023) là một ngày đẹp trời với ánh nắng nhẹ của đầu hè vùng Nam Cali. Tất cả như sẵn sang chào đón một ngày vui họp mặt thân hữu tai phòng Sinh Hoạt NT Studio.

    Nga được mời đến chung vui cùng quý vị GS và quý bạn thân cùng gia đình NV.  Nguyễn Quang và Gia đình của nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh. 

    Mới 11 giờ sáng tôi đã thấy sự có mặt  của nhiều người trong gia đình, quý GS và giới truyền thông và nhiếp ảnh.  Anh Pham Gia Đai và Em Tâm An của truyền thông  nổi tiếng  đã đến từ sớm và sẵn sàng giúp  quay video.

    Từ trái sang phải: Ái Liên, NV Nguyễn Quang, Ông Bà Nhạc Sĩ Võ Tá Hân

    Nhà văn Nguyễn Quang trong tươi cười, hân hoan chào đón gia đình và thân hữu. Tôi thấy GS Dương  Sum, GS Trần Huy Bích và GS Duy Khiêm, , nhà văn Dương Viết Điện, nhạc sĩ Phan Đình Minh đến từ Texas và rất nhiều quý vị trong nhiều Hội Đoan Tranh Dau cho Chinh Nghia  Quốc Gia VNCH.

    Tôi được thấy nhiều khuôn mặt thân yêu của các văn nghệ sĩ khác trong đó có anh John Ta, chú nhận công ty  dược thảo Princess Life Style.

    Trong hàng quan khách có Nhà văn Mắt Nâu , nhạc sĩ Võ Tá Hân, và nhiều văn nghệ sĩ của thế hệ tiền bối và thế hệ trẻ.

    Các nghệ sĩ đa có mặt  như ca sĩ Ngọc Quỳnh, Ái Liên, Kiểu My, Thuy Lan, Lê Hoa , Khánh Lan Mạnh Bông, Minh Khai, Minh Thư Và  Minh Châu.

    Từ trái sang phải: Thụy Lan, Lệ Hoa, Minh Châu, NV Nguyễn Quang, NV Việt Hải, Minh Khai, Minh Thư

    Từ trái sang phải: Mạnh Bổng, NV Khánh Lan, NV Nguyễn Quang, NV Dương Viết Điền

    Phần sân khấu, keyboard tài danh, Nhạc sĩ Duy Nhật với phu nhân là Trang khéo léo trang trí .

    BTC nồng hậu tiếp đón các quan khách.

    Để warm up và làm vui chương trình, ca sĩ Kiều Mi hát làm ấm thính phóng. Kế đến CS Phan Đình Minh,  Dương viết Đang,  Minh Thư và vài ca sĩ đã góp vui trước khí vào chương trình.

    Từ trái sang phải: CS Thanh Mỹ, TS Lê Nguyễn Nga, NV Việt Hải

    Ca sĩ Thanh Mỹ và anh Pham Đăng Khái của  ROF / Reach Out Foundation vừa đến .

    Lúc này tôi nhận thấy GS Lê văn Khoa và phu nhân, ca sĩ Ngoc Ha cũng vừa đến.

    Emcee giới thiệu tên quan khách tham dự có NV Nhật Quang-Phi Hô, NAG Thiệu Minh và rất nhiều nhân vật mà tôi chưa kịp viết hết thì cho xin lỗi nhé.

    Sau nghi thức Chào Quốc Kỳ Việt, Mỹ và phút Mặc Niệm là phần giới thiệu quan khách của MC Thụy Lan.

    MC Thụy Lan giới thiệu bài thơ chúc Mừng SN 93 NV Nguyễn Quang, của nữ sĩ Dương Hồng Anh. MC giới thiệu về tiểu sử nữ sĩ DHA . Được biết Bà DHA làm thơ từ thời trẻ, vào những thập niên 1950.  Bà là cháu Nội của Cụ Nghè Dương Khuê.

    Nhà văn Việt Hải con chim đâu đàn của nhóm NVNT -TTG đã lên nói đôi lời mở đầu cho CT.

    Riêng phần nói về Tình yêu của NV Nguyễn Quang và Nữ Sĩ Mình Đức Hoài Trinh, MC tài giỏi và duyên dáng Mộng Thủy giới thiệu thật đầy đủ.  

    Diễn giả hôm nay gồm có:

    – GS Trần Huy Bich

    –  Pham Gia Đại

    – GS. Vi Khiêm 

     NS Võ Tá Hân  và KQ Phan Đình Mình trong phần chia sẻ kỷ niệm .

    Chương trình gồm  2 phần.  Mừng Thượng Thọ SN 93 và Tưởng Nhớ ngày qua đời 6 năm của nữ sĩ Mình Đức Hoài Trinh.

    MC mời  NV Nguyễn Quang, phu quân của nữ sĩ MDHT và gia đình cùng các GS và quan khách lên thắp đèn nơi bàn thờ của nữ sĩ MDHT.  Bầu không khí lúc đó thật là trang nghiêm.  Thật nhiều  xúc động vì nhiều người còn nhớ đến Nữ Sĩ tài danh Minh Đức Hoài Trinh.

    Nói về MDHT thì phải nói tới hai bài thơ nổi tiếng “Đừng Bỏ Em Một mình” và “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” đã được NS Phạm Duy phổ nhạc. Trước 1975, Ca Sĩ Lệ Thu  với “Đừng Bỏ Em Một mình” và ca sĩ Thái Thanh với “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” đã biến hai tác phẩm này thành bất hủ.

    Ngày hôm nay, Ca sĩ Ái Liên qua giọng ca truyền cảm với phần guitar của ns Võ Tá Hân đã trình tấu bài thơ MDHT qua tác phẩm Bài Thơ Cho Huế.

    Phần trình diễn thật gây nhiều xúc động cho khán giả nhớ về quê hương với Triều Đình  các vị vua xưa.

    Ca sĩ tài danh làm ai cũng muốn rơi lệ qua tiếng hát của nàng, CS  Ngoc Quỳnh một lần nữa lại làm sống lại tuyệt tác “Kiếp Nào Có Yêu Nhau

     Ca sĩ Ngọc Hà hát “La Vie En Rose” đưa khán giả về hơn 70 năm trước, cảm động về kỷ niệm.  Trong đó có tình yêu, tình người.

    …  C’est lui pour moi..

    ..   moi pour lui

         dans la vie ..

    Il me  l’a dit , l’a jure’ pour la vie.

    ………..

      Heureux. Heureux  à en mouriir .

    Mong rằng tôi viết được đúng.

    Bài hát đã đại diện cho cuộc tình vượt thời gian của NV Nguyễn Quang và nữ sĩ MDHT.

    Đó là một Grand Amour.

    Cuốn tiểu thuyết “Sám Hối” của bà  MDHT đã được hãng phim Alpha dựng thành phim với hai vai chính Bích Thuận và Minh Vương tại Saigon, năm 1969.

    Sau 1975.

    Từ năm 1976 MDHT cùng nhà văn Trần Tam Tiệp, nhà thơ Nguyên Sa và một số văn thi sĩ lưu vong, trong bối cảnh nước mất nhà tan, thêm sự nặng lòng với văn chương Việt Nam, họ đã không ngồi yên.  Họ đã tranh đấu  đưa đến sự thành hình của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại năm 1979 tại Brazil, được PEN International chấp thuận là hội viên chính thức.  Người viết xin được nhấn mạnh là đây là tổ chức duy nhất còn sót lại của nền Việt Nam Cộng Hoà.

    Nữ sĩ MDHT là Chủ Tịch đầu tiên (1979-1981) của VBVNHN, sau đó, nhiệm kỳ 2201-2002 lại được tín nhiệm với chức chủ tịch lần thứ hai.

    Trong CT. GS Trần Huy Bích và GS Vi Khiêm nói về thân thế và sự nghiệp nữ sĩ MDHT.  Bà sinh ra trong một gia đình quý tộc, ông cha là quan đại thần trọng triều đình Nhà Nguyễn. Ns MDHT là một người thông minh, có tài, và cương quyết.

    Sau năm 1975, bà đã qua Pháp tranh đấu cho Văn Nghệ Sĩ, tranh đấu cho nên tự do và nền văn học VN.

    Nhà văn Mặt Nâu có đôi lời với nữ sĩ MDHT.  Một người đàn chị đã có nhiều lần giúp Mắt Nâu làm cố vấn  cho nhiều tuần báo ở Cali và nhiều nơi khác trên đất Mỹ.

    Mất Nâu hát bài Phôi Pha Kính gửi MDHT.

    MC Mộng Thủy thuật lại cuộc tình thơ mộng đây hạnh phúc của Nv Nguyễn Quang và nữ sĩ MDHT. Một cuộc gặp gỡ đầy thi vị trữ tình.  MDHT, vào năm 1971, lúc đó đang làm phóng viên cho đài truyền hình Phap, mời nhà văn Nguyễn Quang tới phỏng vấn trên đài.  Lúc do khoang mùa Xuân Nam 1971 và 2 người đã bắt đầu thắm kín yêu nhau

    Năm 1973   Hiệp Định Paris vừa ký xong.  Trong tinh thần chung của người Việt và nhóm sinh viên lúc đó là phải tranh đấu cho Việt Nam như thế nào trong bối cảnh chính trị mới đầy bấp bênh.  Hai trái tim họ gặp nhau.  Lý tưởng kéo họ lại gần nhau.  Và dĩ nhiên hoạt động mãi bên nhau và tình cảm nảy sinh cho họ nên duyên cầm sắt.

    Kế đến là phần nhân vật chánh Nguyễn Quang lên kể chuyện cuộc tình MDHT và NG Quang .

    Nhà văn Nguyễn Quang  cảm động nói về mình, một chàng trai sinh quán Sóc Trăng, đi du hoc Pháp lúc 18 tuổi, ra trường, làm việc, và sinh sống ở bên Pháp.  Khi bén duyên với MDHT Nguyễn Quang thật sự say đắm, rồi yêu thương thật tình, sống hòa thuận vui vẻ với nhau cho đến hết đời.  Ông bà di chuyển sang Hoa Kỳ sinh sống từ năm 1990.

    NV Nguyễn Quang đã đi du học qua Pháp, Ông lấy bằng Cử Nhân Toán tại Pháp và tốt nghiệp Cao Học Kinh Tế Tại Cambridge Luân Đôn.

    NV Nguyễn Quang xuất bản nhiều tác phẩm tiếng Việt trong đó có “Ngoại Tình”,  “Ông Giáo Làng” ,….

    Phần kế tiếp là hat chúc mừng, cắt bánh sinh nhat.

    Nam ca sĩ Lưu Mạnh Bông đã hát bài “Nắng chiều” rất nhịp nhàng và quá hay.

    BTC Chúc Mừng SN NG. Quang  với những bông hoa hồng và những bài hợp ca của các ca sĩ trong đó có Bạn Hợp Ca Ngũ Long Công Chúa đã trình diễn một màn vui tươi với bài “Triệu Đoà Hoa Hồng” chúc mừng thương tho đến nhà văn Nguyễn Quang.

    Hôm nay có nhiều tác phẩm của Nguyễn Quang đã được Tam Ca  Thụy Lan, Lệ Hoa và Minh Thư đã cầm 3 quyền sách- Ốc Mượn Hồn, Ông Giáo Làng và Một Giấc Mơ trên tay làm chủ đề giới thiệu trong  Ca khúc Trường Làng Tôi , rất  hay.

    Cs Kiểu My hát bài “Après Toi” để tăng nhà văn Nguyễn Quang

    CS Phan Đình Minh hát bài chót trước khi BTC  lên chào tạm biệt quý khán giả đã ủng hộ và đã ở lại đến cuối giờ.

    CT.  được kết thúc tại NT Studio luc 4 PM.

    Nhưng chưa hết…..

    …  chúng tôi tiếp tục vui Sinh Nhật Nguyễn Quang với dinner tại Trạm Chim restaurant. Một tiệc dinner đây tình bạn và tình thương,với thức ăn hải sản rất ngon. Chụp hình mãi vui nhiều quá, quên cả ăn. Vui với những ly rượu vang làm ấm mãi tình yêu văn nghệ của nhóm Nhân  Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian.

    Lê Nguyễn Nga, Viết tại Nam Cali., 26 tháng 6 2023

  • Lê Nguyễn Nga

    HIỂU NGHĨA ĐÁP ĐỀN  

         BÁO HIỂU TRUNG QUÂN  GIỮ ĐẠO TÌNH   

        MẸ CHA KHUYA SỚM  ĐàHY SINH 

        NUÔI CON SỚM TỐI BAO GIAN KHỔ  

        PHỤNG DƯỞNG SONG THÂN HIẾU NGHĨA MÌNH  

        GIỮ NƯỚC THƯƠNG NHÀ CON NHỚ MÃI 

        LÀM DÂN GIỮ VẸN TIẾT TRUNG TRINH      

        NON SÔNG GẤM VÓC TA GìN GIỮ  

       HIỂU ĐẠO TRUNG KIÊN VẸN NGHĨA TÌNH.    

         Lê Nguyễn  Nga

        Thanksgiving  2022

  • Lê Nguyễn Nga,  Sinh Hoạt,  Văn Thơ

    Ý NIỆM VỀ THỜI GIAN

    Kỷ Niệm RA MẮT SÁCH “Mầu Thời Gian” của  Nữ Sĩ Dương Hồng Anh và “Lật  Trang Sách Cũ” của  Lê Nguyễn Nga.

    Cuối tháng sáu, mùa hè nắng ấm tại California, với những cây phượng tím, xen kẽ vài cây màu đỏ ở góc phố, tôi bỗng nhớ những năm tháng tuổi trẻ xa xưa ở Việt Nam. Cuộc đời trôi qua như một dòng sông.  Và một triết gia Tây Phương đã nói rằng “Người ta không  bao giờ  được tắm hai lần trên cùng  một dòng sông.” Ý nói thời gian trôi qua không  bao giờ trở lại. Có chăng là kỷ niệm được giữ lại trong ký ức và kỷ niệm đã được dịp quay về.

    Hôm nay nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian tổ chức một buổi ra mắt sách, gồm hai tác phẩm: “Mầu Thời Gian” của nữ sĩ Dương Hồng Anh và “Lật Trang Sách Cũ” của Lê Nguyễn Nga.  Đây là Một cơ hội để  gặp lại bạn cũ và được sống lại kỷ niệm xa xưa .

    Nếu “Mầu Thời Gian” đã thể hiện tình yêu không phai nhạt qua năm tháng thì “Lật Trang Sách Cũ” cho chúng ta trở về vùng ký ức của một thời thân thương.

    Tôi thường nghĩ rằng cuộc đời mỗi người như một quyển sách.  Những việc xảy ra tuần tự và kết nối như từng trang giấy được lật qua.  Trong đó có đủ vui buồn, hạnh phúc hay đau khổ, tất cả gom lại tạo nên cốt truyện riêng tư cho quyển sách cuộc đời.  Mỗi câu chuyện có thể so sánh như lịch sử cá nhân.

    Mà đã gọi là lịch sử thì khó che đậy. Sự thật lúc nào cũng là sự thật trừ khi tác giả muốn xóa bỏ đi cội nguồn. Cội nguồn là gốc rễ đã tạo nên con người, đã cho chúng ta được hấp thụ những tinh hoa và y thức  mà chúng  ta được hiểu biết qua sự học  hỏi trong nền học vấn và trong giáo  dục gia đình. 

     Quan niệm chung trong đời  sống  con người, thời gian là chướng ngại của sức khỏe, trở ngại cho tuổi  tác trong một đời người.  Nhưng nhiều người trong chúng ta đã cùng quan niệm là Thời Gian là liều thuốc nhiệm  màu đế quên đi nỗi mất mát, xoa dịu nỗi đau khổ. Tôi xin được  chia sẻ sự suy nghĩ riêng tôi về hai chữ Thời Gian.

    Mặc dầu chúng ta có những cái nhìn khác nhau, tùy quan điểm; nhưng cuối cùng “xấu, tốt, khen, hay chê” cũng chỉ luẩn quẩn ở vòng hạn hẹp, tương đối mà thôi. 

    Buổi RMS hôm nay thật trang trong qua phần nghi thức Chào Quốc Kỳ Việt Nam và Hoa Kỳ, Chào mừng quan khách và giới thiệu chung với phần  trình diễn âm nhac. Chương trình được bắt đầu với  Khánh Lan giới thiệu tiể sử của NS Dương Hồng Anh và tiếp theo là Giáo sư Quyên Di, ông nói về gia thế nữ sĩ Dương Hồng Anh, bao gồm con người tài hoa NS Dương Thiệu Tước.  Ông nói về ý nghĩa của chữ nắng trong tác phẩm “Nắng Chiều” của NS Lê Trọng Nguyễn, sau khi Ông nói về màu xanh, màu bìa của thi phẩm “Màu Thời Gian”, một biểu tượng bền vững với thời gian.

    MC Mộng Thúy, quá tài tình và duyên dáng, trong vai trò điểm sách, khi nói về tác phẩm “Lật Trang Sách Cũ” của tác giả Lê Nguyễn Nga, phu nhân của NS Lê Trọng Nguyễn.  Tác phẩm “Lật Trang Sách Cũ” không những chỉ là là một hồi ký cá nhân mà còn là một kỷ niệm sinh hoạt của giới văn nghệ sĩ miền nam VN trước và sau biến cố tháng tư 1975.  Tôi khám phá ra Mộng Thúy hai tuần trước đây trong đại lễ thượng thọ của cựu Đại Tá Lê Thương.  Những người tham dự hôm RMS không ngớt lời ca ngợi Mộng Thúy là một tài năng trẻ có lối phân tích kỹ, gọn và sở hữu một giọng nói trang trọng.

    Ngày RMS 26/6/2022.  Năm phút sau khi mở cửa, chị Lệ Hoa, phu nhân của nhà văn Việt Hải nhìn thấy có khá nhiều quan khách đứng xếp hàng để mua sách. Chị Lệ Hoa phải giúp hai tác giả hôm đó hơi lâu tại bàn ký tên sách.

    Trong nhóm quan khách hôm nay, có Chưởng Môn Hoàng Hạc, BS Phạm Gia Cổn và phu nhân Kiều Hạnh. Sự hiện diện của Ô.B. làm tôi nhớ lại 17 năm về trước.  Tại Hội Trường Nhật Báo Viễn Đông, nhà thơ Du Tử Lê tổ chức buổi tưởng nhớ cố NS Lê Trọng Nguyễn, có sự yểm trợ của ban nhạc Stars Band.  Đêm đó có NS Nguyễn Hiền và ba ca sĩ Mai Hương, Kim Tước và Quỳnh Giao.  Đêm hôm đó thật đông quan khách.  Họ đứng nghẽn lối ra vào.  May mắn làm sao có Võ Sĩ, kiêm BS, kiêm Kèn Sĩ Phạm Gia Cổn tình nguyện làm người mở đường.  Bộ ba Mai Hương, Kim Tước và Quỳnh Giao chỉ phải đi sau lưng để tiến vào hội trường.  Mười bảy năm qua rồi mà tôi vẫn còn thấy khán giả ủng hộ NS Lê Trọng Nguyễn, thật là ơn phước.

    Tác giả thứ nhất của ngày  RMS hôm nay là nữ sĩ Dương Hống Anh, một nhà thơ nổi tiếng của Dương gia.  Theo GS Quyên Di, thi phẩm “Mầu Thời Gian” vượt qua sự hạn hẹp của thời gian qua màu xanh của sức sống chứ không phải màu vàng của héo úa.

    Tác giả và tác phẩm thứ hai là “Lật Trang Sách Cũ” cũ của Lê Nguyễn Nga.  Tôi xin phép nói về ý niệm hay của thời gian.

     Những sự biến  hóa của địa cầu qua bao chục triệu năm. Những trận  biến chuyển to lớn của địa cầu đã làm sập đổ những khu rừng vĩ đại, chôn vùi bao nhiêu xác sinh vật. Qua hàng triệu năm, nhân  loại  đã được hưởng những  hầm mỏ than đá, những mỏ dầu hỏa vĩ đại giúp cho sự sinh tồn của con người.

    Thời gian, tính về gần đây thôi, trên 2.500 năm, chúng ta đã được hưởng hằng triệu quyển kinh, quyển sách của các tiền nhân ghi những điều đã khai phá và giúp phát triển nền đạo đức và văn minh nhân loại. Ý niệm này về thời gian và thân phận để lại trong tôi nhiều suy tư.  Phải chăng tư tưởng khi được hiện hữu qua giấy mực trở thành bất tử.

    Văn hóa không có ranh giới không gian và thời gian. Cuốn tiểu thuyết Les Miserables của đại văn hào Victor Hugo giữa thập niên 1850, sẽ muôn đời nói lên sự bất công thường thấy trong xã hội.  Nhà thơ kiêm kịch sĩ William Congreve nói rằng “Âm nhạc có huyền năng cảm hóa lòai hung thú.”(“Music hath charms to soothe a savage beast.”).  Âm nhạc là một món quà thượng đế ban đặc biệt cho loài người. Lòng người dân yêu mến âm nhạc của nhạc sĩ vĩ đại Beethoven giữa thế kỷ 17-18 đã giúp nhân loại quên đi sự tham tàn xâm lược của một nước Đức dưới thời Hitler. Nhạc của thiên tài Leopold Mozart giúp “stress release”. Dòng nhạc cua Chopin, Strauss thu hút, kéo con người đến tình yêu, về vùng chân thiện mỹ.  Ở đó có tình người, tình thương muôn thuở. 

    Lê Nguyễn Nga, hiền thê của NS Lê Trọng Nguyễn và nữ sĩ Dương Hồng Anh, hậu duệ của NS Dương Thiệu Tước là lý do kết hợp RMS “Mầu Thời Gian” và “Lật Trang Sách Cũ”, do nhóm NVNT-TTG  tổ chức, đưa các sáng tác của hai Nhạc Sĩ thành danh trên vào chương trình hôm nay.  Những sáng tác này cũng trải qua thử thách của thời gian để đại diện cho một dòng nhạc mà chúng ta gọi là “nhạc tiền chiến”.  Ngày nay dòng nhạc này vẫn có nhiều ca sĩ trình diễn và khán giả hâm mộ.  Ngày hôm nay lại một lần nữa nhạc của Lê Trọng Nguyễn và DươngThiệu Tước khoác vào chiếc áo thời gian và trở thành bất tử.

    Lê Nguyễn Nga, Hè, 2022

  • Dương Hồng Anh,  Khánh Lan,  Lê Nguyễn Nga,  Sinh Hoạt,  Việt Hải

    ĐÔI DÒNG TƯỜNG THUẬT VỀ BUỔI RMS CỦA  NS DƯƠNG HỒNG ANH & TS LÊ NGUYỄN NGA

    Nhà thơ Lê Nguyễn Nga & Nữ Sĩ Dương Hồng Anh
    Giáo Sư Quyên Di và Nhóm Văn Thi Đàn Thời Đại
    Từ trái sang phải: Hàng ngồi: NV Nguyễn Thị Mắt Nâu, NT Lê Nguyễn Nga, NS Dương Hồng Anh, Bà Thành Nguyễn (Con dâu của NS Hồng Anh)
    Hàng đứng: Mạnh Bổng, Mộng Thủy, Lâm Dung, Lệ Hoa, Khánh Lan, Minh Thư (Con gái của NS Lê Trọng Nguyễn & NT Lê Nguyễn Nga)

    Buổi ra mắt sách đã viên mãn thành công trong khung cảnh nêu cao tinh thần yêu thi ca qua hai tác phẩm thơ, Màu Thời GianLật Trang Sách Cũ. Buổi họp mặt thi ca được diễn ra trong không khí thân mật nhưng không kém phần long trọng. Ba diễn giả của Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian gồm ba nhà văn Quyên Di, Khánh Lan và Mộng Thủy. Chương trình văn nghệ do Liên Nhóm NVNT & TTG đảm nhiệm với những nhạc phẩm nổi tiếng của các nhạc sĩ: Dương Thiệu Tước, Lê Trọng Nguyễn và Lê Nguyễn Nga.

    Ban văn nghệ Tiếng Thời Gian
    Từ trái sang phải: Khánh Lan, NT Lam Triều,
    Bà Jacqueline Nguyễn Văn Bông, NT Nguyễn Thị Việt Nam
    Từ trái sang phải: Vương Đức Hậu, Khánh Lan, Ngọc Quỳnh, Trần Thạch,
    Lâm Dung, Ái Liên, Kiều My, Thụy Lan, Mộng Thủy, NAG Lê Hùng

    Thành phần khách tham dự buổi ra mắt hai tập thơ đa số là khách văn học nên khi các diễn giả thuyết trình căn phòng hội chìm trong yên lặng, khiến không khí trở nên trang trọng và sự kín nể đối với hai vị Nữ sĩ. Mặc dù ngày 26 tháng 06 có đến 4 buổi hội họp văn học ở 4 nơi khách nhau, nhưng số khách tham dự buổi ra mắt 2 tập thơ đã vượt qua con số 80 người và số sách đã được sự ủng hộ nhiệt tình của các độc giả yêu thơ và bán gần hết. Thật là “Giới hàn lâm tao nhân mặc khách chiếu cố…”

    Hai nhà thơ cắt bánh mừng ngày Ra Mắt hai tập thơ
    Mầu Thời Gian & Lật Trang Sách Cũ

    Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian xin cám ơn quý vị văn nghệ sĩ, quý nhiếp ảnh gia, quý phóng viên ký giả, quý đồng hương thân thương, Bác Sĩ Vương Đức Hậu, Nhà văn Nguyễn Thị Mắt Nâu, đăc biệt quý thân hữu thuộc các nhóm Hoàng Hạc Phạm Gia Cổn, Nhóm Văn Nghệ Dân Tộc Lạc Hồng, Nhóm Văn Thi Đàn Thời Đại, và Văn Bút Tây Nam Hoa Kỳ đã đến chung vui cùng chúng tôi. Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian gởi lời cám ơn chân tình đến Nhiếp Ảnh Gia: Lê Hùng, ông là người đã chụp cho Liên Nhóm những tấm ảnh đẹp và có giá trị trong ngày RMS.

    Liên Nhóm NVNT & TTG
    California June 26, 2022

    MỜI VÀO XEM HÌNH ẢNH CỦA BUỔI RMS:

    Buổi RMS của 2 TS : Lê Trọng Nguyễn Nga& Dương Hồng Anh , do Nhóm “ NVNT& TTG “ tổ chức tại NT Studio , OC, CA , ngày 26 -6-2022….( Phần . 1 )….60 Pics….! By Hung Le .

    VÀI NHẬN XÉT VỀ THI TẬP “MẦU THỜI GIAN” CỦA NỮ SĨ DƯƠNG HỒNG ANH
    VÀ HAI DÒNG NHẠC “DƯƠNG THIỆU TƯỚC,” LÊ TRỌNG NGUYỄN TỪ GIÁO SƯ QUYÊN DI

    Hôm nay là một ngày vui và đẹp, gian phòng chúng ta đang ngồi lại ấm cúng. Từ đâu mà có cái vui, đẹp, ấm cúng này? Theo tôi là do lòng yêu của chúng ta đối với văn chương nghệ thuật và tình cảm của chúng ta đối với anh chị em văn thi hữu. Ai trong chúng ta cũng vui, cũng đẹp trong bầu không khí ấm cúng này.

    Ban Tổ Chức giao cho tôi nhiệm vụ giới thiệu thi tập thứ 11 của nữ sĩ Dương Hồng Anh, tựa đề là MẦU THỜI GIAN. Tôi cám ơn nhà văn Khánh Lan, khi nói về tiểu sử nữ sĩ Dương Hồng Anh, đã phần nào điểm qua những thi phẩm trong thi tập này. Những gì nhà văn Khánh Lan trình bày đã làm nhẹ trách nhiệm của tôi rất nhiều.

    Nghe ba tiếng “MẦU THỜI GIAN,” thường chúng ta sẽ có cảm giác buồn bã, hay ít ra thì cũng bùi ngùi, luyến tiếc. Màu thời gian thường là màu vàng đậm của chiếc lá cuối thu, héo úa và tàn tạ. Nhưng nhìn vào màu bìa của thi tập, chúng ta đều thấy đó màu màu xanh của lá cây non, rất tươi mát và tràn đầy sức sống. Trong khi đó, nếu xét về niên tuế thì nữ sĩ Dương Hồng Anh năm nay đã hơn chín mươi. Điều này nói lên rằng, với nữ sĩ, thời gian không có ảnh hưởng gì. Lúc nào nữ sĩ cũng tươi trẻ. Đúng là:

    “Chín mươi đâu phải là già,
    Tám mươi thì mới chỉ là thanh xuân.”

    Theo tiêu chuẩn ấy thì tôi mới chỉ là một chú “nhi đồng đá dế.” Nhi đồng mà dám nói những gì về một thiếu nữ tuổi thanh xuân thì quả là táo bạo. Nhưng vì nhiệm vụ, tôi cứ nói. Mong “thiếu nữ thanh xuân” tha thứ cho tôi.

    Cũng trên bìa thi tập, chúng ta thấy ba chữ “MẦU THỜI GIAN” chứ không phải là “MÀU THỜI GIAN.” Điều này cho tôi biết đích xác tác giả là người miền Bắc chứ không phải miền Nam. Trong cách phát âm, người miền Nam ưa âm A mà người miền Bắc chuộng âm Ớ (viết là Â.) Người Nam phát âm là MÀU còn người Bắc phát âm là MẦU. Đây không phải là trường hợp đơn lẻ. Người Nam phát âm là màu sắc, trình bày, số bảy mà người Bắc phát âm là mầu sắc, trình bầy, số bẩy… Như thế, người Bắc đội nón cho chữ, còn người Nam lột nón của chữ đi. Ấy thế mà là có trường hợp ngược lại: người Bắc lột nón ông giáo, gọi là ÔNG THÀY và người Nam lại trịnh trọng đội nón cho ông giáo, gọi là ÔNG THẦY. Giáo sư Dương Ngọc Sum người miền Nam, chúng ta gọi là THẦY Dương Ngọc Sum. Chớ phải người Bắc gọi ông, sẽ gọi là THÀY Dương Ngọc Sum.

    Quả nhiên, nữ sĩ Dương Hồng Anh được sinh ra tại Hà Nội, là cháu nội trực hệ của cụ nghè Vân Đình Dương Khuê, tỉnh Hà Đông; thân phụ là cụ Dương Tự Tám, hiệu trưởng trường tiểu học Nhật Tiến, Hà Nội, trước năm 1945. Tôi nhắc đến điều này vì trong thi tập MẦU THỜI GIAN, nữ sĩ có những bài thơ nặng tình với Hà Nội mà lát nữa chúng ta có dịp bàn đến.

    Thi tập gồm 102 bài thơ. Hãy nói trước về bài thơ MẦU THỜI GIAN, tên được chọn làm tựa đề của thi tập. Bài thơ gồm 4 khổ, mỗi khổ có 4 câu. Khổ đầu, tác giả gieo vần theo lối gián cách, câu 1 vần với câu 3, câu 2 vần với câu 4. Này nhé:

    Thời gian lờ lững trôi vô tận
    Vui buồn thế sự nắng mưa rơi
    Còn đây một mảnh tình non nước
    Xin gửi vào thơ giấc mộng đời.

    Nhưng ba khổ sau, tác giả lại gieo vần theo lối ba vần bằng, lối gieo vần tựa như trong thể thơ Đường luật cổ kính:

    Thơ theo ngày tháng vẫn Đi – Về
    Những chiều những sớm những đêm khuya
    Bao nhiêu thi tứ theo nhau bước
    Phòng vắng canh dài viết mải mê.

    Tôi vẫn làm thơ dưới nắng chiều
    Mây ngàn gió núi dệt thương yêu
    Câu thơ nho nhỏ say hồn mộng
    Ký ức vàng son gợi nhớ nhiều.

    Mái tóc sương pha đã mấy mùa
    Ngày dư còn lại chút hương xưa
    Mầu thời gian trải dài tâm sự
    Vạt nắng hoàng hôn, gió nhẹ đưa.

    Sao lại như thế? Tôi có cảm tưởng rằng ban đầu tác giả nhìn dòng thời gian dù có liên tục trôi, nhưng thật ra có nhiều đoạn đời có thể tách rời ra được. Nhưng một khi đã đạt được cái lẽ đời, tác giả nối tất cả các đoạn đời ấy lại thành một dòng trôi liên tục: dòng đời.

    Thật khéo!

    Tác giả cũng làm thơ lục bát, lối thơ đậm hồn tính Việt Nam. Ai cũng có thể làm đôi dòng lục bát, vì dễ. Nhưng cái gì càng dễ mà đạt đến cái vi diệu của nó lại càng khó. Lục bát mà làm không khéo sẽ thành bài vè. Hãy thưởng thức lục bát của nữ sĩ Dương Hồng Anh qua bài thơ NẮNG TÀ:

    Nắng tà đổ bóng xiêu xiêu
    Nắng tà vẫn sáng đường chiều gió bay
    Tóc sương nhuộm trắng trời mây
    Đếm thời gian trải bao ngày nắng mưa
    Nhìn về nẻo cũ thềm xưa
    Sợi dây dĩ vãng níu bờ vai thon
    Chiều nao nhón gót chân son
    Sóng lòng hay sóng biển đông dạt dào
    Vườn đời đẹp mãi muôn sao
    Ngàn phương gió lộng dâng cao suối hồn
    Nắng còn vui đón hoàng hôn
    Con tầm nhả kén vẫn còn se tơ
    Nắng ơi! dù đã xế tà
    Bốn phương mây nước bao la ngập trời
    Thơ ai dệt nắng thêm tươi
    Tâm tư lắng đọng nụ cười thời gian
    Ước mơ trải dưới nắng vàng
    Có người thơ vẫn lang thang Đi – Về.

    Bài thơ viết về nắng. Nhưng nắng gợi cho tác giả nghĩ đến những nhịp tương phản hay tương giao của dòng đời: nắng-mưa, sóng lòng-sóng biển, mây-nước, Đi-Về. Đặc biệt là cặp tương phản Đi-Về được tác giả nhắc đến trong nhiều bài thơ. Trên đường đời, ta Đi đâu, ta Về đâu? Đó là một câu hỏi lớn của kiếp nhân sinh.

    Tôi thích nhất đoạn thơ này:

    Sợi dây dĩ vãng níu bờ vai thon
    Chiều nao nhón gót chân son
    Sóng lòng hay sóng biển đông dạt dào
    Vườn đời đẹp mãi muôn sao
    Ngàn phương gió lộng dâng cao suối hồn.

    Đoạn thơ tả vẻ đẹp ngoại diện của tuổi thanh xuân: bờ vai thon, gót chân son mà lại nói lên được cả nội tâm dạt dào của nhà thơ: sóng lòng, suối hồn.

    Hãy thử điểm qua các động từ trong bài thơ: đổ (bóng,) nhuộm, trải, nhìn, níu, nhón (gót,) lộng. Những động từ này có gợi gì trong tâm hồn ta trong môt buổi chiều nắng tà không?

    Ơi, sao mà đẹp và sâu lắng!

    Tôi, một người Hà Nội, xin được phép nhắc đến một bài thơ nữa trong thi tập MẦU THỜI GIAN của nữ sĩ Dương Hồng Anh: bài thơ NHỚ VỀ HÀ NỘI, tác giả viết để thương tặng cô em gái là nữ sĩ Dương Tuyết Lan, ở Hà Nội. Tấm lòng thi nhân rất dạt dào tình cảm, trong đó có tình anh chị em trong cùng một gia đình. Tình cảm này cũng nồng nàn, sâu đậm chẳng kém gì tình yêu nam nữ, lứa đôi, bằng hữu hay tình yêu đối với đất nước, quê hương, dân tộc.

    Hai chị em, chị ở đất Cam-ly (California) Mỹ quốc; em ở Hà Nội, miền đất nghìn năm văn vật. Một ngày kia chị nhận được thư em từ Hà Nội gửi sang. Đọc thư mà lòng chị bồi hồi, nước mắt chị rưng rưng. Thế rồi chị viết cho em những câu thơ chứa chan tình cảm:

    Bên hiên ngồi đọc thơ Hà Nội
    Kỷ niệm năm xưa bỗng sáng ngời
    Nhớ mãi bao nhiêu hình ảnh đẹp
    Một thời xuân thắm tuổi hai mươi.

    Tay run run mở lòng xao xuyến
    Đọc từng nét chữ của em tôi
    Ấp ủ những vần thơ gợi nhớ
    Chập chờn mây nước mộng ngàn khơi.

    Dâu bể thời gian đã đổi rời
    Qua bao năm tháng nắng mưa rơi
    Những vần tâm sự lăn trên giấy
    Vẫn khắc trong tim một góc trời.

    Ta đã xa nhau từ độ ấy
    Kinh thành Hà Nội một chiều thu
    Chiều thu nhạt nắng hoen mầu áo
    Tay nắm tay nhau phút giã từ.

    Em ơi! ngày tháng trôi mau quá
    Đếm bước thời gian tóc điểm sương
    Vẫn hẹn ngày về vui tổ ấm
    Đường chiều êm ả dệt yêu thương.

    Mơ về dĩ vãng, mơ sông núi
    Tìm dấu chân xưa luống ngậm ngùi
    Em nhỉ! Bao giờ ta gặp lại
    Câu thơ xướng họa những vần vui.

    Sông núi đôi bờ xa cách quá
    Buồn len song cửa nhuốm cô liêu
    Lắng nghe hơi thở ngàn hoa lá
    Dào dạt hương xưa gợi nhớ nhiều.

    Nhìn thu lãng đãng trên đường vắng
    Nhắc lại bao nhiêu chuyện chúng mình
    Áo lụa Hà Đông đi dạo phố
    Chiều thu dệt mộng nắng vàng xinh.

    Hàng liễu rung rinh chiều lá đổ
    Bên hồ Hoàn Kiếm đẹp như thơ
    Khăn voan hồng thả trên vai áo

    Êm ả hoàng hôn thỏa ước mơ.

    Dâu bể thời gian đã đổi rời
    Qua bao năm tháng nắng mưa rơi
    Những vần tâm sự lăn trên giấy
    Vẫn khắc trong tim một góc trời.

    Tác giả gieo vần theo lối gián cách, nhưng thỉnh thoảng chẹn vào một khổ gieo ba vần bằng, thí dụ:

    Dâu bể thời gian đã đổi rời
    Qua bao năm tháng nắng mưa rơi
    Những vần tâm sự lăn trên giấy
    Vẫn khắc trong tim một góc trời.

    Và nhất là khổ thơ cuối:

    Dâu bể thời gian đã đổi rời
    Qua bao năm tháng nắng mưa rơi
    Những vần tâm sự lăn trên giấy
    Vẫn khắc trong tim một góc trời.

    Không biết vô tình hay cố ý (mà tôi tin là cố ý,) tác giả đã diễn tả tình trạng thực tế là sự ngăn cách về không gian của hai chị em, nhưng về tình cảm thì hai tâm hồn ấy không bao giờ ngăn cách.

    Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp của đất và người Hà Nội, dù đó là hình ảnh vui hay buồn: kinh thành Hà Nội một chiều thu, chiều thu nhạt nắng, áo lụa Hà Đông đi dạo phố, Hàng liễu rung rinh chiều lá đổ bên hồ Hoàn Kiếm, khăn voan hồng thả trên vai áo… Hỡi những người Hà Nội xa xứ, như nhà thơ Hà Phương đang có mặt ở đây, một ngày sương mù khói toả, một chiều nắng ối xây thành, hồn viễn du có thấy nhớ thương da diết miền cố lý khi đọc những câu thơ này? Người Hà Nội “chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” dù lưu lạc đến tận chân trời góc biển vẫn giữ ở một chỗ trang trọng nhất, thâm sâu nhất trong trái tim mình nỗi niềm thương nhớ đất Thăng Long.

    Trong bài thơ có nhiều chữ rất đắt, nghĩa là hay quá, khó có chữ nào khác thay thế được, như hai động từ “lăn” và “khắc”:

    Những vần tâm sự lăn trên giấy
    Vẫn khắc trong tim một góc trời.

    Đã “lăn” tức là chuyển động trên một đường dài hay một mặt rộng thì không thể “khắc” tức là đục sâu xuống những đường nét ở một chỗ. Ấy thế mà dòng tâm sự là những vần thơ lăn trên giấy nhưng lại khắc sâu vào tâm hồn mình. Khắc gì? Khắc một góc trời Hà Nội.

    Ôi, tuyệt!

    Tôi táo bạo đưa ra mấy nhận xét thô thiển. Xin “bà chị” đừng chê, trách “em.” Tôi gọi nữ sĩ Dương Hồng Anh là “bà chị” vì bà thông gia với ông anh kết nghĩa của tôi là nhà thơ Huy Trâm. Học Đức, con gái ông Huy Trâm, là con dâu nữ sĩ Dương Anh Anh, cùng với cô em gái Học Đường đang có mặt ở đây trong thành phần tiếp tân. Mấy cô này gọi tôi bằng chú. Vậy, nữ sĩ Dương Hồng Anh là bà chị dâu của tôi vậy.

    Tôi tạm kết thúc phần giới thiệu thi phẩm MẦU THỜI GIAN của nữ sĩ Dương Hồng Anh để chuyển qua phần giới thiệu một vài nhạc phẩm của hai nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và Lê Trọng Nguyễn. Tại sao lại có phần giới thiệu này. Thưa, vì hôm nay chúng ta giới thiệu hai tập sách, MẦU THỜI GIAN của nữ sĩ Dương Hồng Anh và LẬT TRANG SÁCH CŨ của nhà thơ Lê Nguyễn Nga. Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước là anh họ của nữ sĩ Dương Hồng Anh và nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn là phu quân thi sĩ Lê Nguyễn Nga. Hôm nay chúng ta trình bày và thưởng thức những ca khúc của hai nhạc sĩ này, tưởng cũng nên biết một chút về hai vị như một cách tri ân.

    Nếu đã táo bạo giới thiệu thi tập MẦU THỜI GIAN thì khi nhận lời nhận định về vài nhạc phẩm của Dương Thiệu Tước và Lê Trọng Nguyễn, phải nói là tôi liều lĩnh. Chung quy vì vì lời xúi dại của nhà văn Việt Hải, ổng xúi tôi nói. Tôi nhận lời vì cả nể. Nhận lời rồi mới biết là mình quá liều lĩnh. Cái tính cả nể này nguy hại vô cùng. May, mẹ tôi sinh tôi ra, tôi là con trai, chứ nếu là con gái thì đời tôi không biết đã “hoảng chưa” bao nhiêu lần rồi! Nhưng đã nhận lời thì phải nói thôi, biết làm sao bây giờ. Thật, không cái dại nào bằng cái dại này.

    Nhạc Sĩ Dương Thiệu Tước

    Tôi nói gì về nhạc phẩm “Chiều,” thơ Hồ Dzếnh, nhạc Dương Thiệu Tước nhỉ? Bài thơ gồm những câu ngắn, mỗi câu 5 chữ:

    Trên đường về nhớ đầy

    Chiều chậm đưa chân ngày

    Tiếng buồn vang trong mây

    Chim rừng quên cất cánh

    Gió say tình ngây ngây

    Có phải sầu vạn cổ

    Chết trong hồn chiều nay?

    Tôi là người lữ khách

    Mây chiều khó làm khuây

    Ngỡ lòng mình là rừng

    Ngỡ hồn mình là mây

    Nhớ nhà châm điếu thuốc

    Khói huyền bay lên cây.

    Tôi “” nhạc, nhưng có cảm tưởng rằng những câu ngắn này khó phổ thành nhạc, không như những câu lục bát, chẳng hạn lục bát trong bài “Vần Thơ Sầu Rụng” của Lưu Trọng Lư:

    Vừng trăng từ độ lên ngôi,

    Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ…

    Năm năm tiếng lụa xe đều…

    Những ngày lạnh rớt, gió vèo trong cây.

    Nhẹ bàn tay, nhẹ bàn tay,

    Mùi hương hàng xóm bay đầy mái đông.

    Nghiêng nghiêng mái tóc hương nồng,

    Thời gian lặng rót một dòng buồn tênh.

    Phạm Duy phổ nhạc bài thơ này rất khéo, rất tự nhiên, nhất là những chỗ láy của “độ,” “ngồi,” “nhẹ,” “đầy,” “dòng” … nghe mà mường tượng nhìn thấy khung dệt quay đều, quay đều.

    Nhưng đây là thơ năm chữ! Thế mà Dương Thiệu Tước phổ thành một bản nhạc rất du dương. Ông viết bản nhạc theo điệu tango với cung “rê trưởng.” Thường cung “rê trưởng” hợp với những bài hát vui tươi, nhịp nhàng. Viết “rê trưởng” cho điệu tango quả là thích hợp. Nhưng cái khéo của Dương Thiệu Tước là khi ta hát hay ta nghe bài “Chiều,” vẫn thấy có cái gì bâng khuâng, bùi ngùi trong cung điệu nhịp nhàng ấy. Mình cứ hát đi, hát với giọng vịt đực của tôi cũng được, sẽ cảm nhận được điều ấy.

    Cho đến nhạc phẩm “Đêm Tàn Bến Ngự” thì phải gọi là “tuyệt phẩm.” Nên nhớ, Dương Thiệu Tước là “người Hà Nội chúng tôi” nhé. Thế mà công tử Hà Thành viết về đêm trên bên Ngự, đố nghệ sĩ đất thần kinh nào xô lệch được nó.

    Chung quy chỉ vì thứ nhất, công tử Hà Thành mê người đẹp đất thần kinh Minh Trang. Minh Trang là nữ danh ca một thời của miền Nam Việt Nam. Thời chúng tôi, thập niên 60, có một câu hát được loan truyền, nhại theo cung điệu bài hát Gạo Trắng Trăng Thanh của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, trong đó nêu đủ nghệ danh của những nhạc sĩ, ca sĩ thời danh thuở ấy:

    Ông Canh Thân, ông Phạm Duy, cô Thuý Nga với ông Hoàng Thi Thơ,
    Cô MINH TRANG, bạn Mạnh Phát với cô Minh Diệu… Mê người đẹp xứ Huế nên Dương Thiệu Tước viết “Đêm Tàn Bến Ngự” với nỗi niềm say mê không kém.

    Thứ hai, Dương Thiệu Tước nắm vững hổn nhạc Việt. Ông đã từng phát biểu: “Theo tôi tân nhạc Việt Nam phải thể hiện rõ cá tính Việt Nam. Để đạt được điều này, người sáng tác phải hiểu rõ nhạc Việt qua cách học nhạc cụ cổ truyền cũng như hát được các điệu hát cổ truyền.

    Nhạc Việt là nhạc ngũ cung, tương đương với nhạc bình ca (Gregorian) La-tinh, âm vực trung bình. Tuy nhiên, xét về độ luyến láy thì nhạc ngũ cung giàu hơn. Lại nữa, Đêm Tàn Bến Ngự mang chút âm hưởng điệu Nam Bình, một thể loại của nhạc xứ Huế, buồn man mác và sâu lắng.

    Tôi không dám nói thêm, sợ các nhạc sĩ, nhất là các nhạc sĩ có mặt hôm nay cười và mắng cho.

    Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn

    Riêng về nhạc Lê Trọng Nguyễn, tôi chỉ xin đưa ra một vài hình ảnh trong nhạc phẩm Nắng Chiều, một nhạc phẩm không những nổi tiếng ở Việt Nam mà còn rất được yêu thích ờ nhiều nước khác, như Nhật Bản, Đài Loan, Hong Kong. Tôi có dịp đọc lời Nhật, lời Hoa của nhạc khúc này, không thấy hình ảnh trong đó đẹp bằng những hình ảnh trong nguyên bản tiếng Việt. Vì là “Nắng Chiều,” xin nói về nắng. Có 5 thứ nắng được diễn tả trong bài hát: nắng lưa thưa, nắng vương thềm, sân nắng, nắng vương đồi, nắng ngừng trôi. Ồ, nắng mà “lưa thưa.” Tại sao nắng “lưa thưa” được? Vì có “lá hoa về chiều” lưa thưa nên nắng mới thưa thưa theo được. (Cũng như phụ nữ đẹp vì có nam giới chúng tôi khiến cho phụ nữ thích làm đẹp.)

    Lại còn “nắng vương.” Vương là bám nhẹ, loang nhẹ, rơi nhẹ vào.  Hình ảnh “nắng vương thềm” đẹp và thơ mộng quá. Thềm ở bên ngoài, nhưng là nơi sát với nhà, chỉ một bước nữa thôi là bước vào trong nhà. Tâm hồn cô thiếu nữ là ngôi nhà kín đáo và thân mật. Chàng trai yêu cô gái, nhưng còn đứng đợi bên thềm chờ cô mở cửa cho vào nhà. Thềm nhà xuất hiện trong nhiều bài thơ hay nhạc phẩm. Chúng ta vẫn thường hát: “Hôm qua đến tìm em, anh thấy hoa xuân rơi đầy trước thềm.” (Đẹp Giấc Mơ Hoa, Hoàng Trọng) … Cho đến “nắng vương đồi” thì là một hình ảnh quá đẹp, và thật gợi cảm đối với những ai hơi giàu tưởng tượng và có óc liên tưởng.

    Nắng ngừng trôi”! Cái này mới thật là lạ. Nắng trôi được vì có sự chuyển động trong không gian lúc chiều về. Đó như là một định luật; mặt trời mọc, mặt trời lặn nên có bình minh và hoàng hôn. Thế mà bây giờ “nắng ngừng trôi,” nắng dừng lại, không trôi nữa vì nắng “nhớ em dịu hiền.” Đã đẹp chưa, đã thơ chưa nào? Chịu! Tả nắng như thế thì khó có nhà thơ, nhà văn nào tả khéo hơn!

    Thôi, tôi xin phép chấm dứt bài nói chuyện thô thiển ở đây, vì sợ làm rác tai người nghe vì những suy nghĩ lẩm cẩm. Xin vui lòng bỏ qua những gì tôi nói “lảm nhảm” về những tuyệt phẩm nghệ thuật. Nói nữa, e rằng tôi phạm tội làm kém đi, xấu đi những gì quá hay, quá đẹp.

    QUYÊN DI

    California, July 2022

    GIÁO SƯ QUYÊN DI

    BUỔI RA MẮT HAI TẬP THƠ MÀU THỜI GIAN của nữ sĩ DƯƠNG HỒNG ANH và LẬT TRANG SÁCH CŨ của nhà thơ LÊ TRỌNG NGUYỄN NGA

    TẠP GHI CỦA NHÀ VĂN KIỀU MY

    Dưới nắng vàng rực rỡ của ngày Chủ nhật trong thành phố Westminster thuộc quận Orange, California, Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian đã tổ chức một buổi ra mắt hai tập thơ của nhị vị thi sĩ DƯƠNG HỒNG ANH và LÊ TRỌNG NGUYỄN NGA, có thể nói đã đạt được thành công tốt đẹp.

    Những cành lá màu xanh của mạ non đong đưa được phô trương ngoài trang bìa tập thơ MÀU THỜI GIAN của nữ sĩ Dương Hồng Anh, gợi lên trong ta nhiều cảm nghĩ. Tuy bà đã 92 tuổi đời…nhưng cũng tạo cho ta cảm tưởng bà vẫn luôn mang một tâm hồn thi sĩ, trẻ trung yêu đời và tinh tinh thần lạc quan hiếm có của một người từng trải qua nhiều cảnh đời. Trong những áng thơ của nữ sĩ chan chứa đầy tình người, tình  gia đình và chắc hẳnn không thiếu tình bạn hữu mà bà đã thể hiện qua bài thơ “ Bạn Bè Của Tôi”. Bài thơ này đã được ca nhạc sĩ khả ái Lâm Dung phổ nhạc và trở thành NVNT&TTG hành khúc…đã nói lên tấm lòng nhân hậu của nữ sĩ Dương Hồng Anh đáng kính này.

    Nhìn qua bàn bên cạnh, khung cảnh một rừng thu mang đầy những chiếc lá đủ màu sắc trên trang bìa tập thơ LẬT TRANG SÁCH CŨ của thi sĩ LÊ TRỌNG NGUYỄN NGA…Mùa thu rất đẹp nhưng mang những nét buồn lãng mạn với những chiếc lá úa màu, như mảnh đời của kiếp người trãi qua cuộc sống thăng trầm, có lẽ cũng là chính cuộc đời của thi sĩ. Trong thơ mang đậm tình quê hương, lòng yêu nước đậm đà và đặc biệt là tình yêu chung thủy dành cho người chồng quá cố qua bài thơ “Nhớ Anh Mùa Phượng Tím” khiến chúng ta phải kính phục…Bài thơ này cũng được giọng ngâm phong phú của Ngọc Quỳnh diễn đạt xuất sắc…ngân nga theo cùng với những kỷ niệm buồn vui, những thương tiếc nhớ nhung người bạn đời mà luôn in sâu trong ký ức của thi sĩ.

    Quan khách lần lượt đến khá đông, mọi người thật vui vẻ và nhâm nhi thức ăn nhẹ được ân cần khoản đãi. Có người phát biểu rằng: “ Không khí ở đây thật ấm cúng và thân thiện!” Thật không sai! Vì nhà văn Trần Việt Hải, là trưởng nhóm của  NVNT & TTG, với chủ trương mọi thành viên thương yêu nhau, giúp đỡ nhau trong tình văn học như một gia đình. Mọi người trong nhóm luôn ý thức và tuân giữ những điều tốt đẹp hầu duy trì NVNT & TTG được lâu bền để bảo tồn văn hóa Việt Nam nơi hải ngoại.

    Giờ khai mạc chương trình bắt đầu! Cô MC Mộng Thủy bước lên sân khấu chào mừng quý quan khách hiện diện trong buổi ra mắt hai tập thơ hôm nay gồm có: quý giáo sư: Dương Ngọc Sum, Trần Huy Bích, Quyên Di…Các nhà văn: Nguyễn Quang, Việt Hải, Khánh Lan, Kiều My v.v…Những nhà thơ: Lê thị Việt Nam, Hà Phương, Mắt Nâu v.v… và rất nhiều thân hữu đã đến như một sự khích lệ cho những nhà văn, nhà thơ hoạt động trong lãnh vực văn học, hầu bảo tồn và lưu truyền nền văn hóa Việt cho những thế hệ mai sau.

    Từ trái sang phải: Ngọc Quỳnh, Thụy Lan, Lệ Hoa, Ái Liên, Lâm Dung, Khánh Lan, Minh Thư, Mộng Thủy.

    Nhạc quốc ca Việt Nam Cộng Hòa trổi lên rất hùng hồn, mọi người đứng thật trang nghiêm, kính cẩn chào quốc kỳ. Các ca sĩ của TTG trong trang phục áo dài truyền thống cùng hát vang bài quốc ca của hồn dân tộc. Trong khoảnh khắc, người dân Việt dù ở nơi nào trên địa cầu này vẫn luôn tưởng nhớ về quê hương thân yêu đã xa cách ngàn trùng mà không khỏi ngậm ngùi. Bài quốc ca Hoa Kỳ được cất lên sau đó qua tiếng hát của ca sĩ Minh Thư… Hoa Kỳ là quê hương thứ hai mà đã cưu mang người dân tị nạn Cộng sản của chúng ta. Vì thế mọi người hết sức kính cẩn và tri ân lá quốc kỳ với bàn tay phải úp lên ngực thật chân thành. Tiếp đến là phút mặc niệm…Để tưởng nhớ đến những anh hùng Việt Nam cũng như Hoa Kỳ đã hy sinh mạng sống mình cho TỰ DO…vô cùng cảm động! Trong giây phút linh thiêng, tất cả mọi người trong khán phòng im lặng cúi đầu với những lời nguyện cầu trong tâm tư.

    Không khí  trở nên sinh động vui tươi khi màn trình diễn của sáu ca sĩ: Thụy Lan, Lệ Hoa, Lâm Dung, Ái Liên, Ngọc Quỳnh và Minh Thư họp ca bản Nắng Chiều của Lê Trọng Nguyễn thật đặc sắc. Có thể nói ca khúc Nắng Chiều là đứa con tinh thần mà nhạc sĩ đắc ý nhất đã tạo nên tên tuổi của tác giả và được hầu hết giới yêu nhạc yêu thích và đón nhận nồng nhiệt.

    Phần 1/ Giờ văn học:

    Giờ văn học được bắt đầu với nhà văn Khánh Lan nói về tiểu sử của nữ sĩ Dương Hồng Anh. Hôm nay là ngày song hỷ của nữ sĩ, vừa ra mắt tập thơ MÀU THỜI GIAN đồng thời mừng sinh nhật thứ 92 của bà. Bà vốn sinh trưởng trong dòng tộc quan Thượng Thư – Thi sĩ Dương Khuê, nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, và đương thời là khoa học gia Dương Nguyệt Ánh…Chịu ảnh hưởng gia tộc thơ văn, vì thế chúng ta không làm lạ khi đến tuổi này bà vẫn còn hăng say sáng tác thành những vần thơ thật đẹp xuất phát từ chiều sâu trong tâm hồn, với mong mỏi được cống hiến cho những ai yêu thơ văn được thưởng lãm. Được biết, bà làm thơ từ khi 16 tuổi trước khi lập gia đình. Sau khi thành hôn với thẩm phán Nguyễn Sĩ Hiệp, bà tạm ngưng làm thơ để dồn mọi nổ lực chăm sóc cho phu quân và các con. Sau khi người bạn đời quy tiên, bà rất buồn và trở về con đường thơ văn cho đến hôm nay như gửi gấm nỗi niềm qua văn chương thi phú.

    Giáo sư Quyên Di vốn là G.S trường trung học Nguyễn Bá Tòng nổi tiếng trước 1975 ở Sài gòn, ông luôn thể hiện là một người thầy lịch lãm trong văn chương và phong cách. Từ những kiến thức sâu rộng, ông cho chúng ta biết thêm về hai cố nhạc sĩ nổi tiếng của nền âm nhạc Việt Nam là Dương Thiệu Tước (DTT) và Lê Trọng Nguyễn (LTN). Cả hai nhạc sĩ trên đều có liên hệ gia đình với hai thi sĩ, là hai ngôi sao sáng hôm nay. Nói về sự nghiệp âm nhạc, hai nhạc sĩ DTT và LTN đã cống hiến cho chúng ta những ca khúc thật trữ tình, thật tuyệt vời…mà đã đi sâu vào lòng người và sẽ còn sống mãi với thời gian. Những ca khúc đã tạo nên tên tuổi cho nhạc sĩ Dương Thiệu Tước như: Ngọc Lan, Bóng Chiều Xưa, Đêm Tàn Bến Ngự, Chiều v.v…Bên cạnh đó, nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn là tác giả của những bản nhạc nổi tiếng như: Nắng Chiều, Lá Rơi Bên Thềm, Cát Biển, Chiều Bên Giáo Đường v.v… Với những dòng nhạc tuyệt vời này sẽ lần lượt được các ca sĩ của TTG trình diễn trong chương trình văn nghệ sau giờ văn học; như những lời tri ân dành cho nhị vị nhạc sĩ tài ba đã đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam thêm phong phú.

    Vị thi sĩ mà chúng tôi muốn nói đến là Lê Trọng Nguyễn Nga, là tác giả của tập thơ LẬT TRANG SÁCH CŨ mà cũng là phu nhân của cố nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và là mẹ của bốn người con. MC Mộng Thủy cho biết thêm: bà là cựu học sinh trường Trưng Vương. Sau đó, bà làm việc cho Hàng Không Việt Nam rồi lập gia đình với nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn. Khi sang Hoa Kỳ, bà học trường Cal State Los Angeles và tốt nghiệp về kế toán. Sau cùng trước khi về hưu, bà là cán sự xả hội tại thành phố Los Angeles trong một thời gian dài.

    Sau giờ văn học, mọi người có vẻ lao xao và vui hẵn lên với hoa hồng tươi và bánh sinh nhật được bày trên chiếc bàn giữa hội trường. Nhân dịp này mọi người tề tựu chúc mừng sinh nhật thứ 92 của nữ sĩ Dương Hồng Anh chung quanh chiếc bánh giữa những hoa hồng vàng, hồng đỏ tươi thắm tròn lẵn như những thiếu nữ tuổi xuân thì. Các bậc trưởng thượng như G.S. Dương Ngọc Sum, NV Nguyễn Quang, NV Việt Hải lần lượt gửi đến nữ sĩ những lời chúc đầy ý nghĩa. Một cách đặc biệt và bất ngờ, GS. Quyên Di đã đọc bài thơ của NV Kiều My (KM), như những lời ca tụng và cầu chúc tốt đẹp nhất mà KM dành cho nữ sĩ Dương Hồng Anh và Lê Trọng Nguyễn Nga trong một ngày đáng ghi nhớ.

                                                                  TUỔI VÀNG

    Dâng đời bao ý thơ huyền dịu

                                          Theo gió thoảng…ru hồn thi nhân

                                          Thời gian sương rơi trên mái tóc

                                          Tuổi vàng tô thắm mấy cung tơ

                                          Ngây ngất hồn thơ vương nắng úa

                                          Chiều về hoa khép nhẹ bờ mi

                                          Lặng nghe giòng đời hồn thổn thức

                                          Mênh mang nét đẹp… tuổi hoàng hôn

                                                                *****

                                          Hồn lạc về đâu? Thi nhân hỡi!

                                          Vần thơ mềm như khúc nhạc êm

                                          Nhạc và thơ như mây với gió

                                          Gió cuốn mây trôi trong nắng vàng

                                          Nắng có phai màu hồn thi sĩ?

                                          Hay…

                                          Nắng vẫn lung linh cùng gió mây…

    Qua bài thơ trên, NV Kiều My đã ca tụng tuổi hoàng hôn của hai vị thi sĩ như thời gian của “tuổi vàng”; một lứa tuổi hạnh phúc bên con cháu đầy đàn, tận hưởng cuộc sống an nhàn thảnh thơi, không còn vật vả với mưu sinh nữa. Hơn thế nữa, hai vị còn hăng say sáng tác những vần thơ đầy tình người hầu làm đẹp cho đời, và cũng để đóng góp những bông hoa cho vườn văn chương nghệ thuật thêm phong phú. Tuổi vàng của hai vị…thật đẹp! Thật cao quý!

    Phần 2/ Văn nghệ:

    TAM CA TIẾNG THỜI GIAN: Lâm Dung, Ngọc Quỳnh, Ái Liên

    Chủ đề trong chương trình văn nghệ hôm nay, các ca sĩ trình diễn những nhạc phẩm của Dương hiệu Tước và Lê Trọng Nguyễn như:

    Dương Thiệu Tước:  Đêm Tàn Bến Ngự – Trần Thạch

                                    Ngọc Lan – Thụy Lan

                                    Chiều – Lưu Mạnh Bổng

                                    Bóng Chiều Xưa – Kiều My

                                    Thuyền Mơ – Lâm Dung & Ái Liên

    Lê Trọng Nguyễn:      Nắng Chiều – Ban họp ca

                                    Cát Biển – Ban tam ca: Thụy Lan, Lệ Hoa, Minh Thư

                                    Lá Rơi Bên Thềm – Kiều My

                                    Bến Giang Đầu – Lâm Dung

    Lệ Hoa, Minh Thư, Thụy Lan

    Kết thúc chương trình với bản nhạc NVNT & TTG hành khúc “Bạn Bè Của Tôi” trong điệu luân vũ nhẹ nhàng vui tươi, thơ của nữ sĩ Dương Hồng Anh do ca nhạc sĩ Lâm Dung phổ nhạc, đã là ấm áp lòng người trước khi ra về.

    Mọi người lưu luyến chia tay nhau trong tình thân ái và hẹn gặp lại một buổi ra mắt sách kế tiếp.

    KIỀU MY

    California July 4, 2022

    NHÀ VÃN KIỀU MY
    Buổi RMS của 2 TS : Lê Trọng Nguyễn Nga& Dương Hồng Anh , do Nhóm “ NVNT…60 new items · Album by Hung Le
  • Lê Nguyễn Nga,  Văn Thơ

    Cái Duyên với Con Cháu Của Cụ Nghè Dương Khuê

    Từ trái sang phải:
    NHÀ THƠ LÊ NGUYỄN NGA, NỮ SĨ DƯƠNG HỒNG ANH

    Vào dịp Tết Nhâm Dần, tháng hai năm 2022, Nhà Văn Việt Hải báo tin là cuốn sách “Lật Trang Sách Cũ” của tôi sẽ được ra mắt vào tháng 6 năm 2022, cùng với nữ sĩ Dương Hồng Ánh(DHA).  Tôi thấy áy náy, có lẽ mình tự thấy hơi khác nhau, bởi vì về tuổi đời thôi, nữ sĩ DHA đã trên tôi 15 năm, còn về năm tháng sáng tác thơ văn, nữ sĩ đi trước tôi quá xa.

    Tôi đã gặp nữ sĩ DHA trong những lần sinh hoạt của hai nhóm NHÂN VĂN NGHỆ THUẬT và TIẾNG THỜI GIAN, thường được tổ chức ở Orange County.   Có một lần DHA bỏ quên áo khoác, nắm tay tôi, chắc là chị đang lạnh lắm, tôi đã đưa áo của mình cho chị mặc.  Từ đó, lúc nào gặp mặt, chị cũng đều nhắc chuyện cũ và rủ tôi ngồi gần.

    Vào tháng 3 năm 2022, chị vui vẻ hỏi tôi là Nhà Văn Việt Hải nói rằng sẽ ra mắt sách chung cho hai người, “Nga đã biết ngày nào chưa?”  Tôi trả lời là tôi chỉ biết vào tháng 6 thôi, chưa biết ngày chính xác.   Anh Việt Hải tiếp thêm là ngày ra mắt sách sẽ hát nhạc của Dương Thiệu Tước và Lê Trọng Nguyễn.  Trong vài buổi họp, tôi lại được nghe về nữ sĩ DHA là cháu nội của cụ nghè Dương Khuê. 

    Cả một bầu trời dĩ vãng lại quay về…

    Sau năm 75.  Hôm đó là một ngày đẹp trời.  Tôi đi làm về thấy có một người đến thăm vợ chồng tôi.  Anh Lê Trọng Nguyễn giới thiệu đây là một người bạn cũ đã tham dự đám cưới chúng tôi vào năm 1970.  Tôi nhớ lại là nhạc sĩ Dương Thiệu Tước.  Cả hai vợ chồng, Ca sĩ Minh Trang và nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, đều là bạn thân của NS LTN từ đài phát thanh Huế vào Sài Gòn vào những năm 1960.  Trong bữa cơm thân tình tôi được biết thêm NS DTT là cháu nội cụ Dương Khuê.  NS DTT cũng cho biết tin là vợ Ông đã đưa các con gái đi xuất ngoại.Trước 75, chị Minh Trang cộng tác cùng nhóm làm phim “Đất Khổ” với Đạo Diễn Hà Thúc Cần, ông  HTC la phu rê trong đám cưới của NS Lê Trọng Nguyễn và Nguyễn  thi Nga.  NS LTN làm việc với đoàn quay phim được 6 tháng tại Đà Nẵng.  Trong dịp này lại nảy sinh ra một chuyện tình mới là Hà Thúc Cần với cô Dương Vân Quỳnh, ái nữ của NS DTT. MT. Sau đó là một đám cưới tưng bừng được tổ chức ở Sài Gòn.  Sau ngày đám cưới, chúng tôi lại có dịp gần gũi nhau hơn.  Buồn cười nhất là anh Lê Trọng Nguyễn, LTN- bây giờ lại là bạn thân của cả bố vợ lẫn con rể.

    Chị Minh Trang đến thăm chúng tôi sau khi tôi có đứa con gái đầu lòng.  Một năm sau đó vợ chồng Hà Thúc Cần- Dượng  Văn Quỳnh  cũng sinh hạ con gái đầu.Sau tháng tư năm 75 vợ chồng Hà Thúc Cần sang định cư ở Singapore.  Lúc này Ông Bà DTT vẫn ở Sài Gòn và vẫn thường qua lại với chúng tôi.  Năm 1980 chị Minh Trang đưa hai cô con gái xuất ngoại.  NS DT. Tước ở lại một mình, sống trong căn nhà của ông bà, ở Gia Định.
    Lúc đó khoảng năm 1981, gia đình chúng tôi đợi giấy tờ đi Mỹ.  Thời gian đó thật là nặng nề, ai cũng tìm đường ra nước ngoài.  Bạn bè từ từ đi hết.

    Qua Mỹ, chúng tôi gặp lại Ca Sĩ Quỳnh Giao, ái nữ của ba Minh Trang.  Qua vài lần trao đổi, tôi biết thêm Quỳnh Giao và tôi có một thời học chung trường, lấy chung vài cua Pháp Văn ở trường Trường Sơn.  Trong vài lần tâm tình, cô QG nói về cuộc đời âm nhạc, bắt đầu học nhạc lý từ kế phụ DTT.

    Cuộc sống trên vùng đất mới luôn quay cuồng.  Thỉnh thoảng chúng tôi gặp lại vợ chồng Quỳnh Giao-Nguyễn Xuân Nghĩa.  Có một hôm anh chị báo tin NS DTT đã qua đời từ năm (1995).  Một vài lần chúng tôi gặp lại các bạn ca sĩ Mai Hương, Kim Tước, Quỳnh Giao.

    Thời gian đến khúc quanh nghiệt ngã.  Anh LTN sống đau buồn với căn bệnh ung thư phổi được một năm.  Anh qua đời năm 2004 tại bệnh viện City of Hope, Los Angeles.  Sau khi anh LTN mất, các anh em VNS giúp thực hiện hai lần tưởng niệm NS LTN.  Lần thư nhất do nhà thơ Du Tử Lê tổ chức. Lần thứ nhì, năm 2006, do nhóm bạn NS Phạm Anh Dũng, Vũ Trung Hiền và ban nhạc Stars Band của BS Phạm Gia Cổn thực hiện. Trong cà hai lần đều có sự góp mặt của Mai Hương, Kim Tước và Quỳnh Giao trong phần văn nghệ.Năm 2008 ca sĩ Quỳnh Giao tổ chức lề mừng đại thọ cho mẹ là CS Minh Trang.  Tôi đến tham dự như một người thân.  Nhân dịp này tôi được biết thêm CS Minh Trang là cháu ngoại của một vị Công Chúa còn được gọi là Ngài Chúa Nhất .  Giữa buổi tiệc, Quỳnh Giao nhờ tôi đại diện thân hữu tặng hoa cho CS Minh Trang.  Tôi được biết đến như một người bạn rất quý của gia đình.  Trong dịp này tôi gặp lại ca sĩ Dương Vân Quỳnh . Tôi đã được biết trước là ông Hà Thúc Cần đã qua đời. Sau đó vài năm bà Minh Trang cũng qua đời.

    Cái thân tình đó tôi nhớ mãi như món quà của cuộc đời.  Cái DUYÊN được quen biết với NS DTT-MT rồi quen luôn đến thế hệ thứ hai là CS Quỳnh Giao và CS Dương Vân Quỳnh.

    Đã bao mùa lá rụng.  Đã bao mùa tuyết rơi.  Đã bao lần vật đổi sao dời.  Cái buồn chợt đến khi tôi nghe tin người ca sĩ trẻ Quỳnh Giao qua đời sau một cơn bịnh nặng ngắn ngủi. Tôi ngậm ngùi nhớ về những người thân thương đã bỏ ra đi:  NS Dương Thiệu Tước, NS Lê Trọng Nguyễn, ông  Hà Thức Cần, CS Minh Trang, CS Quỳnh Giao.

    Tôi xin mượn vài  câu trong bài thơ “Khóc Bạn Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến để kết thúc bài viết này:

    Bác Dương thôi đã thôi rồi,

    Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

    …………………………

    Rượu ngon không có bạn hiền,
    Không mua không phải không tiền không mua.

    …………………………………

    Cầu thơ nghĩ đắn đo muốn viết                                 

    Viết đưa ai, ai biết mà đưa  …

    Tôi mong muốn vào dịp ra mắt sách kỳ này lại có dịp gặp lại bạn bè xưa để ôn chuyện vui buồn cuộc đời.

    Lê Nguyễn Nga

    Tháng 6, 2022

    Viết vào dịp ra mắt sách Nữ sĩ Dương Hồng Anh và Lê Nguyễn Nga.