• Lê Nguyễn Nga,  Văn Thơ

    QUYẾT  PHẤT  CỜ

        
     
     
    Lịch đến tháng tư vẫn nhớ đời 
    Ba mươi, ngày mất Việt Nam tôi
    Căm hờn Cộng Sản quân gian ác   
    Mất nước thay đời sống nổi trôi.    
     
    Quê hương chim đắm trong gian dối 
    Cuộc chiến đão lừa được thế thôi  
    Lòng dân than oán bao gian khó 
    Nước Việt đau thương  suốt cả đời.
     
    Vận nước xoay chiều lại đến thôi 
    Đau lòng quân Cộng cướp quê rồi 
    Sa cơ uất chí đêm ngày nhớ        
    Nuốt hận non sông quyết phất cờ.
     
    Lê Nguyễn  Nga
      tháng  4, 2022
  • Lê Nguyễn Nga,  Văn Thơ

    Nhìn Cuộc Chiến UKRAINE, Nhớ Lại Việt Nam

    Xin được nói bài viết này là ý kiến riêng của người viết .
    Tôi xin viết những dòng chữ này để khóc cho sự hy sinh đau thương của cả một dân tộc Việt Nam

    ***

    Mọi người Việt Nam trên toàn cầu đang nhìn về cuộc chiến của Ukraine để nhớ lại cuộc chiến Việt Nam vào Tháng Tư Buồn.
    Xin được nhắc nhớ lai Uktaine đã bị sát nhập cùng 14 quốc gia khác bởi tham vong của Cộng Sản Nga lập thành Liên Bang Sô Viết từ thập niên 1922.
    Sau những năm đau khổ dưới chế độ CS, dân tộc Ukraine đã hiểu rõ thế  nào là Ý Đồ thống trị tàn ác của Cộng Sản .
     – Nhớ lại  tình trạng của người dân miền nam Việt Nam bị cộng sản đầu độc, lường  gạt .
    Đất nước  Việt Nam, sau Hiệp Định Geneve  20-7-1954,  đã bị chia cắt tại vĩ tuyến 17, chia  ra hai quốc gia.
    Miền Bắc thuộc CS Bắc Việt và miền Nam  thuộc nước Việt Nam Cộng Hoà.
    Đúng luật  là  CS Bắc Việt không được phép tràn qua vĩ tuyến 17.
      Nhưng, với ác tâm chiếm đoạt Miền Nam CS đã gian xảo, lập nên cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền  Nam.
    CS nói rằng đó là dân trong miền nam Việt Nam làm cách mạng chống Mỹ cứu nước.
    Ukraine với nhiều thành phố đẹp được xây dựng, sau khi được tách ra khỏi khôi Liên Bang Sô Viết từ năm 1991.
    Sau 31 năm độc lập, đất nước Ukraine đã được xây dựng rất đẹp.   Với nhiều thành phố khang trang và nhà thờ kiến trúc tuyệt đẹp.
    Đất nước và con người văn minh đó đã xây dựng được những nhà máy hạt nhân lớn nhất Âu Châu.
    Ý  chí can trường của dân UKraine bất khuất. Toàn thể quân đội và nhân dân đã một lòng quyết tâm chống lại quân xâm lăng Nga.
    Sau  hơn 1 tháng  giao tranh, nhiều thành phố nổi tiếng đã bị Nga đánh bom tan nát như là Kharkiv, Mariupol, Bucha và Kyiv.
    Toàn thể  kiến trúc to lớn của thành phố đã bị phá huỷ bởi những trận mưa bom của Nga, hư hại tan nát .
    –  Sự GIỐNG NHAU và KHÁC NHAU  giữa Ukraine  và Việt Nam:
    A.  Hai đất  nước Giống  Nhau về địa thế chinh trị quan trọng.
        Ukraine  là đất thân hữu của NATO, để ngăn chặn CS Nga tiến về phía Tây Âu.
        Việt nam  là thành trì chống Cộng Sản tại Đồng Nam Á từ trước thập niên 1960.
    B.  Hai cuộc chiến được giúp đỡ  khác nhau, vào hai thời điểm  khác nhau.
        1. NATO giúp rất nhiêu vũ khí cho Ukraine chống lại việc xâm lấn của CS Nga .
           Việt Nam được Mỹ giúp chống Cộng Sản từ năm 1960.
        Nhưng, VNCH bị Mỹ cắt viện trợ năm 1973, VN  không còn đủ súng đạn, không thể tiếp tục chiến đấu với CS Bắc Việt. Trong Khi đó  CS Bắc Việt vẫn được tiếp tế vũ trang, nhiên liệu và thực phẩm từ Trung Cộng .
         2. Quân đội và dân Ukraine hiểu rõ ác tâm của CS vi đã sống dưới chế độ CS.
            Tất cả quân và dân Ukraine quyết tâm hy sinh chống lại CS Nga để dành độc lập .
            Dân Nam Việt Nam bị CS Bác Việt lường gạt dựng lên cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, nổi lên đánh phá quân dân  VNCH các nơi miền Nam.
     C.S Bắc Việt gian manh, thành lập quân đội cộng  sản nằm vùng lâu dài đánh phá, quyết chiếm toàn miền nam.
        Từ năm 1960 đến 1975.  Việt Nam đã sống trong chiến tranh tàn khốc .
    Hinh ảnh Việt Cộng tàn sảt đồng bào Huế thật dã man và quá thương tâm trong TẾT Mậu Thân 1968.
    Oai hùng thay sự chiến đấu anh hùng của của quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã chiến thắng tại nhiều chiến trường như là  An Lộc và  sau 1971 đã chiếm lại Cổ Thành Quảng Trị .
    Trong trận chiến tranh dai dẳng hơn 15 năm, nhiều người dân và quân đội VNCH và  Mỹ đã thiệt mạng rất nhiều mà vẫn chưa có kết quả.
    Trong lúc đó Hiệp định Paris, vào năm 1973,  Mỹ quyết định chấm dứt viện trợ cho chiến trường Việt Nam chống lại CS xâm lược.
    VNCH vẫn tiếp tục chiến đấu với những vũ khí còn lại .
    Vi tình trạng thiếu vũ khí, và vi quản đội Bác Việt kết hợp với MTGPMN tấn công vào ngày  30-4-1975. Chánh quyển  cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà phải Đâu Hàng Vô Điều Kiên.
    Nhìn chung trong cuộc chiến Ukraine,
     – Chúng ta KHÔNG NGHE, và HY VỌNG là Ukraine KHÔNG có Cộng Sản Nằm Vùng .
    Tất cả quân và dân Ukraina đồng tâm chiến đấu chống lại CS Nga xâm lăng .
    Tổng thống Ukraine, anh hùng  Zelensky đã kêu gọi sự giúp đỡ vũ trang và nhân lực từ NATO.
     NATO đáp lời rõ răng , viện trợ vũ khí và kế đến là  giúp  quân đội tinh nguyện ngoài  nước, đến chiến đấu chống lại cuộc xâm lăng của CS Nga.
      Ukraine được giúp đỡ mọi mặt về vũ  khí  để chống lại CS vì
     –  NATO thấy  rằng CS  Nga sẽ tiến sang  các nước như Ba Lan, Đức, Pháp và toàn cả Tây Âu nếu Ukraine  bị CS Nga chiếm.
     –  NATO tin tưởng vào sự chiến đấu của quân đội và nhân dân Ukraine. Họ can đảm liều chết chiến đấu can trường, chống lại sự xâm lăng của CS Nga.
     Nhìn lại lịch sử miền Nam Việt Nam từ năm 1960-1975 , Quân Việt Cộng  gian xảo, quỷ quyệt, đã lừa dối lập ra cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam .
     CS quyết tâm đánh phá lâu dài và sau gần 15 năm, Mỹ đã mệt mỏi chán nản vi cuộc chiến quá lâu dài.
    Thêm vào đó, quốc hội Hoa Kỳ buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
     Mỹ  phải rút quân khỏi Việt Nam.
    Trong những năm chiến tranh tại miền Nam,  nhiều người dân có học cao nhưng vì lầm lac nên đã theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
    Nhiểu sinh viên và văn nghệ sĩ gây lên phong trào Phản Chiến, đã theo CS.
    Những người này làm nản tinh thần chiến đấu của Mỹ giúp VNCH.
    Những người theo Cộng  Sản trong MTGPMN  này đều đã bị loại ra khỏi chính quyền CS mới được thành lập sau khí CS lấy được Miền Nam, 30-4-1975.
    Một bài học đau đớn cho những người đã phản bội lại nhân dân miền nam.
     Đau đớn thay gần 17 năm chiến đấu với CS Bắc Việt , nhiều triệu quân và dân Việt Nam đã phải hy sinh vô nghĩa bởi sự lừa gạt của CS.
    Sự chọn lựa và quyết định rút quân của Mỹ, bỏ rơi Việt Nam Cộng Hoà chứng minh rằng Mỹ giúp VNCH là vì Mỹ muốn giữ quân bình cho khối Tự Do đôi với CS trên chính trường quốc tế, giữ vững phần đất của Thế Giới Tư Do thập niên 1960.
     Sự chọn lựa và quyết định của Mỹ bỏ rơi VNCH chứng minh là Mỹ không có lòng cứu nước Việt Nam Cộng Hoà tiếp tục chống Cộng Sản.
     Nước Mỹ quên đi lòng nhân đạo đối với quân đội và người dân Việt Nam.
     Một nước nhỏ Đồng Mình, bị bỏ rơi phải chịu đựng sự trả thù của Cộng Sản .
     Nhiều ngàn quân nhân, dân  chính của VNCH đã phải bị chết oan trong trại Cải Tạo gian ác của CS. Hàng ngàn gia đình dân bị CS cướp nhà và bị đuổi đi vùng Kinh Tế Mới .
     Gần 80  triệu dân VN dang sống nghèo đói trong xã hội nhiều nhương sa đọa và bị chánh  quyển CS  áp bức, lường gạt.
    Tính đến ngày 30 tháng  4 -2022, đất nước Việt  Nam đã trải qua 47 năm dưới chế độ CS.
    Nhiều vùng đất trong Việt Nam đã bị Tàu thuê mướn lâu dài 99 năm.
    CS VN đã ký giấy như hình thức bán đất do lòng tham, muốn ngồi yên thân trên chức vị và vẫn được hưởng tiền tham nhũng to lớn, của người trong chính quyền CS.
    Hiện tại đất nước Việt Nam không còn là của người Việt Nam làm chủ nửa.
    Thế giới và người dân Việt Nam giờ đây nhin thấy rõ gương can đảm của Ukraine chống lại CS Nga.
    Cầu mong là Ukraine sẽ chiến thắng CS và dành được độc lập .
    Moi người trên thế giới đã hiểu rằng Tự Do có được là thuộc vào sự quyết tâm tranh đấu của chính người dân đang sống trong nước, kế đó là sự giúp đỡ của người ngoài nước để chống lại Cộng Sản xâm lược.
    Chiến tranh Ukraine vẫn còn tiếp diễn khốc liệt.
    Xin cầu nguyện cho đất  nước và dân tộc Ukraine và  dân tộc Việt Nam.
    Lê Nguyễn Nga
    Thang 4 , 2022
  • Lê Nguyễn Nga,  Văn Thơ

    TUYỆT  VỜI YÊU THƯƠNG 

    Viết tặng   NVNT – TTG

    Nắng mưa hoa thắm tình người 

    Văn chương họp bạn tình thương chan hòa 

    Thơ nhạc bạn hữu sum vầy 

    Nhân Văn Nghệ Thuật đậm đà tiếng vang.

    Nhạc vàng  hợp tấu khúc ca

    Tiếng Thời Gian hát nhịp nhàng, tươi xinh 

    Ra Mắt Sách, vẹn  nghĩa tình

    Kính người tiền bối, bóng hình tri ân 

    Văn thơ nhạc trổi xa gần  

    Chung vui họp bạn, ngập tràn ấm êm 

    Bên nhau thương mãi bạn hiền 

    Vui tình bằng hữu thương yêu tuyệt vời.

    Em vẫn thấy đầy tình người 

    Anh đang đón chào từng lời 

    Người  thương ơi về bên nhau 

    Vòng tay sưởi ấm cuộc đời.

    Lê Nguyễn  Nga,  Tháng 4, 2022

  • Lê Nguyễn Nga

    Bao Giờ Việt Nam Nước Tôi Hết Đau Khổ

    Trên bản đồ thế giới, phía nam Châu Á, có một dãy đất hình chữ S, nhìn mong manh, nằm bên cạnh biển Đông, cũng gọi là biển Thái Bình.  Đó là nước Việt Nam của chúng tôi.

    Vài thế kỷ trước, những thế kỷ 17, 18, người dân trên thế giới đa số chưa hề nghe đến hai chữ Việt Nam.  Đâu có ai biết rằng bốn ngàn năm lịch sử đã cho con cháu Việt Nam hanh diện với truyền thống dựng nước và giữ nước của các vị anh hùng Lạc Long Quân và Âu cơ. 

    Trải qua những thời kỳ tranh đấu chống ngoại xâm, chống giặc Tàu, một nước rộng lớn và giant ham nơi phương Bắc.  Nước Tàu muốn bành trướng đất đai, nên luôn áp bức, đánh phá nước tôi.  Người Tàu không những cướp đất mà còn muốn đồng hóa dân Việt.  Đến thập niên 1960, người Tàu vẫn nói rằng dãy đất VN, vaiif ngàn năm xưa, là đất phía nam của nước Tàu.  Và từ thập niên 1960, Tàu nói biển Đông và các đảo biển là của nước Tàu.

    Xin sơ lược ngược dòng lịch sử…

    Một Ngàn Năm bị Giặc Tàu Đô Hộ.

    Từ trước thế kỷ 12,13 Nước Việt Nam lúc bấy giờ là An Nam, hoàn toàn được nhìn với sự thèm muốn dưới mắt Tàu.  Hai nước có chung một ranh giới giữa một nước Tàu to lớn, hung hăng và một nước Vietj Nam bé nhỏ, nên Việt Nam luôn phải đối đầu với cuộc chiến giữa hai nước.

    Thời kỳ sơ khai, nước Tàu đô hộ nước Việt với chủ tâm thu xai nguồn nhân lực.  Việt Nam phải cống hiến vật quý giá, bắt người Việt phải lên rừng tìm lâm sản quý, xuống biển mò ngọc trai để cống hiến dâng cho Tàu.  Tàu bắt dân Việt Nam làm nô lệ vì sức lao động.  Làm việc không công để đổi lấy hai bữa cơm và luôn bị hành hạ thể xác.  Bắt phụ nữ Việt làm tôi tớ trong nhà và bị lợi dụng tình dục.  Bắt phụ nữ đã sinh con làm vú em nuôi trẻ suốt đời, mà đứa con chỉ được gọi mẹ là chị vú nuôi.  Đó thật là sự bất công, một thảm cảnh của người dân bị làm nô lệ.

    Bên cạnh đó, ảnh hưởng của nước Tàu đến với VN có phần rõ ràng vào những thế kỷ 17 đến tận và sau đó.  Văn hóa nước Tàu đã được truyền đạt, dạy trong trường học.  Hay nói khác đi là đã ảnh hưởng đến văn hóa Vietj Nam đậm nét.

    Về luân lý và đạo đức, người Việt nam được học luân lý Khổng Mạnh. Và phụ nữ được học thuyết tam tòng tứ đức.  Văn hóa VN bắt đầu với chữ Nho, chữ Nho bắt nguồn từ tiếng Hán.  Văn Chương Việt chịu ảnh hưởng Tàu qua những tác phẩm Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm v.v.  Cps thể nói là từ ngàn năm trước, triết học và văn chương Tàu rất thâm thúy.  Như vậy tại sao đát nước và con người Trung Hoa giờ đây lại thoái hóa về nhân cách, lương tâm, đạo đức.   Có phải chawbg vì cuộc cách mạng năm 1939 của CS đã thành công chám dứt chế độ quân chủ của nước Tàu.

    CS dùng giai cấp bần cùng, thiếu học chống lại người học thức làm cho đát nước trở nên nghèo khó, dân chúng ngu muội.  Bao nhiêu người đã chết cho chính sách đấu tranh giai cấp và đưa đến sự thành công của chính quyền CS.  CS gây hận thù giữa các giai cấp, khuyến khích người dân chống lại chế độ phong kiến và phất lên ngọn cờ CS.  Hậu quả giờ đây cả thế giới nhìn thấy sự thật kinh hoàng khi chứng kiến những công dân Trung Hoa ra nước ngoài hành xử thô lỗ, thiếu văn minh.

    Ngược dòng lịch sử, nước VN đã trải qua sự đô hộ của Trung Hoa 1,000 năm.  Nhưng với lòng yêu nước, người dân Việt đã anh dũng chống ngoại xâm qua những triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần.  Các danh tướng như Đinh Bộ Lĩnh, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Ngô Quyền nỗ lực đánh đuổi giặc Tàu gìn giữ quê hương.

    Vào triều nguyễn (1800), nước Pháp đến VN nhằm mục đích chiếm tài nguyên và cai trị VN như một thuộc địa.

    MỘT TRĂM NĂM DƯỚI CHẾ ĐỘ PHÁP TRỊ

    Vào thời kỳ thuộc địa, các nước Âu Châu có khuynh hướng bành trướng bằng cách đi chiếm thuộc địa khắp nơi trên thế giới, từ Phi Châu, Á Châu, Trung Đông.  Nổi bật nhất phải kể tới Anh quốc là quốc gia chiếm thuộc địa nhiều nhất.  Nhưng nước Pháp có ảnh hưởng sâu đậm nhát đối với dân tộc VN.  Người Pháp áp đặt chính sách bóc lột và đàn áp trên người Việt.  Lại một lần nữa các vị anh hùng đáp lại lời sông núi như Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Phùng.  Về sau này có Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đều là những anh hùng đứng lên chống lại bạo quyền người Pháp.

    Sự Hình Thành của Đảng CS Viet Nam

    Song song với phong trào thuộc địa, vào thời gian này, tư tưởng CS đã thành công ở Sô Viết qua cuộc cách mạng 1917.  Lý thuyết CS du nhập vào VN ở những năm đầu 1940 qua tay CS quốc tế Hồ Chí Minh.  Phong trào Việt Minh được thành lập để chống lại thực dân Pháp.  Sau khi thua trận Điện Biên Phủ, Pháp rút ra khỏi VN sau Hiệp Định Geneve, lấy Vĩ Tuyến 17 chia đôi đất nước.  Miền Bắc do CS cai trị. 

    Miền Nam khá hơn được hưởng không khí tự do.  Sau khi vua Bảo Đại từ chức, Ông Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, bắt đầu nền Đệ Nhất Cộng Hòa.

    Nước Việt Nam Cộng Hòa

    Cộng Sản VN ký hiệp định Geneve, nhưng vẫn tham lam muốn thôn tính miền Nam.  Họ đưa ra cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.  Từ năm 1960-1975, miền Nam luôn bị đánh phá.  Quân đội và chánh phủ VNCH đã chiến đấu anh dũng suốt ¼ thế kỷ để bảo vệ tự do.  Khi hiệp định Paris 1973 vừa được ký kết xong, quân đội đồng minh HK đã quyết định bỏ miền Nam.  Người chiến sĩ VNCH tiếp tục chiến đấu trong cô đơn.  Ngày 30 tháng tư năm 75, xe tăng CS tiến vào dinh Độc Lập, và tướng Dương Văn Minh đã đầu hàng CS Bắc Việt.

    CỘNG SẢN CƯỠNG CHIẾM MIỀN NAM 30-4-1975 và cai trị

    Kẻ ngu dốt thắng người trí thức.  Kẻ dã man thắng người văn minh.  Nhìn những người chiến thắng nét mặt ngơ ngác, quần áo xốc xếch, mang AK tiến vào Sài Gòn mà đau lòng.  Chính quyền CS bắt đầu gọi những quân nhân VNCH ra trình diện đi “học tập cải tạo”.  Thật ra là một sự trả thù ghê gớm đối với bên thua cuộc.  Cả nước VN như sống trong một nhà tù khổng lồ.  Kế đến là cướp bóc thẳng tay với chiếu bài đánh tư sản, hằng loạt những lần đổi tiền, bức dân miền Nam đi kinh tế mới, thành lập hợp tác xã, v.v.  Hậu quả là dân đen đói khổ.  Con trai thì bỏ xứ đi làm thuê ở nước ngoài.  Con gái lấy chồng ngoại quốc để nuôi gia đình thậm chí còn bán thân nuôi miệng.  Thật là địa ngục trần gian.

    Sau hàng chục năm bóc lột.  Các cán bộ bắt đầu khoe của.  Họ tậu nhà lầu xe hơi.  Một tầng lớp tư bản đỏ và con ông cháu cha sống sung sướng bên cạnh sự đói khổ của người dân.  Chúng chuyển tiền ra ngoại quốc, mua bất động sản, cho con cái du học, chuẩn bị cho những cuộc sống tương tươi đẹp ở nước ngoài.  Trong khi đó dân tình tiếp tục đói khổ.

    Bên cạnh những bóc lột, chính quyền VN còn bán biển, bán đất cho Trung Hoa.  Người Tàu bây giò làm chủ những vùng đất giá trị.  Tiền bán đất chạy vào túi các cấp lãnh đạo và người dân mất đất đai canh tác.  Còn tệ hại hơn là cho thuê Đặc Khu 99 năm để khai thác tài nguyên và làm ô nhiễm môi sinh như vụ khai thác bô-xít.

    2021 VIỆT NAM ĐAU THƯƠNG VÌ BỊNH DỊCH COVID 19

    Vi trùng Covid tràn lan trên thế giới.  Việt Nam vì thiếu hạ tầng cơ sở y tế không có cách nào để giúp đỡ người dân.  Dân chết nhiều vào tháng tám, tháng chín năm 2021.  Sài Gòn bị niêm phong.  Người dân bị cấm sinh hoạt và di chuyển. Không công ăn việc làm.  Người nghèo không biết cầu cứu ai.  Nhà nước thản nhiên trước những thảm trạng kinh hoàng:  không thuốc chích ngừa, bệnh viện không có chỗ, người chết không ai chôn, thiếu thực phẩm, v.v.

    SÀI GÒN SAU ĐẠI DỊCH

    Nhà nước VN sẽ phải đối diện với nhiều khó khan trước mặt.  Thứ nhất là vệ sinh chung của thành phố.  Những nơi bị nhiễm bênh, có người chết, những nhà trọ đông người cần phải được tẩy uế.  Hệ thống y tế cần phải được cải tổ để đáp ứng đúng nhu cầu của người dân. 

    Một số công ty nước ngoài sẽ rút khỏi Sài Gòn.  Do đó người dân sẽ thất nghiệp, kinh tế sẽ suy sụp, các ảnh hưởng dây chuyền sẽ dẫn tới đói nghèo. 

    Ôi! Biết đến bao giờ dân tôi mới hết khổ đau.  Xin Thượng Đé cứu giúp nước VN, ban cho đát nước có những người lãnh đạo tài giỏi biết lo cho dân.

    Lê Nguyễn Nga

    29 tháng 9, 2021

  • Lê Nguyễn Nga,  Video

    Mời nghe nhạc, nhân ngày 9 tháng Giêng là kỷ niệm Lê Trọng Nguyễn qua đời (năm 2004)

    nang-chieu

    le-trong-nguyen-1.jpg

    Bài hát NẮNG CHIỀU của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn

           NẮNG CHIỀU là tên một ca khúc của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, được sáng tác năm 1952. Bài hát không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn nổi tiếng ở Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông. Tại các nước nói tiếng Hoa, bài hát được biết đến với tên 越南情歌 (Việt Nam tình ca) hay 南海情歌 (Nam hải tình ca) do Thận Chi (慎芝) đặt lời.

           Trong một lần phỏng vấn, Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã nói: “Tôi viết bản đó ở Huế, thời gian sau khi bỏ vùng kháng chiến về thành… Tâm sự tôi trong bài Nắng chiều nó như thế này, kể anh nghe cho vui. Sau cuộc đảo chính của Nhật vào đêm 9 tháng 5 năm 1945, có một gia đình công chức Nam triều từ Quy Nhơn chạy ra tạm trú ở Hội An, mà tôi cũng ở Hội An lúc đó. Gia đình đó có một người con gái. Tôi yêu người con gái ấy!”

           Năm 1957, Lê Trọng Nguyễn vào Sài Gòn. Ðúng dịp đoàn ca nhạc Nhật Bản sang thăm, ban nhạc Toho Geino có nhờ người chọn ra 12 bản nhạc Việt Nam đang nổi tiếng thời đó để chuẩn bị tập dượt và trình diễn tại Sài Gòn lẫn Nhật Bản, trong đó có bản “Nắng Chiều” và bản này đã được cô ca sỹ nhật Midori Satsuki hát. Năm 1960 Kỷ Lộ Hà 紀露霞, một nữ ca sĩ ngôi sao người Đài Loan, cô yêu mến bản Nắng Chiều nên viết sang lời Hoa ngữ và phổ biến bản này sang Ðài Loan bằng lời ca của tiếng Phúc Kiến, là tiếng nói phổ biến ở Đài Loan; sau đó được nữ nghệ nhân Thận Chi 慎芝 (Khưu Tuyết Mai 邱雪梅) viết lại lời bằng âm Quan Thoại phổ biến ở Hồng Kông và các nơi khác. Nhờ những may mắn đó mà “Nắng Chiều” cứ thế được biết tới tại các nước ở vùng Đông Nam Á và sau năm 1975 lại theo người Việt và người Việt gốc Hoa đi khắp thế giới như hiện nay.

         Nhớ lại khoảng thập niên 1960 của thế kỷ trước, hội Văn Hóa Hoa Việt ở vùng Quận 5 Chợ Lớn có cho phổ biến một tập nhạc Việt đã được dịch ra lời Hoa để cho con em người Hoa có thể hát nhạc Việt được. Tập nhạc này chỉ được in dưới hình thức “quay ronéo” nên không được phổ biến rộng rãi. Tôi còn nhớ trong đó các bản nhạc như “Ai Về Quê Tôi”(Tiến Đạt) Mạnh Phát, “Ngày Trở Về” của Phạm Duy, “Lúa Mùa Duyên Thắm”, “Trăng Soi Duyên Lành”, “Lối Về Xóm Nhỏ” của Trịnh Hưng, “Về Dưới Mái Nhà” của Xuân Tiên, Y Vân, “Duyên Kiếp” của Lam Phương… và tôi thích nhất là bài “NẮNG CHIỀU” của Lê Trọng Nguyễn với lời tiếng Hoa thật hay, không biết là một nhân sĩ nào đó đã dịch thật tài tình, vừa sát nghĩa với lời Việt của Lê Trọng Nguyễn lại vừa có tính cách văn chương và nhất là vừa hợp với các âm giai lên xuống của bản nhạc khi hát  không bị gượng ép chút nào cả ! Lời ca rất tự nhiên nên thơ như được sáng tác bằng tiếng Hoa nguyên gốc vậy ! Và cũng vì thế mà cho đến nay, hơn 60 năm rồi, tôi vẫn còn nhớ như in lời ca mượt mà gợi cảm đó. Xin được chép lại dưới đây để người Việt gốc Hoa nào đó thích bản nhạc “NẮNG CHIỀU” cùng hát cho vui (Nhớ là hát bằng âm “Quan Thoại”, chữ có màu đỏ bên dưới, chớ không phải âm Việt Hán):

                夕陽                                       TỊCH DƯƠNG là Nắng Chiều

               xi yáng

            回到渡頭夕陽斜照,                     Hồi đáo độ đầu, tịch dương tà chiếu,

       Huí dào dù tóu, xi yáng xié zhào.   (Qua bên nước xưa lá hoa về chiều)  

            金光疏落花葉飄搖。                     Kim quang sơ lạc, hoa diệp phiêu diêu.

       Jin guang shu luò hua yè piao yao.(Lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa)

            來到村莊舉步徬徨,                     Lai đáo thôn trang, cử bộ bàng hoàng,

       Lái dào cun zhuang, ju bù páng huáng.(Khi đến cuối thôn chân bước không hồn)

            多麼懷念舊時人兒。                     Đa ma hoài niệm, cựu thời nhân nhi.

       Duo me huái niàn, jìu shí rén ér.     (Nhớ sao là nhớ đến người ngày thơ)

      *  Từ phần hai của lời ca, sẽ bỏ đi phần phiên âm Việt Hán cho khỏi rườm rà !

            記得妹妹身材稍廋,                     Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy,

           Jì dé meì meì shen cái shao sou,

            柔和望我雙眸閃爍。                     Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh.

           Róu hé wàng wo shuang móu shan shuo.

            記得當年妳過庭前,                     Anh nhớ bước em khi nắng vương thềm,

           Jì dé dang nián ni guò tíng qián,

            粉頰緋紅秀髮輕飄。                     Má em mầu ngà tóc thề nhẹ vương.

          Fen xia fei hóng xiù fa qing piao.

    – 我回來過庭前,想起誓言,心冰冷,Nay anh về qua sân nắng, chạnh nhớ câu thề, tim tái tê,

       Wo huí lai guò tíng qián, xiang qi shì yán, xin bing leng,

      不知如今,情妹呀,移戀何方?      Chẳng biết bây giờ người em gái,duyên ghé về đâu?

       Bù zhi rú jin, qíng meì ya, yí liàn hé fang?

    – 我回來桑田黃,山歌對答,不再唱,Nay anh về nương dâu úa, giọng hát câu hò, thôi hết đưa

      Wo húi lai sang tián huáng, shan ge dùi dá, bù zài cháng,

      苗條俏影,紫花前,往何處尋?      Hình bóng yêu kiều kề hoa tím biết đâu mà tìm?

      miáo tiáo qiào jing, zi hua qián, wảng hé chù xún?

            沉痛記起竹蔭底下,                         Anh nhớ xót xa dưới tre lá ngà,

           Chén tòng jì qi, zhù yin di xià,

            含愁望我妳說”愛我”。                      Gợn buồn nhìn anh em nói “mến anh !”.

           Hán chóu wàng wo, ni shuo “ai wo”

            白雲浮飄夕陽殘照,                         Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi,

           Bái yún fú piao, xi yáng cán zhào,

            想妳柔情晚霞留停!                         Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi !

           Xiang ni róu qíng, wan xía líu tíng!

                         
                                     Bài hát NẮNG CHIỀU chép tay của Đỗ Chiêu Đức

         Mặc dù một số từ được dịch thoát ý, không có “mot à mot” hay “word by word” gì cả, nhưng đã lột tả được hết ý của tác giả muốn gởi gấm trong lời ca.

          Dưới đây là lời ca bằng tiếng Phước Kiến  (tiếng nói thông dụng ở Đài Loan) với giọng hát của ca sĩ Kỷ Lộ Hà như đã nói ở phần trên :

                            紀露霞 越南情歌

                                     
                                                      Ca sĩ Kỷ Lộ Hà của 1960 và hiện nay

              Hiện nay, mặc dù đã ở tuổi 80, nhưng trong một Đại Nhạc Hội với “Ban nhạc Nhi Tôn Mãn Đường 兒孫滿堂” (Ban nhạc có nghĩa “Con Cháu Đầy Nhà”) nữ ca sĩ Kỷ Lộ Hà còn kể lại chuyện của đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, khi mình đến Việt Nam trình diễn và đã cảm nhận được bài hát “Nắng Chiều” như thế nào và sau đó đã viết nó lại thành lời Hoa bằng tiếng Phước Kiến để hát và phổ biến ở Đài Loan.  Mời nghe giọng hát ở tuổi 80 (2016) của ca sĩ Kỷ Lộ Hà  theo link dưới đây :

                                     紀露霞feat.兒孫滿堂 – 越南情歌

    紀露霞feat.兒孫滿堂越南情歌

              Mới đây nhất, bài hát “Nắng Chiều” của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn sau khi được nữ ca sĩ Kỷ Lộ Hà phổ biến và lưu hành rộng rãi ở Đài Loan; đã được một nhạc sư Saxophone nổi tiếng biểu diễn hồi đầu tháng 5-2021 nầy. Mời bấm vào link dưới đây để nghe :

                271、越南情歌 / 紀露霞 ( 越南民歌 /Nắng Chiều ) ( 阿亮薩克斯風演奏 Sax ) 國語老歌

    271、越南情歌 / 紀露霞 ( 越南民歌 /Nắng Chiều ) ( 阿亮薩克斯風演奏 Sax ) 國語老歌

         Còn dưới đây là … Ca sĩ Hoàng Thanh Nguyên của Tân Gia Ba  hát bài Nắng Chiều (Tình Ca Việt Nam) với lời ca viết lại như sau :

                    黃清元 越南情歌

    黃清元 越南情歌

    黃清元 越南情歌 Hoàng Thanh Nguyên hát VIỆT NAM TÌNH CA (Nắng Chiều)

     Lời Việt dịch từ lời Hoa có thể hát được

    我又來到湄公河邊,  Tôi đến bên bờ Mê-Kông ngày nào,

    晚風依舊吹動河面,  Chiều buồn dòng sông gợn sóng lao xao. 

    那樣美麗那樣迷戀,  Sông nước mơ màng sông nước năm nào,

    情人己離去多年。     Thấy đâu người cũ bóng hình ngày nao…

    我又來到舊日河邊,  Tôi đến bên bờ bến sông ngày nào,

    晚霞嬌艷吻著河面,  Hoàng hôn nhẹ buông theo sóng lao xao.

    那樣美麗那樣迷戀,  Sông nước êm đềm sông nước mơ màng,

    情人己失去多年。     Nhưng sao người cũ vắng rồi chẳng sang…

    Điệp khúc…

    * 往事一幕幕回到我眼前,Ôi bóng hình xưa yếu dấu, thấp thoáng bên dòng sông nước xưa… 

    是夢景令人常懷念,夢景令人懷念。 Giờ ở nơi nào, người yêu hỡi, duyên ghé về đâu ? 

    * 何日夢境再回到我眼前, Biết bao giờ ta chung bước, chung bóng chung hình chung ước mơ…

    是真情令人長留戀,真情令人懷念。Lưu luyến chẳng rời, tình đôi lứa, thiết tha trọn đời !… 

    我又來到湄公河邊,  Tôi đến bên bờ Mê-Kông ngày nào,

    晚風依舊吹動河面,  Chiều buồn dòng sông gợn sóng lao xao. 

    那樣美麗那樣迷戀,  Sông nước mơ màng sông nước năm nào,

    情人己離去多年。     Thấy đâu người cũ bóng hình ngày nao…

    我又來到舊日河邊,  Tôi đến bên bờ bến sông ngày nào,

    晚霞嬌艷吻著河面,  Hoàng hôn nhẹ buông theo sóng lao xao.

    那樣美麗那樣迷戀,  Sông nước êm đềm sông nước mơ màng,

    情人己失去多年。     Nhưng sao người cũ vắng rồi chẳng sang…

                             Ca sĩ Hoàng Thanh Nguyên của 1960 và hiện nay

         Còn sau đây là lời HOA của bản nhạc NẮNG CHIỀU của Lê Trọng Nguyễn với tựa đề là :VIỆT NAM TÌNH CA  do nữ nghệ nhân Thận Chi viết lời  (Thận Chi tên thật là Khưu Tuyết Mai 邱雪梅, bà đã cùng chồng là Quan Hoa Thạch 關華石 tổ chức Đại nhạc hội “Quần Tinh Hội 羣星會” ở Đài Loan suốt gần 3 thập niên 1950-1980)

    作詞:慎芝                     Viết lời : Thận Chi
    作曲:越南民歌              Nhạc   : Việt Nam Tình Ca  (Nắng Chiều)
    編曲:陳志遠                  Hòa âm : Trần Chí Viễn

    我又來到昔日海邊          Tôi đến bên bờ biển của ngày nào,
    海風依舊吹皺海面          Rạt rào từng cơn sóng bủa lao xao.
    那樣熟悉 那樣依戀         Sóng nước mê hồn như những năm nào

    只有舊日人兒不見          Thấy đâu người cũ biết giờ về đâu  ?


    不敢來到昔日海邊          Không dám quay về biển xưa thuở nào,
    海霞嬌艷擁著海面          Nhìn lại biển xanh sóng bủa lao xao 
    那樣熟悉 那樣依戀         Xao xuyến nhớ người yêu cũ năm nào
    只有故人離去多年          Biết nay lạc bước chốn nào tìm em !

     Điệp Khúc 

    那往事 一幕幕到我眼前           Chuyện xưa còn như trước mắt , lòng luống ngậm ngùi, thương nhớ ai,
    是夢境還是幻想 令人常懷念    Tình thiết tha hoài, người yêu dấu, duyên ghé về đâu ?
    那夢境 何日能回到眼前           Mộng xưa còn trong tâm thức, biết đến bao giờ thôi hết mơ,

    你又在我的身邊 無限情纏綿    Người cũ quay về tròn nguyện ước, ngất ngây tình nồng.

    不敢來到昔日海邊          Không dám quay về biển xưa thuở nào,
    海霞嬌艷擁著海面          Nhìn lại biển xanh sóng bủa lao xao 
    那樣熟悉 那樣依戀         Xao xuyến nhớ người yêu cũ năm nào
    只有故人離去多年          Biết nay lạc bước chốn nào tìm em !

    越南情歌 – Nắng Chiều Bài hát nầy hát giống như lời trên đây.

    越南情歌 – Nắng Chiều

              Ca nhạc hải ngoại Việt Nam, trong Asia 48 cũng chọn bản Nắng Chiều cho 2 nữ ca sĩ chuyên hát tiếng Việt và tiếng Hoa KIM ANH và DOANH DOANH biểu diễn. Mời bấm vào link dưới đây để xem :

    Nắng Chiều | NS Lê Trọng Nguyễn | Kim Anh, Doanh Doanh | Asia 48

    Nắng Chiều | NS Lê Trọng Nguyễn | Kim Anh, Doanh Doanh | Asia 48

           … và Nắng Chiều với tiếng hát của ca sĩ Thế Sơn, một ca sĩ trụ cột của Thúy Nga – Paris by night hiện nay  :

                          Nắng chiều (Lê Trọng Nguyễn) – Thế Sơn – NhacCuaTui

    Nắng chiều (Lê Trọng Nguyễn) – Thế Sơn – NhacCuaTui Thế Sơn Nắng chiều (Lê Trọng Nguyễn) – Thế Sơn | Sáng tác: Lê Trọng Nguyễn Qua bến nước xưa lá hoa về chiều lạnh lùng mề…

    費玉清 ~ 越南情歌

    費玉清 ~ 越南情歌

             Còn dưới đây là bài hát Nắng Chiều của ca sĩ Dương Yến, lời hát đúng với bản nhạc chép tay của ĐCĐ kèm theo bên dưới và cũng đúng với những tập nhạc xuất bản ở Đài Loan được bày bán trên các dĩa hè của Quận 5 Chợ Lớn trong thập niên 60 -70 của thế kỷ trước.

    【Official Audio】楊燕 – 越南情歌   Dương Yến – Việt Nam Tình Ca

    Official Audio】楊燕越南情歌

              “Việt Nam Tình Ca” (NẮNG CHIỀU) bản viết tay của Đỗ Chiêu Đức

    Cuối cùng mời tất cả cùng nghe NẮNG CHIỀU của Lê Trọng Nguyễn với tiếng Nhật Bản:

    Nắng Chiều (Lê Trọng Nguyễn) – Satsuki Midori (tiếng Nhật)

    Nắng Chiều (Lê Trọng Nguyễn) – Satsuki Midori (tiếng Nhật)

     Kính chuyển tiếp.

     Tài liệu sư tầm

           Chúc các bạn nghe nhạc VUI VẺ, THOẢI MÁI !

                                                                                 Đỗ Chiêu Đức 

                                                                     (viết lại theo sưu tầm trên mạng)