• Âm nhạc,  Việt Hải

    DÒNG NHẠC CHICANO HAY NHẠC LATIN POP

    RITCHIE VALENS-LA BAMBA

    Nhạc pop Latin (tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha: Pop latino) là một nhánh nhạc pop là sự kết hợp giữa sản xuất âm nhạc theo phong cách Hoa Kỳ với các thể loại nhạc Latin từ mọi nơi ở Châu Mỹ Latinh và Tây Ban Nha. Bắt nguồn từ các nhạc sĩ nói tiếng Tây Ban Nha, [Nhạc pop Latinh cũng có thể được tạo ra bởi các nhạc sĩ bằng tiếng Bồ Đào Nha (chủ yếu bằng tiếng Bồ Đào Nha Brazil) và các ngôn ngữ Creole Lãng mạn khác nhau. Nhạc pop Latin thường kết hợp nhạc Latin sôi động với nhạc pop Mỹ. Nhạc pop Latin thường gắn liền với nhạc pop, rock và dance nói tiếng Tây Ban Nha.

    Lịch sử

    Nhạc pop Latin là một trong những thể loại nhạc Latin phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, trước sự xuất hiện của các nghệ sĩ như Alejandro Sanz, Thalía, Luis Miguel, Selena, Paulina Rubio, Shakira, Carlos Vives, Ricky Martin, Gloria Trevi và Enrique Iglesias, nhạc pop Latin lần đầu tiên đến với khán giả toàn cầu thông qua tác phẩm của thủ lĩnh ban nhạc Sergio Mendes vào năm vào giữa những năm 1960,[5] mặc dù các nghệ sĩ như Carmen Miranda đã phổ biến nhạc samba Latin ở Hollywood nhiều thập kỷ trước đó. Trong những thập kỷ sau đó, nó được định nghĩa bởi những bản ballad lãng mạn mà các nghệ sĩ huyền thoại như Julio Iglesias hay Roberto Carlos sản xuất vào những năm 1970.

    Linda Ronstadt – Blue Bayouhttps://www.youtube.com/watch?v=_qqvdOwoN-Y

    Ảnh hưởng và sự phát triển

    Ricky Martin là một ca sĩ quốc tế người Puerto Rico. Ông được coi là Vua nhạc Pop Latin.

    Nhạc pop Latin đã trở thành hình thức âm nhạc Latin phổ biến nhất ở Hoa Kỳ trong những năm 1980 và 1990, với các nghệ sĩ như nhóm nhạc nam Puerto Rico Menudo, thậm chí còn đạt được thành công vang dội đối với những người nghe không phải người Latinh vào cuối những năm 1990. Mặc dù không bị giới hạn ở Mỹ dưới bất kỳ hình thức nào, nhạc pop Latin bị ảnh hưởng sâu sắc bởi kỹ thuật sản xuất và các phong cách âm nhạc khác – cả tiếng Latin và các phong cách khác – có nguồn gốc chủ yếu ở Hoa Kỳ. Âm nhạc Tejano, tập trung ở Texas và khu vực biên giới Hoa Kỳ/Mexico, đã bắt đầu giới thiệu các bộ tổng hợp, sản xuất mượt mà và khả năng cảm nhận thành thị hơn đối với các phong cách gốc trước đây như norteño và liên hợp.

    NEW * You’re No Good – Linda Ronstadt {Stereo} 1974https://www.youtube.com/watch?v=XxgwjC3Rxi4

    Thalía là ca sĩ người Mexico được mệnh danh là “Nữ hoàng nhạc Pop Latin”.

    Hơn nữa, New York và Miami là nơi có các câu lạc bộ Latinh phát triển mạnh, trong những năm 1980 đã dẫn đến sự nổi lên của phong cách tự do Latinh, một loại nhạc khiêu vũ hướng đến câu lạc bộ bắt nguồn từ nhịp điệu Latinh nhưng lại dựa vào bộ tổng hợp và máy đánh trống trong hầu hết các cách sắp xếp của nó. . Cả hai âm thanh này đều ảnh hưởng đến sự trỗi dậy của nhạc pop Latin, loại nhạc vẫn giữ nhịp điệu Latin ở những con số có tiết tấu nhanh nhưng dựa nhiều hơn vào nhạc pop chính thống vì cảm giác du dương của nó.

    Ngôi sao lớn đầu tiên của nhạc pop Latin là Gloria Estefan, người đã ghi liên tiếp các bản hit dance-pop không dành cho câu lạc bộ trong suốt từ giữa đến cuối những năm 1980, nhưng cuối cùng được biết đến nhiều hơn với tư cách là một diva đương đại trưởng thành với niềm đam mê với những bản ballad sâu rộng. Sự pha trộn giữa dance-pop Latin hóa và ballade đương đại dành cho người lớn đã thống trị nhạc pop Latin trong suốt những năm 1990. Hầu hết các nghệ sĩ của họ hát bằng tiếng Tây Ban Nha cho khán giả Latinh, mặc dù sự giống nhau của nhạc pop Latinh với dòng nhạc chính thống đã giúp một số nghệ sĩ biểu diễn đạt được nhiều bản hit khi họ chọn thu âm bằng tiếng Anh. Jon Secada đã đạt được một số bản hit nhạc pop vào giữa những năm 1990, và album Dreaming of You của ngôi sao nhạc pop Tejano Selena thực sự đã ra mắt ở vị trí số một trên bảng xếp hạng album khi phát hành năm 1995.

    Cuối những năm 90 và đầu những năm 2000 chứng kiến các nghệ sĩ Latin như Ricky Martin, Enrique Iglesias, Shakira, Jennifer Lopez và chồng cũ Marc Anthony, Paulina Rubio, Jade Esteban Estrada, Thalía, cùng những người khác, đạt được thành công chung. Các nghệ sĩ nhạc pop truyền thống khác cũng lấn sân sang nhạc pop Latin hoặc đạt được thành công khi thử nghiệm âm thanh, chẳng hạn như Debelah Morgan và 98 Degrees, hoặc thu âm phiên bản tiếng Tây Ban Nha của các bài hát hoặc album của họ, chẳng hạn như Christina Aguilera và Jessica Simpson, cùng một số nghệ sĩ khác. ..

    Sự trỗi dậy của nhạc Pop Latin

    Nhạc Pop Latin là thể loại con cần thiết của Nhạc Pop mang đến hương vị và nhịp điệu cho một thể loại đôi khi có thể tổng hợp quá mức các giai điệu và thiếu tính đa dạng trong âm nhạc. Lịch sử của phong cách âm nhạc này có thể được phân loại thành một thể loại phụ kết hợp nhạc Pop cổ điển với nguồn gốc Mỹ Latinh và Caribe.

    Nó thường được liên kết với các quốc gia như ‘Mexico, Colombia, Brazil, Cuba, Puerto Rico và Argentina’1. Có thể khó xác định được thể loại phụ này sẽ tiếp quản nền âm nhạc Mỹ nhưng một khi đã đến – nó sẽ tồn tại ở đây. Nhịp điệu cao của nhạc Pop kết hợp tốt với các yếu tố nhịp nhàng thường thấy trong âm nhạc có nguồn gốc từ Châu Mỹ Latinh và có thể cho phép các bài hát duy trì nhịp điệu cơ bản ổn định mà không trở nên quá lặp lại. Một số người có thể coi các nghệ sĩ như Ricky Martin và Enrique Iglesias là những người đi đầu cho sự nổi lên của Nhạc Pop Latin trong thế giới phương Tây, mặc dù mặc dù họ là những người đóng góp chính nhưng chúng ta có thể sớm đi sâu vào các cuốn sách lịch sử âm nhạc.

    Nhạc Pop Latin bắt đầu như thế nào:

    Nghệ sĩ đa tài đầy nhiệt năng, Gloria Estefan, có thể được coi là người đẵ lót đường cho những tên tuổi lớn của nhạc Pop Latin, như Jennifer Lopez và Luis Fontes, đi theo. Ca sĩ/nhạc sĩ người Mỹ gốc Cuba bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là ca sĩ chính của ‘Miami Sound Mârachi, nhiều ca nhạc trẻ vươn lên vờin nhạc latin pọp Nhìn về Việt Nam, thì dõng nhạc Việt Pop, đã nảy sinh do ban nhạc Hải Âu, rồi Ban Nhạc Phượng Hoàngvo71i những thành viên những người trụ cột (đã mất): Lê Hựu Hà (đầu hàng, trái qua) và Nguyễn Trung Cang xem hình kèm từ thứ hai, phải qua), sau này có thêm Đức Huy, Trịnh Nam Sơn, Phạm Vĩnh,…


    Kỷ niệm nhạc Rock Việt Nam và Phượng Hoàng – Việt Hải Los Angeles

    Kỷ niệm nhạc Rock Việt Nam và Phượng Hoàng – Việt Hải

    Ban Nhạc Phượng Hoàng
    (Những người trụ cột (đã mất): Lê Hựu Hà (đầu hàng,
    trái qua) và Nguyễn Trung Cang (thứ hai, phải qua)

    Thế hệ chúng tôi lớn lên trong các thập niên 60s và 70s khi mà ảnh hưởng người Pháp bắt đầu nhường chỗ cho người Mỹ bước vào Nam Việt Nam. Trong sự chuyển tiếp như vậy nhạc Pháp và nhạc Anh Mỹ đã góp mặt vào sở thích nghe nhạc của người dân trong xứ là lẽ đương nhiên. Âm nhạc là ngôn ngữ quốc tế, bỏ ra phần lời vì ngôn ngữ thì nếu thính giả cảm nhận được cái hay của nó, nên có sự thông cảm.

    Tôi có anh bạn mê nhạc pop/rock, anh thích nghe nhạc của Beatles, Rolling Stones, Elvis Presley, Birds, Yardbirds, Monkees, Santana, Neil Diamond, CCR,… ngặt một nỗi ông ngoại của anh Giang là mẫu người mô phạm nho giáo. Cụ mang quan điểm siêu thủ cựu, super-conservative, cụ đả phá quan niệm tóc dài, âm nhạc lắc lư cơ thể, nhúng nhẩy như con “múa rối”, tiếng đàn trống in ỏi,… khiến cụ rất khó chịu, cụ chê trách là nhạc vong bản, chả ra thể thống gì cả. Ở chung nhà với ông cụ vốn bảo thủ, nên bạn tôi phải vác đàn ghi-ta điện sang nhà bạn bè dợt nhạc. Chúng ta có thể hiểu ở buổi giao thời giữa các nền văn hóa va chạm nhau, khi mà văn hóa Việt, văn hóa nho giáo gặp gỡ văn hóa Gaulois, văn hóa Anglo-Saxon, khó lòng lắm khi mà quý ngài Khổng Mạnh cho ngồi cùng chiếu với quý ngài yé yé như Johnny Halliday, Elvis Presley, George Harrison, John Lennon, Paul McCartney, Mick Jagger,… sẽ hỏng bét.

    Với tuổi trẻ chúng tôi nó như là một làn gió mát, những dòng nhạc xao xuyến tâm hồn khi tôi nghe thanh âm của Never my love, Rhythm of the rain, The sound of silence, Deborah, Oh Carol, It’s now or never,… Tôi học Anh văn tại Hội Việt Mỹ, bà giáo dạy tôi gốc từ Louisville, Kentucky, rất yêu âm nhạc, bà đàn ghi-ta rất giỏi, bà đàn những bài như Ghé bến Sài Gòn, Nắng chiều, Diễm xưa, Lệ đá, Tôi muốn,… đưa midi music sheets bà đàn nhuyễn nhừ như cháo, bà bảo bà cảm nhận và rung động với dòng nhạc Việt, nhạc hay lắm. Giờ đây cụ ngoại của anh Giang chắc không còn nữa, tôi nhớ những lời xưa gắt gỏng mà cụ nói, nhưng nếu có sự ái mộ bà giáo Judy cảm nhận nhạc mình, đàn nhạc mình tuyệt vời có lẽ cụ ngoại sẽ vui thích và dễ dãi hơn với con cháu. Cháu cụ đàn nhạc xứ người, bà Judy đàn lại nhạc mình, thế là một đều, huề tiền rồi.

    Bây giờ thì xét xem phong trào nhạc pop/rock du nhập vào Việt Nam ra sao, như thế nào nhé. Khi quân đội đồng minh Hoa Kỳ viễn chinh tham chiến tại Việt Nam, các club nhạc mở ra để cho họ có nguồn giải trí. Thời bấy giờ ở Sài Gòn, tầng lớp học sinh sinh viên ảnh hưởng văn hóa Pháp tiếp tục nghe nhạc Pháp như là hiện tượng để chống trả lại sự thâm nhập văn hóa Mỹ đang ngày càng bành trướng. Nhưng dần dần những người chơi nhạc nhận ra nét độc đáo của nhạc pop/rock của Anh và Mỹ. Và rồi từ thủ dô Sài Gòn đến các thành phố lớn Đà Nẵng, Qui Nhơn, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ cùng nhiều nơi khác chấp nhận loại nhạc rock dù nguyên gốc hay được Việt hóa trong đời sống văn hóa của lớp người trẻ thời bấy giờ.

    Những ban nhạc góp mặt như Fanatiques, Blue Stars, Spotlights, Pénitents, Vampires/Rocking Stars, Uptight, Hammers, Enterprise, Hard Stones, CBC, Crazy Dogs, Magic Stones, Dreamers, Peanut Company, Apple Three, Cat Trio, Strawberry Four,… Thời kỳ này các ban nhạc thường cộng tác ở các câu lạc bộ dành cho quân nhân Hoa Kỳ.

    Bài viết này chú trọng vào sự góp mặt đặc biệt của ban nhạc Phượng Hoàng, mà sự xuất hiện của nó tạo nên sắc thái nhạc rock Việt thật độc đáo, air nhạc mang làn hơi hướm rock Tây phương, nhưng do những nhạc sĩ người Việt viết nhạc. Tiền thân của Phượng Hoàng là ban nhạc Hải Âu. Phượng Hoàng được thành lập năm 1963 với 2 thành viên chủ yếu là hai nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà. Ngày Hồ Trầm Tuấn Phương, trưởng ban văn nghệ trường đại học Kinh Thương Minh Đức mời nhạc sĩ Lê Hựu Hà vào giúp vui cho buổi liên hoan văn nghệ Giáng sinh của trường, tôi chứng kiến anh Lê Hựu Hà trình bày hai nhạc phẩm Yêu em, Tôi muốn. Tôi vốn mê 2 bài này. Bài Yêu em trong phần điệp khúc anh Hà thổi đệm harmonica thật réo rắt, lả lướt. Tác phẩm gợi cảm qua nhịp điệu slow rock, tiết tấu quyện vào lời tỉ tê, ý lãng mạn vô song khi yêu là yêu thôi. Tuổi vừa biết yêu tí ti, khi tôi nghe nhạc yêu em bất cần đời, yêu em cũng bất cần trời thì hồn phải phê rồi chứ còn gì nữa. Tôi có kỷ niệm nhiều với bài hát khi cô bạn tôi ngồi bên cạnh hỏi tôi nghĩ sao về “Yêu em”. Giời ơi bài ca có chủ âm D major yêu em tình tứ, yêu em chậm buồn thướt tha như vậy mà còn hỏi. Ông nhạc sĩ đã nói rõ ràng cho ta, mà người ta vẫn chưa hiểu nữa, khổ đời, khổ chưa giời ơi có thấu?

    “Yêu em vì ta ghét buồn, yêu em vì ta ghét hờn

    Yêu em vì ta khinh khi dối gian.

    Yêu em vì ta chán người, yêu em vì ta chán đời

    Yêu em vì ta không tin ở trờị

    Ta không thèm mái tóc huyền, ta không thèm đôi mắt đẹp

    Ta không màng lời khen chê thế gian.

    Ta không cần ai hiểu mình, khi ta ngợi ca ái tình

    Khi ta dìu em đi trong ý thơ

    Em ơi, anh muốn nói rằng, sao em còn mãi hững hờ.

    Khi anh trọn lòng yêu em thiết tha

    Xin em đừng luôn dối lòng, khi tim làm đôi má hồng.

    Cho ta được gần nhau trong giấc mộng.”

    Người nhạc sĩ sáng tác có thể tạo sắc thái riêng biệt cho dòng nhạc mình, và do sự rung động từ tâm thức nói lên ý nghĩ sâu kín nhất của mình ra với thế gian, dù là những ý tưởng chuyên chở nội dung hiện sinh, tác giả kêu gọi thế giới hãy yêu thương nhau khi “Tôi muốn” hay nói với người thương khi “Yêu em” bằng những ý tưởng chán chường, yếm thế. Những nhạc phẩm khác của anh như: Hãy ngước mặt nhìn đời, Hãy nhìn xuống chân, Hãy vui lên bạn ơi, Huyền thoại người con gái, Lời người điên, Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào, Yêu người và yêu đời,… Anh sáng tác khoảng 50 bài. Điểm quý báu là anh chủ trương Việt Nam mình có nhạc rock riêng. Thật vậy, âm thanh của Phượng Hoàng đã vang dội, đã bay bỗng tuyệt diệu với những: Tôi muốn, Yêu em, Yêu người và yêu đời, Thương nhau ngày mưa, Phiên khúc mùa đông, Còn yêu em mãi,…

    Sau đây tôi xin chôm “nguyên con” bài viết chi tiết hơn về nhạc sĩ Lê Hựu Hà (1946-2003) từ website của nhạc sĩ Trần Quang Hải:

    “Nhạc sĩ Lê Hựu Hà – tác giả của một loạt ca khúc: Vào hạ, Hãy yêu như chưa yêu lần nào, Yêu em, Hãy vui lên bạn ơi… đột ngột ra đi vào lúc 8 giờ ngày 11/5/2003 tại căn nhà của mình nằm trong hẻm 98 Hồ Hảo Hớn, Q.1, Sài Gòn.

    Nhạc sĩ Lê Hựu Hà sinh tại Sài Gòn ngày 5 tháng 6 năm 1946, được nhiều nhạc sĩ đi trước đánh giá là một trong những người Việt hoá nhạc trẻ Âu Mỹ đầu tiên. Anh bắt đầu hoạt động âm nhạc có thể tính từ năm 1965 với ban nhạc Hải Âu tại Đại hội nhạc trẻ ở trường Taberd. Đến đầu thập niên 1970 anh nổi lên cùng với ban nhạc Phượng Hoàng. Các ca khúc do anh sáng tác được phổ biến lúc này là: Tôi muốn, Lời người điên, Hãy nhìn xuống chân…

    Sau khi Phượng Hoàng tan rã, anh thành lập ban Mây Trắng và tung ra ca khúc mới như: Hãy ngước mặt nhìn đời, Đôi khi ta muốn khóc. Sau năm 1975, ban Hy Vọng (gồm Mạnh Tuấn, Huỳnh Hiệp, Bảo Chân, Lý Được, Minh Hải, Quốc Dũng và các ca sĩ Sĩ Thanh, Tuyết Loan, Trang Kim Yến) của Lê Hựu Hà là lực lượng hùng hậu nhất so với các ban nhạc đương thời. Phiêu Bồng là địa chỉ cuối cùng của Lê Hựu Hà hoạt động dưới hình thức ban nhạc.

    Không chỉ sáng tác các ca khúc có giai điệu, tiết tấu hiện đại của nhạc trẻ Phương Tây, nhạc sĩ Lê Hựu Hà còn là một trong những nhạc sĩ khá chuyên tâm trong việc dịch chuyển, biên soạn lời Việt cho các ca khúc quốc tế, anh đã viết lời Việt khoảng gần 100 ca khúc, nổi tiếng có bản: Đồng xanh, Những lời dối gian, Ngày hôm qua, Không có em…

    Một Chốn Riêng Của Lê Hựu Hà

    Ở Sài Gòn, vào năm 1958, những cuộc trò chuyện về âm nhạc say mê đến hàng giờ của ba gã học sinh Trường Kỳ, Nam Lộc và Lê Hựu Hà có thể coi là trang mở đầu của cuốn lịch sử pop – rock Việt Nam về sau này.

    Tại sao có một loại nhạc mà tiết điệu của nó lại trẻ trung đến thế? Tại sao nó có những lối trình bày ca khúc lại phóng khoáng và tự do đến thế? Tại sao âm nhạc Việt Nam cứ mãi bám với lối hát, với ca khúc chậm rãi và đều đều như vậy? Tạo sao…? Những câu hỏi như thế cứ vây quanh cậu học sinh Lê Hựu Hà nhưng dường như không có ai có thể trả lời vào lúc ấy. Hơn bao giờ hết, những câu chuyện về Paul Anka với album Diana hay Brenda Lee với Sweet nothing, I’m in mood for love… đã bán được một triệu đĩa ở tuổi 15 đã theo vào giấc mộng của Lê Hựu Hà hằng đêm. Âm thầm từ đó, những ca khúc nhạc trẻ đầu tay của Hựu Hà đã ra đời vào năm 17 tuổi. Nhưng dĩ nhiên, anh chỉ dám hát riêng cho mình cho đến khi lập ban nhạc sinh viên mang tên Hải Âu, thì một vài ca khúc ấy mới được thể nghiệm với dàn nhạc điện tử. Đây cũng là một ban nhạc trẻ có khuynh hướng Việt hóa pop – rock (lúc đó còn đang học lớp 11), sau này cũng đã trở thành một trong những ca sĩ rất nổi tiếng của Việt Nam – đó là Thanh Lan.

    Mãi cho đến năm 1966, ban Hải Âu của Lê Hựu Hà mới có dịp trình làng với công chúng trẻ qua đại nhạc hội học sinh – sinh viên ở trường Taberd. Tuy không gây tiếng vang như các ban Les Fanatiques của Công Thành, Spotlights của Tuấn Ngọc, Les Vampires của Đức Huy… nhưng Lê Hựu Hà đã làm giới trẻ Sài Gòn lúc đó bất ngờ về một khái niệm còn rất mới: người Việt vẫn có thể tạo ra cho một lối chơi pop – rock của riêng mình. Năm 1970, Lê Hựu Hà lập ban Phượng Hoàng cũng với phong cách đó, mà lúc bắt đầu được mọi người hào hứng đón nhận. Phong cách này như được chắp cánh với sự tham gia của Nguyễn Trung Cang và Elvis Phương.

    Sau năm 1975, nhạc sĩ Lê Hựu Hà tiếp tục niềm say mê của mình, tuy có chựng lại ít nhiều. Các tác phẩm của anh vẫn thầm lặng ra đời. Và dù thời gian đã đi qua suốt các chặng đường nhiều đổi thay của nhạc trẻ với rock’n ‘roll rồi swingin pop… cho đến heavy rock, grunge…, nhạc sĩ Lê Hựu Hà vẫn trung thành với phong cách mà anh đã chọn. Vì vậy, trong thế giới âm nhạc riêng của người Việt, vẫn có đâu đó một góc nhỏ rất riêng của nhạc sĩ Lê Hựu Hà.

    (Chú thích: Một chốn riêng của Lê Hựu Hà, đây là một trong những bài hát hiếm hoi viết về nhạc sĩ Lê Hựu Hà trên báo chí VN sau 1975. Bài viết này do NSTuấn Khanh viết trên báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, số 2-96, ra ngày 14-1-1996, trong thời gian NS Tuấn Khanh được giao quyền hạn biên tập trang âm nhạc. Sau đó, NS Tuấn Khanh trở thành thành viên nhóm Du ca Phiêu Bồng của NS Lê Hựu Hà. Nhóm nhạc unplugged cuối cùng này trong sự nghiệp của nhạc sĩ Lê Hựu Hà đã biểu diễn thành công ở nhiều nơi với hình thức Lê Hựu Hà (guitar, harmonica, hát), Hoàng Triều (guitar, hát) và Tuấn Khanh (flute, guitar, hát). Giai đoạn này cũng đánh dấu khoảng thời gian vô cùng thân thiết giữa NS Lê Hựu Hà và NS Tuấn Khanh.

    Trong suốt giai đoạn nhạc sĩ Lê Hựu Hà còn sống, anh im lặng và chấp nhận sự quên lãng của hệ thống thông tin đại chúng. Bản thân NS Tuấn Khanh khi đi nhiều nơi để xin làm album của NS Lê Hựu Hà lúc đó, đều gặp những khó khăn về “nhân thân”, “tư tưởng thể hiện ca khúc”… của nhạc sĩ Lê Hựu Hà nên cho đến lúc anh mất đi, vẫn không có một album trọn vẹn nào của anh do các công ty sản xuất tại VN thực hiện, ngoài bản cassette duy nhất mang tên Đồng Xanh do chính anh hợp tác với nhạc sĩ Bảo Thu thực hiện và phát hành bán chính thức tại Saigon (tương tự như trường hợp phát hành bản cassette Chiều Hạ Vàng của ca sĩ Bảo Yến và nhạc sĩ Quốc Dũng)”.

    Nói về Phượng Hoàng nếu không thể thiếu nhạc sĩ Lê Hựu Hà thì tương tự không thể thiếu nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang. Anh Cang đánh tây ban cầm điện chính (lead guitar), và soạn các nhạc phẩm trình diễn cho ban nhạc, vào thời cuối thập niên 60, đầu 70, nhạc anh làm ảnh hưởng tích cực đến phong trào nhạc trẻ pop/rock.

    Bài Còn yêu em mãi là tác phẩm cuối cùng của anh, vì vài tháng sau khi anh soạn bài hát gửi về tặng vợ từ trong rừng sâu ngục tù CS, anh đã chết vì kiệt lực.

    Xét về phần lời ca của Phượng Hoàng, hai con chim đầu đàn Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang nghiêng nhiều về những đề tài có tính cách bi quan, yếm thế, nét hiện sinh ẩn chứa. Chi tiết về năm tháng và nguyên nhân đưa đến cái chết của anh cho đến nay vẫn còn mù mờ nên không có tài liệu nào xác định rõ ràng.

    Trong khoảng 26 tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang, tôi xin đan cử một số bài tiêu biểu như: Phiên khúc mùa đông, Bâng khuâng chiều nội trú, Bước tình hồng, Còn yêu em mãi, Cúi xuống, Tình nhân loại, Tình như sương khói, Về với yêu thương, Đời bỗng giăng mưa, Mặt trời đen, Một giấc mơ, Nắng hạ, Như giọt cà phê, Thương nhau ngày mưa,… Như nhạc sĩ Lê Hựu Hà, nhạc mang khuynh hướng hiện sinh của Nguyễn Trung Cang như tiêu biểu qua các bài Mặt trời đen, Tình nhân loại,…

    Để kết thúc bài viết, khi nhìn lại dĩ vãng với hai thập niên 60s và 70s mà âm nhạc Pháp Anh Mỹ ảnh hưởng đến nhiều anh chị em thế hệ chúng tôi, chúng tôi học sinh ngữ, nghe nhạc xứ người, nhìn nhận cái hay của tiết tấu, âm điệu của âm nhạc, dù rock hay blue hay jazz, thì âm nhạc chỉ là sự cảm nhận nội tâm, hãy chấp nhận ý tưởng âm nhạc là ngôn ngữ quốc tế, bởi vì ít ra những nhận xét khắt nghiệt như vong bản hay vọng ngoại đã làm tâm tư anh em chúng tôi ray rứt.

    Phải chăng từ đó có phong trào Việt hóa âm nhạc bùng dậy, công của quý anh khai phong như Trường Kỳ, Nam Lộc, Kỳ Phát, Vũ Xuân Hùng,…, và Lê Hựu Hà. Để rồi từ đó, Phượng Hoàng cất cánh với những Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang đã tung ra nhiều nhạc phẩm đại diện cho rock Việt Nam, pop Việt Nam chính hiệu bà lang trọc, để giới trẻ nghe trong sự thích thú, không mặc cảm vì âm nhạc vong bản, hay âm nhạc chôm chỉa. Chỉ tiếc là hai anh Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang đã vắn số, không có may mắn hay hoàn cảnh thuận lợi để tung hết nội công sáng tác âm nhạc, dốc toàn bộ trí tuệ cho thêm nhiều tác phẩm âm nhạc cho niềm hãnh diện rock Việt Nam, hay pop Việt Nam.

    Viết cho các bạn KTMĐ xưa Phó Đức Trường, Nguyễn Ngọc Bảo, Hoàng Trí Dũng, Hồ Trầm Tuấn Phương,… cho các anh Trần Quang Hải, Jo Marcel, Nguyễn Nam Lộc, Huỳnh Kỳ Phát,… và cho các em trong CLBTNS như Cao Minh Hưng, Bùi Minh Tuấn, Phạm Khải Tuấn, Fatima Ysa Moug, Trang Hoa Sơn, Eric Phúc Lê, Đỗ Quang Màu,… với niềm tin và sự thủy chung với âm nhạc vì âm nhạc.

  • Âm nhạc,  Tha Nhân

    THƠ: LỜI TỬ SĨ

    Ngày cuối năm, kính mời quý vị bớt ít phút lắng nghe bản nhạc để nhớ về những tử Sĩ VNCH

    những đồng đội của chúng ta đã xả thân bảo vệ Đất Nước VNCH,và đã hy sinh  mạng sống để

    lại người vợ góa bụa bơ vơ trên đời cô đơn này., qua những dòng thơ đầy tình cảm của nhà thơ lão thành Trần Quốc Bảo bên dưới:

    Kính chúc toàn thể quý vị năm mới Giáp Thìn luôn vui khỏe an bình và hạnh phúc…

    THA NHÂN

    LỜI TỬ SĨ     
    https://youtu.be/b2h5aowL-ww     

    Tạ ơn em, đến thăm anh,

    Nằm ngoan, ôm nấm cỏ xanh trên mồ!

    Mùi hương lan tỏa mơ hồ,

    Thấm vào lòng huyệt, thơm tho nồng nàn.

    Thôi em! Xin chớ khóc than,

    Để hồn anh được bình an miên trường!

    Tình mình, chẳng trọn yêu thương,

    Biệt ly nhau, giữa đoạn đường thanh xuân.

    Anh xin chịu lỗi muôn phần,

    Làm em đứt ruột bao lần xót thương!

    Anh nằm xuống giữa chiến trường!

    Dâng lên Tổ Quốc, máu xương hình hài.

    Tình nhà, tình Nước: hai vai,

    Đáp đền chỉ một, trong hai mối tình!

    Trận tiền, thập tử nhất sinh,

    Bỏ em đành đoạn, một mình lẻ loi!

    Bơ vơ góa bụa nửa đời,

    Khăn tang ủ rũ, bời bời tóc xanh!

    Tạ ơn em, đến thăm anh,

    Hai dòng nước mắt, tưới xanh cỏ vàng!

              Trần Quốc Bảo, Richmond, Virginia

             Địa chỉ điện thư của tác giả: quocbao_30@yahoo.com

  • Âm nhạc,  Kiều My

    TÌNH NGƯỜI TRONG CUỘC SỐNG

    Một buổi tối thật êm đềm, không khí dịu dàng lan tỏa trên vạn vật và cũng nhẹ nhàng len lõi vào lòng người – Khi nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời đã có một buổi họp mặt thân thiện tại VietLive Studio, của chủ nhân Tăng Bảo Cang trên đường Beach Blvd. thành phố Westminster Nam California. Cuộc họp này được diễn ra cũng nhằm mục đích mừng chị Tâm An thoát tai họa thiên nhiên bất chợt; ngoài ra còn họp mặt hàn huyên của mùa thu; và đặc biệt mừng sinh nhật của ca sĩ khả ái Thụy Lan.

    HAPPY BIRTHDAY THỤY LAN

    Bầu không khí vui tươi trong hội trường ấm cúng đầy ắp tình người, ai nấy lộ vẻ rất mừng rỡ được gặp lại nhau sau một thời gian vắng bóng. Những nụ cười nở rộ trên môi của những gương mặt thân thương, đã phát xuất từ nét đẹp của những tâm hồn nghệ sĩ phóng khoáng. Như khoa học gia Faraday đã đặt “tình người” vào vị trí cao quý vượt hẵn những thứ tầm thường, ông từng viết: “Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn lại tình người”. Thật vậy, không gì quý giá hơn tình gia đình, tình bạn hữu, tình người… chân thành trao cho nhau. Chúng tôi đã có được những khoảnh khắc đáng ghi nhớ trong cuộc sống của đêm thứ bảy 11 tháng 11, năm 2023 – Tất cả do sự mời gọi nhiệt tình của chị Tâm An, một người có tâm hồn nhân hậu luôn dành cho tha nhân. Rất cảm động khi nghe chị bày tỏ: chị rất may mắn thoát chết sau vụ hỏa hoạn xảy ra, chị cảm thấy cuộc đời quá ngắn ngủi và phận người thì mong manh…Do đó, chị mong muốn được gặp lại bạn bè khi còn có cơ hội. Thành thật cảm tạ tấm lòng rộng mở của chị và chúc mừng chị được tai qua nạn khỏi và cầu mong chị luôn được bình an.

    Minh Thư, TS Lê Nguyễn Nga, Nguyễn Đại Thành, một thân hữu bạn chị Tâm An

    NV Nguyễn Quang, NV Việt Hải, NV Khánh Lan, Sử Gia Phạm Trần Anh, Thụy Lan, Mộng Thủy, NV & KG Vương Trùng Dương

    Dàn ca sĩ xịn 3 sao: Tăng Bảo Cang, Jean Paul Michael, Thụy Lan, Minh Thư, Tuấn Minh, Hào Hiệp

    Đêm nay, cũng là đêm hội ngộ mùa Thanksgiving, mọi người được quây quần bên nhau, để hàn huyên tâm sự, chia sẻ nhau những mẫu chuyện vui buồn trong cuộc sống. Hơn thế nữa, được cùng nhau hưởng niềm hạnh phúc chan hòa trong tiếng hát với cung đàn có khi thật êm đềm, cũng có lúc rất vui nhộn. Lại thêm được thưởng thức những món ăn thuần túy quê hương, nào là: cơm chiên, bánh bèo, bánh bột lọc, gỏi, nước trái cây, bánh sinh nhật, trái cây tươi, chè khoai môn, gà chiên, chả giò, chuối chiên v.v…Dịp họp mặt đêm nay của nhóm NVNT&TTG như để hâm nóng tình bạn hữu đã vài tháng cách xa.

    Thật vui biết bao! Khi được hội ngộ những nhà văn quý mến như: anh Nguyễn Quang, Trần Việt Hải và phu nhân Lệ Hoa, Phạm Quốc Bảo, Vương Trùng Dương, Vi Khiêm và phu nhân Đào, Phạm Trần Anh, NV Khánh Lan và phu quân Mạnh Bỗng, nhà thơ Lê Nguyễn Nga cùng Minh Thư, ca nhạc sĩ Lâm Dung, Ngọc Quỳnh, Minh Khai, Minh Châu, Lê Minh Nguyên, Vũ Hoàng Hải, Bùi Văn Rậu, Hiệp Nhiếp Ảnh, Tuấn Minh & Tuyết Mai, Lisa & Trần Hào Hiệp, Anh Đức, Tăng Bảo Cang, Nguyễn Đại Thành, Ngọc Châu, Hùng Ngọc, Tony Hiếu, Thụy Lan và phu quân Jean Paul Michael, Mc. Mộng Thủy, v.v…Thời gian và cơ hội thật quý và hữu ích cho chúng ta được đến với nhau bằng tấm chân tình, tình bạn hữu, tình nghĩa văn chương…Nhưng cũng thật tiếc về sự vắng mặt của các vị giáo sư khả kính: Trần Huy Bích, Dương Ngọc Sum, Quyên Di, cùng nữ sĩ Dương Hồng Anh, và NV Người Tù Cuối Cùng Phạm Gia Đại v.v…

    Thêm một niềm vui nữa là, hôm nay mọi người có mặt trong buổi tiệc chúc mừng sinh nhật cho Thụy Lan, người đẹp thật rạng rỡ của xứ Huế. Chiếc bánh sinh nhật được trang trí rất đẹp mắt do nhà văn Vương Trùng Dương đã tặng để mừng sinh nhật Thụy Lan, được cắt ra để chia sẻ niềm vui cũng như sự ngọt ngào, sau khi cả nhóm cùng cất tiếng hát “Happy Birthday…”Trong tiếng đàn tiếng hát vui tươi…cầu chúc Thụy Lan ngày sinh nhật tràn đầy niềm vui bên cạnh phu quân Michael.

    Kiều My cảm ơn nhà văn Vương Trùng Dương đã chụp những bức ảnh rất đẹp cho buổi tiệc. Những bức ảnh quý giá này được cho vào bài viết của Kiều My, làm tăng thêm ý nghĩa của bài; cũng như lưu niệm những hình ảnh dễ thương mãi mãi trong lòng mọi người.

    Mạnh Bổng với Autumn Leaves

    Ngọc Châu với Lệ Đá

    Một chương trình văn nghệ cây nhà lá vườn rất hào hứng qua những giọng hát như: anh Tuấn Minh với Bài tình Ca Cho Em; Trần Hào Hiệp liên khúc Phượng Hoàng; Vũ Hoàng Hải Ảo ảnh; Mộng Thủy Thu Ca; Tuấn Minh Tuyết Mai It’s Now Or Never, Một Ngày Vui Mùa Đông; Mạnh Bỗng Les Feuilles Morte; Kiều My Besame Mucho; Đào Cao Nguyên Ngậm Ngùi; Jean Michael Thụy Lan Main Dans La Main; Lâm Dung Ai Đưa Em Sang Sông; Minh Thư Top Of The World; Tăng Bảo Cang Il Fault Toujours Un Perdant (Nàng); Ngọc Quỳnh Về Đây Nghe Em; Ngọc Châu Lệ Đá; anh Đức Le Jour Le Plus Long; Hùng Ngọc Niệm Khúc Cuối; Lệ Hoa Gặp Nhau Làm Ngơ; Tony Hiếu nếu Có yêu Tôi…với Keyboardist Phạm Ngọc Tú vui chơi ca hát đến nửa khuya.

    MC Mộng Thủy với Thu Ca
    Theo Kiều My, buổi tiệc họp mặt đêm nay có thể gọi là “hội ngộ Mùa Thu Tạ Ơn”, MC Mộng Thủy cất tiếng hát qua bài “Thu Ca” (của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương) vốn là một tuyệt phẩm tango kinh điển của âm nhạc Việt Nam, khi không gian ngoài kia đang vào Thu.

    Tăng Bảo Cang cho biết anh ca tặng bài tình ca của Hervé Vilard.. “Elle Était Belle” cho đôi sam Jean Paul Michael và Thụy Lan mừng kỷ niệm lễ Bạc 25 năm ấm êm một phần tư thế kỷ chưa hề rời nhau nửa bước đường tình, khi mà anh chị Thụy Lan + Michael song ca bài Main Dans La Main, rồi nghe tình ca Elle Était Belle để cảm ơn em, hay tạ ơn thời gian cho đôi uyên ương hạnh phúc bên nhau…

    “Nàng vẫn ngủ trong vòng tay tôi

    Nàng vẫn ngoan hiền bên tôi
    Tôi nguyện giữ nàng trong tay
    Ôi, nàng xinh dẹp, đẹp mãi trong hồn tôi…)

    (Lyrics:
    Elle etait la, elle dormait dans mes bras
    Elle avec moi, c’etait trop bien mais voila
    Par habitude, j’etais sur de la garder
    Par lassitude, je l’ai perdu a jamais
    Elle etait belle, elle etait belle
    Je ne voyais qu’elle …)

    Dancing all night với anh Tony Hiếu trong ca khúc Nếu Có Yêu Tôi
    Gần khuya khá lạnh bên ngoài, bên trong studio ca sĩ Thụy Lan cất tiếng lòng đến người tình trăm năm, Jean Paul Michael qua bài tình ca nồng ấm Help Me Make It Through The Night, của nữ ca nhạc sĩ Sammi Smith, sinh quán gốc Orange County, California, đã mất ở Oklahoma City, Oklahoma. Hãy nghe ca sĩ Thụy Lan tâm tình khi dêm về….

    Anh ơi hãy đến nằm bên em
    Anh cho em những nồng ấm
    Ái ân thâu dêm tuyệt vời
    Xin anh đừng ngại gì cả.

    Em rất sợ cô đơn khi vắng anh
    Hãy yêu em suốt đêm dài
    Em rất sợ cô đơn khi thiếu anh
    Hãy ái ân thâu đêm dài …

    (Lyrics:
    Come and lay down by my side
    Til the early mornin’ light
    All I’m takin’ is your time
    Help me make it through the night
    I don’t care what’s right or wrong
    I won’t try to understand
    …..

    And it’s sad to be alone
    Help me make it through the night
    And it’s sad to be alone
    Help me make it through the night
    I don’t want to be alone
    Help me make it through the night…)

    Link: Help Me Make It Through The Night

     Help Me Make It Through The Night

    Trời đã vào Thu, đêm về sương xuống lạnh, buổi họp mặt chóng tàn, mọi người chia tay nhau trong quyến luyến, nhưng rất ấm tình người. Vì trong danh ngôn đã bảo rằng: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi thiếu vắng tình yêu thương!” Nhưng chúng ta ra về mang trong tim những kỷ niệm đẹp, ấm áp tình bạn hữu thân thương… dù bên ngoài tiết trời của đêm Thu đã se lạnh!

    Fall 2023, Kiều My.

  • Âm nhạc,  Kiều My

    LÊ VĂN KHOA MỘT ĐỜI CHO ÂM NHẠC

    Vào buổi tối cuối hạ ngày 6 tháng 9 năm 2023, tại Robert Moore Theater – Orange Coast College, Costa Mesa city, California, Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ (Vietnamese American Philharmonic) đã tổ chức một buổi trình diễn âm nhạc rất tầm cỡ, mừng đại thọ 90 tuổi cho nhạc sĩ LÊ VĂN KHOA. Đặc biệt, buổi hòa nhạc cho sự kiện này cũng nhằm vinh danh người nhạc sĩ tài ba mang dòng máu Việt, hàm chứa một biểu tượng sáng ngời của Lê Văn Khoa:  “A Lifetime of Music ( Một Đời Cho Âm Nhạc) Để mừng ngày sinh nhật cho một người được mệnh danh “ A Lifetime of Music”, một món quà đầy ý nghĩa trao tặng ông không gì khác hơn ngoài ÂM NHẠC. Đó chính là món ăn tinh thần không thể thiếu suốt một đời của người nhạc sĩ đam mê âm nhạc Lê Văn Khoa.

    GS Trần Huy Bích, GS NS Lê Văn Khoa, Mạnh Bổng, Kiều My, Khánh Lan

    Qua 90 năm tuổi đời của Lê Văn Khoa, là thời gian dài ông làm việc không ngừng, hầu cống hiến cho đời những nét “đẹp” qua âm thanh huyền hoặc của âm nhạc, hay những nét “đẹp” của đường nét, màu sắc… qua nghệ thuật nhiếp ảnh mà ông đã thực hiện. Ông là một nghệ sĩ ôm ấp nhiều hoài bão cao xa và ông đeo đuổi đến khi đạt mục đích. Ông yêu nghệ thuật tới đỉnh điểm và hầu như trái tim, khối óc… tất cả ông đều dành cho nghệ thuật. Ông là một nhạc sĩ hy sinh và tận hiến cuộc đời cho âm nhạc. Lê Văn Khoa là người mang nặng “HỒN VIỆT và ƯỚC MƠ”! Ông luôn mơ ước đưa âm nhạc Việt Nam vào dòng nhạc thế giới, cho mọi người trên hành tinh này biết đến văn hóa Việt, nhạc Việt và dân Việt…đầy nhân bản. Chính vì nung nấu mơ ước đó, mà ông đã sáng tác những ca khúc và những tác phẩm âm nhạc không lời, trong đó có nhạc giao hưởng “Vietnam 1975 Symphony. Việc làm của ông đã mang đến niềm hãnh diện, là ngày nay những tác phẩm nhạc Việt đồ sộ , lẫy lừng do ông sáng tác, được trình diễn nhiều nơi trên thế giới và được giảng dạy trong nhiều trường học ở Hoa Kỳ và Ukraine.

              Biệt tài của nhạc sĩ Lê Văn Khoa, là mang âm nhạc Việt Nam hòa hợp vào nhạc cổ điển Tây phương vốn phức tạp; do đó, đòi hỏi trình độ cao mới có thể thưởng thức được loại nhạc này.  Ấy thế mà khúc giao hưởng “Vietnam 1975 Symphony” đã được Lê Văn Khoa hoàn thành ở hải ngoại, là một tác phẩm lớn nổi tiếng về mặt này. Đặc sắc hơn nữa là: Vietnam 1975 Symphony được đánh giá như một sử ký Việt được viết bằng âm nhạc. Tác phẩm này được xem như một “di sản” giá trị của tác giả để lại cho hậu thế vậy. Ông là nhạc sĩ viết hòa âm xuất sắc cho nhiều nhạc phẩm được trình diễn nhiều năm qua; bên cạnh khả năng xuất sắc về nghệ thuật tạo hình mà ông đã sáng tác nhiều tác phẩm nhiếp ảnh nổi tiếng…Trong đó, có tác phẩm nhiếp ảnh The Day Is Gone được trưng bày ở bảo tàng viện Baltimore, Maryland Hoa Kỳ ( Baltimore Museum Of Art)

              Ngoài ra, nhạc của Lê Văn Khoa không chỉ để trình tấu, hợp xướng, đơn ca, hay độc tấu…mà còn là một hình thức đấu tranh, chống chế độ phi nhân, phi dân tộc ở Việt Nam qua những ca khúc như: Trường Ca Quê Hương Mến Yêu, Trên Biển Cả, Ca Ngợi Tự Do v.v…Ông là nhạc trưởng điều khiển các ban nhạc giao hưởng, trong đó có Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ, mà ông là Chairman. Lê Văn Khoa là người am tường về âm nhạc tới mức thượng thừa, nhưng thật khiêm hạ và đơn sơ khi phát biểu:

    Âm nhạc là tấu khúc của vũ trụ, nhà soạn nhạc chỉ có khả năng nghe và ghi lại một vài điểm nhỏ của tấu khúc vĩ đại ấy để chia sẽ với đồng loại.

                                                                                           GS NS Lê Văn Khoa

              Bước vào đêm trình tấu nhạc giao hưởng của Ban Hiếu Nhạc Việt Mỹ với dàn nhạc sĩ rất quy mô, đã sẵn sàng trên sân khấu để chào đón khán giả. Đêm ấy là đêm thật tưng bừng, đánh dấu 90 năm tuổi đời của một vị nhạc sĩ Việt Nam lỗi lạc Lê Văn Khoa. Ban Hiếu Nhạc Việt Mỹ đã tập luyện công phu qua nhiều ngày tháng để trình diễn cho một đêm nhạc giao hưởng khó quên này. Sự hiện diện đông đảo quan khách trong hí viện, đã nói lên lòng tri ân và ngưỡng mộ người nhạc sĩ tài ba, đạo đức với tấm lòng yêu nước trung kiên Lê Văn Khoa.

     Không khí trong hội trường thật tưng bừng và ấm áp tình người. Khán giả đang chờ đợi được thưởng thức dàn nhạc giao hưởng trình tấu những ca khúc được tuyển chọn từ kho tàng nhạc Việt; đặc biệt là những sáng tác của nhạc sĩ Lê Văn Khoa, qua những giọng ca điêu luyện chuyên nghiệp. Dàn nhạc giao hưởng ( Vietnamese American Symphony Orchestra) dưới sự điều khiển ngoạn mục của  nhạc trưởng Nguyễn Khánh Hồng – Vice Chair, Executive của Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ. Dàn nhạc rất hùng hậu, phối hợp những nhạc sĩ: piano, violin, viola, cello, flute, trumpet, Harp, String Bass, Clarinet v.v…Cùng những giọng ca thiên phú như: Teresa Mai, Ngọc Hà, Bích vân, Phạm Hà, Trịnh Hoàng Hải, Nguyễn Cao Nam Trân, Diệu Nga v.v…Đặc biệt, màn độc tấu dương cầm của thiên tài Nguyễn Vân Anh trong ca khúc Ta Tắm Ao Ta, Remembrance do Lê Văn Khoa soạn nhạc thật tuyệt vời, đã gây ngạc nhiên và thích thú cho người thưởng lãm.

    Ca Sĩ Ngọc Hà, phu nhân của NS GS Lê Văn Khoa

    Lắng nghe và thả hồn vào những ca khúc do nhạc sĩ Lê Văn Khoa sáng tác, được trình tấu bởi dàn nhạc giao hưởng trong đêm đó…đã nâng tâm hồn ta tới đỉnh điểm thật cao, cũng như chìm vào chiều sâu âm nhạc của một khả năng thiên phú Lê Văn Khoa – Tiếng nhạc như những lời ru dịu dàng của mẹ…là tình yêu dạt dào đối với nét đẹp của quê hương. Tiếng nhạc dìu dặt…lan tỏa vuốt ve… vỗ về…xoa dịu tâm hồn người. Bất chợt, tiếng nhạc như gào thét trong uất hận… cuồn cuộn tuôn tràn đớn đau…đưa ta chìm vào trong nỗi niềm nhung nhớ sâu xa.  Cũng như nhạc trưởng Nguyễn Khánh Hồng đã có những nhận xét rất sâu sắc về tài biên soạn nhạc của Lê nhạc sĩ:

    Nguyễn Khánh Hồng, Conductor

    Về nhạc giao hưởng, tôi muốn đề cập đến tác phẩm Symphony Vietnam 1975 của ông. Khi dàn nhạc tấu lên những nốt nhạc đầu tiên, tôi thấy một bầu trời Việt Nam tươi sáng mở ra, làm tôi rúng động tâm can và tự hỏi: Việt Nam có người viết nhạc hay như thế này à? Tôi liên tưởng đến tác phẩm “Pictures At An Exhibition” của Modest Moussorgsky. Tôi thấy nó có một gần gũi nào đó. Ngay từ những âm thanh đầu, tôi thấy hình ảnh của quê hương ta. Lê Văn Khoa viết lại lịch sử Việt Nam, đến giai đoạn 1975 và cả 10 năm sau, hình ảnh của những người tranh sống trên biển cả, cho đến khi họ đến được bến bờ và ca ngợi tự do. Hành âm này rất đặc biệt. Nhạc dạo cho ban hợp ca không phải là lối dẫn nhạc thông thường, mà bằng khúc độc tấu cello mà ông Khoa viết cho một cello concerto. Khúc nhạc đầy xúc cảm và người nhạc sĩ độc tấu cello cảm thông được, nên dốc hết tài nghệ thượng thặng để trút ra hết nỗi uất hận trong lòng, mở đường cho ban hợp ca bùng vỡ như sấm động và kết thúc với niềm vui bay bỗng trong bầu trời tự do. Nghe nhạc mà tôi cảm thấy rợn người, bao nhiêu da gà đều nổi lên hết, vì nhạc vẽ lên hình ảnh rất gần với sự thật.”

                                                         Nguyễn Khánh Hồng, Conductor

    Theo giáo sư Lyudmila Chichuk, một concert pianist xứ Ukraine, đã có cơ hội độc tấu dương cầm một cách say mê những tác phẩm của soạn nhạc gia Lê Văn Khoa, cô nói:

     Lyudmila Chichuk, Pianist

    Tôi rất yêu thích nhạc của Lê Văn Khoa. Nhạc của ông thật trong sáng, đầy nhân bản, có nhiều chất lược để được khám phá. Tôi đưa ý nhạc lên trí và chuyển nó vào tim. Nó cho tôi cảm giác thư giãn. Tôi có trình diễn nhạc piano của ông ở nhiều quốc gia Âu Châu. Khán giả rất yêu quý nhạc của Lê Văn Khoa. Họ thường hỏi tôi về nhạc của ông sau mỗi buổi trình diễn, nhưng tôi không có nhạc để chia sẻ với họ. Tôi hy vọng nhạc của ông sẽ được trình diễn khắp thế giới.”

                                                               Lyudmila Chichuk, Pianist

    Lê Văn Khoa, người có tâm hồn yêu quê hương đất nước chân thành đáng cho chúng ta khâm phục. Dù sống xa quê hương, nhưng với  tâm hồn Việt, màu cờ vàng ba sọc đỏ và quốc thiều Việt Nam Cộng Hòa luôn là niềm tự hào của ông. Lê Văn Khoa đã hòa âm, phối khí bản quốc ca Việt Nam Cộng Hòa  cho ban nhạc phủ tổng thống Ukraine trình tấu rất xuất sắc vào năm 2010. Vì lòng trung thành với lý tưởng “tự do”,  và là một nghệ sĩ chân chính, Lê Văn Khoa đã khước từ những bỗng lộc, cũng như từ chối hợp tác với bạo quyền Cộng sản Việt Nam.

    Càng về đêm, ban nhạc giao hưởng đã tấu lên những cung nhạc tuyệt vời qua những tác phẩm của soạn nhạc gia Lê Văn Khoa. Khán giả đã chìm lắng trong âm thanh tha thiết tựa những giọt lệ chực chờ dâng tràn khóe mắt… Có lúc tâm hồn nhẹ nhàng chìm sâu trong tiếng nhạc chiều đắm say… Rồi hồn người lặng theo niềm lưu luyến cõi đời không muốn rời xa…  Tiếng dương cầm réo rắc đưa ta vào cảnh thiên nhiên của đời sống thanh bình thuở nào…Một nét nhạc sang trọng, trau chuốt  trổi lên, gọi cả nỗi nhớ nhung từ dĩ vãng kéo về làm ngây ngất lòng người. Bỗng âm thanh hân hoan dồn dập trổi lên thật lộng lẫy…như nghìn cánh chim tung bay vụt thoát lên trời cao xa tít…như để “Ca Ngợi Tự Do.” Bao cảm xúc dào dạt tuôn tràn… đã đưa ta vào thế giới âm nhạc giao hưởng huyền hoặc của lê Văn Khoa.

    Đối với nền âm nhạc thế giới, Áo quốc có nhạc sĩ nổi danh Johann  Strauss trong ca khúc luân vũ tuyệt vời Le Beau Danuble Bleu tức Dòng Sông Xanh. Đức quốc có nhạc sĩ trứ danh Ludwig Van Beethoven, mà ca khúc Fur Alise là một trong những bản nhạc nổi tiếng của ông. Nước Poland, có nhạc sĩ tài ba Frederic Chopin mà bản nhạc Tristesse là một trong những bản nhạc nổi tiếng thế giới. Việt Nam cũng hãnh diện với thế giới có nhạc sĩ lừng danh Lê Văn Khoa qua tác phẩm nhạc giao hưởng Vietnam 1975 Symphony, đã được trình diễn nhiều nơi trên thế giới.

    Nhân dịp này, nhạc sĩ Lê Văn Khoa cũng đã trình làng một ấn bản đặc biệt  LÊ VĂN KHOA: HỒN VIỆT và ƯỚC MƠ cùng độc giả. Một tác phẩm rất có giá trị và được in ấn thật công phu, đẹp mắt, dày 322 trang. Chứng tỏ rằng: Lê Văn Khoa là người đa tài, ông chẳng những là một nhạc sĩ lừng danh, mà còn là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng, một  nhà văn đặc sắc và nhà giáo đạo đức…Lãnh vực nào ông cũng đạt đến mức xuất sắc và hoàn hảo.

     Qua thành quả 90 năm âm nhạc của Lê Văn Khoa, cho ta một nhận xét: ông chính là viên ngọc quý của nền âm nhạc Việt Nam mà mọi người đều ngưỡng mộ và kính phục. Ông cũng là niềm tự hào cho dân Việt đối với thế giới, vì nước Việt đã đào tạo được một thiên tài âm nhạc Lê Văn Khoa. Ông đã mang nhạc Việt  sánh vai cùng dòng nhạc thế giới và sẽ lan tỏa đi khắp nơi trên hành tinh này. Cầu chúc ông còn được nhiều sức khỏe, để tiếp tục cuộc hành trình đầy “ước mơ” của một “hồn Việt” mà ông luôn ấp ủ trong lòng.

    Kiều My, California, October 2023

  • Âm nhạc,  Vương Trùng Dương

    Lê Trạch Lựu, Tình Khúc Em Tôi

    Vương Trùng Dương

    Quan niệm nhạc tiền chiến đúng nghĩa là dòng nhạc đầu tiên của tân nhạc Việt Nam vào giữa thập niên 1930 & 40, mang âm hưởng khuynh hướng trữ tình lãng mạn theo âm luật của Tây Phương. Thế nhưng, một số ca khúc sáng tác trong giai đoạn 1945-1954 mang phong cách trữ tình lãng mạn từ giai điệu đến lời ca bày tỏ nỗi niềm rung động từ trái tim, được mọi người ái mộ qua tình khúc… nên được liệt kê vào nhạc tiền chiến. Nhạc phẩm Em Tôi của Lê Trạch Lựu ở trong thời kỳ đó.

    Theo quan niệm của Tuyền Linh: “Định nghĩa một cách nôm na, dựa trên hai chữ ca khúc (pièce chantée), ta thấy rõ danh từ nầy được chia làm hai phần: lời ca và khúc nhạc. Cũng dựa theo định nghĩa và phân tích trên, ta thấy giá trị một ca khúc cũng chia làm hai phần: một nửa cho giai điệu tiết tấu và một nửa cho lời ca. Vậy để có một ca khúc có giá trị đích thực thì người viết ca khúc phải hoàn thành tác phẩm của mình có đủ cả hai phẩm chất nêu trên… Một ca khúc có phần hòa âm nghèo nàn, giai điệu tiết tấu gập ghềnh trắc trở, khi được tấu lên, cùng lắm làm cho người nghe nhàm chán, và tất nhiên, sau đó họ sẽ quên ngay… Một ca khúc hay không bắt buộc phải có lời cao xa, siêu thực mà cần có nội dung rõ ràng để người nghe cảm nhận được tình, ý của tác giả muốn nói gì, gởi gắm gì trong tác phẩm của mình…”.

    Những ca khúc như Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa (1947) của Tô Vũ, Dư Âm (1950) của Nguyễn Văn Tý, Nỗi Lòng (1952) của Nguyễn Văn Khánh, Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay (1952), Tiếng Đàn Tôi (1947) của Phạm Duy… sau nẩy trở thành tình ca bất tử của nhạc tiền chiến.

    EM TÔI

    “PK: Em tôi ưa đứng nhìn trời xanh xanh.

    Mang theo đôi mắt buồn vương giấc mợ

    Vu vơ đắm đuối, vương ngàn áng mây

    Bao đêm thầm đếm trên trời đầy sao sáng.

    Buồn vương man mác theo lời gió reo lời thơ

    Trầm tư se sắt tơ lòng đắm theo đàn khóc

    bao nhiêu nước mắt chôn sầu đắng cho lời thơ,

    giờ này em hát câu chiều mơ…

    ĐK: Bao giờ tôi về gần em

    Cùng đếm này trăng này sao kia nhé em,

    Trăng sao dâng ý thơ, mây bay khắp trời,

    Thuyền tình lung linh trong khói sương lam,

    Ngày về xa quá người ơi!

    PK : Em mơ tiếng sáo, dập dìu bên trăng.

    Đêm đêm u tối về đây thắp saọ

    Dư âm tiếng hát, vương buồn mắt nhung,

    Tôi xin gió biếc ca ngợi mầu suối tóc.

    Đừng quên em nhé môi còn thắm duyên còn xanh,

    Đàn trăng phô sắc huy hoàng sáng hơn màu nắng.

    Cho anh rót thắm đem về nhớ nhung lời thơ,

    Đường đời anh muốn em còn mơ…”.

    Nguyễn Đình Toàn trong quyền Bông Hồng Tạ Ơn: “Thực ra, sau Em Tôi, Lê Trạch Lựu còn một sáng tác nữa đã được các ca sĩ đem hát trên các đài phát thanh, cũng rất hay, nhưng hình như nó đã bị cái bóng của Em Tôi che khuất, nên ít người biết, và cũng chưa thấy một ca sĩ nào tìm hát lại, đó là bài: Nhớ. Tình ca được viết nhiều nhất vào giai đoạn được gọi chung là nhạc tiền chiến của chúng ta”.

    Sau hai ca khúc Nhớ và Thôn Chiều, ca khúc Em Tôi là bài thứ ba nhưng gắn liền với tên tuổi tác giả trong khu vườn âm nhạc Việt Nam.

    Sau 20 năm, Lê Trạch Lựu mới sáng tác Cành Mai Tóc Ngắn để nhớ lại hình ảnh ngày xưa với cuộc tình vô vọng.

    “Cành mai năm ấy xuân xanh mười lăm

    Màu yêu thơm ngát tóc em cài hoa

    Cành mai hoa trắng áo em lả mây

    Theo em, theo em khi tan trường về…”.

    “Sau 53 năm, ở vào tuổi 78, Lê Trạch Lựu mới viết về tình sử qua nhạc phẩm Em Tôi:

    Năm 1946 là năm tôi đi trại hè Sầm Sơn, đi với đoàn Hướng Đạo, cùng nhiều đoàn khác, tập trung tại sân ga Hà nội. Tôi thoáng thấy một cô gái xinh xinh, dáng người phong nhã, có đôi mắt đẹp tuyệt vời. Không hiểu sao tôi thấy tôi như choáng váng, má tôi nóng bừng như lên cơn sốt; lần đầu tiên tôi thấy tôi có cái cảm giác lạ lùng này. Nhà đoàn tôi “đóng trại” to lớn, rộng rãi, đó là những biệt thự nghỉ mát của bọn Pháp thuộc điạ bỏ lại, trước nhà là bãi biển mênh mông, sau nhà có một cái giếng.

    Trưa nào tôi cũng thấy cô gái ấy, đội nón, dưới nắng chang chang rũ áo, tôi ngồi bên cửa sổ nhìn cô ta. Thỉnh thoảng cô nàng ngửng đầu lên, vành nón che đôi mắt, nhưng tôi biết là cô ta đang nhìn tôi. Thú thật, tim tôi đập thình thình. Chao ơi, yêu đương là như vậy hay sao? Đây là một rung động đầu tiên, nào đâu tôi có biết cảm giác này từ thuở ra đời.

    Về Hà nội tôi tìm nhà cô ta, vì có duyên nên tìm được ngay, cô ta ở gần nhà tôi. Bây giờ ta phải tìm biết tên cô ta nữa! Chiều nào tôi cũng đi qua nhà cô ta, để nhìn vào nhà, tìm lại đôi mắt đẹp. Tôi thấy có nhiều cậu trai cỡ bằng tuổi tôi đi qua đi lại trước cửa nhà, như tôi. Lúc đó tôi cũng thấy hơi hơi lo… sợ mất !

     Nhưng may cho tôi, hồi ấy có một chú bé đi theo tôi hoài, hỏi ra là chú Mỹ, em cô Phượng. Trời ơi là trời, đất ơi là đất! Chúng tôi đi chơi với nhau. Một hôm, tôi viết một lá thư và mạnh dạn tôi hăng hái ra đi, nhưng chiều hôm đó tôi không thấy cô ta ra đứng ngoài cửa hóng mát. Rồi chiều hôm sau, chiều sau nữa. Thế rồi một chiều nào đó, tôi lại thấy cô ta đứng rũ tóc bên thềm.

    Tìm đủ nghị lực, tôi sán gần cô ta, tay đưa lá thư, miệng lắp bắp một câu: “Phượng… Phượng  cầm… cầm lấy cho… cho… tôi… tôi… lá thư này…”. Rồi xong, tôi cắm đầu đi mất, không dám quay lại, sợ nhìn thấy hoặc cô ta xé lá thư, hoặc quẳng xuống lề đường… tôi sẽ mắc cỡ…

     Để đỡ cho cái nặng nề đó, tôi tìm cách nói khéo với chú Mỹ, chú bằng lòng ngay. Thế là chú thành con chim xanh của tôi. Chiều nào chú cũng để một lá thư lên bàn. Bẩy tháng trời tôi viết đều đều, gần bẩy chục lá thư mà vẫn không thấy trả lời.

     Tôi đau khổ quá không biết cô ta có yêu tôi không, tại sao cô ta không trả lời tôi, dù thuận dù không… Lúc bấy giờ tôi mới biết là tình yêu, thế nào là đợi chờ, là có nhiều đau khổ. Héo hon con người.

     Thế rồi một hôm chú Mỹ tất tưởi chạy đến nhà tôi, đưa cho tôi một lá thư, hôm đó là một tuần trước ngày kháng chiến toàn quốc, tôi bồi hồi cầm lá thư, ở một góc có đề : Xin Trạch Lựu đừng giận Kim Phượng mà xé lá thư này…, tôi mở ra, đọc từng hàng chữ đều đều, tròn tròn, vuông vắn. Phượng nói yêu tôi từ ngay lúc đầu… nhưng muốn thử lòng tôi để xem tôi có phải là người đứng đắn rồi nói rằng ngày mai Phượng đi tản cư… ở Hà Đông, cách làng tôi mấy làng… Tôi bàng hoàng như tỉnh một giấc mơ lâu dài chờ đợi từ bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút. Thế là hai hôm sau, tôi đi bộ từ Hà nội qua làng tôi tới làng tạm trú của gia đình nàng, chúng tôi đi chơi dọc dòng sông Nhuệ cùng chú Mỹ, mẹ của Phượng, bà cụ nhìn chúng tôi âu yếm từ đằng xa… đi chơi cùng nhau hết cả buổi chiều, tôi không dám cầm tay Phượng, tôi ân hận tới bây giờ.

    Tôi trở về thành, thế rồi chiến tranh, ba năm sau tôi sang Pháp. Không rõ Phượng ở đâu, tôi vẫn nhớ Phượng hoài. Một hôm trong trường cái nhớ nó làm tôi điên đầu… trong giờ Etude cuối lớp có anh chàng Trần Bích Lan Nguyên Sa đang đọc Socrate hay sao, bên phải gần cửa sổ Hoàng Anh Tuấn… không biết hắn làm gì, chắc đang làm thơ, tôi cầm cây đàn bấm bấm… hai ngày sau thành bài Em Tôi… cả nhạc lẫn lời.

    Chủ Nhật ra Paris, đường Volontaires, sau bữa cơm trưa, quây quần với nhau, trong đó có Anh Tuấn, Thi Liên, Thoa em gái Nguyên Sa về sau lấy Trần đình Hòa, Bội Liên đã nhận được bài tôi gửi tới trường, hồi đó cô ta có yêu tôi, nhưng tôi tránh vì cô ta con nhà giầu…, Bội Liên dạo nhac trên mấy phím ngà… Nhạc Em Tôi vang lên khắp cả căn phòng, tôi tê tái nghe nhạc tôi, tôi thấy là lạ, chưa quen… vì mỗi lần tôi đã nghe trong tôi hay nghe cây đàn bên tôi nói với tôi, bây giờ những ngón tay ngà chạy qua phím đàn đến với tôi, tôi như ngỡ ngàng đi vào cơn mê…

    Thế rồi tôi chép lại nhạc và lời trên trang giấy học trò, trên những giòng như đã kẻ nhạc, tôi gửi tới nhà xuất bản Tinh Hoa… (Tinh Hoa ấn hành năm 1953, Tinh Hoa số 445)

    Những tháng năm qua…

    Khi “Em Tôi” được nổi tiếng, tôi không được sống cùng với thời đại đó vì tôi ở xa , tôi không được nhìn nhận rõ ràng thế nào là một bản hát được người đời yêu chuộng… trai hay gái, ai ai cũng tưởng là mình có một người yêu , hay mình được yêu , hay mình tưởng tượng chính mình là cô gái ấy , còn  cậu trai được yêu cô gái dịu dàng, thơ ngây, âu yếm , mơ màng cho nên ai ai cũng hát… cũng tưởng là mình… cũng cầm lấy cây đàn…

    Rồi một hôm tôi tìm ra điạ chỉ của Kim Phượng, tôi viết về cho chú Mỹ, Mỹ trả lời tôi:

    “Em nhận được thư anh, thế là anh vẫn mạnh, chị Phượng đợi anh trong một năm dài, thấy anh không về, tưởng anh chết, rồi ba năm sau chị Phượng để tang anh. Nhiều người đến hỏi chị, chị chỉ lắc đầu. Chị vẫn đợi anh, nhưng hôm qua chị Phượng đi lấy chồng, chị đã 26 tuổi rồi, ngày ngày thầy me thúc dục.”

    Thế là tôi cắt đứt, để Phượng đi lấy chồng cho êm thấm, có bổn phận với chồng với con. Tôi không muốn ám ảnh Phượng nữa để cho nàng yên phận.

    Sáu chục năm rồi vẫn nhớ em,

    Nhớ ai rũ tóc đứng bên thềm,

    Nhớ người giặt áo bên bờ giếng,

    Nhớ nhiều, nhớ mãi, mãi không quên…

    Sáu chục năm sau, tôi được biết tin một người bạn cùng trường năm xưa, anh Nguyễn Thiệu Giang viết cùng một tờ báo với tôi hồi đó cùng Thanh Nam, tôi có nhờ anh ta đến căn nhà cũ, anh nói Phượng không còn ở đấy nữa. Nhưng có cho tôi số phone, tôi gọi Phượng, đầu giây Phượng trả lời, tôi nói là tôi, cô ta nhắc đi, nhắc lại ba lần, anh Lê Trạch Lựu hả, anh Lê Trạch Lựu hả, như không tin là có thật, khi tôi bảo là tôi thì cô ta òa ra khóc.

    Nói chuyện cùng nhau hơn nửa tiếng, sau những lúc ân cần hỏi han. Phượng có nói, anh ấy có theo đuổi Phượng trong bốn năm trời, Phượng bảo Phượng có người, anh ta cứ đeo đẳng, Phượng có nói với anh ấy chuyện Phượng và anh. Anh ta chịu là trong lòng Phượng có một người. Tôi xin thành thật cảm ơn Phượng, tình yêu Phượng cho tôi. những năm đợi chờ, đau khổ. Một lúc sau tôi hỏi Phượng: “Thế Phượng còn giữ mấy lá thư ấy không?” Tôi muốn tìm hiểu văn thời 16 tôi viết ra sao chắc là văn lủng củng lắm. Phượng trả lời tôi:

    “Em để vào trong một cái hộp, nó đi theo em tất cả mọi nơi, trong đó có cả tập ảnh chụp hồi đó, nhưng chồng em thấy lúc nào em cũng buồn, nói với em nên giấu nó đi một chỗ, khi nào vui thì hãy mở ra. Thế là ông ta bỏ vào đâu không rõ, mấy năm sau ông ta mất, tìm kiếm khắp nhà không ra. Em chỉ nhớ anh viết dài lắm… viết dài lắm… Hôm nọ em muốn tìm cái hình anh hồi đó, mà không thấy đâu. Tủi thân, em lại ngồi khóc, may rằng con, cháu em bữa đó tụi nó không có nhà…”

    Thu Tao Ngộ – Tháng Mười năm 2009 –  Lê Trạch Lựu

    *

    Sau khi Lê Trạch Lựu tâm sự mối tình để viết ca khúc Em Tôi mà trước đây có vài bài viết chưa nói rõ “bí ẩn cuộc tình” trước sự im lặng của người trong cuộc vì tế nhị và kín đáo. Tháng 1 năm 2011, Lan Phương của đài VOA phỏng vấn Lê Trạch Lựu và viết bài Lê Trạch Lựu & Mối Tình Theo Mãi Một Đời

    “… Lê Trạch Lựu rời Việt Nam thời loạn ly năm 1951, bỏ lại sau lưng một mối tình, không hiểu người yêu của mình ở phương nao khi mà khói lửa, chiến tranh, tản cư, ly tán đã đẩy mọi người vào tình huống chẳng biết những người thân của mình còn sống hay đã chết.

    Ở Pháp, theo học nốt bậc trung học rồi vào ngành điện ảnh và làm truyền thông, ông vẫn nhớ hình bóng cũ, cô thiếu nữ tên Phượng mà ông đã gặp lần đầu trong một chuyến đi cắm trại của đoàn hướng đạo ở Sầm Sơn…

    … Từ ngày rời Hà Nội năm 1951, nhạc sĩ họ Lê chưa một lần trở lại quê hương. Ông lập gia đình với một người vợ Pháp, gốc Ba Lan, mà theo lời ông thì bà là người rất đẹp, đoan trang, miệng cười tươi như hoa, và ông nhận là số ông may mắn, từ người yêu đến người vợ ai cũng đoan chính.

    Thời còn trẻ cũng có người bạn rủ ông về miền Nam làm việc, và hãng thông tấn Pháp cũng muốn ông về để lập một cột trụ ở bên đó, nhưng nhạc sĩ họ Lê tâm sự: Tôi nghĩ rằng hồi đó tôi có đứa con nhỏ nhất mới 3 tuổi, nếu tôi về Việt Nam tôi sẽ mê một cô Việt nam, tôi sẽ lấy cô Việt Nam, sống với cô Việt Nam thì tôi sẽ không trở lại Pháp nữa. Tôi tự nghĩ: mình sinh ra con, mình không nuôi con, mình bỏ nó, sung sướng với cuộc sống của mình, rồi sau này con mình nó nhìn mình bằng cách gì mình không thể sống được. Vì thế tôi không đi. Mà nếu tôi đi, thì cũng không thể trở về được, nghề của tôi là ra chiến trường quay phim. Tôi vui thích với nghề đó lắm, mà có thể chết được, nên về thì không thể nào trở lại được nữa…”.

    *

    Nhạc sĩ lê trạch lựu đã qua đời tại Paris ngày 6 tháng 2, 2015, hưởng thọ 84 tuổi. Với công việc phóng viên vì ông tốt nghiệp ngành điện ảnh và truyền thông. (Theo nguồn tin cho biết, dạo đó có người bạn rủ ông về miền Nam Việt Nam hành nghề. Một hãng thông tấn của Pháp cũng đề nghị ông làm phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhưng ông từ chối). Với nhạc sĩ tài hoa nhưng ông không sinh hoạt trong môi trường âm nhạc, có lẽ sáng tạo khởi nguồn từ trái tim và nguồn cảm hứng… nhưng không còn!

    Để tưởng nhớ nhạc sĩ gởi lại cho đời tình khúc tuyệt vời, xin trích những dòng trên để mỗi khi nghe tình khúc Em Tôi, nhớ lại hình bóng cũ.

    Vương Trùng Dương

    (Văn Nhân & Tình Sử, ấn hành 2015 trang 167-175)

  • Âm nhạc,  Tin tức,  TRẦN MẠNH CHI

    Ra Mắt sách thơ nhạc Thu Tuyết Sept 09, 2023 tại Clara Studio Westminster

    Một buổi chiều sắp vào chớm Thu miền nắng ấm California.

    Được nữ thi sĩ Thu Tuyết đến từ phương trời Kanguru Úc Châu gởi lời mời đến Nhóm Văn Học Nghệ Thuật và nhiều bạn bè thân hữu văn nghệ sĩ khắp miền trên USA để đến tham dự chương trình nhạc thính phòng cho Đêm Ra Mắt Sách, Tập Thơ, DVD với tự đề “ Thu Trắng 4“ được tổ chức tại Clara Studio thuộc thành phố Westminster, California ngày 09 tháng 09 năm 2023.

    Với mọi nhiệt tình mà bạn bè, thân hữu, văn nghệ sĩ  khắp nơi đã dành mọi sự ưu ái đến với nữ sĩ Thu Tuyết mà số người đếm tham dự ngoài sự mong đợi của Ban Tổ Chức là thính phòng đã không còn một chỗ ngồi và còn nhiều quan khách phải đứng mặc dù máy lạnh đã không đủ tiếp hơi nhưng mọi người cũng đã ở lại cho đến giây phút cuối cùng của chương trình.

    Trong Đêm Ra Mắt Sách được lồng vào chương trình  nhạc thính phòng đã lôi cuốn khán giả qua những bài nhạc tình ca được phổ nhạc  từ những tập thơ của nữ sĩ Thu Tuyết do các nhạc sĩ tên tuổi như Trần Quang Lộc, Phú Quang… cùng với sự hiện diện của NS Trần Quảng Nam, NS Ngô Tín, Ca sĩ Lê Uyên, Ca sĩ Phi Khanh, Ca sĩ Thái Hoàng, Ca sĩ Anh Dũng, Ca sĩ Đồng Lan,VănThi sĩ Đặng Phú Phong, Nhà Văn Nguyễn Huy Quang, Nhà báo Mặc Lân đài RFA .

    Chương trình được chuyển tải rất duyên dáng qua hai MC Hồng Vân và Bình Định đã giúp chương được trọn vẹn với sự hài lòng của khán thính giả cho đến phút cuối.

    Qua chuyến lưu diễn này và chuyến lưu diễn vào tháng 10 năm 2023 bên trời Tây của thành phố Paris, France sắp tới.

     Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật xin chúc nữ sĩ Thu Tuyết sẽ gặt hái và  chuyển tải nhiều thành quả tốt đẹp của những vần thơ, dòng nhạc và tiếng hát mình trong vòm trời âm nhạc và nghệ thuật đến mọi tầng lớp của những người yêu thơ nhạc Việt Nam.

    Trần Mạnh Chi, Vào Thu Cali 2023

  • Âm nhạc,  KIẾN THỨC TỔNG QUÁT,  Vương Trùng Dương

    Tưởng Nhớ Nhạc Sĩ Đan Thọ

    Vương Trùng Dương

    Nhạc Sĩ Đan Thọ (6/1924-9/2023)

    Nhạc sĩ Đan Thọ qua đời ngày 4 tháng Chín năm 2023, thành phố Houston, Texas, hưởng đại thọ 99 tuổi. An giấc nghìn thu ngày 18 tháng Chín, tại Nhà Quàn Vĩnh Cửu (Chapel of Eternal Peace at Forest Park), Houston, Texas. Với tuổi ta, nhạc sĩ được bách niên (100 tuổi) tuổi hạc đại thượng thọ trên cõi trần.

    Nhạc sĩ Đan Thọ tuy không sáng tác nhiều nhưng cả cuộc đời cho nghệ thuật với niềm đam mê âm nhạc và những đóng góp của ông trong lãnh vực nầy từ thời tiền chiến ở Hà Nội, hai thập niên ở Sài Gòn và thời gian ở hải ngoại.

    Những nhạc phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Đan Thọ như: Bóng Quê Xưa (1952), Vọng Cố Đô (chung với Nhật Bằng), Thú Ly Hương… Tình Quê Hương (thơ Phan Lạc Tuyên), Mimosa Thôi Nở (thơ Nhất Tuấn), Chiều (lời Đinh Hùng). Có lẽ nhạc phẩm Dương Cầm của ông (ý thơ Mùi Quý Bồng, con rể) là ca khúc cuối đời. Trong đó hai ca khúc Tình Quê Hương và Chiều Tím được giới thưởng ngoạn âm nhạc yêu thích nhất.

    Tài hoa của nhạc sĩ Đan Thọ điêu luyện với nhiều loại nhạc cụ khác nhau, ngón đàn violin điêu luyện và tiếng kèn saxophone rất tuyệt, ngoài ra với đàn hạc (harpe) loại đàn cổ nhất của Ai Cập thời xa xưa và đàn bandura của đất nước hoa hướng dương (Ukraine).

    Đan Thọ tên thật là Đan Đình Thọ, sinh ngày 21 tháng 6 năm 1924 tại Nam Định, Bắc phần, theo học tại trường Saint Thomas D’Aquin trong khoảng từ năm 1936 đến 1941 và thơi goan nầy học vỹ cầm. Từ năm 1942 đến 1945, ông học hòa âm và sáng tác với các giáo sư, nhạc sĩ Tạ Phước (vị hiệu trưởng đầu tiên của Nhạc Viện Hà Nội). Năm 1945, ông chơi đàn violin cho phòng trà Thiên Thai của nhạc sĩ Hoàng Trọng (1922-1998) ở Nam Định.

    Năm 1945, ông lập gia đình với cô thiếu nữ Hà Nội Nguyễn Thị K. Thanh mới 16 tuổi, (sinh năm 1929) gia đình có phần e dè khi biết con gái sắp thành thân với nhạc sĩ. Thế nhưng ông bà sống với nhau trọn đời, cùng nuôi dạy nên người một con trai và ba con gái (trưởng nam Đan Đình Thành, trưởng nữ Đan Kim Tâm, thứ nữ Đan Kim Trang (quá vãng), út nữ Đan Kim Thư.

    Năm 1948, nhạc sĩ Đan Thọ gia nhập Ban Quân Nhạc Đệ Tam Quân Khu Hà Nội cùng với các tên tuổi khác như Văn Phụng, Nguyễn Hiền, Nhật Bằng… Trong thời gian này, ông được nhạc trưởng quân nhạc Schmetzler hướng dẫn về kèn.

    Năm 1954, ban quân nhạc cùng gia đình ông di cư vào Nha Trang. Năm 1956 vào Sài Gòn, ông được mời cộng tác với vũ trường Đại Thế Giới, và ông tiếp tục trau giồi môn kèn với nhạc sĩ Mano Umali người Phi Luật Tân.

    Năm 1956, ông trưởng ban nhạc nhẹ của đài Ðài Phát Thanh Tiếng Nói Quân Ðội trong khoảng một thời gian mười năm, gồm các nhạc sĩ nổi tiếng như Xuân Tiên, Xuân Lôi, Canh Thân,… Năm 1965, Đan Thọ giải ngũ và sau đó tham gia vào ban nhạc Shotguns của nhạc sĩ Ngọc Chánh và tiếp tục chơi nhạc tại các phòng trà, vũ trường cho tới năm 1975.

    Gia đình Đan Thọ kẹt lại Việt Nam đến tháng 3/1985 mới tới Hoa Kỳ, theo diện đoàn tụ do sự bảo lãnh của người em vợ. Nhạc sĩ Đan Thọ không định cư ở Washington D.C. lấy lý do sợ cái lạnh của vùng đông bắc Hoa Kỳ nên xin với phái đoàn sắp xếp chuyến bay sang New Orleans để sống với gia đình người con gái. Đây là quê hương của nhạc Jazz, hợp với sở trường của ông nhưng ít người Việt sinh sống. Nhạc sĩ Đan Thọ đã một thời tự lập và vẫn còn đam mê với âm nhạc nên theo lời thân hữu, ông bà chuyển sang Little Saigon. Bà Đan Thọ là mẩu người mẹ Việt Nam hiền thục, tận tụy với con, chìu chồng (thời trước, nhạc sĩ Đan Thọ chơi nhạc ở vũ trường, đến khuya mới về nhà, bà vẫn đợi chồng về mới đi ngủ). Ông và vợ đi làm cho hãng General Ribbon ở Van Nuys, tây bắc TP Los Angeles. Mỗi ngày phải đi khá xa nhưng ông bà “đôi ta có nhau” trong những năm dài. Vẫn nhớ bầu không khí của một thời xa xưa nên cuối tuần, ông chơi vỹ cầm, kèn saxo trong vũ trường Ritz của nhạc sĩ Ngọc Chánh, người bạn thân với ông trong ban nhạc Shotguns ở Sài Gòn.

    Ngày 30 tháng 6 năm 1995, nhạc sĩ Đan Thọ mở đêm nhạc từ giã bạn bè California về Louisiana đoàn tụ với gia đình con gái Đan Tâm và rể là bác sĩ Mùi Quý Bồng.

    Những tưởng an hưởng tuổi già với con cháu, năm 2005, trận bão Katrina quét qua New Orleans, trong thiên tai này, nhạc sĩ lại mất sạch những nhạc cụ ông yêu quý, trong đó có cây vỹ cầm đến hơn 250 tuổi và cây kèn saxo mạ vàng, hai báu vật của ông. Ông bà dọn về Florida lánh nạn ở nhà trưởng nam Đan Thành. Và những năm cuối đời ông bà dọn về Houston, Texas, cùng nơi cư ngụ của các con gái cho đến ngày nay.

    Với nhạc sĩ cả cuộc đời sống với âm nhạc nên đã có nhiều bài viết. Nay trích dẫn vài hồi ức trong gia đình.

    Hồi Ức Về Nhạc Sĩ Đan Thọ của anh Đan Thành (trưởng nam, kiến trúc sư) viết về chiếc vỹ cầm vào năm 2017:

    “Bố tôi cũng thế, ông nâng niu và xem chiếc vỹ cầm như một người tình, lãng mạn và hay hờn giận qua những lần thay giây đàn. Ông thương yêu, gìn giữ như một báu vật. Sau những buổi trình diễn, tôi thấy ông cẩn thận lau chùi, nhẹ nhàng cất vào hộp đàn với tấm nhung mềm mại che chở bao quanh người tình trẻ. Mọi người nhắc đến tên ông nhạc sĩ Đan Thọ luôn đi theo với tiếng vỹ cầm réo rắt của ông.

    Chiếc vỹ cầm đã theo ông đi khắp miền đất nước, từ một góc quán Thiên Thai ở Nam Định, qua Hà Nội của những năm 40-45, xuống thôn Vĩ Dạ miền Trung, trong những hộp đêm tráng lệ Sài Gòn ngày nào… Tiếng đàn của ông cao vút bay xa, vượt qua khoảng không gian nhất định, chạm vào hơi thở của người đang thưởng thức, thật đúng như:

    Tiếng đàn đã gíúp ông nuôi sống gìa đình, che chở đàn con khờ dại trong mấy chục năm trời.

    … Bố tôi rửa tay gác kiếm, nói theo phong cách của nhà văn Kim Dung, hằng ngày vui cùng cỏ cây, thỉnh thoảng ông mang chiếc vỹ cầm xưa ra lau chùi và tấu lên giòng nhạc của dân du mục Gypsy xa xưa… âm thanh quyện với thời gian cùng tâm sự người xa xứ…

    Tháng 8 năm 2005, chúng tôi lo ngại và thường xuyên gọi điện thoại thăm hỏi nhắc chừng. Sự lo ngại trở thành sự thật, cơn bão Katrina lớn quá sức tràn qua những vùng Bắc Florida, Albama và đổ vào New Orleans, trung tâm bão nằm ngay trên hồ điều chỉnh nước Lake Pontchartrain. Nước tràn qua đê ngăn và đổ xuống vùng thấp, nơi Bố Mẹ và gia đình hai em gái tôi đang trú ngụ.

    Bố Mẹ tôi chỉ có 30 phút để chạy ra khỏi nhà, giòng nước mạnh bạo tràn xối xả vào khu dân cư tạo thành những giòng nước cao gần 15 feet… Từ ngày đó, Bố tôi thường nhắc đến chiếc đàn xưa của ông hãy còn chìm trong giòng nước lạnh”.

    Sau trận thiên tai, anh Đan Thành đưa thân phụ trở lại căn nhà xưa:

    “Tay Bố tôi run rẩy khi chạm vào chiếc vỹ cầm, hình như ông xúc động lắm khi nhìn những mảnh vỡ của chiếc vỹ cầm, như thấy đứa con trở về qua bao lần sóng gió. Ông cẩn thận gom từng mảnh vụn của chiếc đàn, lau chùi nhẹ nhàng đặt chúng theo thứ tự vào hộp, có lẽ trong đầu ông còn bàng hoàng không tin vào những gì đã xảy ra do cơn bão để lại”.

    Hồi Ức Về Nhạc Sĩ Đan Thọ về ca khúc Dương Cầm của con rể Mùi Quý Bồng (bác sĩ, nhà thơ với thi phẩm Mong Manh (1994) và với bút hiệu Chẩm Tá Nhân, tập thơ vui Tiếu Lâm Chân Kinh dày 632 trang, ra mắt ở Little Saigon, July, 2022).

    BS Bùi Quý Bồng lập gia đình với trưởng nữ nhạc sĩ Đan Thọ là Đan Kim Tâm năm 71. Du học ở Mỹ năm 1973, sau năm 1975 bị kẹt lại, nhớ vợ nên làm thơ tình cho đến khi vợ vợ con qua vào tháng 4 năm 1979. Sau thời gian làm Orientation ở Washington DC, anh xuống New Orleans từ tháng Giêng năm 1974 cho đến trận bão Katrina năm 2005, gây thiệt hại cho gai đình anh trắng tay nên sau đó dời về chuyển sang Houston, Taxas. Là bác sĩ với tâm hồn nghệ sĩ, anh viết:

    “Một buổi chiều Thu năm ấy, đã lâu lắm rồi. Ngồi trên chiếc phi cơ từ Orange County, California trở về New Orleans, Louisiana, tôi gắn ống nghe vào tai, ngả đầu trên ghế, mở nhạc nghe cho qua thì giờ. Đột nhiên những âm thanh thánh thót, trầm bổng qua tiếng dương cầm trong bản Piano Concerto No 21 của Mozart trong một thoáng chốc bỗng đem tôi rời khỏi khung cảnh chật hẹp trong lòng chiếc phi cơ đến một cõi mộng mơ xa vời nào đó khiến tôi quên hết thực tại. Tôi thấy mình như đang bay bổng giữa một không gian Liêu Trai xa vắng, mơ hồ, ngây ngất. Bản nhạc vừa dứt thì tôi cũng bừng tỉnh, thoát khỏi cơn mơ. Ý thơ từ đâu bỗng cuồn cuộn chẩy đến, và tôi đã viết bài thơ Dương Cầm ngay lúc đó, trên một tờ napkin cô tiếp viên tóc vàng xinh xắn vừa đưa cho tôi cùng với ly cà phê ít phút trước.

    … Bận rộn với công việc, thời gian sau đó tôi cũng quên đi, không nhớ đến nó. Cho đến một hôm nhạc sĩ Đan Thọ đưa tôi xem bản nhạc Dương Cầm ông vừa viết xong, dựa theo ý bài thơ của tôi. Ông nói ông đã có cảm hứng khi ngồi nhìn và nghe cô cháu ngoại, YLan, ngồi trước cây đàn dương cầm, tập dượt cho một buổi trình tấu của Đại Học Loyola ở New Orleans. YLan là cô con gái thứ hai của tôi và Đan Kim Tâm, trưởng nữ của nhạc sĩ Đan Thọ.

    … Một điểm thú vị là ít lâu sau đó nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm gửi cho tôi một phiên bản khác của Dương Cầm. Ông nói ông rắt thích bản Dương Cầm của Đan Thọ, nhưng ông muốn viết một phiên bản mới để giữ cho bản nhạc đi sát với lời thơ hơn.

    … Tôi có cái may mắn được gọi nhạc sĩ Đan Thọ là nhạc phụ, và sau này, khi ông từ Orange County về New Orleans, rồi sau trận bão thảm khốc Katrina, qua Houston sinh sống, trở thành y sĩ riêng, chăm sóc sức khỏe cho ông, giữ cho ông còn được vui sống với con cháu cho đến ngày nay dù đã trên 90 tuổi”.

    Cháu Mùi Quý Y Lan (Ylan Mui) ái nữ của anh chị Mùi Quý Bồng – Đan Tâm, cháu ngoại của nhạc sĩ Đan Thọ, Mùi Quý Y Lan từ nhỏ chơi dương cầm và hình ảnh cô ngồi đàn piano thuở bé đã tạo cảm hứng cho ông ngoại sáng tác bản nhạc cuối cùng tựa đề Dương Cầm với ý thơ Mùi Quý Bồng. Ylan Mui từng là giáo sư thỉnh giảng ngành báo chí tại đại học University of Maryland. Sau gần 15 năm làm phóng viên chuyên về giáo dục rồi tài chánh cho nhật báo The Washington Post, bước sang lãnh vực truyền hình và cộng tác với hệ thống CNBC, ký giả Y Lan thường xuyên được mời xuất hiện trên đài C-SPAN.

    Bài viết về Ông Ngoại với những kỷ niệm và tâm tình dành cho ông ngoại Đan Thọ, nguyên tác tiếng Anh (BS Mùi Quý Bồng dịch sang Việt ngữ) với tâm tình: 

    “Khi tôi còn nhỏ, Ông Bà Ngoại tôi sống trong một căn nhà bình thường, trên một con đường khiêm tốn trong khu Garden Grove. Đây là một căn nhà một tầng, với một hồ bơi, một mái hiên đằng sau, và một cái bếp nho nhỏ. Nhưng với một cô bé 10 tuổi, đó là một thế giới thần tiên, kỳ diệu.

    Chị em tôi và những người anh em họ đã có những ngày Hè dài vẫy vùng trong hồ bơi, tắm mát trong ánh nắng trường cửu của California…

    … Nhưng không có tiếng nhạc nào ngọt ngào hơn những âm thanh từ chiếc vỹ cầm của Ông Ngoại. Ông đã cho tôi được ôm chiếc vỹ cầm ấy một lần khi tôi đến thăm ông, trao phó bảo vật ông quý nhất vào bàn tay vụng về của tôi. Tôi cố gắng kéo được vài nốt nhạc, và lập tức hiểu rằng những âm thanh kỳ diệu ông tạo ra từ cây vỹ cầm của ông đòi hỏi cả một đời để tôi luyện.

    Ông Ngoại và âm nhạc, trong tâm trí tôi, là một. Lớn dần lên theo ngày tháng, nhưng tôi không hiểu rõ lắm hoàn cảnh và sự phấn đấu của gia đình. Chiến tranh và những chịu đựng là một khái niệm trừu tượng đối với cái tâm hồn Mỹ hóa của tôi. Nhưng tôi hiểu Ông Ngoại và âm nhạc của ông. Tôi vẫn biết rằng ông là một nhạc sĩ tài hoa, không những với vỹ cầm, mà còn với saxophone, và cả dương cầm. Khi ông đàn, ông gợi lên những dấu nét của một quốc gia mà tôi, thế hệ Việt Nam thứ hai, mới bắt đầu thấu hiểu. Cái hoa mỹ, cái lãng mạn, cái khổ tâm, hoà hợp làm một. Đến khi tôi đã lớn khôn, tôi mới nhận ra cái giá gia đình chúng tôi đã phải trả để Ông Ngoại có thể cho tôi thưởng thức âm nhạc trong căn nhà nho nhỏ, bình thường của ông ở khu Garden Grove.

    Ông Ngoại đã truyền cái khả năng âm nhạc ấy vào hệ DNA của tôi. Tôi cảm nhận được sự hãnh diện của ông khi ông theo dõi sự tiến bộ về dương cầm của tôi. Ông thường nở nụ cười thoả mãn và dìu tôi đến ngồi trên ghế để tập dượt. Ông, người nhạc sĩ chuyên nghiệp và người bảo trợ của tôi!

    Ông Ngoại là người tạo cảm hứng cho tôi là chuyện hiển nhiên. Nhưng tôi không ngờ tôi cũng đã là nguồn cảm hứng của ông! Một ngày nọ, sau khi nghe và nhìn tôi tập dượt, ông đã viết một bản nhạc mới mang hình ảnh tôi. Lời bài nhạc dựa theo ý một bài thơ do Bố tôi viết. Tựa bài nhạc là Dương Cầm. Một bản nhạc mới, viết trên một quê hương mới, một kết hợp phản ảnh ba thế hệ trong gia đình tôi! Đây là bản nhạc duy nhất Ông Ngoại viết trong những ngày sống tha hương, và là bản nhạc cuối cùng ông viết trong cuộc đời nghệ sĩ.

    Lần chót Ông Ngoại đàn cho tôi là trong lễ cưới của tôi. Ông đã trình bầy bản nhạc nổi tiếng nhất của ông: Chiều Tím. Dường như cặp mắt ông chỉ hướng về tôi trọn vẹn trong những giây phút ấy, mặc dù có rất nhiều bạn bè, và gia đình thân thuộc khắp chung quanh. Ông đã đàn để thương tặng tôi một lần nữa, làm tôi nhớ lại những tháng ngày kỳ diệu của tuổi thơ tôi, nguồn âm nhạc đã luôn gắn bó chúng tôi với nhau, và niềm yêu thương còn mãi tồn tại sau khi những nốt nhạc cuối cùng đã dần lịm tắt”.

    Nhạc sĩ Nguyên Bích, bác sĩ Quân Y, tác giả ca khúc Tâm Sự Kẻ Xa Quê và Tình Si (thơ Mùi Quý Bồng) chai sẻ về đàn hạc:

    “Một lần qua New Orleans chơi với Bồng, con rể bác Đan Thọ, tôi được bác cho xem một cây đàn lạ mà bác mới mua được của một người Mỹ gốc Nga. Bác có cho tôi biết tên của cây đàn này, một lọai đàn riêng của sắc dân một nước nhỏ vừa tách rời nước Nga thời đó. Đàn có nhiều dây, cũng tương tự như đàn dương cầm nhưng không bấm phím mà lại gẩy bằng ngón. Tiếng đàn nghe rất ấm có lẽ vì có thùng đàn lớn và có thể chơi nhiều âm một lúc chứ không phải đơn âm. Cây đàn to và cồng kềnh quá, không biết các nhạc sĩ nước này sử dụng nhạc khí này thế nào, riêng tôi thì thấy không đủ sức khỏe và tầm vóc để chơi cây đàn này rồi.

    Tháng 8 năm 2005, bão Katrina thổi ào vào New Orleans nhận chìm nhà bác và luôn cả cây đàn. Gặp bác ở Houston, hỏi thăm bác về cây đàn, bác với giọng rầu rầu bảo bác bị mất cây đàn ấy rồi. Cây violin mà bác quý hơn vàng Carlo Bergonzi làm từ năm 1741 cũng bị hư luôn. Bác Đan Thọ sở trường về violin và saxophone nhưng tài bác không dừng lại ở đó, mà bác đã viết hòa âm bài Dương Cầm cho violin và piano để hai ông cháu hòa tấu trong buổi tiệc sinh nhật của bác ở New Orleans. Bác thích thú phân tích với tôi từng khúc trong hòa âm bài này “làm sao cho cháu nó chơi được khúc này chứ”…

    Cây đàn Nga này có một sức quyến rũ với tôi một cách đặc biệt, và cũng từ đó tôi ưa để ý đến những nhạc cụ dân tộc của từng xứ, nhất là những xứ Bắc Âu.

    Cây đàn nhạc sĩ Đan Thọ bị mất trong trận bão Katrina là đàn bandura, một nhạc cụ dân tộc của Ukraine. Ngày xưa các nhạc sĩ hát dạo Ukraine dùng cây đàn này cùng với những bài ca và nhạc của họ làm công cụ truyền tải từ thế hệ này đến thế hệ khác những thiên hùng ca của dân tộc Ukraine chiến đấu chống Nga Hoàng và đảng Cộng Sản Nga. Các nhạc sĩ này, đa số khiếm thị, vì thế đã bị chính quyền Nga giết hại. Đàn bandura được coi như biểu tượng của Ukraine và có một âm sắc hết sức độc đáo. Cây đàn bandura ngày nay có 65 dây”.

    Nhạc sĩ Lê Văn Khoa được ra mắt công chúng vào năm 2005 với dàn nhạc giao hưởng Kyiv Symphony Orchestra và Chorus của Ukraine, viết về cây đàn bandura “Nếu người Việt coi đàn tranh là nhạc cụ cổ truyền thì người Ukraine hãnh diện với cây đàn truyền thống bandura có âm thanh du dương không kém đàn tranh nhưng âm vực rộng hơn  so với ngũ cung trong đàn tranh”.

    Nay nhạc sĩ Đan Thọ về với cát bụi cùng với những cây đàn đã một thời gắn liền với thú đam mê trong âm nhạc của ông nơi cõi vĩnh hằng. Ông đã ra đi để lại trong lòng mọi người hình ảnh đáng quý, trân trọng.

    Ca khúc Chiều Tím tạo nên tên tuổi, với tôi thì ca khúc Tình Quê Hương điệu Tango Habanera, Tinh Hoa ấn hành năm 1956 đã in sâu trong thời chinh chiến:

     “Anh về qua xóm nhỏ,

    Em chờ dưới bóng dừa.

    Nắng chiều lên mái tóc,

    Tình quê hương đơn sơ.

    Quê em nghèo, cát trắng,

    Tóc em lúa vừa xanh.

    Anh là người lính chiến,

    Áo bạc màu đấu tranh .

    … Ngõ buồn màu hoang loạn

    Quê nghèo thêm xác xơ…”.

    Trong ca khúc Bóng Quê Xưa (1952) với nỗi niềm:

    “Xa quê hương thân yêu

    Với bao nhiêu tình thương”

    Nhạc sĩ Đan Thọ không còn nữa nhưng tình cảm với mọi người và tình quê hương trong lòng người xa xứ khi nhớ về cố hương. Oliver Wendell Holmes, Sr nhà thơ, bác sĩ Mỹ vào tiền bán thế kỷ XIX nói: “Where we love is hometown, hometown that our feet may leave, but not our hearts” (Nơi chúng ta yêu là quê hương, quê hương là nơi đôi chân chúng ta có thể rời đi, nhưng trái tim thì không). Và, trái tim đó trong ca khúc của nhạc sĩ Đan Thọ cách nay bảy thập niên, sẽ mãi mãi.

    Vương Trùng Dương, Little Saigon, September 10, 2023

  • Âm nhạc,  Kiều My,  Sinh Hoạt,  Việt Hải

    GIỚI THIỆU BAN NHẠC TRẺ  ANGEL BAND

    Nhạc sĩ Huy Phước cùng ban nhạc Angel Band tổ chức buổi lễ mừng Labor Day 2023. Bước vào music studio trang trí hệ thống đèn màu (multicolor helicopter lighting) đẹp mắt. Angel Band mở đầu party với nhạc phẩm “Oye Como Va”. Đây là ca khúc do nhạc sĩ Latin jazz và mambo Tito Puente sáng tác vào năm 1962. Bản hát lại của ban nhạc rock Santana đã đưa ca khúc này trở nên nổi tiếng với vị trí số 13 tại Billboard Hot 100, số 11 tại Billboard Easy Listening và số 32 tại Hot R&B/Hip-Hop Songs. Nhan đề ca khúc được lấy từ câu hát chủ đề “Oye Como Va”, có nghĩa là “Có khỏe không?”, tuy nhiên khi đứng cùng cả câu hát “Oye como va, ma ritmo” thì lại có nghĩa “Giai điệu của tôi có hay không?”

    Phu nhân của anh Huy Sinh (Lead Guitar), Huy Sinh (Guitar), Huy Tùng (Keyboard), Huy Đồng (Bass), Mạnh Bổng, Huy Dũng (Drum), Huy Phước (Accord) & Drum)

    Ca khúc được sáng tác theo nhịp cha-cha-cha với nhiều nét  tương đồng với “Chanchullo” của Israel “Cachao” López. Tạp chí Latin Beat từng viết vào năm 1967: “Ca khúc kinh điển “Rareza de Melitón” (sau này đổi tên thành “Chanchullo”) do Cachao sáng tác vào năm 1937 đã là nguồn cảm hứng cho Tito Puente viết nên ‘Oye Como Va’ “. Ấn bản gốc do ca sĩ Santitos Colon trong ban nhạc của Puente thời điểm đó trình bày. Cachao cũng chơi violoncelle trong một số lần trình diễn trực tiếp của “Oye Como Va”. Bài ca Oye Como Va điệu cha-cha-cha thường được chơi trong những dịp bal des amis hay matinée boom.

    Angel Band là ban nhạc trẻ, dĩ nhiên sở trường chơi nhạc trẻ rất khá, dưới sự điều khiển của nhạc sĩ Huy Phước. Tay trống xuất sắc là Huy Vũ, Huy Sinh lead guitar, Huy Tùng keyboard, Huy Đồng bass, Huy Dũng trống và Huy Phước đảm nhiệm cả hai vai trò lead solo (hay accord) và vocalist. Đây là một professional fullband mà chúng tôi được thưởng thức suốt một đêm dài của Labor Day 2023.

    Trần Việt Hải

    ÂM NHẠC TRONG ĐỜI SỐNG

    Bài Viết Của Kiều My

    Mừng lễ Labor Day 2023 vừa qua, gia đình chị Tâm An đã tổ chức một buổi văn nghệ hầu chiêu đãi bạn bè. Với lòng hiếu khách và hào hiệp, chị đã mời bạn bè và nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian tham dự buổi ca nhạc tại tư gia…vô cùng ấn tượng. Đặc biệt, mọi người được thưởng thức một đêm văn nghệ độc đáo với ban nhạc sống của nhạc sĩ Huy Phước, phu quân của chị Tâm An. Đây là khoảnh khắc chắc chắn sẽ ghi lại dấu ấn như một kỷ niệm khó quên trong lòng người.

    Hình trên cùng: Minh Thư (Mặc áo & đội mũ đỏ) Hình giữa: Phạm Gia Đại, Vương Trùng Dương, Lê Nguyễn Nga, Mạnh Bổng, Lệ Hoa, Việt Hải, Khánh Lan, Ngọc Châu. Hình dưới cùng: Bà xã của anh Huy Sinh (Lead Guitar), Huy Sinh (Guitar), Huy Tùng (Keyboard), Huy Đồng (Bass), Mạnh Bổng, Huy Dũng (Drum) & Bà Xã, Huy Phước (Accord) & Drum) và phu nhân Tâm An, Lệ Hoa, Chị….và Anh…

    Âm nhạc là một môn nghệ thuật mà Kiều My yêu thích từ tấm bé. Có thể nói: âm nhạc là một loại thần dược vô hình, mang đến nhiều lợi ích cho tinh thần và sức khỏe của con người. Hầu hết mọi người chúng ta đều thích âm nhạc, vì tính chất kỳ diệu của nó là nối kết con người lại với nhau một cách tự nhiên. Mang đến sự giao thoa thật tốt đẹp giữa tình đồng loại; giúp mọi người hòa đồng và cởi mở trong tình bạn hữu.

    Âm nhạc có nhiều thể loại và chuyên chở nhiều ngôn ngữ khác nhau. Riêng người Việt Nam, ngoài nhạc Việt mà ta yêu thích đã đành, chúng ta còn thích cả nhạc Pháp, nhạc Anh, Mỹ v.v…

    Kho tàng âm nhạc Việt Nam cũng rất phong phú. Nhiều nhạc sĩ tài ba đã sáng tác những nhạc phẩm từ thời tiền chiến, đến thời chiến…thật trữ tình, đầy tình người, đi sâu vào lòng người và mãi không phôi pha theo thời gian. Chẳng hạn như nhạc sĩ Văn Cao (Suối Mơ), Đoàn Chuẩn (Lá Đổ Muôn Chiều), Dương Thiệu Tước ( Tiếng Xưa), Phạm Duy (Bên Cầu Biên Giới), Lam Phương (Tình Anh Lính Chiến), Trần Thiện Thanh (Người Ở Lại Charlie) Ngô Thụy Miên (Mùa Thu Cho Em), Từ Công Phụng (Bây Giờ Tháng Mấy) Nguyễn Ánh 9 (Cô Đơn) v.v… Còn rất nhiều ca khúc có giá trị do nhiều nhạc sĩ sáng tác, đã đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam.

    Nói đến nhạc Pháp, người Việt rất say mê vì âm điệu lãng mạn, nhẹ nhàng, sang trọng…rất gần gũi bản chất người Việt. Ngoài ra, người Việt có vẻ rất quen thuộc với nhạc Pháp vì đất nước chúng ta chịu ảnh hưởng nền văn hóa Pháp, thời Pháp thuộc gần 100 năm. Trong những bản nhạc Pháp ( La Chanson Francaise ) rất nổi tiếng vào những thập niên 1940, 50, 60, 70…qua tiếng hát của những danh ca Pháp thời bấy giờ như:

    Edith Piaf – La Vie En Rose, Sous Les Ciel De Paris, Non Je Ne Regrette Rien…

    Dalida – Bambino, Histoire d’un Amour, Bang Bang….

    Sylvie Vartan – La Plus Belle Pour Aller Dancer, Quand Le Film Est Triste…

    Mireille Mathieu – La Paloma, Une Femme Amoureuse, La Derniere Valse.

    Vicky Leandros – Apres Toi, L’ Amour Est Bleu…

    Christophe – Aline, Oh Mon Amour, Main Dans La Main….

    Còn rất nhiều những bản tình ca Pháp rất hay đã đốt cháy lòng người, mà chúng ta được thưởng lãm qua nhiều thập kỷ.

    Vào những năm đầu của thập niên 1970, giới yêu nhạc Pháp ở Saigon vô cùng thích thú khi được nghe bản nhạc PAROLES, qua hai tiếng hát hàng đầu của Pháp là Dalida và Alain Delon.

    Những bản nhạc Pháp tiêu biểu này đã đi sâu vào lòng người và thật khó quên. Giới yêu nhạc Pháp rất say mê những bản nhạc tình lãng mạn từ  ngày ấy cho đến bây giờ. Đặc biệt, những bản nhạc tình cảm Pháp vẫn tồn tại mãi với thời gian và ảnh hưởng sâu rộng khắp thế giới. Người Việt biết thưởng thức nhạc Pháp có thể nói: đây là sự lựa chọn những tinh hoa bậc nhất của âm nhạc vậy.

    Kiều My nhớ và viết lại phần nào về phong trào nhạc rock du nhập vào Việt Nam ra sao, như thế nào nhé. Khi quân đội Hoa Kỳ sang chiến đấu tại Việt Nam vào cuối thập niên 1960 và đồng thời mang nhạc rock Mỹ vào nước ta. Vì các club nhạc mở ra để cho người Mỹ có nguồn giải trí. Thời bấy giờ ở Sài Gòn, tầng lớp học sinh, sinh viên ảnh hưởng văn hóa Pháp tiếp tục nghe nhạc Pháp, như là hiện tượng để chống trả lại sự thâm nhập văn hóa Mỹ đang ngày càng bành trướng. Nhưng dần dần những người chơi nhạc nhận ra nét độc đáo của nhạc pop/rock của Anh và Mỹ. Và rồi từ thủ đô Sài Gòn đến các thành phố lớn như: Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ… cùng nhiều nơi khác chấp nhận loại nhạc rock, dù nguyên gốc hay được Việt hóa trong đời sống văn hóa của lớp người trẻ thời bấy giờ.

    Cũng vào đầu thập niên 1970, giới yêu nhạc lại có dịp thưởng thức một sắc thái mới của âm nhạc nổi lên rầm rộ, đó là nhạc Anh , Mỹ…do những ban nhạc đang làm mưa gió trong những buổi ca nhạc trên thế giới. Chẳng hạn như:

    Ban nhạc The Beatles nổi tiếng về nhạc Pop – Rock, đã lôi cuốn người nghe trong những buổi trình diễn như:  Let It Be, Hey Juge, Imagine v.v…

    Ban nhạc ABBA nổi tiếng với bản: Dancing Queen, Mamma Mia, I have A Dream, Fernando, Chiquitita,…

    Ban nhạc Boney M. Lừng danh trong ca khúc “Rivers of Babylon”, “Bahama Mama”, Daddy Cool, “Rasputin”…

    Carpenters – Một giọng hát rất đặc biệt qua những ca khúc như: Yesterday Once More, Top OF The World, Please Mister Postman…

    Elvis Presley – Người ca sĩ rất nổi tiếng qua nhiều ca khúc như : Can’t Help Falling In Love, It’s Now or Never, Are You Lonesome Tonight v.v…

    Celine Dion – Cô ca sĩ có giọng hát cao vút người Quebec, Canada đã đưa tên tuổi cô lên hàng danh ca qua những bài hát:  My Hearth Will Go On, The Power of Love, Because You  Love me v.v…

    Whitney Houston – Nổi tiếng qua những ca khúc I Will Always Love You trong phim The Bod Guard; Greatest Love of All, I Have Nothing v.v….

    Suốt nhiều thập kỷ qua, nhạc Anh Mỹ đã tràn ngập thế giới, mang đến cho người yêu âm nhạc cả rừng nhạc. Trong số đó, có nhiều ca khúc đã chiếm giải Oscar, Hoa Kỳ.

    Nói đến nhạc Mỹ, Kiều My cũng có một kỷ niệm khó quên trong lớp Anh văn bậc trung học, ngày còn ở trong nước. Giáo sư Anh văn của lớp hát cho chúng tôi nghe bản nhạc Release Me, do nhạc sĩ Eddie Miller viết 1949; một bản nhạc tình mà ông thầy rất thích khi đi du học ở London. Âm điệu bản nhạc  Release Me tha thiết du dương, rất truyền cảm…khiến chúng tôi ngồi thinh lặng nghe thầy hát. Và bản này đã trở thành bản nhạc Mỹ mà KM  thích nhất trong số những bài hát hay Anh Mỹ, cũng không thua kém nhạc Pháp.

    Trong những bài hát bất hủ của thế giới âm nhạc, chúng ta không thể không nói tới bản La Paloma, được dịch qua lời Pháp từ  gốc Tây Ban Nha do nhạc sĩ Sebastián Iradier sáng tác vào khoảng năm 1860. Giai điệu của bản La Paloma rất tuyệt vời, đã chạm đến trái tim của hàng triệu người trên thế giới, trong đó có KM. Bản nhạc này trải qua trên một thế kỷ, nhưng nó vẫn sống mãi với thời gian.

    Ca khúc bất hủ Le Beau Danube Bleu ( Dòng Sông Xanh) sáng tác bởi nhạc sĩ trứ danh người Áo Johann Strauss II (1825-1899). Bản nhạc này nổi tiếng vào năm 1867, khi điệu luân vũ của bản nhạc nổi lên do chính tác giả điều khiển tại một hí trường ở Paris, khán giả đã “bis” đến 20 lần. Kể từ đêm đó, Le Beau Danube Bleu không chỉ là tài sản nghệ thuật của nước Áo, mà đã bay đi khắp thế giới, được giới yêu nhạc hâm mộ và thưởng thức cuồng nhiệt. Ca khúc luân vũ này cũng là biểu tượng của “ Hy Vọng và Hòa Bình”, và cũng là tiêu biểu của thủ đô Vienne, Áo quốc. Bản nhạc lừng danh thế giới này được sáng tác trong tình yêu tuyệt vời của người tình dành cho tác giả… đã khiến những nốt nhạc được thăng hoa đỉnh điểm…

    Le Beau Danube Bleu cũng đã được ban đại hòa tấu André Rieu, một tay vĩ cầm lừng danh người Dutch trình diễn khắp thế giới. Khán giả hoan hô nhiệt liệt trong tiếng réo rắc của vỹ cầm, lả lướt theo điệu nhạc luân vũ như dòng chảy của con sông thơ mộng Danube, giữa thủ đô Vienne Áo quốc.

    Bản Le Beau Danube Bleu cũng đã được cố nhạc sĩ Phạm Duy soạn lời Việt với tên Dòng Sông Xanh. Đã được nhiều ca sĩ Việt hát rất xuất sắc qua giọng ca Thái Thanh, Ngọc Mai, Ngọc Hạ vv…

    Bên cạnh đó, bản nhạc với giai điệu Boston du dương qua những buổi hòa nhạc, đó là ca khúc tuyệt vời Sérénade do nhạc sĩ lừng danh Frank Schubert người Áo (1797- 1828) sáng tác. Bản này cũng được liệt kê vào hàng nhạc bất hủ thế giới, sẽ sống mãi với thời gian vì giá trị cao của nó.

    Trong cuộc sống hàng ngày, âm nhạc được ví như món ăn tinh thần không thể thiếu đối với đời sống con người, là ngôn ngữ đại đồng chung cho nhân loại. Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời, thiếu không khí trên mặt đất này. Bởi thế cho nên triết gia Friedrich Nietzsche đánh giá cao về âm nhạc: “Không có âm nhạc thì cuộc sống sẽ là một điều sai lầm”. Hay như sự cần thiết mà thi hào William Shakespeare quan niệm: “Nếu ta yêu âm nhạc thì hãy vặn nó lên”… Còn cố ca sĩ Sony Bono đã từng nói: “Âm nhạc có thể thay đổi thế giới bởi vì nó có thể thay đổi được con người”.

    Vai trò âm nhạc ảnh hưởng đối với đời sống của chúng ta rất nhiều, chính nó tạo ra những cung bậc cảm xúc trong tâm hồn chúng ta. Âm nhạc làm cho cuộc sống chúng ta thăng hoa, trở nên tốt hơn. Điều đó được hiểu qua ý tưởng của người xưa, như quan điểm của triết gia Plato người Hy Lạp, học trò của đại triết gia lừng danh Socrates: “Âm nhạc là sự chuyển động của âm thanh, để linh hồn con người đạt đến sự giáo dục đạo đức của chính nó”.

     Phải chăng nhạc thánh ca, nhạc đạo, nhạc về lòng yêu thương quê hương, nhạc về lòng mẹ hay tình cha… linh nghiệm đúng như vậy. Do đó, âm nhạc ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người, con người là loài vật duy nhất có thể cảm nhận thông suốt, hiểu biết bởi trí tuệ và thưởng thức với tâm hồn say mê yêu thích âm nhạc. Chung quy, thì phạm vi âm nhạc có hai loại chính khi biểu hiện: bằng giọng người tức thanh nhạc; nếu trình bày bằng các loại nhạc cụ là khí nhạc.

    Ngoài ra, âm nhạc là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người chúng ta sống trên trái đất. Không có âm nhạc thế giới thực sự sẽ rất buồn tẻ. Chính vì có âm nhạc trong sự chuyển động âm thanh của thiên nhiên như: gió, sóng biển, thác, suối, mưa, bão… cũng như sự chuyển động của cây cối; âm nhạc trong tiếng hót của các loài chim muông… Âm nhạc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hạnh phúc của con người. Âm nhạc xua tan đi nỗi sầu khổ của con người và rót đầy tâm tưởng chúng ta niềm vui sướng hân hoan. Bật lên những bài nhạc yêu thích và lắng nghe mà không cần làm điều gì khác, lắng nghe và lắng nghe trong sự thích thú. Chúng ta cảm thấy cuộc đời này có giá trị và đáng sống biết bao! Sự thật là như thế!. Ngẫm nghĩ về câu nói “La musique fait écho aux sentiments humains”, quả thật âm nhạc có thể xoa dịu những nỗi lo âu, khắc khoải trong cuộc sống. Âm nhạc là phương tiện chuyển tải cảm xúc trọn vẹn nhất của tâm hồn. Nhạc sĩ đại tài Beethoven cho rằng: “Âm nhạc làm trái tim của người nam sôi sục và khóe mắt của người nữ đẫm lệ”. Âm nhạc cũng có thể là ngôn ngữ của tâm hồn xao xuyến bớt đi cô đơn, hay khiến cho con tim ta khao khát yêu thương.

    Âm nhạc có thể đưa tâm hồn ta cất cánh bay cao như cánh diều gặp gió; hay chìm lắng như trăng lặn dưới đáy hồ… theo dòng nhạc. Quả thật! Âm nhạc là một trong những nghệ thuật kỳ diệu của nhân loại!

    Kiều My

  • Âm nhạc,  Sinh Hoạt,  Vương Trùng Dương

    Từ Ca Khúc Million Scarlet Roses, Thơ & Nhạc Việt Nam Vương Trùng Dương

    “The rose speaks of love silently, in a language known only to the heart”

    Vào giữa thập niên 1980s, phổ biến trong nước Triệu Đóa Hoa Hồng, tuy là bản nhạc trữ tình với mối tình dang dở nhưng lời Việt, nhạc Liên Xô nên tôi bị “dị ứng” nên chẳng để ý, dù sau nầy với ca sĩ hải ngoại… Trong thời gian xảy ra dịch Covid-19 ở Mỹ, không được đi đâu, ở nhà viết lách, đọc sách và nghe nhạc, tình cờ nghe ca khúc Million Scarlet Roses, tìm hiểu thêm mới biết đây là nhạc phẩm nổi tiếng, được phổ biến khắp nơi. Và, thật không ngờ, ca khúc nầy được mọi người ái mộ nhiều như vây. Tình cờ, qua mẩu chuyện được biết, trong một lần được nghe ca khúc nầy… gợi ý tôi viết về loài hoa và bóng dáng vẫn còn lởn vởn trong đêm hè. Với tôi là người ghi chép cùng sự đồng cảm với nhau vì đôi khi nguồn cảm hứng chợt đến rồi đi trong khoảnh khắc nên viết để lưu niệm, mong rằng khỏi mai một theo thời gian trong cõi vô thường nầy. Và, nhân ca khúc Million Scarlet Roses từ thơ phổ nhạc, viết về thơ phổ nhạc trong nhiều thập niên qua.

    Giữa thi ca và âm nhạc có mối lương duyên với nhau, sự tương đồng trong ngôn từ và âm điệu, thơ Việt Nam được phổ nhạc rất nhiều, có lẽ ngôn ngữ đơn âm dễ phù hợp với nốt nhạc. Có ca khúc phổ thơ cùng tựa đề, có ca khúc khác tựa và ca khúc dựa vào ý thơ… Nhiều bài thơ nhờ phổ thành nhạc nên được phổ biến rộng rãi và sống mãi với thời gian. Với ca khúc đến với mọi người bất cứ lúc nào, trong mọi hoàn cảnh, lúc buồn khi vui và tùy theo tâm trạng thích nghi với nội dung của nó.

    Kể từ khi dòng nhạc Tây phương ảnh hưởng đến buổi bình minh của âm nhạc Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp sáng tác bài thơ Chùa Hương (Cô Gái Chùa Hương) năm 1934, nhạc sĩ Hoàng Quý phổ thành ca khúc Chùa Hương năm 1943, là một trong những ca khúc đầu tiên được phổ nhạc của nền tân nhạc. Nhạc sĩ Trần Văn Khê đã phổ nhạc Đi Chơi Chùa Hương năm 1946… nửa thế kỷ sau Trung Đức phổ thành ca khúc Em Đi Chùa Hương.

    Viết về thơ phổ nhạc, bài viết của tôi giữa thập niên 1990s đã phổ biến trên website Quán Gió ở Úc và Xứ Quảng của La Lương ở Mỹ… Trong phạm vi bài nầy chỉ đơn cử số nhạc phẩm tiêu biểu vì nều đề cập đến phải viết thành sách cả trăm trang. Nhạc sĩ Phạm Duy nổi tiếng về thơ phổ nhạc, điển hình như: Thuyền Viễn Xứ (bài thơ của Huyền Chi (cô gái tên Ngọc Bút mới 18 tuổi) sáng tác năm 1952, nhạc phẩm nầy ấn hành năm 1954. Hai bài thơ của Minh Đức Hoài Trinh với Kiếp Nào Có Yêu Nhau, Đừng Bỏ Em Một Mình, Phạm Duy phổ thành hai ca khúc nổi tiếng nhất. Ngoài ra còn có bài thơ Còn Chi Nữa của Lưu Trọng Lư, ca khúc Hoa Rụng Ven Sông, Chiều của Xuân Diệu với nhạc phẩm Mộ Khúc (bài thơ Chiều của Hồ Dzếnh, với ca khúc cùng tên của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước)… Các bài thơ phổ thành ca khúc cùng tên như: Bài thơ Ngậm Ngùi của Huy Cận, bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, bài thơ Tiếng Sáo Thiên Thai của Thế Lữ năm 1941, phổ nhạc năm 1952, bài thơ Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm, bài thơ Nếu Anh Còn Trẻ của Hoàng Cầm, bài thơ Kỷ Vật Cho Em của Linh Phương, bài thơ Cô Hái Mơ của Nguyễn Bính… Hai bài thơ của Cung Trầm Tưởng, Mùa Thu Paris phổ nhạc cùng tên và bài Chưa Bao Giờ Buồn Thế, phổ nhạc thành Tiễn Em… Bài thơ Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan được phổ thành những ca khúc Những Đồi Hoa Sim của Dzũng Chinh, sau đó là các nhạc sĩ Song Ngọc, Duy Khánh, Anh Bằng… Chᴜyện Nɡười Cᴏn Gái Hái Sim của Hồng Vân và Phạm Duy với ca khúc Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà. Các bài thơ của Vũ Hữu Định, Phạm Thiên Thư, Phạm Văn Bình… được phổ thành ca khúc quen thuộc.

    Nhạc sĩ Phạm Đình Chương nổi tiếng với những bài thơ phổ nhạc như Đôi Mắt Người Sơn Tây (bài thơ Đôi Bờ và Mắt Người Sơn Tây của Quang Dũng), bài thơ Tình Tự Dưới Hoa của Đinh Hùng với ca khúc Mộng Dưới Hoa, Người Đi Qua Đời Tôi (bài thơ Thơ Cũ Của Nàng của Trần Dạ Từ)… Các bài thơ của Thanh Tâm Tuyền được phổ thành ca khúc Nửa Hồn Thương Đau, Bài Ngợi Ca Tình Yêu, Dạ Tâm Khúc, Đêm Màu Hồng (ca khúc nầy thường mở đầu ở phòng trà Đêm Màu Hồng…Những bài thơ của Thanh Tâm Tuyền sáng tác khi ở trong lao tù được Cung Tiến phổ thành thơ trong tuyển tập Vang Vang Trời Vào Xuân. Nhạc sĩ Cung Tiến đã phổ thơ các ca khúc như Hoàng Hạc Lâu (Vũ Hoàng Chương dịch thơ Thôi Hiệu), Vết Chim Bay (thơ Phạm Thiên Thư), Đi Núi (thơ Xuân Diệu), Thuở Làm Thơ Yêu Em (thơ Trần Dạ Từ), Lệ Đá Xanh (ý thơ Thanh Tâm Tuyền), Nguyệt Cầm (ý thơ Xuân Điệu)…

    Nhạc sĩ Hoàng Trọng, ông hoàng của Tango, hai bài thơ của Vĩnh Phúc được phổ nhạc như Cánh Hoa Yêu, Tìm Một Ánh Sao, ca khúc tuyệt vời nhất Ngàn Thu Áo Tím, lời của Vĩnh Phúc.

    Nhạc sĩ Nguyễn Hiền đã phổ nhạc cũng rất nổi tiếng như: bài thơ Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân của Kim Tuấn qua ca khúc Anh Cho Em Mùa Xuân. Các nhạc phẩm Hoa Bướm Ngày Xưa, Mái Tóc Dạ Hương, Thu May Áo Cưới (thơ Đinh Hùng), Tiếng Hát Ru Tôi (thơ Du Tử Lê), Người Em Nhỏ (thơ Thiệu Giang), Lá Thư Gửi Mẹ (thơ Thái Thủy)… Ca khúc Lá Thư Gửi Mẹ, là một trong những bài hát nỗi tiếng nhất và cũng là tâm trạng, nỗi niềm của chúng tôi khi xa hình bóng thiêng liêng nhất của cuộc đời. Tôi có cơ hội cùng sinh hoạt với nhạc sĩ Nguyễn Hiền ở Trung Tâm Văn Bút và mỗi sáng cùng uống café với nhau, ông là bộ từ điển sống về âm nhạc Việt Nam từ thời ở Hà Nội.Nhạᴄ sĩ Anh Bằnɡ với số lượng sáng tác nhiều nhất từ trong nước, ở hải ngoại trên sáu trăm bài hát, trong đó đã phổ thơ thành ca khúc như: Cô Lái Đò của Nguyễn Đình Phúc (thơ Nguyễn Bính), Anh Biết Em Đi Chẳnɡ Tɾở Về (thơ Thái Can), Khúᴄ Thᴜỵ Du (thơ Du Tử Lê), Bướm Trắng (thơ Nguyễn Bính), Mai Tôi Đi (thơ Nguyên Sa, nhạc Tiễn Biệt, Song Ngọc phổ nhạc là Tiễn Đưa), Anh Cứ Hẹn, Anh Còn Nợ Em (thơ Phạm Thành Tài), Anh Cứ Hẹn (thơ Hồ Dzếnh), Cánh Phượng Hồng Thuở Xưa (thơ Trịnh Bửu Hoài), Cahi3 Tóc (thơ Hư Vô), Có Bao giờ Em Nhớ Ta (thơ Quang Dũng), Em Về (thơ Mùi Quý Bồng), Gọi Anh Mùa Xuân (thơ Trần Mộng Tú), Huế Nhớ O (thơ Giáng Thơ), Kỳ Diệu (thơ Nguyên Sa), Nếu Vắng Anh (Cần Thiết, thơ Nguyên Sa), Sợi Tóc (thơ Sương Mai), Tiếc Thương (thơ Cao Tần)…

    Những tình khúc về hoa phổ thơ: Hoa Mẫu Đơn (thơ Hồ Dzếnh), Tɾúᴄ Đàᴏ (thơ Nguyễn Tất Nhiên), Hᴏa Họᴄ Tɾò (thơ Nhất Tuấn), Chᴜyện Giàn Thiên Lý (bài thơ Nhà Tôi của Yên Thao), Bông Hoa Vườn Dị Thảo (thơ Hoàng Song Liêm)… nhạc của Anh Bằng. Chᴜyện Hᴏa Sim (thơ Hữu Loan, nhạc Anh Bằng), Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím (thơ Kiên Giang), Chᴜyện Tình Hᴏa Tɾắnɡ, Hồi Chuông Xóm Đạo, nhạc Anh Bằng), , Đưa Em Vào Động Hoa Vàng (thơ Phạm Thiên Thư, nhạc Phạm Duy), Mùa Thu Chết (thơ Guillaume Apollinaire) về hoa thạch thảo…    Năm 1937, trên đàn VN xuất hiện nhà thơ bí ẩn với tên T.T.Kh với 3 bài thơ Hai Sắc Hoa Ti-Gôn, Bài Thơ Thứ Nhất, Bài Thơ Cuối Cùng (Đan Áo Cho Chồng), nhạc sĩ Anh Bằng đã phổ thành ca khúc Chuyện Hoa Ti-Gôn, Dĩ Vãng Một Loài Hoa, Đan Áo Cho Chồng và nhạc phẩm Hai Sắc Hoa Ti-Gôn của nhạc sĩ Trần Trịnh. Bài thơ nầy cũng được phổ thành ca khúc Hai Sắc Hoa Ti-Gôn (Trần Thiện Thanh), Chuyện Tình TTKh (Song Ngọc)… Năm 2008, ở tᴜổi 82, sánɡ táᴄ bài hát Anh Còn Yêᴜ Em, Anh Còn Yêᴜ Em, ρhổ từ thơ Phạm Thành Tài.

    Nhạc sĩ Hoàng Trọng, ông hoàng của Tango, hai bài thơ của Vĩnh Phúc được phổ nhạc như Cánh Hoa Yêu, Tìm Một Ánh Sao, ca khúc tuyệt vời nhất Ngàn Thu Áo Tím, lời của Vĩnh Phúc.Với một bài thơ của các thi sĩ được các nhạc sĩ phổ nhạc cho đến nay vẫn sống với thời gian như: Chiều của Hồ Dzếnh với Chiều của Dương Thiệu Tước, bài thơ Tống Biệt Hành của Thâm Tâm do Trầm Tử Thiêng phổ nhạc cùng tên, bài thơ Chân Quê của Nguyễn Bính, nhạc sĩ Song Ngọc phổ nhạc thành Hương Đồng Gió Nội, Trăng Sáng Vườn Chè của Văn Phụng (thơ Nguyễn Bính), bài thơ Áo Lụa Hà Đông và Paris Có Gì Lạ Không Em của Nguyên Sa, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc thành bài hát cùng tên. Bài thơ Chiều Trên Phá Tam Giang của Tô Thùy Yên, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc cùng tên… Nếu tính từ thời tiền chiến, trong nhiều thập niên qua có vài trăm bài thơ được phổ nhạc.

    Với nhạc sĩ Song Ngọc, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, năm 2018 tôi viết bài Song Ngọc, Dòng Nhạc Của Một Thời Để Nhớ và Nhật Trường Trần Thiện Thanh, Người Viết Sử Thi Cho Nhạc Lính… Trong đó đã đề cập đến những ca khúc phổ thơ, ý thơ nên chỉ đơn cử ca khúc tiêu biểu mà thôi.

    Đề cập đến thơ phổ nhạc hay nhạc phổ thơ, từ vài câu thơ, một bài thơ đến nhiều bài thơ và từ một ca khúc đến nhiều ca khúc rất dạng và phong phú… trong đó có các ca khúc của Phạm Duy. Phạm Đình Chương, Nguyễn Hiền, Anh Bằng… được nhiều người biết đến.

    Hai câu thơ của Hồ Dzếnh năm 1943: “Ðời chỉ đẹp những khi còn dang dở… Cho nghìn sau… lơ lửng với nghìn xưa” tròn tám thập niên, và từ đó đến nay, những cuộc tình đơn phương, dang dở đó qua thơ, văn, nhạc… làm xúc động trong lòng mọi người.

    Riêng về âm nhạc, từ thời tiền chiến đến hai thập niên ở miền Nam VN, nhiều nhạc sĩ sáng tác, phổ thơ với cuộc tình bi thương, dang dở mang với đau thương được trang trải qua lời ca và giai điệu…

    Trở lại với nhạc phẩm Million Scarlet Roses thơ của Voznesensky, nhạc sĩ Voznesensky phổ nhạc. Nhạc phẩm rất đơn giản chỉ có 16 trường canh (ô nhịp). Phiên khúc I & II với nốt nhạc cuối cùng giống nhau (mi), thông thường thì nốt cuối cùng khác nhau để chuyển sang phần điệp khúc có sự thay đổi về giai điệu, chấm dứt bài hát. Có ca khúc chuyển âm giai như Suối Mơ của Văn Cao, phiên khúc viết bằng âm giai thứ, tới điệp khúc chuyển sang âm giai trưởng.Nhạc phẩm Million Scarlet Roses nầy với nhịp 4/4 (C) nên có thể chuyển sang vài thể điệu khác nhanh, chậm, dồn dập, nhẹ nhàng và thông dụng tương tự như Nhạc Đồng Quê (Country Music – Folk) của Mỹ…

    Nhà thơ Andrei Voznesensky (1933-2010) nổi tiếng vào thập niên 1960s ở Liên Xô, trở thành nhà thơ Nga nổi tiếng, ngay cả ở Mỹ, kết bạn với nhà thơ Allen Ginsberg, nhà viết kịch Athur Miller… Sau đó, ông cũng là bạn thân với của triết gia Martin Heidegger, Jean-Paul Sartre… Nhưng có lẽ với người Việt, ít ai biết về thơ Voznesensky (Hai nhà thơ của Nga A. Pushkin (1799-1837), Sergei Essenin (1895-1925) trong trào lưu lãng mạn được biết đến ở VN). Bài thơ Million Scarlet Roses của Andrei Voznesensky viết để tặng cho ca sĩ Alla Pugacheva vào năm 1984. Nhà thơ lấy cảm hứng từ chuyện tình đơn phương giữa chàng họa sĩ người Gruzia  N. A Pirosmanashvili (1862-1918), sống lang bạt, không nhà, không cửa, không gia đình, chỉ có một tình yêu đơn phương với nữ ca sĩ gốc Pháp Margarita. Voznesensky cũng đa tình, lãng mạn nên dựa vào hình ảnh  chàng họa sĩ để bày tỏ tình yêu với Pugacheva. Bài thơ nầy được phổ thành ca khúc của nhạc sĩ người Latvia là Raimond Voldemarovich Pauls, lời ca của kẻ tình si, giai điệu nhẹ nhàng.Nhạc sĩ Raymond Voldemarovich Pauls sinh ra ở thủ đô Riga, Latvia năm 1936. Ông là nhạc sĩ nổi tiếng với nhiều giải thưởng. Latvia, đất nước nhỏ với diện tích khoảng 63,600 km2, vùng đồng bằng, thiên nhiên hữu tình, nằm ở phía Đông vùng biển Baltic, phía Bắc giáp Estonia, phía Nam giáp Lithuania và phía Đông giáp nước Nga. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, 3 nước nầy thuộc vào Liên Xô, năm 1991 Liên Xô và 9 nước CS Đông Âu sụp đỗ, Litvia  độc lập, năm 2004 ở khối Liên Minh Bắc Đại tây Dương (NATO) và Liên hiệp Châu Âu (EU). Năm 1991 R.V. Pauls từng là từ Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa. Năm 1993 đến năm 1998, cố vấn văn hóa cho Tổng Thống Latvia Guntis Ulmanis. Ông cũng có tham vọng trên bước đường chính trị tranh cử tổng thống nhưng thất bại. Dân số khoảng 2 triệu người, ngôn ngữ chính là tiếng Latvia và tiếng Anh. Thời gian nầy R,V. Pauls là nhà ngoại giao, nhà văn hóa nên khi đến các nước lân cận hay trong nước được chào đón với ca khúc Million Scarlet Roses. Và đất nước của ông tuy nhỏ nhưng trở thành những địa danh du lịch nổi tiếng.Lời ca khúc nầy theo bài thơ của Voznesensky với câu chuyện tình của chàng họa sĩ nghèo người Gruzia tên Niko Pirosmani (1862-1918) và nàng ca sĩ người Pháp Magragita. Chuyện kể rằng có chàng họa sĩ yêu thầm một cô ca sĩ. Cô gái có điểm đặc biệt là rất yêu những bông hồng, yêu loài hoa tượng trưng cho tình yêu và hạnh phúc. Để làm đẹp lòng cô, chàng đã bán tất cả nhà cửa, những bức tranh để đổi lấy một triệu bông hoa hồng mang tặng nàng và hy vọng nàng sẽ vui lòng, nhưng sau đó cô ca sĩ này biết được người tặng những bông hoa hồng đó là một nhà họa sĩ nghèo nên chàng chỉ còn mối tình đơn phương!.

    Lời Việt với Diệp Minh Tuyền, Trung Kiên và có thêm vài lời ca khác… vì dựa theo chuyện tình để viết về mối tình đơn phương, thầm kín, dang dở. Là văn nhân thường được nhắc đến với cuộc tình si vì được đề cập qua thơ, văn, nhạc…Ở Việt Nam có vài giai thoại về nhạc sĩ đa tình, nhiều ca khúc trữ tình chạy theo cuộc tình với “tặng hoa”. Nhạc sỹ Đoàn Chuẩn qua đời năm 2001, tôi viết bài Đoàn Chuẩn & Gửi Người Em Gái (sau đó đăng trong quyển Văn Nhân & Tình Sử, ấn hành năm 2005, trang 63-78), ông là nhạc sĩ đa tình, lãng mạn… cũng là chất liệu để sáng tác nhiều ca khúc trữ tình với những bóng hồng dù chỉ là một thoáng mơ thôi.

    Đoàn Chuẩn lập gia đình khi còn học trung học vào năm 1942. Nhưng những ca khúc của ông Tà Áo Xanh, Thu Quyến Rũ… với bóng hồng ca sĩ Thanh Hằng… Tiếp đến với bóng hồng ca sĩ Mộc Lan (do nhạc sĩ Lê Thương đặt danh hiệu lần đầu tiên hát ca khúc Trên Sông Dương Tử của ông). Đoàn Chuẩn sau lần nghe Mộc Lan từ Sài Gòn ra Hà Nội hát bài Đi Chơi Chùa Hương của Trần Văn Khê phổ thơ Nguyễn Nhược Pháp ở nhà hát lớn Hà Nội, đã đem lòng thầm yêu trộm nhớ.

    Theo nhạc sĩ Lê Hoàng Long, tác giả Gợi Giấc Mơ Xưa, bạn của Đoàn Chuẩn tiết lộ thì sau khi tới Sài Gòn, họ Đoàn đã tìm được địa chỉ của Mộc Lan trên đường Espagne ở Tân Định nhưng không trực tiếp “yết kiến” mà chỉ nhờ chủ một tiệm bán hoa tươi mang hoa đến tặng Mộc Lan mỗi sáng sớm, và không tiết lộ tung tích người gửi hoa. Đoàn Chuẩn đặt trước tiền hoa và tiền công cả tháng cho chủ hàng hoa tươi rồi trở lại Hải Phòng, không quên để lại địa chỉ liên lạc của mình.

    Sau 3 tuần nhận được hoa đều đặn, ca sĩ Mộc Lan không cầm lòng được đã đề nghị người đưa hoa cho biết tên người tặng. Được sự đồng ý của Đoàn Chuẩn, chủ hàng hoa đã thông báo cho Mộc Lan biết người gửi tặng hoa cho nàng chính là nhạc sĩ Đoàn Chuẩn cùng với địa chỉ kèm theo. Sau đó, nhạc sĩ họ Đoàn nhận được lá thư của người đẹp với lời cảm ơn và hy vọng có ngày được hội ngộ. Thế là Đoàn Chuẩn lại gửi tiền để chủ hàng hoa tiếp tục tặng hoa cho người đẹp liền 2 tháng nữa.

    Mấy tuần sau đó, Đoàn Chuẩn rất xúc động khi nhận được lá thư tiếp theo của Mộc Lan và ông đã biến tình cảm dâng trào của mình thành bản nhạc Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay với lời đề tặng M.L.

    Ca khúc Gửi Người Em Gái Miền Nam, tuy không ghi tặng M.L khi phân chia hai miền Nam/Bắc nhưng đó là ca khúc dành cho Mộc Lan.

    Sau nầy có vài mẩu chuyện viết về cuộc tình nhưng cũng thuộc vào tình sử.

    Nhạc sĩ Robert Schumann cho rằng “Nhiệm vụ cao quý của âm nhạc là chiếu sáng vào những cõi sâu thẳm trong trái tim con người”, trong đó không những trong tâm hồn nhạc sĩ mà trong trái tim người thưởng ngoạn, có thể hình bóng nào đó khi cất tiếng hát đã in sâu vào tâm khảm. Có lẽ “Âm nhạc lấp đầy khoảng vô hạn giữa hai tâm hồn” (thi hào Rabindranath Tagore).

    Có những nhạc phẩm chỉ lấy ý từ thơ hoặc câu thơ nào đó, vì vậy như đã đề cập ở trên, trong lúc cảm hứng nên – theo sự gợi ý – lấy tựa đề của bài thơ và nhạc để cảm tác.

    Triệu Hoa Hồng Thắm

    Cảm tác:

    “PK I: Lòng anh thầm mơ hoa hồng thắm

    Em là tiên nữ với hoa hồng

    Nụ cười thật xinh như ngàn hoa

    Xao xuyến tim anh triệu đóa hồng

    PK II: Nầy người tình si anh thầm nhớ

    Em cười trong nắng ngát hương đời

    Hiện về trần gian mang tình yêu

    Trong cõi nhân gian đẹp nhất đời

    ĐK: Với tiếng hát như pha lê em như hoa khoe sắc thắm

    Tiếng hát đó ru tim anh trong cơn mê hồn say đắm

    Bao yêu thương trong tim anh đang lâng lâng niềm thương nhớ

    Trong âm vang qua câu ca như ru anh cuối cuộc đời”. Nếu nhà văn Pháp Edmond Jabès cho rằng “Chỉ một đóa hồng là đủ cho bình minh” nhưng triệu đóa hoa hồng trong thơ và nhạc của Voznesensky và Voldemarovich Pauls không thấy bình minh mà là bóng chiều tà vì mối tình si khi cô độc mới là mối tình “Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở” để viết vì đó phát xuất tận cùng của trái tim!

    Trong thi ca và âm nhạc Việt Nam có nhiều nhà thơ và nhạc sĩ đã thành danh từ thập niên 40, 50 và 60… riêng về thơ phổ nhạc với số lượng lớn từ trong nước đến gần nửa thế kỷ ở hải ngoại. Điển hình như nhạc sĩ Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Anh Bằng, Nguyễn Hiền, Cung Tiến… nhưng không có nhạc phẩm nào được dịch ra nhiều thứ tiếng để hòa nhập vào nền âm nhạc trên thế giới.

    Vương Trùng Dương, Little, August 2023

  • Âm nhạc,  Vương Trùng Dương

    Nhịp & Phách Trong Các Thể Điệu Khiêu Vũ

    VTrD Dance 04.jpg

    Âm Nhạc rất gần gũi với cuộc sống vì bất cứ nơi đâu, lúc nào cũng có thể thưởng thức được. Khi thưởng thức bản nhạc qua tiếng đàn, tiếng hát, ban nhạc… nếu hiểu khái quát về nhạc lý thì dễ cảm nhân hơn, và đôi khi hòa nhịp cùng bước chân như tập thể dục. Nay có đàn Keyboard (Electronic Keyboard), loại Synthesizer cài đặt sẵn tất cả Program về Điệu (Style, Rhythm) nên solo với tiếng hát, coi như ban nhạc nhẹ.

    Cấu trúc bản nhạc (Structure) thông thường gồm 3 Phiên Khúc (Verse) và 1 Điệp Khúc (Chorus).

    Dạo Nhạc (Intro) là đoạn dạo đầu của ca khúc. Chuyện Đoạn (Breakdown) là quá trình chuyển đổi từ cuối đoạn Chorus tới đầu phần Verse tiếp theo của ca khúc. Chuyển tiếp cuối bài (Bridge) là phần chuyển tiếp tùy chọn ở gần cuối ca khúc. Đoạn Bridge (nếu có) chỉ xuất hiện một lần trong ca khúc, nhạc cùng lời ca khác biệt với tất cả các phần còn lại trong ca khúc. Và phần Kết Thúc (Outro) thường có độ dài tương tự như Intro. Phần lời của ca khúc là Lyrics.

    Nhịp Độ (Tempo) là tốc độ của một bản nhạc, được ký hiệu bằng chữ, thường được viết trên khuông nhạc ở đầu bản nhạc hay đoạn nhạc, chương nhạc. Những ký hiệu chỉ nhịp độ thông dụng thường là tiếng Italia. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, người ta có thể dùng cả ngôn ngữ riêng của đất nước mình để ký hiệu nhịp độ. Tempo có thể thay đổi tùy theo thể loại nhạc, nhưng dù chơi nhanh hay chậm thì vẫn phải đều nhịp.

    Tempo cho biết từ Larghissimo (rất chậm), Lento (chậm)…  Adagio (chậm & khoan thai)…  Moderato (vừa, nhẹ nhàng)… Allegretto (nhanh vừa), Allegro (nhanh)… Vivace (sống động và nhanh)… đến Presto,  Prestissimo (cực nhanh). Trong nhạc phẩm có lời thì từ Lento đến Allegro. Ví Dụ: Ca khúc Tiếng Xưa (Lento Tristamente) của Dương Thiệu Tước. Ca khúc Dừng Bước Giang Hồ (Allegreto) của Hoàng Trọng với điệu Paso Doble, hát cũng hụt hơi thở.

    Thông thường, bản nhạc có từ 32 đến 40 Ô Nhạc (Trường Canh, Mesure). Ví Dụ: Ca khúc Làng Tôi của Chung Quân có 26 trường canh và phần dạo nhạc với 4 trường canh. Nhưng ca khúc Làng Tôi của Văn Cao chỉ có 16 trường canh, không có phần dạo nhạc. Nhưng ca khúc Thiên Thai của Văn Cao có 76 trường canh và 2 trường canh dạo nhạc. Ca khúc Thu Quyến Rũ của Đoàn Chuẩn & Từ Linh có 40 trường canh và phần dạo nhạc với 8 trường canh… Vì vậy không có giới hạn với từng ca khúc về trường canh.

    * Nói đến ca khúc với Giai Điệu & Tiết Tấu.

    Giai Điệu (Mélodie, Melody) là một chuỗi nối tiếp của các nốt nhạc, sự kết hợp của cao độ và nhịp. Các giai điệu cũng có thể được mô tả bởi sự chuyển động đều đặn của chúng hoặc các khoảng trống hoặc các khoảng giữa các khoảng trống. Như vậy, một bài hát, một bản nhạc chính là sự kết hợp của nhiều giai điệu lặp lại nhau một cách liên tục. Các giai điệu sẽ được chia nhỏ thành những trường canh và nối tiếp với nhau thành một bài hát hoàn chỉnh.

    Tiết Tấu (Rythme – Pháp) là sự chuyển động trong thời gian, có âm thanh trước, âm thanh sau nối tiếp nhau từ đầu bài cho đến cuối bài. Tiết tấu chính là sự sắp xếp các âm thanh ngắn dài khác nhau, thành từng nhóm nhỏ, nhóm lớn theo cảm hứng của người soạn nhạc. Nhạc sĩ Vincent d’Indy định nghĩa: “Tiết tấu là sự trật tự và cân xứng trong không gian và thời gian” (Le Rythme est l’ordre et la proportion dans le temps et l’espace).

    Vì vậy khi đề cập đến ca khúc thường nhận xét về Giai Điệu và Tiết Tấu cùng lời để đánh giá về ca khúc đó, giai điệu nhẹ nhàng, tiết tấu dồn dập…

    Khi tiết tấu gồm toàn những phách đều nhau và cùng loại, người ta có thể chia tiết tấu chung ra thành từng phần nhỏ đều nhau bằng các vạch nhịp, tạo thành những ô nhịp (trường canh). Phần tiết tấu được chia đều trong các ô nhịp là tiết nhịp. Để chỉ rõ mỗi tiết nhịp có bao nhiêu phách, mỗi phách trường độ ra sao, ghi ở đầu nhạc phẩm với phân số gọi là số tiết nhịp (hoặc số nhịp).

    Trong tiết tấu có hai phần: Tiết tấu bình thường có trường độ, phách đều nhau. Tiết tấu bất thường phách ngắn dài, có nghịch phách (đảo phách). Đảo phách (Syncope), Nghịch Phách (Contre-temps). Nên tiết tấu là sự liên kết giữa các trường độ với nhau, trường độ có thể giống hoặc khác nhau. Có thể nói sự kết hợp này của tiết tấu tạo nên các yếu tố đảo phách và nghịch phách. Ví Dụ: Ca khúc Lệ Đá Xanh của Cung Tiến, lúc 4/4, khi 3/4

    Thông thường, hấu hết các ca khúc (bản nhạc) rất phổ thông với các Thể Điệu (Điệu Nhạc) được phổ biến rộng rãi nhất. Trong Khiêu Vũ (Dance) cũng vậy, từ những vũ điệu đơn giản như Slow, Blues… đến Pasodoble, Tango, Valse. Có những người ít am tường về âm nhạc nhưng qua tiếng trống Nhịp & Phách lả lướt trên sàn nhảy.

    * Nhịp (Rythm), Phách (Beat) trong Tiết Tấu

    Cấu Trúc Về Nhịp (Rythmic Structure) với những nốt nhạc với trường độ giống nhau trong mỗi trường canh. Thông thường người ta hay ghép nhịp và trường canh vào một cho dễ hiểu.

    Nhịp

    Khi nghe bản nhạc hay bài hát, thường thấy cách một khoảng thời gian đều nhau nào đó có một tiếng đệm mạnh (hay một tiếng trống đệm theo). Khoảng thời gian đều nhau giữa tiếng mạnh trước với tiếng mạnh sau gọi là nhịp.

    Nhịp là phần trường độ gồm những nốt nhạc hay dấu lặng được phân chia đều nhau trong bản nhạc. Trường độ đó được thể hiện qua những nốt nhạc dài ngắn: Tròn (4 phách),  trắng (2 phách), đen (1 phách), móc đơn (1/2 phách)… Mỗi phách có giá trị bằng một giây. Số phách trong mỗi ô nhịp được quy định ngay từ đầu bản nhạc bởi tử số của số chỉ nhịp, còn mẫu số của số chỉ nhịp thì chỉ giá trị của một phách.

    Về hình thức, Trường Canh được phân định bởi các đoạn thẳng đứng vạch trong khuông nhạc, những vạch đó được gọi là vạch nhịp hoặc gạch nhịp (Barline). Có hai loại vạch nhịp là vạch nhịp đơn và vạch nhịp kép. Vạch nhịp đơn dùng để phân định từng ô nhịp trong nhạc phẩm; vạch nhịp kép dùng để kết đoạn, kết bài, đổi hóa biểu, đổi số nhịp, làm dấu tái đoạn và dấu hoàn…

    * Nhịp Điệu Tiêu Biểu

    Nhịp 2/4: Số 2 biểu thị cho số phách có trong ô nhịp là 2 (1 phách mạnh, 1 phách nhẹ); số 4 biểu thị cho độ dài của mỗi phách bằng một nốt đen (nốt tròn chia cho 4).

    Nhịp 3/4: Số 3 biểu thị cho số phách có trong ô nhịp là 3 (1 phách mạnh, 2 phách nhẹ); số 4 biểu thị cho độ dài của mỗi phách bằng một nốt đen.

    Nhịp 4/4 hay (C) là loại nhịp kép 4 phách: Phách đầu (mạnh), phách hai nhẹ, phách 3 mạnh vừa, phách 4 nhẹ.

    Nhịp 3/8 là nhịp đơn trong mỗi ô nhịp có 3 phách, mỗi phách bằng 1 hình nốt móc đơn (mỗi nhịp có 3 hình nốt móc đơn)

    Nhịp 6/8 là nhịp kép, gần như là 2 nhịp 3/8 cộng lại. Gồm 6 phách: Phách 1 mạnh, phách 2 & 3 nhẹ, phách 4 mạnh vừa, phách 5  & 6 nhẹ. Mỗi phách tương đương một móc đơn.

    Phách

    Trong mỗi ô nhịp (trường canh) có giá trị thời gian bằng nốt tròn trắng, lại chia ra nhiều quãng thời gian đều nhau nhỏ hơn gọi là phách. Mỗi nhịp đều có phách mạnh, phách nhẹ. Phách mạnh bao giờ cũng nằm ở đầu ô nhịp. Nhờ có phách mạnh, phách nhẹ nên mới phân biệt được các loại nhịp khác nhau.

    Dấu tròn (Whole note) lâu bằng 2 lần dấu trắng (Half note). Dấu trắng (Half note) lâu bằng 2 lần dấu đen (Quarter note). Dấu đen (Quarter note) lâu bằng 2 lần dấu móc đơn (Eighth note). Dấu móc đơn (Eighth note) lâu bằng 2 lần dấu móc đôi (Sixteenth note). Dấu móc đôi (Sixteenth note (x)) lâu bằng 2 lần dấu móc ba (Thirty-second note). Dấu móc ba (Thirty-second note) lâu bằng 2 lần dấu móc tư (Sixty-fourth note)… Về Dấu Lặng (Rest) cũng vậy (dấu lặng tròn, dấu lặng trắng, dấu lặng đen, dấu lặng đơn, dấu lặng kép, dấu lặng móc ba, dấu lặng móc tư với ký hiệu riêng của nó)

    Nhạc phẩm với nhiều nốt tròn trắng như Bến Cũ của Anh Việt. Tình Nghệ Sỹ của Đoàn Chuẩn & Từ Linh. Thường là điệu Slow ở cuối mỗi lời ca.

    Nhạc phẩm với nhiều nốt trắng như Đêm Tàn Bến Ngự của Dương Thiệu Tước. Thoi Tơ của Đức Quỳnh.

    Nhạc phẩm với nhiều nốt đen như Tiếng Thu của Phạm Duy. Nốt trắng và đen đều ngang nhau như Nắng Chiều của Lê Trọng Nguyễn.

    Nhạc phẩm với nhiều nốt móc đơn như La Musique de L’Amour của Paaul de Seneville & Oliver Tousaint. Móc đơn và móc kép như Tôi Đưa Em Sang Sông của Nhật Ngân. Hẹn Hò của Phạm Duy. Ngọc Lan của Dương Thiệu Tước. Đêm Đông của Nguyễn Văn Thương. Rất nhiều nhạc phẩm với móc đơn vì linh động uyển chuyển thêm, bớt với móc đôi để lời ca hợp với giai điệu.

    Nhạc phẩm với nhiều nốt móc kép như Lyphard Melody của Paaul de Seneville & Oliver Tousaint.

    Nhạc phẩm với nhiều nốt móc kép, ba và bốn như Nocturne Op.9, No.2 của Chopin.

    * Số lượng phách trong mỗi ô nhịp tùy thuộc vào số chỉ nhịp.

    Phách có thể chia ra làm nhiều phần nhỏ hơn một nốt nhạc hoặc có thể có nhiều phách trong một hình nốt nhạc. Ví Dụ: Như đề cập ở trên, trong nhịp 4/4, một phách có thể bằng một hình nốt đen hoặc 2 hình nốt đơn hoặc 4 hình nốt móc kép…

    Nếu nhạc phẩm được bắt đầu bằng một ô nhịp không đầy đủ, thì ô nhịp đó được gọi là ô nhịp lấy đà. Trong trường hợp này, ở cuối nhạc phẩm cũng sẽ có một ô nhịp không đầy đủ bổ sung cho nhịp lấy đà, nghĩa là tổng giá trị trường độ của hai ô nhịp này cộng lại vừa bằng giá trị trường độ của một ô nhịp bình thường.

    Nhân đây, đề cập tổng quát về các Nhịp thông dụng với các Thể Điệu của bản nhạc.

    * Nhịp 2/4:

    Slow: chậm rãi. Slow Rock

    Slow và Slow Rock đều được đánh ở nhịp 2/4 và 4/4 (Slow Foxtrot) nên dễ nhầm là 2 câu này đánh giống nhau nhưng thật chất điệu Slow được đánh là bùm bum chát bum: Bass 3-2-1-3. Có khi nhầm tưởng là điều Blues nhưng Blues được đánh là bum chát bùm bum: Bass 3-2-1 dây trầm.

    Slow Rock là điệu nhạc kết hợp giữa sự chậm rãi của điệu Slow và sự lôi cuốn của điệu Rock nó được rải điều đặn từ những chùm liên ba liên tiếp nhau bùm chát chát chát chát bùm: Bass 3-2-1-2-3. Ví Dụ: Sau Một Cuộc Tình của Song Ngọc.

    Slow Fox:  Tương tự như Slow nhưng đệm nhanh hơn

    Swing: Tương tự như Slow Fox nhưng nhanh và nhộn hơn. Ví Dụ: Ca khcu1 Đón Xuân của Phạm Đình Chương.

    Blues: Tương tự như Slow, nhưng có thể không cần ngắt ở phách hai, nghĩa là đánh trải 2 hợp âm đều đặn, chậm và đậm tính day dứt!  Thực sự nghe ra thì rất gần với Slow. Ví Dụ: Ca khúc Lụy Tình của Đỗ Lễ.

    Tango: Nhịp 2/4, (có khi nhịp 4/4) dứt khoát, giai điệu nhẹ nhàng nhưng không kém phần sôi động với nhịp điệu nhộn nhịp và tình cảm. Điệu Tango cũng có khá nhiều biến thể và nhịp điệu nhanh chậm khác nhau:

    Điệu Tango thường: “chát chát – chát bùm chát” với phần điệp khúc “chát chát chát chát”. Điệu Tango Hebanera: “bùm chát chát – chát bùm bum” với phần điệp khúc dồn dập theo điệu. Ví Dụ: Tango Dĩ Vãng của Anh Bằng. Con Đường Mang Tên Em (Tango Habanera) của Trúc Phương. Bóng Chiều Tà của Nhật Bằng.

    Bebop: Nhịp 2/4 (có khi 4/4). Ví Dụ: Gặp Nhau Làm Ngơ của Trần Thiện Thanh.

    Pasodoble: Nhịp 2/4 mang đặc trưng Flamengo Tây Ban Nha. Ví Dụ: Dừng Bước Giang Hò của Hoàng Trọng. Thưởng khởi đầu cho buổi khiêu vũ, phần dạo nhạc với 7 trường canh.

    * Nhịp 3/4:

    Boston: chậm (đầu bản nhạc thường ghi tempo 60 đến 80). Ví Dụ: Điệu Boston Buồn của Đỗ Lễ.

    Valse: nhanh (đầu bản nhạc thường ghi tempo 140 trở lên). Ví Dụ: Ly Rượu Mừng của Phạn Đình Chương rất phù hợp cho dịp đầu Xuân.

    Điệu Valse có một mẫu nhịp phổ biến là “bùm chát chát bùm chát chát” kèm theo các biến thể như “Bass 3-2-1-2-3” hay “Bass 321 321”.

    * Nhịp 4/4 (C)

    Boléro (có khi nhịp 2/4). Ví Dụ: Ai Lên Xứ Hoa Đào của Hoàng Nguyên, Cánh Thiệp Đầu Xuân của Lê Dinh & Minh Kỳ. Điệu Boléro với nhịp độ (tempo) từ 60-80.

    Rumba, nhanh hơn với nhịp độ (tempo 80-100, có Rumba Moderato (Ví Dụ ca khúc Tiếng Hát Cho Đời của Song Ngọc).

    Mambo như ca khúc Mambo Italiano của Bob Merrill.

    Chachacha: Các phách 1, 2, 3, 4 được đánh như nhau. 1 2 3 4 & 1. Khi nhận ra các phách đánh thì có thể nghe kiểu tượng thanh như sau: chát (2) chát (3) bùm (4) bùm (&) bùm (1).

    Twist là một điệu nhảy của Mỹ được truyền cảm hứng bởi dòng nhạc Rock and Roll.

    Nhảy Twist thì hai bàn chân thường chuyển động cùng chiều. Nhảy Twist thì chuyển động từ hông xuống chân là chính. Nhảy Twist có thể chuyển động trên phần mũi giày hay trên phần gót chân. Sự hoán chuyển giữa chuyển động mũi và chuyển động gót trong lúc nhảy sẽ tạo ra những di chuyển Twist đẹp hơn. Các bước nhảy thần kỳ của Michael Jackson thì sẽ hiểu được sự tinh tế của kỹ thuật này. Ví Dụ: 60 Năm Cuộc Đời của Y Vân. Ca sĩ Mai Lệ Huyền được thành danh cua ca khúc nầy.

    Nếu Twist không dở chân thì Rap sôi động với đôi chân. Đặc điểm ở điệu Rap khi khiêu vũ, nam nữ sánh vai nhau và cùng bước chân phải trước.

    Thông thường trong một bản nhạc không thay đổi giá trị nhịp và phách, tuy nhiên một số thể loại âm nhạc “phức tạp” có thể thay đổi chỉ số nhịp như Jazz, Fusion, Progressive Rock … (đoạn intro có chỉ số nhịp 4/4, sang đoạn điệp khúc thì thay đổi thành 5/8, kết bài với 2/4).

    Ví Dụ: Le Beau Danube Bleu) của Johann Strauss II tuy là Valse nhưng lúc khoan thai, khi đến Phiên Khúc dồn dập như sóng vỗ, nên sành nhảy phải quay liên tục cho đến khi trở lại Điệp Khúc.

    * Cách Nhận Biết Điệu Nhạc Khiêu Vũ

    Khi học khiêu vũ, đầu tiên với miệng đếm. Đếm ở đây có nghĩa là đếm nhạc, và cần đếm nhạc một cách chính xác theo nhịp của điệu nhảy trước khi học những bước nhảy.

    Có 2 cách đếm nhạc: Đếm cơ bản là cách học để quen với nhịp và phách, không đi sâu vào chi tiết kỹ thuật. Đếm thực tập khi đi sâu vào chi tiết kỹ thuật. Ví Dụ:  Điệu Chachacha, đếm cơ bản như sau: hai ba cha cha một, và khi các bạn học chi tiết hơn thì sẽ đếm hai và ba và bốn và một, vì chữ và chỉ bước chân lên xuống hay qua trái qua phải ở các con số hai ba bốn một.

    Miệng đếm, chân nhảy

    Khi nào miệng đếm nhuần nhuyễn theo nhạc được rồi áp dụng khi học cách bước chân. Miệng đếm chân nhảy theo tiếng nhạc, cứ miệng đếm chân nhảy liên tục, chỗ nào chưa thông thì ngừng lại và tập lại cho đến khi thông, và khi nào miệng đếm và chân nhảy đồng nhịp với nhau thì hoàn tất giai đoạn đầu. Nữ thì dễ dàng hơn nam vì nam có “bổn phận” phải dìu nữ.

    Ngày hai có vài thể điệu nhảy thông dụng, không những trong vũ trường mà còn trên các sân của đường phố.

    Nhạc Boléro thường chậm hơn nhạc Rumba. Nhạc Boléro viết theo nhịp 4/4, thông dụng nhất ở miền Nam VN trước đây với các ca khúc của Trúc Phương, Nhật Trường, Hoàng Thi Thơ, Châu Kỳ…

    Nhạc Boléro có cách đánh (trống hay đàn) khác với điệu Rumba vì sự nhanh, chậm như đề cập ở trên

    Tiếng đánh nghe to nhất chưa hẳn là của trọng âm (phách 1). Tiếng của trọng âm thường là tiếng trầm, mạnh và chắc. Thí Dụ: tiếng “chát” khi gõ vào mâm (cymbal) nghe kêu rất to và vang (nhưng không trầm và chắc) không phải là tiếng của trọng âm 1. Trong  Rumba tiếng đánh vào cymbal thường là ở phách 2 và 4. Chính tiếng trống đạp nghe “bùm bùm” mới chính là trọng âm, nghe mạnh, chắc và trầm.

    Tiếng trống đánh cho điệu Bolero:

    Người đánh trống có lúc tay phải đánh nhanh vào 3 trống: trống giữa, trống phải, trống trái: tiếng cuối cùng đánh vào trống bên trái là phách 1.

    Sau đó là khua trống: gõ 2 dùi rất nhanh lên trống trái, cùng lúc đạp chân trái để chập cymbal tạo ra 1 chuỗi âm thanh: đó là phách 2, gõ tiếp 2 dùi vào trống trái: phách 3, tay phải đánh liên tục vào 3 trống (giữa-phải-trái): lúc gõ vào trống giữa là phách 4, phải là 4, trái là phách 1.

    Đã một thời nhạc Boléro rất thịnh hành, dăm ba người về hậu phương, tụ nhau bên bàn nhậu, nghe nhạc Boléro, tay cầm đũa gõ vào ly, chén, bát và hát theo như tay trống “chuyên nghiệp”. Thế nhưng, đã một thời bị phê phán là “nhạc vàng ủy mị”… nhưng không chết.

    Nay thì nhạc Boléro  được thông dụng nhất, có nhiều nơi ở phố thị, nó trở thành điệu khiêu vũ cộng đồng, tập thể… từ đường phố đến công viên.

    Nhà soạn nhạc Pháp ở thế kỷ XIX Camille Saint Saens cho rằng: “Không có gì khó hơn là nói về âm nhạc” (There is nothing more difficult than talking about music”. Ông là thiên tài âm nhạc, thành viên sáng lập Hội Quốc Gia Âm Nhạc (Societe Nationale de la Musique) ở Paris. Với ông mà nhận định về bộ môn âm nhạc như vậy thì ít có ai tự hào nói về lãnh vực nầy.

    Tài hoa như thi hào Nguyễn Du với thi phẩm Kiều bất hủ mà hai câu thơ cuối cùng rất khiêm nhượng: “Lời quê chắp nhặt dông dài. Mua vui cũng được một vài trống canh” thì kẻ hậu sinh chỉ biết thưởng thức qua ca khúc, trong lúc cảm hứng viết về đề tài nầy cho vơi bớt cái nóng oi bức của mùa Hè.

    Vương Trùng Dương, Little Saigon, August 2023