• Tin tức

    Tưởng nhớ Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn 

    Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn sinh tại huyện Gia Lâm thuộc tỉnh Bắc Ninh (về sau đổi thành quận Gia Lâm tỉnh Hà Nội) và di cư vào Nam năm 1954.

    Ông đóng góp nhiều sáng tác văn học nghệ thuật dưới nhiều dạng: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch nói, bút ký. Tác phẩm Áo mơ phai đoạt Giải Văn học Nghệ thuật của Việt Nam Cộng hòa năm 1973.

    Nguyễn Đình Toàn viết nhiều truyện dài đăng thành nhiều kỳ trên các báo chí Việt Nam Cộng hòa như tạp chí VănVăn Học và các nhật báo như Tự DoChính LuậnXây dựng, và Tiền Tuyến.

    Ông cũng có tay trong việc phát triển tân nhạc Miền Nam qua chương trình phát thanh Nhạc chủ đề trên đài phát thanh quốc gia Việt Nam Cộng hòa mỗi tối Thứ Năm.

    Sau năm 1975, ông bị bắt và giam học tập cải tạo 10 năm mới được thả. Năm 1998 ông cùng vợ được xuất cảnh sang Hoa Kỳ và định cư ở California nơi ông tiếp tục viết cho báo Viet Tide.

    Những nhạc phẩm trứ danh nhất của ông gồm “Sàigòn niềm nhớ không tên” (nguyên nhan đề là “Nước mắt cho Sàigòn”) và “Tình khúc thứ nhất”, “Em đến Thăm Anh Đêm Ba Mươi” do Vũ Thành An phổ nhạc. Ca sĩ Khánh Ly đã thâu âm và phát hành hai dĩa hát với những sáng tác của ông.

    Ông tạ thế hồi 19 giờ 15 phút ngày 28 tháng 11 năm 2023 tại tư gia, theo giờ California.

  • ThaiLan

    Sân bay quốc tế O’Hare

    image.png

    HAI CHUYỆN THẬT HAY VÔ CÙNG

    – O’Hare là tên phi trường quốc tế ở Chicago .
    – Al Capone, 1 tên gangster khét tiếng một thời ở Mỹ.
    – Easy Eddie là luật sư của Al Capone

    Có rất nhiều quân nhân Mỹ can trường trong Thế chiến thứ hai. Một trong những anh hùng đó là O’Hare – Trung Tá Phi Công Hải Quân Butch. Trung Tá O’Hare là phi công khu trục phục vụ trên hàng không mẫu hạm Lexington trong vùng biển Nam Thái Bình Dương.

    Câu chuyện thứ nhất

    Một hôm, phi đoàn của O’Hare được giao thi hành một phi vụ quan trọng. Sau khi cất cánh, liếc nhìn bảng đồng hồ, ông nhận ra có chuyện không ổn, hoặc là đồng hồ báo xăng bị hư hoặc là ai đó đã không bơm đẩy xăng cho ông. Với tình trạng này, ông không đủ xăng để hoàn thành nhiệm vụ và trở về. Trung tá O’Hare báo với Phi Đoàn Trưởng và được lệnh phải quay về. Ông miễn cưỡng rời khỏi đội hình và quay trở lại hàng không mẫu hạm.
    Trên đường về, bỗng O’Hare thấy một cảnh tượng làm ông dựng tóc gáy: Dưới thấp xa xa trước mặt ông là một phi đoàn oanh tạc cơ của Nhật đang trên đường tiến về hạm đội Hoa kỳ. Phi đoàn khu trục của Hoa Kỳ đã bay đi thi hành nhiệm vụ và hạm đội không còn bảo vệ. Dù có gọi, phi đoàn khu trục cũng không thể trở về kịp để cứu và cũng không đủ thời gian để báo về hạm đội mối nguy hiểm sắp đến. Việc duy nhất còn có thể làm là bằng bất cứ giá nào cũng phải xua đuổi, phá tan hoặc chuyển hướng đội oanh tạc cơ Nhật.
    Trung Tá Phi Công Hải Quân Hoa Kỳ Butch O’Hare.

    Không còn nghĩ đến an nguy cho mình, trung tá O’Hare lao thẳng vào đội hình phi đoàn oanh tạc cơ Nhật, bốn nòng súng 50 ly gắn trên cánh nhả đạn đỏ rực, ông nhắm bắn hết chiếc này đến chiếc khác. Đến khi hết đạn, ông vẫn tiếp tục tấn công, liều lĩnh đâm thẳng vào các phi cơ Nhật, cố gắng cắt đuôi chiếc này, hay cắt cánh chiếc kia mong cho họ không điều khiển và bay được. Trong đáy cùng tuyệt vọng, ông đã làm bất cứ gì có thể làm để các oanh tạc cơ Nhật không đến được hạm đội Hoa kỳ.
    Cuối cùng, các phi công Nhật bối rối và chuyển hướng. Thở ra nhẹ nhõm, trung tá O’hare lê lết chiếc máy bay tả tơi của mình về lại hàng không mẫu hạm. Ông báo cáo sự việc, chiếc máy quay phim gắn trên phi cơ là bằng chứng rõ ràng nhất. Nỗ lực trong tuyệt vọng để bảo vệ hải đội Hoa kỳ, ông đã hạ 5 chiếc oanh tạc cơ Nhật.
    Đó là ngày 20/2/1942. Trung tá O’Hare là phi công Hải Quân đầu tiên trong quân chủng được trao tặng Huân Chương Danh dự của Quốc Hội Liên Bang Hoa kỳ. Năm 1943, trung tá O’Hare tử trận trong một cuộc không chiến lúc ông 29 tuổi. Để không ai có thể quên được người anh hùng này, phi trường thành phố Chicago, quê hương ông, đã được đặt tên là phi trường O’Hare.

    Câu chuyện thứ hai

    Hơn 15 năm trước đó, tại thành phố Chicago có một người mang biệt danh là Al Capone. Trong thời gian này, Al Capone hầu như làm chủ thành phố, trở thành ông trùm mafia nổi tiếng nhất Chicago và nước Mỹ thời đó …
    Easy Eddie là luật sư của Al Capone. Chắc chắn Eddie rất giỏi, tài năng của Eddie đã giúp Al Capone nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Để tỏ lòng biết ơn, Al Capone hậu đãi Eddie rất lớn. Không chỉ tiền bạc mà còn tài sản. Gia đình Eddie sống trong một lâu đài lớn, chiếm nguyên một đoạn đường của thành phố Chicago.

    Edward Joseph O’Hare hay còn gọi là “Easy Eddie”, sinh ngày 5/9/1893 – 8/11/1939), luật sư ở St. Louis.
    Ông trùm Al Capone (1899-1947) chỉ đạo các băng nhóm tội phạm tại Chicago suốt những năm 1920s.

    Như mọi người cha khác, Eddie có một “nhược điểm”, ông có một con trai và yêu con vô cùng. Cậu bé có một cuộc sống hoàn hảo. Và mặc dù chìm ngập trong thế giới tội ác, Eddie cũng đã có những cố gắng dạy con biết thế nào là phải, trái.
    Eddie đã dạy cậu con trai vượt lên từ cuộc sống nhớp nhúa của chính mình, ước mong con sẽ là người tốt … Dù giàu có và quyền thế, nhưng vẫn có một thứ Eddie không thể cho con, một thứ mà chính Eddie đã trót bán cho Al Capone: Đó chính là danh dự.
    Qua nhiều đêm trằn trọc thao thức, Eddie quyết định cố gắng rửa sạch những vết nhơ dưới cái tên của mình, ngõ hầu cho con biết thế nào là trung thực và ngay thẳng.

    Và cuối cùng, Eddie quyết định ra trước tòa làm nhân chứng, chống lại ông trùm, biết rằng giá phải trả sẽ không nhỏ. Trên hết thảy, Eddie muốn phục hồi tên tuổi mình, hy vọng sẽ để lại cho con tấm gương và danh dự.
    Eddie đã ra trước tòa làm nhân chứng, trùm Al Capone vào tù. Vài tháng sau, Eddie gục ngã trong cơn mưa đạn trên một con đường lẻ loi ở Chicago.

    Vậy hai câu chuyện này có liên quan gì với nhau?
    O’Hare – Trung tá phi công hải quân Butch chính là con trai của Easy Eddie.

    Tuổi thơ và tấm gương của người cha luôn để lại dấu ấn cực kỳ sâu sắc cho cả cuộc đời này!

    Sưu tầm
    https://en.wikipedia.org/wiki/Edward_O%27Hare

    O’Hare là tên phi trường quốc tế ở Chicago 

    Thành phố Chicago trông thật nổi bật bên sự êm đềm của dòng sông

    Những thông tin thú vị về Chicago

    1. Vườn thú Lincoln

    Với diện tích 14 ha, Vườn thú Lincoln, nằm ở phía tây của hồ Michigan là một trong số ít các vườn thú trên thế giới cho phép du khách vào cổng miễn phí.

    2. Viện bảo tàng nghệ thuật

    Ngoài bảo tàng Louvre ở Paris, Pháp; Viện Nghệ thuật Chicago, nằm trên South Michigan Avenue đang lưu giữ bộ sưu tập lớn nhất của những bức tranh ấn tượng nhất.

    3. Sông Chicago

    Đây là con sông duy nhất trên thế giới chảy ngược. Lý do là bởi vì các nguy cơ về sức khỏe của người dân, trong năm 1800 và đầu những năm 1900 người ta đã tiến hành đảo ngược dòng chảy của sông.

    4. Ngân hàng máu đầu tiên

    Năm 1937, Chicago là ngân hàng máu đầu tiên tại Mỹ.

    5. Sự ra đời của dây kéo

    Dây kéo ra đời vào năm 1851, hệ thống làm sạch chân không vào năm 1868 và các bánh xe Ferris vào năm 1893, tất cả đều được phát minh tại Chicago.

    6. Truyền hình màu

    Năm 1956 lần đầu tiên tất cả truyền hình màu xuất hiện lần đầu ở Chicago với WMAQ-TV, một sản phẩm của NBC.

    7. Cửa hàng McDonald đầu tiên

    Ray Kroc đã mở nhà hàng McDonald đầu tiên tại Des Plaines, ngoại ô Chicago, vào ngày 15/4/1955.

    Xem Thêm lịch khởi hành và giá tour du lịch mỹ: tại đây

    8. Cái nôi của Walt Disney

    Walt Disney đã được sinh ra tại Chicago vào ngày 05/12/1901. Ông cũng tham dự trong việc hình thành của Viện Nghệ thuật Chicago.

    9. Thư viện công cộng

    Từ đống tro tàn trong trận hỏa hoạn lớn ở Chicago năm 1871 thư viện công cộng Chicago đã được xây dựng.

    10. Chiếc điện thoại di động đầu tiên

    Martin Cooper, một người gốc Chicago, phát minh ra điện thoại di động đầu tiên. Ngày 03/04/1973, Cooper thực hiện cuộc gọi điện thoại đầu tiên tại thành phố New York.